Tài liệu Bước đầu nghiên cứu phương pháp áp dụng EMA cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí: ... Ebook Bước đầu nghiên cứu phương pháp áp dụng EMA cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí
92 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1617 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Bước đầu nghiên cứu phương pháp áp dụng EMA cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC MỤC LỤC, BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
EMA
(Environmental Management Accounting)Hạch toán quản lý môi trường
EPA
Cơ quan môi trường của Mỹ
UNDSD
Cơ quan phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc
IFAC
Liên đoàn kế toán quốc tế
HTTT
Hạch toán truyền thống
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
ESP
Khử bụi tro
FGD
khử lưu huỳnh (khử bụi SO2)
ECA
(Environmental Cost Accounting): hạch toán chi phí môi trường
FCA
(Full Cost Accounting): hạch toán chi phí đầy đủ
TCA
(Total Cost Accounting): hạch toán chi phí toàn bộ
MEMA
Hạch toán quản lý môi trường tiền tệ
PEMA
Hạch toán quản lý môi trường phi tiền tệ
PCCC
Phòng cháy chữa cháy
BHLĐ
Bảo hộ lao động
ATLĐ
An toàn lao động
MT
Môi trường
CHLB Đức
Cộng Hòa Liên Bang Đức
CN
Công nhân
QLMT
Quản lý môi trường
LỜI MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Trước sự tăng lên nhanh chóng về mức độ ô nhiễm và tác động tiêu cực của các hoạt động kinh tế đã làm ảnh hưởng ngày càng lớn đến vấn đề sức khỏe của con người, suy thoái môi trường sinh thái và cạn kiệt nguồn tài nguyên. Với đà phát triển hiện nay, và việc tập trung phát triển các ngành khai thác tài nguyên và các ngành công nghiệp gây ô nhiễm đang là vấn đề cần quan tâm không chỉ ở các nước đang phát triển.
Một thực tế hiện nay là có nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ môi trường chưa được đánh giá đúng và chưa được hạch toán đầy đủ vào hệ thống hạch toán hiện hành. Một số chi phí cho xử lý ô nhiễm môi trường còn chưa được nhận biết đầy đủ. Điều này có thể sẽ dẫn đến hậu quả là đưa ra những quyết định quản lý sai lầm dựa trên những số liệu thiếu chính xác và thông tin không đầy đủ. Chính vì vậy EMA là một công cụ cần thiết không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường mà còn cải thiện hiệu quả kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh.
EMA đang là một phương pháp hết sức mới mẻ ở Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới. Hơn nữa, đây là một tri thức khó, việc nghiên cứu, triển khai áp dụng nó vào Việt Nam đang đi những bước khởi đầu. Cho tới nay chỉ có một số nghiên cứu ban đầu với quy mô nhỏ và độ tin cậy chưa cao do hạn chế về nguồn số liệu và thu thập số liệu.
Sở dĩ chọn chủ đề nghiên cứu là EMA cho ngành nhiệt điện chạy than bởi vì thực tế đây là một trong những ngành tiêu tốn một nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ, có tiềm năng hủy hoai lớn nhất tới môi trường nhưng lại không thể thiếu đối với sự tăng trưởng của bất cứ một nền kinh tế nào. “Bước đầu nghiên cứu phương pháp áp dụng EMA cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí” hi vọng sẽ góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp về phương pháp luận cũng như ứng dụng thực tiễn để ứng dụng thành công cho doanh nghiệp mình.
Mục đích đề tài
Hạch toán quản lý môi trường với mục đính là tính toán đầy đủ hơn chi phí môi trường hoặc các giá trị dịch vụ, sản phẩm môi trường cho một doanh nghiệp, tổ chức hoặc GDP của một quốc gia. Hiện nay vấn đề này đã được đặt ra ở nhiêu nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, các nước EU,… và một số nước đang phát triển cũng đang trong quá trình áp dụng thử hệ thống này.
Đề tài trình bày nghiên cứu về phương pháp luận và bước đầu tính toán thử nghiệm cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí với mục đích chỉ ra lợi ích cần thiết của việc áp dụng EMA. Đầu tiên là nhận dạng các chi phí môi trường mà doanh nghiệp phải chi trả. Sau đó bóc tách các chi phí này và đưa vào một bảng thu chi nội bộ của doanh nghiệp mà trước đây nó thường bị ẩn trong các chi phí quản lý hay chi phí sản xuất. Từ đó hạch toán các chi phí môi trường vào trong giá thành 1Kwh điện, chỉ ra và tính được chi phí môi trường chiếm bao nhiêu phần trăm trong giá thành 1kwh điện nhằm chỉ ra cho người ra quyết định thấy được tầm quan trọng của môi trong liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất có thể giảm thiểu được các chi phí môi trường nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Các phương pháp sử dụng:
- Phương pháp thống kê: sử dụng trong quá trình nghiên cứu tài liệu, thu thập số liệu, dữ liệu,…
- Phương pháp phân tích tổng hợp: sử dụng trong quá trình phân tích, tổng hợp số liệu, dữ liệu để qua đó tính toán chi phí môi trường trong giá thành điện.
-Phương pháp so sánh: Sử dụng để đánh giá tính ưu việt của EMA trên cơ sở so sánh với hệ thống hạch toán hiện hành.
Nội dung bố cục của đề tài được trình bày như sau:
-Lời mở đầu
-Chương 1. Cơ sở lý luận về Hạch toán Quản lý Môi trường
-Chương 2. Giới thiệu về nhà máy Nhiệt điện Uông Bí
-Chương 3. Áp dụng Hạch toán Quản lý Môi trường cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí
-Chương 4. Kết luận và kiến nghị
Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
1.1 GIỚI THIỆU VỀ HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
1.1.1 Các khái niệm về Hạch toán
Hạch toán quản lý
Trong hạch toán truyền thống có hai hệ thống hạch toán chính đó là hạch toán quản lý và hạch toán tài chính. Hạch toán tài chính chỉ liên quan đến các báo cáo, các hoạt động kế toán thông thường như lưu giữ sổ sách, chứng từ cung cấp cho nội bộ và bên ngoài dưới dạng báo cáo tài chính nhằm nói lên vị thế tài chính của công ty và những thay đổi về vị thế tài chính trong từng giai đoạn. Còn hạch toán quản lý dựa trên việc cung cấp các thông tin cho ban lãnh đạo trong việc ra quyết định quản lý. Hệ thống này dựa trên cơ sở những biến số liên quan đến doanh thu và chi phí có quan hệ trực tiếp với sản phẩm. Bao gồm việc nhận dạng, đo lường, tích lũy, phân tích, sự chuẩn bị và giải thích các thông tin để trợ giúp cho người điều hành ra quyết định quản lý.
Trên thực tế, hệ thống hạch toán này không đáp ứng được những thay đổi trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay vì nó chưa đưa vào một cách đầy đủ và rõ ràng các thông tin về chi phí môi trường. Thách thức hiện nay đặt ra là làm thế nào để đưa ra các giải pháp kinh tế cho các vấn đề môi trường hướng tới duy trì lợi nhuận ở mức cao.
Hạch toán môi trường
Đây là một khái niệm tương đối mới và đang được hoàn thiện cả về phương pháp luận và thực tiễn. Có rất nhiều khái niệm về EA.
Theo quan đểm của các nhà kinh tế học Mỹ : “ Hạch toán môi trường là việc tập hợp, xác định và phân tích các thông tin khác nhau liên quan tới chi phí môi trường và các tác động sinh thái tới các hoạt động kinh tế”.
Còn Nhật Bản thì cho rằng: “ Hạch toán môi trường là một trong những khung khổ tính toán định lượng các chi phí nhằm bảo vệ môi trường sinh thái”.
Đối với doanh nghiệp, hạch toán môi trường là phương pháp phân tích của các nhà quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.
Theo các công trình nghiên cứu trên thế giới thì định nghĩa về hạch toán môi trường có thể tóm tắt như sau: “ Hệ thống hạch toán môi trường là một cơ chế quản trị kinh doanh, cho phép doanh nghiệp xác định, phân tích, và tổng hợp các chi phí và hiệu quả bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường trong quá trình bảo vệ môi trường thiên nhiên và duy trì mối quan hệ thân thiện với cộng đồng theo nguyên tắc phát triển bền vững”.
Hệ thống hạch toán môi trường (EAS) có thể được phân thành 3 cấp độ như sau:
Sơ đồ 1: Cấp độ EAS
EA
Vùng/Quốc gia (KT vĩ mô)
Doanh nghiệp (KT vi mô)
Hạch toán quản lý
Hạch toán tài chính
Hạch toán nguyên vật liệu
ECA
(Nguồn: Mô hình phân loại EMA - Bài giảng EMA)
Hạch toán thu nhập quốc dân: là một biện pháp kinh tế vĩ mô trong đó chỉ tiêu cơ bản là GDP để đo lường tổng sản lượng của một nền kinh tế. Nó dùng để đánh giá tiềm lực kinh tế của một quốc gia. EA dưới cấp độ quốc gia để diễn tả mức độ phát triển của một quốc gia có tính đến mức độ tiêu thụ nguồn tài nguyên. Trong trường hợp này EA được gọi là hạch toán tài nguyên thiên nhiên.
Cấp độ thứ hai là doanh nghiệp, EA có thể ứng dụng vào hạch toán tài chính và hạch toán quản lý.trong đó hạch toán quản lý giúp doanh nghiệp hạch toán các nguyên liệu, vật tư sử dụng và các chi phí môi trường trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Cấp độ thứ ba là hạch toán dòng nguyên vật liệu và hạch toán chi phí môi trường. Hạch toán dòng nguyên vật liệu là phương tiện dễ dàng theo dõi luồng nguyên vật liệu mô tả đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất nhằm đánh giá hiệu quả các nguồn lực và cơ hội cải tiến môi trường. Hạch toán chi phí môi trường là cách tất cả các chi phí môi trường được nhận diện và phân bổ vào dòng nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, hạch toán môi trường còn được gọi với nhiều tên khác nhau như là “Hạch toán xanh”, “hạch toán tài nguyên”, “hạch toán chi phí môi trường”, “hạch toán chi phí đầy đủ” “hạch toán chi phí môi trường đầy đủ”,…Nhưng thực chất tất cả đều có ý nghĩa là tính đúng và đủ các chi phí liên quan đến môi trường vào giá thành của sản phẩm đối với doanh nghiệp hoặc chỉ ra vai trò của môi trường được thể hiện trong GDP của một quốc gia.
Hạch toán quản lý môi trường (EMA)
- Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) thì “Hạch toán Quản lý Môi trường là quản lý hoạt động kinh tế và môi trường thông qua việc triển khai và thực hiện các hệ thống hạch toán và các hoạt động thực tiễn phù hợp liên quan đến vấn đề môi trường” (Nguồn: 1998).
- Theo cơ quan Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (UNDSD) thống nhất giữa các nhóm chuyên gia đến từ 30 quốc gia đã đưa ra định nghĩa như sau: “Hạch toán Quản lý Môi trường là việc nhận dạng, thu thập, phân tích và sử dụng 2 loại thông tin cho việc ra quyết định nội bộ: Thông tin vật chất về sử dụng, luân chuyển và thải bỏ năng lượng, nước và nguyên vật liệu (bao gồm chất thải) và Thông tin tiền tệ về các chi phí, lợi nhuận và tiết kiệm liên quan đến môi trường.”
(Nguồn: UNDSD, 2001)
Như vậy, phương pháp luận EMA được xem xét từ hai góc độ: công tác kế toán và công tác quản lý môi trường. EMA có rất nhiều chức năng khác nhau như là hỗ trợ việc ra quyết định nội bộ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm hướng tới hai mục đích là cải thiện hiệu quả hoạt động tài chính và hiệu quả hoạt động về môi trường. Và cung cấp thông tin về tất cả các loại chi phí liên quan đến môi trường (trực tiếp và gián tiếp, chi phí ẩn và chi phí hữu hình), thông tin thực tế về tất cả các dòng vật chất và năng lượng.
Ngoài ra, EMA còn là cơ sở cho việc cung cấp thông tin ra bên ngoài phạm vi doanh nghiệp đến các bên liên quan như: các ngân hàng, tổ chức tài chính, các cơ quan quản lý môi trường, cộng đồng dân cư… (như báo cáo tài chính, báo cáo môi trường của doanh nghiệp).
Nói tóm lại, có thể hiểu EMA là một bộ công cụ hỗ trợ cho việc nhận dạng, thu thập, phân tích các dòng thông tin về tài chính và phi tài chính trong nội bộ doanh nghiệp nhằm mục đích cải thiện hiệu quả hoạt động về kinh tế và môi trường của doanh nghiệp. EMA cho phép liên kết giữa: Dòng thông tin về sử dụng, luân chuyển, thải bỏ nguyên vật liệu, nước và năng lượng và Dòng thông tin về các chi phí, lợi nhuận và tiết kiệm liên quan đến môi trường
Bảng 1.1: Các cấp độ EMA
Cấp độ hạch toán môi trường
Phạm vi hạch toán
Tác dụng
Hạch toán thu nhập quốc dân
Quốc gia
Thúc đẩy việc sử dụng nguồn tài nguyên bền vững, phát triển kinh tế một cách bền vững.
Hạch toán tài chính
Doanh nghiệp
- Giảm chi phí môi trường nhờ đầu tư và công nghệ sạch, thay đổi nguyên liệu đầu vào,…
- Nhiều chi phí môi trường đòi hỏi không lớn nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao (như đầu tư cho sản xuất sạch hơn, công nghệ thân thiện với môi trường,…)
- Cải thiện năng lực cạnh tranh của sản phẩm nhờ áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường.
Hạch toán nội bộ
Doanh nghiệp
- Quản lý tốt chi phí môi trường, nhờ đó có tác động tích cực tới môi trường và sức khỏe của con người.
- Tính toán chi phí sản phẩm chính xác hơn, từ đó thúc đẩy doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng quy trình sản xuất có lợi hơn cho môi trường.
(Nguồn: EPA: cơ quan môi trường của Mỹ, 1995)
Ở cấp độ doanh nghiệp EMA được hiểu như là hạch toán chi phí, nghĩa là xác định các số liệu về chi phí môi trường và kết quả môi trường trong quá trình ra quyết định kinh doanh và vận hành sản xuất.
