Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí

Lời mở đầu “Việc thất thoát nguồn vốn kinh doanh nói chung và nguồn vốn lưu động nói riêng trong hoạt động kinh doanh dù ở bất kỳ hình thức nào cũng làm cho doanh nghiệp bị kéo lùi sức bật. Khi tài chính đã có vấn đề, cả guồng máy của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, có hoạt động chăng nửa cũng ở thế cầm cự, thoi thóp, giật đầu cá vá đầu tôm và đến một chừng mực nào đó khi số thâm hụt tài chính quá lớn thì lời cáo chung cho doanh nghiệp tất phải được đặt ra. Đó là lời nhận định của tác giả Đ

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặng Xuân Xuyến trong cuốn Kinh doanh những điều còn ít nói. Qua đó ta có thể thấy rằng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là một trong những yếu tố đầu vào rất quan trọng đối với bất kỳ một loại hình doanh nghiệp nào và ở bất kỳ thành phần kinh tế nào. Nó có thể được ví như dòng máu trong cơ thể con người. Việc có đủ vốn lưu động đã khó song việc bảo toàn, sử dụng và phát triển vốn lưu động đó như thế nào cho hiệu quả còn khó hơn rất nhiều, mà không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể làm được, nhất là các doanh nghiệp nhà nước của ta hiện nay. Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí, trực thuộc bộ công nghiệp-một công ty giữ vị trí khá quan trọng trong hệ thống các doanh nghiệp nhà nước trước kia và bây giờ. Nó đóng vai trò như một đầu tàu kéo các doanh nghiệp nhà nước khác cũng như các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Tuy nhiên, do sự chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường đã làm cho doanh nghiệp không kịp thích ứng, dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả. Một phần ảnh hưởng đó là do sự yếu kém trong quản lý và sử dụng vốn lưu động. Chính vì lý do đó mà Công ty bị liệt vào danh sách những công ty phải cổ phần hoá để chuyển từ thành phần kinh tế nhà nước sang các thành phần kinh tế khác. Trước tình hình đó, em một sinh viên của khoa Quản trị kinh doanh Công nghiệp và Xây dựng cơ bản quyết định chọn đề tài “Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí’’ để phần nào được thử sức mình trước những khó khăn mà Công ty đang gặp phải. Hy vọng rằng những kiến thức nhỏ bé của em có ích ít nhiều cho Công ty. Luận văn này được hoàn thành với sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của Thạc sĩ Trần Thạch Liên-Giáo viên khoa QTKDCN&XD và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong phòng hành chínhvà phòng kế toán của công ty. Qua đây em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Trần Thạch Liên và các cô chú trong phòng hành chính và phòng kế toán của công ty đã giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề này. Vì trình độ có hạn nên luận văn không thể tránh được những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn. Luận văn đã nêu ra được những vấn đề sau đây: Phần mở đầu Chương 1 : Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí. Chương 3: Một số giải pháp nâmg cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí. Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo. Mục lục. Chương 1 Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp 1.1.Khái niệm, đặc điểm và sự phân loại vốn lưu động. 1.1.1.Khái niệm về vốn lưu động. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tư liệu lao động các doanh nghiệp còn có các đối tượng lao động. Khác với các tư liệu lao động, các đối tượng lao động (như nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm…) chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được dịch chuyển toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm. Những tư liệu lao động nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là các tài sản lưu động, còn về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá -tiền tệ, để hình thành các tài sản lưu động các doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn đầ tư nhất định. Vì vậy cũng có thể nói vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư, mua sắm các tài sản lưu động của doanh nghiệp.Vốn lưu động thuần của doanh nghiệp được xác định bằng tổng giá trị tài sản lưu động của doanh nghiệp trừ đi các khoản nợ ngắn hạn. 1.1.2.Đặc điểm của vốn lưu động. -Đặc điểm thứ nhất: Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của phần tài sản lưu động được đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của cônh ty. -Đặc điểm thứ hai: Vốn lưu động khi được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ luân chuyển không ngừng và mang nhiều hình thái khác nhau. Vòng luân chuyển của vốn lưu động được thể hiện qua sơ đồ tổng quát sau: Vốn bằng tiền ban đầu Vốn bằng tiền thu hồi Vốn vật chất +Vốn bằng tiền ban đầu ở dạng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tương đưong tiền. +Khi doanh nghiệp sử dụng tiền mặt để mua sắm nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế, bán thành phẩm đầu vào. Vốn bằng tiền chuyển sang vốn vật chất. Vốn vật chất này khi tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm sẽ biểu hiện tiếp tục ở dạng vốn vật chất dưới hình thức: sản phẩm đang chế tạo, thành phẩm. +Khi thành phẩm được tiêu thụ, vốn vật chất trở về vốn bằng tiền ban đầu, kết thúc một vòng luân chuyển vốn lưu động và bắt đầu vòng luân chuyển mới. Qúa trình trên được diễn ra liên tục, thường xuyên lập lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn,chu chuyển của vốn lưu động. Thực tế, quá thình vận động của vốn lưu động diễn biến phức tạp hơn nhiều, bởi vì ngoài các giai đoạn cơ bản như trên, vốn lưu động có khi còn phải chuyển hoá qua một hoặc nhiều giai đoạn trung gian như: công nợ phải thu của người mua vật tư hàng hoá chưa trả tiền, công nợ phải trả của người bán đã nhận tiền nhưng chưa giao hàng, các khoản tiền tạm ứng cho công nhân viên chưa được thanh toán, các khoản vốn phải thu khác. Trong quá trình vận động,các giá trị của vốn lưu động có thể được biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế khác nhau: -Khi vốn lưu động được đầu tư vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị của vốn lưu động biểu hiện qua chi phí biến đổi (như chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí cho lao động trực tiếp, chi phí thuê ngoài chế biến, hoa hồng bán hàng...). -Khi vốn lưu động được hoàn lại, một phần giá trị vốn lưu động được biểu hiện qua doanh thu bán hàng sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. 1.1.3.Các chức năng cơ bản của vốn lưu động. -Chức năng thứ nhất: Là phương tiện đáp ứng nhu cầu tài chính trong chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, dù đang ở bất cứ giai đoạn nào, doanh nghiệp cũng cần vốn lưu động. +Trong giai đoạn chuẩn bị sản xuất, cần vốn lưu động để mua sắm nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng máy móc, bán thành phẩm. +Trong giai đoạn sản xuất, cần vốn lưu động để trả lương cho người lao động, sửa chữa máy móc, thiết bị, thanh toán cho các nhu cầu khác. +Trong giai đoạn tiêu thụ, cần vốn lưu động để trang trải những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ như trả lương cho nhân viên bán hàng, trả chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá, chi phí hoa hồng. Mặt khác, trong giai đoạn này doanh nghiệp còn bị khách hàng mua chịu hay mua trả chậm, chiếm dụng vốn khác. Qua chứ năng trên, ta thấy rõ vai trò quan trọng đặc biệt của vốn lưu động. Nếu không có vốn lưu động, doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất kinh doanh,cũng như nếu thiếu vốn lưu động, doanh nghiệp buộc phải thu hẹp hoạt động hoặc phải ngừng sản xuất hoặc phải thay đổi phương án sản xuất kinh doanh. -Chức năng thứ hai: Chức năng sinh lãi của vốn lưu động. Mục tiêu chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, vì vậy vốn lưu động đã được đưa vào vòng luân chuyển thì phải thực hiện chức năng cơ bản là sinh lãi. -Chức năng thứ ba: Chức năng giám đốc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua giám sát dòng chuyển động của vốn lưu động, hoàn toàn có thể giám sát được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một khi vốn lưu động được doanh nghiệp sử dụng một cách hiệu quả, hợp lý và tiết kiệm đồng thời tuân thủ đúng các chế định pháp luật trong lĩnh vực tài chính thì hiển nhiên hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh sẽ cao. Ngược lại, khi vốn lưu động được sử dụng một cách tuỳ tiện, lãng phí, kém hiệu quả, không tuân thủ pháp luật tài chính thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ kém và dẫn bờ vực của sự phá sản. 1.1.4.Phân loại vốn lưu động. Để quản lý, sử dụng vốn lưu động một cách có hiệ quả cần phải tiến hành phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Thông thường có những cách phân loại sau đây: 1.1.4.1.Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo cách phân loại này, vốn lưu động được chia thành ba loại -Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, phụ tùng thay thế, công cụ lao động nhỏ. -Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các chi phí chờ kết chuyển. -Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền, các khoản vốn đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn.), các khoản thế chấp, ký cựoc, ký quỹ ngắn hạn, các khoảnvốn trong thanh toán (các khoản phải thu, các khoản tạm ứng.). Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất. 1.14.2.Phân loại theo hình thái biểu hiện. Theo cách này vốn lưu động có thể chia làm hai loại: -Vốn vật tư hàng hoá: Là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm. -Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư ngắn hạn. 1.1.4.3.Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn. Theo cách này, người ta chia vốn lưu động thành hai loại: -Vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, chi phối và định đoạt. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung riêng như: vốn đầu tư từ ngân sách, vốn do chủ doanh nghiệp bỏ ra, vốn góp cổ phần. -Các khoản nợ: là các khoản vốn lưu động được hình thành từ các khoản vay ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán. Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn của doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó có các quyết địng trong huy động, quản lý và sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn. 1.1.4.4.Phân loại theo nguồn hình thành. Vốn lưu động được chia như sau: -Nguồn vốn điều lệ: Là số vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn điều lệ ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này cũng c ó sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. -Nguồn vốn tự bổ sung: là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tư. -Nguồn vốn liên doanh liên kết: là số vốn lưu động được hinh thành từ vốn góp liên doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh. Vốn góp liên doanh có thể bằng tiền mặt hay hiện vật là vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị. -Nguồn vốn đi vay: Vốn vay của các ngân hàng thương mại, vốn vay bằng phát hành trái phiếu. Việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh của mình. Từ góc độ quản lý tài chính, mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó. Do đó doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm tháp chi phí sử dụng vốn của mình. 1.1.5.Cơ cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn lưu động. Từ các cách phân loại trên, doanh nghiệp có thể xác định được cơ cấu vốn lưu động của mình theo những tiêu thức khác nhau. Cơ cấu vốn lưu động phản ánh các thành phần và mối quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp. ở các doanh nghiệp khác nhau thì cơ cấu vốn lưu động cũng không giống nhau. Việc phân tích cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn đặc điểm riêng về số vốn lưu động mà mình đang quản lý và sử dụng. Từ đó xác địmh đúng các trọng điểm và biện pháp quản lý vốn lưu động có hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Mặt khác, thông qua việc thay đổi cơ cấu vốn lưu động của mội doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ khác nhau có thể thấy được những biến đổi tích cực hoặc những hạn chế về mặt chất lượng trong công tác quản lý vốn lưu động của từng doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn lưu dộng có nhiều loại, có thể chia thành ba nhóm chính: -Các nhân tố về mặt dự trữ vật tư như: Khoảng cách giữa doanh nghiệp với nơi cung cấp; khả năng cung cấp của thị trường; kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng; đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư cung cấp. -Các nhân tố về mặt sản xuất như: đặc điểm kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ sản xuất kinh doanh; trình độ tổ chức quá trình sản xuất. -Các nhân tố về mặt thanh toán như: phương thức thanh toán được lựa chọn theo các hợp đồng bán hàng; thủ tục thanh toán; việc chấp hành kỷ luật thanh toán. 1.2.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 1.2.1.Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp nhà nước là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn lực vốn lưu động trong quá trìnhhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao, trong đó mục tiêu chủ yếu là phải làm cho đồng vốn được sinh lợi tối đa trong khuôn khổ luật pháp cho phép . Từ quan niệm trên, ta rút ra ba điều kiện cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. -Khai thác nguồn lực vốn lưu động một cách triệt để, nghĩa là không để vốn lưu động nhàn rỗi mà không sử dụng, không sinh lợi. -Sử dụng vốn lưu động một cách hợp lý và tiết kiệm, nghĩa là không để vốn lưu động bị lãng phí một cách vô ích vào các phương án kinh doanh phiêu lưu, kém hiệu quả, không để vốn lưu động bị tiêu hao trong những khoản bất hộp lý. -Quản lý vốn lưu động một cách chặt chẽ, nghĩa là không để vốn lưu động bị sử dụng sai mục đích. Vi phạm các chế định tài chính của Nhà nước, không để vốn lưu động bị thất thoát, bị hao hụt do yếu kém và do buông lỏng trong quản lý vốn lưu động. 1.2.2.Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau đây. 1.2.2.1.Tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Việc sử dụng hợp lý tiết kiệm vốn lưu động được biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp nhanh hay chậm. Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển (số vòng quay vốn) và kỳ luân chuyển (số ngày của một vòng quay vốn). Số lần luân chuyển vốn lưu động phản ánh số vòng quay vốn được thực hiện trong một thời kỳ nhất định, thường tính trong một năm. Công thức tính toán như sau : Trong đó: Lv là số lần luân chuyển ( số vòng quay) của vốn lưu động trung kỳ M là tổng mức độ luân chuyển vốn trong kỳ. Vlđ là vốn lưu động bình quân trong kỳ. Kỳ luân chuyển vốn phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay vốn lưu động. Công thức xác định như sau: Trong đó: D là kỳ luân chuyển vốn lưu động. M ,Vlđ như công thức trên. Vòng quay vốn lưu động càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn và chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả. Trong các công thức nêu trên,tổng mức luân chuyển vốn phản ánh tổng giá trị luân chuyển của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ, nó được xác định bằng tổng doanh thu trừ đi các khoản thuế gián thu mà doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách nhà nước. Số vốn lưu động bình quân trong kỳ được tính theo phương pháp bình quân số vốn lưu động trong từng quý hoặc tháng. Công thức tính như sau: Hay 1.2.2.2. Khả năng thanh toán tạm thời. Các món nợ tới hạn là các khoản phải chi trả trong kỳ. Đó là các khoản vay ngắn hạn, nợ dài hạn tới hạn trả, phải trả nhà cung cấp, các khoản phải nộp. Phần tài sản dùng để trả nợ chỉ có thể là tài sản lưu động vì nó là những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong thồi gian nhất định, thông thường dưới một năm. Như vậy, khả năng thanh toán hiện thời được xác định như sau: Chỉ tiêu này là thước đo khả năng có thể trả nợ trong kỳ của doanh nghiệp được trang trải bằng taì sản lưu động. 1.2.2.3. Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển. Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyểnvốn được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu là mức tiết kiệm tuyệt đối và mức tiết kiệm tương đối. -Mức tiết kiệm tuyệt đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp có thể tiét kiệm được một số vốn lưu động để sử dụng vào công việc khác. Nói cách khác, với mức luân chuyển vốn không đổi (hoặc lớn hơn báo cáo) song do tốc độ luân chuyển nên doanh nghiệp cần ít vốn hơn. Trong đó: Vtktđ là vốn lưu động tiết kiệm tuyệt đối Vlđ0 , V lđ1 : là vốn lưu động bình quân kỳ kế hoạch và kỳ báo cáo. M0: là tổng mức luân chuyển năm báo cáo. D1: là kỳ luân chuyển vốn năm kế hoạch. -Mức tiết kiệm tương đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nêndoanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn song không cần tăng thêm hoặc tăng không đáng kể quy mô vốn lưu động. Công thức xác định số vốn lưu động tiết kiệm tương đối như sau: Trong đó : Vtktgđ là vốn lưu động tiết kiệm tương đối. M là tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch. D , D Là kỳ luân chuyển năm kế hoách và năm báo cáo 1.2.2.4.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể làm ra bao nhiêu đồng doanh thu. Để tính chỉ tiêu này, người ta lấy doanh thu chia cho số vốn lưu động bình quân trong kỳ. Số doanh thu được tạo ra trên một đồng vốn lưu động càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. 1.2.2.5. Hàm lượng vốn lưu động (mức đảm nhận vốn lưu động). Là số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu. Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động và được tính bằng cách lấy vốn lưu động bình quân trong kỳ chia cho tổng doanh thu thực hiện trong kỳ. 1.2.2.6.Mức doanh lợi vốn lưu động. Được tính bằng cách lấy tổng số lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế) chia cho số vốn lưu động bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trựớc thuế (hoặc sau thuế). Mức doanh lợi vốn lưu động càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. 1.2.3.Căn cứ chủ yếu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, theo hai cách đánh giá: vốn và nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Như vậy, bảng cân đối kế toán nhằm mô tả sức mạnh tài chính của doanh nghiệp bằng cách trình bày những thứ mà nó có và những thứ mà nó nợ tại một thời điểm. Người ta coi bảng cân đối kế toán như một bức ảnh chụp nhanh, bởi vì nó được lập vào thời điểm cuối niên độ kế toán. Đây cũng chính là nhược điểm của bảng cân đối kế toán khi chúng ta sử dụng số liệu của nó phục vụ cho phân tích tài chính. Về kết cấu: bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần: Phần tài sản và phần nguồn vốn. -Phần tài sản phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có tới thời điểm lập báo cáo, thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Về mặt kinh tế, các số liệu ở phần tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại vốn, tài sản của doanh nghiệp hiện có tới thời điểm lập báo cáo đang tồn tại với hình thái vật chất như: Vốn bằng tiền, hàng tồn kho, tài sản cố định, các khoản phải thu. Thông qua đó có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô tài sản, tính chất hoạt động và trình độ sử dụng vốn. Về mặt pháp lý, số liệu ở phần tài sản thể hiện số vốn đang thuộc quyền sở hữu, quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. -Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Về mặt kinh tế, số liệu ở phần nguồn vốn được đầu tư và huy động vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua đó có thể đánh giá một cách khái quát khả năng và mức độ chủ động về tài chính của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, số liệu ở phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với người cho vay về các khoản nợ phải trả, đối với khách hàng về các khoản phải thanh toán, đối với nhà nước về các khoản phải nộp, đối với chủ sở hữu về số vốn đã được đàu tư, đối với cán bộ công nhân viên về các khoản phải trả. Nắm được khía cạnh pháp lý và kinh tế của các số liệu trên bảng cân đối kế toán giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa của các tỷ số sẽ được đề cập ở phần tiếp theo. B áo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một niên độ kế toán. Số liệu trong báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về phương thức kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ và chỉ ra rằng các hoạt động kinh doanh đó đem lại lợi nhuận hay gây ra tình trạng lỗ vốn, đồng thồi nó phản ánh tình hình sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một bản báo cáo tài chính được các nhà phân tích tài chính rất quan tâm, vì nó cung cấp số liệu về hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đã thực hiện trong kỳ. Nó còn được sử dụng như một bảng hướng dẫn để dự tính xem doanh nghiệp sẽ hoạt động ra sao trong tương lai. 1.2.4.Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Phương pháp đánh giá: phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được dùng trong đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. -So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới. -So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mực độ phán đấu của doanh nghiệp. -So sánh số thực hiện kỳ này với mức trung bình của một ngành nào đó để thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp đang ở tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa được so với các doanh nghiệp cùng ngành. -So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng số ở mỗi bản báo cáo. So sánh theo chiều ngang để thâý được sự biến đổi cả vê sô tương đối và số tuyêt đối của một khoản mục nao đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. 1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu qủa sử dụng vốn lưu động. 1.3.1 Các nhân tố khách quan. Nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp trước tiên phải kể đến chính sách kinh tế của nhà nước. Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng. Vì theo từng thời kỳ, tuỳ theo mục tiêu phát triển mà nhà nước có những chính sách ưu đãi về vốn, về thuế và lãi suất tiền vay đối với từng ngành nghề cụ thể, có chính sách khuyến khích đối với ngành nghề này nhưng lại hạn chế với ngành nghề khác. Bởi vâỵ, khi tiến hành sản xuất kinh doanh, bất cứ một doanh nghiệp nầo cũng quan tâm và tuân thủ chính sách kinh tế của Đảng và Nhà Nước. Thứ hai là sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô như lạm phát có thể sẽ dẫn tới sự mất giá của đồng tiền làm cho vốn của doanh nghiệp bị mất dần theo tốc độ trượt giá của của tiền tệ hay các nhân tố tác động đến cung cầu đối với hàng hoá của doanh nghiệp, nếu nhu cầu hàng hoá giảm xuống sẽ làm cho hành hoá của doanh nghiệp khó tiêu thụ, tồn đọng, gây ứ đọng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng bị giảm xuống. 