BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ MỘT SỐ LỚP HỌC
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM
VÀ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
0BLỜI CẢM ƠN
Để thực hiện được đề tài nghiên cứu này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
Quý Thầy Cô khoa Tâm lý Giáo dục – trường Đại học Sư phạm Tp.HCM đã
hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập đại học, xin chân thành cảm ơn Quý
Th
139 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Bầu không khí tâm lý một số lớp học tại trường đại học sư phạm TP.HCM và biện pháp cải thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầy Cô đã giảng dạy cho lớp cao học Tâm lý học K18 - trường Đại học Sư
phạm Tp.HCM , xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Tứ đã hướng dẫn,
động viên và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn các anh chị cùng khóa học đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập cũng như thực hiện luận văn này.
Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
MỤC LỤC
0TLỜI CẢM ƠN0T ................................................................................................................................. 2
0TMỤC LỤC0T ...................................................................................................................................... 3
0TDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT0T .......................................................................... 6
0TMỞ ĐẦU0T ........................................................................................................................................ 7
0T1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:0T......................................................................................................... 7
0T2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:0T ................................................................................................. 8
0T3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:0T ............................................................... 8
0T3.1. Đối tượng nghiên cứu:0T ..................................................................................................... 8
0T3.2. Khách thể nghiên cứu:0T ..................................................................................................... 8
0T4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:0T ............................................................................................. 8
0T5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:0T ................................................................................................. 9
0T6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:0T ............................................................................................................... 9
0T6.1. Về đối tượng nghiên cứu0T ................................................................................................. 9
0T6.2. Về khách thể nghiên cứu0T ................................................................................................. 9
0T7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:0T ............................................................................................... 9
0T7.1. Về mặt lý luận:0T............................................................................................................... 10
0T7.2. Về mặt thực tiễn:0T............................................................................................................ 10
0TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN0T ................................................................................................. 11
0T1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề0T ................................................................................................. 11
0T1.1.1. Trong nước0T ................................................................................................................. 11
0T1.1.2. Ngoài nước0T ................................................................................................................. 14
0T1.2. Cơ sở lý luận0T ...................................................................................................................... 17
0T1.2.1. Tập thể:0T ....................................................................................................................... 17
0T1.2.2. Tập thể lớp học0T .......................................................................................................... 21
0T1.2.3. Bầu không khí tâm lý0T.................................................................................................. 24
0T1.2.4. Bầu không khí tâm lý lớp học0T .................................................................................... 28
0T1.2.4.1. Định nghĩa0T ........................................................................................................... 28
0T1.2.4.2. Nội dung bầu không khí tâm lý lớp học0T .............................................................. 29
0T1.2.4.3. Tiêu chí đánh giá bầu không khí tâm lý lớp học0T ................................................. 31
0T1.2.4.4. Quá trình hình thành bầu không khí tâm lý lớp học0T ............................................ 37
0T1.2.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý lớp học0T ................................... 39
0TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ MỘT SỐ LỚP HỌC TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH0T ............................................. 47
0T2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng0T .......................................................................................... 47
0T2.1.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng0T ................................................................................. 47
0T2.1.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng0T ........................................................................... 47
0T2.1.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi viết0T ..................................................... 47
0T2.1.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu0T................................................................................ 50
0T2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng bầu không khí tâm lý một số lớp học tại trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh0T ........................................................................................... 51
0T2.2.1. Kết quả biểu hiện khái quát của BKKTL tại các lớp học0T ........................................... 51
0T2.2.2. Kết quả biểu hiện chi tiết của bầu không khí tâm lý lớp học thông qua từng nhóm
tiêu chí0T................................................................................................................................... 56
0T2.2.2.1. Biểu hiện của bầu không khí tâm lý lớp học thông qua thái độ của các thành viên
trong lớp học đối với nhau0T................................................................................................ 56
0T2.2.2.2. Biểu hiện của bầu không khí tâm lý lớp học thông qua thái độ của các sinh viên
đối với bản thân0T ................................................................................................................ 61
0T2.2.2.3. Biểu hiện của bầu không khí tâm lý lớp học thông qua thái độ của sinh viên đối
với nhiệm vụ học tập và rèn luyện0T ................................................................................... 63
0T2.2.3. So sánh sự đánh giá về bầu không khí tâm lý lớp học giữa các nhóm đối tượng0T ...... 71
0T2.2.4. Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng BKKTL0T ........................... 74
0T2.2.4.1. Biểu hiện chung của các nhóm yếu tố ảnh hưởng0T ............................................... 74
0T2.2.4.2. Sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố bên ngoài0T .......................................................... 77
0T2.2.4.2. Sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố bên trong0T ........................................................... 82
0T2.2.4.4. Mô hình hồi quy thể hiện sự ảnh hưởng của các yếu tố đến bầu không khí tâm lý
lớp học0T .............................................................................................................................. 88
0TCHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ LỚP HỌC
VÀ THỬ NGHIỆM HIỆU QUẢ0T.................................................................................................. 90
0T3.1. Một số biện pháp cải thiện bầu không khí tâm lý lớp học0T ................................................. 90
0T3.1.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp:0T ...................................................................................... 90
0T3.1.1.1. Cơ sở lý luận:0T ....................................................................................................... 90
0T3.1.1.2. Cơ sở thực tiễn:0T .................................................................................................... 91
0T3.1.2. Một số biện pháp cải thiện BKKTL lớp học:0T ............................................................. 92
0T3.1.2.1. Nhóm biện pháp 1: Cải thiện các mối quan hệ trong nhà trường.0T ...................... 92
0T3.1.2.2. Nhóm biện pháp 2: cải thiện chất lượng tổ chức hoạt động giảng dạy0T ............... 92
0T3.1.2.3. Nhóm biện pháp 3: cải thiện chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục và rèn luyện0T
.......................................................................................................................................... 93
0T3.1.2.4. Nhóm biện pháp 4: cải thiện điều kiện học tập và rèn luyện0T .............................. 94
0T3.1.2.5. Nhóm biện pháp 5: nâng cao chất lượng giảng viên.0T .......................................... 94
0T3.1.2.6. Nhóm biện pháp 6: tác động đến hoạt động học tập của lớp học0T ....................... 95
0T3.1.2.7. Nhóm biện pháp 7: tác động đến hoạt động rèn luyện của của lớp học0T ............. 95
0T3.1.2.8. Nhóm biện pháp 8: tác động đến hoạt động giao tiếp của của lớp học0T ............... 96
0T3.1.2.9. Nhóm biện pháp 9: nâng cao mức độ tương hợp tâm lý giữa các thành viên
trong lớp học0T ..................................................................................................................... 96
0T3.2. THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ
LỚP HỌC0T ................................................................................................................................. 97
0T3.2.1. Tổ chức thực nghiệm0T .................................................................................................. 97
0T3.2.1.1. Mục đích thực nghiệm0T ......................................................................................... 97
0T3.2.1.2. Giả thuyết thực nghiệm0T ....................................................................................... 97
0T3.2.1.3. Nhiệm vụ thực nghiệm0T ........................................................................................ 97
0T3.2.1.4. Tổ chức thực nghiệm0T ........................................................................................... 97
0T3.2.2. Kết quả thực nghiệm một số biện pháp cải thiện bầu không khí tâm lý lớp học0T ..... 102
0T3.2.2.1. Kết quả chung0T .................................................................................................... 103
0T3.2.2.2. Một số kết quả cụ thể khác0T ................................................................................ 107
0TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ0T .................................................................................................... 111
0TKết luận0T ................................................................................................................................... 111
0TKiến nghị0T ................................................................................................................................. 112
0T ÀI LIỆU THAM KHẢO0T .......................................................................................................... 115
0TPHỤ LỤC0T.................................................................................................................................... 118
0TPhụ lục 10T ................................................................................................................................. 118
0TPhụ lục 20T ................................................................................................................................. 128
0TPhụ lục 30T ................................................................................................................................. 130
0TPhụ lục 40T ................................................................................................................................. 132
0TPhụ lục 50T ................................................................................................................................. 134
0TPhụ lục 60T ................................................................................................................................. 135
0TPhụ lục 70T ................................................................................................................................. 138
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU Ý NGHĨA
BKKTL : Bầu không khí tâm lý
ĐLC : Độ lệch chuẩn
GV : Giảng viên
HĐ : Hoạt động
P-N-T : Pháp – Nga – Trung
R : Hệ số tương quan
R.luyện : Rèn luyện
Sig : Mức ý nghĩa
TB : Trung bình
THĐỘ Đ/V : Thái độ đối với
TN : Thực nghiệm
T-Test : Kiểm nghiệm T
Tukey : Kiểm nghiệm Tukey
Dấu “.” nằm trong mỗi số liệu : Dấu cách thập phân
Dấu “.” trước đầu mỗi số liệu : “0.”
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Mục đích cuối cùng của khoa học là nhằm phục vụ cho cuộc sống. Việc nghiên cứu Tâm lý
học cũng không nằm ngoài mục đích chung đó. Là một ngành khoa học có tiềm năng ứng dụng
hết sức rộng rãi trong mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, tâm lý học đang ngày càng được quan
tâm nghiên cứu theo hướng do thực tiễn, bởi thực tiễn và vì thực tiễn. Hiện tại, tâm lý học đã
được nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực quản lý, kinh doanh, chăm sóc sức khỏe, truyền
thông,… và đặc biệt là ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo con người.
Tại Việt Nam, một trong những yêu cầu lớn và bức thiết của xã hội ngày nay là đổi mới nền
giáo dục. Để thực hiện được sự nghiệp đổi mới này, nền giáo dục phải huy động và vận dụng
thành tựu nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học khác nhau, từ các ngành khoa học tự nhiên
đến những ngành khoa học xã hội và các ngành khoa học đặc thù. Trong đó, một trong những
ngành khoa học mà sự nghiệp đổi mới nền giáo dục cần thiết vào bậc nhất chính là tâm lý học.
Đây là khoa học nghiên cứu về đời sống tinh thần con người, là đối tượng tác động chính của
công tác giáo dục. Muốn góp phần thực hiện được điều đó, tâm lý học phải tìm ra những con
đường ứng dụng các thành tựu của mình để phục vụ công cuộc đổi mới ấy.
Trong hệ thống giáo dục phổ thông cũng như chuyên nghiệp, tổ chức tế bào quan trọng bậc
nhất chính là lớp học – một nhóm xã hội có trình độ tổ chức cao – còn gọi là tập thể lớp học.
Trong tập thể đó, rất nhiều hiện tượng tâm lý chung nảy sinh như: trí tuệ tập thể, ý thức tập thể,
truyền thống tập thể, dư luận trong tập thể và đặc biệt là bầu không khí tâm lý tập thể. Bầu
không khí tâm lý này được nảy sinh từ trong quá trình hoạt động chung của tập thể và khi đã
hình thành, nó chi phối ngược lại tính tích cực của mỗi thành viên trong quá trình hoạt động. Vì
vậy, việc nghiên cứu những điểm mạnh, những hạn chế và những yếu tố chi phối bầu không khí
tâm lý tại một lớp học nào đó sẽ giúp cho người giáo viên cũng như nhà quản lý giáo dục tại nơi
đó có thể phát huy hay điều chỉnh nó theo hướng tích cực hơn. Bên cạnh đó, nếu có thể tìm ra
hệ thống biện pháp xây dựng bầu không khí tâm lý lớp học thuận lợi thì sẽ kích thích được tinh
thần học tập và rèn luyện của từng học sinh – sinh viên, mang đến những hiệu quả rõ rệt cho
quá trình dạy học và giáo dục.
