Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Nhà máy bia Đông Nam á

Lời nói đầu Từ sau Đại hội VI, nền kinh tế Việt Nam bước sang một giai đoạn mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau tham gai vào nền kinh tế ngày càng nhiều và phức tạp. Điều đó đã tạo điều kiện cho người tiêu dùng có nhiều cơ hội để lựa chọn các sản phẩm khác nhau theo nhu cầu riêng. Do vậy, để có thể tiêu thụ được sản phẩm của mình

doc73 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Nhà máy bia Đông Nam á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau về nhiều phương diện. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, chất lượng sản phẩm được coi là phương tiện cạnh tranh hiệu quả nhất để giành thắng lới. Có thể nói, từ khi có chính sách mở cửa nền kinh tế thì sản xuất kinh doanh đã thực sự trở thành "trận chiến nóng bỏng" với sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Thêm vào đó, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, nhu cầu của con người đối với các sản phẩm, hàng hoá không chỉ dừng lại ở số lượng mà cả chất lượng sản phẩm cũng ngày càng được người tiêu dùng quan tâm nhiều. Để đạt được các mục tiêu của mình, các doanh nghiệp phải tiêu thụ được sản phẩm của mình. Tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đáng kể nhất vẫn là chất lượng sản phẩm, hàng hoá dịch vụ. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải tìm ra cho mình những giải pháp tối ưu để có được sản phẩm có chất lượng cao, thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng - đó chính là con đường duy nhất để doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài. Nhà máy bia Đông Nam á, tiền thân là Hợp tác xã Ba Nhất, trải qua hơn 30 năm phát triển Nhà máy đã từng bước vươn lên thành một doanh nghiệp có uy tín trên thị trường. Nhà máy luôn luôn đặt mục tiêu chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Vì hơn bao giờ hết Nhà máy biết rằng không chỉ có các doanh nghiệp Việt Nam, mà còn có cả các hãng nước ngoài cùng tham gia vào việc cung ứng loại nước giải khát này trên thị trường. Chính vì vậy mà Công ty luôn đầu tư vào việc cải tiến đổi mới công nghệ, trang thiết bị, đào tạo nhân tố con người ... nhằm nâng cao chất lượng của mình. Trong quá trình thực tập tại Nhà máy bia Đông Nam á em đã chọn đề tài: "Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Nhà máy bia Đông Nam á" Nhằm góp phần vào việc tìm ra những quan điểm hướng đi và biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm của Nhà máy. Đề tài được xây dựng và triển khai theo các phần sau: Phần I : Cơ sở lý luận về chất lượng sản phẩm. Phần II : Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm của Nhà máy bia Đông Nam á. Phần III: Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của Nhà máy bia Đông Nam á. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Hoàng Đức Thân, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ làm việc tại Nhà máy bia Đông Nam á đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành chuyên đề này. Phần I Cơ sở lý luận về chất lượng sản phẩm I-Chất lượng sản phẩm và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. 1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm. Trong cuộc sống hàng ngày, thuật ngữ chất lượng thường xuyên được nhắc tới, nhưng không phải ai cũng có thể hiểu được thấu đáo và sử dụng đúng các thuật ngữ này. Có rất nhiều các quan điểm khác nhau được các nhà nghiên cứu đưa ra trên cơ sở nghiên cứu ở các góc độ khác nhau. Theo Philip.B.Groby cho rằng: "Chất lượng là sự phù hợp với những yêu cầu hay đặc tính nhất định". J.Jujan lại cho rằng: : "Chất lượng là sự phù hợp với các mục đích và việc sử dụng". Các khái niệm trên được nhìn nhận một cách linh hoạt và gắn liền nhu cầu, mục đích sử dụng của người tiêu dùng. Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông: " Chất lượng là tổng thể những tính chất, những thuộc tính cơ bản của sự vật.. làm cho sự vật này phân biệt với sự vật khác". Theo tiêu chuẩn số 8402-86 (Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO) và tiêu chuẩn số TCVN 5814-94 (Tiêu chuẩn Việt nam): "Chất lượng là tập hợp các đặc tính của 1 thực thể, đối tượng; tạo cho chúng khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn": Các khái niệm đưa ra trên đây cho dù được tiếp cận dưới góc độ nào đều phải đảm bảo được 2 đặc trưng chủ yếu. -Chất lượng luôn luôn gắn liền với thực thể vật chất nhất định, không có chất lượng tách biệt khỏi thực thể. Thực thể được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là sản phẩm mà còn bao hàm cả các hoạt động, quá trình, doanh nghiệp hay con người. -Chất lượng được đo bằng sự thoả mãn nhu cầu. Nhu cầu bao gồm cả những nhu cầu đã nêu ra và những nhu cầu tiềm ẩn được phát hiện trong quá trình sử dụng. Trong những năm trước đây, quan điểm của các quốc gia thuộc hệ thống XNCN cho rằng chất lượng sản phẩm đồng nhất với giá trị sử dụng của sản phẩm. Họ cho rằng, :"Chất lượng sản phẩm là tổng hợp các đặc tính kỹ thuật, kinh tế của sản phẩm phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm đó". Quan điểm này được xem xét dưới góc độ của nhà sản xuất. Theo đó, chất lượng sản phẩm được xem xét biệt lập, tách rời với nhu cầu, sự biến động của thị trường, hiệu quả kinh tế và các điều kiện của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, quan điểm này lại phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung mọi vấn đề đều được thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch, sản phẩm sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng ít chú ý tới vấn đề chất lượng sản phẩm, mà nếu có cũng chỉ trên giấy tờ, khẩu hiệu mà thôi. Nhưng năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự hạch toán kinh doanh, cũng như chịu mọi trách nhiệm về sự phát triển của công ty mình. Cùng tồn tại trong một môi trường, điều kiện, các doanh nghiệp vừa bình đẳng vừa cạnh tranh với nhau để vươn lên tồn tại, phát triển, suy cho cùng vấn đề tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quyết định đến sự tồn tại cảu doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Chính vì vậy, mà nảy sinh nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm theo hướng công nghệ là tập hợp các đặc tính kỹ thuật, công nghệ và vận hành sản phẩm, có thể đo được hoặc so sánh được, nó phản ánh giá trị sử dụng và chắc năng của sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. Trong những điều kiện xác định về kinh tế xã hội, quan điểm này đã phản ánh đúng bản chất của sản phẩm về mặt kỹ thuật. Nhưng ở đây, nó chỉ là 1 chỉ tiêu kỹ thuật, không gắn liền với những biến đổi của nhu cầu thị trường, cũng như điều kiện sản xuất và hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, mỗi nước mỗi khu vực cụ thể. Do vậy, điều đó sẽ dẫn đến nguy cơ chất lượng sản phẩm không cải tiến kịp thời, khả năng tiêu thụ kém và không phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Tuy nhiên quan điểm này để dùng đánh giá được chất lượng sản phẩm, đồng thời có thể cải tiến, hoàn thiện sản phẩm (về mặt kỹ thuật) thông qua việc xác đinh rõ những đặc tính hoặc chỉ tiêu của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm tiếp cận theo hướng khách hàng là các đặc tính của sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng và có khả năng thoả mãn nhu cầu của họ. Theo cách tiếp cận này thì chỉ có những đặc tính của sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng mới được coi là chất lượng sản phẩm. Mức độ thoả mãn nhu cầu là cơ sở để đánh giá chất lượng sản phẩm . ở đây, chất lượng sản phẩm không cần thiết phải tốt nhất, cao nhất mà chỉ cần nó phù hợp và đáp ứng được các nhu cầu của người tiêu dùng. Khách hàng chính là người xác định chất lượng của sản phẩm chứ không phải nhà sản xuất hay nhà quản lý. Do đó, sản phẩm hàng hoá cần phải được cải tiến, đổi mới một cách thường xuyên và kịp thời về chất lượng để thoả mãn 1 cách tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Đây cũng chính là khó khăn lớn mà nhà sản xuất- kinh doanh phải tự tìm ra câu trả lời và hướng đi lên của doanh nghiệp. Theo các hướng tiếp cận trên đây, để giảm đi những hạn chế của từng quan niệm, tổ chức ISO đã đưa ra khái niệm về chất lượng sản phẩm như sau: "Chất lượng sản phẩm là một tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng); tạo cho thực thể (đối tượng) đó có khả năng thoả mãn nhu cầu xác định hoặc tiềm ẩn". Quan niệm này phản ánh được chính xác, đầy đủ, bao quát nhất những vấn đề liên quan tới chất lượng sản phẩm, từ các yếu tố, đặc tính cơ lý hoá liên quan đến nội tại sản phẩm tới nhứng yếu tố chủ quan trong quá trình mua sắm và sử dụng của người tiêu dùng: đó là khả năng thoả mãn nhu cầu. Chính vì sự kết hợp này mà khái niệm trên đây được chấp nhận khá phổ biến. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhưng trái lại, việc nâng cao chất lượng sản phẩm lại bị giới hạn bởi công nghệ và các điều kiện kinh tế xã hội khác. Do đó, chất lượng sản phẩm trong nền kinh tế thị trường được coi là hệ thống những đặc tính nội tại của sản phẩm, được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được và phù hợp với những điều kiênj kinh tế - xã hội và kỹ thuật hiện tại, thoả mãn được nhu cầu nhất định của xã hội. Gắn liền với quan niệm này là khái niệm chất lượng tối ưu và chất lượng toàn diện. Điều này có nghĩa là lợi ích thu được từ chất lượng sản phẩm nằm trong mối tương quan chặt chẽ với những chi phí lao động xã hội cần thiết. Ngày nay, chất lượng sản phẩm còn gắn liền với các yếu tố giá cả và dịch vụ sau khi bán hàng. Vấn đề giao hàng đúng lúc, đúng thời hạn, thanh toán thuận tiện ngày càng trở nên quan trọng hơn. Và khi các phương pháp sản xuất mới: Just in time; Non stock production ngày càng phát triển đến 1 hình thái mới là chất lượng tổng hợp phản ánh 1 cách trung thực trình độ quản lý của mỗi doanh nghiệp thông qua 4 yếu tố chính được thể hiện trên mô hình sau. Từ các phân tích trên ta có thể rút ra một số đặc điểm sau đây của chất lượng. Chất lượng được đo bởi thoả mãn nhu cầu. Nếu một sản phẩm vì lý do nào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì phải được coi là sản phẩm chất lượng kém, dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại. Đây là một kết luận then chốt và là cơ sở để các nhà sản xuất định ra chính sách, chiến lược kinh doanh của mình. Do chất lượng được đo bởi sự thoả mãn mà nhu cầu, không gian, điều kiện sử dụng. Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phải xét và chỉ xét đến mọi đặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thoả mãn những nhu cầu cụ thể. Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các quy định, tiêu chuẩn nhưng cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng có thể đảm nhận chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện được chúng trong quá trình sử dụng. Chất lượng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hoá như ta vẫn hiểu hàng ngày. Chất lượng còn áp dụng cho mọi thực thể, đó có thể là sản phẩm, hay một hoạt động, một quá trình, một doanh nghiệp hay một con người. Mặt khác, khi nói đến chất lượng chúng ta không thể bỏ qua các yếu tố giá cả và dịch vụ sau khi bán. Đó là những yếu tố mà khách hàng nào cũng quan tâma sau khi thấy sản phẩm của họ định mua thoả mãn nhu cầu của họ. Ngoài ra vấn đề giao hàng đúng lúc, đúng thời hạn là yếu tố vô cùng quan trọng trong sản xuất hiện đại, nhất là các phương pháp dự trữ bằng không đang phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây. 2. Phân loại chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là 1 phạm trù tổng hợp cả về kinh tế-kỹ thuật, xã hội gắn với mọi mặt của quá trình phát triển. Do đó, việc phân loại chất lượng sản phẩm được phân theo hai tiêu thức sau tuỳ thuộc vào các điều kiện nghiên cứu thiết kế, sản xuất, tiêu thụ... a) Phân loại chất lượng theo hệ thống ISO 9000. Theo tiêu thức này, chất lượng sản phẩm được chia thành các loại sau: -Chất lượng thiết kế. Chất lượng thiết kế của sản phẩm là bảo đảm đúng các thông số trong thiết kế được ghi lại bằng văn bản trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu thị trường, các đặc điểm của sản xuất, tiêu dùng và tham khảo các chỉ tiêu chất lượng cả các mặt hàng cùng loại. -Chất lượng tiêu chuẩn Là mức chất lượng bảo đảm đúng các chỉ tiêu đặc trưng của sản phẩm do các tổ chức quốc tế, nhà nước hay các cơ quan có thẩm quyền quy định. +Tiêu chuẩn quốc tế: Là tiêu chuẩn do các tổ chức chất lượng quốc tế nghiên cứu, điều chỉnh và triển khai trên phạm vi thế giới và được chấp nhận ở các nước khác nhau. +Tiêu chuẩn quốc gia: Là tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành, được xây dựng trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước. +Tiêu chuẩn ngành: Là chất lượng do các bộ, ngành ban hành được áp dụng trong phạm vi nội bộ ngành +Tiêu chuẩn doanh nghiệp: Là chỉ tiêu chất lượng do doanh nghiệp tự nghiên cứu và áp dụng trong doanh nghiệp mình. -Chất lượng thực tế Là mức chất lượng sản phẩm thực tế đạt được do các yếu tố nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, phương pháp quản lý chi phối. -Chất lượng cho phép Là mức chất lượng có thể chấp nhận được giữa chất lượng thực tế và chất lượng tiêu chuẩn, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế- kỹ thuật, trình độ lành nghề của công nhân, phương pháp quản lý của doanh nghiệp... -Chất lượng tối ưu: Là mức chất lượng mà tại đó lợi nhuận đạt được do nâng cao chất lượng lớn hơn chi phí đạt mức chất lượng đó. Ngày nay, các doanh nghiệp phấn đầu đưa chất lượng của sản phẩm hàng hoá đạt mức chất lượng tối ưu là một trong những mục đích quan trọng của quản lý doanh nghiệp nói riêng và quản lý kinh tế nói chung. Tuy nhiên, mức chất lượng tối ưu tuỳ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng cụ thể của từng nước, từng vùng trong những thời điểm khác nhau. Nâng cao chất lượng sản phẩm trên cơ sở giảm tỷ suất lợi nhuận trên từng đơn vị sản phẩm với mức chi phí hợp lý, tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. b) Phân loại theo mục đích công dụng của sản phẩm. -Chất lượng thị trường Là giá trị các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm đạt được mức độ hợp lý nhất trong điều kiện kinh tế-xã hội nhất định. Nói cách khác, chất lượng là thị trường, là khả năng sản phẩm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng có khả năng cạnh tranh trên thị trường, sức tiêu thụ nhanh hiệu quả cao. -Chất lượng thị hiếu Là mức chất lượng của sản phẩm phù hợp với ý thích sở trường, tâm lý của người tiêu dùng. -Chất lượng thành phần. Là mức chất lượng có thể thoả mãn nhu cầu mong đọi của một số người hay một số nhóm người. Đây là mức chất lượng hướng vào một nhóm người nhất định, một số bộ phận tạo nên chất lượng toàn diện, đáp ứng nhu cầu theo sở thích cá nhân. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. a) Nhóm nhân tố khách quan -Thị trường Nói đến thị trường là đề cập tới các yếu tố: Cung, cầu, giá cả, quy mô thị trường, cạnh tranh... Chất lượng sản phẩm luôn gắn liền với sự vận động và biến đổi của thị trường, đặc biệt là nhu cầu thị trường, tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường doanh nghiệp xác định được khách hàng của mình là đối tượng nào? Quy mô ra sao? và tiêu thụ ở mức như thế nào? Từ đó doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược sản phẩm, kế hoạch sản xuất để có thể đưa ra những sản phẩm với mức chất lượng phù hợp, giá cả hợp lý với nhu cầu và khả năng tiêu dùng ở những thời điểm nhất định. Bởi vì sản phẩm có chất lượng cao không phải lúc nào cũng tiêu thụ nhanh và ngược lại chất lượng có thể không cao nhưng người tiêu dùng lịa mua chúng nhiều. Điều này có thể do giá cả, thị hiếu của người tiêu dùng ở các thị trường khác nhau là khác nhau, hoặc sự tiêu dùng mang tính thời điểm. Điều này được phản ánh rõ nét nhất với các sản phẩm mốt hoặc những sản phẩm sản xuât theo mùa vụ. Thông thường, khi mức sống xã hội còn thấp, sản phẩm khan hiếm thì yêu cầu của người tiêu dùng chưa cao, người ta chưa quan tâm nhiều tới mặt xã hội của sản phẩm. Nhưng khi đời sống xã hội tăng lên thì đòi hỏi về chất lượng cũng tăng theo. Đôi khi họ chấp nhận mua sản phẩm với giá cao tới rất cao để có thể thoả mãn nhu cầu cá nhân của mình. Chính vì vậy, các doanh nghiệp không chỉ phải sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường mà còn phải quan tâm tới khía cạnh tẩm mỹ, an toàn và kinh tế của người tiêu dùng khi tiêu thụ sản phẩm. -Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật. Ngày nay, không có sự tiến bộ kinh tế xã hội nào không gắn liền với tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới. Trong vài thập kỷ trở lại đây, trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã tạo ra những bước đột phá quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực mới: Tự động hoá, điện tử, tin học, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, robot... đã tại ra những thay đổi to lớn trong sản xuất cho phép rút ngắn chu trình sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp trong việc quản lý, khai thác và vận hành công nghệ có hiệu quả cao. Bởi vì, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì thời gian để chếtạo công nghệ mới thay thế công nghệ cũ dần dần được rút ngắn lại. Sự ra đời của một công nghệ mới thường đồng nghĩa với chất lượng sản phẩm cao hơn, hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, đào tạo nhân lực để thích ứng với sự thay đổi liên tục của khoa học công nghệ không thể ngày một ngày hai mà phải có thời gian. Đây cũng là những khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam trong khi nguồn kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng không nhiều. -Cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước Cơ chế chính sách của Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình thúc đẩy cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Việc ban hành các hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, các quy định về sản phẩm đạt chất lượng, xử lý nghiêm việc sản xuất hàng giả, hành kém chất lượng, không bảo đảm an toàn vệ sinh, thuế quan, các chính sách ưu đãi cho đầu tư đổi mới công nghệ là những nhân tố hết sức quan trọng, tạo động lực phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm. Rõ ràng, các doanh nghiệp không thể tồn tại một cách biệt lập mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, đặc biệt phải kể đến là cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước. Cơ chế quản lý vừa là môi trường, vừa là điều kiện cần thiết tác động đến phương hướng, tốc độ cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm. -Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên có tác động mạnh mẽ đến việc bảo quản và nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là đối với những nước có khí hậu nhiệt dới, nóng ẩm mưa nhiều như Việt Nam. Nó tác động tới các đặc tính cơ lý hoá của sản phẩm, làm giảm đi chất lượng của sản phẩm, của hàng hoá trong quá trình sản xuất cũng như trong trao đổi, lưu thông và tiêu dùng. Khí hậu, thời tiết, các hiện tượng tự nhiên như: gió, mưa, bão, sét... ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng các, nguyên vật liệu dự trữ tại các kho tàng, bến bãi. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng tới hiệu quả vận hành các thiết bị, máy móc, đặc biệt đối với các thiết bị, máy móc hoạt động ngoài trời. Khí hậu, nóng ẩm cũng tạo điều kiện cho côn trùng, vi sinh vật hoạt động làm cho sản phẩm bị phân huỷ, nấm mốc, thối rữa... ảnh hưởng tới hình thức và chất lượng của sản phẩm. Điều này dễ dàng gặp ở các sản phẩm có nguồn gốc từ nông nghiệp,ngư nghiệp. -Văn minh và thói quen tiêu dùng Trình độ văn hoá, thói quen và sở thích tiêu dùng của mỗi người là khác nhau. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều các nhân tố tác động như: Thu nhập, trình độ học vấn, môi trường sống, phong tục, tập quán tiêu dùng... của mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, phân đoạn thị trường theo các tiêu thức lựa chọn khác nhau trên cơ sở các nhân tố ảnh hưỏng để xác định các đối tượng mà sản phẩm mình phục vụ với chất lượng đáp ứng phù hợp với từng nhóm khách hàng riêng biệt. Tuy nhiên, khi kinh tế càng phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao thì văn minh và thói quen tiêu dùng cùng đòi hỏi ở mức cao hơn. Vì thế, doanh nghiệp cần phải nắm bắt được xu hướng đó, hoàn thiện và nâng cảo sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của người tiêu dùng. b) Nhóm các nhân tố chủ quan. Là nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên trong của doanh nghiệp, mà doanh nghiệp có thể( hoặc coi như có thể) kiểm soát được. Nó gắn liến với các điều kiện của doanh nghiệp như: lao động, thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu, trình độ quản lý... Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. -Trình độ lao động của doanh nghiệp Trong tất cả các hoạt động sản xuất, xã hội, nhân tố con người luôn luôn là nhân tố căn bản, quyết định tới chất lượng của các hoạt động đó. Nó được phản ánh thông qua trình độ chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm của từng lao động trong doanh nghiệp. Trình độ của người lao động còn được đánh giá thông qua sự hiểu biết, nắm vững về phương pháp, công nghệ, quy trình sản xuất, các tính năng, tác dụng của máy móc, thiếtbị, nguyên vật liệu, sự chấp hành đúng quy trình phương pháp công nghệ và các điều kiện đảm bảo an toàn trong doanh nghiệp. Để nâng cao chất lượng quản lý trong doanh nghiệp cũng như nâng cao trình độ năng lực của lao động thì việc đầu tư phát triển và bồi dưỡng cần phải được coi trọng. Mỗi doanh nghiệp phải có biện pháp tổ chức lao động khoa học, đảm bảo và trang bị đầy đủ các điều kiện, môi trường làm việc an toàn, vệ sinh cho người lao động. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải có các chính sách động viên, khuyến khích nhằm phát huy khả năng sáng tạo trong cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Mức thưởng phạt phải phù hợp, tương ứng với phần giá trị mà người lao động làm lợi hay gây thiệt hại cho doanh nghiệp. -Trình độ máy móc, công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng Đối với mỗi doanh nghiệp, công nghệ luôn là một trong những yếu tố cơ bản, quyết định tới chất lượng sản phẩm. Trình độ hiện đại, tính đồng bộ và khả năng vận hành công nghệ... ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm. Trong điều kiện hiện nay, thật khó tin rằng với trình độ công nghệ, máy móc ở mức trung bình mà có thể cho ra đời các sản phẩm có chất lượng cao. Ngược lại, cũng không thể nhìn nhận rằng cứ đổi mới công nghệ là có thể có được những sản phẩm chất lượng cao, mà chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Nguyên vật liệu, trình độ quản lý, trình độ khai thác và vận hành máy móc, thiết bị... Đối với các doanh nghiệp tự động hoá cao, dây chuyền và tính chất sản xuất hàng loạt thì chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng rất nhiều. Do đó, trình độ của các doanh nghiệp về công nghệ, thiết bị máy móc phụ thuộc vào rất nhiều và không thể tách rời trình độ công nghệ thế giới. Bởi nếu không, các nước, các doanh nghiệp sẽ không thể theo kịp được sự phát triển trên thế giới trong điều kiện đa dạng hoá, đa phương hoá. Chính vì lý do đó mà doanh nghiệp muốn sản phẩm của mình có chất lượng đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường thì doanh nghiệp đó cần có chính sách công nghệ phù hợp và khai thác sử dụng có hiệu quả các công nghệ và máy móc, thiết bị hiện đại, đã đang và sẽ đầu tư. -Trình độ tổ chức và quản lý sản xuất của doanh nghiệp. Các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động... dù có ở trình độ cao song không được tổ chức một cách hợp lý, phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các khâu sản xuất thì cũng khó có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng. Không những thế, nhiều khí nó còn gây thất thoát, lãng phí nhiên liệu, nguyên vật liệu... của doanh nghiệp. Do đó, công tác tổ chức sản xuất và lựa chọn phương pháp tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp đóng một vai tròn hết sức quan trọng. Tuy nhiên, để mô hình và phương pháp tổ chức sản xuất được hoạt động có hiệu quả thì cần phải có năng lực quản lý. Trình độ quản lý nói chung và quản lý chất lượng nói riêng một trong những nhân tố cơ bản góp phần cải tiến, hoàn thiện chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Điều này gắn liều với trình độ nhận thức, hiểu biết của cán bộ quản lý về chất lượng, chính sách chất lượng, chương trình và kế hoạch chất lượng nhằm xác định được mục tiêu một cách chính xác rõ ràng, làm cơ sở cho việc hoàn thiện, cải tiến. Trên thực tế, sự ra đời của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của quản lý trong qúa trình thiết kế, tổ chức sản xuất, cung ứng và các dịch vụ sau khi bán hàng. -Chất lượng nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là yếu tố chính tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, cấu thành thực thể sản phẩm. Chất lượng sản phẩm cao hay thấp phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng nguyên vật liệu đầu vào. Quá trình cung ứng nguyên vật liệu đầu vào. Quá trình cung ứng nguyên vật liệu có chất lượng tốt, kịp thời, đầy đủ, đồng bộ sẽ bảo đảm cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục , nhịp nhàng; sản phẩm ra đời với chất lượng cao. Ngược lại, không thể có được những sản phẩm có chất lượng cao từ nguyên liệu sản xuất không bảo đảm, đồng bộ hơn nữa nó còn gây ra sự lãng phí, thất thoát nguyên vật liệu. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào mà doanh nghiệp có thể bảo đảm được việc cung ứng nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất với chất lượng cao, kịp thời, đầy đủ và đồng bộ ? Điều này chỉ có thể thực hiện được, nếu như doanh nghiệp xác lập thiết kế mô hình dự trữ hợp lý; hệ thống cung ứng nguyên vật liệu thích hợp trên cơ sở nghiên cứu đáng giá nhu cầu về thị trường (cả đầu vào và đầu ra), khả năng tổ chức cung ứng, khả năng quản lý... -Quan điểm lãnh đạo của doanh nghiệp. Theo quan điểm quản trị chất lượng sản phẩm hiện đại, mặc dù công nhân là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng người quản lý lại là người phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm sản xuất ra. Trong thực tế, tỷ lệ tỷ lệ liên quan đến những vấn đề trong quản lý chiếm tới 80%. Do vậy, họ phải nhận thức được rằng đó không chỉ do lỗi ở trình độ tay nghè người công nhân mà còn do chính bản thân mình. Trên thực tế, liệu đã có nhà quản lý nào đặt cho chính họ những câu hỏi như: Họ bố trí lao động đã hợp lý chưa? Việc bố trí có phát huy được khả năng, trình độ tay nghề của người công nhân hay không? Sản phẩm sản xuất với chất lượng kém có phải do con người, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay do nguyên nhân nào khác... Thêm vào đó, chính sách chất lượng và kế hoạch chất lượng được lập ra dựa trên những nghiên cứu, thiết kế của các lãnh đạo doanh nghiệp. Quan điểm của họ có ảnh hưởng rất lớn tới việc thực hiện chất lượng trong toàn công ty. Điều này chứng tỏ rằng, chỉ có nhận thức được trách nhiệm của lãnh đạo doanh nghiệp thì mới có cở sở thực hiện việc cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. 4. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm là đặc tính, định lượng của tính chất cấu thành hiện vật sản phẩm. Có rất nhiều các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm. Chúng được phân thành hai loại: -Nhóm các chỉ tiêu không so sánh được. -Nhóm các chỉ tiêu so sánh được. a) Nhóm các chỉ tiêu không so sánh được -Chỉ tiêu công dụng: Đây là chỉ tiêu đặc trưng cho các thuộc tính, xác định những chức năng chủ yếu của sản phẩm, quy định giá trị sử dụng của sản phẩm. -Chỉ tiêu độ tin cậy: Phản ánh sự ổn định của các đặc tính sử dụng của sản phẩm, khả năng sản phẩm và dịch vụ có thể tiếp tục đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng. -Chỉ tiêu công nghệ: Là những chỉ tiêu đặc trưng cho phương pháp, quy trình sản xuất nhằm tiết kiệm các yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất (tối thiểu hoá các chi phí sản xuất) sản phẩm: -Chỉ tiêu lao động học: Phản ánh mối quan hệ giữa con người với sản phẩm, đặc biệt là sự thuận lợi mà sản phẩm đem lại cho người tiêu dùng trong quá trình sử dụng. -Chỉ tiêu thẩm mỹ: Đặc trưng cho mức độ truyền cảm, hấp dẫn của sản phẩm, sự hài hoà về hình thức, nguyên vẹn về kết cấu. -Chỉ tiêu độ bền: Đây là chỉ tiêu phản ánh khoảng thời gian từ khi sản phẩm được hoàn thiện cho tới khi sản phẩm không còn vận hành, sử dụng được nữa. -Chỉ tiêu dễ vận chuyển: Phản ánh sự thuận tiện của các sản phẩm trong quá trình di chuyển, vận chuyển trên các phương tiện giao thông. -Chỉ tiêu an toàn: Chỉ tiêu đặc trưng cho mức độ an toàn khi sản xuất hay tiêu dùng sản phẩm. -Chỉ tiêu sinh thái: Phản ánh mức độ gây độc hại, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh trong quá trình sản xuất và vận hành sản phẩm. -Chỉ tiêu tiêu chuẩn hoá, thống nhất hoá. Đặc trưng cho khả năng lắp đặt và thay thế của sản phẩm khi sử dụng. -Chỉ tiêu kinh tế: Phản ánh các chi phí cần thiết từ khi thiết kế, chế tạo đến khi cung ứng sản phẩm và các chi phí liên quan sau khi tiêu dùng sản phẩm. b) Nhóm chỉ tiêu có thể so sánh được -Tỷ lệ sai hỏng: Đánh giá tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất các loại sản phẩm không phân thứ hạng chất lượng sản phẩm: +Sử dụng thước đo hiện vật Số lượng sản phẩm sai hỏng Tỷ lệ sai hỏng = x 100% Tổng sản phẩm sản xuất +Sử dụng thước đo giá trị: Chi phí cho các sản phẩm hỏng Tỷ lệ sai hỏng = x 100% Tổng chi phí cho toàn bộ sản phẩm -Hệ số phẩm cấp bình quân: áp dụng đối với những doanh nghiệp sản xuất có phân hạng chất lượng sản phẩm. H = Trong đó H: Hệ số sản phẩm bình quân qi: Số lượng sản phẩm loại i pi: Đơn giá sản phẩm loại i p1: Đơn giá sản phẩm loại 1 -Trong quản lý chất lượng sản phẩm người ta chủ yếu tính toán độ lệch chuẩn và tỷ lệ đạt chất lượng để biết được chất lượng sản phẩm +Độ lệch chuẩn (δ) δ= Trong đó xi: Chất lượng sản phẩm thứ i : Chất lượng sản phẩm trung bình n: Số lượng sản phẩm. +Tỷ lệ đạt chất lượng. Số sản phẩm đạt chất lượng Tỷ lệ đạt chất lượng = x 100% Tổng sản phẩm sản xuất Để sản xuất kinh doanh một sản phẩm nào đó, doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, phải đăng ký và được các cơ quan quản lý, chất lượng sản phẩm Nhà nước ký duyệt. Tuỳ từng loại sản phẩm, điều kiện của doanh nghiệp mà xây sựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Trong quá trình thực hiện doanh nghiệp phải đảm bảo đúng các thông số mức chất lượng đã ký của sản phẩm, đó là thông số mức độ chất lượng đã ký của sản phảm, đó là cơ sở để kiểm tra đánh giá sản phẩm sản xuất. Trên thực tế, việc đánh giá chất lượng sản phẩm được căn cứ vào hệ thống các chỉ tiêu do Nhà nước, các bộ ngành ban hành hay do chính doanh nghiệp xây dựng. Điều này đảm bảo cho việc kiểm tra đánh giá được chính xác, tập trung, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. II- Quản lý chất lượng sản phẩm. 1. Một số quan điểm về quản lý chất lượng sản phẩm và các giai đoạn phát triển nhận thức về quản lý chất lượng sản phẩm. a) Một số quan điểm về quản trị chất lượng sản phẩm Chúng ta biết rằng, để đạt được "chất lượng" như mong muốn, nó đòi hỏi phải có sự kết hợp hàng loạt các yếu tố có liên quan chặt chẽ vớ._.i nhau. Một trong những yếu tố hết sức quan trọng là "quản lý chất lượng". Phải có hiểu biết đúng đắn về chất lượng và quản lý chất lượng thì mới có thể giải quyết tốt vấn đề chất lượng. Quản lý chất lượng đã được áp dụng trong nhiều ngành, nhiều loại hình doanh nghiệp với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Nhờ có nó mà các doanh nghiệp có thể xác định đúng đắn những nhiệm vụ quan trọng và phương pháp nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu và vận dụng đúng nghĩa của nó. Từ các khía cạnh, góc độ khác nhau mỗi nhà nghiên cứu có những cách tiếp cận riêng. Theo nhà quản lý người Anh A.G. Robetson: "Quản lý chất lượng sản phẩm là ứng dụng các biện pháp , thủ tục, kỹ thuật, đảm bảo cho sản phẩm phù hợp với thiết kế, yêu cầu trong hợp đồng kinh tế bằng con đưòng hiệu quả nhất, kinh tế nhất". Theo Ishikawa - nhà nghiên cứu chất lượng người Nhật cho rằng: "Quản lý chất lượng sản phẩm có nghĩa là nghiên cứu - thiết kế- triển khai sản xuất và bảo dưỡng, một sản phẩm có chất lượng phải kinh tế nhất và bao giờ cũng thoả mãn được nhu cầu của người tiêu dùng". Quản lý chất lượng sản phẩm theo định nghĩa của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO là một hoạt động có chức năng quản lý nhằm đề ra các chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như: Hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng. Nhìn chung các khái niệm trên đây đều có những điểm giống nhau: Quản lý chất lượng là hệ thống các biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất, có hiệu quả kinh tế cao nhất được tiến hành ở tất cả các công đoạn hình thành chất lượng sản phẩm từ nghiên cứu-thiết kế-triển khai sản xuất-bảo quản và vận chuyển... đến tiêu dùng. Quản lý chất lượng cần được bảo đảm trong tất cả các khâu, đó là trách nhiệm của toàn bộ nhân sự trong công ty từ cán bộ lãnh đạo cho tới các nhân viên, công nhân trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. b) Các giai đoạn phát triển nhận thức về quản lý chất lượng sản phẩm Trong lịch sử phát triển của sản xuất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã không ngừng tăng lên do tính chất cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt. Cùng với sự phát triển đó thì khoa học quản lý được phát triển và hoàn thiện ngày càng đầy đủ hơn bản chất tổng hợp, phức tạp của vấn đề chất lượng, phản ánh sự thích ứng với môi trường và điều kiện kinh doanh mới. Quá trình nhận thức và ứng dụng về quản lý chất lượng sản phẩm đã vận động qua các giai đoạn khác nhau: -Kiểm tra chất lượng. Các sản phẩm sau quá trình sản xuất mới tiến hành kiểm tra các khuyết tật. Khi phát hiện ra các khuyết tật mới đề ra các biện pháp xử lý, thông thường phương pháp này không phát hiện ra được nguyên nhân đích thực. Tuy nhiên, để khắc phục những sai sót này thì các doanh nghiệp đã tăng cường các cán bộ KCS. Đi kèm với việc này là việc tăng chi tiêu rất nhiều mà công tác kiểm tra không đảm bảo, trong nhiều trường hợp độ tin cậy rất thấp. -Kiểm soát chất lượng Là việc đề ra các biện pháp đề phòng ngừa các sai sót, hay khuyết tật có thể xảy ra trong quá trình sản xuất thông qua +Kiểm soát con người. +Kiểm soát phương pháp và quy trình sản xuất. +Kiểm soát người cung ứng ( nguyên, nhiên vật liệu...) +Kiểm soát trang thiết bị dùng trong thử nghiệm và sản xuất. +Kiểm soát thông tin. -Đảm bảo chất lượng. Sau khi kiểm soát được chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp cần phải duy trì mức chất lượng đã đạt được thông qua việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đây là quá trình cung cấp các hồ sơ chứng minh việc kiểm soát chất lượng và các bằng chứng việc kiểm soát chất