Bước đầu nghiên cứu phương pháp tính phí bảo vệ môi trường tại Công ty Giấy Hải Phòng (HAPACO)

lờI nói ĐầU Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy nhanh tốc độ CNH-HĐH nền kinh tế đất nước. Nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung đã và đang hình thành. Công nghiệp hoá, đô thị hoá với tốc độ càng nhanh thì tài nguyên thiên nhiên càng bị cạn kiệt, môi trường càng bị suy thoái. Đặc biệt là các cơ sở sản xuất công nghiệp, đây là ngành thải ra môi trường một lượng nước thải rất lớn, bao gồm cả chất thải rắn lẫn nước thải. Thành phố Hải Phòng một trong những khu công nghiệp lớn của cả nước đan

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Bước đầu nghiên cứu phương pháp tính phí bảo vệ môi trường tại Công ty Giấy Hải Phòng (HAPACO), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g phải đối mặt với những vấn đề môi trường rất nghiêm trọng trong đó có vấn đề nước thải. Trước đây nhiều doanh nghiệp sản xuất do quá chú trọng chạy theo làm sao phải tối đa hoá lợi nhuận mà quên đi rằng họ tàn phá nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường đến mức nào. Không những khai thác một cách bừa bãi nguồn tài nguyên mà do sử dụng công nghệ lạc hậu cộng với trình độ quản lý yếu kém các doanh nghiệp đã làm ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng như trường hợp đối với công ty xi măng Hải Phòng. Ngày nay để có thể hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam nói chung, thành phố Hải Phòng nói riêng đã và đang quan tâm nhiều đến vấn đề môi trường của chính mình. Theo như tài liệu báo cáo về “ điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải nguy hại của thành phố Hải Phòng” công ty giấy Hải Phòng là một trong những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nhất hiện nay ở Hải Phòng. Do đặc tính của ngành giấy là tiêu thụ một lượng nước lớn nhưng trong quá trình sản xuất do không biết sử dụng công nghệ phù hợp, không biết tận thu quay vòng nguồn nước thải ở mỗi công đoạn sản xuất nên lượng nước thải thải ra môi trường bên ngoài nhiều, nồng độ các chất ô nhiễm cao như COD, BOD. Để có thể phần nào làm thay đổi hành vi của doanh nghiệp và kiểm soát lượng nước thải gây ô nhiễm môi trường ra bên ngoài. Việt Nam đã ban hành ra nhiều văn bản, nghị định, thông tư liên quan đến vấn đề BVMT, vấn đề xử lý nước thải trong đó Nghị định 67/2003/NĐ- CP là Nghị định mới nhất về phí BVMT đối với nước thải ( bao gồm cả nước thải công nghiệp lẫn sinh hoạt ). Xuất phát từ những lý do trên, dựa vào những kiến thức thu thập được qua quá trình học tập và đọc tài liệu em quyết định lựa chọn đề tài để nghiên cứu và viết chuyên đề của mình đó là: “ Bước đầu nghiên cứu phương pháp tính phí bảo vệ môi trường đối với công ty Giấy Hải Phòng (HAPACO)” Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1. Đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề tập trung đi sâu vào nghiên cứu đối tượng là hệ thống phí nước thải với cương vị là một công cụ kinh tế để kiểm soát ô nhiễm và phương pháp tính phí nước thải công nghiệp. áp dụng tính phí nước thải cho công ty Giấy Hải Phòng. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề là: làm rõ sự cần thiết của việc đưa vào áp dụng hệ thống phí nước thải nhằm kiểm soát ô nhiễm do nước thải công ty giấy thải ra; tính phí nước thải theo phương pháp tính phí tổng quát, phương pháp của Cục môi trường, phương pháp tính theo chi phí xử lý chất thải và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng phí trong kiểm soát ô nhiễm môi trường nước. 3. Phạm vi nghiên cứu: Do khả năng có hạn và thời gian không cho phép nên trong chuyên đề này em chỉ tập trung nghiên cứu khả năng áp dụng phí nước thải và phương pháp tính phí nước thải trong phạm vi một doanh nghiệp sản xuất giấy ở Hải Phòng. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phân tích, nghiên cứu những tài liệu thu thập có liên quan đến tình hình phát thải, quản lý nước thải, mức độ ô nhiễm, những ảnh hưởng do nguồn nước thải này. Tham khảo ý kiến của một số chuyên gia về cách tiếp cận của đề tài. Nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc tiếp cận và tính phí đối với nước thải công nghiệp. Tính toán và so sánh kết quả với một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp để đi đến kết luận. Kết cấu chuyên đề gồm ba phần chính như sau : Chương I : những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý môi trường và phí bảo vệ môi trường. Chương II : Thực trạng môi trường và tính phí nước thải tại công ty Giấy hải phòng. Chương III : Đề xuất mô hình tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của công ty Giấy Hải Phòng. Chương I Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý môi trường và phí bảo vệ môi trường I. Quản lý môi trường 1.1. Khái niệm môi trường 1.1.1. Môi trường là một khái niệm rất rộng được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau đặc biệt sau hội nghị Stockhlm về môi trường năm 1972. Để thống nhất về mặt nhận thức, chúng ta sử dụng định nghĩa trong " Luật bảo vệ môi trường" được Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 và ban hành ngày 10/1/1994 định nghĩa khái niệm môi trường như sau: "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân sstạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên" theo Điều 1 Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam. Mở rộng ra thì môi trường là một thể thống nhất bao gồm nhiều đối tượng tự nhiên như đất đai, địa hình, khí hậu, nước, động thực vật, các hệ sinh thái, con người, các công trình do con người tạo ra... có quan hệ mật thiết với nhau trong các hệ sinh thái- kinh tế. Bất kỳ một sự thay đổi nào của một yếu tố trong môi trường đều ảnh hưởng đến các yếu tố khác và tác động đến môi trường, đến cân bằng sinh thái. 1.1.2. Các thành phần của môi trường Thành phần môi trường hết sức phức tạp, trong môi trường chứa đựng vô số các yếu tố hữu sinh và vô sinh, vì vậy khó mà diễn đạt hết các thành phần môi trường. Theo điều 2 Luật bảo vệ môi trường thành phần môi trường bao gồm các yếu tố sau : “Thành phần môi trường là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác”. Như vậy theo luật bảo vệ môi trường thì nước là một thành phần của môi trường và “ Tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trường vào mục đích sản xuất, kinh doanh trong trường hợp cần thiết phải đóng góp tài chính cho việc bảo vệ môi trường” - Điều 7 Luật bảo vệ môi trường. Do vậy có nghĩa là tổ chức, cá nhân sử dụng nước vào mục đích sản xuất, kinh doanh trong trường hợp cần thiết phải đóng góp tài chính cho việc bảo vệ môi trường. 1.2. Khái niệm quản lý môi trường Quản lý môi trường là sự tác động liên tục có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý môi trường lên các cá nhân và cộng đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể quản lý môi trường, sử dụng tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được muc tiêu quản lý môi trường đã đề ra, sao cho phù hợp với luật pháp và thông lệ hiện hành. Đối với doanh nghiệp hệ thống quản lý môi trường (EMS) là tập hợp các hoạt động quản lý có kế hoạch và định hướng về các thủ tục thực hiện, lập tài liệu, báo cáo, nó được triển khai nhờ một cơ cấu tổ chức riêng có chức năng, trách nhiệm, nguồn lực cụ thể để ngăn ngừa các tác động xấu về môi trường cũng như thúc đẩy các hoạt động duy trì và nâng cao các kết quả hoạt động môi trường. 