Biến động dân cư trong quá trình đô thị hóa tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2009

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Kim Nhật Thư Chuyên ngành : ĐỊA LÍ HỌC Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới TS. Phạm Thị Xuân Thọ - người đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơ

pdf115 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2272 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Biến động dân cư trong quá trình đô thị hóa tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n sâu sắc đến các thầy, cô giáo trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tác giả cũng trân trọng cảm ơn các cơ quan: Cục Tống kê tỉnh Bình Dương, Ủy ban Dân số - gia đình và trẻ em tỉnh Bình Dương và các huyện thị, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương, Sở Y tế Bình Dương, Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh Bình Dương đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu và thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Cuối cùng, tác giả xin lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Bình Dương, ngày………tháng……….năm 2009 Tác giả luận văn Nguyễn Kim Nhật Thư. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCN : Cụm công nghiệp CNH – HĐH: công nghiệp hóa – hiện đại hóa ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng ĐNB : Đông Nam Bộ ĐTH : Đô thị hóa GDP : Tổng sản phẩm trong nước KCN : Khu công nghiệp KT – XH : Kinh tế - xã hội KTTĐ : Kinh tế trọng điểm KVI : Khu vực I (Nông – lâm – ngư nghiệp) KVII : Khu vực II (Công nghiệp và Xây dựng) KVIII : Khu vực III (Dịch vụ) NGTK : Niên giám thống kê TP : Thành phố TTr : Thị trấn TX : Thị xã UBND : Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng ĐNB - một trong những tỉnh phát triển kinh tế năng động nhất của cả nước. Ngay sau ngày tái lập tỉnh (1997) đến nay, Bình Dương luôn là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về tốc độ phát triển kinh tế và nổi bật hơn hẳn đó là sự hình thành và tập trung các KCN. Sự phát triển công nghiệp và quá trình ĐTH đã làm biến động mạnh mẽ sự gia tăng dân số và biến động trong phân bố dân cư. Theo kết quả cuộc Tổng điều tra Dân số - Gia đình và Nhà ở tháng 4/2009, Bình Dương là địa phương có tốc độ tăng dân số cao nhất cả nước giai đoạn 1999 – 2009 với mức tăng 7,3%/năm. Trong đó, mức tăng dân số tự nhiên của tỉnh thấp, chỉ còn 1,00% (2009) nhưng mức tăng dân số cơ học thuộc nhóm cao nhất cả nước (6,73% năm 2009). Từ 1997 đến 2009, dưới tác động của CNH và ĐTH, dân số Bình Dương có nhiều biến động về mặt qui mô, kết cấu cũng như phân bố dân cư … Dân số tăng nhanh do công nghiệp phát triển, dân số hoạt động phi nông nghiệp tăng, đời sống người dân được nâng cao. Tuy nhiên do công nghiệp của Bình Dương phân bố chưa tập trung, còn xen lẫn vào những điểm dân cư nông thôn … Vì vậy tỉ lệ dân đô thị Bình Dương thấp hơn so với các tỉnh thành khác trong tứ giác tăng trưởng kinh tế phía Nam và chậm hơn so với tốc độ phát triển công nghiệp của tỉnh. Thực tế Bình Dương có tốc độ ĐTH rất nhanh, thể hiện ở qui mô dân số thành thị, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp, chất lượng cuộc sống … Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã mạnh dạn chọn vấn đề: “Sự biến động dân cư trong quá trình ĐTH ở tỉnh Bình Dương” làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn đóng góp những phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp góp phần xây dựng tỉnh Bình Dương ngày càng phát triển bền vững hơn. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ 2.1 Mục tiêu Tìm hiểu quá trình ĐTH và sự biến động của dân cư tỉnh Bình Dương từ sau ngày tái lập tỉnh (năm 1997) đến năm 2009. Phân tích mối quan hệ giữa biến động dân cư với quá trình ĐTH trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đề ra những định hướng, giải pháp phát triển ĐTH và phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020. 2.2 Nhiệm vụ Khảo sát thực tế và thu thập thông tin, số liệu cụ thể về các biến động dân cư tỉnh Bình Dương dưới tác động của quá trình ĐTH. Phân tích tác động của quá trình ĐTH đối với sự biến động dân cư của từng huyện nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Tổng kết thực trạng và thu thập số liệu thông tin, dự báo xu hướng biến động dân cư, quá trình đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 – 2020, đề ra những giải pháp điều chỉnh cân đối giữa dân số, phân bố dân cư nhằm đẩy mạnh quá trình đô thị hóa tỉnh Bình Dương. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1 Về mặt không gian Tìm hiểu sự biến động dân cư trên địa bàn tỉnh Bình Dương thông qua phân tích kĩ những biến động này ở các địa bàn huyện, thị; Đặc biệt là những địa phương có quá trình ĐTH nhanh như Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Thủ Dầu Một. 3.2 Về mặt thời gian Tập trung phân tích những biến động dân cư của tỉnh Bình Dương từ sau khi tái lập tỉnh năm 1997 cho đến năm 2009. Dự báo những biến động dân cư từ 2010 đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ĐTH là một quá trình KT – XH và là quá trình chuyển hóa các vận động phức tạp mang tính quy luật, diễn ra trên qui mô toàn cầu, đặc trưng của sự phát triển KT - XH trong thời hiện đại. ĐTH có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển KT - XH, môi trường của các địa phương, các quốc gia trên thế giới. Sự biến động dân số và phân bố dân cư gắn bó mật thiết với CNH và ĐTH, vì vậy mối quan hệ giữa dân cư – công nghiệp - đô thị là một trong những vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam, có rất nhiều công trình nghiên cứu với những góc nhìn khác nhau, cụ thể như PGS Trần Hùng nghiên cứu “Dân số học đô thị”, PGS.TS Trần Cao Sơn chú ý đến vấn đề: “Dân số và tiến trình ĐTH, động thái phát triển và triển vọng”, TS Phạm Thị Xuân Thọ nghiên cứu cụ thể về “Địa lí dân cư” và “Địa lí đô thị”. Ở cấp Bộ, có công trình nghiên cứu “Định hướng qui hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến 2020” của Bộ xây dựng … Bình Dương có nền kinh tế phát triển năng động thuộc vùng kinh tế ĐNB, nơi đã và đang diễn ra quá trình CNH và ĐTH nhanh nhất cả nước. Vì vậy, các vấn đề địa lí KT - XH của Bình Dương đang được quan tâm nghiên cứu kĩ lưỡng. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các chuyên gia, thạc sĩ chuyên ngành địa lí học – những người quan tâm đến sự phát triển của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên các công trình tập trung chủ yếu vào từng lĩnh vực kinh tế cụ thể như công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Riêng về mặt dân cư cũng đã có một số công trình nghiên cứu nhưng đa phần là nghiên cứu từng mảng chuyên biệt của dân cư, cụ thể như đề tài “Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bình Dương” luận văn thạc sĩ Phạm Thị Bình, “Dân số và phát triển KT - XH của tỉnh Bình Dương” luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hiển, “Quá trình hình thành và phát triển các KCN và tác động của nó đến sự phân bố lao động tỉnh Bình Dương” thạc sĩ Vương Minh Hùng, “Tác động của quá trình CNH và ĐTH đến đời sống dân cư tỉnh Bình Dương từ sau ngày tái lập đến nay”, khóa luận tốt nghiệp sinh viên Vũ Thị Hiền, khoa Địa lí trường ĐHSP TPHCM … Các đề tài trên là những nguồn tài liệu vô cùng quí báu, làm tài liệu tham khảo cho tác giả khi thực hiện đề tài nghiên cứu “Sự biến động dân cư trong quá trình ĐTH tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến 2009.” 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1 Các quan điểm nghiên cứu 5.1.1 Quan điểm lãnh thổ Bình Dương là một trong 63 tỉnh thành của nước Việt Nam và là một bộ phận không thể tách rời khỏi vùng kinh tế ĐNB. Sự phát triển và thay đổi KT - XH của Bình Dương không chỉ có ý nghĩa đối với vùng kinh tế ĐNB mà còn có những ảnh hưởng to lớn đến cả nước.Vì vậy, việc nghiên cứu các vấn đề biến động dân số, phân bố dân cư và ĐTH của tỉnh Bình Dương không thể tách rời các vấn đề dân số, phân bố dân cư và ĐTH của các tỉnh vùng ĐNB và cả nước. 5.1.2 Quan điểm hệ thống Có thể nói CNH - HĐH là một tiến trình, một xu thế tất yếu của sự phát triển KT - XH và quá trình ĐTH thường gắn liền với CNH – HĐH. Bên cạnh đó, quá trình ĐTH lại làm biến động mạnh mẽ về mặt dân cư. Dân cư và ĐTH là là một trong những bộ phận cấu thành, không thể tách rời khi xét đến sự phát triển KT - XH. Biến động dân cư ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ĐTH và ngược lại, ĐTH cũng tác động mạnh mẽ đến những sự thay đổi của dân cư; cả ĐTH và biến động dân cư đều có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển KT - XH của bất kì lãnh thổ nào. Vì vậy, khi nghiên cứu “Biến động dân cư trong quá trình ĐTH tỉnh Bình Dương” phải xem các vấn đề dân cư và ĐTH như là một hệ thống nằm trong hệ thống KT - XH hoàn chỉnh, luôn luôn vận động và phát triển không ngừng 5.1.3 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Trên mỗi đơn vị lãnh thổ, sự biến động của dân số phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có tác động của quá trình CNH – HĐH. Tùy theo đặc trưng của từng lãnh thổ mà quá trình CNH – HĐH có những nét riêng và kéo theo những biến động về dân số. Bình Dương có nền kinh tế phát triển khá năng động với tốc độ CNH - HĐH nhanh, dân cư có nhiều biến động. Trực thuộc vùng kinh tế ĐNB – nơi có nền kinh tế năng động, tốc độ CNH - ĐTH nhanh nhất cả nước, do đó ngoài những đặc trưng riêng của tỉnh, sự biến động dân cư của Bình Dương không thể tách rời khỏi những đặc điểm, xu hướng chung của các tỉnh thành khác trong vùng ĐNB nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề biến động dân cư trong quá trình ĐTH tỉnh Bình Dương phải xét vấn đề này trong mối quan hệ với những biến động dân cư của vùng ĐNB và cả nước. 5.1.4 Quan điểm lịch sử viễn cảnh Các đối tượng địa lí luôn luôn vận động và phát triển theo không gian và thời gian. Sự biến động dân số và quá trình ĐTH ở những giai đoạn trước có ảnh hưởng không nhỏ tới đặc điểm của dân số và ĐTH ở những giai đoạn sau. Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề, cần có cái nhìn khách quan trong mối liên hệ quá khứ - hiện tại - tương lai để đảm bảo tính khoa học và chính xác của vấn đề. Trong đề tài, tác giả nghiên cứu mối quan hệ giữa quá trình ĐTH và biến động dân cư Bình Dương từ năm tái thành lập tỉnh 1997 cho đến năm 2009.Trên cơ sở đó dự báo xu hướng biến động dân cư Bình Dương đến năm 2020. 5.1.5 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Để hướng tới sự phát triển cân đối, hài hòa và bền vững trong tương lai, việc nghiên cứu dân số và ĐTH cũng phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. ĐTH dẫn tới sự biến động dân cư nhưng sự biến động ấy phải hài hòa, hợp lí với sự phát triển KT - XH của toàn tỉnh, tránh không dẫn đến tình trạng ĐTH quá mức như các nước đang phát triển khác. 5.2 Phương pháp nghiên cứu 5.2.1 Phương pháp thống kê Tất cả những thông tin được tổng hợp, phân tích trên cơ sở nguồn số liệu thống kê đầy đủ rõ ràng. Dựa vào những nguồn số liệu cụ thể, chính xác được tập hợp từ các nguồn thống kê đáng tin cậy như Cục Thống kê, Ủy ban nhân dân tỉnh và các huyện thị, Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương … để đưa ra những phân tích, đánh giá mang tính khoa học và chính xác, đó cũng là cơ sở dự báo của đề tài đến năm 2020. 