HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
BÙI VĂN MẠNH
BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SINH KẾ CỦA CƯ DÂN
TẠI QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN
TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH VĂN HÓA HỌC
Mã số: 9229040
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS PHẠM DUY ĐỨC
2. TS. LÊ XUÂN KIÊU
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích
dẫn đầy đủ theo q
206 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại quần thể danh thắng Tràng an trước tác động của du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quy định.
Tác giả
Bùi Văn Mạnh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN 8
1.1. Các công trình nghiên cứu về sinh kế và văn hóa sinh kế 8
1.2. Các công trình nghiên cứu về sự biến đổi văn hóa và biến đổi văn hóa sinh kế14
1.3. Các công trình nghiên cứu về sự biến đổi văn hóa sinh kế trước tác động của du
lịch 21
1.4. Các công trình nghiên cứu về văn hóa, tác động của du lịch đối với di sản và
sinh kế của cư dân tại quần thể danh thắng tràng an 25
1.5. Đánh giá chung về những thành tựu nghiên cứu mà luận án có thể kế thừa và
những khoảng trống mà luận án cần đi sâu nghiên cứu 28
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SINH KẾ
VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 32
2.1. Một số khái niệm công cụ 32
2.2. Lý thuyết biến đổi văn hóa và khung phân tích biến đổi văn hóa sinh kế 43
2.3. Quan điểm phát triển du lịch và mối quan hệ văn hóa sinh kế và du lịch tại
Quần thể danh thắng Tràng An 48
2.4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 54
Chương 3. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SINH KẾ CỦA CƯ DÂN TẠI
QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN 63
3.1. Đặc điểm văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước
năm 2000 63
3.2. Thực trạng biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An do
tác động của phát triển du lịch 82
3.3. Đánh giá sự biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân ở Quần thể danh thắng Tràng
An trước tác động của phát triển du lịch 105
Chương 4. NHỮNG YẾU TỐ VÀ XU HƯỚNG TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI
VĂN HÓA SINH KẾ CỦA CƯ DÂN TẠI QUẦN THỂ DANH THẮNG 112
TRÀNG AN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY 112
4.1. Những yếu tố tác động và xu hướng biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại
Quần thể danh thắng Tràng An 112
4.2. Những vấn đề đặt ra do tác động của phát triển du lịch 129
4.3. Một số khuyến nghị về giải pháp phát triển văn hóa sinh kế bền vững của cư
dân ở Quần thể danh thắng Tràng An trong quá trình phát triển du lịch 135
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
PHỤ LỤC 164
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐVH Biến đổi văn hóa
BCH Ban chấp hành
CSHT Cơ sở hạ tầng
CMCN Cách mạng công nghiệp
DSVHTNTG Di sản Văn hóa và thiên nhiên thế giới
DSVH Di sản văn hóa
DFID Department for International Development (Cơ quan phát
triển Quốc tế).
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
KTXH Kinh tế xã hội
KTTT Kinh tế thị trường
QTDT Quần thể danh thắng
SBĐVHSK Sự biến đổi văn hóa sinh kế
UBND Ủy ban nhân dân
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp Quốc
VHSK Văn hóa sinh kế
XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Các thành tố của văn hóa sinh kế 39
Sơ đồ 2.2. Khung phân tích sinh kế bền vững DFID [13, tr.40] 45
Sơ đồ 2.3. Khung phân tích sự biến đổi văn hóa sinh kế 46
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn của người dân địa phương 67
Biểu đồ 3.2. Thu nhập của người dân giai đoạn 1990-2000 69
Biểu đồ 3.3. Nghề nghiệp trước đây của người dân địa phương 73
Biểu đồ 3.4. Mức độ đáp ứng diện tích đất sản xuất, trồng cấy của gia đình 83
Biểu đồ 3. 5. Thu nhập hiện nay của người dân 84
Biểu đồ 3.6. Lợi ích du lịch mang lại cho kinh tế địa phương 85
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ người dân được tham gia các lớp bồi dưỡng du lịch 87
Biểu đồ 3.8. Khó khăn khi chuyển sang làm nghề mới 88
Biểu đồ 3.9. Sự phù hợp của công việc hiện tại đối với người dân 89
Biểu đồ 3.10.Mức độ thường xuyên tổ chức và tham gia lễ hội truyền thống 91
Biểu đồ 3.11. Đánh giá chất lượng tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống 91
Biểu đồ 3.12. Mức độ hấp dẫn của các lễ hội văn hóa truyền thống 92
Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ các hộ gia đình có làm nghề phụ 96
Biểu đồ 3.14. Nghề nghiệp hiện nay của người dân địa phương 98
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Diện tích đất tự nhiên và đất gieo trồng 3 xã năm 2010 64
Bảng 3.2. Diện tích gieo trồng cấy của các xã giai đoạn 2010-2018 83
Bảng 3.3. Cơ cấu nguồn lao động làm du lịch tại các xã hiện nay 86
Bảng 3.4. Tổng hợp các cơ sở dịch vụ và quản lý khu du lịch 93
Bảng 3.5. Đánh giá về chủ trương, chính sách phát triển KTXH và du lịch 94
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới là những tài sản vô giá và không
thể thay thế, có giá trị và ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với mỗi cá nhân, cộng đồng,
địa phương, quốc gia và toàn nhân loại. Di sản thế giới là những khu vực có giá
trị nổi bật về cảnh quan tự nhiên, văn hóa, kiến trúc độc đáo và hệ sinh thái đa
dạng, phong phú, có sức lôi cuốn rất lớn với khách du lịch. Không phải ngẫu
nhiên mà hàng năm các khu Di sản thế giới thu hút hàng triệu lượt lượt du khách
tới thăm. Du lịch trở thành một công cụ chủ yếu trong nỗ lực giữ gìn, bảo vệ di
sản, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho cộng đồng địa
phương, đặc biệt ở những khu vực được bảo vệ của di sản.
Tuy nhiên quá trình phát triển du lịch cũng tạo ra không ít những tác động
tới khu di sản và cộng đồng cư dân địa phương, nhất là ở các nước đang phát
triển. Một trong những tác động rõ nhất đối với cư dân trong khu di sản, đó là sự
thay đổi các nguồn lực sinh kế (nguồn lực con người, nguồn lực tư nhiên, tài
chính, vật chất và nguồn lực xã hội), hệ thống sinh kế, phương thức sinh kế và
các hoạt động sinh kế truyền thống cùng với những giá trị văn hóa gắn liền với
các hoạt động sinh kế. Trước đây người dân sinh sống trong các khu vực di sản
chỉ quen với nghề làm nông nghiệp, chăn nuôi, săn bắt, hái lượm, làm một số
nghề thủ công, khi thực hiện các dự án phát triển du lịch, nhiều diện tích đất tự
nhiên, đất sản xuất nông nghiệp, đất ở của người dân bị thu hồi để làm dự án du
lịch, nguồn lực đất đai bị hạn chế, không gian sản xuất, canh tác bị thu hẹp, buộc
nhiều người phải chuyển đổi nghề nghiệp, cách thức kiếm sống.
Quần thể danh thắng Tràng An đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Văn hóa của Liên hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hoá và Thiên
nhiên thứ 31 trên thế giới vào năm 2014 và là di sản hỗn hợp duy nhất của Việt
Nam cho đến thời điểm hiện tại. Quần thể danh thắng Tràng An có diện tích
12.252 ha, trong đó khu di sản là 6.226ha, vùng đệm 6.026 ha, nằm trên địa bàn
của 20 xã, phường thuộc 5 huyện và thành phố. Là vùng đất cổ nơi đang lưu giữ
dấu vết của người tiền sử cách ngày nay hơn 30.000 năm. Người dân đã sinh
sống gắn bó hàng nghìn năm, trải qua bao biến cố to lớn về môi trường, cảnh
2
quan và trở thành một phần không thể tách rời của di sản. Đến nay trong vùng
lõi của di sản có khoảng 20.000 dân sinh sống, tập trung chủ yếu ở các xã
Trường Yên, Ninh Xuân và Ninh Hải của huyện Hoa Lư, với sinh kế truyền
thống chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi và làm nghề thủ công. Khu di sản Quần
thể danh thắng Tràng An hiện là điểm đến hàng đầu của tỉnh Ninh Bình và khu
vực phía Bắc, hàng năm thu hút khoảng 3 triệu lượt khách. Du lịch không chỉ
đóng góp trực tiếp vào việc bảo tồn, gìn giữ di sản mà còn góp phần tích cực
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng chục
nghìn lao động địa phương và nâng cao đời sống văn hóa của người dân địa
phương. Bên cạnh đó, phát triển du lịch cũng tạo ra nhiều tác động tiêu cực
đối với cư dân địa phương do sự thay đổi về môi trường, không gian sản xuất,
tri thức, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất cũng như tác động tới lối sống,
phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của địa phương. Mức độ tác động,
ảnh hưởng của du lịch tới người dân còn phụ thuộc khả năng thích ứng và
nguồn lực của cá nhân và hộ gia đình, nhiều người thích ứng, chủ động học
hỏi, trang bị kiến thức, kỹ năng về kinh doanh du lịch làm kế sinh nhai mới
như kinh doanh nhà hàng, khách sạn, bán hàng lưu niệm, vận tải du lịch,
nhưng cũng có nhiều người thích ứng chậm hơn, bị động trong việc chuyển
đổi sinh kế, việc làm, thậm chí hẫng hụt, mất phương hướng, kết quả là chịu
thiệt thòi và yếu thế hơn trong các hoạt động sinh kế mới. Những thay đổi này
cũng dẫn đến sự biến đổi các giá trị văn hóa sinh kế, phong tục, tập quán, lối
sống của người dân địa phương.
Mặc dù đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về biến đổi văn hóa và
văn hóa sinh kế của cư dân trước tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị
hóa ở nhiều địa phương khác nhau trên phạm vi cả nước, trong đó có tác động
của phát triển du lịch, nhưng chưa có công trình nghiên cứu một cách hệ thống,
chuyên biệt về biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng
Tràng An trước tác động của du lịch dưới góc độ văn hóa học. Trước những vấn
đề đặt ra về cả thực tiễn và nhu cầu nghiên cứu khoa học về biến đổi văn hóa
sinh kế của người dân địa phương trong vùng Quần thể danh thắng Tràng An
trước tác động của phát triển du lịch, nghiên cứu sinh chọn đề tài nghiên cứu
3
“Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An
trước tác động của du lịch” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành văn hóa học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu về biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần
thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch, Luận án tập trung nghiên
cứu, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về biến đổi văn hóa sinh kế, tìm hiểu sự
biến đổi văn hóa sinh kế trong bối cảnh phát triển du lịch, đồng thời lý giải
những nguyên nhân, xu hướng ảnh hưởng tới sự biến đổi, bàn luận một số vấn đề
đặt ra để phát triển văn hóa sinh kế bền vững trước tác động của du lịch.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
1) Nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận về biến đổi văn hóa sinh kế
do tác động của phát triển du lịch;
2) Nghiên cứu làm rõ thực trạng biến đổi sinh kế và văn hóa sinh kế của
cư dân 3 xã nằm trong vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An trước và sau khi
phát triển du lịch;
3) Nhận diện các yếu tố tác động, xu hướng khai thác du lịch tác động tới
biến đổi, thời cơ và thách thức đối với biến đổi văn hóa sinh kế; bàn luận xác
định một số vấn đề đặt ra để phát triển sinh kế bền vững của cư dân tại Quần thể
danh thắng Tràng An trong quá trình phát triển du lịch.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những bến đổi văn hóa sinh kế của cư dân trong khu di sản Quần thể danh
thắng Tràng An trước tác động của phát triển du lịch.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Trong vùng lõi khu di sản thế giới Quần thể danh thắng
Tràng An có 12 xã thuộc các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan và thành phố
Ninh Bình, luận án tập trung vào 3 xã có dân số chiếm trên 90% cư dân sống
trong vùng lõi di sản chịu nhiều tác động nhất do phát triển du lịch gồm các xã
Trường Yên, Ninh Xuân và Ninh Hải thuộc huyện Hoa Lư.
4
- Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2000 đến nay, khi cư dân địa phương
trong khu vực di sản chịu tác động do phát triển du lịch. Đây là thời điểm các dự
án phát triển các khu, điểm du lịch được triển khai và đưa vào khai thác phục vụ
khách du lịch và những năm tiếp theo.
- Về nội dung: Phân tích, đánh giá thực trạng biến đổi văn hóa sinh kế và
ứng xử của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của phát
triển du lịch.
4. Những câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, đặc điểm văn hóa sinh kế của cư dân trong khu di sản thế giới
Quần thể danh thắng Tràng An trước khi phát triển du lịch?
Thứ hai, văn hóa sinh kế của cư dân trong khu di sản Quần thể danh thắng
Tràng An biến đổi như thế nào trước tác động của phát triển du lịch?
Thứ ba, những vấn đề gì đặt ra đối với sự biến đổi văn hóa sinh kế của cư
dân trong khu di sản trước tác động của phát triển du lịch; cần làm gì để phát
triển văn hóa sinh kế bền vững trong quá trình phát triển du lịch.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của Luận án được phát triển trên cơ sở phương pháp luận duy
vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lê nin và quan điểm, đường lối của Đảng và
Nhà nước về văn hóa và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc. Luận án đã sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành như xã hội học, văn
hóa học, kinh tế học, du lịch học để khảo sát, xem xét sự biến đổi văn hóa sinh kế
của cư dân tại khu di sản Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của phát
triển du lịch, đồng thời vận dụng các lý thuyết về biến đổi văn hóa, khung sinh kế
bền vững và đưa ra khung phân tích sự biến đổi văn hóa sinh kế để phân tích, luận
giải về sự biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân trong khu di sản cũng như các yếu tố
tác động trong quá trình phát triển du lịch đối với sự biến đổi đó.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Luận án tập trung nghiên cứu phân tích các tài liệu, các số liệu, các kết
quả điều tra, các kết quả nghiên cứu đã có để khái quát hóa, tổng hợp hóa, đưa ra
5
các nhận định, đánh giá khoa học của luận án, đảm bảo tính khoa học của các
phân tích, đánh giá về văn hóa sinh kế và sự biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân
trong khu di sản Quần thể danh thắng Tràng An.
