Biện pháp nhằm đẩy mạnh gia công Xuất khẩu giày ở Công ty giày Ngọc Hà

Lời nói đầu Từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII đến nay. Đặc biệt là tại đại hội VI đã đánh dấu sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước. Đó là sự chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự l của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ bước ngoặt đó đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hình thành và mở rộng khả năng sản xuất, khai thác tốt các tiềm lực của chính mình, đạt hiệu quả kinh doanh cao. Tối đa và đa dạng hoá lợi nhuận. Mặ

doc57 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Biện pháp nhằm đẩy mạnh gia công Xuất khẩu giày ở Công ty giày Ngọc Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t khác trong điều kiện mở cửa và su thế khu vực hoá và quốc tế hoá đời sống kinh tế ngày càng trở thành xư thế tất yếu mà vì thế mỗi doanh nghiệp còn được xác định là một phân hệ kinh tế mở trong nền kinh tế quốc dân mở cửa và ngày càng hội nhập vào nền kinh tế trong khu vực và quốc tế. Mỗi quốc gia cần phải tích cực và tham gia (chủ động) để đạt tới vị thế thuận lợi trong sự phân công lao động quốc tế và trao đổi thương mại quốc tế. Mỗi quốc gia cần phải phát triển mạnh mẽ lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Đây chính là cơ hội để các quốc gia phát huy khai thác lợi thế của mình, đồng thời khắc phục được các bất lợi của mình trong cạnh tranh. Hiện nay Đảng và Nhà nước chủ trương tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế đồng thời đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Đây chính là động lực để nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Cùng với những chủ trương chính sách đúng đắn là các loại hìh doanh nghiệp được hình thành ngày càng phong phú, đa dạng. Đây cũng chính là lý do các doanh nghiệp gia công chế biến hàng xuất khẩu hình thành. Đây là một hướng đi đúng đắn, phù hợp với những điều kiện sẵn có trong nước nhất là nguồn nhân lực dồi dào, nguyên nhiên vật liệu..v..v.. cũng là lý do để tồn tại và phát triển ngành da giày Việt Nam. Điển hình là Công ty giầy Ngọc Hà là một Công ty đạt được giá trị kinh doanh cao, về làm hàng gia công giày trong toàn quốc. Sản phẩm chính của Công ty là giày vải phục vụ lao động sản xuất, vui chơi giải trí, thể thao. Ngoài thị trường trong nước. Hiện nay Công ty còn xuất khẩu sang các nước trên thế giới như: Hàn Quốc, Đài Loan ... sản phẩm của Công ty đến thị trường trong và ngoài nước tín nhiệm. Đây là thành công lớn của Công ty trong những năm qua. Trong những năm tới chủ trương của Công ty là duy trì và đẩy mạnh hơn nữa về sản xuất và xuất khẩu mở rộng thị trường quốc tế, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và tăng lợi nhuận để củng cố và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh. Mặt khác trong quá trình hoạt động Công ty cũng gặp phải nhiều khó khăn. Đây cũng chính là vấn đề cần nghiên cứu và đưa ra những biện pháp khắc phục nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất gia công xuất khẩu. Quá trình thực tập tốt nghiệp tại Công ty giầy Ngọc Hà cũng với nhữgiai đoạn lý luận được trang bị trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Viện Đại học mở – Hà Nội và xuất phát từ thực tế của Công ty tôi đã chọn đề tài “Biện pháp nhằm đẩy mạnh gia công xuất khẩu giày ở Công ty giày Ngọc Hà”. Đây là một đề tài rộng có nội dung phong phú và phức tạp nhưng trong điều kiện hạn chế về thời gian thực tập cũng như giới hạn về lượng kiến thức thực nghiệm thực tế, nên trong phạm vi đề tài này tôi chỉ xin trình bày vấn đề chính sau đây. Phần thứ nhất: Một số vấn đề chung về hoạt động gia công xuất khẩu hàng hoá. Phần thứ hai: Tình hình gia công giầy xuất khẩu ở Công ty giầy Ngọc Hà. Phần thứ ba: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh sản xuất gia công giầy xuất khẩu ở Công ty giầy Ngọc Hà. Hoàn thành đề tài nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn Phạm Hữu Huy và Công ty giầy Ngọc Hà mà đặc biệt là tập thể cán bộ phòng kế hoạch vật tư. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Tuy nhiên trong bài viết sẽ gặp phải những thiếu sót nhất định, tôi mong muốn có sự góp ý để đề tài của tôi được thực sự hoàn thiện hơn. Phần thứ nhất: Một số vấn đề chung về hoạt động gia công xuất khẩu hàng hoá I. Vai trò của hoạt động gia công xuất khẩu. 1.1. Khái niệm về gia công xuất khẩu. Hoạt động gia công là một hoạt động kinh tế trong đó quy định bên đặt hợp gia công phải giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên gia công một lượng quy định và bên gia công phải nộp sản phẩm cho bên đặt gia công để hưởng một khoản thù lao gọi là phí gia công. 1.2. Các hình thức gia công. * Nếu xét về quyền sở hữu nguyên liệu thì gia công có thể chia ra làm các hình thức sau: a. Bên đặt gia công nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất chế biến sẽ thu hồi thành phẩm và trả chi phí gia công. Trong trường hợp này trong thời gian chế tạo quyền sở hữu về nguyên vật liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công. b. Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất, chế biến, bên đặt gia công mua lại thành phẩm đã được gia công. Trong trường hợp này quyền sở hữu nguyên liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công. c. Ngoài ra người ta còn áp dụng hình thức kết hợp trong đó bên đặt gia công sẽ cung cấp nguyên liệu, vật liệu phụ. * Còn nếu ta xét về giá cả gia công thì có thể chia ra làm hai hình thức: - Hợp đồng thực chi thực hành ( cost Plus cantracts) Trong đó bên nhận gia công thanh toán với bên đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế của mình cộng với tiền thù lao gia công. Hợp đồng khoán Trong đó người ta xác định được giá định mức (Target price) cho mỗi sản phẩm bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức dù chi phí thực tế của bên nhận gia công là bao nhiêu đi nữa, hai bên vẫn thanh toán với nhau, theo giá định mức đó. 1.3. ý nghĩa, vai trò, tác dụng của gia công xuất khẩu. Trong hoạt động gia công xuất khẩu, bên đặt gia công và bên nhận gia công sẽ có thuận lợi cơ bản là: a. Đối với bên đặt hàng gia công. Lợi ích quan trọng nhất của họ là giảm được chi phí sản xuất do lợi dụng được nguồn nhân lực dồi dào, rẻ mạt, do đó tăng thêm được lợi nhuận mà không phải tăng vốn đầu tư xây dựng thêm cơ sở sản xuất. Ngoài ra còn có tác dụng điều chỉnh được nguồn hàng thích ứng với biến động của nhu cầu, mà không gặp khó khăn về tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý ( không phải mở rộng xuất khẩu) mở rộng quy mô sản xuất, thu hút nhân công... một cách không cần thiết. Bên cạnh đó còn có thể tạo thêm thị trường ở ngay nước nhận gia công và các nước lân cận khác. b. Đối với bên nhận hàng gia công. Gia công xuất khẩu có tác dụng cơ bản đối với họ là khai thác được lợi thế của phpânhu cầuông lao động quốc tế, gắn sản xuất trong nước với lưu thông quốc tế ngay từ khâu đầu đề tăng thu nhập quốc dân, tạo ra những ngành nghề mới, giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động. Thực vậy trong tình hình nước ta hiện nay lực lượng lao động lớn, việc sử dụng lực lượng này đòi hỏi một quá trình lâu dài, một trong những biện pháp thu hút lực lượng lao động này là mở thêm các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mới, các ngành nghề mới qua các chương trình gia công xuất khẩu. Ví dụ: Trong chương trình hợp tác giữa hai bộ công nghiệp nhẹ Liên Xô (cũ) và Việt Nam từ năm 1987 đến 1990 với tổng trị giá lên tới 1.000 triệu Rúp trong đó Việt Nam được Liên Xô thanh toán bằng nguyên liệu, hàng hoá, vật tư trị giá khoảng 300triệu Rúp, nhờ có sự hợp tác này, ngành công nghiệp nhẹ Việt Nam đã tạo việc làm cho trên 70.000 người lao động ở các tỉnh, thành phố, đồng thời góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm, tăng mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Qua gia công xuất khẩu, nước nhận gia công có được nhiều khó khăn về vốn, thị trường