Lời mở đầu
Trước đây, trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, Nhà nước với vai trò như một “bà đỡ” để nâng đỡ các doanh nghiệp và giúp họ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Còn hiện nay, khi chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, Nhà nước chỉ giữ vai trò tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động. Muốn đứng vững và tồn tại được trong xu hướng hội nhập, mở cửa nền kinh tế và có sự cạnh tranh gay gắt, thì mỗi doanh nghiệp cần phải khẳng định được rằng: Muốn tồn tại và phát t
84 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Các giải pháp chủ yếu để góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tại Công ty Điện Cơ Thống Nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riển bắt buộc doanh nghiệp phải tự hạch toán cả đầu vào, đầu ra, tự sản xuất sản phẩm và quan trọng hơn là phải tự tìm kiếm thị trường để tiêu thụ sản phẩm của mình sản xuất. Tất cả những điều đó đã tạo ra những cơ hội to lớn, đồng thời cũng là những thách thức đáng kể đối với mỗi doanh nghiệp.
Để đạt tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận và siêu lợi nhuận thì các doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải luôn đề ra những giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc doanh nghiệp có tiêu thụ được sản phẩm hay không? Tiêu thụ không những là mấu chốt quyết định sự tăng trưởng mà còn quyết định đến cả khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chỉ khi nào công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiện tốt thì khi đó doanh nghiệp mới có doanh thu, có điều kiện để tái sản xuất, tăng nguồn tích lũy cho bản thân doanh nghiệp và cho toàn xã hội. Có thể khẳng định rằng một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả phải là một doanh nghiệp biết giải quyết tốt khâu tiêu thụ sản phẩm và ngày càng mở rộng được thị trường.
Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác tiêu thụ sản phẩm, cùng với mong muốn được rèn luyện bản thân qua quá trình nghiên cứu thực tế, trong thời gian thực tập tại Công ty Điện cơ Thống Nhất, em đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty trên góc độ của Tài chính doanh nghiệp. Được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn là Thạc sỹ Vũ Thị Hoa và từ phía công ty, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Các giải pháp chủ yếu để góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tại công ty Điện Cơ Thống Nhất”
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lí luận chung về tiêu thụ sản phẩm và doanh thụ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Chương II: Thực trạng về công tác tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty Điện cơ Thống Nhất.
Chương III: Một số biện pháp chủ yếu góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty Điện cơ Thống
Nhất.
Mặc dù đã có sự cố gắng, song với khoảng thời gian thực tập không nhiều, kiến thức thực tế vẫn còn có những hạn chế nhất định nên luận văn này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo hướng dẫn, các cô, các chú trong phòng Tài vụ của công ty để cuốn luận văn được hoàn thiện hơn .
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2005
Sinh viên thực hiện
Lê Thùy Linh
Chương I
Những vấn đề lí luận chung về tiêu thụ sản phẩm
và doanh thụ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
I/ Tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường và thu về cho mình một khoản tiền nhất định. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là việc thực hiện một, một số hay tất cả các công đoạn từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên thị trường nhằm mục tiêu sinh lời thông qua việc đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ sàn phẩm và doanh thu tiều thụ sản phẩm là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Chỉ khi nào sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đó được tiêu thụ, có doanh thu thì các chi phí mới được bù đắp, doanh nghiệp mới có lợi nhuận, từ đó duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vậy tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm là gì?
1. Tiêu thụ sản phẩm
Theo nghĩa rộng đó là quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu, tổ chức sản xuất, thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm đến xúc tiến bán hàng và dịch vụ sau bán hàng nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển giao sản phẩm của doanh nghiệp cho khách hàng và nhận tiền từ họ. Người mua va người bán gặp nhau, thương lượng về điều kiện mua, giá cả, thời gian… Khi hai bên thống nhất vơi nhau, có sự chuyển giao quyền sở hữu và sử dụng hàng hóa, tiền tệ thì quá trình tiêu thụ chấm dứt. Hay nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm là quá trình đơn vị bán, xuất giao sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho đơn vị mua và đơn vị mua thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng theo giá đã thỏa thuận. Chỉ qua tiêu thụ, tính chất hữu ích của sản phẩm xuất ra mới được thực hiện, hay nói cách khác, sản phẩm tiêu thụ xong mới được xem là có giá trị sử dụng hoàn toàn. Thực chất của hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Xét trên góc độ sở hữu thì tiêu thụ sản phẩm là sự chuyền giao quyền sở hữu giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
Xét trên góc độ kinh doanh thì tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trên góc độ luân chuyển vốn thì tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hóa từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ, làm cho vốn trở lại trạng thái ban đầu khi nó bước vào mỗi giai đoạn sản xuất mới. Quá trình luân chuyển vốn được thực hiện theo sơ đồ sau:
Tư liệu lao động
T – H Đối tượng lao động …. Sản xuất …. H’ – T’
Sức lao động
Bắt đầu mỗi chu kỳ sản xuất, vốn được các nhà sản xuất đưa vào lưu thông mua các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như: công cụ lao động, đối tượng lao động và sức lao động. ở giai đoạn này, vốn bằng tiền được chuyển hóa thành vốn dưới hình thức vật chất (T - H), những vật chất này tạo ra sản phẩm thông qua giai đoạn sản xuất, sản phẩm hàng hóa được đưa ra tiêu thụ và kết thúc qúa trình tiêu thụ là doanh nghiệp sẽ thu được tiền về. Qua các giai đoạn khác nhau đồng vốn ban đầu của doanh nghiệp trở về hình thái vốn của nó (hình thái tiền tệ). Kết thúc chu kỳ này, vốn của doanh nghiệp lại chuyển sang chu kỳ mới, một vòng tuần hoàn mới theo đúng các giai đoạn mà nó trải qua.
Vậy tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, quá trình luân chuyển vốn. Việc thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa thông qua hai hành vi: Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng và được khách hàng thanh toán hay chấp nhận thanh toán.
Thời điểm kết thúc tiêu thụ sản phẩm là khi doanh nghiệp thu được tiền bán hàng hoặc nhận được giấy báo chấp nhận thanh toán tiền hàng theo giá đã thỏa thuận. Hàng được coi là đã tiêu thụ khi thõa mãn đồng thời cả hai điều kiện
+ Hàng đã chuyển cho người mua
+ Người mua đã trả tiền hay chấp nhận trả tiền.
Việc xác định đúng thời điểm tiêu thụ có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm, để từ đó tìm cách hạn chế yếu tố tiêu cực, phát huy nhân tố tích cực trong quản lý hoạt động tiêu thụ… Là cơ sở đánh giá tình hình sử dụng nguyên vật liệu, vốn sản xuất, để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh một cách chính xác trong kỳ.
Trong cơ chế quản lý kinh tế tập trung, vấn đề tiêu thụ sản phẩm được hiểu rất đơn thuần: Nhà nước cấp chỉ tiêu cung ứng vật tư cho các đơn vị sản xuất theo lượng định, đồng thời chịu trách nhiệm đầu ra cho sản phẩm. Với cơ chế này, các đơn vị không có trách nhiệm cụ thể đối với hoạt động sản xuất, có tâm lý ỷ lại, kém năng động. Vì vậy, giá cả hàng hóa không phản ánh giá trị thực tế của nó nên sản xuất mặt hàng nào, chất lượng ra sao cũng có người mua và có “lãi”. Do không có môi trường cạnh tranh lành mạnh dẫn đến chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày càng giảm sút, mẫu mã nghèo nàn, đơn điệu, kinh doanh kém hiệu quả và tụt hậu là điều không thể tránh khỏi của nền kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ là mục đích cơ bản. Phương châm thường trực của doanh nghiệp là: “Không sản xuất cái không được bán và cái không bán được”. Các doanh nghiệp chỉ tiến hành đầu tư, sản xuất kinh doanh khi đảm bảo chắc chắn rằng bán được hàng hay nói cách khác: Tiếng nói của thị trường đã được chú y lắng nghe. Tiêu thụ sản phẩm xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng đồng thời giúp người sản xuất hiểu rõ hơn về sản phẩm của mình để có biện pháp hoàn thiện hơn nữa nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của xã hội. Có thể nói, sản xuất ra đã khó nhưng tiêu thụ sản phẩm còn khó hơn nhiều, việc đảm bảo trang trải chi phí, có lãi là vấn đề không đơn giản.
Tóm lại: Tiêu thụ sản phẩm được ví như là “ chất keo dính”, gắn chặt doanh nghiệp với thị trường, tạo cơ sở để hòa nhập, chấp nhận lẫn nhau, để có những tiền đề giải quyết cái gọi là môi trường kinh doanh của doanh nghiệp ở các giai đoạn sau. Như vậy, tiêu thụ sản phẩm trở thành vấn đề có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
2. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ (hay còn gọi là doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh) là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ đã thu được hoặc sẽ thu được từ việc hoàn thành cung cấp sản phẩm, hàng hóa dịch vụ cho khách hàng trong một thời kỳ nhất định. Trong doanh thu tiêu thụ sản phẩm bao gồm cả phần trợ cấp, trợ giá doanh nghiệp được hưởng khi thực hiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước và trị giá sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội bộ và đem làm quà tặng, quà biếu cho các đơn vị
DT =
Trong đó:
DT: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ.
Sti: Số lượng sản phẩm loại i tiêu thụ trong kỳ.
gt: Giá bán đơn vị sản phẩm
i: Loại sản phẩm tiêu thụ.
Doanh thu thuần tiêu thụ hàng hóa là toàn bộ tiền bán sản phẩm hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi trừ đi các khoản giảm trừ và thuế gián thu (không gồm VAT đầu ra của doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp khấu trừ
Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ – Thuế gián thu
Trong đó:
Các khoản giảm trừ gồm:
+ Chiết khấu thương mại: Phần đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng (sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ) với khối lượng lớn theo thỏa thuận đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc cam kết mua, bán hàng.
+ Giảm giá hàng bán: Khoản giảm trừ cho người mua do không đảm bảo các điều kiện về hàng hóa trên hợp đồng.
+ Hàng bán bị trả lại: Trị giá hàng hóa bị trả lại do hàng kém, mất phẩm chất hoặc giao hàng không đúng hợp đồng bị bên mua từ chối thanh toán.
Thuế gián thu gồm: Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt…
Trong thực tế do sự cạnh tranhh trên thị trường các doanh nghiệp đã áp dụng nhiều hình thức bán hàng khác nhau để có thể dành được lợi thế về khách hàng nên có nhiều trường hợp xác định doanh thu tiêu thụ sản phẩm
+ Trường hợp 1: Doanh nghiệp bán hàng được khách hàng thanh toán ngay. Khi đó lượng hàng hóa được xác định là tiêu thụ, đồng thời doanh thu bán hàng được xác định (doanh thu tiêu thụ sản phẩm trùng với tiền bán hàng về thời điểm thực hiện).
+ Trường hợp 2: Doanh nghệp xuất giao hàng hóa được khách hàng chấp nhận thanh toán nhưng chưa trả tiền ngay. Lúc này doanh thu tiêu thụ sản phẩm đã được xác định nhưng tiền bán hàng chưa thu về được.
+ Trường hợp 3: Doanh nghiệp bán hàng theo phương thức trả góp thì doanh thu tiêu thụ sản phẩm cũng được xác định theo giá trả ngay nhưng tiền bán hàng mới chỉ thu được một phần, phần còn lại tính theo thời kỳ (lãi tính trên khoản trả chậm được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính).
+ Trường hợp 4: Doanh nghiệp đã xuất giao đủ hàng cho khách hàng theo số tiền mà khách hàng đã trả trước. Khi đó, đồng thời với việc xuất hàng cho khách, tiền ứng trước trở thành tiền thu bán hàng của công ty. Doanh thu tiêu thụ cũng được xác định tại thời điểm này.
+ Trường hợp 5: Doanh nghiệp thu được tiền hàng hoặc được chấp nhận thanh toán số hàng đã gửi đi bán hoặc giao cho đại lý. Trường hợp này hành vi xuất giao hàng và thanh toán tiền hàng cách nhau khá xa nên việc xác định sản phẩm là đã tiêu thụ hay chưa thường hay bị nhẫm lẫn do đó có thể nhầm lẫn doanh thu giữa kỳ hạch toán này và kỳ hạch toán trước cần phải để ý: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm chỉ được xác định khi doanh nghiệp xuất giao hàng hóa, sản phẩm đồng thời được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
Như vậy, thanh toán tiền hàng là một quá trình phức tạp nhưng quan trọng góp phần quyết định sự thành công hay thất bại, hiệu quả hay không hiệu quả của công tác tiêu thụ sản phẩm.
