9 S¬ 38 - 2020
KHOA H“C & C«NG NGHª
Bảo tồn giá trị công trình kiến trúc trong khu vực lõi
đô thị du lịch Sa Pa
Conservation of architecture in core area of tourism city Sapa
Nguyễn Anh Vũ
Tóm tắt
Khu vực lõi đô thị du lịch Sa Pa là điểm
nhấn du lịch quan trọng trong chuỗi du
lịch toàn thành phố, với các đặc trưng
riêng hình thái kiến trúc. Đây là khu vực
cần được thiết lập các tiền đề và các chiến
lược bảo tồn để đảm bảo sự phát triển du
lịch bền vững.
Từ khóa: khu vực lõi;
5 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Bảo tồn giá trị công trình kiến trúc trong khu vực lõi đô thị du lịch Sa Pa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảo tồn; kiến trúc; tiền đề;
chiến lược; du lịch
Abstract
The core area is an important tourism
landmark in tourist chain of the whole city
Sapa with several feature of architectural
typology. This area need to set conservation
premises and strategies to ensure the tourist
sustainable developments.
Key words: core area; conservation;
architecture; premises and strategies; tourist
ThS. Nguyễn Anh Vũ
Bộ môn Quy hoạch vùng
Khoa Quy hoạch Đô thị và Nông thôn
ĐT: 0934.623.832
Email: vnguyenanh1@gmail.com
Ngày nhận bài: 31/5/2019
Ngày sửa bài: 07/6/2019
Ngày duyệt đăng: 05/5/2020
1. Mở đầu
Sa Pa là một trong những đô thị trọng điểm du lịch quan trọng ở vùng Tây Bắc
của nước ta, với lượt du khách tới đây trong một năm lên tới hơn 2.500.000 lượt
khách. Sự phát triển mạnh mẽ này đến từ sức hấp dẫn của cảnh quan trong khu vực
mà nổi trội trong đó là giá trị của các công trình kiến trúc trong khu vực lõi đô thị.Theo
thống kê, cao điểm Sa Pa đón khoảng 87.000 lượt khách/6 ngày nghỉ với khoảng
19.800 ô tô, so với trước thời điểm thông tuyến cao tốc Hà Nội Lào Cai khoảng:
27.000 lượt khách/6 ngày nghỉ)
Đây là một trong những cơ hội phát triển đồng thời cũng là áp lực lên đô thị, đặc
biệt là khu vực lõi của đô thị. Vì vậy, việc bảo tồn không gian kiến trúc cảnh quan khu
vực lõi đô thị Sa Pa trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết trong bối cảnh phát triển ngày
một tăng mạnh và ngày một phức tạp như tại Sa Pa.
2. Hiện trạng Kiến trúc trong khu vực lõi đô thị du lịch Sa Pa
Khu vực lõi trung tâm thị trấn Sa Pa chủ yếu gồm các không gian: Khu vực Cầu
Mây và khu vực trung tâm hội nghị (khu phố cũ); Khu vực đường Thạch Sơn (khu phố
mới); Khu vực trung tâm hành chính hiện hữu; Khu phố ban công;
Trong khu trung tâm phố cũ, các căn nhà truyền thống có chiều cao từ 1-2 tầng
đối lập với các công trình xây dựng mới có chiều cao từ 2-6 tầng, với diện tích xây
dựng chiếm gần như toàn bộ diện tích thửa đất. Các công trình thường được xây
dựng lùi vào tạo thành bậc thềm hay hiên nhà. Đối với các khu phố mới, các nhà ống,
kiểu thành thị mới được xây dựng tạo nên đặc điểm chính của khu.
Trong quá trình phát triển du lịch của đô thị du lịch Sa Pa, các công trình kiến
trúc cũng có sự thay đổi đáng kể về công năng. Điều này dẫn đến việc một số công
trình kiến trúc có hình thái tương đồng nhau nhưng lại có các chức năng khác nhau
như khách sạn, nhà hàng, dịch vụ spa, công cộng, Bên cạnh đó, một số không
gian mang tính tư nhân (private) đi kèm với công trình kiến trúc trước đây cũng được
chuyển đổi thành không gian mang tính công cộng (public). Chính sự chuyển đổi đa
dạng này góp phân tạo nên tính hấp dẫn trong khu vực lõi của đô thị du lịch Sa Pa.