5.2.2 Phương pháp bản đồ - biểu đồ Đây là một phương pháp quan trọng khi nghiên cứu các vấn đề địa lí vì mọi công trình địa lí đều có thể bắt đầu và kết thúc bằng bản đồ. Sử dụng phương pháp bản đồ - biểu đồ trong quá trình nghiên cứu sẽ giúp thể hiện các vấn đề nghiên cứu được cụ thể hơn, trực quan hơn và toàn diện hơn. Trong đề tài nghiên cứu này, hệ thống số liệu cập nhật sẽ được xây dựng thành những biểu đồ, bản đồ chuyên đề phản ánh sự biến động của dân số, phân bố dân cư cũng như quá trình ĐTH trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo không gian và thời gian. Các bản đồ trong đề tài được thành lập bằng phần mềm MapInfo 9.0, dựa trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập và xử lí. 5.2.3 Phương pháp dự báo: Bằng kiến thức thực tế và những số liệu, thông tin tổng hợp từ những thay đổi của ĐTH và biến động dân cư Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2009, tác giả tính toán, dự báo biến động dân số Bình Dương đến năm 2020. Từ đó tổng hợp thông tin, đề xuất những định hướng và giải pháp cụ thể về vấn đề dân số, phân bố dân cư và ĐTH. 5.2.4 Phương pháp phân tích – so sánh Trên cơ sở những thông tin, tư liệu có được, tác giả tiến hành sắp xếp, xử lí thành các biểu đồ, bảng số liệu … phân tích và đưa ra những ý kiến so sánh sự biến động dân cư Bình Dương với các tỉnh thành khác, so sánh sự biến động dân số giữa các huyện thị với nhau theo từng giai đoạn để thấy được sự biến động dân số tỉnh Bình Dương nhằm thực hiện tốt các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra. 5.2.5 Phương pháp điều tra xã hội học Phương pháp này được thực hiện thông qua việc phỏng vấn các nhà quản lí, các cấp chính quyền và một số chuyên viên để xác định lại độ tin cậy của những số liệu đã có, làm cơ sở khoa học đảm bảo những nhận xét đưa ra mang tính chính xác cao. 5.2.6 Phương pháp hệ thống thông tin địa lí GIS Trong đề tài này, các bản đồ này được thành lập chủ yếu bằng phần mềm Map Info 9.0, một trong những ứng dụng của GIS nhằm phục vụ trực tiếp cho đề tài và góp phần quản lí hệ thống thông tin địa lí của các đối tượng. Ngoài ra, đề tài còn thể hiện các mối quan hệ địa lí thông qua hệ thống bảng số liệu, lược đồ và biểu đồ. 5.2.7 Phương pháp thực địa Phương pháp này được sử dụng nhằm kiểm tra độ chính xác, tin cậy của những số liệu cũng như thông tin cập nhật được qua hệ thống Internet cũng như số liệu thống kê của các cơ quan ban ngành. 6. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về dân cư và ĐTH. Chương 2: Biến động dân cư trong quá trình ĐTH ở tỉnh Bình Dương từ 1997 đến 2009. Chương 3: Định hướng, giải pháp phát triển dân số, phân bố dân cư và đẩy mạnh quá trình ĐTH tỉnh Bình Dương đến năm 2020. Chương1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DÂN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA 1.1 Dân số 1.1.1 Khái niệm dân số Dân số là đại lượng tuyệt đối để chỉ số người trong một đơn vị hành chính (xã, phường, huyện, tỉnh, vùng) hay một quốc gia, một châu lục hoặc cả hành tinh tại một thời điểm nhất định. Nói cách khác, dân số chính là tổng số người dân sinh sống trên một đơn vị lãnh thổ nhất định ở một thời điểm nhất định. 1.1.2 Gia tăng dân số Thể hiện tình hình biến động dân số của một quốc gia, một vùng lãnh thổ … được thể hiện bằng tổng số gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học. 1.1.2.1 Gia tăng dân số tự nhiên (Natural Increase): là hiệu số giữa số sinh và số tử trong một thời gian nhất định. - Tỉ suất sinh: Có nhiều thước đo mức độ sinh, dưới đây là một số thước đo thường được dùng trong nghiên cứu dân số. + Tỉ suất sinh thô (Crude Birth Rate) là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. Tỉ suất sinh thô được tính bằng đơn vị phần nghìn (0/00). CBR = B P B: Số trẻ em sinh ra trong một năm của một nước hay một khu vực nào đó. P: Dân số trung bình trong năm Theo tổ chức Y tế thế giới WHO nếu tỉ suất sinh thô đạt: - Dưới 160/00 là nước có tỉ suất sinh thô thấp - Từ 160/00 - 24 0/00 là nước có tỉ suất sinh thô đạt mức trung bình - Từ 250/00 - 29 0/00 là nước có tỉ suất sinh thô tương đối cao - Từ 300/00 - 39 0/00 là nước có tỉ suất sinh thô cao - Từ 400/00 trở lên là nước có tỉ suất sinh thô rất cao Hình 1.1: Tỉ suất sinh thô dân số Thế giới thời kì 1950 - 2005 Từ 1950 đến 2005, CBR của các nước đang phát triển có xu hướng giảm mạnh từ 420/00 xuống 240/00 (giảm 18 0/00); nhóm nước phát triển cũng giảm từ 23 0/00 xuống 11 0/00 (giảm 12 0/00) và theo đó CBR của toàn thế giới cũng giảm nhanh từ 36o/00 xuống còn 21 o/00 (giảm 15 o/00).Vậy, các nước đang phát triển có CBR giảm nhanh nhưng vẫn ở mức cao so với mức trung bình của toàn thế giới. + Tỉ suất sinh chung hay tỉ suất sinh sản (General Fertility Rate also called the fertility rate – GFR) là số trẻ em sinh ra còn sống tính trên 1000 phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ (15 tuổi đến 49 tuổi) trong một năm nhất định. GFR = P w15 − 49 Trong đó: B: số trẻ em sinh ra trong năm P w15-49: số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 – 49 tuổi) Cần lưu ý rằng hiện nay có 2 quan niệm về độ tuổi sinh đẻ của phụ nữ - Từ 15 – 49 (đa số mọi người coi đây là độ tuổi sinh đẻ) - Từ 15 – 44 (được sử dụng ở châu Âu và các nước có tỉ suất sinh thấp). Tỉ suất sinh chung phản ánh mức sinh chính xác hơn tỉ suất sinh thô. Giữa hai thước đo này có mối liên hệ với nhau: CBR = GFR  k với k là hệ số thể hiện số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ so với tổng số dân, dao động từ 20 – 30%. Về cơ bản tỉ suất sinh chung phụ thuộc vào kết cấu tuổi của phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi (hoặc 44 tuổi). Mức sinh không đáng kể ở lứa tuổi 15 nhưng đạt mức cao nhất từ 20 – 30 tuổi và giảm dần cho đến tuổi 49. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1950 - 1955 1975 - 1980 1985 - 1990 1995 - 2000 2004 - 2005 36 31 27 23 21 23 17 15 12 11 42 36 31 26 24 Năm 0/00 Toàn thế giới Các nước phát triển Các nước đang phát triển + Tổng tỉ suất sinh (Total Fertility Rate) là số con trung bình sinh ra còn sống của một phụ nữ (hay một nhóm phụ nữ) trong suốt đời mình. TFR =  i = 49 i = 15 ASFRx 1000 Trong đó: ASFR: tỉ suất sinh đặc trưng theo tuổi (Age Specific Fertility Rate). ASFR = P B wx fx Bfx: số trẻ em sinh ra trong năm bởi số phụ nữ ở độ tuổi x Pwx: số phụ nữ trong độ tuổi x Có nhiều yếu tố tác động đến tỉ suất sinh làm cho nó thay đổi theo thời gian và không gian, bao gồm các yếu tố tự nhiên – sinh học, phong tục tập quán, tâm lí xã hội, trình độ phát triển KT - XH và các chính sách phát triển dân số của từng quốc gia… - Tỉ suất tử là chỉ số thống kê dân số đo mức tử vong của dân cư. Tỉ suất tử vong cũng thay đổi theo không gian, thời gian, đời sống vật chất tinh thần, tai nạn …Nhìn chung, những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tỉ suất tử bao gồm các yếu tố tự nhiên sinh học, các điều kiện KT - XH và thiên tai. + Tỉ suất tử thô (Crude Death Rate) là tương quan giữa số người chết trong năm so với dân số trung bình cùng thời điểm. Tỉ suất tử thô được tính bằng đơn vị phần nghìn (0/00). CDR = D P D: Số người chết trong năm của địa phương. P: Dân số trung bình trong năm của địa phương. Hình 1.2: Tỉ suất tử thô dân số Thế giới thời kì 1950 – 2005 Theo tổ chức WHO, chỉ số CDR của các nước được quy ước: - Dưới 110/00: tỉ lệ tử vong thấp - Từ 110/00 – 14 0/00: tỉ lệ tử vong trung bình - Từ 150/00 – 25 0/00: tỉ lệ tử vong cao - Trên 250/00: tỉ lệ tử vong rất cao Tỉ suất tử thô trên thế giới nói chung và ở các nhóm nước nói riêng đều có xu hướng giảm do chất lượng cuộc sống và các điều kiện KT – XH, giáo dục, y tế ngày càng được nâng cao. Từ 1950 – 2005, CDR của thế giới giảm 160/00 (từ 25 0/00 xuống 9 o/00), nước phát triển giảm 50/00 (từ 15 0/00 xuống 10 0/00) và các nước đang phát triển giảm với tốc độ nhanh hơn 20 0/00 (từ 280/00 xuống còn 8 0/00). Ở các nước phát triển, CDR giảm nhanh từ 150/00 – 9 0/00 (giai đoạn 1950 – 1955 và 1975 - 1980) rồi chững lại ở 90/00 sau đó có chiều hướng nhẹ và ổn định ở mức 10 0/00. Nguyên nhân chính là do ở các nước phát triển có tỉ lệ người già cao. Ở các nước đang phát triển, nhờ những tiến bộ của y tế, KHKT và kết cấu dân số trẻ nên mức tử vong cũng giảm nhanh trong giai đoạn 1950 – 1955 và 1975 – 1980 (giảm 110/00). Từ 1980 đến nay, mức tử vong giảm chậm lại và thấp hơn so với mức chung các nước phát triển và mức trung bình của thế giới. Ngoài tỉ suất tử thô, ta còn một số tiêu chí khác như: + Tỉ lệ tử vong trẻ (Infant Mortality Rate) là tỉ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi trong năm tính trên 1000 đứa trẻ sinh ra trong năm (đơn vị tính: 0/00) IMR = B D 0 0 Trong đó: D0: Số trẻ em tử vong dưới 1 tuổi trong năm 1950 - 1955 1975 - 1980 1985 - 1990 1995 - 2000 2004 - 2005 25 15 11 9 9 15 9 9 10 10 28 17 12 9 8 Năm 0/00 Toàn thế giới Các nước phát triển Các nước đang phát triển B0: Số trẻ em sinh ra trong năm Tỉ lệ này phản ánh trình độ nuôi dưỡng và tình hình sức khỏe chung của trẻ em ở một lãnh thổ.Trên thế giới hiện nay, tỉ lệ tử vong của trẻ em ngày càng giảm dần. Vậy, gia tăng tự nhiên (Natural Increase - NI) là hiệu số giữa số sinh và số tử trong một thời gian nhất định NI = B – D Trong đó: B: Số sinh D: Số tử vong trong cùng thời kì Tỉ suất gia tăng tự nhiên (Rate of Natural Increase - RNI) là tỉ số giữa gia tăng tự nhiên và dân số trung bình trong cùng thời kì RNI = B-D P k Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên còn được tính bằng hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được tính bằng đơn vị phần trăm (%). RNI = CBR - CDR Theo quy ước, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được chia thành 4 nhóm - ≤ 0%: dân số không tăng hoặc giảm - 0% - 0,9%: dân số gia tăng chậm - 1,0% - 1,9%: dân số gia tăng trung bình - Từ 2% trở lên: dân số gia tăng cao và rất cao Hình1.3: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thế giới tính trung bình năm, thời kì 2000 – 2005. Tình hình gia tăng dân số có sự khác biệt rất lớn giữa các nhóm nước và các khu vực. Tốc độ gia tăng nhanh nhất vẫn thuộc về châu Phi, trừ khu vực Bắc Phi và Nam Phi – là những nơi có nền kinh tế khá phát triển, phần còn lại của châu Phi đều có mức gia tăng từ 2% trở lên, có nơi lên đến 3%; tiếp đó là khu vực Mĩ la tinh, Tây Nam Á và Đông Nam Á. Các nước phát triển khu vực châu Âu, Bắc Mĩ … luôn có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở mức thấp (dưới 10%), thậm chí có nhiều nước dân số không tăng như Liên Bang Nga và khu vực Tây, Nam và Đông Âu (Đức, Italia, Tây Ban Nha, Ba Lan …) Vấn đề gia tăng dân số đã và đang đặt các nước trên thế giới vào những thách thức khác nhau, đó là sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và sự già hóa dân số ở các nước phát triển. 