Hiện tại, đã có một số đề tài nghiên cứu về hiện tượng bầu không khí tâm lý tập thể trong
nhiều môi trường khác nhau, đặc biệt là trong các xí nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, nghiên cứu về
bầu không khí tâm lý trong lớp học thì hiện tại chỉ có một vài công trình, nghiên cứu về bầu
không khí tâm lý lớp học tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thì chưa có công
trình nào. Song song đó, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện sứ
mạng xây dựng trường trở thành một trong hai trường đại học sư phạm trọng điểm của cả nước,
là một trong những ngọn cờ đầu để đào tạo nên những giáo viên có chất lượng nhằm phục vụ
quá trình đổi mới giáo dục.
Xuất phát từ nhiệm vụ thực tiễn của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, xuất
phát từ thực tiễn nghiên cứu khoa học là chưa có công trình nào nghiên cứu về bầu không khí
tâm lý lớp học tại cơ sở giáo dục này, người nghiên cứu mạnh dạn lựa chọn đề tài “Bầu không
khí tâm lý một số lớp học tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và biện pháp
cải thiện”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Tìm hiểu thực trạng về bầu không khí tâm lý một số lớp học tại trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất các biện pháp cải thiện bầu không khí tâm lý lớp học.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Bầu không khí tâm lý một số lớp học tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh.
Các biện pháp cải thiện bầu không khí tâm lý lớp học.
3.2. Khách thể nghiên cứu:
306 sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:
4.1. Bầu không khí tâm lý mỗi lớp học có những nét đặc trưng riêng, tồn tại một số đặc điểm
tích cực lẫn tiêu cực do các nguyên nhân bên ngoài và bên trong ảnh hưởng, trong đó,
nguyên nhân bên trong là quyết định.
4.2. Bầu không khí tâm lý lớp học có thể cải thiện thông qua việc tác động đến những yếu tố
ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý đó.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
5.1. Làm rõ cơ sở lý luận về:
- Bầu không khí tâm lý lớp học.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý lớp học.
5.2. Tìm hiểu thực trạng bầu không khí tâm lý một số lớp học tại trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.
5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện bầu không khí tâm lý trong lớp học trên cơ sở
các yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý trong lớp học đó.
5.4. Thực nghiệm để kiểm tra hiệu quả của một số biện pháp tiêu biểu.
6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
6.1. Về đối tượng nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu bầu không khí tâm lý trong một số lớp học tại trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài không nghiên cứu bầu không khí tâm lý của tất
cả các lớp học và không nghiên cứu bầu không khí tâm lý chung của cả trường.
Việc đề xuất các biện pháp cải thiện bầu không khí tâm lý tích cực trong lớp học được
giới hạn ở mức độ ý tưởng ban đầu, hạn chế về mức độ cụ thể hóa chuyên sâu chi tiết.
Việc thực nghiệm chỉ tiến hành với 3 biện pháp tiêu biểu trong các biện pháp trên. 3
biện pháp này phải cụ thể hóa chi tiết.
6.2. Về khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu thực trạng: 306 sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh.
Việc thực nghiệm chỉ tiến hành mang tính bước đầu với khách thể thực nghiệm là 136
sinh viên trường đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài sẽ có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn như sau:
7.1. Về mặt lý luận:
Làm rõ lý luận về bầu không khí tâm lý nói chung và bầu không khí tâm lý trong lớp học
nói riêng.
Phân tích và chứng minh mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng và tính chất của bầu
không khí tâm lý nhóm.
7.2. Về mặt thực tiễn:
Góp phần đưa một nội dung quan trọng của tâm lý học xã hội ứng dụng vào thực tiễn
giáo dục.
Mô tả bức tranh về bầu không khí tâm lý trong một số lớp học tại trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Đóng góp một số biện pháp cải thiện bầu không khí tâm lý tích cực trong môi trường lớp
học.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thuật ngữ “bầu không khí tâm lý” bắt đầu sử dụng rộng rãi trong tâm lý học xã hội từ những
năm 30 của thế kỉ 20 khi các nhà tâm lý học bắt đầu quan tâm nghiên cứu hiện tượng này. Từ
đó, thuật ngữ “bầu không khí tâm lý” bắt đầu đi vào nhiều hơn trong các lĩnh vực của đời sống,
đặc biệt là lĩnh vực quản lý, kinh doanh, tổ chức lao động, sư phạm, truyền thông… và được
nghiên cứu dưới nhiều góc độ và mức độ khác nhau.
Trong các lĩnh vực trên, mảng quản lý là lĩnh vực có nhiều nghiên cứu ứng dụng và tác phẩm
viết về bầu không khí tâm lý nhất. Riêng trong lĩnh vực tâm lý học ứng dụng cho ngành sư
phạm, các nghiên cứu còn ít và tương đối nhỏ lẻ.
Sau đây là khái quát một số công trình nghiên cứu về bầu không khí tâm lý nói chung và bầu
không khí tâm lý trong lớp học nói riêng được tiến hành trong và ngoài nước.
1.1.1. Trong nước
a. Về nghiên cứu lý luận, các nhà nghiên cứu chủ yếu đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn trong
các tác phẩm như:
- “Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo” [3, tr. 203 – 207], tác giả Nguyễn Bá
Dương. Trong tác phẩm này, tác giả đã đưa ra những yếu tố quy định bầu không khí tâm lý tập
thể. Đó là:
+ Môi trường tự nhiên tạo nên chỗ ở, chỗ làm việc
+ Môi trường tâm lý: mối quan hệ giữa các thành viên trong tập thể.
Để tạo một môi trường tâm lý tốt, người quản lý cần phải:
+ Làm cho các thành viên trong nhóm thấu hiểu nhau.
+ Hình thành tinh thần tự tôn tập thể, ý thức về nhóm chung.
+ Hạn chế và giải quyết kịp thời các xung đột trong nội bộ nhóm.
- Trong cuốn “Tâm lý học lao động” [35, tr. 86] và cuốn “Tâm lý học quản lý” [33, tr. 13 –
94], tác giả Trần Trọng Thủy đã nghiên cứu theo hướng phân tích các biện pháp nhằm xây dựng
bầu không khí tâm lý lành mạnh. Trong đó, biện pháp cốt lõi là tích cực ngăn ngừa các xung đột
xảy ra giữa các thành viên. Để thực hiện được điều đó, người có trách nhiệm phải:
+ Lựa chọn các thành viên có phẩm chất đạo đức, có sự tương đồng tâm lý vào cùng một
nhóm, đặc biệt là về mục đích làm việc và tính cách cá nhân.
+ Song song đó, phải sắp xếp cán bộ một cách chính xác, người lãnh đạo cần có cấp phó và
người giúp việc phù hợp, vì xung đột hiển nhiên sẽ xảy ra nếu nhưng không có sự nhất trí cao
trong phương pháp lãnh đạo. Những xung đột trong bộ máy quản lý sẽ nhanh chóng lâu lan sang
tập thể, bởi khi xung đột mỗi người sẽ tìm đến một nhóm người nào đó trong tập thể làm chỗ
dựa để ủng hộ quan điểm của mình.
+ Không chỉ sắp xếp con người, tác giả cũng lưu ý về mặt tổ chức công việc sao cho hợp lý –
rõ ràng – có nguyên tắc. Công việc trôi chảy, phối hợp nhịp nhàng, tiền lương tốt thì xung đột ít
có điều kiện xảy ra.
- Tác giả Lê Ngọc Lan trong tác phẩm “Bầu không khí tâm lý gia đình và việc giáo dục trẻ
em” [16, tr. 4] đã khẳng định: Một bầu không khí tâm lý tích cực tạo điều kiện thuận lợi để trẻ
em sống trong môi trường đó có một nhận thức lành mạnh – thái độ tốt và thói quen tích cực đối
với những người xung quanh.
- Ngoài ra, khái niệm về bầu không khí tâm lý cũng được phân tích và mô tả trong các tài
liệu chuyên khảo về Tâm lý học xã hội như:
+ Tâm lý học xã hội [2] của tác giả Vũ Dũng
+ Tâm lý học xã hội [3] của tác giả Nguyễn Đình Chỉnh, Phạm Ngọc Uyển
+ Tâm lý học xã hội – những vấn đề lý luận [4] của tác giả Trần Hiệp (chủ biên)
cùng một số tác phẩm khác. Trong những tài liệu này, các tác giả đã đúc kết về định nghĩa –
cấu trúc cũng như một số yếu tố chi phối đến sự hình thành và phát triển của một bầu không khí
tâm lý tập thể. Tuy nhiên, các nội dung còn mang tính chất tổng hợp kinh nghiệm bước đầu,
phân tích dưới góc độ như là một trong rất nhiều những hiện tượng tâm lý xã hội. Do đó, chưa
có tài liệu phân tích mang tính chuyên sâu và toàn diện.
Nhìn chung, đã có những nghiên cứu lý luận trong nước đề cập đến khái niệm bầu không khí
tâm lý tập thể. Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu lý luận bài bản, hệ thống và chuyên sâu.
b. Về nghiên cứu thực trạng, một số đề tài đã mô tả đặc điểm bầu không khí tâm lý của nhiều
nhóm đối tượng mà trong đó đa phần là sinh viên. Chẳng hạn như:
- Từ năm 1983, tác giả Đỗ Thị Hường đã nghiên cứu “Bầu không khí tâm lý tập thể sinh viên
sư phạm mẫu giáo và ảnh hưởng của nó tới tâm trạng cá nhân” [27]. Trong đề tài này, tác giả
đã đưa ra khái niệm về bầu không khí tâm lý tập thể và sự tương quan của nó với tâm trạng của
từng thành viên trong tập thể đó. Tuy nhiên, đề tài chưa đưa ra các tiêu chí đánh giá một cách
toàn diện về bầu không khí tâm lý và mối tương quan giữa bầu không khí chung và tâm trạng
riêng của cá nhân chưa thể hiện rõ nét.
- Sau đó, trong đề tài tương tự nghiên cứu về “Bầu không khí tâm lý tập thể sinh viên sư
phạm mẫu giáo và ảnh hưởng của nó tới tâm trạng cá nhân” [23], tác giả Lê Thị Hân đã khắc
phục các khuyết điểm trên và có một cái nhìn tương đối đầy đủ về bầu không khí tâm lý.
- Với đề tài “Nghiên cứu bầu không khí tâm lý tập thể ở sinh viên trường cao đẳng sư phạm
Ninh Bình” [25], tác giả Trần Đức Hội tiếp cận bầu không khí tâm lý tập thể dưới góc độ xem
đó là tổ hợp xu hướng và cảm xúc chung của từng thành viên riêng lẻ trong tập thể. Cách tiếp
cận này chưa được toàn diện và hệ thống. Tuy nhiên, đề tài đã đóng góp cho những nhà nghiên
cứu một cái nhìn rõ hơn về mối quan hệ giữa cảm xúc và các yếu tố khác trong cấu trúc của một
bầu không khí tâm lý tập thể.
- Nằm trong nhóm đề tài tìm hiểu về các yếu tố chi phối đến bầu không khí tâm lý tập thể, đề
tài “Tìm hiểu ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng đối với bầu không khí tâm lý
tập thể sư phạm một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh” [5] đã làm sáng rõ mối
tương quan nhân quả giữa yếu tố thủ lĩnh – lãnh đạo đối với tâm trạng của từng thành viên và
của chung tập thể. Tuy nhiên, do giới hạn nghiên cứu của đề tài, sự ảnh hưởng của người lãnh
đạo chưa đặt trong mối quan hệ với rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng khác nhằm kiểm soát các
yếu tố gây nhiễu lên bầu không khí tâm lý tập thể.
