Mở đầu
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, tốc độ đô thị hoá ngày càng phát triển và song song là vấn đề gia tăng dân số. Tính đến 4/1999, dân số nước ta là 76321628 người đứng thứ 13 trong tổng số hơn 200 quốc gia trên thế giới, đứng hàng thứ 2 trong khu vực Đông Nam á sau Inđônêxia. Mật độ dân số trung bình của Việt Nam năm 1999 là 230,6 người/km2, cao hơn mật độ dân số trung bình thế giới 5,7 lần. Những yếu tố này đồng thời là nguyên nhân làm tăng lương người đến khám và chữa bệnh tại
25 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Bước đầu nghiên cứu về thu gom, xử lý và quản lý rác thải tại bệnh viện Giao thông vận tải 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các bệnh viện, dẫn đến hiện tượng quá tải của nhiều bệnh viện ở các đô thị. Theo khảo sát của bộ y tế, số lượng đến khám chữa bệnh hàng ngày tại mỗi bệnh viện thường vượt quá chỉ tiêu giường bệnh từ 30%-50%. Nếu cộng cả số cán bộ, nhân viên, sinh viên thực tập, người nhà bệnh nhân đi theo thì lưu lượng người ở các bệnh viện rất đông, gấp 3-6 lần chỉ tiêu. Vì vậy, việc giữ gìn vệ sinh chung, nội qui, qui chế bệnh viện gặp rất nhiều khó khăn.
Hiện nay, cả nước có khoảng 12526 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có 847 cơ sở là bệnh viện với các qui mô khác nhau. Các bệnh viện không chỉ phát triển về số lượng mà còn đi sâu về chất. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó thì chất thải bệnh viện tăng nhanh về số lượng và phức tạp về thành phần. Chất thải bệnh viện là một trong những loại chất thải phức tạp, nguy hiểm. Ngoài những đặc tính chung giống như rác thải sinh hoạt, nó còn có đặc tính riêng biệt trong đó có chứa rất nhiều mầm bệnh có khả năng lây nhiễm cao gây nên những vấn đề nghiêm trọng về vệ sinh môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Chất thải bệnh viện tiếp tục tăng hằng năm nhưng hiện nay có rất ít hệ thống xử lý. Hầu hết các bệnh viện không có hệ thống xử lý chất thải, hiện tại chất thải y tế nguy hại được thu gom, vận chuyển và lưu giữ chung với chất thải sinh hoạt. Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng cũng như độ độc hại, nguy cơ của các chất thải bệnh viện đối với môi trường và sức khoẻ ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy, để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, giữ cho môi trường xanh sạch đẹp, chúng ta cần có biện pháp quản lí, thu gom, xử lý kịp thời và hiệu quả. Trên cơ sở đó, chúng em lựa chọn đề tài: “Bước đầu nghiên cứu về thu gom, xử lý và quản lý rác thải tại bệnh viện Giao thông vận tải I”.
Có thể nói, đây là một đề tài có tính thời sự cấp thiết, vì phần lớn các bệnh viện nước ta chưa có đủ điều kiện kinh tế và kỹ thuật để áp dụng các công nghệ tiên tiến hoặc dầu tư mua sắm các thiết bị xử lý hiện đại. Do đó cần phải nghiên cứu thu gom, quản lý để chọn lựa giải pháp xử lý hợp lý.
Phần I- Cơ sở thực tiễn và khoa học cuẩ việc thu gom quản lý và xử lý rác thải tại bệnh viện gtvt 1
I - Khái quát về bệnh viện GTVT I
Địa điểm
Bệnh viện giao thông vận tải I (GTVT I) có diện tích 24400 m²nằm lọt trong khu dân cư đông đúc của làng Láng (hướng đông và tây nam), phía bắc giáp với trường đại học giao thông.
Bệnh viện GTVT I là một bệnh viện đa khoa với số giường bệnh là 300, cán bộ công nhân viên 300 người, ngoài ra hàng ngày số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị rất nhiều (khoảng 400 người). Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định bệnh viện GTVT I cần có sự đầu tư của nhà nước về xử lý chất thải.
Sơ đồ bệnh viện
II - Sự cần thiết phải quản lý và xử lý chất thải bệnh viện
Sự cần thiết phải xử lý chất thải bệnh viện
Theo số liệu điều tra năm 1996, tổng khối lượng chất thải bệnh viện của Hà Nội một ngày là 11,5 m³(tương đương 1,5 tấn). Hằng năm, tốc độ tăng trưởng là 3%. Một số bệnh viện có hệ thống xử lý tại chỗ như Việt Đức, 19/8, Viện lao, còn lại các bệnh viện khác chưa ký hợp đồng với công ty Môi trường đô thị Hà Nội vì chưa có kinh phí nên đã ngâm phoocmon với các chất thải để chờ xử lý. Đại đa số bệnh viện mới chỉ quan tâm đến việc xử lý chất thải thông thường (rác do sinh hoạt) còn các chất thải đặc biệt nguy hiểm sản sinh từ hoạt động chuyên môn và điều trị của các phòng bệnh gồm cả chất thải rắn, chất thải nước đều chưa được quan tâm xử lý một cách triệt để gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường, tạo điều kiện phát sinh và phát triển nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm.
