Biện pháp phát triển kinh doanh nhập khẩu ở Công ty cổ phần dầu khí Sông Lam

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế thế giới là một thực thể thống nhất hữu cơ của hai bộ phận cơ bản đó là các chủ thể kinh tế quốc tế và các quan hệ kinh tế quốc tế. Sự hình thành, phát triển nền kinh tế thế giới ra đời trên cơ sở sự phát triển đến một trình độ nhất định không những của các nền kinh tế quốc gia mà quan trọng hơn là sự phát triển đáng kể của các quan hệ kinh tế quốc tế. Chính những quan hệ kinh tế quốc tế làm cho nền kinh tế các quốc gia liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau, tác động qu

doc62 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Biện pháp phát triển kinh doanh nhập khẩu ở Công ty cổ phần dầu khí Sông Lam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a lại và thúc đẩy lẫn nhau tạo nên tính thống nhất, tính chỉnh thể của nền kinh tế thế giới. Một trong những quan hệ kinh tế quốc tế quan trọng là hoạt động thương mại quốc tế. Sau 11 năm nỗ lực, cố gắng, ngày 7/11/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO – điều đó mang lại những cơ hội và thách thức mà các doanh nghiệp phải vượt qua. Các doanh nghiệp phải có những chiến lược phù hợp để thích nghi với môi trường kinh doanh mới, đáp ứng những đòi hỏi của cạnh tranh. Việc hội nhập WTO ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia. Sẽ có những cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập và mở rộng thị trường ở nước ngoài. Việc cắt giảm hàng rào thuế quan theo WTO và thực thi các thủ tục theo WTO thì nhập khẩu của Việt Nam sẽ gia tăng. Thực tế hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu của Việt Nam nói riêng trong hội nhập kinh tế quốc tế còn nhiều bất cập. Do đó khi thực tập ở công ty cổ phần dầu khí Sông Lam tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Biện pháp phát triển kinh doanh nhập khẩu ở công ty cổ phần dầu khí Sông Lam”. Đề tài nhằm giúp công ty đạt được kết quả cao hơn trong hoạt động nhập khẩu và hơn thế nữa là qua đó hoàn thiện kinh doanh nhập khẩu của Việt Nam để phù hợp với thời kỳ hội nhập mới. Tôi xin chân thành cảm ơn cô Dương Thị Ngân và các anh chị trong công ty cổ phần dầu khí Sông Lam đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập cũng như đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Ngoài phần mở đầu và kết luận thì kết cấu chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Công ty cổ phần dầu khí Sông Lam và thực trạng nhập khẩu Chương II: Đánh giá hoạt động nhập khẩu ở công ty cổ phần dầu khí Sông Lam Chương III: Định hướng phát triển nhập khẩu và giải pháp phát triển kinh doanh ở công ty cổ phần dầu khí Sông Lam Chương I Công ty cổ phần dầu khí Sông Lam và thực trạng tình hình nhập khẩu và kinh doanh 1.1. Khái quát về công ty cổ phần dầu khí Sông Lam 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam 1.1.1.1. Quá trình hình thành của công ty Công ty cổ phần dầu khí Sông Lam được thành lập vào đầu năm 2005 với mục tiêu trở thành một trong những nhà cung cấp thiết bị công nghiệp và kim loại có uy tín tại Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và chuyên môn cao, công ty cổ phần dầu khí Sông Lam sẽ trở thành một đối tác tin cậy trong các lĩnh vực sau: Thiết bị công nghiệp thuộc các ngành: Dầu khí, công nghiệp sản xuất, hàng hải - cảng biển, hệ thống điện và truyền tải điện. Công nghệ LPG (Liquefied Petroleum Gas) – khí gas hóa lỏng còn có thể được gọi là GPL, LP Gas hoặc AutoGas…Đó là tên gọi chung cho hỗn hợp Hydrocarbons (bao gồm Propan C3H8 và Butan C4H10) Thép silic (thép điện) bao gồm thép điện không định hướng (CRNGO) và thép định hướng (CRGO) Nhôm thỏi nguyên chất, nhôm thỏi billet, nhôm tấm chất lượng quốc tế Công ty hình thành và phát triển dựa trên quan điểm kinh doanh yêu cầu những mối quan hệ, niềm tin và thời gian để vun đắp. Công ty cổ phần dầu khí Sông Lam (Song Lam Petroleum