Mục lục
Trang
Phần mở đầu
Phần I Tổng quan về công ty Bê tông -Thép Ninh Bình 1
Phần II Phân tích thực trạng trả lương theo sản phẩm ở
Công ty 10
Phần III. Biện pháp hoàn thiện hình thức trả lương 44
theo sản phẩm ở Công ty Bê tông – thép NB 57
Kết luận phần mở đầu
Tiền lương là một phạm trù kinh tế thuộc về lĩnh vực quan hệ sản xuất do đó tiền lương hợp lý sẽ tạo động lực để thúc đẩy sản xuất phát triển và ngược lại nó sẽ kìm hãm sản xuất. Mặt khác ta còn thấy, trong các mặt q
60 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Biện pháp hoàn thiện trả lương sản phẩm ở Công ty Bê tông - Thép Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uản lý của doanh nghiệp, nội dung quản lý phức tạp, khó khăn nhất đó là quản lý con người. Có thể nói rằng:” Muốn cho các mặt quản lý đI vào nề nếp và đạt hiệu quả cao, một vấn đề quan trọng là phảI có chế độ tiền lương hợp lý “. Do vậy các doanh nghiệp luôn phải củng cố và hoàn thiện chế độ tiền lương.
Nhằm tăng cường hiểu biết cho sinh viên, kết hợp lý thuyết và thực tiễn, khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tổ chức cho sinh viên thực tập tốt nghiệp. Bản báo cáo này là kết quả của 16 tuần thực tập tại Công ty Bê tông –Thép Ninh Bình đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài:
“Biện pháp hoàn thiện trả lương sản phẩm ở Công ty Bê tông- Thép Ninh Bình’’
Trong công ty Bê tông- Thép Ninh Bình hiện nay đang áp dụng 2 hình thức trả lương :
Trả lương theo thời gian.
Trả lương theo sản phẩm .
Và các hình thức trả lương này được áp dụng cho từng phân xưởng khác nhau, từng công việc khác nhau.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài :
Phần I: Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của doanh nghiệp có ảnh hưởng tới công tác trả lương theo sản phẩm ở Công ty Bê tông – Thép Ninh Bình
Phần II. Phân tích Thực trạng tình hình Trả lương theo sản phẩm ở Công ty Bê tông – Thép Ninh Bình
Phần III. Biện pháp hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm ở Công ty Bê tông – Thép Ninh Bình
Phần I
Tổng quan về công ty bê tông- thép ninh bình
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Bê tông – Thép Ninh Bình là doanh nghiệp nhà nước hạng 1 ,trực thuộc Sở Xây dựng Ninh Bình , công ty đóng tại xã Ninh Phong huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, cạnh quốc lộ 1A đường Ninh Bình đI Thanh Hoá ở km số 3.
Thành lập từ tháng 8 năm 1975 theo quyết định của UBND tỉnh Hà Nam Ninh có tên gọi là Xí nghiệp Bê Tông cấu kiện, với sản phẩm chủ yếu là cấu kiện bê tông bao gồm panel bêtông và cột điện bê tông. Với nhiệm vụ ban đầu chủ yếu là sản xuất các sản phẩm bê tông cấu kiện để cung cấp cho nhu cầu xây dựng những khu nhà ở tạm thời của Công ty nhà ở Ninh Bình nhằm đáp ứng cho nhu câù cấp thiết về nhà ở cho cán bộ công nhân viên các công ty, xí nghiệp trên địa bàn thị xã đang tham gia trong tiến trình kiến thiết thị xã. Do đó sản phẩm của Xí nghiệp ban đầu chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu trên địa bàn thị xã nên quy mô sản xuất ban đầu không lớn, số lượng cán bộ công nhân viên chỉ có 78 người trong đó người có trình độ đại học là 1,trung cấp là 2 còn lại là công nhân kỹ thuật.
Do thời kì ban đầu nguồn vốn khó khăn nên máy móc thô sơ, lạc hậu, sản phẩm làm ra chủ yếu bằng phương pháp thủ công do đó năng suất thấp và chất lượng sản phẩm không cao.
Năm 1977, Do tình hình kinh tế cả nước gặp khó khăn, nhu cầu về các sản phẩm của Xí nghiệp chỉ còn bằng 33,4% so với năm 1976 do đó được sự đồng ý của của UBND tỉnh, Ty Xây dựng Hà Nam Ninh đã cho sáp nhập Xí nghiệp vào Công ty Xây dựng nhà ở Ninh Bình nhằm tháo gỡ khó khăn trước mắt đồng thời tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp, là đơn vị hạch toán báo sổ.
