I. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Điền kinh là một phần quan trọng của thể dục thể thao, là một môn học hết sức quan trọng. Một trong những nội dung đào tạo cơ bản trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trường trung học phổ thông. Điền kinh là một môn thể thao cơ bản bao gồm nhiều nội dung như: Đi bộ thể thao, nhảy và ném đẩy. Tập luyện điền kinh thường xuyên sẽ làm cho cơ thể có sự biến đổi rõ rệt về hình thái chức năng của các bộ phận trên cơ thể. Tập điền ki
51 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4065 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Biên soạn tập bài giảng nhảy cao cho đối tượng học viên trung học chuyên nghiệp trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội (48 tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh rất đơn giản không đòi hỏi sân bãi dụng cụ phức tạp, người tập có thể tiến hành tập luyện trên mọi địa hình. Do đơn giản dễ tập luyện lại đạt hiệu quả cao nên điền kinh thu hút được nhiều người tham gia tập luyện ở mọi lứa tuổi.
Trong môn điền kinh nhảy cao là một nội dung quan trọng trong đào tạo chuyên môn, là nội dung rèn luyện thể chất trong hệ thống giáo dục quốc gia. Nhảy cao là một hoạt động vừa có chu kỳ vừa không có chu kỳ và tương đối phức tạp đòi hỏi người tập không chỉ nắm vững các yếu lĩnh kỹ thuật của động tác ngay từ ban đầu mà còn yêu cầu họ vừa thực hiện kỹ thuật vừa phải tư duy động tác đã học sao cho từng động tác đó trở thành thuần thục, chính xác và nhịp nhàng để phát huy tốt nhất về mặt thành tích và khả năng cơ thể có thể đạt được.
Nhảy cao là một môn thể thao bắt buộc đối với tất cả sinh viên thuộc khoa Giáo dục thể chất của trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Nó là một môn thể thao được đưa vào giảng dạy trong nhiều năm qua đối với sinh viên cao đẳng và trong 3 năm trở lại đây nó được đưa vào giảng dạy bắt buộc đối với học viên trung học chuyên nghiệp của Trường Cao đảng Sư phạm Hà Nội. Trước đó đã có rất nhiều các đề tài nghiên cứu, các tài liệu được biên soạn và áp dụng đối với học viên cao đẳng. Tuy nhiên chương trình nhảy cao được áp dụng đối với học viên trung học chuyên nghiệp có nhiều sự khác biệt rất lớn và chưa được đào sâu, nghiên cứu cũng như biên soạn tài liệu giảng dạy sao cho thích hợp. Xuất phát từ vấn đề nêu trên chúng tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu đề tài:
"Biên soạn tập bài giảng nhảy cao cho đối tượng học viên trung học chuyên nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội"
1. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập môn nhảy cao đối với học viên trung học chuyên nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội
- Giúp cho sinh viên trung học chuyên nghiệp và rèn luyện tốt hơn về kỹ thuật và thành thích nhảy cao.
2. Đối tượng nghiên cứu:
- Các sách giáo khoa, các tài liệu về môn nhảy cao.
- Học viên trung học chuyên nghiệp trường Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu phục vụ cho giảng dạy ở trường
4. Khách thể nghiên cứu
5. Giả thiết khoa học
6. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài này tôi xác định nhiệm vụ sau:
- Xây dựng một số bài tập bổ trợ trong nhảy cao bước qua và nhảy cao úng bụng.
- Xây dựng hoàn chỉnh tập giáo án giảng dạy nhảy cao bước qua và nhảy cao úp bụng.
7. Phương pháp nghiên cứu:
- Sưu tầm các tài liệu, sách giáo khoa, băng hình về nhảy cao bước qua và nhảy cao úp bụng.
- Nghiên cứu các bài tập ứng dụng nhằm phát triển kỹ thuật và thành tích nhảy cao.
- áp dụng giảng dạy và tập luyện cho học viên trung học của Trường.
8. Đóng góp mới của công trình nghiên cứu
Xây dựng một bài giảng hoàn chỉnh và hiệu quả, phù hợp đối với học viên trung học chuyên nghiệp
9. Sản phẩm nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu khoa học.
10. Cấu trúc báo cáo khoa học của đề tài nghiên cứu:
- Đặt vấn đề
- Nội dung
- Kết luận
11. Kết quả nghiên cứu của đề tài:
Phục vụ cho giảng dạy lớn chuyên đề thể dục khối trung học chuyên nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội.
12. Danh mục tài liệu tham khảo:
- Điền kinh - SGK - Đại học TDTT - NXB TDTT 1996 - 2000
- Giáo trình Điền kinh - Bộ Giáo dục và Đào tạo - NXB Đại học Sư phạm 2003.
- Chương trình chi tiết - Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội - 1998.
