Tài liệu Bước đầu tìm hiểu truyện kể dân gian về các địa danh Nam Bộ: ... Ebook Bước đầu tìm hiểu truyện kể dân gian về các địa danh Nam Bộ
86 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2146 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Bước đầu tìm hiểu truyện kể dân gian về các địa danh Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm tạ và tri ân sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban giám hiệu
Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa Học Công Nghệ-Sau
Đại Học; sự đóng góp quí báu chân tình của PGS. Chu Xuân Diên, GS.Nguyễn Tấn
Đắc, GS.Trần Hữu Tá, TSKH.Đoàn Thị Thu Vân và tập thể Thầy, Cô Khoa Ngữ Văn,
cùng tất cả các bạn đồng học đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn tất luận án.
Tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng biết ơn Tiến Sĩ Khoa Học Bùi Mạnh Nhị, Thầy
đã tận tụy chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận án tốt nghiệp.
Tuy chỉ được nghiên cứu trong thời gian ngắn, nhưng với sự hỗ trợ rất lớn của
Gia Đình, sự giúp đỡ tận tình của quí Thầy Cô và sự cố gắng hết sức mình, tôi đã có
điều kiện tiếp thu được những kiến thức và phương pháp vô cùng quí báu.
Vấn đề của đề tài ít nhiều đã được các nhà nghiên cứu đề cập và gợi ý. Luận
án đã cố gắng kế thừa và hệ thống lại những công trình nghiên cứu trước để bước đầu
tìm hiểu một số đặc điểm thi pháp của truyện kể địa danh Nam Bộ, nhằm tạo tiền đề cho
những nghiên cứu chuyên sâu về sau.
Một lần nữa xin chân thành cảm tạ.
An Giang, tháng 6/2000
Trần Tùng Chinh
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
MỤC LỤC
A. PHẦN DẪN NHẬP Trang
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 5
3. Lịch sử vấn đề 7
4. Đối tượng nghiên cứu 10
5. Phương pháp nghiên cứu 11
6. Đóng góp của luận án 13
7. Kết cấu luận án 14
B. PHẦN NỘI DUNG 16
CHƯƠNG 1: Tìm hiểu vùng đất – nơi hình thành, lưu truyền những truyện kể
dân gian về các địa danh Nam Bộ
16
I. Vùng đất Nam Bộ 16
I.1. Vùng đất Nam Bộ 16
I.2. Địa lý vùng đất 17
I.3. Lịch sử vùng đất 19
I.4. Con người vùng đất 21
I.5. Văn hoá vùng đất 24
II. Con người 26
II.1. Đối đầu với thiên nhiên 26
II.2. Đối đầu với thù trong giặc ngoài 27
II.3. Phác họa chân dung con người Nam Bộ 29
III. Sơ lược về sự hình thành và lưu truyền những truyện kể địa danh Nam Bộ 31
CHƯƠNG 2: Nhận xét tư liệu 35
I. Nhóm tư liệu sưu tầm 36
I.1. Bộ sách Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam 36
I.2. Truyền thuyết Việt Nam 36
I.3. Huyền thoại về tên đất 36
I.4. Các tư liệu tập hợp các truyện kể dân gian của vùng đất Nam Bộ 37
II. Nhóm tư liệu nghiên cứu 38
II.1. Những tư liệu về xã hội, những sưu khảo về địa danh xưa và nay 38
II.2. Những tư liệu địa lý (Địa chí, Địa phương chí) 40
II.3. Những tư liệu lịch sử 42
II.4. Những tư liệu nghiên cứu địa danh dưới cái nhìn ngôn ngữ học 46
II.5. Một số bài nghiên cứu truyện kể địa danh trên các tạp chí chuyên
ngành
50
CHƯƠNG 3: Bước đầu tìm hiểu những đặc điểm thi pháp của truyện kể địa
danh Nam Bộ
52
I. Phân loại truyện kể địa danh 52
II. Bước đầu tìm hiểu những đặc điểm thi pháp của truyện kể địa danh Nam
Bộ
54
II.1. Cốt truyện 56
1.1. Mô hình cốt truyện của nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người
đấu tranh với thiên nhiên
58
1.2. Mô hình cốt truyện của nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người
đấu tranh chống thù trong giặc ngoài
63
1.3. Mô hình cốt truyện của nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người
với những quan hệ xã hội thế sự đời thường
68
II.2. Thời gian và không gian nghệ thuật 76
2.1. Thời gian và không gian nghệ thuật của nhóm truyện kể địa danh về
đề tài con người đấu tranh với thiên nhiên.
76
2
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
2.2. Thời gian và không gian nghệ thuật của nhóm truyện kể địa danh về
đề tài con người đấu tranh chống thù trong giặc ngoài
79
2.3. Thời gian và không gian nghệ thuật của nhóm truyện kể địa danh về
đề tài con người với những quan hệ xã hội thế sự đời thường
82
II.3. Nhân vật 84
3.1. Nhân vật của nhóm truyện kể điạ danh về đề tài con người đấu
tranh với thiên nhiên
84
3.2. Nhân vật của nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người đấu
tranh chống thù trong giặc ngoài
90
3.3. Nhân vật của nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người với
những quan hệ xã hội thế sự đời thường
96
C. KẾT LUẬN 104
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
E. PHẦN PHỤ LỤC 120
1. Nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người đấu tranh với thiên nhiên.
122
2. Nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người đấu tranh chống thù trong
giặc ngoài. 160
3. Nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người với những quan hệ xã hội
thế sự đời thường. 194
3
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
A. PHẦN DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài:
Nhắc đến Nam Bộ là nhắc đến một vùng đất văn hóa vừa thống nhất so với văn
hóa dân tộc, vừa có những điểm độc đáo riêng mà tộc người Việt cùng các dân tộc anh
em đã gầy dựng trên dưới 300 năm qua. Khắc họa chân dung văn hóa Nam Bộ đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu, nhưng mảnh đất ấy vẫn còn nhiều điều mới mẻ, gợi
nhiều khao khát khám phá, tìm hiểu.
Trong quá trình tiếp cận nền văn hóa dân gian Nam Bộ, chúng tôi lưu ý đến một
mảng truyện kể về địa danh tồn tại bền vững cùng với sự hình thành và phát triển của
vùng đất mới. Mặc cho bao thăng trầm của lịch sử và thử thách của thời gian, mảng
truyện kể dân gian ấy đã tự nhiên tồn tại, lưu truyền và phát triển với những đặc trưng
cơ bản của một loại hình văn hóa dân gian đặc sắc. Các truyện kể đi vào giải thích
nguồn gốc tên đất, tên làng, tên sông, tên núi, tên những vị trí địa lý, địa hình của đất
phương Nam. Những cốt truyện giải thích nguồn gốc kèm theo những địa danh quen
thuộc đã ngân nga lên bao yêu thương trìu mến trong lòng người dân Việt. Thế nhưng,
tập hợp các truyện kể về địa danh ấy lại, khảo sát và nghiên cứu bằng phương pháp
luận nghiên cứu khoa học văn học dân gian, soi sáng từ góc nhìn Folklore học ... vẫn
còn là điều hoàn toàn mới mẻ. Các địa danh cùng tồn tại với một cốt truyện dân gian
tương ứng giải thích nguồn gốc tên gọi vẫn còn là những hạt ngọc nằm vùi trong lòng
phù sa phương Nam chưa ai khai quật và góp nhặt, mài dũa để nó rực rỡ hơn với một vị
trí xứng đáng trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
Sinh ra và lớn lên ở Nam Bộ, ấp ủ những băn khoăn thắc mắc về những địa
danh ở vùng đất mình đang sống, chúng tôi mong có dịp lật những lớp bụi thời gian
chưa dày phủ lên nền văn hóa phương Nam, góp một cái nhìn khoa học khảo sát một
đề tài mà chúng tôi rất đỗi quan tâm. Đó là “Bước đầu tìm hiểu truyện kể dân gian về
các địa danh ở Nam Bộ”.
Trong lúc lựa chọn đề tài cho công trình nghiên cứu khoa học của mình, chúng
tôi không ngại ngần tìm đến vùng quê Nam Bộ, góp nhặt sưu tầm tư liệu và khao khát
đóng góp một cái nhìn mới về những cốt truyện dân gian ẩn nấp đàng sau những địa
danh quen thuộc.
4
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
Thật vui mừng nhưng cũng lắm âu lo. Vui mừng, bởi đề tài địa danh Nam Bộ đã
từng được mổ xẻ và thu hút nhiều công trình nghiên cứu công phu nhưng tất cả chỉ ở
những lĩnh vực như địa danh học, ngôn ngữ học..., khác với góc độ thi pháp học
Folklore mà chúng tôi đang dùng để xác định đối tượng khảo sát của mình. Và âu lo
cũng từ chỗ đó. Gánh nặng của người tìm kiếm, khảo sát, nghiên cứu quả không đơn
giản. Chỉ sợ không đủ tài, đủ lực. Nhưng cái tâm, cái lòng dành cho đất phương Nam
luôn tràn đầy giúp cho chúng tôi tự tin hơn. Trên hành trình khoa học đi tìm cái đẹp lắm
gian nan đầy thử thách này, chúng tôi rất tin tưởng vào sự ủng hộ, động viên, hỗ trợ
nhiệt tình của quí thầy cô, các bậc học giả và bạn bè đồng nghiệp thân kính của mình.
Và chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài này “Bước đầu tìm hiểu truyện kể dân gian về các
địa danh ở Nam Bộ”.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án:
Đề tài này vừa mới, vừa rộng; tuy nhiên, trong giới hạn của luận án,
chúng tôi chỉ mong – và cố gắng – thực hiện các mục đích và nhiệm vụ bước đầu như
sau:
1. Tìm hiểu về vùng đất Nam Bộ – nơi hình thành và lưu truyền
những truyện kể dân gian giải thích nguồn gốc địa danh. Để thực hiện được mục
đích này, chúng tôi đã cố gắng trong chừng mực có thể, sưu tầm những tư liệu
lịch sử, địa lý, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị… về vùng đất này. Đặc biệt là
những công trình biên khảo công phu về Nam Bộ của những học giả đã gắn cả
cuộc đời mình với Nam Bộ, viết về Nam Bộ như cụ Vương Hồng Sển, nhà văn
Sơn Nam, các học giả Huỳnh Minh, Nguyễn Văn Hầu …
2. Lập một phụ lục, tập hợp những truyện kể dân gian về nguồn gốc
các địa danh Nam Bộ mà chúng tôi đã sưu tầm được (1). Để thực hiện điều này,
chúng tôi tìm kiếm và chọn lọc từ những tài liệu sưu tầm trong dân gian, những
truyện kể địa danh trong tác phẩm của các chuyên gia sưu tầm văn học dân gian
như Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Hữu Hiếu, Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc
Tường, tập thể khoa Ngữ văn trường Đại học Cần Thơ…
3. Tiến hành phân loại truyện kể địa danh Nam Bộ thành các nhóm
truyện khác nhau để thuận lợi hơn trong quá trình khảo sát: Ở đây, nhiệm vụ khó
khăn là chúng tôi xác định những tiêu chí phân chia sao cho hợp lý mà bao quát
5
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
được truyện kể địa danh Nam Bộ. Để từ đó mới có thể rút ra những hiện tượng
có tính lặp lại (motip) trong các tác phẩm dân gian. Nguồn truyện kể địa danh
Bắc Bộ và cách thức phân loại của các nhà nghiên cứu đi trước là một nguồn
tham khảo quí giá. Đó là các công trình của giáo sư Đỗ Bình Trị, của Trần Thị
An, Nguyễn Bích Hà …
4. Khảo sát các nhóm truyện đã phân loại để bước đầu xác lập
những đặc điểm thi pháp của truyện kể địa danh Nam Bộ như cốt truyện, thời
gian và không gian nghệ thuật, nhân vật. Đây là mục đích chính yếu của luận án
và cũng là một nhiệm vụ hết sức khó khăn vì hầu hết là những tìm kiếm bước
đầu, chắc chắn sẽ tồn tại nhiều điều bất cập. Thực hiện nhiệm vụ này, chúng tôi
tin rằng, ngay cả sai lầm hoặc hạn chế cũng là kinh nghiệm quí báu cho những
công trình nghiên cứu chuyên sâu sau này. Và với mục đích đó, chúng tôi mạnh
dạn đề xuất những ý kiến riêng.
3. Lịch sử vấn đề:
Ơû đây, chúng tôi xin phép nêu vắn tắt phần lịch sử vấn đề vì chúng tôi sẽ trở lại
một cách chi tiết, cụ thể hơn ở chương II - chương Nhận xét tư liệu.
Về tư liệu liên quan đến đề tài, chúng tôi tạm thời phân chia như sau:
A. Nhóm tư liệu sưu tầm:
− Về các công trình sưu tầm chung cho truyện kể dân gian Việt Nam: Hầu như
các nhà sưu tầm bỏ quên mảng truyện kể dân gian về nguồn gốc các địa danh ở Nam
Bộ. Ta thấy sự mất cân đối về tỉ lệ các truyện xuất hiện: Ví dụ: Chỉ có một truyện về địa
danh Nam Bộ trong tổng số năm tập “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”(7). Tương tự
như thế là 2/100 trong “Truyền thuyết Việt Nam” (86), 5/68 trong “Huyền thoại về tên
đất” (104).
− Về các công trình tập hợp riêng truyện kể dân gian Nam Bộ: Các nhà sưu
tầm có chú ý đến mảng truyện kể địa danh nhưng không có sự phân loại rõ ràng. Vì thế
mảng tư liệu này nằm lẫn lộn trong những truyện kể dân gian khác. Và cho đến nay, vẫn
chưa có một công trình sưu tầm nào dành riêng cho một sự tập hợp các truyện kể địa
danh Nam Bộ.
6
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
B. Nhóm tư liệu nghiên cứu:
− Những tư liệu xã hội, những sưu khảo về địa danh xưa và nay:
Những công trình này hoàn toàn chưa xác định con đường đi sâu nghiên cứu địa
danh dù là ở góc độ nào. Vì thế, các tác giả viết về các địa danh một cách sơ lược theo
kiểu điểm danh địa danh, mà không hề có chủ đích sưu tầm cũng như nghiên cứu
truyện kể địa danh.
− Những tư liệu địa chí:
Như tên gọi, các công trình địa chí là những công trình nghiên cứu tổng hợp về
nhiều lĩnh vực ở một địa phương nào đó. Sự xuất hiện không nhiều của một vài truyện
kể địa danh – kể cả ở phần phụ lục – được coi như những tài liệu sưu tầm chưa tập
trung
− Những tư liệu lịch sử:
Phần tư liệu này, chủ yếu, nhìn địa danh ở góc độ địa bạ, hành chính, nhằm xác
định địa danh ở một độ lùi lịch sử nhất định và góp phần so sánh địa danh (Tên Hán và
tục danh, truyền thuyết và lịch sử…). Dù không đi vào nghiên cứu địa danh nhưng các
tư liệu này lại giúp ích cho công việc nghiên cứu địa danh – dù ở góc độ nào. Và đặc
biệt chúng có ý nghĩa với việc khảo sát vùng đất – nơi hình thành và lưu truyền những
truyện kể địa danh.
