Các giải pháp chuyển đổi tổng Công ty chè Việt Nam theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con (55tr)

+ Lời nói đầu Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XIX các tập đoàn kinh tế đã nối tiếp nhau ra đời ở các nước tư bản. Nó là một tổ chức tiên tiến, hiện đại, đại diện cho trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất và nền kinh tế - xã hội, là các doanh nghiệp có quan hệ với nhau về công nghệ và lợi ích kinh tế. ở nước ta hiện nay, quan hệ sản xuất đã có bước đổi mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện cải cách toàn diện

doc55 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Các giải pháp chuyển đổi tổng Công ty chè Việt Nam theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con (55tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các doanh nghiệp nhà nước và với việc theo mô hình "Công ty mẹ - Công ty con" là một trong hướng đi đầu. Đây là mô hình đã được khá nhiều các doanh nghiệp trên thế giới áp dụng và gặp hái được nhiều thành công. Trong quá trình phát triển, Đảng và Nhà nước đã dần chuyển đổi các Tổng công ty lớn theo mô hình tiên tiến này là Tổng công ty chè cũng sẽ không nằm ngoài ngoại lệ đó. Với những điều kiện tốt về vốn, công nghệ, nguồn lực bao gồm cả cán bộ quản lý và thị trường đảm bảo việc Tổng công ty Việt Nam chuyển đổi theo mô hình "Công ty mẹ- Công ty con" là một bước tiến lên của việc phát triển của công ty nói riêng và của nền kinh tế nước ta nói chung. Tổng công ty chè cũng là một trong các Tổng công ty lớn và việc chuyển sang mô hình công ty mẹ –công ty con là bước phát triển ma Tổng công ty hướng tới . Bài viết này em đã được chỉ bảo, hướng dẫn rất tận tình của thầy Đỗ Hoàng Toàn và các chú, các bác ở Tổng công ty chè. Em xin chân thành cảm ơn! Chương 1 Khái quát chung về Tổng công ty chè Việt Nam và mô hình Công ty mẹ - Công ty con 1.1. Khái quát chung về Tổng công ty chè Việt Nam 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty chè Việt Nam* Trích : Tài liệu Phòng tổng hợp 1.1.1.1. Giai đoạn từ khi thành lập 1974 đến năm 1995 Cùng với một số mặt hàng như cà phê, điều, lạc, chè … là một sản phẩm chiến lược có ưu thế mạnh ở nước ta. Với sự tăng trưởng, tập trung, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Và theo quyết định số 95/CP ngày 19/4/1994 của Hội đồng Chính phủ thành lập Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam trên cơ sở hợp nhất các nhà máy xuất khẩu của Trung ương và một số xí nghiệp chè hương ở miền Bắc. Mô hình của Liên hiệp lúc đó chỉ là các nhà máy công nghiệp và chế biến, sản xuất ở phía Bắc bao gồm: + 5 nhà máy sản xuất chè đen xuất khẩu và nội tiêu + 2 nhà máy sản xuất chè hương xuất khẩu và nội tiêu + 2 nhà máy sản xuất chè hương xuất khẩu và nội tiêu + 1 nhà máy cơ khí làm nhiệm vụ sản xuất phụ tùng thay thế, lắp đặt và sửa chữa thiết bị chế biến. + 1 trường đào tạo công nhân kỹ thuật và chế biến. - Năm 1979, dưới sự cho phép của Nhà nước sát nhập các xí nghiệp chè với Công ty chè TW thuộc Bộ Công nghiệp theo Quyết định 75/CP ngày 2/3/1979 của Hội đồng Chính phủ, đồng thời nhà nước sát nhập phần lớn những nông trường chuyên trồng chè ở địa phương vào Liên hiệp. Lúc này, quy mô được mở rộng với 39 thành viên bao gồm: + 17 Nông trường quốc doanh chuyên trồng chè + 19 Nhà máy chế biến chè + 1 Xí nghiệp vật tư - vận tải + 1 Viện nghiên cứu chè + 1 Nhà máy cơ khí - Đến tháng 3 năm 1987, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm ra Quyết định số 28/NN-TCCB/QĐ thành lập công ty XNK chè thuộc Liên hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam. Đây là Công ty thương mại làm nhiệm vụ xuất nhập khẩu sản phẩm và các thiết bị chè, thoả mãn tốt các nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm chè của Việt Nam trên thị trường thế giới, đồng thời nhập khẩu vật tư hàng hoá, thiết bị chuyển giao công nghệ, phục vụ cho quá trình