Biện pháp tổ chức thi công lắp đặt công trình phòng cháy chữa cháy

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG LẮP ĐẶT CÔNG TRÌNH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu, bản vẽ. Chúng tôi dự kiến áp dụng các biện pháp tổ chức và đưa ra giải pháp kinh tế kỹ thuật để thực hiện công tác thi công cụ thể như sau: Các hạng mục công việc cơ bản thực hiện bao gồm: Thi công hệ thống báo cháy tự động. Hệ thống cấp nước cứu hỏa Các tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng khi thi công: Hệ thống tiếp đất được thực hiện theo các tiêu chuẩn sau: TCVN 5740 – 1990: Thiết bị chữ

docx21 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Biện pháp tổ chức thi công lắp đặt công trình phòng cháy chữa cháy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a cháy, vòi chữa cháy, sợi tổng hợp tráng cao su. TCVN 7336 – 2003: Phòng cháy chữa cháy HT Sprinkler tự động. TCN 33 – 1985: Cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình yêu cầu thiết kế. TCVN 2622 – 1995: Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu thiết kế. TCVN 3254 – 1989: An toàn cháy – Yêu cầu chung. TCVN 5738 – 2000: Soát xét lần 1 – Hệ thống báo cháy. Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 2103 – 1994: Tiêu chuẩn dẫn điện bọc PVC. TCVN 4756 – 1989: Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện. TCVN 6612 – 2000: Tiêu chuẩn ruột dẫn cách điện (IeC 228: 1978). TCVN 4765 – 1989: Cáp dây dẫn và dây dẫn mềm. TCVN 6160 – 1998: PCCC nhà cao tầng yêu cầu thiết kế. TCVN 5760 – 1993: Hệ thống chữa cháy yêu cầu chung. TCVN 5739 – 1993: Thiết bị chữa cháy đầu nối. TCVN 5040 – 1990: Thiết bị phòng cháy chữa cháy. TCVN 5738 – 2000: Hệ thống báo cháy tự động. TCVN 5760 – 1993: Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế và lắp đặt sử dụng. TCXD 218 – 1998: Hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy. Quy định chung. Và một số tiêu chuẩn cũng như qui phạm khác. Tổ chức mặt bằng công trường: a/ Tổ chức mặt bằng công trường: a.1. Giới thiệu tổng bình đồ công trường: Tổng bình đồ công trình là mặt bằng trong giai đoạn thi công của công trình được thể hiện trên bản vẽ. Tổng bình đồ công trường cần thể hiện các yếu tố sau: Khu vực xây dựng công trình. Bố trí đường giao thông phù hợp với các phương tiện vận chuyển trên mặt bằng và phương tiện bốc xếp vật liệu, cấu kiện phục vụ trong quá trình thi công. Bố trí các loại máy vận chuyển lên cao, qui định rõ ràng phạm vi hoạt động của các máy này. Bố trí đường điện nước, cống rãnh thoát nước, nhà cửa, láng trại tạm, kho bãi phục vụ thi công phù hợp nhất. Giải thích quá trình biến đổi mặt bằng xây dựng qua từng giai đoạn thi công. a.2. Nguyên tắc thiết kế tổng mặt bằng: Khi thiết kế tổng mặt bằng cho công trình cần phải thiết kế các công trình tạm sao cho phục vụ tốt nhất trong quá trình thi công công trình và đời sống của cán bộ, công nhân trên công trường, thời gian xây dựng không ảnh hưởng đến những công tác khác như an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Phải thiết kế sao cho việc xây dựng số lượng công trình tạm là ít nhất, giá thành xây dựng rẻ nhất, khả năng khai thác và sử dụng nhiều nhất. Phải đặt tổng mặt bằng trong một mối quan hệ chung với sự đô thị hóa và công nghiệp hóa ở địa phương. từ đó có cách nhìn lâu dài và tổng quát về việc xây dựng, khai thác công trình tạm trong và sau thời gian xây dựng công trình. Phải tuân thủ theo các hướng dẫn, các quy định, tiêu chuẩn về thiết kế kỹ thuật, các quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường. a.3. Khi phân khu chức năng trên mặt bằng xây dựng cần chú ý: Hệ thống hàng rào bảo vệ phải bao toàn bộ công trình. Cần trục bố trí sao cho hoạt động của nó phải bao quát toàn bộ công trình. bán kính hoạt động của cần trục phải bao trùm lên các bãi vật liệu và các kho bãi có nhu cầu vận chuyển lên cao. Hệ thống dàn dáo an toàn được bố trí xung quanh công trình. Trạm điện