Báo in và Báo điện tử thông qua hai tờ báo điện tử là Tuổi Trẻ và Thanh Niên trong tháng 3 và tháng 4 năm 2008

Tài liệu Báo in và Báo điện tử thông qua hai tờ báo điện tử là Tuổi Trẻ và Thanh Niên trong tháng 3 và tháng 4 năm 2008: A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Báo điện tử đang là phương tiện truyền thông đại chúng hữu hiệu trong việc truyền tải thông tin đến công chúng độc giả. Cùng với các loại hình truyền thông khác, nó đã và đang đóng góp rất lớn vào việc làm phong phú thêm đời sồng thông tin của mọi người. Tuy nhiên, báo điện tử ở Việt Nam cho đến thời điểm này vẫn còn nhiều điều cần phải bàn, trừ một số tờ đã hoàn toàn độc lập như một tờ báo mạng, đa phần vẫn phải gắn với tờ báo mẹ và nguồn tin bài... Ebook Báo in và Báo điện tử thông qua hai tờ báo điện tử là Tuổi Trẻ và Thanh Niên trong tháng 3 và tháng 4 năm 2008

doc72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1575 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Báo in và Báo điện tử thông qua hai tờ báo điện tử là Tuổi Trẻ và Thanh Niên trong tháng 3 và tháng 4 năm 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vẫn được lấy từ tờ báo in. Lối sao chép từ tờ báo in toàn bộ nội dung mà không qua biên tập xử lí đang được coi là chuyện “đương nhiên” để làm nội dung thêm phong phú. Việc sao chép được tiến hành với toàn bộ bài báo in từ tít, sapo, chính văn, kết cấu cả ảnh khiến cho người đọc báo điện tử lầm tưởng báo điện tử chỉ là một phiên bản khác của báo in. Điều đáng nói hơn đó là ngay cả nhiều người chuyên làm báo điện tử Việt Nam hiện nay cũng có khái niệm rất mù mờ về thể loại báo chí mới mẻ này. Họ không biết rằng báo điện tử có những đặc điểm và đòi hỏi hoàn toàn khác so với báo in do những đặc tính riêng biệt của nó, từ cấu trúc tin bài, cách lấy tít, các đề mục nhỏ cách sử dụng hình ảnh âm thanh, cho đến cách đưa lên mạng cùng nhiều những thủ thuật khác để thu hút độc giả cũng như giúp độc giả tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng nhất và ít tốn thời gian nhất. Từ đó có thể thấy sử dụng nguyên bài báo in cho báo điện tử sẽ là không phù hợp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm của báo in và báo điện tử chỉ ra sự khác biệt giữa chúng, cũng như đưa ra những thực trạng về việc sư dụng bài báo in cho báo điện tử mà không qua biên tập, phân tích sự không phù hợp của nó từ đó rút ra được kĩ thụât biên tập báo điện tử hay bài báo điện tử được lấy từ báo in là một vấn đề quan trọng giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động làm báo điện tử, giúp cho báo điện tử có thể tạo được sự độc lập so với tờ báo in và ngày càng thu hút được nhiều độc giả. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đối tượng của đề tài: Đề tài nghiên cứu đặc điểm của báo in và báo điện tử cũng như thực trạng của việc sử dụng nguyên bài báo in cho báo điện tử không qua biên tập, không phù hợp với báo điện tử hiện nay và chỉ ra những kĩ thuật biên tập nội dung từ báo in sang báo điện tử. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Do thời gian hạn chế đề tài tập trung nghiên cứu lí luận và thực tiễn về báo in và báo điện tử cũng như việc chuyển nội dung báo in sang báo điện tử mà không qua biên tập, xử lý lại của hai tờ báo điện tử là báo điện tử Tuổi trẻ và Thanh niên trong vòng 2 tháng, tháng 3 và tháng 4 năm 2008. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nhằm khẳng định sự bất hợp lí trong việc chuyển nội dung báo in sang báo điện tử mà không qua biên tập xử lý, do những đặc điểm khác biệt của báo in và báo điện tử từ đó chỉ ra tầm quan trọng của việc phải có sự biên tập lại. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Đề tài nêu ra những đặc điểm của báo in và báo điện tử cùng những sai sót bất cập do việc chuyển bài báo in sang báo điện tử mà không qua biên tập cũng như hướng khắc phục trong việc biên tập. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài. Đề tài kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như nghiên cứu tổng hợp, phân tích tài liệu, so sánh và đối chiếu với thực tiễn. 5. Ý nghĩa của vịêc nghiên cứu đề tài. Về mặt lí thuyết: Đề tài có ý nghĩa đóng góp vào lí thuyết về đặc điểm của báo in và báo điện tử, kĩ thuật biên tập từ báo in sang báo điện tử theo những đặc điểm riêng biệt của chúng cho phù hợp. Về mặt thực tiễn: Đề tài có tác dụng góp phần nhỏ vào việc giúp cho các nhà báo chuyên làm báo điện tử có cái nhìn rõ ràng hơn về đặc điểm của hai loại hình báo chí này và có phương hướng trong việc biên tập chuyển nội dung bài viết từ báo in sang báo điện tử. 6. Kết cấu. A. Phần mở đầu. 1. Tính cấp thiết của đề tài. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài. 5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài. 6. Kết cấu. B. Phần nội dung. Chương 1: Những vấn đề chung về loại hình báo in và báo điện tử. Chương 2: Khảo sát tình hình sử dụng tác phẩm báo in cho báo điện tử. Chương 3: Kỹ thuật biên tập tác phẩm từ báo in sang báo điện tử. C. Phần kết luận. Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LOẠI HÌNH BÁO IN VÀ BÁO ĐIỆN TỬ 1.1.Đặc điểm, đặc trưng của loại hình báo in. 1.1.1 Tính thời sự và tính định kỳ của báo in Báo in là ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội dung thông tin mang tính thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội. Định kỳ của báo in có nhiều loại khác nhau như: hàng ngày, thưa kỳ (2,3,5 ngày một số), hàng tuần. Định kỳ của báo in chính là sự xuất hiện theo chu kỳ đều đặn và cố định của sản phẩm báo. Chu kỳ xuất hiện của báo in có ý nghĩa quan trọng đối với báo in vì nó quy định thời điểm mà công chúng đón nhận sản phẩm báo in. Ví dụ, cứ 6 giờ sáng hằng ngày người ta có thể mua các tờ nhật báo buổi sáng ở bất kỳ quầy bán báo nào trong thành phố. Nếu định kỳ của báo in bị phá vỡ có nghĩa là phá vỡ luôn cả thói quen mua (hay nhận) báo in vào giờ đó của người đọc và người đọc sẽ đi tìm phương tiện khác để thỏa mãn nhu cầu thông tin của mình. Tính thời sự của báo in được hiểu là sự phản ánh nhanh chóng những sự kiện mới xảy ra, vấn đề mới nảy sinh hoặc vừa mới được phát hiện trong đời sống xã hội. Sản phẩm báo in được phát hành rộng rãi trong xã hội, từng loại báo, từng tờ báo in đều có đối tượng riêng. Ví dụ: báo Nhân Dân dành cho cán bộ Đảng viên, và tất cả những ai quan tâm đến vấn đề chính trị, xã hội trong và ngoài nước; Báo Nhi Đồng; báo Phụ nữ Việt Nam; báo Tiền Phong; báo Thanh Niên; báo Tuổi Trẻ lại có đối tượng bạn đọc riêng, xác định hơn, hẹp hơn. Nội dung thông tin trong các ấn phẩm đó mặc nhiên chỉ quan tâm chủ yếu đến đối tượng của mình. Như vậy, mỗi một tờ báo in đều có công chúng tiếp nhận khác nhau, và công chúng thực hiện phương thức tiếp nhận theo những hướng khác nhau. 1.1.2 Sự đồng hiện thông tin và đặc trưng việc tiếp nhận thông tin của công chúng báo in Báo in chuyển tải nội dung thông tin thông qua văn bản in gồm: chữ in, hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ…Toàn bộ các yếu tố thể hiện nội dung thông tin của tác phẩm báo in xuất hiện đồng thời trước mắt người đọc hầu như ngay trên cùng một trang báo. Sự đồng hiện của báo in được thể hiện bằng những thông tin cùng xuất hiện đồng thời trên trang báo in, thông qua việc trình bày tổ chức trang báo bao gồm các phần: tên chuyên mục, tiêu đề, tít, sapô hoặc những dòng chữ gây chú ý, tít phụ cùng sự hỗ trợ của hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ… Công chúng đọc một bài báo in có thể do tít và sapo hấp dẫn hay cũng có thể do tranh ảnh, biểu đồ minh hoạ thêm gây chú ý cho họ. Cũng chính vì vậy mà có thể nói sự đồng hiện thông tin của bài viết trên cùng một trang báo in là một trong những lợi thế nhất định của báo in. Công chúng có thể cùng lúc lướt mắt trên toàn bộ bài báo và sau đó có thể tìm những thông tin thú vị hoặc cần thiết cho mình. Cũng chính sự đồng hiện các yếu tố thể hiện của một bài báo trên một trang báo cũng làm ảnh hưởng lớn đến công tác biên tập nội dung, tít, sapo, và phần chính văn của một bài báo in. Do phương thức thông tin đặc thù trên, báo in có những đặc điểm ưu việt sau: Một là, công chúng tiếp nhận thông tin trên báo in thông qua thị giác – giác quan quan trọng nhất của con người trong mối quan hệ với thế giới xung quanh nên người đọc hoàn toàn chủ động trong việc tiếp nhận thông tin từ báo in. Sự chủ động bao gồm từ việc bố trí thời điểm đọc, lựa chọn trình tự đọc đến việc chủ động về tốc độ đọc, cách thức đọc khi trong tay có một tờ báo in cụ thể. Buổi sáng người ta có thể mua một tờ báo in của một cơ quan báo chí nào đó, đọc lướt qua các tin tức, bình luận quan trọng rồi chiều tối về nhà mới đọc tiếp những tờ báo dài và đáng quan tâm như phóng sự, phản ánh, tiểu luận, các loại bài ký… Khi đọc các tờ báo in, người ta hoàn toàn có thể đọc lướt nhanh những nội dung quen thuộc, đọc kỹ hay đọc lại những nội dung phức tạp mà đọc lần đầu chưa rõ. Đặc điểm này tạo cho báo in khả năng thông tin những nội dung sâu sắc, phức tạp. Nhà báo có thể trình bày, lí giải các nội dung thông tin với những mối quan hệ đan chéo, những biểu hiện trên nhiều bình diện, nhiều tầng nhiều lớp khác nhau. Những thông tin có thể được tổ chức theo nhiều cách khác nhau mà người đọc vẫn có thể hiểu, miễn là những thông tin, nội dung bài viết là bổ ích, đáp ứng được nhu cầu của người đọc. Hai là, vì sự tiếp nhận thông tin từ báo in của công chúng là quá trình chủ động, đòi hỏi người đọc phải tập trung cao độ, phải huy động sự làm việc tích cực của trí não. Vì thế, làm tăng khả năng ghi nhớ thông tin, giúp người đọc có thể nhận thức sâu sắc những mối quan hệ bên trong phức tạp và tế nhị của các vấn đề, sự kiện. Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói, báo phát thanh đưa tin, truyền hình diễn tả và báo in bình luận. Qua đó, có thể thấy rằng các loại hình báo chí có phương thức tác động tới công chúng khác nhau sẽ tạo ra những hiệu ứng khác nhau. Trong đó, báo in với sự tác động riêng biệt tới công chúng tiếp nhận, đó là sự đồng hiện thông tin, sự tiếp nhận bằng thị giác, đưa thông tin trong sự bình luận đánh giá có chiều sâu, đã tạo nên sự sâu sắc trong truyền đạt thông tin và đã tác động mạnh mẽ vào tư duy của công chúng tiếp nhận. Như vậy, nếu muốn chứng kiến tận mắt sự kiện, hiện tượng nào đó, người ta xem truyền hình. Và muốn đi tìm hiểu sâu sắc, cặn kẽ về nguyên nhân, kết quả, đánh giá về sự kiện, hiện tượng nào đó, thì người ta sẽ tìm đến với báo in. Như vậy có thể nói, việc đi sâu bình luận, đánh giá về một sự kiện, hiện tượng nào đó của báo in là một trong những ưu thế của báo in so với các loại hình truyền thông khác. Ba là, việc lưu trữ báo in rất đơn giản và thuận lợi, phù hợp với thói quen của nhiều người đọc. Do đó, báo in trở thành nguồn tư liệu quý giá đối với người đọc. Nguồn tư liệu đó có thể được lưu trữ lâu dài (nguyên bản hoặc lưu giữ riêng những tin tức bài vở được quan tâm, dẫn liệu minh chứng trong các công trình nghiên cứu xã hội, lịch sử). Báo in chỉ xuất hiện trong một thời điểm cụ thể và nhất định với nội dung thông tin đề cập các vấn đề, sự kiện trong cả một chu kỳ xuất bản. Thông tin về các vấn đề, sự kiện thời sự diễn ra trong chu kỳ sau đó chỉ có thể được đề cập trong sản phẩm được xuất bản vào thời điểm định kỳ sau. Vì thế trong báo in bao giờ cũng tồn tại một khoảng thời gian trống thông tin, hay nói cách khác, độ nhanh, tính thời sự của báo in bị hạn chế hơn so với các loại hình phát thanh truyền hình và đặc biệt là báo mạng. Để khắc phục hạn chế này khi mà phát thanh và truyền hình