- 1 -
MỞ ĐẦU
***
Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, sau hơn hai mươi hai năm
chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường, nhất là trong
khoảng hơn mười năm trở lại đây với mức tăng trưởng bình quân 7%, năm năm gần
đây bình quân 7,5%, riêng năm 2007 là 8,5% (nguồn: gso.gov.vn), xu thế phát triển
kinh tế ngày càng mạnh mẽ đã làm sức bật cho thị trường tài chính phát triển một
cách nhanh chóng, nhằm mục đích đá
83 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Các giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p ứng nhu cầu về vốn phục vụ hoạt động sản
xuất kinh doanh ngày càng tăng trong toàn nền kinh tế.
Yêu cầu về vốn thúc đẩy thị trường vốn không ngừng phát triển, từ đó dẫn đến
sự ra đời của TTCK là một tất yếu khách quan, khi mà các tổ chức tài chính trung
gian đã có trước đây, không thể đảm nhận tốt vai trò cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Thi trường chứng khoán là một thị trường cao cấp, hoạt động của thị trường có
những yêu cầu rất khác biệt so với các thị trường truyền thống như thị trường hàng
hoá, dịch vụ, thị trường lao động …, hàng hoá lưu thông, mua, bán trên thị trường
là chứng khoán, đây là các công cụ chu chuyển vốn của nền kinh tế, những hoạt
động kinh doanh trên TTCK dựa vào thông tin là chính, lấy niềm tin làm cơ sở cho
sự tồn tại và phát triển của thị trường.
Trong các loại thông tin được cung cấp trên thị trường thì TTKT được cung
cấp đưới dạng các báo cáo tài chính quý, năm là những thông tin có vai trò quan
trọng đặc biệt, nó có ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ cung – cầu chứng khoán, là
động lực cho quyết định mua vào, bán ra của nhà đầu tư trên thị trường sau khi
phân tích các BCTC được công bố. Mặt khác đứng trên phương diện vĩ mô nền
kinh tế, những TTKT của các DNNY cũng phần nào nói lên tình hình chung của
toàn nền kinh tế, tình hình sức khoẻ tài chính quốc gia.
- 2 -
Chính vì những lý do trên, yêu cầu đầu tiên của thị trường là phải xây dựng
được một hệ thống đánh giá chất lượng TTKT, một mạng lưới CBTT hiện đại và
rộng khắp, nhằm ngoài việc thông tin công bố có chất lượng cao, nó còn phải được
truyền đi nhanh chóng, kịp thời, cũng như phải làm sao cho các chủ thể hoạt động
kinh doanh trên thị trường có quyền bình đẳng trong tiếp nhận thông tin.
Tuy nhiên kể từ khi TTCK Việt Nam được thành lập cho đến nay, hiện tượng
bất cân xứng trong tiếp nhận thông tin thường xuyên xảy ra, thực trạng thông tin là
báo cáo tài chính thường niên cung cấp trên thị trường còn nhiều bất cập, cần phải
được bổ khuyết cho phù hợp với xu thế phát triển chung của toàn nền kinh tế. Vì
vậy, chúng tôi với việc nghiên cứu những mô hình công bố thông tin trên thị trường
chứng khoán một số nước trên thế giới, kết hợp với điều tra, khảo sát, thống kê,
phân tích thực trạng công bố thông tin kế toán trên TTCK Việt Nam, thông qua đề
tài:
“Các giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế toán của
các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Với mong muốn đưa ra một số nhận xét đánh giá, đồng thời kiến nghị những
giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế toán, nhằm mục đích xây dựng
môi trường kinh doanh lành mạnh, tăng cường tính minh bạch, trung thực, kịp thời,
cũng như từng bước nâng cao chất lượng thông tin được công bố trên thị trường,
xây dựng TTCK phát triển hiệu quả, công bằng, ổn định và bền vững.
Mục tiêu tổng quát
TTCK có thể phát triển ổn định và bền vững được hay không phần lớn tùy
thuộc vào môi trường kinh doanh, chất lượng hàng hoá giao dịch trên thị trường,
thông tin được cung cấp trên thị trường là yếu tố góp phần tăng thêm chất lượng,
củng cố niềm tin của các chủ thể kinh doanh. Về phía Nhà nước nhằm thực hiện
điều này, đã ban hành Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành vào
- 3 -
đầu năm 2007. Đối với TTCK Việt Nam, đây là lần đầu tiên có một hệ thống luật
pháp hoàn chỉnh. Để có thể phần nào đó nhận định đúng thị trường, chúng tôi đã
chọn ra ba năm 2006 – 2007 – 2008 để nghiên cứu, đánh giá, vì các lý do sau:
- Năm 2006 là năm có mức tăng đột biến về số lượng cũng như giá trị cổ phiều
các công ty đăng ký và niêm yết nhiều nhất trên TTCK kể từ ngày mới thành lập
cho đến nay (SGDCK Tp HCM: năm 2005: 35 công ty; năm 2006: 106 công ty).
- Năm 2007 là năm lần đầu tiên Quốc hội ban hành Luật Chứng khoán, Chính
phủ và Bộ Tài chính ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm hoàn chỉnh hệ
thống luật pháp về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Năm 2008 là năm thứ hai các báo cáo tài chính, nhất là báo cáo tài chính năm
được thực hiện và công bố trong điều kiện có một hệ thống luật pháp hoàn chỉnh
trên TTCK.
- Một lý do quan trọng nữa là cũng trong những năm này, hiện tượng đầu tư tràn
lan vào thị trường chứng khoán. Từ nửa cuối năm 2006 đến đầu năm 2007, có
khoảng 10 tỷ Đô la Mỹ và 300 ngàn tỷ đồng của nhà đầu tư nước ngoài và các tổ
chức cá nhân trong nước bơm vào TTCK và thị trường bất động sản1, ngay lập tức
đã tạo ra giai đoạn thị trường bong bóng ( đầu năm 2006 VNIndex trong khoảng
trên 300 điểm, đã tăng mạnh vào cuối năm 2006 và đầu năm 2007, đạt đỉnh vào
ngày 12/3/2007: 1.170 điểm, và trở lại trong khoảng trên 300 điểm vào cuối năm
2008) , đây cũng là nguyên nhân gây nên tình hình lạm phát cao khiến Chính phủ
phải sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ.
- Mặt khác trong giai đoạn này cũng tồn tại nhiều bất cập trong điều hành vĩ mô
TTCK, cùng với hiện tượng khai thác quá mức thị trường đã gây nên hậu quả
không tốt, ảnh hưởng đến sự phát triển của TTCK. Vấn đề này chúng tôi xin được
trình bày, phân tích kỹ trong các phần sau.
Đây là những năm tập trung khá nhiều sự kiện và dữ liệu mang nhiều ý
nghĩa đối với TTCK còn non trẻ của Việt Nam, qua đây chúng tôi muốn chia sẻ
- 4 -
quan điểm về việc xây dựng hệ thống công bố thông tin kế toán trên TTCK trên các
mặt như: hình thức, nội dung, phương tiện …, nhằm mục đích sao cho báo cáo tài
chính cung cấp trên thị trường ngày càng trung thực, minh bạch và hợp lý hơn, góp
phần tăng tăng cường chất lượng hàng hoá giao dịch trên thị trường, tạo lập niềm
tin của nhà đầu tư vào TTCK Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể
Thông qua nghiên cứu tổng quan về thông tin kế toán trên TTCK, xác định
vai trò, bản chất của thông tin kế toán trên thị trường, mức độ quan trọng cũng như
yêu cầu lâu dài, cần thiết phải củng cố hệ thống thông tin công bố trên thị trường,
đồng thời có so sánh, đối chiếu với các TTCK trên thề giới để rút ra bài học kinh
nghiệm nhằm xây dựng TTCK Việt Nam, vừa phù hợp với thực trạng nền kinh tế,
vừa từng bước đến gần với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Bước tiếp theo là thông qua khảo sát và nghiên cứu ngay trên TTCK Việt
Nam vào những năm nhạy cảm, từ đó đưa ra các đánh giá về thực trạng CBTT của
các DNNY trên thị trường, nêu lên một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên,
nhằm từng bước có biện pháp khắc phục và hoàn thiện.
Sau cùng, căn cứ vào những đánh giá nói trên, luận văn cũng đưa ra những
định hướng cho quy trình công bố thông tin trên thị trường, xác định giải pháp,
những ý kiến kiến nghị đối với các chủ thể hoạt động trên thị trường với mục đích
sao cho thông tin kế toán công bố trên thị trường ngày càng trung thực, hợp lý,
chính xác, kip thời và minh bạch.
Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian, khả năng nghiên cứu và các lý do bất khả kháng
khác, trong luận văn chỉ đề cập đến báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên
TTCK, và cũng chỉ dùng tư liệu là báo cáo tài chính thường niên của các doanh
nghiệp niêm yết trên SGDCK TpHCM (HOSE) trong ba năm : 2006 – 2007 –
- 5 -
2008, kết hợp với phần khảo sát, thống kê thực tế, để phân tích, đánh giá đưa ra
định hướng và kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện việc CBTT trên TTCK mà
thôi.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như chọn mẫu nghiên cứu, điều
tra, khảo sát, thống kê mô tả, phân tích và các dữ liệu quá khứ đã tập hợp được
thông qua các biểu đồ, hình ảnh, các chỉ số phân tích …, kết hợp so sánh, đối chiếu
với hệ thống luật pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan đến các lĩnh
vực mà đề tài nghiên cứu, từ đó đánh giá tình hình thực tế, đưa ra một số giải pháp
kiến nghị đối với các chủ thể có liên quan trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc khoa
học và đảm bảo tính khách quan trong các giải pháp trình bày.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, và phụ lục, đề tài được chia làm ba phần chính
Chương 1
Tổng quan về kế toán và công bố thông tin trên Thị trường Chứng khoán
Kết luận chương 1
Chương 2
Thực trạng công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên Thị
trường Chứng khoán Việt Nam.
Kết luận chương 2
Chương 3
Các giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin của công ty niêm yết trên
Thị trường Chứng khoán Việt Nam.
Kết luận chương 3
Kết luận chung
- 6 -
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN
KẾ TOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.
1.1. Bản chất và vai trò của thông tin kế toán.
1.1.1 Bản chất của kế toán.
Lịch sử loài người đã trải qua nhiều giai đoạn, sự phát triển xã hội của các
cộng đồng cư dân gắn liền với sự phát triển kinh tế. Nhiều di chỉ khảo cổ đã chỉ ra
rằng nền văn minh mà xã hội loài người hiện nay có được, phần lớn là nhờ vào
những kiến thức, tư liệu lịch sử để lại là các tài liệu được ghi chép dưới dạng văn tự
cổ xưa, trong đó các nhà khảo cổ đã tìm thấy những tài liệu có liên quan đến kinh
tế, cổ vật đã được tìm thấy đầu tiên là các bản khắc axít bằng đất nung cách đây
hơn 3.300 năm trước công nguyên, hồ sơ ghi chép bằng chữ tượng hình các khoản
thuế của người Ai Cập cổ đại 2.
Công việc ghi chép lại các sự kiện có liên quan đến các hoạt động kinh tế
trong xã hội luôn là những vấn đề thực tiễn được con người quan tâm hàng đầu,
trong suốt con đường hoạt động cho mục đích tồn tại và phát triển của cộng đồng
người, trước khi nó chính thức trở thành một môn khoa học với một hệ thống các lý
thuyết, giải thích dựa trên những cơ sở khoa học có sự hỗ trợ của các môn học khác
như toán học, triết học, logic học…, và có tên gọi là hạch toán kế toán như bây
giờ.
Tuy nhiên, công việc ghi chép cũng có tính chất vận động riêng của nó, ở giai
đoạn đầu việc ghi chép chỉ mang tính chất phản ảnh, sao chép, ghi lại các sự kiện
hiện thực trong đời sống kinh tế, chỉ từ khi con người phát minh ra chữ viết và số,
cùng với sự ra đời của toán học dựa trên các chữ số và ký hiệu đã đem lại cho công
việc ghi chép các sự kiện kinh tế giá trị thực sự của nó, hạch toán kế toán và thông
tin kinh tế ngày càng có vị trí quan trọng và không thể thiếu trong quá trình hoạt
động kinh tế của con người nhất là vào giai đoạn hiện nay.
- 7 -
Với mục đích đạt được hiệu quả kinh tế cao trong các hoạt động kinh tế, thông
tin kế toán phải được cung cấp kịp thời, chính xác, và trên tất cả mọi mặt. Trong
bối cảnh kinh tế xã hội ngày nay, các hoạt động kinh tế rất đa dạng, có nhiều lĩnh
vực khác nhau, nhưng dù ở trong lĩnh vực nào đi nữa thì thông tin kế toán luôn
mang tính chất quan trọng và không thể thiếu, qua đó cho phép chúng ta hiểu rõ về
các hoạt động kinh tế mà mình đang thực hiện, cũng như hiệu quả của các công
việc này là như thế nào. Hạch toán kế toán chính là công việc ghi chép các diễn
biến trong hoạt động kinh tế dựa trên quan sát, đo lường, tính toán và ghi lại những
sự việc trên.
Trong các hoạt động kinh tế diễn ra hàng ngày thường mang tính chu kỳ, đầu
chu kỳ là quá trình đầu tư bằng nhiều phương tiện khác nhau như vốn bằng tiền,
nguyên vật liệu, sức lao động của con người …, cuối chu kỳ là quá trình thu hoạch,
tổng kết tính toán hiệu quả hoạt động kinh tế, xem xét để ra quyết định tiếp tục một
chu kỳ tái sản xuất mới, đây chính là các đối tượng mà trong quá trình quan sát
phải ghi nhận lại, và khi ghi nhận phải tuân thủ nguyên tắc về đo lường, mỗi đối
tượng phải được đo lường với đơn vị đo lường phù hợp. Các giai đoạn trên phải
được ghi chép vào sổ sách theo quy định, đồng thời dùng các phép tính, để tính
toán, quy đổi, tổng hợp các số liệu này đưa vào các biểu mẫu nhằm cung cấp thông
tin cho các đối tượng có liên quan.
