Biện pháp nhằm duy trì & mở rộng thị trường Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Công ty sản xuất - Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (HAPROSIMEX)

Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ỏ Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Haprosimex) Lời nói đầu K ể từ khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang một cơ chế hoạt động mới - cơ chế thị trường thì hoạt động của các doanh nghiệp có nhiều thay đổi. Chính nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh là nền tảng đã làm bộc lộ những yếu kém của các doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Biện pháp nhằm duy trì & mở rộng thị trường Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Công ty sản xuất - Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (HAPROSIMEX), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cần phải từng bước khắc phục những nhược điểm cố hữu do cơ chế cũ để lại, nắm bắt được tác động của môi trường kinh doanh và thời cơ để kinh doanh thành công. Trong vài năm trở lại đây nền kinh tế thế giới, khu vực có nhiều biến động. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta vẫn ổn định, chứng tỏ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và sự quản lý có hiệu quả của Nhà nước trong công cuộc đổi mới. Trong điều kiện nền kinh tế “mở” hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK) ngày càng thể hiện vai trò của mình trong sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Một trong những vấn đề đang được các doanh nghiệp quan tâm nhất hiện nay là duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bởi vì thông qua duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp mới có thể thực hiện được hoạt động tái sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh XNK, Công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội ( Haprosimex ) cũng rất quan tâm đến vấn đề duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ (XK) sản phẩm. Trong nhiều năm qua Công ty sản xuất XNK tổng hợp Hà Nội là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, kim ngạch XNK cao, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Ngân sách nhà nước, không ngừng nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Xuất phát từ thực tế đơn vị thực tập cùng với kiến thức đã học ở trường, em mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ỏ Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Haprosimex)”. Đề tài được chia làm 3 phần: Phần I: Lý luận chung về thị trường và xuất khẩu sản phẩm. Phần II: Thực trạng về công tác duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Công ty. Phần III: Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Công ty. Chuyên đề được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám đốc, các cô chú ở các phòng ban của Công ty và đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn - Phần I Lý luận chung về thị trường và xuất khẩu sản phẩm I. Các vấn đề cơ bản về thị trường: 1. Khái niệm thị trường: Thị trường là một phạm trù kinh tế tồn tại một cách khách quan cùng với sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hoá. ở đâu và khi nào có sản xuất hàng hoá thì ở đó và khi ấy có thị trường. “Khi thị trường, nghĩa là lĩnh vực trao đổi mở rộng ra thì qui mô sản xuất cũng tăng lên, sự phân công sản xuất cũng trở nên sâu sắc hơn” (Mác - Ănghen tuyển tập, tập II trang 614, NXB Sự Thật Hà Nội 1981). Theo David Begg, thị trường “là sự biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định của gia đình về tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết định của các Công ty về sản xuất cái Jì, sản xuất như thế nào và cái quyết định của người công nhân về việc làm bao lâu, cho ai đều được dung hoà bằng sự điều chỉnh giá cả” (Kinh tế học, NXB GD Hà Nội 1994 trang 11). Trên góc độ vĩ mô và lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng thì có thể định nghĩa thị trường như trên. Riêng trong lĩnh vực thương mại, khái niệm thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán hàng hóa, là nơi cung gặp cầu. 2. Các chức năng của thị trường. Chức năng của thị trường là những tác động khách quan vốn có bắt nguồn từ bản chất thị trường với quá trình sản xuất và đời sống kinh tế xã hội. Thị trường có 3 chức năng chính: + Chức năng thừa nhận: Thể hiện ở chỗ hàng hoá có được bán hay không, nếu bán được có nghĩa là được thị trường thừa nhận. + Chức năng thực hiện: Chức năng này được thể hiện ở chỗ thị trường là nơi diễn ra các hành vi mua bán. Người bán cần giá trị của hàng hoá và người mua cần giá trị sử dụng. Sự thực hiện về giá trị chỉ xảy ra khi nào thực hiện được giá trị sử dụng. Như vậy, thông qua chức năng thực hiện của thị trường các hàng hoá và dịch vụ hình thành nên các giá trị trao đổi của mình để làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực. +Chức năng điều tiết và kích thích: Chức năng này cho phép người sản xuất, người bán bằng nghệ thuật kinh doanh tìm được nơi tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ có lợi cho mình. 3. Phân loại và phân đoạn thị trường: 3.1 Phân loại thị trường: Để có thể nghiên cứu và đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm duy trì và mở rộng thị trường, doanh nghiệp cần phân loại thị trường. Việc phân loại thị trường giúp doanh nghiệp có cách ứng xử phù hợp với mỗi loại thị trường. Trong kinh doanh, người ta đưa ra nhiều tiêu thức để phân chia thị trường: a. Trên góc độ của vị trí lưu thông hàng hoá và dịch vụ để xem xét, thị trường bao gồm: + Thị trường trong nước, thị trường địa phương. + Thị trường ngoài nước, thị trường khu vực. b. Trên góc độ đối tượng của lưu thông hàng hoá và dịch vụ để xem xét, thị trường bao gồm: + Thị trường hàng hoá, thị trường tư liệu sản xuất. + Thị trường tiền tệ. c. Trên góc độ chuyên môn hoá sản xuất và kinh doanh, thị trường bao gồm: + Thị trường hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. + Thị trường hàng nông, lâm, thuỷ sản. + Thị trường hàng cơ khí, hoá chất, điện tử, vật liệu xây dựng... d. Dựa trên tính chất của thị trường, thị trường bao gồm: + Thị trường cung ( thị trường bán), thị trường cầu (thị trường mua). + Thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh. + Thị trường đầu vào, thị trường đầu ra. 3.2. Phân khúc (đoạn) thị trường: Phân khúc thị trường là việc căn cứ vào mục đích nghiên cứu và tiêu thức cụ thể để chia thị trường thành một số đơn vị nhỏ (đoạn, khúc) để doanh nghiệp, Công ty áp dụng chiến lược marketing thích hợp cho khúc hay đoạn thị trường đó. Các doanh nghiệp cần phải phân khúc thị trường bởi vì thị trường là một thể thống nhất nhưng không đồng nhất, trong đó có nhiều người mua, người bán, có giới tính, thu nhập, tuổi tác khác nhau, đặc điểm thói quen tiêu dùng khác nhau và khả năng của các doanh nghiệp có hạn. Chính vì vậy phải tìm cho mình một khúc thị trường nào đó phù hợp với đặc điểm của sản phẩm và áp dụng chiến lược marketing thích hợp với thị trường đó. Thị trường rất đa dạng, do đó không phải thị trường nào cũng cần phân đoạn. Có thị trường vô khúc, thị trường đa khúc, đa đoạn. Việc phân khúc, phân đoạn thị trường được dựa trên những tiêu thức cơ bản sau: + Tiêu thức dân số. + Tiêu thức địa lý. + Tiêu thức tâm lý. + Tiêu thức thái độ đối với khách hàng. 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường: Để thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp ngày càng phát triển thì việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng là một điều hết sức quan trọng. Qua đó có thể biết mà phát huy hay hạn chế nó và vận động cho phù hợp. Theo các nhà nghiên cứu thị trường, thì thị trường chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố cơ bản sau: 4.1 Nhân tố tập quán, dân số, văn hoá, xã hội. Đây là một nhân tố hết sức quan trọng. Phong tục tập quán có ảnh hưởng đến việc tiêu dùng của người dân, dân số có tác động tới việc tiêu thụ hàng hoá dịch vụ. Những nước dân số đông nhưng nền kinh tế kém phát triển thì cầu về hàng hoá cấp thấp thường cao. Yếu tố văn hoá xã hội cũng có ảnh hưởng đến thị trường ... 