phục vụ thi công phải đặt ở nơi ít người qua lại để đảm bảo an toàn. Các đường điện phục vụ cho sinh hoạt, máy móc thi công cần được bố trí sao cho không gây cản trở hoạt động, giao thông vận chuyển. Các kho bãi nên bố trí hai bên đường giao thông để tiện cho việc bốc xếp vật liệu. Công trình nằm trong khu vực nội thành nên chỉ cần bố trí láng trại nghỉ trưa cho công nhân (nếu công nhân ở tại vị trí xây dựng). a.4. Nội dung thiết kế: Bao gồm các nội dung cần thiết kế như sau: Xác định vị trí cụ thể các hạn mục trong công trình. Bố trí vị trí máy móc, thiết bị phục vụ lắp đặt hệ thống PCCC. Thiết kế hệ thống giao thông phục vụ công trường. Thiết kế kho bãi cất chứa vật liệu, cấu kiện. Thiết kế mạng lưới điện phục vụ thi công và sinh hoạt. Thiết kế hệ thống an toàn bảo vệ và vệ sinh môi trường. a.5. Nhu cầu về điện – nước: Điện dùng trên công trường xây dựng được chia làm 3 loại: Điện phục vụ chạy máy phục vụ thi công cho công trình đảm bảo liên tục. Điện phục vụ cho sản xuất thi công vào ban đêm Điện phục vụ cho sinh hoạt và chiếu sáng cho kho bải, nhà chỉ huy, nhà bảo vệ, điện bảo vệ ngoài nhà. Hệ thống điện phục vụ thi công sử dụng hệ thống trạm biến thế hiện có Mạng điện trên công trường là loại dây cáp đồng bọc PVC 03 lớp có tiết diện s = 30 mmlàm trục dây chính và s = 20 mmlàm các mạch nhánh. Mỗi vị trí nhánh đều lắp đặt CP 30A. b/ Các căn cứ để thiết kế mặt bằng thi công: Căn cứ vào định vị công trình: Vị trí khu vực thi công hiện hữu (nơi bố trí công trình). Căn cứ vào trang thiết bị máy móc phục vụ thi công công trình. Nguồn điện, nước phục vụ thi công được cung cấp từ hệ thống hiện có (có lắp đồng hồ hoặc máy phát điện) b.1. Biện pháp tổ chức mặt bằng thi công: Hàng rào bảo vệ: Tùy vào vị trí công trình so với các công trình hiện hữu và tường rào bảo vệ, vì vậy khi chuẩn bị mặt bằng thi công nhà thầu phải làm phần hàng rào bao che tạm bằng các tấm bạt che và các biển báo nguy hiểm cho công trình để đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường trong khi thi công hàng rào, tránh ảnh hưởng tới các khu vực làm việc và các công trình lân cận, thực hiện công tác lắp dựng khung dàn giáo sắt từ dưới lên trên, kết hợp vừa thi công vừa che lưới chắn bụi và đảm bảo an toàn khi thi công trên cao (chi tiết xem bản vẽ tổng bình đồ công trình).  Cổng ra vào: Cổng ra vào công trường sử dụng lối cổng ra vào theo thiết kế và làm cổng bảo vệ. Phía ngoài cổng có bảng lớn ghi tên quảng cáo cho công trình. (chi tiết xem bản vẽ tổng bình đồ công trình). Văn phòng ban chỉ huy công trình: Bố trí văn phòng ban chỉ huy công trường tại vị trí ngay sát công trình, gần với cổng ra vào để tiện cho việc theo dõi và quản lý thi công. (chi tiết xem bản vẽ tổng bình đồ công trình). Công tác bảo vệ: Trên công trình bố trí lực lượng bảo vệ tại vị trí cổng ra vào và xung quanh công trình, thay phiên trực 24/24 giờ. Cách công trường trong phạm vi 15m lắp đặt biển báo hiệu “Công trường đang thi công” và xung quanh công trình phải có biển báo an toàn cho người đi lại, trong công trường có biển báo an toàn lao động, nội quy công trường. Bố trí kho bãi: Kho kín: để chứa vật tư bán thành phẩm Bãi tập kết vật liệu rời: c/ Công tác tổ chức và quản lý: c.1. Ban chỉ huy công trường: Gồm có 01 chỉ huy trưởng, 02 cán bộ kỹ thuật thi công, 01 giám sát chất lượng là những kỹ sư cùng các cán bộ kỹ thuật giám sát hiện trường chỉ đạo thi công trực tiếp trên công trường song song đó có ban quản lý chất lượng công trình nhằm đánh giá kịp thời chất lượng công trình để đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất. Các bộ phận giúp việc khác như: tài chính, hành chính, nhân sự, an toàn lao động, vật tư, thủ kho, bảo vệ và các đội thi công có đội trưởng chuyên ngành để thực hiện từng hạng mục công trình do ban chỉ huy công trường điều động khi tiến độ cần đến. c.2. Các đội thi công: Đội thi công đào đất (máy đào, thủ công kết hợp xe ôtô vận chuyển đất) Đội