Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng NHLD Lào - Việt chi nhánh Hà Nội

Tài liệu Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng NHLD Lào - Việt chi nhánh Hà Nội: ... Ebook Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng NHLD Lào - Việt chi nhánh Hà Nội

doc89 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng NHLD Lào - Việt chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Qua thực tiễn hơn 9 năm hoạt động và đổi mới, ngân hàng Lao - Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần vào việc xây dựng và phát triển kinh tế và góp phần không nhỏ vào việc củng cố phát huy mỗi quan hệ hữu nghị đặc biệt hợp tác tòan diệncủa đất nước Lào và Việt Nam. Hoạt động của ngành ngân hàng Lào và Việt Nam đã góp phần tích cực vào việc huy động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho sản xuất phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư từ hai nước Lào và Việt Nam đặc biệt là công tác chuyển đổi LAK/ VND để phục vụ trong việc thanh toán giữa các doanh nghiệp hai nước góp phần thực hiện chính sách về tài chính tiền tệ. Vấn đề thiếu vốn đã được đáp ứng phần nào thông qua hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng nhưng một phần vốn không nhỏ được cho vay ra đã được các doanh nghiệp sử dụng không có hiệu quả. Điều này dẫn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng liên doanh Lào – Việt có vấn đề. Hiện nay ngân hàng liên doanh Lào – Việt đang phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng:, nợ khó đòi ngày càng tăng, tỉ lệ nợ xấu tại là 5,23 triệu USD chiếm 14,3% trên cao hơn chỉ tiêu kế hoạch được giao là nhỏ hơn hay bằng 7% tổng dư nợ . Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Để dự án đầu tư đi vào hoạt động thì công tác thẩm định dự án đầu tư của cán bộ tín dụng Ngân hàng có vai trò quan trọng. Thẩm định dự án sẽ giúp cho những đơn vị lập dự án đầu tư thấy được những mặt thuận lợi và khó khăn trong hoạt động đầu tư, đồng thời giúp cho Ngân hàng xác định phương án đó có tính khả thi hay không để có phương hướng cho vay hợp lý từ đó có biện pháp quản lý, dự báo rủi ro và có biện pháp phòng chống, ngăn ngừa rủi ro hiệu quả. Vấn đề trên án đàu tư đã và đang trở thành nội dung hết sức quan trọng nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Do tính cần thiết của công tác thẩm định dự án đầu tư đối với hoạt động kinh doanh Ngân hàng nên em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng liên doanh Lào - Việt chi nhánh Hà Nội” Đề tài nguyên cứu được chia làm 2 chương như sau: Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng liên doanh Lào - Việt chi nhánh Hà Nội. Chương II: Các biện pháp và một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng liên doanh Lào - Việt chi nhánh Hà Nội. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do trình độ có hạn, thời gian thực tập tại Chi nhánh không nhiều, hơn nữa em còn gặp khó khăn về mặt ngôn ngữ nên chuyên đề thực tập này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo, cán bộ nhân viên tại Chi nhánh và các bạn để chuyên đề thực tập được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong bộ môn, đặc biệt là Cô giáo hướng dẫn Ths. Nguyễn Thu Hà , các cô chú, anh chị tại Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt và các bạn sinh viên Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập này. Hà nội, ngày 08 tháng 4 năm 2008 Sinh viên thực hiện SISOMPHU SINGDALA CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO - VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI. 1. Khái quát về Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt ,chi nhánh Hà Nội. 1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của ngân hàng liên doanh lào việt nam, chi nhánh Hà Nội: 1.1.1. Lịch sử hình thành của ngân hàng liên doanh lào việt nam ,chi nhánh Hà Nội: Ngày 22/6/1999, tại Viêng Chăn thủ đô của nước CHDCND Lào, Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động, là Liên doanh giữa hai ngân hàng: Ngân hàng Ngoại thương Lào và NHĐT&PT Việt Nam. Trải qua quá trình hoạt động kinh doanh, được sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ban ngành hữu quan hai nước, sự giúp đỡ mọi mặt của hai Ngân hàng đối tác cùng với sự nỗ lực vươn lên của Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt, Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt đã từng bước trưởng thành và phát triển về số và chất lượng của qui mô hoạt động dịch vụ, thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, đặc biệt là công tác chuyển đổi LAK/VND để phục vụ trong thanh toán giữa các Doanh nghiệp hai nước, góp phần thực hiện chính sách về tài chính tiền tệ, phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần vào việc phát triển quan hệ hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước. Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt đã thành lập thêm các chi nhánh trở thành một hệ thống Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt: Ngày 27/03/2000 thành lập Chi nhánh Hà Nội, ngày 22/06/2001 thành lập Chi nhánh Chăm Pa Sak, ngày 23/04/2003 thành lập chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Việc mở rộng mạng lưới chi nhánh đã tạo điều kiện cho hệ thống Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt tiếp cận và phục vụ khách hàng trên địa bàn Chi nhánh và các địa bàn lân cận, là cầu nối trong thanh toán giữa hai nước, thông qua công tác chuyển đổi LAK/VND đã góp phần vào sự phát triển quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước Lào - Việt. Chi nhánh Hà Nội là Chi nhánh đầu tiên của hệ thống được thành lập, hoạt động theo phương châm thuận tiện, nhanh chóng, an toàn tuân thủ pháp luật, trong 5 năm qua Chi nhánh Hà Nội đã nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ, phân đấu thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã đề ra, là một đơn vị vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, góp phần vào sự trưởng thành và phát triển chung của hệ thống Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt. 1.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức 1.1.2.1. Mô hình tổ chức Chi nhánh Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt Hà Nội Văn phòng Phòng Tín dụng PhòngKế toán – Tài chính PhòngKiểm soát nội bộ Ban Giám Đốc PhòngNguồn vốn và KDĐN Hình 1: tổ chức Chi nhánh Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt Hà Nội 1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy tổ chức a) Văn phòng Văn phòng thực hiện hai nhiệm vụ: Tổ chức cán bộ và hành chính văn phòng. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau: Công tác tổ chức cán bộ: - Tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc hình thành mô hình tổ chức bộ máy, thành lập, sáp nhập, tách hoặc giải thể các phòng ban, hay các đơn vị trực thuộc của LVB.HN phù hợp với quy mô phát triển kinh doanh trong từng giai đoạn. - Tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc tuyển dụng cán bộ, quản lý cán bộ, sắp xếp, đề bạt, miễn nhiệm, điều động, nâng lương, cử cán bộ đi học, khem thưởng, kỷ luật. Thực hiện chính sách hưu trí, thăm hỏi cán bộ của Chi nhánh theo sự phân công và ủy quyền về công tác tổ chức và quản lý cán bộ của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt Hà Nội. - Nghiên cứu thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của ngành và địa phương về công tác tổ chức cán bộ, đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ cho cán bộ của Chi nhánh. - Tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch lao động tiền lương, tiền thưởng và công tác thi đua trong toàn Chi nhánh. - Tổ chức quản ký, theo dõi lao động ( nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ vieejc riêng, đi học…), kiểm tra giờ giấc lao động và thực hiện nội quy của cơ quan. - Thực hiện công tác thống kê về tổ chức cán bộ theo đúng quy định và hướng dẫn của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt. Công tác hành chính văn phòng: - Tiếp nhận, gửi và tổ chức lưu trữ, bảo quản tất cả các công văn, tài liệu, văn bản của Chi nhánh. -Quản lý sử dụng con dấu an toàn đúng quy định. - Cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường cho cán bộ trong Chi nhánh (theo ủy quyền của Giám đốc). - Tham mưu cho Giám đốc trong việc mua sắm trang thiết bị, phương tiện dụng cụ làm việc, bảo quản tốt tài sản trong cơ quan. - Tổ chức quản lý, bảo quản an toàn tài sản của cơ quan, tài sản thuê. Tiến hành kiểm kê tài sản theo quy định. - Đảm nhiệm công tác hậu cần, phối hợp các án phẩm, báo chí, văn phòng phẩm phục vụ công tác hoạt động linh doanh, nghiên cứu học tập đến Ban lãnh đạo, các phòng ban, phục vụ tiếp tân, tiếp khách của Chi nhánh, công tác ngoại giao của Chi nhánh. - Tổ chức bảo vệ tuyệt đối an toàn cơ quan, an toàn phương tiện vận chuyển của khách hàng, đảm bảo vệ sinh khu vực cơ quan sạch đẹp…. - Tổ chức thực hiện các công tác khác theo sự phân công của Ban lãnh đạo. b) Phòng Tín dụng: Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Tín dụng bao gồm: - Thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng; tiếp thị tất cả các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh; duy trì và nâng cao chất lượng nền khách hàng; - Tiếp nhận và xử lý tất cả các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ tín dụng tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, quy chế, quy định, quy trình nội bộ Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, phòng ngừa rủi ro. - Thực hiện các quy định của pháp luật, các quy định nội bộ về bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh; tổ chức thực hiện định giá tài sản làm cơ sở trình Giám đốc ký hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh của bên thứ ba với khách hàng theo đúng quy định; quản lý và hạch toán tài sản cầm cố thế chấp của khách hàng vay vốn, bảo lãnh...; - Nghiên cứu, nắm bắt tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn, tìm kiếm khai thác những dự án khả thi để mở rộng tín dụng. Xây dựng kế hoạch mở rộng khách hàng và thực hiện chính sách khách hàng một cách linh hoạt và có hiệu quả; - Thực hiện lưu trữ hồ sơ tín dụng theo quy định b) Phòng Nguồn vốn và kinh doanh đối ngoại: Chức năng của phòng Nguồn vốn và KDĐN - Tham mưu cho Giám đốc trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh hàng quý, hàng năm của Chi nhánh, đồng thời đề xuất với Giám đốc các biện pháp trong chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh nhằm hoàn thành các chương trình, mục tiêu kinh doanh đề ra. - Trực tiếp tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về kế hoạch, nguồn vốn, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của Chi nhánh. Nhiệm vụ của phòng Nguồn vốn và KDĐN - Nhiệm vụ về kế hoạch tổng hợp: + Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh; + Xây dựng chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh daonh, chính sách lĩa suất, chính sách huy động vốn, chính sách khách hàng, chính sách và kế hoạch phát triển dịch vụ, tiếp thị khách hàng;... + Lập, thực hiện, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạc kinh daonh ( 5 năm, 3 năm và hàng năm), xây dựng chương trình công tác (năm, quý, tháng) để thực hiện kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh; lập các bán cáo kết quả hoạt động kinh doanh (tháng, quý, năm) của Chi nhánh; + Quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, trên cơ sở đó xây dựng giá cả sản phẩm, dịch vụ. Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề liên quan đến an toàn hoạt động kinh doanh của Chi nhánh; + Đầu mối tổng hợp, phân tích, báo cáo, đề xuất về các thông tin phản hồi cầu khách hàng; + Nghiên cứu và là đầu mối phối hợp với các phòng trong việc phát triển các sản phẩm mới. - Nhiệm vụ về nguồn vốn: + Tổ chức quản lý hoạt động vốn, cân đối vốn và các quan hệ vốn của Chi nhánh; thực hiện dự trữ bắt buộc theo quy định; + Nghiên cứu, chọn lựa, ứng dụng các sản phẩm mới về huy động vốn; +Tham mưu trực tiếp cho Giám đốc trong công tác huy động vốn. - Nhiệm vụ về kinh doanh ngoại tệ + Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ theo đúng quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, đảm bảo đáp ứng ngoại tệ để phục vụ nhu cầu khách hàng, kinh doanh có lãi và hạn chế rủi ro; + Xác định tỷ giá giao dịch hàng ngày trình Giám đốc ký duyệt làm cơ sở thực hiện. - Nhiệm vụ về thanh toán quốc tế Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật đáp ứng yêu cầu là cầu nối thanh toán giữa hai nước Việt – Lào và nhu cầu thanh toán quốc tế của khách hàng, thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, tăng nguồn thu cho Chi nhánh. - Thực hiện báo cáo thống kê và các báo cáo khác liên quan đến nghiệp vụ của Phòng nghiệp vụ kinh doanh theo quy định. - Thực hiện nhiệm vụ khác được Giám đốc giao. c) Phòng Kiểm soát nội bộ Chức năng của Tổ kiểm soát nội bộ - Thực hiện công tác giám sát hoạt động, kiểm tra trực tiếo toàn bộ hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng liên doanh Lào - Việt tại Hà Nội tuân thủ đúng pháp luật và các quy định nội bộ của Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt. - Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh trong chỉ đạo, điều hành đảm bảo hoạt động của Chi nhánh an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật. Nhiệm vụ của Tổ kiểm soát nội bộ -Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác kiểm tra nội bộ trình Giám đốc phê duyệt để làm cơ sở triển khai thực hiện. - Thực hiện giám sát hoạt động và kiểm tra trực tiếp theo chương trình, kế hoạch được duyệt tuân thủ đúng pháp luật và các quy định nội bộ của Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt: + Giám sát hoạt động: là việc thu thập, sàng lọc, phân tổ, phân tích, tổng hợp... thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng hoạt động, phát hiện sai phạm, rủi ro tiềm ẩn nhằm kịp thời cảnh báo, kiến nghị biện pháp ngăn ngừa và phục vụ cho việc hoạch định yêu cầu, kế hoạch kiểm tra trực tiếp; + Kiểm tra trực tiếp: là việc lựa chọn một hoặc kết hợp một số phương pháp (kiểm tra cân đối, đối chiếu, kiểm tra, điều tra, thực nghiệm, chọn mẫu, phân tích...) để thu thập, xác minh, đánh giá các bằng chứng liên quan đến nọi dung kiểm tra, làm cơ sở cho việc đánh giá, kết luận, kiến nghị về việc tuân thủ pháp luật và quy định nội bộ của Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt. - Lập báo cáo trình Giám đốc kết quả giám sát, kiểm tra và đề xuất, kiến nghị biện pháp ngăn ngừa rủi ro, khắc phục những sai xót, vi phạm đã được phát hiện qua giám sát hoạt động và kiển tra trực tiếp. - Tiếp nhận, xem xét và trình Giám đốc giải quýêt các đơn thư khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền của Giám đốc theo quy định của pháp luật. - Làm đầu mối phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm toán hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật. - Lập báo cáo về công tác kiểm tra nội bộ của Chi nhánh theo quy định và theo yêu cầu của Ngân hàng liên doanh Lào - Việt. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. d) Phòng Kế toán tài chính Chức năng của phòng Kế toán tài chính - Trực tiếp tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán, thực hiện các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, thực hiện các nghiệp vụ về kho quỹ và công tác điện toán của Chi nhánh. - Tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, đồng thời đề xuất các giải pháp trong chỉ đạo điều hành cho Ban lãnh đạo về công tác tài chính, kế toán, dịch vụ Ngân hàng bán lẻ, nghiệp vị kho quỹ, công tác điện toán nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản của Chi nhánh, đảm bảo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ổn định, phát triển và đúng pháp luật. Nhiệm vụ của Phòng Kế toán- điện toán: - Nhiệm vụ về công tác tài chính- kế toán: + Thực hiện nhiệm vụ của kế toán chi tiết: thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thong tin chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian cho tất cả các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngoại trừ tín dụng và thanh toán quốc tế theo chế độ và chuẩn mực kế toán, đảm bảo phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, kịp thời, chính xác nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính của Chi nhánh. + Thực hiện nhiệm vụ của kế toán tổng hợp: thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thong tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của Chi nhánh theo chế độ và chuẩn mực kế toán nhằm phản ánh trung thực tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh để phục vụ yêu cầu quản trị của Ban lãnh đạo cũng như của các cơ quan quản lý. Đảm bảo cân đối tài khoản kế toán toàn Chi nhánh được cập nhật hàng ngày, tháng, quý, năm phục vụ cho công tác chỉ đạo Giám đốc. + Thực hiện công tác quyết toán năm tài chính kịp thời, chính xác theo đúng thời gian quy định + Xây dựng và đề xuất Giám đốc Chi nhánh ban hành hệ thống tài khoản kế toán theo quy định. + Thực hiện, kiểm tra, kiểm sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán nợ theo chế độ quy định của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt Hà Nội và theo quy định của pháp luật; Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản. + Phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán. +Phân tích thông tín, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính Chi nhánh. + Thực hiện chế độ báo cáo kế toán, tài chính, thông kê theo quy định + Thực hiện bảo quản và lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định - Nhiệm vụ về dịch vụ ngân hàng bán lẻ: + Thực hiện mở và quản lý các tài khoản tiền gửi của các khách hàng đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi đáp ứng theo yêu cầu khách hàng và tuân thủ theo quy định. +Quản lý và sử dụng ấn chỉ quan trọng theo quy định và đảm bảo an toàn toàn tuyệt đố. Tham mưu và đề xuất với Ban lãnh đạo về kế hoạch in ấn chỉ quan trọng. + Thực hiện chuyển tiền trong nước kịp thời, chính xác đảm bảo an toàn tài sản của khách hàng và của Chi nhánh. Thực hiện thu phí chuyển tiền đầy đủ và chính xác. + Thực hiện thu đổi ngoại tệ và các dịch vụ khác theo quy định. - Nhiệm vụ về Nghiệp vụ kho quỹ: + Thực hiện chế độ giao nhận, bảo quản tiền mặt, tài dản quý và giấy tờ có giá theo quy định nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản khách hàng và của Chi nhánh. +Phối hợp với Văn phòng làm tốt công tác vận chuyển tiền mặt được an toàn. + Tham mưu, đề xuất với Ban lãnh đạo kiểm soát và điều hành mức tồn quỹ hợp lý về số lượng, cơ cấu tiền mặt để việc sử dụng vốn tiền mặt an toán, hiệu quả và đáp ứng khả năng chi trả của khách hàng. + Thực hiện báo cáo, điện báo đầy đủ, kịp thời theo quy định. - Nhiệm vụ về công tác điện toán: + Tham mưu, đề xuất với Ban lãnh đạo về xây dựng chương trình phát triển phần mềm tin học hiện đại đáp ứng cao yêu cầu hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. + Quản trị hệ thống thông tin dự liệu để phục vụ yêu cầu quản lý hoạt động chuyên môn. Đảm bảo kết nối mạng nội bộ và mạng diện rộng được ổn đinh, thông suốt nhằm thực hiện tốt các dịch vụ ngân hàng. + Nghiên cứu, khai thác chương trình phần mềm nhằm phục vụ các yêu cầu quản trị của Ban lãnh đạo. + Lưu trữ bảo mật thông tin; đảm bảo bí mật tuyệt đối chương trình và dữ liệu thông tin của Chi nhánh. + Bảo trì, sửa chữa các thiết bị tin học, mạng máy tính. Khắc phục các sự cố trong khả năng cho phép. Liên hệ các cơ quan, công ty tin học khác hỗ trợ khi cần thiế 1.2 Tình hình hoạt động của LVB , chi nhánh Hà Nội trong những năm qua. 1.2.1. Những hoạt động chính Sự ra đời của Chi nhánh Hà Nội đã đánh dấu một bước phát triển rất quan trọng của hệ thống Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt nói riêng và quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa hai nước Việt – Lào nói chung. Trong 7 năm qua, Chi nhánh đã không ngừng nỗ lực phấn đầu, vượt qua khó khăn thử thách, tận dụng thời cơ, phát huy thuận lợi để từng bước ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh. Chi nhánh ra đời và hoạt động trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt: nơi có rất nhiều tổ chức tín dụng với những lợi thế về quy mô, uy tín và các quan hệ truyền thống, cạnh trang giữa các tổ chức tín dụng diễn ra gay gắt, việc phân chia thị trường, thị phần tương đối ổn định. Trong khi mức vốn điều lệ của Chi nhánh cũng như toàn hệ thống quá nhỏ, do đó việc tạo lập uy tín, thu hút khách hàng, xâm nhập để chiếm lĩnh thị trường, thị phần là hết sức khó khăn. Là một Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài nên hoạt động kinh doanh bị nhiều hạn chế: như không được phép huy động tiết kiện ngoại tệ, không được phép mở Phòng giao dịch, Bàn tiết kiệm.... đó là trở ngại rất lớn trong quá trình phát triển của Chi nhánh. Trước những khó khăn thử thách trên, Chi nhánh đã tranh thủ sự quan têm của Đảng, Nhà nước, Chính Phủ, các Bộ ngành có liên quân. Đặc biệt với sự quan tâm chu đáo về mọi mặt của Ngân hàng mẹ là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, sự chỉ đạo sát sao của Hội sở chínhm trên cơ sở những lợi thế riêng có của Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt cùng với những nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ, nhân viên, Chi nhánh đã từng bước ổn định và phát triển, kinh doanh ngày càng hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong suốt 7 năm qua, Chi nhánh luôn ý thức được vai trò, nhiệm vụ chủ yếu của mình là làm thế nào góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước Việt Nam – Lào. Chi nhánh đã chủ động tìm kiếm và thiết lập quan hệ làm ăn kinh tế lâu dài với nhiều Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh với nước bạn Lào. Chi nhánh đã kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho các Doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, thi công và kinh daonh với nước bạn Lào, trong đó đặc biệt là các đơn vị thành viên của Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam, Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 8, Tổng Công ty Xây dựng miền Trung tham gia thi công các công trình như: Đạp chữ nước Thuỷ Lợi Nậm Tiên, Thuỷ lợi Đôngphôsỷ; Thuỷ lợi Thaphanongphong, Nhà bảo tàng Chủ tịch Kaysỏn PHOMVIHAN, Trường Đại học Quốc gia Lào, Bệnh viện Quốc gia Lào, Nhà Văn hoá Lào - Nhật, Đường 18B...Với vai trò làm cầu nối thanh toán quan trọng giữa hai nước Việt Nam – Lào, Chi nhánh đã thiết lập đường dây thanh toán trực tiếp với Hội Sở Chính thuận lợi, nhanh chóng, chính xác với nhiều hình thức thanh toán đã dạng như: mở tài khoản điều hành từ xa, nhờ đó khách hàng ở Việt Nam thực hiện điều hành tài khoản của mình đã mở ở Lào và ngược lại khách hàng ỏ Lào thực hiện điều hàng tài khoản đã mở ở Việt Nam; chuyển tiền nhanh; thư tín dụng... Thông qua Hội Sở Chính, kênh thanh toán của Chi nhánh có thể đi đến tất cả các Ngân hàng tại Lào, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như: chuyển tiền thanh toán hợp đồng kinh tế, chuyển tiền viện trợ của Chính phủ, của tổ chức, chuyển tiền cho người thân học tập, du lịch... bằng nhiều loại tiền tệ như LAK, VND, USD, THB; trong đó Chi nhánh đặc biệt chú trọng việc thanh toán bằng VND và LAK. Chi nhánh không những phục vụ khách hàng của mình mà còn là một Ngân hàng trung gian thanh toán hộ sang Lào cho các Ngân hàng bạn