II/ Tầm quan trọng của việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu đối với doanh nghiệp.
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng kết thúc một chu kỳ sản xuất và mở đầu cho một chu kỳ tiếp theo. Chỉ có thông qua tiêu thụ sản phẩm, vốn của doanh nghiệp mới được quay vòng và sinh lời. Với số tiền thu được sau khi bán hàng doanh nghiệp có thể trang trải các chi phí nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, trả tiền lương cho công nhân… Có như vậy quá trình tái sản xuất kỳ sau mới được tiếp tục thực hiện một cách thường xuyên và liên tục.
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm phản ánh quy mô quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, phản ánh trình độ chỉ đạo sản xuất kinh doanh, tổ chức công tác thanh toán. Nó là nguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí về công cụ lao động, đối tượng lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh; có tiền để thanh toán tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động, trích BHXH, BHYT, KPCĐ; làm nghĩa vụ đối với Nhà nước như nộp các khoản thuế theo luật định.
Mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là sản xuất ra các sản phẩm đem ra tiêu thụ bên ngoài thị trường đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội chứ không phải là tiêu dùng trong doanh nghiệp. Qua tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển được.
Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, thực hiện doanh thu bán hàng đầy đủ và kịp thời góp phần làm tăng tốc độ luân chuyển vốn, rút ngắn kỳ thu tiền trung bình, giảm lượng tồn kho, tăng khả năng sinh lời của đồng vốn, là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất, đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, tạo nguồn tài chính tiềm năng cho doanh nghiệp để bù đắp chi phí và để thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước, đảm bảo tình hình tài chính của công ty lành mạnh, vững chắc đồng thời làm tăng uy tín cho công ty trên thị trường.
Tiêu thụ là khâu cuối cùng để đồng vốn quay về hình thái giá trị ban đầu. Tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng, kịp thời góp phần tiết kiệm các khoản chi phí bán hàng, chi phí kho bãi, bảo quản… góp phần giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận. Ngược lại, nếu công tác tiêu thụ sản phẩm diễn ra chậm chạp, yếu kém sẽ kéo dài chu kỳ sản xuất làm cho việc sử dụng vốn kém hiệu quả và gây ra những thiệt hại to lớn như: mất thời cơ, cơ hội kinh doanh… thậm chí làm toàn bộ quá trình đầu tư sản xuất trở nên vô ích, lãng phí. Trong “Tư bản ” quyển 2 tập 1- NXB Sự thật năm 1961, C. Mác đã nói: “Nếu ngay trong giai đoạn cuối cùng H’ – T’ hàng hóa bị chất đống không bán được sẽ làm tắc nghẽn lưu thông…”
Sản phẩm được tiêu thụ nghĩa là doanh nghiệp đã đi đúng hướng, từng bước thực hiện được mục tiêu của mình, chứng tỏ sản phẩm sản xuất và tiêu thụ về mặt khối lượng, chất lượng, giá trị sử dụng, giá cả đã phù hợp với nhu cầu thị trường. Từ đó, doanh nghiệp có thể thâm nhập vào thị trường, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, từng bước cạnh tranh để thấy và khẳng định chính mình, qua đó hoạch định chiến lược, phát triển sản xuất kinh doanh với những bước đi sáng tạo.
Tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm là rất quan trọng đối với việc xây dựng, thực hiện kế hoạch lưu chuyển hàng hóa để từ đó đề ra những biện pháp có hiệu quả nhằm thực hiện kế hoạch tài chính và các kế hoạch khác. Trong quá trình này tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp ngày một nâng cao, nó gắn với việc tính toán thời gian, mức sản lượng cần cung ứng với số tiền bỏ ra trong kinh doanh của doanh nghiệp và sự nhạy cảm của khách hàng.
III/ Phương hướng, biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu của doanh nghiệp
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Trong môi trường biến động như hiện nay, quá trình tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố cả chủ quan lẫn khách quan. Trong những nhân tố đó có những nhân tố chính thường xuyên tác động mà mỗi khi tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp phải xem xét và đặc biệt quan tâm.
1.1. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh
Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh là các yếu tố khách quan mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được, nghiên cứu các nhân tố này không phải để điều khiển nó theo ý muốn của doanh nghiệp mà nhằm tạo ra khả năng thích ứng tốt nhất với xu hướng vận động của nó.
Môi trường kinh doanh tác động liên tục đến hoạt động của doanh nghiệp theo những xu hướng tốt và xấu khác nhau, vừa tạo ra cơ hội, vừa hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu kinh doanh.
+ Các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước.
Tùy vào từng thời điểm khác nhau mà Nhà nước có những chính sách phát triển kinh tế- xã hội khác nhau, điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Một mặt có tác động tích cực, thúc đẩy phát triển, mặt khác lại có tính kìm hãm, đôi khi còn làm chậm hoặc thậm chí có khi ngừng lại quá trình tiêu thụ như: chính sách thuế, chính sách tiền tệ, chính sách giá cả…Do vậy, cần thiết phải bám sát các chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước, để từ đó có những hướng đi hay, những đề xuất có hiệu quả giúp cho quá trình tiêu thụ phát triển lâu dài.
+ Môi trường công nghệ
Sự phát triển của khoa học công nghệ diễn ra trên thế giới đang là một thách thức lớn, đồng thời cũng là một cơ hội tốt để ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất trong sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành thấp, đây là những “vũ khí” để sử dụng trong cạnh tranh, nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, tính hai mặt này của công nghệ sẽ phản tác dụng nếu như doanh nghiệp không biết sử dụng nó một cách hợp lý gây ra tình trạng lãng phí, không sử dụng hết công suất của máy móc, thiết bị làm cho giá thành cao, sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ.
+ Môi trường cạnh tranh
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường vấn đề cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế với nguyên tắc: Ai hoàn thiện hơn, thỏa mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn, người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần phải xác định được vị trí để tranh đua, khẳng định mình nhằm nâng cao vai trò của mình trên thương trường. Uy tín của doanh nghiệp càng cao thì khả năng tiêu thụ sản phẩm cảng lớn. Ngược lại, doanh nghiệp nào không có khả năng cạnh tranh bằng sản phẩm của mình, không tạo được lợi thế trên thị trường thì khả năng tiêu thụ sản phẩm sẽ kém đi để nhường chỗ cho các sản phẩm có uy tín hơn, khả năng cạnh tranh cao hơn.
+ Nhu cầu thị trường
Thị trường vừa là nơi diễn ra các hoạt động tiêu thụ sản phẩm (mua và bán sản phẩm) vừa là nơi cung cấp các thông tin kinh tế kịp thời, chính xác và đầy đủ nhất cho doanh nghiệp về tình hình tiêu thụ sản phẩm, đối thủ cạnh tranh.Thị trường tồn tại một cách khách quan không một doanh nghiệp nào có thể tác động vào làm thay đổi được. Thị trường sẽ quy định doanh nghiệp sẽ sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào? Doanh nghiệp nào nắm bắt được thị trường một cách đầy đủ, chính xác để có những sản phẩm đáp ứng kịp thời thì khả năng tiêu thụ sản phẩm sẽ cao. Ngược lại, doanh nghiệp nào không có đủ thông tin của thị trường, việc nắm bắt nhu cầu thị trường thiếu chính xác và chậm trễ thì sản phẩm sản xuất ra sẽ rất khó tiêu thụ vì có thể đó là sản phẩm bị lỗi thời, không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần phải biết phân biệt được thị trường nào là thị trường chủ yếu, thị trường nào là thị trường thứ yếu để có một chiến lược tiêu thụ sản phẩm hiệu quả nhất.
1.2. Nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp.
Đây là các nhân tố chủ quan mà bản thân doanh nghiệp có thể làm chủ được tình hình, có thể kiểm soát được theo ý muốn của mình sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.
+ Đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng ngành nghề
Mỗi ngành nghề có đặc điểm sản xuất kinh doanh khác nhau nên việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong ngành nghề đó cũng khác nhau, tùy theo từng ngành nghề mà có những đặc trưng riêng biệt về tiêu thụ sản phẩm. Ví dụ:Trong ngành nông nghiệp do đặc điểm sản xuất kinh doanh mang tính thời vụ nên việc tiêu thụ sản phẩm cũng mang tính thời vụ, đưa đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong năm cũng thường tập trung vào vụ thu hoạch.
Trong ngành dịch vụ công cộng, doanh thu tiêu thụ phụ thuộc vào từng thời điểm và tính chất phục vụ (như các tour du lịch phát triển mạnh vào mùa hè vì thế dịch vụ vận chuyển du lịch cũng tăng theo).
Ngành công nghiệp do tính chất sản phẩm đa dạng, công nghệ hiện đại, việc sản xuất ít phụ thuộc vào thiên nhiên và thời vụ nên diễn ra quanh năm vì vậy sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh hơn, do đó tiền thu bán hàng cũng nhanh và thường xuyên hơn.
+ Khối lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ
Khối lượng sản phẩm sản xuất ra có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ và từ đó ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ là khối lượng hàng hóa đem bán trên thị trường. Khi sản phẩm tiêu thụ càng nhiều thì khả năng về doanh thu sẽ càng lớn. Nhưng điều cần lưu ý là doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng tình hình nhu cầu thị trường. Vì nếu số lượng hàng hóa đem ra tiêu thụ quá lớn, vượt quá nhu cầu thị trường sẽ gây nên tình trạng bão hòa, làm cho giá cả hàng hóa giảm, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Còn nếu khối lượng sản phẩm đưa ra thị trường tiêu thụ nhỏ hơn so với nhu cầu thị trường (trong khi chưa tận dụng hết khả năng sản xuất của doanh nghiệp) sẽ tạo nên cơn sốt hàng hóa, giá cả tăng nhưng số lượng tiêu thụ giảm, làm cho doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm theo. Mặt khác, một bộ phận khách hàng không được đáp ứng nhu cầu sẽ tìm đến các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác trên thị trường. Do đó, công ty sẽ mất đi một bộ phận khách hàng và thị phần của doanh nghiệp sẽ bị thu hẹp. Vì vậy, trong công tác tiêu thụ sản phẩm các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải đánh giá chính xác nhu cầu của thị trường và năng lực sản xuất của doanh nghiệp mình để chuẩn bị khối lượng sản phẩm đưa ra tiêu thụ một cách hợp lý và hiệu quả nhất.
+ Chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu thụ
Người Đức có câu: “Chất lượng là sự quay trở lại của khách hàng”. Ngày nay, trong các doanh nghiệp sản xuất, việc sản xuất luôn được gắn liền với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm ảnh hưởng hai lần tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể: Chất lượng ảnh hưởng tới giá cả sản phẩm do đó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu( sản phẩm có phẩm cấp cao giá bán sẽ cao hơn) vì vậy, chất lượng là giá trị được tạo thêm. Mặt khác, chất lượng sản phẩm là một vũ khí cạnh tranh sắc bén, dễ dàng đè bẹp mọi đối thủ, nhờ đó khối lượng sản phẩm tiêu thụ được sẽ tăng lên.
Chất lượng sản phẩm không phải hoàn toàn do người sản xuất quyết định mà còn do người tiêu dùng kiểm nghiệm. Đó là hệ thống đặc tính nội tại của sản phẩm đã được xác định bằng những thông số có thể đo hoặc so sánh phù hợp với điều kiện hiện tại và thỏa mãn nhu cầu xã hội. Chất lượng sản phẩm hàng hóa không nhất thiết được thực hiện bằng trang thiết bị máy móc nên khi xem xét vấn đề này ta cần phải lưu ý tới mối quan hệ với những đặc tính khác trong cùng một hệ thống sản xuất ra sản phẩm, nó được hình thành từ khi thiết kế, quá trình chế tạo, được khẳng định qua kiểm tra kỹ thuật và đem ra sử dụng.
Tóm lại, chất lượng sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc tạo uy tín của doanh nghiệp với khách hàng. nó là sợi dây vô hình kết nối doanh nghiệp với khách hàng tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng, nhanh chóng và thuận lợi.
+ Giá cả sản phẩm.