1.3.2.Các nhân tố chủ quan. Một nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp đó là kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay nói cách khác là doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu và lợi nhuận là cao hay thấp phản ánh vốn lưu động được sử dụng hiệu quả hay không hiệu quả. Do đó, vấn đề mấu chốt đối với doanh nghiệp là phải tìm cách để nâng cao doanh thu và lợi nhuận. Khi doanh nghiệp xác định một nhu cầu vốn lưu động không chính xác và một cơ cấu vốn không hợp lý cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu qủa sử dụng vốn. Bởi vì nếu xác định nhu cầu vốn quá ít sẽ gây gián đoạn cho sản xuất và ngược lại nếu nhu cầu vốn lưu động quá cao lại gây ra tình trạng lãng phí vốn, làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm. Mặt khác, việc xác định một cơ cấu vốn không hợp lý dẫn đến chi phí vốn cao làm cho lợi nhuận giảm và hiệu quả vốn lưu động cũng giảm theo. Việc lựa chọn dự án và thời điểm đầu tư cũng có một vai trò cực kỳ quan trọng đối với hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nếu doanh nghiệp biết lựa chọn một dự án khả thi và thời điểm đầu tư đúng lúc thì sẽ tối thiểu hoá chi phí và tối đa hoá lợi nhuận, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng. Chất lượng công tác quản trị vốn lưu động cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Bởi vì công tác quản trị vốn lưu động sẽ giúp cho doanh nghiệp dự trữ được một lượng tiền mặt tối ưu vừa đảm bảo khả năng thanh toán, vừa tránh được tình trạng thiếu tiền mặt tạm thời hoặc lãng phí do dự trữ quá nhiều tiền mặt, đồng thời cũng xác định được một lượng dự trữ hợp lý hợp lý giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục mà không gây bị dư thừa, gây ứ đọng vốn. Ngoài ra công tác quản trị vốn lưu động còn làm tăng được số lượng sản phẩm tiêu thụ, chiếm lĩnh thị trường thông qua chính sách thương mại. Để giúp cho doanh nghiệp có thể tính toán chính xác lượng nguyên vật liệu, hàng hoá dự trữ và cung cấp khoản tín dụng thương mại, ta phải đi sâu nghiên cứu công tác quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.3.2.1. Quản trị vốn tồn kho dự trữ. Tồn kho dự trữ và các nhân tố ảnh hưởng đến vốn tồn kho dự trữ. Tồn kho dự trữ của doanh nghiệp là những tài sản mà doanh nghiệp lưu giữ để sản xuất hoặc bán ra sau này. Trong các doanh nghiệp, tài sản tồn kho dự trữ thường ở ba dạng: nguyên vật liệu, nhiên liệu dự trữ sản xuất; các sản phẩm dở dang và bán thành phẩm; các thành phẩm tiêu thụ. Tuỳ theo ngành nghề kinh doanh mà tỷ trọng các lọai tài sản dự trữ trên có khác nhau. Trong các doanh nghiệp sản xuất, tỷ trọng tài sản tồn kho dự trữ ở dạng nguyên, nhiên vật liệu là rất lớn. Song trong các doanh nghiệp thương mại tồn kho chủ yếu là sản phẩm hàng hoá chờ tiêu thụ. Việc quản lý tồn kho dự trữ trong các doanh nghiệp là rất quan trọng, không phải chỉ vì trong doanh nghiệp tồn kho dự trữ thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp (từ15%-20%). Điều quan trọng hơn là nhờ có dự trữ tồn kho đúng mức, hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp không bị gián đoạn sản xuất, không bị thiếu hàng hoá sản phẩm để bán, đồng thời lại sử dụng tiết kiệm và hợp lý vốn lưu động. Mức tồn kho dự trữ của doanh nghiệp nhiều hay ít chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Tuỳ theo từng loại tồn kho dự trữ mà các nhân tố ảnh hưởng có đặc điểm riêng. Đối với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu thường phụ thuộc vào: +Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất của doanh nghiệp. Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu của doanh nghiệp thưòng bao gồm 3 loại: Dự trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ thời thời vụ, (đối với doanh nghiệp sản xuất có tính thời vụ). +Khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường. +Chu kỳ giao hàng quy định trong hợp đồng giữa đơn vị cung ứng nguyên vật liệu với doanh nghiệp. +Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp. +Gía cả của nguyên vật liệu, nhiên liệu được cung ứng. Đối với mức tồn kho dự trữ bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, các nhân tố ảnh hưởng gồm: +Đặc điểm và các yêu cầu kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo sản phẩm. +Độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm. +Trình độ tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với tồn kho dự trữ sản phẩm, thành phẩm, thường chịu ảnh hưởng của các nhân tố: +Sự phối hợp giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ. +Hợp đồng tiêu thụ sản phẩn giữa doanh nghiệp với khách hàng. + Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Các phương pháp quản trị vốn tồn kho dự trữ. -Mô hình đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ). Khi sử dụng mô hình này người ta dựa vào các giả thiết quan trọng sau: +Nhu cầu phải biết trước và nhu cầu không đổi. +Phải biết trước thời gian từ khi đặt hàng cho tới khi nhận được hàng và thời gian đó không thay đổi. +Lượng hàng của mỗi đơn hàng được thực hiện trong một chuyến hàng và được thực hiện ở một thời điểm đã định trước. +Chỉ có duy nhất hai loại chi phí là chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng. +Sự thiếu hụt trong kho hoàn toàn không xảy ra nếu như đơn hàng được thực hiện đúng thời gian. Nếu ta gọi : D - là nhu cầu hàng năm về loại hàng dự trữ. Q - là lượng hàng dự trữ cho một đơn hàng. S - là chi phí đặt hàng tính trên một đơn hàng. H - chi phí tồn trữ trung bình trên một đơn vị dự trữ trong năm. d - nhu cầu hàng ngày về nguyên vật liệu. d =D / số ngày sản xuất trong năm. thời gian vận chuyển một đơn hàng. Q* Q =Q* /2 Với giả thiết trên đây, sơ đồ biểu diễn mô hình sử dụng hàng dự trữ cơ bản có dạng như sau: Thời gian Khi đó Ctt (chi phí tồn trữ ) =Q * H / 2 . Cđh (chi phí đặt hàng ) =D * S /Q . Như vậy có hai loại chi phí là biến đổi khi lượmg dự trữ thay đổi là Ctt và Cđh. Mục tiêu của doanh nghiệp là tối thiểu hoá tổng các loại chi phí này. Có T C =Ctt + Cđh = Q * H / 2 + D *S / Q Lấy đạo hàm hai vế theo Q ta được : T C ‘ = H /2 - D * S / Q Để T C min thì TC ‘ = 0 Û H /2 = D *S / Q2 Û N = D / Q * R O P (Điểm dặt hàng lại) = d * L Mô hình sản lượng theo đơn hàng sản xuất (POQ). Trong mô hình EOQ, chúng ta giả định toàn bộ lượng hàng của một đơn hàng được nhận ngay trong một chuyến hàng. Tuy nhiên, có những trường hợp doanh nghiệp sẽ nhận hàng dần trong một thời gian nhất định. Trong trường hợp như thế chúng ta hãy nghiên cứu mô hình PO._.Q. Trong mô hình này, các giả thiết giống như mô hình EOQ, điểm khác biệt duy nhất là hàng được đưa đến nhiêù lần. Nếu ta gọi thêm: P là mức độ cung ứng hàng ngày. t- là thời gian cung cấp cho đủ đơn hàng. Mô hình này có dạng như sau: Q Q* t B A O Trong mô hình này: Mức tồn kho tối đa = tổng số đơn vị hàng cung ứng trong thời gian (t) – tổng số dơn vị hàng được sử dụngtrong thời gian (t). = P t - d t Mặt khác, chúng ta lại có Q =P t (sản lượng một đơn hàng bằng tích số của số ngày cung ứng với lượng cung ứng trong mỗi ngày). Từ đó suy ra t = Q / P Thay thế vào công thức tính mức dự trữ tối đa ta có: Mức dự trữ tối đa = P * Q / P – d * Q / P = Q( 1 – d /P ) Vậy Ctt = Q ( 1 –d / P ) * H Cđh = D * S / Q Cũng bằng phương pháp tương tự trên ta tính được: Mô hình khấu trừ theo số lượng. Để tăng doanh thu bán hàng, nhiều công ty thường đưa ra chính sách bán hàng theo giá giảm khi số lượng mỗi lần mua cao lên. Chính sách bán hàng như vậy được gọi là mô hình bán hàng khấu trừ theo số lượng bán. Nếu chúng ta mua với số lượng lớn sẽ được hưởng giá thấp. Nhưng số lượng dự trữ sẽ cao và do đó, lượng chi phí tồn trữ sẽ tăng lên. Xét về mức chi phí đặt hàng thì lượng đặt hàng tăng lên, sẽ dẫn đến chi phí đặt hàng giảm đi. Mục tiêu đặt ra là chọn mức đặt hàng sao cho tổng chi phí dự trữ hàng năm là bé nhất. Tổng chi phí được tính như sau: TCđt = Pr * D * S / Q + Q * H / 2 Trong đó Pr *D là chi phí mua hàng. Để xác định được lượng đơn hàng tối ưu phù hợp với các mức bán hàng khác nhau, ta tiến hành 4 bước sau đây: +Bước 1: Xác định lượng đặt hàng tối ưu Q* ở từng mức khấu trừ theo công thức. Trong đó: chi phí tồn trữ bằng tỷ lệ % chi phí tồn trữ tính theo giá mua một đơn vị hàng. I là tỷ lệ % chi phí tồn trử tính theo giá mua một đơn hàng. Pr là giá mua một đơn hàng. + Bước 2: Xác định lượng đơn hàng tối ưu điều chỉnh Q* theo mỗi mức khấu trừ khác nhau. ở mỗi mức khấu trừ khác nhau, nếu sản lượng đơn hàng đã tínhở bứoc 1 quá thấp đến nỗi không đủ điều kiện để hưởng mức giá khấu trừ, chúng ta điều chỉnh sản lượng của đơn hàng lên đến mức sản lượng tối thiểu để được hưởng mức giá khấu trừ. +Bước 3: Sử dụng công thức tính tổng chi phí của hàng dự trữ nêu trên để tính toán tổng chi phí cho các mức sản lượng đã được xác định ở bước 1 và bước 2. +Bước 4: Chọn Q* nào có tổng chi phí của hàng dự trữ thấp nhất đã xác định ở bước 3. Đó chính là sản lượng tối ưu của đơn hàng. 1.3.2.2. Quản trị vốn tiền mặt. Tiền mặt tại quỹ là một bộ phận quan trọng cấu thành vốn bằng tiền của doanh nghiệp. Trong quá trình ssản xuát kinh doanh, các doanh nghiệp luôn có nhu cầu dự trữ tiền mặt hay tương đương tiền mặt (các chứng khoán có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt dễ dàng) ở một quy mô nhất định. Nhu cầu dự trữ tiền mặt trong doanh nghiệp thông thường là để đáp ứng yêu cầu giao dịch hàng ngày như mua sắm nguyên vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết. Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được và động lực đầu cơ trong việc dự trữ tiền mặt để sẵn sàng sử dụng khi xuắt hiện các cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao. Việc duy trì một mức dự trữ tiền mặt đủ lớn còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp cơ hội thu được chiết khấu trên hàng mua trả đúng kỳ hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Quy mô vốn tiền mặt là kết quả thực hiện nhiều quyết định kinh doanh trong các thời kỳ trước, song việc quản trị vốn tiền mặt không phải là một công việc thụ động. Nhiệm vụ quản trị vốn tiền mặt không chỉ là đảm bảo cho doanh nghiệp có đầy đủ lượng vốn tiền mặt cần thiết để đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán mà quan trọng hơn là tối ưu hoá số ngân quỹ hiện có, giảm tối đa các rủi ro về lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái và tối ưu hoá việc đi vay ngắn hạn hoặc đầu tư kiếm lời. Nội dung quản trị vốn tiền mặt trong doanh nghiệp bao gồm: -Xác định mức tồn quỹ tối thiểu. Mức tồn quỹ tối thiểu cần được xác định sao cho doanh nghiệp có thể tránh được: +Rủi ro do không có khả năng thanh toán ngay, phải gia hạn thanh toán nên phải trả lãi cao hơn. +Mất khả năng mua chịu của doanh nghiệp. +Không có khả năng tận dụng các cơ hội kinh doanh tốt. Phương pháp thường dùng để xác định mức tồn quỹ tối thiểu là lấy mức xuất quỹ trung bình hàng ngày nhân với số ngày dự trữ tồn quỹ. -Dự đoán và quản lý các luồng nhập, xuất ngân quỹ: là tập hợp các dự kiến về nguồn và sử dụng ngân quỹ. Ngân quỹ hàng năm được lập vừa tổng quát, vừa chi tiết cho từng tháng và tuần. Dự đoán các luồng nhập ngân quỹ bao gồm luồng thu nhập từ kết quả kinh doanh; luồng đi vay và luồng vốn khác. Trong các luồng thu nhập ngân quỹ kể trên, luồng thu nhập ngân quỹ từ kết quả kinh doanh là quan trọng nhất. Nó được dự đoán dựa trên cơ sở các khoản doanh thu bằng tiền mặt dự kiến trong kỳ. Dự doán các luồng xuất ngân quỹ thường bao gồm các khoản chi cho hoạt động kinh doanh như mua sắm tài sản, trả lương, các khoản chi cho hoạt động đầu tư theo kế hoạch của doanh nghiệp; các khoản chi trả tiền lãi phải chia, nộp thuế và các khoản chi khác. Trên cơ sở so sánh các luồng nhập và xuất ngân quỹ, doanh nghiệp có thể thấy được mức dư hay thâm hụt ngân quỹ. Từ đó thực hiện các biện pháp cân bằng thu chi ngân quỹ, như tăng tốc độ thu hồi các khoản nợ phải thu, đồng thời giảm tốc độ xuất quỹ nếu có thể thực hiện được hoặc khéo léo sử dụng các khoản nợ đang trong quá trình thanh toán. Doanh nghiệp cũng có thể huy động các khoản vaythanh toán của ngân hàng. Ngược lại khi luồng nhập ngân quỹ lớn hơn luồng xuất ngân quỹ thì doanh nghiệp có thể sử dụng luồng dư ngân quỹ để thực hiện các khoản đầu tư trong thời hạn cho phép để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi của mình. 1.3.2.3 . Quản trị các khoản phải thu. Trong quá trình sản xuất kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường tồn tại một khoản vốn trong qúa trình thanh toán: các khoản phải thu, phải trả. Tỷ lệ các khoản phải thu trong các doanh nghiệp có thể khác nhau, thông thường chúng chiếm từ 15%-20% trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô các khoản phải thu là: -Khối lượng sản phẩm, để khuyến khích người mua, doanh nghiệp thường áp dụng phương thức bán chịu (giao hàng trước trả tiền sau) đối vối khách hàng. Điều này có thể làm tăng thêm một số chi phí do việc tăng thêm các khoản nợ phải thu của khách hàng (chi phí quản lý nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro...). Đổi lại doanh nghiệp củng có thể tăng thêm đựoc lợi nhuận nhờ mở rộng số lượng sản phẩm tiêu thụ. -Sự thay đổi theo thời vụ của doanh thu: Đối với doanh nghiệp sản xuất có tính thời vụ, trong những thời kỳ sản phẩm của doanh nghiệp có nhu cầu tiêu dùng lớn, cần khuyến khích tiêu thụ để thu hồi vốn. -Giới hạn của lượng vốn phải thu hồi: Nếu lượng vốn thu hồi quá lớn thì không thể tiếp tục bán chịu vì sẽ làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp. -Thời hạn bán chịu và chính sách tín dụng của mỗi doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, sản phẩm có đặc điểm sử dụng lâu bền thì kỳ thu tiền bình quân thường dài hơn các doanh nghiệp có ít vốn, sản phẩm dễ hư hao, mất phẩm chất khó bảo quản… Một điều nhận thấy, hầu như các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản đều mắc một sai lầm nghiêm trọng là quá dễ dãi trong vấn đề bán chịu. Trong thương mại, hình thức bán chịu không thể bị loại bỏ mà buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận sự tồn tại của nó song song với các hình thức bán sản phẩm khác. Tuy nhiên phải biết vận dụng nó một cách khôn khéo. Các doanh nghiệp rơi vào cảnh túng quẫn nguồn vốn lưu động chủ yếu do những nguyên nhân sau đây: - Cả nể và dễ tin vào lời hẹn của khách. - Sợ mất một bạn hàng... Để doanh nghiệp có thể thu hồi nhanh chóng các khoảnh phải thu thì phải coi trọng các biện pháp sau đây: -Phải mở sổ theo dõi chi tiét các khoản nợ phải thu trong và ngoài doanh nghiệp và thường xuyên đôn đốc để thu hồi đúng hạn. -Có các biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán. -Có chính sách bán chịu đúng đắn đối với từng khách hàng. 1.4.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Gía trị tài sản lưu động trong các doanh nghiệp sản xuất thường chiếm từ 45%-50% tổng giá trị tài sản. Còn trong doanh nghiệp thương mại thì con số đó là 80% -90%. Vì vậy, quản lý và sử dụng hợp lý tài sản lưu động của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động đã và đang là một phương thức giúp doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và đạt được mục tiêu lợi nhuận. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn góp phần làm tăng các mối quan hệ làm ăn của doanh nghiệp thông qua việc làm ăn có tín nhiệm trong quan hệ mua bán, thanh toán kịp thời, giao hàng đúng hẹn. Từ đó góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Ngoài ra, nó còn làm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi vì, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tức là làm giảm chi phí sử dụng vốn, tăng vòng quay của vốn, sử dụng nguồn đầu vào tiết kiệm, hợp lý qua đó làm giảm giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm. Hơn nữa, để nâng cao hiệ quả sử dụng vốn lưu động, doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Vốn lưu động được sử dụng còn góp phần gia tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Bởi vì, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả sẽ sản xuất được nhiều sản phẩm hơn, tiêu thụ nhiều hơn và sẽ làm tăng doanh thu, giảm chi phí và lợi nhuận sẽ tăng lên. Chương 2 Thực trạng hiệu quả sử dụng lưu động ở công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí. Một số nét khái quát về công ty 2.1.1 Lịch sử hình thành công ty Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí ( DCC & ĐLCK) trước đây là nhà máy cắt gọt thuộc Bộ công nghiệp nặng, được thành lập theo quyết định số 74 QĐ/RB2 ngày 25/3/1968 của Bộ trưởng bộ công nghiệp nặng. Ngày 17/8/1970Nhà máy Dụng cụ cắt gọt được đổi tên thành Nhà máy dụng cụ số 1. Ngày 22/5/1993Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng quyết định thành lập lại nhà máyDụng cụ số 1theo quết định29 QĐ/TCNSDT ngày 12/7/1995 , Nhà máy được đổi tên thành Công Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí thuộc tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp - Bộ công nghiệp , và công ty vẫn giữ nguyên tên này từ đó đến nay. Tên viết tắt của Công ty là DUFUDOCO. Tên giao dịch tiếng Anh là Cutting and MeasuringTools .Co. Trụ sở chính của Công ty : 26-Nguyễn Trãi - Thanh Xuân -Hà Nội. Sản phẩm chính của công ty là các loại dụng cụ cắt gọt kim loại bao gồm : bàn ren, mũi khoan, dao phay, dao cắt, dao tiện, lưỡi cưa, calip, với sản lượng 15 tấn mỗi năm. Ngoài ra Công ty còn sản xuất một số sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thị trường như: Tấm sàn chống trượt, neo cầu, dao cắt, tấm lợp, thanh trượt với sản lượng 200 tấn mỗi năm. Trải qua quá trình hoạt động 30 năm với nhiều biến động trong htời buổi kinh tế thị trường, hàng laọi các công ty cơ khí bị đình trệ thì hoạt động của Công ty vẫn duuy trì ổn định, sản phẩm của Công ty vẫn có tín nhiệm Đẩi với thị trường trong và ngoài nước. Năm 1996 sản phẩm của công ty tiêu thụ trông nước là 76% và xuất khẩu sang Nhật là 21%. đặc biệt là sản phẩm phụ tùng vanIKS và trục vít đã được xuất khẩu sang Mỹ năm 1995 - 1996. Từ năm 1996, công ty đã đầu tư thêm dây chuyền công nghệ sản xuất tấm sàn với năng xuất 250 tấn / năm,đáp ứng nhu cầu trong nước về sản phẩm này. năm 1997 Công ty đã nhập thếp gió của CHLB Đức, Thuỵ Điển và đã đưa ra thị trường lạoi cua sắt mới theo ISO2336 - 1980 (E) có tuổi bền gấp 2 lần lưỡi chế tạo trước đây. Một sản phẩm có giá trị lớn có khả năng cạnh tranh (nhờ giá cả hợp lý , chất lượng tin cậy) vcà thắng thầu trong thời gian gần đây: Bộ neo cầu dùng trong xây dựng cầu bê tông chịu ứng lực và nhà cao tầng trong xây dựng theo công nghệ bê tông chịu ứng lực. Phụ tùng, dụng cụ cho nghành chế biến xi măng. Giàn máy chế biến keo và phụ tùng chế biến keo. Một số dụng cụ phụ tùng cho công việc thăm dò khai thác dầu khí của công ty Việt - Xô pêtrol, ống khống chế áp xuất, phụ tùng bơm đai sô, tấm sàn, bơm ngầm. Năm 1997, công ty thắng thầu sàn của hệ thống đường nha cho nhà máy đơừng Tây Ninh. Năm 1998 thắng thầu công trình cung cấp giàn máy chế biến keo cứng cho Công ty Đường Biên Hoà, Hiệp Hoà và Xí nghiệp Bánh kẹo Lubicô. Năm1999 Côngh ty thắng thầu hệ thống cung cấp đường nha cho Nhà máy Đường Lam Sơn. Là một nhà máy vừa sản xuất vừa kinh doanh cho nên Công ty không chỉ coi trọng các mặt sản xuất mà còn cả những mặt như tiêu thụ , dịch vụ cũng như lao động tiền lương. chính vì vậy mà ban lãnh đạo Công ty đã đề ra phương châm chỉ đạo xuyên suốt các hoạt động của toàn bộ Nhà máy trong những năm tới là “đẩy mạnh sản xuất,tiêu thụ và nâng cao chất lượng sản phâmtrong đó đặc biệt chú ý tới dụng cụ cắt và neo cáp bê tông dư ứng lực, coi trọng hoạt động kinh doanh bao gồm kinh doanh thép chế tạo, thép hợp kimdụng cụ, hợp kim và dụng cụ cắt kim laọi chất lượng cao. Coi trọng hạot động dịch vụ bao gồm: Cho thuê nhà, dịch vụ cơ khí chế tạo, dịch vụ sửa chữa vận hành thiết bị cũng như hoạt động về lao động tiền lươngcần phải nâng cao đôỉ mới 3”. Từ phương hướng chỉ đạo trên ban lãnh đạo Công ty đã đè ra nhiệm vụ cụ thể để hoàn thành phương hươngs đã đề ra đó là : * Thứ nhất về sản xuất, phấn đấu giá trị tổng sản lượng năm sau cao hơn năm trước từ 8 - 10%, tính theo giá cố định là từ 0.9 - 1.1 tỷ đồng . Cần đầu tư đổi mới, nâng cao và cải tạo về máy móc, thiết nị cũng như công nghệ sản xuất ( đổi mới dần dần và từng phần ) từ đó mới nâng cao được năng xuất và chất lượng, cũng như hạ giá thành sản phẩm như vậy mới nâng cao được sức cạnh tranh với sản phẩm của Công ty khác. Đào tạo và đào tạo lại công nhân sản xuaats cũng như công nhân kỹ thuật . * Thứ hai, về công tác tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ phấn đấu tổng doanh thu năm sau cao hơn năm trước 8 - 9%tức là từ 1.32 - 1.45 tỷ đồng Mở thêm các văn phòng đại diện, cửa hàng giới thiệu sản phẩm cũng như các đại lý ở Thành Phố HCM. Đẩy mạnh công tác quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu các mặt hàng của công ty. * Thứ ba, về công tác lao động , tiền lương phấn đấu nâng cao đời sốngcủa công nhân viên chức trên cơ sở tăng năng xuất lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm tỷ lệ hàng hỏng. Quỹ lương năm 2001 dự kiến là 4.207 tỷ đồng tăng 12% so với thực hiện năm 200, tổng quỹ lương chiếm 39% doanh thu sản xuất công nghiệp. Thu nhập bình quân của người công nhân phấn đấu năm 2001 đạt 870.000đ/người /tháng. Công ty Dụng cụ cắt và đo lường là mội Doanh nghiệp nhà nước cho nên cũng giống như các Doạh nghiệp nhà nước khác Công ty có một quy mô tương đối lớn, điều đó thể hiện ở các chỉ tiêu sau: * Thứ nhất, về lượng vốn của Công ty thì có hai nguồn vốn chủ yếu đó là do ngân sách Nhà nước cấp ( chiếm 57% ) và nguồn vốn tự bổ xung (chiếm 43%). Nguồn vốn kinh doanh :8.474.149.071đ. Ngân sách Nhà nước :4.817.186.274đ Tự bổ xung :3.656.962.297đ. Số liệu năm 2000. * Thứ hai, về giá trị tổng sản lượng và doanh thu thì năm 2000 giá trị tổng sản lượng của Công ty tính theo giá cố định là 9.970.9 triệu đồng và doanh thu đạt 14.743 triệu đồng. Trong giá trị tổng sản lượng thì phần giá trị sản xuất tại Công ty chiếm tỷ trọng 90% giá trị tổng sản lượng, còn lại phần giá trị sản phẩm khai thác và gia công ngoài chiếm 10% giá trị tổng sản lượng. * Thứ ba, về mặt bằng của Công ty thì diện tích mặt bằng toàn bộ của Công ty là 2.2 vạn m2 trong đó có 1.1vạn có mái che (diện tích của nhà xưởng , kho tàng,vaqn phòng...), vỉa hè, sân bãi chiếm 0.6 vạn m2, còn lại là 0.5 vạn m2 là đường nội bộ rải nhựa. * Thứ tư, về