Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh XNK tại Công ty Cơ Điện Trần Phú

lời nói đầu Trong những năm gần đây, với xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam được đặc biệt coi trọng, trở thành công cụ hữu hiệu để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước, mở rộng hội nhập vào thị trường thương mại quốc tế. Việc chính phủ Mỹ huỷ bỏ chính sách cấm vận đối với Việt Nam năm 1995 đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam bắt tay với các đối tác nước ngoài,

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh XNK tại Công ty Cơ Điện Trần Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thúc đẩy giao lưu buôn bán hàng hoá quốc tế. Mặt khác, cơ chế đổi mới do đạt hội Đảng lần thứ VI vạch ra đã buộc các doanh nghiệp phải tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tự tìm kiếm nguồn hàng, mối hàng và cân đối trong hoạt động tài chính để đảm bảo có thể mang lại hiệu quả. Muốn vậy thì phải cung cấp được những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quôc tế, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng, đồng thời nắm bắt kịp thời những diễn biến thị trường để tạo dựng được một chiến lược phát triển lâu dài. Kinh doanh trong xu thế quốc tế hoá, các doanh nghiệp các quốc gia cần phải dựa trên tiềm lực, lợi thế so sánh sắn có của mình để tham gia có hiệu quả vào thương mại quốc tế.Việc xuất khẩu những mặt hàng đem lại nguồn thu ngoại tệ không nhỏ, góp phần cải thiện cán cân xuất nhập khẩu và cán cân thanh toán quốc tế của đất nước. Là một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực sản xuất và xuất nhập khẩu các mặt hàng đồ điện như các loại dây cáp điện đồng,nhôm... ở Việt Nam, trong những năm qua, Công ty Cơ Điện Trần Phú đã đạt được một số thành tựu không nhỏ nhưng đồng thời cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Sau một thời gian thực tập tại Công ty Cơ Điện Trần Phú em lựa chọn đề tài: "Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh XNK tại Công ty Cơ Điện Trần Phú" làm đề tài thực tập tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu và kết luận bài viết kết cấu gồm 3 chương. Chương I: Giới thiệu Công ty Cơ Điện Trần Phú Chương II: Thực trạng hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty Cơ Điện Trần Phú Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu tại Công ty Cơ Điện Trần Phú Em xin chân thành tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo của khoa Quản trị kinh doanh tổng hợp đã giảng dạy em trong những năm học qua; em xin chân thành cảm ơn các cô chú cán bộ của Công ty Cơ Điện Trần Phú đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong thời gian em thực tập tại Công ty; Đặc biệt em xin trân thành cảm ơn TS Nguyễn Ngọc Huyền đã hướng dẫn em hoàn thành đề tài của mình. Sinh viên Nguyễn Văn Trường Chương i: giới thiệu công ty cơ điện trần phú I: Quá trình hình thành và phát triển công ty Cơ Điện Trần Phú 1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty Cơ Điện Trần Phú là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 4018/QD-TCCQ ngày 12 tháng 9 năm 1984 của Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội cấp.Quyết định đổi tên số 3362-QD/UB ngày 12-12-1992 của Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội.Giấy phép kinh doanh số 109851 của Uỷ Ban Kế Hoạch Thành Phố Hà Nội.Giấy phép xuất nhập khẩu số 0100106063-1 của tổng cục Hải quan. Công ty Cơ Điện Trần Phú là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất dây cáp điện cho ngành điện lực và cho dân dụng,là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực phôi liệu cho các nhà sản xuất cáp thông tin, dây điện và cáp điện trong nước.Với dây chuyền và thiết bị hiện đại (được nhập khẩu từ CHLB Đức ,Phần Lan,Nhật Bản,Tây Ba Nha,Đài Loan,Trung Quốc...) và công nghệ sản xuất tiên tiến trên thế giới các sản phẩm của công ty đã có chỗ đứng vững chắc và được tín nhiệm trong thị trường cả nước. Công ty đã xây dựng quan hệ bạn hàng gắn bó và là nhà cung cấp chính các sản phẩm của mình cho các đơn vị nghành điện như:Công ty điện lực 1,2,3 thuộc tổng công ty Điện lực Viêt Nam-EVN;các Ban quản lý dự án điện thuộc các công ty điện lực 1,2,3,công ty điện lực TP.HCN,công ty điện lực TP.HN,Công ty xây lắp điện 1,2,3,4;BQL dự án lưới điện miền Nam,BQL dự án lưới điện miền Bắc, miền Trung,CHĐCN lào,điện lực các tỉnh,các công ty tư vấn ,thiết kế,xây lắp điện trong và ngoài quốc doanh trên cả nước. Trải qua hơn 17 năm xây dựng và phát triển, công ty luôn chú trọng đầu tư chiều sâu,mở rộng sản xuất,nâng cao chất lượng với những thiết bị hiện đại,công nghệ tiên tiến và hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả.Các sản phẩm của công ty đều được cấp giấy chứng nhận phù hựp tiêu chuẩn Việt Nam(TCVN 2103-1994,TCVN 5933-1995,TCVN 5934-1995,TCVN5935-1995, TCVN 5064-1994)của Tổng cục đo lường chất lượng.Với công nghệ và thiết bị sản xuất dây và cáp điện của Châu Âu (IEC/DIN), Mỹ(ASTM), Nhật(Jis). Hệ thống quản lý chất lượng của công ty đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 và đã được tổ chức AFAQ ASCERT inertnational của CH Pháp cấp chứng chỉ vào tháng 6/2000. Công ty đã đạt được nhiều giải thưởng, huân huy chương bằng khen của Chính Phủ,các bộ ban nghành trong cả nước.Năm 1998, công ty vinh dự được nhà Nước phong tặng danh hiệu”Đơn Vị Anh Hùng”. 2 Cơ cấu tổ chức của công ty 2.1 Cơ cấu sản xuất của công ty -Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, sản xuất và kế hoạch khác có liên quan (dài hạn, từng năm), đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công ty. -Quản lý, sử dụng và tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh dịch vụ của công ty có hiệu quả. Đảm bảo đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh dịch vụ, làm tròn nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nớc. -Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý tài chính, quản lý xuất nhập khầu và các quy định về giao dịch đối ngoại. -Thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng kinh tế, hợp đồng liên doanh hợp tác đầu tư đã ký kết. -Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài sản, lao động tiền lương, sử dụng phân công lao động hợp lý, đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên của công ty để không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, nghiệp vụ chuyên môn. -Làm tốt công tác bảo hộ an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc phòng. Với những chức năng và nhiệm vụ nói trên, thì từ khi thành lập tới nay, công ty Cơ Điện Trần Phú đã không ngừng phấn đấu tăng trởng, hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước giao cho. Bên cạnh đó, công ty còn tăng cường mở rộng, tiếp thị với nhiều thị trường trong và ngoài nước, xác định nhiệm vụ trước mắt và mục tiêu chiến lược lâu dài của các đơn vị trong công ty. Chính vì vậy trong những năm qua, công ty Cơ Điện Trần Phú đã phát triển hơn nhiều, vững chắc và tạo đợc uy tín trên thị trờng trong cũng như ngoài nước Nguồn lưc cho sản xuất của công ty:Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9002 đã được tổ chức AFAQ ARCERT INTERNATIONNAL-Cộng hoà Pháp chứng nhận và cấp chứng chỉ 6/2000 Số người tỉ lệ Tổng số kỹ sư,cử nhân chuyên môn: 30 0,9 Tổng số trung cấp chuyên môn: 15 0,45 Tổng số công nhân kỹ thuật lành nghề: 256 98,65 Trong tổng số công nhân kỹ thuật lành nghề thì: +số công nhân bậc 7/7: 02 0,8 + số công nhân bậc 6/7: 67 26,2 + số công nhân bậc 5/7: 61 23,8 + số công nhân bậc 4/7: 72 28,1 + số công nhân bậc 3/7: 05 2 + số công nhân bậc 2/7: 49 19,1 Số công nhân trực tiếp sản xuất cáp trần: 80 Toàn bộ số công nhân đều có kỹ thuật lành nghề và có trên 10 năm kinh nghiệm.số lượng kỹ sư cán bộ nhân viên,công nhân kỹ thuật lành nghề được đào tạo tại nước ngoài:40 người(Phần Lan,áo,Nhật Bản,Tây Ba Nha,Đức,Nga,Đài loan,Trung Quốc....) 2.2 Cơ cấu bộ máy cua công ty Hiện nay, công ty có 4 phòng kinh doanh dưới sự quản trị trực tiếp của giám đốc và 2 phó giám đốc , cụ thể là: -phòng hành chính tổng hợp -Phòng kế toán tài vụ -Phòng kinh doanh tổng hợp Ba phòng trên dưới sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc HCQT, SXKD. -Phòng kỹ thuật chất lượng:Dưới sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật. Chính cơ cấu tổ chức này của công ty đã giúp cho cơ cấu không bị rườm rà,mặt khác làm cho các thành viên có thể sử dụng đúng chuyên môn của mình vào công việc. Dưới đây là cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty: Tp Công ty cơ điện trần phú Giám đốc Sổ tay chất lượng Mã:TP-QM-01 Sơ đồ tổ chức công ty Ngày ban hành:25/3/2000 Trang số:7/45 Lần sửa đổi:3 Đại diện lãnh đạo về chất lượng Phó Giám đốc HCQT, SXKD Phó Giám đốc kỹ thuật Phòng Kỹ thuật chất lượng Phòng Bảo vệ Phòng Kinh doanh Tổng hợp Phòng Kế toán Tài vụ Phòng Hành chính - Tổng hợp Bộ phận KCS Phân xưởng Cơ điện Phân xưởng Dây & Cáp động lực Phân xưởng Đồng mềm Phân xưởng Đồng Bộ phận XNK Bộ phận Dự án, Marketing Bộ phận Tài chính, Quỹ Bộ phận Kế toán Bộ phận HC - TC Đào tạo Ghi chú: XNK: Xuất nhập khẩu HC-QT: Hành chính - Quản trị KD: Kinh doanh HC-TC: Hành chính tổ chức KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm (--------): Quan hệ chức năng ( ): Quan hệ trực tuyến Kho 2 Đội xe Kho 1 Số cán bộ công nhân viên hiện nay của công ty hơn 301 người, phần lớn là hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chỉ có 15% lực lượng tham gia vào quá trình kinh doanh. - Ban giám đốc Đứng đầu công ty là giám đốc .Giám đốc công ty có chức năng và nhiệm vụ chính như sau: +Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển doanh nghiệp cũng như các kế hoạch dại hạn và ngắn hạn. Hàng năm tổ chức thực hiện kế hoạch, các phương án kinh doanh. +Tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của toàn công ty . Phó giám đốc có chức năng cùng trợ lý giám đốc, giúp giám đốc điều hành hoạt động của công ty theo sự phân công của giám đốc. Kết toán trưởng của công ty được bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm theo chế độ hiện hành của Nhà Nước. Kế toán trưởng giúp giám đốc chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê của công ty. - Các phòng ban chức năng của công ty *Phòng tổ chức hành chính: Phòng này có trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu kinh tế được giao hàng năm, thông qua các phương án kinh doanh đã được phê duyệt. Đồng thời, tham gia vào việc ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng thương mại với các thương nhân trong và ngoài nước thuộc phương án kinh doanh đã được công ty phê duyệt. *Phòng kế toán tài chính Có chức năng quản lý, tổ chức và hướng dẫn thực hiện nghiệpvụ tài chính kế toán trong toàn công ty. Giám sát các hoạt động tài chính diễn ra trong các đơn vị trạm, của hàng, phòng kinh doanh. Ban hành các loại hình bán buôn, bán lẻ, bán đại lý mà giám đốc đã duyệt. *Phòng tổng hợp: có chức năng và quyền hạn như sau: +Giúp giám đốc thẩm định tính khả thi của các phương án sản xuất kinh doanh do các đơn vị nhận khoán đề xuất trước khi trình giám đốc. Tham gia góp ý các điều khoản của hợp đồng mua bán, đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ. +Thường xuyên thông báo về các chính sách, chủ trương xuất nhập khẩu, các văn bản mới của nhà nước để các đơn vị nhận khoán nắm được. +Theo dõi việc thực hiện các chỉ tiêu khoán của các đơn vị nhận khoán, xây dựng kế hoạch chung của toàn công ty chỉ tiêu khoán từng đơn vị. +Theo dõi các gói thầu mà khách hàng mời thầu Phòng kỹ thuật: -theo dõi tình hình sản xuất của công ty đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đề ra. -kiểm tra các mặt hàng mà công ty thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu. 