Công tác hạch toán được thực hiện dưới nhiều dạng khác nhau, tùy theo yêu
cầu cụ thể của từng lĩnh vực kinh tế nhất định, nhìn chung công tác hạch toán có
các dạng sau:
- Hạch toán nghiệp vụ là dạng ghi chép trong từng công đoạn của quá trình sản
xuất kinh doanh việc ghi chép chỉ mang tính ghi nhận, tính toán, tổng hợp từng
phần không mang tính chất tổng hợp do đó các chỉ tiêu sử dụng ít, thông tin đơn
giản, chủ yếu dùng để làm số liệu tổng hợp mà thôi.
- 8 -
- Hạch toán thống kê là dạng hạch toán cung cấp những thông tin tổng hợp có
sử dụng nhiều đơn vị đo lường, nhiều chỉ tiêu tổng hợp cũng như nhiều phương
pháp, kỹ thuật tính toán phức tạp, số liệu đi kèm với thời gian, khu vực nhất định,
vì thế thông qua số liệu thống kê người ta có thể rút ra các quy luật vận động, xu
thế phát triển của sự vật hiện tượng.
- Hạch toán kế toán là việc phản ảnh một cách thường xuyên, tổng hợp, liên
tục và có hệ thống các sự kiện kinh tế phát sinh trong một đơn vị kinh tế cần xem
xét, theo dõi. Việc phản ảnh các sự kiện kinh tế này thông qua các thước đo là tiền,
hiên vật và thời gian lao động.
“Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh
tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động” 3.
Mục đích của kế toán là cung cấp thông tin, thông tin được cung cấp cho
nhiều đối tượng khác nhau, và với các yêu cầu khác nhau, vì thế kế toán được chia
thành hai phân hệ: kế toán tài chính và kế toán quản trị.
Kế toán tài chính cung cấp những thông tin tổng hợp tình hình dịch chuyển
các nguồn lực tài chính trong, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt
động khác trong doanh nghiệp…, nhằm cung cấp thông tin cho các đối tượng bên
trong và bên ngoài, chủ yếu là các đối tượng ngoài doanh nghiệp. Thông tin của kế
toán tài chính là những thông tin quá khứ (đã xảy ra rồi), được ghi chép lại vì vậy
đòi hỏi phải chính xác, độ tin cậy cao, mặt khác việc quan trọng nhất của báo cáo
tài chính là nó mang tính quyết định cuối cùng.
“Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông
tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng
thông tin của đơn vị kế toán” 4 .
Kế toán quản trị cũng cung cấp những thông tin kế toán có liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh như chi phí, thu nhập, của từng bộ phận, sản phẩm cụ thể
- 9 -
cũng như của từng khâu, từng loại sản phẩm, các thông tin này nhằm mục đích
phục vụ nhu cầu quản trị ở các cấp độ khác nhau trong nội bộ doanh nghiệp.
Đặc điểm của kế toán quản trị là những thông tin nó cung cấp mang tính định
hướng tương lai (sự kiện sắp xảy ra), nhờ vào thông tin của kế toán quản trị, các
nhà quản lý thực hiện chức năng quản trị của mình như: hoạch định, kiểm soát và
ra quyết định, vì vậy hình thức công bố thông tin rất đa dạng và tùy theo thông tin
cung cấp mà sử dụng các thước đo khác nhau cho phù hợp.
“Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông
tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội
bộ đơn vị kế toán”5.
Kế toán tài chính và kế toán quản trị có mối liên quan mật thiết với nhau, trong
quá trình cung cấp thông tin hai loại kế toán này tạo thành sự liên kết nhất quán,
phản ảnh liên tục những sự kiện đã, đang và sẽ xảy ra trong suốt quá trình hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2 Vai trò của thông tin kế toán.
Giai đoạn hiện nay, TTKT ngày càng trở nên quan trọng, khi mà toàn cầu hoá
kinh tế phát huy tác dụng của nó, từ những thay đổi mô hình kinh tế thị trường theo
hướng mở, thay đổi mô hình doanh nghiệp, thay đổi trong những mối quan hệ của
các công ty mẹ, con, công ty xuyên quốc gia …, sự quan tâm của chính quyền về
hoạt động kinh tế trong và ngoài nước cho mục đích điều hành, yêu cầu có được
thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh trong DN của các nhà đầu tư, nhà tài trợ,
Hội đồng quản trị, cổ đông góp vốn …, thông tin tài chính của doanh nghiệp phải
được cung cấp đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời, chính xác và trung thực.
Những vấn đề thông tin kế toán cung cấp trước hết giúp cho các nhà quản trị
doanh nghiệp nắm được toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh, quá trình chuyển
dịch nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, các đối tượng ở bên ngoài doanh nghiệp
cũng từ những thông tin được cung cấp này ra những quyết định liên quan đến thị
- 10 -
trường hàng hoá, thị trường tài chính – tiền tệ, quyết định điều tiết, hoạch định
chính sách vĩ mô của các cơ quan quản lý.
Mặt khác thông tin kế toán đó là các báo cáo tài chính thường kỳ, còn phản ảnh
thực trạng tài chính của doanh nghiệp, từ các báo cáo này nhà quản lý có thể đánh
giá một cách đúng đắn và toàn diện hoạt động kinh doanh mà mình đang quản lý,
hiệu quả thực tế trong công tác điều hành, khả năng hoàn thành các mục tiêu đã đề
ra và quan trọng hơn cả là từ các thông tin này giúp cho hoạt động sản xuất kinh
doanh ngày càng mang lại hiệu quả cao hơn.
1.2 Vấn đề công bố thông tin kế toán trên TTCK.
Các nước có TTCK trên thế giới, nhìn chung đều yêu cầu các công ty niêm yết
trên thị trường phải công bố TTKT theo quy định của các tổ chức quản lý, điều
hành thị trường. Công bố BCTC thường kỳ trên thị trường chứng khoán là cung cấp
thông tin tài chính của các doanh nghiệp niêm yết về: tình hình tài sản, nguồn vốn,
kết quả sản xuất kinh doanh, mức cổ tức được chia …, sở dĩ vấn đề công bố TTKT
được đặt ra vì các lý do sau:
- Nhằm mục đích công khai, minh bạch hoá tình hình tài chính của doanh
nghiệp niêm yết, phục vụ yêu cầu của tất cả cổ đông trong công ty, cũng như các
chủ thể khác có nhu cầu.
- Thị trường chứng khoán là nơi tập trung phần lớn nguồn vốn đầu tư cho toàn
bộ nền kinh tế, hàng hoá của thị trường này chủ yếu là cổ phiếu của các công ty
niêm yết, chất lượng của hàng hoá chính là hiệu quả kinh tế hiện tại, giá trị ước tính
trong tương lai của doanh nghiệp, và chỉ BCTC mới có thể cung cấp cho nhà đầu tư
tình hình tài chính theo yêu cầu, và cơ sở dữ liệu này được dùng để nhà đầu tư phân
tích tài chính doanh nghiệp, đồng thời ra quyết định đầu tư.
- Trên TTCK công việc kinh doanh chủ yếu dựa vào các thông tin được cung
cấp trên thị trường, vì thế yêu cầu của thị trường là thông tin phải được cung cấp
- 11 -
nhanh chóng, kịp thời, chính xác và nhất là phải đến được với tất cả các đối tượng
tham gia thị trường là như nhau.
- Thông tin trên thị trường là một trong những yếu tố để nhà đầu tư ra quyết
định đầu tư, như thế nó chính là một trong những yếu tố tạo ra cung, cầu hàng hoá
trên thị trường, đây cũng là yếu tố cơ bản để thị trường tồn tại, hoạt động hiệu quả
và phát triển bền vững.
- Mặt khác các công ty niêm yết trên TTCK hầu hết là những công ty hàng đầu
trong các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh trong nền kinh tế, chất lượng công ty
tốt hơn về nhiều mặt so với các công ty chưa đủ điều kiện niêm yết, chính vì vậy,
các cơ quan quản lý, điều hành vĩ mô, các tổ chức thống kê …, có thể thông qua
các số liệu này để đánh giá tình hình kinh tế chung trong toàn quốc.
Như vậy vấn đề CBTT trên TTCK mang tính chất quan trọng sống còn của
thị trường, thông tin được công bố một cách chính xác, minh bạch, kip thời tạo ra
niềm tin, sự an tâm cho các nhà đầu tư, tạo ra động lực kích thích cung, cầu hàng
hoá trên thị trường. Trong các loại thông tin được công bố trên thị trường, thông tin
kế toán có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động và sự phát triển bền vững
của thị trường.
1.2.1 TTCK và cơ chế hoạt động của thị trường chứng khoán.
1.2.1.1 Thị trường chứng khoán (Securities Market)
Thị trường tài chính (Financial Market) bao gồm thị trường vốn (Capital
Market) và thị trường tiền tệ (Currency Market), TTCK là bộ phận chính của thị
trường vốn. Thị trường tài chính được hình thành, tồn tại và phát triển là một tất
yếu khách quan của nền kinh tế thị trường, nó được sinh ra để giải quyết các mâu
thuẫn cơ bản giữa khả năng và nhu cẩu cung ứng vốn phục vụ những hoạt động
kinh tế của thị trường.
Trong quá trình phát triển của nền KTTT, nhu cầu về vốn cung ứng cho nền
kinh tế ngày càng cao, tốc độ giao dịch trong sản xuất, thương mại ngày càng phát
- 12 -
triển, vòng quay vốn trong lưu thông hàng hoá tăng lên cùng với sự phát triển của
nền kinh tế thị trường, song song với tình hình phát triển tài chính – tiền tệ, các
công cụ tài chính trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn cũng nhanh chóng phát
triển, từ đó nảy sinh các quan hệ mua, bán các loại công cụ tài chính này, đặc biệt
là các loại chứng khoán được luật pháp cho phép lưu thông, mua bán trên thị
trường. Chính sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã hình thành nên thị trường
tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua, bán các chứng khoán (bao gồm cả hai
loại ngắn và dài hạn), với mục đích giải quyết các nhu cầu về vốn đầu tư.
Mặt khác sự thay đổi về mô hình hoạt động của doanh nghiệp, dưới hình thức
vốn tự có của công ty được chia thành nhiều cổ phần có mệnh giá bằng nhau và
được gọi là công ty cổ phần, quan trọng hơn cả là việc luật pháp cho phép mua bán
các loại cổ phần trong công ty cổ phần, đi đôi với việc phát hành cổ phiếu huy động
vốn trong công chúng để phục vụ cho mục đích tái sản xuất mở rộng của doanh
nghiệp.
Sự phát triển lớn mạnh của thị trường tài chính, cùng với yêu cầu thực hiện cơ
chế chuyển vốn trực tiếp từ nhà đầu tư sang tổ chức phát hành mà không thông qua
định chế trung gian nào, hay nói khác đi đó là đáp ứng yêu cầu chu chuyển vốn đầu
tư có chi phí thấp, yêu cầu này đã hình thành nên một loại thị trường cao cấp đó là
TTCK, việc mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn là chứng khoán vốn và
chứng khoán nợ, được diễn ra tập trung tại TTCK, trên hệ thống giao dịch điện tử
của Sở giao dịch chứng khoán và các hệ thống giao dịch không tập trung khác có
liên thông với nhau, nhằm mục đích kết nối giữa tổ chức phát hành và các nhà đầu
tư, mục đích đáp ứng nhu cầu mua, bán chứng khoán của các đối tượng nói trên.
Thị trường chứng khoán là nơi huy động vốn đầu tư cho nên kinh tế, đây là
kênh huy động mà cùng một lúc có thể thoả mãn yêu cầu của nhiều chủ thể tham
gia thị trường, cũng như nó có thể đáp ứng tiến độ phát triển theo kịp với xu thế
- 13 -
phát triển chung của nền kinh tế sản xuất hàng hoá mà đỉnh cao là nền kinh tế thị
trường.
Thị trường chứng khoán có hai thị trường chính: thị trường sơ cấp và thị
trường thứ cấp.
1.2.1.1.1 Thị trường sơ cấp (Primary Market)
Thị trường sơ cấp là nơi phân phối lần đầu các chứng khoán của tổ chức phát
hành, việc mua bán được diễn ra theo nhiều hình thức: phát hành không thông qua
đấu giá và phát hành thông qua đấu giá, chính trong quá trình đấu giá đã hình thành
nhiều loại giá khác nhau của chứng khoán phát hành, nhưng đa phần chứng khoán
phát hành trên thị trường sơ cấp bán theo mệnh giá. Phát hành được chia ra làm hai
loại: Phát hành ra công chúng lần đầu (Inititial Public Offering - IPO) và phát hành
tăng vốn điều lệ.
Các cơ quan quản lý, điều hành TTCK các nước thường có quy định cụ thể đối
với các tổ chức phát hành chứng khoán ra thị trường, gồm:
- Tổ chức phát hành phải đáp ứng quy mô về vốn điều lệ tối thiểu, cơ cấu
cổ đông ngoài công ty, tổng giá trị và số lượng cổ phiếu phát hành và số
lượng nhà đầu tư tham gia mua.
- Có báo cáo tài chính theo đúng quy định về phát hành chứng khoán.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phải có lãi, không thấp hơn
mức quy định và trong một số năm nhất định.
- Mục đích của đợt phát hành, kế hoạch sử dụng vốn.
- Thông tin về các nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp.
- Tỷ lệ nắm giữ của các cổ đông lớn (theo quy định riêng).