số lượng lao động công nhân viên chức , Công ty có 453 người nữ có 143 người( chiếm 31.5%) nam có310 người (chiếm 68.5%). Một số khó khăn và thuận lợi của công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh: * Thứ nhất, về vốn kinh doanh, do Công ty là một doanh nghiệp nhà nước cho nên trong thời buổi kinh tế thị trường cũng như các doanh nghiệp nhà nước khác Công ty tự kinh doanh và hạch toán lỗ lãi. Nguồn vốn kinh doanh không còn được Nhà nước cấp cho toàn bộ nữa mà Công ty phải tứ bổ xung một phần vào vốn kinh doanh của mình. Chính vì vậy mà nguồn vốn của Công ty tương đôi hạn hẹp (gần 8.5 tỷ đồng )điều này làm cho Công ty rất khó khăn trong việc mua sắm, đổi mới công nghệ, đào tạo và tái đào tạo cán bộ công nhân cũng như khó có khả năng trúng thầu các công trình lớn. Trong khi đó không có các nhà đầu tư ( cả trong và ngoài nước )đầu tư vào Công ty, như vậy đây là một trong những khó khăn hàng đầu của Công ty cần phải được giải quyết ngay. * Thứ hai , về các đối thủ cạnh tranh , vì sản phẩm của Công ty là các loại dụng cụ cắt , bàn ren, taro, mà không có sản xuất các máy móc cơ khí cho nên Công ty không gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt với các công ty khác trên thị trường trong nướcvà các sản phẩm nhập ngoại từ các nước Tư bản như Nhật, Mỹ hầu như không có, các gia đình gia công các sản phẩm này cũng rất ít. Đây chính là một lợi thế rất lớn của Công ty giúp cho Công ty gần như độc quyền về sản phẩm cắt gỏt trong nước. Tuy nhiên, Công ty cũng gặp phải một số khó khăn đó là các hãng nhập lậu từ Trung Quốc với giá rẻ, vì vậy Chính Phủ cần phải có các biện pháp bảo vệ đối với doanh nghiệp trong nước. * Thứ ba, về máy móc , thiết bị, kỹ thuật công nghệ, đây cũng là một khố khăn rất lớn của Công y, bởi vì hầu hết các thiết bị máy móc của Công ty đang sử dụng đều đã rất cũ, khấu hao đã hết cho nên năng suất lao đọng không được cao và những máy móc này cũng tiêu tốn rất nhiều nhiên liệu do đó chi phí sán xuất của nhà máy mỗi năm một tăng, chính điều đó làm cho doanh thu giảm. trong khi đó hầu hết các loại máy móc cần đầu tư, đổi mới là những loại máy móc mà trong nước không thể sản xuất được phải nhập từ nước ngoài với giá thành cao và phải có ngoại tệ điều đó nằm ngoài khả năng tài chính của Công ty. điều đó cần phải trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước và Công ty chỉ có thể đổi mới dây chuyền công nghệ một cách từ từ và từng phần. *Thứ tư, về nhiên nguyên vật liệu: về nhiên liệu như các loại hoá chất, xăng, dầu, than, thì các Công ty trong nước có thể cung cấp đầy đủ kịp thời không phải nhập ngoại, đay là một thuận lợi cho Công ty. Tuy nhiên về mặt nguyên vật liệu( nguyên vật liệu chủ yếu của Công ty là các loại thép ) trừ các loại thép thông thường mà Việt Nam có thể sản được thì loại thép gió (chủ yếu để làm mũi khoan) thì công ty lại phải nhập khẩu của nước ngoài. * Thứ năm, sản phẩm của công rất đa dạng, phong phú với chất lượng cao và giá thành phải chăng cho nên một phần đã cung cấp đầy đủ cho nhu cầu thị trường trong nước và một phần dành cho xuất khẩu (chủ yếu là xuất khẩu sang Nhật Bản) cho nên đã tạo được uy tín cho khách hàng và có một chỗ đứng vững thị trường trong nước. Tuy nhiên trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, cũng như các công ty, xí nghiệp cơ khí khác, công ty cũng đang gặp khó khăn trong việc xây dựng và duy trì lòng tin đối với khách hàng. Công ty đang nghiên cứu, tìm hiều kỹ nhu cầu của thị trường để sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. * Thứ sáu, về các chính sách cuẩ nhà nước. Vì công ty là một doanh nghiệp lớn thuộc sở hữu của nhà nước nên công ty cũng gặp được sự thuận lợi từ các chính sách của nhà nước về sự bảo hộ hàng hoá trong nước như là thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm cùng loại của công ty, tăng cường các biện pháp chống hàng nhập lậu (chủ yếu là từ Trung Quốc). Và nhà nước cũng đầu tư cho công ty về vốn, công nghệ. Mặt khác, nhà nước cũng áp dụng luật thuế giá trị gia tăng (GTGT)được ban hành ngày 1-5-1995 với thuế suất là 10% thì đến đầu tháng 9-1999, một số sản phẩp của công ty đã được giảm thuế xuống còn 5%, còn một số mặt hàng khác của công ty đến tận tháng 5-2000 mới được giảm thuế xuống còn 5% thuế suất. Vì vậy đến năm 2000, lợi tức của công ty lại tiếp tăng so với năm 1999. * Thứ bảy, về trình độ tay nghề, chuyên môn của người lao động, cũng như về trình độ quản lý của bộ máy tổ chức trong công ty. Công ty có một bộ máy tổ chức, quản lý hết sức chặt chẽ và dầy đủ được vận hành một cách thông suốt từ trên xuống dưới, có những cá nhân có trình độ đại học trở nên, đây là một trong những thuận lợi của công ty giúp cho công ty phát triển, tuy nhiên vẫn còn có một số bất cập trong bộ máy tổ chức, đó là: Tuy số các phòng ban đầy đủ nhưng có một số phòng ban thừa một số nhân viên không cần thiết trong khi đó một số phòng ban lại thiếu nhân viên để làm việc cho nên điều này cần phải được điều chỉnh và thay đổi lại giúp cho bộ máy quản lý được phù hợp hơn. Về trình độ tay nghề cũng như chuyên môn của người lao động, công ty có một đội ngũ người lao động nhìn chung là lành nghề. Số công nhân kỹ thuật có trình độ đại học và thợ bậc 7 là rất cao và không có công nhân thợ bậc một, điều này đã giúp cho năng suất lao động của công ty không ngừng tăng lên. * Thứ tám, về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của công ty. Trong những năm trước đây nhất là trong thời còn bao cấp thì nhu cầu của thị trường về sản phẩm hàng hoá của công ty là rất thấp, khách hàng chủ yếu của công ty chủ yếu là nhà nước, do vậy sản phẩm của công ty có mặt trên thị trường là rất ít. Những năm gần đây, trong cơ chế thị trường, nhà nước không còn bao tiêu sản phẩm cho các doanh nghiệp mà các doanh nghiệp phải tự hoạch toán chi tiêu và tìm khách hàng cho chính mình. Do vậy công ty đã chủ động tìm kiếm khách hàng và tìm mọi cách tăng thị phần của mình cộng với trong điều kiện nền kinh tế của đất nước đang đổi mới và mở cửa, nhiều công trình xây dựng như các nhà máy, cầu đường được xây dựng, chính điều đó làm cho nhu cầu của sảm phẩm của công ty tăng lên. Ngoài ra do đổi mới công nghệ cho nên chất lượng sảm phẩm của công ty cũng được tăng lên. Điều đó đã giúp cho công ty nhận được một số đơn đặt hàng từ nước ngoài (Chủ yếu từ Nhật Bản) 2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội và kỹ thuật. 2.12.1- Những đặc điểm về kinh tế: Thứ nhất, về nguồn vốn của công ty, do công ty là mọpt doanh nghiệp nhà nước cho nên nguồn vốn chủ yếu là do nhà nước cấp, chỉ có một phần càn lại do công ty tự tìm kiếm. Mà nguồn vốn tự bổ sung này của công ty chủ yếu là các nguồn vay ngắn hạn từ ngân hàng. Chỉ tiêu Số tiền (Đồng) Nguồn vốn kinh doanh Ngân sách nhà nước cấp Nguồn vốn tự bổ sung 8.474.179.071 4.817.186.274 3.656.992.797 Thứ hai, về doanh thu và lợi nhuận của công ty. Do công ty là một doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinh doanh cho nên phần doanh thu của công ty bao gồm có doanh thu sản xuất công nghiệp, doanh thu sản phẩm dụng cụ cắt, doanh thu sản phẩm xuất khẩu, doanh thu sản phẩm phục vụ thăm dò và khai thác dầu khí...Còn về phần lợi nhuận của công ty, do công ty là doanh nghiệp nhà nước cho nên phần lợi nhuận đều nộp hết vào ngân sách nhà nước. Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Tổng doanh thu Lợi nhuận trước thuế 16.477.098.754 62.438.730 10.474.125.825 -17.728.926 13.703.081.117 68.728.424 Thứ ba, về các loại tài sản trong công ty. Tài sản cố định trong công ty bao gồm các loại máy móc, thiết bị nhà xưởng, xe vận chuyển. Trong đó khấu hao của các loại máy đó đa số là đã hết và chỉ có một số loại máy móc là chưa hết khấu hao. Về tài sản lưu động của công ty thì phần tiền mặt ít mà chủ yếu là hàng hoá với số lượng tương đối lớn và tốc độ chu chuyển, quay vòng nhanh. Bảng giá thành tài sản cố định (Đồng) Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Số đầu năm Số cuối năm 12.354.260.641 4.921.276.848 4.921.276.848 4.580.193.665 4.580.193.665 4.262.632.457 Bảng về tài sản lư u động (Đồng) Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Số đầu năm Số cuối năm 12.354.260.641 10.281.265.255 10.246.757.271 11.972.088.263 12.086.295.479 13.550.772.057 Thứ tư, về tổng quỹ lương, thu nhập bình quân đầu người và nộp ngân sách Nhà nước. Quỹ lương của công ty là tương đối lớn và ngày càng tăng, tuy nhiên một điều cần phải quan tâm là quỹ lương của công ty chiếm đến 39% so với giá trị sản lượng sản xuất. Trong khi quỹ lương tăng cao thì kết quả sản xuất chỉ tăng có 7,5%. Về thu nhập bình quân của người lao động thì từ tháng 1/2001 mức lương tối thiểu tăng 16,7 % (210.00/180000đ) .Còn về phần nộp ngân sách nhà nước thì chủ yếu công ty phải nộp hai khoản đó là: bảo hiểm xã hội và nộp thuế giá trị gia tăng, còn thuế thu nhập thì doanh nghiệp không phai nộp cho nhà nước. Số liệu năm 2000 Đơn vị : đông Chỉ tiêu Thực hiện Kỳ trước Kỳ sau Tổng quỹ lương Thu nhập bình quân Thuế và các khoản phải nộp khác 3.655.680.000 680.000/người /tháng 953.921.479 3.755.779.990 710.000/người /tháng 847.659.120 * Những đặc điểm về xã hội: Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí nằm trên đường Nguyễn Trái (Cây số 7, đường Hà Nội đi Hà Đông) thuộc phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân Hà Nội. Công ty nằm trong địa bàn dân cư, tiếp giáp với nhiều cơ quan, xí nghiệp (xí nghiệp giầy Hà Nội, công ty cơ khí Hà Nội) và giáp với khu dân cư phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân. Cách công ty hơn 1 km, dọc theo đường số 6 là khu công nghiệp Thượng Đình (Gồm nhiều công ty sản xuất như công ty cao su Sao Vàng, công ty thuốc lá Thăng Long, công ty giầy Thượng Đình…) và khu ở phường Thanh Xuân. Trong địa bàn công ty còn có nhiều trường đại học lớn như đại học Quốc Gia Hà Nội, đại học Ngoại Ngữ. Do công ty nằm trong địa bàn đông dân cư như vậy nên việc kiểm soát ô nhiễm và việc nghiên cứu các biện pháp giảm ô nhiễm môi trường là một vấn đề rất quan trọng, cần thiết cho sự duy trì lâu dài hoạt động của công ty trong tương lai. * Đặc điểm về kỹ thuật: Do sản phẩm của công ty bao gồm nhiều loại như bàn ren, tarô, mũi khoan, dao phay, dao tiện, lưỡi cưa, cho nên trong nhà máy có nhiều quy trình công nghệ sản xuất khác nhau như là: Quy trình công nghệ sản xuất bàn ren. Quy trình công nghệ sản xuất tarô. Quy trình công nghệ sản xuất mũi khoan. Quy trình công nghệ sản xuất dao phay cắt. Quy trình công nghệ sản xuất lưỡi cưa máy. Quy trình công nghệ sản xuất dao tiện cắt thanh. Quy trình công nghệ sản xuất tấm sàng. Quy trình công nghệ sản xuất dao cắt tấm lợp. Quy trình công nghệ sản xuất thanh trượt. Quy trình công nghệ nhuộm đen. Tuy có nhiều quy trình công nghệ sản xuất các loại sảm phẩm, nhưng nhìn chung tất cả các quy trình công nghệ trên đều được tiến hành theo một dây chuyền sản xuất chính của công ty. Đó là: Kho Thép PX khởi phẩm PX cơ khí I PX cơ khí II PX dụng cụ PX nhiệt luyện PX bao gói Nhập kho thành phẩm (130 tấn/năm) PX cơ điện Thép vào 200 tấn/năm Trang thiết bị, máy móc sản xuất chính của công ty dược liệt kê ở bảng sau: STT Tên thiết bị máy móc Số lượng (cái) Đặc điểm Nước sản xuất, chế tạo 1 Máy tiện các loại 16 34 06 04 01 50% 60% 55% 55% 55% Việt Nam Liên Xô Tiệp Khắc Đức