Nếu ta cố định các nhân tố khác lại thì giá bán sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu. Trong cơ chế thị trường hiện nay, giá cả được hình thành tự phát trên thị trường theo sự thỏa thuận giữa người mua và người bán. Do đó, doanh nghiệp có thể sử dụng giá cả như một công cụ hữu hiệu để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Hiện nay, giá cả các sản phẩm sản xuất ra ngoài một số loại có tính chất chiến lược do Nhà nước bảo hộ và định giá (như điện, nước, xăng, dầu…) còn lại đại bộ phận giá cả các sản phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào việc thỏa thuận ký kết hợp đồng với người đặt hàng, tùy thuộc vào cơ chế thị trường và quan hệ cung cầu trên thị trường. Do đó, doanh nghiệp phải tự tính toán để cân nhắc và định giá sao cho giá bán bù đắp được chi phí đã bỏ ra và đồng thời có được lợi nhuận để thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Tùy thuộc vào thị trường mà doanh nghiệp sẽ rơi vào một trong ba trạng thái sau: lãi, lỗ hay hòa vốn. Điều đó phản ánh rất thực chất cơ chế giá trong cạnh tranh, hoàn toàn khác cơ chế giá áp đặt hành chính.
+ Kết cấu sản phẩm.
Kết cấu sản phẩm tiêu thụ là tỷ trọng theo doanh thu của từng mặt hàng so với tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp vì mỗi mặt hàng có một công dụng kinh tế nhất định hay việc thỏa mãn của nó cho một nhu cầu tiêu dùng là khác nhau. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp luôn tìm cách thay đổi các mặt hàng sản xuất với nhiều loại sản phẩm đa dạng và phong phú hơn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của đaị bộ phận khách hàng một cách tốt nhất. Nhưng không phải mặt hàng nào đưa ra cũng có nhu cầu như nhau, có mặt hàng được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, nhưng cũng có mặt hàng lại không được người tiêu dùng lựa chọn hoặc ít có nhu cầu. Chính vì vậy, kết cấu sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến quá trình tiêu thụ, nếu kết cấu sản phẩm đưa ra thị trường một cách hợp lý sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm, ngược lại sẽ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng dẫn đến hàng hóa bị ứ đọng, thậm chí còn phải giảm giá bán gây tình trạng xấu cho doanh nghiệp. Để tránh được tình hình này yêu cầu doanh nghiệp luôn phải nghiên cứu để đưa ra những kết cấu sản phẩm mới ưu việt hơn kết cấu sản phẩm cũ , nhằm đáp ứng được nhu cầu thị trường tốt nhất.
+ Công tác tổ chức bán hàng của doanh nghiệp.
Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm và doanh thu của doanh nghiệp, công tác tổ chức bán hàng bao gồm các nội dung sau:
Hình thức bán hàng: Để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, các doanh nghiệp cần tổ chức mạng lưới phân phối sản phẩm phù hợp. Do đó, một doanh nghiệp nếu áp dụng tổng hợp các hình thức bán buôn, bán lẻ, bán hàng tại kho, tại cửa hàng, bán trả góp… tất nhiên sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn so với doanh nghiệp chỉ áp dụng đơn thuần một hình thức bán hàng nhất định nào đó. Các doanh nghiệp cũng nên linh hoạt trong các hình thức bán hàng nhằm tạo mọi thuận lợi cho người mua hàng để thúc đẩy quá trình tiêu thụ nhanh hơn.
Công tác tổ chức thanh toán: Việc áp dụng nhiều hình thức thanh toán như: thanh toán hàng đổi hàng, thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán bằng chuyển khoản, thanh toán ngay, trả chậm, bán chịu… sẽ làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái, tự do, có cơ hội lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi nhất, do đó có thể thu hút được nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp làm cho quá trình tiêu thụ diễn ra nhanh, gọn.
Ngược lại, nếu chỉ áp dụng một hoặc một số hình thức thanh toán bắt buộc nào đó có thể thích hợp với khách hàng này nhưng lại không phù hợp với khách hàng khác, từ đó sẽ hạn chế số lượng sản phẩm tiêu thụ, ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Các dịch vụ kèm theo khi tiêu thụ: Doanh nghiệp muốn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, tăng sức mạnh cạnh tranh trong công tác tiêu thụ sản phẩm, thường họ có tổ chức dịch vụ kèm theo như vận chuyển, bảo hành, hướng dẫn cách sử dụng, giới thiệu kèm theo… để tạo ra tâm lý thoải mái, yên tâm cho khách hàng khi mua sản phẩm, đồng thời cũng khuyến khích khách hàng tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn.
+ Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.
Quảng cáo là công cụ Marketting và là phương tiện thúc đẩy bán rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.
Mục đích của quảng cáo là phải đưa ra những thông tin đến người tiêu dùng về một mặt hàng nào dó, giải thích được lợi ích của mặt hàng này và so sánh ưu thế của nó với mặt hàng tương tự.
Đối với những sản phẩm mới, quảng cáo sẽ giúp cho khách hàng làm quen với sản phẩm, thấy được tính ưu việt của nó, từ đó khơi dậy nhu cầu mới để khách hàng tìm đến với doanh nghiệp.Do vậy, quảng cáo cũng góp phần không nhỏ trong quá trình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang diễn ra sôi động như hiện nay vừa là điều kiện thuận lợi, vừa tạo ra bao khó khăn, thách thức, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tạo cho mình lợi thế kinh doanh để tồn tại thì vấn đề tiêu thụ sản phẩm ngày càng thể hiện vai trò mang tính quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để có doanh thu tiêu thụ, doanh nghiệp phải trải qua một quá trình rất dài và rất nhiều nhân tố ảnh hưởng, mức độ tác động đó nhiều hay ít tùy thuộc vào những điều kiện khác nhau trong tương lai. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải có một cách nhìn tổng thể đối với tất cả những nhân tố này và nắm rõ được sự biến động của từng nhân tố để từ đó có những kế hoạch, quyết định đúng đắn, chính xác trong việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu.
2. Vai trò của TCDN trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu tiêu thụ.
Xét về mặt tài chính, tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nhưng ngược lại, tài chính doanh nghiệp cũng tác động không nhỏ tới tiêu thụ sản phẩm. Giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau hết sức chặt chẽ, thường xuyên và liên tục.
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các quan hệ hàng hóa, tiền tệ bị thu hẹp, hạn chế và được thay thế bằng hiện vật. Tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là một chỉ tiêu đã được định sẵn. Hạn chế này đã làm cho quan hệ tích cực giữa tài chính doanh nghiệp và công tác tiêu thụ bị lu mờ. Tài chính doanh nghiệp trên thực tế chỉ được sử dụng một cách thụ động như một công cụ để ._.phân phối lại kết quả đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo những chỉ tiêu hiện vật do Nhà nước quy định.
Tài chính doanh nghiệp xét về bản chất là các mối quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị gắn liền với việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Xét về hình thức tài chính doanh nghiệp phản ánh sự vận động và chuyển hóa của các nguồn tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp tham gia vào việc xác định chiến lược phát triển, chiến lược sản xuất, lập ra kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong đó có kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Kế hoạch này khoa học, chính xác bao nhiêu thì tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng, thuận lợi bấy nhiêu. Ngược lại, kế hoạch doanh thu tiêu thụ có tính khoa học thấp, tính sát thực chưa cao sẽ dẫn đến sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng được nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm sẽ gặp nhiều khó khăn, hàng hóa tồn đọng hoặc sản xuất không đủ hàng hóa cung cấp cho thị trường sẽ gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp có chức năng huy động, phân phối các nguồn lực tài chính, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh kịp thời, thúc đẩy sản xuất phát triển. Khi sản xuất đi đúng hướng của TCDN thì tự nó sẽ tạo ra một lượng sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã phong phú, đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng và các đơn vị đặt hàng, từ đó sẽ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn.
Bằng công cụ tài chính như kiểm tra, giám sát trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ làm cho hiệu quả của việc sử dụng vốn tiết kiệm và đi đúng mục đích, từ đó góp phần giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Đặc biệt TCDN còn sử dụng các công cụ tài chính sắc bén của mình như tiền lương, tiền thưởng, chiết khấu… để kích thích sản xuất, thu hút khách hàng, đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm.
Tài chính doanh nghiệp có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác tiêu thụ của doanh nghiệp, vài trò của nó ngày càng được khẳng định rõ rệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
3.Một số biện pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu của doanh nghiệp
Tùy thuộc vào tình hình thực tế của mình mà doanh nghiệp có thể lựa chọn các biện pháp khác nhau hoặc sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp để quá trình tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả cao nhất.
Làm tốt công tác này còn phụ thuộc vào tài năng, trình độ chuyên môn của các nhà quản trị tài chính trong doanh nghiệp. Sau đây là một số giải pháp mà các nhà tài chính thường sử dụng trong công tác tiêu thụ sản phẩm.
3.1. Tăng cường đầu tư cho công tác khảo sát, điều tra,nghiên cứu thị trường.
Để sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh, đòi hỏi doanh nghiệp phải có công tác khảo sát, điều tra, nghiên cứu thị trường một cách nhanh nhạy, chính xác, phù hợp với thực tế. Do đó, tài chính của doanh nghiệp phải hỗ trợ bộ phận Marketing tiếp thị thực hiện việc nghiên cứu tìm hiểu thị trường phục vụ việc tiêu thụ sản phẩm.
Các doanh nghiệp trước khi tiến hành sản xuất, muốn tiêu thụ sản phẩm một cách nhanh chóng, có doanh thu kịp thời, phải tiến hành nghiên cứu, khảo sát, điều tra tình hình thị trường hiện tại và trong tương lai để từ đó lập kế hoạch dự kiến sự phát triển, tiềm năng của thị trường, đưa ra các biện pháp nhằm mở rộng hay thu hẹp mặt hàng sản xuất và tiêu thụ. Bên cạnh đó cũng giúp doanh nghiệp có những biện pháp thích hợp duy trì thị trường cũ, đồng thời kích thích nhu cầu để tạo lập, xúc tiến và mở rộng thị trường mới.
3.2. Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Phương châm sản xuất của doanh nghiệp là phải hướng ra thị trường và do thị trường quyết định. Chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định đầu tiên trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm có tốt thì doanh nghiệp mới tạo được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.
Chất lượng sản phẩm hàng hóa được nâng cao sẽ ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm, làm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tác động lớn đến doanh thu. Ngược lại, nếu chất lượng sản phẩm kém sẽ khó giữ được uy tín của doanh nghiệp, đồng thời còn làm giảm khả năng tiêu thụ, ảnh hưởng tiêu cực tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, TCDN cần phát huy vai trò của mình vào việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ nguồn nguyên vật liệu, huy động vốn để tập trung mua sắm máy móc thiết bị hiện đại, sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Yếu tố lao động cũng phải được lưu tâm vì đây là nhân tố tác động trực tiếp đến việc điều khiển máy móc thiết bị, sử dụng nguyên vật liệu, đồng thời doanh nghiệp cần quan tâm đầu tư vào công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho, bảo quản đóng gói để sản phẩm không bị mất giá trị.
3.3. Xây dựng chính sách giá cả phù hợp.
Xây dựng chính sách giá cả sản phẩm linh hoạt, hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó góp phần thúc đẩy tiêu thụ, thu hút khách hàng, mở rộng thị trường, tăng uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Khi một sản phẩm mới tung ra thị trường, thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng là lúc doanh nghiệp định ra giá bán cao để tăng doanh thu. Lúc này giá cao hơn một chút cũng không cản trở khách hàng đến với sản phẩm của doanh nghiệp. Nhưng một khi sản phẩm đã bước vào giai đoạn bão hòa, doanh nghiệp phải hạ giá xuống mức trung bình, đến khi sản phẩm lỗi thời thì doanh nghiệp có thể bán với giá thấp hơn để đẩy mạnh tiêu thụ, thu hồi vốn nhanh. Chính sách giá của doanh nghiệp phải luôn linh hoạt phù hợp theo tình hình thị trường thì mới gây được sự bất ngờ cho khách hàng và đẩy mạnh được quá trình tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, cũng phải đồng thời áp dụng các phương thức thanh toán một cách đa dạng, phong phú, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng nhằm tạo tâm lý thoải mái đối với người mua.
3.4. Chú trọng đầu tư thực hiện đa dạng hóa, không ngừng cải tiến mẫu mã sản phẩm:
Trong cơ chế thị trường hiện nay việc đa dạng hóa chủng loại sản phẩm và cải tiến mẫu mà là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng, khuyến khích tiêu thụ.
Trước đây, mẫu mã sản phẩm thường được coi là yếu tố thứ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất chỉ chú ý đầu tư cho chất lượng sản phẩm và tập chung sản xuất cho các sản phẩm truyền thống của doanh nghiệp mà coi nhẹ mẫu mã và chủng loại sản phẩm nên công tác tiêu thụ sản phẩm gặp những trở ngại khó khăn nhất định và đặc biệt là không thể cạnh tranh được với các sản phẩm nhập ngoại.
