Lời nói đầu
Chất lượng sản phẩm, háng hoá là một điểm yếu kém, nâu dài ở nước ta trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây. Trong những năm gần đây với sự chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập chung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì vấn đề về chất lượng sản phẩm được quan tâm đền ở vị trí quan trọng. Các nhà quản lý cũng như người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn về vấn đề chất lượng sản phẩm.Trong các cơ sở kinh doanh, và trong đời sống xã hội kh
32 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Các biện pháp cơ bản trong quá trình đổi mới hệ thống quản lý chất lượng theo mô hình ISO 9000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông ai phủ nhận vai trò quan trọng của chất lượng sản phẩm. Chất lượng là mục tiêu chính mà các doanh nghiệp phấn đấu liên tục để đạt tới, là chìa khoá trong sản xuất kinh doanh của họ. Bởi ngày nay lợi nhuận thương nghiệp không phải là những sản phẩm gì được làm gia mà là các sản phẩm đó có được sản xuất tốt hay không và có hiệu quả cạnh tranh hay không. Chất lượng đã trở thành yếu tố sống còn của sự tồn tại doanh nghiệp. Như chúng ta biết khách hàng là người nuôi sống doanh nghiệp bằng việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất ra. Mà sản phẩm ,hàng hoá của doanh nghiệp muốn được khách hàng chấp nhận thì phải thoả mãn yêu cầu của khách hàng, phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường, hay chính là phải đảm bảo chất lượng. Không những thế chất lượng còn quết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường ,đặc biệt là sự cạnh thanh gay gắt của môi trường hội nhập toàn cầu hiện nay. Sự cạnh tranh không chỉ dễn ra ở mỗi quốc gia mà giữa các quốc gia với nhau và trên quy mô toàn cầu. Do đó để bảo vệ được nền kinh tế của mình, có mức tăng trưởng cao, có nhiều hàng hoá trong nước và xuất khẩu thì các doanh nghiệp Việt nam phải đổi mới hệ thống quản lý cũ của mình, nhất là hệ thống quản lý chất lượng.
Do đó để thấy rõ tầm quan trọng của xu hướng đổi mới trong các doanh nghiệp Việt nam về hệ thống quản lý chất lượng, em đã chọn đề tài “Các biện pháp cơ bản trong quá trình đổi mới hệ thống quản lý chất lượng theo mô hình ISO 9000".
Nội dung của đề tài gồm 4 phần sau :
Đặt vấn đề trong đổi mới chất lượng
Một số tồn tại chủ yếu trong quản lý chất lượng ở doanh nghiệp Việt nam hiện nay
Những biện pháp cơ bản trong đổi mới quản lý chất lượng
Kết luận.
I. Đặt vấn đề trong đổi mới chất lượng
1. Vai trò của chất lượng trong cạnh tranh toàn cầu
Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới ngày càng trở nên không thể đảo ngược được. Đó là một trong những thách thức, sức ép lớn nhất đối với các doanh nghiệp, các quốc gia trong kinh doanh và xây dựng các chương trình kinh tế. Các doanh nghiệp và các quốc gia ngày càng nhận thức sâu sắc rằng, để đứng vững và phát triển được trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt này, họ không còn cách lựa chọn nào khác là phải kinh doanh hướng vào chất lượng, coi chất lượng là một trong những mục tiêu hàng đầu. Chất lượng đã trở thành yếu tố chính, yếu tố quyết đinh trong chiến lược kinh doanh trong bất kể môi trường kinh doanh nào.
Sau đại chiến thế giới thứ hai, các công ty và các quôc gia trên thế giới ngày càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề chất lượng. Từ giữa thập kỷ70,các công ty Nhật Bản đã trở thành những người tiên phong trong lĩnh vực chất lượng. Sản phẩm của các công ty hàng đầu Nhật Bản đã được khách hàng ở mọi nơi trên thê giới tiếp nhận vì có chất lượng cao, giá bán hạ. Sau những thành công tuyệt vời củaNhật Bản. Các quốc gia trên thế giới không còn có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải chấp nhận cuộc cạnh tranh bằng con đường chất lượng. Muốn tồn tại và phát triển, bên cạnh họ phải giải quyết nhiều yếu tố khác, chất lượng trở thành yếu tố then chốt và quyết định.