Hạch toán chi phí môi trường
Trong viễn cảnh nền kinh tế vĩ mô, giá của nguyên vật liệu, giá ô nhiễm và tiêu hủy chất thải không phản ánh giá trị thực của chúng và chi phí đối với xã hội, sự nguy hại đối với sức khỏe, việc cải tạo chỗ bị ô nhiễm,…do đó có thể thấy, xác định chi phí môi trường bao gồm cả chi phí bên trong và bên ngoài. Nghĩa là nó bao gồm tất cả các chi phí gắn liền với thiệt hại môi trường và bảo vệ môi trường.
Trong đó, chi phí bên trong là chi phí do doanh nghiệp chi trả, kiểm soát và có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng lỗ lãi của doanh nghiệp (còn gọi là chi phí doanh nghiệp)
Còn chi phí bên ngoài là các chi phí ảnh hưởng đến các vấn đề môi trường và xã hội mà doanh nghiệp không chịu trách nhiệm trực tiếp (còn gọi là chi phí xã hội).
Hạch toán chi phí môi trường là một công cụ đặc biệt quan trọng trong EMA, nó là bước đầu tiên và trọng tâm cần thiết để thực hiện EMA thành công, nếu thực hiện tốt bước này tạo tiền đề và cơ sở để mở rộng thực hiện các thao tác sau đó. Mục đích của ECA là xác định các loại chi phí môi trường và tìm cách phát hiện, phân tích nguyên nhân sinh ra chúng, phân tích các chi phí ẩn của công ty và tìm cách phân bổ riêng rẻ thay vì đưa vào các chi phí chung khác. Từ đó để tăng lượng thông tin đang có cho người ra quyết định và cung cấp thông tin về các tác động tài chính của các vấn đề môi trường liên quan.
Có hai phương pháp hạch toán chi phí môi trường là hạch toán chi phí đầy đủ và hạch toán chi phí toàn bộ.
Trong đó, hạch toán chi phí đầy đủ FCA (Full Cost Accounting) được sử dụng để mô tả những hoạt động hạch toán môi trường lý tưởng và phân bổ những chi phí trực tiếp và gián tiếp vào sản phẩm hoặc dây chuyền sản phẩm.
Hạch toán chi phí toàn bộ TCA (Total Cost Accounting) là một thuật ngữ chung, dùng trong dài hạn, phân tích toàn bộ các chi phí nội bộ và tiết kiệm sản xuất sạch hơn và các dự án môi trường khác. Thường được sử dụng đồng nghĩa với hạch toán chi phí môi trường đầy đủ và là một thuật ngữ xuất hiện để nắm bắt nguồn gốc với chuyên môn môi trường.
1.1.2. Các khái niệm về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản hao phí vật chất được tính bằng tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh, có đặc điểm là luôn vận động mang tính đa dạng và phức tạp gắn với tính đa dạng, phức tạp của ngành nghề sản xuất, qui trình sản xuất.
Còn giá thành là toàn bộ những chi phí bằng tiền để sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định. Hay nói cách khác, giá thành sản phẩm dịch vụ là hao phí về lao động sống và lao động vật hóa cho một đơn vị khối lượng sản phẩm hoặc lao vụ nhất định biểu hiện bằng tiền.
Như vậy, chi phí sản xuất và giá thành đều là chi phí sản xuất chỉ có điều chi phí sản xuất thì tính cho một thời kì còn giá thành thì tính cho một sản phẩm hoàn thành. Do đó khi có sản phẩm dở dang thì:
“Giá thành = dở đầu kì + chi phí sản xuất trong kì – dở cuối kì”.
Nếu không có sản phẩm dở thì chi phí sản xuất chính là giá thành. Ví dụ như ngành điện, ngành dịch vụ vận tải,…
Chi phí sản xuất trong kì là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. Sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm dịch vụ.
1.1.3. Vì sao phải hạch toán quản lý môi trường
Trước kia các chi phí của doanh nghiệp dành cho môi trường là rất nhỏ bé, chỉ có một vài các quy định về môi trường hoặc sức ép về các đối tượng quan tâm đến môi trường buộc các doanh nghiệp phải quản lý và giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng của doanh nghiệp đến môi trường. Nhưng các sức ép này ngày càng tăng dẫn đến sự tăng lên của các chi phí môi trường. Do đó buộc các doanh nghiệp phải tiến tới thực hiện một thỏa thuận giữa việc thực hiện các quy định về môi trường và việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên để tiếp tục phát triển và duy trì lợi nhuận cao. Điều này được gọi là xây dựng những chiến lược kinh doanh giảm thiểu chi phí môi trường và quản trị rủi ro.
EMA sẽ chỉ ra trách nhiệm trực tiếp của các chuyên gia tài chính trong vấn đề này từ đó thấy được vai trò và tầm quan trọng của EMA đối với chiến lược phát triển kinh doanh bền vững của doanh nghiệp. Sau đây tôi xin trình bày một số luận điểm chứng minh doanh nghiệp cần thiết và nên làm EMA.
1.1.3.1. EMA khắc phục nhược điểm của hệ thống hạch toán truyền thống
HTTT là một phương pháp được áp dụng lâu đời, nó cung cấp thông tin tài chính một cách hệ thống, trình bày cho những người không nằm trong doanh nghiệp thấy được vị thế tài chính của doanh nghiệp và những thay đổi trong từng giai đoạn cụ thể. Nó được thừa nhận khắp nơi trên thế giới và có ảnh hưởng tới tất cả các quốc gia. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay hệ thống HTTT xuất hiện nhiều hạn chế:
- Không tách biệt rõ khía cạnh môi trường
Các tác động môi trường của công ty thường xảy ra bên ngoài ranh giới giao dịch của một công ty và do đó các tác động môi trường thường coi là “các yếu tố bên ngoài” và chúng chỉ được công ty tính toán vào trong một vài trường hợp nhất định. Nghĩa là hệ thống hạch toán không phản ánh các tác động môi trường mà công ty gây ra trực tiếp hay gián tiếp.
Ví dụ: một số nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất gây tác động xấu đến nguồn nước và công ty bị xử phạt hành chính, thì nó được thể hiện trong tài khoản của công ty, nhưng có trường hợp khách hàng kiện công ty hoặc phạt tiền công ty một cách gián tiếp như tẩy chay sản phẩm gây hại đến môi trường và sức khỏe của con người thì những thiệt hại này không được đề cập đến.
- Không cung cấp thông tin về thiệt hại môi trường.
Nghĩa là, các loại tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên môi trường bị thiệt hại bao nhiêu, các chi phí xã hội cao như thế nào,… không được phản ánh trong bảng cân đối kế toán. Do đó các hậu quả về tài chính và các vấn đề về sức khỏe sẽ không được chi trả đưa vào giá thành sản xuất. gây ra các ngoại ứng tiêu cực, các thiệt hại cho môi trường, sinh thái, và sức khỏe con người mà xã hội phải chi trả. Do đó hệ thống hạch toán hiện hành sẽ không bao giờ có thể phản ánh được các tác động đến môi trường và cũng không đủ năng lực để ước lượng được các rủi ro sẽ xảy ra trong tương lai.
Trong hệ thống HTTT, giới hạn của nguồn tài chính không tồn tại từ “đủ”, nghĩa là nguồn tài chính luôn được rót ra miễn là nó tạo ra giá trị gia tăng về kinh tế, nhưng môi trường tự nhiên thì lại có giới hạn. Nếu nhthaư không xem xét đến những tác động đến môi trường mà cứ nỗ lực tạo ra thu nhập cao và sự giàu có hơn nữa thì sớm hay muộn những tác động tiêu cực của môi trường sẽ gây ra thiệt hại không lường trước được cho toàn xã hội và điều này không bao giờ được đề cập đến trong hệ thống HTTT.
Ngoài ra, sự ảnh hưởng của thời gian cũng không được tính đến trong hệ thống hạch toán truyền thống. ví dụ như mức kinh phí được sử dụng để tạo ra các ích lợi sinh thái trong tương lai (các khoản chi để làm giảm ô nhiễm),…
Tuy có rất nhiều những ý kiến phê bình khác nhau nhằm vào hệ thống HTTT nhưng hệ thống hạch toán này tự nó đã chứng minh những ưu điểm rõ ràng qua thời gian tồn tại và phát triển mà bất cứ hệ thống hạch toán tương lai nào cũng phải dựa vào, và EMA cũng không phải là ngoại lệ.
1.1.3.2. Lợi ích của hạch toán quản lý môi trường
- Tiết kiệm chi phí tài chính cho doanh nghiệp
EMA được thực hiện sẽ khắc phục được tình trạng thiếu thông tin cho việc ra quyết định quản lý môi trường do hệ thống HTTT chỉ mới thừa nhận một số các chi phí mà chưa phát hiện ra các chi phí môi trường ẩn trong các khoản chi phí chung hay phân bổ không đúng chi phí chung vào quá trình sản xuất ra sản phẩm và các hoạt động dẫn đến sử dụng không hiệu quả, lãng phí nguyên vật liệu, năng lượng. Tình trạng thiếu thông tin và các dữ liệu liên quan đến các tác động môi trường sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí thật và những chi phí không cần thiết cũng như các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai mà bản thân doanh nghiệp không lường trước được.
Thực hiện tốt EMA sẽ đưa ra các thông tin về chi phí môi trường có ích cho doanh nghiệp trong quá trình ra quyết định quản lý. Ví dụ, khi có đầy đủ thông tin về chi phí môi trường sẽ giúp DN đưa ra những quyết định về thiết kế, cải tiến sản phẩm phù hợp, thiết kế dây chuyền sản xuất hợp lý, lựa chon thiết bị, đưa ra các quyết định thu mua nguyên vật liệu nhiên liệu nào là phù hợp, điều hành các quá trình để quản lý rủi ro một cách hiệu quả hơn. Tuân thủ các chiến lược môi trường mà không ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Hoặc đưa ra các quyết định đầu tư vốn hợp lý, phân bổ chi phí và quản lý chất thải kết hợp với các bộ phận để thực hiện một cách có hệ thống và hiệu quả hơn trước. Đây chính là cách thức quản lý hiệu quả các chi phí môi trường để tiết kiệm tài chính cho doanh nghiệp.
Mặt khác, EMA sẽ giúp đưa ra các tính toán chính xác những chi phí sản xuất thực tạo ra sản phẩm. Bóc tách các chi phí ẩn không tạo ra sản phẩm, các chi phí xử lý chất thải và các chi phí môi trường khác. Từ đó để các bộ phận đưa ra những sáng kiến cải tiến hoạt động kinh doanh, giảm thiểu các chi phí không cần thiết.
Hơn nữa, EMA có thể giúp đưa ra các quyết định đem lại doanh thu môi trường và lợi nhuận được bù lại từ các khoản khác. Ví dụ về các khoản tài chính doanh nghiệp có thể tiết kiệm được như: tiền tiết kiệm được nhờ giảm chi phí bảo hiểm, chi phí sức khỏe, khám chữa bệnh của của lao động, tiền tiết kiệm được nhờ giảm được các khoản phí phạt, bồi thường, kiện tụng,…
- Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
EMA giúp cung cấp các thông tin chính xác và toàn diện hơn để đo lường quá trình thực hiện, từ dó cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp với các cổ đông cũng như khách hàng, người dân địa phương, người lao động, chính phủ và các bên liên quan khác. Từ đó tránh được các chi phí như tiền phạt, tiền trách nhiệm, bảo hiểm pháp lý môi trường, dự phòng chi phí làm sạch, chi phí rủi ro khắc phục, chi phí tuân thủ luật pháp,…
Mặt khác, nếu như thực hiện tốt EMA, các đầu vào của nhân công, năng lượng, nguyên vật liệu bị mất đi trong quá trình tạo ra ô nhiễm, làm tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, tăng lợi thế cạnh tranh do giảm được giá thành tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Làm hài lòng và củng cố lòng tin đối với các bên liên quan
Các bên liên quan không chỉ là những người lao động trong doanh nghiệp, chịu tác động và ảnh hưởng trực tiếp bởi môi trường làm việc mà còn là các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như cộng đồng dân cư bị chịu ô nhiễm, các nhóm hoạt động về môi trường, các cơ quan chính phủ, các nhà đầu tư, các cổ đông, khách hàng, nhà cung cấp, và những bên quan tâm đến môi trường khác.
Nếu như doanh nghiệp có thái độ và hành vi tốt với môi trường thì đây sẽ là một thuận lợi rất lớn trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, nâng vị thế của doanh nghiệp đối với thị trường trong nước và toàn cầu. Giúp doanh nghiệp hòa nhập vào thị trường quốc tế một cách dễ dàng hơn. Một ví dụ đó là với doanh nghiệp nào có chứng chỉ ISO 14001 thì sẽ rất thuận lợi và dễ dàng khi xuất khẩu hàng hóa sang các nước EU, nhật bản,…vì chứng chỉ này thể hiện đạo đức môi trường và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. như một tấm giấy thông hành giúp doanh nghiệp xâm nhập và thị trường quốc tế, nhất là ở các quốc gia có đòi hỏi về tiêu chuẩn môi trường cao.
- Tạo ra những lợi thế có tính chiến lược
Như là giảm được chi phí sản xuất, tăng năng suất,… chất lượng khi quản lý phù hợp. dẫn đến giảm giá thành sẽ có ưu thế cạnh tranh về giá bán và lợi nhuận cao hơn. Lợi thế trong việc cải thiện hình ảnh của công ty, sản phẩm đem đến cơ hội trên thị trường tốt hơn; Cải thiện mối quan hệ với cộng đồng giảm được các vấn đề về pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
- Trong hệ thống HTTT các thông tin về chi phí môi trường thường bị ẩn đi trong tài khoản chi phí chung.