5.2.2. Phương pháp điền dã
Phương pháp điền đã được sử dụng để thu thập các nguồn tài liệu định
tính liên quan đến địa bàn nghiên cứu. Nghiên cứu sinh đã trực tiếp quan sát,
kiểm tra, trao đổi, nói chuyện và phỏng vấn sâu các đối tượng sau: 1). Cán bộ xã,
cán bộ, thôn xóm của các địa phương trong khu di sản; 2) Cán bộ quản lý, điều
hành của các doanh nghiệp, đơn vị quản lý, khu, điểm du lịch; 3) Người dân
tham gia hoạt động dịch vụ du lịch; 4). Các hướng dẫn viên, công ty lữ hành đưa
khách đến khu di sản; 5) Các chuyên gia nghiên cứu về di sản văn hóa, du lịch,
xã hội học và kinh tế.
Với vai trò là người làm công tác quản lý di sản và du lịch của tỉnh,
nghiên cứu sinh đã thường xuyên đi xuống địa bàn các khu, điểm du lịch và các
khu dân cư để kiểm tra và nắm bắt tình hình hoạt động, xử lý các vấn đề phát
sinh liên quan đến di sản, hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ. Thông qua các
buổi làm việc tại thực địa, trực tiếp nói chuyện với cộng đồng cư dân địa
phương, nghiên cứu sinh đã được chia sẻ và cung cấp nhiều thông tin bổ ích
phục vụ cho đề tài của Luận án cũng như công tác quản lý di sản và phát triển du
lịch của tỉnh. Vừa thực hiện quan sát tham dự vừa tham dự tích cực vào các hoạt
động du lịch, đào tạo tập huấn, nghiên cứu cùng các chuyên gia nước ngoài xây
dựng hồ sơ di sản, quy hoạch, kế hoạch quản lý di sản, khai quật khảo cổ học,
nghiên cứu sinh đã có cái nhìn tương đối đầy đủ, dưới nhiều góc độ về các hoạt
động sinh kế và sự biến đổi văn hóa sinh kế của người dân tại khu di sản Quần
thể danh thắng Tràng An trong quá trình phát triển du lịch.
5.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Để thu thập các thông tin sơ cấp, định lượng liên quan đến dân cư các địa
phương nằm trong vùng lõi của khu di sản từ năm 2000 đến nay, nghiên cứu sinh
đã có nhiều buổi làm việc và phỏng vấn tìm hiểu về cư dân sinh sống trong vùng
lõi di sản. Chính thức sau khi nhận đề tài nghiên cứu từ đầu năm 2017 đến nay,
nghiên cứu sinh đã tiến hành điều tra xã hội học cộng đồng dân cư tại 3 xã
6
Trường Yên, Ninh Xuân và Ninh Hải. Đây là 3 xã nằm trong vùng lõi di sản, nơi có
nhiều dự án đầu tư du lịch và có hoạt động du lịch phát triển nhất, đối tượng điều tra
chủ yếu là: 1) người dân làm các dịch vụ du lịch (chèo đò, bán hàng, bảo vệ, kinh
doanh nhà nghỉ, nhà hàng); 2) những người dân làm quản lý tại các khu, điểm du
lịch; 3) cán bộ công chức xã. Tổng số phiếu phát ra và thu về: 500 phiếu, được phân
bổ như sau: người chèo đò và làm dịch vụ du lịch 350 phiếu; người điều hành và
quản lý tại các khu du lịch 100 phiếu; cán bộ công chức xã 50 phiếu.
Trong quá trình thực hiện điều tra, được sự giúp đỡ của cán bộ Ban Quản
lý khu du lịch sinh thái Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Trung tâm Bảo tồn di
tích Cố đô Hoa Lư, Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An, Trung tâm
Thông tin xúc tiến du lịch, lãnh đạo 3 xã Trường Yên, Ninh Xuân và Ninh Hải,
Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường, Doanh nghiệp Ngôi Sao và nhiều người dân
địa phương, nghiên cứu sinh đã hoàn thành việc điều tra 500 phiếu. Bên cạnh đó,
nghiên cứu sinh đã trực tiếp gặp gỡ và thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn sâu với một
số người chèo đò, hướng dẫn viên du lịch, cán bộ quản lý và lãnh đạo chính quyền
địa phương để hiểu rõ hơn về những thay đổi trong cuộc sống, việc làm, phong tục
tập quán và các nghi lễ liên quan đến sinh kế cũng như những thuận lợi, khó khăn,
thách thức của người dân từ khi chuyển đổi sang làm du lịch.
5.2.4. Phương pháp so sánh
Bên cạnh các phương pháp trên, nghiên cứu sinh còn sử dụng các phương
pháp nghiên cứu chung của ngành khoa học xã hội như: so sánh hai thời kỳ trước
và sau khi phát triển du lịch để tìm hiểu về văn hóa sinh kế ở từng thời kỳ; đưa ra
các dự báo xu hướng biến đổi văn hóa sinh kế và bàn luận, đưa ra các giải pháp
mang tính khuyến nghị giúp cho các cơ quan quản lý ở địa phương trong quá
trình phát triển du lịch.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần hệ thống hóa về văn hóa sinh kế, biến đổi văn hóa
sinh kế trong quá trình phát triển du lịch của cư dân tại quần thể danh thắng
(QTDT) Tràng An, tỉnh Ninh Bình dưới góc nhìn văn hóa học. Luận án sẽ
đóng góp cho việc hoàn thiện hơn một số vấn đề lý luận về văn hóa sinh kế và
7
sự biến đổi của văn hóa sinh kế trước những tác động của du lịch tại các khu di
sản thế giới hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án làm sáng tỏ thực trạng biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại
khu Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch.
- Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công
tác nghiên cứu và giảng dạy các môn học về văn hóa học và du lịch học, làm tài
liệu tham khảo cho công tác quản lý, bảo tồn di sản và phát triển du lịch ở nước
ta hiện nay.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình nghiên cứu đã công
bố; Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của Luận án được
bố cục thành 4 chương cụ thể như sau:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2. Cơ sở lý luận về biến đổi văn hóa sinh kế và khái quát địa bàn
nghiên cứu.
Chương 3. Thực trạng biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể
danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch.
Chương 4. Bàn luận về sự biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần
thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch trong tình hình hiện nay.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SINH KẾ VÀ VĂN HÓA SINH KẾ
1.1.1. Về sinh kế
Sinh kế là vấn đề được nhiều ngành khoa học trên thế giới quan tâm,
nghiên cứu từ lâu. Về sau, sinh kế được các nhà nghiên cứu văn hóa từ nhiều
chuyên ngành trong nước tiếp nhận và phát triển trong nghiên cứu về khoa học
văn hóa ứng dụng, bởi nội hàm của sinh kế có tính thực tiễn cao.
Ý tưởng về sinh kế đã có từ tác phẩm của Robert Chambers vào giữa những
năm 80 của thế kỷ XX, sau đó được Chambers, Conway và những nhà nghiên
cứu khác phát triển vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Tiếp tục bổ sung và
phát triển các nghiên cứu về sinh kế của Ủy ban Thế giới về Môi trường và phát
triển (WCED), Chambers & Conway đã đưa ra khái niệm sinh kế tương đối hoàn
chỉnh về sinh kế, bao gồm năng lực, tài sản (dự trữ, nguồn lực, yêu cầu và tiếp
cận) và các hoạt động cần có để bảo đảm phương tiện sinh sống: sinh kế chỉ bền
vững khi nó có thể đương đầu với và phục hồi sau các cú sốc, duy trì hoặc cải
thiện năng lực và tài sản, và cung cấp các cơ hội sinh kế bền vững cho các thế hệ
kế tiếp [104, tr.6].
Trong tài liệu hướng dẫn khung phân tích sinh kế nông thôn bền vững
(1997), trên cơ sở kế thừa nghiên cứu của Chambers & Conway và các công
trình nghiên cứu trước đó, Ian Scoone và đồng nghiệp đã đưa ra khái niệm và
khung phân tích sinh kế bền vững khá đầy đủ với 5 chỉ số đánh giá chính (bối
cảnh, điều kiện xu hướng; các nguồn lực sinh kế; thể chế và tổ chức; chiến lược
sinh kế; và kết quả sinh kế), trong đó các yếu tố thể chế và tổ chức ảnh hướng
quan trọng tới kết quả sinh kế bền vững [109].
Schultz và Lavenda (2001) cho rằng khi nói đến sinh kế là hàm ý con người
phải làm gì để có được của cải vật chất như lương thực, quần áo, chỗ ở nhằm
duy trì cuộc sống [70, tr.8]. Trong khi đó Grant Evans, thì nhấn mạnh sinh kế
nghiên cứu mặt vật chất của đời sống trong bối cảnh xã hội và văn hóa của nó,
9
đồng thời nghiên cứu cái cách mà các khâu sản xuất phân phối tiêu thụ đã tham
gia như thế nào vào toàn bộ cấu trúc của xã hội, sinh kế không chỉ là kinh tế mà
còn là văn hóa và phản ánh văn hóa [105].
Các nhà nghiên cứu tại Việt Nam trong những năm trở lại đây đã có nhiều
nghiên cứu và đưa ra những nhận định về vấn đề sinh kế. Các nghiên cứu đa
phần đã chỉ ra hoạt động kinh tế hay sinh kế chính là sự thích nghi của con người
với môi trường tự nhiên trong quá trình thỏa mãn các nhu cầu vật chất để đảm bảo
sự sinh tồn của mình, hay sinh kế là những phương thức kiếm sống của cá nhân hay
cộng đồng, nhằm đáp ứng các nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần để duy trì sự
phát triển của cá nhân hay cộng đồng đó. Trong Luận án “Biến đổi sinh kế của
người Dao di cư tự do tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk” của Đào Thanh Thái [75,
tr. 34] đã đưa ra những vấn đề về sinh kế của người Dao tại Cư M’gar, tác giả cũng
đã nhận định sinh kế của người Dao tại địa bàn mình nghiên cứu là một tập hợp của
các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với những quyết định và hoạt
động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu đa
dạng hơn. Hay nói cách khác, sinh kế của một hộ gia đình hay một cộng đồng còn
được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình hay cộng đồng đó.
Trên cơ sở khung lý thuyết về sinh kế và biến đổi sinh kế của DFID, Trần
Văn Bình đã đưa ra một quan niệm và hướng nghiên cứu tương đối toàn diện về
sinh kế và biến đổi sinh kế. Tác giả đã nhấn mạnh đến việc kết hợp các hoạt
động trong quá trình sử dụng các nguồn lực để đảm bảo cuộc sống (con người
gồm khả năng, kỹ năng cá nhân; nguồn lực tự nhiên, tài chính và các thiết bị và
các mối quan hệ, trợ giúp của xã hội) [13, tr.53]. Nội dung chính của khung phân
tích sinh kế bền vững được nhà nghiên cứu Trần Văn Bình tóm tắt thành bốn
điểm chính sau:
Thứ nhất, khung phân tích sinh kế bền vững đề cập đến nhiều yếu tố và
thành tố hợp thành sinh kế đó là: 1) Các ưu tiên mà con người có thể nhận biết
được; 2) Các chiến lược mà họ lựa chọn để theo đuổi các ưu tiên đó; 3) Các thể
chế, chính sách và tổ chức quyết định đến sự tiếp cận của họ đối với các loại tài
sản hay cơ hội và các kết quả mà họ thu được; 4) Các tiếp cận của họ đối với
năm loại vốn và khả năng sử dụng hiệu quả các loại vốn mình có; 5) Bối cảnh
10
sống của con người, bao gồm các xu hướng kinh tế, công nghệ, dân số, các cú
sốc và mùa vụ.
Thứ hai, khung phân tích này lấy con người và sinh kế của họ làm trung
tâm của sự phân tích, nghĩa là đặt con người ở trung tâm của sự phát triển và
hành động
Thứ ba, khung phân tích sinh kế bền vững thừa nhận các chính sách, thể
chế và quá trình ảnh hưởng đến sự tiếp cận và sử dụng các tài sản hay còn gọi là
các loại vốn mà cuối cùng chúng đều ảnh hưởng đến sinh kế của con người
Thứ tư, sinh kế của con người được phân tích dưới góc độ sở hữu và tiếp
cận các loại vốn, hay còn gọi là tài sản vốn. Trong đó có năm loại vốn chính là:
1) Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng và các loại hàng hóa mà con người sản
xuất cần để hậu thuẫn sinh kế; 2) Vốn tài chính, ngụ ý về các nguồn lực tài chính
mà con người sử dụng để đạt được các mục tiêu sinh kế của mình; 3) Vốn xã hội,
là các nguồn lực xã hội mà con người sử dụng để theo đuổi các mục tiêu sinh kế
của mình bao gồm quan hệ, mạng lưới, thành viên nhóm, niềm tin, sự phụ thuộc
lẫn nhau và trao đổi cung cấp các mạng an ninh phi chính thống quan trọng; 4)
Vốn con người đại diện cho các kỹ năng, tri thức, khả năng làm việc và sức khỏe
tốt, tất cả cộng lại tạo thành những điều kiện giúp con người theo đuổi các chiến
lược sinh kế khác nhau và đạt được các mục tiêu sinh kế. 5) Vốn tự nhiên là tất
cả những nguyên vật liệu tự nhiên để tạo dựng sinh kế. Có rất nhiều nguồn lực
tạo thành vốn tự nhiên bao gồm cả các nguồn lực đất đai. [13, tr.40-46].
