Bút pháp xây dựng nhân vật trí thức trong truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn trong truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 5.04.33 Người thực hiện.: PHẠM PHƯƠNG THẢO Người hướng dẫn khoa học: PGS. TRẦN XUÂN ĐỀ Tp. Hồ Chí Minh tháng 04 năm 2000 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN

pdf69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4921 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Bút pháp xây dựng nhân vật trí thức trong truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn trong truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 5.04.33 Người thực hiện.: PHẠM PHƯƠNG THẢO Người hướng dẫn khoa học: PGS. TRẦN XUÂN ĐỀ Tp. Hồ Chí Minh tháng 04 năm 2000 MỤC LỤC 1TMỤC LỤC1T ............................................................................................................................ 3 1TLỜI CẢM ƠN1T ....................................................................................................................... 5 1TDẪN NHẬP1T .......................................................................................................................... 5 1T . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:1T ............................................................................................... 5 1T . Hiện tượng "gặp gỡ" ở Nam Cao và Lỗ Tấn1T .............................................................. 5 1T2. Nam Cao và Lỗ Tấn là những tác giả tiêu biểu của hai nền văn học1T ........................... 5 1T3. Nam Cao và Lỗ Tấn là những tác giả có nhiều sáng tác giảng dạy trong nhà trường.1T.. 8 1T2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:1T ...................................................................................................... 9 1T . Cơ sở lý luận1T ........................................................................................................... 10 1T2. Cơ sở kiến thức khái quát1T ........................................................................................ 10 1T3. Cơ sở kiến thức trực tiếp1T .......................................................................................... 11 1T3. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:1T .................................................................................................... 11 1T . Mục đích nghiên cứu1T ............................................................................................... 11 1T2. Đối tượng nghiên cứu1T .............................................................................................. 11 1T3. Giới hạn đề tài1T ......................................................................................................... 11 1T4. Cái mới của đề tài1T .................................................................................................... 12 1T4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:1T ............................................................................... 12 1T . Phương pháp so sánh loại hình1T................................................................................. 12 1T2. Phương pháp lịch sử1T ................................................................................................ 12 1T3. Các thủ pháp phối hợp1T ............................................................................................. 13 1T5. CÂU TRÚC LUẬN ÁN:1T ............................................................................................. 13 1TCHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ NAM CAO VÀ LỖ TẤN1T ........................................................ 15 1T .1. Nam Cao (1917- 1951)1T ............................................................................................. 15 1T .1.1. Thời đại Nam Cao:1T ............................................................................................ 15 1T .1.2.Tư tưởng sáng tác nghệ thuật của Nam Cao:1T ....................................................... 15 1T .1.3. Truyện ngắn của Nam Cao:1T ................................................................................ 19 1T .2. Lỗ Tấn (1881-1936)1T................................................................................................ 25 1T .2.1. Thời đại Lỗ Tấn:1T ................................................................................................ 25 1T .2.2. Tư tưởng sáng tác nghệ thuật của Lỗ Tấn:1T .......................................................... 26 1T .2.3. Truyện ngắn của Lỗ Tấn:1T ................................................................................... 28 1TCHƯƠNG 2: BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN1T .................................................................................................... 35 1T2.1. Bút phát nghệ thuật là gì:1T .......................................................................................... 35 1T2.2. Vài nét về nhân vật trong tác phẩm văn học:1T ............................................................. 36 1T2.3. Bút pháp xây dựng nhân vật trí thức trong truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn:1T ............ 39 1T2.3.1. Nhân vật loại hình:1T............................................................................................. 39 1T2.3.2. Nhân vật tính cách:1T ............................................................................................ 42 1T2.3.3. Nhân vật Tư tưởng:1T ............................................................................................ 48 1T2.4. Điểm “gặp gỡ” giữa bút pháp Nam Cao và Lỗ Tấn:1T .................................................. 54 1T2.4.1. Bút pháp tạo hình gắn liền với tính cách nhân vật:1T ............................................. 54 1T2.4.2. Khám phá sâu vào tâm lý tính cách nhân vật:1T ..................................................... 54 1T2.4.3. Nhân vật "tôi" có nhiều vai trò nghệ thuật:1T ......................................................... 55 1T2.4.4. Ngôn ngữ tự sự nhiều sáng tạo:1T .......................................................................... 56 1T2.5. Nguyên nhân sự “gặp gỡ” của bút pháp nghệ thuật Nam Cao và Lỗ Tấn:1T .................. 57 1TKẾT LUẬN1T ........................................................................................................................ 61 1T ÀI LIỆU THAM KHẢO1T ................................................................................................... 60 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm. ơn : - Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa Học Công Nghệ -Sau Đại Học, quý Thầy, Cô Khoa Ngữ Văn, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp chúng tôi trong quá trình học tạp và nghiên cứu luận án. - Sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của PGS. Trần Xuân ĐỀ. SỰ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN QUÝ BÁU CỦA CÁC THẦY, CÔ ... trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận. án. - Những người thân trong gia đình tôi đã khích lệ, tạo điều kiện. cho tôi không ngừng học tập và nghiên cứu khoa học. - Sự giúp đỡ, động viên của các bạn cùng học. Xin chân thành cảm ơn tất cả. Đầu xuân, năm Canh Thìn - 04/2000 PHẠM PHƯƠNG THẢO BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 5 DẪN NHẬP 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Lịch sử văn chương có nhiều hiện tượng "gặp gỡ". Trong văn chương Trung Quốc có Kinh Thi và sở Từ, Lý Bạch "Thi tiên" và Đỗ Phủ "Thi thánh"..., trong văn chương Pháp cũng có bi kịch Corneille và bi kịch Racine ... Ở Việt Nam cũng có nhiêu hiện tượng văn chương "gặp gỡ" như Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Tất Tố và Nguyễn Công Hoan... Người ta còn thấy sự "gặp gỡ" văn chương ngoài biên giới quốc gia, trong khu vực và ngoài khu vực. Việt Nam và Trung Quốc có yếu tố địa lý "núi liền núi, sông liền sông" và hoàn cảnh lịch sử hàng nghìn năm giao lưu văn hóa. Mặc dù có những yếu tố bị áp đặt, có những yếu tố tiếp nhận tự giác, chọn lọc cho nên văn học Việt Nam rất gần gũi với văn học Trung Quốc. Từ thể loại đến cấu tứ đề tài, điển tích, điển cố và chữ viết đều có thể vay mượn và sáng tạo. "Truyện Kiều" của Nguyễn Du và "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân cuối đời Minh Trung Quốc là sự vay mượn từ cốt truyện đến nhân vật, tình tiết. Nhà thơ thiên tài của dân tộc ta đã mạnh dạn cắt bỏ những yếu tố rườm rà, non kém về nghệ thuật, không thích hợp về nội dung tư tưởng. Ông đã xây dựng nên những nhân vật điển hình độc đáo, có cá tính cụ thể, lại mang ý nghĩa khái quát cao, thể hiện bằng ngôn ngữ điêu luyện của dân tộc. "Truyện Kiều" của Nguyễn Du và "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân là hiện tượng văn chương "gặp gỡ" chung một nguồn gốc, có tương đồng và dị biệt. 1. Hiện tượng "gặp gỡ" ở Nam Cao và Lỗ Tấn Lâu nay, người ta nói Nam Cao (Việt Nam) và Lỗ Tấn (Trung Quốc) là hiện tượng văn chương song hành. Hiện tượng này tất nhiên cũng có nhiều nét tương đồng và dị biệt nhưng sự "gặp gỡ" dễ thấy nhất là ở bút pháp xây dựng nhân vật người nông dân và người trí thức. Điều đó lý giải như thế nào? Ở luận án này chúng tôi sẽ làm rõ một vài khía cạnh để khẳng định vấn đề. Mặt khác, Nam Cao và Lỗ Tấn thuộc hai thế hệ, hai quốc gia khác nhau, thì sự ''gặp gỡ" văn chương ấy có sự vay mượn hay không, đó là khía cạnh thứ hai cần bàn đến. 2. Nam Cao và Lỗ Tấn là những tác giả tiêu biểu của hai nền văn học Trong bức tranh rộng lớn của nền văn chương hiện đại Việt Nam và Trung Quốc, sáng tác của Nam Cao và Lỗ Tấn là những mảng nghệ thuật rất có ấn tượng trong lòng người đọc hơn nửa thế kỷ qua. Đó còn là những dấu son nghệ thuật có sức tỏa sáng. Bởi vì, Nam Cao và BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 6 Lỗ Tấn hơn ai hết đều hiểu sức manh của văn chương. Hai ông là những nhà văn chân chính, tiến bộ, giàu tài năng nên đã lấy văn chương thức tỉnh con người, góp phần cải tạo xã hội. Nam Cao khởi văn nghiệp từ lúc 22 tuổi với truyện ngắn Cảnh cuối cùng in trên "Tiểu thuyết thứ bảy" số 123 ngày 21-10-1936 với bút danh Thúy Rư. Chỉ từ khi tập truyện Đôi lứa xứng đôi (tên ban đầu của nó là Cái lò gạch cũ sau đổi là Chí Phèo) với bút danh Nam Cao thì ông mới chính thức bước vào làng văn. Tên tuổi của ông từ đó sánh ngang với những nhà văn danh tiếng đi trước như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng ... Sáng tác nghệ thuật của Nam Cao tuy không đồ sộ nhưng sự đóng góp của ông xứng đáng là một trong những tác gia lớn nhất trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Trong xu hướng văn học hiện thực phê phán, thời kỳ 1930 - 1945, Nam Cao là người đến muộn nhưng cây bút tìm tòi khám phá đầy sáng tạo này đã nhanh chóng được đưa lên vị trí số một của dòng văn học hiện thực ở chăng cuối những năm 1940 - 1945. Ông trở thành cây bút văn xuôi xuất sắc với những sáng tác rất mẫu mực chân thực và thấm đượm tinh thần nhân đạo cao cả. Trước năm 1940, sáng tác của Nam Cao-mang phong vị lãng mạn trữ tình. Từ 1940 trở đi, ngòi bút Nam Cao đứng hẳn về trào lưu hiện thực và thực sự đã vượt trội lên với những tác phẩm nổi tiếng như Chí Phèo, Lão Hạc, sống mòn... Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Nam Cao tiếp tục sáng tác và hoạt động kháng chiến. Một số tác phẩm tiêu biểu ở thời kỳ này là Đôi mắt, nhật ký Ở rừng và Chuyện biên giới, Có thể nói Trăng sáng, Đời thừa và Đôi mắt là những tuyên ngôn nghệ thuật, thể hiện những bước chuyển biến về tư tưởng nghệ thuật trên chặng đường sáng tác của ông. Qua tuyên ngôn nghệ thuật, chúng ta hiểu Nam Cao là một nhà văn chân chính, luôn thấy rõ trách nhiệm của người cầm bút đối với con người, đối với xã hội, đất nước và dân tộc. Từ một nhà văn tiến bộ trở thành người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng của cách mạng, Nam Cao đã chiến đấu kiên định cho lý tưởng nghệ thuật cao cả của mình. Đóng góp lớn nhất của Nam Cao là việc cách tân, hiện đại hóa văn xuôi Việt Nam. Truyện ngắn của ông là thành tựu xuất sắc về phương diện thể loại. Tiểu thuyết của ông đạt đến đỉnh cao về thể loại mà vẫn đậm đà chất tự truyện. Ngôn ngữ, phong cách sáng tác của Nam Cao cũng là những thành công độc đáo. Có rất nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu, phê bình .văn học đánh giá về Nam Cao. Mỗi ý kiến nói về một khía cạnh khác nhau nhưng đều thừa nhận và khẳng định vai trò quan trọng của Nam Cao trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Chúng tôi xin dẫn ra đây ý kiến của tác giả Trần Đăng Xuyên để thay lời kết luận về Nam Cao: BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 7 " Nam Cao (1917-1951) là một trong số những nhà văn lớn nhất của nền vãn học hiện đại Việt Nam. Sáng tác của ồng đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng ngời sáng. Thời gian càng lùi xa nhưng tác phẩm của ông lại càng bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc. Tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện độc đáo."0TPF(1) Nếu Nam Cao là cây bút xuất sắc số một của văn xuôi hiện đại Việt Nam thì Lỗ Tấn là người thầy của nền văn học Cách mạng Trung Quốc Thời Ngũ Tứ. Tiểu thuyết và truyện ngắn của ông khiến chúng ta phải ngạc nhiên thú vị bởi trong đó có những con người đời thường đa dạng, với những tâm sự, những mảnh đời mang dấu ấn sáng tạo độc đáo. Thế giới sáng tạo nghệ thuật của Lỗ Tấn trải rộng trên những thể tài: thơ, truyện ngắn, tạp văn, tiểu thuyết và dịch thuật. Riêng truyện ngắn, ông xứng đáng bậc thầy, sánh ngang Sêkhop (Nga), Mopaxang (Pháp), Ohenri (Mĩ) và Dich ken (Anh), cốt truyện, nhân vật, tư tưởng chủ đề đều có sức thu hút rất mạnh. Một số truyện ngắn của ông như Nhật kí người điên, AQ chính truyện ... đã trở thành kiệt tác, có ý nghĩa cuộc sống sâu sắc. Khi nghiên cứu tác phẩm Lỗ Tấn, nhà văn Phađêép (Liên Xô) nhận xét: "Lỗ Tấn là danh thủ truyện ngắn. Ông giỏi biểu hiện ngắn gọn, rõ ràng một tư tưởng trong một số hình tượng, một điển hình. trong một nhân vật cá biệt. Đọc vài truyện ngắn tiêu biểu của Lỗ Tấn, trước mắt người đọc hiện ra không phải chí là một vài mẫu đoạn nhỏ trong đời người, mà buộc chúng ta phải liên tưởng đến cả một giai đoạn lịch sử"0TP1F(1)P0T. Những truyện ngắn Lỗ Tấn sáng tác trước và sau phong trào Ngũ Tứ tập hợp lại thành hai tập truyện ngắn Gào thét và Bàng hoàng. Theo ông, những truyện ngắn này xuất phát từ mục đích "Vị nhân sinh" thể hiện sự sa đọa của xã hội thượng lưu và nỗi bất hạnh của xã hội hạ đẳng. Hai mươi lăm thiên truyện ở đây thể hiện đầy đủ những đặc điểm lịch sử của thời kỳ từ đêm trước Cách mạng Tân Hợi đến trước cuộc nội chiến Cách mạng lần thứ II, từ phong trào Ngũ tứ nổi lên cách mạng dân chủ mới do giai cấp vô sản lãnh đạo. Đây là thời kỳ đau thương giữa hy vọng và thất vọng. Những sáng tác của Lỗ Tấn đã vạch trần tội ác của chế độ phong kiến, phản. ánh bộ mặt xã hội chân thực, nhân dân lao động sống giữa hai tầng áp bức bóc lột về kinh tế và nô dịch về tinh thần, đặc biệt số phận người trí thức đang quằn quai trong những mâu thuẫn xã hội gay gắt. Chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác của Lỗ Tấn cũng phát triển theo tiến trình nhận thức tư tưởng của nhà văn, từ tiến hóa luận đến giai cấp luận, từ hiện thực phê phán đến hiện thực cách mạng, Ông luôn đứng về phía nhân dân bị áp bức để quan sát, phân tích hiện tượng. Cho nên. tác phẩm của ông thể hiên những vấn đề lớn bức (1) Nam Cao tác giả và tác phẩm - NXB Giáo Dục 1998 - Trang 155. (1) Giáo trình Lịch sử Văn học Trung Quốc Tập II - NXB Giáo dục Hà Nội - 1963, trang 176 BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 8 xúc của thời đại, thực hiện được ước mơ, khát vọng của quần chúng và phù hợp với yêu cầu cách mạng. Từ lập trường tư tưởng tiến bộ đó, Lỗ Tấn đã trở thành người chiến sĩ kiên định và là nhà văn hóa vô sản đứng ở tuyến đầu của cuộc chiến đấu cho sự thắng lợi của cách mạng văn hóa dưới lá cờ vẻ vang của Đảng. Từ 1930 trở đi, mỗi sáng tác của ông đều là những sản phẩm trực tiếp của cuộc đấu tranh cách mạng. Rôbe Diyanni, nhà nghiên cứu văn học Mỹ, đã đánh giá: "Lỗ Tấn đã đặt nền móng cho văn học Trung Quốc hiện đại và ông được xem như là nhà văn lớn ở thế kỷ XX ở Cộng hòa nhân .dân Trung Hoa. Tác phẩm của ông có mang tính hiện thực và tính châm biếm một cách tuyệt diệu ở giọng điệu và phong cách" 0TP2F(1) 3. Nam Cao và Lỗ Tấn là những tác giả có nhiều sáng tác giảng dạy trong nhà trường. Ở chế độ thực dân phong kiến, văn chương của Nam Cao chưa được đánh giá đúng mức. Phải đến hàng chục năm sau khi ông mất, nhất là từ khi có chuyên luận Nam Cao, nhà văn hiện thực xuất sắc của tác giả Hà Minh Đức (1961) và Tuyển tập Nam Cao ra đời (1975) thì giá trị nghệ thuật trong sáng tác của Nam Cao mới được định vị vững chắc. Thử thách của thời gian càng làm cho văn chương của Nam Cao sáng đẹp. Ngày nay, Nam Cao được đánh giá xứng đáng hơn. ông là một trong chín tác giả được chọn giảng trong chương trình môn văn ở trường phổ thông và đại học với tư cách một tác giạ lớn của văn học dân tộc. Hơn nửa thế kỷ nay, người Việt Nam đã hiểu về Lỗ Tấn với nhân vật AQ cũng như hiểu về Nam Cao với nhân vật Chí Phèo. Giới văn học, sinh viên, học sinh thì hiểu về Nam Cao và Lỗ Tấn sâu sắc hơn. Mặc dù những biến động xã hội trên quê hương đất nước Lỗ Tấn diễn ra liên miên, nhưng ở Việt Nam, tên tuổi và văn chương của ông vẫn được trân trọng. Việc nghiên cứu học tập Lỗ Tấn vẫn là một nội dung lôi cuốn các thế hệ thầy trò trong nhà trường chúng ta. Như vậy, Lỗ Tấn và Nam Cao chẳng những là hiện tượng văn chương song hành ngoài biên giới quốc gia mà còn là những tác gia lớn tiêu biểu trong nền văn học hiện đại của Việt Nam và Trung Quốc. Cả hai ông đều thể hiện rõ thiên tài nghệ thuật, để lại cho đời nhiều kiệt tác, được các thế hệ thầy trò trong nhà trường yêu thích, nghiên cứu và học tập. Do đó, ở luận án này, chúng tôi chọn Nam Cao và Lỗ Tấn để nghiên cứu. (1) Lỗ Tấn tác phẩm và tư liệu - Lương Duy Thứ- NXB Giáo Dục - 1997, trang 333. BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 9 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: Nam Cao và Lỗ Tấn là những nhà văn lớn được người đọc rất hâm mộ. Sự vận động của đời sống vãn học hơn nửa thế kỷ qua ở đất nước ta đã khẳng định điều đó. Vì vậy, nghiên cứu Nam Cao và Lỗ Tấn vẫn luôn là nhu cầu nóng hổi đặt ra trước mắt chúng ta. Mặc dù đã có không ít công, trình khoa học trong và ngoài nước khám phá từ các hướng khác nhau, tìm ra ở đó nhiều giá trị sáng tạo nghệ thuật; nhưng thế giới văn chương của Nam Cao và Lỗ Tấn vẫn còn nhiều vẻ đẹp chưa được nhận thức đúng mức. Theo Bích Thu, tác giả cuốn sách Nam Cao về tác gia và tác phẩm cho biết, đã có 191 bài và sách nghiên cứu về Nam Cao. ở đây có những nhà văn cùng thời với Nam Cao như Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài và Nguyên Hồng; lại có những học giả nổi tiếng như Hà Minh Đức, Phong Lê và Nguyễn Đăng Mạnh ... Bằng nhiều cách tiếp cận, các tác giả đã không ngừng phát hiện ra những nét độc đáo ở tài hoa nghệ thuật của Nam Cao. Phong cách truyện ngắn, bút pháp tự sự, lối kể chuyện, nghệ thuật sáng tạo tâm lý, kết hợp tả thực với trữ tình, cái bi xen lẫn cái hài trong một thế giới ngôn ngữ đa thanh phức điệu rất hiện đại của Nam Cao là những vấn đề được kiến giải có cơ sở vững chắc, rất thuyết phục. Ở tầm cỡ Lỗ Tấn, càng không thiếu những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Dẫu xứ sở đất nước ông luôn có những biến động thăng trầm, tên tuổi ông có lúc ba đào sóng gió nhưng tài năng đích thực Và tư tưởng nghệ thuật sáng ngời của ông thì không ai có thể phủ nhận Tuy Lỗ Tấn đến với nhân dân ta hơi muộn, nhưng hơn nửa thế kỷ qua, tên tuổi ông vẫn luôn có trong lòng người Việt Nam, thủy chung trọn vẹn. Các thế hệ độc giả Việt Nam vẫn không ngừng học tập, nghiên cứu Lỗ Tấn. Người có công đầu đưa Lỗ Tấn đến với bạn đọc Việt Nam là nhà nghiên cứu phê bình văn học lớn Giáo sư Đặng Thai Mai. ông đã dịch và giới thiệu Lỗ Tấn từ năm 1943. Những ý kiến nhận xét, đánh giá của ông về Lỗ Tấn, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. ''Danh từ phổ thông, bút pháp tả chân, ấy là hai cái đặc sắc của văn nghệ Lỗ Tấn". Và "Trong quan điểm của Lỗ, tiểu thuyết không phải lù một thứ sách tiêu khiển "nhàn thư" như các nhà học giả Trung Quốc vẫn ngộ nhận. Tiểu thuyết sẽ có sứ mệnh phô bày cho người trong nước biết những sự xấu xa của xã hội Trung Quốc, để buộc họ phải "tìm phương chạy chữa".0TP3F(1) Các nhà văn, các nhà nghiên cứu nổi tiếng ở n ta như Nguyễn Tuân, Trương Chính, Anh Đức, Phương Lựu, Lương Duy Thứ ... đều có công trình viết về Lỗ Tấn. ở nước ngoài (1) Giới thiệu AQ chính truyện - Đặng Thai Mai - NXB Thời đại - 1944. (Tuyển tập phê bình văn học Việt Nam, Tập V - NXB Vãn học, Hà Nội - 1997, trang 325) BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 10 cũng có nhiều nhà phê bình nghiên cứu vãn học viết về Lỗ Tấn như Lý Hà Lâm và nhóm tác giả Đường Thao (Trung Quốc), Phađêép (nhà văn Xô Viết), Rômanh Rôlăng (Pháp), Panachi (Ấn Độ) và Rôbe Diyanni (Mỹ)... Người ta khẳng định "Lỗ Tấn là chủ tướng của cách mạng văn hóa Trung Quốc'' (Chủ tịch Mao Trạch Đông) là "người đặt nền móng cho văn học Trung Quốc hiện đại" (Rôbe Diyanni)0TP4F(2)P0T, là "bậc thầy truyện ngắn" (Anh Đức)0TP5F(3)P0T ... Cách xây dựng hình tượng điển hình, các loại nhân vật, tính khái quát rất cao ở hình tượng nhân vật, mục đích chữa bệnh tinh thần con người, ý nghĩa triết lý ... đều là những vấn đề được các nhà nghiên cứu khám phá ở nhiều mức độ khác nhau. Điều thú vị nhất là tên tuổi của Nam Cao và Lỗ Tấn được gắn với tên tuổi của nhân vật trong sáng tác của mình. Nói đến Lỗ Tấn người ta không thể không nghĩ đến một AQ, nói đến Nam Cao, người ta cũng không quên một Chí Phèo. Bởi AQ cũng như Chí Phèo đã trở thành nhân vật trong đời sống tinh thần của xã hội, sống mãi cùng với tài năng kiệt xuất của hai nhà văn. Đây cũng là chỗ lôi cuốn rất nhiều cây bút nghiên cứu. Những điểm"gặp gỡ" ở đề tài người nông dân và người trí thức trong sáng tác của Nam Cao và Lỗ Tấn tuy đã được khám phá nhưng ít nhiều cũng còn có mức độ. Điều đó có tác dụng khêu gợi sự tìm tòi khám phá. Chính vì vậy, chúng tôi tự cho mình công việc nghiên cứu để nhận thức vấn đề này trong phạm vi bút pháp xây dựng nhân vật trí thức ở truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn. Xuất phát từ giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ tập hợp những công trình nghiên cứu đi trước có liên quan để tham khảo. Nội dung có thể quy về ba hướng như sau: 1. Cơ sở lý luận Hướng này gồm nhóm tác giả Phương Lựu (Lý luận văn học) và các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Từ điển thuật ngữ văn học). Công trình khoa học của các tác giả đã giúp chúng tôi nhận thức khái niệm, đi sâu vào các vấn đề cơ bản của tác phẩm vãn học. 2. Cơ sở kiến thức khái quát Kết quả nghiên cứu thể hiện cái nhìn toàn diện về tác giả Nam Cao và Lỗ Tấn trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Các nhà lý luận nghiên cứu nổi tiếng như các giáo sư Hà Minh Đức, Phong Lê, Bích Thu, Hà Văn Đức ... đã có nhiều chuyên đề về Nam Cao. Đối với Lỗ Tấn, chúng tôi cũng được tìm hiểu qua các công trình nghiên cứu của Lý Hà Lâm, Đường Thao (2) Lỗ Tấn - Tác phẩm và tư liệu - Lương Duy Thứ- NXB Giáo dục -1997, trang 333 và 356 (3) Lỗ Tấn - Tác phẩm và tư liệu - Lương Duy Thứ - NXB Giáo dục -1997, trang 333 và 356 BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 11 (Trung Quốc) và của các giáo sư Việt Nam như Đặng Thai Mai, Phương Lựu, Trương Chính, Lương Duy Thứ... 3. Cơ sở kiến thức trực tiếp Các công trình nghiên cứu đi trước đã khai thác sâu vào thế giới nội dung, nghệ thuật văn chương của Nam Cao và Lỗ Tấn. Mỗi chuyên luận chỉ bàn đến một vấn đề. Các kết luận nhận định, đánh giá thường có cơ sở lý luận và thực tiễn, được lý giải phân tích thỏa đáng, nội dung phong phú, xứng đáng là công trình nghiên cứu về tác giả lớn của một nền văn học. Hướng nghiên cứu này có các tác giả Vũ Dương Quỹ, Phạm Xuân Nguyên, Trần Đăng Xuyên, Vũ Tuấn Anh, Bùi Công Thuấn, Phạm Quang Long, Phùng Ngọc Kiếm, Phan Diễm Phương ... viết về Nam Cao. Các tác giả Lý Hà Lâm, Đường Thao, Trương Chính, Lương Duy Thứ ... viết về Lỗ Tấn. Qua ba hướng nghiên cứu trên, chúng tôi đã có cơ sở lý luận và nhận thức đầy đủ về Nam Cao và Lỗ Tấn. vừa khái quát vừa cụ thể. Đó chính là điều kiện cần thiết để đề tài tìm ra những điểm "gặp gỡ" về bút pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật trí thức trong truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn. 3. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: 1. Mục đích nghiên cứu Tìm ra bút pháp nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trí thức trong truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn để góp phần thẩm định những yếu tố giống nhau trong hiện tượng văn chương "gặp gỡ" của hai tác giả là mục đích của luận án đề ra. 2. Đối tượng nghiên cứu - Lý luận về bút pháp nghệ thuật và nhân vật văn học trong tác phẩm. - Truyện ngắn Nam Cao và truyện ngắn Lỗ Tấn, đặc biệt là những truyện viết về người trí thức. - Những công trình nghiên cứu đi trước có liên quan đến đề tài. 3. Giới hạn đề tài Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, đề tài xác định phạm vi vấn đề chỉ nằm trong bút pháp nghệ thuật truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn. Nguyên tắc là đi từ cái chung đến cái BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 12 riêng, từ xu hướng văn học thời đại nhìn vào tác giả, từ tư tưởng nghệ thuật nhìn vào sáng tác. Để thực hiện mục đích của đề tài, chúng tôi tìm hiểu một số cơ sở lý luận và những nhận định đánh giá của các công trình nghiên cứu đi trước. Chúng tôi xem đó là điểm tựa cho những kiến giải để so sánh hiện tượng văn chương "gặp gỡ" của Nam Cao và Lỗ Tấn trong phạm vi giới hạn. 4. Cái mới của đề tài Sáng tác văn chương của Nam Cao và Lỗ Tấn là những thành tựu tuyệt vời. Thời gian đã giúp các nhà nghiên cứu khám phá ra nhiều giá trị nghệ thuật trong đó. Thời gian cũng giúp cho những cuộc hành trình thầm lặng vào thế giới nghệ thuật đầy sức lôi cuốn này. Chúng tôi đã chú ý đến sự "gặp gỡ" của hai cây bút văn xuôi xuất sắc Nam Cao và Lỗ Tấn. Luận văn này là cơ hội để chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này từ lâu đã ấp ủ. Bút pháp xây dựng nhân vật người trí thức trong truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn là đề tài mới mẻ để chúng tôi khẳng định những nhận thức ban đầu về sự "gặp gỡ" của hai nhà văn lớn này. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Đề tài luận án mang đặc trưng nhận thức hiện tượng văn học để thẩm định sự tương đồng và dị biệt trong văn chương so sánh giữa Nam Cao và Lỗ Tấn. Do đó, khi nghiên cứu, chúng tôi phải vận dụng nhiều phương pháp, không tuyệt đối hóa một phương pháp nào. 1. Phương pháp so sánh loại hình Đề tài luận án thuộc về văn học so sánh cho nên phương pháp so sánh loại hình được xem là phương pháp chính để thực hiện mục đích nghiên cứu, tìm ra những nét tương đồng trong bút pháp xây dựng nhân vật trí thức ở truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn. 2. Phương pháp lịch sử Văn học là sản phẩm tinh thần do con người sáng tạo ra, bao giờ cũng gắn liền với một hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể. Do đó, muốn so sánh hiện tượng văn chương song hành giữa Nam Cao và Lỗ Tấn chúng tôi phải đặt tác giả, tác phẩm và quá trình sáng tác vào một giai đoạn, một thời đại cụ thể. Chỉ có trên cơ sở đó mới đánh giá được một hiện tượng văn chương và đi đến công việc so sánh. BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 13 3. Các thủ pháp phối hợp Khi nghiên cứu đề tài, chúng tôi còn vận dụng các thao tác thống kê, phân loại. phân tích, hệ thống hóa và tổng hợp vấn đề để nhận thức các hiện tượng văn học có cơ sở lý luận và thực tiễn chắc chắn. 5. CÂU TRÚC LUẬN ÁN: DẪN NHẬP 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 3. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5. CÂU TRÚC LUẬN ÁN CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ NAM CAO VÀ LỖ TẤN 1.1. NAM CAO (1917-1951) 1.1.1. Thời đại Nam Cao 1.1.2. Tư tưởng sáng tác nghệ thuật của Nam Cao 1.1.3. Truyện ngắn Nam Cao 1.2. LỖ TẤN (1881-1936) 1.2.1. Thời đại Lỗ Tấn 1.2.2. Tư tưởng sáng tác nghệ thuật của Lỗ Tấn 1.2.3. Truyện ngắn Lỗ Tấn CHƯƠNG 2: BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN 2.1. BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT LÀ GÌ? 2.2. VÀI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT XÂY DƯNG NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC 2.3. BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGĂN NAM CAO VÀ LỖ TẤN BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 14 2.3.1. Nhân vật loại hình 2.3.2. Nhân vật tính cách 2.3.3. Nhân vật tư tưởng 2.4. ĐIỂM "GẬP GỠ" TRONG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT NAM CAO VÀ LỖ TẤN 2.4.1. Bút pháp tạo hình gắn liền với tích cách nhân vật 2.4.2. Khám phá sâu vào tâm lý tính cách nhân vật 2.4.3. Nhân vật "tôi" có nhiều vai trò nghệ thuật 2.4.4. Ngôn ngữ tự sự nhiều sáng tạo 2.5. NGUYÊN NHÂN SỰ GẶP GỠ KẾT LUẬN BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 15 CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ NAM CAO VÀ LỖ TẤN 1.1. Nam Cao (1917- 1951) 1.1.1. Thời đại Nam Cao: Nam Cao ra đời (1917)0TP6F1P0T khi đất nước đã rơi vào tay thực dân Pháp. Từ thuộc địa của Pháp, nước ta còn trở thành thuộc địa của Nhật -Pháp. Xã hội Việt Nam lúc bấy giờ tăm tối ngột ngạt dưới ách thống trị của bọn thực dân phát xít và phong kiến tay sai. Sức người, sức của bị chúng vơ vét ném vào chiến tranh đến kiệt quệ. Từ thành thị đến nông thôn đều trở nên tiêu điều xơ xác trong chính sách bóc lột tàn nhẫn của chúng. Người dân Việt Nam một cổ ba tròng. Các phong trào yêu nước bị dìm trong bể máu nhưng ngọn lửa đấu tranh vẫn âm ỉ tràn lan không bao giờ nguội tắt. Nam Cao tận mắt chứng kiến một xã hội đang đau thương nặng nề chuyển mình dưới mũi súng của quân xâm lược. Những chiêu bài "Âu hóa"', "chính sách Đại Đông Á" của chúng chỉ làm cho cuộc sống thêm bần cùng nhơ nhuốc. Đói nghèo cơ cực như một thứ bệnh dịch ở đâu cũng thấy. Nam Cao cũng từng chứng kiến một thời đại bão táp cách mạng từ phong trào quần chúng sôi sục vùng đứng lên, chặt xiềng phá ách ở Cách mạng Tháng Tám (1945). Ông có vinh dự cùng sát cánh với những người cần lao trong đội quân Cách mạng, xông lên cướp chính quyền ở phủ huyện như nước vỡ bờ. Từ một nhà văn trong trào lưu hiện thực phê phán của những năm 1940 - 1945, Nam Cao đã trở thành nhà văn Cách mạng, người chiến sĩ chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đẳng, vì một lý tưởng sống cao đẹp. Thời đại Nam Cao là thời đại hào hùng cả dân tộc đứng lên làm chủ vận mệnh đất nước, sẵn sàng đươ._.ng đầu với mọi kẻ thù để bảo vệ độc lập tự do đã giành được. 1.1.2.Tư tưởng sáng tác nghệ thuật của Nam Cao: 1.1.2.1. Trước Cách mạng Tháng Tám (1945) Nam Cao viết văn từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mới bước vào tuổi thanh niên (1936). Ngòi bút của ông đã thử qua nhiều thể loại như thơ, kịch, truyện ngắn, sau này có cả truyện dài và tiểu thuyết, nhưng tài hoa của ông được khẳng định xuất sắc ở truyện ngắn và tiểu thuyết. Viết văn sớm cho nên ảnh hưởng của nhà trường chế độ cũ rất rõ đối với Nam Cao. Thơ văn lãng mạn Pháp và cả thơ văn lãng mạn Việt Nam đương thời đã làm cho cây bút của cậu học trò tập viết văn hướng về những cảm hứng thơ mộng, phiêu lưu. Những sáng tác của 1 Văn học Việt Nam (1900 - 1945) - Nhiều tác giả - NXB Giáo dục - 1998, trang 471 BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 16 Nam Cao ở thời kỳ này, từ thơ đến truyện ngắn và kịch đều xoay quanh chủ đề tình yêu lãng mạn. Giáo sư Hà Minh Đức đã có nhận xét. "Trong những ngày sôi nổi của tuổi trẻ lớn lên, cũng như buổi đầu đến với văn học, Nam Cao làm một số thơ lãng mạn và viết những truyện tinh thơ mộng. Ở thời kỳ này, ngòi bút của Nam Cao đang dò dẫm để tìm một lối đi, tâm hồn Nam Cao đang dần đổi thay để có được một cách nhìn đúng đắn cuộc sống"0TP7F(1) Quả vậy ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời trong sáng tác của Nam Cao ở thời kỳ này rất rõ. Chỉ nói riêng truyện ngắn, Nam Cao đã có Cảnh cuối cùng, Những cánh hoa tàn, và Một bà hào hiệp, Hai khối óc ... viết theo cảm hứng lãng mạn. Những cánh hoa tàn là một truyện ngắn tiêu biểu viết về một mối tình u uẩn, nồng nàn tha thiết của tuổi hoa niên. Lời văn êm ái, với những hình ảnh đẹp và cảm xúc tự nhiên. Chất mơ mộng bàng bạc từ đầu đến cuối truyện, tạo giọng điệu buồn nhưng rất lôi cuốn. Điều may mắn là Nam Cao đã sớm nhận ra thiên hướng sáng tác của ông không thuộc về loại văn chương xa xỉ đó. Bởi vì trong con người thanh niên trí thức tiểu tư sản mơ mộng đó là một chàng trai nông thôn ở làng Đại Hoàng, hẻo lánh, hiền lành, chân thật. Nam Cao lớn lên đã sớm nhận ra cuộc sống của những người nông dân nghèo xung quanh thật vả lam lũ. Làm ruộng không đủ ăn, họ phải làm thêm nghề dệt vải, buôn bán và làm mướn, quanh năm đầu tắt mặt tối. Những người ruột thịt thân yêu của Nam Cao cũng phải sống trong cảnh thiếu thốn. Quãng đời thanh niên của Nam Cao cũng gặp không ít lận đận. Thi tốt nghiệp thành chung vì ốm mà trượt. Cưới vợ được hai tháng thì vào Sài Gòn (1935). Nam Cao vừa giúp việc hiệu may vừa viết báo, viết truyện và tự học. Vất vả ba năm, vì bệnh không khỏi nên Nam Cao phải trở về quê. Xã hội lúc bấy giờ chưa nhận ra cây bút Nam Cao đầy tài năng, nên cuộc sống của ông rất long đong, lận đận. Mặt khác cũng vì cuộc sống phải lăn lộn với miếng cơm manh áo mà Nam Cao rất am hiểu xã hội nông thôn và giới trí thức nghèo. Bản chất ngay thẳng giàu lòng thương yêu con người và chuộng lẽ phải của Nam Cao càng được phát huy trong một gia đình có một người vợ tốt và những bạn bè tốt. Đó là những nguyên nhân căn bản có tác dụng chuyển biến tư tưởng nghệ thuật ở thời kỳ dầu của Nam Cao. Bởi vậy, ngòi bút của Nam Cao thích viết những gì mắt thấy tai nghe, phản ánh những gì bức xúc có liên quan đến cuộc sống đông đảo người lao động xung quanh ông. Nghèo là truyện ngắn ông viết theo cảm hứng hiện thực từ 5-6-1937. Đến Chí Phèo mang cái tên Đôi lứa xứng đôi xuất bản năm 1941 thì khuynh hướng hiện thực trong sáng tác của Nam Cao đã thể hiện vững vàng. Trăng sáng của Nam Cao cho xuất bản năm 1942 là một tuyên ngôn (1) ) Nam Cao đời- đời văn và tác phẩm - Hà Minh Đức - Nhà xuất bản Văn Học 1997.. trang 194. BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 17 nghệ thuật. Ông đã đoạn tuyệt và tuyên chiến với thứ văn chương lãng mạn tiêu cực "của bọn nhàn rỗi quá", thể hiện kết quả "nhận đường" trong tư tưởng nghệ thuật. Quan điểm tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao có thể gói gọn trong một câu sau đây: "Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang lên mạnh mẽ" (Nam Cao toàn tập, tập 2 ưang 64). Sau Trăng sáng Nam Cao viết Đời Thừa (1943). Đây là cái mốc đánh dấu sự phát triển về tư tưởng nghệ thuật của Nam Cao. Qua nhân vật Hộ, nhà văn muốn đặt ra nhiệm vụ lớn lao của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật. Người nghệ sĩ chân chính luôn luôn bị thôi thúc bởi một lý tưởng sống cao đẹp, không thể lấy nghệ thuật ra để mưu sinh. Nam Cao có một yêu cầu thật nghiêm khắc với ngòi bút sáng tạo nghệ thuật. Bởi "văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa ai có" (Nam Cao toàn tập, tập 2 trang 80). Ông không chấp nhận thứ văn chương "vô vị, nhạt phèo, gợi những tình cảm rất nhẹ rất nông". Ông khẳng định "sự cẩu thả trong văn chương thì thật đê tiện" (Nam Cao toàn tập, tập 2 trang 80). Như vậy, sau Trăng sáng, Đời thừa sáng tác của Nam Cao không còn tơ vương với văn chương lãng mạn. Ngòi bút của ông ngày càng xuất sắc trong khuynh hướng sáng tác hiện thực chủ nghĩa. Tuy đến với trào lưu văn học hiện thực muộn hơn so với những cây bút lão luyện như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng và Nguyên Hồng nhưng Nam Cao không non kém so với bất cứ ai. Ông đã tìm ra cho mình một con đường đến với chủ nghĩa hiện thực. Hai mảng đề tài lớn Nam Cao phản ánh là người nông dân và người trí thức. Đề tài thì không mới, nội dung truyện xem ra có phần vụn vặt với "những chuyện không muốn viết", vậy thì cái gì đã làm nên tài năng tuyệt vời của Nam Cao? Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng: Nếu như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan nói về cái nghèo thì đúng là nghèo thật, nhưng Nam Cao nói về cái nghèo thì không dừng lại ở đó mà ông đi xa hơn, ông nói về những khía cạnh cái nghèo gặm nhấm nhân cách con người, cái nghèo phá vỡ những quan hệ tốt đẹp trong gia đình ... Ông phát hiện và đào sâu phân tích, phê phán, tìm ra ý nghĩa nhân bản, nhân văn của vấn đề với một tinh thần nhân đạo sâu sắc. Vì vậy, ngòi bút hiện thực của Nam Cao có phần vượt trội so với bút pháp tả thực thuần túy. Các sáng tác sau này của ông đã thể hiện đúng như quan niệm: "Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình ... Nó làm cho người gần người hơn" (Nam Cao toàn tập, tập 2, trang 91) BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 18 Có thể nói, thời kỳ sáng tác trước Cách mạng tháng Tám (1945) của Nam Cao là một chặng đường phát triển liên tục về tư tưởng nghệ thuật. Từ "nhận đường" đến chủ nghĩa hiện thực rồi chủ nghĩa hiện thực tích cực, Nam Cao đã có một bề dày sáng tác, với một thành tựu tuyệt vời. Từ Trăng sáng đến Đời thừa là tư tưởng nghệ thuật chân chính, thể hiện lý tưởng của một cây bút luôn có trách nhiệm với con người, với xã hội. Những truyện ngắn Chí Phèo, Dì Hảo, Trẻ con không được ăn thịt chó, Mua nhà, Tư cách mõ, Lão Hạc, Lang Rận và tiểu thuyết sống mòn là những tác phẩm văn chương xuất sắc Nam Cao để lại. Thử thách của thời gian càng làm cho văn chương của Nam Cao thêm sáng đẹp. Ông xứng đáng là cây bút văn xuôi xuất sắc của nền văn học Việt Nam thời kỳ 1940- 1945. 1.1.2.2. Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) Nam Cao rất căm thù những thế lực thống trị bạo ngược. Ngòi bút hiện thực của ông đã từng để cho lưỡi dao trong tay Chí Phèo vung lên giết chết một Bá Kiến chánh tổng gian ngoan độc ác. Ông cũng từng phát hiện, gìn giữ từng nét đẹp nhân cách trên bờ vực tốt xấu, thiện ác trong những cảnh ngộ khác nhau ...Tư tưởng nghệ thuật ở thời kỳ trước thể hiện Nam Cao là một nhà văn chân chính tiến bộ, ghét áp bức bất công và rất yêu thương con người. Cứ theo logic vấn đề mà nhận định thì con đường tất yếu Nam Cao sẽ đến là con đường giải phóng dân tộc do Đảng lãnh đạo. Thực vậy, năm 1943 Nam Cao đã gia nhập Hội Văn Hóa cứu quốc. Ở cao trào Cách mạng Tháng Tám (1945), Nam Cao đã có mặt trong đội ngũ quần chúng, tham gia cướp chính quyền. Như vậy, con đường cách mạng giải phóng dân tộc cũng là con đường giải phóng đời mình. Vì vậy Nam Cao đã trở thành người chiến sĩ chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng. Tư tưởng dân chủ, nhân đạo, nhân văn trong nghệ thuật của Nam Cao lúc này phát triển mở rộng ra cùng với tình yêu tổ quốc đồng bào. Quần chúng lao động trước đây là những đối tượng phản ánh trong tác phẩm hiện thực thì giờ đây trở thành con người mới khi Nam Cao viết về Cách mạng Tháng Tám và cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Truyện ngắn Đôi mắt kể về cuộc gặp gỡ của Độ, một nhà văn kháng chiến với vợ chồng Hoàng, tại nơi tản cư của thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp. Hoàng là nhà văn lớp đàn anh của Độ, chưa nhập cuộc với kháng chiến. Từ sinh hoạt đến lời nói và cách nghĩ, Hoàng không chịu chuyển mình theo cuộc sống gian khổ trong chiến tranh. Đối với quần chúng nông dân, Hoàng chỉ một giọng giễu cợt, khinh khi. Y thà giao du với lớp cặn bã thượng lưu của chế độ cũ, với những ông đốc, ông phủ, ông phán để đánh bài, đánh chén và nói xấu nhau chứ nhất định không chịu làm việc với những người dân quê. Hoàng tin tưởng và sùng bái lãnh tụ nhưng lại hoài nghi và coi thường quần chúng cách mạng. Nhân vật Độ BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 19 tuy chưa hết những ấn tượng cũ nhưng đã thấy ở những anh chàng thôn quê "răng đen, mắt toét" ấy có những hành động Cách mạng dũng cảm, đang đóng vai trò tích cực trong cuộc kháng chiến của cả dân tộc. Như vậy, Nam Cao đã sử dụng nhân vật Hoàng và Độ để thể hiện hai cách nhìn, hai quan điểm đối với quần chúng cách mạng và cuộc kháng chiến. Cách nhìn của Hoàng đã lỗi thời. Cách nhìn của Độ là quan điểm của nhà văn mới đến với Cách mạng, đang biến chuyển tích cực. Với Đôi mắt, ngòi bút hiện thực của Nam Cao đã phê phán triệt để những biểu hiện bảo thủ lỗi thời vừa đề cập đến vấn đề có tính bản chất cho một nền văn học mới. Nền văn học đó là nền văn học của nhân dân, cần có một đội ngũ nhà văn của nhân dân, mà nguồn sống và sức mạnh của nó là hiện thực cuộc sống cách mạng lớn lao của quần chúng. Rõ ràng tư tưởng nghệ thuật trong Đôi mắt đã thể hiện một phương thức sáng tác mới. Quần chúng cách mạng và cuộc kháng chiến gian khổ của cả dân tộc đã trở thành trung tâm phản ánh trong tác phẩm văn chương của Nam Cao. Sau Cách mạng tháng Tám, Nam Cao vẫn viết. Ông làm tất cả để phụng sự kháng chiến. Các sáng tác của ông ở thời kỳ này đều từ cuộc sống sôi động nóng bỏng của chiến tranh mà ra như: Đường vô Nam, Cách mạng, Đời thừa, Ở rừng, Trên những con đường Việt Bắc, Từ ngược về xuôi, Bốn cây số cách một căn cứ địch.... Ở những tác phẩm nói trên, hình tượng con người mới xuất hiện trong quần chúng cách mạng đã được ngòi bút tả thực của Nam Cao xây dựng ở nhiều mức độ khác nhau. Trong khi làm quen với phương pháp sáng tác hiện thực cách mạng không phải không có chỗ chệch choạc nhưng, điều đáng quý là ngòi bút Nam Cao rất xông xáo. giàu tính chiến đấu, có tác dụng vận động quần chúng. Hình ảnh người phụ nữ mới vẫn cơ cực vất vả nhưng lại rất đảm đang chung thủy để người chồng ngoài mặt trận yên tâm chiến đấu. Ngòi bút Nam Cao tỏ ra có sở trường am hiểu nông thôn trước đây giờ càng hiểu sâu sắc những cảnh ngộ và tâm tình của người nông dân kháng chiến, ở thời kỳ này Đôi mắt là tác phẩm xuất sắc của ông. 1.1.3. Truyện ngắn của Nam Cao: Trong sự nghiệp văn chương 15 năm ngắn ngùi, Nam Cao đã để lại trên 60 truyện ngắn. Đó là chưa kể thơ, kịch, truyện dài và tiểu thuyết, ở truyện ngắn, Nam Cao đã có kiệt tác bất hủ như Chí Phèo và để lại trong nền văn học hiện đại rất nhiều truyện hay như: Dì Hảo, Mua nhà, Một đám cưới, Trẻ con không được ăn thịt chó và Lão Hạc ... Cũng như Lỗ Tấn, đề tài Nam Cao tập trung phản ánh là người nông dân và người trí thức. Truyện ngắn Nam Cao thường nói về những sự việc, những số phận con người gần gũi BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 20 trong làng Vũ Đại, quê hương tác giả, xa hơn cũng chỉ là cuộc sống đời thường của mấy anh giáo nghèo trường tư, của mấy nhà văn lo chạy ăn từng bữa ... 1.1.3.1. Đề tài người nông dân Nam Cao đến muộn hơn nhưng ông đã trở thành "nhà văn hiện thực xuất sắcP”P0T8F(1)P0T. Bức tranh nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám (1945) được Nam Cao phản ánh là một vùng quê tiêu điều xơ xác. Cuộc sốns của người dân ngày càng đắm chìm trons đói nghèo bần cùng. Trong nhà thiếu cả từ hạt muối (Một đấm cưới). Trẻ em vừa cất nhắc nổi công việc đã phải cho đi ở để bớt được miệng ăn hoặc đem bán đi để trừ nợ (Một đám cưới, Dì Hảo). Con trai lớn lên vì nghèo không lấy nổi vợ đành bỏ làng ra đi (Lão Hạc). Cơm không có mà ăn, người ta phải sống bằng rau má, củ chuối và sung luộc (Lão Hạc)... Nhìn tổng thể, truyện ngắn của Nam Cao viết về đề tài người nông dân có một số loại nhân vật như sau: 1.1.3.1.1. Người nông dân đói nghèo nhưng vẫn giữ tròn phẩm chất trong sạch. Điển hình về loại nhân vật này là lão Hạc (Lão Hạc). Đời lão nhiều bất hạnh nhưng lão rất thương con. Tiền bán chó lão dành dụm cho con. Lão thà ăn củ chuối, sung luộc chứ nhất định không chịu bán vườn. Cái chết đau đớn của lão là sự hy sinh thầm lặng to lớn để bảo vệ nguyên vẹn tài sản cho con. Con người đôn hậu, từng ân hận, cảm thấy như có lỗi vì trót đánh lừa một con chó cũng là người rất tự trọng. Lão Hạc đói nghèo, cô đơn nhưng không chịu nhận bất kỳ sự giúp đỡ của ai. Chó thân tình xóm giềng, ông giáo mời ăn khoai, uống nước, lão cũng khất "Xin ông giáo để cho khi khác". Đến cái chết, lão cũng chu tất cho mình. Lão gửi lại ông giáo mảnh vườn cho con và 30 đồng bạc để "lỡ có chết'' gọi là "của lão có tí chút" không muốn làm phiền ai. Cuộc đời lão Hạc đầy nước mắt. Nam Cao đã miêu tả bi kịch cuộc đời ây với cả tấm lòng xót thương trân trọng. Nhà văn muốn gìn giữ những gì tốt đẹp nhất có được ở người