sản xuất và chế biến sản phẩm. - Ngày 3/5/1989 thực hiện chủ trương phân phối công bằng chuyên môn hoá, hợp tác hoá, để nâng cao khả năng kinh doanh và hiệu quả kinh tế của các công ty chè, công ty XNK chè sát nhập với xí nghiệp vật tư vận tải chè thuộc Bộ Nông nghiệp theo quyết định số 236/NN-TCCB/QĐ thành Công ty XNK và đầu tư phát triển chè. "Căn cứ văn bản số 5826/ĐMDN ngày 13/10/1995 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và uỷ quyền quyết định thàh lập các Tổng công ty theo quyết định só 90/TTg ngày 7/5/1994 của Thủ tướng Chính phủ"1 Trích : Điều lệ thành lập và tổ chức Tổng công ty chè Việt nam . 1.1.1.2. Từ năm 1995 đến nay “Cuối năm 1995 theo Quyết định số: 394NN-TCCB/QĐ ngày 29/12/1995 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định thành lập Tổng công ty chè Việt Nam trên cơ sở sắp xếp lại Liên hiệp các xí nghiệp công nông chè Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tên đơn vị: Tổng công ty chè Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: Vietnam National Tea Corporation Tên viết tắt: Vinatea Corp. Trụ sở chính: 46 Tăng Bạt Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - Vốn pháp định: 101.867,5 triệu đồng - Vốn kinh doanh: 101.867,5 triệu đồng Trong đó: + Vốn cố định: 68.163,6 triệu đồng + Vốn lưu động: 27.256,2 triệu đồng + Vốn XDCB: 5.601,0 triệu đồng + Vốn Phát triển sản xuất: 847,7 tr iệu đồng”: số liệu Phòng Tài Chính ,11/1995 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty chè Việt Nam Ngay từ khi thành lập Tổng công ty là liên hợp của nhiều xí nghiệp hợp lại và chủ yếu tập trung vào sản xuất kinh doanh, ngày nay khi quy mô của Tổng công ty đã được mở rộng hơn thì Tổng công ty không chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh mà còn cả sang lĩnh vực dịch vụ nữa. Tổng công ty ngoài nhiệm vụ sản xuất kinh doanh ra còn phải làm nhiệm vụ như khảo sát thị trường, ngoài thị trường quan trọng trong nước thì việc tìm hiểu thị trường xuất khẩu trên thế giới cũng rất quan trọng vì các công ty con, công ty liên kết không và khó có khả năng tìm hiểu được thị trường trên do chưa đủ khả năng về vốn và quan hệ trên thị trường thế giới. Do đó công ty phải phát triển thị trường, thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài phát triển sản xuất kinh doanh. Ngoài ra còn để tiếp thu khoa học công nghệ dùng cho sản xuất va chế biến chè. Là Tổng công ty lớn nên công ty phải đại diện cho các công ty con để nhập các thiết bị, công nghệ…để phát triển cho chính Tổng công ty va các công ty thành viên khác, nhằm đưa ngành chè Việt nam sánh kịp với một số nước trên thế giới như Trung quốc - Tổng công ty chè Việt Nam là Tổng công ty nhà nước do đó nó chịu trách nhiệm trước Nhà nước về hoạt động kinh doanh chè Việt nam. Tổng công ty có nhiệm vụ nhận và cung ứng vốn cho tất cả các đối tượng được đầu tư, là chủ đầu tư, nghiên cứu cải tạo giống chè, trồng trọt, chế biến tiêu thụ, xuất nhập khẩu sản phẩm chè, vật tư thiết bị ngành chè, tiến hành các hoạt động kinh doanh khác đúng pháp luật, cùng với chính quyền địa phương chăm lo phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng trồng chè, đặc biệt đối với vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng kinh tế mới, vùng sâu vùng xa có nhiều khó khăn, xây dựng các mối quan hệ kinh tế và hợp tác đầu tư, để phát triển trồng chè góp phần thực hiện xoá đói giảm nghè, phủ xanh đất trống đồi núi trọc và cải thiện môi sinh. Từ đó ta thấy được chức năng rất quan trọng của cây chè Việt nam Ngoài những việc làm trên Tổng công ty phải thực hiện việc nghiên cứu các giống chè mới nhằm nâng cao chất lượng chè Việt nam , chất lượng chế biến , quy trình canh tác, gặt hái , để giảm tối thiểu chi phí va tránh hư hỏng chè . Đồng thời Tổng công ty phải đa dạng hóa sẩn phẩm, sử dụng nhãn hiệu, bao bì một cách phù hợp . Và điều quan trọng nhất là Tổng công ty phải tạo ra được thương