Các công trình được bố trí theo địa hình sườn dốc, nhưng sự hài hòa giữa công trình
và cảnh quan xung quanh còn nhiều hạn chế, do tỷ lệ cây xanh trong công trình còn
thấp. Các mẫu dạng kiến trúc chính gồm 3 dạng chính:
- Biệt thự kiểu Pháp:
Hình 1. Vị trí khu vực lõi đô thị Sa Pa (màu trắng)
10 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
KHOA H“C & C«NG NGHª
Hình 2. Khu phố cũ - Phố Cầu Mây
Hình 3. Hệ thống các chức năng công trình trong khu vực lõi và hình thái kiến trúc đi kèm
Biệt thự kiểu Pháp những năm 30 được bố trí trên một
thửa đất rộng có vườn xung quanh. Một số biệt thự còn lại
hiện nay đang được sử dụng làm khách sạn hoặc văn phòng
hành chính.
Khối chính của công trình có hai tầng và được thêm vào
các phần dật cấp.
- Nhà ống
Đây là loại công trình xây dựng bằng bê tông, khá được
ưa chuộng vì lý do liên quan giữa diện tích xây dựng và diện
tích đất. Nhà ống có nguồn gốc từ nhà ngăn của Trung Hoa,
được bố trí trên lô đất hẹp, có chiều ngang từ 5 đến 8 m,
vuông góc với đường phố, chiều cao từ 1 đến 8 tầng, chiếm
khoảng 80% diện tích lô đất, với tỷ lệ giữa chiều ngang và
chiều sâu là 1/5.
Kiểu nhà này được dùng để ở hoặc vừa để ở vừa làm
khách sạn. Kiểu nhà này lấp kín các chỗ trống bên trong các
cụm nhà.
Mặt bằng của loại công trình này thường chỉ có một
phòng duy nhất ở mặt tiền với lối vào từ phía sau và các tầng;
rất nhiều phòng không có cửa sổ hoặc thông gió.
Mặt công trình quay ra phố hẹp, được trang trí diêm dúa
với các màu sắc tương phản hoặc là các cửa kính màu. Vách
bên thường bị bít kín, hiếm khi được hoàn thiện, phủ vôi ve
hoặc làm cửa kính trên các mặt đối diện với công trình khác
có khoảng cách dưới 2m.
Các nhà ống phát triển thay thế cho nhà truyền thống
người Kinh hoặc các nhà thành thị thấp tầng. Nằm đối diện
với các vị trí quan trọng của thị trấn, nó che khuất các đường
cong địa hình.
- Nhà ống khối lớn:
Cùng dạng với nhà ống, dạng nhà loại này có kích thước
lớn hơn (nhất là về chiều rộng). Nó chủ yếu có chức năng
khách sạn, nhà nghỉ.
Cũng như nhà ống, nhà ở khối lớn làm đứt đoạn địa hình
xung quanh, che khuất tầm nhìn và lấp kín các chỗ trống
trong các cụm nhà.
Một đặc điểm khác của khu vực lõi đô thị Sa Pa là có mật
độ dân cư cục bộ rất cao, trở thành đô thị tập trung với hình
11 S¬ 38 - 2020
KHOA H“C & C«NG NGHª
thái và lối sống phổ biến của thành thị. Do tác động của kinh
tế thị trường, khả năng thay đổi cấu trúc đô thị và biến dạng
các đặc trưng công trình kiến trúc hiện hữu là rất lớn.
Mặt khác, quỹ đất có thể khai thác tại vùng này hạn chế,
khó khăn trong việc tạo lập mới các công trình, không gian
mang giá trị cảnh quan cũng như tính cộng đồng tốt. Các
điểm nhấn nhân tạo: Tu viện Tả Phìn, Nhà thờ Sa Pa, khu
phố cũ, phố Du lịch Cầu Mây, phố du lịch Cát Cát,Quảng
trường và công viên mặt nước trung tâm, công viên Hàm
Rồng... là những yếu tố cảnh quan quan trọng trong bức
tranh cảnh quan tổng thể của khu vực.
