Danh mục các chữ viết tắt
GCN: Giấy chứng nhận
UBND: Uỷ ban nhân dân.
TNMT & NĐ: Tài nguyên Môi trường và Nhà đất
NT: Nông thôn
Lời mở đầu
Tính cấp thiết.
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là yếu tố cấu thành nên giang sơn, đất nước. Quản lý sử dụng đất đai hợp lý tiết kiệm. đạt hiệu quả cao bền vững là mục tiêu cực kì quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi một quốc gia. Công tác quản lý đất đai của các cấp chuyển từ trung ương đến địa phương có vai trò vô cùn
121 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Các giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp GCN quyền sử dụng đất ở đô thị của Quận Long Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g quan trọng trong việc ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế, xã hội giữ vững trật tự an ninh, quốc phòng. Đây là mục tiêu của mọi quốc gia, mỗi một quốc gia nào cũng phải nắm chắc quỹ đất đai của mình để bảo vệ nó.
Đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất là một nhiệm vụ hàng đầu mà mọi Nhà nước phải thực hiện tốt để đảm bảo việc quản lý đất đai được tiến hành chặt chẽ. việc đăng ký đất đai, cấp GCn quyền sử dụng đất trên cả nước sẽ thiết lập được hệ thống hồ sơ đăng ký đầy đủ. Đây là cơ sở để nhà nước nắm chắc, theo dõi và quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật. Như thế người sử dụng đất mới đấu tư khai thác tiềm năng của đất đai và chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về đất đai.
Ngày nay, cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của quá trình đô thị hoá, sự gia tăng không ngừng các lĩnh vực đặc biệt là ngành công nhiệp nhu cầu về sử dụng đất ngày càng tăng lên cả về chất lượng và quy mô đất đai. Trong khi đó quỹ đất đai của một quốc gia thì không tăng lên. Điều đó làm cho giá trị đất đai tăng lên, đi cùng với nó sẽ phát sinh nhiếu vấn đề phức tạp trong quá trình sử dụng đất đai. Chính vì thế nên công tác cấp quản lý Nhà nước về đất đai trở nên quan trọng và việc cấp GCN trên phạm vi toàn quốc trở thành nhu cầu cấp thiết.
Trong những năm qua Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật quy định, hướng dẫn việc cấp GCN quyền sử dụng đất. Tuy nhiên công tác tổ chức cấp GCN chưa đựơc thiết lập chặt chẽ, Nhà nước chưa kiểm soát được đầy đủ hiện trạng sử dụng đất sai mục đích, không đúng quy hoạch vẫn còn xảy ra. Nhìn lại công tác đăng ký kê khai cấp GCN quyền sử dụng đất của Quận Long Biên thời gian qua đã được các cấp ban ngành quan tâm chú trọng. Song tiến độ cũng như quy trình cách thực hiện các khâu, bước của công tác này còn nhiều hạn chế do nguyên nhân chủ quan và khách quan.Quận Long Biên đều có nguồn gốc từ các xã hoặc thị trấn được tách ra và sát nhập để thành lập các phường. Việc thành lập Quận Long Biên không chỉ đơn thuần là sự thay đổi địa giới hành chính, thay đổi tên gọi từ xã, huyện thành phường, quận mà kéo theo đó còn cả một bộ máy quản lý của quận cũng thay đổi theo. Trong đó vấn đề quản lý đất đai là một vấn đề quan trọng hàng đầu, do có sự thay đổi tính chất đất, từ đất nông thôn trở thành đất thành thị, đất nnong nghiệp chuyển thành đất phi nông nghiệp do đó nó ảnh hưởng lớn đến giá trị mảnh đất, tính chất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Sự thay đổi này làm ảnh hưởng lớn đến công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn quận.
Xuất phát từ những yêu cầu trên trong thời gian thực tập em chọn nghiên cứu đề tài: “Các giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp GCN quyền sử dụng đất ở đô thị của Quận Long Biên”.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm bổ sung kiến thức đã học và kiến thức thực tế để nghiên cứu những vấn đề của công tác cấp GCN quyền sử dụng đất ở. Từ đó rút ra một vài giả pháp đẩy nhanh tiến độ cấp GCN quyến
sử dụng đất ở.
3.Phương pháp nghiên cứu. Chuyên đề sử dụng biện pháp duy vật lịch sử và biện pháp duy vật biện chứng xuyên suốt trong việc nghiên cứu đề tài, dựa trên cơ sở lý luận của mác-Lênin, quan điểm của Đảng về vấn đề đất ở. Ngoài ra còn có sử dụng các phương pháp phân tích thống kê so sánh.....
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.Đề tài nghiên cứu công tác đăng ký, cấp GCN quyền sử dụng đất ở trên địa bàn quận Long Biên từ năm 2004 đến nay.
5. Kết cấu nội dung: Ngoài phần mục lục, lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo… nội dung kết cấu đề tài được bố trí thành 3 chương.
Chương1: Cơ sở của công tác cấp GCN quyền sử dụng đất ở.
Chương2: Thực trạng công tác cấp GCN quyền sử dụng đất ở trên địa Bàn quận Long Biên thành phố Hà Nội.
Chương 3:Một số giải pháp hoàn thiện và đẩy nhanh tiến độ cấp GCN quyền sử dụng đất ở trên địa bàn Quận Long Biên.
Đề tài hoàn thành nhờ vào sự chỉ dẫn nhiệt tình của cô giáo: Th.S Ngô Thị Phương Thảo và thầy cô trong Khoa BĐS & Quản lý Địa chính cùng với cô các cô chú Phòng Đăng ký thông kê thuộc Sở TNMT& NĐ Hà Nội, trong thời gian thực tập đã chỉ rõ cho em nhiều vấn đề cả trong thực tế và trong lý thuyết.
Nội dung
Chương 1: Cơ sở khoa học của công tác cấp GCN quyền sử dụng đất ở.
I.Đất đai và việc quản lý Nhà Nước đối với đất đai
1.khái niệm và vai trò của đất đai.
1.1/ Khái niệm.
Theo Hiến pháp 1992 nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật đất đai năm 1993 có ghi:” Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá là tư liệu sản xuất dặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã họi an ninh quốc phòng”
Theo Luật 1993 Đất ở đô thị là đất xây dựng thành thị. Đất được sử dụng để nhà ở, đất sử dụng để xây dựng các công trình phục vụ trực tiếp đời sống sinh hoạt của gia đình. Đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn.
Theo điều 84 Luật Đất đai 2003. Đất ở đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
1.2/ Vai trò của đất đai.
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch sử phát triển kinh tế- xã hội, đất đâi là điều kiện chung của lao động. Đất dai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, một quá trình lao động sản xuất nào, cũng như không thể nào có sự tồn tại của loài người. Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của loài người, điều kiện cho sự sống của động thực vật và con người trên trái đất.
Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kin tế, xã hội. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố làng mạc, các công trình công nghiệp, giao thông…..Đất đai cung cấp nguyên liệu cho nghành công nghiệp xây dựng như gạch ngói, xi măng, gốm sứ….
Đất đai và cùng các điều kiện tự nhiên khác là một trong nhũng cơ sở quan trọng nhất để hình thành các vùng kinh tế của đất nước nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng đất nước. Nhu cầu về đời sống kinh tế, xã hội rất phong phú và đa dạng. Khai thác lợi thế của mỗi vùng đất là tất yếu khách quan để đáp ứng nhu cầu đó. Ở nước ta trên cơ sở các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, cả nước có 7 vùng kinh tế- sinh thái.
Đó là vùng Miền núi và Trung du Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông cửu Long… Mỗi vùng có những sắc thái riêng về đất đai và các điều kiện tự nhiên khác. Sử dụng đầy đủ và hợp lý đất đai của mỗi vùng là một trang những nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển kinh tế của đất nước.
Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội. Tuy vậy đối với từng ngành cụ thể của nền kinh tế quốc dân, đất đai có vi trí khác nhau. Đối với ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng ) đất đai có vị trí đặc biệt. Nó không những là chỗ đứng , chỗ tựa để lao động, mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng và thông qua sự phát triển của cây trồng mà cung cấp thức ăn cho gia súc, là nơi chuyển dần hầu hết tác động của con người vào cây trồng. Vì vậy, đất đai được đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp được goi là ruộng đất và ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế được. Không có ruộng đất, không thể tiến hành sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động.
Như vậy, quá trình lao động của con người trong lĩnh vực nông nghiệp bao gồm hai gai đoạn: giai đoạn đầu là hoạt động của người lao động biến đất đai có độ màu mỡ cao hơn: giai đoạn kế tiếp là giai đoạn mà con người sử dụng chất dinh dưỡng của đất để tác động lên cây trồng.
Đất đai là một trong những bộ phận lãnh thổ của mỗi quốc gia. Nói đến chủ quyền của mỗi quốc gia là phải nói đến những bộ phận lãnh thổ trong đó có đất đai. Tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia, trước hết phải tôn trọng lãnh thổ của các quốc gia đó.
II. Đất ở và việc cấp GCN quyền sử dụng đất ở.
1/ Khái niệm đất ở
Đất ở NT:
Theo luật 1993. Đất ở của mỗi hộ gia đình tại NT bao gồm đất để làm nhà ở và các công trình phục vụ cho đời sống của hộ gia đình.
Theo luật đất đai 2003. đất ở tại NT bao gồm đất để xây dựng nhà ở, đất để xây dựng các công trình phục vụ đời sống, diện tích ao vườn nằm tron cùng một thửa đất của khu dân cư NT nhưng phải phù hợp với quy hoạch đã xét duyệt.
Đất ở thành thị.
Theo luật đất đai 2003. Đất ở đô thị bao gồm đất xây dựng công trình phục vụ đời sống nhưng vẫn phải nằm trong cùng một thửa đất với diện tích đất được xác định là đất ở và phải phù hợp với quy hoạch.
2/ Cấp GCN quyền sử dụng đất ở
2.1/Khái niệm niệm và vai trò công tác Đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất ở.
2.1.1/ Khái niệm về Đăng ký đất ở.
Theo điều 33 luật dất đai năm (1993 ) và điều 696 của bộ luật dân sự việc đăng ký đất được thực hiện đối với toàn bộ đất đai trên phạm vi cả nước (gồm cả đất chưa giao quyền sử dụng) và yêu cầu bắt buộc mọi đối tượng sử dụng đất chưa đăng ký; mới được Nhà nước giao đất, cho thuê sử dụng; Được Nhà nước cho pháp thay đổi mục đích sử dụng, chuyển quyền sử dụng đất đã đăng ký khác.
Việc đăng ký đất thực chất là quá trình thực hiện các công việc nhằm thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ cho toàn bộ đất đai trong phạm vi hành chính từng xã, phường,thị trấn trong cả nước và cáp GCN quyền sử dụng đất cho những người sử dụng đất đủ điều kiện, làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo đúng pháp luật.
Tóm lại: Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ và cấp GCN cho người sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa nhà nước với người sử dụng đất, làm cơ sở đẻ Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất hợp pháp.
Theo quy mô và mức độ phức tạp của công việc đăng ký đất trong từng thời kỳ, đăng ký đất đai được chia làm hai gia đoạn:
Giai đoạn 1: Đăng ký đất ban đầu được tổ chức thực hiện lần đầu tiên trên phạm vi cả nước để thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính ban đầu cho toàn bộ đất đai và cấp GCN quyền sử dụng đất cho tất cả các chủ sử dụng đủ điều kiện.
Giai đoạn 2: Đăng ký biến động đất đai thực hiện ở những điạ phương đã hoàn thành đăng ký đất ban đầu cho mọi trường hợp có nhu cầu thay đỏi nội dung của hồ sơ địa chính đã thiết lập.
2.1.2/ Khái niệm về cấp GCN quyền sử dụng đất ở
Việc cấp GCN được quy định cụ thể tại Điều 48 Luật đất đai 2003, điều 41 nghị định 181/2004/NĐ-CP. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở là một chứng thư pháp lý xác nhận quan hệ giữa nhà nước với quyền sử dụng đất ở của người sử dụng đất. Đây là cơ sở của mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở xác nhận quyền hạn, nghĩa vụ của mỗi người sử dụng như mục đích sử dụng, diện tích sử dụng, thời hạn sử dụng, chủ sử dụng, vị trí thửa đất…..Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thể hiện ý chí của nhà nước đối với với chức năng nắm quyền lực trong tay đồng thời đảm bảo quyền sở hữu toàn dân về đất đai, tạo điều kiện cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư, cải tạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực hiện các quyền cuả người có đất ở theo pháp luật của nhà nước quy định. Hiện nay, trong quan hệ chuyển đổi, chuyển nhượng , cho thuê đất trong điều kiện cơ chế thị trường, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở có giá trị như một ngân phiếu.
