Bước đầu phân tích chi phí – lợi ích của Dự án cấp nước sinh hoạt cho các xã còn lại thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội

Mục lục trang Mục lục 1 Những từ viết tắt trong bài 4 Lời mở đầu 5 Lời cảm ơn 10 Lời cam đoan 11 Chương I : cơ sở khoa học của việc phân tích chi phí – lợi ích đối với dự án cấp nước sinh hoạt cho các xã ven đô 12 I. nước sạch và tầm quan trọng của nước sạch. 12 khái niệm về nước sạch 12 Về khía cạnh lí, hoávà chất hữu cơ 12 Về vi sinh vật 13 Tầm quan trọng của nước sạch sinh hoạt 13 Vấn đề khan hiếm nước sạch trên thế giới và ở Việt Nam 14 Sự khan hiếm nước sạch trên

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1772 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Bước đầu phân tích chi phí – lợi ích của Dự án cấp nước sinh hoạt cho các xã còn lại thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thế giới 14 Sự khan hiếm nước sạch ở Việt Nam 15 II. Sử dụng phương pháp phân tích chi phí – lợi ích cho dự án cấp nước sạch 19 2.1 Khái niệm về CBA 19 2.2 Mục tiêu của sử dụng CBA trong phân tích kinh tế – xã hội của các dự án. 19 2.3 Phân tích tài chính dự án đầu tư 19 2.3.1 Giá trị thời gian của tiền 20 2.3.2 Các chỉ tiêu quan trọng phản ánh mặt tài chính của dự án 23 2.4 Phân tích kinh tế – xã hội dự án đầu tư 24 2.4.1 Sự cần thiết phải xem xét khía cạnh kinh tê - xã hộ của dự án đầu tư 2.4.2 Phương pháp đánh giá lợi ích kinh tế – xã hội do thực hiện dự án 25 2.5 Các bước thực hiện CBA 25 Chương II: Thực trạng của hệ thống cấp nước sinh hoạt ở huyện Thanh Trì 27 I.áp lực của sự phát triển kinh tế lên môI trường nước củahuyện Thanh Trì. 27 Khái quát chung về thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội của huyện Thanh Trì 27 1.1.1 Dân số 27 1.1.2 Giao thông 27 1.1.3 Cấp điện 28 1.1.4Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường 28 1.1.5Kinh tế 29 1.1.6 Tài nguyên môi trường của huyện 30 Những tác động tiêu cực của sự phát triển kinh tế lên môi trường nước của huyện Thanh Trì. 31 1.3 Kết luận 32 II. Thực trạng của hệ thống cấp nước sinh hoạt hiện nay ở huyện Thanh Trì. 32 2.1 Hiện trạng các công trình cấp nước 32 2.1.1 Các nhà máy nước Thành phố 33 2.1.2 Các trạm cấp nước cục bộ 33 2.1.3 Các trạm cấp nước tập trung nông thôn 34 2.1.4 Các trạm cấp nước phân tán 35 2.2 Tỷ lệ nước sạch 36 III. Những vấn đề cấp bách của các xã chưa được cấp nước sạch sinh hoạt của Thanh Trì. 37 3.1 Quy mô dân số 37 3.2 Nguồn nước sinh hoạt của người dân các xã và tình trạng ô nhiễm nguồn nước. 38 3.3 Tình trạng sức khỏe của người dân không được dùng nước sạch trong sinh hoạt. 39 3.4 Những lợi ích và cơ hội bị mất so với các xã đã có hệ thống cấp nước sạch cho sinh hoạt. 41 ChươngIII: Phân tích chi phí – lợi ích của việc xây dựng mới các trạm cấp nước sinh hoạt cho các xã còn lại thuộc huyện Thanh Trì 44 I. Dự báo về nhu cầu nước sạch sinh hoạt của huyện Thanh Trì. 44 Các giải pháp ấp nước của quy hoạch năm 1998 của huyện Thanh Trì. Dự báo về dân số và nhu cầu sử dụng nước sạch đến năm2010 44 Dự báo dân số 46 Dự báo về nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt 47 II. Giới thiệu về dự án cấp nước sinh hoạt cho các xã còn lại thuộc huyện Thanh Trì 48 2.1 Nội dung của dự án 48 2.1.1 Các nội dung chính của dự án 48 2.1.2 Tình hình công nghệ trạm xử lý nước ngầm 50 2.2 Dự kiến độ đầu tư 51 III. Phân tích chi phí – lợi ích của việc xây dựng mới trạm cấp nước tập trung cho các xã còn lại thuộc huyện Thanh Trì. 52 3.1 Phân tích khía cạnh tài chính của dự án 52 3.1.1 Phân tích chi phí của dự án 52 3.1.2 Phân tích lợi ích của dự án 59 3.1.3 Lợi ích dòng của dự án 60 3.2 Phân tích khía cạnh kinh tế – xã hội của dự án 61 3.2.1 Liệt kê các chi phí - lợi ích mang tính xã hội có thể lượng hoá và không thể lượng hoá được. 61 3.2.2 Lượng hoá chi phí – lợi ích mang tính xã hội của dự án 62 3.2.3 Phân tích định tính các chi phí – lợi ích không lượng hoá được của dự án 67 3.3 Kết luận về lợi ích ròng của dự án 70 IV. Một số kiến nghị và giảI pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của dự án cấp nước sinh hoạt cho các xã còn lại của huyện Thanh Trì. 71 4.1. Quản lý quy hoạch mạng lưới cấp nước 72 4.2 Quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung 73 4.3 Nguồn vốn thực hiện dự án 74 4.4 Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên cho việc thực hiện các dự án xây dựng các trạm cấp nước phục vụ sinh hoạt 74 Kết luận 76 Danh mục tài liệu tham khảo 77 PHụ lục 78 Các từ được viết tắt trong bài DO: Dissolved oxygen (lượng ôxy hoà tan) SS: hàm lượng chất rắn lơ lửng(Suspended Solid) BOD5: nhu cầu ôxy hoá sinh hoá (Biological oxygen Demand) COD: nhu cầu ôxy hoá học (Chemical oxygen Demand) Lời nói đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài. Ngày nay, vấn đề nước sạch đang là vấn đề bức xúc thu hút sự quan tâm của tất cả các cộng đồng người trên thế giới đặc biệt là ở các nước đang phát triển và chậm phát triển. Hầu hết các nguồn nước ngọt trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đều bị ô nhiễm ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Một báo cáo kết quả nghiên cứu năm 1993 của Uỷ ban Hành động Quốc tế về Dân số (PAI) của Mỹ cho biết đến năm 2025, cứ ba ngưòi thì có một người ở các nước sẽ sống cực ký khó khăn do căng thẳng hoặc rất khan hiếm về nước. Năm 1990, kết quả nghiên cứu về :”Nguồn nước bền vững: Dân số và Tương lai của nguồn cấp nước tái tạo.” cho thấy có hơn 350 triệu người sống ở các nước bị căng thẳng hoặc khan hiếm về nước (mỗi năm/ mỗi người được dưới 1700 m3 nước). Số người lâm vào hoàn cảnh này sẽ tăng lên gấp 8 lần vào năm 2025 tức khoảng từ 2,8 tỷ đến 3,3 tỷ người tương đương khoảng gần một nửa dân số thế giới. Ta biết rằng, nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm là nguồn gốc chủ yếu gây ra các bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khoẻ và lao động của người dân, gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, ảnh hưởng lâu dài đến các thệ hệ mai sau. Trước tình hình đó, Nhà nước ta đã ban hành Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Luật bảo vệ môi trường và nhiều văn bản pháp quy về việc cung cấp nước sạch cho nông thôn, miền núi, thị trấn, thị xã; việc bảo về các nguồn nước, các hệ thống cấp nước, thoát nước, các công trình vệ sinh và thực hiện các quy định về vệ sinh công cộng ở nhiều địa phương còn bị hạn chế. Nhiều vùng nông thôn còn rất khó khăn về nước uống và nước sinh hoạt. Nguồn nước mặt trong kênh, rạch, ao, hồ ở nhiều nơi bị ô nhiễm nặng nề. Nguồn nước ngầm tại không ít giếngkhoan cũng bị mặn hoá, phèn hoá, trữ lượng nước bị cạn kiệt do bị khai thác quá mức. Huyện Thanh Trì là một huyện cực Nam của thành phố Hà Nội, là vùng đất trũng, lượng mưa trung bình trong năm là 1600-1800 mm. Thanh Trì có nhiều con sông lớn nhỏ chảy qua như sông Hồng, sông Nhuệ, sông Kim Ngưu. Trong những năm gần đây Thanh Trì đã và đang có những bước nhảy lớn, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng. Tốc độ gia tăng dân số cũng khá cao. Khu công nghiệp Vĩnh Tuy,các nhà máy công nghiệp như công nghiệp hoá chất, xi măng…, khu nghĩa trang Văn Điển…và các hoạt động kinh tế, sinh hoạt khác đang làm cho chất lượng nước ngọt của Huyện Thanh Trì bị suy giảm nghiêm trọng. Mặt khác vì là một thành phố ở phía Nam của Thủ đô, do đặc điểm tự nhiên, Thanh Trì phải gánh chịu nhiều nguồn ô nhiễm của Thủ đô như nước thải, khí thải… Vì vậy, trong nhiều năm qua các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến Thành phố đều quan tâm giải quyết nguồn nước sạch cho nhân dân Thanh Trì. Trong một thời gian dài, Chương trình nước sinh hoạt nông thôn với sự tài trợ của UNICEF đã khoan cho nông dân hàng nghìn giếng khoan lắp bơm tay. Tuy nhiên rất nhiều trong số đó đã không còn hoạt động nữa do kỹ thuật. Mặt khác, nghiên cứu của các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng loại hình giếng khoan tay này là một tác nhân gây phá huỷ môi trường rất mạnh, vì do đa số chúng không được xử lý kỹ thuật tốt – chúng là con đường dẫn nước chất lượng xấu ở bên trên xâm nhập xuống tầng nước chính bên dưới, gây phá huỷ chất lượng nước các tầng sâu. Chính vì tình trạng ấy mà trong những năm gần đây, Trung ương và Thành phố cũng không khuyến khích phát triển mô hình cấp nước cho hộ gia đình bằng các giếng khoan tay nữa. Việc cấp nước sinh hoạt cho công dân ngoại thành được thực hiện bằng mô hình “hệ thống cấp nước tập trung”, còn được gọi là nhà máy nước mini. Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, đến nay, toàn huyện Thanh Trì đã xây dựng được hệ thống cấp nước tập trung, không kể nhà máy nước Văn Điển, với tổng công suất là 7900 m3/ng.đ. Các hệ thống này đã giải quyết được một phần nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Tuy nhiên, so với dân số hơn 222.598 người thì lượng nước đó vẫn còn thiếu nhiều. Vẫn còn 8 xã “trắng” chưa có hệ thống cấp nước. Với những xã đông dân thì một nhà máy mini là không đủ. Để giải quyết nhu cầu nước sạch cho nhân dân huyện Thanh Trì thì trong tương lai cần có 13 nhà máy nước mini các quy mô khác nhau nữa. Như vậy dự án cấp nước sinh hoạt cho 8 xã còn lại của huyện Thanh Trì trong giai đoạn tới là hết sức cần thiết. Qua qúa trình thực tập và nghiên cứu dự án cấp nước sinh hoạt cho một số xã thuộc huyện Thanh Trì, tôi thấy được vai trò quan trọng và tính cấp thiết trong việc phân tích chi phí – lợi ích của dự án này. Vì vậy, tôi xin được nghiên cứu đề tài : “Bước đầu phân tích chi phí – lợi ích của Dự án cấp nước sinh hoạt cho các xã còn lại thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội”. 2. Mục tiêu của đề tài Nhằm hạn chế những tác động tiêu cực về mặt môi trường trong quá trình xây dựng mới các nhà máy nước, tôi thấy việc cần thiết phải có sự xem xét, phân tích, đánh giá cụ thể, chi tiết về mặt kinh tế và môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững của huyện Thanh Trì. Từ đó nhằm làm rõ tính khả thi, hiệu quả của dự án, đồng thời đưa ra một vài giải pháp với mục đích làm tăng tính hiệu quả và khả thi của dự án. 3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu. Không gian: 8 xã còn “trắng” nước sạch của huyện Thanh Trì, Hà Nội. Nội dung: Phân tích chi phí – lợi ích mở rộng của dự án cung cấp nước sạch cho các xã còn lại của huyện Thanh Trì. 4.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 4.1 Phương pháp luận: Trong quá trình làm luận văn, tôi đã cố gắng vận dụng những phương pháp luận đã được học nhằm làm kim chỉ nam cho mọi sự nghiên cứu và phân tích. Trong đó tôi đặc biệt quan tâm và vận dụng nhiều là : Quan điểm toàn diện. Quan điểm hệ thống. Quan điểm duy vật biện chứng. 4.2 Phương pháp nghiên cứu. 4.2.1 Phương pháp khảo sát thực địa: Nội dung đợt khảo sát thực địa mà tôi đã thực hiện trong thời gian qua như sau: Thu thập số liệu, tài liệu liên quan đến kinh tế-xã hội-môi trường và tài nguyên nước của huyện Thanh Trì. Tiến hành điều tra xã hội học, lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, lãnh đạo các ban ngành đoàn thể của một vài xã trong tám xã còn chưa có hệ thống nước sạch ở huyện Thanh Trì. 4.2.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý tài liệu, số liệu thứ cấp. Những tài liệu thứ cấp có thể thu thập được là: Báo cáo hiện trạng môi trường nước của huyện và các xã chưa có hệ thống cung cấp nước sạch cho sinh hoạt. Hệ thống cơ sở hạ tầng. Sơ đồ, bản đồ vị trí nghiên cứu. Tài liệu về tình hình kinh tế – xã hội của huyện. Các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước; các chiến lược phát triển hệ thống cấp nước nông thôn và ven đô của thành phố Hà Nội. 4.2.3 Phương pháp đánh giá tác động môi trường. Các kỹ thuật sử dụng trong đánh giá tác động môi trường bao gồm: Phương pháp liệt kê số liệu về thông số môi trường. Phương pháp danh mục các điều kiện môi trường. Phương pháp ma trận môi trường. Phương pháp chập bản đồ. Phương phá sơ đồ mạng lưới. Phương pháp mô hình. Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích mở rộng. 4.2.4. Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA: Participatory Rapid Appraisal). Một trong những biện pháp quan trọng nhất được sử dụng trong PRA là phỏng vấn bán chính thức. Phỏng vấn chính thức bao gồm: Phỏng vấn cá nhân: Phỏng vấn từng hộ nông dân trong các xã đã có và chưa có hệ thống cung cấp nước sạch cho sinh hoạt.Thông tin này mang nhiều tính chủ quan cá nhân và có nhiều đối lập với cộng đồng. Phỏng vấn người cấp tin chính (Key imformant): Trong quá trình đi phỏng vấn, tôi đã phỏng vấn: đồng chí Phó chủ tịch huyện Trần Văn Khương, đồng chí Nhàn-trưởng phòng Kế hoạch và đầu tư huyện. Từ đó tôI đã có được những thông tin có tính thống kê và độ chính xác cao về các vấn đề kinh tế, xã hội, bệnh tật, định hướng phát triển cộng đồng…Đồng thời đối chiếu với các nguồn thông tin khác để đảm bảo tính xác thực của thông tin. 4.2.5 Phương pháp phân tích chi phí-lợi ích mỏ rộng (CBA): CBA là kỹ thuật cho phép liệt kê tất cả các đIểm được và mất một cách có hệ thống, cố gắng tiền tệ hoá cái được và cái mất đối với môi trường và so sánh những lợi ích do các hoạt động phát triển đem lại với những chi phí và tổn thất do việc thực hiện chúng gây ra. Vì vậy, đối với các nhà hoạch định chính sách, CBA là công cụ thiết thực hỗ trợ cho việc ra quyết định có tính xã hội, từ đó quyết định phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, tránh gây ra thất bại thị trường. Phương pháp này được tôi sử dụng triệt để trong luận văn này. 5.Kết cấu của luận văn: Luận văn được chia làm ba phần: Chương I . Cơ sở khoa học của việc phân tích chi phí – lợi ích đối với dự án cấp nước sinh hoạt cho các xã ven đô. Chương II. Thực trạng của hệ thống cấp nước sinh hoạt ở huyện Thanh Trì . Chương III. Phân tích chi phí – lợi ích của việc xây dựng mới các trạm cấp nước sinh hoạt cho các xã còn lại thuộc huyện Thanh Trì. Lời cảm ơn Thời gian đi thực tập vừa qua không dài nhưng tôi đã được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của giáo viên khoa Kinh tế - Quản lý Môi trường và Đô thị cùng với ban lãnh đạo và cán bộ của Trung tâm CTC, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Tự đáy lòng mình tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và tận tâm của Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thế Chinh - giáo viên hướng dẫn chuyên đề cho tôi. Trong những ngày qua, với cương vị là trưởng khoa, với những bộn bề công việc và phải hướng dẫn cho nhiều sinh viên nhưng thầy vẫn giúp tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn Phó giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Xuân Nguyên. Trong thời gian thực tập vừa qua, Phó giáo sư đã tạo những điều kiện thuận lợi giúp tôi thấy được tính thực tiễn của chuyên ngành tôi đang theo học, nhờ đó tôi đã thấy được hướng đi cho mình trong lĩnh vực môi trường, giúp tôi thêm phần tự tin hơnvề quyết định lựa chọn chuyên ngành học tập của mình. Phó giáo sư đã nhiệt tình giúp tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, các cán bộ của chuyên ngành Kinh tế quản lí môi trường, trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. Xin cảm ơn các cán bộ của trung tâm CTC đã giúp đỡ tôi tìm kiếm và thu thập tài liệu. Xin cảm ơn các cán bộ của Phòng Kế hoạch và Đầu tư huyện Thanh Trì đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập số liệu góp phần giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này. Một lần nữa, tôi xin Gửi đến những người đã giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này lời cảm ơn chân thành nhất. Hà Nội, tháng 6-2003 Lời cam đoan “Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tôi thực hiện với sự giúp đỡ của: Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Chinh; Phó giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Xuân Nguyên; Các giáo viên, cán Bộ môn Kinh tế quản lí môi trường; Các cán bộ trung tâm CTC. Chú Trần Văn Khương-phó chủ tịch Văn – Xã huyện Thanh Trì và các cán bộ của phòng Kế hoạch - Đầu tư huyện Thanh Trì. Tôi không sao chép hoặc cắt ghép từ bất kỳ một luận văn nào. Nếu tôi sai phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.” Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2003 Ký tên Sinh viên: Nguyễn Thanh Thắm. Chương I Cơ sở khoa học của việc phân tích chi phí – lợi ích của dự án cấp nước sinh hoạt cho các xã ven đô. I. Nước sạch và tầm quan trọng của nước sạch. 1.1 Khái niệm về nước sạch. Nước sạch được định nghĩa một cách khái quát như sau: “Nước sạch là nước trong suốt, không mầu, không mùi, không vị, không chứa các chất tan, vi khuẩn không gây bệnh không nhiều quá mức cho phép và tuyệt đối không có vi sinh vật gây bệnh cho người.” Theo tiêu chuẩn quốc tế hay tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới (WHO) ban hành năm 1984 về nước sạch thì nước sạch được đánh giá trên 4 khía cạnh gồm : chất vô cơ tan, chất hữu cơ, vi sinh vật, vật lý. 1.1.1 Về khía cạnh lí, hoá và chất hữu cơ STT Yếu tố đối với đô thị nông thôn 1 Độ trong (cm) >30 >30 2 Độ màu(độ) <10 <10 3 Mùi vị ở nhiệt độ 40-500C 0 0 4 Hàm lượng cặn không tan(mg/l) <3 <3 5 Hàm lượng cặn sấy khô (mg/l) <1.000 <1.000 6 Nồng độ pH 6,5-8,5 6,5 –8,5 7 Độ cứng <12 <12 8 Muối mặn (mg/l) 70-100 70-100 9 Nitrat (mg/l) <6 0 10 Sunfuahidro 0 0 11 Amoniac (mg/l) <3 <3 12 Chì (mg/l) <0,1 <0,1 13 Asen (mg/l) <0,05 <0,05 14 Đồng (mg/l) <3 <3 15 Kẽm (mg/l) <5 <5 16 Sắt (mg/l) <0,3 <0,8 17 Mangan (mg/l) <0,2 <0,3 18 Fluo (mg/l) 0,7-1,5 0,7-1,5 19 Hữu cơ (mg/l) 0,5-2 2-6 20 Dẫn xuất Phenol 0 0 21 Nồng độ Clo dù ở trạm xử lý hay ở gần trạm bơm tăng áp không nhỏ hơn 0,5 mg/l; ở cuối mạng lưới không nhỏ hơn 0,05 mg/l nhưng không lớn đến mức có mùi khó chịu. Tiêu chuẩn nước sạch của Việt Nam Bảng 1: tiêu chuẩn nước sạch cho sinh hoạt 1.1.2 Về vi sinh vật. Trong nước không được có những vi sinh vật mà mắt thường có thể nhìn thấy, không có trứng giun sán và các vi sinh vật gây bệnh. Tổng số vi sinh vật hiếu khí không quá 100 con trong 1ml nước. Tổng số vi sinh vật đường ruột (Ecoli) không quá 20 con/1 l nước. Tổng số vi sinh vật kỵ khí không được phép có trong 1 ml nước. 1.2 Tầm quan trọng của nước sạch sinh hoạt. Tất cả chúng ta đều biết rằng, nước là một dạng tài nguyên đặc biệt quan trọng,là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, trên khắp thế giới, nhiều người còn chưa có được nước an toàn và đầy đủ để đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất của họ. Tài nguyên nước đang bị đe doạ bởi các chất thải và ô nhiễm, bởi việc khai thác sử dụng kém hiệu quả, bởi sự thay đổi mục đích sử dụng đất, thay đổi khí hậu toàn cầu và nhiều nhân tố khác… Nước ngọt do nước mưa và mưa tuyết bổ sung là một nguồn hữu hạn của một thế giới có nhu cầu nước đang tăng lên. Nước là nguồn tài nguyên không gì có thể thay thế được, trong khi dân số thế giới gia tăng ngày càng lớn mạnh thì nước tái tạo cho mỗi đầu người sẽ ít hơn. Nước với tầm quan trọng đặc biệt không thể thiếu của nó trong cuộc sống hàng ngày của con người nên, chính tài nguyên nước ngọt là nguyên nhân dẫn đến những xung đột công khai của các đối tượng dùng nước giữa khu vực đô thị và nông nghiệp như ở California, xung đột quân sự ở Trung Đông… Hơn 200 lưu vực sông hồ nằm trên biên giới giữa hai và nhiều nước và ít nhất có tới 10 con sông chảy qua 6 hoặc nhiều nước. Trong số các nước có nguy cơ bị đe doạ nhất về nước có Aicập, Hà Lan, Cămpuchia, Syri, Sudan và irắc – tất cả đều dựa vào nguồn nước của nước ngoài, tới hơn 2/3 lượng nước tại tạo được cung cấp của nước họ. Nguồn nước ngọt mặc dù chỉ chiếm 1% lượng nước trên thế giới nhưng nó có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của con ngươì và thế giới tự nhiên. Nguồn nước có vai trò đặc biệt quan trong đối với hầu hết các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội trên mỗi lưu vực: Cấp nước cho sinh hoạt. Cấp nước cho công nghiệp và dịch vụ. Tưới cho các vùng đất canh tác nông nghiệp. Phát triển thuỷ điện. Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Du lịch sinh thái Giao thông vận tải thuỷ. Chuyển tải nước sang các khu vực thiếu nước. … Trong số nhiều chức năng quan trọng của nguồn nước nói chung và các hệ thống sông lớn nói riêng, có lẽ quan trọng hơn cả là chức năng cung cấp nước cho sinh hoạt của cộng đồng dân cư lớn. Việt Nam với đặc thù là một nước nông nghiệp, hiện nay Việt Nam đang đứng thứ hai về xuất khẩu gạo trên thế giới, nguồn nước được sử dụng nhiều cho nông nghiệp. Theo tính toán, năm 1985 đã sử dụng 41 tỷ m3, chiếm 89,9% tổng lượng nước tiêu thụ toàn quốc, năm 1990 đã sử dụng 46,9 tỷ m3, chiếm 90% và năm 2000 sử dụng khoảng trên 60 tỷ m3 . Đến nay, cả nước đã có 75 hệ thống thuỷ lợi vừa và lớn, rất nhiều hệ thống thuỷ lợi nhỏ với tổng giá trị tại sản cố định khoảng 60.000 tỷ đồng (chưa kể giá trị đất đai và công sức nhân dân đóng góp. Ngày càng rõ ràng rằng, nước là một dạng tài nguyên đặc biệt quan trọng đối với sự sống, là điều kiện thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển không chỉ đối với các hệ thống tự nhiên mà còn đối với các hệ thống kinh tế xã hội và nhân văn. Tài nguyên nước phải được nhìn nhận như là một loại hàng hoá kinh tế và xã hội đặc biệt. 1.3 Vấn đề khan hiếm nước sạch trên thế giới và ở Việt Nam. 1.3.1 Sự khan hiếm về nước sạch trên thế giới. Trên thế giới vẫn còn 1 tỷ người thiếu nước an toàn và 1,7 tỷ người không có các điều kiện vệ sinh đầy đủ. Mặc dù đầu tư nhiều, chất lượng và độ tin cậy của các dịch vụ cấp nước và vệ sinh vẫn còn rất thấp, dẫn đến tình trạng hàng năm có tới 4 triệu trẻ em chết vì các bệnh lây bằng đường nước. Một báo cáo kết quả nghiên cứu năm 1993 của Uỷ ban Hành động Quốc tế về Dân số (PAI) của Mỹ cho biết đến năm 2025, cứ ba người thì có một người ở các nước sẽ sống cực kỳ khó khăn do căng thẳng hoăc rất khan hiếm về nước. Năm 1990, kết quả nghiên cứu về: ”Nguồn nước bền vững : Dân số và Tương lai của nguồn cấp nước tái tạo” cho thấy có hơn 350 triệu người sống ở các nước bị căng thẳng hoặc khan hiếm về nước (mỗi năm /người được dưới 1700 m3 nước). Số người lâm vào hoàn cảnh này sẽ tăng lên gấp 8 lần vào năm 2025 tức khoảng 2,8 tỷ đến 3,3 tỷ người. Sự khác nhau giữa hai số liệu này phản ánh tỷ lệ khác nhau về gia tăng dân số đã ảnh hưởng tai hại tới nhu cầu về nước ra sao, đấy là mới chỉ đề cập đến một giai đoạn sau 35 năm thôi. Trong số 28 quốc gia đang lâm vào tình trạng căng thẳng và khan hiếm về nước, trừ 5 nước thì tất cả số đó nằm ở châu Phi hoặc Trung Đông và kể cả Dfibouti (chỉ có 23 m3/người/năm), Cô Oet (7523 m3/người/năm). ả Rập Xêut (306), Jordani (307), Israel (461), Kenya (636), Algeria (689)… Đến năm 2025 các nước này chắc chắn sẽ cộng thêm ít nhất là 18 nước khác nữa. Ngày càng có nhiều nước mà tỷ lệ về nước đang tụt xuống thấp hơn nhu cầu tối thiểu đối với sự phát triển sức khoẻ và kinh tế. Sự khan hiếm nước sạch ở Việt Nam. Chúng ta đều biết rằng, tài nguyên nước mặt bao gồm nước trong các sông suối và các ao hồ. Tổng lượng nước chảy qua mặt lãnh thổ Việt Nam đổ ra biển là 880 tỷ m3 /năm, trong đó bao gồm lượng nước từ ngoài chảy vào qua hệ thống sông Hồng tổng số là 44,12 tỷ m3 /năm và qua hệ thống sông Cửu Long khoảng 500 tỷ m3 /năm. Nhưng lượng nước chỉ có thể chủ động sử dụng được: 325 tỷ m3 /năm do nguồn nước mưa rơi trong lãnh thổ. Tham gia vào trữ lượng nước mặt, ngoài các dòng chảy phải kể đến lượng nước trong các hồ chứa (nhân tạo và tự nhiên). Hiện nay đã thống kê được trên3.600 hồ, trong đó có 460 hồ chứa vừa và lớn đối với tổng lượng nước chứa khoảng 2 tỷ m3, hiệu quả chủ yếu là tưới được 477.000 ha và phát điện được 3.594 MW. Tài nguyên nước ngầm của nước ta cũng khá phong phú, tổng trữ lượng (lưu lượng dòng ngầm ở một mặt cắt nào đó của tầng chứa nước) của toàn lãnh thổ (không kể hải đảo) đạt 1.513 m3 /s, xấp xỉ 15% tổng lượng nước mặt sản sinh trên lãnh thổ. Tuy nhiên, tài nguyên nước ngầm phân bố rất không đều theo các vùng khác nhau. Trữ lượng khai thá nước ngầm đã thăm dò được là có thể khai thác được ngay 1,2 triệu m3 /ngày. Ngoài ra, trongtài nguyên nước ngầm còn có các dạng đặc biệt khác. Vì Việt Nam hiện nay vẫn là một nước nôngnghiệp nên tài nguyên nước được sử dụng chủ yếu để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Nước ta có 7,3 triệu hađất nông nghiệp, trong đó phần lớn là đất trồng lúa chiếm 82% đất nông nghiệp. Hiện nay cả nước có 75 hệ thống thuỷ nông lớn, vừa và nhiều hệ thống nhỏ. Về cấp nước đô thị, nước ta có khoảng 80 đô thị từ xã trở lên và hơn 400 thị trấn, thị tứ với số dân là 9.918.700 (năm 1993) nhưng số được cấp nước sạch chưa đến 70%. Tổng lượng nước cấp cho 80 đô thị là 1.842.460 m3 /ngày, trong đó 3/4 là từ nguồn nước mặt và 1/ 4 là từ nguồn nước ngầm. Với sự tăng trưởng kinh tế – xã hội của nước ta, quá trình đô thị hoá sẽ diễn ra mạnh mẽ, dân số tại các độ thị này vào năm 2010 tăng lên 30-35%. Do đó nhu cầu về nước cũng dẽ tăng lên mạnh mẽ. Theo dự tính hàng năm, sẽ tăng lên 231.470 m3 /ngày. Về cấp nước nông thôn- Hiện nay có khoảng 80% dân số (khoảng 60 triệu người) đang sống ở nông thôn. Nhu cầu dùng nước sinh hoạt ở nông thôn rất to lớn. Tính đến năm 1993, số dân nông thôn được cấp nước sạch mới đạt 20,5% (khoảng 12 triệu người). Năm 2000, lượng nước yêu cầu đã là 3,6 triệu m3 /ngày. Trong tương lai nhu cầu về nước sinh hoạt nông thôn sẽ tăng lên và sẽ trở thành vấn đề mang tính cấp thiết cần có những biện pháp hữu hiệu để xây dựng được nhiều trạm cung cấp nước sạch cho sinh hoạt hơn nữa để đảm bảo cuộc sống cho người dân và đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững. Nhu cầu về nước sạch thì như vậy, còn tình trạng các nguồn nước này hiện nay ở Việt Nam thì sao? Ta biết rằng, hầu hết các thành phố, thị xã, xí nghiệp ở nước ta đều xây dựng trên các bờ sông lớn và các vùng ven biển. Nước thải sinh hoạt và nước thải công, nông nghiệp chưa qua xử lý đều đổ trực tếp ra sông là nguồn gây ô nhiễm nặng nề nói chung cho cả dòng nước mặt. Nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư (của các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn…) chứa đựng các chất thải trong quá trình sinh sống của con người. Đặc điểm cơ bản của loại nước thải này là hàm lượng các chất hữu cơ cao, như cacbon hydrat, protein, dẫu mỡ…các chất này không bền, dễ bị sinh vật phá huỷ các chất dinh dưỡng và vi khuẩn. Tổng lượng các chất gây ô nhiễm trong nước sinh hoạt ở một số thành phố. Đơn vị: tấn/năm Stt Thành phố BOD5 COD SS TDS N P 1 Hà Nội 16.500 3.680 20.000 36.500 3.300 400 2 Hải Phòng 7.425 16.500 9.000 16.425 1.425 180 3 Nam Định 5.610 12.512 6.800 12.410 1.122 136 4 Vinh 4.60 11.040 6.000 10.950 990 120 5 Huế 3.960 8.832 4.800 8.760 729 96 6 Đà Nẵng 8.745 19.504 10.600 19.345 1.749 212 7 Quy Nhơn 3.795 8.464 4.600 8.395 759 92 8 Nha Trang 5.15 11.408 6.200 11.315 1.023 124 9 Hồ Chí Minh 33.000 106.720 58.000 105.850 9.570 1.160 10 Cần Thơ 6.600 14.720 8.000 14.600 1.320 160 Nguồn: báo Thông tin – Mỗi trường số 2-2000. Bảng 2: Tổng lượng các chất gây ô nhiễm trong nước sinh hoạt của Hà Nội. Nước thải công nghiệp từ các nhà máy, xí nghiệp với nhiệm vụ làm nguội, thau rửa…Chúng ta đều biết rằng, công nghiệp nước ta phát triển ở trình độ thấp và tính tập trung chưa cao, nhưng là nguồn gây ô nhiễm quan trọng cho môi trường, vì với trang thiết bị cũ kỹ, quy trình lạc hậu nên hiệu suất thấp, lượng tiêu hao và thất thoát nhiều nguyên, nhiên liệu và năng lượng, tạo ra nhiều khí thải, nước thải và chất thải rắn. Trước nhu cầu về nước sạch ngày càng tăng với tốc độ nhanh như vậy mà các nguồn nước khai thác để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt thì đang trong tình trạng bị ô nhiễm nặng nề. Chính điều này, đã dẫn đến tình trạng khan hiếm nước sạch ở một đất nước vốn có nguồn nước ngọt rất rồi rào và phong phú như nước ta. (đơn vị :mg/l) Thành phần Giấy Việt Trì Giấy BãI Bằng Phân Bón Lâm Thao pH 11,6 5,36 2,07 DO 1,4 2,10 0,00 Tổng lượng sắt - - 70,00 NH4 3,0 1,00 3,00 NO3 0,8 0,00 0,01 NO2 0,1 0,05 0,00 Công ty lắp máy và xây dựng số 10 221,9 482,00 7,10 BOD5 275,0 135,00 58,00 COD 1168,0 - 169,00 Pb - 0,039 0,279 Cu - 0,04 3,18 Nguồn: Báo Thông tin – Mỗi trường số 8-2001. Bảng3: Thành phần nước thải ở một số nhà máy thuộc khu công nghiệp Việt Trì Như vậy, nguồn nước tự nhiên ở Việt Nam tuy khá dồi dào, nhưng lượng nước sản sinh trong lãnh thổ chỉ còn khoảng 325 tỷ m3/năm (khoảng 6.000 m3/người /năm), thì cũng không phải là nước giàu tài nguyên nước. Hiện nay mới chỉ sử dụng khoảng 20-30, tuy nhiên nguồn nước phân phối rất không đều trong năm và trên lãnh thổ, gây những bất lợi trong sử dụng nước. Nước thừa trong mùa lũ, thiếu trong mùa khô, một số nơi không có nước để đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. ở các khu công nghiệp, hầu hết đều lấy nước và thải nước trực tiếp vào sông hồ không qua xử lý. Nước thải sinh hoạt thành phố, đô thị cũng được xả trực tiếp vào các hệ thống sông suối, dẫn đến tình trạng ô nhiễm cục bộ môi trường nước nghiêm trọng một số nơi như Hà Nội, Hồ Chí Minh, HảI Phòng, Việt Trì, Biên Hoà… Việc khai thác nước ngầm ở một số đô thị đã bắt đầu có hiện tượng hạ thấp mực nước ngầm và đồng thời kéo theo sự lún đất ở một số nơi như ở Hà Nội. Lượng nước sử dụng tính theo đầu người ở nước ta rất thấp. Tuy nhiên hiện tượng khan hiếm nước (cho sinh hoạt và tưới) vào mùa khô đã xảy ra ở nhiều vùng như duyên hải Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ. Những năm gần đây, trong lưu vực sông Đồng Nai đã khai thác đén mức 45-50% lưu lượng nước mùa cạn. Sắp tới với sự phát triển công nghiệp ở nhiều nơi, cùng với các hệ thống đô thị, cũng như nhu cầu nước cho nông thôn. Lượng nước yêu cầu sẽ tăng lên nhanh chóng, bài toán cân đối nước sẽ đứng trước những thách thức to lớn. II. Sử dụng phương pháp phân tích chi phí – lợi ích cho dự án cấp nước sạch 2.1 Khái niệm về phân tích chi phí lợi ích (CBA). Phân tích chi phí – lợi ích là một quá trình mổ xẻ, liệt kê những điều thuận (những lợi ích) và những điều chống (những chi phí). Trên cơ sở những lợi ích và chi phí đó người phân tích sẽ tính toán, xác định và đi đến quyết định: lựa chọn phương án nào cho lợi ích tối đa nhất đặc biệt là lợi ích về mặt xã hội. 2.2 Mục tiêu của việc sử dụng CBA trong phân tích kinh tế – xã hội. Trong bất kỳ một hoạt động kinh tế xã hội nào, các tổ chức và cá nhân luôn quan tâm đến hiệu quả của nó. Trong khả năng về nguồn lực có hạn, chúng ta phải lựa chọn như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất như mong muốn. Để làm được điều ấy thì phải tiến hành phân tích chi phí – lợi ích, đặc biệt là chi phí lợi ích mang tính xã hội. Như vậy, mục đích sâu sa của việc sử dụng phương pháp phân tích chi phí- lợi ích là nhằm để hỗ trợ cho việc đưa ra các quyết định mang tính