Lời mở đầu
Sự tăng trưởng của nền kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường đang là mối quan tâm của toàn nhân loại. Khi trình độ học vấn được nâng cao, con người càng hiểu rõ được tầm quan trọng của môi trường thì họ càng mong muốn tất cả các hoạt động kinh tế đều hướng tới sự phát triển bền vững. Trong những thập kỉ vừa qua, sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành công nghiệp đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển ổn định nền kinh tế quốc dân. Ngược lại sự tăng trưởng này cũng đã gây ra những tác độn
73 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Bước đầu nghiên cứu, áp dụng sản xuất sạch hơn cho việc giảm thiểu chất thải tại nhà máy nhuộm - Công ty dệt Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tiêu cực tới môi trường và xã hội như: ô nhiễm không khí, nước, chất thải độc hại…, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng gia tăng, tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên cũng ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Xét trên quan điểm xa hội thì những chi phí cho các tác động tiêu cực này phải do doanh nghiệp hoàn toàn gánh chịu nhưng trên thực tế thì xã hội lại phải gánh chịu. Đối với các nhà sản xuất, đầu tư cho xử lý chất thải, bảo vệ môi trường là một gánh nặng, làm tăng thêm giá thành sản phẩm của họ và từ đó mà làm giảm lợi nhuận. Chính vì vậy họ thường tối đa hoá lợi ích của mình mà bỏ qua lợi ích chung của xã hội. Vậy làm thế nào để tiến tới phát triển bền vững? Sự ra đời của sản xuất sạch hơn đã góp phẩn đáng kể trong việc giải quyết vấn đề này. Sản xuất sạch hơn được coi là một yếu tố cốt lõi của sự phát triển bền vững nhờ có tính chủ động biết trước và tính phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Sản xuất sạch hơn giúp tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, giảm chất thải và ô nhiễm, thậm chí loại bỏ các dòng chất thải và hiệu suất tiêu thụ nguyên liệu tiến tới 100%.
Ngày nay, biện pháp kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống tức là tiến hành xử lý sau khi chất thải đã phát sinh không còn là biện pháp thông dụng nữa bởi đây là biện pháp không sinh lời cho doanh nghiệp. Thay vào đó, biện pháp sản xuất sạch hơn là biện pháp mang tính chủ động biết trước và phòng ngừa chất thải trước khi chúng phát sinh. Do đó, nếu áp dụng sản xuất sạch hơn doanh nghiệp chắc chắn sẽ thu được nhiều lợi ích nhờ giảm được việc tiêu thụ các yếu tố đầu vào và giảm chất thải ra môi trường.
Ngành công nghiệp dệt may là ngành sử dụng rất nhiều các yếu tố đầu vào như điện, hơi nước, hoá chất… và cũng thải bỏ ra môi trường rất nhiều chất thải độc hại. Vì vậy, việc áp dụng sản xuất sạch hơn sẽ mang lại những hiệu quả rất đáng kể cho các doanh nghiệp dệt may. Từ những vấn đề trên và qua quá trình thực tập tại Tổng công ty dệt may Việt Nam và Công ty dệt Nam Định, tôi đã tiến hành đề tài: “Bước đầu nghiên cứu, áp dụng sản xuất sạch hơn cho việc giảm thiểu chất thải tại nhà máy Nhuộm – Công ty dệt Nam Định”.
đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất tại phân xưởng nhuộm II – Nhà máy Nhuộm – Công ty dệt Nam Định, tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tổn thất nguyên nhiên, vật liệu, năng lượng, đề xuất các cơ hội sản xuất sạch hơn đồng thời đánh giá hiệu quả đầu tư cho giải pháp sản xuất sạch hơn được lựa chọn.
* Phạm vi nghiên cứu:
Sản xuất sạch hơn là một vấn đề bao gồm rất nhiều các giải pháp để thực hiện và phạm vi áp dụng rất rộng rãi. Tuy nhiên, trong đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu công nghệ nhuộm vải MS32, màu R559 trên dây truyền liên tục của Nhật tại phân xưởng Nhuộm II để thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn. Đề tài chỉ đánh giá hiệu quả đầu tư cho một giải pháp sản xuất sạch hơn được lựa chọn.
Luận văn gồm ba phần chính như sau:
Chương I: Tổng quan về sản xuất sạch hơn và phân tích hiệu quả đầu tư cho dự án sản xuất sạch hơn.
Chương II: Thực trạng hoạt động sản xuất và các tác động đến môi trường – Sự cần thiết áp dụng sản xuất sạch hơn tại nhà máy Nhuộm – Công ty dệt Nam Định.
Chương III: Đánh giá hiệu quả của việc đầu tư cho giải pháp sản xuất sạch hơn được lựa chọn tại nhà máy Nhuộm.
Lời cảm ơn
Sau thời gian nghiên cứu và thực tập tại Công ty dệt Nam Định – Tổng công ty dệt may Việt Nam, em đã thực hiện đề tài: “Bước đầu nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho việc giảm thiểu chất thải tại nhà máy Nhuộm công ty dệt Nam Định”. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Quản lý Môi trường và Đô thị Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản về kinh tế – quản lý môi trường, cảm ơn các cán bộ, công nhân viên trong công ty dệt Nam Định và Tổng công ty dệt may Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Thạc sĩ Lê Thu Hoa – Khoa Kinh tế & Quản lý Môi trường Đô thị; Thạc sĩ Nguyễn Duy Dũng, Kĩ sư Cao Hữu Hiếu – Tổng công ty dệt may Việt Nam; Kĩ sư Vũ Duy Luân, Ks-cn Hà Văn Vĩnh – Công ty dệt Nam Định đã giúp đỡ, chỉ bảo em hết sức tận tình và hướng dẫn em hoàn thành luận văn này!
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai phạm tôi xin chịu kỉ luật với Nhà trường.
Hà Nội, ngày tháng năm 2003
Ký tên
Trần Thị Thu Hường
Chương I: Tổng quan về sản xuất sạch hơn và phân tích hiệu quả đầu tư cho dự án sản xuất sạch hơn.
I. Sản xuất sạch hơn:
1. Giới thiệu về sản xuất sạch hơn và định nghĩa sản xuất sạch hơn của UNEP:
1.1. Giới thiệu về sản xuất sạch hơn:
Tất cả các doanh nghiệp khi tham gia sản xuất kinh doanh đều mong muốn làm sao sản phẩm làm ra với chất lượng tốt nhất nhưng lại với thành rẻ nhất. Để đạt được mục tiêu này thì trong mỗi thời kì lại có một phương thức thực hiện khác nhau. Trong một vài thập kỉ trước đây, người ta tiến hành khai thác một cách triệt để các nguồn lực mang tính sở hữu chung mà không cần quan tâm đến các ảnh hưởng của nó tới môi trường và thế hệ tương lai. Hậu quả của sự khai thác bừa bãi này là tình trạng cạn kiệt, biến mất của một số nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Bên cạnh đó, con người còn đổ trực tiếp các chất thải của quá trình sản xuất và tiêu dùng vào môi trường tự nhiên mà không thông qua một hệ thống xử lý nào. Sau đó, do sức ép của cộng đồng dân cư, sức ép của chính quyền các doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư hệ thống xử lý các chất thải và phát thải đã phát sinh, tức là xử lý cuối đường ống. Cách làm này hết sức tốn kém do phải đầu tư một lượng tương đối lớn cho hệ thống xử lý mà không đem lại lợi ích kinh tế nào cho doanh nghiệp. Thêm vào đó là hàng loạt các chi phí khác như: chi phí vận chuyển, chôn lấp chất thải… mà môi trường vẫn không cải thiện được nhiều.
Ngày nay sản xuất sạch hơn ra đời giúp doanh nghiệp tránh được hay giảm thiểu được các chất thải và ô nhiễm trước khi chúng được sinh ra. Bên cạnh việc giảm thiểu các chất thải và ô nhiễm, sản xuất sạch hơn còn giúp doanh nghiệp giảm tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng và tăng hiệu suất sử dụng nguyên liệu.
Sự khác nhau cơ bản giữa kiểm soát ô nhiễm và sản xuất sạch hơn là thời điểm thực hiện. Kiểm soát ô nhiễm được thực hiện sau khi đã có chất thải, hay nói cách khác là tiếp cận “phản ứng và xử lý”; trong khi đó, sản xuất sạch hơn là cách tiếp cận chủ động, theo hướng “dự đoán và phòng ngừa”. Như chúng ta đã biết, phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Như vậy với cách tiếp cận này không những giúp doanh nghiệp tránh được các chi phí xử lý, nộp phạt … mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, nâng cao tính cạnh tranh nhờ hạ giá thành sản phẩm…
1.2. Định nghĩa sản xuất sạch hơn của UNEP:
Theo chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP):
* Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
Đối với quá trình sản xuất: sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng cũng như tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.
Đối với sản phẩm: sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kì sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
Đối với dịch vụ: sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.
* Sản xuất sạch hơn là một cách tiếp cận (cách nghĩ) mới và có tính sáng tạo đối với các sản phẩm và quá trình sản xuất.
Những điểm chính yếu của định nghĩa này là:
- "Phòng ngừa": chiến lược sản xuất sạch hơn luôn luôn là phòng ngừa (hoặc giảm tối thiểu) chất thải hoặc khí thải sinh ra ngay từ đầu. Điều này trái ngược với cách xử lý ô nhiễm và chất thải sau khi nó đã phát sinh.
- "Tổng hợp": Sản xuất sạch hơn đòi hỏi một cách tiếp cận "theo các hệ thống" một cách bao quát đối với quá trình sản xuất, thừa nhận mối quan hệ qua lại giữa nguyên liệu và sử dụng năng lượng, chất thải, khí thải và những ý nghĩa về mặt tài chính.