Năm 1986, nắm bắt được cơ hội kinh doanh,lãnh đạo Xí nghiệp (khi đó vẫn là đơn vị thành viên của Công ty Nhà ở Ninh Bình) kiến nghị và được phép của UBND Hà Nam Ninh tách ra thành Xí nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập, trực thuộc Sở Xây dựng Hà Nam Ninh, với số vốn kinh doanh ban đầu 4 triệu đồng,tài sản cố định hữu hình 6,4 triệu đồng. Tổng số cán bộ công nhân viên 196 người.Người có trình độ đại học là 2, trung cấp là 3, công nhân kĩ thuật có tay nghề bậc 4-5 có 50 người còn chủ yếu là lao động phổ thông. Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong thời kì này vẫn còn gặp khó khăn do sự trì trệ về kinh tế trong những năm 1984,1985 kéo theo đó là tình trạng siêu lạm phát, thêm vào đó do máy móc lạc hậu nên chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên lãnh đạo Xí nghiệp đã năng động đa dạng loại hình sản xuất nhằm tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động nhàn rỗi, Xí nghiệp đã thành lập thêm phân xưởng Mộc và đội Xây dựng .
Tách ra được 6 năm từ năm 1986 đến 1992, Xí nghiệp sản xuất kinh doanh ( SXKD ) đã có bước phát triển tương đối toàn diện. Năm 1992 so với năm 1986,tổng doanh thu tăng 263 lần, ngân sách tăng 50 lần, việc làm, đời sống của người lao động được cải thiện đáng kể.
Quán triệt đường lối của Đảng và nhà nước, với đội ngũ lãnh đạo nhạy bén sáng tạo, cuối năm 1990 Xí nghiệp đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất cột điện cao thế bằng phương pháp quay li tâm, công suất 5.000 cột / năm với số vốn 1.120 triệu đồng. Xí nghiệp đã nhập dàn quay li tâm,trang bị thêm 3 cầu trục và 5 máy trộn bê tông đồng thời mở rộng thêm 750 m2 nhà xưởng nhằm nâng cao điều kiện làm việc, tăng năng suất lao động cũng như tăng chất lượng sản phẩm của Xí nghiệp.
Đầu năm 1992, tỉnh cho sáp nhập Xí nghiệp Xi măng Ninh Xuân là doanh nghiệp nhà nước vào Xí nghiệp Bê tông cấu kiện nhằm tháo gỡ khó khăn và giải quyết việc làm cho 120 công nhân đơn vị bạn.
Năm 1992, nhận thấy sau 7 năm thực hiện đổi mới nền kinh tế thị trường, kinh tế nước ta có những bước phát triển vượt bậc, tuy nhiên cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được những đòi hỏi cần thiết dể phát triển đất nước cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Trong khoảng thời gian này, thì nhu cầu về vật liệu xây dựng rất lớn đặc biệt là thép xây dựng vì tại thời điểm đó cả miền Bắc mới chỉ có nhà máy Gang thép Thái Nguyên, không những thế mà thép phế liệu trôi nổi trên thị trường không được sử dụng đúng mục đích .
UBND tỉnh Ninh Bình đã cho đầu tư xây dựng một dây chuyền luyện cán thép công suất 3000 tấn/ năm và Xí nghiệp được đổi tên thành Công ty Bê tông- Thép Ninh Bình theo quyết định số 499/ QĐ-UB ngày 10- 12- 1992 của UBND tỉnh Ninh Bình .
Trong khoảng thời gian này Công ty đã được trang bị thêm 2 lò luyện thép, 2 cầu trục, máy cắt, máy hàn phục vụ cho phân xưởng luyện thép, 2 máy cán thép, 1 cầu trục và hệ thống sàn nguội, máy cắt phục vụ cho phân xưởng luyện thép. Cũng trong năm 1992, Công ty đã tận dụng cơ sở hạ tầng của đơn vị trực thuộc là Nhà máy xi măng Ninh Xuân mở rộng công ty ra sát đường quốc lộ I nhằm thuận tiện cho việc kinh doanh .
Năm 1994, cải tạo, đầu tư chiều sâu, nâng công suất và chất lượng luyện cán thép xây dựng từ f 6 đến f 25 , công suất 10.000 tấn / năm. Trong khoảng thời gian này, Công ty được UBND tỉnh công nhận là Doanh nghiệp loại 1 dựa vào những đóng góp của Công ty vào ngân sách của Tỉnh và những bước tiến vượt bậc trong doanh thu của công ty cũng như thu nhập của người lao động.
Năm 1999 tiếp tục đầu tư ,cải tạo dây chuyền luyện cán thép, nâng công suất cán thép từ 10.000 tấn / năm lên 15.000 tấn / năm .
Năm 2001, Công ty lắp đặt thêm dàn quay li tâm và bổ sung thêm 1 cầu trục,5 máy trộn bê tông tăng sản lượng bê tông lên 6.000 m3/ năm. Cũng trong năm Công ty được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động. Đây là phần thưởng xứng đáng ghi nhận những đóng góp của Công ty cho sự nghiệp phát triển Kinh tế – Xã hội của toàn tỉnh cũng như của cả nước.
Năm 2002 , Đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất cột điện ly tâm, nâng năng lực sản xuất lên 15.000 cột /năm. Tăng Giá trị sản xuất công nghiệp lên 83.894 triệu đồng trong năm 2002.