4.2 Nhân tố kinh tế và thu nhập của dân cư. Nhân tố này có tác động trực tiếp đến khả năng thanh toán cho nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ. Chẳng hạn như nước Nga là một quốc gia rộng lớn, dân số đông, nền kinh tế khá phát triển sẽ là một thị trường đầy tiềm năng ... 4.3 Điều kiện tự nhiên. Đây là một nhân tố cũng khá quan trọng bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu dùng. Chẳng hạn, chúng ta không ai lại có thể nói rằng một quốc gia có nhiệt độ nóng quanh năm lại là nơi có thể tiêu thụ sản phẩm giày hay quần áo ấm ... mà phải hướng vào các thị trường có khả năng như các nước Bắc Âu. 4.4 Chế độ chính sách, pháp luật, chi tiêu của chính phủ. Bằng các công cụ tài chính, ngân hàng, ... nếu như Chính phủ khuyến khích phát triển một ngành nào đó trong nước là có thể điều tiết được. Nếu như Nhà nước muốn giảm thị phần của một loại sản phẩm nào đó thì Nhà nước sẽ đánh thuế cao, điều này dẫn tới giá cao, khách hàng sẽ giảm. Ngoài ra, chi tiêu của Chính phủ và định hướng của Chính phủ cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển và mở rộng thị trường. 4.5 Nhóm các nhân tố bên ngoài. Đó là sự ảnh hưởng của các nước khác, các tổ chức quốc tế là hết sức quan trọng. Thông thường các quốc gia có tiềm lực về kinh tế mạnh hay có những áp đặt, điều kiện đối với các nước khác bằng các hình thức cấm vận, cấm buôn bán ... Điều đó sẽ gây khó dễ cho việc thực hiện các hợp đồng buôn bán, thương mại giữa các nước. Trên đây là các nhân tố cơ bản nhất, ngoài ra thị trường còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều những nhân tố khác như quan hệ cung cầu giá cả, sự tiến bộ của khoa học công nghệ, tình hình chính trị xã hội ... 5. Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu thị trường, hiểu một cách khái quát bao gồm quá trình các hoạt động thu thập và xử lý một cách có hệ thống và toàn diện các thông tin về thị trường, giúp cho nhà kinh doanh nắm bắt đầy đủ, chính xác và kịp thời tình hình thị trường để có các quyết định đúng đắn tác động đến thị trường. Mục đích của hoạt động nghiên cứu thị trường là giúp cho các nhà kinh doanh xác định được những bộ phận thị trường mục tiêu mà nhà kinh doanh có thể hoạt động với nhiều lợi thế nhất, đồng thời giúp họ biết rõ về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, về tình hình cụ thể của thị trường để có các chính sách thích hợp chiếm lĩnh thị trường đó. Việc nghiên cứu thị trường chính là nghiên cứu các cơ hội kinh doanh để đưa ra các quyết đinh kinh doanh hợp lý. Nó có tầm quan trọng đặc biệt đến việc xác định đúng đắn phương hướng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung của nghiên cứu thị trường được tiến hành theo hai nội dung cơ bản: - Nghiên cứu khái quát về thị trường. - Nghiên cứu chi tiết về thị trường. II- Một số vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng hóa 1- Khái niệm: Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động thương mại liên quan đến việc bán hàng hóa sang thị trường nước ngoài, bao gồm cả tái xuất (Reexport). Tái xuất khẩu: là xuất khẩu hàng đã nhập về trong nước, không qua chế biến thêm, cũng có trường hợp hàng không về trong nước, sau khi nhận hàng thì giao hàng đó ngay cho người thứ 3. 2- Vai trò của hoạt động xuất khẩu: 2.1- Đối với nền kinh tế thế giới: Là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên trong thương mại quốc tế, xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia cũng như trên toàn thế giới. Do điều kiện khác nhau nên mỗi quốc gia đều có thế mạnh về lĩnh vực này nhưng lại hạn chế về lĩnh vực khác. Để có thể khai thác được lợi thế, tạo sự cân bằng trong sản xuất và tiêu dùng, các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau. Bằng việc khai thác các lợi thế so sánh các quốc gia tập trung vào sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế tương đối. Sự chuyên môn hóa đó đã làm cho mỗi quốc gia khai thác được lợi thế của mình một cách tốt nhất giúp tiết kiệm được nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn... trong qúa trình sản xuất hàng hoá. Vì vậy trên quy mô toàn thế giới thì tổng sản phẩm cũng sẽ được gia tăng. 2.2- Đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia: Đối với nền kt của mỗi quốc gia, xuất khẩu tạo nguồn vốn chính cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hóa cho đất nước. Sự tăng trưởng kinh tế của mỗi nước đòi hỏi phải có 4 điều kiện: Nhân lực, tài nguyên, vốn và kỹ thuật. Song không phải quốc gia nào cũng có đủ các điều kiện ấy. Trong thời kỳ hiện nay, hầu hết các nước đang phát triển đều thiếu vốn, kỹ thuật và thừa lao động. Để giải quyết tình trạng này buộc họ phải nhập từ bên ngoài những yếu tố mà trong nước không có khả năng đáp ứng. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để có đủ ngoại tệ cho nhập khẩu? Thực tiễn cho thấy để có nguồn vốn nhập khẩu, một nước và đặc biệt là nước đang phát triển có thể sử dụng các nguồn vốn chính: + Đầu tư nước ngoài + Vay nợ, viện trợ + Thu từ xuất khẩu Tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài và nguồn vốn viện trợ vay nợ thì không ai có thể phủ nhận được. Song việc huy động nguồn vốn này không phải là dễ dàng. Để có được vốn vay, viện trợ thì những nước đi vay thường phải chấp nhận những thiệt thòi nhất định và dù bằng cách này hay cách khác thì cũng phải hoàn trả. Bởi vậy nguồn vốn quan trọng nhất mà mỗi quốc gia có thể trông chờ chính là vốn thu từ hoạt động xuất khẩu. Vĩ vậy xuất khẩu là hoạt động chính tạo tiền đề cho nhập khẩu, quyết định đến quy mô và tăng trưởng của nhập khẩu. - Xuất khẩu góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sẽ giúp các nước kém phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới. - Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển. - Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm góp phần ổn định sản xuất. - Xuất khẩu là phương tiện quan trọng để tạo vốn, kỹ thuật, công nghệ mới từ các nước phát triển nhằm hiện đại hóa nền kinh tế nội địa tạo năng lực sản xuất mới. - Xuất khẩu thúc đẩy chuyên môn hóa, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia. Khoa học công nghệ càng phát triển thì phân công lao động càng sâu sắc. Ngày nay có những sản phẩm mà việc chế tạo từng bộ phận được thực hiện ở nhiều nước khác nhau. Để hoàn thiện sản phẩm đó, người ta tiến hành xuất khẩu từ nước này sang nước khác để lắp ráp. Hoạt động xuất khẩu với nhiều hình thức ngày càng đa dạng thể hiện sự phát triển của phân công lao động quốc tế. Vì vậy nó chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động kinh tế đối ngoại và thực hiện những chức năng cơ bản sau: - Lưu thông hàng hoá trong nước với thị trường nước ngoài. - Tạo nguồn vốn và kỹ thuật từ bên ngoài có lợi cho qúa trình sản xuất trong nước, tăng thu ngoại tệ cho mỗi quốc gia. - Xuất khẩu làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã hội và tổng thu nhập quốc dân nhằm thích ứng với nhu cầu tích luỹ. - Xuất khẩu còn làm tăng hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo ra một môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh tăng khả năng khai thác lợi thế của quốc gia. - Xuất khẩu tác động trực tiếp đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. - Xuất khẩu tạo tiền đề mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế trên cơ sở vì lợi ích của các bên, đồng thời gắn liền sản xuất trong nước với phân công lao động quốc tế. Như vậy có thể nói, đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo ra những động lực cần thiết cho việc giải quyết những vấn đề thiết yếu của nền kinh tế. 2.3- Đối với các doanh nghiệp: Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng, mẫu mã... Những yếu đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành cơ cấu sản xuất mới phù hợp với thị trường. Xuất khẩu là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh, đồng thời có ngoại tệ để tái đầu tư vào qúa trình sản xuất, mở rộng quy mô để ngày càng khẳng định được vị thế của mình, nâng cao uy tín trong sản xuất kinh doanh. 