1.1.2.1 Gia tăng dân số cơ học Xét trên phạm vi toàn thế giới, nếu như gia tăng tự nhiên là động lực phát triển dân số thì gia tăng cơ học tuy không có ảnh hưởng lớn đến tổng số dân thế giới nói chung nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia thì nó lại có ý nghĩa quan trọng. Trong quá trình sinh tồn, vì nhiều lí do và hoàn cảnh khác nhau con người có thể thay đổi địa bàn cư trú, từ đó làm xuất hiện khái niệm chuyển cư. Sự chuyển cư có liên quan chặt chẽ đến điều kiện sống của con người. Chuyển cư làm thay đổi số lượng và cấu trúc dân số và kéo theo các hiện tượng KT - XH khác. Để phân biệt với gia tăng dân số tự nhiên, người ta gọi sự gia tăng dân số ở một lãnh thổ liên quan đến việc chuyển cư là gia tăng dân số cơ học. Gia tăng dân số cơ học có thể tính với các chỉ số sau: - Tỉ suất nhập cư (Immigration Rate - IR) là tỉ số giữa người nhập cư và số dân trung bình năm (đơn vị tính là %). IR = I P  k Trong đó, I: số người nhập cư trong năm P: dân số trung bình năm k: hệ số (thường bằng 100%) - Tỉ suất xuất cư (Emigration Rate – ER) là tỉ số giữa số người di chuyển khỏi nơi sinh sống trên tổng số dân của vùng mà họ chuyển đi. ER = E P  k E: Số người xuất cư trong năm P: Dân số trung bình năm của vùng xuất cư. - Chuyển cư thực (Net Migration – NM) là hiệu số giữa số người nhập cư và số người xuất cư NM = I – E - Tỉ suất chuyển cư thực (Net Migration Rate - NMR) là tỉ số tính bằng hiệu số xuất cư và nhập cư với dân số trung bình của vùng. NMR = P EI  = IR – ER  Vậy, tỉ suất gia tăng dân số (PGR: Population Growth Rate) là tổng số giữa tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học. PGR = RNI + NMR Tỉ suất gia tăng dân số còn được tính bằng công thức PGR = − Trong đó: P0: dân số tại thời điểm điều tra ban đầu Pt: dân số tại thời điểm điều tra cuối Công thức trên cho biết tốc độ tăng trưởng dân số trong một năm. Tính tốc độ tăng trưởng dân số trong khoảng thời gian nhiều năm, các nhà dân số học thường sử dụng công thức hàm mũ để dự báo dân số Pt = P0×e rt Từ đó ta có: Po Pt t r Po Pt rt Po Pt ee Po Pt rtrt ln* 1 lnlnln  Trong đó: Pt: Dân số năm dự báo P0: Dân số năm gốc r: tỉ lệ tăng trưởng dân số t: thời gian tính từ năm gốc đến năm dự báo 1.1.3 Biến động dân số Qui mô và cơ cấu dân số trên một vùng lãnh thổ không ngừng biến động do số lượng người sinh ra và chết đi luôn thay đổi, bên cạnh đó còn có sự di chuyển thường xuyên của các nhóm dân cư đi và đến. 1.1.3.1 Biến động về qui mô dân số Qui mô dân số của một vùng là tổng số dân sinh sống trong vùng lãnh thổ đó vào một thời điểm xác định. Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, tính đến giữa năm 2005 dân số thế giới là 6.477 triệu người trong tổng số trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Qui mô dân số giữa các nước là rất khác nhau, có 11 quốc gia với số dân trên 100 triệu người (chiếm 61% dân số thế giới) trong khi đó có 17 quốc gia chỉ có số dân từ 0,01 – 0,1 triệu người (chiếm 0,018% dân số thế giới). Qui mô dân số thế giới có nhiều biến động, thời gian dân số tăng thêm một tỉ người và thời gian tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn. Lịch sử nhân loại trải qua hàng triệu năm mới xuất hiện một tỉ người đầu tiên, nhưng sau đó thời gian dân số có thêm một tỉ người ngày càng rút ngắn, từ 123 năm xuống 32 năm và chỉ còn 12 năm. Thời gian dân số tăng gấp đôi cũng rút ngắn, từ 300 năm xuống 123 năm và chỉ còn 47 năm. Bảng 1.1: Tình hình phát triển dân số thế giới Năm 1804 1927 1959 1974 1987 1999 2025 (dự báo) Số dân trên thê giới (tỉ người) 1 2 3 4 5 6 8 Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người (năm) 123 32 15 13 12 Thời gian dân sô tăng gấp đôi (năm) 123 47 47 (Nguồn: Qui mô dân số có sự chênh lệch giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển. 95% số dân tăng thêm hàng năm tập trung ở các nước đang phát triển, năm 2005 các nước này chiếm 81% dân số thế giới. Dự báo đến 2025 có tới 84% dân số thế giới tập trung ở các nước đang phát triển, các nước phát triển có tỉ trọng dân số giảm dần từ 19% (2005) xuống 16% (2025). Nguyên nhân chính là do tốc độ và trình độ phát triển KT - XH khác nhau ở các nhóm nước. 1.1.3.2 Biến động về kết cấu dân số  Kết cấu sinh học dân số Bao gồm kết cấu dân số theo độ tuổi và theo giới. Việc thống kê dân số theo kết cấu sinh học ở mỗi vùng không chỉ có ý nghĩa đối với các vấn đề nghiên cứu dân số mà còn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển KT - XH của từng vùng, từng khu vực đó. - Kết cấu dân số theo độ tuổi là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định. Trong dân số học, cơ cấu dân số theo độ tuổi có ý nghĩa quan trọng vì nó thể hiện khá rõ nét tình hình sinh – tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một vùng, một quốc gia … Thông thường dân số được chia thành ba nhóm dân số theo độ tuổi có liên quan đến việc sử dụng lao động, đó là: + Nhóm tuổi dưới lao động: từ 0 – 14 tuổi + Nhóm tuổi lao động: từ 15 – 59 tuổi (hoặc đến 64 tuổi) + Nhóm tuổi trên lao động: 60 tuổi (hoặc 65 tuổi) trở lên Theo luật lao động ở Việt Nam, tuổi lao động được qui định đối với nam từ 15 đến 59 tuổi, với nữ từ 15 đến hết 54 tuổi. Căn cứ vào kết cấu dân số theo độ tuổi, có thể phân biệt được những nước có kết cấu dân số già hoặc trẻ. Kết cấu dân số trẻ thường xuất hiện ở những nước đang phát triển với tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi chiếm hơn 35% dân số, nhóm trên tuổi lao động chiếm chưa đến 10% dân số, còn lại 55% là dân số thuộc nhóm trong tuổi lao động. Hiện nay vẫn có nhiều nước có kết cấu dân số trẻ, tỉ lệ nhóm dân số dưới tuổi lao động vẫn ở mức trên 40% - tính đến năm 2005, trên thế giới có 56/206 quốc gia có trên 40% dân số dưới 15 tuổi – chủ yếu tập trung ở các nước châu Phi và khu vực Mĩ latinh. Kết cấu dân số già thường xuất hiện ở những nước phát triển với tỉ lệ dân số dưới lao động chiếm chưa đến 25% dân số và đang có xu hướng tiếp tục giảm, trong khi đó tỉ lệ dân số trên độ tuổi lao động chiếm trên 10% dân số và đang có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân chính là so sự hạ thấp của mức sinh dẫn đến tỉ lệ trẻ em giảm xuống, bên cạnh đó nhờ sự phát triển và sự tiến bộ của các yếu tố KT - XH, y tế, chăm sóc sức khỏe … làm cho tỉ lệ người già tăng lên.  Tỉ số dân số phụ thuộc: Căn cứ vào kết cấu theo độ tuổi của dân số có thể suy ra được tỉ lệ dân số phụ thuộc của các quốc gia. Tỉ số dân số phụ thuộc còn gọi là "gánh nặng phụ thuộc", là số người ngoài độ tuổi lao động (trên và dưới độ tuổi lao động) tính trung bình trên 100 người trong độ tuổi lao động. Tỉ số phụ thuộc = ố ẻ + ố ườ ổ ố ườ độ ổ độ Bảng 1.2: Tỉ số phụ thuộc dân số ở nước ta giai đoạn 1979 - 2005 Năm 1979 1989 1999 2009 Tỉ số phụ thuộc 98 85 71 52 (Nguồn: Ủy ban Dân số - Gia đình – Trẻ em, Hà Nội tháng 6/2006 Tính toán từ kết quả điều tra dân số Việt Nam, năm 2009). Tỉ số phụ thuộc không ngừng giảm xuống và giảm một cách nhanh chóng. Nếu năm 1979, cứ 100 người trong độ tuổi lao động phải nuôi 98 người ngoài độ tuổi lao động (bình quân mỗi người phải nuôi 0,98 người phụ thuộc) thì đến năm 2009 chỉ còn 52, (bình quân 2 người lao động chỉ nuôi thêm 1 người phụ thuộc). Theo dự báo, đến năm 2015 tỉ số phụ thuộc dân số của Việt Nam chỉ còn khoảng 44, nghĩa là chưa đạt một nửa so với năm 1979. Theo đó, Việt Nam đang ở trong thời kì “cơ cấu dân số vàng” hay “ dư lợi dân số”, tức là gánh nặng tỉ lệ dân số phụ thuộc giảm dần, tạo điều kiện tốt cho kinh tế quốc dân; kinh tế gia đình có tiết kiệm để đầu tư phát triển. Trong "gánh nặng phụ thuộc ", người ta còn chia ra tỉ số phụ thuộc trẻ và tỉ số phụ thuộc già bằng các công thức tính sau: Tỉ số phụ thuộc trẻ = ố ườ ướ ổ độ ố ườ độ ổ độ Tỉ số phụ thuộc già = ố ườ à ổ độ ố ườ độ ổ độ Theo luật lao động Việt Nam, tuổi lao động được qui định đối với nam là từ 15 đến hết 59 tuổi, nữ từ 15 đến hết 54 tuổi. Căn cứ theo số liệu thống kê tháng 4/2009, Việt Nam vẫn là nước có kết cấu dân số trẻ với tỉ lệ các nhóm dân số dưới độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động lần lượt là 25%, 66% và 9%. Với kết cấu này, Việt Nam đang ở trong “thời kì vàng” của dân số, đây là thời cơ để phát triển kinh tế đất nước do đó Việt Nam phải phát huy tối đa khả năng của mình để tránh tình trạng lãng phí nguồn nhân lực dồi dào như hiện nay. - Kết cấu dân số theo giới tính._. là biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân. Đơn vị tính là phần trăm (%). Có nhiều cách để thể hiện kết cấu dân số theo giới + Kết cấu dân số theo giới được chia theo tỉ suất phần trăm ℎặ + hoặc tỉ số nam được tính trên 100 nữ cũng tương tự như tỉ số nữ × ℎặ × Trong đó: Pm: dân số nam Pf: dân số nữ P: tổng số dân Cơ cấu dân số theo giới luôn biến động theo không gian và thời gian ở từng khu vực, từng quốc gia. Trên thế giới, từ nửa sau thế kỉ XX trở lại đây, tỉ số giới tính được xác định bằng số nam trên 100 nữ có nhiều thay đổi. Giai đoạn 1950 – 1960 tỉ suất giới tính luôn nhỏ hơn 100, nhưng từ 1970 đến nay tỉ suất này biến động theo xu hướng tăng tỉ lệ nam so với tỉ lệ nữ. Dự báo đến 2025, tỉ suất nam/100 nữ của thế giới luôn cao hơn 100, tức là dân số nam nhiều hơn dân số nữ. Kết cấu dân số theo giới tính có sự khác biệt ở các nhóm nước. Ở các nước phát triển, số nam luôn nhiều hơn nữ; ngược lại, ở các nước đang phát triển số nữ cao hơn số nam. Bảng1.3 Tỉ suất giới tính (đơn vị: %) Năm Toàn thế giới Các nước đang phát triển Các nước phát triển 1950 99,6 91,0 104,2 1960 99,8 92,2 103,5 1970 100,4 93,0 103,5 1980 101,0 93,4 103,8 1990 101,3 94,0 103,5 2000 101,5 95,1 103,2 2010 101,4 95,9 102,7 2020 101,1 96,3 102,2 2025 101,0 96,4 101,8 (Nguồn: Nguyễn Kim Hồng (2001) - Dân số học đại cương, trang 11)7. Tỉ suất giới tính thay đổi theo từng độ tuổi. Ở độ tuổi sơ sinh, nam luôn nhiều hơn nữ nhưng từ độ tuổi trưởng thành trở đi nữ luôn nhiều hơn nam. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến tỉ suất giới tính như chiến tranh, chuyển cư, thói quen sinh hoạt, khả năng tự bảo vệ chăm sóc bản thân … Ở Việt Nam, từ năm 1960 đến nay tỉ suất giới tính luôn dưới mức 100, có năm chỉ đạt 92,3%. Tuy nhiên từ sau 1979 đến nay tỉ suất nam/nữ có xu hướng tăng dần, đến năm 2009 đạt 98,1%. Tỉ suất giới tính hiện nay nam vẫn ít hơn nữ - điều đó thể hiện sự ổn định và cân bằng về giới tính của dân số Việt Nam. Tuy nhiên nếu tỉ suất giới tính cứ tăng như hiện nay, dự báo chỉ trong khoảng 20 – 30 năm nữa, sẽ có khoảng 3 triệu thanh niên Việt Nam rơi vào cảnh “thừa nam – thiếu nữ chưa có gia đình”. Đây không còn là vấn đề riêng của các nhà dân số học hay các nhà nhân khẩu học mà nó sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển KT - XH của cả nước. Hình 1.4: Tỉ suất giới tính Việt Nam, giai đoạn 1979 – 2009  Kết cấu sinh học của dân số còn được thể hiện tổng hợp qua tháp dân số. Tháp dân số là sự biểu thị kết hợp cơ cấu tuổi và giới tính của dân số dưới dạng hình học. Tháp dân số không chỉ cung cấp những thông tin chung về tuổi, giới tính của dân số một quốc gia mà còn có thể chỉ ra các yếu tố làm thay đổi qui mô và cơ cấu dân số trong những khoảng thời gian trước và sau đó. Hình 1.5 Các kiểu tháp dân số cơ bản Có ba kiểu tháp dân số cơ bản: + Kiểu mở rộng: đáy tháp rộng và hẹp dần về phía đỉnh, thể hiện nhóm tuổi dưới lao động lớn và tỉ lệ dân số thuộc nhóm trên độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ nhỏ, đây là hình dạng tháp phổ biến ở những nước có kết cấu dân số trẻ. +Kiểu thu hẹp: Tháp có dạng phình to ở giữa, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp.Thể hiện sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già, tỉ suất sinh giảm nhanh, nhóm trẻ em ít, gia tăng dân số có xu hướng giảm dần. 94,18 94,22 96,7 96,6 98,1 92 93 94 95 96 97 98 99 1979 1989 1999 2004 2009năm % Tỉ suất nam/100 nữ + Kiểu ổn định: Tháp có dạng hẹp ở phần đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh, thể hiện tỉ suất sinh thấp, tỉ lệ tử thấp ở nhóm trẻ nhưng cao ở nhóm già, tuổi thọ trung bình cao, dân số ổn định cả về qui mô lẫn cơ cấu, đây là dạng tháp của những nước có kết cấu dân số già. Hình 1.6: Tháp dân số Việt Nam năm 2000 Hình 1.7: Tháp dân số Việt Nam năm 2009. So sánh tháp dân số Việt Nam năm 2000 và năm 2009 cho thấy, tháp dân số bắt đầu chuyển sang dạng hình chum, tức là dân số đang đi vào thời kì ổn định. Sự “thu hẹp” khá nhanh ở phần chân tháp tương ứng với sự giảm tỉ trọng của nhóm dân số dưới 15 tuổi ở cả hai giới cho thấy mức sinh của nước ta trong 9 năm qua đã giảm nhanh và giảm liên tục. Sự “nở ra” khá nhanh trên đỉnh tháp ở cả hai giới thể hiện xu hướng già hóa của dân số Việt Nam, tỉ trọng người ngoài độ tuổi lao động đang tăng lên. Sự “nở ra” khá đều của dân số ở các nhóm tuổi từ 15 – 54 làm cho hình dạng tháp chuyển từ hình tam giác cân sang dạng hình chum, dân số bắt đầu đi vào giai đoạn ổn định và có xu hướng già hóa.  