Đề tài: “Các chính sách khuyến khích xuất khẩu đối với mặt hàng cà phê của chính phủ Việt Nam”
Lời mở đầu
I. Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam trong năm gần đây
Trước khi nói tới tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong những năm gần đây, chúng ta xem xét tình hình cà phê thế giới trong hai năm gần đây có những biến động gì? Lượng cà phê xuất khẩu thế giới đạt 7,36 triệu bao trong tháng 8 năm 2008, thấp hơn so với mức 7,78 triệu bao cùng kỳ năm trước. Lượng cà phê xuất khẩu trong 11 t
14 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2073 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Các chính sách khuyến khích xuất khẩu đối với mặt hàng cà phê của chính phủ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
háng đầu niên vụ cà phê 2007/08 (tính từ tháng 10/2007 đến tháng 8/2008) đạt 86,8 triệu bao, giảm 4,5 % so với mức 90,7 triệu bao cùng kỳ niên vụ trước. Trong 12 tháng, tính đến tháng 8 năm 2008, lượng cà phê Arabica xuất khẩu đạt 61,2 triệu bao, thấp hơn so với mức 63,9 triệu bao năm ngoái, trong khi đó, lượng cà phê Robusrta xuất khẩu là 32,6 triệu bao, cũng thấp hơn năm ngoái với 34,2 triệu bao.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo xuất khẩu cà phê thế giới vụ 2008/09 sẽ tăng 6 % so với vụ trước: Brazil tăng 22 %; Việt Nam tăng 20 %; Colombia tăng 1,5 %; Indonesia tăng 8 %.
Trước tình hình biến động cà phê thế giới, có thế nói rằng niên vụ 2007 – 2008 là giảm hơn so với năm trước cùng kỳ, tuy nhiên do cầu về cà phê của thế giới vẫn ổn định 2%/năm, vì vậy mà luợng tiêu thụ cà phê thế giới sẽ vấn tiếp tục gia tăng. Với tình hình biến động càphê thế giới, tình hình càophê của Việt Nam sẽ ra sao?
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, hàng năm lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam khoảng 850.000 tấn cà phê sang hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó năm 2007 là hơn 1 triệu tấn, đạt kim ngạch hơn 1,6 tỷ USD. Riêng trong 6 tháng đầu năm nay, trong bối cảnh giá cà phê thế giới tăng theo chiều hướng tích cực,kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã đạt trên 1 tỷ USD, vượt xa con số cùng kỳ năm ngoái.
Số liệu thống kê cho thấy, năm 2006 Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 0,97 tỷ USD, năm 2007 đã tăng lên hơn 1,64 tỷ USD. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã đạt trên 1 tỷ USD. Các chuyên gia thị trường nhận định, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2008 đạt mốc 2 tỷ USD là trong tầm tay. Hiện cà phê Việt Nam đang xuất khẩu sang khoảng 70 nước trên thế giới. Ngành cà phê Việt Nam hoàn toàn có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới với những thuận lợi sẵn có của ngành cũng như cơ hội thị trường thế giới mang lại. Lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu ra thế giới là khá cao.
Với tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam là tương đối lớn, sau đây chúng ta nghiên cứu một vài chính sách của chính phủ Việt Nam khuyến khích xuất khẩu càphê ra thế giới.Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế so sánh của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu và nội địa; phát triển toàn diện, bền vững, hiện đại hóa đồng bộ các khâu: sản xuất nông nghiệp – chế biến công nghiệp – giao dịch thương mại. Đến năm 2020, toàn bộ sản phẩm cà phê Việt Nam được sản xuất – chế biến hợp chuẩn, hợp quy, giao dịch bình đẳng tại các sàn giao dịch trong nước và nước ngoài với giá bán ngang bằng hoặc cao hơn giá sản phẩm cùng loại trên thị trường; giá trị gia tăng của sản phẩm do yếu tố chất lượng mang lại tăng từ 30 - 50% (tính theo giá cố định); hạn chế tối đa những thiệt hại đối với ngành cà phê do sự biến động bất lợi của thị trường thế giới; góp phần ổn định cuộc sống, cải thiện thu nhập của người trồng cà phê, trong đó phần đông là đồng bào các dân tộc thiểu số; nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp và vị thế của cà phê Việt Nam trên trường quốc tế; đóng góp đáng kể vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước.
