MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1.Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu café sang thị trường EU. 3
1.1. Café và khả năng xuất khẩu café của Việt Nam 3
1.1.1. Khái niệm café xuất khẩu. 3
1.1.2. Café XK, đặc điểm café XK và các hình thức XK cafe. 3
1.1.2.1 Café xuất khẩu. 3
1.1.2.2 Đặc điểm café xk. 3
1.1.2.3 Các hình thức xk café. 3
1.1.2.4 Tiềm năng xk café của Việt Nam. 4
1.2 Tầm quan trọng của việc xk café. 8
1.2.1 Đối với đất nước. 8
1.2.2 Đối với doanh nghiệp. 10
1.3 Các nhân tố ảnh
46 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1551 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưởng tới việc xk café sang EU: 11
1.3.1 Các nhân tố trong nước. 11
1.3.2 Các nhân tố quốc tế. 12
CHƯƠNG 2. Thực trạng xuất khẩu café của Việt nam sang EU 21
2.1 Khái quát về tình hình XK café vn thời gian qua. 21
2.2 Tình hình xuất khẩu café của nước ta sang EU thời gian gần đây. 26
2.3 Một số nhận xét ,đánh giá. 30
2.3.1Về các kết quả đạt được. 30
2.3.2 Về hạn chế còn tồn tại. 31
CHƯƠNG 3 Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu café sang thị trường EU 32
3.1 Định hướng xk café nước ta thời gian tới. 32
3.2 Một số giải pháp thúcđẩy xk café việt nam sang thị trường EU. 35
3.2.1 các giải pháp từ phía nhà nước. 35
3.2.2 Các giải pháp từ phía doanh nghiệp. 39
KẾT LUẬN 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta vốn có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đây từ lâu cũng là một trong các trọng tâm phát triển kinh tế của đảng và nhà nước ta.Trong các mặt hàng nông nghiệp của nước ta, cây café dược coi là một trong những mặt hàng trọng điểm cho xuất khẩu. Sản lượng xuất khẩu café của nước ta đã tăng lên nhanh chóng trong những năm qua, đây là một tín hiệu tốt cho ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành café Việt Nam nói riêng. Trong các thị trường xuất khẩu của cafe Việt Nam, EU là một thị trường lớn, đầy triển vọng và tiềm năng do đó em chọn đề tài “Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu café Việt Nam sang thị trường EU" nhằm mục đích xây dựng cái nhìn khái quát về việc xuất khẩu café của Việt Nam sang thị trường EU, nêu lên một số biện pháp giúp thúc đẩy việc xuất khẩu café của Việt nam sang thị trường EU . Kết cấu của đề tài gồm 3 phần.
Chương 1 Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu café Việt Nam sang thị trường EU.
Chương 2 Thực trạng xuất khẩu café của Việt Nam sang EU.
Chương 3 Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu café sang thị trường EU.
Chương 1 Những vấn đề cơ bản về xk café vn sang thị trường EU.
Café và khả năng XK café của VN.
Khái niệm XK:
Ngày nay, khi đất nước ta đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, hoạt động xk cũng đang ngày càng phát triển,có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và là hoạt động cơ bản của nền kinh tế.
-XK là hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các nước thông qua mua bán nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận.
Café XK, đặc điểm café XK và các hình thức XK cafe.
1.1.2.1 café xk
Hiện nay nước ta có rất nhiều mặt hàng xuất khẩu ra toàn thế giới , đem lại các giá trị to lớn cho đất nước, các mặt hàng nông sản,mà cụ thể là café cũng là một trong các mặt hàng xk đầy tiềm năng của nước ta.
1.1.2.2 Đặc điểm café xk.
Café là một mặt hàng nông sản do đó việc xk café cũng có những đặc điểm như xk các mặt hàng xk nông sản khác. Chất lượng café phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như điều kiện nơi bảo quản, bao bì, hình thức đóng gói chế biến ,…Khi xk café do phải vận chuyển trong nhiều điều kiện thời tiết, qua thời gian nên việc bảo quản chất lượng café là rất cần được chú ý, chúng ta phải có các hình thức bảo quản phù hợp như đảm bảo các yếu tố về độ ẩm, tạp chất, chất liệu bảo quản,..đây cũng là đặc điểm của việc xk café.
1.1.2.3 Các hình thức xk café.
Hiện có một số hình thứ xuất khẩu hàng nông sản của viịet nam,chúng ta có thể xk trực tiếp cho đối tác nước ngoài, có thể xuất khẩu thông qua trung gian khác,…tuy nhiên trên thực tế ở Việt Nam hiện nay thì phần lớn café chúng ta vẫn phải xuất khẩu thông qua trung gian nước ngoài, đây là một hạn chế đối với café của nước ta mà trong thời gian tới cần tìm cách tháo gỡ.