Xu thế toàn cầu hoá và các trào lưu của làn sóng kinh tế tri thức trong những năm gần đây đă tạo ra những thách thức mới trong kinh doanh, khiến các doanh nghiệp ngày càng coi trọng vấn đề chất lượng. Để thu hút khách hàng, các công ty đă đưa chất lượng vào nội dung hoạt động quản lý của mình. Ngày nay, khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ(SP, HH Và DV). Hầu hết các khách hàng đều mong đợi người cung ứng cấp cho những SP, HH và DV đáp ứng cho các nhu cầu, mong muốn ngày càng cao của họ. Bên cạnh đó, với sự phát triển như vũ bão về khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự bùng nổ về công nghệ thông tin, các công ty và các quốc gia ngày càng có điều kiện thuận lợi hơn để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Điều đó làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Muốn phát triển trong môi trường cạnh tranh này các công ty buộc phải không nhừng cải tiến, hoàn thiện và nâng cao chất lượng SP, HH và DV đồng thời phải không ngừng nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới, tạo ra những đặc trưng khác biệt của SP, HH và DV để thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng, nhằm duy trì và mở rộng thị trường.
Nếu trước đây ,cac quốc gia còn dựa vào hàng rào thuế quan, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ nền sản xuất trong nước thì trong bối cảnh quốc tế hoá mạnh mẽ hiện nay, với sự gia đời của tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) và thoả ước về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại ( TBT ), các SP, HH và DV ngài càng tự do vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Sự phát triển mang tính toàn cầu đã tạo điều kiện để hình thành nên thị trừơng tự do khu vự và quốc tế ; tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ các phương tiện chuyên chở với giá rẻ, đáp ứng nhanh ; hệ thống thông tin trở nên kịp thời, rộng khắp. Trong bối cảnh như vậy, các công ty và các nhà quản lý trở nên năng động hơn, thông minh hơn, dẫn đến sự boã hoà của nhiều thị trường, tạo ra sự suy thoái kinh tế phổ biến trong khi các đòi hỏi về chất luợng ngày càng trở nên cao hơn.
Các đặc điểm trên đã làm cho chất lượng trở thành một yếu tố cạnh tranh hàng đầu. Các công ty đã chuyển vốn đầu tư vào các khu vực có khả năng thoả mãn khách hàng và đem lại lợi nhuận cao hơn. Sản phẩm có thể được thiết kế tại một nước, sản xuất tại một số nước và bán ở mọi nơi trên thế giớ. Các nhà sản xuất phân phối và khách hàng ngày nay có quyền lựa chọn sản phẩm có chất lượng cao, giá cả phù hợp, phương thức giao nhận hàng thuận tiện ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Cuộc đua tranh đối với công ty thực sự mang tính toàn cầu.
Thực tế đã chứng minh rằng, những công ty thành công trên thương trường đều là những công ty đã nhận thức và giải quyết tốt bài toán chất lượng. Họ đã thoả mãn tốt nhu cầu khách hàng trong nước và quốc tế. Cuộc cạnh tranh toàn cầu đã và sẽ trở nên mạnh mẽ hơn với quy mô và pham vi ngày càng rộng lớn. Sự phát triển của khoa học, công nghệ ngày nay đã tạo ra cơ hội cho các nhà sản xuất, kinh doanh nhậy bén có khả năng tận dụng lợi thế riêng của mình, cung cấp những sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ có chất lượng cao, thoả mãn nhu ngày càng tốt hơn của khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh.
Trong xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức, nguồn tài nguyên thiên nhiên không còn là yếu tố quyết định sự phồn vinh của một quốc gia nữa. Thông tin, kiến thức, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cao và kỹ năng thực hành, kỹ năng quản lý tốt dựa trên nền tảng giáo dục chuẩn mực và nề nềp mới thực sự đem lại sức mạnh cho một dân tộc, một quốc gia. Nhật Bản và đức là những nước đã thất bại trong chiến tranh thế giới thứ hai và cũng là những nước không có nguồn tài nguyên dồi dào, nhưng họ đã thực sự quan tâm và giải quyết tốt bài toán chất lượng . Đặc biệt Nhật Bản đã thành công trong việc vận dụng sáng tạo các tư tưởng và các quá trìng quản lý chất lượng được hình thành ở các nước khác nhau trong thực tiễn hoạt động sản xuất- kinh doanh ở nước của mình nên đã trở thành đối thủ cạnh tranh đầy sức mạnh trên thị trường toàn cầu. Hai nước này đều có nền tảng giáo dục tồt, có hệ thống dậy nghề rộng khắp cũng như có những triết ký riêng trong việt gíải quyết vấn đề chất lượng. Đồng thời, hai nườc này cũng tập trung mọi nỗ lực đẻ luôn cung cáp những sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ có chất lượng cao, thoả mán tốt nhu cầu của khách hàng.