chưa phát triển, người ta đưa ra các tờ báo buổi chiều. Phạm vi tác động của báo in đôi khi có hạn chế vì chỉ có người biết chữ mới có thể đọc báo. Riêng về mặt này, phát thanh và truyền hình có ưu thế hơn so với báo in khi mà hầu như tất cả các thành viên của xã hội bất kể trình độ văn hoá như thế nào đều có thể tiếp nhận thông tin do chúng mang lại. Việc phát hành báo in được thực hiện theo phương thức trao tay, vì thế việc báo in đến với người đọc sớm hay muộn phụ thuộc vào trình độ phát triển giao thông và các phương tiện chuyên chở, phân phối báo. Đối với các nước chậm phát triển, báo in chủ yếu chỉ được phát hành ở các thành phố, thị trấn đông dân cư, thuận lợi về giao thông đi lại. Ở các địa phương xa trung tâm, báo in thường đến muộn, tin tức trở thành lạc hậu. Vì thế ở khu vực này, ảnh hưởng của thông tin từ báo in rất hạn chế. Đối với những người đi công tác xa theo những lộ trình đặc biệt, như các đoàn khảo sát địa chất, các đoàn thám hiểm địa lý, phục vụ trên các con tàu trên đại dương… việc phát hành báo in hầu như không thể thực hiện được. 1.2. Đặc điểm và đặc trưng của báo điện tử Báo điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng và phát hành trên mạng internet. Báo điện tử hiện nay đang là loại hình truyền thông đại chúng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin một cách nhanh chóng đến người đọc. Báo điện tử có những đặc điểm sau đây: 1.2.1. Tính thời sự và tính phi định kỳ. Với báo in, như chúng ta đã biết, kỳ phát hành tối đa chỉ dừng lại ba lần một ngày. Báo điện tử đã vượt qua những rào cản về mặt không gian, thời gian và tỏ rõ tính linh hoạt, năng động có một không hai. Báo trực tuyến không mất thời gian chuẩn bị kích rích, không bị chậm trễ do phải trải qua khâu in ấn và tổ chức phát hành. Điều này giúp cho tính thời sự của báo điện tử cao hơn báo in rất nhiều. Nội dung thông tin của báo trực tuyến không bị giới hạn trong khuôn khổ cố định hạn hẹp trên mặt giấy, cũng như không bị chế định bởi những nguyên tắc bất di bất dịch về thời gian phát hành của báo in. Thông tin trực tuyến phá vỡ tính định kỳ thường có của loại hình báo in và các loại hình báo chí khác. Tuy nhiên, những tờ báo trực tuyến ở nước ta do điều kiện, tính thời sự và phi định kỳ chưa được chú ý. www.laodong.com.vn mỗi ngày đẩy một lần toàn bộ trang báo, một lần đẩy bản tin chiều và một lần đẩy bản tin tóm lược về số báo sẽ phát hành ngày hôm sau và những thông tin đó hầu hết là sự chuyển tải từ tờ báo in Lao Động sang nên những thông tin cũng không có gì mới mẻ. Nếu một độc giả không đọc được báo điện tử thì vẫn có thể biết được thông tin thời sự trong ngày thông qua tờ báo in mua được. Chính vì thế, sự tìm tòi, sáng tạo trong việc biên tập bài viết báo trực tuyến sao cho thông tin nóng, cập nhật nhanh chóng nhất và thu hút nhất hoặc vẫn sử dụng thông tin, bài viết của báo in nhưng phải có sự biên tập lại theo cách nhìn, góc nhìn khác sẽ phải là một ttrong những hướng đi quan trọng để giữ chân độc giả của báo điện tử. 1.2.2. Sự đồng hiện thông tin và sự tiếp nhận thông tin của công chúng báo trực tuyến. 1.2.2.1 Sự đồng hiện thông tin Trên báo in những yếu tố thể hiện thông tin của một bài viết được đồng hiện cùng lúc trên trang báo. Tuy nhiên, ở báo điện tử những yếu tố thể hiện thông tin bài viết (ảnh, tít, sapô, chính văn …) không thể cùng một lúc xuất hiện trên trang báo do hạn chế về giao diện màn hình máy vi tính. Thông tin mà độc giả báo điện tử thấy được khi truy cập vào một tờ báo nào đó là những thông tin nóng, sơ lược nhất mà tờ báo cung cấp chủ yếu bằng các tít ở trang chủ. Chính sự thiếu đồng hiện về mặt thông tin trên trang báo điện tử đã ảnh hưởng rất lớn đến việc trình bày, tổ chức trang báo cũng như việc biên tập nội dung tít, sapo, chính văn của báo điện tử. Việc chuyển hoàn toàn tít, sapo cũng như phần chính văn của báo in sang báo điện tử mà không hề quan tâm đến việc tít, sapo trên bài báo trực tuyến, phải mang những chức năng nặng hơn nhiều so với tít, sapo trên báo in, từ đó đã gây ra sự khó hiểu cho công chúng tiếp nhận, làm cho thông tin trên báo điện tử trở nên kém hiệu quả đi rất nhiều. Chính vì vậy công việc biên tập lại tít, sapo của báo điện tử rất quan trọng và phải đảm bảo tính độc đáo, ngắn gọn vừa phải mang đầy đủ thông tin về bài viết để thu hút độc giả của báo trực tuyến. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng thiếu đồng hiện của thông tin trên trang báo, báo điện tử đã sử dụng khả năng truyền tải thông tin đa phương tiện của mình. Không phải ngẫu nhiên người ta ví sự xuất hiện của báo điện tử như một cuộc cách mạng kỳ diệu trong đời sống xã hội nói chung và hệ thống truyền thông nói riêng. Điều này xuất phát từ đặc điểm quan trọng nhất của báo chí điện tử là khả năng truyền tải thông tin đa phương tiện. Có thể coi khả năng truyền tải thông tin đa phương tiện là ưu điểm mạnh nhất của báo điện tử. Khả năng truyền tải thông tin đa phương tiện cho phép báo điện tử sử dụng các yếu tố chữ viết, âm thanh, hình ảnh, màu sắc, đồ hoạ, hình khối…để truyền tải thông tin. Các yếu tố này liên kết chặt chẽ, hài hoà, tác động và bổ sung cho nhau. Mỗi yếu tố đều giữ một vị trí không thể thiếu trong việc cấu thành một trang báo điện tử hoàn thiện, hiện đại. Khi độc giả truy cập vào một tờ báo điện tử, độc giả sẽ bắt gặp đồng thời sự có mặt của phát thanh, truyền hình và báo in. Báo điện tử cho phép độc giả tiếp nhận thông tin bằng nhiều hình thức, không chỉ đọc nội dung thông tin (text) họ còn có thể nghe một khúc nhạc (audio), xem một đoạn phim hay ngắm một seri ảnh động hoặc tĩnh (image) liên quan đến thông tin bài viết cùng một lúc. Như vậy, báo điện tử tích hợp được sức mạnh riêng của các phương tiện truyền thông đại chúng. Thông tin của báo điện tử có sự bổ trợ của các track âm thanh trung thực, các video clip sinh động, các vinhét minh hoạ đẹp mắt và các seri ảnh báo chí rõ nét. Sự truyền tải thông tin đa phương tiện giúp đa dạng hoá cách tiếp nhận thông tin của độc giả, khắc phục được sự khô khan của hình thức trình bày, trang trí cố định trên báo in, tránh được sự nhàm chán, tẻ nhạt, đơn điệu khi tiếp thu thông tin chỉ bằng một cách như báo in. Công chúng được thoả mãn tất cả các nhu cầu nghe, nhìn một cách chủ động nhất, không buộc người đọc phải tưởng tượng ra diễn biến của sự kiện bằng những âm thanh đơn thuần của phát thanh, cũng không biến khán giả thành thụ động trước hệ thống chương trình cố định tuần tự như truyền hình, và tưởng tượng, suy ngẫm diễn biến sự việc như của báo in. Cho đến nay, chưa có một phương tiện truyền thông nào tỏ ra năng động và hiệu quả hơn thế. Tuy nhiên trong điều kiện còn nhiều hạn chế về kĩ thuật, khi đường truyền băng thông rộng chưa được ứng dụng rộng rãi như hiện nay thì khả năng truyền tải đa phương tiện của báo điện tử chưa được khai thác triệt để. Khả năng truyền tải thông tin đa phương tiện làm nên hiệu quả thông tin của báo điện tử nhưng nó cũng là nguyên nhân làm hạn chế tốc độ của trình duyệt khi hiển thị trang báo. Phần lớn người đọc báo trực tuyến hiện kết nối qua đường điện thoại với tốc độ tối đa chỉ đạt 56kbp/s về mặt lí thuyết, còn thực tế tốc độ thấp hơn nhiều do phụ thuộc vào chất lượng đường truyền, số lượng người truy cập, tốc độ của máy chủ…Nghiên cứu khoa học cho thấy, ngưỡng thất vọng của người đọc khi tải xuống một trang web là 10 giây, tiếp theo thì 90% người đọc sẽ ngừng trình duyệt để ngừng tải trang web đó. Vì vậy một trang báo điện tử truyền tải thông tin đa phương tiện rườm rà, nặng đồ hoạ với quá nhiều track âm thanh, video clip hình ảnh…đồng nghĩa với việc đánh mất công chúng. Như vậy, có thể khẳng định, xét về khả năng truyền tải thông tin đa phương tiện, báo điện tử có những lợi thế hơn báo in, thậm chí cả phát thanh truyền hình cũng phải kính nể. Và những người làm báo điện tử hiện nay không được phép làm cho tờ báo điện tử trở thành một phiên bản rút gọn của báo in như người ta từng làm, nếu không muốn đánh mất độc giả. Một biện pháp nữa nhằm khắc phục vấn đề thiếu đồng hiện về thông tin trên Báo điện tử đó là việc sử dụng các đường siêu liên kết (link, superlink, hyperlink). Siêu liên kết là tiện ích và đặc trưng mà báo điện tử tận dụng ở mạng internet. Siêu liên kết là khả năng cho phép kết nối từ một trang web của tờ báo điện tử đến bất kì một trang web nào trên mạng internet. Với hệ thống siêu liên kết, mỗi trang thông tin được định vị bằng một địa chỉ và kết nối với trang khác qua đương link. Vì vậy có thể coi trang báo điện tử là một hệ thống mở, nó có thể liên kết với vô vàn trang khác. Báo điện tử không có số trang hạn định như báo in, báo điện tử cũng không quan tâm đến thời gian, thời lượng phát sóng nên nội dung thông tin của báo điện tử phát triển không giới hạn. Nó có được thuận lợi nhờ việc thiết lập các đường siêu liên kết. Các siêu liên kết tổ chức thông tin thành từng lớp, tạo mối quan hệ giữa thông tin mới nhất với các thông tin tham chiếu, bổ sung trong cùng một chủ đề. Chẳng hạn như việc ở trang chủ từ tít và tít dẫn siêu liên kết sẽ dẫn người đọc đến toàn văn nội dung chính của tác phẩm báo chí. Trong nội dung này lại chứa một số các siêu liên kết dẫn đến các nội dung thông tin khác có liên quan trên từng mặt cụ thể. Siêu liên kết có mặt trong nhiều trang báo khiến cho các trang báo điện tử không tồn tại độc lập, riêng lẻ mà thực sự trở thành kho tư liệu khổng lồ, nơi cho công chúng dễ dàng tìm kiềm, tiếp nhận lượng thông tin toàn diện, phong phú về mọi vấn đề. Nhờ siêu liên kết người đọc có thể tra cứu những dữ liệu lịch sử về bài viết trong kho lưu trữ của báo điện tử một cách nhanh chóng nhất không có thư viện nào, không có hình thức tích luỹ nào của phương tiện truyền thông đại chúng có thể làm được. Bằng việc thiết lập các siêu liên kết, báo điện tử có nhiều lợi thế hơn hẳn báo in trong khả năng cung cấp bức tranh thông tin toàn cảnh đầy đủ trọn vẹn về bài viết trong mọi lĩnh vực. Ngoài ra, tính siêu liên kết còn giúp tăng giá trị độ chân thực và đáng tin cậy cho bài báo với những thông tin toàn diện và đa dạng hơn bằng việc liên kết với các bài báo khác để cung cấp thông tin nền, thông tin bối cảnh hay nhân vật liên quan, người viết có điều kiện tập trung vào sự kiện vào diễn biến chính mà không phải chẻ nhỏ câu chuyện hay lặp lại các chi tiết, thông tin cũ. Tuy nhiên, siêu liên kết cũng có mặt trái. Việc xây dựng siêu liên kết dày đặc là cần thiết nhưng quá lạm dụng siêu liên kết sẽ khiến người đọc lạc trong biển thông tin mà khó trở lại thông tin bài viết ban đầu, từ đó làm hiệu quả truyền đạt thông tin bị giảm sút. Chính vì vậy, các siêu liên kết của một tờ báo điện tử cần phải có sự biên tập, kiểm duyệt cả về nội dung thông tin lẫn bản thân sự tồn tại của nó như việc nội dung của trang web được liên kết tải từ thông tin ban đầu của báo điện tử phải phù hợp với nội dung của từ, cụm từ liên kết. Điều đó có nghĩa là công chúng sẽ đọc được cái mà họ tin rằng sẽ đọc được sau khi click chuột vào đường link. Khi độc giả đọc thấy án mạng thì họ muốn đằng sau đường link phải là một bài viết cung cấp thông tin về vụ án mạng, đọc tin về sự thiệt mạng hay về một vụ tai nạn giao thông thì họ nghĩ đến một bài viết về những người bị thương và thiệt mạng trong tai nạn. Do vậy, báo điện tử không được để cho công chúng thất vọng, vì như vậy họ sẽ mất lòng tin vào tờ báo điện tử và không quay lại đọc tờ báo đó nữa. Một vấn đề đặt ra đó là dù có sử dụng siêu liên kết như thế nào đi nữa thì quan trọng hơn cả là việc người đọc có thực hiện việc liên