- Các hình thức bảo lãnh (nếu có).
- Các yêu cầu khác …
- 14 -
Đặc trưng của thị trường sơ cấp đó là kênh đầu tư giai đoạn một của các nhà
đầu tư trong và ngoài nước, nguồn vốn giao dịch tại đây sẽ cung ứng trực tiếp cho
những hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức phát hành.
1.2.1.1.2 Thị trường thứ cấp (Secondary Market)
Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các loại chứng khoán đã qua giao dịch lần
đầu trên thị trường sơ cấp, và đây chính là hàng hoá của thị trường. trên thị trường
thứ cấp, hoạt động mua đi bán lại diễn ra giữa các chủ thể tham gia thị trường mà
không làm tăng thêm quy mô về vốn đầu tư, không tạo ra nguồn tài chính mới cho
các tổ chức phát hành, các khoản thu được từ việc bán chứng khoán thuộc về các
nhà đầu tư và các nhà kinh doanh chứng khoán, tuy nhiên giữa hai thị trường này
luôn có sự gắn kết chặt chẽ với nhau.
Việc mua bán trên thị trường thứ cấp dựa vào:
- Quan hệ cung cầu trên thị trường.
- Các giá trị của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường như: giá trị hiện tại, giá
trị tương lai, xu thế phát triển …
- Tâm lý của nhà đầu tư.
- Các thông tin có liên quan đến tình hình kinh tế - tài chính quốc gia, thế giới
và tình hình hoạt động của các DNNY.
Thị trường sơ cấp là cơ sở, nơi cung cấp hàng hoá cho thị trường thứ cấp, thị
trường sơ cấp là tiền đề hình thành thị trường thứ cấp, nếu không có thị trường sơ
cấp cũng sẽ không có thị trường thứ cấp. Nhưng một khi thị trường thứ cấp hoạt
động ổn định có hiệu quả và bền vững, đó chính là nguồn động lực thúc đẩy thị
trường sơ cấp phát triển và điều này là yếu tố quyết định, giúp cho các tổ chức phát
hành chứng khoán thành công, nhằm đạt được mục đích huy động vốn phục vụ
hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác hoạt động của thị trường thứ cấp cũng
thoả mãn nhanh chóng nhu cầu chuyển dịch vốn đầu tư giữa các nhà đầu tư trên thị
trường chứng khoán.
- 15 -
Thị trường chứng khoán ra đời nhắm đến mục tiêu cung cấp dịch vụ chu
chuyển vốn với chi phí thấp, lưu động hoá lĩnh vực đầu tư, làm cho chứng khoán có
tính thanh khoản cao, đồng thời đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh trong toàn nền kinh tế.
Hoạt động mua bán trên TTCK được chia thành: Thị trường tập trung và thị
trường phi tập trung.
Thị trường tập trung được thực hiện qua Sở giao dịch chứng khoán, thông qua
hệ thống bảng giao dịch điện tử, tại đây chứng khoán được niêm yết các thông tin
có liên quan đến việc mua, bán chứng khoán như: giá, khối lượng, tình hình giao
dịch của nhà đầu tư..., việc giao dịch của các nhà đầu tư được thực hiện thông qua
các công ty chứng khoán là thành viên của Sở giao dịch, các lệnh mua bán được
truyền về hệ thống xử lý trung tâm, sau đó dữ liệu khớp lệnh sẽ được chuyển trả trở
lại các công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư đặt lệnh, để hoàn tất thủ tục giao dịch
cho nhà đầu tư.
Cũng cần nói rõ thêm, Sở giao dịch chứng khoán không phải là tổ chức sở
hữu chứng khoán, đây chỉ là nơi giao dịch, và tạo điều kiện cho việc giao dịch được
thuận lợi, công bằng, minh bạch và đúng pháp luật cho các chứng khoán của các tổ
chức đủ điều kiện niêm yết tại Sở giao dịch.
Thị trường phi tập trung (Over The Counter Market – Thị trường OTC).
Bên cạnh thị trường giao dịch tập trung, thị trường chứng khoán còn có thị
trường giao dịch phi tập trung, tại đây dành cho những công ty chưa đủ điều kiện
giao dịch tại Sở giao dịch, việc giao dịch chủ yếu thông qua yết giá và thương
lượng trực tiếp giữa người mua và người bán về các chứng khoán mà họ sở hữu,
điều kiện giao dịch trên thị trường này tương đối đơn giản, chỉ cần không vi phạm
luật pháp trong quan hệ mua bán.
Ngoài hai thị trường chính thức này, trong các quốc gia có TTCK luôn tồn tại
một thị trường thứ ba, đó là các hoạt động giao dịch, mua bán các loại chứng khoán
- 16 -
theo những hợp đồng miệng hoặc trao tay, các hoạt động mua bán này căn cứ vào
sự tín nhiệm lẫn nhau của các nhà đầu tư.
Để quản lý thị trường OTC, ở một số nước thành lập Hiệp hội kinh doanh
chứng khoán quốc gia, Hiệp hội này ban hành quy chế thị trường, kết nạp và khai
trừ thành viên, giám sát việc thực hiện quy chế của các chủ thể tham gia thị trường.
1.2.1.2 Cơ chế hoạt động của thị trường chứng khoán
1.2.1.2.1 Điều hành và giám sát thị trường
Thông lệ chung trên thế giới, điều hành, giám sát TTCK là các cơ quan quản
lý của Chính phủ, chịu trách nhiệm chính là Ủy ban Chứng khoán (Commission of
Securities Market), đây là cơ quan chức năng chuyên ngành của Nhà nước trong
lĩnh vực chứng khoán, chỉ thực hiện công việc quản lý chung chứ không trực tiếp
điều hành, giám sát thị trường.
Ủy ban chứng khoán có thẩm quyền ban hành các quy định điều chỉnh hoạt
động trên thị trường, làm nền tảng cho các tổ chức tự quản thực hiện chức năng
điều hành và giám sát thị trường của mình.
Ngoài ra Ủy ban chứng khoán kiểm soát mọi hoạt động phát hành chứng
khoán của các công ty niêm yết nói riêng và các công ty công chúng (Public
Company) nói chung.
Quản lý trực tiếp các tổ chức tự quản, giám sát, thanh tra cũng như xử lý các tổ
chức, cá nhân tham gia thị trường để bảo vệ lợi ích chung, trong trường hợp có hiện
tượng vi phạm pháp luật.
Trực tiếp điều hành và giám sát thị trường chứng khoán gồm có hai tổ chức
chính: Sở giao dịch chứng khoán và Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán.
Sở giao dịch chứng khoán:
Là một tổ chức tự quản bao gồm các công ty chứng khoán thành viên.
SGDCK thực hiện các chức năng:
- 17 -
- Điều hành, quản lý trực tiếp các hoạt động giao dịch chứng khoán diễn ra
hàng ngày, đảm bảo việc thực hiện được theo đúng quy định của luật pháp.
- Giám sát, theo dõi việc thực hiện giữa các công ty chứng khoán thành viên
với các khách hàng của công ty, khi phát hiện có vi phạm Sở giao dịch sẽ tiến hành
xử lý theo quy định. Trong trường hợp vi phạm có tính chất nghiêm trọng, Sở giao
dịch báo cáo lên Ủy ban chứng khoán giải quyết.
Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán:
Là tổ chức của các công ty chứng khoán được thành lập với mục đích có tiếng
nói chung cho toàn ngành kinh doanh chứng khoán, đảm bảo lợi ích chung cho toàn
ngành. Hiệp hội đưa ra các quy định và thực hiện các chức năng:
- Điều hành, giám sát thị trường giao dịch phi tập trung. Các công ty muốn
tham gia thị trường này phải đăng ký với Hiệp hội, và phải chấp hành các quy định
do Hiệp hội đề ra.
- Theo dõi việc thực hiện giao dịch giữa khách hàng và các công ty chứng
khoán thành viên, điều tra và xử lý các vi phạm nếu có.
Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán đưa ra các đề xuất và gợi ý với cơ
quan quản lý, điều hành của Nhà nước về các vấn đề vĩ mô của thị trường chứng
khoán.
1.2.1.2.2 Các chủ thể khác
Nhà phát hành
Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn trên thị trường sơ cấp,
gồm chính quyền các cấp, các công ty và các tổ chức tài chính với._. mục đích chuyển
dịch nguồn lực tài chính trực tiếp giữa nhà đầu tư và tổ chức huy động, nhằm mục
đích phục vụ các hoạt động kinh tế.
Hàng hoá của các tổ chức này gồm có: Trái phiếu chính phủ, trái phiếu địa
phương, trái phiếu công ty, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư …
Nhà đầu tư:
- 18 -
Nhà đầu tư là những chủ thể kinh doanh trên thị trường chứng khoán, nhà đầu
tư có thể chia thành 2 nhóm: các nhà đầu tư cá nhân, các nhà đầu tư là tổ chức.
- Nhà đầu tư cá nhân: là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia
mua bán trên thị trường chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận
- Nhà đầu tư là tổ chức: hay còn gọi là định chế đầu tư, thường xuyên mua
bán chứng khoán với số lượng lớn, công việc đầu tư được thực hiện do một bộ
phận gồm những chuyên gia có kinh nghiệm về thị trường.
Đầu tư thông qua các tổ chức có ưu điểm là có thể đa dạng hoá danh mục
đầu tư và khối lượng vốn lớn giúp cho các tổ chức đầu tư có ưu thế hơn hẳn những
nhà đầu tư cá nhân.
Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán
- Công ty chứng khoán: Là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng
khoán, có thể thực hiện các công việc như môi giới, tự doanh, tư vấn đầu tư chứng
khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Là loại hình công ty kinh doanh có điều kiện, các công ty chứng khoán
phải đảm bảo các tiêu chuẩn, quy định của luật pháp về vốn điều lệ và những quy
định khác của cơ quan quản lý thị trường chứng khoán.
- Công ty quản lý quỹ: Thực hiện công việc quản lý quỹ đầu tư chứng khoán,
trong quá trình hoạt động công ty có thể thành lập và quản lý đồng thời nhiều quỹ
đầu tư. Công ty quản lý quỹ thay mặt quỹ đầu tư để phát hành chứng chỉ quỹ, các
quỹ đầu tư hoạt động kinh doanh chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư.
1.2.1.2.3 Các nguyên tắc hoạt động trên thị trường chứng khoán
- Nguyên tắc trung gian
Theo nguyên tắc này các giao dịch trên thị trường được thực hiện thông qua
các tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán. Tại thị trường sơ cấp nhà đầu tư
thường không mua chứng khoán trực tiếp của tổ chức phát hành mà mua từ các tổ
- 19 -
chức bảo lãnh phát hành. Trên thị trường thứ cấp, thông qua nghiệp vụ môi giới,
khách hàng mua và bán chứng khoán thông qua các công ty chứng khoán.
- Nguyên tắc cạnh tranh đấu giá
Trên thị trường sơ cấp lẫn thị trường thứ cấp, giá cả chứng khoán là do mối
quan hệ cung cầu quyết định, mua và bán chứng khoán được thực hiện theo phương
thức đấu giá và tự do cạnh tranh giữa các chủ thể tham gia thị trường với nhau.
- Nguyên tắc công khai
Chất lượng của hàng hoá chứng khoán không thể kiểm tra như các loại hàng
hoá thông thường khác mà phải dựa trên những thông tin có liên quan. Vì vậy luật
pháp quy định việc công bố thông tin là một nghĩa vụ của các tổ chức niêm yết và
phát hành chứng khoán, thông tin phải được công bố qua các phương tiện thông tin
đại chúng. Sở giao dịch, CTCK và các tổ chức có liên quan khác.
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo lợi ích cho tất cả những người tham gia thị
trường, mọi người đều phải tuân thủ những quy định chung, được chia sẻ thông tin
cũng như chịu trách nhiệm nếu vi phạm các quy định đó.
Nguyên tắc này để bảo vệ nhà đầu tư, tuy nhiên nó cũng hàm chứa ý nghĩa nhà
đầu tư phải tự chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của mình khi đã được
cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác theo đúng quy định.
1.2.1.2.4 Các hành vi tiêu cực trên thị trường chứng khoán
Thị trường nào cũng có những kẻ lợi dụng kẽ hở luật pháp để trục lợi một cách
phi pháp, TTCK cũng vậy, các hành vi khá phổ biến trên thi trường gồm có:
- Đầu cơ chứng khoán, lũng đoạn thị trường
Công việc được thực hiện từ một nhóm nhà đầu tư cấu kết với nhau để mua hoặc
bán chứng khoán với số lượng lớn gây nên cung hay cầu giả tạo, làm cho giá cả cổ
phiếu tăng hoặc giảm đột ngột, lũng đoạn thị trường.
- Mua bán nội gián
- 20 -
Là hành vi của kẻ lợi dụng quyền hành hay sự ưu tiên trong việc có được các
thông tin nội bộ của công ty, từ đó mua vào hay bán ra cổ phiếu của công ty đó trên
thị trường. Sau khi thông tin được công bố rộng rãi ra công chúng giá cổ phiếu của
công ty này sẽ có sự thay đổi lớn, tạo ra lợi nhuận phi pháp cho những kẻ mua bán
nội gián.
- Thông tin sai sự thật
Là hành vi phao tin đồn thất thiệt trên thị trường để hưởng lợi do mua thấp và
bán cao sau khi thông tin đã được kiểm chứng, Luật chứng khoán các nước trên thế
giới nghiêm cấm việc này, trong giai đoạn hiện nay, với sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin thì hành vi này càng gây ra hậu quả nghiêm trọng cho nhiều chủ thể tham
gia trên thị trường chứng khoán.
Các công ty niêm yết nếu vi phạm trong việc công bố thông tin sai sự thật làm
thiệt hại cho nhà đầu tư, rối loạn thị trường, sẽ bị xử lý thích đáng theo luật pháp.