Hiện nay, tuy các bệnh viện đã được nâng cấp nhưng mới chỉ chú ý đến khía cạnh về nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân và tăng cường số lượng giường bệnh, chưa chú ý đến việc thu gom, xử lý chất thải. Do vậy, hầu hết các bệnh viện chưa có hệ thống xử lý chất thải, thậm chíhệ thống cống rãnh, bể ngầm cũng bị hỏng nặng nề, không hoạt động được ở nhiều nơi.
Bệnh viện GTVT I dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc đã quan tâm, chú ý tới việc xử lý rác thải nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường trong và ngoài bệnh viện. Hiện tại bệnh viện đã có hệ thống xử lý nước thải do nhà nước cấp kinh phí thí điểm thực hiện và ký hợp đồng với công ty Môi trường đô thị Hà Nội thu gom chất thải rắn .
Cơ sở pháp lý quản lý và xử lý chất thải bệnh viện.
Thực hiện luật bảo vệ môi trường đã được quốc hội thông qua 27/12/1993 và ccác văn bản pháp qui hướng dẫn của nhà nước, thanh tra của bộ y tế đã có văn bản số 87/TT ngày 22/6/1996, hướng dẫn thanh tra y tế các sở y tế tỉnh, thành phố tiến hành thanh tra, kiểm tra về chất thải các bệnh viện.
Công văn số 4527/ĐT ngày 8/6/1996 của bộ y tế hướng dẫn xử lí chất thải rắn trong bệnh viện.
Điều lệ vệ sinh và giữ gìn sưc khoẻ do bộ y tế ban hành năm 1992 qui định các tiêu chuẩn vệ sinh, về chất lượng nước, không khí và yêu cầu các hoạt động kinh tế xã hoọi phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh.
Năm 1999, bộ y tế đã ban hành qui chế quản lí chất thải y tế
Cơ sở thực tiễn về quản lý chất thải
Căn cứ vào chủ trương kế hoạch 1996 –2000 về bảo vệ môi trường, “dự án xử lí chất thải của Bộ y tế” đệ trình nhà nước.
Căn cứ vào hợp đồng kí kết số 66/6/1996KTKH ngày 1/6/1996 giữa bệnh viện giao thông vận tải 1-Bộ giao thông vận tải với công ty tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam-bộ xây dựng.
III - Cơ sở khoa học của việc quản lý thu gom và xử lý chất thải y tế:
Ảnh hưởng của chất thải bệnh viện đến con người và môi trường
Nước thải:
Nước thải bệnh viện rất nguy hiểm đối với sức khoẻ con người và đối với môi trường xung quanh. Bởi vì, khả năng lan rộng, mức độ nhiễm khuẩn cao, khả năng tồn tại lâu và sự nhân lên của vi khuẩn trong điều kiện giàu chất hữu cơ của nước thải. Nước thải bệnh viện là nguồn lây truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như tả, lị, thương hàn, viêm gániêu vi trùng, giun sán và các bệnh khác. Số liệu của vụ vệ sinh phòng dịch bộ y tế thì tỉ lệ mắc bệnh truyền nhiễm năm 1995 của cả nước là:
-Tả: 8,28/100000 dân
-Thương hàn: 41,09/ 100000 dân
-Tiêu chảy: 820/100000 dân
-Lỵ: 70/100000 dân
Thêm vào đó, nước thải bệnh viện còn làm ô nhiễm nước bề mặt, ô nhiễm nguồn nước ăn, ô nhiễm đất, không khí. Nó còn là nơi thu hút ruồi, muỗi và các sinh vật có hại khác gây ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường.
Rác thải:
Rác thải bệnh viện cũng thuộc loại rất nguy hiểm, bởi bệnh viện là nơi tập trung nhiều người từ nhiều địa phương đến và mắc nhiều những căn bệnh khác nhau. Nói cách khác, đây là nơi chứa chất các căn bệnh từ nhiều nguồn. Do đó, nếu công tác vệ sinh không tốt thì các mầm bệnh này dễ dàng lây lan vào khu vực bệnh viện và môi trường xung quanh. Đặc biệt, hàng loạt các sinh vật, vật phẩm như môi trường nuôi cấy, bệnh phẩm, các mô và mủ hoại tử, các chi thể hoặc tổ chức bị tổn thương đã được cắt rời… là nguyên nhân gây ô nhiễm sinh học, hoá học và truyền nhiễm bệnh đáng kể cho người và ô nhiễm môi trường sinh hoạt.
Theo số liệu điều tra của tổ chức y tế thế giới trong 1 gam phân chứa 11 tỉ vi khuẩn, số lượng cũng tương tự cho các dịch mủ và tổ chức hoại tử… mà ta gọi là bệnh phấm sẽ phát tán ra xung quanh gây tình trạng xú uế và góp phần tăng tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện.
Con đường truyền bệnh từ người bệnh – rác – người
Nước
Miệng đường tiêu hoá
vết thương
Rác,
bệnh phẩm, pathogents
máu, mủ
tổ chức
hoại tử
Đất
Không khí, bụi
Côn trùng, ruồi muỗi
Người, động vật, gia cầm…
Tác hại của rác không được xử lý
Rác bệnh viện không được xử lý
Thẩm mỹ, mỹ quan đô thị
Tạo nếp sống không văn minh
Thải mầm bệnh lây chéo BV gây dịch
Môi trường xú uế, ảnh hưởng đến sinh hoạt
Chất lượng điều trị giảm, ảnh hưởng đến sản xuất
Phần II-Nội dung
Để thực hiện việc thu gom quản lý và xử lý chất thải bệnh viện, trước hết chúng ta phải hiểu thế nào là chất thải bệnh viện.
