Lời mở đầu
Mỗi phương thức sản xuất chỉ có thể được xác lập vững chắc trên cơ sở vật chất kĩ thuật tương ứng .Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa chỉ tiên tến hơn phương thức cộng sản chủ nghĩa khi nó tạo đựơc năng suất lao động cao hơn .Chính vì vậy nhiệm vụ quan trọng nhất của nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là phải xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật ,xây dựng nền công nghiệp và nông nghiệp hiện đại,văn hoá và khoa học tiên tiến.Muốn thực hiện thành công nhiệm vụ đó thì nhất
15 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1598 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Biện chứng của quá trình phát triển giáo dục đào tạo & khoa học công nghệ với mục tiêu Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiết chúng ta phải tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu lên nền kinh tế nông nghiệp.
Công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta là một cuộc cải biến trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.Vì vậy để triển khai thuận lợi và thực hiện thành công sự nghiệp này thì đòi hỏi phải có những tiền đề nhất định.Trong đó khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo là hai tiền đề quan trọng nhất.Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề phát triển khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo theo mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Do trình độ nhân thức còn có hạn nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót,kính mong thầy giáo phê bình, sữa chữa để cho em tiến bộ hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
biện chứng của quá trình phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ với mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá ở việt nam hiện nay
Nội dung
I. PHáT TRIểN KHOA HọC CÔNG NGHệ THEo MụC TIÊU CÔNG NGHIệP HOá HIệN ĐạI HOá.
1.Vai trò của khoa học công nghệ với sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá
Hội nghị trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá VIII,họp thnág 12/1996 nhấn mạnh:”Cùng với giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Công nghiệp hoá bằng và dựa vào khoa học công nghệ.” ( Đảng cộng sản Việt Nam, văn kiện hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, nhà xuất bản chính trị quốc gia ,Hà Nội, 1997,trang 59.)
Khoa học và công nghệ đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển toàn diện của mỗi quốc gia dân tộc và thực sự đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tác động đến sự phát triển kinh tế, đến đời sống chính trị, văn hoá tư tưởng, đến khả năng quốc phòng an ninh của mọi quốc gia, đến các quan hệ quốc tế và giải quyết những vấn đề toàn cầu của thời đại. Khoa học công. nghệ là nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất Những phát minh khoa học đã trở thành điểm xuất phát ra đời những ngành sản xuất mới, những máy móc thiết bị mới, công nghệ mới, nguyên nhiên liệu mới. Sự thâm nhập ngày càng sâu của khoa học công nghệ vào xuất đã làm cho lực lượng sản xuất có bứơc phát triển nhảy vọt. Yếu tố trí lực trong sức lao động đặc trưng cho lao động hiện đại không còn là kinh nghiệm,thói quen mà là tri thức khoa học .Có thể nói khoa học công nghệ là đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại.
2.Thực trạng của sự phát triển khoa học công nghệ ở nước ta thời kì đổi mới.
a.Những thành quả đạt được.
Trong suốt thời kì đổi mới khoa học công nghệ nước ta đã có bứơc phát triển đáng kể, đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển kinh tế xã hội thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Khoa học công nghệ đã được triển khá đồng bộ mở rộng dần phạm vi nghiên cứu các vấn đề khoa học công nghệ cơ bản, nghiên cưú ứng dụng và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ. Đặc biệt trong những năm gần đây đã phát triển mạnh hoạt động tư vấn, dịch vụ khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất, đời sống. Các hoạt động này đã thu đựoc nhiều kết quả đáng khích lệ.
Về mặt học thuật, liên tục tổ chức các hội thảo khoa học, nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, trong các đề tài trọng điểm đã tập hợp được nhiều nhà khoa học tập trung ngiên cứu cho vấn đề phát triển công nghệ mới trong các lĩnh vực sinh học, vật liệu, năng luợng, công nghệ thông tin … Bước đầu hình thành được các nhóm nhiên cứu có tiềm lực khá mạnh. Hàng năm có từ 500 đến 700 đề tài nghiên cứu về toán học,tin học,cơ vật lí, hoá học, sinh học vừa có ý nghĩa phát triển, hiện đại hoá nền khoa học, cập nhật các thành tựu mới nhất vừa góp phần giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn phát triển đất nước.
