Tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam: LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Sau khi Việt Nam là tổ chức thương mai quốc tế WTO. Điều này cũng tạo cho chúng ra nhiều thuận lợi và khó khăn cho quá trình phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế thế giới.
Việc mở rộng buôn bán với các nước trên thế giới mang lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên chúng ta cũng gặp phảI một số thách thức không nhỏ. Ngành xuất khẩu cà phê của Việt Nam cũng không nằm ngoài trong số đó
Từ ... Ebook Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam
55 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1614 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 2000 Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 trên thế giới. Có thể nói cà phê là mặt hàng truyền thống và là thế mạnh về xuất khẩu của Việt Nam. Nó đem lại nguồn thu lớn cho nước ta đồng thời góp phần vào tăng cường hợp tác quốc tế. Nhưng ngành cà phê của Việt Nam hiện đang gặp rất nhiều khó khăn về chất lượng và chủng loại hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó chúng ta còn gặp khó khăn về hàng rao thương mại phi thuế quan của các nước nhập khẩu trên thế giới. Đây là một rào cản của việc phát triển thị trường của ngành cà phê Việt Nam.Vì vậy em chọn đề tài “Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu hoạt động và thực trạng xuất khẩu cà phê của việt nam trong thời gian qua. đề tài phân tích những hạn chế của hoạt động xuất khẩu đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu của cà phê Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động xuất khẩu của cà phê Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam từ thời kì đổi mới cho đến nay
5. Phương pháp nghiên cứu
Thống kê tổng hợp khái quát hoá và phân tích các vấn đề liên quan
6. Đóng góp của đề tài
- Tổng hợp lại tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong những năm vừa qua.
- Phân tích hạn chế và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu cà phê.
- Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê
7. Kết cấu của đề tài.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: cơ sở lí luận về xuất khẩu và xuất khẩu cà phê
Chương 2: thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Chương 3: các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu của hàng cà phê Việt
PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
I. LÍ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU
1. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu
1.1 Khái niệm về xuất khẩu
Sản xuất ngày càng phát triển, khả năng sản xuất đã vượt ra khỏi biên giới một quốc gia, đồng thời nhu cầu về sản phẩm ngày càng trở nên đa dạng hơn. Đó hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia từ rất sớm. Và một trong hoạt động trao đổi đó ngày nay gọi là xuất khẩu.
Như vậy xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hoá dịch vụ ra khỏi một quốc gia sang các quốc gia khác để bán.
1..2. Chủ thể tham gia xuất khẩu
Chủ thể tham gia xuất khẩu rất đa dạng, bao gồm các cá nhân, doanh nghiệp tổ chức và chính phủ.
Hàng hoá xuất khẩu
Bao gồm các loại hàng hoá mà nước đó có lợi thế, có khả năng cạnh tranh trên thị trường nước ngoài, có khả năng mang lại lợi ích.
1.3. Thị trường xuất khẩu
Là thị trường nước ngoài có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm xuất khẩu này phải có khả năng cạnh tranh trên thị trường đó. Do vậy thị trường xuất khẩu cũng rất đa dạng, tuỳ vào hàng hoá xuất khẩu mà thị trường xuất khẩu cũng khác nhau
1.4. Hình thức xuất khẩu: có 2 hình thức xuất khẩu chính đó là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp
1.4.1. Hình thức xuất khẩu trưc tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của một quốc gia cho một quốc gia nước ngoài
Ưu điểm: Hình thức này giảm được chi phí trung gian, tiếp cânj trực tiếp với thị trường, nắm bắt hay đáp ứng kịp thời của nhu cầu thế giới. Do đó có phản ứng linh hoạt trước sự biến động của nhu cầu của thị trường hạn chế bớt rủi ro.
Nhược điểm: gặp nhiều rủi ro khi thị trường trong nước gặp biến động làm doanh nghiệp không bán được hàng hoặc giá trong nước thay đổi
Xuất khẩu trực tiếp bằng cách mở văn phòng đại diện để bán sản phẩm, giới thiệu sản phẩm hoặc đầu tư trực tiếp
4.1.2 Xuất khẩu gián tiếp
- Xuất khẩu trực tiếp là hình thức hàng hoá của một quốc gia được bán cho quốc gia khác thông qua trung gian.
- Ưu điểm: doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phân bố được rủi ro cho bên trung gian
- Nhược điểm: Doanh nghiệp sẽ phải chia một phần lợi nhuận cho các nhà trung gian. điều này làm cho hàng hoá chậm lưu thông trên thị trường làm chậm quá trình tiêu dùng gây ra thiệt hại lớn
4.1.3 Hình thức gia công quốc tế
- Là hoạt động bêm đặt gia công giao hoặc bán toàn bộ nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công. sau một thời gian thoả thuận bên nhận gia công nộp lại hoặc bán lại sản phẩm cho bên đi gia công.
- Ưu điêm: bên nhận gia công không phảI lo đầu vào đầu ra cho sản phẩm, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tận dụng được lao động dư thừa.
Nhược điểm: vì là gia công theo đơn đặt hàng nên không chủ động được cho sản xuất và không nắm được thị trường.
1.4.2. hình thức táI xuất khẩu
- là hoạt động xuất khẩu những hàng hoá mà trước đây đã nhập khẩu nhưng không qua chế biến, nhằm hưởng lợi nhuận từ hoạt động mua đi bán lại hàng hoá.
- Ưu điểm: không cần vốn lớn vì không phảI đầu tư vào sản xuất. Do đó có thể thay đổi hàng hoá một cách linh hoạt theo nhu cầu thị trường.
- Nhược điểm: chi phí vận chuyển là khá lớn, thường gặp rủi ro lớn khi mua đi bán lại ví dụ như: hao hụt khi vận chuyển, hư hỏng mát mát hàng hoá ….
1.4.3. Hình thức chuyển khẩu
- Hàng hoá chuyển khẩu từ một nước sang nước thứ 3 thông qua một nước khác
- Ưu điểm: rủi ro trong hoạt động xuất khẩu là ít. Vì hàng hoá chuyển qua nước thứ 2 như trung gian do đó sẽ chia sẻ được một số rủi ro
- Nhược điểm: Hình thức tồn tại hạn chế, lợi nhuận thu được giảm do thực hiện dịch vụ vận tải, quá cảnh lưu kho…
1.4.4. xuất khẩu tại chỗ
Là bán hàng hoá cho người nước ngoài ngay tại lãnh thổ của nước mình.
- Ưu điểm: Hình thức này gặp ít rủi ro về chính trị pháp luật, vận chuyển so với các hình thức khá vì sản phẩm được bán ngay trong nước
- nhược điểm: giá hàng hoá bán được thường không cao
Mỗi hình thức xuất khẩu đều có những ưu điểm và nhược điểm. Do đó các doanh nghiệp xuất khẩu phảI căm cứ vào tiềm lực, vị trí của mình và tình hình biến động của thị trường mà từ đó đề ra phương thức xuất khẩu cho phù hợp
2. Qui trình xuất khẩu
Bước 1: Thực hiện nghiên cứu tiếp cận thị trường
Do cạnh tranh quốc tế ngày càng cao và môi trường kinh doanh quốc tế ngày càng phức tạp thì trước khi quyết định xuất khẩu mặt hàng gì, nhà sản xuất cần nghiên cứu tìm hiểu thị trường tìm hiểu thông tin về người tiêu dùng nhu cầu của họ, yêu cầu về loại hàng hoá đó, tập tục thói quen của người tiêu dùng môI trường pháp luật… tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh để lụă chọn thị trường xuất khẩu cho phù hơp.
Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập và xử lí thông tin nhằm giúp đỡ xuất khẩu ra các quyết định đúng đắn và có lợi nhất, đồng thời hoạch định chính sách marketing phù hợp
Trong bước này nhà xuất khẩu cần đạt được các mục đích sau:
- Phải nắm vững thị trường nước ngoài như dung lượng thị trường, tập quán thị hiếu tiêu dùng, kênh tiêu thụ, sự biến động về giá cả, hệ thống pháp luật điều chỉnh thương mại.
- Nhận biết được vị trí hàng xuất khẩu trên thị trường nước ngoài cũng như nhu cầu của khách hàng về loại hàng hoá xuất khẩu đó
- lựa chọ khách hàng có rất nhiều phương pháp nghiên cứu và tiếp cận thị trường qua báo đài internet, các cơ quan xuác tiến thương mại, tư vấn, hội chợ triển lãm, quan sát thực tế kết quả nghiên cứu và tiếp cận thị trường là nhà xuất khẩu sẽ tìm được sản phẩm xuất khẩu và thị trường xuất khẩu.
Bước 2: lập phương án kinh doanh
Sau khi chon được mặt hàng, thị trường nhà xuất khẩu cần lập ra kế hạch kinh doanh, thời gian xuất khẩu, mặt hàng xuất,đánh giá sơ lược về hiệu quả kinh doanh. Những khó khăn thuận lợi khi xuất khẩu mặt hàng đó và đưa ra phương án giải quyết sơ bộ.