Khái niệm chất thải bệnh viện có thể được hiểu theo nhiều góc độ:
Chất thải bệnh viện là tất cả các chất thải từ bệnh viện mà trong đó có khoảng 85% là thực sự không đôc, khoảng 10% là chất thải nhiễm khuẩn và khoảng 5% là chất thải không nhiễm khuẩn nhưng là chất thải độc hại.
Chất thải y tế là bất kì chất thải nào phát sinh trong chuẩn đoán, điều trị hoặc tiêm chủng cho người, động vật trong các phòng nghiên cứu hoặc trong thử nghiệm sinh học.
Chất thải lâm sàng là bất kì chất thải nào phát sinh từ việc chăm sóc y tế ở bệnh viện hoặc cá cơ sở y tế khác( định nghĩa này được dùng trong công ước Basel về quản lí việc chuyên chở chất thải ddộc hạ qua biên giới)
Hiện trạng rác thải tại bệnh viện GTVT I
1- Xác định các nguồn thải và tải lượng chất thải
Biểu đồ 1: Nguồn phát sinh chất thải, rác thải bệnh viện
Hoạt động bệnh viện
Nuôi dưỡng
Xét nghiệm
Điều trị
Khám
Chất thải, rác bệnh viện
Lỏng
Rắn
Khí
MT nước
MT không khí
MT đất
Các loại mầm bệnh
Xác định các nguồn thải
Chất thải rắn:
Chất thải từ các hoạt động chuyên môn của bệnh viện:
Khoa điều trị:
Bộ phận thay băng: Bông, băng, mủ hoại tử, tổ chức hoại tử đã cắt lọc..
Bộ phận tiêm: kim, bơm tiêm, thuốc thừa
Các dịch, bệnh phẩm..
Phòng mổ:
Bông nhiễm khuẩn, mủ, tổ chức hoại tử
Chi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ
Dịch tổ chức, máu
Thuốc hoá chất vô cảm
Phòng khám: Bệnh phẩm, mủ, các tổ chức hoại tử, bông băng, gạc nhiễm khuẩn, dụng cụ, nẹp cố định, quần áo nhiễm khuẩn..
Khoa xét nghiệm huyết học: Môi trường, máu, hoá chất, bơm kim tiêm
Khoa xét nghiệm vi sinh và hoá sinh: Bệnh phẩm, máu, mủ, đờm, hoá chất, môi trường nuôi cấy.
Chất thải sinh hoạt
Chất thải từ sinh hoạt của bệnh nhân: gồm các chất thải của bệnh nhân đang nằm điều trị.
Các phần thừa của các loại thực phẩm, giấy, lá cây, vỏ hộp từ sinh hoạt của cán bộ công nhân viên và người nhà bệnh nhân ở bệnh viện. Các loại lá, cành cây từ khu vực cây xanh trong bệnh viện.
Nước thải
Từ các khu vực chữa bệnh
Từ các khu phẫu thuật và xét nghiệm
Từ các khu nhà giặt.
Từ các khu vệ sinh
Từ khu nhà bếp.
Nước mưa chảy tràn qua bề mặt bệnh viện sẽ cuốn theo đất, cát, căn rác xuống cống rãnh thoát nước.
Tải lượng chất thải
Nước thải rửa dụng cụ nhiễm bẩn: 100000l/ngày, 3000000 l/tháng, 36000000 l/năm.
Dịch thải: 950 l/ngày, 28500 l/tháng, 342000 l/năm.
Phân: 175000 giường/ngày, 5250000 giường/tháng, 63875000 giường/năm
Số lượng chất thải rắn: Số lượng rác thải bệnh viện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ cấu bệnh tật, số giường bệnh, lưu lượng bệnh nhân, tỷ lệ sử dụng giường bệnh, điều kiện kinh tế kỹ thuật, phương pháp điều trị, khí hậu, thời tiết, phong tục tập quán..