− Những tư liệu nghiên cứu địa danh dưới cái nhìn ngôn ngữ học:
Những công trình này tiếp cận gần hơn với việc nghiên cứu địa danh. Tuy nhiên,
vì góc độ nghiên cứu vốn đã khác nên việc xác định đối tượng nghiên cứu cũng hoàn
toàn khác. Đi sâu tìm hiểu, ta nhận thấy các công trình này đã khảo sát địa danh bằng
sự hỗ trợ đắc lực của từ nguyên học – truy nguyên nguồn gốc từ ngữ địa danh, chứ
không phải truy nguyên một truyện kể giải thích nguồn gốc địa danh.
Một bên là tìm ra mối quan hệ giữa cái vỏ ngôn ngữ và ngữ nghĩa. Một bên là
tìm ra sự liên hệ giữa địa danh và một chi tiết, sự kiện, nhân vật nào đó trong cốt truyện
giải thích địa danh. Vì vậy, những công trình này chỉ có thể được coi như những tư liệu
tham khảo khi nghiên cứu địa danh dưới góc nhìn Folklore học.
− Một số bài nghiên cứu truyện kể địa danh trên các tạp chí
chuyên ngành:
7
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
Đáng chú ý hơn cả trong phạm vi tư liệu được đề cập là những công trình
nghiên cứu này. Đây là những công trình chỉ được công bố rải rác, không liên tục và
chưa thành một hệ thống chuyên đề trên các tạp chí chuyên ngành.
Xét về mặt lịch sử vấn đề, những công trình nêu trên như những viên gạch đầu
tiên đặt nền móng cho việc nghiên cứu địa danh – từ việc xác định đối tượng là những
truyện kể dân gian giải thích nguồn gốc địa danh. Tuy nhiên, những công trình nêu trên
chỉ giới hạn phạm vi khảo sát ở những truyện kể địa danh Bắc Bộ và Trung Bộ. Mặc dù
vậy, đây vẫn là những đóng góp rất quan trọng và có ý nghĩa trong việc khai mở một
hướng đi, một hướng nghiên cứu mới cho đề tài của chúng tôi.
Như vậy, về đề tài tìm hiểu truyện kể dân gian giải thích nguồn gốc về các địa
danh ở Nam Bộ, chưa có một công trình nào trước đó đặt vấn đề nghiên cứu một cách
có hệ thống. Kể cả đối với truyện kể dân gian Nam Bộ nói chung.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu trong luận án này là những truyện kể dân gian về các địa
danh Nam Bộ. Trong một số bài nghiên cứu về địa danh dưới góc độ Folklore học,
chúng tôi nhận thấy một số nhà nghiên cứu có dùng thuật ngữ “Truyền thuyết địa danh”
(32 và 120). Tuy nhiên, khi khảo sát các tư liệu sưu tầm được, có một thực tế là có
mảng truyện giải thích khá hoang đường về sự hình thành địa danh, có mảng truyện lại
gắn liền với các nhân vật, sự kiện lịch sử, lại có mảng truyện thiên về chuyện thế sự đời
thường. Xét thấy ranh giới giữa thần thoại, truyền thuyết lịch sử và cổ tích không có sự
phân định rõ ràng trong các tác phẩm dân gian giải thích nguồn gốc các địa danh Nam
Bộ nên chúng tôi lạm nghĩ thuật ngữ “Truyện kể dân gian về các địa danh ở Nam
Bộ” - mà chúng tôi xin được phép gọi tắt là "Truyện kể địa danh Nam Bộ" – là một
thuật ngữ phù hợp và bao hàm đối tượng nghiên cứu của luận án này.
- Đây là những truyện kể dân gian về địa danh Nam Bộ. Nói một cách đầy đủ
hơn, đó là những truyện kể dân gian giải thích về nguồn gốc các địa danh Nam Bộ.
Chúng ra đời, lưu truyền và tồn tại như một chỉnh thể nghệ thuật, có cốt truyện, có
không gian và thời gian nghệ thuật và có nhân vật, sự kiện (79).
- Địa danh không có cốt truyện(1) không phải là đối tượng cũng như phạm vi
nghiên cứu của luận án này.
8
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
- Những địa danh có cốt truyện phải là những địa danh xuất hiện ở Nam Bộ và
về những địa danh ở Nam Bộ – đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Gọi một
cách ngắn gọn là "Truyện kể địa danh Nam Bộ".
- Cuối cùng, giới hạn của thuật ngữ "địa danh" xin được hiểu rằng đó là tên gọi
của vùng đất (gắn với địa hình của: núi, non, hòn, gò, vồ, cù lao, sông, rạch, kinh,
mương, ao hồ, vũng, bàu, đìa, đồng, bưng, bãi...), là tên gọi của một đơn vị hành chính
(tỉnh, huyện, vùng, làng, xã, ấp, chợ...) và kể cả các công trình phúc lợi (cầu, cống,
đập...) và những di tích văn hóa tín ngưỡng trong nhân dân (đình, chùa, miếu, mạo...)
mà tên gọi của công trình, di tích ấy đã trở thành tên gọi chung được xác định, khoanh
vùng, hay nói cách khác là chúng trở thành một địa điểm đánh dấu địa danh.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Cơ sở lý luận làm nền tảng cho luận án là phương pháp luận nghiên cứu văn
học dân gian, trong đó người viết có sử dụng các thuật ngữ của khoa nghiên cứu văn
học đã được giới thuyết và thay đổi cho phù hợp với việc nghiên cứu văn học dân gian.
Bên cạnh đó, thi pháp học cấu trúc (40) cũng được dùng để soi sáng các đặc điểm thi
pháp của truyện kể địa danh Nam Bộ.
Ngoài ra là những phương pháp quen thuộc trong nghiên cứu khảo sát:
− Phương pháp so sánh lịch sử và loại hình: Người viết đặt các truyện địa
danh Nam Bộ vào bối cảnh lịch sử xã hội khi nó ra đời để tìm ra những qui luật khách
quan chi phối sự phát triển của nó. Đồng thời có sự phân biệt vùng văn hóa đồng bằng
sông Hồng và vùng văn hóa đồng bằng sông Cửu Long để tìm ra những sự khác biệt cơ
bản, sự ảnh hưởng tác động qua lại của hai vùng văn hóa nói chung và truyện kể địa
danh nói riêng.
− Phương pháp thống kê hệ thống: Người viết tóm tắt tất cả các truyện kể địa
danh sưu tầm được, đồng thời khảo sát, phân loại và mô hình hóa các cốt truyện, thời
gian và không gian, nhân vật để tìm ra những hiện tượng lặp đi lặp lại có tính hệ thống.
Cuối cùng rút ra các đặc điểm thi pháp.
− Phương pháp phân tích – đối chiếu: Không chỉ phân tích các truyện kể,
người viết còn đối chiếu với các thể loại khác của văn học dân gian như thần thoại, cổ
9
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
tích, truyền thuyết lịch sử... để từ đó thấy rõ sự khác biệt, mối quan hệ, góp phần tìm
hiểu phát hiện những đặc điểm nổi bật của thi pháp truyện kể địa danh.
− Phương pháp sưu tầm và thẩm định tư liệu: Tập hợp, chọn lọc sắp xếp
nguồn tư liệu truyện kể địa danh Nam Bộ. Và trong điều kiện cho phép, người viết đã
thẩm định một số tư liệu ở địa phương. Đồng thời xác định cái "cốt dân gian" trong
những truyện kể có tồn tại dị bản và cả những truyện đã được nhào nặn qua tay người
sưu tầm.
− Trình tự nghiên cứu:
+ Đi vào những vấn đề cơ bản:
Xác định đối tượng ( sưu tầm, chọn lọc).
Phân loại tư liệu (sắp xếp, hệ thống).
Tìm hiểu vùng đất (tham khảo).
+ Nghiên cứu các đặc điểm: Bằng cách sử dụng khai thác một cách hiệu
quả các phương pháp đã nêu
− Đảm bảo các nguyên tắc khi nghiên cứu:
Am hiểu vùng đất – nơi sản sinh và lưu truyền truyện kể địa danh.
Phân loại thành các nhóm truyện theo một tiêu chí hợp lý.
Bám sát văn bản truyện kể – đặc biệt là cái "cốt dân gian"
Chú ý những hiện tượng mang tính lặp lại hoặc những hiện tượng
xuất hiện với tần số cao, với một tỷ lệ đáng lưu ý.
6. Đóng góp của luận án:
Thứ nhất, lần đầu tiên chúng tôi tập hợp lại, dù chưa thể đầy đủ tất cả, các
truyện kể địa danh liên quan đến vùng đất Nam Bộ mà chúng tôi chọn lọc từ nhiều tư
liệu sưu tầm. Điều này tạo cơ sở tư liệu cần thiết cho những công trình nghiên cứu khác
về truyện kể địa danh. Sự phân chia truyện kể địa danh Nam Bộ thành nhiều nhóm
truyện cũng nhằm nêu lên một tiêu chí phân loại khác để làm phong phú hơn những
cách thức phân loại đã có.
10
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
Thứ hai, luận án dành hẳn một chương để tổng kết lại quá trình sưu tầm và
nghiên cứu về địa danh và truyện kể về địa danh ở Việt Nam để người đọc có cái nhìn
bao quát về lịch sử vấn đề
Thứ ba, để góp phần làm rõ diện mạo của một thể loại văn học dân gian Nam
Bộ, luận án đã bước đầu tìm hiểu những đặc điểm thi pháp nổi bật và một số hiện
tượng có tính lặp lại trong truyện kể địa danh Nam Bộ. Từ đó, luận án tạo tiền đề cần
thiết cho những công trình nghiên cứu có cùng đề tài tiếp theo để đóng góp một phần
nhỏ vào tiến trình nghiên cứu văn hóa dân gian Nam Bộ vốn còn mới mẻ nhưng đã đạt
nhiều thành tựu đáng khích lệ.
7. Kết cấu luận án:
Luận án chia làm 3 phần:
Phần Dẫn Nhập 11 Trang
Phần Nội Dung: Gồm 3 chương: 87 Trang
Chương 1: Tìm hiểu vùng đất – nơi hình thành, lưu truyền những truyện
kể dân gian về các địa danh ở Nam Bộ (18 trang).
Chương 2: Nhận xét tư liệu (17 trang).
Chương 3: Bước đầu tìm hiểu những đặc điểm thi pháp của truyện kể địa
danh Nam Bộ (52 trang).
Kết Luận: 5 Trang
Ngoài ra, luận án còn có:
Phần danh mục tài liệu tham khảo 11 Trang
Phần phụ lục 148 Trang
11
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
TÌM HIỂU VÙNG ĐẤT – NƠI HÌNH THÀNH, LƯU TRUYỀN NHỮNG TRUYỆN KỂ
DÂN GIAN VỀ CÁC ĐỊA DANH Ở NAM BỘ
I. VÙNG ĐẤT NAM BỘ
I.1 Vùng đất Nam Bộ:
Men theo dải đất hẹp kéo dài một bên là Trường Sơn sừng sững, một bên là
biển Đông uốn khúc, đi về phía Nam, chợt vỡ ra một vùng đất rộng: Vùng cao với
phù sa cổ nằm trên lưu vực sông Đồng Nai. Vùng thấp giang ra đón lấy từng luồng
phù sa mới của hạ lưu dòng Cửu Long– dòng sông khởi hành ở Tây Tạng đổ ra
Nam Hải kết thúc cuộc hành trình.
Vùng đất ấy là một phần hậu cứ quan trọng của xứ Đàng Trong cũ để nhà
Nguyễn đối phó với họ Trịnh ở bên kia sông Gianh. Nằm ở phía Nam nên được
mệnh danh là vùng đất phương Nam – nơi những người thuở nào mang gươm đi
mở cõi. Và trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, địa giới và tên gọi của vùng đất này có
nhiều sự đổi thay.
Đầu tiên, vào năm 1698 (65,20), khi bắt đầu có tổ chức hành chính ở đây, bãi
phù sa phương Nam này được gọi là phủ Gia Định và cứ nở dần ra rộng hơn trong
quá một thế kỷ.
Năm Gia Long thứ 1 (1802) và thứ 7 (1808) lại hai lần đổi từ “Trấn Gia
Định” rồi “Thành Gia Định”. Bấy giờ, “Thành Gia Định” có năm trấn: Biên Hòa,
Phiên An, Định Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên.
Đến năm Minh Mạng thứ 15 (1834), tên gọi vùng đất lại đổi thành “Nam Kỳ”
với 6 tỉnh – còn gọi là “Nam Kỳ lục tỉnh” (100,477). Đó là Biên Hòa, Gia Định,
Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Tên này được dùng cho đến thời kỳ
Pháp thuộc.
Tuy nhiên, trong lối nói quen thuộc của dân gian khoảng vài trăm năm trở lại
đây, các tên “Nam Bộ” đã trở nên phổ biến và có một sức sống riêng đi theo một độ
dài lịch sử nhất định cùng bao thăng trầm của vùng đất mới.
Vì lẽ đó, trong luận án này, chúng tôi xin gọi khái niệm “Nam Bộ” như một tên
gọi gần gũi bởi nó không chỉ biểu nghĩa cho một khu vực địa lý cực kỳ trọng yếu mà
15
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
còn biểu cảm cho những yêu thương trân trọng của hàng triệu triệu trái tim dành cho
mảnh đất phương Nam.
I.2 Địa lý vùng đất:
Nam Bộ hiện nay, nếu tính theo độ cao so với mặt biển thì có hai vùng: vùng
cao và vùng thấp. Còn dựa vào hai dòng sông lớn chảy tràn vào, lại có Đông Nam
Bộ – trên lưu vực sông Đồng Nai – và Tây Nam Bộ là toàn bộ lưu vực sông Cửu
Long.
Lưng dựa vào những đồng bằng nhỏ hẹp và vùng núi non cực Nam Trung
Bộ, mặt ngạo nghễ hướng thẳng ra phía biển Đông, mảnh đất này cứ lấn dần ra
biển. Vùng đất Nam Bộ cứ thế mà tồn tại với bao tác động của thời tiết, khí hậu để
kiến tạo định dạng địa hình riêng biệt của mình.
Trước khi người Việt đặt chân đến đây, vùng đất Nam Bộ hãy còn là một
miền đất hoang vu hiểm trở.
Sử Trung Quốc còn lưu lại những dòng ấn tượng của một vị quan đời
Nguyên - Châu Đạt Quan trong “Chân Lạp Phong thổ ký”(88,24) để ta hình dung ra
Nam Bộ ngày nào. Từ góc nhìn của những chuyến thuyền rong ruổi từ biển Đông
ngược Cửu Long Giang, Nam Bộ hiện ra với “những bụi mây dài, cây to, cát
vàng, lau sậy trắng” ở hai bờ. Những chòm cây rậm rạp của những khu rừng thấp
làm chổ ẩn nấp lý tưởng cho chim chóc và muông thú . Cảnh tượng hoang dã ấy còn
được chấm phá, điểm xuyết thêm hình ảnh của hàng ngàn con trâu rừng họp từng
bầy trên những cánh đồng cỏ lúa bạt ngàn.