Bước 3: Giao dịch đàm phán và kí kết hợp đồng xuất khẩu
Sau khi chọn dược đối tác thì nhà xuất khẩu phải giao dịch, đàm phán với đối tác về thời gian xuất khẩu, mặt hàng,hình thức vận chuyển, hình thức thanh toán để đi đến kí kết hợp đồng
Có thể giao dịch đàm phán theo các cách sau đây:
- Đàm phán qua thư tín
- Đàm phán qua điện thoại
- đàm phán trực tiếp
Tuỳ vào từng trường hợp mà doanh nghiệp có thể chọn cách đàm phán nào là phù hợp nhất và đạt hiệu quả cap nhất đối với doanh nghiệp của mình. Nhưng đầu tiên người ta thường dùng cách đàm phán qua thư để thiết lập và duy trì mối quan hệ và đàm phán qua điện thoại để kiểm tra nhữnh thông tin khi cần thiết. Còn những hợp đồng giá trị lớn thì người ta dùng cách đàm phán trực tiếp.
Bước 4: thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Hai bên làm các thủ tục để tiến hành xuất khẩu: xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị nguồn hàng, kiểm tra chất lượng hàng hoá, thuê tàu lưu cước, mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan, giao nhận hàng với tàu, làm thủ tục thanh toán.
3, Vai trò của hoạt động xuất khẩu
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng được các lợi thế so sánh của mình
Mỗi quốc gia có những lợi thế khác nhau và theo lí thuyết thương mại thì các quốc gia nên tập trung chuyên môn hoá những sản phẩm mình có lợi thế so sánh sau đó trao đổi với các quốc gia khác, tức là sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có lợi thế so sánh. Sau đó xuất khẩu lại có vai trò tác động ngược lại là làm sức cạnh tranh hàng hoá đó được nâng lên, tăng trưởng kinh tế trở nên ổn định và bền vững hơn nhờ có các nguồn lực được phân bổ một cách có hiệu quả hơn. quá trình này cũng tạo ra cơ hội cho tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển, thúc đẩy công nghiệp hoá trên cơ sở ứng dụng thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
- Xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ
Xuất khẩu có vai trò chủ yếu cho nhập khẩu công nghệ máy móc và những nguyên vật liệu cần thiết phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Hoạt động xuất khẩu kích thích các nghành kinh tế phát triển góp phần tăng tích luỹ vốn, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế, tạo việc làm cải thiện mức sống cho các tầng lớp nhân dân. ngoại tệ thu được từ xuất khẩu sẽ là nguồn vốn quan trọng để mua máy móc thiết bị công nghệ… phục vụ cho sản xuất. đồng thời đây cũng là nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào là điều kiện cần thiết để giúp cho quá trình ổn định nội tệ và chống lạm phát
- Xuất khẩu đóng vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển
Các nhà xuất khẩu muốn hoạt động xuất khẩu của mình đạt hiệu quả cao thì phải thúc đẩy xuất khẩu thông qua việc đáp ứng nhu cầu sản phẩm của thị trường. Tức là xuất khẩu những gì thị trường thế giới cần. Theo lí thuyết nhu cầu sau khi thoã mãn nhu cầu về vật chất thì con người hướng tới những nhu câù tinh thần tạo điều kịên cho nghành dịch vụ phát triển.
- Xuất khẩu có tác động tích cực tới hoạt động thúc đẩy sản xuất.
Các nghành sản xuất hàng xuất khẩu tạo điều kiện cho các nghành khác có cơ hội phát triển thuận lợi. Đó là kéo theo các ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành hàng xuất khẩu, kéo theo những ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ cho ngành đó hay phát triển các ngành phụ trợ hàng xuất khẩu
Xuất khẩu mở rộng thị trường tiêu thụ do đó sản xuất có thể phát triển ổn định
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước
Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kĩ thuật nhằm cảI tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo nguồn vốn và kĩ thuật công nghệ từ thế giơí bên ngoài vào đất nước nhằm hiện đại hoá đất nước để tạo ra một năng lực sản xuất mới.
Để hàng xuất khẩu cạnh tranh được về giá cả và chất lượng. Đòi hỏi chúng ta cần tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích ứng được với thay đổi của thị trường. Do đó xuất khẩu giúp cho các doanh nghiệp luôn phát triển
Xuất khẩu đòi hỏi cá doanh nghiệp luôn phải đổi mới và hoàn thiện công việc quản lí sản xuất và kinh doanh
- Xuất khẩu có tác động tích cực tới đến việc giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân
Xuất khẩu có tác động nhiều mặt đến đời sống của nhân dân. Khi sản xuất phát triển nhiều sản phẩm được xuất khẩu, qui mô sản xuất tăng lên, thu hút nhiều yếu tố đầu vào hơn trong đó có yếu tố lao động. người lao động có việc làm nên có thu nhập giảm được nghèo. Tập trung vào sản xuất nên giảm được các tệ nạn xã hội xảy ra.
Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày càng phong phú nhu cầu tiêu dùng của người dân. người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn đa dạng sản phẩm, tiếp cận những sản phẩm tốt chất lượng cao. đồng thời xuất khẩu tác động tích cực tới trình độ tay nghề của người sản xuất và thay đổi thói quen tiêu dùng.
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao địa vị kinh tế của quốc gia trên trường quốc tế
Quan hệ ngoại giao là cơ sở cho mọi hoạt động thương mại phát triển trong đó có xuất khẩu. Và khi các quan hệ thương mại đó phát triển trong đó có xuất khẩu. Và khi các quan hệ thương mại phát triển thì khi xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế gắn liền với nó là xuất xứ sản phẩm. Sản phẩm xuất khẩu ngày càng phát triển thì vị trí của các quốc gia đó trên thị trường quốc tế cũng được nâng lên. mỗi bước phát triển của sản phẩm xuất khẩu là một bước tăng cường địa vị kinh tế của quốc gia đó
Như vậy xuất khẩu có vai trò to lớn tới sự phát triển kinh tế xã hội góp phần ổn định chính trị của môtj quốc gia. Vì vậy các quốc gia cần phải thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá ra thị trường thế giới.
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu
4.1 Yếu tố kinh tế
Đây là một yếu tố quan trọng của hoạt động xuất khẩu. Muốn xuất khẩu được phải có người tiêu dùng hay sức mua. điều này kại phụ rhuộc vào chi phí sinh hoạt, thu nhập, tỷ lệ tiết kiệm của mỗi nước. Yếu tố căn bản được coi là kích thích thị trường tiềm năng đó là dân số. Hay so sánh GNP với tăng trưởng kinh tế. Từ đó dự đoán khả năng mở rộng thị trường của quốc gia đó. Tuỳ vào trình độ phát triển của mỗi quốc gia mà hoạt động xuất khẩu mạnh hay không, những nước mà nền kinh tế đáp ứng được ít nhu cầu của người dân thì cơ hội cho hoạt động xuất khẩu rất ít. Các quốc gia đang phát triển hay có nền kinh tế kém phát triển thì chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm thô sơ chưa qua tinh chế. Khi đất nước có nền công nghiệp phát triển thì cơ hội xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao. Do đó sẽ mang lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế.
4..2. MôI trường văn hoá - xã hội
Môi trường này hình thành căn bản các giá trị và tiêu chuẩn xác định mối quan hệ giữa con người với con người.
Đặc tính văn hoá ăn sâu vào tính cách của mỗi con người ngay từ hồi bế. Nó làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh quốc tế của các nhà kinh doanh.
Tính bền vững của giá trị văn hoá cốt lõi của người dân trong bất cứ xã hội nào cũng lưu giữ một số giá trị và niềm tin chúng mang tính bất di bất dịch khá cao. Nhà xuất khẩu phảI chon các sản phẩm thích nghi với họ và có sự phù hợp cao.
Các yếu tố văn hoá và các biến chuyển trong giá trị của văn hoá thứ cấp. Tuỳ theo mỗi nơi mà có thể theo những tôn giáo khác nhau. Trong cùng một quốc gia mà có những người nói những ngôn ngữ khác nhau thì ở đó cũng sẽ có nhiều nền văn hoá khác nhau, phong tục tập quán khác nhau, do đó văn hoá cốt lõi là rất bền vững nhưng tuỳ vào môI trường sống mà sẽ có sự chuyển biến văn hoá trong các cộng đồng dân cư, do đó sẽ hình thành một thói quen và nhu cầu tiêu dùng mới.
4.3. Môi trường chính trị luật pháp
Chính trị và luật pháp ảnh hưởng chặt chẽ tới lựa chọn thị trường và mặt hàng xuất khẩu. Nếu như một nước có tình hình chính trị ổn định hoạt động xuất khẩu được tiến hành một cách nhanh chóng. Do quá trình dao lưu buôn bán gặp nhiều thuận lợi. Mặt khác nếu một đất nước có chính trị không ổn định, thị trường xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn đồng thời quá trình lưu thông hàng hoá sẽ chậm. Do đó khi lựa chọn thị trưòng xuất khẩu nên chọn thị trường có chính trị ổn định.