3- Các hình thức kinh doanh xuất khẩu: Trong mậu dịch quốc tế, việc thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu thường áp dụng các hình thức cụ thể, trong đó có các biện pháp chủ yếu sau: 3.1. Xuất khẩu trực tiếp: Trong phương thức này đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương với tư cách là một bên phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Hợp đồng ký kết giữa 2 bên phải phù hợp với luật lệ quốc gia và quốc tế, đồng thời phải đảm bảo được lợi ích của đất nước và uy tín kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2. Xuất khẩu uỷ thác: Trong phương thức này các đơn vị có hàng xuất khẩu gọi là bên uỷ thác giao cho một đơn vị xuất nhập khẩu gọi là bên nhận uỷ thác tiến hành xuất khẩu một hoặc một số lô hàng nhất định với danh nghĩa của mình (bên nhận uỷ thác) nhưng với chi phí của bên uỷ thác. Bên cạnh hai hình thức xuất khẩu cơ bản trên, trong kinh doanh xuất nhập khẩu còn có các hình thức khác như: - Mua đứt bán đoạn, hàng đổi hàng, gia công hàng xuất khẩu, tái xuất, chuyển khẩu... 4. Nội dung của kinh doanh xuất khẩu hàng hoá: Hoạt động xuất khẩu là hoạt động bán sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Đây là hoạt động thương mại cũng giống như các hoạt động kinh doanh khác nhưng nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố hơn đặc biệt là môi trường kinh doanh quốc tế và tiến trình phức tạp hơn hoạt động mua bán trong nước. Vì vậy nó được tổ chức với nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu như: 4.1. Nghiên cứu thị trường quốc tế: Có thể nói đây là hoạt động đầu tiên cần thiết tiến hành một cách cẩn thận, chu đáo. Công việc này bao gồm: a. Nghiên cứu thị trường hàng hoá thế giới. b. Nghiên cứu dung lượng thị trường và các yếu tố ảnh hưởng tới nó. c. Lựa chọn đối tác buôn bán. d. Nghiên cứu giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới. e. Lựa chọn các phương thức thanh toán. 4.2. Lập phương án kinh doanh Trên cơ sở những kết quả thu được của quá trình nghiên cứu thị trường các đơn vị kinh doanh lập phương án kinh doanh cho mình. Công việc này bao gồm: a. Đánh giá tình hình thị trường. b. Lựa chọn các mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh... c. Đề ra mục tiêu cụ thể: khối lượng, giá, thị trường xuất khẩu... d. Sơ bộ đánh giá kết quả. 4.3. Nguồn hàng cho xuất khẩu Nguồn hàng cho xuất khẩu là toàn bộ hàng hoá của một Công ty, một địa phương, một vùng hoặc một đất nước có khả năng xuất khẩu được. Để tạo nguồn hàng cho xuất khẩu các doanh nghiệp có thể đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp cho sản xuất, có thể làm thu gọn hoặc có thể ký kết hợp đồng mua với các chân hàng, với các đơn vị sản xuất. Nguồn hàng cho xuất khẩu ổn định là tiền đề cho việc phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp. 4.4. Đàm phán ký kết hợp đồng: Đàm phán là việc bàn bạc, trao đổi với nhau các điều kiện mua bán giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để đi đến ký kết hợp đồng. Thông thường có các hình thức sau: a. Đàm phán trực tiếp. b. Đàm phán bằng thư tín. c. Đàm phán qua điện thoại... 4.5. Thực hiện hợp đồng Sau khi ký kết hợp đồng thì các bên liên quan tiến hành thực hiện hợp đồng. Sơ đồ 1: Trình thự các bước thực hiện hợp đồng xuất khẩu Giục mở L/C và kiểm tra L/C Xin giấy phép XNK Chuẩn bị hàng xuất khẩu Uỷ thác thuê tàu Giao hàng lên tàu Làm thủ tục hải quan Mua bảo hiểm hàng hoá (nếu có) Kiểm định hàng hoá Làm thủ tục thanh toán Giải quyết tranh chấp (nếu có) 4.6. Tiếp tục hoạt động buôn bán: III. Quan niệm về duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ 1. Thế nào là duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm: Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là việc duy trì và mở rộng nơi trao đổi, mua bán hàng hoá và dịch vụ. Thực chất của nó là việc giữ và tăng thêm khách hàng cho doanh nghiệp. Mở rộng thị trường theo chiều rộng nghĩa là lôi kéo khách hàng mới, khách hàng theo vùng địa lý, tăng doanh số bán với khách hàng cũ. Mở rộng thị trường theo chiều sâu nghĩa là phân loại, cắt lớp thị trường để thoả mãn nhu cầu muôn hình muôn vẻ của con người. Mở rộng theo chiều sâu là qua sản phẩm để thoả mãn nhu cầu từng lớp, để mở rộng vùng địa lý. Đó là vừa tăng số lượng sản phẩm bán ra vừa tạo nên sự đa dạng về chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Sự đa dạng hoá về chủng loại mặt hàng và nâng cao số lượng hàng hoá bán ra là mở rộng thị trường theo chiều sâu. Tóm lại, mở rộng thị trường theo chiều rộng hay chiều sâu cuối cùng phải dẫn đến tăng tổng doanh số bán hàng, nhằm mục đích đưa doanh nghiệp phát triển lên qui mô thị trường ngày càng lớn hơn. 2. Duy trì và mở rộng thị trường là một tất yếu khách quan đối với các doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, duy trì và mở rộng thị trường là một tất yếu khách quan đối với các doanh nghiệp, là điều kiện để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Trong kinh doanh, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp thay đổi rất nhanh cho nên mở rộng thị trường giúp cho doanh nghiệp tránh được tình trạng bị tụt hậu. Cơ hội chỉ thực sự đến với những doanh nghiệp nhạy bén, am hiểu thị trường. Mở rộng thị trường giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, khai thác triệt để được tiềm năng của thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận và khẳng định được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Cho nên duy trì và mở rộng thị trường là nhiệm vụ thường xuyên liên tục của một doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh XNK hoạt động trên thị trường quốc tế thì việc duy trì và mở rộng thị trường là một việc làm cần thiết nhưng cũng đầy khó khăn. Sơ đồ 2: Cấu trúc thị trường tiêu thụ sản phẩm A Thị trường lý thuyết sản phẩm A: Tập hợp các đối tượng có nhu cầu Thị trường tiềm năng của doanh nghiệp về sản phẩm A Người không tiêu dùng tuyệt đối. Thị trường hiện tại về sản phẩm A Người không tiêu dùng tương đối Thị trường các đối thủ cạnh tranh Thị trường của doanh nghiệp (Nguồn: Marketing dưới góc độ quản trị doanh nghiệp, NXB Thống kê Hà Nội) Tăng thêm phần thị trường, tức là tăng tỷ lệ phần trăm bộ phận thị trường doanh nghiệp nắm giữ trên toàn bộ thị trường sản phẩm đó, là mục tiêu rất quan trọng của doanh nghiêp. Duy trì và mở rộng thị trường là rút ngắn thời gian sản phẩm nằm trong quá trình lưu thông, do đó tăng nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, góp phần vào việc đẩy nhanh chu kỳ tái sản xuất mở rộng, tăng vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận.... 3. Một số biện pháp cơ bản nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ. Để duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp cần thực hiện những biện pháp cơ bản sau: 3.