xã hội. Mà trong qúa trình kinh tế thì việc phân tích chi phí–lợi ích sẽ hỗ trợ cho việc phân bổ hiệu quả hơn những nguồn lực của xã hội. 2.3 Phân tích tài chính dự án đầu tư. Phân tích tài chính là nội dung kinh tế quan trọng nhằm đánh giá tính khả thi của dự án về mặt tài chính thông qua việc: Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện có hiệu quả dự án đầu tư (xác định quy mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn, các nguồn tài trợ cho dự án). Xem xét tình hình, kết quả và hiệu quả hoạt động của dự án trên góc độ hạch toán kinh tế của đơn vị thực hiện dự án. Có nghĩa là xem xét những chi phí sẽ phải thực hiện kể từ khi soạn thảo cho đến khi kết thúc dự án xem xét những lợi ích mà đơn vị thực hiện._. dự án thu được do thực hiện dự án. Kết quả của quá trình này là căn cứ để chủ đầu tư quyết định định có nên đầu tư hay không? Bởi mối quan tâm chủ yếu của các tổ chức và cá nhân đầu tư là đầu tư vào dự án đã cho có mang laị lợi nhuận thích đáng hoặc đem lại nhiều lợi nhuận hơn so với việc đầu tư vào các dự án khác không. Ngoài ra phân tích tài chính còn là cơ sở để phân tích kinh tế – xã hội. 2.3.1 Giá trị thời gian của tiền: a. Sự cần thiết phải xác định giá trị thời gian của tiền: Sở dĩ chúng ta lại phải đề cập đến giá trị thời gian của tiện là do: Do ảnh hưởng của yếu tố lạm phát: do ảnh hưởng của yếu tố này mà cùng một lượng tiền nhưng lượng hàng hóa cùng loại mua được ở cá giai đoạn sau ít hơn giai đoạn trước. Do ảnh hưởng của yếu tố ngẫu nhiên: Giá trị thời gian của tiền biểu hiện ở những giá trị gia tăng hoặc giảm đi theo thời gian do ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên (may mắn hoặc rủi ro). Chẳng hạn trong sản xuất nông nghiệp, giá trị tiền dùng để sản xuất lương thực trong những năm có thời tiết thuận lợi cao hơn những năm có thiên tai. Do thuộc tính vận động và khả năng sinh lợi của tiền. Trong nền kinh tế thị trường đồng vốn luôn luôn được sử dụng dưới mọi hình thức để đem lại lợi ích cho người sở hữu và không để vốn nằm chết. Ngay cả khi tạm thời nhàn rỗi thì tiền của nhà đầu tư cũng được gửi vào ngân hàng và vẫn sinh ra lời. Giá trị thời gian của tiền được biểu hiện thông qua lãi tức. Lãi tức được xác định bằng tổng số vốn đã tích luỹ được theo thời gian trừ đi vốn đầu tư ban đầu. Khi lãi tức biểu thị theo tỷ lệ phần trăm so với vốn đầu tư ban đầu trong một đơn vị thời gian thì được gọi là lãi suất. Lãi suất trong một đơn vị thời gian Lãi suất = —ắắ—ắ——ắ—ắ—ắ ´ 100% (%) Vốn đầu tư ban đầu (vốn gốc) Lãi đơn =IvoS.n (1) Trong đó: Lđ: Lãi đơn. Ivo: Vốn gốc bỏ ra ban đầu n : số thời đoạn. S: lãi suất đơn Lãi kép = Lg=Ivo(1+r)n - Ivo (2) Lg: Lãi ghép b. Biểu đồ dòng tiền tệ: Quá trình thực hiện một dự án đầu tư thường kéo dài trong nhiều thời đoạn (năm, quý, tháng). ở mỗi thời đoạn có thể phát sinh các khoản thu và chi. Những khoản thu và chi của dự án xuất hiện ở các thời đoạn khác nhau tạo thành dòng tiền tệ của dự án và thường được biểu diễn bằng biểu đồ dòng tiền tệ. Như vậy, biểu đồ dòng tiền tệ là một đồ thị biểu diễn các khoản thu, chi của dự án theo các thời đoạn khác nhau. Các khoản thu được biểu diễn bằng các mũi tên theo hướng chỉ lên, còn các khoản chi được biểu diễn bằng các mũi tên chỉ xuống. c. Công thức tính chuyển: Công thức tính chuyển các khoản tiền phát sinh trong từng thời đoạn của thời kỳ phân tích về cùng một mặt thời gian ở hiện tại hoặc tương lai: Giả sử một khoản tiền Ivo đưa vào kinh doanh với lãi suất bình quân năm là r (r được tính theo tỷ lệ % so với vốn). Như vậy giá trị tương lai của vốn bỏ ra ban đầu chính là số tiền thu được cả vốn và lãi ở cuối năm thứ n nghĩa là: FV= Ivo (1+r)n (3) Trong đó Ivo là số vốn bỏ ra năm đầu chính là giá trị hiện tại của vốn bỏ vào kinh doanh (PV). Từ đó suy ra: FV= PV (1+r)n (4) 1 Và PV= FV ắ (5) (1+r)n Phương pháp tính tổng các khoản tiền phát sinh đều đặn trong từng thời đoạn của thời kỳ phân tích về cùng một mặt bằng thời gian ở hiện tại hoặc tương lai. Giả sử các khoản tiền phát sinh (các khoản thu, chi ) trong n thời đoạn của hời kỳ phân tích là một số không đổi A (trường hợp khấu hao theo cùng một tỷ lệ phần trăm so với giá trị TSCĐ ban đầu, chi phí cho bộ máy quản lý, chi phí bảo dưỡng cơ sở vật chất kỹ thuật …) thì tổng của chúng theo mặt bằng thời gian ở tương lai (cuối kỳ phân tích) là : n FV= Aồ (1+r)I (6) i=1 Mặt khác ta cũng tính được tổng các khoản tiền phát sinh đều đặn A theo mặt bằng thời gian ở hiện tại là: (1+r)n-1 PV= Aắắắắắắ (7) r (1+r)n Từ (6),(7) ta suy ra công thức tính các khoản tiền phát sinh đều đặn hàng năm là: r(1+r)n A= PVắắắắắắ (8) (1+r)n -1 Phương pháp tính tổng các khoản tiền phát sinh kỳ sau hơn (kém) kỳ trước một khoản không đổi về cùng một mặt bằng thời gian ( hiện tại hoặc tương lai). Gọi G là chi phí gia tăng hoặc giảm đi bắt đầu từ cuối thời đoạn (năm, quý, tháng) thứ 2 của thời kỳ phân tích. Do đó phần chi phí cơ vản (A1) bằng giá trị ở cuối thời đoạn thứ nhất và không đổi trong suốt n thời đoạn (tức chuỗi dòng tiền tệ phân bố không đều, công thức tính toán tổng chi phí cơ bản theo cùng một mặt bằng thời gian. Như vậy, tổng các khoản tiền gia tăng hoặc giảm đi đều đặn (G) trong n-1 thời đoạn về mặt bằng cuối thời kỳ phân tích sẽ là: G (1+r )n - 1 FVG= ắ [ ắắắắắ - n ] (9) r r Do đó: (1+r )n - 1 G (1+r )n - 1 FV= A1 ắắắ + ắ [ ắắắắắ - n ] (10) r r r d. Xác định tỷ suất “r” và chọn thời điểm tính toán trong phân tích tài chính Tỷ suất “r” được sử dụng trong việc tính chuyển các khoản tiền phát sinh trong thời kỳ phân tích về cùng một mặt bằng thời gian hiện tại hoặc tương lai, đôừng thời nó còn được dùng làm độ đo giới hạn để xét sự đáng giá của các dự án đầu tư. Bởi vậy, việc xác định chính xác tỷ suất “r” của dự án có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc đánh giá dự án đầu tư. Nếu vay vốn từ nhiều nguồn vốn với lãi suấtkhác nhau thì r là lãi suất vay bình quân từ các nguồn vay đó.Ký hiệu là: `r m ồ Ivkrk k=1 `r = ắắắ (11) m ồ Ivk k=1 Các chỉ tiêu quan trọng phản ánh mặt tài chính của dự án: Đây là những chỉ tiêu đánh giá quy mô lãi của dự án. Chỉ tiêu lợi nhuận thuần được tính cho từng năm hoặc từng giai đoạn hoạt động của đời dự án. Chỉ tiêu này chỉ có tác dụng so sánh giữa cá năm hoạt động của dưn án. Lợi nhuần thuần: W= Oi- Ci Trong đó: Oi: Doanh thu thuần năm i. Ci:Tất cả các khoản chi phí có liên quan đến sản suất, kinh doanh ở năm i. Thu nhập thuần: Thu nhập thuần của dự án thường được tính chuyển về mặt bằng hiện tại ký hiệu là: NPV NPV= Tổng thu hiện tại – Tổng chi hiện tại - Ivo Công thức chung và đầy đủ nhất khi tính NPV là: (1+r)n –1 SV NPV=- Ivo + (Bi - Ci) ắắắ + ắắắ (12) r(1+r)n (1+r)n Chỉ tiêu giá trị hiện tại của thu nhập thuần được xem là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá dự án đầu tư. 2.4 Phân tích kinh tế – xã hội của dự án. 2.4.1 Sự cần thiết phải xem xét khía cạnh kinh tế- xã hội của dự án đầu tư: Ta đều biết rằng, trong nền kinh tế thị trường có sự đIều tiết vĩ mô của nhà nước, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có hoạt động đầu tư được xem xét từ hai góc độ: Nhà đầu tư. Nền kinh tế Và ta cũng biết một thực tế, không phải mọi dự án có khả năng sinh lợi cao đều tạo ra những ảnh hưởng tốt đối với nền kinh tế và xã hội. Lợi ích kinh tế – xã hội của dự án đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế và xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế và xã hội đã bỏ ra khi thực hiện dự án. Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của dự án đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những sự đáp ứng này có thể được xem xét mang tính định tính như đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước, góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh…hoặc đo lường bằng các tính toán định lượng như mức tăng thu cho ngân sách, mức gia tăng số người có việc làm, mức gia tăng ngoại tệ, lợi ích cơ hội tăng do việc giảm bệnh tật cho người dân… Chi phí xã hội bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sứclao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng vào các công việc khác trong tương lai không xa. Như vậy, phân tích kinh tế – xã hội của dự án đầ tư chính là việc so sánh (có mục đích) giữa cái giá mà xã hội phải trả cho việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình một cách tốt nhất và lợi ích do dự án tạo ra cho toàn bộ nền kinh tế (chứ không chỉ riêng cho một cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc một đơn vị nào cụ thể). Như vậy, việc phân tích kinh tê - xã hội đối với một dự án là cần thiết và phải được phân tích một cách rõ ràng, triệt để. Phương pháp đánh giá lợi ích kinh tế – xã hội do thực hiện dự án Khi xem xét lợi ích kinh tế – xã hội của dự án cần phải tính đến mọi chi phí trực tiếp và gián tiếp có liên quan đến việc thực hiện dự án (chi phí đầy đủ), mọi lợi ích trực tiếp và gián tiếp (lợi ích đầy đủ) thu được do dự án đem lại. Để xác định các lợi ích, chi phí đầy đủ của các dự án đầu tư thì phải sử dụng các báo cáo tài chính, tínhlại các đầu vào và đầu ra theo giá xã hội (giá ẩn hay giá bóng, giá tham khảo). Không sử dụng giá thị trường để tính chi phí và lợi ích kinh tế – xã hội. 2.5 Các bước thực hiện của CBA. Trên cơ sở vận dùng CBA và môi trường thì người ta cho rằng, các bước xây dựng, thực hiện CBA gồm có 9 bước như sau: Bước 1: Thực hiện lựa chọn lợi ích và chi phí của ai (phân định chi phí – lợi ích) Bước 2: Lựa chọn các dự án thay thế Bước 3: Liệt kê các ảnh hưởng tiềm năng và lựa chọn các chỉ số đo lường Bước 4: Dự đoán những ảnh hưởng về lượng đối với suốt quá trình dự án Bước 5: Lượng hoá bằng tiền của tất cả các tác động Bước 6: Quy đổi giá trị tiền tệ về giá trị hiện thời Bước 7: Tính toán các chi phí – lợi ích, từ đó đưa ra các kết luận Bước 8: Phân tích độ nhậy Bước 9: Lựa chọn, đề xuất những phương án có lợi ích xã hội lớn nhất Kết luận chung. Ta biết rằng, cũng như các loại tài nguyên khác, tài nguyên nước, một mặt, có những giá trị kinh tế nhất định của nó và mặt khác, cũng có thể gây ra những hậu quả làm tổn thất lớn về mặt kinh tế, xã hội và môi trường một khi chúng đã bị suy thoái. Trên thực tế nguồn nước ngọt, sạch của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang trong tình trạng bị ô nhiễm ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Trong khi đó, tốc độ gia tăng dân số ngày càng cao và do đó mà nhu cầu về nguồn nước sạch phục vụ cho sinh hoạt đang trở nên bức bách hơn bao giờ hết. Như vậy, tất yếu phải có sự xuất hiện ngày càng nhiều các trạm xử lý và cung cấp nước sạch cho người dân nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của họ. Chương II Thực trạng của hệ thống cấp nước sinh hoạt ở huyện Thanh Trì, Hà Nội I. áp lực của sự phát triển kinh tế lên môI trường nước của huyện Thanh Trì. 1.1 Khái quát chung về thực tiễn phát triển kinh tế –xã hội của Thanh Trì. Dân số: Theo báo cáo kết quả tổng điều tra dân số năm 1999, toàn bộ địa bàn huyện Thanh Trì có 53.476 hộ gia đình với 221.564 nhân khẩu phân bố trên 24 xã và 01 Thị trấn. Mật độ dân số khoảng 2.000 người/ km2. 1.1.2 Giao thông: ở vị trí cửa ngõ phí Nam của Thành phố, trên địa bàn huyện Thanh Trì tập trung nhiều đầu mối giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt quan trọng. a. Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc –Nam , hai ga Văn ĐIển và Giáp Bát là 2 ga hàng hoá lớn, ngoài ra còn ga Lập Tầu- Ngọc Hồi sẽ được xây dựng. b. Đường sông: Trên địa bàn huyện Thanh Trì có nhiều sông nhưng phần lớn là các sông nhỏ chủ yếu phục vụ cho công việc tưới tiêu nông nghiệp. Đáng kể nhất là có sông Hồng chảy qua địa bàn huyện. Cảng Khuyến Lương nằm tronghuyện Thanh Trì sử dụng cho tầu pha sông biển, có khả năng bốc xếp khoảng 200.000 nghìn tấn/năm. c.Đường bộ Mạng lưới đường giao thông do Thành phố và Trung ương quản lý, trên địa bàn huyện Thanh Trì có tổng chiều dàI tổng cộng55,4 km bao gồm các tuyến: Quốc lộ 1 A: Địa đIểm từ Mai Động – Pháp Vân- Qua thị trấn Văn Điển và kết thúc ở xã Liên Ninh, đoạn đi trên địa bàn huyện Thanh Trì dài 13,7km ; Đoạn từ Mai Động – Pháp Vân tới điểm giao nhau với đường giải phóng mặt đường rộng 7 m chất lượng đường xấu ; Đoạn tiếp đến cầu Văn Điển, mặt đường mới được cải tạo rộng 35,5 m, mặt đường bê tông nhựa tốt. 1.1.3 Cấp điện Được cấp điện từ 3 trạm biến áp trung gian: Thượng Đình E5, Mai Động E3, Văn Điển E10, trong đó nguồn cấp địên chính cho huyện là trạm Văn Điển E10 có công suất 1´ 16 MVA-110/6 KV, 1´16 MVA- 110/35/6 kV và trạm Mai Động E3 với công suất máy là 2 ´ 25 MVA-110/35/6KV , 1 ´ 125 MVA-220/110 KV. Nhìn chung, khắp huyện Thanh Trì đều có mạng lưới điện đến tận nơi. 1.1.4 Hệ thống thoát nước- vệ sinh môi trường: a. Hệ thống thoát nước mưa Trên địa bàn huyện Thanh Trì có 2 hệ thống thoát nước khác nhau: Hệ thống thoát nước cho lưu vực nội thành: Hệ thống này gồm các hệ thống sông, hồ các công trình đầu mối kỹ thuất làm nhiệm vụ tiêu thoát nước từ trong vùng nội thành chảy qua địa bàn huyện để rồi được đổ vào hai con sông lớn: sông Hồng và sông Nhuệ. Ngoài ra còn có các công trình đầu nối khác: trạm bơm Yên Sở với cống suất 60 m3/s, Trạm bơm 3 xã đặt tại Cầu Bươu với công suất 3 m3/s. Hệ thống thoát nước của huyện: Hệ thống kênh: toàn huyện cso 8 tuyến mương tiêu nằm trảI đều trên địa bàn huyện đảm nhiệm công việc tiêu nước cho các khu dân cư, đồng thưòi phục vụ cho thuỷ lợi.. Hồ chứa nước: Nằm rải rác trên địa bàn huyện với tổng diện tích 769 ha hiện đang sử dụng để nuôi cá. Hệ thống trạm bơm: hiện có 6 trạm bơm tiên nước chính chủ yếu phục vụ cho công trình thuỷ lợi với tổng cống suất 90.000 m3/s tập trung chủ yếu ở phía Nam huyện như: trạm bơm Đông Mỹ, trạm bơm Siêu Quần… Các hệ thống này làm nhiệm vụ tiêu nước cho toàn huyện. Vì vậy, khi xây dựng các điểm dân cư trên địa bàn huyện cần kết hợp giữa hệ thống thoát nước đô thị với hệ thống thuỷ lợi của huyện để khônggây ảnh hưởng tới khu vực xung quanh và sản xuất nông nghiệp. b. Hệ thống thoát nước bẩn Nước bẩn sinh hoạt được thải ra từ bể tự hoại và nước thải công nghiệp được xả thẳng trực tiếp vào hệ thống thoát nước mưa. c. Tình trạng vệ sinh môi trường Trên địa bàn huyện có một điểm thu gom rác đăt tại xã Tam Hiệp với diện tích 2 ha. Đây không những tập trung rác của huyện mà còn cả trong vùng nội thành. Ngoài ra còn có một nghĩa trang lớn của Thành phố: Nghĩa trang Văn Điển với quy mô diện tích 18 ha cộng với đài hoá thân mới được xây dựng. 1.1.5 Kinh tế Hiện nay, nền kinh tế của Thanh Trì đang trong đà phát triển mạnh, đa dạng hoá các ngành nghề. Nói chung Thanh Trì có thể được chia thành các vùng kinh tế như sau: Vùng 1: Vùng kinh tế ven đê gồm 3 xã : Định Công, Vĩnh Tuy, Thanh Trì. Vùng này đô thị hoá nhanh, đất hẹp, dân đông, giao thông thuận lợi, sản phẩm chủ yếu là rau quả, gia cầm. ở xã Vĩnh Tuy có khu công nghiệp đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Vùng 2: Vùng kinh tế thực phẩm gồm 5 xã và 1 thị trấn: Thịnh Liệt, Yên Sở, Trần Phú, Hoàng Liệt, Tứ Hiệp và thị trấn Văn Điển. Đây là vùng có nhiều ao hồ nên sản phẩm chủ yếu là cá. Mặt khác các khu dân cư quy tụ dọc theo các trục đường giao thông và gần thị trấn của huyện nên các hoạt động dịch vụ phát triển cao. Đặc biệt thị trấn Văn Điển có bãi nghĩa trang Thành phố. Có nhiều cơ sở công nghiệp hoá chất như: Phân Lân Văn ĐIển, nhà máy Pin Văn Điển, Sơn tổng hợp… đã