Tài liệu Các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng SA8000 gặp những khó khăn thuận lợi gì? Giải pháp cho những doanh nghiệp này: ... Ebook Các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng SA8000 gặp những khó khăn thuận lợi gì? Giải pháp cho những doanh nghiệp này
25 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3012 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng SA8000 gặp những khó khăn thuận lợi gì? Giải pháp cho những doanh nghiệp này, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§Ò tµi: C¸c doanh nghiÖp ViÖt Nam ¸p dông SA8000 gÆp nh÷ng khã kh¨n thuËn lîi g×? Gi¶i ph¸p cho nh÷ng doanh nghiÖp nµy.
Tr¶ lêi
I-Tæng quan vÒ SA8000
SA 8000
SA 8000 là gì?
SA 8000 (Social Acountability 8000) là tiêu chuẩn đưa các yêu cầu về trách nhiệm xã hội do Hội đồng Công nhận Quyền ưu tiên Kinh tế (nay là tổ chức Trách nhiệm Quốc tế SAI) được ban hành lần đầu vào năm 1997. Cuối tháng 12 năm 2001, sau khi sửa đổi để thích hợp với sự thay đổi môi trường lao động toàn cầu, tiêu chuẩn SA 8000 phiên bản 2001 đã ra đời. Đây là một tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng nhằm cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu, tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên các Công ước của Tổ chức lao động Quốc tế ( ILO ), Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em và Tuyên bố toàn cầu về Nhân quyền. Đây là tiêu chuẩn tự nguyện và có thể áp dụng tiêu chuẩn này cho các nước công nghiệp và cho cả các nước đang phát triển, có thể áp dụng cho các Công ty lớn và các Công ty có qui mô nhỏ … Tiêu chuẩn SA 8000 là công cụ quản lý giúp các Công ty và các bên hữu quan có thể cải thiện được điều kiện làm việc và là cơ sở để các tổ chức chứng nhận đánh giá chứng nhận. Mục đích của SA 8000 không phải để khuyến khích hay chấm dứt hợp đồng với các nhà cung cấp, mà cung cấp sự hỗ trợ về kỹ thuật và nâng cao nhận thức nhằm nâng cao chất lượng điều kiện sống và làm việc đó chính là nguồn gốc sự ra đời của tiêu chuẩn quốc tế SA 8000.
Các yêu cầu
Tiêu chuẩn SA 8000 được xây dựng dựa trên các công ước và khuyến nghị của ILO:
13 yêu cầu của ILO
1. Tuổi tối thiểu và các khuyến nghị;
2. Khuyến nghị về sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp;
3. Công ước về lao động cưỡng bức;
4. Tự do hiệp hội và bảo vệ các quyền về công ước tổ chức;
5. Quyền về công ước tổ chức và thương lượng tập thể;
6. Công ước về trả công bình đẳng;
7. Bãi bỏ lao động cưỡng bức;
8. Công ước về phân biệt đối xử (sự làm công và nghề nghiệp);
9. Công ước về đại diện của người lao động;
10. Công ước về tuổi lao động tối thiểu;
11. Công ước về sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp;
12. Công ước về tuyển dụng (thuê mướn) và phục hồi nghề nghiệp
13. Công ước về lao động tại gia;
Dùa trªn nh÷ng c«ng íc vµ khuyÕn nghÞ cña ILO, tæ chøc tr¸ch nhiÖm Quèc tÕ SAI ®· ®a ra bé tiªu chuÈn SA 8000 trong ®ã bao gåm 8 yªu cÇu cô thÓ sau:
8 yêu cầu của SA 8000
1. Lao động trẻ em
• Công ty cam kết sẽ không có liên hệ trực tiếp hoặc ủng hộ đối với sử dụng lao động trẻ em (theo định nghĩa về trẻ em).
• Công ty phải thiết lập, lập thành văn bản, duy trì và trao đổi thông tin một cách có hiệu quả tới các cá nhân và những bên liên quan về chính sách và các thủ tục khắc phục tình trạng lao động trẻ em được phát hiện đang làm việc trong các điều kiện phù hợp với định nghĩa lao động trẻ em ở trên và phải cung cấp những hỗ trợ cần thiết để trẻ em vẫn có thể đến trường và tiếp tục đến trường cho đến khi hết độ tuổi trẻ em theo như định nghĩa trẻ em.
• Công ty phải thiết lập, lập thành văn bản, duy trì và trao đổi thông tin một cách có hiệu quả đến các cá nhân và các bên liên quan về chính sách và các thủ tục khuyến khích giáo dục trẻ em nêu trong Khuyến nghị 146 của ILO và lao động trẻ em được đề cập đến trong luật giáo dục phổ cập hoặc trong trường học, bao gồm các biện pháp đảm bảo rằng; không có trẻ em hoặc lao động vị thành niên nào như vậy bị làm việc trong suốt thời gian đi học, đồng thời khoảng thời gian đi lại từ trường học đến nơi làm việc và thời gian làm việc không được phép vợt quá 10 giờ trong một ngày.