thi công gia công ống thép xây dựng và lắp đặt. Đội thi công hàn, ren ống thép chữa cháy. Đội thi công lắp ráp ống chữa cháy. Đội thi công lắp ráp tủ điện, máy bơm chữa cháy. Đội thi công điện, dây báo cháy từng khu vục. Đội thi công rắp ráp các đầu báo cháy. Đội lập trình, cài đặt trung tâm báo cháy, chữa cháy tự động. Đội thi công hoàn thiện. Tổ trắc đạc c.3. Phân công thời gian làm việc: Giờ làm việc: Làm việc chủ yếu 02 ca, sáng từ 7h30 - 11h30, chiều từ 13h - 17h. Nếu tiến độ thi công yêu cầu công nhân được bố trí làm thành 03 ca tùy thuộc theo công việc cụ thể. Thời gian thi công: Thời gian thi công là 60 ngày kể từ ngày được phép thi công (không kể những ngày nghỉ theo quy định). Trong trường hợp bất khả kháng theo luật định, đơn vị thi công sẽ có văn bản gởi cho tư vấn giám sát và Chủ đầu tư xem xét xác nhận thời gian được cộng thêm vào trong thời gian thi công theo cam kết của nhà thầu. d/ Quản lý tiến độ thi công: d.1. Những căn cứ lập tiến độ: Căn cứ vào máy móc thiết bị thi công của Công ty trang bị cho công trường. Căn cứ vào thời gian thi công đã được giới hạn trong hồ sơ yêu cầu. Căn cứ vào quy trình quy phạm thi công. Căn cứ vào khối lượng các công việc đã được tính trong bản tiên lượng. Căn cứ vào định mức nhân công, máy của tập định mức 1242/XD Căn cứ vào điều kiện đặc thù của khu vực thi công. d.2. Cách thức lập tiến độ: Dựa vào các căn cứ trên Công ty đã lập tiến độ thi công một cách khoa học (tuân thủ các qui chuẩn kỹ thuật của thi công xây lắp) cho toàn bộ công trình theo bảng tiến độ sơ đồ ngang đã lập có tổng thời gian thi công là60 ngày. Tiến độ được lập cho công tác thi công xây lắp theo thời gian quy định của hồ sơ yêu cầu. Nhà thầu bố trí cán bộ có kinh nghiệm và trình độ tổ chức thi công chỉ huy công trình. Phần tiến độ xem bản vẽ kèm theo. Một số công việc có trong thiết kế nhưng không có trong tiên lượng mời thầu Chủ đầu tư sẽ có phương hướng bổ sung ngay từ khi xét thầu nên không ảnh hưởng tới tiến độ thi công. e/ Các biện pháp đẩy nhanh tiến độ thi công: Tăng năng suất lao động của người công nhân bằng cách bố trí nhân lực thi công hợp lý trong mỗi công việc, hạn chế thấp nhất về sử dụng lạo động không hợp lý. Thành lập các tổ, nhóm chuyên môn: gia công lắp đặt ống thép, tủ chữa cháy, máy bơm chữa cháy, đường dây báo cháy, các đầu báo cháy, hệ thống tiếp đất. Bố trí làm việc tăng ca, thêm giờ làm hợp lý (có sự luân phiên thay đổi). Đối với công tác vật tư: Liên hệ với các cơ quan Chủ quản cho phép sử dụng mặt bằng trống (đã nêu ở công tác cung ứng vật tư) để tập kết vật tư thuận tiên nhất. Kế hoạch vật tư kịp thời phục vụ cho công tác thi công. Công tác chuẩn bị trước khi thi công: Công tác chuẩn bị thi công bao gồm: Làm việc với chủ đầu tư của công trình. Làm việc với Ban quản lý dự án, đơn vị Tư vấn thiết kế, đơn vị Tư vấn giám sát, đã có phương án mặt bằng thi công, xác định ranh giới hàng rào bảo vệ mặt bằng thi công và lưới rào chắn bao quanh khu vực thi công. Thống nhất với Ban quản lý dự án về tiến độ và trình tự thi công từng hạng mục công trình. Các biện pháp đảm bảo an toàn thi công và bảo mật công trình. Làm việc với các cơ quan quản lý để xin lắp đặt điện, nước, các trang thiết bị thi công, thông tin liên lạc và các chế độ thanh toán. Làm thủ tục đăng ký cho cán bộ công nhân ra vào khu vực làm việc, các vật tư trang thiết bị cần thiết phục vụ thi công công trình. Xây dựng các láng trại tạm, khu vệ sinh tạm Chuẩn bị các máy móc trang thiết bị, dụng cụ thi công cầm tay, các dụng cụ cân đo đong đo đếm. Lập tiến độ cung ứng vật tư, thiết bị đưa đến hiện trường cho phù hợp từng giai đoạn thi công. Tổ chức các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông giữa khu vực làm việc và công trình. Có biển báo khu vực đang thi công, cờ hiệu. Tổ chức cho cán bộ học tập nội quy nguyên tắc cần tuân thủ trong quá trình thi công. Tất cả các cán bộ công nhân thi công trên công trình đều