Năm 2011, hai nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Mai, Nguyễn Huy Thắng của
Viện Xã hội học đã công bố công trình “Sinh kế bền vững cho cư dân ven bờ
vịnh Bắc bộ - Thực trạng và giải pháp” [48] trong phạm vi nghiên cứu 3 tỉnh
duyên hải là Thanh Hóa, Khánh Hòa và Sóc Trăng. Trong những năm gần đây
tình trạng đánh bắt ven bờ đã làm suy giảm cạn kiệt nguồn tài nguyên ven biển,
chính vì vậy để giảm tình trạng khai thác quá mức đồng thời bảo vệ và phát triển
hệ sinh thái ven biển, bảo tồn đa dạng sinh học cần phải tìm sinh kế mới để thay
thế một bộ phận sinh kế của người dân làm nghề đánh bắt ven biển. Kết quả
nghiên cứu đã cho thấy thực trạng sinh kế, những rủi ro sinh kế tạm thời và khả
năng chuyển đổi sinh kế của cộng đồng cư dân ven biển. Đáng chú ý trong
11
nghiên cứu này chính là tác giả đã đề xuất các mô hình sinh kế thay thế đánh bắt
ven bờ thông qua sự tham vấn của cộng đồng ngư dân ven biển.
Năm 2015, tác giả Bùi Văn Tuấn đã công bố công trình nghiên cứu Thực
trạng và giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven đô Hà Nội
trong quá trình đô thị hóa [74], trong đó đã khẳng định sinh kế, sinh kế bền vững có
vai trò quan trọng đối với cộng đồng dân cư trong quá trình đô thị hóa. Trên cơ sở
tiếp cận khung sinh kế bền vững, bài viết phân tích một số vấn đề lý luận về sinh kế
và vận dụng nghiên cứu sinh kế của cộng đồng dân cư vùng ven đô trong quá trình
đô thị hóa qua trường hợp quận Bắc Từ Liêm. Nghiên cứu đánh giá thực trạng sinh
kế của cộng đồng dân cư quận Bắc Từ Liêm, xác định những nhân tố thuận lợi và
cản trở hộ gia đình tiếp cận các nguồn lực phát triển sinh kế. Trên cơ sở đó đưa ra
những giải pháp nâng cao và đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư dưới
tác động của quá trình đô thị hóa trong bối cảnh phát triển và hội nhập.
Nghiên cứu về quá trình chuyển đổi phương thức sinh kế của người dân ở
vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh
tế nông nghiệp, tác giả Ngô Thị Phương Lan, trong công trình nghiên cứu “Từ cá
sang tôm” [44] đã phác họa lại một bức tranh khá sinh động và sâu sắc về hoạt
động sản xuất, mưu sinh của người nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long,
với khả năng thích ứng nhanh với nền kinh tế thị trường. Từ việc đi sâu tìm hiểu
các phương thức mưu sinh mới trong bối cảnh văn hóa, phát triển kinh tế xã hội
của vùng, tác giả thấy rằng so với trồng lúa, nuôi tôm là nghề có tính rủi ro cao,
người dân đã biết phát huy tốt nguồn vốn xã hội để giảm thiểu rủi ro. Quá trình
chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm của người dân đã cho thấy lối tư duy duy
lý theo cách tiếp cận của Samuel Popkin (1979), mối quan tâm hàng đầu của
người nông dân là sự thịnh vượng và an toàn của bản thân và gia đình họ [44,
tr.78-81]; người dân lựa chọn việc chuyển dần các mảnh ruộng của gia đình làm
đầm nuôi tôm, đầu tư phát triển các mạng lưới, quan hệ xã hội để phát triển kinh
tế, giảm thiểu rủi ro khi mất mùa, đó là sự kết hợp giữa yếu tố duy tình và duy lý
trong kinh tế để phù hợp bối cảnh phát triển.
Tóm lại, qua nghiên cứu, tìm hiểu về sinh kế của các nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước, từ góc độ nghiên cứu văn hóa học và hướng nghiên cứu của đề tài
12
này, nghiên cứu sinh thấy rằng sinh kế chính là cách thức tổ chức những hoạt
động kinh tế của cộng đồng địa phương, bao gồm cả các giá trị vật chất (nguồn
lực đất đai, tài chính, công cụ, phương tiện lao động) và các giá trị tinh thần
(khả năng, kỹ năng, tri thức, kinh nghiệm, nghi lễ) được sắp xếp thành những
ngành nghề đặc thù phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng nhằm đảm bảo duy
trì và phát triển cuộc sống của hộ gia đình và cộng đồng dân cư và có sự thay đổi
linh hoạt khi có biến động về môi trường sống.
1.1.2. Về văn hóa sinh kế
Khái niệm sinh kế được các nhà nghiên cứu trên thế giới tìm hiểu từ khá
lâu trong các công trình nghiên cứu về dân tộc học, nhân học, văn hóa học.
Thuật ngữ văn hóa mưu sinh hay sinh kế được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng
gần đây để chỉ các hoạt động sản xuất, kiếm sống của cộng đồng cư dân, của tộc
người. Theo nhóm các nhà nghiên cứu Makarian và dân tộc học Xô Viết (Liên
Xô cũ) văn hóa bao gồm hai hệ thống với 4 thành tố cơ bản: văn hóa sản xuất,
văn hóa đảm bảo đời sống, văn hóa chuẩn mực xã hội (luật lệ, nghi lễ, phong
tục) và văn hóa nhận thức. Trong đó Markarian nhấn mạnh “văn hóa sản xuất là
thành tố quan trọng bậc nhất”. Như vậy có thể khẳng định các nhà dân tộc học
Liên Xô cũ là những người đầu tiên nghiên cứu văn hóa sinh kế [13].
Trong các công trình nghiên cứu của Norman Long (1980), Wallman (1982),
Robert Chambers và Conway (1992), Caroline Ashley (1999), Emily A. Schultz -
Robert H. Lavenda (2001), Scoones (1998), Grant Evans (2001), Carney, D. (2003),
Solesbury W. (2003), Lee Ann (2007), Twigg, J. (2007), Leo de Haan (2012),
Stephen Morse (2013) mặc dù có các cách tiếp cận khác nhau, từ dân tộc học,
nhân học, kinh tế học, khi nghiên cứu về sinh kế và sinh kế bền vững, đều chủ yếu
dựa vào 5 loại vốn: vốn tự nhiên, vốn con người, vốn xã hội, vốn vật chất - tài
chính, trong đó có nhiều nội dung được xem xét như những giá trị cốt lõi của văn
hóa và văn hóa sinh kế như phong tục tập quán, tri thức dân gian, trình độ, kỹ năng,
các quan hệ xã hội trong cộng đồng, nghi lễ liên quan đến sinh kế. Như vậy có thể
thấy mặc dù khái niệm, thuật ngữ văn hóa sinh kế c... xã hội của người dân, từ việc làm
thay đổi các nguồn lực sinh kế, phương thức sinh kế đến các giá trị định hướng,
chuẩn mực và hành vi sinh kế.
1.4. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HÓA, TÁC ĐỘNG CỦA
DU LỊCH ĐỐI VỚI DI SẢN VÀ SINH KẾ CỦA CƯ DÂN TẠI QUẦN THỂ
DANH THẮNG TRÀNG AN
Ninh Bình là vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời, có nhiều di tích lịch sử -
văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nhiều địa danh đã được đầu tư, phát
triển trở thành các khu, điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước. Vì vậy có
khá nhiều các nhà nghiên cứu trong nước, quốc tế và của tỉnh quan tâm nghiên
cứu và xuất bản nhiều công trình nghiên cứu về di tích lịch sử, danh lam thắng
cảnh, trong đó có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như cuốn
sách biên khảo “Địa chỉ văn hóa dân gian Ninh Bình” của tác giả Trương Đình
Tưởng [79]. Công trình này đã ghi chép, miêu tả khá đầy đủ và hệ thống về lịch
sử, văn hóa các địa phương của tỉnh Ninh Bình, tri thức dân gian, kỹ thuật dân
gian về trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công, y dược, kỹ nghệ và ẩm thực dân
26
gian, phong tục tập quán và tin ngưỡng dân gian của mảnh đất và con người
Ninh Bình. Qua công trình này, nghiên cứu sinh có thể tìm hiểu về các nghề thủ
công truyền thống cùng tri thức dân gian về các hoạt động sinh kế của người dân
Ninh Bình nói chung và cư dân trong khu vực di sản thế giới QTDT Tràng An
nói riêng.
Công trình nghiên cứu khảo cổ học do Tiến sĩ Ryan Rabett cùng đồng
nghiệp tại Trường đại học Cambridge, Queen Belfast và Viện Khảo cổ học Việt
Nam tiến hành từ năm 2007 đến năm 2019, đã có những phát hiện quan trọng
chứng minh người tiền sử đã cư trú và sinh sống ở vùng đất Tràng An, Ninh
Bình cách nay khoảng hơn 30.000 năm. Các nguồn thức ăn tìm thấy trong các
đống rác bếp khai quật ở các hang cho thấy hoạt động sinh kế chủ yếu là săn bắt,
hái lượm và khai thác các nguồn lợi từ sông (cua nước ngọt, cá và rùa) và đánh
cá từ biển. Cuối năm 2017, các chuyên gia khảo cổ học đã phát hiện được bộ
xương người khá hoàn chỉnh có niên đại khoảng trên 12.000 năm, hiện đã tái
hiện được khuôn mặt và chiều cao. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh làm rõ
thêm về truyền thống cư trú và sử dụng vùng đất cũng như cách cư dân Tràng
An xưa thích ứng với sự thay đổi to lớn về môi trường để kiếm sống và sinh tồn
như việc khai thác ốc núi khi biển tiến và đánh bắt và khai thác nguồn thức ăn từ
sông suối, ao đầm khi biển thoái [125].
Năm 2012, được phép của Chính phủ, tỉnh Ninh Bình đã tiến hành nghiên
cứu lập hồ sơ đề cử Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới. Đến ngày
25 tháng 6 năm 2014, QTDT Tràng An đã được UNESCO công nhận là di sản
hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới. Kế hoạch quản lý di sản là một trong 5
hợp phần quan trọng của hồ sơ di sản, các chuyên gia đã nghiên cứu xác định
một cách toàn diện những vấn đề về tầm nhìn, nguyên tắc định hướng cơ bản của
việc quản lý, bảo vệ, các mục tiêu cùng các chính sách và hoạt động liên quan
đến việc quản lý, sử dụng bền vững, giữ gìn và phát huy các giá trị của khu di
sản, đặc biệt là giải quyết tốt các vấn đề về phát triển du lịch bền vững, đảm bảo
sự tham gia của cộng đồng địa phương (trong đó chủ trương chỉ khuyến khích
phát phát triển các loại hình du lịch sinh thái bền vững, du lịch văn hóa lịch sử,
du lịch dựa vào cộng đồng chèo như chèo thuyền, đi xe đạp, đi xe trâu). Chính
27
điều này đã giúp cho việc đảm bảo sinh kế bền vững và gắn bó chặt chẽ người
dân địa phương với khu di sản [92].
Quần thể danh thắng Tràng An trở thành di sản văn hóa và thiên nhiên thế
giới đã thu hút khá nhiều các nhà khoa học trong nước và quốc tế đến nghiên
cứu. Trong nghiên cứu về quản lý di sản thế giới ở Việt Nam, “Đánh giá của du
khách về công tác quản lý và truyền bá di sản của QTDT Tràng An”, các tác giả
Bùi Thị Hương, Lê Tuấn Anh và Ngô Phương Dung [108] đã có điều tra, nghiên
cứu về tình hình phát triển du lịch ở di sản thế giới Tràng An, đánh giá sự hài
lòng và cảm nhận của khách du lịch trong và ngoài nước đối với việc quản lý và
giới thiệu di sản; đưa ra trao đổi thảo luận một số vấn đề cần giải quyết về quy
hoạch và quản lý quy hoạch sử dụng đất, diễn giải các giá trị của di sản để đảm
bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, trong đó có vấn đề sinh kế của người dân.
Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ dừng lại việc điều tra bằng bảng hỏi đối với 278
khách du lịch và dựa trên một số báo cáo, tài liệu về quy hoạch, quản lý di sản,
mà chưa có số liệu điều tra về dân cư, việc làm, tác động của du lịch đối với
người dân và sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương như thế nào, nên những
nhìn nhận, đánh giá còn hạn chế, thiếu khách quan và định tính.
Đặc biệt, một nghiên cứu gần đây vào đầu năm 2019, “Màu xanh cho ai?
Khai thác du lịch sinh thái như là một chiến lược thích ứng khí hậu ở Tràng An,
Việt Nam” [121], Hoàng Thảo và Gwenn Pulliat đã tiếp cận nghiên cứu Quần
thể danh thắng Tràng An như là một trường hợp điển hình về cách thức một khu
vực trước đây chủ yếu làm nông nghiệp, dễ bị ảnh hưởng bởi khí hậu đã đổi mới
lựa chọn du lịch sinh thái, đa đạng hóa sinh kế, phát triển kinh tế, bảo vệ môi
trường. Các tác giả tập trung nghiên cứu chủ yếu ở xã Trường Yên để chứng
minh các lợi ích kinh tế xã hội và chi phí trong việc chuyển đổi cảnh quan, sử
dụng đất và kinh tế dựa vào nông nghiệp sang du lịch sinh thái, nêu ra những vấn
đề về thu hồi, đền bù đất đai, việc chuyển đổi đất nông nghiệp cho các dự án du
lịch sinh thái đã làm thay đổi việc làm và sinh kế của người dân. Tuy nhiên vùng
lõi khu di sản QTDT Tràng An nằm trên địa bàn của 12 xã, phường thuộc 5
huyện và thành phố, trong đó khu vực dân cư chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong
quá trình phát triển du lịch, bảo tồn di sản nằm tập trung chủ yếu ở 3 xã Trường
28
Yên, Ninh Xuân và Ninh Hải của huyện Hoa Lư (nơi chiếm 90% dân cư trong
khu di sản), nhưng nghiên cứu mới chỉ tập trung ở xã Trường Yên, phỏng vấn
được 24 người, trong đó có 15 người dân địa phương. Bên cạnh đó nhiều số liệu
thu thập về thu hồi đất như 90% đất nông nghiệp bị thu hồi chuyển thành đất
dịch vụ du lịch là không chính xác. Thực tế tổng diện tích đất canh tác thu hồi tại
xã Trường Yên khoảng hơn 208 ha, chiếm khoảng 15% tổng diện tích đất canh
tác. Như vậy phần lớn đánh giá của nghiên cứu còn thiếu chính xác và mang tính
chủ quan, nguồn số liệu thiếu tin cậy.