Khác với vùng đất cao ráo dễ làm ăn (65,8), nguồn lợi nhiều tôm cá biển hồ ở
phía trên (là lãnh thổ Campuchia hiện nay), Nam Bộ thuở ấy còn hoang vu lắm.
Không mỏ vàng, mỏ bạc, không đậu khấu trầm hương tơ lụa hồ tiêu, vùng đất cứ thế
mà phơi ra sự hoang sơ, thâm u, nê địa của mình.
Những giồng đất cao ráo hiếm hoi ở cánh sông Tiền thì phần lớn đất đai vẫn
còn là rừng rậm đầy thú dữ. Những vùng trũng gần sông Hậu thì sình lầy bùn đọng
quanh năm làm muỗi mòng rắn rết sanh sôi nảy nở (61,9). Nam Bộ có vùng toàn
nước mặn, nước phèn, có vùng thì tràn trề nước ngọt; nơi ngập lụt sình lầy quanh
năm suốt tháng, nơi cao ráo màu mỡ phì nhiêu; chỗ có thể canh tác ruộng vườn,
chỗ thì hoang vu cỏ lát, cỏ năn...
Khí hậu, thời tiết ở Nam Bộ có khác biệt với miền Bắc. “Gia Định thành
thông chí” ở mục Tinh dã chí (17,16), Trịnh Hoài Đức có chép: "Cuối mùa xuân
mới bắt đầu mưa, đến hè là mùa mưa, thu hay mưa rào, nhiều khi mưa to như
đổ nước nhưng chỉ trong một, hai giờ thôi, rồi ráo tạnh ngay. Cũng có khi mưa
16
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
dầm một, hai ngày mà không có cái khổ liên miên đến hàng tuần, hàng tháng”.
Thiên tai tuy không thường xuyên nhưng cũng đã từng xảy ra nhiều năm và cho
từng vùng. Ngập lụt hạn hán thì đến theo chu kỳ. Nắng có lúc đổ sao, mưa cũng có
khi thúi đất. Nên đôi khi sau những lúc nắng khô ruộng nẻ thì mưa giông kèm sấm
sét. Thiên nhiên tha hồ “diễu vũ giương oai”. Hòa với mùa nước đổ, đồng cỏ bát
ngát trở thành biển nước mênh mông (65,10).
Cùng với bước chân đi khai hoang mở đất, cả nơi giồng cao lẫn vùng trũng
thấp đều được con người bắt tay chinh phục. Thế là cùng với địa hình tự nhiên của
“sông sâu nước chảy”, “phù sa trầm tích” lâu năm tạo giồng cao, của bùn lầy nước
đọng nơi đất thấp, của doi vịnh cù lao khi lở khi bồi; con người đã tích cực, sáng tạo
cải tạo địa hình làm vùng đất đổi thay. Trong các thành quả lao động của con người,
phải kể đến hệ thống rạch, kinh, mương, lạch,... chằng chịt và dày đặc, như hệ thống
chân rết len lỏi khắp thôn cùng xóm tận, hang sâu ngõ thẳm, đồng vắng bưng xa.
I.3 Lịch sử vùng đất
Theo nhiều nhà sử học, khảo cổ học, vào những năm đầu công nguyên, vùng
đất Nam Bộ này là một vùng dân cư văn hóa đặc sắc với vương quốc Phù Nam,
Văn hóa Óc Eo, vùng tranh chấp giữa vương quốc Champa và Chân Lạp (100,523).
Trong “Địa chí văn hóa Thành Phố Hồ Chí Minh” (18), các nhà nghiên cứu
cho rằng: “Vùng đất Phương Nam này đã diễn ra quá trình hoang hóa mà nguyên
nhân trực tiếp và gián tiếp là do những chuyển biến trong cơ cấu dân cư, sự
không thích ứng với những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa dưới thời Chân
Lạp, tình trạng chiến tranh liên miên giữa Chân Lạp và Champa trên địa bàn
Trung Nam Bộ và Đông Nam Bộ”.
Thời gian trước khi có lưu dân Việt đến đây, vùng đất này đã có các cư dân
Khơ me và các dân tộc ít người sống lẻ tẻ rải rác trên các giồng đất cao, các vùng
đồi núi, nhưng không đáng kể. "Do đó Sài Gòn – Gia Định vẫn là đất tự do của các
dân tộc và hầu như vô chủ, là đất hoang nhàn cả về kinh tế lẫn chủ quyền”
(18).
Như trên đã dẫn, thế kỷ XIII, Châu Đạt Quan khi đi sứ Chân Lạp đã ghi nhận
thời khai sơ của vùng đất này như sau: “Bắt đầu vào Châu Bồ (vùng biển Vũng Tàu
ngày nay – chú thích ND), gần hết cả vùng là bụi rậm của rừng thấp, những
cửa rộng của con sông lớn chảy dài hàng trăm dặm, bóng mát um tùm của
những gốc cổ thụ và cây mây dài tạo thành những chỗ trú xum xuê. Khắp nơi
vang tiếng chim hót, thú kêu. Vào nửa đường trong sông, thấy những cánh
17
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
đồng hoang không có một gốc cây. xa nữa, tầm mắt chỉ thấy toàn cỏ cây đầy
rẫy...” (88,24).
Trong “Phủ biên tạp lục”, Lê Quý Đôn chép rằng: "Từ cửa biển Cần Giờ, Sài
Rạp, Cửa Tiểu, Cửa Đại trở lên toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm”. (15,6,345).
Những bậc tiền hiền khai khẩn người Việt đã có mặt ở đó từ rất sớm, không
ngừng khai hoang mở đất, lập làng dựng ấp.
Năm 1679, những di dân người Hoa xuất hiện ở Cù Lao Phố, Biên Hòa và
sau đó là cửa biển Mỹ Tho.
Và năm 1698, chúa Nguyễn cử Thống Suất chưởng cơ Lễ Thành Hầu
Nguyễn Hữu Cảnh đem quân đi đánh Cao Miên. Ông lấy đất Đồng Nai, Gia Định
màu mỡ đặt làm hai huyện Phước Long và Tân Bình, lập hai dinh Trấn Biên và
Phiên Trấn. Đất đai mở rộng ngàn dặm, dân số được hơn bốn vạn hộ. Vậy là năm
1698 đã trở thành dấu mốc chính thức chứng nhận sự tồn tại của một vùng đất dù
chưa có bề dày lịch sử, nhưng cũng là một đơn vị hành chính, một phần ruột thịt của
lãnh thổ Việt Nam.
Đến năm 1715, Mạc Cửu mở mang thêm vùng đất Hà Tiên, cùng với người
Khơ me bản địa chinh phục thiên nhiên và định kế lâu dài (100,460).
Cứ thế, vùng đất ấy đã ra đời, tồn tại và trưởng thành để trở thành vùng đất
Nam Bộ ngày nay.
I.4 Con người vùng đất
Có mặt ở Nam Bộ, những di dân người Việt từ miền Trung, Bắc đã khăn gói
đi vào vùng Đồng Nai Gia Định theo hai cách (81,178):
Một là, họ tự động đi lẻ tẻ, đơn thân độc mã hoặc cả gia đình bầu đoàn thê
tử. Có trường hợp, người khỏe mạnh đội trời đạp đất đi trước, rồi khi đã ổn định
phần nào cuộc sống ở vùng đất lạ, mới đón gia đình, họ hàng tới sau. Cũng có khi
huynh đệ kết nghĩa, gia đình kết thân thành nhóm, thành đoàn cùng lên đường, dấn
thân vào cuộc phiêu lưu mạo hiểm chỉ với cái búa, lưỡi cày, tấm lưới.
Hai là, họ tham gia vào các đợt di dân khẩn hoang do triều Nguyễn đứng ra
tổ chức đôn đốc khuyến khích và bảo trợ.
Ta có thể nói rõ hơn ở cả hai trường hợp này:
Theo “Đất Gia Định xưa”, nhà nghiên cứu Sơn Nam đúc kết rằng phần lớn
những người di dân là những cư dân miền Trung sống dưới chế độ quân quyền
18
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
Chúa Nguyễn tham ô hà khắc, lâm vào cảnh “mười dê đến chín người chăn”,
"nghèo khổ thất nghiệp rất là đáng thương” (Nguyễn Cư Trinh) (65,16).
Vùng đất xa lạ mà cũng không kém phần hoang dã khắc nghiệt kia không
phải là thiên đường nếu không muốn nói là ác mộng cho những cư dân mới đã từng
quen phong thổ xứ sở miền Trung. Nhưng dẫu sao ở đây, cái ác liệt của thiên nhiên,
của thú dữ cũng không đáng sợ bằng nanh vuốt của tập đoàn phong kiến chúa
Nguyễn áp bức tàn bạo. Vì lẽ đó, di dân vào Nam cũng không hề giảm – nhất là ._.từ
nửa cuối thế kỉ XVIII.
Nhưng bên cạnh đó, và sau đó, xác định được vùng đất rộng lớn mênh mông
tiềm ẩn nhiều tài nguyên giàu có, triều đình chúa Nguyễn vừa là nguyên nhân không
có ý thức đưa đẩy dân Việt di cư vào Nam, vừa là một chủ trương có ý thức thể hiện
tầm nhìn xa rộng và chiến lược về vùng đất mới này. Theo chủ trương – mà về sau
được coi là rất đúng đắn này – của chúa Nguyễn, một cuộc di dân khá qui mô, tự
giác trực chỉ “Đất Phương Nam” thẳng tiến.
“Phủ biên tạp lục” – Lê Quý Đôn nói rõ họ Nguyễn chiêu mộ những người
dân “có vật lực”(1) và “có nhân lực”(2) ở xứ Quảng Nam. Họ thu nhận nô tì, điền nô
và đặc biệt là “lưu dân”(3) để làm một cuộc ra quân hùng hậu. Tuy nhiên, tưởng
cũng cần nói qua một số thành phần cơ bản của các lực lượng được chiêu mộ trên
bởi điều này rất quan trọng; nó chi phối và tác động đến tính cách người Nam Bộ
sau này.
Có thể nói thành phần “Lưu dân” là thành phần đông đảo nhất. “Lưu dân” là
những người bị đày đi xa từ 2000, 2500 đến 3000 dặm, lấy kinh đô làm trung tâm.
“Tội lưu” khác với “Tội đồ” ở chỗ vĩnh viễn không được trở về nguyên quán, vì vậy
vợ con, ông bà, cha mẹ có thể đi theo. Nơi đi đày do quan trên định, thường là
những vùng hẻo lánh, ma thiêng nước độc (65,22).
Lúc bấy giờ, vùng đất Nam Bộ ít nhiều thỏa mãn những yêu cầu đó.
Thêm nữa, thành phần điền nô đang cố tìm cách bán sức lao động của mình
để mà sinh sống. Họ là tầng lớp nhân dân nghèo khổ xiêu tán. Nghèo nên phải trốn
thuế, và đất phương Nam trở thành chỗ dung thân.
Nói đến cư dân Nam Bộ không thể bỏ qua vấn đề sự chung sống giữa các
tộc người, điều làm nên diện mạo văn hóa ở đây.
19
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
Trước tiên là người Khơ me. Người Khơ me đã có một quá trình lịch sử lâu
đời ở Nam Bộ. Họ đã có mặt ở đây sinh sống và khai khẩn nhiều nơi ngay khi người
Việt chưa đặt chân tới (một số di tích cùng những giả thiết đáng lưu ý đã xác định
thời gian đó là từ đầu công nguyên trở đi). Chúng ta sẽ trở lại điều này khi tìm hiểu
các lớp văn hóa cổ ở Nam Bộ.
Ở đây, xin nói đến một số đông cư dân tràn xuống từ phương Bắc, đó là
người Hoa, cụ thể là những cư dân miền Nam Trung Hoa. Họ đến trong hai đợt di cư
khá lớn cách nhau cả thế kỷ (64,31). Đợt đầu là đoàn Dương Ngạn Địch và Trần
Thắng Tài. Đợt sau là nhóm Mạc Cửu và Mạc Thiên Tích. Cả hai đều là những cư
dân trung thành với nhà Minh, không phục và muốn tránh né sự đàn áp của triều
đình Mãn Thanh, đã đến hàng phục chúa Nguyễn, phụng mệnh đi về phương Nam
khai phá và định cư ở vùng đất mới. Nhóm Dương Ngạn Địch, Trần Thắng Tài thì
định cư ở Biên Hòa rồi Mỹ Tho, Sa Đéc. Còn nhóm Mạc Cửu thoát về từ Mang
Khảm (đất Khơ me) bởi sự đánh bắt của Xiêm, đã xin đầu phục vào chuá Nguyễn
đến khai khẩn đất Hà Tiên.
Khơ me rồi Việt, Hoa, Chăm... những tộc người, những nguồn di dân khác
nhau đã gặp, nhau sống chung với nhau và tất cả đã tựa lưng nhau để đối đầu với
những gian nan thử thách của vùng đất mới.
I.5 Văn hóa vùng đất
Đất phương Nam là nơi hợp lưu của nhiều lớp, nhiều dòng văn hóa. Từ
những phát hiện của khảo cổ học về gần 100 các di tích cư trú, các thành cổ, các
khu mộ cổ của lớp cư dân đầu tiên, các nhà nghiên cứu cho rằng 4000 ( 5000 năm
trước Nam Bộ – đặc biệt là Đông Nam Bộ, vùng trên của đồng bằng sông Cửu Long
– thực sự là một trung tâm cư dân đông đảo và trù phú.
Dấu vết của một nền văn hóa lâu đời còn sót lại ở kiểu cư trú nhà sàn trên
cột, trên gò nổi, hệ thống thủy đạo, thành đất...
Điều thú vị là nền văn hóa Óc Eo đã từng rực rỡ suốt từ thế kỷ thứ I đến thế
kỷ thứ VII ở đồng bằng sông Cửu Long (111,248). Mặc dù sau này ngành khảo cổ
chứng minh rằng có những dấu vết là những di vật còn sót lại của một số vương
triều khác nhưng vùng đất ấy thời bấy giờ chủ yếu đã tiếp thu mạnh mẽ và sâu sắc
văn hoá Ấn Độ-mà bản thân nền văn hoá ấy đã rất phong phú và đa dạng. Và rồi vì
20
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
một biến động nào đó – đến nay vẫn còn bí ẩn, thời gian đã phủ lên Óc Eo một lớp
bụi dày. Một nền văn hóa kế tiếp phát triển.
Tầng văn hóa này tương đối đa dạng bởi sự hòa hợp văn hóa ngay từ những
giai đoạn đầu của sự hình thành không gian cư trú. Đó là Chiêng, Mạ đặc biệt ảnh
hưởng là văn hóa Khơ me.
