Buôn lậu & gian lận thương mại ở Việt Nam, Thực trạng & Giải pháp

LỜI MỞ ĐẦU Buôn lậu và gian lận thương mại là một trong những mặt trái của nền kinh tế thị trường, nó có tác động và ảnh hưởng lớn đến kinh tế – xã hội. Đây là vấn đề nóng bỏng, bức xúc và diễn biến ngày càng phức tạp ở nước ta hiện nay, gây khó khăn cho sản xuất trong nước, làm thất thu ngân sách nhà nước, làm rối loạn hoạt động thương mại gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội. vì vậy đòi hỏi cần phải tích cực phòng chống tình trạng này bằng sự đoàn kết phối hợp chặt chẽ giữa các ngành

doc51 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2741 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Buôn lậu & gian lận thương mại ở Việt Nam, Thực trạng & Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, các cấp, giữa nhà nước và nhân dân. Dưới góc độ quản lý kinh tế, vấn đề này càng được xem xét nghiên cứu kỹ nhằm tìm ra những giải pháp cụ thể để giải quyết. Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài : “Buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp” làm đề án môn học chuyên ngành khoa học quản lý. Qua quá trình nghiên cứu đề tài em đã phần nào hiểu được và có cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta, đồng thời giúp em trả lời được một số câu hỏi như: Làm sao để hạn chế buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam?,Có các giải pháp và công cụ nào?, Ai là người có đủ năng lực giải quyết thực hiện?. Mặt khác trong qua trình làm đề án môn học em hiểu sâu hơn về chuyên ngành, cũng như lĩnh vực mình đang học, tạo điều kiện cho em được mở rộng kiến thức, cả trên lý thuyết lẫn thực tiễn, giúp cho qua trình học tập của em được tốt hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Quang Huy đã hướng dẫn nhiệt tình giúp em hoàn thành được đề án . PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI I. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - VẤN ĐỀ BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI : 1. Kinh tế thị trường Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế – xã hội, trong đó sản xuất, phân phối, trao đổi tiêu dùng đều gắn chặt với thị trường. Sản xuất ra hàng hoá dịch vụ gì, khối lượng bao nhiêu, sản xuất bằng cách nào, cho ai, tất cả những câu hỏi đó đều xuất phát từ nhu cầu của thị trường và thông qua thị trường để tìm câu trả lời. Thị trường là trung tâm của toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá dịch vụ cho xã hội. Thị trường cũng là nơi mà thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đồi hàng hoá dịch vụ, hình thành nên quy luật cung cầu trên thị trường. Sự tương tác giữa cung và cầu trên thị trường hình thành giá cả, thị trường điều tiết cung cầu, kìm hãm hay kích thích các mối quan hệ giữa người mua và người bán, giữa nhà sản xuất, cung ứng và khách hàng thông qua việc mua bán bằng tiền tệ trên thị trường. Trong kinh tế thị trường, hoạt động thương mại rất phát triển và nó có vị trí cũng như vai trò không thể thiếu của nền kinh tế thị trường. Thương mại là một bộ phận hợp thành của tái sản xuất. Thương mại nối liền giữa sản xuất với tiêu dùng. Ở vị trí cấu thành của tái sản xuất, thương mại được coi như hệ thống dẫn lưu tạo ra sự liên tục của quá trình sản xuất. Nếu khâu này bị ách tắc, sẽ dẫn đến sự ngưng trệ trong sản xuất và tiêu dùng, gây ra khủng hoảng trong nền kinh tế. Thương mại cũng là một lĩnh vực kinh doanh thu hút trí lưc và tiền vốn của các nhà đầu tư để thu hút lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận. Kinh doanh thương mại trở thành ngành sản xuất vật chất thư hai. Thương mại có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, thương mại thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chấn hưng các quan hệ hàng hoá tiền tệ. Qua hoạt động mua bán tạ ra động lực kích thích đối với người sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tổ chức lại sản xuất, hình thành nên các vùng chuyên môn hoá sản xuất. Thương mại kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, lợi nhuận là mục đích của hoạt động thương maị. Người sản xuất tìm mọi cách để cải tiến kỹ thuật .