MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………………….3
DANH MỤC BẢNG BIỂU…………………………………………………..4
PHỤ LỤC…………………………..…………………………………….… 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………….58
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KTMT : Kinh tế môi trường
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
CBA : Đánh giá chi phí lợi ích
VLXD : Vật liệu xây dựng
QĐ : Quyết định
NQ : Nghị quyết
CP : Cổ phần
PTXD& XNK : Phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu
TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
XD : Xây dựng
TCVN : Tiêu chuẩn
58 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1459 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Bước đầu nghiên cứu môi trường lao động và ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ người lao động tại Công ty cổ phần PTXD và XNK Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam
SHODEX : Song Hong construction development and import
export join company
HĐQT : Hội đồng quản trị
BXD : Bộ Xây Dựng
HĐKT : Hợp đồng kinh tế
CNH : Công nghiệp hoá
HĐH : Hiện đại hoá
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Nồng độ bụi tại các cơ sở sản xuất VLXD 11
Bảng 1.2: Giới hạn tối đa về tiếng ồn các phương tiện vận tải 12
Bảng 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 21
Bảng 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp 25
Bảng 2.3: Tình hình SXKD của Công ty 2005 - 2006 29
Bảng 2.4: Mức độ ô nhiễm tiếng ồn tại Công ty 34
Bảng 3.1.: Một số bệnh nghề nghiệp do ô nhiễm bụi 37
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của tiếng ồn, độ rung tới sức khoẻ người lao động 38
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của thay đổi công nghệ tới môi trường lao động 40
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của thay đổi công nghệ tới sức khoẻ người lao động. 41
Bảng3.5: Chi phí cho các hoạt động môi trường 43
MỞ ĐẦU
Ở nước ta trong những năm qua có những bức tiến rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Từ năm 1990 đến nay, cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước và cơ chế quản lý trong sản xuất kinh doanh, ngành công nghiệp đã thực sự trở thành động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2000 của cả nước đạt 195,3 ngàn tỷ đồng ( theo giá cố định năm 1994), tăng hai lần so với năm 1995. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp là 13,67%(1995-2000). Định hướng đến năm 2010, ngành công nghiệp sẽ tập trung phát triển các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Ngành sản xuất vật liệu xây dựng tốc độ tăng trưởng khá, bình quân 13,96%. Đây là ngành đổi mới nhanh về thiết bị và công nghệ. Mục tiêu phát triển ngành đến năm 2010 là phải đạt hiệu quả kinh tế gắn với hiệu quả sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên trong quá trình phát triển kinh tế đã và đang có những tác động tiêu cực tới môi trường sống của chúng ta. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Trong đó quá trình hoạt động sản xuất của con người đóng vai trò quan trọng làm suy thoái môi trường .Một loạt các vấn đề về môi trường đã nảy sinh như: suy thoái môi trường, môi trường không khí, đất , nước bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt… ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Để khắc phục tình trạng này thì nhà nước phải bỏ ra rất nhiều chi phí và trong thời gian dài. Ô nhiễm môi trường không chỉ tác động đến môi trường xung quanh mà còn tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, ô nhiễm môi trường tại các doanh nghiệp thường đi kèm với các chi phí phát sinh như: chi phí thu gom xử lý chất thải, chi phí cho việc giảm năng suất lao động, chi phí cho việc khám chữa bệnh cho người lao động… Vì vậy hiện nay ở các doanh nghiệp ngoài mục tiêu lợi nhuận, uy tín, chất lượng sản phẩm thì môi trường lao động cũng đang trở thành mục tiêu để các doanh nghiệp theo đuổi. Để đảm bảo môi trường làm việc tốt cho người lao động, đồng thời giữ gìn môi trường chung là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư. Trong xu thế hiện nay, vấn đề môi trường nói chung và môi trường lao động nói riêng vừa là yêu cầu vừa là động lực thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay do nhận thức rõ tầm quan trọng của môi trường nên nhà nước ta đã và đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, cải thiện môi trường lao động cho công nhân.