Các quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
-Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho người sử dụng đất theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất.
Trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chủ sở hữu tài sản phải đăng ký quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật về đăng ký bất động sản.
-Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo từng thửa.
+Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng thì GCN quyền sử dụng đất phải ghi cả họ, tên vợ và họ tên chồng.
+Trường hợp thửa có nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cùng sử dụng thì GCN quyền sử dụng đất được cấp cho từng cá nhân, từng hộ gia đình, từng tổ chức đồng quyền sử dụng.
+Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng dân cư và trao cho người đại diện hợp pháp của cộng đồng dân cư đó.
+Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cơ sở tôn giáo thì GCN quyền sử dụng đất được cấp cho cơ sở tôn giáo và trao cho người có trách nhiệm cao nhất của cơ sở tôn giáo đó.
+Chính phủ quy định cụ thể việc cấp GCN quyền sử dụng đất đối với nhà chung cư, nhà tập thể.
-Trường hợp người sử dụng đất đã được cấp GCN quyền sử dụng đất, GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị thì không phải đổi GCN đó sang GCN quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này. Khi chuyển quyền sử dụng đất thì người nhận quyền sử dụng đất đó được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.2.1.3/ Vai trò của công tác đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất ở.
Ở nước ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý nhằm đảm bảo việc sử dụng đất ở một cách họp lý , đầy đủ, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất. Nhà nước chỉ giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức hộ gia đình, cá nhân. Người sử dụng đất được hưởng quyền lợi và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ sử dụng đất theo các quy định của pháp luật. Vì vậy công tác cấp GCN đóng vai trò quan trọng. Cụ thể:
2.1.3.1/ Là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai.
Bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai thực chất là bảo vệ lợi ích hợp pháp của nguời sử dụng đất, đồng thời giám sát họ trong việc thực hiện các nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước và lợi ích chung của toàn xã hội trong sử dụng đất.
Thông việc lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký đất quy định trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan nhà nước về quản lý đất đai và người sử dụng đất trong việc chấp hành pháp luật đất đai. Hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cung cấp thông tin đầy đủ nhất và là cơ sở pháp lý chặt chẽ để xác định các quyền của người sử dụng đất được bảo vệ khi bị tranh chấp,xâm phạm; cũng như xác định các nghĩa vụ mà người sử dụng đất phải tuân thủ theo pháp luật, như nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất, nghĩa vụ bảo vệ và sử dụng đất đai có hiệu quả…
2.1.3.2/ Là điều kiện đảm bảo để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ; đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất.
Đối tượng của quản lý nhà nước về đất đai là toàn bộ diện tích các loại đất trong phạm vi lãnh thổ của các cấp hành chính. Vì vậy, Nhà nước muốn quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai thì trước hết phải nắm chắc các thông tin về tình hình đất đai theo yêu cầu của quản lý đất.
Theo hệ thống chính sách đất đai hiện nay và chiến lược phát triển ngành địa chính, các thông tin cần thiết để phục vụ cho quản lý nhà nước về đất đai gồm có:
Đối với đất đai Nhà nước đã giao quyền sử dụng, các thông tin cần biết gồm: tên chủ sử dụng, vị trí, hình thể, kích thước (góc, cạnh), diện tích, hạng đất, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, những ràng buộc về quyền sử dụng đất và cơ sở pháp lý.
Đối với đất chưa giao quyền sử dụng, các thông tin cần biết gồm: vị trí, hình thể, diện tích, loại đất (thảm thực vật hoặc trạng thái tự nhiên bề mặt đất).
Tất cả các thông tin trên phải được thể hiện chi tiết tới từng thửa đất. Đây là đơn vị nhỏ nhất chứa đựng các thông tin về tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội và pháp lý của đất theo yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai.
Sơ đồ1: Yêu cầu thông tin đất đai trong quản lý nhà nước về đất
Với những yêu cầu về thông tin đất đai đó, qua việc thực hiện đăng ký đất, thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ, chi tiết tới từng thửa đất trên cơ sở thực hiện đồng bộ với các nội dung: đo đạc lập bản đồ địa chính, quy định giá đất, Nhà nước mới thực sự quản lý được tình hình đất đai trong toàn bộ phạm vi lãnh thổ hành chính các cấp và thực hiện quản lý chặt chẽ mọi biến động đất đai theo đúng pháp luật.
2.1.3.4/Là nội dung quan trọng có quan hệ hưũ cơ với các nội dung, nhiệm vụ khác của quản lý nhà nước về đất đai.
Đăng ký đất đai sé thiết lập nên hệ thống hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận với đầy đủ các thông tin về tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng thửa đất. Hệ thống các thông tin đó chính là sản phẩm kế thừa từ việc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai khác như:
-Xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy về quản lý và sử dụng đất. Các văn bản pháp quy về qủn lý và sử dụng đât là cơ sở pháp lý cho việc đăng ký thực hiện đúng thủ tục, đúng đối tượng, đúng quyền và nghĩa vụ sử dụng đất.
-Công tác điều tra, đo dạc : kết quả điều tra, đo đạc là cơ sở khoa học, cho việc xác định vị trí, hình thể, kích thước, diện tích, loại đất và tên chủ đang thực tế sử dụng đất để phục vụ yêu cầu tổ chức kê khai đăng ký.
-Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: kết quả quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất sẽ là căn cứ khoa học định hướng cho việc giao đất để đảm bảo việc sử dụng đất một cách ổn định, hợp lý, có hiệu quả cao. Vì vậy thông qua việc giao đất, quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất tác động gián tiếp đến đăng ký đất để đảm bảo cho việc thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính ban đầu đơn giản, ổn định(ít biến động) và tiết kiệm. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cũng trực tiếp ảnh hưởng đến đăng ký đất, vì thiếu quy hoạch sử dụng đất thì sẽ không thể giải quyết triệt để các trường hợp sử dụng đất có nguồn gốc không rõ ràng, bất hợp pháp, do vậy sẽ không thể hoàn thành nhanh gọn,dứt điểm nhiệm vụ đăng ký ban đầu.
-Công tác giao đất cho thuê đất: Chính phủ hoặc uỷ ban nhân dân các cấp có quyền ra quyết định giao đất, cho thuê đất. Đây là bước tạo lập cơ sở pháp lý ban đầu để người được giao đất hay thuê đất thực hiện các nghĩa vụ tài chính và các cơ quan chức năng tổ chức bàn giao đất, thuê đất đã đăng ký và được cấp GCN quyền sử dụng đất mới chính thức có sự ràng buộc trách nhiệm pháp lý giữa người sử dụng và Nhà nước.
-Công tác phân hạng và định giá đất: kết quả phân hạng và định giá đất là cơ sở cho việc xác định trách nhiệm tài chính của người sử dụng đất trước và sau khi đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất; đồng thời là cơ sở để xác định trách nhiệm của người sử dụng đất.
- Công tác thanh tra và giải quyết tranh chấp đất đai; trong quá trình thực hiện đăng ký đất ban đầu, công tác thanh tra và giải quyết tranh chấp đất đai có vai trò quan trọng giúp xác định đúng đối tượng được đăng ký (trong những trường hợp có nguồn gốc sử dụng phức tạp), xử lý triệt để những tồn tại của lịch sử trong quan hệ sử dụng đất, chấm dứt tình trạng sử dụng đất ngoài sổ sách, ngoài sự quản lý của nàh nước.
Hoàn thành tốt nhiệm vụ đăng ký đất không chỉ tao tiền đề mà còn là cơ sở hết sức cần thiết cho việc triển khai thực hiện tốt tất cả các nội dung, nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai. Kết quả đăng ký đất cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác thực trạng tình hình sử dụng đất để đánh giá và đề xuất , bổ sung hoặc điều chỉnh các chủ trương , chính sách , chiến lược quản lý sử dụng đất. Hồ sơ địa chính còn là căn cứ đầy đủ thông, tin cậy nhất cho công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, công tác giao đất và thu hồi đất, công tác thống kê đất đai. Thông qua đăng ký đất, chất lượng tài liệu đo đạc sẽ được nânh cao do những sai sót tồn tại được người sử dụng phát hiệnvà được chỉnh lý hoàn thiện. Kết quả đo đạc và thống kê đất đai được pháp lý hoá gắn với quyền của người sử dụng đất được giao sẽ trở nên có hiệu quả thiết thực trong thực tiễn quản lý đất.
Sơ đồ 2: Vị trí của đăng ký đất trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai.
2.2/ Cơ sở pháp lý của việc cấp GCN quyền sử dụng đất ở
2.2.1/ Các văn bản pháp luật quy định về việc cấp GCN quyền sử dụng đất ở đô thị.
Để thực hiện tốt công quản lý đất đai nói chung và lĩnh vực cấp GCN quyền sử dụng đất nói riêng, đảm bảo công bằng cho mọi đối tượng sử dụng nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật quy định về việc cấp GCN quyền sử dụng đất.Cụ thể là:
Hiến pháp 1992 do Quốc Hội và Chính phủ ban hành.
Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều cả Luật đất đai ngày 02/12/1998 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai 29/06/2001.
Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 của chính phủ về quyền sử dụng đất ở tại đô thị.Nghị định 45/CP của chính phủ bổ sung diều 10 nghị định 60/CP của Chính phủ.
Nghị định 61/CP của chính phủ,
NGhị định số 04/2000 của Chính phủ ngày 11/02/2000 về thi hành luật sửa đỏi bổ sung một số điều của Luật đất đai 02/12/1998.
Nghị định số 66/2001/NĐ-CP ngày 28/09/2001 của chính phủ sửa đổi một số điều của nghị định 04/2000 NĐ-CP.
Thông tư 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30/11/2001 của Tổng cục Địa chính về hoạt động đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp GCN quyền sử dụng đất.
Thông tư 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/03/1998 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp GCN quyền sử dụng đất.
Nghị định số 88/CP ngày 17/08/1994 của Chính Phủ về quản lý, sử dụng đất tại đô thị.
Nghị định 17/1999/NĐ-CP ngày 29/03/1999 của chính phủ về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn liên doanh bằng quyền sử dụng đất.
Luật đất đai 2003.
Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính Phủ.
Quyết định 23/2005/QĐ-UB ngày 18/2/2005 của Uỷ ban nhân dân Hà Nội,
Quyết định số 65/2001/QĐ-UB.
Một số văn bản khác.
2.2.2/Các trường hợp xem xét cấp GCN quyền sử dụng đất ở.
Đất đai ở nước ta nói chung và đất đai ở đô thị nói riêng dều có nguồn gốc phức tạp. Đặc biệt đối với điều kiện của nứơc ta từ một nước nông nghiêp lạc hậu, tri thức còn yếu kém nên chúng ta chưa có một chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và chiến lược quy hoạch đất đai từ sớm như các nước phát triển trên thế giới. Đất nước chúng ta phải trải qua nhiều chế độ chính trị và nhiều chế độ quản lý đất đai khác nhau nên có rất nhiều loại giấy tờ về quản lý đất đai chính sự khác nhau đó đã gây ra sự khó khăn trong công tác cấp GCN quyền sử dụng đât ở. Mặt khác cũng do chúng ta chưa thực sự nghiêm túc trong việc áp dụng luật pháp vào công tác quản lý đất đai nên xảy ra rất nhiều tình trạng tranh chấp, lấn chiếm…..
Trong những năm gần đây công tác quản lý đất đai nói chung và cấp GCN nói riêng đã được tâm đúng mức hơn .Nhưng do tốc độ phát triển của đô thị rất nhanh nên phát sinh nhiều vấn đề khó khăn trong công tác quản lý, mà quản lý đất đai là lĩnh vực rất nhạy cảm vì nó cần phải có sự kết hợp hài hoà giữa các lợi ích, đảm bảo công bằng, bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư. Công tác đăng ký, cấp GCN quyền sử dụng đất ở vì vậy mà phải xử lý các trường hợp sao cho công bằng, bình đẳng tiết kiệm và có hiệu quả.
2.2.2.1/ Những trường hợp được xét cấp GCN quyền sử dụng đất.