- "Hiệu quả tổng thể": Cốt lõi của các dự án sản xuất sạch hơn là quan điểm cho rằng làm tăng hiệu suất các quy trình sẽ dẫn đến sự vận hành của cả hệ thống được cải thiện cả về mặt kinh tế và môi trường.
- "Liên tục": Quan tâm đến sản xuất sạch hơn là một quá trình đang tiếp diễn, luôn luôn cần xem xét những cơ hội mới.
- "Làm giảm nguy cơ cho con người và môi trường": Cải thiện điều kiện môi trường (bớt sử dụng nguyên liệu thô, giảm chất thải và khí thải sinh ra) sẽ đồng nghĩa với an toàn và điều kiện làm việc của công nhân được cải thiện cũng như làm giảm tác động đối với cộng đồng địa phương.
Sản xuất sạch hơn đòi hỏi sự thay đổi thái độ, thực hành Quản lý Môi trường có trách nhiệm và đánh giá các giải pháp kĩ thuật.
Các khái niệm khác tương tự với sản xuất sạch hơn là:
- Giảm thiểu chất thải: Khái niệm này được cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (USAPA) sử dụng từ năm 1988. Theo đó cách tiếp cận theo kiểu phòng ngừa chất thải và các biện pháp của nó được coi là các biện pháp giảm bớt ô nhiễm tại gốc (nơi chất thải có thể phát sinh), thông qua việc tạo ra các thay đổi trong việc sử dụng các đầu vào, thay đổi công nghệ, cải tiến quy trình vận hành và đổi mới sản phẩm.
- Phòng ngừa ô nhiễm: cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ đã định nghĩa : Phòng ngừa ô nhiễm là việc sử dụng nguyên vật liệu, quy trình hoặc quy chuẩn cho phép làm giảm bớt phát sinh chất ô nhiễm hoặc chất thải ngay tại nguồn gốc của chúng. Phòng ngừa ô nhiễm bao gồm cả những hoạt động làm giảm bớt việc sử dụng các vật liệu độc hại , giảm tiêu thụ năng lượng, nước và các nguồn khác và các hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như bảo tồn và sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn.
- Năng suất xanh: Năng xuất xanh được bắt đầu từ phong trào sản xuất sạch nhằm làm giảm lượng chất thải và ô nhiễm ra môi trường trong các quá trình sản xuất và dịch vụ sao cho vẫn đảm bảo được năng xuất.Tổ chức năng xuất Châu á (OAP) đưa ra khái niệm như sau: Năng suất xanh là một chiến lược nhằm nâng cao năng xuất mà vẫn bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.
Hiện nay ở Việt Nam năng xuất xanh được triển khai bởi những mô hình khác nhau như: xây dựng hầm Biogas, mô hình làng năng xuất xanh... đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Về cơ bản, các khái niệm này đều giống với sản xuất sạch hơn; đều có chung ý tưởng giúp cho doanh nghiệp sản xuất có hiệu quả hơn và phát sinh ít ô nhiễm hơn. Chúng đều là những khái niệm mang tính phòng ngừa và giảm thiểu chất thải trước khi chúng sinh ra. Hiện nay, các thuật ngữ này cũng đang được dùng để đặt tên cho các dự án, các chương trình đang thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, sản xuất sạch hơn vẫn là khái niệm mang tính tổng quát hơn so với các khái niệm trên, sản xuất sạch hơn bao hàm cả giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm. Cần nhấn mạnh rằng, sản xuất sạch hơn không chỉ là vấn đề thay đổi thiết bị, công nghệ mà sản xuất sạch hơn còn là vấn đề thay đổi thái độ, cách nhìn; áp dụng bí quyết công nghệ và cải thiện quá trình sản xuất và sản phẩm.
2. Các giải pháp sản xuất sạch hơn:
Tất cả các thay đổi về thiết bị, thay đổi trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp như đã nói ở trên được gọi là “giải pháp sản xuất sạch hơn”. Các giải pháp sản xuất sạch hơn được chia thành các nhóm như sau:
Giảm chất thải tại nguồn.
Tuần hoàn và
Cải tiến sản phẩm.
Các nhóm này được thể hiện qua mô hình:
Sản xuất sạch hơn
Tuần hoàn
Cải tiến sản phẩm
Giảm chất thải tại nguồn
Quản lý nội vi
Cải tiến thiết bị
Thay đổi nguyên liệu
Kiểm soát quá trình tốt hơn
Thay đổi sản phẩm
Thay đổi bao bì
Tạo ra sản phẩm phụ
Tận thu, tái sử dụng tại chỗ
Công nghệ sản xuất mới
Hình 1: Các giải pháp của sản xuất SH
2.1. Giải pháp giảm chất thải tại nguồn:
Tìm hiểu tận gốc của ô nhiễm để có các biện pháp giảm thiểu chất thải tại nguồn chính là một ý tưởng cơ bản của sản xuất sạch hơn.
Quản lý nội vi: Là những biện pháp liên quan đến thay đổi thực tiễn hiện tại hoặc sử dụng các biện pháp mới trong vận hành và bảo dưỡng thiết bị, nhằm làm tăng hiệu suất sử dụng nguyên liệu, tiết kiệm năng lượng và chi phí vận hành. Đây là giải pháp không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp.
Kiểm soát quá trình tốt hơn: Để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, PH, tốc độ… cần được giám sát và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt.
Thay đổi nguyên liệu: Là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn. Thay đổi nguyên liệu còn có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn.
Cải tiến thiết bị: Là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít hơn. Việc cải tiến thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, tối ưu kích thước kho chứa; bảo ôn bề mặt nóng/ lạnh hoặc thiết kế các bộ phận cần thiết trong thiết bị.
Công nghệ sản xuất mới: Là việc lắp đặt các thiết bị hiện đại và có hiệu quả hơn. Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn những giải pháp khác nhưng tiềm năng tiết kiệm và cải thiện chất lượng thường cao hơn so với các giải pháp khác, do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận.
2.2. Giải pháp tuần hoàn:
Có thể tuần hoàn các loại dòng thải không thể tránh được trong khu vực sản xuất hoặc bán ra như một loại sản phẩm phụ.
Tận thu, tái sử dụng tại chỗ: Là việc thu thập “chất thải” và sử dụng lại cho quá trình sản xuất.
Tạo ra các sản phẩm phụ: Là việc thu thập và xử lý “các dòng thải” để có thể trở thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ sở sản xuất khác.
2.3. Cải tiến sản phẩm:
Cải thiện chất lượng sản phẩm để làm giảm ô nhiễm cũng là một ý tưởng cơ bản của sản xuất sạch hơn.
Thay đổi sản phẩm: Là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với sản phẩm đó. Cải thiện thiết kế sản phẩm có thể đem lại tiết kiệm về tiêu thụ nguyên liệu và lượng hoá chất độc hại sử dụng.
Thay đổi bao bì: giảm thiểu bao bì sử dụng nhưng đồng thời phải bảo vệ được sản phẩm.
3. Lợi ích của sản xuất sạch hơn:
Sản xuất sạch hơn có ý nghĩa đối với tất cả các doanh nghiệp, không kể quy mô bé hay lớn cũng không kể có định mức tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, nước nhiều hay ít. Hiện nay, hầu hết các doanh ngiệp đều có tiềm năng giảm lượng tài nguyên tiêu thụ từ 10-15% mà không cần đầu tư lớn. Việc áp dụng sản xuất sạch hơn không chỉ mang lại lợi ích về mặt kinh tế, môi trường cho doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích cho xã hội.
3.1. Lợi ích của sản xuất sạch hơn đối với các doanh nghiệp:
3.1.1. Tiết kiệm tài chính thông qua giảm lãng phí năng lượng, nguyên vật liệu và các hoá chất phụ gia.
Nhờ có sản xuất sạch hơn, các doanh nghiệp sẽ tránh được những rò rỉ sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng hợp lý hơn, do đó sẽ làm giảm giá thành chi phí trực tiếp, điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao hơn. Với việc giá thành của nguyên liệu, năng lượng và nước ngày một tăng, không một doanh nghiệp nào có khả năng cho phép mất mát các tài nguyên này dưới dạng tổn thất. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn thu được các lợi ích về kinh tế khi tiến hành tận thu, tái sử dụng tại chỗ các sản phẩm phụ…
3.1.2.Nâng cao hiệu suất hoạt động của nhà máy, nâng cao sự ổn định sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Hiệu suất hoạt động của nhà máy được nâng cao đồng nghĩa với việc sản xuất ra được nhiều sản phẩm hơn trên cùng một đơn vị đầu vào. Tỷ lệ phế liệu phế phẩm, tỷ lệ sản phẩm kém chất lượng giảm, sản phẩm có chất lượng tốt ngày càng tăng lên. Chính những điều này sẽ làm giảm giá thành của sản phẩm, tăng lượng đầu ra, giảm chi phí xử lý lại và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3.1.3. Khả năng cải thiện môi trường làm việc (sức khoẻ và an toàn)
Khi môi trường làm việc được cải thiện, người lao động sẽ yên tâm sản xuất, từ đó tăng năng suất lao động. Bên cạnh đó, độ an toàn cao, chất lượng môi trường tốt sẽ giảm tỉ lệ tai nạn lao động, giảm tỉ lệ người mắc bệnh kéo theo chi phí y tế cho vấn đề này sẽ giảm. Các điều kiện làm việc thuận lợi có thể làm tăng sự tự tin cũng như thúc đẩy nhân viên quan tâm hơn trong việc kiểm soát chất thải. Các hành động như vậy sẽ giúp cho các doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ góc độ cạnh tranh.