1.3. Mục tiêu quản lý môi trường Mục tiêu chung và lâu dài nhất của quản lý môi trường là nhằm góp phần tạo lập sự phát triển bền vững. ủy ban quốc tế về bảo vệ môi trường và phát triển đã định nghĩa: Phát triển bền vững là cách phát triển " thỏa mãn nhu cầu thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng tới khả năng thỏa mãn nhu cầu thế hệ tương lai " và là tất yếu lịch sử của mỗi quốc gia. Khái niệm về phát triển bền vững tuy còn mới mẻ và còn nhiều tranh cãi, các biện phát thục hiện còn đang được hình thành và chưa có một nước nào đang thực sự theo đuổi một chính sách phát triển bền vững . Con đường đi đến phát triển bền vững không giống nhau đối với một nước đã công nghiệp hóa, một nước đang công nghiệp hóa nhanh hay một nước đang phát triển như nước ta. Một số bước đi thích hợp với tất cả các nước, một số bước đi khác lại thích hợp hơn đối với những nước đang ở giai đoạn phát triển cụ thể của mình. Phát triển bền vững có thể được xem là tiến trình đòi hỏi sự tiến triển đồng thời của cả bốn lĩnh vực: kinh tế, nhân văn (xã hội), môi trường và kỹ thuật với những mục tiêu cụ thể của từng lĩnh vực. Giữa bốn lĩnh vực này có mối quan hệ tương tác rất chặt chẽ và hành động trong lĩnh vực này có thể thúc đẩy lĩnh vực khác. Đối với doanh nghiệp thì mục tiêu quản lý môi trường là : Tiết kiệm tài chính nhờ giảm chi phí cho việc xử lý môi trường, chi phí cho việc nộp phạt đã gây ô nhiễm môi trường cũng như chi phí đền bù, chi phí giải quyết những mâu thuẫn giữa doanh nghiệp với dân cư sống quanh vùng lân cận và nhiều chi phi khác... Tránh được trách nhiệm về pháp lý Tạo thêm nguồn thu nhờ mở rộng và tìm kiếm thêm thị trường Tạo ra khả năng cạnh tranh trên thị trường. II. Phí bảo vệ môi trường 2.1. Khái niệm phí bảo vệ môi trường Phí bảo vệ môi trường là công cụ kinh tế được xây dựng trên nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả” và "người hưởng thụ phải trả” hay cụ thể là người gây ô nhiễm phải đóng góp tài chính để khắc phục ô nhiễm và người hưởng thụ môi trường trong lành phải đóng phí cho công tác cải thiện môi trường. Phí bảo vệ môi trường là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân phải trả khi thải các chất gây ô nhiễm vào môi trường, nó được tính trên cơ sở thiệt hại mà chất thải ô nhiễm do doanh nghiệp thải vào môi trường xung quanh gây nên. Phí bảo vệ môi trường có mục đích khuyến khích các nhà sản xuất kinh doanh đầu tư giảm thiểu ô nhiễm, thay đổi hành vi ô nhiễm theo hướng tích cực, có lợi cho môi trường. Ngoài ra phí bảo vệ môi trường còn có mục đích khác là tạo thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà Nước để đầu tư, khắc phục cải thiện môi trường. 2.2. Căn cứ thực hiện phí bảo vệ môi trường 2.2.1. Căn cứ vào lý thuyết xác định chuẩn mức thải và phí xả thải Theo Pigou để có được một chất lượng môi trường tốt hơn chúng ta cần giảm việc sản xuất và tiêu dùng hàng hóa kinh tế. Tức là mức ô nhiễm có thể được điều chỉnh thông qua việc điều chỉnh sản lượng. Tuy nhiên trong thực tế có thể không nhất thiết phải thay đổi sản lượng mà chỉ cần chi phí cho việc kiểm soát ô nhiễm (như giảm thải do sản xuất sạch hơn, lắp đặt các thiết bị xử lý ô nhiễm …) cũng có thể đạt được mức ô nhiễm tối ưu. Theo quan điểm của các nhà kinh tế, hiệu quả kinh tế sẽ đạt được tại một mức ô nhiễm mà tại đó tổng các chi phí môi trường bao gồm : Chi phí kiểm soát ô nhiễm và giá trị thiệt hại môi trường là thấp nhất . Điều này được mô tả dưới hình vẽ sau: Chi phí giảm thải S = chuẩn mức thải MDC E F* MAC 0 Mức thải (W) W* Wm Chi phí thiệt hại cận biên (MDC) có độ dốc đi lên từ trái sang phải thể hiện sự gia tăng nhanh của thiệt hại khi lượng chất thải ngày càng nhiều . Chi phí kiểm soát môi trường hay chi phí giảm ô nhiễm (MAC) thể hiện sự gia tăng trong tổng chi phí giảm thải để làm giảm được một đơn vị chất thải gây ô nhiễm. Đường MAC có hướng tăng lên từ phải qua trái cho thấy chi phí giảm thải cận biên tăng dần. Trên đồ thị chúng ta có thể dễ dàng thấy được là tại mức thải W* ( tại MAC = MDC ) tổng chi phí môi trường là nhỏ nhất. Mức thải có hiệu quả S = W* được chọn làm chuẩn mức thải là mức tối ưu. Chuẩn mức thải đảm bảo việc các doanh nghiệp sẽ thải ở mức cho phép nếu không muốn vi phạm pháp luật. Chi phí môi trường của doanh nghiệp là chi phí để làm giảm lượng thải từ Wm về W* đó là diện tích W*EWm. Nếu muốn đạt được một mức thải xác định nào đó thì Nhà nước cần quy định mức phí thải đúng bằng MAC của chính đơn vị chất thải đó. Mức phí tối ưu ( hay mức phí hiệu quả) sẽ được xác định tại mức thải W* tại đó F = MAC = MDC Thực tế khi áp dụng lý thuyết này do không có đủ thông tin về MAC và MDC nên mức phí quy định có thể cao hơn hoặc thấp hơn F* vì thế kết quả là mức thải cuối cùng sẽ không trùng với mức thải tối ưu W*. 2.2.2. Căn cứ trên nguyên tắc PPP " người gây ô nhiễm phải trả tiền " Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền bắt nguồn từ các sáng kiến do Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) đề xuất vào các năm 1972 và 1974. Nguyên tắc PPP "tiêu chuẩn" năm 1972 cho rằng những tác nhân gây ô nhiễm phải trả mọi chi phí cho hoạt động kiểm soát và phòng chống ô nhiễm. Nguyên tắc PPP " mở rộng " năm 1974 chủ trương rằng, các tác nhân gây ô nhiễm thì ngoài việc phải tuân thủ các chi phí khắc phục ô nhiễm, còn phải bồi thường cho những người bị thiệt hại do ô nhiễm này gây ra. Theo nguyên tắc PPP thì người gây ra ô nhiễm phải chịu mọi khoản chi phí để thực hiện các biện pháp làm giảm ô nhiễm do chính quyền tổ chức thực hiện, nhằm khắc phục và hoàn trả. Để hiểu rõ hơn nguyên tắc PPP, ta xem xét ví dụ sau : Giả sử có một công ty sản xuất giấy từ các vật liệu thô. Trong quá trình sản xuất, họ tự tiện thải các chất gây ô nhiễm vào sông dưới dạng các sản phẩm thải loại, mà không phải chi trả một đồng nào cả. Như vậy là công ty đã gây ra thiệt hại cho môi trường, nhưng lại không bị thu phí để bồi thường cho thiệt hại này. Nguyên tắc PPP cho rằng, công ty đó phải lắp đặt thiết bị giảm thiểu ô nhiễm hoặc phải bồi thường cho những người sống ở cuối dòng sông tức là những người bị thiệt hại do việc làm ô nhiễm dòng sông gây ra. Nguyên tắc PPP xuất phát từ những luận điểm của Pigou về nền kinh tế phúc lợi. Trong đó nội dung quan trọng nhất đối với một nền kinh tế lý tưởng là giá cả các loại hàng hóa và dich vụ có thể phản ánh đầy đủ các chi phí xã hội, kể cả chi phí môi trường (bao gồm các chi phí chống ô nhiễm, khai thác tài nguyên cũng như những dạng ảnh hưởng khác tới môi trường). Giá cả phải " nói lên sự thật " về những chi phí sản xuất và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ. Nguyên tắc PPP chủ trương sửa chữa " thất bại thị trường" do tính thiếu hoặc không tính chi phí môi trường trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ bằng cách bắt buộc những người gây ô nhiễm phải " tiếp thu " đầy đủ chi phí sản xuất. 2.2.3. Căn cứ vào cơ sở pháp lý để áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam. a. Luật BVMT : đã được Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua ngày 27/12/1993 là bộ luật cơ bản và quan trọng nhất về bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Trong đó tại Điều 7 chương I nêu rõ : " tổ chức, các nhân sử dụng thành phần môi trường vào mục đích sản xuất, kinh doanh trong trường hợp cần thiết phải đóng góp tài chính cho việc bảo vệ môi trường " " Chính Phủ quy định các trường hợp, mức và phương thức đóng góp tài chính nói tại Điều này " " Tổ chức cá nhân gây tổn hại môi trường do hoạt động của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật " Điều này đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng cho việc nghiên cứu, hoạch định các chính sách phù hợp nhằm áp dụng các công cụ kinh tế vào lĩnh vực bảo vệ môi trường. b. Nghị định 175/ CP của Chính Phủ ngày 18/10/1994 hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường có quy định cụ thể hơn việc đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường. Chương II Điều 8(2) nêu rõ trách nhiệm của các tổ chức sản xuất, kinh doanh phải " đóng góp tài chính bảo vệ môi trường, bồi thường thiệt hại do có hành vi gây tổn hại môi trường theo quy định của Pháp Luật" Điều 32 chương V quy định nguồn tài chính cho bảo vệ môi trường gồm 3 nguồn: Ngân sách Nhà nước dành cho hoạt động BVMT, cho các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và quản lý nhà nước về BVMT. Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động của các công trình kinh tế-xã hội; phí bảo vệ môi trường do các tổ chức, các nhân sử dụng thành phần môi trường vào mục đích sản xuất, kinh doanh đóng góp theo quy định chi tiết của Bộ Tài Chính; 3. Các khoản khác (tiền phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường, đóng góp của các tổ chức kinh tế- xã hội…) Điều 34 chương V nêu rõ các đối tượng phải nộp phí bảo vệ môi trường gồm các đối tượng hoạt động trong các lĩnh vực sau: - Khai thác dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản khác; - Sân bay, bến cảng, bến xe, nhà ga; - Phương tiện giao thông cơ giới; - Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh khác gây ô nhiễm môi trường. Việc hướng dẫn cụ thể về thu và sử dụng phí bảo vệ môi trường do Bộ Tài Nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm. c. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường Việt Nam được Bộ khoa học công nghệ và Môi trường ban hành. Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam là cơ sở quan trọng để quản lý chất lượng môi trường, giúp cho việc xác định những chất chính cần phải đánh phí gây ô nhiễm môi trường. d. Các văn bản khác có liên quan đến việc sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường như : - Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường. - Nghị định 76/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính Phủ : tại điều 38 của Nghị định có quy định về ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản. Pháp lệnh phí và lệ phí ngày 28/12/2001, tại điều 2 quy định "phí là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong danh mục phí". Danh mục các loại phí thuộc lĩnh vực môi trường được quy đinh tại mục A khoản 10 của pháp lệnh. - Nghị định 57/2002/NĐ-CP ngày3/6/2002 của Chính Phủ quy định chi tiết pháp lệnh và lệ phí, quy định thành 6 loại như sau: 1. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 2. Phí bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, khí thải từ việc sử dụng than đá và các nhiên liệu đốt khác . 3. Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. 4. Phí bảo vệ môi trường đối với tiếng ồn. 5. Phí bảo vệ môi trường đối với sân bay, nhà ga, bến cảng. 6. Phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác dầu mỏ, khí đốt, khoán sản. - Nghị định số 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Nghị định nêu rõ đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. “Nước thải công nghiệp là nước thải ra môi trường từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản”- Điều 2 chương I “Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định cụ thể mức thu phí bảo vệ môi trường đối với từng chất gây ô nhiễm trong nước thải công nghiệp cho phù hợp với từng môi trường tiếp nhận nước thải, từng ngành nghề, hướng dẫn việc xác định số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp của đối tượng nộp phí” theo Điều 7 chương II. - Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. “Tổ chức, cá nhân vi phạm tiêu chuẩn môi trường Việt Nam bị xử phạm theo quy định của pháp luật, xả nước thải có các chất gây ô nhiễm ra môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường” Thông tư quy định cụ thể đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là nước thải công nghiệp từ : + Cơ sở sản xuất công nghiệp: + Cơ sở chế biến thực phẩm, nông sản, lâm sản, thuỷ sản; cơ sở hoạt động giết mổ gia súc; + Cơ sở sản xuất rượu, bia, nước giải khát, cơ sở thuộc da, tái chế da; + Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề; + Cơ sở chăn nuôi công nghiệp tập trung; + Cơ sở cơ khí, sửa chữa ô tô, xe máy tập trung; + Cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản; + Cơ sở nuôi tôm công nghiệp, cơ sở sản xuất và ươm tôm giống; + Nhà máy cấp nước sạch, hệ thống xử lý chất thải tập trung” Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tính theo từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải, trong đó môi trường tiếp nhận nước thải bao gồm 4 loại A, B, C và D. III. Phí nước thải 3.1. Khái niệm và phân loại nước thải 3.1.1. Khái niệm nước thải Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng . 3.1.2. Phân loại nước thải Nước thải được phân thành những loại sau: a. Nước thải sinh hoạt : đó là nước thải từ các khu dân cư, khu vực sinh hoạt, khu vực hoạt động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác. Nước thải sinh hoạt trong các đô thị chiếm khoảng 75 – 80% lượng nước thải vào môi trường. Nước thải sinh hoạt chứa các chất ô nhiễm chủ yếu là BOD, SS, N, P, vi sinh. Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là chứa nhiều tạp chất khác nhau, trong đó khoảng 52% là các chất hữu cơ, 48% là các chất vô cơ và một số lượng lớn các vi sinh vật. Nguồn nước thải sinh hoạt đô thị hiện nay chưa được xử lý mà đổ thải thẳng vào nguồn nước mặt của sông, ngòi, ao, hồ. Vì vậy, nước thải sinh hoạt cũng là một tác nhân gây ô nhiễm các con sông trong đô thị và môi trường xung quanh khu dân cư. Hàm lượng các chất hữu cơ BOD5, COD, NH4+,... trong các sông rạch nội thị cao hơn mức cho phép từ 2 – 10 lần. Ngoài ra các vi sinh vật trong nước thải thường ở dạng các vi rút và vi khuẩn gây bệnh như tả, lỵ, thương hàn… Đồng thời trong nước thải cũng chứa các vi khuẩn không có hại, có tác dụng phân hủy các chất thải. b. Nước thải công nghiệp : là nước thải từ nhà máy đang hoạt động, những cơ sở sản xuất công nghiệp thải ra môi trường. Nước thải công nghiệp là rất nguy hiểm, thành phần nước thải công nghiệp rất đa dạng, chứa nhiều chất gây ô nhiễm như chất BOD, COD, TSS, kim loại nặng như chì, đồng, thuỷ ngân, bạc, kẽm, asen, cađmi..., các loại dầu mỡ và nhiều chất khác nữa...Nước thải công nghiệp được coi là nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường nước. c. Nước thải bệnh viện : là nước thải từ các bệnh viện như các hoạt động khử trùng, sinh hoạt của nhân viên bệnh viện, bệnh nhân…Nước thải bệnh viện chứa nhiều chất bẩn hữu cơ, các hóa chất xét nghiệm và vi trùng gây bệnh. Khối lượng nước thải bệnh viện không lớn nhưng lại rất nguy hại và có khả năng lây nhiễm bệnh cao, đặc biệt các loại chất thải này kết hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa ở nước ta sẽ là một trong những nguyên nhân gây ra các ổ dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả, kiết lỵ, sốt xuất huyết... d. Nước thải từ các hoạt động nông nghiệp : là nước thải ra từ các cánh đồng lúa, các vườn rau, hoa, cây cảnh. Nước thải nông nghiệp thường mang theo số lượng lớn các hóa chất sử dụng trong nông nghiệp ( như phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ ) do sử dụng bừa bãi, không đúng phương pháp, chỉ được cây trồng hấp thụ một phần, phần còn lại thấm vào đất, vào nước dưới đất và dòng chảy sông ngòi, các ao hồ gây ô nhiễm cả nước mặt, cả nước ngầm. 3.2. Kinh nghiệm thực hiện phí bảo vệ môi trường ở một số quốc gia. 3.2.1. Phương pháp tính phí nước thải của các nước OECD Công thức tính mức phí ô nhiễm môi trường : Mij = p ij * Eij Trong đó : Mij là tổng mức phí ô nhiễm môi trường mà doanh nghiệp j phải đóng cho chất thải i, tính cho một chu kỳ thời gian ( tháng, quý, năm ) pij là suất phí tính cho một đơn vị gây ô nhiễm i (kg, tấn...) Eij là tổng