nông dân nghèo. Bởi phẩm chất trong sạch tốt đẹp của lão Hạc quả có sức tỏa sáng trong xã hội thực dân phong kiến tối tăm, vẩn đục. 1.1.3.1.2. Người nông dân biến chất lưu manh hóa trong cuộc sống bị áp bức bóc lột. Điển hình loại nhân vật này là Chí Phèo. Ngoài ra còn có cả Binh Chức, Năm Thọ... Họ đều là những nông dân lương thiện, hiền lành ở làng Vũ Đại, bị đè nén, áp bức đến con đường cùng thì trở nên ngang ngược, liều mạng. Sau bảy, tám năm ở tù, Chí Phèo trở thành con quỷ dữ về làng, dám gây sự với Bá Kiến, bốn đời làm tổng lý. Chí Phèo không SỢ đánh (1) Nam Cao - Đời văn và tác giả - Hà Minh Đức - NXB Văn học - 1997.. trang I BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 21 đập, tù tội. Thân một mình, không đất, không nhà, nên hắn chẳng SỢ mất gì, chẳng sợ liên lụy ai, có oán thù thì phải trả. Tuy hành động liều mạng nhưng lại rất dễ thỏa hiệp, nhất là quyền lợi được thỏa mãn. Chí Phèo trở thành tay sai của Bá Kiến trong trường hợp đó. Có con cáo già Bá Kiến sai khiến, tính chất lưu manh của Chí Phèo lên đến cực điểm. Hắn sẵn sàng rạch mặt, đập đầu ăn vạ và đâm chém trong khi say. Dưới tay hắn đã không biết bao mái ấm hạnh phúc bị đập phá tan tành. Giữa lúc Chí Phèo như con quỷ dữ tác oai tác quái ờ làng Vũ Đại thì hắn gặp thị Nở. Tình cảm của thị đã đánh thức nhân tính còn lại ở Chí. Chí đã lơ mơ "cảm nhận thấy đói nghèo chưa phải là nỗi khổ lớn nhất ở đời, tình thương yêu mới cần cho con người nhiều hơn, nhất là khi tuổi đời đã xế chiều". Chí thấy tô cháo hành thị Nở săn sóc khi hắn bệnh có hương vị thơm tho ngọt ngào của một thứ tình người rất cần cho hắn. Chí đã giật mình nghĩ về những hành vi lang sói của hắn đối với mọi người. Có việc hắn làm nhưng cũng có việc do người ta đẩy hắn tới tội ác. Chí không biết đời mình sẽ đi về đâu, nhưng hắn khát khao được sống làm người lương thiện, có vợ, con, gia đình. Cuối cùng, những thành kiến, tập tục xã hội là bức tường không vượt qua được. Người cô của thị Nở không chấp nhận để cho cháu mình lấy một kẻ nửa người, nửa quỷ như Chí Phèo. Mối tình "đôi lứa xứng đôi" ấy tan vỡ đã đẩy Chí Phèo đến tuyệt vọng. Chí Phèo xách dao đi, nhưng lần này hắn tỉnh táo. Hắn nhận ra mình không thể trở về làm người lương thiện được. Hành động Chí Phèo giết Bá Kiến rồi tự sát là tất yếu của tấn bi kịch, rất hợp với tính cách liều mạng và hoàn cảnh tuyệt vọng của nhân vật. ơ loại nhân vật nông dân như Chí Phèo, ngòi bút hiện thực phê phán của Nam Cao đã vạch rõ: Sự áp bức đè nén tàn ác của bọn cường hào ác bá nông thôn đã cướp đi nhân cách con người, biến con người thành quỷ dữ. Có điều, nhân cách con người vẫn tiềm ẩn, chỉ cần có cơ hội là nó thức tỉnh. 1.1.3.1.3. Nhân cách bị gặm nhấm Đó là những nhân vật không có tên. Nam Cao thường gọi là "hắn" trong truyện ngắn Trẻ con không được ăn thịt chó và Trẻ con không biết đói. Vì thèm thịt chó và nợ miệng mà "hắn" đem con chó nhà nuôi ra mổ thịt. Đến bữa, những đứa con bụng đói, lao nhao vì thèm thịt chó đều bị tống xuống bếp với mẹ chúng. Trên nhà, bốn anh đàn ông ngồi đánh chén cả giờ, hết nhẵn. Hắn không dành cho vợ con một miếng (Trẻ con không được ăn thịt chó). Trong truyện Trẻ con không biết đói, anh đàn ông ở đây cũng tệ không kém, cũng giống như tên "hắn" trên kia. Nhà nghèo, vợ con đói khổ không màng, chỉ biết bòn tiền ăn nhậu, bao nhiêu nợ nần đổ lên đầu vợ. BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 22 Ở loại nhân vật này, ngòi bút hiện thực của Nam Cao vừa phân tích phê phán, vừa châm biếm. Giọng văn hài hước, khinh bạc như muốn cảnh báo về một thói hư tật xấu đang gặm nhấm nhân cách con người. 1.1.3.1.4. Người phụ nữ bất hạnh Tiêu biểu cho loại nhân vật này là cô bé Dần (Một đám cưới), bà cái đĩ (Một bữa no) và dì Hảo (Dì Hảo). Đây là những điển hình về nhân vật phụ nữ mà cuộc đời đầy bất hạnh đau thương. Dần sinh ra trong đói nghèo, vừa cất nhắc nổi vài việc đã phải đi ở. Mẹ mất sớm nên Dần phải cùng cha gánh vác việc nhà. Dần đi lấy chồng cũng là lúc gia đình ly biệt, tan tác. Dì Hảo còn bé đã phải làm con nuôi trừ nợ cho mẹ. Là người phụ nữ lanh lợi, giàu tình cảm nhưng số phận không may. Dì lấy phải người chồng tệ bạc, rượu chè say sưa, phũ phàng. Để vợ đói nghèo một mình, hắn bỏ nhà ra đi. Khi trở về hắn còn đem theo một con vợ bé. Dì Hảo chỉ còn biết cắn răng trước những bất công, tàn nhẫn diễn ra ngay trong nhà, do chính người mình đã từng yêu thương hành hạ. ở những nhân vật bất hạnh này, ngòi bút Nam Cao thể hiện rất rõ thái độ đồng cảm xót xa. Nhà văn muốn thông qua những cuộc đời đầy nước mắt để phơi bày một thực trạng xã hội: Những người phụ nữ đang bị chôn vùi cuộc đời trong tay những người đàn ông đã bị hủy hoại nhân cách bởi chế độ xã hội thực dân phong kiến thối nát. 1.1.3.1.5. Những nhân vật ngoại hình xấu xí Tiêu biểu về loại hình nhân vật này có Chí Phèo, thị Nở (Chí Phèo), ngoài ra còn có Lang Rận, và mụ Lợi (Lang Rận). Đây là những nhân vật được Nam Cao miêu tả với những đường nét bề ngoài xấu xí quá mức. Tuy là số ít nhưng để lại ấn tượng nặng nề trong, tác phẩm. Chúng tôi thiết nghĩ, nếu tả thực nguyên mẫu cũng không thể có ở ngòi bút giàu tính nhân đạo của Nam Cao; không phải vô cớ truyện ngắn Nam Cao lại xuất hiện những nhân vật xấu xí quá mức ấy. Chí Phèo vì sao để mất đi bản tính hiền lành? Chí Phèo vì sao mà đập đầu, rạch mặt, đâm chém trong khi say? Nguyên nhân Chí Phèo trở thành nhân vật lưu manh và có khuôn mặt quỷ dữ chỉ là một. Kẻ áp bức bóc lột người nông dân đến mức khốn cùng cũng là kẻ đẩy họ vào tội ác. Xã hội thực dân phong kiến bất công, thối nát là địa ngục trần gian đày ải con người. Bàn tay tội ác của nó chẳng những cướp đi nhân tính con người mà còn bóp méo cả về hình hài, vóc dáng con người. BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 23 Vì vậy, bi kịch CUỘC đời của những nhân vật xấu xí trong truyện ngắn Nam Cao đều có ý nghĩa tố cáo xã hội sâu sắc. Mặt khác, khi viết về loại nhân vật này ngòi bút hiện thực của Nam Cao vẫn tràn đầy lòng nhân đạo. Ông luôn tìm kiếm để giữ lại những gì còn thuộc về con người. 1.1.3.2. Đề tài người trí thức. Đề tài này rất quen thuộc. Văn học viết Việt Nam thời nào cũng xuất hiện nhân vật trí thức theo quan niệm của mỗi giai cấp khác nhau. Lục Vân Tiên (Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu) là mẫu người thanh niên trí thức lý tưởng, văn võ toàn tài, có lý tưởng sống cao đẹp theo quan niệm của Nho giáo chính thống kết hợp với quan niệm của nhân dân Nam bộ lúc bấy giờ. Văn học lãng mạn sau này xuất hiện càng nhiều nhân vật trí thức. Họ là lớp thanh niên mới có học thức như Lộc, Mai (Nửa chừng xuân của Khái Hưng ). Họ đấu tranh chống lại lễ giáo phong kiến để giải phóng cá nhân và tự do hôn nhân. Kết cục thì họ thỏa hiệp đầu hàng cái cũ hoặc tiến tới một mối tình lãng mạn tuyệt vọng. Chỉ đến văn học hiện thực phê phán thì nhân vật trí thức mới được phản ánh chân thực. Ngô Tất Tố có cả cuốn tiểu thuyết Lều chõng viết về số phận người trí thức trong khoa cử ở chế độ cũ. Đến Nam Cao thì đề tài người trí thức được phản ánh khá tập trung. Những truyện ngắn như Cái chết của con Mực, Xem bói, Cái mặt không chơi được, Cười, Nước mắt, Trăng sáng, Đời thừa, Mua nhà và Đôi mắt... đều viết về người trí thức. Đặc biệt là tiểu thuyết sống mòn Nam Cao đã dành hơn 300 trang viết về một bi kịch tinh thần của những người trí thức tiểu tư sản trong cuộc sống nghèo, tù túng. Dù là anh giáo trường tư hay là nhà văn, số phận chung của nhân vật trí thức Nam Cao là nghèo và bế tắc trong cuộc sống bần cùng. Nhân vật trí thức của Nam Cao có những đặc điểm như sau: 1.1.3.2.1. Vỡ mộng Xuất thân từ những làng quê nghèo, tù túng, lạc hậu, tuổi trẻ trí thức bước vào đời hăm hở với những mộng ước cao đẹp ở chốn thành thị tấp nập đua chen. Các nhân vật Điền Trăng sáng, Hộ Đời thừa, Hài" Quên điều độ... đều muốn đem hết tài năng ra thực hiện mong ước của mình. Hộ đã từng "mang một hoài bão lớn", "chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn mỗi ngày một nảy nở",. Hắn ''nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết tất cả các tác phẩm khúc cùng ra một thời...", một tác phẩm ''vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn". Nói chung, đó là những ước mơ chân chính, hướng tới một mục đích sự nghiệp thành đạt rực rỡ. Bi kịch đầu tiên đến với Hộ và những trí thức trẻ trong truyện ngắn Nam Cao là bi kịch vỡ mộng từ khi có vợ, có con, gia đình.Hộ sống càng co hẹp cực khổ. Hộ điên người vì kiếm tiền không đủ để ném vào những khoản chi phí. Lý tưởng nghệ thuật cao siêu đành phải BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 24 nhường bước cho những bài văn viết vội, những cột báo cẩu thả. Có như thế mới giành giật được với cuộc sống đói nghèo, bệnh hoạn. Vỡ mộng chính là nguyên nhân xã hội. Bàn tay độc ác của chế độ thực dân phong kiến đã bóp chết những tài năng non trẻ, đẩy người trí thức vào ngõ cụt cuộc sống. Ngòi bút hiện thực phê phán của Nam Cao đã nói lên được ý nghĩa sâu sắc đó. 1.1.3.2.2. Phả định thực tại "Vỡ mộng" là trạng thái tinh thần chung của những người trí thức vấp phải hoàn cảnh xã hội không vượt qua được. Họ vốn là những người có khả năng nhận thức, phân tích cuộc sống xã hội và con người; cho nên khi rơi vào tâm trạng "Vỡ mộng" thường dẫn đến tuyệt vọng và liền theo đó là thái độ phủ định thực tại. Là nhà văn như Điền (Trăng sáng) và Hộ (Đời thừa) họ đã nhìn thẳng vào sự thật, dùng ngòi bút để phơi bày thực trạng đen tối của xã hội, chĩa mũi nhọn tố cáo vào bọn thống trị thối nát. Trong "Trăng sáng". Điền đã nói rõ quan điểm phủ định đó: "Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ". Là những tri thức, muôn xa lánh cuộc sông tù túng lạc hậu, thoát khỏi cuộc sống nô lệ, trói buộc ở nông thôn, nhưng đặt chân đến thành thị thì lại gặp biết bao là bất hạnh. Điền (Trăng sáng) dạy học ở thành phố thì trường bị dẹp, lại phải về quê sống nhờ vợ. Nơi xưa kia anh khát khao đến thì nay chỉ nhận được sự thất vọng ê chề. Nơi xưa kia Điền muốn chạy trốn trách nhiệm thì nay có thể "ngồi viết giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo đòi nợ ngoài đầu xóm". Những người trí thức như Điền, từ "Vỡ mộng" đã phủ định lại thực tại, phủ định lại cả cách sống, thói quen của chính mình. Họ trở về với mái ấm gia đình, với quần chúng cần lao bị áp bức bóc lột để tiếp tục viết những dòng văn chương có trách nhiệm với đời, với xã hội. Anh nhà văn Hộ (Đời thừa) sau những lần say rượu, những lúc buồn hận muốn rũ trách nhiệm ra đi... lại hối hận nắm lấy tay vợ ôm vào ngực mình mà khóc cũng thể hiện ý thức phủ định đó. Những người trí thức như Điền, Hộ không thể tách mình ra khỏi hoàn cảnh. Sợi dây liên hệ với gia đình, với những; người ruột thịt xung quanh là những gì thiêng liêng không thể dứt bỏ. Chính nhờ mối quan hệ gần gũi, cảm hiểu với quần chúng lao động nghèo khổ mà thái độ phủ định ở người trí thức trong tác phẩm của Nam Cao trở nên tích cực hơn. 1.1.3.2.3. Chứa đựng nhiều mâu thuẫn BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 25 Người trí thức nghèo trong truyện ngắn Nam Cao là một thế giới chứa đầy mâu thuẫn. Họ phần nhiều xuất thân từ quần chúng lao động nhưng lại có những ý tưởng xa rời nông thôn. Họ giàu thiện chí và cao thượng đến có thể đưa tay cứu vớt một cô gái bất hạnh mang thai, đẻ con và bị bỏ rơi nhưng lại có thể mắng nhiếc, hành hạ vợ con (Đời thừa). Họ biết tôn trọng nhân cách nhưng nhân cách họ lại luôn luôn bị đe dọa. Trong nghèo khó, Hài (Quên điều độ) phải điều độ để sống cho hợp với hoàn cảnh. Nhưng bước ra đường lại có vô số tình huống buộc anh vi phạm những điều cấm kỵ, phung phí tiền bạc, hại sức khỏe. Hộ cũng là nhân vật trong số đó, anh nhất định lãnh tiền xong là đi mua thịt về cho vợ con ăn một bữa đỡ khổ; nhưng đến khi gặp bè bạn lôi kéo là Hộ lại say, lại về gây sự với vợ, đánh đuổi vợ đi (Đời thừa). Các nhân vật trí thức ở đây đều có hoài bão ước mơ lớn nhưng hoàn cảnh lại ghì họ xuống sát đất. Hộ (Đời thừa) muốn có một tác phẩm "vượt lên trên tất cả các bờ cõi giới hạn" nhưng vì chạy tiền kiếm sống từng ngày mà phải viết vội những bài văn cẩu thả, đáng khinh. Trong cuộc sống tăm tối ngột ngạt, họ muốn thoát khỏi tình trạng bế tắc để vươn tới những lý tưởng sống cao đẹp nhưng thực tế vẫn không thoát khỏi vòng lẩn quẩn của đói nghèo, mất tự do. Khi con đường đấu tranh của Đảng đã vạch ra, một bộ phận trí thức muốn có tự do nhưng vẫn hoài nghi chưa tin vào quần chúng cách mạng và kháng chiến. Họ sống như một người ngoài cuộc, không sao hòa nhập với xu hướng chung của thời đại (Đôi mắt). Chỉ có những nhà văn, những người trí thức tự nguyện đứng vào hàng ngũ cách mạng mới thấy con đường giải phóng dân tộc cũng là con đường tự cứu lấy đời mình. Nhân vật người trí thức trong sáng tác của Nam Cao có ý nghĩa khái quát cả một lớp người trong xã hội, nhưng mặt khác nhân vật đó còn là hình bóng của chính tác giả. Nói chung, nhân vật người trí thức nghèo ở đây chứa đựng nhiều quan hệ xã hội và nhiều mâu thuẫn, có những nét đẹp và có cả những mặt xấu. 1.2. Lỗ Tấn (1881-1936) 1.2.1. Thời đại Lỗ Tấn: Lỗ Tấn, tên thật là Chu Thụ Nhân, quê ở huyện Thiệu Hưng, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Ông sinh trưởng trong một gia đình trung lưu, có học đang sa sút. Lỗ Tấn sống trong thời đại có những biến động lịch sử lớn lao. Chế độ phong kiến già nua thống trị đất nước mấy nghìn năm đã bị cáo chung nhưng các thế lực phản động trong xã hội càng làm cho đất nước đắm chìm. Bọn đế quốc bên ngoài nhảy vào xâu xé, bọn quân phiệt bên trong cũng nổi lên chiếm cứ khắp nơi. Đất nước Trung Hoa mênh mông dần dần ưở thành xã hội phong kiến nửa thuộc địa. Nhân dân Trung Hoa chưa lúc nào chịu nhiều ách thống trị làm cho cơ cực đến thế. BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 26 Năm 1911, Cách mạng Tân Hợi nổ ra, nêu chiêu bài "Trung Hoa dân quốc" nhưng không hoàn thành sứ mạng chống đế quốc phong kiến. Năm 1919, phong trào Ngũ Tứ bùng nổ, giương cao ngọn cờ cách mạng dân tộc dân chủ, dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản mở sang một trang sử mới, với sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 7/1921. Thời kỳ nội chiến cách mạng chuyển sang một giai đoạn mới. Bọn Tưởng Giới Thạch ngày càng bộc lộ bản chất "phát xít", cấu kết chặt chẽ với đế quốc bên ngoài phản lại dân tộc. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày càng thấm sâu vào quần chúng, thức tỉnh quần chúng. Những sự kiện lịch sử trên đây đã tác động mạnh vào trái tim, khối óc của Lỗ Tấn, làm cho ngòi bút sáng tạo nghệ thuật của nhà văn không ngừng vận động kịp với cơn lốc của thời đại. Từ thực tế sáng tác của Lỗ Tấn chúng ta có thể nhận ra những chặng đường mà tư tưởng nghệ thuật của ông đã trải qua. 1.2.2. Tư tưởng sáng tác nghệ thuật của Lỗ Tấn: 1.2.2.1. Thời kỳ hình thành (1909 - 1918) Tuổi trẻ thông minh và say mê học tập lại gần gũi với con em nông dân và hiểu biết về nông thôn là thời kỳ tích lũy để hình thành tư tưởng sáng tác nghệ thuật của Lỗ Tấn. Nhờ nắm được kiến thức khoa học tự nhiên, nhất là quan điểm "tiến hóa luận" cho nên Lỗ Tấn sớm nhìn xa trông rộng. ông đã sử dụng học thyết đó để giải thích sự phát triển xã hội. Ong quan niệm: ''Sinh mệnh lớp sau bao giờ cũng có ý nghĩa hơn, hoàn toàn hơn lớp trước, tương lai sẽ sáng sủa hơn hiện tại, ._.c Trung Hoa. "Hãy cứu lấy trẻ con" không chỉ là tiếng kêu hốt hoảng của tâm hồn bệnh hoạn hãi hùng mà còn là lời kêu gọi thống thiết thương lo cho bao thế hệ tương lai của đất nước. Lời "'người điên" khẩn khoản: "tương lai, người ta không dung thứ những kẻ ăn thịt người đâu" cũng là lời cảnh báo có tính chất tiên đoán chính xác. Vì vậy, hình tượng "người điên" trong truyện thực chất là loại nhân vật trí thức có tâm huyết, ưu thời mẫn thế, luôn trăn trở trước sự an nguy của con người, lớn lao hơn là vận mệnh tương lai của đất nước, của dân tộc. Phát ngôn của người điên thể hiện tư tưởng nhân vật của lớp trí thức đi tiên phong, đấu tranh cho một lý tưởng nhân đạo cao đẹp. Điểm gặp gỡ của Nam Cao và Lỗ Tấn ở nhân vật tư tưởng là ở chỗ cùng nói về nhân vật trí thức "đời thừa", ôm ấp những lý tưởng sống cao cả, đấu tranh cho sự tốt đẹp của xã hội loài người hoặc vì một nền nghệ thuật chân chính. Chỗ khác biệt là Lỗ Tấn đã sáng tạo nên loại nhân vật "người điên" để thực hiện ý đồ tư tưởng. Cả hai nhà văn đều lồng nhân vật tư tưởng vào trong nhân vật tính cách làm cho nhân vật trí thức xuất hiện vừa nhận thực vừa sinh động. BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 54 2.4. Điểm “gặp gỡ” giữa bút pháp Nam Cao và Lỗ Tấn: Điểm "gặp gỡ" trong bút pháp Nam Cao và Lỗ Tấn tất nhiên có cả tương đồng và dị biệt. Trong khi phân tích, chúng; tôi cố gắng đưa vào một số kiến giải ở cả hai khía cạnh này để vấn đề không có tính chất đơn nhất. Mặt khác, vì giới hạn của đề tài cho nên nội dung chủ yếu tập truns về những điểm đồng quy trong bút pháp xây dựng nhân vật trí thức của Nam Cao và Lỗ Tấn. 2.4.1. Bút pháp tạo hình gắn liền với tính cách nhân vật: Trong bút pháp xây dựng nhân vật, Nam Cao và Lỗ Tấn đều giỏi về thủ pháp "vẽ rồng điểm mắt". Ngòi bút tạo hình của tác giả thường chỉ tập trung vào vài nét có liên quan đến tính cách nhân vật để miêu tả. Hai nhà văn thường kết hợp miêu tả ngoại hình với nội tâm. Ngòi bút tả thực chấm phá vài nét đã làm nổi bật đặc điểm con người, mang đậm phong cách hội họa Á Đông. Nhân vật Hoàng trong Đôi mắt hiện lên cả hình khối da thịt nhưng rất có thần. Nam Cao tả: "Anh vẫn bước khệnh khạng, thong thả, bởi vì người khí to béo quá, vừa bước vừa bơi cánh tay kềnh kệnh ra hai bên, những khối thịt ở dưới nách kềnh ra và trông tủn ngủn như ngắn quá". Rõ ràng là vẻ phì nôn của con người vô công rồi nghề, lạc lõng giữa cuộc sống cả dân tộc đang dốc sức vào cuộc kháng chiến. Chân dung nhân vật Khổng Ất Kỷ (Khổng Ất Kỷ) được Lỗ Tấn phác qua mấy nét: "Bác ta người cao, mắt xanh lè, giữ những vết nhăn thường có vài vết sẹo, lại có một bộ râu lồm xồm, rối như mớ bòng bong. Áo tuy là áo dài nhưng vừa bẩn vừa rách", vẫn là lối miêu tả ngoại hình truyền thống, nhưng chỉ qua những chi tiết "mắt xanh lè", nếp nhăn, vết sẹo, bộ râu rối như bòng bong, tác giả đã cho hiện lên dấu vết một quãng đời nhiều đau khổ, hằn rõ thành tật nguyền xấu xí và thần thái bơ phờ của nhân vật hủ nho lỗi thời. Bút pháp miêu tả của hai nhà văn có xu hướng "nghịch dị" rất rõ. Khổng Ất Kỷ của Lỗ Tấn và Cười của Nam Cao đều xây dựng ngoại hình nhân vật gắn với tính cách "nghịch dị" đó. Như vậy, khi miêu tả ngoại hình nhân vật, ngòi bút Nam Cao và Lỗ Tấn chỉ nắm bắt những đặc điểm liên quan đến tính cách. Theo Lỗ Tấn thì tả đôi mắt dễ biểu hiện được ánh thần của nhân vật. Xem ra cả hai ông không quan tâm nhiều đến tả ngoại hình. Nhưng hình ảnh nhân vật luôn xuất hiện trong ngữ khí, cử chỉ, hoạt động, nên rất sống động. 2.4.2. Khám phá sâu vào tâm lý tính cách nhân vật: Cả Nam Cao và Lỗ Tấn rất quan tâm đến việc khám phá miêu tả tâm lý, tính cách nhân vật. Thế giới nhân vật trí thức của hai nhà văn xuất hiện những "con người thừa" , như Hộ (Đời Thừa) và Khổng Ất Kỷ (Khổng Ất Kỷ), những "con người cô độc" tự mình "kéo kén" BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 55 chui vào "vỏ ốc" như Hoàng (Đôi mắt) và Ngụy Liên Thù (Con người cô độc). Người trí thức trong truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn là những tâm hồn đau khổ, luôn thao thức trăn trở trong đêm trước của cách mạng. Nhân vật thường rơi vào những nghịch cảnh. Miếng ăn. cái đói, cái nghèo và nước mắt trở thành nỗi ám ảnh, đè nặng cuộc đời. Sự tàn lụi, rã rời len lỏi vào mỗi số phận, mỗi mái ấm gia đình, làm cho con người ta đau thương, quanh quẩn không lối ra. Nhân vật của Nam Cao và Lỗ Tấn không có cái gì tròn trịa, nguyên vẹn và tốt đẹp, thường là bị đặt chênh vênh trên bờ vực của số phận, của nhân cách và tài năng. Cho nên nhân vật vừa phải đối đầu vật lộn với hoàn cảnh vừa phải đâu tranh với chính mình. Nhân vật Hộ trong Đời thừa và Ngụy Liên Thù trong Con người cô độc là những tính cách rất điển hình của nsười trí thức trong bi kịch hoàn cảnh và bi kịch tinh thần. Người ta nói: văn của Nam Cao và Lỗ Tấn rất ít miêu tả ngoại cảnh. Cả câu chuyện là những dòng tâm lý vận động không ngừng trong không gian và thời gian. Không gian thì có hạn nhưng thời gian thì vô hạn, bởi tâm lý ấy vẫn vận động hướng tới phía trước. Câu chuyện khép lại nhưng tâm trạng nhân vật tiếp tục trong suy tư, trăn trở, trong đấu ưanh giữa cái tốt và cái xấu, giữa tích cực và tiêu cực. Do đó, đọc Nam Cao và Lỗ Tấn, người ta hiểu về con người sâu sắc hơn. Những câu chuyện đã đọc, đọc kỹ, đọc lại vẫn tìm thấy cái mới cái hay là vậy. Tuy nhiên, ngòi bút hiện thực của Nam Cao thiên về phân tích nội tâm nhân vật với cả hai hướng nhân tính và nhân tình để khẳng định những giá trị của con người. Ngòi bút hiện thực của Lỗ Tấn lại lấy phân tích tính cách với tinh thần phê phán là chính. Ông chú ý đến nhân tính nhiều hơn là nhân tình. Đó là chỗ dị biệt của hai cây bút hiện thực khi khám phá vào tính cách nhân vật trí thức. 2.4.3. Nhân vật "tôi" có nhiều vai trò nghệ thuật: Trong truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn đều thấy xuất hiện nhân vật nhà văn "tôi" ở ngôi thứ nhất có tác dụng tự truyện, đem vào câu chuyện nội dung trữ tình hoặc giọng điệu hài hước. Nam Cao đã nhân vật hóa "tôi" trong các truyện Cái mặt không chơi được, Mua nhà. Cũng có khi "tôi" chỉ đóng vai kể chuyện như "tôi" trong Lão Hạc, Dì Hảo, Đôi mắt. Lại có khi "tôi" hóa thân trong nhân vật Hộ (Đời thừa) để nói lên tâm trạng bối rối, buồn bực của kẻ có hoài bão, có tài mà trở nên vô dụng. nhìn chung cái "tôi" của Nam Cao thiên về độc thoại day dứt, xót xa, nhưng chưa thoát ra khỏi con người bản ngã, luôn thấy bóng dáng của nhà văn. "Tôi" trong truyện ngắn Lỗ Tấn thường xuất hiện ở vai kể chuyện. Trong quán rượu, Con người cô độc ... đều có nhân vật "tôi" kể chuyện. BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 56 Riêng Mẩu chuyện nhỏ thì "tôi" trở thành nhân vật chính của truyện. Cái "tôi" của Lỗ Tấn thường đi vào kịch tính, phát hiện nhân tính, thoát ra ngoài bản ngã, thể hiện rõ nhất là ở Nhật ký người điên. Dù xuất hiện trong vai trò nào thì nhân vật "tôi" cũng là sự "gặp gỡ " trong truyện ngắn về người trí thức giữa Nam Cao và Lỗ Tấn. Cả hai tác giả đều thấy có điểm nhìn của nhân vật kể chuyện trong tác phẩm và triệt để phát huy lợi điểm này để phê phán và tự phê phán. Tuy nhiên cái "tôi" của Lỗ Tấn thoát ra ngoài bản ngã, cao hơn cái "tôi" của Nam Cao. 2.4.4. Ngôn ngữ tự sự nhiều sáng tạo: Gooc-ki, nhà văn lớn của Liên Xô đã từng nói: "Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học". Bởi vì bằng chất liệu duy nhất là ngôn ngữ, nhà văn tạo nên tác phẩm văn học của mình. Thế giới ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, thông qua bàn tay chọn lọc của nhà văn đã trở nên phương tiện biểu đạt tư tưởng tình cảm con người vô cùng sâu sắc và tinh vi. Thật đáng tiếc nếu như việc nghiên cứu tác phẩm văn học lại không được trực tiếp với ngôn ngữ chọn lọc của nhà văn. Trường hợp chúng tôi tìm hiểu ngôn ngữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn qua bản dịch là như vậy. Do đó, chúng tôi phải tìm kiếm và dựa chính vào những phát hiện, nhận xét của các nhà nghiên cứu đi trước, đặc biệt là các tác giả Trung Quốc như Lý Hà Lâm, Đường Thao để nhận thức vấn đề này. Bút pháp hiện thực có ưu thế sử dụng ngôn ngữ đại chúnơ lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Việc cá thể hóa ngôn ngữ của nhân vật được xem là nét độc đáo của ngòi bút hiện thực Nam Cao và Lỗ Tấn. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao mang đầy chất liệu ngôn ngữ đời thường. Tuy là trí thức nhưng mỗi nhân vật một giọng điệu khác nhau. Độ (Đôi mắt) thì dè dặt, chân thật, còn Hoàng thì hài hước, khinh khi. Ngôn ngữ người kể và ngôn ngữ nhân vật có sự chuyển hóa không còn ranh giới nữa. Tiếng cười châm biếm xen lẫn với giọng điệu trầm tư, triết lý thấy ở Cười và Quên điều độ. Chất bi quan chua chát thấy ở Trăng sáng, Nước mắt và Đời thừa. Nói như tác giả Bích Thu: Nam Cao "có đóng góp lớn trong việc da thanh hóa giọng điệu tự sự" và "sự chuyến hóa giọng điệu tạo nên trữ Lượng thẩm mỹ không vơi cạn trong sáng túc Nam Cao"0TP23F(1)P0T là đúng. Lỗ Tấn đã chuyển hóa ngôn ngữ giao lưu đối thoại thông thường sang ngôn ngữ tính cách của nhân vật, rất đa dạng. Nhân vật "người điên", nhân vật "bất bình thường" có thể nói một đằng nghĩ một nẻo, tạo ra mạch đối thoại ngầm trong truyện. Ông đã đưa ngôn ngữ "bạch thoại" vào tác phẩm, làm cho lời văn chân thực, không cần trang sức, kiểu cách. Văn (1) Nam Cao tác giả và tác phẩm - Bích Thu biên soạn và tuyển chọn NXB Giáo dục - 1998, trang 33 BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 57 kể chuyện của ông mộc mạc, ít hình dung từ, ít so sánh, chỉ cốt làm rõ cái hồn của sự vật. Vì vậy mà văn chương của ông có hình thức mới mẻ. 2.5. Nguyên nhân sự “gặp gỡ” của bút pháp nghệ thuật Nam Cao và Lỗ Tấn: Cuộc đổi và sáng tác của mỗi tác giả là một thế giới riêng biệt không ai giống ai. Sự "gặp gỡ" trong sáng tác Nam Cao và Lỗ Tấn là hiện. tượng văn chương song hành ngoài biên giới quốc gia. Để nghiên cứu về hiện tượng này, chúng tôi xin căn cứ vào ý kiến chỉ dẫn của lý luận văn học: "Phương pháp nghiên cứu vãn hóa mac-xít xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Khẳng định mối quan hệ giữa văn học và xã hội, văn học và thời đại, phương pháp này bác bỏ mọi luận điểm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, cũng như chủ nghĩa duy vật máy móc. Nó quan niệm rằng tác giả - kể củ những thiên tài lỗi lạc nhất -chịu ảnh hưởng của một thời kỳ lịch sử, một dân tộc, một giai cấp. Do đó, từ những bằng chứng cụ thể về thời đại, dân tộc, giai cấp để tìm hiểu và giải thích sự hình thành một tác giả."0TP24F(1) Mặt khác từ lâu nay, các nhà nghiên cứu Nam Cao và Lỗ Tấn đã so sánh về đề tài nông dân. Ở luận văn này, chúng tôi chỉ tìm hiểu để khẳng định những nguyên nhân "gặp gỡ" trong bút pháp xây dựng nhân vật trí thức của Nam Cao và Lỗ Tấn mà thôi. Lịch sử cuộc đời tác giả, cả Nam Cao và Lỗ Tấn đều là nhà văn, nhà giáo, rất am hiểu về người trí thức nhưng lại gần gũi với người lao động. Nói về nguồn gốc tư tưởng tình cảm của Nam Cao, Giáo sư Hà Minh Đức có nhận xét: "... Nam Cao vẫn là cậu học sinh nông thôn ngay thẳng, giàu lòng tốt, chuộng lẽ phải. Những đức tính tốt đẹp này đã tạo điều kiện cho Nam Cao nhận thức được những bất công ngang trái trong đời sống, giúp Nam Cao gần gũi và thông cảm với cảnh ngộ của gia đình và làng xóm mình hơn"0TP25F(1) "Trước Cách mạng, Nam Cao gặp nhiều không may trong cuộc đời: lận đận vất vả trong nghề văn, nghề dạy học, đời sống thiếu thốn, tù túng, không lối thoát. Thời kỳ ở Sài Gòn, Nam Cao đã làm nhiều nghề khác nhau "kể cả những nghề mà những người tự xưng là trí thức không dám làm", trở về với gia đình, mang theo bệnh tật, dã có lúc người thanh niên có chí khí đó phải sống nhờ vào vợ con gia đình. Qua thất bại đắng cay, Nam Cao đã nhìn rõ mặt trái của cuộc đời. Thực tế xã hội luôn đặt Nam Cao sống giữa hai con đường lương thiện và lầm lỗi, giữa hai trạng thái hiện thực và ước mơ, giữa hai tăm trạng hy vọng và .tuyệt (1) Lý luận văn học - Phương Lựu chủ biên - NXB Giáo Dục - 1997. trang 712 và 7 13 (1) (2) Nam Cao đời văn và tác phẩm - Hà Minh Đức - NXB Vãn học - 1997. trang 15 và 17 BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 58 vọng. Con người trí thức ghèo này, với tất cả những biếu hiện đa dạng, đã được tác giả mạnh dạn mô xẻ, phê phán, và đưa vào tác phẩm"P(2) Lỗ Tấn tuy xuất thân từ gia đình nho sĩ, quan lại sa sút nhưng đã từng trải một thời kỳ quẩn bách "đến tiền học một món tiền rất ít ỏi cũng không có0TP26F(3)P0T". Sự thay đổi hoàn cảnh gia đình khiến cho Lỗ Tấn thấy rõ bất công của xã hội "người ăn thịt người". Tinh thần dân chủ và ý thức khinh miệt, chống đối xã hội cũ ngày càng nảy nở trong ông. Chịu ảnh hưởng của học thuyết "Tiến hóa luận" Lỗ Tấn muốn thực hiện giấc mộng tốt đẹp, đề xướng khoa học làm con đường cứu nước cứu dân. Sau này ông thấy rõ sức mạnh của văn chương nên đã sử dụng nó như một vũ khí để phục hưng dân quốc tính. Chúng tồi xem đây là những xuất phát điểm rất tích cực của hai nhà văn. Tư tưởng dân chủ, ghét áp bức bất công, thông cảm xót xa trước nỗi khổ của quần chúng lao động là hạt nhân, hình thành khuynh hướng sáng tác hiện thực phê phán của Nam Cao và Lỗ Tấn. Thời đại của Nam Cao và Lỗ Tấn cũng không khác nhau là mấy. Nam Cao sinh ra và lớn lên trong cảnh mất nước, nhân dân rên xiết trong cuộc sống bần cùng đau thương, giai cấp phong kiến thống trị chỉ còn là bù nhìn, tay sai cho thực dân đế quốc. Trung Quốc ở thời đại Lỗ Tấn là một nước nửa thuộc địa đang lâm vào nguy cơ bị chia cắt và mất nước, nhân dân khốn khổ trong đói nghèo, li loạn và những tập quán cổ hủ. Thời đại đau thương ấy cũng là thời đại bão táp cách mạng. Làn sóng quần chúng đang dâng cao sức mạnh đánh vào dinh lũy của phong kiến và đế quốc thống trị. Những người trí thức tiến bộ như Nam Cao và Lỗ Tấn đến với phong trào quần chúng, đến với cách mạng để thực hiện khát vọng, lý tưởng sống cao đẹp của mình cũng là điều tất nhiên. Trong khoảng 30 năm trước Cách mạng tháng Tám, lịch sử phát triển văn học của nước nhà đạt đến trình độ phát triển nhảy vọt chưa từng có. Cùng một lúc trên văn đàn phát triển ba trào lưu: văn học lãng mạn, văn học hiện thực phê phán và văn học cách mạng. Nam Cao là cây bút hiện thực xuất hiện cuối của thời kỳ này. Ảnh hưởng của bộ phận văn học công khai đến với ông cũng là điều tất nhiên. Nhưng xa hơn nữa, Nam Cao đã từng học và đọc các tác giả nổi tiếng như Raxin Coocnây, Môpátxăng, Pốtxtôiepxki, Tsê-khốp...0TP27F(1) Nam Cao đã đọc một số sáng tác của Goocki và Lỗ Tấn 0TP28F(2)P0T. Theo Giáo sư Hà Minh Đức thì Nam Cao đã "đọc một số tác phẩm của Lỗ Tấn dịch ra tiếng Việt. Nam Cao thích Khổng Ất Kỷ và cũng thích lối viết sâu sắc và cô đọng của ông".0TP29F(3) (3) Lỗ Tấn (Thân thế- tư tưởng- sáng tác) - Lý Hà Làm - NXB Gián dục - 1960. trang. 22 (1) Nam Cao đời văn và tác phẩm - Hà Minh Đức - NXB Văn học -1997, trang 25 (2) Người và tác phẩm Nam Cao - Tô Hoài - Báo Văn nghệ số 145-1956 (3) Nam Cao đời văn và tác phẩm - NXB Văn học - 1997. trang 25 BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 59 Lúc bấy giờ thực dân Pháp làm chủ tình hình Đông Dương. Chúng phong tỏa biên giới, cắt đứt những ảnh hưởng cách mạng từ phía Trung Quốc tràn sang. Phải đến 1936 có Mặt trận dân chủ thì sách báo tiến bộ của Trung Quốc và phương Tây mới có cơ hội lọt vào Việt Nam. "Năm 1943, trên tờ Thanh Nghị, tác giả Đặng Thai Mai cho đăng bản dịch AQ chính truyện, một số bài trong Cỏ dại và một ít bài tạp văn của Lỗ Tấn" 0TP3F(4) Theo giáo sư Hà Minh Đức thì "Nam Cao thấy Tsê-Khốp sự gần gũi về quan niệm sáng tác cũng như về phong cách nghệ thuật". "Tsê-khốp phản ánh tình trạng đen tối, bế tắc của nước Nga và để lòng hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn, Tsê-khốp thích đi sâu vào phân tích tâm lý nhân vật, đặc biệt là những nhân vật tiểu tư sản trí thức với những tâm trạng đầy mâu thuẫn. Chủ đề sáng tác của Nam Cao về con người tiểu tư sản trí thức nghèo có nhiều điểm gần gũi với những chủ đề của Tsế khốp"0TP31F(1) Từ thời kỳ du học ở Nhật, Lỗ Tấn đã dịch và giới thiệu nhiều tác phẩm văn học nước ngoài, trong đó có Nga, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung-ga-ri với mục đích tuyên truyền cách mạng rất rõ. Chỉ nói đến nhóm tác gia nỗi tiếng ở Nga như: Bairơn, Sêli, Puskin, Léc-mông-tốp, Mitkie Vich, Slô-Vát Ski, Kra-sin, Pêtô-Phi, Gôgôn, , Đôxtôíepxki, Andrêép, Erenbra, Lavrơnhép ... cũng được Lỗ Tấn dành nhiều thời gian nghiên cứu, dịch thuật và giới thiệu0TP32F(2)P0T. Thời kỳ Lỗ Tấn viết truyện ngắn hình thành hai tập Gào Thét và Bàng hoàng nhằm vào lúc trào lưu văn học mới đang tấn công vào những dinh lũy cuối của thứ văn chương cổ hủ. Lỗ Tấn lúc này không có những tuyên ngôn trực tiếp như Chủ trương cách mạng văn học (8 điểm) của Hề Thích; Cách mạng văn học (3 điểm) của Trần Độc Tú, mà bằng những sáng tác truyện ngắn của mình, ông đã tạo ra một thứ văn chương mới, đặt nền móng cho nến văn học hiện đại Trung Quốc. Những tiếng "gào thét" của ông là để an ủi những dũng sĩ đang bôn ba trong chốn quạnh hiu đấu tranh cho một nền dân chủ tiến bộ, mong họ được vững tâm và Lỗ Tấn cũng tự thú rằng đó là những sáng tác văn học "tuân mệnh" một thứ mệnh lệnh mà ông hoàn toàn tự nguyện bởi đó là tâm huyết, khát khao dâng hiến cuộc đời cho sự tốt đẹp của xã hội đất nước ông. Ở đây chúng tôi chỉ nghiên cứu một mảng đề tài người trí thức trong sáng tác của Nam Cao và Lỗ Tấn. Thực sự thì hai tác giả đều xứng đáng là cây bút hiện thực xuất sắc, có tư cách là nhà văn lớn của nền văn học đất nước, Nam Cao và Lỗ Tấn tuy ở hai thế hệ khác nhau, hai nước khác nhau nhưng tư tưởng nghệ thuật và thực tế sáng tác lại có nhiều điểm (4) Tuyển tập Trương Chính, tập 1 - NXB Văn học - Hà Nội - 1997. trang 182 (1) Nam Cao đời văn và tác phẩm - Hà Minh Đức - NXB Văn học - 1997, trang 25 (2) Lỗ Tấn (Thân thế- tư tưởng - sáng tác) - Lý Hà Sâm - NXB Giáo đục - 1960. trang 48 BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 60 gặp gỡ. Qua những trang viết trên đây, chúng tôi có thể thâu tóm lại nguyên nhân cơ bản của sự gặp gỡ đó: a) Thời đại, hoàn cảnh xã hội, đất nước của Nam Cao và Lỗ Tấn gần như tương đồng. b) Quan điểm và động cơ sáng tác giống nhau. Nam Cao và Lỗ Tấn đều hiểu rõ sức mạnh của văn chương và muốn văn chương phải có tác dụng với con người, với xã hội. c) Cùng là nhà giáo, nhà văn, Nam Cao và Lỗ Tấn rất am hiểu cuộc sống và tâm tư khát vọng của tầng lớp trí thức trong xã hội. d) Cùng chịu ảnh hưởng tư tưởng nghệ thuật của các nhà văn phương Tây và Nga, đặc biệt là những sáng tác tiến bộ trong văn học hiện thực phê phán cuối thế kỷ XIX của các tác giả Nga. e) Nam Cao tiếp xúc với những sáng tác của Lỗ Tấn chỉ từ năm 1943 trở đi. Cho nên nói là ảnh hưởng cảa Lỗ Tấn đối với Nam Cao không có là không khách quan. Bởi vì, theo Giáo sư Hà Minh Đức, Nam Cao đã từng khen truyện ngắn của Lỗ Tấn, khen truyện Khổng Ất Kỷ. Nhưng quả thực, sáng tác của Nam Cao lúc này đã đạt đến độ điêu luyện, cho nên ảnh hưởng không thật rõ. BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 61 KẾT LUẬN Chọn đề tài này để thực hiện là điều kích thích sự tìm tòi đầy hứng thú. Bởi vì Nam Cao và Lỗ Tấn là những nhà văn lớn có vị trí hàng đầu về bút pháp nghệ thuật văn xuôi của hai nền văn học, hai đất nước. Có điều, vấn đề không đơn giản, tài liệu lại rất thiếu mà khả năng có hạn, nên quả là một thử thách quá sức. Sở dĩ chúng tôi chọn đề tài này là vì Nam Cao và Lỗ Tấn có nhiều điểm "gặp gỡ" trong sáng tác nghệ thuật đêu là những tác gia tiêu biểu của hai nền văn học có nhiều sáng tác được giảng dạy trong nhà trường từ trung học phổ thông đến đại học. Nam Cao là Lỗ Tấn là hai tác giả được các nhà lý luận phê bình trong nước và nhiều nước trên thế giới, từ hơn nửa thế kỷ nay đi sâu nghiên cứu và tiếp tục khám phá. Thừa hưởng một số kết quả nghiên cứu đi trước, chúng tôi xem đó là cơ sở lý luận, những kết luận khoa học và những gợi ý để mở đường đi vào đề tài. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi xác định phạm vi vấn đề chỉ giới hạn ở "Bút pháp xây dựng nhân vật trí thức trong truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn " . Thông qua so sánh bút pháp xây dựng nhân vật trí thức, chúng tôi tiến tới mục đích thẩm định sự "gặp gỡ" của Nam Cao và Lỗ Tấn ở các loại hình nhân vật trí thức, ở bút pháp xây dựng nhân vật trí thức Đề tài mang đặc trưng nhận thức hiện tượng văn học để thẩm định cho nên : trong nghiên cứu phải vận dụng và phối hợp nhiều phương pháp, nhiều thao tác kỹ thuật, không tuyệt đối hóa phương pháp nào nhưng phương pháp chủ yếu để thực hiện đề tài là phương pháp lịch sử. Cấu trúc luận án gồm hai chương. Chương một nói vài nét về thời đại, tư tưởng nghệ thuật và sáng tác của Nam Cao và Lỗ Tấn. Chương hai mới là trọng tâm, tập trung tìm hiểu về bút pháp nghệ thuật, về nhân vật trong tác phẩm văn học và bút pháp xây dựns nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn và cuối cùng là nguyên nhân sự "gặp gỡ" của hai cây bút văn xuôi hàng đầu đó. Đề tài đã tìm ra các loại hình nhân vật mà truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn cùng ''gặp gỡ". Chỉ trên mảng sáng tác truyện ngắn về người trí thức, bút pháp xây dựng nhân vật của Nam Cao và Lỗ Tấn cùng có ba kiểu loại nhân vật: nhân vật loại hình, nhân vật tính cách và nhân vật tư tưởng. Các kiểu loại nhân vật này không có ranh giới ngăn cách, chúng luôn luôn thâm nhập vào nhau để tạo nên tính khái quát và cụ thể của hình tượng. Tài hoa tuyệt vời của hai cây bút truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn đã sáng tạo nên những điển hình bất hủ như các BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 62 dạng nhân vật "đời thừa", "chết mòn", "kéo kén" và nhân vật "người điên" ...- Nam Cao có có người trí thức nghèo "đời thừa" thì Lỗ Tấn có người trí thức "cơn người thừa". Nam Cao có tính cách "đời thừa" "chết trong lúc sống" và "làm tổ" trong cuộc sống ích kỷ cá nhân thì Lỗ Tấn có tính cách "con người thừa", con người tự "kéo kén", con người thất bại buông xuôi. Nam Cao có Trăng sáng để "nhận đường" đoạn tuyệt với lối văn chương giả dối, lãng mạn tiêu cực, có Đời thừa để xác định sứ mệnh nặng nề, lớn lao của nhà văn chân chính và Đôi mắt để dẫn đường cho tư tưởng nghệ thuật thì Lỗ Tấn có Nhật ký người điên để dám.nói sự thật, thực hiện ý đồ tư tưởng tuyên cáo với chế độ phong kiến thống trị thủ cựu, tàn bạo, lỗi thời. Sự "gặp gỡ" về bút pháp xây dựng nhân vật của Nam Cao và Lỗ Tấn còn thể hiện ỏ các phương diện đề tài, cách miêu tả bề ngoài, cách đào sâu khám phá vào tâm lý, tính cách nhân vật và ở ngôn ngữ sáng tạo có giọng điệu đa thanh. Nguyên nhân của sự "gặp gỡ" trong bút pháp xây dựng nhân vật trí thức của Nam Cao và Lỗ Tấn có yếu tố thời đại, có yếu chủ quan thuộc về hai tác giả và cũng có sự ngẫu nhiên nhưng rất quan trọng. Bởi vì Nam Cao và Lỗ Tấn đều chịu ảnh hưởng của những sáng tác tiến bộ từ phía văn học phương Tây, văn học Nga, nhất là chủ nghĩa hiện thực Nga ở cuối thế kỷ XIX đem lại. Đó chính là chỗ "gặp gỡ" về quan điểm. động cơ và phương pháp sáng tác của hai nhà văn. Nam Cao đã từng đọc Lỗ Tấn và ca ngợi tài năng của ônơ. Điều này không có nghĩa là dấu hiệu ảnh hưởng. Bởi vì việc tiếp xúc văn chương đó chỉ diễn ra khi tài năng của Nam Cao đã đạt đến độ chín có nhiều tác phẩm nổi tiếng. Mặt khác hiện tượng văn chươnơ "gặp gỡ" này không chỉ có "tương đồng" mà có cả "dị biệt". Nếu Lỗ Tấn thiên về "chữa bệnh" con người bằng ngòi bút tỉnh táo mổ xẻ thì Nam Cao lại khám phá sâu vào tâm lý tính cách con người với giọng văn nồng ấm xót xa. Đề tài không đặt ra nhiệm vụ so sánh tính dị biệt. cho nên chúng tôi chỉ tập trung nói về sự ''gặp gỡ" trong bút pháp xây dựng nhân vật trí thức của Nam Cao và Lỗ Tấn. Có thể nói, đến đây, đề tài đã đạt được mục đích đề ra. Sự đóng góp của luận án thể hiện ở các mặt sau đây: 1) Tìm ra được các loại hình nhân vật trí thức trong truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn. 2) So sánh và tìm ra điểm "gặp gỡ" trong bút pháp xây dựng nhân vật trí thức của Nam Cao và Lỗ Tấn. BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 63 3) Tìm ra nguyên nhân sự "gặp gỡ" trong bút pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật trí thức của hai cây bút văn xuôi kiệt xuất. Kết quả thực hiện trên đây không dám xem là đầy đủ và trọn vẹn. Vì đây là vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu. được học hỏi các tài liệu quý của nhiều bậc thầy. chúng tôi có cơ hội nhận thức thêm nhiều về hai nhà vãn xuất sắc của hai nền văn hóa, vốn là hiện tượng văn chương song hành vượt ngoài biên giới quốc gia đầy lý thú. Luận án này không tránh khỏi những thiếu sót. Để bù đắp vào hạn chế của khả năng, chúng tôi sẽ tiếp thu những ý kiến đóng góp để bổ sung hoàn thiện. TP.Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 4 năm 2000 Người thực hiện Phạm Phương Thảo BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Áng Lỗ Tấn và tạp văn 2. Nam Cao Nam Cao toàn tập 3. Hà Cán Chi Lịch sử cách mạng hiện đại Trung Quốc 4. Trương Chính Lỗ Tấn "Tử sách danh nhân văn hóa" NXB Văn hóa 1997 5. Trương Chính Mấy ý kiến về dịch Lỗ Tấn 6. Nguyễn Đình Chú Đôi mắt của Nam Cao 7. Nguyễn Văn Dân Lý luận văn học so sánh 8. Trương Đăng Dung (chù biên) Các vấn để của khoa học văn học - NXB Khoa học xã hội - 1990 9. Lê Tiến Dũng Tìm hiểu văn học 10. Trần Thanh Đạm Dấn luận văn học so sánh 11. Trân Xuân Đề Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc 12. Trần Xuân Đề Lịch sử Văn học Trung Quốc - Tập II- Trường ĐHTH TPHCM -1991 13. Trần Xuân Đề Lỗ Tấn - Dân tộc hồn Trung Hoa 14. Phan Cự Đệ Tác phẩm văn học 1930-1975 15. Phan Cự Đệ Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (2 tập) 16. Hà Minh Đức Nam Cao - Đời văn và tác phẩm 17. Hà Minh Đức Nam Cao, nhà văn hiện thực xuất sắc BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 61 18. Hà Minh Đức Nam Cao và tác phẩm 19. Hà Minh Đức Nam Cao "Những cánh hoa tàn" 20. Hà Minh Đức Nam Cao tuyển tập 21. Hà Minh Đức Lý luận văn học 22. Trọng Đức Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn hóa phương Tây 23. Anh Đức Lỗ Tấn, bậc thầy truyện ngắn 24. Lâm Ngữ Đường Nhân sinh quan và thơ văn Trung Hoa 25. Gôgol Bức chân dung NXB Văn học - TPHCM - 1968 26. Lê Bá Hán Từ diễn thuật ngữ văn học 27. Nguyễn văn Hạnh Nam Cao, một đời người, một đời văn 28. Nguyễn Văn Hạnh Lý luận văn học - vấn đề và suy nghĩ 29. Hồ Sĩ Hiệp Nam Cao, Vũ Trọng Phụng 30. Hồ Sĩ Hiệp Giúp học tốt văn học Trung Quốc trong nhà 31. Đỗ Đức Hiểu Đổi mới phê bình văn học 32. Khrapchenco Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển 33. Lê Đình Kỵ Tim hiểu văn học - NXB Vãn Nghệ -1984 34. Lý Hà Lâm Lỗ Tấn, thản thế, tư tưỏng, sáng tác 35. Nguyễn Hiến Lê Văn học Trung Quốc hiện đại (2 tập) 36. Phong Lê Nghĩ tiếp về Nam Cao 37. Phong Lê Nam Cao - Phác thảo sự nghiệp văn học và chân 38. Phong Lê Nam Cao tuyển tập Sưu tầm tuyển chọn và giới BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 62 39. Phương Lựu Lý luận văn học 40. Phương Lựu Lỗ Tấn nhà lý luận văn học 41. Phạm Quang Long Một đặc điểm của thi pháp truyện Nam Cao 42. Đặng Thai Mai Lỗ Tấn, thân thế văn nghệ 43. Đặng Thai Mai Lược sử văn học hiện đại Trung Quốc 44. Đặng Thai Mai Xã hội sử Trung Quốc 45. Đặng Thai Mai Trên đường học tập và nghiên cứu (tập 1) NXB Vă h Hà Nội 1969 46. Nguyễn Đăng Mạnh Nhà văn, tư tưởng và phong cách - NXB Văn học - Hà Nội - 1983 47. M. BaKhtin Lý luận và thi pháp tiểu thuyết 48. Vương Trí Nhàn Sổ tay truyện ngắn - NXB Hội nhà văn -1998 49. Nguyễn Khắc Phi Văn học Trung Quốc hiện đại (tập 2) ấ 50. Puskin Épghênhi - Ônhêghin (Thái Bá Tân dịch)- NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp - 1992 51. standan Đỏ và Đen (2 tập) 52. Trần Đình Sử Giáo trình thi pháp học 53. Trần Đình sử Một số vấn đề về thi pháp học hiện đại - Bộ Giáo dục và Đào tạo 54. Trần Đình sử Lý luận phê bình văn học - NXB Hội nhà văn - Hà Nội - 1996 55. Lỗ Tấn "Gào thét", "Bàng hoàng" - (Trương Chính dịch) NXB Văn hóa - Hà Nội - 1994 BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 63 56. Lỗ Tấn Chuyện cũ viết lại (Trương Chính dịch) ' NXB Văn học - Hà Nội - 1960 57. Lỗ Tấn Tạp văn (3 tập) (Trương Chính dịch) - NXB Văn hóa - Hà Nội - 1963 58. Lỗ Tấn Truyện ngằn tuyển tập (Trương Chính dịch) - NXB Văn học - Hà Nội - 1971 59. Lỗ Tấn Tập truyện (Trương Chính dịch) - NXB Văn học - Hà Nội - 1994 60. Lỗ Tấn Sơ lược tiểu thuyết Trung Quốc (Lương Duy Tả dịch) - NXB Văn học - Hà Nội - 1996 61. Phạm Minh Thanh Những truyện ngắn về người nông dân của L Tấn và Nam Cao - Đại học Sư phạm Vinh - 1998 62. Trần Ngọc Thêm Cơ sở văn hóa Việt Nam - NXB Giáo dục - TPHCM - 1997 63. Bích Thu Nam Cao về tác giả và tác phẩm - NXB Giáo dục TPHCM - 1998 64. Lương Duy Thứ Mấy vấn đề thi pháp Lỗ Tấn - Đại học Sư phạm Huế - 1991 65. Lương Duy Thứ Đại cương văn hóa phương Đông - NXB Giáo dục - TPHCM - 1996 66. Lương Duy Thứ Lỗ Tấn, tác phẩm và tư liệu - NXB Giáo dục - TPHCM - 1997 67. Lương Duy Thứ Lỗ Tấn hiện nay - Tạp chí văn học số 6 -1987 68. Chu Quang Tiềm Tâm lý văn nghệ (Khổng Đức dịch)- NXB TP.Hồ Chí Minh - 1991 69. Hà Bình Trị Chất trữ tình trong một số sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng - Giáo dục thời đại số 37 - 1991 " BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 64 70. Tsêkhốp Truyện ngắn (Phan Hồng Giang dịch)- NXB Cầu vồng Maxcơva - 1988 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5483.pdf
Tài liệu liên quan