Bước đầu nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng Khu công nghiệp Hố Nai - Tỉnh Đồng Nai thành Khu công nghiệp thân thiện môi trường

LỜI MỞ ĐẦU  { œ Những năm gần đây tốc độ phát triển nhanh của công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các KCN, đã góp phần làm nền kinh tế quốc gia tăng trưởng nhanh và ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn về kinh tế còn tồn tại những vấn đề nan giải, đó là môi trường xung quanh và tại các KCN đang xuống cấp trầm trọng do không được quan tâm đúng mức. Hiện nay, vấn đề môi trường trong các KCN ở các nước đang phát triển như Việt Nam ít được quan tâm, đa số không thực hiện các biện ph

doc105 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Bước đầu nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng Khu công nghiệp Hố Nai - Tỉnh Đồng Nai thành Khu công nghiệp thân thiện môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp BVMT, hoặc nếu thực hiện thì chỉ gói gọn trong các giải pháp xử lý cuối đường ống (End of Pipe – EOP). Trên thực tế, giải pháp xử lý cuối đường ống tuy đáp ứng được những yêu cầu về luật BVMT nhưng nó lại gây lãng phí khá lớn cho DN và xã hội. Chính vì vậy, cách tiếp cận ngăn ngừa ô nhiễm đã được các quốc gia phát triển, những nước đã từng một thời áp dụng rộng rãi phương pháp EOP, đưa vào áp dụng thực tế như: sản xuất sạch hơn (Cleaner Production), không chất thải (Zero Waste) … để đưa hoạt động của KCN trở thành thân thiện với môi trường. Mô hình KCN TTMT sẽ là lựa chọn hàng đầu của các KCN trong nước trong thời kỳ phát triển công nghiệp hóa- hiện đại hóa, hướng tới PTBV. Đặc biệt là lúc Việt Nam đang chuyển mình bước vào cánh cửa hội nhập quốc tế thông qua sự kiện gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO). Sự cần thiết của đề tài Theo quy hoạch thì đến năm 2010 toàn tỉnh Đồng Nai sẽ có 23 KCN với tổng diện tích là 8119 ha, là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về số KCN. Trong đó, KCN Hố Nai (Hố Nai) sẽ là một trong những KCN chiếm diện tích nhiều, quy mô đầu tư tương đối lớn so với các KCN khác ở địa phương. Ngoài ra, KCN Hố Nai trong tương lai sẽ đóng vai trò thúc đẩy nền kinh tế của Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy, nhu cầu PTBV của KCN Hố Nai cũng nằm trong nhu cầu phát triển chung của các KCN Đồng Nai. KCN Hố Nai có thời hạn cấp phép hoạt động là 50 năm nên rất cần có nhu cầu chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động sản xuất theo yêu cầu PTBV (PTBV), nhằm đảm bảo sự phát triển thành công, ổn định và bền vững cho KCN Hố Nai. Các hoạt động sản xuất của KCN Hố Nai không những có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường (ONMT) không khí, đất, nước nghiêm trọng, đặc biệt là trong địa bàn KCN Hố Nai và ở các vùng lân cận. Ngoài ra, chất lượng môi trường nước mặt của sông Đồng Nai cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu KCN Hố Nai không có biện pháp xử lý kịp thời. Vì vậy, mô hình mà KCN Hố Nai hướng tới sẽ là mô hình KCN TTMT. Đây là mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp hóa mới của các KCN tập trung, nó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu PTBV công nghiệp trên cơ sở gắn kết hài hòa giữa hiệu quả QLMT và các giải pháp phát triển ứng dụng công nghệ môi trường (đi từ nhu cầu kiểm soát ô nhiễm chặt chẽ đến nhu cầu cải thiện sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp). Nắm bắt được nhu cầu thực tiễn trên, đề tài “Bước đầu nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Hố Nai – Đồng Nai thành KCN TTMT” đã ra đời. Đề tài chỉ là bước đầu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thiết thực để đưa KCN Hố Nai – Đồng Nai trở thành KCN TTMT. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp được áp dụng chủ yếu là: Phương pháp thống kê: Thu thập các tài liệu thứ cấp có liên quan đến hiện trạng môi trường, tình hình áp dụng và tuân thủ luật BVMT của KCN Hố Nai. Phương pháp phân tích Phương pháp phỏng vấn Phương pháp ma trận Phương pháp tổng kết, kinh nghiệm Mục đích nghiên cứu Nhằm tìm ra những giải pháp để xây dựng KCN Hố Nai thành KCN TTMT. Nội dung nghiên cứu Gồm 8 nội dung chính sau: Hiện trạng môi trường trong KCN Hố Nai. Xác định loại hình hiện tại của KCN Hố Nai. Xác định các mô hình KCN TTMT có thể áp dụng cho KCN Hố Nai. Lựa chọn mô hình chuyển đổi phù hợp với KCN Hố Nai, từ KCN hiện tại sang KCN TTMT. Xây dựng mô hình kỹ thuật tổng quát KCN TTMT Hố Nai. Xác định các bước và nội dung thực hiện mô hình KCN TTMT Hố Nai. Đánh giá triển vọng của mô hình. Xác định các lợi ích kinh tế – kỹ thuật – xã hội – môi trường mà KCN Hố Nai sẽ mang lại. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là KCN Hố Nai, KCN TTMT, KCN sinh thái. Giới hạn của đề tài Thời gian thực hiện chỉ giới hạn trong 12 tuần (04/10/2006 đến 27/12/2006) nên đề tài chỉ bước đầu nghiên cứu, tìm những giải pháp để chuyển đổi KCN Hố Nai thành KCN TTMT. Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu phương pháp luận để xây dựng KCN TTMT cho KCN Hố Nai trong điều kiện hiện tại, từ đó đề xuất các bước cần thực hiện để phát triển KCN hiện tại theo hướng TTMT. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài góp phần giải quyết các vấn đề môi trường hiện nay ở KCN Hố Nai. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KCN THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG  { œ Định nghĩa KCN TTMT [10] Định nghĩa chung tổng hợp và đầy đủ về mô hình KCN TTMT như sau : “KCN TTMT là KCN hệ cổ điển cũ được chuyển đổi tổ chức sản xuất theo chiến lược trình tự từng bước ở quy mô từng DN và tổng thể KCN thành KCN TTMT, hoặc là KCN sinh thái xây dựng mới nhằm đạt được tiêu chuẩn TTMT ngày càng cao theo hướng sinh thái công nghiệp bền vững, có hệ thống QLMT tiên tiến bảo đảm năng lực thi hành hiệu quả pháp luật và chính sách nhà nước, có quy hoạch phát triển gắn kết BVMT theo nguyên tắc sinh thái bền vững, có trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ đủ cao để bảo đảm kiểm soát và giảm thiểu hiệu quả ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường và thực thi các nguyên tắc sinh thái môi trường và công nghiệp nhằm bảo đảm tốt các lợi ích kinh tế – môi trường, cân bằng sinh thái, hội nhập kinh tế quốc tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng” Hoặc có thể định nghĩa ngắn gọn về mô hình KCN TTMT như sau : “ KCN TTMT là KCN hệ cổ điển cũ được chuyển đổi tổ chức sản xuất theo chiến lược trình tự từng bước ở quy mô từng DN và tổng thể KCN thành KCN TTMT, hoặc là KCN sinh thái xây dựng mới nhằm đạt được tiêu chuẩn TTMT ngày càng cao theo hướng sinh thái công nghiệp bền vững và đáp ứng ngày càng cao các yêu cầu PTBV”. Các tính chất đặc trưng của KCN TTMT [10] Theo nội dung đầy đủ của định nghĩa trên đây, có thể xác định các tính chất đặc trưng chính của mô hình KCN TTMT như sau : KCN TTMT là KCN cổ điển cũ được chuyển đổi sang mô hình KCN TTMT theo chiến lược trình tự và từng bước nhằm đạt được các tiêu chuẩn TTMT ngày càng cao từ phân loại KCN trung bình đến phân loại KCN sinh thái. Trong đó, quy mô chuyển đổi có thể bao gồm : quy mô phát huy nội lực ở từng DN tham gia đầu tư phát triển KCN để chuyển đổi sang DN TTMT và KCN TTMT, hoặc quy mô phát huy sức mạnh tổng hợp của cả KCN để chuyển đổi lập tức cả KCN sang mô hình KCN TTMT. KCN TTMT là KCN sinh thái được xây dựng mới theo các nguyên tắc sinh thái công nghiệp từ đầu, kể từ khi thành lập, đầu tư xây dựng, đến và sau khi đi vào hoạt động. KCN TTMT được đánh giá, phân loại theo hệ thống tiêu chí TTMT với các chỉ tiêu về năng lực tổ chức sản xuất và BVMT, về diễn biến trạng thái môi trường, khả năng cải thiện sinh thái môi trường, khả năng giảm thiểu ô nhiễm và chất thải phát sinh, trong đó biên độ tiêu chuẩn thay đổi từ mức thấp nhất là KCN trung bình (đạt tiêu chuẩn TTMT) và mức cao nhất là KCN sinh thái (đạt tiêu chuẩn TTMT rất cao). KCN TTMT có hệ thống QLMT tiên tiến bảo đảm năng lực thi hành hiệu quả pháp luật và chính sách nhà nước như thi hành Luật BVMT (công tác ĐTM, hoạt động quản lý sau thẩm định, công tác thanh – kiểm tra, công tác quan trắc và giám sát chất lượng môi trường, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng và môi trường quốc tế...), thi hành các chương trình chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia về BVMT... KCN TTMT có quy hoạch phát triển gắn kết BVMT theo nguyên tắc sinh thái bền vững, trong đó việc lựa chọn chuyển đổi hay xây dựng mới KCN sinh thái phải tuân thủ các nguyên tắc lựa chọn loại hình công nghiệp đầu tư, cơ cấu ngành nghề, trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất, mức độ phát thải, trình độ kỹ thuật công nghệ BVMT và khả năng trao đổi cộng sinh chất thải phù hợp với yêu cầu sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp. KCN TTMT có trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ đủ cao để bảo đảm kiểm soát và giảm thiểu hiệu quả ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường như yêu cầu tối thiểu của mô hình KCN TTMT, trong đó yêu cầu tối thiểu là phải áp dụng triệt để các giải pháp cuối đường ống và các giải pháp SXSH từng phần. KCN TTMT có trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ đủ cao để bảo đảm thực thi các nguyên tắc sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp như yêu cầu cao và rất cao của mô hình KCN TTMT, trong đó yêu cầu cao là áp dụng các giải pháp SXSH toàn diện và các giải pháp trao đổi cộng sinh chất thải hai chiều. KCN TTMT có trạng thái và năng lực PTBV được đánh giá tổng hợp là bảo đảm tốt các lợi ích kinh tế – môi trường, cân bằng sinh thái, hội nhập kinh tế quốc tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Các tiêu chí mô hình KCN TTMT Hệ thống[3] Theo các kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã đạt được trong Dự án Cục BVMT – Bộ TN&MT : “ Sự nghiệp phát triển kinh tế phục vụ quản lý nhà nước về BVMT “ (giai đoạn I và II), thì mô hình KCN TTMT có 3 mức thang bậc phân loại tiêu chuẩn pháp lý và quản lý chính bao gồm: Kiểm soát và xử lý ô nhiễm (giải pháp công nghệ cuối đường ống) Sinh thái môi trường (giải pháp SXSH, xanh – sạch – đẹp) Sinh thái công nghiệp (giải pháp công nghệ trao đổi chất hai chiều khép kín, có ít hoặc không có chất thải) như được trình bày trong bảng 1 dưới đây. Tuy nhiên, vì lĩnh vực sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp hiện chưa có đủ các quy định pháp lý và quản lý cho việc áp dụng chính thức, cho nên còn là các hướng đi khuyến khích áp dụng cho PTBV. Bảng 1.1 : Phân cấp thang bậc tiêu chí mô hình KCN TTMT theo các yêu cầu BVMT chung, sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp (Phân cấp 1). Phân loại bậc TTMT Tính chất đặc trưng Phạm vi áp dụng 3. Sinh thái công nghiệp (TTMT rất cao) Khép kín, bền vững, có ít hoặc không có chất thải Tiêu chuẩn hoá theo sinh thái công nghiệp hiện đại hoá (EM) 2. Sinh thái môi trường (XSĐ, TTMT cao) Công nghệ, tổ chức quản lý và định hướng công tác BVMT Tiêu chuẩn hoá theo hệ thống sinh thái môi trường (EMS, ISO) 1. Kiểm soát và xử lý ô nhiễm (đạt TTMT) Mức độ thực hiện thực tế kiểm soát và xử lý ô nhiễm Tiêu chuẩn hoá theo hệ thống quản lý nhà nước (ĐTM, TCMT...) 0. Ô nhiễm công nghiệp (chưa TTMT) Chưa áp dụng các giải pháp kiểm soát và xử lý ô nhiễm Tiêu chuẩn hoá theo lợi nhuận của thị trường sản xuất hàng hoá Trong đó, các phân cấp 1, 2 và 3 tương ứng với các phân cấp phát triển văn minh từ Hậu công nghiệp trở lên theo con đường phát triển nền kinh tế tri thức, được tính kể từ thời điểm năm 1970 khi xuất hiện các ý tưởng đầu tiên về nhiệm vụ kiểm soát, xử lý ô nhiễm công nghiệp và PTBV. Văn minh công nghiệp (mức 0) được coi là phân cấp chưa TTMT và gây ô nhiễm môi trường công nghiệp