Các chi phí môi trường thường bị ẩn đi trong các ghi chép kế toán, những tài khoản mà nhà quản lý rất khó tìm thấy khi muốn khai thác. Việc sử dụng tài khoản chi phí chung cho các chi phí môi trường thường dẫn đến khó hiểu khi các khoản chi phi chung này được phân bổ trở lại vào giá thành sản phẩm tại các công đoạn sản xuất dựa vào khối lượng sản phẩm, hay giờ làm việc,.. tuy nhiên sự phân bổ này có thể dẫn đến sai lầm khi phân bổ không đúng chỗ một số loại chi phí môi trường. ví dụ như chi phí xử lý chất thải nguy hại cho các loại sản phẩm sử dụng nhiều nguyên liệu nguy hại và loại sử dụng ít nguyên liệu nguy hại là khác nhau. Nếu như dựa vào khối lượng sản phẩm đầu ra để ấn định chi phí xử lý chất thải là sai lầm và sẽ dẫn đến ấn định giá sai, đưa ra các quyết định quản lý sai lầm.
Trong HTTT tất cả các thông tin mua nguyên vật liệu đều được đưa chung vào một tài khoản, trong khi số lượng và khối lượng cụ thể thì chỉ được ghi chép bới người quản lý kho. Do đó để quản lý được các số liệu thực tế, đầu vào, đầu ra, hay muốn so sánh giữa các quá trình để quản lý chúng là rất khó khăn. Hơn nữa, việc không ghi chép các dữ liệu dựa trên đầu vào trong từng công đoạn sản xuất trên thực tế mà dựa vào những tính toán chung của kế hoạch. Điều này không phản ánh thực trạng tiêu dùng nguyên vật liệu của doanh nghiệp.
1.2. NỘI DUNG CỦA HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
1.2.1. Nội dung của hạch toán quản lý môi trường
EMA dựa trên nền tảng là hạch toán truyền thống nhưng nhấn mạnh vào hạch toán chi phí môi trường. Ngoài các thông tin thông thường, còn quan tâm đến các thông tin về dòng nguyên vật liệu đầu vào và đầu ra như nhiên liệu, nguyên liệu, nước, năng lượng,…Do đó EMA có thể được tiếp cận theo hai cách:
Hạch toán quản lý môi trường tiền tệ (MEMA)
Đó là hệ thống hạch toán liên quan đến thông tin môi trường tiền tệ, nghĩa là các thông tin môi trường tiền tệ ghi lại tất cả các hoạt động liên quan đến công ty như vốn tài chính trong quá khứ, hiện tại, hay tương lai và các dòng vốn của công ty thể hiện trong các đơn vị tiền tệ. Thông tin môi trường tiền tệ có thể được xem như các chi phí về nguyên vật liệu, năng lượng, nước,…các tài nguyên thiên nhiên mà doanh nghiệp đã sử dụng nó cho các hoạt động kinh tế của mình và các tài nguyên môi trường này được định giá bằng tiền. MEMA là một công cụ trung tâm, rộng khắp, cung cấp cơ sở thông tin cho hầu hết các quyết định quản lý nội bộ cũng như các vấn đề liên quan đến việc làm thế nào để theo dõi và phát hiện, xử lý các chi phí, doanh thu xuất hiện do tác động đến môi trường của công ty. MEMA đóng góp cho việc lập kế hoạch chiến lược và hoạt động cung cấp cơ sở quan trọng cho việc ra quyết định để đạt được mục tiêu mong đợi.
Hạch toán quản lý môi trường phi tiền tệ (PEMA)
Là việc hạch toán các hoạt động của công ty có liên quan đến thông tin môi trường phi tiền tệ, bao gồm tất cả dòng vật liệu vầ năng lượng trong quá khứ, hiện tại và tương lai có tác động lên hệ sinh thái. Thông tin môi trương phi tiền tệ được xem như các hoạt động sản xuất của công ty gây tác động đến môi trường tự nhiên mà có thể định giá được hoặc không.
PEMA cũng đáp ứng như một công cụ ra quyết định nội bộ nhưng nó tập trung vào tác động của công ty lên môi trường tự nhiên được thể hiện ở các thuật ngữ vật lý như tấn, kg, m3, …Và nhiệm vụ của PEMA là thu thập, phân loại, ghi chép, phân tích và truyền thông tin nội bộ về các dòng vật chất và năng lượng. Những tác động môi trường được đo đạc theo các đơn vị phi tiền tệ và phải được định giá theo đại lượng phi tiền tệ vì thường chúng không được định giá bằng tiền trên thị trường.
Mục đích của PEMA là được thiết kế để:
-Tìm ra những mặt mạnh và những nhược điểm sinh thái học
- Kiểm soát trực tiếp và gián tiếp các hậu quả môi trường.
- Hỗ trợ cho việc ra quyết định đến chất lượng môi trường nổi bật
- Đo lường hiệu quả sinh thái.
- Cung cấp thêm thông tin cho việc ra quyết định nội bộ và gián tiếp cho công tác truyền thông ra bên ngoài.
Theo Burritt, Hahn & Schaltegger 2002 có thể tóm lược nội dung của EMA như bảng sau:
Bảng 2: Nội dung EMA
MEMA
PEMA
Ngắn hạn
Dài hạn
Ngắn hạn
Dài hạn
ECA. Ví dụ: chi phí hoạt động, chi phí tổng hợp,…
Chi phí vốn và doanh thu cho môi trường.
Hạch toán dòng nguyên liệu và năng lượng(tác động đến MT, sản phẩm, phòng ban và công ty
Hạch toán tác động vốn. môi trường hay tự nhiên.
Thông tin đều đặn
Quá khứ
Đánh giá trước và sau các quyết định chi phí có liên quan
Chi phí MT vòng đời sản phẩm
Đánh giá đầu tư của từng dự án trước đây.
Đánh giá trước và sau tác động MT ngắn hạn, tại xưởng hoặc sản phẩm
Kiểm kê vòng đời sản phẩm.
Hậu đánh giá đầu tư của việc thẩm định đầu tư MT vật chất.
Thông tin rời rạc
Lập ngân quỹ hoạt động MT bằng tiền
Hạch toán tài chính MT dài hạn
Ngân sách MT không bằng tiền. Vd: lập quỹ hoạt động và năng lượng.
Hạch toán MT vật chất dài hạn
Thông tin đều đặn
Tương lai
Các chi phí môi trường liên quan (đơn đặt hàng, khó khăn giữa chủng loại sản phẩm, công suất,…
Thẩm định đầu tư MT tiền tệ.
Lập ngân quỹ MT vòng đời sản phẩm và định giá mục tiêu.
Các tác động MT có liên quan. Vd: các khó khăn trước mắt của hoạt động
Thẩm định đầu tư MT phi tiền tệ.
Phân tích dòng đời của dự án cụ thể.
Thông Tin rời rạc
(Nguồn: Burritt, Hahn & Schaltegger 2002)
EMA không phải là một công cụ đơn lẻ mà là một bộ rất nhiều công cụ khác nhau gồm hạch toán chi phí, lợi ích, thẩm định đầu tư, lập ngân sách, lập kế hoạch, kiểm kê vòng đời sản phẩm,…Trong đó công cụ hạch toán chi phí môi trường (ECA) là công cụ quan trọng nhất của EMA. Nó là bước đầu tiên và cần thiết nếu thực hiện tốt công cụ này mới có thể mở rộng cho các công cụ khác. Mục đích của ECA là xác định các loại chi phí môi trường và tìm cách phân bổ riêng rẻ thay vì đưa vào các chi phí chung khác.
1.3. CÁC BƯỚC HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Để thực hiện áp dụng các công cụ EMA ở một công ty, theo kinh nghiệm của các chuyên gia nghiên cứu điển hình có thể đưa ra một cái nhìn tổng quát về các bước mà một tổ chức có thể tiến hành khi thực hiện EMA như sau:
1.3.1. Đạt được sự xác nhận và cam kết của cấp quản lý cao nhất
Để thực hiện EMA thành công thì yêu cầu trước hết là phải có sự ủng hộ và chấp thuận của ban lãnh đạo cấp cao nhất. Vì EMA không chỉ đòi hỏi năng lực của chuyên gia bên quản lý môi trường mà còn cần sự hợp tác của những người làmcông tác tài chinh, kế toán, và các kỹ sư. Do đó cấp quản lý cao nhất sẽ thông báo cho các cấp quản lý sản xuất và toàn bộ người lao động trong nhà máy được biết và tham gia cung cấp thông tin.
1.3.2. Thành lập nhóm thực hiện
EMA yêu cầu sự hợp tác thực hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:
Một cá nhân có chuyên môn kế toán, là người am hiểu về hệ thống hạch toán hiện tại.
Một cá nhân am hiểu làm thế nào để EMA được sử dụng trong khuôn khổ một tổ chức và những cơ hội nào mà hạch toán có thể ma._.ng lại.
-Một người có chuyên môn về môi trường để giải thích các tác động môi trường đối với tổ chức.
-Một kĩ sư chuyên về công nghệ để đưa ra ý kiến xem các đề xuất chuyên sâu về công nghệ có thực tế và khả thi không.
-Một kĩ sư chuyên về tiêu thụ nguyên, nhiên liệu, và chi phí môi trường sẽ phát sinh trong quá trình sản xuất hoặc hoạt động cần phải nghiên cứu.
-Một người thuộc ban giám đốc để bảo vệ dự án trong khuôn khổ tổ chức.
Tóm lại để thực hiện EMA thành công cần phải có sự phối hợp giữa các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà người đóng vai trò cầm lái chính là chuyên gia bên quản lý môi trường.
1.3.3. Xác định quy mô, giới hạn của hệ thống đề xuất
Nghĩa là phải căn cứ vào tình hình thực tế của tổ chức để xác định quy mô và giới hạn thực hiện. Có thể hạch toán một sản phẩm, một bộ phận, một dây chuyền sản xuất hoặc toàn bộ tổ chức. Ngoài ra cần phải cân nhắc rõ ràng về phạm vi nghiên cứu. Vì chi phí môi trường là một khái niệm rất rộng, do đó trong khuôn khổ có thể hạch toán được cân phải xác định được phạm vi đến đâu là đủ.
1.3.4. Thu thập toàn bộ thông tin tài chính và vật chất
Bao gồm: Báo cáo tài chính, số liệu đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất, thông tin về dòng vật chất và năng lượng, thông tin về tiền tệ và phi tiền tệ…
1.3.5. Nhận dạng các chi phí môi trường
1.3.5.1. Nguyên tắc xác định các chi phí môi trường
Chi phí môi trường là một khái niệm rộng và không có định nghĩa chính xác. Theo quan điểm truyền thống thì chi phí môi trường chỉ được xem như là các chi phí xử lý cuối đường ống, các chi phí kết hợp với các vị trí làm sạch sau khi sản xuất, các chi phí xử lý chất thải. Nhưng trên thực tế chi phí môi trường là các chi phí liên quan đến dòng nguyên vật liệu, lao động và năng lượng gây nên những tác động môi trường. Ví dụ như chi phí dành cho chữa bệnh, thiết bị kiểm soát ô nhiễm, tiền phạt do không tuân thủ luật môi trường,…Để hạch toán chi phí môi trường và bóc tách nó ra khỏi chi phí chung và chi phí sản xuất đòi hỏi phải nhận dạng rõ ràng chi phí này, chi phí kia có phải là chi phí môi trường hay không? Công cụ hạch toán chi phí môi trường (ECA) sẽ giúp xác định, phân loại và nhận diện các chi phí môi trường. Nó được sử dụng để đề cập tới sự gia tăng của thông tin chi phí môi trường trong quy định hạch toán hiện hành và nhận diện các chi phí môi trường đi kèm và quá trình phân bổ chúng vào sản phẩm hoặc dây chuyền sản xuất.
Chi phí môi trường được mô phỏng như tảng băng ngầm
Hình 1: Mô hình tảng băng ngầm
(Nguồn: bài giảng EMA)
Theo nguyên lý tảng băng ngầm, chi phí môi trương được mô phỏng như tảng băng ngầm mà các chi phí dễ nhận thấy (phần nổi của tảng băng) và các chi phí theo quan điểm truyền thống chỉ là một phần nhỏ so với các chi phí ẩn (phần chìm của tảng băng). Do đó có thể nói, hạch toán truyền thống chỉ hạch toán các chi phí nhìn thấy như các chi phí trực tiếp cho quá trình sản xuấ là chí môi trường mà không nhận ra rằng còn có các dạng chi phí không được nhìn thấy rõ ràng cũng là chi phí môi trường và thậm chí nó còn lớn hơn nhiều các chi phí dễ nhận thấy.
Tóm lại có thể chia chi phí môi trường thành 3 thành phần như sau:
Bảng 3: Chi phí môi trường
CÁC CHI PHÍ ẨN TIỀM NĂNG
THEO LUẬT ĐỊNH
Thông báo
Báo cáo
Quan trắc /kiểm tra
Khắc phục
Lưu giữ tài liệu
Lập kế hoạch
Đào tạo
Thanh tra
Kiểm kê
Dán nhãn
Sữa chữa
Bảo quản thiết bị
Kiểm tra y tế
Bảo hiểm môi trường
Bảo hiểm tài chính
Quản lý ô nhiễm
Đối phó rò rỉ
Quản lý dự trữ nguồn nước
Quản lý chất thải
Thuế./ phí
TRƯỚC TIÊN
Nghiên cứu địa điểm
Chuẩn bị địa điểm
Xin giấy phép
Nghiên cứu và phát triển
Xây dựng và thu mua
Lắp lại
TÌNH NGUYỆN
Quan hệ với cộng đồng/mở rộng
Quan trắc/ kiểm tra
Đào tạo
Kiểm toán
Chất lượng nhà cung cấp
Báo cáo môi trường hàng năm
Bảo hiểm
Kế hoạch
Nghiên cứu khả thi
Khắc phục
Tái sử dụng
Nghiên cứu môi trường
Nghiên cứu và phát triển
Bảo vệ điều kiện sống và đất lầy
Cảnh quan
Các dự án môi trường khác
Hỗ trợ tài chính cho các nhóm môi trường/nhóm nghiên cứu
TRUYỀN THỐNG
Vốn đầu tư ban đầu
Nguyên nhiên vật liệu
Lao động
Cung cấp dịch vụ
Trang thiết bị
Chi phí quản lý
Chi phí tận dụng chất thải
SAU CÙNG
Đóng cửa
Kiểm kê chuyển nhượng
Coi sóc sau khi đóng cửa
Khảo sát địa điểm
CÁC CHI PHÍ KHÔNG LƯỜNG TRƯỚC
Chi phí tuân thủ pháp luật
Phạt/đền bù
Đáp ứng yêu cầu tương lai
Khắc phục
Thiệt hại tài sản
Thiệt hại cá nhân
Chi phí luật pháp
Tổn thất tài nguyên tự nhiên
Thiệt hại thất thoát kinh tế
CÁC CHI PHÍ UY TÍN/QUAN HỆ/ HÌNH ẢNH DOANH NGHIỆP
Ấn tượng về doanh nghiệp
Quan hệ với khách hàng
Quan hệ với các nhà đẩu tư
Quan hệ với bảo hiểm
Quan hệ với các chuyên viên
Quan hệ với công nhân
Quan hệ với nhà cung cấp
Quan hệ với các đối thủ khác
Quan hệ với chủ nợ
Quan hệ với các cộng đồng lớn
Quan hệ với đại diện pháp luật
(nguồn: bài giảng EMA)
Chi phí môi trường như đã nêu ở trên, bao gồm cả chi phí bên trong (chi phí doanh nghiệp) và chi phí bên ngoài (chi phí xã hội) gắn với thiệt hại môi trường và bảo vệ môi trường. Ranh giới của chúng sẽ thay đổi khi có sự thay đổi của các điều luật bắt buộc các doanh nghiệp phải chi trả cho những tác động tiêu cực đến xã hội.