1.1.2.4 Tiềm năng xk café của Việt Nam.
Vào những năm sau 1975 cây café ở nước ta đã được phát triển, lúc đó chủ yếu ở 2 địa bàn Dak lak và Gia lai Kontum ở vùng Tây Nguyên, thời gian đầu nước ta chỉ mới có khoảng 20 ngàn ha , cây lại phát triển kém, năng suất còn chưa cao, sản lượng ước chỉ đạt 4000-5000 tấn. trải qua một thời gian phát triển, từ năm 2000 đến nay, hàng năm nước ta có 500.000 ha café, phần lớn cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, sản lượng đã đạt từ 60 vạn tấn lên 80 vạn tấn, đó là cả một thành tựu lớn, Đặc biệt diện tích café ở nước ta đã tăng nhanh vào nửa cuối thập kỷ 80 thế kỷ 20.
Bảng : Diện tích , năng suất và sản lượng café của việt Nam.
Năm
Diện tích(1000 ha)
Năng suất(tấn/ha)
So sánh với năm trước
Sản lượng(1000 tấn)
So sánh với năm trước
1996
254,2
1,247
0,077
316,9
98,9
1997
340,3
1,236
-0,11
420,5
103,6
1998
370,6
1,153
-0,083
427,4
6,9
1999
477,7
1,158
0,005
553,2
125,8
2000
561,9
1,428
0,27
802,5
249,3
2001
565,3
1,676
0,248
947,5
145
2002
522,2
1,34
-0,336
699,5
-248
2003
513,7
1,501
0,161
771,2
71,7
2004
516,4
1,515
0,014
782,4
11,2
2005
520,3
1,548
0,033
805,6
-7,5
2006
532,1
1,524
-0,024
810,9
5,3
(Nguồn: Niên giám thống kê 2006).
Như vậy, sau hơn 30 năm phát triển, diện tích cafe của nước ta đã tăng khoảng 30 lần , đạt 119.300 ha những năm 1990 đến 532,1 nghìn ha năm 2006. đứng thứ ba thế giới về diện tích, đứng đầu về năng suất, thứ hai về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.Cafe trở thành mặt hàng nông sản rất tiềm năng của nước ta. Đến 10/2007 Cà phê đang là mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu trong nhóm hàng nông, lâm sản và là một trong tám mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD, xk café chiếm gần 40% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản. So với cùng kỳ năm trước, sản lượng cà phê xuất khẩu tăng 64%, kim ngạch tăng 2,1 lần.
Theo thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2008, cả nước xuất khẩu được 144,43 nghìn tấn cà phê với kim ngạch đạt 261,06 triệu USD, tăng 15,36% về lượng và tăng 20,97% về kim ngạch so với tháng 12/2007. Đồng thời giảm 31,13% về lượng và giảm 13,33% về kim ngạch so với tháng 1/07.
(Nguồn: Thông tin thương mại)
Giá xuất khẩu: Từ cuối tháng 01/2008 đến nay, giá cà phê trên thị trường thế giới đồng loạt tăng rất mạnh. Trên thị trường London, giá cà phê robusta giao kỳ hạn tháng 3/2008 đạt mức 2.242 USD/tấn, tăng 12,78% so với trung tuần tháng 01/2007 và tăng 41,36% so với cùng kỳ năm ngoái. Trên thị trường New York, giá cà phê arabica giao kỳ hạn gần nhất đã tăng lên đến 157,2 Uscent/lb (3.462,48 USD/tấn) – mức cao kỷ lục trong 10 năm qua, tăng 16,5% so với trung tuần tháng trước và tăng 37,89% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cùng với diễn biến này, giá cà phê xuất khẩu của nước ta cũng tăng rất mạnh, giá xuất khẩu cà phê trung bình của nước ta trong tháng 1/08 đạt 1.807 USD/tấn, tăng 4,45% so với tháng 12/07 và tăng tới 25,87% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng giá cà phê robusta loại II của nước ta đã vượt ngưỡng 2.000 USD/tấn, lên mức 2.130 – 2.150 USD/tấn, tăng 21,13% so với đầu năm 2008 và tăng 19,44% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo đánh giá mới của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2007/08 ước đạt 116 triệu bao, giảm 7,4% so với niên vụ 2006/07. Trong đó, sản lượng cà phê của Việt Nam ước đạt 15,95 triệu bao, giảm 14,04% so với niên vụ 2006/07; Sản lượng cà phê của Brazil ước 32,62 triệu bao; giảm 23,26% so với niên vụ 2006/07. Tồn kho cà phê đầu niên vụ 2007/08 đạt 25 triệu bao, giảm 13,79% so với niên vụ 2006/07… Như vậy, do nguồn cung hạn chế nên ngay từ giai đoạn đầu niên vụ mới – 2007/08, giá cà phê trên thị trường thế giới đã rất khả quan. Bên cạnh đó, giá cà phê giao kỳ hạn những tháng cuối năm 2008 vẫn tiếp tục đứng ở mức rất cao.
