Lời mở đầu:
Giai đoạn hiện nay là giai đoạn của sự phát triển không ngừng, giai đoạn của nền kinh tế tri thức, giai đoạn của công nghệ thông tin trong đó mọi công việc đều được thực hiện bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại. ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào người ta đều nhận thấy sự thay đổi tưởng chừng như không bao giờ có của con người. Họ không chỉ làm chủ chính mình, làm chủ tự nhiên mà giờ đây họ còn làm chủ cả vũ trụ bao la và bí ẩn nữa. Họ giải phóng cho mình bằng cách chế tạo ra các máy móc h
66 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch Sản xuất kinh doanh ở Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện đại phục vụ quá trình sản xuất, phục vụ quá trình liên lạc góp phần xoá bỏ khoảng cách của không gian và thời gian. Điều đó dẫn đến quy luật tất yếu là mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại được trong xã hội đó phải không ngừng tự thay đổi mình, nỗ lực cho sự phát triển của đất nước mình để không bị đào thải, không bị tụt hậu trên con đường hội nhập vào nền kinh tế chung của nhân loại. Với dân tộc Việt Nam, ý thức được vai trò quan trọng của vấn đề đó, Đảng và nhà nước ta đã có những thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường là một minh chứng cụ thể cho điều đó. Cùng với sự chuyển dịch đó là quá trình chuyển từ cơ chế kế hoạch tập chung sang cơ chế kế hoạch hướng theo thị trường.
Trực thuộc Tổng Công Ty Bưu Chính viễn Thông Việt Nam, Nhà máy Thiết bị Bưu Điện nói riêng và toàn ngành bưu điện nói chung đều nỗ lực hết sức cho sự thay đổi đó. Nhà Máy luôn coi trọng công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Với nhà máy đó là bước khởi đầu cho mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Sau quá trình học tập lâu dài tại trường Kinh tế Quốc Dân, sau quá trình nghiên cứu thực tế tại nhà máy Thiết Bị Bưu Điện tôi quyết định đi sâu nghiên cứu vấn đề này và chọn nó làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Đề tài cụ thể mà tôi lựa chọn:” Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ở nhà máy Thiết Bị Bưu Điện”. Từ đó phần nghiên cứu của tôi bao gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện
Chương 2: Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ở nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.
Tuy đã rất cố gắng song với sự hiểu biết còn khiêm tốn của một sinh viên đại học chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện. Bởi vậy tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô, bạn bè và những người quan tâm đến vấn đề này để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Trong quá trình làm đề tài này tôi đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của ban giám đốc, cán bộ trong nhà máy Thiết Bị Bưu Điện, cùng với sự giúp đỡ tận tình các thầy cô giáo trong trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Bởi vậy qua đây cho phép tôi được gửi lời cám ơn đến tất cả mọi người đặc biệt là giáo viên hướng dẫn của tôi: Giảng viên trường đại học Kinh Tế Quốc Dân: TS Ngô Kim Thanh người đã hướng dẫn tôi từ khi bắt đầu đề tài này cho đến khi kết thúc hoàn thành nó.
chương 1: Giới thiệu tổng quan về nhà máy Thiết Bị Bưu Điện
1.GIớI thIệu tổng quan về Nhà Máy ThIết Bị Bưu ĐIện
1.1Quá trình hình thành và phát triển của Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện
Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công Ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam được thành lập từ năm 1954 với tên gọi ban đầu là: Nhà Máy Thiết Bị Truyền Thanh, có nhiệm vụ sản xuất và lắp rắp các sản phẩm cho ngành Bưu Điện và dân dụng. Trong giai đoạn này sản phẩm chủ yếu của nhà máy bao gồm: loa truyền thanh, điện từ nam châm và một số thiết bị thô sơ khác.
Đến năm 1967, do yêu cầu phát triển của đất nước, Tổng cục Bưu Điện đã tách Nhà Máy Thiết Bị Truyền Thanh ra làm 4 nhà máy trực thuộc: Nhà máy 1, nhà máy 2, nhà máy 3 và nhà máy 4.
Đến đầu những năm 1970, khi đất nước hoàn toàn được giải phóng và thống nhất. Lúc này kỹ thuật thông tin phát triển mạnh đòi hỏi ngành Bưu Điện phải có chiến lược đầu tư theo chiều sâu, nâng cao mạng thông tin phục vụ sự thích ứng của nhà máy trong cung cấp sản phẩm và hoạt động. Trước tình hình đó tổng cục Bưu Điện lại quyết định sát nhập nhà máy 1, 2 , 3 thành một nhà máy để đáp ứng nhu cầu cung cấp những sản phẩm trong giai đoạn mới. Sản phẩm được cung cấp đã bước đầu được đa dạng hóa với kỹ thuật cao bao gồm các sản phẩm; các loại thiết bị hữu tuyến, vô tuyến, thiết bị truyền thanh và thu thanh, một số sản phẩm chuyên dùng cho cơ sở sản xuất của ngành và một số sản phẩm dân dụng khác.
Tháng 2 năm 1986 do yêu cầu của Tổng Cục Bưu Điện, Nhà Máy lại một lần nữa tách thành 2 nhà máy:
+ Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện đặt tại 61 Trần Phú- Ba Đình- Hà Nội.
+ Nhà máy vật liệu điện loa nam châm đóng tại Thanh Xuân - Đống Đa- Hà Nội.
Bước vào thập kỷ 90, thập kỷ của sự phát trIển khoa học kỹ thuật ngày càng nhanh công nghệ ngày cành hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin. Nhà máy phải đương đầu với nhiều khó khăn, nhu cầu của thị trường ngày càng mở rộng đòi hỏi những sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn đó. Điều này đã tác động lớn đến việc mở rộng qui mô của nhà máy. Mặt khác, do có sự chuyển đổi của nền kinh tế từ kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của nhà máy, đánh dấu cột mốc của sự chuyển đổicủa cả nền kinh tế nói chung và nhà máy nói riêng.
Trước yêu cầu cấp thiết của tình hình mới, để tăng cường lực lượng sản xuất cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế, tháng 3 năm 1993 Tổng Cục Bưu Điện lại một lần nữa quyết định nhập 2 nhà máy trên thành Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện.
Hiện nay trên phạm vi cả nước hầu hết các doanh nghiệp, các bưu cục đều sử dụng sản phẩm của nhà máy.
Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi cac của thị trường nhà máy không ngừng mở rộng qui mô sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao tay nghề của công nhân và trình độ nghiệp vụ quản lý, mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước.
Hiện nay nhà máy có 1 trụ sở chính và 2 chi nhánh đặt tại Hà Nội và 2 chi nhánh đặt tại Hồ Chí Minh và Bắc Ninh.
+Cơ sở 1 đặt tại Trần Phú, đây là cơ sở chính có chức năng sản xuất ra các loại điện thoại, nguồn viễn thông, các sản phẩm bưu chính, sản phẩm điện tử, điện thoại, đầu cáp, đầu nối.
+ Cơ sở 2 đặt tại Thượng Đình có chức năng sản xuất ra các loại tủ, cột, đầu nối, ống nhựa, các sản phẩm cơ khí, các bán thành phẩm cung cấp cho chi nhánh Lê Minh Xuân và Trần Phú.
Ngoài trụ sở chính đặt tại Hà Nội, nhà máy có cơ sở 3 đặt tại thị trấn Lim- Bắc Ninh chuyên sản xuất các loại ống nhựa PVC, các loại tủ. Cơ sở 4 đặt tại khu công nghiệp Lê Minh Xuân- Thành Phố Hồ Chí Minh chuyên sản xuất các loại ống nhựa mềm, phôi túi chuyển phát nhanh. Và có 3 chi nhánh tiếp thị tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành Phố Hồ Chí Minh.ă
Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử phát triển của mình, dù đã phải tách ra và sáp nhập nhiều lần, có những lúc tưởng như phải đóng cửa. Nhưng với quyết tâm của cán bộ nhân viên trong nhà máy cũng như sự lãnh đạo tài tình của các nhà quản lý, nhà máy đã thoát khỏi bế tắc, luôn giữ vững và ổn định sản xuất, vươn lên và phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Đến nay nhà máy là một trong những cơ sở công nghiệp hiện đại và quan trọng nhất của ngành Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam.
Là một trong tám thành viên thuộc khối công nghiệp của Tổng Công Ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam, nhà máy đã đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của ngành. Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả của nhà máy trong 4 năm vừa qua.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính của nhà máy trong 4 năm vừa qua.
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
NĂm thực hiện
2000
2001
2002
2003
Tổng doanh thu
Triệu đồng
149.714
153.395
213.216
283.008
Doanh thu thuần
Tr
148.621
152.082
212.083
282.771
Lợi nhuận sau thuế
5.793
6.768
9.364
15.313
Tổng lao động
Người
601
586
595
595
Tổng tiền lương
Triệu đồng
8.883
10.217
12.226
16.736
Thu nhập bình quân/ tháng
Triệu đồng
1.287
1.480
1.712
2.344
(Nguồn: Phòng kế toán-Thống kê Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện)
Nhìn vào bảng trên ta thấy các chỉ tiêu: tổng doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế, tổng tiền lương và tiền lương bình quân của nhà máy liên tục tăng qua các năm.Cụ thể:
+ Ta thấy doanh thu năm sau đều tăng so với năm trước và tăng mạnh nhất vào giai đoạn 2003-2002. Doanh thu của năm 2003 so với năm 2002 tăng 0.3% tương ứng với số tuyệt đối là: 69.792 triệu đồng. Mức tăng chậm nhất là giai đoạn 2001/2000 doanh thu trong giai đoạn này chỉ tăng 0.02% về số tương đối và 3681 triệu đồng về số tuyệt đối.