kết với các phần nội dung bên trong của trang báo điện tử đó hay không. Vì khi tiếp xúc lần đầu tiên với trang chủ của tờ báo điện tử nếu không thấy có gì thú vị ở phần tít, tít dẫn và sapô, họ sẽ không bao giờ click vào các đường link, thực hiện việc liên kết để đọc những phần tiếp theo.Khi đó thì mọi công sức cho thông tin bài viết tiếp theo của tác giả, cũng như hiệu quả truyền đạt thông tin là bằng không. Chính vì vậy những thông tin xuất hiện ở trang chủ của tờ báo điện tử mà chủ yếu là tít, tít dẫn, sapô cần phải được biên tập lại. Không thể áp dụng các tít, tít dẫn, sapô của báo in vì nó vừa phải chứa đựng đầy đủ thông tin của bài viết phía sau vừa phải hấp dẫn, chỉ có như vậy mới thu hút được người đọc thực hiện liên kết vào các phần tiếp theo. 1.2.2.2 Sự tiếp nhận thông tin của công chúng báo điện tử. Về công chúng báo điện tử, là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của một tờ báo điện tử. Giống như các loại hình truyền thông đại chúng khác, báo điện tử cũng có một lớp công chúng của riêng mình. Kết quả một cuộc điều tra tháng 7/1999 cho thấy trong số những người sử dụng Internet có 70% là nam giới, 60% dưới 30 tuổi, 98% có bằng tú tài trở lên, 78% số người được hỏi cho biết họ thường xuyên đọc báo báo chí trực tuyến, 30% thường xuyên đọc báo nước ngoài và 3% sử dụng Internet thay thế vô tuyến. Những con số trên cho thấy độc giả của báo chí trực tuyến là lớp người năng động, nhạy cảm có kiến thức và học vấn cao, có điều kiện và khả năng tiếp cận với những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và có sự quan tâm đặc biệt đến nội dung cũng như hình thức của báo điện tử. Sự tiếp nhận thông tin của công chúng báo điện tử cũng có đặc điểm khác biệt so với báo in và các phương tiện truyền thông đại chúng khác. Chúng ta đã có vài chục tờ báo điện tử nhưng phải thừa nhận rằng đa phần nội dung là “bê” nguyên từ báo in, may ra thì được cắt gọt một chút. Ít ai trong chúng ta quan tâm đến một thực tế là người đọc báo điện tử khác hoàn toàn so với đọc báo in. Jakob Nielsen, một nhà nghiên cứu về vấn đề sử dụng web đã tiến hành một nghiên cứu chi tiết trước khi đi đến kết luận rằng độc giả web không hề đọc mà chỉ “lướt mắt”, một nguyên nhân có thể được dẫn ra đó là do thời gian không cho phép. Đa phần công chúng đọc thông tin trên báo điện tử khi đang làm việc, hoặc vào thời gian nghỉ ngơi ít ỏi trong giờ làm việc. Chính vì vậy để dành thời gian cho những việc khác thì người ta sẽ chỉ có thể dành cho mỗi tin/bài khoảng vài giây. Chính những đặc điểm này chi phối rất lớn đến việc biên tập tin bài cho báo điện tử, đòi hỏi những thông tin ban đầu của bài viết là tít và sapô phải tạo ra ấn tượng thực sự. Chỉ như vậy mới tạo ra sự thu hút quan tâm của công chúng. 1.2.3 Tính tương tác trên báo điện tử (Interactivity) Hơn bất kì một loại hình báo chí nào khác, báo điện tử có tính tương tác cao, thể hiện rõ tính đại chúng và thoả mãn được nhu cầu thông tin đa chiều của người đọc. Tính tương tác của báo chí là khả năng tạo ra sự tác động qua lại giữa báo chí với công chúng, tạo ra mối quan hệ chặt chẽ và khép kín giữa nhà báo và công chúng. Như vậy, theo lý thuyết, sự tương tác qua lại giữa công chúng và toà soạn qua kênh thông tin phản hồi là một yếu tố quan trọng thể hiện hiệu quả truyền thong, đồng thời tạo cơ sở để toà soạn điều chỉnh nội dung, hình thức thông tin theo hướng tăng cường chất lượng. Đặt trong mối tương quan so sánh khả năng tương tác của báo điện tử với các phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống thì báo điện tử có nhiều ưu thế hơn hẳn. Báo điện tử do tận dụng tính năng của mạng Internet đã thiết lập được một kênh thông tin phản hồi tốc độ, tin cậy và đặc biệt hiệu quả. Nếu ở các loại hình báo chí truyền thống đã tạo lập được các kênh thông tin phản hồi như việc độc giả, thính giả, khán giả có thể phản hồi ý kiến bằng cách viết thư, gọi điện thoại đến các chuyên trang chuyên mục: “bạn đọc viết” của báo in, “hộp thư truyền hình” của truyền hình, “bạn nghe đài”của phát thanh,…thì hiện nay hầu hết các tờ báo điện tử đều xây dựng một địa chỉ e-mail (hòm thư điện tử) riêng trong nỗ lực tạo quan hệ chặt chẽ, mật thiết giữa độc giả với tờ báo điện tử. Trong khi các phương tiện truyền thông đại chúng có thể gặp khó khăn khi tiếp nhận thông tin phản hồi do nhiều nguyên nhân rủi ro khách quan khác nhau như thời gian, thất lạc, điện thoại không liên lạc được… thì báo điện tử với hòm thư có ưu điểm nổi bật là tốc độ, toà soạn báo điện tử có thể tức thời nhận được thông tin phản hồi từ phía người đọc, nhờ thế có thể nhanh chóng đưa ra những biện pháp điều chỉnh nội dung, hình thức tờ báo sao cho phù hợp với người đọc. Mặt khác do hạn chế về thời lượng chương trình đối với báo truyền hình và báo phát thanh, hay khuôn khổ số trang đối với báo in nên các loại hình này không thể hồi đáp đầy đủ các thông tin phản hồi của công chúng, dễ gây cảm giác những ý kiến phản ánh không được tiếp nhận. Điều này phần nào làm giảm hiệu quả thông tin. Nhưng tất cả những trở ngại trên đều đã được khắc phục ở báo điện tử. Các thông tin phản hồi gửi đến toà soạn qua e-mail đến đúng địa chỉ như thư bảo đảm và chắc chắn được toà soạn tiếp nhận. Thực tế cho thấy, các diễn đàn trên báo điện tử thu hút được một khối lượng lớn công chúng tham gia do nguyên nhân vì chúng luôn bàn luận về vấn đề thời sự nóng đang là mối quan tâm của dư luận xã hội và vì chúng còn tận dụng được ưu thế không bị giới hạn, bó buộc trong một khuôn khổ, đặc biệt là ưu thế tức thời của báo điện tử. Tại đây độc giả có thể gửi thư điện tử tự do bày tỏ quan điểm, chính kiến, thái độ, phản ứng… trước một sự kiện, vấn đề được đặt ra trong bài báo điện tử. Có thể nói, nhờ tính tương tác, báo điện tử thoát khỏi thông tin một chiều của các loại hình báo chí truyền thống. Công chúng báo điện tử không tiếp nhận thông tin theo cách một chiều như của báo in. Họ còn có thể tham gia vào quá trình đưa tin, trở thành đồng tác giả của các tác phẩm báo điện tử bằng cách phản hồi tức thời ý kiến của mình, cung cấp thêm các chi tiết, sự việc liên quan mà phóng viên chưa có điều kiện khai thác hay tranh luận để mở rộng vấn đề theo các hướng khác nhau. Như vậy, tính tương tác của báo điện tử tạo điều kiện, khuyến khích, thu hút đông đảo công chúng tham gia cung cấp thông tin xây dựng tác phẩm báo chí. Mặt khác tính tương tác cũng là sợi dây liên kết chặt chẽ công chúng với nhà báo, với bài báo, và với tờ báo điện tử. Chính vì ưu thế này, trong quá trình biên tập và viết cho báo điện tử tác giả luôn lưu ý trong mỗi bài viết nên có những tình tiết, ý tưởng gợi mở thu hút sự đóng góp ý kiến của công chúng, tạo cơ hội cho những độc giả trở thành những nhà báo thực thụ, tham gia công tác thông tin xây dựng tác phẩm, bài viết cùng tác giả với dung lượng không hạn chế . Tránh tình trạng sử dụng nguyên bài viết của báo in vì bài viết với thông tin trên báo in là những thông tin đóng và truyền tải theo phương thức một chiều. Luôn chú ý tạo ra box bày tỏ ý kiến theo mỗi bài viết, tạo điều kiện cho độc giả trình bày ý kiến cá nhân ngay sau khi đọc xong, cách làm này phát huy cao độ tính chủ động sáng tạo của người đọc, đồng thời còn thể hiện sự quan tâm của toà soạn đối với nhu cầu phát biếu ý kiến của công chúng. Đặc biệt trong newsletter thông tin phải ngắn gọn, hấp dẫn, phù hợp mối quan tâm của độc giả đáp ứng được thời gian dành cho báo điện tử có hạn của công chúng. Chương 2: KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VIỆC SỬ DỤNG TÁC PHẨM BÁO IN CHO BÁO ĐIỆN TỬ Qua khảo sát 60 số báo in và báo điện tử của báo Tuổi trẻ và Thanh niên trong vòng 2 tháng: tháng 3 và tháng 4/2008, cho thấy việc sử dụng nguyên bài của báo in sang báo điện tử xảy ra khá phổ biến: 2.1. Việc sử dụng tít của tác phẩm báo in cho báo điện tử. Tít (đầu đề) của một bài báo được đó cũng là bộ mặt của bài báo, chỉ cần liếc mắt qua cũng đủ để có một ý niệm tổng quát. Tít cho độc giả biết chuyện gì đã xảy ra, sẽ xảy ra và vì sao độc giả phải quan tâm đến nó. Tít là phần độc giả đọc trước tiên. Nếu tít hay, độc giả có thể tiếp tục đọc bài báo , như vậy một bài báo tồi cũng có thể được cứu trợ nhờ tít hay. Nếu tít dở, toàn bộ bài báo công phu của tác giả sẽ bị bỏ qua. Vì vậy tác giả phải dành nhiều công sức để viết tít. Không được phép quan niệm tít là phần phụ và bỏ qua mà phải nghĩ ngay tới nó sau khi bạn đã viết hoặc biên tập xong bài báo. Về chức năng của tít thì cả tít của báo in và báo điện tử đều có chung đ._.ặc điểm, tính chất, mỗi loại tít đều có tác dụng 2 mặt: một mặt nó giúp độc giả nhận diện ngay được nội dung, chủ đề và thể loại mà bài báo thể hiện; mặt khác nó chế định và đòi hỏi sự trình bày theo những kiểu, cỡ chữ và tông màu nhất định. Tít chứa đựng hai chức năng chính: thu hút sự chú ý, và cung cấp một thông điệp. Tít có phương diện thị giác và có phương diện thông tin, chúng giao hoà với nhau, đôi khi chống lại nhau. Tít là một sự thoả hiệp giữa phần viết (tít để đọc) và phần hình ảnh thông qua kích cỡ, màu sắc (tít để xem), tít không còn hoàn toàn là chữ mà cũng chưa phải hoàn toàn là hình ảnh. Trong báo điện tử có một thuật ngữ mà có lẽ đối với chúng ta có vẻ khá mới nhưng không thể không biết vì nó liên quan đến báo điện tử: “Microcontent”- Nội dung nhỏ. Tiếng Anh dùng như vậy để tạo sự đối lập với phần nội dung chính – Macrocontent. Không có từ tiếng Việt nào tương thích để diễn tả chính xác bởi thông thường nó là các tít (headline) của tin nhưng cũng có thể là phần subject khi chúng ta viết e-mail. Nếu tít của tin hay phần subject của một e-mail không rõ ràng thì người sử dụng sẽ không bao giờ mở ra xem. Đòi hỏi đối với các tít trên báo điện tử rất khác so với báo viết vì chúng được sử dụng theo cách thức khác nhau hoàn toàn có thể chỉ ra những khác biệt đó là: Tít trên báo điện tử thường xuất hiện không gắn liền với ngữ cảnh: không như báo viết là bài nào thì đi liền với tít đó, các tít trên báo điện tử có thể dưới dạng danh sách các bài báo trên trang chủ của tờ báo điện tử, một danh mục các e-mail gửi đến, trong một danh mục của công cụ tìm kiếm (search engine), hoặc trong phần bookmark của một trình duyệt. Một số tình huống xảy ra hoàn toàn chẳng liên quan đến một ngữ cảnh nhất định nào. Chẳng hạn những mục hiện lên trên danh sách khi tìm kiểm tên các trang Yahoo, Google, Vinaseek có thể liên quan đến một chủ đề bất kỳ, vì thế người sử dụng không dễ hiểu ngay được các tít nếu không có kiến thức cơ bản về một lĩnh vực nào đó. Trường hợp tương tự với các e-mail. Không có gì ngạc nhiên khi mở e-mail thấy rất nhiều thư từ, và có những subject lạ lẫm. Ngay cả khi tít đi liền với bài viết, khó khăn của việc đọc chữ trên màn hình khiến người sử dụng khó nắm bắt được vấn đề. Đối với báo in, tít gắn chặt với nội dung, các bức ảnh, các tiểu mục, cả tờ báo lại nằm trên tay. Sự đồng hiệu của thông tin trên tờ báo là khá rõ ràng- nên chỉ cần liếc qua cũng hiểu. Đối với báo điện tử, trên màn hình chỉ nhìn thấy một lượng thông tin giới hạn, khi đọc lại có cảm giác mỏi mắt và không thoả mái như báo in. Vì thế khi lướt qua một danh mục các tin tức, ví dụ trên mạng News.com người sử dụng thường chỉ nhìn vào những tít nổi bật nhất và bỏ qua hầu hết các phần tóm tắt. Do những khác biệt như vậy không thể sử dụng nguyên tít của bài viết báo in cho báo điện tử, điều đó sẽ không giữ được mắt của độc giả vào thông tin mà tít đã đưa chính vì vậy mà phần tít của báo điện tử phải đảm bảo được yêu cầu có khả năng đứng độc lập và dễ hiểu mà không nhìn