Kết cấu xã hội của dân số: Phản ánh những khía cạnh xã hội của dân cư ở một quốc gia hay một vùng lãnh thổ nhất định, bao gồm kết cấu dân số theo lao động, nghề nghiệp, trình độ văn hóa … Kết cấu xã hội của dân số thể hiện rõ chất lượng dân cư của đơn vị lãnh thổ cần nghiên cứu. - Kết cấu dân số theo lao động (6,000,000)(4,000,000)(2,000,000) - 2,000,000 4,000,000 6,000,000 0-4 10-14 20-24 30-34 40-44 50-54 60-64 70-74 80-84 Nam Nữ 6. 00.0 4.0 0. 0 2. 00.000 2.00 . 0 4. 0 .0 0 6. 0 .000  Nguồn lao động: bao gồm dân số trong độ tuổi qui định có khả năng tham gia lao động (thông thường là từ 15 tuổi đến 55 (đối với nữ) và 60 (đối với nam)). Nguồn lao động được chia thành 2 nhóm: o Nhóm dân số hoạt động kinh tế còn gọi là lực lượng lao động, bao gồm những người có việc làm ổn định, có việc làm tạm thời và những người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm Căn cứ vào số ngày lao động trong năm người ta còn chia nhóm dân số hoạt động kinh tế thành hai nhóm: dân số hoạt động kinh tế thường xuyên và dân số hoạt động kinh tế không thường xuyên. - Dân số hoạt động kinh tế thường xuyên là những người có tổng số ngày làm việc lớn hơn một nửa số ngày trong năm (ở Việt Nam là ≥ 183 ngày). - Dân số không hoạt động kinh tế thường xuyên là những người có tổng số ngày làm việc ít hơn một nửa số ngày trong năm. o Nhóm dân số không hoạt động kinh tế bao gồm những người đủ tuổi lao động trở lên nhưng không thuộc bộ phận dân số hoạt động kinh tế. Lực lượng này bao gồm học sinh, sinh viên, những người nội trợ hoặc những người thuộc tình trạng khác không tham gia lao động. Theo quy luật chung về mức độ tham gia hoạt động kinh tế của dân số là sẽ tăng nhanh ở độ tuổi 15 – 24, đạt cực đại và ổn định ở giai đoạn 25 – 39 tuổi và từ năm 40 tuổi trở lên, tỉ lệ dân số hoạt động kinh tế bắt đầu giảm và giảm liên tục tới mức thấp nhất.  Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế: Hiện nay trên thế giới đang phổ biến cách phân chia các hoạt động kinh tế thành 3 khu vực, ứng với mỗi khu vực có một số lượng lao động nhất định - KVI: lao động trong các ngành nông – lâm –ngư nghiệp - KVII: lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng - KVIII: lao động trong các ngành dịch vụ. Xét trên qui mô toàn thế giới, năm 2005 có trên 40% dân số hoạt động trong KVI, 30% trong KVII và gần 30% trong KVIII. Tuy nhiên cơ cấu này có sự khác biệt giữa các nhóm nước, các nước phát triển số lao động trong ngành dịch vụ luôn cao, đạt trên 80% (Hoa Kì) hoặc 50 – 79% (các nước khác ở Bắc Mĩ và Tây Âu); các nước đang phát triển, tỉ lệ này chiếm chưa đến 30% dân số. Xu hướng chung của nền kinh tế toàn cầu hiện nay là chuyển dịch theo hướng CNH – HĐH nên tỉ trọng lao động trong các khu vực kinh tế đang có sự thay đổi và thay đổi nhiều nhất là ở các nước đang phát triển với tỉ lệ lao động trong KVIII ngày càng tăng lên. 1.2 Phân bố dân cư 1.2.1 Khái niệm dân cư Dân cư là tập hợp người sống trên một đơn vị lãnh thổ được đặc trưng bởi kết cấu, mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế, bởi tính chất của việc phân công lao động và cư trú theo lãnh thổ.  Đặc điểm của dân cư Trong hệ thống tự nhiên – dân cư – kinh tế, dân cư là thành phần năng động nhất gắn bó giữa tự nhiên và kinh tế nhờ những thuộc tính sẵn có của mình và toàn bộ những giá trị vật chất lẫn tinh thần của xã hội đều do dân cư tạo ra. Về phương diện kinh tế dân cư vừa là người sản xuất vừa là người tiêu thụ những sản phẩm do mình tự sản xuất ra. Thông qua việc tiêu thụ các giá trị vật chất – tinh thần, dân cư đảm bảo được sự tái sản xuất của chính mình bên cạnh các quá trình tái sản xuất khác của xã hội. Nói cách khác, dân cư là khâu trung tâm của quá trình tái sản xuất xã hội, có ảnh hưởng quan trọng đến sự phân bố và phát triển của các ngành kinh tế. Dân cư cũng có quá trình tái sản xuất của riêng mình. Tái sản xuất dân cư thực chất là tạo ra thế hệ mới, quá trình này đòi hỏi một khoảng thời gian lâu hơn các quá trình sản xuất vật chất khác; Bên cạnh đó, tái sản xuất dân cư có sức ì rất lớn, tức là nó thường bắt đầu và dừng lại chậm hơn các quá trình sản xuất vật chất. 1.2.2 Sự phân bố dân cư Khái niệm phân bố dân cư: Phân bố dân cư là sự sắp xếp số dân một cách tự giác hoặc tự phát trên một đơn vị lãnh thổ nhất định phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội. Trên thế giới có những nơi tập trung rất đông dân nhưng có nơi dân cư khá thưa thớt. Sự phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự phát triển KT - XH. Hiện nay, ở nhiều nước, nhất là những nước đang phát triển, do quá trình CNH và HĐH, dân cư tập trung ngày càng đông vào các thành phố lớn, người lao động phải sống chen chúc trong những khu chật hẹp, thiếu tiện nghi… trong khi đó ở vùng nông thôn, dân cư thưa thớt và thậm chí là thiếu lao động. Ngược lại, ở những nước phát triển, sự sắp xếp dân cư mang tính khoa học hơn. Số dân thành thị chiếm tỉ lệ cao phù hợp với sự phát triển của công nghiệp và đô thị; bên cạnh đó, dân cư còn được phân bố lại ở các vùng thưa dân nhưng lại giàu tiềm năng, nhằm mục đích tạo điều kiện khai thác tốt mọi tài nguyên, tận dụng và điều hòa nguồn lao động giữa các vùng trong phạm vi cả nước. Vậy, có thể nói phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có quy luật. 1.2.3 Mật độ dân số (population density) Để thể hiện tình hình phân bố dân cư, người ta thường sử dụng tiêu chí mật độ dân số, mật độ dân số dùng để xác định mức độ tập trung của số dân sinh sống trên một đơn vị lãnh thổ và được tính bằng tương quan giữa số dân trên một đơn vị diện tích ứng với số dân đó. D = P S P: Số dân cư trú của lãnh thổ. S: Diện tích lãnh thổ (không kể các hồ lớn trong nội địa). Để đo mật độ dân số người ta thường dùng đơn vị: người/km2. Năm 2009, Việt Nam có tổng dân số là 85.789.573 người với diện tích trên 329,3 nghìn km2, mật độ dân số là 259 người/km2, xếp thứ 35 trên thế giới. Vậy, mật độ dân số là đại lượng bình quân chỉ sự phân bố của dân cư trên một lãnh thổ nào đó. Nói cách khác, mật độ dân số chính là số dân cư cư trú, sinh sống tính trung bình trên một đơn vị diện tích (thường là km2). Mật độ dân số càng lớn thể hiện mức độ tập trung dân càng cao và ngược lại, mật độ dân số càng nhỏ thể hiện mức độ tập trung dân cư càng thấp. Tuy nhiên trên thực tế, dân cư không tập trung đồng đều trên các đơn vị lãnh thổ nên việc tính toán mật độ dân số trên một đơn vị lãnh thổ càng nhỏ thì độ chính xác càng cao.  Các loại mật độ dân số Tùy theo mục đích nghiên cứu, người ta có thể tính toán và sử dụng các loại mật độ khác như: + Mật độ dân số thành thị (số dân thành thị tính trung bình trên một thành phố). + Mật độ dân số nông thôn (số dân nông thôn tính trung bình trên một km2 của vùng nông thôn). + Mật độ dân số trên một đơn vị diện tích canh tác (người/ha) + Mật độ lao động trên một đơn vị canh tác (lao động/ha) 1.2.4 Biến động phân bố dân cư 1.2.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới phân bố dân cư Sự phân bố dân cư trên một đơn vị lãnh thổ luôn luôn biến động vì sự phân bố dân cư là kết quả tác động tổng hợp của hàng loạt các nhân tố cả tự nhiên và KT - XH.  Nhóm nhân tố tự nhiên: Có vai trò quan trọng đối với sự phân bố dân cư vì nó có thể tạo điều kiện thuận lợi hay gây trở ngại. Các điều kiện tự nhiên bao gồm: địa hình, khí hậu, nguồn nước, đất đai, khoáng sản … có tác động không nhỏ đến sự phân bố dân cư. Các điều kiện tự nhiên tác động đến tâm lý của con người, tạo điều kiện thuận lợi hay gây khó khăn cho các quá trình sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến bức tranh phân bố dân cư. Dân cư có xu hướng tập trung đông đúc ở những khu vực có khí hậu ôn hòa, địa hình bằng phẳng với độ cao dưới 200m và ở gần các nguồn nước, nhất là lưu vực các con sông lớn. Bằng chứng là các nền văn minh của nhân loại thường gắn liền với các con sông lớn như nền văn minh Ấn - Hằng, nền văn minh Lưỡng Hà … và cho đến nay, đây vẫn là khu vực tập trung các nước đông dân trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước thuộc khu vực Đông Nam Á … Ngược lại, những nơi có khí hậu quá khắc nghiệt (quá nóng hoặc quá lạnh), địa hình núi non hiểm trở, đất đai khô cằn … thường có mật độ dân cư thưa thớt như hoang mạc Xahara, dãy Hymalaya, các khu vực hàn đới. Tuy nhiên, trong thời đại phát triển công nghiệp hiện nay, khi phân tích các nhân tố tự nhiên cần chú ý đến nhân tố khoáng sản. Đây là nhân tố có ý nghĩa nhất định trong việc phân bố lại dân cư của một số nước và thế giới. Có những nơi điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai khô cằn, thiếu nguồn nước nhưng lại tập trung các mỏ khoáng sản lớn vẫn có sức hút đối với dân cư, ví dụ như các mỏ lưu huỳnh ở hoang mạc Atacama ven bờ biển Chi-lê …  Nhóm nhân tố KT - XH, lịch sử - Trình độ phát triển sản xuất: có ý nghĩa quyết định đối với sự phân bố dân cư. Trong xã hội nguyên thủy, con người sống không tập trung do phải lang thang kiếm sống bằng việc săn bắt, hái lượm… Đến thời đại phong kiến, nền nông nghiệp định canh ra đời, bắt đầu cho sự tập trung một số lượng dân tương đối lớn trên một đơn vị diện tích nhỏ. Sau đó, chủ nghĩa tư bản và cao hơn nữa là chủ nghĩa xã hội xuất hiện cùng với sự phát triển của nền sản xuất công nghiệp, hệ thống các thành phố lớn đã thực sự trở thành trung tâm thu hút dân cư. Trình độ sản xuất phát triển ngày càng cao, dân cư càng tập trung đông đúc … từ đó làm cho bộ mặt phân bố dân cư trên thế giới dần dần thay đổi. - Tính chất của nền kinh tế: sự phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất của nền kinh tế. Các khu dân cư đông thường gắn liền với hoạt động sản xuất công nghiệp. Trong các KCN, mật độ dân số lại có sự khác nhau tùy theo tính chất của từng ngành sản xuất. Hiện nay với khoa học kĩ thuật ngày càng tiên tiến, hiện đại mức độ tập trung dân cư ở các KCN có xu hướng giảm. Các khu vực sản xuất nông nghiệp thường có mật độ dân cư thưa thớt hơn. Một số nơi tuy cùng hoạt động nông nghiệp nhưng vẫn có sự khác biệt về mật độ dân số, ví dụ như những vùng trồng lúa nước thường có mật độ dân cư trù mật hơn những vùng phát triển lâm nghiệp, vùng trồng lúa mì, ngô... - Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những