Lời mở đầu
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội và trong quá trình hội nhập toàn cầu. Để tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động, tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước, Luật thuế GTGT được Quốc hội khóa XI nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 10/05/1997, Chính Phủ và các bộ, nghành có liên quan ban hành các nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư hướng dẫn thi hành luật. Sau hơn 5 năm thực
49 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1627 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Biện pháp phòng chống gian lận thuế giá trị gia tăng (VAT) của Doanh nghiệp sản xuất ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện, luật thuế GTGT đã đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng tích cực trên các mặt của đời sống kinh tế- xã hội như: khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu và đầu tư, thúc đẩy hạch toán kinh doanh của các doanh nghiệp tạo nguồn thu lớn và ổn định ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế , góp phần tăng cường quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và quản lý thuế nói riêng. Bên cạnh đó, mặc dù đã được sửa đổi bổ sung, nhưng do diễn biến mới trong hoạt động kinh tế mà luật thuế GTGT đã bộc lộ những khiếm khuyết và sơ hở. Một số đơn vị sản xuất kinh doanh và cá nhân đã lợi dụng để thực hiện hành vi gian lận thuế GTGT làm thất thoát lớn cho ngân sách Nhà nước. Vấn đề ở đây là phải nghiên cứu, phân tích và tìm ra các sơ hở, những mánh khóe, thủ đoạn tinh vi mà một số các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng lợi dụng gây thất thoát của Nhà nước hàng trăm tỷ đồng, để đưa ra biện pháp hợp lý đảm bảo việc thực thi luật thuế GTGT một cách nghiêm chỉnh, ngăn ngừa các hành vi gian lận thuế GTGT trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở nước ta trong những năm tới. Dựa vào thực tế trên và sau một quá trình nghiên cứu hoạt động của thuế GTGT đã tạo cho em ý tưởng chọn đề tài “Biện pháp phòng chống gian lận thuế GTGT của doanh nghiệp sản xuất ở nước ta”, kết cấu của đề án bao gồm những nội dung sau:
Chương I : Một số vấn đề cơ bản về thuế GTGT trong sản xuất kinh doanh .
Chương II : Thực trạng gian lận thuế GTGT của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Chương III : Một số biện pháp phòng chống gian lận thuế GTGT.
Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động của thuế GTGT ớ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây, em xin đưa ra một số biện pháp tiền đề để phòng chống gian lận thuế GTGT. Do trình độ còn hạn chế và thời gian có hạn nên đề án còn nhiều thiếu sót em rất mong sự giúp đỡ cuae thầy cô giáo cùng tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo Nguyễn Thanh Phong – Giảng viên bộ môn Kinh tế thương mại – Khoa Thương mại trường ĐHKTQD đã tạo nền tảng và nhiệt tình giúp em hoàn thành đề án này.
Chương I
Một số vấn đề về thuế giá trị gia tăng trong sản xuất kinh doanh
I. Đặc trưng và tác dụng của thuế GTGT
1. Đặc trưng của thuế GTGT
Thuế GTGT là thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng hàng hóa hoặc được cung ứng dịch vụ. Thuế này do người sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nộp cho Nhà nước nhưng thực chất người tiêu dùng là người chịu thuế. Doanh nghiệp đóng vai trò là người thu hộ thuế cho Nhà nước, họ đã cộng cả thuế gián thu phải nộp vào giá bán sản phẩm hoặc giá dịch vụ để người tiêu dùng trả nên họ phải nộp đầy đủ số thuế này vào ngân sách Nhà nước.
2. Tác dụng của thuế GTGT
a. Thuế GTGT là nguồn thu của Nhà nước
Thuế GTGT có thể tạo ra nguồn thu ngày càng tăng cho ngân sách Nhà nước, thông qua việc mở rộng và bao quát diện tích đánh thuế đối với mọi hoạt động nhập khẩu, sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
Mặt khác thuế GTGT bảo đảm việc thu tập trung phần lớn số thuế đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn, có khả năng hạn chế thất thu NSNN. Việc thu thuế và khấu trừ thuế dựa trên chứng từ, hóa đơn, tạo căn cứ pháp lý cho việc thu thuế ở khâu trước sẽ khắc phục ở khâu sau. Song dù sao cũng không thể xây dựng mức thuế suất quá cao, gây nhiều khó khăn cho các nhà doanh nghiệp, tác động không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng xấu tới NSNN.
