Các biện pháp phi thuế & lộ trình cắt giảm của Việt Nam trong quá trình hội nhập tổ chức thương mại thế giới & khu vực tới năm 2020

chương I Sự cần thiết phải bảo hộ sản xuất trong nước bằng các biện pháp phi thuế và kinh nghiệm của một số nước A.Sự cần thiết phải áp dụng các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước. I.Sự cần thiết phải bảo hộ sản xuất trong nước. 1.Tính cần thiết chung phải bảo hộ của các quốc gia trên thế giới. Không một nước nào, dù là nước có nền kinh tế hùng mạnh như Hoa Kỳ, lại không có nhu cầu phải bảo hộ một số ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, mục tiêu bảo hộ lại khá đa dạng. Đối với những

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Các biện pháp phi thuế & lộ trình cắt giảm của Việt Nam trong quá trình hội nhập tổ chức thương mại thế giới & khu vực tới năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nền kinh tế phát triển thì mục tiêu chính của việc bảo hộ là nhằm duy trì việc làm cho những nhóm lớn người lao động có kỹ năng tương đối thấp. Mặc dù không phải là lực lượng tạo ra sức cạnh tranh chủ yếu cho nền kinh tế, nhưng những nhóm người này có sức mạnh chính trị đáng kể, buộc các chính đảng được họ hậu thuẫn phải quan tâm đặc biệt tới lợi ích của họ. Những nhóm điển hình là lao động trong lĩnh vực dệt may, nông nghiệp, luyện kim đen. Trong khi đó, mục tiêu bảo hộ của những nước có trình độ phát triển kinh tế trung bình và thấp lại chủ yếu nhằm duy trì và phát triển một số ngành sản xuất quan trọng và có nhiều tiềm năng trở thành ngành cạnh tranh trong tương lai. Chẳng hạn, Malaysia hết sức cố gắng để bảo hộ ngành sản xuất ô tô. Thái Lan tiếp tục duy trì bảo hộ ở mức cao với một số ngành điện tử, cơ khí, đường. Trung Quốc duy trì mức bảo hộ cao nhất có thể được với ngành ô tô, thép, thuốc lá. Ngoài ra, các nước này còn có thể phải duy trì bảo hộ nhằm đạt được các mục tiêu khác. Chẳng hạn, Trung Quốc phải tiếp tục bảo hộ trong một thời gian nhất định nhiều ngành sản xuất nhằm tránh cho các doanh nghiệp sở hữu nhà nước khỏi bị phá sản nhanh chóng. Đây là điểm khác biệt nổi bật giữa các nước đang chuyển đổi với các nước công nghiệp phát triển. Tại các nước công nghiệp phát triển, những nhóm người lao động tại các ngành đang suy thoái hoặc có năng suất thấp (dệt may, nông nghiệp) có sức mạnh chính trị đáng kể. Trong khi đó, tại các nước đang chuyển đổi, các doanh nghiệp sở hữu nhà nước lại có sức mạnh chính trị to lớn mà việc bảo hộ chúng có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. 2.Sự cần thiết phải bảo hộ sản xuất trong nước của Việt Nam. Việt Nam là nước đang phát triển với trình độ phát triển kinh tế còn rất thấp. Nền kinh tế của Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường, các yếu tố của kinh tế thị trường còn chưa được tạo lập đồng bộ và còn nhiều khiếm khuyết. Hệ thống pháp luật, công cụ quan trọng để quản lý nhà nước trong kinh tế thị trường, vừa thiếu vừa chưa đồng bộ lại chồng chéo, chưa tạo được môi trường pháp lý bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Các chính sách tài chính, tiền tệ, xuất nhập khẩu cũng đang trong tình trạng tương tự. Với nền kinh tế kém phát triển, công nghệ lạc hậu, nếu không có chiến lược bảo hộ đúng đắn thì nhiều ngành sản xuất trong nước sẽ không thể đứng vững được trước sức ép cạnh tranh gay gắt của hàng nhập khẩu Đứng trước xu hướng tất yếu của tự do hóa thương mại và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, với năng lực cạnh tranh yếu kém của nhiều ngành sản xuất, vấn đề phải bảo hộ để thúc đẩy sản xuất trong nước và phát triển kinh tế trở nên hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc bảo hộ phải có chọn lọc, có điều kiện, có thời hạn và phải giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa hội nhập và bảo hộ về mặt thời gian và “độ trưởng thành” một cách chủ động. Một số ngành công nghiệp non trẻ hiện gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng nhập khẩu nhưng trong tương lai có thể có sức cạnh tranh cao nếu được hưởng những hỗ trợ nhất định và được bảo hộ bằng những chính sách phi thuế thích hợp trong một thời gian cần thiết. Cũng cần phải bảo hộ một số ngành tuy hiện nay cạnh tranh kém nhưng tỏ ra có tiềm năng về dài hạn. Một mặt, phần lớn những ngành này yêu cầu hàm lượng vốn lớn, khả năng cạnh tranh và phát triển dựa trên công nghệ hiện đại. Mặt khác, đây lại là những ngành công nghiệp chiếm vị trí quan trọng, cần được đầu tư phát triển hợp lý để tạo nên xương sống cho nền kinh tế (luyện kim, hóa dầu, xi măng...). Cần có những biện pháp bảo hộ thích hợp để các ngành này tránh được nguy cơ phá sản và dần dần nâng cao khả năng cạnh tranh trong tương lai. II.Phương thức bảo hộ sản xuất trong nước. 1.Các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước. a.Biện pháp thuế quan ¯Ưu điểm: Rõ ràng Giả sử đối với một hàng hóa nhập khẩu nào đó ngoài thuế quan không hề bị áp dụng bất kỳ một biện pháp hạn chế thương mại nào khác thì lợi thế của hàng hóa sản xuất trong nước so với hàng nhập khẩu chính là mức thuế nhập khẩu. Sự minh bạch, rõ ràng của thuế quan là một ưu điểm lớn của biện pháp bảo hộ. Trong WTO thuế quan được thừa nhận là công cụ hợp pháp bảo hộ sản xuất trong nước. NTBs phải được xoá bỏ hoặc thuế hóa. ổn định, dễ dự đoán Qua nhiều vòng đàm phán đa phương, thuế quan ngày càng có xu thế ổn định và dễ dự đoán. Sau Vòng đàm phán Uruguay, tất cả các nước thành viên WTO đều phải ràng buộc 100% các dòng thuế đối với các sản phẩm nông nghiệp. Đối với các sản phẩm công nghiệp, các nước phát triển đã ràng buộc 99% các dòng thuế, các nước đang phát triển ràng buộc 73% và các nước có nền kinh tế chuyển đổi ràng buộc 98%. Các con số này đảm bảo mức độ tiếp cận thị trường an toàn hơn cho các nhà đầu tư và kinh doanh quốc tế. Dễ đàm phán cắt giảm mức bảo hộ Vì thuế quan là công cụ bảo hộ mang tính rõ ràng hơn cả nên trong khuôn khổ các cuộc đàm phán song phương và đa phương, thuế quan luôn là đối tượng đàm phán cắt giảm. Một điểm đáng chú ý khác là trong khuôn khổ đàm phán đa phương, thuế quan có thể được tiến hành cắt giảm theo công thức. Trong và sau Vòng đàm phán Uruguay, trong khuôn khổ WTO còn nổi lên xu hướng cắt giảm thuế quan theo ngành (ví dụ: mức thuế 0% áp dụng cho nhiều sản phẩm của các ngành dược phẩm, sắt thép, sản phẩm công nghệ thông tin...). ¯Nhược điểm: Một nhược điểm dễ thấy của thuế quan là không tạo được rào cản nhanh chóng. Trước các tình thế khẩn cấp như hàng nhập khẩu tăng nhanh gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại cho ngành sản xuất nội địa, các NTB như cấm nhập khẩu, hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu không tự động... tỏ ra hữu hiệu hơn, có khả năng ngay lập tức chặn đứng dòng nhập khẩu. b.Các biện pháp phi thuế (NTM) Ngoài thuế quan ra, tất cả các biện pháp khác, dù là theo quy định pháp lý hay tồn tại trên thực tế, ảnh hưởng đến mức độ và phương hướng nhập khẩu được gọi là các NTM. Mỗi NTM có thể có một hoặc nhiều thuộc tính như áp dụng tại biên giới hay nội địa, được duy trì một cách chủ động hay bị động, phù hợp hoặc không phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm bảo hộ hay không bảo hộ... ¯Ưu điểm: Phong phú về hình thức Có thể chia các NTM thành các nhóm lớn sau: Các biện pháp hạn chế định lượng (như cấm, hạn ngạch, giấy phép); Các biện pháp quản lý giá (như trị giá tính thuế quan tối thiểu, giá nhập khẩu tối đa, phí thay đổi, phụ thu); Các biện pháp liên quan tới doanh nghiệp (như doanh nghiệp thương mại nhà nước); Các biện pháp kỹ thuật (như quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, thủ tục xác định sự phù hơp, yêu cầu về nhãn mác, kiểm dịch động thực vật); Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời (như tự vệ, trợ cấp và các biện pháp đối kháng, biện pháp chống bán phá giá); Các biện pháp liên quan tới đầu tư (như thuế suất thuế nhập khẩu phụ thuộc tỷ lệ nội địa hóa, hạn chế tiếp cận ngoại tệ, yêu cầu xuất khẩu, ưu đãi gắn với thành tích xuất khẩu); Các biện pháp khác (như tem thuế, biểu thuế nhập khẩu hay thay đổi, yêu cầu đảm bảo thanh toán, yêu cầu kết hối, thủ tục hành chính, thủ tục hải quan, mua sắm chính phủ, quy tắc xuất xứ). : nhiều NTM khác nhau có thể đáp ứng cùng một mục tiêu, áp dụng cho cùng một mặt hàng Các NTM trong thực tế rất phong phú về hình thức nên tác động, khả năng và mức độ đáp ứng mục tiêu của chúng cũng rất đa dạng. Do đó, nếu sử dụng NTM để phục vụ một mục tiêu đề ra thì có thể có nhiều sự lựa chọn, kết hợp hơn mà không bị gò bó chật hẹp trong khuôn khổ một công cụ duy nhất như thuế quan. Ví dụ: để nhằm hạn chế nhập khẩu phân bón, có thể đồng thời áp dụng các biện pháp hạn ngạch nhập khẩu, cấp giấy phép nhập khẩu không tự động, đầu mối nhập khẩu, phụ thu nhập khẩu. Đáp ứng nhiều mục tiêu: một NTM có thể đồng thời đáp ứng nhiều mục tiêu với hiệu quả cao Mỗi quốc gia thường theo đuổi nhiều mục tiêu trong chính sách kinh tế, thương mại của mình. Các mục tiêu đó có thể là: (i) bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích phát triển một số ngành nghề; (ii) bảo vệ an toàn sức khỏe con người, động thực vật, môi trường; (iii) hạn chế tiêu dùng; (iv) đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán; (v) bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, v.v... Các NTM có thể đồng thời phục vụ hiệu quả nhiều mục tiêu khác nhau khi việc sử dụng công cụ thuế quan không khả thi hoặc không hữu hiệu bằng. Ví dụ: quy định về vệ sinh kiểm dịch đối với nông sản nhập khẩu vừa đảm bảo an toàn sức khỏe con người, động thực vật lại vừa gián tiếp bảo hộ sản xuất nông nghiệp trong nước một cách hợp pháp. Hay cấp phép không tự động đối với dược phẩm nhập khẩu vừa giúp bảo hộ ngành dược nội địa, dành đặc quyền cho một số đầu mối nhập khẩu nhất định, quản lý chuyên ngành một mặt hàng quan trọng đối với sức khỏe con người, phân biệt đối xử với một số nước cung cấp nhất định. Nhiều NTM chưa bị cam kết ràng buộc cắt giảm hay loại bỏ Do NTM thường mang tính mập mờ, mức độ ảnh hưởng không rõ ràng như những thay đổi định lượng của thuế quan, nên tác động của chúng có thể lớn nhưng lại là tác động ngầm, có thể che đậy hoặc biện hộ bằng cách này hay cách khác. Hiện nay các hiệp định của WTO chỉ mới điều chỉnh việc sử dụng một số NTM nhất định. Trong đó, tất cả các NTM hạn chế định lượng Các NTM hạn chế định lượng như cấm nhập khẩu, hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu không tự động v.v... gây cản trở, bóp méo thương mại và thường bị coi là các NTB (NTBs). đều không được phép áp dụng, trừ trường hợp ngoại lệ. Một số NTM khác tuy có thể nhằm mục tiêu hạn chế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước nhưng vẫn được WTO cho phép áp dụng với điều kiện tuân thủ những quy định cụ thể, rõ ràng, khách quan. Chẳng hạn như tiêu chuẩn kỹ thuật, biện pháp kiểm dịch động thực vật, tự vệ, thuế chống bán phá giá, các biện pháp chống trợ cấp, thuế đối kháng, hỗ trợ nông nghiệp dạng hộp xanh. Ngoài ra, vẫn có thể tiếp tục áp dụng mà chưa bị yêu cầu cắt giảm hay loại bỏ những NTM chưa xác định được sự phù hợp hay không phù hợp với các quy định của WTO. Những NTM này có thể do WTO chưa có quy định điều chỉnh hoặc có quy định nhưng rất chung chung và trên thực tế rất khó có thể xác định được tính phù hợp hay không phù hợp với quy định đó, hoặc chúng vẫn là một thực tế được thừa nhận chung. Chẳng hạn như yêu cầu đặt cọc, trả thuế nhập khẩu trước, v.v... ¯Nhược điểm: Không rõ ràng và khó dự đoán Các NTM trên thực tế thường được vận dụng dựa trên cơ sở dự đoán chủ quan, thậm chí tuỳ tiện, của nhà chức trách về sản xuất và nhu cầu tiêu thụ trong nước. Chẳng hạn