Theo thống kê của công ty môi trường đô thị thì lượng rác bệnh viện trung bình là: 2,7kg/ngày/giường, trong đó tỷ lệ độc hại là khoảng 25% trên tổng số rác. Do đó, có thể dự tính lượng rác thải sản sinh là:
-Tổng lượng chất thải: 300giường x 2,7kg/ngày = 810giường
-Lượng rác cần xử lý(25%): 810 x 0,25 = 202,5kg/ngày
-Rác tối nguy hiểm: 300 x 0,2 = 60kg/ngày
(Trong số 202,5kg)
Kết quả điều tra các chỉ tiêu vật lý của nước thải
STT
Chỉ tiêu
Tiêu chuẩn
Kết quả
1
Độ trong(cm Sneller)
-*
3,8+ 2,16
2
Mầu
-*
Xám xỉn
3
Mùi
-*
Thối
4
Cặn lơ lửng
<50
55,9+ 29,92
5
Cặn toàn phần
-*
120,7+ 68,11
*Chưa có hướng dẫn
Kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu hoá học
STT
Chỉ tiêu
TCVN5945-95
Kết quả
1
Độ pH
5,5 – 9,0
7,05
2
BOD (mg/l)
25
190
3
COD (mg/l)
35
240
4
OD(mg/l)
>=2
1,17
5
Phốt phát(mg/l)
6,0
3,9
6
Nitrit(mg/l)
<0,05*
0,74
7
Amoniac (mg/l)
<1,0*
14,0
8
Cl (mg/l)
2,0
-
9
Tổng lượng muối(mg/l)
<250*
225,8
*505 QD-BYT/1992
Kết quả điều tra phân loại rác bệnh viện
Thành phần
Kết quả
Khối lượng(kg)
%
a-Giấy nát các loại, Carton…
1,1
3,7
b-Kim loại, vỏ hộp…
0,7
2,3
c-Đồ thuỷ tinh, ống tiêm…
1,5
5
d-Bông băng, bột bó
2,4
8
e-Chai túi nhựa PE, PVC,PP
2,1
7
f-Bơm kim tiêm nhựa
0,34
1,2
g-Bệnh phẩm
0,16
0,5
h-Rác hữu cơ
14,7
49,3
i-Đất sỏi vật rắn
6,8
23
Tổng cộng:
29,8
100
Công tác quản lý chất thải bệnh viện GTVT I
Quản lý chất thải bệnh viện là một phần của hoạt động vệ sinh và quản lý bệnh viện. Vấn đề vệ sinh bệnh viện thường là việc đầu tiên mà khách thăm hoặc bệnh nhân nhận thấy. Vấn đề vệ sinh không thể bị xem nhẹ vì nó phản ánh cách ứng xử của nhân viên y tế, bệnh nhân và khách thăm. Vệ sinh tốt thì công tác khám chữa bệnh mới có hiệu quả, do đó quản lý chất thải là việc rất cần thiết
Các nguyên tắc chung quản lý chất thải bệnh viện
Tách riêng chất thải bệnh viện độc hại cho sức khoẻ con người ra khỏi chất thải phi bệnh viện (chất thải sinh hoạt).
Đóng gói chất thải để ngăn cách chất thải với con người và môi trường, đồng thời ngăn ngừa rơi vãi ngẫu nhiên.
Dán nhãn vào gói chất thải để tránh ngịch ngợm vô ý hoặc đụng chạm vào chất thải vì không biết sự có mặt của nó hoặc không biết tính độc hại cho sức khoẻ.
Quản lý có kiểm soát trong phạm vi bệnh viện và trong suốt quá trình chuyên chở để huỷ bỏ như: thu thập, lưu trữ, chuyên chở được theo dõi chật chẽ, an toàn và được bảo quản tốt trong suốt thời gian đó.
Huỷ bỏ có kiểm soát ở mức độ nào đó để giảm xuống tối thiểu sự tiếp xúc gần người hoặc động vật.
Quản lý chất thải tại bệnh viện GTVT I
Phân loại chất thải tại nguồn
Theo qui định của bệnh viện:
Chất thải phải được phân loại ngay tại nguồn thải
Không được nhặt các chất thải đã phân loại nhầm ra khỏi túi hoặc thùng
Đối với chất thải lâm sàng:
. Đựng trong túi, thùng màu vàng
. Vật liệu bị thấm máu, thấm dịch, các chất bài tiết của người bệnh như băng, gạc, bông, găng tay, bột bó trong gãy xương hở, dây truyền máu, các ống thông, dây và túi đựng dung dịch dẵn lưu…
. Bơm, kim tiêm, lưỡi cán dao mổ, đinh mổ…
. Lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi sinh thiết.
. Xét nghiệm, nuôi cấy túi đựng máu
. Dược phẩm quá hạn, dược phẩm bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị đổ, dược phẩm không còn nhu cầu sử dụng, thuốc gây độc tế bào.
. Tất cả các mô của cơ thể (dù nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn, các cơ quan chân tay, rau thai, bào thai…)
Chất thải sinh hoạt: đựng trong túi nilon, thùng màu xanh
. Chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại phát sinh từ các buồng bệnh, phòng làm việc, hành lang, các bộ phận cung ứng, mhà kho, nhà giặt, nhà ăn…
. Chất thải ngoại cảnh: Lá cây, rác từ các khu ngoại cảnh.
Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải
Thu gom: Các túi đựng chất thải lâm sàng và sinh hoạt phải được chuyển đi khỏi khoa hàng ngày. Hộ lý sẽ thu gom các chất thải lâm sàng và lưu giữ tại trung tâm chất thải bệnh viện.
Vận chuyển: Hạn chế việc vận chuyển chất thải qua các khu vực chăm sóc người bệnh và các khu vực sạch khác.
Phương tiện để vận chuyển chất thải y tế phải tẩy uế và khử trùng ngay sau khi vận chuyển chất thải.
Xử lý: Hiện nay bệnh viện giao thông vận tải vẫn chưa có điều kiện để xử lý chất thải y tế mà thuê công ty môi trường đô thị Hà Nội xử lý cách một ngày đến chở một lần với giá 5000đ/kg để đem đi đốt .
Còn rác sinh hoạt, lá cây, sản phẩm tự nhiên thì được thu gom vào một bể chứa đặt ở cuối bệnh viện sau đó công ty môi trường đô thị Hà Nội sẽ cách khoảng 3 ngày đến chở đổ đi .
Nước thải
Đối với nước thải bệnh viện cũng nhận thấy được tầm nguy hiểm của nó nên mặc dù chưa có điều kiện để xây dựng hệ thống ống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt nhưng bệnh viện đã được cấp kinh phí để xây dựng trạm xử lý nước thải đạt yêu cầu vệ sinh trước khi xả ra ngoài.