3. Những thành tựu chủ yếu công ty đã đạt được trong lĩnh vực xuất nhập khẩu 3.1 Các kết quả xuât nhập khẩu chủ yếu của công ty Công ty Cơ Điện Trần Phú là doanh nghiệp nhà nước, trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước công ty phải luôn cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Một mặt coi trọng hoạt động kinh doanh, một mặt công ty luôn lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo trong kinh doanh, công ty không vì lợi ích trước mắt mà tự xuất nhập khẩu hàng hoá, danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu của công ty đều đã được sự đồng ý của nhà nước và là những mặt hàng cần thiết, bổ sung nhu cầu tiêu dùng trong nước khi sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ. Các mặt hàng đó là. *Đồng : là loại mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu chủ yếu của công ty. Hiện nay, trong nước cũng có một số công ty sản xuất nhưng không thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Vì vậy xuất nhập khẩu mặt hàng này của công ty là rất cần thiết. *Các thiết bị kiểm tra của bộ phận thử nghiệm độc lập -Cầu đo điện trở kép:có xuất xứ Hung-ga-ri -Cầu đo điện trở đơn:có xuất xứ CHLB Nga -Máy kéo lực năm tấn: có xuất xứ CHLB Nga -Thiết bị thử cao áp:xuất xứ Nhật Bản -Hệ thống các thiết bị khác để kiểm tra các chỉ tiêu:đường kính,độ dài,trọng lượng.. -Thiết bị thử điện trở cách điện:xuất xứ CH Pháp -Thiết bị siêu âm thử ống đồng:xuất xứ CHND Trung Hoa. Các thiết bị hiện đại trên thì các doanh nghiệp Việt Nam chưa thể sản xúât để đáp ứng nhu cầu của thị trường.hoặc nếu có sản xuất được thì độ chính xác không thể bằng các thiết bị ngoại nhập. Trong công cuộc hiện đại hoá đất nước chúng ta đang rất cần các thiết bị hiện đại để đảm bảo các công trình của chúng ta hoàn thiện không thua kém so với các nước khác. *Ngoài ra công ty còn nhập một số sản phẩm như:nhôm ,nhựa,lõi thép,băng thép.. Đối với các mặt hàng này, công ty nhập về chủ yếu đáp ứng cho các đơn vị thi công công trình về điện, các đại lý tiêu thụ cũng như cửa hàng bán lẻ. 3.2 Kết quả ở các mặt hoạt động khác Trong những năm đầu thành lập, công ty đã gặp một số khó khăn, đặc biệt là vấn đề thiếu vốn trong hoàn cảnh nền kinh tế đất nước mới chuyển sang kinh tế thị trương. Không chỉ riêng công ty mà phần lớn các doanh nghiệp nhà nước đều rơi vào tình trạng này. Tuy nhiên nhờ vào sự phấn đấu nỗ lực của bản thân, luôn luôn tìm cách chuyển hướng kinh doanh, công ty đã đạt được những thành công nhất định. Cùng với sụ giúp đỡ của nhà nước cũng như nội lực của bản thân mà giá trị tổng doanh thu trên các mặt sản xuất kinh doanh của công ty (kể cả kinh doanh nội địa và kinh doanh xuất xuất nhập khẩu) có sự tăng đáng kể. Biểu số 01: Kết quả hoạt động kinh doanh các năm của công ty từ năm1999-2001 TT Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 1 Tổng doanh thu 105871179254 119297759773 234578283112 2 Doanh thu thuần 96334973762 118970041041 234578283112 3 Giá vốn 89938322495 111739465703 225387306560 4 Chi phí bán hàng 2334478878 2546512063 3911850812 5 Chi phí quản lý 3478421893 2872510827 3126123464 6 Tổng lợi tức trước thuế 1518115950 1830877251 2153002276 7 Thuế lợi tức phải nộp 408144775 515880720 556150111 8 Lợi tức sau thuế 1109971175 1314996531 1596852165 Qua bảng số liệu 01 ta thấy: Trong giai đoạn 1999-2001 kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trên cả ba chỉ tiêu : doanh thu, thuế, lãi của công ty đều tăng qua các năm, và tổng doanh thu tăng mạnh nhất là năm 2001 doanh thu đột biến tăng gấp đôi năm 2000 mặc dù lợi nhuận không tăng đáng kể do giá vốn hàng bán quá cao. Năm2000 lợi nhuận của công ty tăng không cân đối với tổng doanh thu so với các năm trước có thể là do công ty thiếu vốn phải trả lãi vay ngân hàng vì giá vốn hàng bán cao cho nên lãi vay nhiều. Ngoài ra do nhập nhiều hàng lại phải chịu nhiều thủ tục hải quan phiền hà làm cho công ty tốn không ít chi phí. Biểu số 02: Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2001-2003 TT Các chỉ tiêu ĐVT Thực hiện 2001 Thực hiện 2002 Thực hiện 2003 Tỉ lệ % so sánh 2002/2001 2003/2002 1 Giá trị tổng sản lượng theo giá CĐ 1989 Tr.đ 203.000 291.000 400.000 143 138 2 Tổng doanh thu Tr.đ 234.000 320.000 509.000 136 159 3 Tổng nộp ngân sách Tr.đ 2.812 3.446 4.200 122 121 4 Lao động bình quân Người 305 315 325 104 104 5 Bình quân thu nhập 1000đ 1.720 1.850 2.250 108 122 Qua biểu trên ta thấy: Với phương châm liên tục đầu tư đổi mới công nghệ nhằm theo kịp yêu cầu của thị trường, tạo bước phát triển mới của công ty, đủ sức hoà nhập và cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại ở các nước trong khu vực và quốc tế trong những năm tới, vì vậy trong 3 năm qua công ty đã đầu tư và hoàn thiện các dây chuyền sau: Năm 2001: + Tiếp nhận, lắp đặt và nhận chuyển giao công nghệ và đưa vào sản xuất ổn định dây chuyền sản xuất dây đồng mềm bọc PVC nâng công suất gấp hai lần hiện có và thiết bị sản xuất ống đồng với tổng vốn đầu tư: 26.361.000.000 đồng. + Tiếp nhận, lắp đặt và nhận chuyển giao công nghệ và đưa vào sản xuất ổn định lò đúc kéo liên tục dây đồng f8mm, sản lượng 5.000 tấn/năm với tổng vốn đầu tư 15.734.000.000 đồng. Năm 2002: Tiếp nhận thiết bị và lắp đặt chuyển giao công nghệ dây chuyền kéo rút dây nhôm liên tục từ f 9,5mm xuống f1,8mm. Năm 2003: Trong năm 2003, Công ty đã thực hiện xong dự án đầu tư hoàn thiện thiết bị, công nghệ sản xuất dây và cáp nhôm, dây và cáp đồng, dây đồng mềm bọc PVC để đủ sức hoà nhập và cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại ở các nước trong khu vực và quốc tế trong những năm tới, với tổng mức đầu tư là 76 tỷ. Cụ thể là: - Nâng cấp lò đúc kéo đồng liên tục của Phần Lan đưa sản lượng từ 5.000 tấn/năm lên 10.000 tấn/năm. - Máy kéo ủ liên tục dây đồng từ f8 mm xuống f 2,6mm. - Máy kéo bán trung có ủ liên tục 16 đầu dây, kéo từ f2,1 xuống f0,15mm - 3 máy bện xoắn kép đường kính bôbin 630mm. - Dây chuyền bọc vỏ, lõi cách điện PVC, XLPE đường kính f80mm. Hiện tại các dây chuyền đầu tư đang đi vào sản xuất ổn định và là dây chuyền sản xuất có công nghệ hiện đại lần đầu tiên có ở Việt Nam. Tạo nên sức bật mới trong hoạt động sản xuất -kinh doanh của Công ty, góp phần hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong ba năm qua. Nhằm phát triển và mở rộng sản xuất năm 2003 công ty triển khai lập dự án xây dựng một nhà máy sản xuất cáp trung thế tại Gia Lâm. Dự án đã được Sở quy hoạch kiến trúc Hà Nội giới thiệu địa điểm, các cấp chính quyền xã Hội Xá và huyện Gia Lâm nhất trí để Công ty xây dựng nhà máy tại địa phương. Biểu số 03 : So sánh giữa các năm qua một số chỉ tiêu Đơn vị : VNĐ. Giai đoạn Mức tăng giảm tổng doanh thu Mức tăng giảm lợi nhuận Mức tăng giảm nộp ngân sách 1999-2000 13.426.580.519 204.025.356 6.735.945 2000-2001 115.280.523.339 281.955.634 40.269.391 Có được kết quả trên là do sự cố gắng của tất cả các thành viên trong công ty. Thành công bước đầu là công ty đã mở rông được thị trường của mình và các sản phẩm của công ty đã được các bạn hàng tín nhiện .Cộng thêm vào đó là sự năng động của các thành viên trong công ty áp dụng hình thức khoán trong kinh doanh đã khích lệ tinh thần làm việc của các thành viên trong công ty khiến họ ngày càng có trách nhiệm hơn trong công việc và mang tính chất sáng tạo cao hơn, góp phần thúc đẩy công ty phát triển ngày càng vững mạnh 4.Những đặc điểm kinh tế-kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuât nhập khẩu của công ty 4.1 Thuế xuất nhập khẩu Mục đích của việc đánh thuế xuất nhập khẩu là để góp phần vào việc bảo vệ và phát triển sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng trong nước và góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Có nhiều cách đánh thuế khác nhau như thuế quan tính theo đơn vị vật chất của hàng hoá nhập hoặc thuế quan tính theo giá trị hàng hoá là mức thuế tính theo tỷ lệ % của mức giá hàng hoá trả cho nhà xuất nhập khẩu hay thuế quan hỗn hợp là kết hợp của hai dạng trên. Biểu thuế được xây dựng trên cơ sở chính sách quản lý xuất nhập khẩu của mỗi nước. Mức thuế tính chung cho tất của các nước theo từng mặt hàng nhưng cũng có thể tính riêng cho từng nhóm nước. Mức thuế có thể có một nhưng cũng có thể có 2 mức: mức thông thường và ưu đãi. Thuế ưu đãi là thuế dành riêng cho nước được hưởng quyền đãi ngộ tối huệ quốc, được hưởng mức thuế ưu đãi theo luật định. ở Việt Nam có 2 loại thuế sau - Thuế suất thông thường: là mức thuế đánh vào các hàng hoá nói chung, không phụ thuộc vào xuất xứ của hàng hoá từ nước nào. Các nước đều dùng chung một mức thuế. - Thuế ưu đãi: áp dụng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu theo hiệp định thương mại đã ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với một số nước nào đó. Trong đó có điều khuản ưu đãi về thuế nhập cho từng mặt hàng với số lượng cụ thể. Để khuyến khích xuất nhập khẩu phục vụ sản xuất và xuất khẩu, luật thuế xuất nhập khẩu còn quy định các trường hợp được miễn giảm và hoàn thuế. Hàng xuất nhập khẩu được xét miễn thuế gồm: + Hàng xuất nhập khẩu phục vụ cho an ninh quốc phòng, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo. + Hàng nguyên liệu, vật tư để gia công xuất khẩu theo hợp đồng đã ký. + Hàng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên nước ngoài hợp tác liên doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác liên doanh trong các trường hợp cần khuyến khích đầu tư theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. + Hàng là quà tặng, quà biếu trong mức quy định + Những mặt hàng của công dân Việt Nam đi công tác và học tập, lao động và hợp tác chuyên gia mang theo hoặc gửi về trong nước theo mức quy định của Chính phủ Việt Nam + Hàng xuất khẩu của cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế được hưởng các tiêu chuẩn miễn trừ do Chính phủ Việt Nam quy định phối hợp với điều ước quốc tế mà doanh nghiệp Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. + Thuế còn được hoàn lại cho người xuất nhập khẩu trong trường hợp hàng là vật tư, nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất Mục đích của việc đánh thuế xuất nhập khẩu là bảo hộ sản xuất trong nước và tạo nguồn thu cho ngân sách quốc gia. Ngoài ra, xuất nhập khẩu còn có vai trò quan trọng trong việc bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ, mới được hình thành ở Việt Nam chưa các khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi ở đây không phải là thuế suất mà là những biện pháp kinh tế cơ bản, mục tiêu chính là cạnh tranh trên thị trường thế giới, thống nhất chung với năng suất và hiệu quả cao. Thuế cần được đơn giản để mọi người hiểu là nghĩa vụ của mình. Thuế chồng lên thuế sẽ là một yếu tố làm tăng giá, làm giảm tính cạnh tranh của hàng sản xuất trong nước. 4.2- Hạn nghạch xuất nhập khẩu (Quota) Hạn nghạch xuất nhập khẩu là một công cụ phổ biến trong hàng rào phi thuế quan. Nó được hiểu là mức quy định của Nhà nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được xuất nhập khẩu từ một thị trường trong một thời gian nhất định (thường là một năm) thông qua hình thức giấy phép. Hạn nghạch xuất nhập khẩu là một hình thức hạn chế về số lượng xuất nhập khẩu đồng thời gây ảnh hưởng đến giá nội địa của hàng hoá. Khi hạn nghạch xuất nhập khẩu được quy định cho một loại sản phẩm đặc biệt nào đó thì Nhà nước đưa ra một định ngạch xuất nhập khẩu mặt hàng nào đó trong một khoản thời gian nhất định không kể nguồn gốc hàng hoá đó từ đâu đến. Nếu hạn ngạch quy định cho cả mặt hàng và thị trường thì hàng hoá đó có thể chỉ được xuất nhập khẩu từ thị trường đã định với số lượng bao nhiêu trong thời gian bao lâu. Việc áp dụng hạn nghạch trong quản lý xuất nhập khẩu nhằm - Bảo hộ sản xuất trong