Lời mở đầu
Toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành một trong những xu thế chủ yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Ngày nay, sự phát triển của Cách mạng khoa học kỹ thuật, của kỷ nguyên tin học cùng với vai trò ngày càng tăng của các công ty đa quốc gia đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hoá, hợp tác hoá và phân công lao động quốc tế giữa các quốc gia làm cho sản xuất được quốc tế hoá cao độ. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa, nới rộng, tiếp tới
72 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu CA - TBD chuyển hướng phát triển trong tương lai & kiến nghị xây dựng nhằm thực hiện có hiệu quả quan hệ kinh tế Việt Nam - APEC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, đẩy mạnh giao dịch thương mại, luân chuyển các nhân tố của tư liệu sản xuất giữa các quốc gia. Để khỏi bị đặt ra ngoài của dòng thác phát triển, các nước đều phải nỗ lực hội nhập vào trào lưu chung của thời đại. Tăng cường sức cạnh tranh kinh tế. Tuy nhiên vấn đề hội nhập vào nền kinh tế thế giới cho thấy 2 mặt của vấn đề là: Thuận lợi và thách thức sẽ tới với các quốc gia.
Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được khẳng định tại đại hội VI của Đảng. Chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đã đánh dấu bước đầu cho tiến trình hội nhập của Việt Nam. (Đại hội VII). Đại hội Đảng lần thứ VIII đã khẳng định phải đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Hội nghị TW 4 (1997) nêu dõ nguyên tắc hội nhập của Việt Nam là trên cơ sở phát huy nỗ lực thực hiện nhất quán lâu dài chính sách thu hút đầu tư quốc tế. Bằng những chủ trương và đường lối đúng đắn chúng ta đã thu được những thành quả quan trọng bước đầu trong quá trình hội nhập. Đó là tạo ra được mối quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như: IMF; WB; ADB... Gia nhập AESAN (1995); đàm phán để gia nhập WTO. Đặc biệt với việc trở thành thành viên của diễn đàn kinh tế, Châu á - Thái Bình Dương (APEC - 11/1998) đã mở ra một thời kỳ mới; một bước tiến mạnh mẽ, tạo thế và lực cho Việt Nam trên thế giới. Góp phần thực hiện xây dựng kinh tế đất nước vững mạnh nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Chương I
Quá trình hình thành và phát triển của APEC
I-/ Sự ra đời và phát triển của APEC.
1-/ Sự ra đời và phát triển của APEC.
Từ năm 1960 đã hình thành những ý tưởng liên kết kinh tế khu vực Thái Bình Dương. ý tưởng này được các học gia người Nhật là KOJIMA và KUJJIOTO đề xuất (1965). ý tưởng này chỉ ra việc thành lập 1 khu vực mậu dịch tự do Thái Bình Dương mà thành viên là 5 nước công nghiệp phát triển và mở cửa cho các thành viên liên kết là các nước đang phát triển ở khu vực lòng chảo Thái Bình Dương tham gia. Sau đó, tiến sĩ SABURÔ OKITA và tiến sĩ JONH CRAYRD và một số học giả khác đã sớm nhận thức được việc phải xây dựng sự hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC). PECC cùng với ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc hợp tác tư vấn kinh tế trong khu vực và thúc đẩy việc thành lập APEC.
Cuối thập kỷ 80, một số quan chức của Nhật Bản, trong đó nổi bật lên vai trò của Hajime Tamura bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Thương Mại Nhật Bản lúc đó đã gợi ý thành lập một diễn đàn hợp tác có tính chất kỹ thuật về các vấn đề kinh tế khu vực. Tuy nhiên, lúc này vòng đàm phán Urugoay trong khuôn khổ GATT đang diễn ra và cuộc vận động để thành lập khu vực mậu dịch Tự do Bắc Mỹ(NAFTA) đang được xúc tiến nên đề nghị về thành lập tổ chức kinh tế khu vực của Nhật ít được quan tâm. Tuy vậy, Chính phủ công đảng của thủ tướng Ôxtralia (Bobhavke) rất nhận thức rõ về tầm quan trọng, cần thiết của mối quan hệ kinh tế giữa Châu á và úc cho nên đã kịp thời nắm bắt và thúc đẩy ý tưởng về 1 diễn đàn hợp tác kinh tế ở khu vực.
Tháng 1- 1989 tại Xơ un (Hàn Quốc). Thủ tướng Bobhavke đã nêu ý tưởng về việc thành lập một diễn đàn tư vấn kinh tế cấp bộ trưởng ở Châu á - Thái Bình Dương nhằm mục đích phối hợp hoạt động cảu các chính phủ nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế ở khu vực, thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương. Các nước Nhật Bản, Malaixia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philipin, Xingapo, Bruney, Indonexia, Newzelend, Canada và Mỹ đã ủng hộ sáng kiến này. Tháng 11 - 1989 các Bộ trưởng kinh tế, ngoại giao của 12 nước nói trên đã họp tại Cabera (úc) quyết định chính thức thành lập diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương (gọi tắt là APEC) với tư cách là 1 diễn đàn xuyên khu vực Thái Bình Dương. Trong đó bao gồm 3 cơ chế quan hệ thương mại khu vực và tiểu khu vực: NAFTA, AFTA và ANZERTA (Hiệp định mậu dịch tự do giữa úc và Niuzilân), APEC cùng với các tổ chức này có chung mục tiêu là tự do hoá buôn bán (tuy thời hạn thực hiện các lĩnh vực và nguyên tắc hoạt động khác nhau). Cơ cấu của APEC rất đa dạng gồm các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Canada, Niudilân, úc, các nền kinh tế công nghiệp mới ở Châu á như: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Xingapo, các nước đang phát triển thuộc ASEAN và Trung Quốc. Do trình độ phát triển kinh tế không đồng đều, lợi ích và tiềm lực không giống nhau giữa các thành viên, cho nên cũng như AFTA thời hạn thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư của các nước trong APEC được quy định theo 2 thời hạn 2010 với nền kinh tế phát triển và 2020 với các nền kinh tế đang phát triển. (thời hạn thực hiện AFTA là 2003 - 2006). Tuy vậy, về mặt tổng thể thực lực, APEC là 1 tập hợp kinh tế lớn nhất thế giới với các trung tâm kinh tế khổng lồ là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và các nền kinh tế năng động nhất ở Đông á và Nam á. Từ khi thành lập tới nay APEC đã có những bước phát triển vượt bậc, cả về chất lượng, về cơ cấu tổ chức.
Từ năm 1989 tới 1992 đã diễn ra 4 hội nghị cấp bộ trưởng các thành viên APEC. Theo quy chế của APEC, thành viên đăng cai hội nghị hàng năm sẽ làm chủ tịch của APEC. Các hội nghị đó được họp tại Canbera (úc 11/1989); lần thứ 2 tại Xingapo tháng 7 - 1990; lần thứ 3 tại Xơun (hàn quốc 11 - 1991) và lần thứ 4 tại Băng Cốc (Thái Lan 9 -1992). Tháng 11 -1993, Mỹ đảm nhận chức chủ tịch APEC và tổng thống Mỹ B.Clinton đề nghị triệu tập hội nghị không chính thức các nhà lãnh đạo cấp cao các nước thành viên APEC tại Seatle (Mỹ) vào ngày 20/11/1993 ngay sau khi kết thúc hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ 5 (từ 17 tới 19/11/1993). Thời gian này vòng đàm phán Urugoay của GATT đang gặp khó khăn, các thành viên APEC muốn sử dụng cơ chế tự do hoá thương mại của APEC và NAFTA để thúc đẩy tiến trình đàm phán Urugoay.
Hội nghị cấp cao không chính thức đầu tiên được tổ chức tại Mỹ tạo ra sự thay đổi theo hướng tích cực tầm nhìn và hoạt động của APEC. Theo thông lệ đó, từ 1993 trở lại đây, hàng năm APEC đều tổ chức Hội nghị cấp cao không chính thức tiếp theo ngay sau Hội nghị cấp cao Bộ trưởng và các vấn đề quan trọng nhất của APEC được thông qua tại hội nghị các nhà lãnh đạo cấp cao của diễn đàn này.
Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 2 họp tháng 11/1994 tại Bogos (Indonexia); Indonexia làm chủ tịch APEC.
Hội nghị cấp cao lần thứ 3 họp tháng 11/1995 tại Osaka (Nhật Bản) Nhật Bản làm chủ tịch.
Hội nghị cấp cao lần thứ 4 họp tại Subic (Philipin) tháng 11/1996; Philipin làm chủ tịch của APEC.
Hội nghị cấp cao lần thứ 5 họp tại Canada 11/1997; Canada làm chủ tịch APEC.
Năm 1998 hội nghị cấp cao lần thứ 6 họp tại Malaysia và nước chủ nhà làm chủ tịch của APEC.
Nội dung hoạt động của APEC cũng có những bước phát triển bền vững và thiết thực nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của diễn đàn. Ngay tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ nhất ở Canbera 1989 tư tưởng về “chủ nghĩa khu vực mở” đã được ghi nhận trong Tuyên bố chung của Hội nghị. Liên tiếp các hội nghị sau đó các thành viên APEC căn cứ vào “chủ nghĩa khu vực mở” để phát triển xây dựng tiến tới một khu vực châu á - Thái Bình Dương tự do thương mại và đầu tư, không phân biệt đối xử trong nội bộ cũng như các nước, nhóm nước ngoài APEC .
Tại hội nghị bộ trưởng lần thứ II 7/1990 tại Singapo các thành viên APEC đưa ra 7 lĩnh vực hoạt động: tổng hợp các dữ liệu thương mại vào đầu tư, thúc đẩy thương mại, mở rộng đầu tư và chuyển giao kỹ thuật ở khu vực châu á - Thái Bình Dương, phát triển nhân lực, hợp tác khu vực trong một số lĩnh vực khác. Hội nghị bộ trưởng APEC lần thứ 3 (11/1991) phát triển các lĩnh vực được xác định tại hội nghị trước và bổ xung hợp tác trong các lĩnh vực hải sản, giao thông du lịch. Tuyên bố Xơrin của hội nghị đã xác định các mục tiêu cụ thể, phạm vi, phương thức hoạt động của APEC. Các hoạt động của APEC dần dần được hướng vào những lĩnh vực và những vấn đề cụ thể. Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 4 xác định triển khai thực hiện những lĩnh vực của hội nghị trước. Hoạt động của APEC đã bước một bước tiến lớn tại hội nghị cấp cao các thành viên APEC tại Seatle (Hội nghị cấp cao1) và phát triển mạnh qua các hội nghị cấp cao sau đó. Tại các hội nghị này, các nước thành viên APEC đã hoạch định 1 chương trình hợp tác kinh tế sâu rộng và xây dựng một viễn cảnh kinh tế khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Các nước thành viên đã đưa ra được tuyên bố chung về khuôn khổ đầu tư và thương mại nhằm tăng cường hoạt động kinh tế, thúc đẩy mua bán ngoại thương, cam kết xây dựng khu vực mậu dịch và đầu tư, mở rộng mậu dịch toàn cầu và tăng cường quan hệ kinh tế chặt chẽ trong APEC. Thông qua các hội nghị cấp cao các nước thành viên còn xây dựng các chương trình kinh tế hoạch định cụ thể để thực hiện các mục tiêu kinh tế lớn đã đặt ra, xác định những bước đi, thời hạn cụ thể để hoàn tất các mục tiêu đó. Đề ra các nguyên tắc làm cơ sở cho việc tiến hành tự do hoá thương mại và đầu tư, hợp tác kinh tế và kỹ thuật.
* Về cơ cấu tổ chức và thành viên cảu APEC đến nay về cơ bản APEC vẫn được coi là 1 diễn đàn đối thoại về kinh tế và thương mại, chưa phải là 1 tổ chức với ý nghĩa đầy đủ của khái niệm này. APEC chưa có một cơ chế chặt chẽ mang tính ràng buộc cao, chưa có các cơ quan chế tài và giải quyết tranh chấp để đảm bảo các chương trình hợp tác các cam kết được thực hiện nghiêm túc, chủ yếu các thành viên APEC thực hiện các yêu cầu của tổ chức trên cơ sở tự nguyện. Trong quá trình tồn tại, bản thân nội bộ của APEC luôn tồn tại 2 xu hướng đối lập nhau là:
- Xu hướng muốn đẩy nhanh quá trình tự do hoá, thương mại đầu tư dịch vụ, thể chế hoá APEC.
- Xu hướng từng bước tiến hành tự do hoá thương mại và đầu tư, duy trì APEC như một diễn đàn tư vấn, các quyết định có tính chất không bắt buộc.
Sau gần 10 năm tồn tại dần dần cơ cấu tổ chức của APEC đã được củng cố, chặt chẽ hơn, trở thành 1 tổ chức quốc tế liên chính phủ, được thể chế hoá có ý nghĩa chiến lược đối với các nước thành viên. Ban thư ký của APEC lần thứ 4 năm 1992 tại Băng Cốc và có trụ sở ở Xingapo. Các uỷ ban, các nhóm, cộng tác và các nhóm đặc trách đã đi vào triển khai hoạt động. Bên cạnh hội nghị Bộ trưởng từ năm 1993 đã hình thành thêm một cơ chế lãnh đạo mới cao hơn đó là Hội nghị cấp cao không chính thức (AELM) với sự tham gia của người đứng đầu chính phủ, Nhà nước của các quốc gia thành viên APEC. Tại hội nghị cấp cao lần thứ 4 năm 1996 tại SUBIC đã vạch ra kế hoạch thực hiện các mục tiêu cảu APEC. Đề ra tiêu chuẩn kết nạp thành viên mới của tổ chức (Hội nghị cấp cao lần thứ 5 năm 1997). Các thành viên của APEC (Ban đầu gồm 12 nước thành viên sáng lập: úc, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Xingapo, Malaixia, Philipin, Thái Lan, Brunây, Niuzilân, Inđônêxia, và Hàn Quốc. Tới tháng 11/1991, 3 năm sau khi mới thành lập 3 thành viên mới được kết nạp là Trung Quốc, Hồng Công, và Đài Loan. Tháng 11/1994 APEC có thêm 3 thành viên mới là Mêhicô, Chi Lê, và Papua Niu ghilê nâng tổng số thành viên lên 18 nước và vùng lãnh thổ. Trong 3 năm từ 11/1994 tới 1997 APEC ngừng kết nạp thành viên mới để chấn chỉnh lại tổ chức và các hoạt động của mình, tháng 11/1998 APEC đã kết nạp Việt Nam, Nga và Peru và có 8 nước đang trong thời gian xin gia nhập APEC là: Mông Cổ, ấn Độ, Pakistan, Srilanka, Macao, Panama, Ecuado và Colombia.