Như vậy tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về sinh kế, BĐSK, sinh kế
bền vững, BĐVH mưu sinh, trong đó có một số công trình gần đây nghiên cứu,
đánh giá về công tác quản lý, bảo tồn di sản và phát triển du lịch, tác động du
lịch đối người dân tại khu vực di sản thế giới QTDT Tràng An Nhưng đến
nay chưa có một công trình nghiên cứu một cách khoa học, toàn diện, đầy đủ và
hệ thống về vấn đề biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng
Tràng An trước tác động của phát triển du lịch.
1.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU MÀ
LUẬN ÁN CÓ THỂ KẾ THỪA VÀ NHỮNG KHOẢNG TRỐNG MÀ LUẬN ÁN
CẦN ĐI SÂU NGHIÊN CỨU
Qua tổng hợp, nghiên cứu các tài liệu về sinh kế, văn hóa sinh kế và biến
đổi văn hóa sinh kế trong và ngoài nước, đặc biệt là các tài liệu liên quan đến
sinh kế, VHSK và phát triển du lịch ở khu vực di sản thế giới QTDT Tràng An,
nghiên cứu sinh nhận thấy một số vấn đề sau:
Một là, với các cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu trong nước và
ngoài nước đã xây dựng được một cơ sở lý luận về sinh kế, khung sinh kế bền
vững, BĐSK, văn hóa sinh kế, biểu hiện của văn hóa sinh kế, biến đổi văn hóa
sinh kế. Tuy nhiên, còn có nhiều cách hiểu khác nhau, chưa thống nhất về thuật
ngữ, nội hàm các thuật ngữ này (thuật ngữ livelihood có người dịch là sinh kế,
có người dịch là mưu sinh). Một số nhà nghiên cứu nước ngoài mặc dù coi
sinh kế (livelihood) đơn thuần là các hoạt động vì mục đích kiếm sống, mục đích
kinh tế, nhiều nghiên cứu đã vận dụng và phát triển khung phân tích sinh kế bền
vững của DFID (1998) làm cơ sở khoa học để xem xét vấn đề văn hóa trong sinh
29
kế như các tài sản, vốn hay nguồn lực con người và nguồn lực xã hội có người
gọi là nguồn lực văn hóa.
Hai là, việc vận dụng lý thuyết về BĐVH vào nghiên cứu biến đổi văn
hóa truyền thống, văn hóa địa phương, văn hóa làng nghề, văn hóa gia đình, văn
hóa nông thôn, văn hóa tộc người khá phổ biến, tuy nhiên trong lĩnh vực biến
đổi văn hóa sinh kế còn rất ít, nhất là SBĐVHSK của cư dân tại các khu di sản
thế giới, nơi vừa có sự phát triển mạnh mẽ của du lịch nhưng vừa phải tuân thủ
các quy định về quản lý, bảo tồn di sản và đảm bảo sinh kế cho người dân;
những nguyên nhân tác động đến sự biến đổi đó.
Ba là, hoạt động sinh kế hay kiếm sống xuất hiện cùng với sự xuất hiện và
phát triển của con người, cùng với quá trình đó, các giá trị vật chất và tinh thần
trong lao động sản xuất, kiếm sống cũng được kết tinh, tích lũy, kế thừa và phát
triển thành tài sản chung của cộng đồng. Như vậy VHSK thuộc nhóm văn hóa
sản xuất, nó gần gũi và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội, nó có thể
được vận dụng như là một lý thuyết văn hóa trong việc nghiên cứu về cộng đồng
dân cư, tộc người về cả lý luận và thực tiễn để giúp họ thoát nghèo, gìn giữ bảo
tồn văn hóa truyền thống, thích ứng với sự phát triển kinh tế xã hội và duy trì và
phát triển cuộc sống.
Bốn là, những nghiên cứu về BĐVHSK trên thế giới và Việt Nam đã có
đóng góp nhất định về cả lý luận và thực tiễn, tuy nhiên nghiên cứu sự BĐVHSK
của cư dân ở khu di sản thế giới QTDT Tràng An đến nay vẫn chưa được thực
hiện một cách khoa học, hệ thống. Gần đây có một công trình nghiên cứu của Đỗ
Hải Yến, đã xem xét sự biến đổi văn hóa mưu sinh trên 3 biểu hiện chính: biến
đổi hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần trong cách ứng xử với các nguồn lực
mưu sinh; biến đổi ứng xử trong quá trình mưu sinh; biến đổi trong các nghi lễ
gắn với mưu sinh của chủ thể. Những vấn đề về đặc điểm, các thành tố hay các
giá trị của VHSK, những tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) nói
chung và hoạt động du lịch nói riêng tới SBĐVHSK của cư dân chưa được quan
tâm nghiên cứu. Như vậy còn những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu làm
rõ về nội hàm, cấu trúc hay các thành tố của văn hóa sinh kế như: 1) Hệ thống
30
giá trị định hướng trong sinh kế; 2) Những giá trị mang tính chuẩn mực, quy tắc
của sinh kế; và 3) Hành vi sinh kế hay phương thức sinh kế.
Năm là, địa điểm nghiên cứu: các khu vực dân cư thuộc các xã (Ninh Hải,
Ninh Xuân và Trường Yên), huyện Hoa Lư nằm trong vùng lõi của di sản thế
giới QTDT Tràng An. Là người làm công tác quản lý di sản, quản lý du lịch của
tỉnh, trực tiếp tham gia xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận QTDT
Tràng An là di sản thế giới, đồng thời tham gia vào quá trình hoạch định, định
hướng, quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của khu di sản cũng như xử lý những
vấn đề mối quan hệ giữa người dân và di sản, nghiên cứu sinh chứng kiến sự
thay đổi từng ngày của cộng đồng cư dân địa phương, cả về việc làm, phong tục
tập quán và lối sống. Đặc biệt từ khi nơi đây trở thành di sản của nhân loại, hàng
năm đã thu hút hàng triệu lượt khách, riêng năm 2019 đón được hơn 3,1 triệu
lượt khách, chiếm hơn 40% lượng khách đến Ninh Bình. Quá trình phát triển đó
đã tác động không nhỏ tới sinh kế, việc làm, thu nhập và văn hóa của người dân.
Tuy nhiên đến nay vấn đề biến đổi văn hóa sinh kế của người dân trong khu di
sản thế giới QTDT Tràng An do tác động của phát triển du lịch còn chưa được
quan tâm, có thể nói chưa có công trình nghiên cứu nào.
Tiểu kết chương 1
Sinh kế là một hoạt động tất yếu xuất phát từ nhu cầu chính đáng của con
người để tồn tại trong tự nhiên, phản ánh cách thức mà con người tác động vào
tự nhiên và môi trường sống để tạo ra của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu
trong cuộc sống của mình. Sinh kế cũng là một thành tố rất quan trọng tạo nên
văn hóa của từng cộng đồng và mỗi cá nhân trong cộng đồng. Nghiên cứu về
sinh kế có thể sẽ giúp nhìn nhận toàn diện về quá trình hình thành và phát
triển của một cộng đồng cư dân địa phương, nói rộng hơn từ sinh kế có thể
hiểu hơn về từng dân tộc, tộc người và văn hóa của mỗi dân tộc. Tuy nhiên
trải qua thời gian và lịch sử, sinh kế của mỗi cộng đồng và cư dân trong từng
vùng miền, địa phương bị thay đổi bởi quá trình vận động phát triển của tự
nhiên và xã hội, mỗi giai đoạn thay đổi đã hình thành nên VHSK - một nét
văn hóa riêng biệt mang tính bản địa vùng miền sâu sắc, không trùng lặp với
bất kì một dân tộc hay vùng miền nào khác. Thậm chí nó trở thành nét văn
31
hóa đặc trưng là yếu tố nội lực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nói chung
và du lịch nói riêng một cách bền vững.
Vấn đề nghiên cứu về VHSK được nhiều ngành khoa học trên thế giới quan
tâm, nghiên cứu từ lâu. Về sau, sinh kế (livelihood) hay mưu sinh được các nhà
nghiên cứu văn hóa từ nhiều chuyên ngành trong nước tiếp nhận và phát triển
trong nghiên cứu về khoa học văn hóa ứng dụng, bởi sinh kế chính là cuộc
sống của người dân, chỉ khi sinh kế của người dân được đảm bảo, kiếm đủ
tiền để đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình, thì những vấn đề lớn hơn
như phát triển kinh tế, an ninh, trật tự, ổn định xã hội và nhu cầu văn hóa mới
được đảm bảo.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, khi không gian địa lý không còn là cản trở
trong việc đi lại và du lịch, biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân ở các khu di sản
là một vấn đề ngày càng được quan tâm nghiên cứu. Từ các góc độ và cách tiếp
cận khác nhau, các công trình nghiên cứu đã sử dụng khung phân tích sinh kế
bền vững để tìm hiểu về văn hóa sinh kế và biến đổi văn hóa sinh kế qua các
biểu hiện ứng xử với các nguồn lực sinh kế, trong các hoạt động sinh kế và trong
các nghi lễ gắn với mưu sinh. Tuy nhiên đến nay chưa có công trình nào nghiên
cứu và tìm hiểu một cách hệ thống và toàn diện về đặc điểm, các giá trị của văn
hóa sinh kế và những tác động của phát triển du lịch tới biến đổi văn hóa sinh kế.
32
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SINH KẾ
VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ
2.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một khái niệm khá rộng và đa dạng tùy thuộc góc độ tiếp cận
nghiên cứu. Mỗi định nghĩa đề cập đến những dạng thức hoặc những lĩnh vực
khác nhau trong văn hóa. Đến nay theo thống kê của nhiều nhà nghiên cứu, có
đến hơn 500 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Năm 1871, E.B. Tylor đưa ra
định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người, nói chung gồm
có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng
lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của
xã hội” [110, tr.46]. Theo định nghĩa này thì văn hóa và văn minh là một; nó bao
gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, từ tri thức, tín
ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật F. Boas định nghĩa:
“Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và những hoạt động
định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người vừa có
tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự
nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong
nhóm và của chính các thành viên này với nhau”[101, tr.159].
Theo định nghĩa này, mối quan hệ giữa cá nhân, tập thể và môi trường là
quan trọng trong việc hình thành văn hóa của con người.
Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam và kể cả ở
nước ngoài khi đề cập đến văn hóa thường vận dụng định nghĩa văn hóa do
UNESCO đưa ra năm 1982 tại Mê-hi-cô:
“Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần
và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của xã hội hay một
nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương,
những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống
các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng”[96, tr.23].
33
Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, nhà nghiên cứu Trần Ngọc
Thêm cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần
do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự
tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình [76, tr.25].
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,
tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng
ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng
tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã
sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự
sinh tồn”[96, tr.20].
Quan điểm này của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định văn hóa là những
sáng tạo và phát minh của con người, nguồn gốc của văn hóa là lẽ sinh tồn của
con người. Văn hóa vừa là mục đích và vừa động lực của cuộc sống, nhằm thích
ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. Văn hóa là tổng hợp mọi
phương thức sinh hoạt (từ ăn mặc ở, phương thức sử dụng, ứng xử, giao tiếp).
Trên đây là những định nghĩa, quan điểm về văn hóa phù hợp với đối tượng
và hướng nghiên cứu của đề tài luận án, trong đó quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh và nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm về văn hóa được nghiên cứu sinh sử
dụng làm cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa nói chung và
văn hóa sinh kế nói riêng.
2.1.2. Khái niệm sinh kế
Sinh kế là vấn đề được nhiều ngành khoa học trên thế giới quan tâm,
nghiên cứu cuối những năm 80 của Thế kỷ XX. Về sau, sinh kế được các nhà
nghiên cứu văn hóa từ nhiều chuyên ngành trong nước tiếp nhận và phát triển
trong nghiên cứu về khoa học văn hóa ứng dụng, bởi nội hàm của sinh kế có tính
thực tiễn cao.
Sinh kế được bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Anh “livelihood”, theo từ điển
tiếng Anh Longman, sinh kế là cách kiếm tiền để sống hoặc được hiểu như là
phương thức kiếm sống [124, tr.1024].
34
Theo Chambers & Conway, khái niệm sinh kế được giải thích như sau:
“Sinh kế bao gồm năng lực, tài sản (dự trữ, nguồn lực, yêu cầu và tiếp
cận) và các hoạt động cần có để bảo đảm phương tiện sinh sống: sinh
kế chỉ bền vững khi nó có thể đương đầu với và phục hồi sau các cú
sốc, duy trì hoặc cải thiện năng lực và tài sản, và cung cấp các cơ hội
sinh kế bền vững cho các thế hệ kế tiếp; và đóng góp lợi ích ròng cho
các sinh kế khác ở cấp độ địa phương hoặc toàn cầu, trong ngắn hạn
và dài hạn”[104, tr.6].
Khi nói đến sinh kế, Emily A. Schultz - Robert H. Lavenda (2001) nhấn
mạnh đến hành động hay cách thức con người phải làm để có được của cải vật
chất như lương thực, quần áo, chỗ ở nhằm duy trì cuộc sống [70]. Trong khi đó
Grant Evans thì cho rằng sinh kế nghiên cứu mặt vật chất của đời sống trong bối
cảnh xã hội và văn hóa của nó, đồng thời nghiên cứu cái cách mà các khâu sản
xuất phân phối tiêu thụ đã tham gia như thế nào vào toàn bộ cấu trúc của xã hội,
sinh kế không chỉ là kinh tế mà còn là văn hóa và phản ánh văn hóa [105].
Ở Việt Nam, khi nói đến sinh kế thường hàm ý là hoạt động kinh tế để đảm
bảo cuộc sống hay hoạt động mưu sinh kiếm sống của con người, chẳng hạn như
mưu sinh bằng nghề xe ôm, bán vé số. Theo Từ điển Tiếng Việt [99] khi giải
nghĩa sinh kế thì cho rằng đó là việc làm để kiếm ăn, để mưu sống, như vậy sinh
kế có thể hiểu là những phương thức kiếm sống của một cá nhân hay cộng đồng,
nhằm đáp ứng các nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần để duy trì sự phát triển
của cá nhân hay cộng đồng đó.
