Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh mặt hàng nông sản của Việt Nam trên thị trường

Lời mở đầu Ngày nay trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế, các quốc gia luôn phải cạnh tranh với nhau để tự khẳng định mình. Nền kinh tế của Việt Nam cũng bước vào hội nhập với các nước trên thế giới với những cơ hội mới và thách thức mới buộc chúng ta phải cân nhắc, tính toán một cách nghiêm túc về trí tuệ, đường lối, chính sách. Một trong những vấn đề bức xúc hiện nay là làm thế nào để nâng cao được khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, của doanh nghiệp Việt Nam. Khả năng cạnh tranh c

doc35 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh mặt hàng nông sản của Việt Nam trên thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa nền kinh tế nước ta nói chung với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Tình trạng này thể hiện trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực. Xuất phát từ những lý do đó, em chọn đề tài: "Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh mặt hàng nông sản của Việt Nam trên thị trường" để tìm hiểu. Hàng nông sản của Việt Nam rất đa dạng và phong phú, trong phạm vi đề tài em chỉ xin tìm hiểu thực trạng và đưa ra một số giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản đang là thế mạnh của Việt Nam. Nội dung của đề án được chia làm 3 chương. Chương I. Lý luận chung về cạnh tranh. Chương II. Thực trạng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường. Chương III. Những biện pháp kiến nghị để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn! Chương I Lý luận chung về cạnh tranh 1. Quy luật cạnh tranh. Trong quá trình kinh doanh, cạnh tranh là quy luật của nền kinh tế, cạnh tranh này diễn ra liên tục, không có đích cuối cùng. Đó là sự cạnh tranh về chất lượng, hiệu quả, giá cả của sản phẩm trong nền kinh tế. Trong hoạt động kinh doanh cạnh tranh là điều không tránh khỏi. 2. Những quan niệm về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Cho đến nay, có rất nhiều tác giả đã đưa ra những quan niệm khác nhau về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo Fafchamps cho rằng: khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng cạnh tranh mà doanh nghiệp đó có thể sản xuất với chi phí biến đổi trung bình là thấp hơn giá bán của nó trên thị trường. Với cách hiểu như vậy, doanh nghiệp nào có khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tương tự sản xuất của doanh nghiệp khác nhưng với chi phí thấp hơn thì được coi là có khả năng cạnh tranh. Theo Randall cho rằng: khả năng cạnh tranh là khả năng giành được và duy trì thị phần trên thị trường với lợi nhuận nhất định. Theo Dunning lại cho rằng: khả năng cạnh tranh là khả năng cung sản phẩm của chính doanh nghiệp trên các thị trường khác nhau mà không biết nơi bố trí sản xuất của doanh nghiệp đó. Nhưng một số quan niệm khác lại cho rằng: khả năng cạnh tranh là trình độ của công nghiệp có thể sản xuất sản phẩm theo đúng yêu cầu của thị trường, đồng thời duy trì được thu nhập thực tế của mình. Có thể nói rằng, các quan niệm về khả năng cạnh tranh nêu trên đều xuất phát từ các góc độ, cách nhìn khác nhau nhưng có điểm chung là: chiếm lĩnh thị trường và có lợi nhuận. Tuy nhiên, theo ý hiểu của bản thân: khả năng cạnh tranh là năng lực nắm giữ thị phần nhất định với mức độ hiệu quả chấp nhận được. Vì vậy, khi thị phần của doanh nghiệp tăng lên thì cho thấy khả năng cạnh tranh được nâng cao. Nhưng để xác định được chính xác khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp chúng ta phải dựa vào rất nhiều tiêu thức khác nhau. 3. Các nhân tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 3.1. Sản phẩm và chất lượng sản phẩm. Đối với doanh nghiệp điều quan trọng là phải trả lời được các câu hỏi: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai? Như vậy các doanh nghiệp đã xây dựng được cho mình chính sách sản phẩm, khi