khu vực có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời như Đông Nam Á, Tây Âu… thường tập trung đông dân cư hơn các vùng mới khai thác như Canada, châu Úc… Ở Việt Nam, cùng là đồng bằng châu thổ màu mỡ nhưng do lịch sử khai thác lâu đời hơn nên mật độ dân số ĐBSH năm 2006 là 1225 người/km2 trong khi đó ĐBSCL chỉ là 429 người/km2. - Chuyển cư: Các dòng chuyển cư có tác động nhất định tới bức tranh phân bố dân cư của thế giới. Có nhiều loại chuyển cư khác nhau: chuyển cư có tổ chức hay không có tổ chức; chuyển cư vĩnh viễn hay tạm thời… Xét chung, các luồng chuyển cư thường gắn liền với những nhân tố KT - XH. Chuyển cư làm tăng mật độ dân số ở vùng nhập cư và giảm mật độ dân số ở vùng xuất cư. Trong lịch sử nhân loại, bức tranh phân bố dân cư thế giới cũng đã có nhiều biến động do chuyển cư. Tổng hòa các yếu tố trên cho thấy, sự phân bố dân cư mang tính quy luật và chịu sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Trong đó, nhóm các yếu tố tự nhiên đóng vai trò quan trọng, nhóm nhân tố KT - XH đóng vai trò quyết định. Các yếu tố KT - XH luôn luôn biến động nên bức tranh phân bố dân cư của thế giới cũng có nhiều biến động theo thời gian lẫn không gian. 1.2.4.2 Đặc điểm biến động phân bố dân cư thế giới  Biến động phân bố dân cư theo thời gian Theo số liệu thống kê, mật độ dân số thế giới có sự thay đổi theo các thời kì. Khi mới xuất hiện loài người, dân số chỉ khoảng 12,5 vạn, mật độ dân số thế giới lúc này chỉ là 0,00025 người/km2. Sang thời kì nông nghiệp, mật độ dân số gần 1 người/km2; đến thời đại công nghiệp, mật độ dân số thế giới không ngừng tăng lên, năm 1650 là 3,7 người/km2 và cho đến năm 2005 đạt 48 người/km2. Từ nửa sau thế kỷ XVII đến nay, bức tranh phân bố dân cư giữa các châu lục có nhiều biến động. Sự thay đổi thể hiện khá rõ theo thời gian. Châu Á vẫn là khu vực đông dân nhất thế giới, tỉ trọng dân cư trong 4 thế kỉ qua có thay đổi nhưng không đáng kể. Từ giữa thế kỉ XVIII cho đến nay, châu Á luôn chiếm trên 60% dân số toàn cầu. Đây là nơi có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, nhất là vùng châu Á gió mùa. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, châu Á là nơi tập trung những chiếc nôi của nền văn minh nhân loại như nền văn minh Ấn Hằng, Lưỡng Hà … đến nay, châu Á tập trung hầu hết các nước đông dân và có tốc độ gia tăng tự nhiên cao và châu Á ít chịu ảnh hưởng của các cuộc chuyển cư liên lục địa như châu Phi, châu Mĩ. Bảng 1.4 Tỉ trọng phân bố dân cư theo các châu lục, thời kì 1650 – 2005 (đơn vị: %) Các châu lục 1650 1750 1850 2005 Á 53,8 61,5 61,1 60,6 Âu 21,5 21,2 24,2 11,4 Mĩ 2,8 1,9 5,4 13,7 Phi 21,5 15,1 9,1 13,8 Úc 0,4 0,3 0,2 0,5 Toàn thế giới 100,0 100,0 100,0 100,0 (Nguồn: www.WorldBank..org.vn) Châu Âu là khu vực đông dân thứ hai, sau châu Á. Giai đoạn 1650 – 1750, tỉ trọng dân số ổn định ở mức 21,2 – 21,5%. Vào giữa thế kỉ XIX, tỉ trọng dân số tăng vọt lên đạt 24,2%. Nguyên nhân chính là do sự bùng nổ dân số. Vào đầu thế kỉ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu kéo theo đó năng suất lao động tăng lên, nhiều sản phẩm mới ra đời đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống của nhân dân. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số theo đó mà tăng lên nhưng sau đó nhanh chóng đi vào ổn định. Việc bùng nổ dân số châu Âu ít ảnh hưởng đến dân số thế giới vì dân số của châu lục này chiếm tỉ trọng tương đối thấp. Từ sau thế kỉ XIX đến nay, tỉ trọng dân cư bắt đầu giảm dần và giảm một cách đột ngột từ 24,5% (năm 1850) xuống còn 11,2% (2005). Nguyên nhân là do châu Âu bao gồm những quốc gia phát triển, đang đi vào thời kì hậu công nghiệp nên dân số đang có dấu hiệu già hóa. Bên cạnh đó, tỉ trọng dân số của châu Âu giảm còn do hậu quả của những đợt chuyển cư sang các châu lục mới khai phá sau này như châu Mĩ và châu Đại Dương. Dân số châu Phi giảm mạnh từ giữa thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX. Nguyên nhân chủ yếu do chuyển cư, đó là các cuộc vận chuyển nô lệ châu Phi sang châu Mĩ của các nhà tư bản phương Tây. Nhưng từ cuối XIX cho đến nay, dân số châu Phi bắt đầu tăng lên do mức gia tăng tự nhiên cao, mức tăng dân số tự nhiên của đa số các nước châu Phi còn ở mức khá cao, thường trên 2%/năm. Hiện nay đây là châu lục có mức tăng dân số tự nhiên cao nhất thế giới. Châu Mĩ có số dân tăng liên tục do các dòng nhập cư liên tục từ châu Phi và châu Âu. Châu Úc là châu lục được tìm thấy muộn nhất trong các châu lục trên nên số dân còn ít, chiếm tỉ trọng nhỏ trong toàn bộ dân số thế giới (dưới 0,5%). Tỉ trọng dân số từ sau 1850 đến 2005 có tăng lên (từ 0,2% lên 0,5%) do sự gia tăng dân số tự nhiên và các dòng nhập cư từ châu Âu. Nhìn chung, dân số ở châu lục này có tăng qua các năm về số lượng tuyệt đối nhưng với số lượng không đáng kể nên tỉ trọng dân số có xu hướng giảm so với các châu lục khác.  Biến động dân cư theo không gian Mật độ dân số thế giới năm 2005 là 48 người/km2. Tuy nhiên, bức tranh phân bố dân cư trên thực tế không đồng đều, vẫn có những vùng đông dân, vùng thưa dân thậm chí còn có những khu vực không có người ở. - Phân bố dân cư có sự thay đổi theo độ cao của địa hình. Địa hình từ 500m trở xuống chiếm 57,3% diện tích thế giới và tập trung đến 4/5 nhân loại. Trong đó, có 56,2% dân số tập trung ở khu vực có độ cao địa hình tuyệt đối dưới 200m; với độ cao trên 1000m chỉ có 8% dân số cư trú. - Phân bố dân cư biến động theo vĩ tuyến. Đại bộ phận dân cư tập trung ở Bắc bán cầu và trù mật nhất từ khu vực quanh chí tuyến bắc (22027’B), (trừ những vùng hoang mạc ở Tây Á và Bắc Phi) đến 500B ở Tây Âu. Ở Nam bán cầu, địa hình chủ yếu là đại dương nên sự phân bố dân cư không rõ nét, đa số dân cư tập trung quanh khu vực xích đạo đến chí tuyến nam (23027’N). Các khu vực còn lại dân cư phân bố thưa thớt do những hạn chế về điều kiện cư trú như khí hậu, đất đai … - Phân bố dân cư thay đổi theo các châu lục Đông dân nhất vẫn là khu vực Đông và Nam châu Á, chiếm hơn 1/2 dân số thế giới với các cường quốc dân số như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Khu vực tập trung dân đông thứ hai trên thế giới là hai bờ của Bắc Đại Tây Dương gồm Đông Hoa Kỳ, Canada và các nước thuộc Tây Bắc châu Âu chiếm 10% dân số thế giới. Tiếp theo là vùng duyên hải Đông Phi, Tây Phi, Đông Âu và các nước Trung Âu. Ở những vùng băng giá, đồng rêu ven Bắc Băng Dương và vùng hoang mạc rộng lớn ở châu Phi và châu Úc, khu vực rừng xích đạo Nam Mĩ và châu Phi, những vùng núi cao hiểm trở … dân cư cực kì thưa thớt, có nơi chưa đến 1 người/km2. - Phân bố dân cư thay đổi theo khu vực nông thôn - thành thị Ở các nước phát triển dân cư chủ yếu tập trung ở thành thị với hơn 80% dân số. Ngược lại, ở các nước đang phát triển, tỉ lệ thị dân chưa cao, điển hình như Việt Nam, đến tháng 4 năm 2009 chỉ có 29,6% dân số tập trung ở thành thị so với 70,4% dân số tập trung ở nông thôn. Điều này cho thấy mạng lưới đô thị ở các nước đang phát triển còn khá mỏng so với các nước phát triển. Tuy nhiên, ở các khu vực thành thị, với tính chất nền kinh tế chủ yếu là phi nông nghiệp nên mức độ tập trung dân số ở các đô thị thường rất cao, dẫn tới hệ quả là mật độ dân số thành thị luôn cao hơn so với mật độ dân số nông thôn. Theo báo cáo kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam tháng 04/2009, Tây Bắc và Tây Nguyên là những nơi có tốc độ ĐTH khá chậm, mạng lưới các đô thị còn thưa thớt nên mật độ dân số ở đây dao động từ 69 người/km2 đến 93 người/km2. Trong khi đó khu vực ĐNB - nơi có tốc độ ĐTH cao nhất cả nước với 3 trung tâm đô thị lớn: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu – mật độ dân số lên tới 594 người/km2, cao gấp 6 đến 9 lần.  Tình hình chung về phân bố dân cư ở Việt Nam: Như các quốc gia khác, sự phân bố dân cư ở Việt Nam cũng phụ thuộc vào các nhân tố tự nhiên lẫn KT - XH, lịch sử… Tùy theo từng thời kì và từng vùng lãnh thổ cụ thể mà hình thành nên bức tranh phân bố dân cư như ngày nay. Mật độ dân số nước ta không ngừng tăng lên từ 195 người/km2 (1979), 230 người/km2 (1996) và 259 người/km2 (2009). Dân cư có sự phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và trung du, miền núi; giữa thành thị và nông thôn. Vùng đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ nhưng tập trung tới 75% dân số với mật độ tương đối cao: 1305người/km2 ở ĐBSH và 429 người/km2 ở ĐBSCL (năm 2009). Trong khi đó, 3/4 diện tích nước ta là đồi núi nhưng chỉ tập trung được 25% dân số với mật độ dân số thấp hơn cả mức trung bình của cả nước (259 người/km2), như Tây Bắc 69 người/km2, Tây Nguyên 93 người/km2, Đông Bắc 148 người/km2 (năm 2009). Hiện nay trên 70% dân cư tập trung ở nông thôn, tuy nhiên những năm trở lại đây cùng với tiến trình CNH – HĐH, nhiều đô thị mới ra đời và trở thành cực hút đối với dân cư. Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở tháng 4 năm 2009 của Tổng cục thống kê Việt Nam, tỉ lệ dân thành thị và nông thôn đang có sự chuyển dịch đáng kể theo tăng tỉ lệ dân thành thị và giảm tỉ lệ dân nông thôn. Năm 2009, tỉ lệ dân thành thị chiếm 29,6%; giai đoạn 1999 – 2009, mức tăng dân số thành thị bình quân 3,4%/năm, trong khi đó, dân số nông thôn chỉ tăng 0,4%/năm. Tuy nhiên, mức độ ĐTH giữa các vùng có sự khác biệt: ĐNB cao nhất: 57,1%, ĐBSH: 29,2%, trong khi đó TDMNPB: 16%; ĐBSCL: 22,8%. Tỉ lệ dân thành thị thấp nhưng mật độ dân số ở các thành phố luôn cao, cao hơn mức trung bình cả nước. Năm 2009, cả nước có mật độ dân số trung bình là 259 người/km2 nhưng TP.Hồ Chí Minh là 2410 người/km2, Hà Nội 1296 người/km2 - cao gấp 5 – 10 lần so với mức trung bình cả nước. Gia tăng dân số thành thị là một tất yếu nhưng gia tăng quá nhanh cũng đặt ra nhiều vấn đề về KT - XH – MT cần phải giải quyết. Có thể nói, sự phân bố dân cư không đồng đều hiện nay của nước ta có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế chung của cả nước về mặt tích cực lẫn tiêu cực. 1.3 Đô thị hóa 1.3.1 Khái niệm ĐTH ĐTH là quá trình biến các điểm quần cư nông thôn thành quần cư đô thị. Quá trình ĐTH diễn ra từ rất sớm nhưng thuật ngữ “đô thị hóa” mới thực sự được phổ biến vào những năm đầu thế kỉ XX. ĐTH là khái niệm đa chiều, đa diện về KT - XH lẫn môi trường với những biểu hiện thay đổi mạnh mẽ trong sản xuất và đời sống như sự di chuyển dân cư, thay đổi nơi ở, sự phát triển của sản xuất công nghiệp và sự thay đổi lối sống, mức sống biến thành xã hội văn minh hơn. Theo nghĩa hẹp, ĐTH được hiểu là quá trình biến thành đô thị, tức là sự phát triển của thành phố và nâng cao vai trò của nó trong đời sống KT - XH, tăng tỉ trọng dân số đô thị trong nước, trong vùng và trên thế giới. Theo nghĩa rộng, “ĐTH” là một quá trình lịch sử nâng cao vai trò của đô thị trong sự vận động phát triển của xã hội, bao gồm những nội dung sau: - Quá trình tập trung dân cư vào các đô thị (sự chuyển cư vào các đô thị) hình thành và phát triển các đô thị mới. - Quá trình tập trung dân cư càng đông vào các đô thị lớn - Quá trình mở rộng không ngừng diện tích đô thị - Quá trình phổ biến lối sống đô thị. Như vậy “ĐTH là một quá trình KT - XH mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng, qui mô của các điểm dân cư, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị”. 