Nhận thức được điều này, cùng với kiến thức được học tại trường và trong thời gian thực tập tại công ty CP Phát triển Xây Dựng & XNK Sông Hồng em đã chọn đề tài:”Bước đầu nghiên cứu môi trường lao động và ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ người lao động tại công ty CP PTXD&XNK Sông Hồng “.
Đối tượng nghiên cứu là môi trường lao động tại các công trình xây dựng, các tác động của quá trình xây dựng tới môi trường xung quanh và tới sức khoẻ của người lao động trên các công trường xây dựng.
Mục đích và phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu một cách chung nhất về môi trường lao động và những ảnh hưởng của nó tới môi trường xung quanh, tới sức khoẻ người lao động tai công ty CP PTXD&XNK Sông Hồng để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường , nâng cao môi trường làm việc cho người lao đông ở các công ty khác.
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương I : lý luận chung về môi trường lao động và môi trường lao động trong ngành xây dựng.
Chương II : Thực trạng môi trường lao động tại công ty CP PTXD&XNK Sông Hồng.
Chương III : Đánh giá những ảnh hưởng của môi trường lao động tới sức khoẻ của người lao động.
Sau một thời gian thực tập tại công ty CP PTXD&XNK Sông Hồng, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Nguyễn Quang Hồng cùng các cán bộ tại công ty em đã hoàn thành được bài viết này. Song do hạn chế về trình độ cũng như thời gian tiếp cận nên bài viết không tránh khỏi những thiếu xót, em mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô trong khoa để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH XÂY DỰNG
1.1. Tổng quan về môi trường lao động
1.1.1. Môi Trường:
1.1.1.1.Khái niệm chung về môi trường.
Môi trường lai một khái niêm rộng và nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong cuộc sống có nhiều khái niệm về môi trường như: Môi trường xã hội, môi trường giáo dục, môi trường kinh doanh, môi trường lao động… Vì vậy có nhiều định nghĩa khác nhau về môi trường. Một định nghĩa nổi tiếng của S.V.Kaléuik(1959-1970): “Môi trường chỉ là một bộ phận của trái đất bao quanh con người , mà ở một thời điểm nhất định xã hội loài người có quan hệ tương hỗ trực tiếp với nó, nghĩa là môi trường có quan hệ một cách gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản xuất của con người”.
Một định nghĩa khác về môi trường như sau: “Môi trường là khung cảnh của lao động của cuộc sống riêng tư nghỉ ngơi của con người”. Ở Việt Nam thì khái niệm về môi trường được Quốc Hội thông qua ngày 27/12/1993 như sau:” Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống , sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.( điều 1 - luật bảo vệ môi trường việt nam). Như vậy theo định nghĩa này thì con người trở thành trung tâm trong mối quan hệ với tự nhiên.
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển cả, động, thực vật, đất, nước… Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng , đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết ,quy định… ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, Quốc gia, tỉnh,… Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác .
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống như: ô tô, máy bay, nhà ở, công viên, khu đô thị,…
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng , cảnh quan, quan hệ xã hội,…
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.
1.1.1.2.Các thành phần của môi trường.
Thành phần của môi trường rất phức tạp, môi trường chứa đựng các yếu tố hữu sinh và vô sinh. Có thể chia môi trường tự nhiên thành 4 quyển sau:
Khí quyển: là vùng nằm ngoài vỏ trái đất với chiều cao từ 0-100km. Trong khí quyển tồn tại các yếu tố vật lý như nhiệt độ, áp suất, mưa, nắng , gió, bão… Khí quyển chia thành 4 lớp: Đối lưu, bình lưu, trung lưu và tầng ngoài.
Thạch quyển: Địa quyển chỉ phần rắn của trái đất có độ sâu từ 0-60km tính từ mặt đất và có độ sâu 0-20km tính từ đáy biển. Thạch quển chứa đựng các yếu tố hoá học như các nguyên tố hoá học, các hợp chất rắn vô cơ, hữu cơ. Thạch quyển là cơ sở cho sự sống.