- Làm thiệt hại lợi ích nhà đầu tư
Đối với các CTCK hoặc tổ chức đầu tư, trong kinh doanh nghiêm cấm:
+ Làm trái lệnh đặt mua, bán của khách hàng.
+ Không cung cấp xác nhận giao dịch theo quy định.
+ Tự ý mua bán chứng khoán trên tài khoản của khách hàng, hoặc mượn danh
nghĩa khách hàng để mua bán chứng khoán.
1.2.2. Công ty niêm yết và thông tin công bố trên thị trường chứng khoán.
1.2.2.1 Công ty niêm yết
CTNY là những CTCP được SGDCK cho phép niêm yết cổ phiếu của mình
cho mục đích giao dịch trên Sở, nếu công ty đáp ứng được một số tiêu chí theo quy
định của Sở.
Các hình thức niêm yết cổ phiếu gồm có niêm yết lần đầu và niêm yết bổ
sung.
- 21 -
Niêm yết lần đầu là sau khi được phép của SGDCK, cổ phiếu của công ty cổ
phần lần đầu tiên được giao dịch trên TTCK.
Niêm yết bổ sung gồm các dạng sau:
- Tăng vốn bằng cách phát hành chứng quyền, trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu.
- Trả cổ tức bằng cổ phiếu.
- Phát hành cổ phiếu thưởng.
Thay đổi niêm yết được dùng trong trường hợp:
- Thay đổi tên của tổ chức niêm yết.
- Tách, gộp cổ phiếu
Niêm yết lại được áp dụng cho:
- Chứng khoán của công ty đã bị hủy niêm yết
- Chia, tách, sáp nhập các công ty niêm yết và chưa niêm yết hoặc các công ty
niêm yết với nhau.
Hủy niêm yết trong các trường hợp:
- Hủy niêm yết tự nguyện
- Hủy niêm yết bắt buộc
Các tiêu chuẩn niêm yết:
- Tiêu chuẩn định lượng bao gồm các tiêu chuẩn thời gian hoạt động, tổng vốn
cổ phần, doanh thu, lợi nhuận, cơ cấu, số lượng cổ đông công ty.
- Tiêu chuẩn định tính thường liên quan đến chất lượng hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty, được xác định thông qua báo cáo kiểm toán của tổ chức
kiểm toán có kèm báo cáo tài chính đã kiểm toán của DN, các vấn đề có liên quan
đến tranh chấp trong kinh doanh, các khoản nợ phải trả, nợ phải thu, các khoản liên
doanh, liên kết, đầu tư vào công ty con, tình hình nhân sự quản lý cấp cao của công
ty, các cổ đông lớn, các cổ đông nắm quyền kiểm soát công ty …
- 22 -
1.2.2.2 Thông tin công bố trên thị trường chứng khoán
Thông tin công bố trên thị trường gồm thông tin công bố trên thị trường sơ cấp
và thông tin công bố trên thị trường thứ cấp.
Công bố thông tin trên thị trường sơ cấp
Thông tin công bố trên thị trường sơ cấp thường là những thông tin của các tổ
chức phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng. Cơ quan quản lý Nhà nước
chuyên ngành (Ủy ban chứng khoán) là nơi nhận hồ sơ phát hành theo luật định, và
chịu trách nhiệm về hoạt động phát hành của tổ chức phát hành.
Hồ sơ phát hành được quy định thường bao gồm một số tài liệu thông tin về
tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, nhân sự quản lý cấp cao của tổ
chức, cơ cấu cổ đông, cổ đông nắm quyền kiểm soát, được trình bày tóm tắt trong
Bản cáo bạch (Prospectus) và các tài liệu khác có liên quan, trình Ủy ban chứng
khoán xem xét chuẩn y.
Ở Việt Nam hiện nay, UBCKNN( SSC) trực thuộc Bộ Tài chính là cơ quan
quản lý, chịu trách nhiệm theo dõi hoạt động công bố thông tin và chào bán chứng
khoán trên thị trường sơ cấp của tổ chức phát hành. Nội dung chủ yếu là thông qua
báo cáo tài chính, trong đó “Bản cáo bạch” và “Giấy đăng ký chào bán chứng
khoán” là hai tài liệu quan trọng trong số các tài liệu phải trình Ủy ban chứng
khoán Nhà nước.
Ngoài ra UBCKNN còn chịu trách nhiệm theo dõi việc công bố thông tin theo
quy định của các tổ chức là công ty đại chúng 6.
Công bố thông tin trên thị trường thứ cấp
Công bố thông tin trên thị trường thứ cấp chủ yếu là công bố thông tin của các
tổ chức niêm yết trên SGDCK.
Công bố thông tin là nghĩa vụ quan trọng của các tổ chức niêm yết, những thông
tin có thể ảnh hưởng đến giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu, trái phiếu của
tổ chức niêm yết thì phải được công bố kịp thời, chính xác.
- 23 -
Thông tin được công bố trên thị trường được thực hiện theo quy định của các cơ
quan quản lý thị trường trực tiếp và gián tiếp. Tuân thủ nghĩa vụ công bố thông tin
là yêu cầu quan trọng và là điều kiện bắt buộc khi các tổ chức muốn được niêm yết
trên Sở giao dịch.
Căn cứ vào thời điểm công bố, thông tin được chia làm 3 loại:
Thông tin định kỳ
Gồm các BCTC của các tổ chức niêm yết theo quy định như BCTC quý, BCTC
năm, trong đó BCTC năm phải được kiểm toán bởi công ty kiểm toán, và các thông
tin mà các DNNY phải công bố khác theo yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán.
Thông tin bất thường
Các vấn đề có liên quan đến tình hình hoạt động của tổ chức như: các thay đổi
về nhân sự, thay đổi về nguồn vốn, tài sản, các sự kiện có liên quan đến tình hình
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các vấn đề tranh chấp và các vấn đề có
liên quan khác.
Thông tin công bố theo yêu cầu
Các tổ chức niêm yết phải thực hiện công bố thông tin theo yêu cầu của các cơ
quan quản lý, điều hành trực tiếp và gián tiếp trên TTCK, nội dung thông tin công
bố phải nêu ra sự kiện được các cơ quan quản lý yêu cầu, nguyên nhân, mức độ xác
thực, các giải pháp xử lý (nếu có).
Thông tin về giao dịch của các cổ đông nội bộ
Nhân sự cấp cao và những người có liên quan trong tổ chức niêm yết, có thực
hiện giao dịch cổ phiếu, trái phiếu mà mình sở hữu, thì phải được công bố thông tin
trước và sau khi thực hiện giao dịch, kể cả giao dịch không thông qua hệ thống giao
dịch như cho, tặng, thừa kế …, nếu đã thông báo thông tin giao dịch mà không thực
hiện cũng phải công bố thông tin, đồng thời nêu rõ lý do.
- 24 -
Việc thực hiện công bố thông tin phải thông qua các ấn phẩm, trang thông tin
điện tử của tổ chức niêm yết, qua phương tiện thông tin đại chúng hoặc phương tiện
công bố thông tin của các cơ quan quản lý nói trên.
Tuy nhiên trong trường hợp có lý do bất khả kháng, hoặc vì nguyên nhân chính
đáng nào khác, tổ chức niêm yết có thể hoãn hoặc được phép không công bố thông
tin bất thường.
1.2.3. Ảnh hưởng của thông tin kế toán đối với các đối tượng sử dụng thông tin
trên TTCK.
a. Đối với nhà đầu tư
Thị trường chứng khoán là loại thị trường cao cấp, Chứng khoán giao dịch
trên thị trường mang một giá trị nội tại khá trừu tượng, giá trị chứng khoán được
quyết định bởi mối quan hệ cung, cầu trên thị trường, nhưng mối quan hệ cung cầu
này lại xuất phát từ tâm lý nhà đầu tư sau khi tiếp nhận thông tin trên thị trường từ
nhiều phía khác nhau, trong đó TTKT là loại thông tin quan trọng bậc nhất, nó cho
nhà đầu tư cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các
tổ chức niêm yết, đồng thời đây cũng là yếu tố chính để nhà đầu tư ra quyết định
mua, bán chứng khoán.
Thông tin kế toán còn được xem như là thông tin nền tảng cho sự phát triển
của thị trường, kết quả dịch chuyển nguồn vốn trong doanh nghiệp, tình hình sản
xuất kinh doanh của các tổ chức niêm yết, mức cổ tức được chia trong kỳ, cách tạo
và sử dụng tiền của tổ chức niêm yết và các thông tin khác trong BCTC, chính là
yếu tố củng cố niềm tin của nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu ở hiện tại và trong tương
lai, đồng thời niềm tin cũng là chìa khoá cho sự thành công và phát triển bền vững
của TTCK.
b. Đối với các tổ chức quản lý, điều hành và tạo lập thị trường
Các cơ quan quản lý điều hành trực tiếp và gián tiếp thị trường quy định thực
hiện việc CBTT của các tổ chức niêm yết, trước hết tạo sự ổn định cho môi trường
- 25 -
hoạt động kinh doanh của thị trường về mặt pháp lý, thúc đẩy sự phát triển của thị
trường, thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư vào nền kinh tế.
Các tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ trên thị trường, ngoài việc cung cấp
dịch vụ cho các nhà đầu tư họ cũng là các nhà đầu tư, như vậy ảnh hưởng của thông
tin kế toán của các tổ chức niêm yết có tầm quan trọng nhiều mặt đối với hoạt động
kinh doanh của họ, nhất là khoản doanh thu dịch vụ và chứng khoán tự doanh, về
phía các nhà đầu tư, ảnh hưởng của công bố thông tin cũng tác động rất lớn đến
tâm lý của họ trên thị trường.
Ngoài ra TTCK cũng là phong vũ biểu của nền kinh tế (nếu bây giờ chưa thì sau
này sẽ), vì thông thường các DNNY là những công ty có hiệu quả kinh doanh cao
hàng đầu trong các lĩnh vực ngành nghề mà các tổ chức này tham gia trong nền
kinh tế đất nước, vì vậy thông qua những diễn biến trên thị trường, các nhà quản lý,
điều hành vĩ mô có thể nắm được thực trạng sản xuất kinh doanh chung toàn nền
kinh tế, từ đó có những bước đi thích hợp nhằm phát triển kinh tế quốc gia.
Việc công bố TTKT nói riêng và việc công bố thông tin nói chung cũng chính
là yêu cầu bức thiết trong việc thực hiện thị trường tự do cạnh tranh, bình đẳng,
hiệu quả và lành mạnh.
1.2.4 Các yêu cầu về chất lượng thông tin và CBTT.
Bất kỳ quốc gia nào có thị trường chứng khoán, đều có yêu cầu công bố thông
tin phải kịp thời, chính xác theo đúng quy định của pháp luật. Như vậy yêu cầu về
chất lượng thông tin công bố phải được đặt lên hàng đầu, bởi vì nguồn vốn của các
tổ chức niêm yết trên thị trường chứng khoán thực sự là sở hữu của nhiều nhà đầu
tư là cá nhân và tổ chức, chất lượng thông tin có ảnh hưởng đến niềm tin của nhà
đầu tư, ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu, đây chính là nguyên nhân sâu xa có tác
động đến mối quan hệ cung - cầu .
Chất lượng của thông tin được công bố cũng nói lên thực trạng kinh doanh
trên thị trường, thông tin là yếu tố tạo nên chất lượng của hàng hoá chứng khoán,
- 26 -
do vậy muốn có thị trường hoạt động tốt, trước hết công tác công bố thông tin của
các tổ chức niêm yết cần phải được quan tâm, đòi hỏi chất lượng ngày càng phải
được nâng cao cho phù hợp với tình hình phát triển của thị trường.
1.3. Thông tin kế toán công bố trên TTCK ở một số quốc gia trên thế giới.
Tham khảo các quy định về CBTT đối với các công ty niêm yết của 3 quốc
gia điển hình là: Mỹ, Pháp và Trung Quốc.
Tên gọi các tổ chức quản lý TTCK:
+ Mỹ: Ủy Ban Giao dịch Chứng khoán (Securities and Exchange
Commission – SEC)
+ Pháp: Ủy ban Nghiệp vụ Chứng khoán Pháp (Commission des Opération
de Bourse – COB), nay là thành viên của tổ chức NYSE Euronext.
+ Trung Quốc: Cơ quan Giám quản chứng khoán của Quốc vụ Viện Trung
Quốc (China Securities Regulatory Commission – CSRC)
Quy định về CBTT của những tổ chức trên đối với các CTNY như sau:
1.3.1 Hình thức công bố thông tin
Yêu cầu Mỹ Pháp Trung Quốc
1. BCTC năm X X X
2. BCTC nửa năm X X X
3. BCTC quý X X X
4. Điều kiện kiểm
toán
BCTC năm và nửa
năm
BCTC năm và nửa
năm
BCTC năm
(X) : bắt buộc
- 27 -
1.3.2 Nội dung CBTT
Yêu cầu Mỹ Pháp Trung Quốc
1.BCTC năm và
BCTC nửa năm
Mẫu 10K, 10KSB
Dựa trên quy mô
vốn và số cổ đông
Quy định của NYSE
Euronet, hoà hợp với
quy định của AMF,
CNC, IFRS
và US GAAP
Theo quy định của
CSRC, hoà hợp
với quy định của
ASBE, IAS
2. BCTC quý Mẫu 10Q
Quy định của AMF,
CNC, IFRS
và US GAAP
ASBE, IAS và
CSRC
1.3.3 Thời gian công bố thông tin
Yêu cầu Mỹ Pháp Trung Quốc
1. BCTC năm Từ 75 đến 90 ngày 90 ngày Trong vòng 4 tháng
2. BCTC nửa năm Từ 75 đến 90 ngày 90 ngày Trong vòng 2 tháng
3. BCTC quý Từ 40 đến 45 ngày 45 ngày Trong vòng 1 tháng
* Phần chi tiết xin tham khảo phụ lục kèm theo
1.3.4. Bài học kinh nghiệm Việt Nam.
1.3.4.1 Các thị trường chứng khoán Châu Âu, Châu Mỹ
Thị trường chứng khoán Châu Âu, Châu Mỹ là những TTCK vào hạng lâu đời
và phát triển nhất trên thế giới, khối lượng hàng hoá lớn và đa dạng, vì thế công
việc điều hành các thị trường này đã rất chuyên nghiệp, hệ thống các luật về kế
toán, kiểm toán theo đúng thông lệ quốc tế, quy định của các cơ quan quản lý, cơ
quan điều hành, giám sát trực tiếp và gián tiếp đã được xây dựng và vận hành ổn
định trong nhiều năm, đồng thời với trình độ am hiểu về luật pháp của các chủ thể
tham gia thị trường tương đối tốt, công tác kiểm tra giám sát chặt chẽ, do vậy việc
- 28 -
cung cấp thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường được thực hiện theo
đúng quy định và luật pháp.