hiệu dặc trưng cho ngành chè Việt nam nói riêng va của Tổng công ty nói chung Từ ngày thành lập đến nay Tổng công ty chè đã có những bước tiến vượt bậc , hiện nay thị trường của Tổng công ty đã rộng khắp cả nước va trên thế giới.Tổng công ty đã tham gia quản lý, chỉ đạo điều hành đến tất cả các Công ty thành viên. Cây chè và các sản phẩm về chè ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trong nước và trên thế giới,sản phẩm đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và mà còn cả xuất khẩu Ngoài ra ,để phát triển Tổng công ty đã liên kết với các đơn vị trong nước và trên thế giới để phát triển sản xuất và kinh doanh chè. Tổng công ty chè đã nhận thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu , kiểm tra chất lượng sản phẩm, trung tâm thông tin , trung tâm đấu giá chè Việt nam …do đó Tổng công ty đã có những bước phát triển hết sức nhanh chóng * Nhiệm vụ của Tổng công ty chè Việt nam - Các ngành nghề kinh doanh : + Trồng trọt, sản xuất chè, chăn nuôi gia súc và các nông lâm sản khác. + Công nghiệp chế biến thực phẩm: các sản phẩm chè, sản xuất các loại đồ uống, nước giải khát. + Sản xuất vật liệu sản xuất, sản xuất phan bón các loại, phục vụ vùng nguyên liệu. + Sản xuất các loại bao bì sao cho phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của thị trường - Chế tạo sản xuất cơ khí, phụ tùng, thiết bị máy móc phục vụ chuyên ngành chè. - Dịch vụ kỹ thuật đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến chè. - Xây dựng cơ bản và đầu tư tư vấn, xây lắp phát triển ngành chè dân dụng. - Dịch vụ du lịch, dịch vụ khách hàng. - Bán buôn, bán lẻ các đại lý các sản phẩm của ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, vật tư nguyên liệu, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hoá phục vụ cho sản xuất và đời sống. - Kinh doanh và dịch vụ các ngành nghề khác. - Xuất nhập khẩu bao gồm: + Xuất nhập khẩu các sản phẩm chè và các mặt hàng nông lâm sản, thủ công mỹ nghệ. + Nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện và hàng tiêu dùng. - Tham gia đào tạo công nhân kỹ thuật3 Phòng tổ chức lao động-Tổng công ty chè Việt nam , 3/2005 Tổng số lao động trong danh sách của Tổng công ty là 9.116 người. Về chất lượng lao động trong các đơn vị do Tổng công ty trực tiếp quản lý có: - Tiến sỹ, thạc sỹ : 17 người - Đại học : 540 người - Trung cấp : 454 người - Thợ bậc cao : 1.276 Nhìn chung số lao động của Tổng công ty ngày một phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng . Trong đó trình độ của các cán bộ quản lý và các công nhân bậc cao đã được đẩy mạnh để có thể nắm bắt được những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự chuyển mới sang mô hình “công ty mẹ –công ty con “ Ngoài số lao động trên, khi vào thời vụ, Tổng công ty còn sử dụng lượng lớn lao động hợp đồng ngắn hạn, lao động phục vụ cho chế biến và chăm sóc cây chè. 1.1.3. Về cơ cấu tổ chức ** Trích: Tìm hiểu những quy định pháp luật thành lập ,tổ chức , quản lý tổng công ty theo mô hình công ty mẹ-công ty con_NXB Lao động –xã hội Bộ máy điều hành của Tổng công ty chè Việt nam được quy định như sau: *Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty, có toàn quyền nhân danh Tổng công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu , nhiệm vụ và quyền lợi của Tổng công ty ngoại trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu các cơ quan, tổ chức khác là đại diện chủ sở hữu thực hiện. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và trước pháp luật về mọi hoạt động của Tổng công ty *Ban kiểm soát: - Hội đồng quản trị thành lập ra ban kiểm soát để giúp Hội đồng quản trị thanh , tra giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh - Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao cho và báo cáo , chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về kết quả kiểm tra giám sát của mình - Ban kiểm soát bao gồm: + Trưởng ban là thàng viên của Hội đồng quản trị + Hai thành viên khác do Hội đồng quản trị quyết định + Một đại diện do tổ chức Công đoàn Tổng công ty * Ban giám đốc: - Tổng giám đốc :là người đại diện theo pháp luật của Tổng công ty , là người điều hành hoạt động của Tổng công ty theo mục tiêu , kế hoạch phù hợp với điều lệ Tổng công ty và các quyết định của Hội đồng quản trị , chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về việc hiện các quyền và nghĩa vụ được giao - Phó Tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành Tổng công ty theo phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc va pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công và ủy quyền. * Bộ máy giúp việc Tổng công ty - Các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Tổng Công ty thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc trong quản lý và điều hành công việc. - Văn phòng Tổng Công ty là cơ quan giúp việc Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc về các mặt tổng hợp, văn thư, hành chính, quản trị. Quy chế làm việc của Hội đồng Quản trị và bộ máy điều hành của Tổng Công ty đều được căn cứ vào Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty. Cụ thể qua sơ đồ sau: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng Công ty chè Việt Nam Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Ban Kiểm soát PTGĐ Kỹ thuật sản xuất PTGĐ Hành chính PTGĐ Kinh doanh Phòng Kỹ thuật công nghệ Phòng xây dựng cơ bản Phòng kỹ thuật NN Phòng Kiểm tra chất lượng Phòng Kế hoạch đầu tư Phòng Kinh doanh Phòng hợp tác đối ngoại Phòng thông tin lưu trữ Phòng Tổ chức lao động Phòng Tài chính kế toán Ban thi đua Văn phòng Tổng công ty 1.2. Khái quát chung về mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con 1.2.1. Khái niệm Công ty mẹ (sau đây gọi là Tổng công ty): là công ty nhà nước, do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện sản xuất kinh doanh và đầu tư vốn ở các công ty con và công ty liên kết. * Công ty con (sau đây gọi là công ty thành viên) - Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên do Tổng công ty nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. - Các Công ty cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, Công ty liên doanh với nước ngoài, Công ty ở nước ngoài mà Tổng công ty giữ cổ phần hoặc vốn góp chi phối, tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các qui định pháp luật có liên quan. - Các công ty liên kết là các công ty có một phần vốn góp không chi phối của Tổng công ty, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có 2 thành viên trở lên, công ty cổ hần liên doanh với nước ngoài. * Mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con tồn tại dưới 2 dạng chủ yếu sau: - Một là: Công ty quản lý vốn: Mục tiêu chủ yếu của công ty này là đầu tư vào công ty khác. Cơ cấu tổ chức của nó bao gồm các bộ phận điều phối, lập kế hoạch và tiến hành kinh doanh trong phạm vi các công ty con. - Hai là, Công ty quản lý hoạt động: là mô hình đặc trưng của Công ty mẹ-công ty con của chúng. Công ty này có chức năng kinh doanh nhưng đồng thời cũng sở hữu và kiểm soát nhóm các công ty con của nó. Các công ty được tổ chức thành các pháp nhân riêng được tham gia vào các giao dịch một cách độc lập. 1.2.2. Thực chất mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con 1.2.2.1. Đặc điểm - Để hoạt động được theo mô hình công ty mẹ - công ty con , các doanh nghiệp cần phải có một nguồn vốn rất lớn. Do đó khi doanh nghiệp đã được hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con sẽ có quy mô về vốn, lao động, và phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh và một thị trường là rất lớn, khi đó nó có đủ điều kiện để có thể nhập má móc thiết bị , công nghệ mới , để nâng cao chất lượng vâ năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và trên thế giới. - Các công ty con đều có pháp nhân riêng và đa phần