Nếu việc nghiên cứu, xây dựng các mức thuế suất hợp lý, với tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo thuế GTGT sẽ mang tính khả thi , tạo được nguồn thu cho NSNN một cách tích cực, đồng thời góp phần thúc đầy phát triển sản xuất.
b. Thuế GTGT là công cụ quan trọng điều tiết các khâu sản xuất, lưu thông trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Gía cả lạm phát hình thành nên lưu thông, sản xuất nên chúng ta cần xem xét đến chúng. Thông thường giá cả và lạm phát tăng hay giảm do nhiều yếu tố tác động cả về kinh tế và xã hội. Trong cơ chế thị trường, quy luật cung cầu, quy luật giá trị cũng có tác động rất lớn đến giá cả lạm phát. Do đó nếu khẳng định việc ban hành một hệ thống thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng có tác động đến mức nào với giá cả lạm phát thường là khó chính xác.
Có người cho rằng việc ban hành thuế GTGT sẽ làm tăng giá cả và lạm phát. Tuy nhiên ở nhiều nước trong quá trình nghiên cứu ảnh hưởng của thuế GTGT đối với chúng, người ta đã đi đến kết luận là đến nay, chưa có căn cứ khoa học nào để khẳng định rằng bản thân thuế GTGT có thể gây lạm phát. Nếu có ảnh hưởng nào đó của thuế GTGT đến giá cả, thì những ảnh hưởng này chỉ có thể là một phần chứ không phải là tất cả. Để có kết luận trên, các nhà kinh tế thế giới đã tiến hành nghiên cứu bằng thực nghiệm những thay đổi chỉ số giá tiêu dùng, tín dụng và tiền lương của 35 nước trong vòng 2 năm, cả trước và sau ngày ban hành thuế GTGT. Kết quả cho thấy có 22 nước (63% số nước được nghiên cứu) gần như không có hoặc có rất ít ảnh hưởng của việc ban hành thuế GTGT đến chỉ số giá tiêu dùng. Có 8 nước có sự tăng giá là do bị ảnh hưởng đáng kể của thuế GTGT như Đan Mạch, Pháp, Niudilan, NaUy, Tây Ban Nha và Uruguay. Giá cả tăng còn do nhiều nguyên nhân như thay đổi các loại thuế khác, tăng lãi suất tín dụng, tiên lương, tình trạng cung cầu hàng hoá, khả năng quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế và tính độc quyền tâm lý của các tầng lớp dân cư trước những điều chỉnh về chính sách kinh tế –xã hội…
Về lý thuyết, thuế GTGT thuộc loại thuế gián thu,một yếu tố cấu thành trong giá. Vì vậy, việc ban hành thuế GTGT có liên quan và tác động trực tiếp đến giá cả là tất nhiên, không thể phủ nhận. Vấn đề cần được xem xét là trên thực tế, đối vối từng ngành nghề, từng loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ,cũng như trên toàn cục của nền kinh tế, việc ban hành thuế gián thu nói chung và thuế GTGT nói riêng có ảnh hưởng đến giá cả trong phạm vi hẹp hay rộng, đến khu vực sản xuất hoặc khu vực khác như thế nào,còn tuỳ thuộc vào kết cấu hệ thống thuế suất, nội dung và tổ chức thực hiện có phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội, với trình độ dân trí và khả năng đóng góp của các tầng lớp dân cư hay không? Nếu nhà nước không có biện pháp quản lý, kiểm tra giá cả để cho các cơ sở kinh doanh lợi dụng, vin vào lý do có thuế GTGT mới để tăng giá thì vô hình chung giá cả sẽ có tác động xấu.
Ngoài ra, cũng không loại trừ trường hợp một số Chinh phủ chủ trương kết hợp với việc ban hành thuế GTGT để tăng thu NSNN với hệ thống thuế suất cao thì mặc nhiên giá cả tăng lên. Nhưng những trường hợp trên đầu vì lý do khách quan, không thể kết luận là tự bản thân thuế GTGT gây ra.