SJC) – SLP tự hào đã thiết lập được mối quan hệ bền vững, hiệu quả và chữ tín đối với khách hàng. Hoạt động thương mại của SLP mang lại hiệu quả, sự thuận lợi cũng như tiết kiệm chi phí khi công ty có thể thỏa mãn những yêu cầu đa dạng từ phía khách hàng thông qua những nhà cung cấp có uy tín. SLP có một thuận lợi và độc đáo là đã liên kết được với nhiều nhà phân phối lớn từ Mỹ và Châu Á (Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản). Nhờ đó công ty có thể cung cấp các sản phẩm với giá thành cạnh tranh và ưu đãi. 1.1.1.2 Quá trình phát triển của công ty Được thành lập vào đầu năm 2005, công ty cổ phần dầu khí Sông Lam đã trải qua rất nhiều khó khăn, với sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong công ty, ban giám đốc cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các ban ngành thì trong những năm tiếp theo công ty dần đi vào ổn định, đào tạo và tuyển dụng thêm nhiều lao động để tăng cường phát triển hoạt động kinh doanh của công ty. Ban đầu hoạt động kinh doanh chính của công ty mới chỉ là nhập khẩu và phân phối các thiết bị công nghiệp phục vụ cho ngành dầu khí như: Thiết bị khoan và dụng cụ trong ngành khoan Thiết bị và hệ thống thủy lực Bơm và các hệ thống bơm Thiết bị dò gas Thiết bị đo lường thí nghiệm và các loại van Cáp các loại: cáp điện, cáp quang, cáp truyền tín hiệu Từ năm 2005 - 2008 là thời kỳ phát triển cao của công ty. Trong giai đoạn này để giải quyết khó khăn về thị trường tiêu thụ cũng như khó khăn về khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ năm 2007 và đỉnh điểm là năm 2008 làm cho thâm hụt thương mại gia tăng. Điều này dẫn tới hệ lụy là khả năng xuất nhập khẩu giảm mạnh, làm cho thâm hụt ngoại thương của Việt Nam tăng nhất là trong điều kiện nền Việt Nam đã rất mở với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã vượt quá 160% GDP. Tình hình chung ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của công ty trong những năm này, kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn và phải thu hẹp thị trường tiêu thụ của mình. Từ năm 2008 đến nay, công ty đã có nhiều bước nhảy vọt, khắc phục được tình trạng khó khăn chung và ngày càng khẳng định vị trí của mình trở thành một trong những doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh hàng nhập khẩu có hiệu quả trong tiến trình đi lên của đất nước. Điều đáng ghi nhận là công ty đã mở rộng thị trường đối tác nhập khẩu sang rất nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc… các mặt hàng nhập khẩu cũng ra tăng như nhập khẩu và phân phối thêm các sản phẩm như thép kỹ thuật điện, nhôm Billet, thỏi, tấm… 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam 1.1.2.1. Chức năng Công ty cổ phần dầu khí Sông Lam có chức năng: Thứ nhất: Chức năng chung Nhập khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu của doanh nghiệp. Nhờ có nhập khẩu mà tên tuổi của doanh nghiệp không chỉ được khách hàng tiêu thụ trong nước biết đến mà còn được các công ty, đối tác nước ngoài chú ý từ đó tạo tầm ảnh hưởng và giúp công ty tiếp cận với thị trường nước ngoài. Nhập khẩu và phân phối tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng dự trữ qua đó nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế bổ sung, nâng cấp máy móc và thiết bị của công ty phục vụ cho quá trình phát triển. Nhập khẩu phát huy tính năng động sáng tạo cho cán bộ xuất nhập khẩu của công ty cũng như các đơn vị tham gia, tích cực tìm tòi và phát triển các mặt hàng trong khả năng nhập khẩu vào các thị trường có khả năng tiêu thụ. Nhập khẩu đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh. Luôn có sự cạnh tranh do đó buộc công ty phải nâng cao chất lượng hàng nhập khẩu, phát triển dịch vụ, hạ giá thành từ đó tạo khả năng cạnh tranh cao để thích ứng với thị trường. Nhập khẩu giúp công ty thu hút được nhiều lao động và tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống cán bộ công nhân viên và