1.3.2 Đặc điểm đô thị hóa  Dân cư đô thị có xu hướng tăng nhanh Dân cư đô thị trên thế giới tăng lên ngày càng nhanh chóng cả về số lượng dân thành thị lẫn số lượng đô thị. Năm 2008 có hơn 51% dân số thế giới tập trung ở các đô thị và đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm kế tiếp, dự báo đến năm 2030 sẽ có trên 60% dân số thế giới tập trung vào các đô thị. Bảng 1.5: Tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn thế giới, thời kì 1900 – 2005 (đơn vị: %) Khu vực 1900 1950 1970 1980 1990 2008 Dự báo 2030 Thành thị 13,6 29,2 37,7 39,6 43,0 51,0 60,0 Nông thôn 86,4 70,8 62,3 60,4 57,0 49,0 40,0 (Nguồn: www.World Bank.org.vn) Tỉ lệ thị dân có sự khác nhau giữa các nhóm nước. Các nước phát triển có tỉ lệ thị dân cao trên 70%, các nước đang phát triển tỉ lệ thị dân thấp hơn (thường dao động từ 30% - 40%) và các nước kém phát triển thường dưới 30%. Trên thực tế, các nước phát triển có tỉ lệ dân đô thị cao nhưng số dân thực tế tập trung ở các thành phố này ít hơn so với các nước đang phát triển. Cụ thể, vào những năm 1970 hơn một nửa dân số đô thị của thế giới thuộc về các nước phát triển nhưng đến năm 2000 chỉ còn lại 1/3. Tỉ lệ dân đô thị không phản ánh đầy đủ mức độ ĐTH cũng như tốc độ ĐTH của tất cả các nước. Ở Việt Nam, tỉ lệ dân thành thị tăng khá chậm, từ 24,2% (2000) đến 29,6% (năm 2009) nhưng trên thực tế thì số dân đô thị tăng tương đối khá từ 18,8 triệu người lên 25,4 triệu người trong cùng khoảng thời gian trên, đạt tốc độ tăng trưởng 3,34%/năm.  Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn Dân cư đô thị tăng nhanh về số lượng tương đối lẫn tuyệt đối làm cho số dân đô thị ngày càng tăng lên và số người sống trong các đô thị lớn cũng tăng nhanh. Đầu thế kỉ XX, chỉ có khoảng 13 đô thị có số dân trên 1 triệu người nhưng đến năm 1995 đã là 333 đô thị. Nếu như đầu thế kỉ XX thế giới không có thành phố nào có số dân lên tới 10 triệu người nhưng đến đầu thế kỉ XXI đã có đến 25 thành phố trên 10 triệu dân, trong đó các nước đang phát triển tập trung đến 19 đô thị.  Lãnh thổ đô thị không ngừng mở rộng ĐTH còn được thể hiện qua quá trình mở rộng diện tích và số lượng các đô thị. Các đô thị ngày càng lớn, có khả năng hút những điểm dân cư nông nghiệp, những đô thị nhỏ xung quanh nó và biến thành vùng đô thị; ĐTH cũng chính là quá trình chuyển đất nông nghiệp thành đất đô thị. Theo dự báo thì diện tích đất đô thị sẽ tiếp tục gia tăng nhanh chóng trong những thế kỉ tới.  Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị “Lối sống” là thuật ngữ chỉ tất cả những điều kiện và hình thức hoạt động sống của con người, đặc trưng xã hội, giai cấp và tầng lớp nhất định. Một trong những đặc điểm cơ bản của ĐTH là quá trình phổ biến rộng rãi lối sống thành thị vào nông thôn. Việc ĐTH nông thôn làm cho lối sống của dân cư nông thôn xích lại gần với lối sống cư dân thành thị về nhiều mặt với những đặc điểm như: - Gắn với sản xuất công nghiệp, tức là dễ thay đổi nơi ở và nơi làm việc; tác phong làm việc khẩn trương, nhanh nhẹn và giờ giấc chính xác hơn. - Cuộc sống người dân thành thị gắn với các hoạt động dịch vụ, mức sống cao và gắn liền với thị trường. - Có nhu cầu cao và đa dạng hơn về văn hóa, giáo dục; mối quan hệ xã hội và giao tiếp đa dạng, phức tạp hơn. - Sử dụng thời gian nhàn rỗi vào những hoạt động khác nhau như hoạt động sinh hoạt văn hóa, thể thao … Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động sản xuất cơ bản của cư dân nông thôn vẫn là nông nghiệp nhưng đã hiện đại hơn nhờ tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kĩ thuật và dịch vụ mà khu vực đô thị cung cấp; trong quá trình ĐTH, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tăng lên nhanh chóng. Xu hướng chung của thế giới hiện nay ngày càng có nhiều luồng chuyển cư theo dạng con lắc từ nông thôn ra thành phố làm việc, chính những luồng dân cư này đã tạo điều kiện cho sự di chuyển các dòng hàng hóa và thông tin từ th._.trưởng vượt trội về dịch vụ của tỉnh và cũng chưa tương xứng với tốc độ phát triển của tỉnh. Do đó, đây được coi là phương án phát triển thấp, không tạo động lực thúc đẩy KT - XH trên địa bàn tỉnh phát triển và không thể hiện được tốc độ ĐTH của tỉnh, không còn tương xứng với tình hình phát triển chung của cả tỉnh. Do đó đây là phương án mang tính chất tham khảo.  Phương án 2: Dự báo phát triển dân số theo “định hướng phát triển các đô thị Việt Nam” đã được Chính Phủ phê duyệt. Theo chiến lược ĐTH Việt Nam, tỉ lệ ĐTH tỉnh Bình Dương vào năm 2000 ở mức 25 -28% và tăng lên 33% vào năm 2010 và tới 2020 sẽ đạt mức 45%. Bảng 3.11: Dự báo phát triển dân số đô thị Bình Dương thời kì 2009 – 2020 (phương án 2). (đơn vị: nghìn người) 2009 2010 2020 Toàn tỉnh 1.497 1.560 2.637 Thành thị 448 515 1.187 Nông thôn 1.049 1.045 1.450 ĐTH (%) 30,0 33,0 45,0 (Nguồn: Tính toán theo tỉ lệ đưa ra trong quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và dân cư nông thôn Bình Dương đến 2020 – phương án 2). Phương án này được đưa ra từ năm 2006, lúc đó tỉ lệ đô thị hóa của Bình Dương ở mức 29,0% do đó phấn đấu đến năm 2010 mức đô thị hóa đạt 33,0% là mức có thể đạt được. Mặc dù năm 2009 tốc độ ĐTH của Bình Dương mới dừng lại ở mức 30,0% nhưng điều đó không có nghĩa là tốc độ ĐTH của tỉnh sẽ chậm lại. Như đã phân tích ở trên, động lực tăng dân số đô thị của Bình Dương là rất lớn nhưng do một số hạn chế về cơ sở hạ tầng cũng như các sai số trong thống kê nên mức đô thị hóa còn thấp. Trong những năm tới, tỉnh đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng nhằm đưa Bình Dương tiến thẳng lên thành phố loại I trực thuộc Trung Ương, có sức ảnh hưởng lớn trong nước và mang tầm khu vực vào năm 2020. Do đó, nếu căn cứ vào phương án phát triển này, đến năm 2020, tỉ lệ ĐTH trên địa bàn tỉnh chỉ dừng ở mức 45,0% là quá thấp so với tốc độ ĐTH hiện nay của tỉnh. Như vậy, nếu theo phương án 2 thì mức độ ĐTH trên địa bàn tỉnh Bình Dương còn quá thấp, chưa phù hợp với chiến lược ĐTH của cả nước và vùng KTTĐ phía Nam và chưa tương xứng với tốc độ phát triển công nghiệp cũng như tiềm năng ĐTH của tỉnh.  Phương án 3: Dự báo theo khả năng cân bằng lao động. Bảng3.12 Dự báo phát triển dân số đô thị Bình Dương thời kì 2009 – 2020 (phương án 3). (đơn vị: nghìn người) 2009 2015 2020 Toàn tỉnh 1.497 2.095 2.637 Thành thị 448 1.257 1.998 Nông thôn 1.049 838 639 ĐTH (%) 30,0 60,0 75,0 (Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và dân cư nông thôn Bình Dương đến 2020) Theo phương án 3, đến năm 2020, dân số đô thị chiếm 75,0% dân số cả tỉnh, tỉ lệ dân nông thôn giảm còn 25,0%. Nếu chỉ nhìn vào những con số trong bảng dự báo thì có thể đưa ra nhận xét là quá cao, khó có thể thực hiện được. Nhưng căn cứ vào tình hình phát triển và định hướng phát triển của cả tỉnh đến năm 2020 thì đây là phương án có tính khả thi. Căn cứ vào mục tiêu phấn đấu của tỉnh đến năm 2020 theo phương án phát triển kinh tế đã được lựa chọn trong định hướng phát triển kinh tế của tỉnh, đó là phương án 2 – phương án chú trọng tăng trưởng kinh tế kết hợp với công bằng xã hội, xây dựng mạng lưới an sinh xã hội vững chắc - tỉ trọng đóng góp các ngành kinh tế lần lượt là KVI: 1,8%, KVII: 59,8% và KVIII: 38,4%. Tỉ trọng đóng góp của các ngành phi nông nghiệp hơn 98,0% tương ứng với 90,0% lao động của tỉnh. Do đó, tỉ lệ ĐTH ở phương án 3 hoàn toàn khả thi, thể hiện khả năng phát triển KT – XH của tỉnh theo định hướng chung đến năm 2020, phát huy được sự tăng trưởng vượt trội về dịch vụ và công nghiệp. Đây là phương án được lựa chọn để phấn đấu phát triển. Tóm lại, căn cứ vào định hướng phát triển KT - XH và quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và dân cư nông thôn tỉnh đến năm 2020, Bình Dương sẽ có khoảng 17 đô thị được nhà nước công nhận trên cơ sở nâng cấp .mở rộng các đô thị hiện có và xây mới thêm. Các đô thị này sẽ kết nối với nhau với 1 thành phố loại I trực thuộc Trung Ương, 6 đô thi và 4 huyện. Thành phố Bình Dương sẽ được hình thành trên cơ sở 6 đô thị nội thành và 4 huyện ngoại thành của các phường xã cũ hiện nay. Các đô thị đều mang tính chất đô thị công nghiệp và dịch vụ với quận Thủ Dầu Một là trụ sở hành chính cấp thành phố với qui mô dân số trên 300.000 người. Đô thị Thủ Dầu Một gồm các phường Phú Cường, Hiệp Thành, Phú Hòa, Phú Lợi, Phú Thọ, Chánh Nghĩa và xã Chánh Mỹ. Bảng 3.13: Hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn Bình Dương năm 2020 S T T TÊN ĐÔ THỊ 2009 2020 Tỉ lệ đô thị hóa (%) TP Bình Dương Tổng Thành thị Tổng Thành thị 2009 2 020 1497117 447513 2637108 1977831 30 75 A Vùng nam Bình Dương 1198079 414599 208315 158332 35 76 1 Quận Thủ Dầu Một 160898 150995 329639 263711 94 80 2 Quận Thuận An 382496 78639 501051 400841 21 80 3 Quận Dĩ An 299248 73976 329639 263711 25 80 4 Quận Mới 121808 38280 342824 290029 31 85 5 Quận Bến Cát 101589 33645 290082 216111 33 74 6 Quận Tân Uyên 132040 39064 290082 193195 30 67 B Vùng bắc Bình Dương 299038 32914 553793 332276 11 60 1 Huyện mới Tân Uyên 49912 _ 118670 78322 66 2 Huyện Dầu Tiếng 106920 18725 192509 102992 18 53 3 Huyện mới Bến Cát 58793 _ 125263 70147 56 4 Huyện Phú Giáo 83413 14189 117351 49287 17 42 (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ qui hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và dân cư nông thôn tỉnh Bình Dương đến năm 2020) Đô thị Thuận An gồm TTr. Lái Thiêu, TTr. An Thạnh và các xã Bình Hòa, Vĩnh Phú, An Phú, Bình Chuẩn, Thuận Giao, Hưng Định, An Sơn, Bình Nhâm. Là cửa ngõ phía Nam của TP. Bình Dương, là trung tâm công nghiệp – dịch vụ - thương mại – văn hóa xã hội – du lịch khu vực phía Nam của tỉnh. Qui mô dân số dự kiến trên 400.000 người. Đô thị Dĩ An được thành lập từ TTr. Dĩ An và các xã An Bình, Đông Hòa, Bình An, Bình Thắng, Tân Đông Hiệp, Tân Bình. Cũng giống như đô thị Thuận An, Dĩ An sẽ là trung tâm công nghiệp – dịch vụ - thương mại – văn hóa xã hội – du lịch khu vực phía Nam của tỉnh. Qui mô dân số dự kiến xấp xỉ qui mô đô thị Thủ Dầu Một. Đô thị mới Tân Định An – Phú Chánh được thành lập trên cơ sở các xã Tương Bình Hiệp, Hiệp An, Tân An, Định Hòa, Phú Mỹ (Thủ Dầu Một); Tân Vĩnh Hiệp. Phú Chánh (Tân Uyên) và Tân Định, Hòa Lợi (Bến Cát). Đô thị này gồm 2 đô thị nhỏ: đô thị Phú Chánh trong khu liên hiệp 4.300 ha và đô thị mới Tân An Định. Qui mô dân số dự kiến là trên 290.000 người. Đô thị Tân Uyên sẽ là đô thị phía đông của TP. Bình Dương, gồm TTr. Mỹ Phước, các xã An Điền, An Tây, Phú An, Thới Hòa, Chánh Phú Hòa với diện tích là 214,36 km2, qui mô dân số dự tính là trên 290.000 người; tương tự, đô thị Bến Cát cũng có qui mô dân số trên 290.000 người tương lai sẽ là trung tâm phát triển công nghiệp, trung tâm dịch vụ - thương mại – du lịch. Hướng phát triển của Bến Cát là phát triển dọc theo Đại lộ Bình Dương hiện nay, từ trung tâm thị trấn hiện nay tới đô thị Định An – Phú Giáo. Riêng các huyện nông thôn của tỉnh sẽ có những hạt nhân trung tâm, đó là các đô thị thuộc huyện. Đây sẽ là những hạt nhân tạo đà phát triển cho từng huyện. Ví dụ như huyện Dầu Tiếng có các đô thị như TTr. Dầu Tiếng, thị tứ Thanh Tuyền, Minh Thạnh, Long Hòa; huyện mới Bến Cát có TTr. Bầu Bàng, thị tứ Trừ Văn Thố; huyện Phú Giáo có TTr. Phước Vĩnh, thị tứ Phước Hòa, An Linh; huyện mới Tân Uyên có thị trấ Tân Thành, thị tứ Ngã Năm Cổng Xanh. Dân số các huyện nông thôn giảm nhanh và ổn định vào năm 2020. Thời gian này lao động nông thôn giảm dần do chuyển cư từ nông thôn ra thành thị và quá trình ĐTH trên từng địa phương trong quá trình CNH – HĐH nông thôn của tỉnh. Bảng 3.12: Dân số đô thị, nông thôn tỉnh Bình Dương đến năm 2020 (Đơn vị: nghìn người). 