Bảng: Tiềm năng sản xuất đến năm 2010
Chỉ tiêu
Đơnvị tính
2010
1. Tổng diện tích
1.000ha
500
2.Diện tích café Robusta
1.000ha
400
3.Diện tích cafe Arabica
1.000ha
100
3. sản lượng
1.000tÊn
600
5. Năng suất
Tấn/ha
17,5
(Nguồn:Vicofa-chiến lược xk đến năm 2010 )
Về thị trường xuất khẩu: Trong tháng 1/08 nước ta xuất khẩu cà phê sang gần 70 thị trường, do được giá nên kim ngạch xuất khẩu sang hầu hết các thị trường đều tăng. Trong đó, Đức là thị trường dẫn đầu về lượng và kim ngạch xuất khẩu trong tháng 1/08. Xuất khẩu cà phê sang thị trường này đạt 20,9 nghìn tấn với kim ngạch 38,4 triệu USD, tăng 5,22% về lượng và tăng 11,71% về kim ngạch so với tháng 12/07, tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2007 vẫn giảm tới 59,02% về lượng và 13,13% về kim ngạch. Mặc dù là bạn hàng lớn thứ 2 của nước ta nhưng lượng cà phê xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong tháng 1/08 lại giảm nhẹ 1,18% so với tháng 12/2007.
1.2 Tầm quan trọng của việc xk café.
1.2.1 Đối với đất nước.
- Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ hoạt động CNH-HĐH đất nước.Cafe là một trong số các mặt hàng xk lớn của nước ta.
Bảng: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
Đơn vị
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Sơ bộ 2006
Crôm
Triệu đô la Mỹ
4,5
3,4
2,9
8,1
9,0
1,9
Dầu thô
Nghìn tấn
7652,0
8705,0
9638,0
12145,0
14881,9
15423,5
16731,6
16876,0
17142,5
19500,6
17966,6
16418,9
Than đá
Nghìn tấn
2821,0
3647,0
3454,0
3162,0
3259,0
3251,2
4291,6
6047,3
7261,9
11636,1
17987,8
29307,1
Thiếc
Tấn
3283,0
3029,0
2505,0
2389,0
2357,0
3301,0
2233,0
1668,0
1953,0
1843,0
2533,0
Hàng điện tử, máy tính và linh kiện
Triệu đô la Mỹ
788,6
709,5
605,4
854,7
1062,4
1427,4
1708,2
Sản phẩm từ plastic
"
95,5
119,6
143,4
170,2
239,2
357,7
480,0
Dây điện và cáp điện
"
129,5
181,0
187,7
291,7
389,7
518,2
704,8
Xe đạp và phụ tùng
"
66,6
129,4
122,7
155,4
235,2
158,4
116,7
Ba lô, túi, cặp, ví(*)
"
183,3
237,2
243,3
382,1
470,9
503,3
Giày, dép
"
296,4
530,0
978,4
1031,0
1387,1
1471,7
1587,4
1875,2
2260,5
2691,1
3038,8
3591,6
Hàng dệt, may
"
765,5
993,1
1502,6
1450,0
1746,2
1891,9
1975,4
2732,0
3609,1
4429,8
4772,4
5834,4
Hàng mây tre, cói, lá, thảm
"
30,8
61,7
48,4
36,8
62,2
92,5
103,1
113,2
141,2
171,7
157,3
191,6
Hàng gốm sứ
"
22,0
30,9
54,4
55,1
83,1
108,4
117,1
123,5
135,9
154,6
255,3
274,3
Hàng sơn mài, mỹ nghệ
"
18,7
20,7
43,1
12,9
22,5
36,2
34,0
51,0
59,6
90,5
89,9
Hàng thêu
"
20,4
11,0
13,8
35,3
32,6
50,5
54,7
52,7
60,6
91,6
78,4
Hàng rau, hoa, quả
"
56,1
90,2
71,2
52,6
106,6
213,1
344,3
221,2
151,5
177,7
235,5
259,1
Hạt tiêu
Nghìn tấn
18,0
25,3
24,7
15,1
34,8
36,4
57,0
78,4
73,9
110,5
110,0
116,7
Cà phê
"
248,1
283,7
391,6
382,0
482,0
733,9
931,1
722,2
749,4
976,2
912,7
980,9
Cao su
"
138,1
194,5
194,2
191,0
263,0
273,4
308,1
454,8
432,3
513,4
554,1
708,0
Gạo
"
1988,0
3003,0
3575,0
3730,0
4508,3
3476,7
3720,7
3236,2
3810,0
4063,1
5254,8
4643,4
Hạt điều nhân
"
19,8
16,5
33,3
25,7
18,4
34,2
43,6
61,9
82,2
104,6
109,0
126,8
Lạc nhân
"
115,1
127,0
86,4
86,8
56,0
76,1
78,2
106,1
82,4
46,0
54,7
14,2
Thịt đông lạnh và chế biến
Triệu đô la Mỹ
12,1
10,2
28,8
12,0
11,6
25,6
41,7
27,3
21,1
39,9
35,6
Thực phẩm chế biến từ tinh bột & bột ngũ cốc
"
59,7
98,4
91,4
82,5
100,9
129,6
Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa
"
80,4
191,5
85,9
67,2
34,3
85,3
90,0
Đường
"
28,9
32,4
9,4
10,7
0,5
0,3
2,4
Chè
Nghìn tấn
18,8
20,8
32,9
33,0
36,0
55,7
67,9
77,0
58,6
104,3
91,7
105,6
(Nguồn:Niên giám thống kê 2006)
Theo số liệu thống kê, trong tháng 12/2007, cả nước xuất khẩu được 125,2 nghìn tấn cà phê với trị giá 215,8 triệu USD, tăng 78,41% về lượng và tăng 77,7% về trị giá so với tháng 11/2007, giảm 31,96% về lượng và giảm 16,36% về trị giá so với cùng kỳ năm 2006.