tiêu thụ và công nghệ sản xuất cụ thể là: - Những nước này không phải đọng vốn, không mất chi phí nghiên cứu thị trường, sản phẩm thiết kế mẫu, quảng cáo, thuế quan và các chi phí khác. - Khắc phục được khó khăn về thị trường tiêu thụ, người làm gia công không chịu trách nhiệm về bán sản phẩm nghĩa là không phải tìm kiếm thị trường, không phải ký hợp đồng mua bán, tính toán giá cả, không phải chịu rủi ro. - Có điều kiện phân bổ lực lượng sản xuất phát triển được nguồn hàng, khai thác được nhân lực nhàn rỗi. - Nhờ có gia công xuất khẩu mà nước nhận gia công kết hợp xuất khẩu nhiều loại hàng hoá. - Tạo ra khả năng sử dụng triệt để lớn năng lực sản xuất hiện có. - Du nhập thêm nhiều máy móc, thiết bị kỹ thuật mới, bí quyết sản xuất... mà không cần phải tốn ngoại tế, nâng cao trình độ kỹ thuật mà không ất thời gian dài nghiên cứu, thử nghiệm. - Làm quen tiếp thu được những kinh nghiệm, khả năng quản lý tổ chức, điều hành sản xuất lớn. - Thông qua quan hệ với bạn hàng mà nắm được tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trên thế giới. - Có điều kiện xây dựng tốt hơn cấu trúc hạ tầng làm cơ sở thuận lợi cho việc phát huy triệt để năng lực sản xuất của cơ sở sản xuất. - Đảm bảo khả năng tiêu thụ hàng, sử dụng mạng lưới, kinh nghiệm tiêu thụ của bạn hàng nhờ đó mà nắm được thị hiếu của thị trường, tạo điều kiện cho việc độc lập xâm nhập thị trường mới. Việc phân tích và đánh giá trên càng khẳng định vai trò hết sức to lớn của gia công xuất khẩu trong sự nghiệp phát triển kinh tế ở từng quốc gia trên thế giới, không chỉ ở nhữg nước nghèo mới quan tâm đến việc này mà cả những nước giầu mạnh cũng xác định đó là một chiến lược trong sự hoạt động phát triển và phồn thịnh của các Công ty xuyên quốc gia. II. Đặc điểm hoạt động gia công xuất khẩu giầy ở Việt Nam. 2.1. Quy trình hoạt động gia công giầy xuất khẩu. Hoạt động gia công giầy xuất khẩu là một hoạt động rất phức tạp không đòi hỏi nhiều về trình độ kỹ thuật nhưng lại phải trải qua nhiều công đoạn đòi hỏi sự khéo léo của người lao động. Nó phụ thuộc nhiều voà yêu cầu của phía khách hàng mà công ty phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật đã ghi trong hợp đồng. Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu thị trường Công ty cử cán bộ đi ký kết hợp đồng hoặc cũng có thể là khách hàng tự tìm đến với Công ty để ký hợp đồng. Hai bên thoả thuận hình thức gia công. Có thể là trang thiết bị máy móc đưa vào sản xuất là của Công ty sẵn có (mà vẫn đảm bảo được tiêu chuẩn kỹ thuật của mẫu hàng). Hay bên đặt gia công cung cấp (cho vay vốn đầu tư, hình thức thanh toán là trừ dần vào tiền gia công cho mỗi đơn đặt hàng). Để đảm bảo gia công có hiệu quả cao thì Công ty phải đầu tư máy móc thiết bị đồng bộ, hiện đại kho tàng nhà xưởng phải đầy đủ, khâu tổ chức lao động phải hoàn chỉnh, nguyên nhiên vật liệu phải đầy đủ cung cấp đúng chủng loại, số lượng, đùng tiêu chuẩn kỹ thuật (nếu gia công trực tiếp thì bên đặt gia công phải chịu trách nhiệm cung cấp theo đúng tiến độ ghi trong đơn hàng). Những mẫu mã sản phẩm do khách hàng đưa, Công ty phải nghiên cứu, xây dựng quy trình công nghệ để tiến hành sản xuất theo đúng yêu cầu về tiêu chuẩn khách hàng đề ra. Kỹ thuật Sơ đồ: Quy trình sản xuất giầy vải Kếp khối Vải đã hồi Cao su đề Chi tiết thuộc Đế đá mài Mũ giầy Giầy đơn chiếc Giầy hoàn chỉnh Nhập kho thành phẩm Cao su thiên nhiên Nguyên liệu vải Đúc Cán Mài đế Bồi vải Cắt dập May Gò giầy Gia công hoàn thiện Đóng gói Đặc điểm công nghệ sản xuất giầy: Là một công nghệ phức tạp có nhiều khâu liên tục kế tiếp nhau trong mỗi khâu lại có các bước công việc nhỏ. Theo sơ đồ ta thấy: - Khâu đầu được tiến hành ở phân xưởng sản xuất mũ giầy. Trong phân xưởng sản xuất mũ giầy được chia thành các tổ sau: + Tổ bồi vải + Tổ pha cắt, đột dập + Tổ may mũ Trong phân xưởng này có bộ phận KCS thường xuyên kiểm tra chất lượng của từng công đoạn như: kiểm tra xem bồi vải có bị bong, rộp không, pha cắt có đúng mẫu dưỡng không, đột dập