để xác định hạn ngạch nhập khẩu phân bón trong năm tới, Chính phủ phải dự kiến được công suất sản xuất trong nước có khả năng đáp ứng được bao nhiêu phần trăm tổng nhu cầu về phân bón của toàn ngành nông nghiệp. Trong bối cảnh nền kinh tế ngày nay rất phức tạp và thường xuyên biến động, việc đưa ra một dự đoán tương đối chính xác là rất khó khăn. Nếu dự đoán không chính xác sẽ có ảnh hưởng xấu đến sản xuất trong nước. Ví dụ như gây ra thiếu hụt trầm trọng nguồn cung cấp phân bón khi sản xuất trong nước vào thời vụ, đẩy giá tăng vọt (sốt nóng) hoặc trái lại, dẫn đến tình trạng cung vượt cầu quá lớn trên thị trường làm giá sụt giảm (sốt lạnh). Điều này đồng nghĩa với việc các quyết định sản xuất và kinh doanh sẽ chịu rủi ro cao hơn. Sử dụng NTM cũng thường làm nhiễu tín hiệu chỉ dẫn quyết định của người sản xuất và người tiêu dùng trong nước, tín hiệu chỉ dẫn việc phân bổ nguồn lực trong nội bộ nền kinh tế (chính là giá thị trường), phản ánh không trung thực lợi thế cạnh tranh thực sự. Do đó, khả năng xây dựng kế hoạch đầu tư sản xuất kinh doanh hiệu quả trong trung và dài hạn của người sản xuất bị hạn chế. Tác động của các NTM thường khó có thể lượng hóa được rõ ràng như tác động của thuế quan. Nếu mức bảo hộ thông qua thuế quan đối với một sản phẩm có thể dễ dàng được xác định bằng chính thuế suất đánh lên sản phẩm đó thì mức độ bảo hộ thông qua NTM là tổng mức bảo hộ của các NTM riêng rẽ áp dụng cho cùng một sản phẩm. Bản thân mức độ bảo hộ của mỗi NTM cũng chỉ có thể được ước lượng một cách tương đối. Cũng vì mức độ bảo hộ của các NTM không dễ xác định nên rất khó xây dựng một lộ trình tự do hóa thương mại rõ ràng như với bảo hộ chỉ bằng thuế quan. Khó khăn, tốn kém trong quản lý Vì khó dự đoán nên các NTM thường đòi hỏi chi phí quản lý cao và tiêu tốn nhân lực của nhà nước để duy trì hệ thống điều hành, kiểm soát bằng NTMs. Một số NTM thuộc thẩm quyền và phạm vi quản lý của nhiều cơ quan với những mục tiêu khác nhau, đôi khi còn mâu thuẫn nhau, nên có thể gây khó khăn cho bản thân các nhà hoạch định chính sách, quản lý, và các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế trong việc xây dựng, sử dụng, tiếp cận thông tin cũng như đánh giá tác động của các NTM này. Các doanh nghiệp sản xuất chưa chú trọng đến tiếp cận thông tin và chưa có ý thức xây dựng, đề xuất các NTM để bảo hộ sản xuất, còn trông chờ vào nhà nước tự quy định. Do đó, thực tế là các doanh nghiệp thường phải tốn kém chi phí vận động hành lang để cơ quan chức năng ra quyết định áp dụng NTM nhất định có lợi cho mình. Ngoài ra, có những NTM bị động là những NTM tồn tại trên thực tế ngoài ý muốn của các nhà hoạch định chính sách như bộ máy quản lý thương mại quan liêu, năng lực thấp của các nhân viên hải quan, các văn bản pháp lý không được công bố công khai,... Nhà nước không hoặc ít thu được lợi ích tài chính Việc sử dụng các NTM phục vụ mục tiêu hạn chế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước hầu như không đem lại nguồn thu tài chính trực tiếp nào cho nhà nước mà thường chỉ làm lợi cho một số doanh nghiệp hoặc ngành nhất định được bảo hộ hoặc được hưởng ưu đãi, đặc quyền, như được phân bổ hạn ngạch, được chỉ định làm đầu mối nhập khẩu. Điều này còn dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nội bộ nền kinh tế. c.Sự kết hợp giữa hai biện pháp để bảo hộ sản xuất trong nước. Các biện pháp thuế quan và NTM là hai công cụ bảo hộ sản xuất quan trọng đối với mọi quốc gia. Do mỗi công cụ đều có điểm mạnh, yếu đặc thù nên chúng thường được sử dụng bổ sung lẫn nhau nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Mặc dù về lý thuyết, WTO và các định chế thương mại khu vực thường chỉ thừa nhận thuế quan là công cụ bảo hộ hợp pháp duy nhất nhưng thực tế đã chứng minh rằng các nước không ngừng sử dụng các NTM mới, vừa đáp ứng mục đích bảo hộ, vừa không trái với thông lệ quốc tế. Mức độ hiệu quả của bảo hộ có tăng lên nhiều hay không còn phụ thuộc vào tính linh hoạt có chọn lọc, có định hướng của chính phủ các nước trong việc áp dụng NTMs bổ trợ cho biện pháp thuế quan. Nếu biết kết hợp hài hòa và tinh tế hai công cụ này, sản xuất trong nước sẽ được bảo hộ, hỗ trợ có thời hạn để nâng cao sức cạnh tranh nhằm từng bước thích nghi với các định chế và nguyên tắc chung của môi trường thương mại quốc tế. 2.Các NTM được sử dụng để bảo hộ. Các NTM được sử dụng để bảo hộ rất đa dạng. Tuy nhiên, có thể thấy rõ là tới nay hầu như không còn nước nào còn cơ hội để áp dụng những biện pháp hạn chế định lượng nhằm mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước được nữa. Những biện pháp hạn chế định lượng như cấm nhập khẩu hay hạn ngạch nhập khẩu chỉ còn được áp dụng trong những trường hợp cần thiết để bảo đảm và duy trì an ninh quốc gia, giữ gìn đạo đức văn hóa, môi trường hay trong một vài trường hợp ngoại lệ đặc biệt. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp hạn ngạch vẫn được thừa nhận và được nhiều nước áp dụng để bảo hộ ngành dệt may. Theo Hiệp định về dệt may của WTO thì tới năm 2005 các nước thành viên WTO phải loại bỏ biện pháp này. Một biện pháp ngoại lệ mang tính chất hạn chế định lượng khác cũng được WTO thừa nhận và được áp dụng rộng rãi trên thực tế là biện pháp hạn ngạch thuế quan trong nông nghiệp. Biện pháp này đã được cả các nước phát triển, các nước đang phát triển và các nước đang chuyển đổi áp dụng để bảo hộ những lĩnh vực nông nghiệp nhạy cảm của mình. Mức hạn ngạch, thuế suất trong hạn ngạch, thuế suất ngoài hạn ngạch khác nhau tuỳ từng nước. Một thực tế chung là thuế suất ngoài hạn ngạch thường rất cao, có nhiều trường hợp trên 100%. Các nước phát triển thường áp dụng biện pháp thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng chống trợ cấp để bảo hộ các ngành công nghiệp, đồng thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ trong nước ở mức cao để bảo hộ nông nghiệp. Trong khi đó, các nước đang phát triển và các nước đang chuyển đổi vẫn áp dụng biện pháp cấp phép không tự động để bảo hộ cả công nghiệp và nông nghiệp. 3.Thời gian bảo hộ. Do những nhân nhượng có đi có lại trong đàm phán thương mại quốc tế, đặc biệt là các kết quả của Vòng đàm phán Uruguay với sự ra đời của WTO, các nước thành viên của WTO cũng như những nước đang đàm phán gia nhập tổ chức này không thể tùy ý kéo dài thời gian bảo hộ. Thông thường thời gian được quyền áp dụng mỗi loại biện pháp bảo hộ được qui định cụ thể trong từng hiệp định của WTO. Ví dụ thời gian áp dụng các biện pháp bảo hộ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài vi phạm Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (Hiệp định TRIMs) không được kéo dài quá hai năm đối với các nước phát triển và quá năm năm đối với các nước đang phát triển (kể từ năm 1995). 4.Các ngành được bảo hộ. Tuỳ theo tình hình kinh tế - xã hội của mình mà mỗi nước chọn ra những ngành cụ thể cần phải bảo hộ. Xu hướng chung đối với các nước phát triển là những ngành sử dụng nhiều lao động với kỹ năng không cao được ưu tiên bảo hộ cao nhất, chẳng hạn như các ngành dệt may, nông nghiệp. Đối với các nước đang phát triển hoặc đang chuyển đổi thì các ngành được ưu tiên bảo hộ thường là những ngành công nghiệp non trẻ (ô tô, điện tử, đường) hay những ngành mà các doanh nghiệp nhà nước đang gặp khó khăn (sắt thép, xi măng, cơ khí). 5.Xu hướng của việc sử dụng các NTM để bảo hộ. Xu hướng chung trong việc sử dụng các NTM để bảo hộ sản xuất trong nước là chuyển từ các biện pháp mang tính chất hạn chế định lượng trực tiếp sang các biện pháp tinh vi hơn như thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng, tiêu chuẩn kỹ thuật, các qui định về nhãn mác... Kể từ khi WTO ra đời cho tới nay, có thể thấy rõ hầu hết các nước thành viên đã thấy rõ những lợi ích của việc tuân thủ các qui định của tổ chức này. Một xu hướng nổi bật là các biện pháp bảo hộ hoặc hạn chế thương mại mang tính đơn phương đang ngày càng bị phản đối mạnh mẽ. Ngoài ra, xu hướng sử dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu gắn với yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường và lao động đang nổi lên và được nhiều nước phát triển hậu thuẫn mạnh mẽ. B.kinh nghiệm của một số nước trong quá Trình áp dụng các NTM để bảo hộ sản xuất trong nước. I.Thực tiễn áp dụng các NTM của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là một cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới và là một trong những thành viên sáng lập của GATT (WTO ngày nay). Mặc dù có tiềm năng to lớn trong hầu hết mọi lĩnh vực sản xuất, nhưng theo qui luật về lợi thế cạnh tranh tương đối, trong những năm qua, Hoa Kỳ đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn nhằm bảo hộ cho những ngành sản xuất đã suy giảm sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. 1.Thực tiễn áp dụng các NTM của Hoa Kỳ có thể được minh họa khá rõ nét khi nghiên cứu các biện pháp được áp dụng để bảo hộ các ngành dệt may, nông nghiệp và sắt thép. Dệt may Dệt may là một ngành sử dụng nhiều lao động không đòi hỏi kỹ năng cao. Hoạt động sản xuất của ngành sẽ có tác động rất lớn tới thu nhập, việc làm và ổn định xã hội của Hoa Kỳ. Do đó, ngành này luôn được các nhà hoạch định chính sách thương mại của Hoa Kỳ tìm mọi cách để bảo hộ, trong đó công cụ bảo hộ chính là hạn ngạch. Theo Hiệp định Dệt may của WTO, Hoa Kỳ phải loại bỏ hạn ngạch đối với các sản phẩm dệt và may vào năm 2005 theo một lộ trình gồm ba giai đoạn. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã tìm nhiều cách để lẩn tránh các nghĩa vụ, chẳng hạn như rất nhiều sản phẩm chỉ được loại bỏ hạn ngạch vào giai đoạn cuối cùng của Hiệp định này. Một NTM khác là qui tắc xuất xứ đã được Hoa Kỳ sử dụng khá tinh vi để hạn chế nhập khẩu sản phẩm dệt may từ Trung Quốc và ấn Độ. Nông nghiệp Điều kiện thiên nhiên thuận lợi cộng thêm với trình độ khoa học công nghệ cao đã giúp nền nông nghiệp của Hoa Kỳ có năng suất lao động đứng đầu thế giới, có sức cạnh tranh rất lớn cả về chất lượng cũng như giá cả sản phẩm. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn phải áp dụng nhiều NTM nhằm bảo hộ cho một số ngành nông nghiệp, đặc biệt là ngành sữa và đường. Hai biện pháp nổi bật được áp dụng để bảo hộ ngành sữa và đường là biện pháp hạn ngạch thuế quan và hỗ trợ giá. Chỉ tính riêng khoản hỗ trợ trong nước của Hoa Kỳ vi phạm Hiệp định Nông nghiệp của WTO và thuộc diện phải cam kết cắt giảm trong năm 1996 đối với ngành sữa đã lên tới 4,7 tỷ USD và đối với ngành đường là 0,9 tỷ USD. Sắt thép Chỉ mới vài thập kỷ trước đây, Hoa Kỳ là nước sản xuất hàng đầu thế giới về sắt thép. Nhưng những năm gần đây ngành công nghiệp này của Hoa Kỳ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các nước khác như Trung Quốc, Nga, Hàn quốc, Nhật Bản. Để bảo hộ ngành công nghiệp sắt thép, Hoa Kỳ đã tăng cường và thường xuyên sử dụng biện pháp thuế chống bán phá giá. Ngoài ra, với những nước chưa phải là thành viên WTO, Hoa Kỳ còn tìm cách gây sức ép buộc những nước đó hạn chế xuất khẩu sản phẩm sắt thép sang Hoa Kỳ. Ví dụ, năm 1999 Nga đã buộc phải ký với Hoa Kỳ thoả thuận hạn chế xuất khẩu tự nguyện một số loại sắt thép sang Hoa Kỳ trong vài năm tiếp theo. 2.Gần đây Hoa Kỳ đang cố gắng tìm mọi cách để có thể sử dụng các biện pháp gắn với môi trường và tiêu chuẩn lao động để hạn chế nhập khẩu. Hai trường hợp điển hình về việc Hoa Kỳ đơn phương áp dụng các qui định về môi trường của mình để hạn chế nhập khẩu là trường hợp cá hồi và tôm. Trong trường hợp thứ nhất, Hoa Kỳ cấm nhập khẩu cá hồi từ những nước mà Hoa Kỳ cho rằng phương pháp đánh bắt của họ làm ảnh hưởng xấu đến cá heo. Trong trường hợp thứ hai, việc nhập khẩu tôm từ những nước sử dụng lưới quét có hại cho rùa biển cũng bị cấm. 3.Một đặc điểm nổi bật là Hoa Kỳ đã ban hành luật và áp dụng trên thực tiễn nhiều biện pháp đơn phương có tác dụng hạn chế thương mại rất lớn. Có thể kể ra một số biện pháp đáng chú ý nhất như sau: An ninh quốc gia: với lý do bảo đảm an ninh quốc gia, Hoa Kỳ đã hạn chế nhập khẩu từ các nước bị coi là có thể đe doạ đến an ninh của Hoa Kỳ, chẳng hạn như Cu ba, Angola, Ruanda... Các hành động thương mại đơn phương: Điều 301 của Luật Thương mại Hoa Kỳ (1974), Super 301, Special 301 cho phép Hoa Kỳ có thể áp dụng các biện pháp đơn phương hạn chế thương mại với các nước mà Hoa Kỳ cho là có phương hại tới lợi ích của mình. Luật Helm-Burton hạn chế không chỉ các công ty Hoa Kỳ mà thậm chí cả các công ty và thể nhân của các nước khác tiến hành đầu tư buôn bán với Cu ba. Hoa Kỳ cũng ban hành và thực thi biện pháp hạn chế thương mại với Iran. II.Thực tiễn áp dụng các NTM của Thái Lan. 1.Hạn ngạch nhập khẩu. Hạn ngạch nhập khẩu áp dụng đối với máy móc, giấy, hóa chất, máy nông nghiệp, bình chứa gas để nấu nướng, máy cưa đĩa. Thái Lan đã chuyển biện pháp cấp phép đối với 23 nhóm nông sản sang hạn ngạch thuế quan và thuế hóa các NTM đối với các nông sản này. Hầu hết chúng là nông sản nguyên liệu thô (nông sản chưa chế biến) bao gồm sữa chưa cô đặc, khoai tây, hành, tỏi, cà phê, chè, hạt tiêu, ngô, gạo, đậu tương, lá thuốc lá. Thuế suất trong hạn ngạch ban đầu đối với các nông sản này thay đổi từ 20% đến 60%. Thuế suất ngoài hạn ngạch thay đổi từ 40% đến 242%. 