Những thành tựu phát triển khoa học công nghệ để nâng cao năng suất lao động, đổi mới sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường, xây dựng năng lực công nghệ quốc gia, ứng dụng một cách sáng tạo những công nghệ nhập khẩu, từng bước tạo ra công nghệ mới ngày càng nhiều và đa dạng thể hiện trên mọi mặt hoạt động của nền kinh tế.
-Trong lĩnh vực nông nghiệp : Có nhiều đề tài nghiên cứu và ứng dụng có kết quả như tạo ra giống lúc lai, ngô lai, điều, mía, giống vịt cấp 4 lai chéo 4 dòng, gà…đạt năng suất và chất lựơng cao, chế tạo được vắc xin phòng chống bệnh phù đầu lợn ,trồng rau sạch trong dung dịch không cần đất…
Trong ngành lâm ngiệp nhờ áp dụng khoa học công nghệ mới nhiều địa phưong đã trồng rừng kinh tế có lãi, góp phần ổn định vùng nguyên liệu cho công nghiệp giấy và gỗ nhân tạo, trồng các khu rừng phòng hộ.
Trong ngành thuỷ sản nhờ nghiên cứu khoa học mà đã làm chủ được công nghệ sản xuất giống nhân tạo và công nghệ nuôi một số loài thuỷ sản như tôm nước lợ, thuỷ sản nước ngọt, ốc hương, cua biển nhân tạo, cá tra và cá ba sa mới…
Nhờ những thành tựu đạt được nước ta đã có một nền nông nghiệp vững mạnh phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra thị trường bên ngoài,nền nông nghiệp đã dần dần chuyển từ thủ công sang cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá.
-Trong lĩnh vực y dược dã tập trung nghiên cứu và áp dụng tiến bộ kĩ thuật vào việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, ứng dụng, phát triển các kĩ thuật công nghệ mới trong chẩn đoán điều trị bệnh, phòng ngừa các bệnh ung thư, tim mạch…,sản xuất thành công nhiều loại vắcxin,laọi thuốc mới từ những duợc liệu ở trong nước góp phần hạ giá thành thuốc, từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân nhất là người nghèo.
-Trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin đã tham gia vào việc thiết kế, sản xuất các loại máy vi tính, tivi hiện đại, làm chủ việc ứng dụng vào các công nghệ mới, việc triển khai kết cấu hạ tầng viễn thông và internet .Trong giai đoạn phát triển của khoa học công nghệ hiện nay thì công nghệ thông tin được coi là hướng mũi nhọn.Ttrong những năm gần đây, công nghệ thông tin nước ta đã có một bước phát triển rất đáng kể. Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, tạo ra một bước chuyển mạnh về năng suất, chất lượng, hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Kết cấu hạ tầng về công nghệ thông tin có bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều dịch vụ dựa trên cơ sở công nghệ thông tin cũng được đưa vào sử dụng như ngân hàng qua điện thoại, máy rút tiền tự động ATM, điện thoại được sử dụng qua giao thức IP, dịch vụ internet, giá cước các dịch vụ giảm dần theo từng giai đoạn nhằm đạt đến mục tiêu ngang bằng với các nước trong khu vựcc và trên thế giới .Công nghệ thông tin đã được đưa vào giảng dạy, học tập và nghiên cứu ở tất cả các cấp với các mức độ khác nhau, nhằm hiên đại hoá nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy tiến tới hội nhập quốc tế về trình độ đào tạo. Bước đầu xây dựng một đội ngũ chuyên gia trẻ có khả năng tiếp thu và làm chủ công nghệ thông tin hiện đại. Về phần mềm thì đã đạt mức tăng trưởng khá, hiện nay phần mềm tin học Việt Nam chiếm hơn 30% thị trường trong nước,số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này có khoảng hơn 260 đơn vị với nguồn nhân lực khoảng 4700 chuyên gia,t ổng phần mềm nội hoá đạt hơn 1 triệu USD. Thị trưòng thiết bị máy tính rất phát triển, năm 2000 thị trường công nghệ thông tin nước ta tiêu thụ khoảng 200 triệu USD năm 2003 đạt khoảng 231 triêu USD năm 2003 đạt khoảng 287 triệu USD. Theo số liệu thống kê của công ty nghiên cứu thị trường IDG thị có tới 900 công ty, cửa hàng tham gia vào thị trường lắp ráp máy tính, nhiều đơn vị đã xây dựng thương hiệu máy tính Việt Nam như : CMS, FPT ,VTB…
Như vậy trong những năm gần đây công nghệ thông tin đã có bước phát triển vô cùng mạnh mẽ đi sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đát nuớc.