• Công ty không được phép sử dụng trẻ em hoặc lao động vị thành niên vào các nơi làm việc độc hại, nguy hiểm, không an toàn hoặc có hại cho sức khoẻ
2. Lao động cưỡng bức
• Công ty không đợc thuê mướn hoặc ủng hộ việc sử dụng lao động cưỡng bức, cũng không được phép yêu cầu cá nhân đặt cọc bằng tiền hoặc giấy tờ tuỳ thân khi tuyển dụng vào công ty.
3. Sức khoẻ và an toàn
• Công ty phải phổ biến kiến thức về ngành công nghiệp và các mối nguy đặc thù và phải đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, phải có các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa tai nạn và tổn hại đến sức khoẻ liên quan trong quá trình làm việc, bằng cách hạn chế đến mức có thể các nguyên nhân của mối nguy có trong môi trường làm việc.
• Công ty phải chỉ định một thành viên trong ban lãnh đạo có trách nhiệm đảm bảo an toàn và sức khoẻ của mọi thành viên, và chịu trách nhiện thực hiện các yêu cầu về sức khoẻ và an toàn của tiêu chuẩn này.
• Công ty phải đảm bảo rằng người lao động được đào tạo định kỳ và có hồ sơ về sức khoẻ và an toàn, các chương trình đào tạo cũng được thực hiện cho lao động mới và lao động được phân công nhiệm vụ khác.
• Công ty phải thiết lập hệ thống để phát hiện, phòng tránh hoặc đối phó với các nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng tới sức khoẻ và an toàn của các nhân viên.
• Công ty phải cung cấp phòng tắm sạch sẽ, nước sạch cho việc sử dụng của mọi thành viên, và nếu có thể, các thiết bị vệ sinh cho việc lưu trữ thực phẩm.
• Công ty phải đảm bảo rằng, nếu cung cấp chỗ ở cho nhân viên thì công ty phải đảm bảo nơi đó sạch sẽ, an toàn và đảm bảo các yêu cầu cơ bản của họ.
4. Quyền tự do hiệp hội và thoả ước tập thể
• Công ty phải tôn trọng quyền của các cá nhân trong việc tổ chức, gia nhập công đoàn và quyền thương lượng tập thể theo sự lựa chọn của họ.
• Trong trường hợp quyền tự do lập hiệp hội và quyền thương lượng tập thể phải được tuân thủ ngặt nghèo theo luật, công ty phải tạo điều kiện thuận lợi cho sự độc lập đi đôi giữa quyền độc lập và tự do hiệp hội và quyền thương lượng cho tất cả các nhân viên.
• Công ty phải đảm rằng đại diện cho người lao động không bị phân biệt đối xử và các đại diện đó phải có cơ hội tiếp xúc với các thành viên trong nơi làm việc.
5. Phân biệt đối xử
• Công ty không được tham gia hoặc ủng hộ việc phân biệt đối xử trong việc thuê mướn, bồi thường, cơ hội huấn luyện, thăng tiến, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc nghỉ hưu dựa trên cơ sở chủng tộc, đẳng cấp, quốc tịch, tôn giáo, giới tính, tật nguyền, thành viên công đoàn hoặc quan điểm chính trị.
• Công ty không được cản trở việc thực hiện quyền cá nhân trong việc tuân thủ các tín ngưỡng, lề thói hay việc đáp ứng các yêu cầu liên quan đến chủng tộc, đẳng cấp, quốc tịch, tôn giáo, tật nguyền, giới tính, thành viên công đoàn.
• Công ty không được cho phép cách cư xử nh cử chỉ, ngôn ngữ tiếp xúc mang tính cưỡng bức, đe doạ, lạm dụng hay bóc lột về mặt tình dục.
6. Kỷ luật
• Công ty không được tham gia hoặc ủng hộ việc áp dụng hình phạt thể xác, tinh thần và sỉ nhục bằng lời nói.
7. Thời gian làm việc
• Công ty phải tuân thủ theo luật áp dụng và các tiêu chuẩn công nghiệp về số giờ làm việc trong bất kỳ trường hợp nào, thời gian làm việc bình thường không vượt quá 48 giờ/tuần và cứ bảy ngày làm việc thì phải sắp xếp ít nhất một ngày nghỉ cho nhân viên.
• Công ty phải đảm bảo rằng giờ làm thêm (hơn 48 giờ/tuần) không được vượt quá 12 giờ/người/tuần, trừ những trường hợp ngoại lệ và những hoàn cảnh kinh doanh đặc biệt trong thời gian ngắn và công việc làm thêm giờ luôn nhận được mức thù lao đúng mức.
8. Bồi thường
• Công ty phải đảm bảo rằng tiền lương trả cho thời gian làm việc trong một tuần ít nhất phải bằng mức thấp nhất theo qui định của luật pháp hoặc theo qui định của ngành và phải luôn thoả mãn các nhu cầu tối thiểu của các cá nhân, tạo thêm những khoản thu nhập phụ cho chi tiêu tuỳ ý.