Xét về thời gian, Phù Nam, Khơ me rồi sau này là Việt, Hoa, Chăm đã tạo
nên các lớp văn hóa nối tiếp nhau, có khi đan xen nhau.
Xét về không gian, có những vùng văn hóa tiếp giáp nhau, có khi giao nhau,
hòa hợp vào nhau.
Văn hoá Phù Nam (từ thế kỷ I đến thế kỷ VII) rồi đến văn hoá Khơ me (thế kỷ
VII đến thế kỷ XVII) đã tiếp thu mạnh văn hoá Ấn Độ. Nối tiếp là văn hoá Việt với sự
kế thừa văn hoá từ vùng đồng bằng sông Hồng.
Người Hoa có mặt ở miền đất này muộn hơn nhưng cũng kịp để mang theo
và mau chóng hình thành một nét văn hóa độc đáo.
Và sau này là người Chăm. Họ cũng đã trở thành một thành viên không thể
thiếu trong cộng đồng Việt Nam.
Riêng người Việt khi tới đây khẩn hoang lập ấp đã trân trọng và cố gắng “làm
sống lại những nền văn hóa thuộc cổ sử và sơ sử đã lắng sâu dưới lòng đất thấp”
(13). Họ vừa giữ gìn được bản sắc đậm đà của văn hóa riêng mình, vừa ở tư thế
kế thừa, đón nhận, giao lưu văn hóa với các dân tộc người Khơ me, Chăm, Hoa...
để cùng xây dựng một vùng đất văn hóa đặc sắc.
Văn hóa Nam Bộ nằm trong dòng chảy liên tục của nền văn hóa Việt Nam
theo hình thế đất nước từ Bắc xuống Nam. Nó vừa kế thừa những di sản tinh thần,
văn hóa lâu đời của dân tộc, vừa phát huy và tiếp nhận những nhân tố mới từ thực
tiễn lịch sử, sáng tạo nên những nếp sinh hoạt văn hóa mới nhằm đáp ứng những
nhu cầu của đời sống cư dân nơi vùng đất khai phá. Cái gốc bền vững của dân tộc
vẫn được giữ gìn vun đắp, bảo lưu nhưng đồng thời văn hóa Nam Bộ cũng không cố
chấp bảo thủ trong khi tiếp nhận những cái hay, cái đẹp của các cư dân bản địa để
làm phong phú đa dạng thêm kho tàng văn hóa dân tộc (91).
Quá trình khai khẩn đất đai bằng sự cộng sức đồng lòng của nhiều tộc người
khác nhau đã đồng thời tạo lập nên một nền văn hóa phương Nam đặc sắc. Sự khai
phá khẩn hoang trong hòa hợp đoàn kết và đầy tình thân ái ấy đã không hề có sự
21
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
loại trừ cũng như xung đột lẫn nhau về văn hóa giữa người Việt và các tộc người
khác.“Sớm biết thích ứng với hoàn cảnh, thổ ngơi, tận dụng địa lợi, tạo ra nhân
hòa, sáng tạo vượt khó khăn, giao hòa với con người và văn hóa khác mà vẫn
giữ được phong cách của mình là việc mà tổ tiên ta đã làm được từ lúc đầu đi
khai thác vùng đất mới” (65,78).
II. CON NGƯỜI
II.1 Đối đầu với thiên nhiên
“Phủ biên tạp lục” chép rằng: “Những người di cư ra sức chặt phá cây
cối, cắt cỏ rậm và mở mang đất đai thành những vùng đất bằng phẳng, thổ địa
phì nhiêu” (15,4,249).
Những bậc tiền hiền khai khẩn đã đổ bao nhiêu mồ hôi nước mắt và cả máu
xương trong cuộc đối đầu không cân sức với một thiên nhiên còn thâm u hoang dã.
Từ buổi đầu đến đây khai phá, ông cha ta đã ý thức rất rõ quan hệ đối đầu này.
Ban đầu, dân cư còn thưa thớt, số lượng người khai khẩn còn ít, thiên nhiên
vẫn đầy thách thức với những vùng trũng thấp sình lầy, đầy côn trùng, cỏ lác. Đất
đồng, đất trũng ngày trước nhiều sản vật nhưng được che chắn đầy hiểm trở bởi
đường đi lại khó khăn, “tàn hà đái thấp, chiết liễu triêm nê” (Sen tàn nơi ẩm thấp,
khí hậu độc địa, nhánh thủy liễu – tức cây bần – gãy rơi xuống bùn) (Nguyễn Cư
Trinh) (65,16).
Bên cạnh đó còn là thời tiết khí hậu không phải là không khắc nghiệt lại diễn
biến phức tạp khó lường. Mọi sự tiên đoán trước theo chu kỳ không phải lúc nào
cũng chính xác và điều đó đã ít nhiều ảnh hưởng đến những thành quả bước đầu
còn khiêm tốn của ông cha.
Thời tiết vùng nhiệt đới Nam Bộ không chỉ mở lối cho cỏ dại, côn trùng sinh
sôi nảy nở, muỗi mòng rắn rết, đỉa vắt phát sinh mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho
sấu ác tha hồ vẫy vùng nơi sông nước đầm lầy, cọp dữ tự do tung hoành chốn sơn
lâm cây già bóng cả.
Nhưng dù thế nào, cái hoang sơ độc địa đó vẫn không làm thối chí những cư
dân Việt đầy lòng quyết tâm khai hoang lập ấp.
II.2. Đối đầu với thù trong giặc ngoài
Không lùi bước những trở ngại của thiên nhiên, con người Nam Bộ sau này
cũng không lùi bước trước những thế lực đen tối và phi nghĩa.
22
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
Đặt chân tới mảnh đất phương Nam này ở buổi đầu hoang dã, con người đã
mang trong lòng một ý thức của sự phản kháng. Từ bỏ chỗ chôn nhau cắt rốn nơi
quê cha đất tổ vì sự áp bức bóc lột quá mức của tập đoàn phong kiến mục ruỗng
bạo tàn, lưu dân Việt đã ra đi vì phản kháng, vì khao khát cuộc sống tự do. Đến một
nơi đất rộng người thưa mông mênh bát ngát, nơi mà mọi sự ràng buộc trở nên vô
nghĩa, bất lực, những lưu dân Việt ở phương Nam ngay từ buổi đầu đã lập tức tìm ra
nơi đất lành chim đậu. Họ mau chóng hòa hợp với những cư dân cổ xưa có mặt ở
đây nương tựa vào nhau để tiếp tục đối đầu với những thế lực đen tối mới.
Chúng ta không phủ nhận những tác động tích cực của triều đình nhà
Nguyễn đã phát động những người dân có nhân lực, có vật lực hùng hậu vào khai
khẩn. Dù với những chính sách thông thoáng ngõ hầu khuyến khích những lưỡi
phảng khẩn hoang nhưng rõ ràng, cũng không thể chối được rằng, nhà Nguyễn –
sau thời gian đầu khuyến khích đó – sẽ sắp xếp địa bạ hành chính vùng Nam Bộ để
biến nơi này thành một hậu cứ chắc chắn nhằm đối phó với nhà Trịnh trong cuộc
phân tranh.(1)
Những lần đụng độ lặp đi lặp lại đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng của người
dân vô tội. Trải qua thời gian, điều đó không hề mất để trả lại cho dân đen sự bình
yên. Chiến tranh vẫn cứ là nỗi ám ảnh treo lơ lửng trên đầu họ.
Bên cạnh đó, sự phân hóa giai cấp trong nông thôn làm cho vấn đề ruộng đất
được đặt ra gay gắt. Bọn địa chủ giàu có được nuôi dưỡng vào thời các chúa
Nguyễn - dựa vào thế lực kinh tế xã hội, dần dần bao chiếm đất đai, tước đoạt cả
những mảnh ruộng nhỏ bé của người nông dân nghèo khổ...
Mâu thuẫn giai cấp nảy sinh, phát triển gay gắt đeo đuổi truy bức người dân trong
cuộc mưu sinh tồn tại sống còn.
Và còn nhiều lần giao tranh giữa Tây Sơn và tập đoàn Nguyễn Ánh cũng luôn
đặt ra trước người Nam Bộ những thử thách thật sự nghiêm trọng, kéo dài.
Rồi sự xuất hiện của giặc Xiêm xâm lược. Chỉ trong vòng sáu thập kỷ của thế
kỷ XVIII, sáu lần quân Xiêm xâm lấn vùng Nam Bộ với bao cảnh máu chảy đầu rơi,
tan da nát thịt, núi xương sông máu... (111,243)
Và bi kịch của trăm năm mất nước vào tay thực dân Pháp mở màn với khúc
dạo đầu đau thương bi tráng cũng cất lên từ vùng đất phương Nam “đi trước về sau”
này.
(1) Tröôùc ñoù, töø 1627 ñeán 1661, Trònh Nguyeãn ñaõ mang quaân ñi ñaùnh nhau ñeán 7
laàn. (A,47,80)
23
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
Đối đầu với chiến tranh – đặc biệt là chiến tranh xâm lược – đã thực sự làm
cho vùng đất này tồn tại và phát triển trong một hoàn cảnh bất thường. Con người
phải đối đầu với nghịch cảnh ấy bằng những cuộc đấu tranh không ngừng từ khi
Pháp nổ súng xâm lược ở Đà Nẵng cho đến khi Pháp thật sự đặt ách cai trị lên miền
Nam và cả nước nói chung.
Mâu thuẫn dân tộc chồng chéo lên những mâu thuẫn về giai cấp bởi bọn
cường hào ác bá tiếp tục được bọn thực dân dung dưỡng đã tha hồ tác quai tác
quái, quấy nhiễu dân lành.
Và vì thế, cuộc đối đầu này quả thật không hề đơn giản.
II.3 Phác họa chân dung con người Nam Bộ
Ra đi từ một vùng đất có nền văn hóa lâu đời của miền Bắc, miền Trung, ra
đi vì những khắc nghiệt của cuộc sống nhiều thăng trầm biến động; những nông dân
nghèo khó nhưng gai góc, những tội đồ bướng bỉnh, những lính thú cứng đầu và cả
những người Hoa không hàng phục... đã hội ngộ cùng nhau ở vùng đất mới.
Thế là trên vùng đất đai bát ngát phì nhiêu, nắng nhiều nước lắm nhưng rừng
cây rậm rạp, đầm lầy lau lách ấy đã chạm khắc nên chân dung người Nam Bộ rất
riêng, rất độc đáo, rất đặc trưng.
Họ vừa có cái nền tảng văn hóa nghìn năm nơi quê cha đất tổ, vừa có những
thích ứng hòa nhập và biến cải thành một đời sống tính cách tâm hồn tình cảm rất
phương Nam. “Thiên nhiên Nam Bộ còn khá rộng rãi và hào phóng với con
người, đã thế ở đây lại không có tâm lý phân biệt người chính cư và người ngụ
cư nên người dân sẵn sàng bỏ đi nơi khác nếu ở nơi cũ, họ cảm thấy không
còn sống được nữa, cả về vật chất lẫn tinh thần” (111,13). Họ sống không bị
ràng buộc, và cũng không bao giờ chấp nhận sự ràng buộc. Điều này còn có nguyên
nhân sâu sa vì tất cả những lưu dân có mặt ở nơi đây đều có chung một mục đích là
khát vọng tự do, khát vọng được giải phóng.
Ngày họ đến đây thuở “phá sơn lâm đâm hà bá” ban đầu, nhà Nguyễn chưa
thể vươn dài bàn tay phong kiến của mình để chế ngự hết đất đai điền thổ. Vì vậy,
họ cảm thấy thực sự được tự do, thực sự được giải phóng, cả trong ý thức:
Trời sinh cây cứng lá dai
Gió lay mặc gió chiều ai chẳng chiều
Cái ý thức vẫy vùng sông nước ấy, cái hùng tâm tráng chí của những con
người không khép mình khuất phục ấy đã được nung đúc trong hoàn cảnh mới
24
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
thành ý chí kiên cường, thành tinh thần bất khuất hiên ngang, thành tâm thế cứng
cỏi ngang tàng quyết liệt và táo bạo. Từ đó, họ không hề lùi bước mà dấn thân chế
ngự thiên nhiên khắc nghiệt, không luồn cúi mà sẵn sàng đương đầu với sức mạnh
của cả những thế lực tối đen phi nghĩa.
Mà Nam Bộ, dù thiên nhiên có ưu đãi thì thuở “tiền sử” của nó cũng là một
nơi “dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua”, cũng là một nơi “muỗi kêu như sáo
thổi, đỉa lềnh tựa bánh canh”. Nói rõ hơn, đó là một nơi thật sự có thử thách, có
đương đầu. Và như trên đã đề cập, thiên nhiên đôi khi lại không đáng sợ bằng
những thế lực bạo tàn. Nam Bộ cũng là nơi thăng trầm sóng gió với bao cuộc đấu
tranh giai cấp gay gắt, những xung đột nội chiến dữ dội, những cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm khốc liệt, kéo dài.
Thế là, người Nam Bộ đã biết kề vai sát cánh, chung lưng đấu cật với nhau
trong một tình tương thân tương ái, giúp đỡ thật lòng và hết mình. Mối dây ràng
buộc giữa họ với nhau – cơ hồ như rất mong manh. Thế nhưng, kỳ lạ thay, mối quan
hệ ấy lại cực kỳ bền vững bởi chữ “Nghĩa” đơn sơ giản dị mà sâu nặng. Nói đến
họ là nói đến những con người “trọng nghĩa khinh tài” với câu..."Kiến ngãi bất vi,
phi anh hùng”. Những Trương Phi (Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung),
những Hớn Minh, Tử Trực (Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu) ngoài đời không
phải là ít. Trước tình cảnh ba họ mười làng, thân tộc máu mủ đơn côi, trước thiên
nhiên còn xa lạ mà ác liệt, trước những "bất bằng" của xung đột giai cấp "chẳng
tha", họ đã thực sự dựa vào nhau, tin nhau, thực lòng với nhau, nhân nghĩa trước
sau với nhau... trong quan hệ bằng hữu, trong tình làng nghĩa xóm, lân gia, lân ấp...
Một vài nét phác họa chân dung - tính cách tình cảm - của người Nam Bộ.
Điều này rất có ý nghĩa để luận án sẽ khảo sát hình tượng nhân vật trong truyện kể
địa danh ở chương sau.
III. SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ LƯU TRUYỀN NHỮNG TRUYỆN
KỂ ĐỊA DANH NAM BỘ
Khi những con người đầu tiên có mặt ở Nam Bộ để bắt đầu công cuộc khai
khẩn vùng đất mới thì lúc bấy giờ văn học dân gian đã định hình và phát triển từ khá
lâu đời ở vùng đồng bằng Bắc Bộ lưu vực sông Hồng.