Tình hình lạm phát ở từng nước xảy ra thường do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân khá quan trọng về sự phát triển chậm hay giảm sút về kinh tế do chính sách vĩ mô, điều hành của nhà nước do thu không đáp ứng nhu cầu chi, không cân đối được thu- chi ngân sách, do tác động của giá cả vì giá cả vừa là tác nhân, nhưng cũng vừa là hậu quả của sự lạm phát. Vì vậy, không thể xem xét, đánh giá tác động cụ thể của chính sách thuế GTGT một cách riêng rẽ, cách biệt. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng nếu việc cải cách chính sách thuế GTGT phù hợp với quy luật và sự phát triển kinh tế thị trường , sẽ có tác động tốt ngăn chặn hay hạn chế lạm phát . Ngược lại, nếu đưa mức thuế quá cao, hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, lạm phát ảnh hưởng đến quá trình lưu thông , sản xuất.
Vậy để điều tiết quá trình sản xuất lưu thông trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không thể là việc xem xét chính sách thuế GTGT một cách phiến diện, cục bộ mà phải được phân việc một cách khách quan, toàn diện, khoa học trong mối quan hệ hữu cơ với nhiều tiêu thức về kinh tế xã hội của đất nước và mối quan hệ với khu vực quốc tế trong từng thời kỳ nhất định.
II. Nội dung cơ bản của thuế GTGT đối với sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
1. Khái niệm
Căn cứ vào điều I, Chương I của luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 ngày 10/05/1997, thuế GTGT được khái niệm : “Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ra trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”.
2. Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế GTGT
- Căn cứ luật thuế GTGT số 07/2003/QH11 ngày 17/06/2003.
- Căn cứ nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế GTGT và luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật GTGT.
- Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP nêu trên.
Quy định đối tượng nộp thuế và chịu thuế như sau:
a. Đối tượng chịu thuế:
“Hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (gồm cả hàng hóa của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài) trừ các đối tượng quy định tại điều 4 của luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 ngày 10/05/1997 và các quy định bổ sung của các văn bản dưới luật trên”.
b. Đối tượng nộp thuế GTGT
Các cá nhân, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt nam, không phân biệt nghành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh ( gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu).
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp Nhà nước và hợp tác xã.
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam; các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh nước ngoài tại Việt Nam không thuộc hình thức theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng kinh doanh khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh.
3. Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế GTGT trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
a. Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất
Giá tính thuế GTGT được quy định cụ thể như sau:
a.1- Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh bán ra hoặc cung ứng cho đối tượng khác là giá bán chưa có thuế GTGT. Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doang được hưởng, trừ các khoản phụ thu, phí cơ sở kinh doanh phải nộp ngân sách Nhà nước. Thường là giá bán đã giảm ghi trên hóa đơn.
a.2- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cơ sở kinh doanh phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì phải tính thuế GTGT đầu ra. Giá tính thuế tính theo giá bán của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm. Đối với hàng hóa luân chuyển nội bộ như xuất hàng hóa để chuyển kho nội bộ, xuất hàng hóa vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh không phải tính nộp thuế GTGT.
a.3- Dịch vụ cho thuê tài sản như cho thuê nhà, văn phòng, xưởng, kho tàng, bến bãi, phương tiện vận chuyển máy móc thiết bị...
Giá để tính thuế GTGT là giá cho thuê chưa có thuế. Trường hợp cho thuê theo hình thức thu tiền thuê theo từng kỳ hoặc thu trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì thuế GTGT tính trên số tiền thu từng kỳ hoặc thu trước, bao gồm cả khoản thu dưới hình thức khác như thu tiền để hoàn thiện, sửa chữa, nâng cấp nhà cho thuê theo yêu cầu của bên thuê.
Giá cho thuê tài sản do các bên thỏa thuận được xác định theo hợp đồng. Trường hợp pháp luật có quy định về khung giá thuê thì giá thuê được xác định trong phạm vi khung giá quy định.
a.4- Đối với hàng hóa theo phương thức trả góp, giá tính thuế là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó (không bao gồm lãi trả góp), không tính theo số tiền trả góp từng kỳ.