chúng là hoạch toán độc lập, do đó công ty mẹ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về vốn góp của mình - Các công ty mẹ - công ty con hầu hết chúng đều hoạt đọng đa ngành đa lĩnh vực, do đó nó có thể phát triển trên thị trường rộng lớn. Do đó ngoài việc nó làm giảm rủi ro, mạo hiểm cho doanh nghiệp ở các mặt hàng khác nhau, các lĩnh vực kinh doanh khác nhau mà nó còn tận dụng tối đa cơ sở hạ tậng của công ty mẹ. Tuy có sự đa dạng về hàng hóa nhưng doanh nghiệp luôn có những ngành chủ đạo với sản phẩm thể hiện thế mạnh của mình. 1.2.2.2 Bản chất của mô hình Công ty mẹ- Công ty con Với các công ty con mà công ty mẹ chiếm hoanh toàn vốn đầu tư , tuy nó là một pháp nhân độc lập nhưng công ty mẹ hoàn toàn có quyền quyết định về cơ cấu tổ chức, quản lý ,bổ nhiệm , bãi nhiệm, khen thưởng kỷ luật các chức danh quản lý, công ty mẹ có quyền phê duyệt các dự án đầu tư, quyết định vốn điều lệ , do đó công ty mẹ sẽ quyết định nội dung , sửa đổi nội dung va điều lệ của công ty con .Và thông qua kết quả sản xuất kinh doanh , báo cáo tài chính mà công ty mẹ sẽ đánh giá hoạt động của công ty con .Còn với các công ty con mà công ty mẹ không chiếm hoàn toàn vốn đầu tư thì chỉ có thể tác động một cách hữu hạn và và chịu trách nhiệm một cách hữu hạn. Dựa vào quan hệ trên ta thấy , các công ty mẹ luôn phải hoạch toán các chiến lược hoạt động cho chính mình và cho các công ty con ở những mức độ khác nhau tùy thuộc vao quan hệ giữa mẹ và con. Quan hệ giữa công ty mẹ va công ty con có thể là chặt chẽ, bán chặt chẽ, hay lỏng lẻo. No thể hiện qua số vốn góp vào các công ty con . Nếu vốn góp là 100% thì đay là quan hệ chặt chẽ , khi công ty mẹ góp vốn đầu tư chi phối thì là bán chặt chẽ. Còn vón góp của công ty mẹ không giữ vai trò chi phối thì là liên kết lỏng lẻo Do đó tùy vào mức độ quan hệ mà công ty mẹ có thể quyết định nhân sự cấp cao của công ty con. Nhưng trước pháp luật thì hoàn toàn khác, các công ty mẹ, công ty con là các pháp Sau đây là khái quát về mô hình công ty mẹ –công ty con một cách tổng quát Mô hình công ty mẹ- công ty con Công ty mẹ Công ty con Công ty con Công ty cháu Công ty cháu Môi trường kinh doanh Môi trường kinh doanh Quan hệ quản lý trực tiếp Quan hệ phối hợp 1.2.3 Sự cần thiết và tính khách quan của mô hình Cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới , nền kinh tế Việt nam đã có sự phát triển hết sức quan trọng, trong đó nền kinh tế thị trường đã tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển và như là một tất yếu của sự phát triển việc các Tổng công ty nhà nước chuyển dần lên hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và cao hơn nữa là tập đoàn kinh tế, nó như sự đi lên của các doanh nghiệp mà còn là sự đi lên của đất nước.vì vậy các Tổng công ty chuyển đi lên hoạt đọng theo mô hình công ty mẹ –công ty con như là tất yếu khách quan của sự phát triển thể hiện qua các lý do sau: *Thứ nhất , sự hình thành và phát triển của mô hình công ty mẹ - công ty con nó thể hiện sự phát triển cao.khi đó nó sẽ tạo ra cho các doanh nghiệp các điều kiện về vốn và khoa học công nghệ , khi có đủ các điều kiện đó thì sản phẩm đầu ra của của doanh nghiệp sẽ được nâng cao về chất lượng . Ngoài ra nó còn tránh được sự xâm nhập của hàng hóa của các công ty lớn trên thế giới, ngoài ra với điều kiện cao hơn sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có thể cạnh tranh, vươn ra thị trường khu vực và trên thế giới *Thứ hai, Việc hình thành nên công ty mẹ không chỉ là phép cộng đơn thuần các công ty con . Đối với riêng lẻ một công ty con thì vốn vẫn luôn là vấn đề nan giải, khi ta kết hợp các công ty con lại với nhau tạo ra công ty mẹ có tiềm lực vốn rất lớn, việc sử dụng hiệu quả , đúng đắn sẽ là của công ty mẹ hay là sự thống nhất của các công ty con. Ngoài ra việc kết hợp lại nó sẽ tăng khả năng liên kết để phát triển, tránh sự thâu tóm của các công ty lớn.