Các chính sách đó có nhằm khuyến khích, thúc đẩy, tạo điều kiện cho việc xuất khẩu cà phê Việt Nam không? Những chính sách đó có đạt được các yêu cầu của việc khuyến khích xuất khẩu càphê của Việt Nam?
II. Các chính sách khuyến khích xuất khẩu cà phê của chính phủ Việt Nam
1. Chính sách đối với sản xuất
Muốn có được nhiều lượng cà phê, thì trước tiên chính phủ Việt Nam cần ưu tiên cho việc sản xuất ra lượng cà phê đó. Nhằm thúc đẩy việc sản xuất cà phê thì cần phải có những chính sách về sản xuất bao gồm như chính sách về đất đai, chính sách về nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo, chính sách về tài chính và tín dụng, … các chính sách trên đều nhằm khuyến khích cho việc sản xuất cà phê
1.1 Chính sách đất đai
Phối hợp với các cơ quan hữu quan, nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tổ chức sản xuất lớn, an toàn, bền vững, như:
- Khuyến khích các hộ nông dân trồng cà phê liên kết sản xuất dưới các hình thức tổ hợp tác, HTX để sản xuất, sơ chế và kinh doanh.
- Người trồng cà phê trong vùng quy hoạch được dùng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất để góp cổ phần hoặc chuyển nhượng để hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp, hoặc liên doanh liên kết sản xuất với các doanh nghiệp chế biến cùng kinh doanh và hưởng lợi.
- Xây dựng các chính sách hỗ trợ nông dân xây dựng sân phơi cà phê.
- Phối hợp với các địa phương giám sát việc trồng mới cà phê; những diện tích cà phê không theo quy hoạch sẽ không được hưởng các quyền lợi, chính sách từ phía Nhà nước và doanh nghiệp.
1.2 Chính sách về nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo
- Tăng đầu tư ngân sách cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học để chọn tạo ra các giống cà phê có năng suất, chất lượng ổn định, kháng được bệnh gỉ sắt, chín muộn và đồng đều (tránh thời điểm thu hoạch vào cuối mùa mưa và khắc phục tình trạng hái “tuốt cành”); hỗ trợ các nghiên cứu để đẩy mạnh cơ giới hóa các khâu chăm sóc và thu hái cà phê; nghiên cứu các giải pháp tưới tiết kiệm nước.
- Hỗ trợ thích đáng từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học cho nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các dây chuyền thiết bị chế biến cà phê có đặc tính kỹ thuật tương đương với các thiết bị tiên tiến của Thế giới, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công nghệ chế biến cà phê theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
- Triển khai và sớm ban hành hệ thống các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế để hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện.
- Đẩy mạnh công tác khuyến nông và khuyến công đối với lĩnh vực trồng và chế biến cà phê, nhất là khâu sơ chế trong dân.
- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý thích ứng với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; cán bộ kỹ thuật và công nhân để tiếp thu và làm chủ các công nghệ, thiết bị hiện đại. Thông qua Chương trình khuyến nông tiến hành đào tạo nông dân về quy trình canh tác bền vững và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong sơ chế, bảo quản cà phê thóc.
1.3 Chính sách tài chính, tín dụng:
- Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất: Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong đó ngân sách Nhà nước đóng góp tỷ lệ đáng kể kết hợp với sự tham gia của doanh nghiệp và người dân trên địa bàn để đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế cho các vùng sản xuất cà phê. Trước hết là giải quyết giao thông thông suốt 4 mùa ở các tỉnh Tây Nguyên và vùng trồng cà phê ở Trung bộ và Tây Bắc, tạo điều kiện giao thương, phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn; đầu tư các hồ chứa nước, hệ thống kênh mương, đảm bảo đến năm 2015 đạt 75% và năm 2020 đạt 100% diện tích cà phê được tưới nước chủ động, tiết kiệm.
Nhà nước hỗ trợ kinh phí lập dự án phát triển hạ tầng thương mại đối với cà phê; thực hiện việc hỗ trợ doanh nghiệp được vay vốn tín dụng ưu đãi để xây dựng các sàn giao dịch, các trung tâm ký, gửi cà phê.