- Nghiên cứu một cách toàn diện hơn về các yếu tố chi phối đến tâm trạng chung của tập thể,
tác giả Hoàng Đình Châu đã tìm hiểu phương pháp “Xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực
trong tập thể khoa giáo viên trong các trường đào tạo sĩ quan” [6]. Đề tài đã nêu ra những đặc
trưng về hoạt động đào tạo và con người tại khoa giáo viên trong nhà trường quân đội, từ đó
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý nói chung và biện pháp tác động đến
bầu không khí này. Tuy nhiên, do nghiên cứu trong môi trường quân đội, đề tài quá thiên về yếu
tố tuân thủ điều lệnh, chấp hành mối quan hệ cấp trên - cấp dưới mà xem nhẹ yếu tố tình cảm và
giao tiếp thân thiện giữa các thành viên.
- Tương tự, đề tài “Nghiên cứu bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể học viên các
trường đào tạo sĩ quan quân đội” [1] của tác giả Trần Đức Long vẫn còn mang nặng tính kỉ luật
quân đội, lãnh đạo – cấp dưới trong việc hình thành bầu không khí tâm lý trong tập thể học viên.
Tuy nhiên, đề tài có ưu điểm là đã tách bạch được cấu trúc của bầu không khí tâm lý thành hai
yếu tố: yếu tố nhận thức và yếu tố thái độ - cảm xúc để khảo sát và phân tích.
Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu về bầu không khí tâm lý đều được tiến hành trên những
đối tượng thuộc hai nhóm môi trường: sư phạm và quân đội. Trong đó, các nghiên cứu trong
môi trường sư phạm được đặt dưới góc nhìn mang tính toàn diện hơn, các nghiên cứu trong môi
trường quân đội có những đặc trưng riêng. Tuy nhiên, tất cả các đề tài đều chưa đưa ra một hệ
thống các yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý một cách đầy đủ và cấu trúc. Song song
đó, các biện pháp để cải thiện bầu không khí tâm lý còn tương đối ít, mang tính kinh nghiệm và
chưa có cách tiếp cận bài bản cũng như việc thực nghiệm còn hạn chế.
1.1.2. Ngoài nước
a. Trong tâm lý học phương Tây, hiện tượng “bầu không khí tâm lý tập thể” được nghiên cứu
rộng rãi trong các lĩnh vực tâm lý học như: Tâm lý học xã hội, tâm lý học quản lý, tâm lý học
kinh doanh, tâm lý học công nghiệp, khoa học hành vi tổ chức… Do đó, nền tâm lý học phương
Tây cũng đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức nghiên cứu và ứng dụng
các kiến thức vào trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Một trong những nghiên cứu đầu tiên được tiến hành trong khoảng thời gian 1924 – 1932,
hai nhà tâm lý học người Mỹ là E. Mayo và F. Roethlisberger đã tiến hành nghiên cứu các quan
hệ không chính thức và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả sản xuất tại các nhóm lao động. Mặc dù
chưa đề cập đến bầu không khí tâm lý một cách chính thức nhưng đề tài đã đề cập đến khá nhiều
khía cạnh của hiện tượng này, đặc biệt là hệ thống thái độ cảm xúc giữa các thành viên, đó là
một cơ sở quan trọng trong cấu trúc bầu không khí tâm lý nhóm.
Cũng trong những năm 30 của thế kỉ 20, K. Lewin đã cho ra đời tác phẩm “Một lý thuyết
động lực về nhân cách”. Trong tác phẩm này, K. Lewin đã tập trung nghiên cứu quan hệ bên
trong nhóm và vai trò của người lãnh đạo, quản lý đối với bầu không khí tâm lý nhóm ở các thời
điểm khác nhau. Ông đã chỉ ra tính quy định của phong cách lãnh đạo trong việc tạo ra bầu
không khí tâm lý tích cực hoặc tiêu cực trong các nhóm nhỏ và chính K. Lewin là người đầu
tiên sử dụng thuật ngữ bầu không khí tâm lý mà tâm lý học phương Tây hiện nay đang dùng.
Như vậy, K. Lewin được xem như người khởi đầu những nghiên cứu chính thức về bầu không
khí tâm lý của tổ chức và người đầu tiên phát hiện ra quy luật tâm lý về việc phụ thuộc hành vi
các nhân vào các mối quan hệ tác động qua lại giữa môi trường hoàn cảnh với tâm lý cá nhân.
Các nghiên cứu về bầu không khí tâm lý bắt đầu nở rộ trong tâm lý học phương Tây từ
những năm 50 của thế kỉ 20 như công trình của L. Festinger, S. Schater [43], K. W. Back [43],
B. E. Colins, B. Raven [43]. Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào việc làm rõ ảnh hưởng
của bầu không khí tâm lý tập thể đối với hiệu quả sản xuất của tập thể đó. G. Forehand đã nhận
định về các nghiên cứu bầu không khí tâm lý của tổ chức là: làm rõ những chỉ số về nhân cách
tạo ra bầu không khí tâm lý của tổ chức, tìm ra các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm bầu
không khí tâm lý của tổ chức; một số nghiên cứu khác hướng vào mối quan hệ phụ thuộc của
hành vi vào các yếu tố tâm lý nhân cách và các yếu tố tâm lý nhóm [45, tr 363].
Hiện nay, các nghiên cứu về bầu không khí tâm lý trong tâm lý học phương Tây đang rất
phát triển và được tiến hành dưới nhiều góc độ và nhiều hướng ứng dụng như một bộ phận của
tâm lý học xã hội, tâm lý học công nghiệp, tâm lý học quản lý… Với các hướng nghiên cứu chủ
yếu này, tâm lý học phương Tây đã đưa ra các tiêu chí đánh giá mức độ hình thành, phát triển
bầu không khí tâm ._.lý của tổ chức. Các chỉ số sau đây được hầu hết các nhà nghiên cứu sử dụng
để lượng hóa bầu không khí tâm lý:
+ Cơ cấu tổ chức
+ Khen thưởng trong tổ chức
+ Sự quan tâm của lãnh đạo đối với thành viên
+ Giao tiếp thân thiện trong tổ chức
+ Quan hệ liên nhân cách trong tổ chức
+ Quan hệ chỉ huy, phục tùng trong tổ chức
Hiện tại, bầu không khí tâm lý được nhìn dưới ba góc độ:
- Xem bầu không khí tâm lý của tổ chức như là kết quả của sự tác động phức hợp qua lại của
các yếu tố trong tổ chức đó.
- Xem bầu không khí tâm lý của tổ chức như là yếu tố mang tính nguyên nhân ảnh hưởng
đến hiệu quả sản xuất.
- Xem bầu không khí tâm lý của tổ chức như là yếu tố điều chỉnh, điều khiển hành vi của cá
nhân, của nhóm.
Tóm lại, tâm lý học phương Tây đã có khá nhiều kết quả trong nghiên cứu bầu không khí
tâm lý của tổ chức. Các công trình nghiên cứu không những chỉ ra các yếu tố quy định bầu
không khí tâm lý của tổ chức mà còn xác định vai trò của bầu không khí tâm lý đối với việc thực
hiện các chức năng của tổ chức. Đặc biệt, tâm lý học phương Tây đã có nhiều cố gắng trong
việc xác định hệ thống phương pháp nghiên cứu bầu không khí tâm lý của nhóm, tổ chức trong
các đơn vị sản xuất cụ thể.
Tuy nhiên, do các nghiên cứu xuất phát từ nhiều quan điểm lý luận khác nhau, phương pháp
khác nhau nên kết quả nghiên cứu thu được có nhiều mâu thuẫn.
b. Trong tâm lý học Mác-xít, các nhà tâm lý học Xô-viết đặc biệt quan tâm đến việc nghiên
cứu các hiện tượng tâm lý xã hội từ sau Cách mạng tháng Mười Nga. Nội dung tìm hiểu chính
của các công trình là làm rõ nguồn gốc, bản chất, vai trò của những hiện tượng tâm lý xã hội -
trong đó có hiện tượng bầu không khí tâm lý tập thể - đối với hoạt động của cá nhân cũng như
của nhóm và tập thể nhằm mục đích xây dựng tập thể lao động xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhân
cách con người trong chế độ mới.
- Năm 1963, ba nhà tâm lý học là E.V.Xô-rô-khô-va, N.C.Man-xu-nốp, K.K.Pla-tô-nốp đã
trình bày những kết quả nghiên cứu ban đầu về mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong
một tập thể - làm cơ sở cho việc nghiên cứu bầu không khí tâm lý tập thể.
- Năm 1966, thuật ngữ “Bầu không khí tâm lý” lần đầu tiên được N.C. Man-xu-rốp sử dụng.
Ông đã chỉ ra trong các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động có bầu không khí tâm lý tập
thể. N.C. Man-xu-rốp cũng chỉ ra một số con đường để xây dựng một bầu không khí tâm lý tập
thể tích cực như tổ chức một môi trường làm việc tốt, chăm sóc đời sống tinh thần cho người lao
động, chăm lo đời sống vật chất cho người lao động, sử dụng các biện pháp kích thích động cơ
làm việc của tập thể [21, tr. 8].
- Năm 1969, V.M.Sêpel là người đầu tiên đưa ra định nghĩa bầu không khí tâm lý tập thể:
“Bầu không khí tâm lý là sắc thái xúc cảm giữa các thành viên trong tập thể. Nó xuất hiện trên
cơ sở có sự gần gũi thiện cảm giống nhau về mặt tính cách, hứng thú, xu hướng” [28, tr. 18].
- Những năm kế tiếp, các nhà tâm lý học Xô-viết như E.X.Cu-đơ-min, J.P.Vôn-cốp, O.I.Zô-
tô-va, B.V.Sô-rô-khô-va tiếp tục đi sâu nghiên cứu bầu không khí tâm lý tập thể và đạt được
nhiều thành tựu [95].
Nhìn chung, các nhà tâm lý học Xô-viết tập trung vào các vấn đề sau:
- Bản chất của bầu không khí tâm lý tập thể (phản ánh các điều kiện của đời sống tập thể,
phản ánh tính chất các mối quan hệ qua lại trong tập thể)
- Hình thức biểu hiện (thể hiện thông qua hành vi cư xử, thái độ giao tiếp)
- Quá trình hình thành (qua con đường hoạt động và giao tiếp chung)
- Những ảnh hưởng trong các lĩnh vực của cuộc sống (lao động sản xuất, giáo dục…)
Tóm lại, tâm lý học mác-xít do các nhà tâm lý học Xô-viết nghiên cứu đã có những đóng góp
quan trọng trong việc lý giải một cách khá toàn diện hiện tượng bầu không khí tâm lý tập thể
trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là đã chỉ
ra được đúng bản chất của bầu không khí tâm lý tập thể.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Tập thể:
Nghiên cứu tập thể chiếm vị trí quan trọng trong tâm lý học mác-xít vì tập thể là khâu trung
gian giữa xã hội và cá nhân. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đã xác định rõ:
“Thông qua quá trình xây dựng kinh tế xã hội mà đào tạo, rèn luyện con người mới. Muốn tạo
nên một tập thể vững mạnh, phải xây dựng từng con người, quan tâm phát triển và bồi dưỡng
nhân tài” [4, tr.113].
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phân biệt giữa nhóm và tập thể. Nhóm là một khái niệm rộng
hơn tập thể, không phải bất cứ nhóm nào cũng là tập thể. Khi nghiên cứu về nhóm, J.P Chaplin
cho rằng: “Nhóm (nhóm xã hội) là sự tập hợp các cá nhân mà ở đó họ có một số đặc điểm chung
hoặc cùng theo đuổi một mục đích giống nhau” [41, tr.462]. Tác giả còn nhấn mạnh, nhóm có
thể là hai hoặc một số cá nhân mà giữa họ có sự tương hợp với nhau.
Theo E.H. Chein: “Nhóm là một cộng đồng của con người mà ở đó các thành viên có sự
tương tác lẫn nhau, có sự hiểu biết lẫn nhau và tự ý thức về nhóm của mình” [42, tr.67]. Theo
Chein, những đặc điểm quan trọng của nhóm là khả năng tương tác lẫn nhau và khả năng hiểu
biết lẫn nhau.