như: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, các Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Kho bạc Nhà nước. Doanh số thanh toán hai chiều qua Chi nhánh đạt gần 500 tỷ LAK, đã góp phần thay thế cho việc đổi hàng trực tiếp trước đây và trở thành một cầu nối thanh toán quan trọng giữa hai nước. Mặt khác, nghiệp vụ chuyển đổi VND/LAK cũng được Chi nhánh xác định là một nhiệm vụ xuyên suốt, Chi nhánh đã nỗ lực làm tốt công tác này đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng và phong phú của khách hàng như: cá nhân đổi VND lấy LAK để sang Lào công tác, du lịch; hay đổi LAk cho cán bộ học sinh, khách du lịch Lào tại Việt Nam, cá nhân và doanh nghiệp thanh toán tiền hàng, tiền mua nguyên vật liệu... bằng LAK, hay muốn chuyển LAK sang VND Chi nhánh đều phục vụ kịp thời. Đặc biệt, Chi nhánh đã chủ động cân đối, tạo nguồn lên kế hoạch đáp ứng đủ nhu cầu LAK thanh toán cho đường 18B với nguồn vốn vay doanh số chuyển đổi hai chiều VND – LAK đạt gần 250 tỷ LAK và sẵn sàng đáp ứng trong tương lại cho các dự án Thuỷ điện BOT, Sekaman 3, Mekong... Như vậy, Chi nhánh đã phối hợp với Hội Sở Chính làm tốt công tác cầu nối thanh toán chuyển đổi VND sang LAK tạo thuận lợi cho cá nhân, doanh nghiệp hai nước góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước Việt Nam – Lào. Qua đó, đồng Việt Nam đã có mặt tại Lào đang từng bước thâm nhập thị trường Lào và dần thay thế các ngoại tệ mạnh trong quan hệ thanh toán với nước bạn Lào. Ngược lại đồng Kíp Lào đã có mặt tại Việt Nam phụ vụ tốt cho cá nhân và doanh nghiệp Lào tại Việt Nam Bên cạnh nhiệm vụ trọng tâm là phục vụ các doanh nghiệp làm ăn kinh doanh với nước bạn Lào, Chi nhánh thực hiện đầy đủ các chức năng của một Ngân hàng thương mại tại Việt Nam, phục vụ cho các đối tượng khách hàng với các hình thức và dịch vụ đa dạng. Với phương châm hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, với khả năng và thực lực của mình, Chi nhánh tập trung chi vay các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ, có tài sản đảm bảo, tập trung và quan tâm đến chất lượng tín dụng. Cho đến nay, Chi nhánh đã thực hiện phân loại tín dụng khách hàng. Thông qua việc phân loại khách hàng, phân loại nợ, cân đối cơ cấu tín dụng để có chính sách tín dụng, chính sách khách hàng chính sách lãi suất cho phù hợp, đảm bảo an toàn trong kinh doanh, linh hoạt trong cạnh tranh, kiểm soát được nợ xấu. Với khả năng huy động vốn từ dân cư hạn chế, ngoài việc tận dụng tối đa sự giúp đỡ và sử dụng hiệu quả hạn mức vay vốn từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh đã tích cực và chủ động tìm kiếm nguồn vốn trên thị trưiừng liên ngân hàng nhằm tranh thủ nguồn vốn nhàn rỗi của các Ngân hàng bạn. Việc điều tiết, sử dụng luân chuyển nguồn vốn có hiệu quả đã giải quyết được những khó khăn về nguồn vốn để tạo nền vốn cho hoạt động kinh doanh. Về các công tác khác của Chi nhánh: công tác kế toán, tài chính, kiểm soát, kho quĩ... đã làm rất tốt vai trò, nhiệm vụ của mình kiểm soát được rủi ro, góp phần đảm bảo an toàn tài sản của Chi nhánh điều hành hiệu quả hoạt động kinh doanh, chấp hành tốt các qui định về chê độ báo cáo kế toán, báo cáo thống kê. Công tác đào tạo nguồn nhân sự cũng rất được Chi nhánh chú trọng, nên mặc dù tổ chức cán bộ có nhiều xáo trộn nhưng các hoạt động của Chi nhánh vẫn được đảm bảo. Chi nhánh chủ động đào tạo nâng cao trình độ cán bộ với nhiều hình thức như: phối hợp với Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đào tạo cán bộ, tổ chức học tập nghiệp vụ hàng tuần tại chi nhánh, cử cán bộ tham gia các khoá học ngắn hạn theo từng chuyên để phù hợp; sắp xếp công việc theo khả năng nhăm phát huy tối đa năng lực của từng cán bộ, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu điều động. Chi nhánh quán triệt đến từng cán bộ về thái độ phục vụ tận dình, chu đáo, nỗ lực cải tiến, hoàn chỉnh nghiệp vụ, mỗi cán bộ vừa tự giác nghiên cứu nâng cao trình độ, vừa tích luỹ thêm kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cán bộ của Chi nhánh trên dưới một lòng vì mục tiêu chung. Trong 5 năm qua, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã thực sự phát huy được năng lực quản lý hiệu quả: luôn chú trọng công tác quản trị điều hành, xây dựng phần mềm ứng dụng phục vụ đắc lực, xây dựng và hoàn thiện quy chế hoạt động của Giám đốc đảm bảo công tác quản trị điều hành bài bản, khoa học. Tôn trọng chê độ làm việc chỉ đạo đồng bộ, thống nhất từ cấp trên xuống cấp dưới để hoàn thành các nghiệp vụ được giao từng cấp. Lấy kế hoạch kinh doanh làm cơ sở để điều hành hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, duy trì thường xuyên các cuộc họp giao ban để triển khai nhiệm vị, đánh giá chất lượng công tác, trao đổi góp ý kiến về chuyên môn giúp nâng cao hiệu quả công tác. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng đã làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, quan tâm đến đời sống cán bộ nhân viên. Việc thành lập tổ chức Công đoàn cơ sở và Chi đoàn Thanh niên để đảm bảo quyền lợi sinh hoạt tinh thần cho người lao động đã cuốn hút đông đảo cán bộ của chi nhánh, đặc biệt là các cán bộ Lào sang công tác tại Chi nhánh tham gia vào các hoạt động phong trào như giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể thao... giúp tăng thêm tình đoàn kế, gắn bó giữa cán bộ Chi nhánh. 1.2.2. Những kết quả đạt được Công tác huy động vốn Công tác huy động vốn với một Ngân hàng thì có vai trò vô cùng quan trọng. Vì huy động vốn là khởi điểm của hoạt động tín dụng, là cơ sở vững chắc, là khởi nguồn cho mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và thuận lợi cho việc đầu tư tín dụng. ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn quyết định quy mô hoạt động, sự phát triển của chi nhánh. Nhận thức được vấn đề này, Ngân hàng liên doanh Lào - Việt chí nhánh Hà Nội nỗ lực khai thác triệt để thế mạnh của địa bàn mình hoạt động khiến nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên. Thực tế của công tác huy động vốn của chi nhánh từ năm 2005 đến 2007 như sau: Bảng 1: Tình hình vốn huy động tại NHLD Lào - Việt chi nhánh Hà Nội Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng nguồn vốn huy động 354,860 100 491,557 100 734,400 100 1. tiền gửi thanh toán của tổ chức tín dựng 7,86 31 38,89 7,91 372,800 50,76 2. tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dựng 284 80,03 207,98 42,31 3. tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế cá nhân - - 40,08 8,15 160,000 21,79 4. tiền gửi tài khỏan dân cư 16 4,51 52,68 10,72 201,600 27,45 5. Vay BIDV 64 184,62 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2004, 2005, 2006, 2007 của LVB, Hà Nội) Nhìn vào bảng 1 có thể thấy tình hình hoạt động về huy động vốn của Ngân hàng liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội diễn ra theo phương hướng tích cực. Ngoài vốn vay hạn mức Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh đã tự huy động vốn cho mình. Trong 3 năm liên tiếp 2004, 2005, 2006, tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh liên tục tăng. Năm 2005 tổng nguồn vốn huy động đạt 335 tỷ đồng quy đổi (223 triệu USD), tăng 117 % so với đầu năm và chiếm 73% trên tổng vốn của Chi nhánh. Vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng là tổ chức, cá nhân đạt hơn 47 tỷ đồng (3 triệu USD), tăng 29% so với đầu năm và chiếm 13,4% vốn huy động tại chỗ. Số dư tiền gửi tiết kiệm dân cư đến 31/12/2005 đạt hơn gần 16 tỷ đồng quy đổi, bằng 105% so với đầu năm, trong đó tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam đạt 11,5 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ năm trước. Đến thời điểm 31/12/2006, tổng nguồn vốn huy động đạt 30,5 triệu USD quy đổi, tăng 37% so với đầu năm và chiếm 87% trên tổng nguồn vốn của Chi nhánh. Trong đó, vốn huy động từ khách hàng là tổ chức kinh tế, cá nhân bằng 135% so với kế hoạch giao, đạt gần 6,1 triệu USD quy đổi, tăng 106% so với đầu năm và chiếm 20% tổng vốn huy động. Số dư tiền gửi tiết kiệm dân cư đến 31/12/2006 đạt hơn 3,3 triệu USD quy đổi, gấp 3,25 lần so với đầu năm. Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức tín dụng khác chiếm tỷ trọng lớn nhất, tính đến 31/12/2006 đạt 23,15 triệu USD quy đổi, chiếm 76% trên tổng vốn huy động. Đến thời điểm 31/12/2007, tổng nguồn vốn của chi nhánh đạt 45,9 triệu USD quy đổi, bằng 131% so với đầu năm và đạt 115% so với kế hoạch được giao. Đối với công tác huy động vốn, phát huy những kết quả đạt được trong năm 2006, công tác huy động vón tại chi nhánh trong năm 2007 tiếp tục đạt được những thành công đáng ghi nhận, đến 31/12/2007 đạt gần 41,6 triệu USD quy đổi, tăng 36% so với đầu năm. Tổng nguồn vốn huy động tại chỗ đến 31/12/2007 tại Chi nhánh đã đạt 16,5 triệu USD quy đổi, chiếm 40% trong tổng nguồn vốn huy động, gấp 2,7 lần so với đầu năm và đạt 165% kế hoạch, số dư tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế và cá nhân đạt 3,9 triệu USD đư._.ợc quy đổi, tăng 37% so với đầu năm và chiếm 23,4% nguồn vốn huy động tại chỗ. Số dư tiền gửi tiết kiệm dân cư đạt gần 12,6 triệu USD quy đổi, gấp 3,9 lần so với đầu năm (số tuyệt đối tăng 149 tỷ đồng); trong đó số dư tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đạt 5,8 triệu USD quy đổi, chiếm 46% tổng tiền gửi tiết kiệm. Nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn từ dân cư trong môi trường cạnh tranh quyết liệt giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn, Chi nhánh đã tiến hành xây dựng và thực hiện đồng bộ nhiều chương trình như: áp dụng mức lãi suất cạnh tranh, mở rộng các hình thức huy động, áp dụng chương trình khuyến mãi có hiệu quả, giao chỉ tiêu huy động tới từng cán bộ, nhân viên, tăng cường công tác marketing, quảng cáo trên các phương tiện báo thông tin đại chúng... Đặc biệt, do làm tốt công tác thông tin, tiếp thị khách hàng nên mặc dù di chuyển trụ sở làm việc đến địa điểm mới song lượng tiền gửi tiết kiệm tại Chi nhánh vẫn đạt mức tăng trưởng cao, đến 31/12/2007 tăng hơn 84 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2007 (thời điểm thông báo di chuyển trụ sở). Công tác sử dung vốn Trong bất kỳ một loại hình kinh tế nào thực hiện việc sản xuất kinh doanh, phải có đầu vào và đầu ra. Ngân hàng cũng có các hoạt động đầu ra riêng của mình: cho vay vốn với đối tượng kinh doanh. Hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng đem lại phần lớn nguồn lợi nhuận trong tổng lợi nhuận thu được. Hoạt động tín dụng cho đến thời điểm hiện nay vẫn là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng. Với chi nhánh Hà Nội trên cơ sở nguồn vốn huy động đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về vốn cho các tổ chức kinh tế tín dụng, các dự án đầu tư trọng diểm, ngành nghề then chốt mũi nhọn, kỹ thuật cao như: xây dựng, công nghệ, dịch vụ khác...Thực tế của tình hình sử dụng vốn của chi nhánh từ năm 2004 đến 2006 như sau: Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn tại NHLD Lào - Việt chi nhánh Hà Nội (Đơnvị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) So với năm 2004 Số tiền Tỷ lệ (%) So với năm2005 Số tiền (+) (-) Tỷ lệ (%) (+)(-) Số tiền (+) (-) Tỷ lệ (%) (+)(-) I. Tổng dư nợ 371,906 100 401,476 100 + 29,570 + 8 439,374 100 + 37,898 + 9.4 1. Phân theo TPKT. + DNNN + DN NQD + Tư nhân, cá thể 228,380 118,948 24,578 61,4 32 6,6 168,620 200,738 32,118 42 50 8 - 59,760 + 81,790 + 7,540 - 26 + 69 + 30 201,131 207,863 30,380 45.8 47.3 6.9 + 32,511 + 7,125 - 1,738 + 19 + 4 - 0.1 2.Phân theo thời gian. + Ngắn hạn + Trung - Dài hạn 238,102 133,804 64 36 283,029 118,447 70 30 + 42,931 - 13,361 + 18 - 10 300,315 139,059 68 32 + 17,286 + 20,612 + 6 + 17 3. Phân theo Tiền tệ. + VND + Ngoại tệ (quyđổi) 321,857 50,049 86,5 13,5 