Bảo hiểm xã hội cho nông dân - Thực trạng & Giải pháp

Lời nói đầu Bảo Hiểm Xã Hội là một chính sách lớn của đảng và nhà nước, nó là xương sống bảo đảm ổn định xã hội, nó thể hiện sự phồn thịnh của nền kinh. BHXH góp phần ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động khi gặp rủi ro và các khó khăn khác. Thực tế cho thấy, đối tượng tham gia BHXH chủ yếu vẫn là công nhân viên chức nhà nước và người lao động làm công ăn lương trong các doanh nghiệp. Còn phần lớn lao động vẫn chưa tham gia BHXH,trong đó chủ yếu là nông dân và lao động nông th

doc60 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Bảo hiểm xã hội cho nông dân - Thực trạng & Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn. Mặc dù Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 78% dân số và 74% lao động ở khu vực nông nghiệp và nông thôn, do vậy mà nông dân và lao động nông thôn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Hàng năm nông nghiệp nước ta đã tạo ra khối lượng sản phẩm lớn nuôi sống xã hội góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển bền vững của đất nước. Nhưng những người nông dân vẫn chưa được hưởng chính sách BHXH để đảm bảo cuộc sống của mình trong những lúc gặp rủi ro hay khi về già không còn khả năng lao động nhưng vẫn cần chi tiêu cho cuộc sống. Vấn đề đặt ra là cuộc sống của những người lao động nông thôn lúc về già ra sao nếu không may họ bị ốm đau, bệnh tật. Điều đó càng tồi tệ hơn nữa với những người không có con, hoặc giả sử có con đi chăng nữa nhưng con cái họ rơi vào cảnh nghèo nàn túng quẫn. Do vậy, một chính sách bảo hiểm xã hội cho người nông dân là hết sức cần thiết, giúp họ yên tâm hơn khi về già không phải phụ thộc quá nhiều vào con cháu, cuộc sống của họ không còn bấp bênh mà sẽ được đảm bảo sự trợ giúp của BHXH. Xuất phát từ những phân tích trên đây, sau thời gian thực tập tại phòng Khoa học - Trung tâm Thông Tin Khoa Học - Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam, em đã chọn đề tài : "Bảo Hiểm Xã Hội cho nông dân: thực trạng và giải pháp." Nội dung chính của đề tài gồm hai phần: Phần I : Lý luận chung về Bảo Hiểm Xã Hội. Phần II : Thực trạng triển khai BHXH tự nguyện cho nông dân ở nước ta hiện nay và một số giải pháp đề xuất về việc triển khai. Phần I Lý luận chung về bảo hiểm xã hội I. Khái quát chung về BHXH 1. Sự ra đời và phát triển của BHXH Khi nền kinh tế phát triển, việc thuê mướn nhân công trở nên phổ biến. Lúc đầu người chủ chỉ cam kết trả công lao động, nhưng về sau do nhiều nguyên nhân giới chủ đã cam kết cả việc bảo đảm cho người làm thuê có thu nhập nhất định để họ trang trải những nhu cầu thiết yếu khi không may bị ốm đau, tai nạn hoặc sinh đẻ,...Trong thực tế, nhiều khi các trường hợp trên không xảy ra và người chủ không phải chi đồng nào. Nhưng cũng có khi xảy ra dồn dập, buộc họ phải một lúc bỏ ra nhiều khoản tiền lớn ngoài dự đoán. Vì thế, mâu thuẫn chủ-thợ phát sinh,giới thợ liên kết đấu tranh buộc giới chủ thực hiện cam kết. Cuộc đấu tranh này diễn ra ngày càng rộng lớn và có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội. Do vậy, nhà nước phải đứng ra can thiệp và điều hoà mâu thuẫn. Sự can thiệp này một mặt làm tăng vai trò của nhà nước, mặt khác buộc giới chủ và thợ phải đóng góp một khoản tiền nhất định hàng tháng được tính toán chặt chẽ dựa trên cơ sở xác suất rủi ro xảy ra đối với người làm thuê. Số tiền đóng góp của cả chủ và thợ hình thành một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc gia. Quỹ này còn được bổ xung từ ngân sách nhà nước khi cần thiết nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi gặp phải những biến cố bất lợi. Chính nhờ những mối quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của người lao động được dàn trải, cuộc sống của người lao động và gia đình họ ngày càng được bảo