Đầu năm 2003, đầu tư chiều sâu cho dây chuyền luyện cán thép, nâng khả năng tự động hoá đối với công nghệ luyện thép là đáng kể, một mặt nâng cao chất lượng sản phẩm, mặt khác giảm nhẹ cường độ vất vả ở những nơi quá vất vả.
Một số đặc đIểm kinh tế- kỹ thuật chủ yếu của công ty.
. Tính chất và nhiệm vụ sản xuất của công ty.
Công ty sản xuất 2 loại sản phẩm chính là:
Sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn : cột điện bê tông ly tâm, cột điện chữ H, chữ K, pa- nen, ống cống, cọc móng... Năng lực sản xuất hiện nay của phân xưởng Bê tông là từ 1200 -> 1500 m3 bê tông / tháng
Luyện cán thép xây dựng: Từ thép phế liệu đưa vào lò luyện theo phương pháp luyện hồ quang, rót thép nóng chảy vào khuân tạo thành phôi thép, phôi thép đạt tiêu chuẩn sẽ sản xuất ra thép CT 3 và CT5. Đưa phôi vào lò nung đến nhiệt độ khoảng 1300o C , đưa vào máy cán để cán thành thép trơn CT3 và thép gai CT5 từ f 6 đến f 25
Ngoài ra Công ty còn có đội xây dựng chuyên thi công những công trình xây dựng dân dụng và phân xưởng Mộc.
+ sản xuất không ngừng tăng trưởng, bảo toàn và tăng trưởng được vốn
+ Đời sống công nhân luôn được cải thiện
+ Nghĩa vụ với nhà nước phải đầy đủ
Đặc điểm lao động
Với tổng số cán bộ công nhân viên 630 người tính đến tháng 4 năm 2004 trong đó: 45 người có trình độ đại học, 9 người có trình độ cao đẳng , 41 người có trình độ trung cấp.Thợ bậc 1 đến 3 là 353 người ,bậc4-5 là 236 người,bậc 6-7 là 45 người.Tuổi đời bình quân 34,7 tuổi. Cán bộ công nhân nữ là 155 người chiếm 24%.
Một đặc điểm dễ nhận thấy tại công ty là lao động nữ chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 24% còn lại đa phần là lao động nam. Sơ dĩ có điều này do việc sản xuất bê tông và cán thép đòi hỏi trình độ lao động khá phức tạp và cần nhiều đến yếu tố sức khỏe. Chính vì vậy làm lao động nữ ở Công ty rất thấp và phần lớn lao động nữ thuộc bộ phận sản xuất gián tiếp. Không những thế, cơ cấu lao động của công ty còn diễn ra tình trạng " " Thầy nhiều hơn thợ", thật vậy trong khi số lượng kỹ sư chiếm tới 9 % tổng số lượng lao động trong công ty thì số lượng trung cấp kỹ thuật- những lao động tay nghề bậc cao thì chỉ chiếm 7%. Đây là 1 thực trạng tiêu cực mà ban giám đốc công ty đang cố gắng điều chỉnh trong những năm tới.
Nhận thức được vai trò quan trọng của lực lượng lao động trong việc thực hiện mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty đã xây dựng một hệ thống tuyển dụng lao động chặt chẽ do ban lãnh đạo và những cán bộ có kinh nghiệm trực tiếp kiểm tra thông qua hai phần thi lý thuyết và thực hành. Với hệ thống đó đã đảm bảo chất lượng lao động tại Công ty ngay từ đầu vào.
Đặc điểm về nguồn cung ứng nguyên vật liệu
1.3.1. Nguyên vật liệu(NVL) để sản xuất cấu kiện bê tông:
- Thép: Đưa từ phân xưởng cán thép sang,không phải mua .
Xi măng : Dùng Xi măng Nghi Sơn, Bỉm Sơn khoảng
4600 tấn/ năm .
Cát vàng : Nhập từ Thanh Hoá 7.500 m3/ năm.
Đá 1x2 : Mua từ công ty Hệ Dưỡng khoảng 11.000 m3/ năm .
Nguyên vật liệu thu mua rất ổn định thuận tiện,không phảI dự trữ nhiều.
1.3.2. NVL để sản xuất Thép( Luyện, Cán thép )
Thép phế: Là nguyên liệu chính để luyện thành phôi thép, phôi thép là nguyên liệu để cán thành thép xây dựng
Mỗi tháng sử dụng từ 1200 đến 1700 tấn / tháng
Thu mua từ 2 nguồn
. Từ miền Nam: Vận chuyển bằng tàu, thuyền.
. Từ miền Trung,miền Bắc vận chuyển bằng ô tô .
Việc thu mua thép phế hiện nay tương đối khó khăn, giá cả không ổn định do giá thép trên thị trường thế giới cũng như trong nước biến đổi .
Vật liệu phụ: Các chất trợ dung như để luyện thép và khuân để đúc phôi thép .