+ Sự tăng của doanh thu kéo theo sự tăng của doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế. Đặc biệt là lợi nhuận sau thuế của giai đoạn 2002-2003. Ta thấy lợi nhuận năm 2003 so với năm 2002 tăng 0.63% về số tương đối và tăng 5949 triệu đồng về số tuyệt đối. Nguyên nhân của sự tăng đó là do hệ quả tất yếu của việc tăng doanh thu và sự làm ăn ngày càng có hiệu quả của nhà máy.
+ Tổng tiền lương cũng có sự tăng trưởng mạnh qua các năm. Tiền lương năm 2003/2002 tăng 3.075% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 4.510 triệu đồng.
+ Lao động là yếu tố ít biến động nhất trong nhà máy. Lao động năm 2001/2000 có sự giảm mạnh là do nhà máy có sự điều chỉnh cho hợp lý với tình hình mới, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Thu nhập bình quân của nhà máy liên tục tăng qua các năm. Nếu thu nhập của năm 2000 chỉ 1,231 triệu đồng thì đến nay thu nhập bình quân/ tháng của nhà máy đã đạt 2,344 triệu đồng. Sự tăng đó là hệ quả tất yếu của sự tăng tổng quỹ lương và sự khá ổn định của lao động.
Nhìn chung trong những năm gần đây nhà máy đã có mức tăng trưởng ngày càng tăng, sản xuất kinh doanh có lãi. Từ đó nâng cao vị thế của mình trong Ngành Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam.
1.2. Chức năng nhiệm vụ của nhà máy
1.2.1 Chức năng
Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện Hà Nội là nhà máy chuyên sản xuất và cung cấp các thiết bị chuyên dùng phục vụ cho mạng lưới bưu chính viễn thông của Việt Nam và một số quốc gia khác.
1.2.2 Nhiệm vụ
Để hướng tới mạng Bưu Chính Viễn Thông mang tính toàn cầu, phục vụ người tiêu dùng, nhà máy đã tiến hành đa dạng hoá sản phẩm bằng một số nhiệm vụ cơ bản sau:
- Sản xuất, kinh doanh các thiết bị máy móc, linh kiện kỹ thuật chuyên ngành Bưu Chính Viễn Thông, các sản phẩm điện, điện tử, tin học cơ khí và các mặt hàng dân dụng khác.
- Sản xuất kinh doanh ống nhựa, các sản phẩm chế từ nhựa, kim loại màu, vật liệu điện tử.
- Lắp đặt, bảo hành sửa chữa các thiết bị bưu chính viễn thông, điện, điện tử, tin học.
- Cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ tư vấn kỹ thuật, bưu chính viễn thông, điện, điện tử, tin học.
- Xuất khẩu, nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư kỹ thuật chuyên ngành bưu chính viễn thông và các nguyên liệu, vật liệu khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Ngoài ra, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước phù hợp với các quy định của pháp luật. Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi tổng công ty cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật.
2.Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của nhà máy ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.
2.1 Đặc điểm về sản phẩm và thị trường
2.1.1 Đặc điểm về sản phẩm.
Sản phẩm của nhà máy chủ yếu phục vụ ngành Bưu Chính Viễn Thông trong nước chiếm tới 85% còn lại 15% là phục vụ cho ngành điện, điện tử, tin học. Sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, chủ yếu được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến hiện đại, có hàm lượng kỹ thuật cao.
Bảng 2: Các nhóm sản phẩm chính của nhà máy
STT
Tên sản phẩm
Số chủng loại
Tỷ lệ % DT từng loại sản phẩm so với tổng DT toàn nhà máy
1
Nhóm sản phẩm bưu chính
30
18%
2
Nhóm sản phẩm điện thanh
20
8%
3
Nhóm sản phẩm thiết bị đầu nối
200
53%
4
Nhóm sản phẩm ống nhựa PVC
15
8%
5
Nhóm sản phẩm gia công công nghiệp
85
7%
6
Nhóm sản phẩm thiết bị ngoại đài
40
6%
(Nguồn: Phòng kế toán thống kê- Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện)
Nhìn vào bảng trên ta thấy sản phẩm của nhà máy rất phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều chủng loại nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của thị trường. Trong đó nhóm sản phẩm thiết bị đầu nối chiếm tỷ trọng lớn về doanh thu (85%) và đa dạng về chủng loại (200 chủng loại).
Tuy rất đa dạng về sản phẩm cũng như về chủng loại nhưng ta có thể xếp sản phẩm của nhà máy vào 2 loại sau:
+ Sản phẩm có khối lượng lớn nhưng số lượng chủng loại không nhiều.
+ Sản phẩm có khối lượng nhỏ nhưng số lượng chủng loại nhiều
Từ đó quá trình sản xuất có thể được bố trí theo sản phẩm đối với trường hợp sản xuất hàng loạt và bố trí theo quá trình đối với quá trình sản xuất theo chức năng.
Qua số liệu trên ta thấy sản phẩm của nhà máy rất đa dạng, phong phú bao gồm nhiều loại. Điều này buộc công tác kế hoạch phải chỉ rõ số lượng mỗi loại cần sản xuất trong tổng kế hoạch sản lượng, thu thập thông tin có liên quan đến sản phẩm đó trước khi đưa ra kế hoạch cụ thể: nhu cầu thị trường, lượng hàng tồn kho, bán thành phẩm…Cán bộ phòng kế hoạch không chỉ nắm tình hình chung mà còn phải nắm tình hình cụ thể cho mỗi loại sản phẩm. Quyết định sản xuất sản phẩm nào cần căn cứ vào nhu cầu của sản phẩm đó trên thị trường, kế hoạch sản xuất cần dựa vào tình hình tiêu thụ của kỳ trước, dự báo xu hướng phát triển của sản phẩm đó trong tương lai. Công tác kế hoạch không chỉ đưa ra số lượng sản phẩm mà còn phải đưa ra các kế hoạch có liên quan đến việc sản xuất ra sản phẩm đó: kế hoạch nguyên vật liệu, kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch điều độ sản xuất…Tóm lại những đặc điểm về sản phẩm trên buộc công tác kế hoạch phải được đầu tư nhiều hơn, khi đưa ra kế hoạch cho loại sản phẩm nào cần phải dựa vào đặc điểm của sản phẩm đó: quy trình sản xuất ra sản phẩm, nhu cầu…
2.1.2 Đặc điểm về thị trường
Sản phẩm của nhà máy hiện nay đã có mặt ở hầu hết các tỉnh và thành phố trong cả nước đặc biệt là 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. Với 3 chi nhánh tiêu thụ sản phẩm trong cả nước nhà máy Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng của mình trong việc chiếm lĩnh thị trường trong nước. Để nâng cao chất lượng của sản phẩm cũng như thị phần của mình nhà máy đang tiến tới việc cổ phần hoá nhà máy trong thời gian tới đây là một sự chuyển hướng quan trọng của nhà máy phù hợp với xu thế phát triển của đất nước.
Bảng3: Tình hình tiêu thụ của 3 chi nhánh
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Doanh thu
2001
2002
2003
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Chi nhánh 1( chi nhánh Miền Bắc)
51.128
43
61.298
35
79.703
31
Chi nhánh 2 (Chi nhánh Miền Trung)
10.767
9
13.573
8
22.423
9
Chi nhánh 3 ( Chi nhánh Miền Nam)
56.770
48
99.856
57
148.722
59
Tổng
118.665
100
174.727
100
250.848
100
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy doanh thu tiêu thụ hàng hóa của cả 3 chi nhánh ở 3 thị trường Bắc, Trung, Nam đều tăng qua các năm. Trong đó doanh thu tiêu thụ trên thị trường Miền Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất 59%, sau đó đến thị trường Miền Bắc 32% và kém nhất là thị trường Miền Trung 9%. Đây là 3 chi nhánh tiêu thụ đóng góp phần lớn vào doanh thu của cả nhà máy, ngoài ra doanh thu của nhà máy còn được tạo ra bởi bộ phận bảo hành và bộ phận gia công.
Nhìn chung đến thời điểm hiện nay sản phẩm của nhà máy tuy chiếm tỷ trọng lớn trong toàn ngành Bưu Chính Viễn Thông song vẫn chỉ tiêu thụ trong thị trường trong nước, có xuất khẩu ra nước ngoài song vẫn ở mức rất khiêm tốn. Bởi vậy chiếm lĩnh thị trường nước ngoài là một trong những mục tiêu của nhà máy trong giai đoạn tới. Một mặt theo kịp với xu thế của thời đại mặt khác nâng cao vị thế của ngành Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam trên trường quốc tế.