• Công ty phải đảm bảo rằng mọi hình thức kỷ luật không được áp dụng khấu trừ vào lương, công ty phải đảm bảo rằng mức lương và lợi nhuận cũng phải được phổ biến chi tiết, rõ ràng và thường xuyên cho công nhân; công ty cũng phải đảm bảo các mức lương và lợi nhuận được trả hoàn toàn phù hợp với luật áp dụng, tiền lương được trả theo hình thức tiền mặt hoặc séc sao cho thuận tiện với người công nhân.
• Công ty phải đảm bảo không được sắp xếp lao động giao kèo và chương trình học nghề giả tạo nhằm cố tránh né phải thực hiện các nghĩa vụ đối với các nhân viên theo luật định liên quan đến qui định về lao động và an ninh xã hội.
Cuèi th¸ng 12 n¨m 2001 tæ chøc tr¸ch nhiÖm Quèc tÕ ®· tiÕn hµnh söa ®æi vµ cho ra ®êi bé tiªu chuÈn SA 8000 phiªn b¶n 2001 trong ®ã cã mét vµi sù söa ®æi cho phï hîp víi sù thay ®æi cña m«i trêng lao ®éng toµn cÇu. Bé tiªu chuÈn SA 8000 phiªn b¶n 2001 bao gåm c¸c yªu cÇu sau:
Nội dung của Tiêu chuẩn SA 8000:2001
+ Lao động trẻ em: Không sử dụng lao động dưới 15 tuổi; hoặc mức thấp nhất là dưới 14 tuổi ở các nước đang phát triển (theo công ước 138 của Tổ chức Lao động thế giới, gọi tắt là ILO); ngoài giờ lao động, trẻ em phải được tạo điều kiện để tham dự các chương trịnh giáo dục phổ thông.
+ Lao động cưỡng bức: Không sử dụng hoặc ủng hộ việc sử dụng lao động cưỡng bức, cũng không được yêu cầu người lao động đóng tiền thế chân hoặc lưu giấy tờ tùy thân cho chủ doanh nghiệp.
+ Sức khỏe và an toàn: Môi trường làm việc phải đảm bảo an toàn và vệ sinh; người lao động được tham gia các khóa huấn luyện định kỳ về an toàn và vệ sinh; đảm bảo việc cung cấp đầy đủ khu vực vệ sinh cá nhân cũng như nước uống phải luôn sạch sẽ.
+ Tự do hội họp và quyền thương lượng tập thể: Quyền được tự do lập và tham gia công đoàn cũng như các thỏa ước tập thể; khi các quyền trên bị giới hạn bởi pháp luật sở tại, người lao động có quyền được lập và tham các hội hay đoàn thể có tính chất tương tự.
+ Sự phân biệt đối xử: Không phân biệt chủng tộc, đẳng cấp, nguồn gốc quốc gia, tôn giáo, tật nguyền, giới tính, thành viên của nghiệp đoàn hoặc phe đảng chính trị, không lạm dụng tình dục.
+ Kỷ luật: Không áp dụng các biện pháp nhục hình về thể xác, tinh thần hoặc sỉ nhục hay lạm dụng lời nói.
+ Thời gian làm việc: Phải phù hợp với luật pháp hiện hành, bất kỳ trường hợp nào, người lao động không làm việc quá 48 giờ/ tuần và cứ 7 ngày làm việc thì phải sắp xếp ít nhất 1 ngày nghỉ; nếu tình nguyện làm thêm ngoài giờ thì sẽ không quá 12 giờ/ tuần và được chi trả đúng theo luật định.
Làm thêm ngoài giờ chỉ được chấp thuận khi người lao động tình nguyện hoặc khi đã được qui định trong thỏa ước lao động tập thể.
+ Việc chi trả lương: Tiền lương trả cho thời gian làm việc chuẩn trong một tuần phải phù hợp với qui định của luật pháp hoặc của ngành và phải đáp ứng đủ nhu cầu cơ bản của người lao động và gia đình họ, không áp dụng việc trừ lương như là một hình thức kỷ luật.
+ Hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội (gọi tắt là SMS): Cũng tương tự như các hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 và hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000, hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội được xây dựng dựa trên chu trình quản lý của Deming PDCA. Phần này của tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu của hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội mà việc thực hiện tốt các yêu cầu này sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát có hiệu quả các yêu cầu cơ bản về trách nhiệm xã hội nêu ở các phần trên.
So với SA 8000: 1997 thì phiên bản SA 8000: 2001 có hai điểm thay đổi quan trọng, đó là: (1) bổ sung khái niệm “công nhân tại gia” (homeworker) và những quy định liên quan; (2) bổ sung quy định (7.3), trong đó nêu rõ: Một khi công ty là một bên của thỏa ước tập thể, thì công ty có thể yêu cầu công nhân làm việc ngoài giờ để đáp ứng nhu cầu sản xuất - kinh doanh ngắn hạn của mình.