Ví dụ: Công ty kinh doanh xe máy bán xe Honda loại 100cc, giá bán trả 1 lần chưa có thuế GTGT là 25,5 triệu đồng (trong đó lãi trả góp là 0,5 triệu đồng) thì giá tính thuế GTGT tính theo giá là 25 triệu đồng/1 chiếc.
a.5- Đối với gia công hàng hóa, giá tính thuế là giá gia công chưa có thuế GTGT bao gồm: tiền công, tiền nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và các khoản chi phí khác để gia công do bên nhận gia công phải chịu.
a.6- Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, dùng để trao đổi, biếu tặng hoặc để trả thay lương (trừ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyển mại, quảng cáo theo quy định tại nghị định số 32/1999/NĐ-CP ngày 5/9/1999 của Chính phủ về khuyến mại, quảng cáo thương mại, hội chợ triển lãm thương mại không phải tính thuế GTGT), giá tính thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm phát sinh các hoạt động này.
Ví dụ: Đơn vị A sản xuất quạt điện dùng 50 sản phẩm quạt để trao đổi với cơ sở lấy sắt thép, giá bán chưa có thuế là 400.000đ/chiếc thuế GTGT phải nộp tính trên số quạt xuất trao đổi là:
40.000đ/chiếc x50 chiếc x 10% =2.000.000đ
a.7- Đối với hàng hóa, dịch vụ khác là giá do Chính phủ quy định
Trường hợp đối tượng nộp thuế có doanh số mua, bán bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt nam theo tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh số để xác định giá tính thuế.
- Thuế suất thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có 4 mức thuế: 0%, 5%, 10%, 20%.
Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, kể cả hàng gia công xuất khẩu, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT xuất khẩu.
Mức thuế suất 5% đối với hàng hóa, dịch vụ:
+ Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
+ Phân bón, quặng để sản xuất và sinh hoạt.
+ Thiết bị và dụng cụ y tế, bông và băng vệ sinh y tế.
+ Thuốc chữa bệnh, phòng bện.
+ Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập.
+ Đồ chơi trẻ em, sách khoa học – kỹ thuật, sách văn học nghệ thuật, sách phục vụ thiếu nhi, sách pháp luật, trừ sách văn bản pháp luật quy định tại điều khoản B điều IV luật thuế GTGT.
+ Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chưa qua chế biến gồm cả con giống, cây trồng, hạt giống, trừ đối tượng quy định tại khoản 1 điều IV của luật thuế GTGT.
+ Lâm sản (trừ gỗ, măng) chưa gia qua chế biến, thực phẩm tươi sống.
+ Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá.
+ Bông sơ chế từ bông trồng ở trong nước.
+ Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho thực vật khác.
+ Dịch vụ khoa học, kỹ thuậ.
+ Dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Mức thuế suất 10% đối với hàng hóa, dịch vụ:
+ Dỗu mỏ, khí đốt, than đá, quặng và sản phẩm khai khoáng khác.
+ Điện, thương phẩm.
+ Sản phẩm điện tử, cơ khí, đồ điện.
+ Hóa chất, mỹ phẩm.
+ Sợi, vải, sản phẩm may mặc bằng giấy.
+ Đường, sữa, bánh kẹo, nước giải khát và các loại thực phẩm chế biến khác.
+ Sản phẩm gốm, sứ, thủy tinh, cao su, nhựa, gỗ và sản phẩm bằng gỗ, xi măng, gạch ngói và vật liệu xây dựng khác.
Mức thuế suất 20% đối với hàng hóa, dịch vụ:
+ Vàng, bạc, đá quý do cơ sở kinh doanh mua vào, bán ra.
+ Khách sạn, du lịch, ăn uống.
+ Xổ số kiến thiết và các loại hình xổ số khác.
+ Đại lý tàu biển.
+ Dịch vụ môi giới.
b. Phương pháp tính thuế GTGT
Thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp khấu trừ hoặc phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT:
- Phương pháp khấu trừ thuế:
Số thuế phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
Trong đó :
+ Thuế GTGT dầu ra = Giá tính thuế của x Thuế suất
hàng hóa, dịch vụ bán ra
+ Thuế GTGT đầu vào = Giá tính thuế của x Mức thuế suất
hàng hóa dịch vụ bán ra tương ứng
- Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT:
Số thuế phải nộp bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng.
Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT chỉ áp dụng đối với đối tượng sau:
+ Cá nhân sản xuất, kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hóa đơn, chứng từ để làm căn cứ theo phương pháp khấu trừ thuế.
+ Cơ sở kinh doanh mua bán vàng bạc, đá quý.
- Khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế GTGT đầu vào (gọi là thuế đầu vào) như sau:
Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ.
Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hóa dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
Thuế đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó.
Riêng đối với tài sản cố định, nếu có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế theo quy định của Chính phủ .
Trong trường hợp cơ sở sản xuất, chế biến mua hàng nông sản, lâm sản, thủy sản chưa qua chế biến của người sản xuất mà không có hóa đơn giá trị gia tăng thì được khấu trừ thuế đầu vào từ 1%-5% tính trên giá nông sản, lâm sản, thủy sản mua vào, tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại hàng hóa do Chính phủ quy định.
Việc khấu trừ thuế quy định tại điểm này không áp dụng đối với trường hợp xuất khẩu.
Căn cứ được xác định số thuế đầu vào được khấu trừ là:
Số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT khi mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu, đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn không ghi khoản thuế GTGT thì không được khấu trừ thuế.
Bảng kê hàng hóa mua vào theo mẫu của cơ quan thuế đối với loại hàng hóa quy định.
Hoá đơn, chứng từ :
+ Việc mua bán hàng hoá, dịch vụ đều phải có hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
+ Các cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ phải sử dụng hoá đơn GTGT và phải ghi đầy đủ đúng các yếu tố quy định, trong đó ghi rõ giá bán, khoản phụ thu, phí thu thêm, khoản thuế GTGT, giá thanh toán.
Trong trường hợp hoá đơn không ghi rõ khoản thuế GTGT thì thuế GTGT được xác định bằng giá thanh toán theo hoá đơn nhân với thuế suất thuế GTGT
+ Đối với các loại tem, vé được coi là chứng từ thanh toán đã in sẵn thì giá thanh toán tem, vé đó đã bao gồm thuế GTGT
III. Đánh giá chung về thuế GTGT
1. Ưu điểm:
- Tránh được hiện tượng đánh thuế chồng lên thuế, phù hợp với nền kinh tế sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường.
- Thuế GTGT thuộc loại thuế đánh vào người tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ nên có thể tạo nguồn thu lớn cho Ngân sách Nhà nước.
- Thuế GTGT là thuế gian thu bảo đảm cho mọi người có thể lựa chọn hàng hóa, quyết định tiêu dùng để chịu thuế cao hay thấp tuỳ thuộc vào túi tiền, sở thích của mình. Thuế tránh được mối quan hệ trực tiếp giữa người tiêu dùng là người chịu thuế với cơ quan thuế nên có phần dễ thu hơn thuế trực thu. Đồng thời, dễ điều chỉnh mức thuế tăng lên vì thuế gián thu nằm ẩn trong giá cả hàng hoá hoặc dịch vụ, người chịu thuế thường ít cảm nhận được ngay đầy gánh nặng của loại thuế này. Do vậy, cách phản ứng của dân về thuế gián thu cũng ít gay gắt hơn thuế trực thu. Về mặt quản lý, thuế GTGT không quan tâm đến các khoản chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp nên chi phí quản lý có phần thấp hơn thuế trực thu.
- Thuế được hoàn đối với hàng xuất khẩu nên có tác dụng giảm chi phí đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi trên trường quốc tế.
- Thuế GTGT kết hợp với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn đối với hàng nhập khẩu, có tác dụng tích cực bảo vệ sản xuất kinh doanh hàng nội địa.
- Tạo điều kiện thuận lợi trong việc chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao. Việc khấu trừ thuế GTGT được thực hiện căn cứ trên hóa đơn mua vào thúc đẩy người mua đòi hỏi người bán xuất hóa đơn, ghi doanh thu đúng với hoạt động mua bán, khắc phục được tình trạng thông đồng giữa người mua và người bán để trốn lậu thuế.
Nâng cao tính tự giác trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người nộp thuế. Thông thường, trong chế độ kê khai nộp thuế GTGT, cơ quan thuế tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh tự kiểm tra, tự tính thuế, tự kê khai, tự nộp thuế, tạo được tâm lý là cơ sở pháp lý cho đơn vị kinh doanh không phải hiệp thương, thỏa thuận về mức doanh thu, mức thuế với cơ quan thuế. Việc kiểm tra thuế GTGT cũng có mặt thuận lợi vì buộc người mua, người bán phải lập và lưu giữ chứng từ, hóa đơn đầy đủ nên việc thu thuế khá sát với thực tế hoạt động kinh doanh.