Qua những số liệu cụ thể ở trên ta thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm của nhà máy trải rộng trên cả nước. Điều này đã gây khó khăn cho công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Mọi công việc phải làm không chỉ diễn ra trên một đoạn thị trường nhỏ mà trên những thị trường khác nhau mà ở đó nhu cầu cho mỗi loại sản phẩm là không giống nhau. Thị trường là yếu tố quyết định đến việc xác định kế hoạch kinh doanh của nhà máy bởi vậy trong quá trình xây dựng cũng như tổ chức thực hiện kế hoạch nhà máy cần luôn luôn theo sát nhu cầu của thị trường, ứng biến kịp thời với sự thay đổi của nó. Mọi kế hoạch đưa ra phải lấy thị trường làm căn cứ. Thị trường quá rộng lớn buộc nhà máy phải đầu tư nhiều cho quá trình thu thập, phân tích các thông tin liên quan đến lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự trù những thay đổi có thể xảy ra và đưa ra kế hoạch phòng ngừa. Kế hoạch đưa ra phải chi tiết cho mỗi loại thị trường, mỗi đoạn thị trường cụ thể. Một vấn đề quan trọng của nhà máy trong giai đoạn tới là muốn chiếm lĩnh thịt trường ngoài nước. Để làm được điều này nhà máy cần đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác nghiên cứu nhu cầu của thị trường ngoài nước, tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao sản phẩm của nhà máy chưa chiếm lĩnh thị trường ngoài nước. Từ đó đưa ra những kế hoạch cho phù hợp. Hơn nữa nguồn nguyên vật liệu của nhà máy chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài bởi vậy bất cứ một sự biến động nào về thị trường nguyên vật liệu đều ảnh hưởng đến kê hoạch sản xuất kinh doanh của nhà máy và quyết định đến việc hoàn thành hay không của kế hoạch kinh doanh. Có thể nói với đặc điểm riêng về thị trường của mình (thị trường quá rộng) nhà máy đã gặp nhiều khó khăn trong công tác lập kế hoạch kinh doanh và ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của quá trình lập kế hoạch, nó làm cho mọi công việc trở nên khó khăn hơn gấp nhiều lần. Song với những cố gắng vượt bậc của mình ta có thể tin sự tác động của yếu tố thị trường sẽ được nhà máy khắc phục trong giai đoạn tới.
2.2 Đặc điểm về hệ thống tổ chức sản xuất và kinh doanh của nhà máy.
Về bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy được tổ chức theo cơ cấu chức năng, trên nền tảng những hoạt động cơ bản của nó.
a.Ban giám đốc: bao gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc ( 1 phó giám đốc sản xuất và 1 phó giám đốc kinh doanh). Đây là những người có quyền điều hành cao nhất trong nhà máy quyết định phương hướng cũng như đường lối phát triển của nhà máy.
b. Các phòng ban
Nhà máy Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, bao gồm nhiều các phòng ban, mỗi phòng ban thực hiện một chức năng nhất định song không phải là biệt lập mà có mối quan hệ qua lại lẫn nhau từ khâu cung ứng, sản xuất đến bán hàng. Các phòng ban thực thi theo chức năng nhiệm vụ của mình, chịu sự giám sát của cấp trên trực tiếp và các bộ phận có liên quan, thường xuyên đề đạt ý kiến góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất. Hiện nay hệ thống phòng ban của nhà máy bao gồm các phòng sau: Phòng đầu tư phát triển, phòng kế toán thống kê, phòng Marketing, phòng tổ chức, phòng lao động tiền lương, phòng vật tư, phòng hành chính, phòng kinh doanh điện thoại, phòng kế hoạch kinh doanh, phòng điều độ sản xuất, phòng tài vụ, phòng công nghệ số.
c. Các phân xưởng
Cơ cấu tổ chức sản xuất của nhà máy dựa trên quy trình công nghệ, từ đó hình thành nên các phân xưởng với chức năng sản xuất ra các sản phẩm, các bán thành phẩm khác nhau. Các phân xưởng của nhà máy bao gồm: PX1, PX2, PX3, PX4, PX5, PX6, PX7, PX8, PX9, PX10.
Về tổ chức sản xuất.
Quá trình sản xuất của nhà máy được tổ chức theo hình thức công nghệ. Theo hình thức đó mỗi phân xưởng chỉ thực hiện một loại công nghệ nhất định, bao gồm các thiết bị, máy móc cùng loại. Mỗi phân xưởng đều có một quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của phân xưởng mình căn cứ vào các bước trong quy trình công nghệ. Một số quy trình công nghệ chính mà nhà máy đang sử dụng hiện nay đó là:
+ Dây chuyền đột có điều khiển số CNC
+ Dây chuyền sản xuất máy điện thoại và các thiết bị điện tử.
+Các thiết bị ép phun nhựa.
+ Dây chuyền ép đùn ống.
+ Dây chuyền sản xuất thiết bị nguồn điện viễn thông.
Tất cả các dây chuyền trên đều là các dây chuyền tự động, khép kín. Điều đó được cụ thể trong sơ đồ dưới đây.
Sơ đồ 2:Quy trình công nghệ của nhà máy
Vật tư(NVL)
Sản xuất
Thành phẩm
Lắp ráp
Thành phẩm
Bán thành phẩm
Lắp ráp
Thành phẩm
Qua sơ đồ trên ta thấy quy trình công nghệ của nhà máy là một quy trình khép kín từ khi đưa nguyên liệu vào đến khi sản phẩm được hoàn thành. Quy trình khép kín này buộc quá trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh phải tính toán kế hoạch nguyên vật liệu cho phù hợp, tránh tình trạng làm gián đoạn một khâu nào đó trong quy trình. Hơn nữa việc nắm rõ quy trình công nghệ đang sử dụng giúp cho quá trình lập kế hoạch đưa ra số lượng chính xác căn cứ vào năng lực sản xuất của dây chuyền công nghệ, loại sản phẩm có thể sản xuất trên dây chuyền công nghệ. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Ngoài ra việc nắm rõ quy trình công nghệ giúp cho nhà máy có thể đưa ra được kế hoạch điều độ sản xuất cho phù hợp, nắm rõ khâu nào yếu trong quy trình công nghệ để tìm cách khắc phục nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất đã đề ra
2.3 Đặc điểm về máy móc thiết bị
Không ngừng đầu tư mua sắm máy móc phục vụ sản xuất, đến nay nhà máy đã có một hệ thống máy móc có giá trị lớn, khả năng tự động hoá cao, nhập khẩu từ các quốc gia lớn như: Nhật Bản, Cộng hoà Liên Bang Đức... Với hệ thống máy móc đó nhà máy không ngừng nâng cao năng lực sản xuất của mình, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường
Bảng 4: Bảng dang mục các thiết bị công nghệ chính của Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện giai đoạn 1995- 2001
STT
Tên máy móc thiết bị
Vốn đầu tư(Nghìn đồng)
Năm thực hiện
Thời gian sử dụng(năm)
1
Dây chuyền lắp ráp
316.633
1995
6
2
Máy đột dập PENDO 120T
42.000
1995
6
3
Phun sơn tĩnh điện
80
1995
5
4
Máy ép phun SP 450
989.354
1995
6
5
Máy ép phun
473.667
1995
5
6
Máy ép phun ARBURG (2)
180.000
1995
5
7
Máy ép phun ARBURG ( 62)
160.000
1995
5
8
Máy ép tôn LOD 200
103.475
1995
6
9
Dây chuyền lắp rắp JDIA-40
191.128
1995
6
10
Máy phun sơn tĩnh điện
63.986
1996
6
11
Máy thổi chai CM8
249.550
1996
6
12
Máy cắt tôn HD 63mm*2mm
370.175
1996
6
13
Dây chuyền đèn ống nhựa mềm
135.000
1996
6
14
Máy uốn tôn WC67
121.550
1996
6
15
Bộ khuôn phím KRONE
410.711
1996
6
16
Máy mài phẳng 3N722A
145.000
1996
4
17
Máy phay đường BM 127
125.000
1996
6
18
Máy cắt dây tia lửa điện
345.754
1996
6
19
Máy gia công tia lửa điện
250.794
1997
6
20
Máy ép phun li 240.2CD (2)
465.297
1997
6
21
Máy ép nhựa 12 HS
114.796
1997
4
22
Máy đo xung điện MDH
286.026
1997
4
23
Máy doa toạ độ 2 E-450A
325.000
1997
5
24
Bộ khung Conecto
664.283
1997
4
25
Bộ khung dây BC
210.883
1997
4
26
Máy đúc áp lực
123.500
1997
5
27
Dây chuyền đèn ống
466.830
1997
4
28
Máy cắt thuỷ lực
366.975
1997
5
29
Máy đột JC 23-63 A
199.501
1997
5
30
Máy ép nhựa, tay máy
777.326
1997
4
31
Máy ép nhựa TT1-120F
461.875
1997
4
32
Dây chuyền đột có điều khiển số CNC
4.559.000
1997
6
33
Dây chuyền lắp rắp Mobilericson
622.096
1997
4
34
Máy đột dập Amanatda
4.738.199
1997
5
35
Máy uốn Haco
818.490
1997
5
36
Máy cắt Haco
511.116
1998
5
37
Máy đột sóng động
154.630
1998
5
38
Bộ khuôn máy Amantda
224.749
1998
4
39
Máy sấy UVP 262
95.736
1998
4
40
Máy nén khí DOTAKCS
87.800
1998
5
41
Máy nén khí SMT Nichimen
8.130.874
1998
5
42
Dây chuyền in trên nhựa
940.180
1998
5
43
Bộ khuôn điện thoại
2.058.384
1998
5
44
Thiết bị máy điện thoại
304.738
1998
5
45
Thiết bị kiểm tra mạch ấn điện thoại
629.392
1998
5
46
Thiết bị JIG dùng sản xuất điện thoại
212.379
1998
4
47
Dây chuyền sản xuất máy điện thoại và các thiết bị điện tử.