. Than Kíp-lê nhập từ Quảng Ninh bằng đường sắt khoảng 1800 tấn / năm .
. Amiăng khoảng 4 tấn / năm .
Đặc điểm về thị trường tiêu thụ và sức cạnh tranh;
Do doanh nghiệp sản xuất 2 loại sản phẩm chủ yếu là cột điện bê tông ly tâm và thép xây dựng là những sản phẩm có đặc tính kinh tế- kỹ thuật khác nhau nên đặc đIểm về thị trường tiêu thụ của chúng có nhiều điểm khác nhau.
1.5.1. Thị trường tiêu thụ cột điện bê tông ly tâm.
Đối với cột điện bê tông ly tâm thì thị trường rộng lớn do chính sách điện khí hoá nông thôn và miền núi nên sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ ở cả trong tỉnh lẫn ngoài tỉnh,hầu hết là các tỉnh phía Bắc từ Quảng Ninh trở ra: Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, TháI Bình, Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, HảI Phòng, Hoà Bình… và còn cả 1 số tỉnh miền Trung như Thanh Hoá,Nghệ An…
Hầu hết các sản phẩm cột điện bêtông lại được tiêu thụ ở xa: các tỉnh miền núi chiếm từ 70-80 % sản lượng, còn các tỉnh đồng bằng chỉ chiếm từ 20-30 % sản lượng đó là do các tỉnh miền núi chưa có điện ở 1 số vùng sâu, vùng xa nên được đầu tư xây dựng đường điện mới,do đó nhu cầu về cột điện cao.
Tuy nhiên chính do đặc điểm thị trường rộng lớn không tập trung, lại chủ yếu ở các tỉnh miền núi đã gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc vận chuyển hành hoá đến tận chân công trình cho khách hàng bởi đội ngũ xe chuyên dùng còn thiếu, số lượng cần trục bê tông còn ít không đủ đáp ứng nhu cầu hiện tại.
1.5.2. Thị trường tiêu thụ thép.
Thép được sản xuất ra, một phần sản lượng được dùng trong nội bộ công ty.Đó là phân xưởng bê tông mua thép trực tiếp từ phân xưởng luyện và cán thép là cốt trong quá trình sản xuất bê tông.
Phần sản lượng còn lạI được tiêu thụ chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc và Miền Trung như Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Thanh Hoá,Nghệ An…
Tuy nhiên thị trường sản phẩm thép của công ty đang bị thu hẹp do sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp sản xuất thép tư nhân trong tỉnh và các tỉnh lân cận, như doanh nghiệp Thép đặc biệt(Ninh Bình)và nhất là Công ty Thép Tam Điệp với số vốn đầu tư hơn 600 tỷ đồng, được trang bị công nghệ hiện đại của Italia.
Đặc điểm về tài chính.
Công ty Bê tông- Thép Ninh Bình là 1 doanh nghiệp nhà nước do đó vốn sản xuất kinh doanh của công ty có chủ sở hữu là nhà nước. Do đó mặc dù doanh nghiệp là đơn vị hạch toán kinh doanh nhưng các chỉ số tài chính căn bản của công ty lại chịu sự điều tiết của đơn vị chủ quản mà cụ thể là Sở Xây dựng Ninh Bình.
Hàng năm nhà nước cấp cho doanh nghiệp tổng lượng vốn khoảng trên 30 tỷ đồng( có thể biến động qua từng năm tuỳ thuộc vào tình hình thực tiễn) trong đó vốn lưu động khoảng 2,3 tỷ đồng, vốn kinh doanh gần 6 tỷ đồng, vốn cố định là trên 3 tỷ đồng. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải bảo toàn và phát triển lượng vốn trên, phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước như nộp ngân sách, nộp thuế đồng thời phải tuân thủ các chỉ số kinh tế căn bản như chỉ số hiệu quả sử dụng vốn phải đạt trên 15, số vòng quay toàn bộ vốn phải đạt trên 2,1.
Phần II. Phân tích thực trạng về công táctrả
lương theo sản phẩm ở
công ty bê tông- thép Ninh bình
phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất
Các chỉ tiêu
Đơn
vị tính
Kế hoạch năm
2001
Thực hiện năm 2001
So sánh
(%)
- Bê tông đúc sẵn
m3
6.000
8.259
137,65
- Thép xây dựng
Tấn
13.000
12.546
96.5
- Hàng mộc
m3
100
142,6
142.6
Các chỉ tiêu
Đơn
vị tính
Kế hoạch năm
2002
Thực hiện năm 2002
So sánh
(%)
- Bê tông đúc sẵn
m3
10.000
11.500
115
- Thép xây dựng
Tấn
15.000
12.700
84,7
- Hàng mộc
m3
100
217
217
Các chỉ tiêu
Đơn vị tính
Kế hoạch
năm 2003
Thực hiện năm 2003
So sánh
(%)
- Bê tông đúc sẵn
m3
12.000
15.580
126,3
- Thép xâydựng
Tấn
5.800
6.340
109.3
- Hàng mộc
m3
70
123
175.7
Sản lượng bê tông đúc sẵn sản xuất hàng năm luôn vượt kế hoạch đề ra.Cụ thể năm 2001 vượt kế hoạch 37,65 %, năm 2002 vượt 11,5 % và năm 2003 đã vượt kế hoạch 26,3 %. Hàng đồ mộc năm nào cũng thực hiên kế hoạch đề ra trên 50% đặc biệt là năm 2002 vượt kế hoạch 117%. Tuy nhiên sản lượng thép xây dựng trong 2 năm liên tiếp 2001,2002 không thực hiện được kế hoạch đề ra và đã phải có sự điều chỉnh hợp lý cho năm 2003 và năm 2004.