Trong giai đoạn gần đây, với sự ra đời của thị trường chứng khoán toàn cầu đầu
tiên (NYSE Euronext), càng làm tăng tính chuyên môn hoá cao về tất cả mọi mặt
của thị trường, tiến tới xây dựng TTCK cạnh tranh hoàn hảo.
Thực trạng hiện nay của TTCK Việt Nam, do mới thành lập, các yếu tố của thị
trường như quy mô, hàng hoá, số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường, hệ thống
luật lệ, môi trường hoạt động… còn đang trong giai đoạn hình thành, muốn phát
triển và hoàn thiện đòi hỏi phải có thời gian hoạt động để làm biến đổi cả về chất
và về lượng của thị trường.
Từ các yếu tố nói trên TTCK Âu, Mỹ chỉ cho phép chúng ta đi tắt, đón đầu
những thành tựu trong mô hình xây dựng, áp dụng những tiến bộ khoa học, kỹ
thuật về hệ thống công nghệ thông tin, tham khảo và vận dụng hệ thống luật lệ,
khuôn mẫu báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán theo thông lệ quốc tế, cũng như
các vấn đề có liên quan khác đến việc CBTT trên thị trường, qua đó xác định mô
hình thị trường chứng khoán Âu, Mỹ là thị trường mục tiêu chiến lược cho TTCK
Việt Nam trong dài hạn nhắm tới.
1.3.4.2 Thị trường chứng khoán Trung Quốc
TTCK Trung Quốc là một thị trường lớn trên thế giới (chỉ tính đến đầu năm
2008, TTCK Trung Quốc đã có khoảng 12.000DNNY), tuy mới được hình thành
và phát triển trong một thời gian ngắn, nhưng TTCK Trung Quốc đã phát triển với
tốc độ cao. Sự phát triển của TTCK Trung Quốc tương ứng với sự phát triển kinh tế
nhanh chóng của đất nước này.
Nền kinh tế Trung Quốc được chuyển dịch từ nền kinh tế hoạch định XHCN
sang nền kinh tế thị trường, các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán đa
phần là các doanh nghiệp nhà nước IPO để đạt tiêu chuẩn niêm yết, nhưng khi tiến
- 29 -
hành IPO, các doanh nghiệp Trung Quốc chỉ phát hành cổ phiếu tăng vốn chứ
không bán vốn Nhà nước.
Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với tình hình
kinh tế xã hội Trung Quốc, cùng là những quốc gia có xuất phát điểm là nền kinh tế
hoạch định XHCN chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cũng có
mức phát triển kinh tế hàng năm tương đối cao và ổn định…
Tuy có sự khác biệt về quy mô nhưng TTCK Trung Quốc và thị TTCK Việt
Nam có nhiều điểm giống nhau trong các lĩnh vực khác như trình độ công nghệ,
chủng loại hàng hoá, các tiêu chuẩn về kế toán, kiểm toán…,các DNNY phần lớn là
các DNNN chuyển đổi mô hình kinh tế, ngoài ra điểm tương đồng nhất là về căn
bản chuyển hướng đi lên của nền kinh tế và xu hướng hòa nhập với nền kinh tế thế
giới của cả hai quốc gia là như nhau. Vì thế, qua một số phân tích của các tổ chức
kinh tế trong và ngoài nước cho thấy TTCK Trung Quốc có thể là thị trường định
hướng và là mục tiêu thực hiện cho TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- 30 -
Kết luận chương 1
Qua xem xét, phân tích tính chất đặc trưng của TTCK, cho thấy các vấn đề
có liên quan đến thông tin được công bố là thực sự quan trọng, yêu cầu CBTT phải
được đưa lên hàng đầu, nếu muốn cho TTCK phát triển ổn định và bền vững, vì nó
chính là chất lượng của hàng hoá chứng khoán là cổ phiếu của các DNNY được
mua, bán trên thị trường.
Trong các thông tin được công bố, TTKT có vị trí quan trọng bậc nhất, các
TTKT cho thấy thực trạng tài chính của các DNNY, đây cũng chính là giấy xác
nhận chất lượng hàng hoá đối với cổ phiếu.
Một vấn đề không kém phần quan trọng là việc xác định chất lượng BCTC,
TTKT muốn có chất lượng phải được công nhận bởi một tổ chức kiểm toán độc
lập, nội dung BCTC phải tuân thủ Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Mặt khác các vấn đề thực hiện CBTT cũng phải được đặt ra xuất phát từ lý do
bất cân xứng trong việc ghi nhận thông tin, nhất là TTKT của các chủ thể tham gia
thị trường, cũng từ nguyên nhân thông tin bất cân xứng này dẫn đến các hậu quả là
các hiện tượng vi phạm quy định nguyên tắc kinh doanh trên TTCK đã và đang
thường xuyên xảy ra trong những năm gần đây.
Như vậy việc thực hiện công bố TTKT trên thị trường cần phải được tổ chức
sao cho vừa thuận tiện cho các công ty niêm yết, vừa đảm bảo cung cấp thông tin
minh bạch, nhanh chóng, chính xác, kịp thời, nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu
tư, đó cũng chính là bảo vệ sự tồn tại và phát triển của TTCK.
- 31 -
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM.
2.1 Lược sử thị trường chứng khoán và các công ty niêm yết của Việt Nam.
2.1.1 Thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chính phủ đã có định hướng thành lập TTCK từ năm 1990, giao cho Ngân hàng
Nhà nước thực hiện, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định số 207/QĐ-TCCB
ngày 6-11-1993, thành lập Ban Nghiên Cứu Xây dựng Và Phát Triển TTCK trực
thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Đến ngày 29-6-1995, Chính phủ ra Quyết định số 361/QĐ-TTg, thành lập Ban
Tổ Chức TTCK, giúp Chính phủ chỉ đạo, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc
xây dựng thị trường.
Nghị định 75/CP của Chính Phủ ngày 28-11-1996 thành lập UBCKNN (SSC),
là cơ quan trực thuộc Chính phủ trực tiếp quản lý nhà nước về chứng khoán và
TTCK, đã đánh dấu ngày ra đời chính thức của TTCK Việt Nam, sau hơn sáu năm
chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng thị trường .
Ngày 7-9-2004. Thủ Tướng Chính phủ đã có Quyết định số 161/2004/ QĐ-
TTg về việc sáp nhập UBCKNN vào Bộ Tài chính, theo nội dung Quyết định này
UBCKNN là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về chứng khoán và TTCK, trực tiếp giám sát và quản lý TTCK theo quy định
của pháp luật.
Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc UBCKNN (SSC) :
1. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HaSTC).
2. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh nay là Sở
Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)
3. Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo Chứng khoán.
4. Trung tâm Tin học và Thống kê.
- 32 -
5. Tạp chí chứng khoán.
Thị trường sơ cấp do UBCKNN (SSC) trực tiếp quản lý.
Thị trường giao dịch thứ cấp, cũng đồng thời là nơi phục vụ công tác đấu giá các
cổ phiếu IPO lần đầu, phát hành tăng vốn ra công chúng của các DN (quy định một
đợt phát hành có tổng mệnh giá từ 10 tỷ đồng Việt nam trở lên 7), thị trường này
bao gồm hai tổ chức: Trung tâm Giao dịch chứng khoán TpHCM nay là Sở Giao
dịch chứng khoán TpHCM và Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội, hàng hoá
của thị trường có cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ chứng khoán phái sinh.
Trung tâm Giao dịch chứng khoán TpHCM chính thức khai trương đi vào hoạt
động là ngày 20-7-2000, thực hiện phiên giao dịch cổ phiếu niêm yết đầu tiên trên
sàn giao dịch vào ngày 28-7-2000, với hai công ty niêm yết là REE và SAM, cuối
năm 2000 trên sàn HOSE có 5 DNNY.
HOSE chính thức chuyển thành SGDCK TpHCM theo Quyết định số
559/QĐ-TTg, ngày 11-5-2007 của Thủ tướng Chính phủ.
TTGDCK HN chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 8-3-2005, và ngày
14-7-2005 chính thức khai trương sàn giao dịch thứ cấp với 6 công ty niêm yết.
2.1.2. Các Công ty niêm yết.
Tiêu chuẩn niêm yết cổ phiếu trên SGDCH, TTGDCK của các CTCP được thực
hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK, trong đó các
nội dung chính về các tiêu chuẩn niêm yết như sau:
Chỉ tiêu SGDCK TTGDCK*
1. Vốn điều lệ (theo
sổ sách kế toán)
80 tỷ đồng trở lên, trường
hợp DN có vốn ít hơn quy
định 30%, phải muốn đăng
ký niêm yết phải do Bộ Tài
chính quyết định sau khi xin
10 tỷ đồng trở lên
- 33 -
ý kiến Thủ tướng Chính phủ
2. Hiệu quả hoạt động
kinh doanh
Hai năm liền trước có lãi và
không có lỗ lũy kế
Năm liền trước có lãi và không
có lỗ lũy kế
3. Cổ phiếu và số
lượng cổ đông
20% cổ phiếu của công ty do
ít nhất 100 cổ đông nắm giữ
Cổ phiếu có quyền biểu quyết
của công ty do ít nhất 100 cổ
đông nắm giữ
4. Hạn chế chuyển
nhượng đối với cổ
đông là thành viên:
HĐQT, BKS, BGĐ,
KTT
Nắm giữ 100% số cổ phiếu
do mình sở hữu trong 6 tháng
đầu, 50% trong 6 tháng tiếp
theo, không tính cổ phiếu
thuộc sở hữu Nhà nước mà
mình đại diện
Nắm giữ 100% số cổ phiếu do
mình sở hữu trong 6 tháng đầu,
50% trong 6 tháng tiếp theo,
không tính cổ phiếu thuộc sở
hữu Nhà nước mà mình đại
diện
5. Hồ sơ niêm yết cổ
phiếu.
Có hồ sơ niêm yết cổ phiếu
hợp lệ theo quy định tại
khoản 2 điều 10 Nghị định số
14/2007/NĐ-CP
Có hồ sơ niêm yết cổ phiếu hợp
lệ theo quy định tại khoản 2
điều 10 Nghị định số
14/2007/NĐ-CP
6. Loại hình doanh
nghiệp
Mọi loại hình doanh nghiệp
Các DN mới thành lập thuộc
lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc
công nghệ cao, DNNN chuyển
đổi thành CTCP không phải
đáp ứng yêu cầu (2)
(*) Theo Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28-11-2003, thì điều kiện niêm yết
trên TTGDCK có các tiêu chuẩn sau:
Vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên, 2 năm liền trước có lãi, đối với DNNN cổ
phần hoá chỉ cần năm liền trước có lãi.
- 34 -
Các thành viên HĐQT, BKS, KTT cam kết nắm giữ cổ phiếu mà mình sở
hữu ít nhất 50% trong 3 năm kể từ ngày niêm yết.
Tối thiểu 20% vốn cổ phần của công ty do ít nhất 50 cổ đông ngoài tổ chức
niêm yết nắm giữ, đối với công ty có vốn từ 100 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ này là 15%.
Có hồ sơ niêm yết hợp lệ.
2.2 Thông tin kế toán công bố trên thị trường chứng khoán Việt Nam
2.2.1 Theo quyết định của các cơ quan chức năng
Cơ quan quản lý thị trường là UBCKNN, từ ngày thành lập theo Nghị định
75/CP ngày 28 - 11- 1996 trực thuộc Chính phủ, sau đó căn cứ vào Quyết định số
161/2004/ QĐ-TTg ngày 7-9-2004, UBCNKK trực thuộc Bộ Tài Chính. Các văn
bản quy định về CBTT trên thị trường từ ngày bắt đầu thành lập năm 1996 cho đến
nay gồm có:
- Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11-7-1998, của Chính phủ về chứng
khoán và TTCK.
- Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28-11-2003 của Chính phủ về chứng
khoán và TTCK.
- Thông tư 57/2004/TT-BTC ngày 17-6-2004, của Bộ Tài chính hướng
dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK.
- Luật Chứng Khoán số 70/2006/QH11 ngày 29-6-2006 có hiệu lực ngày
1-1-2007.
- Thông tư 38/2007/TT-BTC ngày 18-4-2007, của Bộ Tài chính hướng
dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK .
Hiện nay theo tinh thần thông tư 38/2007/TT-BTC, việc công bố thông tin là
BCTC thường niên được quy định như sau:
Yêu cầu thực hiện CBTT:
Việc CBTT phải đầy đủ, chính xác, và kịp thời theo quy định của pháp luật.