Trong công nghệ vật liệu đã tạo được một số sản phẩm chất lượng cao như dây chuyền thiết bị truyền và xử lý hệ thống thiết bị lạc hậu thay thế cao lanh nhập ngoại, vật liệu cao su, lò nung gốm sứ bằng khí hoá lỏng , vật liệu xử lý khí thải cho lò đốt rác, bê tông chịu lửa ít xi măng dùng cho lò xi măng và lò luyện kim…
Trong công nghệ chế tạo máy và tự động hoá đã nghiên cứu và ứng dụng nhiều loại sản phẩm có ý nghĩa khoa học và ứng dụng thiết thực như hệ thống SCADA phục vụ đo lường giám sát điều khiển tự động hoá bảo vệ môi trường, một số mẫu rôbốt vạn năng dùng cho nhiều lĩnh vực. Thiết kế chế tạo và đưa vào ứng dụng các hệ thống điều khiển tự động cho các trạm trộn bê tông , trạm thức ăn gia súc , động cơ diesel 3 xilanh…
Trong lĩnh vực giao thông vận tải đã triển khai nghiên cứu , nắm vững công nghệ và đưa vào sản xuất nhiều công trình cầu , hầm quy mô lớn , nhà cao tầng , sử dụng thành công quy trình công nghệ chẩn đoán kỹ thuật các công trình trên biển rút ngán thời gian chạy tàu trên tuyến đường sắt Bắc –Nam…
Nhìn chung các hoạt động khoa học công nghệ trên mọi lĩnh vực đã phát triển theo hướng nâng cao mặt bằng , trình độ khoa học và công nghệ của đất nước, đồng thời gắn với yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế xã hội nhằm phát hiện và xử lý hữu hiệu các vấn đề cụ thể nảy sinh trong quá trình phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh khi hội nhập kinh tế quốc tế.
b. Tiềm lực khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay
Tiềm lực khoa học công nghệ trong nước thể hiện trên ba mặt :đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ, cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu , các nguồn đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ.
Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ nói chung phát triển mạnh mẽ về số lượng nhưng tỷ lệ cán bộ có trình độ cao còn ít. Cụ thể là riêng trong các trường đại học, cao đẳng có 5476 tiến sĩ, chiếm 14%, 10598 thạc sĩ chiếm 27 % , 324 giáo sư chiếm 0,8%, 1330 phó giáo sư chiếm 3,4%. Gần đây số lượng sinh viên tăng nhanh khoảng 2,1 lần trong khi giảng viên tăng khoảng 1,15 lần (số hiện tính đến năm 2003) Nhiệm vụ giảng dạy đã trở nên quá tải đối với các trường.Do vậy có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ.
- Cơ sở vật chất và đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học , chuyển giao công nghệ trong những năm gần đây do Nhà nước chú trọng đầu tư nên trang thiết bị được cải thiện rõ rệt. Các viện nghiên cứu và các trường đại học cao đẳng đã được, đầu tư , nâng cấp , xây dựng nhiều phòng thí nghiện hiện đại. Điểm nổi bật là xây dựng thư viện điện tử . Một số viện nghiên cứu, trường đại học cao đẳng đã xây dựng trang thông tin điện tử phục vụ nghiên cứu khoa học công nghệ và quản lý đào tạo. Bước đầu khai thác mạng có hiệu quả . Cơ sở máy tính của các trường đại học cao đẳng được cải thiện, mức độ sử dụng máy của các cán bộ nghiên cứu và giảng viên đại học trong công việc chuyên môn ngày càng nâng cao nhưng hiện vẫn còn thấp.