14.713.000
1998
5
48
Dây chuyền CDK điện thoại
212.379
1998
5
49
Máy đột dập cao tốc làm tiếp điểm viễn thông
700.000
1999
4
50
Máy ép đứng 500 tấn
800.000
1999
4
51
Máy ép phun 180T, 360T
1.400.000
1999
6
52
Dây chuyền đùn ống nhựa PVC
950.000
2000
5
53
Dây chuyền sản xuất túi bưu chính HDPE/ LDPE
1.900.000
2000
5
54
Dây chuyền sản xuát nguồn điện viễn thông
19.500.000
2001
6
(Nguồn: phòng công nghệ, Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện )
Nhìn vào bảng trên ta thấy máy móc của nhà máy rất đn dang bao gồm nhiều loại có giá trị khác nhau, từ những loại may móc có giá trị rất lớn đến những loại máy có giá trị nhỏ. Phần lớn máy móc đều có nguồn gốc từ nước ngoài từ đó cho thấy khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất của hệ thống máy móc trong nhà máy. Sự phong phú về số lượng, đa dạng về chủng loại góp phần vào việc sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau. Trong quá trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh đặc điểm của hệ thống máy móc này cũng là một căn cứ quan trọng để tiến hành kế hoạch sản xuất kinh doanh: với số lượng máy móc hiện có khả năng hoàn thành kế hoạch như thế nào?, có hoàn thành kế hoạch hay không?. Bên cạnh việc tính toán năng lực của hệ thống máy móc, công tác kế hoạch cũng cần có kế hoạch để bảo dưỡng máy móc thiết bị, căn cứ vào khả năng thực hiện của mỗi loại máy móc trong thời gian qua để đưa ra kế hoạch cho kỳ tới. Những máy móc nào không thể hoạt động liên tục trong một thời gian dài?. Từ đó đưa ra kế hoạch sản xuất, tác nghiệp cho phù hợp.
2.4 Đặc điểm về nguyên vật liệu
Xuất phát từ sự đa dạng về số sản phẩm cũng như chủng loại sản phẩm sản xuất mà nguyên vật liệu của nhà máy bao gồm nhiều loại khác nhau, phần lớn đều có nguồn gốc từ thị trường ngoài nước và mua thông qua các tổ chức trung gian. Các đối tác trong nước có thể kể ra ở đây đó là: Tổng Công Ty Kim khí, tổng công ty nhựa, tổng công ty xăng dầu, công ty thiết bị văn phòng. Các đối tác nước ngoài: Công ty Siemen ( Đức), công ty Motorola, công ty AT & T ( Mỹ), công ty Hunđai corpration, Alanchia, Koern (Hàn Quốc). Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng của sản phẩm, ý thức được điều này nhà máy không ngừng hoàn thiện quá trình cung ứng nguyên vật liệu từ khâu chọn bạn hàng, ký kết hợp đồng, tổ chức mua, vận chuyển, bảo quản đến cấp phát nguyên vật liệu. Tất cả các quá trình trên đều được diễn ra dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các bộ phận có liên quan, các phòng ban chức năng.
Nguyên vật liệu trong nhà máy bao gồm rất nhiều loại tương ưng với mỗi nhóm sản phẩm. Hầu hết nguyên vật liệu của nhà máy đều có nguồn gốc từ nước ngoài, chỉ có một số loại có nguồn gốc từ trong nước: sắt, thép. Điều này đã gây khó khăn cho vấn đề đảm bảo nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Bởi vậy công tác kế hoạch nguyên vật liệu cần nêu rõ số lượng của từng loại, lượng nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất để khắc phục sự biến động lớn trên thị trường ngoài nước. Do có xuất xứ từ nước ngoài nên khá mất thời gian cho công tác vận chuyển bởi vậy phòng kế hoạch cần phải tính toán thời gian mua nguyên vật liệu cho phù hợp tránh tình trạng nguyên vật liệu làm gián đoạn quá trình sản xuất ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch. Không chỉ đảm bảo về số lượng mà chất lượng nguyên vật liệu cũng phải đảm bảo. Chất lượng nguyên vật liệu quyết định đến chất lượng của sản phẩm, khả năng tiêu thụ sản phẩm (kế hoạch tiêu thụ). Ngoài ra trong vấn đề cấp phát và bảo quản nguyên vật liệu nhà máy cũng phải có kế hoạch cấp phát hợp lý và bảo quản đúng cách.
2.5 Đặc điểm về lao động
Do không ngừng quan tâm đến công tác tuyển dụng cũng đào tạo lao động, bởi vậy đến nay nhà máy đã có một lực lượng lao động với số lượng lớn và có chất lượng cao. Trong hai vấn đề trên thì đào tạo được nhà máy quan tâm hàng đầu. Hầu hết các cán bộ trong nhà máy đều có trình độ chuyên môn để đáp ứng được những yêu cầu đề ra. Ta có thể xem xét tỷ lệ cán bộ công nhân nhà máy thông qua bảng sau:
Bảng 5: Tổng số cán bộ công nhân viên của nhà máy trong thời gian qua.
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
1.Theo trình độ
+ Trên đại học
+ Đại học
+ Công nhân kỹ thuật và lao động khác.
0
81
505
0
86
509
2
87
506
2.Theo giới tính:
+ Nam
+ Nữ
406
180
453
142
406
189
Tổng số công nhân
586
595
595
Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng số công nhân trong nhà máy có sự biến động qua các năm song sự biến động đó là rất nhỏ( năm 2001 là 586 người, năm 2002 và 2003 là 595 người). Trong tổng số lao động thì lao động nam chiếm tỷ lệ cao chiếm khoảng 70% còn lại 30% là lao động nữ. Nguyên nhân của cơ cấu lao động này đặc điểm của quá trình sản xuất và yêu cầu của công việc. Các công việc của nhà máy chủ yếu là công việc liên quan đến kỹ thuật, đòi hỏi lao động là nam giới mới có thể hoàn thành công việc đặt ra. Xét về trình độ của đội ngũ lao động trong nhà máy: chiếm tỷ lệ lớn nhất là công nhân kỹ thuật và lao động khác( chiếm khoảng 87%), trình độ đại học chiếm 14%. Số lượng cán lao động có trình độ trên đại học có tăng qua các năm từ chỗ không có người nào đến năm 2003 tăng lên 2 người. Điều này phản ánh sự học tập không ngừng của đội ngũ lãnh đạo nhà máy nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra trong thời đại ngày nay. Yếu tố con người là một trong những yếu tố tác động đến việc thực hiện kế hoạch của nhà máy bởi vậy nhà máy cần căn cứ vào số lượng lao động hiện tại cũng như trình độ tay nghề của đội ngũ lao động này để xây dựng cho phù hợp. Bên cạnh đó lượng lao động hiện tại còn giúp nhà máy xây dựng kế hoạch điều độ sản xuất đảm bảo cân đối nguồn lao động hiện có một cách tốt nhất. Có thể nói đây là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự thắng lợi của mọi công việc nói chung và công tác kế hoạch nói riêng. Vì thế trong quá trình xây dựng kế hoạch nhà máy phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.
2.6 Đặc điểm về tài chính
Bảng 6: Bảng cân đối kế toán của Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện (2001-2003)
Đơn vị: triệu đồng
Stt
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
A
Tài sản
140.977
155.562
193.305
1
Tài sản lưu động
105.518
113.724
137.485
1.1
Tiền
3.382
1.957
3.752
1.2
Các khoản phải thu
50.553
45.676
66.549
1.3
Hàng tồn kho
49.155
65.571
66.655
1.4
Tài sản lưu động khác
2.426
354
325
1.5
Chi sự nghiệp
0
164
202
2.
TSCĐ và đầu tư dài hạn
35.459
41.838
55.819
2.1
Tài sản cố định
35.459
33.366
47.530
2.2
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
0
0
0,5
2.3
Chi phí trả trước dài hạn
0
8.471
8.284
B
Nguồn vốn
140.977
155.562
193.305
1
Nợ phải trả
94.741
102.104
129.138
1.1
Nợ ngắn hạn
69.745
78.237
110.212
1.2
Nợ dài hạn
23.199
21.382
13.871
1.3
Nợ khác
1.795
2.483
5.034
2.