Sự hình thành và lưu truyền văn học dân gian vùng đất phương Nam nói
chung và những "truyện kể địa danh Nam Bộ" nói riêng một mặt dựa trên sự kế thừa
những gì đã có của truyền thống văn học dân gian dân tộc, mặt khác lại hoàn toàn
25
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
mang những dấu ấn mới mẻ của một vùng đất còn non trẻ. Sự giao thoa giữa cái đã
có và cái chưa có, cái tiếp tục diễn tiến và cái mới khởi thủy, cái đang tồn tại và cái
vừa bắt đầu đã tạo thành một nét riêng của sự hình thành và lưu truyền văn học dân
gian Nam Bộ – đặc biệt là truyện kể địa danh Nam Bộ.
Điều này lý giải vì sao khoảng cách ra đời giữa các thể loại văn học dân gian
- ở đây nhấn mạnh thể tài truyện kể bằng văn xuôi – rất gần nhau, thậm chí cùng
song song tồn tại với nhau.
Các thể loại cơ bản như thần thoại, truyền thuyết lịch sử, truyện cổ tích dân
gian Nam Bộ đều được ra đời và lưu truyền trên dưới 300 năm khi những người Việt
đầu tiên có mặt ở vùng đất này để làm cuộc khẩn hoang.
Dựa vào phần lịch sử vùng đất đã nêu, ta thừa nhận rằng trong kho tàng
truyện kể ở vùng đất mới, tư duy của những cư dân cổ - thuộc các vương quốc khác
- cũng đã để lại ít nhiều dấu ấn qua những câu truyện kể của dân tộc họ. Nhưng
theo tư liệu mà chúng tôi sưu tầm được và sẽ công bố trong phần phụ lục của luận
án này thì số lượng truyện kể xa xưa ấy - tức là những truyện ít nhiều mang màu sắc
của các lớp văn hóa cổ ấy - không phải là nhiều.
Phần lớn các truyện mà cốt truyện, nhân vật, chi tiết, tình tiết của nó đã là
một dấu hiệu khá rõ ràng để xác định thời điểm ra đời. Thậm chí, một số lượng
không nhỏ các truyện còn có cả thời gian vô cùng cụ thể (như ngày... tháng ... năm
nào đó chẳng hạn).
Vậy thì nói về quá trình hình thành và lưu truyền những truyện kể địa danh
Nam Bộ, ta có thể bắt đầu từ điểm xuất phát của những cư dân Việt trên bước
đường khai phá đất phương Nam. Trong tư duy của họ, bề dày văn hóa của một
vùng đất có tuổi đời kéo dài đến cả ngàn năm đã tạo nền tảng hết sức vững chãi và
cũng vô cùng phong phú cho sự hình thành và lưu truyền những tác phẩm dân gian
mới, ở vùng đất mới.
Đến vùng đất này, những điều hoang sơ bí ẩn ở một nơi xa lạ đã kích thích
khao khát khám phá và lý giải những hiện tượng địa hình, tác động của thiên nhiên;
đã tạo cơ hội cho những kỳ tích chinh phục của con người. Nó cũng đánh thức
những ước mơ, khát vọng về cuộc sống, muốn chế ngự thiên nhiên như đã từng
như thế ở thời điểm xa xưa của lịch sử loài người. Và như vậy thì tất yếu, con người
– bằng cách riêng của mình – đã nảy sinh nhu cầu lý giải một cách hồn nhiên và bay
26
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
bổng những kiến tạo tự nhiên của vùng đất ấy, của xóm làng cư trú, sông ngòi ao
đầm núi non, đồng ruộng...
Và cái ý thức chiếm lĩnh thiên nhiên địa hình, cái nhu cầu hành chính sinh
hoạt, giao lưu và đặc biệt là tình cảm gắn bó mật thiết với mảnh đất từ xa lạ đến
quen thân ấy đã thôi thúc họ sáng tác ra một hình thái ý thức đi cùng họ trong suốt
quá trình chinh phục và chế ngự môi trường sinh sống.
Cái vốn văn hóa ở vùng lưu vực sông Hồng trở nên hết sức cần thiết và quan
trọng để đẩy nhanh hơn sự hình thành và lưu truyền những truyện kể dân gian. Sẽ
có nhiều điểm tương đồng và tất nhiên cả những dị biệt trong những cốt truyện được
diễn tả. Cách nhìn và tư duy của dân gian ở vùng đất mới vừa thể hiện sự kiến giải
đầy tưởng tượng trước thiên nhiên bí ẩn vừa là sự tỉnh táo vượt thoát ra phần lớn
những yếu tố hoang đường. Bởi buổi khai sinh cùng thời kỳ niên thiếu của người
Việt cổ dẫu sao cũng đã lùi vào quá khứ. Con người cầm vũ khí bằng đôi cánh tay
gân guốc rắn rỏi dạn dĩ đi vào vùng đất phương Nam đã rất trưởng thành. Có chăng
chỉ là thoáng ngỡ ngàng khi tiếp nhận với quá nhiều điều mới mẻ mà vùng đất văn
vật xứ Đàng Ngoài không còn nữa, hoặc chưa hề có.
Trên chỉ phác họa vài nét sơ lược về sự hình thành và lưu truyền của truyện
kể địa danh Nam Bộ. Chúng tôi sẽ còn đề cập đến cụ thể hơn khi khảo sát các
truyện kể ấy ở phần sau.
27
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
Chương 2
NHẬN XÉT TƯ LIỆU
Trong chương dẫn nhập về lịch sử đề tài, chúng tôi đã điểm qua hệ thống tư
liệu nghiên cứu về địa danh. Tuy nhiên, đề tài cùng vấn đề này đặt ra quả là còn rất
mới mẻ. Thực ra, việc nghiên cứu địa danh không phải là mới. Cái mới là luận án
vạch ra một hướng nghiên cứu về địa danh Nam Bộ dưới cái nhìn Folklore học. Nói
như vậy để thấy rằng các góc độ nghiên cứu trước đây về địa danh hoặc chỉ nhìn ở
góc độ ngôn ngữ học - địa danh học, dân tộc học - phong tục học... hoặc chỉ khoanh
vùng ở những truyện kể địa danh Bắc bộ - nơi có bề dày văn hóa lâu đời khá ổn
định. Từ đó, vô hình trung chưa chú ý đúng mức một mảng truyện đáng kể đã nảy
sinh theo dấu chân những ngày đầu cha ông đi mở đất trong khi mảng truyện ấy
ngày càng phát triển nhiều hơn.
Vì vậy, có thể coi chương II – chương nhận xét tư liệu – như cách mà người
viết muốn cụ thể hóa phần lịch sử đề tài, ngõ hầu có một cái nhìn toàn diện hơn về
quá trình sưu tầm và nghiên cứu truyện kể địa danh.
Trong phần này, để thuận lợi hơn cho việc khảo sát, chúng tôi tạm chia tư
liệu thành các nhóm sau đây:
1. Nhóm tư liệu sưu tầm: Gồm có các truyện kể dân gian về địa danh Nam
Bộ mà chúng tôi sưu tầm và tuyển chọn được.
2. Nhóm tư liệu nghiên cứu, biên khảo. Bao gồm:
- Tư liệu xã hội (Các địa danh xưa và nay).
- Tư liệu địa lý (Sách Địa chí, Địa phương chí).
- Tư liệu lịch sử (Sử sách triều Nguyễn biên soạn).
- Tư liệu địa danh học (Ngôn ngữ).
- Tư liệu nghiên cứu truyện kể địa danh (đăng trên các tạp chí chuyên
ngành).
I. NHÓM TƯ LIỆU SƯU TẦM
I.1 Bộ sách “kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” (7)
Tác giả bộ sách này tỏ ra rất công phu trong cách phân loại, hệ thống các
nhóm truyện. Ta thấy ở chương II của phần thứ 2, sau Nguồn gốc sự vật là Sự tích
33
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
đất nước Việt. Trong mười truyện kể thì, truyện kể dân gian về địa danh Nam Bộ
chỉ có một truyện duy nhất. Đó là Sự tích sông Nhà Bè (truyện Thủ Huồng) (7,388).
Khảo sát tất cả các khảo dị của mười truyện trong phần này cũng không tìm thấy
một bản kể nào khác về một địa danh nào đó ở vùng đất phương Nam.
Trong một bộ sách công phu và giá trị như thế, tỉ lệ như đã nêu, quả là quá
thấp.
I.2 “Truyền thuyết Việt Nam” (86)
Tương tự, trong công trình sưu tầm và tuyển chọn “Truyền thuyết Việt Nam”,
ở phần một, phần Địa danh. chúng tôi đã tổng kết có đến trên dưới 100 truyện
thì chỉ được hai truyện liên quan đến đia danh – di tích Nam Bộ. Đó là truyện Bà
Chúa Xứ (86,69) ở núi Sam Châu Đốc và Bà Đênh (86,158) tức núi Bà Đen ở Tây
Ninh.
Còn lại hơn 90 truyện, phần lớn đều tập trung vào những câu truyện truyền
thuyết về địa danh ở Bắc Bộ và một phần ở Bắc Trung Bộ.
I.3 “Huyền thoại về tên đất” (104)
Có thể coi đây như một công trình đi chuyên sâu sưu tầm và tuyển chọn
những “truyện cổ, truyền thuyết, thần thoại có gắn với tên các địa danh (tên đất,
buôn làng, sông núi…)” (104,5). Công trình này tập hợp 68 “Huyền thoại về tên
đất” mà theo tác giả, khi làm công tác tuyển chọn, đã dựa vào các tư liệu điền dã,
sách báo, các công trình nghiên cứu của các tác giả, tác phẩm (tài liệu tham khảo)
trong nhiều năm.
Thế nhưng, vẫn chỉ có 5 “Huyền thoại về tên đất” ở Nam Bộ xuất hiện. Đó là
các truyện: Truyền thuyết về thác Trị An (104,314), Sự tích Bãi Xàu (104,348), Ao
Bà Om (104,353), Sự tích núi Bà Đen (104,355), Miếu thờ Bà Chúa Xứ (104,358).
Đặt vào tổng thể chung của toàn tập sách, ta thấy tác giả tỏ ra công phu tìm kiếm
tư liệu thiên về các dân tộc ít người ở Việt Nam. Nhưng như vậy, tỉ lệ dành cho các
dân tộc thiểu số ở Nam Bộ như Khơ-Me, Chăm, Hoa,... vẫn còn quá ít.
I.4 Các tư liệu tập hợp các truyện kể dân gian của vùng đất
Nam Bộ:
“Nam Kỳ cố sự “(27), “Nghìn năm bia miệng” (117), “Huyền Thoại miệt
vườn” (110), “Giai thoại dân gian Đồng Tháp Mười” (26), “Văn học dân gian
Đồng bằng sông Cửu Long” (87), “Gò Công cảnh cũ người xưa” (10),...
34
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
Ở các công trình sưu tầm và tuyển chọn nêu trên, quả thật các tác giả có đi
chuyên sâu vào những truyện kể hình thành và lưu truyền trên một vùng đất mới -
đất phương Nam. Thế nhưng đó cũng không phải là những công trình tập hợp riêng
biệt dành cho những truyện kể địa danh. Nói cách khác, những truyện kể địa danh
trong các tác phẩm ấy nằm rải rác, thiếu hệ thống, không được tổng hợp và phân
loại để cho người đọc có một cái nhìn toàn diện, tổng quát chỗ đứng của loại truyện
này trong kho tàng văn học dân gian Nam Bộ.
Chẳng hạn trong “Nam Kỳ cố sự” (Chuyện kể Nam Bộ) (27) các truyện kể địa
danh nằm lẫn lộn trong những truyện khác, không có đề mục phân loại.
Cũng theo một lối sắp xếp chưa được hệ thống theo một mảng truyện địa
danh như thế, công trình hai tập “Nghìn năm bia miệng” (117) là sự tập hợp hòa lẫn
vào nhau giữa truyện kể địa danh và những truyện kể dân gian khác. Công trình
“Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long” (87) thì có tập hợp theo đề mục
khá rõ ràng mảng truyện kể về địa danh nhưng rất tiếc sự tập hợp ấy còn sơ
lược, chỉ với dăm ba truyện mà tiêu chí lựa chọn cũng chưa thuyết phục.
Vì vậy, để thuận lợi hơn trong nghiên cứu, chúng tôi mạn phép các tác giả
trên, xin được chọn lọc và tập hợp lại những truyện kể địa danh Nam Bộ trong
những tác phẩm đã dẫn và trong một số tài liệu khác (gần 100 truyện kể). Phần này
cũng là tư liệu chính để chúng tôi tiến hành nghiên cứu. Để tiện theo dõi và mong
được góp ý chỉ giáo thêm, chúng tôi đặt các truyện này ở phần phụ lục của luận án.
II. NHÓM TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU
II.1. Những tư liệu về xã hội, những sưu khảo về địa danh xưa
và nay :
Ở đây, chúng tôi lưu ý đến bộ sách sưu khảo Xưa và Nay của Ông Huỳnh
Minh - một học giả có nhiều tâm huyết tìm hiểu nghiên cứu vùng đất Nam Bộ qua
các địa phương như: “Kiến Hòa xưa và nay” (59), “Bạc Liêu xưa và nay’ (52), “Vĩnh
Long xưa và nay“ (57), “Gò Công xưa và nay” (55), “Vũng Tàu xưa và nay” (58),
“Sa Đéc xưa và nay” (56), “Gia Định xưa và nay” (54), “Tây Ninh xưa và nay”
(60), “Định Tường xưa và nay”(53)...
Không có tham vọng nhận xét phê bình hay góp ý toàn tập sách, chúng tôi
chỉ tập trung sự quan tâm của mình vào những phần đề cập đến địa danh. Trong mỗi
công trình sưu khảo gắn liền với một tỉnh lúc bấy giờ, tác giả có hẳn một đề mục có
tên gọi “Địa danh" hẳn hoi. Điều này cho thấy nói đến một địa phương nào đó, tìm
hiểu địa danh là điều cần thiết và không thể bỏ qua. Thế nhưng ngay ở phần tưởng
35
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
chừng như rất tập trung này thì những tư liệu về địa danh vẫn còn rất khiêm tốn và
bộc lộ nhiều hạn chế. Rõ nhất là sự sơ lược, “cưỡi ngựa xem hoa”.
Xin điểm qua một công trình tiêu biểu trong bộ sách, quyển “Sa Đéc xưa và
nay” (56):
- Các chợ xưa có tiếng: tác giả chỉ liệt kê tên chợ, không hề đi vào
khai thác, tìm hiểu vì sao có tên như vậy (Ví dụ: Chợ Đất Sét ở tổng An Thạnh
Thương, Chợ Dinh ở tổng An Mỹ, Chợ Cái Sao ở tổng Phong Nẩm...) (56,118).
- Trong khi đó, thuật ngữ “cổ tích” mà tác giả sử dụng, dùng để chỉ
những di tích cổ chứ không phải như một thể loại truyện kể văn xuôi dân gian. Điều
này ít nhiều gây ngộ nhận rằng đó là truyện kể địa danh (Ví dụ: Sự tích Miếu Văn
Thánh (56,124), Sự tích Dinh Bà Đô (56,130) thật ra là giới thiệu di tích Miếu,
Dinh,...).