Có thể nói rằng, xu thế phát triển mới đã làm nẩy sinh xu hướng và tốc độ cạnh tranh mới. Cuộc đua tranh hiện nay đang và sẽ còn sôi nổi hơn bao giờ hết trên thương trường, phần thắng chắc chắn sẽ thuộc về những công ty, những quốc gia có chiến lược kinh doanh đúng đắn, trong đó có chiến lược chất lượng.
2. Nhu cầu đòi hỏi cao về chất lượng của khách hàng trong thời đại ngày nay
Sự phát triển của nhân loại qua từng giai đoạn thể hiện ở các cuộc cách mạng khoa học và khoa học - công nghệ. Các cuộc cách mạng này là các điểm mốc của từng bước tiến về tri thức của nhân loại.
Trong cuộc cách mạng khoa học thì cuộc cạch mạng khoa học lần thứ nhất ( từ khoảng thế kỷ XV đến khóảng thế kỷ XVIII ), mở đầu bằng lĩnh vực vũ trụ. Về bản chất, cuộc cách mạng khoa họ thứ nhất này đã chuyển nhận thức của nhân loại lên trình độ tư duy trừu tượng, mặc dù còn ở mức độ thấp. Về phương pháp con người đã không chỉ quan sát mà đã tiến hành phân tích, thực nghiệm, khảo sát để tìm cách đi sâu và khám phá các tầng bản chất bển trong của tự nhiên và của xã hội.
Trong cuộc cách mạng khoa học lần thứ hai ( từ đầu thế kỷ thứ XVIII đến cuối thế kỷ thứ XIX ), cũng mở đầu bằng lĩnh vực vũ trụ và tiếp theo là các lĩnh vực của vật lý học, hoá học, sinh học,… và có nhiều phát kiến mới đặc biệt, cuộc cách mạng lần này diễn ra mạnh mẽ trong lĩnh vực khoa học xã hội với sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác. Bản chất của cuộc cách mạng lần này là sự khắc phục trở ngại siêu hình, duy tâm vốn thống trị trước đó, chuyển nhận thức của nhân loại lên tư duy trừu tượng ở trình độ cao - tư duy biện chứ. Điều đó tạo thế giớ quan và phương pháp luận cho hoạt động sáng tạo ở trình độ khái quát lý luận khoa học. Về phương pháp, nhân loại đã không dừng ở lại ở phương pháp phân tích mà còn kết hợp và phát triển về chất. Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đã quan hệ mật thiết với nhau hơn. Khoa học kỹ thuật và các khoa học ứng dụng, thực nghiệm, đã phát triển và trở thành cầu nối quan trọng qiữa khoa học cơ bản với sản xuất với công nghiệp và với hoạt động thực tiễn nói chung.
Trong cuộc cách mạng khoa học lần thứ ba ( từ giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ thứ XX ). Cuộc cách mạng này nâng tư duy trừu tượng lên bậc cao hơn nữa.Trước hết nó làm sụp đổ liềm tin vào tính bất biến của thế giới vi mô. Trong lĩnh vực thế giới quan đó là sự khắc phục quan niệm cho rằng cái toàn bộ, cái cá biệt. Tư duy nhân loại giờ đây dã hoàn thiện cả về hai cấp độ phân tich và tổng hợp , tiếp tục được phát triển và được quan tâm hơn bao giờ hết, khoa học xã hội đã đạt tới trình độ cao mới với sự tiếp tục phát triển và hoàn thiện chủ nghĩa Mác trở thành chủ nghĩa Mac - Lênin. Lần đầu tiên trong lịch sử klhát vọng hàng ngàn năm về mặt xă hội công bằng, văn minh. Khoa học xã hội đã di vao cuộc sống một cách mạnh mẽ hơn, trở thành động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển xã hội loài người.
Cuộc cách mạng lần thứ tư (từ giữa thế kỷ XX cho đến nay). Khoa hoc đã thực sự xâm nhập vaò thực tiễn đời sống và trở thành một bộ phận cuả nền sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Sự xâm nhập diễn ra nhanh, mức độ, qui mô sâu rộng hơn. Cuộc cách mạng KH lần này tạo ra một biến đổi cách mạng trong lĩnh vực kỹ thuật-công nghệ, tạo ra cuộc cách mạng KH-KT (hay cuộc cách mạng KHCN). Cuộc cách mạng này không chỉ là khoa học đang trở thành lực lượng SX trực tiếp ,mà còn là chỗ diễn ra sự xâm nhập, đan xen mạnh mẽ giữa các ngành và các lĩnh vực khoa học. Cuộc cách mạng lần này là tiếp tục hoàn thiện, nâng cao nhận thức lý luận và khai thông con đường chuyển hoá từ tư duy trừu tượng trở về với thực tiến.