vào toàn bộ phần nội dung. Đương nhiên sau đó người đọc có thể click vào tít đó để đọc cả bài, nhưng nếu tít nào cũng phải qua động tác này thì sẽ mất rất nhiều thời gian. Chính vì vậy có thể chắc chắn 99% rằng người sử dụng sẽ “delete” ngay những email có phần subject mù mờ không rõ ràng. Việc sử dụng một cách phổ biến các tít của báo in trên báo điện tử đã trở nên phổ biến, mà tác giả báo điện tử không quan tâm đến việc người đọc báo in khác hoàn toàn so với người đọc báo điện tử (chương 1). Điều đó dẫn đến một thực tế là một số tít ở trên báo in là bình thường nhưng khi chuyển sang báo điện tử nó bỗng trở nên khó hiểu mơ, hồ hay quá dài dòng. Những độc giả đọc báo điện tử hoặc là không quan tâm đến những tít như thế này hoặc là chỉ đọc qua phần tít mà không đọc tiếp phần nội dung bên trong. Ví dụ như trên trang chủ báo điện tử của tờ tuổi trẻ ngày 11/3/2008 có tít “tính thuế áp đặt dân kiện ra toà” lấy nguyên tít của tờ báo in tuổi trẻ (chuyên mục thời sự, thứ 3 ngày 11/3/2008) với tít trên ở tờ báo in tuổi trẻ với sự đồng hiện của tít, sapo, tít dẫn và ảnh cùng trên một trang báo khi người đọc nhìn qua có thể nhận ra trong bài viết đang nói việc chi cục thuế huyện và chi cục thuế tỉnh đã ấn định doanh thu, áp đặt mức thuế và tiến hành thu thuế quá cao so với mức thuế cũ các hộ tiểu thương ở chợ gạo và đã bị các hộ này tiến hnàh khởi kiện chi cục thuế. Nhưng ở báo điện tử chỉ có một hàng tít “tính thuế áp đặt dân kiện ra toà” với tít như vậy đã không đảm bảo yêu cầu trả lời ngay lập tức các câu hỏi như: ai đã làm gì? Chuyện gì xảy ra? Chính xác là vấn đề gì? Người đọc không hiểu ai đã tính thuế áp đặt? Sự việc đó diễn ra ở đâu? Từ đó gây ra sự mơ hồ, khó hiểu. Có thể đối với một độc giả tò mò, và có người nhiều thời gian thì họ có thể liên kết vào phần nội dung để đọc nhưng với đa số những người đọc báo điện tử với thời gian có hạn thì có lẽ là không. Cũng trong chuyên mục thời sự (thứ 3, ngày 11/3/2008) báo điện tử tuổi trẻ cũng sử dụng nguyên tít của báo in tuổi trẻ cùng ngày đó là: - Ngày đầu tiên áp dụng biên độ tỉ giá mới Giá USD “đo sàn” còn 15.865 đồng Ở báo in tác giả dùng tít như vậy để gây sự chú ý và không nhất thiết phải là tóm tắt những thôngtin chứa đựng trong phần nội dung. Vì ngay dưới đó tác giả đã giải thích sáu khi áp dụng biên độ tỷ giá mới giá USD đã giảm xuống so với giá của đồng ngaọi tệ khác trong đó đồng EUR và giá vàng vì các loại này khôngbị giàng buộc biên độ tỉ giá và để có vốn hoạt động hầu hết các doanh nghiệp đều chấp nhận bán rẻ USD. Và tác giả tuy sử dụng từ “đo sàn’ trong ngoặc kép (những từ nháy nháy). Nhưng khi sang boá điện tử chỉ với một tít như vậy trên trang chủ người đọc sẽ không thể hình dung được giá USD “đo sàn” so với ngoại tệ nào, đó là còn chưa kể đến nhiều người chưa được tiếp cận nhiều với thuật ngữ “đo sàn” là thuật ngữ dùng cho thể thao được dùng làm phép ẩn dụ trong tít cảu bài báo. Từ đó sẽ tạo ra nhiều cách hiểu không giống nhau về tít này trên báo điện tử và hiệu quả truyền đạt thông tin đó là không có. Nếu có thể hãy chuyển tít sau thành: - Ngày đầu tiên áp dụng biên độ tỉ giá mới: Giá USD giảm xuống, còn 15,865 đồng Hay ngày đầu tiên áp dụng biên độ tỉ giá mới Giá USD “đo sàn” so với so với các ngoại tệ khác, còn 15,865 đồng. Như vậy sẽ dễ hiểu hơn cho độc giả của báo điện tử chỉ cần đọc lướt qua là có thể hiểu được nội dung thông tin mà tít đó đưa ra. Và cũng tạo ra sự lôi cuốn giúp độc giả tiếp tục đọc nội dung bên trong. Ví dụ tiếp: Một tít trong phần tin của chuyên mục đời sống trên trang chủ báo điện tử của báo tuổi trẻ được lấy nguyên từ báo in tuổi trẻ. Thêm 496 trẻ em bị “chim sệ cánh” Về phần số liệu: 496 trẻ em là một số liệu tốt không cần nói tới nhưng “chim sệ cánh” là cái gì? Trừ một số người đã biết qua loại bệnh này. “Chim sệ cánh” (xơ hoá cơ Delta) còn lại những người lần đầu tiên được đọc tít này, chưa biết gì về loại bệnh này thì hoàn toàn chịu thua không biết tít này tác giả đang nói về vấn đề gì. Với những người chỉ đọc lướt chọn tít hay để sau đó đọc phần nội dung sẽ nhanh chóng bỏ qua những loại tít như thế này vì nghi ngờ về phần nội dung bên trong. Để cho rõ ràng hơn tít trên có thể được đặt lại như sau: Thêm 496 trẻ em mắc bệnh “chim sệ cánh” Hoặc thêm 496 trẻ em mắc bệnh sơ hoá cơ Delta. Trong số báo 80 ngày, thứ 4, ngày 26/3/2008 trên báo điện tử tuổi trẻ có tít: Tái quyền ca khúc Trịnh Công Sơn: Hợp lí và bối rối Tít này được lấy từ tờ báo in tuổi trẻ cùng ngày. Trong tờ báo in ngoài việc đọc tít độc giả còn có thể đọc được sapo của bài báo. Việc ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh- đại diện gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gửi văn bản đến các phòng trà, đơn vị tổ chức biểu diễn đề nghị thanh toán (từ 1/7/2006) tác quyền ca khúc của anh trai đã khiến không ít ông bà chủ của những đơn vị tổ chức biểu diễn “băn khoăn”, “bối rối”. Khi đọc được sapo này đọc giả có thể hiểu ngay được vấn đề mà tác giả sẽ đưa ra trong bài viết. Nhưng trên trang chủ báo điện tử tuổi trẻ chỉ hiện lên dòng tít trên độc giả sẽ cảm thấy có sự mâu thuẫn. Độc giả sẽ hiểu rằng trong cùng một chủ thể một sự kiện vừa có sự “hợp lí” vừa có sự “bối rối”, gây ra sự khó hiểu cho độc giả. Cũng trong số này, tại chuyên mục thời sự có tít: - Con tàu 50 tỷ đồng thành … “của nợ”! Là một tít chuyển thẳng từ báo in tuổi trẻ sang. Khi đọc tít này trên trang chủ báo điện tử độc giả sẽ không nắm được tác giả muốn nói cụ thể điều gì. Không hiểu con tàuA trị giá 50 tỉ đồng này là con tàu nào, cụ thể là ở đâu? Và trong đó tác giả sử dụng nguyên câu “của nợ”. Đây là một câu gây ấn tượng gây sự chú ý của độc giả nhưng nó chỉ là đối với báo in, còn trên báo điện tử độc giả có thể hiểu rằng chủ con tàu này là con nợ và con tàu đang là phương tiện để chuẩn bị trả nợ. Hoặc có thể hiểu “của nợ” ở đây có nghĩa là với con tàu 50 tỷ đồng này chủ của nó để cũng không được mà bán cũng không xong. Gây ra sự mơ hồ trong suy nghĩ điều đó đối với báo in thì không sap vì ngay đó độc giả sẽ lướt sang phần sapo còn đối với báo điện tử điều đó chỉ làm cho độc giả thấy khó chịu. Nếu có thể hãy chuyển tít trên thành: - Tàu Hải Âu- Hải phòng: trị giá 50 tỷ đồng Để không được bán không xong Cùng trong số này trong mục văn hoá- nghệ thuật- giải trí có tít: - Sẽ có triển lãm sách lậu Được lấy từ báo in tuổi trẻ cùng ngày. Khi được sử dụng một mình trên trang chủ cảu báo tuổi trẻ nó bỗng trở nên mơ hồ về không gian và thời gian độc giả sẽ cảm thấy khó chịu vì những loại tít như này trên báo điện tử vì độc giả không thể nắm bắt được những thông tin mà tít đó đưa ra, không hiểu được cuộc triển lãm sách lậu này diễn ra ở đâu? Và diễn ra như thế nào? Với những tít như thế “độc giả sẽ luôn có suy nghĩ bài viết sẽ chẳng có gì đáng đọc và nhanh chóng bỏ qua nó”. Trong số báo điện tử tuổi trẻ 7/8/2008, thứ 2 ngày 24/3/2008 phần chuyên mục Kinh tế có bài: - Xung quanh lãi xuất huy động VNĐ 11% năm: Lãi xuất có còn thực? Tít trên của bài lấy từ số báo in tuổi trẻ cùng ngày cũng là một tít không đáp ứng được yêu cầu thông tin của độc giẩ cảu tờ báo điện tử tuổi trẻ. Tít trên sẽ không gây ra được sự chú ý của độc giả báo điện tử với tít trên khi đứng độc lập một mình trên trang chủ sẽ không được độc giả quan tâm ví độc giả báo điện tử. Cấu trúc cảu tít trên là một câu hỏi, nó làm cho độc giả phải có sự liên tưởng giữa đúng và sai, đó là điều mà độc giả không muốn, vì độc giả đọc báo điện tử chủ yếu là để biết ngay thông tin mà phần tít đưa lịa do thời gian eo hẹp, độc giả thì muốn nắm bắt thật nhiều thông tin, muốn có những thông tin chính xác ở dạng chủ động, khẳng định trong một thời gian ngắn nhất mà tác giả lại vẫn sử dụng nguyển tít dạng thụ động và nước đôi (vừa có thể là khẳng định vừa có thể là phủ định). Như vậy có lẽ là không phù hợp. Cũng mắc lỗi như trên trong số báo điện tử tuổi trẻ 75/2008, thứ 6 ngày 21/3/2008 có bài: Thi vào trường đào tạo chất lượng chất lượng cao? Lấy nguyên tít của báo tuổi trẻ cùng ngày, với một tít như vậy trên báo in kèm theo sapo và ảnh trích dẫn: “Điều kịên học tập hiện đại, giảng viên trình độ cao, giáo trình tài liệu tham khảo nước ngoài….đó là những yếu tố hấp dẫn của các chương trình đào tạo chất lượng cao. Thí sinh có thể chọn cho mình một trong rất nhiều chương trình được các trường đại học mở ra trong kỳ tuyển sinh 2008”. Khi đọc báo in độc giả có thể hiếu được tác giả đang muốn nói đến việc các trường đại học trong cả nước đang triển khai khá nhiều các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình học tiên tiến và thí sinh rong cả nước sẽ nhiều lựa chọn rong việc đăng ký thi vào các trường có chất lượng đào tạo tốt như trên. Nhưng khi chuyển sang báo điện tử của tờ tuổi trẻ, khi tít đó được cung cấp đơn thuần cho độc giả thì nó bỗng trở nên mù mờ. Độc giả báo điện tử khi đọc tít trên không hiểu được ai thi vào trường đào tạo chất lượng cao thí sinh lớp 12 hay thí sinh lớp 10. Trường đào tạo chất lượng cao là trường nào trường đại học hay trường phổ thông trung học. Chưa kể đến việc đây lại là một câu hỏi, độc giả có thể hiểu là nên thi hay không nên thi vào các trường đào tạo chất lượng cao này. Như vậy với tít trên không thể thoả mãn được nhu cầu thông tin của độc giả báo điện tử. Còn trong chuyên mục kinh tế cùng số 75 thứ 6, ngày 21/3/2008 sử dụng tít của số báo in cùng ngày: - Sớm gỡ khó cho doanh nghiệp xuất khẩu. Trên báo in ngya dưới tít là sapo rất rõ ràng: “Bộ công thương đã đặt thủ tướng chính phủ các biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu”. Người đọc sẽ hiểu rõ ràng là bộ công thương sẽ có những biện pháp để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Nhưng ở báo điện tử thì không độc giả nào hiểu được ai sẽ sớm gỡ kho cho doanh nghiệp xuất khẩu. Nếu có thể đổi thành: - Bộ công thương : Sớm gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu. Việc sử dụng nguyên tít của báo in thiếu chủ ngữ như vậy xảy ra khá phổ biến trên báo điện tử. Cũng trong chuyên mục kinh tế số ra ngày 28/4/2008 ở báo in tuổi trẻ có tít bài: - Bộ trưởng Võ Hồng Phú: - Phải giám sát hoạt động đầu tư ngoài ngành Khi sang báo điện tử chỉ còn: - Phải giám sát hoạt động đầu tư ngoài ngành. Độc giả báo điện tử khi đọc tít như vậy trên trang chủ báo điện tử sẽ không thể hình dung được đó là câu nói của ai, là ý tưởng của tác giả hay là ý tưởng của người được phỏng vấn trong bài báo. Đó là chưa kể đến việc đây là một tít quá dài cho báo điện tử, vì đây không phải là câu trích nguyên lời nói của người được phỏng vấn mà chỉ là sự rút ý của tác giả bài báo vì vậy có thể sửa thành: - Bộ trưởng Võ Hồng Phúc: Phải giám sát đầu tư ngoài nghành Tít bài trên báo điện tử tuổi trẻ số ra thứ 4 ngày 19/3 trong chuyên mục giáo dục - Giải đáp thắc mắc việc ghi hồ sơ đăng kí dự thi Cũng được lấy nguyên từ báo tuổi trẻ in cùng ngày cùng là một tít chưa đáp ứng nhu cầu thông tin trên báo điện tử tuổi trẻ Trong tờ báo in tuổi trẻ có sự dồng hiện của sapo “những băn khoăn của các thí sinh tự do về ghi hồ sơ đăng kí dự thi vừa được thày Nguyễn Quốc Cường- chuyên viên tư vấn Văn phòng bộ giáo dục đào tạo khu vực phía nam- giải đáp”. Đôc giả sẽ hiểu mà những thông tin mà phân tích đã đưa. Tuy nhiên trên báo điện tử đôc giả không hiểu ai là người sẽ giả đáp thắc mắc việc ghi hồ sơ đăng ký dự thi, óc lẽ một học sinh quá sốt sắng với đợt thi Cao đẳng- Đại học sắp tới mới tiếp tục đoc thông tin tiếp theo còn hầu hết độc giả sẽ cảm thấy nghi ngờ về uy tín và sự hiểu biết của người trả lời thvấưc mắc và sẽ không