lượng sản phẩm cho khách hàng. Đảm bảo chất lượng là mọi hoạt động có kế hoạch và hệ thống, được kiểm định nếu cần để đem lại lòng tin thoả đnág sản phẩm thoả mãn các yêu cầu đã định đối với chất lượng. Quan điểm đảm bảo chất lượng lần đầu tiên được áp dụng đối với các ngành công nghiệp đòi hỏi độ tin cậy cao sau đó phát triển rộng sang các sản phẩm bình thường khác độ tin cậy không cao. -Quản lý chất lượng Là việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng, đồng thời tính toán hiệu quả kinh tế để có thể có được giá thành rẻ nhất. Bằng việc đề ra các chính sách thích hợp, quản lý chất lượng cho phép tiết kiệm tối đa và giảm thiểu các chi phí không cần thiết. -Quản lý chất lượng toàn diện Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của quản lý chất lượng sản phẩm bao gồm có 4 quá trình trên Quản lý chất lượng toàn diện là một phương phá quản lý trong một tổ chức định hướng vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên và nhằm đến sự thành công dài hạn thông qua sự thoả mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên trong công ty và xã hội. Chất lượng (sản phẩm) toàn diện là sự thoả mãn sự mong đợi của người tiêu dùng có liên quan đến doanh nghiệp cả bên trong và bên ngoài. Quản lý chất lượng toàn diện được thực hiện trên quy mô tổng thể với sự tham gia của mọi thành viên trong doanh nghiệp, nhằm đạt được: "chất lượng toàn diện" trên cơ sở đảm bảo đầy đủ các điều kiện cần thiết để có: +Chất lượng thông tin +Chất lượng đào tạo + Chất lượng trong hành vi thái độ cư xử trong nội bộ doanh nghiệp cũng như đối với khách hàng bên ngoài 2. Nội dung công tác quản lý chất lượng trong doanh nghiệp. a) Quản lý chất lượng trong khâu thiết kế. Công tác thiết kế có tầm quan trọng rất lớn thể hiện ý đồ có tính chất quyết định trong chiến lược sản phẩm, chính sách chất lượng của một doanh nghiệp. Các sản phẩm được thiết kế một cách đúng đắn, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng sẽ góp phần rất lớn trong thành quản hoạt động, khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Công tác thiết kế được hiểu là sự kết hợp giữa nghiên cứu của bộ phận Marketing và triển khai thực hiện của phòng quản lý sản xuất. Nó được xem như cầu nối giữa chức năng marketing và chức năng tác nghiệp trong một doanh nghiệp. Do đó, công tác thiết kế phụ thuộc rất nhiều vào kết quả, hiệu quả, chất lượng của các hoạt động nghiên cứu thị trường. Hoạt động này có ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng tiêu thụ, cạnh tranh của sản phẩm trong tương lai, nó đưa ra những đề xuất cho thiết kế sản phẩm mới phù hợp hơn với nhu cầu thị trường. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này: -Tập hợp và chuyển hoá những nhu cầu của khách hàng thành đặc điểm của sản phẩm thông qua nghiên cưú đề xuất của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp: marketing, tài chính, tác nghiệp, cung ứng nhằm thiết kế sản phẩm. Thiết kế là quá trình bảo đảm thực hiện những đặc điểm sản phẩm đã xác định để thoả mãn nhu cầu khách hàng. Kết quả của các quá trình này là các bản sơ đồ thiết kế, ích lợi mà người tiêu dùng nhận được từ đặc điểm của sản phẩm. -Đưa ra các phương án khác nhau cho quá trình thiết kế để đáp ứng được nhu cầu thị trường. Các đặc điểm sản phẩm có thể lấy từ sản phẩm cũ hay cải tiến cho phù hợp với những đòi hỏi mới, hoặc đưa ra những đặc điểm hoàn toàn mới. -Thử nghiệm, kiểm tra các phương án nhằm lựa chọn phương án tối ưu. -Quyết định những đặc điểm đã lựa chọn. Đáp ứng nhu cầu thích hợp với khả năng, bảo đảm tính cạnh tranh, tối ưu hoá chi phí. -Phân tích kinh tế: đánh giá mối quan hệ giữa những lợi ích mà sản phẩm đem lại với chi phí để sản xuất sản phẩm. Những chỉ tiêu cần kiểm tra trong giai đoạn này bao gồm: -Trình độ chất lượng sản phẩm thiết kế -Chỉ tiêu tổng hợp về tài liệu thiết kế, công nghệ và chất lượng chế thử. -Hệ số khuyết tật của sản phẩm chế thử và các biện pháp điều chỉnh. -Hệ số chất lượng của chuẩn bị thiết bị, công nghệ sản xuất hàng loạt sau đó. b) Quản lý chất lượng trong khâu cung ứng nguyên vật liệu đầu vào Mục tiêu của giai đoạn này là nhằm đáp ứng đúng chủng loại số lượng, thời gian, địa điểm và các đặc tính kinh tế- kỹ thuật cần thiết của nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành thường xuyên, liên tục, tiết kiệm chi phí. -Lựa chọn người cung ứng có khả năng đáp ứng chất lượng vật tư, nguyên liệu cho sản xuất. -Tạo lập hệ thống thông tin phản hồi chặt chẽ và thường xuyên, cập nhật. -Thoả thuận việc bảo đảm chất lượng thường xuyên nguyên vật liệu cung ứng. -Thoả thuận phương pháp thẩm tra, xác minh. -Thoả thuận phương pháp giao nhận. -Xác định những điều khoản giải quyết khi có tranh cháp xảy ra. c) Quản lý chất lượng khâu sản xuất. Mục đích của khâu quản lý quá trình sản xuất không phải là loại bỏ những sản phẩm xấu, kém chất lượng sau quá trình sản xuất, mà phải ngăn chặn những nguyên nhân làm xuất hiện sản phẩm xấu trong quá trình sản xuất. Mặt khác, việc ngăn chặn những sản phẩm xấu không chỉ dựa vào bộ phận KCS hoặc xem phương pháp này là công cụ chủ yếu để loại bỏ phế phẩm, thứ phẩm... Bởi vậy, phải quản lý ngay từ đầu khâu đầu tiên của quá trình hình thành chất lượng sản phẩm. Trong sản xuất, phải phát hiện ngay những sai sót trong mọi công đoạn càng sớm càng tốt, đặc biệt là những khâu đầu - xử lý nguyên vật liệu, tạo hình sản phẩm, gia công chế biến... Ngoài ra cần có nhận thức đúng đắn việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cũng như quản lý quá trình sản xuất, không chỉ là trách nhiệm của nhà quản lý, mà là trách nhiệm của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Tất cả thành viên từ lãnh đạo đến công nhân, cán bộ phòng ban đều phải tham gia vào quá trình quản lý chất lượng sản phẩm, trong đó khâu quản lý quá trình sản xuất là giai đoạn quan trọng quyết định sự hình thành các đặc tính, chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm. Mục đích của quản lý quá trình sản xuất. -Đảm bảo chất lượng sản phẩm được hình thành ở mức cao nhất (theo yêu cầu thiết kế), thoả mãn yêu cầu thị trường ở mức độ thích hợp nhất. -Đảm bảo chi phí sản xuất ở mức thấp nhất. -Đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất (số lượng, chất lượng) đúng thời gian quy định. -Đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm trong quá trình lưu thông, giảm tối đa sự biến đổi về chất lượng. Để thực hiện các mục tiêu trên đây, các công việc cần thực hiện trong quá trình quản lý. -Cung ứng vật tư nguyên vật liệu đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, thời gian, địa điểm... -Tổ chức lao động hợp lý, để các thành viên là người sáng tạo ra chất lượng, tự mình kiểm tra và khắc phục kịp thời mọi sai sót. -Thiết lập và thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, thao tác thực hiện các công việc. -Kiểm tra chất lượng các chi tiết, bán thành phẩm... sau từng công đoạn, để khắc phục sai sót và khắc phục, loại bỏ các nguyên nhân. -Kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn chỉnh. -Kiểm tra, hiệu chỉnh thường kỳ các dụng cụ kiểm tra, đo lường chất lượng. -Kiểm tra thường xuyên kỹ thuật công nghệ để có kế hoạch bảo dưỡng kịp thời. Những chỉ tiêu chất lượng cần xem xét đánh giá trong giai đoạn này. -Thông số kỹ thuật của các chi tiết bộ phận, bán thành phẩm và thành phẩm. -Các chỉ tiêu về tình hình thực hiện kỷ luật công nghệ, kỷ luật lao động trong các bộ phận cả hành chính và sản xuất. -Các chỉ tiêu về chất lượng quản trị của cán bộ quản lý. -Các chỉ tiêu về tổn thất, thiệt hại do sai lầm, vi phạm kỷ luật lao động, quy trình công nghệ. d) Quản lý chất lượng trong và sau khi bán. Mục tiêu của quản lý chất lượng trong giai đoạn này, nhằm đảm bảo thoả mãn khách hàng nhanh nhất, thuận tiện nhất với chi phí thấp nhất, nhờ đó tăng được uy tính và danh tiếng của doanh nghiệp. Không chỉ có thế, các doanh nghiệp cần phải nhận thức được rằng muốn tiêu thụ được sản phẩm và lôi cuốn ngày càng nhiều khách hàng thì cần phải phát triển những hoạt động dịch vụ sau khi bán hàng. Đồng thời đây còn là lĩnh vực hấp dẫn nhất hiện nay, đem lại phần lớn nguồn thu của không ít doanh nghiệp. Vì vậy, những năm gần đây công tác bảo đảm chất lượng trong và sau khi bán hàng được các doanh nghiệp rất chú ý và mở rộng phạm vi. Nhiệm vụ chủ yếu của quản trị chất lượng trong giai đoạn này là: -Tạo được danh mục các sản phẩm hợp lý. -Tổ chức mạng lưới phân phối sản phẩm, dịch vụ thuận lợi, nhanh chóng kịp thời. -Thuyết minh, hướng dẫn đầy đủ các thuộc tính sử dụng, điều kiện sử dụng, quy trình, quy phạm sử dụng sản phẩm -Dự kiến lượng, chủng loại phụ tùng thay thế cần phải đáp ứng nhu cầu khi sử dụng sản phẩm. -Nghiên cứu đề xuất những phương án bao gói, vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ hợp lý, nhằm tăng năng suất,hạ giá thành. -Tổ chức bảo hành, dịch vụ kỹ thuật sau bán hàng. 3. Các công cụ sử dụng trong quản lý chất lượng sản phẩm . Trong quá trình tổ chức và thực hiện việc quản lý chất lượng sản phẩm các doanh nghiệp cần có các công cụ để đánh giá và đưa ra những giải pháp tối ưu cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Có rất nhiều các công cụ quản lý khác nhau được áp dụng phổ biến ở các nước trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp đều chưa hiểu rõ và áp dụng còn rất hạn chế. Như vậy, việc tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của các công cụ này là hết sức cần thiết. Một số công cụ quản lý sau đây có thể ứng dụng trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. a) Biểu đồ luồng Là một mô hình sản xuất phản ánh toàn bộ quy trình từ khi cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho tơí khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng, trong đó có sử dụng các ký tự, biểu tượng hình học để biểu thị. Sau đây là một ví dụ về biểu đồ luồng Người cung cấp Phương pháp Máy móc Nguyên vật liệu Nhân lực Đo lường Môi trường Khách hàng Quy trình sản xuất Đầu vào Đầu ra Mô hình cải tiến sản phẩm, quy trình tổng hợp Để có thể thực hiện được quá trình sản xuất, các doanh nghiệp phải mua sắm các thiết bị, yếu tố đầu vào (nguyên, nhiên vật liệu...) từ các nhà cung cấp. Sự phối hợp giữa các yếu tố đầu vào với máy móc, thiết bị, phương pháp sản xuất và nhân lực sẽ tạo ra sản phẩm. Nhìn vào mô hình trên ta dễ dàng nhận thấy các nhân tố ảnh hưởng đối với chất lượng sản phẩm, từ đó phát hiện kịp thời các nguyên nhân gây ra sai sót để có sự điều chỉnh, cải tiến nhanh chóng hơn. *ý nghĩa của biểu đồ luồng. -Giúp cho người thực hiện trong quy trình hiểu rõ toàn bộ quy trình một cách thống nhất. -Tạo mối quan hệ tốt giữa người cung cấp, khách hàng và các phòng ban, cải tiến quá trình truyền thông tin giữa các phòng ban và các khu vực. b) Mô hình Ishikawa (mô hình xương cá) Là mô hình biểu thị mối liên hệ giữa các đặc tính chất lượng với các nhân tố làm ảnh hưởng tới sự phân tán các đặc tính này. Mô hình xương cá có hình dạng tương tự như xương ca ở giữa là 1 trục mũi tên (xương sống), hai bên có nhiều nhánh nhỏ biểu thị các yếu tố ảnh hưởng tới các đặc tính chất lượng. Mô hình sau là một ví dụ tìm ra nguyên nhân gây phế phẩm trong quy trình sản xuất. Con người Công nghệ máy móc Đo lường Trình độ Phế phẩm Trình độ Kỹ năng Bảo dưỡng Mức độ hoạt động Phương pháp đo Phương pháp lấy mẫu Thiết bị đo Nguyên liệu Chất lượng Thời hạn sử dụng Phương pháp Phương pháp sản xuất Quy trình công nghệ Lắp rạp Bố trí sản xuất Mô hình Ishikawa phát hiện nguyên nhân phế phẩm Nhìn vào mô hình ta có thể thấy rõ có 5 nguyên nhân chính gây ra phế phẩm. -Con người -Công nghệ, máy móc. -Đo lường. -Nguyên vật liệu. -Phương pháp sản xuất. Do vậy, người ta có thể dễ dàng phát hiện và loại bỏ những