Bên cạnh các loại hình kiến trúc nhà ở, lõi đô thị Sa Pa
còn có điểm nhấn quan trọng là nhà thờ đá Sa Pa với hình
thái đặc trưng của kiến trúc nhà thờ Pháp, cùng quảng trường
phía trước là không gian công cộng tập trung và không gian
mở của khu vực lõi đô thị.
3. Các tiền đề xác định vùng bảo tồn lõi đô thị Sa Pa
Tiền đề thứ nhất: Việc mở rộng không gian đô thị, đa
dạng chức năng của các phân vùng tạo nên sự thuận lợi để
hoạch định một không gian đặc thù đối với khu vực lõi đô thị
Sa Pa. Các phân vùng khác có chức năng chia sẻ các hoạt
động đô thị, giảm tải áp lực về dân số, hạ tầng đối với khu
vực lõi trung tâm.
Tiền đề thứ hai: Định hướng không gian khu vực lõi là
hình ảnh đặc sắc nhất của Sa Pa với những không gian
mang tính “bản sắc và định vị nơi chốn”, đó là không gian
nhà thờ và quảng trường đối diện nhà thờ (sân quần), hồ Sa
Pa và công viên ven hồ, phố Cầu Mây, trạm khí tượng. Vì
vậy, cần hoạch định không gian bảo tồn hình ảnh đặc thù Sa
Pa, hạn chế và giảm thiểu những áp lực về phát triển đô thị
và du lịch đối với vùng hạt nhân đô thị Sa Pa.
Tiền đề thứ ba: tiềm năng hình thành không gian đi bộ tại
khu vực Sa Pa cổ được thể hiện qua không gian ven nhà thờ
Sa Pa với các khu chợ đêm, tập trung các hoạt động mua
bán, giao lưu văn hóa đã được chính thức công nhận và
có giới hạn ranh giới rõ ràng. Điều này giúp giảm tải áp lực
đến từ hệ thống xe cơ giới và nguồn đầu tư dịch vụ thương
mại vào lõi đô thị, qua đó hạn chế các tác động tiêu cực đến
không gian kiến trúc cảnh quan khu vực.
Hình 4. Biệt thự kiểu Pháp Hình 5. Kiến trúc nhà ống
Hình 6. Kiến trúc nhà ống khối lớn Hình 7. Đề xuất ranh giới không gian đi bộ
12 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
KHOA H“C & C«NG NGHª
4. Các chiến lược bảo tồn giá trị công trình kiến trúc
trong khu vực lõi đô thị du lịch Sa Pa
Chiến lược thứ nhất: khoanh vùng khu vực lõi đô thị và
hạn chế phương tiện cơ giới.
Giải pháp hạn chế phương tiện cơ giới đã được thực hiện
tại nhiều nơi và đạt hiệu quả tại Việt Nam: Phổ cổ Hội An,
phố cổ Hà Nội. Khi mở rộng ranh giới hạn chế phương tiện
cơ giới đối với khu vực phố cổ Hà Nội (không chỉ riêng đối
với tuyến phố Hàng Đào-Chợ Đồng Xuân), đã đạt được hiệu
quả cao, gia tăng sức hấp dẫn về du lịch, tạo dựng cảm nhận
sâu sắc hơn về kiến trúc, lối sống của người dân phố cổ. Việc
hạn chế giao thông cơ giới cũng gây những khó khăn đối với
đời sống của người dân, đặc biệt là vấn đề không gian đỗ xe.
Để đạt được hiệu quả của không gian đi bộ cần giải quyết
được các vấn đề về lưu thông, vận tải, đỗ xe đối với dân cư
vùng lõi và khách du lịch và tổ chức không gian hoạt động
trong khu vực đi bộ.
Khu vực lõi Sa Pa được định hướng 02 khu vực hạn chế
phương tiện cơ giới.
Với đặc thù tập trung khách du lịch vào những dịp lễ tết,
ngày nghỉ cuối tuần, nên đề xuất 01 không gian đi bộ trong
những khoảng thời gian này, và 01 ranh giới đi bộ toàn thời
gian, hàng ngày (từ 7h-22h) (như hình vẽ).