có đúng cự ly kích thước tiêu chuẩn không, đường may có đạt tiêu chuẩn kỹ thuật không. - Khâu thứ hai làm đế, viền: Khâu này được thực hiện ở phân xưởng cán luyện cao su. Trong thực hiện ở phân xưởng cán luyện cao su. Trong phân xưởng này có các tổ sau: + Tổ sơ luyện + Tổ định hình + Tổ pha cắt ở phân xưởng này có cán bộ kiểm tra chất lượng về độ dẻo của cao su, độ nét của hoa nền, màu sắc của đề... xem có đạt tiêu chuẩn kỹ thuật không. Khâu cuối cùng là công đoạn gò ráp: Đây là công đoạn chính để tạo nên thực thể của sản phẩm là quá trình lắp ráp các bán thành phẩm của phân xưởng mũ và phân xưởng cán luyện cao su. Trong phân xưởng có một băng chuyên gò bán tự động kết hợp với bán máy gò mũi, 2 máy bóp mang và 2 máy gò gót, 2 máy ép đề, 2 máy ép nền để ổn định sự kết dính giữa mũ và đề, một máy làm sạch. Công đoạn gò giầy là một công đoạn sắt quan trọng, quyết định toàn bộ chất lượng đôi giầy cho nên đòi hỏi người thợ khi thực hiện công đoạn này phải có trình độ chuyên môn tay nghề cao, vì hoạt động của băng chuyên gò này đòi hỏi 50% là tay nghề thủ công của công nhân. Và công nhân phải có thao tác nhanh gọn sao cho người ở công đoạn sau theo kịp người trước mà vẫn đảm bảo dây chuyền hoạt động liên tục, không bị ùn tắc. Chất lượng sản phẩm phải được kiểm tra ngay bởi chính những người công nhân thực hiện, bên cạnh đó có bộ phận KCS kiểm tra rất nghiêm ngặt từng chi tiết, để loại bỏ, điều chỉnh sửa chữa kịp thời. Sau khi giầy ra khỏi băng chuyền được đưa sang bộ phận lưu hoá cao su để đưa vào hấp trong nồi hấp (với điều kiện có khí nén bơm vào từ 2-3 kg/km3) để giữ được bề mặt cao su khi lưu hoá không bị phòng rộp. Như vậy quy trình công nghệ giầy rất phức tạp, yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu rất cao, và chất lượng của khâu trước ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của khâu sau. Đây là hạn chế chung của hoạt sản xuất theo băng chuyền. Cho nên công tác giám sát kiểm tra là rất cần thiết, đảm bảo một cách chặt chẽ và cuối cùng là giầy thành phẩm. Bất cứ quy trình quy phạm nào ở công đoạn nào bị vi phạm hoặc gián đoạn không đảm bảo kế hoạch, sản lượng chất lượng đều ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.2. Đặc điểm thị trường gia công giầy sản xuất. Sản phẩm giầy là một mặt hàng mang nhiều tính chất mùa vụ, khối lượng hàng hoá được sản xuất và bán ra chủ yếu tập trung vào mùa đông và vào dịp năm mới. Bởi vì vào mùa này ở một số nước như các nước nhiệt đời thì trời bắt đầu lạnh, nhu cầu đi giầy nhiều hơNhà nước các mùa khác. Vả lại đây cũng là mùa trước năm mới thế nên nhu cầu về hàng may mặc giầy dép, bao giờ cũng tăng. Ngược lại vào các mùa khác nhu cầu về giầy rất thấp có lúc dường như chững lại vào các mùa trái mùa vụ sản phẩm chủ yếu là giầy thể thao các loại, giầy bảo hộ lao động dép đi trong nhà... Đây cũng là nhược điểm chính của hoạt động gia công giầy xuất khẩu. Các sản phẩm giầy ngày nay chiếm một vị trí quan trọng trên thị trường quốc tế. Bởi nó là một bộ phận của thời trang, là biểu tượng của trình độ và tình trạng xã hội. Qua nhu cầu người tiêu dùng nó thể hiện được tình trạng kinh tế của một quốc gia thịnh vượng hay là sa sút. Chính là thời trang là biểu hiện của tình trạng xã hội nên tốc độ thay đổi chu kỳ sống của sản phẩm rất nhanh chóng, đòi hỏi phải có sự thay đổi mẫu mã liên tục cho phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội. Trải qua thời gian công nghệ sản xuất giầy có thay đổi nhất định, từ các sản phẩm làm bằng tay thủ công cá thể, từ các cơ sở nhỏ nay đã trở thành ngành công nghiệp lớn, chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, ngày càng chịu sự cạnh tranh gay gắt và thăng trầm cùng ngành thời trang quốc tế. Nhận thức được vai trò và vị trí của nó nhiều nước phát triển trước đây hoặc một số nước đang phát triển trong khu vực đã có những bước đi rất tích cực về phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đầu tư vào khoa học công nghệ, đào tạo các ngành thiết