Nhìn chung càng ngày APEC càng có sự trưởng thành. Cơ chế tổ chức và nội dung hoạt động của APEC ngày càng được hoàn thiện và nâng cao chặt chẽ hơn theo hướng thể chế hoá như một tổ chức.
2-/ Cơ cấu tổ chức của APEC
a-/ Hội nghị cấp cao APEC không chính thức (hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế AELM).
Hội nghị này được tổ chức lần đầu tiên tại Scatle Mỹ năm 1993 và trở thành hội nghị thường niên của các nhà lãnh đạo chính phủ và Nhà nước các quốc gia thành viên. Đây là cơ quan quyết định chính sách cao nhất của APEC, nó biến APEC từ một cơ chế thuần tuý tư vấn trở thành một tổ chức quốc tế thực sự.
b-/ Hội nghị bộ trưởng APEC
- Hội nghị bộ trưởng lần thứ nhất họp tại Canbera 11/1989 với sự tham gia của các bộ trưởng ngoại giao và kinh tế của các nước thành viên, luân phiên các nước thành viên đang cai và thành viên đăng cai là chủ tịch của hội nghị và chủ tịch APEC trong nhiệm kỳ 1 năm. Hội nghị bộ trưởng của APEC quyết định phương hướng hoạt động của APEC và ấn định thời gian thực hiện chương trình hành động cho năm tiếp theo. Các quyết định của hội nghị được thể hiện trong thông cáo chung bao gồm:
+ Các quyết định về vấn đề tổ chức: xác định mục tiêu nguyên tắc hoạt động của APEC, thành lập các uỷ ban, hội đồng ... thành lập quỹ, xác định mức đóng góp của các thành viên, kết nạp thành viên mới.
+ Quyết định nguyên tắc, mục tiêu và nội dung các chương trình hoạt động,đánh giá tiến trình hợp tác đầu tư của APEC và của các cơ quan trong APEC.
+ Xem xét đánh giá sáng kiến của hội nghị cấp cao không chính thức.
+ Thông qua dự thảo các chương trình hành động. Các hội nghị bộ trưởng chuyên ngành sẽ được triệu tập khi cần thiết.
c-/ Hội nghị quan chức cao cấp (SOM)
Hội nghị này được tổ chức thường kỳ giữa 2 hội nghị Bộ trưởng hàng năm nhằm chuẩn bị và đưa ra các khuyên nghị trình Hội nghị Bộ trưởng về các vấn đề tổ chức, chương trình hoạt động của APEC trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, các chương trình hợp tác kinh tế, khoa học - công nghệ của tổ chức điều phối ngân sách và chương trình công tác của các bộ phận trong tổ chức của APEC. Trước hội nghị quan chức cao cấp sẽ có cuộc họp cho các vụ trưởng (hoặc phó vụ trưởng) đại diện của thành viên tổ chức hội nghị bộ trưởng chủ trì cuộc họp này. Cuộc họp này là công việc chuẩn bị cho Hội nghị quan chức cao cấp (SOM). Hội nghị quan chức cao cấp có nhiệm vụ thúc đẩy tiến trình APEC phù hợp với quyết định của Hội nghị bộ trưởng và các chương trình hành động của Hội nghị này.
d-/ Ban thư ký APEC.
- Có 1 giám đốc điều hành do nước giữ ghế chủ tịch APEC cử với thời hạn 1 năm, 1 phó giám đốc điều hành sẽ do nước chủ tịch APEC vào năm tiếp theo cử. Ngoài ra ban thư ký còn có các nhân viên chuyên nghiệp từ các nước thành viên và các nhân viên phục vụ.
Ban thư ký có chức năng hỗ trợ và phối hợp các hoạt động của APEC, cung cấp hậu cần, kỹ thuật và điều hành các vấn đề tài chính. (Từ năm 1993 vấn đề tài chính và ngân sách của APEC được chuyển cho uỷ ban ngân sách và quản trị xử lý). Ban thư ký được chỉ đạo bởi hội nghị quan chức cao cấp và quan hệ chặt chẽ với các cơ quan khác của APEC.
e-/ Uỷ ban ngân sách và quản trị (AC)
Uỷ ban này có chức năng tư vấn cho các quan chức cao cấp về vấn đề ngân quỹ, quản lý và điều hành. uỷ ban này có quyền xem xét cơ cấu của sách hàng năm, xem xét đánh giá ngân sách hoạt động của các cơ quan trong APEC và ngân sách hành chính do ban thư ký đưa ra. Uỷ ban có quyền đánh giá hoạt động của các nhóm công tác và khuyến nghị với các quan chức cao cấp của APEC nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, xem xét chỉ tiêu của nhóm công tác và các dự án của nhóm đặc trách.
g-/ Uỷ ban thương mại và đầu tư (CTI)
Uỷ ban này có trách nhiệm thúc đẩy hợp tác, tự do hoá thương mại và đầu tư. Soạn thảo báo cáo hàng năm trình hội nghị bộ trưởng về các vấn đề có liên quan tới chức năng của uỷ ban.
h-/ Uỷ ban kinh tế (EC)
Uỷ ban kinh tế được thành lập năm 1994 để thực hiện hoạt động nghiên cứu các xu hướng và các vấn đề kinh tế thông qua các chỉ số kinh tế cơ bản. Uỷ ban là diễn đàn thúc đẩy đối thoại giữa các nước thành viên trong nghiên cứu và dự báo kinh tế nhằm thúc đẩy mở rộng hợp tác kinh tế trong APEC, góp phần xây dựng chính sách trong các diễn đàn khác của APEC.
i-/ Nhóm danh nhân (nhóm các nhân vật lỗi lạc)
1992 các bộ trưởng APEC nhất trí thành lập nhóm danh nhân với tư cách là nhóm tư vấn phi chính phủ và độc lập để vạch ra tương lai, phương hướng trao đổi thương mại ở khu vực cho tới năm 2000.
k-/ Hội đồng tư vấn doanh nghiệp
Nhằm thực hiện mục tiêu chính của APEC là thu hút và tăng cường sự tham gia của giới doanh nghiệp trong các hoạt động của APEC phù hợp với thực tiễn và đem lại hiệu quả, hội nghị cấp cao không chính thức lần thứ I đã thành lập diễn đàn kinh doanh thái bình dương (PBF), nhằm xác định các vấn đề APEC cần tập trung sử lý tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư. Tại hội nghị bộ trưởng lần VII trên cơ sở tầm quan trọng của giới doanh nghiệp và tư nhân trong hoạt động hợp tác kinh tế APEC đã thành lập hội tư vấn doanh nghiệp (Hội đồng này thay cho diễn đàn kinh doanh thái bình dương PBF và tập trung vào các lĩnh vực như: cơ sở hạ tầng, tài chính và đầu tư, các xí nghiệp vừa và nhỏ, phát triển nguồn nhân lực vv...
l-/ Các nhóm công tác và nhóm đặc trách
Hiện nay APEC có 10 nhóm công tác phụ trách các lĩnh vực hoạt động cụ thể của tổ chức. Nhóm công tác chuyên thực hiện hoạt động khảo sát tiềm năng phát triển và thúc đẩy sự tăng trưởng trong các lĩnh vực mà nhóm phụ trách. Ngoài ra APEC còn có 3 nhóm đặc trách về các vấn đề: chính sách với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạ tầng cơ sở và hợp tác kỹ thuật công nghiệp.
Thông qua mô hình tổ chức của APEC cho thấy đây là diễn đàn bao gồm nhiều diễn đàn nhỏ để các thành viên thảo luận, tư vấn chính sách và hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể.
3-/ Quy chế thành viên và quan sát viên
Tháng 11/1998 sau khi ba nước Việt Nam, Nga và Peru được kết nạp vào APEC, tổ chức này đã quyết định ngừng kết nạp thêm trong 10 năm tiếp theo (APEC hiện tại có 21 thành viên ). Để có thể trở thành thành viên của APEC các quốc gia và vùng lãnh thổ cần đáp ứng các điều kiện trong quy chế thành viên của tổ chức (thông qua tại hội nghị các nhà lãnh đạo cấp cao APEC 11/1997). Theo đó muốn trở thành thành viên APEC cần có các chỉ tiêu sau:
- Vị trí địa lý: nằm ở khu vực châu á - Thái Bình Dương; tiếp giáp với bờ biển Thái Bình Dương.
- Quan hệ kinh tế: phải có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với các thành viên APEC về thương mại hàng hoá và dịch vụ; đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự tự do đi lại của các quan chức.
- Tương đồng về kinh tế: Phải chấp nhận chính sách kinh tế mở cửa theo hướng thị trường.
- Quan tâm và chấp nhận các mục tiêu của APEC. Phải tỏ rõ sự quan tâm mạnh mẽ tới các lĩnh vực hoạt động của APEC, bằng hành động tham gia vào các nhóm công tác hoặc nghiên cứu độc lập, cũng như các hoạt động khác của APEC. Tuy vậy, việc trở thành thành viên APEC không bị tri phối bắt buộc bởi các hoạt động trong các nhóm công tác của các nước có mong muốn. Nước muốn trở thành thành viên APEC phải chấp nhận tất cả các mục tiêu và nguyên tắc của APEC được đề ra trong các tuyên bố, và quyết định của tổ chức này là phải cam kết thực hiện các quyết định chủ trương đã được các thành viên chính thức, APEC còn có quy chế quan sát viên cho 3 tổ chức khu vực là ASEAN, PECC, diễn đàn Nam Thái Bình Dương (SPF) (không có quy chế quan sát viên cho các nước và vùng lãnh thổ riêng biệt). Các nước không phải thành viên APEC có thế được tham gia các hoạt động của tổ chức với tư cách là khách mời tại các nhóm công tác.
4-/ Các đòi hỏi thực tiễn làm xuất hiện APEC:
Cuối những năm 1970 và trong thập kỷ 80 Châu á đạt được sự tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, (chủ yếu là kinh tế Đông á) với sự xuất hiện của các trung tâm kinh tế năng động như nhóm nước NIC, ASEAN và sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc đã biến châu á thành khu vực phát triển kinh tế bậc nhất trên thế giới. Luôn luôn dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng, xuất khẩu của châu á là động lực kinh tế rất mạnh của châu lục, vượt xa các khu vực khác của thế giới (tăng 10% hàng năm so với 4% của châu Âu và Mỹ la tinh; 6% của các nước công nghiệp phát triển). Châu á trở thành một thị trường rộng mở, linh hoạt và ổn định; có múc đầu tư FDI rất cao. Điều đó đòi hỏi có sự hợp tác và liên kết kinh tế trong khu vực, nhu cầu này trở nên vô cùng cấp thiết để đảm bảo tính ưu việt, sự tăng trưởng kinh tế và ổn định của nền kinh tế châu á. Cùng với tiền đề đó, xu thế quốc tế hoá nền kinh tế các quốc gia, sự phân công lao động quốc tế và cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật với công nghệ tiên tiến: Đặc biệt là thị trường 1 tỷ người của Trung Quốc được mở ra càng làm tăng xu thế của châu á - Thái Bình Dương. Trên cơ sở xu thế liên kết hợp tác kinh tế quốc tế trên thế giới trong những năm gần đây (từ cuối thập kỷ 80 tới nay) xuất hiện nhiều hoạt động xúc tiến thành lập các liên minh kinh tế (VD: thị trường chung do các nước liên minh châu Âu thành lập - 1992; khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ vv...) Trong khi đó chính trong bản thân của khu vực châu á - Thái Bình Dương một khu vực rất cần có1 hình thức liên kết có tính chất chính thức, liên chính phủ toàn khu vực để tao cán cân thăng bằng trước sức ép của chủ nghĩa bảo hộ khu vực ở châu Âu và Bắc Mỹ, thì lại chưa có 1 tổ chức như vậy để bảo vệ quyền lợi của các nước trong khu vực.
Mặt khác trong nền kinh tế hiện đại sự phụ thuộc lẫn nhaucuar các thị trường đang trở thành một tất yếu cho sự phát triển kinh tế. Từ 1970 tới cuối 1980 trong khu vực châu á - Thái Bình Dương đã thấy rõ xu thế này (VD: về thương mại năm 1989 xuất khẩu của khu vực này sang Mỹ chiếm 25,8% tổng gí trị hàng xuất khẩu của họ, xuất khẩu từ Mỹ sang khu vực Châu á Thái Bình Dương chiếm 30,5 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ...) sự tuỳ thuộc lẫn nhau này đã tạo ra một lực gắn kết kích thích một nhu cầu phối hợp giữa các nền kinh tế trong khu vực với nhau. Như vậy, sự phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao và liên tục của các nền kinh tế trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương cùng với xu thế hợp tác kinh tế quốc tế, sự liên kết kinh tế liên châu lục đã tạo ra tiền đề do sự tác động mạnh mẽ và ý tưởng tiến bộ của các nhân sĩ trong khu vực đã tạo ra tiền đề cho việc hình thành tổ chức diễn đàn kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APE) (Trên thực tế còn có quan điểm cho rằng nguyên nhân sâu sa của sự ra đời APEC vào năm 1989 là do : vòng đàm phán Urugoay trong khuôn khổ thuộc ATT có nguy cơ sụp đổ, chiến tranh lạnh đã chấm dứt, và xuất hiện các yếu tố kinh tế như đã trình bày ở trên).
II-/ Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của APEC.