chất gây ô nhiễm i thải ra môi trường trong một chu kỳ thời gian ( tháng, quý, năm ) i= 1, 2, 3,...,n là các chất gây ô nhiễm khác nhau trong nước thải Công thức này được hầu hết các nước OECD và một số nước Châu á áp dụng để tính phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng mỗi nước có một cách tiếp cận riêng khi tính từng biến số trong công thức trên. Với biến pij thường có hai quan điểm : + Suất phí đồng nhất với mọi doanh nghiệp, mọi đơn vị chất gây ô nhiễm. + Suất phí tính theo hai mức : mức thấp hơn nếu ở dưới tiêu chuẩn và tính ở mức cao, luỹ tiến nếu vượt tiêu chuẩn cho phép. Với biến Eij phần lớn các nước dùng chỉ tiêu nồng độ để tính lượng chất gây ô nhiễm thực tế thải ra môi trường : Eij = eij * K Trong đó : eij là nồng độ chất gây ô nhiễm (mg/l) K là tổng khối lượng dòng thải thải ra môi trường trong một chu kỳ thời gian ( tháng, quý, năm ) Vì vậy công thức tính phí sẽ là : Mij = pij * eij * K ở Đức : cho đến nay, Đức là trường hợp duy nhất có hệ thống lệ phí ô nhiễm môi trường nước có chức năng khuyến khích làm giảm ô nhiễm được xác định rõ ràng. Tuy nhiên hệ thống này lại có quan hệ rất chặt chẽ với các công cụ luật pháp. Các cơ quan hữu quan ở cấp Trung ương là người lập ra khuôn khổ chung cho chế độ lệ phí, quy định các chỉ tiêu tối thiểu cho chất lượng nước ở tầm quốc gia, các tiêu chuẩn công nghệ cho các ngành công nghiệp và ngành dịch vụ công cộng, đồng thời xác định danh mục các chất gây ô nhiễm nước phải chịu lệ phí và mức lệ phí hàng năm. Điểm đặc biệt của hệ thống phí của Đức là ở chỗ nếu các tiêu chuẩn được tuân thủ tốt, thì mức lệ phí phải nộp sẽ giảm đi. Ví dụ : nếu các tiêu chuẩn về lượng phát thải tối thiểu được tuân thủ đầy đủ, thì sẽ được giảm lệ phí phải nộp xuống 50%. Nếu một đơn vị nào đó có thể chứng minh rằng họ đã giảm được phát sinh ô nhiễm xuống còn dưới 75% mức tiêu chuẩn, thì suất lệ phí sẽ được tính theo suất phát thải thực có. Đây chính là đòn bẩy kích thích viêc tuân thủ các quy định về chống ô nhiễm. Các khoản thu từ phí được sử dụng để trang trải các chi phí quản lý hành chính đối với việc thực thi chính sách ô nhiễm trong môi trường nước hoặc để hỗ trợ cho các hoạt động chống ô nhiễm nước do các đơn vị thực hiện. ở Hà Lan : phí đánh vào nguồn phát sinh ô nhiễm nước có suất lệ phí tương đối thấp và chỉ đánh vào BOD và COD. Các công ty hay các hộ có thải chất ô nhiễm vào các nguồn nước khác phải nộp phí cho các Nhà thuỷ lợi. Các Nhà này sẽ sử dụng nguồn thu để cấp kinh phí cho các hoạt động xử lý nước và họ tính toán suất phí sao cho có thể cân bằng được ngân sách của mình. Phí được đánh vào tất cả những người sống trong một vùng, với mức phí được quy định cho từng vùng riêng biệt khác nhau. Các hộ gia đình và các xí nghiệp nhỏ phải trả mức phí theo hệ thống tiêu chuẩn. Các xí nghiệp lớn nộp phí theo mức thải chất phát sinh ô nhiễm được xác định bằng cách theo dõi trực tiếp và thường xuyên . ở Nga : từ năm 1988 đến 1991, hơn 50 vùng ở Nga thử nghiệm thực hiện phí ô nhiễm. Kinh nghiệm từ quá trình thử nghiệm đã được một nhóm chuyên gia trong nước đánh giá. Năm 1991, Nghị Quyết 13 cho phép thực hiện phí ô nhiễm trên toàn lãnh thổ Nga. Hệ thống của Nga là sự kết hợp phí ô nhiễm và tiêu chuẩn nước thải hay khí thải. Luật bảo vệ môi trường Nga xác định hai loại tiêu chuẩn phát thải : (1) Mức thải cho phép tối đa (MPD) trên cơ sở mức gây nguy hại tới sức khoẻ con người bằng 0 ; và (2) Mức thải cho phép tạm thời (TPD) trên cơ sở các điều kiện kinh tế, kỹ thuật hiện tại . Có ba loại phí ô nhiễm, đó là : MPD TPD Mức gốc Gấp 5 lần Gấp 25 lần Ba mức phí này được thể hiện trên hình vẽ sau : Giá/ kg 25P0 5P0 P0 MPD TPD Lượng Các hệ số được áp dụng để tính toán các điều kiện môi trường và các điều kiện kinh tế- xã hội cụ thể của mỗi vùng. Hơn nữa, các nhà chức trách địa phương đã quyết định sử dụng các hệ số do họ đưa ra và quyết định miễn cho một số đối tượng không phải nộp phí ô nhiễm. Mức phí dưới MPD được trả từ thu nhập trước thuế, trong khi mức phí cao hơn MPD được trả từ thu nhập sau thuế. Trong đó 10% số thu từ phí nộp ngân sách nhà nước và 90% nộp quỹ môi trường liên bang, vùng và địa phương. Nhưng với việc xác định mức phí như trên thì hệ thống phí này còn một số vấn đề cần quan tâm: + Hệ thống rất toàn diện nhưng khó thực hiện. + Rất nhiều chất ô nhiễm trong diện nộp phí ô nhiễm không có khả năng quan trắc. + Thu từ phí thấp hơn nhiều so với kế hoạch đặt ra vì các nhà chức trách địa phương cho phép miễn đối với phần lớn các đối tượng gây ô nhiễm và lạm phát cao đã làm giảm đi giá trị của phí ô nhiễm. ở Ba Lan : phí ô nhiễm được gắn chặt với việc cấp giấy phép mà mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh phải có. Mỗi cơ sở công nghiệp phải có 2 giấy phép : một cho khai thác nước và một cho xả nước thải. Mỗi cơ sở ( Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp và đô thị ) có xả nước thải vào môi trường nước mặt hay môi trường đất đều phải có giấy phép xả nước thải. Giấy phép xả nước thải do các cơ quan chính quyền cấp tỉnh cấp. Giấy phép xác định rõ khối lượng nước thải cho phép được thải (M3) và nồng độ các chất ô nhiễm cho phép ở mức tối đa. Hệ thống phí ô nhiễm ở Ba Lan được áp dụng cho các chất ô nhiễm sau đây : - BOD - COD - TSS - Kim loại nặng - Clorat và ion Sulphate Phí ô nhiễm tính theo mỗi đơn vị ô nhiễm phát ra. Các cơ sở không tuân thủ các tiêu chuẩn về nồng độ chất thải sẽ phải chịu các hình phạt chế tài. Mức phí ô nhiễm đươc áp dụng khác nhau theo địa giới và theo ngành Bảng 1: Mức phí ô nhiễm tính theo các nghành khác nhau Ngành Mức phí gốc nhân với hệ số Công nghiệp hoá chất, nhiên liệu, luyện kim, máy móc và công nghiệp nhẹ 2 Giấy và bột giấy 0,85 Chế biến thực phẩm 0,5 Rác thải đô thị, nông thôn, Các cơ sở bệnh viện và chăm sóc xã hội 0,2 Tất cả các nghành còn lại 1,0 Nguồn : Dự án môi trường Việt Nam – Canada giai đoạn II Các khoản thu từ phí ô nhiễm nước được đánh dấu cho mục tiêu đầu tư vào kiểm soát ô nhiễm nước và được cấp cho 3 quỹ môi trường: Quỹ quốc gia BVMT và quản lý nước : 36% Quỹ môi trường vùng : 54% Quỹ môi trường đô thị : 10% Tuy nhiên với cách tính phí như ở Ba Lan sẽ nảy sinh ra một số vấn đề: + Nhiều doanh nghiệp không tuân thủ các quy định về phí ô nhiễm nước, cụ thể là : Vận hành mà không xin giấy phép Báo cáo sai mức độ xả thải Không nộp khoản phí lẽ ra phải nộp + Năng lực của thanh tra cấp tỉnh trong việc kiểm tra báo cáo của các đơn vị cơ sở về mức xả thải và áp dụng các biện pháp xử phạt còn rất hạn chế. 3.2.2. Phương pháp tính phí nước thải ở các nước đang phát triển. a. Đối với cách tính của Trung quốc Hệ thống phí này đòi hỏi các doanh nghiệp xả thải vượt quá tiêu chuẩn phát thải cho phép phải chịu phí. Các tiêu chuẩn cho phép do Cục bảo vệ môi trường quốc gia (NEPA) qui định khác nhau tuỳ theo ngành và theo chất gây ô nhiễm. Tùy thuộc điều kiện cụ thể, mỗi địa phương có thể qui định tiêu chuẩn thấp hơn tiêu chuẩn quốc gia, với mức phí cao hơn mức phí quốc gia. Phí đánh vào chất ô nhiễm j do công ty i thải ra dược tính như sau: Lij = fj *[( Cij - C*ij)/C*ij] * Wi Trong đó: fj là phí tính theo đơn vị chất ô nhiễm j Cij là nồng độ của chất ô nhiễm j do công ty i sản sinh ra C*ij là nồng độ chất ô nhiễm j công ty i được phép thải ra Wi là khối lượng nước thải do công ty i xả ra Sau đó, tổng số phí phải trả được tính như sau: Li = MAX [ Li1, Li2, ..., Lij ] Tuy nhiên, với cách tính phí như trên sẽ xảy ra một số vấn đề sau: + Các công ty sẽ pha loãng nước thải để làm giảm nồng độ đến mức thấp hơn các tiêu chuẩn cho phép và bằng cách đó tránh được nộp phí ô nhiễm. + Các công ty chỉ nộp các khoản phí lớn đã được tính rõ. b. Đối với cách tính của Philippines Hệ thống phí ô nhiễm được thực hiện ở vùng Vịnh The Laguna de Bay năm 1997. Mọi cá nhân hay tổ chức xả chất thải lỏng vào vùng Vịnh này đều phải có giấy p._.hép phát thải ô nhiễm do Ban Quản lý Phát triển the Laguna de Bay (LLDA), và phải trả phí ô nhiễm. Cơ cấu phí là biểu phí hai phần: Phí cố định và phí ô nhiễm khả biến. Tổng mức phí phải nộp = phí cố định + phí ô nhiễm khả biến Phí cố định được cơ cấu như sau: Mức phát thải tính theo khối lượng Phí cố định Dưới 30m3/ngày P = 5000 đồng Trong khoảng 30m3 tới 150m3/ngày P = 10.000 đồng Hơn 150 m3/ngày P = 15.000 đồng Phí khả biến được cơ cấu như sau: Nồng độ chất thải Phí khả biến Dưới 50mg/l BOD P=5đồng/kg BOD Trên 50mg/l BOD P=30đồng/kgBOD Tuy nhiên cách tính này tạo ra động cơ rất mạnh cho việc pha loãng nguồn nước thải. LLDA hiện muốn loại bỏ hệ thống này để áp dụng một mức phí thống nhất đối với mọi đơn vị ô nhiễm. 