345,263 56,213 85 15 + 23,406 + 6,164 + 7 + 12 387,210 52,164 88 12 + 41,947 - 4,049 + 12 - 7 II. Nợ quá hạn 7,602 2 8,431 2.1 + 829 + 11 9,886 2.25 + 1,455 +17 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2004 - 2006 của LVB, Hà Nội) Qua bảng (2) ta thấy dự tăng trưởng về tình hình dư nợ chung của 3 năm cụ thể như sau: Năm 2004 tổng dư nợ đạt 371,906 triệu đồng, năm 2005 tổng dư nợ đạt được 401,462 triệu đồng tăng 7% so với năm 2004 và năm 2006 tổng dư nợ đạt 457,777 triệu đồng tăng 14% so với năm 2005. Tổng doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn so với tổng dư nợ. Năm 2004 chiếm 64%, năm 2005 chiếm 70,54%, năm 2005 chiếm 67%. Đây là nguồn thu chính của chi nhánh nhưng nguồn thu này ổn định và không cao so với doanh số cho vay trung - dài hạn, năm 2004 doanh số trung - dài hạn đạt 133,804 triệu động, chiếm 36% trên tổng dư nợ, năm 2005 doanh số trung - dài hạn dạt 118,294 triệu đồng, giảm 15,1% so với năm 2004, đến năm 2006 đạt 148,635 triêu đồng, tăng 25,65% so với năm 2005. Chính vì vậy, chi nhánh cần phải nỗ lực và chủ động tìm kiếm, khuyến khích những khách hàng có những khoản vay trung- dài hạn để nhằm nâng cao tỷ trọng doanh số cho vay trung - dài hạn ngày càng tăng lên. Do có những thay đổi về chính sách và sự cạnh tranh khốc liệt nên tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, tình trạng nợ quá hạn tăng. Năm 2004 đạt 7,602 triệu đồng và năm 2005 tăng 10,23%, năm 2006 nợ quá hạn là 10,333 triệu đồng tăng 23,1% so với 2005, nhưng tình trạng nợ quá hạn tăng không phải do sự phát triển thêm khoản mới mà do vẫn là một món nợ cũ, nhưng chính sách của chi nhánh không chuyển một lần mà chuyển sang nợ quá hạn làm nhiều lần, nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng. Để ngăn chặn tình hình nợ quá hạn tăng lên, chi nhánh đang hoàn thiện các quy chế và tiến hành lập quỹ xử lý rủi ro, đồng thời các cán bộ của chi nhánh cũng giành thời gian học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ, thẩm định dự án để tránh và hạn chế tình trạng nợ qúa hạn. Thông qua việc áp dụng mức lãi suất cạnh tranh, biểu phí hợp lý, cải tiến chất lượng phục vụ , mở rộng các hình thức huy động , giao chỉ tiêu huy động tới từng cán bộ, nhân viên, tăng cường công tác marketing, quảng cáo trên các phương tiện báo, đài phát thanh..., Chi nhánh đã tự huy động được một lượng vốn phục vụ hoạt động kinh doanh, đáp ứng một phần nhu cầu vay vốn cho khách hàng. Tổng nguồn vốn Chi nhánh huy động đều tăng qua các năm và có tốc độ tăng nhanh: năm 2005 đạt 22,3 triệu USD; năm 2006 đạt 30,5 triệu USD (tăng 36,7%). Đến thời điểm 31/12/2007, tổng nguồn vốn của Chi nhánh đạt 45,9 triệu USD, bằng 131% so với đầu năm và đạt 115% so với kế hoạch được giao. Năm 2007, Chi nhánh đã huy động vốn đạt 41,6 triệu USD, tăng 36% so với đầu năm. Tổng nguồn vốn huy động tại chỗ đến 31/12/2007 tại Chi nhánh đã đạt 16,5 triệu USD quy đổi, chiếm 40% trong tổng nguồn vốn huy động, gấp 2,7 lần so với đầu năm và đạt 165% kế hoạch được giao. Trong đó, số dư tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế và cá nhân đạt 3,9 triệu USD quy đổi, tăng 37% so với đầu năm và chiếm 23,4% nguồn vốn huy động tại chỗ. Số dư tiền gửi tiết kiện dân cư đạt gần 12,6 triệu USD, gấp 3,9 lần so với đầu năm (số tuyệt đối tăng 149 tỷ đồng); trong đó số dư tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đạt 5,8 triệu USD, chiếm 46,7% tổng tiền gửi tiết kiệm. Tổng dư nợ đến thời điểm 31/12/2007 đạt 36,6 triệu USD quy đổi, tăng 28,8% so với đầu năm và bằng 105% kế hoạch giao. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 24,8 triệu USD quy đổi, tăng 29,2% so với đầu năm và chiếm 67,7% tổng dư nợ; cho vay trung dài hạn đạt 11,8 triệu USD quy đổi, tăng 28,1% so với đầu năm. Về cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế, tính đến 30/09/2007 dư nợ của các doanh nghiệp có vốn Nhà nước đạt 15,7 triệu USD quy đổi, chiếm 43,2% tổng dư nợ (trong đó, dư nợ vay của các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá là 4,7 triệu USD quy đổi). Dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt gần 13,5 triệu USD quy đổi, chiếm 36,9% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay tư nhân, cá thể đạt 7,3 triệu USD quy đổi, chiếm 19,9% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, chí nhánh luôn giành sự quan tâm đặc biệt đối với những doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước bạn Lào. Dư nợ của các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại Lào đạt gần 1,93 triệu USD quy đổi, chiếm gần 5,3 tổng dư nợ. Doanh số cho vay năm 2007 của chi nhánh đạt 41,7 triệu USD quy đổi, bằng 138% doanh số cho vay cả năm 2006; doanh số thu nợ đạt gần 33,7 triệu USD quy đổi bằng 117% doanh số thu nợ cả năm 2006. Ngày 25/04/2007 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, theo hướng kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng. Điều này đã tác động lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong năm 2007, thể hiện ở một số mặt sau: thứ nhất, tỷ lệ nợ xấu tăng cao do số dư nợ khối doanh nghiệp xây lắp gặp khó khăn trong thanh toán phải gia hạn nợ nhiều lần vẫn chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng dư nợ của Chi nhánh. Đến 31/12/2007 tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh (từ nhóm 3 đến nhóm 5) là 5,23 triệu USD quy đổi, chiếm 14,3 trên tổng dư nợ, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch được giao là nhỏ hơn hoặc bằng 7%. Thứ hai, sức ép trích dự phòng rủi ro cụ thể rất lớn do phần lớn các khoản nợ xấu tại chi nhánh của các doanh nghiệp Nhà nước thường không có tài sản đảm bảo hoặc giá trị tài sản đảm bảo chiếm tỷ lệ thấp. Ngay sau khi nhận được Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, bên cạnh việc báo cáo Hội sở chính về những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định mới, Chính phủ đã huy động nhiều biện pháp quyết liệt nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu cũng như giảm số dự phòng rủi ro phải trích, gồm: tích cực thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, lãi treo; yêu cầu khách hàng vay vốn, đặc biệt là những khách hàng có nợ xấu bổ sung tài sản đảm bảo tiền vay. Kết quả như sau: + Về thu nợ ngoại bảng: đã thu được nợ gốc 42 ngàn USD của Công ty Cổ phần Vinafor Hà Nội, 1,6 tỷ đồng của Công ty XDCTGT 586, đưa tổng số thu nợ gốc ngoại bảng trong năm 2007 đạt 142 ngàn USD quy đổi, chiếm 34$ tổng số dư nợ đã chuyển ngoại bảng. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đã xử lý triệt để khoản lãi treo ngoại bảng của công ty 586, số tiền lãi thu được là 806 triệu đồng. + Về thu hồi nợ xấu: Trong năm 2007 Chi nhánh đã thu được hơn 18 tỷ đồng nợ xấu (tương đương 1,12 triệu USD quy đổi); trong đó, tổng số nợ quá hạn đã thu được đạt gần 6,6 tỷ đồng, chiếm 36,5% trên tổng số nợ xấu thu được. + Về xử lý giảm dư nợ nhóm 2 (trên cơ sở kết quả phân loại tại kết luận của Thanh tra NHNN): chi nhánh đã xử lý giảm dư nợ nhóm 2 của 04 khách hàng với tổng số tiền là 32,6 tỷ đồng (tương đương 2,04 triệu USD quy đổi), chiếm 71% tổng số dư nợ nhóm 2. + Về thu lãi ngoại bảng đối với các khoản nợ từ nhóm 2 trở lên: trong năm 2007 chi nhánh đã thu được 6,54 tỷ đồng, chiếm 32% tổng số lãi hạch toán ngoại bảng. + Về tình hình thực hiện đảm bảo tiền vay: Bên cạnh việc chỉ tập trung cho vay đối với những khách hàng có tài sản đảm bảo, trong năm 2007 chi nhánh cũng đã tích cực đôn đốc các doanh nghiệp có dư nợ từ nhóm 2 trở lên bổ sung tài sản đảm bảo nhằm giảm sức ép trích dự phòng rủi ro cụ thể. Đến thời điểm 31/12/2007, tổng giá trị tài sản đảm bảo tiền vay tại Chi nhánh đạt 29,6 triệu USD quy đổi, chiếm 80,8% trên tổng dư nợ, gấp 2,1 lần so với năm 2006. Tổng dư nợ có tài sản đảm bảo đạt 26,5 triệu USD quy đổi, bằng 72% trên tổng dư nợ tại Chi nhánh. Về hoạt động tín dụng bảo lãnh Trong những năm qua, Chi nhánh đã tích cực mở rộng hoạt động tín dụng trên nguyên tắc đảm bảo an toàn và hiệu quả; chủ động tìm kiếm khách hàng; nỗ lực cải tiến, hoàn chỉnh quy trình nghiệp vụ...Do vậy , trong công tác tín dụng , Chi nhánh đã đạt được một số kết quả sau: - Năm 2004, Tổng dư nợ của Chi nhánh là 23,577 ngàn USD tăng 43% so với năm 2003. Trong đó, cho vay ngắn hạn đạt 15,095 ngàn USD, tăng 67% và chiếm 64% tổng dư nợ ; cho vay trung dài hạn đạt 8,482 ngàn USD , tăng 15% và chiếm 36% tổng dư nợ. Doanh số cho vay năm 2004 đạt 28,025 ngàn USD tăng 71% so với năm 2003; doanh số thu nợ đạt 13,586 ngàn USD, tăng 16%. - Năm 2005, tổng dư nợ tín dụng đạt 25,2 triệu USD (tăng 8% sovớinăm2004) Trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 17,8 triệu USD (tăng 18%) và chiếm 70% tổng dư nợ; cho vay trung dài hạn đạt 7,4 triệu USD chiếm 30% tổng dư nợ. Doanh số cho vay năm 2005 đạt 24,9 triệu USD; doanh số thu nợ đạt 367 tỷ đồng. - Năm 2006, tổng dư nợ đạt 28,4 triệu USD (tăng 13% so với năm 2005). Trong đó, dư nợ ngắn hạn đạt 19,2 triệu USD, tăng 9,1% chiếm 67% tổng dư nợ; cho vay trung dài hạn đạt 9,24 triệu USD chiếm 33% tổng dư nợ. Doanh số cho vay đạt 30,3 triệu USD (tăng 22% so với năm 2005), doanh số thu nợ đạt 28,8 triệu USD (tăng 25%). - Năm 2007, tổng dư nợ của Chi nhánh đạt 36,6 triệu USD, tăng 28,8% so với đầu năm và bằng 105% kế hoạch giao. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 24,8 triệu USD, tăng 29,2% so với đầu năm và chiếm 67,7% tổng dư nợ; cho vay trung dài hạn đạt 11,8 triệu USD. Về cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế, tính đến 31/12/2007 dư nợ của các doanh nghiệp có vốn Nhà nước đạt 15,7 triệu USD, chiếm 43,2% trên tổng dư nợ (trong đó, dư nợ vay của các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá là 4,7 triệu USD). Dư nợ vay của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt gần 13,5 triệu USD, chiếm 36,9% tổng dư nợ. Dư nợ chi vay tư nhân, cá thể đạt 7,3 triệu USD, chiếm 19,9% tổng dư nợ. Doanh số cho vay năm 2007 của Chi nhánh đạt 41,7 triệu USD, bằng 138% doanh số cho vay cả năm 2006; doanh số thu nợ đạt gần 33,7 triệu USD, bằng 117% doanh số thu nợ cả năm 2006. Về hoạt động thanh toán quốc tế: Trên cơ sở lợi thế riêng có của Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt về dịch vụ thanh toán chuyển tiền nhanh, dịch vụ điều hành tài khoản và thu đổi Kip Lào, VND, trong thời gian qua Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác thanh toán, kinh doanh tiền tệ phục vụ nhu cầu khách hàng trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại khoa học ký thuật giữa hai nước. Năm 2004, tổng doanh số chuyển tiền đi Lào qua Chi nhánh đạt 11,670 triệu VND, 901 ngàn USD và 42,311 triệu LAK; doanh số chuyển tiền từ Lào về đạt 9,414 triệu VND, 792 ngàn USD và 2,005 triệu LAK. Năm 2005, tổng doanh số chuyển tiền hai chiều qua chi nhánh đạt 7,2 triệu USD; trong đó doanh số chuyển tiền đi đạt 6,8 tỷ VND, 2 triệ USD và 40 tỷ LAK; doanh số chuyển tiền từ Lào về đạt 5,7 tỷ VND, 400 ngành USD và 2,8 tỷ LAK. Năm 2006, tổng doanh số chuyển tiền hai chiều đạt 12,4 triệu USD, trong đó doanh số chuyển tiền đi Lào đạt gần 6,4 triệu USD bao gồm: 22 tỷ VND, 1,9 triệu USD và 29,7 tỷ LAK; doanh số chuyển tiền từ Lào về đạt hơn 6 triệu USD bao gồm: 21 tỷ VND, 1,66 triệu USD và 29 tỷ LAK. Năm 2007, tổng doanh số thanh toán quốc tế qua Chi nhánh trong năm 2007 đạt gần 19,1 triệu USD, bằng 138% so với cả năm 2006, trong đó doanh số thanh toán Việt – Lào chiếm 75% trên tổng doanh số thanh toán quốc tế. Trong năm 2007 tổng doanh số chuyển tiền hai chiều qua Chi nhánh đạt 14,6 triệu USD, gấp 2,4 lần so với năm 2006. Trong đó, doanh số chuyển tiền đi Lào đạt gần 7,6 triệu USD, bao gồm: 32 tỷ VND, 3,7 triệu USD và 18,1 tỷ LAK; doanh số chuyển tiền từ Lào về đạt gần 7 triệu USD, bao gồm: 4,6 tỷ VND, 6,3 triệu USD và 4 tỷ LAK. Bên cạnh công tác thanh toán hai chiều Việt – Lào là nhiệm vụ xuyên suốt Chi nhánh luôn tích cực đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, bằng nhiều phương thức thanh toán quốc tế như: L/C, nhờ thu, chuyển tiền điện... Do vậy, doanh thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế của Chi nhánh đã đạt được một số kết quả sau Kinh doanh ngoại tệ Do ảnh hưởng của tình hình chính trị trên thế giới, thị trường tiền tệ của Việt Nam biến động mạnh; đặc biệt là đổi với thị trường USD tỷ giá biến động bất thường. Tuy nhiên với sự cố gắng tích cực, Chi nhánh đã đạt được những kết quả sau: - Năm 2004, doanh số mua ngoại tệ của Chi nhánh là 44,2 tỷ LAK (tăng 12% so với năm 2003) và 7 triệu USD tăng 44% so với năm 2003. Doanh số bán ngoại tệ đạt 44,3 tỷ LAK và 7,3 triệu USD. Thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại tệ đạt 1,471 triệu VND tăng 10% so với năm 2003. - Năm 2005, doanh số mua ngoại tệ đạt 54,2 tỷ LAK và 6,32 triệu USD. Doanh số bán ngoại tệ đạt 54,1 tỷ LAK và 6,31 triệu USD. Thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại tệ đạt gần 1,7 tỷ đồng. - Năm 2006, doanh số mua ngoại tệ của Chi nhánh đạt 14,6 triệu USD bao gồm: 27,6 tỷ LAK; 7,6 triệu USD và 3,1 triệu EUR. Doanh số bán ngoại tệ đạt 13,9 triệu USD bao gồm: 27,7 tỷ LAK; 3,1 triệu EUR và 6,9 triệu USD. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt gần 76,26 ngàn USD. Đến 31/12/2007, doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh đạt 24 triệu USD quy đổi, bằng 165% so với năm 2006; trong đó: 33,3 tỷ LAk, 20,3 triệu USD, 24 ngàn EUR và 13 triệu Yên Nhật. Lãi ròng từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong năm 2007 đạt gần 1,32 tỷ đồng (tương đương 82.3 ngàn USD) bằng 108% so với năm 2006. Đặc biệt, bên cạnh hoạt động kinh doanh đồng Kíp Lào vẫn mang lại nguồn thu nhập chủ yếu, hoạt động kinh doanh các ngoại tệ tự do, chuyển đổi của Chi nhánh trong năm 2007 như USD, EUR, JPY... đã bước đầu có lãi, cả năm 2007 đạt 211 triệu đồng, chiếm 16% tổng lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh. Về Tổng doanh thu Tổng doanh thu của Chi nhánh trong năm 2007 đạt 68,8 tỷ đồng (tương đương 4,3 triệu USD), tăng 30% so với doanh thu năm 2006. Trong đó, thu từ lãi cho vay đạt 3,46 triệu USD quy đổi, tăng 23,7% so với năm 2006; thu lãi tiền gửi đạt 450 ngàn USD, tăng 87% so với năm 2006. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ của CHi nhánh đạt 225 ngàn USD, cheíem 33,4% trên chênh lệch thu chi trước trích dự phòng rủi ro và vượt 13% kế hoạch được giao. Ngày 21/2/2006 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 12/2006/TT – BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 146/2005/NĐ – CP ngày 23/11/2005 quy định về chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng. Một nội dung quan trọng trong quy định mới là chỉ ghi nhận vào doanh thu đối với các khoản thu nợ nhóm 1, loại trừ các khoản dự thu đối với các nhóm nợ từ nhóm 2 trở lên. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh năm 2007 là 68,8 tỷ đồng (tương đương 4,3 triệu USD). Trong năm 2007, thực hiện quy định tại Thông tư số 12/2006/TT – BTC, Chi nhánh đã hạch toán vào chi phí khoản thoái trả dự thu lãi vay đối với nợ nhóm 2 với số tiền là 11,75 tỷ đồng, trong đó lãi dự thu nhóm 2 của năm 2006 và các năm trước là 8,74 tỷ đồng. Điều này dẫn đến chênh lệch thu chi trước trích dự phòng của Chi nhánh đạt thấp, chỉ đạt 10,8 tỷ đồng (tương đương 672 ngàn USD), chỉ bằng 87% do với năm 2006. Trên cơ sở kết quả phân loại nợ của Chi nhánh đến 31/12/2007 theo quy định tại Quyết định số 18/2007/QĐ – NHNN và thực hiện sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc Công văn số 1074/LVB ngày 27/12/2007, Chi nhánh đã dùng toàn bộ số chênh lệch thu chi 10,8 tỷ đồng nói trên để trích dự phòng rủi ro, dẫn đến lợi nhuận năm 2007 của Chi nhánh bằng không. Quỹ dự phòng rủi ro Chi nhánh đến 31/12/2007 đạt 24,3 tỷ đồng (tương đương 1,52 triệu USD), tăng 20% so với đầu năm. Trong đó: Dự phòng cụ thể đạt 22,7 tỷ đồng, tương đương 1,42 triệu USD. Dự phòng chung đạt 1,62 tỷ đồng, tương đương 100 ngàn USD . Sau 7 năm hoạt động, hệ thống Ngân hàng Lào - Việt nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng đã thiết thực góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước, điển hình là việc triển khai nhanh, có hiệu quả chủ trương của Chính phủ về thực hiện thanh toán chuyển tiền bằng đồng Việt Nam và Kíp Lào; bước đầu làm tốt vai trò trung tâm thanh toán, tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hai nước trong thanh toán; phát triển các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng tiên tiến, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng; hoạt động kinh doanh an toàn và có hiệu quả; làm tốt nhiệm vụ ngân hàng đại lý tiếp nhận và giải ngân các dự án sử dụng vốn theo Hiệp định của Chính phủ hai nước và mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng trong và ngoài nước để từng bước hội nhập và phát triển. Từ kết quả đạt được nêu trên của Chi nhánh, đã khẳng định một hướng đi đúng, một sự đầu tư hiệu quả. Sự ra đời của Chi nhánh Lào - Việt Hà Nội là một điều tất yếu của sự phát triển hợp tác kinh tế toàn diện, là mắt xích quan trọng thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó keo sơn, bền vững giữa hai nước Việt Nam – Lào Bảng3 : Chỉ tiêu các hoạt động của LVB chi nhánh Hà Nội (Đơn vị tính: 1.000 USD quy đổi;1.000.000VND quy đổi) STT Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 Tăng, giảm so với 2004 % so với KH VND USD VND USD 1 Tổng tài sản 398,091 25,237 484,391 30,444 + 21% 95% 2 Huy động vốn 162,183 10,282 354,860 22,303 + 117% 159% Trong đó:tiền gửi của KH là tổ chức, cá nhân 36,797 2,333 47,424 2,980 +28% 3 Vay BIDV 182,296 11,557 64,000 4,022 =35% 4 Tổng dư nợ 371,906 23,577 401,462 25,232 +7% 90% Trong đó:+Dư nợ quá hạn+Nợ quá hạn/tổng dư nợ 7,602 482 2.04% 8,396 528 2.09% +9.5% 5 Doanh số cho vay 442,069 28,025 396,213 24,902 =90% 6 Doanh số thu nợ 214,308 13,586 366,657 23,044 =171% Trong đó:thu nợ xấu 115 117 =120% 7 Số dư bảo lãnh 54,228 3,438 43,553 2,737 -20% 8 Tổng doanh thu 30,265 1,918 41,637 2,617 +36% Trong đó:thu từ dịch vụ và hoạt động khác 3,369 214 2,476 156 -27% 136% 9 Tổng chi phí 25,069 1,589 38,278 2,406 +51% 10 Trích DPRR 909 58 5,716 359 =6,2 lần 180% 11 Quỹ dự phòng RR 7,114 451 12,816 806 +79% 12 LN trước trích DPRR 6,105 387 9,075 570 147% 110% 13 LN sau trích DPRR 5,196 329 3,359 211 -43% 66% 14 ROA 1.3% 0.69% -47% 66% 15 ROE 13.16% 5.63% 43% 66% 2. Công tác tổ chức thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng liên doanh Lào - Việt ,chi nhánh Hà Nội. 2.1 Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng liên doanh Lào - Việt, chi nhánh Hà Nội. Chi nhánh LVB thực hiện cho vay đối với các pháp nhân (Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các pháp nhân khác theo quy định của pháp luật), Doanh nghiệp tư nhân, cá nhân, các hộ gia đình. Đối tượng cho vay là giá trị vật tư, hàng hoá, máy móc thiết bị và các khoản chi phí hợp lý để khách hàng thực hiện phương án dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển. Quá trình tiến hành thẩm định dự án có thể chia thành 2 cấp: Thẩm định sơ bộ. Khi tiếp nhận hồ sơ dự án cần tìm hiểu xem nó đã đầy đủ chưa, nếu thiếu yêu cầu bổ sung ngay. Tiếp đó cán bộ tín dụng tiến hành tìm hiểu xem uy tín của đơn vị, động lực thúc đẩy doanh nghiệp đề suất dự án, kiểm tra các số liệu tài chính, so sánh với chứng từ gốc để kiểm tra độ chính xác. Nếu thấy có sai lệch yêu cầu doanh nghiệp phải sửa đổi kịp thời. Thẩm định chính thức. Thẩm định chính thức là bước thẩm định quan trọng nhất trong quá trình thẩm định dự án đầu tư. Sau khi thẩm định sơ bộ các số liệu và hồ sơ đầy đủ, hoàn tất. Cán bộ tín dụng đi vào thẩm định chính thức trên cơ sở các nội dung sau: * Thẩm định doanh nghiệp vay vốn * Thẩm định dự án đầu tư: Gồm 6 bước. - Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư - Thẩm định về phương diện thị trường - Thẩm định về phương diện kĩ thuật - Thẩm định về tính khả thi của dự án, về nội dung kinh tế tài chính ( gọi là thẩm định về phương diện tài chính ) - Thẩm định về khía cạnh tổ chức quản lý - Thẩm định về phương diện hiệu quả kinh tế xã hội. Tổng hợp và đưa ra kết quả thẩm định, lập báo cáo thẩm định trình lãnh đạo. Trên đây là các nội dung mà cán bộ tín dụng phải xem xét khi tiến hành bước thẩm định chính thức. Các vấn đề cụ thể sẽ được trình bày trong phần nội dung của công tác thẩm định dự án đầu tư . Quy trình thẩm định tại ngân hàng liên doanh lào – việt có 6 bước cụ thể như sau: Bước1 : Tiếp nhận , kiểm tra hồ sơ dự án , thu thập tài liệu, thông tin cần thiết cho việc đánh giá, phân tích.Nếu hồ sơ vay vốn chưa đủ cơ sở để thẩm định hoăc thiếu các tài tài liệu liên quan việc thẩm định dự án thì chuyển lại để cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoăc chủ đầu tư bổ xung làm hoàn thiện và chỉnh lại các thủ tục pháp lý, các tài liệu mà bên ngân hàng yêu cầu triển khai; nếu đã đủ cơ sơ thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ vào số theo dõi và giao hồ sơ cho cán bộ thẩm định. Bước 2: trên cơ sở đối chiếu các quy định , các tài liệu có liên quan và các yêu cầu được quy định , cán bộ tín dụng (cán bộ thẩm định) tổ chức xem xét , thẩm định dự án đầu tư và khách hàng xin vay vốn . Bước 3: cán bộ tín dụng (cán bộ thẩm định) lập báo cáo thẩm định dự án , trình lên Trưởng phòng tín dụng xem xét . Bước 4 : trưởng phòng tín dụng kiểm tra ,kiểm soát về nghiệp vụ thông qua hoặc yêu cầu cán bộ tín dụng (cán bộ thẩm định )chỉnh sữa . Bước 5 : cán bộ tín dụng (cán bộ thẩm định) hoàn chỉnh nội dung báo cáo thẩm định gửi hồ sơ kèm theo các báo cáo thẩm định lên trưởng phòng tín dụng ký . Bước 6 : gửi lên giảm đốc ký , quyết định cho vay hay không . Sau đó cán bộ tín dụng làm hợp đồng tín dụng với khách hàng hoặc chủ đâu tư. Để đảm bảo chất lượng của khoản tín dụng cấp ra, chi nhánh còn quy định về theo dõi và kiểm tra sử dụng vốn vay. Ngân hàng tiến hành kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay phù hợp với đặc điểm kinh doanh và sử dụng vốn vay của khách hàng vay vốn. Nội dung kiểm tra: Kiểm tra mục đích sử dụng, đối chiếu tiền vay với giá trị tài sản được đầu tư (kiểm tra vật tư đảm bảo nợ vay). Đối với những món vay lớn, vay bằng tiền mặt, ngân phiếu, sau 7 - 10 ngày phát vốn vay phải kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, vật tư đảm bảo nợ vay. Kiểm tra tài sản thế chấp, cầm cố trong trường hợp khách hàng vẫn quản lý tài sản, kiểm tra đảm bảo nợ vay. Kiểm tra tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Công tác thẩm định tại Chi nhánh diễn ra theo đúng quy định mà Giám đốc (hoặc Phố giám đốc) cho vay hoặc từ chối. Nếu từ chối cho vay Chi nhánh phải có văn bản trả lời chủ dự án để báo cáo. Trường hợp dự án vượt thẩm quyền, Chi nhánh trình Hội sở chính Viêngchăn quyết định ( Hồ sơ phải lập thành 02 bộ: 01 bộ cán bộ tín dụng giữ, 01 bộ gửi Hội sở chính). Cán bộ tín dụng nghiên cứu hồ sơ dự án, và kiểm tra toàn bộ hồ sơ vay vốn. Cuối cùng là ý kiến chính thức của Giám đốc Chi nhánh cho vay hay không cho vay, mức cho vay, thời hạn, lịch rút vốn vay, lịch trả nợ, các biện pháp bảo đảm nợ vay. Trên đây là các quy trình thẩm định dự án đầu tư của chi nhánh khi nhu cầu vay vốn của khách hàng phát sinh tại Ngân hàng. Đó là những vấn đề thuộc về quy định, quy chế mà chi nhánh LVB Hà Nội đặt ra và thực hiện. Lưu đồ: cấp nhật thông tin thị trương,chính sách , khung pháp lý Thu thập thông tin Qua phồng vấn,viếng thăm ,trao đổi Khách hàng : cung cấp các tài liệu và thông tin Nhân viên tín dựng: -tiếp xúc, hướng dẫn - phồng vấn khách hàng Lập hồ sơ: - giấy đề nghị vay - hồ sơ pháp lý - phương án/ dự án Tổ chức phân tích và thẩm định: -pháp lý -bảo đảm nợ vay Kết quả ghi nhận : -biên bản,báo cáo - tờ trình -giấy tờ về bảo đảm nợ Quyết định tín dụng : -hội đồng phán quyết -cá nhân phán quyết từ chối giấy báo lý do chấp thuận Hợp đồng tín dựng : -đàm phán -ký kết hợp đồng tín dựng -ký kết hợp đồng phụ khác Giải ngân : -chuyển tiền vào tài khoản khách hàng -trả cho nhà cung cấp Hình 2 : mô tả quy trình tín dựng 2.