đảm ổn định. Giới chủ cũng thấy mình có lợi và được bảo vệ, sản xuất kinh doanh diễn ra bình thườnh, tránh được những xáo trộn không cần thiết, vì vậy nguồn quỹ tiền tệ tập trung được thiết lập ngày càng to lớn và nhanh chóng giải quyết các phát sinh lớn của quỹ ngày càng đảm bảo. Trong quá trình phát triển của xã hội,đặc biệt là sau cuộc cách mạng công nghiệp, hệ thống BHXH đã có những cơ sở hình thành và phát triển. Quá trình công nghiệp hoá đã làm cho đội ngũ làm công ăn lương tăng lên, cuộc sống của họ phụ thuộc vào thu nhập do lao động làm thuê đem lại. Sự hụt hẫng về tiền lương trong các trường hợp bị ốm đau, tai nạn, rủi ro, bị mất việc làm, tuổi già,....đã trở thành mối đe doạ đối với cuộc sống bình thường của những người không có thu nhập nào khác ngoài tiền lương. Sự bất buộc phải đối mặt với những nhu cầu thiết yếu hàng ngày đòi hỏi giới chủ và nhà nước phải có sự đảm bảo cuộc sống cho họ. Năm 1850, lần đầu tiên ở nước Phổ ( CHLB Đức hiện nay ) nhiều bang đã thành lập quỹ ốm đau và yêu cầu công nhân phải đóng góp để dự phòng khi bị giảm thu nhập vì bệnh tật. Từ đó xuất hiện hình thức bắt buộc đống góp. Lúc đầu chỉ có giới thợ tham gia dần dần các hình thức bảo hiểm mở rộng ra các trường hợp rủi ro nghề nghiệp, tuổi già và tàn tật. Năm 1883 nước Phổ đã ban hành luật bảo hiểm y tế, đến cuối những năm 80 của thế kỷ 19, Bảo hiểm xã hội đã mở ra hướng mới. Sự tham gia không chỉ bắt buộc đối với người lao động đóng góp mà giới chủ và nhà nước cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Mô hình ở Phổ hồi đó đã dần lan sang Châu Âu, sau đó là các nước Mỹ La Tinh, Bắc Mỹ, Canada vào những năm 20 của thế kỷ 20. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, BHXH đã lan rộng sang các nước mới giành độc lập ở Châu á, Châu Phi và vùng Caribe. Hệ thống BHXH hình thành và phát triển rất đa dạng dưới niều hình thức khác nhau ở từng quốc gia, từng giai đoạn lịch sử. Số nước có hệ thống bảo hiểm xã hội ngày càng tăng. Năm 1940 chỉ có 57 nước thực hiện BHXH nhưng đến năm 1993 đã tăng lên 163 nước. Điều đó cho thấy rằng BHXH là một nghành không thể thiếu đối với bất cứ quốc gia nào. ở Việt Nam BHXH đã thực hiện từ thời kỳ pháp thuộc nhưng chỉ hạn chế trong các viên chức làm việc cho pháp. Từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời mặc dù đời sống kinh tế xã hội hết sức khó khăn và phức tạp nhưng đảng và nhà nước ta vẫn rất quan tâm đến các chế độ đối với người lao động đặc biệt là BHXH mà khởi đầu là sắc lệnh số 54/ SL ngày 1/11/1945 ấn định điều kiện cho công chức hưởng lương hưu trí, chủ yếu áp dụng chế độ hưu bổng cho nhân sỹ, trí thức, cán bộ cách mạng đã già yếu. Tiếp đến là sắc lệnh số 105/ SL ngày 14/6/1946 nhằm ổn định mức trợ cấp hưu bổng cho công chức. Cũng tại hai sắc lệnh này chính phủ đã quy định mức đóng góp của công chức nhà nước vào quỹ hưu bổng. Sau đó sắc lệnh số 29/ SL ngày 12/ 3/ 1947 và sắc lệnh số 77/ SL ngày 22/ 5/ 1950 đã quy định cụ thể các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, hưu trí, chăm sóc y tế, tai nạn lao động và tiền tuất đối với cán bộ công nhân viên chức. Tuy nhiên thời kỳ này BHXH còn có những hạn chế cơ bản như : đối tượng tham gia còn hẹp ( chỉ cán bộ công nhân viên chức ), việc thực hiện chính sách BHXH còn phân tán không hiệu quả, do đó chính phủ đã ban hành điều lệ tạm thời về BHXH kèm theo nghị định 28/ CP ngày 25/ 12/ 1961 trên cơ sở xây dựng hệ thống BHXH mới gồm sáu chế độ : -Chế độ ốm đau -Chế độ thai sản -Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề ngiệp -Chế độ mất sức lao động -Chế độ hưu trí -Chế độ tử tuất Nghị định số 234/ HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng về việc bổ sung, sửa đổi một số chế độ, chính sách về thương binh và xã hội. Nghị định này nhằm ưu đãi những người đã có thời gian