Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu giày dép sang thị trường EU

Mở đầu 1.Tầm quan trọng của đề tài Ngành công nghiệp Da giầy được coi là một trong những ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển hàng tiêu dùng hướng ra xuất khẩu, là ngành sử dụng nhiều lao động xã hội và có lợi thế xuất khẩu. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp Da giầy trên thế giới và khu vực, từ năm 1990 ngành Da giầy Việt Nam đã đón nhận sự chuyển dịch sản xuất từ các nước và các vùng lãnh thổ và từ đó phát triển nhanh chóng. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này cũng tăng mạnh đón

doc94 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu giày dép sang thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g góp vào sự tăng trưởng, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước. EU là một thị trường rộng lớn và là thị trường xuất khẩu chủ yếu của mặt hàng giầy dép Việt Nam. Đây là một thị trường thống nhất và ổn định với dân số đông có mức sống cao và nhu cầu tiêu thụ giầy dép lớn. Trong thời gian tới ngành vẫn xác định đây tiếp tục là thị trường chính của Việt Nam bên cạnh những thị trường mới đầy tiềm năng khác như thị trường Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng và lợi thế, các doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép Việt Nam vào thị trường EU cũng đang phải đương đầu với những khó khăn thách thức, sự cạnh tranh gay gắt từ phía thị trường đem lại. Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp tăng cường năng lực cạnh tranh khi xuất khẩu vào thị trường này ngoài những phương hướng tầm vĩ mô, cần thiết phải có các biện pháp cụ thể được xây dựng một cách quy mô trên cả lĩnh vực sản xuất lẫn thị trường . Với lý do đó, người viết xin được chọn đề tài “Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2.Mục đích của khoá luận tôt nghiệp Khoá luận “ Các biện pháp thúcc đẩy xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU” được viết với mục đích xác định các phương pháp tiếp cận thị trường EU, tháo gỡ những tồn tại khó khăn của ngành, điều chỉnh chiến lược sản xuất trong nước, tăng cường năng lực cạnh tranh, để đẩy mạnh xuất khẩu của mặt hàng giầy dép Việt Nam vào thị trường EU. Khoá luận dựa trên cơ sở những phân tích, đánh giá thực trạng ngành Da giầy trong những năm qua, cơ hội phát triển, sự chuyển dịch của ngành công nghiệp giầy dép trên thế giới và khu vực, dự báo xu hướng thị trường EU đối với sản phẩm giầy dép trong những năm tới và căn cứ vào “ Chiến lược phát triển tổng thể ngành Da giầy Việt Nam đến 2010 ” đã đưa ra những giải pháp chi tiết cả ở tầm vĩ mô thuộc vai trò nhà nước và các cơ quan chủ quản lẫn tầm vi mô phía doanh nghiệp. 3. Kết cấu khoá luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận tốt nghiệp được chia thành 3 chương: Chương I: Thực trạng sản xuất và xuất khẩu da giầy của Việt Nam trong những năm qua Chương II: Hoạt động xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU trong những năm qua. Chương III:Các biện phápnhằm thúc đẩy xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU trong thời gian tới. 4.Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện, khoá luận này có sử dụng phương pháp nghiên cứu như phương pháp tiếp cận hệ thống phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích thống kê, phương pháp tổng hợp số liệu… Xin được trân trọng cảm ơn thầy giáo, tiến sỹ Phạm Duy Liên đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Và cũng xin được cảm ơn các cô chú cán bộ trong phòng nghiệp vụ II - Công ty xuất nhập khẩu thuộc Tổng công ty Da giầy Việt Nam, Phòng tổng hợp Hiệp hội Da giầy Việt Nam, các anh chị trong tổ EU Vụ xuất nhập khẩu Bộ Thương mại đã giúp tôi rất nhiều trong thời gian này. Chương I Thực trạng sản xuất và xuất khẩu của ngành Da giầy Việt Nam trong thời gian qua. Thực trạng của ngành Da giầy Việt Nam . 1.1.Những nét cơ bản của ngành Da giầy Việt Nam 1.1.1.Tổng quan về ngành Da giầy Việt Nam . Trước năm 1987 ngành Da giầy Việt Nam sản xuất còn nhỏ lẻ, sản phẩm chủ yếu phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng trong nước. Ngày 26/10/1987 Liên hiệp sản xuất da giầy được thành lập theo quyết định của chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng. Nhiệm vụ chính là tập hợp các cơ sở sản xuất da giầy trong nước để thực hiện một phần hiệp định dài hạn về hợp tác sản xuất hàng công nghiệp nhẹ giữa Việt Nam và Liên Xô (cũ) ký ngày 19/5/1987. Từ năm 1987 đến năm 1991, toàn ngành Da giầy Việt Nam bên cạnh chức năng sản xuất tự cung nhu cầu trong nước còn phải thực hiện các chương trình hợp tác gia công quốc tế. Các nhà máy từ trung ương đến địa phương đều thực hiện gia công bán thành phẩm mũ giầy cho Liên Xô cũ theo hiệp định và nghị định thư dài hạn giữa hai chính phủ. Phương thức gia công lúc bấy giờ là phía bạn giao nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm. Các nhà máy thực hiện việc xuất nhập khẩu nguyên liệu và thành phẩm thông qua Liên hiệp sản xuất da giầy. Năm 1991 khi Liên Xô và Đông Âu tan rã, do mất thị trường sản phẩm của các nhà máy trong nước không tiêu thụ được, hai phần ba số nhà máy phải đóng cửa, số còn lại phải sản xuất cầm chừng, tình hình sản xuất rơi vào đình trệ. Từ năm 1992-1995, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp giầy thế giới và khu vực, ngành công nghiệp giầy Việt Nam đã đón nhận sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ các nước và lãnh thổ công nghiệp cụ thể là các nước như Hàn Quốc và Đài Loan… Các doanh nghiệp ngành giầy đã nhanh chóng tận dụng thời cơ, cải tạo nhà xưởng hiện có, đầu tư máy móc thiết bị, thu hút các đối tác nước ngoài vào sản xuất giầy tại Việt Nam với nhiều hình thức đa dạng như hợp tác sản xuất gia công, mua bán sản phẩm và ngành Da giầy Việt Nam thực sự bước sang một thời kỳ phát triển mới, giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục vạn lao động, có kim ngạch xuất khẩu lớn góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thời kỳ 1996-1997 là thời kỳ có tốc độ tăng trưởng cao, năm 1999 Việt Nam đứng thứ 8 trong 10 nước sản xuất giầy dép lớn nhất Châu á, chiếm 2.1 % tổng sản lượng giầy thế giới. Cho đến nay cả nước hiện có 233 doanh nghiệp sản xuất giầy dép các loại trong đó có 76 doanh nghiệp nhà nước, 80 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 77 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tổng năng lực sản xuất giầy dép các loại hàng năm đạt khoảng 420 triệu đôi trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 48%, doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 27.25%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 24.75%. Sản lượng sản xuất giầy dép các loại tăng nhanh qua các năm. Từ chỗ chỉ gia công mũ giầy đơn thuần cho các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ) đến nay các doanh nghiệp giầy da của Việt Nam đã lớn mạnh và với những dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh với những chủng loại phong phú, những nhãn mác nổi tiếng thế giới cũng được sản xuất tại Việt Nam như Nike, Reebok, Adidas… Hiện nay ngành Da giầy Việt Nam đã sản xuất được trên 360 triệu đôi giầy dép các loại, 22 triệu feet2 da thành phẩm và trên 30 triệu sản phẩm như túi, cặp các loại. Xuất khẩu giầy dép tăng nhanh hiện đang đứng thứ 4 thế giới . 1.1.2.Đặc điểm ngành giầy dép Việt Nam: + Ngành giầy dép Việt Nam có một nguồn nhân công dồi dào có thể sử dụng được với chi phí thấp. Việt Nam hiện có lực lượng lao động đông đúc, trẻ, khỏe khoảng 30 triệu người có tay nghề đáp ứng được yêu cầu khi bắt đầu sử dụng công nghệ và máy móc thiết bị mới. Toàn ngành giầy dép hiện nay có khoảng 350.000 lao động, trong đó 80% lao động là nữ. Theo dự đoán số lượng lao động toàn ngành đến năm 2005 là 550.000 người, năm 2010 là 650.000 người, nhưng hầu hết các công nhân không được đào tạo chính quy chỉ được đào tạo chủ yếu là kèm cặp trên dây chuyền sản xuất. Cấp bậc kỹ thuật của công nhân bình quân là 2.5 trên 6 và phần lớn số công nhân ở độ tuổi 20-35. Trong đó số lao động tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm 70%, số còn lại mới tốt nghiệp lớp 9. Chi phí nhân công ở Việt Nam và đặc biệt trong ngành giầy da rất thấp. Điều này góp phần làm giảm chi phí sản xuất song cũng dẫn đến tình trạng mức lương toàn ngành thấp, phải thu hút lao động từ các vùng nông thôn, do đó số lao động này cần cù chịu khó nhưng kỹ năng tay nghề, trình độ tinh xảo, tác phong công nghiệp còn kém. Điều này rất khó khăn trong việc thực hiện những đơn hàng có giá trị và đòi hỏi chất lượng cao. Bảng 1: Chi phí lao động so sánh giữa các nhà sản xuất giầy dép ASEAN Đơn vị USD Việt Nam Indonesia Hàn Quốc Trung Quốc Hồng Kông Đài Loan 0.3 0.31 0.38 0.48 5.16 5.98 Nguồn: Hiệp hội da giầy Việt Nam LEFASO + Trình độ công nghệ chưa cao: Trình độ công nghệ của ngành Da giầy Việt Nam thuộc loại trung bình so với thế giới nhưng trong giữa các nhà máy của Việt Nam lại có sự khác biệt lớn. Đó là sự khác biệt giữa các doanh nghiệp có loại hình sở hữu khác nhau. Trong khu vực các doanh nghiệp nhà nước, hầu hết các máy móc thiết bị nhập khẩu từ Liên Xô và Đông Âu từ thập kỷ 80, đến nay đã cũ kỹ và lạc hậu. Hiện nay, các doanh nghiệp này cũng đang dần dần đổi mới, thay thế máy móc thiết bị, nhập khẩu những dây chuyền công nghệ tiên tiến nhưng quá trình này diễn ra còn manh mún và rất chậm chạp do thiếu vốn. Một nguyên nhân khác là do chúng ta chủ yếu sản xuất theo phương thức gia công nên quy mô đầu tư sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào các đối tác nước ngoài. Trong khi đó các doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn nước ngoài lại có qui mô lớn, được trang bị công nghệ máy móc nhà xưởng đồng bộ. Số máy móc thiết bị này được các đối tác nước ngoài vận chuyển đến Việt Nam, trong số đó có hai đối tác lớn nhất là Hàn Quốc và Đài Loan. Toàn ngành đã có trên 500 dây chuyền sản xuất đồng bộ sản xuất các loại dày dép hoàn chỉnh với công suất mỗi năm hơn 420 triệu đôi các loại. Tuy nhiên số thiết bị máy móc nói trên phần lớn thuộc thế hệ trung bình của thế giới chứ chưa phải thuộc thế hệ hiện đại nên năng suất còn thấp. + Phương thức hoạt động ở các doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép hiện nay chủ yếu là sản xuất gia công xuất khẩu. Chính vì thế trong những năm qua kim nghạch xuất khẩu thì lớn còn kim ngạch thực thì lại rất ít. Tuy nhiên việc thực hiện phương thức gia công này cũng có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực nhất định. Ngoài những tác động tích cực như nhanh chóng tạo được nhiều công ăn việc làm cho ngưòi lao động, tiếp thu được những kỹ năng kiến thức về quản lý sản xuất và công nghệ, tiết kiệm được vốn đầu tư và tránh được rủi ro về thị trường đầu ra, nó còn có các tác dộng tiêu cực như: phụ thuộc nặng nề vào đối tác nước ngoài, không có cơ hội nắm bắt thị trường, bị động trong việc tiếp nhận đơn hàng và triển khai kế hoạch sản xuất, lợi nhuận thấp và ít vốn tích luỹ để tái đầu tư phát triển. Ngoài ra còn có một tác động do tâm lý chủ quan như do dựa vào nguồn nguyên liệu nước ngoài không chú trọng đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu trong nước. + Nguồn nguyên liệu đầu vào hạn chế: Khoảng từ 60% đến 80% đầu vào cho sản xuất giầy dép ở Việt Nam là nhập khẩu, cụ thể tuỳ theo từng chủng loại sản phẩm. Có khi một sản phẩm giầy được sản xuất tại Việt Nam nhưng phần lớn nguyên phụ liệu của sản phẩm đó lại được nhập khẩu từ nơi khác. Thái Lan và Hàn Quốc là hai quốc gia cung cấp nguyên liệu da và Trung Quốc là nhà cung cấp các phụ liệu khác. + Về tổ chức quản lý sản xuất: Ngành Da giầy Việt Nam cùng với sự chuyển đổi cơ chế và chính sách của Nhà nước hiện nay được tồn tại dưới nhiều hình thức sở hữu: doanh nghiệp nhà nước (76 doanh nghiệp), doanh nghiệp ngoài quốc doanh (80 doanh nghiệp), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (77 doanh nghiệp) (Nguồn LEFASO-2001). Do vậy về hình thức tổ chức quản lý sản xuất có nhiều điểm khác nhau.Sau năm 90, do có sự khuyến khích từ phía Chính phủ Việt Nam, nhiều đối tác nước ngoài đã đến Việt Nam. Hiện nay có khoảng 80% các doanh nghiệp sản xuất giầy ở Việt Nam có quan hệ hợp đồng sản xuất với các hãng nước ngoài. Trong tổ chức của một Công ty liên doanh điển hình ở Việt Nam, phía nước ngoài chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật các hoạt động của Công ty bao gồm: vận chuyển máy móc và vật liệu từ nước họ đến Việt Nam, cung cấp hầu như toàn bộ các nguyên vật liệu sử dụng trong dây chuyền sản xuất và tìm kiếm hợp đồng. Trong khi đó phía Việt Nam thường cung cấp nguồn nhân lực, duy trì bảo dưỡng các thiết bị máy móc trong nhà máy và chịu trách nhiệm về công tác quản trị hành chính của công ty. Tuy nhiên, đến năm 2000 sự phát triển rầm rộ của ngành giầy dép cũng đã từ từ giảm dần. Xét ở mức độ quốc gia có một vài yếu tố ảnh hưởng làm giảm tốc độ gia tăng của ngành giầy dép như do giá trị gia tăng của một số sản phẩm giầy dép cụ thể thấp, sự lệ thuộc quá lớn vào các nhà đầu tư nước ngoài và sự hạn chế của dây chuyền sản xuất. Do vậy, các chủ nhà máy và các phía đối tácViệt Nam đã ý thức được nhu cầu phải thoát ra khỏi sự lệ thuộc đó và cải thiện được các điểm yếu kém để đạt được một sự vững mạnh của ngành công nghiệp giầy dép của Việt Nam trong tương lai. 1.1.3.Chỉ số đánh giá sự phát triển: Như đã phân tích ở trên, ngành công nghiệp giầy dép ở Việt Nam đã và đang tiếp tục tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trong những năm gần đây. Trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2000 sản xuất chung tăng trưởng từ 3,5 tỷ lên 8,8 tỷ đồng(tính theo giá năm 1994), với chỉ số tăng trưởng trung bình là 21%/năm cho cả giai đoạn. Nếu tính theo số lượng đôi giầy dép thành phẩm, sản xuất cũng tiếp tục tăng trưởng cao. Tính trong khoảng từ năm 1997 đến năm 2000, sản xuất chung tăng từ 206 triệu đôi lên đến 303 triệu đôi và chỉ số phát triển chung bình hàng năm trong giai đoạn là 14%. Giống như giá trị sản lượng, chỉ số tăng trưởng sản lượng tính bằng số đôi giầy dép hàng năm thay đổi rất lớn từ 3,2% năm 1998 đến 25,7% năm 2000. Năng lực sản xuất hiện tại của ngành công nghiệp giầy dép của Việt Nam được báo cáo vào khoảng 420 triệu đôi. Biểu đồ 2: Sản xuất và xuất khẩu giầy dép của Việt Nam Nguồn:Hiệp hội da giầy Việt Nam (LEFASO- 2001) 1.2 Vai trò của ngành da giầy trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp Da - Giầy là ngành sản xuất gắn liền với nhu cầu không thể thiếu được của tiêu dùng xã hội, là bộ phận của nhu cầu mặc thời trang. Hiện nay Da-Giầy được coi là một ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển hàng tiêu dùng hướng ra xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu da giầy năm 2001 đạt 1,5595 tỷ USD đứng thứ 2 sau ngành dầu khí và là một trong 10 ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Việt Nam. Với ưu điểm của ngành là công nghệ đơn giản, vốn đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế xã hội cao, sử dụng lượng nhân công lớn, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nước ta trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, ngành da giầy đã đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của nước ta. 1.2.1.Giải quyết công ăn việc làm. Với số dân hơn 80 triệu người mỗi năm Việt Nam có hàng triệu người bước vào độ tuổi lao động trong đó tỷ lệ lao động phổ thông chưa qua đào tạo còn khá lớn. Ngành da giầy với ưu điểm là sử dụng nhiều lao động và có thể dùng lao động phổ thông, hàng năm đã tạo ra rất nhiều công ăn việc làm với những lao đông chưa qua đào tạo. Với việc mở rộng sản xuất, số công nhân da - giầy đã tăng rất nhanh trong vòng 5 năm trở lại đây. Năm 1995 số người lao động trong ngành giầy dép là 148.000 người nhưng đến năm 1999, con số này đã lên đến 250.00 người với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 27% trong giai đoạn này. Năm nay trong toàn ngành hiện có 400.000 lao động. Bình quân mỗi năm ngành da giầy đã tạo ra khoảng 40.000 suất công ăn việc làm. Điều này có ý nghĩa xã hội rất to lớn với một nước ở giai đoạn đầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và đông dân như nước ta. Việc giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lao động lớn, tay nghề chưa cao sẽ giải quyết được nhiều vần đề xã hội khác. Mặt khác thông qua việc lao động trên dây chuyền đặc biệt là lao động trong các công ty liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài, ý thức lao động công nghiệp trình độ tay nghề của người lao độngnước ta cũng được nâng lên rất cao. Điều này cũng là một thứ mà người lao động của chúng ta đang rất cần. 1.2.2.Phục vụ nhu cầu trong nước: Hiện nay nhu cầu trong nước về mặt hàng giầy dép tăng nhanh cùng với mức tăng thu nhập của dân cư trong nước. Với năng lực sản xuất hiện có, ngành công nghiệp giầy - dép đã đáp ứng được một phần nhu cầu giầy dép trong nước, tuy nhiên Việt Nam vẫn còn nhập khẩu giầy dép với số lượng lớn, vào khoảng 4 triệu đôi/năm chủ yếu là giầy dép Trung Quốc. Trong những năm trở lại đây, các nhà máy da giầy trong nước đã nỗ lực bên cạnh việc tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu đã chú trọng đến thị trường trong nước, cải tiến mẫu mã chất lượng để phù hợp, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng nội địa. Có thể nêu ra vài ví dụ như công ty giầy Hà Nội, công ty giầy Thượng Đình, công ty giầy Bình Tiên .v.v để chứng minh cho điều này. 1.2.3.Phát huy được lợi thế so sánh của đất nước: Công nghiệp da giầy đóng một vai trò rất to lớn trong hoạt động công nghiệp chung của nước ta. Nó đã tận dụng và phát triển được lợi thế so sánh trong việc sản xuất các loại sản phẩm này nhờ có nguồn nhân lực rẻ mang tính cạnh tranh cao. Năm 1995 ngành công nghiệp da giầy chiếm tỷ trọng 3.4% tổng sản phẩm công nghiệp của Việt Nam thì sang năm 2000 con số này lên tới 4.5%. Trong nền công nghiệp da giầy của Việt Nam, giầy vẫn được sản xuất nhiều hơn là túi xách tay và các sản phẩm khác. 1.2.4. Góp phần làm tăng thu ngoại tệ: Đất nước ta trong giai đoạn đầu Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá rất cần nhiều ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị góp phần xây dựng đất nước. Cùng với sự phát triển của ngành da giầy, sự tăng trưởng trong việc xuất khẩu của ngành giầy dép trong thời gian qua cũng đem lại một số lượng ngoại tệ lớn. 1.3 Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành da giầy trong những năm qua. 1.3.1 Về năng lực sản xuất : Bảng 2: Cơ cấu sản phẩm theo loại hình doanh nghiệp tính đến năm 2001. Đơn vị : 1000 đôi Chủng loại sản phẩm Doanh nghiệp quốc doanh Doanh nghiệp ngoài QD Doanh nghiệp 100% vốn NN Doanh nghiệp liên doanh Tổng sản phẩm Các loại giầydép 111.004 119.946 185.755 34.000 450.000 Giầy thể thao 32.547 38.667 160.110 14.809 245.428 Giầy vải 35.107 12.207 9.922 7.964 65.200 Giầy da 30.305 45.619 0 0 75.924 Các loại khác 13.045 23.453 15.723 11.227 63.448 Túi xách 16.000 4.000 12.000 32.000 Da thành phẩm 10.670 11.460 870 25.000 Nguồn: Hiệp hội da-giầy Việt Nam (LEFASO-2001) Cho đến hết năm 2001 toàn ngành giầy da đã sản xuất được 450 triệu đôi.Về cơ cấu sản phẩm giầy thể thao chiếm một tỷ trọng lớn 56.63% sản lượng toàn ngành. Giầy thể thao mới phát triển khi nước ta chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Đây là một mặt hàng mới nên được sản xuất nhiều trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. ở các doanh nghiệp này được đầu tư đồng bộ máy móc thiết bị của Đài Loan, Hàn Quốc, tuy nhiên hiện nay tiến độ sử dụng vốn đầu tư nước ngoài chưa cao, mới chỉ đạt 63% so với giấy phép đầu tư. Giầy vải được sản xuất tập trung chủ yếu tại các doanh nghiệp quốc doanh. Hiện nay tổng sản phẩm giầy vải chiếm 15.3% năng lực sản xuất toàn ngành nhưng sản lượng sản xuất mặt hàng này đang có xu hướng giảm xuống. Giầy da mới được quan tâm phát triển từ năm 1992. Đến hết năm 2001 toàn ngành có năng lực sản xuất giầy da 12.8% năng lực sản xuất toàn ngành. Đây là mặt hàng cao cấp đòi hỏi có mẫu mã đa dạng, phong phú, máy móc phải đồng bộ và có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến. Hiện nay công nghệ này chúng ta mới chỉ được đầu tư thông qua đối tác Đài Loan và tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp quốc doanh, riêng tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không có dự án nào. Dép các loại được sản xuất tập trung tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp liên doanh. Trước khi chuyển đổi cơ chế, dép được sản xuất thủ công là chính nhưng sau đó đã được quan tâm phát triển về mẫu mã, chủng loại chất lượng sản phẩm. Đến hết năm 2001, toàn ngành có năng lực sản xuất giầy dép chiếm 15.2% năng lực sản xuất giầy dép toàn ngành. Về thuộc da thành phẩm, năng lực sản xuất toàn ngành còn yếu kém. Toàn ngành có năng lực sản xuất 21,3 triệu feet2 trong đó khu vực ngoài quốc doanh chiếm chủ yếu 44% năng lực toàn ngành. Tiếp đến khu vực quốc doanh trung ương chiếm 42%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và quốc doanh địa phương chiếm 4%. Nhìn chung nguyên liệu về da còn chưa đủ, chỉ mới đáp ứng được từ 20% á 40% nhu cầu sản xuất trong nước. Hiện nay đã có một số nhà máy thuộc da mới được xây dựng và đầu tư tương đối hoàn chỉnh như nhà máy Da Vinh đủ khả năng sản xuất da cho nhà máy sản xuất mũ giầy xuất khẩu sang Nhật và cung cấp đủ da lót cho một số doanh nghiệp trong Tổng công ty da giầy Việt Nam để sản xuất giầy xuất khẩu. Sắp xếp lại khâu tổ chức quản lý của các xí nghiệp thuộc da làm ăn thua lỗ như công ty Da Sài Gòn đã làm tăng dần sản lượng và chất lượng nguyên liệu cho các đơn vị sản xuất giầy xuất khẩu. Nhìn chung toàn ngành hiện nay cũng đã và đang có nhiều nỗ lực để tăng năng lực sản xuất da thuộc thành phẩm. Tuy nhiên một điều rất cần chú ý ở đây là năng lực thực tế huy động vẫn còn thấp. Chúng ta chưa khai thác hết năng lực sản xuất của ngành: Giầy vải chỉ thực hiện được 57.9% công suất, tỷ lệ này hiện nay đang giảm dần, giầy thể thao đạt 60% công suất, giầy da đạt 91% công suất. Nguyên nhân chủ yếu là do một số doanh nghiệp đầu tư nhưng không có bạn hàng, đối tác chỉ hợp tác giai đọan đầu để bán máy móc sau đó dần rút ra. Một số doanh nghiệp do quản lý kém, sản xuất ra sản phẩm kém chất lượng nên dẫn đến mất bạn hàng, số khác lại phụ thuộc nhiều vào một số đối tác tiêu thụ chính. Khi mối quan hệ với các đối tác này đứt đoạn, các doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng mất hẳn thị trường. Ngoài ra hầu hết các doanh nghiệp còn làm gia công, phụ thuộc nhiều vào đối tác, chỉ có một số ít các doanh nghiệp tự sản xuất với sức cạnh tranh rất hạn chế. Điều này đã làm hạn chế rất nhiều trong việc khai thác năng lực sản xuất hiện có. Trong thời gian tới chúng ta cần phải có các giải pháp để nâng cao năng lực sản xuất hiện có và khai thác sử dụng triệt để có hiệu quả năng lực đó. 1.3.2 Về cơ cấu sở hữu và tổ chức quản lý: Toàn ngành da giầy hiện nay có 240 doanh nghiệp sản xuất giầy dép, túi cặp, nguyên phụ liệu ngành giầy. Trong đó các công ty cơ sở sản xuất tồn tại dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Các doanh nghiệp quốc doanh chiếm 31.6% với 76 doanh nghiệp ( gồm cả các doanh nghiệp trực thuộc) trong đó Tổng công ty da giầy quản lý 20 doanh nghiệp, 18 doanh nghiệp sản xuất giầy dép, 01 doanh nghiệp sản xuất cặp túi xách, 01 viện nghiên cứu da giầy. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 35% với 84 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này có sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân với nhiều hình thức công ty khác nhau như: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty tư nhân…Còn lại là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 80 doanh nghiệp chiếm 33,4% trong đó bao gồm doanh nghiệp liên doanh 17 doanh nghiệp và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 63 doanh nghiệp (Nguồn: Số lượng các doanh nghiệp theo thành phần kinh tế-LEFASO/2001). Về tổ chức quản lý, các doanh nghiệp quốc doanh trung ương và quốc doanh địa phương chịu sự quản lý của Bộ Công nghiệp và Sở Công nghiệp. Các doanh nghiệp quốc doanh trung ương hiện nay được tập trung quản lý đầu mối là Tổng công ty da – giầy Việt Nam ( Tổng công ty 90). Công ty này được thành lập với mục đích để hình thành tập đoàn kinh tế mạnh đủ điều kiện chi phối quản lý các hoạt động kinh tế sản xuất chuyên ngành, tạo mối liên kết giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, tập trung đầu mối xuất khẩu làm chủ thị trường trong và ngoài nước, cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy ngành phát triển. Bên cạnh đó các doanh nghiệp quốc doanh địa phương cũng chiếm tỷ lệ đáng kể. Nhìn chung các doanh nghiệp quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong quản lý sản xuất, kỹ thuật công nghệ, hoạt động với quy mô lớn và có nề nếp hơn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhưng tính năng động sáng tạo vẫn còn hạn chế. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được quản lý theo Luật công ty năm 1990 nay là Luật doanh nghiệp năm 2000 bao gồm công ty TNHH, công ty tư nhân, công ty cổ phần, tổ sản xuất …Các doanh nghiệp này sử dụng vốn góp, vốn của các cổ đông và thường do người chủ sở hữu đứng ra tổ chức quản lý hoặc thuê ngoài.Các công ty này thường được phía đối tác hỗ trợ về mặt kỹ thuật công nghệ và quản lý. Đây là khu vực làm ăn có hiệu quả do có sức cạnh tranh lớn do bộ máy quản lý gọn nhẹ, sử dụng lao động rẻ tiền, quản lý vật tư, nguyên vật liệu chặt chẽ và có hiệu quả. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được quản lý theo Luật đầu tư năm 1997 và được sửa đổi năm 2000. ở các công ty này thường được đầu tư trang thiết bị sản xuất tiên tiến, đồng bộ, sản phẩm đầu ra tiêu thụ dễ dàng hơn. Phía nước ngoài thường quản lý về máy móc, công nghệ và thị trường sản phẩm đầu ra còn phía Việt Nam thường quản lý về hành chính nhân sự. Lãnh đạo thường được quyết định theo tỷ lệ vốn góp. Nhìn chung ở khu vực này là một khu vực khá năng động có hiệu quả kinh tế cao do có nguồn vốn lớn, đầu tư đồng bộ, và trình độ kỹ thuật quản lý sản xuất cao. 1.3.3.Lao động và trình độ lao động: Ngành da – giầy Việt Nam là ngành thu hút khá nhiều lao động. Đây cũng là một ưu điểm của ngành đối với việc giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lao động trong xã hội. Song ngành da – giầy Việt Nam đang đước trước một thực tế đáng lo ngại là nguồn nhân lực chưa được đào tạo chính quy và có nguy cơ không đáp ứng được nhu cầu phát triển và thách thức trong những năm tới. Trong thời gian qua với sự hợp tác cùng với các đối tác nước ngoài dưới hình thức gia công, hợp tác sản xuất, liên doanh và 100% vốn nước ngoài, phần lớn lực lượng lao động được các chuyên gia đào tạo trên dây chuyền sản xuất tiếp thu kiến thức và thực hành trên từng công việc được giao. Nhờ đó trình độ tay nghề của cán bộ kỹ thuật và công nhân được nâng cao, phát huy được tính năng động, khéo léo, sáng tạo của lực lượng lao động trẻ. Hiệp nay Việt Nam vẫn chưa có trường chuyên đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân cho ngành Giầy. Chỉ có một lực lượng nhỏ lao động được đào tạo tại các trường công nhân kỹ thuật của Bộ Công nghiệp hoặc trường May ( thuộc Tổng công ty Dệt – May). Số công nhân này chiếm khoảng 20% lao động toàn ngành. Năng lực của lực lượng cán bộ khoa học công nghệ vẫn còn nhiều hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là giai đoạn từ nay đến năm 2010. Hầu hết đội ngũ cán bộ KHKT chuyên ngành được đào tạo tại Liên Xô cũ và các nước Đông Âu nhưng những năm gần đây không được bổ sung, trong nước cũng không có trường đào tạo chuyên ngành. Nhìn chung so với các nước khác trong khu vực thì trình độ cán bộ của ngành so với các nước khác trong khu vực thì còn tụt hậu khá xa. Đây là một lỗ hổng rất lớn, một điểm yếu cơ bản cần phải khắc phục ngay. Nếu phân theo thành phần kinh tế những năm gần đây ngành công nghiệp giầy dép Việt Nam cũng có một sự chuyển dịch lao động giữa 3 loại hình sở hữu chủ yếu do việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đem lại. Năm 1995 số lao động làm việc tại các doanh nghiệp quốc doanh có xu hướng chuyển sang các công ty khác đặc biệt là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 1995 số lao động làm việc trong các doanh nghiệp quốc doanh là 43% thì đến năm 1999 còn 25% và con số này đến nay còn tiếp tục giảm. Công ty tư nhân và công ty cổ phần chiếm 31% năm 1995 thì đến năm 1999 tăng lên 37%. Công ty liên doanh chiếm 26% năm 1995 đến 4 năm sau tăng lên 38%. Ví dụ như hàng năm có 20% số lao động hầu hết là những công nhân đã làm việc lâu năm và có tay nghề khá cao đã bỏ các doanh nghiệp quốc doanh là thành viên của Tổng công ty Da – giầy Việt Nam ra ngoài làm cho các công ty khác không thuộc công ty quản lý. Nguyên nhân là do các công ty này làm ăn sa sút không có hiệu quả, thu nhập của công nhân thấp. Do dặc điểm lao động không được đào tạo cơ bản cộng với ý thức tổ chức kỷ luật kém nên tại hầu hết các doanh nghiệp da – giầy Việt Nam năng suất lao động còn chưa đạt yêu cầu và còn qúa thấp so với các nước trong khu vực. Năng suất lao động của các doanh nghiệp phía Nam cao hơn các doanh nghiệp phía Bắc và năng suất của các doanh nghiệp nhà nước thấp hơn năng suất của các doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Riêng ngành giầy dép có một đặc thù là hầu hết một vụ giầy mới được ký hợp đồng và triển khai sản xuất từ tháng 8, tháng 9 hàng năm, thời gian giao hàng gấp. Khi không có đơn đặt hàng thì không đủ việc làm cho người lao đông nhưng khi vào mùa hầu hết các doanh nghiệp có đơn đặt hàng đầy đủ phải làm thêm giờ để bù đắp phần hao hụt năng suất mới đáp ứng được yêu cầu về thời hạn giao hàng do thực tế năng suất lao động quá thấp .ở nhiều doanh nghiệp đã huy động làm thêm tới 3 á 4 tiếng mỗi ngày nhưng năng suất vẫn không đủ với yêu cầu của sản xuất. 1.3.4.Về thiết bị công nghệ, nhà xưởng. Cho đến nay toàn ngành đã có trên 500 dây chuyền đồng bộ với máy móc nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc dưới dạng tự đầu tư, trả chậm trừ dần vào phía gia công. Nhìn chung thiết bị công nghệ được sử dụng trong ngành giầy dép Việt Nam được đánh giá vào mức trung bình so với khu vực. Tuy nhiên như trước đã phân tích là hiện chúng ta chưa khai thác hết được công suất máy móc và năng lực sản xuất. Các dây truyền máy móc thiết bị gò ráp, hoàn chỉnh được bố trí theo hệ thống băng tải dài tốc độ chậm, kết cấu đơn giản, tuổi thọ ngắn. Máy chặt đa số sử dụng loại máy chặt thuỷ lực rộng, có thể chặt các loại nguyên liệu từ da thuộc một lớp vải giả da nhiều lớp. Máy khâu sử dụng nhiều loại chuyên dùng khác ở bộ phận may, máy khâu sử dụng nhiều loại chuyên dụng khác ở bộ phận may mũi giầy như máy dẫy, máy đục ôđê, máy phết keo…Để đáp ứng được nhu cầu, nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất, đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu ngành giầy phải có chiến lược chuyển giao công nghệ thích nghi, nhanh chóng hiện đại tại những khâu quyết định như khâu thiết kế, khâu pha cắt và khâu gò ráp hoàn chỉnh. Ví dụ như pha cắt nguyên liệu chú ý đầu tư các loại máy có tốc độ chính xác cao chặt được nhiều lớp và nhiều loại vật liệu khác nhau có nhiều chức năng tự động, thông mình trong tính toán có bộ nhớ nhiều chương trình cắt chặt do vậy có thể tiết kiệm ít nhất 10% vật liệu. Nâng cấp các loại máy may hiện có, sử dụng các loại máy may tiên tiến có chức năng xử lý tự động với một số đường may khó làm giảm bớt thao tác. Công đoạn gò ráp giầy cần nâng cấp cơ giới hoá từng bước tự động hoá để đảm bảo chất lượng năng xuất và tiết kiệm vật tư. Trừ mặt hàng giầy vải, kỹ thuật công nghệ quản lý vẫn còn bị lệ thuộc vào các đối tác nước ngoài. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến còn rất hạn chế do cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn. Tuy nhiên sau một thời gian hợp tác với các đối tác nước ngoài trình độ công nghệ kỹ thuật của các doanh nghiệp Việt Nam._. cũng dần dần tăng lên. Công nghệ được sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp bao gồm phương pháp ép dán (giầy vải, giầy thể thao, giầy da) phương pháp lưu hoá ( giầy vải, giầy thể thao) phương pháp đùn đúc (giầy vải, giầy thể thao, dép đi trong nhà) nhưng hiện nay ở Việt Nam phương pháp đùn đúc vẫn chưa phổ biến. Về nhà xưởng, đại đa số các doanh nghiệp tận dụng các cơ sở vật chất hiện có và cải tạo từ hệ thống kho tàng cũ. Gần đây một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đầu tư xây dựng nhà xưởng khang trang mới phù hợp với với thiết bị công nghệ sản xuất công nghiệp. Riêng khu vực doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài nhà xưởng hầu như được xây dựng mới theo tiêu chuẩn sản xuất công nghiệp với quy mô hợp lý, khép kín mọi hoạt động sản xuất đều diễn ra trong phạm vi doanh nghiệp Cho đến tháng 5 năm 2001 các doanh nghiệp trong ngành đã đầu tư một lượng vốn tương đối lớn. Tổng số vốn đầu tư thực hiện đến giai đoạn này của toàn nghành là 450 triệu USD (kể cả nhà xưởng cải tạo và xây dựng mới) trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm tới 300 triệu USD. Trong tổng số vốn đầu tư này, đầu tư cho thiết bị 60%, đầu tư cho nhà xưởng chỉ chiếm 40% vì các đơn vị đã khai thác triệt để tiềm năng sẵn có là nhà xưởng đất đai để đầu tư chiều sâu vào sản xuất nâng cao năng lực của chính mình nắm bắt dúng lúc cơ hội đầu tư phát triển của ngành giầy dép, đồ da. Tuy nhiên do quy mô vẫn còn nhỏ manh mún sự phân bố sản xuất còn chưa đi vào quy hoạch chung, vấn đề vốn vẫn còn khó khăn nên việc đầu tư khai thác sử dụng cơ sở vật chất hiện có vẫn còn bất hợp lý. Một số công trình đầu tư đã hoàn thành từ nhiều năm qua của các doanh nghiệp vẫn chưa được quan tâm khai thác sử dụng một cách hợp lý 1.3.5 Về sản xuất da thuộc, nguyên phụ liệu cho ngành: Hiện nay chỉ có nguyên liệu làm giầy vải, dép đi trong nhà là dùng nguồn nguyên liệu trong nước, còn lại hầu hết phụ thuộc vào đối tác nước ngoài hoặc nhập khẩu. Đối với giầy vải, các Doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động phát huy nội lực là nguồn nguyên liệu sẵn có như vải, đế cao su, khuy, khuyết nên mặt hàng giầy vải của Việt Nam giá thành hạ, chất lượng cao. Nhưng đối với các mặt hàng yêu cầu cao từ khâu cung cấp nguyên phụ liệu cho đến tính thời trang như giầy da và giầy thể thao thì ngành da giầy mới chú ý vào công đoạn chế biến lắp ráp hoàn chỉnh, chưa chú ý đến sản xuất nguyên phụ liệu cho giầy. Hiện nay phần lớn các nguyên phụ liệu để sản xuất ra sản phẩm này đều phải nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc. Về nguyên liệu da cả nước chỉ có hai nhà máy thuộc da nhưng cũng không đủ da để chế biến phải nhập khẩu da muối từ nước ngoài. Hiện nay mức thuế nhập khẩu đối với da nguyên liệu là 10% làm cho chi phí đầu vào của ngành da giầy cũng bị đội lên tăng cao. Ngành thuộc da là ngành có vốn đầu tư lớn cho mua sắm trang thiết bị và xây dựng nhà xưởng, chu kỳ sản xuất dài cũng đòi hỏi nhiều vốn lưu động lớn mà bản thân ngành không có khả năng tự đầu tư, do đó rất cần sự hỗ trợ của nhà nước về cơ chế, chính sách và nguồn vốn. Nên chăng nhà nước nên hạn chế xuất khẩu da tươi để có nguyên liệu phụ vụ cho các nhà máy thuộc da trong nước. Tổng năng lực ngành thuộc da nói rêng và nguyên liệu cho