3.3. Tính tất yếu của việc tính phí nước thải ở Việt Nam Trong những năm gần đây tốc độ công nghiệp hóa của nước ta đang ở mức độ rất cao. Nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung đã và đang hình thành. Công nghiệp hóa, đô thị hóa với tốc độ càng nhanh thì đòi hỏi nguồn đầu vào nhất là một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên cho phát triển mặt khác nó tạo ra nguồn thải độc hại gây ô nhiễm càng lớn. Tài nguyên thiên nhiên càng bị khai thác cạn kiệt, môi trường ngày càng bị suy thoái. Đặc biệt các khu công nghiệp cũ có công nghệ lạc hậu, chưa có thiết bị xử lý chất thải đồng thời lại nằm xen kẽ giữa các khu dân cư là nguồn gây ô nhiễm môi trường cao ảnh hưỏng xấu tới sức khỏe của người lao động cũng như cộng đồng dân cư. Mặt dù ở các đô thị nước ta đã chú ý nhiều đến đầu tư cải tạo hệ thống cấp thoát nước, thu gom, xử lý chất thải rắn nhưng phần lớn các dự án này đang trong giai đoạn thực hiện hoặc mới bắt đầu. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở các đô thị và các cơ sở sản xuất kinh doanh nước ta vẫn đang trong tình trạng báo động do các nguồn nước mặt ( sông, ao, hồ ) đều là nơi tiếp nhận nước thải chưa được xử lý và có nồng độ các chất gây ô nhiễm cao như chất TSS, COD, BOD gấp từ 5 đến 10 lần thậm trí 20 lần so với trị số tiêu chuẩn cho phép. Ngành công nghiệp giấy – bột giấy nói chung và công ty giấy Hải Phòng nói riêng là một ngành khai thác tiềm năng về nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước. Tuy nhiên, do đặc tính về nguồn nguyên liệu đầu vào cộng với công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém nên trong quá trình sản xuất nó thải ra một lượng chất thải khá lớn đáng lo ngại cho môi trường không khí, nước, đất đặc biệt là môi trường nước. Nước thải của ngành công nghiệp giấy có đặc điểm là tải lượng rất lớn, mức độ ô nhiễm cao nếu như không có biện pháp quản lý, khống chế một cách hữu hiệu thì nguồn nước này sẽ là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước quan trọng. Bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, năng suất cây trồng, vật nuôi mà còn phá vỡ khả năng tự điều chỉnh của môi trường, gây mất cân bằng sinh thái, góp phần quan trọng trong việc làm suy giảm chất lượng môi trường sống. Vì vậy chúng ta đang đứng trước thách thức lớn về bảo vệ và cải thiện môi trường. Trong thời gian qua, nước ta phần nào đã chú trọng, quan tâm hơn đến hoạt động bảo vệ môi trường bằng cách ban hành ra nhiều văn bản, nghị định, thông tư…Nhưng trên thực tế để các nghị định, văn bản này phát huy được tác dụng một cách tốt nhất đòi hỏi chúng ta phải có các công cụ kinh tế đi kèm song song với công cụ luật pháp. Đây là công cụ hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhằm làm thay đổi hành vi môi trường của các đối tượng gây ô nhiễm môi trường mặt khác những công cụ kinh tế ấy cũng đem lại cho Ngân sách Nhà nước một nguồn thu đáng kể. Phí bảo vệ môi trường có thể coi là một trong những công cụ kinh tế có khả năng sử dụng hữu hiệu nhất trong thời kỳ Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay. Việc nghiên cứu tìm ra phương thức tính phí thích hợp để sớm đưa vào áp dụng là hết sức cần thiết. 3.4. Các phương pháp tiếp cận tính phí nước thải 3.4.1. Tính phí dựa vào khối lượng tiêu thụ các nguyên liệu đầu vào. Cách tính này được xác định bằng cách tính ngay vào gía thành nguyên nhiên vật liệu đầu vào tạo chất thải gây ô nhiễm. Công thức tính phí dựa vào khối lượng tiêu thụ các nguyên liệu đầu vào: Tj = ồCk*Njk Trong đó : Tj: là mức phí của doanh nghiệp j Ck: là suất phí đối với một đơn vị đầu vào Njk: là tổng khối lượng nguyên liệu đầu vào loại k của doanh nghiệp j Ưu điểm : cách tính này được dùng khi không xác định được chính xác nồng độ chất gây ô nhiễm thải ra nguồn nước. Về nguyên tắc, cách tính này được áp dụng nhằm làm cho người sử dụng nguyên liệu đầu vào có ý thức sử dụng tiết kiệm hay giảm lượng sử dụng đầu vào, do đó tương ứng giảm lượng thải đầu ra ra môi trường nước. Nhược điểm: cách tính này không khuyến khích được các nhà sản xuất đầu tư lắp đặt các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm và các công nghệ xử lý chất thải. Bên cạnh đó một số hoá chất độc hại lại là thành phần chính của nguyên liệu đầu vào, việc đánh phí theo nguyên liệu đầu vào không cho phép tạo cơ hội kiểm soát gây ô nhiễm môi trường. Một vấn đề nữa là việc xác định mức phí chiếm bao nhiêu % của giá thành nguyên vật liệu đầu vào không phải là dễ dàng. 3.4.2. Tính phí dựa vào lợi nhuận Được xác định bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng lợi nhuận trước thuế. Công thức tính phí dựa vào lợi nhuận : Tj = ồ Ck *Pjk Trong đó : Tj: là mức phí của doanh nghiệp j Ck: là suất phí đối với một đơn vị lợi nhuận của sản phẩm k Pjk: là tổng lợi nhuận sản phẩm k của doanh nghiệp j Trong đó : Pjk = TRjk –TCjk TRjk: là tổng doanh thu sản phẩm k của doanh nghiệp j TCjk: là tổng chi phí sản phẩm k của doanh nghiệp j Ưu điểm : Phương pháp này đơn giản và dễ thực hiện, được sử dụng khi không còn các giải pháp khác do thiếu thông tin hoặc không có thông tin và không cập nhật được thông tin mới. Nhược điểm : tạo ra tính không công bằng giữa các doanh nghiệp làm ăn có lãi và các doanh nghiệp làm ăn có thua lỗ nếu như những doanh nghiệp này cùng áp dụng công nghệ sản xuất mới và đầu tư cho giảm thải gây ô nhiễm. Việc sử dụng phương pháp tính này sẽ có lợi cho các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ mặc dù các nhà máy này vẫn thải ra môi trường một lượng chất thải gây ô nhiễm đồng thời nhà nước không những thất thu mà còn phải gánh chịu thêm chi phí cho môi trường . 3.4.3.Tính phí dựa vào sản phẩm đầu ra Phương pháp này có thể bao gồm các cách tính sau : Dựa vào số đơn vị sản phẩm hay sản lượng mà xí nghiệp sản xuất trong thời kỳ tính thuế, phí . Dựa vào doanh thu của xí nghiệp . Dựa vào một phần chi phí hoạt động của doanh nghiệp hoặc phí cho thiết bị xử lý, thiết bị giảm thải chất gây ô nhiễm . Công thức tính phí dựa vào sản phẩm đầu ra : Tj = ồCk * Njk Tj: là mức phí của doanh nghiệp j Ck: là suất phí đối với một đơn vị sản phẩm đầu ra Njk: là tổng sản phẩm đầu ra loại k của doanh nghiệp j trong quá trình sản xuất có chất thải ô nhiễm bị tính phí Ưu diểm : loại phí này được áp dụng đối với những sản phẩm chứa chất độc hại mà với khối lượng lớn nhất định chúng sẽ gây tác hại tới môi trường như các chất kim loại nặng PVC, CFC…phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện vì cơ quan quản lý về môi trường có thể dễ dàng có thông tin và cập nhật thông tin một cách liên tục về số liệu liên quan đến sản xuất của doanh nghiệp như : đầu vào, đầu ra, chi phí sản xuất, chi phí chống ô nhiễm … Nhược điểm : phương pháp này khó xác định được tỷ lệ hợp lý và đảm bảo tính công bằng giữa các ngành công nghiệp khác nhau và như vậy có thể bất lợi cho các ngành công nghiệp áp dụng công nghệ mới và các xí nghiệp đã áp dụng thiết bị xử lý ô nhiễm . 