Trong công trình nghiên cứu “Biến đổi sinh kế của cộng đồng người Dao
vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang sau tái định cư”, nhà nghiên cứu Trần Văn
Bình cho rằng “sinh kế là sự kết hợp các hoạt động để sử dụng các nguồn lực để
duy trì cuộc sống. Các nguồn lực sinh kế gồm: khả năng và kỹ năng cá nhân
(nguồn lực con người), đất đai, tiền tích lũy và các thiết bị (nguồn lực tự nhiên,
tài chính và vật chất) và các nhóm trợ giúp chính thức hay không chính thức tạo
điều kiện cho các hoạt động được diễn ra (nguồn lực xã hội). Một sinh kế bền
vững là khi nó có khả năng liên tục củng cố mức sống, mà không làm hủy hoại
cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có khả năng vượt qua và hồi phục sau
các áp lực và cú sốc (thảm họa, thiên nhiên suy thoái kinh tế [13, tr.53].
35
Từ các cách hiểu và khái niệm về sinh kế của các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước, với các cách tiếp cận, hướng nghiên cứu khác nhau, trên quan điểm
văn hóa học và hướng nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sinh đưa ra khái niệm
về sinh kế như sau: Sinh kế chính là cách thức sử dụng các nguồn lực và tổ chức
những hoạt động kinh tế của cư dân địa phương được sắp xếp thành những
ngành nghề đặc thù phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng nhằm duy trì cuộc
sống được lặp lại từ ngày này qua ngày khác và có sự thay đổi linh hoạt khi có
biến động về môi trường sống.
2.1.3. Văn hóa sinh kế và biến đổi văn hóa sinh kế
2.1.3.1. Khái niệm, đặc điểm và cấu trúc của văn hóa sinh kế
a) Khái niệm văn hóa sinh kế
Văn hóa là tất cả những gì do con người sáng tạo ra, bao gồm cả giá trị vật
chất và tinh thần, nên nó bao gồm văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của con
người. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu Liên Xô cũ, văn hóa bao gồm 4
thành tố: văn hóa sản xuất; văn hóa đảm bảo đời sống (nhà cửa, ăn mặc); văn
hóa chuẩn mực xã hội (luật lệ, nghi lễ, phong tục) và văn hóa nhận thức, trong
đó văn hóa sản xuất được coi là thành tố quan trọng nhất [13, tr.22].
Trên quan điểm về nhân học và dân tộc học, nhà nghiên cứu Nguyễn Từ
Chi theo cách hiểu góc rộng cho rằng “văn hóa là toàn bộ cuộc sống cả vật chất,
xã hội, tinh thần của từng cộng đồng” [96, tr.22]. Trong ba bộ phận cấu thành
văn hóa dân tộc (văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần), các hoạt
động sinh kế, phương thức kiếm sống, tập quán cư trú, làng bản được xếp vào
nhóm văn hóa vật chất. Văn hóa là tất cả những gì do con người tạo nên trong
quá trình lao động chân tay và lao động trí óc theo quy tắc và cách thức tổ chức
riêng biệt của từng cộng đồng.
Văn hóa sinh kế là một thuật ngữ mới xuất hiện ở Việt Nam trong những
năm gần đây. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng văn hóa sinh kế hay văn hóa đảm
bảo đời sống gồm nhiều thành tố như ăn, mặc, ở, kiếm sống, tri thức, đời sống
tín ngưỡng phục vụ cho việc đảm bảo cuộc sống của con người, trong đó hoạt
động mưu sinh, kiếm sống là thành tố quan trọng nhất, vì sinh kế ổn định sẽ đảm
bảo cho các vấn đề khác như ăn, mặc, ở, học hành.[2].
36
Đồng nhất khái niệm sinh kế với mưu sinh, theo Đỗ Hải Yến, văn hóa mưu
sinh là hệ thống hữu cơ những yếu tố vật chất và tinh thần, từ sự thích ứng, cách
ứng xử của chủ thể mưu sinh với môi trường tự nhiên, xã hội trong các
phương thức sinh hoạt nhằm bảo đảm sinh tồn, giảm nghèo hay phát triển cuộc
sống [98, tr 22].
Để xóa đói, giảm nghèo và phát triển cuộc sống, chủ thể trong các hoạt
động sinh kế (cá nhân, hộ gia đình) phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm phát
huy giá trị của tài nguyên thiên nhiên, di sản vật thể và phi vật thể nơi mình đang
sống; bằng những con đường chính thống và những con đường phi chính thống
để đạt được mục tiêu ổn định đời sống trước hết là của từng cá nhân, đến hộ gia
đình và cộng đồng trước những tác động khách quan. Do vậy, văn hóa sinh kế
chịu sự chi phối, tác động và ảnh hưởng chủ động và bị động từ ngoại cảnh khác
nhau. Trong thực tế, sinh kế của người dân thường bị tác động rất lớn bởi những
biến động, thay đổi của nguồn lực tự nhiên. Trong quá trình thực hiện các dự án
phát triển du lịch, khu công nghiệp, nhà máy thủy điện, người dân bị thu hồi hết
đất sản xuất hoặc di chuyển đến nơi ở mới, các nguồn lực tự nhiên, xã hội, vật
chất và con người thay đổi đã làm thay đổi sinh kế của họ.
Mỗi hộ dân là một bộ phận cấu thành nên cộng đồng họ đang sống, các tài
sản và nguồn lực của họ cũng là một phần tài sản và nguồn lực của cộng đồng đó, vì
vậy chiến lược sinh kế của mỗi hộ đều có sự tương đồng, phù hợp với nhau và phù
hợp với chiến lược sinh kế của cộng đồng. Sinh kế là việc thực hiện các hoạt động
lao động sản xuất làm ra của cải vật chất đảm bảo cuộc sống của cá nhân và hộ gia
đình, ở khía cạnh nào đó văn hóa sinh kế còn được quan niệm là văn hóa đảm bảo
cuộc sống. Hiện nay có nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau về sinh kế và văn
hóa sinh kế tùy theo hướng vận dụng và nghiên cứu của đề tài.
Trên cơ sở kế thừa các quan điểm của nhà nghiên cứu về văn hóa và văn
hóa sinh kế ở trong và ngoài nước, trong trường hợp nghiên cứu sự biến đổi văn
hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An do tác động của du
lịch, nghiên cứu sinh đưa ra khái niệm công cụ về văn hóa sinh kế như sau: Văn
hóa sinh kế là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần mang tính định hướng,
chuẩn mực cho các hành vi, phương thức kiếm sống được hình thành, kế thừa và
37
phát triển trong quá trình tương tác, ứng xử với môi tự nhiên và xã hội nhằm
đảm bảo và phát triển cuộc sống của cộng đồng và cư dân địa phương.
b) Đặc điểm của văn hóa sinh kế
Văn hóa bao gồm tất cả những yếu tố tạo nên đời sống con người. Qua các
biểu hiện của văn hóa sinh kế, có thể nhận thấy văn hóa sinh kế có những đặc
điểm như sau:
- Các giá trị văn hóa được hình thành thông qua quá trình tương tác, ứng xử
của con người với thiên nhiên, con người với con người và với cộng đồng. Văn
hóa không chỉ biểu hiện trong các phong tục tập quán, tri thức dân gian mà còn ở
trong các phương thức sinh kế được bồi đắp, lưu giữ qua nhiều thế hệ. Các hoạt
động sinh kế truyền thống được hình thành và phát triển cùng với cộng đồng dân
cư, cùng với đó các giá trị của văn hóa sinh kế cũng được hình thành trong một
thời gian nhất định, trải qua quá trình lao động, sản xuất, kiếm kế sinh nhai,
gồm: các giá trị định hướng, chuẩn mực, hành vi, nghi lễ, phong tục, cách thức,
tri thức và các công cụ phục vụ cho việc canh tác, nuôi trồng, làm nghề được tích
lũy, lưu truyền, bồi đắp và trở thành tài sản chung của cộng đồng. Quá trình này
không tĩnh, mà luôn vận động có tiếp thu, cải biến cho phù hợp với điều kiện tự
nhiên, xã hội và văn hóa ở từng thời kỳ nhất định.
- Sinh kế có quan hệ thiết với văn hóa vật chất, văn hóa xã hội. Văn hóa
sinh kế là những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng sáng tạo, tiếp biến và
thay đổi trong khoảng không gian sinh tồn của cộng đồng. Về bản chất sự biến
đổi sinh kế sẽ bắt đầu từ các hộ gia đình cá thể đến cộng đồng. Các giá trị văn
hóa sinh kế của cộng dân cư được hình thành, tích lũy và trao truyền qua không
gian và thời gian, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Văn hóa sinh kế là bộ phận của
văn hóa truyền thống, văn hóa địa phương được chia sẻ rộng rãi trong cộng
đồng, có thể coi như tài sản chung của cộng đồng thậm chí của cả dân tộc, ví dụ
như một số giá trị văn hóa sinh kế của cư dân đồng bằng Châu thổ sông Hồng đã
trở thành tài sản, di sản văn hóa của cả dân tộc.
- Văn hóa sinh kế mang tính bản địa vì nó thường gắn với một môi trường
tự nhiên và xã hội trong một khu vực nhất định. Điều này có thấy rõ, những
phong tục, tập quán sản xuất, kiến thức về nông vụ, trồng cấy, thời tiết được
38
người dân địa phương tích lũy, trao truyền qua nhiều thế hệ thông qua quá trình
lao động sản xuất, ứng xử với môi trường tự nhiên, các mối quan hệ gia đình,
làng xóm, ăn ở, sinh hoạt Các phong tục, tập quán và tri thức truyền thống
thường có cội rễ từ một địa bàn nhất định gắn liền với cuộc sống hàng ngày của
người dân địa phương.
c) Các thành tố của văn hóa sinh kế
Văn hóa sinh kế thuộc nhóm văn hóa vật chất, là một thành tố quan trọng của
văn hóa, nó được hình thành trong quá trình lao động, sản xuất, tương tác, ứng xử
với môi trường tự nhiên và xã hội. Qua việc nghiên cứu nội hàm, đặc điểm của văn
hóa sinh kế, nghiên cứu sinh thấy rằng văn hóa sinh kế gồm 3 thành tố sau:
- Hệ thống giá trị định hướng sinh kế: Văn hóa có đặc trưng quan trọng là
“tính giá trị” [76, tr.21]. Giá trị chính là những điều tốt đẹp được tích lũy qua
kinh nghiệm của nhiều thế hệ, nó trở thành “la bàn” định hướng dẫn lối cho con
người trên con đường mưu cầu hạnh phúc. Các giá trị văn hóa sinh kế giúp cho
việc thiết lập mục tiêu sinh kế của người dân, tác động trực tiếp tới việc lựa chọn
phương thức kiếm sống nhằm duy trì và đảm bảo cuộc sống cho một cộng đồng
dân cư và hộ gia đình và mỗi cá nhân. Hay nói cách khác, hệ thống giá trị này
chính là mục tiêu, đích hướng tới của các hoạt động sinh kế. Hệ thống giá trị của
VHSK vừa là nền tảng vừa là mục đích hướng tới của cộng đồng dân cư trong
những thời kỳ nhất định. Chẳng hạn trước đây, với người nông dân, với đặc
trưng của cư dân nông nghiệp “trọng tĩnh”, “duy tình” trong điều kiện thiên
nhiên thất thường, kỹ thuật còn hạn chế, mong muốn và quan tâm hàng đầu của
nông dân là sự an toàn của bản thân và gia đình [44, tr.81], theo đó họ sẽ lựa
chọn các phương thức sinh kế an toàn, ít rủi ro. Trong thời buổi ngày nay, với sự
phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường và khoa học công nghệ, trong khi đất
canh tác bị thu hẹp hoặc không còn, nhiều người nông dân đã bị đặt vào thế tiến
lên hoặc chấp nhận nghèo khó, nên đã chấp nhận rủi ro, tìm kiếm các phương
thức sinh kế mới như đầu tư xưởng sản xuất đồ lưu niệm, kinh doanh nhà hàng,
khách sạn, làm trang trại hữu cơ phục vụ du lịch.