- Luật Điền kinh - NXB TDTT - 2005/
- Điền kinh trong trường phổ thông - NXB TDTT - 1996
- Học thuyết huấn luyện của Dictrichhawc
- Sách giáo viên thể dục lớp 6 - Bộ Giáo dục và Đào tạo 2002
- Sách giáo viên thể dục lớp 7 - Bộ Giáo dục và Đào tạo 2003
- Sách giáo viên thể dục lớp 8 - Bộ Giáo dục và Đào tạo 2004
- Sách giáo viên thể dục lớp 9 - Bộ Giáo dục và Đào tạo 2005
13. Tiến hành nghiên cứu:
TT
Nội dung
Kết quả cần đạt
Địa chỉ thực hiện
Thời gian
1
Xây dựng đề cương
chi tiết
Được thông qua đề cương
Tháng 11-12/2005
2
Sưu tầm và nghiên cứu các tài liệu tham khảo có liên quan
Tập hợp được các nội dung chi tiết về vấn đề cần nghiên cứu
Tháng 1/2006
3
- Viết lần 1
- Trao đổi với đồng nghiệp
Có được nội dung hình thành cấu trúc đề tài
Tháng 2/2006
4
Tham khảo ý kiến của các giáo viên thể dục
Nắm được các ý kiến phản hồi
Tháng 3/2006
5
Viết chính thức
Hoàn thành để nghiệm thu
Tháng 4-5/2006
II. Các vấn đề cần nghiên cứu
1. Khái niệm huấn luyện kỹ thuật các quan điểm cơ bản về huấn luyện kỹ thuật trong nhảy cao
Nhảy cao là một kỹ thuật khó và phức tạp trong nhóm các môn điền kinh. Để xây dựng được một tập giáo án hoàn chỉnh đối với từng đối tượng khác nhau. Chúng ta cần đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề cơ bản của môn nhảy cao nhằm lựa chọn sao cho phù hợp đối với đối tượng mà ta cần nghiên cứu áp dụng tốt và hiệu quả cho các học viên.
1.1. Khái niệm huấn luyện kỹ thuật
Để đạt được thành tích tốt nhất trong Điền kinh Học viên phải có kỹ thuật thực hiện động tác hợp lý và hiệu qủa. Kỹ thuật phải phù hợp với đặc điểm cá nhân của Học viên và điều kiện thực hiện động tác. Kỹ thuật thể thao cao phải dựa trên sự huấn luyện thể lực tốt nhất của Học viên, để nắm được kỹ thuật hiện đại Học viên phải phát triển các tố chất thể lực (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ mềm dẻo và sự khéo léo) phát triển ở mức độ cao.
Một trong những điều kiện cơ bản để nắm vững một kỹ thuật thể thao là sự tự giác tích cực của Học viên trong tất cả các giai đoạn giảng dạy, để hiểu thật rõ từng động tác. Học viên không được lặp lại động tác của ai đó hoặc làm theo lời khuyên của ai một cách mù quáng mà phải luôn suy nghĩ để hiểu đáo vì sao kỹ thuật mà mình áp dụng là thực sự hợp lý.
Trong điều kiện hiện nay khi trình độ, thành tích thể thao ở mức cao nếu không nghiên cứu sâu để hoàn thiện kỹ thuật thì không thể đạt được thành tích thể thao cao, nhất là trong các môn thể thao có kỹ thuật khó phức tạp . Không nên hiểu việc củng cố và hoàn thiện kỹ năng vận động theo một nghĩa hẹp. Vịêc hoàn thiện kỹ thuật phải được tiếp tục trong suốt quá trình huấn luyện. Có ý kiến sai lầm cho là sau khi đạt được kỹ thuật cao ở mức nào đó thì không cần suy nghĩ đến việc tiếp tục hoàn thiện nó.
Khi giảng dạy giảng viên không được bỏ qua việc giảng dạy các thành phần kỹ thuật riêng lẻ, khắc phục các sai sót trong kỹ thuật. Việc phát triển kỹ năng thể thao chỉ có thể đạt được khi mà trong quá trình giảng dạy việc hoàn thành kỹ thuật của vận động viên nên được kéo dài. Trong quá trình giảng dạy giảng viên cần chú ý tới vốn kỹ năng dự trữ của Học viên, vốn này càng nhiều thì việc học và hoàn thiện kỹ thuật của học viên càng có hiệu quả.
Vốn kỹ năng vận động được tạo nên thông qua việc áp dụng rộng rãi các bài tập huấn luyện chung và chuyên môn khác nhau. Điều hết sức quan trọng là phải tính đến mối quan hệ hữu cơ giữa việc phát triển các tố chất thể lực với việc tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật nội dung chủ yếu trong hoàn thiện kỹ thuật trong Điền kinh là phương pháp, phương tiện tạo nên khái niệm đúng về động tác, nắm vững các động tác thực hành đánh giá được động tác mình thực hiện, xác định được các sai lầm
1.2. Quan điểm cơ bản về huấn luyện kỹ thuật trong nhảy cao
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về huấn luyện kỹ thuật đa số các tác giả nhận xét rằng: Việc huấn luyện kỹ thuật động tác trong nhảy cao trước tiên cần phải huấn luyện thể lực trong đó huấn luyện tố chất sức mạnh, sức nhanh và khả năng phối hợp vận động chiếm vai trò rất quan trọng trong việc sớm hoàn thiện kỹ thuật động tác. Trong thực tế nghiên cứu cho thấy việc hình thành và hoàn thiện kỹ năng kỹ xảo của một môn Điền kinh nào đó ngoài việc phát triển các tố chất thể lực có liên quan còn phải chú ý đến quá trình hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động bởi kỹ năng kỹ xảo là yếu tố cấu thành quan trọng đối với kỹ thuật hoàn thiện động tác qua nghiên cứu đã xác định được cơ sở hình thành kỹ năng vận động trong quá trình tập luyện kỹ thuật. Kỹ năng vận động trong tất cả các hoạt động thể thao nói chung và trong kỹ thuật nhảy cao nói riêng được hình thành và phát triển do nhiều yếu tố nhưng yếu tố kỹ thuật là quyết định. Quá trình này được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Giai đoạn lan toả
Người tập tiếp thu những kiến thức của giáo viên để hình thành mối liên hệ giữa các cơ quan vận động với vỏ não. Giai đoạn này hưng phấn trên vỏ não rất mạnh nên lan rộng do vậy mà họ chưa cảm giác được động tác đúng, sai hay thừa. Chính vì vậy mà người tập thường mắc phải các sai lầm nếu những sai lầm này không được sửa chữa mà được lặp lại nhiều lần thành định hình động tác thì sẽ trở thành các "Cố tật".