áp dụng khoa học công nghệ, nhằm hạ chi phí đầu vào tăng lợi nhuận. Đồng thời cạnh tranh trong thương mại cũng đòi hỏi người sản xuất phải năng động không ngừng nâng cao tay nghề, chuyên môn và tính toán thực chất hoạt, động kinh doanh, tiết kiệm các nguồn lựu, nâng cao năng suất lao động. Đó là những nhân tố tác động làm cho lực lượng sản xuất phát triển. Thương mại kích thích nhu cầu và luôn tạo ra nhu cầu mới, người tiêu dùng mua hàng hoá không xuất phát từ tình cảm mà bằng lý trí. Lợi ích của sản phẩm hay mức độ thoả mãn nhu cầu của sản phẩm sẽ tạo ra khả năng tái tạo nhu cầu. Thương mại một mặt, làm cho nhu cầu trên thị trượng trung thực hơn, mặt khác nó làm bộc lộ tính đa dạng, phong phú của nhu cầu. Thương mại buộc các nhà sản xuất phải đa dạng về loại hình, phong phú về kiểu dáng, mẫu mã chất lượng sản phẩm Điều này tác động ngược lại với người tiêu dùng, làm xuất hiện các nhu cầu tiềm năng. Tóm lại thương mại làm tăng nhu cầu và là nguồn gốc cho sự phát triển của sản xuất kinh doanh. Ngoài ra thương mại còn góp phần mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, làm cho quan hệ thương mại giữa nước ta với các nước không ngừng phát triển. Điều đó giúp chúng ta tận dụng được ưu thế của thời đại, phát huy được lợi thế so sánh, tứng bước đưa nước ta hội nhập với kinh tế thế giới, biến nước ta trở thành bộ phận của phân công lao động quốc tế. Ngày nay thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước là xoá bỏ cở chế quản lý kinh tế tập trung, chuyển sang cơ chế thị trường, chế độ bao cấp được thay bằng thương mại. Thương mại thể hiện sự tự do mua bán theo giá cả mà thị trường quy định, người mua và người bán được tự do lựa chọn bạn hàng. Gắn giữa sản xuất với thương mại, thương mại cũng là mọt chức năng của sản xuất hàng hoá, giữa các doanh nghiệp, các vùng và quốc gia thực hiện cơ chế mở trong mua bán hàng hoá. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, thương mại phát triển có những mặt tích cực song bên cạnh đó nó lại làm nảy sinh những tiêu cực ngay trong lòng của nó. Trong kinh tế thị trường đồng tiêng trở thành phương tiện có giá trị làm phát sinh tư tưởng sùng bái đồng tiền, chạy theo cuôc sống sa xỉ mà không từ bàn tay mình làm ra, bằng những mánh khoé gian lận trong buôn bán, không tôn trọng pháp luật, làm giàu bất chính mà một trong những hành vi đó là buôn lậu và gian lận thương mại. Từ việc lợi dụng cơ chế tự do buôn bán lưu thông hàng hóa một số người đã kinh doanh trái pháp luật gian lận trong mua bán để kiếm lời. Buôn lậu và gian lận thương mại chính là một sản phẩm tiêu cực của kinh tế thị trường, nó bóp méo vai trò của thương mại đi ngược lại với bản chất của thương mại. Chính vì thế cần phải có những chính sách, biện pháp khắc phục, hạn chế và xoá bỏ nạn buôn lậu và gian lận thương mại trong nền kinh tế, đảm bảo vị trí và vai trò của thương mại. Để làm được điều này chúng ta cần phải có những nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nạn buôn lậu và gian lận thương mại. 2. Khái niệm buôn lậu. Thuật ngữ buôn lậu được sử dụng với những ý nghĩa rất khác nhau. Từ góc độ khoa học về ngôn ngữ, cụm từ “buôn lậu” có nghĩa là buôn bán những hàng hoá trốn thuế và hàng cấm. Đây là một khái niệm kế thừa những hiểu biết xua nay của cụm từ này và khá phù hợp với quan niệm phổ thông hiện nay. Từ góc độ khoa học pháp lý thì thuật ngữ “buông lậu” được hiểu cặn kẽ hơn, rõ ràng hơn. Khi nói về buôn lậu, bản thân nó về mặt pháp lý chưa phản ánh một thông tin rành mạch nào, Muốn hiểu được thì phải đặt nó vào những ngữ cảnh cụ thể, thí dụ:khi nói “khởi tố bị can buôn lậu” coa nghĩa là nói về đối tượng tham gia buôn lậu và khi đó thuật ngữ “buôn lậu” được hiêu như là một hành vi. Còn khi nói “đấu tranh chống buôn lậu” thì thuật ngữ “buôn lậu” lúc này lại