MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHÀN MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 4
3. Mục tiêu nghiên cứu 4
4. Khách thể nghiên cứu 5
5. Đối tượng khảo sát 5
6. Phạm vi nghiên cứu 5
7. Vấn đề nghiên cứu 5
8. Giả thuyết nghiên cứu 5
9. Phương pháp nghiên cứu 5
10. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6
10.1. Cơ sở lý luận 6
10.2. Cơ sở thực tiễn 6
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH 7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
1. Lý thuyết áp dụng 7
2. Các khái niệm công cụ 7
2.1. Trẻ em và
17 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1954 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Bạo lực gia đình đối với trẻ em và các biện pháp ngăn chặn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trẻ vị thành niên 7
2.1.1. Trẻ em 7
2.1.2. Trẻ vị thành niên 7
2.2. Gia đình 8
2.3. Khái niệm chuẩn mực xã hội và hành vi lệch chuẩn 8
2.4. Bạo lực gia đình 8
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 10
1. Tình trạnh bạo lực đối với trẻ em 10
1.1. Bạo lực thể xác 10
1.2. Bạo lực tinh thần 10
1.3. Bạo lực tình dục 10
1.4. Lao động trẻ em 10
2. Nguyên nhân của bạo lực gia đình đối với trẻ em 11
2.1. Nhận thức của các bậc cha mẹ và cách dạy con chưa đúng 11
2.2. Sự thiếu hiểu biết của các bậc cha mẹ về quyền trẻ em 11
2.3. Do những xung đột bế tắc trong cuộc sống 11
2.3.1. Về mặt tình cảm 11
2.3.2. Về mặt kinh tế 11
2.4. Do cha mẹ xa vào tệ nạn xã hội 11
3. Hậu quả của bạo lực gia đình đối với trẻ em 11
3.1. Một số đặc điểm sinh lý cơ bản của lứa tuổi vị thành niên 11
3.1.1. Sự phát triển về mặt sinh lý 11
3.1.2. Sự phát triển tâm lý xã hội 11
3.2. Ảnh hưởng của cha mẹ đến những hành vi có vấn đề của trẻ vị thành niên 12
3.3. Hậu quả của bạo lực gia đình đối với trẻ em 12
3.3.1. Ảnh hưởng đến thể chất của trẻ 12
3.3.2. Ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của trẻ 12
3.3.3. Những đứa trẻ có xu hướng rời xa gia đình và do vậy dễ dàng tiếp thu những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội hoặc trở thành nạn nhân của các tệ nạn xã hội 12
3.3.4. Tạo nên những hành vi lệch lạc ở trẻ em 12
CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRẺ EM 14
1. Đối với nhà nước 14
2. Đối với các tổ chức đoàn thể 14
3. Đối với gia đình 14
4. Đối với trẻ em 14
PHẦN KẾT LUẬN 16
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển kinh tế thị trường, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao là sự gia tăng cua ly hôn và bạo lực gia đình mà nguyên nhân sâu xa của nó là do xung đột vợ chồng.Bạo lực gia đình không những chỉ nhằm vào phụ nữ mà nó còn nhằm cả vào trẻ em - thế hội tương lai của đất nước.Trẻ em mà sống trong cảnh bạo lực gia đình và chịu ảnh hưởng của bạo lực gia đình sẽ không thể phát triển hài hoà về thể chất và nhân cách.
Lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Bạo lực gia đình đối với trẻ em” cũng nhằm góp phần nhỏ bé về mặt lý luận cũng như vào việc nâng cao vị trí, vai trò của gia đình trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giá dục trẻ em nước ta.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Gia đình là đề tài vừa đa dạng, phong phú vừa gần gũi nhưng cũng chứa đựng những điều mới lạ.Do vậy, đề tài này đã thu hút niều công trình nghiên cứu khoa học nhằm tìm tòi, phát hiện các khía cạnh của gia đình.