Theo ý kiến của các chuyên gia thì nguyên tắc để xác định các chi phi môi trường ở 3 mức độ khác nhau như sau:
- Xác định chi phí môi trường trực tiếp. chi phí này có quan hệ trực tiếp đến quá trình sản xuất và sản phẩm kinh doanh.
- Xác định chi phí môi trường gián tiếp. chi phí này được phân bổ gián tiếp vào quá trình sản xuất hoặc sản phẩm. Chủ yếu là các chi phí môi trường đã không được tính đến khi phân tích chi phí bằng phương pháp truyền thống. Vd: chi phí xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn, chi phí quản lý chất thải, chi phí đào tạo kĩ sư môi trường và công nhân vận hành thiết bị môi trường,…
- Chi phí cơ hội khác. Ví dụ như đổi mới công nghệ tạo cơ hội cho việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng năng suất lao động. Xác định được các chi phí này cho ta hiểu rõ hơn về hiệu quả của các phương án đưa ra.
1.3.5.2 Các dạng chi phí môi trường
Chi phí môi trường có thể tổng hợp thành năm dạng cơ bản là:
- Chi phí trực tiếp cho sản xuất: là các chi phí trực tiếp của vốn đầu tư, lao động, nguyên liệu và đổ thải.
- Chi phí ẩn tiềm năng tổng hợp và tổng chi phí gián tiếp cho sản xuất: là các chi phí gián tiếp không được phân bổ vào sản phẩm hay quá trình sản xuất.
- Chi phí tương lai và chi phí trách nhiệm pháp lý ngẫu nhiên: là các chi phí tương lai ngẫu nhiên tiềm năng bao gồm những khoản tiền phạt do không tuân thủ, chi phí trách nhiệm làm sạch, chi phí kiện cáo,tố tụng, sức khỏe, bồi thường thiệt hại, đền bù tai nạn, sự cố…
- Các chi phí vô hình nội tại: là các chi phí được công ty chi trả, bao gồm các loại chi phí khó định lượng được như sự chấp nhận của người tiêu dùng, sự trung thành của khách hàng, tinh thần làm việc và kinh nghiệm quý báu của công nhân, các quan hệ đoàn thể, hình ảnh doanh nghiệp, quan hệ cộng đồng,…
- Các chi phí ngại ứng: là những chi phí cho những gì mà doanh nghiệp không phải chi trả một cách trực tiếp. các chi phí mà xã hội phải gánh chịu như sự suy thoái môi trường, phát tán ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người,….
Trong năm dạng cơ bản đó sẽ được phân bổ nhận dạng chi tiết thành các loại sau:
Loại 1: Chi phí xử lý chất thải
Đó chính là các chi phí để xử lý chất thải là những đầu ra không phải là sản phẩm của doanh nghiệp ví như nước thải, khí thải, chất thải rắn, phế phẩm,….
Các chi phí liên quan đến việc xử lý chất thải bao gồm:
- Khấu hao các thiết bị có liên quan
Ví dụ như máy ép rác, coongtenor thu gom, xe tải, hệ thống thu hồi nhiệt của chất thải, thiết bị lọc chất ô nhiễm khí, đầu tư giảm ồn, nhà máy xử lý nước thải,…chú ý là các loại đất/đất trồng cũng phải xem xét vào tính khấu hao, hoặc những nơi phải bảo vệ cảnh quan, phải khôi phục lại hay những chỗ bị ô nhiễm phải làm sạch,…các thiết bị liên quan đến các quá trình đó đều phải được tính khấu hao và ghi chép vào bảng hạch toán độc lập.
- Bảo dưỡng, vật liệu vận hành và dịch vụ
Đó là các chi phí bảo dưỡng, sữa chữa, thanh tra,… hàng năm đối với các thiết bị và đầu tư liên quan đến môi trường để đảm bảo nó được vận hành liên tục và ổn định.
- Nhân lực: được tính bằng số giờ lao động tiêu tốn cho công tác xử lý chất thải, nước thải, khí thải,… và thời gian tiêu tốn cho những hoạt động quản lý môi trường nói chung được nêu ra ở mọi nơi trong quy trình sản xuất. Ví dụ như nhân lực ở phòng thu gom chất thải, nhân lực trong quy trình kiểm soát phát tán không khí, nước thải, chất thải trong quá trình sản xuất.
- Các dịch vụ bên ngoài: các khoản tiền trả cho các tổ chức bên ngoài liên quan đến việc quản lý chất thải, nước thải, khí thải,…vd: các hợp đồng chôn lấp, thải bỏ, khử chất thải độc hại, tiền thuê tư vấn ISO14001,…
- Các loại lệ phí và thuế
Gồm có lệ phí chôn lấp chất thải, thu gom, phân loại, tiêu hủy chất thải, các lệ phí liên quan đến nước thải bị ô nhiễm, sử dụng nước ngầm, ô nhiễm không khí, sử dụng chất phá hủy tầng ozon, khai thác tài nguyên,…
Các loại thuế như thuế đất nông nghiệp lâu dài hay tạm thời, thuế tài nguyên, thuế trồng rừng, thuế môi trường và các chi phí liên quan đế giấy phép,…
- Các khoản tiền phạt và bồi thường thiệt hại
Khi doanh nghiệp không tuân thủ các quy định được nêu theo quy định của luật pháp thì phải chi trả cho các khoản tiền phạt như phạt tiền, bắt buộc đưa môi trường trở về nguyên trạng, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nếu có…Đối với các vi phạm các nghĩa vụ từ việc kết thúc hợp đồng, vi phạm hợp đồng,…thì phải trả tiền thiệt hại gây ra cho các đối tượng bị tác động do ô nhiễm của công ty gây nên.
- Đảm bảo nghĩa vụ pháp lý về môi trường
Công ty có thể tham gia đóng bảo hiểm để phòng tránh các rủi ro về trách nhiệm pháp lý, khắc phục những thiệt hại thông thường đối với người, cơ sở vật chất, đa dạng sinh học gây ra bởi những hoạt động nguy hiểm hoặc nguy hiểm tiềm năng. Các khoản đóng bảo hiểm cho rủi ro cháy nổ, vận chuyển chất nguy hại, quá trình sản xuất nguy hại,… mà thường trong hạch toán truyền thống nó được phân bổ vào các chi phí khác.
- Dự phòng chi phí làm sạch, chi phí cải tạo khôi phục địa điểm
Loại 2: Chi phí quản lý giảm thiểu và quản lý môi trường
Đây là các chi phí liên quan đến hoạt động ngăn ngừa và quản lý môi trường nói chung bao gồm các loại sau:
- Các dịch vụ bên ngoài đối với quản lý môi trường.
Ví dụ như các dịch vụ tư vấn, đào tạo, kiểm toán, truyền thông,… liên quan đến môi trường và thường được liệt kê vào chi phí khác trong bảng hạch toán truyền thống vì chúng bao phủ toàn bộ các hoạt động của công ty. Tuy vậy cần phải bóc tách và nhận biết trong các chi phí đó thì những chi phí nào là chi phí môi trường chứ không nên phóng đại phần dành cho môi trường lên.
- Nhân lực đối với hoạt động quản lý môi trường nói chung
Bao gồm các nhân lực bên trong đối với hoạt động quản lý môi trường nói chung, không liên quan trực tiếp tới bộ phận xử lý, công nhân trực tiếp đảm nhận các vị trí trong quy trình thực hiện. Nghĩa là nó chỉ bao gồm các chi phí như : chi phí đào tạo, chi phí đi lại, truyền thông, …tiền lương cán bộ quản lý,…
- Nghiên cứu và phát triển
Đó là tiền lương chi trả cho các hợp đồng bên ngoài, nhân viên bên trong đối với các dự án nghiên cứu và phát triển liên quan đến môi trường, những dự án có tác dụng giảm thiểu, tiết kiệm nhiên liệu, xử lý chất thải,…Ngoài ra cũng cần kể đến các chi phí đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển như vốn, cơ sở vật chất, trang thiết bị,…cần được nêu ra riêng biệt liên quan đến hoạt động quản lý môi trường vì con số này có thể là rất lớn tùy theo từng tính chất hoạt động của công ty.
- Chi phí ngoại lệ đối với công nghệ sạch hơn
Gọi là chi phí ngoại lệ bởi vì nó được áp dụng cho phép quy trình sản xuất hiệu quả hơn, giảm thiểu và ngăn ngừa phát tán ô nhiễm tại nguồn, sử dụng ít năng lượng hơn, năng suất nhiều hơn và nhanh hơn. Và tất nhiên chi phí đầu tư cho nó cũng sẽ cao hơn. Do đó nếu như đầu tư này chỉ là thay thế thường kì hết khấu hao của công nghệ cũ thì sẽ không được tính là chi phí môi trường mà được xếp vào chi phí sản xuất.
- Chi phí quản lý môi trường khác.
Là các chi phí khác liên quan đến bảo vệ môi trường như chi phí mua các vật liệu thân thiện với môi trường, chi phí cho biện pháp phòng ngừa, chi phí thông tin ra bên ngoài…mà không được nêu vào các mục ở trên.
Loại 3: Chi phí phân bổ cho bán sản phẩm và chất thải
Bán sản phẩm là những là đầu ra của quá trình sản xuất nhưng không phải là sản phẩm được đem bán để thu được doanh thu. Đó là các phế phẩm, các chất thải, nước thải, khí thải,…không chỉ mất chi phí để xử lý chúng mà bản thân doanh nghiệp còn mất tiền để tạo ra chúng. Nghĩa là phải bỏ tiền ra để mua nguyên vật liệu, nhiên liệu, hao tổn năng lượng, nhân lực,… như là với sản phẩm bình thường nhưng là để tạo ra chất thải. đây chính là chi phí không hiệu quả của quá trình sản xuất nhưng là chi phí tất yếu vì sản xuất ra sản phẩm luôn đồng nghĩa với sản xuất ra chất thải. Nhưng nhiều doanh nghiệp không biết rằng chi phí trung bình cho việc xử lý 1đơn vị chất thải chỉ chiếm 10% so với chi phí cho việc tạo ra chúng. Do đó doanh nghiệp cần có thái độ và hành động đúng đắn đối với chất thải.
Chi phí phân bổ cho bán sản phẩm và chất thải gồm có:
-nguyên liệu thô: thường nằm dưới dạng phế phẩm và được tiêu hủy như chất thải hoặc một phần được tái chế.
-nguyên liệu phụ: tương tự như nguyên liệu thô, cũng sẽ đi ra dưới dạng phế phẩm và chất thải.
-bao bì: gồm có bao bì của nguyên vật liệu chính, phụ, nguyên vật liệu vận hành,…và bao bì cho sản phẩm không được rời khỏi công ty.
- nguyên vật liệu cho hoạt động: là nguyên vật liệu không có trong sản phẩm, thường gắn vào nhà cơ quan, văn phòng phẩm rời khỏi công ty như thư, ngoài ra chủ yếu là hóa chất, dung môi, chất tẩy rửa, sơn, keo,…đi vào đẩu ra không phải là sản phẩm.
- Nước: gồm có giá của lượng nước thải khỏi nhà máy và một phần nước mất mát hao phí không đi vào sản phẩm.
Loại 4: Chi phí tái chế
Một phần đầu ra không phải là sản phẩm được đưa vào gia công lại hoặc trở thành đầu vào của một quy trình khác. Như vậy nó sẽ phát sinh một khoản chi phí gọi là chi phí tái chế như là lao động, khấu hao máy móc, đầu tư công nghệ và thiết bị. cho dù nó đóng góp trong việc giảm các chi phí đầu vào và chi phí xử lý chất thải trong trường hợp không tái chế vẫn cần phải được hạch toán chi phí tái chế một cách rõ ràng và đầy đủ.
1.4.6. Xác định các doanh thu tiềm năng bất kì hay các cơ hội cắt giảm chi phí
Doanh thu môi trường bao gồm các khoản doanh thu do tái chế, các khoản tiền thưởng, trợ cấp, hay bất cứ khoản doanh thu nào liên quan đến các vấn đề chi phí môi trường. ví dụ như: thu nhập từ việc bán vật liệu thải, doanh thu từ việc bán bùn cặn, doanh thu từ việc sử dụng nhiệt của sản phẩm phụ, doanh thu từ thiết bị xử lý để xử lý nước thải cho khách hàng bên ngoài, doanh thu từ bán cota ô nhiễm, doanh thu từ bán khí nhà kính,…có thể chia ra như sau:
- Tiền trợ cấp, tiền thưởng
Đó là những khoản thu nhập của công ty nhờ các hoạt động đầu tư bảo vệ môi trường, các khoản tiền từ các sáng kiến, các dự án quản lý kinh doanh có khả thi được xét duyệt trợ cấp,…
- Các khoản khác
Ví dụ như tiền thu được từ việc bán vật liệu tái chế, bán chất thải, bán khí thải,…hoặc các khoản tiền thu được từ việc bán cota gây ô nhiễm, hay doanh thu từ việc xử lý nước thải cho khách hàng bên ngoài.
