Tài liệu Bước đầu khảo sát hoạt động thiết kế và dàn dựng chương trình Thời sự trực tiếp trên hệ Thời sự Chính trị VOV1 - Đài Tiếng nói Việt Nam: MỞ ĐẦU
Đài TNVN đang trong quá trình đổi mới, cải cách phương thức tuyên truyền để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thính giả. Trong sự cạnh tranh thông tin ngày càng sôi động giữa các loại hình báo chí như báo in, báo hình, báo nói, báo mạng, thì quá trình đổi mới này là tất yếu, là đòi hỏi sống còn để Đài TNVN tiếp tục giữ được sự yêu mến của thính giả. Sự ra đời của một số loại hình báo chí và truyền thông đa phương tiện với việc thông tin nhanh, đa dạng mang tính định hưóng rõ nét đã và đa... Ebook Bước đầu khảo sát hoạt động thiết kế và dàn dựng chương trình Thời sự trực tiếp trên hệ Thời sự Chính trị VOV1 - Đài Tiếng nói Việt Nam
53 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1507 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Bước đầu khảo sát hoạt động thiết kế và dàn dựng chương trình Thời sự trực tiếp trên hệ Thời sự Chính trị VOV1 - Đài Tiếng nói Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng là một thách thức không nhỏ với Đài Tiếng nói Việt Nam.
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trong thế giới truyền thông, phát thanh chiếm một vị trí quan trọng bởi phát thanh là hình thức thông tin nhanh, rẻ tiền và tiện lợi. Với hình thức phát thanh trực tiếp, các Đài phát thanh có thể đem đến cho thính giả những thông tin đồng thời với sự kiện đang diễn ra, cho phép thính giả được tham gia vào chương trình phát thanh và tạo cho thông tin có tính chất hai chiều. Chính vì vậy, việc nghiên cứu những thiết kế tổng thể cho một hệ phát thanh, hay cấu trúc các chương trình phát sóng cụ thể một cách hợp lý, có tính khoa học và đạt hiệu quả cuối cùng là thu hút được sự quan tâm, chú ý của thính giả chính là góp phần vào thành công của hoạt động thông tin là một công việc cần thiết, rất cần được tiến hành thường xuyên tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay hoạt động thiết kế và dàn dựng chương trình phát thanh trong thực tiễn không được tiến hành nghiên cứu hay tổng hợp một cách khoa học, chưa có định hướng lâu dài cho hoạt động này, mà chỉ là những đề xuất mang tính đơn lẻ hay ngẫu hứng tại các Ban biên tập, các phòng chuyên đề hoặc cá nhân các biên tập viên tham gia sản xuất chương trình.
Tuy nhiên, so với yêu cầu, so với mong muốn của thính giả và của các cấp lãnh đạo, nhiều chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được. Tính Thời sự chưa được thể hiện rõ nét, chưa có tính liên kết, chưa phản ánh kịp thời những vấn đề quan trọng nảy sinh trong ngày..... Đặc biệt, phương thức tổ chức sản xuất các Chương trình Thời sự hiện nay còn nhiều bất cập, cần được nghiên cứu, cải tiến, đổi mới cách làm để tạo ra những sản phẩm phát thanh hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn, gần gũi hơn và thiết thực hơn, đáp ứng cao hơn nữa những yêu cầu của đời sống chính trị xã hội hiện nay của đất nước. Xét về cơ bản, mặc dù đã đáp ứng được nhu cầu thông tin cho thính giả, nhưng các Bản tin và các Chương trình Thời sự vẫn thiếu tính hấp dẫn, đặc biệt tính định hướng và tính chiến đấu chưa cao, do còn thiếu những thông tin về những vấn đề bức thiết trong cuộc sống, thiếu những bài phân tích, bình luận, lý giải các vấn đề quan trọng của đất nước cũng như quốc tế. Trong khi đó, hiện nay thông tin có vấn đề liên quan thiết thực đến cuộc sống của ngưòi dân, việc tăng cường các bài phóng sự, phân tích, bình luận về các vấn đề đó nhằm nâng cao tính chiến đấu và tính định hướng đang trở thành tiêu chí của hầu hết các phương tiện truyền thông hiện nay.
Chính vì thế, việc nghiên cứu và đề xuất một qui trình sản xuất và thể hiện các Chương trình Thời sự trên Hệ Thời sự Chính trị Tổng hợp của Đài Tiếng Nói Việt Nam trở thành một yêu cầu cấp thiết, nhằm hội nhập nhanh với xu thế chung của phát thanh hiện đại và cũng là để đáp ứng yêu cầu chính đáng của thính giả là được thông tin nhanh, chính xác, đầy đủ và hấp dẫn.
Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài "Bước đầu khảo sát hoạt động thiết kế và dàn dựng chương trình Thời sự trực tiếp trên hệ Thời sự Chính trị VOV1 - Đài Tiếng nói Việt Nam" cho bản khoá luận của mình.
Trong quá trình nghiên cứu, do thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế, chắc chắn không thể tránh khỏi sai sót. Chúng tôi, rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các Thầy giáo, các đồng nghiệp và các bạn.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
- Theo ý kiến của chúng tôi, đây là một nghiên cứu quan trọng và cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới của Đài Tiếng nói Việt Nam nói riêng và các đài phát thanh nói chung trước xu thế làm báo hiện đại. Tuy nhiên, các công trình khoa học ngành báo chí ở bậc đại học và sau đại học về đề tài này vẫn còn đang bỏ ngỏ. Qui trình sản xuất chương trình nói chung cũng như qui trình sản xuất các Chương trình Thời sự là đặc thù của mỗi cơ quan báo chí và mỗi loại hình báo chí. Bởi vậy, việc nghiên cứu các mô hình, qui trình sản xuất chương trình của các Đài nước ngoài hay các cơ quan báo chí bạn (Đài Truyền hình Việt Nam và các đài Phát thanh - Truyền hình địa phương) chỉ có tính tham khảo. Nguồn tài liệu về lĩnh vực này cũng rất hạn chế. Vì vậy, có thể coi đây là một nghiên cứu hoàn toàn mới. Năm 2004, Trung tâm ứng dụng tin học phát triển công nghệ phát thanh (RITC) của Đài Tiếng nói Việt Nam có một công trình nghiên cứu về qui trình sản xuất chương trình phát thanh hiện đại, tiên tiến, nhưng đó là một qui trình mang tính kỹ thuật nhiều hơn mang tính nghiệp vụ báo chí. Công trình này cũng được tham khảo trong khi thực hiện đề tài này.
3. Đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động thiết kế và dàn dựng chương trình phát thanh trực tiếp, cụ thể trong bản khoá luận này là chương trình Thời sự phát trên sóng Hệ Thời sự Chính trị Tổng hợp của Đài Tiếng nói Việt Nam.
- Đối tượng khảo sát: toàn bộ hoạt động thiết kế và dàn dựng chương trình Thời sự trên sóng Hệ Thời sự Chính trị Tổng hợp.
4. Phạm vi nghiên cứu, khảo sát
- Các chương trình Thời sự tiêu biểu được thực hiện trong khoảng 2005 đến tháng 4 năm 2007.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong bản khoá luận này, có hai nhóm phương pháp cơ bản được sử dụng:
- Nhóm các phương pháp lý thuyết:
Vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong nghiên cứu một hiện tượng xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí; khảo sát hệ thống giáo trình, sách tham khảo về báo chí và về đề tài nghiên cứu.
- Nhóm các phương pháp thực tiễn:
Sưu tầm, thống kê, phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh, đối chiếu… các tài liệu, số liệu, dữ kiện.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học:
Chúng tôi mong muốn góp phần cùng với các nhà nghiên cứu báo chí - truyền thông và những người trực tiếp sản xuất chương trình bước đầu đưa ra một số tiền đề lý thuyết cho việc thiết kế và dàn dựng các chương trình Thời sự trên sóng phát thanh mà cụ thể là chương trình Thời sự trực tiếp. Cao hơn là góp phần xây dựng một lý thuyết mới về nghiệp vụ phát thanh, theo hướng kết hợp qui trình kỹ thuật, nghiệp vụ báo chí và qui trình lãnh đạo chỉ đạo, thành một thực thể thống nhất, với mục tiêu là sản xuất được những sản phẩm phát thanh mang tính trí tuệ, hấp dẫn, có tính chiến đấu và tính định hướng cao, thực hiện tốt nhất nhiệm vụ chính trị ở một Đài phát thanh quốc gia trong giai đoạn đất nước hội nhập, mở cửa và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
b. Giá trị thực tiễn:
Trên cơ sở hoạt động khảo sát và nghiên cứu, chúng tôi hy vọng sẽ đề xuất được các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả mặt công tác quan trọng này trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam; khái quát một số vấn đề về phương pháp tổ chức, xây dựng và sản xuất chương trình Thời sự (được thực hiện trực tiếp) trên sóng phát thanh. Nghiên cứu này cũng lưu ý tới khả năng sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ nhiệm vụ thông tin đúng, nhanh, hay của các chương trình Thời sự nói riêng và hệ Thời sự - Chính trị Tổng hợp của Đài Tiếng nói Việt Nam nói chung; Góp phần xây dựng một lý thuyết mới về nghiệp vụ phát thanh, theo hướng kết hợp qui trình kỹ thuật, nghiệp vụ báo chí và qui trình lãnh đạo chỉ đạo, thành một thực thể thống nhất, với mục tiêu là sản xuất được những sản phẩm phát thanh mang tính trí tuệ, hấp dẫn, có tính chiến đấu và tính định hướng cao, thực hiện tốt nhất nhiệm vụ chính trị ở một Đài phát thanh quốc gia trong giai đoạn đất nước hội nhập, mở cửa và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phù hợp xu thế chung của thời đại, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thính giả trong thông tin, tuyên truyền.