- Cả tác phẩm viết theo dạng bút ký với những ghi chép tản mạn.
Thỉnh thoảng tác giả có lồng vào những câu chuyện giải thích địa danh nhưng đa số
là những câu chuyện tương đối sơ lược, vừa không đầy đủ vừa thiếu hệ thống
(56,126). Phải chăng tác giả không hề có chủ đích sưu tầm các truyện kể địa danh ?.
Hay như ở công trình “Cà Mau xưa, An Xuyên nay” (50), tác giả Nghê Văn
Lương cũng không hề có ý định đi sâu vào nghiên cứu địa danh nên tài liệu cũng chỉ
là những ghi chép tản mạn về những địa danh mà tác giả sưu tầm được. Đại khái
xoay quanh các vấn đề như vị trí của địa danh, những câu chuyện được lượm lặt
xoay quanh địa danh, những sản vật ở đó và cuối cùng là miêu tả cảnh vật của địa
danh (50,62 và 65).
Chúng tôi không thấy tác giả nêu lên những truyện kể địa danh mà chỉ nhận
xét một cách sơ sài (không có ý định nhìn nhận ở góc độ nghiên cứu khoa học) ba
nguồn lý do hình thành địa danh (50,197). Đó là thổ sản, tên người lập nghiệp và
một kỷ niệm nào đó. Rồi sau đó, mỗi loại, tác giả đưa ra một số địa danh – và chỉ
dừng ở tên gọi địa danh mà thôi – để minh họa. Và không còn gì khác.
Ngoài ra, đây đó trong quyển sách này đã nêu vài chi tiết mang tính nghiên
cứu rất nhỏ, khiêm tốn. Và có thể nói rằng điều đó ít nhiều chỉ soi sáng thêm cho
việc nghiên cứu địa danh học bước đầu (50,57 và 61).
II.2. Những tư liệu địa lý (Địa chí, Địa phương chí):
Hầu hết các tỉnh ở Nam Bộ đều có mỗi tỉnh một quyển “Địa chí”.
36
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
Nằm trong tổng tập địa lý, hình thể, kinh tế và lịch sử Nam Kỳ, những ấn
phẩm của Hội nghiên cứu Đông Dương – các quyển Địa phương chí – đa số đã bị
thất lạc.
Tuy nhiên, trong tay chúng tôi có được quyển “Địa phương chí tỉnh Trà Vinh”
(34). Đứng ở góc độ tìm hiểu địa danh mà nói thì chương I – chương Địa lý hình
thể (Ngữ nguyên học – Miêu tả đại cương) là đáng chú ý hơn cả.
Ở đây, các tác giả dụng công truy nguyên gốc từ Trà Vang. Tuy nhiên, lại ở
góc độ từ nguyên học(1), phần nhắc đến các địa danh chỉ chủ yếu nói về vị trí địa lý,
giá trị kinh tế hoặc ảnh hưởng đời sống, giao thông. Hầu như không đi vào giải thích
tên gọi các địa danh – đặc biệt là nhiều tên kinh rạch gợi không ít suy nghĩ, liên
tưởng về một truyện kể nào đó nấp đàng sau nó (Ví dụ: Rạch Cái Họp, rạch Láng
The, rạch Lọp, rạch Bàng Đa, rạch Cam Son …)
Tương tự, phần nói về chợ cũng chỉ liệt kê tên gọiï mà thôi.
Các công trình “Địa chí” được biên soạn khá công phu sau này cũng thế. Đó
là các quyển “Địa chí Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh” (18), “Minh Hải địa chí” (95),
“Địa chí Bến Tre” (93), “Địa chí Đồng Tháp Mười” (14), “Địa chí Long An” (94) …
Sau các phần I (Tự nhiên và dân cư), phần II (Lịch sử truyền thống đấu
tranh), phầ._.ng Nồng (Chùa Trà Nồng), là chàng Trịnh –
nàng Vải (Núi Ông Trịnh Thị Vải), là vợ chồng người thiếu phụ (Núi Bà Đội
Om), là Xơ-ra-đi-na và Điểu Du (Thác Trị An), là người con gái họ Phạm và
chàng trai họ Nguyễn (Sông Đôi Ma)…
Họ yêu nhau vì sắc, trọng nhau vì tài, gắn bó nhau vì nghĩa. Motip quen
thuộc là:
• Giới thiệu nhân vật: Nàng xuất thân trong gia đình khá giả, quyền thế,
sang trọng. Chàng con nhà nghèo, cơ cực, bần hàn.
• Tình huống gặp gỡ: Hầu hết là hành động “Kiến ngãi bất vi phi anh
hùng”. Chàng ra tay hào hiệp giúp đỡ nàng. Và họ quen nhau, yêu
thương nhau và quyết tâm trao duyên gởi phận, se tơ kết tóc với nhau.
Chàng Trịnh cứu cô chủ Thị Vải đi qua dòng suối lũ (Núi Ông Trịnh Thị Vải),
chàng trai hào hiệp lao ra cứu nàng Phsa-Dek đang gặp nạn (Địa danh Sa
Đéc)...
• Mâu thuẫn phát sinh: Cha mẹ ngăn cấm, cản trở đến cùng (Phản ứng
đôi khi đi đến mức độ tàn bạo).
• Bảo vệ tình yêu: Các nhân vật đều có nhiều phẩm chất tốt đẹp, họ
yêu nhau cũng đẹp, hết lòng. Vì lẽ đó, họ đối đầu với những thế lực cản trở
(mà hầu hết đều là bố mẹ ruột thịt). Mâu thuẫn dâng đến cao trào.
• Kết thúc bi kịch: Những cái chết của đôi trai gái, khi thì cùng tự tử để
phản đối bố mẹ, khi thì cùng chết bên nhau để giữ lời vàng đá. Cũng có khi
cô gái tự vẫn vì người mình yêu đã bị sát hại. Có kết thúc là những cuộc tìm
kiếm vô vọng, rồi hóa kiếp, tái sinh.
1.b. Nhân vật biểu hiện cho cái xấu, cái ác, cái thành kiến tồn tại như
những thế lực cản trở, ngăn cấm những mối tình keo sơn gắn bó ấy: Đó là
84
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
tên chúa đất họ Thạch (Địa danh Sa Đéc), là thầy mo Sang Mô, là tên tộc
trưởng giàu có nhưng độc ác (Thác Trị An) là tên Triệu bị cự tuyệt tình yêu
đâm ra hèn hạ (Ấp Cô Hường), là những bậc làm cha, làm mẹ nhân danh
sự quyền thế và giàu có rẻ rúng kẻ nghèo hèn (trong nhiều truyện kể khác)
Những nhân vật này chỉ đóng vai trò phụ trong truyện kể, tạo thành một
thế lực ngăn cản những mối tình thơ mộng, hạnh phúc của con cái, đơn giản
chỉ vì quan niệm không đúng về giàu nghèo. Họ dùng vũ lực (Địa danh Sa
Đéc), dùng quyền làm cha làm mẹ của quan niệm hiếu đễ nho gia để gây áp
lực ... Và cuối cùng họ phải nhận lấy một cái giá khá đắt là sự ra đi vĩnh viễn
của con cái. Loại nhân vật này nhằm nhấn mạnh thêm rằng cái khao khát
hạnh phúc, khao khát yêu đương là một khao khát chính đáng của con
người. Đó là nỗi niềm thiết tha cháy bỏng trong ước muốn được sống hạnh
phúc của bất cứ người nào, thời nào.
3.3.2. Ở dạng truyện đi vào các tình huống thi tài, ta thấy có hai loại:
Nhân vật thắng cuộc và nhân vật thua cuộc (Giếng Tiên, Ao Bà Om...). Hai
loại nhân vật này được đặt ở hai tuyến đối đầu. Một cuộc tranh chấp thi tài
giữa hai bên nhằm giải quyết một vấn đề nào đó (Dấu ấn phong tục tín
ngưỡng nói riêng và văn hóa nói chung nằm ở đây).
2.a. Nhân vật thắng cuộc: thường là phụ nữ chân yếu tay mềm, không
có sức nhưng có sắc, đặc biệt là mưu trí thông minh và biết cách khai thác
điểm mạnh của mình (Tiên Bà, Bà Om):
• Chỉ huy điều động tiến hành công việc, không coi thường đối phương.
• Dùng mẹo bày tiệc tùng, múa hát vừa quyến rũ vừa đánh lạc hướng.
• Dùng đèn giả sao mai làm trời sáng (motip này khá quen thuộc)
• Phần thắng thiên về người yếu sức nhưng mưu trí.
2.b. Nhân vật thua cuộc: Là người đàn ông cậy sức ỷ tài, ham mê tửu
sắc.
• Làm ít chơi nhiều.
• Ham vui háo sắc.
• Bị đánh trúng điểm yếu nên dễ dàng mắc lỡm.
• Thua cuộc: Chấp nhận giao kèo.
85
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
Truyện ca ngợi trí thông minh, trí thông minh không chỉ mang lại những kết
quả tốt đẹp cho nhân vật mà còn dạy cho kẻ khác một bài học ý nghĩa.
3.3.3. Ở dạng truyện nói về sự tu nhơn tích đức, hướng tốt phục
thiện: ta không thấy hai tuyến nhân vật đối chọi nhau mà chỉ có ba loại nhân
vật như sau:
3.a. Nhân vật thật thà, chất phác, ở hiền gặp lành: Loại nhân vật này
hành động đơn giản (vợ chồng ông Bảy trong truyện Vàm Bảy Vàng làm
nghề xúc tép( nhặt được gạch về lót(sau biết là vàng nên giàu to). Mơ ước
của họ cũng thật bình dị. Đó là được giàu có sung túc ở vùng đất mới.
3.b. Nhân vật ở ác: thấy trước sự trừng phạt dành cho mình nên hồi
tâm, hối cải (Thủ Huồng trong Sự tích sông Nhà Bè và hai tình huống lặp lại
xuống âm phủ( khiếp sợ khi chứng kiến hậu quả nhãn tiền dành cho mình( trở
lại trần gian, thay đổi cuộc sống hầu chuộc lại lỗi lầm). Nhân vật mang màu
sắc tôn giáo (thuyết nhân quả luân hồi). Con người có một niềm tin rằng nếu
sống ác tâm ác đức thì cho dù có chết, trời vẫn không dung, đất cũng không
tha. Qua nhân vật, dân gian nhắn nhủ một lối sống nhân ái tốt đẹp để cộng
đồng tồn tại trong an vui hạnh phúc.
3.c. Nhân vật hư hỏng: chuốc lấy hậu quả ngay trong kiếp này (Hai
Đụng trong truyện Bãi ông Đụng hoang đàng phung phí ăn chơi xa xỉ, lại còn
giết vợ( Cơ nghiệp tiêu tan, lang thang khốn khó và bị nỗi hối hận dày vò đến
chết). Thông điệp nhân vật mang đến cho người đọc đơn giản mà sâu sắc về
lối sống chăm chỉ, cần cù, tích lũy và tiết kiệm. (Phải chăng là lời nhắn nhủ
cho người Nam Bộ làm chơi ăn thiệt, phải biết ăn nhịn để dè, ăn tối lo mai?)
3.3.4. Ở dạng truyện có liên quan đến nhân vật là con vật (mà không
phải truyện cổ tích loài vật), khảo sát, ta thấy
4.a. Những con vật có nghĩa: Con Hổ (Cù lao Ông Hổ), Trâu mẹ-trâu
con (Cù lao Trâu), Cá Ông (Bãi Ông Nam)... Những con vật này đặc trưng cho thú
rừng hoang dã ở phương Nam thuở mới khai hoang. Cách khai thác cũng khá phong
phú. Truyện thì mượn hình ảnh trâu mẹ trâu con thương nhớ nhau đến chết để ca
ngợi tình mẫu tử. Truyện lại ca ngợi trách nhiệm với cộng đồng qua hình ảnh cá Ông
luôn đối phó với bão dông để cứu người gặp nạn. Còn truyện thì làm người đọc rưng
rưng trước nghĩa hổ với người. Nhân vật chính là vật, nhưng đối tượng để gởi gấm
những bài học nhân sinh thì vẫn là con người và tất cả những gì thuộc về con người.
86
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
4.b. Những con vật hóa thân từ người như một lời nhắc nhở, răn đe,
trừng phạt con người. Con rùa (Hòn Rùa), Con Rái (Hòn Rái)…. Nhân vật được
xây dựng theo motip:
• Sống lười biếng, ăn chơi, không quan tâm đến nổi vất vả của người
thân.
• Bị la mắng hay do chán nản( Bỏ nhà ra đi tìm kiếm một nơi nào an
nhàn sung sướng để sống.
• Đến một hòn đảo, gặp yêu hoặc quỉ, phải trả giá cho hành động
ngông cuồng thiếu suy nghĩ của mình.
• Bị hóa thành con vật để mọi người lấy đó răn mình.
Truyện kể địa danh khai thác mối quan hệ thế sự đời thường đã xuất hiện
nhiều những nhân vật rất bình thường của cuộc đời hàng ngày. Các nhân vật đi vào
truyện kể với những mối quan hệ thế sự đan chéo vào nhau hết sức phong phú: Đó
là quan hệ giữa cha mẹ và con cái, quan hệ tình yêu, tình vợ chồng, quan hệ anh em
bạn bè bằng hữu. Và rộng hơn là quan hệ láng giềng, xã hội, cộng đồng...
Cuộc đời của nhân vật trong truyện cũng là cuộc đời của chính con người ở
ngoài cuộc sống với đủ mọi sắc thái tình cảm hỉ, nộ, ái, ố, dục, lạc... Những yêu
thương hạnh phúc, những đố kỵ ghét ghen, những éo le oan trái, những đợi chờ hy
vọng, những trăn trở âu lo... Tất cả làm thành một bức tranh muôn màu, muôn sắc.
Quen thuộc mà đầy hấp dẫn, gần gũi mà hết sức sinh động. Mảng truyện kể này khá
tương đồng với kiểu loại truyện cổ tích sinh hoạt (ở các loại nhân vật).
Ít yếu tố thần kỳ, hoang đường cũng là một đặc điểm đáng lưu ý. Vì vậy,
nhân vật chính hầu như không có nhân vật phù trợ, giúp đỡ. Các lực lượng siêu
nhiên cũng vắng bóng trước những thử thách nặng nề của xung đột truyện. Thế nên,
cho dù nhân vật chính có vì một lý do nào đó – một sự bức hại chẳng hạn – làm cho
chết đi thì cũng không hề có sự hóa kiếp để tiếp tục cuộc chiến đấu đương đầu với
cái ác, cái xấu.
Dấu ấn địa phương trong việc xây dựng hình tượng nhân vật cũng thể hiện
khá rõ:
- Một là, các nhân vật mang tính cách đặc trưng của người Nam Bộ: bộc trực,
thẳng thắn, ngang tàng khí khái. Rất tình nghĩa nhưng cũng rất rạch ròi: Yêu ghét rõ
ràng dứt khoát. Khao khát tự do, yêu tự do. Điều này chi phối sự xây dựng nhân vật,
87
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
mặc dù truyện cổ dân gian tập trung miêu tả nhân vật hành động hơn là nhân vật
tính cách, nhân vật tâm lý.