Nguồn vốn chủ sở hữu
46.235
53.458
64.166
2.1
Nguồn vốn quỹ
43.337
49.829
61.044
2.2
Nguồn kinh phí, quỹ khác
2.897
3.628
3.122
(Nguồn phòng kế toán nhà máy Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện)
Ta thấy tài sản và nguồn vốn của nhà máy đều tăng qua các năm 2002/2001 tăng 10% về số tương đối và 14.585 triệu đồng về số tuyệt đối, tăng mạnh nhất là giai đoạn năm 200._.3/2002 tốc độ tăng của giai đoạn này là 24% tương ứng với 37.743 triệu đồng. Điều đó cho thấy quy mô của nhà máy ngày càng được mở rộng. Trong tài sản, ta thấy tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ( Khoảng trên 70%) còn lại khoảng 20% là tài sản cố định. Các bộ phận của tài sản lưu động có sự biến động qua các năm song không lớn lắm. Tài sản cố định có tăng cho thấy sự đầu tư của nhà máy nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Đối với nguồn vốn: chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn là các khoản nợ phải trả( chiếm khoảng 65%), sau đó đến nguồn vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 35%. Qua đó ta thấy nhà máy vẫn nắm thế chủ động trong cán cân thanh toán của mình, các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn nằm trong sự kiểm soát của nhà máy.
Cũng qua bảng trên ta thấy trong tổng nguồn vốn của nhà máy thì vốn lưu động chiếm tỷ lệ lớn tổng nguồn vốn điều này giúp cho quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh được chủ động về vốn. Việc huy động vốn cho quá trình mua nguyên vật liệu, các yếu tố phục vụ quá trình sản xuất được tiến hành dễ dàng hơn. Qua bảng trên cũng cho thấy lượng hàng tồn kho là khá lớn điều này buộc công tác kế hoạch phải có những biện pháp để giảm lượng hàng tồn kho: cân đối kế hoạch mua nguyên vật liệu cho kỳ tới... hay đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm…Nói tóm lại kế hoạch đưa ra phải dựa trên khả năng về vốn của nhà máy, vốn đảm bảo các yếu tố sản xuất một cách kịp thời và đầy đủ. Đó là yếu tố không thể thiếu của bất cứ một đơn vị kinh doanh nào.
Chương 2: Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất của Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện
1.Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của nhà máy trong thời gian vừa qua.
1.1 Thực trạng thực hiện kế hoạch sản xuất của Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện trong thời gian qua.
Ngay từ khi thành lập, Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện đã coi trọng công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, và cho đến nay công tác kế hoạch vẫn được duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng. Sự chuyển đổi từ kế hoạch tập trung sang kế hoạch hướng theo thị trường đã chứng tỏ sự nhạy bén của nhà máy trước nhu cầu của nền kinh tế. Giai đoạn đầu tuy có sự khó khăn nhưng với những nỗ lực của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên nhà máy đã từng bước đưa công tác kế hoạch của nhà máy ngày càng hoàn thiện và đạt hiệu quả cao. Công tác kế hoạch hoá của Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện được giao cho bộ phận phòng kế hoạch nhà máy đảm nhận. Trên cơ sở đó phòng kế hoạch tiến hành lập kế hoạch cho từng bộ phận, từng phân xưởng sau đó gửi lên ban lãnh đạo nhà máy duyệt và đưa ra quyết định thực hiện hay không thực hiện. Các bộ phận, các phân xưởng nhận bản kế hoạch do phòng kế hoạch giao cho và chịu trách nhiệm trước phòng kế hoạch cũng như trước lãnh đạo nhà máy về việc thực hiện kế hoạch của mình. Trong quá trình thực hiện kế hoạch phòng kế hoạch cũng phải có trách nhiệm giúp đỡ các bộ phận, các phân xưởng để họ có thể hoàn thành kế hoạch một cách tốt nhất. Để làm được điều này thì vai trò điều độ sản xuất của phòng kế hoạch kinh doanh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Kế hoạch điều độ sản xuất luôn được nhà máy coi trọng và được hình thành ngay khi kế hoạch chính thức được duyệt. Việc kế hoạch sản xuất có được hoàn thành hay không cũng phụ thuộc rất lớn vào công tác điều độ sản xuất này. Một vấn đề quan trọng đối nhà máy là sự điều chỉnh thường xuyên của kế hoạch, bởi vậy có thể nói bản kế hoạch ban đầu đưa ra chỉ mang tính chất tương đối, nó có thể bị thay đổi do các yếu tố khách quan tác động đến nhà máy mà nhà máy không thể kiểm soát được. Tuy nhiên sự thay đổi đó vẫn không làm ảnh hưởng đến kế hoạch tổng thể của nhà máy và nó không quá lớn đến mức thay đổi toàn bộ kế hoạch. Tuy gặp nhiều khó khăn trong quá trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh song nhìn chung công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà máy trong thời gian qua cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Điều đó được chứng minh cụ thể trong bảng cho dưới đây:
Bảng 7: Bảng so sánh thực hiện với kế hoạch về một số chỉ tiêu cơ bản của Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện trong 3 năm qua.
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
kh
th
ss
kh
th
ss
kh
th
ss
Tổng doanh thu(triệu đồng)
151.000
153.000
+2.000
155.000
213.216
+58.216
215.000
283.008
+68008
Tổng chi phí (triệu đồng)
141.900
142.435
+535
145.350
198.599
+53249
220.780
261.978
+41198
Lợi nhuận sau thuế
( triệu đồng)
5.112
6.768
+1656
7.521
9.364
+1843
11.896
15.513
+3617
Tổng quỹ lương theo đơn giá
( triệu đồng)
10.141
10.217
+76
10.870
12.226
+1356
14.340
16.736
+2396
Tiền lương bình quân
(nghìn đồng)
1.452
1.480
+27
1.530
1.712
+182
1.918
2.344
+426
Ta có thể so sánh tình hình thực hiện kế hoạch về một số chỉ tiêu cơ bản của nhà máy thông qua biểu đồ trên. Nhìn vào biểu đồ ta thấy các chỉ tiêu mà nhà máy đặt ra trong kế hoạch đều được hoàn thành thậm chí còn hoàn thành vượt kế hoạch: năm 2001 chỉ tiêu doanh thu hoàn thành vượt kế hoạch (2.000 triệu đồng), 2002 (58.216 triệu đồng) và 2003 (68.008 triệu đồng). Các chỉ tiêu khác cũng đều hoàn thành mức kế hoạch đặt ra. Song không phải chỉ tiêu nào hoàn thành kế hoạch cũng đều là tốt: Như trong bảng trên việc hoàn thành vượt mức kế hoạch của chỉ tiêu chi phí cho thấy sự tĂng của chi phí trong quá trình sản xuất, điều này ảnh hưởng đến giá thành cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhìn chung công tác kế hoạch của Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện trong thời gian qua đã đạt được hiệu quả cao và ngày càng phát huy vai trò của nó trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nó xứng đáng là một trong những khâu mở đầu, định hướng cho quá trình sản xuất.
1.2.Các căn cứ để lập kế hoạch sản xuất
ý thức được vai trò quan trọng của công tác kế hoạch nó không chỉ là kim chỉ nam chỉ đạo quá trình sản xuất của nhà máy mà nó còn góp phần nâng cao hiệu quả cũng như chứng tỏ sự nhậy bén của mình trên thị trường. Bởi vậy bất cứ một kế hoạch nào khi đưa ra cũng dựa trên những cơ sở khoa học cũng như những kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn. Những cơ sở cho ra một bản kế hoạch sản xuất có thể kể ra ở đây đó là:
+Căn cứ đầu tiên không thể không nhắc đến đó là yếu tố thị trường. Đây là nhân tố quan trọng nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Đảng ta đã khẳng định và lựa chọn con đường phát triển kinh tế của đất nước: “Nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường”. Và ngành Bưu Chính Viễn Thông mà trong đó Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện là một thành viên cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trên cơ sở đó trước khi đưa ra kế hoạch sản xuất cho một tuần, một tháng, một quý hay một năm cán bộ kế hoạch phải có nhiệm vụ thu thập thông tin về thị trường cũng như tình hình tiêu thụ trên các thị trường trong nước cũng như ngoài nước, đánh giá thị trường tiềm năng từ đó đưa ra một cách chính xác và cụ thể tình hình tiêu các sản phẩm, sản phẩm nào thừa, sản phẩm nào nhà máy vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Trên cơ sở đó đưa ra kế hoạch sản xuất cho giai đoạn tới.
+ Căn cứ thứ 2: đó là căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch năm trước: công việc này giúp cho cán bộ lập kế hoạch có thể đánh giá một cách chính xác hiệu quả và mức độ sai lệch về kế hoạch sản xuất đã đưa ra, mức độ hoàn thành kế hoạch như thế nào có hoàn thành không và nếu không hoàn thành thì nguyên nhân là đâu, từ đó có giải pháp thích hợp.
+Căn cứ vào khả năng các nguồn lực của nhà máy: máy móc thiết bị, năng lực sản xuất, trình độ công nhân...