7. Kết cấu của Khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu Tham khảo, Phụ lục, khoá luận có 3 chương, bao gồm:
- Chương I - Vai trò các chương trình thời sự trực tiếp trong hoạt động phát thanh hiện đại
- Chương II - Khảo sát hoạt động thiết kế và dàn dựng chương trình Thời sự trên hệ VOV1 - Đài Tiếng nói Việt Nam
- Chương III - Một số vấn đề nghiệp vụ báo chí trong hoạt động thiết kế và dàn dựng chương trình thời sự trực tiếp trên hệ VOV1 - Đài Tiếng nói Việt Nam
Chương 1: VAI TRÒ CÁC CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRỰC TIẾP TRONG HOẠT ĐỘNG PHÁT THANH HIỆN ĐẠI
1.1. Phát thanh truyền thống và phát thanh trực tiếp
Trong thời đại bùng nổ thông tin và các phương tiện truyền thông đa dạng như hiện nay, loại hình phát thanh - dù có những nhược điểm nhất định, nhưng vẫn chiếm một vị trí quan trọng. Thực tế cho thấy, dù ở là một quốc gia công nghiệp phát triển hay một nước với khoảng 3 phần tư dân số sống bằng nông nghiệp như Việt Nam, vai trò của các Đài phát thanh vẫn rất quan trọng và có khả năng cung cấp lượng thông tin lớn, liên tục với chi phí thấp cho công chúng. Đặc biệt, với hình thức phát thanh trực trực tiếp, các Đài phát thanh có thể đem đến cho thính giả những thông tin đồng thời diễn ra với sự kiện và nhất là cho phép thính giả có thể tham gia trực tiếp vào chương trình phát thanh.
Tại Việt Nam, hình thức phát thanh trực tiếp đã được thực hiện ngay từ khi Đài Tiếng nói Việt Nam ra đời, ngày 7 tháng 9 năm 1945 - dù thời điểm đó, phát thanh trực tiếp mới chỉ rất sơ khai.
Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945, Người đã ký quyết định thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam - cơ quan thông tin đại chúng đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà. Chỉ 5 ngày sau đó, ngày mùng 7 tháng 9 năm 1945, đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế đã được biết đến Đài Tiếng nói Việt Nam với lời xướng "Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa".
Chương trình phát thanh đầu tiên của Đài là một bản tin thời sự trực tiếp - Tin Việt Nam tuyên bố giành được độc lập và toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc tại Quảng trường Ba Đình trong ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, mùng 2 tháng 9 năm 1945.
Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam lúc đó là ông Trần Lâm, cũng là người phụ trách biên tập, tin tức. Các phóng viên đầu tiên là ông Nguyễn Văn Nhất và bà Dương Thị Ngân - đồng thời là những phát thanh viên đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt Nam đã đọc trực tiếp bản tin trước micro sau khi dàn đồng ca hát trực tiếp bài Diệt Phát - xít. Như vậy, có thể nói, ngay từ khi ra đời, Đài Tiếng nói Việt Nam đã sử dụng phương thức phát thanh trực tiếp - dù vẫn còn sơ khai, để truyền tải thông tin tới người nghe.
1.2. Các đặc điểm, quy trình sản xuất chương trình phát thanh và phát thanh trực tiếp.
Khái niệm:
Qui trình là một tập hợp những công đoạn, thao tác có liên quan hoặc tác động tương tác lẫn nhau để biến đổi nguyên liệu đầu vào thành sản phẩm đầu ra.
Chương trình Thời sự ngoài mục tiêu thông tin còn phải đảm nhiệm việc thông tin sâu và đa chiều về những vấn đề, sự kiện quan trọng với những bài phân tích, bình luận, ý kiến chuyên gia. Vì vậy, ngay phần tin trong Chương trình Thời sự cũng phải khác các tin trong Bản tin, giảm tính chất thông báo, tăng tính bình luận, phân tích, lý giải sự kiện. Tin trong chương trình Thời sự vẫn phải đáp ứng tiêu chí nhanh, mới, đúng nhưng lại phải mang tính liên kết giữa các thông tin và sự kiện trong quá khứ nhưng đang được dư luận quan tâm. Thông tin quan trọng phải được đề cập đa dạng, nhiều chiều, giúp người nghe hiểu đúng bản chất vấn đề, có nhận thức và định hướng đúng đắn trước mỗi vấn đề, sự kiện quan trọng trong đời sống xã hội ở trong nước và thế giới. Thông tin cũng phải mang tính chiến đấu cao, hướng dẫn thính giả tiếp cận những thông tin đúng đắn, liên quan thiết thực đến thực tiễn cuộc sống.