Xác định các cơ hội cắt giảm chi phí. Ví dụ như có thể thực hiện cải tiến ở đâu, có thể phân loại, tái chế chất thải tốt hơn được không? Có phải chất thải được tạo ra là do mua những nguyên liệu kém phẩm chất? Có phải việc bao gói hiện nay sẽ được tái chế?... Từ đó hình thành nên các sáng kiến giảm thiểu chi phí
1.4.7. Đánh giá các chi phí và doanh thu được xử lý như thế nào trong các hệ thống hạch toán hiện hành
Trong hệ thống hạch toán hiện hành, các khoản chi phí và doanh thu môi trường sẽ được tính như thế nào? Được phân bổ riêng cho các sản phẩm hay các quá trình.
Nó có được nêu ra đầy đủ trong bảng hạch toán chi phí giá thành hay bị ẩn đi trong hạch toán chi phí tổng? Đánh giá xem các chi phí như chất thải, năng lượng, nước, nguyên vật liệu,… được xử lý như thế nào? Có đạt hiệu quả về môi trường hay không? Và có thể giảm được chi phí nhiều hơn không? Doanh thu có thể thu thêm nhiều hơn và đem lại lợi ích hiệu quả cao hơn không? Có tạo ra được sự khuyến khích để cải thiện môi trường hay không?
1.4.8. Xây dựng các giải pháp
Ví dụ như đề ra các giải pháp cải tiến công nghệ, áp dụng sản xuất sạch hơn, áp dụng EMA để phân bổ lại giá thành sản phẩm,…
Ngoài ra, các bên phân xưởng liên quan có thể đưa ra những kiến nghị, sáng kiến để cắt giảm những hoạt động không cần thiết để giảm chi phí và giảm những tác động tiêu cực tới môi trường.
1.4.9. Đánh giá các giải pháp, đề xuất thay đổi hệ thống và thực hiện
Sau khi xây dựng các giải pháp thì cần phải đánh giá tính khả thi của giải pháp. Khắc phục những hạn chế, đưa ra những thay đổi nếu các giải pháp đó là không khả thi. Ngược lai, sẽ lập kế hoạch thực hiện những giải pháp đó.
1.4.10.Theo dõi kết quả
Sau khi áp dụng EMA thì cần thường xuyên theo dõi tiến độ, kết quả thực hiện, và kịp thời đưa ra phương án điều chỉnh nếu có sai sót và thực hiện không hiệu quả.
1.4 NHỮNG ỨNG DỤNG HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THỰC TẾ
1.4.1.Thế giới
EMA được thảo luận chính thức đầu tiên trên diễn đàn quốc tế vào năm 1998 tại phiên họp thường kỳ của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Phát triển bền vững. Kể từ đó đến nay, EMA đã được phổ biến tại rất nhiều quốc gia và đã áp dụng tại hàng trăm doanh nghiệp trên thế giới.
Sau đây là tên một vài dự án liên quan đến EMA tiêu biểu trên thế giới (theo tài liệu của trung tâm sản xuất sạch Việt Nam):
- Dự án “Tiếp cận về mối liên quan giữa giảm thiểu chất thải và chi phí môi trường” do Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Môi trường và Quản lý nguồn nước Áo (AFEW) quản lý;
- Dự án “Sáng kiến Hạch toán Môi trường” do Cục Môi trường (Vương quốc Anh) quản lý;
- Dự án “Hướng dẫn về quản lý chi phí môi trường” do Cục Môi trường - Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn phóng xạ (CHLB Đức) quản lý;
- Dự án “Thúc đẩy tích hợp Hạch toán Môi trường và các hệ thống báo cáo” do Cục Môi trường Nhật Bản (JEA) quản lý;
- Dự án “Hạch toán Môi trường” do Văn phòng Ngăn ngừa ô nhiễm và độc hại (US EPA OPPT) – Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ quản lý;
- Dự án “Hạch toán quản lý môi trường” do Bộ Môi trường Ôxtrâylia quản lý;- Dự án “Chuyển giao công nghệ liên quan đến môi trường tại lưu vực sông Danube” do Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp Quốc (UNIDO) quản lý...
Trong khu vực Đông Nam Á, đáng chú ý nhất là Dự án “Hạch toán Quản lý Môi trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đông Nam Á” EMA-SEA tại 4 nước Thái Lan, Inđônêxia, Philippin và Việt Nam từ tháng 11/2003 đến tháng 08/2007.
Cơ quan tài trợ Dự án là Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế CHLB Đức, cơ quan quản lý và điều hành dự án là Tổ chức Xây dựng Năng lực quốc tế (InWent). Các đối tác chính của dự án là Trung tâm Quản lý bền vững (CSM), đối tác khu vực là Hội Bảo vệ Môi trường châu Á (ASEP) và các đối tác phối hợp ở các quốc gia. Dự án tập trung vào việc chuyển giao kiến thức và kỹ năng EMA cho các doanh nghiệp và các tổ chức liên quan tại các nước để sau khi kết thúc dự án có thể nhân rộng việc nghiên cứu và phổ biến EMA cho các doanh nghiệp ở khu vực Đông Nam Á nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh bền vững
1.4.2. Việt Nam
Dự án “Hạch toán Quản lý Môi trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Đông Nam Á” (EMA-SEA).
Dự án này do tổ chức InWent (CHLB Đức) tài trợ được thực hiện tại Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Philippines từ năm 2004 – 2007. Mục tiêu của dự án là phổ biến thông tin về lợi ích và cách thức triển khai áp dụng Hạch toán Quản lý Môi trường cho doanh nghiệp nhằm thúc đẩy kinh doanh bền vững.
Dự án cho thấy EMA là một bộ công cụ hữu ích để nhận dạng và giảm thiểu các chi phí ẩn trong quá trình sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách trong việc lập kế hoạch phát triển kinh tế có xem xét đến yếu tố môi trường, thẩm định các dự án đầu tư môi trường...
Từ lúc triển khai dự án EMA-SEA đến nay, Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam phối hợp với Hội Bảo vệ Môi trường Châu Á (ASEP) và Trung tâm Quản lý Bền vững (CSM) tổ chức thành công 09 khóa tập huấn về Hạch toán Quản lý Môi trường tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh cho 372 người đến từ các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý, các cơ quan tư vấn, các viện nghiên cứu và các trường đại học.
Dự án EMA-SEA đã hỗ trợ Việt Nam áp dụng Hạch toán Quản lý Môi trường cho một số doanh nghiệp điển hình sau:
1.4.2.1 Trang trại nuôi tôm tại cà mau:
Trang trại thực hiện kinh doanh 2 vụ/năm. Với giải pháp xử lý tuần hoàn nước thải, trang trại đã đạt được các lợi ích về môi trường và kinh doanh cụ thể như sau:
Nước cấp và nước thải thấp hơn 0,55 lần; Lợi nhuận cao hơn 2,6 lần so với các trang trại truyền thống.
Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu xuất khẩu Tôm đạt 1 tỷ USD vào năm 2010 (năm 2006 là 450 tr USD). Và nhờ có EMA đã hỗ trợ xác định các mô hình trang trại bền vững, giúp hỗ trở ngành hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm đạt được mục tiêu đề ra. EMA đã đề xuất ra hai mô hình trang trại như sau:
- Mô hình trang trại đánh giá, cần sử dụng thêm 15.456 ha đất với lượng nước cấp là 135.381.012 m3
- Mô hình trang trại truyền thống, cần sử dụng thêm 18.393 ha đất và với lượng nước cấp là 285.408.621m3.
1.4.2.2 Doanh nghiệp chế biến thực phẩm tại Huế:
Sản phẩm chính : Đặc sản Huế như tương ớt, cà pháo, tôm chua,…
Các chuyên gia EAM đã đề xuất ra một giải pháp cho công ty như sau:
-phân loại rác thải, nước ủ tôm,cá,…để xử lý.
-Tận dụng nước mưa nhằm giảm chi phí nước đầu vào.
-Xây bể chứa để giúp giảm sử dụng vỏ bao một lần.
Theo tính toán, kết quả đạt được sẽ giúp công ty tiết kiệm số tiền là 60 triệu đồng/năm.
1.4.2.3 Nhà máy sản xuất Bia ở Phú Yên
Sản phẩm: Bia chai, bia hơi, Bia lon,…
Các chuyên gia EMA đã đề xuất giải pháp như sau:
-Bảo ôn hệ thống đường ống nhằm tránh thất thoát nhiệt.
-Lắp mái che cụm bồn chứa sản phẩm.
-Tận dụng nhiệt thừa trong khí thải và nước thải.
Kết quả: so với công nghệ tương đương của Đức thì tiềm năng tiết kiệm được của công ty là 80.000m3 nước cấp và 13.400Mwh/năm.
Ngoài ra còn có 1 doanh nghiệp chế biến cà phê tại TP. Hồ Chí Minh (chưa thu thập được thông tin)
Trong 2 năm 2004 - 2005, triển khai đánh giá EMA cho 4 doanh nghiệp, các kết quả đánh giá cho thấy rằng phạm vi áp dụng EMA rất rộng. EMA không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất để hạch toán dòng nguyên liệu và năng lượng cũng như hạch toán chi phí môi trường nhằm nhận dạng và giảm thiểu các chi phí môi trường ẩn, EMA còn sử dụng để đánh giá mức độ bền vững về mặt kinh tế - xã hội - môi trường của các mô hình trang trại, cũng như có thể sử dụng EMA một cách rộng rãi hơn để đánh giá quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội...
Chương 2ÁP DỤNG HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHO NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ
2.1.1. Vài nét về quá trình phát triển của nhà máy
Công ty Nhiệt điện Uông Bí nằm ở phía nam thị xã Uông Bí, thuộc địa phận nội thị, sát đường quốc lộ 18A cũ. Tổng diện tích của công ty là 320.324 m2. Công ty nằm ở địa phận các phường Bắc Sơn, Quang Trung và Trưng Vương.
Công ty nhiệt điện Uông Bí (trước kia là nhà máy Nhiệt điện Uông Bí) được bắt đầu khởi công xây dựng vào ngày 19/05/1961 với sự giúp đỡ về kĩ thuật và trang thiết bị của Liên Xô cũ. Sau hai năm 6 tháng, ngày 26/11/1964 nhà máy hoàn thành xây dựng đợt 1 và bắt đầu xây dựng đợt 2. Đến ngày 2/9/1964 nhà máy đã đưa thêm lò hơi số 3 vào hoạt động.
Trong các cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc, nhà máy trở thành mục tiêu chính của các cuộc oanh kích của không quân Mỹ. Mặc dù chịu nhiều tổn thất nhưng cán bộ công nhân viên nhà máy vẫn kiên cường bám trụ sản xuất, đảm bảo giữ vững dòng điện phục vụ đất nước.
Sau hiệp đinh Paris, nhà máy đã khẩn trương giải quyết các hậu quả của chiến tranh, vừa đảm bảo sản xuất điện, vừa phục hồi và xây dựng mở rộng. Ngày 15/02/1977 nhà máy đã đưa các bộ thiết bị của đợt 4 vào hoạt động, nâng công suất lên 153 MW.
Cho đến cuối những năm 80, đầu những năm 90, do trải qua thời gian dài hoạt động, các lò hơi 1,2,3,4 đã quá cũ, công suất nhỏ và công nghệ lạc hậu. Nhà máy đã quyết định ngừng hoạt động để tập trung vào đầu tư cải tiến thiết bị và đổi mới công nghệ các lò hơi 5, 6, 7, 8. Hiện nay các lò hơi này đang hoạt động cung cấp hơi cho 2 tổ turbin và máy phát với công suất 110MW.
Ngoài ra hiện nay đã có thêm một nhà máy mở rộng 1 với công suất 300MW đã được bàn giao vào tháng 4/2007. và đang trong giai đoạn xây dựng nhà máy Điện Uông Bí mở rộng 2 công suất 300MW dự kiến hoàn thành vào năm 2011.
Từ khi thành lập đến nay công ty đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, tạo công ăn việc làm cho hơn 1500 lao động trong nhà máy và hàng trăm lao động thuộc các ngành nghề liên quan. Đời sống của anh chị em trong nhà máy ngày càng được cải thiện, từ mức lương ban đầu chỉ vài trăm nghìn đồng đến nay công nhân trong nhà máy đã có mức lương trung bình lên đến 3.135tr đồng/tháng. Vốn Điều lệ của Công ty tại thời điểm 31/12/2004 là 2.727.000.000,00 đồng (Bảy mươi hai tỷ, bảy trăm hai bảy triệu đồng chẵn).
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của nhà máy
Ngày 30/3/2005 Bộ Công thương đã ra quyết định chuyển nhà máy nhiệt điện Uông Bí thành công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN).
Hoạt động kinh doanh chính của công ty là sản xuất và kinh doanh điện năng. Ngoài ra công ty còn có các hoạt động khác như: Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo các thiết bị điện, các công trình nhiệt điện, công trình kiến trúc của nhà máy điện; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về quản lý vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị nhà máy điện; Mua bán, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị; Lập dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây lắp; Thi công xây lắp các công trình điện; Sản xuất kinh doanh than; Sản xuất cột điện, bi thép, tấm lót máy nghiền than, sản phẩm bê tông ly tâm, vật liệu bảo ôn cách điện; Và kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Nhà máy nhiệt điện Uông Bí sau 31 năm đổi mới đã đóng góp mạnh mẽ cho sự phát triển của toàn nền kinh tế cũng như địa phương:
- Đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải điện đặc biệt là nguồn điện khan hiếm trong mùa khô và những năm thiếu nước khắc phục được một phần thiếu hụt điện năng góp phần ổn định việc cung cấp điện cho toàn nền kinh tế. Sắp tới đây công ty bổ sung thêm nhà máy mới có công suất 300mw góp phần giải quyết tình trạng an ninh năng lượng là vấn đề cấp bách hiện nay.
-Tạo công ăn việc làm cho người lao động bao gồm cán bộ, công nhân ngành than và công ăn việc làm cho người lao động trong các khu vực của nhà máy với mức thu nhập cao, ổn định kinh tế xã hội trong vùng.
-Phát triển dân sinh, kinh tế vùng, ngành. Làm cơ sở phát triển các ngành kinh tế khác trong vùng, đặc biệt là ngành than ở vùng mỏ than Vàng Danh. Thêm vào đó là các ngành dịch vụ khác phục vụ đời sống nhân dân như y tế, văn hóa, giáo dục,… cũng phát triển theo.