nước: Về mặt này hạn nghạch xuất nhập khẩu tương đối giống thuế xuất nhập khẩu. Giá hàng nội địa sẽ tăng lên do hạn nghạch nhập và nó cho phép các nhà sản xuất trong nước thực hiện một quy mô sản xuất với hiệu quả thấp hơn là sơ với điều kiện thương mại tự do. Đối với Chính phủ và các doanh nghiệp trong nước việc cấp hạn nghạch xuất nhập khẩu sẽ cho biết trước khối lượng hàng xuất nhập khẩu. - Bảo đảm cam kết của Chính phủ ta với nước ngoài: những cam kết này mang ý nghĩa chính trị và kinh tế. ở Việt Nam, danh mục số lượng (hoặc giá trị) các mặt hàng xuất nhập khẩu quản lý bằng hạn nghạch cho từng thời kỳ do Chính phủ phê duyệt trên cơ sở đề nghị của uỷ ban kế hoạch Nhà nước duy nhất có thẩm quyền phân bổ hạn nghạch trực tiếp cho doanh nghiệp và cũng là cơ quan có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện phân bổ hạn nghạch đã cấp. Người được cấp hạn nghạch xuất nhập khẩu là các doanh nghiệp được Nhà nước cho phép kinh doanh xuất xuất nhập khẩu, bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Một doanh nghiệp khi xuất khẩu cần phải biết mặt hàng của mình có nằm trong danh mục hàng xuất nhập khẩu của nước bạn hay không, hạn nghạch quy định cho mặt hàng đó ở mức xuất nhập khẩu là bao nhiêu? Sự thay đổi những quy định xin cấp hạn nghạch của nước xuất nhập khẩu ra sao... đây cũng là vấn đề có ý nghĩa chiến lược với các nhà xuất xuất nhập khẩu. 4.3- Giấy phép xuất nhập khẩu Giấy phép xuất nhập khẩu là một công cụ để quản lý xuất nhập khẩu khác với hạn nghạch giấy phép xuất nhập khẩu được áp dụng rộng rãi hơn. Sau đây là danh sách một số hàng hoá khi đi qua cửa khẩu Việt Nam đều phải có giấy phép xuất nhập khẩu. - Hàng xuất nhập khẩu theo hợp đồng mua bán ngoại thương - Hàng xuất nhập khẩu theo các dự án đầu tư chuyển giao công nghệ của nước ngoài - Hàng hội chợ triển lãm hàng quảng cáo - Vật tư nguyên liệu, thiết bị xuất nhập khẩu để gia công xuất nhập khẩu - Hàng xuất nhập khẩu theo con đường viện trợ và vay nợ Có hai loại giấy phép thường gặp: - Giấy phép tự động: khi người xuất nhập khẩu xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu thì sẽ được cấp ngay không đòi hỏi gì cả. - Giấy phép không tự động: đối với là giấy phép này muốn xuất nhập khẩu phải có hạn nghạch xuất nhập khẩu và bị ràng buộc bởi các hạn chế khác về xuất nhập khẩu. Người xuất nhập khẩu am hiểu nâng cao quy định của Nhà nước và việc cấp giấy phép và những phí tổn co liên quan đến việc xin giấy phép để hoạt động kinh doanh thuận lợi và có hiệu quả cao. 4.4- Nghiên cứu giá cả trên thị trường quốc tế Trên thị trường thế giới, giá cả chẳng những phản ánh mà còn điều tiết mối quan hệ cung cầu hàng hoá. việc xác định đúng đắn giá hàng hoá trong xuất xuất nhập khẩu có một ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả thương mại quốc tế. Giá cả trong hoạt động xuất xuất nhập khẩu là giá cả quốc tế. Giá quốc tế có tính chất đại diện đối với một loại hàng hoá nhất định trên thị trường thế giới. Giá cả đó phải là giá cả giao dịch thương mại thông thường, không kèm theo một điều kiện đặc biệt nào và thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi được. Dự đoán xu hướng biến động của giá cả và các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng ấy. Xu hướng biến động của giá cả hàng hoá trên thế giới rất phức tạp, có lúc theo chiều hướng tăng, có lúc theo chiều hướng giảm, có biệt có những lúc giá cả hàng hoá có xu hướng ổn định nhưng xu hướng này chỉ là tạm thời. Để có thể dự đoán được xu hướng biến động trên thị trường thế giới trước hết phải dựa vào kết quả nghiên cứu và dự đoán về tình hình thị trường loại hàng hoá đó, đánh giá đúng ảnh hưởng của nhân tố tác động đến xu hướng vận động của giá cả hàng hoá. Các nhân tố tác động đến giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới có rất nhiều và có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau. Khi dự đoán xu hướng biến động của giá cả trong thời gian dài cần phân tích đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tác động lâu dài như: chu kỳ, giá trị... khi dự đoán xu hướng biến động của giá cả trong thời gian ngắn cần phân tích đánh giá ảnh hưởng trực tiếp của những biến đổi về cung cầu và các nhân tố mang tính tạm thời như: thời vụ, nhân tố tự nhiên. 4.5 Thị trường xuất nhập khẩu Đối với người xuất nhập khẩu, việc tìm hiểu dung lượng thị trường hàng hoá cần nhập là rất quan trọng. Có thể hiểu dung lượng thị trường của một hàng hoá là một khối hàng hoá được giao dịch trên một phạm vi thị trường nhất định (thế giới, khu vực, quốc gia) trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Nghiên cứu dung lượng thị trường cần xác định nhu cầu thật của khách hàng, kể cả lượng dự trữ, xu hướng biến động của nhu cầu trong từng thời điểm, các khu vực trên từng lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng. Cùng với việc xác định nắm bắt nhu cầu là việc nắm bắt khả năng cung cấp của thị trường, bao gồm việc xem xét đặc điểm, tính chất, khả năng sản xuất hàng thay thế, khả năng lựa chọn mua bán. Dung lượng thị trường là không cố định, nó thay đổi tuỳ theo diễn biến của tình hình tác động tổng hợp của nhiều nhân tố trong những giai đoạn nhất định. Có thể chia làm 3 loại nhân tố ảnh hưởng đến dung lượng thị trường căn cứ vào thời gian ảnh hưởng của chúng: + Các nhân tố làm dung lượng thị trường biến động có tính chất chu kỳ. Đó là sự vận động của tình hình kinh tế tư bản chủ nghĩa và tính chất thời vụ trong sản xuất lưu thông và phân phối hàng hoá. Sự vận động của tình hình kinh tế TBCN có tính chất quan trọng ảnh hưởng đến tất cả thị trường hàng hoá trên thế giới. Có thể nói như vậy vì hầu hết hàng hoá trên thế giới đều được sản xuất ở các nước TBCN. Nắm vững tình hình kinh tế TBCN đối với thị trường hàng hoá có ý nghĩa quan trọng trong việc vận dụng kết quả nghiên cứu về thị trường và giá cả để lựa chọn thời gian giao dịch nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. + Các nhân tố ảnh hưởng lâu dài đến sự biến động của thị trường: bao gồm những tiến bộ khoa học kỹ thuật, các biện pháp chính sách của Nhà nước và các tập đoàn tư bản lũng đoạn, thị hiếu tập quán của người tiêu dùng, ảnh hưởng của khả năng sản xuất hàng hoá thay thế hoặc bổ sung. + Các nhân tố ảnh hưởng tạm thời đến dung lượng thị trường như hiện tượng gây đầu cơ đột biến về cung cầu, các yếu tố tự nhiên như thiên tai, hạn hán, động đất và các yếu tố chính trị xã hội. Nắm được dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng đến nó giúp các nhà kinh doanh cân nhắc để đề ra quyết định kịp thời, chính xác, nhanh chóng chớp thời cơ giao dịch. Cùng với việc nghiên cứu dung lượng thị trường các nhà kinh doanh phải nắm được tình hình kinh doanh mặt hàng đó trên thị trường, các đối thủ cạnh tranh và các dấu hiệu về chính trị, thương mại, luật pháp, tập quán buôn bán quốc tế để hoà nhập nhanh chóng với thị trường. - Nghiên cứu giá cả trên thị trường quốc tế. Trên thị trường thế giới, giá cả chẳng những phản ánh mà còn điều tiết mối quan hệ cung cầu hàng hoá. việc xác định đúng đắn giá hàng hoá trong xuất xuất nhập khẩu có một ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả thương mại quốc tế. Giá cả trong hoạt động xuất xuất nhập khẩu là giá cả quốc tế. Giá quốc tế có tính chất đại diện đối với một loại hàng hoá nhất định trên thị trường thế giới. Giá cả đó phải là giá cả giao dịch thương mại thông thường, không kèm theo một điều kiện đặc biệt nào và thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi được. Dự đoán xu hướng biến động của giá cả và các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng ấy. Xu hướng biến động của giá cả hàng hoá trên thế giới rất phức tạp, có lúc theo chiều hướng tăng, có lúc theo chiều hướng giảm, có biệt có những lúc giá cả hàng hoá có xu hướng ổn định nhưng xu hướng này chỉ là tạm thời. Để có thể dự đoán được xu hướng biến động trên thị trường thế giới trước hết phải dựa vào kết quả nghiên cứu và dự đoán về tình hình thị trường loại hàng hoá đó, đánh giá đúng ảnh hưởng của nhân tố tác động đến xu hướng vận động của giá cả hàng hoá. Các nhân tố tác động đến giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới có rất nhiều và có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau. Khi dự đoán xu hướng biến động của giá cả trong thời gian dài cần phân tích đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tác động lâu dài như: chu kỳ, giá trị... khi dự đoán xu hướng biến động của giá cả trong thời gian ngắn cần phân tích đánh giá ảnh hưở._.ng trực tiếp của những biến đổi về cung cầu và các nhân tố mang tính tạm thời như: thời vụ, nhân tố tự nhiên. 4.6 Các mặt hàng xuất nhập khẩu Công ty Cơ Điện Trần Phú là doanh nghiệp nhà nước, trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước công ty phải luôn cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Một mặt coi trọng hoạt động kinh doanh, một mặt công ty luôn lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo trong kinh doanh, công ty không vì lợi ích trước mắt mà tự xuất nhập khẩu hàng hoá, danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu của công ty đều đã được sự đồng ý của nhà nước và là những mặt hàng cần thiết, bổ sung nhu cầu tiêu dùng trong nước khi sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ. Các mặt hàng đó là. *Đồng : là loại mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu chủ yếu của công ty. Hiện nay, trong nước cũng có một số công ty sản xuất nhưng không thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Vì vậy xuất nhập khẩu mặt hàng này của công ty là rất cần thiết. *Các thiết bị kiểm tra của bộ phận thử nghiệm độc lập: -Cầu đo điện trở kép:có xuất xứ Hung-ga-ri -Cầu đo điện trở đơn:có xuất xứ CHLB Nga -Máy kéo lực năm tấn: có xuất xứ CHLB Nga -Thiết bị thử cao áp:xuất xứ Nhật Bản -Hệ thống các thiết bị khác để kiểm tra các chỉ tiêu:đường kính,độ dài,trọng lượng.. -Thiết bị thử điện trở cách điện:xuất xứ CH Pháp -Thiết bị siêu âm thử ống đồng:xuất xứ CHND Trung Hoa. Các thiết bị hiện đại trên thì các doanh nghiệp Việt Nam chưa thể sản xúât để đáp ứng nhu cầu của thị trường.hoặc nếu có sản xuất được thì độ chính xác không thể bằng các thiết bị ngoại nhập. Trong công cuộc hiện đại hoá đất nước chúng ta đang rất cần các thiết bị hiện đại để đảm bảo các công trình của chúng ta hoàn thiện không thua kém so với các nước khác. *Ngoài ra công ty còn nhập một số sản phẩm như:nhôm ,nhựa,lõi thép,băng thép.. Đối với các mặt hàng này, công ty nhập về chủ yếu đáp ứng cho các đơn vị thi công công trình về điện, các đại lý tiêu thụ cũng như cửa hàng bán lẻ. Các sản phẩm chủ yếu của năm 2003 Stt Chủng loai sản phẩm chinh đvị thực hiên năm 2002 năm 2003 tỷ lệ % so sánh kh 2003 th 2003 th2003/ kh2003 th2003 /th2002 1 Các loại dây và cáp đồng trần , thanh cáI , dây dẹt ống đồng Tấn 6298 8750 9200 105 146 2 Cáp đồng bọc các loại Mét 402182 450000 615000 137 153 3 Các loại dây và cáp nhôm trần Tấn 1790 2500 2400 96 134 4 Cáp nhôm bọc các loại Mét 280000 400000 600000 150 214 5 Các loại dây đIửn dân dụngbọc PVC Triệu met 43 50 38 76 88 6 Hạt nhựa PVC Tấn 600 600 738 123 123 Chương ii: thực trạng hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty cơ điện trần phú 1.Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty - Về hàng hoá xuất nhập khẩu Hàng hoá xuất nhập khẩu của công ty nhìn chung bảo đảm về chất lượng, giữ được uy tín đối với khách hàng, đa dạng hoá chủ loại, Công ty cũng đã chú trọng hơn đến vấn đề mở rộng thêm các mặt hàng xuất nhập khẩu, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở thị trường trong nước. Chính điều đó đã đem lại hiệu quả lớn hơn trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. - Về công tác nghiệp vụ xuất nhập khẩu Việc ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu, đặc biệt là hợp đồng uỷ thác nhập nói chung đều điễn ra thuận lợi, Với uy tín của mình nhiều năm được các đơn vị bạn tin cậy, số hợp đồng uỷ thác mà công ty nhận được ngày càng tăng. Công ty tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu theo đúng quy định của phát luật chính sách của nhà nước và pháp luật quốc tế về ngoại thương. Các hợp đồng xuất nhập khẩu được thẹc hiện theo đúng các điều khoản được ghi trong hợp đồng, hạn chế được các trường hợp dẫn đến tổn thất, tranh chấp trong mua bán ngoại thương. Để làm được điều đó, các cán bộ phòng kinh doanh xuất xuất nhập khẩu nói riêng cũng như ban lãnh đạo nói chung luôn phải theo dõi sát chế độ chính sách về xuất nhập khẩu. Các văn bản mới sửa đổi ban hành đều được phổ biến kịp thời nhằm đáp ứng cho các hoạt động kinh doanh đưọc tiến hành đúng pháp luật. - Về thị trường xuất nhập khẩu Trong những năm qua, thị trường xuất nhập khẩu của công ty cũng được mở rộng. Nhật và Pháp là những thị trường cung cấp mặt hàng thép , máy móc thiết bị, góp phần bổ sung thêm về chủng loại hàng cho công ty. Đây là những quốc gia có nên công nghiệp phát triển tiềm lực kinh tế dồi dào và khoa học phát triển. Công ty có thể an tâm về mặt chất lượng khi xuất nhập khẩu ở hai thị trường này.Uc, trung Quốc, Đức là những thị trường chiếm tỷ trọng đáng kể trong tỷ trọng kim nghạch xuất nhập khẩu của công ty. Trong đó, úc với sản phẩm truyền thống là đồng,nhôm khá phù hợp với nhu cầu và thị hiếu ở thị trường nước ta. Trong tương lai, thị trường Trung Quốc là thị trường hứa hẹn nhiều triển vọng đối với công ty. Đây là thị trường cung cấp nhiều mặt hàng nhất cho công ty. Cụ thể như : vật liệu điện, thép ..Trung quốc là nước có nền công nghiêp đang phát triển, lại gần nước ta về địa lý. Hơn nữa Việt Nam và Trung Quốc đang xây dựng mối quan hệ mật thiết, đây sẽ là cơ hội tốt để xâm nhập thị trường khai thác thêm nguồn hàng mới từ thị trường này. Tuy nhiên, thị trường xuất nhập khẩu của công ty mới chỉ mới là một số nước. Nếu mở rộng thị trường sang các khu vực khác thì sẽ chủ động hơn trong việc khai thác nguồn hàng. Bên cạch đó, khâu nghiên cứu thị trường của cán bộ nghiệp vụ mới chỉ dừng lại ở việc quan sát giá cả thị trường kết hợp với việc tìm bạn hàng trước mắt để thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Do đó việc dự đoán nhu cầu thị trường trong tương lai cũng như việc dự đoán giá cả, khả năng tiêu thụ thế nào và thị trường đầu vào có ổn định không thì chưa được dự đoán chính xác. - Về tổ chức và con người Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty về cơ bản là gọn nhẹ chức năng của các phòng ban roc ràng. Tuy chưa phải là hoàn hảo nhưng cũng giúp công ty dần kiện toàn lại bộ máy, giảm bớt các thủ tục rườm rà trong giao dịch. Trong những năm qua, công ty cũng quan tâm đến việc nâng cao trình độ cho đội ngũ các bộ kinh doanh thông qua hình thức cho đi hoc thêm các lớp học ngắn hạn về nghiệp vụ ngoại thương, trang bị thêm về trình độ tiếng Anh thương mại. Việc ký kết, thức hiện hợp đồng được trưởng phòng kinh doanh xuất xuất nhập khẩu trực tiếp giao cho từng người phụ trách từng khâu của quá trình thực hiện. Mọi vấn đề có liên quan đến hợp đồng đều được phản ánh với trưởng phòng kinh doanh. Từ đó sẽ liên hệ với giám đốc để bàn bạc, xem xét. Chính vì vậy có thể giám sát được hợp đồng, đồng thưòi tiến độ thực hiện hợp đồng được đảm bảo và đạt hiệu quả, nâng cao tính chủ động trong công việc kinh doanh. - Về kết quả kinh doanh kim nghạch xuất nhập khẩu của công ty về cơ bản là năm sau cao hơn năm trước, thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty từng bước được cải thiện. Lợi nhuận do nguồn xuất xuất nhập khẩu đem lại chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong lợi nhuận kinh doanh của công ty, trong đó lợi nhuận kinh doanh xuất nhập khẩu chiếm 60-65% lợi nhuận kinh doanh hàng năm. Nhìn chung hoạt động xuất nhập khẩu của công ty đã đáp ứng phần nào nhu cầu ngày càng tăng và thoả mãn được thị hiếu chủ các công trình, người sản xuất cũng như tiêu dùng trong nước. Trong điều kiện nước ta hiện nay, khi mà việc sản xuất các loại dây cáp điện, đồng,lõi thép, vật liệu điện, máy móc thiết bị chưa đáp ứng đủ nhu cầu thì công tác xuất nhập khẩu của công ty là rất cần thiết. Hy vọng trong thời gian tới, công ty sẽ có chiến lược về cơ cấu cũng như về chủng loại các mặt hàng phù hợp hơn nữa, vừa đảm bảo cho hiệu quả hoạt động của công ty, vừa góp phần trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Hiệu quả kinh doanh XNK tổng hợp Hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu là phần lợi ích tài chính thu được thông qua hiệu suất xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp bằng việc so sánh trực tiếp kết quả với chi phí. Theo đó, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có nội dung và phạm vi tính toán trực tiếp, cụ thể và xác định được khác với hiệu quả kinh doanh thương nghiệp, hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm cả yếu tố đối ngoại, bao hàm tính quốc tế gắn bó hữu cơ với tình quốc gia. Chính sự phức tạp này đòi hỏi sự thống nhất về phương pháp và các điều kiện liên quan để tạo ra cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả kinh doanh kinh tế của doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu theo công thức. Nguồn Doanh thu từ hàng hoá NK TNK Lợi nhuận từ hoạt động NK LNNK = TNK - CPNK Vốn cố định VCĐ Hiệu quả sử dụng vốn cố định HVCĐ = TNK / VCĐ Tỷ suất sinh lời của VCĐ IVCĐ = LNNK / VCĐ Vốn lưu động VLĐ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động HVLĐ = TNK / VLĐ Tỷ suất sinh lời của vốn LĐ IVLĐ = LNNK / VLĐ Chi phí NK GTNK Hiệu quả sử dụng chi phí NK = TNK / GTNK Tỷ suất lợi nhuận NK INK = LNNK / GTNK Số lao động SLĐ Năng suất bình quân tính theo DT NSBQLN = TNK / SLĐ Năng suất bình quân tính theo LN NSBQLN = LNNK / SLĐ Tổng vốn VCĐ + VLĐ Hiệu quả sử dụng tổng vốn theo DT = TNK / VCĐ + VLĐ Tỷ suất sinh lời của tổng vốn ITV = LNNK / VCĐ + VLĐ Trong đó kết quả đầu ra là các chỉ tiêu: doanh thu xuất nhập khẩu, lợi nhuận xuất nhập khẩu chi phí đầu vào là: vốn lưu động, vốn cố định, chi phí xuất nhập khẩu, số lao động của doanh nghiệp, tổng vốn. Như vậy, hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu cần xây dựng gồm 10 chỉ tiêu chia thành 5 nhóm với 2 chỉ tiêu đặc thù được tách ra: - Nhóm chỉ tiêu về hoạt động sử dụng vốn cố định và tỷ suất sinh lời của vốn cố định. - Nhóm chỉ tiêu về hoạt động sử dụng vốn lưu động và tỷ suất sinh lời của vốn lưu động - Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời của doanh nghiệp ngoại thương và hiệu quả sử dụng Chích phủ xuất nhập khẩu - Nhóm chỉ tiêu năng suất lao động bình quân - Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tổng vốn - Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Cơ Điện Trần Phú Trong những năm đầu thành lập, công ty đã gặp một số khó khăn, đặc biệt là vấn đề thiếu vốn trong hoàn cảnh nền kinh tế đất nước mới chuyển sang kinh tế thị trương. Không chỉ riêng công ty mà phần lớn các doanh nghiệp nhà nước đều rơi vào tình trạng này. Tuy nhiên nhờ vào sự phấn đấu nỗ lực của bản thân, luôn luôn tìm cách chuyển hướng kinh doanh, công ty đã đạt được những thành công nhất định. Cùng với sụ giúp đỡ của nhà nước cũng như nội lực của bản thân mà giá trị tổng doanh thu trên các mặt sản xuất kinh doanh của công ty (kể cả kinh doanh nội địa và kinh doanh xuất xuất nhập khẩu) có sự tăng đáng kể. Biểu số 01: Kết quả hoạt động kinh doanh các năm của công ty từ năm 1999-2001 (1) TT Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 1 Tổng doanh thu 105871179254 119297759773 234578283112 2 Doanh thu thuần 96334973762 118970041041 234578283112 3 Giá vốn 89938322495 111739465703 225387306560 4 Chi phí bán hàng 2334478878 2546512063 3911850812 5 Chi phí quản lý 3478421893 2872510827 3126123464 6 Tổng lợi tức trước thuế 1518115950 1830877251 2153002276 7 Thuế lợi tức phải nộp 408144775 515880720 556150111 8 Lợi tức sau thuế 1109971175 1314996531 1596852165 Qua bảng số liệu 01 ta thấy: Trong giai đoạn 1999-2001 kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trên cả ba chỉ tiêu : doanh thu, thuế, lãi của công ty đều tăng qua các năm, và tổng doanh thu tăng mạnh nhất là năm 2001 doanh thu đột biến tăng gấp đôi năm 2000 mặc dù lợi nhuận không tăng đáng kể do giá vốn hàng bán quá cao. Năm2001 lợi nhuận của công ty tăng không cân đối với tổng doanh thu so với các năm trước có thể là do công ty thiếu vốn phải trả lãi vay ngân hàng vì giá vốn hàng bán cao cho nên lãi vay nhiều. Ngoài ra do nhập nhiều hàng lại phải chịu nhiều thủ tục hải quan phiền hà làm cho công ty tốn không ít chi phí . Có được kết quả trên là do sự cố gắng của tất cả các thành viên trong công ty. Thành công bước đầu là công ty đã mở rông được thị trường của mình và các sản phẩm của công ty đã được các bạn hàng tín nhiện .cộng thêm vào đó là sự năng động của các thành viên trong công ty áp dụng hình thức khoán trong kinh doanh đã khích lệ tinh thần làm việc của các thành viên trong công ty khiến họ ngày càng có trách nhiệm hơn trong công việc và mang tính chất sáng tạo cao hơn, góp phần thúc đẩy công ty phát triển ngày càng vững mạnh. Biểu số 02: Kết quả đạt được trong năm 2003 TT Các chỉ tiêu ĐVT Thực hiện năm 2002 Năm 2003 Tỷ lệ % so sánh Kế hoạch 2003 Thực hiện 2003 TH2003/ KH2003 TH2003/ TH2002 1 Giá trị tổng sản lượng theo giá CĐ 1989 Tr.đ 291.000 320.000 400.000 125 137 2 Tổng doanh thu Tr.đ 320.000 400.000 509.000 127 159 3 Tổng nộp ngân sách Tr.đ 3.446 3.500 4.200 120 122 4 Lợi nhuận ròng Tr.đ 2.500 3.000 3.200 107 128 5 Tỷ suất lợi nhuận/Vốn NS % 22,32 2 28 116 125 6 Tỷ suất lợi nhuận/Vốn KD % 16,39 17,74 21 118 128 7 Lao động bình quân Người 310 320 325 102 105 8 Bình quân thu nhập 1000đ 1.850 1.950 2.250 115 122 9 NSLĐ bình quân (Tổng doanh thu/Lao động bình quân) Tr.đ 1.030 1.200 1.566 131 152 Nhờ có những giải pháp đồng bộ và linh hoạt cùng với sự cố gắng của tập thể lãnh đạo Công ty và toàn thể CBCNV đã phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2003 với các số liệu cụ thể trên. 1.2. Đặc điểm tình hình các mặt hàng xuất nhập khẩu của công ty trong những năm qua - Kim nghạch xuất nhập khẩu các mặt hàng trong những năm qua Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ta khởi xướng nền kinh tế nước ta chuyển hoàn toàn từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Từ đó mở rộng quan hệ kinh tế nước ta với các nước trong và ngoài khu vực, hoà nhập vào kinh tế thế giới theo xu hướng khu vực hoà, toàn cầu hoá. Bước đầu, chúng ta đã thành công trong công cuộc đổi mới phát triển đất nước. Sau bao nhiêu năm đắm chìm trong khủng hoảng và lạm phát, những năm gần đây nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế và lạm phát kéo dài, đưa nền kinh tế nước ta ổn định và phát triển vững mạnh. Chính sự phát triển đó đã thúc đẩy nhu cầu hàng hoá thiết bị công nghệ...