Tác giả Nguyễn Đình Chính, Phạm Ngọc Uyển cho rằng: “Nhóm là một cộng đồng người sẽ
luôn được thống nhất với nhau về một số dấu hiệu chung, cùng tham gia thực hiện những mục
tiêu cụ thể một cách trực tiếp hay gián tiếp theo vai trò của mình và có một thủ lĩnh xác định” [1,
tr.85].
Qua các khái niệm trên, nhìn chung, các nhà tâm lý học xã hội hiểu nhóm là một tập hợp
người có quan hệ với nhau, cùng theo đuổi một mục đích chung và có những chức năng, nhiệm
vụ khác nhau trong nhóm.
Khi nghiên cứu về tập thể, A.G. Côvaliốp cho rằng: Tập thể là một khối cộng đồng người
nhằm thực hiện những mục đích có ý nghĩa xã hội. Những mục đích này có thể có tính chất
hành chính – Nhà nước, tính chất sản xuất, khoa học, học tập, thể thao v.v. [12, tr148].
Theo tác giả Trần Trọng Thủy: “Tập thể là một nhóm người, một bộ phận xã hội thống nhất
bằng những mục đích chung trong sự hoạt động phối hợp cùng nhau. Tập thể chỉ có được với
điều kiện là nó thống nhất được mọi người trên những nhiệm vụ hoạt động và hoạt động ấy phải
có ích cho xã hội” [35, tr84].
Trong cuốn: “Những khía cạnh tâm lý của công tác cán bộ”, tác giả Nguyễn Hải Khoát viết:
“Tập thể là một nhóm người có tổ chức chặt chẽ, thống nhất theo một mục đích chung và đang
hoạt động, phục vụ xã hội” [11, tr.176].
Cuốn “Một số vấn đề tâm lý học trong quản lý sản xuất” đưa ra khái niệm cụ thể về tập thể
lao động và cho rằng: “Tập thể lao động là một tập hợp nhiều người lao động trong một tổ chức
chặt chẽ nhằm những mục đích chung, có những mục tiêu và nhiệm vụ thống nhất, có sự nhất trí
về tư tưởng, chính trị và đạo đức, có kỷ luật lao động tập thể, tự giác, có sự lãnh đạo thống nhất
từ trên xuống dưới, có sự quản lý chặt chẽ về mọi mặt lao động sản xuất và sinh hoạt tập thể”
[39, tr.63].
Đồng ý với tác giả Trần Trọng Thủy, người nghiên cứu đưa ra định nghĩa về tập thể như sau:
Tập thể là một nhóm người có tổ chức chặt chẽ, quan hệ với nhau nhằm thực hiện mục
đích chung, cùng thống nhất trong hoạt động nhằm mang lại lợi ích cho xã hội, lợi ích tập
thể và lợi ích của mỗi người.
Tập thể có những chức năng cơ bản là chức năng nghiệp vụ, chức năng xã hội – chính trị, và
chức năng giáo dục và có những đặc trưng cơ bản như sau:
a. Mục đích hoạt động của tập thể mang ý nghĩa xã hội.
Tập thể là những nhóm người có tổ chức tương đối ổn định, bền vững , được hình thành trên
cơ sở xã hội quy định. Những nhóm xã hội chỉ trở thành tập thể khi nó không bó mình lại vì
mình mà đem hoạt động của mình phục vụ những mục đích và lợi ích cộng đồng, xã hội. Tuy
nhiên, muốn trở thành mộ tập thể chân chính, phát huy được sức mạnh sáng tạo, sáng kiến và
năng lực của mỗi thành viên để phấn đấu vì lợi ích có ý nghĩa xã hội thì những mục tiêu của tập
thể đặt ra phải được từng thành viên lĩnh hội, tạo nên sự thống nhất với nhau về mục đích chung,
giữa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân.
b. Có tổ chức chặt chẽ, hoạt động mang tính kế hoạch cao
Với tư cách là một tổ chức, hoạt động của tập thể không diễn ra một cách tùy tiện, mù quáng
mà nó đòi hỏi có tính kế hoạch cao, có mối lien hệ hữu cơ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành
viên trong tập thể. Muốn đạt được điều đó, trong tập thể phải có người lãnh đạo. Thông qua hoạt
động của người lãnh đạo mà hướng sự nỗ lực của mọi người vào việc thực hiện các mục tiêu
của tập thể, tạo điều kiện vật chất, tinh thần để thực hiện kế hoạch, đồng thời đưa hoạt động của
tập thể đi vào nề nếp.
c. Trong tập thể phải có kỷ luật chặt chẽ, nghiêm minh.
Kỷ luật là một điều kiện cơ bản để xây dựng tập thể và để cho nó tồn tại. kỷ luật tạo ra một
trật tự nhất định trong hoạt động của mọi người. Trình độ kỷ luật của một tập thể không chỉ đơn
giản là sự tuân thủ tuyệt đối của người dưới quyền mà nền tảng của nó là sự ý thức về nghĩa vụ
đối với xã hội, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, thói quen thực hiện nghiêm túc những quy
định của tập thể ở mỗi thành viên.
d. Quan hệ của mỗi thành viên được xây dựng trên tinh thần đồng đội, sự phục thuộc lẫn
nhau về trách nhiệm xã hội.
Nét nổi lên trong quan hệ giữa các thành viên là tinh thần đoàn kết, hiệp đồng, sự quan tâm
lẫn nhau, đòi hỏi cao ở nhau nhằm thực hiện tốt mục đích hoạt động của tập thể và đảm bảo cho
sự phát triển toàn diện của của mỗi thành viên. “Quan hệ tập thể là sự phối hợp hiệp đồng tạo ra
những khả năng và sức mạnh mới vượt xa sức mạnh của tất cả các thành viên cộng lại. quan hệ
tập thể được biểu hiện tập trung ở bầu không khí chính trị, đạo đức và tâm lý lành mạnh, ở tính
chất dân chủ nội bộ và tín nhiệm của người chỉ huy, lãnh đạo. thành công của công tác giáo dục
chính trị phần lớn phụ thuộc vào chỗ, những quan hệ nào đang hình thành trong tập thể, bầu
không khí nào đang ngự trị trong đó” [55, tr.320]
e. Trong lòng tập thể có sự nảy sinh và phát triển những hiện tượng tâm lý xã hội đặc
trưng.
Mỗi tập thể đều được đặc trưng bởi một loạt đặc điểm tâm lý của mình. Tâm lý tập thể là
một mặt đời sống tinh thần của tập thể, do vậy, một mặt nó phản ánh những điều kiện sống
chung, mặt khác nó phản ánh những điều kiện sống và hoạt động riêng của tập thể, phong cách
lãnh đạo… Đặc trưng tâm lý của mỗi tập thể được biểu hiện tập trung ở tâm trạng xã hội của tập
thể, dư luận tập thể, truyền thống tập thể và nhìn chung là bầu không khí tâm lý tập thể.
Các tập thể không xuất hiện ngay mà phải qua một quá trình hình thành và phát triển.
Điều này có nghĩa là tập thể không dừng tại chỗ, chúng vận động, phát triển, trưởng thành phụ
thuộc vào những điều kiện bên ngoài và những điều kiện bên trong, vào hoàn cảnh khách quan
và chủ quan của tập thể.
Khi nghiên cứu sự phát triển của tập thể, các nhà tâm lý học đều xuất phát từ nguyên lý phát
triển của triết học Mác – Lênin: Đó là quá trình vận động từ đơn giản đến phức tạp, quá trình có
những biến đổi về chất và là quá trình luôn giải quyết mâu thuẫn nội tại.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về giai đoạn và trình độ phát
triển của tập thể.
Quan niệm thứ nhất, chia sự phát triển của tập thể thành ba giai đoạn. Tiêu biểu cho quan
niệm này là các tác giả cuốn “Tâm lý học quân sự” [14, tr.259-260]. Mai Hữu Khuê [11, tr.97-
98].
Quan niệm thứ hai, người đại diện là A.B. Pêtrốpxki [(dẫn theo) 26, tr.44], ông đã dựa trên “
Quan điểm tầng bậc của tính tích cực nhóm”. Theo quan điểm này nhóm gồm có ba tầng, mỗi
tầng được đặc trưng bởi một nguyên tắc xác định, trong đó các mối quan hệ giữa các thành viên
được hình thành.
Quan niệm thứ ba, phân chia sự phát triển của tập thể ra làm bốn giai đoạn. Đại diện cho
quan niệm này là A.G. Kôvaliov và trong nước là Bùi Văn Huệ: giai đoạn thứ nhất là giai đoạn
tổng hợp sơ cấp hoàn thành việc lựa chọn các thành viên, bố trí họ vào các vị trí công tác; giai
đoạn hai là cấu trúc hóa hay phân hóa; giai đoạn ba là giai đoạn tổng hợp thật sự hay hợp nhất
mọi người vào trong tập thể, giai đoạn bốn là giai đoạn yêu cầu tối đa đối với bản thân mỗi
người trên nền tảng yêu cầu của tập thể.
Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về giai đoạn phát triển của tập thể, tuy nhiên sự phân chia
này chỉ mang tính chất ước lệ vì sự phát triển của tập thể là sự phát triển liên tục. Mỗi giai đoạn
đánh dấu sự chin muồi của các quan hệ xã hội, trình độ phát triển, mức độ đoàn kết và trình độ
tổ chức khoa học của tập thể. Nghiên cứu các giai đoạn phát triển của tập thể giúp chúng ta thấy
được đặc điểm ở từng giai đoạn, từ đó có một phương pháp lãnh đạo, quản lý thích hợp. Đặc
biệt là từ mõi giai đoạn phát triển của tập thể sẽ thấy được bầu không khí tâm lý thể ứng với mỗi
giai đoạn đó.
1.2.2. Tập thể lớp học
Lớp học là một dạng tập thể học viên trong nhà trường, được tập hợp và tổ chức theo
một tiêu chí nhất định và các thành viên có mối quan hệ với nhau nhằm thực hiện mục đích
học tập và rèn luyện, mang lại lợi ích cho xã hội, lợi ích chung cho lớp học và lợi ích cho
từng học viên.
Tập thể lớp học có những đặc trưng cơ bản như sau:
a. Lớp học hoạt động vì mục đích chung: học tập và rèn luyện
Lớp học là những nhóm học viên có tổ chức tương đối ổn định, bền vững, được hình thành
theo tiêu chí độ tuổi, trình độ học vấn, chuyên ngành.v.v.. Lớp học được xã hội hình thành với
mục đích rèn luyện các phẩm chất và năng lực cho học viên nhằm phục vụ cho các nhu cầu
chung của xã hội. Mục đích học tập đó được cả lớp học lĩnh hội, tạo nên sự thống nhất với nhau
về mục đích chung, giữa lợi ích lớp học và lợi ích học viên.
b. Lớp học có tổ chức chặt chẽ, hoạt động mang tính kế hoạch cao
Thành viên của lớp học mang tính ổn định, hoạt động có tính kế hoạch cao, giữa các thành
viên có sự phối hợp trong việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập và rèn luyện. Ngoài ra, trong
tập thể lớp học có người chịu trách nhiệm tổ chức lớp – tức ban cán sự. Ngoài ra, còn có các thủ
lĩnh không chính thức, các tổ chức đoàn thể như Chi Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
Chi Hội Sinh viên Việt Nam. Thông qua hoạt động của các cá nhân hoặc ban lãnh đạo mà tập
thể hướng sự nỗ lực của các thành viên vào việc thực hiện các mục tiêu học tập và rèn luyện,
đưa hoạt động của lớp học đi vào nề nếp.