- 35 -
Việc CBTT phải do Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc hoặc người được ủy
quyền CBTT thực hiện. Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc phải chịu trách nhiệm về
nội dung thông tin do người được ủy quyền CBTT công bố.
Việc CBTT phải được thực hiện đồng thời với việc báo cáo UBCKNN,
SGDCK, TTGDCK. Các tài liệu gửi UBCKNN, SGDCK, TTGDCK được thể hiện
dưới hình thức văn bản và dữ liệu điện tử theo quy định của UBCKNN, SGDCK,
TTGDCK.
Phương tiện CBTT:
Các phương tiện CBTT của UBCKNN gồm: báo cáo thường niên, trang thông
tin điện tử và các ấn phẩm khác của UBCKNN, của Sở giao dịch chứng khoán,
Trung tâm giao dịch chứng khoán gồm: bản tin TTCK, trang thông tin điện tử,
bảng hiển thị điện tử, các trạm đầu cuối của SGDCK, TTGDCK, và phương tiện
thông tin đại chúng.
Hình thức công bố BCTC
Công ty niêm yết phải công bố BCTC quý và BCTC năm, BCTC quý không
phải kiểm toán, BCTC năm phải được kiểm toán do tổ chức kiểm toán được chấp
thuận của UBCKNN cho phép kiểm toán các doanh nghiệp niêm yết.
Thời gian công bố báo cáo tài chính
Thời gian công bố BCTC năm là 100 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Thời gian công bố BCTC quý là ngày thứ 25 của tháng đầu quý tiếp theo.
Nội dung công bố BCTC:
BCTC quý gồm:
BCĐKT giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 01a – DN
BCKQHĐSXKD giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 02a – DN
BCLCTT giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 03a – DN
BTMBCTC chọn lọc: Mẫu số B 09a – DN
- 36 -
Trường hợp kết quả sản xuất kinh doanh giữa 2 kỳ báo cáo có biến động từ 5%
trở lên (dự thảo thông tư mới quy định 10% 8), tổ chức niêm yết phải giải trình rõ
nguyên nhân dẫn đến những bất thường đó trong BCTC quý.
Tổ chức niêm yết công bố BCTC quý tóm tắt theo mẫu CBTT-03 của thông tư
38/2007TT-BTC, qua phương tiện công bố thông tin của UBCKNN, SGDCK,
TTGDCK.
BCTC quý của CTNY phải công bố trên các ấn phẩm, trang thông tin điện tử
của CTNY và phải lưu trữ ít nhất 12 tháng tiếp theo tại trụ sở chính của tổ chức để
nhà đầu tư tham khảo.
BCTC năm gồm:
BCĐKT : Mẫu số B 01 – DN
BCKQHĐSXKD: Mẫu số B 02 – DN
BCLCTT : Mẫu số B 03 – DN
BTMBCTC: Mẫu số B 09 – DN
Trường hợp DNNY là công ty mẹ, nội dung CBTT theo quy định của pháp luật
kế toán về BCTC hợp nhất và tổng hợp.
Công ty niêm yết phải lập và công bố báo cáo thường niên theo mẫu CBTT-02
của thông tư 38/2007TT-BTC, đồng thời với công bố BCTC năm.
Công ty niêm yết phải công bố BCTC năm tóm tắt theo mẫu CBTT-03 của
thông tư 38/2007TT-BTC trên 3 số báo liên tiếp của một tờ báo trung ương và một
tờ báo địa phương nơi công ty đóng trụ sở chính hoặc thông qua phương tiện CBTT
của UBCKNN
BCTC năm của Công ty niêm yết phải công bố trên các ấn phẩm, trang thông
tin điện tử của DNNY và lưu trữ ít nhất 10 năm tại trụ sở chính để nhà đầu tư tham
khảo.
2.2.2 Tình hình thực hiện của các công ty niêm yết
2.2.2.1 Sơ lược về tình hình CTNY trên SGDCK Tp HCM
- 37 -
Năm Số lượng CTNY
Khối lượng CP niêm yết
hiện tại (31/12/2007)
2000 5 175.057.894
2001 11 217.120.314
2002 20 330.295.762
2003 22 339.514.404
2004 28 394.966.653
2005 35 675.058.672
2006 106 2.562.973.043
2007 141 4.642.807.946
2008 173 6.081.373.413
- 38 -
Biểu đồ tình hình niêm yết và giá trị mệnh giá trên SGDCK TpHCM tính đến ngày
31/12/2008.
5
11
20 22
28
35
106
141
173
175 217 330 339
394
675
2562
4624
6084
0
20
40
60
80
._.Trích quỹ khen thưởng: …………………..đồng
2.3 Cổ tức phải trả: …………………..đồng
3. Tổng tài sản cuối kỳ: (1) – (2) …………………..đồng
4. Nợ phải trả …………………..đồng
5. Tổng tài sản thuần: (3) – (4) …………………..đồng
6. Chỉ số lạm phát (do GSO công bố): ………………….…..%
- 67 -
7. Giá trị tài sản thuần thực ước tính {(5) x (1- (6))}:…………………..đồng
B. Tình hình nguồn vốn
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu: …………….……..đồng
C. Chênh lệch (A.7) – (B.1): ( >0 : + ; <0 : -) ..………………… đồng
D. Phần tự đánh giá về tình hình tài sản doanh nghiệp của Ban Giám đốc:
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
3.2.1.4 Về tính pháp lý của báo cáo tài chính :
- BCTC trong CBTT phải là BCTC hợp pháp, tức là có đầy đủ con dấu và
chữ ký trong trường hợp là BCTC giữa niên độ.
- Nếu là BCTC năm, ngoài những yêu cầu trên BCTC còn phải được công
bố tất cả các nội dung theo quy định như : báo cáo của Ban giám đốc (Ban Tổng
giám đốc), Báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính đã được kiểm toán và các báo cáo
khác theo yêu cầu của UBCKNN (nếu có),
- Các chức danh trong các báo cáo phải được ký theo đúng quy định, trường
hợp không đúng phải công bố giấy ủy quyền kèm theo.
- Trong TMBCTC đề nghị có thêm một dòng:
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: …………………………………..
- Các BCTC có kiểm toán phải có ý kiến kiểm toán viên là chấp nhận toàn
phần, nếu có khoản ngoại trừ trọng yếu, doanh nghiệp phải công bố công văn giải
trình nội dung ngoại trừ, các phương án xử lý và phải cam kết thực hiện đúng thời
gian.
3.2.2. Giải pháp về phạm vi và hình thức công bố thông tin
- Điều kiện đầu tiên là các DNNY phải xây dựng trang web của chính mình và
quản lý tốt, đây là giải pháp mang tính cơ bản trong nội dung công bố thông tin.
Thông tin được đưa ra công chúng bằng nhiều kênh khác nhau sẽ đảm bảo yếu tố
- 68 -
kịp thời và cân xứng cho các đối tượng có nhu cầu cần thông tin, phục vụ mục đích
phân tích và ra quyết định đầu tư.
- Tài liệu được công bố trên cổng thông tin điện tử phải là các văn kiện có đầy
đủ tư cách pháp lý, tức là phải đầy đủ chữ ký đúng chức danh, con dấu, giấy ủy
quyền (nếu có) và các quy định khác của pháp luật.
- Các biểu mẫu quy định trong CBTT cần loại bớt các nội dung thừa, bổ sung
các thông tin thiếu ví dụ: mẫu CBTT-02, CBTT-03 trong Thông Tư 38/2007/TT-
BTC cần xem lại, nên chọn hình thức bổ sung các thông tin trong quy định trên vào
báo cáo của Ban Giám đốc và bản TMBCTC, cũng như cần trình bày thêm chi tiết
doanh thu so sánh giữa quý trước và quý này để nhà đầu tư đủ thông tin đánh giá.
- Báo cáo kiểm toán bắt buộc phải đăng toàn văn và phải có giải trình, các biện
pháp xử lý nếu trong báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên có ý kiến ngoại trừ, và nếu
là các vấn đề cần phải có thời gian mới xử lý được như xác định công nợ, thẩm
định tài sản …, thì phải xác định rõ thời gian công bố xử lý, đồng thời kèm theo thư
xác nhận của kiểm toán viên phụ trách kiểm toán BCTC cho từng vấn đề cụ thể về
ý kiến ngoại trừ trong BCTC.
- Các cơ quan quản lý phải có lộ trình theo dõi, kiểm tra, giám sát và xử lý
những sai phạm định kỳ và đột xuất trong việc CBTT của các DNNY, nhằm mục
đích đưa dần việc CBTT đi vào quy củ và nề nếp, đây là yếu tố cơ bản nhằm phát
triển thị trường ổn định, bền vững.
3.2.3. Giải pháp về điều kiện và trách nhiệm công bố thông tin
- Quy định về điều kiện và trách nhiệm công bố thông tin phải cụ thể, rõ ràng
với những đối tượng có trách nhiệm phải cung cấp thông tin theo quy định, tuy
nhiên trong tình hình hiện nay, trường hợp quá tải thông tin, thường xảy ra do hiện
nay các công ty đại chúng đăng ký với UBCKNN đến thời điểm 31/12/2008 là 896
công ty, vì vậy nên chăng phải có quy định thêm thời gian cho việc công bố vì lý
do phương tiện công bố thông tin chưa đáp ứng kịp.
- 69 -
- Tổng chung các yếu tố gây trở ngại trong việc công bố BCTC, các cơ quan
quản lý nên xem xét tăng thêm thời gian cho các công ty có mức vốn lớn, số công
ty con và đơn vị trực thuộc nhiều, DN đóng trên địa bàn kinh tế có giao thông đi lại
khó khăn …, thời gian đề nghị là 1 tháng (30 ngày) cho BCTC giữa niên độ, và
trong vòng 4 tháng (tương đương 120 ngày) cho BCTC có kiểm toán cuối niên độ
cuả các DNNY.
- Ngoài ra UBCKNN cũng phải quy định cả với những cơ quan quản lý trực
tiếp như SGDCK về thời gian công bố nhằm đảm bảo thông tin có thể đến với NĐT
trong thời gian ngắn nhất, tránh tình trạng thời gian thông tin nằm chờ tại các cơ
quan trung gian khá dài, đây cũng là nguyên nhân xảy ra tình trạng rò rỉ thông tin
công bố trong những năm vừa qua (đề nghị quy định: nếu là ngày làm việc phải
công bố trong ngày, trường hợp bất khả kháng có thể chậm trễ, nhưng thời gian
chậm trễ không quá 2 ngày, kể cả trường hợp là ngày thứ bảy và chủ nhật).
3.2.4. Giải pháp đánh giá chất lượng thông tin công bố
- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán cần có văn bản
quy định về các mức độ ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán nếu có, từ mức độ bắt
phải giải trình vấn đề ngoại trừ, các giải pháp xử lý, cho đến các trường hợp vi
phạm trọng yếu, có thể bắt buộc phải thanh tra, hoặc kiểm toán lại, đồng thời cũng
nên hướng dẫn cụ thể về trình tự thực hiện công việc kiểm toán mà DN phải thực
hiện, nhằm tránh các lỗi sai cơ bản mà các DN có thể vấp phải như không mời công
ty kiểm toán tham gia kiểm kê tài sản DN cuối kỳ, các khoản quy định trong xác
nhận công nợ phải thu, phải trả, các vấn đề có liên quan đến miễn giảm thuế thu
nhập doanh nghiệp…
- Ý kiến của kiểm toán viên trong báo cáo kiểm toán cần quy định rõ mức độ
ngoại trừ trọng yếu, nếu có ảnh hưởng đến BCTC kiểm toán viên phải nói rõ vấn đề
ngoại trừ sẽ có ảnh hưởng như thế nào, trong báo cáo kiểm toán và đồng thời phải
- 70 -
có ý kiến căn cứ vào chuẩn mực kiểm toán hiện hành, tránh trường hợp phát biểu
chung chung cho có lệ.
- Các cơ quan quản lý phải xây dựng một hệ thống thang điểm để đánh giá chất
lượng thông tin của các DNNY công bố trong năm, cuối năm có tổng kết đánh giá
việc thực hiện trách nhiệm CBTT và công bố trên phương tiện thông tin đại chúng
để các nhà đầu tư có thể so sánh, đánh giá.
- Các cơ quan điều hành vĩ mô TTCK nên tăng cường thêm một số chức năng
cho các tổ chức hiệp hội chuyên ngành, tổ chức kiểm tra chéo, đánh giá tình hình
thực hiện các công tác có liên quan đến thông tin được công bố trên TTCK.
3.2.5. Giải pháp xử lý các vi phạm – các biện pháp chế tài
Đơn vị trực tiếp theo dõi giám sát, thanh tra các tổ chức cá nhân hoạt động trên
TTCK hiện nay do Ban thanh tra UBCKNN dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch
UBCKNN, văn bản quy định về công tác này là Nghị định 36/2007/NĐ-CP, ngày
8-3-2007 của Chính phủ và Thông tư 97/2007/TT-BTC, ngày 8-8-2007 của BTC về
việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK.
Thực trạng chấp hành CBTT là BCTC thường niên đang xảy ra nhiều vấn đề như
hiện nay, nguyên do chính một phần cũng vì công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các
vi phạm chưa được rốt ráo, đến nơi đến chốn, tình hình thực tế là các CTCP tăng
lên ngày càng nhiều, khối lượng công việc lớn, nhân sự thanh tra lại mỏng, tình
hình sai phạm diễn biến ngày một phức tạp, mặt khác hệ thống văn bản luật pháp
về chứng khoán còn chưa đồng bộ, nhất là trong lĩnh vực phát hành cổ phiếu tăng
vốn điều lệ đối với các CTCP chưa phải là công ty đại chúng.