- Giai đoạn 2: Giai đoạn ức chế phân biệt
Giai đoạn này hưng phấn đã tập trung vào các khu trung điểm, hoạt động nhiều bản thân người tập phân biệt đựơc những động tác đúng, sai và thừa. Họ tập trung uốn nắn, sửa chữa ở từng khu vận động do vậy động tác thực hiện cứng nhắc giật cục chưa có tính nhịp điệu. Nếu tập thường xuyên đường dây liên hệ được củng cố và ngày càng ổn định.
Giai đoạn 3: Giai đoạn hoàn thiện kỹ năng kỹ xảo và tự động hoá.
ở giai đoạn này hưng phấn đã tập trung vào những vùng hẹp trên vỏ não do đó chỉ có những cơ quan chính tham gia vận động người tập nắm vững kỹ thuật động tác họ biến những kỹ năng thành kỹ xảo họ thực hiện động tác từ đầu đến cuối theo ý muốn của bản thân một cách hoàn hảo và chính xác, có tính nhịp điệu cao, biết phối hợp và sử dụng sức một cách hợp lý tiết kiệm năng lượng cho bản thân. Tiếp tục tập luyện sẽ trở thành tự động hoá động tác dẫn tới ngoại suy.
2. Vai trò của việc hoàn thiện kỹ thuật trong nhảy cao:
Để có thành tích ngoài yếu tố thể lực thì yếu tố kỹ thuật chiếm một vai trò rất quan trọng. Để Học viên có thể đạt được thành tích tốt cần biết kết hợp hài hoà giữa kỹ thuật và thể lực kỹ thuật hợp lý đảm bảo cho việc phát huy một cách tối ưu các tố chất thể lực.
Hoàn thiện kỹ thuật là học viên thực hiện liên hoàn, chính xác, nhịp nhàng và điều quan trọng nhất là việc học viên giữ vững nó trong điều kiện thi đấu chuyên môn, việc hoàn thiện kỹ thuật còn giúp nâng cao thành tích đỉnh cao của học viên.
3. Tầm quan trọng của việc xác định những sai lầm thường mắc
Trong giảng dạy và huấn luỵên nhảy cao người giáo viên truyền đạt những kiến thức (kỹ thuật - chiến thuật -những yếu lĩnh kỹ thuật động tác) cho học viên. Học viên là những người lĩnh hội những kiến thức - kinh nghiệm của những người đi trước để lại ngoài ra còn có trách nhiệm phát huy sáng tạo chúng.
Để làm tốt việc này không đơn giản, người giáo viên huấn luyện viên trong công tác giảng dạy và huấn luyện ngoài việc nắm vững kiến thức đã học ở các trường đào tạo còn phải biết vận dụng các kiến thức này vào thực tế một cách phù hợp và đạt hiệu quả. Trong quá trình giảng dạy người giáo viên phải biết phát hiện ra những sai lầm của học viên và đặc biệt là những sai lầm thường mắc.
Việc phát hiện xác định những sai lầm thường mắc này rất quan trọng trong quá trình giảng dạy và huấn luyện bởi nếu không nhận biết và đưa ra những bài tập để sửa những sai lầm thì những sai lầm này sẽ trở thành những sai lầm hệ thống nó sẽ không chỉ ảnh hưởng đến thành tích của một thế hệ mà còn kéo dài đến nhiều thế hệ học sinh - vận động viên sau này, điều này là hết sức nguy hiểm.
4. Cơ sở nguyên lý kỹ thuật
Nhảy cao nói chung và nhảy cao úp bụng cũng như nhảy cao bước qua nói riêng là môn thể thao mà con người bằng sự nỗ lực cơ bắp của bản thân vượt qua chướng ngại vật theo phương thẳng đứng. Đây là một hoạt động vừa có chu kỳ vừa không có chu kỳ, là môn thể thao đòi hỏi sự kết hợp của rất nhiều tố chất thể lực sức nhanh, sức mạnh khả năng phối hợp vận động kỹ thuật nhảy cao được người ta chia làm 4 giai đoạn là: chạy đà, giậm nhảy, bay trên không và tiếp đất. Với mỗi giai đoạn lại đòi hỏi một tố chất đặc trưng ở giai đoạn chạy đà tố chất đặc trưng là sức nhanh giai đoạn giậm nhảy là sức mạnh tốc độ (sức mạnh bột phát), giai đoạn trên không và tiếp đất là sức mạnh tốc độ hoãn sung.