Thuỷ quyển: là nguồn nước mặt, nước ngầm như nước trong sông, suối, ao, hồ … Tổng lượng nước hiện nay trên toàn cầu khoảng 1,4 x 109 km3 nhưng có trên 97% nằm ở đại dương còn lại 3% là nước ngọt. Nhưng 90% lượng nước ngọt nằm ở các núi băng bắc cực và nam cực. Nước là thành phần môi trường cực kỳ quan trọng. Con người cần đến nước trong mọi hoạt động sống của mình.
Sinh quyển : Nơi nào có sự sống là nơi đó có sinh quyển. nó bao gồm các loài sinh vật và điều điện sống của nó. Sinh quyển gồm các thành phần hữu sinh và vô sinh quan hệ chặt chẽ với nhau.
1.1.1.3.Vai trò của môi trường :
Môi trường có 5 chức năng sau:
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
Môi trường là nơi nguồn cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải do con người tao ra trong cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của mình.
Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất.
Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi.
1.1.2.Môi trường lao động
1.1.2.1. Khái niêm:
Để tìm hiểu và nhìn nhận đúng tầm quan trọng của vấn đề này, trước tiên ta cần tìm hiểu lực lượng lao động là gì? Đây là lực lượng chủ yếu trong quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Bởi vậy việc chăm lo, cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Môi trường lao động được định nghĩa như sau:” Môi trường lao động hay điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các quá trình công nghệ, các công cụ, phương tiện lao động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó tạo nên một điều kiện thích hợp cho con người trong quá trình lao động sản xuất”.
Môi trường lao động là một bộ phận của môi trường, nó là sự cụ thể hoá khái niệm môi trường cho từng đối tượng không gian cụ thể, mà ở đây là môi trường hoạt động của con người trong các quá trình lao động sản xuất.
Môi trường lao động bao gồm:
Các yếu tố sản xuất:
+ Máy móc thiết bị, công cụ sản xuất, nhà xưởng,…
+ Nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng, nước,…
+ Đối tượng lao động.
+ Người lao động.
Các yếu tố liên quan đến sản xuất:
+ Các yếu tố tự nhiên
+ Các yếu tố kinh tế - xã hội
+ quan hệ lao động, hoàn cảnh người lao động,…
1.1.2.2. Tại sao phải nghiên cứu môi trường lao động?
Môi trường có vai trò rất quan trọng đối với con người và sinh vật trên trái đất này. Là nơi cung cấp các yếu tố cơ bản cho cuộc sống của chúng ta như thức ăn, nước uống,… cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất của con người. Con người phụ thuộc vào tự nhiên đồng thời cũng là tác nhân làm cho môi trường suy thoái. Con người trong quá trình hoạt động sản xuất của mình đã tác động vào môi trường làm biến đổi thành phần của môi trường. Khi môi trường bị tàn phá, ô nhiễm môi trường xuất hiện, tài nguyên môi trường bị giảm sút về số lượng và chất lượng thì cũng là khi con người phải hứng chịu những hậu quả do sự thiếu trách nhiệm đối với môi trường sinh ra. Đó là những ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, xã hội, biểu hiện rõ nhất là những vấn đề môi trường có tính toàn cầu như sự nóng lên của trái đất, thủng tầng ô zôn, thiên tai,… Như vậy môi trường và con người là mối quan hệ hai chiều tác động qua lai, ảnh hưởng lẫn nhau. Do đó sự quan tâm và bảo vệ môi trường của con người trong các hoạt động sản xuất kinh doanh là hết sức cần thiết.
Cụ thể trong môi trường làm việc của người lao động, môi trường bị ô nhiễm nó sẽ tác động không nhỏ tới năng suất lao động. Ví dụ: máy móc, thiết bị lạc hậu, các yếu tố tự nhiên như ánh sáng, không khi, nguồn nước ,…không được đảm bảo thì nó trở thành yếu tố cản trở, hạn chế kết quả sản xuất, năng suất lao động giảm sút, chi phí tăng. Nếu các cơ sở sản xuất có máy móc hiện đại, nhà xưởng thoáng mát, môi trường làm việc tốt thì việc sản xuất sẽ đạt kết quả cao.