Đồng thời các công ty con có thể trao đổi cho nhau về thông tin và kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh *Thứ ba , mô hình công ty mẹ - công ty con giữ vai trò quan trọng đối với các nước đi sau trong việc tiến kịp các quốc gia phát triển về kinh tế. Mô hình công ty mẹ- công ty con đã ra đời, tồn tại và phát triển từ lâu trong lịch sử phát triển của kinh tế thế giới, với các tập đoàn lớn từng bước nắm lấy các ngành, các lĩnh vực hoạt động chủ chốt có lợi nhuận cao hình thành một hệ thống các tập đoàn lớn hay các tập đoàn xuyên quốc gia, nó bao từng bước nắm lấy các ngành, các lĩnh vực hoạt động chủ chốt có lợi nhuận cao hình thành mộ t hệ thống các tập đoàn lớn bao gồm hàng trăm ngành các công ty vừa và nhỏ phụ thuộc lẫn nhau và phụ thuộc vào công ty mẹ về tài chính, chiến lược kinh doanh, công nghệ kĩ thuật. Do đó việc Công ty mẹ - công ty con được hình thành, có sức sống mãnh liệt và có sự phát triển không ngừng như vậy bởi vì nó phù hợp với các quy luật khách quan và những xu thế phát triển của thời đại. *Thứ tư, Việc hình thành nên các công ty mẹ –công ty con nó thể hiện chuyên môn hóa cao, nó là giai đoạn cao của sự phát triển.Với tiềm lực của mình các công ty mẹ có thể chi phối được thị trường mà sản phẩm của công ty hoạt động và cao hơn nữa nó sẽ tạo ra các khu công nghiệp và các đặc khu kinh tế, khi đó nó có thể giải quyết được vấn đề việc lam của địa phương và làm thay đổi bộ mặt của địa phương, của đất nước mà doanh nghiệp đó hoạt động. *Thứ năm, trong quá trình phát triển của mình việc chuyển đổi theo mô hình mới la công ty mẹ –công ty con hay tập đoàn kinh tế như là tất yếu của nên kinh tế thị trường , việc các doanh nghiệp phải tuân theo các quy luật của nền kinh tế thị trường như: -Quy luật tích tụ và tập trung vốn với sự cạnh tranh không khoan nhượng như hiên nay thì việc tích lũy vốn sản xuất và tái sản xuất mở rộng là điều cần thiết để tồn tại, nhất là với các công ty con, do đó ngoài việc tích tụ vốn các công ty con thường liên kết lại với nhau để chống lại những công ty lớn. Nếu chỉ hoạt động riêng lẻ thì sự tồn tại của các công ty con tển thị trường là rất ít -Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ thì lực lượng sản xuất ngày càng phát triển mạnh mẽ nó đòi hỏi quan hệ sản xuất phải phù hợp với nó, do đó việc kinh doanh kiểu cũ là manh mún rời rạc không thể đáp ứng được lực lượng sản xuất như hiện nay, nó đòi hỏi quan hệ sản xuất cao hơn và mô hình công ty mẹ –công ty con có thể thỏa mãn điều đó Trong nhiều năm tiến bộ của khoa học công nghệ một cách chóng mặt Yếu tố quyết định cho các doanh nghiệp thắng lợi trong cạnh tranh và đạt lợi nhuận cao là việc nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật công nghệ. Để có sản phẩm tiến bộ khoa học công nghệ hay nói cách khác để đổi mới công nghệ cần phải có nhiều vốn tiến hành trong thời gian nhiều năm trang khi đó độ rủi ro lại cao cần có lực lượng cán bộ khoa học kĩ thuật đủ mạnh . 1.2.4 Quá trình phát triển nó trên thế giới. Đi đôi với quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội là quá trình phát triển về mặt tổ chức của các đơn vị sản xuất - kinh doanh theo hướng tập trung hoá, trên cơ sở tích tụ và cạnh tranh. Từ các đơn vị sản xuất ban đầu, trải qua các giai đoạn hình thành các công ty sản xuất, các công ty sản xuất tập trung hàng dọc, các công ty sản xuất tập trung hàng ngang và cuối cùng là các tập đoàn kinh tế với nhiều dạng khác nhau từ thấp đến cao. Đó là mô hình tổ chức kinh doanh hiện đại, đầy hiệu quả và quyền lực đóng vai trò chi phối và tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế ở nhiều nước, khu vực và thế giới trong giai đoạn hiện nay. Sự ra đời của các tập đoàn kinh tế nói chung phản ảnh những quy luật tất yếu khách quan của sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Đó là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, quy luậ tích