CÊp chøng chØ SA 8000
Cấp chứng chỉ thực hiện SA8000 có nghĩa là một nhà máy, xí nghiệp đã được kiểm tra và công nhận đã tuân thủ những quy trình kiểm tra của CEPAA -The Council of Economic Priorities Accreditation Agency (Hội đồng các vấn đề ưu tiên kinh tế) và thực hiện nghiêm ngặt những chuẩn này. Bộ phận kiểm tra để cấp chứng chỉ tỉm kiếm những bằng chứng chứng minh rằng hệ thống quản lý hoạt động hiệu quả, các quy trình và kết quả thực hiện chứng tỏ việc tuân thủ SA8000. Thêm vào đó, xí nghiệp được cấp chứng chỉ cũng sẽ được kiểm tra giám sát chặt chẽ qua những cuộc thanh tra giữa kỳ trong năm. Một khi đã được cấp chứng chỉ, nhà sản xuất sẽ được quyền trưng dấu hiệu của chứng chỉ này và dùng chứng chỉ để chứng minh với khách hàng và cổ đông về thái độ tuân thủ SA8000 của mình.
Mét chøng chØ SA 8000 cã gi¸ trÞ trong 3 n¨m. SÏ cã sù kiÓm tra, gi¸m s¸t thùc hiÖn trong vßng 6 th¸ng hoÆc mét lÇn trong mét n¨m tuú vµo viÖc ngêi kiÓm tra chøng chØ thÊy r»ng kh¶ n¨ng thùc hiÖn cña tæ chøc ®ã tèt hay kh«ng trong viÖc tu©n theo c¸c tiªu chuÈn ®ã. Trong vßng 3 n¨m, tæ chøc sÏ ph¶i tr¶i qua mét sù kiÓm tra chøng chØ ®Ó duy tr× chøng chØ ®ã.
SA 8000 TRÊN THẾ GIỚI
Công ty Avon Products’ Suffern đặt tại New York đã được cấp chứng chỉ SA8000 đầu tiên, mở màn cho hàng loạt các công ty khác trên thế giới, chủ yếu là các công ty sản xuất đồ chơi, các công ty may mặc, và các công ty giày da của Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển khác.
Vấn đề là khi một công ty đa quốc gia thực hiện SA8000, những nhà cung cấp và các nhà thầu phụ của công ty này cũng phải thực hiện SA8000 theo. Như trường hợp của cộng ty Mỹ phẩm Avon, khi Avon tuyên bố thực hiện SA8000, 19 nhà máy của Avon và các nhà cung cấp nguyên liệu và bán thành phẩm cho Avon cũng phải thực hiện SA8000. Công ty sản xuất đồ chơi Toys’R Us cũng có những đòi hỏi tương tự đối với các nhà cung cấp và các nhà thầu phụ của mình. Công ty đồ chơi này yêu cầu 5000 nhà cung cấp của mình, chủ yếu là ở Trung Quốc cũng phải có chứng chỉ SA8000. Tập đoàn Siêu thị Sainsbury’s ở châu Âu cũng đang tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống tiêu chuẩn SA8000 đang chuẩn bị thực hiện yêu cầu này trên các chi nhánh toàn cầu.
Bảng 1 : Tổng số công ty được cấp chứng chỉ SA8000 tính đến tháng 12 năm 2001
STT
Nơi đăng ký
Số lượng
Ngành
1
Trung Quốc
31
May, đồ da
2
Ấn Độ
10
Thuốc lá, may, đan
3
Anh
3
Tw vấn, mỹ phẩm, may mặc
4
Ba Lan
3
Mỹ phẩm, điện tử
5
Bangladesh
1
May mặc
6
Brazil
6
Tư vấn, mỹ phẩm, điện tử, chế biến thực phẩm
7
Hà Lan
1
May
8
Hàn Quốc
3
Mỹ phẩm
9
Hy Lạp
1
Điện tử
10
Indonesia
7
May, đan, gỗ, trái cây đóng hộp
11
Malaysia
1
Nhựa
12
Mỹ
1
Ô tô
13
Nam Phi
1
Rượu
14
Nhật
1
Mỹ phẩm
15
Pakistan
5
Dược, may
16
Phần Lan
1
Xây dựng
17
Pháp
3
Thực phẩm, tư vấn, dược
18
Philippines
2
Trái cây đóng hộp
19
Slovenia
1
Gia dụng
20
Tây Ban Nha
3
Trái cây đóng hộp, dịch vụ vệ sinh, vận tải
21
Thái Lan
6
May mặc, giày thể thao
22
Thổ Nhĩ Kỳ
4
Vận tải, xây dựng, hoá chất, dược
23
Việt Nam
8
May, đồ chơi
24
Ý
21
Dịch vụ vệ sinh, cơ khí, nhựa, gia dụng, xây dựng, hoá chất, tư vấn, chế biến thực phẩm
Tổng cộng
124
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của CEPAA
Những số liệu trên cho thấy sự tham gia đông đảo của các xí nghiệp gia công trong 3 ngành chủ yếu là đồ chơi, may mặc và giày da tại Trung Quốc và các nước đang phát triển. Việt Nam cũng đã có số doanh nghiệp được cấp chứng chỉ SA8000 tăng từ 1 doanh nghiệp vào 1999 lên đến 8 vào tháng 5/2002.