1.1.3. Ô nhiễm môi trường lao động
Theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, ô nhiễm môi trường được định nghĩa như sau:” Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”.
Theo công ước số 148(1/6/1977)- công ước và kiến nghị về môi trường lao động của tổ chức lao động thế giới ILO thì ô nhiễm môi trường lao động gồm ô nhiễm độ không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm độ rung.
Tình trạng ô nhiễm môi trường lao động xảy ra khá phổ biến ở các doanh nghiệp Viêt Nam hiện nay , nguyên nhân chủ yếu do máy móc thiết bị , công nghệ lạc hậu, thiếu sự quản lý đồng bộ từ các cấp lãnh đạo,…
Các doanh nghiệp công nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình phát thải ra môi trường đã gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng tại các đô thị và khu công nghiệp, làm mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Ô nhiêm đã gây cho xã hội những chi phí không nhỏ mà bản thân doanh nghiệp cũng phải chịu những tác động lớn như:
- Tăng chi phí sản xuất:
Ô nhiễm môi trường thường đi kèm với những chi phí phát sinh cho doanh nghiệp như chi phí thu gom, xử lý chất thải, chi phí đền bù thiệt hại,… Những chi phí này thường là không nhỏ, nó sẽ càng lớn khi vấn đề ô nhiễm của doanh nghiệp càng nghiêm trọng.
- Giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh
Ô nhiễm môi trường trong các doanh nghiệp thường bắt nguồn từ việc sử dụng không hiệu quả các yếu tố đầu vào, sự lãng phí các nguồn nguyên, nhiên liệu. Chính sự tiêu hao qúa mức này làm cho các doanh nghiệp tăng chi phí, giảm năng suất lao động, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Giảm uy tín chất lượng và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay môi trường là mối quan tâm của mọi đối tượng người tiêu dùng, các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Vì thế ô nhiễm môi trường là yếu tố rất nhạy cảm hiện nay, nó tác động rất lớn đến chỗ đứng của các doanh nghiệp trên thương trường.
- Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người lao động.
Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân trực tiếp tác động đến sức khoẻ người lao động. Ô nhiễm môi trường lao động thường gây ra rất nhiều bệnh nghề nghiệp, bệnh nan y,… Hậu quả là suy giảm sức khoẻ người lao động, từ đó giảm cường độ và hiệu quả công việc, làm giảm năng suất lao động.
1.2. Môi trường lao động trong ngành xây dựng
1.2.1. Đặc điểm của môi trường lao động trong ngành xây dựng.
Xây dựng là một ngành có môi trường lao động rất đặc thù. Đặc điểm và điều kiện lao động tiến hành chủ yếu ngoài trời, phụ thuộc vào thời tiết, công việc nặng nhọc, quá trình thi công phức tạp, môi trường độc hại,…Vì vậy nến nó có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh cũng như sức khoẻ người lao động.
