Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu chè sang thị trường Mỹ

Tài liệu Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu chè sang thị trường Mỹ: LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trải qua chặng đường cải cách hơn 17 năm, từ một nước có nền kinh tế lạc hậu, chỉ lấy nông nghiệp làm trọng, Việt Nam mở rộng thị trường từng bước phát triển nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần, với cơ cấu kinh tế đa dạng. Trong xu thế hội nhập và phát triển của các nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam đang từng bước khẳng định mình. Từ một quốc gia nghèo, liên tục thiếu ăn, mất mùa, Việt Nam đã vươn lên thành một quốc gia xuất khẩu nông sản thuộc loại... Ebook Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu chè sang thị trường Mỹ

doc92 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2313 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu chè sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớn nhất thế giới về một số mặt hàng, đặc biệt là mặt hàng chè. Là một trong những mặt hàng nông sản có thế mạnh, từ lâu chè đã được coi là một cây trồng quan trọng có vị trí chiến lược đối với một số tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ. Việc phát triển cây chè sẽ đem đến cho các khu vực này những cơ hội mới để phát triển kinh tế. Chè khẳng định mình không chỉ bằng việc thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Mặc dù chưa phải là một thị trường nhập khẩu chè lớn của ngành chè Việt Nam nhưng với tiềm lực vốn có cộng với việc thực thi hiệp định Thương Mại Việt- Mỹ sắp tới, Mỹ hứa hẹn là một trong những đối tác quan trọng của ngành nông sản Việt Nam nói chung và của mặt hàng chè nói riêng. Chính vì những lý do này, em quyết định chọn “Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu chè sang thị trường Mỹ” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích chọn đề tài Mục đích của đề tài này nhằm phân tích tình hình sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam nói chung và tình hình xuất khẩu chè sang thị trường Mỹ nói riêng trên cơ sở đó hệ thống hoá những giải pháp đã và đang áp dụng. Hơn thế nữa, đề tài cũng góp phần đề xuất ra những giải pháp mới cho xuất khẩu chè của Việt Nam sang một thị trường đầy tiềm năng là Mỹ 3. Bố cục Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục các bảng biểu, khóa luận này được chia làm 3 phần như sau: Chương I: Tình hình sản xuất chè trên thế giới và tiềm lực cung ứng chè của Việt Nam. Chương II: Thực trạng xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Sau đây là nội dung chi tiết từng chương. CHƯƠNG I TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHÈ THẾ GIỚI VÀ TIỀM LỰC CUNG ỨNG CHÈ CỦA VIỆT NAM I. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG CHÈ THẾ GIỚI 1. Tình hình tiêu thụ chè trên thị trường thế giới 1.1. Dung lượng thị trường Chè là một đồ uống quen thuộc với rất nhiều quốc gia và ngày càng được ưa chuộng trên thế giới. Thị trường chè hiện nay rất lớn với dung lượng mỗi năm lên đến hàng triệu tấn. (Bảng 1) Bảng 1: Thị trường chè thế giới 5 năm từ 1997- 2001 (Đơn vị: Tấn) Tấn Năm 1997 1998 1999 2000 2001 Lượng tiêu thụ 3352895 3681555 3831553 3676505 3862807 Xuất khẩu 1445376 1557275 1526630 1678729 1665833 Nhập khẩu 1371783 1460797 1450882 1500033 1541104 Sản xuất 3427109 3792750 3908772 3820001 3989646 Nguồn: www.fao.org.com (11h 54', 24/11/2003). Ta nhận thấy hơn 95% lượng chè sản xuất ra được tiêu thụ hết trên thế giới (cụ thể năm 1997: 97,83%; năm 1998: 97,07%; năm 1999: 98,02%; năm 2000: 96,24%; 2001: 96,82%). Tuy nhiên rõ ràng là, nhu cầu chè trên thế giới tăng chậm hơn so với mức tăng trưởng của sản xuất chè thể hiện mức tiêu thụ/sản xuất giảm dần qua từng năm. Ngoài ra từ những số liệu trên cũng cho ta biết trong tổng sản lượng chè sản xuất ra trên thế giới từ năm 1997-2001 thì 57% dành cho tiêu thụ trong nước. Tiêu thụ chè thế giới trong 5 năm tăng 15,21%. Các nước tiêu thụ lớn như: Ấn Độ 50% sản lượng sản xuất; Trung Quốc: 70%; Anh: 200000 tấn/năm; Nga: 100000 tấn/năm. Tiếp theo là Mỹ, Aicập, Nhật Bản, Úc, Marốc, Hà Lan. ...Đây đồng thời cũng là những nước có diện tích sản xuất chè và sản lượng chè hàng năm vào bậc cao nhất của thế giới (xem bảng 2). Như vậy các nước sản xuất chè cũng là những nước tiêu thụ nhiều chè. Ngoài ra có thể kể đến một số nước như Irắc, Iran... tuy sản lượng chè không cao nhưng xét về mặt dung lượng thị trường hàng năm thì sản lượng chè trong nước chiếm khoảng 50%, còn số lượng nhập khẩu khoảng 50%. Hơn thế nữa, về mặt chủng loại chè thì đây cũng là những thị trường tiêu thụ tương đối dễ tính. 1.2. Các nước sản xuất chè lớn nhất thế giới Hiện nay diện tích chè trên thế giới khoảng 4.000.000 ha tăng 0.6%/năm. Năm nước có diện tích trồng lớn nhất bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanka, Thổ Nhĩ Kỳ và Inđônêxia chiếm 75% diện tích chè thế giới. Kể cả Kenya nữa thì sáu nước này chiếm tới 80% diện tích chè thế giới. Nước nhỏ nhất trong làng chè là Cameroon, trồng 1000 ha với mức độ tăng trưởng khoảng 3%/năm. (Nguồn: Tạp chí Người làm chè số 11/2003, tr. 30-31) Năm 2002, tổng sản lượng chè thế giới là khoảng 4,2 triệu tấn, trong đó châu Á chiếm 85% (12 nước), châu Phi 12% (12 nước), Nam Mỹ 3% (4 nước) Trong vòng 10 năm qua, tổng sản lượng chè thế giới đã tăng 32%, trong đó tăng sản lượng do tăng diện tích là 5,5% và do tăng năng suất là 26,5%. Như vậy trong thời gian qua, cứ 6 tấn chè tăng lên thì 5 tấn là do tăng năng suất còn 1 tấn là do tăng diện tích trồng chè. (Nguồn: Báo cáo của FAO năm 2002) Số liệu dưới đây về sản xuất chè trên thế giới thời kỳ 1997- 2001 sẽ cho ta thấy một phần trong toàn cảnh sự phát triển của ngành chè thế giới trong một vài năm qua Bảng 2: Sản lượng chè thế giới (Đơn vị: Tấn) Tên nước 1997 1998 1999 2000 2001 Ấn Độ 787000 836000 855000 835000 848000 Trung Quốc 636871 687675 696990 703673 721536 Kenya 220722 294165 248700 236286 216778 Srilanka 276861 280056 283760 305840 295090 Indonexia 153600 166800 161000 162100 163400 Achentina 335698 343918 365800 337894 342775 Nhật Bản 91200 82600 88500 85000 85000 Việt Nam 52200 56600 70300 69900 82600 Các nước khác 872957 1044936 1138722 1084308 1234467 Cả thế giới 3427109 3792750 3908772 3820001 3989646 Nguồn: www.fao.org.com (10h30', 24/11/2003) Nước có sản lượng chè hàng năm cao nhất thế giới là Ấn Độ: 850000 tấn, chiếm gần 22,2% sản lượng chè của thế giới, tiếp đến là Trung Quốc (720000 tấn) chiếm 18% sản lượng thế giới, Achentina: 342000 tấn (chiếm 9%); Srilanka 296000 tấn (7,05%); Kenya: 235000 tấn (5,6%) và Inđônêxia: 167000 tấn (3,98%) Xét tốc độ tăng sản lượng thì thứ tự các nước lần lượt như sau: Kenya, Iran, Việt Nam, Trung Quốc, Indonexia. 1.3. Các nước nhập khẩu chè lớn nhất Nước có số lượng nhập khẩu chè lớn nhất thế giới là Nga, rồi đến Đài Loan, Pakistan, Anh và Mỹ. Năm nước này nhập khẩu 50% sản lượng chè xuất khẩu của toàn thế giới. Tuy nhiên trong những năm gần đây, vị trí của các nước này đang dần có sự thay đổi. Điều đó thể hiện rõ nét trong tình hình nhập khẩu của thế giới 6 tháng đầu năm 2003 (Bảng 3) Bảng 3: Danh sách các nước nhập khẩu chè 6 tháng năm 2003 Quốc gia Loại chè Đen Xanh Loại khác SL (tấn) GT (USD) SL (tấn) GT (USD) SL (tấn) GT (USD) Đài Loan 3486 3189116 3498 3931430 43 83226 Nga 1229 1171379 54 52350 - - Pakistan 2007 1731524 3080 2934305 - - Ba Lan 1173 891281 196 146306 - - Ấn Độ 1121 1493530 - - - - Đức 1071 1053397 149 109134 - - Afghanistan 825 883499 50 36104 - - Anh 584 589527 - - - - Mỹ 867 1265354 - - - - Nhật Bản 730 530328 945 1249638 - - Các nước khác 4915 4289266 944 1152056 46 182684 Cả thế giới 18007 16196920 8916 9611323 89 265950 Nguồn: Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển thị trường (Hiệp hội chè Việt Nam) tháng 6/2003 Qua danh sách trên ta nhận thấy, Đài Loan đang dần thay thế Nga trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới (chiếm 20% lượng xuất khẩu chè đen và 40% lượng xuất khẩu chè xanh của thế giới). Điều đó được giải thích là trong một vài năm vừa qua, Đài Loan đã đầu tư rất nhiều cho các dây chuyền chế biến chè xuất khẩu sang các thị trường các nước phát triển. Tiếp theo Đài Loan là Pakistan, Nga, Ấn Độ và Ba Lan. Tính riêng 10 nước có tên ở trên đã nhập khẩu số lượng chè đen chiếm 73% của thế giới (chiếm 73.5% về giá trị chè đen xuất khẩu) và 89,5% lượng chè xanh thế giới (chiếm 88% về mặt giá trị chè xanh được xuất khẩu). Những nước nhập khẩu chè lớn của thế giới cũng đồng thời là những thị trường tập trung trao đổi chè. Các thị trường này sử dụng phương pháp bán đấu giá và sử dụng đồng bảng Anh làm phương tiện thanh toán. Việc mua bán trao đổi chè trên thị trường chủ yếu dựa vào thông tin về thị trường chè do Hội mối chè Luân Đôn thông tin vào thứ Sáu hàng tuần. 1.4. Công nghệ chế biến chè. Chè tươi sau thu hái về phải trải qua một quá trình chế biến bao gồm nhiều công đoạn mới trở thành những sản phẩm bán trên thị trường. Tùy cách chế biến mà ta thu được những sản phẩm chè khác nhau, chẳng hạn chè đen hay chè xanh thu được sau một quá trình sơ chế như vò, cắt, sấy khô rồi phân loại, những loại chè cao cấp khác như chè ướp hương, chè túi lọc, thì lại phải trải qua quá trình ướp hương, nghiền, đóng gói khá cầu kỳ phức tạp. Những công đoạn chế biến chè đó đòi hỏi cần có máy móc thiết bị cũng như bí quyết kỹ thuật và quyết định chất lượng sản phẩm chè. Đó chính là công nghệ chế biến chè. Máy móc hiện đại cùng với kinh nghiệm chế biến của nhà sản xuất sẽ làm nên sự khác biệt cho sản phẩm chè. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, ngành chế biến chè đã ngày càng tạo ra những sản phẩm cao như chè xanh đặc sản (chè xanh dẹt kiểu Nhật Bản, chè xanh Trung Quốc, chè xanh kiểu Hồng Kông...), chè đen các loại có tác dụng chống lại những bện do ô nhiễm môi trường, các loại chè túi lọc rất tiện lợi dùng trong các ngành công nghiệp hiện đại như hàng không, du lịch... 1.5. Cơ cấu chè xuất khẩu Nhìn chung mà nói, cơ cấu xuất khẩu chè trong những năm gần đây rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại và chất lượng. Tuy nhiên có những loại chè sau được mua bán chủ yếu trên thị trường thế giới: Chè đen là loại chè chiếm phần trăm lớn nhất trên thị trường buôn bán chè thế giới, theo quy trình công nghệ OTD (orthordox). Nước chè đen có màu nâu đỏ, vị dịu, hương thơm nhẹ. Theo ước tính của các chuyên gia thế giới, hàng năm, khoảng 60% lượng chè tiêu thụ trên thế giới là chè đen chiếm giá trị khoảng 50%. Chè xanh là loại chè được sản xuất nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Việt Nam. Chè này được buôn bán nhiều thứ hai trên thị trường thế giới, chỉ sau chè đen, ước tính chiếm khoảng 18% về số lượng và 30% về giá trị buôn bán. Ngoài ra còn các loại chè khác như chè vàng (là trung gian của chè đen và chè xanh) hay chè Ôlong, một loại chè đặc sản cùng rất nhiều loại chè khác là sản phẩm chế biến từ chè đen và chè xanh chẳng hạn như chè đen mảnh, chè hoà tan, chè túi, chè dược thảo, chè hoa tươi, chè hương. Những loại chè này cho dù không chiếm số lượng mua bán lớn nhưng lại đem lại giá trị cao cho nhà xuất khẩu do khẳng định được về mặt chất lượng, được người tiêu dùng đặc biệt ưa chuộng. Trong một vài năm tới, tỷ trọng xuất khẩu các loại chè này về mặt số lượng cũng như kim ngạch trên thế giới sẽ ngày một tăng lên. 1.6. Giá cả Giá chè nguyên liệu được lấy trên cơ sở giá của 3 thị trường đấu giá lớn của thế giới là Luân Đôn, Calcuta, Colombo chiếm 90% khối lượng chè nguyên liệu trao đổi của thế giới (Nguồn: Hội mối chè Luân Đôn tháng 6/2003). Nhìn chung trong những năm qua giá chè nguyên liệu không có sự biến đổi là mấy. Mặc dù cạnh tranh bằng giá ở thị trường thế giới có