Ở Việt Nam cũng có khá nhiều cuộc khảo sát hiện trạng ly hôn và bạo lực gia đình.Các báo cáo nghiên cứu về vấn đề này đã phản ánh tương đối đầy đủ thực trạng bạo lực gia đình.Chẳng hạn như: “Gia đình học” (Đặng Cảnh Khanh – Lê Thị Quý, Nhà xuất bản lý luận chính trị, 2007), “Xã hội học về giới và phát triển” (Hoàng Bá Thịnh, 2005)…Ngoài ra còn rất nhều mhững nghhiên cứu về trẻ em lang thang, trẻ em phạm tội mà nguyên nhân dẫn đến là từ phía gia đình như xung đột gia đình, bạo lực gia đình.
3. Mục tiêu nghiên cứu
+ Tìm hiểu nguyên nhân và thực trạng bạo lực bạo lực gia đình đối với trẻ em
+ Dự đoán những hậu quả xã hội sẽ xảy ra nếu không khắc phục được tình trạng trên
+ Đưa ra những giải pháp khắc phục
4. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu những trẻ em đang bị bạo lực gia đình
5. Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát là bạo lực gia đình đối với trẻ em
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này tập trung nghiên cứu đối tượng trẻ em vị thành niên ở một số thành phố như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thái Bình…trong thời gian từ năm 1999 đến năm 2009.
7. Vấn đề nghiên cứu
+ Vì sao bạo lực gia đình đối với trẻ em gia tăng ?.
+ Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với trẻ em như t hế nào ?.
8. Gỉả thuyết nghiên cứu
+ Bạo lực gia đình ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng
+ Nguyên nhân chủ yếu của bạo lực gia đình đối với trẻ em là do xung đột vợ chồng
9. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tài liệu
Vì thời gian ngắn và điều kiện có hạn nên chủ yếu báo cáo sử dụng phương pháp phân tích tài liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
10. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
10.1. Cơ sở lý luận:
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên cơ sở các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luôn xem xét sự vật hiện tượng trong một quá trình phát triển và những mối liên hệ phổ biến.Áp dụng quan điểm này, nghiên cứu bạo lực gia đình đói với trẻ em trong mối liên hệ với các yếu tố tâm lý, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến trẻ em.
10.2. Cơ sở thực tiễn:
Các nhà xã hội học cho rằng nhận thức về trẻ em không thể tách rời khỏi vai trò của xã hội hoá cá nhân, vai trò tích cực của hoạt động lao động, vai trò của gia đình, của các tổ chức đoàn thể, chính quyền đối với quá trình xã hội hoá trẻ em.Trên thực tế, trẻ em bị ảnh hưởng của bạo lực gia đình thương chịu ảnh hưởng nặng nề về thể chất tinh thần.Chúng có thể học tập những khuân mẫu của bố mẹ và trở thành có những hành vi lệch lạc khi trưởng thành. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của tâm lý, xã hội mà còn phương hại tới sự phát triển lâu bền của quốc gia, dân tộc.
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Lý thuyết áp dụng:
Theo quan điểm của Marx: Mọi quan hệ xã hội suy đến cùng đều bắt nguồn từ yếu tố kinh tế.Sự khác nhau về quyền lợi kinh tế đều dẫn đến sự khác nhau về địa vị, vị thế xã hội.Từ mâu thuẫn kinh tế chuyển sang vấn đề chính trị.Mâu thuẫn và xung đột xuất hiện do cự bất bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa mối quan hệ thống trị và bị trị.
Vận dụng lý thuyết này vào phân tích xung đột giữa các thế hệ, đặc biệt là xung đột giữa cha mẹ và con cái trong các gia đình hiện nay, bao gồm các yếu tố kinh tế, vật chất, tài sản, các địa vị vai trò.