+Căn cứ vào hàng tồn kho của cả ba chi nhánh
+Căn cứ vào đơn hàng đã thực hiện của cơ sở trong thời gian qua
1.3. Trình tự thực hiện kế hoạch sản xuất
1.3.1. Tổ chức xây dựng kế hoạch sản xuất
Trong Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện công việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh được giao cho bộ phận phòng kế hoạch kinh doanh đảm nhiệm. Trên cơ sở những căn cứ ở trên, phòng kế hoạch kinh doanh tiến hành tổng hợp những thông tin liên quan đến việc lập kế hoạch trong nhà máy cũng như bên ngoài sau đó xây dựng một bản dự thảo kế hoạch hoàn chỉnh, bản dự thảo kế hoạch này sẽ được trình giám đốc nhà máy phê duyệt và cho ý kiến. Trong trường hợp lãnh đạo nhà máy đồng ý với bản kế hoạch này thì cán bộ phòng kế hoạch kinh doanh tiếp tục triển khai cụ thể cho các bộ phận sản xuất( kế hoạch tác nghiệp) còn nếu bản kế hoạch đó cần phải bổ sung, sửa đổi thì phòng kế hoạch phải tiến hành sửa theo lệnh của giám đốc. Đây là quy trình cụ thể đối với mọi loại kế hoạch áp dụng trong Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện. Riêng đối với kế hoạch sản xuất kinh doanh bên cạnh kế hoạch dài hạn, kế hoạch năm, kế hoạch quý, kế hoạch tháng thì nhà máy đặc biệt coi trong kế hoạch tuần.Sự chi tiết kế hoạch đến tận kế hoạch tuần này giúp cho quá trình sản xuất được cụ thể, chi tiết đến mức tối đa, từ đó nâng cao hiệu quả của công tác kế hoạch. Dưới đây là một bảng kế hoạch sản xuất đã được duyệt của cơ sở Thượng Đình( cơ sở 2 của nhà máy)
Bảng 8: Kế hoạch sản xuất tại cơ sở Thượng Đình. Tháng 2/2004
Stt
Tên sản phẩm
Đơn vị
Đơn giá
Slg tồn kho
Nhu cầu tiêu thụ
Kế hoạch sản xuất
GTSL
(đvị: nghìn đồng)
1
ống PVC 110*5
M
26000
90.930
95.000
100.000
2.600.000
2
Vỏ tủ Kp 300ABS
Cái
880000
60
50
500
440.000
3
Vỏ hộp HC2
Cái
83000
55
200
2.000
166.000
4
Vỏ hộp HC1
Cái
158000
675
250
1.000
150.000
5
Đai 204
Cái
420000
335
220
500
205.000
6
Rệp UY2
Cái
400
496330
250.000
1.000.000
400.000
7
PA 511
Cái
50000
849
2.000
2.000
100.000
8
PK 30AL
Cái
12000
1776
3.000
3.000
36.000
9
PA 509
Cái
5000
-
20.000
30.000
150.000
10
Kìm BC
Cái
172000
-
150
150
25.800
11
Dấu nhất ấn cán thẳng/ búa
Cái
194000
-
300
300
58.200
12
Dấu ngang các loại
Cái
60000
-
300
300
18.000
13
Phôi niêm phong
Kg
114000
150
500
57.000
14
Hộp lô zăc điện thoại
Cái
2000
-
20.000
40.000
15
Loa 25 W vành nhựa
Cái
100000
210
400
1.000
100.000
16
Loa 30 W có biến áp
Cái
184000
-
270
500
92.000
17
Loa 30 W không biến áp
Cái
160000
-
250
500
80.000
18
Biến áp loa 25 W
Cái
36000
250
500
1.000
36.000
19
Cút cong R500 dài 1.1m
ống
45000
50
100
4500
20
Cút cong R500 dài 1.6 m
ống
50000
50
100
5.000
21
Đầu phích 250 màu đen
Bộ
27000
5.000
5.000
135.000
22
Zoăng phích 250
Cái
2000
4.000
4.000
8.000
23
BTP loa 15 W nhựa
Bộ
2.000
24
BTP ép nhựa LMX
25
Dây thít BCPT 02 đỏ
Cái
550
-
20.000
5.000
27.500
26
Vỏ đồng hồ ga
Cái
110000
200
200
22.000
27
Xe đẩy inốc
Cái
2200000
1668
10
10
22.000
28
Đế treo cáp PD-30T
Cái
6000
793
2.000
2.000
12.000
29
Đế kết cuốn 7/05
Cái
16000
573
3.000
3.000
48.000
30
Đế kết cuốn 3 hướng AL
Cái
16000
2.000
2.000
32.000
31
Thanh luồn các loại 1.5m
Cái
29000
200
200
58.000
(Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh, tháng2/2004)
1.3.2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch
Trên cơ sở bản kế hoạch đã được duyệt, phòng kế hoạch kinh doanh tiến hành triển khai thực hiện bằng hai công cụ quan trọng là kế hoạch tác nghiệp và điều độ sản xuất. + + Đối với kế hoạch tác nghiệp: Trên cơ sở bản kế hoạch chung của cả nhà máy, phòng kế hoạch kinh doanh sẽ cụ thể hóa bản kế hoạch đó bằng các nhiệm vụ cụ thể và mỗi nhiệm vụ cụ thể đó sẽ được giao cho một phân xưởng đảm nhiệm. Kế hoạch tác nghiệp giúp cho quá trình thực hiện kế hoạch một cách dễ dàng hơn,cụ thể hơn. Kế hoạch tác nghiệp có hoàn thành thì kế hoạch sản xuất chung mới hoàn thành. Qua đó ta có thể thấy được vai trò, sự cần thiết cũng như tính không thể thiếu của kế hoạch tác nghiệp. Cụ thể đối với bản kế hoạch ở trên(bảng 6), nhà máy đã phân chia kế hoạch sản xuất cho các phân xưởng, các bộ phận sản xuất từng chi tiết, bộ phận. Dưới đây là kế hoạch sản xuất của phân xưởng 3:
Bảng 9: Kế hoạch sản xuất của phân xưởng 3:tháng 2/2004
STT
Tên chi tiết/ Sản phẩm
Đơn vị
Kế hoạch
1
Nam châm 100*17
Viên
1500
2
Nam châm 10*2
Viên
70.000
3
Nam châm 12*3
Viên
35.000
4
L/R hộp lôzĂc
Cái
20.000
5
L/R hộp HD 2
Cái
2.000
6
Cut R 500*110*5
Cái
200
7
Nam châm 12*2
Viên
20.000
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện )
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rõ nhiệm vụ cụ thể phân xưởng 3 trong tháng 2/2004. Bản kế hoạch này giúp cho quản đốc phân xưởng có kế hoạch cụ thể cho từng công nhân trong phân xưởng mình, cân đối dây chuyền sản xuất cho phù hợp nhằm hoàn thành kế hoạch được giao.
+ Đối với công tác điều độ sản xuất: Điều độ sản xuất là tập hợp các nhóm biện pháp nhằm chuẩn bị kịp thời và đầy đủ cho sản xuất, điều hoà phối hợp việc thực hiện kế hoạch tác nghiệp ở tất cả các khâu sản xuất, phục vụ quá trình sản xuất trong suốt cả thời kỳ kế hoạch cũng như kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch. Qua đó ta càng khẳng định vai trò quan trọng của điều độ sản xuất trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Trong công tác điều độ sản xuất, việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất là công việc đầu tiên nó bao gồm sự chuẩn bị về lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu...Có thể nói đối với phòng kế hoạch kinh doanh việc chuẩn bị về nguyên vật liệu là một trong những yếu tố được quan tâm đầu tiên. Căn cứ vào kế hoạch đã lập, căn cứ vào lượng hàng tồn kho của các phân xưởng cán bộ phòng kinh doanh tiến hành mua nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất, cân đối kế hoạch sản xuất sao cho phù hợp. Chẳng hạn với bản kế hoạch nhận được phân xưởng 4 đã tiến hành cân đối kế hoạch sản xuất của mình như sau:
Bảng 10: Bảng cân đối kế hoạch sản xuất của phân xưởng 4( Thượng Đình) tháng 2/2004
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Kế hoạch
Thời gian định mức
Thời gian thực tế
1
Đai inốc 204
Cuộn
500
20/2
20/2
2
PA 511
Cái
2000
20/2
20/2
3
PA 509
Cái
30.000
20/2
20/2
...
...
...
...
...
( Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện)
Ngoài cân đối kế hoạch sản xuất phòng kế hoạch kinh doanh còn phải tiến hành cân đối vật tư phục vụ quá trình sản xuất, trong biểu cân đối vật tư đó cần nêu lên đầy đủ các thông tin về các loại vật tư cần thiết, định mức tiêu hao của từng loại, kế hoạch, nhu cầu, lượng tồn trong kho và tồn trong phân xưởng. Việc cân đối vật tư không chỉ nhằm mục tiêu hoàn thành kế hoạch sản xuất mà nó còn góp phần sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Ngoài ra việc cân đối vật tư còn góp phần vào việc giúp cho quá trình sản xuất liên tục và không bị gián đoạn.
Không chỉ dừng lại ở việc cân đối kế hoạch sản xuất, phòng kế hoạch kinh doanh còn phải cân đối vật tư phục vụ quá trình sản xuất. Việc cân đối vật tư giúp cho quá trình điều độ sản xuất được diễn ra một cách kịp thời. Các loại vật tư mà nhà máy sử dụng phần lớn đều có nguồn gốc từ nước ngoài. Song quá trình mua vật tư này không được diễn ra một cách trực tiếp với đối tác nước ngoài mà phần lớn đều thông qua các tổ chức trung gian. Nguyên nhân của việc này là do sự khó khăn trong quá trình tìm cũng như chi phí cho việc giao dịch...
Mẫu biểu cân đối vật tư có dạng như sau:
Bảng 11: Cân đối vật tư dùng cho quá trình sản xuất của Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện
STT
Tên vật tư
Đơn vị
Định mức
Kế hoạch
Nhu cầu vật tư
Tồn kho
Tồn phân xưởng
...
...
...
...
...
...