co hẹp ít nhiều, cạnh tranh về sản phẩm mới là yếu tố khá mạnh và phức tạp. Nhìn chung toàn thế giới một số năm qua, biến động giá chè chủ yếu vẫn do quan hệ cung cầu chi phối, hoặc là giá chè tăng do mất mùa. Ấn Độ là nước có giá xuất khẩu chè cao nhất thế giới (bình quân 2477 USD/ tấn), Nhật Bản một vài năm gần đây phát triển xuất khẩu chè cao cấp có giá bình quân 4000USD/tấn nhưng có sản lượng vô cùng nhỏ bé. Trong thời gian gần đây, giá chè đã có xu hướng giảm sút sau khi đạt mức kỷ lục cách đây 6 năm. Với nỗ lực khôi phục giá, tại cuộc gặp của tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc, các nhà sản xuất chè lớn như Ấn Độ, Srilanka, Kenya, Indonexia đã thống nhất loại bỏ sản lượng chè đen chất lượng thấp với chỉ tiêu còn từ 3,2-3,4 triệu tấn. (Nguồn: Tạp chí Người làm chè số tháng 8/2003, tr. 31) Tuy nhiên vấn đề nổi lên ở đây với các nhà sản xuất chè trên thế giới là vấn đề tiêu thụ chứ không phải giá cả. Trong khi giá chè nguyên liệu không tăng nhiều thì giá chè cao cấp (chiếm khoảng 20%) lại tăng rất mạnh trong những năm gần đây (theo Tea Satistics), chẳng hạn: Chè đóng gói: tăng 142%; chè túi: tăng 109%; chè hoà tan: tăng 93%; chè xanh (bình quân): tăng 21%. Giá chè cũng có sự khác biệt trên từng thị trường phụ thuộc vào mức độ ưa thích người tiêu dùng trên thị trường đó cũng như tên tuổi của nhà xuất khẩu chè. Bảng 4 cho ta thấy tính phong phú trong các sản phẩm chè cũng như sự khác biệt về giá cả giữa những thị trường khác nhau. Cùng là loại chè đen tuy nhiên sản xuất ở các nước khác nhau, công đoạn chế biến khác nhau đã tạo nên những mặt hàng khác nhau rất nhiều về mặt giá trị: chẳng hạn chè đen OPA bán ở mức giá 700- 800 USD/tấn trong khi chè đen SC chỉ ở mức giá 290 USD/tấn; cũng như vậy, chè xanh thông thường giá chỉ ở mức khoảng 500 USD/tấn trong khi đó chè xanh đặc biệt giá 1180 USD/tấn, cũng có nơi như ở Đức, giá là 3800 USD/tấn chè xanh Bảng 4 : Đơn giá một số chủng loại chè tại các thị trường Thị trường Chủng loại chè Đơn giá (USD/tấn) Thị trường Chủng loại chè Đơn giá (USD/tấn) Đài Loan Chè đen SC 290 Hà Lan Chè xanh 525 Chè lài 2.200 Indonexia Chè đen 545 Chè lên men 3.000 Iran Chè đen BPS 700 Chè sơ chế 2.000 Mỹ Chè Oolong 2.600 Chè xanh 2.100 Chè đen 885 Đức Chè đen 1.350 Nga Chè đen OPA1 760 Chè xanh 3.800 Nhật Chè xanh 1.300 Ba Lan Chè đen 800 Pakistan Chè đen OPA 690 Chè xanh 565 Chè xanh đặc biệt 1.180 Campuchia Chè Lipton 1.200 Chè xanh A loại 0,5kg/hộp 1.278 Các TVQ Arập TN Chè đen OPA 770 Chè xanh A loại 1 kg/hộp 1.220 Chè xanh Broken 490 Nguồn: Thông tin Thương Mại- Bộ Thương Mại số, 24/11/2003 tr.16 2. Đặc điểm của thị trường tiêu thụ sản phẩm chè Tính thời vụ rõ nét Đặc điểm của một loại cây trồng như cây chè là dựa rất nhiều vào đặc điểm tự nhiên, như đất khí hậu, địa hình. Cây chè là một cây trồng dài ngày, thích hợp với địa hình đồi núi, trung du, khí hậu mát mẻ, ẩm ướt. Cây cho lá quanh năm nhưng xanh tốt nhất là vào các mùa mưa. Chính bởi vậy, cung chè phụ thuộc khá nhiều vào đặc điểm thời vụ của nó. Bằng cách chế biến chè như nghiền, vò cắt, sấy khô, người ta có thể bảo quản chè trong thời gian lâu hơn tuy nhiên điều đó cũng không làm thay đổi được tính chất này của nó. Thị trường có cường độ cạnh tranh tương đối hoàn hảo Hiện tại trên thế giới có khoảng 20 quốc gia tham gia sản xuất và xuất khẩu chè. Mặc dù đã hình thành một số thị trường chè tập trung và xuất hiện một số nhà sản xuất và chế biến chè có tên tuổi, thị trường chè nói chung vẫn là một thị trường tương đối tự do, nơi giá cả hình thành chủ yếu từ những cuộc đấu giá. Mặt khác do chè là một mặt hàng không thiết yếu, người ta uống chè hoàn toàn do thói quen và sở thích, bởi vậy không có sự độc quyền nào trong ngành này. Thị trường bị chia cắt do hàng rào thuế quan và chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước Cho đến nay mặc dù đã có sự cởi mở hơn trong chính sách thuế của các quốc gia phát triển để mở cửa thị trường nông sản nhưng những gì đạt được vẫn còn rất khiêm tốn. Mỹ và Tây Âu vẫn có những chính sách trợ giá nông nghiệp trong nước và chính sách thuế quan nhằm ngăn chặn hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài. Chè không phải là một ngoại lệ. Dưới đây là thuế nhập khẩu của một số nước đánh vào mặt hàng chè Bảng 5: Thuế nhập khẩu chè của một số nước trên thế giới năm 2002 Nước Chè Xanh đóng gói Chè Đen Mỹ 6,4% (gói không quá 3g) 0% Nhật Bản 9% 5.6% Nga 0,8 euro/kg 0,8 euro/kg Đài Loan 5.3% 5.3% Ấn Độ 8.7% 7% Trung bình 7,2% 5.4% Nguồn: Số liệu tổng kết của Vụ xuất nhập khẩu- Bộ Thương Mại năm 2002 Nhìn vào biểu thuế đánh vào mặt hàng chè của một số nước, ta có nhận xét là hầu hết các nước đều ưu tiên hơn cho việc nhập khẩu chè đen (trừ Nga, Đài Loan các nước khác đều có mức thuế dành cho chè xanh đóng gói cao hơn chè đen từ 2- 6%), mức thuế đánh vào chè xanh cao hơn chè đen trung bình là 1,8%. Trường hợp cá biệt như Mỹ, chè đen được miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu trong khi thuế đánh vào chè xanh đóng gói vẫn ở mức cao là 6,4%. Ngoài những biện pháp thuế quan như trên chính phủ các nước còn đưa ra những biện pháp để thúc đẩy sản xuất chè trong nước như lập các quỹ bình ổn giá, trợ cấp phân bón và giống cho người trồng chè hay áp dụng hạn ngạch với mặt hàng chè nhập khẩu từ các nước khác. II. TIỀM LỰC CUNG ỨNG CHÈ CỦA VIỆT NAM 1. Đặc điểm của chè và sản phẩm chè Việt Nam. Cây chè là một loại cây công nghiệp lâu năm, đầu tư thấp, trồng một lần có thể cho thu hoạch nhiều năm, từ 30 đến 50 năm. Người ta trồng chè để lấy búp chè có một tum và 2-3 lá non. Từ lá chè tùy theo công nghệ chế biến sẽ cho ra các loại sản phẩm khác nhau như: chè xanh, chè đen, chè vàng, chè đỏ... Chè xanh khi pha nước có màu xanh, tươi và vàng sánh, vị chát đượm, hậu ngọt, có hương thơm tự nhiên, có mùi cốm nhẹ và mùi mật ong. Chè đen sản phẩm có màu tươi đỏ, vị chất dịu, hậu ngọt và hương thơm của hoa tươi quả chín. Các loại chè vàng, chè đỏ cũng như các loại chè trung gian khác cũng mang những đặc trưng tương ứng. Như vậy, muốn có sản phẩm có chất lượng cao thì từng đơn vị phải thực hiện đồng bộ và tuân thủ đúng quy trình công nghệ bắt đầu từ công đoạn hái, héo, diệt men cho tới vò, nghiền, cắt, lên men, sấy khô và sàng. Chè có nhiều vitamin có giá trị dinh dưỡng và bảo vệ sức khoẻ, có tác dụng giải khát, bổ dưỡng và kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp tiêu hoá các chất mỡ, giảm được bệnh béo phì, chống lão hoá ... do đó nước chè đã trở thành thứ nước uống của nhân loại. Ngày nay, hầu hết dân cư trên thế giới dùng nước chè làm nước uống hàng ngày. Một số nước uống chè thành tập quán và tạo ra được một nền văn hoá nguyên sơ là “văn hoá chè”. Chè có đặc trưng riêng so với các sản phẩm khác là nó có nguồn gốc hữu cơ. Trừ một số sản phẩm tiêu dùng trực tiếp dưới hình thức chè tươi của một số vùng thì nhu cầu về sản phẩm chè thông qua chế biến ngày càng tăng. Xã hội ngày càng văn minh, đòi hỏi về chè có chất lượng cũng tăng theo. Chè ngay từ khi thu hái về còn tươi, nếu để trong điều kiện bình thường dễ bị mốc, nhiễm khuẩn, sau khi tiến hành chế biến phải bảo quản hợp lý, bởi vì nguyên liệu chè dù rất thơm ngon song do chế biến, bảo quản không tốt sẽ làm giảm đi chất vốn có của chè. Chính vì vậy, chế biến đúng kỹ thuật và bảo quản tốt là yếu tố cơ bản để tránh làm mất phẩm chất của chè trước khi bán. Do đặc tính sinh học, chè cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác được đưa ra thị trường có kích thước và kiểu dáng tự nhiên, trong khi nhu cầu của khách hàng đòi hỏi phải có sự tiện dụng và rất đa dạng. Điều đó đặt ra cho các nhà sản xuất, các nhà tạo giống phải thoả mãn được nhu cầu của khách hàng. Để đảm bảo cho sản phẩm chè lưu thông được trên thị trường đòi hỏi các nhà sản xuất chế biến phải tìm cách tạo ra những sản phẩm mới, sản phẩm có chất lượng, chủng loại phong phú, đảm bảo sản xuất có sức cạnh tranh cao. Việt Nam là một trong những nước có điều kiện khí hậu và đất đai thuận tiện cho cây chè phát triển. Do đó cây chè đã xuất hiện và được sử dụng từ lâu. Theo nhiều tài liệu cổ, cây chè đã từng có ở nước ta từ những năm trước công nguyên. Tới nay, uống chè đã trở thành một tập tục và nhu cầu thiết yếu hàng ngày của nhân dân ta. 2. Vai trò của sản xuất chè trong nền kinh tế quốc dân Là một nước chủ yếu sản xuất nông nghiệp, việc phát triển sản xuất kinh doanh chè ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng với nền kinh tế quốc dân thể hiện qua các khía cạnh sau: 2.1. Tăng thu ngoại tệ Trong suốt mấy chục năm qua ở các tỉnh trung du và miền núi nước ta đặc biệt là các tỉnh trung du miền bắc, đã tìm tòi thử nghiệm rất nhiều loại cây khác nhau, song thực tế chỉ có cây chè là một trong số ít cây công nghiệp còn trụ lại được. Giờ đây cây chè đã khẳng định là cây có giá trị kinh tế giá trị cao tại Việt Nam. Chè không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn có giá trị xuất khẩu. Sản xuất và xuất khẩu chè mang lại lợi ích cả về mặt kinh tế và xã hội. Trong thời gian qua kim ngạch xuất khẩu chè ở nước ta không ngừng tăng lên trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Năm 1998 kim ngạch xuất khẩu chè đạt 48 triệu USD (chiếm 0,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam), năm 2001 đạt 78 triệu USD (0,56% tổng kim ngạch xuất khẩu) và năm 2002 đạt 90 triệu USD (chiếm 0,6% tổng kim ngạch xuất khẩu). (Nguồn: Vụ XNK- Bộ TM năm 1998, 2001, 2002). Như vậy, xuất khẩu chè phần nào giúp chúng ta thu được ngoại tệ, đóng góp vào dự trữ ngoại tệ quốc gia làm cải thiện cán cân thanh toán, nâng cao vị thế hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. 2.2. Quy hoạch vùng kinh tế và cân bằng hệ sinh thái Phát triển chè còn góp phần quan trọng vào quá trình phân bố lại lực lượng lao động giữa miền ngược và miền xuôi, xây dựng khu định canh, định cư cho đồng bào các dân tộc. Phát triển chè là góp phần chuyển đổi nền kinh tế tự cung, tự cấp của đồng bào các dân tộc sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá phù hợp với kinh tế thị trường. Bà con các dân tộc nhờ có cây trồng mà ổn định nơi ăn, chốn ở, yên tâm với cuộc sống định canh định cư, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, nhờ phát triển sản xuất chè, chúng ta khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, khí hậu, lao động ở các vùng Trung Du, miền núi, góp phần đa dạng hoá cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam. Cây chè cũng góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn, có bóng mát, có thể lấy gỗ, giúp bảo vệ môi trường, môi sinh, hiệu quả kinh tế do nó mang lại vào loại cao trong các cây công nghiệp hiện nay. 2.3. Giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo Vai trò của xuất khẩu chè không chỉ đơn thuần là hiệu quả kinh tế mà nó mang lại. Do có những đặc điểm riêng mà sản xuất và xuất khẩu chè đem lại nhiều lợi ích hơn so với các mặt hàng thông thường, đó là những lợi ích về mặt xã hội Nhờ xuất khẩu chè mà sản xuất chè phát triển, đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động đặc biệt là lao động ở các khu vực trung du và miền núi, những vùng kinh tế còn kém phát triển giúp họ có thu nhập ổn định và cuộc sống ngày càng được cải thiện. Một ha chè trồng ở trên đất đồi cho năng suất 8-10 tấn/ha có giá trị cao hơn từ 1,2 đến 1,3 lần 1 ha lúa ở đồng bằng. Nếu được chăm sóc tốt cho năng suất 20-30 tấn/ha thì giá trị cao hơn từ 3 - 4 lần (Nguồn: Trung tâm Năng suất- Bộ NN và PTNT năm 2002). Ở nhiều tỉnh miền núi hiện nay, cây chè đã thay thế cây thuốc phiện, nó mang lại cơm no áo ấm cho đồng bào, vừa góp phần làm lành mạnh đời sống văn hoá tinh thần, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Như vậy, với một số yếu tố như trên đã khẳng định phần nào vai trò xuất khẩu chè trong nền kinh tế quốc dân. Và vì vậy phát triển chè cũng là chủ trương nhằm phát triển kinh tế trung du và miền núi góp phần ổn định cuộc sống của đồng bào các dân tộc, phân bố lại lao động và dân cư, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, bảo vệ môi sinh, đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. 