1-/ Mục tiêu hành động của APEC
Với tư cách là 1 tổ chức ra đời và tồn tại nhằm đáp ứng nhu cầu của tình hình mới, bảo vệ lợi ích của các quốc gia thành viên thúc đẩy phát triển và hợp tác kinh tế. Ban đầu APEC chỉ ra 1 nhóm đối thoại có quy chế chưa chặt chẽ thì nay nó đã được củng cố theo lương thể chế hóa. Mặc dù là 1 tổ chức với các thành viên có tiềm lực kinh tế trình độ và phương thức phát triển không giống nhau, nhưng tất cả đã tập hợp cùng nhau trong 1 diễn đàn với mục đích và quyết tâm chính trị chung là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững trong khu vực và trên thế giới. Từ hội nghị Bộ trưởng lần thứ nhất tại Canbera 1989. Các nước trong tổ chức đã xác định được mục tiêu hành động của tổ chức vì sợ hợp tác và trao đổi, thúc đẩy giao lưu thương mại và chuyển giao công nghệ. Những mong muốn và quyết tâm đó được đúc kết thành các mục tiêu cơ bản, được thể chế hoá tại hội nghị Bộ trưởng lần thứ 3 ở Xơun, thông qua tuyên bố Xơun. C ác mục tiêu được thể chế hoá, đặt nền móng cho sự phát triển của APEC như một khuôn khổ hợp tác khu vực với các mục tiêu:
- Duy trì sự tăng trưởng và phát triển vì lợi ích chung của nhân dân các nước trong khu vực góp phần vào tăng trưởng và phát triển chung của kinh tế thế giới.
- Phát huy những tác động tích cực của sự phụ thuộc kinh tế ngày càng tăng đối vớ kinh tế khu vực và thế giới, bằng cách đẩy mạnh giao lưu hàng hoá, vốn dịch vụ và công nghệ.
- Xây dựng và tăng cường hệ thống thương mại đa dạng vì lợi ích của Châu á - Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác.
- Giảm dần những rào cản đối với thương mại hàng hoá và dịch vụ giữa các nền kinh tế thành viên phù hợp với các nguyên tắc của WTO và không làm hại đối với các nền kinh tế khác.
- Cải thiện môi trường Châu á - Thái Bình Dương nhằm đạt được sự phát triển bền vững vì 1 tương lai vững chắc hơn.
Thông qua các mục tiêu hành động của APEC cho thấy rằng, APEC không nhấn mạnh đến việc tạo lập một hệ thống ưu đãi thuế quan, liên minh thuế quan hay thị trường chung mà nhấn mạnh đến việc tăng cường hệ thống thương mại đa phương mở. Điều này bắt nguồn từ các điểm khác biệt về kinh tế, chính trị, văn hoá giữa các quốc gia thành viên và các nước đang phát triển không muốn bị lệ thuộc vào các nước có nền kinh tế lớn hơn như: Mỹ, Nhật, úc, Canada. Các nước đang phát triển Nics và ASEAN. Một lý do nữa là các thành viên APEC, nhất là các nước thuộc khu vực Đông Nam á phụ thuộc rất nhiều vào môi trường kinh tế thế giới. Sự tăng trưởng của Nhật, NICS, và ASEAN trong thập kỷ 70, 80 phụ thuộc nhiều vào sự thành công của chiến lược và xuất khẩu, do vậy họ muốn duy trì một hệ thống thương mại toàn cầu mở và ổn định. Việc chia cắt kinh tế thế giới thành các khu vực cát cớ sẽ không có lợi đối với các thành viên APEC có nền kinh tế phát triển cao vì vậy, mục tiêu thiết lập một hệ thống thương mại đa phương mở trở thành mục tiêu xuyên suốt, chi phối hành động của APEC.
2-/ Nguyên tắc hoạt động của APEC :
a-/ Nguyên tắc chung:
* Nguyên tắc cùng có lợi
Trong tuyên bố Xơ Un của hội nghị Bộ trưởng lần thứ 3 năm 1991 nêu rõ: Việc hợp tác trong APEC dựa trên nguyên tắc cùng có lợi có tính đến sự khác biệt trong các giai đoạn phát triển kinh tế trong các hệ thống chính trị, xã hội và tính đủ đến các nhu cầu của những nền kinh tế đang phát triển.
Việc quy định nguyên tắc này nhằm đảm bảo quyền bình đẳng giữa các quốc gia trong APEC. Nó đảm bảo cho sự phát triển của diễn đàn này. APEC nhấn mạnh tới các mối quan tâm chung, các lợi ích chung của các thành viên, đảm bảo quyền lợi của các nước thành viên dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo đều được quan tâm thích đáng, Nguyên tắc này giải toả sự lo ngại của các nước lớn, giữa các nước đang phát triển với các quốc gia phát triển.
* Nguyên tắc nhất trí
Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của APEC. Trong tuyên bố Xơun đã khẳng định, là dựa trên cam kết về sự đối thoại cởi mở và xây dựng sự nhất trí, bình đẳng, tôn trọng quan điểm của tất cả các thành viên tham gia.
Khác với GATT / WTO là các thành viên của tổ chức APEC đạt được quyết định thông qua một quá trình xây dựng nhất trí (không thương thuyết, đàm phán lâu dài và gay gắt để đạt được các thoả thuận và hiệp định) các cuộc họp hội nghị từ hội nghị cấp cao cho tới cấp chuyên viên đều mang tính chất tư vấn. Các thành viên không tham gia vào những cuộc thương lượng mặc cả thực sự để đạt được kết quả. Toàn bộ quyết định của các cấp được đưa vào tuyên bố chung phản ánh ý chí của các thành viên. Tuy duy trì nguyên tắc nhất trí trong 1 tổ chức đa dạng như APEC rất khó khăn, nhất là khi APEC đi vào những vấn đề hành động cụ thể. Nhưng các thành viên APEC quyết tâm thực hiện và coi đây là 1 trong những nguyên tắc cơ bản của quá trình hoạt động và ra quyết định của APEC, đảm bảo cho sự bình đẳng giữa các thành viên trong tổ chức
* Nguyên tắc tự nguyện
Cùng xuất phát từ sự khác biệt giữa các quốc gia thành viên APEC và các mối quan hệ kinh tế quốc tế của khu vực. Cho nên, sự hợp tác giữa các thành viên APEC mang tính chất tự nguyện. Nguyên tắc này phù hợp với tính chất là 1 diễn đàn mang tính tư vấn kinh tế, một cơ chế liên chính phủ nhằm đẩy mạnh , kích thích sự hợp tác, tăng trưởng, phát triển của khu vực. Diễn đàn này được coi như để tham khảo ý kiến về các vấn đề kinh tế phục vụ cho hoạt động trao đổi quan điểm kinh tế giữa các nước trong khu vực. APEC không nhất thiết phải đưa ra các ý kiến tư vấn của mình tới chỗ trở thành các quyết định được thông qua có tính bắt buộc các thành viên khác phải chấp thuận hay thực hiện.(Thể hiện trong nguyên tắc kuching) và tính từ 1991: APEC sẽ hoạt động thông qua quá trình tư vấn và trao đổi quan điểm giữa các đại diện cao cấp của các nền kinh tế APEC dựa trên các nghiên cứu, phân tích và các ý tưởng về chính sách do các nền kinh tế tham gia và các tổ chức hữu quan như ban thư ký ASEAN, diễn đàn Nam Thái Bình Dương (SPF) và PECC đóng góp. Thêm nữa do APEC là 1 diễn đàn tư vấn nên nó không đưa ra những chỉ thị, nguyên tắc có tính bắt buộc đối với các thành viên. Mọi hoạt động hợp tác đều dựa trên sự tự nguyện phù hợp với lợi ích các bên, điều này cùng xuất phát từ tính đặc thù của quá trình hội nhập kinh tế trong khu vực.
* Các nguyên tắc của APEC phù hợp với các nguyên tắc của GATT và WTO
Hoạt động của APEC với tư cách là s1 diễn đàn mở phù hợp với các nguyên tắc của GATT/WTO. APEC ủng hộ chế độ thương mại đa phương giưa APEC và các nước khác trên thế giới, mở đường cho các nền kinh tế không phải là thành viên của diễn đàn này. Nguyên tắc này được ghi nhận trong tuyên bố Xowun 1991, tuyên bố khẳng định việc theo đuổi chương trình kinh tế và tạo ảnh hưởng kích thích phát triển thương mại tự do trong APEC phù hợp với những cơ sở của GATT/WTO và không làm phương hại tới các nước khác.
b-/ Nguyên tắc hoạt động trong lĩnh vực kinh tế :
APEC thông qua hệ thống các mục tiêu của mình, xác định việc không nhằm lập ra 1 khối thương mại 1 liên minh thuế quan, một khu vực mậu dịch tự do hay bất ký 1 liên minh kinh tế nào mà là 1 diễn đàn kinh tế mở nhằm xúc tiến thực hiện các biện pháp để thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các thành viên trên cơ sở tự nguyện và mở cửa thực sự đối với tất cả các nước khác. Xuất phát từ mục tiêu đó, dần dần nội dung hành động của APEC được hình thành qua các thành viên APEC đã xây dựng được phương hướng và kế hoạch hoạt động trong khu vực thương mại, đầu tư và đã bước đâu thực hiện triển khai các sáng kiến kinh tế đó từ 1- 1- 1997. Các nguyên tắc về tự do hoá, thuận lợi hoá và không ràng buộc đầu tư đã được thông qua tại hội nghị cấp cao APEC lần thứ 3 và tại hội nghị Bogor bao gồm các nguyên tắc
+ Nguyên tắc toàn diện: Theo đó tiến trình tự do hoá và thuận lợi hoá toàn diện ở các lĩnh vực nhằm giải quyết tất cả các hình thức cản trở mục tiêu lâu dài của thương mại và đầu tư tự do.(rộng hơn nội dung hoạt động của NAFTA và AFTA)
+ Nguyên tắc phù hợp với GATT/WTO: Trong quá trình thực hiện tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại và đầu tư trong APEC phải phù hợp với các luật lệ của GATT/WTO. APEC chỉ là một diễn đàn kinh tế mở chứ không phải là 1 tổ chức thương mại mới thay thế GATT/WTO
+ Nguyên tắc đồng đều: Các thành viên APEC tuy có sự khác biết về trình độ phát triển kinh tế đều phải cùng cải cách và thực hiện các biện pháp để tự do hoá thương mại và đầu tư.
+ Nguyên tắc cùng bắt đầu, quá trình liên tục và thời gian biểu khác nhau: Tấ._.t cả các thành viên APEC phải cùng triển khai các biện pháp để đạt mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư vào năm 2020 với những nền kinh tế đang phát triển.
+ Nguyên tắc giữ nguyên trạng: Các thành viên APEC lấy mức bảo hộ hiện tại làm mốc, chỉ có giảm đi mà không tăng thêm các biện pháp bảo hộ nhằm giúp tạo cơ sở dự báo cho việc thực hiện tự do hoá thương mại.
+ Nguyên tắc linh hoạt: Theo đó có sự linh hoạt trong thực hiện các hoạt động thực hiện về tự do hoá thương mại và đầu tư vì trình độ phát triển kinh tế của các thành viên APEC là khác nhau. Theo nội dung này các thành viên APEC phải linh hoạt trong quá trình thực hiện thời biểu và mục tiêu đề ra tại hội nghị Bogor (cho phép các thành viên tuỳ theo trình độ và ưu tiên phát triển kinh tế và biện pháp thực hiện riêng.
+ Nguyên tắc không phân biệt đối xử giữ các thành viên. Việc tự do hoá mậu dịch và đầu tư không chỉ trong nội bộ giữa các thành viên mà cỏ với nước và khu vực không phải là thành viên APEC.
+ Nguyên tắc công khai:
Đảm bảo sự công khai, rõ ràng trong mùa luật lệ, chính sách cũng như các hoạt động của từng thành viên nhằm giúp các thành viên có thể hiểu được thành viên khác đang làm gì.
+Nguyên tắc hợp tác kỹ thuật: Do đặc thù của APEC và các thành viên của nó, có trình độ phát triển và cơ cấu kinh tế không giống nhau nên nguyên tắc này được nêu ra để hỗ trợ đẩy mạnh quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư, tạo điều kiện để các thành viên hợp tác phát triển khoa hóc và công nghệ.
Song song với các nguyên tắc về tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại. Tại hội nghị Bogor 1994 còn thông qua các nguyên tắc đầu tư không ràng buộc, ngoài 2 nguyên tắc: công khai và không phân biệt đối xử như các nguyên tắc cùng tên trong tự do hoá và thuận lợi hoá thì còn lại 9 nguyên tắc đầu tư ràng buộc
+ Đãi ngộ quốc gia: Trừ những ngoại lệ được quy định các thành viên đối xử với các nhà đầu tư nước ngoài với chế độ ưu đãi không kém các nhà đầu tư trong nước có cùng hoàn cảnh trong việc hình thành, mở rộng, thực hiện các khoản bảo hộ đầu tư.
+ Khuyến khích đầu tư: Các thành viên không nới bỏ các quy định xã hội như: sức khoẻ, môi trường...vv để khuyến khích đầu tư nước ngoài.
+ Yêu cầu về hoạt động: Các thành viên giảm thiểu việc hạn chế, cản trở cho việc mở rộng thương mại và đầu tư.
+ Trưng thu và bồi thường: Không thực thi trái pháp luật hành động này và bồi thường đầy đủ và hiệu quả
+ Chuyển tiền về nước và chuyển đổi ngoại tệ:
Các khoản tiền thu được hợp pháp và có nguồn gốc hợp pháp (tiền liên quan tới đầu tư nước ngoài) được chuyển đổi, chuyển về nước tự do.
+ Giải quyết tranh chấp: Những tranh chấp liên quan đến đầu tư nước ngoài được giải quyết kịp thời thông qua tư vấn và đàm phán giữa các bên và sẽ được giải quyết bằng con đường trọng tài phù hợp với cam kết quốc tế hoặc theo lựa chọn được các bên chấp thuận (chỉ đưa ra giải quyết bằng trọng tài khi không giải quyết được)
+ Nhập cảnh và lưu trú tạm thời của các doanh nhân:
Các nhân viên và quản lý chủ chốt nước ngoài được các thành viên cho phép lưu trú để thực hiện hoạt động liên quan tới đầu tư theo quy định của pháp luật
+ Tránh đánh thuế 2 lần: áp dụng với các khoản đầu tư nước ngoài.
+ Thái độ của các nhà đầu tư : các nhà đầu tư cần tuân thủ pháp luật chính sách của nước tiếp nhận đầu tư như các nhà đầu tư trong nước.
+ Loại bỏ trở ngại đối với xuất khẩu tư bản :
Các thành viên đồng ý giảm thiểu các hàng rào hành chính, luật pháp đối với luồng vốn đầu tư chuyển ra bên ngoài.
+ Ngoài các hệ thống nguyên tắc trên trong quá trình hoạt động kinh tế APEC còn có nhiều nguyên tắc mới phù hợp với tình hình cụ thể như : Hợp tác xây dựng và trân thật, tăng cường đầu tư cho con người phát triển và tăng cường tính năng động của các xí nghiệp vừa và nhỏ...vv.
