Các đề xuất nhằm tổ chức hợp lý công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy gỗ Cầu Đuống

Phần I: Khái niệm chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp I. Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các Doanh nghiệp 1. Chi phí sản xuất. Hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kì doanh nghiệp nào cũng gắn liền với thị trường. Doanh nghiệp căn cứ vào thị trường để giải quyết những vấn đề then chốt, đó là sản xuất ra cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai. Với khoản chi phí là bao nhiêu để đáp ứng nhu cầu của xã hội mà lại thực hiện đư

doc63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Các đề xuất nhằm tổ chức hợp lý công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy gỗ Cầu Đuống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc nguyên tắc bất di bất dịch trong kinh doanh là “lấy thu bù chi và phải đảm bảo doanh nghiệp có hiệu quả". Quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là sự Kết hợp đồng bộ giữa các đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động với các chi phí tương ứng như chi phí nguyên vật liệu chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nhân công. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải tính đúng tính đủ thu nhập cũng như chi phí trong mỗi giai đoạn sản xuất, kinh doanh nhằm tổng hợp tính toán các chỉ tiêu kinh tế phục vụ nhu cầu quản lý. Mọi chi phí bỏ ra cuối cùng đều được biểu hiện bằng tiền tệ. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các hao phí về vật chất và lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trông một thời kì nhất định. Các chi phí này phát sinh thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm. Sau khi sản phẩm được sản xuất ra, doanh nghiệp phải tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Để thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cũng phải bỏ ra những chi phí nhất định, tuỳ theo hợp đồng đã được ký Kết mà doanh nghiệp bỏ ra những chi phí phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm như chi phí đóng gói sản phẩm, chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ... Ngoài ra còn rất nhiều chi phí khác. Từ góc độ một doanh nghiệp, chi phí sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là toàn bộ chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm chi phí quản lý và các khoản thuế phải nộp trong một kì nhất định. Chi phí sản xuất, kinh doanh có nhiều loại, nhiều khoản mục khác nhau về cả nội dung, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí ... trong quá trình sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ mục đích, yêu cầu khác nhau của quản lý có thể phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo các tiêu thức sau. 1.2 Phân loại chi phí. Tuỳ theo các từng cách tiếp cận chi phí của nhà quản lý mà người ta có thể phân chi phí thành các loại chi phí khác nhau. 1.2.1 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động. Theo tiêu thức này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành 3 loại: - Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền cuả toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật chất doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kì kinh doanh nhất định. Chi phí sản xuất gồm 3 yếu tố cơ bản sau: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm các chí phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... tiêu hao trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm. + Chi phí nhân công trực tiếp: là các khoản chi phí về tiền lương, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp tham gia sản xuất. + Chi phí sản xuất chung: là các chi phí phát sinh ở bộ phận quản lý phục vụ chung cho quá trình sản xuất. Nó bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng, chi phí các dịch vụ mua ngoài cùng các chi phí khác cho bộ phận quản lý phục vụ sản xuất vá chi phí khấu hao. - Chi phí ngoài sản xuất là chi phí phát sinh ngoài quy trình công nghệ sản xuất, nó bao gồm 2 loại: + Chi phí bán hàng: Là chi phí phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, các chi phí dùng vào mục đích đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm như chi phí quảng cáo, hoa hồng trả cho khách hàng, tiền thưởng và các chi phí dịch vụ mua ngoài khác phát sinh phục vụ bán hàng. + Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí phục vụ cho quản lý doanh nghiệp, quản lý hành chính trên phạm vi toàn doanh nghiệp như tiền lương và các khoản trích theo lương của cán bộ quản lý, tiền điện, tiền nước, chi phí đồ dùng văn phòng ... - Chi phí hoạt động tài chính là các khoản chi phí liên quan đến hoạt động huy động vốn, đầu tư tài chính, đầu tư liên doanh liên Kết... - Chi phí bất thường là các khoản chi phí phục vụ cho hoạt động phát sinh ngoài dự kiến của doanh nghiệp như chi phí khấu hao tài sản ngoài định mức, chi phí thanh lý nhượng bán tài sản... 1.2.2 phân loại chi phí theo nội dung kinh tế. Theo cách phân loại này chi phí được phân theo các yếu tố khác nhau, mỗi yếu tố chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng nội dung kinh tế không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu và mục đích, tác dụng của chi phí đó như thế nào. Toàn bộ chi phí phát sinh trong kì được chia thành các chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ các chi phí về các nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, công cụ dụng cụ, phụ tùng thay thế, thiết bị thay thế cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng cho hoạt động sản xuất trong kì. - Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền công, tiền lương phải trả, tiền trích các khoản phải trả theo lương mà doanh nghiệp phải chịu. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định phải trích trong kì kinh doanh. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp đã chi trả cho các dịch vụ mua ngoài như điện nước, tiền điện thoại... phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Cách phân loại theo nội dung kinh tế có ý nghĩa lớn trong quản lý chi phí sản xuất, nó cho biết Kết cấu tỷ trọng của từng chi phí để phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, cung cấp tài liệu để tham khảo lập dự toán chi phí sản xuất, lập Kế hoạch cung ứng vật tư, thiết lập quỹ lương, tính toán nhu cầu vốn ... cho kì sau. 1.2.3 Phân loại theo cách ứng sử của chi phí. Theo cách tiếp cận này chi phí được phân thành 3 loại sau. - Biến phí là khoản chi phí có mối quan hệ tỉ lệ thuận với biến độ hoạt động. Tính cho một đơn vị sản phẩm biến phí là không thay đổi. - Định phí là các khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động không thay đổi. Mức độ hoạt động được giới hạn trong phạm vi phù hợp giữa khối lượng sản phẩm tối thiểu và khối lượng sản phẩm tối đa. Vậy định phí trên một đơn vị sản phẩm là thay đổi khi sản lượng thay đổi. Chi phí hỗn hợp là những chi phí vừa mang đặc tính của biến phí vừa mang đặc tính của định phí. ở mức độ hoạt động căn bản thì chi phí hỗn hợp thể hiện đặc tính của định phí, vượt qua mức độ hoạt động căn bản thì nó lại thể hiện đặc tính của biến phí. * Ngoài ra chi phí còn được phân loại thành nhiều loại khác nhau như chi phí cơ hội, chi phí chìm, chi phí kiểm soát được,chi phí không kiểm soát được... 1.3 Đối tượng tập hợp chi phí Đối tượng tập hập hợp chi phí sản xuất là một giới hạn nhất định về thời gian và địa điểm phát sinh chi phí. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết đầu tiên của công tác Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải phù hợp với tình hình hoạt động, đặc điểm quy trình công nghệ phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí của doanh nghiệp mới tạo điều kiện để tổ chức tốt nhất công việc Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Kế toán phải dựa trên những cơ sở sau: - Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Mục đích công dụng của chi phí, địa điểm phát sinh chi phí. - Yêu cầu thông tin của công tác quản lý và trình độ quản lý của doanh nghiệp. - Quy trình công nghệ để sản xuất sản phẩm suất phát từ những căn cứ trên, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là: + Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng phân xưởng, từng bộ phận sản xuất tổ đội sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp. + Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng nhóm sản phẩm, từng đơn đặt hàng... + Chi phí được tập hợp theo từng loại sản phẩm. + Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng loại từng chi tiết của sản phẩm. 1.4 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất. Việc tập hợp chi phí sản xuất phải được tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học thì mới thể hiện được một cách chính xác, kịp thời. Trình tự này phụ thuộc vào đặc tính sản xuất của từng ngành nghề từng doanh nghiệp, phụ thuộc trình độ công tác quản lý và hoạch toán... Tuy nhiên, có thể khái quát chung trình tự hạch toán chi phí sản xuất qua 4 bước sau: Bước 1: Tập hợp chi phí cơ bản liên quan trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Bước 2: Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của ngành sản xuất kinh doanh phục vụ cho các đối tượng. Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng tính giá thành. Bước 4: Tính toán và xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kì, trên cơ sở đó tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. 2. Giá thành sản phẩm. 2.1 Khái niệm giá thành Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khi quyết định lựa chọn một phương án sản xuất một loại sản phẩm nào đó, doanh nghiệp cần phải tính đến lượng chi phí bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đó, tức là doanh nghiệp phải xác định được giá thành sản phẩm. Giá thành là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm, dịch vụ, lao vụ đã hoàn thành. 2.2 Phân loại giá thành Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán Kế toán, cũng như yêu cầu xây dựng giá thành của sản phẩm, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau và có nhiều phạm vi tính khác nhau. 2.2.1 Theo thời điểm tính và nguồn số liệu tính giá thành: giá thành được chia thành 3 loại. - Giá thành Kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất Kế hoạch và sản lượng Kế hoạch. Việc tính giá thành Kế hoạch do bộ phận Kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành Kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch giá thành và Kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. Giá thành Kế hoạch = (Tổng chi phí sản xuất Kế hoạch)/(tổng sản lượng Kế hoạch) - Giá thành định mức: là giá thành được xây dựng trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức chỉ được tính trước khi chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là cộng cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo để xác định Kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất, giúp doanh nghiệp đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh . - Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh tập hợp được trong kì và sản lượng thực tế đã phát sinh trong kì. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi Kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm. 2.2.2 Theo phạm vi phát sinh chi phí: giá thành được chia thành 2 loại. - Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ảnh tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất sản phẩm trong quá trình công nghệ sản xuất. Các chi phí đó là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. - Giá thành toàn bộ: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các chi phí này bao gồm chi phí tạo ra giá thành sản xuất sản phẩm và chi phí ngoài sản xuất. 2.3 Đối tượng tính giá thành Thực chất xác định đối tượng tịnh giá thành chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm còn phải tính giá thành. Khi tính giá thành sản phẩm Kế toán cần phải xác định đối tượng tính giá thành và căn cứ vào các cơ sở sau: - Căn cứ vào đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. - Căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. - Căn cứ đặc điểm của sản phẩm. - Căn cứ vào yêu cầu quản lý và yêu cầu thông tin trong nội bộ doanh nghiệp Dựa vào các căn cứ trên, đối tượng tính giá thành có thể là: + Từng công việc, sản phẩm đã hoàn thành. + Từng công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành. + Từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm hoàn thành. + Sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ hay bán thành phẩm Xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của doanh nghiệp giúp cho Kế toán tổ chức mở sổ Kế toán và kiểm tra tình hình thực hiện Kế hoạch giá thành sản phẩm có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý trong nội bộ doanh nghiệp. 2.4 Kỳ tính giá thành Trên cơ sở đối tượng tính giá thành, chu kì sản xuất sản phẩm, Kế toán xác định kỳ tính giá thành, nhằm cung cấp số liệu về giá thành sản phẩm một cách kịp thời, phục vụ cho yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Kỳ tính giá thành là khoản thời gian cụ thể mà bộ phận Kế toán giá thành phải tiến hành tính giá thành cho từng đối tượng. Kỳ tính giá thành do Kế toán ấn định, có thể theo tuần, tháng, quý, năm, tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, đặc điểm và chu kì sản xuất sản phẩm. Trong trường hợp doanh nghiệp tính giá thành theo đơn đặt hàng thì kì tính giá thành được xác định vào lúc đơn dặt hàng đó hoàn thành. 3. Nhiệm vụ, phương pháp Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3.1 Nhiệm vụ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trong quản trị doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm. Tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là tiền đề để tiến hành hạch toán kinh doanh, xác định Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tài liệu về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm còn là căn cứ quan trọng để phân tích, để đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng vật tư, tài sản, lao động, tiền vốn, tình hình thực hiện Kế hoạch giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Từ đó, các nhà quản trị đưa ra những quyết định phù hợp nhằm tăng cường hạch toán kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp. Để tổ chức tốt Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp, Kế toán cần thực hiện các nhiệm vụ sau: * Xác định đối tượng Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. * Tổ chức tập hợp, Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất đã xác định, theo các yếu tố chi phí và khoản mục giá thành. * Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang một cách khoa học, hợp lý xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành trong kì một cách đầy đủ, chính xác. * Tổ chức vận dụng các tài khoản để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp Kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp áp dụng. 3.2 Phương pháp Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 3.2.1 Phương pháp tập hợp chi phí Có hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất cơ bản nhất, đó là tập hợp thực tiếp và tập hợp gián tiếp. - Phương pháp tập hợp trực tiếp: được áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất khi phát sinh chỉ liên quan đến một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và một đối tượng tính giá thành. áp dụng phương pháp này dòi hỏi Kế toán phải tổ chức hạch toán chi tiếp theo từng đối tượng tính giá thành. Do vậy, phương pháp phương pháp tập hợp trực tiếp không trực tế khi doanh nghiệp sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu nhưng lại thu được nhiều sản phẩm khác nhau. - Phương pháp tập hợp gián tiếp: áp dụng trong trường hợp các chi phí sản xuất khi phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí và nhiều đối tượng tính giá thành. Khi đó, Kế toán phải hạch toán theo địa điểm phát sinh, chuyển vào các tài khoản Kế toán, các sổ, thẻ chi tiết. Sau đó lựa chọn tiêu thức phù hợp để phân bổ cho các đối tượng tính giá thành. Các bước phân bổ chi phí + Tính hệ số phân bổ H=C/T Trong đó H: hệ số phân bổ T:Tổng hệ số phân bổ C:Tổng chi phí cần phân bổ + Tính chi phí phân bổ cho các đối tượng tập hợp chi phí: Ci=Ti*H Trong đó Ti: tiêu thức phân bổ cho đối tượng i Ci: là chi phí được phân bổ cho đối tượng i 3.2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có liên hệ với tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, hàng hoá trên sổ Kế toán. Cuối kì Kế toán căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế vật tư hàng hoá tồn kho, so sánh, đối chiếu với số liệu vật tư hàng hoá tồn trên sổ Kế toán. Nếu chênh lệch phải tìm nguyên nhân và sử lý kịp thời. * Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Hoạch toán ban đầu: Kế toán dựa vào các chứng từ như phiếu xuất kho, phiếu xuất vật tư di chuyển nội bộ nếu có để từ đó hạch toán, ghi chép. Tài khoản sử dụng: Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng tài khoản 621. Kết cấu tài khoản 621 như sau. Bên nợ: Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kì. Bên có: - Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho. - Kết chuyển hoặc tính phân bổ trị giá nguyên vật liệu sử dụng thực tế cho sản xuất, kinh doanh trong kì vào các tài khoản có liên quanđể tính giá thành hàng hoá, dịch vụ. Tài khoản 621 không có số dư cuối kì * Trình tự hạch toán chi nguyên vật liệu trực tiếp - Khi xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu phụ...phục vụ sản xuất Kế toán ghi. Nợ TK621: tổng trị giá hàng xuất Có TK152,153: - Nếu nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu phụ mua trực tiếp chuyển thẳng suống bộ phận sản xuất Kế toán ghi. Nợ TK621: tổng giá thanh toán chưa thuế Nợ Tk133 : thuế GTGT Có TK111,112,331,311... tổng giá trị thanh toán - Cuối kì Kết chuyển vào tài khoản tính giá thành: + Nếu nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ... dùng không hết cho nhập kho Kế toán ghi: Nợ TK152,153 trị giá hàng nhập kho Có TK621 + Kết chuyển vào tài khoản tính giá thành Nợ TK154 Có Tk621 * Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ các khoản tiền lương, tiền phụ cấp mang tính chất lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ. Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khản trích theo tỉ lệ quy định theo tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Tài khoản sử dụng TK622 Kết cấu của tài khoản 622 như sau Bên nợ Chi phí nhân công tực tiếp tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh bao gồm tiền lương tiền công lao động và các khoản trích theo tỉ lệ tiền lương quy định. Bên có Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành . Tài khoản 622 không có số dư cuối kì. Trình tự hoạch toán như sau: - Khi trả lương phụ cấp cho công nhân trực tiếp sản xuất Kế toán ghi Nợ TK622 Có Tk334 - Khi doanh nghiệp có trích trước tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất Kế toán ghi: Nợ TK622 Có TK335 - Doanh nghiệp đóng góp các khoản theo tỉ lệ tiền lương kế toán ghi: Nợ TK622 Có TK338 * Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, Kế toán sử dụng TK627. Tài khoản 627 được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kì và cuối kì được Kết chuyển vào tài khoản tính giá thành. Kết cấu tài khoản 627 như sau: Bên nợ Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kì gồm tiền lương,phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ xuất cho phân xưởng chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài... phục vụ phân xưởng. Bên có - Các khoản gảm trừ chi phí sản xuất chung. - Cuối kì Kết chuyển vào tài khoản tính giá thành Tài khoản 627 không có số dư cuối kì. Tài khoản 627 được mở chi tiết cho từng địa điểm phát sinh chi phí theo 7 tài khoản cấp 2 sau: TK 6271: Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng. TK 6272: Chi phí vật liệu trong sản xuất. TK 6273: Chi phí về công cụ dụng cụ. TK 6274: Chi phí về khấu hao TSCĐtrong phân xưởng. TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6278: Chi phí khác Trình tự Kế toán như sau: + Khi trả lương trả phụ cấp cho nhân viên quản lý phân xưởng, Kế toán ghi: Nợ TK627 Có TK334,338 + Khi xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho bộ phận quản lý phân xưởng,Kế toán ghi: Nợ TK6272,6273 Có TK152,153 + Nếu trả chi phí trích trước theo dự toán, Kế toán ghi: Nợ TK627 Có TK335 + Khi trích khấu hao TSCĐ Kế toán ghi: Nợ TK6274 Có TK214 + Khi phát sinh các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài chi phí khác, Kế toán ghi: Nợ TK627 Nợ TK133: thuế GTGT Có TK111,112,331... * Kế toán tổng hợp chi phí Để thực hiện Kế toán tổng hợp chi phí, Kế toán sử dụng tài khoản 154 "chi phí sản xuất dở dang”. Tài khoản 154 được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất,từng nơi phát sinh chi phí, từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm ... của các bộ phận kinh doanh chính phụ. Kết cấu của tài khoản154 như sau Bên nợ Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp chi sản xuất chung Kết chuyển cuối kì. Bên có - Trị giá các khoản giảm chi phí ( phế liệu thu hồi, trị giá các sản phẩm hỏng không sửa chữa được...) - Tổng giá thành thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm hoàn thành. Số dư bên nợ Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kì. Trình tự Kế toán như sau: - Cuối kì Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Kế toán ghi: Nợ TK154 Có TK621 - Cuối kì Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Kế toán ghi: Nợ TK154 Có TK622 - Cuối kì Kết chuyển chi phí sản xuất chung Kế toán ghi: Nợ TK154 Có TK627 - Nếu phát sinh các khoản ghi giảm chi phí Kế toán ghi: Nợ TK111,112,152,153... Có TK154. 3.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở doanh nghiệp quản lý hạch toán hàng hoá tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì. Phương pháp KKĐK là phương pháp că cứ vào Kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh trị giá hàng tồn kho cuối kì trên sổ Kế toán tổng hợp. Từ đó tính được trị giá cuả hàng hoá, vật tư đẫ xuất trong kì theo công thức: Giá trị hàng hoá xuất trong kỳ=trị giá hàng hoá tồn kho đầu kì + trị giá hàng hoá nhập kho trong kì - trị giá hàng tồn kho cuối kì Do đặc điểm của phương pháp KKĐK nên chi phí nguyên vật liệu xuất dùng là rất khó phân định được là xuất dùng cho mục đích sản xuất,quản lý hay tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, Kế toán cần theo dõi chi tiết các chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng hoặc dựa vào mục đích sử dụng hay tỉ lệ định mức để phân bổ vật liệu xuất dùng. Cũng tương tự như phương pháp KKTX, chi phí sản xuất trong kì được tập hợp trên TK621,622,627. Tài khoản 154 “chi phí sản xuất dở dang” chỉ được phản ánh chi phí dở dang đầu kì và cuối kì. Việc tập hợp chi phí cà tính giá thành sản phẩm được hoạch toán trên tài khoản 631 "giá thành sản xuất". Kết cấu của tài khoản 631như sau: Bên nợ: - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kì - Chi phí phát sinh trong kì Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí( sản phẩm hỏng bắt bồi thường, phế liệu thu hồi...) - Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kì. - Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kì. TK631 không có số dư cuối kì. Trình tự Kế toán như sau: Đầu kì Kế toán Kết chuyển nguyên vật liệu,công cụ tồn kho sang tài khoản liên quan Kế toán ghi: Nợ TK611 Có TK152,153. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trực tiếp phát sinh Kế toán ghi Nợ TK621 Có TK611 Tập hợp chi phí nhân công sản xuất Kế toán ghi: Nợ TK622 Có TK334,338 Tập hợp chi phí sản xuất chung Kế toán ghi: Nợ TK627 Nợ TK133 : thuế dịch vụ mua ngoài. Có 334,338 Có TK214 Có TK111,112,331... :chi phí mua ngoài. Cuối kì Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang đầu kì. Nợ TK631 Có TK154 Cuối kì Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công chi phí sản xuất chung sang tài khoản tính giá thành Kế toán ghi: Nợ TK631 Có TK621 Có TK622 Có TK627 Cuối kì Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kì Kế toán ghi: Nợ TK154 Có TK631 4. Các phương pháp tính giá thành chủ yếu. Xuất phát từ đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành, mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà có nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau. Các phương pháp tính giá thành chủ yếu thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất bao gồm: 4.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn Phương pháp tính giá thành giản đơn thích hợp cho các doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín tới khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đế khi hoàn thành sản phẩm, mặt hàng sản phẩm ít khối lượng lớn, chu kì ngắn, kì tính giá phù hợp với kì tính giá. Theo phương pháp này giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí đã tập hợp trong kì, chi phí của sản phẩm dở dang đầu kì và cuối kì. Công thức tính: Tổng Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất giá thành = của sản phẩm dở + phát sinh - sản phẩm dở sản phẩm dang đầu kì trong kì dang cuối kì Giá thành đơn vị sản phẩm = (Tổng giá thành sản phẩm)/(khối lượng sản phẩm hoàn thành) 4.2 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ theo đơn đặt hàng. Trong trường hợp này đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá là từng đơn đặt hàng đã hoàn thành. Như vậy kì tính giá thành không phù hợp với kì báo cáo. Theo phương pháp này Kế toán tính giá thành phải mở cho mỗi đơn đật hàng một bảng tính giá thành. Hàng tháng căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng phân xưởng trong sổ Kế toán chi tiết vào các bảng tính giá thành liên quan. Khi hoàn thành việc sản xuất Kế toán tính giá thành sản phẩm bằng cách cộng toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hộ trên bảng tính giá thành. 4.3 Phương pháp tính giá thành phân bước Phương pháp này được áp dụng ở doanh nghiệp có quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục, Kế tiếp nhau bán thành phẩm ở giai đoạn trước là đối tượng chế biến ở giai đoạn tiếp theo. Có 2 phương pháp tính giá thành phân bước * Tính giá thành phân bước có tính giá thành của bán thành phẩm giai đoạn trước: Theo phương pháp này ta phải xác định được giá thành nửa thành phẩm bước trước và chi phí nửa thành phẩm bước sau để tính ra giá thành nửa thành phẩm bước sau, cứ như vậy lần lượt cho đến khi được giá thành sản phẩm. Ta có thể khái quát qua sơ đồ sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí chế biến (GĐ1) Giá nửa thành phẩm 1 Chi phí nửa thành phẩm1 Chi phí chế biến (GĐ2) Giá nửa Thành phẩm2 Chi phí nửa thành phẩm n- Chi phí chế giai đoạn n Giá thành phẩm Giai đoạn 1: + ố Giai đoạn 2: + ố Giai đoạn n: + ố * Tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm Trong thường hợp này, đối tượng tính giá thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng. Do đó ta phải tính toán và xác định phần chi phí sản xuất ở từng giai đoạn trong thành phẩm, ta được giá thành sản phẩm . Sơ đồ tính giá thành theo phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm: Trong trường hợp này, đối tượng tính giá thành là sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Do đó, ta phải tính toán và xác định phần chi phí sản xuất ở từng giai đoạn nằm trong giá thành sản phẩm, sau đó tổng cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn trong thành phẩm, ta được giá thành sản phẩm. Sơ đồ tính giá thành theo phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm như sau: CPSX gđ1 CPSX gđ1 (trong (theo KM) thành phẩm) + CPSX gđ2 CPSX gđ2 (trong = Z SP (theo KM) thành phẩm) + ....... ...... CPSX gđ n CPSX gđ n (trong (theo KM) thành phẩm) Grá trị Chi phí sản xuất + PS trong kì CPSXggđ i DDĐK(gđ i) (gđ i) Số lượng = Số lượng SP Số lượng SP * thành phẩm (trong thành phẩm)phí xCcphoàn thành + dở dang (gđ cuối cùng) (gđ i) (gđ i) của giai đoạn i trong thành phẩm Nếu sản phẩm dở dang cuối kì được dánh giá theo sản phẩm hoàn thành thì ta phải quy đổi theo sản phẩm hoàn thành tương đương 4.4 Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất phụ Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất đồng thời thu được sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Đối tượng tập hợp chi phí trong trường hợp nàylà toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất,đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính đã hoàn thành. Để tính giá thành thực tế của sản phẩm chính phải loại trừ chi phí sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất của cả quy trình công nghệ. Chi phí sản xuất sản phẩm phụ thường được tính theo Kế hoạch hoặc lấy giá bán trừ đi lợi nhuận định mức. CPSXtính cho số lượng sản phẩm = x Z đơn vị(KH) Sản phẩm phụ phụ thực tế Nếu chi phí của sản phẩm phụ tính theo khoản mục, thì ta phải tính tỷ trọng của chi phí sản phẩm phụ theo từng khoản mục phí so vứi tổng chi phí sản xuất của toàn bộ quy trình công nghệ( cũng theo khoản mục tương ứng )theo công thức sau: Tỉ trọng chi phí CPSP phụ ( khoản mục) Sản phẩm phụ = x 100% ( khoản mục) giá trị chi phí Giá trị SPDD + phát sinh + sản phẩm đầu kì trong kì DD CK Và tính giá thành của sản phẩm theo công thức sau. Giá thành chi phí Chi phí Chi phí Giá trị Sản = sản xuất + phát sinh + sản xuất - sản phẩm phẩm DDĐK trong kì DDCK phụ Nếu chi phí (cho một đơn vị sản phẩm theo Kế hoạch) có giá trị nhỏ thì ta không cần tính hết cho các khoản mục phí mà chỉ tính trừ cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. II. sự cần thiết phải tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành . 1 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành. Thực chất chi phí và giá thành là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt Kết quả sản xuất. Xét về mặt lượng chi phí sản xuất bao gồm tất cả các chi phí bỏ ra trong kì của hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp còn giá thành sản phẩm chỉ bao gồm các chi phí liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành trong kì. Xét trong quan hệ với kì hoạch toán nhất định, còn giá thành sản phẩm bao gồm cả chi phí dở dang đầu kì và một phần chi phí sản xuất phát sinh ở kì này. Tổng giá thành sản phẩm = CPSXDDĐK + CPSXPS trong kì - CPSXDD CK. Khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kì và cuối kì bằng nhau, hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm =tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kì. 2 Sự cần thiết khách quan phải tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. Trong quá trình sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại chi phí nên cần phải phân loại chi phí nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý và hoạch toán chi phí. Công tác tập hợp chi phí sản xuất và t._.