- Chuẩn mực sinh kế (thiết chế và quy tắc ứng xử): Văn hóa có vai trò quan
trọng trong việc “điều chỉnh xã hội” và điều chỉnh các ứng xử, hành vi của con
39
người trong các hoạt động sinh kế. Hệ thống quy tắc mang tính tiêu chuẩn, định
hướng cho các... 3 triệu đồng/tháng 107 21.4%
174
5 3,1 – 4 triệu đồng/tháng 21 4.2%
6 4,1 - 5 triệu đồng/tháng 16 3.2%
3. Nghề nghiệp hiện tại
Stt Nghề nghiệp hiện nay Số phiếu Tỷ lệ %
1 Nông nghiệp, chăn nuôi 63 12.6%
2 Công nhân 14 2.8%
3 Nghề thủ công mỹ nghệ 1 0.2%
4 Công chức, viên chức 13 2.6%
5 Hướng dẫn viên du lịch 4 0.8%
6 Dịch vụ nhà hàng, khách sạn 10 2.0%
7 Chèo đò 337 67.4%
8 Buôn bán, kinh doanh dịch vụ 34 6.8%
9 Bảo vệ 10 2.0%
10 Nội trợ, nghỉ hưu 5 1.0%
11 Nghề tự do 7 1.4%
12 Khác 2 0.4%
4. Thu nhập hiện tại
Stt Thu nhập bình quân hàng
Số phiếu Tỷ lệ %
tháng hiện nay từ nghề chính
1 1 ≤ 3 triệu đồng/tháng 143 28.6%
2 2 3,1 - 4 triệu đồng/tháng 165 33.0%
3 3 4,1-5 triệu đồng/tháng 9 1.8%
4 4 > 5 triệu đồng/tháng 120 24.0%
5 5 > 5 triệu đồng/tháng 63 12.6%
5. Nghề phụ
Stt Làm thêm nghề phụ Số phiếu Tỷ lệ%
1 Có 99 19.8%
2 Không 400 80.2%
6. Các nghề phụ làm thêm
Stt Các nghề phụ làm thêm Số phiếu Tỷ lệ%
1 Nghề thêu ren 29 29.3%
2 Đan lát 8 8.1%
3 Bán hàng 40 40.4%
4 Khác 22 22.2%
175
Tổng số 99 100%
7. Thu nhập từ nghề phụ
Stt Thu nhập hàng tháng từ nghề Số phiếu Tỷ lệ%
phụ
1 1 ≤ 2 triệu đồng/tháng 44 47.8%
2 2 2,1 - 3 triệu đồng/tháng 25 27.2%
3 4 3,1-4 triệu đồng/tháng 12 13.0%
4 5 > 4 triệu đồng/tháng 11 12.0%
Tổng số 92 100%
8. Mức sống hiện tại của gia đình
Stt Mức sống Số phiếu Tỷ lệ%
1 Đói 17 3.4%
2 Nghèo 37 7.4%
3 Trung bình 356 71.2%
4 Khá 73 14.6%
5 Khá giả 14 2.8%
6 Giàu có 3 0.6%
Tổng số 500 100%
9. Lý do thay đổi diện tích đất của các gia đình qua các năm
Stt Lý do tăng giảm Số phiếu Tỷ lệ %
1 Thu hồi đất phục vụ thực hiện các
dự án liên quan đến du lịch (cơ sở 126 60.9%
hạ tầng, khu du lịch)
2 Mua, bán, chuyển nhượng 66 31.9%
3 Chia cho con cái 10 4.8%
4 Khác 5 2.4%
Tổng số phiếu 207 100.0%
10. Mức độ đáp ứng diện tích đất sản xuất, trồng cấy hiện tại của gia đình:
Stt Mức độ Số phiếu Tỷ lệ%
1 Đủ 248 50.0%
2 Thừa 10 2.0%
3 Thiếu 238 48.0%
Tổng 496 100.0%
176
11. Cuộc sống của gia đình có thay đổi khi du lịch phát triển
Stt Thay đổi Số phiếu Tỷ lệ%
1 Có 356 71.3%
2 Không nhiều 96 19.2%
3 Không 47 9.4%
Tổng 499 100.0%
12. Du lịch có đem lại nhiều lợi ích cho kinh tế địa phương không
Stt Đem lại lợi ích Số phiếu Tỷ lệ%
1 Có 479 95.8%
2 Không 14 2.8%
3 Ý kiến khác 7 1.4%
Tổng 500 100.0%
13. Được đào tạo, tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức về nghề nghiệp mới
Stt Được tham gia các lớp bồi
Số phiếu Tỷ lệ%
dưỡng kiến thức
1 Có 356 71.2%
2 Không 144 28.8%
Tổng 500 100.0%
Các lớp đào tạo, bồi dưỡng mà người dân được tham gia: bồi dưỡng kiến
thức du lịch, kỹ năng giao tiếp; văn hóa du lịch, hướng dẫn du lịch, giao đường
thủy nội địa, cứu hộ cứu nạn, phòng cháy chữa cháy, văn hóa văn minh du lich,
dạy nghề thêu ren, đan lát, bảo vệ di sản, môi trường cảnh quan
14. Khó khăn khi chuyển sang làm nghề mới (nghề du lịch)
Stt Khó khăn khi chuyển nghề Số phiếu (500) Tỷ lệ%
1 Thiếu kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ về
255 51.6%
dịch vụ du lịch
2 Kĩ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ kém 378 76.5%
3 Thiếu kỹ năng sử dụng công nghệ thông
163 33.0%
tin
4 Thiếu kỹ năng quảng bá, tiếp thị, bán
67 13.6%
hàng
5 Thiếu vốn nguồn lực tài chính 103 20.9%
6 Lượng khách không đều (ảnh hưởng của 150
30.4%
mùa vụ)
177
15. Sự phù hợp của công việc hiện tại đối với người dân
Stt Sự phù hợp của công việc Số phiếu Tỷ lệ %
(500 phiếu)
1 Rất phù hợp 139 27.8%
2 Phù hợp 340 68.0%
3 Rất không phù hợp 12 2.4%
4 Ý kiến khác 9 1.8%
16. Ý định chuyển nghề khác trong thời gian tới
Stt Thay đổi nghề hiện nay Số phiếu Tỷ lệ %
1 Có 50 10.0%
2 Không 295 59.1%
3 Chưa biết 154 30.9%
Tổng 499 100.0%
17. Lý do muốn thay đổi công việc
Stt Lý do thay đổi công việc Số phiếu Tỷ lệ
1 Không phù hợp với năng lực chuyên môn, kinh
17 32.7%
nghiệm
2 Công việc không ổn định, theo mùa 27 51.9%
3 Không có điều kiện thăng tiến về xã hội 1 1.9%
4 Công việc vất vả, thu nhập thấp 5 9.6%
5 Điều kiện làm việc không thuận lợi 2 3.8%
6 Không được xã hội tôn trọng 0 0.0%
7 Ý kiến khác 0 0.0%
Tổng 52 100.0%
18. Nghề nghiệp hiện nay thay đổi như thế nào so với công việc trước đây?
Khó khăn, Bình Thuận lợi,
Tổng
Stt Nội dung phức tạp hơn thường đơn giản hơn
Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ %
1 Trình độ, kỹ năng. 37.2% 55.2% 7.6% 100.0%
2 Cách thức buôn bán, quan hệ
35.2% 56.4% 8.4% 100.0%
làm ăn
3 Quy tắc, chuẩn mực công việc 33.8% 56.8% 9.4% 100.0%
4 Kinh nghiệm, thói quen làm
28.6% 61.8% 9.6% 100.0%
việc
5 Không gian, thời gian làm việc 33.8% 54.2% 12.0% 100.0%
178
6 Tiếp cận nguồn vốn đầu tư 26.6% 61.0% 12.4% 100.0%
7 Văn hóa ứng xử với cộng
25.4% 64.0% 10.6% 100.0%
đồng.
8 Những thay đổi khác 14.5% 78.3% 7.2% 100.0%
19. Những hiện tượng tác động tiêu cực đến địa phương
Hiếm Thỉnh Thường Không
Tổng
Stt Hiện tượng thấy thoảng xuyên biết
Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % %
1 Phát triển quá mức các cơ sở
22.8% 31.0% 14.2% 32.0% 100.0%
lưu trú du lịch trái phép
2 Đất đai bị bỏ hoang 29.4% 32.2% 10.2% 28.2% 100.0%
3 Bỏ làm nghề truyền thống đi
17.4% 30.8% 31.0% 20.8% 100.0%
làm dịch vụ du lịch
4 Ồn ào, tắc nghẽn giao thông 31.8% 46.4% 11.4% 10.4% 100.0%
5 Hiện tượng cờ bạc, trộm cắp 29.8% 40.8% 8.0% 21.4% 100.0%
6 Hiện tượng mại dâm 34.2% 21.0% 7.2% 37.6% 100.0%
7 Thay đổi lối sống truyền thống 28.6% 32.0% 16.0% 23.4% 100.0%
8 Hiện tượng nghiện hút 32.0% 30.6% 8.6% 28.8% 100.0%
9 Hiện tượng HIV/AIDS 31.4% 25.4% 7.6% 35.6% 100.0%
10 Tranh chấp đất đai 28.8% 37.8% 12.8% 20.6% 100.0%
11 Chèo kéo, tranh giành khách du
44.0% 32.0% 15.0% 9.0% 100.0%
lịch
12 Xả rác, mất vệ sinh môi trường 48.0% 31.8% 13.2% 7.0% 100.0%
20. Đánh giá về các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội và du lịch
Bình
Rất tốt Tốt Chưa tốt Tổng
Stt Chính sách thường
Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % %
1 Thu hút vốn đầu tư, phát triển
14.8% 34.4% 44.6% 6.2% 100.0%
KT-XH
2 Phát triển công nghiệp 7.8% 33.8% 47.8% 10.6% 100.0%
3 Phát triển thương mại, dịch
14.4% 47.4% 34.0% 4.2% 100.0%
vụ, du lịch
4 Quản lý, quy hoạch và sử
6.4% 35.4% 44.2% 14.0% 100.0%
dụng đất đai
5 Phúc lợi và công bằng xã hội 5.2% 36.2% 51.8% 6.8% 100.0%
179
Bình
Rất tốt Tốt Chưa tốt Tổng
Stt Chính sách thường
Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % %
6 Xoá đói giảm nghèo 9.6% 51.8% 32.2% 6.4% 100.0%
7 Bảo vệ tài nguyên, môi
15.0% 53.2% 28.8% 3.0% 100.0%
trường, trồng rừng
8 Chống tiêu cực, tệ nạn xã hội 7.2% 49.0% 38.4% 5.4% 100.0%
9 Bảo tồn các giá trị văn hoá
11.4% 52.6% 33.8% 2.2% 100.0%
của cộng đồng
10 Cải cách hành chính 6.0% 40.6% 45.8% 7.6% 100.0%
11 Phát triển y tế, chăm sóc sức
6.4% 44.2% 42.2% 7.2% 100.0%
khoẻ nhân dân
12 Đầu tư, phát triển giáo dục,
7.0% 43.4% 43.8% 5.8% 100.0%
nguồn lực
13 Giao lưu và hợp tác quốc tế 10.4% 42.8% 40.2% 6.6% 100.0%
14 Phát triển KT, VH gia đình 8.8% 51.0% 37.2% 3.0% 100.0%
15 Phát triển mạng lưới đường
8.4% 59.8% 28.0% 3.8% 100.0%
giao thông
16 Phát triển hạ tầng thông tin 8.0% 56.6% 31.6% 3.8% 100.0%
17 Phát triển các trung tâm thông
18.0% 53.2% 24.6% 4.2% 100.0%
tin, hỗ trợ khách du lịch
21. Đánh giá việc phát triển du lịch ảnh hưởng đến cuộc sống người dân
Tương Bình Chưa
Rất tốt Tổng
Stt Hoạt động đối tốt thường tốt
% % % % %
1 Phát triển ngành nghề thủ công,
8.0% 35.7% 45.3% 11.0% 100.0%
mỹ nghệ
2 Thu hút vốn đầu tư vào các dự án
15.4% 45.8% 32.2% 6.6% 100.0%
du lịch
3 Xây dựng các khu du lịch, cơ sở
17.6% 47.0% 31.6% 3.8% 100.0%
dịch vụ
4 Số lượng khách QT đến tham quan 24.6% 51.0% 23.2% 1.2% 100.0%
5 Số lượng khách trong nước đến
27.8% 47.8% 23.2% 1.2% 100.0%
tham quan
6 Có nhiều việc làm cho lao động 22.0% 48.2% 27.6% 2.2% 100.0%
180
Tương Bình Chưa
Rất tốt Tổng
Stt Hoạt động đối tốt thường tốt
% % % % %
7 Bảo tồn các di tích lịch sử, văn
27.6% 49.8% 21.6% 1.0% 100.0%
hoá
8 Bảo tồn phong tục, lễ hội địa
25.0% 53.2% 20.2% 1.6% 100.0%
phương
9 Giữ gìn cảnh quan, môi trường 32.2% 45.4% 20.4% 2.0% 100.0%
22. Đánh giá về chất lượng các dịch vụ du lịch ở địa phương
Bình
Rất tốt Tốt Kém Tổng
Stt Nội dung đánh giá thường
% % % % %
1 Dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ 10.8% 55.6% 30.4% 3.2% 100.0%
2 Dịch vụ ăn uống 9.2% 60.0% 27.2% 3.6% 100.0%
3 Dịch vụ vui chơi, giải trí 4.6% 46.2% 38.0% 11.2% 100.0%
4 Dịch vụ xe cộ, phương tiện đi lại 7.0% 54.4% 35.8% 2.8% 100.0%
5 Dịch vụ hướng dẫn viên DL 10.4% 57.4% 29.0% 3.2% 100.0%
6 Vấn đề đảm bảo an ninh, trật tự 13.8% 62.8% 21.2% 2.2% 100.0%
7 Vấn đề vệ sinh, môi trường 19.2% 54.0% 24.4% 2.4% 100.0%
8 Quá trình giao tiếp của người dân
14.0% 46.2% 35.6% 4.2% 100.0%
với du khách
23. Mức độ thường xuyên tổ chức lễ hội sinh hoạt văn hóa truyền thống
Stt Mức độ Số phiếu Tỷ lệ (%)
1 Thường xuyên 323 64.6%
2 Thỉnh thoảng 164 32.8%
3 Hiếm khi 12 2.4%
4 Không bao giờ 1 0.2%
Tổng 500 100.0%
24. Mức độ tham gia các hoạt động lễ hội của người dân
Stt Mức độ Số phiếu Tỷ lệ (%)
1 Thường xuyên 252 50.6%
2 Thỉnh thoảng 208 41.8%
3 Hiếm khi 27 5.4%
4 Không bao giờ 11 2.2%
181
Tổng 498 100.0%
25. Đánh giá về chất lượng tổ chức các lễ hội, sinh hoạt văn hóa truyền thống
Stt Chất lượng Số phiếu Tỷ lệ (%)
1 Rất tốt 183 36.6%
2 Bình thường 110 22.0%
3 Tốt 202 40.4%
4 Chưa tốt 5 1.0%
Tổng 500 100.0%
26. Đánh giá về mức độ hấp dẫn của các lễ hội và sinh hoạt văn hóa truyền
thống
Stt Mức độ Số phiếu Tỷ lệ (%)
1 Rất hấp dẫn 161 32.2%
2 Hấp dẫn 234 46.8%
3 Bình thường 101 20.2%
4 Không hấp dẫn 4 0.8%
5 Ý kiến khác 0 0.0%
27. Công việc chính quyền và người dân cần làm để tạo sinh kế bền vững từ
hoạt động phát triển du lịch trong khu di sản
Stt Công việc Số phiếu Tỷ lệ %
1 Tổ chức bộ máy quản lý tốt để bảo vệ di sản và phát triển
314 64.0%
du lịch.
2 Nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của di sản
372 75.8%
đối với phát triển du lịch, đảm bảo sinh kế bền vững.