được hiểu như là một danh từ chỉ một vấn nạn của nền kinh tế. Trong Quốc triều Hình luật của triều Lê (1428-1788) được xem là bộ luật hình sự hoàn chỉnh nhất của thể chế phong kiến Việt Nam thì tội danh buôn lậu vẫn chưa được quy định, mặc dù vậy nó cũng đã quy định “những trang trại ven bờ biển mà đón tiếp thuyên buôn ,ngầm dỡ hộ hàng hóa lên bờ thì bị xử biếm ( cách chức ), phạt gấp 3 lần tang vật để xung công..., Những người bán ruộng đất ở bờ cõi, binh khí, các thứ chất nổ có thể chế hoả tiễn, hoả pháo cho người nước ngoài đều phải tội chém”, “bán mắm muối ra nước ngoài thì bị xử đi Châu Sa” . Các mặt hàng bị cấm xuất ra nước ngoài lúc đó được quy định là : Ruộng đất ,thuốc nổ, vũ khí, sắt, đồng, vàng, da Trâu, gỗ Lim, vỏ Quế, Trân châu, Ngà voi....những hành vi cụ thể tách biệt nói trên trong tiềm thức xã hội đều được gộp chung lại là hiện tượng buôn lậu chứ không có tội danh buôn lậu. Trước năm 1985, thuật ngữ “Tội buôn lậu”đã được đề cập đến trong một số văn bản pháp luật của nước ta như pháp lệnh về nhiệm vụ và quyền hạn cảu lực lượng Cảnh sát Nhân dân (20/7/1962); Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép (10/6/1982). Song về cơ bản tội danh buôn lậu chưa được hướng dẫn nhận diện đầy đủ với các yếu tố cấu thành và dấu hiệu pháp lý đắc trưng. Phần lớn người ta vẫn chịu ảnh hưởng của các quan niệm truyền thống cho rằng buôn lậu là bao gồm các hành vi kinh doanh trái phép, trốn thuế, đầu cơ tích trữ buôn bán hàng cấm. Từ năm 1985 bộ luật Hình sự của nước CHXHXN Việt Nam ra đời đã chính thức ghi nhận tội danh buôn lậu: Người nào buôn bán trái phép hoặc vận chuyển trái phép qua biên giới hàng hoá ,tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá thì bị sử phạt...”. Bắt đầu từ đây tội danh buôn lậu đã được xác định với 4 yếu tố cấu thành tội phạm và những dấu hiệu pháp lý đặc trưng, nên đã có tác dụng hướng dẫn nhận thức cũng như chỉ đạo thực thi pháp luật. 3. Khái niệm về gian lận thương mại. Một thuật ngữ nữa luôn gắn liền với buôn lậu là “gian lận thương mại”. Gian lận thương mại theo tử điển tiếng Việt là dối trá lừa lổctng hoạt động thương mại. Người có hành vi gian lận thương mại gại là gian thương tức là người có nhiều mưu mô lừa lọc, kẻ buôn bán gian lận và trái phép. Gian lận được coi là hành vi của con người cụ thể có lời nói hoặc cử chỉ, hành động không đúng với bản chất của sự vật hiện tượng nhằm mục đích đánh lừa người khác. Trong dân gian gian lận thương mại gắn liền với thành ngữ “buôn gian bán lận” và dùng để chỉ những thủ đoạn mánh khoé lừa lọc khách hàng hoặc người khác để thu lợi bất chính. Hành vi buôn gian bán lận trong dân gian được hiểu bao gồm mốt số thủ đoạn đơn giản như : hàng xấu nói tốt ít nói nhiều rẻ nói đắt cân đo điêu, buôn bán hàng cấm, lén lút, giấu giếm, lậu thuế... Hành vi gian lân thương mại trước hết phải là hành vi gian lận nói chung, nhưng hành vi gian lận này phải được thể hiện trong lĩnh vực thương mại thông qua đối tượng thể hiện là hàng hoá, dịch vụ. Chủ thể của hành vi gian lận thương mại có thể là người mua, người bán hoắc có khi là cả hai. Một trong những lĩnh vực mà qua đó chúng ta thấy hết được bản chất cũng như tác hại của hành vi gian lận thương mại đó là lĩnh vực Hải quan. Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là những hành vi gian lận của chủ hàng thực hiên trong hoạt động xuất nhập khẩu để trốn tránh sụ kiểm soát và quản lý của cán bộ Hải quan. Vấn đề nà đã được Hội đồng Hợp tác Hải quan (nay là Tổ chức Hải quan thế giới – WCO) chú ý từ những ngày mới thành lập. Trong bản khuyến nghị về giúp đỡ hành chính lẫn nhau do Hội đồng đưa ra ngày 5/12/1953 cũng đã đề cập vấn đề giúp đỡ hành chính lẫn nhau về chống gian lận thương mại. Qua nhiều lần bổ xung, thảo luận, mãi đến 9/6/1977 định nghĩa về gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan mới được Hội đồng Hợp tác Hải quan đưa ra trong công ước quốc tế về giúp đỡ hành chính lẫn nhau nhằm ngăn chặn và trấn áp các