Như vậy, 2007 là năm đặc biệt thành công đối với ngành cà phê của nước ta với lượng cà phê xuất khẩu đạt 1.209 nghìn tấn với kim ngạch 1,878 triệu USD, tăng 23,32% về lượng và tăng 54,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2006 (mức cao kỷ lục cả về lượng và trị giá).
Mặc dù nguồn cung cho xuất khẩu năm 2008 hạn chế nhưng nhờ được giá nên dự báo kim ngạch xuất khẩu cà phê của nước ta vẫn ước tăng khoảng 12% so với năm 2007, đạt trên 2 tỉ USD.
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, sản lượng cà phê của nước ta trong niên vụ 2007/08 ước đạt 17,4 triệu bao, giảm trên 17% so với niên vụ 2006/07.
-Đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế,thúc đẩy sản xuất phát triển.
Hiện nay phần lớn các vùng trồng café của nước ta còn là những vùng khó khăn, việc phát triển cây café sẽ giúp thúc đẩy sản xuất ở đây phát triển,nông dân đi dần từ việc trồng trọt thô sơ sang chế biến nhiều hơn, làm quen với máy móc…đồng thời việc xuất khẩu café còn giúp tăng thêm nguồn vốn để phát triển các ngành kinh tế khác ở địa phương,thúc đẩy sản xuất phát triển .
- Tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, ổn định đời sống kinh tế, chính trị của đất nước.
Việc trồng cây café hiện nay vẫn là một hoạt động cần sử dụng nhiều lao động, qua việc phát triển cây café sẽ giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho nhân dân địa phương, cải thiện đời sống của họ, góp phần ổn định trật tự xã hội ở địa phương.
-Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta với các nước khác trên thế giới.
Hiện nay việt nam là một trong những nước xk café hàng đầu thế giới, café của chúng ta đã có mặt trên 70 nước trên thế giới.thông qua việc mua bán , café đã tcó tác dụng như một cầu nối cho việc mở rộng và phát triển hàng hóa, quan hệ kinh tế của nước ta với các nước khac trên thế giới.
1.2.2 Đối với doanh nghiệp.
-Trước hết việc tham gia vào thị trương xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội kinh doanh, thu hồi vốn bỏ ra, và nếu thực hiện tốt sẽ giúp tăng lợi nhuận, phát triển doanh gnhiệp.
-Việc xuất khẩu tạo cơ hội cho doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ hợp tác làm ăn với thêm nhiều đối tác trên thế giới , tăng uy tín của mình.
- Để xuất khẩu và xk thành công đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư xây dựng mạng lưới,nghiên cứu tìm hiểu thị trường,xây dựng các chiến lược kinh doanh,quảng cáo…đồng thời phải đổi mới , hoàn thiện khâu tổ chức quản lý, … giúp nâng dần vị thế và khả năng cạnh tranh, sức mạnh của doanh nghiệp.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc xk café sang eu:
1.3.1 Các nhân tố trong nước.
- Về điều kiện tự nhiên.
Cây café được một người du mục yemen(châu phi ) phát hiện ra. Hiện nay vẫn còn 200.000 ha café mọc hoang dại ở yemen. Từ một loài cây dại,cây café dần dần được biết đến rộng rãi trên thế giới. Cây café thuộc họ thực vật Rubiazeen,loại này có khoảng 500 loài nhưng chỉ có 2 chủng loại café là có ý nghĩa kinh tế; Café arabica,chiếm gần 70% sản phẩm café thế giới và café Canephora(hay còn được gọi là café vối, café robusta) chiếm 30% tổng sản lượng. Các loại khác cũng tồn tại trên thị trường song số luợng không đáng kể, theo phân loại của hiệp định café quốc tế(ICA),café được chia làm 2 loại chủ yếu, café Robusta hay còn gọi là café vối và café Arabica hay còn gọi là café chè.