Song song với sự phát triển của cách mạng khoa học thì cuộc cách mạng khoa học - cộng nghệ cũng đã diễn ra trong các giai đoạn trong lịch sử, nâng cao công nghệ của con người lên tầm cao mới. Từ cuộc cách mạng khao học - công nghệ lần thứ nhất là sự tìm ra lửa đến cuộc cách mạng lần thứ hai là con người đã chế tạo ra các kim loại như đồ đồng, đồ sắt… trong sinh học cũng đã xuất hiện công nghệ nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây lương thực phục vụ cuộc sống con người. Sau đó đến cuộc cách mạng lần thứ ba từ khoảng thế kỷ thứ XII đến thế kỷ thứ XVIII đã phát triển trên cả bốn lĩnh vực của công nghệ : năng lượng, vật liệu, sinh học và thời gian. Đó là sự xuất hiện của máy chạy bằng hơi nước, sử dụng các vật liệu : gạch, sắ, đá…việc lai tạo, chọn giống cây trồng, vật nuôi và việc chế tạo ra các đồng hồ với độ chính xác là giờ. Từ đây cuộc cách mạng lần thứ tư từ thế kỷ thứ XVIII đến cuối thế kỷ thứ XIX chủ yếu diễn ra ở các nước tư bản chủ nghĩa. Với sự ra đời của máy hơi nước, công nghệ chế tạo các vật liệu xây dựng từ các nguyên liệu khai thác trong thiên nhiên đã dẫn đến sự thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ quân chủ phong kiến. Với những phát minh về sinh học việc chế tạo ra đồng hồ bấm giây loài người đã tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong công nghệ. Và sau cùng là cuộc cách mạng lần thứ năm từ giữa thế kỷ XX cho đến nay với sự phát triển trên cả bốn lĩnh vực : năng lượng, không chỉ sử dụng năng lượng tự nhiên mà loài người đã tạo ra được năng lượng “nhân tạo “ không có sẵn trong tự nhiên. Vật liệu bên cạnh những vật liệu truyền thống là những vật liệu thiết kế theo yêu cầu sản xuất. Sinh học, đã có những đột phá vĩ đại đặc biệt là trong công nghệ gen, công nghệ vi sinh.Thời gian, con người đã có những công nghệ có thể làm chủ được một khoảng thời gian tương đương vớ 1/10 tỷ giây, nhiều thế hệ máy tính, người máy ra đời để phục vụ con người
Cùng với sự phát triển vược bậc trên là sự xuất hiện nền kinh tế tri thức dựa trên sự phát triển của khoa hoc và công nghệ cao. Đó chính là yếu tố quyết định cho sự phát triển trong tương lai.
Sự phát triển của khoa học và công nghệ cao như vậy đã tạo cho nhân loại một kho tàng tri thức khổng lồ. Đã làm cho loài người có tầm hiểu biết sâu rộng và thúc đẩy nhu cầu của con người ngày càng cao và đòi hỏi của họ khắt khe hơn đối với sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ con người sản xuất ra.
Sự phát triển đó đã làm cho những người tiêu dùng trong tương lai là những người tiêu dung thông minh, có hiểu biết sâu sắc về mọi mặt. Họ sẽ tạo ra và được hưởng những thành tựu của thời đại mới, cuộc sồng vật chất và tinh thần của họ sẽ ngày một tốt hơn. họ hiểu được giá trị của cuộc sồng và sẽ nâng nưu, trân trong nó vì họ hiểu rõ những cái mà họ có được đã được tạo ra như thế nào. Tiêu dùng của họ sẽ hợp lí hơn, tích kiệm hơn mặc dù của cải ngày càng tạo ra nhiều.
Người tiêu dùng ngày nay không những không ngừng học tập, tìm hiểu về các quyền của mình, để xứng đáng là người tiêu dùng có hiểu biết và có trách nhiệm. Họ xây dựng cho mình một quan điểm tiêu dùng mới, tiêu dùng hợp lí, tích kiệm và sáng suốt. Họ cần có đủ kiến thức để không bị lừa gạt trên thị trường, tích cực góp ý kiến cho những chủ chương chính sách của Nhà nườc, cho những chủ trương và hành động của những nhà sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là đối với vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của ngươi tiêu dùng.
Ngày nay người têu dùng có những quyền mà được pháp luật bảo vệ như :
- Được luật pháp bảo vệ chống lại các thủ đoạn lừa dối trong kinh doanh, như là quảng cáo lừa dối, sai sự thật và các hành động buôn bán không trung thực.
- Quyền được mong đợi hàng hoá và dịch vụ đã mua đạt tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn an toàn.