Thực hiện đa dạng hóa, cải tiến mẫu mã sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp, quyết định tới sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp nói chung. Sự cạnh tranh gay gắt và năng động trong hầu hết các thị trường, sự thay đổi nhanh chóng thị hiếu của người tiêu dùng và sự phát triển của khoa học kỹ thuật là nhưng lý do chính dể doanh nghiệp phải phát triển sản phẩm mới và không ngừng cải tiến những sản phẩm hiện có của mình. Mặt khác thực hiện đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm và cải tiến mẫu mã sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường và giảm bớt rủi ro trong kinh doanh.
3.5. Tổ chức tốt công tác bán hàng và dịch vụ bán hàng.
- Biện pháp tác động vào nhân viên bán hàng: Trong công tác tiêu thụ sản phẩm vai trò của bộ phận bán hàng hết sức quan trọng. Để khuyến khích nhân viên bán hàng năng động hơn, có thái độ phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo và gần gũi với khách hàng. Doanh nghiệp nên sử dụng chế độ thưởng, phạt và chế độ khoán. Căn cứ vào chế độ đó nhân viên sẽ được khuyến khích bằng chính sách thưởng, phạt theo tỷ lệ % của doanh thu vượt khoán, đó chính là đòn bẩy kích thích họ tích cực đi tìm kiếm những khách hàng mua với khối lượng lớn.
- Biện pháp tác động vào khách hàng: Ngoài việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, doanh nghiệp phải sử dụng một số biện pháp làm động lực khuyến khích khách hàng mua hoặc mua thêm sản phẩm của mình bằng một số giải pháp như:
+ Chính sách chiết khấu: Có hai loại chiết khấu:
* Chiết khấu thương mại: Là việc doanh nghiệp khấu trừ cho khách hàng mua nhiều một số tiền tương ứng với tỷ lệ (%) nhất định trên giá trị hàng đã mua. Hoạt động này nhằm khuyến khích khách hàng mua với số lượng lớn.
* Chiết khấu thanh toán: áp dụng cho khách hàng thanh toán tiền hàng nhanh: thanh toán ngay thì được hưởng tỷ lệ chiết khấu cao hơn so với thanh toán sau, thời gian thanh toán càng ngắn thì tỷ lệ được chiết khấu càng cao
Hiện nay, công cụ chiết khấu được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp vì công cụ này đã kích thích được tâm lý của người mua, đồng thời đây cũng là một công cụ tài chính đắc lực giúp cho việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Cước phí vận chuyển: Hầu hết các doanh nghiệp đều đảm bảo đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, có thể là miễn phí hay khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ.
+ Các hình thức khác:
* Tỷ lệ hoa hồng: là tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng mà doanh nghiệp cho các đại lý tiêu thụ sản phẩm của mình.
* Hoạt động khuyến mại: Hoạt động này thường tiến hành trong thời gian ngắn, tạo nên một đợt tiêu thụ mạnh, đồng thời thu hút thêm được nhiều khách hàng mới. Khuyến mại có thể là giảm giá bán hoặc kèm theo quà tặng có phiếu dự thưởng…
Doanh nghiệp phải sử dụng các biện pháp tài chính này một cách chính xác, hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế của mình, nếu không nó sẽ là con dao hai lưỡi phản tác dụng trong tiêu thụ sản phẩm làm cho khách hàng không những không tin tưởng mà còn có suy nghĩ không tốt về sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà quản lý tài chính phải luôn chú ý tới việc nghiên cứu, điều tra tâm lý người tiêu dùng để có chính sách kích thích tiêu thụ đúng đắn và hiệu quả nhất.
3.6. Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa và áp dụng các đòn bẩy tài chính thúc đẩy tiêu thụ.
Hoạt động quảng cáo và giới thiệu sản phẩm sẽ giúp cho khách hàng biết và hiểu rõ hơn về doanh nghiệp cũng như các sản phẩm mà doanh nghiệp đó sản xuất ra. Hoạt động quảng cáo có thể thực hiện bằng nhiều hình thức: Qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Truyền hình, báo, đài, pa nô, áp phích, tờ rơi… sản phẩm cũng có thể được giới thiệu tại chính các cửa hàng, đại lý bán các sản phẩm của công ty hoặc thông qua các hội nghị tiếp xúc khách hàng, triễn lãm, hội chợ…
3.7. Các biện pháp hỗ trợ của nhà nước:
Ngoài sự chủ động của doanh nghiệp trước tình hình thay đổi nhu cầu thị trường, hoạt động của doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố ở tầm vĩ mô như tác động của Nhà nước về các chính sách thuế, chính sách giá cả, chính sách ngành nghề kinh doanh… Những chính sách này cũng ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu của doanh nghiệp. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động có những kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn ( ví dụ: Khi tình trạng hàng lậu, hàng giả, hàng nhái tràn lan, để bảo vệ uy tín cuả mình doanh nghiêp phải kịp thời kiến nghị với các cơ quan chức năng để sớm có giải pháp ngăn chặn kịp thời nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có môi trường kinh doanh ổn định, có sự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh…)
Các biện pháp trên tác động rất lớn và ở nhiều khía cạnh khác nhau đối với doanh nghiệp trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Có khi ảnh hưởng tích cực, có khi lại tác động tiêu cực cho doanh nghiệp. Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp trước khi đưa ra một biện pháp nào đó cần phải nghiên cứu kỹ để có sự lựa chọn một cách phù hợp với tình hình thực tiễn của doanh nghiệp.
Chương II
Thực trạng về công tác tiêu thụ sản phẩm
và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của
công ty Điện cơ Thống Nhất
I/ Một số nét khái quát về tình hình hoạt động của công ty
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Điện cơ Thống Nhất:
Công ty Điện Cơ Thống nhất là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc sở công nghiệp Hà Nội. Công ty được thành lập từ năm 1965 trên cơ sở sát nhập 2 xí nghiệp công tư hợp doanh là xí nghiệp Điện Thông và xí nghiệp Điện Cơ Tam Quang, lấy tên là xí nghiệp Điện Khí Thống Nhất.
Địa chỉ: Số 164 phố Nguyễn Đức Cảnh - Phường Tương Mai - Quận Hoàng Mai - Hà Nội.
Điện thoại: 6622400 Fax: 6622473
Năm 1970 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 142/QĐ-UB sát nhập bộ phận còn lại của xí nghiệp Điện Cơ Tam Quang vào xí nghiệp Điện Khí Thống Nhất thành lập xí nghiệp Điện Cơ Thống Nhất.
Giấy phép kinh doanh số 105804 do Trọng tài kinh tế cấp ngày 4/ 2/ 1993
Với số vốn kinh doanh ban đầu là:7.657.056.352 đồng.
Ngày đầu thành lập xí nghiệp có mặt bằng trên 8.000m2 với gần 600m2 nhà xưởng, tổng số cán bộ công nhân viên là 464 người và trên 40 máy móc thiết bị các loại, với nhiệm vụ chính trị là sản xuất các loại quạt điện và động cơ điện cỡ nhỏ phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân Thủ đô và quốc phòng.
Để thích ứng với xu hướng phát triển chung và phù hợp với qui mô sản xuất kinh doanh. Ngày 02/11/2000 ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có quyết định số 5928/QĐ-UB về việc đổi tên xí nghiệp Điện Cơ Thống Nhất thành Công ty Điện Cơ Thống Nhất.Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, với sự cố gắng nỗ lực của nhiều thế hệ cán bộ công nhân viên, công ty đã vượt qua nhiều thử thách trong từng giai đoạn phát triển. Với tinh thần đoàn kết cao, tập thể ban lãnh đạo công ty và các phòng ban nghiệp vụ đã luôn cố gắng hết mình để tìm ra những hướng đi đúng đắn như: Tổ chức lại sản xuất, bố trí lại lao động cho phù hợp với phương án sản xuất kinh doanh của công ty trong từng giai đoạn đồng thời tăng cường các biện pháp quản lý sản xuất như : Đầu tư mở rộng qui mô sản xuất, thay đổi hệ thống máy móc thiết bị và đổi mới khoa học công nghệ, đồng thời tăng cường đổi mới tư duy để hoàn thiện dần phương thức quản lý mới phù hợp với cơ chế thị trường và phù hợp với xu thế phát triển, hội nhập kinh tế trong nước với kinh tế khu vực và thế giới.
2. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty:
Chức năng nhiệm vụ của công ty được qui định rõ ngay từ khi mới thành lập, đó là : Chuyên sản xuất các loại quạt điện và động cơ điện phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.Qua quá trình vận động và phát triển, để phù hợp với cơ chế thị trường, chức năng nhiệm vụ của công ty được xác định lại như sau :
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm : quạt điện và các loại đồ điện gia dụng.
- Xuất khẩu các sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh, hợp tác, nhập khẩu thiết bị, vật tư, nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng của ngành điện và điện tử gia dụng phục vụ cho nhu cầu sản xuất của công ty và thị trường.
- Liên doanh hợp tác với các đơn vị kinh tế trong nước và nước ngoài, làm đại lý, đại diện, mở cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh.
Ngoài nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, là một doanh nghiệp nhà nước công ty còn có nhiệm vụ rất quan trọng là phải bảo toàn và phát triển vốn do nhà nước cấp và thực hiện đầy đủ chính sách về kinh tế và pháp luật theo qui định. Cho đến tại thời điểm hiện nay ( năm 2005 ) công ty vẫn là 1 trong 17 doanh nghiệp thuộc sở công nghiệp Hà Nội sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Năm 2003 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 86/QĐ-TTg phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước thành phố Hà Nội.Trong đó, công ty Điện cơ Thống nhất được phép giữ nguyên pháp nhân doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp khác do sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ ....thì chuyển sang thực hiện cổ phần hoá, sáp nhập, giải thể hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu khác. Điều đó đã nói lên những đóng góp đáng kể của công ty đối với sự phát triển kinh tế của Thủ đô nói chung và ngành công nghiệp nói riêng trong thời kỳ đổi mới.
3/ Đặc điểm tổ chức quản lí và hoạt động của công ty:
3.1. Đặc điểm bộ máy quản lí:
Xuất phát từ đặc điểm tình hình và thực tế điều kiện sản xuất kinh doanh trong những năm qua, công ty đã tiến hành tổ chức lai bộ máy quản lý theo hướng gọn nhẹ và hiệu quả ( theo sơ đồ tại biểu 1)
Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty hiện nay cho thấy:
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty được bố trí theo kiểu trực tuyến - chức năng. Giám đốc ra lệnh điều hành trực tiếp trong công ty thông qua các phó giám đốc, các phòng ban nghiệp vụ. Các phó giám đốc, trưởng phòng ban có trách nhiệm tham mưu giúp việc cho giám đốc theo chức năng nhiệm vụ được giao. Các phòng ban nghiệp vụ được bố trí tương đối gọn nhẹ, không chồng chéo và có quan hệ mật thiết với nhau về mặt nghiệp vụ nhằm giúp cho giám đốc nhanh chóng có những quyết định, chỉ đạo kịp thời trong mọi hoạt động của công ty.
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận :
Ban giám đốc : gồm giám đốc và 2 phó giám đốc :
Giám đốc : Chịu trách nhiệm chỉ đạo chung.Trực tiếp chỉ đạo và quản lý:
Phòng tổ chức- hành chính, bảo vệ, kế hoạch- vật tư, tiêu thụ sản phẩm, tài vụ.
- Phó giám đốc kỹ thuật : Giúp việc cho giám đốc chỉ đạo về măt kỹ thuật đồng thời trực tiếp chỉ đạo kiểm tra chất lượng sản phẩm. Chỉ đạo, theo dõi, điều chỉnh và ban hành thực hiện các định mức lao động kỹ thuật. Chủ tịch QMR(hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000).
- Phó giám đốc sản xuất : Giúp việc cho giám đốc, trực tiếp điều hành, chỉ đạo, xây dựng tiến độ sản xuất, giao kế hoạch sản xuất hàng tháng cho các phân xưởn. Tổ chức kiểm kê hạch toán nội bộ, chỉ đạo các phòng chức năng về định mức tiêu hao vật tư.
Chức năng các phòng ban nghiệp vụ :
- Phòng kế hoạch-vật tư : Tham mưu cho giám đốc trong công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất, cân đối vật tư, bán thành phẩm, hạch toán vật tư bán thành phẩm với các phân xưởng sản xuất hàng tháng, quí, năm.
- Phòng tiêu thụ sản phẩm : Giúp giám đốc trong công tác tìm hiểu thị trường, xây dựng và thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, hoạch định chính sách phân phối sản phẩm.