Hơn 60 năm qua, các bản tin, chương trình thời sự do Ban Thời sự Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện đã được phát đi liên tục và ngày càng được đổi mới với mục tiêu cao nhất là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyên truyền đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Pháp lệnh của nhà nước, trở thành diễn đàn của nhân dân, là cầu nối giữa Đảng, nhà nước và nhân dân. Những sản phẩm báo chí này đã thực sự là món ăn tinh thần không thể thiếu của cán bộ, đảng viên và nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước cùng bạn bè quốc tế.
Tới năm 1953, trong thời kỳ sơ tán tại Ba Bể (Bắc Cạn), các chương trình Thời sự của Đài Tiếng Nói Việt Nam bước đầu được thu thanh trên một thiết bị hết sức thô sơ - đó là thiết bị ghi âm trên một cuộn giây kẽm mỏng. Thiết bị này chỉ cho phép thu thanh và sử dụng phát sóng một lần chứ không cho phép biên tập âm thanh hoặc sử dụng để phát lại. Nhưng chính thời điểm có thiết bị này đã phân chia sự phát triển của hình thức phát thanh của Ban Thời sự nói riêng và Đài Tiếng nói Việt Nam nói chung thành hai phương thức: Các chương trình được thu thanh trước để phát sóng theo giờ và các chương trình được thực hiện và phát sóng trực tiếp.
Trước hết, xin được đề cập vài nét về các mô hình sản xuất chương trình này.
a. Phát thanh ghi âm:
Là phát những chương trình phát thanh hoàn chỉnh đã được thu thanh sẵn trên băng từ, hoặc thiết bị ghi âm tại các phòng thu bằng hệ thống máy móc chuyên dùng. (Quá trình thu thanh và phát sóng được ghi rõ trong quyển "Báo phát thanh" - trang 225)
Đến thời điểm này, hình thức phát thanh ghi âm vẫn tồn tại và chiếm một khối lượng khá lớn trong các chương trình phát thanh hiện nay của Đài Tiếng nói Việt Nam (Thống kê của Ban Thư ký biên tập và Trung tâm sản xuất chương trình Đài Tiếng nói Việt Nam cho thấy: Trong số 156 giờ phát thanh mỗi ngày, chỉ có khoảng 8 giờ là phát thanh trực tiếp, còn lại chủ yếu là sử dụng hình thức phát thanh từ các băng ghi âm trước).
Khảo sát thực tế và qua kết quả điều tra thính giả cho thấy: Các chương trình phát thanh được thu sẵn khá đơn điệu do hầu hết được thực hiện theo đúng một khuôn mẫu, từ cách dàn dựng, thu thanh, đến cách đọc và giới thiệu và trình bày các nội dung của chương trình.
b. Phát thanh trực tiếp:
Là những chương trình phát thanh hoặc sản phẩm phát thanh được thực hiện trực tiếp từ phòng phát thanh chuyên dụng (các studio) hoặc ngay tại hiện trường qua các thiết bị như máy phát FM, thiết bị thu phát qua vệ tinh hay đơn giản hơn là sử dụng mạng điện thoại cố định hoặc di động.
Hiện có khá nhiều ý kiến xung quanh việc: Một bản tin được biên tập từ trước, được trình bày trước micro và đưa tín hiệu thẳng đến máy phát sóng có được coi là một chương trình phát thanh trực tiếp hay không? Theo quan điểm của chúng tôi thì vẫn có thể coi đây là hình thức phát thanh trực tiếp - dù chỉ là thô sơ nhất. Đây cũng là hình thức phát thanh đã từng được Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện từ những buổi phát sóng đầu tiên và đến nay vẫn còn tồn tại rất nhiều chương trình phát thanh trực tiếp được thực hiện theo mô hình này.
1.3. Các loại chương trình phát thanh trực tiếp
Hiện nay, ngoài chương trình Thời sự được thực hiện trực tiếp hoàn toàn vào các giờ cố định, trên sóng Hệ Thời sự Chính trị Tổng hợp VOV1 và các Hệ sóng Văn hoá - xã hội, Thông tin, giải trí... của Đài Tiếng nói Việt Nam xuất hiện khá nhiều chương trình được thực hiện trực tiếp. Đây cũng là hướng mà lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam và bản thân các phóng viên, biên tập viên của Đài phấn đấu thực hiện do các chương trình này thường thu hút lượng thính giả lớn, tạo được sự sinh động, hấp dẫn và gây được bất ngờ (một cách tự nhiên) cho người nghe như các chuyên đề (văn hoá, môi trường, kinh tế...); các chương trình toạ đàm, khách mời... để đáp ứng yêu cầu thông tin cụ thể của một bộ phận thính giả... và cả những chương trình được thực hiện nhằm sẻ chia những vấn đề mà thính giả đang gặp phải với sự tham gia của người nghe khắp mọi miền đất nước (chương trình "Bạn hãy nói với chúng tôi").