- Có quyền được thông tin về hàng hoá và dịch vụ một cách chính xác bao gồm thông tin về giá, nội dung, và trọng lượng của bao gói, các nhãn hiệu đã được ghi thận trọng trên hàng hoá, các hướng dẫn sử dụng an toàn trên các sản phẩm.
Có quyền đòi hoàn lại tiền, thay thế hoặc sửa chữa lại hàng hoá đã mua nếu các điều kiện kể trên không được đáp ứng tại thời điểm bán hàng và trong thời gian bảo hành.
3. Trình độ công nghệ trong các doanh nhgiệp Việt Nam hiên nay
Cũng như các nước khác, Vệt Nam không thể nằm ngoài vòng xoáy của tiến trình hội nhập. Trong thời gian qua, chúng ta đã thực sự tham gia vào tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới, đã trở thành thành viên chính thức của hiệp hội các nước Đông nam á ( ASEAN ), thành viên của diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương ( APEC ), ký hiệp định thương mại với linh minh Châu Âu (EU ), ký kế hiệp định thương mại Việt - Mỹ và đang trong quá trình đàm phán để gia nhập WTO.
Bên cạnh rất nhiều mà Việt nam có thể có nhờ vào sự tăng cường hội nhập như : duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, có điều kiện tiếp thu những kiến thức và kỹ năng quản lý mới, công nghệ mới ; học hỏi kinh nghiệm xây dựng và phát triển kinh tế của các nước và nhanh chóng đưa đất nước tiến lên thì cũng không ít những khó khăn, thách thức khi tham dự tiến trình này. Một trong những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt nam hiện nay là năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt nam còn thấp hơn rất nhiều so với các nước khác trong khu vực và thế giới. Năng lực cạnh tranh được thể hiện thông qua các khía cạnh năng suất, chât lượng cao, chi phí thấp, giá thành hạ, giao hàng nhanh, đúng hạn và đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng.
Mặc dù trong thời gian qua, các doanh nghiệp Việt nam đã chú trọng đến chất lượng, đến năng suất. Nên một số sản phẩm, hàng hoá Việt nam đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước và có mức tăng trưởng ngày càng cao, song nhìn tổng thể thì chất lượng và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, hàng hoá sản xuất tại các công ty Việt nam vấn còn yếu kém. Theo đánh giá của diến đàn kinh tế thế giới năm 1999, năng lực cạnh tranh của Việt nam được xếp thứ 48 trong số 59 nước được xếp hạng.
Những thách thức lớn trong việc nâng cao chất lượng và năng lực canh tranh của các doanh nghiệp Việt nam xuất phát từ nhữ nguyên nhân chính sau đây :
Thứ nhất : phần lớn các doanh nghiệp Việt nam thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, có năng lực tài chính yếu, khả năng đầu tư đổi mới công nghệ han chế. Đại bộ phận doanh nghiệp chỉ sản xuất kinh doanh một vài loại sản phẩm theo chu trình khép kín từ khâu đầu ( thiết kế ) đến sản xuất cuối cùng. Các tổng công ty 90, 91 tuy có quy mô lớn nhưng chỉ là sự lắp ghép của các công ty thành viên, chưa có đổi mới đáng kể về tổ chức sản xuất kinh doanh. Tình hình này làm hạn chế khả năng doanh nghiệp vươn lên áp dụng ngay các phương pháp kỹ thuật và công nghệ quản lý mới để tạo ra sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ có chất lượng cao và đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Thứ hai : trình độ máy móc, trang thiết bị quá cũ và lạc hậu, theo số liệu thống kê, trên 75% thiết bị máy móc của các doanh nghiệp Việt nam thuộc thế hệ những năm 60, trong đó có 70% đã khấu hao hết và gần 50% máy cũ đã được tân trang lại. Trình độ công nghệ của chúng ta lạc hậu so với các nước công nghiệp phát triển khoảng gần một thế kỷ. Bên cạnh đó việc bố trí mặt bằng, nhà xưởng bất hợp lý và láng phí, vệ sinh công cộng kém, môi trường công nghiệp lạc hậu là đặc điểm phổ biến của các doanh nghiệp Việt nam. Tình hình này khiến chúng ta khó lòng có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và có khả năng canh tranh thắng lợi ngay trong thị trường nội địa của mình chứ chưa nói đến thị trường thế giới.