III-/ Vị trí và vai trò của APEC trên trường quốc tế
1-/ Trong lĩnh vực chính trị
Là diễn đàn của 21 nước thuộc khu vực Châu á - Thái Bình Dương. APEC đóng vai trò quan trọng đối với sự ổn định tồn tại và tiến bộ của khu vực và thế giới với định hướng phát triển kinh tế và sự phồn vinh và thịnh vượng, APEC tạo lập mối đoàn kết và hợp tác cùng có lợi giữa các thành viên, tăng cường hợp tác với các tổ chức kinh tế khác của thế giới. Với tư cách là 1 diễn đàn tập hợp các thành viên với những hình thái kinh tế xã hội, thể chế chính trị khác nhau, APEC đã giúp duy trì và củng cố nền an ninh chính trị của khu vực và thế giới điều hoà và bảo vệ lợi ích của các thành viên bằng con đương đối thoại, thu ngắn khoảng cách và bất đông giữa các hệ tư tưởng khác nhau.
2-/ Trong lĩnh vực kinh tế
APEC trở thành trung tâm kinh tế quốc tế lớn nhất trên thế giới, với tỷ trọng kinh tế trong sản lượng kinh doanh thế giới ngày một gia tăng. Các thành viên của APEC có trong đó 1 số nước và khu vực có nền kinh tế hùng mạnh như Mỹ, Nhật, Nics, ASEAN...vv và có tốc độ tăng trưởng cao, tổng dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới (Mỹ, Nhật, Trung) đóng vai trò quyết định và là động lực phát triển kinh tế toàn cầu. APEC đồng nghĩa với ý niệm về một thị trường khổng lồ đầy hứa hẹn (APEC chiếm 30% diện tích toàn cầu, 40% dân số thế giới, tổng sản phẩm hàng năm trị giá hơn 13.000 tỷ USD chiếm 55% kim ngạch buôn bán toàn cầu) Thông qua cơ chế hợp tác trong APEC nền kinh tế các thành viên được củng cố, sức mạnh kinh tế của diễn đàn tăng lên làm quá trình liên kết kinh tế thế giới ngày một sôi nổi, APEC trở thành mắt xích không thể thiếu của chuỗi mắt xích kinh tế thế giới.
3-/ ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu APEC
Việc tìm hiểu sự ra đời, quá trình tồn tại và phát triển của APEC đem lại lợi ích cho việc hoạch định chính sách đối ngoại cởi mở, mong muốn làm bạn với tất cả trên nguyên tắc trọng độc lập, chủ quyền và cùng có lợi của nước ta. Để có thể tìm kiếm đối tác phù hợp với đường lối của mình thì việc nghiên cứu APEC để xác định sự phù hợp về đứờng lối mục tiêu của tổ chức với chính sách của Việt Nam là rất cần thiết. Hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu về APEC của chúng ta giúp nhân dân trong nước thêm hiểu biết về các quốc gia trong khu vực, góp phần không nhỏ giáo dục tinh thần đoàn kết khu vực cho quần chúng. Trên cơ sở sự hiểu biết đó các doanh nghiệp của Việt Nam có thể xác định chiến lược phát triển kinh tế quốc tế, đem lại hiệu quả to lớn cho nền kinh tế quốc dân. Tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam phối hợp hành động với APEC thúc đẩy sự thành công của hợp tác khu vực, nâng cao uy tín của tổ chức mà trong đó Việt Nam sẽ cùng nhịp phát triển tích cực với các thành viên khác nhằm đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh.
Chương II
Hợp tác kinh tế APEC
I-/ Kế hoạch hợp tác kinh tế của APEC (cơ chế thực hiện tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại và đầu tư).
Trên cơ sở nội dung các kế hoạch hành động được hội nghị Osaka thông qua và theo định hướng của 9 nguyên tác được nêu ra tại hội nghị này, các kế hoạch nhằm được mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư được xây dựng và xác định thời hạn thực hiện cho các thành viên phát triển (2010) và đang phát triển (2020).
1-/ Kế hoạch hành động tập thể.
+ Để thực hiện các hành động phục vụ mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư, các thành viên APEC đưa ra 15 lĩnh vực cụ thể để cùng nhau thực hiện:
1.1-/ Thuế quan:
Trong chương trình hành động OSaka các bộ trưởng thương mại APEC đã xác định các lĩnh vực nhằm đạt tới các mục tiêu cụ thể đã thoả thuận tại Bogor, kể cả các mục tiêu tự do hoá, mậu dịch và đầu tư. Thuế quan là một trong 15 lĩnh vực cụ thể trong chương trình hành động Osaka. Các thành viên APEC với mục tiêu đạt tới tự do hoá thương mại và đầu tư ở khu vực Châu á - Thái Bình Dương thông qua cắt giảm mạnh thuế quan và công khai các chế độ thuế quan của các thành viên, hành động tập thể của các thành viên APEC tập trung vào vịêc thành lập và phát triển hệ thống vi tính về cơ sở dữ liệu của thuế quan của APEC, xác định các ngành công nghiệp mà việc giảm thuế quan và phí thuế quan tại các ngành đó có thể tác động tích cực tới sự tăng trưởng và kinh tế tại khu vực Châu á - Thái Bình Dương, hoặc các ngành công nghiệp mà giới công nghiệp trong khu vực ủng hộ sớm tự do hoá (tại hội nghị lần thứ 6 tại Gia các ta, các bộ trưởng đã chỉ thị cho ban thư ký với uỷ ban thương mại và đầu tư (CTI) triển khai thực hiện các thử nghiệm xây dựng đĩa CD - Rôm cơ sở dữ liệu thuế quan bao gồm toàn bộ các thông tin về thuế quan, của các thành viên và sản phẩm cuối cùng giao lại cho chính phủ và giới doanh nghiệp APEC, khả năng thương mại của đĩa được tiến hành điều tra cùng trong thời gian này và kéo dài tới tháng 2/1996 và nhóm đặc trách cơ số liệu đã quyết định phổ cập vào đĩa Email trên cơ sở có kiểm soát an ninh.
1.2-/ Phi thuế quan
Các thành viên APEC cùng hành động để cắt giảm mạnh và tiến tới xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu, loại bỏ hạn chế thuế quan không chính đáng đối với xuất nhập khẩu.
1.3-/ Dịch vụ
Mục tiêu công tác về dịch vụ trong và ngoài APEC là dần dần giảm bớt các hạn chế về thâm nhập, khai thác thị trường đồng thời tăng dần việc áp dụng chế độ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia với thương mại và dịch vụ, thực hiện công tác này các thành viên APEC mong muốn đạt tới mục tiêu thúc đẩy tự do thương mại và đầu tư trong các lĩnh vực như viễn thông, giao thông, năng lượng và du lịch.
Các nhóm công tác của APEC về hợp tác trong các lĩnh vực dịch vụ nói trên đã soạn thoả các khuôn khổ hoạt động của mình trên cơ sở chương trình hành động Osaka, cũng như những mục tiêu mà các nhóm công tác đã thoả thuận bổ xung. Các khuôn khổ đó cũng chỉ ra những loại hoạt động mà từng nhóm công tác sẽ tiến hành để đạt được mục tiêu tập thể của mình. Phương thức này giúp cho các thành viên bổ sung thông tin cho nhau về các hoạt động cụ thể đang tiến hành nhằm đạt tới các mục tiêu tập thể (phương thức do nhóm công tác giao thông vận tải đã xây dựng là một hình mẫu tốt cho các loại chương trình này.
Ngoài ra, chương trình hành động Osaka còn yêu cầu tiếp tục nghiên cứu để xây dựng các hành động tập thể trong các lĩnh vực khác ngoài 4 nội dung nói trên.
1.4-/ Đầu tư:
Đầu tư là một lĩnh vực được ưu tiên cùng với thương mại mà APEC luôn cố gắng đạt tới mục tiêu tự do hoá và thuận lợi hoá. Theo yêu cầu của các nhà lãnh đạo kinh tế APEC, CTI đã thành lập nhóm chuyên gia về đầu tư (IEG) để xây dựng các nguyên tắc đầu tư không ràng buộc (đã nêu trong phần các nguyên tắc đầu tư không ràng buộc- Chương I phần II). Hiện nay, IEG đang soạn thảo 1 khuôn khổ cho các hành động tập thể trong lĩnh vực đầu tư mà chương trình hành động Osaka đề ra bao gồm 4 nội dung là: Tính công khai, đối thoại chính sách thuận lợi hoá và hợp tác. Trong quá trình soạn thảo các khuyến nghị cho chương trình hành động Osaka và kế hoạch hành động đầu tư, IEG rất chú ý tới các khuyến nghị trong báo cáo năm 1994 của diễn đàn kinh doanh Thái Bình Dương (PBF).
Trong hội thảo về đầu tư tại Băng Cốc 10/1995 được tiến hành song song với cuộc họp IEG có sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, đầu tư và của giới kinh doanh, qua đó quan điểm của cộng đồng doanh nghiệp được đưa vào chương trình hành động và kế hoạch hành động. Điều đó đã chứng tỏ hoạt động xây dựng định hướng chiến lược cho hành đồng đầu tư của APEC rất chú trọng tới, việc đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp.
Theo chương trình hành động Osaka các thành viên APEC sẽ phải chuẩn bị các hành động, của mình nhằm tự do hoá và thuận lợi hoá đầu tư để đạt tới mục tiêu đầu tư tự do vào 20/0/2020 nhờ tuyên bố Bogor đề ra các kế hoạch hành động Manila (/Mapa) (đây là kế hoạch của từng thành viên) và đưa vào thực hiện từ tháng 1/1997. Để thúc đẩy đầu tư trong APEC đã quy định việc cập nhật thông tin liên quan tới luật lệ về đầu tư cuả các thành viên thiết lập mạng với phần mềm vi tính về quy chế đầu tư, cơ hội đầu tư và cải thiện hệ thống kê, lưu trữ thông tin dữ liệu.
1.5. Tiêu chuẩn và việc tuân thủ các tiêu chuẩn hội nghị Bộ trưởng Gia các ta 1994 đã thông qua tuyên bố về khuôn khổ tiêu chuẩn và việc tuân thủ các tiêu chuẩn của APEC đề ra mục tiêu và nội dung hoạt động trong lĩnh vực này. Bản tuyên bố này là từng bước thực hiện các yêu sách của các nhà lãnh đạo kinh tế và các bộ trưởng APEC tại hội nghị Seatle tháng 11/1993 khi họ xác định tiêu chuẩn và tuân thủ tiêu chuẩn là một yêu tiên trong chương trình nghị sự thương mại và đầu tư của APEC. Các nhiệm vụ chủ yếu phải thực hiện là:
- Điều chỉnh cho tiêu chuẩn của các thành viên phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
- Liên hệ và công tác chặt chẽ với các tổ chức khu vực và quốc tế có liên quan.
- Đạt tiến bộ trong việc thoả thuận chéo về chứng nhận hợp chuẩn tại khu vực.
Nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và đề ra các khuyến nghị về chính sách, tháng 11/ 1994 các bộ trưởng đã quyết định thành lập tiểu ban về tiêu chuẩn và việc tuân thủ các tiêu chuẩn (SCSC) trực thuộc CTI.
Các thành viên APEC định ra 4 lĩnh vực ưu tiên, để tiêu chuẩn hoá và tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế: điện tử, nhãn hiệu thực phẩm, các sản phẩm.
Nhựa và cao su, đồng thời APEC ấn định điểm mốc vào năm 2000 và 2005 để xem xét một cách toàn diện những tiến bộ trong việc tiêu chuẩn hoá. Từ năm 1995 đã đạt được một số tiến bộ quan trọng trong việc thực hiện hành động lĩnh vực này thông qua vai trò của SCSC trong các hội nghị:
- Các nghiên cứu thí điểm về việc điều chỉnh cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế trong các lĩnh vực thiết bị điện và điện tử, nhãn hiệu thực phẩm, sản phẩm nhựa và sản phẩm cao su.
- Đối với các khu vực có chế định: nghiên cứu một hình mẫu thoả thuận công nhận chéo (MRA), trong từng lĩnh vực cụ thể, tập trung trước tiên vào các lĩnh vực như tiêu chuẩn thực phẩm, đồ chơi trẻ em.
- Đối với khu vực tự nguyện: Xây dựng lòng tin trong việc công nhận chéo về tiêu chuẩn.
- Các vấn đề kỹ thuật liên quan tới phát triển cơ sở hạ tầng.
- Hợp tác chặt trẽ với các tổ chức chuyên môn tại khu vực.
Ngoài ra, SCSC còn đề ra chương trình hành động chung và dài hạn trong lĩnh vực tiêu chuẩn và tuân thủ các tiêu chuẩn góp phần vào chương trình hành động Osaka.
1.6-/ Thủ tục hải quan:
Công tác hải quan được phối hợp hài hoà nhịp nhàng, ít phiền toái sẽ tác động không nhỏ vào việc tăng cường thông thương hàng hoá tại khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Để đạt tới mục tiêu đó các bộ trưởng APEC đã thông qua việc thành lập tiểu ban về thủ tục hải quan trực thuộc CTI vào tháng 11/1994. Trên cơ sở các mục tiêu của mình SCCP xác định và tiến hành:
- Các dự án nhằm làm hài hoà và đơn g iản hoá các thủ tục hải quan tại khu vực.
- Các dự án cưỡng chế thực hiện liên quan tới thuận lợi hoá thương mại
- Các dự án phối hợp và liên kết các tổ chức thuộc giới kinh doanh và tư nhân liên quan tới thuận lợi hoá thương mại.
- Các dự án đóng góp và sự phát triển chung các nguồn nhân lực.
Để thực hiện việc đơn giản hoá và thống nhất các thủ tục hải quan, APEC đã thực hiện được nhiều công việc nhằm đạt được mục tiêu đó. Năm 1996 các thành viên APEC đã xây dựng biểu thuế quan chung bằng cách thông qua các nguyên tắc của hệ thống quốc tế về mã số và phân loại hàng hoá. Ngoài ra, các thành viên APEC cũng đang triển khai hệ thống vi tính hoá các thủ tục hải quan và sẽ được hoàn tất vào năm 1999... và một số chương trình tham gia vào tổ chức và hiệp định quốc tế sẽ được hoàn tất trong tương lai.