- Đối với sản xuất nông nghiệp:
Tăng cường nguồn vốn ngân sách cải tạo, nâng cấp và đầu tư mới các trung tâm nhân giống vùng và trạm giống khu vực. Nhà nước hỗ trợ đầu tư phát triển giống cà phê bằng chính sách quy định tại Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; ưu tiên sử dụng các nguồn vốn ODA để sản xuất cà phê bền vững, đầu tư thâm canh trọng điểm 200.000 ha cà phê vối ở Đaklak, Lâm Đồng, Gia Lai, Đaknông và 6.000 ha cà phê chè ở các tỉnh Lâm Đồng, miền Tây Quảng trị, Thừa Thiên Huế và Sơn La.
Đồng thời, có những chính sách tín dụng và tài trợ để người dân đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm đạt được những hiệu quả cao như chất lượng sản phẩm nông nghiệp được cải thiện, giá thành hạ, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Đối với lĩnh vực chế biến công nghiệp:
+ Triển khai chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân đầu tư máy móc, thiết bị, sân phơi xi măng phục vụ sơ chế - bảo quản bằng các hình thức hỗ trợ lãi suất hoặc hỗ trợ nguồn vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội.
+ Xây dựng các chính sách ưu đãi (như vay vốn từ ngân hàng đầu tư phát triển, hoặc tham gia chương trình cơ khí trọng điểm) nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư thiết bị đồng bộ, hiện đại ở các khâu xát, tách mầu, phân loại, đánh bóng, máy sấy, đóng gói trong chế biến cà phê nhân xuất khẩu; các doanh nghiệp đầu tư chế biến cà phê hòa tan và các sản phẩm cà phê khác như cà phê dạng lỏng, cà phê khử cafein, cà phê hảo hạng, cà phê đặc biệt…Bổ sung các dự án đầu tư sản xuất, chế biến cà phê vào danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ, theo đó Ngân hàng phát triển cho vay, bảo lãnh những dự án đầu tư, hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu hàng hoá do Việt Nam sản xuất có thu hồi vốn trực tiếp.
+ Tiếp tục thực hiện việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ sở kinh doanh sử dụng nhiều lao động, lao động là người dân tộc thiểu số; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập từ hoạt động dạy nghề giành riêng cho người dân tộc thiểu số.
+ Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích tiêu thụ cà phê thông qua hợp đồng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế với người sản xuất (Hợp tác xã, hộ nông dân, trang trại, đại diện hộ nông dân) theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
1.4 Chính sách thuế
Thuế 5% hay 10% cho cà phê chất lượng cao?
Theo Thông tư hướng dẫn số 120/2003-TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính tại điểm 2.10, Mục II, phần B đã quy định: sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa qua chế biến hoặc chỉ làm sạch ướp đông, phơi sấy khô áp dụng mức thuế giá trị gia tăng là 5%.
Còn các sản phẩm trồng trọt, qua chế biến (làm sạch, sấy khô, tách tạp chất, phân loại kích thước, trọng lượng, dùng máy để loại bỏ các hạt khuyết điểm, bắn màu, đánh bóng, đóng gói thành cà phê thành phẩm chất lượng cao) áp dụng mức thuế giá trị gia tăng là 10%.
2. Chính sách đối thương mại
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để hình thành hệ thống giao dịch, ký, gửi cà phê đảm bảo đầy đủ tính pháp lý, công khai, minh bạch, tạo điều kiện mang lại nhiều giá trị hơn cho người trồng cà phê. Mở rộng và nâng cấp hệ thống thông tin chuyên ngành để giúp cho người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả.
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách, hỗ trợ xúc tiến thương mại, khuyến khích xuất khẩu thông qua Hiệp hội ngành hàng. Chuyển từ chính sách can thiệp thị trường, trợ cấp xuất khẩu sang hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế, như: thành lập các trung tâm giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài, tham gia hội chợ, triển lãm, quảng bá sản phẩm.
- Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê thành lập Quỹ xúc tiến thương mại, Quỹ bảo hiểm ngành hàng để thực hiện các chương trình quảng cáo kích cầu cà phê trong nước và khắc phục rủi ro trong sản xuất – kinh doanh, đặc biệt trước những biến động tiêu cực của thị trường cà phê thế giới.