thực hiện việc liên kết đọc tiếp, để không mất thời gian dành cho các tít khác. Nếu có thể hãy đổi tít trên thành: Thầy Nguyễn Quốc Cường- chuyên viên tư vấn văn phòng Bộ giáo dục- đào tạo khu vực phái nam. Giải đáp thắc mắc việc ghi hồ sơ đăng ký dự thi. Tuy tít trên vẫn còn hơi dìa nhưng đọc giả sẽ thực hiện liên kết đọc phần nội dung có thể do uy tín của người tả lời còn tốt hơn nhiều khi người đọc nhanh chóng bỏ qua một tít mơ hồ không có chủ ngữ trên báo điện tử như vậy. Ngoài ra còn có một số títtương tự như vậy được chuyển từ báo in tuổi trẻ sang tờ báo điện tử Tuổi trẻ mà không được biên tập. Ví dụ như: 8 năm phớt lờ chỉ đạo của thủ tướng (Chuyên mục Thời sự, thứ tư, ngày 9/4/2008) Đừng làm xấu hình ảnh đất nước (Chuyên mục nhịp sống trẻ, thứ 4, ngày 9/4/2008). - Những ngành học mới (Chuyên mục Giáo dục, thứ 6, ngày 11/4/2008). - “cắn” hay “ục” đều đưa đến cửa tử (Chuyên mục Sống khoẻ, thứ 6, ngày 11/4/2008). - Tăng tốc, tăng ca,tăng mất học (Chuyên mục Giáo dục, thứ 6, ngày 15/4/2008). - Tôi làm đến cùng dù bị doạ giết (Chuyên mục Thời sự, thứ 2, ngày 21/4/2008). - Giá tăng muốn mua phải xếp hàng (Chuyên mục Thời sự, thứ 3, ngày 22/4/2008). - Mòn mỏi chờ học lái ô tô (Chuyên mục Đời sống đô thị, thứ 3, ngày 22/4/2008). - Khát nhân lực bậc cao (Chuyên mục Giáo dục, thứ 5, ngày 24/4/2008) - Giá đã chớm giảm (Chuyên mục Kinh tế, thứ 6, ngày 11/4/2008). Vẫn còn xuất hiện với tần suất lớn nhiều tít chưa được biên tập Mang tính chất câu hỏi câu phủ định hơn là câu khẳng định dùng cho báo điện tử của tờ báo Tuổi trẻ. Ví dụ như: -Sau tháng sáu, giá có tăng? ( chuyên mục Thời sự, thứ ba, ngày15/4/2008). - Người Việt giữ bao nhiêu vàng? (chuyên mục thời sự, thứ tư, ngày 16/4/2008) - Tiền là thủ phạm lây lan tiêu chảy cấp? (chuyên muc sống khoẻ, thứ tư, ngày 16/4/2008) - Họ bước vào Intel như thế nào? (chuyên mục nhịp sống trẻ, thứ sáu, ngày 18/4/2008) - Ai trẻ, ai già? (chuyên mục sống khoẻ, thứ hai, ngày 21/4/2008) -Trở lại mua vàng cất giữ? (chuyên mục đầu tư tài chình, thứ hai, ngày 21/4/2008). - Tiền đi đâu? (chuyên mục đầu tư tài chính, thứ ba, ngày 22/4/2008). - Tài sản ảo bị cướp kiện ai? (chuyên mục nhịp sống ,thứ năm, ngày 24/4/2008). - Vì sao Văn quyến không được giảm án? (chuyên mục thể thao, thứ năm ngày 24/4/2008). - Đó là chưa kể những tít giật gân câu khách, nhưng rồi lại gây khó hiểu cho độc giả. Ví dụ như: “phù thuỷ” calíto sẽ rời Đồng Tâm Long Ạn (chuyên mục thể thao, thứ năm, ngày 30/3/2008). Không chỉ có báo điện tử của tờ tuổi trẻ có hiện tượng sử dụng nguyên tít cảu báo in mà cả báo điện tử của tờ thanh niên cũng có tình trạng này. Vẫn là những tít không có chủ ngữ rõ ràng hay những tít mơ hồ, chung chung hoặc những tít mang yếu tố phủ định hoặc câu hỏi đươc chuyển từ báo in sang gây khó khăn trong tiếp nhận của độc giả, của báo địên tử, của tờ báo này. Ví dụ như một số tít: - Bâng khuâng ngày trở lại (Chuyên mục Văn hoá - nghệ thuật, thứ ba, ngày 11/3/2008) - Giá giảm nhưng vẫn trên trời (Chuyên mục Địa ốc, thứ ba, ngày 11/3/2008). - Chìm tàu khách 4 người thiệt mạng (Chuyên mục Thời sự, thứ 6, ngày 21/3/2008). - Một đêm sôi động (Chuyên mục Giáo dục, thứ sáu, ngày 21/3/2008). - Từ hôm nay đền bù giải toả phải sát giá thị trường (Chuyên mục Thời sự, thứ hai, ngày24/3/2008). - Thu tái quyền nhạc Trịnh có khả thi? (Chuyên mục Văn hóa- nghệ thuật, thứ tư, ngày 26/3/2008). - Bắt khẩn cấp lũ giết người giã man(Chuyên mục Chính trị xã hội, thứ tư ngày 16/4/2008). - Cưỡng chế giải toả các tuyến hành lang giao thông (Chuyên mục Kinh tế, thứ sáu, ngày 18/4/2008). - Bắt một “phù thuỷ” đô la đen (Chuyên mục Thời sự, thứ 4, ngày 9/4/2008). - Chứng khoán sẽ tăng hay giảm? (Chuyên mục Thời sự thứ hai ngày 21/4/2008). - Bắt buộc tăng tốc đào đường (Chuyên mục Kinh tế, thứ năm ngày 24/4/2008). - Dịch vụ độc quyền đang được thả nổi? (Chuyên mục thời sự thứ hai ngày 21/4/2008). - Vẫn chỉ là “lãnh địa” của hãng phim nhà nước (Chuyên mục Văn hoá- nghệ thuật, thứ hai ngày 28/4/2008). Khi đọc những tít chuyển từ báo in mà không được biên tập, độc giả báo điện tử của tờ thanh niên không thể nắm bắt được nội dung của bìa báo muốn nói gì vì các tít trên nếu không có chủ thể của những hoạt động được nêu trong tít thì lại không rõ ràng về mặt thời gian, không gian và địa điểm. Độc giả không hiểu được những sự kiện hiện tượng được nêu trong tít do ai làm, làm ở đâu và trong thời gian nào. Chính cách nêu tít một cách chung chung mà không biên tập lại như vậy đã làm cho độc giả cũng hiểu một cách chung chung, mơ hồ từ đó hiệu quả truyền đạt cũng như sự thu hút, lôi kéo độc giả đọc phần nội dung bên trong cũng trở lên kém hiệu quả rất nhiều do xuất phát từ những đặc điểm công chúng tiếp nhận đã nêu ở trên. Đó là chưa kể tới những tít được chuyển đổi để giật gân, câu khách, thu hút độc giả nhưng ngược lại lại làm cho độc giả cảm thấy bối rối trong tiếp nhận từ tít báo điện tử của tờ Thanh niên. Ví dụ như: - Taxi “mù” (Chuyên mục Kinh tế - Thứ tư, ngày 19/3/2008) - Bệnh viện “4 không, 2 nhanh” (Chuyên mục Bạn đọc - Thứ tư, nhày 16/4/2008) - Đêm truy quét “Yêng hùng” (Chuyên mục Chính trị-Xã hội - Thứ hai, ngày 21/4/2008)… Khi đọc những thông tin mà các tít giật gân nêu trên đem lại, độc giả cảm thấy lúng túng không hiểu được Taxi “mù” là gì? Và “4 không, 2 nhanh” là như thế nào? Và khả năng rất lớn là họ sẽ nhanh chóng bỏ qua những tít loại này trên báo điện tử. Nói tóm lại việc biên tập lại các tít của bài báo in chuyển sang báo điện tử là công việc cần thiết và quan trọng của tác giả báo điện tử. Vẫn biết rằng có những tít không thể biên tập lại, hay những tít nếu biên tập lại sẽ làm mất đi giá trị thông tin ban đầu mà tác giả muốn đề cập đến như những câu phát biểu, câu trả lời, hay ý kiến quan trọng nào đó của một người nổi tiếng, quan trọng hoặc có những tít không thể đặt hay hơn. Tuy nhiên, đa số những tít trên tờ báo in nếu muốn sử dụng cho tờ báo điện tử thì tác giả của tờ báo điện tử cần phải tiến hành biên tập lại sao cho nó phù hợp với những đực điểm của báo điện tử và của người đọc báo điện tử nếu có thể hãy làm cho nó trở thành một tờ báo độc lập so với báo in chứ không phải là phụ thuộc vào thông tin của báo in như hiện nay. Cần phải hiểu rằng công chúng tìm đến báo điện tử là để biết một cách nhanh chóng thông tin sự kiện vì vậy phải tránh những sử dụng lại những tít với những câu hỏi hay câu phủ định, những thông tin mang tính đánh tư duy của độc giả, những câu nước đôi vì chúng sẽ làm cho độc giả cảm thấy chán nản. Nếu có thể hãy tiến hành biên tập lại tít sao cho chúng có thể cung cấp thông tin một cách khái quát nhất, rõ ràng nhất, đầy đủ và đúng đắn nhất về bài viết. 2.2. Việc sử dụng sapô của tác phẩm báo in cho báo điện tử Tiếp theo tít của các bài báo điện tử sau khi đã gây được sự chú ý cho độc giả để độc giả thực hiện liên kết với phần nội dung bài viết thì cái mà độc giả được tiếp nhận đầu tiên trong phần nội dung theo quy trình đọc đó là sapô. Sapô được tiếp nhận ngay sau tít và là phần đầu của bài viết, sapô là một đoạn văn ngắn mà chỉ với vài từ nó cho phép người đọc nắm đọc ý chính của bài báo mà họ sẽ đọc. Ở báo điện tử sapô phải “đội mũ cho bài báo mà không che khuất nó”. Nếu một vài dòng của sapô đã đủ thông tin cho một độc giả không có nhiều thời gian, thì mục đích của nó không phải là nói với người đó rằng phần còn lại của bài báo không có gì đáng quan tâm cả. Trái lại, nó phải làm cho người ta muốn đọc và muốn biết thêm chi tiết. Về sapô của các tờ báo điện tử Tuổi trẻ và Thanh niên cũng trong tình trạng tương tự như của tít. Cũng được sử dụng chuyển nguyên từ báo in sang mà không hề có sự biên tập cho phù hợp với những đặc điểm của sapô báo điện tử, điều đó gây cản trở lớn cho sự tiếp nhận thông tin của độc giả đối với các tờ báo điện tử này. Các tác giả của báo điện tử không mấy quan tâm đến yêu cầu thông tin và yêu cầu tiếp nhận thông tin của độc giả báo điện tử với sapo nên đã lấy nguyên sapo các bài báo in chuyển sang. Ví dụ như: - Tính thuế áp đặt dân kiện ra tòa (Chuyên mục Thời sự- thứ ba, ngày 11/3/2008). Tác giả báo điện tử sử dụng nguyên sapo của báo in “vụ việc “bùng nổ” sau khi hàng chục tiểu thương chợ gạo khiếu nại, nhưng chi cục thuế huyện và chi cục thuế tỉnh Tiền Giang có văn bản trả lời khẳng định việc ấn định doanh thu cũng như mức thuế như vậy là đúng. Vẫn trong ngày hôm qua hơn chục tiểu thương khác ở chợ gạo cũng nói đang khẩn trương chuẩn bị hồ sơ khởi kiện chi cục thuế với nội dung tương tự”. Với một sapô như trên ở báo in có thể là đã dài. Với đặc điểm của độc giả báo điện tử là đọc lướt để nhanh chóng thu nhận thông tin do không có nhiều thời gian thì sẽ nhanh chóng bỏ qua những sapo dài. Như vậy cho dù có hay, có hấp dẫn hoặc nó có cụ thể hơn thông tin của phần tít và khái quát được nội dung của bài báo đi ca hứng nữa. Nếu có thể hãy biên tập sapo trên lại thành: Sau khi hàng chục tiểu thương chợ gạo khiếu nại về mức thuế cao, chi cục thuế của huyện và tỉnh Tiền Giang có văn bản trả lời rằng việc ấn định doanh thu và mức thuế như vậy là đúng. Vẫn trong nagỳ hôm qua, các hộ tiểu thương khác ở chợ gạo nơi đang khẩn trương chuẩn bị hồ sơ khởi kiện chi cục thuế. Ví dụ khác: Trong bài: Lan Hà hồn nhiên hơn 20 tuổi (chuyên mục văn hoá nghệ thuật giải trí, thứ ba, ngày 11/3/2008) Tác giả báo điện tử caủa tờ báo tuổi trẻ sử dung nguyên văn phần sapô của báo in Tuổi trẻ: “13 tuổi, Hà gặp “chú Vân” đóng phim lần đầu giành giải nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất tại liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13 (vai Gianh phim Đời cát), 20 tuổi cô đóng vai chính, cũng trong phim của “Chú Vân” và được trao giải nữ diễn viên chính xuất sắc nhất của cánh diều vàng 2007 (vai Mai trong phim Trái tim bé bỏng)”. Có thể nói nếu chuyển sang báo điện tử thì đây là một sapo không ăn khớp với nhiều phần tít. Phần tít tác giả muốn nói đến sự hồn nhiên của diễn viên Lan Hà trong những vai diễn của mình nhưng trong phần sapo theo như độc giả thấy tác giả nói tới giai đoạn hoạt động đóng phim của diễn viên Lan Hà và những thành tích là những giả thưởng mà cô đạt được. Như vậy, khi độc giả của báo điện tử đọc xong phần sapo của bài viết mà vẫn chưa nhận ra được bài viết của tác giả nói về vấn đề gì? Và có lẽ là độc giả sẽ bỏ qua phần nội dung tiếp theo vì nghĩ rằng nó cũng sẽ không ăn nhập gì với phần tít vừa đọc, và những thông tin trong nội dung không phải là cái mà họ muốn đọc. Ví dụ khác trên báo điện tử tuổi trẻ: Trong bài: Con tàu 50 tỷ đồng trở thành … “của nợ” (Chuyên mục Thời sự, thứ tư, ngày 26/3/2008). Tác giả báo điện tử sử dụng phần sapo của báo in “ một chiếc tàu cao tốc được đóng mới với số tiền trên 50 tỉ đồng đang được giao bán. Con tàu này được phát hiện sai ngay từ khâu thiết kế, không phù hợp với luồng tuyến, có dấu hiệu bị rút ruột nhiều tỉ đồng… Khi độc giả báo điện tử đọc phần tít đã thấy khó hiểu mơ hồ về mặt thời gian, không gian, địa điểm (đã phân tích ở phần trên) và hy vọng rằng trong phần sapo của nó sẽ nhanh chóng phần nào biết được những thông tin quan trọng về con tàu 50 tỉ đồng này. Nhưng kết quả là sau khi đọc xong phần sapo độc giả vẫn không biết thêm gì về thông tin của con tàu ngoài việc con tàu “vô danh” này được nhắc đến với những chi tiết rườm rà như việc nó đã bị sai phạm ngay từ đầu trong việc thiết kế và do bị rút ruột nhiều tỉ đồng. Những thông tin đó hoặc có thể được nói trong phần sapo hoặc cũng có thể nói trong phần nội dung mà không ảnh hưởng gì đến bài viết. Cùng với sự không phù