- Việc khấu trừ thuế đã nộp ở đầu vào còn có tác dụng khuyến khích hiện đại hóa, chuyên môn hóa sản xuất, tích cực đầu tư mua sắm trang thiết bị mới để hạ giá thành sản phẩm.
Nhìn chung, trong sắc thuế gián thu, thuế GTGT được coi là phương pháp thu thuế tiến bộ nhất hiện nay, được đánh giá có do đạt được các mục tiêu lớn của chính sách thuế (tạo được nguồng thu lớn cho NSNN, đơn giản......)
2. Nhược điểm
Chi phí về quản lý, thu thuế GTGT rất tốn kém. Để thực hiện tốt vấn đề này, công tác ghi chép hóa đơn, sổ sách kế toán của người nộp thuế phải rõ ràng, minh bạch . Trên thực tế, không phải tất cả các doanh nghiệp vừa lớn đều làm tốt công việc này. Nừu không theo dõi, quản lý tốt, dễ xảy ra tình trạng phải hoàn nhiều hơn là thu thuế.
Thuế GTGT có ít mức thuế suất nên người tiêu dùng có thu nhập cao hay thấp thường phải nộp thuế giống nhau, thuế mang tính lũy thoái. Tỷ lệ động viên qua thuế GTGT với người có thu nhập thấp lớn hơn người có thu nhập cao, thuế không bảo đảm yêu cầu công bằng trong chính sách động viên giữa người giàu và người nghèo.
- Giữa lý luận và thực tế, thuế GTGT cũng có những điểm chưa được nhất quán. Thuế GTGT đánh trên phần trị giá tăng thêm nhưng đối với một số nghành dịch vụ (như phục vụ, sửa chữa, chuyển giao công nghệ, dịch vụ, khoa học), cách đánh thuế và khấu trừ thuế GTGT như thế nào là hợp lý? Đối với tài sản cố định, mức khấu trừ thuế đã nộp ở đầu vào thế nào là thỏa đáng? Những vấn đề này là nội dung tranh luận trong nhiều cuộc hội thảo trên thế giới, nhưng đến nay ở nhiều nước vẫn có những quan điểm và cách xử lý khác nhau.
- Thuế GTGT có ưu điểm là tính trung lập rất cao nhưng cũng có nhược điểm là thiếu tính linh hoạt mềm dẻo.
Từ những nhược điểm trên, thuế GTGT đã bị phản ứng và không được chấp nhận một cách dễ dàng. Ví dụ, ở Nhật Bản, thuế GTGT đã thành đề tài tranh luận gay gắt trong quá trình nghiên cứu, thậm trí còn bị phê phán kịch liệt mặc dù đã có đề xuất ban hành từ năm 1955, nhưng cho đến năm 1988 mới được Quốc hội Nhật Bản thông qua. ở úc và Niudilân thuế GTGT cũng đã bị bác bỏ tại các cuộc tranh luận trong nhiều năm đầu thập kỷ 80. Đến nay, thuế GTGT vẫn còn gặp nhiều phản ứng của một số nước công nghiệp tiên tiến như Mỹ, úc.....Vấn đề nổi lên ở đây là tính lũy thoái của thuế GTGT. ở Mỹ, người ta đã tính thử với thuế suất đồng loạt là 10% thì người nghèo phải nộp thuế này đến 14,2%, còn người giàu chỉ nộp thuế 3-4% thu nhập .... Để khắc phục phần nào nhược điểm về tính lũy thoái của thuế GTGT, một số nước không đánh thuế hoặc đánh thuế với thuế suất thấp đối với mặt hàng dịch vụ thiết yếu cho đời sống nhân dân như lương thực, thực phẩm, thuốc thông thường, quần áo....