3 Chuyển đổi hoạt động kinh tế, nghề nghiệp phù hợp với
313 63.7%
phát triển du lịch và bảo vệ di sản
4 Tăng cường giao lưu hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong
303 61.7%
nước và quốc tế để phát triển du lịch tại địa phương.
5 Đảm bảo cơ cấu dân số hợp lý và bền vững. 199 40.5%
6 Nâng cao vai trò chủ động của các doanh nghiệp và người
dân tham gia vào phát triển du lịch và dịch vụ ở trong khu 275 56.0%
di sản.
7 Giữ nguyên hiện trạng 101 20.6%
28. Đánh giá về vai trò của kinh tế tư nhân (kinh tế hộ gia đình) với phát triển
du lịch
182
Stt Mức độ đánh giá Số phiếu Tỷ lệ
1 Rất quan trọng 364 72.8%
2 Bình thường 135 27.0%
3 Ý kiến khác 1 0.2%
Tổng 500 100.0%
29. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ người dân tham gia vào hoạt động du
lịch
Stt Chính sách hỗ trợ Số phiếu Tỷ lệ
1 Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch,
397 80.4%
ngoại ngữ
2 Hỗ trợ vay vốn 265 53.6%
3 Tiếp thị quảng bá 207 41.9%
4 Giới thiệu nguồn khách 227 46.0%
5 Tư vấn phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch 194 39.3%
6 Kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ tạo môi
173 35.0%
trường cạnh tranh lành mạnh
30. Mức độ ảnh hưởng của di sản thế giới tới cuộc sống của các gia đình
Không ảnh
Tốt hơn Xấu đi Tổng
Stt Mức độ ảnh hưởng hưởng gì
% % % %
1 Mức sống, thu nhập 82.6% 16.4% 1.0% 100.0%
2 Môi trường sống 76.4% 22.0% 1.6% 100.0%
3 Sinh hoạt văn hóa 73.2% 26.2% 0.6% 100.0%
4 An sinh xã hội 71.0% 28.2% 0.8% 100.0%
5 Quan hệ gia đình 59.8% 40.0% 0.2% 100.0%
6 Giáo dục con cái 59.2% 40.4% 0.4% 100.0%
7 Phòng chống tệ nạn xã hội 59.4% 35.0% 5.6% 100.0%
31. Sự phù hợp của việc tổ chức quản lý tại địa phương về tạo sinh kế mới cho
người dân
Stt Mức độ phù hợp Số phiếu Tỷ lệ
1 Rất phù hợp 95 19.0%
2 Phù hợp 173 34.6%
3 Bình thường 199 39.8%
4 Chưa phù hợp 31 6.2%
5 Hoàn toàn không phù hợp, phải thay đổi 2 0.4%
183
Tổng 500 100.0%
32. Sự sẵn sàng tham gia các công việc quản lý, giám sát, kiểm tra công tác giữ
gìn di sản và các hoạt động du lịch
Stt Mức độ sẵn sàng Số phiếu Tỷ lệ
1 Sẵn sàng tham gia 199 39.8%
2 Sẵn sàng tham gia nếu có điều kiện 271 54.2%
3 Không quan tâm 30 6.0%
Tổng 500 100.0%
33. Sự quan tâm của lãnh đạo địa phương đến vấn đề sinh kế, việc làm của
người dân trong khu di sản
Stt Mức độ quan tâm Số phiếu Tỷ lệ
1 Rất quan tâm 91 18.2%
2 Quan tâm 152 30.4%
3 Bình thường 222 44.4%
4 Không quan tâm 24 4.8%
5 Rất thờ ơ 11 2.2%
Tổng 500 100.0%
34. Đánh giá về các hoạt động tuyên truyền, giáo dục hướng nghiệp của địa
phương hiện nay
Stt Chất lượng Số phiếu Tỷ lệ
1 Rất tốt 105 21.0%
2 Tốt 139 27.8%
3 Bình thường 224 44.8%
4 Chưa tốt 26 5.2%
5 Rất kém 6 1.2%
Tổng 500 100.0%
35. Mức độ hài long với sự phát triển của địa phương hiện nay
Stt Mức độ hài lòng Số phiếu Tỷ lệ
1 Rất hài lòng 236 47.2%
2 Bình thường 251 50.2%
3 Không hài lòng 13 2.6%
Tổng 500 100.0%
36. Giới tính
Giới tính Số phiếu Tỷ lệ
184
Nam 202 40.4%
Nữ 298 59.6%
Tổng 500 100.0%
37. Chủ hộ
Chủ hộ Số phiếu Tỷ lệ
Là chủ hộ 269 53.8%
Là thành viên 231 46.2%
Tổng 500 100.0%
38. Số con
Số con Số phiếu Tỷ lệ
0 27 5.6%
1 44 9.2%
2 266 55.6%
3 94 19.7%
4 36 7.5%
5 7 1.5%
6 2 0.4%
7 1 0.2%
8 1 0.2%
Tổng 478 100.0%
39. Tuổi của người trả lời
Độ tuổi Số phiếu Tỷ lệ
18-30 tuổi 13 2.6%
31-40 tuổi 115 23.0%
41 – 50 tuổi 243 48.6%
51 – 60 tuổi 105 21.0%
> 60 tuổi. 24 4.8%
Tổng 500 100.0%
40. Trình độ học vấn của người trả lời
Trình độ Số phiếu Tỷ lệ
Tiểu học (cấp 1) 29 5.8%
Trung học cơ sở (cấp 2) 219 43.8%
Trung học phổ thông (cấp 3) 136 27.2%
Trung cấp nghề 54 10.8%
Cao đẳng 39 7.8%
Đại học 18 3.6%
Sau Đại học 5 1.0%
Tổng 500 100.0%
185
41. Tình trạng hôn nhân
Tình trạng hôn nhân Số phiếu Tỷ lệ
Chưa kết hôn 20 4.0%
Kết hôn 480 96.0%
Khác 0 0.0%
Tổng 500 100.0%
Qua khảo sát và điều tra bằng Bảng hỏi, nghiên cứu sinh đã nhận được 3
nhóm kiến nghị của người dân trong khu di sản Tràng An, gồm:
Nhóm 1. Đề nghị với Nhà nước: Quan tâm tới đời sống của bà con nông
dân hơ nữa; Quy hoạch tổng thể các khu dịch vụ du lịch; Tăng cường phát triển
du lịch, nâng cao thu nhập cho người dân; bảo vệ giữ gìn di sản, môi trường sinh
thái, đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá; Mở thêm nhiều lớp đào tạo, tập huấn cho
người lao động và người dân;
Nhóm 2. Đề nghị với Doanh nghiệp: Quan tâm tới sức khỏe người lái đò;
Đóng bảo hiểm xã hội cho cán bộ nhân viên, người lái đò; Quan tâm tới nhân
viên nhiều hơn nữa; tăng lương cho người lao động; đảm bảo môi trường và
điều kiện làm việc tốt hơn nữa; tăng cường thu hút thêm nhiều khách để tạo việc
làm cho người lao động; quan tâm tới sức khỏe người lái đò.
Nhóm 3: Hài lòng với công việc hiện tại; Mong muốn du lịch phát triển
mạnh mẽ; Mong khu du lịch ngày càng phát triển; Kinh tế địa phương phát triển
tốt hơn; được học tập thêm kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp; nâng cao
dân trí.
186
PHỤ LỤC 3. DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI ĐÃ PHỎNG VẤN
Phụ lục 3.1. Danh sách người dân trong khu di sản cung cấp thông tin
phỏng vấn sâu
Stt Họ và tên Tuổi Giới tính Địa chỉ/đơn Ngày
vị phỏng vấn
1 Đỗ Thị Tuyền 1982 Nữ Trường 26/8/2019
Yên, Hoa
Lư
2 Trần Thị Nụ 1980 Nữ nt 26/8/2019
3 Nguyễn Thị Nhàn 1976 Nữ nt 26/8/2019
4 Lê Thị Lư 1966 Nữ nt 26/8/2019
5 Trần Thị Cẩn 1979 Nữ nt 26/8/2019
6 Nguyễn Thị Tính 1976 Nữ nt 26/8/2019
7 Trần Thị Sửu 1961 Nữ nt 26/8/2019
8 Nguyễn Thị Nga 1981 Nữ nt 26/8/2019
9 Hoàng Thị Khuyến 1972 Nữ Ninh Xuân, 27/9/2019
Hoa Lư
10 Hà Thị Dung 1974 Nữ nt 27/9/2019
11 Trần Thị Hằng 1981 Nữ nt 27/9/2019
12 Bùi Thị Thủy 1969 Nữ nt 27/9/2019
13 Nguyễn Thị Nhung 1972 Nữ nt 27/9/2019
14 Vũ Thị Kim Ngọc 1974 Nữ nt 27/9/2019
15 Nguyễn Thị Huyền 1976 Nữ nt 27/9/2019
16 Hoàng Thị Lan 1974 Nữ nt 27/9/2019
17
18 Nguyễn Thị Luyến 1987 Nữ nt 27/9/2019
19 Trịnh Thị Tươi 1972 Nữ nt 27/9/2019
20 Nguyễn Thị Yến 1984 Nữ Đảng ủy Xã 5/10/2019
Trường Yên
187
Phụ lục 3.2. Danh sách các chuyên gia đã phỏng vấn
Stt Tên chuyên gia Đơn vị công tác Số điện thoại Thời gian
or email phỏng vấn
1 TS. Lưu Trần Tiêu Chủ tịch Hội Di 0904052719 12/2019
sản Văn hóa Quốc
gia
2 TS. Nguyễn Văn Lưu Nguyên Vụ phó 0913281013 10/2019
Vụ Đào tạo, Bộ
VHTT&DL
3 PGS. TS. Trần Tân Viện trưởng Viện 0913371927 9/2019
Văn Khoa học Địa chất
và Khoáng sản
4 GS. Paul Dingwall Chuyên gia tư vấn +64272218054 3/2018
(New Zealand) IUCN 9/2019
5 TS. Ryan Rabbett Giám đốc Dự án +447775511821 3/2019
(UK) SUNDASIA
Trường đại học
Queen Belfast,
Anh.