kế tạo dáng công nghiệp... và trở thành vương quốc của giầy dép. Các nước Châu á là khu vực sản xuất giầy chủ yếu của thế giới trong những năm 80: (chiếm 40% tổng số lượng giầy trên thế giới), hiện nay đã tăng lên tới 97%, trong đó có đóng góp đáng kể của một số nước như Trung Quốc, Thái Lan và Inđônêxia. Trong khi đó, tỷ trọng của các nước Tây Âu trong lĩnh vực này giảm từ 16% (năm 80) xuống còn 12% (năm 1994). Tỷ trọng của Đông Âu giảm từ 20% xuống 4%. Tỷ trọng của các nước Bắc Mỹ từ 9% xuống còn 5% (cũng trong thời kỳ trên). Các nhà sản xuất giầy chủ yếu hiện nay là Trung Quốc, Italia, Thái Lan, Bồ Đào Nha. Mặc dù các nước Châu á nói chung vẫn giữ vai trò chủ đạo trên thị trường giầy thế giới, song vai trò chủ đạo của các nhà sản xuất giầy Hàn Quốc và Đài Loan sẽ giảm mạnh, nhường chỗ cho Inđônêxia, Việt Nam, Thái Lan, riêng Trung Quốc vẫn giữ ngôi xuất khẩu (trên 2,5 tỷ đôi/năm). Đặc điểm của ngành công nghiệp sản xuất giầy là đầu tư ít vốn, thu hồi vốn nhanh, và sử dụng nhiều nhân công. Vì vậy mà các trung tâm sản xuất giầy của thế giới luôn thay đổi, chuyển dịch thị trường xuất khẩu các sản phẩm giầy dép chuyển từ các nước công nghiệp phát triển sang các nước đang phát triển. Hơn nữa sản xuất giầy giản đơn, về mặt kỹ thuật tốc độ đổi mới về mặt kỹ thuật chậm, mặc dù luôn phải thay đổi về mặt kiểu dáng, mẫu mã lại có tiềm năng xuất khẩu lớn nên nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này rất phù hợp với sự phát triển ngành sản xuất giầy. Tuy đây là ngành không đòi hỏi quy mô lớn, có tỷ suất đầu tư nhỏ, ít phụ thuộc vào nguyên và nhiên vật liệu, nếu có sự phát triển liên ngành đồng bộ sẽ là động lực cho sự phát triển của một số ngành như: ngành da, ngành sản xuất cao su... không giốn như các loại hàng hoá khác như gạo thực phẩm.. giầy chủ yếu được sử dụng ở các nước công nghiệp phát triển hay các khu công nghiệp, các thành phố lớn. Chẳng hạn ở Tây Âu giầy được sử dụng cho một người bình quân là từ 5-6 đôi/năm còn ở Châu á chỉ khoảng từ 0,5-2 đôi /năm. Điều đó cho thấy thị trường giầy thế giới không có sự đồng bộ và có nhiều điểm đặc biệt khác với thị trường hàng hoá khác. Phân tích nhận định về thị trường thế giới trong những năm tới có thể rút ra một số kết luận sau. - Khuynh hướng trực tiếp tác động đến tăng số lượng và chất lượng giầy: + Trong thị trường gia công giầy thì hợp tác và cạnh tranh luôn chiếm ở vị trí hàng đầu. Cạnh tranh rất gay gắt nên hợp tác cũng rất chặt chẽ, phải hợp tác tốt để cạnh tranh thành công. + Những tri thức mới về công nghệ thiết bị, tổ chức sản xuất những khuynh hướng về chất lượng và thời trang, sáng tạo mẫu một để luôn có sản phẩm nổi bật, tính hoàn thiện về thẩm mỹ theo từng bản sắc văn hoá, tính mềm dẻo khi thay đổi kiểu dáng... Tất cả những yếu tố trợ giúp cho cạnh tranh đó luôn gắn chặt với tính dễ thích nghi thị trường của sản phẩm. + Các nhà sản xuất ở những nước có bề dầy trong công nghiệp sản xuất giầy sẽ tiếp tục tìm cách chống ô nhiễm môi trường, khống chế thị trường về máy móc thế hệ thứ 3, phụ tùng, hoá chất, vật liệu có chất lượng, về đồ da sang trọng đắt tiền. Mặt khác họ tiếp cận trực tiếp với các nhà sản xuất ở nơi có giá nhân công rẻ và chi phí thấp mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng. Họ tổ chức cải tiến quản lý, Xí nghiệp để nâng cao năng suất và công suất của cơ sở sẵn có thay vì mở rộng quy mô nhằm chống đỡ giá nhân công ngày càng một tăng. Đưa công nghệ xích lại gắn với thời trang tạo ra sự đổi mới không ngừng của sản phẩm ngay cả tầm cỡ nhỏ. + Tính quốc tế hoá của giầy thể hiện khá rõ nét. Đối với mỗi quốc gia, mỗi hãng sản xuất và buôn bán mặt hàng này luôn phải chuẩn bị trước mọi sự thay đổi. Điều này thể hiện khá rõ nét ở giá trị công xưởng trung bình của mỗi đôi giày là rất xa nhau ở từng nước và từng khu vực. - Mức sản xuất và tiêu thụ giầy: + Từ năm 1989 đến nay sản lượng giầy thế giới liên tục giảm sút có lúc chỉ còn dưới 10 tỷ đôi/năm. Trong đó các nước SNG giảm 3 lần tương