được học tập an toàn lao động và nội quy an toàn, bảo mật của đơn vị. Các biện pháp thi công chính: Yêu cầu chung: Công ty TNHH giấy Lee&Man Việt Nam là một trong những nhà máy giấy lớn của Tỉnh Hậu Giang. Việc đảm bảo an ninh cho công ty này cũng là bảo vệ vấn đề an ninh và chính trị cho Xã hội của Tỉnh Hậu Giang. Do vậy công tác thi công tất cả các hạng mục của công trình đều đòi hỏi phải có một quá trình chuẩn bị chu đáo và thực hiện một cách hoàn hảo. Trong đó, hạng mục các hệ thống phòng cháy chữa cháy (viết tắt là PC&CC) là một trong những yếu tố quan trọng góp phần bảo vệ công trình một cách hữu hiệu sau khi công trình được đưa vào sử dụng. Điều này cần có những biện pháp, tổ chức về thi công khoa học và hợp lý. Trong quá trình thi công, hệ thống phải được lắp đặt theo đúng Bản vẽ thiết kế đã được các cơ quan chức năng duyệt và Tiêu chuẩn Việt Nam. Nhà thầu phải mở sổ Nhật ký công trình theo biểu mẫu quy định của Nhà Nước (tối thiểu là 2 bản: mỗi bên giữ 1 bản) và ghi nhận đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của Nhật ký công trình. Hàng mới 100% và đúng chủng loại, quy cách thiết kế kỹ thuật và hồ sơ dự thầu. Các vật tư, thiết bị phải được trình duyệt mẫu và được chấp thuận trước khi đưa vào lắp đặt cho công trình. Mẫu vật tư được chủ đầu tư (hoặc đơn vị tư vấn giám sát) bảo lưu để đối chiếu khi kiểm tra nghiệm thu Trong quá trình thi công hệ thống sẽ được nghiệm thu theo từng giai đoạn như sau: Bắt đầu mỗi giai đoạn thi công (được thể hiện tại bảng tiến độ), nhà thầu phải triển khai chi tiết bằng bản vẽ thi công. Trình duyệt bản vẽ và các vật tư lắp đặt theo giai đoạn này trước khi thi công. Sau mỗi giai đoạn phải được sự chấp thuận của đơn vị giám sát (xác nhận trong nhật ký công trình) mới được triển khai giai đoạn tiếp theo. Đối với các khối lượng khuất lấp: phải được kiểm tra, nghiệm thu bằng biên bản có xác nhận của các bên liên quan trước khi san lấp và hòan thiện hiện trạng. Đối với thiết bị: lập biên bản vận hành chạy thử thiết bị trước khi đưa vào lắp đặt (nghiệm thu lắp đặt tĩnh,chạy thử đơn động không tải, chạy thử đơn động có tải, chạy thử liên động có tải) Mọi giao dịch phải được thực hiện bằng văn bản theo đúng quy định hiện hành có xác nhận của đại diện hợp pháp của các bên (có văn bản ủy quyền). Nhà thầu phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ trước khi đề nghị nghiệm thu giai đoạn hoặc hạng mục. Thời điểm kiểm tra hoặc nghiệm thu do Chủ đầu tư quyết định. Các hệ thống lắp đặt là các hệ thống chuyên dụng nên nhà thầu phải bảo đảm việc cung ứng vật tư, thiếtbị và thi công đạt chất lượng cao – đồng thời được các cơ quan quản lý chuyên ngành (Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH Công An Hậu Giang) nghiệm thu cho phép đưa vào sử dụng trước khi bàn giao. Chúng tôi cam kết sẽ cung cấp đầy đủ tài liệu hướng dẫn sử dụng – vận hành, Catalogue thiết bị lắp đặt, sơ đồ nguyên lý lắp đặt (nguyên bản và bản dịch Tiếng Việt), đồng thời chuyển giao công nghệ và đào tạo kỹ thuật vận hành cho bên A trước khi bàn giao các hệ thống và đưa vào sử dụng. b. Thi công hệ thống báo cháy tự động: Hệ thống báo cháy, báo khói tự động là hệ thống gồm tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động khi có cháy xảy ra. Hệ thống này đặc biệt cần thiết trong tòa nhà cao tầng, công xưởng hay ở trong nhà ở gia đình. Việc phát hiện ra các tín hiệu cháy có thể được thực hiện tự động bởi các thiết bị hoặc bởi con người, và nhất thiết phải hoạt động liên tục trong 24/24 giờ. Nhờ đó mà chúng ta có thể tránh được những mối nguy hiểm do hỏa hoạn gây ra, báo trước được những hiểm họa sắp xẩy ra (nhờ hệ thống các đầu dò, đầu báo khói, báo nhiệt, báo gas... ), có thể dễ dàng xử lí khi xảy ra sự cố (nhờ những thiết bị chữa cháy được thiết kế phù hợp, hoàn hảo và rất dễ sử dụng).  