tăng lợi nhuận cho công ty. Công ty có cơ hội mở rộng kinh doanh buôn bán với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Thứ 2: Chức năng đặc biệt gắn với các mặt hàng nhập khẩu của công ty: - Là một trong những nhà cung cấp thiết bị công nghiệp và kim loại có uy tín hàng đầu Việt Nam, công ty tổ chức lắp ráp và gia công, liên doanh, liên kết hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để tiêu thụ các mặt hàng như thiết bị công nghiệp và kim loại. - Trực tiếp nhập khẩu và phân phối các mặt hàng thiết bị công nghiệp và kim loại như công nghệ LPG, đặc biệt là các bộ chuyển đổi LPG, trạm nạp gas cho xe ô tô; thép silic (thép điện) bao gồm thép không định hướng (CRNGO) và thép điện định hướng (CRGO); nhôm thỏi nguyên chất, nhôm thỏi billet, nhôm tấm với chất lượng quốc tế… 1.1.2.2 Nhiệm vụ - Xây dựng các phương án kinh doanh nhập khẩu và các dịch vụ đi kèm theo kế hoạch và mục tiêu của công ty đã đề ra. - Lập các chiến lược kinh doanh để có một chiến lược kinh doanh hoàn hảo, có khả năng đối phó với các đối thủ cạnh tranh - Xây dựng các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho công ty. - Kinh doanh theo đúng pháp luật nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện đúng nghĩa vụ đối với nhà nước như nộp các loại thuế nhập khẩu cho nhà nước… - Thực hiện đúng mọi quy định đã ký kết trong hợp đồng kinh tế đã ký với các tổ chức trong và ngoài nước đúng thời gian, đúng tiến độ và hợp lý. 1.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam Công ty cổ phần dầu khí Sông Lam được hình thành trên cơ sở là vốn tự có, dưới sự góp vốn của các cổ đông. Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam gồm có hội đồng quản trị, ban giám đốc và ban điều hành. 1.1.3.1. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty, giám sát tổng giám đốc và các bộ phận quản lý khác. Hội đồng quản trị của công ty gồm 7 người, chịu trách nhiệm về sự phát triển của công ty theo các nhiệm vụ được giao, đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị và các thành viên. Quyền hạn và nhiệm vụ của hội đồng quản trị do pháp luật, điều lệ, nghị quyết của đại hội cổ đông và các quy chế nội bộ của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam quy định cụ thể. 1.1.3.2. Ban giám đốc Ban giám đốc của công ty đứng đầu là tổng giám đốc điều hành – do hội đồng quản trị bổ nhiệm và tiếp theo đó là các phó giám đốc. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, có quyền quyết định tất cả các vấn đề có liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Các phó giám đốc của công ty bao gồm có phó giám đốc phụ trách nhập khẩu, phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và phó giám đốc kinh doanh. Các phó giám đốc giúp việc tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về các nội dung công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được tổng giám đốc ủy quyền theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty 1.1.3.3. Các phòng ban Các phòng ban của công ty bao gồm: Phòng kế hoạch Phòng kế toán Phòng hành chính Phòng nhập khẩu Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh Phòng nhân sự Có thể khái quát bộ máy tổ chức và quản lý bộ máy của công ty theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam Hội đồng quản trị Tổng giám đốc PGĐ nhập khẩu PGĐ kinh doanh PGĐ kỹ thuật Phòng nhập khẩu Phòng kỹ thuật Phòng nhân sự Phòng hành chính Phòng kế hoạch Phòng kế toán Phòng kinh doanh Nguồn: Phòng nhân sự công ty cổ phần dầu khí Sông Lam Công ty cổ phần dầu khí Sông Lam gồm những cán bộ giàu kinh nghiệm, năng động, thực hiện quản lý theo mô hình tiên tiến, sử dụng công nghệ thông tin và công nghệ quản lý hiện đại. Với tổng nhân sự công ty gồm gần 100 nhân viên có trình độ từ cao đẳng trở lên thì công ty cổ phần dầu khí Sông Lam đã và đang dần dần đi vào ổn định hoạt động và ngày càng phát triển. 