Môi trường pháp lí có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu. điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu kĩ càng chính sách thương mại của các nước mà họ muốn xuất khẩu đến. Các yếu tố như định hướng phát triển kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu, các mặt hàng đang được nhà nước bảo hộ,… sau khi nghiên cứu các thông tin này các nhà doanh nghiệp sẽ định hướng cho mình được mặt hàng xuất khẩu. Thông thường để bảo hộ thị trường trong nước các doanh nghiệp thường dùng các rào cản thuế quan, các công cụ phi thuế quan và cac qui định về tiêu chuẩn kĩ thuật:
- Thuế quan:
Thuế quan là một loại thuế đánh vào hàng hoá và dịch vụ vận động qua biên giới hảI quan của một quốc gia hay vùng lãnh thổ hảI quan. Biên giới hải quan được hiểu là sự thể hiên quyền kiểm soát hàng hoá chính phủ do đó các hàng hoá phảI làm thủ rục hảI quan khi đI qua biên giới của một quốc gia. Thuế quan được biểu hiện ở biểu thuế quan với nhiều khoản mục khác nhau. Thuế quan có thể áp đặt bởi nước xuất khẩu và nước nhập khẩu
- Hàng rào thương mại phi thuế quan
+ Cấm nhập khẩu: cấm nhập khẩu là hàng rào phi thuế quan được áp dụng lên một số hàng hoá nhất định trong một khoảng thời gian xác định. Cấm nhập khẩu thường được áp dụng có thời hạn và thời hạn này được ghi rõ trong chính sách của chính phủ nhằm điều tiết hoạt động thương mại quốc tế.
+ Hạn ngạch nhập khẩu là lượng tính theo số lượng hoặc giá trị hàng hoá được phép nhập khẩu vào một quốc gia lãnh thổ trong một thời kì nhất định
+ hạn chế xuất khẩu tự nguyện: là hàng rào thương mại phi thuế quan mà các quốc gia xuất khẩu thoả thuận hạn chế xuất khẩu một số loại hàng hoá cụ thể sang một số thị trường cụ thể. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện có thể là chính thức hoặc không chính thức. Hạn ngạch của nó không nghiêm ngặt, mang tính chất linh hoạt cao. Tuỳ thuộc vào biến động của cung cầu trên thị trường cụ thể.
- Các hàng rào mang tính chất kĩ thuật và văn hoá
Các hàng rào mang tính chất kĩ thuật và văn hoá thực ra không phảI là một hàng rào thương mại, tác động của chúng vào những khía cạnh khác vào nền kinh tế còn quan trọng hơn tác động kinh tế nhưng nhiều khi lại được sử dụng như hàng rào thương mại quốc tế. Cách thức này có thể được chấp nhận trong thương mại quốc tế mặc dù nó cũng gây thiệt hại không chỉ cho các quốc gia xuất khẩu, nhập khẩu và cả thương mại toàn cầu. Sử dụng hàng rào thương mại mang tính chất kỹ thuật sẽ giảm thiểu được sự trả đũa của đối phương và tác động kinh tế của nó là khó đo lường và trong phạm vi hẹp.
4.4. Yếu tố cạnh tranh
Trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay trên thế giới. các doanh nghiệp ở các quốc gia trên thế giới có thể trao đổi buôn bán với nhau một cách tự do. đồng thời với việc cắt giảm các hàng rào thương mại thì ngày càng có thêm nhiều các doanh nghiệp trên thế giới tham gia vào hoạt động xuất khâu. Điều này cũng dẫn đến một điều đó là cạnh tranh trên thị trường thế giới ngày càng trở nên gay gắt. khi đó doanh nghịêp sẽ gặp khó khăn rất lớn trong hoạt động xuất khẩu. Nó đòi hỏi doanh nghiệp phảI nâng cao chất lượng sản phẩm, tuy nhiên phảI cắt giảm chi phí nhằm hạ giá thành của sản phẩm.