- Hai là, không phải ngẫu nhiên mà truyện kể địa danh có một phần
đáng kể các nhân vật chính là người Khơ-me. Họ là một phần cuộc sống ở đây. Họ
đã có mặt ở đất phương Nam này rất sớm và vốn văn hóa của họ cũng đã lâu đời
nếu không nói là cổ xưa (Những nàng Chanh – Địa danh Bãi Xàu, Bà Om – Ao Bà
Om, nàng Đênh – Sự tích núi Bà Đen, nàng Phsa –Dek – Địa danh Sa Đéc... là
những minh chứng hoàn chỉnh về hình tượng nhân vật này).
Có nhiều motip truyện giống với truyện dân gian ở Bắc Bộ. Ta đọc thấy lời
khẩn vái của nàng Chanh (Địa danh Bãi Xàu) khi bị vua bức hại truy đuổi sao mà
gần với nàng Mỵ Châu (Truyền thuyết An Dương Vương) đến vậy (Tất nhiên về
“tầm cỡ cốt truyện” thì không thể so sánh. Ta chỉ so sánh cái hình thức motip khi
nàng chứng minh lòng trong sạch của mình sau khi chết: Tóc hóa thành rễ cây gừa,
vú thành trái bần, đùi thành bẹ dừa nước...). Hay hành động bỏ nhà ra đi của người
em sinh đôi, anh thương nhớ em đi tìm (Hòn Trác- Hòn Tài) sao mà giống Sự tích
Trầu Cau là thế. Cũng chị dâu em chồng, cũng hiểu lầm nông nổi, cũng hối tiếc
muộn màng, cũng hóa thân bất tử.
88
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
C. KẾT LUẬN
Tiến trình tiếp cận văn hóa dân gian là một công việc hết sức khó khăn, phức
tạp, công phu, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và tâm huyết. Đi tìm hiểu một nền
văn hóa dân gian ở một vùng đất còn trẻ trong khi chưa có một độ lùi lịch sử nhất
định, lại là một công việc lắm gian nan, nhiều vất vả hơn. Tất nhiên, khi bắt tay thực
hiện đề tài này, ý thức rất rõ điều vừa kể, chúng tôi không thật sự kỳ vọng có một
công trình hoàn chỉnh – dù chỉ là đi vào một mảng “Truyện kể địa danh Nam Bộ”.
Cũng không ảo tưởng rằng mình đã tìm hiểu thật thấu đáo, toàn diện về tiểu
loại này ở vai trò những người tiên phong.
Bước đầu tìm hiểu truyện kể dân gian về các địa danh Nam Bộ, chúng tôi
thấy mảng truyện này có những đặc điểm đáng chú ý như sau:
– Vì là truyện kể địa danh nên yếu tố chính chi phối cốt truyện, thời gian-
không gian nghệ thuật và nhân vật là địa danh ở cuối truyện. Ta thấy mở
đầu truyện luôn là một vùng đất chưa có tên. Sau đó, cốt truyện phát triển
để đi đến kết thúc vì sao vùng đất có tên gọi như thế. Toàn bộ cốt truyện
luôn xoay quanh các yếu tố tạo thành địa danh như tên nhân vật, hành
động, chiến tích của nhân vật, sự kiện , đặc điểm địa hình, đồ vật, con
vật… kết cấu truyện thường ngắn gọn, đơn giản.
– Truyện kể địa danh Nam Bộ thường đậm nét hiện thực, một số gắn chặt
với các sự kiện lịch sử, thậm chí phản ảnh trung thực lịch sử (một số nhà
nghiên cứu còn đặt vấn đề rằng có nên xem đó là truyện dân gian hay
không?) Truyện rất ít được “ảo hoá” bởi hư cấu và tưởng tượng. Yếu tố
hoang đường không phải là yếu tố phổ biến trong các truyện kể.
– Về mặt thể loại, sự gần gũi pha trộn giữa các đặc trưng của thần thoại,
truyền thuyết liïch sử và cổ tích trong các truyện kể đã tạo nên một đặc
điểm riêng biệt, độc đáo-và không kém phần phức tạp-của truyện kể địa
danh Nam Bộ. Một số truyện ảnh hưởng các motip đã có từ truyện kể địa
danh Bắc Bộ và Trung Bộ.
– Quan niệm về nguồn gốc trong ý thức, tâm hồn, tình cảm của dân gian đã
tạo thành một đặc điểm nổi bật khác của truyện kể địa danh Nam Bộ. Đặc
điểm này gợi nhiều vấn đề thú vị về tính chất loại motip nguồn gốc, vai trò
của nguồn gốc (mẩu cổ) và tác động của nó đối với cuộc sống hiện đại
(chúng tôi hy vọng sẽ trở lại điều này trong những công trình chuyênsâu
104
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
về sau). Từ đó, dân gian xây dựng hình tượng nhân vật theo cảm hứng
tưởng nhớ, nuối tiếc, nhắc nhỡ, ca ngợi, tri ân và hiển linh, hiển thánh
hoá nhân vật bằng tên gọi bất tử vào địa danh.
Và một số đặc điểm khác theo đặc trưng từng nhóm truyện.
Tuy nhiên, những đặc điểm được khảo sát và nhận xét ở phần nội dung luận
án chỉ là một số điểm tiêu biểu của mảng truyện phong phú, đa dạng và rất đặc sắc
này.
Nói đến sự phong phú đa dạng của truyện kể địa danh Nam Bộ, ta thấy các
cách thức tiếp cận khác nhau với những tiêu chí riêng đã đưa đến nhiều cách phân
loại khác nhau. Luận án của chúng tôi xác định rõ, tiêu chí để chọn lọc truyện kể dân
gian về địa danh, “yếu tố truyện” là quan trọng. Bên cạnh đó, tiêu chí nội dung đề tài
lại được dùng để phân loại thành ba nhóm truyện kể như đã nêu. Sự phân chia này,
xét cho cùng, chỉ mang tính tương đối nhưng lại rất cần thiết cho việc khảo sát của
chúng tôi.
Từ đó, luận án này của chúng tôi đã cố gắng thực hiện được những việc sau
đây:
Thứ nhất, từ việc sưu tầm, chọn lọc những truyện kể địa danh, giúp cho mọi
người tìm hiểu tận tường hơn vùng đất Nam Bộ, môi trường hình thành cũng như
diễn xướng của mảng truyện này. Hiểu điều đó cũng tức là thấy rõ hơn mối quan hệ
ảnh hưởng giữa hoàn cảnh lịch sử, địa lý, văn hóa... của vùng đất và truyện kể dân
gian về địa danh ở vùng đất đó. Đồng thời, sự hiểu biết những truyện kể ẩn sau địa
danh sẽ làm cho những tên đất, tên làng. tên sông, tên núi nằm lại mãi mãi trong ký
ức của mỗi người khi nghĩ về quê hương.
Thứ hai, phân loại các truyện kể địa danh Nam Bộ theo những tiêu chí khoa
học, để tư liệu có hệ thống hơn, làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo.
Thứ ba, bước đầu tìm hiểu những đặc điểm thi pháp của những truyện kể địa
danh. Điều đó rất có ý nghĩa cho việc đặt những cơ sở đầu tiên cho việc nghiên cứu
chuyên sâu sau đó về mảng truyện này. Nó cũng giúp ta có cái nhìn bao quát hơn về
đặc điểm thi pháp của truyện kể địa danh trên địa bàn cả nước và khu vực…
Phần làm được của luận án là góp phần thừa nhận và khẳng định mảng
truyện ấy như một phương diện quan trọng và độc đáo của văn học dân gian Nam
Bộ vốn đậm đà bản sắc phương Nam từ cái nền tảng vững chắc của văn hóa Việt.
105
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
Từ đó, chúng ta có thêm cơ sở khẳng định những đóng góp của mảng truyện này
vào kho tàng văn học dân gian Nam Bộ nói riêng và văn học dân gian Việt Nam nói
chung.
Trước mắt, chúng tôi sẽ tiếp tục sưu tầm thêm các truyện kể địa danh mà
theo thời gian, đang dần dần bị mai một. Và chúng tôi mong ước trở lại đề tài này
một cách sâu sắc hơn toàn, diện hơn. Địa danh và truyện kể địa danh , thực tế cho
thấy, vẫn còn rất phong phú và giàu có. Kho tàng tiềm ẩn của nó mời gọi nhiều
người tâm huyết với mảnh đất Nam Bộ bắt tay vào nghiên cứu với những đề tài
khoa học mang tính chuyên sâu hơn, gợi mở hơn. Chẳng hạn so sánh truyện kể địa
danh Nam Bộ với truyện kể địa danh Bắc Bộ và Trung Bộ hoặc có thể mở rộng ra so
sánh với truyện kể địa danh các nước Đông Nam Á và thế giới. Tìm ra khoảng cách
giữa truyện kể dân gian về địa danh và sự thật lịch sử, phân biệt nó với những thể
loại dân gian truyền thống khác cũng là những gợi ý đáng suy nghĩ.
Cuối cùng, chúng tôi xin được đề xuất một số điểm sau:
Đầu tiên, trên cơ sở những tư liệu truyện kể đã được góp nhặt sưu tầm, việc
cho ra đời một tuyển tập chọn lựa và tập hợp những truyện kể địa danh Nam Bộ
ngay từ bây giờ là cần thiết, nếu không muốn nói là đã muộn. Tư liệu tuyển chọn này
sẽ rất có ích cho những ai quan tâm đi sâu nghiên cứu đề tài truyện kể địa danh. Sẽ
rất giá trị và thiết thực nếu sự tuyển chọn ấy được sắp xếp theo một sự phân loại
hợp lý phổ quát.
Kế tiếp, khi đi sâu nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng số lượng truyện kể
sưu tầm được vẫn còn khá khiêm tốn so với địa danh tồn tại ở ngoài thực tế và chắc
chắn là sẽ còn rất nhiều những truyện địa danh vẫn còn lưu truyền trong dân gian.
Việc góp nhặt, sưu tầm, thẩm định quả là công phu và không hề đơn giản (ngay cả
trường hợp khá phổ biến là một địa danh lại đi kèm với nhiều truyện kể khác nhau
giải thích nguồn gốc tên gọi). Vì thế nên chăng cần tổ chức và duy trì công tác sưu
tầm dành riêng cho truyện kể địa danh Nam Bộ trên diện rộng và có bề sâu. Phải xác
định đây là nhiệm vụ cần thiết và có ý nghĩa trong việc bảo tồn và phát triển nền văn
hóa phương Nam cũng như văn hóa dân tộc vừa đa dạng, thống nhất, vừa đậm đà
bản sắc. Bộ sưu tập đầy đủ về truyện kể dân gian giải thích địa danh ở Nam Bộ –
ngoài những đóng góp thiết thực cho ngành nghiên cứu văn học dân gian, chắc chắn
sẽ là một nguồn tư liệu quí cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác và cho
106
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
các địa phương trong giáo dục nhận thức tình cảm của học sinh về quê hương đất
nước mình.
107
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
D . DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Trần Thị An – Nghiên cứu truyền thuyết, những vấn đề đặt ra. Tạp chí văn học
số 7.1994.
2. Trần Thị An – Truyện kể địa danh – từ góc nhìn thể loại. Tạp chí văn học số
4.1998.
3. Chiêng Xom An – Bàn thêm về thể loại truyền thuyết. Tạp chí văn hóa dân gian
số 2.1992
4. Hà Châu – Giao lưu văn hóa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí văn
hóa dân gian số 2.1985.
5. Liêm Châu – Kỳ tích núi Sam. Hội văn nghệ Châu Đốc xuất bản An Giang 1993.
6. Phong Châu – Bàn về vấn đề văn bản truyện cổ dân gian Việt Nam. Tạp chí văn
học số 6. 1972.
7. Nguyễn Đổng Chi – Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Viện Văn học – Hà Nội
1993.
8. Nguyễn Đổng Chi – Văn học dân gian là một kho tàng quí báu cho sử học – Tạp
chí văn học số 1.1967.
9. Nguyễn Văn Chiến – Người Khơ me ở Nam Bộ. Văn nghệ Trẻ số 33 (142)
15.9.1999.
10. Việt Cúc – Sơn Nam (chú giải bổ sung) – Gò Công cảnh cũ người xưa. NXB Trẻ
TP HM 1999.
11. Chu Xuân Diên – Về việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian. Tạp chí văn học
số 5.1981.
12. Nguyễn Đăng Duy – Văn hóa tâm linh Nam Bộ. NXB Hà Nội 1997
13. Nguyễn Đình Đầu – Địa danh Đồng Tháp Mười. Tạp chí xưa và nay Số
66B.8.1999
14. Trần Bạch Đằng (chủ biên) – Địa chí Đồng Tháp Mười. NXB Chính trị quốc gia
Hà Nội 1996.
15. Lê Quí Đôn – Phủ biên tạp lục. NXB KHXH Hà Nội 1977.
16. Trần Văn Đông – Di tích chùa Tây An núi Sam. NXB Tổng Hợp An Giang 1989.
109
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
17. Trịnh Hoài Đức – Gia Định thành thông chí. NXB Giáo Dục Hà Nội– 1998.
18. Trần Văn Giàu (chủ biên) – Địa chí văn hóa TP. HCM. NXB TP.HCM. 1987.
19. Nguyễn Bích Hà – Bước đầu tìm hiểu nguồn truyện kể địa danh Việt Nam. Tạp
chí văn học số 2.1986.
20. Mai Thanh Hải – Bá Thước, Cai Lậy là ai? Báo văn nghệ Trẻ 26(135) 27.6.1999
21. Đỗ Thị Hảo – Vài nhận xét về việc biên soạn địa chí của người xưa. Tạp chí văn
học số 2.1983.
22. Nguyễn Văn Hầu – Nửa tháng trong miền Thất Sơn. Gương Sen xuất bản Sài
Gòn 1971.
23. Nguyễn Văn Hầu – Thoại Ngọc Hầu và công cuộc khai phá miền Hậu Giang –
Hương Sen xuất bản Sài Gòn. 1972.
24. Hồ Sĩ Hiệp – Sử xưa với đất và người Nam Bộ. Báo văn nghệ TP HCM số 93.
2.11.1999.
25. Hồ Sĩ Hiệp – Thiên Hộ Dương – Người anh hùng Đồng Tháp. Báo Văn nghệ TP
HCM Số 42.10.11.1978.
26. Nguyễn Hữu Hiếu – Giai thoại dân gian Đồng Tháp Mười. NXB Đồng Tháp. 1988
27. Nguyễn Hữu Hiếu – Nam Kỳ cố sự – NXB Đồng Tháp. 1997.
28. Lê Trung Hoa – Những đặc điểm chính của địa danh ở Tp.HCM. NXB TP HCM
1990.