Ở các công trường xây dựng mức độ ô nhiễm rất lớn, nồng độ bụi lơ lửng trong không khí thường rất lớn vượt quá tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần, tiếng ồn và độ rung tại các công trường xây dựng cũng rất lớn, tác động rất lớn đến sức khoẻ con người
1.2.2. Ô nhiễm môi trường trong ngành xây dựng
1.2.2.1. Tình hình ô nhiễm bụi
Là chỉ không khí bị nhiễm bẩn, bởi sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)
Trong ngành xây dựng ô nhiễm bụi tại các nhà máy xi măng và các công trường đang thi công là nghiêm trọng nhất. Tại đây, ô nhiễm bụi thường phát sinh tại các nhà máy sản xuất xi măng, trong quá trình sản xuẩt xi măng là ô nhiễm bụi đặc biệt là trong bụi lại chứa hàm lượng silíc tự do cao chính vì vậy những công nhân tại đây đã mắc bệnh bụi phổi rất nhiều, hàm lượng ở đây đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Bảng1.1 : nồng độ bụi tại các cơ sở sản xuất VLXD
Địa điểm đo
Hàm lượng SiO2 (%)
Bụi toàn phần (mg/m3)
Bụi hô hấp (mg/m3)
XM Hải Phòng
3 – 9
4 - 124
6 - 37
XM Bỉm Sơn
3.8 - 13.8
3.3 – 31.8
3 - 35
XM Sông Đà
3.6 – 7.2
3.5 - 14.2
3.5 - 16
Mỏ Đá Hoà An
22 - 23.2
3 - 230
3 - 25
XM Nghi Sơn
2.3 - 13.2
3 - 36
8 - 32
Mỏ Đá trắng Nghệ An
5 – 39.5
2.1 - 62.3
2.8 - 34
Bê Tông XD Hà Nội
6 - 9
0.7 - 5.2
1.5 - 8
Hàm lượng bụi SiO2 từ 2.3-39.5 nồng độ toàn phần ở hầu ở hầu hết các nhà máy đều tăng từ 2-60 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Đặc biệt ở các cơ sở sản xuất đá và xi măng nồng độ bụi hô hấp tăng từ 3-15 lần so với tiêu chuẩn cho phép.
Trong quá trình thi công xây dựng, tại các công trường xây dựng nồng độ bụi trong không khí thường rất lớn, bụi thường xuất phát từ các vật liệu như xi măng, cát, sỏi,…Trong quá trình di chuyển vật liệu thường bị thất thoát ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường xung quanh, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ công nhân trực tiếp xây dựng và dân cư xung quanh công trình xây dựng.
1.2.2.2. Tình hình ô nhiễm tiếng ồn.
Ô nhiễm tiếng ồn là các âm thanh có thể dẫn đến một sự tổn hại thính giác hoặc gây độc hại đối với sức khoẻ con người.
Tiêu chuẩn về âm học : Theo TCVN 1948-19995 quy định về tiếng ồn do các phương tiện đường bộ tạo ra khi vận hành như sau:
Bảng 1.2: giới hạn tối đa về tiếng ồn của các phương tiện đường bộ
STT
Tên phương tiện
Mức độ tối đa (dBA)
1
Xe máy đến 125 cc
80
2
Xe máy trên 125 cc
85
3
Xe máy 3 bánh
85
4
Xe ô tô con, taxi
80
5
Xe khách trên 12 chỗ
85
6
Xe tải đến 3,5 tấn
85
7
Xe tải trên 3,5 tấn
87
8
Xe tải công suất trên 150 KW
88
9
Máy kéo, máy ủi
90
Tiếng ồn trong ngành xây dựng chủ yếu phát sinh từ nhà máy sản xuất, các công trường xây dựng, từ các phương tiện vận tải,… Trong các cơ sở này âm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Ở các công trường xây dựng tiếng ồn chủ yếu do các loại máy móc trong quá trình thi công tạo ra, ở đây các xe có trọng tải lớn chở đất đá làm ô nhiễm tiếng ồn và kèm theo đó là ô nhiễm bụi. Ở các khu vực xung quanh các công trường xây dựng ô nhiễm tiếng ồn là rất lớn , đặc biệt các hoạt động xây dựng thường được tiến hành 24/24 nên ảnh hưởng rất lớn đến đời sống dân cư xung quanh.
1.2.2.3. Các nguồn gây ô nhiễm:
Trên các công trưòng xây dựng của công ty thì nguồng gây ô nhiễm không khí chủ yếu là do xi măng, cát, sỏi, hay trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, chất thải xây dựng,…Trong quá trình vận chuyển nồng độ bụi gây ra thường lớn và vượt quá tiêu chuẩn cho phép, làm cho môi trường lao động bị ô nhiễm nặng.