Các khái niệm công cụ:
2.1. Trẻ em và trẻ vị thành niên
2.1.1. Trẻ em
Trẻ em là người chưa trưởng thành, còn yếu ớt về thể chất và non nớt về tinh thần.Trong khoa học, trẻ em được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tuỳ theo tiếp cận của từng khoa học cụ thể.Song tất cả các định nghĩa đều thừa nhận rằng, trẻ em không phải là ngườ lớn thu nhỏ lại.Trẻ em vận động và phát triển thao quy luật riêng của trẻ em.
2.1.2. Trẻ vị thành niên
Vị thành niên là nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù, có đọ tuổi từ 10 đến 18 tuổi.Sự phân loại độ tuổi vị thành niên có tính tương đối tuỳ theo điều kiện, tập quán, truyền thống mỗi nước có cách phân loại khác nhau.
Lứa tuổi vị thành niên là thời kỳ phức tạp trong topàn bộ quá trình phát triển và trương thành của một con người.Thời kỳ này, con ngượ đi từ sự hình thành, phát triển đén sự hoàn thiện về giớ tính và xã hội.
2.2. Gia đình.
“ Gia đình là một nhóm xã hội hình thành trên cơ sơ các quan hệ hôn nhân. Quan hệ huyết thống hoặc được nuôi dưỡng tuy không có quan hệ máu mủ.Các quan hệ trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hoá, tình cảm…).
2.3. Khái niệm chuẩn mực xã hội và hầnh vi lệch chuẩn.
Khái niệm “hành vi lệch chuẩn” được các nhà xã hội học giải thích: “Lệch” là phản ánh bất kỳ một hành vi nào không phù hợp với sự mong đợi của xã hội hoặc của một nhóm xã hội.Lệch là hành vi đi chệch khỏi các quy tắc, chuẩn mực xã hội.
2.4. Bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình là ngược đãi bằng tình cảm, thể xác hay tình dục một thành viên trong gia đình bằng một thành viên khác (Xã hội học, John Macionis, Nxb Thống kê, tr 474).
Có thể phân chia bạo lực gia đình thành bốn loại sau:
Bạo lực thể xác
Bạo lực tinh thần
Bạo lực kinh tế hay lao động
Bạo lực tình dục
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng bạo lực đối với trẻ em
Bạo lực thể xác
Bạo lực gia đình đang ngày càng gia tăng trong những năm gần đây, tiêu biểu là bạo lực của chồng đói với vợ.Nhưng một con số đáng báo động là ngày càng có nhiều ông bố bà mẹ sử dụng bạo lực với con cái.
Bạo lực tinh thần
Cùng với bạo lực thể xác thì ngày càng có nhiều bậc cha mẹ sử dụng hình thức mắng chửi, sỉ nhục con cái mình.Trong bạo lực của cha mẹ đối với trẻ em thì những bậc cha mẹ là cán bộ hay sỉ nhục con cái, còn cha mẹ nông dân, công nhân thường hành hạ thể xác của các em.
1.3 Bạo lực tình dục
Bạo lực tình dục đối với trẻ em thường là cưỡng ép quan hệ tình dục với trẻ em, ép buộc các em không được tiết lộ cho ai biết thậm chí cả đánh đập.
Lao động trẻ em
Lao động trẻ em đang ngày một gia tăng.Nước ta còn nghèo nên tỉ lệ các gia đình nghèo còn nhiều.Trong những gia đình nghèo, trẻ em phải lao động sớm để phụ giúp gia đình.Rất nhiều những công việc mà các em làm là quá với sức với lứa tuổi của mình.
Nguyên nhân của bạo lực gia đình đối với trẻ em
2.1. Nguyên nhân nhận thức của các bậc cha mẹ và cách dạy con chưa đúng
Các bậc cha mẹ Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo và cách dạy con theo kiểu “yêu cho roi, cho vọt”.Một bà mẹ nông dân huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương thường dạy con: “Tôi thì vớ được cái gì dậy cái đó” (4, tr51).