các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có sản phẩm đem ra thị trường và doanh nghiệp luôn phải làm cho sản phẩm của mình thích ứng với thị trường để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, doanh nghiệp phải luôn đưa ra những mẫu mã và sản phẩm mới, nâng cao được chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của thị trường. Bất cứ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh loại hàng hóa gì, điều cơ bản là doanh nghiệp phải luôn quan tâm tới phản ứng của thị trường. Sản phẩm chỉ có thể đáp ứng được trên thị trường và có triển vọng tốt khi đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau: Chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Mẫu mã, bao bì đẹp và thuận tiện sử dụng trong nhiều hoàn cảnh. Với công cụ cạnh tranh là sản phẩm thì các doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm của mình theo các hướng sau: Thứ nhất, đa dạng hóa sản phẩm. Thực chất đây là quá trình mở rộng hợp lý danh mục sản phẩm tạo nên một cơ cấu sản phẩm có hiệu quả cho các doanh nghiệp. Đa dạng hóa sản phẩm là cần thiết cho mỗi doanh nghiệp bởi vì: Sự tiến bộ nhanh chóng không ngừng của khoa học công nghệ cùng sự phát triển ngày càng cao của nhu cầu thị trường làm cho vòng đời của sản phẩm bị rút ngắn, doanh nghiệp cần có nhiều chủng loại sản phẩm hàng hóa để hỗ trợ nhau, thay thế nhau. Đa dạng hóa sản phẩm sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, thực hiện khấu hao nhanh để đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ. Nhu cầu của thị trường rất đa dạng và phong phú, đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường qua đó sẽ thu được nhiều lợi nhuận. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt thì đa dạng hóa sản phẩm là một biện pháp phân tán rủi ro trong kinh doanh. Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm đồng tâm: là chiến lược đa dạng hóa sang lĩnh vực kinh doanh mới mà không có sự liên quan bất kỳ nào đến lĩnh vực kinh doanh cũ của doanh nghiệp. Với chiến lược này cho phép tận dụng nguồn lực dư thừa và tìm được lĩnh vực kinh doanh mới có lợi nhuận cao. Như vậy, sản phẩm với những nét riêng vốn có của mình sẽ là yếu tố cơ bản quyết định khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Đi đôi với sản phẩm là vấn đề chất lượng của sản phẩm. Ngày nay người ta coi trọng giá trị của sản phẩm, giá cả không còn là nhân tố chủ yếu quyết định trong sự lựa chọn của người tiêu dùng. Thị trường sẵn sàng trả giá cao choi sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao. Vì vậy, để tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường điều bắt buộc đối với doanh nghiệp là phải nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa. 3.2. Giá cả của sản phẩm. Sự thành công nhiều hay ít của doanh nghiệp phụ thuộc vào chính sách định mức giá bán của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường luôn tồn tại sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như giữa các quốc gia với nhau, khách hàng có quyền lực chọn và mua những gì mà họ cho là tốt nhất và có lợi nhất. Giá cả hàng hóa thường thay đổi theo nhu cầu của thị trường, nó ít liên quan tới giá trị cố hữu của sản phẩm nên sản phẩm không bao giờ đại diện cho giá cả của nó. Việc định giá sao cho doanh nghiệp vừa đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận, vừa giành được thị phần thị trường cao, vừa giành được lợi thế trong cạnh tranh hoặc tránh khỏi cạnh tranh là công việc hết sức khó khăn và phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn linh hoạt, mềm dẻo để định giá sản phẩm của mình cả trong và ngoài nước. Quá trình sản xuất Các yếu tố đầu vào Sản phẩm và DV Công nghệ 3.3. Công nghệ chế biến sản phẩm. Trong sản xuất, công nghệ là nhân tố sống động mang tính quyết định nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt ở thị trường trong và ngoài nước, công nghệ đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia. Đối