3.4.4. Tính phí dựa vào mức độ gây ô nhiễm Những căn cứ để xác định mức phí này : + Tổng luợng chất thải của các chất gây ô nhiễm cụ thể hoặc nhóm các chất gây ô nhiễm ( ví dụ : .. tấn / năm chất TSS ) + Nồng độ chất gây ô nhiễm cụ thể được thải ra ( ví dụ : .. mg /l chất TSS) + Tổng khối lượng chất thải ( ví dụ : ..m 3/ngày ) + Đặc tính các chất gây ô nhiễm . + Môi trường nền . Ưu điểm : đảm bảo tính chính xác, công bằng nhất do dựa vào nồng độ và lượng nước thải gây ô nhiễm thực tế và thực hiện đúng theo nguyên tắc PPP- " Người gây ô nhiễm phải trả tiền". Phương pháp này khuyến khích người tiêu thụ sử dụng các sản phẩm không có hại đến môi trường vì khi tính phí dựa vào mức độ gây ô nhiễm sẽ làm cho chi phí của các nhà sản xuất cao hơn, tuy nhiên họ có thể chuyển phí này vào giá thành sản phẩm và người chịu phí ở đây là khách hàng, người tiêu thụ sản phẩm. Nhược điểm : phương pháp này đòi hỏi hệ thống đo đạc, quan trắc thường xuyên trong khi điều kiện của nhiều nước trong đó có Việt Nam chưa cho phép vì chi phí cho hoạt động đo đạc, quan trắc rất lớn. 3.4.5. Tính phí dựa vào phí cố định và phí biến đổi Tổng phí mà doanh nghiệp phải nộp : Tổng phí = phí cố định + ồ(Ai*Mi) Trong đó : Ai : là suất phí trên một đơn vị khối lượng chất thải Mi : là khối lượng chất thải i Ưu điểm : đây là phương pháp kết hợp được hai mục tiêu là duy trì nguồn thu cho vấn đề xử lý môi trường và khuyến khích giảm thải ô nhiễm. Nhược điểm : phương pháp này bắt buộc doanh nghiệp phải nộp một khoản phí cố định cho dù doanh nghiệp không gây ô nhiễm môi trường. Như vậy sẽ tạo ra sự bất công bằng giữa các doanh nghiệp, hơn nữa việc xác định mức phí cố định dựa vào tiêu thức nào không phải là đơn giản. Trong năm phương pháp tiếp cận để tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp nói trên, phương pháp tiếp cận dựa vào lượng thải các chất ô nhiễm thực tế được sử dụng phổ biến nhất vì phương pháp này đảm bảo tính chính xác và công bằng hơn cả. Ngoài ra phương pháp này giúp cho việc dễ dàng hơn trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra đặc biệt là mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm. 3.5. Căn cứ tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 3.5.1. Hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải Căn cứ này muốn nói đến nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải. Hàm lượng chất gây ô nhiễm được đo theo đơn vị mg/l. Trên cơ sở tổng lượng nước thải và hàm lượng các chất gây ô nhiễm, ta có thể xác định được khối lượng các chất gây ô nhiễm cơ sở thải ra môi trường trên một đơn vị thời gian. Tổng lượng chất thải của cơ sở sản xuất thải ra được tính trên một đơn vị thời gian nhất định ( ngày, tháng, năm ). Với một hàm lượng các chất gây ô nhiễm cố định tổng lượng nước thải mà được thải ra ngày càng nhiều thì khả năng tăng ô nhiễm môi trường càng cao. Bên cạnh đó nếu biết được tổng lượng nước thải, chúng ta có thể tính được khối lượng chất gây ô nhiễm thải ra môi trường. Giả sử : Đặt tổng lượng nước thải trên một đơn vị thời gian là M Hàm lượng của chất gây ô nhiễm i trong dòng thải là xi Ta có thể tính được khối lượng chất gây ô nhiễm i trong một đơn vị thời gian là : M*xi 3.5.2. Đặc tính các chất gây ô nhiễm Nước thải công nghiệp là nước thải độc hại nhất, có chứa nhiều chất gây ô nhiễm khác nhau. Mỗi chất khác nhau, với nồng độ ô nhiễm khác nhau sẽ có những tác động, ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải và cũng là làm căn cứ cho việc tính phí nước thải công nghiệp người ta dựa vào các thông số: a. Nhu cầu ôxy sinh hóa ( Biochemical oxygen Demand - BOD ) BOD là lượng oxy mà vi sinh vật đã sử dụng trong quá trình oxy hóa các chất hữu cơ thông qua phản ứng sau : Chất hữu cơ + O2 Vi khuẩn CO2+H2O Tế bào mới+ sản phẩm cố định. BOD là chỉ tiêu thông dụng để xác định mức độ ô nhiễm của nước thải đô thị và chất lượng nước thải công nghiệp. Trên thực tế người ta không thể xác định lượng oxy cần thiết để phân hủy hoàn toàn chất hữu cơ vì như thế tốn quá nhiều thời gian mà chỉ xác định lượng oxy cần thiết trong 5 ngày đầu ở nhiệt độ ủ 200C, ký hiệu BOD5. Chỉ tiêu này đã được chuẩn hóa và sử dụng ở hầu khắp các nước trên thế giới. b. Nhu cầu oxy hóa học ( Chemical Oxygen Demand - COD ) Thông số này được dùng rộng rãi để biểu thị cho hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải và mức độ ô nhiễm của nước tự nhiên. COD là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong mẫu thành CO2 và nước. Chỉ số COD biểu thị cả lượng các chất hữu cơ không thể bị oxy hóa bằng vi sinh vật, do đó nó có giá trị cao hơn BOD. Phép phân tích COD có ưu điểm là cho kết quả nhanh (khoảng 3 giờ) nên đã khắc phục được nhược điểm của phép đo BOD. c. Chất rắn lơ lửng TSS TSS có thể dẫn đến tăng khả năng lắng bùn và điều kiện kị khí khi thải nước thải không qua xử lý vào môi trường. Do đó, nó là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh, ảnh hưởng đến cảnh quan và gây bồi lắng dòng. d. Kim loại nặng Kim loại nặng trong nước tồn tại chủ yếu dưới dạng iôn, có nguồn gốc phát sinh do các hoạt động của con người, chủ yếu là các hoạt động công nghiệp. Các chất này gồm chì, đồng, thủy ngân, niken, bạc, kẽm, asen, cađmi… e. Dầu mỡ các loại Những chất này có thể làm tăng thêm độ nhiễm bẩn của nước- nơi tiếp nhận nguồn thải, dầu mỡ nhiều sẽ làm cho vi sinh vật khó sống và dễ bị diệt vong. f. Độ PH trong nước thải Thông thường nước trung tính có độ PH từ 6-8 nhưng nếu nhỏ hơn 6 thì nước mang tính axit, còn lớn hơn 8 là mang tính kiềm. Hiện nay hầu hết nước thải công nghiệp đều mang tính kiềm hóa hoặc axit hóa, cả hai loại môi trường này đều có hại cho các sinh vật trong nước, làm ô nhiễm nguồn nước xung quanh. 3.5.3. Môi trường nền Môi trường nền được hiểu là môi trường xung quanh nguồn thải gây ô nhiễm. Đây là căn cứ cần thiết tính phí bảo vệ môi trường vì cùng một khối lượng thải như nhau mà sức tải môi trường khác nhau từ đó ta sẽ xác định mức phí bảo vệ môi trường thích hợp. Môi trường nền càng ô nhiễm thì sức tải môi trường càng thấp. Giả sử có hai công ty sản xuất giấy với quy mô, dây truyền sản xuất như nhau cùng thải ra môi trường một lượng nước thải và hàm lượng các chất gây ô nhiễm như nhau. Công ty A thải ra môi trường nền A ( vì gần môi trường nền A), công ty B thải ra môi trường nền B( vì gần môi trường nền B). Như vậy nếu không quy định suất phí cho từng môi trường nền thì rõ ràng công ty A phải trả phí môi trường nhiều hơn công ty B vì yêu cầu đối với nước thải thải vào môi trường nền A phải có chất lượng nước tốt hơn nước thải thải vào môi trường nền B của công ty B ( TCVN) và gây ra mất công bằng về kinh tế giữa các doanh nghiệp. IV. Mô hình tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ở Việt Nam 4.1. Xác định mức phí bằng công thức tính phí tổng quát Trên cơ sở công thức tính phí ô nhiễm tổng quát, ta có công thức tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải có dạng : Công thức có dạng : T = M (A1X1 + A2X2 + … + AnXn ) Y *Z + H Trong đó : T : phí gây ô nhiễm M : tổng lượng nước thải trên một đơn vị thời gian Ai : mức phí cho một đơn vị chất gây ô nhiễm Xi : nồng độ các chất gây ô nhiễm trong dòng thải Y : hệ số thể hiện khả năng chịu tải của môi trường Z : hệ số thể hiện đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam H : hằng số gây ô nhiễm Z =1 : đối với tất cả các ngành không thuộc diện Nhà Nước ưu tiên hoặc khuyến khích phát triển. 