II CÂY CÀ PHÊ VAI TRÒ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở NƯỚC TA
1. Đặc điểm của giống cây cà phê
1.1. xuất xứ giống cây cà phê
Cây cà phê là một loại đồ uống màu đen có chứa chất caffein. Hạt cà phê được lấy từ hạt các loài cây thuộc họ cà phê. Người ta tin rằng tỉnh kaffa của ethiopiachính là vùng đất khởi nguyên của cây cà phê. Vào thế kỉ thứ 14 những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ êthiopia sang vùng A Rập. Nhưng tới tận giữa thế kỉ thứ 15 người ta mới biết rang hạt cà phê lên và sử dụng chúng. Vùng A Rập mới là nơi trồng cà phê độc quyền. Với sự bành trướng của đế quốc thổ nhĩ kì đồ uống này càng được ưa chuộng nhiều hơn. vào thế kỉ 17 cây cà phê được trồng phổ biến ở các thuộc địa của Hà Lan, đưa nước này thống trị ngành thương mại cà phê. Đến cuối thế kỉ 18 cây cà phê được trồng khắp xứ sở nhiệt đới chủ yếu do sự bành trướng thuộc địa của các nước châu âu. thực dân pháp đã đưa cây cà phê vào việt nam vào trồng ở vùng cao nguyên việt nam vào đầu thế kỉ 19. đây là vùng thích hợp cho sự phát triển của cây cà phê. Trong thời gian đó việt nam cũng là nước xuất khẩu một số lượng lớn cà phê
1.2. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây cà phê
Cà phê có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau trong đó đất bazan là một trong nhữnh loại đất lí tưởng để trồng cây cà phê, vì các đặc điểm sinh lí hoá tốt và tầng dày của các loại đất này. Cây cà phê thích hợp vùng đất có độ sâu là 70 cm trở lên có độ thoát nước tốt.
Không phảI vùng nào trên tráI đất cũng trồng được cà phê. Cây cà phê thích hợp với khí hậu mát và hơI lạnh. thích hợp nhất là nhiệt độ từ 5- 32 do đó cây cà phê thường trồng ở vùng núi cao từ 600- 2500m. lượng mua thích hợp đối với cây cà phê là 1300- 2000 m m.
Độ ẩm không khí trên 70% mới thích hợp cho sự phát triển của cây cà phê. Giai đoạn cà phê ra hoa thì độ ẩm càng cao càng tốt. Cây cà phê không thích ánh sáng trực tiếp tác động vào và gió mạnh do đó khi trồng cần có biện pháp che chắn thích hợp.
Do những điều kiện trên đây, nên cây cà phê của nước ta chủ yếu được trồng ở khu vực tây nguyên.
2, Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
2.1. về mặt xã hội
Sản xuất cà phê thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân xoá đói giảm nghèo cho một bộ phận tầng lớp dân cư .
Ngành cà phê việt nam mỗi năm thu hút khoảng 300 000 hộ gia đình với trên 600.000 lao động. Đặc biệt vào những tháng thu hoạch con số này có thể lên tới 700.000 – 800.000 lao động. Như vậy số lao động của ngành cà phê đã đạt tới 1,83% tổng lao động trên toần quốc nói chung và 2,83% tổng số lao động ngành nông nghiệp nói riêng
2.2. Về mặt kinh tế
Nước ta ngành cà phê đã đem lại một nguồn thu lớn giá trị xuất khẩu cà phê chiếm 10% kim ngạch hàng xuất khẩu hàng năm và kim ngạch xuất khẩu cà phê xếp vị trí cao trong danh mục hàng hoá xuất khẩu của việt nam. Giá trị xuất khẩu cà phê đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng cao của nền kinh tế việt nam trong những năm gần đây hơn nữa cà phê là một trong những mặt hàng nông sản mà doanh nghiệp việt nam có thể xâm nhập vào thị trường các nước phát triển như hoa kì, nhật bản,EU…
2.3. Về mặt môi trường
Việc qui hoạch trồng cây cà phê giúp cho việc cải thiện môI trường sống của người dân việt nam đặc biệt người dân đông nam bộ và vùng tây nguyên. ý thức bảo vệ cây trồng và môI trường sinh tháI của người dân được nâng cao. Tập quán du canh du cư đốt rừng làm rẫy đ ã được giảm mạnh.
3.Việt Nam có nhiều lợi thế về sản xuất và xuất khẩu cà phê
3.1 Lợi thế về đất đai và khí hậu
Diện tích đất nông nghiệp việt nam là tương đối tốt. Hỗu hết lớp đất canh tác dày, kết cấu đất tơi xốp, chất dinh dưỡng trong đất khá cao cho phép phát triển cây trồng đa dạng trong đó có cây cà phê. Loại đất phù hợp nhất cho cây cà phe phát triển là vùng đất đỏ bazan ở tây nguyên và vùng đông nam bộ, có chất mùn và tỉ lệ khoáng vật cao, tơi xốp dễ thoát nước. Sau đất đỏ bazan là đất vàng, đất xám và đất đen .. cũng rất thích hợp cho cây cà phê phát triển, loại đất này được phân bổ khắp toàn quốc. Chính vì vậy, chúng ta có điều kiện rất thuận lợi về đâts đai để giúp cây cà phê phát triển tốt
Về khí hậu, nước ta có vị trí trảI qua 15 vĩ độ, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao, bức xạ lớn.. thuộc vùng rất thích hợp để phát triển cây cà phê.