với từng doanh nghiệp thì công nghệ là vũ khí sắc bén để tạo lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một vài công ty của Hoa Kỳ với tiềm lực công nghệ dồi dào, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ có hàm lượng công nghệ cao lại không tạo được lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh - cụ thể là các công ty của Nhật. Điều này cho thấy công nghệ không thể tự thân biến đổi thành lợi thế cạnh tranh mà lợi thế cạnh tranh chỉ đến với các doanh nghiệp có một chiến lược thích hợp trong sử dụng công nghệ. Có nhiều yếu tố tác động đến sự hình thành lợi thế cạnh tranh dựa trên công nghệ của doanh nghiệp như yếu tố bên ngoài gồm: môi trường tài chính, tiền tệ , cơ cấu công nghiệp, chính sách của Nhà nước về kinh doanh và công nghệ, yếu tố bên trong như: chu kỳ sống của sản phẩm, mức độ thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm... Tuy nhiên, quản trị công nghệ cũng đóng vai trò quan trọng. Thật vậy, quản trị công nghệ đã hình thành nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp biểu hiện ở các mặt như: giá thành hạ - chất lượng cao - cung cấp đúng lúc cho thị trường. Các tác động đó được biểu hiện qua 3 sơ đồ. Sơ đồ 1: Tác động của quản trị và công nghệ nhằm tạo giá thành sản phẩm dịch vụ thấp Công nghệ áp dụng các công nghệ phù hợp, công nghệ tiên tiến... để sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào Quản trị Phối hợp quản trị sản xuất với chiến lược sử dụng công nghệ nhằm giảm chi phí của quá trình sản xuất Nâng cao chi phí máy móc thiết bị để giảm: - Chi phí lao động. - Chi phí năng lượng. - Chi phí nguyên vật liệu. Giảm chi phí của quá trình sản xuất nhằm giảm thiểu: - Chi phí về sản phẩm không đạt chất lượng. - Chi phí về tồn trữ CF sản xuất thấp Lợi thế cạnh tranh Sơ đồ 2: Tác động của quản trị và công nghệ nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ đúng lúc cho thị trường Công nghệ Đổi mới công nghệ - Đổi mới cơ bản. - Đổi mới từng phần. - Đổi mới hệ thống. Quản trị - Quản trị chất lượng sản phẩm - Quản trị theo ISO Nâng cao độ tin cậy của quá trình sản xuất Nâng cao hiệu quả sản xuất Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ Lợi thế cạnh tranh Sơ đồ 3: Tác động của quản trị và công nghệ nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ đúng lúc cho thị trường Công nghệ Nâng cao năng lực công nghệ nội sinh Quản trị - Huy động nguồn lực. - Đánh giá chiến lược sản phẩm mới. Nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai Đổi mới công nghệ Sản phẩmmới Cung cấp đúng lúc Lợi thế cạnh tranh Các phân tích trên cho thấy quản trị đã đóng vai trò quan trọng trong công việc xây dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên cơ sở công nghệ, đặc biệt đối với các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển khi mà trình độ công nghệ còn thấp. Để xây dựng được lợi thế cạnh tranh trên cơ sở công nghệ, các doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược sử dụng công nghệ thích hợp, đó là việc nghiên cứu chặt chẽ ba chiến lược: chiến lược nghiên cứu thị trường, chiến lược và phương án sản phẩm mới cùng chiến lược và phương án đổi mơi công nghệ. 3.4. Các nhân tố của nền kinh tế quốc dân. 3.4.1. Các nhân tố kinh tế. Các nhân tố kinh tế có vai trò quan trọng và quyết định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng cao và ổn định sẽ tạo ra sức hấp dẫn với cácd1 khi tham gia vào thị trường. Bởi khi kinh tế tăng trưởng luôn gắn liền với tăng thu nhập của dân cư, từ đó tăng được khả năng thanh toán của khách hàng khi mua sản phẩm hàng hóa và là môi trường kinh doanh thuận lợi khi xu hớng cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Khi nền kinh tế tăng trưởng các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả làm cho nhu cầu đầu tư tăng lên đồng thời làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Thứ hai, tỷ giá hối đoái. ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi tỷ giá hối đoái giảm thì khả năng cạnh tranh sẽ tăng lên trên thị trường trong và ngoài nước vì, khi đó giá bán của doanh nghiệp sẽ thấp hơn đối thủ cạnh tranh kinh doanh hàng hóa do nước khác sản xuất. Khi tỷ giá hối đoái tăng làm cho giá bán hàng hóa (tính bằng ngoại tệ) sẽ cao hơn đối thủ cạn tranh. Do đó, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ giảm ngay tại thị trường trong nước cũng như ngoài nước. 3.4.2. Nhân tố chính trị - luật pháp: Chính trị và luật pháp có vai trò nền tảng để hình thành các yếu tố khác trong môi trường kinh doanh. Chính trị ổn định, luật pháp đồng bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả. 3.4.3. Nhân tố văn hóa - xã hội. Đây là các nhân tố biến đổi chậm nhưng nó cũng tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các phong tục, tập quán, lối sống, thói quen tiêu dùng... có ảnh hưởng sâu sắc tới nhu cầu của thị trường, từ đó ảnh hưởng tới các chính sách khác của doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường. Từ những lý luận về cạnh tranh trên đây, chương II sẽ cho thấy thực trạng cạnh tranh hàng nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường. Chương II Thực trạng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường 1. Tình hình sản xuất hàng nông sản của Việt Nam. Việt Nam với đặc trưng là một nước nông nghiệp, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất hàng nông sản phát triển. Một số mặt hàng nông sản đã là thế mạnh của Việt Nam trong thời gian qua như: cà phê, cao su, hạt điều... Thứ nhất, mặt hàng cà phê được phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam trên nhiều tỉnh trung du, cao nguyên và miền núi. Trước kia cà phê được trồng gồm 3 loại: cà phê chè (Arabica), cà phê vối (Robusta) và cà phê mít (Exceta). Nay chỉ còn cà phê chè và cà phê vối được trồng ở những vùng sinh thái khác nhau. Do chú trọng đầu tư thâm canh nên cà phê Việt Nam đã cho năng suất và sản lượng cao. Liên tục nhiều năm năng suất tăng rõ rệt từ 600-700kg nhân/ha, nay đạt bình quân 1,4 tấn nhân/ha, cá biệt có nơi từ 4-4,5 tấn nhân/ha. World bank đánh giá năm 1996 năng suất cà phê vối (Robusta) của Việt Nam 1,48 tấn/ha xếp thứ nhì thế giới, sau Contatica (1,5 tấn/ha), xếp trên Thái Lan (0,99 tấn/ha).Cùng với năng suất, diện tích và sản lượng cà phê của Việt Nam cũng đang tăng ở mức rất cao, có xu hướng tiếp tục tăng và đến năm 1999 - 2000 vẫn ở vị trí thứ 2 sau Brazil. Thứ hai, mặt hàng hạt điều. Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu thì hạt điều chiếm một vị trí quan trọng, kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 100 triệu USD, xếp thứ ba trên thế giới về sản lượng và đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu. Kế hoạch của ngành điều đến năm 2005 là nâng sản lượng điều thô lên 230 nghìn tấn, xuất khẩu 45.000 tấn hạt điều nhân, kim ngạch 220 triệu USD năm. Trong một thời gian dài, nghề hạt điều phát triển một cách tự phát, lại không được quy hoạch. Sản lượng điều thu hoạch niên vụ 1998 vào khoảng 100.000 tấn, niênvụ 1999 chỉ còn 70.000 tấn đáp ứng chưa được 30% nhu cầu của các nhà máy chế biến. Vụ điều năm 2000 sản lượng đã lên đến 160.000 tấn và là sản lượng cao nhất kể từ trước đó. Nhưng nhìn chung năng suất của điều Việt Nam còn rất thấp, bình quân chung cả nước khoảng 7 tạ/ha. Nguyên nhân khách quan là do thời tiết thất thường, sâu bệnh nhưng chính những yếu tố chủ quan lại là yếu tố tác động lâu dài và trực tiếp nhất. Đó chính là giống điều lâu nay đem trồng không được tuyển chọn qua các cơ quan chuyên ngành, hoàn toàn do nông dân tự chọn, nguồn dinh dưỡng từ đất đã cạn kiệt sau nhiều năm thu hoạch nhưng không được bồi dưỡng, làm cỏ, cải tạo. Hậu quả là nhiều diện tích cho năng suất thấp, cây điều bị thoái hóa, không ra quả. Do đó nhà nước cần hỗ trợ nông dân qua các công tác khuyến nông và tín dụng nông nghiệp, mặt khác cần đầu tư bằng vốn ngân sách, xây dựng các hệ thống trang trại thí