Giai đoạn chạy đà được tính từ khi bắt đầu chạy đà cho đến khi đặt chân giậm nhảy vào điểm giậm nhảy. Hướng chạy đà chếch 30 - 400 phía bên chân giậm nhảy theo đường thẳng.
Giai đoạn giậm nhảy được tính từ khi đặt chân giậm nhảy đến khi chân giậm nhảy rời khỏi mặt đất đặt chân giậm nhảy phải nhanh, mạnh đồng thời khi đặt chân giậm nhảy châm chạm đất gần như thẳng điểm đặt chân giậm nhảy luôn luôn ở phía trước điểm rọi của trọng tâm cơ thể. Chân giậm nhảy đưa về phía trước càng nhiều, khoảng cách từ điểm đặt chân giậm nhảy đến điểm rọi trọng tâm cơ thể càng xa thì khả năng chuyển từ tốc độ nằm ngang sang tốc độ thẳng đứng càng cao. Nhiệm vụ của giai đoạn giậm nhảy là chuyển hoá tối ưu tốc độ nằm ngang sang tốc độ thẳng đứng.
Giai đoạn bay trên không tính từ khi chân giậm nhảy rời khỏi mặt đất khi một bộ phận của cơ thể bắt đầu tiếp súc với mặt đất. Nhiệm vụ của giai đoạn này là hợp lý hoá mọi hoạt động trong khi bay để nâng cao hiệu quả qua xà. Sau khi chân giậm nhảy rời khỏi mặt đất trọng tâm cơ thể di chuyển theo một đường bay nhất định đường bay phụ thuộc vào tốc độ hay bay ban đầu, góc độ bay và lực cản không khí. Góc độ bay được tạo nên bởi tốc độ nằm ngang và tốc độ thẳng đứng vì vậy góc độ bay lớn từ 60 - 700.
Giai đoạn tiếp đất đựơc tính từ khi kết thúc giai đoạn bay trên không cho đến khi chuyển động của cơ thể hoàn toàn dừng lại. Giai đoạn này có nhiệm vụ là đảm bảo an toàn cho người nhảy.
Thành tích của môn nhảy cao được tính theo công thức:
H = h0 +
Trong đó: H: là thành tích nhảy cao
- h0: là độ cao của trọng tâm cơ thể trước khi chân giậm nhảy rời khỏi mặt đất.
- V0: là tốc độ bay ban đầu
- g: là gia tốc trọng thường (hằng số g ằ 9,8 m/s)
- a: là góc bay của trọng tâm cơ thể.
Ta có thể thấy công thức này có h0, g là hằng số, sin 2a ằ 1. Như vậy H hoàn toàn phụ thuộc vào V0 hay nói cách chính xác là thành tích nhảy cao phụ thuộc vào tốc độ bay ban đầu trong khi đó tốc độ bay tạo bởi hai yếu tố:
- Tốc độ chạy đà.
- Tốc độ và sức mạnh giậm nhảy.
Từ đó ta có thể kết luận rằng: Thành tích nhảy cao phụ thuộc ào sức mạnh tốc độ va kỹ thuật của người nhảy.
5. Các thông số biểu diễn động lực học khi thực hiện kỹ thuật nhảy cao
5.1. Nhảy cao úp bụng
Qua công trình nghiên cứu trên các vận động viên người ta đã xác định các thông số động lực như sau:
STT
Các giai đoạn
Giá trị thông số
1
2
3
4
5
6
7
- Thời gian giậm nhảy
- Lực giậm nhảy
- Tốc độ bay ban đầu
- Góc bay của trọng tâm cơ thể
- Góc độ chạy đà
- Tốc độ chạy đà những bước cuối
- Chiều dài đà
0,17 - 0,18 giây
500 - 550 kg
4,1 - 4,2 m/s
60 - 70 0
30 - 400
7 - 7,5 m/s (Nam)
5,8 - 6,5 m/s (Nữ)
12 - 15 m
5.2. Nhảy cao bước qua
STT
Các giai đoạn
Giá trị thông số
1
2
3
4
5
6
7
- Thời gian giậm nhảy
- Lực giậm nhảy
- Tốc độ bay ban đầu
- Góc bay của trọng tâm cơ thể
- Góc độ chạy đà
- Tốc độ chạy đà những bước cuối
- Chiều dài đà
0,17 - 0,18 giây
520 - 570 kg
4,5 - 5,5 m/s
60 - 70 0
30 - 400
7 - 8 m/s (Nam)
6 - 7 m/s (Nữ)
12 - 15 m
Qua các thông số trên và nguyên lý kỹ thuật ta thấy giậm nhảy lớn tốc độ chạy đà ở những bước cuối cùng và thực hiện kỹ thuật động tác là những yếu tố cơ bản giúp người học đạt thành tích cao đồng thời là cơ sở để người tập tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật một cách nhanh nhất.
III. Trình tự giảng dạy môn nhảy cao
của Trường Cao đẳng Sư phạm áp dụng đối với
khối trung học chuyên nghiệp
Chương trình giảng dạy môn nhảy cao của Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội đựơc áp dụng đối với khối Trung học chuyên nghiệp có thời lượng là 30 tiết được chia ra làm 10 buổi học với 10 giáo án liên tiếp nhau theo một trình tự nhất định bao gồm những kỹ thuật là nhảy cao bước qua và nhảy cao úp bụng.