Hệ thống phải đảm bảo các chi tiêu kỹ thuật về chất lượng và các tiêu chuẩn quy định hiện hành chuyên ngành PC&CC (TCVN 5738 – 2001,) và phải được các cơ quan chức năng kiểm tra nghiệm thu - cho phép đưa vào sử dụng là điều kiện bắt buộc tiên quyết. Hệ thống báo cháy tự động phải đạt được mục đích phát hiện sớm, nhanh nhạy, kịp thời và chính xác các khu vực có dấu hiện phát sinh sự cố cháy để cảnh báo cho bộ phận quản lý, bảo vệ can thiệp kịp thời, không để xảy ra nguy cơ cháy lớn. Đồng thời hệ thống phải có chức năng tự kiểm tra, loại trừ hiện tượng báo động giả, có tính năng báo lỗi do hư hỏng tuyến cáp tín hiệu, hư hỏng vật tư, thiết bị. Thiết bị của hệ thống cần phải sử dụng đồng bộ, tiên tiến, mẫu mã đẹp, phù hợp với thẩm mỹ chung của công trình và có khả năng tương thích cao với các yêu cầu phát triển nâng cấp sau này. Tất cả vật tư thiết bị chính do Công ty chúng tôi cung cấp theo dự toán này là hàng hóa có xuất xứ rõ ràng (tham khảo tại Bảng kê vật tư, thiết bị đính kèm). Các thành phần của một hệ thống báo cháy tự động bao gồm 03 phần như sau: Trung tâm báo cháy: Được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính: boa mạch, biến áp và ắc quy Thiết bị đầu vào: Đầu báo: báo khói, báo nhiệt, báo gas, báo lửa. Công tắc khẩn (nút nhấn khẩn) Thiết bị đầu ra Bảng hiển thị (bàn phím). Chuông báo động, còi báo động. Đèn báo động, đèn thoát hiểm. Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy: Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy, báo khói là một quy trình khép kín. Khi có hiện tượng về sự cháy (chẳng hạn như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của khói hoặc các tia lửa) các thiết bị đầu vào (đầu báo, công tắc khẩn) nhận tín hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy. Tại đây trung tâm sẽ xử lý thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra sự cháy (thông qua các zone) và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra (bảng hiển thị phụ, chuông, còi, đèn), các thiết bị này sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cháy và xử lý kịp thời. Biện pháp lắp đặt hệ thống báo cháy tự động như sau: Công tác lắp đặt Hệ thống báo cháy tự động được thi công theo 3 giai đoạn: Thi công tuyến cáp tín hiệu: bao gồm Cáp tín hiệu từ các thiết bị dò tìm dấu hiệu cháy (đầu báo khói, đầu báo nhiệt, công tắc báo cháy khẩn) về tủ trung tâm xử lý là loại cáp 2ruột mềm (tiết diện không nhỏ hơn 0,75mm2 (theo TCVN 5738 – 2001), chống cháy, chống nhiễu kéo rãi trong ống PVC (ống có tiết diện vuông hoặc tròn) về Trung tâm xử lý báo cháy. Cáp tín hiệu báo động cho (chuông, còi, đèn báo) đi từ tủ trung tâm đến các thiết bị báo động nghe nhìn là dây điện đơn mềm tiết diện 2x1,0mm² chống cháy, chống nhiễu - đi trong ống bảo vệ như kéo rãi cáp tín hiệu dò tìm. Ống PVC luồn cáp được lắp đặt nổi hoạc âm và phải tôn trọng điều kiện mỹ thuật của công trình. Phương pháp lắp đặt ống luồn và cáp đảm bảo nguyên tắc cho phép thay thế dễ dàng khi sửa chữa sau này. Các đầu báo khói, nhiệt, công tắc báo cháy khẩn được đấu song song và là các tiếp điểm NO. Cuối tuyến cáp là một điện trở cuối tuyến (End of line). Vị trí lắp đặt tuyến cáp tín hiệu báo cháy phải được quan tâm về yêu cầu tránh nhiễu. Thiết bị thi công: máy khoan bê-tông, máy cắt bê-tông, máy bắn đinh thép, Trước khi thi công phải định vị toàn bộ các vị trí lắp đặt vật tư, thiết bị theo thiết kế trong sự giám sát, chấp thuận của chủ đầu tư và cơ quan giám sát. Xác định, đối chiếu vị trí tuyến cáp tín hiệu theo bản vẽ thiết kế được cung cấp. Dây tín hiệu từ các đầu dò và công tắc báo cháy khẩn, chuông còi được kép đến vị trí đường ống thông tầng và đi đến Tủ trung tâm là dây dẫn liên tục. Tránh cắt đứt, nối cáp nhiều điểm trên tuyến cáp. Đánh dấu phân biệt dây tín hiệu rõ ràng theo từng tuyến trong quá trình thi công. Tại các tầng phải lắp đặt sẵn các hộp đấu dây (và dự phòng chiều dài cáp tín hiệu trong hộp) để đáp ứng công tác sửa chữa sau này. Thiết bị kiểm tra: Sau khi thi công từng tuyến cáp phải kiểm tra thông mạch