Café chè được trồng hầu hết tại các vùng 230 vĩ độ bắc tới 250 vĩ độ nam, tại các vùng có điều kiện phù hợp như mỹ,châu phi,châu á, châu đại dương, tập trung chủ yếu tại các nước braxin,colombia,mehico và các nước trung phi.
Café vối không chịu được lạnh như café chè vì vậy việc gieo trồng chỉ hạn chế tại các vùng nằm ở 100 vĩ độ bắc và nam xích đạo, tập trung chủ yếu tại indonexia,bờ biển ngà,uganda và việt nam. Như vậy Việt nam có điều kiện thuận lợi cho việc trồng café. Ở Nước ta café được trồng chủ yếu tại các vùng như Tây Nguyên, Dak Lak,…
-Về nguồn tài chính các doanh nghiệp, nhân sự ,lao động,máy móc, thiết bị,…
Để xuất khẩu được café sang thị trường eu, một số điều kiện mà doanh nghiệp cần phải có như một nguồn tài chính đảm bảo để thực hiện trang trải các công việc cần thiết của hoạt động xuất khẩu như xây dựng hệ thống thương mại,tìm đối tác,các chi phí về hợp đồng,…hơn nữa yếu tố về nhân sự của doanh nghiệp cũng có vai trò lớn,hiện nayphần lớn máy móc trang thiết bị của chúng ta còn cũ kĩ,lạc hậu,chưa đồng bộ. Do đó muốn tăng cường,thúc đẩy hoạt động xk café sang eu thì cần quan tâm đến các vấn đề trên.
-Về quan điểm ,chính sách của nhà nước.
Mọi hoạt động thương mại mua bán của nền kinh tế đều cần dựa trên các định hướng,chính sách của nhà nước.Đây là các định hướng cơ bản của nhà nước tác động các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu,xuất khẩu café nói riêng.Các định hướng,chính sách nàycủa nhà nước có tác động không nhỏ tới hoạt động xk café.Nếu các chính sách của nhà nước thông thoáng, nhanh chóng, dễ dàng,tạo các điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính hỗ trợ cung cấp các nguồn vốn, hướng dẫn thực hiện,hỗ trợ việc đào tạo nhân lực,…thì sẽ góp phần thúc đẩy việc xk café của việt nam.
1.3.2 Các nhân tố quốc tế.
Các nhân tố quốc tế ảnh hưởng tới việc xk café là các nhân tố về thị trường nhập khẩu café,ở đây là eu,nó liên quan đến các yếu tố về thu nhập,mức sống,các yếu tố về văn hóa,thị hiếu tiêu dùng,…về chính sách ,luật pháp của eu đối với vấn đề nhập khẩu hàng hóa,mà ở đây là café…Tóm lại đó là các yếu tố về đặc điểm eu và đặc điểm thị trường eu.
*Đặc điểm của EU.
EU là một thị trường rộng lớn, là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới, đồng tiền chung euro cũng là một trong các những đồng tiền mạnh của thế giới .EU gồm hầu hết các nước châu Âu với gần 4 triệu km2 và 456 triệu dân có thu nhập cao. GDP gần 11.000 tỉ USD chiếm 27% GDP thế giới. Tổng kim ngạch ngoại thương gần 1.400 tỉ USD chiếm gần 20% thương mại toàn cầu. Nét đặc trưng trong chính sách thương mại của EU là bảo hộ nông nghiệp, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Nếu tính cả mậu dịch nội khối thì tổng ngạch mậu dịch là 3.092 tỷ chiếm hơn 41% thị phần thế giới. EU đứng đầu thế giới về xuất khẩu dịch vụ chiếm khoảng 43% thị phần, gấp 2,5 lần Mỹ. Đầu tư ra nước ngoài chiếm 47% FDI toàn cầu và nhận 20% đầu tư từ bên ngoài.
Đây là một thị trường đa dạng có nhiều triển vọng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam... nhưng cũng là một thị trường "sang trọng" và "khó tính". Chinh phục thị trường này là một điều không dễ, nhất là khi Việt Nam phải cạnh tranh với nhiều đối thủ khác. Kể từ khi quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Cộng đồng châu Âu được bình thường hóa vào ngày 22-10-1990, quan hệ thương mại Việt Nam-EU không ngừng phát triển. Tiến trình đó được thúc đẩy thêm bởi việc ký kết các hiệp định thương mại song phương đặc biệt là Hiệp định khung hợp tác giữa Việt Nam - EU ngày 17-7-1999 đã mở ra một chương mới trong quan hệ giữa nước ta và EU. Ngày nay, Việt Nam và EU đã trở thành những bạn hàng không thể thiếu được của nhau. Mới đây, EU đã công nhận và cho phép đưa hàng Việt Nam lên ngang hàng các nước kinh tế thị trường trong việc điều tra và thi hành các biện pháp chống phá giá.