Thứ ba : nguồn nhân lực Việt nam chưa đáp ứng được sự phát triển hiện tại và tương lai. Trình độ và cơ cầu lao động của các doanh nghiệp Việt nam chưa phù hợp. Mặc dù là một nước có nguồn lao động dồi dào với khoảng gần 40 triệu lao động nhưng đó chưa thực sự là nguồn lao động có sức cạnh tranh .Chúng ta mới có khoảng 17,8% lao động được qua đào tạo . Chỉ có khoảng 4000 công nhân bậc cao trong số 2,5 triệu, 36% công nhân kỹ thuật được đào tạo theo hệ chuẩn quốc gia, 39,4% được đào tạo ngắn hạn, 24,7% chưa qua đao tạo. Mặt khác những công nhân có khả năng điều hành, đứng máy trong các dây truyền rất khan hiếm.Theo đánh gía về năng lực lao động của BERT ( business environment risk- intelligence ) dựa trên bốn tiêu thức đánh giá : khung pháp lý, năng suất tương đối, thái độ của người lao động và kỹ năng kỹ thuật thì lực lượng lao động của Việt nam năm 1999 đạt 32/100 điểm xếp thứ 48 trong số các nước được xếp hạng ( theo bảng xếp hạng thì <35 điểm được xếp hạng kỹ năng kém , năng xuất thấp ). Trong khi đó phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước có số cán bộ dư dôi lớn nên thường không mạnh dan đổi mới cơ cấu doanh nghiệp, còn đeo bám theo mô hình cũ, do vậy không tạo ra đựơc sự chuyển biến đồng bộ và tác phong mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sự đồng bộ trong việc giải quyết vấn đề chất lượng.
Thứ tư : nhận thứ và trình độ quản lý trong các doanh nghiệp Việt nam còn là vấn đề nan giải và chưa rõ ràng, nhận thứt về tác động cơ chế thị trường còn còn thiếu phiến diện, nặng về tác động tiêu cực, từ đó tìm cách đối phó bằng các biện pháp không cơ bản như móc nối để mua bán không trung thực,”chụp giật” để có lợi nhuận trước mắt mà chưa thấy được yếu tố cơ bản của sự cạnh tranh là uy tín và chất lượng. Điều đó làm lu mờ mục tiêu phát triển lâu dài và bền vứng của doanh nghiệp và hạn chế hoạt động cải tiến chất lượng .
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác liên quan đến các yếu tố thuộc tầm vĩ mô như : vấn đề sở hữu trong khu vực Nhà nước chưa được giải quyết triệt để ; cơ sở quản lý vĩ mô còn hạn chế, gò bó, chưa đảm bảo quyền tự chủ sản xuất kinh doanh và sự chựu trách nhiệm, hạn chế khả năng sáng tạo dám nghĩ, dám làm của các doanh nghiệp.Tổ chức còn phức tạp, cồng kềnh. Đây thực sự là những trở ngại đưa cái mới vào sản xuất kinh doanh, hạn chế những khả năng tạo ra và cung cấp SP, HH và DV có chất lượng thoả mãn khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh.
Tóm lại, để các doanh nghiệp Việt nam có sức cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay cần phải tiến hành một bước đổi mới triệt để cả về quan điểm nhận thức lẫn phương pháp điều hành quản lý. Các doanh nghiệp Việt nam phải từng bước chuyển dần từ mô hinh quản lý cũ sang mô hình quản lý mới mà ở đó có sự phát triển cao về nguồn nhân lực, có môi trường để thúc đẩy khả năng sáng tạo trong lao động, có điều kiện để phát triển áp dụng các công nghệ tiến tiến mà trước hết cơ sở nền tảng của nó phải dựa trên triết lý và chiến lược kinh doanh đúng đắn là : mọi lỗ lực tập trung vào việc không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng để toạ lợi thế cạnh tranh và sự phát triển bền vứng trong tương lai.
II. một số tồn tại chủ yếu trong quản lý chất lượng ở doanh nghiệp Việt nam
1.Sự rời rạc và riêng rẽ trong quản lý ở doanh nghiệp
Đất nước ta đã chải qua cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc để giành độc lập. Trong những giai đoạn đầu của thời kỳ độc lập, chúng ta đã phát triển nền kinh tế theo theo cơ chế tập trung bao cấp. Một nền kinh tế tế phát triển theo sự chỉ huy của nhà nước, các cấp, các nghành. Sự sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh của cấp trên giao cho. Phát triển kinh kinh tế tự lự tự cường nhưng lại khong thiết lập quan hệ rộng rãi với các nước khác trừ các nước trong khối xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế tập trung này đã làm cho cán bộ, công nhân…của chúng ta kém năng động, sáng tạo trong sản xuất và quản lý. Sự tồn tại của cơ chế này đã kìm hám sự phát triển nền kinh tế của đất nước, do đó đất nước chúng ta vẫn nằm trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu trong nhiều năm.