2.Cấp phép nhập khẩu. Thái Lan đã giảm số nhóm hàng nhập khẩu cần có giấy phép từ 42 (năm 1995-96) xuống còn 23 (năm 1997). Các mặt hàng phải có giấy phép mới được nhập khẩu bao gồm nguyên vật liệu, dược phẩm, xăng dầu, hàng công nghiệp, hàng dệt, nông sản và tất cả các loại lương thực thực phẩm phục vụ tiêu dùng của con người. Giấy phép nhập khẩu không tự động cũng được áp dụng đối với động cơ, bộ phận, phụ tùng đã qua sử dụng của xe máy có dung tích không quá 50cc, và bánh xe có bán kính không quá 10 inches. Giấy phép nhập khẩu chỉ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh yêu cầu về cấp phép nhập khẩu thuộc thẩm quyền của Bộ Thương mại, nhập khẩu các sản phẩm lương thực thực phẩm, thuốc men, mỹ phẩm, chất độc hại, chất gây nghiện, chất kích thích, các dụng cụ và trang thiết bị y tế còn phải được sự chấp thuận của Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm của Thái Lan. Nhìn chung, các quy định nhập khẩu lương thực, thực phẩm, thuốc men của Thái Lan là một rào cản đối với nhập khẩu do thời gian chậm trễ kéo dài trước khi được chấp thuận đưa vào thị trường và hệ thống giấy phép nhập khẩu độc quyền. 3.Xác định Trị giá tính thuế hải quan. Trong giai đoạn 1996-1999, Cục Hải quan Thái Lan thường sử dụng giá hóa đơn cao nhất của sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ bất kỳ nước nào trong thời gian trước đó để xác định trị giá tính thuế. Các nhân viên hải quan Thái Lan sử dụng công thức giá CIF để tính giá trị chịu thuế, hoặc công thức giá FOB + 10% cước vận tải + 5% phí bảo hiểm. Như vậy có thể nhận thấy rằng thủ tục và phương pháp xác định trị giá tính thuế hải quan của Thái Lan khá tuỳ tiện, phụ thuộc vào cách áp dụng của các nhân viên hải quan. Tuy nhiên từ tháng 5/2000, Thái Lan đã sử dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế nhập khẩu theo trị giá giao dịch như quy định trong Hiệp định về xác định trị giá thuế quan của WTO . 4.Chương trình nội địa hóa. Thái Lan đưa ra yêu cầu về hàm lượng nội địa đối với sản xuất ô tô con (54%), xe tải nhẹ (65-80%), xe tải và xe buýt (40-50%), xe máy (70%) và sản phẩm sữa (phải mua tối thiểu 50 tấn sữa nguyên liệu địa phương/ngày trong năm hoạt động đầu tiên). Tuy nhiên, Thái Lan đã cam kết loại bỏ toàn bộ các yêu cầu về nội địa hóa vào cuối năm 1999 theo quy định của Hiệp định TRIMs của WTO. Thái Lan đã tiến hành sửa đổi các văn bản pháp luật trong nước để loại bỏ dần yêu cầu về hàm lượng nội địa hoá trong năm 1999, phù hợp với thời hạn quá độ cho phép trong Hiệp định TRIMs. 5.Khuyến khích đầu tư. Uỷ ban đầu tư (Board of Investment-BOI) của Thái Lan đưa ra những ưu đãi và khuyến khích đầu tư đối với các công ty nước ngoài đạt những mục tiêu cụ thể về tỷ lệ xuất khẩu hoặc chấp nhận các yêu cầu về cân bằng thương mại. Hình thức khuyến khích có thể là miễn, giảm thuế, phí, thuế nhập khẩu, quỹ khuyến khích xuất khẩu và các hình thức ưu đãi thuế khác. Nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài, khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế khu vực vừa qua, BOI đã tạm thời nới lỏng nhiều điều kiện về miễn thuế và phí. Chương trình khuyến khích xuất khẩu đưa ra các hình thức ưu đãi chủ yếu sau: miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, khấu trừ 5% phần thu nhập tăng lên của năm trước do xuất khẩu khỏi phần thu nhập chịu thuế, v.v... Tuy nhiên, Luật khuyến khích đầu tư không quy định tiêu chuẩn cụ thể để được hưởng những ưu đãi, khuyến khích này. 6.Trợ cấp. Ngân hàng Trung ương Thái Lan được giao nhiệm vụ hỗ trợ tài chính đối với các dự án ưu tiên thông qua chương trình tái tài trợ tín dụng công nghiệp. Mỗi công ty, với tổng tài sản cố định không vượt quá 200 triệu baht đều được phân bổ định mức tín dụng để phát hành lệnh phiếu. Tổng giá trị tái tài trợ là 50% mệnh giá lệnh phiếu. Uỷ ban quốc gia về Xúc tiến đầu tư và xuất khẩu chịu trách nhiệm quản lý chương trình này. Chương trình này hướng mục tiêu vào hỗ trợ tài chính cho các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông thôn. Tuy nhiên, theo điều tra của một số nước khác, chương trình này cũng hỗ trợ một số ngành xuất khẩu. Thái Lan không duy trì trợ cấp xuất khẩu cho nông sản trừ Chương trình tín dụng cả gói. Thái Lan cho rằng chương trình này phù hợp với các qui định của WTO. Hỗ trợ trong nước của Thái Lan tập trung vào gạo, sữa tươi, đường. III.Thực tiễn áp dụng các NTM của Trung Quốc. 1.Cấp phép nhập khẩu. Trung Quốc áp dụng giấy phép nhập khẩu cho 53 nhóm hàng tiêu dùng, nguyên liệu thô và một số thiết bị sản xuất, ví dụ như ô tô, xe máy và phụ tùng, xe tải, lốp, hàng dệt, ngũ cốc, đường, sữa bột, bông. Các mặt hàng này chiếm 50% kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc. Cơ quan quản lý việc cấp phép nhập khẩu là Bộ Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế (MOFTEC). 2.Hạn ngạch nhập khẩu. Trung Quốc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu cho hơn 400 mặt hàng. Qui định pháp lý về việc cấp hạn ngạch không rõ ràng và các điều kiện để xác định hạn ngạch cho một số mặt hàng không được công bố. Các mặt hàng Trung Quốc áp dụng hạn ngạch gồm có: ô tô, xe máy, sản phẩm bông chưa chế biến, sản phẩm bông, sợi tổng hợp. Trung Quốc dự kiến loại bỏ hạn ngạch vào năm 2005 trong đàm phán gia nhập WTO. Theo thoả thuận song phương với Hoa Kỳ trong đàm phán gia nhập WTO, Trung Quốc duy trì được biện pháp cấp phép nhập khẩu và hạn ngạch với rất nhiều mặt hàng công nghiệp, nhiều hơn cả số mặt hàng đang áp dụng giấy phép nhập khẩu và hạn ngạch của Việt Nam hiện tại. Trung Quốc cam kết tăng dần hạn ngạch 15% hàng năm, thời hạn loại bỏ các NTB ngắn nhất là năm 2000 (radio, radio catxet, phim chưa tráng các loại), thời hạn dài nhất là 2005 (ô tô các loại). 3.Doanh nghiệp thương mại nhà nước. Các công ty ngoại thương nhà nước được ưu tiên quyền kinh doanh xuất nhập khẩu. Ví dụ: máy bay chỉ được nhập khẩu qua cơ quan mua sắm hàng không dân dụng; việc xuất khẩu hàng dệt may thuộc quyền quản lý và kiểm soát của các cơ quan nhà nước nắm độc quyền ngoại thương: các cơ quan này kiểm soát nhập khẩu và phân phối hàng dệt may trong nước. Doanh nghiệp có vốn nước ngoài chỉ được phép nhập khẩu nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất. Doanh nghiệp nước ngoài không được phép thành lập chi nhánh để phân phối hàng hóa ở Trung Quốc. Các doanh nghiệp tư nhân không được kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. Trước đây, các công ty ngoại thương nhà nước đều thuộc quyền quản lý trực tiếp của MOFTEC, nhưng nay MOFTEC không can thiệp vào công việc hàng ngày của các công ty này nữa. Số doanh nghiệp được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu tăng dần từ 14 doanh nghiệp năm 1979 lên tới trên 8.800 hiện nay. Trung Quốc khẳng định rằng tất cả các doanh nghiệp sở hữu nhà nước hoặc doanh nghiệp do nhà nước đầu tư sẽ chỉ tiến hành các hoạt động mua, bán căn cứ theo tiêu chí thương mại và đảm bảo cho doanh nghiệp của các nước thành viên WTO được dành đãi ngộ quốc gia so với doanh nghiệp nhà nước có đủ cơ hội tham gia vào các hoạt độ._.ng mua, bán với các doanh nghiệp trên của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc sẽ không can thiệp vào quyết định thương mại của các doanh nghiệp trên. Tháng 7/1995 Trung Quốc thông báo sẽ dần dần loại bỏ độc quyền ngoại thương trong vòng 8 năm sau khi gia nhập WTO. 4.Các biện pháp liên quan đến đầu tư. Trung Quốc qui định yêu cầu về hàm lượng nội địa, thành tích xuất khẩu và yêu cầu cân đối thương mại đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp do nước ngoài sở hữu hoàn toàn. Ngoài ra, còn có những yêu cầu mua hàng gián tiếp khi ký hợp đồng mua sắm với các công ty nước ngoài (ví dụ: để ký được hợp đồng bán máy bay thì các nhà cung cấp nước ngoài có thể phải mua một số hàng hóa khác của Trung Quốc). Trung Quốc cam kết sẽ tuân thủ Hiệp định TRIMs ngay khi gia nhập WTO, nghĩa là loại bỏ các yêu cầu cân đối ngoại tệ, yêu cầu về hàm lượng nội địa, yêu cầu về xuất khẩu. Ngoài ra, Trung Quốc còn đảm bảo việc cấp phép nhập khẩu, cấp hạn ngạch, hạn ngạch thuế quan sẽ không căn cứ vào các yêu cầu về hàm lượng nội địa, chuyển giao công nghệ, tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc. 5.Xác định trị giá tính thuế hải quan. Cơ quan hải quan Trung Quốc xác định trị giá hàng hóa theo hóa đơn bán hàng. Tuy nhiên, bảng giá tham khảo không chính thức vẫn được cập nhật thường xuyên. Hải quan Trung Quốc còn có thể định giá lại hàng hóa bằng cách sử dụng giá ước tính của Phòng Thương mại. Các qui định áp dụng trong việc xác định trị giá hàng hóa không được công bố. Trên thực tế, cùng một sản phẩm có thể chịu thuế suất khác nhau tùy thuộc vào cửa khẩu. Qui định về xác định trị giá tính thuế quan không rõ ràng là một biện pháp hạn chế nhập khẩu của Trung Quốc. 6.Trợ cấp. Trung Quốc sử dụng nhiều hình thức trợ cấp xuất khẩu như cho nhà sản xuất hưởng giá điện thấp; cho doanh nghiệp nhà nước và công ty thương mại nhà nước được vay ngân hàng với những điều kiện ưu đãi, trong đó rất nhiều khoản vay không phải hoàn trả; các doanh nghiệp đáp ứng mục tiêu xuất khẩu nhất định thì được vay ưu đãi và được cung cấp các phương tiện nghiên cứu và phát triển; các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong các đặc khu kinh tế và vùng ven biển được ưu đãi về thuế. Trung Quốc đang tiến hành trợ cấp tài chính cho các chương trình phát triển sản phẩm xuất khẩu cuối cùng. 7.Các cam kết về phi thuế quan trong thương mại nông sản. -Trừ 10 nhóm nông sản (lúa mì, ngô, gạo, dầu đậu tương, dầu cọ, dầu hạt cải, đường, len, len lông cừu, bông) được nhập khẩu theo cơ chế hạn ngạch thuế quan, mọi sản phẩm khác do doanh nghiệp thương mại nhà nước hay không phải doanh nghiệp thương mại nhà nước nhập khẩu đều được đãi ngộ bình đẳng như nhau (về thuế áp dụng, quy định kiểm dịch, v.v.) và được hưởng đãi ngộ quốc gia. - Trừ những sản phẩm được quy định là chỉ được nhập khẩu thông qua doanh nghiệp thương mại nhà nước (gạo, ngô, lúa mì, dầu đậu tương, dầu cọ, dầu hạt cải, đường, rượu), các sản phẩm còn lại có thể được nhập khẩu thông qua bất kỳ doanh nghiệp nào có quyền kinh