II- Doanh nghiÖp víi SA8000
1. TẠI SAO DOANH NGHIÖP PHẢI QUAN TÂM ĐẾN SA8000
Các doanh nghiệp ( chñ yÕu lµ doanh nghiÖp giÇy da, may mặc và gia công xuất khẩu) của Việt Nam đang đứng trước rất nhiều thách thức trong quá trình hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu. Một trong những thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp gia công Việt Nam là phải đáp ứng các yêu cầu của bên đối tác và cả yêu cầu của người tiêu dùng ở các thị trường nước ngoài. Người tiêu dùng ở các thị trường Bắc Mỹ và châu Âu không chỉ đòi hỏi các tiêu chuẩn thông thường về sản phẩm như giá cả, chất lượng, mẫu mã, bao bì, v.v... mà còn đòi hỏi giá trị đạo đức của sản phẩm, cụ thể hơn là điều kiện làm việc của công nhân tạo ra các sản phẩm này. Người tiêu dùng tại các nước tiên tiến đang bị lôi cuốn vào các chiến dịch quảng cáo của các hiệp hội đấu tranh cho quyền lợi của công nhân và trẻ em, đã trở nên dè dặt hơn khi mua các sản phẩm có nguồn gốc từ các quốc gia Châu Á và châu Phi, những quốc gia mà báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa thông tin về các trường hợp ngược đãi công nhân. Chính vì vậy, SA8000, một hệ thống tiêu chuẩn chú trọng nhiều đến điều kiện làm việc của người lao động, được xem là một giải pháp khẳng định giá trị đạo đức của sản phẩm.
2.Lợi ích của việc áp dụng SA 8000
Việc đưa vào áp dụng SA 8000 sẽ mang lạI nhiều lợi ích thiết thực cho các tổ chức mà cụ thể là:
Lîi Ých ®èi víi c«ng nh©n, C«ng ®oµn vµ c¸c tæ chøc phi chÝnh phñ:
_ N©ng cao vai trß cho c¸c tæ chøc C«ng ®oµn vµ nh÷ng tho¶ thuËn tËp thÓ
_ Lµ mét c«ng cô ®Ó gióp c¸c c«ng nh©n thÊy râ quyÒn lîi cña ngêi lao ®éng
_ Lµ c¬ héi ®Ó c¸c c«ng nh©n lµm viÖc trùc tiÕp víi doanh nghiÖp trong viÖc ®a ra c¸c quyÒn lîi cña ngêi lao ®éng
§ Lợi ích ®èi víi khách hàng:
- Sử dụng sản phẩm được sản xuất từ một tổ chức có trách nhiệm cao đối với cộng đồng và xã hội.
- Khách hàng và người tiêu dùng tin rằng sản phẩm hay dịch vụ cung ứng đã được sản xuất trong một môi trường làm việc an toàn và công bằng và tạo cơ sở để nâng cao uy tín cũng như hình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp trên thương trường.
§ Lợi ích ®èi víi doanh nghiÖp:
- Trong môi trường kinh doanh khi mà vấn đề xã hội ngày có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức thì SA 8000 chính là cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng hơn và xâm nhập được vào thị trường mới đồng thời đem lại cho Công ty cũng như các nhà quản lý “Sự yên tâm về mặt trách nhiệm xã hội”.
- Áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 sẽ giúp các tổ chức giảm được chi phí liên quan đến tai nạn lao động, sức khỏe nghề nghiệp, … dẫn đến việc gia tăng năng suất lao động.
- Tiêu chuẩn SA 8000 tạo cho Công ty có một chỗ đứng tốt hơn trong thị trường lao động. Cam kết rõ ràng về các chuẩn mực đạo đức và xã hội giúp cho Công ty có thể dễ dàng thu hút được các nhân viên được đào tạo và có kỹ năng, đây là yếu tố được xem là “Chìa khóa cho sự thành công” đốI với mọi tổ chức.
Cam kết của Công ty về đảm bảo phúc lợi xã hội cho người lao động sẽ làm tăng sự gắn bó và cam kết của họ đối với công ty.
3.Việc áp dụng SA8000 trong các doanh nghiệp tại Việt Nam
Qua một số nghiên cứu sơ bộ và khảo sát về việc áp dụng các tiêu chuẩn SA8000 do nhóm nghiên cứu SA8000 của Viện Kinh Tế TP.HCM tiến hành trong năm 2000, việc áp dụng SA8000 trong các doanh nghiệp Nhà nước có nhiều thuận lợi hơn các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh. Các doanh nghiệp Nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc và các điều luật về Lao động, vốn rất gần gũi với các quy định của Luật lao động quốc tế mà SA8000 lấy đó làm nền tảng. Việc áp dụng SA8000 trong các doanh nghiệp Nhà nước giúp triển khai cụ thể và đi sâu vào khía cạnh hiệu quả của hoạt động quản lý lao động nên gặp rất nhiều thuận lợi và ủng hộ từ các cấp quản lý và ngay chính công nhân. Ngược lại, áp dụng SA8000 trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có phần khó khăn hơn và đòi hỏi nỗ lực và cam kết của cấp quản lý. Nếu cấp quản lý không ủng hộ thì SA8000 rất khó thực hiện. Sức ép từ phía người mua hàng hay công ty mẹ chính là động cơ thúc đẩy chính để áp dụng SA 8000 trong các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh, trong khi các doanh nghiệp Nhà nước hầu như đã ở bước đầu ủng hộ SA8000.