Do có nhiều mục đích, nên phương thức thực hiện các chương trình trực tiếp của Đài Tiếng nói Việt Nam cũng không giống nhau hoàn toàn.
Có thể hình dung một chương trình, cụ thể là chương trình Thời sự hàng ngày của Đài Tiếng nói Việt Nam được thực hiện theo phương thức này như sau:
Các biên tập viên biên tập chịu trách nhiệm biên tập các sản phẩm phát thanh (như tin, bài, phỏng vấn....) và dựng một khung chương trình với kết cấu và thời lượng hợp lý. Một số sản phẩm có thể được thu thanh trước như bài (phóng sự, bình luận, phản ánh...) sau đó chuyển cho phát thanh viên để họ trình bày phần tin và lời dẫn cho các sản phẩm trực tiếp (mà ở đây gọi là đọc thẳng) trên sóng. Chính vì vậy, mô hình phát thanh trực tiếp này khá đơn điệu và không hấp dẫn do không có sự tham gia trực tiếp của thính giả qua điện thoại, không có sự tham gia phản ánh của phóng viên từ ngoài phòng thu, hoặc không có khách mời trực tiếp... Thậm chí, nếu phát thanh viên trình bày lưu loát, không vấp, không xin lỗi thì ít người biết được đó là một chương trình phát thanh đang được thực hiện trực tiếp tại studio. Tuy nhiên, trên thực tế đây vẫn là một chương trình được thực hiện trực tiếp, cùng thời điểm với việc phát sóng.
Đối với các chương trình mang tính chuyên đề hay toạ đàm, khách mời trực tiếp, phương thức thực hiện có hơi khác do về cơ bản, phóng viên, biên tập viên thực hiện chương trình đã nắm được nội dung chương trình nên có thể hình dung cụ thể từng phần trong tổng thể chương trình nên chủ động được thời lượng, khách mời của chương trình... Mặc dù đây là chương trình được thực hiện trực tiếp nhưng khả năng "vỡ" chương trình là rất ít do thông thường, phóng viên và biên tập viên đã có sự chuẩn bị, thống nhất cơ bản về thời gian, nội dung chương trình cũng như các vấn đề mà thính giả có thể hỏi khi tham gia vào chương trình. Chính vì vậy, chương trình Thời sự trực tiếp và các chương trình chuyên đề trực tiếp không có các bước chuẩn bị và quá trình thực hiện giống nhau, chủ yếu là do đặc thù của mỗi chương trình.
1.4. Vai trò của chương trình thời sự trực tiếp trên sóng phát thanh hệ VOV1 - Đài TNVN
Mặc dù vẫn chưa thực sự tiếp cận được với phát thanh hiện đại nhưng trên thực tế, các chương trình phát thanh trực tiếp của ban Thời sự Đài Tiếng nói Việt Nam đã thực hiện tốt các đặc trưng cơ bản của phát thanh trực tiếp
Đối với đài phát thanh, một chương trình phát thanh trực tiếp hấp dẫn hơn nhiều các chương trình phát thanh ghi âm, bởi chương trình phát thanh trực tiếp tạo cho người nghe cảm giác đang được nghe những thông tin mới nhất, được trực tiếp trò chuyện với những người làm chương trình, do vậy làm tăng chất lượng chương trình.
Từ thực tế công việc, và khảo sát, chúng tôi thấy chương trình phát thanh trực tiếp của Ban Thời sự Đài TNVN đã thể hiện được:
a. Thông tin được thực hiện diễn ra đồng thời với sự kiện.
Các chương trình phát thanh trực tiếp của Ban Thời sự Đài TNVN đã thực hiện được điều này thông qua hình thức cầu phát thanh trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, phản ánh qua điện thoại... Đặc trưng này được thể hiện rõ nhất qua hình thức phát thanh trực tiếp thứ 3 "kết hợp chặt chẽ giữa phát thanh trực tiếp trong STUDIO và phát thanh trực tiếp ngoài STUDIO". Cụ thể là khi có một sự kiện xảy ra ở một nơi nào đó, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam đến tận hiện trường, hoặc liên hệ với các cộng tác viên tại địa phương, hoặc với một người có trách nhiệm nào đó tại địa phương để khai thác thông tin thông qua cầu phát thanh trực tiếp, điện thoại trực tiếp hoặc phỏng vấn trực tiếp.