6 GS.TS Đặng Cảnh Viện Trưởng Viện 0913525312 10/2019
Khanh Nghiên cứu Truyền
Thống và Phát
triển
7 PGS. TS. Phạm Trưởng Khoa Du 0976596949 10/2019
Trương Hoàng lịch, Trường Kinh
tế Quốc dân
8 TS. Đỗ Hải Yến Trường ĐH Công 0983010984 10/2019
nghiệp Hà Nội
9 Ths. Phạm Thanh Trưởng ban Văn 0934508828 10/2019
Hường hóa, Văn phòng
UNESCO tại Hà
Nội
10 Ông Hà Huy Lợi Giám đốc DN Lữ 0913292458 11/2019
hành Ngôi Sao
188
PHỤ LỤC 4. TỔNG HỢP SỐ LIỆU THỐNG KÊ PHỤC VỤ LUẬN ÁN
Phụ lục 4.1. Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất 3 xã (tính đến 31/12/2017)
Xã Tổng Đất sản xuất Đất Đất nuôi trồng Đất Đất ở
diện nông nghiệp lâm nghiệp thủy sản chuyên dùng
tích
(ha) ha % ha % ha % ha % ha %
Trường 2140 463 21,6 885 41,4 38 1,8 359 16,8 56 2,6
Yên
Ninh 975 202 20,7 390 40,0 15 1,6 173 17,8 31 3,2
Xuân
Ninh Hải 2190 358 16,3 124 56,6 23 1,1 302 13,8 43 2,0
1
Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Hoa Lư 2017
Phụ lục 4.2. Tổng diện tích đất bị thu hồi phục vụ dự án khu du lịch sinh
thái Tràng An
Tổng diện tích Tỷ lệ diện tích đất bị thu hồi
Stt Tên xã
đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Trường Yên 2140 208,5 9,74%
2 Ninh Xuân 975 107,5 11,02%
3 Ninh Hải 2190 116,4 5,31%
Tổng 5305 431.9 8,14%
Phụ lục 4.3. Diện tích đất và đất bị thu hồi của xã Trường Yên
Diện tích đất (ha) 2005 2010 2015 2018
1.Tổng diện tích đất tự nhiên 2140,01 2140,01 2140,01 2140,1
- Đất canh tác 1422,26 479,57 1385,28 1385,22
- Đất thổ cư 56,62 55,87 55,45 55,43
2. Đất bị thu hồi: khoảng 1.000ha
Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Hoa Lư 2017-2018
189
Phụ lục 4.4. Diện tích đất và đất bị thu hồi của xã Ninh Xuân
Diện tích đất (ha) 2000 2005 2010 2015 2018
1.Tổng diện tích đất tự nhiên 965,44 965,44 965,44 975,02 975,02
- Đất canh tác 358,74 338,24 240,43 192,83 190,02
- Đất thổ cư 23,89 23,04 25,75 31,09 31,09
2. Đất bị thu hồi (163,6ha): 20,50 92,69 47,6 2,81
- Đất canh tác 19,65 89,19 47,6 2,81
- Đất thổ cư (nhà ở - ao vườn) 0,85 3,50
Nguồn: Điều tra thực địa của nghiên cứu sinh 8/2019
Phụ lục 4.5. Diện tích đất và đất bị thu hồi của xã Ninh Hải
Diện tích đất (ha) 2000 2005 2010 2015 2018
1.Tổng diện tích đất tự nhiên 2190,91
- Đất canh tác 363,15
- Đất thổ cư 380,02
2. Đất bị thu hồi (60.53ha) 114,73 110,1 5,4 24 6,3
- Đất canh tác (nông nghiệp) 14,73 10,1 4,8 24 6,3
- Đất thổ cư (nhà ở - ao vườn) 0,6 0
Nguồn: Điều tra thực địa của nghiên cứu sinh 8/2019
Phụ lục 4.6. Diện tích đất tự nhiên và đất gieo trồng 3 xã năm 2010 (ha)
Nội dung Trường Yên Ninh Xuân Ninh Hải
Tổng diện tích đất tự nhiên 2140 975 2190
Diện tích gieo trồng cây hàng năm 975 349 523
Diện tích lúa cả năm 799 330 487
- Diện tích lúa Đông Xuân 471 230 306
- Diện tích lúa mùa 328 100 181
Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Hoa Lư 2017
Phụ lục 4.7. Tổng hợp biến động diện tích sản lượng và năng xuất lúa
Các xã 2010 2015 2016 2017 2018
Diện tích lúa cả năm (ha)
Trường Yên 799 744 742 720 727
Ninh Xuân 339 235 186 171 170
Ninh Hải 487 323 372 406 325
Sản lượng lúa cả năm (tấn)
Trường Yên 4853 4446 4611 4149 4541
Ninh Xuân 1839 1541 1252 1152 1150
Ninh Hải 2795 2042 2346 2409 2125
Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Hoa Lư 2017-2018
Phụ lục 4.8. Tổng hợp dân số trung bình cac xã qua các năm
Các xã 2010 2015 2016 2017 2018
1. Trường Yên 10.232 10432 10501 10562 10317
Nam 5011 5161 5204 5232 5011
Nữ 5221 5271 5297 5330 5221
2. Ninh Xuân 3730 4060 4093 4112 4150
Nam 1827 2009 2028 2037 1827
190
Các xã 2010 2015 2016 2017 2018
Nữ 1903 2051 2065 2075 1903
3. Ninh Hải 5490 5866 5908 5945 6116
Nam 2688 2902 2928 2945 2688
Nữ 2802 2964 2980 3000 2802
Tổng dân số 19.452 20.358 20.502 20.619 20.583
Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Hoa Lư 2017-2018
Phụ lục 4.9. Tổng hợp biến đổi cơ cấu lao động theo ngành của các xã
Stt Các xã 2010 2014 2015 2016 2017 2018
1 Lao động công nghiệp
- Trường Yên 126 149 155 195 157 155
- Ninh Xuân 60 88 91 112 91 90
- Ninh Hải 315 364 375 473 375 369
2 Lao động thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng
- Xã Trường Yên 647 674 727 750 798 857
+ Thương nghiệp 329 404 428 415 502 550
+ Khách sạn 84 133 167 185 156 160
+ Dịch vụ 234 137 132 150 140 147
- Xã Ninh Xuân 133 153 169 460 490 528
+ Thương nghiệp 80 106 112 273 308 334
+ Khách sạn - 37 47 93 96 102
+ Dịch vụ 33 10 10 94 86 92
- Xã Ninh Hải 371 491 507 761 808 922
+ Thương nghiệp 187 141 149 297 508 604
+ Khách sạn 84 75 94 241 159 162
+ Dịch vụ 100 275 264 223 141 156
3 Lao động vận tải
- Xã Trường Yên 53 57 49 51 93 95
- Xã Ninh Xuân 8 41 45 47 57 77
- Xã Ninh Hải 3010 1.012 991 1030 1846 1848
Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Hoa Lư 2017-2018
Phụ lục 4.10. Thu nhập bình quân đầu người qua các thời kỳ
Tên xã Thu nhập 2000 2005 2010 2015 2018
Ninh Hải Thu nhập bình quân 8 14 18 29,5 35,5
(triệu đồng/năm)
Trường Yên 1,1 27,6 33,6 29,6 40
Ninh Xuân 3,7 5,4 18 27 29,5
Nguồn: Điều tra thực địa của nghiên cứu sinh 8/2019
Phụ lục 4.11. Tỷ lệ hộ nghèo ở các xã qua các thời kỳ
2010 2015 2017 2018
Số Số Số Số
Địa điểm Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ
lượng lượng lượng lượng
Trường Yên 499 14,1 320 8,45 158 105 2,67
Ninh Xuân 196 101 68
191
Ninh Hải 255 139 90 64 2,67%
Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Hoa Lư 2017-2018
Phụ lục 4.12. Tiện nghi gia đình ở các xã năm 2018
Điện Máy Máy Kết nối
Địa điểm Xe máy Tivi Tủ lạnh
thoại giặt tính internet
Trường Yên 80% 98% 80% 60% 50% 40% 65%
Ninh Xuân 90 100 100 95 60 50 40
Ninh Hải 100 100 100 80 70 20 50
Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Hoa Lư 2018
Bảng 4.13. Phân loại di tích theo loại hình trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Chia theo loại hình di tích
Tổng
Đơn vị Nhà Nhà
số
Chùa Đình Đền Miếu Phủ thờ thờ Khác
họ đạo
H. Gia Viễn 236 47 52 48 14 02 48 17 08
H. Yên Khánh 194 48 11 82 01 07 34 08 03
H. Yên Mô 232 56 41 64 16 19 12 24 00
H. Nho Quan 254 43 71 53 28 13 22 14 10
H. Hoa Lư 177 44 28 44 03 03 41 00 14
H. Kim Sơn 180 17 12 18 32 01 14 85 01
TX. Tam Điệp 37 05 04 20 00 01 00 00 07
TP. Ninh Bình 189 41 10 52 04 05 65 01 11
Cộng 1499 301 229 381 98 51 236 149 54
Nguồn: Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình 2019 [ ]
Bảng 4.14. Tổng hợp di tích trong khu di sản Tràng An
Stt Loại di tích (Cấp xếp hạng) Số lượng Ghi chú
1 Di tích cấp quốc gia đặc biệt 02 Xếp hạng tháng
5/2012
2 Di tích cấp quốc gia 20
3 Di tích cấp tỉnh 22
4 Di tích khảo cổ học 30 Chưa xếp hạng
Tổng số 74
Nguồn: BQL Quần thể danh thắng Tràng An 2019 [ ]
Phụ lục 4.15. Số lượt khách đến tham quan khu di sản Tràng An
2015 2016 2017 2018 Tăng trưởng bình
quân %
Nội địa 1.773.557 1.865.313 2.014.887 2.309.162 9.3%
Quốc tế 437.047 529.485 591.882 614.636 12.3%
Tổng 2.210.604 2.457.798 2.606.769 2.923.798 9.7%
Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình [62]
192
Phụ lục 4.16. Tổng hợp số liệu thống kê cơ sở lưu trú và lao động các xã
Số hộ
Số lao động tại các
kinh doanh cơ Số lượng Số lượng
Địa bàn cơ sở lưu trú
sở lưu trú du phòng nghỉ giường
du lịch
lịch
Trường Yên 25 224 507 179
Ninh Xuân 19 127 251 119
Ninh Hải 116 915 1.608 624
Tổng: 160 1266 2366 922
Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình [62]
Phụ lục 4.17. Tổng hợp kinh phí bảo tồn di sản QTDTTA
STT Nội dung 2017 2018 2019
1 Cải thiện cơ sở hạ tầng 1.450.000 1.500.000 1.200.000
2 Bảo vệ giá trị di sản văn hóa 1.100.000 1.200.000 1.350.000
3 Bảo vệ giá trị di sản thiên nhiên 180.000 230.000 250.000
4 Bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học 200.153 293.065 271.000
5 Quản lý du lịch 575.000 612.758 630.000
6 Quản lý phát triển bền vững/ quản lý các
khu vực dân cư/các hoạt động khai 450.700 530.500 623.000
khoáng và thương mại
7 Các hoạt động quảng bá, xúc tiến và
450.260 560.731 555.158
nâng cao nhận thức
8 Các hoạt động xây dựng năng lực của
250.000 368.450 370.255
Ban Quản lý
9 Các hoạt động nghiên cứu 500.010 500.500 600.230
Tổng 5.156.123 5.796.004 5.849.643
Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình [62]
Phụ lục 4.18. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và khu, điểm du lịch
Đơn vị tính: Cơ sở
Stt Loại hình Trường Yên Ninh Xuân Ninh Hải
1 Khách sạn, nhà nghỉ 25 19 116
2 Nhà hàng 50 11 15
3 Đơn vị quản lý, khu điểm du lịch 3 1 03
4 Cửa hàng lưu niệm/cho thuê xe 20 10 27
5 Khác: Hiệu làm ảnh 1 1 02
Tổng 99 32 163
Nguồn số liệu điều tra thực địa của nghiên cứu sinh 8/2019
Phụ lục 4.19. Thống kê cơ sở vật chất phục vụ du lịch trong khu Di sản
Khu Nhà
Số lượng Bãi đỗ Phòng Nhà Cửa
Khu du lịch trưng vệ
thuyền xe vé hàng hàng
bày sinh
Kdl Tràng An 2000 1 2 55 1 70 15
Kdl Tam Cốc 1500 1 1 30 0 18 6
193
Khu Nhà
Số lượng Bãi đỗ Phòng Nhà Cửa
Khu du lịch trưng vệ
thuyền xe vé hàng hàng
bày sinh
Thung Nắng
130 1 1 2 0 0 3
Động Thiên Hà 150 1 1 5 0 2 4
Vườn Chim-
150 1 1 15 0 5 4
Thung Nham
Cố đô Hoa Lư 0 1 1 25 1 12 3
Tổng 3930 6 7 132 2 107 35
Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình [62]
Phụ lục 4.20. Cơ cấu nguồn lao động du lịch tại 3 xã hiện nay
Ninh
Stt Lao động Trường Yên Ninh Hải
Xuân
1 Chèo đò cho khách du lịch 1000 482 3100
2 Bảo vệ, an ninh trật tự 90 8 120
3 Chụp ảnh 35 0 30
4 Bán hàng lưu niệm 30 13 20
5 Hướng dẫn du lịch 60 0 10
6 Nhà hàng (phục vụ bàn, 350 23 150
bếp)
7 Quản lý các khu, điểm du lịch 20 10 35
8 Nhà nghỉ, cơ sở lưu trú 179 119 624
(homestay): Lễ tân, dọn
buồng..
9 Khác 30 20 12
Tổng: (6570) 1794 675 4101
Nguồn: Số liệu điều tra thực địa của nghiên cứu sinh 8/2019
Phụ lục 4.21. Các lớp đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, bồi dưỡng kiến
thức nghiệp vụ về du lịch
Các lớp đào tạo,
Stt 2010 2014 2015 2016 2017 2018 2019
bồi dưỡng
1 Lớp tập huấn nâng cao
nhận thức về du lịch có 3 0 7 0 0 0 0
trách nhiệm cho cán bộ
quản lý các khu di sản
văn hóa
2 Lớp bồi dưỡng kiến
thức du lịch cho người 0 8 6 3 3 2 0
dân làm dịch vụ du lịch
tại các khu, điểm du
lịch
194
Các lớp đào tạo,
Stt 2010 2014 2015 2016 2017 2018 2019
bồi dưỡng
3 Lớp bồi dưỡng nghiệp
vụ hướng dẫn viên du 2 2 1 1 1 2 0
lịch tại điểm
4 Lớp tập huấn nghiệp vụ
du lịch cho người lái 0 0 0 0 0 9 3
đò, lái xe điện (cấp
GCN)
Tổng số: 44 lớp 5 10 5 4 4 13 3
(khoảng gần 7.000 học
viên).
Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình [62]
195
PHỤ LỤC 5. SƠ ĐỒ VÀ BẢN ĐỒ KHU DI SẢN THẾ GIỚI QUẦN THỂ
DANH THẮNG TRÀNG AN
Phụ lục 5.1. Sơ đồ ranh giới khu di sản Tràng An và vùng đệm
Nguồn: UBND tỉnh Ninh BÌnh [84]
196
Phụ lục 5.2. Sơ đồ các di chỉ khảo cổ học ở Quần thể Danh thắng Tràng An
Nguồn: UBND tỉnh Ninh Bình [84]
Phụ lục 5.3. Hình ảnh hang Mòi (Bên trái: nhìn tổng thể; bên phải từ
trên xuống: địa tầng; và bên phải từ dưới lên: gốm Đa Bút)
Nguồn: UBND tỉnh Ninh Bình [84]
197
Phụ lục 5.4. Văn bia bảo vệ núi đá thuộc Quần thể danh thắng Tràng An
Nguồn: Ban quản lý Quần thể danh thắn Tràng An
Tại núi Hang Sung, xóm Ngô Lân thuộc thôn Chi Phong, xã Trường Yên,
huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, có một bài văn bia bằng chữ Nôm xen lẫn chữ
Hán khắc trên vách đá ở độ cao khoảng 15m so với mặt ruộng, kích thước
40x40cm. Toàn bia có khoảng 30 chữ viết theo lối đá thảo, mờ một số chữ. Trán
bia có 2 chữ Cáo bạch. Thân bia có 5 dòng viết từ trên xuống, từ phải qua trái.
Dưới đây là nguyên văn nội dung bài văn bia mà bước đầu chúng tôi đã tìm
hiểu, nghiên cứu được:
Phiên âm:
Cáo bạch
Phải chăng nơi không chốn đổ (đổi)
Lấy đá hay bẩy đá
Khả không nghe cứ làm
Lân bắt giải trình đình
Chưng lãng không bảo tiền.
Tạm dịch:
Thông báo cho nhiều người
Phải chăng nơi đây không thuộc về ai mà muốn thay đổi sao cũng được
Việc lấy đá hay là bẩy đá?
Không nghe lời (cáo bạch) mà cứ làm
Lân bắt giải lên đình
Vậy bọn lêu lổng, phóng lãng các ngươi còn không lo mà bảo vệ trước.
198
PHỤ LỤC 6. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI
DÂN ĐỊA PHƯƠNG Ở QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN
Phụ lục 6.1. Một số hình ảnh về hoạt động sinh kế truyền thống của
người dân địa phương
Đánh cá trên sông Thu hoạch lúa
Bắt cua Đánh dậm
Đi lấy củi Riu tôm tép
199
Phụ lục 6.2. Một số hình ảnh hoạt động sinh kế mới của người dân địa
phương liên quan đến du lịch
Bán hàng trên thuyền Mời khách chụp ảnh
Chở đò khách du lịch Chở khách đi xe bò
Bán rong trên sông Ngô Đồng Trình diễn nghề thêu ren cho khách
200
Bán hàng lưu niệm Bán đồ uống
Nghề xe ôm Cho thuê xe đạp
Nói chuyện với khách nước ngoài Quán bar và cafe
201
Biểu diễn xẩm Biểu diễn Chầu Văn
Khách tây đánh dâm Khách tây úp cá
Nhà cổ làm điểm tham quan Nhà nghỉ (homestay)
Nguồn: Tác giả luận án.