Mặc khác, tất cả các bên lợi ích của xã hội: nhà cung cấp, nhà sản xuất, người tiêu dùng, các nhà thầu chính và các nhà thầu phụ mặc dù quan hệ chặt chẽ với nhau trong những hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nhưng người lao động của từng doanh nghiệp, từng công ty không lao động trong những điều kiện giống nhau. Trong xu hướng toàn cầu hóa, việc chia nhỏ các công đoạn sản xuất và một sản phẩm được hoàn thành từ những chi tiết có xuất xứ từ nhiều xưởng sản xuất khác nhau, những quốc gia có nền văn hóa khác nhau và điều kiện lao động khác nhau càng trở nên có hiệu quả về kinh tế hơn. Vấn đề là làm thế nào để cạnh tranh công bằng và phát triển bền vững? Phát triển bền vững phải cân nhắc khía cạnh lợi ích xã hội trước tiên. Nếu xét riêng yếu tố lao động trẻ em và xem những điều khoản khác của hệ thống tiêu chuẩn SA8000 như những tiêu chuẩn tối thiểu đảm bảo mức thu nhập và điều kiện làm việc thích hợp cho người lao động như những lợi ích thêm vào thu nhập của người lao động, thì xét về phương diện chung, việc thực hiện SA8000 sẽ là hướng đi đúng của con đường phát triển bền vững. Vấn đề là phải ghi nhớ rằng doanh nghiệp luôn phải duy trì lợi thế cạnh tranh. Họ theo đuổi SA8000 là nhằm củng cố lợi thế cạnh tranh chứ không nhằm mục đích nhân từ, lý tưởng hay thực hiện dân chủ. Chừng nào doanh nghiệp còn tạo ra lợi nhuận thì nó còn tồn tại. Chính vì vậy, họ áp dụng SA8000 phải đem lại thế cạnh tranh và duy trì lợi nhuận chứ không phải vì theo đuổi lý tưởng nào khác.
Hoạt động quảng cáo SA8000 cũng là một rủi ro. Nếu không tham gia đúng luật chơi theo đòi hỏi của khách hàng và các công ty mẹ, các đơn vị gia công có thể mất hợp đồng và đứng ngoài cuộc chơi. Chính vì vậy, SA8000 đã vượt ra khỏi tầm kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý lao động tại các doanh nghiệp và đóng vai trò thể hiện sự thành công của một công ty.bằng cách giữ lại những cá nhân tài năng. Đây chính là cuộc cách mạng về khái niệm và sự công nhận về nghĩa vụ xã hội của doanh nghiệp. SA8000 ngày càng được sử dụng như một công cụ thể hiện hoạt động và sứ mệnh của doanh nghiệp, công đoàn và các tổ chức phi chính phủ.
Nhiều công ty ngày nay hoạt động ở khắp các châu lục trên thế giới và có hàng ngàn nhà cung cấp, người bán lẻ và các đơn vị gia công nên việc thực hiện được điều này rất khó khăn và đòi hỏi rất nhiều thời gian chuẩn bị. Tuy nhiên, đây chính là một trong những thử thách đặt ra trong quá trình toàn cầu hóa. SA8000 trở nên một vấn đề không còn ở giai đoạn tranh cãi nữa mà đang trong giai đoạn hòan thiện và lôi cuốn sự chú ý của công chúng. Từ những trường hợp tranh chấp lao động được báo chí và các phương tiện đại chúng đề cập đến, ta có thể thấy một số khó khăn trong việc áp dụng SA8000 tại Việt Nam như sau:
• Ít được ưu tiên, đặc biệt là trong những thời điểm kinh tế xuống dốc.
• Không muốn tiết lộ các ghi chép tài chánh.
• Không có khả năng chi trả chi phí áp dụng SA8000.
• Khó khăn trong hệ thống giám sát.
• Chênh lệch về nguồn lực giữa các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp vừa và nhỏ:
• Nhận thức của các bên lợi ích về SA8000 chưa cao.
• Cách biệt văn hóa giữa khách hàng và các nhà cung cấp.
• Thực tế của hoạt động gia công gây ra nhiều khó khăn trong việc xác định khối lượng công việc giám sát.