Trong quá trình giảng dạy đối với từng giáo án đều có nhiệm vụ và yêu cầu riêng biệt theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó từ đơn giản đến phức tạp. Tuy nhiên mục đích quan trọng nhất vẫn là thực hiện đúng kỹ thuật và đạt thành tích từ khá trở lên. Ngoài ra vì yêu cầu đặc thù của ngành học, trong quá trình giảng dạy và huấn luyện giáo viên cần trang bị cho học viên các kiến thức cơ bản của môn nhảy cao nói chung, và hai kỹ thuật nhảy cao bước qua và úp bụng nói riêng. Sao cho đến khi kết thúc môn học ngoài việc thực hiện tốt kỹ thuật học viên còn phải nắm được các yêu cầu khác và một yêu cầu quan trọng là học viên cần phải biết tổ chức thi đấu làm trọng tài đối với môn nhảy cao nói chung.
TT
Tên bài
Số tiết
Địa điểm
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Bài 1: Giới thiệu môn nhảy cao
Bài 2: Nhảy cao bước qua 1
Bài 3: Nhảy cao bước qua 2
Bài 4: Nhảy cao bước qua 3
Bài 5: Nhảy cao bước qua 4
(kiểm tra học trình)
Bài 6: Nhảy cao úp bụng 1
Bài 7: Nhảy cao úp bụng 2
Bài 8: Nhảy cao úp bụng 3
Bài 9: Nhảy cao úp bụng 4
(kiểm tra học trình)
Bài 10: Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học phần
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
Lớp học
Sân tập
Đủ dụng cụ cần thiết (xà, cột, nhảy cao, đệm nhảy, thước đo)
Bàn giáo viên cờ trọng tài, trắng đỏ, biên bản thi đấu
IV. Các bài tập bổ trợ trong nhảy cao bước qua
và nhảy cao úp bụng
Trong tất cả các môn học từ những môn đơn giản đến phức tạp đều có các bài tập dẫn dắt và các động tác bổ trợ giúp cho người học hình thành được kỹ năng một cách tốt nhất, đạt hiệu quả cao nhất. Như đã nói ở phần trên nhảy cao là một môn thể thao khó và phức tạp. Nó là một môn thể thao vừa có chu kỳ, vừa không có chu kỳ và được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau. Trong từng giai đoạn của nhảy cao thì tương ứng và gắn liền với nó là các bài tập bổ trợ sao cho từng bước hoàn thiện từng giai đoạn dẫn tới hoàn thiện toàn bộ kỹ thuật nhảy cao.
Đối với nhảy cao nói chung và với 2 môn nhảy cao úp bụng và bước qua thì về cơ bản ở các giai đoạn đều tương đối giống nhau và chỉ có những sự khác biệt rất nhỏ. Xong chỉ có giai đoạn trên không (giai đoạn 3) là có sự khác biệt rõ ràng và nó tạo lên sự đặc trưng riêng của từng kiểu kỹ thuật. Chính vì vậy, chúng ta có thể xây dựng và áp dụng các bài tập bổ trợ đối với cả 2 loại kỹ thuật nhảy cao trên.
Sau đây là một số bài tập bổ trợ đà và đang được áp dụng vào huấn luyện và giảng dạy nhảy cao nói chung và 2 kỹ thuật nhảy cao úp bụng, bước qua nói riêng.
1. Chạy bước nhỏ 30 m
2. Chạy nâng cao gối 30 m
3. Chạy gót chạm mông (lăng sau) 30 m
4. Chạy đạp sau 30 m
5. Tại chỗ, một bước, ba bước đưa đạt chân giậm nhảy .
6. Tại chỗ, 1 bước, 3 bước, 5 bước giậm nhảy đá lăng (chạy đà chính diện).
7. 5-7 bước đá chéo giậm nhảy đá lăng với xà cao và qua xà thấp.
8. Chạy tăng tốc 50 m, 80 m
9. Lò cò mỗi chân 30 m
10. Bật cóc liên tục 30 m
11. Bật cao co gối trên cát mềm liên tục 30 lần
12. Chạy 100 m tốc độ 80 - 85% tốc độ tối đa
13. Chạy tốc độ cao 30 m
14. Bật xa tại chỗ
15. Chạy đạp sau 80 m
16. Mô phỏng kỹ thuật qua xà
17. Mô phỏng kỹ thuật qua xà với 1 bước đà
18. Thực hiện động tác đứng lên ngồi xuống liên tục
Trên đây chỉ là một phần rất nhỏ của các động tác bổ trợ trong nhảy cao. Tuy nhiên đó chính là những động tác, những bài tập đã được chúng tôi lựa chọn sao cho phù hợp với đối tượng học viên mà chúng tôi cho là hợp lý.
trường : cao đẳng sư phạm Hà Nội
Bộ môn : GDTC - QP
Giáo án - nhảy cao
bài 1: giới thiệu môn nhảy cao
Môn : Nhảy cao
Đối tượng : Trung học chuyên nghiệp
Ngày :……………..Thời gian: 3 tiết
Giáo viên :………………………………..
I. Nhiệm vụ - yêu cầu
1. Nhiệm vụ:
Học viên cần nắm được đặc điểm chung của môn nhảy cao, sự phát triển, nguồn gốc, kỹ thuật, các yếu tố quyết định thành tích.
2. Yêu cầu:
Học viên ghi bài đầy đủ, nắm được nội dung bài học.