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ: Nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ là một biện pháp chủ yếu nhằm duy trì và mở rộng thị trường. Có những sản phẩm khi mới ra đời được thị trường chấp nhận nhanh chóng do kiểu dáng, mẫu mã mới và việc tiêu dùng như “mốt” nhưng vòng đời của sản phẩm chỉ kéo dài khi sản phẩm đó có chất lượng cao. “ Chất lượng của một sản phẩm nào đó là tổng hợp tất cả các tính chất biểu thị giá trị sử dụng, phù hợp với nhu cầu của xã hội nhất định, đảm bảo yêu cầu của người sử dụng nhưng cũng phải đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế và khả năng sản xuất của từng nước”. Nhằm nâng cao chất lượng đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, phải có trọng điểm ,chú trọng những khâu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp phải lựa chọn công nghệ thích hợp với điều kiện của mình cùng với việc chuyển giao. 3.2 Hạ giá thành sản phẩm và sử dụng chính sách giá. Hạ giá thành sản phẩm đó là sự nổ lực cố gắng có ý thức của doanh nghiệp nhằm mục tiêu đưa giá thanh sản phẩm xuống mức thấp nhất có thể. Hạ giá thành sản phẩm làm tăng thêm sức mạnh cho doanh nghiệp trong cạnh tranh. Muốn hạ giá thành sản phẩm thì cần coi trọng công tác quản trị chi phí nhất là khi mua các yếu tố đầu vào. Ngoài ra đổi mới công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Nâng cao năng suất lao động cũng góp phần vào mục tiêu hạ giá thành. Tuy nhiên đảm bảo hạ giá thành nhưng cũng phải đảm bảo mục tiêu về chất lượng thì doanh nghiệp mới có thể đứng vững được. Đổi mới công nghệ, một mặt nâng cao năng suất lao động, một mặt giảm được số lượng phế phẩm trong quá trình tái sản xuất, tiết kiệm được chi phí do đó hạ được giá thành. Hạ giá thành là khâu then chốt, nhưng để thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp còn phải vận dụng chính sách giá cả một cách linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của thị trường và khách hàng khác nhau. 3.3 Nâng cao chất lượng của công tác dự báo nghiên cứu nhu cầu thị trường: Thị trường tạo nên môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp mà trong đó doanh nghiệp nào cũng đặt ra yêu cầu là mở rộng phần thị trường của mình. Do vậy, để đảm bảo khả năng thắng lợi trong cạnh tranh, tránh rủi ro thất bại trong kinh doanh, mỗi doanh nghiệp phải biết cặn kẽ thị trường và khách hàng trên thị trường ấy, nghĩa là doanh nghiệp phải làm tốt công tác nghiên cứu thị trường. Việc nghiên cứu thị trường chính là nghiên cứu các cơ hội kinh doanh để đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý. Nó có tầm quan trọng trong việc xác định đúng đắn phương hướng phát triển của doanh nghiệp. Xác định nhu cầu thị trường tìm người mua và xác định nhu cầu của từng người mua hay nói cách khác doanh nghiệp sẽ bán được hàng ở đâu và số lượng là bao nhiêu để có được doanh thu lớn nhất. Để xác định được nhu cầu thị trường và tìm kiếm được thị trường tiêu thụ các doanh nghiệp cần phải tổ chức hợp lý việc thu thập các nguồn thông tin và nghiên cứu các loại thị trường, phân tích và xử lý đúng đắn các loại thông tin về nhu cầu thị trường, xác định nhu cầu của thị trường mà doanh nghiệp có thể đáp ứng. Nâng cao chất lượng của công tác nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị trường tức là phải thấy rõ được tầm quan trọng của công tác này. Các thông tin về thị trường sản phẩm của doanh nghiệp phải chuẩn xác, nhanh nhạy. Hơn nữa, việc xử lý thông tin cần phải kịp thời, hữu hiệu. Để làm tốt công tác này cần có một đội ngũ chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm trong thu thập và xử lý thông tin thị trường và phải giành một phần nguồn lực tài chính cho công tác này. 3.4 Xây dựng chính sách tiêu thụ sản phẩm hợp lý. Xuất phát từ thực trạng các doanh nghiệp nước ta hiện nay thì tình trạng bỡ ngỡ, thiếu kinh nghiệm hoạt động thị trường là tình trạng khá phổ biến. Bởi vậy, trong trao đổi hàng hoá, đặc biệt là hoạt động trong thị trường quốc tế gặp nhiều thua thiệt. Cho nên nâng cao năng lực hoạt động thị trường là điều rất cần thiết đối với các doanh nghiệp. Trên cơ sở chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh trong đó cốt lõi là chiến lược sản phẩm các doanh nghiệp cần phải xác định được chính sách thương mại của mình. Chính sách thương mại đó xác định những vấn đề có tính chất nguyên tắc chi phối sự ứng xử của doanh nghiệp trên thị trường. Chính sách tiêu thụ bao gồm toàn bộ các hoạt động, các giải pháp nhằm đề ra và thực hiện các chiến lược, chiến thuật phân phối đảm bảo cho quá trình đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng đạt hiệu quả cao. Nội dung của chính sách phân phối tiêu thụ rất rộng bao gồm từ việc xác định mục tiêu, phân tích và dự đoán thị trường, lựa chọn các kênh và phương án tiêu thụ, đến việc lựa chọn các phần tử trung gian và các biện pháp thủ thuật đảm bảo cho hàng hoá vận động trong các kênh lưu thông được thông suốt với hiệu quả cao. Để xây dựng một chính sách tiêu thụ có hiệu quả cần phải dựa trên cơ sở của công tác phân tích nghiên cứu dự báo thị trường. 3.5 Xây dựng chính sách xúc tiến yểm trợ. Chính sách xúc tiến yểm trợ bao gồm mọi hoạt động và giải pháp để ra vào thực hiện các chiến lược chiến thuật xúc tiến yểm trợ nhằm thúc đẩy bán hàng và nâng cao uy tín của nhà kinh doanh trên thị trường. Những kỹ thuật xúc tiến yểm trợ chủ yếu là: - Quảng cáo: Bao gồm các hoạt động giới thiệu và truyền đi các thông tin về sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp nhằm kích thích khách hàng tiêu thụ hàng hoá dịch vụ, nâng cao uy tín cho nhà kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trong các kỹ thuật xúc tiến yểm trợ, quản cáo là hoạt động quan trọng nhất. Nhờ có quảng cáo mà khối lượng hàng hoá tiêu thụ được của nhà kinh doanh tăng lên rõ rệt. - Xúc tiến bán hàng: Bao gồm các hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định nhằm thu hút sự chú ý của người mua và lội kéo tiêu thụ sản phẩm. Công cụ thường là trưng bày, triển lãm giới thiệu ... - Quan hệ công chúng: Bao gồm các hoạt động của doanh nghiệp nhằm duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các tần lớp công chúng thông qua các hoạt động tiếp xúc trực tiếp được tổ chức một cách thường xuyên có hệ thống nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các tầng lớp công chúng khác nhau để nâng cao uy tín và thanh thế các doanh nghiệp trên thị trường. - Dịch vụ bán hàng: Dịch vụ bán hàng bao gồm các hoạt động diễn ra sau khi hàng hoá đã được tiêu thụ nhằm giúp cho người tiêu dùng sử dụng hợp lý sản phẩm và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường cạnh tranh. Những hoạt động chủ yếu của dịch vụ này bao gồm: hoạt động hướng dẫn khách hàng, bảo hành và cung cấp thay thế ... 3.6 Tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô của nhà nước: Trong cơ chế thị trường, sự nỗ lực của các doanh nghiệp chỉ thực sự mang lại kết quả mong muốn khi có sự trợ giúp đúng mức của Nhà nước. Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm khó có theer thực hiện được nếu không có sự trợ giúp của Nhà nước trong công tác tiêu thụ thể hiện: + Xây dựng chính sách thị trường quốc gia, trong đó định hướng phát triển thị trường nội địa, các thị trường quốc tế với từng nhóm mặt hàng tổng quát, các chính sách mở rộng thị trường truyền thống và thâm nhập thị trường mới. + Hỗ trợ đổi mới công nghệ để nâng cao cạnh tranh, thông qua việc đổi mới chính sách chuyển giao công nghệ, chính sách tài chính để khai thông các nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động, thực hiện chế độ tính dụng ưu đãi .v.v.. + Thực hiện các chính sách hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu qua trợ giúp nghiên cứu thị trường, ưu đãi thuế quan và chính sách tỷ giá hối đoái hợp lý, mở rộng quyền hạn của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu. Doanh nghiệp nào có sản phẩm, có khách hàng và có thị trường đều có thể dễ dàng tham gia xuất khẩu trực tiếp. + Thực hiện chính sách bảo hộ hợp lý, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện nay đang được coi là một trong những khó khăn hàng đầu của các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu, tuy kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh nhưng hiệu quả kinh doanh còn thấp. Do đó bên cạnh mở rộng thị trường chúng ta cũng cần quan tâm tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phần II THựC TRạNG Về CÔNG TáC DUY TRì Và Mở RộNG THị TRƯờng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Công ty I. Giới thiệu chung về Công ty Haprosimex 1. Quá trình hình thành và phát triển: Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Haprosimex) được thành lập theo quyết định số 3236/QĐ-UB Ngày 30 tháng 8 năm 1995 của UBND Thành phố Hà Nội, là đơn vị trực tiếp sản xuất và trực tiếp XNK một số mặt hàng may mặc, ._.nông sản, thủ công mỹ nghệ .v.v.. Tiền thân của Công ty là liên hiệp sản xuất dịch vụ và XNK - TTCN. Haprosimex từ một cơ quan hành chính bao cấp chuyển thành đơn vị sản xuất kinh doanh trong một hoàn cảnh mới đầy khó khăn: Thị trường thế giới mở rộng nhưng còn rất mới mẻ, cơ chế sản xuất cũ chưa được xoá bỏ hoàn toàn, cơ chế sản xuất mới chưa được hình thành, bản thân Công ty kế thừa cơ sở vật chất nghèo nàn, quỹ vốn nhỏ... Lúc đó công việc kinh doanh và đời sống ngươi lao động gặp vô nhiều khó khăn. Trong tình hình đó được sự cổ vũ bởi làn sóng đổi mới trong cả nước, toàn thể liên hiệp đã đoàn kết một lòng với quyết tâm cao, vừa sắp xếp lại tổ chức, vừa duy trì sản xuất kinh doanh và từng bước tháo gỡ những vướng mắc về tài sản vốn quản lý...cùng với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty đẵ trụ vững được và không ngừng phát triển về mọi mặt trong những năm qua. Đặc biệt trong những năm gần đây mặc dù có nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, thị trường XNK trên thế giơi ngày càng cạnh tranh gay gắt, tỷ giá ngoại tệ biến động thất thường, chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng cao... nhưng nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của UBND Thành phố, sự phối hợp giúp đỡ của các cơ quan chức năng, sự chỉ đạo đúng đắn và sát sao của Đảng uỷ Công ty, Ban giám đốc và sự năng động sáng tạo của toàn thể đội ngũ lao động, Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trên nhiều mặt, hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được liên hiệp và thành phố giao cho. Công ty trong nhiều năm liền đạt được những danh hiệu thi đua xuất sắc. 2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty. Chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Haprosimex đã tiến hành đổi mới bộ máy tổ chức của mình cho phù hợp với yêu cầu đổi mới quản lý. Công ty đã áp dụng mô hình cơ cấu chức năng, mỗi bộ phận đảm nhiệm một chức năng nhất định, đảm bảo gọn nhẹ nhưng có hiệu quả phục vụ tốt chiến lược XNK đáp ứng yêu cầu mở rộng thị trường. Haprosimex đã kịp thời đổi mới theo hướng giảm tối đa các bộ phận gián tiếp, tăng bộ phận trực tiếp sản xuất kinh doanh, ngay cả khối văn phòng của liên hiệp cũng hình thành một Công ty kinh doanh hạch toán độc lập. Việc ra đời mỗi đơn vị mới hoặc đổi mới chức năng nhiệm vụ của một đơn vị cũ đều xuất phát từ nhu cầu thị trường và yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiện nay Công ty có các phòng ban sau. Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức và bộ máy Công ty. Ban Giám đốc Đại diện tại nước ngoài Chi nhánh tại Hải Phòng Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Các đơn vị liên doanh Bộ phận sản xuất Các đơn vị trực thuộc P Tổ chức hành chính Phòng Kế hoạch Phòng Kế toán P kinh doanh XNK Phòng đối ngoại Phòng tài vụ Nhìn chung Haprosimex là một liên hiệp gồm nhiều Công ty trong đó Công ty mẹ đồng thời đảm nhiệm chức năng văn phòng chiếm 80% toàn bộ doanh thu và kim ngạch xuất nhập khẩu. Bộ máy của Công ty ngày nay rất có hiệu quả, không chồng chéo, thích ứng với các doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước, đồng thời hoàn thiện không ngừng theo yêu cầu sản xuất kinh doanh. 3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty. 3.1 Chức năng: - Tổ chức tiêu thụ hàng hoá XNK gồm các mặt hàng phục vụ tiêu dùng, nguyên vật liệu, thiết bị phụ tùng phục vụ sản xuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu và các ngành hàng sản xuất khác. - Tổ chức xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng: nông sản chế biến, dệt may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ ..vv. - Nhận uỷ thác xuất khẩu và nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tham gia liên doanh, liên kết sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu thụ. 3.2 Nhiệm vụ: Là một doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp Nhà nước do UBND thành phố Hà Nội quản lý, có tư cách pháp nhân thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập có tài sản riêng thực hiện nhiệm vụ: - Tổ chức và hoàn thiện bộ máy của Công ty. - Bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao. - Nộp ngân sách Nhà nước và địa phương. - Thực hiện chế độ thu chi, hoá đơn, chứng từ theo chế độ hạch toán của Nhà nước. - Chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Nghiêm chỉnh thực hiện chế độ bảo vệ tài nguyên môi trường. 4. Nghành nghề kinh doanh. Là Công ty sản xuất xuất nhập khẩu nên mặt hàng kinh doanh của Công ty rất phong phú và đa dạng. - Về xuất khẩu: Gồm các hàng may mặc, nông sản, lâm sản như lạc cà phê, hạt điều, hồi, quế....; các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như đồ gỗ, điêu khắc, sơn mài, mây tre đan, thảm các loại, thêu ren.... - Về nhập khẩu: Máy móc, thiết bị, hoá chất, vật liệu trang trí nội thất, xe máy phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường của Công ty chủ yếu là các nước EU, các nước ASEAN... hàng hoá của Công ty được xuất trên 40 nước. Bên cạnh thị trường truyền thống Công ty vẫn thường xuyên mở rộng các thị trường mới. Phương thức tiêu thụ của Công ty chủ yếu là xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. 5.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh (2000 - 2001). Là một Công ty lớn, Haprosimex kinh doanh rất nhiều mặt hàng khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc, nông lâm sản, thủ công mỹ nghệ cho nên nó là mặt hàng chính chủ lực quyết định đến toàn doanh thu của Công ty. Biều 1: Kết quả hoạt động tiêu thụ (kim ngạch XNK) Đơn vị : 1000 USD Tên hàng 2000 2001 So sánh Tiền Tỷ trọng % Tiền Tỷ trọng % Chênh lệch % Nông sản - Lạc nhân - Hạt điều - Cà phê - Chè - Hạt tiêu Dệt may Giầy, dép, mũ Thủ công mỹ nghệ 5350 4218 42 166 236 688 9043 3946 2291 25,93 20,44 0,2 0,8 1,44 3,35 43,8 19,12 11,12 9378 7240 75 230 375 1458 14130 6570 3540 27,93 21,53 0,22 0,69 1,12 4,34 42,03 19,53 10,54 4028 3022 33 64 139 770 5087 2624 1249 75,28 71,64 78,57 38,5 58,8 111,9 56,25 66,5 54,5 Tổng 20630 100 33618 100 12988 63 Nhìn vào biều 1 ta thấy tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2001 tăng lên so với năm 2000 là 12988 nghìn USD tương đương 63%. Có được kết quả đáng khích lệ như vậy là nhờ vào sự cố gắng của Công ty trong công tác mở rộng thị trường, củng cố niềm tin đối với khách hàng. Tuy nhiên, để đạt được kế hoạch nâng tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2002 lên 40 triệu USD thì Công ty cần cố gắng hơn nữa trong công tác tiêu thụ cũng như không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành đầu vào. Biểu 2: Kết quả kinh doanh của Công ty trong hai năm 2000 - 2001. Đơn vị: Triệu đồng Năm Các chỉ tiêu 2000 2001 So sánh Số tiền Tỷ lệ Tổng doanh thu Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp ( LNG) Tổng chi phí. Lợi nhuận thuần (LNT) Các loại thuế. LNT sau thuế. Thu nhập bình quân: Khối kinh doanh. Khối sản xuất. 356.545 353.126 282.652 70.468 6.630 63.838 33.415 30.423 1,26 0,63 452.836 448.204 360.000 88.204 7.821 80.383 41.098 39.285 1,3 0,68 96.291 95.084 77.398 17.736 1.191 16.545 7.683 8.862 0,04 0,05 27 26,92 29,28 25,16 17,96 24,91 22,99 29,13 3,17 7,9 Nhìn vào biểu 2 ta thấy doanh thu năm 2001 tăng mạnh so với năm 2000 cụ thể tăng 96.291 (tr) với tốc độ tăng là 27%. Điều này đạt được là do Công ty có chiến lược đúng đắn trong việc mở rộng thị trường cũng như tìm kiếm nguồn hàng, cũng cố lại các thị trường trong khu vực. Tuy nhiên doanh thu thuần của Công ty lại tăng với tốc độ nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu. Sở dĩ như vậy là do cạnh tranh trên thị trường ngày một mạnh buộc Công ty phải hạ giá một số mặt hàng nhất định như các mặt hàng nông sản. Mặt khác doanh thu tăng nên giá vốn hàng bán cũng tăng, ở đây tốc độ tăng của giá vốn hàng