tụ tập trung vốn và sản phẩm, quy luật cạnh tranh, liên kết và tối đa hóa lợi nhuận, quy luật của sự tiến bộ khoa học và công nghệ, trong đó có khoa học quản lý. Khi nói đến tập đoàn kinh tế thường ám chỉ đó là một cơ cấu hoặc một tổ chức kinh daonh thực hiện kêt ước kinh tế giữa các thành viên là các doanh nghiệp ở các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, tài chính,...hoạt động trong cùng một ngành hay nhiều ngành khác nhau, trên phạm vị một hay nhiều nước, có mối quan hệ với nhau về tài chính, công nghệ, thị trường và lợi ích. Tập đoàn kinh tế là một tổ chức kinh tế có hai chức năng cơ bản là vừa kinh doanh, vừa liên kết kinh tế nhầm tăng cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận. Trong tập đoàn kinh tế có một “công ty mẹ” nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các “công ty con” về mặt tài chính và chiến lược phát triển. Nói chung, tập đoàn kinh tế không phải là một pháp nhân kinh tế với tư cách toàn bộ tập đoàn. Như vậy mô hình công ty mẹ –công ty con chỉ là một phần hay giai đoạn đầu tiên của sự hình thành các tập đoàn kinh tế , và ở hầu hết các nước công nghiệp phát triển trên thế giới thì nó đã phát triển ở giai đoạn cao của tập đoàn kinh tế, đó là các công ty xuyên quốc qua và phát triển trên rất nhiều lĩnh vực "Hiện nay mô hình công ty mẹ - công ty con của các Tập đoàn trên thế giới thường có hai loại hình thức cơ bản: Loại “chủ thể”. Loại này do một đơn vị có tiềm lực vốn, công nghệ mạnh nhất là công ty mẹ, tập hợp nhiều công ty, đơn vị nhỏ hơn dưới sự điều tiết của công ty mẹ thành một tập đoàn. Loại hình “chủ thể” do đơn vị lớn nhất nắm quyền chỉ huy tuyệt đối, các thành viên có 3 khối chính. Khối trung tâm gồm có công ty mẹ, bộ phận sự nghiệp, các đơn vị sản xuất, tất nhiên tập đoàn sẽ có nhiều bộ phận sự nghiệp và đơn vị nhưng nhất thể hoá về lợi nhuận, cùng một pháp nhân, các bộ phận sự nghiệp là trung tâm làm lợi nhuận, được uỷ quyền kinh doanh, đơn vị chỉ lo sản xuất, tập đoàn lo vốn và đầu tư. Nhật Bản và Hàn Quốc sử dụng hình thức này là phổ biến. Khối thứ hai gồm một hay nhiều đơn vị, công ty có vốn đầu tư tỷ lệ cao của tập đoàn, họ có quyền pháp nhân. Khối thứ ba gồm những đơn vị công ty có quyền pháp nhân riêng nhưng có một phần cổ phần của công ty mẹ. Khối thứ hai và ba mức khống chế của tập đoàn lỏng dần nhưng phải phụ thuộc vào nhau để tồn tại và phát triển dựa vào sức mạnh của khối trung tâm. Cấc tập đoàn khi áp dụng hình thức này có những đặc điểm sau: - Khối hai và ba thường có mấy chục đơn vị, ngoài nhiệm vụ cung cấp cho khối một tập đoàn, họ còn kinh doanh các mặt hàng khác với khách hàng đa dạng hơn. - Công ty mẹ thường sản xuất kinh doanh đa dạng sản phẩm dịch vụ, chuyên môn hoá cao, thường chiếm tỷ lệ doanh thu khoảng 70%-80% của tập đoàn. - Khối trung tâm và tập đoàn chung một tổng hành dinh, doanh thu, giá cả, các số liệu do công ty mẹ cung cấp thống nhất. Loại “quản lý”. Đơn vị nắm cổ phần lớn nhất của công ty mẹ nắm quyền chỉ huy điều phối, các thành viên là các đơn vị có quyền pháp nhân riêng, tập hợp trong tập đoàn. Trong loại hình “quản lý” cũng hình thành 3 khối chính : Khối trung tâm gồm công ty mẹ là tổng hành dinh có pháp nhân độc lập với nhiệm vụ chính là quản lý và khống chế, các đơn vị độc lập nhưng có cổ phần chi phối khối trung tâm có quyền pháp nhân nhưng do công ty mẹ chi phối, quản lý. Khối thứ hai là các đơn vị độc lập nhưng có cổ phần chi phối của khối chung tâm. Khối thứ ba là khối có một cổ phần của khối trung tâm. Loại hình này không phổ biến ở các tập đoàn lớn. Các tập đoàn khi áp dụng hình thức này có đặc điểm sau: Chức năng quản lý và sản xuất tách biệt, các đơn vị sản xuất có quyền pháp nhân riêng, thường số lượng đơn vị không nhiều. Công ty mẹ lo quản lý , đầu tư, kinh doanh tài chính. Do bộ phận quản lý không trực tiếp làm ra lợi nhuận, cán bộ ít nên chỉ vạch ra chiến lược và chỉ đạo thực