ính giá thành sản phẩm chủ yếu cung cấp thông tin cho công tác quản lý nên nó đóng vai trò quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp. Các doanh nghiệp là chủ thể độc lập, tự hoạch toán kinh doanh và tự lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, tìm cách tạo lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp. Để làm được công việc trên, các doanh nghiệp phải tỏ chức hạch toán tốt chi phí sản xuất và tìm ra chi phí phương án tính giá thành phù hợp , chính xác. Thường xuyên kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của từng loại chi phí sẽ góp phần quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn... có hiệu quả. Đây là cơ sở để chủ doanh nghiệp tìm biện pháp hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm. Giá thành và chất lượng là tiền đề quan trọng để doanh nghiệp tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Hệ thống Kế toán doanh nghiệp mới được xây dựng phù hợp với đặc điểm kinh tế, yêu cầu quản trị kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Tuy nhiên, để phù hợp với các quy định mới về cơ chế tài chính đối với các doanh nghiệp, Kế toán phải thường xuyên được sửa đổi để hoàn thiện phù hợp, đáp ứng vố các yêu càu thợc về tài chính Kế toán. Hiện nay, các doanh nghiệp vận dụng chế độ Kế toán còn có nhiều bất cập, sự bất cập này do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do trình độ của nhân viên Kế toán do lối mòn về nghiệp vụ do chưa được áp dụng kịp thời thông tư nghị định bổ xung do thời gian còn hạn chế...Đặc biệt nhiều doanh nghiệp chưa áp dụng máy vi tính vào Kế toán. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần phải hoàn thiện Kế toán ở các doanh nghiệp đó như thế nào cho phù hợp với các quy định mới về tài chính đối với các doanh nghiệp phù hợp với các đặc điểm sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp đó. 3 Nội dung hạch toán đúng đắn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để tổ chức hạch toán đúng đúng đắn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Kế toán cần phải theo các bước sau: 3.1 Tổ chức hạch toán ban đầu thống nhất. Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành đề được lập chứng từ làm cơ cở pháp lý cho mọi số liệu trên tài khoản, sổ Kế toán và báo cáo tài chính. Chứng Kế toán phải được lập kịp thời, theo dúng quy định về nội dung và phương pháp lập. Bộ tài chính đã ban hành chế độ chứng từ theo quy định 1141tài chính/QĐ/CĐCông ty ngày 1-11-1995 bao gồm hệ thống chứng từ Kế toán hướng dẫn. Hệ thống chứng từ Kế toán thống nhất bắt buộc là hệ thống chứng từ phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân, đã được Nhà nước thống nhất tiêu chuẩn hoá về quy cách, mẫu biểu, chỉ tiêu phản ánh và phương pháp lập thống nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp. Hệ thống chứng từ Kế toán hướng đẫn chủ yếu được sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp. Nhà nước chỉ hướng dẫn một số chỉ tiêu cơ bản đẻ các doanh nghiệp vận dụng cho phù hợp. Căn cứ vào các chứng từ mang tính bắt buộc, hướng dẫn, Kế toán phải tổ chức thực hiện lập và luân chuyển cho phù hợp và hợp lý. Các chứng từ được lập phải đảm bảo các yêu cầu sau: Thứ nhất chứng từ Kế toán phải phản ánh đầy đủ, trung thực, khách quan các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào đúng thời gian và địa điểm phát sinh các nghiệp vụ đó. Thứ hai chứng từ Kế toán được sử dụng nhằm mục đích quản lý và ghi sổ Kế toán. Chứng từ Kế toán là phương tiện để truyền đạt các quyết định của người quản lý và sổ Kế toán, là bằng chứng về các nghiệp vụ Kế toán tài chính đẫ được thực hiện, là cơ sở pháp lý cho mọi cuộc thanh tra cũng như sử lý mọi tranh chấp nếu có. Mặc dù chứng từ Kế toán có nhiều loại, nhiều mẫu khác nhau thích hợp với từng nghiệp vụ kinh tế nhưng tất cả các chứng từ Kế toán đều phải có đầi đủ các yêu tố sau: + Tên gọi chứng từ ( Hoá đơn, phiếu thu chi...) + Ngày, tháng, năm lập chứng từ. + Số hiệu chứng từ. + Tên gọi địa chỉ chữ ký và dấu của cá nhân đơn vị lập chứng từ. + Tên, địa chỉ, chữ ký của đơn vị của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ. + Tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh. + Các chỉ tiêu về số lượng và giá trị. + Chữ ký của người chịu trách nhiệm vật chất, người kiểm soát và người phê duyệt. Chứng từ Kế toán phải lập đủ số liên quy định. Ghi chép trong chứng từ phải rõ ràng, trung thực, đầy đủ các yếu tố quy định, phần nào không ghi sổ phải gạch ngang. Tuyệt đối không tẩy xoá, sửa chữa trên chứng từ. Trong trường hợp ghi sai cần huỷ bỏ nhưng vẫn không được xé rời khỏi cuống. Các chứng từ cụ thể trong Kế toán tập hợp chi phí sản xuất: - Bảng thanh toán tiền lương (02-LĐTL) - Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (06-LĐTL) - Phiếu nhập kho. - Phiếu xuất kho. - Biên bản kiểm kê vật tư hàng hoá còn lại cuối kì (08-VT) - Hoá đơn GTGT. - Giấy báo nợ. - Phiếu tiền mặt. Trình tự luân chuyển và sở lý chứng từ Kế toán trưởng doanh nghiệp quy định, thường bao gồm các công việc sau: + Kiểm tra chứng từ. + Hoàn chỉnh ghi giá, tổng hợp số liệu, tính toán lập định khoẩn hoặc lập chứng từ ghi sổ. + Tổ chức các luân chuyển chứng từ cho các bộ phận có liên quan và ghi sổ Kế toán. + Lưu giữ chứng từ. Nội dung kiểm tra chứng từ bao gồm: - Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ: chứng từ có sử dụng theo đúng mẫu biểu quy định không, có đầy đủ các yếu tố quy định hay không. - Kiểm tra tính hợp lý của chứng từ: nhằm kiểm tra xem nghiệp vụ kinh tế phát sinh ghi trong chứng từ có hợp lý không có phù hợp với tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với quy luật phát triển của doanh nghiệp, có đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp hay không. - Kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ: xem xét tính nghiệp vụ kinh tế phát sinh ghi trong chứng từ có theo đúng quy chế, chế độ, chính sách cà pháp luật quy định hay không, có biểu hiện sai sót, gian lận gây hậu quả xấu cho doanh nghiệp hay không. - Kiểm tra tính chính xác, trung trực của các thông tin số liệu ghi chép, tính toán trong chứng từ. Đối với những chứng từ không hợp lệ, không hợp lý, không trung thực chính xác thì người chịu trách nhiệm kiểm tra phải trả lại yêu cầu bổ sung điều chỉnhcho đúng với yêu cầu mới được sở dụng làm căn cứ ghi sổ. đối với nhỡng chứng từ Kế toán không hợp pháp, phát hiện những hành vi vi phạm chính sách, chế độ chính sách, thể lệ kinh tế, tài chính phải từ chối thực hiện, không chấp nhận để ghi sổ, đồng thời báo cáo ngay cho thủ trưởng đơn vị và Kế toán trưởng biết để có biện pháp sử lý thích hợp. Việc lưu trữ chứng từ Kế toán phải theo đúng chế độ lưu trữ của nhà nước. Mọi trường hợp mất chứng từ Kế toán phải báo cáo kịp thời cho thủ trưởng và Kế toán trưởng để có biện pháp xử lý kịp thời. Trong trường hợp mất các hoá đơn, biên lai, séc trắng phải báo cáo cho cơ quan công an và cơ quan thế được biết để kiểm tra xác minh, sử lý theo pháp luật và sớm có thông báo để vô hiệu hoá những chớng từ bị mất. Các doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế đều phải áphương pháp dụng chế độ Kế toán đã quy định. đối với hệ thống chứng từ bắt buộc, không đượcc thêm bớt, sửa đổi biểu mẫu. Thờng hợp muốn sửa đổi theo đặc thù của ngành hoặc đơn vị đều phải được sợ chấp thuận bằng văn bản của Bộ tài chính. Hệ thống chứng từ áp dụng trong doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở thống nhất của nhà nước. Doanh nghiệp phải phải quy định những mẫu chứng từ áp dụng đối với từng loại nghiệp vụ, quy định trình tự ghi chép, luân chuyển và sử lý, ghi sổ, lưu chữ đối với từng loại chứng từ đảm bảo cho Kế toán phản ánh được kịp thời và đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế tài chính, cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho lãnh đạo, hạn chế và ngăn ngừa kịp thời những hành vi tiêu cực trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao. 3.2.Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản Kế toán đúng đắn. Hệ thống tài khoản Kế toán doanh nghiệp là bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống chế độ Kế toán doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế đều phải thực hiện thống nhất hệ thống tài khoản Kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 1141/tài chính/QĐ/CĐKế toán ngày 01/11/1995 của bộ tài chính và đã được sửa đổi bổ xung theo thông tư số 100/1998/TT-BTC hướng dẫn Kế toán thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp. Các tài khoản sử dụng trong Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành: TK621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. TK622- Chi phí nhân công trực tiếp. TK627- Chi phí sản xuất chung. TK154- Tập hợp chi phí sản xuất TK611- Mua hàng( đối với doanh nghiệp áp dụng Kế toán theo phương pháp KKĐK) TK631-Giá thành sản phẩm ( đối với doanh nghiệp áp dụng Kế toán theo phương pháp KKĐK) Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản khác có liên quan như TK111, 112, 152, 153, 133, 331... 3.3 Tổ chức hệ thống sổ sách Kế toán đúng đắn. Hiện nay các doanh nghiệp thường áp dụng một trong các hình thức Kế toán sau: - Hình thức nhật ký chung. - Hình thgức nhật ký sổ cái. - Hình thức Kế toán chứng từ ghi sổ. - Hình thức Kế toán nhật ký chứng từ ghi sổ. + Với hình thức Kế toán nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian , sau đó lấy số liệu trên sổ nhật ký để ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Các loại sổ Kế toán chủ yếu của hình thức Kế toán nhật ký chung: Sổ nhật ký chung. Sổ cái các tài khoản 152, 153, 154... 621, 622, 627... Các sổ, thẻ Kế toán chi tiết: sổ TSCĐ, sổ chi phí sản xuất kinh doanh, sổ chi phí trả trước, sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hoá... + Hình thức Kế toán nhật ký sổ cái: Các nghiệp vụ Kế toán phát sinh được Kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một sổ Kế toán chung duy nhất là nhật ký sổ cái. Hình thức nhật ký sổ cái gồm các loại sổ Kế toán sau: Nhật ký sổ cái tài khoản 152, 153, 154... 621, 622, 627 Sổ thẻ Kế toán chi tiết. + Hình thức chứng từ ghi sổ: Sử dụng các loại sổ Kế toán : Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Sổ cái các tài khoản. Sổ thẻ chi tiết các tài khoản. + Hình thức Kế toán nhật ký chứng từ: Sử dụng các sổ Kế toán: * Nhật ký chứng từ: nhật ký chứng từ số 7- tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. * Bảng kê 4- chi phí sản suất theo phân xưởng. * Bảng kê 5- chi phí sản xuất chung. * Bảng kê 6- chi phí phải trả và trả trước. * Sổ cái các tài khoản. * Sổ hoặc thẻ Kế toán chi tiết. Các quy dịnh cụ thể khi mở, ghi sổ và khoá sổ Kế toán: 3.3.1 Quy định về mở và ghi chép sổ Kế toán. - Kế toán phải đảm bảo phản ánh kịp thời, chính xác trung thực, liên tục cà có hệ thống tình hình tài sản, tình hình nhận cấp phát và sử dụng nguồn kinh phí, các khoản thu chi nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho việc lập báo cáo tài chính Kế toán của doanh nghiệp. - Sổ Kế toán được mở vào đầu niên độ Kế toán hoặc ngay sau mhi có quyết định thành lập, khi bắt đầu hoạt động. Thủ trưởng đơn vị và Kế toán trưởng có trách nhiệm ký duyệt các sổ Kế toán này trước khi sử dụng. - Số liệu ghi trên sổ Kế toán phải rõ ràng, liên tục, có hệ thống. Không được ghi xen kẽ, ghi chồng lên nhau, không được bỏ các dòng. Nếu có dòng chưa ghi hết phải gạch bỏ chỗ thừa. Khi ghi hết trang sổ phải cộng số liệu tổng cộng của một trang, đồng thời phải chuyển sổ tổng cộng này sang đầu trang Kế tiếp. 3.3.2 Sửa chữa, đính chính trên sổ Kế toán: Các sai sót hoặc nhầm lẫn trong quá trình ghi chép sổ Kế toán phải được sửa chữa hoặc đính chính theo 1 trong 3 phương pháp sau: Phương pháp cải chính. Phương pháp ghi số âm. Phương pháp ghi bổ xung. - Khi dùng phương pháp cải chính để đính chính những ô sai ghi trên các sổ Kế toán thì ta gạch một dòng bằng mực đỏ xoá bỏ chỗ ghi sai để có thể còn trông thấy nội dung của những chỗ ghi sai đã xoá bỏ, trên những chỗ bị xoá bỏ ghi những con số đúng bằng mực thường. Cần phải chứng thực chỗ đính chính đó bằng chữ ký của Kế toán trưởng. - Phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì ta phải viết lại bằng bút đỏbút toán sai để huỷ bỏ bút toán này, sau đó dùng mực thường viết bút toán đúng để thay thế khi dùng phương pháp này phải lập chứng từ ghi số đính chính do Kế toán chưởng ký xác nhận. - Phương pháp ghi bổ xung được áp dụng cho trường hợpbút toán ghi đúng về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản nhưng số tiền ghi lại ít hơn số tiền thực tế phát sinh trong các nghiệp vụ kinh tế, tài chính hoặc bỏ sót không cộng đủ số tiền ghi trên chứng từ. Trong trường hợp này cũng phải lập chứng từ ghi sổ đính chính do Kế toán trưởng ký xác nhận. Kế toán ghi bổ xung tiền chênh lệch cho đủ với số đúng. 3.3.3 Mở sổ tổng hợp và ssổ chi tiết Kế toán. Sổ của phần Kế toán tổng hợp gọi là sổ Kế toán tổng hợp. Sổ của phần Kế toán chi tiết được gọi là sổ Kế toán chi tiết. Sổ Kế toán tổng hợp gồm 2 sổ Kế toán chủ yếu là: sổ cái, sổ nhật ký. Sổ Kế toán chi tiết gồm các sổ thẻ Kế toán chi tiết. Tuỳ theo hình thức Kế toán áp dụng, đơn vị phải mở đầy đủ, đúng các quy định của chế độ Kế toán về nội dung, trình tự và phương pháp ghi chép đối với từng mẫu sổ Kế toán. Sổ nhật ký: là sổ Kế toán dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh theo trình tự thời gian. Số liệu trên sổ nhật ký phản ánh tổng số các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh trong một kì Kế toán. Sổ nhật ký phải có đầy đủ cá nội dung sau: Ngày tháng ghi sổ. Số liệu, ngày tháng của chứng từ Kế toán dùng làm căn cứ để ghi sổ. Nội dung chủ yếu của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Sổ cái: dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế – tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế. Số liệu trên sổ cái phản ánh một cách tổng hợp tình hình tài sản, nguồn kinh phí và tình hình sử dụng các nguồn kinh phí đó. Sổ cái phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau: 1. Ngày tháng ghi sổ. 2. Số liệu, ngày tháng của chứng từ Kế toán dùng làm căn cứ để ghi sổ. 3. Nội dung chủ yếu của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 4. Số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng nội dung kinh tế. Sổ thẻ chi tiết dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng Kế toán theo yêu cầu quản lý. 3.3.4 Quản lý và sử dụng sổ Kế toán Mỗi đơn vị Kế toán chỉ được mở và giữ một hệ thống sổ Kế toán chính thức và duy nhất. Mọi số liệu ghi trên sổ Kế toán buộc phải có chứng từ Kế toán hợp lý. Sổ Kế toán phải được quản lý chặt chẽ, phân công dõ dàng trách nhiệm cá nhân ghi sổ, sổ Kế toán giao cho nhân viên nào thì nhân viên đóphải chịu trách nhiệm về những điều ghi trên sổ đó trong suốt trời gian dùng sổ. Sổ Kế toán phải được ghi chép rõ ràng, sạch sẽ không được tẩy xoá. III. ý nghĩa của việc tổ chức hoạch toán đúng dắn chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Mọi doanh nghiệp hoạt động đều vì mục tiêu lợi nhuận. Muốn vậy doanh thu phải bù đắp được mọi chi phí và phải có dư, để có được như vậy doanh nghiệp phải tìm mọi cách tối thiểu hoá giá thành đi đôi với nâng câo chất lượng sản phẩm. Mà chi phí sản xuất lại cấu thành lên giá thành sản phẩm, vì thế, việc hoạch toán đúng dắn chi phí sản xuất giúp cho các nhà quản lý kiểm soát tốt chi phí và giá thành. Chi phí sản xuất gắn liền với việc sử dụng tài sản, vốn và lao động trong quá trình sản xuất. Theo yêu cầu của Kế toán và công tác quản lý, Kế toán tập hợp chi phí theo đúng địa điểm phát sinh chi phí và theo giá phí. Việc hạch toán đúng đắn chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giúp cho nhà quản lý kho thành phẩm đó là bộ phận lớn trong giá trị tài sản của doanh nghiệp. Hơn nữa nhờ các chỉ tiêu Kế hoạch, so sánh với thực hiện mà nhà quản lý phân tích và tìm ra nguyên nhân tăng giảm giá thành và có biện pháp hạ giá thành. Thông tin về chi phí và giá thành giúp nhà quản lý nắm được lợi thế trong cạnh đồng thời xác định được điểm hoà vốn từ đó có Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo từng giai đoạn phát triển của Công ty. Vì vậy hoàn thiện Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm là việc phối hợp giữa lý luận và thực tiễn theo đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mặt này bổ xung và làm hoàn thiện mặt kia trên nguyên tắc Kế toán hiện hành trong từng giai đoạn phát triển của Quốc gia. Phần II thực trạng Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy gỗ cầu đuống I. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức Bộ mái quản lý kinh doanh của doanh nghiệp 1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh Nhà máy gỗ cầu đuống tiền thân là Nhà máy gỗ dán cầu đuống thuộc cục công nghiệp bộ công nghiệp do nước CHXHCN Tiệp khắc cũ thiết Kế và xây dựng từ tháng 1-1959 trên diện tích là 142.300 mét vuông thôn thanh am Xã thượng thanh Huyện Gia Lâm Thành phố Hà Nội. Phía bắc giáp ssông đuống phía đông giáp Xã giang biên,phía đông giáp Nhà máy diêm thống nhất, phía tây mặt tiền của Nhà máy giáp vớ quốc lộ 1A. Với địa như là rất thuận lợi cho việc giao thông cũng như vận chuyển hàng hoá nguyên vật liệu cho Công ty cả về dường bộ lẫn đường sông Trải qua chặng đường 55 năm hình thành và phát triển Nhà máy không ngừng phấn đấu vươn lên lắm bắt cùng thị trường cũng như yêu cầu đặt ra của Đất nước, của cục công nghiệp bộ công nghiệp. Trước yêu cầu của nền kinh tế thị thường và cục công nghiệp tháng 11-1997 Nhà máy gỗ cầu đuống sát nhập và trở thành đơn vị thành viên của Công ty giấy Bãi Bằng thuộc Tổng Công ty giấy Việt nam. Là một xí nghiệp Quốc doanh với nhiệm vụ chế biến gỗ tổng hợp phục vụ cho công cuộc Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá Đất nước Là một Nhà máy Quốc doanh với chức năng nhiệm vụ đó là cung cấp gỗ và các sản phẩm về gỗ phục vụ nhu cầu của nhân dân,Nhà nước và đặc biệt là yêu cầu Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá Đất nước, đồng thời Nhà máy có nghĩa vụ sau - Nhà máy có nghĩa vụ nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo tồn và phát triển nguồn vốn được giao, nhận và sở dụng có hiệu quả các trang thiết bị máy móc được đầu tư và các nguồn lực khác được giao một cách tốt nhất để đạt được mục tiêu đề ra - Đối với người lao độngthực hiện đúng theo quy định của bộ luật lao động - Có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và các quy định về hạch toán Kế toán, về chế độ kiểm toán cũng như kiểm tra giám sát của Đảng Nhà nước, Công ty và Tổng Công ty quy định - Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng Mặt hàng chủ yếu của Nhà máy là gỗ dán, đồ mộc và các sản phẩm về gỗ. Hiện nay sản phẩm của Nhà máy có thêm Giấy các loại. Trong từng giai đoạn phát triển của Xã hội và Đất nước, Nhà máy không ngừng thay đổi mẫu mã, chất lượng và chủng loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Trong tương lai không xa sản phẩm của Nhà máy xẽ có mặt tại một số nước trong khu vực và trên Thế giới 2. Cơ cấu tổ chức quản lý Để đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh bộ máy quản lý kinh doanh của Nhà máy dã được bố trí chặt chẽ khoa học với mô hình 1 thủ trưởng dược minh hoạ qua sơ đồ sau Ban giám đốc nhà máy Kho Vật tư Kho sản phẩm Phân xưởnggỗ dán Phân xưởng mộc Phân xưởng giấy Phòng tài chính Kế toán Phòng hành chính Phòng kinh doanh Ban Giám đốc gồm 4 người Giám đốc và các Phó Giám đốc. Giám đốc là đại diện pháp nhân của Nhà máy chịu trách nhiệm về tất cả Kết quả sản xuất kinh doanh và nghĩa vụ đối với Công ty, Nhà nước theo quy định hiện hành . Giám đốc là người điều hành cao nhất trong Nhà máy và có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy tổ chức quả lý của Nhà máy theo nguyên tắc đảm bảo tính tối ưu, tính linh hoạt, tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phó Giám đốc gồm 3 người là những người chợ giúp Giám đốc phụ trách 3 mảng sản xuất, kinh tế, hành chính theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, Công ty trước nhiệm vụ được Giám đốc phân công thực hiện Phòng Kế toán tài chính chịu sự quản lý của Ban Giám đốc là cơ quan tham mưu giúp Ban Giám đốc tổ chức bộ máy tài chính Kế toán của Nhà máy.Đồng thời chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính Kế toán, tín dụng, thông tin kinh tế và tổ chức hạch toán Kế toán trong toàn bộ Nhà máy theo các chuẩn mực tài chính Kế toán hiện hành, theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Nhà máy và những quy định cụ thể Công ty và pháp luật hiện hành của Nhà nước. Giúp Ban Giám đốc kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động Kế toán tài chính của Nhà máy Phòng kinh doanh chịu sự quản lý trực tiếp của Ban Giám đốc thực hiện việc lập Kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác kinh doanh của Nhà máy xây dựng Kế hoạch kinh doanh mua và bán hàng hoá. Phòng kinh doanh có mối quan hệ chặt chẽ với phòng Kế toán trong việc luân chuyển chứng từmua bán hàng hoá và lập Kế hoạch tài chính cho Nhà máy Phòng hành chính là cơ quan tham mưu cho Ban Giám đốc về tổ chức nhân sự, lao động tiền lương, công tác xây dựng cơ bản, các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước, giúp Ban Giám đốc thực hiện quản lý hành chính nhà nước, thực hiẹn công tác tổ chức bộ máy và tuyển dụng lao động, Thực hiện giám sát Kế hoạch đàu tư xây dựng cơ bản và lập Kế hoạch đẩu tư trên cơ sở nguồn kinh phí cho phép Các phân xưởng chịu sự quản lý trực tiếp của Ban Giám đốc hoạt động theo mô hình khoán sản phẩm. Các xưởng được Nhà máy cung cấp lao động, vật tư và các điều kiện kỹ thuật công nghệ thực hiện Kế hoạch sản xuất chung của Nhà máy. Các phân xưởng có mối liên hệ chặt chẽ với phòng kinh doanh, các kho trong việc cung cấp nguyên vật liệu và tieu thụ sản phẩm. Các kho chịu sự quản lý trực tiếp của Ban Giám đốc thực hiện bảo quản hàng hoá, nguyên vật liệu theo đúng yêu cầu của Nhà máy và các phân xưởng. Các kho có mối liên hệ chặt chẽ với các phân xưởng để tổ chức bảo quản, cung ứng hàng hoá, nguyên vật liệu. 3 Đặc điểm tổ chức công tác Kế toán Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý, điều kiện và trình độ quản lý của Nhà máy, bộ máy Kế toán được tổ chức theo mô hình Kế toán tập chung. Tại các phân xưởng không có bộ phận Kế toán riêng mà chỉ bố chí các nhân viên thống kê các số liệu ban đầu. Định kì, các nhân viên gửi lên phòng Kế toán tài chính để phục vụ cho việc hạch toán toàn nhà máy. Phòng Kế toán gồm 4 người (không kể thủ quỹ) được đặt dưới sự chí đạo trực tiếp của phó giám đốc kinh tế. Đứng đầu phòng Kế toán là Kế toán trưởng. Về nhân lực, phòng Kế toán không quản lý các nghiệp vụ thống kê tuy nhiên nghiệp vụ và mọi nhân viên thống kê đều chị sự chỉ đạo chực tiếp của Kế toán trưởng. Bộ máy Kế toán của nhà máy có nhiệm vụ tổ chức thực hiện toàn bộ công tác Kế toán, tống kê của nhà máy giúp giám đốc nám được mọi thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh có sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời và kiểm tra của các bộ phận trong nhà máy trong việc thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, ché độ hạch toán quản lý tài chính. Sơ đồ bộ máy Kế toán của Nhà máy gỗ cầu đuống như sau: Trưởng phòng Kế toán Kế toán TSCĐ vật tư hàng hoá Kế toán vốn bằng