Môi trường sinh tháI của việt nam khá phù hợp cho việc phát triển cây cà phê. Điều kiện tự nhiên ưu đãi đối với vùng tây nguyên, nam trung bộ cho phép phát triển cây cà phê theo hướng chuyên môn hoá, thâm canh cao, tạo ra các vùng cà phê đảm bảo về số lượng và chất lượng sản phẩm, đủ để đảm bao cả xuất khẩu và tiêu dùng. Đồng thời sự phân bố đất đai dọc theo chiều dài của đất nước cho phép phát triển cây cà phê trong phạm vi rộng nên mặc dù mức thâm canh chưa cao nhưng năng suất đã đạt mức đáng kể
3.2. Lợi thế về lao động
Việt Nam là một nước với trên 75% lao động làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp. đây chính là lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của việt nam. Hàng năm số lao động này được bổ sung thêm 1 triệu người. Bên cạnh giảI quyết vấn đề sức ép về lao động thì chúng ta là một nước có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ được đánh giá là có chất lượng cao so với sự phát triển kém cỏi của nền nông nghiệp . lợi thế này đảm bảo cho xuất khẩu cà phê trong tương lai
4. Vai trò của cà phê trên thị trường thế giới
Đối với nhiều người cà phê không phải là một thức uống đơn thuần mà là một phần tất yếu của cuộc sống họ. Bên cạnh việc khi thưởng thức một li cà phê mùi thơm quyến rũ của cà phê làm cho con người thấy sảng khoái. Chất caffeine có trong thức uống được yêu thích này giúp cho cơ thể được tỉnh táo và chống được buồn ngủ do đó có hàng triệu người trên thế giới đã uống cà phê vào buổi sáng để có một ngày làm việc hiệu quả. Hiện nay trên thế giới có tới khoảng 6 tỉ người thì có đến tới 1 tỉ người uống cà phê, tỉ lệ tiêu thụ trung bình mỗi ngày trên thế giới là 1 tách rưỡi. Mĩ là nước tiêu thụ cà phê nhiều nhất trên thế giới, tỉ lệ này ở Mĩ là hơn 3,5 tách và có hơn 50% người Mĩ uống 2 tách mỗi ngày. Bên cạnh đó nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới ngày càng tăng cao. Trong 30 năm qua, mức tiêu thụ cà phê trên thế giới đã tăng lên 30 lần. Theo tổ chức cà phê thế giới lượng tiêu thụ cà phê thế giới dự đoán tăng 1,5% /năm phê là một loại nước uống cao cấp, nhu cầu đòi hỏi của ngươid tiêu dùng vẫn không ngừng tăng lên, chưa có sản phẩm nhân tạo được chấp nhận để thay thế cà phê, vì vậy việc trồng xuất khẩu nhập khẩu của loại hàng hoá này vẫn có ý nghĩa kinh tế lớn đối với nhiều nước. Vấn đề quan trọng là cần có nhận thức đầy đủ : sản phẩm cà phê đưa ra thị trường phải đảm bảo chất lượng.
Bên cạnh đó cây cà phê chủ yếu dược trồng ở những đất nước mà nền kinh tế còn đang phát triển. Gdp bình quân đầu người con thấp. Do đó hoạt động trồng và chế biến cà phê góp phần tạo công ăn việc làm cho những người lao động động đồng thời cũng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của những nứơc này
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
I. TINH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ THỜI GIAN QUA
1. Tổng quan về thị trường cà phê thế giới
1.1. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có trên 80 nước sản xuất cà phê(trồng, chế biến, và xuất khẩu) với tổng diện tích vào khoảng 11 triệu hecta. Tạo việc làm cho khoảng 20 triệu người. Về sản lượng cà phê đứng đầu thế giới hiện nay là Brazin, thứ 2 là việt nam. Nhìn chung các nước trồng cà phê trên thế giới chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu. tỉ lệ tiêu dùng nội địa ít. Số liệu nghiên cứu cho thấy khoảng 75% -80% sản lượng sản xuất ra được bán ra khỏi nước. Bảng sản lượng các nước xuất khẩu cà phê lớn của 20 nước có sản lượng cà phê lớn nhất trên thế giới. Sản lượng xuất khẩu của các nước này chiếm tới 88% tổng sản lượng của cà phê trên thế giới. Trong đó Brazil là nước có sản lượng cà phê đứng đầu chiếm tới hơn 30% tổng sản lượng của cà phê trên thế giới. Sản lượng của 3 nước đứng đầu là Brazil, Việt Nam và Côlômbia nhiều hơn tất cả các nước khác cộng lại.