ngành da giầy nói chung chỉ đáp ứng được 20 % nhu cầu trong nước. Điều này một phần cũng gây nhiều hạn chế cho việc phát triển ngành da giầy một cách độc lập và tăng mức độ phụ thuộc của các doanh nghiệp da – giầy vào đối tác nước ngoài và nguồn nguyên liệu bên ngoài. Hiện nay Tổng công ty Da – Giầy đang chuẩn bị hoàn tất dự án khả thi khép kín từ khâu chế biến nguyên phụ liệu đến khâu hoàn thiện sản phẩm với những đối tác đang đặt hàng gia công, Tổng công ty chủ động kêu gọi họ cùng quan tâm đầu tư sản xuất vật tư, nguyên phụ liệu trong nước để hạ giá thành sản phẩm. Nhìn chung khâu sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành giầy – da của Việt Nam còn yếu do đó cần có sự nỗ lực của chính các Doanh nghiệp và sự quan tâm, phối hợp đồng bộ của các cơ quan hữu quan khác. 1.3.6.Về công tác nghiên cứu khoa học – công nghệ – môi trường. Cơ sở hạ tầng phục vụ công tác khoa học kỹ thuật còn nghèo nàn, chỉ có khoảng 15% Doanh nghiệp trong ngành có bộ phận triển khai mẫu mốt vào sản xuất. Nhìn chung vẫn chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và nghiên cứu khoa học công nghệ. Vấn đề bảo vệ môi trường còn nhiều khó khăn chưa được giải quyết. Nhìn chung ta thấy thực trạng của ngành da giầy trong những năm qua có thể tóm lược qua những điểm nổi bật sau: Ngành công nghiệp giầy Việt Nam thu hút nhiều lao động xã hội, có lợi thế cạnh tranh sản xuất hàng xuất khẩu, có tiềm năng xuất khẩu lớn. Năm 2000 xuất khẩu toàn ngành đạt 1.471,7 triệu USD thu hút gần 400.000 lao động. Đến hết năm 2000, ngành đã đầu tư năng lực sản xuất 422 triệu đôi giầy các loại, sản xuất đạt 302 triệu đôi. Năm 1999 ngành giầy Việt Nam được xếp là một trong 10 nước dẫn đầu thế giới về sản xuất . Trình độ nghiên cứu công nghệ, thiết kế mẫu mốt thời trang và đào tạo chuyên ngành còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và xuất khẩu. Nguyên vật liệu và thiết bị phụ tùng trong nước chưa phát triển, phần lớn phải nhập khẩu . Thời gian qua do chưa có quy hoạch, đầu tư còn manh mún, tản mạn, các Doanh nghiệp cạnh tranh lẫn nhau, làm hạn chế lợi ích của phía các Doanh nghiệp Việt Nam . Cơ chế chính sách hiện hành chưa thực sự tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ngành. Tuy nhiên ta thấy ngành Da giầy Việt Nam có lợi thế tương đối về giá nhân công rẻ, người lao động cần cù, chịu khó, tiếp thu nhanh nhưng năng suất lao động còn thấp, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh cạnh tranh của ngành. Trong thời gian qua, ngành vẫn chưa tận dụng phát huy được hết những lợi thế vốn có và khắc phục được những hạn chế trong phát triển. Qua đó ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: Khi lựa chọn đối tác kinh doanh không nên phân biệt các doanh nghiệp trong hay ngoài nước hay nhà nước hay tư nhân miễn sao đáp ứng được mục tiêu cùng có doanh lợi. Để trành rủi ro sản xuất các sản phẩm phải phù hợp với trang thiết bị của đơn vị hợp tác. Phải thiết lập được thị trường tiêu thụ chắc chắn và có biện pháp duy trì thị trường. Quản lý kinh doanh phải đổi mới theo cơ chế thị trường. Một số doanh nghiệp trong quá trình hợp tác liên doanh còn quá phụ thuộc vào đối tác nước ngoài, chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường để giải toả khâu thị trường đầu ra và chưa chủ đông được nguồn vật liệu đầu vào như da thuộc. Về đầu tư trong nước và nước ngoài, ngành chưa tận dụng được những nhân tố tích cực của quá trình đầu tư từ hai nguồn vốn đó, dẫn đến một số trường hợp đáng tiếc là đánh mất cơ hội thu hút các dự án đầu tư, đặc biệt trong ngành thuộc da còn đầu tư thiếu đồng bộ, tách biệt với đầu tư chăn nuôi đàn gia súc giết mổ để khai thác da, thiếu sự phối hợp liên ngành. Do vậy trong khi còn chưa có sự phối hợp đồng bộ liên ngành và nội lực còn yếu kém, cần bổ sung máy móc thiết bị phù hợp với công nghệ, nguyên liệu. Nhập đủ mức cần thiết các hoá chất, chất thuộc để đảm bảo chất lượng. Đầu tư vừa tầm vừa sức từng bước gắn kết với nguồn nguyên liệu để có khả năng hoàn trả vốn vay. Chưa có thị trường ổn định vững chắc, sự yếu kém về quản lý của các doanh nghiệp đã không tạo thế cạnh tranh của các sản phẩm nội địa đối với hàng nhập ngoại. Thị trường mua bán trong nước còn yếu chưa có đội ngũ nhà thiết kế mẫu mốt hoặc triển khai mẫu mốt chào hàng. Chưa coi trọng vai trò của Marketing, hợp tác quốc tế, chưa hội đủ thông tin cần thiết cho đầu tư và phát triển. Cần nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và kỹ thuật đảm bảo có đủ khả năng quản trị doanh nghiệp theo xu thế thị trường mới. Một số các doanh nghiệp loại vừa được trang bị máy móc đồng bộ đã biết lợi dung những lợi thế và hạn chế những bất lợi, có thể sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng với mức giá phù hợp với từng loại đối tượng khách hàng nên đã mang lại lợi nhuận khá cao so với toàn ngành thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước. Tuy nhiên so với khu vực, các doanh nghiệp này vẫn còn một khoảng cách khá xa về trang thiết bị công nghệ. Về vệ sinh môi trường cũng chưa đáp ứmg được yêu cầu. Về quản lý, bộ máy quản lý vi mô còn nhiều vướng mắc trong đó việc quản lý dự án sau đầu tư còn nhiều yếu kém. Công tác quản lý các doanh nghiệp trong ngành chưa hoà nhập kịp với trình độ thế giới và khu vực, chưa tạo ra được bước đi nhanh, còn nhiều sai sót trong tổ chức bộ máy quản lý chủ yếu trong các lĩnh vực: thiết kế chế tạo thử, triển khai sản phẩm mớivào sản xuất, đào tạo tay nghề công nhân trong thời gian đầu. Chưa có chế độ khuyến khích vật chất và tinh thần hợp lý cho các cán bộ kỹ thuật, chuyên gia công nghệ, công nhân lành nghề và cán bộ quản lý giỏi. Về quản lý vĩ mô, cần có môi trường pháp lý ổn định cho sản xuất và kinh doanh. Sự hỗ trợ của nhà nước chính là tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Bên cạnh đó cần có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan quản lý, cơ quan xuất nhập khẩu, hải quan… Về quy hoạch, do không có quy hoạch nên đầu tư ở các doanh nghiệp mang tính tự phát, manh mún trong khi các doanh nghiệp hiện có chưa khai thác hết công suất được đầu tư, các doanh nghiệp mới vẫn ra đời, cạnh tranh lẫn nhau, tạo lợi thế cho phía đối tác. Còn mất cân đối gữaa đầu tư sản xuất da giầy, vùng nguyên liệu và sản xuất phụ liệu cho ngành da giầy 2. Tình hình xuất khẩu của ngành da giầy trong những năm qua. 2.1. Tình hình xuất khẩu giầy dép của Việt Nam . Cùng với sự tăng lên của sản lượng là sự gia tăng nhanh chóng mức tiêu thụ giầy dép trong đó xuất khẩu tăng nhanh nhất. Nếu từ năm 1991 trở về trước hầu như chỉ có tiêu thụ nội địa, không có xuất khẩu thì đến năm 1992 đã xuất khẩu được 5 triệu USD và đã tăng liên tục với tốc độ cao trong những năm sau đó cho đến nay Năm 2001 so với năm 1992 tức là sau 9 năm kim ngạch xuất khẩu giầy – dép đã tăng gấp 312 lần, bình quân mỗi năm tăng tới 89.3%. Đó là tốc độ tăng rất cao – cao nhất so với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác trong thời gian tương ứng. Mười tháng đầu năm 2002 kim ngạch xuất khẩu giầy dép đã đạt 1475 triệu USD đứng thứ 3 sau mặt hàng dầu thô, dệt may, tăng tới 17% so với mười tháng đầu năm 2001 và là mức tăng cao nhất so với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác. Kim ngạch xuất khẩu da – giầy của Việt Nam từ chỗ không có gì sau 10 năm phát triển đã vượt lên đứng thứ 4 thế giới, sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia. Trong khu vực Châu á, Việt Nam đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Hồng Kông. Năm 2001 ngành da giầy nước ta đạt kim ngạch trên 1,55 tỷ USD, dự kiến năm 2002 tăng lên 1,8 tỷ USD, năm 2005 sẽ tăng đến 3,1 tỷ USD và năm 2010 sẽ là 4,7 tỷ USD. (Nguồn: Báo Thương mại, số 25/2002) Bảng 3: So sánh xuất khẩu giầy dép của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2001-2002 Thị trường 10 tháng 2001 ( triệu USD) Tỷ trọng (%) 10 tháng 2002 ( triệu USD ) Tỷ trọng ( %) 2002/2001 (%) EU 1074,0 85,0 1204,0 81,6 112 Hoa Kỳ 89,0 7,0 156,5 10,6 175 Nhật 50,0 4,0 43,9 2,9 86 Các nước khác 47,0 4,0 72,0 4,9 153 Tổng 1260,0 100 1475,0 100 117 Nguồn: Báo cáo “Mặt hàng giầy dép “ của tổ EU (vụ XNK –Bộ Thương mại) tháng11/2002 2.1.1.Về thị trường : Đến nay sản phẩm giầy dép của Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 129 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 48 nước và vùng lãnh thổ đạt trên 1,2 triệu USD và 18 thị trường đạt trên 10 triệu USD, trong đó 7 nước đứng đầu thuộc khu vực EU: Anh: 253,743 triệu USD; Đức 213,608 triệu USD; Bỉ 158,315 triệu USD; Pháp 166,225 triệu USD; Hà Lan 157,188 triệu USD; Italy101,579 triệu USD, Tây Ban Nha 44,528 triệu USD. Nhìn chung EU vẫn là thị trường lớn nhất. Nếu năm 1995 giầy dép Việt Nam xuất sang EU mới đạt 400 triệu USD thì năm 1998 đạt gần 800 triệuUSD và năm 2000 đã đạt hơn 1 tỷ USD), năm 2001 đã chiếm tới 80,9 % kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam nhưng sang mười tháng đầu năm 2002 mặc dù lượng tăng khá nhưng do giá bị giảm, kim ngạch chỉ tăng 12% thấp hơn tốc độ tăng chung nên tỷ trọng đã giảm xuống chỉ còn khoảng 80%. (Nguồn: Hiệp hội da giầy Việt Nam ( LEFASO-2001) Đối với thị trường Hoa Kỳ, theo số liệu của Hải quan Hoa Kỳ năm 1999 Việt Nam xuất khẩu 145.8 triệu USD và năm 2000 là 124.5 triệu với gần 6 triệu đôi chiếm 9% tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép và chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Tuy kim ngạch xuất khẩu chưa lớn nhưng đây lại là một thị trường mới, đầy tiềm năng sau khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết (13/7/2000). Mười tháng đầu năm 2002 kim ngạch xuất khẩu đã tăng75% cùng kỳ năm ngoái và theo dự đoán cả năm có thể đạt kim ngạch 200 triệu USD ( tăng 75,43% so với năm 2001). Tuy nhiên tại thị trường này, xuất khẩu giầy dép Việt Nam vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của nó. Sản phẩm giầy dép của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn bắt buộc về môi trường ISO 14.000 và phúc lợi xã hội SA-8000 của Mỹ nên còn khó khăn trong việc xâm nhập vào thị trường Mỹ. Hiệp định thương mại Mỹ – Việt là một mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước. Đối với sản phẩm giầy dép nói riêng việc hiệp định có hiệu lực ( từ ngày 11/12/2001) đã mở ra nhiều cơ hội tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Khi hiệp định có hiệu lực sản phẩm giầy dép Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ sẽ được giảm thuế nhập khẩu và được đãi ngộ như sản phẩm xuất khẩu của các nước khác và cũng như sản phẩm nội địa của Mỹ. Bên cạnh đó, hiệp định còn mở ra cơ hội thu hút các nhà đầu tư Mỹ và các nước khác vào Việt Nam để tranh thủ các đãi ngộ nêu trên nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu giầy dép không chỉ sang Mỹ mà còn sang các thị trường lân cận khác. Nhìn chung thị trường Mỹ với nhu cầu nhập khẩu 1.4 tỷ đôi giầy/năm và kim ngạch 15 tỷ USD cũng gắn liền với những yêu cầu phức tạp về thủ tục xuất khẩu, tính đa dạng trong thị hiếu tiêu dùng cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực sự nỗ lực thì mới đảm bảo được mức tăng trưởng bền vững tại thị trường này. Đối với các nước Đông Nam á như Nhật Bản, Hàn quốc, Đài Loan, Hồng Kông…Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan Việt Nam năm 1999, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản 5.3 triệu đôi trị giá 32 triệu USD, năm 2000 đạt 14.6 triệu đôi, trị giá 76 triệu USD chiếm 5.2% tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam. Hàn Quốc, Đài Loan cũng là những thị trường lớn đáng kể đối với xuất khẩu giầy dép của Việt Nam với số lượng nhập năm 1997 là 17% với thị trường Hàn Quốc, 14% đối với thị trường Đài Loan trên tổng xuất khẩu giầy dép của Việt Nam. Song năm 2000 hai nước này chỉ nhập khoảng 4% trong tổng xuất khẩu giầy dép của Việt Nam . Các thị trường khác như Liên bang Nga, Đông Âu, Australia, kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường này còn nhỏ bé nhưng cũng cần được coi trọng. Nga hiện nay đang đứng thứ 17 với 10.3 triệu USD, Ba Lan đứng thứ 22 với 7.3 triệu USD, Hungari đứng thứ 42 với 2.2 triệu USD, Ucraina đứng thứ 44 với trên 1.8 triệu USD.. trong 129 nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu giầy dép từ Việt Nam . Nguồn :Hiệp hội da giầy Việt Nam ( LEFASO - 2001) 2.1.2.Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu: Kim ngạch giầy thể thao được thống kê là phần lớn nhất trong tổng giá trị xuất khẩu của ngành giầy dép, chiếm gần một nửa ( 46%). Giá trị của giầy thể thao tăng hàng năm là 11% trong giai đoạn 1997 – 2000 loại giầy này bán được với giá cao nhất trong các năm vừa qua. Giầy da và Sandal đạt 20% trong tổng xuất khẩu giầy dép giai đoạn 1997 – 2000 và có mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất trong 4 loại, trung bình khoảng 43% / năm, tuy nhiên với giá xuất khẩu thấp nhất. Trong khi đó xuất khẩu giầy vải tụt giảm nghiêm trọng từ 19.6% năm 1997 xuống còn 11% năm 2000 và đến đầu năm 2000 tụt giảm xuống còn 4% trong tổng sản phẩm xuất khẩu, giầy phụ nữ cũng có tốc độ tăng trưởng cao nên nhìn chung chúng ta nên cố gắng nhiều vào giầy thể thao và giầy phụ nữ để đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ trong ngành da – giầy. Bảng 4 : Giầy dép xuất khẩu của Việt Nam theo loại Loại Đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001 Giầy thể thao Số lượng ( nghìn đôi ) 85,300 87,714 102,734 116,000 127,887 Đơn giá ( USD/đôi ) 7,81 7,62 8,57 7,70 7,83 Giá trị ( nghìn USD ) 666,500 668,074 879,966 892,640 1001,753 Giầy vải Số lượng ( nghìn đôi ) 34,500 30,528 33,095 30,670 31,582 Đơn giá ( USD/đôi ) 3,06 3,68 4,03 5,08 2,4 Giá trị ( nghìn USD ) 105,700 112,428 133,361 155,710 75,644 Giầy phụ nữ Số lượng ( nghìn đôi ) 30,200 34,377 39,201 54,710 69,189 Đơn giá ( USD/đôi ) 4,65 4,17 4,65 4,24 4,1 Giá trị ( nghìn USD ) 140,500 143,244 182,099 231,840 283,942 Giầy da và sandal Số lượng ( nghìn đôi ) 26,100 32,933 46,171 75,220 68,176 Đơn giá ( USD/đôi ) 1,98 2,34 2,43 2,50 3,14 Giá trị ( nghìn USD ) 51,800 77,076 111,979 187,810 213,817 Tổng Số lượng ( nghìn đôi ) 176,100 185,552 221,201 276,600 291,834 Đơn giá ( USD/đôi ) 5,48 5,39 5,91 5,31 5,4 Giá trị ( nghìn USD ) 964,500 1,000,822 1,307,405 1,468,000 1,575,157 Nguồn: Hiệp hội da giầy Việt Nam (LEFASO-2001) 2.2 Các cơ hội thị trường đối với mặt hàng giầy dép của Việt Nam . 2.2.1 Cấu trúc và xu hướng thị trường thế giới. Cấu trúc thị trường xuất nhập khẩu : Kể từ năm 1990 số lượng giầy dép xuất khẩu hàng năm vẫn tăng trưởng với tốc độ trung bình là 90%. Mặc dù mới có sự tham gia của một số nước châu á, thương mại thế giới về giầy dép tập trung vẫn chỉ ở một vài nước. Các nước châu Âu vẫn tiếp tục chi phối ngành công nghiệp giầy – dép và chiếm một nửa (47%) thị trường thế giới năm 1998 – 1999. Về nhập khẩu Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất chiếm 15% thị trường nhập khẩu thế giới. Các nước châu á chiếm ưu thế trong việc cung cấp cho thị trường này dẫn đầu là Trung Quốc với các sản phẩm giá rẻ, Braxin với các sản phẩm giá trung bình và các sản phẩm cao cấp phần lớn được cung cấp bởi Italia và Tây Ban Nha. Tây Âu là thị trường lớn thứ hai trong danh sách các nước nhập khẩu với số lượng được ước tính là 29% lượng nhập khẩu của thế giới năm 1998 - 1999. Theo các tài liệu của EUROSTAT, Trung Quốc và Việt Nam là những đối thủ cạnh tranh sát nhau với 17.6% giầy dép nhập khẩu năm 1999 từ Trung Quốc so với 16.4% từ Việt Nam vào Tây Âu. Các nhà cung cấp quan trọng khác cho thị trường Tây Âu là Rumani và Indonesia với tỷ trọng tương ứng là khoảng 8% và 7%. Hồng Kông và Nhập Bản cũng là những thị trường tiêu thụ giầy dép lớn với tỷ lệ tương ứng là 13% và 10% trong những năm 1998 – 1999. Về xuất khẩu : Châu á có 5 trong 10 nước xuất khẩu dẫn đầu thế giới.Việt Nam đứng thứ 4 thế giới với 221 triệu đôi và đứng thứ 3 trong khu vực châu á sau Trung Quốc và Hồng Kông Về xu hướng thị trường: Một trong những xu hướng rất quan trọng của thị trường giầy - dép trong những năm gần đây là sản phẩm giầy - dép của châu á đã và đang phá bỏ sự lệ thuộc vào các đối tác nước ngoài và bắt đầu thực hiện toàn bộ chu trình sản xuất khép kín. Một xu hướng khác là các sản phẩm đó dần dần tham gia trực tiếp vào thị trường khách hàng, bỏ qua khâu trung gian do sự tham gia nhiều hơn vào quá trình sản xuất và phân phối. Các nước như Thái Lan và Indonesia đang vươn lên những phân đoạn thị trường có giá trị cao hơn do sự phát triển gần đây của Việt Nam, ấn Độ và Nga đe dọa lợi thế lương thấp của họ. Trung Quốc đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng để nâng cấp nền công nghiệp da giầy nên đã có sự cạnh tranh bằng giá cả và tính kinh tế của qui mô lớn. Ngoài ra việc Trung Quốc gia nhập WTO đã càng củng cố thêm tính cạnh tranh này của sản phẩm giầy dép của mình. Tại châu Âu nền công nghiệp giầy dép phải chịu giá đầu vào tăng vọt do bị ảnh hưởng bởi nạn lở mồm, long móng và do đó phải giảm sản xuất. ở Châu Mỹ, Hiệp định chung về tự do mậu dịch Bắc Mỹ (NAFTA) đã tiếp tục tạo các cơ hội cho Mehico mở rộng sản xuất, mặc dù nước này xuất khẩu vào thị trường Mỹ ít hơn Trung Quốc và Braxin. 2.2.2.Cơ hội thị trường của sản phẩm giầy dép của Việt Nam . Vị thế của sản phẩm giầy - dép Việt Nam trên thị trường dựa trên khả năng cạnh tranh của mặt hàng này được xác định thông qua một vài thị trường chính. Xu hướng của tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và tỷ lệ xuất khẩu của Việt Nam trong lượng nhập khẩu giầy dép tại một số thị trường chính cho ta một cái nhìn tổng quan về các thị trường đang mở rộng và các thị trường đang co hẹp. Theo phương pháp tiếp cận của Ngân hàng thế giới và một vài nơi khác ( Trade can 2000 ) kết quả hợp đồng xuất khẩu giầy dép Việt Nam được đánh giá theo bốn nhóm sau: Bảng 5: Các thị trường xuất khẩu giầy dép của Việt Nam Giầy dép xuất khẩu của Việt Nam Thị phần tại thị trường nước ngoài Đang tăng Đang tăng Đang co hẹp Thị trường đang mở: Các thị trường đang thu hẹp - áo Bỉ Đan Mạch Phần Lan Pháp Đức ý Hà lan Thụy Điển Anh Malaysia Philippin Singapore Nhật Mỹ Không có Đang giảm Mất cơ hội Rút lui Hy Lạp Tây Ban Nha Bồ Đào Nha Thái Lan Ghi chú: Số liệu dựa trên số liệu của Comtrade database 1998 – 2000 Theo bảng trên ta thấy điều đáng mừng cho sản phẩm giầy – dép của Việt Nam là phần lớn thị trường của Việt Nam hiện nay là đều nằm trong nhóm thị trường đang mở rộng và các cơ hội bị bỏ lỡ. Không có thị trường nào rơi vào nhóm thị trường đang co hẹp và chỉ có 2 thị trường thuộc nhóm rút lui. Hai thị trường này có số liệu xuất khẩu âm trong thời kỳ 1998 – 2000. 2.3 Các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu của ngành giầy da Việt Nam. Có nhiều yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu giầy dép của Việt Nam như nhu cầu nước ngoài đối với giầy dép Việt Nam, tỷ giá hối đoái hữu hiệu thực tế, các chính sách của nhà nước và môi trường kinh doanh cũng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu của ngành giầy dép Việt Nam. ở đây, xin chỉ nêu ra một vài yếu tố chính: 2.3.1 Nhu cầu của thị trường thế giới đối với sản phẩm giầy dép của Việt Nam . Nhu cầu của thị trường thế giới đối với sản phẩm giầy dép của Việt Nam phụ thuộc vào hai quyết định của người tiêu dùng: Quyết định thứ nhất là nhu cầu về tổng lượng giầy dép của người tiêu dùng dựa trên các yếu tố về thu nhập, giá cả và nhân khẩu. Quyết định thứ hai dựa trên sự so sánh về giá cả, chất lượng giữa lượng giầy dép mua về từ Việt Nam với các nhà cung cấp ở các nước khác. Do Việt Nam chưa có khả năng quy định giá cho sản phẩm của mình, phải chấp nhận giá cả phổ biến của các sản phẩm giầy dép trên thị trường quốc tế nên khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế của Việt Nam phụ thuộc và tỷ giá hối đoái hữu hiệu thực ( real effective exchange rate ). 2.3.2 Các chính sách của nhà nước: Đầu tiên, xin được đề cập đến những thay đổi về chính sách trong quá trình hội nhập liên quan đến ngành giầy dép . Việc Việt Nam tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN – AFTA cũng dẫn đến những thay đổi về chính sách đối với sản phẩm giầy dép trong đó Việt Nam cam kết giảm thuế nhập khẩu. Theo lịch trình cắt giảm thuế quan tổng thể giai đoạn 2001 – 2006, các sản phẩm giầy dép (Chương 64 – Biểu thuế) có thể được chia thành 2 nhóm: Nhóm các sản phẩm thuộc danh mục cắt giảm thuế quan ( IL) : chủ yếu là các sản phẩm giầy dép chuyên dụng thuộc HS (6401, 6402, 6403, 6405), việc cắt giảm thuế sẽ tiến hành khẩn trương để đạt được mục tiêu thuế suất từ 0 %- 5% vào năm 2006. Cụ thể từ năm 2001 thuế suất giảm ít nhất 50% xuống còn 20% và duy trì trong vòng 3 năm trước khi giảm xuống 15% vào năm 2004 và 10% vào năm 2005. Nhóm các sản phẩm thuộc danh mục Loại trừ tạm thời ( TEL): Bao gồm các sản phẩm giầy dép còn lại thuộc chương 64. Đặc điểm chung của các sản phẩm thuộc nhóm này là mức thuế suất nhập khẩu cao đến 50%. Vì vậy từ nay đến năm 2003, Việt Nam chưa đưa phần lớn nhóm này vào cắt giảm thuế. Nhưng từ năm 2003 việc giảm thuế sẽ bắt đầu với tốc độ nhanh, mức độ cắt giảm lớn. Nếu xét về nguyên liệu làm mũ giầy, sản phẩm giầy dép có thể chia thành 2 nhóm: - Các sản phẩm mũ bằng da thuộc và giả da được đưa vào thực hiện CEPT năm 2003 - Các loại sản phẩm còn lại được cắt giảm thuế sớm hơn vào năm 2002 Đối với nghĩa vụ loại bỏ hàng rào phi thuế quan, hiện nay Việt Nam không áp dụng các hàng rào này đối với các sản phẩm giầy dép nhập khẩu do vậy cơ chế không thay đổi khi thực hiện CEPT. Nhìn chung, so với các nước ASEAN khác, khi tham gia lộ trình cắt giảm thuế chung, Việt Nam có thể duy trì mức thuế nhập khẩu cao hơn trong một thời gian dài hơn. Do đó trong một vài năm tới, cơ hội cho các sản phẩm giầy dép của Việt Nam tại thị trường các nước ASEAN đặc biệt là Singapore sẽ còn thuận lợi hơn. Các thị trường này sẽ mở cửa sớm với thuế suất thấp, trong khi ngành giầy dép trong nước vẫn tạm thời được bảo hộ thuế, nhưng khi đã giảm thuế suất xuống mức thấp từ 0% đến 5% thì cơ hội này sẽ không còn nữa. Ngày 13/7/2000 sau 4 năm đàm phán Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ đã được ký kết kết tại Washington và đến ngày 11/12/2001 chính thức có hiệu lực theo đó Việt Nam và Hoa Kỳ dành cho nhau quy chế đãi ngộ tối huệ quốc (MFN). Hiệp định này cũng là cơ hội để tăng xuất khẩu sản phẩm giầy dép của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Sau khi Hiệp định có hiệu lực, giầy dép Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ sẽ được hưởng thuế suất MFN. Thuế suất thông thường cao hơn thuế suất MFN trung bình là 60 %. Như vậy sản phẩm giầy dép của Việt Nam sẽ được hưởng mức giảm thuế nhập khẩu đáng kể xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn chưa được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP của Mỹ. Về cách tính thuế quan, trong vòng 2 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, hai bên sẽ áp dụng Hệ thống định giá hải quan dựa trên giá trị giao dịch của hàng nhập khẩu để tính thuế chứ không phải giá trị hàng hoá theo nước xuất xứ hoặc giá trị không có cơ sở xác định. Như vậy sản phẩm xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang Mỹ sẽ được đảm bảo không bị đánh thuế một cách tuỳ tiện. Cũng trong vòng hai năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, các khoản phí và lệ phí đối với hàng hoá trao đổi giữa hai nước chỉ ở mức tương xứngvới chi phí dịch vụ đã được cung ứng, sẽ không có khoản phí hay lệ phí nào được thu vượt quá mức cần thiết nhằm mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước. Về các biện pháp phi thuế