Trong tình trạng tồn tại, hạn chế của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Đảng và Nhà nước ta đã phải chuyển đổi cơ chế này sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, từ Đại hội Đảng VI ( 1986). Từ những năm chuyển đổi cơ chế cho đến nay, đất nước chúng ta đã phát triển trên nhiều mặt, về sản xuất thì sản xuất lương thực như về gạo chúng ta đã đứng nhì, ba thế giới về xuất khẩu, nhiều mặt hàng hải sản chúng ta đã xuất khẩu ra nước ngoài. Nhiều mặt hàng công nghiệp cũng đã phát triển. Chúng ta cũng đã thiết lập nhiều các mối quan hệ hợp tác quốc tế như ( ASEAN, AFTA, APEC, EU…). Nhưng trong những thành tựu đạt được, chúng ta còn khá nhiều tồn tại và thách thức trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Nhất là sự tồn tại trong quản lý, vì chúng ta còn bị ảnh hưởng của cơ chế quan liêu, nó đã thấm nhuần vào tư tưởng các nhà quản lý của ta, để thay đổi được nó thật sự là một khó khăn lâu dài.
2.Con người trong quản lý chất lượng ở các doanh nghiệp Việt nam trước kia và hiện nay
Từ khi chuyển đổi cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường thì công tác quản lý chất lượng cũng từ đó có những chuyển đổi nhưng vẫn còn chịu ảnh hưởng của thời kỳ trước .
Công tác quản lý chất lượng giai đoạn trước năm 1990 :
Trong giai đoạn này thì với suy nghĩ để đảm bảo cho sản xuất sản phẩm có đủ tiêu chuẩn về chất lượng thì bên cạnh hệ thống quản lý sản xuất, điều hành kế hoạch, mỗi cơ sở sản xuất hình thành lên một tổ chức quản lý chất lượng - phòng KCS. Tổ chứ này được đặt dưới sự điều hành và kiểm soát trực tiếp của giám đốc, hoạt động độc lập và hoàn toàn khách quan với hệ thống sản xuất trực tiếp, nhưng mong muốn KCS sẽ đảm bảo cho sản phẩm có chất lượng đã không hoàn toàn xẩy ra trong thực tế.
Thực tế thì hàng hoá vẫn kém chất lượng, mẫu mã xấu và không được thay đổi trong một thời gian dài mà còn lãng phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công cho những phế phẩm, vì KCS chỉ làm nhiệm vụ kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm ở khâu cuối cùng.
Không những thế quan điểm hầu hết các cơ sở sản xuất trong giai đoan này đều cho rằng chất luựng chỉ được quyết định bởi khâu sản xuất, còn trong lưu thông, phân phối không có liên quan. Khi hỏi đến chất lượng sản phẩm nguời ta thường có một câu trả lời chung chung là :’’ Người ta sản xuất ra như vậy ‘’.
Nhiều khi việc vi phạm quy chế quản lý chất lượng lại do chính giám đốc gây ra. Bởi tính thúc bách của kế hoạch giao nộp sản phẩm nhiều trường hợp, giám đốc đã gia quyết làm nhanh, làm ẩu, làm dối để đối phó với hoàn cảnh trước mắt.
Một quan điểm chất lượng nữa trong giai đoạn này là áp đặt người tiêu dùng, buột người tiêu dùng phải mua, phải dùng những thứ sản xuất ra. Ngoài những thứ đã có và đang được sản xuất theo chỉ tiêu, những thứ còn lại chỉ là chờ đợi và là ước mơ của người tiêu dùng vào kỳ vọng kế hoạch sẽ thay đổi.
Từ nhận thức về quản lý chất lượng như trên đã đưa đến thực trạng của công tác quản lý chất lượng trong sản xuất như sau :
Trong sản xuất việc bảo đảm chất lượng như là trách nhiệm riêng của những người chịu trách nhiệm quản lý, những người sản xuất trực tiếp hầu như không có liên quan vì họ không quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm. Những người sản xuất trực tiếp chỉ quan tâm đến năng xuất lao động và định mức. Họ sợ việc chú ý đến chất lượng hàng hoá sẽ ảnh hưởng đến giao nộp đúng kế hoạch, đã có nhiều sự gian dối trong trong chất lượng sản xuất xẩy ra.
Đồng thời, sau khi giao nộp hàng hoá người sản xuất dường như đã song trách nhiệm của mình, chất lượng của sản phẩm hàng hoá cũng chỉ được quan tâm bởi trách nhiệm của doanh nghiệp đến khi sản phẩm đã ra khỏi nhà máy. Việc lưu thông, phân phối đi đâu, cho ai sử dụng như thế nào và thông tin phản hồi từ phía khách hàng doanh nghiệp không cần quan tâm.