nguyên nhân gây ra phế phẩm *ý nghĩa của mô hình. -Mô hình Ishikawa được sử dụng trong việc đào tạo cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp. -Là chìa khoá để phát hiện nguyên nhân, cho phép tìm ra nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến đối tượng để có hướng khắc phục và cải tiến chất lượng sản phẩm. c) Biểu đồ Pareto Là loại biểu đồ cột phản ánh những nhân tố ảnh hưởng có tần số xuất hiện lớn nhất dựa trên những dữ liệu thu được từ các nguồn khác nhau. Sau khi có được các dữ liệu cần: -Phân loại theo thứ tự quan trọng các hiện tượng hoặc các nguyên nhân. -Sắp xếp dữ liệu từ lớn đến nhỏ các sự việc hoặc chi phí sai sót nhằm phát hiện, xử lý, loại bỏ. -Các nguyên nhân gây sai sót phổ biến. -Thứ tự ưu tiên các vấn đề cần khắc phục. Đơn vị đo Các nhân tố Mô hình Pareto tổng hợp. -Đơn vị đo có thể bao gồm +Thời gian giảm xuống +Chi phí +Số sản phẩm không phù hợp (phế phẩm) +Thời gian để làm +......... -Các nhân tố có thể +Các nguyên nhân +Sản phẩm +Dây chuyền sản xuất +Người vận hành máy móc. +Thiết bị. +......... *ý nghĩa của biểu đồ -Cho thấy rõ nhân tố nào xuất hiện với tần số lớn nhất để hành động khắc phục kịp thời. -Cho phép biểu thị bằng đồ thị hiệu quả của bất kỳ cải tiến nào và nhờ đó động viên được tinh thần trách nhiệm của nhân viên và công nhân trong cải tiến đó. d) Các mô hình phân tán. (Biểu đồ tán xạ) Mô hình phân tán là một kỹ thuật đồ thị để nghiên cứu mối quan hệ giữa 2 bộ số liệu liên hệ xảy ra theo cặp. Mô hình phân tán được trình bày các cặp như một tập hợp điểm. Mối quan hệ giữa các bộ số liệu liên hệ được suy ra từ hình dạng của tập hợp đó. Mối quan hệ thuận giữa hình dạng của các đám mây đó. Mối quan hệ thuận giữa x và y là các giá trị tăng lên của x được gắn với các giá trị tăng lên cuả y. Mối quan hệ nghịch có nghĩa là các giá trị tăng lên của x kéo theo các giá trị giảm đi của y. Trong nhiều trường hợp, chúng ta có các dữ liệu liên quan đến một số đặc tính hoặc liên quan tới các dữ liệu khác. Các dữ liệu này được lấy từ các nguồn khai thác khác nhau; từ người sản xuất, dịch vụ, quản lý. Ví dụ, chúng ta có thể muốn biết công việc dở dang có ảnh hưởng tới tỷ lệ lỗi của việc nhập dữ liệu vào máy tính hay không. Mối quan hệ này có thể được đánh giá mà không mang tính toán học bằng cách sử dụng biểu đồ tán xạ. Trên trục số, trục tung biểu thị cho những đặc trưng Y mà chúng ta muốn khảo cứu, trục hoành biểu thị cho những biến số X mà ta đang xem xét. *ý nghĩa của mô hình Mô hình tán xạ cho phép chúng ta biết được mối liên hệ giữa các biến số và đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhân tố này đến nhân tố kia. 4. Một số mô hình quản lý chất lưọng. a) Mô hình quản lý chất lượng sản phẩm toàn diện. Những năm gần đây, cùng với sự ra đời của nhiều kỹ thuật quản lý mới góp phần nâng cao hoạt động quản lý chất lượng, hệ thống quản lý Just in time đã là cơ sở cho lý thuyết quản lý chất lượng toàn diện. Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện được ra đời từ các nước phương Tây gắn liền với tên tuổi của Deming, Juran... *Khái niệm Quản lý chất lượng toàn diện là một phương pháp quản lý của một tổ chức định hướng vào chất lượng dựa trên sự tham gia của mọi thành viên nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thoả mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của công ty đó và xã hội. *Mục tiêu của quản lý chất lượng toàn diện. -Nâng cao uy tín, lợi nhuận của doanh nghiệp và thu nhập của các thành viên, cải tiến chất lượng sản phẩm và thoả mãn nhu cầu khách hàng ở mức tốt nhất có thể. -Tiết kiệm tối đa các chi phí, giảm những chi phí không cần thiết. -Tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản xuất sản phẩm. -Rút ngắn thời gian giao hàng. *Đặc điểm Đặc điểm nổi bật của quản lý chất lượng toàn diện so với các phương pháp quản lý chất lượng trước đây là nó cung cấp hệ thống toàn diện của công tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt được mục tiêu chất lượng đặt ra. Sự nhất thể mọi hoạt động trong quản lý chất lượng toàn diện đã giúp công ty tiến hành hoạt động phát triển sản xuất, tác nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ để duy trì được chất lượng sản phẩm với tiến độ ngắn nhất, chi phí thấp nhất. Khác với cách triển khai tuần tự nó đòi hỏi sự triển khai đồng thời của mọi quá trình trong một hệ thống tổng thể. Công ty áp dụng quản lý chất lượng toàn diện có thể bao quát được một giai đoạn tư duy chất lượng khác nhau và luôn cải tiến khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cần phải xác định vai trò và mối quan hệ giữa các thành viên trong hệ thống, đảm bảo cho thông tin luôn được thông suốt. *Nội dung: Theo cách tiếp cận của một số nhà nghiên cứu thì quản lý chất lượng toàn diện bao gồm những nội dung chủ yếu sau: -Am hiểu chất lượng: Là cái nhìn và sự am hiểu về chất lượng, các thuật ngữ, các khái niệm, các quá trình, các lĩnh vực liên quan đến chất lượng. -Cam kết và chính sách: Là giai đoạn hoạch định và phổ biến các chính sách chất lượng cho tất cả mọi thành viên -Tổ chức chất lượng: Là giai đoạn thiết lập và tổ chức bộ máy nhân sự trong đó xác định rõ trách nhiệm, chức năng của mỗi cá nhân, bộ phận các cấp lãnh đạo trung gian, các phòng ban. -Đo lường chất lượng: Là giai đoạn xác định và phân tích các chi phí chất lượng như chi phí sai hỏng bên trong, chi phí sai hỏng bên ngoài, chi phí thẩm định, chi phí phòng ngừa, trên cơ sở đó đề rác biện pháp để giảm thiểu các chi phí đó. -Lập kế hoạch chất lượng: Là một văn bản đền cập riêng đến từng sản phẩm, hoạt động dịch vụ và vạch ra những hoạt động cần thiết có liên quan đến chất lượng trên cơ sở thiết lập các đồ thị lưu hình. -Thiết kế chất lượng: Là tổng hợp các hoạt động nhằm xác định nhu cầu, triển khai những gì thoả mãn nhu cầu, kiểm tra sự phù hợp với nhu cầu và đảp bảo là các nhu cầu được thoả mãn. -Xây dựng hệ thống chất lượng: Là một hệ thống cấp I liên quan đến thiết kế, sản xuất hoặc thao tác và lắp đặt, được áp dụng khi khách hàng định rõ hàng hoá hoặc dịch vụ phải hoạt động như thế nào chứ không phải nói theo những thuật ngữ kỹ thuật đã được xác lập. -Kiểm tra chất lượng: Là việc sử dụng các công cụ SPC (Các công cụ thống kê) để kiểm tra xem quy trình có được kiểm soát, có đáp ứng được các yêu cầu hay không. -Hợp tác về chất lượng: Là một nhóm ngưoiừ cùng làm một hoặc một số công việc giống nhau, một cách tự nguyên đều đặn nhằm xác minh, phân tích và giải quyết những vấn đề liên quan đến công việc và kiến nghị những giải pháp cho ban quản lý. -Đào tạo và huấn luyện về chất lượng: Quá trình lập kế hoạch và tổ chức triển khai các nội dung đào tạo và huấn luyện cho cấp lãnh đạo cao nhất cho đến nhân viên mới nhất và thấp nhấp hiểu rõ trách nhiệm cá nhân của mỗi người về đáp ứng yêu cầu của khách hàng. -Thực hiện quản lý chất lượng toàn diện: Chính là quá trình triển khai và thực hiện các nội dung đã trình bày ở trên. b) Mô hình tổ chức quản lý chất lượng ISO-9000 Bộ tiêu chuẩn ISO-9000, do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO) ban hành năm 1987, nhằm mục đích đưa ra một số mô hình quản lý chất lượng được chấp thuận ở phạm vi quốc tế và có thể áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. ISO-9000 đề cập tới các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng: Chính sách chất lượng, thiết kế sản phẩm, cung ứng; kiểm soát quá trình ,phân phối dịch vụ sau bán hàng, đánh giá nội bộ, đào tạo, huấn luyện. ISO-9000 là tập hợp những kinh nghiệm quản lý chất lượng đã được thực thi tại nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển. Bộ tiêu chuẩn ISO-9000 bao gồm các hệ thống tiêu chuẩn sau đây: *ISO-9001 Đây là hệ thống quản lý chất lượng trong khâu thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật, là hệ thống có phạm vi áp dụng lớn nhất. Nó được sử dụng trong các doanh nghiệp có trách nhiệm thiết kế - triển khai, sản xuất - lắp đạt và dịch vụ cho sản phẩm. Tiêu chuẩn này bao gồm một loạt các yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp, bắt đầu từ trách nhiệm của quản trị cấp cao, chuẩn bị các chỉ tiêu để thẩm tra các yếu tố chính trong quản lý chất lượng toàn diện cho đến việc thẩm tra chất lượng nội bộ để xác minh hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng. *ISO-9002 Là hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất, lắp đặt tương tự như ISO-9001, song nó khác ở chỗ chỉ giới hạn cho triển khai làm dịch vụ cho sản phẩm. Đối với doanh nghiệp chỉ sản xuất và lắp đặt sản phẩm thì ISO-9002 thoả mãn các yêu cầu cơ bản. *ISO-9003 Là hệ thống quản lý chất lượng trong khâu kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng. ISO-9003 được áp dụng cho các doanh nghiệp mà sản phẩm ít liên quan tới thiết kế, lắp đặt. ISO-9003 bảo đảm với khách hàng về mặt kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng của doanh nghiệp đối với số liệu về chất lượng là đảm bảo tích trung thực, phản ánh thực tế chất lượng sản phẩm bán cho khách hàng. Nếu doanh nghiệp thực hiện đúng theo ISO-9003 thì sản phẩm mà khách hàng nhận được là sản phẩm có chất lượng đúng với tiêu chuẩn thiết kế quy định. *ISO-9004 Quản trị chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng này là tiêu chuẩn hướng dẫn cách thức triển khai và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng mà ISO-9001,ISO-9002, ISO-9003 đòi hỏi. Tiêu chuẩn này lưu tâm tới trách nhiệm của nhà quản trị, các nguyên tắc để triển khai hệ thống chất lượngcũng như các yêu cầu phải đạt trước khi thực hiện. III-Tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sản phẩm 1. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam Là nước đi sau trong phát triển kinh tế,Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc thừa kế những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại cùng nhưngx kinh nghiệm quản lý kinh tế tiên tiến của các nước phát triển.Với chính sách mở cửa, Việt Nam đã ngày càng thu hút được nhiều các công ty, các ttạp đoàn kinh doanh đầu tư tham gia vào nền kinh tế. Diều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và phát huy các phương pháp quản lý chất lượng mới, hiện đại trong các doanh nghiệp ở Việt Nam. Với đường lối phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã tạo ra động lực cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia ngày càng nhiều vào phát triển nền kinh tế. Đặc biệt trong những năm gần đây,Nhà nước đã quan tâm nhiều hơn tới vấn đề chất lượng sản phẩm .