3. Tình hình sản xuất chè của Việt Nam Chè cùng với cà phê, cao su được coi là những cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Chè đã tự khẳng định vị trí của mình không chỉ bằng việc thoả mãn tiêu dùng trong nước mà còn là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Nước ta từ lâu đã được coi là một trong những vùng có điều kiện khí hậu thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển cây chè. Trong đó đặc biệt là khu vực miền núi trung du phía Bắc như: Quảng Ninh, Hưng Yên, Lạng Sơn, Hà Tây. Ở phía Nam, chè tập trung chủ yếu ở cao nguyên Lâm Đồng. Chất lượng chè ở Việt Nam khá cao, đạt các chỉ tiêu chất lượng quốc tế về lượng vitamin, chất hoà tan, catêchin và caphein... không thua kém chè Ấn Độ, Trung Quốc và Srilanka. Chè có thể được trồng riêng hoặc trồng xen canh với các cây trồng vật nuôi khác tạo thành mô hình V-A-C (vườn- ao- chuồng) hay V-C-R (vườn- chuồng- rừng) hoặc V-A-C-R (vườn- ao- chuồng- rừng) có hiệu quả sản xuất cao. Nhiều trang trại đã lấy chè làm ngành sản xuất chính đạt hiệu quả kinh tế cao. Một trong những đặc điểm nổi bật ở đây là từ sản xuất trồng chè góp phần hình thành một mô hình kinh tế trang trại phát triển góp phần vào chuyển dịch cơ cấu nông lâm (Nguồn: www.vitas.org.vn) 3.1. Sản xuất 3.1.1. Diện tích Qua một số tài liệu nghiên cứu của người Pháp để lại vào những năm 40 của thế kỷ 20 thì chè Việt Nam có khoảng 2 vạn ha được phân bổ chủ yếu ở miền Bắc (khoảng 18 nghìn ha) và miền Nam (trên 2 nghìn ha). Năng suất thu hoạch chè lúc đó rất thấp, khoảng 250 kg/ha. Tổng sản lượng đạt 2830 tấn vào năm 1941. Chè được trồng chủ yếu tại các đồn điền do người Việt Nam và người nước ngoài quản lý (người nước ngoài quản lý trên 400 ha). Cũng vào thập kỷ 40 này, chè sản xuất ra chủ yếu để tiêu dùng trong nước, phục vụ người nước ngoài và Việt Nam. Chỉ trong vài chục năm nay, chè mới được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của trung du miền núi. Chè đã phát triển với quy mô lớn cả về chiều rộng và chiều sâu. Trong 10 năm gần đây diện tích chè tăng trưởng với tốc độ 8,8%/năm (hơn bình quân thế giới 2,8%/năm) Hiện nay trên cả nước diện tích chè chiếm khoảng hơn 108000 ha, được phân bố trên địa bàn 24 tỉnh trung du miền núi phía Bắc chiếm khoảng 68% diện tích và 66,7% sản lượng chè nguyên liệu của cả nước. Ở miền Nam tập trung tại Lâm Đồng và Gia Lai, Kontum. Tỉnh có diện tích chè lớn nhất khu vực này là Lâm Đồng với diện tích trên 10000 ha, chiếm gần 14% diện tích cả nước và đạt 16% sản lượng chè. Tiếp theo là các tỉnh Yên Bái (13,4%), Vĩnh Phú (12,8%), Tuyên Quang (10,4%), Bắc Thái (10,3%). Chỉ riêng 5 tỉnh này đã chiếm gần 61% diện tích chè toàn quốc và hơn 61% sản lượng. Do Việt Nam đang phát triển chè theo chiều rộng nên các tỉnh trước đây có tập quán trồng chè lâu đời thì những năm gần đây dần dần hiểu rõ được lợi ích và phát triển chè nhanh hơn. Nếu như các tỉnh trồng chè lớn như: Yên Bái- Lào Cai- Vĩnh Phú- Hà Tuyên- Bắc Kạn- Thái Nguyên- Lâm Đồng- Sơn La chỉ có tốc độ tăng trưởng diện tích chè hàng năm 4- 5% thì các tỉnh Hoà Bình- Thanh Hoá - Nghệ An- Hà Tĩnh- Gia Lai- Kon Tum có tốc độ tăng trưởng diện tích hàng năm 7- 8%, cá biệt có một số tỉnh có diện tích nhỏ gần như bắt đầu khôi phục và phát triển chè trong vài năm như : Hà Nội, Hà Nam, Quảng Ninh, Hải Hưng, Quảng Bình (Nguồn: www.vitas.org.vn, 10h 30', 12/6/2003) 3.1.2. Năng suất Ngoài tăng trưởng diện tích trồng chè do quan tâm đầu tư kỹ thuật trong canh tác, năng suất chè không ngừng tăng lên. Bình quân trong những năm gần đây, năng suất chè Việt Nam đạt 48,8% năng suất chè bình quân trên toàn thế giới. Tốc độ tăng trưởng về năng suất không lớn (gần 1%/năm so với 1,4%/ năm của thế giới). Tăng năng suất chè gắn liền với đầu tư canh tác, thay đổi giống và áp dụng tiến bộ khoa học và sản xuất trong trồng trọt. Hai khu vực cao nguyên Lâm Đồng và cao nguyên Mộc Châu là hai nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên năng suất chè bình quân đạt tới 900- 1000 kg/ha (Nguồn: www.vinatea.com.vn, 0h 25', 20/11/2003), gần bằng năng suất bình quân của thế giới. Đặc biệt các xí nghiệp quốc doanh vùng Mai Châu, Mai Đà, Sơn La có những vùng chè sản lượng ngàn tấn với năng suất 1200- 1300 kg/ ha ngang với mức bình quân của thế giới trong những năm gần đây. Tuy nhiên những vùng như vậy không lớn chỉ chiếm khoảng 20% diện tích cả nước. Thậm chí có những vùng năng suất đạt tới 2 tấn/ha nhưng cũng chỉ có vài chục đến vài trăm ha là cùng. Điều đó cho thấy trình độ canh tác của chúng ta còn nhiều thiếu sót, một phần nữa cũng do thiếu vốn và khả năng quản lý hạn chế nên không áp dụng đồng đều cho diện rộng. 3.1.3. Sản lượng Sản lượng chè Việt Nam tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm gần 11,8% (gần bằng tốc độ tăng lớn nhất của thế giới: Kenya là 11,9%) trong khi tốc độ bình quân của thế giới chỉ là 3%/năm. Cần chú ý là năm 1940 chúng ta chỉ đạt vài ngàn tấn chè mỗi năm, phải nhập khẩu cho tiêu dùng trong nước thì chỉ sau 40 năm, sản lượng đạt 15.600 tấn chè khô/ năm (1980), sau 50 năm sản lượng tăng gấp đôi 33.600 tấn và năm 2002 sản lượng chè cả nước đạt 90.000 tấn. (Bảng 6) Bảng 6: Sản lượng chè của Việt Nam trong những năm qua (1997- 2002) Năm Sản lượng (tấn) 1997 1998 1999 2000 2001 2002 52200 56600 70300 69900 82600 90000 Nguồn: www.fao.org, 15h, 25/11/2003 Từ năm 1997-2002, sản lượng chè tăng bình quân 11,8 %/ năm trong đó tăng do năng suất là 1,8% và do diện tích canh tác là 10%. Điều này hoàn toàn ngược với tình hình chung của thế giới (tăng trưởng do năng suất 5 thì tăng trưởng do diện tích chỉ có 1). Việt Nam đã và đang phát triển chè theo chiều rộng còn thế giới đặc biệt là một số nước cường quốc về sản xuất đã phát triển theo chiều sâu. 3.1.4. Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất Hiện tại ở Việt Nam, nguồn vốn đầu tư cho các ngành nông nghiệp nói chung và ngành chè nói riêng chủ yếu hình thành từ các nguồn sau: Nguồn vốn tự có Do người nông dân trực tiếp bỏ ra thông qua tích luỹ cá nhân. Đây là nguồn vốn chủ yếu tuy nhiên lại rất hạn chế và tương đối nhỏ bé (chỉ chiếm khoảng 30% trong tổng nguồn vốn đầu tư cho ngành) (Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư và sản xuất của Hiệp Hội Chè Việt Nam năm 2002). Người Việt Nam có truyền thống thắt lưng buộc bụng, họ thường có thói quen tích luỹ tiền của dưới dạng vàng bạc mà ít khi đem đầu tư cho sản xuất cũng như gửi cho Ngân Hàng do tâm lý sợ rủi ro. Họ chưa hình thành thói quen vay vốn từ các tổ chức tín dụng để đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Mặt khác, các tổ chức tín dụng Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu vốn cho sản xuất của nông dân do mức đảm bảo khoản vay không cao, độ rủi ro lớn. Nguồn vốn Nhà Nước Hiện tại ở Việt Nam thì đây vẫn là nguồn vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhà nước bỏ tiền ra cho các dự án quy hoạch các vùng trồng trọt chăn nuôi để phát triển kinh tế tại các vùng nông thôn và miền núi trong các dự án xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế quốc gia, đặc biệt đầu tư vào các lĩnh vực mà tư nhân khó có khả năng tham gia như khâu sản xuất giống, kỹ thuật chăm sóc, chế biến và tiêu thụ. Nguồn vốn này chiếm 58% vốn đầu tư cho ngành. Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước Nguồn vốn này chiếm một lượng không đáng kể, khoảng 12% bao gồm nguồn tín dụng ngoài nước (chủ yếu từ các tổ chức quốc tế đầu tư cho các dự án xoá đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn) và nguồn tín dụng trong nước (do các ngân hàng quốc doanh và cổ phần cung cấp). ._.Tuy nhiên một mặt do cơ cấu tài chính của các tổ chức tín dụng Việt Nam chưa chặt chẽ, không đảm bảo các khoản vay nhỏ, mặt khác nông dân vẫn chưa có thói quen vay tiền các ngân hàng để đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Điều này dẫn đến rất nhiều hạn chế vì thực chất đây mới là nguồn vốn dồi dào bởi các ngân hàng hoạt động dựa trên cơ chế đi vay và cho vay, nguồn vốn của họ phần lớn được huy động từ nguồn tiền trong dân cư. 3.1.5. Tình hình giống Từ năm 1918, Trại Nghiên cứu chè Phú Hộ- cơ sở nghiên cứu chè đầu tiên của Việt Nam ra đời, mặc dù chiến tranh kéo dài nhiều năm, nhưng những danh chè nổi tiếng của Việt Nam như Tân Cương (Thái Nguyên) , B.Lao ( Lâm Đồng), Cao Bồ (Hà Giang)... đã trở nên quen thuộc với nhân dân trong và ngoài nước. Nhiều năm trước đây, chỉ một số sản phẩm chè của nước ta được các nước trong khối xã hội chủ nghĩa biết đến, nhưng ngay sau thời kỳ đổi mới, ta đã có điều kiện tiếp xúc với thế giới rộng rãi hơn. Chỉ trong vòng 10 năm (từ 1988- 1998) với mối quan hệ truyền thống của dân tộc, ngành chè đã đón nhiều đối tác, cùng hợp tác đầu tư trồng trọt chế biến. Ta đã có điều kiện tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới trong sản xuất chế biến chè...Và cũng trong thời gian này, bạn bè đối tác đã giúp ta đưa vào Việt Nam 24 giống chè có chất lượng cao, hương thơm, rất có giá trị cho sản xuất chè xanh. Sau 4- 5 lần thử nghiệm, ta đã tuyển chọn được 7 giống phù hợp với điều kiện sinh thái của một số vùng trọng điểm của Việt Nam, có giống đã cho hiệu quả cao đột biến như giống BT, KT, Tn.... Từ kết quả này, và với đề xuất của ngành chè, vào năm 1999, chính phủ đã cho phép chương trình nhập khẩu 12 giống chè mới. Các giống chè được đưa về các Viện nghiên cứu, các điểm trồng đại diện cho cả nước để nghiên cứu, khảo nghiệm. Giờ đây, ta đã có 36 giống mới, với 3 giống mà 50 năm qua Việt Nam đã lai tạo được (Nguồn: Tạp chí Người làm chè số tháng 5/2003 trang 6-7) Để nâng cao chất lượng sản phẩm vấn đề đặt ra là phải cải tạo chè cũ phát triển giống chè mới. Với chè, giống là quan trọng hàng đầu, nó là cơ sở cho mọi chế độ kỹ thuật từ trồng đến canh tác và chế biến tiêu thụ. Trong điều kiện hiện nay, chúng ta hoàn toàn có cơ sở đổi mới giống, khi đã có một tập đoàn quỹ gen gồm 130 giống chè, có các giống chọn tạo, bình tuyển trong nước có triển vọng ví dụ như LDP1, LDP 2, TRI 777, A1, TH3, mặc dù chất lượng của những giống này cũng chưa ổn định, nhưng có thể đưa một phần vào cơ cấu giống. Diện tích các giống chè tốt đã được nhân rộng như giống lai trong nước là 8000 ha, giống chọn lọc, nhập nội trồng ở miền Nam là 700 ha, ở miền Bắc là 800 ha. Tổng cộng giống chọn lọc và giống nhập chúng ta đã trồng được 9500 ha, chiếm 8,8% tổng diện tích chè cả nước, nếu tính cả giống chè PH1 thì tổng diện tích chè giống mới hiện nay là 21 384 ha chiếm 19,8% (Nguồn: Tạp chí Người làm chè tháng 10/2003, trang 14,15) Chúng ta đang tích cực nghiên cứu, khảo nghiệm để chọn ra những giống phù hợp với điều kiện sinh thái của các vùng chè trên địa bàn cả nước, từ đó nhân rộng ra để phục vụ sản xuất. Việc đổi mới giống chè là cần thiết, nhưng không dễ dàng vì chè là cây lâu năm, đòi hỏi nguồn đầu tư rất lớn, nên việc phá bỏ hàng loạt diện tích chè cũ để trồng chè mới còn đòi hỏi thời gian. Bởi vậy thời gian trước mắt chúng ta tập trung cải tạo giống cũ, bằng việc tổ chức củng cố trồng dặm đông đặc chè giống mới trên diện tích chè cũ, nhằm mục tiêu có tỷ lệ 30% nguyên liệu chè giống mới. Những diện tích chè cần phát triển mới, kiên quyết trồng bằng giống mới có chọn lọc. Trung tâm Giống và tư vấn đầu tư phát triển chè (Hiệp hội chè Việt Nam) có vai trò nghiên cứu, xây dựng quy hoạch phát triển giống chè, xây dựng quy trình