Chương II
Thực trạng gian lận thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
I. Tình hình thực hiện luật thuế GTGT ở nước ta
1. Những thành tựu đã đạt được
Qua 5 năm thực hiện các luật thuế GTGT mới đã đạt được những kết quả tích cực. Hệ thống chính sách thuế GTGT đã trở thành công cụ quản lý vĩ mô có hiệu lực của Nhà nước, góp phần ổn định và phát triển kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu được hưởng thuế suất 0% từng bước được thực hiện tốt cải cách thuể bước 2 bỏ thuế suất 20% thuế GTGT,mở rộng diện chịu thuế 0% góp phần ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích đầu tư (tăng dần qua các năm: năm 2000 là 145,333tỷ đồng, năm 2001là 163,543 tỷ đồng,năm 2002là 183,8 tỷ đồng, khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đảm bảo ổn định và tăng trưởng nguồn thu của Ngân sách Nhà nước. Thuế GTGT (sau khi trừ khoản tiền hoàn thuế vượt trên 11%) dự toán tăng 22,7% của năm 2003 so với năm 2002 ,năm 2003 chiếm 24% tổng thu NSNN , theo kết quả kiểm tra từ 1/1/1999 đến 30/10/2002 tổng thuế GTGT thu được thời gian này là 78,42 tỷ VNĐ. Nó đã đáp ứng được nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng của đất nước. Đã từng bước đơn giản, bình đẳng và công bằng xã hội. Thúc đẩy các cơ sở sản xuất kinh doanh tăng cường hạch toán kinh tế, củng cố công tác kế toán hóa đơn chứng từ, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế.
Qua tổng hợp và phân tích những khoản thu, sắc thuế GTGT đã chỉ ra việc giảm thu thực chất là nhằm khuyến khích sản xuất phát triển, tăng cường quản lý chống thất thu thuế, nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất tình trạng trốn tránh nghĩa vụ thuế. Do kinh tế phát triển, để chống thất thu tốt nên cải cách thủ tục hành thu. Đối tượng nộp thuế tự kê khai, tự trích và tự nộp thuế,tự chịu trách nhiệm trước cơ quan thuế nên quá trình thu thuế ngày càng gần với hình thức cơ quan thuế chỉ là người giám sát, không can thiệp khi việc nộp thuế diễn ra theo đúng quy định, đồng thời công tác thanh tra, kiểm tra thuế không tràn lan, dàn đều như trước, hạn chế được những tiêu cực xảy ra trong ngành thuế nên số thu vẫn tăng. Nổi bật là thu từ lệ phí trước bạ xe máy, ô tô được giảm 2 lần , nhưng số thu vẫn tăng, số người tự nguyện nộp thuế ngày một tăng. Nếu một chính sách thuế hợp lý, đúng đắn sẽ tăng thêm tính tự nguyện, tính tuân thủ pháp luật.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh như hiện nay, vốn đóng vai trò quan trọng đặc biệt . Hoàn thuế GTGT là hình thức trả lại vốn kinh doanh Nhà nước tạm giữ của doanh nghiệp nên có tác dụng to lớn trong việc giải quyết một số khó khăn về vốn cũng như khuyến khích đầu tư tăng năng lực sản xuất kinh doanh của DNSXKD .Hoàn thuế GTGT là một hoạt động quan trọng cấu thành nên luật thuế GTGT. Trong thời gian qua, tổng số thuế GTGT đã hoàn cho trường hợp số thuế GTGT đầu vào lớn hơn đầu ra, chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng số thuế GTGT đã hoàn. Riêng năm 2001, tổng số thuế GTGT đã hoàn cho trường hợp VAT đầu vào > VAT đầu ra ước tính gần 695 tỷ đồng. Việc hoàn thuế GTGT đã góp phần khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước. Trong gần 5 năm thực hiện luật thuế GTGT thì thấy việc hoàn thuế cho hàng hoá xuất khẩu chiếm gần 80% tổng số thuế được hoàn. Số hoàn thuế lớn chứng tỏ sản lượng hàng hoá sản xuất phục vụ cho mục đích xuất khẩu ngày một tăng chứng tỏ các đơn vị này làm ăn có lãi. Trong năm 1999 đã hoàn gần 2700 tỷ đồng, trong đó hoàn thuế cho hàng xuất khẩu chiếm 80%. VD: tại Hà Nội, tổng số thuế hoàn là 12,7 tỷ đồng , trong đó hoàn thuế cho hàng xuất khẩu là 84,9 tỷ đồng. Trong đó, nhiều mặt hàng đã được hoàn thuế đầu vào làm cho giá trị xuất khẩu của nhiều mặt hàng tăng lên đáng kể, điển hình như cao su tăng 37,5%,gạo tăng 21,4%, thuỷ sản 14,1%, dệt may 16%, kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đạt 14000 triệu USD tăng 26,7%, đến năm 2001,tiếp tục tăng thêm 4,5%. Kim ngạch xuất khẩu luôn tăng qua các năm sẽ giảm bớt được tình trạng nhập siêu tăng thu cho nền kinh tế cũng như giúp cho các sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với thị trường quốc tế. Về bản chất hoàn thuế là một biện pháp trợ giá gián tiếp của Chính Phủ, nhằm khuyến khích thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong nước theo xu thế hướng ngoại.