II. Địa điểm phương tiện
Lớp học, phấn, bảng, bàn ghế, giáo viên
III. Nội dung và phương pháp
1. Giới thiệu môn nhảy cao
1.1. Nguồn gốc lịch sử môn nhảy cao
- Nhảy cao bắt nguồn từ xa xưa, từ những lao động sản xuất của con người mà hình thành.
- Từ xưa con người đã biết nhảy qua các chướng ngại vật, nhảy với vật trên cao…
=> Sự hình thành môn nhảy cao ngày nay
1.2. Khái niệm
- Vượt qua 1 khoảng không gian thẳng đứng
- Bằng sức lực của bản thân và kỹ thuật động tác.
1.3. Đặc điểm môn nhảy cao
1.3.1. Các môn nhảy trong điền kinh
Nhảy cao, sào, xa, ba bước
1.3.2. Đặc điểm
- Nhảy cao là một môn hoạt động vừa có chu kỳ vừa không có chu kỳ.
- Tên kiểu nhảy được gọi theo tư thế thân người khi qua xà
- Tên kiểu nhảy còn được gọi theo tên vận động viên nhảy đầu tiên hoặc vận động viên có thành tích cao đầu tiên với kiểu nhảy đó nằm nghiêng (ozin) úp bụng (sêpulốp) lưng qua xà (phoxibêzin)
- Nhảy cao rèn luyện cho con người đức tính dũng cảm dám vượt qua thử thách.
- Nhảy cao là một nội dung học chính khoá trong các trường học.
2. Các kiểu nhảy cao
Bước qua, cắt kéo, nằm nghiêng, úp bụng, lưng qua xà.
2.1. Đặc điểm nhảy cao kiểu bước qua, cắt kéo, nằm nghiêng:
- Là các kiểu nhảy cao đơn giản có từ rất lâu
- Dễ thực hiện và luyện tập
- Thành tích không được cao.
- Phù hợp với các đối tượng học sinh, sinh viên hoặc các vận động viên có trình độ thấp.
2.2. Đặc điểm môn úp bụng, lưng qua xà
- Là kỹ thuật nhảy cao hiện đại và tiên tiến nhất
- Phù hợp với các vận động viên có trình độ khá và cao.
- Là kiểu nhảy chính của các kỳ đại hội, thi đấu.
- Kỹ thuật khó, phức tạp và cần phải rèn luyện nhiều.
3. Các giai đoạn trong nhảy cao: 4 giai đoạn
Chạy đà, giậm nhảy, qua xà, tiếp đất
3.1. Giai đoạn chạy đà
- Nhiệm vụ: tạo tốc độ tốt nhất khi giậm nhảy được chia làm 2 phần trước các bước đầu và 3-4 bước cuối phần 1 nhằm tăng tốc độ, 3-4 bước cuối nhằm chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn tiếp theo.
- Cách xác định điểm giậm nhảy có 2 cách xác định.
- Góc độ chạy đà tuỳ theo kiểu nhảy mà góc độ khác nhau.
3.2. Giai đoạn giậm nhảy
- Nhiệm vụ: Tập trung sức toàn thân đưa người lên cao.
- Kỹ thuật 2 phần
+ Đưa đặt chân giậm nhảy: bước cuối đặt từ gót làm dần lên có tác dụng đưa người lên tối ưu, hạ thấp trọng tâm hoãn xung.
+ Giậm nhảy vươn lên: cơ, hông, gối, cổ chân, khớp được duỗi căng ra, nhanh chóng đưa cơ thể lên cao với 1 góc bay hợp lý và tốc độ bay lớn.
3.3. Giai đoạn qua xà
Nhiệm vụ: Đưa từng bộ phận cơ thể qua xà 1 cách hợp lý trên cơ sở vận dụng vào độ bay của tổng trọng tâm cơ thể.
Tuỳ từng kiểu nhảy mà bộ phận này qua trước qua sau (VD)
3.4. Giai đoạn tiếp đất
Nhiệm vụ: đưa người chạm đất an toàn
4. Sân bãi dụng cụ
Khu vực rơi xuống: tối thiểu 5 m x 3 m
Thi đấu: 6 m x 4 m ± 0,7 m
Đường chạy đà tối thiểu 15 m. Thi đấu đại hội là 20 m (điều kiện cho phép là 25 m trở lên) độ nghiêng 1/250.
5. Sự phát triển của kỷ lục nhảy cao trong nước và quốc tế Việt Nam
Những năm gần đây có sự phát triển vượt bậc.
- Việt Nam:
Nữ: 1m94 Nam: 2m25
- Thế giới:
Nữ: 2m10 Nam: 2m46
6. Cách tổ chức và trọng tài đối với môn nhảy cao
- Yêu cầu về sân bãi dụng cụ
- Yêu cầu đối với trọng tài
- Cách ghi biên bản thi đấu
- Cách xếp hạng thành tích vận động viên
trường cao đẳng sư phạm Hà Nội
Bộ môn: GDTC- QP
Giáo án - nhảy cao
bài 2: giảng dạy kỹ thuật nhảy cao bước qua 1
Đối tượng : Trung học chuyên nghiệp
Ngày : ………………. Thời gian: 3 tiết
Giáo viên : …………………………………
I. nhiệm vụ
- Giới thiệu môn học, xây dựng khái niệm môn học nhảy cao.