- Nguồn kinh phí trực tiếp và chủ yếu cho hoạt động khoa học và công nghệ là từ ngân sách nhà nước , các tổ chức , các doanh nghiệp …Đầu tư vào khoa học công nghệ tăng ,c hiếm hơn 2% ngân sách nhà nứơc tức khoảng 0,5 GDP (2003)
c. Những hạn chế và nguyên nhân của sự những hạn chế đó
- Hạn chế:
Những thành tựu về nghiên cứu khoa học công nghệ đáng khích lệ tuy nhiên so với nhiều nước trong khu vực và thế giới, sự phát triển của khoa học công nghệ nước ta còn nhiều non yếu . Những nghiên cứu về công nghệ triển khai và chuyển giao công nghệ chưa gắn kết chặt chẽ với thực tiễn sản xuất và đời sống . Về nghiên cứu cơ bản trong những lĩnh vực lý thuyết mặc dù còn một số thành tựu được đánh giá cao nhưng chưa thật sự nắm bắt được nguồn gốc sâu xa của vấn đề nghiên cứu, đôi khi còn xa với thực tiễn . Không ít các kết quả nghiên cứu còn né tránh , không trực tiếp và chưa mang đậm dấu ấn khách quan khoa học và thời đại. Trình độ công nghệ của nhiều ngành sản xuất còn rất lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá. Sự gắn kết giữa khoa học và công nghệ với kinh tế xã hội còn yếu. Công nghệ truyền thống , đặc biệt là trong các làng nghề chưa được chú ý đúng mức , do đó các tiềm năng chưa phát huy mạnh mẽ và không tạo được sức cạnh tranh.
Năng lực và trình độ của các cán bộ nghiên cứu giảng dạy còn hạn chế, chưa đủ khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn , chưa cập nhật thông tin về khoa học công nghệ. Triển khai công tác nghiên cứu không đồng đều giữa các cơ sở. Hiện nay có khoảng 50% giảng viên đại học chưa tham gia nghiên cứu khoa học.
Kết cấu hạ tầng của khoa học và công nghệ, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu trong các viện nghiên cứu và các trường đại học cao đẳng mặc dù được tăng cường song còn thiếu và đa phần lạc hậu hơn so với các cơ sở sản xuất từng ngành . Sự tụt hậu của các trang thiết bị trong cơ sở nghiên cứu gây ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả đào tạo đội ngũ lao động lành nghề.
Hợp tác và hội nhập quốc tế về khoa học công nghệ còn nhiều yếu kém. Phần lớn các trường mới chỉ dừng lại ở hợp tác quốc tế về đào tạo , chưa quan tâm đầy đủ tới việc học tập kinh nghiệm tổ chức nghiên cứu và quản lý khoa học công nghệ ở các trường đại học cao đẳng nước ngoài .
Cơ chế quản lý khoa học chậm đổi mới chưa tạo lập và phát huy được vai trò tích cực của cơ chế thị trường trong việc phân bổ các nguồn lực khoa học và công nghệ. Công tác tổ chức quản lý thiếu đồng bộ , hiệu quả thấp, thiếu sự liên kết , nghiên cứu giữa các viện và các trường đại học trên cùng một lĩnh vực. Quản lý tài chính chưa hợp lý , phức tạp về thủ tục quyết toán ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các đề tài . Các kết quả nghiên cứu của nhiều đề tài chưa được tạo điều kiện về kinh phí và chưa đảm bảo về cơ chế để ứng dụng triển khai. Đây là một yếu tố trở ngại cho việc phát huy thành tựu nghiên cứu trong thực tiễn sản xuất,kinh doanh làm yếu khả năng xuất hiện các công nghệ mới có sự cạnh tranh cao.
- Nguyên nhân : có rất nhiều nguyên nhân đen xen tác động qua lại với nhau tuy nhiên có thể nêu một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Đầu tư cho khoa học công nghệ tuy có tăng nhưng chưa đủ độ và chưa đúng để tạo bước đột phá trong lĩng vực khoa học và công nghệ
Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ còn nhiều yếu kém
Mặt bằng dân trí còn thấp
Thị trường khoa học và công nghệ còn kém phát triển
Trong quan điểm và tư tưởng chỉ đạo chưa coi trọng đúng mức vai trò của các trường đại học, cao đẳng trong nghiên cứu cơ bản , ứng dụng và chuyển giao.
Cơ chế tổ chức bộ máy quản lí khoa học chưa tạo điều kiện thúc đẩy khoa học phát triển.
Công tác quản lí khoa học công nghệ chậm đổi mới và chưa phù hợp với cơ chế thị trường. Thiếu cơ chế chính sách để gắn kết nghiên cứu với hoạt động sản xuất kinh doanh và huy động các nguồn lực xã hội.
Nhiều chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước chưa thu hút được sự đóng góp của các nhà khoa học. Cơ chế đãi ngộ chưa thực sự khuyến khích phát huy khả năng sáng tạo của các tổ chức và đội ngũ cán bộ khoa học.
Tóm lại có thể nói nguyên nhân cơ bản nhất là do trong nhiều năm qua chủ trương đường lối của Đảng về khoa học công nghệ chưa được cụ thể hoá. Vấn đề khoa học công nghệ đề cập trong nghị quyết của đại hội IX chưa thực sự đi vào cuộc sống thực tiễn do chưa được thể chế hoá bằng những chính sách và biện pháp cụ thể.