Phân tích tình hình tài chính của công ty
bảng cân đối tàI sản
công ty bê tông thép ninh bình
Đơn vị tính: Triệu đồng
TàI sản
Năm 2001
Năm 2002
Số cuối năm
Năm 2003
Số cuối năm
Số đầu năm
Số cuối năm
A.Tài sản lưu động
15.908,207
25.571,415
28.207,808
29.755,071
I.Vốn bằng tiền
297,642
1.013,135
728,290
94,434
+ Tiền mặt(111)
5,934
37,729
61,016
28,613
+ Tiền gửi NH (112)
291,707
975,395
667,273
65,280
II.Đầu tư ngắn hạn
0
0
III. Các khoản phải thu
13.142,610
17.857,593
22.284,775
20.178,659
+ Phải thu của khách hàng
13.401,407
17.996,175
21.445,786
19.611,804
+ Trả trước cho người bán
98,074
371,765
1.364,802
1.092,668
+ Phải thu khác
126,052
125,625
125,652
125,652
+Phải thu khó đòi
550,000
636,000
651,463
651,463
+Nộp thừa cho ngânsách
66,986
IV.ứng trước và trả trước
170,227
44,124
38,478
55,778
+Tạm ứng
58,,874
44,124
38,478
55,778
+Chi phí trả trước
111,352
V. Hàng tồn kho
2.286,187
6.656,572
5.156,263
9.426,198
+ Nguyên vật liệu
1.287,898
2.113,821
1.989,558
1.344,628
+ Công cụ, dụng cụ
32,883
185,310
279,978
287,395
+ Thành phẩm tồn kho
965,405
4.357,439
2.886,726
7.794,175
VI. Chi phí sự nghiệp
11,540
+ Chi sự nghiệp năm trước
11,540
B.Tài sản cố định
3.873,675
4.914,485
4.608,618
5.016,960
I. Tài sản cố định
3.979,675
4.850,587
4.544,720
4.940,960
+ TSCĐ hữu hình( N.giá)
16.112,958
17.150,469
17.824,455
18.838,141
+ Hao mòn TSCĐ
12.315,283
12.299,881
13.279,735
13.897,180
II. Đầu tư dài hạn khác
76,000
63,989
63,989
76,000
+ Góp vốn liên doanh
17.898,375
17,989
+ Đầu tư dài hạn khác
76,000
46,000
46,000
76,000
Tổng cộng tài sản
19.781,883
30.485,900
32.816,426
34.772,032
nguồn vốn
Công ty bê tông – thép ninh bình
Đơn vị tính: Triệu đồng
TàI sản
Năm 2001
Năm 2002
Số cuối năm
30/6/2003
Số cuối 30/6
Số đầu năm
Số cuối năm
A.Nợ phải trả
12.620,464
23.325,263
25.305,042
27.264,332
I. Nợ ngắn hạn
12.586.291
22.304,802
24.414,381
26.623,018
+ Vay ngắn hạn (311)
6.849,291
14.449,531
15.183,637
16.991,018
+ Phải trả người cung cấp
2.844,593
3.268,899
4.250,456
4.702,047
+ Người mua trả tiền trước
193,124
161,382
324,641
85,152
+ Phải trả công nhân viên
659,508
745,355
726,746
559,689
+ Phải trả nội bộ
2.025,814
3.368,085
3.615,228
3.967,572
+ Phải trả, phảI nộp khác
14,185
261,558
313,670
318,191
II. Nợ dàI hạn
34,341
1.020,461
890,661
640,661
+Vay dàI hạn
34,341
1.020,461
890,661
640,661
+Nợ dàI hạn
B. Vốn chủ sở hữu
7.161,078
7.160,637
7.511,384
7.507,699
I. Vốn quỹ
7.046,078
7.160,637
7.551,384
7.507,699
+Vốn kinh doanh
5,427,943
5.457,943
5.885,537
5.885,537
- Vốn cố định
3.118,223
3.118,223
3.576,818
3.576,818
- Vốn lưu động
2.309,719
2.309,719
2.309,719
2.309,719
+ Quỹ phát triển KD
945,194
1.163,105
1.074,808
1.074,808
+ Quỹ dự phòng tài
chính +mất việc làm
527,555
527,555
527,555
527,555
+ Quỹ khen thưởng,Phúc lợi
145,385
42,033
23,483
19,799
II.Kinh phí sự nghiệp
115,000
+Kinh phí năm trước
115,000
Tổng cộng nguồn vốn
19.781,883
30.485,900
32.186,426
34.772,032
Tính đến cuối năm 2003 thì tổng số vốn của Công ty là 34.772 triệu đồng,trong đó vốn cố định là 3.576 triệu đồng, vốn lưu động do ngân sách cấp là 2.309 triệu đồng. Doanh thu tiêu thụ trong năm 2003 là 684.435 triệu đồng. Như vậy tình hình tài chính của Công ty rất khả quan, các nguồn vốn tăng liên tục qua các năm, cụ thể là tổng số vốn năm 2002 tăng 7,65 % so với năm 2001,năm 2003 tăng 5,96 % so với năm 2003. Tương ứng với tổng số vốn thì lượng vốn kinh doanh và vốn cố định cũng tăng nhanh qua các năm, chỉ có lượng vốn cố định là không đổi qua 3 năm gần đây bởi đây là lượng vốn do ngân sách cấp.
Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn cố định trong năm 2001 là 20,64 đến năm 2002 tăng lên 19,50. Như vậy chỉ số hiệu quả sử dụng vốn của công ty rất ổn định, chỉ số này dao động trong khoảng từ 19 đến 21. Điều đó chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty rất cao, 1 đồng vốn cố định tạo ra được khoảng 20 đồng doanh thu.
Tình hình sử dụng vốn của Công ty ổn định, số vòng quay toàn bộ vốn của Công ty năm 2001 là 2,11 đến năm 2002 tăng lên 21,25.
Khả năng thanh toán chung của Công ty năm 2002 là 1,16, nhìn chung trong tình hình hiện nay doanh nghiệp khó có khả năng vay thêm vốn để mở rộng thêm quy mô sản xuất do chỉ số khả năng thanh toán chung của Công ty năm 2002 là 1,16 <2.
Xét chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ, năm 2001 chỉ số này có trị số 10,1% năm 2002 giảm xuống còn 9,36 %còn năm 2003 đạt 4,6%, như vậy mặc dù tổng lượng vốn và doanh thu tiêu thụ qua các năm của Công ty tăng trong 3 năm gần đây nhưng chỉ số mà Công ty quan tâm nhất, là muc tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp theo đuổi lại giảm dần, điều đó phần nào thể hiện mức độ cạnh tranh trên thị trường đối với các sản phẩm của Công ty ngày càng gay gắt và Công ty đang dần chuyển sang chiến lược giành giật thị phần dựa trên lợi thế về giá cả và vị trí địa lý.
Tình hình sử dụng lao động trong Công ty
Diễn giải
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Số gián tiếp
Phòng ban
Ban giám đốc
C.TY
3
3
3
3
1.2.Phòng TC-HC
29
29
29
2
1.3. Phòng Kế toán
5
5
5
5
1.4. Phòng KH-KT
19
19
19
3
1.5. Phòng Vật tư
5
5
5
2
1.6. Phòng Thiết bị
15
15
15
1
1.7. Ban Kho
9
9
9
1
1.8. Ban An toàn
1
1
1
1
2.Phân xưởng-Đội SX
2.1. Phân xưởng bê tông
200
206
211
7
2.2. PX Luyện thép
130
132
132
4
2.3. PX Cán thép
95
95
104
4
2.4. Đội Xây dựng
0
0
4
2
2.5. PX Mộc
14
14
14
2
2.3. PX Liệu( Thép
phế)
91
89
78
2
Cộng
616
622
630
39
Tình hình sử dụng lao động trong công ty trong 3 năm gần đây
Chỉ tiêu
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
1
Tổng số
630
2
Theo trình độ:
- Kỹ sư
54
8,57 %
- Trung cấp kỹ thuật
41
6,5 %
- Công nhân kỹ thuật
515
81,75 %
3
Theo giới tính:
- Nam
475
75,4 %
- Nữ
155
24,6 %
4
Theo bộ phận:
- Sản xuất trực tiếp
591
93,81 %
- Sản xuất gián tiếp
39
6,19 %
Phân tích công tác chuẩn bị cho việc trả lương theo sản phẩm
Công tác định mức lao động và xây dựng định mức lao động
Địng mức lao động là lượng lao động hao phí lớn nhất không được phép vượt quá để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một chi tiết sản phẩm hoặc một bước công việc theo tiêu chuẩn chất lượng quy định trong điều kiện tổ chức kỹ thuật, tâm sinh lý, kinh tế xã hội nhất định.