nghiệm, chọn giống, nhân giống, phổ biến kỹ thuật cho các vùng sinh thái - sản xuất điều khác nhau. Đây là yếu tố hàng đầu giúp nông dân nâng cao năng suất. Thứ ba, một số sản phẩm nông nghiệp khác. Một số mặt hàng nông sản khác của nước ta đã có bước phát triển rõ rệt, sản xuất tăng trưởng liên tục với nhịp độ cao, cơ cấu kinh tế đang dần được chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế so sánh của các vùng, các địa phương cũng như trong cả nước, đã hình thành nhiều vùng hàng hóa tập trung tương đối lớn. Kinh tế nông thôn có những bước chuyển biến khá, đời sống nông dân ở nhiều vùng được cải thiện, nhưng vấn đề nổi bật là các loại sản phẩm này có chất lượng thấp, tổ chức tiêu thụ còn nhiều yếu kém, thường xuyên xảy ra tình trạng, nhiều khi tiêu thụ không kịp, nhất là trong vụ thu hoạch, giá cả xuống thấp gây thiệt hại cho nông dân. Tình trạng này kéo dài làm cho người làm nông sản buộc phải chuyển đổi các loại cây trồng, hoặc quy về sản xuất tự cung tự cấp, hoặc chuyển sang nghề kia. Qua những yếu tố trên đây có thể nói tình hình sản xuất hàng nông sản của Việt Nam vẫn mang tính chất của nền sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp và mới đang trong quá trình chuyển sang nền sản xuất hàng hóa, năng suất lao động thấp do đó kéo dài thời gian sản xuất sản phẩm nên không tạo được sức cạnh tranh trên thị trường. 2. Thực trạng công nghệ chế biến nông sản ở Việt Nam. Hàng nông sản của Việt Nam ở vị trí khá cao so với các quốc gia khác, hàng nông sản của ta có mặt hầu hết trên tất cả các thị trường của thế giới nhưng lượng ngoại tệ thu về từ hàng nông sản vẫn còn rất khiêm tốn do giá xuất khẩu các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, cao su, hạt điều...đều bán thấp hơn giá thế giới từ 20 - 40USD, thậm chí còn thấp hơn. Công nghệ và các cơ sở chế biến nông sản của Việt Nam trong thời gian dài ít được quan tâm đầy đủ, một phần do khó khăn về nguồn vốn đầu tư nên trình độ công nghệ thấp và chậm được đổi mới, tổn thất sau thu hoạch còn rất lớn. Cơ sở chế biến hàng nông sản xuất khẩu còn ít như ngành cà phê mới chỉ có khoảng 20 cơ sở hcế biến công nghiệp hoàn chỉnh, chủ yếu là sơ chế đảm bảo chiếm khoảng 30% sản lượng cà phê/năm. Mặt hàng hạt điều tuy đã phát triển nhanh và chuyển từ xuất khẩu điều thô sang xuất khẩu nhân hạt điều nhưng mức độ cơ giới hóa trong quy hoạch quy trình công nghệ chế biến điều còn thấp, các nhà máy mới chỉ thu đựoc sản phẩm chính để xuất khẩu là nhân điều, chưa áp dụng được quy trình "chế biến không phế liệu" để thu hoạch các sản phẩm chính và các sản phẩm phụ, nên đã đạt hiệu quả kinh tế thấp. Vì vậy các nhà máy chế biến chưa thể nâng cao được giá thu mua các mặt hàng nông sản thô từ nông dân, một yếu tố để kích thích nông dân tích cực gieo trồng hàng nông sản. Đa số công nghệ của ta còn giản đơn, thô sơ, lạc hậu, mang nặng tính kinh nghiệm, thậm chí những điều kiện tối thiểu sân phơi, máy sấy, kho bảo quản cũng không đủ. Do đó vấn đề cần giải quyết là nhà nước cần phải có kế hoạch cân đối lại giữa công suất chế biến và nguồn nguyên liệu, mở rọng hoạt động điều phối giữa các xí nghiệp chế biến hàng nông sản thông qua Hội nông dân Việt Nam. 3. Tình hình tiêu thụ hàng nông sản trong thị trường nội địa. Hàng nông sản là sản phẩm thiết yếu của mọi người dân như gạo, chè, cà phê... tuy vậy do mức sống của nhân dân ta còn thấp nên các sản phẩm nông sản được sản xuất ra chủ yếu là phục vụ cho xuất khẩu mà tiêu thụ cho thị trường trong nước chủ yếu là các sản phẩm thô, thứ cấp với giá rẻ hơn gấp nhiều lần như mặt hàng cà phê tiêu thụ trong nội địa chỉ đạt khoảng 6000 tấn/năm chiếm 1,5 - 2% tổng sản lượng cà phê sản xuất ra. Tuy vậy, với mức sống như hiện nay, hơn 300USD/người/năm thì nhu cầu của người dân đã được cải thiện do đó nhu cầu về tiêu thụ nông sản ở thị trường trong nước cũng sẽ tăng lên nghĩa là mức tiêu thụ nội địa sẽ tăng. 4. Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Có thể nhận xét rằng nhóm mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đều có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng bình quân của thế giới và cao hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan (ở mặt hàng gạo và cà phê), Indonexia về cà phê, cao su... kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam so với Thái Lan có xu hướng tăng từ dưới 30% (trước năm 1998) lên mức cao hơn trong năm 2000 nhưng với giá cả hạ hơn, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam so với ấn Độ cũng tăng mạnh, kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam so với Thái Lan cũng tăng mạnh nhưng tốc độ lại chậm hơn các sản phẩm khác từ 5,87% năm 1992 lên 13,6% năm 2000. Các số liệu đã chứng tỏ rằng mức chênh lệch mặt hàng gạo và cà phê được thích hợp nhiều nhất trong bốn mặt hàng so với các đối thủ cạnh tranh. Điều đó cũng cho thấy rằng thời gian qua sức cạnh tranh xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam được cải thiện đáng kể, nhưng nếu đi sâu phân tích thì thực sự vẫn còn nhiều băn khoăn về tình hình xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam. Việt Nam chỉ có mặt hàng gạo là trội hơn hẳn còn các mặt hàng khác lại có sự chênh lệch khá lớn về số lượng so với các đối thủ cạnh tranh chính. Bảng 1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2000. TT Năm Sản lượng xuất khẩu (1000 tấn) Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Gạo Cà phê Cao su Chè Gạo Cà phê Cao su Chè 1 1990 1624 89,6 75,9 10,8 305 76,16 75,3 12,96 2 1991 1033 93,8 62,9 10,5 235 74 50 14 3 1992 1940 116,2 81,9 1,3 418 92 66,9 16 4 1993 1722 122,6 96,7 20,6 362 110,6 74,7 26 5 1994 1983 177 135,5 21,2 424 328,2 135,4 26,5 6 1995 2058 248,1 138,1 18,8 530 595,5 193,5 26,5 7 1996 3047 281,4 194,5 21 868 420 163,3 29 8 1997 3682 391,6 192 32,3 801 497,5 194,6 48 9 1998 3800 382 197 33,2 1100 593,8 127,5 50,5 10 1999 4500 487,5 265 37 1080 592 145 46 11 2000 3500 694 280 44,7 840 842,76 153,2 56 Nguồn: Tạp chí Kinh tế Việt Nam và thế giới 2000 - 2001. Qua những số liệu trong bảng trên cho thấy các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều tăng do đó kéo theo nguồn thu ngoại tệ cũng tăng lên góp phần làm tăng cán cân thương mại và nguồn ngoại tệ của quốc gia, số liệu trên cũng cho thấy mặt hàng gạo và cà phê là có mức chênh lệch nhất trong 4 mặt hàng so với các đối thủ cạnh tranh. Sau đây ta đi phân tích cụ thể mặt hàng cà phê - là mặt hàng có nguồn thu ngoại tệ lớn nhất so với các mặt hàng nông sản khác: Có thể nói cà phê là thức uống mà được nhiều người ưa thích, là mặt hàng xuất khẩu ở nhiều thị trường và đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn. Phân chia xuất khẩu theo thị trường. Trước kia thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam chủ yếu là các nước thuộc khu vực I. Liên Xô là thị trường chính, khối lượng xuất của Việt Nam sang thị trường này là 55 - 56%. Từ cuối năm 1985 trở đi Việt Nam bắt đầu xuất sang các nước thuộc khu vực II. Thời kỳ này, Việt Nam chưa gia nhập Hiệp hội cà phê Quốc tế (ICO) nên việc xuất khẩu chỉ là xuất thử hoặc xuất qua trung gian, thường là Singapore với tỷ lệ 30 - 40% tổng sản lượng bằng 60% lượng xuất khẩu sang khu vực II với giá thấp và chất lượng không cao trong khi chất lượng yêu cầu của các nước tiêu thụ trực tiếp lại rất cao. Đến năm 1994 trở đi Việt Nam mới thâm nhập vào thị trường châu Âu, Nhật và Mỹ, giảm lượng xuất qua trung gian Singapore, nâng kim ngạch xuất khẩu lên đáng kể. Sự có mặt của cà phê Việt Nam trên thị trường Mỹ là chứng nhận cho nỗ lực to lớn của những nhà xuất khẩu Việt Nam. Bảng 2. Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam Đơn vị: Tấn Niên vụ Khu vực 1995 - 1996 1996 - 1997 1997 - 1998 1998 - 1999 Châu Mỹ 67.048 84.255 87.384 69.381 Châu á 45.045 32.248 45.943 28.564 Châu Phi 6.767 11.729 4.816 5.340 Châu Âu 94.982 189.048 243.297 278.125 Châu úc 6.913 7.038 8.839 15.483 Tổng cộng 220.755 324.318 390.279 396.893 Nguồn: Tạp chí Kinh tế phát triển số 125 tháng 3/2001. Qua bảng số liệu trên cho thấy nếu như niên vụ 1995 - 1996 thị trường châu á nhập 45.045 tấn cà phê Việt Nam (chiếm 20,4%) tổng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam), thị trường châu Âu nhập 94.982 tấn (tỷ lệ 43,03%) thì trong niên vụ 1998 - 1999 thị trường châu á chỉ còn nhập 28.564 tấn cà phê (chiếm 7,2%), thị trường châu Âu nhập 278.125 tấn (chiếm 70,08%). Điều này chứng tỏ rằng các nhà xuất khẩu cà phê của Việt Nam đang từng bước việc hạn chế việc xuất qua trung gian và cố gắng mở rộng thị trường sang các quốc gia có nhu cầu tiêu thụ cà phê lớn như: Mỹ, Anh, Đức, Pháp. Phân chia xuất khẩu theo số lượng. Lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam được thể hiện qua bảng dưới đây. Bảng 3. Lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam Niên vụ Sản lượng cà phê thu hoạch (tấn) Lượng cà phê xuất khẩu (tấn) Tỷ lệ xuất khẩu (%) 1990 - 1991 82.500 67.774 82,15 1991 - 1992 131.400 79.070 60,18 1992 - 1993 145.200 130.529 89,90 1993 - 1994 179.000 169.190 92,28 1994 - 1995 212.450 192.088 90,42 1995 - 1996 235.000 220.755 93,94 1996 - 1997 362.000 324.318 89,58 1997 - 1998 400.000 390.279 97,56 1998 - 1999 420.000 396.893 94,45 1999 - 2000 600.000 546.000 90,83 2000 - 2001 (ước) 750.000 683.400 91,12 Nguồn: Tạp chí Phát triển kinh tế số 125 thán 3/2001. Qua bảng số liệu trên cho thấy mười năm trở lại đây lượng cà phê xuất khẩu tăng nhiều và có xu hướng tiếp tục tăng từ 67,774 tấn (niên vụ 1990 - 1991) lên 545.000 tấn (niên vụ 1999 - 2000) tăng lên 8 lần. Hàng năm tỷ lệ xuất khẩu so với sản lượng khá ổn định và giữ ở mức cao, đa số từ 90% trở lên. Con số này đã phản ánh chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Theo giá cả. Nhìn chung giá nông sản của Việt Nam thường thấp hơn so với một số nước, bên cạnh đó nước ta thường xuất khẩu theo giá FOB nên giá trị thu về thường không cao. Thêm vào đó diễn biến về giá cả trong những năm qua cũng đã làm cho hàng nông sản Việt Nam đã khó khăn lại càng khó khăn hơn, giá nông sản liên tục giảm đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và tiêu thụ ở Việt Nam. Sau đây là bảng xuất khẩu hàng nông sản về giá trị và sản lượng trong những năm gần đây. Bảng 4. Xuất khẩu hàng nông sản năm 1999 và năm 2000 Mặt hàng Năm 1999 Năm 2000 Lượng (1000 tấn) Trị giá (Tr.USD) Giá BQ (USD/tấn) Lượng (1000 tấn) Trị giá (Tr.USD) Giá BQ (USD/tấn) Gạo 4.200 989 235,467 4.200 1.050 250 Cà phê 399 555,9 1.392,928 400 560 1.400 Cao su 212 125,4 591,509 230 135 592 Chè 34 43,3 1.420,588 35 52 1.486 Lạc nhân 62 36,23 584,355 120 135 3.857 Hạt điều 17 101,3 5.958,824 30 165 5.500 Nguồn: Tạp chí Thương nghiệp và thị trường Việt Nam số 7/2000. Qua bảng số liệu trên cho thấy qua 2 năm 1999 và 2000 thì giá bình quân của nông sản nhìn chung là tăng, nhưng tình hình thị trường thế giới diễn biến không thuận lợi về giá cả, các doanh nghiệp cũng gặp phải khó khăn nhưng có thể nói rằng kết quả đạt được như trên là sự cố gắng trong công tác chỉ đạo, điều hành sản xuất rất linh hoạt. Tình hình xuất khẩu vừa qua cũng cho thấy kim ngạch xuất khẩu sẽ cao hơn nếu khâu chất lượng xuất khẩu của hàng hóa cao hơn. 5. Thực trạng khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trong thời gian qua. Về giá cả Tăng trưởng bình quân xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt 21%/năm trong suốt 10 năm qua, gạo, cà phê, cao su, chè là 4 mặt hàng chủ lực, năm 1999 đạt 1,8 tỷ USD chiếm 16,63% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Sự ảnh hưởng của chất lượng giá cả nông sản nên lượng xuất khẩu của Việt Nam thường có giá thấp hơn một số nước trên thế giới, có thể nói đây cũng là một lợi thế của nông sản Việt Nam nhưng cũng là bất lợi cho người sản xuất vì giá thành sản xuất ra một đơn vị nông sản còn rất cao, có khi giá bán lại không bù đắp được chi phí sản