và điện trở cách ly bằng đồng hồ Vom và đồng hồ đo MegaOhm (kiểm tra điện trở cách ly, giá trị điện áp kiểm tra 400KV). Đo điện trở tuyến dây và đối chiếu yêu cầu kỹ thuật của thiết bị Trung tâm báo cháy để đảm bảo đạt yêu cầu. Kiểm tra, nghiệm thu tuyến cáp tín hiệu đã được kéo rải trước khi thực hiện công tác lắp đặt thiết bị. Lắp đặt thiết bị: Sau khi hoàn tất giai đoạn thi công tuyến cáp là giai đoạn lắp đặt thiết bị giám sát, báo động. Điện trở cuối tuyến (EOL) phải đặt tại cuối tuyến cáp của mỗi zone. Kiểm tra chủng loại – mẫu mã, chất lượng thiết bị trước khi lắp đặt. Chỉ được lắp đặt thiết bị khi đã có sự xác nhận đúng chủng loại, mẫu mã, chất lượng của đại diện chủ đầu tư. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi đấu nối trực tiếp vào thiết bị. Chạy thử các thiết bị trong phòng thí nghiệm trước khi đưa vào lắp đặt tại công trình. Các điểm đấu nối phải đảm bảo tiếp xúc tốt (hoặc hàn chì). Lắp đặt theo đúng ký hiệu đã đánh dấu của mỗi tuyến cáp tín hiệu. Sau khi lắp đặt thiết bị, tuyệt đối không được sử dụng đồng hồ đo điện trở cách ly để test điện trở cách ly của các tuyến cáp nữa (điện áp cao của thiết bị đo sẽ làm hỏng thiết bị). Còi báo cháy được lắp ở vị trí cao hơn 2,5 mét và được bố trí theo đúng thiết kế và định hướng phát âm vào khu vực có nhiều người sinh hoạt. Công tắc báo cháy khẩn được lắp cao khoảng 1.35 mét so với sàn nhà hoàn thiện, lắp đặt công tắc khẩn tại những vị trí dễ tìm thấy và không gian xung quanh rộng thoáng đảm bảo cho thao tác kích hoạt được thuận lợi. Đầu báo khói được lắp dưới trần giả hoặc trần bê-tông, không đặt đầu báo khói trong góc tù (không có dòng không khí luân chuyển) hoặc quá gần quạt thông gió. Tủ trung tâm được lắp đặt tại vị trí thiết kế được duyệt. Dự kiến đặt tủ trên tường bê-tông hoặc tường gạch xây dày >200mm. Cố định tủ báo cháy bằng bu-lông thép chắc chắn và có giá đỡ. Trung tâm xử lý phải được chạy thử trong phòng thí nghiệm trước khi đấu nối vào hệ thống. Quy trình chạy thử tuân theo hướng dẩn sử dụng của nhà sản xuất. Thông thường quy trình chạy thử được thực hiện theo 2 giai đoạn: chạy thử khi không có thiết bị và chạy thử có đấu nối thiết bị. Đấu nối lần lượt từng zone vào Trung tâm xử lý và kiểm tra đạt yêu cầu mới tiếp tục đấu nối zone kế tiếp. Lắp đặt các bảng hướng dẫn sử dụng ngay sau khi lắp đặt thiết bị.   Kiểm tra: hệ thống không báo lỗi sau mỗi lần đấu nối zone. Giả định lỗi kỹ thuật để kiểm tra chức năng báo lỗi của Trung tâm báo cháy. Kích hoạt từng đầu dò trên từng zone để kiểm tra tính ổn định của Trung tâm đối với zone đó. Đối chiếu địa chỉ quy ước của từng zone với bản vẽ thiết kế. Kiểm tra điệnáp, dòng tín hiệu báo động xuất ra thiết bị chuông còi. Kiểm tra và vận hành chạy thử hệ thống. Kiểm tra tổng hợp hệ thống và vệ sinh các thiết bị trước khi nghiệm thu bàn giao. Hướng dẫn sử dụng hệ thống cho đơn vị thụ hưởng trước khi vận hành chạy thử trong thời gian 03 ngày để đơn vị thụ hưởng nắm bắt các tình huống kỹ thuật. Sửa chữa khắc phục những lỗi kỹ thuật (nếu có) để đảm bảo cho việc hệ thống hoạt động tốt trước khi nghiệm thu – bàn giao đưa vào sử dụng. Cắt cử nhân viên theo dõi trong thời gian chạy thử và thông báo cho mọi người có mặt trong công trình biết để tránh hoảng loạn khi chạy thử tình huống cháy. Công tác Nghiệm thu được thực hiện bằng cách kích hoạt thực tế (khói) từng thiết bị dò tìm bằng hoặc thiết bị chuyên dùng (chai khí nén test đầu báo khói). Trình tự nghiệm thu được thực hiện theo từng khu vực được giám sát bởi các tủ báo cháy khu vực (phân bố theo các khối nhà độc lập). Sau đó mới tiến hành nghiệm thu tổng hợp hệ thống đối với tủ báo cháy Trung tâm. Trong trường hợp Chủ đầu tư có yêu cầu, chúng tôi có thể lắp đặt thêm Bộ Auto voice có chức năng tự động gọi và chuyển tín hiệu báo cháy đến một (hoặc nhiều) số máy điện thoại quan trọng khi có báo động. Hệ thống có thể được giám sát và bảo hành từ xa thông qua internet. c. Thi