Những hạn chế :
- Nhận thức về vai trò, vị trí và nội dung của công tác quản lý chất lượng trong nền kinh tế chưa theo kịp sự đòi hỏi của tình hình mới về năng lực quản lý, trình độ công nghệ còn thấp kém, kiến thức và kinh nghiệm quản lý chất lượng trong cơ chế thị trường còn yếu. Hệ thống tổ chức và cơ sở vật chất của cơ quan quản lý chất lượng từ trung ương đến địa phương chưa được nâng cao về cả số lượng và chất lượng .
Mục tiêu của người sản xuất và của người tiêu dùng không đồng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn xã hội. Người sản xuất không biết thị hiếu của người tiêu dùng, người tiêu dùng không hiểu về người sản xuất .
Tách rời trách nhiệm của mỗi người với công việc mình đã làm. Người sản xuất trực tiếp sau khi hoàn thành công việc thì không cần quan tâm đến trách nhiệm về chất lượng công việc mình vừa làm. Doanh nghiệp cũng vậy, chỉ cần hoàn thành kế hoạch về chỉ tiêu số lượng. Đồng thời không có sự đồng nhất trong một công việc chung. Không có sự kiểm tra kết quả lao động của mỗi người. Vì thế không có sự nhịp nhàng, cân đối và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
Hệ thống quản lý chất lượng chủ yếu là các phòng KCS trong các doanh nghiệp, làm việc một cách thụ động, gây nhiều láng phí và ít hiệu quả vì cần nhiều nhân viên trong khâu kiểm tra sản phẩm cuối cùng, nên phòng KCS rất cồng kềnh ,chi phí cao. Đồng thời nhận thức về quản lý chất lượng còn nhiều hạn chế bởi tính, cứng nhắc, không phản ánh tình trạng trung thực, khoa học và không xuất phát từ thực tế của nền sản xuất, thực tế của công nghệ kỹ thuật cở sở và những thực tế nhu cầu về chất lượng của thị trường.
Vì thế, để có hiệu quả hơn trong sản xuất kinh doanh nói riêng của các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế lên tầm vĩ mô thì công tác quản lý chất lượng phải có những thay đổi.
Công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn sau năm 1990 cho đến nay :
Từ năm 1990 là sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Vì vậy, sự đòi hỏi của thị trường trong nước cũng như ngoài nước buộc sản xuất muốn thích ứng và tồn tại phải có những thay đổi về công nghệ và trang thiết bị kỹ thuật. Là nước đi sau Việt nam được thừa hưởng viện trợ và chuyển giao công nghệ. Vì thế mà đội ngũ lao động được đào tạo và được kiểm soát trong hệ thống quản lý mới làm việc hiêụ quả hơn, tạo gia những sản phẩm chất lượng cao hơn và tuân theo những yêu cầu nhất định của nền kinh tế thị trường.
Từ những thay đổi của nền sản xuất hàng hoá trong nước, sự thay đổi về nhận thức của người tiêu dùng và sự hội nhập nền kinh tế thế giới của nước ta đã đặt ra yêu cầu bức thiết về vấn đề quản lý chất lượng. Nhận thức và quan điểm về quản lý chất lượng đã có nhiều thay đổi nhưng bên cạnh những quan điểm đúng đắn còn tồn tại một số quan điểm còn lệc lạc.
Những quan điểm đúng đắn :
Công tác quản lý chất lượng được coi trọng và được phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu .
Cùng với sự đổi mới về kỹ thuật và công nghệ, các nhà sản xuất cũng như các nhà quản lý đã thấy được vai trò của chất lượng trong nền kinh tế. Họ đã tìm cách tổ chức việc quản lý chất lượng theo đúng hướng thông qua những việc làm cụ thể như :
+ Tìm hiểu thị trường : tìm hiểu nhu cầu, thay đổi nhận thức về khách hàng và người cung ứng. Các khách hàng và người cung ứng cũng là những bộ phận quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Đưa ra những chính sách để điều hành quản lý chất lượng tìm ra những phương thức thích hợp để quản lý như : TQM, ISO, HACCP, 5S,…và số lượng các doanh nghiệp đã được cấp chứng chỉ ISO 9000, GMP, HACCP ngày càng tăng, đặc biệt trong những năm gần đây, năm 2000 dã lên tới 400 doanh nghiệp.
+ Hoạt động quản trị chất lượng hiện nay đã có được sự quan tâm thật sự của các cấp lãnh đoạ doanh nghiệp, vì thế hoạt động chất lượng được tiến hành ở nhiều cấp bậc khác nhau trong doanh nghiệp. Nhiều._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35179.doc