hợp trong việc sử dụng nguyên sapo của báo in cho báo điện tử, trên báo điện tử Tuổi trẻ có bài - Sẽ có triển lãm sách lậu (chuyên mục văn hoá- nghệ thuật- giải trí, thứ tư, ngày 26/3/2008) Với sapo “ Bà Quách Thu Nguyệt - Giám đốc NXB Trẻ đặt lên bàn quyển sách quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi có dán mảnh decal với hai chữ ghi bằng bút bi “sách lậu”. “Kỹ thuật in bìa sách lậu đã đạt đến độ tinh xảo đến mức nếu không ghi thế này, nhân viên NXB sẽ nhầm lẫn sách thật với sách giả”. – Bà giám đốc phân trần. Tít trên là một tít mơ hồ, về không gian và thời gian. Nhưng rồi đọc đến hần sapo cũng chỉ một sự mơ hồ như vậy. Ý kiến của bà Quách Thu Nguyệt- Giám đốc NXB Trẻ hoàn toàn nói về việc bùng nổ sách lậu hiện nay, cũng như việc sách lậu hiện nay tinh vi, tinh xảo rất khó nhận biết mà không nói thêm một thông tin nào khác xung quanh cuộc triển lãm sách lậu đã đưa ở phần tít của bài. Như vậy báo điện tử hai phần được chuyển là tít và sapo của bài không ăn khớp với nhau. Điều đó cũng có nghĩa là, khi độc giả báo điện tử đọc đến sapo sẽ cảm thấy thất vọng vì cái họ được đọc không phải cái họ muốn đọc thông tin ở phần tít khác so với thông tin ở phần sapo và họ sẽ không mất thời gian để đọc tiếp cái họ không muốn đọc vì nghĩ rằng phần nội dung cũng sẽ không liên quan gì đến phần tít. Thêm một ví dụ nữa trên báo điện tử Tuổi trẻ đó là bài: - Những ngành học mới ( chuyên mục giáo dục- thứ sáu, ngày 11/4/2008) Với phần sapo được lấy nguyên từ báo in “Kỳ tuyển sinh năm nay xuất hiện thêm một số ngành học mới đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và mong muốn của người đọc”. Sapo nói trên được chuyển sang báo điện tử mà không có sự biên tập, nó thực chất mới chỉ là sự nhắc lại của tít. Sapo trên mới chỉ khái quát được ý của tác giả còn phần nội dung thì chưa khái quát được. Đọc xong Sapo độc giả không biết một thông tin quan trọng nào khác vẫn chỉ là sự chung chung mơ hồ, độc giả không biết được một cách khái quát tác giả muốn nói đến ngành học mới là những ngành nào. Tuy là một tít ngắn gọn phù hợp với báo điện tử nhưng nó không nêu được thông tin chính một cách cô đọng thì cũng không có giá trị, vì độc giả nghĩ rằng phần nội dung bên trong cũng chung chung, mơ hồ như vậy. Cũng trong chuyên mục Giáo dục của báo điện tử Tuổi trẻ, thứ sáu, ngày 18/4/2008 có bài: - Nhiều thí sinh phía Bắc “Nam tiến” với sapo lấy nguyên từ báo in: “Hôm qua (17/4) là thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2008 theo lịch tuyển sinh của Bộ GD-ĐT. Lượng hồ sơ ĐKDT vào hầu hết các trường đều tăng với những mức độ khác nhau”. Cũng với trường hợp tương tự tít và sapo không có sự ăn khớp với nhau mà không được biên tập lại. Ở báo in như đã nói ở trên do yếu tố đồng hiện các yếu tố thông tin cùng lúc trên trang báo. Chính vì vậy, độc giả của báo in có thể phần nào hiểu được nội dung, cũng như ý tưởng mà tác giả muốn nói tới trong bài báo. Còn ở báo điện tử khi đọc phần tít nói về thí sinh phía Bắc “Nam tiến” còn khi đọc sapo lại nói về lượng hồ sơ đăng ký vào các trường đều tăng với các mức độ khác nhau điều đó sẽ chỉ tạo ra sự nghi ngờ của độc giả báo điện tử về nội dung bài báo, độc giả sẽ không hiểu tác giả đang muốn nói đến vấn đề gì. Tiếp một ví dụ nữa trong bài: - Tiền đi đâu? (Chuyên mục Đầu tư tài chính- thứ ba, ngày 22/4/2008) Bài này trên báo điện tử tuổi trẻ sử dụng nguyên tít và sapo của tờ báo in tuổi trẻ cùng ngày “chỉ trong hai tuần, lượng tiền gửi tại các ngân hàng (NH) trên địa bàn thành phố HCM đã giảm 9000 tỷ đồng. Tại Hà Nội, tiền gửi cũng giảm 4% so với cùng kì năm ngoái, lượng tiền này đi đâu và tới đây có còn giảm?” Có thể nói khi chuyển sang báo điện tử tít của bài báo này đã không phù hợp vì ở báo điện tử những tít thường là những câu chủ động và khẳng định còn đây lại là một câu hỏi. Độc giả mong rằng sang phần sapo của nó có thể phần nào biết được câu trả lời cho câu hỏi đó, nhưng điều mà độc giả nhận được chỉ là những thông tin về lượng tiền giảm ở các ngân hàng và tiếp tục là một câu hỏi “lượng tiền này đi đâu và tới đây có còn giảm?” Có lẽ tới đâyb độc giả không đọc tiếp vì nghĩ rằng bài ._.chính lẫn quan điểm riêng. Phù hợp với thể loại: Tít phải phù hợp với bài báo, với giọng điệu, với phong cách, với thể loại báo chí. Dùng trích dẫn đối với thể loại phỏng vấn, điều mắt thấy tai nghe với thể loại phóng sự hay công thức với xã luận. Trong thể loại phỏng vấn trên báo điện tử, yêu cầu thông tin lớn nhất đó là ý kiến của người được phỏng vấn. chính vì vậy, việc tìm ra một câu trích dẫn từ người được phỏng vấn mang đậm sắc thái và nội dung của cuộc phỏng vấn để làm tít chính là sự hấp dẫn, lôi cuốn của tít trên báo điện tử cho thể loại này. Cả phóng sự hay xã luận… cũng không ngoại lệ. Không nên sử dụng cách phóng đại sự hấp dẫn để lôi kéo mọi người nhấn chuột nhằm tìm hiểu nội dung bài viết. Công chúng độc giả thực sự cảm thấy khó chịu với trò đánh lừa này khi mất thời gian chờ download một trang báo để rồi nhận ra đó không phải là cái họ muốn. trên báo in, sự tò mò có thể khiến người ta lật trang hoặc bắt đầu đọc một bài báo. Trên trang báo điện tử, điều đó sẽ khó lặp lại lần thứ hai. Do đặc điểm của công chúng là không có nhiều thời gian dành cho việc đọc báo điện tử chính vì vậy việc thông tin đầu tiên là tít ở trang chủ phải đơn giản, dễ hiểu và chứa đựng đúng những thông tin trong bài viết. Tít nào khi qua đường link phải có đúng thông tin bài viết đó, không được gây ra sự thất vọng từ phía người đọc Lưu ý một chi tiết “nhỏ mà không nhỏ” là khi người sử dụng các công cụ tìm kiếm thì thông tin thông qua các tít sẽ xếp theo thứ tự chữ cái A,B,C. Tít tiếng Anh có thể sẽ bị mắc sai lầm và bị đưa xuống cuối bài vì việc sử dụng mạo từ “the” lên đầu câu. Tiếng việt thì không tồn tại những từ kiểu này nhưng vẫn nên lưu ý một kỹ thuật nhỏ đó là: khi biên tập tít từ báo in sang báo điện tử sử dụng những từ có chữ cái đứng đầu là những chữ cái trên cùng của bảng chữ cái A,B,C nếu có thể. Như vậy sẽ hướng được sự chú ý của người đọc trước tiên vì người đọc báo điện tử có thói quen đọc từ trên xuống khi gặp một tít hấp dẫn sẽ thực hiện click vào đường link và đọc những nội dung tiếp theo Từ đầu tiên của tít phải là từ quan trọng nhất và mang nhiều thông tin nhất. Nó có lợi khi được xếp chỗ tốt nhất ở vị trí trong danh mục tìm kiếm và khi công chúng độc giả nhìn sẽ thấy dễ hơn. Có thể bắt đầu bằng tên của công ty, tên người trong phỏng vấn, tên địa danh trong phóng sự hay tên vấn đề nóng mà có khả năng sẽ được sự quan tâm của công chúng đề cập trong bài viết. Không được đặt mấy tít liền bằng cùng một chữ vì như thế công chúng sẽ khó nhận rõ sự khác biết khi lướt qua một danh mục và như vậy sẽ có khả năng tất cả những tít đó dù nội dung có hay đến đâu đều sẽ bị bỏ qua. Nên sử dụng những tít có tính thông tin hoặc tít gợi. hai loại tít này có thể trả lời phần nào cho các câu hỏi đặt ra (chủ yếu là ai, cái gì). Khi sử dụng tít thông tin phải chú ý loại bỏ những câu rườm ra, những từ không cần thiết, có thể dựa vào những tít khác nhất là tít lớn. Có hai cách đặt tít loại này: chủ ngữ - động từ - bổ ngữ hoặc câu không động từ. mỗi một cách đều có cái hay riêng, kiểu đầu chỉ rõ hành động, kiểu thứ hai cô đọng nhấn mạnh từ khóa. Tít gợi không đưa ra thông tin chính của bài báo nhưng nêu ý nghĩa chung của nó bằng cách kích thích độc giả đọc bài báo. Chúng ta thường thấy kiểu tít này trong các tạp chí điện tử. Khi thông điệp chính đã được xác định, chúng ta sẽ tìm một hình thức khơi gợi, một câu ngắn gọn. Có vô số cách để viết tít gợi: dùng từ gây sốc, từ đa nghĩa, câu gợi trí tò mò, một điều khó tin, một câu chuyện buồn cười, một mẫu nhân cách hóa, lối chơi chữ, một câu nói quen thuộc được sửa đi, một công thức, một câu ngạn ngữ… Dùng hỗn hợp hai loại tít sẽ càng hiệu quả đó là vừa dùng tít lớn có tính thông tin, vừa dùng tít có tính gợi. Làm thế nào để thành công? Câu trả lời là chọn ra được vấn đề chính trong thông điệp cốt lõi và một tít hay là phần cốt yếu trong thông điệp này. Mình cần nói điều gì với độc giả? Trước hay sau khi viết? Đó là những câu hỏi mà tác giả phải đặt ra khi có ý định sử dụng bài báo in cho báo điện tử. Và cũng có những khi chúng ta tìm ra ngay được tít phù hợp khi chuyển nhưng thông thường phải xác định phương hướng cụ thể để chuyển bài báo in sang bài báo điện tử thì mới đến công đoạn tìm tít. Phải đặt tít ngắn vì càng ngắn thì càng dễ đọc, rất phù hợp khi độc giả phải tiếp nhận thông tin qua màn hình vi tính rất khó chịu và tức mắt. Như vậy càng nhiều tít ngắn thì độc giả có thể đọc được nhiều tít. Từ đó càng có nhiều lựa chọn cho việc sẽ đọc bài của tít nào. Đó là chưa kể đến việc một tít quá dài phải thực hiện ngắt dòng nhiều lần có thể gây ra sự hiểu lầm cho độc giả và sẽ gây ra ấn tượng xấu về thẩm mỹ của tít báo điện tử. chính vì vậy khi thực hiện việc biên tập từ báo in sang báo điện tử có thể áp dụng phương pháp tự ép mình vào cái chuẩn “50 ký tự”. Khó có thể có tít tiếng Việt cực ngắn mà lại diễn tả đủ nội dung bài viết trên báo điện tử. nhưng độ dài chừng 50 ký tự là mức hoàn toàn có thể đạt được và để đạt được mức ký tự đó có thể dùng các kỹ thuật theo từng bước tuần tự như sau: - Bỏ những từ thừa. - Bỏ những từ có cũng như không như “của”, “về”, “được”… - Bỏ “các”, “những” nếu có thể. - Cắt bớt những chữ trong từ nếu được như cắt chữ “thành” trong “thành lập”, cắt chữ “sang” trong cụm từ “sang thăm”, cắt “phòng” trong cụm từ “phòng chống”, cắt chữ “tham” trong cụm từ “tham dự”… - Tránh những câu bị động. - Không nhất thiết lúc nào cũng phải nói là Việt Nam. Đương nhiên, phải nói luôn là có những cái tít gần như “bất khả kháng”, đa phần là do chức danh, do tên công ty, xí nghiệp quá dài, nhưng số này cũng không nhiều. Sử dụng thêm các yếu tố phụ trợ cho tít: tiêu đề, tít phụ, tít dẫn, đề mục, lời đề dẫn. Tiêu đề được đặt phía trên tít và được in bằng một cỡ chữ nhỏ hơn, tiêu đề làm rõ và làm phong phú thêm tít. Tiêu đề hỗ trợ cho tít bằng cách rút tít thoát khỏi yếu tố hoàn cảnh (ở đâu, khi nào) thường làm dài tít một cách vô ích. Tiêu đề cũng cho phép pha trộn tốt hơn giữa một tít gây sự chú ý với một tiêu đề mang tính thông tin nhiều hơn, hoặc ngược lại. Không được lẫn lộn với tên trên mục là phần phụ thuộc vào cách tổ chức của tờ báo điện tử chứ không phụ thuộc vào bài báo cụ thể. Tít phụ xuất hiện ngay dưới tít chính, tít phụ - được dùng để làm rõ thông tin hoặc tăng thêm hấp dẫn – mang đến những thông tin bổ sung khi chuyển tít từ báo in sang báo điện tử. Lời đề dẫn được đặt giữa tít và phần đầu của bài báo, lời đề dẫn là một đoạn văn ngắn mà chỉ với vài từ, nó cho phép người đọc nắm được ý chính của bài báo mà họ sẽ đọc. Đề mục giúp mắt người đọc được nghỉ ngơi, phá vỡ sự đơn điệu và giảm bớt sự đồ sộ của tít. Khác với tít, đề mục không nhằm mục đích tóm tắt thông tin sẽ được trình bày trong mục đó, mà chỉ đưa ra một hàng mẫu để gây sự chú ý. Có độ dài một dòng, tối đa là hai dòng, đề mục được cấu thành từ những từ nhất thiết phải được trích ra từ bài báo. Những từ này sẽ được lựa chọn theo tiêu chuẩn có uy lực, có ảnh hưởng đến trí tưởng tượng. vì vậy đề mục phải cụ thể, có hình ảnh, gây ấn tượng mạnh. Cũng giống như tít, người tránh những cách diễn đạt trừu tượng. hãy soạn những đề mục khi bạn kết thúc công việc, trong khi đọc lại toàn bộ nội dung bài báo đã được chuyển từ báo in sang báo điện tử. Phải có các hình minh họa: các bức ảnh, các tranh vẽ (bản đồ, đồ thị, biếm họa… các minh họa rất quan trọng (chứ không