Các giải pháp hoàn thiện bộ máy quản trị của Công ty TNHH thực phẩm thủy sản Đức Tín

Lời mở đầu Ngành công nghiệp thực phẩm nước ta cùng với những ngành công nghiệp sản xuất hàng hoá khác hiện nay đang đứng trước nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn thách thức do nền kinh tế thị trường mang lại và đó cũng được coi là kết quả tất yếu của xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Để tận dụng được những cơ hội nhằm tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp mình, cũng như hạn chế được tối đa những rủi ro do những khó khăn mang lại

doc54 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Các giải pháp hoàn thiện bộ máy quản trị của Công ty TNHH thực phẩm thủy sản Đức Tín, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, từ đó hướng tới việc đạt được những mục tiêu nhất định trong kinh doanh thì mỗi doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thực phẩm phải tự có cho mình một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh. Tổ chức hoàn thiện bộ máy quản trị nói chung của doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, thì chiến lược hoàn thiện bộ máy sản xuất sản phẩm đúng đắn và hoàn chỉnh thì sản phẩm mới có thể tiêu thụ tốt được trên thị trường , giúp mang lại doanh thu và lợi nhuận cho đơn vị kinh doanh (điều này đặc biệt quan trọng vì hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp khác nhau đang tham gia thị trường thực phẩm sản xuất trong nước), giúp duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp, mặt khác nó còn là cơ sở để thực hiện bộ máy quản trị kinh doanh khác như kế hoạch nghiên cứu phát triển và đầu tư. Bộ máy quản trị sản phẩm giúp doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đứng trên thế chủ động để nắm bắt và thoả mãn nhu cầu đa dạng và luôn biến động của thị trường, qua đó nó càng thể hiện rõ vai trò là một công cụ cạnh tranh sắc bén của các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên cần lưu ý rằng không phải bộ máy quản trị sản phẩm đều mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp mà chỉ có những bộ máy quản trị thích hợp với điều kiện của doanh nghiệp và môi trường kinh doanh thì mới tạo ra hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp. Mặt khác, sau một quá trình thực tập tại công ty cổ phần TNHH thực phẩm thuỷ sản Đức Tín - một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mặt hàng thực phảm nước mắm, em nhận thấy rằng bộ máy quản trị cho sản phẩm của công ty còn chiếm thị phần nhỏ trên thị trường. Vì vậy em xin phép chọn đề tài "Các giải pháp hoàn thiện bộ máy quản trị của công ty TNHH Thực phẩm thủy sản Đức Tín" cho chuyên đề thực tập của mình. Nội dung chuyên đề thực tập được chia thành ba chương: Chương I: Đặc điểm kinh tế kỹ thụât tác động đến bộ máy quản trị ở công ty TNHH thực phẩm thuỷ sản Đức Tín. Chương II: Khảo sát thực tế hoạt động kinh doanh và công tác tổ chức bộ máy quản trị ở công ty TNHH thực phẩm thủy sản Đức Tín. Chương III: Giải pháp hoàn thiện và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác tổ chức bộ máy quản trị. Em xin chân thành cảm ơn Khoa quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế quốc dân, và thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền đã giúp đỡ và hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2008 Chương I Đặc điểm kinh tế kỹ thuật tác động đến tổ chức bộ máy quản trị ở công ty TNHH thực phẩm thủy sản đức tín 1. Giới thiệu công ty Công ty TNHH Thực phẩm Thủy sản Đức Tín. Tên giao dịch : Đức Tín Fishcry Food commany Limter DT Co., LTD. Trụ sở chính : Số 1 - Tổ 27 - Phường Ngọc Lâm - Long Biên - Hà Nội. Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên Điện thoại: 8734747 Ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất chế biến và mua bán nông sản, thuỷ sản thực phẩm. - Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm. - Chế biến đồ hộp. - Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá. - Kinh doanh vận tải hàng hoá. - Kinh doanh dịch vụ kho hàng và bến bãi, bến xe, bãi đỗ xe. - Bốc xếp hàng hoá. - Kinh doanh dịch vụ ăn uống giải khát (không bao gồm kinh doanh quán bar) - Cho thuê nhà. - Sản xuất giầy và các sản phẩm từ giấy. - Sản xuất và mua bán các sản phẩm nhựa, bao bì nhựa. (Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật). Vốn điều lệ của công ty Đức Tín là: 100.000.000đ Bảng 1: Tỷ lệ góp vốn của các thành viên. STT Tên thành viên Vốn góp Tỷ lệ % 1 Lã Đức Quỳnh 90.000.000đ 90% 2 Bùi Thị Vân 10.000.000đ 10% ( Nguồn: Giấy phép kinh doanh) (Đơn vị tính: Triệu đồng) Công ty TNHH thực phẩm thuỷ sản Đức Tín hoạt động với đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản tại ngân hàng Việt Nam - VIB Bank. Công ty chủ động đứng ra vay vốn ký hợp đồng kinh tế, đứng ra vay vốn cũng như chủ động về hàng hoá, giá cả trên thị trường trong phạm vi chính sách pháp luật nhà nước và tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. - Công ty thực hiện các chức năng chủ yếu đó là sản xuất, chế biến, mua bán nông sản, thủy sản thực phẩm, chế biến đồ hộp (sản xuất dấm nếp, nước mắm...). Luôn đảm bảo về chất lượng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản phẩm của công ty. - Đảm nhận chức năng của nhà nước giao, góp phần khôi phục và phát triển đất nước. * Chức năng nhiệm vụ của công ty Công ty thực hiện kế hoạch hạch toán độc lập cháp hành các chính sách chế độ, luật pháp của nhà nước. Thực hiện đầy đủ các hợp đồng kinh tế với bạn hàng trong nước. Nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên tham gia bảo hiểm xã hội, an toàn bảo vệ lao động. 1.1. Đặc điểm về chất lượng sản phẩm Công ty TNHH thực phẩm thủy sản Đức Tìn sản xuất mặt hàng chính là nước mắm. Vì vậy chất lượng là một thuộc tính cơ bản của sản phẩm, đó là sự tổng hợp về kinh tế - kỹ thuật. Chất lượng được tạo ra từ những yếu tố có liên quan đến quá trình sống của sản phẩm. Nó được hình thành ngay từ khâu thiết kế, xây dựng phương án sản phẩm cho đến khâu sản xuất. Quá trình sản xuất là khâu quan trọng nhất tạo nên chất lượng và sau đó là trong quá trình lưu thông phân phối và sử dụng. Trong khi sử dụng, chất lượng sản phẩm được đánh giá đầy đủ nhất và cũng là khâu quan trọng nhất trong quá trình sống của sản phẩm. Nói như vậy không có nghĩa là chất lượng sản phẩm chỉ là giá trị của sản phẩm, đó mới chỉ là điều kiện cần, thực tế cho thấy giá trị sử dụng càng cao thì sản phẩm càng có chất lượng, tuy nhiên đôi khi những thuộc tính bên trong của sản phẩm đã thay đổi. Xuất phát từ cách nhìn tổng quát đó, chất lượng sản phẩm có thể được định nghĩa như sau: Chất lượng sản phẩm là tập hợp các thuộc tính của sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của người sử dụng trong những điều kiện kinh tế, khoa học, kỹ thuật, xã hội nhất định. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào quan niệm và những mục tiêu khác nhau trong từng thời kỳ kinh tế xã hội khác nhau mà người ta đưa ra những khái niệm về chất lượng sản phẩm khác nhau. Sau đây ta có thể đưa ra một vài định nghĩa khác về chất lượng sản phẩm . - Theo quan điểm triết học Mác: Chất lượng sản phẩm là mức độ, là thước đo biểu thị giá trị sử dụng của nó. Giá trị sử dụng của một sản phẩm làm nên tính hữu ích của sản phẩm đó và nó chính là chất lượng sản phẩm. - Theo tiêu chuẩn Liên Xô (cũ) GOST 15467 người ta định nghĩa như sau: Chất lượng sản phẩm là tổng thể những thuộc tính của nó quy định tính thích hợp của sản phẩm để thoả mãn những nhu cầu phù hợp với công dụng của nó. - Trong lĩnh vực quản lý chất lượng, tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu EOFQC cho rằng: Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng. - Tổ chức tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế ISO cho rằng: Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng kinh tế kỹ thuật của nó, thể hiện được sự thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn. - Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5814 - 1994 phù hợp với ISO/DIS 8402 thì chất lượng sản phẩm được định nghĩa: Chất lượng sản phẩm là một tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu ra và tiềm ẩn. Nhưng dù được định nghĩa theo cách này hay cách khác thì trước hết chất lượng sản phẩm phải bao gồm những tính chất đặc trưng của sản phẩm. Đó là những đặc tính khách quan thể hiện trong quá trình hình thành và sử dụng sản phẩm. Đây là yếu tố mà người sản xuất phải quan tâm hàng đầu vì người tiêu dùng luôn chú ý đến. Nhưng chất lượng sản phẩm không phải bao gồm tất cả những tính chất đặc trưng cho tính năng kỹ thuật hay giá trị sử dụng của sản phẩm, nó chỉ gồm những tính chất làm cho sản phẩm thoả mãn những nhu cầu nhất định phù hợp với công dụng. Điều đó cũng có nghĩa là khi xem xét chất lượng chúng ta phải chú ý đến một tập hợp các thuộc tính của sản phẩm chứ không cần căn cứ vào một vài chỉ tiêu nào đó... Thứ hai, chất lượng phải thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Khi nói đến chất lượng sản phẩm người ta thường nói "đạt" hay "không đạt" yêu cầu tức là xem xét sản phẩm đó thoả mãn đến mức độ nào những yêu cầu cho trước thể hiện trong các tiêu chuẩn, bản thiết kế và phản ứng của người tiêu dùng. Chất lượng phụ thuộc vào điều kiện công nghệ, khoa học kỹ thuật, kinh tế và cả điều kiện xã hội. Vì vậy nói đến nhu cầu cũng như khả năng thoả mãn nhu cầu phải xuất phát từ những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể về kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Yêu cầu chất lượng của mọi sản phẩm cũng không thể như nhau, sản phẩm xuất khẩu phải có chất lượng phù hợp với thị trường vì điều kiện xã hội, phong tục tập quán đều có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là một yếu tố động. Trong khi giá trị sử dụng phụ thuộc vào kết cấu nội tại của sản phẩm nó sẽ bị thay đổi khi kết cấu bị thay đổi thì trái lại chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào nhu cầu xã hội, điều kiện sản xuất, con người lao động... nó biến đổi theo không gian và thời gian. Do xã hội luôn luôn vận động kéo theo nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi, thứ nữa là do cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang là động lực mạnh mẽ thúc đẩy mọi quá trình phát triển trong xã hội, nên chất lượng sản phẩm luôn thay đổi, ngày càng được nâng cao. * Những vấn đề quản trị chất lượng. Vấn đề về quản trị chất lượng hiện nay công ty rất chú trọng đặc biệt là chất lượng sản phẩm xuất ra cho khách hàng nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc tạo dựng hình ảnh của công ty. Sau khi sản phẩm được sản xuất ra để bán cho khách hàng phải được kiểm tra chất lượng, bao bì đều được công ty kiểm tra kỹ lưỡng. Sản phẩm của công ty chủ yếu là nước mắm nên chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm phải được đặt lên hàng đầu. Chất lượng là giá trị cốt lõi của mỗi sản phẩm do đó việc vấn đề về quản trị chất lượng hiện nay hầu hết các công ty đều chú trọng tới nó. Công ty hiện nay đã có riêng phòng kiểm tra chất lượng vì vậy việc quản trị chất lượng cho các sản phẩm của công ty luôn luôn đựơc ban lãnh đạo công ty quan tâm trước khi các sản phẩm đến với khách hàng thì nó được kiểm tra rất kỹ đảm bảo uy tín cho công ty 1.2. Cơ cấu sản xuất Công ty TNHH thực phẩm thủy sản Đức Tín chủ yếu sản xuất dấm nếp và nước mắm Đức Tín, chế biến từ các mặt hàng nông sản và nông sản chế biến từ gạo, ngô sắn, thuỷ sản như cá tôm. Đây là những mặt hàng thực phẩm, chất lượng của sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng. Vì vậy để đảm bảo hàng hoá có chất lượng cao và tiêu thụ với tốc độ nhanh. Công ty phân tích đánh giá và lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, có hàng hóa cung cấp đạt chất lượng cao. - Hàng thủy sản để sản xuất nước mắm là một mặt hàng cần được bảo quản kỹ lưỡng và độ an toàn chất lượng cao vì vậy hàng phải được chọn lựa kỹ, khâu vận chuyển cũng phải