- Phòng tài vụ : Giúp giám đốc trong lĩnh vực hạch toán kế toán và sử dụng vốn. Giám sát việc thực hiện các chính sách kinh tế, chế độ tài chính trong công ty, hoạch định các chính sách về giá cả như : Xác định giá bán, giá gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng.
- Phòng tố chức hành chính : Giúp giám đốc trong việc sắp xếp chương trình làm việc hàng ngày, tuần, tiếp khách, đối nội, đối ngoại. Tổ chức đội ngũ thống kê phân xưởng để quản lý lao động, xác định kết quả lao động của toàn công ty. Xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương cho toàn bộ qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm tại công ty, hàng tháng xác định tiền lương, tiền thưởng cho CBCNV toàn công ty.
- Phòng KCS : Giúp giám đốc theo dõi việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng tại công ty, bố trí nhân viên tại các phân xưởng sản xuất để kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm.
- Phòng kỹ thuật : Có nhiệm vụ quản lý, xây dựng, tạo mẫu sản phẩm theo nhu cầu thị trường hoặc theo đơn đặt hàng, định mức nguyên vật liệu, xây dựng định mức về thời gian công nghệ cho toàn bộ sản phẩm của công ty, chỉ đạo trực tiếp các phân xưởng sản xuất về mặt kỹ thuật.
- Phòng bảo vệ : Giúp giám đốc trong việc bảo đảm an ninh trật tự trong công ty, bảo vệ, quản lý tài sản và phòng chống cháy nổ, bão lụt thiên tai,hỏa hoạn.
3.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty:
Hiện nay công ty Điện cơ Thống Nhất chưa có chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc công ty con nào khác mà chỉ có 5 phân xưởng được đặt toàn bộ tại trụ sở của công ty ở 164 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương mai, quận Hoàng mai, Hà Nội.
Sơ đồ tổ chức sản xuất của công ty được thể hiện qua biểu 2
Nhiệm vụ của từng phân xưởng :
- Phân xưởng đột dập : Có nhiệm vụ pha cắt lá tôn, dập cắt lá tôn Roto, Stato,ép tán Stato dập cắt, dập vuốt các chi tiết khác của quạt.
- Phân xưởng cơ khí : Đúc Roto lồng sóc các loại quạt, nắp dưới quạt trần, gối đỡ trước + sau các loại quạt cánh 400-300mm, gia công cơ khí, gia công nguội toàn bộ chi tiết các loại quạt.
- Phân xưởng sơn, nhựa : Hoàn thiện lưới lồng các loại quạt cánh 400mm, cánh 300mm, sơn cánh quạt trần 1,4mm, gia công toàn bộ chi tiết nhựa, dây emay cho động cơ, tẩm sấy Stato của các loại quạt.
- Phân xưởng lắp ráp : Vào quạt, lắp ráp thành phẩm các loại quạt.
- Phân xưởng thiết bị đầu tư: Có nhiệm vụ chế tạo toàn bộ các loại khuôn, gá phục vụ quá trình gia công chi tiết tại công ty và sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị đột xuất hoặc theo chu kỳ đảm bảo cho hoạt động sản xuất được liên tục.
3.3. Đặc điểm quy trình sản xuất
Quạt điện là sản phẩm có kết cấu tương đối phức tạp, các chi tiết được chế tạo đòi hỏi có độ chính xác cao, bao gồm: Cụm động cơ, cụm cánh lưới, cụm thân đế, cụm đèn, cụm đồng hồ hẹn giờ, cụm điều khiển từ xa..., gia công trên nhiều chủng loại máy móc thiết bị, hành trình chế tạo sản phẩm dài, như máy tiện, máy đột, máy khoan, máy mài, máy đúc áp lực cao, máy ép nhựa, sơn tĩnh điện, máy vào dây..vv. Với nhiều chủng loại nguyên vật liệu như : Tôn Silic, Nhôm, dây emay, sơn, nhựa hạt các loại, vòng bi .... Để thấy rõ hơn, tham khảo sơ đồ sau :
( Biểu 3: Sơ đồ Quy trình công nghệ gia công quạt bàn và quạt trần)
Các công nghệ chủ yếu chế tạo quạt điện :
Công nghệ đột dập lá thép chế tạo cụm Stato-Roto : Vật liệu sử dụng là tôn cuộn, các công đoạn đột dập + ép tán+ đánh độ chéo được thực hiện trên máy + khuôn đột dập liên hợp cao tốc (tốc độ từ 200-350 nhát/phút) có độ chính xác cao cho ra sản phẩm hoàn thiện là khối Stato và Roto.
Công nghệ đột cánh quạt trần(bằng nhôm lá 1,2mm hoặc thép lá 0,8mm) :Được thực hiện trên máy đột dập 63 tấn với các khuôn đột được chế tạo tại công ty.
Công nghệ đúc áp lực cao : Roto sau khi đột + ép tán xong được đúc lồng sóc bằng khuôn đúc kim loại. Các chi tiết như gối đỡ trước, sau được đúc bằng khuôn kim loại có độ chính xác cao, đúc nắp dưới quạt trần(bằng công nghệ đúc áp lực thành mỏng). Vật liệu dùng để đúc là nhôm có chất lượng cao như nhôm ADC12, Ao hoặc tương đương.
Công nghệ gia công cơ khí : Sử dụng các máy chuyên dùng, máy mài, máy cán ren, tiện hoàn chỉnh nắp gang quạt trần, máy đúc áp lực cao...vv, ép trục vào Roto bằng máy ép thủy lực 10 tấn, khoan + tarô các lỗ bắt bulon - vít bằng máy khoan đứng, khoan bàn và máy tarô.
Công nghệ quấn dây êmay vào Stato : Việc quấn dây êmay vào Stato của QT 1,4m và các loại quạt cánh 400, cánh 300 thực hiện trên máy vào dây chuyên dùng.
Công nghệ tẩm sấy dây Stato : Việc tẩm sấy được thực hiện bằng hệ thống tẩm sấy chân không, đảm bảo tiêu chuẩn cách điện cao.
Công nghệ sản xuất các chi tiết nhựa : Các chi tiết nhựa như : cánh quạt, thân, đế, vỏ, trụ chân ...vv được thực hiện trên các máy ép nhựa. Nguyên liệu sử dụng trong công nghệ này là các loại nhựa hạt như : ABS, AS, PP, PE...vv.
Công nghệ sản xuất lồng quạt : Toàn bộ quá trình sản xuất lồng quạt được thực hiện trên dây chuyền liên hoàn bằng máy hàn tự động.
Công nghệ sơn tĩnh điện: Công nghệ sơn tĩnh điện là công nghệ sơn tiên tiến nhất hiện nay, tiết kiệm tối đa nguyên liệu, giảm tối thiểu các tác động ô nhiễm môi trường, dùng để sơn các chi tiết như : cánh QT, lồng quạt...vv, nguyên liệu sử dụng là các loại sơn bột.
4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty:
Bảng 1: Tình trạng Tài sản cố định của công ty đến 31/12/2004
Tại thời điểm 31/12/2004, tổng nguyên giá tài sản cố định của công ty là 50.650.817.839 đồng và được dầu tư bằng các nguồn khác nhau như: vay vốn ngân hàng, sử dụng nguồn vốn tự có và vốn do ngân sách nhà nước cấp. Giá trị hao mòn lũy kế đến thời điểm này bằng 45,74% nguyên giá.
Qua bảng trên chúng ta thấy phần lớn các tài sản của công ty được sử dụng từ nhiều năm nay. Riêng các tài sản thuộc nhóm nhà cửa, vật kiến trúc hầu như đã khấu hao hết, giá trị còn lại bằng 50,79% nguyên giá nhưng hầu hết chỉ là giá trị sử dụng đất đai. Tuy nhiên, các tài sản này vẫn còn sử dụng được, mặc dù quy mô sản xuất kinh doanh ngày một tăng nhưng công ty hiện nay chỉ có một khu nhà hai tầng dành cho bộ phận quản lý và toàn bộ các phân xưởng sản xuất, nhà ăn, kho, bãi….nằm gói gọn trong khuôn viên của công ty. Trong năm vừa qua công ty đã đầu tư hơn 8 tỷ đồng để mua mới và nâng cấp các loại máy móc thiết bị, dụng cụ quản lý, nâng cấp, sửa chữa một số công trình kiến trúc để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
Tóm lại, trong thời gian qua tài sản của công ty không biến động nhiều, hoạt động đầu tư mua sắm không lớn mà tập trung chủ yếu vào cải tạo và nâng cấp dây chuyền công nghệ đã được đầu tư từ đầu. Hiện nay, công ty đang lập dự án khả thi xây dựng thêm một nhà máy mới tại huyện Gia lâm để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Nếu dự án này được phê duyệt công ty sẽ có một cơ sở mới phù hợp với quy mô và tiềm năng của mình. 5. Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính chủ yếu của công ty:
5.1. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty:
(Bảng 2: Một số chỉ tiêu công ty đã đạt được trong năm 2003-2004)
Xét một cách toàn diện, trong năm 2004 hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, các chỉ tiêu hiệu qủa sản xuất kinh doanh đã tăng đáng kể so với năm 2003
Trong những năm vừa qua, mặc dù có sự cạnh tranh rất gay gắt trên thị trường quạt điện trong nước, song công ty luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao như:Tăng số lượng sản phẩm, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và nộp ngân sách, tăng thu nhập cho người lao động.
Nhờ sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty, số lượng sản phẩm sản xuất đã tăng lên rõ rệt, công tác tiêu thụ được quan tâm đúng mức nên số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng cao dẫn đến doanh thu tiêu thụ tăng 21,72% so với năm 2003.
Đi đôi với việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, năm 2004 công ty đã có những tiến bộ không ngừng trong việc sử dụng tiết kiệm và hợp lí chi phí làm cho tổng lợi nhuận sau thuế tăng tới 54,88% so với năm 2003, tương ứng với số tiền là 285 triệu đồng, thu nhập của cán bộ công nhân viên nhờ đó cũng được cải thiện( thu nhập bình quân: 1.600.000đ/người/tháng, tăng 21,2% so với năm 2003).
Bên cạnh những kết quả đạt được, công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước. Số nộp ngân sách tăng 13,96% ( tương ứng 503 triệu đồng) so với năm 2003.
5.2. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty:
Việc quản lý và sử dụng vốn luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đặc biệt, với diễn biến của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần như hiện nay thì vấn đề quản lý, sử dụng vốn luôn song song với việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh. Trong những năm qua công ty Điện Cơ Thống Nhất đã hết sức linh hoạt nhằm sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất. Do đó, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty đã có những bước tiến vượt bậc, các chỉ tiêu sử dụng vốn đều tăng, cụ thể: (Bảng 3:Kết quả kinh doanh công ty đạt được trong năm 2004)
(Bảng 4: Sự biến động của tài sản và nguồn vốn của công ty trong năm 2004 )
Một số chỉ tiêu trong bảng 3 như: Doanh thu, giá vốn, lợi nhuận có kết quả quí trước cao hơn quí này do quí trước đang vào mùa hè thời điểm sát với mùa vụ tiêu thụ hàng hóa của công ty nên hàng hóa tiêu thụ nhiều, doanh thu khá cao và thu được nhiều lợi nhuận. Còn quí 4 là thời điểm cuối mùa thu, đầu mùa đông không phải mùa vụ tiêu thụ nên hàng hóa chỉ bán với mức vừa phải để cho các đơn vị mua dự trữ sử dụng khi mùa vụ tới.
Từ bảng 3 chúng ta nhận thấy rằng: Tổng giá trị tài sản của công ty cuối năm đã tăng 24,38% so với đầu năm là do: Trong năm công ty đã dự trữ thêm vật tư hàng hóa để phục vụ kịp thời khi vào mùa vụ, đáp ứng được nhu cầu của thị trường tiêu thụ khi mùa hè đến; tiền mặt và các khoản phải thu giảm so với đầu năm do trong năm công ty đã thu hồi được một phần nợ và dùng tiền mặt vào việc đầu tư mua sắm phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Như vậy, công ty đã thực hiện đầu tư chiều sâu vào tài sản cố định điều đó chứng tỏ rằng công ty đã có định hướng chiến lược phát triển rõ ràng.
Các tài sản được hình thành từ hai nguồn chủ yếu là nợ vay và nguồn vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ vay chiếm tới 71,11% và chủ yếu là nợ dài hạn nguyên nhân là do công ty không đủ vốn để trang trải tài sản đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh nên phải đi vay từ nguồn bên ngoài. Bên cạnh đó, công ty cũng đã thanh toán được một số khoản nợ còn tồn đọng từ kỳ trước.