bán cũng lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu cụ thể tăng 77.398 (tr) với tốc độ tăng 29,28%, lý do ở đây là do giá một số mặt hàng đầu vào của Công ty tăng do thay đổi của thời tiết, cũng có thể giải thích do một nguyên nhân chủ quan là chi phí trong quá trình thu mua hàng tăng. Vậy doanh nghiệp phải có biện pháp để quản trị quá trình thu mua hàng hoá. Xét về chi phí: Năm 2001 so với năm 2000 tăng1.191 (tr) với tốc độ tăng17,96% nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần rất nhiều, điều này là rất tốt.Tổng thuế phải nộp của doanh nghiệp cũng tăng22,99% với số tuyệt đối là 7.683 (tr). Lợi nhuận thuần sau thuế của Công ty tăng 8.862 (tr), tốc độ tăng 29,13%. Nhìn chung kết quả kinh doanh của Công ty trong năm 2001 là rất tốt cho nên thu nhập của công nhân viên trong Công ty một phần nào đã được cải thiện. II. Thực trạng về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Công ty. 1. Cơ cấu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở Công ty. Là một Công ty kinh doanh XNK nên hầu hết các mặt hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) cũng như các mặt hàng khác của Công ty đều được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Hàng TCMN xuất khẩu đã và đang chiếm một vai trò quan trọng trong số các mặt hàng của Việt Nam xuất đi nước ngoài. Riêng năm 2001 kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của cả nước đạt trị giá khoảng 170 triệu USD. Hết quý I năm 2002, theo báo cáo của Bộ Thương mại thì đã có khoảng 66 triệu USD trị giá hàng thủ công mỹ nghệ xuất đi thị trường các nước. Kim ngạch xuất khẩu năm nay của cả nước ước có thể đạt khoảng 230 đến 250 triệu USD, nếu giữ tốc độ tăng trưởng tốt. Cũng như các doanh nghiệp kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ khác, Haprosimex cũng có rất nhiều mặt hàng TCMN được xuất khẩu sang các nước. Mặc dù tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ hàng năm chỉ chiếm khoảng hơn 10% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty và khoảng hơn 2% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của cả nước. Nhưng các mặt hàng TCMN của Công ty cũng rất đa dạng và phong phú. Trong khi chưa có điều kiện tổ chức trực tiếp sản xuất các sản phẩm TCMN, Công ty đã tổ chức tốt công tác thu gom từ các đơn vị sản xuất trong nước và tiến hành gia công lại một số sản phẩm để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Do đó tổng giá trị và cơ cấu hàng TCMN ở Công ty liên tục tăng qua các năm. Các mặt hàng TCMN của Công ty chủ yếu là các sản phẩm đồ gỗ, hàng sơn mài, hàng thêu ren, hàng mây tre lá, song mây tre, đồ gốm sứ, hàng thảm len, và một số mặt hàng khác (biều 3). Biều 3: Cơ cấu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở Công ty. Đơn vị : 1000 USD Tên hàng 2000 2001 So sánh Tiền Tỷ trọng % Tiền Tỷ trọng % Chênh lệch % Đồ gỗ Đồ gốm sứ Mây tre lá Song mây tre Hàng sơn mài Hàng thêu ren Hàng thảm len Các loại khác 583 470 106 215 227 234 160 305 25,3 20,5 4,6 9,3 10,0 0,2 7,0 13,1 830 620 150 370 350 315 275 635 23,4 17,5 4,2 10,4 9,9 8,9 7,7 18,0 247 150 44 155 123 81 115 330 42,3 32,0 41,5 71,7 54,1 34,6 71,8 108,2 Tổng 2300 100 3545 100 1245 54,13 Hầu hết các sản phẩm đồ gỗ của Công ty được xuất đi các nước là đồ dùng gia đình, các mặt hàng trang trí nội thất như tủ, giường, bàn ghế .v.v.. Các mặt hàng này được đánh giá là các mặt hàng có giá trị nghệ thuật cao, là thành tựu của nghệ thuật chạm khảm, điêu khắc với hoa văn phong phú, tinh tế được làm từ bàn tay của các nghệ nhân trong nước. Đây là một trong số các mặt hàng được thị trường Nhật Bản nhập nhiều nhất trong những năm gần đây. Tổng giá trị các sản phẩm đồ gỗ của Công ty năm 2000 là 583 nghìn USD và năm 2001 là 830 nghìn USD, tăng 247 nghìn USD tương ứng với 42,3% so với năm 2000. Bên cạnh các sản phẩm đồ gỗ, thì đồ gốm sứ cũng là một loại sản phẩm chủ lực trong các mặt hàng thủ công mỹ nghệ mà Công ty xuất sang thị trường các nước. Sản phẩm gốm sứ của Công ty có hàng trăm chủng loại, kiểu dáng đẹp, hoa văn phong phú, không những chỉ có giá trị nghệ thuật cao mà các sản phẩm của Công ty ngày càng tăng thêm độ bền. Nhờ có sự phối hợp giữa các cơ sở sản xuất, biết ứng dụng các thành tựu khoa học cùng với bí quyết gia truyền, kết hợp giữa men truyền thống với men hoá học và đặc biệt là dùng lò ga trong khâu nung sản phẩm thay thế cho các phương pháp thủ công mà các sản phẩm gốm sứ của Công ty có chất lượng cao và năng suất cũng tăng gấp 3 lần. Điều này góp phần làm giảm chi phí và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường thế giới. Đồ gốm sứ của Haprosimex đang được các thị trường lớn như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản đặt mua thường xuyên. Nằm ngay trên địa bàn Hà Nội, cách không xa làng gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), Công ty có rất nhiều thuận lợi trong việc thường xuyên tiếp xúc với các cơ sở sản xuất, có lợi thế trong việc lựa chọn và thu mua các sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Việc thu mua các sản phẩm ở thị trường phía Nam do chi nhánh của Công ty tại Tp. Hồ Chí Minh đảm nhiệm. Do đó đối với mặt hàng này, Công ty có rất nhiều lợi thế về nguồn hàng, việc quan trọng là tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho xuất khẩu sản phẩm gốm sứ, Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng công tác quản trị mua hàng qua các năm. Năm 2000, tổng giá trị thu gom đối với các sản phẩm gốm sứ là 470 nghìn USD và năm 2001 là 620 nghìn USD tăng 150 nghìn USD, tương ứng với 32%. Các mặt hàng song mây, mây tre đan, đồ sơn mài của Công ty cũng rất đa dạng, nhiều chủng loại khác nhau như các loại bàn ghế, giá, kệ, lẵng hoa và các vật dụng trang trí nội thất khác. Mặc dù mặt hàng này chịu sự cạnh tranh rất mạnh đối với các sản phẩm của Trung Quốc, Thái Lan nhưng trong những năm gần đây Công ty vẫn tạo được thế đứng cho các sản phẩm của mình trong các thị trường lớn. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu qua các năm còn thấp. Để đáp ứng nhu cầu phục vụ xuất khẩu, hàng năm Công ty vẫn không ngừng làm tốt công tác thu gom, gia công chế biến các sản phẩm mây tre đan, đồ sơn mài từ các địa phương trong cả nước. Hàng thêu ren, thảm len của Công ty trong những năm gần đây cũng đã được một số thị trường lớn như Bỉ, Đức, Anh, Hà Lan.v.v.. chấp nhận và có xu hướng tăng kim ngạch xuất khẩu trong những năm tới. Các sản phẩm thêu ren được làm từ nguyên liệu ngoại nhập nên ngày càng được nâng cao chất lượng, cùng với sự sáng tạo nhiều mẫu mã mới nên từng bước đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ưu thế của mặt hàng này là việc đóng gói bao kiện và vận chuyển dễ dàng hơn các mặt hàng khác, nên chi phí xuất khẩu cho các mặt hàng này giảm đáng kể. Những năm qua, nhờ có việc đầu tư nhập công nghệ hiện đại phục vụ yêu cầu sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm mà khối lượng và chất lượng của sản phẩm cũng không ngừng tăng. Việc tìm kiếm và khai thác các thị trường mới cho mặt hàng thêu ren, thảm len đang được Công ty tập trung quan tâm. Tóm lại, cơ cấu các mặt hàng TCMN ở Công ty rất đa dạng, phong phú, nhiều chủng loại, mẫu mã với chất lượng cao, giá thành có sức cạnh tranh trên thị trường. Trong tương lai, Công ty sẽ tập trung khai thác mặt hàng này để đưa tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn Công ty lên cao hơn nữa. 2. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ qua các năm ở Công ty. Nhờ vào làm tốt công tác mở rộng thị trường, củng cố niềm tin đối với khách hàng và được sự giúp đỡ của các cơ quan quản lý Nhà nước, sự cộng tác của các đơn vị liên kết kinh doanh mà kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Haprosimex không ngừng tăng qua các năm. Biểu 4: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ năm 1999 - 2001 Đơn vị 1000 USD Tên hàng 1999 2000 2001 Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng% Đồ gỗ Đồ gốm sứ Mây tre lá Song mây tre Hàng sơn mài Hàng thêu ren Hàng thảm len Các loại khác 450 375 75 115 150 230 140 215 25,7 21,4 4,3 6,6 8,5 11,1 8,0 12,4 580 467 105 215 225 234 160 305 25,7 20,3 4,5 9,4 9,8 10,2 7,0 13,1 830 616 150 370 350 315 275 634 23,4 17,4 4,2 10,5 9,9 8,9 7,8 17,9 Tổng 1750 100 2291 100 3540 100 Nhìn vào biểu 4 ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tăng đều qua các năm. Năm 1999 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1750 nghìn USD thì năm 2000 là 2291 nghìn USD, tăng 541 nghìn USD tương ứng với 30,9%, và năm 2001 là 3540 nghìn USD, tăng 1249 nghìn USD so với năm 2000, tương ứng với 54,5%. Các mặt hàng chủ yếu làm tăng tổng kim ngạch xuất khẩu là đồ gỗ chiếm tỷ trọng khoảng 25%, đồ gốm sứ 22%, và hàng thêu ren. 3. Xu hướng biến đổi của môi trường quốc tế và dự báo về thị trường XNK. 3.1 Xu hướng biến đổi của môi trường quốc tế Trong một vài thập kỷ gần đây, quá trình tự do hoá thương mại diễn ra khắp toàn cầu. Từng nhóm nước, từng khu vực thành lập nên các khu vực mậu dịch tự do. Các doanh nghiệp Việt Nam được chứng kiến sự ra đời và hoạt động của các khu vực tự do ở Bắc Mỹ, AFTA, ASEAN, khu vực mậu dịch tự do của châu Mỹ, EU, Liên hiệp châu Âu, APEC, hội nghị hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương ... Trong đó AFTA, ASEAN là khu vực mà các doanh nghiệp Việt Nam đang trực tiếp tham gia, Việt Nam cũng mới được kết nạp vào APEC - một khu vực phát triển năng động nhất thế giới. Tham gia vào các tổ chức này sẽ mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới cho các doanh nghiệp Việt Nam. Họ sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc xuất khẩu các sản phẩm của mình sang các nước trong khối, tận dụng ngoại lực để phát huy nội lực đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên họ cũng phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt hơn từ thị trường các nước trong khu vực cũng như tại thị trường trong nước. - Ngoài ra, cuộc khủng hoảng tài chính hồi giữa năm 1999, kéo dài hết năm 2000 đã làm ảnh hưởng tới môi trường chung của thị trường quốc tế. Bắt đầu từ Thái Lan, cuộc khủng hoảng đã lan rộng ra nhiều nước châu á khác như Inđônêsia, Philippin... và lan ra toàn cầu đã làm giảm kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào các nước đó.Tuy nhiên những dấu hiệu khôi phục kinh tế của các nước này cùng với sự mở rộng quan hệ với nhiều nước khác ta thấy chiều hướng tốt hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt sự thay thế GATT của tổ chức thương mại thế giới WTO bắt đầu từ 1/1/1997 có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đẩy nhanh sự trao đổi, buôn bán giữa các quốc gia trên thế giới. Hiện nay có 11 nước thành viên và Việt Nam cũng đang đàm phán để được tham gia. Việc thành lập WTO là bước tiến lớn trên con đường tháo gỡ các hàng rào cản trở việc buôn bán tự do trên thế giới. Theo phân tích kinh tế nếu các thoả thuận của WTO được thực hiện đúng thời hạn và việc mở cửa các thị trường đúng qui định, tính chung cả thế giới sẽ cắt giảm được 38% thuế nhập khẩu. Với tiến độ đạt được đó, kim ngạch ngoại thương của thế giới sẽ tăng 12%=745 tỷ USD và lợi tức tăng 230 tỷ USD mỗi năm trong vòng 10 năm tới. 3.2 Dự báo về thị trường xuất nhập khẩu: - Về thị trường xuất nhập khẩu quốc tế: Từ khi WTO được thành lập, tốc độ phát triển của thương mại quốc tế luôn luôn ở mức cao do các hàng rào thuế quan được xoá bỏ và các nước trong WTO mở cửa thị trường của mình rộng hơn, thông thoáng hơn. Hơn nữa, do tốc độ phát triển kinh tế của thế giới được phục hồi từ đầu thập kỷ này đặc biệt là các nước đang phát triển cũng làm cho thương mại quốc tế (TMQT) phát triển mạnh. Năm 1997, mức tăng trưởng TMQT là 5,9% (đạt gần 9000 tỷ USD) năm 1998 tăng 6,5%. Năm 1999 mặc dù xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu á nhưng tốc độ tăng vẫn cao đạt 7,2%. Năm 2000 cuộc khủng hoảng vẫn còn tiếp diễn, với tốc độ tăng trưởng có giảm hơn năm 1999 nhưng vẫn đạt 2%. Năm 2001 ổn định hơn nên tốc độ tăng 3%. Dự kiến năm 2002 tăng 3,5%. - Riêng về hàng thủ công mỹ nghệ nhu cầu ngày càng tăng cường với các yêu cầu về tính đa dạng, độ thẩm mỹ, mẫu mã càng cao hơn. Một số nước cũng có sản phẩm này để xuất khẩu như Trung Quốc, Inđônêsia... sẽ vẫn tăng cường đầu tư thúc đẩy xuất khẩu. Tại các nước này đã xuất hiện các sản phẩm được sản xuất bằng máy móc chứ không làm bằng thủ công nữa. Dù những mặt hàng này sẽ sản xuất được khối lượng lớn, năng suất lao động cao, giá hạ nhưng chúng lại không đam bảo tính đa dạng, phức tạp, tính thủ công đặc trưng mà khách hàng nước ngoài rất coi trọng. Mức độ cạnh tranh của các mặt hàng này trên thị trường thế giới không cao do giá trị xuất khẩu thấp và chỉ có một số nước có sản phẩm xuất khẩu. Do vậy Việt Nam chúng ta cần khai thác được nhiều hàng thủ công mỹ nghệ với mẫu mã phong phú và đa dạng phục vụ cho công tác xuất khẩu là công việc quan trọng đối với doanh nghiệp xuất khẩu cũng như các nhà quản trị mua hàng. - Thị trường xuất khẩu của Việt Nam hiện nay tập trung ở châu á - Thái Bình Dương (chiếm 65% kim ngạch ngoại thương của Việt Nam) sau đó là châu Âu và các khu vực khác. Biểu 5: Thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2001 TT Khu vực Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 Châu á - Thái Bình Dương: Nhật Bản Singapore Hongkong Hàn Quốc Đài Loan Các nước khác Châu Âu Châu Phi Châu Mỹ Australia 65 10 13 7 8 5 12 22 4 6 3 - Thị trường xuất khẩu của Hà Nội nói riêng: hiện nay Hà Nội có mối quan hệ buôn bán với hơn 60 nước trên thế giới. ở Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội đã có quan hệ buôn bán với gần 50 nước trên thế giới. + Đông Bắc á: Các nước Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản... tỷ trọng xuất khẩu tại khu vực này là 22%. Các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu vào khu vực này là hàng thủ công mỹ nghệ, dệt may, nông sản, hải sản. + Khu vực EU: Xuất khẩu hàng hoá dịch vụ vào các nước EU đã tăng từ gần 20% lên 25%, các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu vào các nước này là dệt may, giầy dép, nông sản, thủ công mỹ nghệ (không kể một số mặt hàng xuất khẩu sang châu á để tái xuất sang EU). + Khu vực Đông Âu và các nước SNG: Tuy là thị trường quen thuộc nhưng những năm qua do nhiều yếu tố biến động, Hà Nội đã để trống khu vực này. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do phía bạn một thời gian dài vẫn chưa có phương thức thanh toán ổn định, mặt khác ta cũng chưa thực sự năng động tìm phương thức buôn bán mới như hàng đổi hàng, đổi hàng tạm nhập tái xuất. Tư tưởng coi nhẹ chất lượng, đưa hàng xấu, hàng rởm sang tiêu thụ đại trà cũng là nguyên nhân làm cho ta mất đi uy tín ở các thị trường này. Bên cạnh đó với sự bắt chước, năng động, truyền thống của Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước khác đã kịp thời xâm nhập hàng của họ với giá cạnh tranh hơn. Từ đó Việt Nam đã mất dần thị trường, cho đến nay buôn bán với các nước này chỉ đạt khoảng 5% kim ngạch xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, Hà Nội nói chung và Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội nói riêng phản ánh đúng xu thế của hoạt động ngoại thương Việt Nam là xuất khẩu sang Châu á - Thái Bình Dương là chủ yếu. 4. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ. 