ứng với 30%, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, giảm hai lần. Song theo số liệu thống kê thì từ năm 1998 trở đi tình hình sáng sủa hơn có thể đạt 11 tỷ đôi/năm. + Nhập khẩu giầy có 3 thị trường lớn: Bắc Mỹ, Liên minh Châu Âu và Nhật. Trong đó Mỹ 1,3 tỷ đôi/năm. Đức 389 triệu đôi/năm, Nhật 250 triệu đôi/năm. + Xuất khẩu giầy thì Hàn Quốc và Đài Loan tiếp tục xuống ngôi. Danh sách 10 nước xuất khẩu hàng đầu có vị trí xứng đáng cho các nước Đông Nam á và Trung Quốc là nước dẫn đầu. + Theo số liệu thống kê của trung tâm kỹ thuật giầy sa tra (Anh) thì mức tiêu thụ giầy ở Châu á thấp chỉ khoảng từ 0,5-2 đôi/ người/năm, Đài Loan 1,8 đôi, Malayxia và Trung Quốc 1,7 đôi.... Riêng Bắc kinh và Thượng Hải mức dùng giầy gấp 3 lần trung bình cả nước và tương đương với Tây Âu. Thị trường giầy Mỹ có nhiều tiềm năng nhưng phải nhậy bén với thị hiếu của dân chúng. Phần thứ hai: Tình hình hoạt động gia công giầy xuất khẩu ở Công ty giầy Ngọc Hà I. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển Công ty giầy Ngọc Hà. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Giầy Ngọc Hà. a. Quá trình hình thành. Công ty giầy Ngọc Hà trước đây là cơ sở hai của Xí nghiệp giầy da Hà Nội, đến ngày 12/4/1994 theo quyết định số 618/QĐ-UB của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, cơ sở này được tách ra thành Xí nghiệp riêng dưới sự quản lý của Nhà nước và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của sở công nghiệp Hà Nội. Là một đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, Xí nghiệp được quyền chủ động trong việc liên kết với khách hàng, thực hiện trực tiếp các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước. Khi thành lập Xí nghiệp có 400 cán bộ công nhân viên với diện tích mặt bằng rộng 9.800m2 trong đó có 4.937m2 là nhà xưởng sản xuất, kho tàng và 1.067m2 là nhà của khu vực gián tiếp phục vụ sản xuất. Vốn cơ sở có : 2.262.000.000đồng Trong đó: Vốn cố định : 1.565.000.000đồng Vốn lưu động : 251.480.000đồng Vốn khác : 445.530.000đồng b. Quá trình phát triển của Công ty: Năm 1991 đến tháng 7 năm 1992, Xí nghiệp đã trang bị thêm 45 máy chủ yếu là máy công nghiệp và đã sản xuất được những mặt hàng có chất lượng tốt như găng tay da xuất khẩu đi cộng hoà liên Bang Đức, các loại dép xuất khẩu đi Angiêri, Pháp, Liên Xô (cũ)... Đồng thời Xí nghiệp đã nghiên cứu sản xuất được nhiều mẫu mã sản phẩm khác nhau như: Quần áo, giầy, mã, gửi đi chào hàng ở các thị trường mới. Tây Âu, Nhật Bản, Canada, Đài Loan, Hàn Quốc... các sản phẩm này được suất uỷ thác qua các tổng Công ty xuất nhập khẩu như: Tôcontap Leaprodexim và Intimex. Công ăn việc làm không ổn định, các hợp đồng sản xuất hầu hết là ngắn hạn và việc tiếp cận trực tiếp với khách hàng để khai thác nguồn hàng, ký kết hợp đồng, kinh tế, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng về mẫu mã chủng loại sản phẩm hầu như chưa thực hiện được. Tháng 8/1992 Xí nghiệp đã ký được hợp đồng trực tiếp sản xuất gia công mặt hàng túi sách, cặp, vali... với Công ty JBONG HO – KDRRA, thời hạn của hợp đồng là 10 năm, phía bạn chịu trách nhiệm cho vay vốn đầu tư một dây chuyền sản xuất bao gồm 100 máy may công nghiệp loại chuyên dùng, máy tán ôzê, các loại máy cắt khác. Hình thức thanh toán là trừ dần vào tiền gia công cho mỗi đơn đặt hàng mỗi lần 7% từ giá tiền gia công (cho máy móc thiết bị), về nguyên vật liệu để sản xuất bao tiêu sản phẩm đầu ra. Phía bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm với hợp đồng này Xí nghiệp đã giải quyết được công ăn việc làm ổn định cho 300 công nhân của phân xưởng may túi cặp. Ngày 2 tháng 1/1993 theo giấy phép số 205-1-01/8/GP Bộ thương mại đã cho phép Công ty được trực tiếp làm nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. Phạm vi kinh doanh: - Xuất khẩu: Hàng may, sản phẩm da và giả da vải bạt các loại do Xí nghiệp sản xuất. - Nhập khẩu: Thiết bị máy móc, nguyên liệu phục vụ sản xuất của Xí nghiệp. Tháng năm 1993: Xí nghiệp ký hợp đồng sản