ươm chè cành, quy trình canh tác cho từng giống chè mới và hướng dẫn người dân thực hiện trồng theo quy trình này. Nghiên cứu, chọn tạo và cung cấp giống chè mới, xây dựng thử nghiệm các vườn ươm chè theo tiêu chuẩn tiên tiến, sưu tầm tuyển chọn các giống chè tốt, chè đặc sản để đưa khảo nghiệm tại các vườn ươm. Áp dụng các công nghệ mới về sinh học trong chọn giống, nhân giống cây chè và các cây trồng khác trong vùng sinh thái chè. Với chức năng nhiệm vụ của mình, trung tâm đã phối hợp với những đơn vị cũng có chức năng nghiên cứu về giống để đổi mới giống chè cho các đơn vị, địa phương trồng chè. Hiện nay trung tâm đã tổ chức được một số vườn ươm mẫu, tập hợp được những giống có triển vọng, phối hợp các tỉnh, địa phương có dự án phát triển chè để triển khai nhanh, nhân rộng diện tích trồng chè mới bằng loại giống có chất lượng cao, cung ứng hàng triệu cây giống mới cho các tỉnh như Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn... Trung tâm đã xây dựng quy trình, quy phạm để thâm canh các giống chè mới, đồng thời tổ chức nhiều lớp tập huấn ngắn hạn cho các địa phương. Mục tiêu từ nay đến năm 2010, cả nước ta phải phấn đấu để có được 30% đến 50% tỷ lệ chè giống mới, có cơ cấu nguyên liệu 50% chè có chất lượng cao. (Nguồn: Báo cáo của Chủ tịch Hiệp Hội chè Việt Nam 12/2003). Để có được kết quả đó, ngành chè rất cần có sự quan tâm, hỗ trợ của Chính Phủ, các Bộ, ban ngành liên quan để xúc tiến nhanh công cuộc cải tạo, đồng thời đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan , đơn vị sản xuất chè , đặc biệt là các địa phương có dự án trồng chè. Các địa phương, địa phương, đơn vị sản xuất chè cần thường xuyên tuyên truyền, vận động tạo nhận thức cho người dân hiểu tầm quan trọng trong công tác cải tạo chè cũ và tiến hành trồng chè mới. Trung tâm giống và tư vấn đầu tư phát triển chè đã có chương trình hoạt động nhằm tăng cường các hội thảo, tổng kết, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tranh thủ nguồn tài trợ của các tổ chức và quốc tế trong lĩnh vực tuyên truyền vận động phát triển chè Việt Nam. Tin tưởng trong một tương lai không xa ta sẽ có nhiều những đồi chè giống mới với năng suất sản lượng chất lượng cao, để đưa sản phẩm chè của Việt Nam lên một tầm cao mới tạo cơ hội cho chè Việt Nam vươn kịp các nước sản xuất chè tiên tiến. 3.1.6. Nguồn nhân lực Việt Nam là một quốc gia đông dân, và thuộc loại nước có dân số trẻ trong đó 80% dân sống bằng nghề nông. Đây là một nguồn lao động dồi dào để phát triển các ngành nông nghiệp. Ở các tỉnh miền núi trung du, tập trung rất nhiều lao động bậc thấp, các đối tượng thanh niên chưa có công ăn việc làm. Đây sẽ là đội ngũ lao động chính trong ngành nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói riêng. Hơn thế nữa, người dân Việt Nam còn có truyền thống cần cù, chăm chỉ trong lao động. Hiện nay theo thống kê của ngành chè Việt Nam, số lao động trong ngành là khoảng 6 triệu người. 3.2. Tiềm lực cung ứng chè của Việt Nam Trải qua 45 năm phát triển đầy khó khăn gian khổ nhưng cũng rất đỗi tự hào, từ một nhà máy chè Phú Thọ, cái nôi của ngành chè Việt Nam, đến nay (năm 2003) đã trở thành một ngành kinh tế – kỹ thuật Công- Nông- Thương nghiệp, đã có một tập đoàn giống, những năm gần đây nhập nội 36 giống trong đó có 7 giống nhập nội đã thích nghi có năng suất, chất lượng cao; tổng diện tích chè đã trồng 101000 ha, trong đó 75000 ha chè kinh doanh; 613 cơ sở chế biến có quy mô công nghiệp và hàng vạn cơ sở chế biến có quy mô nhỏ; sản xuất ra 90.000 tấn chè có sản phẩm đạt giá trị cao do áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ, có 150 đầu mối xuất khẩu; năm 2002 xuất khẩu được trên 74800 tấn chè đạt 90 triệu USD; đảm bảo việc làm cho khoảng 6 triệu người dân sống ở Trung du- Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. (Nguồn: Tạp chí Người làm chè số 7/2003, tr. 14-15) Thời gian tới, Việt Nam cần phát triển đến 150000 ha chè để có 200000 tấn sản phẩm, xuất khẩu 160000 tấn với kim ngạch đạt 200 triệu USD. Để thực hiện mục tiêu trên không phải là dễ dàng đối với ngành chè bởi thị trường chè thế giới sắp tới sẽ diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt để giữ, chiếm lĩnh và phát triển thị trường. Ngành chè Việt Nam trong năm 2002 nhìn tổng quan đã có bước phát triển khá toàn diện cả trong sản xuất Nông nghiệp - Công nghiệp chế biến, tiêu thụ và đời sống người làm chè. Tuy nhiên chính trong bước phát triển này cũng bộc lộ rõ những tồn tại đáng lo ngại, nếu không có biện pháp khắc phục có hiệu quả thì hậu quả của nó với sự phát triển và đời sống con người làm chè sẽ không tính hết được. Những tồn tại đáng quan tâm đó là: Tuỳ nghi làm chè, đặc biệt hai lĩnh vực chế biến và mua bán chè; Chất lượng chè kém, dư lượng thuốc trừ sâu cao và chất lượng không đồng đều; Thị trường chưa vững chắc, sức cạnh tranh của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế yếu. Thị trường trong nước xét trên phạm vi quốc gia chưa được quan tâm Chính vì vậy mà ngành chè Việt Nam cần phải kịp thời có những giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thị trường. 4. Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam trong những năm vừa qua 4.1. Kim ngạch xuất khẩu 50% chè Việt Nam sản xuất được mang ra trao đổi trên thị trường thế giới, chiếm khoảng 1,5-1,8% lượng chè xuất khẩu thế giới. Việt Nam đứng thứ 10 trong 26 nước xuất khẩu chè trên thế giới. Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam trong một số năm trở lại đây. Năm Số lượng (nghìn tấn) Kim ngạch (triệu USD) 1995 18,8 24,7 1996 20,8 29,0 1997 32,9 48,0 1998 33 66,0 1999 36 44,3 2000 44,7 53,4 2001 56 63 2002 74,8 90 6 tháng đầu 2003 18,281 35 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2002 và Báo cáo tình hình Thương Mại, Vụ Kế hoạch, Bộ Thương Mại. Nhìn chung cả kim ngạch và khối lượng xuất khẩu chè của Việt Nam còn nhỏ bé (mặc dù tiềm năng sản xuất và xuất khẩu chè rất lớn). Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu chè hàng năm đều tăng lên song không nhiều. Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh do giá chè giảm (Năm 1998 giá chè là 1698 USD/ tấn nhưng năm 1999 giá chỉ đạt 1230USD/tấn). (Nguồn: Ban vật giá Chính Phủ năm 1998 - 1999). Tuy nhiên, từ năm 2000 giá chè trên thị trường thế giới phục hồi nên đã giúp kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam tiếp tục tăng. Năm 2003, kế hoạch của ngành chè là xuất khẩu cả năm đạt 80000 tấn với tổng kim ngạch 85 triệu USD. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Thương Mại, đến thời điểm cuối tháng 10 thì chúng ta mới chỉ xuất khẩu được 39000 tấn với 39 triệu USD, chưa đạt 50% so với kế hoạch. So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu chè đã giảm 33% về lượng và 40% về giá trị. Đặc biệt trong những tháng cuối năm, khối lượng và giá thành xuất khẩu chè nước ta càng giảm mạnh. Nếu như tháng 8 giá thành chè giảm 11,1% thì tháng 9 này, giá chè xuất khẩu giảm tới 24,4%. (Nguồn: www.vnn.vn, 13h, 15/11/2003). Theo các chuyên gia, nguồn cung cấp dư thừa, sức tiêu thụ trên toàn cầu giảm là những nguyên nhân chính gây sức ép giảm giá chè thế giới, từ đó tác động làm giảm sản lượng cũng như giá chè xuất khẩu của Việt Nam. 4.2. Phương thức xuất khẩu Trước kia, chè Việt Nam được xuất chủ yếu sang Liên Xô cũ và các nước Đông Âu theo phương thức trả nợ hoặc hàng đổi hàng. Tuy nhiên từ khi Liên Xô sụp đổ, việc xuất khẩu sang thị trường này cũng tạm dừng. Từ năm 1990- 1993, xuất khẩu chè của Việt Nam không đáng kể do các nhà sản xuất gặp nhiều khó khăn trong việc thâm nhập thị trường mới. Phương thức xuất khẩu trực tiếp tỏ ra không thành công do chè Việt Nam không khẳng định được về chất lượng, nhãn hiệu chưa có lại bị cạnh tranh ác liệt nên rất khó thâm nhập vào thị trường mới. Trước tình hình đó, chúng ta đã kết hợp, một mặt thúc đẩy việc xây dựng thương hiệu, tạo ra những sản phẩm chè cao cấp để xuất khẩu, mặt khác thông qua một thị trường thứ ba, chẳng hạn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản để xuất khẩu nguyên liệu rồi chế biến thành các sản phẩm cao cấp xuất khẩu sang các nước khác. Một số công ty còn mượn tiếng của các nhà sản xuất chè nổi tiếng thế giới bằng cách liên doanh liên kết để xuất khẩu trực tiếp vào thị trường quốc tế chẳng hạn như Tổng công ty chè Việt Nam, liên doanh với tập đoàn.SA. SIPEF N.V (vương quốc Bỉ) thành lập công ty xuất khẩu chè Phú Bền 4.3. Chất lượng và cơ cấu chè xuất khẩu của Việt Nam Trước những năm 1991 thì chè xuất sang Liên Xô và các nước Đông Âu là chủ yếu, sản xuất ra bao nhiêu tiêu thụ bấy nhiêu do có sự bao tiêu đầu ra. Chính cơ chế đó khiến cho ngành chè vẫn ở trong tình trạng kỹ thuật hết sức lạc hậu không dễ dàng thay đổi được. Chất lượng chè không được người sản xuất đặt lên hàng đầu. Từ khi cơ chế mới ra đời, các doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ, tự cân đối tài chính cho chính mình, lời ăn lỗ chịu. Mặt khác lúc này thị trường truyền thống của chè Việt Nam là các nước Đông Âu đã mất, chè Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các sản phẩm chè của các nước khác trên thế giới. Đứng trước sự sống còn của ngành chè, chất lượng được các nhà sản xuất quan tâm hơn bao giờ hết vì nó đảm bảo một tương lai tươi sáng trong quá trình thâm nhập và chiếm lĩnh bất kỳ thị trường nào. Tuy nhiên, cho đến nay, theo đánh giá của các chuyên gia về chè của Tổng công ty chè Việt Nam thì chất lượng chè Việt Nam vẫn chỉ đạt mức trung bình so với thế giới. Mặt khác, sản phẩm chế biến chưa linh hoạt, bao bì đóng gói chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế và đơn điệu về mẫu mã. Đó chính là một trong những vấn đề mà bản thân ngành chè phải vươn tới nhiều hơn nữa để đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của thị trường không chỉ trong nước mà cả ngoài nước. Tình hình đó buộc ngành chè phải áp dụng công nghệ tiên tiến vào trong chế biến. Nếu như năm 1992 năng lực chế biến công nghiệp hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế trong ngành chè chỉ đạt 2% thì đến năm 1993 đạt 3%, năm 1994 đạt 5%, 1995 là 7,3% và năm 1996 là 12% (theo số liệu của Tổng công ty chèViệt Nam). Việt Nam đã và đang từng bước đa dạng cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chè của mình. Dưới đây là một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Bảng 8: Cơ cấu mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam từ năm 1997-2002 Mặt hàng Cơ cấu (%) tính theo số lượng 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Chè đen 79 72 63 65 57 54 Chè xanh 18 21 22,5 19 25,2 26,4 Loại khác 3 7 14,5 16 17,8 19,6 Tổng 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Báo cáo hàng năm của Hiệp hội chè Việt Nam (1997-2002) Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy một điều là, cơ cấu chè xuất khẩu Việt Nam trong một vài năm qua đã có sự thay đổi đáng kể. Trước kia chúng ta chủ yếu xuất khẩu loại chè đen sử dụng phương pháp truyền thống là Orthodox (năm 1997: chiếm 79% cơ cấu xuất khẩu) và chè xanh (tỷ trọng 18%) nhưng càng ngày, cơ cấu xuất khẩu đã có sự thay đổi rõ rệt theo hướng giảm xuất khẩu chè đen và tăng cường xuất khẩu các loại chè chế biến công nghệ cao như chè Oolong, các loại chè dược thảo, chè ướp hương hoa...Năm 2002, xuất khẩu chè đen chỉ còn chiếm 54%, chè xanh chiếm 26,4% về số lượng trong khi đó xuất khẩu các mặt hàng chè khác đã tăng lên 19,6%. Đây là một chuyển biến mang tính tích cực vì như ta biết, giá xuất khẩu chè đen không cao, thường có xu hướng giảm sút trên thị trường thế giới do đó mang lại giá trị xuất khẩu không lớn, trong khi đó, việc đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt những sản phẩm chế biến theo công nghệ cao sẽ mang lại cho các nhà xuất khẩu những nguồn lợi nhuận to lớn. Thế giới càng văn minh thì những sản phẩm có chất lượng mang tính tiện ích cao ngày càng được ưa chuộng. Đây chính là lý do giải thích tại sao trong một vài năm lại đây, giá chè đen liên tục rớt giá trên thị trường thế giới trong khi đó giá của một số mặt hàng chè chế biến cao cấp lại tăng giá ở mức trung bình 20 đến 30%. 