Lớp học có sự đồng nhất tương đối về lứa tuổi, trình độ học vấn, vốn kinh nghiệm sống…
tồn tại cùng nhau một cách liên tục và khá ổn định. Do đặc điểm này mà lớp học được tổ chức
một cách hệ thống, có nội dung thiết thực và hiệu quả.
c. Lớp học có nội quy, kỷ luật của lớp
Dựa trên các chuẩn mực của tập thể (kỉ luật, nề nếp, truyền thống) thành văn hoặc bất thành
văn, dựa trên mục đích hoạt động chung, tập thể lớp học đưa ra các đánh giá, thái độ chung đối
với các hành vi, hành động của mỗi người. Thông qua đó, tập thể lớp học điều chỉnh hành vi của
mỗi học viên đồng thời nó giúp cho các thành viên hiểu biết nhau hơn, tạo điều kiện cho việc
thống nhất nhận thức, tình cảm và ý chí trong tập thể.
Tiếp thu từ nội quy nhà trường, tập thể lớp học tuân theo các quy định về những hoạt động
diễn ra trong lớp học. Trong đó, các nội quy chủ yếu quy định nhiệm vụ và quyền lợi của từng
thành viên về thái độ học tập - rèn luyện, ứng xử đối với giáo viên và ứng xử với nhau… tạo ra
một trật tự nhất định trong hoạt động của mọi người. Trình độ kỷ luật của một lớp học phụ thuộc
vào nền tảng ý thức của mỗi người và về nghĩa vụ đối với tập thể, tinh thần trách nhiệm trước cả
lớp, thói quen thực hiện nghiêm túc những quy định của nhà trường và lớp học ở mỗi thành
viên.
d. Quan hệ của mỗi học viên được xây dựng trên tinh thần đồng đội, sự phụ thuộc lẫn nhau
về trách nhiệm học tập và rèn luyện
Nét nổi lên trong quan hệ giữa các thành viên chính là tình bạn đồng môn, song song đó là
tinh thần đoàn kết trong lớp học luôn được đề cao. Ngoài ra, sự đòi hỏi cao ở nhau nhằm thực
hiện tốt nhiệm vụ mà nhà trường - thầy cô hoặc đoàn thể cấp trên giao phó càng làm cho các
thành viên gắn kết với nhau hơn. Quan hệ tập thể lớp học còn được biểu hiện ở tính chất dân chủ
nội bộ, sự phân công nhiệm vụ và sự giúp đỡ lẫn nhau, sự tín nhiệm các thủ lĩnh hoặc người
lãnh đạo và có truyền thống riêng của từng lớp học.
e. Trong lòng lớp học có những hiện tượng tâm lý xã hội đặc thù
Lớp học là một nhóm xã hội có tổ chức cao. Do đó, những hiện tượng tâm lý diễn ra trong
lớp học sẽ tuân theo các quy luật tâm lý nhóm. Song song đó, mỗi lớp học có một đặc trưng
riêng trong nhận thức – thái độ và ý chí hành động đối với các sự kiện, hoạt động diễn ra trong
lớp học, phản ánh tính cách, trình độ, xu hướng, phong cách lãnh đạo… trong lớp học đó.
Những đặc trưng tâm lý này được biểu hiện trong tâm trạng của lớp học, truyền thống lớp học
hay dư luận trong lớp học và thể hiện tập trung ở bầu không khí tâm lý lớp học.
Sự phát triển của lớp học diễn ra theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn các học viên bắt đầu tập hợp theo những tiêu chí nhất định như độ tuổi, trình độ
học vấn, , ở giai đoạn này những đòi hỏi về nội dung, hoạt động, kế hoạch làm việc, những yêu
cầu về kỷ luật, đạo đức căn bản đều xuất phát từ người lãnh đạo – là người giảng viên đứng lớp,
là giáo viên chủ nhiệm hoặc người được nhà trường phân công quản lý. Do ảnh hưởng của
những yêu cầu này, trong lớp học chỉ mới hình thành được mối quan hệ bên ngoài giữa các
thành viên và vì vậy nó chưa biến thành nhu cầu riêng của mỗi cá nhân. Các thành viên có mức
độ sẵn sàng khác nhau trong việc thực hiện chức năng của mình. Tuy nhiên số người có ý thức
đầy đủ sẽ sớm nhận thức và ủng hộ yêu cầu của người lãnh đạo và từ đó sẽ ảnh hưởng đến các
học viên khác dẫn đến hiện tượng lây lan thái độ thiện chí đối với hoạt động học tập và rèn
luyện, tạo điều kiện cho lớp học chuyển sang giai đoạn sau.
Giai đoạn thứ hai, do ảnh hưởng từ các yêu cầu của người giảng viên hoặc người tổ chức
lớp, lớp học mới hình thành sẽ phân hóa thành một số phân nhóm khác nhau như: nhóm tích cực
chủ động, gồm những người ý thức nhất liên kết thành đội ngũ cán sự hoặc thủ lĩnh của lớp. Họ
ủng hộ các yêu cầu của giảng viên, tích cực thực hiện nó và còn đòi hỏi những người khác thực
hiện nhiệm vụ hoạt động của lớp học. Bênh cạnh đó là nhóm thụ động lành mạnh, các học viên
này sẵn sàng thực hiện các yêu cầu đề ra, nhưng bản thân không tỏ ra có sáng kiến mà luôn ở
tâm thế thụ động chờ đợi. Kế tiếp là nhóm thụ động tiêu cực, các học viên này dửng dưng với
lợi ích của lớp học, tỏ ra thờ ơ với các mục tiêu và nhiệm vụ của lớp học, với yêu cầu của giảng
viên hay ban cán sự lớp. Họ thường có tâm thế lảng tránh nhiệm vụ, trốn tránh trách nhiệm.
Cuối cùng là nhóm tiêu cực chống đối, nhóm này gồm các học viên tích cực chống đống các
yêu cầu của giảng viên hay cán sự lớp, chủ động lôi kéo các thành viên khác vào hàng ngũ
chống đối. Trong giai đoạn này, thái độ đối với nhiệm vụ lớp học là chỉ số xác định các phân
nhóm. Nhóm cốt cán nòng cốt đóng vai trò ngày càng lớn trong việc hình thành những dư luận
xã hội của lớp học, trong việc ủng hộ những hoạt động của người lãnh đạo, thúc đẩy lớp học
phát triển. Giảng viên hoặc người quản lý lớp phải biết cách dựa vào đội ngũ cốt cán, những
người chủ động tích cực ủng hộ những yêu cầu của mình để tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm
lành mạnh chuyển hóa thành nhóm tích cực chủ động. Với nhóm tiêu cực thì phải có biện pháp
xử lý mạnh mẽ để làm họ chuyển hóa từ tâm trạng đối lập sang chiều hướng hòa đồng. Tóm lại
giai đoạn này người giảng viên hoặc quản lớp phải có cách sử dụng khác nhau đối với mỗi thành
viên tùy theo chỗ con người đó đang thuộc phân nhóm nào. Trên cơ sở đó sẽ giúp cho lớp học
chuyển hóa sang giai đoạn phát triển mới.
Giai đoạn thứ ba, tuyệt đại đa số đều có thái độ tích cực đối với các nhiệm vụ học tập và
rèn luyện của lớp học, quan hệ giữa các học viên cũng trở nên tích cực và chủ động hơn, giảm
bớt sự cách biệt rõ giữa các nhóm, “phe phái”. Trogn giai đoạn này, bầu không khí tâm lý đạo
đức lành mạnh đã được hình thành, những ý kiến xã hội bắt đầu thiể hiện những yêu cầu cơ bản
của lớp học đối với từng cá nhân. Toàn bộ lớp học đều đề ra và thống nhất các yêu cầu, giữa
mọi người đã có mối liên hệ hợp tác, tương hỗ thực sự trên tình bạn bè, đồng môn. Người giảng
viên với tư cách là người điều khiển các yêu cầu của lớp học được lớp học xác nhận và trên cơ
sở đó các học viên cũng đòi hỏi ở người giảng viên nhiều hơn. Để đáp ứng những đòi hỏi đó,
người giảng viên phải tự nâng cao yêu cầu đối với bản thân và hoàn thiện năng lực của mình.
Giai đoạn thứ tư, những lợi ích chung được đặt lên trên và là lợi ích chủ đạo của lớp học
như lợi ích học tập và lợi ích thu được từ trong rèn luyện. Các học viên thấu triệt sâu sắc các
chuẩn mực chugn và chuyển hóa các yêu cầu của lớp học thành yêu cầu đối với bản thân. Lợi
ích giữa lớp học và lợi ích giữa học viên được hòa quyện vào nhau một cách hài hòa. Đây là giai
đoạn khẳng định hoàn toàn tính chất thiện ý và có nguyên tắc của các mối quan hệ lẫn nhau giữa
các học viên. Những sắc thái tình cảm và xúc cảm trong tất cả các quan hệ của họ được thể hiện
ngày càng rõ nét hơn. Các thành viên trở nên tích cực tối đa trong hoạt động chung của tập thể
cũng như trong việc tự hoàn thiện bản thân, tự tu dưỡng. Năng lực và tài năng của cá nhân được
biểu hiện một cách tích cực và hoàn toàn được ủng hộ trong tập thể. Trong giai đoạn này, các
thành viên chẳng những đề ra yêu cầu tối đa đối với bản thân mình mà cũng đề ra những yêu
cầu như vậy đối với giảng viên và những người quản lý. Như vậy việc tổ chức quản lý lớp lúc
này sẽ trở nên dễ hơn và cũng sẽ khó hơn. Nó dễ hơn vì lớp học tự mình đi đến người hướng
dẫn và tự thực hiện kế hoạch đã đề ra không cần biện pháp cưỡng chế đặc biệt nào và nó cũng
khó hơn vì khi lớp học đã trưởng thành nên chỉ ủng hộ và thực hiện cũng như hợp tác trong
những nhiệm vụ học tập hay rèn luyện nào có đầy đủ cơ sở, chất lượng, chỉ tán thành cách ứng
xử của những người có đạo đức và năng lực cao. Vì thế người giảng viên của phải hoàn thiện
hơn.
Trong việc quản lý hoặc tác động đến lớp học, người giảng viên phải nắm bắt được đặc
điểm lớp mình phụ trách, để từ thực trạng của giai đoạn phát triển của tập thể lớp, người giảng
viên mới đưa ra chương trình, biện pháp tổ chức tác động phù hợp để tiến hành công tác dạy học
và giáo dục.
1.2.3. Bầu không khí tâm lý
Bầu không khí tâm lý là vấn đề phức tạp trong tâm lý học xã hội, do vậy đến nay vẫn còn
nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này.
E.X. Cudơmin, J.P. Vôncốp quan tâm đến những biểu hiện của bầu không khí tâm lý nên
cho rằng: Bầu không khí tâm lý là trạng thái tâm lý xã hội của tập thể sản xuất cơ sở, nó phản
ánh tính chất, nội dung và khuynh hướng tâm lý thực tế của các thành viên trong tập thể. Thực
trạng tâm lý này của các thành viên trong tập thể. Thực trạng tâm lý này của các thành viên
trong tập thể, đến lượt nó lại tái tạo tình trạng kinh tế cụ thể của tập thể sản xuất đó: tái tạo tính
chất và mức độ quan hệ qua lại giữa con người với nhau, điều kiện lao động và tổ chức lao
động. Thực trạng tâm lý của các thành viên được biểu hiện trong tâm trạng của mọi người,
trong đó thái độ thỏa mãn đối với lao động của mình, đối với sự phát triển về sau [40, tr.147].
V.I. Mikheev chú ý tới dư luận của tập thể thông qua hệ thống thái độ đối với các đối tượng
giao tiếp và đưa ra khái niệm: Bầu không khí tâm lý là dư luận xã hội ở tập thể xí nghiệp và cơ
quan về các vấn đề thái độ lao động, thái độ đối với xí nghiệp, đối với lãnh đạo và đối với các
đồng chí khác [52, tr.44].