doanh. - Cơ chế phân bổ và tái phân bổ hạn ngạch thuế quan của Trung Quốc tuân theo các thủ tục và tiêu chí khách quan, minh bạch. - Mọi chủ thể được phân bổ hạn ngạch thuế quan đều được quyền ủy thác nhập khẩu thông qua doanh nghiệp thương mại nhà nước và/hoặc thông qua các chủ thể có quyền kinh doanh khác, kể cả việc tự mình trực tiếp nhập khẩu theo quy định tại văn bản cấp hạn ngạch phù hợp với các tiêu chí đặt ra. - Thời gian mở rộng hạn ngạch thuế quan đối với hầu hết các nông sản là năm 2004 (trừ dầu đậu tương được mở rộng hạn ngạch vào năm 2005 và được tự do kinh doanh từ 1/1/2006). - Rượu: từ 1/1/2000 loại bỏ giấy phép nhập khẩu và giảm thuế quan từ 65% xuống 54%. - Xì gà, thuốc lá điếu: từ 1/1/2000 loại bỏ giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch và giảm thuế quan từ 40% xuống 34%. Dưới đây là danh mục cụ thể các nông sản Trung Quốc áp dụng hạn ngạch thuế quan và thời hạn mở rộng hạn ngạch: Bảng 1: Danh mục các nông sản Trung Quốc áp dụng hạn ngạch thuế quan (HNTQ) và thời hạn mở rộng hạn ngạch STT Mặt hàng Lộ trình mở rộng HNTQ của Trung Quốc 1 Lúa mỳ 2000-2004 2 Ngô 2000-2004 3 Gạo 2000-2004 4 Dầu đậu tương 2000-2005 5 Dầu cọ 2000-2004 6 Dầu hạt cải dầu 2000-2004 7 Đường 2000-2004 8 Len 2000-2004 9 Len lông cừu (wool top) 2000-2004 10 Bông 2000-2004 Bảng 2: Danh mục các mặt hàng Trung Quốc duy trì giấy phép nhập khẩu (GP), hạn ngạch (HN) và lộ trình loại bỏ STT Mặt hàng Biện pháp Lộ trình loại bỏ 1 Xăng dầu GP, HN 2004 2 Phân bón GP, HN 2002 3 Một số hóa chất GP 2002 4 Phim chưa tráng GP 2000 5 Cao su tự nhiên GP, HN 2004 6 Lốp cao su GP, HN 2004 7 Vải, nguyên liệu vải GP, HN 2000, 2001 8 Động cơ, máy kéo GP, HN 2003 9 Máy điều hòa, tủ lạnh GP, HN 2001 10 Máy giặt gia đình GP, HN 2001 11 Máy chạy đĩa compact, máy ghi băng từ và tái tạo âm thanh, máy thu và phát video và phụ tùng GP, HN 2001, 2002 12 Máy thu kết hợp với thiết bị thu phát âm thanh GP, HN 2000 13 Máy thu hình, màn hình TV GP, HN 2001, 2002 14 Ô tô các loại GP, HN 2004, 2005 15 Xe máy các loại và phụ tùng GP, HN 2004 16 Camera GP, HN 2003 17 Đồng hồ đeo tay các loại GP, HN 2003 Nguồn: Hiệp định Thương mại tiếp cận thị trường song phương Hoa Kỳ-Trung Quốc. Chương II các biện pháp phi thuế của việt nam trong thời kỳ 1996-2000 A.Thực trạng Kinh tế -thương mại và tổng quan khả năng cạnh tranh của Việt Nam. I.Tổng quan thực trạng Kinh tế-Thương mại Việt Nam thời kỳ 1996-2000 1.Tổng quan thực trạng kinh tế Việt Nam. Trong các năm 1996 - 2000, mặc dù tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân hàng năm đạt được ở mức độ tương đối cao (7%), nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một giai đoạn khó khăn với sự suy giảm liên tục từ mức rất cao 9,3% năm 1996, đã giảm dần xuống chỉ còn 4,8% năm 1999 và năm 2000 dự kiến 6,6% - 6,7%. Sự suy giảm tốc độ tăng trưởng GDP nói trên là do sự suy giảm đáng kể trong sản xuất công nghiệp và cả trong các ngành dịch vụ mặc dù tốc độ tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp đã có sự gia tăng trong cả giai đoạn: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đã tăng từ 4,4% năm 1996 lên 5,2% năm 1999 và năm 2000 (mặc dù liên tục bị lũ, lụt) dự kiến tăng 4,3%. Trong khi đó tốc độ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp đã giảm từ 13,9% năm 1996 xuống còn 9,3% năm 1999 và năm 2000 dự kiến 15% - 15,5%. Tốc độ tăng trưởng của các ngành dịch vụ còn suy giảm một cách nghiêm trọng hơn, từ 9,9% năm 1996 xuống còn 2,3% năm 1999 và năm 2000 dự kiến 6,2%. Trong sự suy giảm tốc độ tăng trưởng GDP đó có sự đóng góp của tất cả các thành phần kinh tế, từ khu vực Nhà nước cho đến khu vực tư nhân và khu vực đầu tư nước ngoài. Khu vực kinh tế Nhà nước góp một phần đáng kể, từ chỗ tăng trưởng 11,3% năm 1996, xuống còn 4,3% năm 1999. Khu vực kinh tế tư nhân cũng suy giảm liên tục trong giai đoạn này, từ chỗ tăng trưởng 14,4% năm 1996 chỉ còn 6,2% năm 1999. Mức tăng trưởng chậm lại của khu vực công nghiệp là do sự giảm sút của ngành công nghiệp chế biến và ngành sản xuất điện, khí đốt và nước. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến đã giảm từ 12,8% năm 1996 xuống còn 7,5% năm 1999. Ngành sản xuất điện, khí đốt và nước còn gặp sự suy giảm mạnh hơn, từ 14,7% năm 1996 xuống chỉ còn 7% năm 1999. Sự suy giảm trong ngành dịch vụ thể hiện bằng tình trạng suy giảm của tất cả các phân ngành, nhưng chủ yếu là do sự suy giảm trong ngành xây dựng. Tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng đã giảm từ 16,1% năm 1996 xuống còn 2,4% năm 1999, đặc biệt năm 1998, tốc độ tăng trưởng của ngành này ở mức âm (-0,5%). Kết quả khả quan của ngành sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn này là nhờ mức tăng trưởng cao trong sản xuất lúa gạo, thủy sản và chăn nuôi. Sản lượng thóc đã tăng không ngừng từ 27 triệu tấn năm 1997 lên 29 triệu tấn năm 1998 và 31 triệu tấn năm 1999 và năm 2000 dự kiến 32 triệu tấn. Do đó, xuất khẩu gạo đã đạt mức kỷ lục 4,2 triệu tấn vào năm 1999 và năm 2000 dự kiến 3,6 triệu tấn. Sản lượng chăn nuôi cũng duy trì mức tăng trưởng tương đối nhanh; Sản lượng thuỷ, hải sản cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ (một phần là do nhu cầu xuất khẩu tăng). Bảng 3: Tình hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1996-1999 1996 1997 1998 1999 Tốc độ tăng trưởng GDP 9,3% 8,2% 5,8% 4,8% Theo thành phần kinh tế Nhà nước 11,3% 9,7% 5,6% 4,3% Tập thể 3,6% 2,6% 3,5% 3,6% Tư nhân 14,4% 9,8% 7,9% 6,2% Cá thể 6,6% 5,6% 3,4% 3,9% Hỗn hợp 8,1% 3,5% 4,1% -1,3% Đầu tư nước ngoài 19,4% 20,8% 19,1% 13,4% Theo ngành kinh tế Nông nghiệp 4,4% 4,3% 3,5% 5,2% Công nghiệp 13,9% 13,1% 11,3% 9,3% Dịch vụ 9,9% 7,8% 4,2% 2,3% Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 1999, Nhà xuất bản Thống kê. Ghi chú: - Nông nghiệp bao gồm cả sản xuất lâm nghiệp và thuỷ sản - Công nghiệp bao gồm khai thác mỏ, công nghiệp chế biến và sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước - Dịch vụ bao gồm cả xây dựng và các hoạt động Đảng, đoàn thể và xã hội. Nguyên nhân chính của tình trạng suy giảm kinh tế nói trên là do đầu tư sụt giảm trong hầu hết các lĩnh vực. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, tỷ trọng đầu tư theo GDP đã giảm mạnh từ 29% năm 1997 xuống 21% năm 1999, đặc biệt là do sự suy giảm trong đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các năm 1998 và 1999. Sau thời kỳ mỗi năm đạt bình quân 2 tỷ USD trong giai đoạn 3 năm 1995 - 1997, đầu tư nước ngoài đã giảm xuống còn 800 triệu USD năm 1998 và năm 1999 chỉ còn 600 triệu USD. Sự sụt giảm nhiều nhất là từ các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước Đông Nam á, là những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất của cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra từ giữa năm 1997 đến đầu năm 1999. Đầu tư từ các nguồn trong nước cũng suy giảm. Đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân và của các hộ gia đình trong nước năm 1999 đã giảm khoảng gần 2%. Đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước và đầu tư từ nguồn tài trợ ODA cũng giảm sút. 2.Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu. Trái với tình hình suy thoái của nền kinh tế nói chung như nêu ở trên, trong giai đoạn 1996 - 2000 ngoại thương Việt Nam đã đạt được sự phát triển rất đáng khích lệ cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng và diện mặt hàng, đóng góp tích cực vào GDP, thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong nước, phục vụ tốt cho các ngành sản xuất trong nước, và góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. 2.1.Xuất khẩu. Xuất khẩu trong thời kỳ 1996 - 2000 đã đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao, bình quân 20,8% một năm (trong đó năm 2000 dự kiến tăng 21,3%). Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả giai đoạn đã đạt 51,34 tỷ USD (trong đó năm 2000 dự kiến đạt 14 tỷ USD), đưa mức xuất khẩu bình quân đầu người tăng lên 151,2 USD/người vào năm 1999 và dự kiến 180 USD/người vào năm 2000. Sự phát triển nhanh chóng của xuất khẩu đạt được là do sự mở rộng không ngừng diện mặt hàng xuất khẩu, sự tăng trưởng cũng như sự phát triển về quy mô của từng nhóm mặt hàng. Năm 1991 Việt Nam mới có 4 nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch từ 100 triệu USD/năm trở lên, nhưng đến năm 2000 số nhóm mặt hàng này đã tăng lên 15 nhóm. Có nhiều mặt hàng đã đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD đến 2 tỷ USD như dầu thô, dệt may, giầy dép, thủy sản, gạo. Trong 5 năm 1996 - 2000 tốc độ tăng trưởng của các mặt hàng chủ lực khá cao, bình quân 19,7%/năm; trong đó có những mặt hàng tốc độ tăng trưởng nhảy vọt như giầy dép tăng 6,7 lần; hàng thủ công mỹ nghệ tăng 3,2 lần; hàng dệt may tăng 1,76 lần; và thủy, hải sản tăng 1,5 lần. Nhóm hàng nông, lâm, thuỷ, hải sản tăng 64%, trong đó gạo, cao su, cà phê,... đều tăng từ 65% đến 103%. Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng 109%, trong đó chủ yếu là dầu thô và than đá. Đáng lưu ý trong số các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nhóm điện tử và linh kiện máy tính có tốc độ phát triển khá nhanh: mặc dù năm 1996 mới bắt đầu xuất khẩu đạt kim ngạch 89 triệu USD, từ năm 1997 đã liên tục tăng trưởng nhanh, đến năm 1999 đã đạt 700 triệu USD, tăng gần 7 lần so với năm 1996 và năm 2000 dự kiến đạt 750 triệu USD. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2000 cũng đã mở rộng đáng kể với sự gia tăng không ngừng kim ngạch xuất khẩu vào từng khu vực thị trường. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1996-2000: Thị trường khu vực châu á-Thái Bình Dương chiếm tỷ trọng 64,6%, trong đó năm 1996: 71,3%, năm 1997: 66,6%, năm 1998: 62,9%, năm 1999: 62,4% và năm 2000 dự kiến 61,5%; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của Việt Nam vào khu vực này đạt 15%/năm. Thị trường khu vực ASEAN chiếm tỷ trọng 23,3%, năm 1996: 24,5%, năm 1997: 22%, năm 1998: 25,1%, năm 1999: 21,3% và năm 2000 dự kiến 24,1%; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của Việt Nam vào khu vực này đạt 22,6%/năm. Thị trường khu vực Âu - Mỹ chiếm tỷ trọng 30,7%, thị trường khu vực này cũng ngày càng chiếm vị trí quan trọng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam: năm 1996 chiếm 20,8%, năm 1997: 28,9%, năm 1998: 34,5%, năm 1999: 31,9% và năm 2000 dự kiến 33,9%. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của Việt Nam vào khu vực này đạt 28,8%/năm. Trong thị trường khu vực Âu - Mỹ, thị trường EU là thị trường quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng 34,3%/năm, cao hơn nhiều so với các thị trường khác trong khu vực Âu - Mỹ. Thị trường khu vực châu Phi-Tây Nam á chiếm tỷ trọng 3,2%, trong đó năm 1996 chiếm 2,8%, năm 1997: 2,5%, năm 1998: 2,7%, năm 1999: 3% và dự kiến năm 2000 là 4,5%; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của Việt Nam vào khu vực này là 40,7%/năm. Thị trường khác chiếm tỷ trọng 1,5%. Dưới đây là bảng thống kê tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào 10 thị trường chủ yếu trong giai đoạn 1996 - 2000: Bảng 4: Tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào 10 thị trường chủ yếu giai đoạn 1996 - 2000 Thị trường Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng trưởng (%) Nhật Bản 16,1 3,6 Xinh-ga-po 10,4 - 10,6 Đài Loan 6,9 9,2 Trung Quốc 6,4 34,8 Đức 5,3 36,9 úc 4,2 70,7 Hoa Kỳ 4,1 28,7 Hàn Quốc 3,7 - 11,0 Phi-lip-pin 3,4 42,9 Hồng Kông 3,4 6,5 Trong giai đoạn 1996 - 2000: - Số lượng doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh xuất, nhập khẩu ngày càng tăng và có sự chuyển dịch rõ nét trong cơ cấu chủ thể tham gia kinh doanh, đặc biệt là sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 57/1998/ NĐ-CP ngày 31/7/1998, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia xuất, nhập khẩu tăng nhanh. Năm 1980 chỉ có 13 doanh nghiệp thuộc Bộ Ngoại Thương; Năm 1991 có 495 doanh nghiệp thuộc 14 Bộ, Ngành, cơ quan đoàn thể chính trị, 42 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đến năm 2000 có khoảng 13.000 doanh nghiệp và chi nhánh đăng ký trực tiếp xuất, nhập khẩu hàng hoá. - Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng khá nhanh cả về quy mô và tốc độ so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, cụ thể là: khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu đạt 19,8 tỷ USD (kể cả dầu thô), chiếm tỷ trọng 38,6%, tăng trưởng bình quân 34,9%/năm; các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trong nước xuất khẩu đạt 31,54 tỷ USD (không kể dầu thô), chiếm tỷ trọng 61,4%, tăng trưởng bình quân 13,3%/năm. 2.2.Nhập khẩu. Trong giai đoạn 1996 - 2000, kim ngạch và cơ cấu hàng nhập khẩu đã góp phần bảo đảm được nhu cầu tiêu dùng, nhất là về máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất và cho tiêu dùng thiết yếu, góp phần đầy đủ và phong phú thêm hàng hoá lưu thông trên thị trường nội địa. Tổng kim ngạch nhập khẩu trong thời kỳ này đạt 60,7 tỷ USD, với tốc độ bình quân hàng năm tăng 12,2%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu có chiều hướng giảm dần, đặc biệt hai năm 1998 và 1999 kim ngạch nhập khẩu gần như không tăng đã làm giảm tốc độ chung của cả thời kỳ, đến năm 2000 lại tăng nhanh, dự kiến đạt 14,8 tỷ USD, tăng 27,3%. Thời kỳ này, các mặt hàng phục vụ sản xuất luôn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, cụ thể là: Nhóm máy móc, thiết bị, phụ tùng và nguyên, nhiên, vật liệu chiếm tỷ trọng 91,3% và đã tăng từ 83,5% năm 1995 lên 94,8% năm 1999 và năm 2000 dự kiến đạt 92%; Nhóm hàng tiêu dùng thời kỳ này chiếm 8,7% và giảm dần từ 16,5% năm 1995 xuống 5,2% năm 1999 và năm 2000 dự kiến 8,7%. Về tốc độ tăng trưởng: Nhóm máy móc, thiết bị, phụ tùng và nguyên, nhiên, vật liệu tăng bình quân 14,1%/năm, trong đó năm 2000 dự kiến tăng 21%. Nhóm hàng tiêu dùng giảm bình quân 2%/năm, trong đó năm 2000 dự kiến tăng tới 90%. Một điều đáng chú ý là trong giai đoạn này, cán cân ngoại thương của Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu, tuy nhiên mức nhập siêu đã giảm đáng kể vào các năm cuối giai đoạn. So với kim ngạch xuất khẩu, mức nhập siêu thời kỳ 1996 - 1999 đạt khoảng 8,5 tỷ USD, bằng 22,8 %. Tuy nhiên, mức nhập siêu đã giảm đáng kể: từ 3,9 tỷ USD năm 1996 (bằng 53,6% kim ngạch xuất khẩu) xuống 82 triệu USD năm 1999 (chỉ còn bằng 0,7% kim ngạch xuất khẩu) và năm 2000 dự kiến 800 tỷ USD (bằng 5,7% kim ngạch xuất khẩu). Một trong các nguyên nhân làm giảm nhập siêu là do kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh. Ngoài ra còn do kim ngạch nhập khẩu trong hai năm 1998, 1999 hầu như không tăng. Về cơ cấu thị trường nhập khẩu Các năm 1996 - 2000 khu vực châu á-Thái Bình Dương luôn là thị trường nhập khẩu quan trọng nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng bình quân 78,3% và có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 9,7%. Trong khu vực này, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Xinh-ga-po, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan, bốn thị trường này chiếm tỷ trọng đến 54% - 56%. Khối các nước ASEAN chiếm tỷ trọng 28,5%, trong đó chủ yếu là Xinh-ga-po. Khu vực Âu-Mỹ chỉ chiếm vị trí khiêm tốn với tỷ trọng 17,2%. Tuy nhiên, khu vực này cũng đang dần trở thành thị trường nhập khẩu quan trọng hơn, với tốc độ tăng trưởng bình quân 1996 - 2000 là 12,6%/năm, cao hơn khu vực châu á - Thái Bình Dương. Các thị trường chủ yếu trong khu vực này là Pháp, Đức và Hoa Kỳ; Khu vực châu Phi - Tây Nam á chỉ chiếm tỷ trọng 2,2%, nhưng thời kỳ 1996 - 2000 đạt tốc độ tăng khá cao 22,5%/năm. Thị trường khác chiếm tỷ trọng 2,3%. Dưới đây là bảng thống kê tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng của 10 thị trường nhập khẩu chủ yếu trong giai đoạn 1996 - 2000: Bảng 5: Tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng của 10 thị trường nhập khẩu chủ yếu giai đoạn 1996 - 2000 Nước/thị trường Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng trưởng (%) Xinh-ga-po 18,2 7,0 Hàn Quốc 13,5 3,5 Nhật Bản 12,5 12,7 Đài Loan 12,2 13,5 Hồng Kông 5,6 8,8 Thái Lan 5,0 6,1 Trung Quốc 4,2 2,0 Pháp 3,6 2,1 Đức 2,7 11,5 Hoa Kỳ 2,5 26,6 3.Tác động của chính sách xuất nhập khẩu đến kết quả thương mại thời kỳ 1996-2000. 3.1.Đối với lưu thông trong nước. - Thị trường phát triển liên tục, phát huy được sức mạnh tổng hợp của nhiều thành phần kinh tế, góp phần tạo nên những biến đổi sâu sắc trong sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân; - Thị trường là một thể thống nhất, được chuyển đổi một cách căn bản việc mua bán hàng hóa từ cơ chế kế hoạch hóa hành chính tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, chủ thể kinh doanh tăng trưởng mạnh và có sự chuyển dịch khá rõ trong cơ cấu; - Quản lý Nhà nước về thương mại có tiến bộ trong việc hoạch định chính sách vĩ mô và điều hành, tạo môi trường pháp lý và điều kiện thuận lợi cho sản xuất và lưu thông phát triển; - Thị trường nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa được quan tâm đúng mức, có nhiều tiến bộ. 3.2.Đối với xuất, nhập khẩu. - Quy mô và tốc độ xuất, nhập khẩu trong 5 năm qua đã liên tục được mở rộng và tăng trưởng không ngừng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong nước, góp phần hình thành nhiều ngành sản xuất, nhiều đơn vị sản xuất mới; tạo thêm việc làm cho người lao động và đóng góp tích cực vào GDP; - Cơ cấu nhóm, mặt hàng và thị trường xuất khẩu đã có những cải thiện nhất định, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng xuất khẩu; - Số lượng mặt hàng xuất nhập khẩu ngày càng được mở rộng, chất lượng hàng xuất khẩu đã nâng lên đáng kể; - Số lượng doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh xuất-nhập khẩu ngày càng tăng và có sự chuyển dịch rõ nét trong cơ cấu chủ thể; - Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng khá nhanh cả về quy mô và tốc độ; - Kim ngạch và cơ cấu hàng nhập khẩu bảo đảm được nhu cầu tiêu dùng nhất là về máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất và cho tiêu dùng thiết yếu, góp phần cung ứng đầy đủ và làm phong phú thêm lượng hàng lưu thông trên thị trường. 3.3.Tác động của chính sách thị trường ngoài nước đến sự phát triển thương mại song phương và đa phương. Trong những năm qua, công tác thị trường nước ngoài đã đóng góp tích cực và trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước; các cam kết song phương, đa phương đã tạo điều kiện phát triển và chuyển dịch cơ cấu thị trường, mặt hàng xuất nhập khẩu. Từ 1996 đến 2000 đã có nhiều bước tiến quan trọng trong quan hệ thương mại với các nước, nhất các nước trong khu vực châu á - Thái Bình Dương: Việt Nam chính thức tham gia ASEAN (1995), ASEM (1996) và APEC (1998); đã ký các Hiệp định thương mại với các nước: úc, Niu Dilân, Malaysia, Thái Lan, Brunây, Hàn Quốc, Hoa Kỳ... Thị trường châu Âu, châu Mỹ và châu Phi đều có những bước tiến triển mạnh mẽ. ii.Tổng quan khả năng cạnh tranh của Việt Nam thời kỳ 1996-2000. Thời kỳ 1996 - 2000, Việt Nam tiếp tục thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế và chủ động hội nhập quốc tế với bước đi thích hợp. Thực tế thời kỳ vừa qua cho thấy quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế và chủ động hội nhập quốc tế đã ngày càng tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam. Tuy nhiên tốc độ tăng khả năng cạnh tranh của Việt Nam diễn ra còn chậm so với yêu cầu. Khả năng cạnh tranh có thể được phân biệt ở 3 cấp độ: Quốc gia, Doanh nghiệp/Ngành và Sản phẩm. Về mặt sản phẩm cụ thể bao gồm: hàng hóa và dịch vụ, sau đây xin chỉ đề cập tới hàng hóa. 1.Khả năng cạnh tranh quốc gia của Việt Nam. Khả năng cạnh tranh quốc gia có thể được hiểu là việc xây dựng một môi trường kinh tế chung, đảm bảo phân bố các nguồn lực, đạt và duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững. Môi trường cạnh tranh kinh tế chung có ý nghĩa rất lớn đối với việc thúc đẩy quá trình tự điều chỉnh, lựa chọn của các nhà kinh doanh theo tín hiệu của thị trường được thông tin đầy đủ. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hiệu quả hơn với tốc độ tăng trưởng nhanh, phụ thuộc rất nhiều vào sự năng động của các doanh nghiệp/ngành. Cho đến nay Việt Nam vẫn được đánh giá có khả năng cạnh tranh quốc gia thấp. Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), xét theo tính cạnh tranh tầm quốc gia thì: - Năm 1997 Việt Nam đứng thứ 49 trong 53 nước được phân hạng. - Năm 1998 Việt Nam đứng thứ 39 trong 53 nước được phân hạng (Chỉ số khả năng cạnh tranh của Việt Nam được nâng lên chủ yếu do sự giảm sút kinh tế của nhiều nước do bị khủng hoảng, chưa phải là do kết quả phát triển kinh tế của Việt Nam mang lại.) - Năm 1999 Việt Nam đứng thứ 48 trong 59 nước được phân hạng. Tuy nhiên, cũng cần thấy Việt Nam đã có những bước đi tích cực để nâng cao khả năng cạnh tranh của toàn quốc gia, và trên thực tế khả năng cạnh tranh của Việt Nam đã ít nhiều được cải thiện. Những bước đi đó phần nào được thể hiện bằng việc cải thiện đáng kể chế độ quản lý thương mại trong thời kỳ 1996-2000 theo hướng nới lỏng bớt quản lý của nhà nước, tạo điều kiện cho thương mại phát triển. Cụ thể như sau: - So với thời kỳ trước 1996, biểu thuế nhập khẩu đã được hoàn thiện dần với việc áp dụng hệ thống mã HS, cấu trúc biểu thuế đã được đơn giản hóa rất nhiều và khá ổn định, thể hiện bằng việc giảm số mức thuế. Thuế suất của rất nhiều mặt hàng đã được cắt giảm phù hợp với các cam kết quốc tế và yêu cầu của tiến trình hội nhập. Thực tế hiện nay cho thấy hầu hết các sản phẩm nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu đều có mức thuế nhập khẩu danh nghĩa thấp hoặc không bị đánh thuế. - Các NTM cũng dần được nới lỏng, cụ thể như sau: + Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu phải có giấy phép hoặc hạn ngạch đã được thu hẹp dần. Chế độ phân bổ hạn ngạch và cấp phép đã được cải tiến theo nguyên tắc phân bổ phù hợp với khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển; + Từ chỗ chỉ một số ít các doanh nghiệp được phép kinh doanh xuất - nhập khẩu, đến nay tất cả các doanh nghiệp đã được phép, trừ một số mặt hàng chiến lược phải thông qua đầu mối như xăng dầu, phân bón, gạo, xi-măng; + Nhiều biện pháp quản lý mới có tính khách quan hơn và ít cản trở thương mại đã được đưa vào sử dụng, chẳng hạn các biện pháp tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng, kiểm dịch động thực vật, các thủ tục hải quan phù hợp với quy định và thông lệ quốc tế; + Các thủ tục quản lý hành chính đã dần dần được hoàn chỉnh và đơn giản hóa hơn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh được thuận lợi. Các yếu tố về khả năng cạnh tranh quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành, đến thu hút đầu tư nước ngoài trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt. Việc nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia và duy trì khả năng đó là yêu cầu quan trọng đối với mỗi nền kinh tế trong điều kiện hội nhập quốc tế. 2.Khả năng cạnh tranh doanh nghiệp/ngành của Việt Nam. Khả năng cạnh tranh doanh nghiệp/ngành được thể hiện bằng khả năng bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và được đo bằng thị phần sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường. Đánh giá một cách tổng quan, các doanh nghiệp/ngành của Việt Nam có khả năng cạnh tranh rất thấp cả ở thị trường trong nước và quốc