3.1.4. Cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp.
Hình ảnh của doanh nghiệp có thể coi là một tài sản vô hình của doanh nghiệp. Nếu hình ảnh của doanh nghiệp tốt thì doanh nghiệp sẽ có cơ hội bán được nhiều sản phẩm hơn và như vậy thì sẽ thu được nhiều lơị nhuận hơn. Sản xuất sạch hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, điều này sẽ tạo nên hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu tốt hơn.
3.1.5. Tuân thủ các quy định luật pháp tốt hơn và tiết kiệm chi phí xử lý chất thải.
Để đạt được các tiêu chuẩn về dòng thải (khí, lỏng, rắn) thường yêu cầu phải lắp đặt các hệ thống kiểm soát môi trường phức tạp và đắt tiền. Sản xuất sạch hơn giúp cho việc xử lý trở nên dễ dàng và rẻ tiền hơn do giảm được lưu lượng, tải lượng và thậm chí cả độc tính của dòng thải. Bên cạnh đó, sản xuất sạch hơn còn giúp doanh nghiệp giảm được các khoản phí thải, nộp phạt.
3.1.6. Các cơ hội thị trường mới và hấp dẫn:
Nhận thức của người tiêu dùng ngày một tăng về các vấn đề môi trường tạo nên nhu cầu về các sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế. Sản xuất sạch hơn sẽ giúp doanh nghiệp mở ra một cơ hội thị trường mới và sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao hơn với giá thành cạnh tranh hơn, tăng lợi thế của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
3.1.7. Tiếp cận nguồn tài chính tốt hơn:
Các dự thảo dự án đầu tư cho sản xuất sạch hơn bao gồm các thông tin về tính khả thi kỹ thuật, kinh tế cũng như môi trường. Đây là cơ sở vững chắc cho việc tiếp nhận các hỗ trợ tài chính của ngân hàng hoặc các quỹ môi trường. Ngày nay, các cơ quan tài chính trên thị trường quốc tế đã nhận thức rõ các vấn đề về bảo vệ môi trường và xem xét lại các đề nghị vay vốn từ góc độ môi trường.
3.2. Lợi ích của sản xuất sạch hơn đối với xã hội:
3.2.1. Cải thiện hiện trạng môi trường:
Nguyên, nhiên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất không hoàn toàn đi vào sản phẩm, mà còn thải ra môi trường dưới dạng lỏng, khí và chất thải rắn. Sản xuất sạch hơn giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu và năng lượng, sinh ra ít chất thải hơn. Bên cạnh đó, sản xuất sạch hơn còn giúp các doanh nghiệp hạn chế sử dụng các nguyên, nhiên liệu độc hại; giảm sử dụng vật liệu không tái chế được; do đó nâng cao tính thân thiện với môi trường cho sản phẩm. Như vậy sản xuất sạch hơn giúp doanh nghiệp giảm tổng lượng chất ô nhiễm và giảm độ độc còn trong dòng thải… Nếu doanh nghiệp áp dụng liên tục chiến lược sản xuất sạch hơn thì môi trường cũng được cải thiện một cách liên tục và sản phẩm ngày càng trở nên thân thiện với môi trường hơn. Chính điều này đã giúp cho các doanh nghiệp tuân thủ tốt hơn các quy định về môi trường và giảm bớt các nghĩa vụ pháp lý.
3.2.2. Đáp ứng quan điểm cân bằng vật chất:
Sản xuất sạch hơn giúp doanh nghiệp sử dụng nước, nguyên liệu, năng lượng có hiệu quả hơn, do đó tránh được hay giảm thiểu được các chất thải và ô nhiễm trước khi chúng sinh ra.
Theo các nhà kinh tế học cổ điển. Nền kinh tế được trình bày như một hệ thống tuyến tính và khép kín, được mô tả như mô hình sau:
Tiêu thụ hàng hoá dịch vụ
Cung cấp cho sản xuất
Các gia đình
Người tiêu thụ HH và DV
Chủ nhân của tài nguyên
Tiền hưởng lợi từ các yếu tố sản xuất :
- Tiền lương
- Tiền thuê
- Lợi nhuận
- Tiền lãi
Thị trường, nơi người mua và người bán tiếp xúc nhau
Các xí nghiệp
Nhà sản xuất HH&DV
Người sử dụng tài nguyên
Chi phí tiêu thụ
Hình 2: Định nghĩa truyền thống về hệ thống kinh tế giản đơn.
Thông qua mô hình trên ta thấy các nhà kinh tế học cổ điển đã bỏ qua một bộ phận hết sức quan trọng của hệ thống kinh tế, đó là môi trường tự nhiên. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng suy thoái môi trường, suy thoái kinh tế do không sử dụng tối ưu các nguồn lực.
Vào những năm của thập kỉ 90, các nhà kinh tế học môi trường đã xem lại mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường trên quan điểm học thuật và toán học, họ cho rằng vai trò của môi trường tự nhiên có thể chia thành ba nhóm sau:
Cung cấp nguyên liệu thô.
Nơi chứa chất thải
Cung cấp ngoại ứng tích cực.
Quan điểm cân bằng vật chất thể hiện qua mô hình sau:
Môi trường tự nhiên
RPr
RPd
RP
M
SX
G
Rc
TT
Rcd
Rcr
Hình 3: Sơ đồ cân bằng vật chất
Trong đó: M: Nguyên liệu thô
G: Hàng hoá
Rp: Cặn bã sau sản xuất
Rc: Cặn bã sau tiêu dùng
Rpr : Chất tái tuần hoàn sau sản xuất
Rpd : Chất thải ra môi trường sau sản xuất
Rcr : Chất tái tuần hoàn sau tiêu dùng
Rcd : Chất thải ra môi trường sau tiêu dùng.
Theo định luật bảo toàn vật chất và năng lượng:
M = Rpd + Rcd Rpd = Rp - Rpr
Rcd = Rc – Rcr = G - Rcr
M = (Rp – Rpr) + (G – Rcr)
M = Rp + G – (Rpr + Rcr) (*)
Để nâng cao chất lượng môi trường, phải giảm thiểu tối đa việc sử dụng nguyên liệu thô. Dựa theo phương trình (*), để giảm thiểu tối đa M ta có các phương án sau:
- Thứ nhất: Giảm tối đa chất cặn bã sau sản xuất (Rp). Điều này hoàn toàn có khả thi nhưng phải đầu tư quy trình công nghệ. Ngày nay, nhờ có sản xuất sạch hơn các doanh nghiệp có thể giảm được rất nhiều Rp mà không cần phải đầu tư quá lớn, thậm chí không cần phải có đầu tư ban đầu.
- Thứ hai: Giảm lượng hàng hoá (G), điều này không phù hợp với mục tiêu kinh tế (giảm GNP…) ,do đó phương án này bị loại bỏ.
- Thứ ba: Tăng (Rpr + Rcr): Bằng mọi biện pháp tái chế, tái sử dụng các chất thải sau sản xuất và sau tiêu dùng. Điều này hoàn toàn có tính khả thi và rất thực tế, đó cũng chính là một giải pháp của sản xuất sạch hơn.
Nếu doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn thì phương trình cân bằng vật chất mới sẽ có dạng như sau:
M = Rp¯ + Gư - (Rprư + Rcr ư)
4. Quá trình áp dụng sản xuất sạch hơn và các kết quả thu được khi áp dụng sản xuất sạch hơn ở các nước và ở Việt Nam:
4.1. Sản xuất sạch hơn ở các nước:
Kinh nghiệm của các nước cho thấyviệc áp dụng sản xuất sạch hơn không chỉ mang lại cho doanh nghiệp một công cụ đắc lực để giảm chi phí sản xuất, giảm nhẹ các tác động môi trường mà còn là một cơ hội cho doanh nghiệp nghiên cứu, so sánh các định mức của mình với các công nghệ tốt nhất hiện có, giúp doanh nghiệp trở nên cạnh tranh hơn.
Ngày nay sản xuất sạch hơn đã được áp dụng thành công ở các nước như: ấn Độ, úc, Đan Mạch, Trung Quốc, CH Séc, Tazania, Mêhicô… Việc áp dụng sản xuất sạch hơn có thể giảm được 30% tải lượng ô nhiễm. Đầu tư cho sản xuất sạch hơn thường có thời hạn hoàn vốn ngắn, cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả sản xuất, cho phép các ngành công nghiệp xuất khẩu đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường. Theo ước tính của TS. Gupta, Giám đốc trung tâm Sản xuất sạch ấn Độ, thông qua sử dụng hiệu quả nguyên liệu và năng lượng sản xuất sạch hơn có thể giảm chi phí sản xuất của các doanh nghiệp dệt nhuộm tới 160 USD cho 1 tấn sản phẩm, cụ thể ngành công nghiệp dệt sử dụng các quá trình xử lý ướt đang lãng phí 50-80USD/tấn sản phẩm mà có thể thu hồi lại được thông qua sản xuất sạch hơn. Không chỉ trong ngành dệt nhuộm mà cả các ngành giấy, hoá chất, chế biến thực phẩm… khi áp dụng sản xuất sạch hơn cũng thu lại được những kết quả rất cao.
Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế (OECD) đã xây dựng các hướng hoạt động về sản xuất sạch hơn trên cơ sở các chương trình hợp tác với UNEP về “công nghệ và Môi trường” được khởi xướng từ năm 1990 để đẩy mạnh áp dụng chiến lược phát triển bền vững. Tháng 6/1997 Hội nghị Bộ trưởng các nước trong tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC) đã chấp nhận chiến lược sản xuất sạch hơn và đưa vào thực hiện trong chương trình làm việc của tất cả các tổ công tác (ANZECC, 1999).