Ở trong nước, Trần Trọng Thủy chú trọng tới tâm trạng chung của tập thể và mối quan hệ
qua lại giữa các thành viên trong tập thể do vậy đã đưa ra: Bầu không khí tâm lý trong tập thể là
tính chất các mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong tập thể và là tâm trạng chung trong
tập thể đó.
Nguyễn Bá Dương quan niệm: Bầu không khí tâm lý tập thể là hiện tượng tâm lý biểu hiện
mức độ hoạt động, hòa hợp về các phẩm chất tâm lý cá nhân của con người trong tập thể, nó
được hình thành từ thái độ của mọi người trong tập thể đối với công việc, bạn bè, đồng nghiệp
và người lãnh đạo trong tập thể [3, tr.203].
Ở khái niệm này, tác giả nhấn mạnh đến sự hòa hợp của các phẩm chất tâm lý cá nhân của
các thành viên trong tập thể.
Theo tác giả Bùi Văn Huệ [9, tr.14], khái niệm bầu không khí tâm lý tập thể có thể hiểu
theo hai mức độ:
- Hiểu theo nghĩa rộng đó là toàn bộ các trạng thái tâm lý xã hội diễn ra trong tập thể. Bao
gồm trạng thái tâm lý xã hội, tri thức, và ý chí của số đông các thành viên trong nhóm.
- Hiểu theo nghĩa hẹp đó là trạng thái tình cảm tế nhị của tập thể, tình cảm của các cá nhân
với nhau.
Mặc dù còn nhiều điểm khác nhau, nhưng điểm qua một số định nghĩa đã trình bày ở trên
chúng ta thấy các tác giả đã đi đến thống nhất một số vấn đề:
- Coi bầu không khí tâm lý tập thể là trạng thái tâm lý của tập thể.
- Bầu không khí tâm lý tập thể là tính chất các mối quan hệ qua lại trong tập thể.
- Là thái độ của các thành viên trong tập thể đối với nhau và đối với công việc.
Từ đó, người nghiên cứu đưa ra khái niệm về bầu không khí tâm lý tập thể như sau:
Bầu không khí tâm lý tập thể là trạng thái tâm lý nổi trội của tập thể, phản ánh thái độ
của các thành viên đối với nhau, thái độ với bản thân từng thành viên và thái độ với lao động
của tập thể.
Bầu không khí tâm lý tập thể có những đặc điểm nổi bật sau:
- Thứ nhất, nguồn gốc của bầu không khí tâm lý tập thể là sự phản ánh những điều kiện
sống của xã hội và những điều kiện sống, hoạt động của tập thể trong những giai đoạn nhất định.
Vấn đề sẽ sáng tỏ hơn khi được xem xét theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về mối
quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử thì
tồn tại xã hội là sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội: ý thức xã
hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội
trong những giai đoạn nhất định. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội không phải một cách
đơn giản, trực tiếp mà thông qua các khâu trung gian là các mối quan hệ giao tiếp, các hoạt
động, do vậy, không thể tìm hiểu nguồn gốc của tư tưởng tâm lý xã hội trong đầu óc con người
mà phải tìm trong đời sống hiện thực. C.Mác viết: “… Nếu ta không thể nhận định về một người
căn cứ vào ý kiến của người đó đối với bản thân thì ta cũng không thể nhận định về một thời đại
đảo lộn như thể căn cứ vào ý thức của thời đại ấy, trái lại phải giải thích ý thức ấy bằng mâu
thuẫn của đời sống vật chất, bằng sự xung đột hiện có giữa các lực lượng sản xuất xã hội và
những quan hệ sản xuất xã hội”.
Bầu không khí tâm lý tập thể là một mặt của đời sống tinh thần tập thể, một khía cạnh của ý
thức xã hội, tâm lý xã hội cũng như các hiện tượng tâm lý tập thể khác, là sự phản ánh những
điều kiện sống chung (vật chất và tinh thần) của giai cấp, tầng lớp, của xã hội nói chung, cũng
như những điều kiện sống và hoạt động riêng (khách quan và chủ quan) của tập thể.
Như vậy, bầu không khí tâm lý tập thể một mặt phản ánh những điều kiện hoạt động
chung, mặt khác nó phản ánh những điều kiện riêng như: Đặc điểm các nhiệm vụ của tập thể,
thành phần của tập thể, đặc điểm tâm lý của các thành viên trong tập thể, sự phân công, trình độ
và phong cách lãnh đạo, mối quan hệ qua lại giữa các thành viên … Chính điều đó làm cho đời
sống mỗi tập thể có màu sắc tâm lý riêng. Tuy nhiên, bầu không khí tâm lý tập thể không phải là
bất biến, nó thay đổi cùng với sự xuất hiện các sự kiện hoặc biến cố lớn trong tập thể, nó được
củng cố phát triển bởi mỗi thành viên trong tập thể, bởi sự thống nhất về mục đích và văn hóa,
hệ thống giá trị, sự hòa hợp về mặt tâm lý của mỗi con người trong tập thể.
- Thứ hai, con đường hình thành nên bầu không khí tâm lý tập thể là qua hoạt động và
giao tiếp, phản ánh tính chất mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong tập thể. Bàn về mối
quan hệ qua lại, tác giả Ngô Minh Tuấn dẫn lời của Ia. L. Kômôminxki cho rằng: “Mối quan hệ
qua lại là hình thức đặc thù của con người với nhau. Có thể đó là trực tiếp giữa người với người,
hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện giao tiếp, có thể là đồng thời hoặc chậm hơn nhưng
phải thường xuyên duy trì khả năng tác động lẫn nhau” [52, tr.48].
Cơ sở của bầu không khí tâm lý tập thể là những cảm xúc nảy sinh trong quá trình con
người quan hệ qua lại với nhau và được bộc lộ ra trong giao tiếp giữa con người với con người.
Những cảm xúc được hình thành và phát triển trong quá trình con người quan hệ với nhau được
biểu hiện dưới hai dạng:
+ Những cảm xúc tích cực: Đó là những cảm xúc dương tính, thiện cảm, gắn bó con
người với nhau, mong muốn hợp tác, mong muốn hành động cùng nhau, gắn bó với tập
thể, trách nhiệm cao với việc thực hiện mục đích của tập thể…
+ Những cảm xúc tiêu cực: Là những cảm xúc âm tính, ác cảm, chia rẽ con người với
nhau, không mong muốn hợp ác, thiếu sự tin tưởng vào người khác, thiếu sự gắn bó với
tập thể...
Rõ ràng là nguồn gốc của giao tiếp nằm chính trong hoạt động sống mang tính vật chất của
các nhân, giao tiếp cũng là sự hiện thực hóa của toàn bộ hệ thống các mối quan hệ của con
người và như vậy, bầu không khí tâm lý tập thể gắn liền và không tách ròi khỏi giao tiếp. Mối
quan hệ qua lại giữa các thành viên trong tập thể như thế nào sẽ được phản ánh rõ rang trong
không khí tâm lý của tập thể như hế. sự hiểu biết đầy đủ về nhau, những giá trị tư tưởng – đạo
đức được thống nhất, sự gần gũi của người lãnh đạo với các thành viên trong tập thể là những
điều kiện quan trọng để xây dựng nên bầu không khí tâm lý tích cực.
- Thứ ba, nội dung của bầu không khí tâm lý tập thể:
Bầu không khí tâm lý tập thể là trạng thái tâm lý nổi trội, phản ánh nội dung, tính chất, điều
kiện tổ chức ho._. Yêu cầu cao với giảng viên
Yêu cầu dễ dãi đối với
giảng viên
25 Hợp tác với giảng viên Chống đối giảng viên
26 Tin tưởng giảng viên Mất niềm tin vào giảng viên
27 Trung thực với giảng viên
Gian dối với giảng viên
28 Gắn bó với giảng viên Chưa gắn bó trong mối
quan hệ với giảng viên
29 Hài lòng về giảng viên Bất mãn về giảng viên
30 Đánh giá giảng viên rất
cần thiết
Bất cần giảng viên
2 Khi sống trong tập thể, bạn cảm thấy như thế nào về bản thân mình?
31 Tự tin trước tập thể Nhút nhát trong tập thể
32 Tự trọng trong tập thể Mất đi lòng tự trọng
33 Cầu tiến trước tập thể An phận với tình trạng
hiện tại
34 Khiêm tốn trước tập thể Thái độ kiêu căng
35 Tự nguyện dung hòa
giữa cá nhân và tập thể
Miễn cưỡng dung hòa
giữa cá nhân và tập thể
36
Thoải mái khi nói ra
quan điểm, điều bản thân
muốn
Khó khăn khi nói ra
quan điểm, điều bản thân
muốn
37
Tôn trọng bản sắc riêng
của mình trong tập thể
Xem thường bản sắc
riêng của mìn trong tập
thể
38 Tự yêu cầu cao một cách
hợp lý
Dễ dãi trong yêu cầu đối
với bản thân
39 Có niềm tin vào bản thân Không tin tưởng bản
thân khi ở trong tập thể
40
Mong muốn tự lập,
không dựa dẫm vào
người khác
Chấp nhận việc bản thân
phụ thuộc vào người
khác
3.A Lớp của bạn có thái độ thế nào với việc học?
41 Xem trọng việc học Xem thường việc học
42
Tin tưởng vào hoạt động
đào tạo của nhà trường
Mất tin tưởng vào hoạt
động đào tạo của nhà
trường
43
Nhất trí với các mục tiêu
giảng dạy của giảng viên
Bất đồng với các mục
tiêu giảng dạy của giảng
viên
44 Có tinh thần xây dựng
nội dung bài học
Phá bĩnh trong việc xây
dựng nội dung bài học
45 Say mê nội dung bài
giảng
Không hứng thú với nội
dung bài giảng
46 Hứng thú với phương
pháp của giảng viên
Buồn chán với phương
pháp của giảng viên
47 Hứng thú với hình thức
dạy học lớp – bài
Buồn chán với hình thức
dạy học lớp – bài
48
Hứng thú với hình thức
dạy học thực tế, ngoại
khóa
Buồn chán với hình thức
dạy học thực tế, ngoại
khóa
49
Cảm thấy thoải mái đối
với các nhiệm vụ học tập
và thi cử
Cảm thấy nặng nề đối
với các nhiệm vụ học tập
và thi cử
50 Thái độ trung thực trong
học tập và thi cử
Thái độ gian dối trong
học tập và thi cử
51
Hài lòng về đánh giá của
giảng viên, về kết quả thi
cử
Bất mãn về đánh giá của
giảng viên, về kết quả thi
cử
52 Có tinh thần ham học,
ham hiểu biết
Không có tinh thần ham
học, ham hiểu biết
53 Có tinh thần tự lực trong
học tập
Có thái độ dựa dẫm vào
người khác trong học tập
54 Chủ động trong học tập Thụ động trong học tập
55
Thích sáng tạo trong học
tập
Chấp nhận cái có sẵn,
không thích sáng tạo
trong học tập
56
Gắn bó chuyên cần với
hoạt động học tập trên
lớp
Thái độ lạnh lẽo, xa rời
với hoạt động học tập
trên lớp
57
Có thái độ phê phán đấu
tranh với cái sai, phản
khoa học
Dung túng, chấp nhận
cái sai, phản khoa học
58
Đặt lợi ích học tập
chung của tập thể lên
trên lợi ích cá nhân
Đặt lợi ích học tập của
cá nhân lên trên lợi ích
tập thể
59
Có tinh thần chia sẻ hiểu
biết lẫn nhau
Có thái độ giấu kiến
thức, ích kỉ trong việc
chia sẻ hiểu biết
60 Động cơ học tập trong sáng
Động cơ học tập không
trong sáng
3.B
Lớp của bạn có thái độ thế nào đối với việc rèn luyện chính trị, đạo đức,
thẩm mĩ… qua việc tuân thủ nội quy nhà trường, các cuộc phát động,
phong trào đoàn thể?