được tăng lên trong khi năng lực sản xuất chưa đáp ứng đủ hoặc đáp ứng chưa kịp thời. Để tránh biến động lớn và giữ nền kinh tế trong nước ổn định Nhà nước cho phép các đơn vị xuất xuất nhập khẩu theo giấy phép xuất nhập khẩu hàng hoá đáp ứng kịp thời nhu cầu trong nước, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Là đơn vị kinh doanh xuất xuất nhập khẩu trực tiếp, công ty Cơ Điện Trần Phú đã ý thức được trách nhiệm và nhiệm vụ to lớn đó cùng với mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận. Trong những năm qua, ban lãnh đạo công ty cùng với sự nỗ lục của tập thể, các phòng kinh doanh đã có những cố gắng nhất định luôn đảm bảo kim nghạch xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng giá trị sản phẩm của công ty. Điều đó thể hiện qua bảng sau: Biểu số 03 : Kim nghạch xuất nhập khẩu các mặt hàng Đơn vị:1000USD Năm Mặt hàng 2001 2002 2003 Đồng 1025 1105 1405 Nhôm 600 625 725 Nhựa 200 150 350 Lõi thép 700 600 950 Băng thép 700 650 750 Máy móc thiết bị ... ... ... Tổng cộng 3.225 3.130 4180 (...) chưa có số liệu Nguồn : Thống kê kim nghạch xuất nhập khẩu các mặt hàng (2001-2003). Từ bảng số liệu trên ta có thể biểu diễn dưới dạng biểu đồ đơn vị:1000USD Trước sự cạnh tranh đầy khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường, công ty Cơ Điện Trần Phú đã cố gắng vươn lên mở rộng thị trường để đa dạng hoá các loại hàng. Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy : giá trị tổng kim nghạch và kim nghạch xuất nhập khẩu của từng mặt hàng đều có sự tăng lên đáng kể. Sang năm 2002 kim nghạch xuất nhập khẩu của một số mặt hàng có sự giảm sút là do biến động của thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên điều này vẫn khẳng định được sự cố gắng để đứng vững trong sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường của công ty. Cụ thể, kim nghạch xuất nhập khẩu của từng mặt hàng qua các năm như sau: +Kim nghạch xuất nhập khẩu Đồng : Đây là mặt hàng xuất nhập khẩu chính của công ty. Năm 2001 giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu của mặt hàng này là 900.000 USD chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số. Năm 2002 giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu là 1025.000 USD tăng 125.000 USD so với năm 2001 và cũng chiếm tỷ trọng lớn so với tổng số. Đặc biệt năm 2003 tăng khá mạnh giá trị kim nghạch là 1.405.000 so với 2 năm trước tăng 300.000 USD so với năm 2002 và tăng 380.000 so với năm 2001. Điều đó cho thấy công ty đã có một thị trường mở rộng hơn một cách nhanh chóng các bạn hàng mới đã đến với công ty ngày càng nhiều.Vì ta cũng biết các công trình về điện thì thường có tuổi thọ trung bình cao. + Kim nghạch xuất nhập khẩu Lõi Thép: Đây cũng là mặt hàng chủ chốt được công ty thường xuyên chú trọng tới trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Không như mặt hàng Đồng, kim nghạch xuất nhập khẩu của mặt hàng này giảm năm 2002 do nhu cầu của thị trường và do giá cả thay đổi cụ thể là nó đã giảm mất 100.000 USD so với năm 2001. Nhưng năm 2003 mặt hàng này đã bắt đầu tăng lại năm 2003 đã tăng 350.000 USD so vơi năm 2002. +Kim nghạch xuất nhập khẩu Nhựa: Mặt hàng này thì do thị trường trong nước rất nhiều cho nên công ty ít trú trọng đến và căn bản đây không phải là mặt hàng thế mạnh của công ty vì vậy nó giảm năm 2001 đến năm 2002 giảm mất 50.000 USD. Còn từ năm 2002 đến năm 2003 mặt hàng này lại tăng 200.000 USD nhưng điều này không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. +Kim nghạch xuất nhập khẩu Nhôm: Mặt hàng nhôm tăng đều theo các năm cụ thể là: Năm 2001 sản lượng xuất nhập khẩu là 600.000 USD năm 2002 sản lượng xuất nhập khẩu là 650.000 USD đã tăng 50.000 USD. Năm 2003 sản lượng tăng mạnh hơn năm trước và đạt 725.000 USD tăng 100.000 so với năm 2002 +Kim nghạch xuất nhập khẩu Băng Thép: Đây cũng là mặt hàng mà công ty có sản lượng xuất nhập khẩu tương đối so với các mặt hàng . Sản lượng năm 2001 là 700.000 USD năm 2002 là 650.000 USD nó đã giảm 50.000 USD,sản lượng năm 2003 là 750000 USD đã tăng lai so với năm trước 100000 USD so với năm 2002.nguyên nhân là do thị trường thay đổi nhu cầu tiêu dùng,và một phần là do nhà cung cấp nguyên vật liệu. Tóm lại ta thấy quá trình xuất nhập khẩu của công ty qua các năm tương đối khả quan để làm được điều này công ty đã có một nội bô hết sức vững chắc và một nội lực rồi rào,vì bản thân quá trình xuất nhập khẩu không rễ ràng như các quá trình tiêu thụ trong nước.đôi khi còn gặp rắc rối với các thủ tục hải quan làm chậm tiến độ giao hàng.mặt khác giá cả quốc tế ,tỷ giá hôi đoái thay đổi cũng là nguyên nhân làm tình trạng vẫn có các sản lượng bị giảm. -Thị trường xuất nhập khẩu của công ty Trong hoạt động xuất nhập khẩu, việc tìm kiếm để mở rộng thị trường là một vấn đề quan trọng đảm bảo cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá được diễn ra liên tục và đạt hiệu quả cao. Nhận thức được vai trò to lớn này công ty Cơ Điện Trần Phú đã cố gắng tìm kiếm mở rộng thị trường với mục đích đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế, chủ động nguồn hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên trong sự cố gắng đó thì cho tới nay công ty Cơ Điện Trần Phú mới quan hệ với gần 10 nước. Biểu số 04 : Kim nghạch xuất nhập khẩu theo thị trường (2000-2003). Đơn vị :1000USD. TT Năm Tên thị trường 2000 2001 2002 2003 Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % 1 Nhật Bản 880 16 900 15 1120 16 1322 17 2 Pháp 302.5 5.5 30 6 434 6.2 465 6 3 Trung Quốc 2821.5 51.3 3090 51.5 3549 50.7 3812 48,8 4 Uc 973.5 17.7 1080 18 1295 18.5 1624 20,8 5 Đức 401.5 7.3 420 7 455 6.5 432 5,5 6 Nga 104.5 1.9 90.0 1.5 70 1 86 1,1 7 Đài Loan 52.5 0.9 60 1 77 1.1 64 0,8 Tổng cộng 5500 100 6000 100 7000 100 7805 100 Nguồn : Thống kê kim nghạch xuất nhập khẩu theo thị trường. Qua bảng số liệu trên ta thấy qua các năm tỷ trọng kim nghạch xuất nhập khẩu theo thị trường có sự thay đổi đáng kể. Mỗi thị trường đều có thể mạnh riêng đối với xuất nhập khẩu các mặt hàng. Năm 2000 thị trường Nhật Bản là thị trường xuất nhập khẩu chính của công ty giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu là 1572000 USD, chiếm tỷ trọng 36% tổng kim nghạch xuất nhập khẩu.Vào thời kỳ nền kinh tế của Nhật bị suy thoái đã làm đồng Yên giảm giá và nó đã làm cho tiền lương tăng đẩy chi phí sản xuất tăng và tạo sức ép đối với giá thành sản phẩm. Tác động này làm giảm đi khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm xuất khẩu của Nhật Bản. Chính vì vậy, quan hệ buôn bán giữa Nhật Bản và Thế giới giảm đi rất nhiều. Điều này giải thích được nguyên nhân dẫn tới giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu của công ty tại thị trường này giảm sút trong năm 2001, trong năm này kim nghạch xuất nhập khẩu của Nhật Bản giảm xuống chỉ còn 880000USD, tỷ trọng chỉ còn chiếm 16% trong tổng sô và lại tiếp tục giảm chỉ còn 15% trong năm 2001. Sang năm 2003 kinh tế Nhật Bản dần đi vào ổn định, kim nghạch xuất nhập khẩu tăng lên là 1120000USD, chiếm tỷ trọng 16% trong tổng số. ở thị trường cung cấp các sản phẩm cho công ty như các thiết bị máy móc,nguyên vật liệu.. Thị trường Uc cũng là nơi cung cấp các mặt hàng như đồng ,nhôm ,vật liệu xây dựng, đây là thị trường mà công ty có giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu tương đối cao và khá ổn định, giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu và tỷ trọng của nó thường xuyên tăng qua các năm. Đây là một thị trường ổn định để công ty có thể quan hệ buôn bán lâu dài. Công ty đã có quan hệ buôn bán với Trung Quốc từ lâu, song từ năm 2000 công ty mới bắt đầu nhập hàng của Trung Quốc. Năm 2000 kim nghạch xuất nhập khẩu ở thị trường này mới chỉ là 608000USD chiếm 14,7% tổng số thì sang năm 2001 đã tăng vọt lên 2821500USD, chiếm tỷ trọng 51,3%. Có sự gia tăng mạnh này là do các mặt hàng của Trung Quốc như vật liệu điện giá cả thập hơn các thị trường khác mà chất lượng sản phẩm tương đối cao. Nhờ quan hệ giao dịch tốt mà trong những năm gần đây giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu ở thị trường này luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Cụ thể : Năm 2002 giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu là 3090000USD chiếm 51,5%. Năm 2003 giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu là 3549000USD chiếm 50,7%. Như vậy, Trung Quốc là thị trường trong tương lai có nhiều tiềm năng để khai thác nguồn hàng của công ty. Ngoài ra cũng phải kể đến thị trường Nga là thị trường truyền thống của công ty với các mặt hàng như nhôm, thép xây dựng, máy móc thiết bị. Tuy nhiên trong những năm gần đây tỷ trọng cũng như giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu tại thị trường này lại giảm nhiều là do sản phẩm của Nga có chất lượng tốt nhưng giá cả lại cao hơn so với sản phẩm cùng loại ở các thị trường khác. Năm 2000 giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu tại thị trường này là 579000USD thì năm 2002 chỉ còn là 70000USD. Do nhu cầu tiêu dùng của thị trường vẫn còn cần đế sản phẩm của Nga nên công ty vẫn nhập về. Tuy nhiên để gia tăng lợi nhuận thì việc giảm bớt tỷ trọng xuất nhập khẩu tại thị trường này là điều phù hợp. Thị trường Đức cung cấp các mặt hàng như các thiết bị nguyên liệu, vật liệu điện kim nghạch xuất nhập khẩu tại thị trường này tương đối ổn định, đây là thị trường mà công ty đã đạt ra chiến lược kinh doanh lâu dài trong những năm tới. Bên cạnh đó, Đài Loan và Pháp là những thị trường và công ty mới đặt quan hệ . Tuy giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu tại thị trường này còn chưa cao nhưng trong tương lai công ty sẽ có chiến lược phát triển mạnh hơn nữa quan hệ buôn bán với các nước này. Như vậy sẽ làm phong phú hơn chủng loại các mặt hàng xuất nhập khẩu của công ty. - Hình thức xuất nhập khẩu của Công ty Cơ Điện Trần Phú Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty có hai loại hình thức sau: Xuất nhập khẩu (tự doanh) trực tiếp và xuất nhập khẩu uỷ thác. Biểu số 05 : Kết quả xuất nhập khẩu theo hình thức (2000-2003) Đơn vị :1000USD. Năm Hình thức xuất nhập khẩu 2000 2001 2002 2003 Giá trị 1000 (USD) Tỷ trọng % Giá trị 1000 (USD) Tỷ trọng % Giá trị 1000 (USD) Tỷ trọng % Giá trị 1000 (USD) Tỷ trọng % Xuất nhập khẩu trực tiếp 3190 58 3180 53 3640 52 3845 49,4 Xuất nhập khẩu uỷ thác 2310 42 2820 47 3360 48 3938 50,6 Tổng giá trị KNNK 5500 100 6000 100 7000 100 7783 100 Nguồn : Tổng hợp kết quả xuất nhập khẩu theo hình thức (2000-2003). Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy hình thức xuất nhập khẩu tự doanh luôn chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu của công ty qua các năm gần đây. Tuy nhiên, tỷ trọng này lại có xu hướng giảm đi, tỷ trọng xuất nhập khẩu theo hình thức uỷ thác lại tăng lên. Trong điều kiện nguồn vốn kinh doanh của công ty còn hạn hẹp, hơn nữa thị trường trong nước có nhiều biến động cũng gây nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ, vì vậy công ty phải có kế hoạch hạn chế hơn đối với hình thức xuất nhập khẩu tự doanh cũng là điều tất yếu. Đi sâu vào phân tích cụ thể ta thấy : Năm 2000 xuất nhập khẩu tự doanh chiếm 58% đạt 3190000USD trong tổng kim nghạch xuất nhập khẩu. Năm 2001, đạt 3180000USD chiếm 53% tổng kim nghạch cả năm, so với năm 2000 tỷ trọng xuất nhập khẩu trực tiếp có giảm đi và giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu giảm 10000USD do kim nghạch xuất nhập khẩu năm 2001 cao hơn 2000. Năm 2002, tỷ trọng xuất nhập khẩu trực tiếp lại giảm đi 6% so với năm 2000 nhưng giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu trực tiếp lại tăng lên450.000USD. Sang năm 2003, giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu trực tiếp tăng 205000USD song tỷ trọng lại giảm 2,7% so với năm 2002. Bên cạnh sự giảm sút tỷ trọng kim nghạch xuất nhập khẩu trực tiếp thì tỷ trọng kim nghạch xuất nhập khẩu uỷ thác lại liên tục tăng qua các năm. Năm 2000 tỷ trọng kim nghạch xuất nhập khẩu uỷ thác chỉ chiếm 42%, đạt 2820000USD thì đến năm 2003 đã đạt 3938000USD chiếm tỷ trọng 50,7% trong tổng số kim nghạch xuất nhập khẩu năm 2003. Qua phân tích bảng số liệu trên ta thấy hình thức xuất nhập khẩu tự doanh tuy chiếm tỷ trọng cao hơn hình thức xuất nhập khẩu uỷ thác nhưng lại có xu hướng giảm đi. Đây là hình thức xuất nhập khẩu đem lại nhiều lợi nhuận nhưng lại gặp nhiều rủi ro. Đặc điểm của hình thức này khác xuất nhập