4.1 Thuận lợi: Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu đã và đang chiếm một vai trò quan trọng trong số các mặt hàng của nước ta xuất đi nước ngoài. Đây là mặt hàng đang được quan tâm xúc tiến đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường quốc tế như một mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Hiện nay mặt hàng này thuộc diện mười nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Những thuận lợi của việc sản xuất và kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ là rất lớn. - Thứ nhất: Nguồn nguyên liệu sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu trong nước, nhu cầu nhập nguyên liệu phụ không đáng kể. Trị giá nguyên vật liệu phụ nhập khẩu chiếm trong giá thành sản phẩm nếu có cũng chỉ tối đa là 3%. Đây là yếu tố rất cơ bản có ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. - Thứ hai: Đây là ngành nghề có thể giải quyết nhiều lao động dôi dư mà trình độ không đòi hỏi cao lắm. Theo số liệu thống kê và theo kinh nghiệm nếu xuất khẩu được 1 triệu USD thì thu hút được khoảng 3500 đến 4000 lao động chuyên nghiệp một năm. Nếu là lao động nông nhàn theo thời vụ thì có thể thu hút gấp 3 đến 4 lần số lao động trên. Con số này rất có ý nghĩa về mặt xã hội, nên rất được sự quan tâm, khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước. Nếu kim ngạch xuất khẩu hàng năm càng cao, có nghĩa là càng tạo được nhiều chỗ làm việc cho người lao động và cải thiện được đời sống của họ. - Thứ ba: Để đầu tư vào sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ thì nhu cầu về vốn đầu tư nói chung là không lớn lắm. Hơn nữa mặt bằng sản xuất có thể phân tán trong các gia đình, hộ nông nhàn, không nhất thiết phải có cơ sở sản xuất tập trung. Một số khâu trong sản xuất có thể sử dụng máy móc thay thế cho lao động thủ công để tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm. Song cũng có thể làm dần từng bước, không đòi hỏi phải giải quyết ngay một lần, vì thế cũng tạo thuận lợi cho việc chuẩn bị vốn đầu tư. Trong điều kiện chung của các cơ sở sản xuất kinh doanh là có sự hạn chế về nguồn vốn thì đây cũng là một yếu tố giúp cho sự phát triển các làng nghề truyền thống. - Thứ tư: Xu hướng hiện nay và trong tương lai khi đời sốn con người không ngừng được nâng cao thì nhu cầu tiêu dùng về mặt hàng này ngày càng gia tăng, bởi vì chứa đựng bên trong giá trị sử dụng của nó là một yếu tố rất quan trọng, đó là giá trị nghệ thuật xuất phát từ đặc tính thủ công của mặt hàng này. Nhiều khi người tiêu dùng không còn quan tâm tới giá cả nếu như mặt hàng mà họ muốn có được đánh giá cao về mặt nghệ thuật. Đây là một yếu tố quan trọng mà các nhà sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ cần quan tâm. - Thứ năm: Xuất phát từ ưu thế chính của mặt hàng này Nhà nước đã đưa ngành nghề truyền thống này vào loại ngành nghề được ưu đãi đầu tư. Đây là yếu tố tạo khá nhiều thuận lợi cho người sản xuất và kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ. Với tư cách là chủ thể quản lý lớn nhất trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, những tác động của hoạt động điều tiết mà Nhà nước đưa ra là rất lớn, có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới các thành phần kinh tế khác. 4.2 Khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi thì việc sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ cũng gặp không ít những khó khăn. - Thứ nhất là việc tiếp cận nguồn tín dụng từ các ngân hàng cũng như các định chế tài chính. Hàng rào về thủ tục vay vốn và yêu cầu thế chấp tài sản của ngân hàng và các tổ chức tín dụng là điều mà các đơn vị sản xuất kinh doanh không dễ gì vượt qua. Đây là một khó khăn lớn cho việc bắt đầu và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. - Thứ hai là khó khăn về mặt bằng cơ sở vật chất và hạ tầng cơ sở hiện còn thấp kém. Hệ thống đường giao thông bến bãi kho tàng, đường tải điện còn chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh. - Thứ ba là do đặc điểm của sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ là phải sử dụng chất đốt rắn và có rất nhiều chất thải độc cho nên việc xử lý chất thải không tốt sẽ làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Với các làng nghề và các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, đây là gánh nặng mà họ không có khả năng xử lý. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến sự sống của con người. - Thứ tư là thị trường tiêu thụ còn rất nhiều khó khăn. Mặc dù nhu cầu có gia tăng nhưng để nắm bắt được từng thị hiếu của từng thị trường, tiếp cận được thị trường, tìm được đối tác kinh doanh, xây dựng mối quan hệ bạn hàng lâu dài và ổn định lại là việc khó khăn, phức tạp. Để làm tốt công tác tiêu thụ thì khâu xúc tiến thương mại là rất quan trọng nhưng chi phí cho hoạt động này là khá tốn kém mà người sản xuất kinh doanh nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì thường không kham nổi. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh, để đảm bảo thành công trong việc xúc tiên các hoạt động xuất khẩu thì mộ đòi hỏi đó là phải có sự phối hợp nhịp nhàng và hỗ trợ lẫn nhau giữa các đối tác tham gia và các cơ quan hỗ trợ thương mại, các cơ quan của Chính phủ có liên quan là một việc làm hết sức khó khăn trong tình hình hiện nay. - Thứ năm là vấn đề tổ chức khai thác và cung ứng nguồn nguyên liệu chưa tốt. Các đơn vị sản xuất nhỏ muốn có nguồn nguyên liệu thường phải mua lại từ nhiều nguồn, chủ yếu là cung ứng gián tiếp, thậm chí bất hợp pháp nên phải mua với giá cao phải làm tăng chi phí sản xuất và giá thành và sản phẩm và thường không có hoá đơn giá trị gia tăng để được hoàn thuế khi xuất khẩu. Ngoài ra còn phải kể đến khó khăn về thủ tục hành chính trong tất cả các khâu từ sản xuất đến lưu thông, giao nhận vận chuyển và xuất khẩu hàng hoá còn quá nhiều phiền hà, tốn kém với người kinh doanh. Đối với Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội hầu hết các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu đều được thu gom, mua lại từ các cơ sở sản xuất, các tư nhân trong nước. Do đó những khó khăn và thuận lợi của Công ty trong kinh doanh mặt hàng này cũng xuất phát từ những thuận lợi, khó khăn của người sản xuất kinh doanh của người sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ nói chung. Một trong những vấn đề hàng đầu mà Công ty đang quan tâm hiện nay đó là tìm kiếm thị trường, đẩy nhanh tiêu thụ, bởi vì trong công tác xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thì thị trường rất quan trọng. Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt ở khoảng 50 nước trên thế giới, chủ yếu là thị trường châu Âu, Mỹ và một số thị trường châu á như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, .v.v... và một số nước Trung Đông. Tuy nhiên ta chưa xuất được nhiều vào các thị trường có nhu cầu và dung lượng lớn, vì vậy khả năng mở rộng thị trường mới và tranh thủ cơ hội khai thác sâu các thị trường đã có nhất là các thị trường có nhu cầu lớn và lâu dài là khả năng hiện thực cần phấn đấu khai thác trong những năm tới. EU được coi là thị trường lý tưởng cho việc thâm nhập các sản phẩm gỗ, mây tre lá, song mây, hàng thêu ren. Thị trường Nhật được coi là thị trường lớn nhất cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Các mặt hàng được ưa chuộng nhất là đồ gỗ. Theo thống kê của Nhật, hàng năm Việt Nam đã xuất sang Nhật khoảng 60 triệu USD đồ dùng gia đình, trong đó chủ yếu là đồ gỗ. Nhật cũng là một thị trường nhập khẩu đồ gốm sứ lớn, nhưng hiện mỗi năm ta chỉ khai thác được 5 triệu USD. Để bước vào thị trường này, việc nắm bắt các thông tin và kiến thức xúc tiến thương mại là rất quan trọng, có phương thức và kênh bán hàng phù hợp. Ngoài ra phải tính đến các thị trường như Nga, các nước SNG, Đông Âu, Bắc Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc và Trung Đông. Là một Công ty lớn của miền Bắc, Haprosimex xuất khẩu nhiều loại hàng, có mối quan hệ làm ăn với gần 50 nước trên thế giới. Điều này tạo khá nhiều thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Thị trường chính nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty là các nước EU, ASEAN, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore.(Biểu). Để đáp ứng nhu cầu phục vụ xuất khẩu Công ty đã từng bước nâng cao chất lượng quản trị mua hàng và tiêu thụ. Sơ đồ 2: Các thị trường tiêu thụ hàn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0540.doc
Tài liệu liên quan