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng liên doanh Lào - Việt ,chi nhánh Hà Nội. 2.2.1. Thẩm định khách hàng vay vốn Thẩm định năng lực pháp lí Người vay phải có đủ năng lực pháp lý theo qui định của pháp luật trong quan hệ vay vốn với ngân hàng. Đối với thể nhân vay vốn (tư nhân, cá thể, hộ gia đình): Người vay phải có quyền công dân, có sức khoẻ, kỹ thuật tay nghề và kinh nghiệm trong lĩnh vực sử dụng vốn vay, có phẩm chất, đạo đức tốt. Đối với pháp nhân: Phải có đầy đủ hồ sơ chứng minh pháp nhân đó được thành lập hợp pháp, có đăng ký kinh doanh, có giấy phép hành nghề, có quyết định bổ nhiệm người đại diện pháp nhân trước pháp luật. Những giấy tờ này phải phù hợp với các qui định trong các luật tổ chức hoạt động của loại đó như: luật doanh nghiệp Nhà nước, luật công ty, luật doanh nghiệp tư nhân, luật kinh tế tập thể, luật đầu tư nước ngoài... Ngoài ra ngân hàng còn phải thẩm định xem khách hàng có thuộc “Đối tượng được vay vốn” theo qui cụ thể của các chế độ, thể lệ cho vay hay không ? Các trường hợp khách hàng vay vốn là tổ chức kinh tế tập thể, công ty cổ phần, xí nghiệp liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn... phải kiểm tra tính pháp lí của “Người đại diện pháp nhân” đứng ra đăng kí hồ sơ vay vốn phù hợp với “Điều lệ hoạt động” của tổ chức đó và phải có văn bản uỷ quyền vay vốn của các cổ đông, các sáng lập viên hoặc những người đồng sở hữu của tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. Thẩm định tính cách và uy tín. Mục tiêu thẩm định về tính cách và uy tín của khách hàng nhằm mục đích hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro do chủ quan của khách hàng gây nên như: rủi ro về đạo đức, rủi ro về thiếu năng lưc, trình độ, kinh nghiệm, khả năng thích ứng với thị trường. Đề phòng, phát hiện những âm mưu lừa đảo ngay từ ban đầu của một số khách hàng. Tính cách của người vay không chỉ đựơc đánh giá bằng phẩm chất , đạo đức chung mà còn phải kiểm nghiệm qua kết quả hoạt động kinh doanh trong quá khứ, hiện tại và chiến lược phát triển trong tương lai, Tính cách của cá nhân vay vốn hoặc người đứng đầu pháp nhân còn được đánh giá bằng năng lực lãnh đạo và quản lí như: Khả năng truyền cảm hứng cho người xung quanh bằng lời nói và hành động, khả năng đưa ra các quyết định quản lí, trình độ học vấn, kinh nghiệm, sự chín chắn, tầm nhìn, ảnh hưởng của tuổi tác, bệnh tật, sở thích và xu hướng phát triển.. Uy tín của khách hàng được thể hiện dưới nhiều khía cạnh đa dạng như: chất lượng, giá cả hàng hoá, dịch vụ , sản phẩm, mức độ chiếm lĩnh trên thị trường của sản phẩm, chu kì sống của các sản phẩm trên thị trường, các quan hệ kinh tế tài chính, vay vốn, trả nợ với khách hàng, bạn hàng và Ngân hàng. Uy tín chỉ được khẳng định và kiểm nghiệm bằng kết quả thực tế đạt được trên thị trường qua thời gian càng dài thì càng chính xác. Do đó phải phân tích các số liệu và tình hình phát triển với những thời gian khác nhau mới có kết luận chính xác. Phải đặc biệt chú ý những chủ doanh nghiệp chưa được đào tạo qua trường lớp về quản trị kinh doanh, kinh tế tài chính. Khi quan hệ vay vốn, khách hàng có những lời bóng gió về lợi ích, giúp đỡ cá nhân. Hết sức thận trọng với những giám đốc, chủ doanh nghiệp sắp nghỉ hưu đối với doanh nghiệp quốc doanh, cao tuổi, sức yếu đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, những người nghiện ngập, chơi bời... Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng. Đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng nhằm xác định sứ mạnh tài chính, khả năng độc lập, tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán và hoàn trả nợ của người vay. Ngoài ra còn phải xác định chính xác số vốn chủ sở hữu thực tế tham gia vào phương án xin._. ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO - VIỆT 2.1. Định hướng nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt chi nhánh Hà Nội Để thực thi một cách hữu hiệu các giải pháp cho hoạt động thẩm định dự án đầu tư thì trong thời gian sắp tới về hoạt động này của Ngân hàng cần được tiến hành trên cơ sở những định hướng sau: 2.1.1. Các chỉ tiêu chủ yếu - Tổng tài sản đạt 50 triệu USD quy đổi. - Huy động vốn tại chỗ đạt 18,5 triệu USD quy đổi. - Tổng dư nợ tín dụng đạt 41 triệu USD quy đổi. - Lợi nhuận trước thuế đạt 480 ngàn USD quy đổi. - Thu nhập ròng từ dịch vụ và KDNT đạt 250 ngàn USD quy đổi. - Tỷ lệ nợ xấu £ 10% tổng dư nợ. 2.1.2. Định hướng công tác tín dụng a. Công tác thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng đứng trên góc độ người cho vay, người tài trợ để cho xem xét đánh giá và chấp nhận được dự án. b. Công tác thẩm định dự án đầu tư phải được phổ cập hoá trong toàn hệ thống tới tất cả các cán bộ làm nhiệm vụ ở các bộ phận khác nhau với những yêu cầu đòi hỏi khác nhau, trong đó trọng tâm, nòng cốt là ở bộ phận tín dụng. c. Công tác thẩm định dự án đầu tư phải được tiến hành thường xuyên liên tục toàn diện với tất cả các dự án xin vay trong tất cả các giai đoạn của quá trình vay vốn. d. Công tác thẩm định dự án đầu tư phải được tiến hành theo một quy trình hiện đại, khoa học, thích hợp với tình hình thực tế và phù hợp với công nghệ của Ngân hàng. e. Công tác thẩm định phải phát huy vai trò tham mưu cho các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến sở trong việc quyết định các khoản vay. f. Công tác thẩm định dự án đầu tư phải được xây dựng theo hướng đặc thù của hoạt động cho vay của Ngân hàng, phải được duy trì và phát triển thành thế mạnh trong kinh doanh, do đó phải được thường xuyên tổng kết thực tiễn rút ra những kinh nghiệm để hoàn thiện và phát triển. 2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại LVB, chi nhánh Hà Nội Để thực hiện được các mục tiêu của chiến lược phát triển chung của Ngân hàng liên Lào - Việt năm tới, đặc biệt là các mục tiêu của chính sách tín dụng thì việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định của dự án đầu tư là nhân tố giữ vai trò quyết định đến chất lượng một khoản vay. Qua học hỏi kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên Ngân hàng , xem xét các hồ sơ dự án tại Ngân hàng, đọc các tài liệu tham khảo, đồng thời căn cứ vào những đánh giá ở phần trước và em xin mạnh dạn đề nghị một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng liên doanh Lào - Việt chi nhánh Hà Nội. Do thời gian và trình độ có hạn nên các giải pháp đưa ra mới chỉ là những gởi ý trong sách vở, những duy luận dựa trên lý thuyết hơn thực tiễn hoạt động của Ngân hàng. * Các giải pháp được tập hợp theo nhóm chính như sau: 2.2.1. Giải pháp hoàn thiện quy trình, kỹ thuật thẩm định Quy trình kỹ thuật thẩm định dự án, đặc biệt là thẩm định về mặt tài chính là vấn đề đáng bàn đối với nhiều Ngân hàng chứ không riêng với NHLD Lào - Việt. Các phương pháp kỹ thuật, chỉ tiêu, chỉ số định mức thường xuyên thay đổi theo sự phát triển của sản xuất kinh doanh, sự thay đổi của hệ thống tài chính. Các Ngân hàng nếu không có sự quan tâm đúng mức thì khó có thể cập nhật những thay đổi này. Chi nhánh NHLD Lào - Việt cũng gặp phải một số hạn chế về vấn đề này. Nhằm góp phần khắc phục những hạn chế đó em xin đưa ra một số giải pháp sau dựa trên cơ sở so sánh thực tế và lý thuyết. Sử dụng các phương pháp giá trị hiện tại: Như phần lý thuyết đã nêu, các phương pháp có sử dụng thời gian của tiền sẽ phản ánh xác thực hơn hiệu quả của dự án bởi nó đã tính toán đến chi phí cơ hội. Các chỉ tiêu được áp dụng vào thẩm định của Ngân hàng là: Giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), thời gian hoàn vốn có chiết khấu. Về nội dụng, nguyên tắc áp dụng đã được nêu trong phần lý thuyết. Khi có sự mâu thuẫn về kết quả của 2 cách tính thì Ngân hàng phải thống nhất sử dụng chỉ tiêu NPV, bởi nó phản ánh chính xác nhất khối lượng lợi nhuận ròng được tạo ra từ dự án. Nguyên tắc chung là sự lựa chọn dự án có NPV>0 càng lớn càng tốt, nếu có những dự án loại trừ thì chọn dự án có NPV lớn nhất và > 0. Vấn đề nảy sinh khi giá trị hiện tại áp dụng tỷ lệ chiết khấu là bao nhiêu, được tính như thế nào ? Về lý thuyết tỷ lệ chiết khấu và chi phí trung bình của vốn được tính theo công thức: WACC = Kd * Wd (1-T) + Ke * We Trong đó: Kd : lãi suất vốn vay Ke : tỷ lệ sinh lời vốn tự có Wd : tỷ trọng vốn vay We : tỷ trọng vốn tự có T : thuế thu nhập doanh nghiệp Trên thực tế, Ngân hàng dễ dàng tính được Kd vì chỉ cần sử dụng lãi suất cho vay. Nhưng còn Ke thì sao? Các doanh nghiệp thường có mức sinh lời vốn chủ sở hữu không ổn định, hơn nữa khó tính toán xem tỷ lệ sinh lời nào thì phù hợp với dự án. Trong khi còn tiếp tục tìm kiếm lời giải hợp lý cho câu hỏi này, theo ý kiến của em, Ngân hàng nên dùng trái phiếu trung dài hạn của kho bạc nhà nước thay cho Ke để đảm bảo sự thống nhất cách tính cho tất cả các cán bộ thẩm định. Bên cạnh đó, đối với những dự án dài hạn cần chú ý tới yếu tố lạm phát nhằm xác định tỷ lệ chiết khấu phù hợp với thực tế hơn và để giảm thiểu rủi ro Phân tích độ nhạy, tính điểm hoà vốn: Với dự án tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau thì phải có hướng dẫn hệ thống quy đổi giá trị sản phẩm cách quy đổi đơn giản như sau: Giá bán quy đổi = å [ Giá bán sản phẩm (i) * tỷ trọng sản phẩm (i)] Biến phí qui đổi = å [ Biến phí sản phẩm(i) * tỷ trọng sản phẩm (i)] Việc tính toán điểm hoà vốn nhằm xác định công suất huy động tối thiểu cần có để dự án không bị thua lỗ, không mất khả năng thanh toán, cơ sở cho việc yêu cầu chủ dự án có kế hoạch điều chỉnh công suất, kế hoach sản xuất thích hợp + Đánh giá kế hoạch trả nợ: Cần kết hợp chặt chẽ với việc phân tích độ nhạy và cách thức khấu hao tài sản để kiểm tra tính khả thi của các nguồn được huy động trả nợ + Thẩm định dự án sau khi giải ngân và khi dự án đang hoạt động: Cần liên tục tiến hành kiểm tra sự hoạt động của dự án, giám sát việc hoạt động vốn đầu tư, quá trình sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng bảo quản tài sản thế chấp. 2.2.2. Giải pháp về thông tin. Chất lượg thẩm định dự án phụ thuộc nhiều vào số vào chất lượng nguồn thông tin thu nhập được. Do vậy việc xây dựng, củng cố, phát triển một hệ thống thông tin đảm bảo cung cấp chính xác, kịp thời, đầy đủ các thông tin phục vụ công tác thẩm định là yêu cầu bức thiết của ngân hàng. Trước tiên ngân hàng cần xây dựng một hệ thống thông tin nội bộ có chất lượng cao trong đó việc ban hành quy chế thu nhập thông tin ở chi nhánh, Trung Ương là cần thiết. Những thông tin liên quan đến, thẩm định dự án phải được cung cấp nhanh chóng kịp thời và thông suốt trong toàn hệ thống. Phải tiến hành thu nhập thông tin về khách hàng, địa bàn mình hoạt động. Các thông tin này có thể tập hợp theo từnh ngành lĩnh vực hoặc theo tính chất hay có thể tập hợp theo khách hàng, định kỳ các chi nhánh sẽ tiến hành báo cáo thông tin cho bộ phận thông tin ở Trung Ương để bộ phận này tập hợp thành một ngân hàng dữ liệu chung thống nhất trong hệ thống. Ngoài ra ở phòng dự án, phòng thẩm định đầu tư và chứng khoán ngân hàng nên cử ra ít nhất một cán bộ phụ trách việc thu thập, xử lý và chuyển tin cho các bộ phần khác. Cán bộ này sẽ liên hệ trực tiếp với bộ phận thông tin