khẩu uỷ thác ở chỗ, công ty phải chủ động tiêu thụ hàng hoá xuất nhập khẩu nếu có biến động theo chiều hướng bất lợi ở thị trường trong nước thì công ty sữ gắnh chịu hết những rủi ro đó. Có điều trong nề kinh tế thị trường muốn hưởng nhiều lợi nhuận đồng thời cũng phải chấp nhận rủi ro lớn. Vì vậy, muốn thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu theo hình thức tự doanh đạt kết quả cao hơn nữa, trước hết công ty phải giải quyết được vấn đề nguồn vốn kinh doanh. Trong hoạt động trực tiếp này công ty phải thường xuyên xem xét tìm hiểu để khai thác những nguồn hàng mới, nghiên cứu bạn hàng và thị trường mới, tìm ra biện pháp để tiêu thụ hàng nhanh nhất với chi phí thấp nhất và đem lại hiệu quả cao nhất. Đối với hình thức xuất nhập khẩu uỷ thác của công ty các mặt hàng tập trung chủ yếu là đồng và các loại lõi thép . Việc xuất nhập khẩu uỷ thác đã tạo điều kiện cho công ty mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ với các bạn hàng trong nước, đáp ứng được nhu cầu về xuất nhập khẩu những vật tư hàng hoá của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước nhằm khai thác thêm thế mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu cho công ty. 2.Các giải pháp mà Công ty đã áp dụng để đảm bảo xuất nhập khẩu 2.1- Thông tin về đối tác và thị trường Thông tin có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Có thể nói nhờ có thông tin mới có thể tiến hành hoạt động kinh doanh được. Do vậy trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thông tin càng vô cùng quan trọng bởi đặc điểm riêng của loại hình này. Hiện tượng các doanh nghiệp Việt Nam đơn phương độc mã tham gia vào thị trường nước ngoài thất bại cũng chủ yếu là do thiếu thông tin hoặc thông tin không kịp thời. Trên thương trường, ai không nhận thức và vận dụng không đúng các quy luật của nó thì thất bại là điều tất yếu. Để tiếp cận và hoà nhập với thị trường quốc tế thì công tác thông tin về thị trường, về đối tác phải thực hiện hoàn chỉnh thì mới đảm bảo cho hoạt động kinh doanh thuận lợi, tận dụng được cơ hội, tránh rủi ro. Do mỗi nước có đặc điểm riêng nên phải thu thập những thông tin cần thiết về thị trường. Công tác điều tra nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu cần bao gồm những nội dung chủ yếu sau: +Điều tra nghiên cứu hàng hoá xuất nhập khẩu của thị trường đó. Trên cùng một thị trường hàng hoá ở nước ngoài có tiêu thụ hàng hoá cùng loại của các nước. Trong số hàng hoá cùng lợi này, thường là hàng hoá của một số nước chiếm phần nhiều thị trường, một số hàng hoá chiếm phần ít thị trường. Điều này có quan hệ mật thiết đến chất lượng, quy cách, chủng loại của hàng hoá có thích ứng với thị trường hay không. Công ty cần làm rõ tình hình tiêu thụ của thị trường các hàng hoá có chủng loại khác nhau này, đặc biệt cần nghiên cứu đặc điểm của các loại hàng bán chạy trên thị trường nhằm chủ động tích cực thích ứng với nhu cầu của thị trường. +Điều tra quan hệ cung cầu của thị trường. Quan hệ cung cầu trên thị trường của hàng hoá quốc tế thường thay đổi. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ này như : Chu kỳ sản xuất, chu kỳ tiêu thụ, tập quán tiêu dùng. Cần phải căn cứ vào quy luật biến động cung cầu của thị trường. Đồng thời, tìm hiểu nhu cầu thực tế xuất nhập khẩu của nước mình để có kế hoạch xuất nhập khẩu hợp lý. +Điều tra nghiên cứu giá cả thị trường hàng hoá quốc tế: Xu hướng biến động giá cả của các loại hàng trên thị trường thế giới rất phức tạp. Có lúc tăng, lúc giảm, cá biệt có trường hợp ổn định nhưng nói chung xu hớng đó có tính chất tạm thời. Để có thể dự đoán được biến động của giá cả theo từng loại hàng hoá trên thị trường thế giới phải dựa vào kết qủa nghiên cứu và dự đoán tình hình thị trường từng loại hàng hoá, đồng thời đánh giá chính xác các nhân tố tác động đến xu hướng biến động giá cả. Nói chung, trong công tác nghiên cứu thị trường công ty cần có những cán bộ chuyên sâu, có khả năng phân tích và đưa ra những nhận định chính xác trên cơ sở lập kế hoạch về nhu cầu nhập. Phải dự đoán được xu thế biến động của tỷ giá hối đoá, tỷ lệ lạm phát và tác động của nó đến giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu. Công ty cần chú ý đến những vấn đề sau đây khi nghiên cứu thị trườn._.uýêt thoả đáng các mặt lợi ích giữa nhân viên và công ty,vừa chú ý mức hạ thấp mức chi phí lưu thông hàng hoá. 2. Giải pháp Marketing xuất khẩu 2.1 Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo thị trường Sự cần thiết của biện pháp Một doanh nghiệp hay trong một tổ chức nói chung, các quyết định đưa ra muốn đúng đắn và giải quyết được vấn đề thì phải dựa trên cơ sở các thông tin thu thập được. Các doanh nghiệp muốn chiến thắng trong cạnh tranh đòi hỏi phải có các quyết định kịp thời và chính xác. Chính vì vậy, Công ty Cơ Điện Trần Phú, tuy hiện nay đang có ưu thế trong lĩnh vực cung cấp các trang thiết bị cho các công ty điện lực Việt Nam và các gói thầu lớn trong nước nhưng Công ty Cơ Điện Trần Phú vẫn phải thường xuyên tiến hành nghiên cứu, dự báo thị trường, thu thập nhanh các thông tin về tình hình biến động của thị trường, về đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là nhu cầu sản phẩm, từ đó có các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty, giữ vững và tăng thị phần. Đồng thời, biện pháp này có tầm quan trọng trong việc xác định đúng đắn phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời làm cho quá trình sản xuất có thể thực hiện nhanh chóng, nhịp nhàng. Nếu không nghiên cứu kỹ thị trường thì hiển nhiên Công ty sẽ không có những thông tin có giá trị và cần thiết trong quá trình đàm phán để đi tới ký kết hợp đồng, đặc biệt là những thông tin có tính quyết định có liên quan đến đối tác làm ăn. Nhờ làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, khi đàm phán các điều khoản trong hợp đồng, Công ty mới chủ động và đưa ra những điều khoản có lợi cho đối tác hơn so với đối thủ cạnh tranh, để đối tác tiếp tục làm ăn lâu dài với Công ty. Ngoài ra, khi Công ty có đầy đủ thông tin về thị trường, thông qua những lần tiếp xúc với khách hàng và các thương gia khác, Công ty sẽ có thêm những khách hàng mới, tiến tới một thị trường có nhiều khách hàng, giúp Công ty mở rộng thị trường. Qua nghiên cứu xem xét cho thấy công tác nghiên cứu dự báo thị trường của Công ty đã được tiến hành, song còn rất rời rạc, hiệu quả chưa cao. Với mong muốn góp phần phát triển Công ty, theo em Công ty cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị trường để từ đó có những đối sách hích hợp xác lập chiến lược sản xuất kinh doanh đúng hướng và có hiệu quả. Công ty phải luôn dự báo, dự đoán thị trường cùng với việc trực tiếp tiếp cận với khách hàng để khảo sát, phân tích đánh gía thị trường đúng đắn, nhằm giữ vững tính ổn định, không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty. Nội dung của biện pháp Công ty Cơ Điện Trần Phú, qua một số năm sản lượng sản xuất, thị trường không hoàn thành kế hoạch. Thực tế này đặt ra câu hỏi: + Do dự báo nhu cầu không chính xác hay do mở rộng thị trường chưa hợp lý? + Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm như vậy đã phù hợp về không gian chưa? + Chất lượng sản phẩm, gía cả được đánh giá như thế nào? + Các chính sách bán hàng có điểm nào chưa phù hợp? Từ đó, để công tác nghiên cứu thị trường của Công ty đáp ứng được các vấn đề trong thị trường hiện tại và thị trường trong tương lai mà trước hết là thị trường Công ty muốn chinh phục, Công ty cần chỉ ra được: + Đâu là thị trường triển vọng nhất đối với hàng hoá của Công ty. + Công ty cần có biện pháp như thế nào về mẫu mã, chất lượng, nhãn hiệu, quảng cáo... + Dự kiến mạng lưới tiêu thụ và phương pháp phối sản phẩm + Cần có chiến lược chính sách như thế nào để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Cách thức thực hiện Để có được kết quả tốt thì bộ phận nghiên cứu thị trường của Công ty phải chia làm hai bộ phận: Bộ phận nghiên cứu thị trường trong nước và bộ phận nghiên cứu thị trường nước ngoài. Bộ phận nghiên cứu thị trường nước ngoài trực thuộc Bộ phận thị trường nước ngoài, có nhiệm vụ nghiên cứu tình hình biến động cầu hàng hoá của công ty như thế naà và giá cả hàng hoá ở từng thời điểm ra sao trên thế giới, xác định thị trường tiềm năng của Công ty là những nước nào, đặc điểm nhu cầu mỗi thị trường tiềm năng đó. Từ đó đưa ra các biện pháp tiếp cận và đưa sản phẩm vào thị trường đó. Bộ phận nghiên cứu thị trường trong nước trực thuộc Bộ phận thị trường trong nước: gồm 3 bộ phận nhỏ: quan sát thị trường, xử lý thông tin, quảng cáo. + Bộ phận quan sát thị trường: phải thương xuyên thu thập thông tin về diễn biến sự phát triển và thay đổi của thị trường đối với hàng hoá của công ty, đồng thời phải chỉ ra được nguyên nhân của sự thay đổi đó. + Bộ phận xử lý thông tin: Nhận dữ liệu từ bộ phận quan sát thị trường, xử lý, phân tích các dữ liệu đó, phải giải thích được cơ cấu thị trường tại mỗi thời điểm, xác định khả năng, hiệu quả cũng như ý nghĩa của cơ cấu thị trường, sự thay đổi của thị trường đối với công tác tiêu thụ sản phẩm và khả năng cạnh tranh của Công ty. + Bộ phận quảng cáo: Phụ trách vấn đề quảng bá nhãn hiệu cuả Công ty gồm các nhiệm vụ cụ thể: thiết kế các phim quảng cáo, các bài viết về Công ty; lập kế hoạch các chương trình quảng cáo, chuẩn bị tham gia các hội chợ triển lãm, chuẩn bị các buổi hội nghị khách hàng, thiết kế các ấn phẩm về Công ty. Tổ trưởng chịu trách nhiệm tổng hợp và giám sát chung: tiếp nhận thông tin từ bộ phận phân tích, đưa ra những quyết định về các vấn đề Công ty quan tâm đối với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời tổ trưởng có nhiệm vụ giám sát hoạt động của cả ba bộ phận, xúc tiến hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty được tiến hành liên tục và có hiệu quả. Nghiên cứu thị trường phải đi sâu vào 3 lĩnh vực chính + Nhu cầu về sử dụng sản phẩm của các công ty bạn đối với sản phẩm của công ty như thế nào trong thời điểm hiện tại và xu hướng trong tương lai. + Cạnh tranh hàng hoá: Có những khách hàng nào đang sử dụng hàng hoá của công ty trong thời điểm hiện tại; doanh nghiệp nào là đối thủ cạnh tranh chủ yếu, biện pháp cạnh tranh của họ là gì, phản ứng của họ về những biện pháp cạnh tranh của Công ty. Từ đó đưa ra được các biện pháp hữu hiệu cho sản phẩm hàng hoá của Công ty. + Guồng máy phân phối có hiệu quả và phù hợp không, khúc mắc ở điểm nào, nguyên nhân tại sao và các biện pháp cải tiến guồng máy phân phối hữu hiệu trong tương lai. Theo đó Công ty sẽ có thông tin thị trường về sản phẩm của mình cũng như sự thích ứng của nó trên thị trường. ý kiến của khách hàng ra sao, khách hàng có yêu cầu gì về giá cả, dịch vụ và cách thức. Các kết quả thu được qua nghiên cứu thị trường cần được nhanh chóng đưa về các bộ phận chức năng có liên quan để đề ra được những quyết định đúng đắn: + Quyết định về phát triển mặt hàng hoặc giảm bớt mặt hàng + Quyết định về các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm đi kèm với việc phát triển mặt hàng để phù hợp với đòi hỏi của thị trường. + Quyết định các hình thức phân phối, mở rộng mạng lưới trực tiếp mạng lưới đại lý hoặc lưu thông theo lượng nhu cầu để tránh tồn đọng hàng hoá đảm bảo cho hàng hoá lưu thông phù hợp. + Quyết định về mở rộng thị trường trong và ngoài nước, tìm kiếm bạn hàng mới. Điều kiện thực hiện + Công ty phải cử cán bộ thị trường nghiên cứu các vùng địa lý tìm hiểu khách hàng để xác định nhu cầu về sản phẩm,số lượng bao nhiêu, quy cách, chủng loại và cơ cấu như thế nào, chất lượng ra sao, khả năng thanh toán và xu hướng của nhu cầu... + Cán bộ nghiên cứu thị trường phải tìm hiểu trên thị trường để biết được các sản phẩm cùng loại