hành vi vi phạm Hải quan,và được các nước thành viên thông qua ký kết tại Nairobi, cộng hoà Kenya. Định nghĩa đó được phát biểu như sau: “Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi vi phạm pháp luật hải quan trong đó một cá nhân lừa dối Hải quan để nhằm lẩn tránh một phần hoặc toàn bộ việc nộp thuế xuất nhập khẩu, việc áp dụng các biện pháp cấm hoặc hạn chế do luật Hải quan quy định, hoặc thu được một khoản lợi nào đó qua hành động vi phạm này”. Trong định nghĩa này, về cơ bản đã khái quát được hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan. Hành vi đó được thể hiện bằng sự lừa dối thông qua hành động lẩn tránh việc nộp thuế và việc tuân thủ pháp luật Hải quan nhằm mục đích thu được một khoản lợi nhuận nào đó. Tuy nhiên định nghĩa này vẫn chưa nêu được một cách đầy đủ, chính xác hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan, khi bối cảnh hoạt động thương mại thế giới ngày nay có những tháy đổi lớn. Vì vậy tại Hội nghị Quốc tế lần V về chống gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan do Tổ chức Hải quan thế giới triệu tập tại Brussels (Bỉ)từ ngày 13/10/1995 đã xem xét lại đinh nghĩa về gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan và thông nhất đưa ra một định nghĩa mới hoàn chỉnh hơn. Định nghĩa đó được phát biểu như sau: “Gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan là hành vi vi phạm các điều khoản pháp quy hoặc luật Hải quan nhằm : Trốn tránh hoặc cố ý trông tránh việc nộp thuế hải quan , phí và các khoản thu khác đối với việc di chuyển hàng hóa-dịch vụ thương mại. Nhận và có ý định nhận việc hoàn trả trợ cấp hoặc phụ cấp cho hàng hoá không thuộc đối tượng đó. Đạt được hoặc cố ý đạt được lợi thế thương mại bất hợp pháp gây hại cho các nguyên tắc và điều lệ cạnh tranh thương mại chân chính. Tại Hội nghị của tổ chức Hải quan quốc tế về chống gian lận thương mại lần V này cũng đã thông nhất phân chia các hình thức gian lận thương mại thành 16 loại như sau : Buôn bán hàng cấm qua biên giới hoặc ra khỏi sự kiểm soát của Hải quan. Khai báo sai chủng loại hàng hoá. Khai tăng, giảm giá trị hàng hoá. Lợi dụng chế độ ưu đãi xuất xứ hàng hoá. Lợi dụng đối với hàng hoá gia công. Lợi dụng chế độ tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập. Lợi dụng các yêu cầu về giấy phép xuất nhập khẩu. Lợi dụng chế độ quá cảnh đem dùng trong nước. Khái báo sai về chất lượng, số lượng hàng hoá. Lợi dụng chế độ mục đích sử dụng, buôn bán trái phép hàng hoá được sử dụng nhất định. Vi phạm đạo luật về diễn giải thương mại hoặc quy định bảo vệ người tiêu dùng. Buôn bán hàng giả ,hàng ăn cắp mẫu mã. Buôn bán hàng không có sổ sách. Làm giả, làm khống việc hoàn hay truy hoàn thuế hải quan. Kinh doanh “ma” để hưởng tín dụng thuế trái phép. Thanh lý phá sản có chủ đích để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. Thái độ của các nước trên thế giới đối với 16 hành vi nói trên đều thống nhất ở hai cung bậc đó là tuỳ thuộc vào mức độ tác hại của hành vi đó gây ra cho xã hội mà bị sử lý hành chính hay sử lý hình sự. Đối với nhiều nước như Mỹ, Nhật, Pháp bên cạnh việc áp dụng các công ước quốc tế xử lý 16 hành vi này theo luật Hải quan còn quy định trong luật hình sự các tội danh cụ thể tương ứng với những hành vi đó. Đối với nước ta, tình hình diễn ra theo ba trường hợp. Trưòng hợp thứ nhất : Hành vi có tính chất không nghiêm trọng, giá trị tài sản buôn bán sai phạm không lớn thì xử lý hành chính theo pháp lệnh Hải quan và các Nghị định của Chính phủ về quản lý xuất nhập khẩu. Trường hợp thứ hai: Một số hành vi trong số đó chưa được quy định hoặc không bị xử lý. Như hành vi vi phạm đạo luật về diễn giải thương mại, quy định bảo vệ người tiêu dùng, chế độ tín dụng thuế. Trường hợp thứ ba: Tất cả hành vi có tính chất nghiêm trọng gây ra hậu quả lớn đều bị xử lý dưới một tội danh chung của điều 97 là buôn lậu. 4. Mối quan hệ giữa buôn lậu và gian lận thương mại Buôn lậu và gian lận thương mại là những hiện