III. Các mặt đạt được và chưa được đối với các chính sách khuyến khích xuất khẩu cà phê của chính phủ Việt Nam
1. Đối với các chính sách nói chung
Chính sách thuế, theo các doanh nghiệp kinh doanh cà phê, từ tháng 1/1999 đến nay, mặt hàng cà phê nhân ở khâu kinh doanh thương mại (trừ xuất khẩu và hạt giống), bao gồm cả các loại cà phê được làm sạch, sấy khô, tách tạp chất, phân loại kích thước, trọng lượng, dùng máy để loại bỏ các hạt lỗi, bắn màu... đã và đang áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng là 5% trong phạm vi cả nước. Các doanh nghiệp kinh doanh cà phê đã được cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ kê khai thuế giá trị gia tăng, quyết toán thuế giá trị gia tăng, hoàn thuế giá trị gia tăng... chấp nhận mức thuế này. Việc xác định mức thuế giá trị gia tăng là 5% hay 10% sẽ dẫn đến hiện tượng không đồng nhất. Theo Hiệp hội, thực tế hiện nay cho thấy, cùng mặt hàng cà phê nhân, có một số nơi áp dụng mức 5% thuế giá trị gia tăng, nhưng có nơi áp dụng mức thuế 10%, trong khi hoạt động mua bán cà phê là hoạt động diễn ra trên toàn quốc. Trường hợp một số địa phương không triển khai hoặc triển khai không đồng nhất thì xử lý như thế nào thuế suất giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra khác nhau của mặt hàng này.
Trong niên vụ này, Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) đã phân loại cà phê nhập tại 10 cảng khác nhau ở châu Âu, có hơn 1 triệu bao trong số 1,5 triệu bao cà phê bị loại của 17 nước vùng lãnh thổ là cà phê Việt Nam.Ngày 7/5/2007 tại “Hội nghị áp dụng tiêu chuẩn chất lượng TCVN 4193:2005 đối với cà phê xuất khẩu Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Thương mại đã có thông báo áp dụng kiểm tra chất lượng mặt hàng cà phê theo tiêu chuẩn chất lượng TCVN 4193:2005 đối với cà phê xuất khẩu mới được thông quan. Thời điểm áp dụng từ niên vụ mới ngày 01/10/2007.
Hiện nay xu thế chung của ngành cà phê là khuyến khích xuất khẩu hàng chất lượng cao qua chế biến, vừa tăng giá trị vừa bảo đảm thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Cà phê Việt Nam vẫn còn xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô. Công việc sơ chế hay chế biến cà phê đều qua công đoạn làm sạch, sấy khô, tách tạp chất, phân loại, kích thước, trọng lượng, mà cà phê qua sơ chế hay qua chế biến chất lượng cao là cũng để xuất khẩu. Việc để có sản phẩm cà phê chất lượng cao, doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ mới, cải tiến kỹ thuật và các dây chuyền máy móc rất đắt tiền, hao hụt nhiều...
Một doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn ở tỉnh Dak Lak cho rằng, mức thuế giá trị gia tăng 5% hay 10% đều được khấu trừ, nhưng không khuyến khích các nhà thu mua chế biến cà phê chất lượng cao để bán cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Một doanh nghiệp khác cho rằng giá mua cà phê hiện nay rất cao, việc áp dụng mức thuế 10% cho cà phê chế biến là bất lợi lớn cho doanh nghiệp. Vì trong quá trình thực hiện, thời gian lập thủ tục để hoàn thuế giá trị gia tăng chậm, doanh nghiệp phải gánh thêm một khoản lãi vay do số tiền thuế giá trị gia tăng đầu vào chờ được hoàn tăng lên gấp đôi. Điều này không phù hợp với chủ trương khuyến khích xuất khẩu hàng chất lượng cao qua chế biến để tạo ra giá trị cao trong một sản phẩm xuất khẩu, trong khi đã có chính sách ưu tiên áp thuế xuất khẩu đối với mặt hàng cà phê là 0%.
Về phía Hiệp hội Cà phê - Ca cao, sau khi lấy ý kiến doanh nghiệp, Hiệp hội đề xuất với Tổng cục Thuế nên áp dụng thống nhất mức thuế giá trị gia tăng hợp lý là 5% đối với tất cả các mặt hàng cà phê nhân; đồng thời kiến nghị Tổng cục có văn bản hướng dẫn các Cục Thuế áp dụng thống nhất cả nước.