phải là phần thêm vào của tít) và có hiệu quả (chúng không phải chỉ xuất hiện để làm đẹp) phần minh họa này sẽ tham gia cùng với tít vào ngay từ cấp độ đọc đầu tiên nó sẽ mang đến một cách đọc khác cho thông tin của tít hoàn toàn nhạy cảm hơn. Nhưng cần phải chú ý ngay cả khi “một bức ký họa nhỏ còn nói được nhiều điều hơn là một bài diễn văn dài”. Tuy nhiên, phần hình ảnh thường khó giải mã hơn phần chữ viết. chính vì thế, các hình ảnh minh họa đều phải có chú thích đi kèm. 2.2. Kĩ thuật chuyển sapô báo in sang báo điện tử. Nhất thiết phải viết Sapo cho bàì báo điện tử dù cho bài báo đó được chuyển từ tờ báo in mà không có sapô và độ dài của sapô phụ thuộc vào độ dài của bài báo. Chú ý khi biên tập phải hết sức cẩn thận với những sapô giả (không được viết) mà thực ra là phần đầu của một bài báo được trình bày đồ hoạ khác đi ở báo in khi chuyển sang báo điện tử không được giữ nguyên như vậy và phải thay đổi theo những tiêu chí của một sapô báo điện tử. Khi viết hoặc chuyển sapô của báo in sang báo điện tử cần phải lưu ý những vấn đề về sapô đó là phải đảm bảo cho sapô của báo điện tử hoàn thiện phần tít đã đặt ở trang chủ bằng cách nói rõ chủ đề bài báo và góc độ mà bạn lựa chọn xử lý, giúp độc giả hình dung được bài báo sẽ nói gì. Sapô báo điện tử phải được biên tập sao cho nó có thể thực hiện được công việc tóm tắt thông tin bằng cách đưa ra các thông tin chủ yếu. Sapô phải có nhiệm vụ giải thích bài báo bằng cách chỉ ra tại sao tác giả chọn viết về sự kiện hay hiện tượng này. Tạo ra sự cuốn hút độc giả, giải thích vì sao độc giả nên đọc phần tiếp theo của bài báo. Ở đây cần phải vận dụng luật xa gần để giúp độc giả hiểu rằng bài báo có liên quan tới họ và họ sẽ có lợi khi đọc nó. Sapô báo điện tử phải nêu rõ hoàn cảnh, đặc biệt với thể loại phỏng vấn và những bài viết về sự việc thời sự đã qua. Đối với một bài viết nhiều kỳ, sapô phải có tác dụng gợi lại những thông tin kỳ trước, phải là sự gắn kết giữa bài báo kỳ này với kỳ trước. Với phỏng vấn sapô có thể giới thiệu vắn tắt người được phỏng vấn và gợi vấn đề mà người đó đề cập đến. Sapô báo điện tử phải có chức năng thông báo bố cục. Đây là một cách phát triển thông điệp cốt lõi của bài báo mà trong tít đã nhắc đến rất cần thiết cho những độc giả đọc nhanh và không nhiều thời gian như độc giả báo điện tử, vì cách này sẽ làm cho thông tin trở nên rõ ràng rành mạch. Sapô của bài báo điện tử phải có được chức năng “mời đọc” Đó là việc lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu trong sapô sao cho độc giả cảm thấy lôi cuốn và muốn đọc tiếp những thông tin tiếp theo trong bàì báo. Nếu một sapô khô khan quá, thông tin nhạt nhẽo quá sẽ khiến độc giả cảm thấy nản và không tiến hành truy cập tiếp. Sapô là yếu tố tác động vào mắt khán giả được độc giả tiếp nhận đầu tiên trong phần bài báo, sau khi đọc tít và thực hiện liên kết vào nội dung bài báo, nó rất quan trọng trong việc trình bày trang báo điện tử, chính vì vậy phải dùng cỡ chữ khác và to hơn chữ trong bài báo. Điều này có ý nghĩa rất lớn giúp cân bằng phần chữ, phần trắng, và phần minh hoạ một trang báo làm cho sapô nổi bật trong bài báo không bị lẫn phần chữ viết của bài báo để khi đọc độc giả không bị lầm tưởng sapô là phần bài viết từ đó tạo ra một cách đọc mạch lạc và rất cần thiết cho những người đọc lướt, họ chỉ đọc sapô, không cần chú ý đến phần nội dung mà vẫn nắm được thông tin. Trong báo điện tử nên sử dụng hai loại sapô là sapô thông tin và sapô khơi gợi hoặc chứa đựng ít nhiều cả hai yếu tố. Giống như phần tít, sapô có tính thông tin trả lời một cách đầy đủ nhất có thể được cho các câu hỏi tham khảo, nhắc lại góc độ bài báo bằng cách làm rõ nó. Đó là loại sapô vừa giản dị vừa trung lập và nghiêm túc. Sapô có tính khơi gợi, các sự việc đôi khi được coi là đã được biết đến. Sapo ở đây chỉ đưa ra ý tưởng chung của bài báo, góc độ và giọng điệu của bài báo, từ đó thúc đẩy độc giả đi đến quyết định sẽ phải đọc bài báo để biết rõ thêm thông tin chi tiết. Độ dài của những sapô khác nhau thay đổi tuỳ theo độ dài của từng bài báo điện tử cụ thể nhưng sapô thường thường ít khi vượt quá ba câu. Trong tất cả các trường hợp đều phải chú ý đến tính độc lập của các cấp độ đọc khác nhau của độc giả. Độc giả đọc báo in khác hoàn toàn so với đọc báo điện tử. Chính vì vậy các thành phần thông tin đưa ra trong phần tít và phần sapô nhất thiết phải là sự khái quát một cách cô đọng và chính xác phần nội dung, có nghĩa là phần tít và phần sapô nhất thiết phải được xuất hiện lại trong bối cảnh của phần nội dung. Vì vậy bài báo phải có thể hiểu được ngay cả khi người ta không đọc phần tít cũng như sapô và ngược lại. Tít và sapô chỉ là phương tiện giúp cho người đọc truy cập vào bài báo tiếp tục đọc bài báo, còn trong phần nội dung nhất thiết phải có sự đồng nhất với tít và sapô. Không được để độc giả cảm thấy mình bị lừa khi đọc phần nội dung, mà không thấy cái mà họ tin rằng sẽ được thấy khi đọc phần tít và sapô của báo điện tử. 2.3. Kỹ thuật chuyển phần chính văn và kết cấu của báo in sang báo điện tử. 2.3.1. Kỹ thuật chuyển phần chính văn. Do đặc điểm của báo in và báo điện tử đã nêu ở chương 1 có thể thấy rõ một điều đó là viết cho báo điện tử rõ ràng lại khác so với viết báo in. Vì thế, dù bạn muốn viết bài cho báo điện tử hay chuyển bài viết từ báo in sang báo điện tử thì cũng phải luôn lưu ý một số kĩ thuật cơ bản về phần chính văn và kết cấu bài viết để thu hút nhiều độc giả cũng như sự tôn trọng của họ. Kỹ thuật đầu tiên để viết hay để chuyển một bài báo in sang báo điện tử đó là viết càng ngắn càng tốt. Vì độc giả không thể ngồi hàng giờ để nghiên cứu thông tin của một bài báo in trên trang báo điện tử nên kĩ thuật viết ngắn là một kỹ thuật quan trọng để có thể níu giữ độc giả của báo điện tử. Độc giả sẽ cảm ơn những người viết không làm họ mất thời giờ. Ngôn ngữ đơn giản trực tiếp sẽ chuyển tải suy nghĩ của người viết hiệu quả hơn là những câu khoe khoang trình độ văn học bởi nó sẽ khiến độc giả thấy chán nản vì có cảm tưởng như đang bị lên lớp. Roy Peter Clark cây bút chuyên viết cho viện Poynter, một website nghiên cứu danh tiếng về báo chí từng tuyên bố khi viết bài cho bài báo điện tử là “ Viết cái gì thì viết nhưng phải dưới 800 chữ” Bên cạnh những tiện ích hấp dẫn và cách thức sử dụng tiện lợi, một tờ báo điện tử chỉ thu hút người đọc khi có nhiều thông tin. Nhưng một vấn đề đặt ra đó là tác giả thì muốn bài viết dài kể chi tiết về sự vật, sự việc, hiện tượng, nhưng người đọc lại muốn đọc những bài ngắn. Có thể có người lập luận rằng bài dài thì có thể làm nhiều trang báo và thực hiện siêu liên kết các bài báo đó qua đường link. Cách làm này không sai, vấn đề này chỉ nằm ở chỗ người đọc có thực hiện liên kết hay không mà thôi. Chính vì vậy tác giả không nên chú ý nhiều đến phần chi tiết, bởi nhiều khi cho vào bài viết cũng không được độc giả đọc tới. Chính vì độc giả đọc báo điện tử không hề đọc mà chỉ lướt mắt và chỉ dành cho mỗi tin, bài một khoảng thời gian rất ngắn nên phần nội dung của báo điện tử phải đảm bảo: Không nói dài dòng phải nói thẳng vào câu chuyện chính, phải đảm bảo các sự kiện được trình bày một cách súc tích, cô đọng. Đó là một phong cách tìm kiếm sự hiệu quả. Cần phải làm cho người đọc hiểu mình định nói gì bằng một số ít từ, tránh lan man và tác động nhanh chóng đến độc giả bởi sự thông minh cũng như sự nhạy cảm. Để cho một thông tin được hiểu trước hết nó phải được đọc thì sự trình bày và chính văn của nó phải hấp dẫn . Một trong những nét đặc thù của chính văn báo điện tử là phải thường xuyên tính đến hiệu quả gây ấn tượng về thị giác mà bài báo sẽ có được ở lúc kết thúc. Chính văn của báo điện tử phải đảm bảo trước hết là làm cho đa số người đọc hiểu được một cách nhanh chóng ý nghĩa của thông tin bằng cách nêu bật ngay lập tức điều chủ yếu, không cần tô điểm thêm, không do dự phải tiến thẳng tới đích. Phải viết đơn giản (simple writing) không được đánh đố vì nó sẽ làm độc giả báo điện tử cảm thấy khó chịu và không đọc tiếp. Tác giả bài báo điện tử phải có trách nhiệm mang đến thông tin dễ hiểu và trọn vẹn của độc giả (kể cả độc giả thông thường và các chuyên gia) một cách cô đọng nhất. Phần chính văn của báo điện tử cần tìm một cách giải thích, diễn dịch, bằng cách thay từ khác đơn giản dễ hiểu hơn. Chúng ta không nên bắt độc giả “đánh vật” với mớ từ ngữ “cao siêu” của mình. Độc giả của báo điện tử, như đã nói ở chương một là những người bình thường nhưng có kiến thức và năng động ở nhiều lứa tuổi. Nếu độc giả của báo điện tử không phải là các “chuyên gia” thì cũng có nghĩa họ là những độc giả thông thường. Họ muốn và có quyền được thưởng thức một bài viết trên báo điện tử thật hiểu dễ nhớ. Tóm lại, độc giả không muốn phải động não nhiều khi nhận thông tin nếu chúng ta là người viết mà để người đọc dừng lại một lúc để suy nghĩ về ý tứ của từ, của câu, hay mất công sức tìm ra “ẩn ý” của tác giả thì nghĩa là chúng ta có lỗi. Đôi khi chúng ta loay hoay với những từ diễn đạt phức tạp những cách dùng từ trừu tượng, cách viết “đao to búa lớn’ mà lại quên đi nguyên tắc này: đơn giản chính là con đường để dẫn đến trái tim độc giả nhất. Muốn vậy, để một thông tin có thể hiểu được nhanh chóng trên báo điện tử nó cần phải trả lời nhanh chóng sáu câu hỏi then chốt, thiếu một trong những câu trả lời này thì toàn bộ thông tin ấy có thể mất đi tính hợp lý của nó. Đó là những câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Như thế nào? Tại sao? Đối với báo điện tử độc giả không chỉ muốn biết ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Mà còn như thế nào? Và tại sao? Ai: là chủ thể của thông tin Ở đâu: trong một nước, một quận, một thành phố, một cơ sở, thậm chí trong một căn phòng nào đó. Nhưng sự chính xác địa điểm này là điều không thể thiếu được. Độc giả thường phản ứng theo luật xa gần về địa lý của thông tin. Khi nào: hôm qua, ngày 15 tháng 3 vừa rồi, cách đây 15 ngày…Người ta không cần năm hiện tại, trừ những ngày đầu của năm mới để tránh những nhầm lẫn. Tại sao: những nguyên nhân, những mục tiêu, những lý do của sự việc được kể lại. Tóm lại đối với báo điện tử sử dụng cấu trúc này cho phần chính văn có hiệu quả đặc biệt đối với bài báo đưa thông tin, cho phép một độc giả bận rộn có thể liếc nhanh và hiểu được phần nội dung chính của thông tin. Do đó, một nguyên tắc được đưa ra cho người biên tập báo điện tử là thu hút sự chú ý của độc giả ngay lúc họ lướt mắt qua các trang báo và những đầu đề cũng như nội dung đầu tiên của bài viết vì chúng ta chỉ có vài giây để thuyết phục họ đọc bài viết của chúng ta. Để độc giả đọc, phải làm cho bài dễ xem tới mức tối đa, người ta chú ý đến văn phong, cách trình bày và minh hoạ, nhưng độc giả phải nắm được thông điệp. Vậy là bài viết phải rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu. Tiếp theo trong phần chính văn của bài báo điện tử phải phân biệt được phần chính yếu và phần phụ.Hãy mạnh dạn tóm lược phần chính yếu của thông tin như thể bạn làm việc đó cho chính bạn. Bằng một, hai câu, không nhiều hơn. Về câu văn của bài viết báo điện tử, tác giả phải sử dụng tối đa những câu ngắn sắc bén, dùng những câu chủ động, không lạm dụng những tính từ và phó từ.Những công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng trung bình người ta nhớ được mười hai từ trong mỗi câu. Nói chung độc giả thường nhớ nửa đầu của một câu. Hãy đặt cái chính yếu của thông tin ở đầu mỗi đoạn. Cấu trúc cú pháp dễ hấp thụ nhất, dễ hiểu nhất là cấu trúc thông thường: Chủ ngữ - động từ - bổ ngữ. Một ý duy