Hộ gia đình,cá nhân đang sử dụng ổn định mà toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất có một trong các loại giấy tờ sau đây được uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp thì diện tích sử dụng có giấy tờ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
Những giấy tờ về quyền sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
GCN quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính.;
Giấy tờ hợp pháp về thừa kế,tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ trao tặng nhà tình nghĩa gắn liền với đất;
Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà gắn liền với đất trước ngày 15/10/1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường thị trấn xác nhận đã sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993;
Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;
Giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
Giấy tờ mua bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê theo quy định tại nghị định 61/CP ngày 05/7/1994 của chính phủ về mua bán kinh doanh nhà ở;
Giấy tờ về quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất để xây dựng nhà ở, đã thực hiện nộp tiền sử dụng đất;
Giấy tờ về nhà, đất của hộ gia đình, cá nhân do tổ chức phân giao khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, đã thực hiện nộp tiền sử dụng đất để xây dựng nhà ở cho cán bộ, công nhân viên ;
Giấy tờ mua bán nhà ở, đất cho các đối tượng chính sách; giấy tờ mua nhà ở, đất ở của các tổ chức kinh doanh nhà,sau khi người mua nhà đã thực hiện nộp tiền mua nhà ở, đất ở;
Quyết định giao đất theo kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất,Quyết định giao đất tái định cư giải phóng mặt bằng đã thực hiện nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở mà trước đây Nhà nước đã có quyết định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của nhà nước, nhưng thực tế Nhà nước chưa quản lý hộ gia đình, cá nhân đó vẫn đang quản lý, sử dụng thì hộ gia đình, cá nhân đuợc phép tiếp tục sử dụng, được cấp giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở mà có một trong các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1/Điều 5, Quyết định 23/2005/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan nhưng đến trước ngày 01/7/2004 chưa được thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được uỷ ban nhân dân xã, phường thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. Trong hợp chuyển quyền đất sau ngày 01/7/1994 phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất.
Hộ gia đình cá nhân được công nhận, cho phép xây dựng đất theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân cấp có thẩm quyền, Quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thi hành, đã đựơc bàn giao đất trên thực địa thì được xét cấp GCN quyền sử dụng đất ở(đối cới diện tích đất được công nhận, cho phép sử dụng) sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy dịnh của pháp luật.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1/Điều 5 trong quyết định 23/2005/QĐ-UB ngày 18 tháng 2 năm 2005 của UBND thành phố Hà Nội nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trứơc ngày 15/10/1993. được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy định xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được phê duyệt, công bố thì được cấp GCN quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất trong hạn mức quy định Khoản 2 Điều 10 Quyết dịnh 23/2005/QĐ-UB. Trưòng hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất sau ngày 01/7/1994 phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất .
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định không có giây tờ quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quyết định 23/2005/QĐ-UB nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01/7/2004, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất hoạc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được phê duyệt, công bố thì được cấp GCN quyền sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 2/Điều 12 Quyết định 23/2005/QĐ-UB ngày18/2/2005.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004 mà chưa được cấp GCN quyền sử dụng đất thì được cấp GCN quyền sử dụng đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định theo quy định tại Khoản3/Điều 12 Quyết định 23/2005/QĐ-UB ngày 18/2/2005.
2.2.2.2/Những trường hợp không được cấp GCN.
Lấn chiếm đất công, đất chưa sử dụng kể từ ngày Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn tiếp nhận, quản lý hồ sơ, quản lý diện tích đất công, đất chưa sử dụng;
Tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng nhà ở sau ngày 09/4/2002 Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành chỉ thị số 17/2002/CT-UB;
Đã có quyết định thu hồi đất để thực hiện theo dự án quy hoạch;
Thuộc đối tượng sử dụng đất quy định tại khoản 5,6 Điều 5 Quyết định 23/2005/QĐ-UB ngày 18/2/2005 của UBND thành phố Hà Nội có thửa đất nằm trong toàn phạm vi hành lang bảo vệ các công trình: đường giao thông, công trình hạ tầng kĩ thuật, cầu cống, đê, điện, di tích lịch sử, văn hoá an ninh quốc phòng mà thời điểm sử dụng đất sau ngày sau ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định về phạm vi hành lang bảo vệ công trình nói trên. Thời điểm sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận;
Các trưòng hợp mua bán,chuyển nhượng cho tặng mà đất dó nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông, cầu cống, đê, điện, di tích lịch sử, văn hoá an ninh quốc phòng mà thời điểm sử dụng đất sau này cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định về phạm vi hành lang bảo vệ công trình nói trên. Thời điểm sử dụng đất do uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận;
Các trường hợp mua bán, chuyển nhượng, cho, tặng, mà đất đó nằm trong phạm vi quy hoạch kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được quy hoạch không phải là đất ở tại thời điểm sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố. Thời điểm mua bán, chuyển nhượng cho, tặng do Uỷ ban nhân dân phương, xã, thị trấn xác nhận.
2.2.2.3/ Xử lý các trường hợp không được cấp GCN:
Các trường hợp lấn chiếm đất công, đất chưa sử dụng và._. tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng nhà ở như đã nói ở trên, Uỷ ban nhân dân quận, huyện, phường, thị trấn phải cương quyết xử lý theo quy định của pháp luật để trả lại hiện trạng ban đầu; công bố danh sách công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn, cụm dân cư để kiểm tra, giám sát. Uỷ ban nhân dân quận, huyện căn cứ vào quy hoạch được phê duyệt, lập phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
Các trường hợp không đủ điều kiện được cấp GCN còn lại,Uỷ ban nhân dân phường xã , thị trấn lập hồ sơ, công bố danh sách chủ sử dụng, địa điểm, vị tri, diện tích, lý do công khai tại trụ sở, Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn, cụm dân cư để nhân dân biết; đồng thời báo cáo Văn phòng đăng kí đất và nhà(thuộc Sở Tài Nguyên, Môi trường và Nhà đất ) ghi vào sổ địa chính.
2.2.3/ Trình tự thủ tục cấp GCN quyền sử dụng đất ở.
2.2.3.1/ Trình tự thủ tục cấp mới GCN quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất.
A /Đối với những quận huyện đã thành lập văn phòng sử dụng đất, trình tự cấp GCN quyền sử dụng đất theo quy định sau:
Việc nộp hồ sơ xin cấp GCN quyền sử dụng đất được quy định như sau:
Người xin cấp GCN quyền sử dụng đất nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ; trường hợp hộ gia đình cá nhân tại nông thôn xin cấp GCN quyền sử dụng đất thì nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất để chuyển văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Hồ sơ xin cấp GCN quyền sử dụng đất gồm đơn xin cấp GCN quyền sử dụng đất,giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1,2 và Điều 50 của Luật đất đai 2003, văn bản uỷ quyền xin cấp GCN quyền sử dụng đất.
Trong thời hạn không quá năm mươi ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến cơ quan quản lý đất đai thuộc uỷ ban nhân dân có thẩm quyền cấp GCN quyền sử dụng đất; trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính mà nghĩa vụ tài chính đó được xác định theo số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định mức nghĩa vụ tài chính; trường hợp không đủ diều kiện thì trả lại hồ sơ và thông báo lý do cho người xin cấp GCN quyền sử dụng đất biết.
Trong thời hạn không quá năm ngày làm việc kể từ ngày thực hiện xong nghĩa vụ tài chính,người được cấp GCN quyền sử dụng đất đến nơi đã nộp hồ sơ để nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
B/ Đối với những quận huyện chưa thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục cấp GCN quyền sử dụng đất theo quy định sau:
Hộ gia đình cá nhân nộp một bộ hồ sơ, gồm có:
Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 7 Điều 5 Quyết định 23/2005/QĐ-UB ngày 18/2/2005 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Hộ khẩu thường trú, chứng minh thư nhân dân.(bản phô tô).
Văn bản quản lý uỷ quyền cấp GCN quyền sử dụng đất (nếu có).
Hồ sơ nộp tại Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi có đất.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:
Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn, có trách nhiệm tổ chức thẩm tra, xác minh hiện trạng sử dụng đất (trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì kiến nghị cơ quan quản lý cấp trên lập trích lục đo bản đồ địa chính, hồ sơ kĩ thụât thửa đất theo quy định
Thời gian cấp bản đồ, hồ sơ kĩ thuật không tính trong thời gian thụ lý hồ sơ); Đối chiếu với hồ sơ quản lý về đất đai, quy hoạch để xác nhận về nguồn gốc, loại đất và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoạch quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch khu dân cư nông thôn đã được xét duyệt, quy định về han lanh bảo vệ công trình; công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp GCN quyền sử dụng đất tại trụ sở Uỷ ban nhân dân phường xã trong thời gian mười hay (15) ngày; Tổng hợp các ý kiến đóng góp cua nhân dân đối với các trường hợp xin cấp GCN quyền sử dụng đất. Các trường hợp đủ điều kiện, Uỷ ban nhân dân, phường, xã, thị trấn có trách nhiệm lập Tờ trình(kèm theo danh sách ) và hồ sơ gửi phòng địa chính nhà đất và đô thị, quận, huyện;
Phòng địa chính nhà đất và đô thị quận, huyện, có trách nhiệm xác nhận hồ sơ; xác nhận trường hợp đủ điều kiện cấp GCN quyền sử dụng đất và ghi ý kiến (bằng văn bản) đối với trường hợp không đủ điều kiện.Trường hợp đủ điều kiện cấp GCN quyền sử dụng đất thì làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo dịa chính thửa đất dối với nơi chưa có bản đồ địa chính; xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật gửi cơ quan Thuế thu tiền, nộp ngân sách nhà nước thao quy định; viết giấy chứng nhận; trình Uỷ ban nhân dân quận huyện quyết định cấp GCN. Các trường hợp không đủ điều kiện phải thông báo cho uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn và người sử dụng đất biết lý do hoặc yêu cầu bổ sung hồ sơ.
Thời gian thực hiện các công việc quy định tại mục a và b Khoản này không quá năm mươi lăm(55) ngày làm việc (không kể thời gian công bố công khai danh sách các trường hợp xin cấp GCN quyền sử dụng đất và thời gian sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn nhậm đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng nhận được GCN quyền sử dụng đất.
C/ Trường hợp đất ở, nhà ở của các hộ gia đình, cá nhân mua theo nghị định 61/CPngày 05/7/1994 của chính phủ; đất ở, nhà ở của các hộ gia đình, cá nhân mua của các tổ chức được nhà nước giao đất kinh doanh nhà ở(kể cả nhà chung cư);đất ở của người trúng đấu giá được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đấu giá quyền sử dụng đất; đất ở của tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất để xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên; đất ở, nhà ở các trường hợp giao đất, mua nhà ở tái định cư khi giải phóng mặt bằng, trình tự thủ tục cấp GCN quyền sử dụng đất như sau:
Các tổ chức bán, giao nhà, đất cho các hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thay hộ gia đình cá nhân (người nhận nhà, đất); hoặc cá nhân, hộ gia đình (nếu là trường hợp được giao đất, mua nhà ở tái định cư khi giải phóng mặt bằng ) nộp 1 bộ hồ sơ tại phòng địa chính nhà đất và đo thị quận huyện; Hồ sơ gồm có:
Đơn xin cấp GCN quyền sử dụng đất có xác nhận của tổ chức bán, giao nhà, đất về tình trạng tranh chấp nhà, đất(nếu là trường hợp được giao đất, mua nhà tái định cư khi giải phóng mặt bằng không phải xác nhận);
Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất (Quyết định giao nhà, đất: Hợp đồng mua bán nhà ở, đất ở; Văn bản giao đất trúng đấu giá quyền sử dụng đất ;Văn bản giao nhà đất tái định cư giải phóng mặt bằng….);
Chứng từ đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với nhà, đất bán, giao (nếu có) .
Trích đo bản đồ địa chính khu đất kèm theo hồ sơ kỹ thuật thửa đất đo đơn vị tư vấn đo đạc bản đồ lập theo quy phạm đo vẽ thành lập bản đồ địa chính của bộ tài nguyên môi trường; Biên bản bàn giao mốc giới nhà đất, sơ đồ vị trí và mặt bằng nhà chung cư (đối với nhà chung cư).
Phòng Địa chính nhà đất và đô thị quận, huyện có trách nhiệm thẩm định hồ sơ; xác nhận trường hợp đủ điều kiện cấp GCN quyền sử dụng đất và ghi ý kiến (bằng văn bản) đối với trường hợp không đủ điều kiện. Trường hợp đủ điều kiện cấp CGN quyền sử dụng đất thì xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, gửi cơ quan Thuế thu tiền nộp ngân sách nhà nước theo quy định cấp GCN quyền sử dụng đất. Các trường hợp không đủ điều kiện phải thông báo cho uỷ ban nhân dân, phường thị trấn và người sử dụng đất biết lý do hoặc yêu cầu bổ sung hồ sơ.