3. Một số giảp pháp nhằm tiếp tục phát triển khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay.
Đặng Tiểu Bình đã từng nói “thực hiện hi vọng của loài người không tách rời khoa học, thế giới thứ ba thoát khỏi nghèo khổ không thể tách rời khoa học, bảo vệ hoà bình cũng không thể tách rời khoa học”(Đặng Tiểu Bình,văn tuyển Đặng Tiểu Bình, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, trang 198). Vai trò của khoa học công nghệ quan trọng như vậy, tiềm lực khoa học công nghệ nước ta cũng không phải là nhỏ , để phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế đã nêu trên , thì chúng ta có một số biện pháp sau đây để thực hiện việc đẩy mạnh, phát triển khoa học công nghệ :
a.Nhà nước cần nhanh chóng thể chế hoá chủ trương phát triển tinh thần của nghị quyết đậi hội đảng thông qua việc đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách và biện pháp tạo động lực cho sự phát triển khoa học và công nghệ. Cụ thể là :
- Tăng tỉ trọng đầu tư GDP cho khoa học và công nghệ
- Xây dựng chính sách huy động đầu tư cho khoa học công nghệ từ các doanh nghiệp của tất cả các thành phần trong nền kinh tế.
Đầu tư xâu dựng đội ngũ và tạo điều kiện cho các nhà khoa học nhất là các nhà khoa học đầu ngành tận tâm đóng góp trí tuệ cho đất nước.
b. Đẩy mạnh sự phát triển của thị trường khoa học và công nghệ
Sinh thời PH.Angghen từng nhấn mạnh “sự phát triển của các ngành khoa học đã do sản xuất quy định” và nếu như khoa học có “ pháp triển nhanh chóng một cách kì diệu thì sự kì diệu ấy cũng chính nhờ sản xuất mà có”. Điều đó có nghĩa rằng khoa học không thể phát triển nhanh một khi không có môi trường thuận lợi, khi sản xuất và đời sống xã hội chưa đòi hỏi bức bách đối với khoa học. Phải tạo lập thị trường khoa học công nghệ khuyến khích đầu tư cho các công trình có sự liên kết với các doang nghiệp. Xây dựng chương trình nghiên cứu và ứng dụng các kết quả của khoa học công nghệ theo đơn dặt hàng của các doanh nghiệp , của các địa phương.
c. Nhận thức lại vị trí vai trò và có cơ chế chính sách thích đáng đối với các trường đại học cao đẳng trong việc phát triển khoa học công nghệ , nhà nước cần giao trách nhiệm cơ bản là đào tạo nghiên cứu đồng thời sử dụng triệt để tiềm năng và phát triển đội ngũ lâu dài.
d. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghệ nhằm học tập kinh nghiệm nghiên cứu , chuển giao công nghệ của các nước tiên tiến , trang bị cho các cơ sở nghiên cứu khoa học một mũi nhọn đột phá. Phát triển hệ thống thông tin khoa học công nghệ.
e. Mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực nghiên cứu, đưa nó trở thành công cụ hữu hiệu và phổ biến trong công tác quản lý khoa học. Có chiến lược phát triển công nghệ thông tin xuất phát từ thực tế kinh tế đất nước. Chú trọng đào tạo nhân lực có chất lượng cao cho công nghệ thông tin.
f.Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện về tổ chức quản lý hoạt động khoa học công nghệ ; ở đây cầc chú y tới những vấn đề sau:
- Đa dạng hoá cơ sở nghiên cứu, ứng dụng và triển khai hoạt động khoa học công nghệ.
- Gắn kết hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ giữa các viện nghiên cứu và các trường đại học cao đẳng trong cả nước.
- Đa dạng hoá phương thức nghiên cưú , kết hợp giữa cơ chế đặt hàng và đấu thầu, đăng kí từ các cơ sở và cá nhân nhà khoa học.
- Đổi mới cơ chế chính sách , giao nhiệm vụ,đánh giá nghiệm thu và cơ chế quản lí tài chính cho khoa học, thay đổi phương thức giao nhiệm vụ dàn trải như hiện nay.
- Xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ khoa học công nghệ, quy chế khen thưởng và đãi ngộ ,chế độ tham quan khảo sát và tu nghiệp nước ngoài
- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học, thường xuyên tổ chức ghi nhận những thành quả của cán bộ khoa học công nghệ nhằm khuyến khích họ nghiên cứu
II. Phát triển giáo dục và đào tạo theo mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá
1.Vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Có lẽ không ai phủ nhận được vai trò quyết định của tri thức đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc và đối với cả lịch sử xã hội loài người. Nói đến vai trò quyết định của tri thức đối với sự phát triển của mỗi quốc gia của toàn xã hội thì không thể không nói tới vai trò của giáo dục đào tạo.Thực tiễn lịch sử nhất là thời đại ngày nay đã chứng minh rằng trong rằnh trong tất cả các yếu tố tạo nên sự thành công của các nước không một yếu tố nào quan trọng hơn giáo dục và đào tạo, trước hết giáo dục đào tạo la một động lực hàng đầu để phát triển lịch sử. Người ta tính rằng nếu phổ cập giá dục được nâng lên một lớp thì năng suất lao động bình quân của toàn xã hội tăng 5%. Sở dĩ giáo dục và đào tạo có vai trò to lớn như vậy là do nó đã tạo ra cho nền kinh tế những nhà bác học, những chuyên gia kĩ sư , nhờ họ có thể sáng tạo tiếp thu những kĩ thuật tiên tiến công nghệ mới… Hơn nữa giáo dục và đạo còn trực tiếp quyết định việc nâng cao trình độ học vấn , trình độ khoa kĩ thuật, trình độ tổ chức quản lí , năng lực thực tiễn của những người lao động - lực lượng quyết đính sự phát triển của lịch sử. Trong thời đại ngày nay, các nước đều nhận thức sâu sắc rằng “tri thức là sự giàu có” theo thống kê của UNESCO năm 1987 ở Mĩ cứ đầu tư cho giáo dục 1 đôla thì thu lãi 4 đola (Đức Minh , vấn đề đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, tạp chí cộng sản số 8, 1989 trang 44).ở giai đoan đầu của lịch sử, giai đoạn con người làm rồi mới nghĩ, kinh tế có vai trò quyết định gần như tuyệt đối , nhưng hiện nay thế giới đã và đang bước vào nền kinh tế tri thức thì giáo dục đào tạo đến lượt nó được xem như một động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội
Nước ta đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội thì vai trò của giáo dục đạo tạo lại càn trở nên quan trọng. Giáo dục và đào tạo nứoc ta nhăm thực hiện 3 mục tiêu cơ bản là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; giáo dục đào tạo nhằm đào tạo ra những con người có kiến thức, có năng lực, có khả năng làm chủ và biết sử dụng các công nghệ hiện đại.
Với vai trò quan trọng như vậy, Đảng ta cũng đã xác định giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu.
2.Thực trạng của quá trình phát triển giáo dục và đào tạo nước ta hiện nay
Ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đã quyết định: “ trong thời hạn rất ngắn sẽ cử hành bắt buộc học chữ quốc ngữ để xoá nạn mù chữ triệt để. Vấn đề vô cùng quan trọng ấy chúng ta chẳng chờ đến lúc sinh hoạt trở nên bình thường mới giải quyết . Ngay từ trong hoàn cảnh eo hẹp này chúng ta cũng quả quyết tiến hành” Và tại phiên họp đầu tiên của chỉnh phủ ngày 3/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “chống giặc dốt quan trọng như chống giặc đói và giặc ngoại xâm” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, nhà xuất bản sự thật, Hà Nội 1984, trang10-11).Với truyền thống coi trọng giáo dục như vậy,h iện nay nền giáo dục nước ta đã đạt những thành quả quan trọng và những hạn chế sau đây :
a.Thành quả đạt được
Hơn 50 năm qua nền giáo dục của nước ta đã có những bước tiến đáng kể từ chỗ 95% dân số mù chữ thì nay đã hơn 90% dân số biết chữ. Năm 1945 cả nước mới chỉ có 3 trường trung học phổ thông thì nay số lượng trường phổ thông các cấp có tới hơn 20 nghìn với hơn 18 triệu học sinh, hơn 100 trường đại học, cao đẳng, gần 500 trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, gần 90 cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học.N gành giáo dục với hơn 70 nghìn người có trình độ đại học, 8 nghìn tiến sĩ và phó tiến sĩ , 3 triệu cán bộ trung cấp và công nhân kĩ thuật, 16 tỉnh thành phố , 57% số huyện ,76% số xã được công nhận chuẩn quốc gia về xoá mù chữ .Những kết quả đạt được đã góp phần đáng kể vào công cuộc đổi mới đất nước và góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người ( HDI ) của nước ta tăng từ 0,456 năm 1990 lên 0,664 năm 1999 , so với chỉ số phát triển kinh tế GDP thì chỉ số phát triển con người tăng 23 bậc .