ở Trung Ương và bộ phận phòng dự án ở chi nhánh để nhận tin. Về hệ thống máy tính là rất cần thiết cho hoạt động của ngân hàng. Vậy ngân hàng nên tiến tới nghiên cứu, ứng dụng các phần mềm tin học, đủ mạnh về quản lý lưu trữ, phân tích và chuyển tin nhằm đảm bảo chính xác kịp thời của thông tin phục vụ cho công tác thẩm định. Ngoài ra ngân hàng cũng nên trú trọng đa dạng hoá các nguồn cung cấp thông tin. Thời đại nay một khối lượng thông tin khổng lồ thuộc các lĩnh vực kinh tế trong nước cũng như trên thế giới đang được cập nhật hàng ngày trên xa lộ thông tin. Mạng thông tin toàn cầu Internet và ngay cả các mạng thông tin trong nước là các nguồn thông tin hết sức đa dạng, khổng lổ mà ngân hàng có thể tiếp cận và khai thác, bên cạnh đó ngân hàng phải chủ động xây dựng mối quan hệ thường xuyên với các bộ ngành để trao đổi thông tin trên lĩnh vực đặc biệt là thông tin về dự án và thẩm định dự án. Đồng thời theo xu hướng chung của Nhà nước, trong những trường hợp đặc biệt, ngân hàng có thể tiến hành mua các thông tin cần thiết có chất lượng cao từ các tổ chức chuyên cung cấp thông tin hoặc có thể thuê các chuyên gia các công ty tư vấn trong ngoài nước góp ý kiến, tham gia phân tích thẩm định dự án hay thực hiện các nghiên cứu chiều sâu có liên quan. 2.2.3 Giải pháp về nhân tố con người. Con người là nhân tố trung tâm chi phối, ảnh hưởng quyết định đến hoạt động thẩm định dự án đầu tư. Vì vậy, để nâng cao chất lượng công tác thẩm định thì trước hết phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thẩm định. Mỗi cán bộ thẩm định đòi hỏi phải hội tụ đầy đủ các điều kiện như: trình độ học vấn, năng lực, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp. Cán bộ thẩm định phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, có kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, kiến thức chuyên môn về ngân hàng tài chính cũng như kiến thức về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, ngoài ra còn phải biết về tin học để có thể sử dụng thành thạo các chương trình ứng dụng phục vụ cho công tác thẩm định. Không chỉ có vậy, cán bộ thẩm định cần phải có đầu óc tổng hợp nhạy bén với những thay đổi bất bình thường của thị trường, có khả năng phán đoán những rủi ro tiềm ẩn và có tính quyết đoán, linh hoạt để không bỏ lỡ thời cơ. Cán bộ thẩm định phải là người có kinh nghiệm thực tiễn, phải có thời gian đi tìm hiều thực tế tại các doanh nghiệp, trực tiếp tham gia giám sát và theo dõi tình hình tài chính của doanh nghiệp, trực tiếp theo dõi quản lý một số dự án của ngân hàng, phải có một số kinh nghiệm chuyên sâu về một số lĩnh vực nhất định. Cuối cùng, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cũng không thể thiếu được ở một số cán bộ thẩm định. Một cán bộ tốt trước hết là phải trung thực, có tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật cao, nếu không hậu quả xảy ra sẽ khó lường trước được. Để đáp ứng yêu cầu này, LVB chi nhánh Hà Nội cần tập trung vào một số giải pháp sau: + Vấn đề tuyển dụng cán bộ: Ngân hàng cần có chính sách tuyển dụng cán bộ hợp lý để có thể thu hút được những người có năng lực và trình độ, đặc biệt là những sinh viên xuất sắc, có khả năng về chuyên ngành tài chính ngân hàng hoặc về thẩm định dự án đầu tư ở các trường đại học uy tín. Ngân hàng nên có chính sách đặc biệt để thu hút đội ngũ cán bộ chuyên viên giỏi về làm việc tại LVB chi nhánh Hà Nội hoặc làm cộng tác viên, cố vấn cho công tác thẩm định. + Vấn đề bối dưỡng cán bộ: Trước mắt Ngân hàng cần thực hiện đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ, năng lực của tất cả các cán bộ thẩm định. Những sinh viên hay người mới được tuyển dụng nên được đào tạo tiếp ở những khoá học nâng cao trong và ngoài nước về thẩm định dự án đầu tư. Thời gian đào tạo có thể một hoặc hai năm tuỳ theo các khoá học được tổ chức. Cán bộ thẩm định cũng phải thường xuyên bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ. Hàng năm, Ngân hàng nên tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn cho các cán bộ thẩm định với sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia hoặc các cán bộ có trình độ, năng lực của chính Ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng nên cử những cán bộ chủ chốt, có năng lực theo các khoá học đào tạo chuyên ngành về dự án và thẩm định dự án đầu tư ở trong và ngoài nước. Ngân hàng cần thường xuyên hướng dẫn các văn bản luật, chế độ, chính sách mới của Chính phủ và các bộ, ngành quản lý Nhà nước cho hệ thống các cán bộ nghiệp vụ thẩm định tại chi nhánh cũng như Trung ương. Tăng cướng kiểm tra hướng dẫn nghiệp vụ thẩm định dự án đối với các chi nhánh. Tổ chức các buổi trao đổi nghiệp vụ chuyên môn trong phòng hoặc giữa các phòng thẩm định của các chi nhánh lớn, đồng thời tạo điều kiện cho anh chị em được dự các khoá đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài ngành nhằm nâng cao trình độ, năng lực của tất cả các cán bộ trong phòng. + Vấn đề đãi ngộ: Ngân hàng nên có chính sách ưu đãi cho cán bộ thẩm định để khuyến khích trách nhiệm, ý thức, tinh thần trách nhiệm vươn lên hoàn thiện của mỗi cán bộ. Ngoài chế độ hàng năm cho cán bộ đi nghỉ mát, điều dưỡng, Ngân hàng cần có các chính sách khuyến khích các cán bộ tự đào tạo như bố trí thời gian, trợ cấp học phí, hỗ trợ tiền mua tài liệu, sách tham khảo về thẩm định dự án của nước ngoài, áp dụng khung lương thưởng hợp lý đối với những cán bộ đã bảo vệ thành công luận án thạc sỹ, tiến sỹ. Điều quan trọng là các cán bộ cần phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và luôn có ý thức vươn lên để hoàn thành tốt công việc được giao. Chính vì vậy, Ngân hàng phải có chính sách khen thưởng đối với những cán bộ, chuyên gia làm việc giỏi để tránh hiện tượng “chảy máu chất xám”. Tuy nhiên, cũng cần có những biện pháp xử lý đối với những cán bộ làm việc không nghiêm túc gây thất thoát tài sản của Ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra đội ngũ cán bộ thẩm định, xem xét và thuyên chuyển những cán bộ thẩm định không đáp ứng được yêu cầu công việc sang làm công việc khác. Bố trí các cán bộ có trình độ, bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm cao vào những vị trí quan trọng chủ chốt để phát huy hơn nữa thế mạnh về con người. 2.2.4. Giải pháp về chiến lược khách hàng Khách hàng vừa là người cung cấp vốn cho Ngân hàng vừa là người sử dụng vốn đó. Nói cách khác khách hàng là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. * Củng cố và phát triển khách hàng truyền thống: Sở dĩ chi nhánh cần xây dựng cho mình một chính sách khách hàng lâu dài vì việc thiết lập mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng và Ngân hàng quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Thông qua mối quan hệ lâu dài này Ngân hàng có điều kiện tham gia vào các dự án lâu dài này Ngân hàng có điều kiện tham gia vào các dự án ở giai đoạn tiền khả thi, làm công tác tư vấn đầu tư giúp các doanh nghiệp phân tích các dự án được thực hiện không thể lập dự án khả thi trình lên cấp trên. Như vậy, bên cạnh việc duy trì được mối quan hệ làm ăn lâu dài đây cũng là cách tốt nhất để thu thập thông tin về khách hàng một cách chính xác đầy đủ và là cơ sở để Ngân hàng thực hiện tốt công tác thẩm định dự án * Mở rộng có chọn lọc đối với khách hàng mới: Thiết lập và nâng cao hiệu quả xử lý thông tin tín dụng trên cơ sở lựa chọn khách hàng bằng nhiều biện pháp cần thiết, để mở rộng thị phần khách hàng đối với tổng công ty. Ngân hàng cũng cần quan tâm đến doanh nghiệp ngoài quốc doanh bởi đây là một khách hàng tiềm năng đang ngày càng lớn mạnh. Những dự án của các doanh nghiệp thường có tính khả thi cao, thiết thực với đời sống và góp phần cho sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, đối với khách hàng mới việc thẩm định sẽ có phần khó khăn hơn nên Ngân hàng cần chú ý. Thông qua việc xây dựng xác thực hơn, chính xác hơn. Nhờ đó chi nhánh có thể chủ động trực tiếp tham gia vào những dự án của Doanh nghiệp ngay từ giai đoạn đầu. Qua đó chi nhánh nắm rõ dự án hơn, giúp cho việc thẩm định được tiến hành nhanh chóng và đơn giản. * Tư vấn giúp khách hàng nâng cao chất lượng soạn thảo DAĐT Một điều kiện quan trọng để chi nhánh xét duyệt cho khách hàng là phải có phương án khả thi. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có kinh nghiệm thì việc xây dựng các dự án phản ánh vay vốn rất dễ dàng còn các doanh nghiệp nhỏ và vừa hay doanh nghiệp tư nhân chưa có kinh nghiệm thì việc xây dựng một dự án khả thi không dễ dàng. Nhiều dự án đến Ngân hàng được lập rất sơ sài, tính toán theo kiểu thu chi đơn thuần, không phản ánh hết nội dung của dự án cũng như hiệu quả mà dự án đem lại. Vì vậy, việc lập dự án cần có sự tư vấn của ngân hàng để giúp cho khách hàng lựa chọn được dự án có hiệu quả, loại được những dự án không khả thi. Với cách làm này ngân hàng có thể chủ động tìm và khai thác những dự án khả thi để ra quyết định cho vay. Đây cũng chính là điều cần thiết để nâng cao chất lượng thẩm định, đồng thời cũng là lá chắn tốt nhất với những rủi ro từ phía khách hàng. 2.2.5 Giải pháp về ứng dụng công nghệ * Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng tin học trong công tác thẩm định dự án đầu tư Công tác thẩm định diễn ra rất phức tạp và khối lượng công việc rất lớn đòi hỏi mất nhiều công sức và thời gian của cán bộ thẩm định. Vì vậy dẫn đến tư tưởng bở qua những công đoạn mà cán bộ cho là “không cần thiết”. Để giảm bớt khối lượng công việc, tạo thuận lợi cho cán bộ thẩm định trong việc tính toán các chỉ tiêu nhất thiết phải ứng dụng tin học vào thẩm định. Như đã biết, việc phân tích các chỉ tiêu NPV, IRR hay phân tích độ nhạy của dự án trên thực tế khá phức tạp và độ chính xác không cao, thời gian lại lâu vì các lý do sau: - Với mỗi sự thay đổi về công suất của dự án, thông tin đầu vào hay đầu ra đều làm ảnh hưởng đến kết quả thẩm định Việc tính IRR phải áp dụng phương pháp gần đúng và rất nhiều lần mới đưa ra kết quả. - Với mỗi thay đổi của tỷ suất hiện đại hoá sẽ làm thay đổi gía trị hiện tại ròng của dự án. Trong trường hợp dự án có vấn đề cần phải điều chỉnh thời hạn thu nợ thì việc tính toán chọn phương án thích hợp là phức tạp Việc tính toán các chỉ tiêu thực chất là quá trình xử lý thông tin. Khi công việc xử lý này được đơn giản hoá, giảm chi phí và thời gian thì công việc thu thập thông tin mới được nhiều hơn, nguồn thông tin chính xác hơn đương nhiên chất lượng thẩm định cũng cao hơn. Giảm thời gian thẩm định không những sẽ tăng được uy tín với khách hàng và có lợi cho bản thân Ngân hàng. * Lập quỹ hỗ trợ cho công tác thẩm định Việc thẩm định cho công tác đầu tư không thể giải quyết một cách nhanh chóng mà cần phải có thời gian. Ngân hàng phải thường xuyên gặp gỡ khách hàng, thường xuyên xuống cơ sở để kiểm tra tình hình. Công tác thẩm định không chỉ giới hạn ở giai đoạn trước mà còn tiến hành trong và sau khi đã cho vay. Hiện nay với mong muốn có nhiều khách hàng, Ngân hàng đã mở rộng địa bàn hoạt động điều đó cũng có nghĩa làm tăng thêm trách nhiệm và khó khăn cho cán bộ, tạo điều kiện cho việc thẩm định được dễ dàng hơn, đồng thời góp phần đào tạo cán bộ, tăng cường trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng tin học. * Tổ chức quản lý sau thẩm định, đánh giá DAĐT Thông qua việc theo dõi giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án, thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động của các dự án. So sánh với các ý kiến thẩm định trước đó rút ra bài học kinh nghiệm cho quá trình thẩm định dự án sau. Mặt khác thường xuyên kiểm soát quá trình bỏ vốn đầu tư cho từng giai đoạn, xem xét vòng luân chuyển, vòng quay hàng tồn kho, nhu cầu đầu tư cho từng giai đoạn, từng hạng