1.1.4. Điều kiện vật chất kỹ thuật của công ty Thời điểm đầu năm 2005, khi công ty cổ phần dầu khí Sông Lam mới đi vào hoạt động thì đã phải đứng trước rất nhiều khó khăn cả về vật chất, kỹ thuật và nhân sự. Đội ngũ cán bộ điều hành quản lý còn khá non trẻ và thiếu kinh nghiệm, cơ sở vật chất và trang thiết bị máy móc còn khá hạn chế. Trong thời gian đầu công ty chỉ nhập khẩu và phân phối một số lượng ít các thiết bị công nghiệp và kim loại, chỉ cung cấp cho một số ít các doanh nghiệp, thị trường tiêu thụ của công ty lúc đó còn rất nhỏ. Đến thời điểm hiện tại thì công ty đã khắc phục được rất nhiều khó khăn, thực hiện thường xuyên và liên tục các giải pháp phát triển nhân lực, vốn, về cơ sở vật chất, đầu tư công nghệ thiết bị tiên tiến để từng bước tạo tiền đề cho sự phát triển bến vững của công ty. So với các doanh nghiệp khác trong ngành thì công ty có hệ thống sang chiết và lưu trữ gas khá hiện đại cung cấp cho khách hàng các thiết bị công nghiệp và kim loại. Hệ thống các kho chứa LPG được kiểm định bởi các trung tâm kiểm định uy tín. 1.2. Hoạt động kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu ở công ty cổ phần dầu khí Sông Lam 1.2.1 Huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực cho phát triển kinh doanh Công ty cổ phần dầu khí Sông Lam là một trong các công ty hàng đầu của Việt Nam cung cấp giải pháp sử dụng LPG toàn diện cho khách hàng – đó chính là việc tư vấn sử dụng LPG như là một nhiên liệu thay thế động cơ xăng giúp thân thiện hơn với môi trường, tiết kiệm hơn và an toàn hơn với con người. Ngoài ra công ty còn cung cấp các sản phẩm khác phục vụ cho quá trình sản xuất và các nhu cầu khác của người tiêu dùng. Để làm được điều này thì công ty đã phải huy động và sử dụng rất hợp lý các nguồn lực như nguồn nhân lực và máy móc thiết bị kỹ thuật, huy động và sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả… Công ty sở hữu hệ thống kho chứa LPG lớn, liên hệ và ký kết hợp đồng vận chuyển LPG bằng đường biển và đường bộ, có thiết bị chiết nạp hiện đại, an toàn trong vận hành đã tạo ưu thế cho công ty về tính chủ động trong điều tiết nguồn hàng, dự trữ cần thiết cũng như đa dạng trong kinh doanh LPG, tiết kiệm chi phí, khai thác hết công suất tài sản hiện có do vậy nâng cao sức cạnh tranh. Ngoài ra công ty có đội ngũ cán bộ am hiểu lĩnh vực kinh doanh của công ty, có kiến thức và kinh nghiệm, năng động, yêu nghề, có ý thức phấn đấu, khát khao chiến thắng và có khả năng phối hợp làm việc theo nhóm tốt. Lãnh đạo của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam có nhiều năm kinh nghiệm trong kinh doanh, đã tạo dựng được rất nhiều uy tín tốt của công ty với các đối tác trong và ngoài nước như Petro Việt Nam, Petrolimex và các tập đoàn của Nhật Bản, Hàn Quốc… 1.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam Công ty cổ phần dầu khí Sông Lam đã đạt được nhiều thành tựu, khắc phục khó khăn do cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan và đến thời điểm này thì công ty thật sự đứng vững trên thương trường đầy cạnh tranh và đào thải như hiện nay. Vượt qua được tình trạng và khó khăn chung thì công ty cổ phần dầu khí Sông Lam đã không ngừng phát triển ổn định, tuy kim ngạch nhập khẩu có bị giảm đôi chút nhưng sau đó công ty đã đứng vững được và giờ đây đã trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh. Biểu đồ 1: Kim ngạch nhập khẩu của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam qua các năm Nguồn: Phòng kinh doanh công ty cổ phần dầu khí Sông Lam Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy được rằng tuy kim ngạch có bị giảm trong năm 2007 và 2008 do các nguyên nhân khách quan chung là khủng hoảng tài chính thế giới và do mới thành lập thì công ty không tránh khỏi những khó khăn nhưng nhìn chung đến năm 2009 kim ngạch nhập khẩu và phân phối của công ty đã đi vào ổn định, tạo lợi nhuận cho công ty và thu nhập cho nhân viên. Chương II Thực trạng hoạt động kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam 2.1 Đặc điểm các mặt hàng nhập khẩu của công ty 2.1.1 Thiết bị công nghiệp Với đội ngũ những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực dầu khí và các mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp hàng đầu về thiết bị như KS Flowcontrol, Thrane and Thrane, Parker, Maxseal, Velves, Thompson and Thompson, BW Technologies…công ty cổ phần dầu khí Sông Lam luôn tự tin rằng công ty có khả năng cung cấp được các thiết bị, dịch vụ với chất lượng tốt và giá thành cạnh tranh nhất. Những mặt hàng chủ yếu về thiết bị công nghiệp của công ty gồm: - Thiết bị khoan và dụng cụ trong ngành khoan. - Thiết bị báo cháy, thiết bị bảo vệ cá nhân và chữa cháy. - Thiết bị và hệ thống thủy lực. - Bơm và hệ thống bơm, bao gồm các hệ thống bơm áp lực thấp, bơm cao áp. - Cáp các loại: cáp điện, cáp quang, cáp truyền tín hiệu… - Thiết bị đo lường thí nghiệm và các loại van, tất cả các van từ van cửa đến van cầu, từ các loại điều khiển bằng tay đến tự động, từ loại được sản xuất hàng loạt đến loại sản xuất theo đặt hàng riêng của khách hàng. - Thiết bị dò gas (gas detector) - Thiết bị, dụng cụ cầm tay (Hand tools), từ hàng thông dụng đến các hãng nổi tiếng như Snap-on, Black Book,… - Thiết bị dùng trong Gara Ôtô - Tube, tube fitting, seal, hose, ring, gasket… and spare parts. - Phụ tùng thay thế: đây là một trong những điểm mạnh của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam so với các nhà cung cấp khác. Công ty có thể cung cấp hầu hết các phụ tùng thay thế từ các hãng nổi tiếng, các phụ tùng này được sản xuất trực tiếp từ hãng hoặc được sản xuất dưới sự ủy quyền của chính hãng. Hiện nay, công ty cổ phần dầu khí Sông Lam là đối tác chiến lược của Tập đoàn KS Enery tại Việt Nam. Ngoài ra, công ty cổ phần dầu khí Sông Lam còn là đối tác chiến lược cũng như là bạn hàng của nhiều nhà cung cấp trong và ngoài nước. Với phương châm hoạt động kinh doanh dựa trên uy tín và mối quan hệ hợp tác lâu dài, công ty hy vọng sẽ trở thành đối tác của khách hàng trong tương lai. 2.1.2 Công nghệ LPG LPG (Liquefied Petroleum Gas)– khí gas hóa lỏng, còn có thể được gọi là GPL, LP Gas, hoặc AutoGas..) là tên gọi chung cho hỗn hợp Hydrocarbons (bao gồm Propan (C3H8), và Butan (C4H10). Khi được nén với áp suất khoảng 800kPa (tương đương với 120psi) chúng sẽ chuyển trạng thái từ dạng khí sang lỏng. LPG không màu, không mùi và nặng hơn không khí. Một hóa chất sulphur (ethyl mercaptan) được thêm vào để tạo cho LPG có mùi như cải bắp xay, như vậy sẽ dễ phát hiện ra sự dò gỉ của khí dù với một lượng rất nhỏ. LPG cháy trong không khí và có đặc tính năng lượng giống như xăng, do vậy nó là một nhiên liệu tuyệt vời có thể thay thế xăng dầu trong vận tải. Những ưu điểm của việc sử dụng LPG Khi lái một chiếc xe chạy LPG không những tiết kiệm được phần nhiều chi phí mà lại có ích cho môi trường. Dưới đây là những lý do vì sao nên chọn nhiên liệu LPG: • Tiết kiệm hơn: Chi phí khi sử dụng LPG có thể giảm tới 30% khi so với việc sử dụng xăng, dầu diesel trên tổng quãng đường đi. Đây là một con số không hề nhỏ khi hiện nay giá nhiên liệu ngày càng đắt đỏ, tiết kiệm nhiên liệu trở thành một trong những tiêu chí hàng đầu trong việc chọn xe. • Sạch hơn đối với môi trường: Sạch hơn, hiệu quả hơn với sự bốc cháy của nhiên liệu 102+RON, lượng khí gây hiệu ứng nhà kính ít nhất so với các loại nhiên liệu khác. Lượng khí thải có nồng độ Dioxide Sulphur thấp – SO2, đây là loại khí chủ yếu gây ra hiện tượng mưa axit. Ảnh hưởng ít tới đất và nước trong trường hợp bị tràn ra ngoài môi trường. Giảm 20% khí phá hủy ozone, 10 - 15% khí gây hiệu ứng nhà kính và giảm tới 80% các khí độc hại. • An toàn hơn với con người: LGP an toàn hơn so với diesel rất nhiều. Những khói đen phát ra từ ống khói của máy chạy diesel rất bẩn, có thể gây bệnh tật cho con người. Nhưng khi sử dụng LPG sẽ giảm được tới 90% những hạt khói bụi bẩn này. LPG