4.2. Sản xuất sạch hơn ở Việt Nam
Bên cạnh những quy định pháp lý về bảo vệ môi trường được xác định trong luật bảo vệ môi trường và các luật liên quan, các nghị định, thông tư..., thời gian qua ở Việt Nam chúng ta đã có một số văn bản pháp lý là cơ sở cho việc thay đổi nhận thức trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp hướng tới sản xuất sạch hơn. Chỉ thị 36/ CT-TW về "Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước" (Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, 25/6/1998) đã nhấn mạnh phòng ngừa ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo, kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Ngày 22/9/1999, Bộ Trưởng Bộ KHCN & MT Chu Tuấn Nhạ đã kí tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch hơn khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam với chiến lược phát triển bền vững. Tất cả các yếu tố nêu trên là những công cụ pháp lý quan trọng tạo tiền đề cho việc xúc tiến đầu tư cho sản xuất sạch hơn ở nước ta.
Trong tháng 6 vừa qua, Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam đã phối hợp với Cục môi trường (NEA), Chương trình môi trường Việt Nam-Canada (VCEP), Chương trình Hỗ trợ Môi trường của Đan Mạch cho Việt Nam và chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) tổ chức Hội nghị bàn tròn quốc gia về sản xuất sạch hơn lần thứ nhất tại Việt Nam cho khoảng 150 đại biểu trên toàn quốc. Về tham dự hội nghị có nhiều bên liên quan, trong đó có cả các đại diện khối công nghiệp. Hội nghị đã thảo luận việc xây dựng Kế hoạch Hành động Quốc gia về sản xuất sạch hơn cho Việt Nam tiến tới năm 2005. Sự kiện này là một dấu hiệu tốt cho "một xã hội" sản xuất sạch hơn ngày càng năng động hơn và càng quan tâm nhiều hơn đến sản xuất sạch hơn.
Sản xuất sạch hơn tuy mới được triển khai áp dụng ở Việt Nam từ năm 1999 nhưng đã đem lại những kết quả rất lớn cho các ngành công nghiệp Việt Nam. Cho đến nay, ở Việt Nam đã có 42 công ty tham gia áp dụng sản xuất sạch hơn. Lợi ích đem về cho các công ty này khi áp dụng sản xuất sạch hơn là rất lớn, trong khi đó đầu tư cho sản xuất sạch hơn là rất ít, thậm chí không đáng kể. Riêng trong năm 2002 , Trung tâm sản xuất sạch đã giúp cho 12 công ty tiết kiệm được 997.500 USD, đóng góp vào việc cải thiện hiện trạng môi trường của các công ty này như sau:
Tiết kiệm năng lượng: 116720 GJ
Tiết kiệm nước: 2335805 m
Giảm lượng chất thải rắn: 1178 tấn
Giảm COD: > 120 tấn
Giảm phát thải khí nhà kính: 11.315 tấn
Giảm phát thải SO2: 95 tấn.
Tất cả các lợi ích trên đạt được nhờ các biện pháp giảm thiểu tại nguồn.
Các kết quả thu được của các doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Ngành
Số công ty tham gia
Sản phẩm
Địa điểm
Năm khởi động
Đầu tư USD
Lợi ích hàng năm công bố tại thời đIểm trình diễn
Dệt
8
Vải, chỉ, nhuộm
Nam Định, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
2002
73.950 USD
Tiết kiệm 477.000 USD, giảm tới trên 30% sử dụng hoá chất và thuốc nhuộm, 28% dầu đốt, 17% tiêu thụ điện, 35% tiêu thụ nước, 4% nhuộm lại, 14% sản phẩm kém chất lượng
4
Vải, chỉ khoá kéo nhuộm
Nam Định, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
1999
8.900 USD
Tiết kiệm 115.000USD
Giảm ô nhiễm không khí tới 14% khí gây hiệu ứng nhà kính (GHG) 14%, giảm tiêu thụ hoá chất 20%, tiêu thụ điện 14% và tiêu thụ dầu 14%
TThực phẩm và đồ uống
3
Bia
Khánh Hoà
2002
Đang thực hiện, chưa xác định được lợi ích
1
Đường
Cần Thơ
2001
Tiết kiệm 88.000 USD
1
Mì ăn liền
TP HCM
2000
5000 USD
Tiết kiệm 363.000 USD
Giảm GHG 10%
4
Thạch trắng, bia, hải sản
Hải Phòng, Ninh Bình, Đà Nẵng, TP HCM
1999
16.130 USD
Tiết kiệm 55.000 USD
Giảm ô nhiễm không khí 13%, GHG 78%, chất thảI rắn giảm 34%, tiêu thụ hoá chất giảm 40%, tiêu thụ đIện giảm 78% và tiêu thụ than giảm 13%.
GGiấy và bột giấy
6
Phú Thọ, Hoà Bình, Nghệ An, Đồng Nai, TP HCM
2001
346.000 USD
Tiết kiệm 500.000 USD
Giảm tới 42% nước thải và 70% COD.
3
Giấy in, giấy tissues, cacton
Phú Thọ, TP HCM
1999
74.000 USD
Tiết kiệm 344.000 USD
Giảm tới 35% ô nhiễm không khí, 15% GHG, 20% tổn thất xơ sợi, 30% nước thải, 24% tiêu thụ điện, 16% tiêu thụ dầu và 20% tiêu thụ than.
Kim loại
2
Dây lưới, thép và ống thép
Nam Định, Hải Phòng
1999
36.500 USD
Tiết kiệm 357.000 USD
Giảm tới 15% ô nhiễm không khí, 20% chất thải rắn, 5% tiêu thụ điện và 15% tiêu thụ than.
Các ngành khác
3
Giầy
Cần Thơ
2001
Tiết kiệm 33.000 USD
Giảm tiêu thụ dầu 50%, tiêu thụ điện 19%.
Thuốc trừ sâu
Cần Thơ
2001
Tiết kiệm 38.000 USD
Giảm 0,1% hoá chất chính
Xi măng
Cần Thơ
2001
Tiết kiệm 249.000 USD
Giảm 2% clinker, 14% thạch cao, 7,4% tiêu thụ điện.
Trọng tâm về năng lượng
Dệt, giấy và bột giấy
7
Hà Nội, Phú Thọ, TP HCM, Khánh Hoà
2002
Chưa xác định được lợi ích
Nguồn: Báo cáo năm 2002. Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam.
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy rằng lợi ích của sản xuất sạch hơn mang lại cho các công ty là rất lớn. Sản xuất sạch hơn không những giúp cho các công ty giảm được nguyên, nhiên, vật, liệu tiêu thụ, nâng cao hiệu quả về kinh tế mà còn giúp cho các công ty giảm tổng lượng phát thải ra môi trường, đặc biệt là lượng khí gây hiệu ứng nhà kính phát thải ra môi trường đã giảm rất nhiều.
Phân tích hiệu quả đầu tư cho dự án sản xuất sạch hơn:
Đầu tư cho sản xuất sạch hơn là loại hình đầu tư vào các dự án cụ thể, trong đó các doanh nghiệp dùng tiền của mình và các nguồn đầu tư tài chính khác để tiến hành các hoạt động nhằm mục tiêu giảm tiêu dùng tài nguyên, giảm các tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khoẻ con người, giảm chi phí xử lý chất thải đông thời tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và các hiệu quả kinh tế – xã hội khác.
Đầu tư cho sản xuất sạch hơn là một hình thức đầu tư kinh doanh có lợi, đồng thời giảm được tác động tiêu cực tới con người và môi trường, tạo ra cơ hội mới cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Vì vậy chúng ta cần tư duy rộng và toàn diện về tất cả các lợi ích có thể đạt được khi tiến hành đầu tư sản xuất sạch hơn.
Phân tích đầu tư là một quy trình trong đó một tổ chức/ công ty làm những công việc sau:
- Quyết ._.định xem dự án đầu tư nào là cần thiết và khả thi (đạt được mục tiêu đặt ra và làm tăng giá trị công ty), quan tâm đặc biệt đến những dự án đòi hỏi khoản đầu tư ứng trước ban đầu cao (tức là cần nhiều vốn).
- Quyết định phân bổ nguồn vốn hiện có cho các dự án khác nhau như thế nào (chọn dự án để thực hiện).
- Quyết định xem có cần vấn bổ sung không.
Đối với các giải pháp sản xuất sạch hơn cần nhiều vốn đầu tư phải tiến hành nghiên cứu khả thi chi tiết về các mặt kinh tế, kĩ thuật và môi trường. Để phân tích đầu tư cho sản xuất sạch hơn, người phân tích phải xác định và đánh giáđược tất cả các chi phí, lợi ích khi thực hiện dự án.
1. Xác định chi phí – lợi ích của dự án đầu tư cho sản xuất sạch hơn:
Các giải pháp sản xuất sạch hơn không cần nhiều vốn đầu tư ban đầu thì việc xác định các chi phí là rất dễ dàng nhưng đối với các giải pháp cần nhiều vốn đầu tư ban đầu thì việc xác định chi phí là rất khó khăn, do đó người làm phân tích phải rất cẩn thận trong việc xác định và phân định các chi phí- lợi ích. Khác với dự án đầu tư thông thường việc xác định chi phí-lợi ích dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh, ở dự án đầu tư cho sản xuất sạch hơn việc xác định chi phí-lợi ích lại dựa vào giá trị gia tăng tức là dựa vào giá trị tăng thêm của công nghệ mới đầu tư so với công nghệ cũ.
* Các chi phí cho dự án sản xuất sạch hơn bao gồm: chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vận hành hàng năm, chi phí bảo dưỡng. Trong đó: chi phí đầu tư ban đầu bao gồm các khoản chi phí như: chi phí nguyên vật liệu và nhân công cho lập kế hoạch/ công nghệ ; chi phí nguyên vật liệu, nhân công và lệ phí giấy phép; chi phí chuẩn bị địa điểm (bao gồm chi phí nguyên vật liệu và nhân công); chi phí mua trang thiết bị (bao gồm chi phí cho thuế má, giao hàng, bảo hiểm và lắp đặt); vốn luân chuyển/ lưu động; các hệ thống phục vụ và kết nối (bao gồm chi phí nguyên vật liệu và nhân công); chi phí khởi động/ đào tạo (chi phí nguyên vật liệu và nhân công); chi phí dự phòng; giá trị còn lại sau khấu hao.