xuất gia công mũ các loại với Công ty HANATRADING – KORRA. Thời hạn hợp đồng đã ký với hãng TRONG –HO với hợp đồng này Xí nghiệp đã giải quyết được công ăn việc làm ổn định cho 170 công nhân phân xưởng mũ. Ngày 1/8/1993 Xí nghiệp được uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cho phép đổi tên thành Công ty giầy Ngọc Hà. Vốn của Công ty tăng lên : 4.762.000.000đồng Trong đó: Vốn cố định : 3.365.000.000đồng Vốn lưu động : 751.450.000đồng Vốn khác : 445.530.000đồng Tháng 7 năm 1993 Công ty ký hợp đồng sản xuất gia công xuất khẩu hàng hoá các loại với Công ty CHRàG-PAO. - TAIWAN toàn bộ vốn đều vay Ngân hàng để nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại sản xuất giầy từ Đài Loan và Nhật Bản. Với hợp đồng này Công ty đã giải quyết được công ăn việc làm cho 300 công nhân của phân xưởng giầy. Đến năm 1995 vốn của Công ty tăng lên 5.810.400 đồng. Vậy là từ lúc tách ra. Trong giai đoạn nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Công ty đã phấn đấu liên tục hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh nhà nước giao đảm bảo công ăn việc làm ổn định, tạo mức thu nhập khá cho cán bộ công nhân viên liên tục từ năm 1991 đến nay tốc độ phát triển của Công ty năm sau cao hơn năm trước. Công ty đã phấn đấu tiết kiệm trong chi phí sản xuất, hạ giá trị sản phẩm, đồng thời cải tiến mẫu mã chủng loại sản phẩm, kết hợp với trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, cử cán bộ đi khai thác nguồn hàng chào hàng... hàng hoá sản xuất ra phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của xã hội trong và ngoài nước. Toàn bộ số lượng sản phẩm sản xuất ra theo các hợp đồng gia công đều được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài không có hàng ứ đọng tồn kho, tạo được việc làm thu nhập ổn định cho người lao động. Bằng sự cố gắng nổ lực phấn đấu của toàn Công ty nên vốn kinh doanh của Công ty liên tục tăng lên, cụ thể: Năm 1998: 10.372.000.000 Năm 1999: 12.009.000.000 Năm 2000 : 13.009.000.000 Năm 2001 : 14.009.000.000 Đến ngày 31/12/2001 Tổng số lao động trong đó (Công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề, cán bộ quản lý, ....) đã lên tới 856người. 1.2. Chức năng nhiệm vụ Công ty giầy Ngọc Hà. Căn cứ quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 2758-QĐ/UB và 2295-QĐ-UB của uỷban nhân dân thành phố Hà Nội về việc thành lập lại doanh nghiệp Xí nghiệp giầy Ngọc Hà và đổi tên thành Công ty giầy Ngọc Hà. Nhiệm vụ chính của Công ty là sản xuất công nghiệp ngành may, công nghiệp thuộc da và sản xuất sản phẩm da, giả da. Ngày 18/07/1993 ngành nghề kinh doanh được bổ sung được phép xuất khẩu các sản phẩm của Công ty và được nhập khẩu các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất của Công ty và của các đơn vị cùng ngành, được hợp tác, liên doanh liên kết và làm đại lý cho các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước nhằm mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh của Công ty và sản phẩm liên doanh liên kết. 1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty giầy Ngọc hà. a. Biên chế tổ chức đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất, công nhân kỹ thuật, công nhân sản xuất của Công ty được sắp xếp như sau: + Phân xưởng sản xuất túi cặp: - Cán bộ quản lý: + 1 quản đốc phân xưởng + 4 phó Giám đốc + 2 thống kê đ Quản đốc phụ trách chung đ Hai phó quản đốc phụ trách vật tư sản xuất đ Một phó quản đốc phụ trách thiết bị sản xuất. đ Một phó quản đốc phụ trách thiết bị sản xuất - Công nhân kỹ thuật và công nhân sản xuất tổng số 300 công nhân, chia làm 9 tổ sản xuất may, mỗi tổ sản xuất có một tổ trưởng phụ trách kỹ thuật và điều hành kế hoạch sản xuất của tổ. + Phân xưởng sản xuất mũ - Cán bộ quản lý: + Một quản đốc phân xưởng + Một phó quản đốc + Một thống kê đ Quản đốc phụ trách chung đ Phó quản đốc phụ trách kỹ thuật sản xuất. - Công nhân kỹ thuật và công nhân sản xuất Tổng số 170 công nhân chia làm 6 tổ sản xuất (5 tổ may+một tổ làm mũ và KCS sản