Để thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn của công ty ta xem xét:
(Bảng 5: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty)
Dựa vào cơ sở số liệu trong bảng 5 ta thấy các chỉ tiêu như: Hiệu suất sử dụng vốn cố định, vòng quay toàn bộ vốn, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ doanh thu năm 2004 đều tăng so với năm 2003 chứng tỏ: Việc quản lí và sử dụng vốn của doanh nghiệp đã đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên, ta cũng thấy rằng các khả năng thanh toán của công ty năm 2004 đều được đảm bảo, có khả năng thanh toán và thanh toán tốt nhưng lại giảm so với năm 2003, chứng tỏ: Công ty đã có sự điều chỉnh trong việc sử dụng vốn.
Bên cạnh việc quản lý, sử dụng vốn và đảm bảo các khả năng thanh toán thì việc quản lý chi phí cũng là một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp nói chung và công ty Điện cơ Thống Nhất nói riêng cần phải đặc biệt quan tâm. Hàng năm, đối với công ty doanh thu từ việc bán và tiêu thụ sản phẩm luôn đạt được những thành tích đáng kể song lợi nhuận thu được lại không nhiều( chỉ chiếm 0.03% trên tổng doanh thu) do chi phí quá lớn đặc biệt là chi phí về nguyên vật liệu và một số chi phí khác mà hiện nay công ty đang từng bước cố gắng để khắc phục những tồn tại này.
II/ Thực trạng tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty Điện cơ Thống Nhất
1. Một số đặc điểm chi phối đến công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty
a/Đặc điểm về sản phẩm
Hiện nay, Công ty Điện cơ Thống Nhất đang sản xuất kinh doanh sản phẩm chính là các loại quạt điện, đây là sản phẩm phục vụ cho nhu cầu làm mát của người tiêu dùng. Trước khi đem tiêu thụ ra thị trường phải được bộ phận KCS khẳng định là đảm bảo về mặt chất lượng, mẫu mã và an toàn sử dụng. Các sản phẩm này có đặc tính là tiêu thụ theo mùa (tiêu thụ mạnh vào mùa nóng) nên có ảnh hưởng lớn đến công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty. Vào mùa hè số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất trong năm( số lượng sản phẩm được tiêu thụ trong quí II và quí III thường chiếm khoảng 75% tổng số sản phẩm tiêu thụ tr._.nh toán ngay, công ty có thể cho phép khách hàng nợ tiền hàng trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng cũng phải có các điều kiện ràng buộc chặt chẽ để tránh trường hợp nợ đọng dây dưa. Muốn vậy, công ty phải công bố mức lãi suất hợp lý, đồng thời hàng tháng công ty phải yêu cầu khách hàng đối chiếu công nợ, lập biên bản xác định công nợ, đôn đốc thu hồi các khoản nợ đến hạn.
Đối với các khách hàng lớn, công ty có thể áp dụng hình thức thanh toán thông qua ngân hàng bằng tiền chuyển khoản để tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai phía.
8. Hoàn thiện tốt công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm
8.1. Tổ chức tốt công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
Qua thực tế công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty ta thấy nó còn mang nặng tính chủ quan và chưa thực sự xuất phát từ công tác nghiên cứu thị trường làm cho công tác tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, trong thời gian tới, trên cơ sở kết quả nghiên cứu thị trường (về khả năng mở rộng thị trường, kết cấu, chủng loại sản phẩm mà thị trường yêu cầu, nhu cầu của từng khu vực thị trường… ) cần xây dựng một kế hoạch sát thực. Có như vậy kế hoạch tiêu thụ sản phẩm mới phát huy được tác dụng định hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói riêng.
8.2. Tổ chức và quản lý có hiệu quả mạng lưới tiêu thụ
Hiện nay công ty đang sử dụng ba loại kênh phân phối:
Công ty – Bán buôn – Bán lẻ – Người tiêu dùng
Công ty – Cửa hàng giới thiệu sản phẩm - Người tiêu dùng
Công ty – Đại lý - Người tiêu dùng
Hệ thống các cửa hàng chỉ làm nhiệm vụ bán lẻ còn bán buôn thì trực tiếp đến phòng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Hệ thống các cửa hàng này tập trung chủ yếu trên đường Nguyễn Đức Cảnh trước cổng công ty. Để tăng cường khả năng tiêu thụ, công ty cần mở thêm các cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm tại một số địa điểm nơi có mật độ dân cư đông và có nhiều phương tiện giao thông qua lại.
Công ty có thể ủy quyền cho cửa hàng bán sản phẩm bán buôn hay ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng với khối lượng lớn.
Cần chủ động liên hệ với các đơn vị có nhu cầu sử dụng các sản phẩm quạt điện thường xuyên như các cơ quan, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp…
Hiện nay kênh 3 là kênh chiếm tới 10% doanh thu tiêu thụ của công ty và đang được khuyến khích mở rộng nhưng mới chỉ chú ý mở rộng về số lượng. Cần chú ý:
+ Tăng cường đội ngũ kiểm tra giám sát các đại lý lớn ở xa.
+ Có chế độ ưu đãi linh hoạt, công bằng đối với các đại lý, khuyến khích họ làm tốt nhiệm vụ của mình, đặc biệt quan tâm đến các đại lý ở ngoại thành, ngoại tỉnh.
+ Tiếp tục mở rộng thị trường, tìm kiếm bạn hàng.
+ áp dụng các biện pháp kiểm soát giá bán của các đại lý chẳng hạn như: bắt buộc phải niêm yết giá công khai, phạt hoa hồng đối với các đại lý không chấp hành đúng quy định.
8..3. Xây dựng và áp dụng chính sách chiết khấu hợp lý và hiệu quả.
Chiết khấu thương mại là một hình thức áp dụng nhằm khuyến khích khách hàng mua với số lượng lớn, còn chiết khấu thanh toán lại nhằm mục đích khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh tiền hàng. Chúng đều có tác dụng lớn trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp.
Tuy vậy, trên thực tế cả hai loại hình chiết khấu này chưa được công ty quan tâm áp dụng. Do vậy, trong thời gian tới, để hoạt động tiêu thụ diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, khuyến khích khách hàng đến với sản phẩm của công ty nhiều hơn, công ty cần xây dựng một chính sách chiết khấu hợp lý để vừa có tác dụng khuyến khích khách hàng, vừa đảm bảo quyền lợi cho công ty theo hướng sau:
+ Điều chỉnh quy mô mức chiết khấu thương mại (tức là mức sản lượng bắt đầu được tính chiết khấu) cho phù hợp với sức mua của từng khu vực thị trường và phù hợp với quy mô tiêu thụ trong năm của công ty.
+ Tùy theo lãi suất cho vay vốn của ngân hàng trong từng thời kỳ mà công ty có thể điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu thanh toán sao cho phù hợp.
+ Nhiều khách hàng thanh toán chậm, quá thời gian quy định, khách hàng không những không được hưởng chiết khấu mà còn phải chịu lãi suất theo lãi suất qúa hạn của ngân hàng cùng thời điểm trên số tiền chậm thanh toán đó.
Với chính sách chiết khấu như trên, công ty sẽ không lo ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của mình mà ngược lại sẽ có tác dụng thúc đẩy tiêu thụ và khuyến khích khách hàng đến với công ty nhiều hơn.
8.4 Nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển, giảm phí vận chuyển cho khách hàng mua sản phẩm của công ty với khối lượng lớn.
Tiếp tục đầu tư trang bị nhằm hiện đại hóa hệ thống các phương tiện vận tải, đặc biệt là các xe tải vận chuyển có trọng tải lớn, chất lượng tôt, đảm bảo an toàn và góp phần bảo đảm tốt nhất chất lượng sản phẩm khi đưa đến nơi tiêu thụ, đồng thời phải bảo đảm cả về mặt thời gian giao hàng. Đối với khách hàng ở gần nhà máy, nếu mua sản phẩm với khối lượng lớn có thể được miễn phí vận chuyển.
8.5. Xây dựng chiến lược quảng cáo và giới thiệu sản phẩm tiết kiệm, hiệu quả.
Biện pháp quảng cáo duy nhất mà công ty đang áp dụng hiện nay là chỉ quảng cáo, giới thiệu sản phẩm ở các đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm và tại các Hội chơ thương mại, Hội chợ triển lãm . Có thể nhận thấy các hình thức quảng cáo mà công ty đang áp dụng chưa đa dạng, phong phú.
Với quy mô sản xuất ngày một mở rộng, khối lượng sản phẩm làm ra ngày một nhiều, và trong sự cạnh tranh gay gắt, công ty cần có một bộ phận nghiên cứu quảng cáo nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin về truyền thống, quy mô, uy tín, chất lượng sản phẩm và đặc tính của nó nhằm gợi mở, thuyết phục người mua.
Ngoài các hình thức quảng cáo trên công ty có thể áp dụng một số biện pháp quảng cáo khác ít tốn kém hơn nhưng hiệu quả cũng không phải là thấp, chẳng hạn như: sử dụng panô, áp phích, gửi đơn chào hàng, thư chào mẫu cho các đại lý hoặc trực tiếp cho khách hàng mà công ty nhận thấy họ có thể có nhu cầu, quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình…
Tuy nhiên, hoạt động quảng cáo luôn phải tính đến chi phí quảng cáo, bởi mọi hoạt động, trong đó có quảng cáo đều phải nhằm mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. Do vậy, công ty cần phải xây dựng cho mình một chiến lược quảng cáo tổng hợp và năng động sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhất.
Kết luận
Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu của doanh nghiệp không còn là vấn đề mới mẻ đối với các thế hệ sinh viên Tài chính doanh nghiệp, hơn nữa nó lại luôn là vấn đề cấp thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Trong mỗi điều kiện khác nhau, các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu sẽ được vận dụng một cách khác nhau đồng thời sẽ có sự thay đổi liên tục, linh hoạt để theo kịp và phù hợp với sự biến động của nền kinh tế.
Trong cuốn luận văn này, vận dụng những kiến thức và lý luận đã được trang bị ở trường, kết hợp với những hiểu biết vẫn còn hạn chế về tình hình thực tế, qua thời gian thực tập và nghiên cứu thực tế tại công ty Điện cơ Thống Nhất em đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu bán hàng của công ty. Tuy thời gian và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế song em hy vọng rằng sự đóng góp bé nhỏ này phần nào sẽ giúp cho công ty đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu trong những năm sắp tới. Mong rằng trong thời gian không xa nữa tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty Điện cơ Thống Nhất sẽ ngày càng hoàn thiện và gặt hái dược những thành công rực rỡ, luôn xứng đáng với danh hiệu “Đơn vị anh hùng” mà Hội đồng nhà nước đã trao tặng cho công ty.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn: Thạc sỹ Vũ Thị Hoa, cám ơn các thầy, cô giáo trong bộ môn Quản trị Tài chính doanh nghiệp cùng các thầy cô giáo trong trường đã ân cần dạy bảo, truyền đạt cho em nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu; xin chân thành cảm ơn các cô chú trong ban lãnh đạo công ty cùng các cô chú trong phòng tài vụ và các phòng ban khác trong công ty Điện cơ Thống Nhất đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành cuốn luận văn này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2005.
Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình Quản trị Tài chính doanh nghiệp, năm 2001 – NXB Tài chính – Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, năm 2003 – NXB Tài chính – Học viện Tài chính
Giáo trình Marketing, năm 2000 – NXB Tài chính - Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội
TS. Nguyễn Văn Công – Lập, đọc, kiểm tra và phân tích Báo cáo Tài chính – NXB Tài chính – Khoa Kế toán – Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Báo cáo Tổng kết chào mừng kỷ niệm 40 năm thành lập Công ty Điện cơ Thống Nhất
Mục lục
Lời mở đầu 1
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm và doanh thụ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3
I/ Tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 3
1. Tiêu thụ sản phẩm 3
2. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp 5
II/ Tầm quan trọng của việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu đối với doanh nghiệp 7
III/ Phương hướng, biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu của doanh nghiệp 9
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm và doanh thu của doanh nghiệp 9
1.1. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh 9
1.2. Nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp 11
2. Vai trò của TCDN trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu tiêu thụ 15
3. Một số biện pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu của doanh nghiệp 16
3.1. Tăng cường đầu tư cho công tác khảo sát, điều tra, nhiên cứu thị trường 16
3.2. Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa 17
3.3. Xây dựng chính sách giá cả phù hợp 17
3.4. Chú trọng đầu tư thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, không ngừng cải tiến mẫu mã sản phẩm 18
3,5, Tổ chức tốt công tác bán hàng và dịch vụ bán hàng 18
3.6.Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa và áp dụng các đòn bẩy tài chính thúc đẩy tiêu thụ 20
3.7. Các biện pháphỗ trợ của nhà nước 20
Chương II:Thực trạng về công tác tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty Điện cơ Thống Nhất 21
I/ Một số nét khái quát tình hình hoạt động của công ty 21
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Điện cơ Thống Nhất 21
2. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty 22
3. Tổ chức quản lý và hoạt động của công ty 22
3.1. Đặc điểm bộ máy quản lý 22
3.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty 24
3.3. Đặc điểm quy trình snr xuất 25
4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty 26
5. Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính chủ yếu của công ty 27
5.1. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty 27
5.2. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty 28
II/ Thực trạng tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty Điện cơ Thống Nhất 29
1. Một số đặc điểm chi phối đến công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty 29
2. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất kinh doanh của công ty ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ sản phẩm 30
2.1. Thuận lợi 30
2.2. Khó khăn 31
3. Công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ở công ty Điện cơ Thống Nhất 32
4. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tieu thụ sản phẩm của công ty năm 2004 34
4.1 Kết quả tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2004 34
4.2. Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm gần đây 35
4.3. Những biện pháp mà công ty đã thực hiện để đẩy mạnh tiêu thụ 37
5. Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Điện cơ Thống Nhất 46
5.1. Những thành tích đạt được 46
5.2. Những vấn đề đặt ra trong công tác tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu bán hàng ở công ty Điện cơ Thống Nhất 46
Chương III: Một số biện pháp chủ yếu góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty Điện cơ Thống Nhất 48
I/ Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 48
II/ Một số biện pháp chủ yếu góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở công ty Điện cơ Thống Nhất 49
1. Tăng cường hơn nữa các hoạt động đầu tư nghiên cứu thị trường và dự báo thị trường, tạo điều kiện vững chắc cho hoạch định tiêu thụ sản phẩm 49
2. Không ngừng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm tăng khả năg cạnh tranh 51
3. Đầu tư đổi mới mẫu mã nhằm đa dạng hóa sản phẩm 52
4. Tăng cương biện pháp quản lý chất lượng 53
5. Tăng cường vai trò kiểm tra giám sát việc quản lý chi phí nhằm hạ giá thành làm cơ sở để hạ giá bán sản phẩm 53
5.1. Sử dụng hợp lý tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu 53
5.2. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả chi phí tiền lương, tiền thưởng trong sản xuất kinh doanh 54
6. Xây dựng chính sách giá linh hoạt 55
7. Đa dạng hóa hình thức thanh toán đông thời tăng kỷ luật thanh toán 56
8. Hoàn thiện tốt công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm 56
8.1. Tổ chức tốt công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 56
8.2. Tổ chức và quản lý có hiệu quả mạng lưới tiêu thụ 57
8.3. Xây dựng và áp dụng chính sách chiết khấu hợp lý và hiệu quả 57
8.4. Nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển, giảm phí vận chuyển cho khách hàng mua sản phẩm của công ty với khối lượng lớn 58
8.5. Xây dựng chiến lược quảng cáo và giới thiệu sản phẩm tiết kiệm, hiệu quả 58
Kết Luận 60
Danh mục tài liệu tham khảo
Biểu 2: Sơ đồ tổ chức sản xuất của công ty
Mua
ngoài
Phân xưởng đột dập
Kho NVL
Phân xưởng cơ khí
Phân xưởng thiết bị đầu tư
Mua
ngoài
Phân xưởng sơn , nhựa
Bán thành phẩm mua ngoài
Kho bán thành phẩm
Tiêu thụ
Kho thành phẩm
Phân xưởng lắp ráp
Biểu 1: .Mô hình bộ máy tổ chức - quản lý sản xuất :
Giám đốc
Phòng Tổ chức - Hành chính
Phòng Bảo vệ
Phòng Tài vụ
Phòng Kế hoạch – Vật tư
Phòng Tiêu thụ sản phẩm
Phó giám đốc kỹ thuật
Phòng KCS
Phân xưởng Cơ Khí
Phân xưởng Lưới, Sơn, Mạ
Phân xưởng Đột Dập
Phó giám đốc sản xuất
Phân xưởng Thiết bị đầu tư
Phân xưởng Lắp Ráp T. Phẩm
Ghi chú:
: Thông tin chỉ đạo
: Thông tin hướng dẫn
Biểu 3: Sơ đồ Quy trình công nghệ gia công quạt bàn và quạt trần
Nhôm thỏi
Tôn SILIC cuộn
Đột dập
Đúc áp lực
thành phẩm
xuất xưởng
nhựa
ép nhựa
thép
sợi
dây
thép
làm
lưới
sơn tĩnh điện
đế
quạt
cánh
quạt
bầu
quạt
thân
quạt
lưới
Lắp ráp tổng
dây điện
vít
Đồng hồ hẹn giờ
cụm phím bấm
tụ
lắp ráp động cơ
vít
vòng bi
bạc
gia công
cơ
cuộn bin
rotor
đúc + Gia công cơ
Nắp trên +nắp dưới
Nắp trước+Nắpsau
Khối rotor
Khối stator
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Quý IV Năm 2004
Phần I - Lãi, Lỗ
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Mã số
Quý trước
Quý này
Lũy kế từ đầu năm
1
2
3
4
5
- Tổng doanh thu
01
38.651.728.611
22.916.571.728
99.582.736.184
Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu
02
- Các khoản giảm trừ
(03= 05+06+07)
03
262.790.602
262.790.602
+ Giảm giá hàng bán
05
+ Hàng bán bị trả lại
06
262.790.602
262.790.602
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế xuất khẩu phải nộp
07
1. Doanh thu thuần (10= 01- 03)
10
38.651.728.611
22.653.781.126
99.319.945.582
2.Giá vốn hàng bán
11
33.516.636.708
19.141.672.879
87.621.917.662
3. Lợi nhuận gộp (20= 10- 11)
20
5.135.091.903
3.512.108.247
11.698.027.902
4. Chi phí bán hàng
21
365.538.743
258.919.670
1.032.501.649
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
22
3.342.802.254
2.520.569.948
6.958.919.321
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30= 20- (21+22))
30
1.426.732.906
732.618.593
3.706.606.950
7. Thu nhập hoạt động tài chính
31
20.309.985
80.620.741
128.763.570
8. Chi phí hoạt động tài chính
32
9. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (40= 31- 32)
40
20.309.985
80.620.741
128.763.570
10. Các khoản thu nhập bất thường
41
11. Chi phí bất thường
42
12. Lợi nhuận bất thường
(50= 41- 42)
50
13. Tổng lợi nhuận trước thuế
(60= 30+ 40+ 50)
60
1.447.402.891
813.239.334
3.835.570.520
14. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
70
405.172.009
227.707.013
1.073.959.746
15. Lợi nhuận sau thuế (80= 60- 70)
80
1.041.870.882
585.532.321
2.761.610.774
Bảng cân đối kế toán
Ngày 31 tháng 12 năm 2004
Đơn vị tính: đồng
Tài sản
Mã số
Số đầu năm
Số cuối năm
A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (100= 110+ 120+ 130+ 140+150+ 160)
100
31.973.869.905
38.627.910.021
I. Tiền
110
2.020.966.942
1.469.731.827
1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu)
111
796.734.388
328.963.631
2. Tiền gửi ngân hàng
112
1.224.232.554
1.140.768.282
3. Tiền đang chuyển
113
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
121
2. Đầu tư ngắn hạn khác
128
3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*)
129
III. Các khoản phải thu
130
5.423.390.224
5.192.200.631
1. Phải thu của khách hàng
131
4.066.855.584
2.593.278.751
2. Trả trước cho người bán
132
1.273.854.630
2.582.140.260
3. Thuế GTGT được khấu trừ
133
4. Phải thu nội bộ
134
+ Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc
135
+ Phải thu nội bộ khác
136
5. Các khoản phải thu khác
138
82.680.010
16.781.620
6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*)
139
IV. Hàng tồn kho
140
23.348.035.931
30.981.672.995
1. Hàng đang đi trên đường
141
2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho
142
8.722.305.738
5.423.857.528
3. Công cụ, dụng cụ trong kho
143
1.054.645.688
1.592.231.007
4. Chí phí sản xuất, kinh doanh dở dang
144
13.522.669.556
23.872.913.569
5. Thành phẩm tồn kho
145
48.414.949
92.670.891
6. Hàng hóa tồn kho
146
7. Hàng gửi đi bán
147
8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
149
V. Tài sản lưu động khác
150
1.181.051.380
982.673.581
1. Tạm ứng
151
1.181.051.380
982.673.581
2. Chi phí trả trước
152
3. Chi phí chở kết chuyển
153
4. Tài sản thiếu chờ xử lý
154
5. Các khoản cầm cố, ký cược ký quỹ ngắn hạn
155
VI. Chi sự nghiệp
160
425.428
1.630.987
1. Chi sự nghiệp năm trước
161
2. Chi sự nghiệp năm nay
162
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn (200= 210+ 220+ 240)
200
17.998.681.975
23.529.119.269
I. Tài sản cố định
210
17.636.173.200
23.166.610.494
1. TSCĐ hữu hình
211
17.636.173.200
23.166.610.494
Nguyên giá
212
41.017.664.300
50.650.610.494
Giá trị hao mòn lũy kế (*)
213
(23.381.491.100)
(27.484.207.345)
2. TSCĐ thuê tài chính
214
Nguyên giá
215
Giá trị hao mòn lũy kế (*)
216
3. TSCĐ vô hình
217
Nguyên giá
218
Giá trị hao mòn lũy kế (*)
219
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
220
1. Đầu tư chứng khoán dài hạn
221
2. Góp vốn liên doanh
222
3. Các khoản đầu tư dài hạn
228
4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*)
229
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
362.508.775
362.508.775
IV. Các khoản ký quỹ ký cược dài hạn
240
Tổng cộng tài sản (250= 100+ 200)
250
49.972.551.880
62.157.029.290
Nguồn vốn
Mã số
A. Nợ phải trả (300= 320+ 330)
300
19.935.565.216
28.631.954.760
I. Nợ ngắn hạn
310
3.543.614.216
5.857.712.260
1. Vay ngắn hạn
311
572.640.000
2. Nợ dài hạn đến hạn trả
312
3. Phải trả cho người bán
313