Từ khoảng những năm 1990 ,eu tích cực các hoạt động mở rộng, đẩy mạnh nhất thể hóa,các thành viên mới được kết nạp ,đến năm 2007 liên minh châu âu eu đã có 27 thành viên.
EU hiện nay có thể xem là một đại quốc gia, chính sách thương mại chung của eu được sử dụng như chính sách thương mại của một quốc gia vậy,tất cả các nước thành viên trong eu đều áp dụng cùng một chính sách ngoại thương chung đối với các nước ngoài khối.Các biện pháp thường được sử dụng là thuế quan,hạn ngạch ,các hàng rào về kỹ thuật và phi kỹ thuật như về tiêu chuẩn môi trường, vệ sinh thực phẩm,…
*Đặc điểm của thị trường EU.
- EU là một thị trường rộng lớn, Hiện nay, EU có diện tích là 4.422.773 km² với dân số là 492,9 triệu người (2006) ; với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro (~15.7 nghìn tỉ USD) trong năm 2007. Hầu hết các quốc gia châu Âu đều đang là thành viên của Liên minh châu Âu.
Một trong các điểm mạnh của eu là sự ổn định , đây là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế khu vực, trong các quốc gia ở eu thì hiện nay tốc độ phát triển của các nước bắc âu là khá nhanh chóng, nướcc Ý hơi kém so với các nước chủ chốt khác song vẫn đang phát triển nhanh chóng, theo các báo cáo gần đây, nền kinh tế eu đang phát triển tích cực, các tổ chức như IMF, OECD ,WB ,.. cũng rất lạ quan về triển vọng phát triển của EU, nhiều chuyên gia cho rằng nền kinh tế EU đang phát triển chậm nhưng chắc, và nền kinh tế này sẽ còn có xu hướng phát triển đi lên trong 5 đến 10 năm tới.
Hiện nay EU là một đối tác quan trọng của Việt Nam trong các lĩnh vực hợp tác thương mại, nhất là xuất khẩu. Tuy kim ngạch chưa lớn nhưng tốc độ tăng trưởng và phát triển tương đối cao. Danh mục hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU ngày càng tăng lên. Ngoài thủy sản, nông sản (cà phê, chè, gia vị) còn có các sản phẩm công nghiệp chế biến như dệt may, giày dép, sản phẩm bằng da thuộc, đồ gỗ, đồ chơi trẻ em, dụng cụ thể thao, gốm sứ mỹ nghệ và các mặt hàng chế biến cao cấp như hàng điện tử, điện máy.
Từ khi bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và cộng đồng Châu âu ngày 22-10-1990, quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và EU không ngừng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Tiếp theo Hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam - EU (ngày 15-12-1992) và sau đó là hiệp định khung được ký giữa Việt Nam và EU (ngày 17-7-1995), mối quan hệ này đã có sự phát triển miới. Thực tế cho thấy Việt Nam và EU đã trở thành những bạn hàng không thể thiếu của nhau, cùng bổ sung cho nhau, hợp tác hai bên cùng có lợi. Sự hợp tác này bao gồm các lĩnh vực từ thương mại đến đầu tư, tài chính tín dụng, khoa học công nghệ, văn hoá - nghệ thuật.
Về thương mại, quy mô buôn bán giữa Việt Nam và EU thời kỳ 1990-2000 tăng 12,1 lần. Kể từ năm 1991 đến nay, danh mục mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU có sự phát triển, ngoài những mặt hàng truyền thống như thuỷ sản, nông sản (cà phê, chè, gia vị) đã có các sản phẩm công nghiệp chế biến như: dệt may, giày dép, các sản phẩm bằng da thuộc, đồ gỗ, đồ chơi trẻ em, đồ sứ mỹ nghệ, và gần đây đã xuất hiện những mặt hàng như : điện tử, điện máy. EU đã và sẽ luôn luôn là thị trường quan trọng đối với ngoại thương của Việt Nam. Trong quan hệ thương mại song phương, Việt Nam tiếp tục xuất siêu; về nhập khẩu, khoảng 90% hàng nhập khẩu của Việt Nam từ EU là sắt, thép, phân bón và sản phẩm dầu mỏ.