của Công ty được sản xuất ở những nơi nào, năng lực sản xuất của họ ra sao, chất lượng và giá cả của họ... từ đó đưa thông tin về Công ty để xử lý. + Công tác nghiên cứu thị trường phải kết hợp với các chính sách quảng cáo, khuyếch trương. Hiệu quả của biện pháp Nếu thực hiện được biện pháp này Công ty sẽ tạo được đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn hoá và tu được hiệu quả cao trong từng công việc dẫn đến sự phối hợp chặt chẽ giữa các khâu từ đó sẽ nâng cao hiệu quả của công tác tiêu thụ sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty, cụ thể: + Công ty có thể biết thị trường nào có triển vọng nhất đối với sản phẩm của Công ty ( kể cả không gian, thời gian, đối tượng...) để tập trung và đưa sản phẩm cung cấp cho thị trường đó. + Xu hướng phát triển mạng lưới đại lý ra sao cho phù hợp về không gian. + Nắm được tình hình giá cả bình quân trên thị trường để kịp thời có biện pháp điều chỉnh giá cả của Công ty khi cần thiết. + Xác định được yêu cầu của thị trường về chất lượng sản phẩm, phương thức bán hàng... để cải tiến cho phù hợp. 2.2 Hoàn thiện chính sách sản phẩm Sự cần thiết của biện pháp Chỉ khi xây dựng được chính sách sản phẩm, Công ty mới có phương hướng, thiết kế sản xuất hàng loạt. Nếu chính sách sản phẩm không đảm bảo được khả năng tiêu thụ chắc chắn thì những hoạt động nói trên sẽ rất mạo hiểm. Một lần nữa, tầm quan trọng của sản phẩm và chất lượng sản phẩm được khẳng định trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Thị trường sản phẩm ngành điện hiện na có không ít đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Vì vậy, để hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm thì Công ty Cơ Điện Trần Phú phải có một chính sách sản phẩm hợp lý, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đưa ra thị trường những loại sản phẩm mới có chất lượng cao và được người tiêu dùng và bạn hàng ưa chuộng. Sử dụng chính sách sản phẩm hợp lý như phát triển chủng loại sản phẩm, sản xuất một mhóm sản phẩm hướng tới các phân đoạn thị trường khác nhau nhằm mở rộng kinh doanh, đồng thời để ngăn cản sự ra nhập của đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, do đặc điểm sản phẩm của Công ty có tính chất sử dụng lâu dài nên việc hoàn thiện chính sách sản phẩm là hết sức cần thiết. Nội dung của biện pháp + Duy trì và khẳng định chính sách sản phẩm một chất lượng, không có sản phẩm loại 2. + Công ty nên thiết kế sản phẩm nhằm cung cấp sản phẩm hai đoạn thị trường mục tiêu Thứ nhất, thị trường là các mối quan hệ với các bạn hàng truyền thống. ở đoạn thị trường này, Công ty nghiên cứu, thiết kế các sản phẩm có kiểu dáng phù hợp hơn do là bạn hàng lâu năm cho nên công ty hoàn toàn có thể làm được điều này, đồng thời đảm bảo độ chính xác và tin cậy của sản phẩm bằng cách sử dụng những bộ phụ kiện chất lượng cao. ở đoạn thị trường này, Công ty nên định giá ở mức độ cao hơn hẳn so với các sản phẩm khác và so với đối thủ cạnh tranh. Thứ hai, đoạn thị trường Công ty chưa chiếm được ưu thế thì Công ty vẫn phải thường xuyên tiếp thị quảng cáo các sản phẩm của mình và công ty phải làm cho giá cả sản phẩm giảm xuống tối thiểu mà công ty vẫn có lãi,bằng cách giảm chi phí ở các khâu vận chuyển là chính và tạo ra hiệu quả cao nhất trong việc thuê kho và mở các đại lý bán hàng. + Công ty thực hiện chién lược thâm nhập thị trường. Thị trường miền Nam là một thị trường hiện tại của Công ty nhưng sản lượng tiêu thụ còn thấp. Việc mở rộng thị trường miền Nam để tăng thị phần chung của Công ty, thì Công ty đang tham gia vào một chiến lược thâm nhập thị trường. Cách thức thực hiện + Tổ chức tốt công tác kiểm tra phân loại sản phẩm. + Phân tích thông tin từ phòng kinh doanh về nhu cầu sản phẩm,nên chú trọng vào các gói thầu có giá trị kinh tế cao. + Tiếp tục thiết kế ra các sản phẩm mới đáp ứng kịp thời sự thay đổi nhu cầu về sản phẩm của thị trường. + Để thâm nhập thị trường miền Nam, Công ty cần đẩy mạnh công tác quảng cáo để hỗ trợ và đào tạo ra một sự khác biệt sản phẩm về giá trị cảm nhận. Mục đích của quảng cáo là phải tác động vào sự lựa chọn nhãn hiệu hàng hoá của khách hàng và tạo được uy tín cho loại hàng hoá của Công ty. Kết hợp quảng cáo và sự khác biệt hoá sản phẩm là các đợt khuyến mại làm tăng sức hấp dẫn cho khách hàng. Ngoài ra, Công ty cần xác định danh mục sản phẩm, tính toán để điều chỉnh cơ cấu sản phẩm hợp lý dựa trên cơ sở mặt hàng trọng điểm cần đầu tư để thu lơị nhuận cao còn các sản phẩm tiêu thụ chậm không được thị trường chấp nhận thì ngừng sản xuất. Điều kiện thực hiện + Chỉ đa dạng hoá sản phẩm trong điều kiện kỹ thuật cho phép và phải đảm bảo sự hợp lý giữa quy mô sản xuất và lợi nhuận. Đa dạng hoá là cần thiết để mở rộng thị trường, tăng thị phần của Công ty, song nếu xác định sai mục sản phẩm đa dạng hoá thì có thể mang lại những thiệt hại đáng kể do nguồn lực bị phân tán. + Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng kỹ thuật và các bộ phận khác trong Công ty để đưa ra được sản phẩm mơí đáp ứng nhu cầu về sản phẩm. + Để thâm nhập thị trường miền Nam, Công ty cần huy động nguồn vốn lớn phục vụ cho công tác quảng cáo. Hiệu quả của biện pháp + Duy trì uy tín Công ty do chất lượng sản phẩm được đảm bảo, sản phẩm không có chất lượng loại 2, giữ vững khẩu hiệu sản phẩm "Chất lượng sản phẩm là mạng sống của Công ty". + Năm 2003 là năm đầu tiên Công ty sản xuất sản phẩm ngay tại miền Nam nên làm tốt công tác thâm nhập thị trường miền Nam gíup Công ty hoàn thành kế hoạch doanh thu được giao. Các năm thiếp theo, năm 2004, Công ty có thể tăng doanh thu lên 170 tỷ 3. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công nhân viên Sự cần thiết của biện pháp Quá trình cạnh tranh và hội nhập đòi hỏi nền kinh tế nói chung,các doanh nghiệp nói riêng phải có đội ngũ các nhà kinh doanh đủ sức nắm bắt cơ hội để thực hiện và phát triển kinh doanh dài hạn.Theo thực tiễn nghiên cứu của các ngành liên quan cho thấy,đội ngũ cán bộ và nhân viên kinh doanh ở các doanh nghiệp nhà nước còn bộc lộ nhiều khiếm diện do kết quả một thời kỳ dài hoạt động trong cơ chế bao cấp.Nếu xét theo mô hình 10 tiêu chuẩn của nhà doanh nghiệp Châu á thế kỷ 20 (do ADB nêu ra) thì sự khiếm diện còn lớn hơn nữa.theo logic lập luận thì sự tụt hậu của nước ta so với các nước trong khu vực thể hiện trên cả hai phương diện:công nghệ và trình độ quản lý,trong đó yếu tố quản lý phải được đặt lên đúng tầm của nó vì công nghệ hiện đại đôi khi còn làm thiệt hại lớn hơn nếu đi kèm với nó là sự quản lý tồi.Vì vậy,để có được đội ngũ cán bộ và nhân viên kinh doanh thương mại đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường mở cửa,cần tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao trình độ quản lý của cán bộ công nhân viên của công ty. Yếu tố con người có tính chất quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Con người được xem là yếu tố trung tâm trong quá trình sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của Công ty phụ thuộc vào yếu tố con người. Để có đội ngũ CBCNV có trình độ cao, có năng lực trong công việc thì không còn con đường nào khác đó là phải đào tạo và phải đào tạo lại. Trong Công ty Cơ Điện Trần Phú hiện nay, tuy CBCNV đã được đào tạo trước khi làm việc chính thức ở Công ty nhưng do tốc đọ phát triển không ngừng của tiến bộ KHKT và thị trường luôn biến động nên việc đào tạo và đào tạo lại cần được tiến hành thường xuyên hơn Nội dung biện pháp Vấn đề đào tạo cán bộ cần đưa ra các tiêu chuẩn cho mỗi loại cán bộ, kể cả cán bộ quản lý điều hành doanh nghiệp. Trên cơ sở tiêu chuẩn này mà phân loại cán bộ hiện có cũng như tiếp nhận, tuyển chọn cán bộ mới, đảm bảo cơ cấu của mỗi loại cán bộ cũng như từng cấp quản lý điều hành doanh nghiệp sao cho hợp lý, khoa học. Đối với từng loại cán bộ có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ. Đối với từng loại cán bộ mà xây dựng các kế hoạch đào tạo khác nhau như đào tạo ngắn hạn, dài hạn cập nhật, kiến thức toạ đàm. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên tại doanh nghiệp: cần quan tâm thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân viên. Gắn liền quyền lợi của công nhân viên với lợi ích của Công ty . Cách thức thực hiện - Đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý: Hàng năm cần có kế hoạch chi phí cho việc bồi dượng nâng cao nghiệp vụ kinh doanh, kinh nghiệm quản lý hiện đại cho các cán bộ quản lý. Đây là cách đầu tư lâu dài , tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty. Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ tạo ra sự năng động trong kinh doanh, thích nghi với sự biến động của thị trường tránh rủi ro trong kinh doanh và nắm được kinh doanh có lợi, đồng thời tiếp thu các công nghệ sản xuất hiện đại do nước ngoài cung cấp, phân tích đánh giá tổng hợp tình hình đưa ra các thông tin quan trọng giúp cho việc xây dựng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả. -Đào tạo mới cán bộ KHKT với các loại hình kỹ sư công nghệ và kỹ sư thực hành có khả năng làm và sử dụng thành thạo các thiết bị công nghệ mới. -Tiến hành sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên kinh doanh ở công ty.Cần phát hiện người có năng lực,bố trí họ vào những công việc phù hợp với ngành nghề,trình độ và năng lực sở trường.Bổ sung những cán bộ,nhân viên kinh doanh đủ tiêu chuẩn,có triển vọng phát triển,đồng thời thay thế những cán bộ không đủ năng lực,không đủ tiêu chuẩn,vi phạm luật pháp và đạo đức.Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất,chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ hiện có mà chưa cần đến việc đào tạo,bồi dưỡng. -Công ty cần chú trọng đào tạo,bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên môn có tay nghề,có năng lực kinh doanh,đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phù hợp với tiến trình và yêu cầu hội nhập thương mại Hà Nội với thương mại khu vực và thương mại thế giới. -Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác xuất nhập khẩu để có trình độ chuyên môn,ngoại ngữ,sử dụng thành thạo vi tính,am hiểu thị trường thế giới và luật lệ buôn bán quốc tế - Đối với đội ngũ công nhân viên: thường xuyên tổ chức đào tạo lại cho công nhân viên, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân viên. Hàng năm, Công ty tổ chức các cuộc thi tay nghề để động viên khuyến khích công nhân sản xuất, phát huy sáng kiến. Mặt khác cần quản lý chặt chẽ chất lượng, số lượng, phổ biến các chỉ tiêu về định mức sản suất với từng công nhân, giác ngộ công nhân về quyền lợi của họ gắn liền với lợi ích của Công ty. Có biện pháp khen thưởng thích đáng đối với công nhân có tay nghề cao và vượt định mức, có chế độ trách nhiệm rõ ràng đối với sản phẩm hỏng, đồng thời cùng với công nhân tìm ra nguyên nhân sản phẩm hỏng, giúp họ sửa chữa. Có như vậy mới cho phép khích lệ sự say mê của công nhân với công việc, tăng năng suất lao động, giảm hao phí lao động cũng như định mức NVL trong một đơn vị sản phẩm, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty. Về đào tạo không chỉ dừng lại ở việc nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn của lực lượng lao động trong Công ty cần tuyên truyền, giáo dục ý thức tư tưởng văn hoá cho cán bộ công nhân viên, tạo dựng bầu không khí đoàn kết, nhất trí trong nội bộ Công ty vì mục tiêu chiến lược chung. Điều kiện thực hiện - Có chương trình đào tạo khoa học, cập nhật thông tin về kiến thức quản lý, trình độ KHKT trên Thế giới. - Có kế hoạch đào tạo phù hợp với nguồn vốn và quỹ thời gian của Công ty để không ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh của Công ty. - Công ty phải dành một khoản đầu tư lớn cho giáo dục và bồi dưỡng con người. Hiệu quả của biện pháp - Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý có kiến thức quản lý hiện đại, có khả năng nắm bắt cơ hội, có đủ năng lực hoạch định chiến lược, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, tổ chức thực hiện các kế hoạch đó, kiểm tra giám sát các hoạt động của công ty. - Công nhân sử dụng tinh thông máy móc thiết bị, hiểu biết các yếu tố cấu thành sản phẩm, nguyên nhân gây ra phế phẩm, từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục từ kiến thứ được học và kinh nghiệm thực tế. - Nhờ vào việc xây dựng Công ty thành một khối thống nhất, xây dựng nếp sống văn minh, tạo một nền văn hoá riêng biệt cho Công ty sẽ tạo tiền đề cho Công ty phát triển một cách bền vững, lâu dài, đồng thời cũng tạo ra một lợi thế cạnh tranh vô cùng quý báu giúp Công ty chiến thắng trong cạnh tranh. 