nhất, một thông tin duy nhất trong một câu. Hãy tránh những cấu trúc quá dài, quá cầu kỳ. Hãy tránh những sự liệt kê nếu có thể được, hoặc lúc đó sắp xếp chúng nối tiếp nhau theo hệ thống giữa từng đoạn tường thuật. Nếu không bạn có nguy cơ làm mệt mỏi độc giả của mình. Hãy tạo ra những đoạn viết thông thường móc nối với nhau một cách lôgíc và nhất quán, hãy xác định những chỗ nối của hai câu và cắt chúng ở đó bằng một dấu chấm, đồng thời hết sức tránh dùng: những đại từ quan hệ (mà, thì…), những liên từ phụ thuộc (khi mà, sau khi mà…), những liên từ phối hợp (nhưng, và,…), những dấu chấm phẩy. Một nguyên tắc của các nguyên tắc khi viết phần chính của văn báo điện tử đó là hãy luôn bắt đầu bằng thông tin chính. Đó là nguyên lý “ thẳng tới đích” mà chúng ta đã nói đến, phải luôn ưu tiên cho sự chính xác và giản dị. Giản dị không có nghĩa là dễ dãi và nghèo nàn, đó trước hết là sự cô đọng ý, cần phải viết bằng từ ngữ hàng ngày và như mọi người. Trên báo điện tử phải nhớ rằng luôn dùng từ chính xác, hãy tránh những động từ vô vị. Ngôn ngữ của bài báo phải đủ phong phú để cho phép diễn đạt một loạt những sắc thái khác nhau. Biết chọn lựa cách diễn tả độc đáo ý kiến của mình. Nhưng cái chính, trước hết là sự chặt chẽ và chính xác trong cách diễn đạt. Làm cho độc giả hiểu mà tiết kiệm được câu chữ, đó là nghệ thuật của nghề làm báo điện tử. Ngược lại, ngôn ngữ thể chế (giáo điều, chứng nhắc), lối diễn tả văn chương (tản mạn, lộn xộn) và lôgic của giảng đường ( thuyết trình, tranh luận, kết luận) là những điều làm cho độc giả báo điện tử chán ngán. Khi viết bài hay chuyển báo in sang báo điện tử phải chú ý một điểm quan trọng là dùng các đoạn ngắn, mỗi đoạn một ý, hãy ưu tiên những câu ngắn, làm nhiều tin cho một sự kiện. Trong mỗi đoạn ngắn đó lại ưu tiên những câu ngắn. Hãy cô đọng, hãy loại bỏ những câu thừa và những sự lặp lại, kết nối thông tin theo cách lôgic… Hãy bỏ những lời lẽ rườm rà kiểu như: cũng cần phải nhấn mạnh- chúng ta lưu ý rằng - cần thiết phải nhận ra rằng- tất nhiên người ta có thể nghĩ rằng. Dùng thì chủ động đó là dù viết bằng ngôn ngữ gì- tiếng Anh hay tiếng Việt thì đều nên viết “làm việc đó” chứ không phải là “ việc đó đã được làm”. Để dành thì bị động cho những tình huống mà ta không biết rõ về chủ ngữ ví dụ như các báo cáo viết về tội phạm hoặc cáo trạng của toà. Nhưng ngay cả trong nhưng trường hợp đó thì cũng nên cố gắng dùng nhiều câu ở thì chủ động. Thì chủ động giúp cho chính văn của tác giả báo điện tử trở nên trực tiếp hơn, năng động hơn. Mỗi khi có thể được dùng thời hiện tại tốt hơn là thời quá khứ, trước hết khi tác giả kể lại một cảnh mà người ta đã gặp. Phải tránh những cách viết mập mờ, chung chung như “làm- cái gì đó- không ai”. Tìm những từ chúnh xác và khơi gơi, nó làm nổi bật các câu văn của bạn. Hãy sử dụng nhiều hình ảnh, những sự ẩn dụ, những từ giản dị, cụ thể sinh động- chính xác là nhiệm vụ cho người làm báo điện tử. Đối với các tên riêng trên báo điện tử hãy viết bằng chữ in hoa nếu bài viết của bạn viết tay để tránh mọi sai sót. Ngược lại phải lưu ý để nó không bị viết bằng chữ in hoa khi đến với công chúng. Hạn chế việc viết tắt các chữ cái đầu (trừ một số đã rất quen thuộc), trong mọi trường hợp phải nên rõ ràng tới mức tối đa. Việc viết tắt phải theo nững nguyên tắc được thống kê trong cuốn luật in ấn. Bài báo khi được viết hay biên tập lại từ báo in cũng phải đảm bảo dành cho công chúng đông đảo nhất có thể được. Điều này quan hệ tới chính tác giả, ngay dù bài báo điện tử chỉ động chạm tới một giới độc giả hạn chế. Như vậy từ ngữ của báo phải dễ hiểu, hãy tránh những biệt ngữ (ngôn ngữ giáo điều, từ ngữ hành chính…) những từ ngữ hoặc thành ngữ hiện không còn dùng nữa, từ nước ngoài, từ địa phương. Một kĩ thuật tiếp theo đó là viết sao cho tạo ra sự lôi cuốn và chú ý của độc giả.Trước hết độc giả phải được nhìn trước khi đọc phần chính văn của báo điện tử.Vì vậy đối với những bài dài, nên có những tiêu đề mục chứa đựng thông tin (cách này vừa tạo ra điểm nghỉ cho mắt, vừa lôi kéo độc giả đọc tiếp). Có thể dùng font đậm (bold) để nhấn mạnh những điểm quan trọng (nhưng chú ý không nên lạm dụng) Dùng bullet cho các danh mục (nhìn thoáng là biết từng điểm, rất rõ ràng) để phá những khối chữ dài, xám xịt. Muốn phần chính văn của bài báo điện tử thu hút được độc giả nó phải là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phần văn tự, các yếu tố phi văn tự và yếu tố âm thanh cũng như hình ảnh. Nên có ảnh hoặc hình minh họa, dù nhỏ, không chỉ có ý nghĩa trang trí, bởi người ta đã có câu “nhìn con bò chứ không nói con bò”. Ảnh phải được sử dụng nhiều, kích thước linh hoạt, rõ ràng, sắc nét và chứa đựng nhiều thông tin. Hãy luôn đặt câu hỏi: “thông tin này có thể làm thành đồ thị, bảng biểu, hình minh họa không?” (nếu thấy nên làm biểu, bảng thì phải tiến hành làm ngay). Tiếp đến là hình ảnh động sử dụng đi kèm, có thể là các đoạn phim ngắn (video clips) hay hoạt hình (flash). Nên sử dụng kèm theo âm thanh. Âm thanh trên báo điện tử có thể là đoạn thu âm lời nói hay tiếng động hiện trường. Dùng các đường link để tạo ra sự kết nối trong bài viết. dùng nó để bổ sung thêm chi tiết cho phần nội dung bài viết mà không cần phải viết thêm (nhưng phải nhớ kiểm tra chắc chắn rằng đường link dẫn đến tin, bài đó). Tạo ra sự kết nối là tạo ra cơ hội để độc giả có thể liên kết sang các nội dung hỗ trợ, chi tiết bên ngoài trang chứa nội dung bài viết mà độc giả đang đọc nếu họ có nhu cầu. Nói chung các bài báo đều dẫn nguồn, nhưng lợi điểm của báo điện tử là người viết thậm chí có thể đưa độc giả đến thẳng với các nguồn tin hỗ trợ. Nên ghi lại đường dẫn của các nguồn tin khi thu thập thông tin để tạo đường link trong bài. Nên tạo đường link với các tên riêng, từ khóa hoặc một cụm từ, chứ không nên viết cả đoạn đường dẫn dài hoặc tệ hơn là kiểu yêu cầu “hãy click vào đây”. Cuối cùng là soát lối chính tả cho phần chính văn. Hãy đọc kỹ để sửa lỗi chính tả vì độc giả sẽ rất khó chịu với sự sai sót này. 2.3.2. Kỹ thuật chuyển kết cấu. Sau khi tất cả bài viết cho báo điện tử đã trôi chảy, mạch lạc. Nhưng một bố cục là cả một sự chuẩn bị, trong đó các thông tin được sắp xếp và tổ chức. Đừng soạn theo trật tự những ý nghĩ đến với người viết. Cũng không theo trật tự trong quá trình khai thác những thông tin của tác giả, vì như vậy đường dây dẫn sẽ quá bấp bênh và có nguy cơ độc giả sẽ không đi theo bài viết của bạn. Không nên viết một cách đơn giản theo trật tự logic của chuỗi ý hoặc sự việc, hiện tượng. Bạn sẽ làm độc giả buồn chán khi bạn không chọn lựa thông tin. Một bài báo điện tử sẽ có kết quả khi tác giả của nó cố gắng xếp đặt, liên kết trong đó tất cả những yếu tố sẽ theo một sự bố trí đặc biệt. Trật tự trước hết phải đảm bảo rất tâm lý và ưu tiên đặc biệt cho xúc cảm, sự nhạy cảm, hơn là cho ý chí, đặc biệt là đối với báo điện tử. Điều đó cắt nghĩa vì sao bố cục dùng nhiều nhất cho thông tin nói chung của báo điện tử là kiểu hình chóp đảo ngược… Người ta đi từ nguyên tắc là sự đầy đủ của một bài báo không thể có được khi đọc lướt. Để có hy vọng độc giả sẽ đọc đến nội dung (sự cạnh tranh của những bài báo khác rất khắc nghiệt!) cần phải đem vào đó cái tốt nhất (hoặc cuốn hút nhất) lúc bắt đầu. Những chi tiết khác sẽ được phát triển về sau. Để thu hút sự chú ý của độc giả, báo điện tử có thể sử dụng kết cấu sau: Kết cấu kim tự tháp ngược: việc đầu tiên là tập hợp thông tin. Sau đó sắp xếp chúng. Cách đơn giản nhất là theo thứ tự quan trọng giảm dần. Thông điệp cốt lõi phải được nói ngay ở đoạn đầu bài viết. Đó là bố cục điển hình dành cho những tin ngắn trên báo điện tử. Đoạn đầu tiên nêu điểm cốt yếu, phần chính của thông tin phải trả lời ngay được một cách tổng hợp những câu hỏi: ai? Cái gì? ở đâu? Như thế nào? Và không bắt buộc là “tại sao?”. Những đoạn tiếp theo phân bố những thông tin hạng hai theo một trật tự giảm dần về mức độ quan trọng. Các đoạn sau là sự phát triển các thông tin bổ sung. Nó sẽ để lộ ra diễn biến sự kiện và chi tiết. Cách tổ chức theo thứ bậc phải ở độ cao nhất. Độc giả đi thẳng trực tiếp vào trung tâm thông tin với kết luận của nó, ngay cả trường hợp độc giả đọc bỏ dở. Điều này sẽ tạo điều kiện cho độc giả đọc nhanh. Đừng bao giờ giữ cái quan trọng nhất cho phần kết. Những động giả không có nhiều thời gian như độc giả báo điện tử có thể sẽ ngưng đọc sau khi đã nắm được các thông tin chính. Kết cấu thời gian đảo ngược: Theo cách này, chúng ta có thể bắt đầu bằng tương lai. Chúng ta có thể đi từ sự kiện (miêu tả sự việc, hoàn cảnh) để đi tới qua khứ (phân tích lý do), lại đi tới hiện tại (miêu tả những hậu quả) và thực hiện kết luận trên những viễn cảnh tương lai. Kết cấu tổng hợp: phân tích cho báo điện tử. Là thực hiện sự miêu tả đầy đủ nhất, nhiều tham vọng nhất (đòi hỏi phải biết chế ngự và nghiêm khắc). Giới thiệu thông tin của sự kiện và những gì xung quanh nó. Kết cầu này tương tự như kết cấu một bài phát biểu về lịch sử. Chúng ta bắt đầu bằng sự việc hoặc tình trạng sau đó đi đến nguyên nhân hoặc kết quả. Kết cấu này đơn giản và logic, cho phép đề cập kĩ một vấn đề mà không làm độc giả chán. Tóm lại mỗi loại kết cấu trên khi dành cho bài viết báo điện tử đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Cần nắm rõ mỗi loại cấu trúc để tìm ra cấu trúc thích hợp cho bài báo. Người viết có thể lựa chọn cho phù hợp với thông tin mà mình muốn truyền tải. Không thể nói kiểu kết cấu nào hay hơn nhưng tất cả đều có điểm chung là theo một lôgic nhất định để nêu bật chủ đề. Mà ít nhất nó cũng giúp cho bài viết của báo điện tử thêm mạch lạc, và độc giả báo điện tử cũng biết được điều gì đang chờ họ phía trước. PHẦN KẾT LUẬN Tóm lại, từ những đặc trưng riêng biệt của loại hình báo in và loại hình báo điện tử như tính thời sự và tính định kỳ, sự đồng hiện thông tin và đặc trưng của việc tiếp nhận thông tin của công chhúng cũng như tính tương tác của báo điện tử. Từ thực trạng một số báo điện tử hiện nay cụ thể là báo điện tử Tuổi trẻ và Thanh niên sử dụng nguyên bài của báo in bao gồm cả tít, sapo, phần chính văn cũng như kết cấu mà không qua biên tập, xử lý lại không phù hợp với đặc trưng, đặc trưng của báo điện tử và cách tiếp nhận thông tin của công chúng báo điện tử, làm cho sự tiếp nhận của công chúng trở lên khó khăn hơn và từ đó cũng làm giảm hiệu quả truyền đạt thông tin của báo điện tử. Với những thực trạng trên có thể thấy tầm quan trọng của yêu cầu phải biên tập lại khi sử dụng bài của báo in cho báo điện tử. Biên tập trên cơ sở tận dụng những yếu tố hay của báo in kết hợp với những lợi thế, những điểm mạnh của báo điện tử sao cho bài viết không mất đi ý tưởng ban đầu của tác giả mà vẫn phù hợp với yêu cầu của một bài báo điện tử. Trong khuôn khổ hạn hẹp bài khoá luận chỉ ra một số kỹ thuật biên tập gồm tít, sapo, chính văn và phần kết cấu. Mong muốn góp phần nhỏ vào việc giúp các nhà làm báo điện tử có phương hướng và cách thức tiến hành việc biên tập cho bài báo điện tử phù hợp với yêu cầu, từ đó sẽ thu hút được công chúng đến với báo điện tử làm cho báo điện tử trở thành một loại hình truyền thông chủ đạo trong việc đưa thông tin một cách nhanh chóng nhất đến với công chúng và ngày càng tốt hơn vào đời sống thông tin của xã hội. Làm cho báo điện tử trở thành một tờ báo độc lập với báo in trong truyền đạt thông tin và khẳng định được rằng báo điện tử hiện nay không phải là một phiên bản rút gọn của báo in như người ta từng làm và lầm tưởng. MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLBC1020.doc
Tài liệu liên quan