- Bước đầu học các động tác bổ trợ chạy đà, giậm nhảy
II. Yêu cầu:
1. Kiến thức
Cho sinh viên nắm được một số nét cơ bản của nhảy cao các giai đoạn kỹ thuật và nhiệm vụ của từng giai đoạn. Yêu cầu và tác dụng của các động tác bổ trợ, chạy đà, giậm nhảy đã làm.
2. Kỹ thuật, kỹ năng
Qua buổi tập học viên nắm được kỹ thuật các động tác 1 bước, 3 bước, 5 bước giậm nhảy đá lăng.
3. Thể lực
Phát triển sức mạnh đùi, sự mềm dẻo, linh hoạt của cổ chân và khớp honog.
4. Sân bãi dụng cụ
Hố nhảy hoặc đệm nhảy thước đo, cột và xà nhảy cao.
III. Nội dung và phương pháp
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
TG
SL
I. Phần mở đầu
25'
(D)
1. Nhận lớp:
Điểm danh, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
5'
2. Khởi động
* Khởi động chung:
20'
10'
- Chạy 2 vòng sân.
- Thực hiện các động tác:
(D)
+ Luân phiên tay cao
+ Luân phiên tay ngực
+ Luân phiên vặn mình
+ Luân phiên nghiêng lườn
+ Luân phiên bước với.
4 lần
8 nhịp
- ép dẻo:
+ ép dọc
+ ép ngang
- Đá lăng: lăng trước, sau, ngang
* Khởi động chuyên môn
- Chạy bước nhỏ
- Chạy bước cao gối
- Chạy bước gót chạm mông
- Chạy bước lăng sau
10'
2 lần/ 1SV
(D)
II. Phần cơ bản
1. Bước đầu tìm hiểu về môn nhảy cao nói chung và nhảy cao kiểu bước qua.
90'
15'
- Giáo viên phân tích, giảng giải cho sinh viên, kết hợp với tranh, ảnh và các dụng cụ khác. (có thể phân tích lấy ví dụ cụ thể, và làm mẫu động tác).
(D)
2. Chọn chân giậm nhảy
- Giáo viên tập cho học sinh cách chọn chân giậm nhảy, cách giậm nhảy (đặt chân giậm, vị trí giậm nhảy).
15'
- Giáo viên cho tập luyện các động tác bổ trợ.
+ Chạy đà chính diện giậm nhảy
Giáo viên cho học viên tập chạy đà chính diện giậm nhảy với mức xà thấp nhiều lần để giúp học viên làm quen với giậm nhẩy và chọn chân giậm).
- Tương tự như trên
+ Chạy đà chính diện 3-5 bước qua xà với mức xà cao dần (nhưng không quá cao).
Giáo viên làm mẫu, phân tích động tác cho học viên tập luyện
3. Xác định điểm giậm nhảy
- Giáo viên giới thiệu các cách xác định điểm giậm nhảy:
Cách xà một cánh tay, 1/3 xà về phía dậm nhảy. (G/v làm mẫu, giảng giải và cho học sinh thực hiện)
10'
4. Tập giậm nhảy đá lăng
- Tại chỗ đưa chân giậm nhảy:
Giáo viên phân tích động tác kỹ thuật và tổ chức cho học viên tập luyện tại chỗ: (Đặt từ gót chân lên).
15'
8-10 lần
(D)
- Một bước giậm nhảy đà lăng:
Giáo viên phân tích kỹ thuật và tổ chức tập luyện.
Tương tự như trên.
- Bổ trợ kỹ thuật đánh tay
Giáo viên làm mẫu, phân tích động tác và cho học viên tập luyện.
(D)
- Chạy 3 bước giậm nhảy đá lăng:
Giáo viên làm mẫu, phân tích động tác và cho học viên tập luyện
5.Giậm nhảy qua xà với mức xà nâng dần
- Giới thiệu cách xác định điểm giậm nhảy (giáo viên giới thiệu, phân tích)
20'
- Chạy chéo 3-5 bước đà nhảy cao bước qua.
Giáo viên làm mẫu phân tích lại một lượt kỹ thuật động tác và cho học viên tập luyện
6. Thể lực:
* Thực hiện các động tác
- Lò cò liên tục
- Bật cóc liên tục
10'
30m
x2 lần
(D)
III. Phần kết thúc
1. Thả lỏng:
Chạy nhẹ, xoay các cơ
2. Nhận xét:
Giáo viên nhận xét ưu, khuyết điểm.
3. Xuống lớp
10'
(D)
trường cao đẳng sư phạm Hà Nội
Bộ môn: GDTC- QP
Giáo án nhảy cao
Bài 3: Giảng dạy kỹ thuật nhảy cao bước qua 2
Đối tượng : Trung học chuyên nghiệp
Ngày : …………….. Thời gian: 3 tiết
Giáo viên : …………………………….
I. nhiệm vụ
- Nâng cao kỹ thuật chạy đà giậm nhảy đá lăng
- Hoàn thiện kỹ thuật nhảy cao bước qua với mức xà nâng dần (với đà ngắn)
II. Yêu cầu
1. Kiến thức
+ Nắm được kỹ thuật qua xà của nhảy cao bước qua
+ Yêu cầu kỹ thuật của các giai đoạn
2. Kỹ thuật kỹ năng
+ Thực hiện thuần thục cá động tác mô phỏng kỹ thuật chạy đà giậm nhảy 3-5-7-9 bước.