tiền, lương,CPCĐ,BH... Kế toán tiêu thụ , tổng hợp chi phí và tính giá thành Kết toán tổng hợp, kiểm tra, lập BCTC Các nhân viên thống kê phân xưởng Kế toán trưởng: Phụ trách công tác Kế toán nhà máy, đồng thời kiểm tra, kiểm soát việc lập và thực hiện Kế hoạch sản xuất- kĩ thuật -tài chính, kiểm tra tình hình biến động các loại vật tư tài sản, theo dõi tình hình các khoản thu nhập và hoàn thành các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. Kế toán tài sản cố, vật tư hàng hoá: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm về số lượng, chất lượng, tình hình sử dụng tài sản cố định, lượng chất lượng giá trị vật tư hàng hoá, công cụ lao động tồn kho, mua vào, bán ra và sử dụng . Kế toán vốn bằng tiền, thanh toán công nợ, lương và các khoản trích theo lương: Ghi chép phản ánh tình hình tăng giảm vốn bằng tiền, công nợ của từng khách hàng. Tính và chia lương chia thưởng và các khoản trích theo lương trả cho người lao động. Kế toán tiêu thụ, tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phảm: Phản ánh số sản phẩm đã bán ra, số còn lại tồn kho. tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng loại sản phẩm lập và luân chuyển chứng từ chi phí cho từng loại, từng đối tượng hạch toán. Kế toán tổng hợp và lập báo cáo tài chính: Phản ánh tình hình tăng giảm và số hiện có của các loại vốn quỹ, xác định Kết quả kinh doanh, ghi chép sổ cái, lập báo cáo tài chính bộ phận và báo cáo tổng hợp toàn Nhà máy. Nhà máy hạch toán Kế toán theo hình thức "nhật kí chứng từ" như sơ đồ sau: Sổ quỹ Chứng từ gốc Sổ thẻ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bảng phân bổ Bảng kê Nhật kí chứng từ Sổ cái Báo cáo tài chính (1) (1) (1) (1) (1) (2) (3) (5) (4) (6) (7) (7) (7) Hàng ngày căn cứ vào chứng từ đẫ được kiểm tra hợp lệ, Kế toán phân loại để ghi trực tiếp vào NKCT, bảng kê chi tiết có liên quan. Đối với chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ Kế toán, vào bảng kê, sổ chi tiết vào NKCT. Đối với loại chứng từ phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ các chứng từ gốc được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ sau đó lấy số liệu, Kết quả của từng loại phân bổ ghi vào bảng kê và các nhật kí chứng từ có liên quan. Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các nhật kí chứng từ, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các nhật kí chứng từ với các sổ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của nhật kí chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ và thẻ Kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ hoặc thẻ có liên quan. Cuối tháng cộng các sổ hoặc thẻ Kế toán chi tiết, lập bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái. Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong nhật kí chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. Các sổ liên quan đến hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Các nhật kí: + Nhật kí chứng từ số 1 ' tiền mặt ' + Nhật kí chứng từ số 2 ' tiền gửi ngân hàng' + Nhật kí chứng từ số 5 ' thanh toán với người bán' + Nhật kí chứng từ số 2 ' tập hợp chi phí và tính giá thành' + Nhật kí chứng từ số 2 ' tài sản cố định' Các bảng kê: + Bảng kê số 3: Tính giá vật liệu. + Bảng kê số 4: Chi phí sản xuất theo phân xưởng. + Bảng kê số 5: Chi phí sản xuất chung. + Bảng kê số 6 : chi phí phải trả và trả trước. + Bảng kê số 9: Tính giá thành sản phẩm. Các bảng phân bổ: Bảng phân bố số1: Tiền lương và các khoản bảo hiểm xã hội. Bảng phân bố số2: phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. Bảng phân bố số3: bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Bảng phân bố số4: bảng tính giá thành và phân bổ lao vụ sản xuất phụ. Sổ chi tiết số 2 " chi tiết thanh toán với người bán" Sổ chi tiết số 5 " Sổ chi tiết tài sản cố định" Sơ đồ luân chuyển chứng từ trong hoạch toán chi phi sản xuất NKCT số 5 Chứng từ gốc NKCT số 1,2 Sổ chi tiết Bảng kê chi tiết B ảng phân bổ1,2,3.. Bảng kê số 4,5,6. NKCT số 7 Sổ cái Nhà máy gỗ cầu đuống là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động tương đối ổn định từ nhiều năm nay. Việc tổ chức công tác Kế toán rất được coi trọng trên cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh chế độ, quy định của Nhà nước và có nội dung cho phù hợp với tình hình của nhà máy. Bắt đầu từ ngày1/1/1996 nhà máy chuyển sang áp dụng chế độ Kế toán mới. Chi phí sản xuất kinh doanh trong kì được tập hợp như sau: * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm tất cả giá trị nguyên vật liệu chính nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu... được dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. nguyên vật liệu trực tiếp của Nhà máy bao gồm: gỗ tròn các loại, ván mông các loại, các loại hoá chất như keo M4 lấu ra, phin, than, keo da châu... nguyên vật liệu suất dùng xuất phát từ Kế hoạch sản xuất hàng tháng. * Chi phí nhân công trựcc tiếp: Là các khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất như lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương. Chi phí nhânh công trực tiếp còn bao gồm những khoản BHXH, BHYT, KPCĐ ( trích 19% trên tiền lương theo quy định hiện hành của bộ tài chính và thương binh xã hội). * Chí sản xuất chung: là chi ohí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất nhà máyquản lý và phục vụ sản xuất ở Nhà máy. Chi phí sản xuất chung bao gồm. - Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng: Tiền lươngvà các khoản phải trả khác cho nghiệp vụ quản lý. - Chi phí công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác phục vụ sản suất không được tính vào chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nguyên vật liệu. - Chi phí sửa chữa lớn và khấu hao TSCĐ. II Thực tế Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Nhà máy gỗ cầu đuống. 1. Đặc điểm chi phí sản xuất ở nhà máy Nhà máy gỗ cầu đuống là loại hình doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hàng loạt với sản phẩm là gỗ dán với các quy cách nhau, sản phẩm là giấy vở các loại, sản phẩm đồ mộc... Nhà máy có chu kì sản xuất ngắn, sản phẩm nhập kho nhiều, nhưng sản phẩm dở dang cuối kì cũng tương đối lớn lên việc kiểm kê đánh giá sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Nhà máy tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. 2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Do đặc điểm tình hình sản xuất ở trên, nên Kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng. Trong mỗi phân xưởng, Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất của toàn phân xưởng sau đó tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho từng quy cách sản phẩm. Ví dụ: sản phẩm gỗ dán - Gỗ dán thường, quy cách (7x1120x2240) mm. (12x1120x2440) mm. (20x1525x1370) mm. -Gỗ dán chịu nước phủ phin hai mặt quy cách (12x1220x2240). Sản phẩm giấy: +giấy tập kẻ ngang( gói bằng giấy Krat). +giấy vở kẻ ngang ( gói bằng giấy krat). ........ Do điều kiện thời gian thực tập có hạn lên trong luận văn này Em xin phép đi sâu vào tập hợp chi phí sản xuất ở phân xưởng gỗ dán với hai quy cách sản phẩm gỗ dán thường: (7x1220x2240) và(20x1552x1370) 3 Phương pháp tập hợp chi phí 3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, công cụ dụng cụ liên quan trợc tiếp đến quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm. ở Nhà máy gỗ Cầu đuống, việc tậo hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng được tiến hành vào khoảng từ mồng 5 đến mồng 10 và Kết thúc vào khoảng 20-25 tháng đó. Nguyên vật liệu xuất từ kho vật tư chủ yếu là để phục vụ cho việc sản xuât các phân xưởng. Các chứng từ xuất kho là cac phiếu xuất kho. Các phiếu suất kho này cứ 5 ngày thủ kho lại giử lên cho Kế toán n._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36980.doc