gây ô nhiễm nặng cho môi trường, đặc biệt là môi trường nước, đất và ảnh hưởng đến sức khỏe cư dân trong huyện. Vùng 3 : Vùng kinh tế lương thực và chăn nuôi, gồm 12 xã: Hữu Hoà, Tả Thanh Oai, Tân Triều, Đại Kim, Thịnh Liệt, Tam Hiệp, Vĩnh Quỳnh, Đại áng, Liên Ninh, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Đông Mỹ. Diện tích đất nông nghiệp là 2.898 ha, bình quân 1 ha có 24 nhân khẩu nông nghiệp. Sản phẩm chủ yếu là lương thực, thực phẩm. ở các vùng này, chất thải của chăn nuôi được thải trực tiếp ra các ao hồ kênh rạch nên các nguồn nước mặt bị ô nhiễm nặng, số lượng vi khuẩn gây tiêu chảy (Colin) nhiều, các loại vi khuẩn không được phép có trong môi trường nước cũng rất lớn và việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người dân. Đặc biệt, tại xã Tam Hiệp lại có bãi rác của Thành phố rộng 2 ha cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Vùng 4: Vùng kinh tế bãi phù sa sông Hồng gồm 4 xã: Lĩnh Nam, Yên Mỹ, Duyên Hà và Vạn Phúc. Đây là vùng sản xuất rau màu chủ yếu cho huyện. Các trung tâm tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ: Các trung tâm này phát triển dọc theo các trục đường lớn ven đô. Quốc lộ 1 A: Từ Giáp Bát kéo dàI qua Pháp Vân, Tứ Kỳ tới thị trấn Văn Điển và rảI rác tới Ngũ Hiệp, Ngọc Hồi, Liên Ninh. Tỉnh lộ70 A: Từ Văn ĐIển tới Cầu Bươu. Khu ven đô: Vĩnh Tuy, Thanh Trì. Phần lớn là cơ sở của Trung Ương và của Thành phố. Tổng số tới 126 cơ sở. Tiểu thủ công nghiệp của huyện có tới 26 hợp tác xã và tổ sản xuất tới khoảng 2.500 hộ rải rác ở khắp các vùng kinh tế. Tiểu thủ công gia đình có xu thế phát triển. Thị trấn Văn Điển là trung tâm Thương nghiệp Dịch vụ lớn nhất của huyện. Các chợ phân bố ở các xã như sau: (khoảng 13 chợ): chợ Vĩnh Tuy, chợ Thanh Trì, chợ Cầu Nghè (Lĩnh Nam), chợ Văn Điển… Phần lớn các chợ này đều nằm ngay các trục đường giao thông. Tài nguyên – môi trường của huyện Thanh Trì. Thanh Trì có khai thác cát nằm dảI theo các xã: Thanh Trì, Lĩnh Nam và Vạn Phúc rộng hàng trăm ha, cung cấp cát phục vụ xây dựng cho huyện cũng như cho thành phố Hà Nội. Có than bùn rải rác khắp các đầm và ao hồ trong huyện, tập trung chủ yếu ở vùng hồ Linh Đường- Yên Sở. Các mẫu thí nghiệm cho thấy năng suất toả nhiệt từ 3.800-5.300 Kcalo/kg, nhưng do chiều dày các lớp than quá nhỏ, trình độ khai thác hiện nay chưa có hiệu quả kinh tế cao. Thanh Trì là một huyện dồn nước thải hàng ngày của Thành phố Hà Nội và một phần huyện Từ Liêm. Có bãi rác và nghĩa Trang Thành Phố. Có nhiều cơ sở công nghiệp hoá chất: Phân Lân, Pin Văn Điển, Sơn tổng hợp…đã gây ô nhiễm môI trường, đặc biệt là môi trường nước, đất và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong huyện. 1.2 Những tác động tiêu cực của sự phát triển kinh tế lên môi trường nước của huyện. Quá trình đô thị hoá, sự phát triển kinh tế ở mức độ mạnh mẽ đặc biệt là các ngành công nghiệp hóa chất và công nghiệp thực phẩm, sự quản lí thiếu chặt chẽ của bãi rác thành phố và khu nghĩa trang của thành phố ở huyện Thanh Trì là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước mặt. Trong 5 huyện ngoại thành thì Thanh Trì là huyện có nguồn ô nhiễm lớn nhất đối với môi trường đặc biệt là môi trường nước. Thanh Trì có hai con sông khá lớn chảy qua là sông Hồng và sông Nhuệ. Rất may là hai khúc sông này từ cống Liên Mạc đến Cầu Bươu không tham gia thoát nước, các sông còn lại đều tham gia thoát nước, nên bị ô nhiễm nặng nề do nước thải sinh hoạt và công nghiệp của Thanh Trì và của cả Thành phố Hà Nội chảy về do Thanh Trì là vùng trũng. Do nước thải chưa được xử lý, nên nông độ các chất bẩn tại các đIểm xả rất lớn; Hàm lượng BOD5 là từ 50-190 mg/l, NH+ : từ 3-25 mg/l, COD: từ 90-495 mg/l, DO thường dưới 1 mg/l. Hầu hết nước thải của các bệnh viện và các xí nghiệp công nghiệp của huyện Thanh Trì và Thành phố Hà Nội đều không được xử lí, xả trực tiếp ra các cống thoát nước và sông ngòi. Điển hình là con sông Kim Ngưu chảy qua địa phận của huyện, mặc dù có quá trình tự làm sạch diễn ra nhưng làm lượng BOD5 của nước vẫn rất cao khoảng từ 32-125 mg/l. ở đây diễn ra quá trình lắng cặn và lên men kỵ khí, tạo ra khí H2, CO2, CH4. Có thể nói ở đoạn sông này bị ô nhiễm nặng nề nhất so với toàn bộ hệ thống kênh mương sông hồ của thành phố Hà Nội. Trên địa bàn của huyện có đặt các nhà máy hoá chất (phân lân Văn Điển, nhà máy Pin, nhà máy Sơn nên gây nên hiện tượng nhiễm kim loại nặng cao ở cả trongđất và trong nước. Trong ao của nhân dân ở quanh khu vực các nhà máy Phân lân Văn ĐIển, bèo lục bình, rau muống phát triển rất nhanh và hàm lượng kim loại nặng trong các rau này cao gấp hai lần so với các khu vực khác. Bèo lục bình phát triển nhanh, tạo sinh khối quá lớn nên bị chết nhiều và khi bị phân huỷ đã sinh ra khí CH4, CO2, gây ô nhiễm thuỷ vực. Lợn được nuôi một phần bằng bèo lục bình cho thịt có mỡ màu vàng. Công nghiệp thực phẩm ở Thanh Trì cũng phát triển mạnh nhưng không có quy hoạch và do sự cạnh tranh gay gắt về giá cả sản phảm mà tất cả các nhà máy xí nghiệp thực phẩm đều không có bất cứ một công đoạn xử lý chất thải nào. Kết quả là đã làm ô nhiễm nặng nề tới môi trường nước xung quanh do xả vào đó một khối lượng lớn chất thải hữu cơ. Ngoài ra, Thanh Trì cũng có một ngành nông nghiệp phát triển mạnh, nên việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hay việc thải trực tiếp chất thải trong chăn nuôi ra các ao hồ đã làm nhiễm bẩn và ô nhiễm môi trường nước ở mức độ tương đối nặng. Sự phát triển của nền kinh tế đã tạo nên áp lực cho môi trường nước,làm cho môi trường nước bị ô nhiệm nặng gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người dân và tác động tiêu cực ngược trở lại đối với kinh tế trong huyện. 1.3 Kết luận. Như vậy, qua phân tích trên thì nguồn nước mặt ở hầu hết các xã thuộc huyện Thanh Trì đều bị ô nhiễm, có nơi bị ô nhiễm rất nặng. Vì vậy, nếu để người dân sinh hoạt, sản xuất bằng chính nguồn nước mặt này thì việc nhiễm các bệnh về đường ruột và các bệnh nguy hiểm khác như bệnh ung thư… là khôngthể tránh khỏi. Do đó, việc xây dựng các trạm nước để cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất của người dân là hết sức cần thiết và là mối quan tâm hàng đầu của Uỷ ban nhân dân Huyện Thanh Trì cũng như của thành phố Hà Nội. II. Thực trạng của hệ thống cấp nước sinh hoạt hiện nay ở Thanh Trì. Hiện trạng các công trình cấp nước. Hiện nay nhân dân huyện Thanh Trì đang sử dụng các lợi hình cấp nước cho sinh hoạt như sau: Nước máy được cấp vào từng nhà hoặc các vòi công cộng. Hình thức này được cấp cho các khu dân cư đô thị thị trấn Văn Điển, các khu gần nhà máy nước và các vùng ven đô như: Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Tương Mai, Giáp Bát, Khương Đình, Triều Khúc… Nước giếng khơi, giếng khoan ở các vùng đê, thôn xóm. Bể chứa nước mưa ở tất cả các nơi. Bể lọc đánh phèn ở khu vực ngoài bãi sông Hồng. Các nhà máy nước của Thành phố: Trên địa bàn huyện có các nhà máy nước lớn của Thành phố đang hoạt động: Nhà máy nước Pháp Vân công suất: 30.000 m3/ngày. Nhà máy nước Hạ Đình công suất: 30.000 m3/ngày. Nhà máy nước Kim Giang công suất: 500 m3/ngày. Nhà máy nước Nam Dư Thượng công suất 30.000 m3/ngày, đến năm nay tức năm 2003 sẽ nâng công suất lên 60.000 m3/ngày. Các nhà máy nước từ nay đến năm 2010 vẫn giữ nguyên công suất và chủ yếu cấp cho Trung tâm Thành phố và một số khu vực gần nhà máy nước hoặc những nơi có đường ống truyền dẫn đi qua. Thị trấn Văn Điển hiện nay có một nhà máy nước có công suất 2500 m3/ngày đang được cải tạo nâng công suất lên 5000 m3/ngày chủ yếu cấp nước cho thị trấn Văn Điển và các xã Tứ Hiệp, Vĩnh Quỳnh. Các trạm cấp nước cục bộ: Trên địa bàn huyện Thanh Trì còn có nhiều Cơ quan xí nghiệp và các khu ở tập trung, những nơi đó đều có các giếng khoan và trạm xử lý cục bộ để cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của mình. Tổng công suất của các điểm tiêu thụ nước loại này vào khoảng 35.000 m3/ngày, đêm. STT Tên trạm Số lượng giếng Công suất giếng (m3/h) 1 Công ty khai thác nước ngầm 1 50 2 Công ty vận chuyển khách du lịch 1 20 3 Nhà máy chế tạo thiết bị lương thực 1 40 4 Xí nghiệp bao bì xuất khẩu 1 20 5 Nhà máy chế tạo biến thế 1 20 6 Công ty khai thác nước ngầm và nhà máy chế tạo biến thế 100 7 Nhà máy cơ khí thuỷ lợi 1 30 8 Nhà máy Z 179 1 30 9 Nhà máy pin Văn ĐIển 2 150 10 Nhà máy Sơn tổng hợp 1 150 11 Nhà máy cơ khí giải phóng 1 30 12 Nhà máy mạ Cầu Bươu1 1 10-20 13 Xí nghiệp hoá chất 1 10-20 14 Công ty Vật tư kim khí 1 10-20 15 Nhà máy cơ khí Trần Phú1 1 10 16 Viện nghiên cứu Khoa học nông nghiệp 1 10 17 Công an cứu hoả 1 10 18 Một số trạm Khương Đình 40 Nguồn: Kết quả điều tra của Phòng kế hoạch - Đầu tư huyện Thanh Trì Bảng 4: Danh sách các trạm cấp nước cục bộ Các trạm cấp nước tập trung nông thôn: Từ năm 1996, thực hiệnChương trình nước sạch nông thôn và được sự quan tâm của UBND Thành phố đến nay huyện Thanh Trì đã đầu tư xây dựng được 13 trạm cấp nước tập trung nông thôn với công suất từ 500 á1000 m3/ngày phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Danh sách như sau: STT địa đIểm Số trạm Công suất cấp nước (m3/ngày) Số hộ sử dụng 1 Xã Tam Hiệp 2 1.000 2 Xã Thanh Trì 1 500 820 3 Xã Trần Phú 1 500 600 4 Xã Tân Triều 1 500 1.800 5 Xã Đông Mỹ 1 500 800 6 Xã Tả Thanh Oai 1 700 900 7 Xã Liên Ninh 1 700 800 8 Xã Thanh Liệt 1 700 800 9 Xã Đại áng 1 500 600 10 Xã Hoàng Liệt 1 700 900 11 Xã Ngọc Hồi 1 500 800 12 Xã Thịnh Liệt 1 500 645 Tổng cộng 13 7.300 9.465 Nguồn: Kết quả thống kê của Phòng Kế hoạch - Đầu tư huyện Thanh Trì Bảng 5: Trạm cấp nước tập trung Các trạm cấp nước phân tán: Hiện nay, trên toàn huyện có khoảng 10.695 hộ sử dụng nước từ các giếng khoan nhỏ kiểu UNICEF chiếm tỷ lệ khoảng 20%. Các giếng này có độ sâu từ 20 á30 m thuộc tầng chứa nước trên, còn lại nhân dân trong huyện vẫn phải sử dụng các công trình cấp nước cổ truyền như giếng đào, bể nước mưa, sông, hồ,… Nói chung các nguồn nước này không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh do đăc thù riêng của huyện Thanh Trì là vùng trũng, môi trường đang tích tụ dần ô nhiễm về nước thải, rác thải, khói bụi công nghiệp và úng ngập. STT Tên xã Các công trình cấp nước phân tán đang sử dụng Số giếng khoan Dân số sử dụng Số giếng đào Dân số sử dụng Sổ bể nước mưa Dân số sử dụng 1 Tân Triều 494 2195 618 2746 2173 9496 2 Đông Mỹ 1410 5352 60 227 790 2999 3 Tả Thanh Oai 214 926 2350 10171 2658 11504 4 Yên Mỹ 33 124 898 3362 1027 3845 5 Đại Kim 82 338 1056 4352 1362 5612 6 Liên Ninh 211 762 1919 6929 508 1835 7 Ngũ Hiệp 1000 3983 1585 6313 1020 4063 8 Thanh Liệt 537 2235 507 2110 533 2218 9 Duyên Hà 96 420 713 3115 226 987 10 Vạn Phúc 1232 5022 427 1741 1825 7439 11 Đại áng 180 767 1182 5038 322 1372 12 Hữu Hoà 540 2322 1085 4666 371 1595 13 Định Công 2400 9164 267 1019 267 1019 14 Hoàng Liệt 573 2302 1490 5987 886 3560 15 Ngọc Hồi 872 3646 136 568 1360 5686 16 Thịnh Liệt 34 141 2330 9629 2590 10704 17 Tứ Hiệp 1670 6486 457 1775 667 2590 18 Lĩnh Nam 1884 8165 693 2998 533 2306 19 Vĩnh Tuy 1514 6307 23 96 1189 4953 20 Thanh Trì 1428 6018 191 805 476 2006 21 Trần Phú 614 2508 704 2876 1181 4824 22 Yên Sở 282 1098 1900 7399 2030 7095 23 Tam Hiệp 979 4322 1021 4507 846 3731 24 Vĩnh Quỳnh 2378 10316 558 2421 1435 6226 25 Thị trấn Văn Điển 1800 7210 963 3857 900 3650 Nguồn: Kết quả điều tra của Phòng kế hoạch- Đầu tư huyện Thanh Trì. Bảng 6: hiện trạng sử dụng các công trình cấp nước phân tán đang sử dụng: Tỷ lệ sử dụng nước sạch: Việc đánh giá hiện trạng sử dụng nước sạch của huyên Thanh Trì có thể chia làm 2 khu vực: Khu vực 1: Bao gồm Thị trấn Văn Điển và các xã Tam Hiệp, Tứ Hiệp, Vĩnh Quỳnh. Hiện nay, khu vực này đã được sử dụng nước sạch từ nhà máy nước Văn ĐIển và các trạm cấp nước cục bộ tỷ lệ là 17,6%. Khu vực 2: Bao gồm các xã còn lại của huyện, đến nay đã có 9.465 hộ sử dụng nước từ các trạm cấp nước quy mô thôn và liên thôn chiếm tỷ lệ khoảng 20%. Số còn lại sử dụng các công trình cấp nước phân tán chiếm 62.38% Ta biết rằng, nước sạch được đánh giá theo tiêu chuẩn Việt Nam phải có các chỉ tiêu lý và vi sinh trên nằm trong giới hạn cho phép. Qua kết quả đIều tra thống kê số liệu từ các xã trong huyện thì huyện Thanh Trì chỉ có nước từ các nhà máy nước của Thành phố và nước từ các trạm cấp nước tập trung là đạt tiêu chuẩn, các loại hình công trình khác không đảm bảo chất lượng nước dụng cho sinh hoạt. Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch hiện nay là 37,62%. STT Chỉ tiêu đIều tra đơn vị tính Kết quả 1 Số hộ dùng nước máy Tỷ lệ so với dân số Hộ % 9.420 17,62 2 Số hộ sử dụng nước từ các trạm cấp nước nông thôn. Tỷ lệ so với dấn số Hộ % 9.465 18 3 Số hộ sử dụng nước giếng khoan UNICEF Tỷ lệ so với dân số Hộ % 10.695 20 4 Số trạm cấp nước nông thôn đã có Tổng cống suất Trạm M3/ngày 13 7.300 5 Số lượng giếng khoan nhỏ UNICEF Cái 10.512 6 Tỷ lệ dân số được dùng nước sạch % 37.62 Nguồn: Dữ liệu của phòng Kế hoạch- Đầu tư huyện Thanh Trì. Bảng 7: Bảng tổng hợp kết quả điều tra III.Những vấn đề bức bách của các xã chưa được cấp nước sạch sinh hoạt của Thanh Trì. Quy mô dân số. Hiện nay, huyện Thanh Trì còn 8 xã hoàn toàn chưa có hệ thống cấp nước sạch. Người dân ở các xã này chủ yếu lấy nước từ các ao hồ tự nhiên hoặc lấy nước từ các giếng tự khoan của người dân. Chất lượng nước không đảm bảo cho sức khoẻ và sản xuất. STT địa đIểm Dân số năm 2001(người) Dân số cần cấp nước năm 2001(người) 1 Xã Yên Mỹ 4.432 4.432 2 Xã Định Công 10.183 10.183 3 Xã Duyên Hà 4.247 4.247 4 Xã Vạn Phúc 8.177 8.177 5 Xã Hữu Hoà 6.872 6.872 6 Xã Vĩnh Tuy 8.577 8.577 7 Xã Lĩnh Nam 12.020 12.020 8 Xã Ngũ Hiệp 8.233 8.233 Tổng số 62.792 62.792 Nguồn: Dữ liệu điều tra của Phòng kế hoạch- Đầu tư huỵên Thanh Trì. Bảng 8: Bảng nhu cầu hiện tại của các xã “trắng” về nước sinh hoạt Như vậy tổng số dân không có nước sạch trong huyện để sử dụng là 62.792 người, chiếm 28,2%. Đây là số dân của các huyện hoàn toàn không có nước sạch, tuy nhiên, ngay ở những xã đã có trạm cấp nước sạch nhưng không phải 100% dân số trong các xã đó đều được dùng nước sạch trong sinh hoạt. Với chuyên đề này tôi chỉ đề cập đến số dân của các xã hoàn toàn “trắng” về nước sinh hoạt. 3.2 Nguồn nước sinh hoạt của người dân các xã và tình trạng ô nhiễm của nguồn nước. Các xã kể trên được coi là 9 xã trắng về nước sạch, hiện thời họ sinh hoạt hoặc bằng nước trong các ao hồ tự nhiên, hoặc bằng các giếng tự khoan ở độ sâu không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước trong sinh hoạt, hoặc bằng các bể dự trữ nước mưa. Ta biết rằng, theo như phân tích ở trên, hầu hết các ao hồ ở các xã trong huyện đã bị ô nhiễm do các cơ sở sản xuất và do chính nước thải sinh hoạt và chăn nuôi của người dân thải trực tiếp ra sông, hồ, ao mà không có bất kỳ một sự xử lý nào. Chính do thói quen đổ thải trực tiếp ra các con sông và ao, hồ mà ở một vài nơi trong xã đã rơi vào tình trạng ô nhiễm nặng nề không thể dùng làm nước cho tưới tiêu trong nông nghiệp được chưa kể đến việc dùng nước đó cho sinh hoạt. Ao hồ tự nhiên thì như vậy, còn các giếng họ tự đào và khoan thì sao? Một nguyên tắc khi khai thác nước ngầm là phải khoan sâu đến độ sâu ít nhất cũng phải 40 m, nhưng phần lớn những giếng này chỉ sâu dưới 20 m tức là vẫn bị ảnh hưởng lớn bởi nguồn nước mạch ngấm vào đất nên đã làm ô nhiễm ngay cả nguồn nước ở độ sâu này. M._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT134.doc