Các tác nhân gây ô nhiễm không khí:
Các loại oxit như: nitơ ôxit (NO,NO2) ,SO2, CO, H2S, các loại khí halogen,…
Các chất lơ lửng (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật) nitrat, sunfat, các phân tử cacbon,…
Các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, kẽm,…
Nhiệt độ, tiếng ồn,…
Mỗi năm công ty đã và đang thi công rất nhiều các công trình xây dựng. Công ty luôn quan tâm đến công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động. Để làm tốt công tác này công ty không ngừng đổi mới công nghệ trong sản xuất, đầu tư thiết bị, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, đảm bảo về an toàn lao động, vệ sinh môi truờng và chất lượng công trình. Tuy nhiên do đặc điêm của ngành xây dựng là tác động trực tiếp đến môi trường, đến sức khoẻ của người lao động, công ty mới chỉ áp dụng được các biện pháp làm giảm ô nhiễm chứ chưa kiểm soát được tình hình ô nhiễm môi trường trong khi xây dựng.
1.2.2.4. Ảnh hưởng ô nhiễm môi trường ngành xây dựng tới người lao động.
Theo điều tra cho thấy môi trường lao động bị ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ người lao động. Mặc dù công ty đã có nhiều biện pháp làm hạn chế bụi như: che chắn trong quá trình vận chuyển nhằm hạn chế việc rơi vãi đất, đá ra ngoài môi trường . Những việc làm này cũng chỉ hạn chế được phần nào, tình trạng bụi vẫn còn cao và nó ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh và sức khoẻ người lao động.
Bên cạnh đó tiếng ồn các công trình cũng đang còn tồn tại và gây ra những bệnh nghề nghiệp như điếc.Công nhân tiếp xúc lâu với tiếng ồn thường cảm thấy đau và mệt mỏi. Không những thế điều kiện làm việc, sinh hoạt của công nhân xây dựng thường diễn ra ngoải trời.Vì vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của công nhân. Do đặc thù của nghành xây dựng, nên công nhân thường phải ở tại các công trường, tại đây công nhân dựng lán trại để ở, các lán trại này thường là nơi ở tạm bợ có điều kiện sinh hoạt không đảm bảo. Vào mùa đông các lán trại thường ẩm thấp, kèm theo là chăn màn không được gặt dũ thường xuyên nên tạo ra nhiều muỗi. Vào mùa hè, các lán trại thường rất nóng nực và khó chịu. Hơn nữa sau một ngày làm việc nặng nhọc, vất vả các công nhân không thể ngủ do nóng ảnh hưởng sức khoẻ, làm giảm năng suất lao động.
1.2.3 Kinh nghiệm cải thiện môi trường lao động
Mục tiêu hoạt động của bắt cứ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường là tối đa hoá lợi nhuận, một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp là ô nhiễm môi trường lao động. Ô nhiễm môi trường lao động không chỉ tạo ra các chi phí cho xã hội, mà bản thân các doanh nghiệp cũng phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ cho vấn đề này. Thêm vào đó là những áp lực về phía xã hội, cộng đồng và chính quyền buộc các doang nghiệp phải quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Những lựa chọn kinh tế đạt mục tiêu quản lý môi trường mà các doanh nghiệp có thể tiến hành để giảm thiểu chất thải, tăng hiệu quả sản xuất .
1.2.3.1 Biện pháp giảm tại nguồn.
Những phương thức mà doang nghiệp tiến hành như thay đổi nguyên liệu thô cho đầu vào sản suất cải thiện dây truyền sản suất nhằm giảm hoặc loại bỏ sự sinh ra chất thải trong quá trình sản suất. Để thực hiện được nội dung này về mặt kỹ thuật người ta phải tiến hành đánh giá vòng đời sản phẩn (LCA) theo quy trình 4 bước, bắt đầu bổ sung- khởi đầu, kiểm kê, tác động và cải thiện. Bao gồm việc nhận dạng và định dạng năng lượng do nguyên liệu xây dựng, chất thải môi trường, đánh giá tác động tới môi trường và cải thiện môi trường.