tượng kinh tế – xã hội xuất hiện trong hoạt động lưu thông hàng hoá cùng với sự ra đời của hàng rào thuế quan. Nếu như hoạt động lưu thông hàng hoá góp phần làm cân bằng quan hệ cung cầu trên thị trường thì một trong những nguyên nhân tồn tại và phát triển của tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại là sự chênh lệch giá cả, nhu cầu sử dụng hàng hóa ở các vùng địa lý khác nhau, do hành vi kiếm lời bât chính, cạnh tranh trái pháp luật, không lành mạnh. Doanh số bán lẻ trên thị trường là chỉ tiêu phản ánh nhu cầu tiêu dùng thực tế cảu toàn xã hội. Còn chỉ số giá cả, và kèm theo đó là sự biến động của nó là chỉ tiêu phàn ánh tương quan giữa hai đại lượng hàng hoá và sức mua. Nói cách khác đó là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ cung cầu về hàng hoá. Hiểu được bản chất kinh tế của vấn đề này, các nhà sản xuất tìm cách tiết kiệm chi phí, hạ giá thành trên cơ sở cải tiến kỹ thuật, mẫu mã nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ sức cạnh tranh, tăng doanh thu thương mại. Để làm được điều này không phải là việc dễ dàng và lại nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay. Một trong những hiện tượng cạnh tranh, kinh doanh để kiếm lợi nhuận lớn nhưng trái pháp luật phổ biến hiện nay là hành vi buôn lậu và gian lận thương mại. Một số cá nhân buôn bán thuộc mọi thành phần kinh tế, dù ở mức độ khác nhau đã tìm đủ mọi cách luồn lách để thắng trong cuộc chạy đua “một vốn bốn lời”. Do chạy theo lối sống giàu sang và sùng bái đồng tiền nhưng lại không dùng chính sức lực của mình để làm giàu mà lại tìm mọi hành vi đểgian thương, buôn bán bất hợp pháp để đạt được mục đích kiếm lời nhanh và dễ dàng. Lợi ích cá nhân của họ đặt lên quá cao mà không nghĩ đến lợi ích tập thể, lợi ích quốc gia mà trong đó họ là một phần tử thuộc nó. Từ đó mà buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng nảy sinh và phát triển, hành vi buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng tinh vi, diễn biến phức tạp và đang là vấn nạn không chỉ của một quốc gia mà trên toàn thế giới hiện nay. Nhu cầu sử dụng hàng hoá ở các vùng địa lý là khác nhau và hàng hoá có chất lượng cao, giá thành thấp hơn sẽ có xu hướng chuyển đến những nới nào mà ở đó giá thành cao. đây cũng là quy luật cạnh tranh trong lưu thông hàng hoá. Tuy nhiên trong một số trường hợp để bảo vệ sản xuất nội địa thì Nhà nước phải dùng đến hàng rào thuế quan. Trong điều kiện đó gian thương tìm mọi cách, thủ đoạn để tàng trữ buôn bán, vân chuyển hàng hóa qua biên giới, cũng như lợi dụng mọi khe hở để gian lận số lượng, chủng loại, tráo lẫn hàng hoá...để trốn thuế kiếm lời bất chính. Một số hàng hoá Nhà nước cấm buôn bán vì những lý do như an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội ... và những hàng hoá buôn bán phải có giấy phép vẫn bị gian thương tìm mọi cách đê buôn bán vì ở những lĩnh vực này lợi nhuận thu lỡi cao. Đối với mỗi quốc gia tuỳ thuộc vào chế độ chính trị, chính sách đối ngoại, chính sách kinh tế ,yêu cầu bảo hộ nền sản xuất nội địa, quy định của pháp luật và khả năng quản lý khác nhau thì quy mô, tính chất, mức độ buôn lậu và gian lận thương mại cũng khác nhau. Buôn lậu và gian lận thương mại xuất hiện là những tệ nạn xã hội. Trong cơ chế thị trường những tệ nạn này không ngừng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp. Nhiều vấn đề mới nảy sinh làm cho tội danh buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng khó kiểm soát và xử lý. II. NGUYÊN NHÂN XUẤT HIỆN BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI Nguyên nhân xuất hiện Buôn lậu và gian lận thương mại là hiện tượng kinh tế – xã hội xuất hiện trong hoạt động lưu thông hàng hoá cùng với sự ra đời của hàng rào thuế quan. Nếu như hoạt động lưu thông hàng hoá góp phần làm cân bằng quan hệ cung – cầu trên thị trường, thì một trong những nguyên nhân tồn tại và ngày càng tăng của tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại là sự chênh lệch giá