Thời gian thực hiện các công việc quy đinh tại khoản 3 Điều này không quá hai mươi lăm(25) ngày làm việc (không kể thời gian sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày phòng địa chính Phòng Địa chính nhà đất và đô thị quận, huyện nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng nhận được GCN quyền sử dụng đất.
2.2.3.2/ Trình tự, thủ tục cấp GCN quyền sử dụng đất đối với các trường hợp đã kê khai đăng ký năm 2003, 2005(trong một lần xét duyệt cho nhiều hộ gia đình, cá nhân)
Uỷ ban nhân dân phường xã, thị trấn có trách nhiệm:
Rà soát theo địa bàn từng cụm dân cư, ttổ dân phố hoặc theo từng tờ bản đồ, lập danh sách tất cả các trường hợp đã kê khai, đăng ký nhưng chưa được cấp GCN quyền sử dụng đất. Một tổ dân phố được lập thành 01 bộ hồ sơ;
Tổ chức cho các hộ gia đình, cá nhân, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu:
Thẩm tra xác minh hiện tạng sử dụng đất (trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì kiến nghị cơ quan quản lý cấp trên lập trích đo bản đồ địa chính, hồ sơ kỹ thuật thửa đất theo quy định.Thời gian cấp bản đồ, hồ sơ kỹ thuật đất không tính trong thời gian thụ lý hồ sơ); Đối chiếu với hồ sơ quản lý đất đai, quy hoạch để xác nhận về nguồn gốc, loại đất và thời điểm sử dụng, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoạch quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoạc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được xét duỵệt, quy hoạch về hành lang bảo vệ các công trình; Công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điêù kiện cấp GCN quyền sử dụng đất tại chủ sở uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn trong thời gian mười lăm (15) ngày; tổng hợp các ý kiến đóng góp của nhân dân đối với các trường hợp xin cấp GCN quyền sử dụng đất. Các trường hợp đủ diều kiện,Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn có trách nhiệm lập tờ trình(kèm theo danh sách) và hồ sơ gửi phòng địa chính nhà đất và đô thị quận, huyện.
Phòng địa chính nhà đất và đô thị quận, huyện có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác nhận vào đơn xin cấp GCN quyền sử dụng đất và ghi ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện; trường hợp đủ điều kiện cấp GCN quyền sử dụng đất thì làm trích lục bản đồ địa chính trích đo địa chính thửa đất đó với nơi chưa có bản đồ sử dụng đất, phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, gửi cơ quan Thuế thu tiền nộp ngân sách nhà nước theo quy định; viết giấy chứng nhận; trình uỷ ban nhân dân quận, huyện, quyết định cấp GCN quyền sử dụng đất, Các trường hợp không đủ điều kiện phải thông báo cho uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn và người sử dụng đất biết lý do hoặc yêu cầu bổ sung hồ sơ…Thời gian thực hiện các công việc quy định ở trên tối đa không quấ 110 ngày làm việc (không kể thời gian công bố công khai danh sách các trường hợp xin cấp GCN quyền sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính ) kể từ ngày Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhận được kết quả bổ sun, chỉnh lý hồ sơ cho tới ngày người sử dụng đất nhận quyền sử dụng đất.
2.2.3.3/Trường hợp đã cấp GCN quyền sử dụng đất.
Đính chính GCN quyền sử dụng đất.Khi phát hiện nội dung ghi trên GCN quyền sử dụng đất có sai sót thì Sở Tài nguyên và Môi trường và Nhà đất có trách nhiệm kiểm tra, đính chính đối với GCN quyền sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân thành phố đã cấp; phòng Địa chính nhà đất và đô thị các quận huyện có trách nhiệm kiểm tra, đính chính đối với GCN qytền sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân quận, huyện cấp.
Thu hồi và cấp mới lại GCN quyền sử dụng đất.
Việc thu hồi GCN và cấp mới được thực hiện cho các trường hợp sau.
+Thu hồi GCN cho các trường hợp cấp đổi GCN theo mẫu mới khi hộ đình, cá nhân có nhu cầu sau;
+Sạt lở tự nhiên đối với thửa đất;
+Có thay đổi danh giới thửa đất, gòm các trường hợp sau:
Tạo thửa mới do nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất;
Tạo thửa đất mới do hợp nhiều thửa thành một thửa;
Tạo thửa mới trong trường hợp chuyển quyền sử dụng đất một phần thửa đất, chuyển đổi mục đích sử dụng một phần thửa đất, Nhà nước thu hồi một phần thửa đất, người sử dụng đất đề nghị tách thửa thành hai hay nhiều thửa đất mà pháp luật cho phép;
Ranh giới thửa đất bị thay đổi theo kết quả hoà giả về tranh chấp đât đai được uỷ ban nhân dân phường xã, thị trấn công nhận; Quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai; Quyết định hoặc bản án có hiệu lực của Toà án nhân dân cấp có thẩm quyền; Quyết định thi hành án cuả cơ quan thi hành án.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị ố, nhoè, rách hư hại hoặc bị mất.
Sở Tài nghuyên và Môi trường nhà đất thông báo thu hồi GCN quyền sử dụng đất đối với các trường hợp do uỷ ban nhân dân thành phố cấp; Phòng địa chính nhà đất và đô thị quận huyện thông báo thu hồi GCN quyền sử dụng đất do uỷ ban nhân dân huyện cấp.
Việc cấp mới GCN quyền sử dụng đất cho các trường hợp quy dịnh tại khoản 1 Điều 23 Quyết định 23/2005/QĐ-UB ngày 18/2/2005 của Uỷ ban nhân dân TPHN do uỷ ban nhân dân quận, huyện thực hiện đối với GCN quyền sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân quận, huyện cấp; Sở Tài nguyên và Môi trường nhà đất thực hiện theo uỷ quyền đối với GCN quyền sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân thành phố cấp.
Việc thu hồi GCN quyền sử dụng đất thuộc đối tượng quy định tại Điều 38 Luật đất đai được thực hiện theo Luật đất đai và Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về thi hành luật đất đai.
2.2.4/Thẩm quyền cấp GCN quyền sử dụng đất ở.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền cấp GCN quyền sử dụng đất cho các đối tượng sau:
Các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất vào mục đích chuyên dùng ở vùng nông thôn và các mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp tại đô thị.
Các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội ở trong nước sử dụng mọi loại đất.
Các tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất.
UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp GCN quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
Giám đốc sở địa chính, trưởng phòng địa chính cấp quận huyện có thẩm quyền chứng nhận biến động lên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp thuộc quyền của uỷ ban nhân dân cùng cấp.
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp GCN quyền sử dụng đất cho các đối tượng nào thì có thẩm quyền thu hồi GCN quyền sử dụng đất cho đối tượng đó.
Chính phủ đủ điều kiện được uỷ quyền cấp GCN quyền sử dụng đất.
2.3/ Nội dung của công tác cấp GCN quyền sử dụng đất ở.
2.3.1/ Tổ chức thực hiện cấp GCN quyền sủ dụng đất,
2.3.1.1/ Trách nhiệm của các sở ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp.
Sở Tài nguyên Môi Trường và Nhà đất trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc thi hành Quy định này; Cung cấp, hướng dẫn sử dụng các biểu mẫu thực hiện thủ tục hành chính trong việc cấp GCN quyền sử dụng đất ở. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc cấp GCN quyền sử dụng đát tại địa bàn cấp huyện và cấp xã để kịp thời giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện; Xử lý hoặc kiến nghị xử lý các cán bộ, công chức vi phạm quy định về cấp GCN quyền sử dụng đất ở.
Sở quy hoạch kiến trúc có trách nhiệm công bố quy hoạch xây dựng đô thị chi tiết của các quận, huyện, phường , xã, thị trấn(đối với những nơi thuộc thẩm quyền do Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt) đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt. Phối hợp với các sở, ngành có liên quan cung cấp thông tin về quy hoạch, về phạm vi hành lang bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông, đương sắt, đường bộ, cầu cống, công trình điện, mương thoát nước.
Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm cung cấp các thông tin về vi phạm hành lang bảo vệ đê, sông, kênh, mương thuỷ lợi, hành lang thoát lũ, trả lời trong thời gian(30) ngày kể từ ngày Uỷ ban nhân dân các quận, huyện có văn bản đề nghị.
Sở văn hoá thông tin có trách nhiệm cung cấp các thông tin về phạm vi hành lang bảo vệ di tích lịch sử- văn hoá danh lam thắng cảnh, trả lời trong thời gian 30 ngày kể từ ngày Uỷ ban nhân dân quận, huyện có văn bản đề nghị.
Quân khu thủ đô, Công an thành phố có trách nhiệm cung cấp các thông tin về hành lang bảo vệ các công trình an ninh, quốc phòng và trả lời phạm vi hành lang bảo vệ các công trình an ninh, quốc phòng tả lời trong thời gian 30 ngày kể từ ngày Uỷ ban nhân dân các quận huyện có văn bản đề nghị.
Sở xây dựng có trách nhiệm phói hợp với các quận, huyện xử lý các trường hợp xây dựng không phép, sai phép và giải quyết ngay các vướng mắc liên quan đến công tác cấp GCN trong thời gian 30 ngày kể từ ngày Uỷ ban nhân dân các huyện có văn bản đề nghị.
Cục thuế thành phố có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo các chi cuc thuế quận, huyện tổ chức thu tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền, phí và lệ phí trước bạ, đảm bảo việc giao giấy chứng nhận cho nhân dân được kịp thời, thuận lợi và đúng quy định.
Sở Tài nguyên Môi trường và nhà đất, Sở Tài chính xây dựng dự toán kinh phí đúng quy định, đảm bảo đủ kinh phí để Uỷ ban nhân dân các quận huyện hoàn thành công tác cấp GCN quyền sử dụng đất ở.
Uỷ ban nhân dân các quận huyện có trách nhiệm:
-Căn cứ quy trình thủ tục cấp GCN, Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn, các Phòng ban và cán bộ, công chức trong việc thực hiện…
-Rà soát toàn bộ công tác cấp GCN quyền sử dụng đất ở tại các phường,x, thị trấn thuộc quận, huyện; tổng hợp số lượng các trường hợp sử dụng đất nhà ở tư nhân chưa kê khai đăng ký và hướng dẫn kê khai; tổng hợp số lượng các trường hợp bất khả kháng không thể cấp GCN quyền sử dụng đất ở.
- Lập kế hoạch, biện pháp triển khai thực hiện cấp GCN quyền sử dụng đất ở trên địa bàn quận, huyện đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch.
-Tổ chức thẩm định hồ sơ và quyết định cấp GCN cho các trường hợp đủ điều kiện cấp GCN theo quy định tại bản quy định này.
-Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra cấp GCN quyền sử dụng đất t địa bàn cấp huyện và cấp xã để kịp thời giải quyết các mắc trong quá trình thực hện; Xử lý hoặc kiến nghị xử lý những cán bộ, công chức vi phạm quy định của pháp luật về cấp GCN quyền sử dụng đất ở.
Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn có trách nhiệm:
-Tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách về việc cấp GCN trên địa bàn phường, xã, thị trấn.
-Thành lập hội đồng cấp GCN phường, xã, thị trấn để tổ chức cho nhân dân kê khai, đăng ký, tổ chức phân loại, xét cấp GCN. Thành phần Hội đồng gồm:
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn-Chủ tịch hội đồng:
+Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn phị trách nhà đất, đô thị-Uỷ viên thường trực. + Cán bộ địa chính Phường, xã, thị trấn-Uỷ viên thường trực;
+Đại diện Mặt trận Tổ quốc phường, xã, thị trấn- Uỷ viên;
+Cán bộ tư pháp phường, xã, thị trấn- Uỷ viên;
+Trưởng công an phường, xã, thị trấn- Uỷ viên;
-Hội đồng xét cấp GCN quyền sử dụng đất có trách nhiệm phân loại hồ sơ, xác nhận nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất ở, tình trạng tranh chấp, hiện trạng đất đang sử dụng phù hợp với quy hoạch đất ở; Lập hồ sơ trình uỷ ban nhân dân quận, huyện phê duyệt cấp GCN theo quy định tại bản quy định này.
2.3.1.2/ Trách nhiệm của người sử dụng đất .