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy trong những năm gần đây
Kể từ khi thành lập đến nay công ty đã không ngừng cải tiến công nghệ, tăng hiệu suất sản xuất. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng tăng theo các năm nhờ sự quản lý có hệ thống và hiệu quả trong toàn công ty.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty nhiệt điện Uông Bí
Năm
Số lao động (người)
Sản lượng điện (tr kwh)
Doanh thu (tr đ)
Nộp ngân sách
(tr đ)
Lợi nhuận (tr đ)
Thu nhập bình quân/tháng
(tr đ)
2002
1100
760
312 678
35 000
9 995
2.400
2003
1215
720
325 157
35 000
11 397
2.900
2004
1235
720
356 711
35 000
12 946
3.500
2005
1367
720
376 813
36 000
14 250
4.100
2006
1356
720
400 000
40 000
15 300
4.500
(phòng Tài chính-Công ty nhiệt điện Uông Bí)
2.1.4. Định hướng hoạt động trong tương lai
- Về kinh tế:
Tổng doanh thu năm 2006 là 400 tỷ đồng. Ngoài doanh thu bán điện ra thì nhà máy còn làm thêm các dịch vụ khác tăng thu nhập cho nhà máy. Ví dụ như: bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo các thiết bị điện, các công trình nhiệt điện, công trình kiến trúc của nhà máy điện; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về quản lý vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị nhà máy điện; Mua bán, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị; Lập dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây lắp; Thi công xây lắp các công trình điện; Sản xuất kinh doanh than; Sản xuất cột điện, bi thép, tấm lót máy nghiền than, sản phẩm bê tông ly tâm, vật liệu bảo ôn cách điện;…
Trong tương lai nhà máy sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh ngoài để góp phần tăng thu nhập cho nhà máy, đồng thời giảm chi phí nhờ tận dụng những nguồn lực tự có. Các hoạt động mà nhà máy định hướng sẽ thực hiện trong tương lai là:
Làm bi thép cho máy nghiền. Do đó sẽ không phải mua bi thép từ ngoài mà sản xuất tự dùng, tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Ngoài ra có một lượng được bán ra ngoài cho các cơ sở sản xuất nhỏ.
Làm than: phân loại sàng gạt đất cho mỏ. Hợp tác với mỏ Vàng Danh, tạo thêm điều kiện tăng thu nhập cho công nhân ở khu cấp nguyên, nhiên liệu.
Sửa chữa các công trình: đại tu, lò hơi, tua bin, làm các công trình bên ngoài
Hiện nay, nhà máy tham gia góp vốn các doanh nghiệp khác như:
Nhà máy thủy điện: Thác Mơ, A Vương. Bản Dốc; Trung tâm sửa chữa điện miền bắc. Góp vốn vào công ty tài chính; đang xây dựng nhà máy mở rộng 2 : 220 tr $; Tham gia góp vốn vào các công ty nhiệt điện sắp tới. và sau đó đảm nhận xây dựng nhà máy khác. Thành lập trung tâm đào tạo nhân lực phía bắc.
Tổng hoạt động góp vốn là 100 tỷ VNĐ.
Hiện nay nhà máy đang chuẩn bị xây dựng thêm một nhà máy mới là Uông Bí Mở Rộng II. Dự kiến khởi công vào tháng 5. Do Trung Quốc làm chủ thầu, và dự kiến đến năm 2011 hoàn thành để đi vào hoạt động góp phần cung cấp điện cho lưới điện quố._. hành đảm bảo những tiêu chuẩn hiện tại là một thành quả đáng được ghi nhận của công ty mà người đứng đầu là ban lãnh đạo cấp cao nhất.
Ngoài việc thực hiện bảo vệ môi trường như trên, trong thời gian làm việc và thực tập ở công ty, em thấy rằng công ty đã chú trọng đến việc cải thiện môi trường lao động thông qua việc xây dựng các phòng trực ca có cách âm và điều hòa ở các vị trí có độ ồn và nhiệt cao, bảo hộ lao động và bồi dưỡng hàng năm cho công nhân trong công ty đảm bảo sức khỏe và môi trường làm việc tốt cho người lao động.
Chương 3BƯỚC ĐẦU ÁP DỤNG EMA CHO NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ
Vì đặc điểm của ngành điện là đầu ra chỉ có một sản phẩm duy nhất. Do đó EMA sẽ được áp dụng để xác định chính xác xem chi phí môi trường chiếm bao nhiêu phần trăm trong giá thành 1Kwh điện và so sánh với hạch toán truyền thống để thấy được tầm quan trọng của chi phí môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó đề xuất các giải pháp để giảm thiểu chi phí môi trường, hạ giá thành điện.
Tính toán giá thành của điện theo cách hạch toán của doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở tập hợp các chi phí rồi tính ra định mức tiêu hao trên 1Kwh điện.
Giá thành 1Kwh điện = Tổng chi phí sản xuất (1 năm) / Tổng sản lượng điện thanh cái (1 năm)
(Sản lượng điện thanh cái là lượng điện sau khi sản xuất trừ đi lượng điện tự dùng)
Hiện tại công ty đang áp dụng hệ thống kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Do đặc điểm hoạt động sản xuất của công ty có quy trình công nghệ phức tạp, không có sản phẩm tồn kho, không có phế phẩm, sản lượng điện sản xuất ra và lượng điện tiêu thụ khác nhau tại từng thời điểm cho nên việc tính toán chi phí và doanh thu cũng khác với các loại hàng hóa khác.
Chi phí môi trường trong doanh nghiệp bao gồm chi phí môi trường trực tiếp và chi phí môi trường gián tiếp. CPMT trực tiếp là chi phí phát sinh trực tiếp trong quá trình sản xuất điện như là chi phí xử lý và chôn lấp chất thải rắn, xử lý nước thải, khí thải, chi phí tái chế,... Do đó cần phải tính vào chi phí trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, đưa nó trở thành một khoản mục trực tiếp đóng vai trò tương đương với chi phí đầu vào khác và cũng được phân bổ theo từng công đoạn quy trình sản xuất tránh bị gộp vào chi phí quản lý doanh nghiệp như trong HTTT. Còn với CPMT gián tiếp ví như các chi phí cảnh quan môi trường, khám chữa bệnh, an toàn lao động, và những chi phí môi trường ẩn cần được nêu ra nếu như không thể tính thành tiền để thấy được sức nặng của chi phí môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.1. XÁC ĐỊNH DÒNG VẬT LIỆU VÀ NĂNG LƯỢNG ĐẦU VÀO, ĐẦU RA
Sở dĩ sử dụng mô hình dòng vật liệu và năng lượng để phân tích EMA cho toàn nhà máy nhằm vạch ra tất cả cấu trúc dòng vật liệu và năng lượng đặc trưng một cách có hệ thống và đi từ đầu đến cuối trong từng giai đoạn của quá trình sản xuất ra điện và chất thải:
Sơ đồ 3.1: dòng nguyên vật liệu
Chu trình nhiệt
ĐẦU RA:
Nước thải: 911248 m3
Khí thải:
Xỉ: 100 000 tấn
Chất thải rắn: 150 tấn
Tiếng ồn:
Nhiệt:
ĐẦU VÀO PHỤ:
Dầu tua bin: 2,2 tấn
Dầu máy: 1,4 tấn
Dầu mỡ bôi trơn: 1,4 tấn
Hóa chất: 1008 tấn
Bi nghiền: 509, tấn
Vật liệu phụ khác: 1,1 tấn
Điện(720 tr kwh)
ĐẦU VÀO CHÍNH:
Than: 510.159 tấn
Dầu FO: 720,5 tấn
Điện: 90 tr kwh
Nước mặn sử dụng: 10,5 tr m3
Nước ngọt sử dụng: 0,365 tr m3
Lương lao động: 2,850 tr đ.
(số liệu của năm 2006)
Thống kê chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố đầu vào năm 2006 (theo báo cáo tài chính của công ty:
Bảng 3.1: Thống kê chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố đầu vào năm 2006
STT
Yếu tố chi phí
Thành tiền (triệu đồng)
1
Chi phí nguyên nhiên vật liệu:
nguyên vật liệu, nhiên liệu
điện
nước
164 000
17 950
3 000
2
Chi phí nhân công
Chi phí đào tạo
73 447
2 130
3
Khấu hao tài sản cố định
39 000
4
Chi phí quản lý
17 000
5
Chi phí hành chính
5 000
6
Chi phí môi trường
6 400
7
Chi phí khác
4 000
Tổng chi phí
332 927
Doanh thu
350 000
(theo báo cáo tài chính của công ty)
Trong báo cáo của doanh nghiệp chỉ có một số hạng mục chi phí môi trường dễ nhận thấy mới được đưa vào danh mục. còn lại các chi phí môi trường khác của doanh nghiệp thường bị ẩn đi hoặc bị tính gộp vào dưới dạng các chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và các chi phí khác. Sau đây xin trình bày danh mục các chi phí môi trường mà nhà máy nhận thấy được:
Danh mục các chi phí môi trường theo ước tính của nhà máy năm 2006
Bảng 3.2: Chi phí môi trường của nhà máy năm 2006
STT
Danh mục các chi phí môi trường
Thành tiền (tr đ)
2
Phí rác thải
200
8
Chi phí xử lý nước thải
1 000
9
Chi phí xử lý khí thải
4 000
10
Chi phí xử lý xỉ thải
1200
11
Khấu hao trang thiết bị liên quan đến môi trường
Không rõ
Tổng
6 400
(P.Tài Chính)
Như vậy theo cách truyền thống của doanh nghiệp, chi phí môi trường không được đưa vào bảng hạch toán thu chi của doanh nghiệp mà nó nằm lẫn lộn trong các chi phí đầu vào, chi phí sản xuất, chi phí quản lý, tiền lương, và các chi phí khác.
Nhà máy vẫn có các thông tin về chi phí môi trường, tuy nhiên, nó không được bóc tách ra thành danh mục riêng. Do đó sẽ không thể thấy được chi phí môi trường có vai trò quan trọng như thế nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo bảng thống kê các chi phí môi trường của công ty (quan điểm của doanh nghiệp) thì có tính được chi phí môi trường trong tổng chi phí là :
6 400/332 927 *100% = 1,9223 %
Tuy nhiên con số này thực chất chỉ là con số nổi, vì nhiều chi phí môi trường bị ẩn mà doanh nghiệp chưa nhìn thấy. Sau đây dựa trên những thông tin có sẵn của năm 2006 tôi xin phân tích để bóc tách các chi phí môi trường theo phương pháp EMA mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh:
3.2. XÁC ĐỊNH CÁC CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG
3.2.1 Chi phí loại 1: chi phí xử lý chất thải và chất phát thải
Khấu hao các thiết bị có liên quan đến môi trường:
Bảng 3.3: Chi phí xử lý chất thải
STT
Khấu hao thiết bị, nhà xưởng
Thành tiền ( triệu đ)
1
Hệ thống xử lý nước thải
102,5
2
Hệ thống xử lý nước cấp, nước sinh hoạt
221,4
3
Hệ thống xử lý khí thải
251,7
4
Chi phí thuê đất nhà khử clo
0,138
5
Thuê đất hồ thải xỉ
112,78
6
Thuê đất của hồ xử lý nước thải
1,743
Tổng
690,261
(số liệu 2006-P. Tài Chính)
Bảo dưỡng và vận hành nguyên liệu và các dịch vụ
Bảng 3.4: Chi phí bảo dưỡng và vận hành
STT
Hạng mục
Thành tiền (tr đ)
1
Chi phí cải tạo bảo dưỡng HTXL nước thải
Trùng tu đường ống thải xỉ2
22,8
Đại tu bơm thải xỉ 4
179,751
2
Chi phí cải tạo, bảo dưỡng HTXL khí thải
1 500
3
Chi phí cải tạo, bảo dưỡng HTXL nước cấp, nước sinh hoạt,
600
4
Chi phí vận hành năng lượng và nước
600
5
Tổng
2 902,551
(2006-P.Tài Chính)
Tiền lương
Tiền lương cho công nhân ở các khu vực xử lý chất thải là khác nhau do mức độ độc hại và cường độ làm việc là khác nhau
Bảng 3.5: Tiền lương
STT
Khu vực
Lao động(người)
Thành tiền (tr đ)
1
Xử lý nước thải
6
300
2
Xử lý nước cấp và nước sinh hoạt
8
480
3
`Xử lý khí thải
10
500
4
Lương CN dọn vệ sinh và thu gom CTR
40
2 000
5
Lương CN vận chuyển CT
0
0
6
Lương CN chăm sóc cây và cảnh quan
4
300
Tổng
3 580
(2006- P.Tài Chính)
Lệ phí và thuế
Bảng 3.6: Lệ phí và thuế
STT
Hạng mục
Thành tiền (triệu đồng)
1
Thuế đất khu xử lý nước thải
0
2
Thuế đất khu xử lý nước cấp
0
3
Thuế đất khu xử lý khí thải
0
4
Thuế đất khu bãi thải
0
5
Phí nước thải
205,92
6
Phí rác thải
200
7
Thuế tài nguyên nước
630
8
Thuế tài nguyên
248,8
Tổng
1 284,72
(2006-P. Tài Chính)
Tiền phạt
Mặc dù nhà máy có bị các hộ dân xung quanh phản ánh về tiếng ồn lớn nhưng chưa bị xử phạt do vẫn nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Chỉ có tiếng ồn xả van an toàn khi sự cố là lớn nhưng thời gian ngắn khoảng 15-20 phút nên chưa bị xử lý phạt hành chính.
Thời gian gần đây nhà máy đã thực hiện nhiều biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và hạn chế sự cố như đã nêu ra ở mục trên.
Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý môi trường
Vd: bảo hiểm thiệt hại môi trường, BH đề phòng nhiễu loạn, BH tai nạn, sự cố, bảo hiểm đối với các biện pháp làm sạch và bồi thường, bảo hiểm chất thải độc hại.