Những khó khăn trong công tác quản lý
Mặc dù bệnh viện GTVT1 đã có sự quan tâm và cố gâứng trong công tác quản lý chất thải của bệnh viện để đảm bảo vệ sinh môi trường trong sạch nhưng vẫn còn một số khó khăn trong vấn đề quản lý:
Mặc dù rác thải y tế đã được phân loại tại nguồn nhưng không chi tiết, cần phân loại theo từng nhóm thông thường, nguy hại và có nguy cơ. Phân loại các chất thải có thể tái sử dụng, tái chế. Phân loại các chất thải có thể xử lý tại chỗ và phải xử lý đặc biệt. Phân loại các chất thải cần khử trùng.
Việc xử lý rác tại nguồn là rất cần thiết nhưng bệnh viện vẫn chưa có lò đốt để xử lý ngay tránh tình trạng vận chuyển lưu giữ tạo mầm mống gây bệnh.
Mặc dù có hệ thống xử lý nước thải nhưng vẫn chưa đảm bảo trạm bơm hoạt động hết công suất.
Đối với nhân viên thu gom quản lý chất thải bệnh viện tuy đã được đào tạo hướng dẫn về chất thải bệnh viện nhưng sự hiểu biết vẫn còn hạn chế, mới chỉ nhận biết được chất thải sinh hoạt, chất thải y tế mà chưa rõ sự nguy hiểm của từng loại chất thải nên vẫn cho tát cả các loại chất thải y tế vào chung làm một.
Còn đối với bệnh nhân, do có nhiều người bệnh ra vào nên các hướng dẫn, qui định trong việc giữ gìn vệ sinh chung của bệnh viện vẫn còn có một số ít người chưa tuân thủ.
Các biện pháp xử lý chất thải tại bệnh viện GTVT I
Xử lý nước thải: Để xử lý nước thải bệnh viện GTVT1 đã xây dựng trạm xử lý nước thải.
Số liệu cần thiết để tính
Công suất trạm: Được xác định trên cơ sở quui hoạch cấp nước cho các thành phần tiêu thụ như: bệnh nhân nội trú, bệnh nhân đến khám, cán bộ công nhân viên, người nhà đến chăm sóc bệnh nhân và cá máy móc thiết bị.
Số giường bệnh: 300 giường
Cán bộ CNVC: 300 người.
Phục vụ và người khám: 400 người
Tiêu chuẩn thải nước được lấy theo tiêu chuẩn cấp nước:
Bệnh nhân: 250l/ giường/ ngàyđêm
Cán bộ công nhân viên chức và người khám: 150- 200l/người/ ngày đêm
Số người được cung cấp nước 80%
Hệ số không điều hoà giờ h=2,5
Số giờ thải nước trong ngày: 24giờ,
Nhu cầu tiêu thụ ô xi:50g/người/ ngày đêm;
Hàm lượng cặn: 60g/ người/ ngày đêm
Thông số tính toán qui mô dây chuyền xử lý nước thải
Lưu lượng của trạm xử lý:
Bệnh nhân:
Q1= (250x300x80%)/1000 = 60m³/ngày đêm
Cán bộ công nhân viên chức và người khám:
Q2= (150x700x80%)/1000 = 84m³/ ngày đêm
Máy móc thiết bị khác: Q3= 12m³/ ngày đêm
Tổng cộng lưu lượng nước thải:
Q(tb-ngđ) = 60+84+12 =156m³/ngày đêm
Lưu lượng tính toán:
Qtb giờ = Qd/24h = 156/24 = 6,5m³/ngđ
Qgiờ max = Qtb x KH= 6,5 x 2,5 = 16 m³/ngđ
Qs max = 16/3,6 = 4,5 l/s
Nhu cầu tiêu thụ oxi sinh hoá (BOD) theo chỉ tiêu trung bình là 50g/người/ ngày đêm: 1000 x 50 = 50 kgBOD/ ngày đêm
Hiệu quả làm sạch: 20g/m³
Hàm lượng cặn: 1000 x 60 = 60 kg/ngày đêm
Hiệu quả làm sạch: 50-60 g/m³
Qui trình công nghệ xử lý sinh học hoàn toàn bằng hợp khối bể làm thoáng nhân tạo
Sơ đồ công nghệ:
Xả ra cống thành phố
2
1
4
5
6
3
7
Vận chuyển đi
Bể tự hoại
Trạm bơm 5. Máng trộn
Bể lắng cát 6. Bể tiếp xúc
Bể aeroten kết hợp lắng 2 7. Bể nén bùn
Kích thước và nguyên tắc làm việc của công trình
Giếng thu và song chắn rác: Nước thải sinh hoạt đi qua song chắn rác, rác được giữ lại trước khi vào trạm bơm, sau đó rác được lấy bằng thủ công đưa ra ngoài.
Trạm bơm: Có nhiệm vụ đẩy nước thải sinh hoạt từ mạng lưới thoát nước bẩn của bệnh viện vào cụm xử lý nước và tuần hoàn nước xử lý trong phạm vi trạm. Dùng loại đặt chìm trạm bơm có kích thước: 1,2mx 1,2m, đặt 2 máy bơm 1để làm việc và 1 để dự phòng khi mưa lớn phải dùng cả 2 máy một lúc.