Người sử dụng đất có trách nhiệm kê khai chính xác, kịp thời và đầy đủ nội dung theo quy định về kê khai đăng ký đất ở, nhà ở, đất có vườn ao. Mọi trường hợp cản trở người khác kê khai đăng ký, cố tình không kê khai đăng ký hoặc kê khai đăng ký không đúng sự thật sẽ bị xử lý theo Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở mà chưa kê khai, đăng ký cấp GCN có trách nhiệm kê khai đăng ký cấp GCN, có trách nhiệm kê khai, đăng ký tại uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi có đất có đất xong trước ngày 30/9/2005. Sau thời điểm trên, nếu chưa kê khai đăng ký mà không có lý do chính đáng thì nhà nước không xem xét về việc cấp GCN quyền sử dụng đất theo bản quy định này.
2.3.1.3/ Thành viên hội đồng xét cấp GCN phường, xã, thị trấn;
Cán bộ, công chức thưà hành nhiệm vụ cấp GCN nếu vì động cơ cá nhân, tư lợi, thiếu tinh thần trách nhiệm mà làm sai lệch hồ sơ, thì tuỳ theo mứ độ vi phạm sẽ xử lý hành chính truy cứu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành luật đất đai.
2.3.2/ Nội dung viết giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tên chủ sử dụng đất.
Thửa đất được quyền sử dụng:
Thửa đất số: được quy định duy nhất theo sổ mục kê, còn sổ địa chính được đánh số theo tên chủ sử dụng) là số thửa đất.
Tờ bản số: số thứ tự của bản đồ, đối với mảnh đất chưa lấy được bản đồ thì ký hiệu:00. Đối với thửa đất sử dụng bản đồ, sơ đồ khác thì ghi số hiệu bản đồ đó vào.
Địa chỉ thửa đất: Địa chỉ chính xác nơi có thửa đất ấy thuộc xã nào, thôn nào, quận nào, huyện nào.
Diện tích thì có nhiều số lẻ sau số thập phân nhưng chỉ lấy(làm tròn) một chữ số sau số thập phân. Diện tích đất quy định làm nhà thì phải ghi trong ngoặc.
Hình thức sử dụng: Nếu sử dụng chung thì đánh dấu vào ô chung, sử dụng riêng thì đánh vào ô riêng, nếu cả hai thì đánh dấu vào cả hai ô, nhưng phải ghi rõ bao nhiêu diện tích chung, bao nhiêu diện tích riêng.
Mục đích sử dụng:
-Trường hợp có quyết định cho thuê đất, giao đất ghi theo quy định.
-Trường hợp đất sử dụng đất ổn định thì phải ghi theo hiện trạng sử dụng đất và được công nhận .
-Đất sử dụng nhiều mục đích thì ghi kết hợp các mục đích chính ghi trước, mục đích phụ ghi sau và cụ thể từng thửa bao nhiêu.
Thời hạn sử dụng đất tương ứng với mục đích sử dụng đất .
Nguồn gốc sử dụng đất: Được Nhà nước giao, cho thuê thì ghi được Nhà nước giao cho thuê theo quyết định nào, ngày tháng năm nào, cơ quan nào cấp còn do thừa kế thì phải ghi lại thừa kế từ ai.
Tài sản gắn liền với đất:
Có tài sản gì thì ghi tài sản đó (tài sản gắn liền với đất). Trường hợp nhà chung cư ghi diện tích sàn.
Ghi chú: thêm những thông tin cần thiết đối với các thông tin ở trên.
Mục sơ đồ thửa đất.
Để cả trang vẽ sơ đồ thửa đất lên và ghi chú giáp danh.
Yêu cầu:
+ Thể hiện đúng kích thước, đọc đúng hướng so với hướng bắc, đúng hình thể và ghi chiều dài các kích thước dọc theo các cạnh của thửa và ở đỉnh ghi toạ đ đỉnh.
+Vẽ vị trí nhà, mốc giới và ranh giới hành lang bảo vệ công trình liên quan đến thửa đất.
+ Vẽ chỉ giới quy hoạch sử dụng đất.
+ Vẽ vị trí của cây lâu năm và các công trình khác trên thửa đất.
+Ghi tỉ lệ của sơ đồ này.
Mục sổ vào sổ cấp GCN. Nếu huyện cấp thì ghi H. Nếu tỉnh cấp thì ghi T.
Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận.Gồm một bảng có ba cột.
Ngày tháng năm có quyết định thay đổi, biến động, xác nhận thay đổi, nội dung thay đổi.
Nội dung thay đổi và sơ sở pháp lý.
Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
2.3.3/Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo điều 36 khoản 1 của Luật đất đai, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan quản lý đất đai Trung ương phát hành. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay thực hiện theo quy định của Tổng cục quản lý ruộng đất (nay thuộc tổng cục địa chính) ban hành tại Quyết định số 201/ĐKTK ngày 14/7/1989.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất đ họ yên tâm đầu tư, cải tạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất.và thực hiện các quyền, nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật.
2.4/ Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký kê khai và cấp GCN quyền sử dụng đất ở.
2.4.1/ Các chính sách pháp luật.
Luật đất đai 2003 là cơ sở pháp lý cho việc quản lý đất đai trên địa bàn cả nước, dưới luật đất đai còn có các nghị định hướng dẫn thi hành luật đất đai như nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29- 10-2004 của chính phủ về thi hành luật đất đai; nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;nghị định số 17/2006/ NĐ-CP ngày 27-01-2006 của Chính phủ về việc bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành luật đất đai và nghị định số 187/2004/NĐ- CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.Quyết định 23/2005QĐ-UB ngày 18/02/2005 của UBND thành phố Hà Nội về cấp giấy quyền sử dụng đất ở …..
Đây là cơ sở pháp lý cho cơ quan địa chính các cấp thực hiện việc quản lý đất đai nói chung cũng như việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các chính sách của nhà nước nếu được tuyên truyền phổ biến sâu rộng hơn sẽ giúp cho người sử dụng đất tiếp cận với các quy định này do đó quá trình đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diễn ra nhanh chóng. Muốn như vậy thì pháp luật về đất đai cần được cụ thể hoá đến từng địa phương giúp cho người sử dụng đất và cán bộ xã, phường, thị trấn hiểu hết các quy định đó để tránh các sai phạm diển ra.
2.4.2/ Nhân tố con người
Quy trình đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một quá trình đòi hỏi sự phối hợp của các đối tượng có liên quan. Trong đó lực lượng cán bộ tham gia công tác đăng ký đóng vai trò quan trọng, lực lượng cán bộ tham gia công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải có năng lực và có đạo đức nghề nghiệp vì đất đai là tài sản quý giá ai cũng muốn chiếm đoạt quyền sử dụng đất nên có rất nhiều sai phạm diễn ra. Vì vậy ngoài năng lực thì cán bộ địa chính cần có đạo đức để việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện minh bạch. Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ thì quá trình đăng ký được diễn ra nhanh chóng và gọn nhẹ. Với sự giúp đỡ của máy móc hiện đại như bản đồ số, hệ thống máy tính, các phần mền quản lý đất đai…công việc của cán bộ địa chính đã được giảm rất nhiều so với việc sử dụng các thiết bị thủ công trước đây. Ngoài ra kinh phí phục vụ cho quá trình đăng ký cũng đóng vai trò quan trọng nó ảnh hưởng đến chất lượng công việc của cán bộ địa chính cũng như sự đầu tư vào cơ sở vật chất. Đây là 3 yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm quản lý đất đai có hiệu quả.
2.4..3/ Nguồn gốc của đất đai.
Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc sử dụng đất là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước về đất đai tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thu các khoản thu tài chính khác cho nên việc xác minh tính chính xác của các giấy tờ liên quan đến nguồn gốc sử dụng đất được đặt ra hàng đầu. Các giấy tờ này có thể là di chúc, giấy cho tặng, chuyển nhượng… hoặc xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn là mảnh đất này đã được chuyển nhượng cho người khác. Để xác minh tính hợp pháp của các giấy tờ này thì cán bộ UBND xã, phường, thị trấn cần phải có sự hiểu biết về nguồn gốc đất đai trên địa bàn xã, phường, thị trấn mình quản lý. Nếu có các giấy tờ chứng minh nguồn gốc thì quá trình đăng ký được tiến hành nhanh chóng hơn, giảm chi phí cho nhà nước cũng như của người sử dụng đất.
địa bàn các địa phương.
2.4.4/ Thuế và các chính sách tài chính.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sở để nhà nước thu thuế vỳ vậy đây là nguồn thu rất quan trọng do đó việc áp dụng thu thuế và các khoản thu tài chính khác cần được công khai, minh bạch đặc biệt là các khoản phí phải nộp trong quá trình đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cần có các biểu thu đầy đủ, công khai tạo tâm lý tin tưởng của người sử dụng đất khi đăng ký. Đó là một trong những lý do ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên
2.4.5/ Sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của ngời sử dụng đất.
Người dân là đối tượng sử dụng đất, đối tượng có quan hệ trực tiếp với nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có vai trò quan trọng với người sử dụng đất nên họ sẽ chấp hành các quy định khi tham gia đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên không phải người sử dụng đất nào cũng có sự hiểu biết đầy đủ về pháp luật và các chính sách của nhà nước nên quá trình đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phụ thuộc vào sự hiểu biết của người sử dụng đất. Nếu ở địa phương nào công tác tuyên truyền pháp luật và các chính sách về đất đai được làm tốt thì sự hiểu biết của người sử dụng đất được nâng cao do đó việc tiến hành đăng ký,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được diễn ra nhanh chóng và ít khiếu kiện, khiếu nại hơn.
Chương II. Thực trạng công tác cấp GCN quyền sử dụng đất ở trên địa Bàn quận Long Biên thành phố Hà Nội.
1/Đặc điểm về Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Quận Long Biên.
Trong điều kiện phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay nhu cầu đô thị hoá luôn là một lẽ tất yếu, nó giống như một quy luật của các sự phát triển. khu vực đô thị tốc độ phát triển của nó tăng một cách chóng mặt,cùng với sự phát triển đó thì hàng loạt các dự án, các công trình, nhà ở phục vụ cho sản xuất và cho nhu cầu ăn ở của dân cư đô thị. để đáp ứng kịp thời sự phát triển đó Đảng và Nhà nước đã đưa ra hàng trăm các văn bản, chính sách pháp luật để quản lý nhà nước, hoạch định vô vàn các kế hoạch. Chính sách đầu tiên nhà nước ctăng cường chính sách quản lý đất đai và cùng với nó là tạo cho các khu đô thị mới từng bước chuyển ra ngoại thành, Chính phủ đã có quyết định việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập Quận Long Biên, thành phố Hà Nội thông qua Nghị định 132/2003/NĐ-CP ngày 6/11/2003 của Chính Phủ .
Quận Long Biên được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Thương Thanh, Bồ Đề, Giang Biên, Ngọc Thuỵ, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thuỵ, long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối, và các thị trấn Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng thuộc huyện Gia Lâm. Quận Long Biên có 6.038,24 ha diện tích đất tư nhiên chiếm hơn 5% tổng diện tích của toàn Hà Nội.
STT
Phường
Diện tích(ha)
Cơ cấu (%)
1
Long Biên(Cơ sở của xã Long Biên)
723.13
11.98
2
Việt Hưng(Cơ sở từ xã Việt Hưng)
383.44
6.35
3
Gia Thuỵ(Tách từ thị trấn Gia Lâm và xã Gia Thuỵ)
120.32
1.99
4
Ngọc Lâm(Tách từ thị trấn Ngọc Lâm và xã Bồ Đề)
113.04
1.87
5
Phúc Đồng(Cơ sở từ xã Gia Thuỵ)
494.76
8.19
6
Phúc Lợi( cơ sở từ xã Hội Xá)
619.69
10.26
7
Thượng Thanh(cơ sở từ xã Thượng Thanh)
488.09
8.08
8
Giang Biên(Cơ sở từ xã Giang Biên)
471.4
7.81
9
Ngọc Thuỵ(Cơ sở từ xã Ngọc Thuỵ)
898.99
14.89
10
Thạch Bàn (Cơ sở từ xã Thạch Bàn)
527.21
8.73
11
Cự Khối(Cơ sở từ xã Cự Khối)
486.94
8.06
12
Đức Giang( Cơ sở từ thị trấn Đức Giang)
240.64
3.99
13
Sài Đồng(Cơ sở từ thị trấn Sài Đồng)
90.67
1.50
14
Bồ Đề(tách từ thị trấn Gia Lâm và xã Bồ Đề)
379.92
6.29
Tổng
6038.24
Bảng 1. Cơ cấu diện tích đất của các phường thuộc quận Long Biên
Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường và nhà đất Quận Long Biên
Phường Ngọc Thuỵ được thành lập từ xã Ngọc Thuỵ, là phường chiếm diện tích lớn nhất trong địa bàn quận(898,09 ha) chiếm 14,88% t._.hưng diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm 65,56 ha mà hầu hết đất không canh tác được vì nằm xen kẽ trong các khu dân cư, không có hệ thống thoát nước. Ở phường Long Biên hiện tượng lấn chiếm đất công, mua bán trao tay,làm nhà trên đất nông nghiệp thường xuyên xảy ra. Biến động đất đai lớn tác động mạnh mã đến công tác đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất .
Đ công nghiệp tuy chiếm tỷ lệ thấp nhất (7,41%) nhưng hoạt động của cáckhu công nghiệp cũng không kém phần sôi động. Để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn quận, bộ máy chính quyền đã đưa ra các quy hoạch cụ thể cho từng vùng đất. Đất giành cho khu công nghiệp tập trung nhiều nhất tai các phường Thượng Thanh(66.32 ha ), phức Lợi, Thạch Bàn, Đức Giang (38,67ha). Ở Đức Giang phần lớn dân cư lao động trong nghành công nghiệp mang lại thu nhập lớn nên đời sống của dân rất cao. Đất công nghiệp ngày càng tăng để đáp ứng cho đô thị hoá nhờ chuyển đất nông nghiệp sang đất công nghiệp. Việc giải phóng mặt bằng, đền bù cho người dân làm cho đất công nghiệp cũng tăng lên rất nhiều.
Đất ở trong địa bàn quận với diện tích 1025,37 chiếm 16,98%, một con số không nhỏ so với diện tích đất ở trên các quận tại Hà Nội. Các khu đất ở đều có quy hoạch cụ thể và được công khai. Tuy nhiên tại một số phường đất ở còn xen kẽ đất nông nghiệp như Bồ Đề, Thạch Bàn... Một số phường có diện tích đất ở chiếm tỷ lệ cao như : Giang Biên 52,73%, Giang Thuỵ 39,11%....một số phường chiếm tỷ lệ thấp như:Long Biên 5,63%, Phúc Đồng 7,17%...Việc phân bố này không đồng đều gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai nói chung và cho công việc cấp GCN quyền sử dụng đất ở. Tại các phường có lao động phi nông nghiệp cao thi dân số tập trung tại đó lớn nên đất ở cần phải nhiều, còn lao động nông nhiệp không thu hút được lao động nhiều nên đất ở sẽ ít hơn. Từ khi có quyết định thành lập Quận Long Biên , để phù hợp với một đô thi hiện đại , đất ở được quy hoạch thành từng vùng hiện tượng ở lộn xộn đã giảm nhiều. Một số phường đất ở giảm đi vì Nhà nước cần cho các dự án , công trình giao thông, xây dựng…..Ngoài ra đất được sử dụng xây dựng hàng loạt các nhà chung cư, các khu biệt thự cao cấp đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Tình hình sử dụng đất của quận được thể hiện trên biểu đồ dưới đây.
Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất của Quận Long Biên
Đơn vị:ha
Theo nguồn: Phòng tài nguyên môi trường và nhà đất Quận Long Biên 2006
2.2/ Tình hình quản lý đất ở của Quận Long Biên.
Luật đất đai 2003 ra đời và quyết định 23/2005/QĐ-UB ngày 18/02/2005 của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trê n địa bàn Hà Nội (trước đây là quyết định 65/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội về việc cấp GCN quyền sử dụng đất ở, đất ao vườn liền kề) trên địa bàn Hà Nội là cơ sở pháp lý chủ yếu để Quận thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.
Theo con số báo cáo chính thức của phòng Tài nguyên môi trường của Quận Long Biên 28/02/2006, thì tình trạng sử dụng đất vi phạm Luật đất đai các trường hợp khiếu nại, tranh chấp, giao đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, sử dụng đất sai mục đích, mua bán, chuyển nhượng trao tay rất nhiều. Cụ thể như sau:
+ Thực hiện các chỉ thị của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc tăng cường quản lý đất đai, xử lý nghiêm minh các hiện tượng vi phạm, đưa đất đai vào sử dụng có hiệu quả hơn. Phòng đã phối hợp với UBND các phường tiến hành kiểm tra rà soát trên toàn bộ địa bàn và thu được kết quả: kiểm tra hiện trạng sử dụng đất của 312 đơn vị trên tổng 586 đơn vị đang sử dụng đất trên địa bàn quận, đã phát hiện 125 trường hợp đang sử dụng 187 khu đất vi phạm Luật đất đai. Cho đến hiện nay phòng đã giúp UBND quận thành lập hồ sơ của 51 đơn vị với diện tích 1076,19 m2 trình UBND Thành phố ra quyết định thu hồi (có 27 trường hợp đã được UBND thành phố quyết định thu hồi). Phòng đang thành lập 13 hồ sơ trình thành phố thu hồi năm 2007.
+ Kiểm tra tình hình sử dụng đất nhằm khắc phục và xử lý các vi phạm Luật đất đai, ngăn chặn những phát sinh không tốt. Phòng được UBND giao cho nhiệm vụ kiểm tra các đơn vị sử dụng đất có đúng mục đích không.Kết quả của cuộc kiểm tra nhu sau: Kiểm tra 20 trường hợp thì có đến 6 trường hợp sử dụng sai mục đích. Phòng đã lập hồ sở đề nghị UBND thành phố xử lý 15 đơn vị đã được giao đất nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc thực hiện nhưng chưa đầy đủ.
+Về công tác giải phóng mặt bằng. Tính đến năm 2006 Quận đã giải phóng cho hơn 150 dự án theo các quyết định thu hồi đất của chính phủ và Thành phố vở tổng diện tích hơn 20.683.400 m2 và đã trả tiền đền bù được 1.550.946 triệu đồng. Một số dự án lớn như cầu Thanh Trì, các khu chung cư như Việt Hưng,Thạch Bàn đã được hoàn thành hầu hết công tác giải phóng mặt bằng do UBND các phường tích cực giải quyết vấn đề đên bù cho dân thoả đáng.
+Công tác giải quyết đơn thư: trong năm 2006 phòng tài nguyên môi trường và Nhà đất Quận đa nhận được hơn 100 đơn thư có liên quan đến quản lý đất đai, trong đó gần 1/2 là về đất ở của dân. Quận đã giải quyết được 35 vụ, 10 vụ đã có quyết định nhưng vẫn còn khiếu nại, 25 vụ chuyển về các phường để giả quyết theo thẩm quyền đã được quy định, còn lại hồ sơ vẫn con đang được xem xét, bàn giao để có hướng giải quyết tôt nhất.
+ Phòng tài nguyên môi trường và nhà đất Quận đã hoàn thành những công tác cụ thể như: Giải quyết được 1.320 bộ hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở. Kiểm tra và cấp trích lục cho 70 đơn vị,cá nhân, hộ gia đình. Trong đó có 15 trích lục để vay vốn ngân hàng, 17 trích lục dùng giải quyết đơn thư, 9 trích lục dùng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, 28 trích lục dùng cho xây dựng cơ bản còn lại sử dụng vào công việc khác.
3/ Thực trạng công tác cấp GCN đất ở trên địa bàn Quận Long Biên.
3.1/ Tiến độ cấp GCN của quận Long Biên qua các năm.
Tính đến năm 2004, t thành phố Hà Nội đã cấp được 147,829 GCN quyền sử dụng đất trong đó Long Biên cấp được 11389 hồ sơ theo nghị định 60/CP và theo quyết định 65/2001/QĐ-UB.
Bảng:Tình hình cấp GCN quyền sử dụng đất trên địa bàn Quận Long Biên năm 2004.
Đơn vị: GCN
Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường và nhà đất quận Long Biên- TPHN
Thực hiện 2005.
Bảng: Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất ở trên địa bàn Quận Long Biên năm 2005.
Đơn vị: GCN
STT
Phường
Kế hoach cấp năm 2005
Năm 2005 đã cấp
% Kế hoạch
Kế hoạch cấp năm 2006
1
Long Biên
314
141
45.00
496
2
Việt Hưng
602
261
43.36
700
3
Ngọc Lâm
1380
821
59.49
955
4
Ngọc Thuỵ
960
432
45.00
720
5
Sài Đồng
817
189
23.13
915
6
Bồ Đề
894
203
22.71
670
7
Thạch Bàn
712
912
128.09
850
8
Gia Thuỵ
630
278
44.13
830
9
Phúc Đồng
973
538
55.29
1030
10
Thượng Thanh
816
396
48.53
615
11
Giang Biên
135
51
37.78
203
12
Cự Khối
554
249
45.00
689
13
Phúc Lợi
258
89
34.50
243
14
Đức Giang
130
59
45.00
150
Tổng
9175
6351
69.22
9066
Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường và nhà đất Quận Long Biên.
Bản biểu iến độ cấp GCN nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Quận Long Biên năm 2006.
Đơn vị: GCN
STT
Phường
Kế hoạch cấp năm 2006
Năm 2006 đã cấp
% Kế hoạch thực hiện
1
Long Biên
496
487
98.19
2
Việt Hưng
700
811
115.86
3
Ngọc Lâm
955
678
70.99
4
Ngọc Thuỵ
720
431
59.86
5
Sài Đồng
915
592
64.70
6
Bồ Đề
670
739
110.30
7
Thạch Bàn
850
598
70.35
8
Gia Thuỵ
830
399
48.07
9
Phúc Đồng
1030
962
93.40
10
Thượng Thanh
615
615
100.00
11
Giang Biên
203
105
51.72
12
Cự Khối
689
419
60.81
13
Phúc Lợi
243
211
86.83
14
Đức Giang
150
65
43.33
Tổng
9066
7112
78.45
Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường và nhà đất Quận Long Biên
3./Tổ chức quyền sử dụng đất ở3./Tổ chức giao GCN và quản lý GCN trên địa bàn quận Long Biên.
4/Đánh giá thực trạng cấp GCN quyền sử dụng đất ở trên địa bàn quận Long Biên.
Nhìn chung công tác cấp GCN quyền sủ dụng đất ở của quận trong thời gian qua rất tốt, dưới sự chỉ đạo tiếp và quan tâm giúp đỡ của UBND quận cùng với sự chỉ đạo hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội.Phòng Tài nguyên Môt trường và Nhà đất Quận Long Biên đã hướng dẫn chỉ đạo các phường, các thị trấn triển khai việc thực hiện các Quyết định, văn bản hướng dẫn có liên quan đến công tác cấp GCN quyền sử dụng đất như Luật đất đai 2003, Nghị định 181, Quyết định 23/2005/QĐ-UB ….
Việc đo đạc, lập kế hoạch sử dụng đất, lập bản đồ địa chính luôn được thực hiện hàng năm, phòng tài nghuyên môi trường luôn cùng các phường, thị trấn thực hiện công tác kê khai đăng ký đất đai để nắm được số lượng đất đai, chủ sử dụng, diện tích để luôn được cập nhật chỉnh lý bản đồ, hồ sơ địa chính phù hợp với thực tế.
Về công tác thanh tra giải quyết đơn thư khiếu nại cũng được phòng Tài nguyên môi trường và nhà đất quận luôn luôn quan tâm để thực hiện việc cấp GCN cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn toàn quận.
Năm 2004 mặc dù mới là thời gian đầu thành lâp nhưng quận đã cấp được 11389 GCN đạt 53.36% kế hoạch đề ra . Năm 2006 cấp được 7112 GCN đạt 78.45% kế hoạch trong đó hồ sơ kê khai đăng ký là 8134 hồ sơ.
Công tác thanh tra kiểm tra trên địa bàn quận đã thực hiện rất nghiêm túc, xử lý các trường hợp vi phạm nghiêm minh nên các đối tượng khác thấy đó mà giảm bớt những sai phạm. Do được tuyên truyền giáo dục nên người dân đã hợp tác với cơ quan chức năng rất nhiệt tình tạo thuận lợi cho công tác giải quyết tranh chấp, cấp GCN.
Các công tác sang tên trước bạ, giải phóng mặt bằng, giải quyết đơn thư tuy rất nhiều nhưng phần lớn đã được thực hiện như: 2500 hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất đã được giả quyết. Tổ chức triển khai giải pgong mặt băng cho hơn 60 dự án theo quyết định thu hồi đất của chính phủ, đã thu hồi 6.142.200 m2 và đã chi trả tiềnđền bù được 1.300.240 triệu đồng. năm2006 đã nhận được 105 đong thư của 65 vụ việc liên quan đến công tác quản lý đất đai đô thị, đã giải quyêt được hơn 35 vụ…..