2.2. Sự thiếu hiểu biêt của các bậc cha mẹ về quyền trẻ em
Vì nhiều lý do khác nhau, không ít các bậc cha mẹ hiện nay chưa quan tâm đúng mức đến việc tìm hiểu và thực hiện quyền và nghĩa vụ của trẻ em được quy định trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Luật Bảo vệ chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Bộ luật hình sự của nước ta.
2.3. Do những xung dột, bế tắc trong cuộc sống của các bậc cha mẹ
2.3.1. Về tình cảm
2.3.2. Về mặt kinh tế
2.4. Do cha mẹ sa vào tệ nạn xã hội
Chồng/vợ sa vào các tệ nạn xã hội nói trên không chỉ gây ra sự bạo hành đối với nhau mà con cái họ cũng phải chịu chung sự bạo hành đó từ cha mẹ của chúng.Trẻ em bị bạo hành gia đình từ nguyên nhân này thường bị hành hạ về thể xác rất lớn, thậm chí có em phải mang tật suốt đời.
Hậu quả của bạo lực gia đình đối với trẻ em
3.1. Một số đặc điểm tâm sinh lý cơ bản của lứa tuổi vị thành niên
3.1.1. Sự phát triển về mặt sinh lý
Ở giai đoạn này trẻ có một sự nay đổi quan trọng về mặt cơ thể. Đó là hiện tượng dậy thì.
3.1.2. Sự phát triển tâm lý xã - hội
So với sự phát triển về mặt sinh học thì sự phát triẻn về tâm lý – xã hội chậm hơn một bước. Đặc biệt là trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển như hiện nay: số con trung bình trong mỗi gia đình ít, đời sống kinh tế khá giả hơn, các em được bố mẹ và người thân lo cho đầy đủ, thời gian học tập nhiều hơn, tuổi lao đọng chậm lại,…nên sự phát triển tâm lý xã hội của các em càng chậm.
3.2. Ảnh hưởng của cha mẹ đến những hành vi có vấn đề của trẻ vị thành niên
Các công trình nghiên cứu cho thấy: nhân cách của bố mẹ và mối quan hệ của họ có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống tâm lý con cái.Những người có nhân cách đạo đức không tốt rất khó dạy con cái họ trở thành người tốt. 3.3. Hậu quả của bạo lực gia đình đối với trẻ em
Hậu quả của bạo lực gia đình đối với trẻ em là vô cùng nghiêm trọng.Những hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con cái đã khiến cho những đứa trẻ này bị tổn thương về mặt tâm lý cũng như thể xác.
3.3.1. Ảnh hưởng đến thể chất trẻ em
Bạo hành trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ thể chất của trẻ hoặc nguy hại hơn, khiến trẻ có thể bị nguy hiểm đến tính mạng, trẻ không thể phát triển về thể chất một cách bình thường.
3.3.2. Ảnh hưởng tới việc hình thành nhân cách trẻ em
Bạo lực gia đình đối với trẻ em không chỉ là việc gây đau đớn thể xác mà còn để lại di chứng khá nặnh nề và lâu dài về mặt tinh thần, hành vi ứng xử của trẻ em nư thiếu tự tin, rụt rè, lo sợ,… hoặc trở lên hung dữ, thường sử dụng bạo lực trong việc xử lý các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội, cả hiện tại và trong tương lai.
3.3.3. Những đứa trẻ có xu hương rời xa gia đình và do vậy dễ dàng tiếp thu những ảnh hưởng tiêu cực của cả xã hôi hoặc trở thành nạn nhân của các tệ nạn xã hội
3.3.4. Tạo nên những hành vi lệch lạc ở trẻ em
Bạo lực gia đình đối với trẻ em dễ đẩy chúng rơi vào “vết trượt tuổi hoa”, tạo nên những “cú sốc” đầu đời của trẻ.Tâm lý của lứa tuổi học sinh THCS rất phức tạp.Các em đã tự nhân mình là người lớn, các em muốn đươc tôn trọng, được xem là người có giá trị.Nếu phụ huynh cư xử không khéo léo, hay la rầy, mắng chửi,… các em sẽ cảm thấy rất khó chịu và bị tổn thương.
CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN
BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRẺ EM
Đối với nhà nước
Nhà nước cần nhanh chóng đưa Luật phòng, chống bạo lực gia đình vào cuộc sống.Thường xuyên kiểm tra, giám sát và có bổ sung, xử lí kịp thời trong quá trình thực hiện Luật này cũng như Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em và các văn bản pháp luật có liên quan đến bạo lực gia đình đối với trẻ em.
Đối với các tổ chức đoàn thể xã hội
Cần nâng cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm của Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em.Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, nhà trường trong việc phát hiện, ngăn ngừa, giáo dục, xử lý các hành vi bạo lực đối với trẻ em trong gia đình.Tăng cường công tác thông tin, giáo dục, truyền thống về phòng, chống bạo lực nói chung, bạo lực gia đình đối với trẻ em nói riêng trong cộng đồng dân cư.
3. Đối với gia đình
Các bậc cha mẹ phải hiểu con, chia sẻ và cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc sao cho phù hợp với lứa tuổi, giới tính và hoàn cảnh, dành nhiều thời gian để gần gũi con cái.Cha mẹ cần phải là tấm gương cho con cái học tập, biết kiềm chế, thậm chí phải bỏ thói quen bạo lực kể cả hành động và lời nói trong ứng xử giữa vợ chồng, đối với con cái và mọi thành viên khác trong gia đình.
4. Đối với trẻ em
Cần được giáo dục biết, hiểu rõ và thực hiện tốt quyền của mình được luật pháp quy định, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình… thực sự là niềm hy vọng, tự hào và là nguồn vui của cha mẹ và gia đình.
PHẦN KẾT LUẬN
Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đời sống con người không ngừng được tăng lên.Nhưng cùng vơi sự phát triển đó là những áp lực của cuộc sống khiến gia đình không trở thành “tổ ấm” nữa mà trở thành môi trường chứa bạo lực.Bạo lực trong gia đình không những tác động tới thế hệ hiện tại mà còn hệ quả đến tận thế hệ mai sau.
Qua phân tích trên cho thấy sự thống nhất giữa giả thuyết nghiên cứu và kết quả nghiên cứu.Có thể rút ra từ kết quả nghiên cứu như sau:
Bạo lực gia đình đối với trẻ em đang ngày một gia tăng và đáng báo động.Trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình và chỉ xếp sau phụ nữ.Trẻ em thường chịu bạo lực thể xác như thường xuyên bị đánh đập thậm chí dẫn đến tàn tật và có thể tử vong.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Xã hội học, John Macionis, Nxb Thống Kê, 2004
Chống bạo lực đối với phụ nữ, Trung tâm sức khoẻ phụ nữ và gia đình, Hà Nội, Nxb Phụ nữ, 2002
Báo gia đình và xã hội
Vũ Ngọc Bích: Hỏi đáp về Công ƯỚC Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991
http:// ww.laodong.com.vn/Home/Bạo-hành-trẻ-em-trong-gia-đình
Gia đình với trẻ em, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em thành phố Hà Nội, Hà Nội, 2001
Báo Pháp luật va Đời sống
Bạo lực gia đình - một sự sai lệch giá trị, Lê Thị Quý - Đặng Vũ Cảnh Linh, Nxb Khoa học xã hội, 2007
Báo Giáo dục và Thời đại
Trẻ em – Gia đình và Xã hội, Mai Quỳnh Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, 2004
Gia đình học, Đặng Cảnh Khanh – Lê Thị Quý, Nxb Lý luận chính trị, 2007
Xã hội học đại cương, Phan Trọng Ngọ, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1997
Lao động trẻ em ở Hà Nội - Thực trạng và giải pháp, Luật sư, Thạc sĩ Trịnh Quốc Toản – Khoa Luật, ĐHQGHN – 10/2007.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25983.doc