Hình thức này thực sự phát huy tác dụng trong các chương trình phát thanh giao thừa. Chương trình phát thanh trực tiếp Mừng Đảng, Mừng Xuân phát vào đêm giao thừa năm Giáp Thân (2004) kéo dài 7 tiếng đồng hồ, là chương trình phát thanh trực tiếp kéo dài nhất từ trước tới nay được thực hiện trên sóng Hệ Thời sự Chính trị Tổng hợp VOV1 của Đài Tiếng nói Việt Nam. Toàn bộ chương trình được kết cấu chặt chẽ và hoàn chỉnh từ 18 giờ chiều 30 Tết đến 1 giờ sáng ngày mùng 1 Tết Giáp Thân. Chương trình này được biên tập viên Đồng Mạnh Hùng xây dựng kịch bản và đảm nhận vai trò đạo diễn trực tiếp. Toàn bộ chương trình được chia làm 4 cung giờ, mỗi cung giờ lại do một người phụ trách chính nhưng vẫn bảo đảm yếu tố tổng thể là các hình thức phát thanh trực tiếp như tọa đàm, phỏng vấn, điện thoại từ hiện trường, ca sỹ hát trực tiếp... Chính vì vậy, đặc trưng "tức thì" của phát thanh trực tiếp được thể hiện rất rõ khi nối cầu phát thanh với các phóng viên tại Tây Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ để phản ánh không khí đón năm mới và nối với các đầu cầu Bờ Hồ, Bến Nhà Rồng (Tp Hồ Chí Minh), Bến Ninh Kiều (Tp Cần Thơ).... để phản ánh giờ phút bắn pháo hoa đón chào năm mới. Tiếng pháo hoa, tiếng reo hò của nhân dân được "mix" (nền) dưới lời mô tả của phóng viên tạo cho người nghe có cảm giác đang được chứng kiến không khí bắn pháo hoa tại các địa phương trong giờ phút giao thừa.
Như vậy, thông qua phát thanh trực tiếp, người nghe như được tham dự vào các sự kiện đang diễn ra ở những nơi rất xa, phát thanh trực tiếp rút ngắn không gian, thời gian và khoảng cách, nó tạo ra sự gần gũi, trung thực.
b. Thông tin có tính chất hai chiều giao lưu, trao đổi với thính giả.
Nếu như trong các chương trình phát thanh thu sẵn, thính giả nghe chương trình một cách thụ động, thì khi thực hiện phát thanh trực tiếp thính giả nghe chương trình một cách chủ động hơn. Tính chủ động được thể hiện ở chỗ: Người làm chương trình có thể đáp ứng yêu cầu tức thì của người nghe. Với các phương tiện kỹ thuật đơn giản là điện thoại, dù ở bất cứ đâu người nghe có thể gọi điện tới phòng phát thanh trực tiếp, yêu cầu người đang thực hiện chương trình đáp ứng nhu cầu của mình. Chính điều này tạo ra luồng thông tin hai chiều giúp người làm chương trình không chỉ đáp ứng được ngay yêu cầu của người nghe mà còn nắm được nhu cầu của người nghe để điều chỉnh thông tin hoặc điều chỉnh chương trình. Thông qua đây, người làm chương trình cũng biết được vấn đề mình đang trình bày, đang thực hiện thu hút được sự chú ý của thính giả như thế nào?
Trên Hệ Thời sự - Chính trị Tổng hợp của Đài Tiếng nói Việt Nam, chương trình thể hiện rõ nhất thông tin hai chiều này là chương trình "Khách mời trực tiếp cuối tuần" phát từ 10h05 đến 10 giờ 35 ngày Chủ Nhật hàng tuần. Trong chương trình này, thình giả có thể trực tiếp tham gia vào chương trình thông qua số máy điện thoại được quảng bá trước và được thông báo trong phần dẫn chương trình.
Ví dụ: "Làm gì để nâng cao đời sống sinh viên?" Đó là nội dung mà chúng tôi đề cập trong mục khách mời tuần này. Tham gia chương trình có đại diện của Bộ Giáo dục và đào tạo, Hội sinh viên Việt Nam, đại diện một số trường Đại học tại Hà nội. Quan tâm đến vấn đề này, ngay bây giờ quý vị và các bạn hãy gọi tới số máy điện thoại 04 8256812 để tham gia chương trình cũng như đặt các câu hỏi với các vị khách mời; xin nhắc lại số máy điện thoại: 04 8256812" (Chương trình khách mời trực tiếp cuối tuần ngày 7/1/2005).
Rõ ràng, các cuộc trao đổi trực tiếp giữa khách mời và thính giả về một vấn đề nào đó tạo cho chương trình phát thanh trực tiếp những sắc thái mới và sự trao đổi, giao lưu hai chiều đã giúp cho thính giả đến với phát thanh nhiều hơn, và họ cảm thấy được trân trọng mỗi khi được phản hồi thông tin theo nhu cầu của họ.
c. Chương trình phát thanh trực tiếp rất sinh động, hấp dẫn.