Bể lắng cát: Nước bẩn từ trạm bơm qua đây, cát được giữ lại trước khi sang bể aeroten. Thời gian nước lưu lại bể là:30 giây/ phút, kích thước của bể là 1mx2m, chiều cao H=2m, cát đưa ra hố thu cát.
Bể Aeroten: là bể xử lý sinh học, có thiết bị khuâý bề mặt nhằm cung cấp oxy cho quá trình xử lý sinh học. Thời gian lưu nước trong bể là 4h. Kích thước của bể 3,5x3,5x3,5, máy khuấy có khả năng cung cấp 80kg oxy/ngày đêm, bùn hoạt tính tuần hoàn từ bể lắng sang bể Aeroten được thực hiện tự động hoàn toàn nhờ ống dẵn từ đáy bể lắng thông với vùng áp suất thấp được tạo ra dưới cánh quạt của máy khuấy khi hoạt động.
Bể lắng 2: Làm nhiệm vụ lắng bùn hoạt tính sau bể Aeroten. Thời gian nước lưu lại ở bể lắng ít nhất là 2,5 giờ. Kích thước bể: 4mx4m, chiều cao 3,5m. Bùn dư ở bể lắng được dẫn sang bể tích bùn bằng áp lực thuỷ tinh. Bể lắng 2 và bể aeroten được xây dựng hợp khối.
Bể khử trùng: Có nhiệm vụ để nước thải tiếp xúc với clo trong nước trước khi thải ra hồ. Thời gian nước lưu lại đây ít nhất là 30 phút. Kích thước bể 1mx3,5m, Chiều cao1,5m. Thiết bị khử trùng clo có công suất là 500g clo/1h.
Bể xử lý bùn: Bể này dùng để nén cặn và chuyển đổi bể xử lý bùn, định kỳ sẽ được hút và mang khỏi bệnh viện.
Nước ra khỏi cụm xử lý, trước tiên được xả ra hồ sau đó sẽ xả vào hệ thống nước thải thành phố.
Diện tích nhà của trạm: 20m x 20m = 400m²
Danh mục các thiết bị công nghệ chính dùng trong trạm:
Máy bơm: 2 máy, Q = 20m³/h
H = 15m
N = 3 kw
Máy khuấy: 1 bộ, Q = 80 kg oxy/ng.đ
Xử lý chất thải rắn
2.1- Sơ đồ xử lý chất thải rắn tại bệnh viện GTVT 1
Chất thải rắn bệnh viện (CTRBV)
CTR từ sinh hoạt của bệnh nhân
CTR từ hoạt động chuyên môn
Chất thải rắn sinh hoạt
Thu gom
Thu gom
Vận chuyển
Vận chuyển
Bãi chôn lấp chung của TP
Lò đốt
Nước lạnh
2.2- Xử lý chất thải y tế
Các nguyên tắc chung để xử lý rác bệnh viện là;
An toàn về mặt sinh học, độc học.
Bảo vệ môi trường không gây ô nhiễm trong quá trình xử lý rác.
Thu gom, vận chuyển rác đúng kỹ thuật.
Khiá cạnh xã hội phải giải quyết vấn đề thẩm mỹ và tâm lý đối với cộng đồng dân cư sống xung quanh bệnh viện.
Làm cho bệnh viện trở thành an toàn xét về khía cạnh ô nhiễm sinh học và môi trường trong địa bàn dân cư gần bệnh viện.
Hiện tại, rác thải tại bệnh viện hiện được xử lý qua hệ thống thu gom rác thải của công ty môi trường đô thị thành phố, rác sinh hoạt tại các phòng bệnh được nhân viên y tế thu gom hàng ngày.
Trước đây, các bệnh phẩm như môi trường nuôi cấy, các bệnh phẩm sản sinh trong quá trình điều trị được gom lại và đốt bằng cách tưới dầu đốt mồi và để cháy tự nhiên trong một phòng xây riêng. Nhiệt độ lò đốt không được xác định, khả năng phá huỷ hoàn toàn mầm bệnh là chưa thuyết phục.
Mặc dù đã ký hợp đồng thu gom, xử lý chất thải bệnh viện với công ty môi trường đô thị nhưng do thấy đuợc sự nguy hại của rác thải y tế nếu không được xử lý tại nguồn nên bệnh viện đã đưa ra biện pháp xử lý xây dựng lò thiêu rác tại bệnh viện trình bộ y tế xin cấp kinh phí. Bởi vì xét về các biện pháp xử lý rác nói chung đều không thích hợp với điều kiện bệnh viện:
Biện pháp ủ phân: không áp dụng đối với rác thải bệnh viện
Biện pháp chôn lấp: các bệnh phẩm sản sinh trong quá trình điều trị, giải phẫu bệnh lý, công tác pháp y ở bệnh viện nếu đem đi chôn lấp sẽ mất rất nhiều thời gian và không đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
Các kỹ thuật mới như siêu âm, bức xạ điện tử rất đắt không phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Biện pháp đốt: nếu thực hiện đúng qui trình kỹ thuật thì đây là một biện pháp an toàn và có thể thực hiện ngay tại bệnh viện cũng như cụm bệnh viện, và đây cũng là biện pháp cơ bản để xử lý rác thải bệnh viện trên thế giới. Tuy nhiên so với điều kiện Việt Nam hiện nay thì giá thành xử lý rác bằng phương pháp này còn cao.