61
Xem trọng hoạt động rèn
luyện đạo đức trong lớp
học, trường học
Xem thường hoạt động
rèn luyện đạo đức trong
lớp học, trường học
62
Tin tưởng vào các lực
lượng tổ chức hoạt động
rèn luyện cho sinh viên
trong nhà trường
Mất niềm tin vào các lực
lượng tổ chức hoạt động
rèn luyện cho sinh viên
trong nhà trường
63 Nhất trí với các mục tiêu
rèn luyện
Bất đồng với các mục
tiêu rèn luyện
64 Thích thú với các nội
dung rèn luyện
Buồn chán với các nội
dung rèn luyện
65 Hứng thú với hình thức
rèn luyện
Buồn chán với hình thức
rèn luyện
66 Tự giác tham gia các
hoạt động rèn luyện
Miễn cưỡng tham gia
các hoạt động rèn luyện
67 Hài lòng về kết quả đánh
giá rèn luyện của tập thể
Bất mãn về kết quả đánh
giá rèn luyện của tập thể
68
Động cơ trong sáng khi
tham gia các hoạt động
rèn luyện
Động cơ không trong
sáng khi tham gia các
hoạt động rèn luyện
69
Có thái độ phê phán đấu
tranh với hành vi sai trái
trong tập thể
Có thái độ chấp nhận,
dung túng các hành vi
sai trái trong tập thể
70
Vui vẻ khi tham gia các
hoạt động rèn luyện của
lớp học, nhà trường
Nặng nề khi tham gia
các hoạt động rèn luyện
của lớp học, nhà trường
III. NHẬN ĐỊNH CỦA BẠN VỀ NGUYÊN NHÂN CỦA BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ
TRONG LỚP HỌC:
Hãy đánh dấu vào lựa chọn mà bạn cho là phù hợp nhất với mình nhé!
* Nguyên nhân xuất phát từ mối quan hệ xã hội:
71. Khi liên hệ công việc sự vụ, các phòng ban, văn phòng khoa… ứng xử với bạn thế nào?
Rất nhiệt tình, tôn trọng sinh viên
Khá nhiệt tình, tương đối tôn trọng sinh viên
Trung tính
Hơi khó chịu với sinh viên
Rất khó chịu với sinh viên
72. Bạn cảm thấy sự quan tâm của khoa đào tạo đến lớp học thế nào?
Rất quan tâm tạo điều kiện
Khá quan tâm
Bình thường
Hơi ít quan tâm
Hoàn toàn không quan tâm
73. Bạn cảm thấy nội quy, quy chế của nhà trường thế nào?
Rất hợp lý
Tương đối hợp lý
Không biết/không quan tâm
Khá bất hợp lý
Rất bất hợp lý
74. Bạn thấy môi trường nề nếp kỷ luật của nhà trường thế nào?
Rất tốt, rất nghiêm túc
Tương đối tốt, chấp nhận được
Trung bình
Khá tiêu cực, còn dễ dãi
Rất tiêu cực, buông thả vô kỷ luật
* Nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm hoạt động giảng dạy và giáo dục
75. Bạn thấy chất lượng giảng dạy của giảng viên thế nào?
Rất tốt
Khá tốt
Trung bình
Khá tệ
Rất tệ
76. Nguyên nhân vì sao bạn lại đánh giá chất lượng giảng dạy ở mức độ đó?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
77. Bạn thấy chất lượng hoạt động giáo dục, rèn luyện đạo đức cho sinh viên thế nào?
a. Về mức độ thường xuyên:
Rất thường xuyên
Tương đối thường xuyên
Lúc có lúc không
Chỉ thỉnh thoảng
Hiếm khi
b. Về chất lượng:
Rất hiệu quả
Khá hiệu quả
Trung bình
Khá tệ
Rất tệ
78. Nguyên nhân vì sao bạn lại đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục rèn luyện ở mức độ đó?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
* Nguyên nhân xuất phát từ điều kiện học tập:
79. Thời khóa biểu trên lớp của bạn:
Rất rảnh rỗi
Khá thư thả
Trung bình
Tương đối dày
Rất dày, nhiều buổi
80. Cơ sở vật chất của lớp học như sự rộng rãi, thoáng mát, bàn ghế, âm thanh, thiết bị…
như thế nào?
Rất tốt, rất thoải mái
Tương đối ổn
Tạm chấp nhận
Thiếu thốn
Rất thiếu thốn
81. Điều kiện sinh hoạt cuộc sống thường ngày của bạn thế nào?
Rất thoải mái
Tương đối ổn
Tạm chấp nhận được
Thiếu thốn
Rất thiếu thốn
82. Điều kiện kinh tế phục vụ việc học của bạn thế nào?
Rất thoải mái
Tương đối ổn
Tạm chấp nhận được
Thiếu thốn
Rất thiếu thốn
* Đặc điểm của giảng viên đứng lớp
83. Bạn nghĩ thế nào về tính cách của các giảng viên trên lớp?
Rất tốt
Khá tốt
Trung tính
Không tốt lắm
Rất không tốt
84. Bạn nghĩ thế nào về năng lực của các giảng viên trên lớp?
Rất giỏi
Khá giỏi
Bình thường
Không giỏi lắm
Rất không giỏi
85. Giảng viên có chủ động giao tiếp, trò chuyện, gần gũi với lớp của bạn?
Rất thường xuyên
Khá thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Không bao giờ
86. Giảng viên thể hiện sự gương mẫu trước tập thể lớp thế nào?
Rất gương mẫu
Khá gương mẫu
Trung tính
Ít gương mẫu
Không gương mẫu
* Sự tương hợp giữa các thành viên
87. Bạn hiểu biết về những người trong lớp học của mình thế nào?
Hiểu rất rõ
Cũng khá hiểu
Hiểu những nét cơ bản
Ít hiểu
Chưa hiểu
88. Bạn thấy tính tình, cách giao tiếp của mình hợp với bao nhiêu các bạn trong lớp?
Trên 80%
Trên 60%
Trên 40%
Trên 20%
0% - 20%
89. Bạn thấy quan điểm, cách nghĩ, cách làm việc của mình hợp với bao nhiêu các bạn trong
lớp?
Trên 80%
Trên 60%
Trên 40%
Trên 20%
0% - 20%
90. Uy tín của cán sự lớp đang ở mức nào?
Rất uy tín, được cả lớp ủng hộ
Tương đối có uy tín, được phần đông ủng hộ
Uy tín trung bình, một phần lớp ủng hộ
Uy tín khá yếu, số ít ủng hộ
Mất uy tín, không ai ủng hộ
* Nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm hoạt động giao tiếp
91. Bạn giao tiếp cởi mở với bạn bè trong lớp:
Rất thường xuyên
Khá thường xuyên
Đôi khi
Hiếm khi
Không bao giờ
92. Bạn giao tiếp với bạn bè trong lớp vì lý do gì?
Do hợp nhau (tương hợp về tâm lý)
Để đỡ buồn chán
Xã giao, lịch sự
Để sau này có lúc cần bạn giúp đỡ
Để giải đáp thắc mắc học tập
Nguyên nhân khác (vui lòng ghi rõ):
93. Lớp bạn có thường xuyên có những hoạt động giao lưu như sinh hoạt lớp, ăn uống, đi chơi,
karaoke, cắm trại,v.v…?
Liên tục
Khá thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Không bao giờ
94. Bạn giao tiếp cởi mở với giảng viên đứng lớp:
Rất thường xuyên
Khá thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Không bao giờ
95. Bạn giao tiếp với giảng viên trong lớp vì lý do gì?
Do thích giảng viên
Để đỡ buồn chán
Xã giao, lịch sự
Để sau này có lúc cần đến giảng viên giúp đỡ
Để giải đáp thắc mắc học tập
Nguyên nhân khác (vui lòng ghi rõ):
* Nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm hoạt động học tập và rèn luyện
96. Mức độ chuyên cần của bạn trong học tập thế nào:
Rất chuyên cần
Khá chuyên cần
Cũng hay nghỉ học
Nghỉ học khá nhiều
Nghỉ thường xuyên
97. Bạn đi học vì động cơ gì?
Có nghề nghiệp an nhàn, được xã hội trọng vọng
Có thu nhập ổn định
Yêu trẻ
Ước mơ trở thành thầy cô giáo, thích công việc dạy học
Không thi đậu vào trường khác, điểm chuẩn vừa sức
Được miễn học phí, bạn bè lôi kéo, gia đình bắt buộc…
Để vui vẻ, để có bạn bè
Nguyên nhân khác (vui lòng ghi rõ):
98. Kết quả học tập tích lũy của bạn xếp loại:
Giỏi trở lên
Khá
Trung bình đến trung bình khá
Yếu
Kém
99. Bạn tham gia hoạt động giáo dục chính trị, rèn luyện đạo đức, văn hóa thể thao trong nhà
trường:
Rất thường xuyên
Khá thường xuyên
Một số lần
Hiếm khi
Không bao giờ
100. Bạn tham gia các hoạt động rèn luyện trong nhà trường (tuân thủ nội quy, sinh hoạt
chính trị, phong trào Đoàn Hội, Mùa Hè Xanh,…) vì nguyên nhân gì?
Để được điểm rèn luyện cao
Yêu thích, hứng thú
Để học hỏi, phát triển bản thân
Do bị ép buộc
Để thể hiện bản lĩnh, tài năng
Nguyên nhân khác (vui lòng ghi rõ):
101. Kết quả rèn luyện đạo đức của bạn xếp loại:
Tốt trở lên
Khá
Trung bình đến trung bình khá
Yếu
Kém
IV. QUAN ĐIỂM CỦA BẠN VỀ VIỆC CẢI THIỆN BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ
TRONG LỚP HỌC:
104. Để xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực trong lớp học, nhà trường cần thực hiện
những biện pháp nào? (có thể chọn nhiều lựa chọn)
........................................................................................................................
........................................................................................................................
105. Để xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực trong lớp học, giảng viên cần thực hiện
những biện pháp nào? (có thể chọn nhiều lựa chọn)
........................................................................................................................
106. Để xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực trong lớp học, mỗi thành viên cần làm gì?
(có thể chọn nhiều lựa chọn)
........................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn ý kiến của bạn!
Phụ lục 2
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN
TÌM HIỂU BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ LỚP HỌC
Địa điểm phỏng vấn: .............................................................................................
Thời gian phỏng vấn: ............................................................................................
NỘI DUNG
1. Bạn cảm nhận thế nào về bầu không khí tâm lý trong lớp học của bạn?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
2. Theo bạn ai ảnh hưởng nhiều nhất đến tâm trạng của của lớp học?
................................................................................................................................
3. a. Điều gì làm bạn cảm thấy hài lòng về lớp của mình?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
b. Điều gì làm bạn cảm thấy không hài lòng về lớp của mình?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
4. a. Trong lớp bạn có chia ra phe – phái?
................................................................................................................................
b. Các nhóm này có xung đột với nhau không?
................................................................................................................................
c. Vì sao?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
5.a. Bạn nghĩ gì về ban cán sự lớp?
................................................................................................................................
b. Việc tổ chức lớp của ban cán sự có điều gì cần cải thiện?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
6. a. Trong lớp có tồn tại thủ lĩnh không chính thức nào khác?
................................................................................................................................
b. Những thủ lĩnh đó hay ứng xử thế nào đối với ban cán sự và các thành viên khác trong lớp
trong những hoạt động chung?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
7. a. Các giảng viên có làm cho lớp của bạn thoải mái trong việc học?
................................................................................................................................
b. Bạn cảm thấy việc học thế nào?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
c. Nếu được ý kiến với thầy cô, bạn sẽ ý kiến gì?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
8. a. Bạn có thích giao tiếp với các thầy cô không?