Qua phân tích các ví dụ ở hai phần trên, chúng ta thấy được phần nào sự hấp dẫn, sinh động của chương trình phát thanh trực tiếp. Chương trình phát thanh trực tiếp thường có tiết tấu nhanh, có nhiều tiếng động, đặc biệt là tiếng động của phóng viên, tiếng động từ hiện trường... Sự tranh luận giữa người dẫn chương trình và các vị khách, lời nói của thính giả qua điện thoại... đã tạo cho chương trình phát thanh trực tiếp không khí sôi động, cuốn hút thính giả.
Để chương trình phát thanh trực tiếp sinh động, hấp dẫn thì yếu tố ngưòi dẫn rất quan trọng. Người dẫn là người tạo không khí cho chương trình ngay từ câu mở đầu (câu chào) với giọng dẫn sôi nổi, vui tươi. Họ cũng tạo cho chương trình có những đoạn cao trào, những đoạn lắng đọng thông qua những câu nói hóm hỉnh, dí dỏm hay sâu lắng.
Bên cạnh đó, âm nhạc cũng là một phần không thể thiếu trên sóng radio. Trong các chương trình phát thanh trực tiếp của Ban Thời sự Đài Tiếng nói Việt Nam thường xuất hiện các đoạn nhạc cắt cho các cụm tin, nhạc nền cho lời dẫn giới thiệu tin chính, giới thiệu khách mời... và có cả bài hát minh họa cho các vấn đề trong chương trình giao lưu, hay khách mời trực tiếp cuối tuần.
Chương 2: KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG THIẾT KẾ VÀ DÀN DỰNG CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRỰC TIẾP – ĐÀI TNVN
2.1. Các nguyên tắc thiết kế và dàn dựng một chương trình trực tiếp trên sóng phát thanh
Mặc dù hầu hết các Ban biên tập tại Đài Tiếng nói Việt Nam và rất nhiều đài phát thanh - truyền hình trong cả nước đã thực hiện các chương trình phát sóng trực tiếp đến công chúng nhưng trên thực tế, vẫn chưa hình thành một khái niệm chung về vấn đề này, cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Vẫn còn rất nhiều câu hỏi được đặt ra mà chưa có câu trả lời thống nhấn như: Thế nào là một chương trình phát thanh trực tiếp? Có phải chương trình phát thanh nào cũng nên làm trực tiếp hay không? Trong một chương trình phát thanh trực tiếp có cần làm trực tiếp toàn bộ nội dung hay không? Đọc thẳng có phải là phát thanh trục tiép hay không?...
Trên cơ sở tham khảo một số tài liệu, khảo sát thực tế và qua ý kiến của một số phóng viên, biên tập viên đã tham gia làm các chương trình trực tiếp, chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét về các đặc điểm cơ bản của Phát thanh trực tiếp như sau:
Công chúng tiếp nhận chương trình đồng thời với sự kiện xảy ra. Nói cách khác, thông tin được chuyển đến thính giả đồng thời với sự kiện.
Đây có thể coi là đặc điểm quan trọng nhất, vì vậy yếu tố "ngay bây giờ, lúc này..." trở nên quan trọng hơn bất cứ yếu tố nào khác như "vừa mới đây, đã...". Đó là những yếu tố rút ngắn khoảng cách thời gian giữa sự kiện - các phóng viên - công chúng. Đây cũng là đặc điểm nổ bật để phân biệt giữa chương trình phát thanh trực tiếp với các chương trình được "đọc thẳng" hoặc các chương trình được dàn dựng trước tại studio rồi phát băng. Cái cốt lõi nhất của chương trình phát thanh trực tiếp có thể được coi là phóng viên, cộng tác viên - người đưa tin, đang có mặt tại hiện trường hoặc là người trong cuộc đang có mặt trực tiếp tại studio. Tiếng nói của người trong cuộc hoặc người đang có mặt gtrực tiếp tại hiện trường sẽ làm tăng độ tin cậy của thông tin và chúng ta có thể nhận thấy điều này trong các chương trình tường thuật trực tiếp các sự kiện quan trọng hoặc sự kiện có tính hấp dẫn đặc biệt như các buổi tường thuật phiên trả lời chất vấn của Quốc hội, ngày kỷ niệm Quốc khánh, các giải đấu thể thao hay sự kiện văn hoá - xã hội đang thu hút sự quan tâm của công chúng.... Dù là sự kiện nào thì người nghe cũng dễ dàng nhận thấy đó là những thông tin được chuyển thẳng từ nơi đang diễn ra sự kiện qua làn sóng phát thanh và có thể cảm nhận không khí sôi động của sự kiện.