do các mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp khi đó thuộc dạng KCN, KCX, CCN tập trung hệ cổ điển, có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường cao và công tác BVMT công nghiệp chưa được quan tâm thực hiện. Đây gọi là phân cấp tiêu chí TTMT chung áp dụng cho nền sản xuất công nghiệp quy mô lớn. Theo bảng 1.1, thì các tính chất đặc trưng của hệ thống tiêu chí KCN TTMT được cụ thể hoá chủ yếu theo các tiêu chí đánh giá về mức độ thực hiện các quy định, tiêu chuẩn pháp lý và quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ BVMT, cũng như các tiêu chí đánh giá về mức độ phát triển và ứng dụng các thành tựu KHCN sản xuất, tiêu dùng và BVMT mới, còn các tiêu chí đánh giá về trạng thái biến đổi trong hiện trạng tài nguyên và môi trường được thể hiện thông qua chính phân loại tiêu chí TTMT là : kiểm soát và xử lý ô nhiễm (mức 1), sinh thái môi trường (mức 2) và sinh thái công nghiệp (mức 3). Tuy nhiên, các tiêu chí này được cụ thể hoá sâu sắc hơn theo công tác đánh giá tác động môi trường - ĐTM (hiện trạng, chất lượng, dự báo...về trạng thái tài nguyên – môi trường) và công tác quan trắc, giám sát, dự báo chất lượng tài nguyên – môi trường và các nội dung hoạt động quản lý sau thẩm định báo cáo ĐTM, đã được quy định chính thức theo hệ thống pháp luật nhà nước và các văn bản pháp quy của Chính phủ. Bảng 1.1 cũng cho thấy rõ sự kết hợp chặt chẽ việc áp dụng các giải pháp công nghệ và QLMT cần thiết trong mô hình KCN TTMT, mà sự khác nhau giữa các mức độ phân loại tiêu chí TTMT thể hiện ở mức độ áp dụng khác nhau các giải pháp công nghệ và QLMT trong thực tiễn. Ví dụ, mức 1 – kiểm soát ô nhiễm yêu cầu áp dụng các giải pháp công nghệ cuối đường ống (có nhiều hạn chế do không giải quyết triệt để căn nguyên ô nhiễm) và các giải pháp quản lý cứng được quy định theo luật BVMT. Trong khi đó, mức 2 – sinh thái môi trường yêu cầu phải áp dụng bổ sung thêm giải pháp sản xuất sạch hơn (giải quyết triệt căn nguyên ô nhiễm) và các giải pháp quản lý mềm, tiên tiến, hiệu quả. Còn mức 3 – sinh thái công nghiệp lại yêu cầu phải áp dụng bổ sung thêm giải pháp KHCN hiện đại hoá theo yêu cầu sinh thái công nghiệp, cho phép thiết lập cơ chế trao đổi chất hai chiều khép kín, có ít hoặc không có chất thải. Các nội dung phân tích trên đây về tiêu chí mô hình KCN TTMT được cụ thể hoá ở phân cấp thứ hai như được trình bày trong bảng 1.2 dưới đây. Bảng 1.2 : Phân loại thang bậc tiêu chí mô hình KCN TTMT theo mức độ áp dụng thực tế các giải pháp công nghệ và QLMT KCN khác nhau (Phân cấp 2). Mức độ áp dụng các giải pháp công nghệ và quản lý BVMT cụ thể Tính chất và các kết quả TTMT đạt được thực tế Phân loại tiêu chí KCN TTMT 3. Sinh thái công nghiệp khép kín Có ít hoặc không có phát thải TTMT rất cao 2. Sinh thái môi trường xanh Xanh – sạch – đẹp TTMT cao 1.2. Giải pháp QLMT cứng và công nghệ SXSH toàn diện Phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm ở năng lực cao TTMT khá cao 1.1. Giải pháp QLMT cứng và công nghệ kiểm soát ô nhiễm đầu ra, đầu vào (SXSH từng phần) Hạn chế, kiểm soát, xử lý và phòng ngừa ô nhiễm ở năng lực khá cao TTMT khá 1. Giải pháp QLMT cứng và công nghệ kiểm soát ô nhiễm đầu ra Kiểm soát và xử lý ô nhiễm đầu ra ở năng lực khá cao đạt TTMT (TTMT trung bình) 0. Không áp dụng Ô nhiễm môi trường cao chưa TTMT Do vậy, trong trường hợp mô hình KCN TTMT thì có thể hiểu rõ hơn về khái niệm và tiêu chí TTMT là ứng dụng chủ yếu vào mục đích đánh giá về các mức độ thực thi thực tế công tác QLMT, các giải pháp công nghệ, định hướng sinh thái môi trường và công nghiệp ở phạm vi CSSX, xí nghiệp, nhà máy, DN, công ty và KCN, KCX, CCN tập trung nhằm tìm đến các giải pháp thực tiễn đơn dòng (giải pháp kiểm soát và xử lý ô nhiễm), hay là sự kết hợp đa dòng giữa các yêu cầu để đạt được tiêu chí TTMT ngày càng cao (giải pháp sinh thái môi trường và công nghiệp), có tính chất thích hợp và phù hợp với các điều kiện quá độ hiện thời của nền sản xuất công nghiệp, bảo đảm tính khả thi và hiệu lực cao cho các giải pháp QLMT và công nghệ được lựa chọn áp dụng, đồng thời bảo đảm khả năng định hướng tương lai tiến đến nền sản xuất sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp bền vững. Tuy nhiên, trong các điều kiện tiến hành CNH, HĐH quá độ nền kinh tế, do áp lực cạnh tranh cao của thị trường hàng hoá và khả năng phát triển KHCN cao phụ thuộc vào biên độ chu kỳ thời gian chi phối, cho nên khả năng áp dụng các giải pháp công nghệ và QLMT của các KCN, KCX, CCN tập trung nhằm chuyển đổi sang mô hình KCN TTMT gặp rất nhiều khó khăn và có khả năng hạn chế. Do đó, nhằm bảo đảm tính khả thi cao hơn cho mô hình KCN TTMT, thì có thể dựa trên các bảng 1.1, 1.2 để triển khai cụ thể hoá mở rộng hơn (phân cấp sâu hơn) các mức tiêu chuẩn phân loại KCN TTMT như được trình bày trong các bảng 1.3, 1.4 dưới đây. Bảng 1.3 : Tiêu chí thang bậc phân loại mô hình KCN TTMT mở rộng khả năng áp dụng trong thực tiễn CNH nền kinh tế quá độ (Phân cấp 3). Mức độ áp dụng các giải pháp công nghệ và quản lý BVMT cụ thể Tính chất và các kết quả TTMT đạt được thực tế Phân loại tiêu chí KCN TTMT 0. Không áp dụng Oâ nhiễm môi trường cao chưa TTMT 1. Giải pháp QLMT cứng và công nghệ kiểm soát ô nhiễm đầu ra Kiểm soát và xử lý ô nhiễm đầu ra ở năng lực khá cao đạt TTMT (tb) 2. Giải pháp QLMT cứng và công nghệ kiểm soát ô nhiễm đầu ra, đầu vào (SXSH từng phần) Hạn chế, kiểm soát, xử lý và phòng ngừa ô nhiễm ở năng lực khá cao TTMT khá 2a. Nâng cao chất lượng QLMT toàn diện QLMT tốt và Phòng ngừa ô nhiễm ở năng lực trung bình TTMT khá + 2b. Tăng cường áp dụng các giải pháp SXSH QLMT tốt và Phòng ngừa ô nhiễm ở năng lực khá cao TTMT khá ++ 3. Giải pháp quản lý mềm và công nghệ SXSH toàn diện (STMT) Phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm ở năng lực cao TTMT cao (xanh – sạch – đẹp) 3a. Giải pháp sinh thái cộng sinh trao đổi chất thải cục bộ Giảm thiểu các phát thải ở năng lực trung bình TTMT cao + 3b. Giải pháp sinh thái cộng sinh trao đổi chất thải mở rộng Giảm thiểu các phát thải ở năng lực khá TTMT cao ++ 4. Sinh thái công nghiệp khép kín (trao đổi chất thải toàn phần) Có ít hoặc không có phát thải TTMT rất cao Như vậy, so với bảng 1.2 thì trong bảng 1.3 đã bổ sung thêm 4 mức tiêu chuẩn hoá KCN TTMT quá độ trên cơ sở kết hợp từng bước và từng phần các giải pháp QLMT, giải pháp công nghệ, sinh thái môi trường và công nghiệp toàn diện, mà mục đích cuối cùng là xây dựng các KCN sinh thái tập trung, bảo đảm quá trình trao đổi chất thải cộng sinh toàn diện hai chiều, không có phát thải hoặc có ít thải. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của các KCN tập trung ở các nước CNPT và CNM trên thế giới, mà trong đó các KCN tập trung đã phải thực hiện chiến lược nâng cao từng bước mức độ phân loại TTMT của KCN thông qua việc áp dụng ngày càng mở rộng các giải pháp quản lý, công nghệ, sinh thái môi trường, sinh thái công nghiệp và tiến tới áp dụng mô hình KCN sinh thái bền vững. Bảng 1.3 sẽ rất thuận lợi cho việc đánh giá mức độ TTMT của KCN đã đạt được trong thực tế, chất lượng công tác quản lý và định hướng sự phát triển cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà máy và KCN, KCX, CCN tập trung theo hướng sinh thái công nghiệp bền vững, trong đó tuỳ thuộc vào khả năng thực tế quá độ đồng thời và đa dạng hoá sẽ áp dụng chiến lược kết hợp các giải pháp QLMT và công nghệ linh hoạt, mềm dẻo nhằm không ngừng gia tăng mức độ TTMT cho các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà máy và KCN tập trung (các mức 2a, 2b, 3, 3a, 3b và 4) theo mục tiêu cuối cùng là thực hiện sinh thái công nghiệp bền vững. Dựa theo bảng 1.3 có thể áp dụng hệ thống phân loại các KCN TTMT như được trình bày trong bảng 1.4 dưới đây. Bảng 1.4 : Hệ thống thang bậc phân loại mô hình KCN TTMT (FEIP) Mức tiêu chuẩn Phân loại Tên gọi KCN TTMT 1 (trung bình) A KCN trung bình 2 (khá) B KCN khá 2a (khá+) C KCN khá+ 2b (khá++ ) D KCN khá++ 3 (cao) Đ KCN xanh – sạch – đẹp 3a (cao+) E KCN hỗn hợp 3b (cao++) F KCN hỗn hợp+ 4 (rất cao) G KCN sinh thái Nhìn chung, ưu điểm chính của hệ thống phân loại mô hình KCN TTMT theo bảng 1.3 và 1.4 ở trên là các KCN tập trung có thể tự chủ dễ dàng lựa chọn chiến lược và phương pháp tổ chức chuyển đổi xây dựng mô hình KCN TTMT theo yêu cầu sinh thái công nghiệp hiện đại bền vững, phù hợp với các điều kiện thực tế cụ thể của KCN về nguyên tắc thể chế kinh tế, cơ cấu ngành nghề, loại hình công nghiệp, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ phát triển QLMT, trình độ phát triển công nghệ sản xuất và BVMT KCN nhằm từng bước thoả mãn các yêu cầu QLMT của Nhà nước, phát triển KHCN, luôn thích ứng thị trường và định hướng phát triển theo mô hình KCN sinh thái tương lai. KCN Hố Nai sẽ thực hiện dự án không ngừng nâng cấp tiêu chí TTMT của KCN tiến tới mức 4 (G) – KCN sinh thái. đánh giá mức độ TTMT thực tế của KCN Phương pháp đánh giá KCN TTMT [3] Phương pháp liệt kê danh mục các tiêu chí TTMT : (Phương pháp quản lý KCN TTMT) Hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ TTMT thực tế của KCN: Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh Pháp luật nhà nước tại KCN (Luật BVMT, chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia, tiêu chuẩn môi trường, hệ thống quản lý nhà nước về BVMT) : - Mức độ tuân thủ các luật BVMT và bảo vệ TNTN: từ khá trở lên. - Mức độ tuân thủ chiến lược và kế hoạch HĐQG về BVMT: từ khá trở lên. - Mức độ tuân thủ tiêu chuẩn môi trường Nhà nước: từ khá trở lên. - Mức độ thực hiện công tác QLMT Nhà nước: từ khá trở lên. Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh nhiệm vụ QLMT KCN : - Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh các cơ chế, chính sách nhà nước về BVMT KCN: từ khá trở lên. - Mức độ áp dụng hệ thống QLMT tại KCN, DN, công ty: có hệ thống cơ cấu tổ chức, chức năng và bộ máy hoàn chỉnh. - Mức độ áp dụng mô hình QLMT tại KCN, DN, công ty: EMS, ISO. - Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh công tác quy hoạch phát triển KCN gắn kết với BVMT: từ khá trở lên. - Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh các chương trình chiến lược và kế hoạch hành động BVMT công nghiệp: từ khá trở lên. - Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh công tác QLMT nhà nước: từ khá trở lên. * Công tác báo cáo ĐTM : 100% DN. * Công tác quản lý sau thẩm định báo cáo ĐTM: 100% DN. * Thanh, kiểm tra chế độ báo cáo và hiệu quả QLMT KCN: từ khá trở lên. * Công tác quan trắc và giám sát quản lý chất lượng môi trường KCN: 100% DN. * Việc thực hiện các quy chế quản lý KCN khác nhau: từ khá trở lên. * Việc thực hiện các quy chế QLMT KCN khác nhau: từ khá trở lên. Nhóm tiêu chí đánh giá về mức độ hội nhập kinh tế quốc tế : từ 80% DN trở lên đạt chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế EMS, ISO. Hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ phát triển ứng dụng KHCN tại KCN: Nhóm tiêu chí đánh giá về mức độ phát triển ứng dụng KHCN sản xuất và BVMT KCN : - Mức độ tham dự thị trường KHCN sản xuất và BVMT : có tham gia thị trường KHCN. - Mức độ ứng dụng công nghệ thích hợp và thông dụng: 100% DN. - Mức độ ứng dụng công nghệ mới và tốt nhất: từ 80% DN trở lên. - Mức độ ứng dụng công nghệ sạch: từ 70% DN trở lên. - Mức độ ứng dụng công nghệ có ít hoặc không có chất thải: từ 30% DN trở lên. - Mức độ ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới, cao mũi nhọn: từ 30% DN trở lên. Nhóm tiêu chí đánh giá về mức độ phòng ngừa, kiểm soát, xử lý, khắc phục, cải tạo ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường KCN : - Mức độ phát triển cơ sở kỹ thuật hạ tầng BVMT KCN: từ khá trở lên. - Mức độ áp dụng các giải pháp khống chế, xử lý, khắc phục, cải tạo ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường : 100% DN. - Mức độ áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn (STMT): từ 80% DN trở lên. - Mức độ áp dụng các giải pháp thị trường trao đổi chất thải: từ 80% DN trở lên. - Mức độ áp dụng các giải pháp sinh thái công nghiệp: từ 30% DN trở lên. Hệ thống tiêu chí đánh giá về hiện trạng tài nguyên và môi trường tại KCN : Nhóm tiêu chí đánh giá về hiện trạng và chất lượng môi trường KCN : - Mức độ bảo đảm tiêu chuẩn môi trường Nhà nước: 100% DN. - Mức độ, quy mô ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường: không - Mức độ gia tăng cân bằng sinh thái: từ có áp dụng giải pháp SXSH từng phần trở lên. - Mức độ cải thiện chất lượng môi trường: từ có áp dụng giải pháp sinh thái công nghiệp cục bộ trở lên. - Mức độ phát triển sinh thái môi trường: 100% DN bảo đảm tiêu chuẩn cây xanh và diện tích mặt nước che phủ. Nhóm tiêu chí dự báo về các xu hướng diễn biến thay đổi trong hiện trạng và chất lượng môi trường KCN : - Dự báo về mức độ bảo đảm tiêu chuẩn môi trường: từ 80% DN trở lên đạt chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế EMS, ISO. - Dự báo về diễn biến thay đổi trong hiện trạng và chất lượng môi trường: từ 80% DN trở lên áp dụng các giải pháp SXSH. - Dự báo về diễn biến thay đổi trong mức độ, quy mô ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường: giảm thiểu tối đa theo năng lực có thể. - Dự báo về mức độ gia tăng cân bằng sinh thái: từ 80% DN trở lên áp dụng các giải pháp SXSH. - Dự báo về mức độ cải thiện chất lượng môi trường: từ 30% DN trở lên áp dụng các giải pháp sinh thái công nghiệp. - Dự báo về mức độ phát triển sinh thái môi trường: 100% DN bảo đảm tiêu chuẩn cây xanh, diện tích mặt nước che phủ và áp dụng các giải pháp cải thiện vi khí hậu bổ sung. Nhóm tiêu chí dự báo về khả năng BVMT KCN trong tương lai : - Khả năng lấp đầy quy hoạch KCN : từ không gây ô nhiễm và quá tải môi trường trở lên. - Khả năng tăng cường công tác QLMT KCN : 100% DN đạt chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế EMS, ISO. - Khả năng phát triển, thay đổi công nghệ theo yêu cầu sinh thái môi trường và công nghiệp : * Bảo đảm từ 70% DN trở lên có thể áp dụng công nghệ sạch. * Bảo đảm từ 30% DN trở lên có thể áp dụng công nghệ có ít hoặc không có chất thải phát sinh. * Bảo đảm từ 80% DN trở lên có thể áp dụng SXSH và từ 30% DN trở lên có thể áp dụng sinh thái công nghiệp. Phương pháp ma trận môi trường (EMA): (Phương pháp đánh giá và dự báo mức độ TTMT) Tuy nhiên, để bảo đảm khả năng thực thi giản tiện hơn cho hệ thống tiêu chí đánh giá phân loại KCN TTMT, có thể áp dụng phương pháp ma trận môi trường (EMA) để đánh giá và phân loại mức độ TTMT của KCN trong thực tế trên cơ sở thang bậc 10 điểm với tổng điểm đánh giá là 100 điểm cho 10 thông số chính sau: Tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh Luật BVMT, tiêu chuẩn nhà nước và các quy chế Chính phủ về BVMT công nghiệp (10 điểm). Tiêu chí đánh giá mức độ áp dụng hệ thống và mô hình QLMT (10 điểm). Tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh công tác quy hoạch phát triển KCN gắn kết với BVMT theo yêu cầu sinh thái môi trường và công nghiệp (10 điểm). Tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh công tác QLMT (10 điểm). Tiêu chí đánh giá về mức độ hội nhập kinh tế quốc tế theo các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế EMS, ISO (10 điểm). Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển ứng dụng KHCN sản xuất (10 điểm). Tiêu chí đánh giá về mức độ phòng ngừa, kiểm soát, xử lý, khắc phục, cải tạo ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường KCN (10 điểm). Tiêu chí đánh giá về hiện trạng và chất lượng môi trường KCN (10 điểm). Tiêu chí dự báo xu hướng diễn biến chất lượng môi trường KCN (10 điểm). Tiêu chí dự báo về khả năng BVMT KCN trong tương lai (10 điểm). Trong đó, việc lập ma trận môi trường, chấm điểm thang bậc và phân loại KCN TTMT theo phương pháp này được trình bày như trong bảng 5 dưới đây : Bảng 1.5 : Hệ thống bậc phân loại mô hình KCN TTMT theo phương pháp EMA Mức tiêu chuẩn Phân loại Tên gọi KCN TTMT Tổng điểm phân loại theo EMA 1 (trung bình) A KCN trung bình > 50 điểm 2 (khá) B KCN khá > 55 điểm 2a (khá+) C KCN khá+ > 60 điểm 2b (khá++ ) D KCN khá++ > 65 điểm 3 (cao) Đ KCN xanh – sạch – đẹp > 75 điểm 3a (cao+) E KCN hỗn hợp > 80 điểm 3b (cao++) F KCN hỗn hợp+ > 85 điểm 4 (rất cao) G KCN sinh thái > 90 điểm (Nguồn : Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), tháng 12/2004) Song, trên thực tế nhằm bảo đảm việc đánh giá chính xác và đầy đủ hơn mức độ TTMT thực tế của KCN, thì có thể vẫn cần thiết phải sử dụng đồng thời cả 02 phương pháp đánh giá mức độ TTMT này cho công tác quản lý nhà nước (phương pháp liệt kê các chỉ tiêu tiêu chí TTMT) và cho công tác nghiên cứu khoa học môi trường nhằm đánh giá ĐTM của KCN TTMT (phương pháp ma trận môi trường) như cách tiếp cận chung về mô hình KCN TTMT là phải áp dụng đồng thời các giải pháp công nghệ và QLMT cần thiết. Các phương pháp đánh giá và hệ thống tiêu chí TTMT này áp dụng cho việc lập dự án khả thi và báo cáo ĐTM KCN TTMT trong các giai đoạn xây dựng KCN TTMT mới và chuyển đổi KCN cũ hiện có thành KCN TTMT. 1.5 Nhĩm tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh Pháp luật Nhà nước tại KCN (Luật BVMT, chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia, tiêu chuẩn môi trường, hệ thống quản lý nhà nước về BVMT) : Mức độ tuân thủ các luật BVMT và bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên : từ khá trở lên. Mức độ tuân thủ chiến lược và kế hoạch HĐQG về bảo vệ môi trường: từ khá trở lên. Mức độ tuân thủ tiêu chuẩn môi trường Nhà nước : từ khá trở lên. Mức độ thực hiện công tác quản lý môi trường Nhà nước : từ khá trở lên. Nhĩm tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh nhiệm vụ quản lý mơi trường KCN Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh các cơ chế, chính sách nhà nước về bảo vệ môi trường KCN : từ khá trở lên. Mức độ áp dụng hệ thống quản lý môi trường tại KCN, doanh nghiệp, công ty : có hệ thống cơ cấu tổ chức, chức năng và bộ máy hoàn chỉnh. Mức độ áp dụng mô hình quản lý môi trường tại KCN, doanh nghiệp, công ty : EMS, ISO. Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh công tác quy hoạch phát triển KCN gắn kết với bảo vệ môi trường : từ khá trở lên. Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh các chương trình chiến lược và kế hoạch hành động bảo vệ môi trường công nghiệp : từ khá trở lên. Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh công tác quản lý môi trường nhà nước : Công tác báo cáo ĐTM: 100% doanh nghiệp. Công tác quản lý sau thẩm định báo cáo ĐTM: 100% doanh nghiệp. Thanh, kiểm tra chế độ báo cáo và hiệu quả quản lý môi trường KCN: từ khá trở lên. Công tác quan trắc và giám sát quản lý chất lượng môi trường KCN: 100% doanh nghiệp. Việc thực hiện các quy chế quản lý môi trường KCN khác nhau: từ khá trở lên. Nhĩm tiêu chí đánh giá về mức độ phát triển ứng dụng KHCN sản xuất và BVMT KCN Mức độ tham dự thị trường KHCN sản xuất và BVMT : có tham gia thị trường KHCN. Mức độ ứng dụng công nghệ thích hợp và thông dụng : 100% doanh nghiệp. Mức độ ứng dụng công nghệ mới và tốt nhất : từ 80% doanh nghiệp trở lên. Mức độ ứng dụng công nghệ sạch : từ 70% doanh nghiệp trở lên. Mức độ ứng dụng công nghệ có ít hoặc không có chất thải : từ 30% doanh nghiệp trở lên. Mức độ ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới, cao mũi nhọn : từ 30% doanh nghiệp trở lên. Nhĩm tiêu chí đánh giá về mức độ hội nhập kinh tế quốc tế Trong KCN phải có từ 80% doanh nghiệp trở lên đạt chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế EMS, ISO. Nhĩm tiêu chí đánh giá về mức độ áp dụng các giải pháp phịng ngừa, kiểm sốt, xử lý, khắc phục, cải tạo ơ nhiễm, suy thối và sự cố mơi trường KCN Mức độ phát triển cơ sở kỹ thuật hạ tầng bảo vệ môi trường KCN : từ khá trở lên. Mức độ áp dụng các giải pháp khống chế, xử lý, khắc phục, cải tạo ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường : 100% doanh nghiệp. Mức độ áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn (STMT) : từ 80% doanh nghiệp trở lên. Mức độ áp dụng các giải pháp thị trường trao đổi chất thải : từ 80% doanh nghiệp trở lên. Mức độ áp dụng các giải pháp sinh thái công nghiệp : từ 30% doanh nghiệp trở lên Nhĩm tiêu chí đánh giá về hiện trạng và chất lượng mơi trường KCN Mức độ bảo đảm tiêu chuẩn môi trường Nhà nước : 100% doanh nghiệp. Mức độ, quy mô ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường : không Mức độ gia tăng cân bằng sinh thái : từ có áp dụng giải pháp SXSH từng phần trở lên. Mức độ cải thiện chất lượng môi trường : từ có áp dụng giải pháp sinh thái công nghiệp cục bộ trở lên. Mức độ phát triển sinh thái môi trường : 100% doanh nghiệp._. bảo đảm tiêu chuẩn cây xanh và diện tích mặt nước che phủ. Nhĩm tiêu chí dự báo về các xu hướng diễn biến thay đổi trong hiện trạng và chất lượng mơi trường KCN Dự báo về mức độ bảo đảm tiêu chuẩn môi trường : từ 80% doanh nghiệp trở lên đạt chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế EMS, ISO. Dự báo về diễn biến thay đổi trong hiện trạng và chất lượng môi trường : từ 80% doanh nghiệp trở lên áp dụng các giải pháp SXSH. Dự báo về diễn biến thay đổi trong mức độ, quy mô ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường : giảm thiểu tối đa theo năng lực có thể. Dự báo về mức độ gia tăng cân bằng sinh thái : từ 80% doanh nghiệp trở lên áp dụng các giải pháp SXSH. Dự báo về mức độ cải thiện chất lượng môi trường : từ 30% doanh nghiệp trở lên áp dụng các giải pháp sinh thái công nghiệp. Dự báo về mức độ phát triển sinh thái môi trường : 100% doanh nghiệp bảo đảm tiêu chuẩn cây xanh, diện tích mặt nước che phủ và áp dụng các giải pháp cải thiện vi khí hậu bổ sung. Nhĩm tiêu chí dự báo về khả năng BVMT KCN tương lai Khả năng lấp đầy quy hoạch KCN : từ không gây ô nhiễm và quá tải môi trường trở lên. Khả năng tăng cường công tác quản lý môi trường KCN : 100% doanh nghiệp đạt chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế EMS, ISO. Khả năng phát triển, thay đổi công nghệ theo yêu cầu sinh thái môi trường và công nghiệp : Bảo đảm từ 70% doanh nghiệp trở lên có thể áp dụng công nghệ sạch. Bảo đảm từ 30% doanh nghiệp trở lên có thể áp dụng công nghệ có ít hoặc không có chất thải phát sinh. Bảo đảm từ 80% doanh nghiệp trở lên có thể áp dụng SXSH và từ 30% doanh nghiệp trở lên có thể áp dụng sinh thái công nghiệp. Hệ thống các tiêu chí phân loại KCN TTMT [10] Sau khi KCN nghiên cứu được đánh giá cụ thể theo hệ thống các nhóm tiêu chí chỉ tiêu TTMT ở trên, thì có thể áp dụng hệ thống phân loại KCN TTMT theo mức độ TTMT đã đạt được thực tế tại KCN xem xét như được trình bày trong bảng 1.6 sau : Bảng 1.6: Phân loại KCN TTMT theo mức độ TTMT đạt được thực tế tại các KCN Phân loại tiêu chuẩn Phân loại KCN TTMT Tính chất giải pháp quản lý và công nghệ MT đặc trưng Mục tiêu và các kết quả TTMT đạt được thực tế 1. (Trung bình) KCN trung bình (A) Giải pháp QLMT cứng và công nghệ kiểm soát ô nhiễm đầu ra Kiểm soát và xử lý ô nhiễm MT đầu ra ở mức khá cao 2. (Khá) KCN khá (B) Giải pháp QLMT cứng và công nghệ kiểm soát ô nhiễm đầu ra, đầu vào (SXSH từng phần) Hạn chế, kiểm soát, xử lý và phòng ngừa ô nhiễm MT ở mức khá cao 2a. (Khá+) KCN khá+ (C) Nâng cao chất lượng QLMT toàn diện QLMT tốt và Phòng ngừa ô nhiễm MT ở mức trung bình 2b. (Khá++ ) KCN khá++ (D) Tăng cường áp dụng các giải pháp SXSH QLMT tốt và Phòng ngừa ô nhiễm MT ở mức khá cao 3. (Cao) KCN xanh-sạch-đẹp (Đ) Giải pháp quản lý mềm và công nghệ SXSH toàn diện (sinh thái môi trường xanh) Phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở mức độ cao 3a. (Cao+) KCN hỗn hợp (E) Giải pháp sinh thái cộng sinh trao đổi chất thải cục bộ Giảm thiểu các phát thải công nghiệp ở mức trung bình 3b. (cao++) KCN hỗn hợp+ (F) Giải pháp sinh thái cộng sinh trao đổi chất thải mở rộng Giảm thiểu các phát thải công nghiệp ở mức khá cao 4. (Rất cao) KCN sinh thái (G) Sinh thái công nghiệp khép kín (trao đổi chất thải toàn phần) Quá trình sản xuất, tiêu dùng có ít hoặc không có phát thải Trong đó, theo bảng 1.6 thì : Các mức phân loại TTMT từ KCN trung bình đến KCN khá++ thuộc hệ tiêu chuẩn chuyển đổi KCN TTMT quá độ cấp bách trong quá trình CNH nền kinh tế hiện nay. Các mức phân loại TTMT từ KCN xanh – sạch – đẹp đến KCN hỗn hợp+ thuộc hệ tiêu chuẩn chuyển đổi KCN quá độ trong quá trình HĐH nền kinh tế văn minh hậu công nghiệp (áp dụng sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp từng phần). Mức phân loại KCN sinh thái là mục tiêu cuối cùng nhằm phát triển công nghiệp bền vững tương lai theo tiêu chí PTBV (áp dụng sinh thái công nghiệp toàn phần). CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ TỈNH ĐỒNG NAI và CÁC KCN Ở ĐỒNG NAI  { œ Vài nét về tỉnh Đồng Nai Vị trí địa lý Đồng Nai là tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ nước Việt Nam, có diện tích 5.862,73 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Dân số toàn tỉnh theo số liệu thống kê năm 2003 là 2.149.030 người, mật độ dân số: 365 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của toàn tỉnh năm 2004 là 1,22%. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa - trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú. Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau: •Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận. •Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng. • Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước. •Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. •Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh. Điều kiện tự nhiên- khí hậu - Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ bazan), có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa). - Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao. - Nhiệt độ bình quân năm 2005 là: 26,3oC chênh lệch nhiệt độ cao nhất giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất là 4,2oC. - Số giờ nắng trung bình trong năm 2005 là: 2.243 giờ. - Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ tương đối lớn khoảng 2.065,7mm phân bố theo vùng và theo vụ. - Vị thế Đồng Nai đã sớm hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn và dài ngày, nhữnng vùng cây ăn quả nổi tiếng,... cùng với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. - Độ ẩm trung bình năm 2005 là 80%. - Mực nước thấp nhất sông Đồng Nai năm 2005 là: 109,24m. - Mực nước cao nhất sông Đồng Nai năm 2005: 113,12.. Tài nguyên thiên nhiênài nguyên thiên nhiên - Đồng Nai có nhiều nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú gồm tài nguyên khoáng sản có vàng, thiếc, kẽm; nhiều mỏ đá, cao lanh, thun bùn, đất sét, cát sông; tài nguyên rừng và nguồn nước... - Ngoài ra Đồng Nai còn phát triển thuỷ sản dựa vào hệ thống hồ đập và sông ngòi. Trong đó, hồ Trị An diện tích 323km2 và trên 60 sông, kênh rạch, rất thuận lợi cho việc phát triển một số thủy sản như: cá nuôi bè, tôm nuôi.... Tài nguyên nước Nước mặt: Tỉnh Đồng Nai có mật độ sông suối khoảng 0,5 km/km2, song phân phối không đều. Phần lớn sông suối tập trung ở phía bắc và dọc theo sông Đồng Nai về hướng tây nam. Sông Đồng Nai: Đoạn từ ranh giới Đồng Nai - Lâm Đồng đến cửa sông Bé Tân Uyên sông chảy theo hướng tây bắc – đông nam. Địa hình lưu vực đoạn trung lưu từ 100-300m, đoạn từ Tà Lài đến Trị An có nhiều thác ghềnh. Đoạn sau Trị An sông chảy êm đềm, lòng sông mở rộng và sâu. Các phụ lưu lớn của sông Đồng Nai có sông La Ngà, Sông Bé. Sông La Ngà: Đoạn sông La Ngà chảy trong tỉnh Đồng Nai dài 55 km, khúc khuỷu, nhiều ghềnh thác (ví dụ: thác Trời cao trên 5m). Đoạn này sông La Ngà hẹp, có nhiều nhánh đổ vào, điển hình là suối Gia Huynh và suối Tam Bung. Sông Lá Buông: Bắt nguồn từ phía tây cao nguyên Xuân Lộc, chảy theo hướng từ đông sang tây. Độ dài sông tính theo nhánh dài nhất khoảng 40 km. Sông Ray: Lưu vực sông chiếm gần 1/3 diện tích phía Nam của tỉnh. Sông bắt nguồn từ phía nam, đông nam cao nguyên Xuân Lộc, đổ thẳng ra biển, chảy theo hướng bắc nam, độ dốc lưu vực khá lớn (0,004), do vậy nếu không có đập chặn giữ thì nước sông sẽ tập trung nhanh ra biển, trong mùa khô thường cạn kiệt nước. Tổng lượng nước sông khá lớn trong đó mùa mưa chiếm 79%. Sông Ray nếu được sử dụng hợp lý có thể giải quyết vấn đề khô cạn cho vùng đông nam của tỉnh. Sông Xoài và sông Thị Vải: Đây là 2 sông thuộc vùng phía tây nam của tỉnh, bắt nguồn từ cao nguyên Xuân Lộc và đổ thẳng ra biển. Sông Thị Vải ở phía thượng lưu gồm các suối nhỏ và dốc, phần hạ lưu (phía dưới Quốc Lộ 51 đi Vũng Tàu) là sông nước mặn, lòng sông mở rộng. Sông Xoài có 2 nhánh chính là Châu Pha và Suối Dun, các suối ngắn và hẹp. Diện tích lưu vực 184 km2, sông Xoài có ý nghĩa to lớn đối với vùng sản xuất nông nghiệp Châu Thành và cấp nước ngọt cho Vũng Tàu. Hạ lưu sông Xoài là vùng nước mặn, độ mặn có thể đạt tới độ mặn của nước biển.. Nước ngầm: Tổng trữ lượng nước dưới đất của tỉnh Đồng Nai là khoảng 5.505.226 m3/ngày. Tuy trữ lượng nước dưới đất tỉnh Đồng Nai phong phú, nhưng phân bố không đều, các tháng mùa khô không có mưa, nhu cầu khai thác lại lớn, vì vậy khai thác nước dưới đất phải theo qui hoạch khai thác hợp lý..ài nguyên nước Tài nguyên đất Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Có 10 nhóm đất chính. Tuy nhiên theo nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung sau: Các loại đất hình thành trên đá bazan: Gồm đất đá bọt, đất đen, đất đỏ có độ phì nhiêu cao, chiếm 39,1% diện tích tự nhiên (229.416 ha), phân bố ở phía bắc và đông bắc của tỉnh. Các loại đất này thích hợp cho các cây công nghiệp ngắn và dài ngày như: cao su, cà phê, tiêu… Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như: đất xám, nâu xám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên (246.380 ha), phân bố ở phí nam, đông nam của tỉnh (huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch). Các loại đất này thường có độ phì nhiêu kém, thích hợp cho các loại cây ngắn ngày như đậu, đỗ…một số cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày như cây điều… Các loại đất hình thành trên phù sa mới như: đất phù sa, đất cát. Phân bố chủ yếu ven các sông như sông Đồng Nai, La Ngà. Chất lượng đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả… Tình hình sử dụng đất của tỉnh những năm qua có biến động ít nhiều, nhưng Đồng Nai vẫn là tỉnh có quy mô đất nông nghiệp lớn nhất Đông Nam Bộ. 2.1.4.2 Tài nguyên đất Tài nguyên kTài nguyên Tài nguyên rừng Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn Quốc gia Nam Cát Tiên. Năm 2004 độ che phủ rừng là 26,05% tổng diện tích tự nhiên, có khu bảo tồn thiên nhiên vườn quốc gia Nam Cát Tiên, với nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Với việc triển khai thực hiện chương trình trồng rừng và quy hoạch này, có thể dự báo tỷ lệ che phủ (bao gồm cả cây công nghiệp dài ngày) sẽ tăng lên đạt 45-50% trong thời kỳ đến năm 2010. Bảng 2.1:Diện tích các loại rừng Loại rừng Tổng diện tích (ha) Rừng tự nhiên (ha) Rừng trồng (ha) Rừng đặc dụng 82.795,5 80.520,4 2.275,1 Rừng phòng hộ 44.144,2 21.366,8 22.777,4 Rừng sản xuất 26.646,3 8.406,4 18.239,9 Tổng cộng 153.586,0 110.293,6 43.292,4 Hệ thống giao thơng Đường bộ Đồng Nai đã có bước tiến nhanh trong đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông, nhất là giao thông đường bộ. Hệ thống quốc lộ với tổng chiều dài 244,5 km đã và đang được nâng cấp mở rộng thành tiêu chuẩn đường cấp I, II đồng bằng (QL1, QL51), cấp III đồng bằng như QL 20 (tuyến đi Đà Lạt, trên địa bàn tỉnh dài 75km đã được trải thảm lại mặt đường). Hệ thống đường bộ trong tỉnh có chiều dài 3.339 km, trong đó gần 700km đường nhựa. Ngoài ra, hệ thống đường phường xã quản lý, đường các nông lâm trường, KCN tạo nên 1 mạng lưới liên hoàn đến cơ sở, 100% xã phường đã có đường ô- tô đến trung tâm. Theo quy hoạch trong tương lai gần, hệ thống đường cao tốc đi Bà Rịa - Vũng Tàu và TP. Hồ chí Minh, hệ thống đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, nâng cấp tỉnh lộ 769 nối quốc lộ 20, quốc lộ 1 với quốc lộ 51... sẽ tạo nên một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, phục vụ nhu cầu phát triển KTXH địa phương và khu vực. Đường sắt Đồng Nai có hệ thống đường sắt quốc gia đi qua tỉnh vời tổng chiều dài là 87,5 km với 12 ga: Gia Huynh, Trảng Táo, Gia Ray, Bảo Chánh, Xuân Lộc, An Lộc, Dầu Giây, Bàu Cá, Trảng Bom, Long Lạc, Hố Nai và Biên Hoà. Tuyến đường sắt này là mạch máu giao thông quan trọng nối tỉnh Đồng Nai với miền Bắc và TP. Hồ Chí Minh. Đường thủy Cảng Long Bình Tân trên sông Đồng Nai: cách quốc lộ 1, phía bên phải hướng từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Hà Nội 800 mét; công suất 460.000 T/năm với tàu 2000 GRT đã xây xong và đã đa vào khai thác một cầu cảng 60m, một bến xà lan. Cảng Gò Dầu A trên sông Thị Vải: cách quốc lộ 51, phía bên phải hướng từ Biên Hòa đi Vũng Tàu 2 km. Hiện tại, cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được 2.000 GRT. Cảng Gò Dầu B trên sông Thị Vải: cách quốc lộ 51, phía bên phải hướng từ Biên Hòa đi Vũng Tàu 2,5 km; đã đưa vào khai thác và sẽ nâng cấp lên đạt công suất thiết kế 10 triệu tấn/năm, 2 bên có khả năng tiếp nhận tàu 15.000 DWT. Ngoài ra, đang tiến hành lập dự án các Cảng Phú Hữu, Cảng Phước An. Các dịch vụ chính là đại lý hàng hải, bốc xếp, kho hàng, giao nhận vận tải. Sản lượng hàng hóa thông qua các cảng đã đạt 700.000 tấn/năm. Dự kiến nâng sản lượng hàng hóa thông qua cảng lên 25 - 30 triệu tấn/năm. Tình hình kinh tế Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai đã tận dụng được những lợi thế so sánh của vùng và của tỉnh trong công cuộc đổi mới. Trong năm 2005, kinh tế Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định, công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh, nên đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2005 đạt 14%. Tăng trưởng GTSX công nghiệp năm 2005 đạt 21%; chiếm 57% trong cơ cấu GDP toàn tỉnh. Tăng trưởng ngành nông nghiệp năm 2005 đạt 5,5%, chiếm 15% trong cơ cấu GDP toàn tỉnh. Ngành dịch vụ: năm 2005 tăng trươ#ng 25%, chiếm 28% trong cơ cấu trong GDP toàn tỉnh. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 2005 đạt 13,52 triệu đồng/năm. Số hộ đã có điện sử dụng trên địa bàn tỉnh năm 2005 đạt 95%. Tình hình văn hĩa – xã hội Một số số liệu về văn hoá xã hội 6 tháng đầu năm 2005 như sau: - Số lượt người khám bệnh là: 1.883.278 lượt, bằng 89,80% so cùng kỳ năm trước. - Số trẻ tiêm đủ 6 loại vắc xin là: 406 trẻ, bằng 57,10% so cùng kỳ năm trước. - Số học sinh phổ thông giữ năm học là: 473.500 học sinh, bằng 98,10% so cùng kỳ năm trước. - Số giáo viên phổ thông giữa năm học là: 17.030 giáo viên, bằng 101,10% so cùng kỳ năm trước. - Số người được giải quyết việc làm là: 44.035 người, bằng 100,70% so cùng kỳ năm trước. - Số người được đào tạo nghề là: 27,147 người, bằng 77,20% so cùng kỳ năm trước. Tổng quan về các khu công nghiệp ở Đồng Nai Tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch 23 khu công nghiệp với tổng diện tích 8.119ha, trong đó có 17 KCN đã được Chính phủ cho phép thành lập với tổng diện tích là 5.124 ha. Ngoài ra, tỉnh còn quy hoạch đất phát triển công nghiệp; trong đó có 06 KCN (là Nhơn Trạch 6, Thạnh Phú, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú, Bàu Xéo) đang lập thủ tục thành lập; và các KCN khác đã có quy hoạch chung và phần mở rộng là: Long Khánh, Nhơn Trạch II (giai đoạn 2), Hố Nai (giai đoạn 2), Sông Mây (giai đoạn 2). Đồng Nai đã hình thành 28 cụm công nghiệp tại địa phương với diện tích khoảng 1.188 ha. Trong 17 KCN được Thủ tướng phê duyệt đã có 514 dự án đang triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh, 60 dự án đang xây dựng. Căn cứ tốc độ thu hút đầu tư các năm qua và diện tích đất công nghiệp quy hoạch trên địa bàn Tỉnh, dự báo đến năm 2020 sẽ lấp đầy khoảng 70% tổng diện tích đất 23 KCN đã được quy hoạch với số lao động khoảng 400.000 người. Hiện trạng môi trường trong các KCN ở ĐN Qua kết quả quan trắc môi trường từ năm 1998-2005 và kết quả kiểm tra môi trường KCN hàng năm, hiện trạng môi trường trong các KCN ở Đồng Nai được thể hiện như sau: Về nước thải: Tính đến tháng 12/2005, lượng xả thải trung bình trong 17 KCN tập trung của Đồng Nai ước tính trên 60.000m3/ngày đêm Trong 17 KCN đã được Chính phủ phê duyệt có 3 KCN có nhà máy xử lý nước thải tập trung (Biên Hòa 2, Amata, Loteco). Nước thải từ các KCN không có nhà máy xử lý nước thải tập trung với lưu lượng lớn và thành phần ô nhiễm đa dạng, phức tạp đã và đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước mặt các sông, suối trong khu vực. Hiện nay, Công ty phát triển KCN Biên Hòa (Sonadezi) đang thực hiện những dự án như: Xây dựng và vận hành thử Nhà máy xử lý nước thải KCN Long Thành với công suất 5.000m3/ngày (giai đoạn 1); Nhà máy xử lý nước thải KCN Gò Dầu với công suất 500m3/ngày; Cải tạo – nâng cấp hạ tầng kỹ thuật KCN Biên Hòa I, trong đó có dự án chuyển nước thải 2.000m3/ngày từ KCN Biên Hòa 1 về nhà máy xử lý nước thải KCN Biên Hòa 2. Công ty Phát triển đô thị và KCN (URBIZ) xây dựng và đang vận hành thử hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Trạch I với công suất 2.000m3/ ngày.đêm. Trong các KCN, những chỉ tiêu ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép phổ biến là: Colifom, COD, BOD, tổng chất rắn lơ lửng, Phenol. Các dạng ô nhiễm khác như: pH, Phospho tổng, Amoniac. Riêng ô nhiễm kim loại và kim loại nặng trong nước thải có Fe, Ni, Xianua. Tại một số KCN có nhà máy xử lý nước thải tập trung, chất lượng nước thải sau xử lý tuy có chiều hướng cải thiện nhưng chưa ổn định, thường là vượt tiêu chuẩn quy định theo TCVN 5945-1995 (loại A) ở các thông số sau: COD, BOD; Amoniac, coliform, chất rắn lơ lửng… Tại các KCN chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung thì phần lớn các DN đều xử lý nước thải không đạt tiêu chuẩn thải TCVN 5945:1995 (loại A). Về khí thải: Kết quả quan trắc định kỳ chất lượng không khí xung quanh do Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật trường Đồng Nai cho thấy các chỉ tiêu CO, NO2, SO2, bụi lơ lửng đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép TCVN 5937: 1995. Tuy nhiên, khí thải của những DN có nguồn thải cố định do đốt nhiên liệu dầu FO, DO cung cấp cho lò hơ, lò sấy, lò nung, lò đúc, lò nấu, máy phát… thường chứa các chất ô nhiễm như bụi, CO, NO2, SO2, các chất hữu cơ bay hơi (THC); nhưng chưa được xử lý triệt đạt tiêu chuẩn khí thải công nghiệp TCVN 1939:1995. Về chất thải rắn: Qua thống kê sơ bộ, lượng chất thải rắn trong các KCN trên địa bàn tỉnh khoảng 200.000 tấn/ năm gồm có: 60.000 tấn/năm chất thải rắn sinh hoạt, 120.000 tấn/năm chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và 20.000 tấn/năm chất thải nguy hại. Thành phần chất thải nguy hại phát sinh từ các DN trong các KCN rất đa dạng và phát sinh chủ yếu từ các DN sản xuất giày da, điện- điện tử, ắc quy, thuốc bảo vệ thực vật, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng …; Theo thống kê có 9 đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại trên địa bản tỉnh, nhưng giải quyết được khoảng 20% chất thải nguy hại phát sinh, số còn lại hiện đang tồn trữ tại các DN. Trong năm 2002, tỉnh đã tổ chức thẩm định 6 dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tại các địa bàn trên, nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai xây dựng. Riêng tại thành phố Biên Hòa đã và đang triển khai dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt và công nghiệp không nguy hại hợp vệ sinh 15ha tại phường Trảng Dài. Đồng Nai đã có dự án quy hoạch tổng thể và báo cáo đánh giá tác động môi trường khu liên hợp xử lý chất thải công nghiệp với diện tích 100ha, tại xã Giang Điền, huyện Trảng Bom; đã xây dựng nhà kho chứa 3.00m2 và đấu thầu thi công hố chôn lấp trên diện tích 2,1ha và vận hành khu xử lý hóa chất thải lỏng với công suất 20m3/ ngày tại KCN Biên Hòa II. Tình hình quy hoạch và phát triển các KCN ở ĐN đến năm 2010 Trong tồng số diện tích (7826 ha) dành để xây dựng và phát triển các KCN ở Đồng Nai thì: KCN Biên Hòa 1 chiếm 4,28% tổng diện tích. KCN Biên Hòa 2 chiếm 4,66% tổng diện tích. KCN Amata chiếm 5,34% tổng diện tích. KCN Loteco chiếm 1,28% tổng diện tích. KCN Gò Dầu chiếm 2,35% tổng diện tích. KCN Nhơn Trạch chiếm 34,5% tổng diện tích. KCN Sông Mây chiếm 6,02% tổng diện tích. KCN Hố Nai chiếm 6,68% tổng diện tích. KCN Tam Phước chiếm 4,23% tổng diện tích. KCN Long Thành chiếm 6,24% tổng diện tích. KCN An Phước chiếm 1,66% tổng diện tích. KCN Ông Kèo chiếm 10,22% tổng diện tích. KCN Thạnh Phú chiếm 2,38% tổng diện tích. KCN Bàu Xéo chiếm 6,32% tổng diện tích. KCN Long Khánh chiếm 1,28% tổng diện tích. KCN Xuân Lộc chiếm 1,28% tổng diện tích. KCN Tân Phú chiếm 0,64% tổng diện tích. KCN Định Quán chiếm 0,64% tổng diện tích. Bảng 2.2 : Quy hoạch và phát triển các KCN ở ĐN đến năm 2010 STT Khu công nghiệp Tổng DT (ha) 1 Biên Hòa 1 335 2 Biên Hòa 2 365 3 Amata 418 4 Loteco 100 5 Gò Dầu 184 6 Nhơn Trạch, gồm: Nhơn trạch 1 Nhơn trạch 2 Nhơn trạch 3 Nhơn trạch 4 Nhơn trạch 5 Nhơn trạch 6 2700 430 700 368 352 556 616 7 Sông Mây 471 8 Hố Nai 523 9 Tam Phước 331 10 Long Thành 488 11 An Phước 130 12 Ông Kèo 800 13 Thạnh Phú 186 14 Bàu Xéo 495 15 Long Khánh 100 16 Xuân Lộc 100 17 Tân Phú 50 18 Định Quán 50 Tổng diện tích 7826 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ KCN HỐ NAI - ĐỒNG NAI  { œ Thông tin về nhà đầu tư CSHT KCN Hố Nai Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần KCN Hố Nai Tên tiếng Anh: Ho Nai Industrial Zone Joint Stock Company (Honiz) Địa chỉ: KCN Hố Nai, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Điện thoại: 061.982039 Fax: 061.982040 Thông tin chung về KCN Hố Nai Tên tiếng việt: KCN Hố Nai Tên tiếng Anh: Ho Nai Industrial Zone. Địa chỉ : xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai Diện tích giai đoạn 1: 191,14ha thuộc địa bàn : + Xã Bắc Sơn, xã Hố Nai-huyện Trảng Bom. + Xã Phước Tân-huyện Long Thành Diện tích giai đoạn 2: 314,00ha Diện tích đất (giai đoạn 1) cho thuê tối đa : 145,9ha. Diện tích đã cho thuê: 116,7ha (chiếm 80% diện tích có thể cho thuê của giai đoạn 1). Khu công nghiệp (KCN) Hố Nai được thành lập năm 1998 theo Quyết định Số: 287/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 1998 của Thủ Tướng Chính Phủ, đến nay KCN Hố Nai đã có 90 công ty/nhà máy thuê đất (72 công ty/nhà máy đang hoạt động ổn định) trên diện tích giai đoạn 1 là 191,14ha. Đây cũng là KCN có nhiều hoạt động sản xuất hàng hóa công nghiệp đa dạng như: sản xuất phụ tùng xe máy, ô tô, điện tử, cơ khí, may mặc, vật liệu xây dựng, thức ăn gia súc… Công ty Cổ Phần KCN Hố Nai, đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm về đầu tư và phát triển về cơ sở hạ tầng KCN này, trong đó bao gồm cả vấn đề BVMT đối với KCN Hố Nai. Vị trí địa lý Tọa độ: KCN Hố Nai có tọa độ địa lý 106056’ độ kinh Đông và 10043’ độ vĩ Bắc. Ranh giới: đất đai KCN phần lớn nằm trên địa bàn xã Bắc Sơn, xã Hố Nai, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Phía Bắc: tuyến đường sắt Bắc Nam, đoạn giữa thành phố Biên Hòa và thị trấn Trảng Bom. Phía Đông: tuyến đường bao liên xã chạy qua huyện Long Thành. Phía Tây: giáp khu quân sự. Phía Nam: giáp đường điện cao thế. Vị trí: nằm ở trung tâm đối với các thành phố lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 12km về hướng Bắc theo Quốc lộ 1. Cách trung tâm TP.HCM 37km theo đường chim bay. KCN nằm ở vị trí đầu mối giao thông của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Về đường bộ: cách Quốc lộ 1 hiện hữu 800m. Về đường thủy: cách cảng hiện hữu Bến Nghé, Tân Cảng khoảng 25km theo đường chim bay. Về đường sắt: tuyến đường sắt nối đường sắt Thống Nhất tại Ngã ba Vũng Tàu (Biên Hòa). Về đường hàng không: cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 35km (trong Quy hoạch thổng thể Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã xác định sân bay Quốc tế mới vào năm 2010 cho khu vực phía Nam sẽ đặt tại Long Thành, cách KCN Hố Nai khoảng 10km: đây là một khoảng cách lý tưởng về liên hệ hàng không đối với KCN). Vị trí KCN Hố Nai trong bản đồ các KCN Đồng Nai Hình 3.1 : Vị trí KCN Hố Nai Sơ đồ bố trí mặt bằng KCN Hố Nai Hình 3.2 : Bản đồ mặt bằng KCN Hố Nai Phương án phát triển không gian KCN Hố Nai Quy hoạch sử dụng đất Giai đoạn 1 Bảng 3.1: Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 1 STT Loại đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 Đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp Đất dự kiến làm kho Đất xây dựng dịch vụ, điều hành, cải tạo Đất xây dựng công trình đầu mối kỹ thuật Đất cây xanh có tổ chức Đất cây xanh, suối lạch không xây dựng Đất cách ly đường điện Đất giao thông 128.3 7.3 1.3 3.5 16.5 14 - 20.1 67.2 3.8 0.7 1.8 8.6 7.3 0.0 10.5 Tổng cộng 191 100% (Nguồn: ĐTM dự án đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Hố Nai giai đoạn 1) Bảng diện tích đất trên chưa tính tới 47ha đất cho việc xây dựng nhà ở kiểu làng công nhân và khu vực ở tại phía Nam, xung quanh khu vực chùa hiện nay là đất chùa còn trống không trồng trọt được. Việc bố trí khu dân cư vừa phù hợp với nhu cầu giải quyết nhà ở trong KCN, phù hợp với việc sử dụng đất hợp lý và không ảnh hưởng đến môi trường KCN. Giai đoạn 2 Bảng 3.2: Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2 STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) I Khu công nghiệp 270,94 100 1 Đất XD công nghiệp 150,60 55,58 2 Đất XD kho hàng 28,42 10,49 3 Đất Khu điều hành, dịch vụ 6,82 2,52 4 Đất công trình đầu mối 2,00 0,74 5 Đất cây xanh mặt nước 43,52 16,06 6 Đất giao thông 39,58 14,61 II Khu dân cư 43,06 100 Tổng cộng 314,00 100 (Nguồn: ĐTM dự án đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Hố Nai giai đoạn 2) Ghi chú: Tỷ lệ đất công trình đầu mối thấp do sử dụng chung với giai đoạn 1 như trạm cấp điện, cấp nước. Chưa tính 12,96 ha đất cây xanh hành lang cách ly đường điện cao thế nằm giữa phần đất giai đoạn I và giai đoạn II. Phân khu chức năng khu công nghiệp [5] Khu vực xây dựng các xí nghiệp công nghiệp Tận dụng tối đa đất để xây dựng các xí nghiệp công nghiệp để nâng cao giá trị sử dụng đất, tạo hiệu quả kinh tế cao. Khu kho bãi Có diện tích là: 28,42ha, nằm gần trục đường chính và trục giao thông đối ngoại, giữa KCN, thuận lợi cho việc giao dịch, cũng như sử dụng cho cả hai giai đoạn. Khu trung tâm điều hành – dịch vụ Khu điều hành và dịch vụ gồm hai khu vực: + Khu phía Nam trục đường chính ngang giáp trục giao đối ngoại phía Đông KCN, diện tích 5,89ha bố trí văn phòng điều hành, quản lý, giao dịch, công an, hải quan, thuế, BVMT, hội trường câu lạc bộ, nhà ăn…và khu văn phòng cho thuê… + Khu phía Bắc trục đường chính ngang, diện tích 0,93 ha tổ chức nhà trưng bày giới thiệu sản phẩm, trạm PCCC, bảo vệ, bến xe ô tô, trạm xăng, sửa chữa xe... Tổ chức cây xanh Tổng diện tích cây xanh, mặt nước là 43,52 ha chiếm tỷ lệ 16% diện tích giai đoạn II. Sử dụng phần đất trũng thấp dọc 2 bên suối sẽ là nơi tổ chức cây xanh – mặt nước rất lý tưởng cho KCN, vừa đảm bảo thóat nước mưa vừa tạo môi trường và cảnh quan đẹp. Yêu cầu cây xanh trong từng nhà máy xí nghiệp tối thiểu không nhỏ hơn 