4.2/ Tồn tại.
Song song với kết quả như trên, công tác quản lý đất đai còn nhiều vướng mắc.
+ Trình độ chuyên môn của cán bộ địa chính cấp cơ sở chưa đáp ứng được với yêu cầu của công tác quản lý đất đai tại địa phương. Mặt khác hiện nay một số xã cán bộ địa chính được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ nên cũng gây không ít khó khăn cho công tác quản lý đất đai.
+ Một số địa phương để dân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang làm đất ở, mua bán trao tay nhưng chưa xử lý kịp thời.
+ Việc giao đất cho thuê đất không đúng thẩm quyền vẫn thường xuyên xảy ra ở một số phường, xã.
+ Các văn bản pháp quy của Nhà nước về đất đai thiếu đồng bộ, một số điểm chưa rõ ràng, cơ chế chính sách chưa phù hợp dẫn đến việc cấp GCN quyền sử dụng đất và công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn phức tạp.
+Hồ sơ địa chính chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý đất đai của cấp cơ sở như bản đồ năm 1960, 1974 còn thiếu, Hệ thống sổ sách như sổ mục kê,sổ đăng ký cấp GCN bị thất lạc hoặc bị mất. Các trang thiết bị bảo quản hồ sơ còn thiếu.
+ Việc quản lý quỹ đất công, đất không giao ổn định lâu dài theo Nghị định 64/CP còn tuỳ tiện, lỏng lẻo, sử dụng sai mục đích. Nhiều phường chưa thực hiện đúng chức năng qủn lý và tổ chức sử dụng quỹ đất công ích theo luật đất đai.
+ Một số hộ dân chưa có ý thức và mong muốn được cấp GCN quyền sử dụng đất ở. Do đó làm giảm tiến độ đăng ký, kê khai phân laọi hồ sơ và cấp GCN.
+ Tình trạng lấn chiếm đất công ở các khu vực đất nông nghiệp ven khu dân cư và xảy ra nhiều nhất ở các phường ven đô.
+ Phần lớn việc chuyển nhượng đất không thông qua các cơ quan các cấp có thẩm quyền mà chỉ dừng lại ở việc xác nhận ở cấp phường. Cá biệt có trường hợp mua bán trao tay làm thât thu cho ngân sách nhà nước.
4.3/ Những nguyên nhân.
a/ Nguyên nhân chủ quan.
Công tác tuyên truyền ở các cấp, các ngành chức năng chưa thường xuyên và liên tục, nên dẫn đến sự hiểu biết của nhân dân và các đối tượng sử dụng đất về Luật đất đai còn hạn chế. Các phường chưa có biện pháp tích cực để ngăn chặn kịp thời và giải quyết lịp thời các vi phạm về đất đai ở địa phương.
Bộ máy địa chính cấp cơ sở. Do thay đổi cán bộ địa chính hoặc một số phường cán bộ địa chính đã quá tuổi, không được đào tạo đúng chuyên ngành nên không đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý, cán bộ không nắm vững tình hình đất đai của quận. một số cán bộ lãnh đạo UBND phường, cán bộ địa chính phường chưa thực sự được quan tâm đến công tác quản lý đất đai, Mặt khác do trình độ còn hạn chế dẫn đến việc tổ chức thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp, việc xử lý vi phạm, khiếu nại, tranh chấp đât đai chưa kịp thời còn né tránh đùn đẩy. hơn nữa, do sự buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý đất đai nói chung, công tác cấp GCN nói riêng của cán bộ địa chính xã, huyện trước đây.
b/ Nguyên nhân khách quan.
Các văn bản hướng dẫn thi hành luật đất đai và các quy định về cấp GCN quyền sử dụng đất chưa kịp thời, nhiều nội dung còn chưa rõ ràng gây ra nhiều khó khăn trong khi thực hiện.
Về thủ tục quy trình cấp GCN quyền sử dụng đất ở đô thị còn rườm rà, mất thời gian. Chính sách truy thu nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa hợp lý như lệ: lệ phí trước bạ còn cao(1% giá trị đất, bất luận nguồn gốc)tiền sủ dụng đất thì chia làm nhiều mức căn cứ vào thời gian sử dụng nên rất khó xác định.
Do tốc độ đô thị hoá nhanh trên địa bàn quận, đặc biệt là sự hình thành các khu công nghiệp, các khu đô thị mới đã tạo ra những biến động lớn về đất đai, giá đất tăng dần đến nhiều hiện tượng vi phạm luật đất đai.
Ý thức chấp hành Luật đất đai của người dân còn hạn chế, cùng với sự quản lý lỏng lẻo và không kịp thời dứt điểm của chính quyền địa phương và các cở quan chức năng.
Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện và đẩy nhanh tiến độ cấp GCN quyền sử dụng đất ở trên địa bàn Quận Long Biên.
Phương hướng, nhiệm vụ công công tác cấp GCN quyền sử dụng đất ở trên địa bàn quận Long Biên.
Trong thời đại ngày nay những vấn đề đất đai rất nóng bỏng và đặc biệt là nhu cầu hiện nay của dân cư về nhà ở rất lớn và đa dạng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm giải quyết triệt để, mang lại cuộc sống ổn định cho người dân, thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển, công bằng văn minh.
Để cùng với Nhà nước, các cấp chính quyền, phòng Tài nguyên môi trường và Nhà đất quận Long Biên đã và đang tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp đã có, luôn năng động sáng tạo trong công việc để đưa công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp, có khoa học đạt hiệu quả cao đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân an tâm trong vấn đề ăn ở và cũng thu hút các nhà đầu tư triển khai các dự án đầu tư. Để đạt được tiến độ mà sở tài nguyên môi trường và Nhà đất đã giao, quận đê ra những phương hướng chỉ đạo tới các phường. Đó là:
Tiếp tục cấp GCN quyền sử dụng đất ở theo quyết định 23/2005/QĐ-UB cho các phường trong năm 2007.
Tiếp tục kiểm tra việc chấp hành luật đất đai theo chỉ các chỉ thị của UBND thành phố Hà Nội.
Tiếp tục hướng dẫn thủ tục và trình tự thụ lý trình UBND quận và Thành phố hợp thức hoá cho các hộ do thôn và xã cấp trái thẩm quyền theo kết luận của thanh tra Thanh tra trước đây gồm Cự Khối, Giang Biên..
Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng tập trung một số dự án trọng điểm như các khu đô thị: Việt Hưng, Sài Đồng, Thạch Bàn. đường 5 kéo dài, đấu giá quyền sử dụng đất.
Giải quyết đơn thư kịp thời, đúng pháp luật .
Phối hợp với ban quản lý dự án và các phường lập dự án đầu tư đấu giá các quỹ đất nhỏ lẻ, đất kẹt, đất thu hồi.
Phối hợp với phòng tổ chức chính quyền và Công ty địa chính cắm mốc địa giới hành chính các phường.
Chỉ đạo thực hiện sát sao, chặt chẽ tới từng tổ dân phố, từng hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất.
Tập trung làm gọn từng điểm, từng tổ dân phốvới phương châm “dễ làm trước khó làm sau.”
Thường xuyên tập trung chỉ đạo xuyên suốt từ Thành phố đến Quận, từ quận đến phường và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên phải thực hiện kiểm tra , đôn đốc, giao ban, kịp thời tháo gỡ những khó khăn của từng trường hợp và từng địa bàn để đẩy nhanh tiến độ của công tác đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất ở đô thị trên địa bàn quận Long Biên.
Giải pháp.
Để điều kiện đẩy nhanh tiến độ cấp GCN quyền sử dụng đất ở trên địa bàn Quận Long Biên-Thành phố Hà Nội, cần có sự phối hợp của các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương, từ Trung ương đến địa phương, từ sở tài nguyên Môi trường và nhà đất đến UBND các quận và phòng TNMT và nhà đất của Quận Long Biên ccần rút ngắn thủ tục tạo sự nhanh chóng, rút ngắn thời gian, tránh sự phiền hà cho người dân. Và trong thời gian thực tập cũng như tìm hiểu tại Sở Tài Nguyên- Môi trường và Nhà đất Hà Nội
2.1/ Về văn bản pháp luật và các chính sách về đất đai.
Văn bản pháp luật là cơ sở páp lý quan trọng giúp cơ quan thẩm quyền tiến hành cấp GCN theo luật định.Hiện nay hệ thống pháp luật. Hiện nay, hệ thống luật và pháp lệnh về đất đai và nhà ở còn chưa đồng bộ, chưa sát với thực tế. Ví dụ như: Nghị định số 60/CP của chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị ban hành năm 1994, trong đó có những điều đã quá xa vời với thực tế hiện nay. Nghị định 87/CP của chính phủ về quy định khung giá đất quy định trong khung giá đất quy định trong khung giá tuy có hệ số điều chỉnh nhưng vẫn còn rất thấp so với thực tế, làm cho công tác thu tiền lệ phí để cấp GCN còn chậm . Do đó có ảnh hưởng tới tiến độ cấp GCN. Bên cạnh đó có một số điều trong văn bản pháp luật còn tình trạng tự làm theo ý mình. Chính phủ cần có những quy định mới, có những sửa đổi thay thế ngay một số văn bản đã có cũ lạc hậu. Cần ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo có nội dung cụ thể hơn cấp quận, cấp phường, để phù hợp với điều kiện cụ thể của từng quận, phường. Đối với các văn bản mới thay thế các văn bản cũ phải có thông báo huỷ bỏ rõ ràng những điều kiện, chương, hoặc toàn bộ văn bản cũ, phải công bố và hướng dẫn thực hiện các văn bản mới; có như vậy mới tránh được việc sử dụng lẫn lộn giữa các văn bản cũ và mới.
Phòng Tài nguyên-Môi trường và Nhà đất phối hợp với UBND có những buổi phổ biến cho người dân biết các quy định trong các văn bản pháp luật Nhà Nước mứo ban hành,những điều kiện và thủ tục đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất ở, đặc biệt các quy định về thu tiền cấp GCN, có nhiều người dân còn mơ hồ không biết mẫu GCN như thế nào, phải nộp những khoản gì với mức bao nhiêu làm cho công tác chuẩn bị hồ sơ rất mất thời gian và công sức của dân…
2.2/ Về đội ngũ cán bộ.
Cần tăng cường đội ngũ cán bộ địa chính nhà đất quận. Xây dựng một đọi ngũ cán bộ trong s, lành mạnh, có trình môn cao. Thường xuyên tổ chức các đợt bồi dưỡng lý luận chính trị, pháp luật và kiến thức chuyên ngành cho cán bộ cơ sở . Đưa một số cán bộ chưa được đào tạo chính quy đi học tập trau rồi kiến thức chuyên ngành. Cần trang thiết bị hiện đại cho cán bộ địa chính như các thiết bị đo vẽ, máy tính, máy quét….
Phát huy trách nhiệm lãnh đạo cấp phường, thị trấn. Cấp này đóng vai trò hết sức quan trọng. Công tác đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất ở chuyển biến như thế nào phụ thuộc chủ yếu vào khâu này, họ phải chủ động tìm ra nhiều biện pháp tháo gỡ vướng mắc thì mới đẩy nhanh được tiến độ. Đồng thời tăng cường quyền hạn, nhiệm vụ cho cấp phường, trong các khâu kê khai đăng ký, đo vẽ sơ đồ xác định nguồn gốc nhà đất, xét duyệt cấp GCN. Cấp thành phố tập trung vào hướng dẫn, kiểm tra và thẩm định hồ sơ thuộc thẩm quyền.
Kiện toàn bộ máy phòng Điạ chính quận theo quy định có 14 đồng chí (hiện nay có 10 đồng chí) . Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của phòng phải xây dựng quy chế hoạt động, phân công công việc rõ ràng , đúng người, đúng việc, có kiểm tra đôn đốc để mọi cán bộ có thể hoàn thành nhiệm vụ.
Phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, kiến thức pháp luật cho cán bộ của phòng Tài nguyên môi trường và nhà đất đô thị quận và cán bộ địa chính cơ sở phường; để luôn luôn có một đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, có kinh nghiệm về thực tế, kinh nghiệm xử lý trong các tình huống, xẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ.
Thay thế cán bộ địa chính không đủ năng lực, phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghề nghiệp.
2.3/ Công tác thông tin, tuyên truyền.
Công tác thông tin tuyên truyền cũng hết sức quan trọng cần tăng cương gaío dục tuyên truyền các văn bản pháp luật đến từng cán bộ, đến từng người sử dụng đất.