Hungari 2 Máy khoan các loại 05 07 03 03 40% 55% 60% 70% Việt Nam Liên Xô Rumani Đức 3 Máy mài các loại 07 85 01 11 02 04 01 01 02 01 40% 60% 55% 55% 55% 55% 70% 70% 60% 80% Việt Nam Liên Xô Trung Quốc Đức Hungari Tiệp Khắc Thụy Sỹ Đài Loan Ba Lan Nhật Bản. 4 Máy phay 46 05 01 02 50% 50% 50% 50% Liên Xô Đức Hungari Rumani 5 Máy cưa 04 02 01 01 30% 50% 55% 70% Việt Nam Liên Xô Rumani Nhật Bản 6 Máy ép,máy lăn số, máy cán cắt ren,máy xọc 04 05 01 02 40% 45% 55% 55% Việt Nam Liên Xô Tiệp Khắc Đức 7 Máy dập Loại 2,5 tấn Loại 5 tấn Loại 130 tấn Loại 260 tấn Loại 400 tấn 03 03 01 01 01 30% 30% 50% 60% 80% Việt Nam Việt Nam Liên Xô Liên Xô Liên Xô 8 Máy nén khí Loại Zuf51 Loại nhỏ 01 01 50% 50% Liên Xô Liên Xô 9 Lò tôi điện trở Lò tôi muối Lò tôi tần số Lò ram Lò ủ điện trở 01 03 01 03 04 50% 40% 55% 60% 40% đức Liên Xô Liên Xô Liên Xô Liên Xô 10 Nồi luộc Nồi tảy axít Nồi nhuộm đen 01 01 01 60% 50% 50% Việt Nam Việt Nam Việt Nam 11 Máy búa 400kg 01 01 50% 50% Trung Quốc Liên Xô. Vật liệu sử dụng trong sản xuất cơ khí nói chung rất đa dạng, bao gồm nhiều chủng loại. Đây là những loại vật liệu có tính chất lý hoá khác nhau, do vậy yêu cầu bảo quản dự trữ vật liệu cũng có những nét riêng biệt. Hiện nay, công ty sử dụng khoảng 200 vật liệu khác nhau như thép, đồng, sắt mỗi loại bao gồm nhiều nhóm và giá trị vật liệu hiện chiếm 48.75% trong tổng vốn lưu động. Có những loại vật liệu sau: - Nguyên vật liệu chính: Dùng để sản xuất ra các loại sản phẩm của công ty bao gồm : Thép, sắt, đồng, tôn. - Nguyên vật liệu phụ: Là những vật liệu kết hợp với nhữngvật liệu chính để hình thành nên sản phẩm nhằm nâng cao tính năng và độ bền của sản phẩm hoặc phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật và nhu cầu quản lý như: Sơn, keo, que hàn. - Nhiên liệu: Bao gồm : Xăng, dầu, than đá. - Phế liệu thu hồi: Trong quá trình sản xuất, công ty có thu hồi một số phế liệu tại các phân xưởng như: Nhôm, thép vụn tại phân xưởng cơ khí, gang đồng tại phân xưởng đúc. Bảng nguyên vật liệu và năng lượng sử dụng hàng năm STT Tên nguyên liệu, năng lượng Đơn vị tính Số lượng /năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Thép gió Thép khác BaCl2 NaNO2 NaCl Cr2O3 KNO3 HCl(30%) H2SO4(10%) NaOH Na2CO3 Hàn the Parafin Sơn các loại Than Xăng, dầu mỡ bôi trơn Dầu công nghiệp Điện Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Kw.h 13 200 3,2 3,5 1 0,014 1,5 3 1 0,7 0,05 0,2 0,07 2,4 85 9 20 789.600 2.1.2 Bộ MáY Và CƠ CHế QUảN Lý ĐIềU HàNH TRONG CÔNG TY 2.12.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự *Số cán bộ công nhân viên và trình độ chuyên môn. Tổng số cán bộ công nhân viên chức trong công ty dụng cụ cắt và đo lừơng cơ khí là 453 người , trong đó nam có 310 người chiếm 68% còn nữ là 143 người chiếm 32%. Về trình độ chuyên môn: -Trình độ đại học 74 người (trong đó nữ 8 người). -Công nhân kỹ thuật 300 người (trong đó nữ 92 người ). -Công nhân bậc bảy 92 người trong đó nữ 3 người . -Công nhân bậc 6 là 95 người trong đó nữ 21 người. -Công nhân bậc 5 là 42 người trong đó nữ 14 người. -Công nhân bậc 3 là 19 người trong đó nữ 4 người. -Công nhâ._.y muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần phải có sự tác động từ hai phía: Phía doanh nghiệp để phát huy tối đa nội lực nhằm bắt đồng vốn sinh lợi và phía nhà nước thông qua cơ chế chính sách để giám sát và hỗ trợ cho quá trình sinh lợi của vốn lưu động. Từ đó em muốn đưa ra 4 giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Giải pháp 1. Đầu tư cho công tác Maketing. Trước hết công ty phải nên đổi tên phòng cung tiêu thành phòng Marketing và trao cho nó chức năng, nhiệm vụ theo đúng tên gọi của nó. Sau đó ban lãnh đạo công ty phải tạo mọi điều kiện về con người, về vật chất, phương tiện làm việc..... để phòng Marketing sớm đi vào hoạt động có hiệu quả. Có thể nói, ngoài mục tiêu là đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty, thì đây còn là một trong những bộ phận quan trọng nhất để xây dựng kế hoạch cho các bộ phận khác như kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư, kế hoạch tài chính...... Bởi vậy, sau khi phòng Marketing đi vào hoạt động ổn định thì mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty sẽ được mở rộng, các chính sách hỗ trợ và dịch vụ sau khi bán sẽ phong phú, đa dạng hơn rất nhiều, giúp cho công ty giải quyết được một số thành phẩm tồn kho hiện nay. Ngoài ra, phòng Marketing còn có thể giúp công ty trong việc tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu. Do đó, trong thời gian tới, phòng Marketing nên cử các nhân viên của mình đi nghiên cứu tìm hiểu thị phần tiêu thụ và có những thông tin chính xác phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất nhằm tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ để giảm thành phẩm tồn kho tới mức thấp nhất có thể được. Trong các thị phần mới, công ty cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các thị phần nông thôn, nơi có các ngành nghề truyền thống đang phát triển, và rất đang mong được áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhưng họ lại không biết bắt đầu từ đâu. Ngay như ở Bắc Ninh. nơi có hai ngành nghề truyền thống nổi tiếng đang được sử dụng rất nhiều máy móc nằm trong danh mục sản phẩm của công ty. Đó là Đồng Kỵ, Phù Khê và Đa Hội. Ơ Đồng Kỵ ,Phù khê hiện có tới gần 1 vạn máy các loại như máy cưa, máy bào, máy toán và gần đay có một số loại máy mới như như máy van, máy lấp nền. Cũng chính ở đây, mỗi ngày tiêu thụ tới vài trăm lưỡi cưa lớn nhỏ, sản phẩm mà công ty đang sản xuất khá nhiều.Còn ở Đa Hội, trong vài năm gần đây nhờ sự phát triển của ngành xây dựng mà nghề sắt thép rất phát đạt. Người dân sử dụng các loại máy cán sắt, máy tuốt sắt..... có giá mua rất cao tới vài trăm triệu một chiếc. Nhưng rất tiếc, ở cả hai thị trường này đều không thấy có mặt sản phẩm của công ty xuất hiện, thay vào đó là các sản phẩm của nước ngoài và công ty khác trong nước. Về đại lý tiêu thụ của công ty nên mở rộng ra hơn nữa vì theo như hiện nay công ty chỉ có duy nhất một đại lý ở thành phố Hồ chí Minh (mới mở cửa năm 2000) và 3 cửa hàng đặt tại công ty. Riêng 3 cửa hàng này, công ty nên xem xét và chỉ nên giữ lại 1 cửa hàng để giới thiệu sản phẩm con hai cửa hàng còn laị cho thuê hoặc sử dụng vào công việc khác hợp lý hơn. Giải pháp 2.Đổi mới công nghệ và cân đối lại giữa sản xuất chính và phụ vụ sản xuất. Công nghệ sản xuất là một yếu tố quan trọng là đói với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào việc có được một công nghệ hiện đại cũng giống như việc có được một loại vũ khí lợi hại để giúp công ty giành được thắng lợi trong bất khì cuộc cạnh tranh nào . Bởi vì , công nghệ hiện đại sẽ đi đôi với việc năng suất cao sản phẩm hỏng ít tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu và làm tăng chất lượng sản phẩm . Để cho ra đòi những sản phẩm có giá thành thấp , được sự tin cậy của đông đảo người tiêu dùng, điều này thì không ai thấu hiểu bằng những người lãnh đạo trong công ty. Song với tình trạng máy móc và thiết bị như hiện nay cùng với việc các quỹ như quỹ khấu hao , quỹ đầu tư phát triển thậm chí cả quỹ đầu tư xây dựng cơ bản đều như bằng không trong suốt bốn năm qua thì việc đổi mới một số máy móc thiết bị đã khó huống chi là việc đổi mới toàn bộ dây chuyền sản xuất .Nói như vậy, không có nghĩa là công ty không còn cách nào để xoa dịu đựoc nỗi bứt dứt về công nghệ. Một điều quan trọng là cán bộ lãnh đạo trong công ty có đủ mạnh dạn và nhiệt huyết để thực hiện hay không . Đó mới là điều quan trong. Với sự phát triển của nên kinh tế thị trường, hiện nay đã xuất hiện một hình thức "chính sách thay thế tín dụng bằng thuê mua ". Đó là việc doanh nghiệp tạo vốn bằng cách thuê trang thiết bị , vật tư công cụ và tài sản cố định khác sử dụng trong kinh doanh.Với hình thức này, doanh nghiệp được sử vốn như chính mình là người sở hữu với giá thuê định trước trong hợp đồng sau thời hạn thuê mua, doanh nghiệp có quyền trả lại tài sản đã mua hoặc thuê với giá còn lại hoặc tiếp tục thuê với giá thuê thấp hơn. Với hình thức này , công ty có mấy điều lợi sau : Trong điều kiện thị trường vốn chưa phát triển , thuê mua là thình thức dễ thực hiện hơn, nhất là đối với các công ty nhỏ, khó có khả năng vay tín dụng dài hạn để đầu tư tài sản cố định - Thuê mua tài sản thường có chi phí sau trừ thuế nhỏ hơn là vay mua ,vì thuế đánh vào giá trị thuê mua thấp hơn giá trị vay mua 'Nếu vay mua , thuế đánh vào cả khấu hao,tiền lãi và chi phí bảo dưỡng ' -Cuối cùng, việc thuê mua không cần có các bảo lãnh như khi vay mua và nó không làm tăng hệ số nợ của công ty , làm cho công ty có cơ hội tốt hơn để huy động các nguồn vốn khác khi cần thiết , Bên cạnh đó, hình thức thuê mua mặc dù tạo điều kiện cho công ty giải quyết tốt khó khăn về vốn song công ty thường phải chịu giá thuê cao , gay khó khăn cho cạnh tranh về giá .Mặt khác tổ chức hình thức này rất phức tạp và khi có sự cố vi phạm hợp đồng, công ty có thể phá sản rất nhanh do bên cho thuê tín dụng đòi lại tài sản. Các tổ chức kinh doanh tín dụng thuê mua thường được lợi nhờ tín dụng cho thuê cao . Do đó , công ty cần lưu ý một số vấn đề hợp đồng sau: - Gía thuê mua :Nhân tố tác động trực tiếp đến giá cả thuê mua là thời hạn thuê mua .Để có căn cứ xây dựng giá cả thuê mua , công ty phải xác định được giá trị của tài sản thuê mua , doanh thu dự kiến ,chi phí trên một đơn vị sản phẩm có sự tham gia của tài sản thuê mua . -Thời hạn thuê mua :Nhân tố tác động trực tiếp đến giá cả thuê mua là thời hạn thuê mua.Thông thường nếu thời hạn thuê mua ngắn thì giá cao và ngược lại . -Thời điểm tính giá thuê mua có hai thời điểm là thời điểm kí hợp đồng hoặc thời diểm thiết bị đã lắp đặt song. Nói tóm lại , hình thức nào cũng có mặt tốt mặt xấu của nó. Thông qua hình thức này ban lãnh đạo của công ty có thể tham khảo nên chọn loại công nghệ nào để thuê. Việc chọn công nghệ để thuê phải là những công nghệ quan trọng công nghệ sản xuất quyết định đến chất lượng và tính đặc thù đối với sản phẩm của công ty .Muốn vậy, công ty phải lên kế hoạch cụ thể về đổi mới công nghệ, tranh việc thuê một cách lan tràn và không có trọng điểm . Đây là một cơ hội tốt cho công ty để công ty thoát khỏi tình trạng như hiện nay ,vững bước vào giai đoạn mới .Một giai đoạn của sự cạnh tranh khốc liệt không thương tiếc , giữa các công ty trong nước với nhau và với các nước trong khu vực khi Việt Nam chính thức gia nhập AFTA vào năm 2003 .Có thể kể ra đay phương thức thuê máy móc thiết bị của công ty SAVIMEX ở thành phố hồ chí minh: Năm 1992 khi Nhà nước cấm xuất khẩu gỗ sẻ , SAVIMEX tưởng chừng đã phải đứng bên bờ vực phá sản. Nhờ công ty Shin Nippon Mokko( nhật) cho thuê chế biến gỗ ghép trong 7 năm , trong đó 2 năm đầu không phải trả tiền để làm quen với kỹ thuật mới,Công ty SAVIMEX đã trở thành một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực chế biến gỗ cao su xuất khẩu. Sau đó, sự thành công trong kinh doanh đã mở đường cho SAVIMEX thuê được cả công nghệ sấy và ghép gỗ bằng vi tính hiện đại nhất của Nhật. Nhờ giỏi khai thác công nghệ mới ,SAVIMEX đã trở thành một doanh nghiệp lớn chuyên về hàng trang trí nội thất xuất khẩu . Năm 1996, doanh thu xuất khẩu gỗ của SAVIMEX đã đạt 10 triệu USD. Sau khi đã thuê được máy móc , thiết bị ,công ty cần cân đối lại giữa