Quốc gia
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Brasil
48.480
28.820
39.272
32.944
42512
33740
Việt Nam
11.555
15.230
13.844
11.000
18455
15950
Colombia
11.889
11.197
11.405
11.550
12789
12400
Indonesia
6.785
6.571
7.386
6.750
6650
7000
Ấn Độ
4.683
4.495
3.844
4.630
4750
4850
Mexico
4.000
4.550
3.407
4.200
4200
4350
Ethiopia
3.693
3.874
5.000
4.500
4636
5733
Guatemala
4.070
3.610
3.678
3.675
3950
4000
P7eru
2.900
2.616
3.355
2.750
4250
3190
Uganda
2.900
2.510
2.750
2.750
2600
2750
Honduras
2.497
2.968
2.575
2.990
3461
3500
Cụted’vore
3.145
2.689
1.750
2.500
2482
2350
Costa Rica
1.938
1.802
1.775
2.157
1570
1900
El Salvador
1.438
1.457
1.447
1.372
1372
1476
Ecuador
732
767
938
720
1172
950
Venezuela
869
786
701
820
804
870
Philippines
721
433
373
500
522
712
Tổng sản
Lượng
121.808
103.801
112.552
106.851
116175
105721
Đơn vị tính : Nghìn Bao (bao lớn = 60kg)
Bảng 1: Sản lượng các nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới
1.2. Về giá cà phê trên thị trường thế giới
Giá cà phê trên thị trường quốc tế thường xuyên dao động lớn, đặc biệt là trong những năm gần đây. Trước năm 1994, giá cà phê thế giới ở mức thấp, giá cà phê đó giảm từ mức 150,67 cent/pound ở năm 1980 xuống mức 50 cent/pound vào năm 1992. Tuy vậy, giá cà phê đó dần hồi phục vào nửa cuối năm 1993, và tăng nhanh đến mức 202 cent/pound vào tháng 12 năm 1994 mà nguyên nhân chính là do tỡnh hỡnh thời tiết bất lợi (sương muối) đó làm giảm sản lượng cà phê của Brazil - nước sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Những tháng đầu năm 1995, giá cà phê tiếp tục đứng ở mức cao, nhưng đến tháng 12 năm này đó giảm xuống cũn 90 cent/pound. Sau đó giá cà phê lại được khôi phục vào năm 1996 và đầu năm 1997 trước khi giảm xuống dần dần. Giá cà phê đó hoàn toàn sụp đổ tính từ tháng 3 năm 1998, có lúc đó giảm đến mức thấp nhất trong lịch sử của ngành cà phê thế giới trong những thập kỷ gần đây. Chẳng hạn năm 2002, giá cà phê bỡnh quõn trờn thị trường thế giới chỉ đạt 44,3 cent/pound, đặc biệt giá cà phê Robusta ở mức rất thấp (24,37 cent/pound). Bước sang năm 2003-2004, đặc biệt là những tháng đầu năm 2005 giá cà phê trên thị trường thế giới cú dấu hiệu phục hồi trở lại. Đến năm 2006 giá cà phê đã hoàn toàn được phục hồi trở lại. Từ cuối tháng 1 năm 2008 đến nay giá cà phê trê nthị trường cà phê thế giới đồng loạt tăng mạnh. Trên thị trường luân đôn giá cà phê tăng tăng 12,78% và tăng 41,36% so với cùng kì năm 2007. nguyên nhân của điều này là do trong niên vụ vưa rồi cà phê thế giới bị mất mùa do đó sản lượng giảm mạnh, đẩy giá cà phê lên cao.
1.3. Tình hình tiêu thụ cà phê trên thế giới
Tổng mức tiêu thụ cà phê toàn cầu đã tăng liên tục trong giai đoạn 1995, 1996 đến 1999, 2000 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,05%/năm. Trong đó tốc độ tăng của các nước nhập khẩu cà phê là 2,25%/năm trong thập niên 90; các nước xuất khẩu là 1,5% / năm. Theo báo cáo của CIO lượng cà phê tiêu thụ trong năm 2007 la 122 triệu bao, tăng 1,34% so với năm 2006. Tăng 3,4 % so với năm 2005
Mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người /năm dao động trong khoảng 4, 5 4,7kg. Trong đó Mỹ: 4, 1 4,2kg, các nước EU: 5,2 - 5,5kg (trong đó Phần Lan cao nhất: 11 kg, Đan Mạch và Thuỵ Điển trên 8kg và thấp nhất là Anh trên 2 kg); Nhật Bản khoảng._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12877.doc