Đối với cán bộ đảng viên nói chung và cán bộ trong ngành địa chính nói riêng trước hết phải nắm chắc sđược pháp luật chung về đất đai, những chủ trương và chính sách cuả Đảng, Nhà nước cùng những hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên; phải cập nhất thường xuyên những thay đổi về cơ chế chính sách, văn bản pháp luật. Tiếp theo, phải nắm vững được tình hình sử dụng đất địa phương mình quản lý, tình hình cấp GCN tại địa phương, thấy những khó khăn, cản trở đối với công tác này và tìm giải pháp tháo gỡ. Từ đó với những hiẻu biết của mình góp phần cùng nhà nước tăng cường hiểu biết pháp luật về đất đai cho người dân, hạn chế những vi phạm pháp luật đất đai có ảnh hưởng đến công tác cấp GCN quyền sử dụng đất ở địa phương.
Cán bộ địa chính phai tuyên truyền giải thích cho dân hiểu rõ vai trò, mục đích công tác đăngn ký cấp GCN qử dụng đất ở đô thị, phải hướng dẫn người dân đăng ký kê khai , giải thích những điều chưa rõ ràng khi người dân thắc mắc.Có như thế người cán bộ mới hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình làm cho người dân hiểu được ý nghĩa và sự cần thiết của công tác cấp GCN quyếnử dụng đất ở. Lúc đó dân sẽ có thái độ hợp tác hơn nữa với cán bộ địa chính, tự nghuyện kê khai một cách chính xác, đúng quy định, rút ngắn thời gian kê khai, đăng ký bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, góp phần đẩy nhanh tiến độ của công tác cấp GCN quyếnử dụng đất ở trên địa bàn đô thị.
Muốn thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn các văn bản Pháp luật cần có sự phối hợp giữa Nhà nước và cơ quan liên ngành các cán bộ ở cơ sở với những biện pháp cụ thể để thông tin những chính sách Pháp luật về đất đai, Những văn bản mới, những thay đổi liên quan đến công tác cấp GCN và những thay đổi khác liên quan đến người sử dụng đất. Có thể thông qua sự hướng dẫn phổ biến trực tiếp từ cán bộ tới người dân, hoặc có thể thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, cuộc trao đổi thảo luận, hỏi đáp…..
2.4/ iều chỉnh hợp lý chính sách tài chính về đất đai. Những tồn tại của chính sách tài chính đối với đất đai đã nêu trên, Nhà nước cũng như UBND thành phố cần nghiên cứu sửa đổi chính sách tài chính sao cho phù hợp nhằm thúc đẩy tiến độ cấp GCN quyền sử dụng đất. Đồng thời đem lại sự công bằng cho người dân. Vì vấn đề tài chính liên quan đến lưọi ích của quần chúng nhân dân nên việc dảm bảo công bằng sẽ thực sự khơi thông rào cản đối với tiến độ đăng ký , cấp GCN vì nó phản ánh đúng tâm lý công bằng của người dân.
Để đ đôi với tính công bằng Nhà nước nên xem xét, bổ sung hoàn thiện chính sách tài chính đối với đất đai để tạo điều kiện cho tất cả những người muốn có “sổ đỏ” thực hiện nguyện vọng của mình. Trước mắt Nhà nước cần chịu thiệt thòi để cấp nhanh GCN nhằm đạt được mục tiêu quản lý quỹ đất và bảo vện lợi ích của người sử dụng đất, tiếp đó các giao dịch dân sự về nhà đất được thực hiện Nhà nước sẽ thu lại sau vẫn chưa muộn .Nhà nước cần có quy đinh về nghĩa vụ tài chính theo thu nhập của người sử dụng đất và theo điều kiện cơ sở hạ tầng đô thị.
2.5/Giải pháp về quy hoạch.
Trước đây tồn tại hai quan điểm về cấp GCN cho những khu vực liên q uan đến quy hoạch.
Khi cấp GCN quyền sở hữu đất ở các hộ hia đình, cá nhân không có giấy tờ hợp lệ nếu nằm trong vùng quy hoạch đã được phê duỵệt , có quyết định thu hồi đất đai. Và có phương án cắm mốc giới, hoặc chưa có quyết định của các cấp chính quyền) đều không được cấp GCN.
Sau đó UBND tthành phố có hướng dẫn chỗ nào có dự án đã cắm mốc thì không cấp. Vì vậy các cấp chính quyền địa phương không đẩy nhanh được việc cấp GCN ở những khu vực này. Hiện nay quan điểm khi người dân đã ở ổn định, không có tranh chấp trước ngày 18/12/1980 dù có trong quy hoạch hay không đèu được cấp GCN. Vì GCN quyền sử dụng đất ở là chứng thư đảm bảo cho công tác đền bù nhanh chóng vì vậy coi cấp GCN chính là một biện pháp khi đền bù giải phóng nhằm thực hiện dự án một cách dễ dàng
2.6/ Tăng cường sụ phối hợp của các cơ quan liên ngành.
Đây là một yếu tố quan trọng góp phần đẩy nhanh tiến độ cấp GCN quyền sử dụng đất ở tại địa bàn quận Long Biên, bởi vì ở đây tốc độ xây dựng rất lớn và hiện chủ yếu là xây dựng nhà ở. Nên việc phối hợp với các nhành có liên quan đến địa chính như ngành xây dựng, môi trường… là hết sức quan trọng cần thiết để thống nhất trong việc xử lý các trường hợp cụ thể, nâng tiến độ cấp GCN trong những năm tới.
2.7/ Thanh tra kiểm tra trong công tác đăng ký cấp GCN quỳền sử dụng đất ở.
Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra giúp cơ quan quản lý phát hiện, ngăn ngừa những thiếu xót, sai phạm trong quá trình quản lý đất đai. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tình hình sử dụng đất, kiên quyết xử lý những vi phạm vvề đất đai, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của cấp phường về cấp GCN quỳền sử dụng đất ở. Kiểm tra chặt chã các khâu của quá trình đăng ký, xét, cáp GCN để có những điều chỉnh kịp thời. Kiểm tra các điều kiện liên quan như: Tài liệu lưu trữ, hồ sơ, sổ sách, tài liệu đo đạc bản đồ, kinh phí……
Kiểm tra việc chỉ đạo đôn đốc UBND các cấp đối với việc tiến hành công tác cấp GCN, kiểm tra việc tuân thủ các chể độ của ngành về quy trình thủ tục đăng ký. Kiểm tra việc thiết lập bảo quản, lưu trữ hồ sơ địa chính của cở sở.
Trên cở sở công tác thanh tra kiểm tra tiến hành công tác đăng kýcấp GCN quyền sử dụng đất ở đô thị một cách chính xác và công bằng.
2.8/ Về khoa học công nghệ.
Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào trợ giúp công tác quản lý đất đai nói chung, công tác đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất ở đô thị trên địa bàn quận nói riêng. Để phát triển nhành địa chính ngang tầm các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, hiện đại hoá và tin học hoá công tác quản lý thông tin, giữ liệu phục vụ quản lý đất đai.
Trước hêt phải đưa công nghệ tin học, vi tính vào công tác đo đạc, khảo sát, trợ giúp cho viẹc lập quy hoạch chi tiết các cấp một cách chính xác, bởi nhờ có công nghệ thông tin chúng ta có thể đo vẽ một cách chính xác nhất trong thưòi gian ngắn nhất. từ đó thômg qua quy hoạch sử dụng đất định hướng sử dụng đất được xác định rõ ràng hơn khoa học hơn giúp người dân yên tâm lựa chọn những phương án tối ưu cho mảnh đất mà mình sử dụng. Làm cho đất đai được sử dụng hiệu qủa hơn.
Vì công nghệ thông tin phải đựoc sử dụng vào phục vụ đo, vẽ số hoá bản đồ, sổ sách, tài liệu. Để tạo một cơ sở dữ liệu đầy đủ gọn nhẹ mà chính xác phục vụ đắc lục cho việc xác định nguồn gốc đất đai, là một cơ sở để thực hiện công tác cấp GCN quyền sử dụng đất. Đồng thời với sự trợ giúp của công nghệ thông tin đưa ra những tài liệu, những cơ sở pháp lý có ý nghĩa quan trọng đối với việc xử lý những tranh chấp, vi phạm xử dụng đất đai. Giải quyệt những vướng mắc trong quá trình kê khai đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất.
Công nghệ thông tin có giữ được sự liên lạc giữa cấp trên, cấp dưới, các ban ngành liên quan với nhau và với người sử dụng đất. Từ đó giúp cho công tác kiểm tra, thanh tra, chỉ đạo, đôn đốc công tác quản lý nhà nước về mặt đất đai nói chung và công tác đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất ở nói riêng được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng hơn giảm thưòi gian và kinh phí đáng kể cho nhân sách nhà nước. Hơn nữa với một hệ thống thông tin hiện đại, những chủ trương đường lối chính sách của Đảnh và nhà nước cũng đến cán bộ quản lý một các nhanh chóng và đầy đủ hơn.
2.9/ Một số giải pháp khác.
Cần tiến hành bổ sung cho những hồ sơ còn tồn đọng. Những hồ sơ còn tồn đọng này phần lớn là có nguòn gốc rất phức tạp nên đã kê khai từ lâu vẫn chưa giải quyết hét vì thế nay cần tiến hành nhanh chóng giải quyết rứt điểm để có thể quản lý được quỹ nhà đất thuộc diện này. Việc xét nguồn gốc là rrất khó khăn do đó để đẩy nhanh tiến độ cấp GCN, Nhà cần đầu tư kinh phí cho cán bộ làm công tác có liên quan đến những hồ sơ dạng này, có thể đặt kế hoạch dứt điểm để quyết tâm hoàn thành, thậm chí có thể làm thêm giờ.
Hiện nay nguồn nhân lực cầm thiết cho ngành địa chính còn thiếu nhất là quận lại mới đươc thành lập. Để giải quyết được tình trạng thiếu cán bộ làm công tác địa chính UBND quận cần chủ đông ký hợp đồng làm việc với sinh viên các trường đại học mới ra trường làm bổ sung nguồn nhân lực. Việc khuyến khích lợi ích đối với cán bộ cấp phường là rất quan trọng. Để họ yên tâm, phấn khởi công tác vì họ làm việc rất nhiều nhưng đồng lương chưa xứng đáng sẽ không yên tâm làm việc do hiện nay nhiều khoản phải trang trải nhất là ở Hà Nội.
Sở tài nguyên môi trường và Nhà đất Hà Nội cần cử cán bộ thường xuyên kiểm tra đôn đóc các quận, phường đẩy nhanh tiến độ kê khai đăng ký, phân loại hồ sơ ngay tại cỏ sở để đẩy nhanh tiến độ đòng thưòi phát hiện những cá nhân và cơ quan làm việc tốt để có sự khuyến khích động viên kịp thời và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Nhà nước cần đầu tư kinh phí cho việc đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ lớn bao gồm tỷ lệ 1/200 và 1/500 để tạo điều kiện xét duyệt hồ sơ được nhanh chóng.
3/ Kiến nghị.
Phòng Tài Nguyên môi trường và Nhà đất quận Long Biên kết hợp với các phường đẩy nhanh công tác thực hiện thí điểm lập hồ sơ địa chính để nhanh chóng rút kinh nghiệm sẵn sàng đưa vào áp dụng ở những nơi đã hoàn thành cấp GCN quyền sử dụng đất ở ban đầu.
Các cấp các ngành cần theo dõi sát sao hơn nữa và chỉ đạo kịp hời về đưòng lối giải quyết những vướng mắc của cấp cơ sở để đẩy nhanh tiến độ cấp GCN đưa mục tiêu hoàn thành việc cấp GCN quyền sử dụng đất ở vào năm 2007 trở thành hiện thực.
Để giảm bớt khâu vẽ sơ đồ kỹ thuật thửa đất và in GCN ngành địa chính cần đầu tư các thiết bị kỹ thuật hiện đại lưu những số liệu khi đo và sau khi đo xong về lắp vào máy tính điện tử xử lý ngay và đưa vào lưu trữ hoặc in ra GCN không phải mất thòi gian vẽ lại trên máy tính vì mỗi năm Quận phải cấp rất nhiều giấy GCN quyền sử dụng đất ở. Việc in ấn đã hiện đại và đáp ứng được yêu cầu in GCN nên quận cần tập trung giải quyết những vướng mắc từ phía chính sách, từ phía quy hoạch và phía cán bộ
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0135.doc