1.7-/ Quyền sở hữu trí tuệ:
Trong chương trình hành động Osaka các nhà lãnh đạo APEC đã xác định trong đó quyền sở hữu trí tuệ (IPR) là một trong 15 lĩnh vực mà các thành viên sẽ tìm cách tự do hoá và thuận lợi hóa. Tới nay, đã có 3 cuộc họp do Nhật Bản triệu tập các cuộc họp về IPR nhằm đề ra các chương trình hành động chi tiết cho mỗi đề mục có liên quan trong phần Hành động tập thể của chương trình hành động Osaka. Trong lĩnh vực hợp tác này các thành viên APEC thực hiện quyền sở hữu trí tuệ trên cơ sở các nguyên tắc tối hệ quốc (MFN); Đãi ngộ quốc gia (NT) và công khai. Hiệp định TRIPS cũng sẽ được thực hiện đầy đủ vào năm 2000 (TRIPS - Hiệp định về các phương diện liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ).
1.8-/ Chính sách cạnh tranh:
Thực hiện hợp tác giữa các nền kinh tế trong APEC, nâng cao tính năng động của các lực lượng thị trường cần tạo ra một môi trường cạnh tranh giữa các nhà sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng trên cơ sở một chính sách cạnh tranh hiệu quả, phù hợp với các quy chế bắt buộc. Theo hướng đó các thành viên APEC đã đi tới nhất trí rằng việc tăng cường sự hiểu biết trong cạnh tranh là rất quan trọng. Việc tìm hiểu về pháp luật và chính sách cạnh tranh của đối tác là việc cần làm. Trong đó có rất nhiều mặt của lĩnh vực cạnh tranh mà các bên có thế hợp tác được và nó sẽ đem lại hiệu quả cho hoạt động hợp tác. Trong tương lai vấn đề hợp tác trong lĩnh vực cạnh tranh sẽ xoáy vào việc tìm hiểu và xây dựng chính sách cạnh tranh, thu thập thông tin và tăng cường đối thoại trong việc xích gần lại chính sách về cạnh tranh của các thành viên, các thách thức mới đối với chính sách cạnh tranh do quá trình toàn cầu hoá kinh doanh tạo ra... và nhiều công việc khác (hội nghị về chính sách cạnh tranh và phi chế định hoá - Davao, Philippin 1996).
1.9-/ Mua sắm của chính phủ:
Để thực hiện mục tiêu kinh tế thương mại và đầu tư tự do của APEC, mở cưả vào năm 2010 và 2020. Tại phiên đặc biệt thứ hai của các quan chức cao cấp ở Singgapo tháng 4/1995 các thành viên APEC đã tính tơí việc phải có hành động trong lĩnh vực mua sắm của chính phủ để thực hiện hoàn toàn bản tuyên bố Bogor. Theo quyết định của hội nghị cao cấp các quan chức, nhóm chuyê gia về mua sắm của chính phủ (GPEG) được thành lập và đã họp phiên đầu tiên tại Sapporo 1995. GPEG xây dựng các địa chỉ liên hệ nhằm thuận lợi hoá việc trao đổi thông tin giữa các thành viên, điều tra về hệ thống mua sắm chính phủ ở các nước thành viên. Chính phủ các thành viên đã cung cấp địa chỉ trên mạng INTERNET để cung cấp thông tin về mua sắm chính phủ và các cuộc họp.Các thành viên APEC đã họp và tập huấn về các thủ tục,luật pháp...về mua sắm của chính phủ.Theo chương trình hành động trung hạn, các thành viên APEC đang tiếp tục thực hiện các nội dung trên đồng thời chuẩn bị xây dựng các nguyên tắc tự nguyện và không ràng buộc về mua sắm của chính phủ dựa trên nguyên tắc tự do thương mại của APEC.
1.10. Ngoài các chương trình hành động tập thể, các thành viên APEC còn tập chung vào các lĩnh vực như: phi chế định hoá ; nguyên tắc xuất xứ; hoà giải tranh chấp; khả năng lưu động của doanh nhân; thực hiên những kết quả của Hiệp định Urugoay; tập hợp và đánh giá các thông tin.
2-/ Kế hoạch hành động của từng thành viên
Trên cơ sở kế hoạch hành động chung các thành viên phải xây dựng kế hoạch cụ thể cho riêng mình. Từng thành viên phải điều chỉnh chính sách của mình để xác lập các chương trình đó. Các chương trình này chủ yếu liên quan tới các chủ đề tự do hoá về quan thuế, phi quan thuế, dịch vụ về đầu tư.
a. Về thương mại : Từng thành viên cần làm rõ và công khai hoá chính sách thuế quan và các biện pháp phi thuế quan và liên tục cắt giảm thuế và phi thuế quan.
b. Về dịch vụ: Đẩy mạnh cải cách, rỡ bỏ các rào cản để mở cửa cho thương mại và dịch vụ dành cho nhau quy chế tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia trong: viễn thông, giao thông vận tải, năng lượng và du lịch trong tương lai sẽ mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác trong mảng dịch vụ.
c. Về đầu tư: Các nước cải cách chế độ đầu tư theo hướng tự do, cải thiện môi trường đầu tư, dành cho nhau chế độ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia trong đầu tư.
Dựa vào các hướng dẫn trên các quốc gia xây dựng kế hoạch hành động riêng của mình và đệ trình lên Hội nghị Bộ trưởng (lần đầu tiên là vào năm 1996). Hàng năm các thành viên sẽ bổ sung chi tiết và phải được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng cho tới khi đạt được mục tiêu thời hạn tự do thương mại và đầu tư vào năm 2010 và 2020. Thời điểm bắt đầu thực hiện bản kế hoạch riêng được xác định là từ tháng 1/1997. Tuy vậy, ngay tai Hội nghị Osaka nhiều thành viên APEC đã cam kết tự nguyện thực hiện các biện pháp khuyến khích tự do thương mại và đầu tư. Một số thành viên đó là:
. Hoa kỳ: Hứa sẽ đơn giản hoá các thủ tục xuất nhập khẩu.
. Nhật Bản: Tuyên bố đẩy mạnh việc giảm thuế cho 697 mặt hàng (bao gồm: hàng dệt, hoá chất, thép và các kim loại khác; Giảm thuế suất ưu đãi đỗi với 55 mặt hàng nông sản, hải sản và tiến hành tự do hoá các thể lệ hải quan và kiểm dịch, đơn giản hóa các thủ tục cấp visa cho các thương gia từ APEC và Nhật Bản.
. Canada: Thực hiện việc giảm thuế quan theo kết quả của vòng đàm phán Urugoay; tháng 3/1995 thực hiện giảm thuế suất ưu đãi cho 3016 mặt hàng, giảm trợ cấp chuyên trở ngũ cốc hàng năm (khoảng 560,6 triệu đô la Canada) và tiếp tục giảm thuế quan cho 219 mặt hàng.
. Trung quốc: tuyên bố giảm 30% mức thuế kế từ năm 1996 với hơn 4000 mặt hàng (khoảng 2/3 hàng nhập khẩu vào Trung quốc), xoá bỏ các biện pháp kiểm soát nhập khẩu (hạn ngạch, giấy phép) đối với 170 mặt hàng (chiếm 30% số hàng hóa được quản lý bằng hạn ngạch và giấy phép), giảm 615 mặt hàng phải qua kiểm tra nhập khẩu và cho phép các ngân hàng nước ngoài được mở chi nhánh ở các thành phố ngoài danh mục 13 tỉnh ven biển được phép kể cả tại thủ đô Bắc kinh.
. úc: Tuyên bố trong vòng 1 năm sẽ đưa ra mức cắt giảm thuế quan.
. Hàn Quốc: cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 971 mặt hàng và giảm thuế cho 2100 mặt hàng khác trong thời gian từ 5 đến 15 năm.
. Marlaixia: Tuyên bố sẽ giảm thuế cho 818 mặt hàng trong 2 năm 1995 và 1996.
. Philippin: Tuyên bố đã đang và sẽ tiếp tục thực hiện từ tháng 1/1994 đến năm 2003 giảm thuế còn 3% đối với nguyên liệu chưa chế biến và 10% đối với hàng thành phẩm đến năm 2004 sẽ áp dụng biểu thuế thống nhất 5%. Bên cạnh đó, còn tiến hành tự do hoá trong ngân hàng, viễn thông, vận tải nội địa và cho phép thành lập Công ty 100% vốn nước ngoài.
Ngoài các nước này cón có Indonesia, Singgapo, Thái Lan cũng cam kết thực hiện các hoạt động tương trợ để đẩy nhanh quá trình tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại và đầu tư.
Tại hội nghị cấp cao Manila năm 1996 các nhà lãnh đạo APEC quyết định phát triển quan điểm thành hành động và đưa ra kế hoạch hành động Manila (MAPA) kế hoạch này gồm những biện pháp, sáng kiến tập thể và của riêng từng thành viên và đánh dấu hoạt động đầu tiên để thực hiện những cam kết tại Osaka năm 1995 và Bogor năm 1994. Các nhà lãnh đạo APEC đưa ra một lịch trình cụ thể thực hiện tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại và đầu tư mở cửa của kinh tế, đề ra các biện pháp để thúc đẩy kinh doanh, thoả thuận để thực hiện trước những mục tiêu chung của WTO và đẩy mạnh hợp tác kinh tế kỹ thuật và lôi cuốn khu vực doanh nghiệp và hoạt động của APEC. Để thực hiện các cam kết, các nghị trình về kinh tế APEC, các thành viên APEC đã có quyết định giảm thuế như sau:
. Trung quốc: Giảm mức thuế trung bình xuống khoảng 15% vào năm 2000 (tháng 9/1997 trở đi Trung quốc đã tuyên bố giảm mức thuế trung bình từ 23%, mức thuế này cao nhất trong số các thành viên APEC xuống còn 17%).
úc: Giảm thuế đối với các mặt hàng ngoài danh sách, giảm thuế xuống mức áp dụng chung 0 - 5% vào năm 2000 và xem xét lại mức thuế áp dụng chung và các trường hợp ngoại lệ.
Canada: Giảm thuế quan đối với các yếu tố đầu vào của sản xuất công nghiệp vào năm 1999. Giảm thuế ưu đãi (QPT) vào năm 2004.
Brunei: Giảm thuế xuống 0% vào năm 2020 với một số ngoại lệ.
Đây là một số điển hình về việc thực hiện các chương trình cắt giảm thuế quan của các thành viên APEC theo kế hoạch hành động riêng, tất cả các thành viên còn lại đều thực hiện cắt giảm thuế quan tổng thể hoặc từng mặt hàng xuống còn 0% - 10%, miễn thuế đối với một số mặt hàng thực hiện chế độ ưu đãi, đơn phương giảm thuế. Tất cả các chương trình kế hoạch cụ thể này được thực hiện đối với hạn cao nhất là 2020. Nước ta tuy mới ra nhập APEC cũng đã xây dựng và chương trình hành động quốc gia (IAP) lên diễn đàn. Trong đó, nêu rõ tình hình kinh tế cũng như chính sách mở cửa của Việt Nam, nêu rõ các cam kết và biện pháp nhằm tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại và đầu tư. Về thuế quan Việt Nam đang tiến hành các bước để cải thiện chế độ và chính sách thuế theo hướng chuyển sang chế độ thuế suất trung bình được áp dụng là 11,9% trong đó 26% miễn thuế, 29% áp dụng thuế suất từ 0 - 5%, có 25 biểu thuế có thuế suất từ 0 - 60% và Việt Nam cũng cam kết sẽ giảm thuế suất nhằm đạt được mục tiêu tự do hoá, thương mại hoá vào năm 2020. Ngoài ra Việt Nam còn đưa ra các cam kết cải cách và những hành động nhằm tự do hoá, thuận lợi hoá trong các ngành dịch vụ và đầu tư.
Trong các cam kết của một số thành viên mang tính đại thể nhưng so với năm 1995, nhiều thành viên đã tự nguyện cắt giảm thuế quan cụ thể hơn và ở mức lớn hơn (nhờ Trung quốc, Malaixia, Papuanighinê). Tuy là những cam kết có tính tự nguyện nhưng qua qúa trình thực hiện cho thấy nó không chỉ là cam kết có tính hình thức và giấy tờ mà nó đã trở thành hành động cụ thể, được thực hiện tự giác và nghiêm túc ở phần lớn các thành viên. Điều đó chứng tỏ rằng hợp tác trong APEC thực sự có ý nghĩa thiết thực đối với các kinh tế thành viên. Các thành viên đều hiểu rằng tính tự nguyện trong APEC ảnh hưởng đến lợi ích của họ theo tỷ lệ thuận, vì vậy họ ghép mình vào các hoạt động của APEC trên cơ sở hoạt động chung và của riêng từng nền kinh tế. Cho dù là kế hoạch chung hay riêng đều nhằm mục đích thực hiện thành công mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư vào năm 2010 và 2020.
II-/ Hợp tác kinh tế Việt Nam - APEC
1-/ Việt Nam ra nhập APEC và ý nghĩa của sự việc này
a-/ Việt Nam trở thành thành viên của APEC .
Trên cơ sở đường lối chủ trương mở rộng hợp tác quốc tế để tăng cường sức mạnh kinh tế của đất nước thời gian qua Việt Nam đã tích cực mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế với nhiều quốc gia và một trong số các hoạt động trọng tâm quá trình hợp tác quốc tế này là tham gia vận động trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế và đã đạt được một số kết quả đáng kể. Sau khi trở thành thành viên thứ bẩy của Asian (7/1995) chính phủ Việt Nam đã đề cập đến khả năng tham gia của APEC của Việt Nam nhằm thêm một bước đưa nền kinh tế nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới và thúc đẩy hơn nữa chính sách "mở cửa" đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển theo xu hướng kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước phù hợp với xu hướng phát triển chung của khu vực và thế giới. Để có thể có được cái nhìn toàn diện có hiệu quả về diễn đàn này, chính phủ đã giao cho Bộ trưởng thương mại phối hợp với Bộ trưởng ngoại giao tiến hành nghiên cứu khả năng gia nhập của Việt Nam vào APEC để trình chính phủ xem xét.
Tháng 6/1996, Bộ chính trị đã quyết định gửi đơn xin ra nhập APEC và Bộ trưởng ngoại giao được giao tiến hành các thủ tục liên quan cần thiết và triển khai hoạt động tranh thủ của các nước thành viện APEC.