tế. Trước hết, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước có khả năng cạnh tranh kém hơn so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, được thể hiện ở các mặt sau: + Hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp; + Phổ biến ở tình trạng công nghệ lạc hậu; + Chậm đổi mới phương thức quản lý và kinh doanh; + Chưa xây dựng được hệ thống mạng lưới bạn hàng và khả năng tiêu thụ; + Kém năng động do ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước. Chú trọng quá mức đến "thái độ của Nhà nước" và coi đó là nhân tố đảm bảo kinh doanh, vì vậy có tình trạng cố giành được giấy phép, hạn ngạch... để hạ giá thành, mà không chú ý giải quyết các vấn đề bản chất của hạ giá thành; + Chưa có chiến lược và qui hoạch tổng thể cho sự phát triển hoặc kém tính khả thi. Khá nhiều doanh nghiệp/ngành chỉ chú trọng đến mục tiêu ngắn hạn; + ít đầu tư cho nghiên cứu và phát triển tiếp thị và đào tạo huấn luyện... Khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, trong đó chủ yếu là giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, có tình trạng chủ yếu là, + Doanh nghiệp Nhà nước có khả năng đầu tư và cạnh tranh lớn hơn ở một số mặt hàng, ngành hàng thiết yếu như: xăng dầu, phân bón, thép, xi măng, ôtô, thiết bị động lực,... do có ưu thế về vốn và đầu tư đổi mới công nghệ...; + Doanh nghiệp Nhà nước có hiệu quả kinh doanh thấp hơn, chủ yếu do bộ máy cồng kềnh, cơ chế quản lý tài chính và kinh doanh chưa tạo ra động lực để thu hút người lao động và tăng năng suất lao động. 3.Khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Để thấy được thực trạng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam có thể căn cứ vào các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh như đã đề cập. Trên cơ sở đó có thể phân loại hàng hoá của Việt Nam thành 3 nhóm: nhóm có khả năng cạnh tranh, nhóm có khả năng cạnh tranh có điều kiện và nhóm có khả năng cạnh tranh thấp. - Nhóm có khả năng cạnh tranh là cà phê, điều, gạo, tiêu, một số trái cây đặc sản (soài, dứa, bưởi, ...), thuỷ, hải sản, hàng dệt may, giày dép, động cơ diesel loại công suất nhỏ...; - Nhóm có khả năng cạnh tranh với điều kiện được hỗ trợ có thời hạn và tích cực nâng cao khả năng cạnh tranh là chè, cao su, rau, thịt lợn, lắp ráp điện tử, cơ khí, hóa chất, xi măng, ...; - Nhóm có khả năng cạnh tranh thấp là đường mía, bông, đỗ tương, ngô, quả có múi, hoa, sữa bò, gà, thép... Tổng quan khả năng cạnh tranh của các nhóm hàng hoá Việt Nam được phân tích theo khả năng cạnh tranh tại thị trường trong nước và thị trường ngoài nước trên các khía cạnh chất lượng, giá cả, mẫu mã, bao bì, điều kiện mua bán và thanh toán, và dịch vụ sau bán hàng. 3.1.ở thị trường trong nước. a.Đối với nhóm hàng hóa có khả năng cạnh tranh. Về giá cả: nhìn chung giá của các mặt hàng này thấp hơn giá của hàng hóa cùng loại của các nước trong khu vực và thế giới, vì vậy dù không bị NTB cản trở nếu vào thị trường Việt Nam thì mức giá vẫn sẽ cao hơn sản phẩm cùng loại của Việt Nam. Ví dụ: + Gạo của Việt Nam giá thành 220 USD/tấn, trong khi đó giá gạo của Thái Lan là 250 USD/tấn. + Cà phê của Việt Nam (đã sơ chế) giá thành 750-800 USD/tấn, trong khi đó giá của ấn Độ là 1.412 USD/tấn cà phê chè, 926,9 USD/tấn cà phê vối; của Côlômbia là 2.118 USD/tấn cà phê chè; của Inđônesia là 921,9 USD/tấn cà phê vối... Về chất lượng: các mặt hàng này đều đạt tiêu chuẩn theo Hệ thống quản lý tiêu chuẩn, chất lượng quốc tế (ISO). Về mẫu mã: theo đánh giá chung, sản phẩm sản xuất trong nước đa dạng hơn sản phẩm ngoại nhập. Về bao bì: nhìn chung sản phẩm sản xuất trong nước chưa cạnh tranh được với sản phẩm ngoại nhập. Về điều kiện mua bán, thanh toán: giữa sản phẩm sản xuất trong nước và sản phẩm ngoại nhập có điều kiện như nhau. Về giao nhận, vận chuyển và dịch vụ sau bán hàng: sản phẩm sản xuất trong nước có điều kiện dịch vụ sau bán hàng thuận lợi hơn sản phẩm ngoại nhập cùng loại. b.Đối với nhóm hàng hóa có khả năng cạnh tranh với điều kiện được hỗ trợ có thời hạn và tích cực nâng cao khả năng cạnh tranh. Về giá cả: nhiều mặt hàng của Việt Nam có giá cao hơn các nước trong khu vực và thế giới, tuy nhiên nếu có sự cải tiến quản lý, đầu tư công nghệ tiên tiến... để hạ giá thành sản xuất thì giá cả có thể sẽ thấp hơn các nước trong khu vực và thế giới. Về chất lượng: các mặt hàng này đều đạt tiêu chuẩn theo Hệ thống quản lý tiêu chuẩn, chất lượng quốc tế (ISO), nhưng hiện tại giá thành sản xuất cao hơn giá sản phẩm ngoại nhập. Về mẫu mã, bao bì, điều kiện mua bán, thanh toán, giao nhận, vận chuyển và dịch vụ s._.ất độc 4 Các loại văn hóa phẩm đồi trụy, phản động 5 Đồ chơi trẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục nhân cách, đến trật tự an toàn xã hội 6 Pháo các loại 2.Các mặt hàng nhập khẩu có điều kiện. TT Mặt hàng 1 Hàng đã qua sử dụng 2 Ô tô và phương tiện tự hành các loại có tay lái nghịch (kể cả dạng tháo rời và dạng đã qua chuyển đổi tay lái trước khi nhập vào Việt Nam) 3 Xe 2 bánh và 3 bánh gắn máy có dung tích xi lanh từ 175cc trở lên. III.lộ trình cắt giảm NTB. 1.Hàng nông nghiệp . Lộ trình thời gian đề cập ở cột HN/HNTQ được hiểu là năm bỏ hạn chế số lượng hiện tại và thay bằng hạn ngạch thuế quan. Hạn ngạch thuế quan có thể mở rộng hàng năm. HS Mặt hàng GP HN/ HNTQ TV TTV SPS QNK 0102-0103 0105-0106 Trâu, bò, lợn sống Gia cầm sống (<=185g) Động vất sống khác K 0201 Thịt trâu, bò tươi, ướp lạnh 4 8 0202-0203 Thịt trâu, bò, lợn ướp đông 6 0206 Bộ phận nội tạng của trâu, bò..., ướp lạnh ướp đông 6 0207 Thịt và các bộ phận nội tạng của gia cầm ... 4 8 0209 Mỡ lợn..., mỡ gia cầm...tươi, ướp lạnh, ướp đông 6 0210 Thịt và nội tạng muối, sấy, hun K 0401-0403 Sản phẩm sữa K 4 K 8 0805 Quả có múi K 4 K K 8 1005 Ngô K 4 K 6 1006 Gạo K K K 1101 Bột mỳ, bột meslin 8 11031300 Ngô dạng vỡ, mảnh K 4 K 11042900 Ngũ cốc xay, xát K 4 K 1508-16 Dầu thực vật các loại khác 4 4 6 1601-02 Xúc xích, thịt chế biến K 2 K 6 1701 Đường thô và đường tinh luyện 7 7 K 8 2006, 2009 Rau quả được bảo quản bằng đường, nước quả ép K 4 K K 8 2007 Mứt, nước quả đông, mứt quả nghiền 2 K 6 2101 Cà phê tan, chế phẩm có cà phê K 4 6 2203 Bia 8 2204 Rượu vang 2 2 8 2205-08 Các loại rượu khác K 4 8 2302 Cám... và phế liệu khác ở dạng viên... K 2303 Phế liệu từ quá trình sản xuất tinh bột..., bã ép... K 2309 Thức ăn cho tôm K 6 K 6 2401-2403 Thuốc lá lá và phế liệu thuốc lá lá; xì gà K Ghi chú: (1) Các mặt hàng không thuộc danh mục trên sẽ không áp dụng các hàng rào bảo hộ phi thuế quan. (2) K: không cam kết loại bỏ các biện pháp bảo hộ phi thuế quan (3) GP: giấy phép; HN/HNTQ: hạn ngạch/hạn ngạch thuế quan; TV: tự vệ; TTV: thuế thời vụ; SPS: các biện pháp kiểm dịch động vật và thực vật; QNK: quyền nhập khẩu. (4) Chữ số: số năm sẽ còn duy trì biện pháp kể từ năm gia nhập WTO (ví dụ: 3 - 3 năm sau khi gia nhập WTO sẽ loại bỏ biện pháp tương ứng) 2.Hàng công nghiệp. HS Mặt hàng GP HN PT QNK TMNN 2523 Xi măng (Clinker) 3 3 8 2709 Dầu mỏ và dầu thô 8 2711 Khí hóa lỏng K 6 8 2802 Lưu huỳnh 6 2805 Kim loại hiếm hoặc kim loại kiềm thổ; kim loại đất hiếm, scandi và ytri, đã hoặc chưa pha trộn hoặc hỗn hợp với nhau; thuỷ ngân 4 2806-2808 Axit vô cơ (axit clohydric, axit closunfuaric, axit sunfuaric, axit nitric, axit sunfuanitric) 8 2809-2810 2813-2815 2817-2821 2823-2824 2829-2830 2833-2836 2840 2843 2847 Hóa chất vô cơ 6 2844 2845 Nguyên tố phóng xạ và chất đồng vị K 2907 Phenol; rượu phenol 6 2909-2910 2912 Hóa chất hữu cơ 8 3003-3004 3006 Dược phẩm 8 3102-3104 Phân khóang hoặc phân hóa học, có chứa nitơ, hoặc chứa phốt phát, hoặc chứa kali 8 4 3706 Phim dùng trong điện ảnh K K 3808 Thuốc trừ sâu 8 3901-3913 Polyme, silicon, xenlulo K 4011 Lốp 7 8 4013 Săm 7 4 4801 4804 4823 Giấy các loại 6 8 4901-4903 4907 4909-4911 Sách, báo, ấn phẩm K K 5007 Vải dệt từ sợi tơ 4 8 6810 Gạch ốp, lát bằng xi măng, bằng bê tông hoặc đá nhân tạo, đã hoặc chưa được gia cố 2 2 8 6904 6905 Gạch lát nền, ngói lót, ngói đệm, các loại tương tự, hàng trang trí kiến trúc và hàng xây dựng bằng gốm, sứ khác 2 2 7003 Thủy tinh đúc và thủy tinh cán, ở dạng tấm hoặc dạng hình, đã hoặc chưa tráng lớp hấp thụ 2 2 7004-7005 7016 Kính xây dựng 6 6 8 7209-7217 7303-7306 Sắt thép và sản phẩm sắt thép các loại 8 7604 7614 Nhôm ở dạng thỏi, thanh, hình; dây, cáp, băng tết và các loại tương tự (chưa cách điện) 6 8407 8408 Động cơ pít tông, diesel công suất dưới 100CV 6 6 8421 Máy ly tâm, máy và thiết bị lọc hay tinh chế chất lỏng hoặc chất khí K 8426-8428 Máy nâng, hạ, xếp dỡ hàng, cần cẩu K 8444-8448 8451-8453 Máy dệt, kéo sợi 6 8455 8458-8462 8466 Máy cán, tiện, bào kim loại, công cụ để hoàn thiện kim loại 8 8468-8470 8472 8476 Máy chữ, máy tính, máy văn phòng khác, máy bán hàng tự động 8 8501 8502 Động cơ điện, máy phát điện, tổ máy phát điện 8 8517 Thiết bị điện dùng cho điện thoại, điện báo K 8519-8521 8528 Máy hát, máy chạy băng cát xét, ghi băng từ, thu và phát video, máy thu hình, máy chiếu projector 8 8524 Đĩa hát, băng và các loại đĩa, băng khác K K 8525-8526 Thiết bị phát thanh vô tuyến, truyền hình, thiết bị ra đa K K 8527 Máy thu dùng cho điện thoại vô tuyến, điện báo K 8542 Mạch điện tử tích hợp và vi linh kiện điện tử K 8544 Dây, cáp cách điện và dây dẫn điện được cách điện, cáp sợi quang 8 8702-8704 Ô tô chở người và chở hàng, xe chuyên dùng 2 8 8711 Mô tô, xe đạp có gắn máy 4 8 8901 8902 Tàu thuyền 4 9001 Sợi quang học và cáp sợi quang 8 9704 Tem bưu điện, tem thuế K K Ghi chú: (1) Các mặt hàng không thuộc danh mục trên sẽ không áp dụng các hàng rào bảo hộ phi thuế quan. (2) K: không cam kết loại bỏ các biện pháp bảo hộ phi thuế quan (3) GP: giấy phép; HN: hạn ngạch; PT: phụ thu; QNK: quyền nhập khẩu; TMNN: thương mại Nhà nước. (4) chữ số: số năm sẽ còn duy trì biện pháp kể từ năm gia nhập WTO (ví dụ: 3 - 3 năm sau khi gia nhập WTO sẽ loại bỏ biện pháp tương ứng) Kết luận Nghiên cứu đã khẳng định sự cần thiết phải xây dựng và duy trì các NTM để bảo hộ sản xuất hàng hóa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thương mại quốc tế. Trên thực tế không một nước nào lại từ bỏ công cụ phi thuế để bảo hộ những lĩnh vực sản xuất nhất định nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội của mình. Nhưng hội nhập kinh tế quốc tế cũng có nghĩa là Việt Nam sẽ mất đi đáng kể sự linh hoạt trong việc áp dụng các NTM. Vấn đề vừa mang tính khoa học, vừa mang tính thực tiễn cao là phải xác định được lĩnh vực nào cần được bảo hộ, bảo hộ trong thời gian bao lâu và sử dụng những NTM nào để bảo hộ. Đề tài này chưa thể giải quyết được vấn đề đó mà dừng lại ở mức nêu ra một số cơ sở khoa học định hướng cho việc xây dựng và áp dụng các NTM nhằm mục tiêu bảo hộ sản xuất trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Rõ ràng cần tiếp tục có những đề tài nghiên cứu chuyên sâu theo từng ngành sản xuất hoặc theo từng NTM cụ thể nhằm đảm bảo cho quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam đạt hiệu quả cao nhất. Phụ lục Cơ sở khoa học áp dụng biện pháp trợ cấp và thuế đối kháng để bảo hộ sản xuất trong nước I.Cơ sở khoa học cần phải trợ cấp. 1.Trợ cấp là phổ biến và tất yếu. Trợ cấp là một công cụ chính sách được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở tất cả các nước. Trong bối cảnh thị trường không hoàn hảo, chính phủ các nước đều muốn ngăn cản các công ty nước khác tham gia cạnh tranh để giành thị trường béo bở cho công ty nước mình. Do đó, chính phủ phải chủ động tiến hành trợ cấp cho công ty, sản phẩm trong nước Paul R. Krugman, Strategic Trade Policy - Is Free Trade Passộ? (1987) . Xuất phát từ lý thuyết chiến lược này, mọi quốc gia đều nhận thấy trợ cấp là cần thiết và đều tiến hành trợ cấp