Như thế, sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vừa tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu vừa bảo đảm thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới trong giai đoạn ngành cà phê đang khuyến khích nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu hàng chất lượng cao (chỉ có giấy chứng nhận cà phê đạt tiêu chuẩn chất lượng TCVN 4193:2005 mới được xuất đi các nước).
2. Các mặt còn hạn chế đối với việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Việt Nam có sản phẩm cà phê nổi tiếng như Arabica ở Sơn La, cà phê Buôn Mê Thuột… Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có thương hiệu riêng trên thương trường quốc tế nên khả năng cạnh tranh vẫn bị lép vế. Theo các chuyên gia, cần nhanh chóng tìm cách xác lập thương hiệu cà phê Việt Nam trên thương trường thế giới nhằm hạn chế sự tác động ảnh hưởng của những nước không trồng cà phê nhưng lại chi phối sản lượng và thị trường thế giới, nhất là ở khu vực châu Âu và Mỹ. Bên cạnh việc chưa có thương hiệu, điểm yếu lớn khác của cà phê Việt Nam chính là chất lượng do công nghệ thu hoạch và bảo quản còn lạc hậu, đầu tư chế biến để tăng giá trị chưa nhiều.
Công nghệ các nhà máy chế biến cà phê của Việt Nam đã được đầu tư còn yếu so với yêu cầu về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là chất lượng sản phẩm để xuất khẩu thì năng lực chế biến ở khâu sơ chế chỉ đạt khoảng 20%, khâu tinh chế đạt 40%, công nghệ sấy chất lượng cao mới chỉ đạt 20%.
Mặc dù Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về sản lượng cà phê trên thế giới, thế nhưng doanh số và giá trị gia tăng các DN Việt Nam thu được là không nhiều bởi cà phê Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô.
Đánh giá chung về triển vọng cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới, các chuyên gia cho rằng, cơ hội là rất lớn, song nếu Việt Nam tiếp tục xuất khẩu cà phê như hiện nay thì khó có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững và sẽ tiếp tục làm mất đi cơ hội gia tăng lợi nhuận cho mình, làm mất đi lợi thế của một nước trong tốp đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê. Mặt hàng cà phê chúng ta vẫn chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô, mà những mặt hàng nông sản này lại có đường cầu ít co giãn theo giá. Cho nên người ta mới nói "được mùa nhưng người nông dân vẫn lo". Bên cạnh đó mặt hàng cà phê của ta sau khi xuất cảng nhiều khi bị trả về do hạt cà phê không đủ tiêu chuẩn.
IV. Các giải pháp cho việc xuất khẩu cà phê Việt Nam
1. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản phẩm hướng đến các thị trường có giá trị gia tăng cao
- Xây dựng chiến lược phát triển thị trường đối với cà phê nước ta đến năm 2015, 2020 và xa hơn. Chú trọng các thị trường có khả năng tiêu thụ lớn, như Trung Quốc, Đông Âu.
- Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm theo hướng:
+ Tăng tỷ lệ xuất khẩu cà phê nhân sang các thị trường cao cấp, phấn đấu đến 2015 có 50 - 70% sản lượng cà phê Việt Nam tham gia giao dịch tại các sàn giao dịch quốc tế có chất lượng cao.
+ Phát triển mạnh cà phê hoà tan, cà phê rang xay, nâng mức chế biến sâu các sản phẩm cà phê đạt 20% vào năm 2015 và 30% vào năm 2020.
+ Tăng mức tiêu dùng nội địa đạt 10 - 15% tổng sản lượng.
2. Ổn định diện tích trồng cà phê theo quy hoạch; thực hành các quy trình canh tác bền vững
- Triển khai quy hoạch chi tiết và ổn định diện tích trồng cà phê phù hợp với quyết định 150/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó diện tích ổn định từ 450.000-500.000 ha, sản lượng khoảng 1 triệu tấn, trong đó cà phê arabica (chè) chiếm khoảng 10% diện tích ở những vùng có điều kiện sinh thái phù hợp. Tiếp tục phát huy ưu thế của cà phê robusta (vối) ở các tỉnh Tây Nguyên; tiến hành thâm canh cao 200.000 ha cà phê theo quyết định số 3988/QĐ-BNN-TT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối với diện tích cà phê không đúng quy hoạch, nơi có dộ dốc cao, vùng đất trũng, xa nguồn nước tưới cần chuyển sang trồng cây khác.