quan về hạn ngạch nhập khẩu, hiện tại giầy dép nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ không phải chịu hạn ngạch. Còn đối với các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật hai bên cam kết không áp dụng những quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật gây trỏ ngại đối với thương mại nước còn lại nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Về ký mã hiệu và phân loại hàng hoá, Hiệp đinh quy định nếu một bên chưa tham gia hệ thống hài hoà về mã và phân loại hàng hoá thì bên đó sẽ nỗ lực tham gia công ước không muộn quá một năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực. Tóm lại Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ có ý nghĩa quan trọng đối với ngành giầy dép Việt Nam nó cũng là một bước đệm cho bước phát triển tiếp theo, sản phẩm giầy dép Việt Nam có thể tiếp cận và được hưởng những lợi ích ưu đãi thương mại mà Mỹ trao cho các nước đang phát triển theo Hiệp định thuế quan có hiệu lực chung. Bên cạnh đó giầy dép Việt Nam khi xuất khẩu và thị trường Mỹ sẽ chỉ bị mức thuế 3 % so với mức thuế 40 % trước khi thực hiện Hiêp định này. Đây là một lợi thế to lớn cho việc nâng cao sức cạnh tranh và thúc đẩy xuất khẩu giầy dép Việt Nam vào thị trường Mỹ. Nhưng một thực tế cho thấy là các nhà xuất khẩu Việt Nam cũng khó có thể tận dụng ngay lập tức toàn bộ lợi ích của việc mở cửa của thị trường Mỹ đem lại. Nguyên nhân là các doanh nghiệp Việt Nam thiếu khả năng tiếp thị, tiếp cận với nước Mỹ do đó không có khả năng dự đoán sở thích về tiêu dùng vốn đã rất khác biệt giữa các bang của nước Mỹ lại thay đổi thường xuyên. Mặt khác, các nhà xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Mỹ cũng phải tôn trọng triệt để các quy định khắt khe và phức tạp về nhãn hiệu sản phẩm bản quyền sở hữu và an toàn sản xuất mà hiện tại tiêu chuẩn môi trường ISO 14000 và tiêu chuẩn phúc lợi xã hội SA 8000 đang là một trở ngại lớn mà đa số các doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được khi xuất khẩu giầy dép vào thị trường Mỹ. Hiệp đinh thuế quan có hiệu lực chung (GSP) của Liên minh Châu Âu là một thuận lợi lớn cho hàng Việt Nam đặc biệt là hàng giầy dép khi xuất khẩu vào EU. Giầy dép được phân loại theo HF chương 64 chịu thuế nhập khẩu của EU trong từ 3,3 % đến 17,6% nhưng loại giầy thể thao bán ở thị trường EU với giá hơn 80 Euro/ đôi bị đánh thuế ở mức cao nhất. Tất cả giầy dép của Việt Nam khi đạt tiêu chuẩn xuất xứ ưu tiên hợp lệ đối với tỷ lệ ưu tiên GSP 70 % của thuế suất nhập khẩu đầy đủ đối với hàng nhập khẩu và EU. Do đó thuế suất nhập khẩu đối với mặt hàng giầy dép của Việt Nam được giảm xuống 12,3%. Như vậy việc duy trì việc hưởng ưu đãi GSP đã và đang đem lại cho xuất khẩu giầy dép Việt Nam nhiều cơ hội lớn. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là phải tận dụng cơ hội này để tăng cường giá trị và số lượng sản phẩm giầy dép xuất khẩu sang EU vì trong tương lai không xa có thể Việt Nam sẽ bị mất đi ưu đãi này giống như Trung Quốc và Inđônexia. ở tầm quy mô quốc gia, nhà nước Việt Nam đã có những chính sách thiết thực như chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, chính sách khuyến khích sản xuất trong nước, chính sách khuyến khích xuất khẩu …Các chính sách này cũng là các giải pháp để Chính phủ, các Bộ, Ngành nỗ lực khuyến khích đầu tư sản xuất và xuất khẩu mặt hàng giầy dép. Cùng với các chính sách kinh tế đối ngoại khác để tạo thị trường xuất khẩu cho sản phẩm giầy dép, các chính sách khuyến khích hỗ trợ sản xuất nêu trên đã góp phần tạo những điều kiện thuận lợi đáng kể cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu. 2.3.3 Các yếu tố đặc thù của ngành. Ngành Da giầy Việt Nam có những cơ hội và những khó khăn nhất định, song đây cũng là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất và xuất khẩu giầy dép của Việt Nam. Ngành có lực lượng lao động dồi dào, khéo léo, tiền công sử dụng lao động tương đối thấp, và ở một quốc gia có điều kiện địa lý thuận lợi và một môi trường chính trị ổn định, trong khi ngành giầy dép thế giới tiếp tục có xu hướng dịch chuyển sản xuất sang các nước đang phát triển đặc biệt hướng vào các nước có nguồn nhân lực dồi dào giá nhân công thấp và ổn định về chính trị. Nhưng bên cạnh đó còn có những yếu tố không thuận cho việc thúc đẩy xuất khẩu giầy dép như phươ._.tạo cùng hiệp hội Da giầy Việt Nam sớm nghiên cứu và phối hợp để thành lập khoa thiết kế tạo mẫu giầy dép tại trường Đại học Mỹ Thuật Công Nghiệp, khoa Kỹ Thuật công nghiệp da giầy tại trường Đại học Bách Khoa, hai trường đào tạo công nhân kỹ thuật da giầy, mỗi trường sẽ gồm các khoa: Khoa may, khoa gò, khoa đế và khoa cơ điện. Ngoài ra ngành Da giầy Việt Nam cần phải xây dựng hai trung tâm nghiên cứu thiết kế chế tạo mẫu được trang bị hiện đại một ở phía Bắc, một ở phía Nam, đồng thời thực hiện phương thức mua bán mẫu mốt và chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp. Ngoài hệ thống đào tạo chính quy, ngành cần mở các loại hình đào tạo khác như các khoá thực tập sinh, các lớp đào tạo chuyên đề nhằm thường xuyên nâng cao trình độ cán bộ, cập nhật những kiến thức và thông tin mới nhất của ngành trong và ngoài nước. Chú trọng quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác marketing giỏi, tổ chức các cuộc hội thảo, các lớp đào tạo ngắn hạn, kể cả đào tạo tiếng Anh tốt để giúp doanh nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường và xây dựng kế hoạch tiếp thị xuất khẩu. Các trung tâm đào tạo, các trường công nhân kỹ thuật cần có chương trình giảng dạy phù hợp giàu tính thực hành, giữa trường và các doanh nghiệp nên có mối quan hệ tốt, các doanh nghiệp tạo điều kiện để học sinh, sinh viên tham quan cũng như thực tập ở các doanh nghiệp để khi ra trường có thể đi làm được ngay, không phải đào tạo lại. Bên cạnh đó cũng cần phải quan tâm đến điều kiện và môi trường làm việc của người lao động theo luật định cũng như vấn đề an toàn, lao động để đáp ứng các quy định của nước người mua hàng. Cần làm cho người lao động gắn kết, quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gắn kết lợi ích của người lao động với hiệu quả sản xuất kinh doanh như để cho người lao động sở hữu một phần tài sản của doanh nghiệp. Có chính sách đãi ngộ thoả đáng, cải cách chế độ tiền lương sao cho có thể khuyến khích công nhân tăng năng suất và chất lượng lao động. Đối với chuyên gia cán bộ kỹ thuật, phải có chế độ hợp lý để giữ họ lại với doanh nghiệp tránh tình trạng chảy máu “chất xám” từ các doanh nghiệp quốc doanh sang các công ty nước ngoài. Trong các văn bản pháp lý về lao động, cần có những quy định cụ thể về trách nhiệm và nghĩa vụ của người lao động được doanh nghiệp hỗ trợ linh phí đào tạo nhưng lại không thực hiện cam kết làm việc cho doanh nghiệp như trong thoả thuận. * Giải pháp về phát triển nguồn nguyên liệu và sản xuất nguyên phụ liệu trong nước. Như đã phân tích ở trên, đối với ngành Da giầy Việt Nam, nguồn nguyên liệu trong nước hiện đang là một trong những thách thức lớn nhất. Phải giải quyết được vấn đề này thì ngành mới có thể phát triển ổn định vững chắc. Muốn vậy ngành phải chấn chỉnh lại hoạt động của các đơn vị sản xuất nguyên phụ liệu hiện có đông thời quy hoạch xây dựng những dự án mới để kêu gọi đầu tư cho thuộc da và sản xuất nguyên phụ liệu. Khuyến khích kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một số lĩnh vực mà Việt Nam chưa sản xuất được như giả da, nhựa và cao su tổng hợp và các phụ kiện khác có liên quan. Đối với ngành thuộc da là ngành cần có vốn đầu tư lớn cho mua sắm thiết bị và xây dựng nhà xưởng, chu kỳ sản xuất dài đòi hỏi vốn lưu động lớn mà bản thân ngành không có khả năng tự đầu tư do đó rất cần có sự hỗ trợ của nhà nước về cơ chế chính sách và nguồn vốn. Ngành nên kiến nghị với nhà nước cần có chính sách riêng với ngành thuộc da, hỗ trợ về vốn trong thời hạn 10 năm với lãi suất ưu đãi hơn các khu vực khác. Với những đối tác đang đặt hàng gia công, các doanh nghiệp nên chủ đông kêu gọi họ cùng quan tâm sản xuất vật tư, nguyên phụ liệu trong nước để hạ giá thành sản phẩm. Ngành nên khuyến nghị với nhà nước bỏ thuế suất nhập khẩu 10% với da nguyên liệu cũng như có các biện pháp hạn chế xuất khẩu da tươi để có nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy thuộc da trong nước. Tăng cường mối liên kết với các nông dân ở các địa phương cung cấp da và nguyên liệu cho sản xuất da giầy. Thực hiện công nghiệp hoá khâu giết mổ. Việc giết mổ được tập trung tại các lò mổ hiện đại, đủ trang thiết bị có khả năng làm tăng chất lượng da do có điều kiện lột da tốt nên da không bị rách, có thể bảo quản và đưa nhanh da sống đến các doanh nghiệp thuộc da giảm chi phí vận chuyển. Có như vậy các doanh nghiệp mới thực sự chủ động trong sản xuất tiết kiệm được nguyên phụ liệu tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng giầy dép Việt Nam trên cả thị trường nội địa và thị trường thế giới và làm cho ngành không bị lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu của các đối tác nước ngoài. * Đối với thị trường EU, đây là thị trường truyền thống, ngành vẫn xác định đây là thị trường chính, thị trường mục tiêu của ngành trong thời gian tới vì vậy cần phải duy trì và xuất khẩu các sản phẩm giầy dép sang EU theo phương thức tăng giá trị và theo hướng chuyển từ gia công xuất khẩu sang hình thức xuất khẩu trực tiếp theo giá FOB. Để kéo dài thời gian được hưởng GSP chúng ta cần nâng cao giá trị xuất khẩu trên một đơn vị hàng xuất khẩu. Muốn vậy chúng ta cần nâng cấp công nghệ đáp ứng được yêu cầu chất lượng của sản phẩm. Hiện nay đang có xu hướng dịch chuyển việc sản xuất giầy bảo hộ lao động từ các nước Tây Âu sang các nước phát triển. Ngành phải chú ý đón đầu và phát triển việc sản xuất và xuất khẩu giầy bảo hộ cho phù hợp với xu hướng đó. Tăng cường sự hiểu biết về luật pháp và tập quán thương mại của cả khối EU và của từng thị trường riêng biệt, xây dựng một kế hoạch tiếp thị xuất khẩu trong một vài năm tới vào thị trường này. Ngành cần hình thành một Trung tâm thương mại chuyên nghiên cứu tư vấn dự báo về cung cầu, giá cả, mẫu mốt và xu hướng thời trang về đồ da giầy dép trên thị trường EU để cung cấp thông tin giúp các doanh nghiệp muốn xuất khẩu vào EU định hướng điều chỉnh sản xuất và kế hoạch kinh doanh cho phù hợp. Cố gắng tìm hiểu kênh nhập khẩu tiêu thụ sản phẩm giầy dép của EU, tăng cường phương thức xuất khẩu trực tiếp thông qua việc thiết lập mối quan hệ với các kênh phân phối là các nhà bán buôn và nhập khẩu EU. 3.4 Các biện pháp từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU. 3.4.1 Đầu tư cho công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm . Một trong nhưng yếu tố làm nên thành công của các doanh nghiệp giầy dép Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường EU là sản phẩm phải đạt chất lượng tiêu chuẩn châu Âu, giá cả có khả năng cạnh tranh và phương thức kinh doanh phải linh hoạt. Để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp phải nhanh chóng đầu tư theo chiều sâu, nâng cấp máy móc thiết bị, nhập khẩu công nghệ mới tiên tiến từ nước ngoài. Công nghệ là một trong những khâu quyết định đến việc nâng cao chất lượng của sản phẩm. Đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, thích ứng nhanh với sự thay đổi thị hiếu và mẫu mốt của thị trường EU. Tuy nhiên để phù hợp với sự thay đổi liên tục thường xuyên trong thị hiếu người tiêu dùng của thị trường EU các doanh nghiệp cần chú ý nhập khẩu thiết bị công nghệ đời thứ 1, thứ 2 trực tiếp từ các nước sản xuất giầy nổi tiếng ở EU như Italia, Tây Ban Nha… giảm dần tỷ trọng nhập khẩu thiết bị, công nghệ đời thứ 3 trở đi từ các nước châu á như Đài Loan, Hàn Quốc. Bên cạnh đó, trong việc tiếp nhận công nghệ nên tiếp nhận công nghệ ít phức tạp sẽ làm cho chi phí nhập