mục. Từ đó có biện pháp giải ngân hợp lý, tránh lãng phí và ứ đọng vốn và kết hợp kiểm soát chủ đầu tư sử dụng vốn có mục đích. Để đánh giá kết quả đạt được, phân tích các nguyên nhân thành công, thất bại trong công tác xét duyệt cho vay, tổng kết những bài học kinh nghiệm, tích luỹ những kiến thức trước làm cho công tác thẩm định một ngày tốt hơn. 2.2.6 Giải quyết nhanh chóng những vướng mắc trong việc thế chấp tài sản Ở Lào và Việt Nam quyền sở hữu nói chung và đặc biệt là quyền sử dụng nói riêng không rõ ràng. Tình hình này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nhất là đối với thế chấp được cam kết như là vật bảo đảm cho tín dụng Ngân hàng, sử dụng đất đai làm vật thế chấp còn nhiều vướng mắc bởi các điều luật mơ hồ hiện hành. Việc sử dụng các tài sản khác để thế chấp cũng bị giới hạn. Tất cả các vấn đề trên một phần là do Ngân hàng không có kinh nghiệm trong việc đó, một phần là do quá trình định giá rất khó chính xác. Vì vậy việc chấp nhận tài sản thế chấp cũng đồng nghĩa với việc Ngân hàng thế chấp phần mạo hiểm với quyết định đầu tư. Muốn có được sự an toàn vốn cũng như phát triển vốn trong trường hợp này cần nhanh chóng giải quyết sao cho hợp lý vấn đề thế chấp. Theo thực tế hiện nay Ngân hàng cần tập chung một số điểm. + Tài sản thế chấp cần phải có đầy đủ tính pháp lý là phải chứng minh nó là sở hữu hợp pháp của người đi vay, riêng đối với đất là quyền sử dụng đất. + Tài sản được thế chấp phải không thuộc đối tượng bị pháp luật cấm mua bán chuyển nhượng, không có tranh chấp hay thế chấp cho các tổ chức tín dụng khác. + Ngân hàng phải nắm giữ các giấy tờ gốc chứng minh quyền sở hữu hợp pháp tài sản thế chấp. Trong trường hợp tài sản thế chấp thuộc sở hữu của nhiều người thì khi thế chấp phải có sự nhất chí bằng văn bản của tất cả các đồng sở hữu. + Ngân hàng phải kiểm tra chất lượng của tài sản thế chấp, khả năng dự trữ lâu dài của tài sản, đồng thời phải căn cứ vào cung cầu về tài sản đó trên thị trường tại thời điểm hiện tại cũng như xu hướng trong tương lai, tránh tình trạng giảm giá tài sản thế chấp khi hết thời hạn vay. + Việc định giá tài sản thế chấp thường rất khó vì phần lớn các tài sản đã dùng rồi, khó xác định được phần trăm còn lại của chúng. Hơn nữa giá cả của một số loại tài sản thế chấp thường hay biến động. Vì vậy trong những trường hợp cụ thể Ngân hàng phải nhờ cậy đến các chuyên viên và phải cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định đánh giá. + Ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để đánh giá tình hình cũng như kiểm tra, quản lý tài sản thế chấp 2.2.7 Giải pháp về tổ chức điều hành. Việc tổ chức, quản lý điều hành công tác thẩm định cần được chú trọng chặt chẽ vì đầy là khâu quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thẩm định của Ngân hàng. Các dự án đưa đến LVB chi nhánh Hà Nội có quy mô, lĩnh vực khác nhau. Việc bổ nhiệm, phân công cán bộ cần phải dựa vào khả năng thực lực của mỗi người, đông thời phải có sự kết hợp chặt chẽ, cùng hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để phát huy hơn nữa trình độ, kinh nghiệm và thế mạnh của mỗi cán bộ nhằm đạt được hiệu quả trong công tác thẩm định. Ngân hàng nên bố trí những dự án có quy mô lớn, tính chất phức tạp cho các cán bộ chủ chốt có trình độ, kinh nghiệm, còn những dự án đơn giản hơn có thể giao cho các cán bộ trẻ mới vào nghề. Phân công công tác phải gắn chặt với trách nhiệm của mỗi cán bộ thẩm định và kết quả của mỗi dự án mà người đó đảm nhiệm vì như thế trách nhiệm của cán bộ thẩm định mới ngày được nâng cao. Ngân hàng nên quy định chi tiết, cụ thể hơn về trách nhiệm cũng như quyền lợi của các cán bộ đối với kết quả thẩm định dự án đầu tư. Ngân hàng cũng nên rà soát lại độ ngũ cán bộ thẩm định, chuyên sang làm các nhiệm vụ khác đối với những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu công việc, bổ sung thêm cán bộ thẩm định cho những chi nhánh còn thiếu. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện tổ chức thẩm định trong toàn hệ thống sao cho phối hợp chặt chẽ với các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng, phối hợp các phòng Dự án, phòng Thẩm định và các phòng khác, phòng Khách hàng của LVB chi nhánh Hà Nội được thành lập từ năm 2000 có tráchnhiệm theo dõi công tác khách hàng của toàn hệ thống, tình hình cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, theo dõi các khách hàng chọn lọc là các Tổng công ty và phần quảng cáo. Nguồn thông tin mà phòng Khách hàng thu nhận được là rất lớn và tổng hợp. Tuy nhiên, phòng Khách hàng chủ yếu là báo cáo trực tiếp lên lãnh đạo mà hầu như chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng Khách hàng với phòng Dự án, phòng Thẩm định trong việc trao đổi thông tin về hoạt động nghiệp vụ, về khách hàng. Ngân hàng nên thiết lập một cơ chế liên hệ giữa các phòng này để sử dụng kết quả mà phòng Khách hàng có được. Cần có sự kết hợp giưa LVB và các chi nhánh. LVB chi nhánh Hà Nội sẽ là nơi chỉ đạo toàn bộ hoạt động về nghiệp vụ thẩm định, ra các văn bản pháp lý trong hệ thống ngân hàng và trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo trong việc phát triển nghiệp vụ ngân hàng cũng như nghiệp vụ thẩm định nói chung. ở các chinh nhánh thì nên thành lập tổ thẩm định trực thuộc phòng tín dụng hoặc tách thành một phòng, ban riêng. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần hình thành một mối quan hệ về thẩm định với Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục đầu tư, bộ phận thẩm định ở các Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong hoạt động thẩm định dự án. Ngân hàng nên phát động phong trào nghiên cứu khoa học, qua đó tập hợp các đề xuất, ý kiến, đề án nghiên cứu có giá trị để phổ cập và áp dụng trong toàn hệ thống. Hàng năm, trên cơ sở kết hoạch chung, Ngân hàng cần xây dựng một chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ cho công tác thẩm định và có tổ chức tổng kết, đánh giá để rút kinh nghiệm. 2.3. Một số kiến nghị Thẩm định dự án đầu tư nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng là hoạt động phức tạp, có phạm vi xem xét rộng, có liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau. Chỉ trên cơ sở sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận liên quan thì các giải pháp để ra mới đảm bảo tính khả thi và mới đáp ứng được yêu cầu của công tác thẩm định. Xuất phát từ yêu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng liên doanh Lào - Việt nói riêng, em xin để ra một số kiến nghị sau: 2.3.1. Kiến nghị đối với chính phủ, Bộ và ngành quản lý có liên quan. Nhà nước cần chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ thống kê, kế toán cung cấp thông tin định kỳ theo quy định, bên cạnh đó ban hành quy chế bắt buộc kiểm toán và công khai quyết toán của doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện giúp hệ thống ngân hàng trong phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như trong việc thẩm định dự án đầu tư. Theo sự phát triển chung của nền kinh tế, Chính phủ cũng nên tính đến chỉ đạo các Bộ ngành, cơ quan nghiên cứu thành lập hoặc cho phép thành lập các tổ chức, công ty chuyên thu nhập, đánh giá thông tin, xếp hạng các danh mục của các ngành. Tổ chức này còn có thể được thành lập dưới dạng một cơ quan Nhà nước hoặc một công ty kinh doanh chuyên sản xuất và bán các sản phẩm thông tin về doanh nghiệp, ngành kinh tế. Trước mắt, các Bộ ngành, tổ chức như: phòng công nghiệp và thương mại Việt nam có thể xây dựng các công ty hay trung tâm tư vấn lập thẩm định dự án đầu tư. 2.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại khác. Ngân hàng Nhà nước cần hệ thống hoá kiến thức cơ bản về thẩm định dự án, tăng cường việc đào tạo bồi dưỡng cung cấp các nguồn thông tin phục vụ công tác thẩm định. Đề nghị ngân hàng Nhà nước, Chính phủ đẩy mạnh cải cách hệ thống ngân hàng, tăng cường tính độc lập tự chủ cho các ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước cần phân định rõ chức năng ngân hàng thương mại với ngân hàng phát triển. Đề nghị bộ phận thẩm định tại các ngân hàng thương mại phối hợp trao đổi kinh nghiệm và thông tin. 2.3.3. Kiến nghị với chủ đầu tư. Đề nghị các doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thống kê, kế toán hiện hành,chủ độnh tích cực cung cấp các thông tin đã qua kiểm toán cho các ngân hàng làm cơ sở cho việc phân tích tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án. Đề nghị các doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng chi tiết trên các khía cạnh thị trường, kỹ thuật, tài chính của dự án đảm bảo thực hiện đầu tư theo đúng nội dung của luận chứng kinh tế kỹ thuật đã được phê duyệt. KẾT LUẬN Nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các NHTM nói chung và ngân hàng liên doanh Lào – Việt nói riêng. Mặt khác giúp cho Doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước kết hợp với cơ chế, chính sách vĩ mô đúng đắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT, từ đó giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như của doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả cao chính là điểm tựa để nền kinh tế phát triển mạnh. Nhận thức được vấn đề này, ngân hàng liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội đã và đang nỗ lực để doanh số cho vay dự án đầu tư tăng cả về chất lượng lẫn số lượng. Tuy nhiên do thời gian thực tập hạn hẹp nên chuyên đề này chỉ đi sâu nghiên cứu về việc đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT tại Ngân hàng . Với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn có thể nói chuyên đề đã phần nào thành công trong việc đưa ra giải pháp và kiến nghị với hai mục đích quan trọng : Thứ nhất góp phần cùng Ngân hàng tìm ra hướng đạt tới mục tiêu nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Thứ hai hoàn thành nội dung phù hợp tên đề tài nghiên cứu. Tuy đã cố gắng song do sự hạn chế về trình độ cũng như một số điều kiện khác nên chuyên đề tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót cũng như cần phải tiếp tục tìm hiểu thêm. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo đóng góp của các thầy, cô giáo, các cán bộ Ngân hàng và toàn thể các bạn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Ths. tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Thẩm định dự án đầu tư, Vũ Công Tuấn, NXB TP HCM. Thẩm định dự án đầu tư trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2005 Quản trị tài chính doanh nghiệp, ĐH Kinh tế quốc dân Quản trị DAĐT trong nước và quốc tế, Nguyễn Xuân Thuỷ, NXB CTQG Một số tạp chí Nghiên cứu kinh tế. Tạp chí Ngân hàng các năm 2006- 2007 Báo cáo tổng kết hoạt động LVB chi nhánh Hà Nội năm 2007 - 2008. Các văn bản của NHNN, LVB Dự toán vốn đầu tư trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sách dịch, NXB Thống kê. Phân tích tài chính - Trường Đại học kinh tế quốc dân năm 2005 Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hang , TS NGUYỄN MINH KIỀU Thiết lập & thẩm định dự án đầu tư , PGS .TS. PHƯỚC MINH HIỆP Thẩm định tài chính dự án trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2004 BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT NH : Ngân hàng. NHLD : Ngân hàng liên doanh NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại. TD : Tín dụng TCTD : Tổ chức tín dụng. CBTD : Cán bộ tín dụng. HĐĐT : Hoạt động đầu tư HĐKD : Hoạt động kinh doanh. SXKD : Sản xuất kinh doanh DA : Dự án DAĐT : Dự án đầu tư KTXH : Kinh tế xã hội. HĐQT : Hội đồng quản trị TSTC : Tài sản thế chấp CBCNV : Cán bộ công nhân viên HTX : Hợp tác xã XN : Xí nghiệp SXKDVTTB : Sản xuất kinh doanh vật tư thiết bị XD : Xây dựng MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33297.doc
Tài liệu liên quan