840.475.285
1.638.572.964
4. Người mua trả tiền trước
314
2.740.491.864
2.253.512.032
5. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
315
(471.753.962)
520.673.851
6. Phải trả công nhân viên
316
302.131.226
481.590.724
7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ
317
8. Các khoản phải trả phải nộp khác
318
132.269.803
390.722.689
II. Nợ dài hạn
320
12.018.951.000
18.981.724.900
1. Vay dài hạn
321
12.018.951.000
18.981.724.900
2. Nợ dài hạn khác
322
III. Nợ khác
330
4.373.000.000
3.792.517.600
1. Chi phí phải trả
331
4.373.000.000
3.792.517.600
2. Tài sản thừa chờ xử lý
332
3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
333
B. Nguồn vốn chủ sở hữu (400= 410+ 420)
400
30.036.986.664
33.525.074.530
I. Nguồn vốn, quỹ
410
29.817.844.001
33.125.205.682
1. Nguồn vốn kinh doanh
411
24.272.597.704
24.272.597.704
2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
412
3. Chênh lệch tỷ giá
413
4. Quỹ đầu tư phát triển
414
1.537.322.041
2.519.979.356
5. Quỹ dự phòng tài chính
415
433.508.124
682.951.600
6. Lợi nhuận chưa phân phối
416
3.451.727.931
4.547.068.301
7. Nguồn vốn đầu tư XDCB
417
122.688.201
1.102.608.721
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
420
219.142.663
399.868.848
1. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm
421
115.837.161
115.837.161
2. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
422
(1.893.439)
178.832.764
3. Quỹ quản lý của cấp trên
423
100.000.000
100.000.000
4. Nguồn kinh phí sự nghiệp
424
5.198.941
5.198.941
Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước
425
Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay
426
5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
427
Tổng cộng nguồn vốn (430= 300+ 400)
49.972.551.880
62.157.029.290
Bảng 1: Tình hình Tài sản cố định của công ty đến 31/12/2004
Đơn vị: đồng
Loại Tài sản
Nguyên giá
Giá trị còn lại
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
% Nguyên giá
Tỷ trọng
Nhà cửa, vật kiến trúc
9.118.729.510
18%
4.631.232.294
50,79%
20%
Máy móc, thiết bị
40.061.520.014
79,09%
17.899.431.702
44,68%
77,3%
Phương tiện vân tải
810.281.286
1,6%
517.958.696
63,92%
2,2%
Thiết bị quản lý
545.859.663
1,08%
45.208.240
8,28%
0,2%
Tài sản cố định khác
114.427.366
0,23%
77.779.562
67,97%
0,3%
Tổng cộng
50.650.817.839
100%
23.166.610.494
45,74%
100%
Bảng 2: Một số chỉ tiêu công ty đạt được trong năm 2003-2004
T T
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Thực hiện
2003
So với 2002(%)
2004
So với 2003(%)
1
Tổng sản phẩm
cái
305.892
52,92
422.664
38,17
2
Giá trị SXCN
Tr.đồng
98.284
52,7
135.845
38,21
3
Doanh thu
Tr.đồng
81.809
38,06
99.583
21,72
4
Nộp ngân sách
Tr.đồng
3.603
8,08
4.106
13,96
5
Lợi nhuận
Tr.đồng
2.476
80,46
2.761
11,51
6
Lao động
người
648
4
698
07,7
7
Thu nhập BQ
người/tháng
đồng
1.320.000
37,55
1.600.000
21,2
Bảng 3: Kết quả kinh doanh công ty đạt được trong năm 2004
Chỉ tiêu
Quý trước
Quý này
Lũy kế từ đầu năm
- Tổng doanh thu
38.651.728.611
22.916.571.728
99.582.736.184
- Các khoản giảm trừ
262.790.602
262.790.602
+ Hàng bán bị trả lại
262.790.602
262.790.602
1. Doanh thu thuần
38.651.728.611
22.653.781.126
99.319.945.582
2.Giá vốn hàng bán
33.516.636.708
19.141.672.879
87.621.917.662
3. Lợi nhuận gộp
5.135.091.903
3.512.108.247
11.698.027.902
4. Chi phí bán hàng
365.538.743
258.919.670
1.032.501.649
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
3.342.802.254
2.520.569.948
6.958.919.321
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
1.426.732.906
732.618.593
3.706.606.950
7. Thu nhập hoạt động tài chính
20.309.985
80.620.741
128.763.570
8. Chi phí hoạt động tài chính
9. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
20.309.985
80.620.741
128.763.570
10. Tổng lợi nhuận trước thuế
1.447.402.891
813.239.334
3.835.570.520
11. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
405.172.009
227.707.013
1.073.959.746
12. Lợi nhuận sau thuế (80= 60- 70)
1.041.870.882
585.532.321
2.761.610.774
Đơn vị: đồng
Bảng 4: Sự biến động của Tài sản và Nguồn vốn của công ty trong năm 2004
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối kỳ
So sánh
Tài sản
49.972.551.880
62.157.029.290
12.229.477.410
A.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
31.973.869.905
38.627.910.021
6.654.031.116
1.Tiền
2.020.966.942
1.469.731.827
- 551.235.115
2. Các khoản phải thu
5.423.390.224
5.192.200.631
- 240.189.593
3. Hàng tồn kho
23.348.035.931
30.981.672.995
7.633.637.064
4. Tài sản lưu động khác
1.181.051.380
982.673.581
- 198.377.799
5. Chi sự nghiệp
425.428
1.630.987
1.205.559
B. TSCĐ và đầu tư dài hạn
17.998.681.975
23.529.119.269
5.530.437.294
1. TSCĐ hữu hình
Nguyên giá
Giá trị hao mòn lũy kế
17.636.173.200
41.017.664.300
(23.381.491.100)
23.166.610.494
50.650.817.839
(27.484.207.345)
5.530.437.294
9.633.153.539
(4.102.716.245)
2.Chi phí XDCB dở dang
362.508.775
362.508.775
0
Nguồn vốn
49.972.551.880
62.157.029.290
12.229.477.410
A. Nợ phải trả
19.935.565.216
28.631.954.760
8.696.389.544
1.Nợ ngắn hạn
3.543.614.216
5.857.712.260
2.314.098.044
2. Nợ dài hạn
12.018.951.000
18.981.724.900
6.962.773.900
3. Nợ khác
4.373.000.000
3.792.517.600
- 580.482.400
B.Nguồn vốn chủ sở hữu
30.036.986.664
33.525.074.530
3.488.087.866
1.Nguồn vốn, quỹ
29.817.844.001
33.125.205.682
3.307.361.681
2.Nguồn vốn kinh phí, quỹ khác
219.142.663
399.868.848
180.726.185
Đơn vị: đồng
Bảng 5: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2003
Năm 2004
So sánh
1. Khả năng thanh toán tổng quát
2,5
2,17
- 0,33
2. Khả năng thanh toán hiện thời
9,02
6.59
- 2,43
3. Khả năng thanh toán nhanh
2,43
1,3
- 1,13
4. Tài sản cố định trên tổng tài sản
%
36,1
37,9
1,8
5. Tài sản lưu động trên tổng tài sản
%
63,9
62,1
1.8
6. Hệ số nợ
0,4
0,47
0,07
7. Hệ số vốn chủ sở hữu
0,6
0,53
- 0,07
8. Hiệu suất sử dụng VCĐ
Lần
4,21
4,78
0,51
9. Vòng quay toàn bộ vốn
Vòng
1,63
1,77
0,14
10. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ doanh thu
%
2,27
2,78
0,51
11. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn kinh doanh
%
5,47
4,92
- 0,55
12. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu
%
8,58
8,68
0,1
Bảng 6: Kế hoạch tiêu thụ một số sản phẩm chính năm 2004
Sản phẩm
Sản lượng tiêu thụ ( Chia ra các quí)
Đơn giá
(nghìn đồng)
Doanh thu (nghìn đồng)
TH 2003
Cả năm
KH 2004
TH 2003
KH 2004
TH 2003
KH 2004
Quí 1
Quí 2
Quí 3
Quí 4
Quạt trần 1m4 VDT
147.651
173.489
29.493
83.275
46.842
13.879
290
300
42.818.790
52.046.700
Quạt trần 1m4 BKH
58.800
69.089
11.745
33.163
18.654
5.527
305
320
17.934.000
22.108.480
Quạt treo tường 400 - HD
11.579
13.605
2.313
6.531
3.673
1.088
150
155
1.736.850
2.108.775
Quạt treo tường 400E
45.587
53.564
9.106
25.711
14.462
4.285
148
150
6.746.876
8.034.600
Quạt đứng mini FH
25.487
29.945
5.091
14.374
8.085
2.395
120
125
3.058.440
3.743.125
Quạt bàn hộp 350 NH
28.360
33.321
5.664
15.995
8.997
2.665
150
154
4.254.000
5.131.434
Quạt bàn 225 CV
24.140
28.363
4.822
13.614
7.658
2.269
65
66
1.569.100
1.871.958
Tổng cộng
78.118.056
95.045.072
Bảng 7: Kết quả tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu của công ty năm 2004
S
T
T
Loại sản phẩm
Số lượng (chiếc)
Giá bán bình quân
(chưa có VAT) (đồng)
Doanh thu (đồng)
1
2
3
4
5= 3x4
1
Quạt trần 1m4 VDT
168.189
305.000
51.297.645.000
2
Quạt trần 1m4 BKH
60.790
324.000
19.695.960.000
3
Quạt treo tường 400- HD
19.084
157.000
3.000.004.800
4
Quạt treo tường 400 E
51.780
152.000
7.870.560.000
5
Quạt đứng mini FH
31.201
128.000
3.999.968.200
6
Quạt bàn hộp 350 NH
26.232
152.500
4.000.227.500
7
Quạt bàn 225 CV
17.595
68.200
1.199.979.000
Tổng cộng
91.054.449.000
Bảng 8: Tổng hợp tình hình thực tế tiêu thụ các sản phẩm chính tại Công ty Điện cơ Thống Nhất qua hai năm 2003 - 2004
Sản phẩm
Sản lượng tiêu thụ (chiếc)
Đơn giá bình quân
(chưa có VAT)
(nghìn đồng)
Doanh thu tiêu thụ (triệu đồng)
2003
2004
So sánh
2003
2004
So sánh
2003
2004
So sánh
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Quạt trần 1m4 VDT
147.651
168.189
20.538
13,9
290
305
15
5,1
42.818,790
51.297,645
8.478,855
19,8
Quạt trần 1m4 BKH
58.800
60.790
1.990
3,3
305
324
19
6,2
17.934,000
19.695,960
1.761,96
9,8
Quạt treo tường 400- HD
11.597
19.084
7.487
64,5
150
157
7
4,6
1.736,850
2.996,188
1.256,638
72,5
Quạt treo tường 400 E
45.587
51.780
6.193
13.5
148
152
4
2,7
6.746,876
7.870,56
1.132,648
16,6
Quạt đứng mini FH
25.487
31.201
5.714
22,4
120
128
8
6,6
3.058,440
3.993,728
935,288
30,5
Quạt bàn hộp 350 NH
28.360
26.232
- 2.128
7,5
150
152,5
2,5
1,6
4.254,000
4.000,380
- 26,74
0,6
Quạt bàn 225 CV
24.140
17.595
- 6.545
27,1
65
68,2
3
4,6
1.569,100
1.199,979
- 319.713
21
Tổng cộng
78.118,056
91.054,44
12.936,384
16,6%
TT
Các thị trường
Năm 2003
Năm 2004
Sản lượng(chiếc)
Doanh thu(Tr. đồng)
Sản lượng(chiếc)
Doanh thu(Tr.đồng)
1
Hà Nội
104.092
25.033,55
106.172
24.596,93
2
Hà Tây
55.145
13.089,44
51.078
11.949,93
3
Thái Nguyên
15.509
3.681,41
36.507
8.564,11
4
Bắc Giang
13.786
3.272,36
38.309
8.962,45
5
Hải Phòng
11.373
2.699,70
14.046
3.286,23
6
Nam Định
18.956
4.499,50
23.211
5.477,05
7
Hải Dương
25.849
6.135,68
31.924
7.468,70
8
Phú Thọ
7.927
1.881,61
7.661
2.290,40
9
Hà Nam
24.126
5.726,63
29.796
6.970,79
10
Quảng Ninh
5.169
1.227,14
6.384
1.493,74
11
Lạng Sơn
6.893
981,71
7.236
1.194,99
12
Yên Bái
10.339
2.454,27
11.918
2.788,32
13
Ninh Bình
6.893
1.636,18
12.769
2.987,48
14
Thanh Hóa
22.058
5.235,78
25.242
6.373,29
15
Vinh
12.063
2.863,32
14.898
3.485,40
16
Hà Tĩnh
4.480
1.390,75
8.513
1.692,91
Tổng cộng
344.658
81.809
425.664
99.582,73
Bảng 9: Tổng hợp tiêu thụ theo khu vực thị trường
Bảng 10: Tình hình biến động giá một số sản phẩm chính
trong thời gian qua (2003-2004)
Sản phẩm
Đơn giá bình quân (chưa có VAT) ( đồng)
2003
2004
So sánh
Chênh lệch
%
Quạt trần 1m4 VDT
290.000
305.000
15.000
5,1
Quạt trần 1m4 BKH
305.000
324.000
19.000
6,2
Quạt treo tường 400- HD
150.000
157.000
7.000
4,6
Quạt treo tường 400 E
148.000
152.000
4.000
2,7
Quạt đứng mini FH
120.000
128.000
8.000
6,6
Quạt bàn hộp 350 NH
142.000
152.500
10.500
7,3
Quạt bàn 225 CV
57.000
68.200
11.200
19,6
Loại sản phẩm
Giá thành sản xuất
Chi phí bán hàng+Chi phí QLDN
Giá bán bình quân
(chưa có VAT)
Lợi nhuận đơn vị sản phẩm
(Trước thuế và lãi vay)
2003
2004
2003
2004
2003
2004
2003
2004
Quạt trần 1m4 VDT
250.598,9
258.663,405
28.154,053
29.701,595
290.000
305.000
11.247
16.635
Quạt trần 1m4 BKH
262.229,9
277.937,775
30.111,123
32.607,225
305.000
324.000
12.659
13.455
Quạt treo tường 400 - HD
127.301,4
129.195,29
13.987,611
14.514,71
150.000
157.000
8.711
1.3290
Quạt treo tường 400E
129.294,9
127.865,174
13.968,1425
14.612,826
148.000
152.000
4.737
9.522
Quạt đứng mini FH
109.057,6
114.110,255
9.302,4
11.134,745
120.000
128.000
1.640
2.755
Quạt bàn hộp 350 NH
140.848
150.069
10.401,864
12.561,417
142.000
152.500
1.152
2.431
Quạt bàn 225 CV
49.974,6
60.446,52
5.219,4
6.129,48
57.000
68.200
1.806
1.624
Bảng 11: Biến động giá thành một số sản phẩm chính qua 2 năm 2003 -2004
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4479.doc