Việc xác định ranh giới này trên cơ sở các nghiên cứu về
sức hấp dẫn của các không gian đặc thù, khả năng đi bộ của
con người và khảo sát thực tế về tần suất và quãng đường
đi bộ của người dân xung quanh các công trình điểm nhấn
vùng lõi đô thị Sa Pa (tham khảo kết quả nghiên cứu từ Dự
án xây dựng và nâng cấp hạ tầng đô thị khu trung tâm Sa
Pa-ADB, 2015)
Chiến lược thứ 2: Hạn chế phát triển các dự án du lịch
tràn lan
Khu vực lõi đô thị đã chịu áp lực về dân số, khách du
lịch tập trung, do đó định hướng phát triển các dự án du
lịch, cung cấp dịch vụ du lịch tại các khu vực ven vùng lõi.
Khuyến khích chuyển đổi chức năng các công trình nhỏ lẻ,
không có giá trị thẩm mỹ thành các dự án tập trung, thống
nhất. Đối với việc hình thành các công trình mới trong khu
vực lõi, phải đảm bảo tuân thủ theo Quy chế đô thị Sa Pa,
hài hòa hình thái kiến trúc và chức năng hoạt động với cảnh
quan khu vực.
Các điểm cung cấp dịch vụ đô thị và du lịch trong vùng lõi
cần được nâng cấp, bổ sung thêm. Khuyến khích sử dụng
đất đa chức năng, linh hoạt gia tăng giá trị đất đai vùng lõi,
phải đảm bảo chỉ tiêu sử dụng đất và định hướng không gian
khu vực.
Có thể gia tăng số buồng, phòng phục vụ du lịch trong
vùng lõi bằng các dự án quy mô nhỏ (0,5-0,7ha), không
khuyến khích các dự án du lịch lớn, dự án du lịch sinh thái,
có hệ số sử dụng đất thấp.
Chiến lược thứ 3: Bảo tồn các công trình điểm nhấn có
giá trị về văn hóa, kiến trúc.
Vấn đề bảo tồn khu vực vùng lõi trung tâm đô đi Sa Pa đã
được nghiên cứu chi tiết và quy định tại tập 4: “Sơ đồ bảo tồn
và chỉnh trang công trình khu trung tâm” của Quy chế đô thị
Sa Pa (năm 2010). Vùng lõi đô thị Sa Pa được chia thành 06
khu vực bảo tồn: Đường phố và quảng trường phố Cầu Mây;
Chợ (cũ) và phố Tuệ Tĩnh; Các đường dạo thông với đường
ban công và các khu nhà vườn xung quanh; Khu khách sạn
Công đoàn; Khu hành chính cũ; Khu khách sạn Hàm Rồng
và trạm khí tượng.
Các biện pháp bảo tồn, chỉnh trang gồm:
- Bảo tồn công trình cổ, nhằm bảo vệ các chứng tích lịch
sử phát triển đô thị Sa pa bao gồm: gìn giữ hoặc sửa chữa
các công trình có giá trị. Cho phép chuyển đổi chức năng các
công trình này, tuy nhiên phải giữ nguyên những đặc trưng
kiến trúc và những yếu tố có tính lịch sử, lưu niệm trong
không gian công trình.
- Chỉnh trang các công trình mới, nhằm tạo sự hài hòa
về màu sắc, vật liệu, các mặt đứng và mái công trình để làm
giảm nhẹ sự lộn xộn chắp vá trong các khu phố.
- Giảm thiểu chiều cao và xử lý các mặt bên công trình,
nhằm cải thiện sự hòa nhập của chúng với phong cảnh của
các khu phố trong toàn cảnh.
Hình 8. Các công trình cần bảo tồn trong khu vực trung tâm đô thị Sa Pa
(xem tiếp trang 27)
13 S¬ 38 - 2020
KHOA H“C & C«NG NGHª
Hoa tâm bừng nở
Nguyễn Đức Hùng
Chất liệu bút kim trên giấy
Kích thước 70cm x65cm
Sáng tác 2019
Những cây cải
Trần Quỳnh Khánh
Chất liệu lụa
kích thước 80cm x 80cm
Sáng tác 2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_ton_gia_tri_cong_trinh_kien_truc_trong_khu_vuc_loi_do_th.pdf