2010 2015 2020 Tốc độ tăng trưởng (%/năm) 2011 - 2015 2016 - 2020 2011 - 2020 Dân số 1.560 2.095 2.637 5,9 4,6 5,2 Dân số đô thị 515 1.257 1.998 17,8 9,3 13,6 Dân số nông thôn 1.045 838 639 - 4,4 - 5,4 - 4,9 (Nguồn: Tính toán từ các phương án tăng dân số đô thị dựa trên báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Bình Dương đến 2020). Với hệ thống đô thị như vậy dân số Bình Dương sẽ có sự thay đổi cả về quy mô lẫn sự phân bố dân cư thành thị và nông thôn Phương án được lựa chọn để phát triển là đưa Bình Dương trở thành thành phố phát triển hài hòa, phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước va của cả vùng ĐNB. Không gian TP. Bình Dương kết nối với không gian TP. Hồ Chí Minh và TP. Biên Hòa tạo thành đại đô thị phía Nam của đất nước. Đến 2020, dân số cả tỉnh không ngừng tăng cả về quy mô lẫn tỉ trọng. Dân thành thị tăng nhanh chiếm 60% đến 75% dân số cả tỉnh, dân nông thôn có xu hướng giảm từ 40% xuống 25%. 3.3 Giải pháp phát triển 3.3.1 Về kinh tế  Công nghiệp: Để đạt được tốc độ cao và bền vững, công nghiệp của tỉnh sẽ phát triển theo hướng tăng về lượng và chú trọng về chất, tức là đa dạng hóa sản xuất công nghiệp, hình thành nhiều ngành công nghiệp trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu trong và ngoài tỉnh đảm bảo chất lượng và khẳng định thương hiệu trên thị trường. Xây dựng ngành công nghiệp đạt trình độ tiên tiến và hiện đại, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm công nghiệp chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất, công nghiệp nặng và các ngành công nghiệp khác … tuy nhiên cần phải chú trọng ngành chủ lực của tỉnh, trước hết là công nghiệp chế biến hướng vào thị trường các nước phát triển và khu vực. Công nghiệp dệt may vẫn là ngành quan trọng trong cơ cấu công nghiệp Bình Dương, cho nên ngành dệt may vẫn được chú trọng và chú ý hơn các ngành công nghiệp tạo mẫu, thời trang; giảm dần may gia công xuất khẩu … Đầu tư phát triển ngành công nghiệp điện, điện tử - cơ khí chính xác theo chiều sâu nhằm nâng cao tỉ trọng nội địa hóa công nghiệp cơ khí và điện tử trong ngành công nghiệp.Từng bước đưa ngành này thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo đột phá trong công nghiệp. Phát triển công nghiệp vừa và nhỏ; chú trọng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống. Tổ chức sản xuất theo hướng đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng của tỉnh, vùng và từng bước mở rộng xuất khẩu với các sản phẩm chủ lực như sứ vệ sinh, gạch men, kính, thủy tinh, gạch, ngói … Phát triển công nghiệp gắn liền với đẩy mạnh ĐTH, hình thành mạng lưới đô thị có công nghiệp và dịch vụ, kết cấu hạ tầng hiện đại. Hình thành các tổ chức sản xuất đa dạng, thu hút lao động xã hội, giải quyết việc làm. Củng cố hoạt động và nâng cao hiệu quả của KCN, CCN tập trung, đảm bảo kết cấu hạ tầng tốt, kết nối với hệ thống kết cấu hạ tầng trong tỉnh và vùng KTTĐ phía Nam một cách đồng bộ. Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, đồng thời đảm bảo an ninh quốc phòng trong công nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao sản phẩm tạo ra nhiều giá trị gia tăng trên một đơn vị nguyên liệu, nhằm nâng cao hiệu quả nguồn nguyên liệu tại chỗ, có nhu cầu thị trường lớn; có tác động đến phát triển các ngành khác; hiệu quả KT - XH cao, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động và nâng cao mức sống dân cư; bảo vệ môi trường …  Dịch vụ Các ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong những thập niên tới nhằm khai thác những lợi thế của Bình Dương như dịch vụ nhà ở, đào tạo nghề, du lịch sinh thái, du lịch cuối tuần, dịch vụ tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin… Tập trung đầu tư tăng giá trị của dịch vụ thương mại vận tải, ngân hàng, nhà ở công nhân, nhà ở cho các đối tượng khác nhau, kể cả nhà ở phục vụ ở các trung tâm đô thị lớn ở TP. Hồ Chí Minh. Phát triển các ngành dịch vụ phải gắn liền với sự phát triển các ngành kinh tế của tỉnh, một số ngành dịch vụ phải đi trước như thương mại, vận tải, ngân hàng; hình thành các ngành dịch vụ mũi nhọn như dịch vụ nhà ở, nhà ở - nhà nghỉ sinh thái; đào tạo công nhân phục vụ phát triển công nghiệp… Phát triển thương mại theo hướng đảm bảo cung ứng vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, hàng tiêu dùng cho đời sống, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của sản xuất nông – công nghiệp, đồng thời, xây dựng thị trường mở cửa hội nhập với thị trường. Chuyển dịch cơ cấu thị trường theo hướng giảm giá trị xuất khẩu vào thị trường châu Á – Thái Bình Dương, tăng thị trường EU, Bắc Mỹ; quan tâm phục hồi thị trường Đông Âu và Nga. Bên cạnh đó vẫn coi trọng thị trường trong nước, đây là thị trường ổn định nhất. Khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh, tạo địa bàn du lịch có sức thu hút du khách trong và ngoài nước; thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, trong đó nhà nước đóng vai trò chủ đạo, tăng cường hợp tác trong và ngoài tỉnh …  Nông nghiệp Phát triển ngành nông nghiệp hàng hóa, đạt hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo môi trường sinh thái. Xây dựng nền nông nghiệp sạch và phát triển theo hướng CNH - HĐH - tức là giảm tỉ trọng dân số và lao động trong KVI - cung ứng sản phẩm cho khu vực đô thị. Nâng cao giá trị sản xuất, khai thác tốt các ưu thế tự nhiên và tập trung chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả. Chuyển dịch các nông trường cao su quốc doanh cho các hộ nông dân chăm sóc, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển cao su theo hướng thâm canh. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ mới vào sản xuất; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; tiến hành tổ chức sản xuất nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến, thương mại và phát triển vùng nông thôn. Nâng cao năng suất lao động để giảm số lao động trong nông nghiệp, từ đó thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ nông thôn phát triển, thúc đẩy nhanh quá trình ĐTH các vùng nông thôn, từ đó tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành nghề của tỉnh. 3.3.2 Về đô thị hóa Tập trung đẩy mạnh quá trình ĐTH tương xứng với tốc độ CNH của tỉnh và phù hợp với những mục tiêu và định hướng mà tỉnh đã đề ra. Các đô thị phải đi đầu trong quá trình phát triển, là nơi có tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh nhất, mạnh nhất. Các đô thị Bình Dương là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển và chuyển dịch theo hướng CNH – HĐH. Quá trình ĐTH sẽ mở rộng các khu vực ngoại vi của các đô thị gồm các huyện lị, các khu dân cư đô thị gắn với các KCN. Phát triển khu vực ngoại vi của TX Thủ Dầu Một bao gồm các xã ngoại thị và các xã lân cận. Sự thu hút nguồn lao động tại chỗ cũng như thu hút lao động nhập cư sẽ tạo điều kiện cho quá trình ĐTH diễn ra nhanh hơn. Phát triển đô thị đi liền với phát triển cơ cấu hạ tầng như đường bộ, đường sắt, viễn thông, năng lượng ... từng bước phấn đấu trở thành các đô thị sạch, xanh và an toàn. Tăng cường mở rộng các thị trấn, trung tâm xã phường của các huyện; là hạt nhân phát triển các vùng nông thôn, cung cấp đầy đủ nhu cầu cho người dân, là cầu nối giữa công nghiệp và nông nghiệp, đô thị và nông thôn … Qua đó, hạn chế tình trạng xuất cư, tạo động lực phát triển kinh tế nói chung và ĐTH khu vực nông thôn nói riêng. Ở các khu vực nông thôn, cần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và xây dựng một cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lí. Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào nông thôn từ nhiều nguồn để hiện đại hóa sản xuất và nâng cao đời sống cho người dân. Bên cạnh đó, phát triển kinh tế nông thôn không chỉ phát triển các ngành nông – lâm - ngư nghiệp; tỉnh còn phải chú trọng đến các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành dịch vụ phục vụ phát triển nông thôn. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh ở nông thôn; hình thành những vùng chuyên canh ổn định. Ngoài ra, cần chú ý đến việc phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ truyền thông … Ưu tiên phát triển các trung tâm xã, cum xã, khu ấp tập trung là hạt nhân cho bố trí dân cư nông thôn, từng bước ĐTH. Vị trí lựa chọn nên là đầu mối giao lưu hàng hóa, nông sản phẩm … 3.3.3 Về dân số và phân bố dân cư Tiếp tục thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình để duy trì mức gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh như hiện nay là ở mức1,00%. Riêng gia tăng cơ học dự đoán là sẽ tiếp tục tăng nhanh và là động lực phát triển dân số của tỉnh từ nay đến 2020. Chủ trương phải phát triển những ngành công nghiệp đòi hỏi hàm lượng kĩ thuật cao và một số ngành công nghiệp nặng để góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động từ đội ngũ nhập cư. Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn lao động thông qua việc mở rộng và nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo; tiến hành đào tạo đối với những người lao động chưa có tay nghề; phát triển những ngành công nghiệp đòi hỏi hàm lượng khoa học kĩ thuật cao, phát triển những ngành dịch vụ hỗ trợ như giáo dục đào tạo, vấn đề nghỉ dưỡng … góp phần nâng cao tỉ trọng ngành dịch vụ. Đẩy mạnh chính sách thu hút nhân tài, tạo cơ hội an cư lạc nghiệp cho đội ngũ các nhà khoa học kĩ thuật.Chú trọng đào tạo, hướng nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn lao động sẵn có. Phát triển nguồn lao động có kĩ thuật, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho công nghiệp và dịch vụ. Kết cấu dân số theo giới tính của tỉnh phấn đấu bằng mức trung bình chung cả nước bằng cách: thu hút lao động nam giới thông qua việc phát triển những ngành công nghiệp nặng như công nghiệp cơ khí, điện - điện tử; khai khoáng … Giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và chú ý vấn đề tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe cho người dân để giảm tỉ suất tử thô ở nam giới trong dân số nói chung. Tiến hành giảm sức ép tập trung dân số ở các huyện thị phía Nam bằng cách mở rộng địa bàn hoạt động sản xuất công nghiệp xuống các huyện phía Bắc. Trong mỗi huyện thị đều có những hạt nhân kinh tế riêng, đó là cơ sở để tận dụng tốt lao động tại chỗ và hạn chế khả năng di dân đối với các huyện nông thôn cũng như giảm sức ép dân số đối với các huyện công nghiệp phía Nam.  