Các khoản dự phòng cho các chi phí làm sạch và phục hồi
Hiện nhà máy chỉ có các khoản dự phòng cho các hoạt động như dự phòng trợ cấp mất việc làm, dự phòng nợ khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Ngoài ra, những khoản dự phòng cho các chi phí làm sạch và phục hồi môi trường thì chưa có.
BẢNG TÓM TẮT CÁC CHI PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN XỬ LÝ CHẤT THẢI
Bảng 3.7: Chi phí Xử lý chất thải
STT
Hạng mục
Thành tiền (triệu đồng)
1
Khấu hao các thiết bị có liên quan
690,261
2
Bảo dưỡng và vận hành nguyên liệu và dịch vụ
2 902,551
3
Tiền lương
3 580
4
Lệ phí, thuế
1 284,72
5
Tiền phạt
0
6
Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý môi trường
0
7
Các khoản dự phòng cho các chi phí làm sạch
0
8
Các chi phí xử lý khác
0
Tổng loại I
8 457,532
(2006-P.Tài Chính)
3.2.2. Loại 2: chi phí quản lý giảm thiểu và quản lý môi trường:
Các dịch vụ bên ngoài cho quản lý môi trường
Bảng 3.8: Chi phí dịch vụ bên ngoài
STT
Chi phí giảm thiểu và quản lý môi trương
Thành tiền (triệu đồng)
1
Chi phí cho dịch vụ xử lý rác thải sinh hoạt
200 (đã tính ở trên)
2
Chi phí sử dụng nước cấp thành phố
60
Tổng
60
(2006 - P.Tài Chính)
Tiền lương cho các hoạt động quản lý môi trường
Nhà máy không có phòng chuyên trách môi trường, do đó các hoạt động quản lý môi trường không được đưa vào chi phí nhân công quản lý môi trường.
Nghiên cứu và phát triển
Nhà máy tuy chưa có những nghiên cứu và tham gia dự án nào liên quan đến môi trường nhưng nhà máy có tổ chức những hoạt động sáng kiến cải tiến kĩ thuật trong công ty; phần lớn là của cá nhân và không có chi phí nghiên cứu và phát triển.
Tổng số sáng kiến là 60 sáng kiến. tổng tiến thưởng là 319 trVND
Chi phí bổ sung cho công nghệ sạch hơn
Không có.
Chi phí quản lý môi trường khác
Chi phí quan trắc môi trường định kì:
Bảng 3.9: Chi phí Quan trắc môi trường
STT
Chi phí quan trắc môi trường định kì
Thành tiền
1
quan trắc MT không khí bên trong và khu dân cư xung quanh công ty
54 tr đ
2
Quan trắc các loại nước mặt nước ngầm và nước thải
36 tr đ
3
Quan trắc môi trường đât
15 tr đ
4
Lập báo cáo quan trắc và đề xuất giải pháp quản lý và bảo vệ MT
12 tr đ
Tổng cộng kinh phí * 2 lần/năm
234 tr đ
(2006 – P.Tài Chính)
Các chi phí môi trường khác
Hàng năm nhà máy thường xuyên thực hiện công tác quản lý môi trường, tuy nhiên nhà máy chỉ xem đây như là chi phí quản lý chung, các chi phí này được ẩn trong chi phí quản lý mà không được bóc tách và xem xét một cách rõ ràng.
Đối với nhiệt điện đốt than thì công tác phòng cháy chữa cháy là đặc biệt quan trọng. Việc tích trữ dầu, than,… trong các bể lớn là một nguy cơ gây sự cố môi trường rất lớn. Vì thế công tác phòng chống các rủi ro này trở thành một hoạt động thường xuyên và phổ biến rộng rãi trong toàn công ty. Hàng năm công ty đều tổ chức mời các chuyên gia về tổ chức đào tạo phòng cháy chữa cháy, nội quy an toàn,… và tổ chức tập huấn thường xuyên. Ngoài ra công ty cũng tổ chức các cuộc thi về an toàn lao động, trưng bày băng rôn, khẩu lệnh trong và ngoài công ty
Ngoài ra để đảm bảo an toàn cho người lao động và chống các tác nhân ô nhiễm như bụi, ồn, hóa chất, khí độc hại,… công ty hàng năm đều trang bị khẩu trang, găng tay, nút chống ồn, …Điều này không chỉ thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe người lao động mà còn có tác động tích cực đến công ty nhờ giảm được các chi phí khám chữa bệnh, chi phí bảo hiểm, thăm ốm,… khi công nhân bị bệnh, giảm các chi phí nghỉ ốm do mệt mỏi, tăng hiệu quả và năng suất trong công việc,…
Bảng 3.10: Các chi phí môi trường khác
STT
Chi phí môi trường khác
Thành tiền ( tr đ)
1
Khấu hao thiết bị PCCC và ATLĐ
1520
2
Chi phí tập huấn PCCC và Chi phí bảo dưỡng thiết bị PCCC
630
3
Chi phí trồng cây xanh, làm đẹp cảnh quan
320
4
Chi phí khám chữa bệnh định kì cho công nhân
1730
5
Chi phí mua trang thiết bị BHLĐ
3 253
6
Tiền ăn ca, độc hại, ca 3
245
7
Chi phí an toàn lao động
3250
Tổng
10 948
(2006 – P. Tài chính)
Tóm tắt các chi phí loại II
Bảng 3.11: Chi phí môi trường loại II
STT
Danh mục
Thành tiền ( triệu đồng)
1
Các dịch vụ bên ngoài cho QLMT
60
2
Tiền lương cho người tham gia Quản lý
0
3
Nghiên cứu và phát triển
0
4
Chi phí bổ sung cho công nghệ sạch hơn
0
5
Chi phí QLMT khác
10 948
Tổng
11 008
(2006 – P.Tài chính)
3.2.3 Loại 3: Chi phí phân bổ cho bán sản phẩm và chất thải
Do đặc trưng của sản phẩm ngành điện là không có phế phẩm do đó các chi phí phân bổ cho bán sản phẩm và chất thải không có.
Chi phí tái chế
Chi phí cho hoạt động tái chế bao gồm :
- Tính chi phí cho hđ tuần hoàn nước của chu trình sx điện và hoạt động sản xuất ngoài từ tro xỉ thải của nhà máy. Việc sử dụng hệ thống tuần hoàn nước trong quy trình sản xuất điện không những làm giảm chi phí sản xuất cho nguyên liệu đầu vào mà còn giảm một lượng đáng kể nước thải ra môi trường và chi phí để xử lý nước có thể đem vào sử dụng để sản xuất.
Bảng 3.12: chi phí tái chế
STT
Chi phí tái chế
Thành tiền (tr đ)
1
Chi phí cho hệ thống tuần hoàn nước của chu trình nhiệt
Khấu hao (Bình ngưng, bơm, đường ống,…)
450
Bảo dưỡng và sửa chữa
857
Nhân công vận hành
550
Chi phí khác
855
Tổng
2 712
(2006 – P.Tài chính)
3.3 DOANH THU MÔI TRƯỜNG
Bao gồm các khoản hỗ trợ, các giải thưởng, sáng kiến, bằng khen liên quan đến môi trường và việc tái chế nguyên vật liệu.
Trong quy trình sản xuất điện của nhà máy, có hệ thống thu hồi và tuần hoàn nước ngưng. Hệ thống tuần hoàn này giúp tiết kiệm được 97% lượng nước đầu vào và tương ứng tiết kiệm được 97% lượng nước thải đầu ra. Do đó quá trình sản xuất điện chỉ cần bổ sung 3% lượng nước đầu vào trong chu trình hơi và nhiệt.
Lợi ích từ hệ thống tuần hoàn nước bao gồm:
- Tiết kiệm 97% lượng nước đầu vào:
Nghĩa là tiết kiệm được 97% chi phí nước đầu vào: 0,97*3 000 tr = 2 910 tr đ
- Tiết kiệm được 97% tương ứng chi phí xử lý nước thải đầu ra:
0,97 * 1 000 = 970 triệu
Tính ra khoản tiền tiết kiệm được là: 2 910 +970 = 3 880 triệu đồng
Doanh thu từ bán phế thải:
Xỉ thải: tống ra hồ, sục lên. Pha trộn với than kém chất lượng bán cho lò nung vôi, nung gạch sử dụng năng lượng còn lại của nó vì trong xỉ thải vẫn còn hàm lượng than chưa cháy hết là 20%. Than nhẹ, khi vào hồ thải, người ta sẽ vớt pha trộn với than kém chất lượng đem bán cho lò nung vôi, nung gạch. Mỗi năm thu được từ khoản này là :200 triệu đồng
Phần xỉ còn lại dùng để đóng gạch xỉ. Khoán cho những hộ dân trong vùng kinh doanh và mỗi năm thu về 600 triệu đồng.
Tổng doanh thu từ bán phế thải là : 800 triệu đồng
Bảng 3.13: Tóm tắt doanh thu môi trường
STT
Doanh thu môi trường
Thành tiền ( Triệu đồng)
1
Tiền thưởng sáng kiến cải tiến kĩ thuật
319
2
Doanh thu từ bán phế thải
800
3
Tiền nước tiết kiệm được từ HTTH
3 880
Tổng doanh thu
4 999
(2006-P.Tài Chính)
So sánh và kết luận
Sau khi phân tích 4 loại chi phí môi trường và doanh thu môi trường ta có bảng tóm tắt sau:
Bảng 3.14: Bảng tổng kết chi phí và doanh thu môi trường
Danh mục
Thành tiền (triệu đồng)
1
Xử lý chất thải và chất phát thải
8 457,532
2
Quản lý giảm thiểu và quản lý môi trường
11 008
3
Chi phí phân bổ cho bán sản phẩm và chất thải
0
4
Chi phí tái chế
2 712
5
Tổng chi phí môi trường
22 177,532
Doanh thu môi trường
4 999
(2006 – P.Tài Chính)
Theo cách hạch toán truyền thống thì chi phí môi trường theo quan điểm của doanh nghiệp chỉ chiếm 1,9223% trong tổng chi phí. Nhưng theo phương pháp EMA thì chi phí môi trường được bóc tách ra khỏi chi phí sản xuất, chi phí quản lý chung và chiếm : 22 177,532/332 927 * 100% = 6,6613%. Cho thấy chi phí môi trường lớn hơn những gì mà doanh nghiệp nhìn thấy và chi phí môi trường có thể tạo ra doanh thu mà trong trường hợp này là doanh thu nhờ tiết kiệm tiền tuần hoàn nước và doanh thu từ xỉ thải. Như vậy, gợi ý một cách tiếp cận mới, doanh nghiệp có thể biến chất thải thành tiền, vừa đem lại hiệu quả về kinh tế, vừa không gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo sự tuân thủ, thể hiện đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp.
Đánh giá so sánh:
Theo cách thức hạch toán truyền thống thì báo cáo tài chính chỉ bao gồm:
Bảng 3.15 : Báo cáo tài chính
STT
Yếu tố chi phí
Thành tiền (triệu đồng)
1
Chi phí nguyên nhiên vật liệu
184 950
2
Chi phí nhân công
Chi phí đào tạo
73 447
2 130
3
Khấu hao tài sản cố định
39 000
4
Chi phí quản lý
17 000
5
Chi phí hành chính
5 000
6
Chi phí môi trường
6 400
7
Chi phí khác
4 000
Tổng chi phí
332 927
Doanh thu môi trường
4 999
Doanh thu bán điện
350 000
Lợi nhuận trước thuế
22 072
Lợi nhuận/Doanh thu
6,22%
(2006 – phòng tài chính)
Theo phương pháp EMA thì chi phí môi trường sẽ được bóc tách ra khỏi chi phí sản xuất, chi phí quản lý chung. Và được hạch toán , phân bổ thành các khoản như trong báo cáo tài chính được viết lại dưới đây:
Bảng 3.16: Báo cáo tài chính có ECA
STT
Yếu tố chi phí
Thành tiền (triệu đồng)
1
Chi phí nguyên nhiên vật liệu
184 950
2
Chi phí nhân công
70 047
3
Khấu hao tài sản cố định
29 082
4
Chi phí quản lý
9 500
5
Chi phí hành chính
3 800
6
Chi phí khác
4000
Chi phí môi trường
Chi phí xử lý chất thải và chất phát thải
8 457,532
Chi phí quản lý giảm thiểu và QLMT
11 008
Chi phí phân bổ cho bán sản phẩm và chất thải
0
Chi phí tái chế
2 712
Tổng chi phí
332 927
Doanh thu môi trường
4 999
Doanh thu bán điện
350 000
Lợi nhuận trước thuế
22 072
Lợi nhuận/Doanh thu
6,22%
Như vậy sau khi phân tích ta thấy có sự thay đổi sau:
-Chi phí môi trường sau khi được bóc tách ra khỏi chi phí chung bằng phương pháp EMA thì đều lớn hơn rất nhiều so với chi phí môi trường được hạch toán theo cách thức truyền thống. cụ thể lớn gấp gần 3,5 lần so với những gì mà doanh nghiệp nhìn thấy. nhưng con số trên thực tế sẽ là lớn hơn vì còn những chi phí ẩn mà hạn chế về kinh nghiệm nên vẫn chưa bóc tách và nhận dạng ra được.
-Sau khi có kết quả bóc tách đây sẽ là cơ sở giúp cho các nhà quản lý có thể xem xét nhìn nhận và đưa ra những quyết định đầu tư sáng suốt vừa mang lại hiệu quả về kinh tế vừa đảm bảo bền vững cho môi trường.
Chương 4KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
- Phần lớn lưu huỳnh trong nhiên liệu khi cháy trở thành khí SO2 nên % lượng thải của khí SO2 trong khí thải là rất lớn nhưng nhà máy chưa có hệ thống xử lý khí này do đó được thải trực tiếp ra môi trường trong điều kiện ống khói thấp có thể gây ảnh hưởng cục bộ và lâu dài đến sức khỏe dân cư trong vùng do đó kiến nghị một số phương án để giảm thiểu nồng độ phát thải và xử lý khí lưu huỳnh: Sử dụng than đầu vào chất lượng cao, có hàm lượng lưu huỳnh thấp. Các loại than này tuy giá cao hơn nhưng nhiệt trị lớn hơn, hiệu suất cháy cao; Xử lý khí lưu huỳnh trước khi ra khỏi ống khói.