29. Lê Trung Hoa – Thử bàn về nguồn gốc và chính tả của một số địa danh Nam Bộ.
Văn nghệ TP HCM số 320 16.3.1984
30. Lê Trung Hoa – Tìm hiểu ý nghĩa và nguồn gốc một số thành tố chung trong địa
danh Nam Bộ. Văn nghệ TPHCM số 276 13.5.1983.
31. Kiều Thu Hoạch – Vai trò của truyện kể dân gian đối với sự hình thành các thể
loại tự sự trong văn học Việt Nam. Tạp chí văn học – số1,2 .1988.
32. Thái Hoàng – Truyền thuyết dân gian và địa danh. Tạp chí văn học số 9.1999.
33. Đào Văn Hội – Tân An ngày xưa. Phó Quốc Vụ Khanh đặc trách Văn Hóa Sài
Gòn 1974.
34. Hội nghiên cứu Đông Dương – Địa phương chí tỉnh Trà Vinh. Nhà in L. Menard
110
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
Sài Gòn 1903.
35. Văn Đình Hy – Đình làng ở Long An. Tạp chí văn hóa dân gian số 3.4.1985.
36. Đinh Gia Khánh – Qua việc nghiên cứu các danh từ riêng trong một số truyện cổ
tích. Tạp chí văn học số 3.1962.
37. Đinh Gia Khánh – Văn học dân gian ở các địa phương và vai trò của nghệ nhân
dân gian. Tạp chí văn học số 1.1967.
38. Đinh Gia Khánh – Văn hóa dân gian hay Folklore là gì? Tạp chí văn học số 1
1983.
39. Vũ Ngọc Khánh – Biên soạn địa chí văn hóa dân gian. Tạp chí văn học số 1
1983.
40. Nguyễn Xuân Kính – Thi pháp học và việc nghiên cứu thi pháp văn học nghệ
thuật dân gian. Tạp chí văn hóa dân gian số 3.1991
41. Nguyễn Xuân Kính – Về tên riêng chỉ địa điểm trong ca dao dân ca. Tạp chí văn
học số 4.1982
42. Trương Vĩnh Ký – Gia Định phong cảnh vịnh. NXB Trẻ TP HCM 1997.
43. Trương Vĩnh Ký – Nguyễn Đình Đầu (dịch) – Ký ức lịch sử về Sài Gòn và các
vùng phụ cận NXB Trẻ TP HCM 1997.
44. Trương Vĩnh Ký – Nguyễn Đình Đầu (dịch) – Tiểu giáo trình Địa lý Nam Kỳ. NXB
Trẻ TP HCM 1997.
45. Hoa Hương Lan – Tấm văn bia đáng nhớ. Văn nghệ TPHCM. Số 46 8.12.1978.
46. Lê Văn Lan – Một văn hóa đô thị giữa văn minh miệt vườn. Văn nghệ Trẻ 33
(142) 15.8.1999.
47. Vũ Tự Lập (chủ biên) – Văn hóa và cư dân Đồng bằng sông Hồng – NXB KHXH
Hà Nội 1991
48. Li ta na – Xứ Đàng Trong. NXB Trẻ TP HCM 1999.
49. Trần Gia Linh – Vai trò của người phụ nữ khai sáng đất nước và dân tộc trong
truyền thuyết dân gian. Tạp chí văn học số 2.1980.
50. Nghê Văn Lương – Cà Mau xưa – An Xuyên nay – Trung tâm học liệu Bộ Giáo
Dục Sài Gòn 1972.
111
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
51. Huỳnh Lứa (chủ biên) – Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ NXB TP. HCM 1987.
52. Huỳnh Minh – Bạc Liêu xưa và nay – Không rõ nơi xuất bản 1966.
53. Huỳnh Minh – Định Tường xưa và nay. Cánh Bằng – Sài Gòn – Không rõ năm
xuất bản.
54. Huỳnh Minh – Gia Định xưa và nay – Không rõ nơi xuất bản 1973.
55. Huỳnh Minh – Gò Công xưa và nay. Cánh Bằng Sài Gòn 1969.
56. Huỳnh Minh – Sa Đéc xưa và nay. Cánh Bằng, Sài Gòn 1971.
57. Huỳnh Minh – Vĩnh Long xưa và nay. Cánh Bằng, Sài Gòn 1967.
58. Huỳnh Minh – Vũng Tàu xưa và nay – Không rõ nơi xuất bản 1970.
59. Huỳnh Minh – Địa linh nhơn kiệt (Kiến Hòa xưa và nay) Cánh Bằng Sài Gòn
1965.
60. Huỳnh Minh – Tây Ninh xưa và nay – Không rõ nơi xuất bản 1972.
61. Sơn Nam – Cá tính miền Nam. NXB Trẻ TP HCM 1997.
62. Sơn Nam – Danh thắng miền Nam. NXB Tổng hợp Đồng Tháp 1998.
63. Sơn Nam – Lịch sử An Giang. NXB Tổng hợp An Giang 1988.
64. Sơn Nam – Lịch sử khẩn hoang miền Nam. NXB TrẻTP HCM 1997.
65. Sơn Nam – Đất Gia Định xưa NXB TrẻTP HCM 1997
66. Sơn Nam – Người Sài Gòn. NXB Trẻ TP HCM 1994.
67. Sơn Nam – Người Việt có dân tộc tính không? An Tiêm, Sài Gòn 1969.
68. Sơn Nam – Đồng bằng sông Cửu Long – Văn minh miệt vườn An Tiêm – Sài
Gòn 1970.
69. Sơn Nam – Đồng bằng sông Cửu Long nét sinh hoạt xưa NXB TP. HCM 1985.
70. Sơn Nam – Nói về miền Nam. Lá Bối – Sài Gòn. 1967.
71. Sơn Nam – Tìm hiểu đất Hậu Giang. Phù Sa Sài Gòn 1959.
72. Sơn Nam, Tô Nguyệt Đình – Chuyện xưa tích cũ – 3 tập. NXB TrẻTP HCM 1993.
73. Dạ Ngân – Miệt vườn ánh sáng đi đâu. Văn nghệ Trẻ 33 (142) 15.8.1999.
74. Bùi Văn Nguyên – Việt Nam thần thoại và truyền thuyết. NXB Mũi Cà Mau. Minh
112
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
Hải. 1993
75. Lê Nguyễn – Thành cổ Sài Gòn và mấy vấn đề về triều Nguyễn. NXB Trẻ TP
HCM 1998.
76. Võ Trần Nhã (chủ biên) – Lịch sử Đồng Tháp Mười. NXB TP.HCM. 1993
77. Phan Thanh Nhàn – Rừng U Minh dấu ấn và cảm thức. NXB Hội Văn Nghệ Kiên
Giang 1993.
78. Bùi Mạnh Nhị – Tiếp cận văn học dân gian địa phương từ đặc trưng của văn học
dân gian. Tạp chí văn học số 3.1985.
79. Bùi Mạnh Nhị – Thi pháp văn học dân gian – Chuyên đề giảng dạy sau đại học.
80. Nhiều tác giả – Các dân tộc ít người ở phía Nam – NXB KHXH Hà Nội 1984.
81. Nhiều tác giả – Một số vấn đề khoa học xã hội về Đồng bằng sông Cửu Long –
NXB KHXH Hà Nội 1982.
82. Nhiều tác giả – Nam Bộ xưa và nay NXB TP. HCM và Tạp chí Xưa và Nay TP
HCM 1998.
83. Nhiều tác giả – Đồng bằng sông Cửu Long. NXB Văn hóa Hà Nội 1981.
84. Nhiều tác giả – Sài Gòn xưa và nay. NXB TP.HCM và Tạp chí Xưa và Nay TP
HCM 1998.
85. Nhiều tác giả – Truyện dân gian vùng Đồng bằng sông Cửu Long. NXB Đồng
Tháp 1988
86. Nhiều tác giả – Truyền thuyết Việt Nam – NXB Văn hóa thông tin – Hà Nội 1998.
87. Nhiều tác giả – Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long. NXB Giáo Dục Hà
Nội 1997.
88. Nhiều tác giả – Văn hóa cư dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. NXB KHXH Hà
Nội 1990.
89. Hồ Tuấn Niêm – Một truyền thống độc đáo và rực rỡ của văn học dân gian Việt
Nam. Tạp chí văn học số 3 và 4 .1983
90. Hoàng Phê (chủ biên) – Tự điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng – Trung tâm tự điển
học Hà Nội. Đà Nẵng 1998.
91. Thạch Phương – Mấy đặc điểm của sinh hoạt lễ hội cổ truyền của người Việt ở
113
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
Nam Bộ – Tạp chí văn hóa dân gian số 2.1993.
92. Thạch Phương – Mấy suy nghĩ về ca dao của vùng đất mới. Tạp chí văn học số
6.1981.
93. Thạch Phương – Đoàn Tứ (chủ biên) – Địa chí Bến Tre. NXB KHXH Hà Nội
1991.
94. Thạch Phương – Lưu Quang Tuyến (chủ biên) – Địa chí Long An. NXB Long An
và NXB KHXH Hà Nội. 1989.
95. Trần Thanh Phương – Minh Hải địa chí. NXB Mũi Cà Mau Minh Hải 1985.
96. Trần Thanh Phương – Những trang về An Giang Hội văn Nghệ An Giang 1984.
97. Quốc sử quán triều Nguyễn – Minh Mệnh chính yếu. 3 tập. NXB Thuận Hóa –
Huế 1994.
98. Quốc sử quán triều Nguyễn – Đại Nam liệt truyện. 4 tập. NXB Thuận Hóa Huế
1993
99. Quốc sử quán triều Nguyễn – Đại nam nhất thống chí. 3 tập. NXB Thuận Hóa –
Huế 1992.
100. Vương Hồng Sển – Tự vị Tiếng Việt miền Nam. NXB Văn Hóa Hà Nội 1993.
101. Phan Thành Tài – Cuộc khai khẩn vùng đất Hà Tiên và Chiêu Anh Các. Văn
nghệ TP HCM 443.22.8.1986.
102. Mai Văn Tạo – Lăng Thoại Ngọc Hầu, một thắng cảnh đẹp nhất ở núi Sam.
Báo Văn nghệ TP HCM 265/25.2.1983.
103. Trần Thanh Tâm – Thử bàn về địa danh Việt Nam. Tạp chí nghiên cứu lịch
sử số 3,4 – 1976.
104. Nguyễn Thái – Huyền thoại về tên đất. NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội 1998.
105. Trương Hòa Thành – Trần Văn Hổ – Địa dư tỉnh Cần Thơ Imprimerie Trung
Bạc Hà Nội 1938.
106. Bùi Quang Thanh – Tìm hiểu kết cấu dạng truyền thuyết anh hùng. Tạp chí
văn học số 3.1981.
107. Bùi Quang Thanh – Truyền thuyết dân gian với tâm lý cộng đồng người Việt.
Tạp chí văn học số 2.1982.
114
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
108. Bùi Quang Thanh – Về một thể loại văn học dân gian. Tạp chí văn học số
4.1979.
109. Nguyễn Phương Thảo – Hoàng Thị Bạch Liên – Văn học dân gian Bến Tre.
NXB KHXH. Hà Nội 1988.
110. Nguyễn Phương Thảo – Huyền thoại miệt vườn – NXB Văn hóa thông tin Hà
Nội 1993.
111. Nguyễn Phương Thảo – Văn hóa dân gian Nam Bộ – những phác thảo. NXB
Giáo Dục. Hà Nội 1994.
112. Ngô Đức Thịnh – Người Khơ me Đồng bằng sông Cửu Long là thành viên
của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tạp chí nghiên cứu lịch sử 3.1984.
113. Bùi Đức Tịnh – Lược Khảo nguồn gốc địa danh Nam Bộ. NXB Văn Nghệ TP.
HCM 1999.
114. Vũ Văn Tỉnh – Những thay đổi về địa lý hành chính các tỉnh Nam kỳ trong
thời kỳ Pháp thuộc. Tạp chí nghiên cứu lịch sử. 146 – 1972.
115. Huỳnh Ngọc Trảng – Trương Ngọc Tường – Đình Nam Bộ xưa và nay. NXB
Đồng Nai 1997.
116. Huỳnh Ngọc Trảng – Truyện cổ Khơ me Nam Bộ – NXB Văn hóa Hà nội
1983.
117. Huỳnh Ngọc Trảng – Trương Ngọc Tường – Nghìn năm bia miệng – 2 tập.
NXB TP. HCM. 1992.
118. Huỳnh Ngọc Trảng – Truyện kể về Cọp ở Bến Tre. Tạp chí văn hóa dân gian
số 2.1985.
119. Huỳnh Ngọc Trảng – Vài nét về truyện cổ Khơ me Nam Bộ. Báo văn nghệ TP
HCM số 322 30.3.1984.
120. Đỗ Bình Trị – Thi pháp thể loại văn học dân gian – Chuyên đề giảng dạy sau
đại học.
121. Dương Tất Từ – Qua lời kể dân gian, tìm hiểu thêm ý nghĩa một số tên làng
tên đất và phong tục xung quanh truyền thuyết An Dương Vương. Tạp chí văn
học 8.1969.
122. Hoài Văn – Từ nhân danh đến địa danh. Báo văn nghệ TP HCM Số 25,26/14
115
Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
và 21.7.1978.
123. Lê Trí Viễn (chủ biên) – Tài liệu hướng dẫn học tập thơ văn Kiên Giang trong
nhà trường. Sở Giáo Dục Kiên Giang ấn hành 1990.
124. Trần Quốc Vượng – Từ việc nghiên cứu một số tên riêng trong các truyền
thuyết nói về thời kỳ dựng nước. Tạp chí văn học số 2.1969.
125. Ngạc Xuyên – Ý nghĩ về văn học sử Nam Bộ và mối quan hệ Bắc Nam. Tạp
chí văn học số 3.1975.
116
Để tiện theo dõi phần phụ lục của luận án, chúng tôi xin có vài lời như sau:
– Những truyện kể dân gian về các địa danh ở Nam Bộ trong phần phụ lục
này được tuyển chọn từ những tài liệu sưu tầm, biên khảo của một số nhà
nghiên cứu quen thuộc. Tất cả tài liệu này đều có trong phần “danh mục tài
liệu tham khảo”, nên ở cuối mỗi truyện, chúng tôi xin phép ghi xuất xứ
theo ký hiệu thứ tự.
Ví dụ: Truyện Eo Ông Từ- Dẫn theo Nam kỳ cố sự (27). Tức là tư liệu có số
thứ tự 27: Nguyễn Hữu Hiếu-Nam kỳ cố sự –NXB Đồng Tháp. 1997.
– Các truyện kể được sắp xếp thành ba nhóm như chúng tôi đã phân loại
trong phần nội dung của luận án.
– Những truyện kể dân gian về các địa danh ở Nam Bộ trong phần phụ lục
này được tập hợp chưa thể đầy đủ. Tuy nhiên, chúng được sử dụng để
minh hoạ cho những luận điểm cụ thể trình bày trong luận án.
Xin trân trọng
119
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7075.pdf