20% tổng diện tích khuôn viên nhà máy. Cây xanh cách ly với khu dân cư bảo đảm khoảng cách theo tiêu chuẩn 50m. Các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật - Nhà máy nước: Mở rộng thêm khoảng 0,5ha – cạnh vị trí nhà máy nước giai đoạn 1 đang hoạt động. - Khu xử lý nước thải: có diện tích 2 ha bố trí ở phía Nam cuối KCN trên trục dọc chính. - Trạm điện: Nâng công suất của trạm giai đoạn 1. Tình hình hoạt động sản xuất tại KCN Hố Nai Các loại hình sản xuất KCN Hố Nai mang tính chất là KCN đa ngành với các loại hình công nghiệp dự kiến (theo ĐTM đã được duyệt) đa dạng như sau: a. Công nghiệp nhẹ gồm: + May mặc + Lắp ráp các linh kiện điện, điện tử. + Các loại hình công nghiệp nhẹ khác. b. Công nghiệp cơ khí lắp ráp xe máy, ô tô. c. Công nghiệp hương liệu hóa mỹ phẩm. d. Công nghiệp sx vật liệu xây dựng, thiết bị trang trí nội thất. e. Công nghiệp chế biến gỗ. f. Công nghiệp thực phẩm, thức ăn gia súc. Các sản phẩm chính Hiện nay, các sản phẩm sản xuất từ KCN Hố Nai rất đa dạng, các sản phẩm này được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Các sản phẩm gồm: linh kiện xe máy, ô tô (ống xả xe, khung xe, đồ nhựa, giảm xóc, yên xe, đèn xe, dây điện xe, còi xe, ốc vít…),vỏ ruột xe ôtô, xe máy, linh kiện điện, điện tử, quần áo may mặc sẵn, thức ăn chăn nuôi, đồ gỗ xuất khẩu, xi mạ, sơn sản phẩm kim loại, sản phẩm điện công nghiệp, động cơ điện, mô tơ điện, găng tay, nhựa đường, bao bì nhựa, bảng mạch điện tử, lò xo, dây điện các loại, dây ăngten… Các nguồn gây ô nhiễm chính trong KCN Hố Nai [14] Nước thải Hiện tại, tổng lượng nước cấp cho toàn KCN Hố Nai là 4.000m3/ngày/đêm. Trong đó ước tính tổng lượng nước thải ra nguồn tiếp nhận suối Nhỏ 4.000m3 x 80% = 3.200m3 Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt tại KCN Hố Nai phát sinh từ việc rửa tay chân, tắm giặt, vệ sinh, ăn uống. Lượng nước thải này tập trung chủ yếu từ các nhà máy có số lượng công nhân đông như: các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, bảng mạch điện tử, công ty may… Tổng lượng nước thải sinh hoạt của KCN Hố Nai thải ra nguồn tiếp nhận Suối Nhỏ với lưu lượng là 756m3/ngày. Được tính như sau: + Nước dùng cho sinh hoạt của công nhân được tính theo quy định 20 TCN-33-85 của Bộ Xây Dựng là 25lít/người/ca làm việc. + Nước dùng cho nhu cầu ăn uống, chuẩn bị bữa ăn của công nhân được tính theo tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4474-87 là 25lít/người/bữa ăn. * Lượng nước thải sinh hoạt = 15.124 người x 50 lít/người = 756m3 Về đặc điểm và tính chất của nguồn nước thải này chứa các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất rắn lơ lững (SS), chất dinh dưỡng (N, P), dầu mỡ và vi sinh. Nếu trực tiếp thải ra môi trường không qua công đoạn xử lý đạt Tiêu chuẩn quy định, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm trong khu vực. Nước thải sản xuất Đặc trưng nước thải sản xuất trong KCN Hố Nai được chia theo đặc thù sản xuất của các công ty/ nhà máy. Ô nhiễm môi trường nước do nước thải nhiễm bẩn vô cơ chứa kim loại nặng trong nước thải xuất hiện ở một số ngành công nghiệp đặc trưng, ảnh hưởng của các chất vô cơ chứa kim loại nặng gây ra trong môi trường nước rất khó phát hiện, ví chúng không gây ra mùi, một số chất không màu. Ô nhiễm môi trường nước do nước thải nhiễm bẫn hữu cơ, đây là dạng ô nhiễm phổ biến, rất đặc trưng ở các KCN Hố Nai; hầu hết các chất hữu cơ đều có thời gian phân hủy ngắn, phát sinh mùi hôi lan tỏa ra không khí xung quanh, mức độ gây ô nhiễm phụ thuộc vào trình độ và quy mô sản xuất, chế biến nguyên liệu và nguồn nguyên liệu. Về đặc điểm và tính chất của lượng nước thải này chứa các kim loại nặng, dầu khoáng, chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng… Nếu trực tiếp thải ra môi trường không qua công đoạn xử lý đạt tiêu chuẩn quy định, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm trong khu vực. Tổng lượng nước thải công nghệ của KCN Hố Nai thải ra nguồn tiếp nhận Suối ._.QLMT KCN Tuân thủ luật BVMT KCN TTMT Hố Nai (bậc 3E, 3F) Bước 6, 7 Bước 5 Tái sử dụng, tái sinh, tái chế cthải Gpháp thị trường trao đổi cthải Aùp dụng, tăng cường CNSX sạch Aùp dụng, tăng cường CNSThái CN Tái sử dụng, tái sinh, tái chế cthải (80%DN) Thị trường trao đổi cthải (80%DN) CNSXS (70%DN) CNST CN (30%DN) KCN TTMT Hố Nai (bậc 1A, 2B, 2C, 2D) Bước 1, 2, 3, 4 KCN TTMT Hố Nai (bậc 3Đ) Cây xanh mặt nước Phân loại, thu gom CTNH Chống ồn, rung Xử lý CTNH, bụi, khí độc C ác biện pháp SXSH Gpháp thị trường trao đổi cthải Tcường, hoàn chỉnh QLMT KCN Đtạo, ý thức BVMT Aùp dụng EMS, ISO KCN TTMT Hố Nai (bậc 4G) Bước 8 Sinh thái môi trường - Sinh thái công nghiệp Phát thải ít hoặc không có phát thải (Mô hình nguyên lý từng bước tổng quát SSPM) Thuyết minh cho mô hình công nghệ và QLMT tổng quát Con đường phấn đấu xây dựng KCN TTMT Hố Nai được thuyết minh như sau: Bảng 4.3 Bảng miêu tả các bước thực hiện mô hình kỹ thuật tổng quát Bước thực hiện Bậc Giải pháp Thời gian Quy mô chuyển đổi QLMT Công nghệ Khởi đầu 0 - Tiến hành kiểm toán kinh tế – môi trường theo hệ thống tiêu chí TTMT cho KCN Hố Nai nhằm xác định các vấn đề còn tồn tại của KCN dựa theo tiêu chí PTBV à xác định mô hình chuyển đổi à hoàn thiện HTQLMT, phát triển công nghệ sản xuất và BVMT để đạt KCN TTMT. - Lập dự án khả thi xây dựng KCN TTMT Hố Nai. 1 năm Từng DN Bước 1 1A - áp dụng HTQL Nhà nước về BVMT KCN. - đảm bảo tuân thủ luật BVMT, bảo vệ TNTN. - tuân thủ tiâu chuẩn môi trường nhà nước. - kiềm soát, xử lý ô nhiễm đầu ra (nước thải, khí thải, CTR). - hoàn thiện CSHT (hệ thống giao thông, xây dựng hệ thống cấp thoát nước mưa và nước thải riêng biệt, xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung…) 2 năm Từng DN Bước 2 2B - 30%DN áp dụng các biện pháp SXSH (cục bộ). - 20%DN áp dụng HTQL EMS, ISO 14000. - 100%DN áp dụng HTQL của Nhà nước về BVMT (công tác lập ĐTM / bản ĐKTCMT). - 40%DN có các hoạt động nâng cao ý thức của công nhân viên về BVMT qua các khóa đào tạo về SXSH, PCCC, ISO. - 40%DN có thống kê số lượng, tải lượng, nồng độ ô nhiễm từ các nguồn thải. - 40%DN có hệ thống xử lý nước thải cục bộ, xử lý có hiệu suất cao, đạt TCMT. - 40%DN đảm bảo mật độ cây xanh và diện tích mặt nước trong khuôn viên nhà máy. - 40%DN có hợp đồng với công ty bên ngoài để thu gom, xử lý CTNH và CTR sinh hoạt. - 40%DN có hệ thống xử lý khí thải đang hoạt động, áp dụng các biện pháp chống ồn rung. 1 năm Từng DN Bước 3 2C - 60%DN áp dụng các biện pháp SXSH (cục bộ). - 60%DN áp dụng HTQL EMS, ISO 14000. - 60%DN có các hoạt động nâng cao ý thức của công nhân viên về BVMT qua các khóa đào tạo về SXSH, PCCC, ISO. - 60%DN có thống kê số lượng, tải lượng, nồng độ ô nhiễm từ các nguồn thải. - 75%DN có hệ thống xử lý nước thải cục bộ, xử lý có hiệu suất cao, đạt TCMT. - 70%DN đảm bảo mật độ cây xanh và diện tích mặt nước trong khuôn viên nhà máy. - 70%DN có hợp đồng với công ty bên ngoài để thu gom, xử lý CTNH và CTR sinh hoạt. - 70%DN có hệ thống xử lý khí thải đang hoạt động, áp dụng các biện pháp chống ồn rung. 1 năm Từng DN Bước 4 2D - 90%DN áp dụng các biện pháp SXSH (cục bộ). - 90%DN áp dụng HTQL EMS, ISO 14000. - 90%DN có các hoạt động nâng cao ý thức của công nhân viên về BVMT qua các khóa đào tạo về SXSH, PCCC, ISO. - 90%DN có thống kê số lượng, tải lượng, nồng độ ô nhiễm từ các nguồn thải. -90%DN có hệ thống xử lý nước thải cục bộ, xử lý có hiệu suất cao, đạt TCMT. - 90%DN đảm bảo mật độ cây xanh và diện tích mặt nước trong khuôn viên nhà máy. - 90%DN có hợp đồng với công ty bên ngoài để thu gom, xử lý CTNH và CTR sinh hoạt. - 90%DN có hệ thống xử lý khí thải đang hoạt động, áp dụng các biện pháp chống ồn rung. 1 năm Từng DN Bước 5 3Đ -100%DN đạt được chứng nhận quốc tế ISO 14000. - 100%DN đảm bảo tiêu chuẩn môi trường Nhà nước. - 100%DN thực hiện các chương trình giáo dục và đào tạo, nâng cao ý thức cho công nhân về BVMT. - 70%DN bảo đảm tiêu chuẩn sinh thái môi trường xanh – sạch – đẹp. - 100%DN hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải, khí thải, không còn ô nhiễm tiếng ồn, rung, bụi và hơi khí độc hại. - 100% DN bảo đảm tiêu chuẩn cây xanh và diện tích mặt nước che phủ >15%. - 30%DN áp dụng các giải pháp thị trường trao đổi chất thải nội bộ và ngoại vi KCN. - 30%DN có áp dụng các giải pháp SXSH toàn phần. 1 năm Từng DN Bước 6 3E - 100%DN bảo đảm tiêu chuẩn môi trường nhà nước. - 40%DN áp dụng các giải pháp thị trường trao đổi chất thải nội bộ và ngoại vi KCN. - 30% DN bảo đảm cải thiện chất lượng môi trường nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến, các giải pháp SXSH và trao đổi chất thải. - 40%DN áp dụng các giải pháp SXSH toàn phần. 2 năm Toàn KCN Bước 7 3F - 100%DN bảo đảm tiêu chuẩn môi trường nhà nước. - 50% DN áp dụng các giải pháp SXSH toàn phần. - 30%DN áp dụng công nghệ sạch. - 50%DN áp dụng các giải pháp thị trường trao đổi chất thải nội bộ và ngoại vi KCN. - 10%DN áp dụng công nghệ có ít hoặc không có chất thải. 2 năm Toàn KCN Bước 8 4G - 100%DN bảo đảm tiêu chuẩn môi trường nhà nước. - 80%DN áp dụng các giải pháp SXSH toàn phần. - 80%DN áp dụng các giải pháp thị trường trao đổi chất thải nội bộ và ngoài KCN. - 70%DN áp dụng công nghệ sạch. - 30%DNù áp dụng công nghệ có ít hoặc không có chất thải. - 70%DN bảo đảm tiêu chí sinh thái công nghiệp bền vững. 4 năm Toàn KCN 4.6 Những phân tích và đánh giá cơ bản về mô hình KCN TTMT Những phân tích tổng hợp về mô hình KCN TTMT Hố Nai Ý nghĩa về QLMT và phát triển kỹ thuật công nghệ của mô hình Ý nghĩa về QLMT KCN Các chiến lược BVMT được xác định rõ trong từng bước phát triển của KCN TTMT, từ KCN hệ cổ điển lên KCN sinh thái. Việc thực hiện chiến lược BVMT trình tự từng bước giúp các DN trong KCN Hố Nai có thể chủ động, thích ứng được các vấn đề môi trường nảy sinh trong quá trình phát triển . DN hoàn toàn có thể chủ động về kế hoạch đầu tư, huy động nguồn lực, phương tiện và nhân lực cho quá trình tổ chức thực hiện chiến lược BVMT. Mô hình nguyên lý từng bước tổng quát (SSPM) phản ánh được mối quan hệ phát triển KCN với các vấn đề môi trường theo điều kiện hiện tại của KCN Hố Nai. KCN TTMT Hố Nai xây dựng được một hệ thống QLMT hoàn chỉnh, áp dụng hiệu quả các quy trình quản lý đã định theo Luật BVMT, DN sẽ tự giác thực hiện các chiến lược BVMT KCN, áp dụng hệ thống EMS, ISO 14000 …. à tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa các nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu BVMT KCN. Aùp dụng các biện pháp chế tài về QLMT nhằm hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện chiến lược BVMT KCN à gia tăng nội lực, nguồn lực và phương tiện tài chính kỹ thuật cho công tác BVMT KCN (như xây dựng thị trường trao đổi chất thải, lập mạng quản lý chất thải của KCN …) à nhằm giảm thiểu tối đa lượng chất thải phát sinh, duy trì trao đổi chất 2 chiều khép kín. Ý nghĩa về phát triển kỹ thuật công nghệ của mô hình Khi vận dụng mô hình SSPM thì phải từng bước hoàn thành: Các cam kết đã đưa ra trong báo cáo ĐTM. Triển khai nâng cấp, cải tạo và hiện đại hóa các giải pháp công nghệ kiểm soát và xử lý ô nhiễm đầu ra. Tăng cường áp dụng các giải pháp SXSH, xử lý ô nhiễm tại nguồn. Xây dựng các cơ sở, nhà máy vệ tinh để tái sinh – tái chế chất thải. Quản lý và tiết kiệm năng lượng và nước. Aùp dụng các kỹ thuật sinh thái môi trường mới à nhằm đạt được hiệu quả kinh tế và môi trường ngày càng cao theo từng bước thực hiện. Aùp dụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ từ quy mô đơn lẻ, độc lập từng DN (mô hình TTMT đơn cấp) đến quy mô tổng thể toàn KCN (mô hình TTMT hỗn hợp nửa sinh thái và sinh thái) có mục đích là đảm bảo đổi mới trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất và BVMT đồng bộ à tạo nguồn nội lực mạnh, có hiệu quả và năng suất cao cho cả KCN. Ý