4.5. Giá cả Giá chè xuất khẩu của Việt Nam nói chung thấp hơn so với giá chè thế giới do chúng ta chế biến bằng phương pháp thủ công, sản phẩm chưa gây ấn tượng và tiện lợi với người tiêu dùng. Giá chè của ta chỉ đạt 1000- 1700 USD/tấn trong khi đó giá trên thế giới khoảng 1700- 2200USD/tấn. Nguyên nhân chính do chất lượng chè của ta không cao, chủng loại đơn điệu, khối lượng nhỏ lẻ, phân tán và chế biến không kỹ thuật. Dưới đây là đơn giá một số mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 10/2003. Nhìn chung giá mặt hàng chè cao cấp của Việt Nam như chè lài, chè Oolong hay chè xanh Nhật Bản không thua kém nhiều so với giá chè đồng loại của các nước xuất khẩu trên thế giới tuy nhiên giá chè đen và chè xanh cám lại có phần thấp hơn. Căn cứ vào mức giá này có thể xác định mục tiêu của các doanh nghiệp Việt Nam trong một vài năm tới là cần đi sâu vào sản xuất những mặt hàng chè có chất lượng góp phần cải thiện giá trị kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam Bảng 9: Giá một số chủng loại chè của Việt Nam Tên hàng Đơn giá (USD/tấn) Chè lài 5.000 Chè sấy khô 3.000 Chè Oolong loại I 2.500 Chè xanh Nhật 1.250 Chè xanh loại A 1.140 Chè đen loại OP1 1.100 Chè xanh QC- 04 1.100 Chè đen OP 1.020 Chè đen OPA2 750 Chè đen loại F 600 Chè xanh cám 300 Nguồn: Thông tin Thương Mại- Bộ Thương Mại Số 27/10/2003, tr. 17. 4.5. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Thị trường Nga và các nước SNG Thị trường Nga là thị trường truyền thống của ngành chè Việt Nam. Do điều kiện khí hậu lạnh và thói quen tiêu dùng của dân cư nên thị trường này chủ yếu tiêu dùng chè đen các loại. Trước năm 1991 thị trường này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam. Kể từ sau năm 1991 do có sự biến động lớn về chính trị và kinh tế ở Nga nên tổng kim ngạch xuất khẩu đã bị giảm sút. Nhưng từ năm 1996 đến nay, với sự cố gắng của các doanh nghiệp thì thị trường này đã được khôi phục trở lại và được đánh giá là thị trường tiềm năng lớn nhất hiện nay. Năm 2001 sản lượng chè Việt Nam vào Nga là 9993,82 tấn, năm 2002 là 14.043 tấn, tăng hơn năm 2001 là 42,2%. (Nguồn: www.vitas.org.vn) Sản lượng tăng lên không nhiều nhưng tốc độ tăng đang là nhanh nhất. Đây là điều đáng mừng đối với chè Việt Nam bởi sau một thời gian dài gần như mất hẳn khách hàng quen thuộc này. Hiện nay Việt Nam đã đặt một văn phòng đại diện ở Matxcova để thuận tiện hơn trong việc giao dịch, ký kết hợp đồng với bạn hàng lâu năm Thị trường Pakistan Đây là thị trường nhập khẩu chè lớn thứ 3 trên thế giới sau Anh và Nga. Nhu cầu nhập chè hàng năm của Pakistan là 110.000 tấn. Tuy nhiên xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường này còn hạn chế, chưa tương xứng quy mô. Như năm 2000 ta chỉ xuất được 3.599,15 tấn, năm 2001 lại giảm sút chỉ có 2675,79 tấn và năm 2002 chè xuất vào thị trường này lên đến 5.200 tấn, tăng 96,29% so với năm 2001 và chiếm 7% tổng sản lượng xuất khẩu Việt Nam năm 2002 (Nguồn: www.vitas.org.vn). Trong tương lai theo các cơ quan nghiên cứu phát triển dân số Mỹ thì dân số Pakistan sẽ lên tới 201 triệu người vào năm 2010 và trở thành nước nhập khẩu chè lớn nhất toàn cầu. Đây là tin vui cho những người làm chè trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có văn phòng đại diện tại đây, đó cũng là cản trở lớn đối với khả năng cạnh tranh của chè Việt Nam. Vì vậy, trong thời gian tới Việt Nam cần nhanh chóng thành lập văn phòng đại diện để đẩy mạnh xuất khẩu chè vào thị trường đầy tiềm năng này. Thị trường Đài Loan Đài Loan bắt đầu trở thành bạn hàng chủ yếu của chè Việt Nam từ năm 1993 trở lại đây. Trước mới chỉ là sự khởi đầu nên số lượng xuất sang Đài Loan chỉ đạt 163,29 tấn (1991). Do đáp ứng được giá cả và chất lượng phù hợp với nhu cầu của thị trường này nên khối lượng chè xuất khẩu tăng khá nhanh trong những năm gần đây. Năm 2000 là 8086,53 tấn, năm 2001 là 16418 tấn tăng 208,5% so với năm 2000, năm 2002 là 18775,23 tấn tăng 13,65% so với năm 2001 (Nguồn: www.vitas.org.vn). Sở dĩ sản lượng chè xuất khẩu sang Đài Loan tăng nhanh đến như vậy là bởi năm 1998 chúng ta đã nhập khẩu thiết bị và công nghệ chế biến chè xanh của Đài Loan để sản xuất chè xanh xuất khẩu. Các thiết bị này cho sản phẩm chất lượng khá và phù hợp với nhu cầu của người Đài Loan. Hơn nữa, chúng ta có vị trí tương đối thuận lợi đối với Đài Loan. Trong tương lai đây là sẽ là một khách hàng mua chè lớn Thị trường Mỹ Đây là thị trường có dung lượng nhập khẩu lớn có năm lên đến 164.000 tấn. Việt Nam đang trong tiến trình bình thường hoá quan hệ với Mỹ, đặc biệt Hiệp Định Thương Mại Việt- Mỹ đã có hiệu lực nên việc xâm nhập vào thị trường này sẽ có nhiều thuận lợi. Năm 2002 Việt Nam xuất được 1886 tấn đạt kim ngạch 1,5 triệu USD. Tuy xuất khẩu còn ít nhưng đó là một kết quả bước đầu khả quan chứng tỏ sản phẩm chè Việt Nam có thể được thị trường khó tính này chấp nhận, trong thời gian tới còn có thể gặt hái nhiều hơn nữa. Thị trường Nhật Nhật Bản vốn nổi tiếng về truyền thống uống chè và nghệ thuật pha chè. Chè là một loại thực phẩm có nhiều yếu tố không thể thiếu được với người dân nước này. Người Nhật có xu hướng chung thích uống chè xanh dẹt, chè sản xuất theo công nghệ Nhật Bản, ngoài ra còn có chè đen. Thị trường Nhật Bản là thị trường triển vọng của ngành chè. Năm 2000 ngành chè xuất sang Nhật được 1730,4 tấn kim ngạch đạt 2.438.252,81 USD. Năm 2001 là 2398,87 tấn, kim ngạch đạt 2705.62,19 USD. Năm 2002 xuất được 3301,12 tấn, kim ngạch đạt 4.469.872,13 USD (Nguồn: www.vitas.org.vn). Tuy sản lượng và kim ngạch còn ít và xu hướng bị giảm sút nhưng đây là thị trường tiêu thụ những mặt hàng cao cấp, giá trị cao. Do vậy trong thời gian tới Nhật Bản vẫn là thị trường mà chúng ta rất quan tâm. Thị trường Anh Thị trường Anh là thị trường có dung lượng nhập khẩu lớn nhất thế giới, mỗi năm nước này nhập khẩu trên 160.000 tấn chè. Trung tâm đấu giá chè thế giới cũng nằm ở đây, phần lớn hoạt động môi giới chè đều diễn ra ở trung tâm này. Do vậy đẩy mạnh xuất khẩu chè sang Anh sẽ nâng cao vị thế của chè Việt Nam trên thị trường thế giới. Cho nên về lâu dài thị trường này sẽ rất quan trọng đối với xuất khẩu chè Việt Nam Hiện nay Việt Nam đã có văn phòng đại diện tại London. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Anh từ năm 2000 -2002 không ngừng tăng lên. Năm 2000 xuất khẩu được 1223,4 tấn, kim ngạch đạt 1.351.659,00 USD. Năm 2002 đạt 2949,2 tấn và 2.633.450 USD (Nguồn: www.vitas.org.vn). Tuy sản lượng và kim ngạch liên tục tăng trong những năm gần đây nhưng để duy trì và thâm nhập sâu hơn vào thị trường này đòi hỏi cần có chiến lược thích hợp trong tương lai. Ngoài ra còn một số thị trường đáng lưu ý khác như:, Đức, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ... đây là những thị trường chiếm thị phần đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Có thể nói thị trường xuất khẩu trong thời gian qua không ngừng mở rộng đây là những thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên do biến động về nhu cầu cũng như giá cả, dẫn đến tình hình tiêu thụ không ổn định. Vì vậy, về lâu dài để duy trì và khai thác hết tiềm năng của các thị trường thì ngành chè cần phải có những biện pháp thích hợp trên từng thị trường. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA VIỆT NAM SANG MỸ I. THỊ TRƯỜNG CHÈ CỦA MỸ VÀ CƠ HỘI CHO VIỆT NAM 1. Khái quát chung thị trường Mỹ Mỹ là một trong những cường quốc kinh tế, khoa học công nghệ, quân sự vào loại hàng đầu và là một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất thế giới. Với diện tích 9,2 triệu km2, dân số khoảng 271,8 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 8000 tỷ USD/ năm, chiếm khoảng 22%GDP toàn thế giới, trong đó có 80% được dành cho tiêu dùng, có thể nói, Mỹ là một thị trường có sức mua khá ổn định và lớn nhất thế giới. Theo Bộ Thương mại Việt Nam, mức tiêu dùng của người Mỹ cao gấp 2 lần người Nhật và gấp 1,6 lần người châu Âu. Đây là một thuận lợi không nhỏ đối với các nhà xuất khẩu có ý muốn tham gia vào thị trường Mỹ trong đó có Việt Nam . Tuy nhiên, Mỹ lại là một thị trường phức tạp và khó tính. Điều này được thể hiện qua những đặc điểm về kinh tế, văn hóa- xã hội, chính trị và luật pháp. 1.1. Đặc điểm văn hóa-xã hội Nước Mỹ là một quốc gia trẻ, được thành lập vào thế kỷ 18 qua việc khám phá ra châu Mỹ của C. Colombo. Các cư dân ở Mỹ đến từ khắp nơi trên thế giới: Châu Âu, Châu Á, Châu Phi....và cả người bản địa. Chính sự đa dạng về văn hóa đã tạo nên sự phong phú trong nhu cầu tiêu dùng nhưng đồng thời cũng là trở ngại cho các nhà nhập khẩu khi thâm nhập vào thị trường Mỹ. Đại đa số người Mỹ là dân da trắng (chiếm 80% dân số) còn lại là da màu, trong đó, 75% dân số sống ở thành thị Về tôn giáo: 61% dân Mỹ theo đạo Tin lành, 25% Thiên chúa giáo, 2% Do Thái giáo, 5% các tôn giáo khác, 7% không theo đạo (Nguồn: www.cencus.gov.us, 23h, 12/10/2003) Chủ nghĩa thực dụng là triết học tiêu biểu nhất cho văn hóa Mỹ, lối sống Mỹ. Một số học giả nước ngoài đã nhận xét: Cái gắn bó người Mỹ với nhau là quyền lợi chứ không phải là tư tưởng. Một đặc điểm lớn của lối sống Mỹ là tính cá nhân chủ nghĩa cao độ. Nó thể hiện ở chỗ người ta rất coi trọng tự do cá nhân, coi trọng dân chủ. Họ chỉ quan tâm đến những gì có liên quan đến đời sống hàng ngày của họ. Trong kinh doanh, chủ nghĩa tự do cá nhân biểu hiện mọi cá nhân, doanh nghiệp được lựa chọn việc làm, nơi làm việc, chọn loại hình kinh doanh, loại hình đầu tư. Một điều đáng lưu ý nữa, nước Mỹ rất rộng lớn và có nhiều bang, mỗi bang lại có những sở thích tiêu dùng khác nhau. Chẳng hạn như: Khu vực ven bờ Đại Tây Dương bao gồm các bang New York, New Jesey, MaryLand, Pensylvania. Khu vực này rất đông dân cư, phân chia thành nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, trong đó bộ phận quí tộc độc thân chiếm tỷ lệ cao. Cho nên ở đây tập quán của người tiêu dùng theo tự do cá nhân, họ thích tới những nơi có hàng hóa tập trung, đa dạng để mua hàng. Khu vực vùng Đông Bắc nước Mỹ bao gồm các bang Maine, New Hampshire, Massachusett, Connecticut. Ở khu vực này cư dân có độ tuổi bình quân tương đối cao và có nhiều nhân tài chuyên môn, quản lý cấp cao. Do đó, họ thích mua hàng theo nhiều phương thức thoáng mở. Khu tuyến bằng phẳng phía Tây bao gồm các bang Montana, Wyoming góc Tây Bắc Thái Bình Dương. Dân cư thuộc khu vực này thích mua hàng qua điện thoại hoặc qua bưu điện. 1.2. Đặc điểm kinh tế Có thể khẳng định rằng, Mỹ là nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đồng đôla Mỹ được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế chiếm khoảng 60%. Mọi sự biến động của nền kinh tế Mỹ cũng như sự biến động của đồng đôla đều ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Mỹ là nước xuất khẩu nhưng cùng đồng thời là nước nhập khẩu lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, từ năm 1999 đến năm 2002, kim ngạch nhập khẩu của Mỹ không ngừng tăng lên trong khi xuất khẩu lại có xu hướng giảm dẫn đến cán cân thương mại thường xuyên bị thâm hụt. Điển hình như năm 2002, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ đạt 973 tỷ USD, giá trị nhập khẩu đạt 1408,2 tỷ USD với thâm hụt cán cân thương mại là 432,5 tỷ USD (bảng 10 và biểu đồ 1). Bảng 10: Thương mại quốc tế của Mỹ thời kỳ 1999-2002 (Đơn vị: tỷ USD) Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Tổng giá trị xuất khẩu 957,1 1064,2 998,0 973,0 Giá trị Xuất khẩu hàng hoá 684,0 772,0 718,8 682,6 Giá trị Xuất khẩu dịch vụ 273,2 292,2 279,3 290,4 Tổng giá trị nhập khẩu 1219,4 1442,9 1356,3 1408,2 Giá trị nhập khẩu hàng hoá 1030,0 1224,4 1145,9 1166,9 Giá trị nhập khẩu dịch vụ 189,4 218,5 210,4 241,3 Cán cân thương mại -262,2 - 378,7 - 358,3 - 435,2 Cán cân thưong mại hàng hoá - 346,0 - 452,4 - 427,2 - 484,4 Cán cân thương mại dịch vụ 83,8 73,7 68,9 49,1 Nguồn : www.cencus.gov.us, 16h, 10/2/2003) Các mặt hàng nhập khẩu chính của Mỹ là thực phẩm, quặng các loại, kim loại màu nhiên liệu , hàng dệt may mặc, giày dép ngoài ra còn có những sản phẩm chế tạo. Còn đối với mặt hàng nông sản chè, Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn và có mức tăng trưởng đều đặn trong nhiều năm qua. Năm 2002 kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này đạt 94 triệu USD. Hiện nay, tại thị trường Mỹ phương thức giao dịch kinh doanh của các doanh nghiệp là hết sức đa dạng, từ những phương thức giao dịch truyền thống đến những phương thức giao dịch hiện đại. Việc bán hàng qua mạng đang là một hình thức bán hàng phổ biến hiện nay và trong tương lai. Công ty không có cửa hàng, siêu thị, chỉ có một kho chứa hàng và một website. Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ thời kỳ 1999-2002 Nguồn : www.cencus.gov, 16h, 10/2/2003) 1.3. Đặc điểm luật pháp Mỹ được coi là một quốc gia có hệ thống luật pháp chặt chẽ nhất thế giới. Mỹ hiện có 50 bang, ngoài hệ thống luật pháp của liên bang còn có hệ thống luật pháp của mỗi bang. Tất cả có tới trên 2700 chính quyền địa phương các cấp có những qui định riêng biệt, giữa các qui định này thường xảy ra xung đột. Vì vậy không thể chủ quan áp dụng cách thức kinh doanh từ bang này sang bang khác. Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ chịu sự điều tiết bởi hệ thống luật pháp chặt chẽ, chi tiết và khắt khe. Để có thể thâm nhập vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu các công cụ trong chính sách thương mại của Mỹ như hệ thống thuế quan, qui chế tối huệ quốc, các công cụ phi thuế quan (như tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, xuất xứ....). Các nhà xuất khẩu cần nắm vững các đạo luật như luật chống độc quyền, luật chống bán phá giá, luật thuế đối kháng, luật về trách nhiệm sản phẩm, luật về nhãn mác hàng hóa, luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, luật bảo vệ môi trường. 2. Tình hình sản xuất xuất nhập khẩu chế biến chè của Mỹ 2.1. Tình hình nhập khẩu chè Mỹ là nước không sản xuất chè. Tất cả chè tiêu thụ tại Mỹ đều từ nguồn nhập khẩu. Năm 2002, Mỹ nhập khoảng 164.000 tấn, trị giá gần 160 triệu USD, trong đó chè đen khoảng 154.000 tấn, trị giá gần 135 triệu USD và chè xanh gần 10000 tấn, trị giá khoảng 25 triệu USD (Nguồn: www.cencus.gov.us). Ở Mỹ, chè không được tiêu dùng nhiều như cà phê. Tuy nhiên xu hướng uống chè đang tăng lên ở Mỹ trong những năm gần đây. Bảng 11: Tình hình nhập khẩu chè của Mỹ trong một số năm gần đây. Tấn Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Nhập khẩu 129095 117158 118304 139061 147903 158724 163995 Nguồn: www.fao.org.com, 17 h, 1/12/2003. Có thể nói, lượng nhập khẩu chè của Mỹ đã tăng rất nhanh kể từ năm 1995 đến năm 2001 với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 4%/năm (mặc dù năm 1996 có giảm sút), tổng cộng sau 7 năm, lượng nhập khẩu đã tăng từ 127.595 tấn lên 163.995 tăng 28%. Trong tổng lượng nhập khẩu thì một phần được tiêu thụ trong nước, một phần được chế biến lại và xuất khẩu. Trong đó phần lớn chè nhập khẩu được tiêu thụ trong nước, chiếm khoảng 90%. Cũng cần lưu ý một điều là tốc độ tăng trưởng tiêu thụ trong nước nhỏ hơn tốc độ tăng sản lượng nhập khẩu (21,8% so với 28%) trong vòng 7 nă._. Ngoài ra ngành chè cũng cần nâng cao chất lượng sản phẩm chè để đạt hiệu quả kinh doanh lớn hơn từ đó tạo điều kiện tích luỹ vốn để phát triển. 2. Giải pháp duy trì và mở rộng thị trường Cho đến nay (năm 2003), sản phẩm chè Việt Nam đã được bán ở 59 nước thuộc cả 5 châu lục. Trong tổng sản phẩm 90 ngàn tấn chè cả nước đã có 74.802 tấn chè xuất khẩu, chiếm 83% (Nguồn: Hiệp Hội chè Việt Nam). Tỷ lệ này đã xếp Việt Nam đứng vào hàng thứ ba chỉ sau Srilanka và Kenya về tỷ trọng xuất khẩu. Cần lưu ý rằng một số cường quốc chè như Ấn Độ, Trung Quốc đã giảm đáng kể tỷ trọng xuất khẩu, hay như Nhật Bản hiện nay là nước nhập khẩu chè. Như vậy, xét về khía cạnh nào đó, chè Việt nam đã gia tăng thị phần dù mức độ còn khiêm tốn (4,5% tổng sản phẩm và 6% xuất khẩu). Công bằng mà nói, 7 năm trở lại đây (1997- 2002), kể từ lúc Việt Nam gia tăng xuất khẩu đột biến (1996: 20000tấn; 1997: 32400tấn), số nước và vùng lãnh thổ chè của Việt Nam đã tăng gấp đôi (1997: 30 nước; 2003: 59 nước) (Nguồn: Tạp chí Người làm chè số 5/2003), ít nhất cũng có ba nhân tố liên quan đến vấn đề này. Thứ nhất, sản phẩm đa dạng với nhiều loại hình công nghệ hơn, không quá đơn điệu và hạn hẹp về cơ cấu, chủng loại sản phẩm như trước (sản phẩm công nghệ Nga, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ, sản phẩm công nghệ CTC, xanh dẹt, xanh Nhật, chè Thổ Nhĩ Kỳ, Ô Long, các loại chè đặc hữu, túi nhúng, chè thực phẩm, chè thuốc, chè thành phẩm nói chung đều gia tăng. Hai là, tuỳ từng giai đoạn, nhưng hiện nay có tới 140- 150 công ty thuộc đủ loại thành phần kinh tế tham gia vào xuất khẩu chè, xoá bỏ hẳn độc quyền về xuất khẩu. Đây là một hiện tượng lành mạnh, chứng tỏ sự quan tâm và "đất làm ăn" của mặt hàng chè. Ba là, sự năng động của nhiều nhà xuất khẩu đối với việc mở rộng thị phần. Yếu tố này rất đáng chú ý và rất đáng kể. Ví dụ, Xí nghiệp hàng xuất khẩu Cầu Tre (Sài Gòn); ngoài thế mạnh là hải sản, đã phát triển một số loại chè đặc hữu, như Thổ Nhĩ, bán giá khá cao. Công ty chè Tâm Châu (Bảo Lộc, Lâm Đồng), mở hẳn một cửa hàng lớn, bán và giới thiệu sản phẩm với quy mô vào loại lớn nhất Việt Nam hiện nay và phương pháp quảng bá sản phẩm bài bản, hiện đại, hấp dẫn. Các công ty chè Cao Nguyên (Sài Gòn) vẫn giữ uy tín với khách hàng Nam Bộ nói chung và khuếch trương ra Bắc. Công ty TNHH New Generation mạnh dạn quảng bá sản phẩm trên tạp chí "Chè và Cà phê châu Á (địa chỉ ở Bangkok, xuất bản ở NewwYork, Mỹ, có địa chỉ đại diện quảng cáo ở 10 khu vực trên thế giới), tự thu xếp chi phí dự Hội nghị Quốc tế chè ở Pakistan, thận trọng và chắc chắn trong việc bán hàng. Công ty chè Mộc Châu đã có sản phẩm được công nhận xuất xứ châu Âu. Công ty chè Nghệ An cũng tự thu xếp mạng lưới marketing, đảm bảo xuất khẩu và giá thu mua chè cho nông dân. Các công ty chè Kinh Lộ, Kiên và Kiên, Thương mại Thăng Long, Thái Hoà, Tân Nam Bắc, Kim Anh, Phú Bền và một số công ty chè trẻ tuổi khác đã không đứng ngoài cuộc, tận dụng mọi lợi thế cạnh tranh để phát triển. Điều rất đáng kể là một số nhà xuất khẩu của Việt Nam đã đưa cả sản phẩm sang Ấn Độ, Srilanka và Indônêxia, Kenya. Dù có xuất khẩu sang một nước thứ ba thì đây vẫn là một dấu ấn của chè Việt Nam. Theo thống kê sơ bộ 6 tháng đầu năm 2002, đã có 15 nhà xuất khẩu đưa sản phẩm của mình sang Ấn Độ (công ty Fideco, Phước Thái, Đại Thành, VT giao nhận Việt Nam, Ngoại thương TP HCM, XNK Intimex, Vinatea, Thanh Hà, Kiên và Kiên, Tùng Lâm, TM chè Thăng Long, TMTT Quốc, Thái Hoà, Lâm Đồng, Bách Thuận, Chè Sài Gòn). Hai công ty đã xuất khẩu sang Srilanka trong đó có Thế Hệ Mới. Thị trường Đài Loan vốn nhộn nhịp nhất với 68/ 144 công ty, chiếm tỷ trọng gần 50%. Chè Việt Nam sang cả Lào, Campuchia, Latvia, Nam Triều Tiên, Aruba, Đan Mạch, Afganixtan, Coóet, Cyprus, các thị trường Bỉ, Pakistan, Ấn Độ, Ba Lan, Nhật Bản, Đức, Mỹ, Nga, Đài Loan nằm trong 10 nước đứng đầu danh sách này. Riêng đối với thị trường Mỹ để thâm nhập và từng bước mở rộng, ngành chè Việt Nam cần áp dụng các biện pháp sau đây: 2.1. Tạo ra mặt hàng được ưa chuộng Có thể nói thị trường Mỹ vẫn còn là thị trường mới mẻ và nhiều tiềm năng với chúng ta. Người Mỹ chưa có thói quen tiêu dùng chè. Chúng ta phải tập cho họ thói quen đó. Đây là điều không phải là dễ dàng ở một đất nước phát triển bậc nhất của thế giới, quê hương của những công ty giải khát hàng đầu như Cocacola và Pepsi. Muồn thâm nhập thị trường này, ngay từ bây giờ, các nhà sản xuất chè Việt Nam phải tạo ra cho mình một mặt hàng có thế mạnh được ưa chuộng, chẳng hạn như loại chè đặc sản Shan Tuyết, một mặt phải đảm bảo chất lượng tốt, hương vị độc đáo, giá cả hợp lý, hay như chè lài, chè Oolong... một mặt phải đảm bảo tính tiện ích cho người tiêu dùng và hơn nữa phải tăng cường công tác quảng cáo tiếp thị để đi vào lòng công chúng. 2.2. Xây dựng thương hiệu đi đôi với bảo vệ thương hiệu Thương hiệu là một tài sản vô hình của doanh nghiệp. Bình thường khi một thương hiệu đã được bảo hộ, quyền lợi của chủ doanh nghiệp đã bắt đầu được xác lập. Khi quá trình đầu tư và xây dựng uy tín sản phẩm tạo nên thương hiệu nổi tiếng và được đăng ký bảo hộ, nhãn hiệu hàng hoá đó trở thành giá trị kinh tế vô cùng to lớn. Ngược lại nếu nhãn hiệu nổi tiếng không được bảo hộ thì không những không có quyền bán hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng mà còn có khả năng bị mất cắp là rất lớn nếu không có chương trình bảo hộ chắc chắn. Từ trước đến nay đã có rất nhiều trường hợp nhãn hiệu của Việt Nam bị mất cắp ở nước ngoài. Việc lấy lại thương hiệu bị đánh cắp là một việc tương đối khó khăn và tốn kém. Hơn thế nữa mất thương hiệu đồng nghĩa với mất thị trường. Khi đó với quyền sở hữu trong tay các công ty nước ngoài có quyền không cho sản phẩm tương tự xâm nhập vào thị trường mà họ sở hữu nhãn hiệu đó. Và khi đó doanh nghiệp Việt Nam hoặc phải từ bỏ thị trường hoặc phải lao vào cuộc kiện tụng vất vả. Như đã nói ở trên, nhãn hiệu hàng hoá có vai trò quan trọng với việc kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp nên có kế hoạch xây dựng thương hiệu cho mình và đăng ký bảo hộ ở những thị trường quan trọng. Nhãn hiệu hàm chứa rất nhiều ý nghĩa thương mại và việc đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu có thể coi là công việc đầu tiên nên làm đối với tất cả các công ty khi bắt đầu xâm nhập vào một thị trường mới. Tuy nhiên hiện tại nhiều doanh nghiệp Việt Nam dường như vẫn chưa quan tâm tới vấn đề này. Vụ kiện thương hiệu chè Tân Cương là một thí dụ. Ai cũng biết chè Thái Nguyên là một thứ đặc sản của vùng quê này. Khi nhắc đến chè Thái Nguyên không ai không nhắc đến cái tên chè Tân Cương từ lâu đã trở nên nổi tiếng. Cuối năm 2002, nhân dân và chính quyền xã đã làm đơn kiện công ty TNHH Hoàng Bình vì đã sử dụng chữ Tân Cương đặt cho sản phẩm chè do công ty sản xuất đồng thời yêu cầu huỷ toàn bộ bao bì nhãn hiệu có dãn chữ Tân Cương. Sau một thời gian điều tra kéo dài, mới vỡ lẽ rằng trước khi Công ty Hoàng Bình đăng ký, chưa có một tổ chức cá nhân nào đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp với chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hoá cho nhãn hiệu Tân Cương. Như vậy công ty là người đăng ký trước và phải được ưu tiên. Còn rất nhiều vụ việc khác liên quan đến tranh chấp thương hiệu. Bởi vậy trong thời gian tới, khi các công ty muốn sản phẩm của mình thâm nhập vào thị trường Mỹ, một thị trường có độ cạnh tranh khá cao và đòi hỏi về những quy định xuất xứ khắt khe thì việc tạo dựng cho mình một thương hiệu riêng và bảo vệ nó là một vấn đề mang tính cấp thiết 2.3. Xây dựng kênh phân phối rộng khắp Như ở trên đã nói, một sản phẩm muốn thành công trên một thị trường, được nhiều người tiêu dùng biết tới thì không cần chỉ có chất lượng tốt mà còn cần kênh thông tin tới người tiêu dùng hợp lý. Không có kênh thông tin nào tốt hơn là những người trực tiếp xúc với khách hàng, đó là một mạng lưới các nhà bán buôn bán lẻ rộng khắp. Chính họ là những người nắm rõ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng từ đó có thể phản hồi thông tin lại cho nhà sản xuất. Hiện tại đây là một vấn đề làm đau đầu các nhà xuất khẩu Việt Nam, không phải chỉ riêng mặt hàng chè mà tất cả các mặt hàng nông sản nói chung. Vì vậy giải pháp trong thời gian tới là cần đa dạng hoá sản phẩm đi đôi với việc mở rộng hệ thống phân phối, tiếp thị: cửa hàng, đại lý, nhà chè, siêu thị, chợ chè, trước hết ở các phi trường, bến cảng, thị trấn, thị tứ và các thành phố lớn. Đây là cách phân phối tới người tiêu thụ qua các hệ thống bán buôn, bán lẻ. Trong hệ thống này, các quán chè đóng vai trò là cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng- có vị trí đặc biệt quan trọng. Quán chè có tác dụng truyền thông lớn, ảnh hưởng nhanh, trực tiếp đến thị hiếu thẩm mỹ, phương thức tiêu thụ, quảng bá sản phẩm và văn hoá tiêu dùng. Sức hấp dẫn, mức độ cạnh tranh của sản phẩm lúc này được bộc lộ một cách toàn diện (không kể các hình thức quảng bá đồ uống thông qua các kênh báo chí, truyền hình, phát thanh, các trang website và các “show” quen thuộc...) 