được dùng xe đông lãnh chở từ nơi mua hàng đến nơi sản xuất. Khi hàng được đưa về phải được kỹ thuật viên kiểm tra lại sản phẩm một lần nữa để loại những sản phẩm không đủ chất lượng ra, những sản phẩm đủ tiêu chuẩn được vào sản xuất và chế biến. Khi đã ra được thành phẩm, lúc đó sản phẩm là nước mắm hoặc dấm phải được kiểm tra xem có đủ tiêu chuẩn cho người tiêu dùng không sau đó mới đựơc đem đóng gói và mang đi tiêu thụ. 1.3. Trình độ của đội ngũ các nhà quản trị. Bảng 2: Cơ cấu quản trị lao động phân theo trình độ chuyên môn Đơn vị tính: Người STT Trình độ chuyên môn được đào tạo Tổng số 1 Trên đại học 0 2 Đại học cao đẳng 5 Đại học Bách Khoa 1 QTKD - Trung cấp kế toán 3 3 Trung sơ cấp 12 Trung cấp kinh tế 8 Trung cấp kỹ thuật 4 4 Công nhân kỹ thuật 52 Công nhân sản xuất 39 Bảo quản thực phẩm 6 Cơ khí 2 Điện 1 Vận tải 2 5 Chưa đào tạo 62 Tổng 130 ( Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh) Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy. - Về cơ cấu trình độ, chất lượng lao động tại công ty TNHH Thực phẩm thuỷ sản Đức Tín chưa cao, chưa có cán bộ trên trình độ đại học. - Số lao động có trình độ đại học - cao đẳng chiếm tỷ lệ thấp chỉ khoảng 3,8% (5/130 người) tập trung ở bộ phận quản trị. - Trình độ trung và sơ cấp: 9,37% (12/130 người). - Lao động có trình độ công nhân kỹ thụât là 40,62% (52/130 người) - Số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao nhất: 48,62% (62/130 người). Do vậy trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng lao động tại công ty, công ty cần có kế hoạch tuyển thêm các cử nhân kỹ sư tốt nghiệp từ các trường đại học - cao đẳng, hoặc có kế hoạch đào tạo thêm cho người lao động trong doanh nghiệp. 1.4. Trang thiết bị quản trị Để thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hoá thì doanh nghịêp cũng cần phải biết bố trí, tổ chức, sắp xếp bộ máy quản trị doanh nghiệp sao cho gọn nhẹ nhưng vẫn đạt hiệu quả cao, góp phần giảm bớt được chi phí quản trị doanh nghiệp, tránh được tình trạng chồng chéo quan liêu giấy tờ, các phòng ban và các bộ phận bán hàng phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau và cùng phối hợp thực hiện các công việc được giao, tất cả vì mục tiêu chung của doanh nghiệp. Hơn nữa, doanh nghiệp cần phải biết bố trí các công việc cho nhân viên sao cho phù hợp năng lực sở trường của họ, luôn tạo cho họ những cơ hội để họ có thể phát huy hết tài năng, khả năng sáng tạo của mình trong công việc. Có như vậy thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới thực sự tốt được. Trên đây là một số nhân tố cơ bản khác ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp, chính vì vậy doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm chú ý và hiểu rõ ảnh hưởng của các nhân tố này, từ đó có thể đưa ra các biện pháp tích cực hoặc có những điều chỉnh hợp lý sao cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là tốt nhất đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đề ra. 1.5. Môi trường kinh doanh. * Khách hàng. Khách hàng là những người đang và sẽ mua hàng của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, khách hàng là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Không có khách hàng thì doanh nghiệp không thể thực hiện việc tiêu thụ hàng hoá của mình được và quá trình bán hàng sẽ không thể thực hiện được. Khách hàng tạo nên thị trường và quy mô khách hàng tạo nên quy mô thị trường. Khách hàng sẽ quyết định sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp được bán theo giá nào, quyết định doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm như thế nào, phương thức bán hàng và phương thức phục vụ khách hàng là do khách hàng lựa chọn, vì trong nền kinh tế thị trường phát triển, người mua có quyền chọn người bán theo ý thích của mình và đồng thời quyết định phương thức phục vụ của người bán và khách hàng ngày nay còn được coi là thượng đế. Một nhân tố đặc biệt quan trọng là mức thu nhập và khả năng thanh toán của