- Triển khai có hiệu quả chương trình giống, nghiên cứu và chuyển giao nhanh vào sản xuất các loại giống mới có năng suất, chất lượng, độ đồng đều cao, đáp ứng đủ nhu cầu giống cho cải tạo, trồng mới. Thực hành các giải pháp kỹ thuật để lai ghép các dòng vô tính cao sản, chất lượng cao, kháng bệnh, chín muộn và đồng đều trong cải tạo các vườn cà phê già cỗi. Nâng cấp và đầu tư mới các trung tâm nhân giống, phấn đấu ở mỗi tỉnh có một trung tâm, mỗi huyện có một trạm giống.
- Tăng cường cây che bóng, áp dụng quy trình thâm canh thực hành nông nghiệp tốt (GAP), thân thiện với môi trường; từng bước nâng tỷ lệ áp dụng sản xuất bền vững, sản xuất cà phê có chứng chỉ đạt 50% diện tích vào năm 2015 và 80% vào năm 2020.
- Tổ chức và hướng dẫn nông dân thu hái đúng kỹ thuật; có các biện pháp kinh tế để ngăn chặn tình trạng hái “tuốt cành, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ quả non xanh.
3. Tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm chế biến; xây dựng và khẳng định thương hiệu cà phê Việt Nam trên trường Quốc tế
- Đầu tư, nâng cấp hệ thống sân phơi và máy sấy đối với việc sơ chế bằng phương pháp khô. Khuyến khích nông dân hợp tác, thực hiện việc sơ chế cà phê thóc quy mô lớn và áp dụng phương pháp chế biến ướt, hoặc bán ướt đối với cả cà phê vối, đảm bảo phẩm cấp nguyên liệu cho các quá trình chế biến tiếp theo.
- Từng bước hiện đại hoá các cơ sở tái chế - phân loại cà phê nhân xuất khẩu. Khuyến khích các doanh nghiệp chủ động đầu tư trang bị các máy, thiết bị tiên tiến, áp dụng tự động hoá dây chuyền sản xuất và giám sát chất lượng sản phẩm, áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO: 9000, HACCP, ISO: 14000; đảm bảo từ sau năm 2010, hầu hết các cơ sở chế biến cà phê nhân xuất khẩu tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tăng cường năng lực chế biến sâu, khuyến khích doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư chế biến cà phê hòa tan, cà phê rang xay…đến 2015 đạt sản lượng từ 10.000 – 15.000 tấn/năm, trong đó 50% xuất khẩu.
- Tập trung đầu tư nghiên cứu chế tạo trong nước các dây chuyền sản xuất cà phê công suất nhỏ và vừa, có công nghệ hiện đại, phù hợp với quy mô sản xuất. Chú trọng các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đảm bảo sản xuất an toàn, bền vững.
- Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu, củng cố sự tin cậy đối với khách hàng và là công cụ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp. Trên cơ sở cải thiện chất lượng sản phẩm, ngành cà phê và từng doanh nghiệp phải tích cực xúc tiến việc xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê Việt Nam nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng, từng bước khẳng định xuất xứ và uy tín của cà phê Việt Nam trên trường quốc tế.
4. Xây dựng hệ thống tiêu thụ cà phê hiện đại, thích ứng với quá trình giao dịch mua bán trong nước và quốc tế
Hoàn thiện hệ thống thông tin về môi trường kinh doanh, thông tin về hệ thống phân phối, giá cả mặt hàng hiện hành…chủ động áp dụng thương mại điện tử trong giao dịch mua, bán, ký gửi cà phê trong nước và quốc tế. Trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm sàn giao dịch hiện có ở Buôn Mê Thuột và học tập kinh nghiệm các sàn giao dịch lớn trên thế giới, tiến hành xây dựng Đề án phát triển hệ thống thương mại cà phê ở nước ta, bảo đảm tính hiện đại, văn minh thương mại và thích ứng với quá trình mua, bán, ký gửi ở từng vùng trong nước và quốc tế. Phấn đấu đến năm 2015, đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động 02 sàn giao dịch cà phê tại Tây Nguyên và Thành phố Hồ Chí Minh, áp dụng các phương thức mua bán hiện đại như giao dịch kỳ hạn…phòng ngừa rủi ro khi có biến động giá trên thị trường; thí điểm đưa cà phê Việt Nam giao dịch tại các sàn giao dịch quốc tế (New York; Luân Đôn).
5. Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, tạo liên kết, gắn bó lợi ích giữa người trồng, doanh nghiệp chế biến và các cơ sở dịch vụ
- Phát triển hình thức kinh tế hợp tác, hộ trang trại sản xuất lớn. Nhà nước có cơ chế, chính sách khuyến khích nông dân tích tụ đất, hình thành các tổ hợp tác, nhóm nông hộ sản xuất cà phê.
- Thực hiện liên kết “4 nhà”, trong đó các doanh nghiệp cần chủ động liên kết với các hộ nông dân, hỗ trợ sản xuất, phân phối lợi ích hợp lý, để phát triển vùng nguyên liệu theo quy hoạch, nhằm ổn định sản lượng và chất lượng nguyên liệu cho chế biến.
- Khuyến khích hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp trên cơ sở người dân đóng góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị vườn cà phê để tổ chức sản xuất lớn theo hướng bền vững, bảo vệ tài sản và cùng hưởng lợi thông qua sản xuất, chế biến, dịch vụ và hỗ trợ của Nhà nước (như đầu tư đường, thuỷ lợi, giống, khuyến nông, bảo vệ thực vật...).
6. Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước và của Hiệp hội ngành hàng
- Tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn với các Bộ, ngành trong việc chỉ đạo, hỗ trợ ngành cà phê huy động và phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Thực hiện các cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới, trước hết là Hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm; hoàn thiện các chính sách thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế, phát triển thị trường nội địa. Nhà nước tăng cường các biện pháp hành chính, kinh tế trong quản lý, như: ban hành và kiểm soát việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, chế biến; tăng cường năng lực của hệ thống kiểm nghiệm và giám định chất lượng giống, chất lượng cà phê xuất khẩu. Kiện toàn và nâng cao năng lực quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đồng thời phân công đơn vị chịu trách nhiệm đầu mối trong quản lý ngành cà phê, bảo đảm sự điều hành thông suốt từ Trung ương đến cơ sở.
- Phát huy vai trò của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam là cầu nối giữa doanh nghiệp và Nhà nước, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, công nghệ, phối hợp hoạt động thị trường. Củng cố và tăng cường vai trò của Tổng công ty cà phê Việt Nam, phát triển sản xuất, kinh doanh đa dạng, làm đầu tàu dẫn dắt các doanh nghiệp thuộc mọi thành phàn kinh tế triển khai thực hiện tốt các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam.
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
I. Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam trong năm gần đây 1
II. Các chính sách khuyến khích xuất khẩu cà phê của chính phủ Việt Nam 3
1. Chính sách đối với sản xuất 3
1.1 Chính sách đất đai 3
1.2 Chính sách về nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo 3
1.3 Chính sách tài chính, tín dụng 4
1.4 Chính sách thuế 6
2. Chính sách đối thương mại 6
III. Các mặt đạt được và chưa được đối với các chính sách khuyến khích xuất khẩu cà phê của chính phủ Việt Nam 7
1. Đối với các chính sách nói chung 7
2. Các mặt còn hạn chế đối với việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam 9
IV. Các giải pháp cho việc xuất khẩu cà phê Việt Nam 10
1. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản phẩm hướng đến các thị trường có giá trị gia tăng cao 10
2. Ổn định diện tích trồng cà phê theo quy hoạch; thực hành các quy trình canh tác bền vững 10
3. Tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm chế biến; xây dựng và khẳng định thương hiệu cà phê Việt Nam trên trường Quốc tế 11
4. Xây dựng hệ thống tiêu thụ cà phê hiện đại, thích ứng với quá trình giao dịch mua bán trong nước và quốc tế 12
5. Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, tạo liên kết, gắn bó lợi ích giữa người trồng, doanh nghiệp chế biến và các cơ sở dịch vụ 13
6. Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước và của Hiệp hội ngành hàng 13
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24948.doc