xuất nên gây thiệt hại lớn cho người sản xuất. Trong thời gian qua, thực tế thì có một số diện tích trồng cây nông sản đã bị phá bỏ như: cà phê, cao su để trồng loại cây khác có lợi ích kinh tế hơn. Vấn đề hiện nay là cần phải có những biện pháp lâu dài và trước mắt để giảm giá thành sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh. Về chất lượng. Có thể nói chất lượng nông sản xuất khẩu được cải thiện đáng kể ở hầu hết các mặt hàng. Chẳng hạn tỷ lệ gạo chất lượng cao (5-10% tấn) đã tăng từ 1% năm 1989 lên 85% năm 2000, tỷ lệ gạo chất lượng, thấp chỉ còn 22%. Tuy nhiên, đó chỉ là tiến bộ trong cải thiện độ gãy của gạo. Gạo 5% của Thái Lan hơn hẳn ta về mùi vị, hình dáng, kích thước và tỷ lệ thủy phân. Cùng với gạo, chất lượng các hàng nông sản khác cũng có những tiến bộ đáng kể như mặt hàng cà phê, tỷ trọng cà phê loại 1 tăng từ 2% (vụ 95-96) lên 16% năm (99/2000), loại B giảm từ 80% (vụ 95/96) xuống còn 5% (vụ 99/2000) sang tỷ lệ thủy phân cao quá 13% thậm chí có cả hạt đen, mốc, vỡ, lẫn nhiều tạp chất, quy cách, màu sắc, độ bóng, độ đồng đều chưa đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Tỷ lệ cao su thượng hạng tăng từ 89,3% năm 97-98 lên 94,04% năm 2000, tuy đã tăng được tỷ trọng hàng hóa phẩm cấp cao nhưng mẫu mã đơn điệu nên chưa thâm nhập được vào phần thị trường cao cấp và do đó giá bán luôn thấp hơn giá của các đối thủ cạnh tranh gây thua thiệt cho hoạt động xuất khẩu. Mặc dù nông sản Việt Nam có chất lượng cũng khá tốt nhưng các loại có chất lượng không đồng đều, tỷ lệ phế phẩm còn cao. Hầu hết trong những năm gần đây, một số dây chuyền chế biến nông sản được nhập ngoại có quy trình công nghệ tiên tiến nhưng còn rất ít. Nhìn chung, khoảng 70% sản lượng nông sản hàng năm được sơ chế tại các hộ gia đình, chất lượng không cao. Gần 30% qua chế biến tại các cơ sở công nghiệp có dây chuyền, phần lớn đã lạc hậu, sản phẩm dùng làm nguyên liệu, do đó giá trị kim ngạch xuất khẩu không cao là điều tất yếu. Tóm lại, cần phải nâng cao chất lượng của nông sản Việt Nam nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. Về hệ thống thu thập thông tin - dự đoán và nghiên cứu thị trường. Kinh doanh mặt hàng nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu bằng hình thức mua bán theo hợp đồng kỳ hạn, giá cả được xác định dựa vào giá giao dịch nông sản trong ngày của thị trường khu vực. Yếu tố quan trọng của việc thúc đẩy xuất khẩu nông sản là thông tin và các dữ liệu thị trường phải chính xác, kịp thời so với thị trường thế giới để làm cơ sở phân tích dự đoán thị trường và đưa ra các quyết định mua bán. Đây là điều quan trọng nhất mà cũng chính là điều mà các nhà xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang thiếu. Có thể thấy rằng bộ phận tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài đã không thực hiện tốt việc thu thập và cung cấp thông tin về thị trường cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, nguồn tin hạn hẹp duy nhất về thị trường thế giới mà các doanh nghiệp Việt Nam có được là nhờ mua của các hãng nước ngoài. Chính từ nguồn tin này và một số nguồn tin hạn chế khác, kết hợp với kinh nghiệm và cảm tình kinh doanh của doanh nghiệp để quyết định như vậy. Việc mở các văn phòng đại diện ở nước ngoài sẽ gặp rất nhiều khó khăn do chi phí cao. Chính vì vậy công việc thu thập thông tin nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn, dẫn đến khả năng cạnh tranh hàng nông sản của Việt Nam còn thấp. Vấn đề là phải nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh doanh, tìm kiếm thị trường, đối tác, khách hàng mới và khuyếch trương nhãn hiệu riêng cho sản phẩm nông sản Việt Nam. Sự hỗ trợ của Chính phủ: Trong những năm qua, trước tình hình giá cả nông sản có những biến động liên tục, gây bất lợi cho cả người sản xuất và các đơn vị hoạt động xuất khẩu, để tháo gỡ khó khăn cho ngư._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33708.doc
Tài liệu liên quan