* Các chi phí và tiết kiệm trong vận hành hàng năm khi đầu tư cho sản xuất sạch hơn bao gồm các khoản sau: chi phí và tiết kiệm trong đầu vào để vận hành: đầu vào vật liệu (nguyên liệu thô, dung môi, chất xúc tác..), đầu vào năng lượng (điện, khí tự nhiên, than, dầu...); nhà xưởng (tiền thuê, thế chấp); các khoản khấu hao và thuế vận hành (khấu hao trang thiết bị, khấu hao tài sản...); chi phí vận hành của vốn (chi phí để có tài chính, cơ hội đầu tư)
Các chi phí và tiết kiệm trong quản lý điều hành chất thải như: chi phí, tiết kiệm về nguyên vật liệu (nguyên vật liệu thô, dung môi, chất xúc tác, nước...); năng lượng (điện, khí tự nhiên...); nhân công (vận hành thiết bị, giám sát, xin cấp phép môi trường...); nhà xưởng (tiền thuê nhà, thế chấp); phí ( lệ phí giấy phép, lệ phí phát thải, lệ phí vứt đổ chất thải...); các khoản khấu hao và thuế; chi phí cho vốn...
Các chi phí tiết kiệm trong các khoản ít hữu hình/ khó nắm bắt như: Năng suất (chất lượng sản phẩm, lưu lượng sản xuất, tinh thần công nhân...); quy định trong tương lai ( thay đổi quy định hiện tại...); trách nhiệm/ nghĩa vụ tiềm tàng (chi phí do phải đóng cửa doanh nghiệp, phạt vi phạm quy định...); hình ảnh/ ấn tượng của Công ty (tiếp cận khách hàng/ thị trường, tiếp cận tài chính, quan hệ với công chúng)...
Các chi phí và tiết kiệm trong doanh thu như :Tiêu thụ sản phẩm; tiêu thụ sản phẩm phụ; các quyền ô nhiễm có thể bán được.
Các khoản chi phí tiết kiệm được chính là lợi ích thu được của doanh nghiệp và ngược lại.
2. Đánh giá chi phí - lợi ích (ước tính các dòng tiền) của dự án đầu tư cho sản xuất sạch hơn:
Đánh giá chi phí – lợi ích là một căn cứ tin cậy cho việc thẩm định dự án đầu tư. Chính vì vậy việc xác định và đánh giá chi phí lợi ích một cách đầy đủ là điều hết sức cần thiết. Chỉ cần một sự sai lệch trong xác định chi phí – lợi ích cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả phân tích. Đầu tư cho dự án sản xuất sạch hơn là một hình thức đầu tư kinh doanh có lợi nhờ giảm được các chi phí vận hành hàng năm như: chi phí nguyên vật liệu, nhân công đầu vào, chi phí trong quản lý chất thải...
Việc quy đổi, lượng hoá tất cả các chi phí-lợi ích thành tiền sẽ là cơ sở để tính toán xác định hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên trong thực tế có những chi phí-lợi ích mang tính “ít hữu hình” như hình ảnh của công ty; chi phí do phải đóng cửa doanh nghiệp...là những loại chi phí-lợi ích rất khó lượng hoá thành tiền, do đó việc đánh giá thường không được toàn diện và làm ảnh hưởng đến kết quả phân tích hiệu quả đầu tư.
3. Đánh giá khả năng sinh lời của dự án đầu tư cho sản xuất sạch hơn:
Khả năng sinh lời của dự án đầu tư cho sản xuất sạch hơn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải xác định được tổng nhu cầu vốn đầu tư và xác định được các nguồn vốn có thể huy động: vốn tự có, vốn vay ngân hàng, vốn viện trợ... Từ đó đánh giá khả năng sinh lời của dự án thông qua một số chỉ tiêu.
3.1. Giá trị hiện tại ròng (NPV):
Giá trị hiện tại ròng (NPV) là tổng mức lãi cả đời dự án quy về thời điểm hiện tại hoặc là hiệu số giữa giá trị hiện tại của các khoản tiền thu và các khoản tiền chi đầu tư khi được chiết khấu với mức lãi xuất thích hợp.
Công thức tính:
Trong đó: r: Tỷ lệ chiết khấu
n: Tuổi thọ dự án
t: Thời gian tương ứng (t =0,1,…, n)
Bt: Lợi ích năm t
Ct: Chi phí năm t
Co: Chi phí ban đầu
NPV > 0: Dự án có lãi: khả thi về mặt tài chính
NPV = 0: Dự án hoà vốn
NPV < 0: Dự án không khả thi về mặt tài chính
Trường hợp có nhiều dự án thì dự án nào NPV lớn nhất sẽ được ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên chỉ tiêu này không phản ánh được hiệu quả vốn bỏ ra mà chỉ phản ánh được quy mô của lãi.
3.2. Tỷ suất lợi ích/ chi phí (BCR)
Tỷ suất lợi ích/ chi phí là tỷ lệ giữa tổng giá trị hiện tại của các lợi ích so với tổng giá trị hiện tại của các chi phí.
BCR > 1: Dự án có lãi và làm tăng giá trị của công ty
BCR = 1: Dự án hoà vốn
BCR< 1: Dự án không khả thi về mặt tài chính
Khi có nhiều dự án thì dự án nào có BCR lớn hơn sẽ được ưu tiên lựa chọn trước.
3.3. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR):
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là một giá trị của tỉ lệ chiết khấu r sao cho tổng giá trị hiện tại các khoản tiền thu bằng tổng giá trị hiện tại các khoản tiền chi hay giá trị hiện tại ròng NPV=0
(NPV=0)
Nguyên tắc quyết định IRR:
IRR là tỉ lệ lãi suất tiền vay cao nhất mà nhà đầu tư có thể chấp nhận được mà không sợ bị thua lỗ. Lãi suất tiền vay càng nhỏ hơn IRR thì khả năng sinh lời của dự án càng cao.
3.4. Thời gian hoàn vốn (PB):
Thời gian hoàn vốn là số thời gian cần thiết để dòng tiền lãi ròng (CF) cộng dồn chính bằng lượng đầu tư ban đầu.
* Thời gian hoàn vốn giản đơn:
Thời gian hoàn vốn giản đơn là thời gian hoàn vốn chưa tính đến chiết khấu.
(CF1 = CF2 = CF3)
Trong đó: I: Vốn đầu tư
CF1: Dòng tiền tiết kiệm năm đầu tiên của dự án
* Thời gian hoàn vốn có tính chiết khấu: Đây là những dòng tiền đã được chiết khấu trong tương lai hay các dòng tiền phát sinh tại các thời điểm khác nhau trong kỳ phân tích đã được tính chuyển về một mặt bằng thời gian. Nếu CF1 ạ ... ạ CFn (CF1 đã tính chiết khấu) khi tính PB sử dụng phương pháp cộng dồn đến khi tổng các dòng tiền bằng số tiền đầu tư ban đầu.
Cùng một mức vốn đầu tư, dự án nào có thời gian hoàn vốn càng ngắn càng tốt.
Ngoài ra có thể dùng chỉ tiêu lợi tức đầu tư ROI để đánh giá khả năng sinh lời của dự án: ROI (%) = (CF1/I )*100%
4. Đánh giá khả thi về kĩ thuật:
Khi tiến hành đánh giá khả thi về kĩ thuật cần phải xem xét đến các yếu tố sau:
Chất lượng sản phẩm
Công suất
Yêu cầu về diện tích
Thời gian ngừng sản xuất để lắp đặt
Tính tương thích với các thiết bị đang dùng
Các yêu cầu về vận hành và bảo dưỡng
Cần phải huấn luyện
Yếu tố về bệnh nghề nghiệp và an toàn.
5. Đánh giá khả thi về môi trường:
Một trong những mục tiêu quan trọng của sản xuất sạch hơn là cải thiện hiện trạng môi trường. Chính vì vậy, khi tiến hành đánh giá hiệu quả đầu tư cho dự án sản xuất sạch hơn ta phải đánh giá tính khả thi về môi trường. Có hai phương pháp để phân tích, đánh giá các ảnh hưởng đến môi trường của dự án sản xuất sạch hơn đó là phương pháp định tính và định lượng. Để đánh giá xem môi trường có được cải thiện hay không người ta đưa vào việc xem xét các yếu tố sau có giảm đi so với trước khi có dự án đầu tư sản xuất sạch hơn hay không:
Giảm tổng lượng chất ô nhiễm
Giảm độ độc còn trong dòng thải
Giảm sử dụng vật liệu không tái chế được hay độc hại
Giảm tiêu thụ năng lượng (giảm phát thải khí)
Kết luận: Phân tích hiệu quả đầu tư cho dự án sản xuất sạch hơn cho phép ta xác định được những giải pháp nào có tính khả thi cao nhất cả về mặt kinh tế, kĩ thuật và môi trường để áp dụng vào thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng hoạt động sản xuất và các tác động đến môI trường - sự cần thiết áp dụng sản xuất sạch hơn tạI nhà máy nhuộm Công ty dệt nam định
I. Thực trạng hoạt động sản xuất tại nhà máy Nhuộm công ty dệt Nam Định và các tác động đến môi trường
1. Tổng quan về công ty dệt Nam Định
1.1. Phạm vi và quy mô hoạt động:
Công ty dệt Nam Định được thành lập từ năm 1889, có dây chuyền công nghệ khép kín từ sợi, dệt, in, nhuộm hoàn tất và may thêu. Công ty có diện tích 35ha nằm ở nội thành thành phố Nam Định cách Thủ đô Hà Nội 90 km về phía Đông Nam. Các thành viên của công ty bao gồm: 1 nhà máy sợi, 1 nhà máy dệt, 1 nhà máy nhuộm, 3 xí nghiệp may, 1 nhà máy cơ khí - thoi suốt, nhà máy động lực, xí nghiệp xây lắp, xí nghiệp cung ứng dịch vụ, xí nghiệp ăn uống, đoàn xe vận tải.