Có thể lấy ví dụ: Trong buổi tường thuật trực tiếp phiên trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội với các thành viên Chính phủ (kỳ họp cuối cùng - Quốc hội khoá 11) về khung giá đất và vấn giá đền bù, giải toả đất đai cho các công trình trọng điểm của đất nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Đất đai là một trong những vấn đề cán bộ lãnh đạo còn nhiều vướng mắc. Đất đai phải có giá đó chính là hàng hóa, nhưng là hàng hóa đặc biệt vì biết bao hi sinh xương máu mới giành được, “một tấc non sông, một dòng máu đỏ”.... Nếu chỉ đơn giản là làm tin và trích dẫn lời Thủ tướng, người nghe (hoặc xem) tin đó sẽ không thể ấn tượng bằng được nghe chính Thủ tướng nói điều đó. Và trên thực tế, ý kiến phản hồi về Đài Tiếng nói Việt Nam cho thấy: Thính giả rất thích cách đặt vấn đề của Thủ tướng như vậy. Chỉ có hiểu đất đai sâu nặng như thế mới tìm ra cách giải quyết thấu lý đạt tình, tính biện chứng giữa người sử dụng với chủ sở hữu là nhà nước mới có cơ sở.
Dưới đây là thống kê về tình hình thính giả, để bổ sung cho những nhận định về tính hiệu quả và hấp dẫn của Hệ Thời sự - Chính trị Tổng hợp mà các Bản tin tổng hợp và các Chương trình Thời sự là phần cốt lõi.
Bảng 1- Tình hình đối tượng nghe đài
Nghề nghiệp
Tỷ lệ (%)
Nông dân
17,9 %
Công nhân
7,0 %
Cán bộ công chức
21,4 %
Học sinh sinh viên
30,4 %
Nghỉ hưu
8,0 %
Nghề tự do
8,6 %
Đối tượng khác
6,7 %
Bảng 2 - Trình độ học vấn người nghe đài
Trình độ
Tỷ lệ (%)
Tiểu học
4,2%
Trung học cơ sở
15,8%
Phổ thông trung học
27,5%
Trung cấp
15,2%
Cao đẳng
7,2%
Đại học
29,3%
Trên đại học
0,9%
Bảng 3 - Giới tính
Giới tính
Tỷ lệ (%)
Nam
60,6%
Nữ
39,4%
Bảng 4 - Tần suất nghe Đài
Tấn suất nghe
Tỷ lệ (%)
Nghe hàng ngày
32,4%
Nghe vài lần một tuần
25,1%
Không nghe, hoặc ít nghe
14,5%
2.2. Hoạt động thiết kế chi tiết chương trình thời sự trực tiếp trên Hệ Thời sự Chính trị Tổng hợp (VOV1) - Đài Tiếng nói Việt Nam thời gian qua.
a. Bố trí nhân sự
Hiện nay, việc bố trí nhân sự thực hiện các chương trình Thời sự của Ban Thời sự được chia theo các ca theo từng múi thời gian trong 1 ngày với chức năng sản xuất các sản phẩm lên sóng theo từng khoảng thời gian đó.
- Ca ngày: Gồm các biên tập viên biên tập, dàn dựng chương trình Thời sự 12 giờ; chương trình Thời sự 18 giờ và các bản tin Tổng hợp 9 giờ và 15 giờ.
- Ca tối: Gồm các biên tập viên biên tập, dàn dựng chương trình Thời sự 21 giờ 30 và bản tin Tổng hợp 23 giờ.
- Ca đêm: Gồm các biên tập viên biên tập, dàn dựng chương trình Thời sự 6 giờ sáng (hôm sau) và bản tin tổng hợp 5 giờ 05 sáng (hôm sau)
Như vậy, trong 1 ngày, bộ phận sản xuất Bản tin và Chương trình Thời sự (thuộc biên chế Phòng chương trình - Ban Thời sự) cần ít nhất 5 biên tập viên trực tiếp tham gia sản xuất và quá trình sản xuất diễn ra liên tục suốt ngày đêm với tổng thời lượng 155 phút phát sóng (của các chương trình Thời sự trực tiếp và các bản tin Tổng hợp trực tiếp). Phối hợp làm việc trực tiếp với các biên tập viên là các phát thanh viên do Phòng phát thanh viên - Ban thư ký Biên tập bố trí và các kỹ thuật viên do Trung tâm âm thanh bố trí.
b. Nguyên liệu đầu vào
Nguyên liệu đầu vào của các Bản tin là tin, nguyên liệu đầu vào của các Chương trình Thời sự là tin, bài (các thể loại) và các chuyên mục.
- Nguồn tin trong nước và thế giới lấy từ Trung tâm tin, các cơ quan thường trú của Đài Tiếng nói Việt Nam ở trong nước và nước ngoài; tin khai thác từ mạng Internet, từ thông tấn xã Việt Nam; tin d._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LBC1021.DOC