2.3- Xử lý chất thải sinh hoạt
Chất thải sinh hoạt tại bệnh viện do có sự thu gom, phân loại tại nguồn nên được thu gom vào một bể chứa cuối bệnh viện để cách 3 ngày công ty môi trường đô thị đến chở đến bãi chôn lấp chung của thành phố.
Môi trường cây xanh trong bệnh viện
Bệnh viện GTVT 1 là một bệnh viện lớn nằm trong khu vực đông dân cư của thủ đô Hà Nội. Vì vậy vấn để môi trường cây xanh trong bệnh viện là một vấn đề cấp thiết phải đề ra để tạo một vùng không khí trong lành, tạo môi trường thuận lợi cho việc nghiện cứu và chữa trị bệnh nhân. Ban lãnh đạo bệnh viện đã thấy được tầm quan trọng của cây xanh nên đã rất quan tâm đến vấn đề này. Do đó, sân vườn được bố trí trước cổng chính tạo bóng mát và cảnh quan đẹp, đường nội bộ trong bệnh viện đều có cây to bóng mát. Sân vườn phía sau bệnh viện được trồng nhiều cây và vườn hoa để vừa bằng giải cây xanh vừa tạo cảnh quan đẹp, sạch khiến bệnh nhân thấy có niềm tin trong khi được điều trị bệnh.
Cây xanh thực sự là có lợi và cần thiết trong bệnh viện bởi 1ha cây xanh hấp thụ 8kg CO2 trong 1 giờ, tức là có thể hấp thụ toàn bộ CO2 do 200 người thải ra trong cùng một lúc. Một năm 1ha cây xanh hấp thụ và lọc từ 50 – 60 tấn bụi. 1 tấn cây có thể hấp thụ 95% bức xạ mặt trời, tiếng ồn. Cây xanh có tác dụng điều hoànhiệt độ, không khí, giảm tiếng ồn.
Cây xanh ở ven đường, hàng rào, vườn bệnh viện là một bộ phận lọc không khí tuyệt vời nhất, nó làm ngưng tụ lảntuyền khói, bụi và hấp thụ nhiều hỗn hợp khí SO2,, Cl, hợp chất chứa N, phenol, các nguyên tố vi lượng độc hại.
Cây xanh làm giảm khả năng gây bụi lan truyền vì nó làm giảm tốc độ lan truyền của gió, bên cạnh đó còn ản những luồng gió ảnh hưởng đến độ bền công trình.
Ngoài ra, cây xanh còn làm thoát hơi nước tăng độ ẩm không khí, làm sạch nguồn nước và lọc chất thải từ đất.
Tóm lại cây xanh là quan trọng trong bệnh viện, nó không chỉ tạo cảnh quan đẹp mà còn tạo ra bầu không khí trong lành giúp cho sức khoẻ bệnh nhân chóng hồi phục. Do đó, bệnh viện cần chú ý chăm nom, bảo vệ hệ thống cây xanh trong bệnh viện tốt hơn nữa.
Phân tích hiệu quả kinh tế của công tác xử lý chất thải BV
Chi phí xử lý
Chi phí xử lý nước thải
Xây dựng mạng lưới thoát nước
Rãnh cống thoát nước: 1.120.000.000đ
Hố ga thu nước : 130.000.000đ
V= 1.120.000.000đ
Số công nhân quản lý mạng lưới:
2người.Mức lương 500.000đ/tháng
Số tiền lương công nhân: L=12 x (2 x 500000) = 12triệu/ năm
Chi phí sưả chữa mạng lưới: S=1%V=12,5triệu
Chi phí khác: K=5%(L+S)=5%(12,5+12)=1,22triệu/năm
Tổng chi phí: T=K+L+S=25,72triệu/năm
Giá thành vận chuyển 1m³ nước: p = (T+0,04V)/(156x365)
=1329đ/m³
Trạm xử lý nước thải
STT
Công trình
Giá thành (1000đ)
1
Giếng thu, song chắn rác
20.000
2
Trạm bơm
100.000
3
Bể lắng cát
45.000
4
Bể aeroten
350.000
5
Bể lắng 2
105.000
6
Bể khử trùng
20.000
7
Bể xử lý bùn
90.000
8
Nhà bao che
160.000
9
Thiết bị
100.000
Tổng
990.000
Số công nhân vận hành: 10
Lương công nhân: L=10 x 12 x 0,5 = 60triệu/năm
Điện năng chạy máy bơm: 83triệu/năm
Khấu hao TSCĐ: K=4%V= 0,04 x 990= 39,6 triệu/năm
Chi phí sửa chữa: S=2%V= 0,02 x 990 = 19,8triệu/năm
Các chi phí khác: C=3%V= 0,03 x 990 = 29,7triệu/năm
Chi phí hoá chất: H= 5triệu/năm
Tổng chi phí: T= L+D+K+S+C+H = 237,1triệu/năm
Giá thành xử lý 1m³ nước: p = 237,1 x 10³/(156 x 365)
= 4162 đ/m³
Các chi phí cơ bản:
Giá thành xây dựng công trình:
Mạng lưới thoát nước: 1250 triệu
Xây dựng công trình xử lý: 990 triệu
Chi phí thiết kế thi công: 81,32 triệu
2221,32 triệu
Giá thành vận chuyển xử lý nước:
1329 + 4162 = 5491 đ/m³
Chi phí xử lý chất thải rắn
Theo hợp đồng ký với công ty Môi trường đô thị Hà Nội:
Giá thành xử lý, vận chuyển chất thải y tế độc hại: 5000đ/kg
Giá thành xử lý vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt: 1000đ/kg
Hiện tại rác y tế độc hại được vận chuyển đi 3 lần/1tuần, còn rác sinh hoạt được thu gom tại một bể chứa cuối bệnh viện hàng tháng lại được vận chuyển đi.
