C1. Bạn hãy liệt kê những văn bản pháp quy của Việt Nam liên quan đến chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia? C2. Vì sao xoá đói giảm nghèo góp phần đảm bảo An sinh xã hội bền vững?

CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Câu 1. Bạn hãy liệt kê những văn bản pháp quy của Việt Nam liên quan đến chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia? Trả lời: Những văn bản pháp quy của Việt Nam liên quan đến chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia: Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg về chính về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn. Đối tượng Đối tượng hỗ trợ là người dân thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Nhà nước thuộc vùng khó khăn. Mục tiêu Hỗ trợ đời sốn

doc8 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1435 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu C1. Bạn hãy liệt kê những văn bản pháp quy của Việt Nam liên quan đến chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia? C2. Vì sao xoá đói giảm nghèo góp phần đảm bảo An sinh xã hội bền vững?, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g của người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khó khăn; Hỗ trợ người dân nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và từng bước tiếp cận với sản xuất hàng hóa, thông qua hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao. Phương thức, hình thức hỗ trợ Phương thức hỗ trợ: hỗ trợ trực tiếp Hình thức hỗ trợ: hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật Căn cứ danh sách người nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã vùng khó khăn lập Định mức kinh phí hỗ trợ Đối với người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực II, xã biên giới, xã bãi ngang, hải đảo vùng khó khăn là 80.000 đồng/người/năm Đối với người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực III vùng khó khăn là 100.000 đồng/người/năm Nguồn kinh phí Kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn được cân đối trong chi thường xuyên của ngân sách địa phương. Riêng năm 2010 thuộc thời kỳ ổn định ngân sách địa phương 2007-2010, vì vậy số kinh phí tăng thêm so với kinh phí thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước cân đối trong ngân sách địa phương trước đây được ngân sách trung ương cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương Tổ chức thức hiện Ủy ban Dân tộc Bộ Tài chính Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Dân tộc chỉ đạo thực hiện Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có xã thuộc vùng khó khăn Quyết định số 162/2008/QĐ-TTg về chính sách khuyến nông, khuyến ngư ở địa bàn khó khăn Phạm vi và đối tượng: Các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư Địa bàn khó khăn bao gồm: các xã khó khăn, các xã đặc biệt khó khăn vùng ngang ven biển và hải đảo Mục tiêu Góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người sản xuất ở địa bàn khó khăn, qua hoạt động khuyến nông Đóng góp cho phát triển kinh tê, ổn định chính trị - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng địa bàn khó khăn. Chính sách khuyến nông ở địa bàn khó khăn Hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn: Hỗ trợ 100% chi phí về giống và các vật tư thiết yếu khác cho mô hình trình diễn thuộc chương trình, dự án khuyến nông của địa phương và TƯ thực hiện ở địa bàn khó khăn. Hỗ trợ tập huấn và đào tạo: Hỗ trợ 100% về tài liệu, chi phí đi lại, ăn ở cho người sản xuất và nhân viên khuyến nông ở các địa bàn khó khăn tham dự ccs lớp tập huấn, đào tạo do tổ chức khuyến nông TƯ địa phương tổ chức. Hỗ trợ về hoạt động thông tin, tuyên truyền: Cấp một số loại báo chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ các tổ chức cung cấp dịch vụ ở địa bàn khó khăn: chính quyền địa phương ưu tiên cho các tổ chức cung cấp dịch vụ nông nghiệp ở địa bàn khó khăn về thuê đất để sản xuất, kinh doanh và các nguồn hỗ trợ khác. Trách nhiệm thi hành - Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Tài chính có trách nhiệm triển khai thực hiện Quyết định này và hướng dẫn các địa phương thực hiện. - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Quyết định này tại địa phương. Quyết định số 71/2001QĐ- TTg của thủ tướng chính phủ về mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001-2005 Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm Mục tiêu Giảm tỉ lệ hộ nghèo( theo tiêu chí nghèo mới ) đến năm 2005 còn dưới 10%, trung bình mỗi năm giảm 1,5%- 2%( 28 vạn – 30 vạn hộ/ 1 năm), không để tái đói kinh niên, đảm bảo kết cấu hạ tầng thiết yếu cho các xã nghèo. Mỗi năm giải quyết việc làm cho 1,4- 1,5 triệu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống 5%-6%, nâng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên 80% vào năm 2005. Nội dung Gồm 3 nhóm dự án: Nhóm dự án xóa đói giảm nghèo chung: Dự án Tín dụng cho hộ nghèo vay để phát triển sản xuất và kinh doanh. Dự án Hướng dẫn cho người nghèo cách làm ăn, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Dự án xây dựng mô hình giảm nghèo ở các vùng đặc biệt( vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng ATK,vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng biên giới, vùng cao) Nhóm dự án xóa đói giảm nghèo cho các xã nghèo nằm ngoài chương trình 135: Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo Dự án Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề cho các xã nghèo Dự án Đào tạo và bồi dưỡng các cán bộ xóa đói giảm nghèo và cán bộ ở xã nghèo Dự án Ổn định dân cư và xây dựng vùng kinh tế mới ở các xã nghèo Dự án định canh định cư ở các xã nghèo Nhóm dự án việc làm Dự án Tổ chức chovay vốn cho các dự án nhỏ giải quyết thông qua quỹ Quốc Gia hỗ trợ việc làm Dự án Nâng cao năng lực và hiện đại hóa các trung tâm dịch vụ việc làm Dự án Điều tra thống kê thị trường lao độngvà xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động Dự án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác giải quyết việc làm Phân công quản lý và thực hiện chương trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Ngân hàng nhà nước Việt Nam Bộ Y tế Ủy ban Dân tộc và Miền núi Ủy ban Quốc gia dân số và Kế hoạch hóa gia đình Câu2.Vì sao xóa đói giảm nghèo góp phần đảm bảo An sinh xã hội bền vững? Trả lời: Khái niệm và nguyên nhân của nghèo đói. Khái niệm: Đói nghèo , hiểu theo nghĩa chung, là tình trạng thiếu hụt những điều kiện cần thiết để đảm bảo mức sống tối thiểu của một cá nhân hay một cộng đồng dân cư. Phân loại : Theo quan điểm quản lí vĩ mô, nghèo đói được chia làm 2 cấp độ: Nghèo đói tuyệt đối: Gắn liền với tình trạng thiếu hụt các điều kiện cần thiết để đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng( đói) và tiếp cận với các nhu cầu tối thiểu khác như chữa bệnh, học tập và đi lại( nghèo). Ví dụ: Tại Việt nam ngưỡng nghèo được đánh giá thông qua chuẩn nghèo: Nghèo lương thực thực phẩm: tổng chi dùng chỉ tính riêng cho phần lương thực thực phẩm, làm sao để đảm bảo lượng dinh dưỡng tối thiểu cho một người là 2100 kcal/ngày đêm Nghèo chung: tổng chi dùng cho cả giỏ hàng tiêu dùng tối thiểu, được xác định bằng cách ước lượng tỷ lệ: 70% chi dùng dành cho lương thực thực phẩm, 30% cho các khoản còn lại.Theo cách xác định trên, năm 1998 chuẩn nghèo lương thực thực phẩm của Việt nam bằng 107 234 VND/tháng; chuẩn nghèo chung bằng 149 156 VND/tháng. Nghèo đói tương đối: Được hiểu theo nghĩa rộng hơn so với nghèo đói tuyệt đối. Nó gắn với tình trạng một với một cá nhân hay một bộ phận dân cư có thu nhập thấp hơn thu nhập trung bình của các thành viên khác trong xã hội. Ngoài ra khái niệm nghèo tương đối còn bao gồm nhiều khía cạnh: thiếu cơ hội tạothu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo lúc khó khăn, dễ bị tổn thương... Ví dụ: Ngân hàng thế giới, nghèo tương đốilà những người có thu nhập bình quân dưới 2 $ một ngày. Với chuẩn này cả thế giới có khoảng 2,7 tỷ người thuộc diện nghèo. Nguyên nhân: Điều kiện tự nhiên không thuận lợi gây ốm đau bệnh tật, khó khăn trong sản xuất Sự quá tải về dân số trong khi nguồn lực của trái đất là có hạn, không đáp ứng đủ nhu cầu sinh sống của con người Chiến tranh khiến nhiều người chết , hàng triệu người rơi vào hoàn cảnh nghèo đói Các nước phát triển bảo hộ ngành sản xuất nông nghiệp ở trong nước, làm cho các nước đang phát triển không thâm nhập vào thị trường này Xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội Là một trong những chính sách thuộc hệ thống An sinh xã hội., cùng với các chính sách khác như: Bảo hiểm y tế, Cứu trợ xã hội, Ưu đãi xã hội,.. Xóa đói giảm nghèo đã góp phần tạo ra một hệ thống các tấm lưới bảo vệ cho các thành viên xã hội, đảm bảo cho An sinh xã hội phát triển bền vững và lâu dài. Thực tế cho thấy đói nghèo gây ra những tác động tiêu cực cả về mặt kinh tế và xã hội sâu sắc: Đói nghèo gây suy thoái kinh tế; gia tăng tội phạm xã hội; tăng dịch bệnh do không đủ sức khỏe chống chọi với bệnh tật; gây bất ổn chính trị, nội chiến, chiến tranh, làm phân biệt đối xử người nghèo và người giàu, làm giảm tuổi thọ. Những hậu quả này có tính chất xoáy vòng ốc, làm người nghèo ngày càng nghèo. Chính vì vậy mục tiêu của các Xóa đói giảm nghèo là giảm các tác động tiêu cực nói trên nhằm đảm bảo tính công bằng và cải thiện cuộc sống cho một bộ phận dân cư còn khó khăn trong xã hội. Đây cũng chính là một trong những mục tiêu quan trọng góp phần củng cố nhiệm vụ của An sinh xã hội. Thực hiện hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo có thể giảm được khoảng cách giàu nghèo rất lớn vốn đang tồn tại trong xã hội giúp cho người có hoàn cảnh khó khăn, nghèo đói có cơ hội sản xuất nâng cao thu nhập, tự vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo. Đây chính là cơ sở tạo niềm tin cho mọi người dân vào thể chế chính trị của một đất nước, vào cuộc sống . Từ đó làm cho chính trị ổn định, kinh tế phát triển, xã hội hài hòa tạo điều kiện và tiềm lực tốt cho việc thực hiện các chính sách An sinh xã hội khác. Bên cạnh đó khi các chính sách xóa đói giảm nghèo được thực hiện một cách đồng bộ sẽ góp phần củng cố hệ thống An sinh xã hội. Các chuyên gia của LHQ cho rằng, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống ASXH bao trùm, phổ quát. Mọi người dân đều có thể đóng góp và hưởng lợi từ hệ thống ASXH ấy. Ông Pincuss chuyên gia kinh tế cấp cao cũng phân tích thêm, “dù muốn tăng mức sống của người nghèo, thì cũng không đồng nghĩa với việc loại người có mức thu nhập ở tầm trung và cao ra khỏi mối quan tâm. Nếu chỉ là hệ thống ASXH cho người nghèo, hệ thống sẽ giống như chương trình giúp người nghèo. Nếu như vậy, sẽ không nhận được sự hỗ trợ của các lực lượng khác trong xã hội. Hệ thống ASXH vì thế không thể tồn tại về lâu dài”. Mặc dù Bảo hiểm xã hội là một chính sách An sinh xã hội lớn, nhưng thực tế cho thấy đối tượng được hưởng lợi từ Bảo hiểm xã hội chủ yếu là tầng lớp dân cư có thu nhập bậc trung chứ không phải người nghèo. Còn chính sách Cứu trợ xã hội mặc dù người nghèo là một trong các diện được hưởng nhiều, nhưng các trợ cấp này(trừ một số trợ cấp dài hạn) thường có tính tức thì, ngắn hạn vì vậy xóa đói giảm nghèo được coi là giải pháp lâu dài và bền vững, giúp người nghèo thoát nghèo, tự đảm bảo cho cuộc sống của mình, góp phần tạo mạng lưới An sinh xã hội toàn diện cho mỗi quốc gia. Số người thuộc diện nghèo đói ngày nay chủ yếu thuộc các nước đang phát triển và chậm phát triển. Mục tiêu xóa đói giảm nghèo không chỉ dừng lại ở phạm vi một quốc gia mà nó còn mở rộng ra trên phạm vi toàn thế giới. Rất nhiều nước ban hành chính sách xóa đói giảm nghèo. Sự liên kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các tổ chức, quốc gia trên thế giới làm cho các chính sách Xóa đói giảm nghèo nói riêng và hệ thống An sinh xã hội nói chung ngày càng bền vững. Từ 5 lí do cơ bản được trình bày ở trên đã cho chúng ta thấy rõ được vai trò của các chính sách xóa đói giảm nghèo trong việc góp phần đảm bảo cho An sinh xã hội bền vững và lâu dài. Nắm được tầm quan trọng của vấn đề này Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp quy , qui định rõ nhiệm vụ , cách thức thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo một cách có hiệu quả và đồng bộ. Tại phiên thảo luận về kinh tế, xã hội sáng 28/10, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, giảm nghèo phải được quan tâm tổ chức thực hiện trước tiên trong vấn đề an sinh xã hội. Nhà nước đã ban hành một hệ thống chính sách an sinh xã hội khá đầy đủ với 20 nhóm chính sách và 50 chính sách cụ thể, có riêng một chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo trong 12 chương trình mục tiêu quốc gia. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 18,1% (năm 2006) xuống còn 14,75%  (năm 2007) và 12,1% (năm 2008) và ước dưới 11% vào cuối năm 2009. Các con số này tương đối này cho thấy sự quan và nỗ lực của toàn xã hội với các chính sách xóa đói giảm nghèo. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32388.doc