Ngoài các lý do trên thì biện pháp chế tài hiện nay cũng chưa có tác động tích
cực, hình thức xử lý, mức chế tài là phạt tiền theo khung quy định như hiện nay là
quá nhẹ, không đủ tính răn đe. Căn cứ vào báo cáo xử phạt hành chính trong lĩnh
vực chứng khoán và TTCK năm 2008 thì mức thấp nhất là 10 triệu đồng và mức
cao nhất là 100 triệu đồng, trong đó phổ biến là mức phạt 20 đến 30 triệu đồng, so
- 71 -
với giá trị của những vụ việc vi phạm, mức phạt này là quá nhẹ, và chủ yếu là phạt
vi phạm trong lĩnh vực phát hành chứng khoán mà thôi.
Giải pháp xử lý trong công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát cần phải được xem
là quan trọng, không thua kém việc xây dựng môi trường kinh doanh trên TTCK,
môi trường kinh doanh có được bình đẳng, minh bạch, lành mạnh hay không, ảnh
hưởng phần lớn từ chỗ pháp luật có được thực thi nghiêm minh, xử lý đúng người,
đúng tội, đồng thời các biện pháp chế tài phải có đủ tính răn đe, chế ngự các hành
vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh hay không.
Ngoài ra cách xử lý thông tin phải nhanh chóng, kịp thời, thông tin xử lý còn
phải được công bố rộng rãi trong công chúng, nếu có các biện pháp khắc phục hậu
quả thì các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm phải cam kết, công bố kết quả việc khắc
phục hậu quả trong thời gian bao lâu và phải thực hiện đúng theo cam kết trên.
Mặt khác các biện pháp chế tài như phạt tiền, nên tính theo phần trăm (%) giá
trị của các vụ vi phạm, có quy định mức tối đa và tối thiểu, nhằm linh hoạt hoá biện
pháp chế tài phù hợp với tốc độ phát triển chung về giá trị giao dịch trên thị trường
trong giai đoạn hiện nay.
3.2.6 Giải pháp đối với công tác kiểm toán
a. Kiểm toán nội bộ:
Đây là vấn đề còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt nam nói chung, và các
DNNY nói riêng, hiện nay theo mô hình công ty cổ phần, công tác kiểm tra nội bộ
được hiểu như là công cụ phục vụ cho Ban giám đốc (Ban Tổng giám đốc) công ty,
vì thế mặc dù đã có Quyết định 12/2007/QĐ – BTC ngày 13-3-2007, của Bộ Tài
chính hướng dẫn các DNNY thực hiện xây dựng quy trình kiểm tra, kiểm soát nội
bộ, nhưng rất ít doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc quy chế này, điều này cũng dẫn
đến khó khăn cho các kiểm toán viên độc lập khi thực hiện kiểm toán tại doanh
nghiệp.
- 72 -
Nhiệm vụ chính của kiểm toán nội bộ được tập trung vào: kiểm toán hoạt động
và kiểm toán tuân thủ, thông thường kiểm toán nội bộ được chia thành 2 bộ phận
kiểm soát về kế toán (Internal accounting controls) và kiểm soát về hành chính
(Internal administrative controls)
Về nguyên tắc Ban kiểm toán nội bộ (hay thường gọi là Ban kiểm tra nội bộ)
có tính độc lập tương đối với Ban điều hành doanh nghiệp, thì hiệu quả kiểm tra,
giám sát mới hữu hiệu, tuy nhiên với nếp suy nghĩ trên, ban kiểm tra nôi bộ thường
chỉ là kiêm nhiệm, hình thức và đối phó là chính.
Đề nghị các cấp quản lý cần hướng dẫn cụ thể hơn nữa về quy chế kiểm tra nội
bộ, tổ chức này phải có thành viên có nghiệp vụ kế toán, đồng thời ban kiểm tra nội
bộ nên trực thuộc hội đồng quản trị.
b. Kiểm toán độc lập
Kiểm toán độc lập được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền
kinh tế thị trường và chính sách cổ phần hoá chuyển đổi mô hình DNNN thành
công ty cổ phần , lúc này nhu cầu về kiểm toán BCTC của các công ty cổ phần là tổ
chức phát hành, tổ chức niêm yết …tăng nhanh do ưu thế của mô hình doanh
nghiệp dạng này, vì vậy đòi hỏi kiểm toán độc lập cũng được phát triển nhằm đáp
ứng như cầu trên.
Kiểm toán độc lập ở nước ta hoạt động hoạt động dựa trên các văn bản pháp lý
sau:
Quyết định số 28/2003/QĐ-BTC ngày 28-3-2003 của Bộ Tài chính ban hành hệ
thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
Nghị định số 105/NĐ-CP ngày 30-3-2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập.
Thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29-6-2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn
đăng ký hành nghề kiểm toán và quản lý kiểm toán viên hành nghề.
Quyết định số 59/2004/QĐ-BTC ngày 9-7-2004 của Bộ Tài chính về quy chế thi
tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên.
- 73 -
Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 30-3-2005 của Chính phủ về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 105/NĐ-CP ngày 30-3-2004 của Chính phủ
về kiểm toán độc lập.
Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC ngày 14-7-2005 của Bộ Tài chính về việc
chuyển giao cho Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), thực hiện
một số nội dung công việc quản lý, hành nghề kế toán, kiểm toán.
Quyết định số 89/2007/QĐ-BTC ngày 24-10-2007 của Bộ Tài chính về việc
ban hành Quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán
cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng BCTC của các DNNY, trước hết
công tác kiểm toán phải được đặt lên hàng đầu, vì bản chất của kiểm toán là đảm
bảo an toàn lợi ích kinh tế cá nhân, lợi ích xã hội, làm lành mạnh hoá môi trường
đầu tư, thúc đẩy công tác kế toán phải tuân thủ luật pháp, chuẩn mực cũng như
minh bạch hoá tài chính quốc gia.
Do công việc của kiểm toán độc lập là kiểm toán BCTC các doanh nghiệp, vì
thế trước hết bản thân doanh nghiệp kiểm toán cũng phải được chứng nhận kiểm
định chất lượng doanh nghiệp, các nhân tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng kiểm
toán là:
Môi trường pháp lý.
Yếu tố cạnh tranh.
Đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn của kiểm toán viên.
Trình độ quản lý, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, chính sách đãi ngộ đối với
kiểm toán viên của doanh nghiệp kiểm toán.
Kiểm toán là một mắt xích không thể thiếu trong quy trình vận hành của
TTCK, TTCK là thị trường kinh doanh thông tin, hoạt động trên nền tảng của niềm
tin, do vậy một BCTC được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập nghiêm
minh, chính trực, và chuyên nghiệp, sẽ làm an lòng nhà đầu tư, cho dù không đảm
- 74 -
bảo chắc chắn 100% mức độ tin cậy, nhưng một BCTC được kiểm toán sẽ đảm bảo
không có sai sót trọng yếu.
Kinh nghiệm xảy ra bê bối tài chính trên TTCK Mỹ năm 2000, 2001 với sự sụp
đổ của Công ty Enron và Worldcom, trong đó có sự liên đới trách nhiệm của công
ty kiểm toán hàng đầu tại Mỹ là Arthur Andersen, đây cũng là nguyên nhân dẫn
đến sự ra đời của đạo luật Sarbanes – Oxley năm 2002.
Thị trường chứng khoán Việt Nam với vụ rối ren tài chính của công ty cổ phần
Bông Bạch Tuyết năm 2008 (Bibica vào năm 2005), trong đó nổi lên những vấn đề
như: không tuân thủ chế độ kế toán và lập BCTC, thông tin được công bố trên
TTCK, hạn chế về trình độ của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán trong
quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các DNNY…, mặt khác nó cũng cho thấy
một vụ bê bối về tài chính của một DNNY có ảnh hưởng như thế nào đối với
TTCK. Những trường hợp như thế làm thiệt hại về tài chính là không nhỏ cho nhà
đầu tư là cổ đông trong công ty, nếu còn tái diễn sẽ xói mòn niềm tin của nhà đầu
tư, cũng như ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của TTCK.
Tính đến 31/12/2008 toàn quốc có 158 công ty kiểm toán trong đó năm 2008,
có 34 công ty được phép kiểm toán các DNNY và DN phát hành cổ phiếu.
Tổng số công ty đại chúng đăng ký với UBCKNN tính đến cùng kỳ là 896
công ty, tổng số công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch là 356 công ty, chưa tính số
công ty dự tính đăng ký niêm yết trên hai sàn giao dịch và các CTCP phát hành cổ
phiếu ra công chúng…, chắc chắn áp lực thời vụ kiểm toán đè nặng lên các doanh
nghiệp kiểm toán được phép kiểm toán các tổ chức niêm yết và tổ chức phát hành,
việc này không thể tránh khỏi ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC của các
kiểm toán viên trong khi thực hiện kiểm toán BCTC.
Qua tình trạng ngoại trừ xuất hiện khá nhiều trong các báo cáo kiểm toán, có
những điểm ngoại trừ là trọng yếu, nhưng các DNNY thường không công bố giải
trình kèm theo. Các cơ quan quản lý TTCK cần phải có văn bản quy định rõ ràng
- 75 -
mức độ ngoại trừ trong BCTC là bao nhiêu phần trăm cho mỗi khoản mục, và tổng
các khoản mục ngoại trừ là bao nhiêu phần trăm cho tổng tài sản kỳ báo cáo, mức
tối thiểu, tối đa, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng…, trường hợp nào giải trình, và nội
dung giải trình phải làm rõ các vấn đề có liên quan, hình thức xử lý, thời gian bao
nhiêu ngày phải công bố giải trình…Những trường hợp ngoại trừ nào phải kiểm
toán lại, thời gian tổ chức kiểm toán lại, thời gian công bố xác nhận bằng thư kiểm
toán của kiểm toán viên…
Mặt khác cũng cần quy định rõ trách nhiệm liên đới của kiểm toán viên và công
ty kiểm toán, với đánh giá của mình về BCTC đã kiểm toán của DNNY được phát
hành ra công chúng, trong trường hợp thực hiện quy trình kiểm toán có sai sót.
Các văn bản pháp luật quy định về kế toán, kiểm toán phải được xây dựng thống
nhất giữa các tổ chức: kiểm toán độc lập và kiểm toán Nhà nước trong công tác
kiểm toán BCTC của các tập đoàn, tránh để xảy ra chênh lệch số liệu trong BCTC
của các doanh nghiệp vừa là DNNY, vừa là DNNN, vừa là công ty con của các tập
đoàn.
Vấn đề kiểm toán BCTC nên đi dần đến thực hiện đối với tất cả mọi loại hình
DN trên toàn quốc, dựa trên tiêu chuẩn mức vốn kinh doanh, nhằm làm minh bạch
hoá nền kinh tế, đồng thời đây cũng là dữ liệu quan trọng nói lên thực trạng nền
kinh tế quốc gia qua từng thời kỳ, tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý vĩ mô nền
kinh tế thực hiện các chính sách đạt hiệu quả cao.
3.3. Một số kiến nghị
- Bộ Tài Chính
Qua nội dung phân tích tình hình thực hiện công bố BCTC của các DNNY,
chúng tôi xin có một số kiến nghị như sau:
(1) Bộ Tài chính nên giao hẳn nhiệm vụ xây dựng hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan đến lĩnh vực chứng khoán cho UBCKNN(SSC), sau khi đã
trình Bộ và được duyệt y, nhằm phù hợp với tình hình phát triển cả về quy mô và
- 76 -
chất lượng của TTCK trong tương lai, cũng như tương đồng với thông lệ quốc tế về
TTCK.
(2) Công tác kế toán có vị trí quan trọng trong việc cung cấp thông tin trên
TTCK, đây cũng là cơ sở hình thành chất lượng hàng hoá trên thị trường. Hiện nay
hệ thống các văn bản kế toán được xây dựng và thực hiện theo Luật, chuẩn mực và
các văn bản hướng dẫn thi hành, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như thế rất
phức tạp, chồng chéo cũng như gây khó khăn trong việc thực hiện, đề nghị Bộ cho
xây dựng, tu chính một bộ Luật và Chuẩn mực kế toán Việt Nam thống nhất, giảm
bớt các văn bản hướng dẫn kèm theo, làm khuôn mẫu cho các kế toán viên thực
hiện công tác kế toán.
Theo thông lệ quốc tế, công việc xây dựng chuẩn mực kế toán được thực hiện
bởi Hiệp hội kế toán. Vì thế đề nghị Bộ tăng cường thêm một số chức năng cho Hội
kế toán, kiểm toán Việt Nam (VAA) hiện nay, xây dựng Hội thành một tổ chức
chuyên môn làm tham mưu cho Bộ về các vấn đề có liên quan đến công tác kế
toán, làm công tác trực tiếp quản lý, điều hành theo dõi, kiểm tra, cũng như kiến
nghị xử lý các vi phạm trong lĩnh vực kế toán .
(3) Về công tác kiểm toán là dịch vụ có tầm ảnh hưởng quan trọng đến TTCK
và có mối liên quan chặt chẽ đến CBTT là BCTC của các CTCP nói chung và các
DNNY nói riêng, đề nghị Bộ làm tham mưu cho Chính phủ nhanh chóng hoàn
thiện bộ Luật Kiểm toán độc lập trình Quốc Hội thông qua, đồng thời giao cho Hội
đồng kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), trực tiếp xây dựng hệ thống
chuẩn mực kiểm toán độc lập Việt Nam, cũng như quản lý, giám sát, thanh tra và
xử lý các trường hợp vi phạm trong thực hiện kiểm toán, tránh để xảy ra những
trường hợp liên đới vi phạm có ảnh hưởng đến TTCK.
Mặt khác về chuyên môn nên tách hai nhiệm vụ kế toán, kiểm toán ra thành
hai bộ phận riêng biệt, giao cho hai tổ chức thực hiện. Ví dụ chuyển VAA thành
- 77 -
Hiệp hội kế toán, VACPA thành Hiệp hội kiểm toán, để dễ dàng trong việc xây
dựng chuyên nghiệp hoá các công tác kế toán, kiểm toán.