Công ty Dệt Nam Định là doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập.
Số lao động của Công ty là: 7000 người
Hiện nay Công ty đang tham gia vào chương trình đầu tư phát triển tăng tốc của Tổng công ty dệt may Việt Nam trong chiến lược đầu tư đến 2005 và 2010.
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất chính của công ty:
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế, Công ty đang từng bước đầu tư đổi mới thiết bị theo hướng hiện đại và đồng bộ. Chính vì vậy mà sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú với các mặt hàng:
Sợi 100% cotton chải kĩ, 100% PE, sợi pha PE, visco, ACRYLIC có chỉ số từ 54 đến 102 Nm. Qua nối vê, đậu, se, định hình, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và công nghệ dệt kim.
- Vải các loại dùng cho may mặc, có khổ rộng từ 0,8m đến 1,6m với các mặt hàng nhuộm, in hoa phong phú, đa dạng về nguyên liệu, màu sắc, kiểu dáng...
- Khăn ăn và khăn bông các loại phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, với đủ loại kích cỡ theo yêu cầu của khách hàng.
- Hàng may mặc gồm: quần áo người lớn, trẻ em các loại, kiểu dáng đẹp, chủng loại phong phú hợp thời trang, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Ngoài ra, Công ty còn sản xuất các loại phụ tùng chuyên dùng cho ngành Dệt như: thoi, suốt, go, lược, lamen, thao, gai... có chất lượng cao.
Kết quả về sản phẩm thực hiện trong những năm gần đây của Công ty như sau:
Sản phẩm
Đơn vị
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
- Sợi các loại
- Vải các loại
- Khăn các loại
- Sản phẩm may
Tấn
1000m2
1000m2
cái
10140
14680
52890
1250
10699
19052
70880
1450
10804
20525
66054
1660
11600
24500
68300
1800
Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm
Nhận xét: Kết quả trên cho thấy sản lượng sợi, vải, khăn, sản phẩm may có xu hướng ngày càng gia tăng, điều này chứng tỏ quy mô sản xuất của công ty ngày càng được mở rộng.
1.3. Nguồn chất thải chính của Công ty:
Công ty dệt Nam Định là cơ sở sản xuất khép kín từ Sợi – Dệt – Nhuộm hoàn tất và may thêu nên thải ra môi trường đủ ba loại chất thải:
- Chất thải rắn: Sơ sợi, phôi, sắt thép, phế thải, nhựa và các chất thải rắn khác...
- Chất thải khí: Khói lò, bụi lò, CO2, SO2, NO2...,hoá chất thuốc nhuộm thăng hoa.
- Nước thải: Các dung dịch hoá chất (NaOH, H2SO4...) thuốc nhuộm và dung dịch hồ...
2. Hoạt động sản xuất tại nhà máy Nhuộm:
2.1. Nhiệm vụ hoạt động của nhà máy:
Nhiệm vụ chính của nhà máy nhuộm là cho ra sản phẩm:
Sợi thành phẩm: Trung bình khoảng 60 tấn/tháng
Vải các loại: 1,5 triệu m/tháng
Khăn: 6 triệu cái/tháng
Bên cạnh đó nhà máy còn phải thực hiện tốt công tác vệ sinh bảo vệ môi trường.
2.2. Quy trình hoạt động sản xuất của nhà máy Nhuộm:
Sơ đồ quy trình hoạt động sản xuất của nhà máy:
Khăn mộc
Vải mộc
Sợi mộc
Đốt lông
Rũ hồ
Nấu
Tẩy trắng
Làm bóng
Mặt hàng trắng
In hoa
Nhuộm màu
Hoàn tất
Công ty dệt
Hoàn thành
Hình 4: Sơ đồ quy trình hoạt động sản xuất của nhà máy
2.3. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu của nhà máy:
- Nguyên liệu: sợi mộc, vải mộc, các loại hoá chất, thuốc nhuộm, khăn mộc.
- Nhiên liệu: điện, hơi, nước, dầu đốt
- Vật liệu phụ: bao bì, bao pe, sắc rắn... các loại ống, giấy cuộn, chụp, dây đai...
Bảng tiêu thụ nguyên, nhiên vật liệu đầu vào hàng năm của nhà máy
STT
Loại đầu vào
Đơn vị
Năm 2000
Năm 2001
1
2
3
4
5
6
Hoá chất
Thuốc nhuộm
Xăng dầu
Điện
Hơi
Nước
Kg
Kg
Kg
Kw
Tấn
m3
904605
29668
706950
2769372
97036
2671135
956870
28288
716950
2705049
96301
2508339
Nguồn: Nhật ký sản xuất của nhà máy
2.4. Các nguồn chất thải chính trong hoạt động sản xuất của nhà máy:
- Nước thải: Chiếm chủ yếu trong thành phần chất thải của nhà máy. Bao gồm: hoá chất trong nấu, tẩy, nhuộm đặc biệt axit, kiềm, xút. Ngoài ra còn có các loại hồ: tinh bột, tổng hợp, biến tính. Đa số nước thải có màu của thuốc nhuộm rất khó xử lý.
- Khí thải: Thành phần lớn là khói lò, các khí do quá trình phân giải SO2, NO2, CO2..., thuốc nhuộm, hoá chất thăng hoa.
- Chất thải rắn: phoi, đầu sợi, xơ bông, vỏ bao pe...
3. Các tác động tới môi trường do hoạt động sản xuất của nhà máy Nhuộm:
3.1. Tác động của nước thải:
Hiện nay, nhà máy chưa có biện pháp xử lý nước thải, do đó nước thải trong quá trình nhuộm được thải trực tiếp ra cống thải của thành phố. Có nhiều loại hoá chất, thuốc nhuộm sau khi thải ra môi trường được phân huỷ tự nhiên rất chậm chạp làm ảnh hưởng lâu dài đến môi sinh, do những loại thuốc này có tính độc hại cao với vi sinh vật trong nước và độ màu của nước thải cao ngăn cản ánh sáng mặt trời làm chậm lại các quá trình hoạt động của các thuỷ sinh. ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, gây hậu quả lâu dài...
3.2. Tác động của chất thải rắn:
Lượng chất thải rắn của nhà máy được chú trọng thu gom, phân loại, một phần được tái sử dụng còn chủ yếu được chôn lấp, do đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường xung quanh, đặc biệt là thuốc nhuộm bị hỏng nếu đem chôn lấp.
3.3. Tác động của khí thải:
Khí thải của nhà máy có chứa nhiều loại như: COx,SOx, NOx..., thuốc nhuộm, hoá chất thăng hoa... phát thải vào môi trường với diện rộng lớn, hầu như chưa được xử lý. Do đó, nó làm thay đổi thành phần, tính chất của môi trường xung quanh và gây ô nhiễm không khí ở trong và xung quanh nhà máy.
3.4. ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động và cộng đồng:
Nguồn chất thải của nhà máy Nhuộm thải ra môi trường xung quanh đã làm ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của công nhân viên và những người dân sống quanh nhà máy. Đặc biệt bụi, khí thải và tiếng ồn đã tác động trực tiếp đến hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh của con người gây các bệnh viêm họng, viêm phổi, đau đầu...
Hàng năm Công ty tiêu thụ một khối lượng lớn hoá chất, thuốc nhuộm, xăng dầu, điện, hơi, nước, rất lớn. Để tiết kiệm chi phí gia công trong quá trình sản xuất, giá thành sản phẩm đơn vị giảm, sản xuất có hiệu quả, đồng thời giảm thiểu lượng chất thải và giảm tải lượng gây ô nhiễm ra môi trường cải thiện môi trường, tạo cho môi trường xanh, sạch, đẹp, công ty đã lựa chọn nhà máy nhuộm thực hiện chương trình đánh giá sản xuất sạch hơn.
II. Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho nhà máy nhuộm - công ty dệt Nam Định:
1. Lựa chọn trọng tâm đánh giá sản xuất sạch hơn tại nhà máy nhuộm:
Nhà máy nhuộm - công ty dệt Nam Định là một đơn vị hạch toán độc lập. Sản xuất với quy mô lớn, có công nghệ phong phú và đa dạng. Hàng năm nhà máy tiêu thụ một khối lượng hoá chất, thuốc nhuộm, xăng dầu, điện, hơi, nước rất lớn và thải bỏ ra môi trường với lượng chất thải lớn nhất trong tổng chất thải của công ty. Đa số các thiết bị trong nhà máy nhuộm đã lâu đời và lạc hậu nên có rất nhiều lãng phí trong mỗi công đoạn sản xuất. Hiện nay, năng lực sản xuất của nhà máy khoảng 40 triệu mét vải/ 1 năm. Nếu cứ tiến hành sản xuất trên những dây chuyền công nghệ cũ thì sẽ gây lãng phí nhiều điện, hơi, nước, hoá chất, thuốc nhuộm, nhân công... mà chất lượng vải lại không cao.
Để tiết kiệm chi phí gia công trong quá trình sản xuất, hạ giá thành đơn vị sản phẩm, sản xuất có hiệu quả đồng thời giảm thiểu lượng chất thải và giảm tải lượng gây ô nhiễm ra môi trường, cải thiện môi trường tạo cho môi trường xanh, sạch, đẹp, công ty đã lựa chọn công nghệ nhuộm vải trên dây chuyền liên tục của Nhật tại phân xưởng nhuộm II để thực hiện chương trình đánh giá sản xuất sạch hơn. Việc lựa chọn công nghệ nhuộm vải trên dây chuyền liên tục của Nhật để thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn là do: Định mức tiêu thụ nguyên vật liệu, năng lượng cho việc nhuộm vải trên dây chuyền công nghệ này là cao so với thực tế, gây tổn thất, lãng phí ...,lượng tổn thất này sẽ đi vào dòng thải làm thay đổi tính chất, thành phần môi trường và làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Chính vì vậy, sẽ có rất nhiều tiềm năng, (cơ hội)sản xuất sạch hơn cho công nghệ này. Ngoài ra, công nghệ này có nhiều cơ hội sản xuất sạch hơn đơn giản, dễ thực hiện, đầu tư ít mà hiệu quả lại cao. Nếu nhà máy thực hiện được những cơ hội này thì không những sẽ đem lợi ích về kinh tế mà còn đem lại lợi ích về môi trường cho công ty.
Để đánh giá sản xuất sạch hơn được toàn diện, trong đề tài này tôi chọn công nghệ nhuộm vải MS32 màu R559 (100% cotton) trên dây truyền liên tục của Nhật tại phân xưởng nhuộm II để thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn.
2. Phân tích các bước công nghệ:
2.1. Quy trình nhuộm vải MS32 màu R559 (100% cotton) bằng thuốc nhuộm hoạt tính trên dây truyền liên tục Nhật.
Đầu ra
Đầu vào
Vải mộc
Khám vải (1)
Chỉ khâu
Đầu vải xén ra
Bỏ khâu (2)
Công đoạn
Nước ngưng, bụi, khí (CO2) nước nóng, xăng dư, nước thải (men, hoá chất)
Điện, hơi nước,
xăng, dung dịch,
men, hoá chất
Đốt - rũ hồ (3)
Nước thải nóng (men, hồ, hoá chất, hơi)
Điện
Điện, chỉ khâu
Điện, hơi nước,
hoá chất
Điện, hơi nước,
hoá chất
Nấu giặt (4)
Nước thải nóng, dung dịch tẩy thừa, hơi nóng, nước ngưng, hơi nước
Tẩy giặt (5)
Điện, hơi nước,
NaOH, CH3COOH
Dung dịch NaOH dư, hơi nước thải nóng (NaOH, CH3COOH), nước ngưng
Làm bóng (6)
Nhuộm (7)
Thuốc nhuộm dư, nước ngưng hơi nóng
Điện, hơi nước, hoá chất, thuốc nhuộm
Ngâm-ép-sấy
Nước ngưng, hơi nóng khí thải, nước nóng, nước thải (thuốc nhuộm + HC)
Điện, hơi, dầu DO, nước
Chưng gắn màu
Nước thải (thuốc nhuộm + HC), hơi nóng, nước ngưng
Điện, hơi nước,
hoá chất
Giặt sau nhuộm
Hoàn thành
Hoàn tất
Hình 5: Sơ đồ quy trình nhuộm vải trên dây chuyền liên tục Nhật
2.2. Cân bằng vật liệu cho 1000m vải MS32 - Màu R559:
Công đoạn
Vật liệu đầu vào
Đầu ra
Dòng thải
Tên
Lượng thực tế
Tên
Lượng
Lỏng
Rắn
Khí
3
Xăng
Rottamylasc 188
Ultrravol GPN
45 l
0,6 kg
0,2 kg
CO2
Rottamylasc 188
Ultrravol GPN
0,6 kg
0,2 kg
+
+
´
4
NaOH 100%
Cottoclarin KD
Securon 540
2,04 kg
0,68 kg
NaOH 100%
Cottoclarin KD
Securon 540
9,5 kg
2,04 kg
0,68 kg
+
+
+
5
H2O2 50%
Tinoclorite CBB
Cottoclarin KD
Securon 540
NaOH 100%
2,72 kg
0,68 kg
1,7 kg
0,68 kg
1,7 kg
H2O2 50%
Tinoclorite CBB
Cottoclarin KD
Securon 540
NaOH 100%
0,408 kg
0,68 kg
1,7 kg
0,68 kg
1,7 kg
+
+
+
+
+
6
NaOH 100%
35,2 kg
NaOH 100%
35,2 kg
+
7
Thuốc nhuộm
Ure
Na2CO3
Invadine
Lamazim
Dầu DO
Igasolconnew
0,116 kg
9 kg
3 kg
0,18 kg
0,111 kg
40,5 l
0,34 kg
Thuốc nhuộm
Ure
Na2CO3
Invadine
Lamazim
CO2
Igasolconnew
0,035 kg
9 kg
3 kg
0,18 kg
0,111 kg
0,34 kg
+
+
+
+
+
+
Tiêu thụ nước: 108 m3/1000m vải
Tiêu thụ điện: 172, 97 kwh/1000m vải
Tiêu thụ hơi: 4 tấn/1000m vải
Nguồn: Nhật ký sản xuất của phân xưởng nhuộm II
2.3. Tính chi phí cho dòng thải (cho 1000m vải MS 32 - R559):
Chất thải của nhà máy sau sản xuất được thải bỏ trực tiếp vào hệ thống cống thoát nước của thành phố mà không thông qua một hệ thống xử lý nào, do đó chi phí cho dòng thải chỉ bao gồm chi phí do nguyên vật liệu thô mất mát, giá trị của sản phẩm trung gian mà không bao gồm chi phí xử lý, thải bỏ.
Công đoạn
Đầu ra
Đơn giá
(VNĐ/Kg)
Thành tiền
(VNĐ)
Tên
Lượng (Kg)
3
Đốt – Rũ hồ
CO2
Rottamylase 188
Ultrravol GPN
0,6
0,2
3935,8
27954,84
23610,48
5590,968
4
Nấu – giặt
NaOH 100%
Cottoclarin KD
Securon 540
9,5
2,04
0,68
3524,73
27.580,21
24.014,89
30.919,935
56.263,6284
16.330,1252
5
Tẩy – giặt
H2O2 50%
Tinoclorite CBB
Cottoclarin KD
Securon 540
NaOH 100%
0,408
0,68
1,7
0,68
1,7
4.436,41
21.606,92
27.580,21
24.014,89
3.524,73
1810,0553
14.692,7056
46.886,357
16.330,1252
5.992,041
6
Làm bóng
NaOH 100%
35,2
3524,73
124.070,496
7
Nhuộm
Thuốc nhuộm
Ure
Na2 CO3
Invadine
Lamazim
0,035
0,9
3
0,18
0,11
250.000
2145,17
2198,96
29.571,58
101.385,59
8750
1.930,653
6.596.88
5.322,8844
11.253,8005
Chung
Giặt sau nhuộm
CO2
Igasol
Connew
0,34
47.418,64
16.122,3376
Tổng
392.473,4722
Nguồn: Nhật ký sản xuất của phân xưởng nhuộm II
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy rằng chi phí cho dòng thải tính trên 1000m vải MS32-R559 là 392.473,4722 (VND), đó là chưa tính đến chi phí cho nước thải... Chi phí cho dòng thải này cũng tương đối lớn, do đó nếu giảm được lượng nước, hoá chất, thuốc nhuộm...tiêu thụ cho mỗi công đoạn thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho nhà máy.
2.4. Phân tích các nguyên nhân gây ra tổn thất nguyên vật liệu, năng lượng:
Công đoạn 1: "Khám vải" và công đoạn 2 "bỏ khâu" không gây ra tổn thất nguyên nhiên vật liệu, do đó ta không tiến hành phân tích 2 công đoạn này.
Bảng1: Phân tích nguyên nhân gây ra tổn thất
nguyên vật liệu, năng lượng
Công đoạn
Tên dòng thải
Nguyên nhân gây ra tổn thất
3
Đốt-Rũ hồ
1. Nước thải có chứa men, hoá chất, xăng dư, bụi, khí (CO2), nước ngưng.
1- Rũ sạch lượng hồ có trên vải giúp cho vải mềm, dễ thấm nước và các dung dịch hoá chất tạo điều kiện cho công đoạn sau. Tuy nhiên công đoạn này hiệu quả rũ hồ chưa cao
4
Nấu-Giặt
2. Nước thải nóng (men hoá chất, hơi)
2- Đây là công đoạn rất quan trọng, tại đây đại bộ phận các tạp chất trong vải được tách ra tạo điều kiện cho vải có độ mao dẫn cao. Quá trình này thực hiện nhờ có: NaOH, chất ngấm, nhiệt độ nấu và quá trình giặt sau nấu. Đây là công đoạn dễ lãng phí nhiều hơi, nước và gây ô nhiễm cao.
5
Tẩy-Giặt
3. Nước thải nóng, dung dịch tẩy thừa, hơi nóng, nước ngưng, hơi nước.
3- Tại công đoạn này dưới tác dụng của điều kiện gia công cùng dung dịch tẩy, các hoá chất màu thiên nhiên, các tạp chất có trong vải được phá huỷ và tách ra khỏi vải tạo cho vải có độ trắng và mao dẫn giúp cho vải thêm tươi sáng. Đây là công đoạn gây lãng phí hoá chất, thuốc nhuộm, điện, hơi, nước khi thực hiện nhuộm màu đậm.
6
Làm bóng
4. Dung dịch NaOH dư, nước thải nóng (NaOH,CH3COOH), nước ngưng
4- Công đoạn làm bóng giúp cho việc nâng cao chất lượng vải. Sau công đoạn này vải sẽ bóng đẹp hơn, có độ hút ẩm, khả năng nhuộm màu, độ bền tăng lên. Công đoạn này thực hiện nhờ tác dụng của NaOH đậm đặc và vải được gia công ở trạng thái kéo căng. Trong công đoạn này đối với vải bông se, mật độ dệt cao, hiệu quả làm bóng chưa cao.