Hình thức này hướng tới mục tiêu sản phẩm đầu ra không đổi, thậm chí còn tăng, nhưng sẽ giảm nguyên liệu đầu vào và giảm chất thải. Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sẽ tăng lên và cải thiện môi trường lao động .
1.2.3.2 Tái chế tái sự dụng chất thải
Đây là biện pháp được ưa chuộng trong các biện pháp giải quyết chất thải vì nó giúp tiết kiệm nguyên liệu và giảm lượng nguyên liệu bị đổ bỏ sau đó. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích do tái chế mang lại thì ở những nước có trình độ công nghệ lạc hậu sẽ phần nào tăng thêm mức độ tác động tới môi trường do tái chế gây ra. Điều này thấy rõ nhất là tại các làng nghề truyền thống tái chế sắt thép như Đa Hội, tái chế giấy Dương ổ (Bắc Ninh ), tái chế nhựa và túi ni lông tại xã Minh Khai,Như Quỳnh…
Do chất thải do có thể tái chế hay tái sử dụng mà doanh nghiệp có thể tăng doanh thu của mình thông qua việc bán hoặc sử dụng lại chất thải, nghĩa là gián tiếp làm giảm chi phí trong hoạt động sản xuất.
1.2.3.3 Biện pháp xử lý cuối đường ống.
+ Xử lý nội vi :hay còn gọi là xử lý tại chỗ trong hàng rào của doanh nghiệp, chi phí cho việc làm này gồm xây dựng lò thiêu đốt, bãi chôn lấp, xử lý vật lý, xử lý hoá học, xử lý nước thải, tái chế, tái lọc các chất thải dầu mỡ.
+ Xử lý ngoại vi : Hay còn gọi là xử lý bên ngoài hàng rào của doanh nghiệp. Những chi phí này bao gồm lò thiêu, tái chế, phục hồi, tái sử dụng, bãi chôn lấp và các nhà máy chất thải thành phố. Đối với doang nghiệp thường phải trả một khoản chi phí chi dịch vụ thu gom và xử lý chất thải.
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy việc xử lý chất thải cuối cùng đường ống thường chi phí tốn kém, phần nào đạt hiểu quả môi trường nhưng tăng chi phí cho doanh nghiệp.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG & XUẤT NHẬP KHẨU SÔNG HỒNG
2.1. Tổng quan về công ty CP PTXD&XNK Sông Hồng.
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty.
Tên công ty: Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng
Tên giao dịch quốc tế: Song Hong construction development and import export join company (viết tắt: SHODEX)
Giám đốc hiện tại: Ngô Quang Hào
Địa chỉ công ty: Số 245 Đường Nguyễn Tam Trinh, Phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội
ĐT: 04-6340442
FAX: 04-6336648
Tài khoản: 21110000037856 tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội
Công ty cổ phần phát triển và xuất nhập khẩu Sông Hồng là công ty cổ phần trực thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Hồng
Công ty cổ phần phát triển và xuất nhập khẩu Sông Hồng được thành lập vào năm 1999 tiền thân là chi nhánh của công ty xây dựng và xuất nhập khẩu trực thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Hồng
Đến năm 2004, theo quyết định số 847/QĐ - HĐQT ngày 28/09/2004 về việc chuyển chi nhánh Công ty xuất khẩu và xây dựng thành Công ty phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng.
Sau gần hai năm hoạt động và phát triển đến ngày 11/01/2006 Bộ xây Dựng ra quyết định số 52/QĐ-BXD về việc chuyển Công ty phát triển và xuất nhập khẩu Sông Hồng thành Công ty cổ phần phát triển và xuất nhập khẩu Sông Hồng (Trong đó: Cổ phần nhà nước là 2.400.000.000 chiếm 40% vốn điều lệ, cổ phần bán cho các thể nhân, pháp nhân khác là 3.600.000.000 chiếm 60% vốn điều lệ).
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
2.1.2.1. Nguyên tắc hoạt động của công ty:
Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tồn tại, phát triển, sinh lời theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và tuân thủ pháp luật
Các cổ đông của công ty cùng góp vốn, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty.