Giáo dục đã đào tạo cho đất nước những người lao động có trình độ , tay nghề cao, phẩm chất đạo đức cách mạng phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Hàng năm các cuộc thi olimpic đựoc tổ chức trong khu vực và trên thế giới , đoàn Việt Nam luôn đạt được giải cao, số lượng các sinh viên ngoại quốc theo học ở các trường đại học trong cả nước nhất là các sinh viên Lào và Cămpuchia ngày càng đông đảo hơn,
Ngày nay công nghệ thông tin cũng đã đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông và đại học cao đẳng, những tiến bộ mới nhất của loài người cũng phần nào được cập nhật trong các chương trình để giảng dạy . Nền giáo dục nước ta đang từng bước được cải cách phù hợp với những nội dung mới của thời đại và sức học của học sinh để ngày càng tiến dần ngang tầm với nền giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới.
b.Những mặt hạn chế của nền giáo dục nước ta.
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì nền giáo dục nước ta còn có nhiều hạn chế sau đây :
Trước hết chi phí giáo dục là gánh nặng của của các nước đang phát triển trong đó có nước ta , kể từ năm1995 chi phí giáo dục hàng năm vẫn tăng trung bình là 1% , đến năm 2000 thì chi phí giáo dục chiếm 15% ngân sách nhà nước nhưng so với các trong khu vực và trên thế giới thì vẫn còn thấp hơn nhiều , Hàn Quốc 21%, Thái Lan 18-20%...Thêm vào đó bản thân kinh phí giáo dục cũng không được phân bố hợp lí, phần lớn kinh phí đều tập trung ở các vùng thành thị còn nông thôn, vùng sâu vùng xa còn khó khăn thì kinh phí lại ít nên ở đó hiện tượng học sinh bỏ học không phải là cá biệt.
Bên cạnh đó thì giáo dục còn nhiều bất cập cả về quy mô , cơ cấu nhất là chất lượng và hiệu quả chưa kịp đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao về nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước . Tỉ lệ tái mù chữ còn cao, chưa phổ cập hết trung học cơ sở , tỉ lệ sinh viên trên số dân còn thấp, thiếu nhiều lao động có tay nghề và trình độ cao.
Trong cơ cấu ngành học ở bậc đại học cao đẳng cũng mất cân đối, lượng sinh viên theo học các ngành luật, kinh tế cao hơn nhiều so với các ngành thuộc khối các trường kĩ thuật, tâm lí thích làm thầy hơn làm thợ vẫn còn nhiều trong đại đa số người dân, trong khi đó nhu cầu của công cuộc đổi mới đất nước cần rất nhiều những người thợ , những kĩ sư có tay nghề cao làm việc trong các ngành công nghiệp và xây dựng.
Một vấn đề quan trọng nữa là vấn đề đãi ngộ trí thức, nhân tài .Vấn đè này làm cho đội ngũ giáo viên ngày càng hao hụt về số lượng , giảm sút về chất lượng, nhiều tiêu cực trong ngành giáo dục cũng bắt đầu từ nguyên nhân này. Khối lượng kiến thức ở các cấp vừa thừa vừa thiếu , nhiều kiến thức không sát với thực tế cuộc sống , nhiều sinh viên khi ra trường không thích nghi đựơc ngay với các công việc ,tỉ lệ sinh viên thất nghiệp khi ra trường còn cao,t rình độ ngoại ngữ , tin học còn thấp, sinh viên chưa nắm bắt được những công nghệ mới nhất trên thế giới.
c.Nguyên nhân của những hạn chế trên
Công tác quản lí và cơ chế quản lí giáo dục còn nhiều yếu kém chưa hợp lí
Nội dung của giáo dục , phương pháp giảng dạy chưa phát huy tính chủ động sáng tạo của người học.
Giáo dục và đào tạo chưa kết hợp chặt chẽ với thực tế cuộc sống,với lao động sản xuất, nhà trường chưa gắn với gia đình và xã hội .
Công tác kiểm tra đôn đốc chưa được chỉ đạo thường xuyên.