cả, nhu cầu sử dụng hàng hoá ở các địa phương khác nhau, do hành vi kiếm lời bất chính, cạnh tranh trái pháp luật, không lành mạnh. Mặt khác vẫn còn một bộ phận dân cư mang nặng lối suy nghĩ chỉ nhìn thấy cái lợi thiển cận, chỉ vì lợi ích của mình mà sẵn sàng làm những hàng động gây tổn hại đến người khác. Một số doanh nghiệp hoạt động chưa theo đúng nguyên tắc thị trường, lợi dụng sự thông thoáng của pháp luật, tìm mọi thủ đoạn rút tiền từ ngân sách của nhà nước. Thêm vào đó là cơ chế thị trường, chấp nhận sự cạnh tranh là một điều kiện cho tệ nạn buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng lậu và gian lận thương mại phát triển. Việc quản lí sản xuất, kinh doanh có của các doanh nghiệp và các cấp, các ngành có liên quan còn lỏng lẻo, thiếu sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, không thống nhất đặc biệt là đối với sự bung ra của các công ty TNHH. Một nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng là hệ thống pháp luật của nước ta về đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại chưa thật sự đi vào cuộc sống. Nhiều quy định chưa chặt chẽ, sơ hở, thậm chí còn chồng chéo gây khó khăn, cản trở cho công tác kiểm tra xử lý. Việc các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa quan tâm đúng mức và xét xử không kịp thời các vụ án thương mại. Việc nâng cao chất lượng hàng hoá cùng loại với hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ những quy định về nhãn mác, chế độ hoá đơn, chứng từ... chưa được xem xét chính xác, cụ thể, trung thực. Bên cạnh đó còn có một số cán bộ thoái hoá biến chất từ các ngành chức năng đã tiếp tay, đồng loã cho những đối tượng buôn lậu và gian lận thương mại. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NẠN BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM. I. THỰC TRẠNG VỀ BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM Hiện nay hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại diễn ra ngày càng tinh vi, số vụ gian lận ngày càng tăng, đặc biệt là trong khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT). Các đối tượng buôn lậu thường lợi dụng danh nghĩa, tư cách pháp nhân của các doanh nghiệp Nhà nước hoặc các công ty TNHH để làm thủ tục nhập khẩu hoặc xuất khẩu khống, khai báo sai tên hàng, số lượng chủng loại, xuất xứ của hàng hoá để hưởng thuế suất thấp hoặc thuế suất bằng không để trốn thuế. Lợi dụng hoàn thuế GTGT để chiếm đoạt thuế hoặc cất giấu những hàng nhập lậu, hàng cấm nhập trong lô hàng được nhập, giấu hàng có giá trị thuế suất cao trong lô hàng cồng kềnh. Đặc biệt là trong thời gian qua hành vi gian lận thương mại trong hoàn thuế GTGT sau gần 4 năm thực hiện luật thuế GTGT đã liên tục xay ra với chiều hướng ngày càng ra tăng và đến mức báo động. Lợi dụng sự thông thoáng của luật doanh nghiệp, hàng loạt các công ty ma ra đời chủ yếu để mua bán hoá đơn tài chính rồi đem bán lại, tiếp sức cho những đối tượng hoạt động kinh doang trốn thuế hoặc lập hồ sơ xin hoàn thuế GTGT rút tiền Nhà nước với giá trị hàng trăm tỷ đồng. Kết quả kiểm tra hoàn thuế ở 1.302 doanh nghiệp trong nước năm 2001 của ngành thuế cho thấy cứ hoàn 14 tỷ đồng thuế GTGT, Nhà nước bị DN ăn không 400 triệu đồng. Trong 3 năm, từ năm 1999 đến năm 2001số doanh nghiệp sai phạm trong hoàn thuế GTGT chiếm tới 38% tổng số doanh nghiệp được kiểm tra ( 933/ 2.533 đơn vị ). Theo thống kê chưa đầy đủ, đến hết tháng 4/2002, lực lượng cảnh sát kinh tế đã phát hiện 203 vụ vi phạm hoàn thuế GTGT với tổng số tiền chiếm đoạt trên 300 tỷ đồng. Lợi dụng những kẽ hở trong chính sách thuế, hiện nay tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại trong các lĩnh vực đang diễn ra phổ biến và rất phức tạp đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Theo thống kê của công ty Sony Việt Nam: Hiện nay mặt hàng bị nhập lậu và gian lận thương mại nóng nhất là sản phẩm kỹ thuật số (KTS). Do có đặc tính nhỏ, gọn nên KTS tràn vào thị trường nội địa chủ yếu là xách tay qua đường hàng không, do rất khó phát hiện. Tại thị trường Việt Nam, hàng nhập lậu, hàng trốn thuế, không có hoá đơn chứng từ... chiếm thị phần rất lớn. Lý do khiến cho mặt hàng KTS nhập lậu mạnh vào thị trương nội địa là thuế nhập khẩu cao: Từ 20% ( máy chụp hình, máy quay) đến 40% ( máy nghe nhạc MP3) và 10 % thuế giá trị gia tăng. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 1 đã lập biên bản vi phạm đối với công ty TNHH cung cấp dịch vụ Toàn cầu, về hành vi gian lận xuất xứ. Thủ đoạn gian lận của đơn vị này là sử dụng nhãn giấy có in chữ “ made in China” dán đè lên board mạch có in chữ “made in Taiwan” để hợp thức hoá C/O, và gian lận tiền thuế hơn 20 triệu đồng. Tại Cảng Sài Gòn khu vực 3, Hải quan cũng đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với công ty Kim Tín về hành vi nhập khẩu hàng không khai báo số lượng, trị giá hàng vi phạm là 193.593,60 USD... Cũng lợi dụng chính sách ân hạn thuế ( cho phép doanh nghiệp chậm nộp thuế đối với những mặt hàng máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu nhập khẩu, các loại hàng nhập khẩu dạng gia công...) nhiều doanh nghiệp áp dụng phương thức chiếm đoạt tiền thuế bằng cách trốn khỏi địa chỉ kinh doanh, hoặc cố tình nợ chây ỳ không chịu nộp thuế. Ngoài ra, cũng có những trường hợp lợi dụng chíng sách cho phép doanh nghiệp tự xây dựng và tự quyết toán định mức, nhiều doanh nghiệp đã hạch toán không bằng cách sử dụng hoá đơn của doanh nghiệp “ma” hoặc không khai đúng doanh thu để trốn thuế, gây khó khăn cho cơ quan chức năng. Tính từ đầu năm đến nay, Chi cục quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp các ngành chức năng đã kiểm tra các đơn vị sau đăng ký kinh doanh, phát hiện hơn 400 công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân không có trụ sở hoạt động như đăng ký... trong 6 tháng đầu năm ngành Hải quan phát hiện và bắt giữ 4.353 vụ vi phạm( buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, gian lận thương mại, vi phạm thủ tục hải quan...) trị giá ước tính hơn 338 tỷ đồng. Xử lý hàng hoá vi phạm và thu nộp ngân sách hơn 22,5 tỷ. Trên thực tế, do chính sách thuế còn nhiều kẽ hở nên việc áp dụng và quản lý giữa các ngành thuế, Hải quan với doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Đó cũng là điều kiện để một số doanh nghiệp lợi dụng khe hở này chiếm dụng tiền thuế, gây thất thoát ngân sách nhà nước. 1. Những phương thức và thủ đoạn trong buôn lậu Thủ đoạn và phương thức hoạt động của bọn buôn lậu hiện nay ngày càng tinh vi và nguy hiểm hơn, trên rất nhiều lĩnh vực của nền kinh tế như quay vòng hoá đơn chứng từ, quay vòng tem hàng xuất khẩu, tờ khai thuế quan, chuyển đổi phương thức tử thuê cửu vạn sang cho cửu vạn vay vốn rồi thu mua lại để ràng buộc với hàng. Mà những người phải làm cửu vạn này thường xuất thân từ những tầng lớp người nghèo trong xã hội. Bọn buôn lậu còn lợi dụng vận chuyển hàng hoá vào thời gian và địa điểm ở những nơi mà các lực lượng thanh tra kiểm soát gặp khó khăn hoặc không thể quản lý được. Mặt khác từ hoạt động theo nhóm, bọn buôn lậu lại chuyển sang ban ngày nhỏ lẻ nên rất khó cho công tác chống buôn lậu, bọn buôn lậu còn lợi dụng những hôm trời có gió mạnh, đêm tối hoặc mưa to để hoạt động. Bọn buôn lậu còn lợi dụng nhiều hình thức chẻ nhỏ hàng hoá từ để vận chuyển sâu vào nội địa bằng mọi phương tiện, sử dụng các thông tin liên lạc hiện đại để chỉ đạo, điều hành các hành động buôn bán và vận chuyển hàng nhập lậu. Hàng lậu được chuyển về thành phố cũng bằng sổ sách. Nếu như cán bộ kiểm tra hàng ở các bến xe, trạm ga thì các tay buôn lậu lớn đã có hẳn một đường dây . bọn chúng gửi hàng trước ở những điểm ven tuýên đường này, sau khi được trạm kiểm tra lái xe như được “ chuẩn bị trước” đỗ lại ở một điểm ,thế là hàng lậu được khuân lên xe chuyển về xuôi không mấy khó khăn. hàng lậu được nguỵ trang bằng nhiều kiểu để vận chuyển. Trên tuyến biển buôn lậu vẫn diễn ra sôi động, bọn buôn lậu sang mạn hàng, dùng tàu