Lượng lao động hao phí ở đây phải được lượng hóa bằng những thông số nhất định và phải đảm bảo độtin cậy tối đa, đảm bảo tính tiên tiến và hiện thực. Phải xác định được chất lượng của sản phẩm hoặc công việc và phải thể hiện bằng các tiêu chuẩn để nghiệm thu chất lượng sản phẩm đó, lượng lao động hao phí và chất lương jsản phẩm phải gắn chặt với nhau
Như vậy định mức lao động là chỉ tiêu để tính toán đơn giá tiền lương do Hội đồng định mức của Công ty họp, rà soát, bổ sung và sửa đổi căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, sau đó Công ty làm tờ trình đăng kí đề nghị Sở Xây dựng thông qua và Sở Lao động- Thương binh & Xã hội hiệp y định mức lao động- Đơn giá tiền lương cho Công ty thực hiện theo từng thời kỳ.
Như vậy thực chất của công tác hoàn thiện chế độ tiền lương trong Công ty là phải thực hiện tốt công tác định mức trước khi giao định mức cho từng phân xưởng, từng người lao động. Để làm được điều đó thì Hội đồng định mức của Công ty phải thống kê tình hình thực hiện định mức các năm trước đó rồi đưa chỉ tiêu định mức ra thảo luận công khai và phải có sự tham gia của đại diện công nhân từng phân xưởng để thông qua định mức phù hợp tránh gây ức chế cho người lao động gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài ra Công ty phải tuân theo những quy định như quy định chung và quy định về trả lương cho công nhân gián tiếp và công nhân khối văn phòng.
Công ty Bê tông – Thép Ninh Bình xây dựng định mức lao động dựa trên Nghị định số 28/CP ngày 28 tháng 03 năm 1987 của chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp nhà nước và thông tư số 14/LĐTBXH- TT ngày 10 tháng 04 năm 1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức – giá tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước kết hợp với phương pháp thống kê kinh nghiệm nghĩa là dựa vào số liệu thống kê và kinh nghiệm của cán bộ định mức để xây dựng.
Biểu tổng hợp trình duyệt định mức lao động và đơn giá tiền lương năm 2003
TT
Diễn giải
Đ/vị
tính
Định mức
Công/tấn
Định mức
sản lượng
Đơn giá cho
tấn SP
1 – Đơn giá tiền lương/tấn thép SP
Tấn
25,28
434.547
1
Phân xưởng thép luyện
Tấn
2,86
0,3496
50.725
2
Phân xưởng luyện thép
Tấn
11,34
0,0880
181.584
3
Phân xưởng cán thép
Tấn
8,22
0,1216
132.257
4
Bốc xếp
Tấn
0,76
1,3175
14.978
5
Quản lý + Khối phục vụ sản xuất
Tấn
2,10
0,4761
55.003
II) Đơn giá tiền lương / 1 m3 Bê tông
M3
11,10
211.643
1
Phân xưởng Bê tông
M3
10,05
0,09
172.967
2
Quản lý + Khối phục vụ sản xuất
M3
1,05
0,95
38.676
( Nguồn : phòng Kế hoạch)
Từ đó cán bộ định mức sẽ sử dụng phương pháp so sánh điển hình nghĩa là tiến hành phân loại các chi tiết, các bước công việc thành từng nhóm, xác định định mức lao động cho 1 chi tiết hoặc 1 bước công việc điển hình, các chi tiết còn lại dùng phương pháp ngoại suy để tính toán.
Ví dụ như trong phân xưởng cán thép, công đoạn vận chuyển phôi vào lò nung
Thành phần công việc :
Vận chuyển phôi đủ tiêu chuẩn vào trước lò
Kiểm tra và vận chuyển than vào trước lò
Nạp phôi phải đúng quy cánh( theo đúng kỹ thuật nung), phôi nung thấu mới được đưa vào cán.
Với năng suất lao động bình quân 0,8333 ( tấn/ công ) thì quy định định mức công cho tấn sản phẩm là 1,2 công/ tấn
Từ đó dùng phương pháp so sánh điển hình có thể tính toán được địng mức lao động của các bước công việc khác như sau:
(Đơn vị: công / tấn )
STT
Tên bước công việc
Định mức lao động
1
Cán thép
1,38
2
Vận chuyển than
2,26
3
Sửa chữa cơ điện
3,38
4
Bốc xếp
0,76
Như vậy xây dựng định mức là nhiệm vụ chủ yếu của nhân viên định mức ở bộ phận kỹ thuật và lao động tiền lương. Nhưng lãnh đạo của Công ty đã quan tâm chỉ đạo sát sao công tác này vì định mức chỉ phát huy tích cực trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, sau thời gian khỏang 6 tháng Công ty lại rà xét lại toàn bộ định mức đã ban hành và sửa đổi rồi lại trình lên Sở Lao động hiệp y định mức mới.
Công tác xây dựng đơn giá trả lương sản phẩm.
Để xây dựng đơn giá trả lương theo sản phẩm thì công ty đã căn cứ vào quy chế trả lương
Căn cứ vào điều 5 và điều 7 Nghị định 28/CP ngày 28 tháng 03 năm 1997 của Chính phủ về đổi mới tiền lương – thu nhập trong doanh nghiệp Nhà nước
Căn cứ Thông tư số 05/ 2001/TT - BLĐTBXH ngày 29 tháng 01 năm 2001 của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội hướng dẫn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp nhà nước.