cũng an toàn hơn rất nhiều trong quá trình nạp nhiên liệu. Khi nạp nhiên liệu xăng hoặc diesel thì có thể hít phải lượng hóa chất phát tán ra không khí. Trái lại, quá trình nạp nhiên liệu LPG là một quá trình kín hoàn toàn. Việc sử dụng LPG có thể làm tăng tuổi thọ của động cơ và giảm độ ồn (nhất là khi so sánh với động cơ diesel). Công ty cổ phần dầu khí Sông Lam cung cấp giải pháp LPG toàn diện cho khách hàng Công ty rất tự hào về khả năng cung cấp giải pháp sử dụng LPG toàn diện cho khách hàng bao gồm: - Tư vấn chuyên nghiệp về việc sử dụng LPG như là một nhiên liệu thay thế động cơ xăng. - Khả năng thiết kế cho xe dùng bộ chuyển đổi LPG bao gồm: thiết kế đường gas, tính toán trọng lực, khung xe, hàn gắn và gia cố...cho từng loại xe như: Elantra, Gentra, Vios, Corolla Altis… - Cung cấp thiết bị LPG kit đầy đủ, hoặc thành phần với số lượng lớn theo yêu cầu chi tiết của khách hàng. Do công ty là nhà phân phối của các nhà cung cấp thiết bị chính hãng từ Hàn Quốc và Australia. - Khả năng tư vấn, cung cấp thiết bị, xây lắp các trạm nạp gas dùng cho LPG. - Bảo hành chính hãng và dài hạn. Công ty cổ phần dầu khí Sông Lam cam kết những sản phẩm do công ty cung cấp đều tuân theo những tiêu chuẩn an toàn quốc tế, cũng như được phê chuẩn bởi các quốc gia như Hàn Quốc và Australia. 2.1.3 Thép kỹ thuật điện Công ty cổ phần dầu khí Sông Lam hoạt động như một đại lý phân phối cho các nhà cung cấp nước ngoài. Công ty có thể cung cấp nhiều chủng loại thép điện (Silicon Steel/Electrical Steel) với mức giá ưu đãi nhất dành cho khách hàng. a. Thép điện không định hướng Xuất xứ: Taiwan Nhà sản xuất: China Steel Corporation (TW) Độ dày: 0.35MM, 0.5MM Khổ rộng: 1200MM cho nguyên cuộn Mác thép: 50CS1300, 50CS800, 50CS600, 50CS470 … b. Thép điện định hướng Xuất xứ: Russia Chất lượng: Prime / Prime over-rolled / Secondary Độ dày: 0.23MM, 0.27MM, 0.35MM Mác thép: 3407, 3408, 3409, 3410 2.1.4 Nhôm billet, nhôm thỏi, nhôm tấm Công ty SLP là một công ty trong những công ty cung cấp mặt hàng nhôm có uy tín. Công ty là đại đại lý chính thức của nhiều nhà cung cấp nước ngoài. Hiện nay công ty đang cung cấp nguyên liệu nhôm cho các nhà máy sản xuất và đơn vị thương mại với các chủng loại sau: a. Nhôm Billet Grade: 6063, Homogenized, without Homogenized. Xuất xứ:Đài Loan Chất lượng: Prime Hàm lượng: Si 0.2-0.6%, max Fe 0.28%, Cu 0.10%, Mn .10%, Mg 0.45-0.9%, Cr 0.10%, Zn 0.10%, Ti 0.10%, tạp chất riêng lẻ 0.05%, tạp chất tổng cộng 0.15%. Al % còn lại. b. Nhôm thỏi Loại: A7 Xuất xứ: Đài Loan Chất lượng: Prime Hàm lượng: max Fe0.16%, max Si 0.085%. Hợp chất khác: rất nhỏ. c. Nhôm tấm Loại: A7, A8 Xuất xứ: Trung Quốc, Đài Loan Hàm lượng:  • Nhôm A7: Al 99.7%, max Fe 0.12%, Si 0.06%, max Cu 0.005%, Ga 0.02%, MgO 0.003%.  • Nhôm A8: Al 99.85%, max Fe 0.12%, Si 0.06%, max Cu 0.005%,Ga 0.02%, MgO 0.003%. 2.2 Tổ chức nghiệp vụ nhập khẩu các mặt hàng của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam 2.2.1 Nghiên cứu và lựa chọn thị trường nhập khẩu Trong marketing hiện đại thì mọi quyết định đều bắt nguồn từ yêu cầu của thị trường nên có thể nói nghiên cứu thị trường là động tác đầu tiên trong quy trình marketing. Nghiên cứu thị trường là một nghiệp vụ vô cùng quan trọng vì nếu công tác nghiên cứu thị trường được làm tốt thì nó cung cấp đầy đủ thông tin chính xác để giúp người làm marketing đưa ra một chiến lược phù hợp và do đó mang lại hiệu quả cao. Ngược lại nếu công tác nghiên cứu thị trường thu thập những thông tin không chính xác thì sẽ không phản ánh đúng tình hình thị trường và do đó không dựa trên cơ sở thông tin vững chắc nên quyết định được đưa ra sẽ không sát với thực tế dẫn đến hoạt động marketing không hiệu quả và lãng phí nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp Việt Nam đôi khi do không đánh giá được tầm quan trọng của nghiên cứu thị trường đã không chú tâm đúng mực đến công tác nghiên cứu thị trường trước khi tung ra một sản phẩm mới hay nhập khẩu một mặt hàng nào đó, kết quả là họ đã phải trả giá đắt khi vấp phải những trở ngại khó có thể vượt qua trong quá trình triển khai xâm nhập thị trường. Điều cơ bản nhất quyết định sự thành công của một sản phẩm là sự chấp nhận của người mua sản phẩm hoặc sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ. Làm thế nào để biết được khách hàng thích hay không thích, chấp nhận hay không chấp nhận? Chỉ có cách duy nhất, chính xác nhất đó là tiến hành nghiên cứu thị trường. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì kỹ thuật nghiên cứu thị trường ngày càng được phát triển tinh vi hơn và người ta tranh thủ mọi cơ hội để xâm nhập thị trường và khách hàng. Sở dĩ nghiên cứu thị trường quan trọng bởi vì: Thông tin là chìa khóa để am hiểu thị trường Cần phải hiểu thị trường hơn đối thủ cạnh tranh Cần phải dự báo được những sự thay đổi của thị trường và nhu cầu của khách hàng Biết làm thế nào để ứng phó với những sự thay đổi đó Cần có phương pháp hệ thống hóa việc thu thập, phân tích và xử lý thông tin thị trường. Nắm bắt được điều đó công ty cổ phần dầu khí Sông Lam đã tiến hành nghiên cứu thị trường để tìm ra đường lối kinh doanh phù hợp với tình hình thị trường. Công tác nghiên cứu thị trường của công ty bao gồm: a. Nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu Công ty đã tiến hành nghiên cứu thị trường và nhập đúng chủng loại mà thị trường trong nước đang cần, căn cứ vào nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước về các thiết bị công nghiệp như thiết bị công nghiệp thuộc các ngành dầu khí, công nghiệp sản xuất, hàng hải – cảng biển, hệ thống điện và truyền tải điện, công nghệ LPG, thép silic, nhôm thỏi nguyên chất, nhôm billet, nhôm tấm với chất lượng quốc tế…Ngoài ra công ty cũng xem xét nghiên cứu về tỷ suất ngoại tệ các mặt hàng, do nhập khẩu nên công ty phải lựa chọn tỷ suất ngoại tệ của các mặt hàng đó sao cho tỷ suất ngoại tệ đó (VND/USD) lớn hơn tỷ giá hối đoái trên thị trường nhập khẩu để nhập khẩu có hiệu quả. Ngoài ra thì công ty cũng chú ý xem xét đến sự biến động của giá cả thị trường, khả năng thương lượng với các nhà cung cấp các mặt hàng nhập khẩu của công ty và các doanh nghiệp, cá nhân tiêu thụ trong nước sao cho đạt hiệu quả cao nhất. b. Nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng Công ty cổ phần dầu khí Sông Lam đã tiến hành nghiên cứu dung lượng thị trường tức là nghiên cứu hàng hóa được giao dịch trên thị trường tiềm năng của Việt Nam qua các năm, qua đó công ty đã xác định nhu cầu thật của khách hàng và khả năng cung cấp của nhà sản xuất. c. Lựa chọn đối tượng giao dịch Công ty đã tiến hành lựa chọn thị trường nhập khẩu và thị trường tiêu thụ. Đối với việc lựa chọn thị trường nhập khẩu thì công ty đã tiến hành nghiên cứu tình hình sản xuất của các đối tác như Nhật Bản, Hàn Quốc… về khả năng và chất lượng hàng nhập khẩu, chính sách và tập quán thương mại của nước đó. Việc lựa chọn khách hàng tiềm năng dựa trên sự uy tín của khách hàng đó trên thị trường, mối quan hệ của các khách hàng đó… từ đó tiến hành giao dịch. d. Nghiên cứu giá các hàng hóa nhập khẩu Công ty đã tiến hành nghiên cứu mức giá ở từng thời điểm trên thị trường, xu hướng biến động và các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả. Nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến giá cả như các nhân tố về cạnh tranh, nhân tố về cung cầu, nhân tố thời vụ, lạm phát, các chính sách của nhà nước và tình hình chính trị xã hội…Công ty còn tiến hành khảo sát giá nhập khẩu từ các thị trường khác, cước phí vận tải và tổng chi phí sau khi đã cộng các chi phí có liên quan liệu có phù hợp với thị trường trong nước hay không. Sau khi tiến hành nghiên cứu thị trường công ty đã lựa chọn cho mình được thị trường trọng điểm và lựa chọn mặt hàng nhập khẩu có hiệu quả nhất để đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận. Việc công ty cổ phần dầu khí Sông Lam nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu bao gồm lựa chọn thị trường để công ty nhập khẩu hàng hóa về và thị trường để công ty phân phối hàng hóa đó trong nước được nghiên cứu và tìm hiểu một cách kỹ lưỡng, phù hợp với thị trường. Qua nghiên cứu thì công ty đã lựa chọn được một số thị trường mục tiêu để nhập khẩu các mặt hàng của mình. Việc lựa chọn thị trường nhập khẩu có một vai trò rất quan trọng với sự phát triển hoạt động nhập khẩu của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam nói riêng và các công ty nhập khẩu nói chung. Sự hiệu quả và lợi nhuận của công ty phụ thuộc rất lớn vào thị trường nhập khẩu. Công ty đã mở rộng sang rất nhiều các thị trường nhập khẩu khác nhau, trở thành bạn hàng của rất nhiều đối tác lớn trên thế giới. Các thị trường lớn của công ty bao gồm có Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan…Bảng thống kê dưới đây chỉ rõ thị trường nhập khẩu của công ty và thị phần của các thị trường đó trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Trong 5 năm từ năm bắt đầu thành lập năm 2005 đến 2010 thì công ty đã có quan hệ tốt với nhiều thị trường trên thế giới, tuy nhiêu tỷ trọng này không đồng đều. Ta có thể thống kê tỷ trọng thị trường nhập khẩu của công ty qua bảng sau: Thị trường Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị (USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (USD) Tỷ lệ (%) Nga 546.160 32,10 968.289 37,33 563.861 23,54 534.290 26,45 959.978 36,48 Hàn Quốc 397.823 23,38 548.982 21,16 643.987 26,89 295.965 14,65 396.945 15,08 Đài Loan 103.600 6,08 239.985 09,25 275.913 11,52 157.159 07,78 398.954 15,16 Trung Quốc 172.675 10,14 295.498 11,39 385.289 16,09 487.293 24,12 170.203 06,46 Nhật Bản 78.000 4,58 108.113 04,16 189.29 07,90 149.247 07,38 123.376 04,68 Australia 235.000 13,81 234.456 09,03 156.368 06,53 235.981 11,68 389.245 14,79 Singapore 168.000 9,87 198.293 07,64 179.874 07,51 159.987 07,92 192.135 07,30 Tổng cộng 1.701.258 100 2.593.616 100 2.394.582 100 2.019.922 100 2.630.836 100 Bảng 1: Giá trị và tỷ lệ nhập khẩu theo thị trường của công ty giai đoạn 2005 - 2009 Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần dầu khí Sông Lam Qua bảng thống kê thị trường nhập khẩu của công ty ta có thể thấy được thị trường nhập khẩu của công ty rất đa dạng, chủ yếu là Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc…Trong các thị trường đó thì nổi lên là thị trường Nga, đó là thị trường cung cấp nguyên liệu LPG, máy móc thiết bị công nghiệp, thép kỹ thuật…chính cho công ty. Ta có thể thấy rằng thời gian trở lại đây thì tỷ trọng nhập khẩu các mặt hàng của công ty tăng lên và công ty đã ngày càng tạo dựng được uy tín với các đối tác làm ăn, điều đó giúp công ty ngày càng phát triển hoạt động nhập khẩu phân phối cho nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và từ đó tạo lợi nhuận ngày càng lớn cho công ty. Cùng với việc mở rộng danh mục hàng hóa nhập khẩu thì công ty đã chú trọng phát triển và mở rộng thị trường nước nhập khẩu ra nhiều nước trên thế giới, bạn hàng chủ yếu của công ty là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Australia…Phân tích giá trị và tỷ lệ của các nước mà công ty cổ phần dầu khí Sông Lam nhập khẩu thì ta thấy rằng chủ yếu là các nước Châu Á. Điều này rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa nhập khẩu, hơn nữa giá nhập khẩu cũng như các chi phí đi kèm theo sẽ giảm tương ứng theo mà chất lượng thì không thua kém so với hàng nhập khẩu từ những thị trường khác. Hiện nay thì công ty vẫn đang trong giai đoạn tìm kiếm các mặt hàng nhập khẩu phù hợp vời nhu cầu trong nước, góp phần nâng cao lợi nhuận và đa dạng hóa kinh doanh cho công ty, mở rộng quan hệ với các thị trường lớn trên thế giới góp phần nâng cao vị thế của công ty nói riêng và của Việt Nam nói chung trên trường q._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25532.doc