Chính phủ và nhà nước chưa có những quyết sách đủ mạnh để thể hiện quan điểm coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu.
3. Giải pháp để phát triển giáo dục đào tạo theo mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Để phát huy những thành quả đạt được và khắ phục những mặt hạn chế,từng bước xây dựng nền giáo dục nước ta theo kịp các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới chúng ta cần thực hiện những giải pháp sau:
a.Tăng cường các nguồn lực cho giáo dục đào tạo
- Đầu tư cho giáo dục lấy từ nguồn chi thường xuyên và nguồn chi phát triển trong ngân sách nhà nước
- Tích cực huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách như : đoàn thể , các tổ chức kinh tế xã hội , học phí…
- Cho phép các trường dạy nghề , trung học chuyên nghiệp , cao đẳng đại học, viện nghiên cứu lập cơ sở sản xuất kinh doanh ,các dịch vụ khoa học phù hợp với nghành nghề đào tạo.
- Xây dựng và công khai quy định về chế độ học phí một cách hợp lí.
- Có chính sách đãi ngộ ưu tiên đối với việc xuất bản sách , tài liệu học tập, đồ dùng và các thiết bị để nghiên cứu trong nhà trường.
- Các ngân hàng có chính sách cho vay với lãi suất thấp để các gia đình khó khăn có điều kiện cho con em đi học ở các trường chuyên nghiệp và đại học, cao đẳng
- Nhà nước tạo điều kiện để cho các nhân ,tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước giúp đỡ phát triển giáo dục.
- Dành ngân sách nhà nước để cử những người có phẩm chất tốt đẹp , tài giỏi đi đào tạo ở các nước có nền giáo dục tiên tiến.
- Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để những người Việt Nam ở nước ngoài có khả năng về nước tham gia giảng dạy, đào tạo, mở trường, trung tâm nghiên cứu để trao đổi kinh nghiệm , giúp đỡ tài chính theo quy định của nhà nước.
- Sử dụng một phần vốn vay nước ngoài để xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục đào tạo.
- Các đoàn thể tổ chức trong xã hội , hệ thống phát thanh , truyền hình, các ngành văn hoá nghệ thuật, thông tấn báo chí…kết hợp với giáo dục xã hội , giáo dục gia đình, nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh , không để các văn hoá phẩm đồi truỵ, tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học.
b. Xây dựng đội ngũ giao viên tạo dộng lực cho người dạy người học.
- Củng cố tập trung đầu tư nâng cấp các trường sư phạm.
- Xây dựng các trường sư phạm trọng điểm để vừa đào tạo đội ngũ giáo viên chất lượng cao vừa nghiên cứu khoa học giáo dục đạt trình độ tiên tiến.
- Thực hiện chế độ học bổng đối với sinh viên, có chính sách thu hút học sinh khá giỏi vào các trường sư phạm.
- Đào tạo giáo viên phải gắn với địa chỉ có chính sách sử dụng hợp lý để khắc phục tình trạng nơi, thừa nơi thiêú.
- Thực hiện chương trình bồi dưỡng, chuẩn hoá , nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ giáo viên , không bố trí những người kém phẩm chất đạo đức vào dạy kể cả giáo viên hợp đồng.
- Phải quy định chế độ lương, chế độ ưu đãi cho đội ngũ giáo viên để từng bước nâng cao mức sống cho đội ngũ giáo viên và cán bộ giảng dạy.
- Có chính sách sử dụng và đãi ngộ đúng giá trị nguồn nhân lực đã đươc đào tạo, khuyến khích mọi người nhất là thanh thiếu niên say mê học tập bồi dưỡng đạo đức.
c.Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và tăng cường cơ sở vật chất trường học.
- Tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức lòng yêu nước, chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào giảng dạy ở nhà trường phù hợp với từng lứa tuổi từng cấp học
- Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội , văn hoá phù hợp hợp với từng lứa tuổi và yêu cầu giáo dục toàn diện
- Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo , áp dụng các phương pháp tiên tiến , hiện đại vào quá trình giảng dạy, đảm bảo cho học sinh sinh viên có thời gian tự học, sáng tạo trong học tập .
- Chấm dứt tình trạng lớp học 3 ca , các trường đảm bảo sân chơi , công trình vệ sinh hợp quy cách , thư viện và trang thiết bị tối thiểu để phục vụ cho việc học tập .
- Thay thế ,bổ sung cơ sở vật chất thiết bị cho các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp , đại họ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T0408.doc