hiện"3 Trích: "Tạp chí kinh tế và dự báo, số 9 - 2002 trang 9" . Chương 2 Thực trạng của Tổng công ty chè Việt Nam trong quá trình chuyển đổi 2.1. Tình hình Tổng công ty chè hiện nay Tổng công ty chè Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 394-NN-TCCB/QĐ ngày 29/12/1995 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức của Liên hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh chính : Sản xuất kinh doanh các loại chè, nông lâm thuỷ sản, hàng công nghiệp và tiêu dùng, máy móc thiết bị, vật tư, xây dựng dân dụng và công nghiệp, cơ khí chế tạo , thủ cong mỹ nghệ va rất nhiều sản phẩm khác ... Các mặt hoạt động chủ yếu của Công ty là : - Về nông nghiệp : Diện tích chè của toàn Tổng công ty đến 31/12/2003 là 4951.4 ha. Ngoài diện tích chè trên, Tổng công ty còn bao tiêu búp chè tươi cho hàng nghìn hộ nông dân trong vùng chè với lượng thu mua hàng năm là 45 000 tấn chè búp tươi, 6 000 tấn chè sơ chế trên diện tích gần 20 000 ha. Tổng công ty chú trọng công tác khuyến nông giúp bà con nông dân tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến để ứng dụng trong trồng, chăm sóc và thu hái chè. Với vườn chè trực tiếp quản lý, Tổng công ty đã chỉ đạo trực tiếp việc trồng, chăm bón theo đúng quy trình kỹ thuật , vườn chè được giao cho người lao động quản lý trong thời gian 30-50 năm. Những biện pháp đó đã nâng năng suất chè từ 4.5 tấn /ha năm 1995 lên 10.2 tấn /ha năm 2003. Đặc biệt Tổng công ty rất quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được quản lý nghiêm ngặt, sản phẩm chè do Tổng công ty sản xuất đã đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của khách hàng. - Về công nghiệp chế biến chè: Toàn Tổng công ty có 25 nhà máy chế biến với dây truyền thiết bị đồng bộ, công suất 12T-50T/ ngày/ 01 nhà máy, tổng công suất là 504 tấn / ngày, trong đó: chè đen 362 tấn /ngày, chè xanh: 142 tấn /ngày. Các nhà máy do Tổng công ty trực tiếp quản lý đều có trình độ công nghệ tiên tiến trong ngành chè. Nhiều biện pháp nâng cao chất lượng được triển khai như trang bị máy tách cẫng, máy hút tạp chất sắt, máy cắt chè, lưới quét máy sấy... Các nhà máy chế biến chè của Tổng công ty đang được hoàn thiện theo tiêu chuẩn HACCP (hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ) và ISO 9000 ( hệ thống quản lý chất lượng ). Sản phẩm do Tổng công ty sản xuất ra đạt chất lượng cao, được khách hàng tín nhiêm. - Về chế tạo cơ khí: Xí nghiệp cơ khí của Tổng công ty đã chế tạo hoàn chỉnh dây chuyền chế biến chè đen công suất 16 tấn /ngày theo công nghệ Orthodox với giá chỉ bằng 2/3 giá nhập khẩu. Sản xuất được các loại phụ tùng cho toàn bộ thiết bị chế biến chè và nhiều sản phẩm cơ khí khác phục vụ cho các đơn vị trong toàn ngành chè, tạo điều kiện chủ động cơ khí hoá lao động chế biến chè ở nông thôn, miền núi. Giá trị sản xuất của ngành cơ khí hàng năm đạt 10 tỷ đồng. - Về kinh doanh xây dựng: Tổng công ty hiện có 2 công ty kinh doanh chính trong lĩnh vực xây dựng, bao gồm xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông , thuỷ lợi. Đã tham gia đấu thầu và thắng thầu nhiều công trình quan trọng có giá trị lớn với yêu cầu kỹ thuật thi công xây lắp cao ở cả ba miền đất nước. Trong những năm qua, hàng trăm công trình do đơn vị thi công đều đúng tiến độ và đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đề ra, nhiều công trình đã được Bộ Xây Dựng Tặng Huy chương vàng chất lượng. Năm 2003, giá trị xây lắp đạt 150 tỷ đồng, doanh thu xây lắp đạt 140 tỷ đồng, đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả chung của toàn Tổng công ty. - Về kinh doanh thương mại tổng hợp: Đồng thời với xuất khẩu chè, Tổng công ty đã xuất khẩu được nhiều sản phẩm khác như : hàng thủ công mỹ nghệ, lâm sản, dược liệu, hàng tiêu dùng và nhập khẩu các vật tư, hàng hoá phục vụ nhu cầu của sản xuất và đời sống. Kim ngạ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT2069.doc