đánh cá để chuyển hàng. chúng còn dùng cả tàu gỗ nhỏ trực tiếp sang cảng nước ngoài nhận hàng hoặc sao mạn từ các tàu lớn ở ngoài khơi để vận chuyển hàng lậu. Sau đó theo các luồng lạch, bãi ngang và lợi dụng đưa hàng lên bờ và vận chuyển sâu vào nôị địa. Trên tuyến hàng không, tình hình buôn lậu cũng rất phức tạp. Phương thức chủ yếu mà bọn buôn lậu sử dụng là cất giấu và mua chuộc cán bộ, lợi dụng chế độ hành lý được miễn thuế, đi lại nhiều lần để hoạt động. Buôn lậu dưới hình thức “xuất khẩu uỷ thác” là hiện tượng khá phổ biến. Theo hình thức này, bọn buôn lậu thường tìm cách lợi dụng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của nhà nước uỷ thác cho một số mặt hàng. sau khi làm song thủ tục hải quan, trong quá trình vận chuyển hàng đến cảng, các đối tượng tiến hành phá kẹp chì, làm giả chì hải quan, thay vào container, gia cố ốc vít bắt tại các chốt liên kết, có trường hợp còn tháo cả cụm khoá có kẹp chì, thay hàng lậu rồi lắp lại như cũ. Với thủ đoạn này mặt hàng dưới danh nghĩa hợp đồng uỷ thác đã bị thay thế bằng các mặt hàng khác. Ngoài ra còn có rất nhiều thủ đoạn buôn lậu tinh vi phức tạp, bằng nhiều cách thức để bọn buôn lậu sử dụng trong hoạt động phi pháp nhằm thu lợi bất chính cho bản thân. 2. Một số hình thức gian lận thương mại phổ biến ở Việt Nam hiện nay 2.1. Gian lận thương mại qua lợi dụng chính sách thuế của nhà nước Trong các hoạt động gian lận thương mại có lẽ hành vi gian lận qua lợi dụng chính sách thuế xuất nhập khẩu là loại hình gian lận đặc thù nhất ở Việt Nam. Vì thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam bao gồm nhiều sắc thuế gộp lại là thuế quan, thuế doanh thu, thuế phụ thu, thuế thu điều chỉnh bình ồn giá. Nên thuế xuất nhập khẩu của chúng ta thường cao như ô tô du lịch, xe máy, rượi bia hàng điện tử...do thuế suất cao nên sự chênh lêch giữa giá phải trả cho việc khai báo đầy đủ, chính xác và xuất trình trung thực cho các cơ quan kiểm tra kiểm soát nhà nước với lợi nhuận kiếm được do gian lận thương mại là rất lớn. Thuế suất là một trong những lĩnh vực hấp dẫn gian thương, điể hình là trong thời gian gần đây việc khai thác sơ hở của luật thuế xuất nhập khẩu, các gian thương đã tìm mọi cách để biến tướng, gây nhầm lẫn trong khai báo mã hàng để gian lận thương mại trốn thuế. 2.2. Gian lận thương mại qua giá hàng hoá xuất nhập khẩu Theo tính toán của chính phủ thất thu thuế qua giá là rất lớn, ước tính thất thu thuế là khoảng 25% trong tổng số thu thuế xuất nhập khẩu. Chống gian lận thương mại qua giá ở nước ta cũng như trên thế giới đang là vấn đề được hải quan các nước đặc biệt quan tâm, vì đây là hoạt động gian lận thương mại tinh vi nhất, khó phát hiện nhất. 2.3. Gian lận thương mại trong việc khai báo sai số lượng trọng lượng, phẩm cấp của hàng hóa xuất nhập khẩu. Đây cũng là hình thức gian lận thương mại xuất nhập khẩu khá phổ biến ở Việt Nam. Cácchủ hàng thường lợi dụng chính sách thông thoáng, mở cửa của nhà nước thông qua việc cải cách thủ tục hành chính trong ngành hải quan bằng các biện pháp đơn giản hoá các thủ tục này. do đó đã tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu, giải phóng hàng hoá tại cửa khẩu. Các cửa khẩu với lực lượng có hạn, trình độ cán bộ còn hạn chế trong khi đó lượng hàng hoá luân chuyển qua cửa khẩu ngày càng lớn, các lực lượng hải quan không thể kiểm soát chi tiết từng lô hàng được. đây cũng là nguyên nhân để bọn gian thương lợi dụng bằng các thủ đoạn như khai một phần, khai không đúng. 2.4. Gian lận thương mại qua việc cố ý xác định sai xuất xứ hàng hoá. Xác định xuất xứ hàng hoá là vấn đề liên quan đến kỹ thuật phức tạp, có vị trí quan trọng, liên quan trực tiếp đến lợi ích quốc gia. Đây là vấn để rất mới mẻ ở Việt Nam. Xuất xứ hàng hoá liên quan đến hai vấn đề chính là: thuế xuất nhập khẩu và chính sách ưu đãi thuế giữa các nước thành viên có quan hệ giành cho nhau. Từ mối liên quan giữa việc xác ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0672.doc