khẩu rẻ hơn, chi phí duy tu bảo dưỡng cũng ít hơn, và có thể sử dụng được nguồn nhân lực phổ cập hơn song cũng phải chú ý đến khâu “đi tắt đón đầu” đầu tư trong điểm theo từng bộ phận và mục đích sản xuất. Trong việc chế tác giầy cần tiết kiệm chi phí, vật tư để tạo thêm khả năng cạnh tranh cho sản phẩm nhưng đối với việc sản xuất giầy xuất khẩu với chất lượng cao cần sử dụng công nghệ tiên tiến cơ giới hoá, tự động hoá ở một số công đoạn để nâng cao năng suất, chất lượng. Trong việc đầu tư công nghệ sản xuất đế giầy trên thế giới hiện đang có xu hướng chuyển từ vật liệu là cao su EVA cán ép sang vật liệu cao su PUR, sắp tới giai đoạn 2003-2005 sẽ là cao su EVA ép phun. Nhận thức được xu hướng này, các doanh nghiệp giầy Việt Nam phải mở rộng thu hút đầu tư công nghệ tiên tiến để có thể phù hợp với việc sản xuất loại đế bằng vật liệu này. Đối với việc sản xuất giầy da xuất khẩu, công nghệ chiếm một vai trò quan trọng. Mặt hàng này chủ yếu phục vụ cho đối tượng tiêu dùng có thu nhập cao nên ít bị chi phối bởi các lợi thế về giá nhân công rẻ, trái lại các yếu tố chất lượng, năng suất, kiểu mốt lại chiếm ưu thế. Với mặt hàng này, Việt Nam đang rất yếu nên phải đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghệ vào lĩnh vực sản xuất giầy da để chuẩn bị cho bước phát triển sau 2005. Nhưng việc đầu tư công nghệ vào lĩnh vực này cũng rất tốn nhiều công sức, tiền của. Do tính chất đặc thù của ngành hàng đòi hỏi công nghệ thích nghi phải ở mức cơ giới hoá, tự động hoá và ứng dụng công nghệ điện tử, tin học, tổ chức quá trình sản xuất ở mức cao hơn để có thể hài hoà giữa chất lượng, số lượng, giá thành với lợi thế giá nhân công, tiết kiệm vật liệu da đắt tiền. Đối với công tác tạo mẫu sản phẩm phải ứng dụng công nghệ CAD. Công tác tạo mẫu trong công nghiệp giầy dép là cả một hệ thống công việc từ ý tưởng sáng tạo mẫu cho đến việc triển khai mẫu vào sản xuất. Nếu công tác tạo mẫu hoàn toàn thủ công thì ở giai đoạn nào cũng sẽ bị tăng chi phí về công sức lẫn vật tư, không chuẩn xác trong sản xuất nên phải sửa chữa nhiều lần, ảnh hưởng rất lớn đến thời gian, chất lượng và giá thành sản phẩm. Tuy nhiên hiện nay trong lĩnh vực tạo mẫu, ngành còn quá nghèo nàn lạc hậu vì thế trong các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp ở khu công nghệ cao sẽ có thể tiếp nhận, nắm bắt và tạo điều kiện để đầu tư trang bị công nghệ CAD 2D,3D theo lộ trình từ dễ đến khó, tư đơn giản đến phức tạp. Nếu được thực hiện như vậy chắc chắn giá thành mỗĩ đôi giầy xuất xưởng sẽ có khả năng cạnh tranh cao. Về công tác nghiên cứu và phát triển (R&D), đã đến lúc các doanh nghiệp lớn sản xuất giầy phải ưu tiên đầu tư thích đáng R&D vào lĩnh vực công nghệ, quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý kỹ thuật, thiết kế mẫu mốt, đào tạo tay nghề, và quản lý ngành nghề. Trang bị các phương tiện nghiên cứu hiện đại để đủ sức tiếp cận với thị trường trong nước và nước ngoài trước sự bùng nổ thông tin như hiện nay. Tạo lập các viện nghiên cứu là tạo lập các trung tâm trí tuệ mạnh của ngành thuộc da, làm giầy dép và sản xuất vật liệu giầy. Mỗi doanh nghiệp lớn phải có một cơ sở R&D đủ mạnh trong hệ thống R&D của toàn ngành. Tóm lại, việc tiếp nhận đầu tư cho công nghệ mới, tiên tiến nâng cao chất lượng hàng hoá là giải pháp nền đúng đắn để giầy dép Việt Nam phát triển nhanh về số lượng và chất lượng từ đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của mình trong đó có thị trường EU. 3.4.2 Nâng cao chất lượng hàng hoá đạt tiêu chuẩn EU Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần phải nhận thức rằng EU là một thành viên của tổ chức WTO - Tổ chức thương mại thế giới, có chế độ quản lý nhập khẩu chủ yếu dựa trên nguyên tắc của tổ chức này. Các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch không nhiều nhưng lại sử dụng khá nhiều biện pháp phi thuế quan. Mặc dù thuế của EU thấp hơn so với các cường quốc kinh tế lớn và xu hướng giảm, nhưng EU vẫn là một thị trường bảo hộ rất chặt chẽ vì hàng rào phi thuế (rào cản kỹ thuật) rất nghiêm ngặt. Rào cản kỹ thuật chính là qui chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU được cụ thể hoá ở 5 tiêu chuẩn của sản phẩm khi xuất khẩu vào EU: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động. Do vậy, hàng xuất khẩu của ta muốn vào được thị trường này thì phải vượt qua các rào cản kỹ thuật đó của EU. Đặc biệt đối với mặt hàng giầy dép của Việt Nam phải chú ý đến tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn về lao động. Liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng ISO9000 gần như là tiêu chuẩn bắt buộc để các doanh nghiệp của các nước đang phát triển sản xuất hàng xuất khẩu vào thị trường EU. Thực tế cho thấy ở các nước đang phát triển ở châu á và Việt Nam, hàng của những doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO 9000 thâm nhập vào thị trường EU dễ dàng hơn nhiều so với hàng hoá của các doanh nghiệp không có giấy chứng nhận này. Trong thời gian qua các doanh nghiệp sản xuất của ngành da giầy còn coi nhẹ công tác nghiệp thu kiểm tra chất lượng sản phẩm, chỉ thực hiện nghiệm thu kiểm tra theo cảm tính và kinh nghiệm nên đã gây mất uy tín cho sản phẩm giầy dép của ngành trên thị trường quốc tế. Để khắc phục tình trạng trên và để cho sản phẩm giầy dép của mình đạt được chất lượng Châu Âu các doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế và để có thể tham gia vào hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, từng doanh nghiệp phải chú trọng đầu tư cho công tác quản lý chất lượng trên tất cả các công đoạn của sản xuất từ khâu nhập nguyên liệu, quy trình sản xuất và khâu nghiệm thu sản phẩm. Ngoài hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 đã được phân tích ở trên, các doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép vào thị trường EU cũng phải chú ý tuân thủ hệ thống quản lý môi trường (các tiêu chuẩn ISO 14000) các bộ luật mang tính xã hội về đạo đức. Tiêu chuẩn SA-8000 (The Social Accountability - 8000) sẽ ngày trở nên quan trọng trong thời gian tới. Đối với tiêu chuẩn về lao động, Uỷ ban châu Âu (EC) đình chỉ hoạt động của các xí nghiệp sản xuất nội địa ngay khi phát hiện ra những xí nghiệp này sử dụng bất kỳ hình thức lao động cưỡng bức nào như đước xác định trong các Hiệp ước Giơnevơ ngày 25/9/1926 và 7/9/1956 và các Hiệp ước lao động quốc tế số 29 và 105. EU sử dụng rào cản kỹ thuật là biện pháp chủ yếu để bảo hộ sản xuất và tiêu dùng nội địa vì thuế nhập khẩu vào thị trường EU đang giảm dần. Bởi vậy hàng hoá của Việt Nam nói chung và mặt hàng giầy dép của Việt Nam nói riêng nếu muốn thâm nhập, xuất khẩu được vào thị trường EU thì các doanh nghiệp phải chú ý đáp ứng đủ các yêu cầu của "rào cản kỹ thuật" này. 3.4.3 Biện pháp liên doanh liên kết, tăng cường hợp tác quốc tế Trong giai đoạn hiện nay xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ và tác động đến mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Trong thời kỳ này ngành còn thiếu vốn, thiếu máy móc thiết bị, công nghệ nên cần chú ý các giải pháp về liên doanh liên kết, tăng cường hợp tác quốc tế để tận dung các nguồn vốn của các đối tác nước ngoài, tiếp thu nhanh công nghệ mới, hiện đại hoá trang thiết bị, nâng cao tay nghề của công nhân, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý. Tiếp tục liên doanh liên kết ở một số lĩnh vực bộ phận mà chúng ta còn chưa tự làm được hoặc còn yếu. Đối với thị trường EU hiện nay phương thức gia công xuất khẩu còn chiếm tỷ trọng lớn. Trong thời gian tới cần tăng tỷ trọng xuất khẩu theo phương thức “mua đứt bán đoạn” song bên cạnh những nhược điểm của phương thức gia công xuất khẩu cũng cần phát huy những ưu điểm của nó như tạo công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn người lao động, tận dụng tiếp thu được những kỹ năng kiến thức về quản lý sản xuất và giải quyết được vấn đề về vốn cho các doanh nghiệp hiện nay đang thiếu vốn đầu tư phát triển sản xuất và tránh được những rủi ro về mặt thị trường, góp phần đáng kể vào kim ngạnh xuất khẩu của cả nước. Các doanh nghiệp cũng tăng cường quan hệ với Hiệp hội Da giầy Việt Nam và các Hiệp hội Da giầy của các nước trong khu vực EU, thông qua đó tìm hiểu mối quan hệ bạn hàng, trao đổi thông tin để từ đó có chiến lược tiếp cận vào thị trường này một cách tốt hơn. Bằng việc tăng cường liên doanh liên kết đẩy mạnh hợp tác quốc tế, chúng ta sẽ tham gia sâu hơn vào quá trình phân công lao động quốc tế. Thông qua đó các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp cận những kênh phân phối uy tín hơn, khai thác triệt để hơn tiềm năng và tăng khả năng xuất khẩu sản phẩm giầy dép Việt Nam vào thị trường EU rộng lớn này. 3.4.3 Đẩy mạnh công tác tiếp thị và xúc tiến xuất khẩu vào thị trường EU Để tìm kiếm bạn hàng trên thị trường EU, các doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực tăng cường công tác tiếp thị sản phẩm để tạo điều kiện để tiếp xúc với các nhà nhập khẩu và phân phối tại thị trường EU qua đó thiết lập được các mối quan hệ với các kênh phân phối chủ đạo của EU. Từ trước đến nay, hàng hoá Việt Nam nói chung và sản phẩm giầy dép Việt Nam nói riêng thường phải qua trung gian là nước thứ ba trước khi vào được thị trường EU cho nên các doanh nghiệp Việt Nam bị giảm sút doanh số và không có mỗi quan hệ trực tiếp với bạn hàng. Kênh phân phối của EU rất phức tạp nên muốn tiếp cận được với kênh phân phối này các doanh nghiệp phải nắm được đặc điểm của kênh phân phối để từ đó có những biện pháp cụ thể xâm nhập vào. Hiện nay hàng xuất khẩu giầy dép của Việt Nam thâm nhập thị trường EU chỉ theo một kênh phân phối. Điều này đã hạn chế khả năng xuất khẩu, cơ hội mở rộng thị trường, nâng cao giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp. Trong thời gian tới doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ kênh phân phối của EU về mặt hàng giầy dép để có thể xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này. Các mặt hàng giầy dép thường được chi phối bởi các nhà nhập khẩu và phân phối lớn như ICA chuyên bán lẻ, KF chuyên cung cấp cho các hệ thống các cửa hàng và D&D chuyên phân phối cho các hộ tư nhân và gia đình. Còn lại cũng có các nhà nhập khẩu khác nhưng họ nắm giữ lượng thị phần nhỏ hơn nên muốn vào được thị trường EU thì các doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép Việt Nam phải tiếp cận được ba công ty nói trên. Một trong những phương pháp tìm bạn hàng mới hữu hiệu nhất trên thị trường EU là doanh nghiệp cần tích cực tổ chức và tham gia vào những kỳ triển lãm tổ chức tại các nước thành viên EU để giới thiệu sản phẩm và thiết lập mối quan hệ với bạn hàng. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa nhận thức được chức năng vai trò hội chợ triển lãm. Nhiều doanh nghiệp còn coi hội chợ là nơi chủ yếu để bán hàng. Thậm chí còn có những doanh nghiệp sợ tốn nhiều chi phí còn từ chối tham gia hội chợ ở nước ngoài, là nơi họ có thể tìm kiếm được các hợp đồng và khuyếch trương sản phẩm. Hội chợ triển lãm là một phần quan trọng của xúc tiến thương mại, giúp các doanh nghiệp có thể tìm kiếm được bạn hàng một cách trực tiếp và có hiệu quả nhất. Hội chợ là nơi mà xuất khẩu và nhà nhập khẩu trực tiếp gặp nhau thông qua những mẫu hàng trưng bày, những tờ rơi giới thiệu để cùng đàm phán dẫn tới các đơn hàng. Điều này thực sự có ý nghĩa với các doanh nghiệp giầy dép Việt Nam khi mà thông tin thị trường và khả năng tìm kiếm bạn hàng yếu. Riêng với thị trường EU, các doanh nghiệp nên tích cực tham gia vào những kỳ hội chợ chuyên ngành với mọi quy mô từ quy mô toàn khôí đến quy mô các nước thành viên để giới thiệu sản phẩm và thiết lập mối quan hệ trực tiếp với bạn hàng, từ đó tránh thất thiệt khi xuất khẩu qua trung gian. Tuy nhiên mỗi năm EU có hàng ngàn hội chợ triển lãm lớn nhỏ khác nhau ở 15 quốc gia thành viên. Do khả năng tài chính có hạn các doanh nghiệp giầy dép Việt Nam chỉ nên tham gia vào những hội chợ triển lãm chuyên ngành da giầy hoặc triểm lãm hàng công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng, có quy mô lớn và có chọn lọc khách mời. Từ đó các doanh nghiệp mới có giảm thiểu được chi phí mà vẫn đạt được uy tín cao. Một trong những hội chợ mà các doanh nghiệp giầy dép Việt Nam có thể thích hợp nhất cả về tính chất lẫn quy mô Frankfut được tổ chức thành phố Frankfut của Đức. Hội chợ này chỉ triểm lãm, giới thiệu những mặt hàng gia dụng, tiêu dùng, lưu niệm nên rất phù hợp với cơ cấu với các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU như dệt may, giầy dép, thủ công mỹ nghệ. Thêm nữa khách mời tham gia hội chợ này cũng rất hạn chế, chủ yếu là những doanh nghiệp có tiềm lực và uy tín tuỳ theo ngành hàng sản xuất kinh doanh. Tuy vậy đây là hội chợ có quy mô rất lớn, diện tích hội chợ là 180 nghìn m2 và hàng năm có khoảng 5000 nhà kinh doanh và 200000 khách mời đến hội chợ này. Ngoài Frankfut, các doanh nghiệp giầy dép Việt Nam cũng có thể tham ra hội chợ Paris hay triển lãm Hannover. Triển lãm EXPO Hannover 2000 được coi là triển lãm lớn nhất thế giới trong năm cuối của thế kỷ 20. Triển lãm quy tụ gần 200 quốc ra trên khắp thế giới và rộng hơn 100 nghìn m2, gian hàng của Việt Nam rộng 80 m2 và được trang trí bởi hội Việt kiều ở Đức nhưng đáng tiếc là không có một doanh nghiệp nào của Việt Nam sang dự hội chợ triển lãm này. Hội chợ Paris là hội chợ quốc tế lớn nhất trong tổng số 16 hội chợ quốc tế được tổ chức hàng năm tại Pháp. Hội chợ gồm 8 khu rộng 226 nghìn m2 và có 33 gian hàng Việt Nam tham gia nhưng chủ yếu chỉ trưng bày là sản phẩm giầy dép may mặc và thủ công mỹ nghệ. Ngoài việc tích cực tham gia hội chợ triển lãm quốc tế, hiệp hội và các doanh nghiệp cũng nên tích cực xúc tiến các hội chợ triển lãm quốc tế chuyên ngành ngay tại Việt Nam để các doanh nghiệp có điều kiện tiép xúc với thị trường thế giới, quan hệ trực tiếp với bạn hàng quốc tế, đồng thời tăng cường thâm nhập và mở rộng thị trường trong nước. Qua các cuộc triển lãm này các doanh nghiệp cũng có thể tiết kiệm được chi phí mà vẫn có cơ hội trưng bày sản phẩm, tiếp xúc trao đổi đàm phán và ký kết hợp đồng với khách hàng. Ngành da giầy là ngành hướng ra xuất khẩu cho nên công tác nắm bắt thông tin, nghiên cứu và phân tích thị trường là rất quan trọng. Thông tin là một hàng hoá rất có giá trị đối với hoạt động nghiên cứu thị trường và tìm kiếm đối tác. Để tiếp cận với các kênh phân phối của EU, ngoài việc tham gia hội chợ, các doanh nghiệp cần phải biết tận dụng thông tin thị trường từ nhiều nguồn, nhiều cách khác nhau. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể xin thông tin về mặt hàng cung cầu giầy dép, năng lực cung cấp của mỗi thị trường qua nguồn Strata, hoặc thông tin về giá cả trên thị trường EU, triển vọng hợp tác của Việt Nam với EU tại Cục xúc tiến Thương mại (Bộ Thương mại), Trung tâm nghiên cứu châu Âu, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Về phía EU, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể yêu cầu tra cứu tiềm lực tài chính, khả năng kinh doanh và độ tin cậy của những đối tác làm ăn, những nhà nhập khẩu giầy dép của mình, về nhu cầu thị hiếu của EU, về những tiêu chuẩn thuộc "rào cản kỹ thuật" của thị trường, những thay đổi về chính sách, luật lệ trên thị trường EU tại Phòng Thương mại và Công nghiệp các nước thành viên EU tại Việt Nam. Hoặc cũng có thể thông qua hệ thống tham tán, đại diện thương mại Việt Nam tại các nước EU để điều tra về tình hình thị trường, tìm kiếm chiến lược và thông tin về giá cả, chất lượng hàng hoá của những nhà xuất khẩu vào thị trường này, những đối thủ cạnh tranh chính như Trung Quốc, Indonesia. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể tìm hiểu thông tin qua những Web-site trên mạng Internet, những catalogue và những bài bình luận trên các tạp chí kinh tế của EU. Trên cơ sở thông tin có được các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường EU. Thị trường EU rất rộng lớn, đa dạng và phức tạp, do đó các doanh nghiệp giầy dép Việt Nam xuất khẩu trực tiếp sang thị trường này cần nghiên cứu kỹ thị trường trước khi xuất hàng để trành những rủi ro dẫn đến giảm doanh lợi và mất uy tín. EU thương lượng với các nước khác như một thực thể đồng nhất trong các vấn đề thương mại toàn cầu và là tiếng nói chung của châu Âu trên trường quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn ở châu ÂU phải tuân theo quy tắc, hướng dẫn và chịu sự giám sát của Uỷ ban Châu Âu (EC). Trong thực tế, Liên minh châu Âu không phải là một thực thể văn hoá có những mẫu hình đồng nhất về suy nghĩ, thái độ và cách ứng xử. Các doanh nghiệp khi làm công tác xuất khẩu sang thị trường EU cần phải chú ý đến những quyết định mua hàng nhiều khi chịu ảnh hưởng bởi các mô hình văn hoá, thái độ ứng xử. Qua đó ta có thể nhận thấy rằng thị trường EU chỉ thống nhất với nhau về mặt kỹ thuật còn trên thực tế là một nhóm thị trường quốc gia và khu vực, mỗi nước có một bản sắc và một đặc trưng riêng. Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải quan tâm đến những khác nhau về văn hoá ngôn ngữ cũng như hệ thống pháp luật của 15 nước thành viên. Xuất phát từ nhu cầu thị trường các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh trên cơ sở tạo lập một kế hoạch sản xuất trong từng thời kỳ, từng giai đoạn một. Việc xây dựng kế hoạch này phải dựa trên cơ sở tinh toán kỹ lưỡng và nắm vững khả năng tiêu thụ tại các thị trường nước ngoài. Khi xâm nhập, tiếp cận và tìm hiểu thị trường EU cần xây dựng một chiến lược tổng thể trong đó xác định rõ quy mô mục tiêu thị trường cần chiếm lĩnh, các mặt hàng chủ lực trong từng giai đoạn để điều chỉnh cơ cấu đầu tư, nhịp độ phát triển các mặt hàng cho phù hợp. Dự đoán các bước tiếp cận xâm nhập và chiếm lĩnh với từng thị trường. Thông qua việc thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu dự báo về khối lượng cung cầu giá cả mẫu mốt và xu hướng thời trang về giầy dép trên thị trường đặc biệt thị trường EU là thị trường truyền thống, thị trường chính của mặt hàng giầy dép Việt Nam. Đối với từng sản phẩm cụ thể, các doanh nghiệp cũng nên thành lập các nhóm dự án. Mỗi nhóm phụ trách một hoặc một nhóm sản phẩm mới vào một thị trường từ khi sản phẩm mới được thai nghén trong ý tưởng, đến khâu thiết kế cho đến khi sản phẩm được tung ra thị trường. Có như vậy trách nhiệm mới được phân bổ rõ ràng và có thể đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có sản phẩm mới để ổn định sản xuất kinh doanh. 3.4.4 Đảm bảo thực hiện các điều khoản của hợp đồng Khi đã ký kết được các hợp đồng với bạn hàng EU, doanh nghiệp phải cố gắng thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng. Để tạo nên uy tín cho một doanh nghiệp và một sản phẩm trên thị trường, ngoài chất lượng mặt hàng còn cần nhiều nỗ lực khác. Muốn vậy doanh nghiệp phải tuân thủ mọi điều khoản của hợp đồng từ chất lượng sản phẩm đến thời hạn giao hàng, quy cách đóng gói và phương thức vận tải bảo hiểm… Thị trường EU kiểm tra chất lượng sản phẩm rất nghiêm ngặt nên tốt nhất các doanh nghiệp Việt Nam nên thông qua một công ty kiểm định chất lượng có uy tín tại châu Âu. Ngoài ra các doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép Việt Nam cũng cần làm tốt các công tác khác như ký kết hợp đồng vận chuyển với các đơn vị vận tải có uy tín bởi nếu không thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng như không giao sản phẩm đúng chất lượng theo mẫu, không đảm bảo thời hạn giao hàng sẽ bị các đối tác phạt không nhân nhượng và đãn tới mất khách hàng vì hiện nay không chỉ có các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trên thị trường này mà còn rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác như các doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép của Trung Quốc, Inđonesia, Thái Lan… cũng đang tấn công mạnh vào thị trường này. Thị trường EU là một thị trường rộng lớn với bình quân thu nhập đầu người cao. Mặt hàng giầy dép cũng là một mặt hàng thiết yếu và lại có tình thời trang cao cho nên ngoài các biện pháp nêu trên các doanh nghiệp còn phải làm tốt các khâu như triển khai mẫu mốt của khách hàng, nghiên cứu sản xuất các mẫu chào hàng, tự chủ về sản xuất và xác lập thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình, nâng cao hình ảnh doanh nghiệp qua thương hiệu hàng hoá… Xuất phát từ dự báo về tình hình cung cầu ở thị trường EU, nhận định thị trường EU trong thời gian tới vẫn là thị trường chính, thị trường tiềm năng cho xuất khẩu giầy dép của Việt Nam, song cũng trên xu hướng tình hình cạnh tranh của thị trường giầy dép thế giới là luôn đổi mới về công nghệ, thiết bị, tổ chức sản xuất, chất lượng, sáng tạo mẫu mốt giá cả…để tạo ra những sản phẩm thích ứng phù hợp đưa ra thật nhanh ra thị trường. Căn cứ vào vai trò, vị trí và đặc điểm của ngành da giầy trong nền kinh tế quốc dân, để đạt được mục tiêu tăng trưởng của ngành nói chung và đạt được mục tiêu tăng trưởng trong xuất khẩu mặt hàng giầy dép sang thị trường EU nói riêng, ngoài những nỗ lực cố gắng của các doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép, của bản thân ngành Da giầy, rất cần có sự quan tâm, giúp đỡ hỗ trợ từ phía Nhà nước và các Bộ, Ban, Ngành liên quan tạo nên một hành lang pháp lý thuận lợi, hữu hiệu hỗ trợ thúc đẩy ngành và các doanh nghiệp của ngành phát triển . Kết luận Khoá luận tốt nghiệp “ Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU ” nhằm phân tích thực trạng sản xuất, xuất khẩu, và tình hình thị trường , nêu ra các biện pháp tháo gỡ khó khăn nội tại của ngành, của doanh nghiệp và cách tiếp cận xúc tiíen xuất khẩu giầy dép vào thị trường EU, thị trường xuất khẩu chính của ngành. Trước hết ngành sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh cho hàng hoá của mình bằng cách đầu tư theo chiều sâu vào sản xuất, nhập khẩu trang thiết bị hiện đại, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, hạ giá thành sản phẩm. Ưu tiên đầu tư vào phát triển nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước, tăng cường khả năng sáng tạo mẫu mốt. Có chính sách đào tạo và đãi ngộ thoả đáng với nguồn lao động đang phục vụ cho ngành, nâng cao chất lượng đào tạo công nhân có tay nghề, củng cố năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý. Giảm tỷ lệ xuất khẩu dưới hình thức gia công và qua trung gian, tăng lượng xuất khẩu trực tiếp bằng cách tích cực tiếp cận hệ thông phân phối, hệ thống nhập khẩu của thị trường EU, tăng cường tham gia hội chợ triển lãm thương mại ở các nước thành viên… Bên cạnh những nỗ lực của các doanh nghiệp, của ngành rất cần sự hỗ trợ từ phía nhà nước như tạo dựng một hành lang pháp lý, một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Với các doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép, những thay đổi cải cách của nhà nước về hệ thống thuế, các thủ tục xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản hoá sẽ là một thuận lợi lớn hơn cho việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu của ngành. Ngoài ra trên tầm vĩ mô, việc tăng cường hợp tác quốc tế, ký kết các văn bản khung với EU trên quy mô liên minh và với từng nước thành viên, với những hiệp hội theo ngành dọc cũng tạo điều kiện cho sản phẩm giầy dép của Việt Nam thâm nhập dễ dàng hơn vào thị trường đày tiềm năng này. Trong phạm vi một bài khoá luận tốt nghiệp, xin được nêu ra các biện pháp nói trên. Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Do đó rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô và các bạn để hoàn thiện hơn khoá luận tốt nghiệp này. Contents ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoaluan.doc
Tài liệu liên quan