Lượng rác y tế trung bình bệnh viện thải ra là: 202,5kg/ ngày
Lượng rác sinh hoạt TB là 810kg – 202,5kg = 607,5kg/ ngày
Như vậy, lượng rác thải xử lý tại bệnh viện GTVT1 hiện nay vẫn không phải là biện pháp tối ưu vì khâu thu gom vận chuyển ra khỏi bệnh viện còn chậm lượng rác tối nguy hiểm như các bệnh phẩm có thể lây lan gây ra ổ dịch nếu không có sự vệ sinh an toàn. Do đó cần thiêt phải có một trạm xử lý rác thải (lò thiêu rác) tại bệnh viện để đảm bảo vệ sinh, phòng chống dịch bệnh.
2- Lợi ích thu được thông qua việc xử lý
Nhờ có trạm xử nước thải mỗi ngày bệnh viện đã xử lý được khoảng 135 m3 , tuy rằng không đạt 100% công suất xử lý nhưng đã làm sạch một cách đáng kể nước thải trước khi thải ra cống thoát của thành phố. Nước thải được làm sạch sẽ ngăn ngừa được sự lây lan, truyền nhiễm bệnh tật và ô nhiễm môi trường xung quanh. Khi chưa có trạm xử lý nước thải các kết quả xét nghiệm đều không đạt tiêu chuẩn cho phép của nhà nước:
Nước mưa và nước bẩn chảy chung trong các rãnh nước và một số cống ngập. Rồi loanh quanh trong địa phận bệnh viện, không có lối thoát ra ngoài gây úng ngập nhất là khi trời mưa.
Nước thải của bệnh viện không được xử lý gây ô nhiễm môi trường. Thành phần tính chất nước thải:
BOD5 = 190 mg/l so với tiêu chuẩn BOD5 <= 25mg/l
COD = 240 mg/l
SS = 92 mg/l so với tiêu chuẩn SS <= 80 mg/l
Coliform = 1,8.106 MND/100 mg/l
NH4+ = 14 mg/l
Các xu hướng quốc tế về xử lý chất thải y tế
Trong các nước công nghiệp hoá( Châu Âu, Mỹ…) việc thiêu tất cả các chất thải bệnh viện là hệ thống phổ biến nhất, đôi khi với xử lý ban đầu cho các thành phần độc hại đặc biệt (ví dụ nước phòng thí nghiệm) nhờ hấp và khử trùng bằng hơi ở bệnh viện.
Điển hình là ở Mỹ và một số nơi khác, phương tiện thiêu là một sector riêng biệt, và được cấp cho mỗi cơ sở riêng để đạt sự quản lý kinh tế theo cấp bậc (tiết kiệm).
Theo truyền thống, các lò thiêu ở mức nhỏ được phép hoạt động ở mức các tiêu chuẩn môi trường thấp hơn, ví dụ ở Anh được thiết kế để mang lại hiệu quả về giá chi phí (làm sạch khí là 50 – 60% vốn). Phương pháp này có vấn đề khi các chất phát thải ít hơn, các nồng độ khu vực địa phương cao như các nhà máy lớn và vì vậy nảy sinh ra mối nguy hại như nhau cho sức khoẻ.
Kết quả là giá thành tiêu huỷ cao, vận chuyển đi tiêu huỷ là rất đắt đỏ đối với các nước đang phát triển. Về nguyên tắc, bước thứ nhất từ đống rác lộ thiên ở các nước đang phát triển tới chôn lấp đất có kiểm soátcho các thành phần rác đã được chuẩn bị kỹ để lấp đất hợp vệ sinh là phương pháp thực tế có thể chấp nhận được. Hiện tại tiến hành đóng gói, thu thập, vận chuyển là hệ thống tài chính thiết lập và hoạt động trước khi áp dụng tính phức tạp của thiêu huỷ công nghệ cao và các giá cả liên quan- phương pháp từng bước đã đưa ra mối liên hệ trong suốt hệ thống giữa các bệnh viện (người sản xuất ra rác), người chuyên chở và người tiêu huỷ.
Xử lý vi sóng và xử lý hợp vệ sinh có lựa chọn đã trở nên phổ biến ở Mỹ và đang được thiết lập ở Anh và Châu Âu, mặc dù vẫn không phải là tỷ lệ lớn. Có phương pháp rẻ hơn tiêu huỷ chất thải nhưng chất phát thải chính phải được tách riêng và phân huỷ 10% chất thải bệnh viện mà không thể xử lý được (các mẫu giải phẫu học, các đồ vật kim loại, hoá chất ). Điển hình nơi xử lý vi sóng/ xử lý vệ sinh được thiết lập, thì các chất thải không xử lý được đưa đi thiêu huỷ hoặc hoả táng hoặc đưa tới các phương tiện xử lý chất thải độc hại đặc biệt.
Một số công nghệ xử lý chất thải rắn trên thế giới hiện nay
Công nghệ
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35207.doc