Ngày 15/6/1996, Bộ trưởng bộ ngoại giao Nguyễn Thạch Cầm đã gửi Bộ trưởng ngoại giao Cộng hoà Philippin nước đang cai hội nghị cấp cao APEC năm 1996, đơn xin gia nhập APEC của Việt Nam và sau đó Bộ ngoại giao đã tổ chức vận động rầm rộ đối với các thành viên APEC để tìm sự ủng hộ theo yêu cầu của Việt Nam. Theo yêu cầu của APEC, tháng 8/1996 Việt Nam đã gửi cho APEC "Bản ghi nhớ về hệ thống chính sách ktk thương mại của Việt Nam". Trong hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC tại Manila tháng 11/1996 đã đưa ra xem xét việc kết nạp thành viên mới và đồng ývới ý kiến đề nghị kết nạp Việt Nam vào Peru tại hội nghị Kuulalămpơ vào tháng 11/1998 của thủ tướng Malaixia. Tháng 11/1997, hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC tại Vanconvơ đã quyết định 3 nước vào tháng 11/1998 là Việt Nam, Peru, Nga đồng thời ngừng kết nạp thành viên mới trong 10 năm. Ngay khi có kết nạp thành viên mới của hội nghị Vanconvơ chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành hữu quan tiến hành công việc chuẩn bị trong nước và kêu gói sự hỗ trợ quốc tế. Công việc chỉ đạo công tác hội nhập APEC của Việt Nam ngày 12/2/1998, uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế được thủ tướng Phan Văn Khải thành lập và do phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm làm chủ tịch. Các bộ ngành hữu quan trong thời gian này xúc tiến phối hợp chương trình hoàn tất vào tháng 3/1996 trình chính phủ phê duyệt. uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế của Việt Nam trong hội nghị lần thứ hai 18/4/1998) đã thông qua kế hoạch tham gia các cuộc họp chuẩn bị của APEC với tư cách là quan sát viên của Việt Nam, giao cho Bộ ngoại giao làm đầu mối chung của mọi công tác và Bọ thương mại làm cơ quan chủ đạo, đầu mối soạn thảo kế hoạch hành động riêng của Việt Nam (IAP). Đồng thời thông qua danh sách các cơ quan lãnh đạo thực hiện các lĩnh vực đối với từng diễn đàn cụ thể của APEC và các Bộ ngành hữu quan cảu Việt Nam đan tích cực triển khai công việc theo hướng chủ đạo này.
Ngày 17-18/11/1998 Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 6 được tổ chức tại Kwalalumpur đã quyết định kết nạp Việt Nam thành thành viên chính thức của tổ chức này.
b-/ ý nghĩa thực tiễn của việc gia nhập APEC.
Diễn đàn kinh tế châu á thái bình dương (APEC) là một tổ chức lớn có vai trò quan trọng trên thị trường quốc tế. Nó là diễn đàn tập hợp nhiều thành viên với cơ chế đối thoại, thảo luận để giải quyết và đề đạt những vấn đề kinh tế chung. Việt Nam gia nhập APEC sẽ có điều kiện nâng cao vị thế của mình trên diễn đàn kinh tế Thế giới, tăng thêm một bước tiến trình hội nhập và mở cửa. Quá trình hợp tác kinh tế trong APEC giúp Việt Nam tranh thủ thêm nhiều cơ hội kinh tế, phát triển trao đổi khoa học và công nghệ, tiếp cận với các thành tựu khoa và kỹ thuật mới, góp phần tích cực thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hóa, trao đổi quan điểm với các thành viên khác, chúng ta sẽ đúc rút ra được những kinh nghiệm quý báu về quản lý và xây dựng kinh tế, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý và xây dựng kinh tế, tạo sức cạnh tranh ngày càng cao cho nền kinh tế quốc nội. Tham gia APEC, chúng ta có cơ hội cùng xây dựng chiến lược phát triển kinh tế khu vực và toàn cầu cùng với các thành viên khác tìm ra phương pháp để khắc phục các mặt tồn tại của hệ thống kinh tế Thế giới, hạn chế các hậu quả xấu có thể tới Trong quá trình hợp tác quốc tế, thông quá diễn đàn nỳ Việt Nam có cơ hội giới thiệu lợi thế hợp tác của mình với các đối tác quốc tế.
2-/ APEC - Đối tác kinh tế lớn của Việt Nam.
a-/ Thương mại Việt Nam - APEC
Sau thời ký khủng hoảng thị trường truyền thống (Đông Âu và Liên Xô) Việt Nam bước vào tìm kiếm các đ._. tế nước ta.
+ Những khó khăn do sự yếu kém trong tiếp nhận các nguồn vốn và công nghệ:
Luồng FDI và công nghệ chuyển giao vào Việt Nam là động lực tích cực để phát triển kinh tế. Bên cạnh đó nó cũng là một trong những yếu tố dẫn tới nhập siêu ở nước ta. Khi đưa các thiết bị đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức được Nhà nước Việt Nam khuyến khích nhập khẩu các nhà đầu tư APEC nói riêng và thế giới nói chung mang vào Việt Nam các công nghệ lạc hậu, thậm chí còn tồi tệ hơn công nghệ của ta với giá cắt cổ, vô hình chung họ biến nước ta thành bãi rác chứa đựng công nghệ phế thải của họ, gây ô nhiễm môi trường, làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trên thế giới. Về vốn năm 1996 ta nhập 2 tỷ USD đầu tư FDI nhưng chỉ xuất được 780 triệu USD nhập siêu tới 1,220 tỷ USD. Những tháng đầu năm 1997 tình hình còn tồi tệ hơn với việc nhập siêu tới 600 triệu USD (xuất 160 triệu USD). Gia nhập APEC chúng ta phải tuân thủ các thoả thuận về tự do hoá các luồng đầu tư. Nếu không quản lý chặt chẽ, đổi mới cơ chế đầu tư và quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài thì chúng ta rất dễ bị thua thiệt, có nguy cơ biến thành một con nợ nước ngoài chồng chất hoặc trở thành thị trường xuất khẩu ô nhiễm môi trường của các nước APEC.
+ Khó khăn do đội ngũ cán bộ.
Khi tham gia APEC chúng ta thếu một đội ngũ cán bộ có năng lực để đảm đương các công việc phức tạp của quá trình gia nhập APEC và tham gia các hoạt động của tổ chức. Đội ngũ cán bộ của ta hiện nay có số lượng đông nhưng thực tế những người có đủ khả năng tham gia hợp tác lại rất ít. Việc đào tạo cán bộ để tham gia hợp tác quốc tế tốn rất nhiều thời gian và tài chính. Tuy nhiên trong quá trình hội nhập ASEAN (AFTA chúng ta đã dần tích luỹ được kinh nghiệm và đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ có trình độ. Vấn đề cần giải quyết nữa là chúng ta quá thiếu cán bộ và thiếu hụt về tài chính để tham gia các cuộc họp của APEC (khoảng 200 cuộc họp hàng năm).
Trước những khó khăn nêu trên cần có sự tháo gỡ ở tầm vĩ mô và vi mô, khơi dậy ý chí của giới doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả lãnh đạo và có nhận thức đúng về quá trình hội nhập bên cạnh đó cần phải bảo vệ mạnh mẽ quyền lợi của đất nước, của dân tộc thì mới có thể tận dụng lợi ích và vượt qua những khó khăn đó.
III-/ Hợp tác kinh tế APEC - EU.
Trong hoạt động kinh tế của mình APEC không chỉ có quan hệ với các tổ chức kinh tế của khu vực, các nền kinh tế thành viên mà còn có quan hệ với các thị trường lớn khác trên thế giới. Bạn hàng lớn của APEC ngoài khu vực phải kể tới EU với tư cách là đối tác lớn nhất về kinh tế ngoài khuôn khổ tổ chức của APEC.
1-/ Thực trạng hợp tác giữa EU và APEC.
- Từ trước khi xuất hiện APEC năm 1988, Châu á đã có mối quan hệ hợp tác kinh tế mạnh với EU nhất là khi Đông á trở thành khu vực phát triển kinh tế năng động nhất trên thế giới.Từ năm1950 đến 1990, tỷ trọng của khu vực Đông á gồm: Nhật Bản, Hàn quốc,Trung quốc, Đài loan và các nước ASEAN trong tổng sản lượng toàn thế cầu đã tăng hơn hai lần lên tới 21% và trong cùng thời gian này thị phần của họ trong cơ cấu thương mại toàn cầu cũng tăng tới 22%.Hiện nay, Đông á đóng góp vào thương mại toàn cầu nhiều hơn cả Mỹ .Nếu coi EU là một khối thống nhất thì 6 trong 9 nền kinh tế xuất khẩu nhiều nhất tới EU là các nước Đông á và hiên nay Đông á chiếm khoảng 30% trong tỷ trọng xuất khẩu của toàn thế giới.
Bảng 1 - Xuất khẩu giữa các khu vực năm 1965- 1995.
Xuất khẩu
Giá trị (tỷ USD)
Tỷ trọng (%)
Đến
Từ
Đông á
NAFTA
EU
Phần còn lại của TQ
Tổng giá trị xuất khẩu
Đông á
NAFTA
EU
Phần còn lại của TQ
Tổng số
Năm 1965
Đông á
0,0
3,8
2,1
3,8
9,7
0,0
39,6
21,3
39,1
100,0
EU
1,8
7,2
0,0
21,4
30,4
5,9
23,7
0,0
70,5
100,0
Năm 1995
Đông á
0,0
118,1
190,2
180,5
688,8
0,0
46,2
27,6
26,2
100,0
EU
161,4
154,4
0,0
441,0
756,9
21,3
20,4
0,0
58,3
100,0
Nguồn: Theo báo cáo số 25, tháng 3/98 của phòng kinh tế trung tâm nghiên cứu úc - Nhật, thuộc đại học tổng hợp Australia.
Cùng với sự gia tăng nhanh chóng tốc độ tăng trưởng của Đông á, các quan hệ Thương mại giữa Đông á và EU ngày càng được củng cố và phát triển. Bảng 1 cho thấy tỷ trọng của Đông á trong tổng xuất khẩu của 15 nước tăng từ 6% năm 1965 lên tới 21% năm 1995. Cũng trong thời gian này, tỷ trọng của EU trong tổng giá trị xuất khẩu của Đông á cũng tăng lên từ 21,3% năm 1965 lên tới 27,6% năm 1995. Cơ cấu xuất khẩu của Đông á sang EU đã thay đổi từ xuất khẩu nguyên liệu sang EU, dần dần đã bắt đầu xuất khẩu các sản phẩm hàng hoá qua chế biến. Tỷ trọng hàng chế biến trong xuất khẩu của ASEAN sang EU đã tăng từ 70% năm 1990 lên 80% năm 1994. Mười năm trở lại đây dòng Thương mại và đầu tư giữa EU và Đông á đã tăng lên đáng kể. Thực tế tổng giá trị Thương mại giữa EU và Đông á đã lớn hơn so với Bắc Mỹ. Các quan hệ Thương mại song phương này đóng vai trò quan trọng đối với mỗi khu vực, đồng thời nó tác động mạnh tới nền kinh tế thế giới, làm thay đổi vị trí các trung tâm kinh tế lớn trên phạm vi toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ hiện nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới quan hệ kinh tế Thương mại giữa hai bên. Mặt khác các chương trình cải cách kinh tế vĩ mô, tự do hoá và mở rộng Thương mại đầy ấn tượng trước đó của khu vực Châu á - Thái Bình Dương đang bị thác thức bởi sự suy giảm mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy gặp một số sự bất ổn định trong các nền kinh tế khu vực và phải gánh chịu những tác động của khủng hoảng nhưng hầu hết các nền kinh tế ở Đông á và khu vực Châu á - Thái Bình Dương đã không phản ứng theo xu hướng bảo hộ và tới giờ họ vẫn luôn giữ vững định hướng cải cách Thương mại và các chương trình nghị sự Thương mại của APEC vẫn được tiến hành cùng với các nước thành viên. Các chương trình nghị sự này còn được mở rộng ra cả các vấn đề về hợp tác tài chính khu vực và cải cách thị trường tài chính.
2-/ Những chính sách và giải pháp để thúc đẩy tiến trình hợp tác.
- Trước xu hướng phát triển mạnh của APEC, EU đã phải điều chỉnh và tăng cường mở rộng quan hệ với APEC. Điều này được thể hiện tại Hội nghị thượng đỉnh các nguyên thủ quốc gia (ASEM) của 15 nước EU và 10 nước Châu á tổ chức lần đầu tại Băng Cốc vào năm 1996, mở ra một thời kỳ hợp tác mới giữa hai khu vực.
Tiến trình ASEM ra đời đã hình thành nên một khuôn khổ hợp tác mới có tính đa phương, tập trung vào các vấn đề mà cả hai khu vực cùng quan tâm. Những định hướng hợp tác chính là:
- Tăng cường đẩy mạnh hơn nữa tiến trình trao đổi Thương mại và đầu tư giữa hai khu vực mục tiêu của ASEM nhằm đơn giản hơn nữa trong đầu tư và mở ra xu hướng tự do Thương mại. ASEM cam kết tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi để gia tăng dòng vốn đầu tư hai chiều á - Âu, tạo ra các chương trình khuyến khích đầu tư giữa các nước thành viên, cải thiện chính sách và cơ chế, quy định về đầu tư trong khu vực. Trong Thương mại ASEM nhất trí cùng nhau tạo cơ sở để hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên trong lĩnh vực buôn bán và tìm hiểu thị trường có các biện pháp làm minh bạch rõ ràng đối với chính sách thông tin về Thương mại nhằm gia tăng các cơ hội kinh doanh giữa hai khu vực. Bên cạnh đó tiến trình ASEM còn cam kết sẽ giảm bớt các hàng rào mậu dịch và phi mậu dịch, đơn giản hoá thủ tục hải quan, tránh sự bóp méo thị trường để các nước có thể tham gia thị trường một cách tốt hơn, trên cơ sở đó sẽ khuyến khích hơn nữa các dòng Thương mại giữa hai khu vực. Một xu hướng nữa trong tiến trình ASEM là xúc tiến hợp tác tương hỗ giữa các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân (trọng điểm là các doanh nghiệp vừa và nhỏ). Diễn đàn doanh nghiệp á - Âu đã ra đời trong khuôn khổ của chương trình này và được tổ chức định kỳ hàng năm nhằm tăng cường trao đổi ý kiến giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực kinh doanh Thương mại và đầu tư. Ngoài ra tiến trình ASEM cũng nhất trí trong việc tăng cường hơn nữa quá trình chuyển giao khoa học công nghệ giữa hai khu vực đặc biệt ưu tiên trong các lĩnh vực như: nông nghiệp, công nghệ thông tin và viễn thông. Trong tiến trình hợp tác APEC - EU vấn đề hợp tác phát triển nhân lực cũng được chú ý, quan tâm. Tóm lại, quan hệ hợp tác APEC - EU còn có nhiều tiềm năng và triển vọng để phát triển. Với chiều hướng các quan hệ hiện tại cho thấy trong tương lai hiệu quả kinh tế do nó đem lại sẽ có tính quyết định đối với sự thịnh vượng của cả hai khu vực.