Bảng:Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU qua các năm
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)
3.198
3.919
4.939
5.480
7.045
9.028
So với năm trước
3,88
22,56
26,02
10,96
28,54
28,16
(Nguồn:Thông tin thương mại)
Để thúc đẩy quan hệ thương mại song phương, Việt Nam và EU đã dành cho nhau chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN). EU đã cam kết dành cho hàng hoá xuất xứ từ Việt Nam chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), đồng thời EU đã gia hạn và điều chỉnh tăng hạn ngạch nhập hàng dệt - may Việt Nam, công nhận hơn 30 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam đạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh cuả EU. Một số doanh nghiệp và nhiều hàng hoá Việt Nam đã được chấp nhận và từng bước có chỗ đứng ổn định tại thị trường EU. Nếu xét về cơ cấu các nước thuộc EU có quan hệ thương mại với Việt Nam, đứng đầu là CHLB Đức chiếm tỷ trọng 28,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - EU: Tiếp đến là cộng hoà Pháp chiếm 20,7%, Anh 12,7%, I-ta-li-a 9,6%, Bỉ, Luých-xăm-bua 8,1%, Hà Lan 7,6%, Tây Ban Nha 4,2%, Thuỵ Điển 2,8%, Đan Mạch 2,2%, áo 1,4%, Phần Lan 0,9%, Hy Lạp và Bồ Đào Nha đều là 0,4%.
Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của EU vào Việt Nam; tính đến hết năm 2002 các nước thành viên EU đã có 285 dự án FDI đầu tư vào việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn 7 tỷ USD (trong đó Pháp 2,58 tỷ USD, Anh 1,8 tỷ, Hà lan 1,17 tỷ USD)....Các dự án FDI của EU đã góp phần quan trọng vào việc bổ sung nguồn vốn, mở rộng thị trường xuất khẩu, tiếp thu công nghệ tiên tiến,. Tuy nhiên, nguồn vốn FDI của EU vào Việt Nam mấy năm gần đây đang có chiều hướng suy giảm. Nhằm khuyến khích các doanh nghiệp châu âu đầu tư vào Việt Nam, tháng 10-2003, EU đã tổ chức diễn đàn đầu tư EU-ASIA tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, trên các trang thông tin của EU, các doanh nghiệp EU và Việt Nam có thể tìm chọn lựa đối tác với các dự án cụ thể. Một số dự án có thể đước cộng đồng châu Âu chọn để tài trợ cho từng khâu; làm luận chứng khả thi, đào tạo và huấn luyện, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật....
EU đang có các chương trình, dự án đối với Việt Nam trong các lĩnh vực; hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật, phát triển nông nghiệp và nông thôn, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, y tế , cải cách hệ thống ngân hàng, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ Việt Nam về kỹ thuật trong việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Chỉ tính riêng năm 2002 tổng số vốn của dự án, chương trình của EU tiến hành ở Việt Nam vào khoảng 311 triệu ơ-rô, tăng 4% so với năm 2001.
Mặc dù quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - EU đang phát triển nhanh, nhưng hiện nay còn gặp khó khăn và chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế của hai bên. Giá trị thương mại Việt Nam - EU mới chiếm 0,12% tổng kim ngạch ngoại thương của EU và chiếm 13,84% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. Nhìn chung, hàng xuất khẩu của Việt nam vào EU còn hạn chế về chủng loại, tập trung vào một số ít mặt hàng như dệt may, giày dép, thuỷ sản. Chất lượng hàng hoá chưa cao, mẫu mã đơn sơ...So với các nước đang phát triển khác ở châu á, hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào EU có lợi thế do đang được hưởng chế độ GSP, song khả năng cạnh tranh lại kém so với các nước châu Phi, Thái Bình Dương và Ca-ri-bê, cũng như của một số nước Đông Âu, một phần do các nước này được hưởng các ưu đãi thương mại riêng theo Công ước Lô-mê hoặc theo các hiệp định liên kết.
Về chủ quan, nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm thương trường, thiếu hiểu biết về luật lệ, văn hoá kinh doanh của thị trường EU; việc tiếp thị nắm thông tin về kinh tế thị trường EU còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn làm ăn theo kiểu sản xuất nhỏ, manh mún, chưa phù hợp truyền thống và tập quán kinh doanh châu Âu, ngay cả việc khai thác các thế mạnh để tìm thế chủ động, trong việc chinh phục, chiếm lĩnh thị trường EU.
Mặt khác, theo đánh giá của các chuyên gia EU, mặc dù Việt Nam đã có chính sách hội nhập kinh tế quốc tế tầm chiến lược, nhưng một số chính sách ngắn hạn thương xuyên thay đổi, nhiều khi không nhất quán thiếu ổn định, ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của môi trường đầu tư (chính sách thuế, quy định về tỷ lệ nội địa hoá liên quan xuất khẩu....), cho nên chưa tạo cho bạn hàng EU lòng tin yên tâm làm ăn lâu dài với doanh nghiệp Việt Nam.