công hệ thống cấp nước cứu hỏa (chữa cháy vách tường, chữa cháy tự động, chữa cháy màn ngăn): Mục đích yêu cầu của hệ thống cấp nước cứu hỏa: Hệ thống phải đảm bảo các chi tiêu kỹ thuật về chất lượng và các tiêu chuẩn quy định hiện hành chuyên ngành PC&CC (QC 06/2010; TCVN 2622 – 1995; TCVN 5739-1993; TCVN 7560-1993) và phải được các cơ quan chức năng kiểm nghiệm - cho phép đưa vào sử dụng. Đường ống phải được lắp đặt theo đúng thiết kế, cung cấp nước từ máy bơm chữa cháy và họng chờ xe chữa cháy đến các van chữa cháy lắp đặt trong các hộp vòi chữa cháy. Trong mỗi hộp vòi chữa cháy được đặt sẵn 01 cuộn vòi chữa cháy đường kính 50mm dài 20m,30m/cuộn và 01 lăng phun tạo áp. Áp lực các lăng phun khi nghiệm thu đảm bảo chiều cao cột nước đặc ≥ 06m. Biện pháp thi công hệ thống cấp nước chữa cháy: Công tác lắp đặt Hệ thống cấp nước cứu hỏa được thi công theo 3 giai đoạn: Thi công đường ống cấp nước cứu hỏa: Toàn bộ đường ống D200mm đi bên ngoài tòa nhà từ trạm bơm đến Nhà xưởngvà khép kín theo mạch vòng. Chúng tôi đề nghị phương pháp lắp đặt ống ngòai nhà âm nền ở cao độ @-2.2m (đắp cát đường ống, đầm đất đạt độ nén k = 0,85) để đảm bảo an toàn cho đường ống và mỹ quan công trình. Lắp đặt đường ống D200mm bằng phương pháp hàn và nối bằng mặt bích. Ốngđược hàn mặt bích sẵn trước khi đặt xuống mương và cố định bằng bulông. Đệm nối tại các mặt bích có vật liệu là amiăng để an tòan trong thời gian dài. Phải tuân thủ việc kiểm tra áp lực đối với chiều dài mỗi đoạn ống không quá100m. Áp lực kiểm tra không nhỏ hơn 1,5 áp lực làm việc trong thời gian 24 giờ (sai số cho phép không vượt quá 3% áp lực kiểm tra). Đường ống trong nhà xưởng được thi công bằng phương pháp hàn đối với ống D200,D150,D100 và ren (lắp bằng măng-xông)đối với ống D65,D50.Các loại: họng chờ xe chữa cháy, các phụ kiện: van chặn, van một chiều, bộ giảm chấn tại bơm chữa cháyđược lắp mặt bích hàn. Toàn bộ đường ống phải được sơn lót bằng sơn chống sét (đối với đường ống lộ thiên phải sơn phủ hai lớpsơn dầu màu đỏ đặc trưng). Sử dụng các loại ống STK và phụ kiện đấu nối chịu áp lực cao theo đúng yêu cầu của thiết kế hồ sơ mời thầu, phù hợp với các tiêu chuẩn qui định chuyên ngành PC&CC - TCVN 5739-1993: Thiết bị chữa cháy – đầu nối; TCVN 7560-1993: Trụ nước chữa cháy ngoài nhà và Tủ chữa cháy vách tường. Do công trình có tiến độ yêu cầu khẩn trương và hợp lý nên chúng tôi đề nghị phương án thi công đồng bộ đường ống bên ngòai và bên trong đồng thời. Bố trí nhân lực thi công hợp lý để đảm bảo việc kết nối 2 mạng đường ống cùng thời điểm việc hòan thành các mạng này. Chúng tôi sẽ sớm tổ chức kiểm tra áp lực cục bộ các đọan đường ống để san lấp, hòan thiện hiện trạng đảm bảo họat động, biên bản nghiệm thu từng phần hoặc khối lượng khuất lấp cho công tác thi công đường ống. Công cụ thi công: Máy hàn điện, Máy ren ống D100, D80, D65mm, D50mm, , kềm răng 8”, 10”, 12” (mỏ-lết). Bộ khóa vòng (hệ mét), máy khoan bê-tông, máy cắt, máy bơm áp lực (để kiểm tra áp lực đường ống). Trong quá trình thi công phải tuân theo các biện pháp an toàn lao động (trong phần an toàn thi công) Việc thi công tại các khu vực phải được chuẩn bị trước và có thông báo cho đại diện Chủ đầu tư về diện tích thi công, nguồn điện, phương án cách ly tiếng ồn, bụi khói, tổ chức nhân sự, thời gian thi công Sau khi được Giám sát của Chủ đầu tư phê duyệt chấp thuận mới triển khai thi công. Công tác thi công trên cao phải đảm bảo an tòan (có thang vững chắc, dây an tòan, nón mũ bảo hộ,). Thiết bị kiểm tra: đồng hồ áp lực chuẩn để test, máy bơm áp lực có áp lực cực đại: 30 kg/cm2. Lắp đặt vật tư, thiết bị: Tâm van góc được lắp đặt trong các tủ chữa cháy có độ cao 1.25m, các khớp nối, ngàm nối vòi phải phù hợp theo tiêu chuẩn TCVN 5739-1993. Chúng tôi cam kết tôn trọng các ý kiến của Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn trong việc thực hiện các biện pháp thi công khác nhằm đảm bảo vấn đề mỹ quan cho công trình. Công ty chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ tài liệu, sách hướng dẫn bảo quản và vận hành sử dụng để đảm bảo cho việc duy trì hệ thống hoạt động tốt, sẵn sàng chữa cháy ngay khi có phát sinh sự cố cháy, đáp ứng tốt công tác an toàn PC&CC cho công trình. Kiểm tra và vận hành chạy thử hệ thống: Cân chỉnh lại toàn bộ thiết bị của hệ thốngkhu vực lắp đặt, thử nghiệm, kiểm tra và làm vệ sinh sản phẩm của mình và khu vực thi công. Cân chỉnh các thiêt bị sao cho đạt yêu cầu tối ưu nhất về kỹ thuật. Vận hành chạy thử hệ thống trong thời gian tối thiểu 48 giờ. Nếu đạt yêu cầu mới tổ chức nghiệm thu hệ thống. Sửa chữa khắc phục những lỗi kỹ thuật (nếu có) để đảm bảo cho việc hệ thống hoạt động tốt trước khi nghiệm thu – bàn giao đưa vào sử dụng. d. Biện pháp phối hợp với các nhà thầu khác trong quá trình thi công xây lắp: Nếu có đơn vị tư vấn quản lý dự án thay mặt chủ đầu tư triển khai thì cần phải liên hệ để phối hợp chặt chẽ triển khai công việc từ lúc khởi công đến lúc nghiệm thu hoàn thành. Phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn giám sát trong suốt quá trình thi công. Khi thi công dưới sự giám sát của đơn vị tư vấn giám sát cần tuân thủ chặt chẽ các quy định tiêu chuẩn ngành phòng cháy chữa cháy. Phối hợp các đơn vị thẩm tra thí nghiệm để làm thủ tục nghiệm thu sản phẩm mỗi khi hoàn thành một hạng mục công việc. Hiểu rõ công việc, nhiệm vụ của từng đơn vị nhà thầu giúp việc cho chủ đầu tư để kết hợp với nhau khi thi công nhằm đưa gói thầu đạt hiệu quả cao nhất. Biện pháp đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, điều kiện phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trườngvà An toàn lao động: Biện pháp đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường: Môi trường sống, tài sản vô giá của tất cả mọi người đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bảo vệ môi trường là nghiã vụ của tất cả mọi người. Nhận thức được trách nhiệm của mình và biết rằng công trường xây dựng luôn tiềm tàng nhiều yếu tố gây ô nhiễm môi trường, Nhà thầu sẽ thực hiện các việc dưới đây. Lập biện pháp bảo vệ môi trường: Trước khi khởi công công trường Nhà thầu sẽ lập biện pháp cụ thể về bảo vệ môi trường. Xét duyệt trước lãnh đạo công ty và phải được chấp thuận. Trường hợp công trình có qui mô lớn, xây dựng dài ngày hoặc có tính chất đặc biệt... sẽ phải bảo vệ biện pháp trước cơ quan chuyên trách về bảo vệ môi trường và phải được chấp thuận. Các giải phápđược chọn phải đảm bảo các mục tiêu sau: Che chắn được bụi, khí độc, mùi hôi hám, tiếng ồn, tiếng động mạnh, bức xạ nhiệt, phóng xạ.v..v. phát sinh trong quá trình xây lắp, vận chuyển, bốc xếp nguyên vật liệu và các hoạt động của xe máy thi công, không để ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của dân cư trong vùng, không làm tăng độ ô nhiễm vào nguồn nước, mặt đất và bầu khí quyển nói chung. Bố trí cán bộ, phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện và thường xuyên tuyên truyền giáo dục, nhắc nhở kiểm tra, khen thưởng và xử phạt kịp thời những thành tích và những sai phạm. Những biện pháp cơ bản: Làm tường rào che chắn kín tới độ cao cần thiết ngăn cách với môi trường xung quanh. Phế liệu phế phẩm được thu gom tại chỗ qui định, chuyển trên cao xuống qua máng kín vào giờ qui định. Đất đai phế liệu chuyển đi, ximăng, vôi cát.v.v. chuyển về công trường bằng ô tô đều phủ bạt kín, tránh bụi và rơi vãi trên đường... Thực hiện chế độ vệ sinh công nghiệp. Làm ngày nào thu dọn ngày đó, làm chỗ nào thu dọn chỗ đó. Tổ chức dọn vệ sinh hàng tuần và tổng vệ sinh hàng tháng, sắp xếp lại kho lán nguyên vật liệu xe máy ngăn nắp gọn gàng. Bố trí giờ làm việc thích hợp để tránh tiếng động, tiếng ồn quá mức ảnh hưởng đến giấc ngủ, nếp sinh hoạt bình thường của dân chúng xung quanh.. Tạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbien_phap_to_chuc_thi_cong_lap_dat_cong_trinh_phong_chay_chu.docx