Hoạt động gia công tại Việt Nam cho thấy rằng một sản phẩm cuối cùng thường trải qua nhiều công đoạn khác nhau trong các doanh nghiệp độc lập khác nhau. Các công ty áp dụng việc gia công nhằm trả chi phí thấp cho hàng hóa và dịch vụ có chất lượng. Và chính các đơn vị gia công có thể đưa ra giá gia công thấp bởi vì họ không đáp ứng được các quy định luật pháp của nhà nước về mức lương tối thiểu hay các quy định lao động chẳng hạn. Quy mô nhỏ của doanh nghiệp giúp họ trốn tránh sự thanh tra giám sát của nhà nước. Các doanh nghiệp này từ chối hoạt động của công đoàn bởi vì họ không muốn bị phiền nhiễu bởi họ không thể đáp ứng hết được những yêu cầu của nghiệp đoàn và công đoàn. Làm thế nào để các điều kiện lao động và các thực tiễn lao động có thể cải thiện trong những doanh nghiệp này khi chính những công ty lớn hơn tạo ra thịnh vượng và việc làm cho các xí nghiệp vừa và nhỏ chính là một vấn đề đang thách thức các cấp quản lý lao động, bản thân các doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu xã hội đang quan tâm đến lãnh vực này.
III-Gi¶i ph¸p gióp c¸c doanh nghiÖp ViÖt Nam triÓn khai ¸p dông SA 8000
Triển khai áp dụng SA8000 trong điều kiện hiện nay của Việt Nam tuy đã và đang trở thành bức thiết với nhiều Doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là những Doanh nghiệp trong ngành Dệt May vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Những điều kiện về giờ làm việc, an toàn lao động và vệ sinh để đảm bảo sức khỏe cho người lao động vẫn là những rào cản rất khó vượt qua đối với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế tại thời điểm này, các Doanh nghiệp không thể lơ là về những tiêu chuẩn bảo vệ quyền lợi của người lao động được. Đó là quan điểm về việc tham gia vào một sân chơi quốc tế ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn, các Doanh nghiệp vẫn phải thực hiện tiêu chuẩn xã hội như SA 8000 đã đề xướng hoặc những tiêu chuẩn tương tự. Còn những tiêu chuẩn này có thực sự đáp ứng được nguyện vọng được làm thêm giớ để tăng thêm thu nhập của người lao động hay lại đẩy họ vào tình cảnh phải làm chui những công việc khác ngoài giờ làm việc cho phép để đảm bảo thu nhập lại là những vấn đề đang được tranh cãi. Dù sao đi nữa, trước mắt, các Doanh nghiệp Dệt May vẫn phải đảm bảo việc thực hiện SA000 để có thể bán hàng vào những thị trường đòi hỏi thực hiện trách nhiệm xã hội. Về lâu dài, sức ép của công chúng sẽ không đóng vai trò dẫn dắt việc thực hiện SA8000 nữa mà các công ty phải tự nhận thức đựơc SA8000 chinh là một phương thức củng cố thế mạnh cạnh tranh. Kinh nghiệm hiểu biết của Công ty về việc thực hiện trách nhiệm xã hội có thể giúp Công ty tìm ra những phương thức tiết kiệm nhất, hiệu quả nhất để cải thiện điều kiện lao động. Trong bµi nµy em xin ®a raba nhãm gi¶i ph¸p lín gåm nh÷ng gi¶i ph¸p vÒ phÝa c¸c tæ chøc x· héi, nh÷ng gi¶i ph¸p vÒ phÝa Nhµ níc vµ nh÷ng gi¶i ph¸p tõ chÝnh doanh nghiÖp.
1.VÒ phÝa c¸c tæ chøc x· héi
1.1 N©ng cao vai trß cña c¸c tæ chøc x· héi:
Xét trên phương diện chung, chính các tổ chức xã hội như các tổ chức phi Chính phủ và Công đoàn sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giám sát thực hiện SA8000: các đơn vị cấp chứng chỉ phải thăm dò ý kiến của các nhóm lợi ích tại địa phương trước khi tiến hành kiểm tra một xí nghiệp về việc thực hiện SA8000 để đảm bảo dung hòa những lợi ích của Doanh nghiệp, người lao động và cộng đồng tại địa phương. Vai trò của các tổ chức xã hội thể hiện rõ nhất trong quá trình kiểm tra, giám sát. Một hệ thống kiểm tra giám sát chỉ thành công khi giành được sự tin tưởng của công nhân chứ không phải như hoạt động của bộ phận thanh tra trong hầu hết các cơ quan xí nghiệp, chỉ lập ra cho có chứ không đóng vai trò tích cực như đã đề ra. Công nhân thường không dám nêu các phàn nàn thắc mắc của mình vì sợ bị mất việc hoặc trù óm. Một lý do khác làm cho công nhân không tin tưởng vào hệ thống kiểm tra giám sát vì họ cho rằng những thanh tra viên, giám sát viên đã được chủ doanh nghiệp bỏ tiền ra thì sẽ bênh vực quyền lợi của chủ chứ không bênh vực quyền lợi của công nhân. Chính vì vậy, vai trò của các tổ chức Phi Chính phủ và Công đoàn rất quan trọng trong việc khuyến khích công nhân và làm rõ vai trò trách nhiệm của các cơ quan đánh giá để công nhân có thể hợp tác chặt chẽ với các cơ quan này.