2.4. Đặt văn phòng đại diện Vai trò của văn phòng đại diện vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng và một ngành nói chung. Nó thể hiện mối quan hệ làm ăn tại một thị trường đã đi vào ổn định và bền vững. Ngoài những vai trò như giúp xúc tiến các hoạt động xuất khẩu thông qua việc tìm đối tác, quảng bá sản phẩm, tổ chức hội chợ, văn phòng còn là nơi cung cấp thông tin cho doanh nghiệp xuất khẩu một cách chính xác nhất về nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, những thay đổi trong văn bản chính sách liên quan đến việc tiêu thụ mặt hàng đó trên thị trường... Ngoài ra nó còn giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm những chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp thường xuyên xảy ra trong thương mại. Với những lý do đó, trong thời gian tới, Hiệp hội chè Việt Nam cần có biện pháp xúc tiến mở văn phòng đại diện của mình tại Mỹ để góp phần giúp doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu một cách hiệu quả hơn. 2.5. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường Như đã phân tích ở chương II, Mỹ là một thị trường rộng lớn và phức tạp vì vậy để có thể xâm nhập vào thị trường này đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu, sở thích đa dạng của người dân Mỹ. Đặc biệt cần nắm vững luật pháp, hiểu biết về lực lượng kinh tế, chính trị tác động đến thị trường này. Việc nghiên cứu này sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có thể giảm bớt những thiệt thòi trong quan hệ thương mại, đồng thời giúp họ cân nhắc tính toán và có quyết định đúng đắn khi xuất khẩu sang thị trường này. Việc tiếp xúc và tìm hiểu thị trường Mỹ giúp cho các nhà xuất khẩu biết được cung cách làm ăn, tác phong thị hiếu....để ra quyết định xuất khẩu như thế nào, những loại hàng xuất khẩu nào sẽ mang lại lợi nhuận cao. 3. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh 3.1. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày một tốt hơn hàng xuất khẩu Nâng cao chất lượng trong sản xuất nguyên liệu Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thâm canh trên toàn bộ diện tích trồng chè nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm bao gồm từ cải tiến giống đến cải tiến kỹ thuật canh tác. Trước hết cần cải tiến giống, lựa chọn giống mới vừa có năng suất cao vừa có khả năng chống chọi với sâu bệnh, vừa cho sản phẩm có chất lượng cao để phục vụ sức khoẻ con người, giảm được hàm lượng cafein và tăng hoạt chất thơm. Trong việc chọn giống chè, nhiều nước đã áp dụng rộng rãi những thành tựu công nghệ sinh học như kỹ thuật gen, nuôi cấy mô. Với nhân giống tròng mới nhiều nước sử dụng phương pháp nhân vô tính (giảm cành và nuôi cấy mô). Cần đưa tập đoàn giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất đó là PH1, 1A, 777, BT95, YA 94 ở các vùng đất tốt, đưa các giống BT95, NT95, VX95, OL93, KX94, LDP1-1, TB11-14 vào các diện tích trồng mới ở các vùng có độ cao từ 500m trở lên, trồng các giống chè đặc sản như Shan Tuyết BT95, LDP1-2, 777, VX95, YA94. Về kỹ thuật canh tác: Bao gồm hệ thống các biện pháp kỹ thuật để thâm canh như việc xây dựng các đồi nương chè (mật độ trồng, tạo hình đồi chè, nương chè), đến việc chăm sóc, bón phân, diệt trừ cỏ, trừ sâu bệnh, kể cả kỹ thuật hái chè. Việc cải tiến kỹ thuật hái chè cũng làm tăng năng suất và chất lượng chè. Việc bón phân cần được chú ý đối với từng loại đất để đảm bảo năng suất và chất lượng chè, bón theo quy trình, chú trọng bón vi sinh để bảo vệ môi trường. Cần nghiên cứu sử dụng chất kích thích sinh trưởng áp dụng với cây chè. Việc phòng trừ sâu bệnh cho cây chè cũng quan trọng và là yếu tố sống còn trong thâm canh chè. Sâu bệnh có thể làm giảm sản lượng chè từ 10-12%. Sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh theo phương pháp tổng hợp IPM không để lại dư lượng độc chất trong sản phẩm. Sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc (sử dụng côn trùng ký sinh, côn trùng ăn thịt, vi khuẩn..) để diệt trừ sâu bệnh là một hướng mới trong tiến bộ kỹ thuật trồng chè đã được áp dụng có kết quả ở nhiều nước. Nâng cao chất lượng sản phẩm trong chế biến Chè là sản phẩm có đặc trưng khác so với sản phẩm khác vì nó có nguồn gốc hữu cơ. Trừ một số sản phẩm tiêu dùng trực tiếp dưới hình thức chè tươi thì nhu cầu về chè qua chế biến ngày càng tăng lên. Xã hội ngày một văn minh thì đòi hỏi về chè có chất lượng cũng tăng theo. Do đặc điểm sinh học sản phẩm chè cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác được đưa ra thị trường có kích thước và kiểu dáng tự nhiên, trong khi nhu cầu tiêu dùng của con người đòi hỏi phải có sự tiện dụng và rất đa dạng. Điều đó không chỉ đặt ra cho các nhà sản xuất, các nhà tạo giống phải thoả mãn được nhu cầu về khách hàng. Bởi vậy để đảm bảo cho sản phẩm chè lưu thông trên thị trường đòi hỏi các nhà sản xuất, chế biến phải tìm cách tạo ra những sản phẩm mới, có chất lượng, chủng loại phong phú phù hợp với nhu cầu tiêu dùng để đảm bảo thắng lợi của sản phẩm trong cạnh tranh. Do vậy cần nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, thiết bị mới nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị cao. Xây dựng bổ sung và hoàn chỉnh quy trình công nghệ chế biến các loại chè để nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm. Hiện nay có hai loại chè chủ yếu được chế biến từ búp tươi là chè đen và chè xanh, trong đó chè đen chiếm 75% tổng sản lượng chè thế giới. Chè đen được chế biến theo hai phương pháp công nghệ là orthodox và CTC, trong đó tỷ lệ CTC ngày càng lớn. Do vậy những công nghệ chế biến của ta theo dây chuyền CTC và orthodox đã cũ cần sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện theo xu hướng nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm. Cần phải kết hợp quy mô vừa và nhỏ với quy mô lớn, hiện đại trong chế biến. Chè là sản phẩm cần được chế biến dù là thô sơ hay hiện đại. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm ngày càng cao, việc chế biến chè trở thành một khâu không thể thiếu được trong quy trình sản xuất của ngành chè. Do vậy cần phải bố trí các nhà máy chè hiện đại có công suất lớn để có những sản phẩm có chất lượng cao phục vụ chủ yếu cho xuất khẩu với những nhà máy hoặc xưởng chế biến có quy mô nhỏ, thậm chí là các cơ sở chế biến thủ công của các hộ gia đình để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến ở trong vùng. Việc bố trí sắp xếp lại các nhà máy và hệ thống chế biến chè trong từng vùng và trên phạm vi cả nước gắn liền với các vùng nguyên liệu chè là rất cần thiết đồng thời phải tính toán trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành chè thích hợp với công nghệ mới ứng dụng. 3.2. Tăng cường quảng cáo tiếp thị nhằm tạo ra hình ảnh một sản phẩm chè chất lượng và khác biệt so với các sản phẩm cùng loại của đối thủ Các doanh nghiệp cần tăng cường công tác thông tin về thị trường giá cả, quan tâm hơn nữa đến công tác dự báo thị trường để định hướng và chỉ đạo sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu của thị trường trong từng thời kỳ. Đối với công tác tiếp thị, các doanh nghiệp Việt Nam hầu như mới chỉ dừng lại ở các Hội chợ triển lãm chuyên ngành, chứ chưa có kế hoạch, chiến lược quảng cáo cụ thể như các quốc gia khác dẫn đến khả năng cạnh tranh kém. Để nâng cao khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp cần có những hành động cụ thể như : Mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một quỹ quảng cáo Vì chi phí quảng cáo ở Mỹ là rất đắt, các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể kết hợp với các đối tác của Mỹ, cùng nhau lập ra một quỹ tiếp thị chung, mở văn phòng đại diện của Mỹ. Văn phòng này sẽ nhập khẩu trực tiếp từ Việt Nam và tiến đến có thể đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng lớn hơn và cung cấp với sản lượng lớn ngay lập tức (Just- in- time) ngay tại thị trường Mỹ. Với cách thức này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ giảm bớt sự cạnh tranh với các đối thủ khác, không bán phá giá lẫn nhau và sẽ tạo được mức giá cao hơn, lợi nhuận nhiều hơn từ đó kim nghạch xuất khẩu sẽ cao hơn. Tích cực hơn nữa tham gia các hội chợ triển lãm, mở các văn phòng đại diện ở Mỹ để làm đầu mối giao dịch và xúc tiến thương mại. Hàng năm, tại Mỹ có mở rất nhiều hội chợ giới thiệu các mặt hàng nông sản của các nước chẳng hạn như hội chợ nông sản ở bang Michigan, hội chợ chè cà phê ở bang Oregon ở miền Tây nước Mỹ được tổ chức mỗi năm một lần dành cho các nhà xuất khẩu chè và cà phê tham gia rất rộng rãi. Tại đây, các nhà xuất khẩu và nhập khẩu có thể gặp gỡ và ký kết hợp đồng xuất khẩu ngay tại chỗ. Cũng cần lưu ý là khu vực miền Tây nước Mỹ là nơi tập trung sinh sống khá đông thành phần người châu Á, nhu cầu tiêu thụ chè ở đây là rất lớn và hiện tại vẫn chưa được đáp ứng hết. Phí tham gia hội chợ mỗi lần khoảng 4500 USD Tiếp cận hơn với các siêu thị và các hãng kinh doanh siêu thị để giới thiệu hàng nhất là hàng đã qua chế biến sâu. Thực tế thâm nhập mới đây của một số mặt hàng nông sản vào Mỹ có thể thấy, muốn tìm được chỗ đứng và cạnh tranh được trên thị trường này, sản phẩm phải có mặt được trong các nhà hàng, siêu thị lớn bởi đa phần người Mỹ có thói quen mua sắm hàng hoá tiêu dùng ở siêu thị. Hiện tại đây vẫn còn là vấn đề khó khăn với các sản phẩm nông sản Việt Nam nói chung và sản phẩm chè nói riêng bởi để tiếp cận hệ thống siêu thị Mỹ, sản phẩm của chúng ta không cần chỉ có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp mà còn phải đáp ứng khắt khe về các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, mặt khác nhãn hiệu của nó cũng phải đã phần nào có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng Mỹ. Chi phí tiếp cận mạng lưới siêu thị có thể nói là khá tốn kém nhưng nếu thành công sẽ mang lại lợi ích vô cùng to lớn. Đó là kinh nghiệm của một số sản phẩm Việt Nam đã thành danh trên thị trường Mỹ như cà phê Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc... Các doanh nghiệp cần phải sử dụng thương mại điện tử trong giao dịch, buôn bán và tiếp cận thị trường Mỹ Trong thời đại khoa học công nghệ thông tin phát triển hiện đại như ngày nay, việc ứng dụng thương mại điện tử trong thương mại quốc tế là rất quan trọng và cần thiết, giúp cho các doanh nghiệp nhanh chóng đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị sản phẩm ra thị trường thế giới. Là một nước đi đầu trong lĩnh vực điện tử, chính phủ Mỹ đã cố gắng thiết lập một môi trường thương mại sao cho thương mại điện tử có thể tăng trưởng nhanh nhất trong phạm vi toàn cầu. Bằng việc tận dụng công nghệ mới để tăng khả năng kinh doanh, hiện nay các công ty Mỹ đang tích cực khai thác Internet, tham gia vào thương mại điện tử. Vì vậy, muốn hợp tác với Mỹ nhanh chóng và có hiệu quả, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhanh chóng làm quen và sử dụng Internet trong các hoạt động của mình nhằm khai thác thông tin và đưa thông tin của mình lên mạng và ra thị trường. Các doanh nghiệp nên hình thành các trang web riêng của mình như trang của Hiệp Hội chè: www.vitas.gov.vn hay của Tổng công ty chè: www.vinatea.org.com 3.3. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nhằm phân biệt với các sản phẩm cùng loại Để có thể đứng vững và khẳng định mình trên thị trường Mỹ cũng như để người tiêu dùng Mỹ biết đến sản phẩm của Việt Nam, việc làm đầu tiên của các doanh nghiệp là cần phải nhanh chóng xây dựng cho mình một thương hiệu riêng. Việc xây dựng thương hiệu tốt và chất lượng sản phẩm ổn định sẽ cải thiện khả năng tiếp thị, quảng cáo, bán được giá ngày càng cao hơn. Việt Nam đã có những bài học đau đớn trong việc chậm chân đăng ký thương hiệu gây hâu quả không nhỏ đối với sản phẩm, thị trường mà mình đang tham gia như sản phẩm cà phê Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc.....Gần đây nhất là vụ kiện cá tra cá basa, sau vụ tranh chấp thương mại vừa qua đã được rất nhiều người tiêu dùng Mỹ biết đến sản phẩm của Việt Nam và được bán rất mạnh trên thị trường Mỹ vì chất lượng và độ ngon của cá basa. Để có thể xây dựng thương hiệu thành công khi tham gia vào thị trường Mỹ các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú ý đến như nhu cầu, thị hiếu , sở thích đa dạng của người dân Mỹ. B. CÁC GIẢI PHÁP VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC 1. Xúc tiến gia nhập WTO nhằm đem đến lợi thế cho sản phẩm Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường Mỹ, tránh các rào cản thuế quan. Để có thể được hưởng quy chế tối huệ quốc vĩnh viễn của Mỹ, Việt Nam cần có những giải pháp nỗ lực để nhanh chóng gia nhập WTO. Việc gia nhập vào WTO cho phép Việt Nam được hưởng những điều kiện có lợi trong buôn bán quốc tế trong đó có buôn bán với Mỹ. Do đó hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ thuận lợi hơn. Đối với mặt hàng chè, hiện tại chè Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ phải chịu mức thuế suất bình quân là 5,6% trong khi nếu chúng ta là thành viên của WTO thì mức thuế này sẽ chỉ là 0%. Việc giảm được mức thuế suất khi trở thành thành viên của WTO đồng nghĩa với khả năng tăng lợi thế cạnh tranh về giá cho các nhà xuất khẩu chè Việt Nam Đồng thời Việt Nam cần phải tăng cường hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế. Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, APEC và chuẩn bị gia nhập WTO. Hội nhập với khu vực và thế giới mở ra nhiều khả năng to lớn cho Việt Nam tranh thủ khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường để thu hút vốn và cơ hội đầu tư của các nước có ngành phát triển, hạn chế được những khó khăn, những tranh chấp có thể xảy ra giữa các nước trong khu vực. 2. Hoàn thiện các văn bản pháp luật, nhất là về quản lý chất lượng và Hiệp định thương mại Mỹ để tạo ra một khung văn bản thống nhất quy định mối quan hệ làm ăn lâu dài giữa các đối tác hai bên 2.1. Xây dựng và triển khai thực hiện hệ thống quản lý chất lượng Quy định điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh tối thiểu cho tất cả các cơ sở chế biến và bảo quản; quy chế về kiểm tra điều kiện an toàn vệ sinh của các cơ sở chế biến và bảo quản. Xây dựng, ban hành và triển khai áp dụng các tiêu chuẩn Nhà nước (TCVN), thực hiện chương trình quản lý chất lượng theo Quy phạm sản xuất (Good Manufacturing Practice - GMP), HACCP, Quy phạm vệ sinh ( Sanitary Standard Operating Produce – SSOP), ISO 9000 về điều kiện sản xuất, an toàn vệ sinh tối thiểu đối với các cơ sở chế biến chè. Xây dựng Thông tư liên ngành giữa Hải quan, Bộ y tế và Bộ nông nghiệp để phối hợp thống nhất việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước. Xây dựng các văn bản quy định rõ việc phân biệt sản phẩm chế biến, sản phẩm giá trị gia tăng với các sản phẩm nguyên liệu sơ chế để làm cơ sở xây dựng và áp dụng chính sách miễn giảm thuế, khuyến khích xuất khẩu. 2.2. Đối với Hiệp định thương mại Việt-Mỹ Việc thực thi Hiệp định này là một quá trình phức tạp. Điều này phụ thuộc trước hết vào chính trị ở Mỹ. Trong nhiều trường hợp, chính quyền Mỹ sẽ có những quyết định nghiêng về lực lượng này hay lực lượng khác. Đó là chưa kể tính hiệu lực của Hiệp định thương mại Việt Mỹ còn phụ thuộc vào những yếu tố chính trị khác. Vì vậy Nhà nước cần tiếp tục xây dựng hoàn thiện các văn bản pháp lý hướng dẫn việc thực thi Hiệp định này. Nhà nước cần tổ chức hướng dẫn và nghiên cứu chi tiết các điều khoản của HĐTM Việt Mỹ cho các doanh nghiệp xuất khẩu của ngành để đề phòng những tranh chấp thương mại mới có thể xảy ra. 3. Có chính sách hỗ trợ khuyến khích thoả đáng cho người trồng và xuất khẩu chè nhằm động viên tối đa được nguồn lực của quốc gia 3.1. Hỗ trợ tín dụng ưu đãi tạo thuận lợi cho xuất khẩu Để góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho chè Việt Nam, tháng 2/1998 Nhà nước đã đưa ra chính sách không đánh thuế xuất khẩu. Đây là một chính sách hết sức đúng đắn trong bối cảnh ngành nông nghiệp Việt Nam đang bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới. Tuy nhiên để có thể thúc đẩy xuất khẩu chè một cách mạnh mẽ hơn, Nhà nước cần phải có thêm nhiều chính sách khác hỗ trợ thực hiện tín dụng ưu đãi đối với ngành xuất khẩu như áp dụng mức thế chấp vay thấp, lãi vay thấp, nâng mức vay không chỉ đối với lĩnh vực trồng trọt, bảo đảm đầu vào cho sản xuất chế biến hàng xuất khẩu. 3.2. Chính sách trợ cấp và trợ giá nông sản Trợ cấp hàng xuất khẩu là những ưu đãi tài chính mà nhà nước dành cho nhà xuất khẩu khi họ xuất khẩu được hàng ra nước ngoài với mục đích giúp cho nhà xuất khẩu tăng thu nhập, nâng cao sức cạnh tranh đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Có hai hình thức trợ cấp là gián tiếp và trực tiếp. Trợ cấp thường được ẩn dưới các hình thức sau: Hoàn trả lại 100% thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu vật tư nhập khẩu phục vụ chế biến xuất khẩu, khuyến khích việc đầu tư đổi mới trang thiết bị cho chế biến hàng xuất khẩu thông qua quy định về thuế nhập khẩu hay phương pháp tính khấu hao hợp lý. Các doanh nghiệp thành lập quỹ phát triển thị trường trong đó nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí nhằm tạo ra nguồn lực đủ mạnh thực hiện xúc tiến thương mại và giúp đỡ các doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp thương mại. Việc áp dụng linh hoạt các chính sách thuế góp phần tác động tích cực đối với việc tăng cường sức cạnh tranh, khuyến khích đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, một yêu cầu cấp thiết đối với quá trình sản xuất khẩu sang Mỹ hiện nay. Hỗ trợ tài chính trong hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm chè của Việt Nam trên thị trường Mỹ. Các hoạt động xúc tiến Việt Nam sang Mỹ còn ở mức độ tự phát, chưa được tổ chức thường xuyên và chặt chẽ. Cho tới nay ở Việt Nam chưa có một tổ chức chuyên môn nào đại diện cho Nhà nước xúc tiến ngoại thương. Theo kinh nghiệm của các nước như Nhật Bản hay Hàn Quốc, Việt Nam cần có một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực xúc tiến xuất khẩu. Chính phủ có thể thành lập một tiểu ban xúc tiến xuất khẩu gồm cán bộ của Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp, ngoài chức năng quản lý chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện xúc tiến xuất khẩu sang thị trường Mỹ, cơ quan này có thể cung cấp các dịch vụ marketing có phí ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Cơ quan này có nhiệm vụ tiến hành nghiên cứu thị trường thế giới nói chung và thị trường Mỹ nói riêng, nghiên cứu và đề xuất việc tham gia các hội chợ, tổ chức các chiến dịch quảng cáo chè Việt Nam ở Mỹ, cung cấp những thông tin cập nhật về thị trường Mỹ cho các doanh nghiệp Việt Nam...hay trợ giúp và đào tạo kỹ thuật cho cán bộ thị trường của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè xuất khẩu. Ngoài những hình thức trên, Nhà Nước cũng cần có những ưu đãi về mặt tín dụng đối với những nông dân nhận đất trồng chè chẳng hạn cho vay vốn với thời hạn dài, lãi suất thấp, cung cấp giống, phân bón... LỜI KẾT Phát triển kinh tế nói chung và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nói riêng là công việc không phải chỉ của riêng ai trong quá trình xây dựng đất nước. Ngành nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước phát triển nhảy vọt tuy nhiên những gì chúng ta có được vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng sẵn có. Chè, một cây trồng thế mạnh của Việt Nam là một thí dụ điển hình. Trong quá trình xem xét và tìm hiểu tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam, em nhận thấy chúng ta còn bỏ lỡ khá nhiều cơ hội, đặc biệt trong việc thâm nhập một thị trường rất lớn là thị trường Mỹ vì những lý do chủ quan khách quan khác nhau. Bởi vậy em quyết định chọn đề tài "Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Mỹ" nhằm mang đến cái nhìn tổng thể về tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam trong thời gian qua nói chung và sang thị trường Mỹ nói riêng đồng thời đưa ra những kiến nghị của riêng mình. Em xin gửi lời cảm ơn tới Thạc sỹ Nguyễn Thanh Bình, người đã hướng dẫn em tận tình trong suốt quá trình làm đề tài này cũng như tất cả các thầy cô trong Khoa Kinh Tế Ngoại Thương nói riêng và Trường Đại Học Ngoại Thương nói chung đã dìu dắt em trong suốt bốn năm qua. Kính chúc các thầy cô mạnh khoẻ và thành đạt trong công việc cũng như cuộc sống! Hà Nội ngày ... tháng ... năm 2003 Sinh viên Lương Thị Phương Mai TÀI LIỆU THAM KHẢO STT DANH MỤC TẢI LIỆU 1 T.S Nguyễn Hữu Khải: Công nghiệp hóa - hiện đại hoá nông thôn Việt Nam và chương trình đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, NXB Thống Kê 2003. 2 Trần Đức Vui: Giải pháp mở rộng xuất khẩu chè của Tổng Công ty Chè Việt Nam- tạp chí kinh tế Châu Á - TBD số 3 tháng 6 năm 2001. 3 Nguyên Kim Trọng: Ngành chè cần có thương hiệu” Tài chính doanh nghiệp số 4 năm 2003. 4 Vũ Trí Dũng: Chiến lược Marketing với việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam - tạp chí Kinh tế phát triển số 37 năm 2000. 5 Nguyễn Thừa Lộc: Hoàn thiện xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy xuất khẩu ở Việt Nam - Tạp chí kinh tế và phát triển, số 65 tháng 11 năm 2002 6 Trần Hùng: Những giải pháp đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu chè - Tạp Chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 3 năm 2000. 7 Bùi Văn Ten: Một số giải pháp vi mô nhằm mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam - Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn số 12 năm 2002. 8 Phan Anh Tuấn: Thương hiệu tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp - tạp chí Người làm chè tháng 3/2003 9 T.S Nguyễn Kim Phong: Ngành chè cần có những giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thị trường -Tạp chí Người làm chè số tháng 4/2003 10 Phạm Minh Tơ: Giống chè trên chặng đường đổi mới - tạp chí Người làm chè số tháng 4/2003 11 Nguyễn Duy Khiên: Xuất khẩu chè sang Hoa Kỳ - tạp chí Người làm chè số 5/2003 12 Phạm Long Hà: Ngành chè Việt Nam xúc tiến mở rộng thị trường tại Nga và Mỹ - tạp chí Người làm chè số 7/2003 13 Vũ Trọng Khải: Liên kết 4 nhà- động lực phát triển nông nghiệp hàng hoá - tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 1/2003 14 www.vinatea.com.vn 15 www.vitas.org.vn 16 www.vnn.vn 17 www.vnxpess.net 18 www.cencus.gov.us 19 www.fao.org.com 20 www.google.com MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU LỜI KẾT ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc19214.doc
  • docLuong Thi Phuong Mai- A6K38B.doc
Tài liệu liên quan