phẩm) Mỗi tổ có một tổ trưởng phụ trách kỹ thuật và điều hành kế hoạch sản xuất của tổ. + Phân xưởng sản xuất giầy: - Cán bộ quản lý: + 1 quản đốc phân xưởng + 4 phó quản đốc + 3 thống kê đ Quản đốc phụ trách chung đ Một phó quản đốc phụ trách cán luyện cao su. đ Một phó quản đốc phụ trách may mũ giầy Công nhân kỹ thuật và công nhân sản xuất. Tổng số 300 công nhân trong đó + Cắt 20 người + May 120 người + Cao su, hấp, đề: 30 người. + Gò ráp: 130 người. Được chia làm nhiều tổ sản xuất, mỗi tổ có một tổ trưởng phụ trách kỹ thuật và kế hoạch sản xuất của tổ. b. Đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty. * Ban lãnh đạo Công ty: - Giám đốc kiêm bí thư Đảng uỷ Công ty là người chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về toàn bộ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Bảo đảm đời sống của cán bộ công nhân viên chức của Công ty. Đóng góp đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và giữ gìn an toàn doanh nghiệp. - Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh kiêm chủ tịch công đoàn là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các lĩnh vực cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh, phân tích các hoạt động kinh tế, tính toán hiệu quả và chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên. - Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật sản xuất là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hai lĩnh vực sản xuất và kỹ thuật, có nhiệm vụ nghiên cứu kế hoạch, tiến bộ kỹ thuật lâu dài cũng như hàng năm. Chỉ đạo việc nghiên cứu thiết kế kỹ thuật và theo dõi quy trình công nghê, chất lượng sản phẩm. Ngoài ra còn 5 nhân viên điều độ sản xuất của phòng kinh doanh để chỉ đạo thực hiện đúng tiến độ, bảo đảm cho sản xuất được tiến hành liên tục, điều phối lao động đào tạo, nâng bậc công nhân. * Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. - Phòng tổ chức hành chính: + Tổ chức nhân sự của Công ty, đảm bảo về nhu cầu cho sản xuất. + Đảm bảo thực hiện tốt công tác tuyển dụng và sa thải lao động. + Thực hiện công tác hành chính trong Công ty. Tiếp nhận các văn bản đi, đều và tổ chức tốt các điều kiện sinh hoạt trong Công ty. - Phòng kế hoạch tài vụ: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hệ thống tài chính của Công ty như đảm bảo nguồn vốn cần thiết cho mỗi đợt sản xuất, thanh toán tiền mua nguyên vật liệu, chi trả lương cho công nhân, các khoản nộp ngân sách và hạch toán kết quả sau mỗi đợt sản xuất kinh doanh. - Phòng kế hoạch vật tư: + Tổ chức cung cấp hệ thống chuẩn bị vật tư để đưa vào sản xuất. + Đảm bảo hệ thống kho tàng để duy trì lưu trữ và bảo quản vật tư. + Tổ chức thực hiện các hợp đồng đã ký kết Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Ban Giám đốc Phó Giám đốc điều hành Phó Giám đốc kỹ thuật Tổ chức hành chính Kế toán tài vụ Kế hoạch vật tư Kỹ thuật Phân xưởng cặp túi Phân xưởng mũ Phân xưởng giầy Phòng kỹ thuật: + Thiết kế mẫu phục vụ cho công tác chào hàng và ký mẫu đó với khách hàng. + Xây dựng các quy trình công nghệ hướng dẫn sản xuất + Xây dựng các công thức và các quy định trong quá trình sản xuất. II. Tình hình hoạt động gia công giầy xuất khẩu. 1. Nghiên cứu thị trường và ký các hợp đồng gia công giầy xuất khẩu. Trước hết việc nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp trả lời hai câu hỏi cho quá trình sản xuất là sản xuất cái gì và sản xuất cho ai. Bên cạnh đó đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, trình độ xã hội ngày càng được nâng cao, phát triển đi lên. Nên đòi hỏi của người tiêu dùng trong xã hội đối với các sản phẩm nói chung và giầy dép nói riêng ngày càng phong phú và đa dạng chúng thường xuyên biến động và luôn có sự thay đổi tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy nghiên cứu và tìm hiểu thị trường là việc làm quan trọng và cần thiết cho mỗi doanh nghiệp. Mục đích chủ yếu của việc nghiên cứu thị trường là xác định khả năng._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0405.doc