4. Giải pháp giảm chi phí xuất khẩu Sự cần thiết của biện pháp Biện pháp giảm chi phí sản xuất nói chung và giảm chi phí xuất khẩu nói riêng là một biện pháp hữu hiệu trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Bởi vì giảm được chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí bán hàng… thì giá thành sản phẩm của doanh nghiệp sẽ giảm đi, lúc đó thì doanh nghiệp sẽ có lợi thế hơn trong việc bán hàng và số lượng bán ra của doanh nghiệp sẽ tăng lên, dẫn đến lợi nhuận tăng. Trong công thức tính lợi nhuận LN = Tổng DT – Tổng CF Ta thấy nếu như tổng chi phí giảm thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên xét về mặt lượng tuyệt đối hay mặt số lượng. Xét về mặt chất lượng thì đó là sự tăng lên của hiệu quả kinh doanh, đời sống lao động, cán bộ công nhân viên chức tăng lên. Nội dung của biện pháp Về vấn đề giảm chi phí, thì ban lãnh đạo của doanh nghiệp và tất cả các bộ phận công nhân viên của doanh nghiệp đều phải quán triệt nâng cao tinh thần trách nhiệm trong lao động sản xuất. Doanh nghiệp phải có kế hoạch sản xuất thật cụ thể cho từng giai đoạn, cho từng đơn hàng, không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng làm việc. Tránh hiện tượng sản xuất tràn lan, chất lượng sản phẩm thấp, tỷ lệ sản phẩm sai hỏng cao. Sẽ dẫn đến việc tăng chi phí lưu kho bãi và ứ đọng sản phẩm, sản phẩm không bán được hoặc bán không hết. Doanh nghiệp muốn giảm tổng chi phí, thì cần thiết doanh nghiệp phải nghiên cứu ra được cách thức giảm chi phí bộ phận cấu thành gía cả của sản phẩm như: Chi phí quản lý, chi phí sản xuất, chi phí nguyên vật liệu, chi phí bán hàng... có như vậy thì giá cả sản phẩm của Công ty mới giảm, mới có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác ở cả thị trường trong và ngoài nước. Nâng cao tay nghề của lao động, cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng và hiệu quả trong việc giải pháp hàng tồn kho, tránh những chi phí không đáng có. Cách thức thực hiện biện pháp + Nâng cấp và đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại. Sản xuất được với công suất cao và chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế. + Cùng với sự đầu tư dây chuyền công nghệ là đào tạo nâng cao trình độ của người lao động, cán bộ công nhân viên cho phù hợp với dây chuyền công nghệ đó. Để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao và tỷ lệ sai hỏng thấp. + Khuyến khích người lao động làm việc hăng say và quan trọng là sáng tạo trong sản xuất. Hoan nghênh những ý tưởng sáng tạo mới cải tiến cách thức sản xuất, cách thức lao động sản xuất. +Nghiên cứu phương pháp giảm chi phí bán hàng, chi phí lưu thông... + Đào tạo cán bộ phụ trách việc xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp, nâng cao trình độ của họ trong việc xuất khẩu. Nhằm giảm những chi phí liên quan đến xuất khẩu, chào hàng, thuê vận tải... + Tinh giảm bộ máy quản lý, để giảm bớt chi phí quản lý doanh nghiệp và những chi phí liên quan đến vấn đề quản lý như chi phí tiếp khách, chi phí khấu hao máy móc văn phòng... Điều kiện thực hiện + Việc đầu tư và nâng cấp mới dây chuyền công nghệ và đào tạo đội ngũ lao động phải được tiến hành một cách đồng bộ và song song tiến hành. + Tùy bước cải tiến cách thức làm việc có khoa học và hiệu quả trong lao động sản xuất với tinh thần trách nhiệm cao. Làm cho người lao động thấy lợi ích của Công ty cũng là lợi ích của mình, tức là gắn bó lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể. + Phân công lao động thật cụ thể cho từng người, cho từng bộ phận. Tránh trường hợp chồng chéo công việc và dư thừa lao động. Hiệu quả của biện pháp Có được như vậy thì cách thức lao động sản xuất của Công ty sẽ diễn ra hết sức khoa học, khẩn trương và tiết kiệm. Nguồn lao động có tay nghề kinh nghiệm cũng như là nguồn nguyên vật liệu được sử dụng một cách có hiệu quả và tiết kiệm. Sản phẩm sản xuất ra sẽ đạt chất lượng cao, chi phí thấp và giá thành sản phẩm thấp. Lợi thế cạnh tranh của Công ty sẽ tăng lên nhanh chóng. Đi liền đó là hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng sẽ được cải thiện và nâng cao Một số kiến nghị của công ty Để Công ty có thể duy trì và phát triển với nhịp độ tăng trưởng cao khi đã xác định đúng hướng đầu tư,sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường và công ty có thể dần dần thay thế hàng nhập khẩu,thực hiện tốt nghị quyết TW và thành phố về chủ trương công nghiệp hoá,hiện đại hoá nền công nghiệp thủ đô. Công ty Cơ Điện Trần Phú có một kiến nghị với TW và các cơ quan chức năng của nhà nước và thành phố như sau: 1.Cần có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư(hoặc có chính sách đầu tư với lãi suất thấp) khoảng từ 3,5-4%/1 năm đối với đầu tư sản xuất công nghiệp vì vốn đầu tư lớn lại cần phẩi khấu hao nhanh để đến khi hoà nhập thuế quan vào năm 2003 và năm 2006 về cơ bản đã khấu hao hết về thiết bị,có như vậy mới có cùng mặt bằng.Ta chỉ tận dụng lợi thế của Việt Nam về lao động và dịch vụ. 2.Trong khoảng thời gian còn lại khi chưa hoà nhập thuế quan Công ty đề nghị với nhà nước có chính sách thuế nhập khẩu các sản phẩm trong nước đã sản xuất đủ số lượng và chất lượng đẻ bảo hộ sản xuất trong nước,hạn chế nhập khẩu,tăng mạnh sức tiêu thụ các sản phẩm ở trong nước,để cho công ty có điều kiện hoàn vốn nhanh. 3. Đề nghị với nhà nước và thành phố cấp đủ số vốn lưu động cần thiết theo luật doanh nghiệp,giảm bớt khó khăn và giải quyết một nghịch lý là càng đầu tư nhiều,càng tăng trưởng cao thì lại càng khó khăn về vốn lưu động làm cho hiệu quả đầu tư kém.Nếu có thể được Công ty xin đề xuất một hướng giải quyết như sau:Trong thời hạn vay vốn để đầu tư(thường 6-8 năm)thì phần lợi nhuận đầu tư mang lại hàng năm cho phép để lại cho doanh nghiệp bổ xung vào vốn lưu động,như vậy cũng giảm một phần khó khăn. 4. Đề nghị TW và Thành phố,các ngành liên quan sớm phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất dây và cáp điện với diện tích 6-7 ha đã được thành phố chấp thuận tại xã Hội xá-Gia lâm Hà Nội.Với vị trí này rất thuận tiện cho công ty trong việc giao thông vận chuyển hàng hoá(nhất là hàng hoá cần xe tải lớn,xe conterner đi lại)thuận tiện giao thông đi lại các tỉnh phía Bắc,cảng Hải Phòng và các tỉnh phía Nam khi cầu Thanh Trì được làm xong.Đây là một nhà máy sản xuất dây và cáp điện tiên tiến và hiện đại so với trong nước và trong khu vực để sản xuất các loại cáp trung,cao thế đến 69 KV thay thế hàng trong nước chưa sản xuất còn phải nhập ngoại. Kết luận Ngày nay các quan hệ kinh tế quốc tế luôn có xu hướng mở rộng do đó hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước sẽ có thêm nhiều cơ hội phát triển lên một tầm cao mới. Tuy nhiên cùng với xu thế hội nhập là sự cạnh tranh gay gắt buộc các nhà xuất nhập khẩu phải vươn lên, đổi mới, am hiểu thị trường quốc tế và phải biết đánh giá các lợi thế của mình để tìm ra giải pháp hiệu quả nhất khi vươn ra thị trường thế giới. Những kết quả đạt được trong hoạt động xuất nhập khẩu của công ty Cơ Điện Trần Phú trong thời gian qua đã thể hiện được sự phấn đấu nỗ lực của Công ty trong cơ chế thị trường. Để đạt được điều đó, bên cạnh những thuận lợi mà công ty đã có là những khó khăn đã phần nào làm trở ngại đến hoạt động kinh doanh của công ty. Với sự đổi mới và những định hướng trong chiến lược kinh doanh trong thưòi gian tới của ban lãng đạo công ty, hy vọng là kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của công ty sẽ đạt được khả quan hơn. Đề tài được xây đựng không chỉ đề cập đến những lý thuyết cơ bản của nghiệp vụ xuất nhập khẩu mà còn quan tâm đến việc đẩy mạnh hoạt động này thông qua các biện pháp sát với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cơ Điện Trần Phú, đồng thời giúp cho các công ty xuất xuất nhập khẩu ở Việt Nam có cơ sở để đưa ra những biện pháp phù hợp cho hoạt động xuất xuất nhập khẩu ở công ty mình. Do thời gian và những kiến thức thực tế cũng như năng lực của em có hạn, đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng những người quan tâm đến vấn đề xuất nhập khẩu để đề tài được hoàn thiện hơn. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình TMQT, PGS.TS. Nguyễn Duy Bột, NXB Thống kê -1997. 2. Giáo trình Marketing TMQT 3. Giáo trình QTKDTMQT, PGS.PTS Trần Chí Thành, NXB Giáo dục 1996. 4.Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Thương mại nhà nước trên địa bàn Hà Nội.Thực trạng và giải pháp,TS Phan Tố Uyên,NXB Thống kê 5.Giáo trình Xuất nhập khẩu,KTQD Mục lục lời nói đầu 1 Chương i: giới thiệu công ty cơ điện trần phú 3 I: Quá trình hình thành và phát triển công ty Cơ Điện Trần Phú 3 1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 3 2 Cơ cấu tổ chức của công ty 4 2.1 Cơ cấu sản xuất của công ty 4 2.2 Cơ cấu bộ máy cua công ty 5 3.Những thành tựu chủ yếu công ty đã đạt được trong lĩnh vực xuất nhập khẩu 8 3.1 Các kết quả xuât nhập khẩu chủ yếu của công ty 8 3.2 kết quả ở các mặt hoạt động khác 9 4.Những đặc điểm kinh tế-kỹ thuật chủ yéu ảnh hưởng đến hoạt động xuât nhập khẩu của công ty 13 4.1 Thuế xuất nhập khẩu 13 4.2- Hạn nghạch xuất nhập khẩu (Quota) 14 4.3- Giấy phép xuất nhập khẩu 15 4.4- Nghiên cứu giá cả trên thị trường quốc tế 16 4.5 Thị trường xuất nhập khẩu 17 4.6 Các mặt hàng xuất nhập khẩu 19 Chương ii: thực trạng hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty cơ điện trần phú 21 1.Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty 21 1.1.Hiệu quả kinh doanh XNK tổng hợp 23 1.2. Đặc điểm tình hình các mặt hàng xuất nhập khẩu của công ty trong những năm qua 27 2.Các giải pháp mà công ty đã áp dụng để đảm bảo xuất nhập khẩu 34 2.1- Thông tin về đối tác và thị trường 34 2.2- Lựa chọn thị trường và đối tác 36 2.3- Đổi mới cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu 37 2.4- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay 38 2.5- Nâng cao trình độ làm việc của đội ngũ cán bộ. Đổi mới tổ chức cán bộ 39 3.Những thuận lợi và khó khăn của công ty cơ điện Trần Phú 41 3.1 Thuận lợi 41 3.2 Những khó khăn và hạn chế của của công ty 42 chương III : giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của công ty cơ điện trần phú 46 i. Phương hướng và mục tiêu phát triển 45 II- Những giải pháp nhằm nâng cao xuất xuất nhập khẩu hàng hoá của công ty cơ điện Trần Phú 48 1. Giải pháp đổi mới công nghệ kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh trong hoạt động xuất nhập khẩu 48 1.1 Sự cần thiết của biện pháp 48 1.2. Nội dung của biện pháp 48 2. Giải pháp Marketing xuất khẩu 53 2.1 Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo thị trường 53 2.2 Hoàn thiện chính sách sản phẩm 58 3. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công nhân viên 60 4. Giải pháp giảm chi phí xuất khẩu 63 Một số kiến nghị của công ty 65 Kết luận 67 Tài liệu tham khảo …..68 Nhận xét của đơn vị thực tập ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4410.doc
Tài liệu liên quan