Đồng thời các doanh nghiệpđã dần dần nhận thức được vai trò của việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đổi mới tư duy trong phương pháp quản lý chất lượng. Hàng hoá của Việt Nam đang dần khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Cùng với những thuận lợi trên đây, các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp không ít những khó khăn thách thức trong quá trình hội nhập và khẳng điịnh chất lượng sản phẩm Việt Nam. Cho tới nay, nước ta vẫn chưa có một chính sách quốc gia về chất lượng sản phẩm. Sự thiếu hụt các chính sách, các chiến lược dài hạn về chất lượng sản phẩm dẫn đến sự thiếu định hướng trong phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế nước ta. Thêm vào đó, việc gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới AFTA, OPEC... và gần đây nhất là hiệp định thương mại Việt Mỹ sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đối với các doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường. Điều đó buộc các doanh nghiệp Việt Nam muốn có chỗ đứng trên thị trường cần phải tăng cường đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, lựa chon mô hình quản lý chất lượng phù hợp... nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Sự ra đời của hệ thống quản lý chất lượng mới như ISO 9000, TQM... vô hình chung đã trở thành hàng rào ngăn cản đối với các sản phẩm của Việt Nam vì khi muốn thâm nhập vào thị trường, đặc biệt là thị trường các nước phát triển, đòi hỏi các sản phẩm phải có chứng nhận đã áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp,. Như vậy, trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá việc nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thương hiệu của mình là một việc làm tất yếu của các doanh nghiệp Việt Nam đó là phương cách duy nhất đảm bao cho sự tồn tại và phát triển của họ trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế trong nước và quốc tế. 2. Vai trò của việc nâng cao chất lượng sản phẩm Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp hữu ích nhất để có thể cạnh tranh thu hút khách hàng. Công việc này không những có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp mà còn quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vai trò đó được thể hiện như sau. - Nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao uy tín của quốc gia, khẳng định thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế. Không những lợi ích kinh tế - văn hoá mà nó còn thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập, rút ngắn khoảng cách chêch lệch về phát triển kinh tế. - Đối với các doanh nghiệp, nó cho phép nâng cao uy tín, góp phần mở rộng thị trường trong nước, chiếm lĩnh thị trường thế giới, tăng thu nhập và tạo tích luỹ đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. - Đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao cho người tiêu dùng, tạo niềm tin đối với khách hàng, thoả mãn ngày càng tốt hơn yêu cầu của họ, tiến tới thay thế hàng ngoại bằng hàng nội. Trong môi trường kinh doanh ngày nay, nếu muốn giữ vững tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường - chưa nói gì đến việc tăng tỷ lệ đó - cần thiết phải xây dựng được hệ thống bảo đảm chất lượng trong doanh nghiệp. Ngày nay, người tiêu dùng coi trọng giá trị của chất lượng hơn là lòng trung thành đối với nhà sản xuất trong nước, và giá cả chưa hẳn trong mọi trường hợp đã là nhân tố quyết định trong sự lựa chọn của người tiêu dùng. Chất lượng đã thay thế giá cả, và điều đó đúng với cả công nghiệp, dịch vụ và nhiều thị trường khác. Vì vậy, quản trị chất lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp. Nó quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Quản trị chất lượng được thể hiện trên toàn hệ thống bao gồm tất cả các khâu, các quá trình từ nghiên cứu thiết kế đến chế tạo, phân phối và tiêu dùng sản phẩm. Quản trị chất lượng là một quá trình liên tục và mang tính hệ thóng thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa doanh nghiệp với môi trường bên ngoài. Nó có ý nghĩa chiến lược và mang tính tác nghiệp. Nếu quản trị chất lượng tốt, nó sẽ mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh giảm đến mức thấp nhất các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất như chi phí sai hỏng bên trong, chi phí sai hỏng bên ngào, chi phí thẩm định và chi phí phòng ngừa... từ đó giảm được giá thành của một sản phẩm, thoả mãn tốt nhu cầu khách hàng. Phân tích chi phí chất lượng là một công cụ quản lý quan trọng cung cấp cho chúng ta một phương pháp đánh giá hiệu suất tổng hợp của quản lý chất lượng, một phương pháp để xác định các khu vực có trục trặc và các chỉ tiêu hành động. Quản trị chất lượng tốt sẽ bảo đảm tốt cho chu trình sản xuất được tiến hành liên tục và có hiệu quả cao - sản phẩm được tuân thủ theo chất lượng đã được thiết kế. Rõ ràng muốn sản xuất được một sản phẩm đáp ứng được yêu cầu khách hàng, thì cần phải xác định, theo dõi và kiểm soát các đầu vào của quy trình: Vật liệu, thủ tục, phương pháp thông tin, con người, kỹ năng, kiến thức, đào tạo, máy móc thiết bị... Như vậy, mỗi một nhiệm vụ trong toàn bộ má._.sản xuất là khép kín nên việc bảo đảm chất lượng của một khâu có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hệ thống chất lượng. Thêm vào đó, nhà máy có một đội ngũ cán bộ, công nhân viên ổn định, cơ cấu hợp lý, có tay nghề cao do được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao thường xuyên. Tuy nhiên, trong khâu tiêu thụ, đội ngũ nhân viên có trình độ cao không nhiều, lại ít kinh nghiệm. Do đó hoạt động trong khâu này còn thiếu đồng bộ, kém hiệu qủa. Mặc dù, sản phẩm của nhà máy có mặt rộng rãi ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, nhưng trên thực tế lượng tiêu thụ lại tập trung chủ yếu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hình thức bao bì, mẫu mã sản phẩm ảnh hưởng lớn tới việc tiêu thụ, chưa gây được ấn tượng, kém tính thuyết phục trong quảng cáo. Bên cạnh đó, giá cả sản phẩm không linh hoạt cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu hút khách hàng. Bởi việc định giá sản phẩm do Hội đồng quản trị quyết định, được áp dụng cho cả năm tài chính trên phạm vi cả nước. Một khó khăn của không ít các doanh nghiệp, đó chính là vốn. Đối với Nhà máy Bia Đông Nam á, cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ đòi hỏi phải có một số vốn nhất định, cần thiết. Nhưng vào thời điểm này, việc huy động một số vốn lớn sẽ là rất khó, bởi cơ cấuvốn của nhà máy không được hợp lý. Nguồn vốn vay chủ yếu là ngắn hạn, do vậy cần phải giảm bớt nguồn vốn vay ngắn hạn và tăng lượng vốn vay dài hạn. Đồng thời cần phải sử dụng các nguồn vốn khác sao cho tiết kiệm , hợp lý. 2. Mục tiêu và phương hướng sản xuất kinh doanh . Mục tiêu và phương hướng sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. Nó là kim chỉ nam để lập các kế hoạch tác nghiệp và hoạt động trong một thời gian nhất định. Bên cạnh đó, nó còn cụ thể hoá một số các biện pháp nhằm đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra. Nhằm khẳng định tầm vóc của mình,nhà máy bia Đông Nam á đã đưa ra phương hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh : không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm trên cơ sở không ngừng phát triển thị trường, tăng thị phần, nâng cao tầm vóc, uy tín, hình ảnh của sản phẩm, của doanh nghiệp, để tạo đà cho phát triển các năm tiếp theo. Để thực hiện được định hướng mà hội đồng quản trị đã đề ra, một số chủ trương biện pháp được cụ thể hoá như sau. Tổ chức nghiên cứu, dự báo xu hướng tiêu dùng của thị trường để có hướng điều chỉnh các yếu tố cho phù hợp với điều kiện Việt Nam . Các sản phẩm cần được cải tiến về mặt mẫu mã, bao bì, kích cỡ chất lượng sản phẩm bảo đảm được các thông tin quảng cáo mà vẫn tạo được sự chú ý, hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Xác định phẩm cấp và thị trường mục tiêu của từng loại sản phẩm cho phù hợp. Calsberg được xác định là sản phẩm cao cấp đối với người tiêu dùng. Do vậy ,cần định hướng phát triển nhằm vào đối tượng có mức thu nhập cao tập trung ở các nhà hàng cao cấp, khách sạn hoặc được người tiêu dùng lựa chọn trong những dịp lễ tết đặc biệt. Halida là loại bia được tiêu thụ rộng rãi phổ biến trên thị trường. Do đó việc mở rộng thị trường mục tiêu cho loại bia này được xem xét trên cơ sở xây dựng chiến lược sản phẩm, chiến lược tiêu thụ sản phẩm và đặc biệt là chính sách giá phù hợp với từng địa phương và nhóm khách hàng khác nhau. Để cạnh tranh với các đối thủ nhằm tăng doanh thu và thị phần, doanh nghiệp xác định giá bán của các sản phẩm như sau. Biểu 15: Cơ cấu sản phẩm dự kiến Tên sản phẩm. Đơn giá (1000Đ) Lượng tiêu thụ (thùng ,két) Doanh thu (1000Đ) Halida lon 330 ml Halida chai 330 ml Halida chai 640 ml Halida chai 500 ml 132 92 86 94 1492380 592410 823440 287640 196994160 54501720 70815840 27038160 Cộng tổng 3195870 349349800 Carlsberg lon 330 ml Carlsberg chai 330 ml Carlsberg chai 640 ml 168 145 118 421310 450760 411720 70780080 65360200 48582960 Cộng tổng 1283790 184723240 Tổng cả hai loại 4479660 534073120 Để có thể đạt được những con số đưa ra trên đây, song song với các hoạt động xúc tiến, khuếch trương thì công tác quan trọng nhất vẫn là khâu đảm bảo cho các sản phẩm sản xuất và có chất lượng. Do vậy, công đoạn kỹ thuật sản xuất sẽ được kiểm soát chặt chẽ bảo đảm không có sản phẩm kém chất lượng ra khỏi quy trình sản xuất . Cùng với các công việc đó nhà máy phải mở rộng hơn nữa mạng lưới phân phối sản phẩm , xây dựng những chương trình quảng cáo hấp dẫn hơn nữa. Các sản phẩm trong khi lưu chuyển cần phải được bảo quản một cách tốt nhất có thể ,tránh được những sản phẩm quá hạn có thể làm mất uy tín của nhà máy. Nhà máy dự kiến trong năm tới sẽ đạt doanh thu là 534.073.120 nghìn đồng. Các khoản chi phí bao gồm: + Chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh + Chi cho nộp thuế( ngân sách) + Chi trả lãi vay ngân hàng. + Chi khác Dự kiến tổng chi phí là 480.665.808 nghìn đồng. Như vậy lợi nhuận dự kiến sẽ là 53.407.312 nghìn đồng (tương đương với 10% tổng doanh thu). II. Một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của nhà máy bia Đông Nam á 1. Đổi mới kỹ thuật và công nghệ sản xuất a/ Căn cứ đề xuất giải pháp : Có thể nói, tiến bộ khoa học kỹ thuật là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới công nghệ là vấn đề tất yếu quy định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Nó cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm mới, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu; nhờ đó tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đổi mới công nghệ không đơn thuần chỉ là đổi mới máy móc thiết bị mà phải đổi mới cả kiến thức kỹ năng, phương pháp công nghệ và tổ chức quản lý. Bất kỳ một công nghệ nào cũng bị giới hạn khả năng hoạt động và quản lý, đặc biệt là chi phí cho đầu tư. Ban đầu, chi phí để có được công nghệ là rất lớn, nhưng kết quả thu được lại thấp. Khi ổn định được sản xuất, hiệu quả của việc đổi mới được phát huy thì kết quả thu được sẽ tăng lên. Tuy nhiên, đến một lúc nào đó công nghệ lại dần bị lạc hậu bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì nó lại là nhân tố làm kìm hãm quá trình sản xuất. Do vậy, việc đổi mới công nghệ phải được thực hiện một cách thường xuyên theo chu kỳ nhất định của đời sống công nghệ. Cũng như các doanh nghiệp khác, nhà máy bia Đông Nam á tuy được đầu tư dây chuyền sản xuất mới, nhưng vẫn có những thiết bị bổ xung vẫn chưa được đồng bộ, hạn chế về phương pháp công nghệ và kỹ năng vận hành. Do đó, để đảm bảo cho chất lượng luôn được ổn định thì cần phải đầu tư thêm các trang thiết bị mới phục vụ, bổ xung cho dây chuyền sản xuất chính. Điều quan trọng hơn ở đây là vốn đầu tư cho các trang thiết bị này huy động như thế nào. Thêm vào đó, để có thể đạt được các mục tiêu kinh doanh đặt ra : mở rộng thị trường thì việc đầu tư và sử dụng các thiết bị này là rất quan trọng và cần thiết. b/ Nội dung và điều kiện áp dụng biện pháp : Dưới sự tác động mạnh mẽ của thị trường trong và ngoài nước, nhà máy buộc phải nghiên cứu, tính toán để lựa chọn trang thiết bị, công nghệ phù hợp với nhu cầu tiêu dùng sản phẩm, đảm bảo đầu tư hoàn vốn nhanh từ quá trình sử dụng sau này. Để có thể thực hiện việc đầu tư này, công ty có thể huy động vốn trên các nguồn khác nhau bằng các phương án: Đa dạng hoá nguồn vốn vay : Trong những năm qua, nhà máy huy động chủ yếu từ nguồn vốn vay ngắn hạn của các tổ chức tín dụng, ngân hàng; do vậy việc sử dụng còn kém hiệu quả, trả lãi suất cao, thời gian lại ít. Biện pháp đưa ra nhằm khắc phục khó khăn này là đa dạng hoá các nguồn vốn vay, tìm những nguồn vay đảm bảo được lãi suất thấp, các điều kiện vay thuận lợi, thời hạn vay dài… Đặc biệt trong thời gian tới nhà máy cần hạn chế nguồn vay ngắn hạn, tăng lượng đầu tư dài hạn. Ngoài ra, nhà máy có thể huy động thêm vốn bằng cách kết nạp thêm các thành viên góp vốn mới. Tận dụng chính sách trả chậm trong những phương thức mua bán và thanh toán. Thông thường, khi mua trang thiết bị công nghệ, nhà máy nên tính toán các phương án khác nhau nhằm tìm ra phương án khả thi nhất, đảm bảo có thể tận dụng tối đa số tín dụng trả chậm từ phía đối tác. Số tiền trả chậm tương đối lớn so với vốn đầu tư đổi mới của các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, doanh nghiệp nào tận dụng tốt sẽ không những đảm bảo thực hiện tốt quá trình đầu tư mà sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình. Huy động từ nội bộ doanh nghiệp : Đây là nguồn chủ yếu mà nhà máy cần khai thác nhiều hơn nữa. Có thể huy động góp thêm từ các cổ đông, cán bộ công nhân viên hay việc sử dụng tiết kiệm các tài sản trong công ty như đẩy nhanh vòng quay của vốn lưu động để giảm bớt gánh nặng trong việc trả lãi vay; tính toán tỷ lệ khấu hao tài sản cố định hợp lý, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi và đúng quy định pháp luật của Nhà nước. Trên đây là một số giải pháp cụ thể nhằm giải quyết khó khăn về vốn cho đầu tư trang thiết bị công nghệ. Tuy nhiên, không chỉ đầu tư trang thiết bị mà nhà máy cần đổi mới tư duy và cách thức tổ chức quản lý sao cho có sự phối hợp một cách đồng bộ, nhịp nhàng, linh hoạt giữa công nghệ và con người. Trong quá trình đổi mới, cần phải bảo đảm : Nắm vững khai thác và sử dụng triệt để những thiết bị đã có và được bổ xung thêm Nghiên cứu, tiếp thu, chọn lọc và dần tìm ra các giải pháp khắc phục, bảo dưỡng, tu sửa máy móc, thiết bị, tránh phụ thuộc quá nhiều vào đối tác chuyển giao công nghệ. Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và đội ngũ công nhân kỹ thuật có đủ khả năng tiếp thu, đánh giá và dự đoán xu hướng phát triển của các trang thiết bị phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tế, đem lại hiệu quả cao. 2. Biện pháp bảo đảm chất lượng nguyên vật liệu : a/ Căn cứ đề xuất giải pháp : Nguyên vật liệu - đối tượng lao động chủ yếu trong qúa trình sản xuất- là yếu tố cơ bản cấu thành nên sản phẩm. Do những đặc tính của sản phẩm chịu ảnh hưởng rất lớn vào chất lượng các nguyên vật liệu đưa vào quy trình sản xuất. NVL tốt đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật cùng với một trình độ nhất định về công nghệ, tay nghề và quản lý là cơ sở để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao. Vấn đề đặt ra là phải tổ chức tốt công tác cung ứng nguyên vật liệu trong mỗi doanh nghiệp một cách hợp lý đáp ứng nhu cầu cho sản xuất kinh doanh về số lượng, chất lượng, thời gian và chi phí … Đối với nhà máy bia Đông Nam á, sản phẩm được sản xuất từ một dây chuyền cho nên chất lượng sản phẩm có thể nói là như nhau trong một mẻ. Do đó, việc đảm bảo chất lượng không tốt các nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm cuối qui trình. Thêm vào đó, hầu hết các loại nguyên vật liệu : Malt, Houblon, đều phải nhập từ nước ngoài, các nguyên liệu khác : gạo và vật liệu phụ được mua trong nước. Đối với các nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài cần phải được xem xét cẩn thận, kiểm tra chặt chẽ về chất lượng trước khi nhập. Các nguyên liệu trong nước cũng cần phải kiểm tra một cách kỹ lưỡng. Việc đảm bảo chất lượng cho các nguyên liệu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là công tác bảo quản. Vì vậy, để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục không bị gián đoạn thì cần có lhệ thống kho dự trữ một cách hợp lý, tránh dự trữ quá nhiều hoặc quá ít ảnh hưởng tới chi phí, quy mô và phương tiện bảo quản. b. Nội dung và điều kiện áp dụng biện pháp. Bảo đảm nguồn vốn lưu động cần thiết cho hoạt động mua sắm nguyên vật liệu. Cần lập ra kế hoạch mua sắm cụ thể trên cơ sở nghiên cứu và tính toán nhu cầu tiêu dùng và khả năng sản xuất của nhà máy trong kỳ. Từ đó, ta có thể xác định được mức vốn lưu động sử dụng trong kỳ. Thiết lập đội ngũ nhân viên thu mua có trình độ, có kinh nghiệm, trung thực am hiểu tình hình giá cả của nguyên vật liệu trên thị trường và những yêu cầu của mỗi loại nguyên vật liệu cần mua. Cần phân định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các phòng ban trong công tác cung ứng nguyên vật liệu cụ thể. + Bộ phận cung ứng: Lập kế hoạch tiến độ cung ứng, tính toán nguyên vật liệu cần dùng, dự trữ và mua sắm, chi tiết đối với từng chủng loại. Tổ chức cấp phát nguyên liệu cho các phân xưởng, bộ phận sản xuất, thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ đối với việc cáp phát nguyên vật liệu đảm bảo nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả. + Bộ phận kỹ thuật. Cần ban hành hệ thống các mức tiêu dùng nguyên vật liệu: Kiểm tra kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu trong quá trình thu mua, bảo quản và cung ứng. + Phòng Tài chính: Bảo đảm đầy đủ nguồn tài chính cho công tác thu mua, cung ứng. Xác định rõ trách nhiệm của người thu mua, thời gian mua, chất lượng, số lượng nguyên vật liệu sử dụng. * Xác định khối lượng nguyên vật liệu cần mua. - Căn cứ vào định mức tiêu dùng nguyên vật liệu và khối lượng sản phẩm mỗi loại sẽ sản xuất trong kỳ, xác định khối lượng mỗi loại nguyên vật liệu cần dùng theo công thức sau: Trong đó: Mtd: Khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng Qi: Khối lượng sản phẩm loại i mi: Mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm loại i. Đối với các nguyên vật liệu không có mức tiêu dùng thì được xác định theo công thức: Trong đó: Mtti: Khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng %hi: Phần trăm tăng giảm sản lượng so với kỳ trước của sản phẩm loại i - Xác định nguyên vật liệu dự trữ. Trong nhiều trường hợp để bảo đảm cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, đồng thời đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng của khách thì cần có một lượng nguyên vật liệu dự trữ nhất định, nhằm phòng tránh các rủi ro trong quá trình cung ứng: Trong đó: Mdt: Lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên m: Mức tiêu dùng nguyên vật liệu một ngày đêm Tn: Thời gian dự trữ thường xuyên Sau khi xác định được các tiêu thức trên đây, để xác định được khối lượng nguyên vật liệu cần mua, cần xác định được lượng nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ (Ođk). Khối lượng nguyên vật liệu cần mua được xác định theo công thức: Mcm = Mtd + Mdt = Mtd + Ock - Ođk Trong đó: Mcm: Khối lượng nguyên vật liệu cần mua Ođk: Lượng tồn kho đầu kỳ Ock: Lượng dự trữ cuối kỳ. Để đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu, nhà máy Bia Đông Nam á cần đầu tư thêm vào hệ thống kho dự trữ, các thiết bị, công cụ sử dụng để kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm. Hệ thống kho cần phải bảo đảm đầy đủ ánh sáng, nhiệt độ, thông thoáng và thuận tiện cho việc cung ứng, kiểm tra và các hoạt động khác trong kho (đảm bảo 3 dễ: dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra). 3. Biện pháp về quản lý chất lượng sản phẩm. a. Căn cứ đưa ra giải pháp. Nếu như kỹ thuật công nghệ và nguyên vật liệu đầu vào được coi là "phần cứng" của quá trình sản xuất, thì công tác quản lý chất lượng được coi là "phần mềm". Quản lý chất lượng sản phẩm không dừng lại ở các khâu, các bộ phận, cá nhân, mà nó bao gồm toàn bộ quy trình sản xuất, con người... Nếu như công tác quản lý chất lượng được thực hiện tốt thì nó sẽ là yếu tố chính đảm bảo cho sản phẩm có đầy đủ các đặc tính thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên việc quản lý chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào tổ chức lao động, con người, phương pháp sản xuất. Tổ chức lao động chính là việc sắp xếp một cách có khoa học những công việc phù hợp với từng công nhân, cán bộ nhằm đảm bảo thực hiện đúng các phương pháp sản xuất. Công tác quản lý chất lượng ở Nhà máy Bia Đông Nam á đã có những thay đổi lớn. Việc áp dụng phương pháp sản xuất mới cũng đã góp phần thực hiện tốt công tác này. Bên cạnh những gì đạt được thì vẫn còn có những biểu hiện cho sự lơi lỏng việc quản lý chất lượng. Sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các khâu còn hạn chế, chưa chặt chẽ. Việc tổ chức lao động vẫn chưa phát huy hết khả năng sáng tạo trong công việc của mỗi cá nhân. Các công nhân còn chưa thực sự quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm, nhiều khi họ chỉ đảm bảo song công việc mà không chú ý tới việc có thực hiện theo đúng quy trình hay không. b. Nội dung và điều kiện áp dụng biện pháp. Quản lý chất lượng cần phải thực hiện một cách đồng bộ, nhịp nhàng. Các khâu, các bộ phận cần tự quản lý chất lượng trong khâu của mình, điều này sẽ góp phần tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh tới tay người tiêu dùng. Để quản lý chất lượng tốt, thì ngay từ khâu đầu là nghiên cứu, thiết kế sản phẩm cho đến khi bán được hàng cần phải thực hiện một cách đầy đủ và chặt chẽ. Các biện pháp cụ thể có thể được thực hiện trong Nhà máy Bia Đông Nam á. - Thay đổi cách nhìn nhận của cán bộ, công nhân viên của nhà máy về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm. Điều này cho phép kiểm tra, đánh giá chính xác về sản phẩm, mức độ cho phép và nguyên nhân dẫn đến sự sai sót của sản phẩm. - Thiết lập hệ thống các chỉ tiêu chất lượng cho từng khâu, từng bộ phận. Đây là căn cứ để xác định sự phù hợp của sản phẩm theo thiết kế, công thức sản xuất. Là cơ sở cho việc tăng cường kiểm tra, giám sát các bộ phận, các khâu trong quy trình sản xuất. - Tổ chức tốt công tác quản lý chất lượng thông qua việc thành lập các nhóm chất lượng trong từng khâu, từng giai đoạn công việc. Nhóm chất lượng là một nhóm người lao động cùng làm công việc giống nhau một cách đều đặn và tự nguyện nhằm xác minh phân tích và giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm hay xử lý các vấn đề trục trặc ở các công đoạn, quá trình chế tạo, chế biến sản phẩm. Mỗi nhóm được thành lập từ 3 - 15 người tham gia một cách tự nguyện bao gồm: Các thành viên, người lãnh đạo, người hỗ trợ hoặc điều phối và ban quản lý. Hoạt động của nhóm chất lượng được thực hiện một cách đều đặn tập trung vào việc xác minh phân tích, giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác và đề xuất, kiến nghị những giải pháp cho ban quản lý, hoặc tự thực hiện các giải pháp nếu điều kiện có thể. Điều này cho phép giảm tỷ lệ phế phẩm ở các công đoạn sản xuất đồng thời thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, quy trình công nghệ, nâng cao được chất lượng sản phẩm, trong khi chi phí bỏ ra để đào tạo kiến thức cho nhóm chất lượng là không đáng kể, mà lại làm tăng doanh thu cho nhà máy từ việc nâng cao tỷ lệ chính phẩm (thường là 0,5%). Giả sử mỗi nhóm có khoảng 7 - 8 người, chi phí đào tạo lại 1 lần thì tổng chi cho nhóm sẽ khoảng từ 25 đến 30 triệu đồng. Trong khi đó, doanh thu dự kiến năm tới là 523.073.120 nghìn đồng. Như vậy, nếu thành lập nhóm thì doanh thu sẽ tăng lên đạt 536.743.485,6 nghìn đồng. Như vậy, ta sẽ thấy được tác dụng của biện pháp là rất lớn, không những doanh thu của doanh nghiệp tăng lên mà chất lượng sản phẩm được nâng cao cũng là điều kiện đảm bảo cho nhà máy nâng cao cũng là điều kiện đảm bảo cho nhà máy nâng cao uy tín, tạo lòng tin đối với khách hàng, có điều kiện nâng cao mức sống cho công nhân viên trong nhà máy. 4. Biện pháp về nhân sự. a. Căn cứ đưa ra giải pháp. Con người là chủ thể của một quá trình, hoạt động kinh tế - xã hội, là nhân tố cơ bản quyết định sự thành bại, được và không được, tốt hay xấu... của một hoạt động, hay một thực thể nào đó. Đào tạo và bồi dưỡng cho người lao động chính là cơ sở để thực hiện chiến lược "Phát huy nhân tố con người trong sản xuất" của Đảng và Nhà nước đề ra. Trong doanh nghiệp, lao động và chất lượng lao động được xem là nhân tố cơ bản quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Do vậy, để chất lượng sản phẩm được nâng cao, cần phải nâng cao được chất lượng lao động. Công việc đào tạo và bồi dưỡng cần phải được thực hiện một cách thường xuyên, phù hợp với các yêu cầu công việc cụ thể. Đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ kỹ thuật là lực lượng quan trọng hàng đầu quyết định đến chất lượng sản phẩm và hiêụ quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy Bia Đông Nam á. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng có những ảnh hưởng không nhỏ tới việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tỷ lệ bình quân bậc thợ 4/7 có thể đánh giá là tương đối cao so với "mặt bằng" của các công nhân lao động. Tuy nhiên, số lượng người có trình độ cao chưa nhiều chỉ mới chiếm trên 10%. Phòng KCS - kiểm tra chất lượng sản phẩm của nhà máy gồm 8 người trong đó có một chuyên gia nước ngoài phụ trách khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm và nghiệm thu sản phẩm. Nói chung, nhân sự trong nhà máy có trình độ tương đối đồng đều, đặc biệt là lao động trực tiếp. Tuy vậy, vẫn có những biểu hiện của sự yếu kém về năng lực công tác, đặc biệt là về quản lý chất lượng. Do đó, vẫn còn có những phế phẩm mặc dù rất nhỏ, không đáng kể. b. Nội dung và điều kiện áp dụng biện pháp. Với đội ngũ công nhân sản xuất trực tiếp tương đối cao thì trình độ nhận thức và tay nghề có ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm. Đào tạo và giáo dục là biện pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng lực lượng lao động này. Đào tạo là quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng giúp người lao động thực hiện các chức năng và nhiệm vụ một cách tự giác và có am hiểu hơn về công việc của họ. Giáo dục là biện pháp tác động về mặt tâm lý, tinh thần nhằm nâng cao ý thức kỷ luật lao động, thái độ làm việc và trách nhiệm trong công việc. Để công tác giáo dục đào tạo có hiệu quả nhà máy cần lập kế hoạch đào tạo trên cơ sở đánh giá laị thực trạng đội ngũ cán bộ, công nhân viên và yêu cầu của các công việc cụ thể cho từng người, từng bộ phận trong nhà máy. * Các hình thức: - Mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, gửi đi học ở các lớp, trường quản lý, kỹ thuật... - Tuyên truyền và tập huấn bởi các chuyên gia nhằm vận động người lao động thực hiện tốt quy chế và kỷ luật lao động, cần xử lý nghiêm các vi phạm. - Xây dựng tác phong làm việc theo phương pháp hiện đại, xoá bỏ lề lối làm việc cũ. * Nội dung: Giáo dục đào tạo cần tập trung vào những nội dung chủ yếu sau: - Trang bị kiến thức về chuyên môn, quản lý và các phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm hiện đại. - Công tác lập kế hoạch trong công ty, tiếp cận các phương pháp lập kế hoạch mới không dừng lại ở các con số chỉ tiêu về giá trị, sản lượng sản xuất mà cần phải bao quát cả hiệu quả sản xuất kinh doanh sau mỗi kỳ. - Đào tạo nâng cao trình độ cho các cán bộ, lập và kiểm tra hệ thống chất lượng sản phẩm và quản lý nó như thế nào có hiệu quả nhất. Bảo đảm các chỉ tiêu chất lượng đưa ra phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng được cạnh tranh trên thương trường, mà vẫn bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và thoả mãn nhu cầu của khách hàng. * Chi phí cho công tác giáo dục đào tạo. - Chi đào tạo cho công nhân bình quân 1.000.000 đ/người/năm Bao gồm: + Chi trả lương công nhân trong thời gian học tập. + Chi cho giáo viên, cán bộ đào tạo. + Chi cho phương tiện, công cụ giảng dạy. + Chi cho nhân viên tổ chức và quản lý đào tạo. + Chi tiền đi lại, ăn ở cho cán bộ đào tạo. - Chi phí tăng lương theo bậc thợ. Giả sử chi cho 50 công nhân bình quân 1 triệu đồng/người/năm và chi tăng theo bậc thợ là 20.000 đồng/người/tháng. Doanh thu dự kiến sẽ tăng 0,5% từ hiệu quả của công tác đào tạo. Chi phí sẽ bao gồm: + Chi đào tạo: 50 x 1 tr.đ = 50 tr.đồng + Chi cho tổ chức đào tạo: 5 tr.đồng + Chi phí tăng lương theo bậc: 20.000 x 50 x 12 = 12 tr.đồng. ị Tổng chi sẽ là 67 tr.đồng. Doanh thu như đã tính ở trước là: 536.743,4856 tr.đồng. ị Hiệu quả sẽ là: 2.670,3656 - 67 = 2.603,3656 triệu đồng. Việc bồi dưỡng và đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý tuy không tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn tới việc cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm sau này. Thêm vào đó, nó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn công ty, nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của công ty trên thị trường. Để đánh giá công tác giáo dục đào tạo cần thường xuyên kiểm tra chất lượng, tay nghề của công nhân viên thông qua các cuộc thi tay nghề nhằm tăng tính đoàn kết, học hỏi lẫn nhau. Song song với đó, cần có những hỗ trợ của các phòng ban trong công ty. Bên cạnh đó, cần có chế độ khen thưởng, phạt, động viên kịp thời đối với người thực hiện và nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và kỷ luật lao động của người thực hiện. Các cán bộ lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa, đi sâu tìm hiểu tâm lý của từng người để có thể tổ chức sắp xếp các công việc phù hợp với năng lực của từng người, khuyến khích sự sáng tạo của họ trong công việc. Kết luận Chất lượng sản phẩm là một phạm trù kinh tế- kỹ thuật phức tạp chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau. Tuy nhiên, đây là yếu tố quan trọng tác động không chỉ tới quá trình tiêu thụ sản phẩm, mà nó còn có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của nhiều doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đặc biệt là khi Việt Nam tham gia các khối kinh tế trong khu vực và trên thế giới đó là đổi mới nhận thức về chất lượng sản phẩm và quá trình quản lý chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, qúa trình thay đổi nhận thức về quản lý chất lượng sản phẩm không phải dễ dàng giải quyết được. Nó đòi hỏi phải có sự đầu tư thích đáng không chỉ trong việc cải tiến, mua sắm thiết bị máy móc mà còn cả trong đầu tư, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức và năng lực chuyên môn của cán bộ, công nhân viên. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm trong một doanh nghiệp cần phải có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng từ cấp lãnh đạo, quản lý cho tới các công nhân viên của Nhà máy. Không chỉ dừng lại ở phạm vu doanh nghiệp các cơ quan, các bộ ngành và các chính sách kinh tế của Nhà nước cần phải phối hợp, hỗ trợ và động viên được các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Để đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải hết sức khẩn trương tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra hướng đi riêng cho chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mình. Thông qua đổi mới chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công tác quản lý, nâng cao trình độ tay nghề lao động... chúng ta tin tưởng rằng, trong tương lai không xa các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đưa ra các sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng cao, giá cả hợp lý được người tiêu dùng chấp nhận, đồng thời có khả năng cạnh tranh với các loại hàng nhập ngoại. Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu tại Nhà máy bia Đông Nam á đã giúp em rất nhiều trong việc làm sáng tỏ những lý luận đã được trang bị tại trường. Cùng với kiến thức lý luận cộng với cơ sở thực tiễn tại Nhà máy, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện sản phẩm của Nhà máy. Hy vọng, sẽ góp một phần nhỏ của mình trong việc hoàn thiện sản phẩm của Nhà máy. Lời cuối cho em bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy, cô cũng như các cán bộ của Nhà máy đã giúp em hoàn thành bài viết này. Phụ lục 1: Sơ đồ bộ máy quản lý Nhà Máy hội đồng quản trị tổng giám đốc phó tổng giám đốc Giám đốc marketing Giám đốc tài chính Giám đốc nhân sự Giám đốc kỹ thuật p. kỹ thuật p.KCS px. cơ điện px. công nghệ px đóng gói p. xnk p. bán hàng kho hàng qc p. bảo vệ p. y tế p. tổ chức p. marketing P. tài chính p. hành chính Phụ lục 2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bia Nguyên liệu Xay Nấu Đường hoá Lọc ép Đun sôi Lắng Làm lạnh Lên men Lọc bia làm lạnh ;svmjk Nạp CO2 Bia tươi Nước đã xử lý bã hèm Hoa Houblon Xác hoa Thu hồi CO2 Tạp chất Rửa lon Chiết Ion Ghép mí đóng nắp Thanh trùng Đóng hộp Chiết chai Ghép nắp Thanh trùng Ktra độ dày Dán nhãn Đóng két Rửa chai Nước đã xử lý 1 lần Nước đã xử lý 1 lần Ktra độ dày Phụ lục 3: Bảng cân đối kế toán Nhà máy bia Đông Nam á năm 1999 Tài sản MS Đầu kỳ Cuối kỳ A. TSLĐ và đầi tư ngắn hạn 100 18.453.444.100 72.180.044.300 I. Tiền 110 3.219.398.000 17.290.000.000 1. Tiền mặt tại quỹ 2. Tiền gửi ngân hàng 111 112 643.879.600 2.575.518.400 4.940.000.000 12.350.000.000 II. Các khoản phải thu 130 5.902.806.000 17.277.551.200 1. PhảI thu của khác hàng 2. Trả trước cho người khác 3. Phải thu nội bộ 4. Các khoản phải thu khác 131 132 133 138 2.112.838.000 1.459.276.000 1.279.460.000 1.051.232.000 4.325.958.000 6.001.704.800 2.669.921.800 4.2979.966.600 III. Hàng tồn kho 140 4.101.188.000 34.766.732.000 1. Nguyên vật liệu tồn kho 2. CC, DC trong kho 3. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 4. Thành phẩm 142 143 144 145 1.480.024.000 152.152.000 2.226.952.000 242.060.000 20.111.728.000 62.244.000 12.607.868.000 1.948.892.000 IV. TàI sản lưu động 150 5.230.052.100 2.845.761.100 1. Tạm ứng 2. Chi phí trả trước 151 152 2.092.020.840 3.138.031.260 1.897.174.067 948.587.033 B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 200 203.972.031.900 224.815.126.900 I. Tài sản cố định 210 22.423.839.900 218.272.590.900 1. Tài sản cố định hữu hình - Nguyên giá. - Hao mòn 211 212 213 22.423.839.900 27.670.360.000 5.246.52.100 218.272.590.900 236.088.790.900 -17.816.200.000 II. Chi phí XDCB dở dang 230 181.548.192.000 6.542.536.000 Cộng tài sản 222.425.476.000 296.995.171.200 Nguồn vốn MS Đầu kỳ Cuối kỳ A. Nợ phải trả 300 144.378.416.000 173.574.355.000 I. Nợ ngắn hạn 310 144.378.416.000 173.574.355.000 1. Vay ngắn hạn 2. Phải trả cho người bán 3. Người mua trả tiền trước 4. Thuế vàa các khoản phải nộp 5. Các khoản phải trả công nhân viên. 6. Các khoản phải trả nộp khác 311 313 314 314 315 316 139.426.560.00 902.538.000 968.240.000 2.223.494.000 574.028.000 283.556.000 120.426.384.600 3.215.940.00 4.553.484.400 38.881.752.000 3.347.344.000 3.149.440.000 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 78.047.050.000 123.420.816.200 I. Nguồn vốn quỹ 410 76.428.716.000 122.470.360.200 1. Nguồn vốn kinh doanh 2. Quỹ phát triển kinh doanh 3. Quỹ dự trữ 4. Lãi chưa phân phối 5. Quỹ khen thưởng phúc lợi 6. Nguồn vốn XDCB 411 414 415 146 147 148 67.122.324.000 692.938.200 1652.152.000 3.074.960.000 1.105.176.800 4.281.120.000 92.427.740.200 12.458.300.000 849.920.000 4.212.980.000 8.240.300.000 4.281.120.000 II. Nguồn kinh phí 420 1.618.334.000 950.456.200 1. Quỹ quản lý cấp trên 2. Nguồn kinh phí sự nghiệp 422 539.448.000 1.078.896.000 212.456.200 738.000.000 Cộng nguồn vốn 222.425.476.000 296.995.171.200 Danh mục tài liệu tham khảo Quản trị chất lượng - Nguyễn Quang Toản - NXB Thống kê, 1995. Quản trị chất lượng - Tại Thị Kiều An, Ngô Thị ánh, Viện ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, 1998. Quản lý chất lượng là gì? - Trần Quang Tuệ - NXB Lao động, 1999. Quản lý chất lượng trong công nghiệp - Lê Khắc - NXB Khoa học kỹ thuật, 1976. Quản trị chất lượng theo phương pháp Nhật Bản - Kaôru Txikawa - NXB Khoa học kỹ thuật, 1991. Quản lý chất lượng đồng bộ - J.S Oakland - NXB Thống kê, 1994. Thời báo kinh tế năm 1998, 1999, 2000. Luận văn tốt nghiệp K37, K38. Tài liệu của Nhà máy bia Đông Nam á. Mục lục Trang ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4119.doc
Tài liệu liên quan