Chương III
Châu á - Thái Bình Dương chiều hướng phát triển trong tương lai và một số kiến nghị xây dựng nhằm thực hiện có hiệu quả quan hệ kinh tế Việt Nam APEC
Hai chục năm qua kinh tế APEC nói riêng và toàn bộ nền kinh tế Châu á - Thái Bình Dương nói chung có những bước tiến dài mà trong đó Đông á là trọng tâm của sự phát triển đó. Tương lai của Châu á - Thái Bình Dương phụ thuộc nhiều vào sự tăng trưởng thần kỳ của nền kinh tế Đông á. Đông á với diện tích trải dài từ Bắc xuống Nam bờ Tây Thái Bình Dương gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam vv...Theo thống kê của ADB, 20 văm qua tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của cả khu vực Đông á là 8% vượt xa mức 4,3% của các nước đang phát triển và 3% của các nước phát triển. Trong đó Trung Quốc là 8,6%. Thái Lan, Malaixia, Inđonexia, Philippin là 6,8% và Việt Nam liên tục đạt mức tăng trưởng 8%. Sự trấn hưng kinh tế Đông á đã xác định nó là trọng tâm, là động lực và là tương lai cho toàn bộ Châu á - Thái Bình Dương.
I-/ Chiều hướng phát triển kinh tế Đông á thời gian tới,
1-/ Sự tăng trưởng của nền kinh tế Đông á:
Xuất phát từ những nhân tố đã tạo nên sự phát triển của kinh tế Đông á trong hai ba thập kỷ qua, xu hướng toàn cầu hoá đời sống kinh tế và tập đoàn kinh tế khu vực và khả năng phục hồi kinh tế của các nên kinh tế mạnh của khu vực sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á 1997 - 1998. Chúng ta có thể tiên đoán được kinh tế Đông á sẽ tiếp tục phát triển thịnh vượng, vẫn thuộc khu vực phát triển kinh tế sôi động nhất thế giới.
Tương lai đó thực sự tới với Đông á bởi vì ở khu vực này bao gồn các nền kinh tế năng động, có sự thích ứng cao và trong quá trình hợp tác kinh tế sự bổ xung lẫn nhau trong khu vực đã tạo ra cho khu vực này những điều kiện phát triển thuận lợi (Ví dụ: Nước Anh phải mất 58 năm để tiến hành công nghiệp hoá từ năm 1780, mới tăng gấp đôi được thu nhập đầu người thì Nhật Bản chỉ mất 34 năm từ 1885 và Inđonexia chỉ mất 17 năm kể từ 1968 và con số này còn ít hơn khi tính tới Hàn Quốc 11 năm, Trung Quốc 10 năm vv...)
Các yếu tố để phát triển và duy trì sự tăng trưởng Đông á đều đáp ứng được (vốn, lao động, công nghệ, tài nguyên vv...). Với dân số chiếm 1/3 dân số thế giới, lực lượng lao động của khu vực này rất đông đảo, Đông á có nguồn vốn lớn do hầu hết các nền kinh tế trong khu vực đều có mức tích luỹ và tiết kiệm cao. (Ví dụ: Tỷ lệ tích luỹ trong GDP của Trung Quốc là khoảng 35%, của Thái Lan, Malaixia, Philippin, Inđonexia lf gần 30% vv...)Nguồn tài nguyên phong phú của Đông á tạo thuận lợi để phát triển quan trọng để duy trì và tiếp tục tăng trưởng và tận dụng công nghệ mới, đầu tư hiệu quả cho giáo dục, đào tạo và nghiên cứu.
2-/ Tăng nhanh tính tự chủ trong phát triển kinh tế khu vực Đông á.
Sức mạnh kinh tế của Đông á sẽ tăng nhanh, nó được thể hiện qua hoạt động nâng cao tỷ lệ buôn bán trong khu vực, sự sôi động của hoạt động đầu tư quốc tế trong khu vực thông qua quá trình chuyển dịch và nâng cấp cơ cấu sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng của các quốc gia trong khu vực, sự phụ thuộc của Đông á và thị trường Nhật Bản và Mỹ yếu đi mà ngược lại 2 thị trường này lại ngày càng phụ thuộc và các nước Đông á. Xu hướng này được xuất hiện do gần đây các nền kinh tế Đông á đều thực hiện chính sách buôn bán đa phương, đẩy mạnh buôn bán với các nước và khu vực láng giềng (tỷ trọng buôn bán nội bộ của Đông á tăng từ 31% trong giữa thập niên 80 trên 40%. Cùng với sự ra đời của AFTA và phát triển của AFTA buôn bán nội bộ khu vực sẽ có vị trí cao hơn. Sự phát triển kinh tế của các nước ASEAN và ANIE (Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Xingapo) làm Đông á không chỉ nhận nguồn FDI từ Nhật và Mỹ mà nguồn vốn từ các nước kinh tế mới nổi này sẽ dần lấn át các nguồn vốn cũ. Thật vậy nếu năm 1986 trong tổng FDI của Đông á, Mỹ và Nhật Bản chiếm hơn một nửa thì tỷ trọng này vào năm 1992 giảm suống còn 1/5 và ngược lại phần của các ANIES tăng lên 3/5.(ở Việt Nam trong những năm gần đây các ANIES đều thay nhau dẫn đầu về đầu tư FDI)
3-/ Đặc điểm tận dụng lợi thế đi sau trong phát triển kinh tế.
Trên cơ sở thực tế phát triển của kinh tế Đông á, chúng ta thấy nổi bật hình thế nối tiếp của các nền kinh tế mở cửa ở những cung bậc khác nhau, có khả năng bổ xung và hỗ trợ tích cực lẫn nhau. Mô hình nối tiếp này được mô tả bằng Nhật Bản là nền kinh tế dẫn đầu sau đó là các ANIES , ASEAN và Trung Quốc đều là những thị trường khổng lồ, thể hiện tiềm năng và sức mạnh kinh tế Đông á. Trong khi đó các ANIES đang trên đà phát triển thành các nước và khu vực phát triển và các nước ASEAN cùng cố trở thành các ANIES
Tốc độ phát triển hàng năm của các ANIES và ASEAN4
(ASEAN4 : Thái Lan, Malaixia, Inđonexia, Philippin)
1990
1991
1992
1993
1994
1995
ANIES
ASEAN4
ANIES Và ASEAN4
6,9
8,1
7,3
7,4
6,6
7,1
5,6
6,2
5,8
6,1
6,7
6,3
7,4
7,5
7,4
7,0
7,9
7,3
Đơn vị %
Việc ASEAN mở rộng thành 10 nước và đẩy nhanh thực hiện AFTA sẽ biến Đông Nam á thành thị trường rộng lớn, ảnh hưởng kinh tế của ASEAN với Đông á mạnh lên nhiều lần vì quy mô và tiềm năng của ASEAN lớn hơn nhiều so với các ANIES trước đây (chỉ 5 nước Inđonexia, Việt Nam, Philippin, Malaixia, Thái Lan đã có hơn 400 triệu dân và diện tích gấp 24 lần các ANIES , có các nguồn tài nguyên phong phú) và khi họ trở thành các NIEs thì ảnh hưởng của họ tới toàn Đông á sẽ mạnh hơn nhiều các ANIES trước đây.
Công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc trong hơn 20 năm qua biến đại lục này thành thị trường hàng hoá và tư phản lớn nhất nhì thế giới, với sức mạnh kinh tế đứng thứ 4 toàn cầu và đây cũng là 1 cực ảnh hưởng tới kinh tế Đông á (mạnh hơn cả ASEAN). Vị trí này có được do Trung Quốc là thị trường hơn 1 tỷ dân gấp 3 lần ASEAN, diện tích đất đai cũng gấp 3 lần. Nếu Trung Quốc giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế 8,25% từ 1991 tới 2010 thì và năm 2010 GDP sẽ đạt hơn 8600 tỷ nhân dân tệ, 1,46 tỷ người Trung Quốc và 2010 sẽ có GDP bình quân 6000 tệ và sức mua, quy mô buôn bán của Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ và Nhật Bản. Với sức mạnh kinh tế ấy chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn tới kinh tế khu vực Đông á.
4-/ Triển vọng nhất thể hoá kinh tế Đông á
Đông á hiện nay phát triển do các nước trong khu vực có sự sáng tạo ra thị trường mở, thông qua giao lưu hàng hoá, dịch vụ, tư bản, kỹ thuật trên nguyên tắc tự do buôn bán thông qua phát triển ổn định các quan hệ kinh tế trong nội bộ khu vực với nhau và thông qua sự tăng trưởng vượt bậc FDI. So với EU và AFTA, Đông á vẫn chưa hình thành được 1 thị trường chung lấy hiệp nghị giữANIES các chính phủ làm nền tảng quan hệ ở trạng thái lỏng lẻo này của Đông á đang bị thách thức bởi các tập đoàn kinh tế khu vực như NAFTA và EU. Để khắc phục tình trạng đó Đông á đã bắt đầu quan tâm tới chiều hướng nhất thể hoá kinh tế. Quá trình này có thể diễn ra ở từng khu vực nhỏ rồi tiến tới toàn khu vực. Hiện nay, đã có AFTA và trong tương lai với ASEAN 10, AFTA sẽ trở thành khu mậu dịch tự do Đông Nam á. Trong tương lai khu vực hợp tác kinh tế Đông - Bắc á có thể ra đời và hoạt động trong khuôn khổ APEC. Việc ra đời khu vực kinh tế Đông - Bắc á cùng hợp tác với NAFTA và AFTA sẽ thúc đẩy sự phát triển hợp tác kinh tế giữANIES các nước trong khu vực này( APEC sẽ có 3 tổ chức kinh tế hoạt động hợp tác trong khuôn khổ của diễn đàn)
Vậy 1 thị trường chung Đông á có thể phát triển sớm trên cơ sở nhưng những điều kiện trong khu vực và thế giới và bản thân nó chưa phải và chưa thể là 1 tổ chức liên minh kinh tế - tiền tệ như EU, nó mới chỉ là hình thức nâng cao hơn sự hợp tác kinh tế phù hợp với quan hệ kinh tế hiện tại dựa trên cơ sở hiệp định giữa các chính phủ. Thị trường chung Đông á sẽ bắt đầu từ 1 số nước hạn chế với 1 số mục tiêu hạn chế, từng bước mở rộng, nâng cao thành một tổ chức nhất thể hoá kinh tế toàn khu vực (nó khác với thị trường chung Thái Bình Dương, một tổ chức quá rộng của APEC do Mỹ khởi xướng thành lập)
5-/ Từ động lực APEC tới tương lai hợp tác kinh tế APEC
Các quan hệ kinh tế APEC trên cơ sở động lực mạnh mẽ của kinh tế Đông á và các khu vực khác sẽ có một tương lai đầy lạc quan. Trong một hai thập kỷ tới, nền kinh tế APEC thuận lợi hoá, tự do hoá đầu tư và tương mại sẽ được hình thành. Thương mại giữa các thị trường mở thành viên APEC được đẩy mạnh trên cơ sở việc dỡ bỏ các rào cản kinh tế. Nguồn đầu tư và viện trợ được chuyển dịch dễ ràng từ nền kinh tế này sang nền kinh tế khác. Có các kinh tế theo hướng bổ xung lẫn nhau giữa các thành viên APEC được triển khai có hiệu quả trên cơ sở các quan hệ kinh tế phát triển, vấn đề hợp tác khu vực về khoa học và công nghệ cũng được đẩy mạnh. Tính đối thoại hợp tác giữa các thành viên của diễn đàn ngày càng được thể hiện rõ và diễn đàn này sẽ thực sự là cầu nối để phát triển các quan hệ kinh tế và khoa học giữa các thành viên nhằm đạt tới sự phồn vinh về kinh tế ổn định về chính trị của toàn bộ khu vực Châu á - Thái Bình Dương.
II-/ Một số kiến nghị để khai thác quan hệ kinh tế Việt Nam - APEC có hiệu quả.
1-/ Về xây dựng pháp luật
Trước các khó khăn gặp phải trong quá trình hội nhập kinh tế APEC. Điều cần thiết nhất là Việt Nam phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, giữa các ngành pháp luật phải có sự tương hỗ nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hợp tác kinh tế APEC nói riêng, trên cơ sở đó bảo vệ quyền lợi của toàn dân. Việc xây dựng nội luật là công việc thuộc về chủ quyền tối cao của Việt Nam nhưng cần phải có sự tương hợp giữa nội luật và luật quốc tế và thông lệ quốc tế trong thương mại. Mục tiêu hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế là tạo ra một hành lang pháp lý rộng rãi, cởi mở tạo tính hấp dẫn để thu hút các đối tác kinh tế nước ngoài. Sự hấp dẫn này là điều các chủ thể kinh tế mong đợi nhất. Hiên nay, điều cần thiết phải đưa các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế lên thành các hình thức văn bản có tính chất pháp lý cao hơn và có hiệu lực pháp lý hơn. (Ví dụ: Đưa một số pháp lệnh điều chỉnh các quan hệ kinh tế thành pháp luật và đạo luật,...). Điểm đáng chú ý trong việc xây dựng pháp luật là cần tránh sự chồng chéo thẩm quyền giải quyết và phạm vi điều chỉnh, lưu ý tới tập quán quốc tế nhưng không dễ dãi tới mức gần như không có sự điều chỉnh.