Xuất phát từ thực trạng phát triển kinh tế cũng như những biến động cụ thể của dân cư trong khoảng thời gian từ 1997 đến 2009, Bình Dương đã và đang có những điều chỉnh thích hợp nhằm hướng tới mục tiêu đưa Bình Dương lên vị trí thành phố loại I trực thuộc Trung Ương và là một trung tâm công nghiệp tầm cỡ quốc gia và khu vực. Đối với từng lĩnh vực, tỉnh đều xây dựng những phương án phát triển riêng và căn cứ trên tính khả thi của từng phương án để chọn lựa cho mình phương án phù hợp nhất. Hướng phát triển của Bình Dương không nằm ngoài xu hướng phát triển của cả nước, đó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỉ trọng các ngành nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ - trong đó chú ý phát triển dịch vụ cân đối với tốc độ CNH của toàn Tỉnh. Qua đó nâng cao mức độ ĐTH cũng như thay đổi bức tranh phân bố dân cư của tỉnh theo hướng ổn định và bền vững. KẾT LUẬN Đề tài “Biến động dân cư trong quá trình ĐTH tỉnh Bình Dương từ 1997 đến 2009” đã đạt được một số kết quả sau: 1. Tổng quan lí luận liên quan đến dân số, ĐTH và phân bố dân cư; mối quan hệ giữa sự phát triển KT - XH đối với quá trình ĐTH và tác động của nó đến sự biến động dân cư. 2. Nghiên cứu các vấn đề về dân cư và phát triển KT - XH, tiến trình ĐTH tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 - 2009, qua đó rút ra được mối quan hệ giữa dân số với sự phát triển KT - XH và sự phát triển KT - XH với quá trình ĐTH, gia tăng dân số và phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Các đặc điểm về dân cư và quá trình ĐTH của tỉnh Bình Dương có liên quan đến tình hình phát triển kinh tế mà nhất là sự phát triển công nghiệp của tỉnh trong thời gian qua. Trong giai đoạn từ 1997 – 2009, tỉnh đã đẩy mạnh phát triển công nghiệp dẫn đến sự hình thành nhiều KCN ở các huyện phía Nam, thu hút lao động nhập cư, chính vì vậy gia tăng cơ học đã và đang là động lực tăng dân số của Bình Dương. Gia tăng dân số mà đặc biệt là gia tăng cơ học đã làm cho dân cư của tỉnh có nhiều biến động: Nhóm dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao, nhóm dân số ngoài tuổi lao động giảm dần, tỉ lệ phụ thuộc của dân số ngày càng ít … tạo nhiều điều kiện cho Bình Dương phát huy hết khả năng kinh tế trong thời kì “kết cấu dân số vàng”. Kết cấu dân số theo giới của tỉnh thấp hơn rất nhiều so với mức chung của cả nước do chủ yếu phát triển các ngành công nghiệp nhẹ… Tuy nhiên dân cư có sự phân bố không đồng đều theo ngành và theo lãnh thổ. Ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP, tập trung chủ yếu ở các huyện phía Nam với mật độ dân số gấp hơn 10 lần so với các huyện phía Bắc. Ngành dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tốc độ phát triển công nghiệp thể hiện sự phát triển chưa bền vững của tỉnh trong những năm qua. Vì vậy, trong thời gian tới, tỉnh cần chú trọng phát triển dịch vụ nhằm nâng cao tỉ trọng của ngành trong cơ cấu GDP đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp sang các huyện phía Bắc. Điều này cũng sẽ làm giảm áp lực về dân số, việc làm và các vấn đề xã hội khác ở các huyện thị phía Nam. 3. Trên cơ sở nghiên cứu về “Sự biến động dân cư trong quá trình ĐTH tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 – 2009, tác giả đã đề ra những định hướng phát triển KT - XH và ĐTH, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp phát triển dân số - phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020. Các định hướng tập trung vào vấn đề phát triển dân số, kinh tế và đô thị của tỉnh đến 2020. Về dân số, phát triển dân số đạt quy mô dân số của đô thị loại I vào năm 2015; đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế bằng cách thu hút lao động nhập cư nhất là lao động có kĩ thuật, nâng cao chất lượng nguồn lao động thông qua phát triển giáo dục và y tế. Về kinh tế, tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là chú trọng tăng tỉ trọng nhóm ngành dịch vụ. Về đô thị, nâng cao tỉ lệ thị dân và đạt mục tiêu 75% dân số đô thị vào năm 2020. Để đạt được những mục tiêu trên, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hài hòa giữa dân số và KT - XH cũng như đô thị của tỉnh trong thời gian tới. Các giải pháp tập trung vào việc gắn phát triển KT - XH với phân bố dân cư và đẩy mạnh quá trình ĐTH với mục đích nâng cao tỉ lệ dân số đô thị; phát triển KT - XH đồng đều, hợp lí giữa các địa phương nhằm thay đổi bức tranh phân bố dân cư trong tỉnh. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian, nguồn số liệu thu thập được và trình độ nghiên cứu của tác giả nên một số vấn đề nghiên cứu mới dừng lại ở mức độ tổng quát; các nội dung về dự báo, định hướng phát triển dân số và KT - XH theo địa phương chưa được phân tích và nghiên cứu kĩ lưỡng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Xây Dựng, Công ty tư vấn xây dựng tổng hợp – xí nghiệp thiết kế quy hoạch xây dựng (2006), Qui hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và dân cư nông thôn tỉnh Bình Dương đến năm 2020. 2. PGS. PTS Nguyễn Đình Cử chủ biên (1997), Giáo trình dân số và phát triển, NXB Nông nghiệp Hà Nội 3. PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc (2004), “Bình Dương – điểm sáng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài”, Tạp chí Con số và Sự kiện (số 3), trang 22. 4. Cục thống kê Bình Dương, Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương các năm 1997đến 2009. 5. Cục Thống kê Tỉnh Bình Dương, Báo cáo kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở 01/04/2009 6. Nguyễn Dược (2003), Sổ tay thuật ngữ địa lí, NXB Giáo dục 7. Phạm Xuân Đường (2009), “Mục tiêu, phương hướng phát triển đô thị hóa và vai trò của nhà nước đối với đô thị hóa”, Tạp chí quản lí nhà nước (số 9), trang 6 – 10. 8. Tống Văn Đường (1997), Giáo trình dân số và phát triển, Dự án VIE/97/P.3, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 9. Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng, Đặng Văn Phan (1995), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (tập 1), NXB Giáo dục. 10. Nguyễn Thị Hiển (2009), luận văn thạc sĩ Dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương, ĐHSP TPHCM 11. Nguyễn Kim Hồng (2001), Dân số học đại cương, NXB Giáo dục 12. Nguyễn Kim Hồng (chủ biên), Phạm Xuân Hậu, Đào Ngọc Cảnh, Phạm Thị Xuân Thọ (1997), Giáo trình Địa lý kinh tế xã hội đại cương, Trường Đại học Sư phạm TP. HCM. 13. Chu Viết Luân (2003), Bình Dương - Thế và lực mới trong thế kỉ XXI, NXB Chính trị quốc gia. 14. Đặng Thành Sang chủ biên (2007), Địa lí địa phương tỉnh Bình Dương, NXB Giáo dục. 15. PGS. TS Trần Cao Sơn (1995), Dân số và tiến trình đô thị hóa, động thái phát triển và triển vọng, NXB KHXH Hà Nội. 16. Trương Quang Thao (2003), Đô thị hóa, những khái niệm mở đầu, NXB Xây dựng 17. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Minh Đức (2003), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục. 18. TS. Phạm Thị Xuân Thọ (2008), Địa lí đô thị, ĐHSP TPHCM. 19. Hoàng Như Tiếp (1978), Mối quan hệ giữa qui hoạch vùng và qui hoạch xây dựng đô thị, NXB KHKT Hà Nội. 20. Tổng Cục thống kê Việt Nam, Báo cáo tổng hợp kết quả Tổng điều tra dân số - nhà ở tháng 4 năm 2009. 21. Tổng Cục thống kê Việt Nam, Niên giám thống kê Việt Nam, các năm 1997 đến 2009. 22. TS Tôn Nữ Quỳnh Trân – TS Nguyễn Thế Nghĩa (đồng chủ biên) (2005), Phát triển đô thị bền vững, NXB Hà Nội. 23. Nguyễn Minh Tuệ (2008), Giáo trình giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản, Quỹ dân số LHQ thông qua dự án VNM 7PG009 – Bộ Giáo dục – Đào tạo. 24. Ủy ban Dân số - Gia đình – Trẻ em tỉnh Bình Dương (2001), Chiến lược dân số Bình Dương giai đoạn 2001 – 2010. 25. Ủy ban Dân số - Gia đình – Trẻ em tỉnh Bình Dương (2005), Báo cáo 15 năm công tác dân số - gia đình và trẻ em tỉnh Bình Dương 1997 – 2005. 26. Ủy ban Dân số - Gia đình – Trẻ em tỉnh Bình Dương (2009), Chiến lược dân số Bình Dương giai đoạn 2010 – 2020. 27. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (tháng 10/2006), Báo cáo tổng hợp qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020. 28. Các website: - www.WorldBank.org.com.vn - - www.binhduong.org.vn - www.gso.gov.vn PHỤ LỤC BÁO CÁO KẾT QUẢ SƠ BỘ TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SÔ VÀ NHÀ Ở 01/4/2009 (Chia theo xã/ phường/ thị trấn; huyện/ thị) Số TT Xã/ Phường/ thị trấn; Huyện/ thị Tổng số Thành thị Nông thôn Số nhân khẩu Số nhân khẩu Nữ Số nhân khẩu Nữ TỔNG CỘNG 1,482,636 444,008 233,820 1,038,628 535,676 I Thị xã TDM 224,114 188,720 99,217 35,394 18,313 1 Phường Hiệp Thành 28,272 28,272 15,249 2 Phường Phú Lợi 28,971 28,971 15,537 3 Phường Phú Hòa 27,346 27,346 14,775 4 Phường Phú Cường 23,932 23,932 11,902 5 Phường Phú Thọ 15,886 15,886 8,369 6 Phường Chánh Nghĩa 26,033 26,033 13,723 7 Phường Định Hòa 12,965 12,965 6,644 8 Phường Phú Mỹ 10,726 10,726 5,468 9 Xã Tân An 12,739 12,739 6,515 10 Phường Hiệp An 14,589 14,589 7,550 11 Xã T Bình Hiệp 12,197 12,197 6,316 12 Xã Chánh Mỹ 10,458 10,458 5,482 II Huyện Dầu Tiếng 104,044 18,183 9,227 85,861 42,669 1 TT. Dầu Tiếng 18,183 18,183 9,227 2 Xã Minh Hòa 7,616 7,616 3,741 3 Xã Minh Thạnh 8,049 8,049 4,011 4 XãMinh Tân 6,726 6,726 3,419 5 Xã Định An 6,631 6,631 3,352 7 Xã Định Thành 3,656 3,656 1,609 6 Xã Long Hòa 9,446 9,446 4,809 8 Xã Định Hiệp 7,874 7,874 3,744 9 Xã An Lập 6,233 6,233 3,129 10 Xã Long Tân 5,643 5,643 2,815 11 Xã Thanh An 10,260 10,260 5,002 12 Xã Thanh Tuyền 13,727 13,727 7,038 III Huyện Bến Cát 191,020 33,645 18,037 157,375 80,696 1 TT. Mỹ Phước 33,645 33,645 18,037 2 Xã Trừ Văn Thố 5,771 5,771 2,873 3 Xã Cây Trường 4,271 4,271 2,172 4 Xã Lai Uyên 11,291 11,291 5,643 5 Xã Tân Hưng 5,863 5,863 2,983 6 Xã Long Nguyên 11,435 11,435 5,779 7 Xã Hưng Hòa 5,751 5,751 2,916 8 Xã Lai Hưng 10,822 10,822 5,569 9 Xã Chánh Phú Hòa 11,511 11,511 5,912 10 Xã An Điền 12,191 12,191 6,242 11 Xã An Tây 13,331 13,331 6,739 12 Xã Thới Hòa 19,809 19,809 10,076 13 Xã Hòa Lợi 17,243 17,243 9,110 14 Xã Tân Định 16,984 16,984 8,876 15 Xã Phú An 11,102 11,102 5,806 IV Huyện Phú Giáo 79,955 13,835 6,800 66,120 31,957 1 TT. Phước Vĩnh 13,835 13,835 6,800 2 Xã An Linh 4,012 4,012 2,041 3 Xã An Thái 4,276 4,276 2,023 4 Xã Phước Sang 3,016 3,016 1,495 5 Xã An Long 2,352 2,352 1,079 6 Xã An Bình 14,714 14,714 7,005 7 Xã Tân Hiệp 3,808 3,808 1,898 8 Xã Tam Lập 2,895 2,895 1,249 9 Xã Vĩnh Hòa 12,424 12,424 5,935 10 Xã Tân Long 6,416 6,416 3,258 11 Xã Phước Hòa 12,207 12,207 5,974 1 Huyện Tân Uyên 204,601 39,064 20,111 165,537 83,446 2 TT. Uyên Hưng 15,426 15,426 8,035 3 TT. Tân P Khánh 23,638 23,638 12,076 4 Xã Tân Định 6,692 6,692 3,220 5 Xã Bình Mỹ 7,457 7,457 3,824 6 Xã Tân Bình 6,224 6,224 3,200 7 Xã Tân Lập 2,424 2,424 1,175 8 Xã Tân Thành 4,515 4,515 2,285 9 Xã Đất Cuốc 2,643 2,643 1,320 10 Xã Hiếu Liêm 2,425 2,425 911 11 Xã Lạc An 6,906 6,906 3,458 12 Xã Vĩnh Tân 7,247 7,247 3,789 13 Xã Hội Nghĩa 13,494 13,494 6,915 14 Xã Tân Mỹ 4,956 4,956 2,274 15 Xã Tân Hiệp 14,143 14,143 6,794 16 Xã Khánh Bình 20,883 20,883 10,133 17 Xã Phú Chánh 9,869 9,869 5,132 18 Xã Thường Tân 4,744 4,744 2,425 19 Xã Bạch Đằng 5,519 5,519 2,876 20 Xã Tân Vĩnh Hiệp 13,706 13,706 6,989 21 Xã Thạnh Phước 7,845 7,845 3,784 22 Xã Thạnh Hội 2,459 2,459 1,273 VI Xã Thái Hòa 21,386 21,386 11,669 1 Huyện Dĩ An 297,435 73,732 39,276 223,703 118,929 2 TT. Dĩ An 73,732 73,732 39,276 3 Xã Tân Bình 15,133 15,133 7,789 4 Xã Tân Đông Hiệp 64,747 64,747 33,630 5 Xã Bình An 22,442 22,442 11,285 6 Xã Bình Thắng 12,690 12,690 6,407 7 Xã Đông Hòa 46,582 46,582 23,764 8 Xã An Bình 62,109 62,109 36,054 VII Huyện Thuận An 381,467 76,829 41,152 304,638 159,666 1 TT. An Thạnh 25,032 25,032 13,428 2 TT. Lái Thiêu 51,797 51,797 27,724 3 Xã Bình Chuẩn 44,372 44,372 23,286 4 Xã Thuận Giao 75,604 75,604 40,871 5 Xã An Phú 50,752 50,752 26,652 6 Xã Hưng Định 10,737 10,737 5,590 7 Xã An Sơn 5,979 5,979 3,081 8 Xã Bình Nhâm 12,462 12,462 6,461 9 Xã Bình Hòa 88,905 88,905 45,803 10 Xã Vĩnh Phú 15,827 15,827 7,922 Nguồn: Cục Thống Kê Tỉnh Bình Dương. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5685.pdf
Tài liệu liên quan