nghĩa về kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình Ý nghĩa về kinh tế: Do ứng dụng các thành tựu KHCN cao nên năng suất sản xuất tăng cao, hiệu quả kinh tế không ngừng gia tăng đối với các DN. Hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với BVMT KCN nên chất lượng môi trường rất tốt, tạo niềm tin cho các đối tác nước ngoài, nhất là khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Ý nghĩa về xã hội: KCN TTMT Hố Nai sẽ cải thiện được hình ảnh quá khứ trong con mắt cộng đồng, xã hội, góp phần cải thiện chất lượng môi trường trong và ngoài KCN, đảm bảo chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Ý nghĩa về môi trường: Khi thực hiện các giải pháp QLMT để xây dựng KCN TTMT Hố Nai là đã góp phần cải thiện chất lượng môi trường, giúp cân bằng sinh thái. Chủ động trong việc phòng ngừa và khống chế hiệu quả các sự cố môi trường. Những đánh giá tổng hợp về mô hình KCN TTMT Hố Nai Mô hình KCN TTMT Hố Nai có các ưu điểm sau: Các giải pháp công nghệ và QLMT đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện. Trình tự thực hiện chặt chẽ, phản ánh rõ việc tuân thủ chiến lược BVMT KCN. Các giải pháp QLMT và công nghệ áp dụng trong mô hình SSPM xuất phát từ điều kiện và hiện trạng môi trường thực tế của KCN. Các bước thực hiện trong mô hình KCN TTMT ở Việt Nam đi từ phát triển nội lực của mỗi DN trong KCN đến nỗ lực cộng sinh công nghiệp tập thể của toàn KCNà các DN trong KCN phát triển đồng bộ và toàn diện. Xác định các bước và nội dung thực hiện mô hình KCN TTMT Hố Nai Bước khởi đầu KCN tiến hành kiểm toán kinh tế- môi trường và lập dự án đầu ưt khả thi xây dựng KCN TTMT Hố Nai. Công tác kiểm toán kinh tế và môi trường Nhằm xác định các tồn tại để bổ sung cho dự án đầu tư khả thi xây dựng KCN TTMT ta phải tiến hành kiểm toán kinh tế và môi trường. Theo hệ thống tiêu chí TTMT, ta cần kiểm toán các vấn đề sau: Hiện trạng công tác QLMT KCN từ quy mô DN đến tổng thể KCN: Hiện trạng thực hiện quy chế KCN, quy chế QLMT KCN. Hiện trạng hệ thống QLMT. Cơ cấu tổ chức, chức năng của bộ phận QLMT KCN. Trang thiết bị kỹ thuật công nghệ. Nguồn nhân lực. Nguồn quỹ tài chính. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường KCN (không khí, độ ồn, độ rung, môi trường đất, môi trường nước, môi trường lao động, trạng thái sinh thái môi trường…) Các nguồn và quy mô gây ô nhiễm. Các phát thải, mức độ phát thải. Mức độ áp dụng các giải pháp kiểm soát và xử lý ô nhiễm Tiến hành thống kê, kiểm kê và phân loại chất thải theo nhu cầu xử lý và nhu cầu trao đổi chất thải. Xác định tổng lượng và thành phần chất thải. Mức độ xử lý nước thải, khí thải, CTR. Các dự báo về: Tiềm năng gây ô nhiễm môi trường khi KCN được lấp đầy. Các giải pháp BVMT khi KCN lấp đầy đã được đề xuất trong báo cáo ĐTM. Công tác thực hiện các cam kết trong báo cáo ĐTM của KCN để lên kế hoạch hoàn thành cam kết đó trong thời gian sớm nhất. Hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN từ nguyên vật liệu đến quy trình sản xuất và sản phẩm cuối cùng à nhằm xác định các khả năng áp dụng các giải pháp SXSH và STCN để giảm thiểu ô nhiễm và chất thải cho từng nhà máy và cho toàn KCN. Xác định các khả năng đầu tư phát triển KHCN sản xuất và BVMT của mỗi DN. Công tác lập dự án đầu tư khả thi xây dựng KCN TTMT Xác định chiến lược chuyển đổi trình tự và từng bước KCN Hố Nai thành KCN TTMT theo các kết quả kiểm toán kinh tế – môi trường tại KCN. Xác định các nhiệm vụ đầu tư chính trong dự án khả thi xây dựng KCN TTMT theo các bước đầu tư đã xác định trong chiến lược chuyển đổi trình tự và từng bước KCN Hố Nai. Xác định các giải pháp QLMT và phát triển công nghệ chính cần áp dụng để thực hiện các nhiệm vụ đầu tư xây dựng KCN TTMT Hố Nai. Các bước đầu tư xây dựng mô hình KCN TTMT Hố Nai bậc trung bình (phân loại 1A) Các nội dung đầu tư đã xác định trong bước 1 của mô hình SSPM gồm: Aùp dụng hệ thống QLMT về BVMT KCN Các DN phải lập bản ĐKTCMT/ĐTM trước khi hoạt động. Hoàn chỉnh các hệ thống cơ cấu tổ chức về hệ thống QLMT của DN. Các DN phải đăng ký chủ nguồn thải nguy hại ở Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai. Tuân thủ Pháp luật Nhà nước tại KCN KCN phổ biến, hướng dẫn các DN áp dụng và tuân thủ nghiêm chỉnh các chương trình chiến lược, kế hoạch hành động BVMT công nghiệp. Đảm bảo các DN trong KCN tuân thủ nghiêm chỉnh các cơ chế, chính sách Nhà nước về BVMT KCN. Yêu cầu các DN đảm bảo tuân thủ luật BVMT, bảo vệ TNTN. Tuân thủ tiêu chuẩn môi trường của Nhà nước về BVMT. Tăng cường kiểm soát, xử lý ô nhiễm đầu ra Đảm bảo các DN phải có đầu tư và xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải. Phân loại CTR và có biện pháp quản lý trước khi giao cho công ty bên ngoài xử lý. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng Công ty cổ phần KCN Hố Nai gấp rút hoàn thiện hệ thống đường giao thông, trạm xử lý nước thải tập trung cho KCN. Các nhà máy phải xây dựng hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải sản xuất riêng biệt. Các bước đầu tư xây dựng mô hình KCN TTMT Hố Nai bậc đơn cấp (phân loại 2B, 2C, 2D) Các nội dung đầu tư đã xác định trong bước 2, 3, 4 của mô hình SSPM gồm: Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý Nhà nước về BVMT KCN và tuân thủ nghiêm Pháp luật Nhà nước 100%DN có lập ĐTM/bản ĐKTCMT. 100%DN có cơ cấu tổ chức QLMT. 100%DN tuân thủ luật BVMT, chấp hành nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn môi trường đối với môi trường không khí xung quanh, nước thải, khí thải, độ ồn, rung…. Aùp dụng các giải pháp hội nhập kinh tế quốc tế Khuyến khích các DN áp dụng HTQLMT EMS, ISO 14000 Nâng cao kiến thức của cán bộ công nhân về BVMT DN phối hợp với các KCN, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, các trường, trung tâm, viện nghiên cứu mở các lớp tập huấn, đào tạo cho cán bộ công nhân viên có kiến thức về SXSH, ISO 14000, PCCC, luật BVMT… Các biện pháp BVMT vi khí hậu Đảm bảo diện tích cây xanh, diện tích che phủ mặt nước >15%. Tăng cường áp dụng các biện pháp chống ồn, rung. Các bước đầu tư xây dựng mô hình KCN TTMT Hố Nai bậc xanh – sạch – đẹp (phân loại 3Đ) Các nội dung đầu tư đã xác định trong bước 5 của mô hình SSPM gồm: Hoàn thành các cam kết trong báo cáo ĐTM của KCN Đầu tư hoàn thành các cam kết về xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước thải và nước mưa, bãi chứa trung chuyển CTR, giảm thiểu ô nhiễm bụi, khói, ồn, rung …. Hoàn thành các cam kết phòng chống sự cố môi trường Hoàn thành xây dựng hệ thống QLMT KCN Hoàn thành xây dựng hệ thống QLMT tại KCN và các DN sao cho bảo đảm tính gọn nhẹ, đồng bộ và hiệu quả cao: KCN phải có Phòng QLMT với số lượng cán bộ tối thiểu là 3 người trực thuộc BQL KCN hoặc Công ty cổ phần Hố Nai. Mỗi DN phải có bộ phận QLMT với số lượng cán bộ tối thiểu là 1 người trực thuộc Ban giám đốc DN. KCN đầu tư trang bị Phòng thí nghiệm phân tích môi trường nhằm xác định một số chỉ tiêu kỹ thuật chính theo tiêu chuẩn môi trường nhà nước đã ban hành, cũng như phục vụ cho các hoạt động QLMT khác và hội nhập kinh tế quốc tế. Các giải pháp QLMT KCN gồm: Tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy chế quản lý KCN khác nhau của Chính phủ, Bộ CN và Bộ TN&MT đã ban hành. Tổ chức công tác quản lý hoạt động sau thẩm định báo cáo ĐTM theo Quy chế quản lý hoạt động sau thẩm định báo cáo ĐTM của Chính phủBộ TN &MT ban hành. Tổ chức công tác quan trắc và giám sát môi trường KCN vào nề nếp nghiêm túc theo quy định của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai. Tuân thủ nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ, thanh – kiểm tra môi trường theo quy định của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai. Thực hiện tăng cường công tác giáo dục – đào tạo và nâng cao ý thức về BVMT KCN Tổ chức công tác giám sát, thanh tra và ký kết các cam kết tự nguyện thi đua tự quản về BVMT giữa các DN, xí nghiệp và nhà máy trong KCN. Tổ chức công tác giáo dục đào tạo và tuyên truyền cho công nhân về pháp luật BVMT, chiến lược và kế hoạch hành động BVMT KCN, nâng cao ý thức và trình độ QLMT thông qua các chương trình đào tạo về kiểm soát ô nhiễm và xử lý chất thải, áp dụng các giải pháp SXSH, sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp, an toàn vệ sinh lao động… Tăng cường công tác hội nhập kinh tế quốc tế Tổ chức áp dụng mô hình QLMT tiên tiến EMS cho các DN. Tổ chức áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14.000 cho các DN. Gia tăng đầu tư về sinh thái môi trường cho KCN KCN bảo đảm tỷ lệ cây xanh và mặt nước trên diện tích đã được phê duyệt quy hoạch cho cả 03 giai đoạn phát triển KCN. KCN gia tăng đầu tư trồng bồn hoa, thảm cỏ, đài phun nước, lắp đặt quạt thông gió trên khuôn viên khu điều hành KCN và trên các trục đường giao thông chính, phụ. Mỗi DN gia tăng đầu tư trồng bồn hoa, thảm cỏ, đài phun nước, lắp đặt quạt thông gió trên khuôn viên DN, nhà máy, xí nghiệp và nơi nghỉ ngơi của công nhân. Gia tăng đầu tư về công tác kiểm soát ô nhiễm và giảm thiểu chất thải Tổ chức quản lý thị trường trao đổi chất thải nội bộ và ngoài phạm vi KCN, trong đó bao gồm các nội dung chính như : hoạch định nhu cầu trao đổi chất thải, khuyến khích các DN tham gia trao đổi chất thải và chuẩn bị hình thành mạng lưới trao đổi sinh thái công nghiệp trong phạm vi KCN. Việc trao đổi chất thải trên thị trường chỉ hoạch định cho chất thải rắn không nguy hại và nước thải. Tổ chức quản lý chương trình trao đổi, tiết kiệm năng lượng, nước nội bộ và ngoài phạm vi KCN dưới sự điều hành trực tiếp của BQL KCN. Tăng cường áp dụng các giải pháp SXSH, mà trước hết là các giải pháp quản lý tốt nội vi và kiểm soát quá trình sản xuất tốt hơn nhằm phòng ngừa hợp lý các khả năng phát thải trong hoạt động sản xuất. Các bước đầu tư xây dựng mô hình KCN TTMT Hố Nai bậc hỗn hợp nửa sinh thái và sinh thái (phân loại 3E, 3F, 4G) Các nội dung đầu tư đã xác định trong bước 6, 7, 8 của mô hình SSPM gồm: Đầu tư, thiết lập các mối quan hệ cộng sinh trao đổi chất thải Cộng sinh trao đổi về năng lượng dư thừa trong nội bộ KCN hoặc với cơ sở sản xuất kinh doanh và các khu vực dân cư xung quanh KCN có nhu cầu như : điện năng, nhiệt năng, nước và hơi nước dư thừa từ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Cộng sinh trao đổi chất thải với các ngành kinh tế khác nằm ngoài ngoại vi KCN như cung cấp nước thải sau xử lý đạt chất lượng cao cho các hoạt động sản xuất nông – lâm và thuỷ sản. Cộng sinh trao đổi chất thải rắn công nghiệp để tái sinh và tái chế chất thải trên cơ sở đầu tư cơ sở hoặc nhà máy tái chế chất thải vệ tinh. Cộng sinh giữa các ngành sản xuất phù hợp cho yêu cầu trao đổi chất thải nội bộ trong KCN nhằm tái sử dụng chất thải như giữa ngành sản xuất hàng điện tử dân dụng, công nghệ thông tin với ngành sản xuất máy móc, phụ tùng điện và điện tử. Sắp xếp lại nhu cầu tham gia thị trường trao đổi chất thải Theo các nhu cầu đầu tư thiết lập hệ thống sinh thái công nghiệp đã được xác định, KCN Hố Nai sẽ phải cân đối lại nhu cầu tham gia thị trường trao đổi chất thải đã tổ chức thực hiện trong bước 5 à xác định lại chủng loại và số lượng chất thải mang ra thị trường trao đổi chất thải có lợi ích kinh tế – môi trường cao nhất. Các nhu cầu còn lại sẽ phù hợp cho việc tái sử dụng, tái sinh - tái chế chất thải. Do vậy, khả năng nhu cầu tham gia thị trường trao đổi chất thải sẽ giảm xuống và ổn định cùng với việc áp dụng các giải pháp tái sử dụng, tái sinh - tái chế chất thải. KCN TTMT Hố Nai đầu tư thiết lập hệ thống cộng sinh trao đổi chất thải thông qua vai trò của Trung tâm thông tin và quản lý trao đổi chất thải của KCN trực thuộc BQL KCN. Đầu tư phát triển công nghệ ản xuất sạch, có ít hoặc không có phát thải Các DN hiện có hệ thống công nghệ sản xuất tạo nên mức độ ô nhiễm và phát thải quy mô, thì sẽ phải đầu tư thay thế công nghệ theo yêu cầu công nghệ sản xuất sạch, có ít hoặc không có phát thải. Khuyến khích các DN khác đầu tư thay thế công nghệ theo yêu cầu công nghệ sản xuất sạch, có ít hoặc không có phát thải nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất sản xuất và mang lại lợi ích môi trường cao hơn. Đầu tư áp dụng giải pháp SXSH và nâng cấp công nghệ xử lý chất thải Các DN không thể tham gia đầy đủ vào hệ thống STCN của KCN Hố Nai, thì sẽ phải đầu tư áp dụng nhóm giải pháp này ở mức độ thích hợp theo tiêu chuẩn quy định của KCN. Khuyến khích các DN khác đầu tư áp dụng nhóm giải pháp này nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất sản xuất và mang lại lợi ích môi trường cao hơn. Các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích thực hiện mô hình KCN TTMT Hố Nai Giải pháp về chính sách quản lý KCN [5] Vấn đề khó khăn và vướng mắc chính hiện nay trong quá trình triển khai ứng dụng mô hình KCN TTMT là Chính phủ chưa xây dựng và ban hành các quy định, các hướng dẫn chính thức và cụ thể về việc tổ chức xây dựng mới hoặc chuyển đổi KCN hiện có thành mô hình KCN TTMT, cho nên nhằm giải quyết các khó khăn và vướng mắc hiện nay, thúc đẩy và khuyến khích mạnh mẽ việc triển khai rộng rãi mô hình KCN TTMT vào trong thực tiễn CNH, HĐH đất nước vì sự nghiệp PTBV, thì trước mắt cần thiết phải áp dụng các giải pháp cấp bách về chính sách quản lý KCN như sau : Chính phủ ban hành chính sách phân cấp mạnh mẽ hơn cho việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ QLMT và hoàn thiện hệ thống QLMT KCN đến cấp BQL KCN và các DN công nghiệp trong KCN. Chẳng hạn, Bộ TN&MT và Bộ CN ban hành thông tư liên bộ về chế độ phân cấp QLMT đến KCN và các DN. Chính phủ ban hành quy định về tiêu chí KCN TTMT sử dụng cho việc xây dựng mới, chuyển đổi KCN hiện có, đánh giá và phân loại KCN TTMT. Chẳng hạn, Bộ TN&MT và Bộ CN ban hành thông tư liên bộ về ban hành áp dụng hệ thống tiêu chí KCN TTMT. Chính phủ ban hành các hướng dẫn cụ thể và chi tiết về quá trình đầu tư xây dựng mới và chuyển đổi KCN hiện có, trong đó bao gồm các quy định cụ thể về thực hiện báo cáo ĐTM của KCN TTMT trong các giai đoạn đầu tư xây dựng mới và chuyển đổi KCN hiện có. Chẳng hạn, Bộ TN&MT ban hành thông tư hướng dẫn chi tiết về quá trình đầu tư xây dựng mới và chuyển đổi KCN hiện có thành KCN TTMT. Chính phủ ban hành chính sách xây dựng và vận hành thị trường trao đổi chất thải, chính sách đầu tư về mạng thông tin, cơ chế kết nối, điều phối và điều hành hoạt động, chính sách giá cả trao đổi chất thải áp dụng cho thị trường trao đổi chất thải bổ sung tại các KCN, KCX, CCN tập trung và quy mô cả nền sản xuất công nghiệp. Giải pháp về chính sách hỗ trợ và khuyến khích KCN [5] Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ khuyến khích và khen thưởng các nỗ lực áp dụng, phát triển và phấn đấu đạt danh hiệu và thương hiệu KCN TTMT theo hệ thống tiêu chí đánh giá và phân loại KCN TTMT, trong đó : Các KCN đạt tiêu chuẩn KCN TTMT loại trung bình (1A) sẽ nhận được chứng chỉ thương hiệu KCN TTMT và sẽ được hưởng các chính sách khuyến khích ưu tiên về công tác giáo dục đào tạo, phí xử lý chất thải, kết nối mạng thông tin trao đổi chất thải và xúc tiến thương mại. Các KCN đạt tiêu chuẩn KCN TTMT từ loại khá (2B) đến loại rất cao (4G) sẽ được phong thưởng thêm các Bằng Danh hiệu KCN TTMT cao quý tương ứng của nhà nước cấp trung ương và địa phương, được hưởng thêm các ưu đãi cụ thể của nhà nước về hỗ trợ thông tin uy tín, hỗ trợ QLMT, hỗ trợ phát triển công nghệ, hỗ trợ nguồn vốn tài chính, quỹ BVMT...nhằm khuyến khích các nỗ lực phấn đấu tiêu chuẩn KCN TTMT ngày càng cao. Ngoài ra, Chính phủ cần ban hành bổ sung các chính sách về phát triển thị trường KHCN, phát triển công nghệ sạch, công nghệ có ít hoặc không có chất thải, các giải pháp đa dạng hoá nguồn vốn tài chính, quỹ cho nhiệm vụ BVMT tại các DN và KCN tập trung, điều chỉnh các ưu đãi bổ sung về giá, thuế thuê đất đai, thuế DN và phát triển cơ sở hạ tầng cho các nhà đầu tư xây dựng KCN TTMT mới từ đầu... Giải pháp về tăng cường vai trò của Nhà nước, KCN và cộng đồng [5] Chính phủ và Bộ CN nghiên cứu, xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích các KCN tập trung lập mối liên kết chặt chẽ với các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu và đội ngũ các chuyên gia cấp cao trong lĩnh vực môi trường nhằm hỗ trợ kinh nghiệm thực tiễn, tri thức kỹ thuật công nghệ, ứng dụng KHCN, tham mưu, tư vấn và cung cấp thông tin ứng dụng xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động BVMT cho KCN tập trung, hoặc lựa chọn các giải pháp đầu tư, phát triển KHCN và mô hình KCN TTMT phấn đấu khả thi cho điều kiện cụ thể của từng KCN hiện có, hoặc xây dựng mới, cũng như các chính sách hỗ trợ của thông tin đại chúng cho KCN, các chính sách hướng về nhân dân khác nhằm triển khai rộng rãi quy chế dân chủ ở cơ sở. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính quốc gia ở cấp trung ương và địa phương góp phần thúc đẩy việc triển khai rộng rãi mô hình KCN TTMT vào trong thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Giải pháp về tăng cường vai trò quản lý và hiệu quả tổ chức thực hiện mô hình kỹ thuật tổng quát tại KCN TTMT Hố Nai [5] KCN phải tự xác định quyết tâm nỗ lực phấn bền bỉ, có chiến lược BVMT KCN được tính toán chi tiết và cụ thể phù hợp cho cả một giai đoạn nỗ lực xây dựng và chuyển đổi KCN kéo dài nhằm liên tục nâng cao mức độ TTMT cho KCN. KCN phải lựa chọn đến những giải pháp QLMT, kỹ thuật và công nghệ khả thi ở quy mô từng DN cụ thể, tính toán chi phí – lợi ích đầu tư phù hợp nhằm bảo đảm tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế – môi trường cao cho quá trình phát triển KCN trong cơ chế thị trường. KCN phải có những cơ chế và biện pháp chế tài đủ mạnh nhằm phát huy tốt nội lực của mỗi DN và sức mạnh tổng thể của cả KCN cho nhiệm vụ chuyển đổi KCN thành KCN sinh thái theo các bước trình tự quá độ kéo dài. KCN phải tăng cường áp dụng các giải pháp về tuyên truyền, giáo dục – đào tạo, giám sát, thi đua...nhằm luôn chuẩn bị tốt tư tưởng, ý thức đội ngũ cán bộ công nhân viên trong quá trình thực hiện chiến lược xây dựng và chuyển đổi KCN thành KCN TTMT bậc sinh thái. Đánh giá triển vọng của mô hình KCN TTMT Hố Nai Đa số các DN tư vào KCN Hố Nai là những DN có 100% vốn đầu tư nước ngoài, có ưu thế là: Có tiềm lực kinh tế. Khả năng cạnh tranh cao. Trình độ công nghệ sản xuất tiên tiến. à dễ dàng phát huy sức mạnh nội lực của từng DN cho việc phát triển STCN bền vững. Các ngành dự kiến đầu tư vào KCN Hố Nai có tiềm năng rất lớn về khả năng trao đổi chất thải nội bộ. Các giải pháp QLMT và kỹ thuật công nghệ được áp dụng là những giải pháp sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển - có trình độ phát triển kinh tế tri thức cao – rất phù hợp để các DN nước ngoài này áp dụng, do có điều kiện thuận lợi tiếp cận, vận dụng hiệu quả, không gặp nhiều khó khăn về trình độ khỹ thuật và công nghệ à đảm bảo tính khả thi cho dự án chuyển đổi KCN Hố Nai thành KCN TTMT. Tóm lại, KCN TTMT Hố Nai có triển vọng và tiềm năng lớn về: Phát triển kinh tế và BVMT hướng tới PTBV. Gia tăng tích lũy nội lực phát triển sản xuất và BVMT KCN trong cơ chế thị trường quá độ hiện nay. Phù hợp với các điều kiện thực tế hiện nay của KCN: ô nhiễm môi trường cao, chưa đạt tiêu chuẩn môi trường à tổ chức thực hiện chiến lược BVMT là điều tất yếu. Lợi ích của việc xây dựng KCN Hố Nai thành KCN TTMT Lợi ích kỹ thuật Dự án sẽ góp phần phát triển kỹ thuật công nghệ kiểm soát ô nhiễm và xử lý chất thải, đạt đến trình độ tiên tiến, cao và sạch, đáp ứng ngày càng cao các tiêu chuẩn môi trường nhà nước quy định và có thể là cẩm nang điển hình cho các KCN khác học tập, tiếp thu kinh nghiệm và ứng dụng trong KCN của mình. Góp phần phát triển kỹ thuật công nghệ sản xuất theo xu hướng phát triển ứng dụng các giải pháp SXSH, công nghệ sản xuất sạch, công nghệ có ít hoặc không có chất thải, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao và vừa có lợi cho môi trường. Góp phần phát triển các kỹ thuật cao, mới và có lợi cho môi trường, có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp PTBV hiện nay như kỹ thuật sinh thái môi trường và kỹ thuật sinh thái công nghiệp, hướng tới sự phát triển kỹ thuật sinh thái tự nhiên bền vững. Góp phần phát triển kỹ thuật công nghệ thông tin ứng dụng trong lĩnh vực quản lý mềm như phát triển kỹ thuật mạng thông tin về mô hình QLMT mềm, phân tích và kiểm toán thống kê kinh tế – môi trường, quản lý và điều hành thị trường trao đổi chất thải. Lợi ích kinh tế - xã hội Góp phần xây dựng và phát triển hệ thống sản xuất công nghiệp quy mô lớn của tỉnh Đồng Nai một cách hiệu quả, ổn định và bền vững, bảo đảm ổn định việc làm, gia tăng thu nhập và cải thiện không ngừng chất lượng đời sống của người lao động. Dự án sẽ góp phần thiết thực vào việc gia tăng lợi ích phúc lợi của cộng đồng, làm giảm chi phí y tế chữa bệnh cho cộng đồng. Góp phần nâng cao ý thức người lao động và cộng đồng xung quanh KCN về BVMT PTBV, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, văn hoá văn minh và phát triển cộng đồng xã hội theo xu hướng tri thức hoá xã hội. Lợi ích môi trường Góp phần xây dựng KCN Hố Nai có uy tín cao, xanh – sạch đẹp và sinh thái công nghiệp bền vững, bảo đảm tiêu chuẩn môi trường ở mức cao, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm và xử lý chất thải, cải thiện chất lượng môi trường, đẩy lùi ô nhiễm công nghiệp, phòng chống sự cố môi trường Bảo đảm vệ sinh môi trường, cảnh quan và mỹ quan văn minh, xanh – sạch – đẹp cho KCN Hố Nai. Thúc đẩy việc triển khai rộng rãi mô hình KCN TTMT vào trong thực tiễn CNH, HĐH đất nước, mang lại nhiều lợi ích môi trường to lớn, góp phần đưa các nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước về BVMT PTBV vào trong thực tiễn xã hội một cách đồng bộ và hiệu quả cao. CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ  { œ Kết luận KCN Hố Nai có triển vọng trong việc chuyển đổi, xây dựng thành KCN TTMT. Đề tài đã xây dựng mô hình kỹ thuật tổng quát cho KCN TTMT Hố Nai bao gồm 8 bước thực hiện nhằm xây dựng KCN Hố Nai thành KCN TTMT theo trình tự từ mức độ TTMT thấp đến cao (từ KCN hệ cổ điển à KCN TTMT đơn cấp à KCN TTMT xanh – sạch – đẹp à KCN TTMT hỗn hợp nửa sinh thái à KCN TTMT sinh thái. Đề tài cũng đã xây dựng các giải pháp công nghệ và QLMT mà KCN Hố Nai cần phải đầu tư, áp dụng bổ sung để đảm bảo đạt được danh hiệu TTMT. Kiến nghị Qua nghiên cứu phân tích cho thấy KCN Hố Nai có tiềm năng phát triển thành KCN TTMT bậc rất cao, đem lại nhiều lợi ích kinh tế, lợi ích môi trường và xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy, kiến nghị với: Công ty cổ phần KCN Hố Nai – chủ đầu tư CSHT KCN Hố Nai – nghiên cứu và tiến hành lập dự án đầu tư khả thi KCN TTMT trong thời gian sớm nhất để tổ chức thực hiện các bước xây dựng mô hình KCN TTMT Hố Nai, đưa KCN Hố Nai thành KCN TTMT. Ban Quản lý các KCN Đồng Nai, UBND tỉnh Đồng Nai nghiên cứu và xem xét hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho KCN Hố Nai chuyển thành, xây dựng thành KCN TTMT đầu tiên của tỉnh. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai viet lvtn.doc
  • docTRANG LOT PHU LUC.doc
  • docBIA+TRANG 1-IN.doc
  • docDANH MUC VIET TAT.doc
  • docdanh sach bang.doc
  • docdanh sach cac hinh.doc
  • dwgKCN Ho Nai CHINH SUA.dwg
  • docloi cam on.doc
  • docmuc luc - in.doc
  • docNHAN XET CUA GVHD.doc
  • docNHIEM VU DO AN.doc
  • docphu luc.doc
  • doctai lieu tham khao -in.doc
  • doctrang lot c1.doc
  • docTRANG LOT C2.doc
  • docTRANG LOT C3.doc
  • docTRANG LOT C4.doc
  • docTRANG LOT C5.doc
Tài liệu liên quan