dưới hình thức này hay hình thức khác. 2.Trợ cấp được WTO cho phép. Điều XVI:1 của GATT 1994 và Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO cho phép các nước duy trì các hình thức trợ cấp không gây bóp méo thương mại hoặc gây tổn hại tới lợi ích của các nước thành viên khác. Điều 27 của Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng thừa nhận trợ cấp là một công cụ phát triển hợp pháp và quan trọng của các thành viên đang phát triển và quy định dành đãi ngộ đặc biệt và khác biệt liên quan đến trợ cấp cho các thành viên này. 3.Trợ cấp góp phần phát triển kinh tế - xã hội tổng thể. a.Trợ cấp góp phần phát triển công nghiệp nội địa và thúc đẩy xuất khẩu. Mọi quốc gia đều mong muốn xây dựng và phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn hoặc ngành có tầm quan trọng chiến lược đối với lợi ích quốc gia, an ninh quốc phòng, v.v... Để đạt mục tiêu này, chính phủ các nước có thể trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp cho ngành đó. Nhờ vậy, lợi thế cạnh tranh của những ngành được trợ cấp sẽ tăng lên, do đó mở rộng tiềm năng xuất khẩu và tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường thế giới. Trợ cấp cho các ngành sản xuất trong nước có tác dụng hạn chế nhập khẩu sản phẩm cạnh tranh vào trong nước, đồng thời có thể làm giảm tác dụng của cam kết ràng buộc hoặc cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ WTO. Trợ cấp xuất khẩu có thể làm vô hiệu hóa thuế nhập khẩu mà nước khác đánh lên sản phẩm xuất khẩu của nước trợ cấp, làm tăng lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu của nước trợ cấp so với hàng xuất khẩu của các nước khác vào thị trường thứ ba. Đối với những ngành công nghiệp non trẻ, bước đầu còn nhỏ bé về quy mô, yếu kém về năng lực cạnh tranh thì trợ cấp từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng quy mô, góp phần khởi động và đẩy nhanh sự phát triển của ngành. Đối với những công ty mới gia nhập thị trường, thiếu vốn để trang trải chi phí rất cao trong thời gian đầu, khó cạnh tranh nổi với những công ty “đàn anh” đã trụ vững trên thị trường thì hỗ trợ của chính phủ có thể bù đắp cho những khoản thua lỗ phát sinh trong những năm đầu, đưa công ty vào quỹ đạo phát triển ổn định. b.Trợ cấp góp phần phát triển vùng . Chính sách hỗ trợ vùng khó khăn giúp thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch thu nhập cũng như trình độ và quy mô phát triển giữa các vùng trong cùng một nước. Nhờ trợ cấp của chính phủ, các nhà đầu tư được bù đắp phần nào chi phí đầu tư cao hơn mức bình thường khi quyết định lập cơ sở sản xuất kinh doanh tại một địa bàn khó khăn hoặc đang cần được phát triển. c.Trợ cấp góp phần điều chỉnh cơ cấu. Trợ cấp góp phần duy trì ổn định công ăn việc làm, hạn chế thất nghiệp, bảo đảm trật tự và ổn định xã hội, đặc biệt là những khoản trợ cấp dành cho các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, đứng trước nguy cơ bị đóng cửa, phá sản. Sự hỗ trợ của chính phủ có thể giúp các doanh nghiệp này khỏi bị sụp đổ nhanh chóng, thúc đẩy các doanh nghiệp cơ cấu lại sản xuất, tự điều chỉnh khả năng thích nghi và cạnh tranh trong thời kỳ quá độ do những khó khăn mà môi trường thương mại quốc tế tạo ra. Trợ cấp cũng có thể được sử dụng nhằm khuyến khích những ngành sản xuất kém sức cạnh tranh giảm công suất dư thừa hoặc rút khỏi những lĩnh vực hoạt động không hiệu quả hoặc không sinh lợi. Nhờ đó, quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động được diễn ra suôn sẻ hơn, góp phần thúc đẩy phân bổ nguồn lực thích hợp, hiệu quả và khuyến khích nhập khẩu sản phẩm cạnh tranh từ bên ngoài thay vì tự cố gắng sản xuất và cung cấp những sản phẩm kém cạnh tranh với chi phí đầu tư tốn kém. d.Trợ cấp đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Trợ cấp giúp nhà sản xuất trong nước cung cấp nhiều hàng hóa hơn trong điều kiện chi phí sản xuất không thay đổi. Do đó người tiêu dùng sẽ được lợi do mua được nhiều hàng hóa với giá rẻ hơn. Mặc dù mang tính chất bảo hộ sản xuất trong nước nhưng trong trường hợp này trợ cấp lại đem lại lợi ích cho người tiêu dùng vì giá sản phẩm liên quan được giảm xuống. e.Trợ cấp kích thích sự lan truyền của hiệu ứng tích cực và khắc phục hiệu ứng tiêu cực. Theo nguyên lý sự lan truyền của hiệu ứng tích cực (external benefit), trợ cấp còn có khả năng tạo ra hiệu ứng tích cực theo dây chuyền. Ví dụ, việc chính phủ hỗ trợ ngành viễn thông sẽ góp phần phát triển cơ sở hạ tầng thông tin của nền kinh tế, tạo điều kiện cho các ngành khác hạ giá thành sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh. Như vậy, lợi ích của trợ cấp có thể lan rộng sang các ngành khác ngoài chính bản thân ngành được trợ cấp trực tiếp. Bên cạnh tác dụng kích thích sự lan truyền của hiệu ứng tích cực, trợ cấp còn có thể khắc phục các thất bại của thị trường một cách có hiệu quả. Ví dụ, một công ty bỏ công sức đào tạo nhân công, đầu tư vào nghiên cứu công nghệ mới nhưng rồi công nghệ mới bị sao chép hoặc nhân công đã được đào tạo lại bị lôi kéo và sử dụng bởi đối thủ cạnh tranh không phải tốn công sức và chi phí ban đầu để đầu tư cho đào tạo hoặc nghiên cứu. Chi phí đối thủ phải bỏ ra rất nhỏ (trả lương cao hơn một chút cho người lao động đã được đào tạo so với mức lương cũ của họ, ...) trong khi lợi ích thu về lại rất lớn. Còn công ty ban đầu khó duy trì được khả năng cạnh tranh như trước trên thương trường vì chi phí sản phẩm bao hàm cả chi phí đào tạo kiến thức cho công nhân, v.v... Do tác động ngoại ứng này, nếu không có sự hỗ trợ từ phía chính phủ, không công ty nào muốn đầu tư vào đào tạo nghề nghiệp chuyên môn cho nhân viên hoặc đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển, cải tiến công nghệ trong khi những hoạt động này lại rất cần thiết cho sự phát triển ngành và xã hội trên tổng thể. 4.Trợ cấp có thể được sử dụng như một công cụ để mặc cả. Nếu một nước không duy trì trợ cấp thì vị thế mặc cả của nước đó trong đàm phán thương mại có thể kém hơn một nước duy trì trợ cấp. Chẳng hạn, nước duy trì trợ cấp có thể chấp nhận loại bỏ một số biện pháp trợ cấp hoặc cắt giảm mức trợ cấp nhất định để đánh đổi lấy nhân nhượng giảm thuế của nước khác. II.Cơ sở khoa học không nên trợ cấp. 1.Trợ cấp bóp méo quan hệ cạnh tranh tự nhiên nội bộ ngành một cách thiếu lành mạnh . Trợ cấp can thiệp vào quá trình định giá của thị trường tự do và làm sai lệch các lợi thế so sánh của các đối tượng tham gia thị trường. Trợ cấp tạo ra sự chênh lệch giữa chi phí cần thiết để sản xuất hàng hóa với chi phí mà người sản xuất phải bỏ ra trên thực tế. Sản phẩm được trợ cấp trở nên rẻ hơn trong khi các sản phẩm cạnh tranh sẽ đắt hơn một cách giả tạo. Trợ cấp có thể tạo ra sự bảo hộ quá mức cần thiết cho các ngành sản xuất nội địa bất kể khả năng cạnh tranh của các ngành đó và do đó, trở thành hàng rào cản trở thương mại bằng cách bóp méo quan hệ cạnh tranh tự nhiên trong môi trường thương mại tự do. mô hình cung - cầu và trợ cấp của chính phủ P P*** PW 0 Q1 Qs Q* Q S ' S D Trợ cấp trong nước Tổn thất của xã hội do trợ cấp Giả thiết: Trợ cấp s đồng cho 1 đơn vị sản phẩm trong nước sản xuất ra Nhập khẩu tự do P*, Q* là giá và lượng cân bằng của thị trường Pw là giá thế giới S, S' là đường cung tương ứng khi chưa có trợ cấp và khi có trợ cấp Qs là sản lượng khi được trợ cấp Chi phí trợ cấp Trợ cấp xuất khẩuP Pex P* Pw 0 Qd Q* Qs Q D S Chi phí trợ cấp Giả thiết: Trợ cấp s đồng cho 1 đơn vị sản phẩm xuất khẩu áp dụng hạn ngạch nhập khẩu P*, Q* là giá và lượng cân bằng của thị trường Pw là giá thế giới Pex là giá xuất khẩu Qs-Qd là lượng sản phẩm xuất khẩu được trợ cấp Tổn thất của xã hội do trợ cấp 2.Xét về dài hạn trợ cấp có thể dẫn đến phản tác dụng. Trong ngắn hạn, trợ cấp có thể tạo ra vị thế cạnh tranh cao hơn cho sản phẩm nội địa và duy trì ổn định lực lượng lao động trong ngành được trợ cấp. Tuy nhiên, trong dài hạn, trợ cấp ngăn cản hoặc làm suy giảm nỗ lực cải tiến năng suất, hợp lý hóa sản xuất, tự vươn lên để tồn tại của các doanh nghiệp. Trợ cấp thậm chí có thể là nguyên nhân phát sinh thói quen ỷ lại, dựa dẫm. Các nỗ lực thay vì cố gắng tập trung vào tự nâng cao sức cạnh tranh của bản thân trong sản xuất thì lại được hướng vào việc cố gắng dành được sự hỗ trợ, ưu đãi của chính phủ. Do đó, trợ cấp có thể cản trở sự phát triển của chính ngành được trợ cấp. 3.Chi phí cơ hội của trợ cấp rất lớn . Nếu trợ cấp cho một ngành thì các ngành khác sẽ mất cơ hội được trợ cấp, hoặc suy giảm khả năng cạnh tranh do chi phí sản xuất bị làm tăng lên. Do ngân sách nhà nước và nguồn lực xã hội có giới hạn, một nước không thể bảo hộ cũng như trợ cấp cho tất cả các ngành nghề. Việc tập trung đầu tư vào một ngành hoặc một đối tượng hiển nhiên sẽ hạn chế khả năng được nhà nước hỗ trợ của các ngành, đối tượng khác. Trợ cấp cho sản xuất trong nước, chẳng hạn cho các ngành thuộc diện “thay thế nhập khẩu”, có thể khiến một số ngành khác trong nền kinh tế, như các ngành xuất khẩu, bị phân biệt đối xử, nguồn lực bị thu hút chuyển sang phục vụ ngành sản xuất tiêu thụ trong nước. Ngược lại, người tiêu dùng trong nước cũng sẽ phải chịu thiệt hại nếu trợ cấp xuất khẩu của chính phủ khiến các nhà đầu tư lao vào các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu thay vì phục vụ thị trường nội địa. Duy trì công ăn việc làm cho công nhân tại các doanh nghiệp thua lỗ là một giải pháp cầm chừng và gây tốn kém cho xã hội. Nếu những nhân công này có thể tìm được việc làm khác trong trường hợp doanh nghiệp bị đóng cửa thì việc họ tiếp tục ở lại và làm công việc cũ tại doanh nghiệp thua lỗ được trợ cấp sẽ chỉ tạo ra những sản phẩm giá thành cao hơn, khiến chi phí lao động trên tổng thể xã hội bị tăng lên. Đồng thời, nguồn vốn mới có thể được sử dụng hiệu quả hơn nhiều ở nơi khác sẽ lại bị đầu tư vào ngành công nghiệp đang sa sút. 4.Trợ cấp thường dẫn đến hành động trả đũa. Trợ cấp có thể gây tổn hại đến quyền lợi của nước khác. Ví dụ: ngăn cản nhập khẩu sản phẩm tương tự từ các nước khác vào thị trường nước áp dụng trợ cấp, làm vô hiệu hóa hoặc làm giảm tác dụng các cam kết ràng buộc thuế quan của nước trợ cấp. Trợ cấp xuất khẩu gây thiệt hại cho ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa tương tự của nước nhập khẩu, hoặc có thể dành được lợi thế cạnh tranh giả tạo ở thị trường nước thứ ba và ngăn cản hàng xuất khẩu của các nước khác vào thị trường này. Các nước bị thiệt hại do hành động trợ cấp có thể khiếu nại lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO để đòi nước trợ cấp phải rút bỏ trợ cấp hoặc loại bỏ tác động tiêu cực của trợ cấp, hoặc có thể tiến hành điều tra để đánh thuế đối kháng hoặc khiến người xuất khẩu cam kết tăng giá hàng bán. Nếu nước áp dụng trợ cấp không thực hiện những biện pháp thích hợp để loại bỏ tác động tiêu cực hoặc rút bỏ trợ cấp trong thời hạn mà cơ quan giải quyết tranh chấp quy định, bên khiếu nại sẽ có cơ sở pháp lý để áp dụng hành động trả đũa dưới dạng tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc nghĩa vụ đã cam kết của mình trong khuôn khổ WTO Chẳng hạn như nâng thuế nhập khẩu lên trên mức ràng buộc hoặc áp dụng hạn chế định lượng đối với hàng nhập khẩu được trợ cấp. . Như vậy, lợi nhuận hoặc lợi ích thu được hoặc mong muốn thu được trong ngắn hạn nhờ trợ cấp có thể bị hành động đối kháng hoặc trả đũa làm triệt tiêu, hoặc còn có thể bị giảm hơn mức trước khi áp dụng trợ cấp do tốn kém chi phí tham gia giải quyết tranh chấp, đàm phán, thương lượng. Ngoài ra, trợ cấp được sử dụng như một công cụ thực thi chính sách “lợi mình hại người” (beggar-thy-neighbour) Những chính sách thương mại chiến lược mà một nước đơn phương áp dụng nhằm bảo vệ lợi ích của mình, giành giật lợi nhuận siêu ngạch cho các công ty trong nước, làm tăng thu nhập nước mình bằng cách gây tổn hại đến các công ty của nước khác, làm giảm thu nhập nước khác, cải thiện những điều kiện kinh tế nước mình mà lại phương hại đến lợi ích của những nước khác trong quan hệ kinh tế và thương mại với nước mình. còn có thể bị nước khác “ăn miếng trả miếng” bằng cách cũng tiến hành trợ cấp, hoặc áp dụng các biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa chống lại các sản phẩm nhập khẩu được trợ cấp. Chạy đua trợ cấp giữa các nước là một vòng xoáy ốc luẩn quẩn gây cản trở và hạn chế thương mại, rút cuộc dẫn đến các cuộc chiến tranh thương mại để lại hậu quả nghiêm trọng cho tất cả các nước tham gia và toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung. Xuất khẩu trì trệ, giá thành bị đội lên, và sản lượng giảm sút là kết quả dễ thấy nhất. Chính sách trợ cấp khi đó sẽ bị lên án vì không chỉ ngăn cản cạnh tranh lành mạnh mà còn làm tiêu hao, thất thoát một cách không cần thiết tài sản của các quốc gia liên quan. Thêm vào đó, quan hệ kinh tế –thương mại, thậm chí cả chính trị, ngoại giao giữa nước áp dụng trợ cấp và các nước khác có thể bị ảnh hưởng bất lợi khi mâu thuẫn về vấn đề trợ cấp ngày càng leo thang. 