Nhìn lại chặng đường năm năm qua, có thể thấy luật thuế GTGT ra đời, nền kinh tế đã đạt được những thành tựu to lớn về khống chế lạm phát, tạo điều kiện cho giá cả tiêu dùng nhanh chóng di vào thế ổn định, tạo ra 1 trong những tiền đề không thể thiếu để nền kinh tế đạt được mức tăng trưởng về tốc độ tăng GDP năm 1999 là 4,77%; năm 2000 là 6,79 %; năm 2001 là 6,89 %; năm 2002 là 7,04 % dây là năm đàu tiên trong 6 năm qua đã đạt được mục tiêu đề ra, đây cũng là tốc độ tăng cao thứ 2 so với các nước và các vùng lãnh thổ trong khu vực Châu á Thái Bình Dương chỉ sau Trung Quốc, năm 2003 là 7,24% và mục tiêu của năm 2004 là 7,5 %. Nếu quan sát các số liệu thống kê về chỉ số giá tiêu dùng có thể thấy những thành tựu đạt được: Từ chỗ lạm phát phi mã của thập kỷ trước còn rơi rớt lại trong năm đầu thập kỷ (67%) chỉ số này chỉ còn dao động ở mức 5,2 -17,5 % ( năm 1992-1995), còn trong năm năm gần đây thì luôn ở mức một con số, thậm chí năm 2000 còn xuông mức âm (-0,6 %), năm 2001 là 0,8 % năm 2002 là 4 %, năm 2003 là 3 %. Sự biến động đó phản ánh thực trạng nền kinh tế nước ta từ chỗ còn thiếu hụt mọi thứ vào đầu thập kỷ đã nhanh chóng chuyển sang trạng thái cung đủ đáp ứng cầu. Qua đó ta nhận thấy được thuế GTGT phần nào điều tiết được lạm phát và giá cả cũng như lưu thông và sản xuất.
Trong công tác quản lý thuế GTGT, luật thuế đã khắc phục được rất nhiều khó khăn trong công tác hạch toán quản lý thuế. Nếu như thuế doanh thu gây ra những khó khăn, bất hợp lý vì bị đánh thuế nhiều lần đối với các doanh nghiệp dẫn đến hầu hết các doanh nghiệp đều tìm cách trốn thuế mà cơ quan thuế không thể kiểm soát được vì chỉ có hoá đơn đầu ra mà không xét đến hoá đơn đầu vào. Doanh số thu về của thuế cho ngân sách nhà nước từ năm 1999 đến tháng 10/2002 từ khi ra đời thuế GTGT tăng gấp 5 lần so với số thu từ năm 1995 đến 1998.
Qua đó có thể thấy rằng luật thuế GTGT ở nước ta đã từng bước dần đi vào cuộc sống, đáp ứng được các mục tiêu yêu cầu của nền kinh tế, xã hội, khẳng định tính đúng đắn của việc ban hành và áp dụng loại thuế này của nước ta trong thời gian qua.
2. Những hạn chế còn vướng mắc
Trước sự phát triển về kinh tế, xã hội và yêu cầu hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, luật thuế GTGT đã phát sinh nhưng hạn chế còn vướng mắc về vấn đề như phương pháp tính thuế, thuế suất, đối tượng chịu thuế, vấn đề hoàn thuế, vấn đề chứng từ, hóa đơn... và một trong những hậu quả lớn nhất phát sinh từ những tồn tại trên là việc làm thất thoát hàng trăm tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước do việc khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT gây ra. Công ty Đông Nam có thể coi là một trong những “điển hình” trốn thuế GTGT, buôn lậu. Vấn đề nghiêm trọng đến mức có ý._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35539.doc