1.2 §µo t¹o, n©ng cao n¨ng lùc gi¸m s¸t cho c¸c tæ chøc ®¸nh gi¸ trong níc.
Vấn đề cấp thiết đối với một nước sản xuất hàng hóa như Việt Nam hiện nay là các nhóm lợi ích trong và ngoài nước đang ngày càng chú ý đến việc triển khai thực hiện các hệ thống kiểm tra giám sát phối hợp nhịp nhàng và hoạt động hiệu quả. Chính vì vậy, việc tổ chức phổ biến, đào tạo năng lực giám sát cho các tổ chức, đơn vị trong nước sẽ phần nào giảm được các chi phí liên quan đến kiểm tra nội bộ và xin cấp chứng chỉ. Cụ thể là giảm được chi phí ở những giai đoạn đầu như: chi phí đánh giá sơ bộ, chi phí lập đề án chỉ ra những lãnh vực cần khắc phục và những biện pháp khắc phục hiệu quả, ít tốn kém nhất. Các đơn vị trong nước, với những nhân viên được đào tạo bài bản sẽ đảm đương tốt các khâu này. Khi cần thiết phải có chứng chỉ SA8000 để thuyết phục khách hàng và các công ty mẹ, các doanh nghiệp mới mời các đơn vị cấp chứng chỉ có uy tín đến đánh giá và cấp chứng chỉ. Như vậy, chúng ta sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí cho các chuyên gia đánh giá nước ngoài ở những giai đoạn đầu.
1.3 T¨ng cêng sù hîp t¸c víi c¸c tæ chøc phi chÝnh phñ trong vµ ngoµi níc ®Ó cã ®îc sù gióp ®ì vµ t vÉn vÒ viÖc thùc hiÖn SA 8000
Những tranh cãi về nội quy và hệ thống củng cố điều kiện lao động thực ra xuất phát trước hết từ các nước tiêu thụ hàng hóa như Mỹ, Canada và các nước Tây ©u. Các tổ chức phi chính phủ đang tập trung chú ý đến việc tìm các biện pháp giúp đỡ và tư vấn việc thực hiện SA8000 cho các nước chuyên sản xuất và xuất khẩu hàng hóa như các nước Đông Nam Á, Nam Á, Đông Á, Nam Mỹ, Mexico và Trung Mỹ. Việc nghiên cứu SA8000 sẽ giúp các nước này, trong số đó có Việt Nam sẽ giúp tìm hiểu và chuẩn bị cho các bước thực hiện tiêu chuẩn này một cách hiệu quả và tiết kiệm nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng tại các nước nhập khẩu hàng hóa.
2. Về phía Nhà nước
Nhà nước cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc khuyến khích cải thiện điều kiện lao động và thúc đẩy quá trình này. Luật pháp thường khó áp dụng trong việc cải thiện điều kiện lao động trong khu vực phi quốc doanh. Nhiều nước chuyên sản xuất hàng may mặc như Việt Nam tuy có những quy định luật pháp rất rõ ràng về lãnh vực này nhưng việc thực thi pháp luật trong thực tế còn rất nhiều khó khăn, phức tạp. Vấn đề là tính cưỡng chế thực thi pháp luật chưa đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu của pháp luật đặt ra. Hơn nữa, các nước gia công hàng may mặc thường đang mang những khoản nợ lớn và buộc phải tuân thủ những quy định của IMF và Ngân hàng thế giới trong Chương trình điều chỉnh cơ cấu. Việt Nam cũng nằm trong số các nước buộc phải thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài. Ngành may mặc và những ngành công nghiệp nhẹ khác như da giày, đồ chơi, điện tử... thường là những bước đi đầu tiên nhằm thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước và chính vì vậy các ngành này thường nằm trong các chính sách tái cấu trúc.
Các nhà đầu tư nước ngoài tuy bị lôi cuốn bởi mức tiền lương thấp nhưng các yếu tố sản xuất khác cũng đóng vai trò riêng trong việc hấp dẫn đầu tư. Một trong các yếu tố này là việc phớt lờ các quy định luật pháp về lao động và môi trường. Nếu chính phủ cố gắng thực hiện nghiêm túc các quy định này, nhiều nhà đầu tư sẽ chạy sang những nước có quy định lỏng lẻo hơn. Chính vì vậy, một nghịch lý xẩy ra là các nước đang phát triển lại phải duy trì một lợi thế cạnh tranh của mình là duy trì điều kiện lao động kém an toàn cho người lao động. Tuy nhiên, nếu cho rằng nhà nước không kiểm soát được đầu tư nước ngoài thì thật là sai lầm. Nhà nước sẽ đóng vai trò hết sức tích cực trong việc khuyến khích các doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp đã được cổ phần hóa và các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các quy định của pháp luật về lao động và theo dõi quá trình thực h._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- R0149.doc