5.Trợ cấp không hiệu quả về khía cạnh tài chính ngân sách. Trợ cấp trực tiếp là một khoản chi từ ngân sách eo hẹp của chính phủ, và thường khoản chi này được tài trợ bằng khoản tăng thuế hoặc tăng thâm hụt trong ngân sách. Ngoài ra, việc quản lý, điều hành và kiểm soát hoạt động, kết quả trợ cấp cũng gây tốn kém đáng kể cho ngân sách. Trong nhiều trường hợp trợ cấp là khoản chi kém hiệu quả của ngân sách khi lợi ích dự kiến thu được từ khoản trợ cấp lại thấp hơn chi phí mà chính phủ bỏ ra. Trợ cấp xuất khẩu còn đồng nghĩa với việc chuyển giao thu nhập từ người nộp thuế trong nước sang cho người tiêu dùng ở nước khác. Rốt cuộc, đối tượng hưởng lợi trợ cấp thực sự lại không phải là công ty hay người dân của nước tiến hành trợ cấp. Trợ cấp mang tính bảo hộ sản xuất trong nước có thể làm giảm sút nhập khẩu những hàng hóa vốn chịu thuế nhập khẩu cao, do đó, ngân sách của chính phủ bị thất thu một khoản đáng kể so với trước. Chính sách ưu đãi, trợ giúp ngành có thể khiến cho quá nhiều công ty mới tham gia ngành, dẫn đến kết cục là khoản chi hỗ trợ phát triển ngành đó của chính phủ dường như cứ tiếp tục bị phình ra không giới hạn nếu chính phủ vẫn muốn theo đuổi đến cùng mục tiêu xây dựng ngành công nghiệp nội địa hùng mạnh. 6.Khả năng chọn sai đối tượng trợ cấp khá cao. Chính phủ nhiều khi không thể lựa chọn sáng suốt và quyết định ngành nào cần trợ cấp do thiếu thông tin, kiến thức cần thiết và/hoặc khả năng phân tích bị hạn chế. Ngay cả việc nhận diện liệu trợ cấp vào ngành nào sẽ thu về lợi nhuận siêu ngạch cũng là một nhiệm vụ khó khăn vì không dễ dàng gì để có thể phân biệt lợi nhuận siêu ngạch với thu nhập thông thường để bù đắp cho những khoản đầu tư đầy rủi ro trong quá khứ. Trong môi trường cạnh tranh không hoàn hảo, mỗi nước đều can thiệp vào cơ chế vận động của thị trường bằng cách này hay cách khác nhằm làm lợi cho mình trong khi (cố ý hoặc không) làm thiệt hại cho nước khác hoặc công ty của nước khác. Tuy nhiên, nếu tất cả các nước đồng thời theo đuổi một chính sách can thiệp với cùng mục đích giống nhau như vậy thì kết quả là tất cả cùng bị thiệt hại. Chính sách của một nước không chỉ phụ thuộc vào bản thân điều kiện của nước đó mà còn phụ thuộc vào việc các nước khác quyết định lựa chọn chính sách nào cũng như còn phụ thuộc cả vào việc những chính sách mà các nước khác theo đuổi lại phụ thuộc vào chính sách của nước ban đầu chọn lựa như thế nào. Ví dụ, để quyết định trợ cấp hay không trợ cấp cho ngành công nghiệp nội địa của mình, một nước phải cân nhắc và phán đoán được liệu chính phủ nước khác có định trợ cấp cho ngành công nghiệp nước họ hay không. Do rất khó dự đoán được phản ứng và đối sách của đối phương nên việc hoạch định một chính sách trợ cấp tối ưu là rất phức tạp và nhiều khi là không thể. Nếu chọn sai đối tượng trợ cấp, hậu quả là tốn kém thời gian, của cải và nhân lực của xã hội. Sự lan truyền của hiệu ứng tích cực như mong muốn không xảy ra hoặc không cân xứng với chi phí bỏ ra do việc chọn sai ngành cần khuyến khích. Sự phát triển của nhiều ngành khác trong nền kinh tế đáng lẽ ra nên được đầu tư hỗ trợ có thể bị kìm hãm hoặc bị làm chậm lại nhiều năm. Toàn bộ nền kinh tế sẽ phải trả giá khá đắt cho hành động trợ cấp không đúng chỗ. 7.Trợ cấp thường thúc đẩy các hoạt động vận động hành lang phát triển . Trợ cấp cũng dẫn đến hậu quả là thúc đẩy các hoạt động vận động hành lang (lobby) gia tăng mạnh nhằm nhận được sự hỗ trợ, ưu đãi từ phía nhà nước. Quyết định trợ cấp do đó cũng có thể bị bóp méo, bị lạm dụng, bị chi phối bởi các yếu tố chính trị hơn là tiêu chí hiệu quả kinh tế. Chẳng hạn, đối tượng được nhận trợ cấp thường sẽ là những ngành, công ty có thế và lực mạnh hơn, có khả năng vận động hành lang cao hơn chứ ít khi là các ngành hoặc công ty nhỏ. iii.Cơ sở khoa học sử dụng thuế đối kháng. Thuế đối kháng là một khoản thuế đặc biệt đánh vào sản phẩm nhập khẩu để bù lại việc các nhà sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đó được chính phủ nước xuất khẩu trợ cấp. 1.Đối phó với hành vi thương mại không lành mạnh của nước khác. Khi một nước trợ cấp cho ngành công nghiệp nội địa hoặc ngành sản xuất xuất khẩu, lợi thế cạnh tranh tự nhiên của các đối tượng tham gia thị trường sẽ bị bóp méo. Hàng xuất khẩu của các nước không trợ cấp khó xâm nhập vào thị trường nước trợ cấp cho dù có lợi thế cạnh tranh cao hơn trong thị trường cạnh tranh tự do. Hàng nhập khẩu được trợ cấp tràn vào gây thiệt hại cho sản xuất nội địa của các nước nhập khẩu. Để đối phó với hành vi cạnh tranh không lành mạnh đó, các nước bị ảnh hưởng có thể sử dụng thuế đối kháng đánh vào hàng nhập khẩu được trợ cấp nhằm triệt tiêu tác động tiêu cực của trợ cấp hoặc nhằm khắc phục, bù đắp những tổn thất bị mất do hành động trợ cấp của nước khác gây ra. Trong khuôn khổ WTO, thuế đối kháng là biện pháp đối kháng mang tính đơn phương chỉ được phép áp dụng sau khi đã khởi xướng và tiến hành điều tra theo đúng các quy định tại Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO. Kết quả điều tra nếu chứng minh được rằng hàng nhập khẩu thực sự đã được trợ cấp, ngành công nghiệp trong nước bị thiệt hại vật chất, và xác định có mối liên hệ nhân quả giữa trợ cấp và thiệt hại sẽ là cơ sở áp dụng thuế đối kháng. Theo quy định của WTO, thuế đối kháng chỉ được áp dụng tối đa 5 năm, trừ khi cơ quan chức trách thấy rằng thiệt hại do trợ cấp gây ra vẫn tiếp tục hoặc có tiềm năng tái diễn. WTO cũng quy định rằng trong quá trình điều tra để đánh thuế đối kháng, nếu kết quả bước đầu cho thấy có sự tồn tại của trợ cấp và tổn thất, cơ quan điều tra của nước nhập khẩu và chính phủ nước xuất khẩu có thể thương lượng để nhất trí một giải pháp chung nhằm chấm dứt điều tra và không áp dụng thuế đối kháng. Giải pháp này có thể dưới dạng cam kết của chính phủ nước xuất khẩu đồng ý loại bỏ hoặc hạn chế trợ cấp, hoặc người xuất khẩu đồng ý tăng giá hàng bán của mình vào nước nhập khẩu (và chính phủ nước xuất khẩu cũng chấp nhận giải pháp này). Trong trường hợp ngoại lệ đặc biệt, điều VI.6 GATT 1994 còn cho phép nước nhập khẩu được phép đánh thuế đối kháng lên hàng nhập khẩu được trợ cấp của một nước xuất khẩu khi trợ cấp của nước xuất khẩu này gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại cho ngành sản xuất của nước khác cùng cạnh tranh xuất khẩu sang thị trường nước nhập khẩu. 2.Thuế đối kháng đem lại nguồn thu cho ngân sách . Thay vì áp dụng các biện pháp có thể gây tốn kém nguồn lực xã hội để hạn chế nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp Ví dụ như các biện pháp cấm, trị giá tính thuế tối thiểu, v.v... đòi hỏi phải duy trì bộ máy cán bộ quản lý, kiểm soát thực thi cơ chế hạn chế nhập khẩu. , nước bị ảnh hưởng có thể sử dụng thuế đối kháng. Thuế đối kháng là một khoản thuế có giá trị tương đương với giá trị trợ cấp. 3.Tác dụng phụ của thuế đối kháng. Nhiều khi tác động về mặt tài chính của bản thân thuế đối kháng đối với nhà xuất khẩu của nước tiến hành trợ cấp là không đáng kể, nhưng sự không chắc chắn, bất ổn định, chi phí về pháp luật và các chậm trễ liên quan đến quá trình thủ tục điều tra về trợ cấp lại có tác động tiêu cực rất lớn gây cản trở đáng kể đến hoạt động xuất nhập khẩu và có thể được sử dụng một cách tinh vi làm một rào cản thương mại được ngụy trang khéo léo. 4.Phải xác định nhanh khi quyết định đánh thuế đối kháng. Một số trường hợp đòi hỏi phải xác định nhanh sự tồn tại của trợ cấp, mức độ, tác hại để đánh thuế đối kháng nhằm hạn chế hoặc vô hiệu hóa kịp thời ảnh hưởng tiêu cực của trợ cấp, bảo vệ nền sản xuất trong nước. 5.Thuế đối kháng không phải tối ưu trong mọi trường hợp. Một số hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp thực chất đem lại lợi ích cho người tiêu dùng ở nước nhập khẩu nên không phải lúc nào cũng cần sử dụng thuế đối kháng. Nhiều khi, đòi hỏi nước khác rút bỏ trợ cấp gây bóp méo thương mại quan trọng hơn và cần thiết hơn việc khắc phục tác động tiêu cực của trợ cấp. Thuế đối kháng chỉ có tác dụng triệt tiêu tác hại của trợ cấp liên quan tới sản phẩm cụ thể và không được vượt mức giá trị trợ cấp đối với sản phẩm nhập khẩu được trợ cấp, nhưng thường không đủ khả năng buộc nước khác không được tiếp tục áp dụng trợ cấp, đặc biệt nếu chương trình trợ cấp liên quan đến diện đối tượng rộng, nhiều ngành, nhiều mặt hàng. Ngoài ra, thường việc đánh thuế đối kháng tỏ ra không hiệu quả trong trường hợp trợ cấp được nước khác áp dụng nhằm chiếm lĩnh thị trường ở nước thứ ba. Đối với thiệt hại do suy giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường nước thứ ba dẫn đến mất thị phần thì thuế đối kháng không được áp dụng và do đó, tác hại của trợ cấp chỉ có thể được giải quyết thông qua sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp đa phương của WTO. Đối phó bằng thuế đối kháng có thể tự mình hại mình khi nước nhập khẩu quá nhỏ hoặc quá yếu trong tương quan kinh tế – thương mại với nước trợ cấp, hoặc nước trợ cấp là nguồn cung các sản phẩm thiết yếu cho nước nhập khẩu. Tài liệu tham khảo CIE 1998, Vietnam's Trade Policies 1998; CIE 1999, Non- tariff barriers in Vietnam, September 1999; Adam McCarty, 1999, Vietnam's Integration with ASEAN: Survey on non-tariff-measures affecting trade, a report prepared for the Office of the Government under project VIE 95/015; IMF, 1999, The need for trade liberalisation in Vietnam, Hanoi; Kokko, A. 1997, Managing the Transition to Free Trade: Vietnamese Trade Policy for the 21st Century, Stockholm; WTO Secretariat 1997, US Trade Policy Review; WTO Secretariat 1999, US Trade Policy Review; WTO Secretariat 1997, Thailand Trade Policy Review; Paul R. Krugman, Stratergic Trade Policy - Is Free Trade Passé?, 1987 Đề tài “Nghiên cứu tổng quan các NTM của Việt Nam", Vụ CSTM Đa biên, Bộ Thương mại, 1999; Đề tài “Phân tích tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO với xuất khẩu của Việt Nam”, Vụ CSTM Đa biên, Bộ Thương mại, 2000; Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam, UNIDO và Viện chiến lược phát triển, 1998; Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam, Bộ Công nghiệp 1998; Các tài liệu Việt Nam đã gửi Ban Thư ký WTO: WT/ACC/VNM/4; WT/ACC/VNM/8; Công báo, 1997-2000; Thời báo kinh tế Việt Nam, 1997-2000; Báo Đầu tư 1997-2000; Thoả thuận Trung Quốc-Hoa Kỳ về việc Trung Quốc gia nhập WTO, 1999; Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0017.doc
Tài liệu liên quan