khách hàng có tính quyết định đến lượng hàng hoá tiêu thụ của doanh nghiệp . Khi thu nhập của dân cư tăng lên, đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của dân cư cũng được cải thiện thì nhu cầu tiêu dùng cũng tăng lên và lúc này mọi người sẽ có khuynh hướng tiêu dùng nhiều những sản phẩm đắt tiền và hợp thời trang hoặc tiêu dùng nhiều sản phẩm mà họ ưa thích từ trước hoặc các sản phẩm tiêu dùng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, khối lượng hàng hoá cần cung ứng cho thị trường lúc này sẽ rất lớn, doanh nghiệp càn có kế hoạch dự trữ hàng hóa thật tốt để có thể đáp ứng nhu cầu thị trường. Khi thu nhập của dân cư giảm thì nhu cầu tiêu dùng của họ giảm, người tiêu dùng sẽ chỉ mua các mặt hàng chủ yếu cần thiết phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của mình hoặc mua các sản phẩm khác nhưng với số lượng rất khiêm tốn tuỳ theo khả năng tài chính của họ, khối lượng hàng hoá cung ứng cho thị trường lúc này sẽ giảm, doanh nghiệp cũng cần có sự điều chỉnh cần thiết đối với kế hoạch tiêu thụ hàng hoá của mình. Vì vậy doanh nghiệp cần phải thường xuyên theo dõi khách hàng và theo dõi sự biến động về nhu cầu của họ để từ đó ra những quyết định đúng đắn cho kế hoạch tiêu thụ hàng hoá của mình. * Người cung cấp Người cung cấp đối với doanh nghiệp thương mại có ý nghĩa rất quan trọng, nó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành ổn định theo kế hoạch đã định trứơc. Trên thực tế người cung cấp thường được phân thành ba loại chủ yếu: loại cung cấp các thiết bị, công cụ bán hàng và các mặt hàng kinh doanh cho doanh nghiệp; loại cung cấp nhân công cho doanh nghiệp; loại cung cấp tiền và các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm cho doanh nghiệp. Như vậy, mỗi doanh nghiệp cùng một lúc có quan hệ tới nhiều nguồn cung cấp thuộc cả ba loại trên. Người cung cấp có nghĩa vụ cung cấp cho doanh nghiệp các loại hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của doanh nghiệp và phải đảm bảo đầy đủ về số lượng, kịp thời về thời gian, đảm bảo về chất lượng và ổn định về giá cả. Mỗi sự sai lệch trong quan hệ với người cung cấp cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người cung cấp thực hiện công việc của mình trên cơ sở thoả thuận theo hợp đồng cam kế giữa hai bên, làm sao cho cả hai bên đều có được lợi ích của mình. Doanh nghiệp luôn luôn phải thực hiện theo phương châm là đa dạng hoá nguồn cung cấp để không quá phụ thuộc vào một nguồn cung cấp, đảm bảo lúc nào cũng có đủ hàng hoá cung ứng trên thị trường, và có được sự ưu đãi về giá khi mua hàng của người cung cấp, chủ động xây dựng kế hoạch cung ứng cho mình. Ngoài ra doanh nghiệp có thể tìm cho mình một nhà cung cấp có đủ sự tin cậy và xây dựng mối quan hệ tốt với nhà cung cấp này, đồng thời cũng phải tích cực tìm kiếm các nhà cung cấp khác với những lợi ích mới mà các nhà cung cấp này mang lại cho mình. * Đối thủ cạnh tranh: Trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh của mình, doanh nghiệp luôn phải đối phó với hàng loạt các đối thủ cạnh tranh. Nhất là trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là không tránh khỏi và sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, khốc liệt, nếu như doanh nghiệp không có đủ khả năng cạnh tranh thì sẽ không thể tồn tại và phát triển được. Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và các đối thủ cạnh tranh ngang sức khác sẽ tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có quy mô lớn, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ cao hơn các đối thủ khác trong ngành. Càng nhiều doanh nghiệp cạnh tanh trong ngành thì cơ hội đến với từng doanh nghiệp càng ít, thị trường phân chia nhỏ hơn, khắt khe hơn dẫn đến lợi nhuận của từng doanh nghiệp cũng nhỏ đi. Đối thủ cạnh tranh có thể đưa ra thị trường những sản phẩm cùng loại với doanh nghiệp nhưng với giá cả thấp hơn mà chất lượng lại như nhau và có thể là chất lượng còn tốt hơn, điều đó đã khiến cho