...
...
(Nguồn phòng kế hoạch kinh doanh)
Một vai trò không thể thiếu của quá trình điều độ sản xuất là sự phối kết hợp giữa các phân xưởng đảm bảo hoàn thành kế hoạch được đúng thời hạn. Bất cứ một hoạt động nào muốn hoàn thành đều cần có sự phối kết hợp giữa các bộ phận tham gia khâu nào làm trước, quá trình nào tiến hành trước, khâu nào, quá trình nào tiến hành sau. Đôi khi sự phối kết hợp này còn giúp ta xác định rõ những công việc có thể hoãn lại, những sự ưu tiên mà vẫn đảm bảo hoàn thành kế hoạch đúng thời hạn. Tính liên tục trong quá trình sản xuất là một trong những nhân tố quan trọng đánh giá trình độ cũng như hiệu quả của quá trình sản xuất. Một trong những biện pháp quan trọng đảm bảo sự liên tục trong sản xuất là thường xuyên đưa ra những phương án có thể xảy ra và sẵn sàng ứng phó với những sự cố đó. Trong Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện sự phối hợp này được thể hiện rất rõ qua mối liên hệ giữa các phân xưởng với phòng kế hoạch kinh doanh. Sự phối hợp không chỉ diễn ra đơn thuần trong giai đoạn thực hiện kế hoạch mà hình thành ngay từ khi chuẩn bị kế hoạch đến khi kết thúc việc kế hoạch đánh giá và nhận xét. Để giúp phòng kế hoạch có thể đưa ra được một bản kế hoạch có chất lượng thì các phân xưởng có trách nhiệm phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết giúp cho quá trình xây dựng kế hoạch, Trong quá trình thực hiện thường xuyên phản hồi những thông tin cần thiết về quá trình thực hiện cho phòng kế hoạch, những yêu cầu về nguyên vật liệu, lao động...Bởi vậy có thể nói sự phối hợp này là một mũi tên 2 chiều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Tóm lại để kế hoạch có thể trở thành hiện thực thì công tác tổ chức thực hiện đóng vai trò then chốt. Kế hoạch dù tốt đến đâu nhưng khâu thực hiện không tốt thì kế hoạch đó sẽ trở nên lãng phí và ngược lại khâu tổ chức thực hiện tốt mà kế hoạch không tốt thì không đem lại hiệu quả cao thậm chí nó còn dẫn tới một loạt các sai lầm về sau.
1.3.3 Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch sản xuất
Đây là việc cho phép ta đánh giá xem công tác kế hoạch có hoàn thành không và nếu hoàn thành thì hoàn thành ở mức độ nào. Có thể nói đối với Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện việc theo dõi tiến trình thực hiện kế hoạch được cụ thể đến mức tối đa. Hàng tuần các phân xưởng đều gửi báo cáo cho phòng kế hoạch kinh doanh báo cáo về kết quả, tiến độ làm việc của phân xưởng trong từng ngày. Trên cơ sở đó phòng kế hoạch tiến hành tổng kết mức độ hoàn thành của các phân xưởng cũng như khả năng không thể hoàn thành được kế hoạch của phân xưởng để có kế hoạch bổ sung: giúp đỡ phân xưởng hay giao cho phân xưởng khác cùng làm...Việc theo dõi sát sao vừa giúp nhà máy có thể nắm bắt được tình hình một cách chắc chắn nhất, nhanh nhất và sẵn sàng đưa ra các phương án bổ sung khi có sai sót, chủ động trong quá trình sản xuất. Ngoài ra việc đánh giá còn góp phần giúp nhà máy nhận ra được những yếu điểm của mình ở mỗi khâu, tìm hiểu nguyên nhân của việc đó và đưa ra biện pháp cho kỳ sau.
Bảng 12: Báo cáo thực hiện kế hoạch tháng 2/2004 (phân xưởng 4 Thượng Đình)
TT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Kế hoạch
Tuần thực hiện
Tổng cộng
1
2
3
4
5
1
Đai 204
Cái
500
700
600
28
628
2
PA 511
Bộ
2.000
500
1200
3
Phôi nêm
kg
500
300
200
630
4
Móc cài mụp PA 509.
Cái
30.000
3.000
30.000
5
Xe đẩy inốc
Cái
11
10
1
11
6
Vỏ nguồn máy tính AX 30
Cái
3.000
2500
500
32
3032
7
Thân kìm BC
Cái
500
200
265
35
285
8
Thân dấu cán búa
Cái
500
500
(Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện)
Nhìn vào bảng trên ta có thể thu thập được đầy đủ các thông tin giúp cho việc đánh giá thực hiện kế hoạch của các phân xưởng cũng như tiến độ hoàn thành. Qua đó có thể thấy mức độ trong quá trình triển khai kế hoạch được giao và cũng khẳng định công tác kế hoạch luôn được nhà máy theo sát, chủ động ứng biến trước sự thay đổi của thị trường, các yếu tố khách quan có thể xảy ra. Bên cạnh báo cáo tuần nhà máy còn có báo cáo các ngày trong tuần thậm chí các ca làm việc trong ngày. Điều này tạo điều kiện cho cán bộ kế hoạch có điều kiện nắm bắt không chỉ tình hình chung của toàn nhà máy mà còn nắm bắt tình hình cụ thể của từng phân xưởng trong những thời gian nhất định.
Trên cơ sở các báo cáo nhận được cán bộ phòng kế hoạch sẽ tổng kết lại và đưa ra một bản báo cáo chung toàn nhà máy. Đối với những phân xưởng hoàn thành trước kế hoạch được giao, phòng kế hoạch có nhiệm vụ trình giám đốc nhà máy khen thưởng, hay đưa ra kế hoạch cho kỳ tới ngay trước thời gian quy định trên cơ sở vẫn đảm bảo luật lao động. Đối với những phân xưởng không hoàn thành kế hoạch, cán bộ phòng kế hoạch có quyền yêu cầu phân xưởng đó trình bày rõ lý do trong bản báo cáo thực hiện kế hoạch. Điều này giúp cho việc điều chỉnh kế hoạch cho giai đoạn sau cho phù hợp.
Không chỉ dừng ở đó, việc đánh giá và kiểm tra kế hoạch có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả của quá trình sản xuất ở cả mặt chất. Các đơn vị không chỉ dừng ở việc hoàn thành kế hoạch ở khía cạnh số lượng mà còn phải đảm bảo cả mặt chất lượng nữa, không cho phép các phân xưởng chạy theo bệnh hình thức mà bỏ qua chất lượng của sản phẩm. Công tác kiểm tra kế hoạch là quá trình tổng hợp, nó kiểm tra tất cả các vấn đề có liên quan đến sản xuất: số lượng, chất lượng, sử dụng nguyên vật liệu, lao động...Từ đó tạo điều kiện cho việc đánh giá một cách công bằng, toàn diện. Kiểm tra và đánh giá tuy không tạo ra sản phẩm nhưng nó lại là quá trình không thể thiếu của bất cứ một hoạt động nào bởi kiểm tra buộc mọi người công nhân phải có ý thức, tinh thần trách nhiệm trong công việc của mình đồng thời nó cũng là cơ sở để đánh giá. Còn đánh giá giúp phát hiện ra những chỗ chưa được, chưa hợp lý để kịp thời điều chỉnh, rút kinh nghiệm cho kỳ sau. Một vai trò quan trọng nữa của kiểm tra và đánh giá là phát hiện ra những nguyên nhân khách quan hay chủ quan có tác động đến quá trình sản xuất từ đó xác định rõ trách nhiệm thuộc về ai. Công việc này góp phần nâng cao trách nhiệm cũng như quyền lợi của mỗi bộ phận một cách chính xác.
Trên đây là cách thức, quy trình của công tác kế hoạch trong Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện từ khâu chuẩn bị kế hoạch, triển khai thực hiện đến đánh giá kiểm tra kế hoạch. Đó có thể coi là một quá trình hoàn chỉnh, tuần tự góp phần nâng cao hiệu quả của công tác kế hoạch.
2. Đánh gía về công tác kế hoạch của Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện
2.1 Những thành quả đạt được.
Có thể nói Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện đã xây dựng cho mình một quy trình kế hoạch hoàn chỉnh từ khi chuẩn bị đến triển khai thực hiện và cuối cùng là kiểm tra, đánh giá. Điều đó được thể hiện thông qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3: Quy trình các khâu trong công tác kế hoạch của Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện
Chuẩn bị xây dựng kế hoạch
Triển khai thực hiện kế hoạch
Đánh giá, kiểm tra kế hoạch
Xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh
Qua sơ đồ trên ta không chỉ thấy rõ quy trình kế hoạch của nhà máy mà còn thấy được vai trò định hướng của nó trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh. ý thức được vai trò quan trọng của công tác kế hoạch là điều không phải cơ quan, doanh nghiệp nào cũng nhận thấy và khi đã nhận rõ vai trò quan trọng của nó không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng đầu tư vào công tác này. Song đối với Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện vai trò của kế hoạch đã được nhà máy xác định rõ ngay từ khi mới thành lập điều này được chứng minh rõ tốc độ tăng trưởng không ngừng của nhà máy qua mỗi năm, năm sau cao hơn năm trước. Bên cạnh việc xây dựng được một quy trình kế hoạch hoàn chỉnh nhà máy còn có một đội ngũ nhân viên kế hoạch có năng lực, tinh thần trách nhiệm. Trong bất cứ một khâu nào của quá trình kế hoạch, cán bộ kế hoạch cũng luôn theo sát từ khâu thu thập, phân tích thông tin, xây dựng, triển khai đến khi hoàn thành.