2-/ Về thi hành và tuân thủ pháp luật:
Song song với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cần phải có một cơ chế thi hành áp dụng luật vào thực tế và nâng cao ý thức pháp luật của các chủ thể kinh tế trong nước, quốc tế, của toàn dân. Hiện nay hệ thống pháp luật của Việt Nam tuy chưa đạt sự hoàn hảo nhưng nếu được thi hành và tuân thủ nghiêm chỉnh thì nó sẽ hạn chế được rất nhiều tiêu cực và thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân. Gần đây việc thi hành pháp luật một cách tuỳ tiện của các cán bộ có trách nhiệm đã gây tổn hại nghiêm trọng tới kinh tế trong nước, tạo cơ hội cho hàng ngoại chiếm lĩnh thị phần chèn ép các ngành sản xuất trong nước đã yếu càng yếu hơn (Ví dụ: các cán bộ thị trường, thuế một số tỉnh giáp biên giới Campuchia thu lệ phí buôn lậu, tạo điều kiện cho xe máy và nhiều hàng hoá khác trốn thuế ào ạt tuồn vào Việt Nam, hay hải quan một số tỉnh cố tình làm trái pháp luật để Tân Trường Sanh đưa hàng điện tử trốn thuế đè bẹp hàng trong nước, làm thiệt hại nghiêm trọng cho nguồn thu ngân sách Nhà nước,... và nhiều ví dụ khác). ở yếu tố con người, cụ thể là cán bộ các ngành chức năng đóng vai trò quan trọng, cần nâng cao tinh thần dân tộc, vì lợi ích quốc gia của các cán bộ Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ pháp luật. Muốn vậy cần quan tâm giáo dục nâng tri thức và ý thức pháp luật cho họ, mặt khác cải thiện đời sống của cán bộ bảo vệ pháp luật. Về mặt tuân thủ pháp luật của chính các thành phần kinh tế trong nước còn nhiều điểm phải cải thiện. Hiện nay, vì lợi ích cục bộ của ngành, của cá nhân, đơn vị những người có trách nhiệm trong quan hệ kinh tế quốc tế đã phớt lờ lợi ích quốc gia, trực tiếp hay gián tiếp tiếp tay cho đối tác nước ngoài phá hoại kinh tế trong nước, tha hoá đội ngũ cán bộ nhà nước để trục lợi vô hình chung họ đã làm giảm sức mạnh, lợi thế so sánh và các tiêu đề để Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế trong kinh tế. Vậy cần nâng cao ý thức của toàn dân trong việc tuân thủ pháp luật, trừng phạt nghiêm khắc những kẻ coi thường pháp luật, bán rẻ lợi ích của đất nước và dân tộc. ở đây phải ngăn chặn và giáo dục, quản lý chặt trẽ các đối tác nước ngoài, giám sát việc tuân theo pháp luật Việt Nam của họ để có những điều chỉnh kịp thời.
3/ Thực hiện các cải cách về thuế hải quan và các thủ tục hành chính khác cho phù hợp với tiến trình hội nhập.
a-/ Cải cách chế độ thuế quan:
Cần cải cách thuế quan theo bước đảm bảo được ổn định thu phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước bằng mức thuế hấp dẫn, tăng cường và thúc đẩy sản xuất xuất khẩu. Việc cải cách thuế quan phù hợp với chế độ của khu vực và khả năng quản lý thuế. Bên cạnh đó cần cải cách theo hướng đơn giản hoá các mức thuế xuất, giảm những thuế xuất cao, mở rộng diện tích chịu thuế. Thực hiện hoạt động tích cực giám sát, kiểm tra đối với các khoản thu nhập, hàng hoá trong hợp tác kinh tế quốc tế để đảm bảo tấn thu các khoản thuế, bổ xung tốt vào vào ngân sách Nhà nước. Điều cần nhất ở đấy là trang bị tốt kiến thức về hạch toán kinh tế cho cán bộ để có sự hiểu biết về kinh doanh, tránh sơ suất, bỏ sót trong công tác điều tra thuế.
Đối với các thủ tục hành chính hiện nay còn nhiều khê nặng trong quan liêu giấy tờ. Các thủ tục chồng chéo lên nhau thiếu tính tương hỗ và thông suốt. Các nhà đầu tư rất ngại khi tiếp xúc với các thủ tục hành chính của ta. Tuy đã thực hiện thí điểm một cửa trong một vài năm gần đây nhưng hiệu quả chưa được như mong muốn. Sự lòng vòng của thủ tục sẽ đem lại sự phiền hà và tạo ra sự sách nhiễu và tham nhũng làm giảm nhiệt tình của các đối tác khi thực hiện hợp tác kinh tế ở Việt Nam. Trước mắt cần đơn giản hoá các thủ tục và giảm thời gian giải quyết các vấn đề liên quan đến Thương mại và đầu tư.
Về vấn đề hải quan, hiện nay đang là tiêu điểm của dư luận. Cơ chế kiểm tra của hải quan còn nhiều sơ hở, tạo ra lỗ hổng để cho kẻ có cơ hội trục lợi, lũng đoạn kinh tế Việt Nam. Hoạt động của hải quan còn chưa theo kịp tốc độ lưu thông hàng hoá và Thương mại trong nước và quốc tế. Hậu quả là gây tồn đọng tại cửa khẩu một khối lượng lớn các tư liệu sản xuất và tiêu dùng do công tác kiểm hóa và cấp phép còn chậm và do thủ tục và sự tắc trách và cơ hội của cán bộ hải quan. Vì vậy, đổi mới công tác hải quan là trong những cải cách đầu tiên để hoà nhập vào APEC và kinh tế thế giới.
4-/ Các kiến nghị về các cải cách kinh tế
a-/ Yêu cầu nâng cao tính cạnh tranh của thị trường nội địa.
Khi mở cửa thị trường chúng ta vấp phải sự cạnh tranh của hàng hoá của các thành viên khác trong tổ chức và quốc tế ngay trên ttj trong nước và khi xuất khẩu hàng hoá đó lại phải chịu sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trước sự cạnh tranh quyết liệt ta cần củng cố nội lực, nâng cao sức cạnh tranh của các ngành sản xuất và của nền kinh tế, giáo dục ý thức tiêu dùng hàng hoá nội địa. Để thực hiện điều đó cần tăng thị phần xuất khẩu của Việt Nam trong APEC thông qua một loạt các hoạt động như: nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, cải tiến mẫu mã, nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất và cơ cấu lại mặt hàng xuất khẩu theo hướng xuất khẩu thành phẩm, xây dựng các nguồn hàng và chân hàng mới để đảm bảo cung cấp ổn định cho thị trường, đẩy mạnh tiếp thị hàng hoá Việt Nam, tạo độ tin cậy cho các đối tác nước ngoài đối với các doanh nghiệp trong nước và cơ bản là chống được việc buôn lậu hàng hoá vào Việt Nam. Việt Nam tham gia APEC trong điều kiện cạnh tranh gay gắt về thương mại và đầu tư trong khu vực và toàn cầu nền sản xuất non trẻ, do vậy phải có những bước đi thích hợp, kết hợp tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại có kiểm soát và bảo hộ đúng mức nên công nghiệp non trẻ. Bởi vì nếu không có sự bảo vệ này khi thực hiện tháo rỡ hàng rào thương mại, hạ thấp và xoá bỏ các mức thuế thì nền sản xuất nước yếu hơn (như Việt Nam) trong quan hệ hợp tác kinh tế APEC sẽ bị sụp đổ.
b-/ Kiến nghị cải cách hoạt động đầu tư và trao đổi công nghệ.
Khi đầu tư vốn vào Việt Nam các nhà đầu tư nước ngoài thường có vốn thực hiện thấp hơn nhiều so với vốn đăng ký. Do vậy việc vay nợ là tất yếu, đầu tư kém hiệu quả có thể gây tình trạng nợ nần với nước ngoài (nếu vay vốn nước ngoài) hoặc làm thất thoát tiền của của Nhà nước (nếu vay của tổ chức tài chính trong nước, cần có quy định về các chi phí sản xuất, tránh tình trạng thua lỗ cho phía Việt Nam (ví dụ liên doanh Cô ca Cô la Chương Dương sau 6 tháng hoạt động, cho chi phí quảng cáo quá cao, sản phẩm bán thấp hơn giá trị thực đã lỗ tới 10 tỷ VND và phía Việt Nam buộc phải bán lại phần sở hữu của mình cho nước ngoài do không chịu nổi phàn lỗ phải gánh và không có thêm tiền bỏ vào liên doanh. Hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài còn cảm thấy bất hợp lý về vai trò của đối tác Việt Nam. Trong liên doanh khi họ có những quyền phủ quyết không tương xứng với phần vốn của Việt Nam trong doanh nghiệp. Mặt khác cần thẩm định kỹ càngcác dự án đầu tư để đảm bảo tính khả thi tránh sự cấp phép cho những dự án có nguy cơ đổ vỡ cao ít thực tế, khi không triển khai được như dự án sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọn đối với đời sống người lao động và cơ cấu kinh tế của vùng dược đầu tư. ( ví dụ: sự bỏ ngang của Đài Loan với dự án trồng chuối trị giá 33 triệu USD sau 1-2 năm triển khai gây điêu đứng cho người nông dân). Các nhà quản lý vốn đầu tư Việt nam tham gia hợp tác liên doanh cần tỉnh táo, sử dụng nguồn vốn được giao có hiệu quả, bảo toàn được vốn. Khắc phục được những khó khăn và thực hiện được tứng biện páp quản lý tài chính. Để khắc phục tình trạng nhập khẩu công nghệ lạc hậu cần nâng cao vai trò của các cơ quan thẩm định có liên quan, cập nhật kiến thức về công nghệ cho cán bộ trực tiếp nghiên cứu thiết bị, đảm bảo thu mua công nghệ phù hợp với trình độ sản xuất của ta.
5-/ Yếu tố con người :
Tất cả các biện pháp nhằm thúc đẩy thương mại, tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế muốn thực hiện được đều phải do các cán bộ và doanh nhân tiếp xúc với thị trường quốc tế. Tăng kinh phí để các bộ ngành hữu quan cử nhân viên, cán bộ tham gia các cuộc gặp mặt , hội họp trong APEC và các khối kinh tế khác tạo điều kiện để bảo vệ quyền lợi của Việt nam trên rường quốc tế va giới thiệu cho bạn bè về thế mạnh kinh tế cũng như cơ hội hợp tác tại Việt Nam.
6-/ Một số biện pháp hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp.
Tham gia APEC các doanh nghiệp Việt Nam là những ngời chịu sức ép đầu tiên. Các doanh nghiệp Việt Nam mới thoát khỏi cơ chế bao cấp đang gặp nhiều bỡ ngỡ khi bước vào nền kinh tế thị trường. Vì có cần thiết là phải có sự hỗ trợ của Nhà nước để tạo ra một sức manh đằng saucác doanh nghiệp nhằm đối chọi lại sức ép cạnh tranh của các nền kinh tế khu vực và thế giới. Nhà nước phả có biện pháp ngăn ngừa cạnh tranh không lành mạnh ngược đãi đối với hàng hoá dịch vụ và doanh nghiệp Việt Nam.
- Cải cách về thị trường không chỉ do phía Việt Nam thực hiện mà cần đấu tranh để các thành viên khác trong APEC cùng phải mở cửa và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị trường của họ.
- Hỗ trợ đúng mức các doanh nghiệp Việt Nam thông qua một số biện pháp tích cực như tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại dưới nhiều hình thức dùng các công cụ tài trợ gián tiếp như tổ chức hệ thống thông tin, hỗ trợ tuyên truyền quảng cáo, can thiệp giải quyết vấn đề phát sinh xâm phạm quyền lợi hợp pháp do phía quốc tế.
- Tạo thuận lợi về môi trường kinh doanh và thủ tục để doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng khai thác được lợi thế của quá trình hội nhập.
- Đặc biệt Nhà nước cần đầu tư thông qua đào tạo và coi đây là chiến lược trong phát triển nhằm tạo ra một đội ngũ doanh nghiệp, thương nhân có bản lĩnh, tri thức khi tham gia cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Kết luận
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương là diễn đàn đối thoại tư vấn kinh tế của các thành viên. Với các nguyên tắc để thực hiện mục tiêu tự do hoá, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư. APEC thực sự là cánh cửa mở ra các cơ hội hội nhập quốc tế cho nền kinh tế Việt Nam. Trong quá trình thực hiện hợp tác kinh tế với APEC Việt Nam cần phát huy tối đa sức mạnh bản thân để khai thác triệt để lợi ích của quá trình hội nhập, nghiên cứu rút kinh nghiệm từ những tiến bộ kinh tế, của các thành viênkhác, khắc phục những điểm còn yếu của kinh tế Việt Nam. Hợp tác kinh tế Việt Nam - APEC phải trên cơ sở bình đẳng bảo vệ chủ quyền quốc gia. Để thực hiện điều đó chúng ta cần tăng cường hợp tác song phương, đa phương với APEC, tham gia thực hiện các mục tiêu kinh tế của tổ chức một cách linh hoạt kết hợp thực hiện các mục tiêu chung các thành viên khác với cải cách kinh tế trong nước, kích thích phát triển các ngành có lợi thế so sánh, dần dần làm thăng bằng cán cân thương mại giữa Việt Nam và các nước APEC, Việt Nam cần hợp tác với các thành viên khác xây dựng chiến lược phát triển kinh tế vùng, kiến thiết một quy chế pháp lý để điều chỉnh các hoạt động hợp tác đảm bảo được quyền lợi của các bên. Hiện nay cơ chế hợp tác của APEC còn tương đối lỏng lẻo và nhiệm vụ của các thành viên trong đó Việt Nam là tăng cường, đoàn kết khu vực, xây dựng APEC thành một tổ chức có cơ cấu chặt chẽ, có sự ràng buộc pháp lý hơn nữa để tạo điều kiện thực hiện tốt các mục tiêu do APEC đặt ra:
Đến đây khi hoàn thành bản chuyên đề này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới nhà trường, các thầy cô giáo, tới PTS. Nguyễn Thường Lạng tới các bạn những người đã giúp đỡ em trong quá trình học tập, trang bị cho em những kiến thức đầu tiên về kinh tế quốc tế, tạo cơ sở khoa học thực sự cho hoạt động công tác của em trong tương lai... Trong bản chuyên đề này còn rất nhiều khiếm khuyết hy vọng rằng sẽ nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn.
Mục lục
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- R0013.doc