sản xuất chính và phục vụ sản xuất . Việc bảo đảm cân đối giữa sản xuất chính và phục vụ sản xuất chỉ được thực hiện nếu trong dây chuyền công nghệ, sản phẩm và lao vụ của bộ phận trước bảo đảm cho bộ phận sau được tiến hành thuận lợi, đúng kỹ thuật, chu kỳ sản xuất của sản phẩm ngắn nhất. Đây chính là sự cân đối về công suất (sản lượng ) giữa các bộ phận sản xuất chính trên cùng một dây chuyền sản xuất, giữa sản xuất chính và phục vụ sản xuất. Trong tình hình hiện nay, công ty cần chú ý và coi trọng những vấn đề sau đây trong quá trình bảo đảm sự cân đối giữa sản xuất chính và phục vụ sản xuất với hiệu quả cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường về hàng hoá và dịch vụ. Nâng cao trình độ cơ giới hoá của bộ phận phuc vụ sản xuất, nhờ đó mà tác động đến năng suất hiệu quả sử dụng công suất của thiết bị máy móc và nâng cao chất lượng của sản chính. - Để đảm bảo sự cân đối giữa các bộ phận trong tình hình có sự thay đổi về cơ cấu mặt hàng sản phẩm thì phải hết sức quan trọng việc cải tiến, hoàn thiện các hình thức tổ chức bố trí các bộ phận sản xuất. Nói tóm lại, công nghệ được đổi mới, dây chuyền sản xuất được cân đối lại sẽ rút ngắn được chu kỳ sản xuất. Mà độ dài chu kỳ sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng sản phẩm dở dang, đến việc sử dụng công suất thiết bị, máy móc, diện tích sản xuất, đến tình hình luân chuyển vốn lưu động và đến việc hoàn thiện nhiệm vụ sản xuất theo hợp đồng đã ký kết. Giải pháp 3. Nâng cao chất lượng công tác định mức tiêu dùng nguyên vật liệu . Định mức tiêu dùng nghuyên vật liệu là lượng tiêu dùng nguyên vật liệu lớn nhất không được phép vượt qua để chế tạo ra một đơn vị sản phẩm hoặc một chi tiết sản phẩm hoặc một công việc cụ thể nào đó trong điều kiện tổ chức kỹ thuật, tâm sinh lý và môi trường của thời kỳ kế hoạch. Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là cơ sở để xây dựng kế hoạch mua nguyên vật liệu để điều hoà cân đối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng trong công ty, đồng thời có thể xác định mối quan hệ trong việc mua bán và ký kết hợp đồng kinh tế . Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là căn cứ trực tiếp để tổ chức cấp phát nguyên vật liệu một cách kịp thời, chính xác, phấn đấu thực hiện đúng mức và hạ thấp mức tiêu dùng, tiết kiệm nguyên vật liệu. Hiện nay có ba phương pháp xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu được đa số các doanh nghiệp sử dụng. Công ty có thể tham khảo một trong ba cách sau : -Phương pháp thống kê kinh nghệm :Thực chất là khi xây dựng định mức ta căn cứ vào số liệu thống kê đã ghi chép được về tình hình hao phí nguyên vật liệu hoặc dựa vào trình độ của công nhân tiên tiến để xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm . + Ưu điểm : Xây dựng nhanh chóng, phục vụ kịp thời cho sản xuất . + Nhược điểm : Không đảm bảo tính tiên tiến và hiện thực .Tuy nhiên trong thực tế , hình thức này vẫn còn được áp dụng đối với doanh nghiệp mới xây dựng và mặt hàng mới đưa vào sản xuất . -Phương pháp phân tích : thực chất của phương pháp này là khi tiến hành xây dựng mức phải dựa vào kết quả phân tích các yếu tố tác động trực tiếp đến mức tiêu hao như phân tích thiết kế sản phẩm, phân tích nguyên vật liệu, phân tích tình trạng máy móc, thiết bị, phân tích trình độ tay nghề công nhân, phân tích môi trường ảnh hưởng đến xây dựng định mức từ đó dự kiến về mức tiêu hao nguyên vật liệu . + Ưu điểm : Bảo đảm tính tiên tiến và hiện thực . _Phương pháp thực nghiệm :Thực chất là khi tiến hành xây dựng định mức được tiến hành trong điều kiện tiêu chuẩn cụ thể là phòng thí nghiệm ,vì thế nên mức đảm bảo được tính tiên tiến cao. Muốn đưa mức áp dụng vào thực tế đòi hỏi phải điều chỉnh lại cho phù hợp với tình hình thực tế thong từng cơ sở .Phương pháp này đòi hỏi phải có cơ sở vật chất đảm bảo , cho nên trong thực tế phương pháp này thích hợp với các loại sản phẩm và nguyên vật liệu sử dụng là quý hiếm, đắt tiền . Sau khi mức được xây dựng, công ty cần đưa mức vào sử dụng ngay , thường xuyên theo dõi và điều chỉnh ngay. Giải pháp 4.Giảm vốn lưu động sử dụng bình quân hàng năm . Để giảm vốn lưu động, công ty cần thực hiện các công việc sau : Bước 1:Công ty phải xác định lại nhu cầu vốn lưu động cho hợp lý. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động thì có nhiều, song phương pháp gián tiếp là phù hợp hơn cả đối với công ty. Bởi nó tương đối đơn giản giúp công ty ước tính được nhanh chóng nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch để xác định nguồn tài trợ cho phù hợp. Phương pháp gián tiếp như sau: Đặc điểm của phương pháp gián tiếp là dựa vào kết quả thống kê kinh nghiệm về vốn lưu động bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch , và khả năng tăng tốc độ làm luân chuển vốn lưu động năm kế hoạch để xác định nhu cầu vốn lưu động của năm kế hoạch công thức Trong đó Vnc: nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch M1, M0: là tổng mức luân chuyển năm kế hoạch và năm báo cáo Vlđo: là số dư bình quân vốn lưu động năm báo cáo t : là tỷ lệ giảm hoặc tăng số ngày luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo. Trên thực tế để ước đoán nhanh nhu cầu vốn lưu động năm kế họach, công ty có thể sử dụng các phương pháp tính căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn và số vòng quay vốn lưu động dự tính năm kế hoạch. Phương pháp tính như sau : Công thức Trong đó : M1, Là tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch . L1:Là số vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch. áp dụng vào công ty như sau: Giả sử năm 2002 số vòng quay vốn lưu động của công ty là hai vòng cùng với kế hoạch sản xuất của công ty ta có : Công thức Theo thống kê kinh nghiệm từ 1998-2001 ta có : Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Dự báo2002 Tiền /vlđ(%) 3 2 3 3 2.8 Phải thu/vlđ(%) 32 36 30 22 28.2 Hàng tồn kho /vlđ(%) 64 60 65 74 67.5 Phương pháp dự báo của năm 2002 áp dụng là phương pháp bình quân giản đơn có trọng số : Năm Trọng số áp dụng 2001 4 2000 3 1999 2 1998 1 Tổng trọng số 10 Vậy nhu cầu vốn lưu động cho từng khoản mục như sau : - Tiền :7.700.000.000đ*2.8%=215.600.000đ. - Phải thu :7.700.000.000*28.2%=2.171.400.000đ - Tồn kho 7.700.000.000*67.5%=5.197.500.000 Bước 2 : So sánh nhu cầu vốn lưu động cho từng khoản mục với thực tế tồn cuối kỳ của các khoản mục vốn lưu động năm 2001 và phương pháp giải quyết. Tiền tồn cuối kỳ năm 2001 là 244.099.175đ so với nhu cầu tiền dự kiến năm 2002 là 215.600.00đ, tuy có lớn hơn một chút nhưng có thể chấp nhận được. Các khoản phải thu cuối kỳ năm 2001 là2.842.131đ. Đây là con số khá lớn ,đòi hỏi phải giảm bớt các khoản phải thu năm 2002. Để giảm bớt các khoản phải thu ta có thể dùng các cách đã được nêu ra ở phần lý luận. Riêng có cách sau đây công ty cần tham khảo sâu hơn, bởi nó rất phù hợp cho công ty đối với khoản nợ khó đòi . Đó là “chính sách thay thế tín dụng bằng đáo nợ” . +Thực chất của chính sách này là việc doanh nghiệp giảm thiểu các khoản phải thu , phải trả trong cân đối tài chính nhằm tạo ra một hoàn cảnh tài chính thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh thông qua một loại tài chính trung gian là factoring. +Các khoản phải thu, phải trả xuất hiện khi xuất hiện khi doanh nghiệp có việc mua chịu và bán chịu. Khi đó công ty factoring sẽ đứng trung gian thanh toán tức thời các khoản vay này với một khoản chiết khấu thoả thuận (thông thường là cao hơn lãi vay tín dụng ngắn hạn ) + Chính sách này có ưu điểm : - Công ty có ngay các tài sản thanh toán phục vụ cho quá trình kinh doanh, đặc biệt là cho việc thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả. - Do làm giảm các khoản phải thu, phải trả nên giá trị bảng cân đối tài chính của công ty giảm xuống , điều này dẫn đến chỉ số doanh lợi vốn lưu động có thể được cải thiện - Nhờ làm giảm các khoản phải thu mà doanh nghiệp có thể tránh được rủi ro khi khách hàng mất khả năng thanh toán . - Giảm được chi phí phát sinh trong quá trình đòi nợ + Chính sách nàycó nhược điểm là tỷ lệ chiết khấu cao, dẫn đến giảm lợi nhuận . *Hàng tồn kho dự trữ cuối kỳ 2001 là 10448946397 cao hơn rất nhiều so với dự kiến của năm 2002(cao hơn 2 lần). Do đó việc giảm hàng tồn kho xuống là một điều rất quan trọng và khó khăn. Để giảm tồn kho xuống còn 5197500000 ta làm như sau: +Giảm nguyên vật liệu tồn kho: Trên cơ sở hoàn thiện hệ thống định mức và công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng năm, công ty sẽ tính được lượng NVL chính, lượng NVL phụ, nhiên liệu dùng cho năm kế hoạch theo nguyên tắc tính riêng cho từng loại và mỗi loại phải tính riêng cho từng thứ đồng thời NVL chính tính riêng, NVL phụ tính riêng, nhiên liêụ tính riêng. *Lượng NVL chính cần dùng :Có hai cách tính là dựa vào kế hoặch sản xuất và định mức tiêu hao ; cách tyính dựa theo tỷ lệ chế thành . Nhưng xem ra cách tính dựa vào kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao là phù hợp hơn cả . Công thức tính như sau: Trong đó:Si: là sản lượng sản phẩm sử dụng nguyên liệu Dvi: là định mức tiêu hao nguyên liệu i cho 1 sp Pdi: số lượng phế liệu loại i dùng lại Kpi:Hệ số phế phẩm cho phép Kdi:hệ số phế liệu dùng lại Pi: là số lượng sản phẩm cho phép loại sản phẩm i kỳ kế hoạch, * Xác định l;ượng NVL phụ cần dùng : Có hai cách tính . Tính trực tiếp : Lấy định mức sản lượng . Tính khái quát theo tỷ lệ thuận với việc tăng sản lượng * Tính lượng nhiên liệu cần dùng (than) : Trong thực tế hiện nay nhiên liệu than cho công nghiệp được cung cấp bởi nhiều địa phương, nhiều vùnh khác nhau. ở mỗi vùng nhiệt lượng toả ra khác nhau cho nên để tiện cho việc lập kế hoạch cung ứng , người ta quy đổi than từ nhiều vùng khác nhau ra than tiêu chuẩn (7000Kcl/kg) Hệ số quy đổi :Ki=Ni/7000 Trong đó :Ki là hệ số tính đổi của than vùng i Ni nhiệt lượng toả ra của than vùng i NLcd = than tiêu chuẩn Trong đó : Dni , là định mức tiêu hao nhiên liệu loại i cho 1 đơn vị sản phẩm Si :là số lượng sản phẩm sử dụng nhiên liệu i Ki : hệ số tính đổi Sau khi đã tính được lượng NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu cần dùng, công ty sẽ lập bảng phân tích tình hình nhập nguyên vật liệu và chính sách dự trù nguyên, vật liệu như sau: Qua bảng trên công ty sẽ tiến hành tính toán và quyết định nên chọn loại mô hình dự trữ nào, đối với loại nguyên vật liệu nào cho phù hợp . Tiếp theo, khi nguyên vật liệu về tới công ty, công ty phải tổ chức bảo quản nguyên vật liệu sao cho phải đảm bảo: ++ Sắp xếp NVL vào kho đáp ứng được yêu cầu dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất sau. ++ Định kỳ 10 hoặc 15 ngày thủ kho phải thông báo lượng tồn kho và tình hình còn lại trong kho để phòng vật tư, phòng kinh doanh biết làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tiến độ mua NVL. ++ Trong kho phải có đầy đủ hệ thống nội quy, quy chế. Đặc biệt là hệ thống nội quy khen thưởng, kỷ luật và tiến tới phương thức hạch toán kho. Cuối cùng, việc sử dụng nguyên vật liệu trong công ty phải hợp lý và tiết kiệm NVL. Muốn vậy công ty phải ++ Phấn đấu hạ thấp mức tiêu hao NVL thông qua đổi mới công nghệ và trực tiếp nhất là công tác thiết kế . ++ Phải sử dụng NVL thay thế theo hướng nhẹ, giá tiền rẻ, sẵn có ở trong nước nhưng vẫn đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. ++ Tăng cường công tác quản lý để xoá bỏ sự mất mát hư hỏng, hao hụt NVL. Đối với những NVL ứ đọng, kém, mất phẩm chất, chậm luân chuyển thì tích cực giải phóng . - Giảm công cụ, dụng cụ trong kho . Công việc này thuộc về bộ phận cơ điện. Bộ phận này sẽ có nhiệm vụ mở hồ sơ theo dõi các loại máy móc, thiết bị trong công ty. Xác định và dự đoán xem trong thời gian tới có những loại máy móc, thiết bị nào cần bảo dưỡng , sủa chữa ( lớn, vừa, nhỏ ) và cần tới những loại chi tiết, phụ tùng nào thay thế. Sau đó phải lập một bản báo cáo trình lên phó gám đốc kỹ thuật để có kế hoặch mua dự trữ. Những loại chi tiết, phụ tùng nào không cần thiết phải dự trữ nhiều thì có thể bán bớt . - Giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (liên quan đến các giải pháp đã nêu ở trên ) - Giảm thành phẩm tồn kho. Công ty phải xác định cho được những loại sản phẩm nào tồn kho nhiều. Nguyên nhân tồn kho là gì ? Do giá cả, do chất lượng hay do lạc hậu ... Cho dù là nguyên nhân nào đi nữa thì công ty vẫn phải giảm thành phẩm tồn kho. Bởi sản phẩm của công ty rất khó bảo quản, nhanh lạc hậu so với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật. Song việc nắm được nguyên nhân chính xác sẽ giúp cho công ty có phương án sử lý mềm dẻo hơn. Ví như hàng tồn kho do giá cả thì công ty có thể giảm giá hay hàng tồn kho do lạc hậu thì phải thay đổi thị trường. Trên đây, là các phương hướng giảm vốn lưu động cho công ty, chắc chắn rằng trong một số phương hướng sẽ dẫn đến những thiệt hại cho công ty. Thiết nghĩ, nêu công ty không chịu hy sinh một chút lợi ích trước mắt thì những thiệt hại sau nay mà công ty phải gánh chịu còn lớn hơn nhiều. Một lần nữa, mong rằng công ty cố gắng giảm vốn lưu động xuống mức thấp nhất có thể được mà vẫn đủ vốn cho chu kỳ sản suất kinh doanh. Giảm được vốn lưu động, công ty sẽ giảm được các khoản vay ngân hàng. Nói như vậy, không có nghĩa là công ty không biết lợi dụng đòn bẩy tài chính , mà đúng ra công ty chẳng có cơ hội để lợi dụng đòn bẩy tài chính vì các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty hàng năm đều bằng không. 3.3 Một số kiến nghị với nhà nước . - Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ vốn. Ngày 26-8-2000, văn phòng chính phủ có công văn thông báo ý kiến của phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về chủ trương hỗ trợ phát triển nghành cơ khí. Theo đó, chính phủ giao cho Bộ Công Nghiệp chủ trì phối hợp với Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Quỹ hỗ trợ phát triển sớm công bố danh mục các dự án, sản phẩm cơ khí được hưởng ưu đãi theo nghị quyết chính phủ số 11/2000/NQ-CP ngày 31/7/2000. Các doanh nghiệp cơ khí có dự án, sản phẩm theo danh mục công bố sẽ được vay tín dụng từ Quỹ hỗ trợ phát triển với lãi suất ưu đãi là 3,5% năm ( bằng 50% lãi suất tín dụng nhà nước) với thời gian vay là 12 năm , 2 năm đầu không phải trả lãi và bắt đầu trả nợ từ năm thứ 5. Có thể nói đây là một dịp may hiếm có của các doanh nghiệp cơ khí nói chung và của Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí nói riêng. Nhưng từ khi quỹ này đưa vào hoạt động, công ty vẫn chưa nhận được một đồng vốn ưu đãi của Nhà nước. Nguyên nhân thì có nhiều cả từ phía công ty lẫn Nhà nước. Cụ thể là dự án của công ty lập xin vay vốn rất còn sơ sài, thiếu tính khả thi hoặc sai thực tế, mang nặng tính đầu tư ồ ạt, phong trào, coi nhẹ hiệu quả đồng vốn. Còn từ phía Nhà nước thì sao? Thứ nhất: Quy định chưa hợp lý từ một vài cơ quan , chức năng của Nhà nước. Chẳng hạn, mức vốn cho vay theo quy định ( thông thường từ 50% đến 70% trên tổng vốn đầu tư của dự án) là chưa phù hợp với thực tế, vì hiện giờ vốn tự có của công ty không đủ để tham gia vào dự án . Thứ hai: Cơ chế hoạt động của quỹ hỗ trợ vốn còn phức tạp và mang nặng tính bao cấp. Bởi với lộ trình khép kín vừa xem xét hồ sơ, thẩm định dự án, vừa đưa tiền cho vay rồi lại tự mình thu nợ, Quỹ hỗ trợ phát triển đang “vừa đá bóng vừa thỏi còi”. Nên chăng cần có cơ quan nào kiểm tra, giám sát cũng như tiến hành thẩm định các dự án được đàu tư vốn từ quỹ Quỹ hỗ trợ phát triển để đảm bảo tính khách quan. - Hoàn thiện chính sách thuê tài chính. Phương thức cho thuê máy móc, thiết bị tỏ ra khá thích hợp đối với công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí trong điều kiện thiếu vốn hiện nay. Tuy nhiên muốn tạo ra một kênh dẫn vốn từ phương thức này, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích để cho nó thực sự phát triển. Thật vậy, sau gần 4 năm chuẩn bị, tháng 10/1995 nghị định về cho thuê tài chính đã ra đời mở đầu cho một dịch vụ hết sức mới mẻ ở nước ta. Công ty cho thuê tài chính quốc tế Việt Nam (VICC) ra đời với chức năng mua thiết bị theo yêu cầu doanh nghiệp có thể mua lại thiết bị thuê theo giá cả thoả thuận. Tiếp đến, Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam (VBID) cũng cho ra mắt dịch vụ này để cho thuê các thiết bị trong nghành xây dựng và cho thuê máy vi tính cho các doanh nghiệp Nhà nước khu vực phía Bắc. Qua thực tế hoạt động của các đơn vị này ta thấy rõ lối ra cho đồng vốn chưa được khai thông do còn khá nhiều vướng mắc: - Vốn của các công ty cho thuê tài chính quá ít nên không thể đáp ứng nhu cầu thuê thiết bị rất lớn của các doanh nghiệp. - Phí cho thuê quá cao(thông thường hơn 15%/ năm ) cao hơn lãi vay ngân hằng. Nguyên nhân là do Bộ thương mại chưa cấp giấy phép được nhập khẩu thiết bị để cho thuê lại của VILC và VBID, vì vậy các đơn vị phải nhập uỷ thác với chi phí từ 0,5-1%, cùng những phí không tên khác đã đội phí cho thuê lên cao. - Bên cạnh đó, nguyên tắc đề ra “không cần phải có tài sản thế chấp cũng có thể thuê tài chính” lại trở thành vướng mắc cho chính các công ty cho thuê tài chính vì chế độ kiểm toán không rõ ràng khiến cho việc thẩm định sức khoẻ tài chính của doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại. Như vậy, chính Nhà nước đã mở lối cho phương thức cho thuê tài chính nhằm góp phần tháo gỡ những bế tắc về vốn của doanh nghiệp, nhưng cũng chính cơ chế quản lý của Nhà nước lại trở thành rào cản lớn nhất. Rõ ràng biện pháp hữu hiệu nhất ở đây là Nhà nước phải cởi bỏ những trói buộc của cơ chế nhằm tạo ra thêm một kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu đổi mới kỹ thuật công nghệ là một nhu cầu hết sức cấp thiết hiện nay. - Tiếp tục giảm thuế suất VAT đầu vào đối với mộy số các mặt hàng nguyên vật liệu mà công ty nhập khẩu. Như đã trình bày ở trên, việc quy định thuế suất VAT đầu vào không hợp lý năm1999 của bộ tài chính là nguyên nhân chính làm công ty lỗ 118 triệu. Nhưng bước sang năm 2000 việc giảm thuế VAT đầu vào ở một số loại quy cách nguyên vật liệu đã tác động tích cực khoản lãi 147 triệu của công ty. Trong thời gian tới Bộ tài chính tiếp tục có những quy định hợp lý hơn để công ty sản suất kinh doanh ngày càng hiệu qủa. Kết luận Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí có vai trò khá quan trọng trong hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước tham gia vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Tuy nhiên, vốn lưu động một mắt xích trọng yếu đối với hoạt động kinh doanh của công ty hiện đang được khai thác và sử dụng với hiệu quả ngày càng giảm, do có khá nhiều tồn tại trong quá trình sử dụng và do không ít khó khăn, trở ngại khách quan làm ngăn trở tiến trình sinh lợi của vốn lưu động. Vì vậy, cần thiết phải tháo gỡ những khó khăn, bế tắc, đồng thời khắc phục các tồn tại trong quá trình sử dụng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Luận văn đã đưa ra giải quyết các vấn đề sau: 1.Khái quát và hệ thống hoá những vấn đề lý luận về vốn lưu động,hiệu quả sử dụng vốn lưu động,các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 2. Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty. 3.Trên cơ sở những tồn tại thực tế tại Công ty luận văn đã đưa ra 4 giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho Công ty. Giải pháp 1:Đầu tư cho công tác Maketing. Giải pháp 2: Đổi mới công nghệ và cân đối lại giữa sản xuất chính và phục vụ sản xuất Giải pháp 3:Nâng cao chất lượng công tác định mức tiêu dùng nguyên vật liệu. Giải pháp 4:Giảm vốn lưu động sử dụng bình quân hàng năm. Luận văn được hoàn thành nhờ sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Trần Thạch Liên cùng các cô chú trong phòng kinh doanh và phòng kế toán của công ty. Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ quý báu của Quý Thầy Cô và Quý Cơ Quan để luận văn được hoàn thành. Danh mục tài liệu tham khảo 1. PGS-PTS Phạm Hữu Huy “Kinh tế và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp” – NXB GD 1998 2. PGS-PTS Lê Văn Tâm “ Giáo trình Quản trị doanh nghiệp” – NXB GD 1998 3. PGS-PTS Nguyễn Đình Kiệm, PTS Nguyễn Đình Nam “ Quản trị tài chính doanh nghiệp” NXB Tài chính 1999 4. GS Võ Đình Hảo “Cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp quốc doanh trong điều kiện đổi mới” 5.Ths Trương Đoàn Thể “Giáo trình quản trị sản xuất và tác nghiệp” NXB GD 1999 6. Cử nhân Đặng Xuân Xuyến “ Kinh doanh những điều còn ít nói” NXB Văn hoá thông tin. 7. Báo cáo quyết toán năm 1998-2001 của Phòng kế toán 8. Báo cáo tổng kết 1998-2001 và Mục tiêu phương hướng sản xuất kinh doanh năm 2002 của Phòng tổ chức 9. Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty. 10. Quyển giới thiệu về công ty. 11. Bảng xuất nhập NVL năm 2001 của Phòng vật tư. 12. Bảng cơ cấu sản phẩm từ năm 2000 – 2005 của Phòng Kế Hoạch Mục lục Lời mở đầu 1 Chương 1: Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. 3 1.1.Khái niệm, đặc điểm và sự phân loại vốn lưu động. 3 1.1.1.Khái niệm về vốn lưu động. 3 1.1.2.Đặc điểm của vốn lưu động. 3 1.1.3.Các chức năng cơ bản của vốn lưu động. 4 1.1.4.Phân loại vốn lưu động. 5 1.1.5.Cơ cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn lưu động. 7 1.2.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 8 1.2.1.Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 8 1.2.2.Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 8 1.2.3.Căn cứ chủ yếu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 12 1.2.4.Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 13 1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu qủa sử dụng vốn lưu động. 14 1.3.1 Các nhân tố khách quan. 14 1.3.2.Các nhân tố chủ quan . 14 1.4.Sự cần thiết phải nâng caohiệu quả sử dụng vốn lưu động. 14 Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng lưu động ở công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí. 24 2.1. Một số nét khái quát về công ty 24 2.1.1. Lịch sử hình thành công ty 24 2.1.2. Bộ máy quản lý điều hành trong công ty. 34 2.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ 1998 - 2001 38 2.2.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. 39 2.2.1.Tình hình vốn lưu động của công ty các năm 1998 – 2001 39 2.2.2.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. 42 2.2.3.Những nhân tố ảnh hưởng thực tế đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. 45 2.3.Đánh giá. 53 Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí 55 3.1 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 55 3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí 57 3.3 Một số kiến nghị với Nhà nước 68 Kết luận 71 Tài liệu tham khảo 72 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29867.doc
Tài liệu liên quan