+ Thực hiện đúng kỹ thuật qua xà với mức xà nâng dần
3. Thể lực:
Phát triển sức mạnh đùi, độ linh hoạt cổ chân
4. Sân bãi:
Sân trường, đệm, cột, xà, nhảy cao
III. Nội dung và phương pháp giảng dạy
TT
Nội dung
Khối lượng
Phương pháp tổ chức
TG
SL
I
Phần mở đầu
1. Nhận lớp:
Điểm danh, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
25'
5'
(D)
2. Khởi động
* Khởi động chung:
- Chạy 2 vòng sân.
- Thực hiện các động tác:
20'
10'
(D)
+ Luân phiên tay cao
+ Luân phiên tay ngực
+ Luân phiên vặn mình
+ Luân phiên nghiêng lườn
+ Luân phiên bước với.
4 lần x nhịp
- ép dẻo:
+ ép dọc
+ ép ngang
- Đá lăng: lăng trước, sau, ngang
* Khởi động chuyên môn
- Chạy bước nhỏ
- Chạy bước cao gối
- Chạy bước gót chạm mông
- Chạy bước lăng sau
10'
30m x 2lần
…
…
(D)
II.
Phần cơ bản
1. Ôn các động tác bổ trợ :
- 1 bước đưa đặt chân giậm nhẩy
- 1 bước giậm nhảy đá lăng
- 3 bước giậm nhẩy đá lăng
Giáo viên : tổ chức cho học viên ôn luyện
90'
20'
(D)
Học viên: Tích cực, chủ động chỉnh sửa, hoàn thiện kỹ thuật theo hướng dẫn của giáo viên.
2. Nâng cao kỹ thuật chạy đà giậm nhảy đá lăng.
20'
- Đà 5 bước, 7 bước, 9 bước giậm nhảy đá lăng qua xà chính diện (với xà thấp).
6-8 lần
- Đà 7-9 bước giậm nhảy đá lăng qua xà.
Giáo viên: làm mẫu, tổ chức cho học sinh tập luyện
Học viên: Tích cực, chủ động tập luyện theo hướng dẫn của giáo viên
(D)
3. Hoàn thiện với mức đà khác nhau:
- Đà 3 bước thực hiện kỹ thuật nhảy cao bước qua với xà thấp.
- Đà 5 - 7 nhảy cao với mức xà nâng dần.
Giáo viên: Tổ chức cho học sinh tập luyện.
Chú ý: luôn nhắc nhở chỉnh sửa các kỹ thuật sai.
Học viên: tích cực tập luyện theo yêu cầu của giáo viên.
30'
(D)
4. Thể lực:
+ Bật cao liên tục trên cát 30 lần (yêu cầu duỗi kết chân thẳng gối và đánh xốc tay phối hợp)
+ Chạy 60 m (yêu cầu 80 - 90% tốc độ tối đa)
20'
3 lần/ 1 học viên
(D)
III. Phần kết thúc
1. Thả lỏng:
Chạy nhẹ, xoay các cơ
2. Nhận xét:
Giáo viên nhận xét ưu, khuyết điểm.
3. Xuống lớp
10'
(D)
trường cao đẳng sư phạm Hà Nội
Bộ môn: GDTC- QP
Giáo án nhảy cao
Bài 4: giảng dạy kỹ thuật nhảy cao bước qua 3
Đối tượng : Trung học chuyên nghiệp
Ngày : ..……………. Thời gian: 3 tiết
Giáo viên : ……………………………….
I. nhiệm vụ
- Hoàn thiện kỹ thuật nhảy cao bước qua
- Làm quen với cách tổ chức trọng tài và luật thi đấu.
II. Yêu cầu
1. Kiến thức:
+ Nắm được cách tổ chức trọng tài và luật thi đấu nhảy cao (những điểm cơ bản nhất)
+ Bước đầu làm quen với công tác trọng tài nhảy cao
2. Kỹ năng, kỹ thuật:
+ Hoàn thiện toàn bộ kỹ thuật
+ Tập luyện như thi đấu
3. Thể lực:
Phát triển sức mạnh của đùi, cổ chân linh hoạt và khả năng phối hợp vận động.
4. Sân bãi dụng cụ:
Sân trường rộng an toàn, đệm nhảy, cột và nhảy cao, thước đo, bàn giáo viên, cờ trọng tài)
III. Nội dung và phương pháp tổ chức
TT
Nội dung
Khối lượng
Phương pháp tổ chức
TG
SL
I
Phần mở đầu
1. Nhận lớp:
Điểm danh, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
25'
5'
(D)
2. Khởi động
* Khởi động chung:
- Chạy 2 vòng sân.
- Thực hiện các động tác:
+ Luân phiên tay cao
+ Luân phiên tay ngực
+ Luân phiên vặn mình
+ Luân phiên nghiêng lườn
+ Luân phiên bước với.
- ép dẻo:
+ ép dọc
+ ép ngang
20'
10'
4 lần x 8 nhịp
(D)
Đá lăng: lăng trước, sau, ngang
* Khởi động chuyên môn
- Chạy bước nhỏ
- Chạy bước cao gối
- Chạy bước gót chạm mông
- Chạy bước lăng sau
10'
30m x 2 lần
…
…
(D)
II.
Phần cơ bản
1. Ôn chạy đà 3 bước giậm nhảy đá lăng
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NKT254.doc