doanh nghiệp gặp phải trở ngại rất lớn, sản phẩm của doanh nghiệp lúc này sẽ khó bán hơn hoặc có thể bán được nhưng với số lượng thấp hơn. Ngoài ra các đối thủ cạnh tranh còn có thể đưa ra những sản phẩm thay thế mà khách hàng chấp nhận được, lúc đó doanh số bán hàng của doanh nghiệp sẽ giảm xuống, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thực tế, cạnh tranh có thể diễn ra trên nhiều mặt khác nhau nhưng có thể nói chủ yếu là cạnh tranh với nhau về khách hàng, vì thế trong cạnh tranh thì người được lợi là khách hàng, nhờ có cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mà khách hàng được tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất mà giá cả cũng rất hợp lý. 2. Quá trình hình thành và phát triển công ty Khi mới thành lập công ty có đội ngũ nhân viên ít ỏi, quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, tốc độ phục vụ và tiêu thụ sản xuất còn chậm chạp và phụ thuộc khá nhiều vào nhà cung cấp sản phẩm. Sau 7 năm thành lập công ty đã có đội ngũ nhân viên đông đảo hơn quy mô đầu tư càng lớn hơn và chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn. Hoạt động của công ty cũng chủ động hơn,, công ty dần khẳng định được mình cũng như xây dựng được thương hiệu nước mắm Đức Tín. Trên lĩnh vực: Thực phẩm. Tên công ty Thực phẩm thủy sản Đức Tín được đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 25/4/2003 và đăng ký thay đổi lần thứ 3 vào ngày 19/4/2006. Theo số 0102008506 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Giấy chứng nhận đăng ký thuế số 0101361299 do cục thuế thành phố Hà Nội cấp ngày 15/5/2003. 3. Các thành tựu mà công ty đạt đựơc. Trong điều kiện kinh tế quốc tế đang phát triển với xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập nền kinh tế quốc tế, với chính sách mở cửa nền kinh tế của Đảng và Nhà nước ta vô cùng đúng đắn đã tạo từng bước cho nước ta có vị thế ngày càng cao trên thị trường quốc tế về nhiều mặt. Chúng ta đã tạo được nhiều mối quan hệ với nhiều quốc gia trên thế giới, chủ động tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới như đã trở thành thành viên của các tổ chức AFTA, APEC và thành tựu lớn nhất sau 20 năm nỗ lực phấn đấu chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, nước ta đã chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Tiến trình hội nhập nền kinh tế quốc của nước ta vừa mang lại không ít cơ hội đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho các ngành kinh tế của Việt Nam, trong đó có lĩnh vực sản xuất và kinh doanh mặt hàng thực phẩm. Thành tựu lớn nhất của công ty là thiết lập được một mạng lưới tiêu thụ sản phẩm rộng khắp cả nước, số lượng đại lý ngày càng tăng thêm và đầu năm 2008, công ty đã có 425 đại lý và tiếp tục tăng trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Hiện nay, khi Việt Nam đã tham gia thị trường quốc tế, các công ty thực phẩm nước ngoài sẽ vào Việt Nam để cạnh tranh với họ cũng như với các công ty trong nứơc. Ưu điểm nổi trội của công ty TNHH thủy sản thực phẩm Đức Tín là đã xây dựng thành công kênh phân phối hỗn hợp kết hợp giữa kênh phân phối trực tiếp sản phẩm của công ty với kênh phân phối gián tiếp qua các nhà phân phối là các cửa hàng bán lẻ và các đại lý của công ty. Công ty đang sở hữu một lực lượng nhân viên bán hàng tại các cửa hàng trưng bày sản phẩm khá mạnh có tuổi đời tương đối trẻ (trung bình dưới 30 tuổi) có năng lực chuyên môn do được đào tạo qua trường lớp và công ty cũng thường xuyên tiến hành các khoá đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên bán hàng cả trực tiếp cũng như gián tiếp. Công ty đã và đang trang bị hệ thống các phương tiện hiện đại như điện thoại, fax, máy vi tính có nối mạng cho hệ thống các phòng ban nhằm đảm bảo thuận tiện cho việc cung ứng hàng hoá kịp thời cho các đại lý không để xẩy ra tình trạng thiếu hàng hoá để bán trong khi kho hàng của công ty còn hàng. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tương đối lớn đó là điều kiện để mở rộng mạng lưới điểm bán hàng của công ty. Có điều kiện phát huy lợi thế của một nước có nền kinh tế phát triển sau đó là có thể tận dụng những thành quả của các nước phát triển trên thế giới, áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ và trong sản xuất để tạo ra đựơc những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu về an toàn thực phẩm, thực phẩm sạch nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng . - Các doanh nghiệp trong nước có thể thu hút vốn đầu tư nước ngoài cùng góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp mình để tham gia vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh ngành hàng thực phẩm nhằm tạo ra các mặt hàng thực phẩm có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. - Có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài do sự ưu đãi về thuế quan giữa các thành viên trong các khối kinh tế. - Sự phong phú về nguồn nguyên liệu của nước ta có truyền thống sản xuất nông nghiệp ở khu vực nhiệt đới gió mùa như Việt Nam như gạo, mía đường, hàng thủy sản... là đầu vào chủ yếu cho ngành sản xuất thực phẩm trong nước. * Thành tựu trong kinh doanh. Kết quả kinh doanh là mục tiêu chính của mọi hoạt động kinh doanh. Hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp là điều kịên sống còn và sự phát triển của doanh nghiệp trên thương trường. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đặc biệt là trong hơn 2 năm qua khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì đối với doanh nghiệp ngày càng trở lên khó khăn hơn do có sự tham gia có quy mô lớn và trang thiết bị hiện đại. Phát triển nhất là thị trường thực phẩm nước mắm và dấm phải cạnh tranh với những hàng có tên tuổi và đi trước. Tuy nhiên những thành viên trong công ty đã có những cố gắng không ngừng để được sản phẩm của mình ngày càng phát triển về mặt chất lượng. Có thể thấy kết quả kinh doanh của công ty qua báo cáo tài chính các năm sau. Bảng 3: Kết quả kinh doanh Mục/Năm 2005 2006 2007 30/4/2008 Tổng doanh thu 882 1.373 1.573 76.568 Lợi nhuận sau thuế 67.736 118.407 130.75 50.622 Tổng TS/người 6.438 13.593 20.223 17.223 Tổng hộ vay 4.233 7.917 10.240 9.152 Vốn chủ sở hữu 2.204 5.676 8.757 6.532 Hệ số đòn bẩy 192% 139% 169% 184% KNTT hiện hành 1,45 1,56 1,70 1,35 KNTT nhanh 1,43 0,89 1,21 0,62 Vòng quay vốn lưu động 11 9,61 12,7 9,90 (Nguồn : Báo cáo TTC của công ty) Nhìn vào biểu trên ta thấy kết quả từ năm 2005 - 2006 công ty kinh doanh rất thuận lợi tổng doanh thu tăng gấp đôi, nhưng từ 2006 - 2007 tổng doanh thu giảm do thị trường nhiều năm gần đây cạnh tranh rất gay gắt. Vốn CSH tăng lên rất nhiều năm 2007 gấp 3 lần năm 2005. * Thành tựu lĩnh vực khác - Công ty TNHH thực phẩm thủy sản Đức Tín là một công ty hạch toán độc lập bằng vốn của mình. Từ một con số nhỏ từ đầu chi vài chục triệu mà tới nay nguồn vốn của công ty đã tăng lên đến hàng trăm triệu đồng. Điều đó chứng tỏ công ty càng mở rộng quy mô của mình từ năm 2004 số vốn lưu động từ 50 triệu đồng đến năm 2008 vốn đã lên tới 100 triệu. Sản phẩm chủ yếu của công ty là sản xuất dấm và nước mắm. Mặc dù qua bao nhiêu thăng trầm, trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nay nước mắm Đức Tín đã có chỗ đứng riêng cho mình trong làng thực phẩm và đã được người tiêu dùng ở miền Bắc chấp nhận. Năm 2001 công ty đã mạnh dạn đưa sản phẩm nước mắm Đức Tín của mình tham gia Hội chợ triển lãm hàng công nghịêp Vịêt Nam và đạt đựơc Huy chương bạc. Vì vậy từ đấy đến nay thương hiệu nước mắm Đức Tín đã được tiêu thụ ngày càng mạnh. Hàng năm, công ty đều tăng cường ngân sách cho hoạt động nâng cấp sửa chữa bảo trì và mua sắm thêm trang thiết bị kỹ thuật công nghệ mới cho việc sản xuất nhà xưởng, mẫu mã bao bì, phương tiện vận chuyển hàng hoá và sản phẩm. Đời sống của các nhân viên trong công ty ngày một đi lên từ thu nhâp bình quân của một công nhân từ 700.000đ - 900.000đ nay đã lên đến 1.000.000đ - 1.200.000đ/tháng. Và công ty đã có chỗ ở cho nhân viên ở xa phòng ban của công ty cũng được cải thiện và nâng cấp . Bên cạnh đó các khoản giảm trừ đã tăng lên đáng kể tăng 444,05% tương ứng 3.975.021 nghìn đồng là do một số hàng hoá của công ty đã tiêu thụ chưa tốt, do phải vận chuyển hàng đi xa và mua hàng từ xa về giá vận chuyển tăng do giá xăng dầu tăng vì thế tăng thu thuần đã giảm xuống 15,91%. Tương ứng 15.792.000 đồng. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính không tăng mà còn giảm xuống do công ty đầu tư hoạt động tài chính chưa hiệu quả chi phí cho hoạt động tài chính quá nhiều nhưng tỷ lệ giảm này không đáng kể. Chi phí cho hoạt động bán hàng cũng tăng lên đáng kể, giá cả, và bao bì tăng v.v... Nhiều khoản chi phí còn lãng phí chưa hợp lý. Lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần từ hoạt động giảm chi phí bán hàng thì tăng dẫn đến lợi nhuận giảm năm 2005 - 5006 doanh thu tăng gấp đôi những năm 2006 - 2007 doanh thu giảm vì không có nguồn thu nhập khác, chi phí đầu vào lớn mà chi phí đầu ra nhỏ nên lợi nhuận trứơc thuế và sau thuế của công ty năm 2007 bị giảm 37,30% tương ứng với 2.677.234 nghìn đồng so với nưm 2005. Trong những năm gần đây nhu cầu ăn uông về an toàn thực phẩm cao vì vậy nhiều công ty cũng có nhiều sản xuất tương tự như công ty Đức Tín như Trung Thành, Chin su. Và một số hàng nước mắm có tên tuổi khác cũng đã phát triển tìm chỗ đứng cho mình trên thị trường, vì vậy mảng thị trường sản phẩm nước mắm mang tính cạnh tranh gay gắt đòi hỏi công ty khi tham gia phải tìm kiếm cho mình một thị trường riêng, đòi hỏi một đội ngũ cán bộ, chuyên môn và bán hàng phải lành nghề vững vàng trong khâu chất lượng sản phẩm. Trọng tâm của công ty là bán buôn cho các đại lý hàng các tỉnh như Bắc Ninh, Nam Định, Phú Thọ, Tuyên Quang. Với một bề dày kinh nghiệm nhiều năm chuyên mở đại lý về các tỉnh lân cận công ty có khá nhiều các đại lý về tận nơi lấy hàng. - Gia cố định được công ty làm chi tiêu để tính "Giá trị tổng sản lượng". Hiện nay công ty áp dụng kỹ thuật định giá trên cơ sở chi phí cộng thêm mực lợi nhuận tuỳ thuộc vào tình thế thị trường. Trong đó giá thành sản xuất bao gồm 5 loại chi phí chủ yếu tạo nên. (1) Chi phí nguyên vật liệu bằng định mức x đơn giá. Định mức nguyên vật liệu do bộ phận định mức thu mua cho tổng đơn vị sản phẩm. Đơn giá là đơn giá vật tư (cá, tôm) theo kế hoạch hiện hành tại thời điểm tính. (2) Chi phí nhân công Chi phí tiền lương theo định mức và đơn giá phòng tổ chức hành chính xây dựng BHXH theo chế độ hiện hành. Chi phí chung bằng chi phí khấu hao TSCĐ khác. Chi phí năng lượng + chi phí chung khác. (4) Chi phí quản lý xí nghiệp. (5) Chi phí bán hàng: chi phí cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Trong cơ chế thị trường như hiện nay thì giá cả là công cụ hữu hiệu cho việc điều chỉnh các quy định Marketing có liên quan khác có liên quan vì vậy khi tổ chức bán hàng, công ty cũng đã áp dụng các mức giá khác nhau cho các nhà đại lý sản phẩm. Công ty đưa ra mức chiết khấu về giảm giá cho các đại lý bán hàng mua và tiêu thụ sản phẩm cho công ty với số lượng lớn tuỳ thuộc vào giá trị của hàng. Với chính sách giá như vậy sẽ thúc đẩy các đại lý đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình. Tuy nhiên khi có sự biến động lớn từ phía thị trường nhu cầu thị trường tiêu dùng, mức giá của đối thủ cạnh tranh thay đổi. Công ty tiến hành điều chỉnh mức giá bán thích hợp. Căn cứ để điều chỉnh giá giống như căn cứ để định giá. Tuy nhiên ở đây công ty quan tâm đến mức biến động từ phía các chỉ tiêu này cộng thêm mức sản lượng có thể cung ứng của công ty mà đưa ra mức giá điều chỉnh cần được tiêu thụ. Doanh số bán hàng lợi nhuận dự kiện của mình trong cả 2 trường hợp cần tăng hay giảm giá bán sản phẩm. Nộp ngân sách hàng năm của công ty TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh tỷ lệ % 1 2 3 4 2/1 3/2 4/3 1 Giá trị TSL Tr. đồng 36._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7811.doc
Tài liệu liên quan