Trong giai đoạn chuẩn bị, các thông tin mà nhà máy thu thập không chỉ các thông tin nội bộ mà cả thông tin bên ngoài, luôn theo sát sự thay đổi của thị trường điều này giúp cho các kế hoạch mà nhà máy đưa ra không xa vời mà đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Các thông tin thu thập được luôn được xử lý, phân tích một cách kỹ lưỡng, cẩn thận và có cơ sở khoa học. Ngoài ra nguồn thu thập thông tin cũng được nhà máy coi trọng, thông tin đó có nguồn gốc từ đâu? có tin cậy được không? Bên cạnh đó còn có các căn cứ quan trọng khác như: các đơn hàng nhận được, lượng tồn kho của kỳ trước, năng lực sản xuất của các bộ phận...
Trong giai đoạn thực hiện, đây là giai đoạn biến ý tưởng, kế hoạch thành hiện thực, là giai đoạn đánh giá hiệu quả hay không hiệu quả của bản kế hoạch đã đưa ra. Để triển khai thực hiện kế hoạch nhà máy luôn chuẩn bị mọi mặt cho công tác thực hiện nhờ đó mà hầu hết các kế hoạch đưa ra đều được hoàn thành.
Công tác kiểm tra, đánh giá cũng luôn được nhà máy coi trọng. Lấy kết quả là thước đo sự thành công của kế hoạch sản xuất nhà máy luôn đánh giá kế hoạch trên cả phương diện số lượng cũng như chất lượng.
Một kết quả không thể không nhắc tới trong sự thành công của công tác kế hoạch đó là Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện đã phân công rõ quyền hạn và trách nhiệm đối với mỗi cán bộ làm công tác kế hoạch. Nhà máy đã có phòng kế hoạch kinh doanh luôn đảm nhiệm các công việc có liên quan đến công tác kế hoạch và sẵn sàng đầu tư phục vụ quá trình này. Cán bộ phòng kế hoạch là đội ngũ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao điều đó góp phần quan trọng vào sự thành công của công tác kế hoạch.
Ta có thể thấy rõ những thành quả đã đạt được trong công tác kế hoạch của nhà máy qua các kết quả dưới đây:
Bảng 13: Tình hình thực hiện kế hoạch về một số chỉ tiêu của nhà máy
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
KH
TH
KH
TH
KH
TH
KH
TH
Tổng doanh thu
( triệu đồng)
140.000
149.714
151.000
153.395
155.000
213.216
215.000
283.008
Tổng chi phí
( triệu đồng)
132.200
139.747
141.900
142.435
145.350
198.599
220.780
261.978
Lợi nhuận sau thuế
(triệu đồng)
4.698
5.793
5.112
6.768
7.521
9.364
11.896
15.513
Tổng quỹ lương theo đơn giá
( Triệu đồng)
8.367
8.883
10.141
10.217
10.870
12.226
14.340
16.736
Tiền lương bìn quân
(nghìn đồng)
1.232
1.287
1.452
1.480
1.530
1.712
1918
2.344
(Nguồn: phòng kế toán thống kê Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện )
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy các chỉ tiêu của kỳ kế hoạch đều được hoàn thành và hoàn thành vượt mức, điều đó chứng tỏ sự thành công trong công tác kế hoạch của nhà máy. Các kế hoạch đưa ra đã bám sát thực tế tránh tình trạng kế hoạch vượt quá khả năng của các bộ phận, phòng ban.
Để hiểu rõ hơn về tình hình thực hiện kế hoạch ta chọn chỉ tiêu doanh thu để phân tích thông qua biểu đồ dưới đây.
Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy rõ tình hình thực hiện kế hoạch về doanh thu của nhà máy qua từng năm. Hầu hết các kế hoạch đều được hoàn thành vượt mức. Doanh thu thực hiện qua các năm cũng liên tục tăng và tăng mạnh nhất vào giai đoạn năm 2002-2003. Doanh thu của năm 2003 đạt mức cao nhất: 283.008 triệu đồng. Và thấp nhất là năm 2000 chỉ đạt 149.714 triệu đồng. Doanh thu năm sau được dựa trên tình hình thực hiện của năm trước và luôn cao hơn mức thực hiện của năm trước. Điều đó phản ánh cơ sở khoa học của việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà máy. Sự biến động giữa doanh thu kế hoạch và doanh thu thực hiện là không cao (trừ năm 2003). Năm 2003 doanh thu thực hiện đạt mức cao so với kế hoạch đã đề ra, nó phản ánh hiệu quả cao của quá trình sản xuất đồng thời cũng phản ánh sự thiếu chính xác trong công tác kế hoạch.
Riêng đối với kế hoạch sản xuất, ta có thể thấy rõ thành quả đã đạt được qua bảng số liệu chi tiết của cơ sở Thượng Đình trong các tháng của năm 2002, 2003 như sau:
Bảng 14: Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của cơ sở Thượng Đình trong năm 2002-2003
(Đơn vị: Đồng)
Tháng
2002
2003
KH
TH
KH
TH
1
2.901.840
2.878.133
3.368.380
3.391.148
2
2.986.615
2.024.424
1.724.283
1.696.680
3
3.912.335
4.578.925
2.749.605
2.765.985
4
2.911.333
3.571.555
4.532.210
4.614.401
5
4.123.324
6.317.309
6.745.350
6.706.640
6
3.787.564
4.979.388
6.578.050
6.449.610
7
7.160.725
6.558.426
6.976.725
7.038.976
8
10.859.700
9.023.625
8.688.300
7.625.122
9
4.937.185
5.085.741
8.985.600
9.016.372
10
3.008.350
3.093.046
9.483.020
10.357.930
11
3.780.150
3.799.316
7.610.830
7.150.601
12
4.726.380
5.053.895
6.216.297
11.196.982
Tổng
55.095.501
56.963.783
73.658.650
78.010.447
(Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh - cơ sở 2 Thượng Đình)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rõ việc hoàn thành kế hoạch sản xuất của cơ sở Thượng Đình trong từng tháng, nó góp phần vào việc hoàn thành kế hoạch của cả năm. Giá trị sản lượng qua các tháng không ngừng tăng điều đó chứng tỏ hiệu quả của kế hoạch tác nghiệp cũng như công tác điều độ sản xuất. Để hoàn thành kế hoạch của cả năm nhà máy đặc biệt chú ý đến kế hoạch của từng tháng. Sự chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện là không lớn lắm điều đó lại càng khẳng định hiệu quả của công tác kế hoạch.
Nhìn chung với chỉ tiêu cụ thể đã đạt được ở trên chứng tỏ công tác kế hoạch sản xuất của nhà máy đã thực sự phát huy được vai trò của nó. Kế hoạch là kim chỉ nam định hướng cho mọi hoạt động của nhà máy, hay nói khác mọi hoạt động đều nhằm mục đích hoàn thành kế hoạch đã đặt ra.
2.2 Những hạn chế
Tuy đã đạt được những kết quả cao song công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà máy vẫn gặp phải những hạn chế trong quá trình lập cũng như thực hiện kế hoạch. Những hạn chế đó có thể kể ra là:
+ Kế hoạch được lập không phải lúc nào cũng sát với thực tế và không phải lúc nào cũng hoàn thành kế hoạch. Vẫn có sự sai lệch và phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện. Nguyên nhân sâu sa của việc này là công tác dự báo phân tích thị trường chưa được tốt. Việc đầu tư cho nghiên cứu thị trường ty có được quan tâm song vẫn ở mức độ chung chung, chưa sát. Bên cạnh đó công tác chuẩn bị cho việc thực hiện kế hoạch chưa tốt: Máy móc đôi khi bị hỏng làm cho quá trình sản xuất bị gián đoạn ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch. Việc không hoàn thành kế hoạch sản xuất có thể là do yếu tố khách quan tác động vào như: không dự báo chính xác các đơn hàng phát sinh nên không ứng phó kịp thời đối với sự thay đổi của tình hình mới. Ngoài ra nguyên nhân của việc không hoàn thành kế hoạch có thể do quá trình cung ứng nguyên vật liệu không kịp thời...
+ Đội ngũ cán bộ phòng kế hoạch tuy có trình độ song cho lớn mạnh về số lượng bởi vậy việc cường độ làm việc lớn làm giảm hiệu quả của công tác kế hoạch.
+Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch vẫn chưa đồng bộ giữa các phân xưởng nên dẫn đến tình trạng kế hoạch tổng thể không hoàn thành. Phân xưởng này không cung cấp kịp thời thành phẩm cho phân xưởng kia. Ngoài ra sự lệ thuộc giữ các khâu là rất lớn, khâu đầu làm việc quá tốt dẫn đến khâu sau không có việc để làm. Bởi vậy vấn đề đặt ra là người điều độ cần cân đối bán thành phẩm cho quá trình sản xuất ở khâu tiếp theo để đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục.Việc quá chia nhỏ kế hoạch sản xuất đôi lúc lại không phản ánh rõ chiến lược phát ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0235.doc