Mở rộng lĩnh vực xây lắp, sản xuất, kinh doanh nhằm bảo toàn và phát triển nguồn vốn, bảo đảm lợi ích cá nhân người lao động, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh theo đúng hướng phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà Nước.
2.1.2.2 Chức năng của công ty
Thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị các công trình dân dụng, công nghiệp xây dựng.
Sản xuất các mặt hàng như chè, đá ...
Kinh doanh dịch vụ khách sạn, lữ hành ...
2.1.2.3 Phạm Vi sản xuất kinh doanh của công ty
Ngành nghề kinh doanh của công ty
Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, bưu điện, nền móng hạ tầng kỹ thuật, thi công lắp đặt đường dây cao thế, hạ thế, lắp đặt trạm biến thế.
Tư vấn thiết kế, giám sát thi công công trình dân dụng, công nghiệp, trang trí nội ngoại thất.
Đầu tư kinh doanh phát triển nhà và bất động sản.
Dịch vụ cho thuê trụ sở, văn phòng làm việc và nhà ở, khách sạn, nhà hàng, du lịch lữ hành và các dịch vụ du lịch khác.
Sản xuất, kinh doanh vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng, bê tông thương phẩm.
Thi công lắp đặt thiết bị chuyên ngành cấp thoát nước, gia công, lắp đặt thiết bị trong ngành công nghiệp, thủy lợi, giao thông và dân dụng.
Kinh doanh dịch vụ hàng hóa tiêu dùng, trung tâm thương mại.
Kinh doanh than, nhiên liệu, chất đốt, vận tải, bốc xếp vật tư, vật liệu xây dựng và các hàng hóa khác.
Khai thác chế biến nông lâm sản và thực phẩm, đồ gỗ dân dụng và công nghiệp, các loại quặng phục vụ luyện gang thép, chế tạo lắp ráp máy móc, thiết bị điện, điện tử, kết cấu thép.
Nạo sông hồ, kênh rạch, cảng sông và cảng biển, phun cát san lấp tôn tạo mặt bằng.
Sửa chữa các loại phương tiện vận tải thủy.
Khai thác và chế biến đá các loại, sản xuất và kinh doanh thép các loại.
Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, vật liệu xây dựng, nông lâm sản và thực phẩm, các loại hàng hóa mà công ty kinh doanh, xuất khẩu lao động.
Sản xuất và kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật
Khi cần thiết, đại hội đồng cổ đông quyết định việc chuyển đổi hay mở rộng các ngành nghề kinh doanh của công ty phù hợp với năng lực thực tế doanh nghiệp và quy định của pháp luật.
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức
Công ty được tổ chức một cách khoa học, hiện đại, từng bộ phận là một mắt xích quan trọng, có mối quan hệ mật thiết với nhau và tác động đến nhau. Từng bộ phận có chức năng, nhiệm vu riêng và được điều hành bởi đại hội đồng cổ đông.
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
HĐ Cổ đông
Đội xây dựng số 5
Đội xây dựng số 4
Đội xây dựng số 3
Đội xây dựng số 2
Đội xây dựng số 1
Chi nhánh phía nam
Phòng thị trường
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
Phòng kỹ thuật xây dựng
Phòng tài chính
Phòng kế hoạch đầu tư
Phòng tổ chức hành chính
Phó giám đốc phụ trách KD&XNK
Phó giám đốc phụ trách xây lắp
Phó giám đốc phụ trách sản xuất
Giám đốc công ty
Hội đồng quản trị công ty
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
Đại hội đồng cổ đông: là pháp nhân hoặc cá nhân sở hữu một hoặc nhiều cổ phần công ty
Ban kiểm soát: là người thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty
Đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Lập chương trình công tác và phân công các thành viên thực hiện việc kiểm tra giám sát hoạt động của công ty
Giám đốc công ty: Là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, quyết định các công việc thuộc phạm V._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32048.doc