- Lượng khí thải thoát ra phụ thuộc phần lớn vào thành phần than, công nghệ đốt, công suất của nhà máy và hiệu suất hoạt động. Do đó với nguyên liệu than có thành phần như trên thì lượng phát thải khí SO2, tro bụi, phụ thuộc rất nhiều vào các vấn đề như: hiệu suất lọc bụi của nhà máy, quá trình buồng lửa ảnh hưởng đến việc tạo thành NOx mức oxi trong buồng lửa nếu thừa với nhiệt độ tâm ngọn lửa cao tăng quá mức 16000C thì lượng NO sinh ra sẽ gấp đôi vì vậy để giảm lượng NO tạo ra trong buồng lửa có thể áp dụng tái tuần hoàn khói để giảm nhiệt độ và nồng độ oxi. Trong buồng lửa quá trình cháy tạo thành NO chiếm 95% do đó khi ra ngoài khí quyển sẽ tạo thành NO2 là rất lớn. Vì điều kiện ống khói nhà máy thấp nên khả năng pha loãng là kém do đó nếu không giảm lượng khí thải cả về thành phần và lượng thì ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường là rất lớn.
- Chất thải rắn chủ yếu trong nhà máy là than chưa cháy hết(30%), tro bay rât mịn, do hàm lượng than dư không cao nên rất khó tận thu làm nguyên liệu đốt, mà thường được thải thẳng ra hồ chứa. do vậy, có một lượng chất thải không lồ vào môi trường, đây cũng là một sự lãng phí mà bản thân DN không nhìn thấy được.
Vì chất thải này là tro bay, và tro xỉ, có thể được sử dụng cho các ngành khác như tro bay dùng cho các nhà máy thủy điện (dùng làm bê tông vì nó có thể thay thế được 20% xi măng trong bê tông, đồng thời tro này có độ mịn cao nó có khả năng làm tăng độ bền của bê tông và tăng độ nhớt của vữa, giúp bê tông chui vào các khe lỗ một cách dễ dàng, việc bổ sung phụ gia này vào bê tông sẽ giúp có thể đổ bê tông gián đoạn mà ko phải đổ liên tục như cách thông thường, kinh tế mà lại rẻ tiền).
Theo chuyên gia trong ngành thì việc thay thế tro bay trong bê tông có thể giảm đến 30% giá thành và than có thể là nguyên liệu làm gạch. Vấn đề ở đây là công nghệ. Hiện trên thế giới đã có nhiều công nghệ tương đối phổ biến và rẻ tiền có thể được sử dụng để xử lý như dây chuyền tuyển nổi, hệ thống tự lắng mới. Ngoài ra theo nhận định của chuyên gia, tro xỉ này có thể dùng trong sx bê tông bền với nước biển do đó thiết nghĩ tiềm năng của chất thải này là rất lớn. vừa bảo vệ môi trường giảm chi phí cho DN lại vừa đem lại lợi ích kinh tế.
- Vào mùa khô, khi nước thủy triều thấp, lòng sông bị bồi lắng, ngăn cản nước triều từ sông bạch đằng vào tới chân đập ngăn mặn. Việc đưa lưu lượng 13,7m3/s nước vào đoạn sông này có tác dụng sục đáy sông, khai thông dòng chảy, và đưa phù sa ra biển, tạo điều kiện cho xà lan chở than và tàu thuyền cập cảng sông Uông dễ dàng hơn và tiết kiệm được kinh phí phải chi trả hàng năm cho khai thông dòng sông. Đây là ngoại ứng tích cực của nhà máy cần được biết đến như là một lợi ích trong việc giảm chi phí.
- Tiếp tục thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường để đáp ứng yêu cầu môi trường theo quy định
- Tuyên truyền giáo dục đến toàn thể cán bộ công nhân viên về tầm quan trọng và lợi ích của công tác bảo vệ môi trường. điều này tuy nhỏ nhưng lợi ích đem lại thì rất lớn. nhất là đối với nhà máy nhiệt điện đốt than có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và rủi ro an toàn lao động là rất lớn.
- Mở các khóa giảng dạy và đào tạo về công tác bảo vệ môi trường với sự tham gia của các chuyên gia, các cán bộ quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương.
- Bồi dưỡng về nghiệp vụ môi trường cho các cán bộ đảm nhận công tác môi trường của nhà máy.
-Có những quy định cụ thể về công tác bảo vệ môi trường đối với các khu vực và phạm vi toàn nhà máy.
- Trong thời gian tới công ty cần triển khai khắc phục các vấn đề môi trường còn tồn tại và tiếp tục quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý môi trường nhất là khi nhà máy mở rộng đi vào hoạt động thì lượng phát thải chất ô nhiễm sẽ là rất lớn.
-Nhiệt điện là một ngành sản xuất có nhiều khả năng tác động đến môi trường và có quy mô lớn nên công ty cần có sự quan trắc, phân tích thường xuyên các thông số môi trường để có thể phát hiện kịp thời các chỉ tiêu môi trường nằm ngoài tiêu chuẩn cho phép cũng như chiều hướng diễn biến của môi trường để có các giải pháp xử lý thích hợp, kịp thời tránh những sự cố môi trường sẽ gây thiệt hại lớn không lường trước được. Để thực hiện điều này công ty cần tiến hành quan trắc môi trường định kì.
4.2. KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, tính toán các chi phí môi trường cho nhà máy, bản thân đã rút ra được một số kết luận sau:
Chi phí môi trường là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lỗ lãi của doanh nghiệp. Nhưng nếu có một cách nhìn và thái độ đúng đắn thì có thể biến chi phí thành doanh thu, biến phế liệu, chất thải, phế thải thành một nguồn thu của doanh nghiệp. Đôi khi con số này có thể rất lớn nếu doanh nghiệp biết khai thác nó.
EMA đưa lại thông tin đầy đủ, vừa là thông tin kinh tế, vừa là thông tin môi trường giúp doanh nghiệp trong quá trình ra quyết định chính xác hơn theo hướng kinh doanh bền vững.
Qua nghiên cứu cho thấy có một số hạn chế và khó khăn trong quá trình thực hiện EMA thường gặp phải là:
Yêu cầu của EMA là những số liệu thu thập được liên quan đến chi phí môi trường phải có sự tương thích với hạch toán chi phí truyền thống của doanh nghiệp điều này đòi hỏi phải có thông tin chính xác và kĩ thuật phân tích, bóc tách các chi phí môi trường ra khỏi chi phí chung. Do đó cần có sự hợp tác của các chuyên gia bên kĩ thuật, chuyên gia EMA và những người làm công tác kế toán kiểm toán.
Một khó khăn lớn là trong kĩ thuật bóc tách giữa giảm một lượng ô nhiễm là nhờ tác dụng của ứng dụng công nghệ mới là bao nhiêu % và do doanh nghiệp áp dụng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm là bao nhiêu % nếu doanh nghiệp sử dụng cùng một lúc cả hai yếu tố đó.
Thiếu số liệu: Đối với chất thải ra nguồn nước chỉ có thể tính được lương BOD. Đối với chất thải ra không khí chỉ tính được SO2, NOx, CO và TSP. Còn đối với chất thải rắn thì chỉ tính chung chung, chưa phân loại ra cụ thể.
Khó khăn về kĩ thuật tính toán, chủ yếu là khó xác định giá các chi phí môi trường liên quan.
Khó khăn về tài chính nhất là đối với việc điều tra số liệu.
Khó khăn về nguồn nhân lực: còn hạn chế, vừa thiếu về kinh nghiệm, vừa yếu về chuyên môn trong viêc tham gia EMA.
Nhận thức và chấp nhận kết quả EMA: Ở Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung không phải có nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đến vấn đề này, do đó cũng không nhận thức được tầm quan trọng của nó. Đặc biệt khi mà hạch toán đầy đủ các chi phí môi trường thì thường dẫn đến một kết quả là làm tăng chi phí doanh nghiệp và đội giá thành lên cao hơn so với hạch toán truyền thống, do đó họ không mấy hoan nghênh kết quả này.
Bỏ qua nhiều vấn đề và chi phí môi trường ẩn như là chi phí ẩn tiềm năng, chi phí không lường trước được, chi phí uy tín, quan hệ, hình ảnh doanh nghiệp,…
Nói chung, EMA là một môn khoa học mới và khó. Hiện tại đang chỉ mới áp dụng ở các nước phát triển. Với Việt Nam thì đây còn là một vấn đề mới lợi ích thì thấy rõ nhưng việc áp dụng thành công EMA đang là một thách thức lớn vì hạn chế về năng lực và trình độ chuyên môn cũng như thiếu các thông tin tài chính và các số liệu thống kê. Mặc dù vậy, EMA vẫn đang dần trở thành một công cụ hữu ích đối với bất kì tổ chức nào nhờ sự ưu việt vượt trội của nó.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vũ Xuân Nguyệt Hồng, vấn đề hạch toán môi trường trong tài khoản quốc gia, Nhà xuất bản Khoa Học Kĩ Thuật, Hà Nội, năm 2004.
TS. Nguyễn Chí Quang, Cơ sở hạch toán môi trường doanh nghiệp, NXB Khoa Học và Kĩ Thuật, Hà Nội, năm 2002.
Trung tâm phân tích FPD, Báo cáo quan trắc môi trường tháng 11/2007, tài liệu lưu hành nội bộ năm 2007.
NCS. Bùi thị thu thủy, Tổng quan lý luận và thực tiễn hạch toán môi trường và công tác quản lý hạch toán chi phí môi trường trên thế giới và ở Việt Nam, 2007.
MỤC LỤC
CÁC MỤC LỤC, BẢNG VÀ SƠ ĐỒ 1
CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT 3
LỜI MỞ ĐẦU 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 7
1.1 GIỚI THIỆU VỀ HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 7
1.1.1 Các khái niệm về Hạch toán 7
1.1.2. Các khái niệm về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 13
1.1.3. Vì sao phải hạch toán quản lý môi trường 13
1.1.3.1. EMA khắc phục nhược điểm của hệ thống hạch toán truyền thống 14
1.1.3.2. Lợi ích của hạch toán quản lý môi trường 15
1.2. NỘI DUNG CỦA HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 18
1.2.1. Nội dung của hạch toán quản lý môi trường 18
1.3. CÁC BƯỚC HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 21
1.3.1. Đạt được sự xác nhận và cam kết của cấp quản lý cao nhất 21
1.3.2. Thành lập nhóm thực hiện 21
1.3.3. Xác định quy mô, giới hạn của hệ thống đề xuất 22
1.3.4. Thu thập toàn bộ thông tin tài chính và vật chất 22
1.3.5. Nhận dạng các chi phí môi trường 22
1.3.5.1. Nguyên tắc xác định các chi phí môi trường 22
1.3.5.2 Các dạng chi phí môi trường 25
1.4.6. Xác định các doanh thu tiềm năng bất kì hay các cơ hội cắt giảm chi phí 30
1.4.7. Đánh giá các chi phí và doanh thu được xử lý như thế nào trong các hệ thống hạch toán hiện hành 31
1.4.8. Xây dựng các giải pháp 31
1.4.9. Đánh giá các giải pháp, đề xuất thay đổi hệ thống và thực hiện 31
1.4.10.Theo dõi kết quả 32
1.4 NHỮNG ỨNG DỤNG HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THỰC TẾ 32
1.4.1.Thế giới 32
1.4.2. Việt Nam 33
1.4.2.1 Trang trại nuôi tôm tại cà mau: 34
1.4.2.2 Doanh nghiệp chế biến thực phẩm tại Huế: 34
1.4.2.3 Nhà máy sản xuất Bia ở Phú Yên 35
Chương 2 ÁP DỤNG HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHO NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ 36
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ 36
2.1.1. Vài nét về quá trình phát triển của nhà máy 36
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của nhà máy 37
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy trong những năm gần đây 38
2.1.4. Định hướng hoạt động trong tương lai 39
2.2. PHÂN TÍCH CHU TRÌNH SẢN XUẤT ĐIỆN VÀ CHẤT THẢI CỦA NHÀ MÁY 41
2.2.1. Đặc điểm của ngành điện 41
2.2.2. Chu trình sản xuất điện 42
2.2.2.1. Sơ đồ chu trình sản xuất điện và chất thải 42
2.2.2.2 Phân tích chu trình sản xuất điện và chất thải 45
2.2.3. Chu trình nhiệt 47
2.2.4. Chu trình xử lý chất thải 49
2.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY 52
2.3.1 Các chất thải chính của nhà máy: 52
Các nguồn chất thải và phát sinh ô nhiễm 53
2.3.2.1 Khí thải 53
2.3.2.2 Nước thải 53
2.3.2.3 Tiếng ồn 54
2.3.2.4 Nhiệt độ 55
2.3.2.5 Độ rung 55
2.3.2..6 Chất thải rắn 55
Tác động đến môi trường và sức khỏe của con người 56
2.3.3.1 khí thải: 56
2.3.3.2.Nước thải: 56
2.3.3.3. Chất thải rắn 57
2.3.3.4. Ô nhiễm nhiệt 57
2.3.3.5. Tiếng ồn 57
2.3.3.6. Tình hình sức khỏe của người lao động 57
2.4. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY 59
2.4.1 Hiện trạng quản lý khí thải 59
2.4.2 Hiện trạng quản lý nước thải 60
2.4.3.Hiện trạng ô nhiễm nhiệt 60
2.4.4. Quản lý chất thải rắn: 61
2.4.5. Quản lý ô nhiễm tiếng ồn 62
2.4.6 Quản lý ô nhiễm hệ sinh thái và sức khỏe người lao động 62
Chương 3 BƯỚC ĐẦU ÁP DỤNG EMA CHO NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ 68
3.1. XÁC ĐỊNH DÒNG VẬT LIỆU VÀ NĂNG LƯỢNG ĐẦU VÀO, ĐẦU RA 69
3.2. XÁC ĐỊNH CÁC CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG 72
3.2.1 Chi phí loại 1: chi phí xử lý chất thải và chất phát thải 72
3.2.2. Loại 2: chi phí quản lý giảm thiểu và quản lý môi trường: 75
3.2.3 Loại 3: Chi phí phân bổ cho bán sản phẩm và chất thải 77
3.3 DOANH THU MÔI TRƯỜNG 78
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
4.1. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 83
4.2. KẾT LUẬN 85
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34958.doc