Triển vọng từ nay đến hết năm 2004, xuất khẩu của Việt nam sang EU vẫn có chiều hướng tốt do đây là khu vực kinh tế ổn định, ít biến động và EU vẫn đang dành cho Việt Nam chế độ GSP (chỉ có hàng dệt may là quản lý bằng hạn ngạch. Tuy nhiên, sau đó hàng hoá Việt Nam sẽ phải cạnh tranh hết sức gay gắt với hàng hoá của các nước khác, nhất là Trung Quốc,. Một số mặt hàng truyền thống như dệt may, thuỷ sản, gạo, đường... sẽ gặp khó khăn do quy định của EU. Về tổng thể, việc phát triển thị trường xuất khẩu nước ta vào EU sẽ ngày càng khó khăn hơn nếu ta chưa gia nhập FTA.
Các bộ, ngành và doanh nghiệp cần có kế hoạch tích cực chuẩn bị để tranh thủ những điều kiện thuận lợi và khắc phục những khó khăn, thách thức mới về thương mại, đầu tư khi EU mở rộng, kết nạp thêm mười thành viên mới vào ngày 1-5-2004.
-EU có một hệ thống thuế quan , chính sách NK thống nhất đối với hàng hóa từ ngoài khối.
Liên minh châu Âu đang cải cách sâu rộng và toàn diện thể chế và luật pháp cho phù hợp với tình hình mới. Nét đặc trưng trong chính sách thương mại của EU là bảo hộ nông nghiệp, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. EU trợ cấp sản xuất nông nghiệp trong khối đồng thời đánh thuế cao và áp dụng hạn ngạch đối với một số nông sản nhập khẩu như gạo, đường, chuối, sắn lát.v.v...Các yêu cầu về xuất xứ, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được thực hiện nghiêm ngặt.
Bên cạnh cam kết với các nước thành viên WTO, EU ký nhiều hiệp định thương mại và các hiệp định ưu đãi khu vực và song phương và dành chế độ MFN toàn phần cho sản phẩm nhập khẩu từ Ôxtrâylia, Canađa, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu Dilân, Xingapo, Hoa Kỳ và các hiệp định ngành hàng song phương khác.
Bên cạnh các cam kết mở cửa thị trường trong khuôn khổ WTO về nông nghiệp, EU duy trì hạn ngạch áp dụng thuế quan đối với một số sản phẩm, giảm dần trị giá và số lượng các sản phẩm được trợ cấp xuất khẩu. Trong một số lĩnh vực dịch vụ, EU đã có cam kết cụ thể thực hiện theo lịch trình chung của GATs, kể cả lĩnh vực viễn thông cơ bản, tài chính và dịch vụ nghe nhìn.
EU áp dụng Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) dành cho 143 quốc gia và 36 vùng lãnh thổ, trong đó các nước chậm phát triển nhất được ưu đãi nhiều hơn theo sáng kiến “Mọi sản phẩm trừ vũ khí- EBA”.
EU áp dụng nhiều biện pháp tác động trực tiếp đến nhập khẩu vào lãnh thổ mình như thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ, thuế quan, thuế gián tiếp, giấy phép, biện pháp tự vệ, quy tắc và tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, chống bán phá giá...
Tất cả các nước thành viên EU phải áp dụng chính sách ngoại thương chung đối với ngoài khối. Uỷ ban Châu Âu là người đại diện duy nhất cho Liên minh trong đàm phán, ký các Hiệp định thương mại và dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này.
Chính sách ngoại thương của EU gồm chính sách thương mại tự trị và chính sách thương mại dựa trên cơ sở Hiệp định được xây dựng dựa trên các nguyên tắc không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn ngạch, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu.
EU đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hoá dưới hình thức đẩy mạnh tự do hoá thương mại (giảm dần thuế quan đánh vào hàng hoá XNK và tiến tới xoá bỏ hạn ngạch, GSP). Hiện nay, 25 nước thành viên EU áp dụng một biểu thuế quan chung đối với hàng hoá XNK. Đối với hàng nhập khẩu, mức thuế trung bình đánh vào hàng nông sản là 18%, hàng công nghiệp là 2%.
-Người dân EU cũng có các sở thích thị hiếu tiêu dùng phong phú, Về sở thích, thị hiếu nói chung thì người Tây Âu rất thích các hàng hóa chất lượng cao và có xu hướng thích mua những đồ mà họ có thể tự lắp ráp. Nhìn vào đồ gỗ xuất khẩu của VN, chúng ta có thể thấy, hầu hết đồ gỗ đã được đóng sẵn, Chính vì vậy, mặt hàng này không những không được người tiêu dùng Tây Âu ưa chuộng, mà việc vận chuyển khi xuất khẩu cũng rất khó khăn.
Bên cạnh đó, xu hướng sử dụng một số đồ dùng chỉ qua một lần rồi vứt bỏ cũng là một điểm đáng lưu ý. Sản xuất hàng hóa kiểu ‘‘ă._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7354.doc