Để đảm bảo quản lý quỹ tiền lương được tốt hơn và đảm bảo trả lương cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty.
Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty
Ngày 04/10/2002 Bộ lao động – Thương binh và xã hội đã trình chính phủ ban hành nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương thay thế cho Nghị định 197/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ, sau khi tổng hợp ý kiến tham gia của một số Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp...
Quy định quy chế quản lý quỹ lương và trả lương như sau:
Những quy định chung:
Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận và trả theo năng xuất lao động , chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định( Điều 55 Bộ luật lao động ).
Tiền lương của người lao động được trả theo lương khoán sản phẩm với hình thức mỗi tháng trả một lần, thời gian từ 15 đến 20 hàng tháng.
Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn tại nơi làm việc . Lương được trả bằng tiền mặt, người lao động phải ký nhận đầy đủ vào bảng thanh toán lương.
Thang bảng lương do Nhà nước quy định để làm cơ sở tính các chế độ BHXH, BHYT, tiền nghỉ hàng năm theo chế độ quy định của luật lao động .
Khi bản thân CBCNV hoặc gia đình gặp khó khăn người lao động được tạm ứng tiền lương do người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận.
Căn cứ vào những quy định trên, Công ty Bê tông –thép Ninh Bình xây dựng tổng quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương của sản phẩm khoán từ các phân xưởng và sản lượng kế hoạch của từng sản phẩm .
Cụ thể:
Doanh nghiệp xác định đơn giá tiền cho từng đơn vị sản phẩm sau đó giao xuống từng phân xưởng .
Phòng kế hoạch lập kế hoạch sản xuất của năm tới rồi trình lãnh đạo công ty thông qua
Như vậy tổng quỹ lương của doanh nghiệp trong năm kế hoạch có thể tính được theo công thức:
Tổng quỹ lương = S ( đơn giá tiền lương 1 đơn vị x sản lượng kế hoạch)
theo đơn giá
Sau đó doanh nghiệp xác định quỹ tiền lương bổ sung, quỹ phụ cấp – chế độ khác và quỹ lương làm thêm giờ thì tính được
Tổng quỹ tổng quỹ quỹ tiền quỹ phụ quỹ tiền
tiền lương = lương tính + lương bổ + cấp chế + lương làm
chung theo đơn giá sung độ khác thêm giờ
Từ công thức trên ta có thể tính được tổng quỹ lương của doanh ngiệp như sau
GiảI trình xây dựng đơn giá tiền lương theo sản phẩm
STT
Chỉ tiêu đơn giá- tiền lương
đơn vị tính
Số báo cáo
năm trước
Kế hoạch
Năm 2004
Kế hoạch
Thực hiện
I) Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh tính đơn giá
Tổng sản phẩm quy đổi
-- Sản phẩm thép
Tấn
13.000
13.000
15.000
-- Bê tông đúc sẵn
m3
6.500
7.500
8.000
Tổng doanh thu
Triệu Đ
55.000.
64.504.
68.000.
Tổng chi phí( Chưa có lương)
Triệu Đ
45.000.
55.604.
68.839.
Lợi nhuận
Triệu Đ
1.800.
970.
950.
Nộp ngân sách
Triệu Đ
2.100.
2.179.
2.100.
II) Đơn giá tiền lương
Định mức lao động
-- Thép xây dựng
Công/tấn
25,28
25,28
25,28
-- Bê tông
Công/m3
11,61
11,61
11,10
Hệ số lương cấp bậc bình quân
2.09
2.09
2.15
Hệ số lương thưởng tính trong đơn giá
0.20
0.20
0.20
Lương tối thiểu được áp dụng
1000 Đ
290
290
290
Quỹ lương kế hoạch năm theo đơn giá
tiền lương
1000 Đ
7.926.163
7.926163
8.211.349
đơn giá tiền lương
--Thép xây dựng
đồng/tấn
377.772
377.772
434.547
--Bê tông
đồng/tấn
216.609
216.609
211.643
III)Tổng quỹ lương tính theo đơn giá
1000 Đ
7.926.163
8.142.772
8.211.349
IV) Quỹ tiền lương bổ sung
1000 Đ
V) Quỹ phụ cấp – Chế độ khác
( nếu có)
1000 Đ
VI) Quỹ tiền lương làm thêm giờ
1000 Đ
VII)Tổng quỹ tiền lương chung
( III+IV+V+VI )
1000 Đ
7.926.163
8.142.772
8.211.349
( Nguồn: phòng kế hoạch )
Xây dựng đơn gía tiền lương cho từng laọi sản phẩm
. Thành phần công việc trong công đoạn sản xuất thép thành phẩm
Phân xưởng thép phế liệu
2. hàn cắt
2.1.Thành phần công việc
Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị sản xuất như bình ga, chai O2,,,mỏ hàn, dây hàn trước khi làm việc.
Kiểm tra toàn bộ thiết bị trước khi làm việc._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Q0004.doc