0 < Z < 1 : đối với ngành công nghiệp hoặc khu vực kinh tế được Nhà nước ưu tiên Z < 1 : đối với các ngành kinh tế mang tính nhân đạo Phương pháp tính phí này có thể đảm bảo được mục tiêu ưu tiên trong phát triển kinh tế, có tính đến khả năng chịu tải của môi trường nhưng phương pháp này tương đối phức tạp, đòi hỏi nhiều chỉ số, không đảm bảo sự công bằng giữa các ngành kinh tế. 4.2. Phương pháp tính phí nước thải theo Nghị định 67 của Chính Phủ Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính cho từng chất gây ô nhiễm theo công thức : T = M* X* 10-3 *A Trong đó : T : số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp ( đồng) M : tổng lượng nước thải thải ra ( m3) X : hàm lượng chất gây ô nhiễm có trong nước thải ( mg/l) A : Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của chất gây ô nhiễm thải ra môi trường tiếp nhận tương ứng (đồng/kg) Vì nước thải công nghiệp chứa nhiều chất gây ô nhiễm khác nhau nên phí bảo vệ môi trường được xác định bằng tổng phí tính cho từng chất gây ô nhiễm theo công thức : T = T BOD + T COD + T TSS + T KL + ... Với : T BOD , T COD , T TSS , TKL ... : phí bảo vệ môi trường được tính cho các chất gây ô nhiễm BOD, COD, TSS, Kim loại... Do hoàn cảnh Việt Nam hiện nay không cho phép tính hết được các chất gây ô nhiễm có trong nước thải nên Nghị định quy định chỉ tính dựa vào các chỉ tiêu BOD, COD, TSS. Chương II thực trạng môi trường và tính phí nước thải tại công ty giấy hải phòng I. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty HAPACO 1.1. Sơ lược quá trình hoạt động của công ty Vị trí phân bố của công ty Công ty hoạt động tại khu vực xã An Đồng, An Hải, Hải Phòng trên diện tích 16.000m2 phía Đông giáp sông Lạch Tray, phía Đông Nam giáp đường ô tô Hà Nội – Hải Phòng (đại lộ Tôn Đức Thắng), phía Tây và Bắc giáp ao của xã An Đồng, cách trung tâm thành phố khoảng 7- 8 km. Nơi hoạt động của công ty Giấy Hải Phòng là một xã nông nghiệp do đó số đông nhân dân lao động làm nghề nông, chủ yếu trồng lúa và chăn nuôi, một số đi vào các nhà máy, xí nghiệp trong thành phố hoặc làm việc ngay tại công ty. Đời sống nhân dân lao động tại đây vào mức trung bình. Một số tập trung ở hai bên đường Tôn Đức Thắng buôn bán nhỏ... có thu nhập khá hơn. Quá trình hình thành hoạt động của công ty Công ty cổ phần giấy Hải Phòng là doanh nghiệp cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp. Nguồn vốn của công ty bằng nguồn vốn tự có khi cổ phần hoá, trên cơ sở vốn góp của cổ đông. Do đó công ty không phụ thuộc vào cơ quan quản lý tài chính cấp trên. Công ty Cổ phần giấy Hải Phòng trước đây là xí nghiệp giấy bìa Đồng Tiến thành lập ngày 3/2/1960 có bề dày hơn 40 năm hoạt động. Địa điểm của xí nghiệp trước đây đóng ở phố Lê Lợi nội thành Hải Phòng. Sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp là bìa và một lượng giấy rất ít cho thành phố. Năm 1975 do nhu cầu phát triển giấy của thành phố, xí nghiệp đã rời sang xã An Đồng- An Hải. ở đây có mặt bằng rộng, dân cư ít, giao thông thủy bộ thuận lợi. Xí nghiệp mở rộng sản xuất, đầu tư thêm dây chuyền sản xuất giấy mỏng của Trung Quốc với công suất 300 tấn/năm. Sản phẩm giấy in, giấy viết, giấy đánh máy, giấy bao bì của xí nghiệp lần lượt ra đời đáp ứng kịp thời phục vụ cho các cơ quan trong thành phố và tăng thêm lượng giấy viết cho học sinh. Năm 1985 - 1986 xí nghiệp đầu tư thêm hai dây chuyền thiết bị sản xuất giấy chế tạo trong nước, nâng công suất của xí nghiệp tăng từ 300 tấn/năm lên 759 tấn/năm đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ đến các tỉnh lân cận như Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên… Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà Nước về tăng cường mở rộng quy mô doanh nghiệp nhà nước đến tháng 12/ 1986 xí nghiệp giấy bìa Đồng Tiến đổi tên thành nhà máy Giấy Hải Phòng. Trong những năm này sản phẩm của nhà máy phần lớn xuất khẩu sang thị trường các nước Đông Âu, Liên xô (cũ) theo phương thức hàng đổi hàng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 1990, Nhà máy Giấy Hải Phòng rơi vào tình trạng hết sức khó khăn do sự biến động của thị trường các nước Đông Âu, Liên xô( cũ), sản xuất bị đình trệ, đời sống của cán bộ công nhân lao động gặp nhiều khó khăn. Đến năm 1991, nhà máy đã nhanh chóng tìm kiếm và tiếp cận với thị trường mới và Đài Loan được lựa chọn là điểm đến cho hàng hóa của nhà máy. Do đó nhà máy đã đầu tư thêm hai dây chuyền thiết bị công nghệ sản xuất giấy đế, một mặt hàng hoàn toàn mới tại Việt Nam khi đó và xuất khẩu sang Đài Loan, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định trở lại và tiếp tục tăng trưởng vững chắc. Tháng 12 năm 1992 thực hiện Nghị định 33 của Chính Phủ về cải tiến tổ chức sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp, Nhà máy thành lập lại và đổi tên thành Công ty Giấy Hải Phòng. Ngày 28/10/1999 theo Quyết định số 1912 QĐ/UB của ủy Ban nhân dân thành phố Hải Phòng. Công ty giấy Hải Phòng chính thức hợp nhất vào công ty cổ phần Hải Âu, toàn bộ giá trị tài sản của công ty giấy Hải Phòng được chuyển nhượng sang Công ty Cổ phần Hải Âu và đổi tên thành Công ty Cổ phần Giấy Hải Phòng viết tắt là HAPACO. Đến tháng 8/2000 Công ty Cổ phần Giấy Hải Phòng chính thức trở thành doanh nghiệp duy nhất của ngành giấy và miền bắc đủ điều kiện tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam và trở thành một trong bốn công ty cổ phần đầu tiên của cả nước được niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2001 công ty tiếp tục đầu tư triển khai xây dựng các dự án mới. Công ty đã đầu tư thêm hai dây chuyền thiết bị sản xuất giấy đế lên tỉnh Lào Cai thành lập xí nghiệp liên doanh HAPACO Lâm Trường Văn Bàn, đầu tư xây dựng nhà xưởng sản xuất, trang bị đồng bộ dây chuyền hiện đại sản xuất các loại giấy lụa cao cấp… Tháng 6/2002 công ty tiếp tục đầu tư xây dựng dự án nhà máy chế biến bột giấy công suất 6000 tấn/năm tại xã Vạn Mai, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, công trình đã chính thức khánh thành đi vào hoạt động, mở ra một điểm sáng công nghiệp của HAPACO ở một huyện miền núi xa xôi. Những ngày đầu quý II năm 2003 dự án mới của công ty tiếp tục được triển khai xây dựng, dự án nhà máy sản xuất tã lót (Bỉm) trẻ em bằng giấy lụa cao cấp, dự án cải tạo nâng cấp Trụ sở làm việc, dự án Trung tâm thương mại tại địa điểm Cụm công nghiệp phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng Hải Phòng. Công ty chấp nhận cạnh tranh trên cả hai khu vực thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu khi tiến hành hội nhập kinh tế khu vực năm 2003, vượt qua thử thách để tồn tại, phát triển. Trong tương lai không xa HAPACO sẽ phủ rộng khắp sự có mặt của mình ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước và quốc tế, phấn đấu trở thành tập đoàn kinh tế mạnh tầm cỡ trong nước và khu vực với đa dạng ngành nghề, lĩnh vực đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.1.3. Doanh thu của Công ty Doanh thu của công ty trong những năm gần đây tăng lên không ngừng được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2 : Doanh thu của công ty giấy Hải Phòng Năm 2000 2001 2002 2003 Ước tính 2004 Doanh thu ( tỷ đồng ) 79,3 80,75 93,9 94,8 96,5 Nguồn : Báo cáo về hoạt động sản xuất phòng Kế toán- Thống kê của công ty. 1.1.4. Đời sống cán bộ công nhân viên của công ty Công ty giấy Hải Phòng có khoảng gần 1000 cán bộ công nhân viên. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên là 1trđồng/ tháng. Thu nhập bình quân đầu người có xu hướng ngày càng tăng cụ thể : Năm 2003 : TNBQ là 1,25 trđ Ước tính 2004 : TNBQ là 1,3 trđ 1.2. Quy trình công nghệ sản xuất giấy của công ty HAPACO Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy và các nguồn nước thải Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy và các nguồn nước thải Nguyên liệu ( tre, gỗ, nứa) Chuẩn bị nguyên liệu Nấu Nghiền, sàng, lọc Tẩy Xeo Sấy Giấy sản phẩm NaOH, hoá chất nấu Hơi nước Rửa Nước Hoá chất tẩy phèn, dầu, nước Hơi nước Khí thải SO2, H2S, CO2 CTNH ( nước thải chứa dịch đen PH, phenol Khí thải CTNH ( nước thải chứa chất oxi hoá, BOD, COD cao Nước thải có SS, BOD, COD cao Hơi ẩm CTNH ( nước thải) Nước thải 1.2.1. Để sản xuất giấy người ta chia ra làm 2 quá trình : - Quá trình sản xuất ra bột giấy - Quá trình từ bột giấy sản xuất ra giấy Đối với các nước trên thế giới đa số 2 quá trình này được tách ra riêng biệt ở hai nhà máy khác nhau là nhà máy bột và nhà máy giấy. Đối với nước ta 2 quá trình này được tập trung ở một nhà máy thường gọi là nhà máy giấy nhưng thực chất là nhà máy liên hợp bột và giấy. ở 2 khâu trên thì khâu sản xuất ra bột giấy thường gây ô nhiễm còn khâu sản xuất ra giấy thì ít ô nhiễm hơn nhiều. Nguyên liệu chính để sản xuất ra giấy từ các loại thực vật như : gỗ, tre nứa, rơm rạ, bã mía… là những loại thực vật có chứa nhiều xenlulôza là thành phần chính của xơ sợi làm giấy. Từ loại thực vật trên người ta gia công bằng: hóa, cơ, nhiệt để thu được bột giấy. Vì vậy ta có thể nói quá trình sản xuất giấy là một quá trình hóa học. Để sản xuất bột giấy bằng phương pháp hóa học công ty áp dụng phương pháp kiềm vì phù hợp với nguồn nguyên liệu tre nứa, gỗ lá rộng. Phương pháp kiềm chia ra làm 2 phương pháp nhỏ là : Phương pháp Sulphát : hóa chất sử dụng là NaOH và Na2S Phương pháp Xút : hóa chất sử dụng là NaOH Phương pháp Sulphát kinh tế hơn song về môi trường sinh ra mùi H2S độc và khó chịu cho người lao động và dân quanh vùng. 1.2.2. Thành phần hóa học các nguyên liệu thực vật làm giấy Thành phần hóa học của nguyên liệu thực vật làm bột giấy và giấy bao gồm: Xenlulôza Hêmi Xenlulôza Licgin Các thành phần khác : axit hữu cơ, axit béo… Tùy theo từng loại thực vật khác nhau mà các thành phần trên chiếm tỷ lệ khác nhau. Trung bình hàm lượng Xenlulôza chiếm từ 30- 65%, còn hàm lượng Hêmi Xenlulôza chiếm 20- 25%, hàm lượng Licgin chiếm từ 18- 25% 1.2.3. Quy trình công nghệ sản xuất giấy vàng mã xuất khẩu ( giấy đế) Chuẩn bị nguyên liệu ngâm -> đánh tơi -> nghiền -> nghiền tinh -> Bể pha loãng -> Xeo -> Xấy -> Cuộn -> In -> Cắt -> Đóng gói a. Chuẩn bị nguyên liệu Tre róc được khai thác ở vùng Quảng Ninh sau đó được vận chuyển bằng các phương tiện vận tải thủy bốc xếp lên bãi chứa của công ty. Tre róc từng bó nhỏ được đưa vào máy cắt để cắt thành những mảnh nguyên liệu nhỏ mục đích để hóa chất dễ thẩm thấu và lượng nguyên liệu xếp trong bể được nhiều. Dòng thải của công đoạn này bao gồm chất hữu cơ hoà tan, đất đá, thuốc bảo vệ thực vật, vỏ cây,... b. Quá trình tưới xút để ngâm Sau khi nguyên liệu đã được xếp đầy bể thì tiến hành tưới Xút để ngâm trong thời gian từ 12- 15 ngày, dăm tre mềm ra. Phản ứng hóa học xảy ra ở nhiệt độ thường và được gọi là phương pháp kiềm lạnh. Còn phản ứng nấu : dùng áp lực 7 - 8 KG/cm3 nhiệt độ cao từ 160 – 1700C. Phản ứng hóa học xảy ra nhanh khoảng 5 - 6 giờ. Lượng Licgin tách ra nhiều nên bột thu được mềm tơi. Phương pháp nấu gây ra ô nhiễm khá nặng nề. Phương pháp kiềm lạnh bột rất cứng, không tơi do còn lại lượng Licgin tách ra ít, còn lại trong bột nhiều. Công ty giấy Hải Phòng áp dụng công nghệ kiềm lạnh một mặt do tính chất của sản phẩm : Giấy vàng mã là loại cattông thô không cần bột mềm như giấy viết, in, bao gói… Mặt khác phương pháp này ít gây ô nhiễm môi trường hơn phương pháp nấu. Licgin là chất keo dùng để kết dính các tế bào thuạc vật lại với nhau. Khi gặp hóa chất như NaOH nó sẽ phản ứng và hòa tan vào dung dịch. Phương pháp nấu Licgin tách ra hoàn toàn vào dung dịch nhiều nên các tế bào ( xơ sợi ) tách ra thành tế bào riêng biệt được. Đặc điểm bột kiềm lạnh: Licgin tách ra hòa tan vào dung dịch rất ít so với phương pháp nấu. Nó chủ yếu bị mềm ra để sau này dùng phương pháp cơ học nghiền tách các xơ sợi ra thành cụm xơ sợi nhỏ là đáp ứng được sản phẩm giấy thô như là bìa cattông ( đối với các loại giấy in, viết… yêu cầu xơ sợi phải tách riêng biệt để đảm bảo không nhăn giấy ). Giấy báo chủ yếu là bột cơ học, bột cơ học là bột không xử lý hóa học, nó mang đầy đủ các thành phần hóa học ban đầu của nguyên liệu làm giấy. Các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình ngâm giấy: + Phản ứng giữa Xút và Licgin : Licgin là hợp chất hữu cơ rất phức tạp, người ta chỉ khẳng định kết cấu phân tử cơ bản của chúng dưới 2 dạng sau : Coi nó là một phenol phức tạp có ký hiệu ROH : ROH + NaOH -> RONa + H2O RONa là Licgin kiềm, chúng hòa tan vào dung dịch + Phản ứng giữa Xút với Xenlulôza và Hêmi Xenlulôza: Xenlulôza là hợp chất hữu cơ, là thành phần hóa học lý tưởng nhất trong xơ sợi (tế bào) mà ta cần để làm giấy. Xenlulôza có gốc Glucôza C6H10O5 và phân tử là ( C6H10O5 )n. Xenlulôza nằm trong thân tế bào, Licgin nằm ở vỏ tế bào nên Xenlulôza chỉ bị Xút tác dụng khi không còn lớp bảo vệ của Licgin Hêmi Xenlulôza có cấu trúc gần giống Xenlulôza, sản phẩm thủy phân là các đường trong nước thải. + Phản ứng giữa xút với các thành phần khác của thực vật : Các thành phần khác của thực vật gồm : Axit hữu cơ, Axit béo, Rêsin, Stearin petin, tác dụng với Xút tạo thành sản phẩm xà phòng. RCOOH + NaOH RCOONa + H2O Sau khi ngâm xong, hút toàn bộ dung dịch ngâm vào bể chứa đồng thời bổ xung thêm Xút để ngâm bể khác. Cho nước và rửa sạch sau đó hút bỏ nước đi và vớt dăm tre vận chuyển đến công đoạn nghiền. Dòng thải của hai quá trình nấu và rửa sau nấu chứa phần lớn các chất hữu cơ hoà tan, các hoá chất nấu và một phần xơ sợi. Dòng thải có màu tối nên được gọi là dịch đen. Dịch đen có nồng độ chất khô khoảng 25- 35%, tỷ lệ giữa chất hữu cơ và vô cơ là 70:30 Thành phần hữu cơ chủ yếu trong dịch đen là licgin hoà tan vào dịch kiềm (30- 35% khối lượng chất khô), ngoài ra là các sản phẩm phân huỷ hydratcacbon, axit hữu cơ. Thành phần vô cơ bao gồm các hoá chất nấu, một phần nhỏ là NaOH, Na2S tự do, Na2SO4, Na2CO3 còn phần nhiều là kiềm natrisunfat liên kết với các chất hữu cơ trong kiềm. Hiện nay nhà máy đã phần nào xử lý để thu hồi tái sinh để sử dụng lại kiềm . c. Công đoạn nghiền bột Mục đích của công đoạn nghiền bột là làm cho các xơ sợi được hyđrat hoá, dẻo, dai, tăng bề mặt hoạt tính, giải phóng gốc hyđôxyl làm tăng diện tích bề mặt, tăng độ mềm mại, hình thành độ bền của tờ giấy. Sau công đoạn nghiền bột, bột giấy được trộn với chất độn và các chất phụ gia để đưa tới bộ phận xeo giấy. Bột được nghiền theo 3 giai đoạn : Đánh tơi Nghiền thô Nghiền tinh. Dăm tre đưa vào máy đánh tơi do tác dụng lực cơ học sau đó chuyển đến mấy nghiền thô. Bột được trộn với nước để nghiền. Tiếp đó bột được đưa đến máy nghiền tinh. d. Công đoạn xeo, sấy Bột giấy được pha loãng vận chuyển đến máy xeo. Máy xeo là lò lưới quay tròn, nước chui qua lưới thoát đi để lại trên lớp bột giấy đó chính là tờ giấy ướt được hình thành. Tờ giấy ướt được ép bột nước để nâng cao độ bền đưa vào bộ phận sấy. Lò sấy là lò tuynel nên sinh ra khí CO và CO2. Nếu vận hành máy không tốt sẽ sinh ra CO nhiều. Để làm đẹp màu giấy tăng độ cháy, chống mốc ta dùng lượng nhỏ lưu huỳnh ( 0,1%) xông cùng với giấy S + O2 SO2 Vì vậy công đoạn này có thể sinh ra khí SO2 dư không phản ứng hết với giấy nếu công nhân vận hành máy không tốt. Dòng thải của quá trình nghiền bột và xeo giấy chủ yếu chứa xơ sợi mịn, bột giấy ở dạng lơ lửng và các chất phụ gia như nhựa thông, phẩm màu, cao lanh. e. Công đoạn in Giấy được sấy khô, cuộn lại đưa sang xưởng in, cắt, đóng gói. 1.2.4. Qui trình công nghệ sản xuất giấ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0155.doc