7
Nhuộm
5. Thuốc nhuộm dư, nước ngưng, hơi nóng, khí thải, nước thải có chứa thuốc nhuộm, hoá chất
5 - Tại đây thuốc nhuộm, hoá chất trọ nhuộm được ngấm vào vải với lượng phù hợp. Dưới tác dụng của điều kiện gia công thuốc nhuộm sẽ gắn màu vào vải theo yêu cầu.
- Tỷ lệ thuốc nhuộm gắn màu lên vải phụ thuộc vào: khả năng gắn màu của thuốc, hoá chất phụ trợ và các điều kiện gia công. Khả năng tách thuốc nhuộm và hoá chất dư sau nhuộm tạo điều kiện cho vải sáng đẹp và có độ bền màu cao.
- Trong công đoạn này lựa chọn và sử dụng hoá chất trợ, thuốc nhuộm hiệu quả chưa cao gây lãng phí.
- Sử dụng phương pháp nhuộm chưa tối ưu
3. Đề xuất các cơ hội sản xuất sạch hơn đối với các công đoạn sản xuất:
Từ việc phân tích các nguyên nhân gây ra tổn thất nguyên nhiên vật liệu ở trên ta tiến hành đề xuất các cơ hội sản xuất sạch hơn đối với các công đoạn sản xuất như sau:
Bảng 2: Phân tích các nguyên nhân và đề xuất cơ hội sản xuất sạch hơn
Công đoạn
Nguyên nhân
Cơ hội sản xuất sạch hơn
3
Đốt – rũ hồ
- Rũ sạch lượng hồ có trên vải giúp cho vải mềm, dễ thấm nước và các dung dịch hoá chất tạo điều kiện cho công đoạn sau. Tuy nhiên công đoạn này hiệu quả rũ hồ chưa cao.
1. Để quá trình được nhanh và triệt để cần dùng men và chất ngấm ưu việt.
4
Nấu – giặt
- Đây là công đoạn rất quan trọng, tại đây đại bộ phận các tạp chất trong vải được tách ra tạo điều kiện cho vải có độ mao dẫn cao. Quá trình này thực hiện nhờ có: NaOH, chất ngấm, nhiệt độ nấu và quá trình giặt sau nấu. Đây là công đoạn dễ lãng phí nhiều hơi, nước và gây ô nhiễm cao.
2. Nghiên cứu tối ưu hoá đơn công nghệ và giám sát quy trình: Sử dụng chất ngấm tốt hơn nâng cao nhiệt độ hợp lý.
3. Bảo ôn hệ thống dẫn hơi.
5
Tẩy – giặt
- Tại công đoạn này dưới tác dụng của điều kiện gia công cùng dung dịch tẩy, các hoá chất màu thiên nhiên, các tạp chất có trong vải được phá huỷ và tách ra khỏi vải tạo cho vải có độ trắng và mao dẫn giúp cho vải thêm tươi sáng. Đây là công đoạn gây lãng phí hoá chất, thuốc nhuộm, điện, hơi, nước khi thực hiện nhuộm màu đậm.
4. Đối với các vải khi nhuộm gam màu tối hoặc gam màu đậm nên bỏ qua công đoạn tẩy trắng.
5. Bảo ôn các bể giặt.
6
Làm bóng
- Công đoạn làm bóng giúp cho việc nâng cao chất lượng vải. Sau công đoạn này vải sẽ bóng đẹp hơn, có độ hút ẩm, khả năng nhuộm màu, độ bền tăng lên. Công đoạn này thực hiện nhờ tác dụng của NaOH đậm đặc và vải được gia công ở trạng thái kéo căng. Trong công đoạn này đối với vải bông se, mật độ dệt cao, hiệu quả làm bóng chưa cao.
6. Nghiên cứu tối ưu hoá đơn công nghệ và giám sát quy trình. Sử dụng thêm chất ngấm tạo hiệu quả cho công đoạn làm bóng và quá trình giặt sau nấu.
7
Nhuộm
- Tại đây thuốc nhuộm, hoá chất trọ nhuộm được ngấm vào vải với lượng phù hợp. Dưới tác dụng của điều kiện gia công thuốc nhuộm sẽ gắn màu vào vải theo yêu cầu.
- Tỷ lệ thuốc nhuộm gắn màu lên vải phụ thuộc vào: khả năng gắn màu của thuốc, hoá chất phụ trợ và các điều kiện gia công. Khả năng tách thuốc nhuộm và hoá chất dư sau nhuộm tạo điều kiện cho vải sáng đẹp và có độ bền màu cao.
- Trong công đoạn này lựa chọn và sử dụng hoá chất trợ, thuốc nhuộm hiệu quả chưa cao gây lãng phí.
- Sử dụng phương pháp nhuộm chưa tối ưu.
7. Nghiên cứu tối ưu hoá đơn công nghệ và giám sát quy trình.
8. Nghiên cứu mầu đậm chuyển sang nhuộm tận trích.
9. Sử dụng thuốc thân thiện với môi trường và có khả năng bắt màu cao.
10. Sử dụng hoá chất, chất trợ nhuộm có tính ưu việt hơn.
11. Sử dụng phương pháp nhuộm cuộn ủ.
12. Tuần hoàn khí nóng từ bộ phận làm mát (cuối máy Hotflue trợ lại buồng sấy máy Hotflue).
4. Lựa chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn:
4.1. Sàng lọc các giải pháp sản xuất sạch hơn:
Từ việc đề xuất các cơ hội sản xuất sạch hơn như trên, ta có thể tiến hành sàng lọc các cơ hội sản xuất sạch hơn như sau:
4.1.1. Giải pháp cần thực hiện ngay:
Giải pháp cần thực hiện ngay thường là các giải pháp đơn giản, dễ thực hiện như quản lí nội vi; các giải pháp có chi phí thấp, không đáng kể; các giải pháp sẽ mang lại hiệu quả ngay sau khi thực hiện.
Dựa vào căn cứ lựa chọn trên ta có các giải pháp cần thực hiện ngay là: giải pháp 3: "Bảo ôn hệ thống dẫn hơi".
4.1.2. Giải pháp bị loại bỏ:
- Giải pháp bị loại bỏ: Đây là những giải pháp yêu cầu vốn đầu tư quá lớn mà hiệu quả thu về lại thấp; những giải pháp không khả thi về kĩ thuật hoặc những giải pháp khi thực hiện sẽ làm dư thừa quá nhiều lao động...
Trong các giải pháp sản xuất sạch hơn đề ra ở trên thì các giải pháp sau sẽ bị loại bỏ :
- Giải pháp 5:"Bảo ôn các bể giặt": đây là giải pháp quản lí nội vi nhưng sẽ bị loại bỏ bởi nó không khả thi về mặt kĩ thuật.
- Giải pháp 12:"Tuần hoàn khí nóng từ bộ phận làm mát (cuối máy Hotflue trở lại buồng sấy máy Hotflue": đây là giải pháp sẽ bị loại bỏ bởi vì nó không khả thi về mặt kĩ thuật và kinh tế.
4.1.3. Các giải pháp cần phân tích thêm:
- Giải pháp cần phân tích thêm: Thường là các giải pháp đòi hỏi vốn đầu tư tương đối lớn hoặc các giải pháp có ảnh hưởng lớn về kĩ thuật, chi phí vận hành hoặc môi trường.
Theo căn cứ lựa chọn trên thì các giải pháp cần phân tích thêm là:
- Giải pháp 1:"Để quá trình rũ hồ được nhanh và triệt để cần dùng men và chất ngấm ưu việt": giải pháp này đòi hỏi phải bỏ ra một khoản chi phí để thay đổi nguyên liệu đầu vào, liên quan đến kĩ thuật và môi trường.
- Giải pháp 2:"Nghiên cứu tối ưu hoá đơn công nghệ và giám sát quy trình: sử dụng chất ngấm tốt hơn nâng cao nhiệt độ hợp lý": giải pháp này cũng đòi hỏi chi phí, có ảnh hưởng, liên quan đến kỹ thuật, môi trường.
- Giải pháp 4:"Đối với các vải khi nhuộm gam màu tối hoặc đậm nên bỏ qua công đoạn tẩy trắng": giải pháp này làm thay đổi công nghệ và có liên quan nhiều đến kĩ thuật.
- Giải pháp 6:"Nghiên cứu tối ưu hoá đơn công nghệ và giám sát quy trình: sử dụng thêm chất ngấm tạo hiệu quả cho công đoạn làm bóng và quá trình giặt sau này": giải pháp này đòi hỏi phải bỏ ra một khoản chi phí và liên quan đến kĩ thuật.
- Giải pháp 7:"Nghiên cứu tối ưu hoá đơn công nghệ và giám sát quy trình": giải pháp này liên quan nhiều đến môi trường do khả năng tách hoá chất thuốc nhuộm dư sau khi nhuộm tăng lên.
- Giải pháp 8:"Nghiên cứu màu đậm chuyển sang nhuộm tận trích":giải pháp này đòi hỏi thay đổi công nghệ và liên quan đến kĩ thuật...
- Giải pháp 9:"Sử dụng thuốc nhuộm, hoá chất thân thiện môi trường và có khả năng bắt màu cao": giải pháp này đòi phải bỏ ra chi phí để thay đổi thuốc nhuộm.
- Giải pháp 10:"Sử dụng hoá chất, chất trợ nhuộm có tính ưu việt hơn": giải pháp này cũng đòi hỏi chi phí để thay đổi hoá chất, chất trợ nhuộm.
- Giải pháp 11;"Sử dụng phương pháp nhuộm cuộn ủ": giải pháp này đòi hỏi thay đổi công nghệ và phải bỏ ra một khoản chi phí đầu tư lớn, ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37103.doc