(4) Bán bớt cổ phần Nhà nước trong các DNNY không thuộc diện Nhà nước
cần nắm giữ, đi đôi với việc mở room cho nhà đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh
vực ngành nghề không quan trọng, nhằm khai thác nguồn vốn nước ngoài, với mục
đích : thứ nhất nhằm thay đổi nếp làm việc, quản lý theo kiểu cũ của các nhà quản
lý trong các DNNY có vốn nhà nước chiếm cổ phần chi phối, thứ hai giảm bớt thiệt
thòi quyền lợi cho cổ đông thiểu số, thứ ba tìm kiếm bổ sung các nhân tố mới trong
và ngoài nước có năng lực điều hành DN trong giai đoạn hiện nay, cũng như từng
bước nâng cao năng lực lãnh đạo điều hành chung của các DN trong toàn nền kinh
tế.
(5) Kiến nghị xem xét đưa vào TTCK một số hàng hoá tài chính khác như
thương phiếu, hối phiếu, hợp đồng giao sau…,các công cụ chứng khoán phái sinh
như nghiệp vụ mua bán khống, mua bán chứng khoán trung hạn, để xây dựng
TTCK ngày càng đa dạng, phong phú, phồn vinh.
- Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước
+ Chấn chỉnh thực trạng CBTT hiện nay của các DNNY, nhất là các BCTC
thường niên, quy định lại về hình thức, phương tiện CBTT, đề nghị và giám sát các
DNNY xây dựng, quản lý tốt trang web của doanh nghiệp, giảm bớt hiện tượng quá
tải trong CBTT, dùng phương tiện thông tin trên làm cầu nối giữa nhà đầu tư và
doanh nghiệp, tạo sự an tâm cho nhà đầu tư, cũng như cho toàn thị trường.
+ Tăng cường hơn nữa công tác theo dõi, giám sát, xử lý vi phạm, xây dựng hệ
thống cổng thông tin liên lạc giữa DNNY – SGDCK – UBCKNN, nhằm đảm bảo
cho nhà đầu tư có được thông tin chính xác, kịp thời, minh bạch và đầy đủ, cũng
như từng bước xây dựng TTCK mang tính cạnh tranh hoàn hảo.
+ UBCKNN nên xem xét lại hệ thống văn bản hiện hành về CBTT, cần sửa
đổi sao cho gọn nhẹ, thông thoáng, kết hợp liên hoàn với hệ thống văn bản luật có
- 78 -
liên quan như Luật Doanh nghiệp, Luật Kế toán, Luật Đầu tư …, đồng thời đảm
bảo các biểu mẫu báo cáo có đầy đủ nội dung phục vụ cho phân tích tình hình tài
chính doanh nghiệp, để hoạt động của thị trường ngày càng hiệu quả hơn.
+ Làm tham mưu cho Bộ Tài chính sửa đổi lại quy định về xử phạt, chế tài
những vi phạm trên TTCK, sao cho có đủ tính răn đe, đồng thời lập lại kỷ cương
trong lĩnh vực CBTT, cũng như đảm bảo việc tuân thủ luật pháp trong CBTT,
nhằm xây dựng môi trường minh bạch và lành mạnh trên TTCK.
+ Tăng cường hơn nữa công tác giám sát, quản lý việc thực hiện phát hành
chứng khoán ra công chúng và phát hành riêng lẻ của các CTCP nói chung, các
DNNY nói riêng nhằm tránh tình trạng mất cân đối tiền – hàng, ối đọng hàng hoá,
làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu, hiệu quả của thị trường, đó cũng là nguyên
nhân gián tiếp làm tăng cung, giảm cầu chứng khoán và là nguyên nhân dẫn đến
suy thoái thị trường.
+ Ngoài ra SSC cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục, phổ
kiến thức về chứng khoán và TTCK, hệ thống văn bản Luật có liên quan như Luật
Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán …, để từng bước nâng cao trình độ
hiểu biết của các chủ thể tham gia TTCK, tạo sự tự giác thực hiện nghĩa vụ cho các
chủ thể tham gia thị trường.
+ Cần có sự phối hợp cao trong mối quan hệ giữa các cơ quan điều hành và
các tổ chức cung ứng các dịch vụ CBTT trên thị trường như: Hiệp hội kế toán,
kiểm toán Việt Nam (VAA), Hội đồng kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
(VACPA), Hiệp hội chứng khoán Việt Nam, trong việc xây dựng môi trường pháp
lý cũng như theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động CBTT trên TTCK.
+ UBCKNN xem xét lại tình hình TTCK trong giai đoạn hiện nay, nhằm tránh
gây ra tác động tâm lý xấu của nhà đầu tư trên thị trường về giao dịch cổ phiếu của
cổ đông nội bộ. Đề nghị SSC yêu cầu hạn chế chuyển nhượng cổ phần sở hữu cá
nhân (không kể số cổ phần đại diện vốn Nhà nước) trong suốt thời gian tại vị đối
- 79 -
với các thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc (Ban Tổng giám đốc), kế toán
trưởng các DNNY, nếu muốn chuyển nhượng, hoặc phải rút khỏi thành viên các tổ
chức trên, hoặc phải có sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông công ty.
- Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh
+ Tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình các DNNY thực hiện quy chế của Sở
về CBTT định kỳ, đảm bảo thông tin được công bố kịp thời theo đúng quy định của
luật pháp. Kiến nghị và hỗ trợ các DNNY thực hiện xây dựng trang web công ty
làm cổng thông tin điện tử, phục vụ yêu cầu CBTT.
+ Tổ chức đào tạo, tập huấn cho các nhân viên công bố thông tin trong các
DNNY, nhằm đảm bảo các doanh nghiệp này hiểu rõ tính quan trọng của việc
CBTT.
+ Khuyến cáo các DNNY thực hiện tốt công tác quản trị, điều hành công ty,
xây dựng hệ thống kiểm tra nội bộ, để đảm bảo minh bạch hoá ngay từ trong nội bộ
doanh nghiệp.
+ Xây dựng, phát triển hệ thống công nghệ thông tin nhắm đảm bảo yêu cầu
CBTT của các DNNY, mặt khác SGDCK cũng xem xét và hỗ trợ các DNNY tổ
chức thay đổi niên độ kế toán theo từng lĩnh vực ngành nghề nhằm phù hợp với
thực tế của các doanh nghiệp, đồng thời giảm tải cho hệ thống thông tin hiện nay
trong cung cấp dịch vụ, và đảm bảo tính kịp thời trong CBTT trên TTCK.
+ Tăng cường hơn nữa công tác phổ thông hoá các luật lệ hiện hành có liên
quan đến TTCK cho các chủ thể tham gia thị trường bằng nhiều hình thức khác
nhau, xem đây cũng là nguồn nhân lực tiếp tay cho công tác kiểm tra, giám sát các
hoạt động của thị trường, theo dõi, giám sát các DNNY trong việc thực hiện CBTT.
- Các công ty niêm yết
+ Để có thể chủ động trong công tác CBTT, các DNNY nên xây dựng trang
web công ty, và quản lý tốt cổng thông tin điện tử của doanh nghiệp mình, lấy đây
- 80 -
làm cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư, tự mình có thể đảm bảo tốt việc
CBTT theo quy định của luật pháp trên thị trường.
+ Từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lý theo phong cách mới, quản lý
theo mô hình công ty cổ phần hiện đại, thực hiện việc chấp hành, tuân thủ luật pháp
là việc quan trọng hàng đầu, có chế độ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phù hợp
với yêu cầu trong tình hình mới.
+ Nắm vững hệ thống luật pháp, xây dựng và hoàn chỉnh quy chế về CBTT,
thực hiện quản trị doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, xây dựng hệ thống
kiểm tra nội bộ có tính độc lập cao, tạo điều kiện nâng cao trình độ về kế toán của
các nhân viên tác nghiệp trong đơn vị, từng bước đạt yêu cầu thông tin được công
bố phải minh bạch, chính xác, đầy đủ và kịp thời.
+ Cần xem công tác CBTT là một công tác quan trọng nó phải được tuân thủ
và thực hiện nghiêm túc, các DNNY nên thành lập bộ phận chuyên trách công tác
CBTT, bộ phận này phải am hiểu về hệ thống luật pháp có liên quan đến việc
CBTT trên TTCK.
- 81 -
Kết luận chương 3
Các biện pháp nhằm hoàn thiện việc CBTT trước hết phải định hướng được
mô hình xây dựng thị trường và hệ thống CBTT như thế nào? Xu thế phát triển hệ
thống ra sao? Thông qua việc xác định quy mô tăng trưởng TTCK trong ngắn và
dài hạn.
Xây dựng TTCK phải đứng trên quan điểm:
- Hội nhập với TTCK thế giới, kế thừa kinh nghiệm các nước tiên tiến có nền
kinh tế thị trường phát triển.
- Học tập kinh nghiệm những mô hình TTCK các nước có nền kinh tế tương
tự về bản chất giống như nước ta (TTCK Trung Quốc), với mục đích xây dựng thị
trường ổn định về lượng, đảm bảo về chất và phù hợp cho sự phát triển lâu dài.
- Trình độ, kiến thức về kinh tế của các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị
trường cũng là đặc điểm cần chú ý trong xây dựng mô hình TTCK.
- Hoàn thiện hệ thống luật pháp theo hướng mở, đồng bộ và nhất quán, đi đôi
với việc xây dựng môi trường hoạt động kinh doanh thông thoáng, phát huy tinh
thần kinh doanh lành mạnh cũng như thực hiện tuân thủ pháp luật.
- Cùng với việc xây dựng hoàn chỉnh hệ thống công bố thông tin trên
TTCK, việc tăng cường các chức năng của các tổ chức, cơ quan hữu quan hỗ trợ
TTCK (Hiệp hội kế toán, kiểm toán, chứng khoán…), các tổ chức này sẽ cùng với
Bộ Tài chính, UBCKNN, SGDCK, trực tiếp giám sát, theo dõi, kiểm tra, đánh giá
các hoạt động trên thị trường nhằm thực hiện trung thực và minh bạch hoá TTCK.
- 82 -
Kết luận chung
TTCK là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường, đây là một kênh thu hút
vốn đầu tư rất quan trọng trong nền kinh tế, tình hình hoạt động của thị trường cũng
là cơ sở dữ liệu phục vụ công tác điều hành vĩ mô quốc gia.
Đặc trưng của TTCK là thị trường vốn cao cấp, nguồn sống của TTCK là thông
tin được công bố trên thị trường, hàng hoá chứng khoán có một giá trị nội tại khá
trừu tượng và chính thông tin là điều kiện tiên quyết tạo nên giá trị nội tại đó.
Trong các loại thông tin thì BCTC của các DNNY được công bố thường kỳ có mức
độ rất quan trọng, vì vậy yêu cầu CBTT phải được đưa lên hàng đầu, nếu muốn cho
thị trường phát triển bền vững.
Các tổ chức hội nghề nghiệp có liên quan đến CBTT trên thị trường cần phải
được xây dựng theo như thông lệ quốc tế, nhằm phối hợp với các cơ quan quản lý
làm tham mưu, hỗ trợ và giám sát TTCK, đảm bảo luật lệ được thực thi một cách
nghiêm minh, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh.
Trong công tác kế toán, kiểm toán việc xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán
phù hợp với luật pháp và tình hình thực tế của Việt Nam, đồng thời đảm bảo đủ
điều kiện hoà nhập với với chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế khi có điều kiện.
Tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác quản lý
thị trường. Tăng cường xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, phục vụ
yêu cầu CBTT trên TTCK, đảm bảo thông tin công bố trên thị trường được thông
suốt.
Tổ chức hệ thống vận hành qua lại đối với các cơ quan quản lý trực tiếp, gián
tiếp và các cơ quan hữu quan đối với thị trường, nhằm đảm bảo các chủ trương,
chính sách của Nhà nước được thi hành đồng bộ thống nhất và hiệu quả, xây dựng
các hiệp hội chức năng giúp việc trong kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá các
mặt hoạt động trên TTCK, nhằm tạo điều kiện cho thị trường phát triển lành mạnh,
minh bạch, ổn định và bền vững.
- 83 -
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ ĐỀ TÀI
- Đề tài được thực hiện có tính thời sự đối với chuyên ngành trong giai đoạn
hiện nay, cách trình bày và bố cục được xây dựng có phương pháp khoa học, trình
bày thứ tự và có logic, kỹ năng viết, ghi nhận và giải trình sự việc theo thứ tự hợp
lý, đơn giản, dễ hiểu và ít sai sót.
- Nội dung đề tài đã đưa ra khá nhiều ý kiến mới mẻ về cách nhìn nhận về
thông tin kế toán, báo cáo tài chính, công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm
yết nói chung và các công ty cổ phần nói riêng. Thông qua nội dung đề tài đã phản
ánh, đánh giá, đưa ra các giải pháp và kiến nghị các vấn đề có liên quan trong lĩnh
vực kế toán trên thị trường chứng khoán như sau:
+ Nội dung công bố thông tin kế toán
+ Phạm vi và hình thức công bố thông tin
+ Điều kiện và trách nhiệm trong việc công bố thông tin
+ Đánh giá chất lượng thông tin được công bố
+ Hình thức xử lý các vi phạm – các biện pháp chế tài
+ Công tác kiểm toán và ảnh hưởng của nó đến thông tin công bố, và;
Một số kiến nghị đối với các cơ quan, tổ chức lãnh đạo, quản lý, điều hành,
cung cấp hàng hoá trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chi tiết được trình bày cụ thể từ trang 53 đến trang 80 của đề tài.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA1848.pdf