................................................................................................................................
b. Vì sao?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
c. Các giảng viên có chủ động và gần gũi với các bạn trong giao tiếp?
................................................................................................................................
9. Bạn nhận thấy các hoạt động rèn luyện đạo đức trong lớp như tuân thủ nội quy, hoạt động
Đoàn – Hội, phong trào văn hóa văn nghệ.v.v… như thế nào? Có điểm nào hài lòng và chưa hài
lòng?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
10. a. Để bầu không khí tâm lý trong lớp học của mình hăng hái hơn trong học tập, bạn nghĩ cần
phải có những biện pháp nào?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
b. Để bầu không khí tâm lý trong lớp học của mình hăng hái hơn trong việc rèn luyện đạo đức,
bạn nghĩ cần phải có những biện pháp nào?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
c. Để bầu không khí tâm lý trong lớp học của mình thân ái với nhau hơn, bạn nghĩ cần phải có
những biện pháp nào?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
* Một số câu hỏi và ý kiến phát sinh khác:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
- Hết -
Phụ lục 3
BẢNG TRẮC ĐẠT XÃ HỘI
Lớp: Quốc tế học Năm thứ: 2
Địa điểm: ....................................................... Thời gian: ......................................
Hãy cho biết tình cảm của bạn với các thành viên trong lớp bằng cách đánh dấu (X) vào ô mức
độ thích hợp: Thích – Bình thường – Không thích.
Thông tin này sẽ được giữ kín, vì vậy không ảnh hưởng đến bạn và các thành viên khác trong
lớp.
STT HỌ TÊN Thích Bình
thường
Không
thích
1 Nguyễn Võ Thu An
2 Nguyễn Thị Mai Anh
3 Phạm Văn Bộ
4 Trần Thị Mộng Cầm
5 Lê Đăng Hải Châu
6 Hà Mạnh Dũng
7 Trần Duy Thùy Dương
8 Lê Nhật Giang
9 Nguyễn Thị Hương
10 Nguyễn Thị Hưởng
11 Lê Quách Anh Khoa
12 Đào Huyền Linh
13 Nguyễn Nguyên Long
14 Hứa Thị Thu Ngọc
15 Nguyễn Hồng Nhung
16 Nguyễn Thị Kinh Oanh
17 Nguyễn Thị Phương
18 Châu Thị Phương Quyên
19 Trương Thị Giáng Thi
20 Nguyễn Trần Ngọc Thiện
21 Nguyễn Thị Thơm
22 Nguyễn Hoài Thu
23 Đỗ Nguyễn Minh Thư
24 Huỳnh Thị Thúy
25 Đặng Văn Tĩnh
26 Lâm Thanh Trà
27 Trịnh Minh Trí
28 Phạm Thị Thanh Xuân
29 Nguyễn Thị Bưởi
30 Nguyễn Như Thụy Diễm
31 Đỗ Phương Dung
32 Trần Thị Duyên
33 Võ Thu Hà
34 Phùng Văn Hải
35 Đặng Thị Bích Hạnh
36 Nguyễn Đức Hiệu
37 Bùi Thị Hoa
38 Trần Thị Thu Huyền
39 Chu Bá Khải
40 Nguyễn Bảo Ngọc Linh
41 Nguyễn Văn Khánh
42 Nguyễn Ngọc Mỹ
43 Đỗ Thị Nguyệt
44 Phạm Thị Thanh Ni
45 Trần Mai Quỳnh
46 Cao Xuân Tân
47 Hồ Ngọc Diễm Thanh
48 La Đình Thiện
49 Ngô Trường Thọ
50 Hoàng Cẩm Thu
51 Trịnh Thị Thu Thủy
52 Bùi Văn Trung
53 Nguyễn Anh Tuấn
54 Trần Đức Tuân
55 Nguyễn Thị Tuyết
56 Trương Xuân Vinh
57 Đoàn Thị Cẩm Vân
58 Phạm Thị Như Ý
Phụ lục 4
BẢNG TRẮC ĐẠT XÃ HỘI
Lớp: Địa lý Năm thứ: 2
Địa điểm: ....................................................... Thời gian: ......................................
Hy cho biết tình cảm của bạn với các thành viên trong lớp bằng cách đánh dấu (X) vào ô mức
độ thích hợp: Thích – Bình thường – Không thích.
Thông tin này sẽ được giữ kín, vì vậy không ảnh hưởng đến bạn và các thành viên khác trong
lớp.
STT HỌ TÊN Thích Bình
thường
Không
thích
1 Nguyễn Thị Vân Anh
2 Trần Thị Anh
3 Võ Thị Kim Anh
4 Nguyễn Thị Bích
5 Nguyễn Thị Kim Chi
6 Huỳnh Thị Hoàng Cúc
7 Vũ Tiến Cường
8 Nguyễn Văn Công
9 Thái Thị Duyên Duyên
10 Phan Văn Dưỡng
11 Ngô Thanh Hải
12 Phạm Thị Thuý Hằng
13 K’ Hành
14 Lương Thị Hiền
15 Nguyễn Thuý Hồng
16 Bành Thị Thu Hương
17 Nguyễn Thị Thuỳ Hương
18 Trần Thị Hương
19 Vũ Hiền Linh
20 Huỳnh Linh
21 H’ Luyên
22 Nguyễn Thị Mai
23 Ngô Thị Muôn
24 Nguyễn Ngọc Năm
25 K’ Nghiêm
26 Lê Công Nguyên
27 Lại Thị Hồng Nhung
28 H’ Choai Niê
29 Nguyễn Hoàng Nam
30 Nguyễn Tường Nam
31 Lê Thành Nghè
32 Phạm Hải Như Ngọc
33 Trần Nguyễn
34 Nguyễn Thị Ni
35 Nguyễn Thị Qua
36 Đặng Văn Quân
37 Nguyễn Thị Tố Quyên
38 Trần Lê Quyên
39 Nguyễn Thị Tuyết Sang
40 Nguyễn Văn Tánh
41 Biện Thị Thái Thanh
42 Nguyễn Thị Thắm
43 Lê Thị Lệ Thắm
44 Hoàng Thị Hồng Thắm
45 Võ Hoàn Thành
46 Võ Thị Thanh Thảo
47 Triệu Khánh Thư
48 Nguyễn Minh Tiến
49 Phạm Văn Tiên
50 Phạm Khánh Toàn
51 Nguyễn Ngọc Toàn
52 Phan Thị Tha
53 Ap Tol Ro Thot
54 Vũ Ngọc Thông
55 Phạm Thị Thúy
56 Lương Xuân Tâm
57 Trần Xuân Hoà Thắng
58 Cil Lơ Thành
59 Tô Hoàng Thái
60 Phạm Thị Phương Thảo
61 Tô Thị Thanh Thảo
62 Lục Thị Thu Thảo
63 Nguyễn Văn Thanh
64 K’ Seur Loung Thùy
65 Thân Thị Thuỷ
66 Phạm Thị Hoài Thương
67 Trần Thanh Thức
68 Nguyễn Thị Thảo
69 Đinh Văn Thương
70 Nguyễn Thị Anh Thư
71 Trần Văn Thon
72 Nguyễn Thị Tú Uyên
73 Nguyễn Hữu Văn
74 Lý Thị Yến
75 Nguyễn Ngọc Phương
76 Trần An Vinh
77 Lê Văn Xuân
78 Trần Mai Phương Yến
- Hết -
Phụ lục 5
BẢNG LỰA CHỌN NGƯỜI HỢP TÁC
Lớp: ..........................................................................................................................
Thời gian – địa điểm: ...............................................................................................
Nếu được chọn những bạn trong lớp để hợp tác trong các hoạt động, tôi sẽ chọn những bạn sau
(không hạn chế số lượng):
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Phụ lục 6
Một số bảng xử lý số liệu thống kê SPSS
Frequencies
Frequency Table
Descriptive Statistics
306 1 3 1,51 ,580
306 0 3 1,32 1,015
306 3 4 3,53 ,500
306 2 4 3,10 ,907
306 0 3 1,62 ,578
306 0 3 ,70 ,585
306 0 3 ,89 ,469
306 1 3 2,32 ,551
306 2 4 3,55 ,577
306 1 3 2,38 ,568
306 2 4 2,51 ,580
306 1 3 2,32 ,551
306 2 4 3,49 ,580
306 1 3 1,45 ,577
306 0 2 ,87 ,444
306 1 3 2,38 ,568
306 0 2 1,38 ,568
306 2 4 3,13 ,444
306 2 4 2,68 ,551
306 2 4 2,68 ,551
306
Thich giao tiep
Quan tam
Yeu thuong
Nhuong nhin
Yeu cau cao
Hoa hop
Doan ket
Tin tuong
Dan chu
Tinh than giup do
Tinh than xay dung
Tinh than thi dua
Tinh than hop tac
Chan thanh
Ton trong
Dong cam
Trung thuc
Hap dan
Can thiet
Hai long ve nhau
Valid N (listwise)
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
Statistics
306 306 306 306 306 306 306
0 0 0 0 0 0 0
3,55 1,72 3,21 1,38 1,22 2,15 3,07
4,00 2,00 3,00 1,00 1,00 2,00 3,00
4 2 3 1 1 2 3
,577 ,676 ,410 ,568 ,540 ,654 ,833
2 1 3 0 0 0 0
4 4 4 2 3 3 4
1087 527 983 423 374 657 939
3,00 1,00 3,00 1,00 1,00 2,00 3,00
4,00 2,00 3,00 1,00 1,00 2,00 3,00
4,00 2,00 3,00 2,00 1,00 3,00 4,00
Valid
Missing
N
Mean
Median
Mode
Std. Deviation
Minimum
Maximum
Sum
25
50
75
Percentiles
Xem trong
viec ren luyen
dao duc
Tin tuong
to chuc
ren luyen
Nhat tri muc
tieu RL Thich ND RL
Thich Hinh
thuc RL
Tu giac tham
gia RL
Hai long
ket qua RL
Xem trong viec ren luyen dao duc
13 4,2 4,2 4,2
111 36,3 36,3 40,5
182 59,5 59,5 100,0
306 100,0 100,0
2
3
4
Total
Valid
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Tin tuong to chuc ren luyen
111 36,3 36,3 36,3
182 59,5 59,5 95,8
13 4,2 4,2 100,0
306 100,0 100,0
1
2
4
Total
Valid
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Nhat tri muc tieu RL
241 78,8 78,8 78,8
65 21,2 21,2 100,0
306 100,0 100,0
3
4
Total
Valid
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Thich ND RL
13 4,2 4,2 4,2
163 53,3 53,3 57,5
130 42,5 42,5 100,0
306 100,0 100,0
0
1
2
Total
Valid
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Thich Hinh thuc RL
11 3,6 3,6 3,6
223 72,9 72,9 76,5
65 21,2 21,2 97,7
7 2,3 2,3 100,0
306 100,0 100,0
0
1
2
3
Total
Valid
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Tu giac tham gia RL
13 4,2 4,2 4,2
7 2,3 2,3 6,5
208 68,0 68,0 74,5
78 25,5 25,5 100,0
306 100,0 100,0
0
1
2
3
Total
Valid
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Bar Chart
Hai long ket qua RL
13 4,2 4,2 4,2
18 5,9 5,9 10,1
197 64,4 64,4 74,5
78 25,5 25,5 100,0
306 100,0 100,0
0
2
3
4
Total
Valid
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Tu tin
Tu tin
210
Fr
eq
ue
nc
y
200
100
0
Tu trong
Tu trong
210
Fr
eq
ue
nc
y
200
100
0
Tu nguyen hoa hop
Tu nguyen hoa hop
432
Fr
eq
ue
nc
y
200
100
0
Khiem ton
Khiem ton
432
Fr
eq
ue
nc
y
200
100
0
Phụ lục 7
Một số hình ảnh trong những buổi tổ chức sinh hoạt lớp
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5478.pdf