hoạt động cách mạng hoặc tham gia kháng chiến. Ngày 1/3/1990 Hội đồng Bộ trưởng ra quyết số 60/HDDBT về việc sửa đổi chế độ trợ cấp đối với công nhân viên chức nghỉ việc vì mất sức lao động. Ngày 22/ 6/ 1993 Chính phủ ban hành nghị định 43/ CP quy định tạm thời chế độ BHXH. Nhằm xoá bỏ tư duy bao cấp, ỷ lại trong lĩnh vực BHXH và mở ra loại hình BHXH bắt buộc và tự nguyện, quy định lại năm chế độ ( bỏ chế độ mất sức lao động). Ngày 22/6/1995 Chính phủ đã ban hành nghị định 12/ CP về điều lệ BHXH đối với người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế. Điều lệ BHXH mới có sửa dổi bổ xung một số quy định cụ thể, chủ yếu. Là một số điều kiện và mức hưởng trợ cấp BHXH mới. Trong đó quyền và trách nhiệm của các bên tham gia BHXH được đề cập một cách cụ thể, rõ ràng và qu định cả vấn đề giải quyết tranh chấp, xử lý những vi phạm BHXH. Nghị định 19/ CP ngày 16/ 2/ 1995 của Chính phủ đã quy định lại cơ cấu tổ chức, phương hướng hoạt động của cơ quan quản lý BHXH, xoá bỏ tình trạng phân tán, thiếu trách nhiệm trong quản lý trước đây. 2. Bản chất và những nội dung của BHXH. a. Bản chất và đối tượng của BHXH. -Khái niệm BHXH : Như chúng ta đã biết, BHXH ra đời ở Nam âu, khi mà nền kinh tế hàng hoá bắt đầu phát triển. Cho đến nay, trải qua hàng trăm năm tồn tại và phát triển còn rất nhiều quan điểm khác nhau về BHXH và mỗi quốc gia đều xây dựng một hệ thống BHXH riêng cho mình. Tuy nhiên về bản chất thì giống nhau nhưng khác nhau về phạm vi áp dụng các chế độ. Theo quan điểm của các chuyên gia về BHXH ở Việt Nam hiện nay thì: BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần bảo đảm an toàn xã hội. -Bản chất của BHXH. Từ khái niệm nêu ở trên, bản chất của BHXH được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau: +) BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướn lao động phát triển đến một mức nào đó. Kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện. Vì thế có thể nói kinh tế là nền tảng của BHXH hay BHXH không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nưóc. +)Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và diễn ra giữa ba bên : Bên tham gia BHXH,bên BHXH và bên được BHXH. Bên tham gia BHXH có thể chỉ là người lao động hoặc cả người lao động và người sử dụng lao động. Bên BHXH (bên nhận nhiệm vụ BHXH ) thôngười thường là cơ quan chuyên trách do nhà nước lập ra và bảo trợ bên được BHXH là ngườiười lao động và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc cần thiết. +)Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trong BHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người như :ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,...Hoặc cũng có thể là những trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên như: tuổi già, thai sản,...Đồng thời những biến cố đó có thể diễn ra cả trong và ngoài quá trình lao động. +) Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải những biến cố, rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích lại, nguồn quỹ này do bên tham gia BHXH đóng góp là chủ yếu, ngoài ra còn được sự hỗ trợ từ phía nhà nước. +) Mục tiêu của BHXH là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mấtviệclàm. Mục tiêu này đã được tổ chức lao động quốc tế (ILO) cụ thể hoá như sau: -Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của họ. -Chăm sóc sức khoẻ và chống bệnh tật -Xây dựng điều kiện sống đáp ứng các nhu cầu của dân và các nhu cầu đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em. Với những mục tiêu trên, BHXH đã trở thành một trong những quyền con người và được đại hội đồng liên hiệp quốc thừa nhận và ghi vào tuyên ngôn nhân quyền ngày 10/ 12 /1948 rằng: "Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng BHXH,quyền đó được đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá - nhu cầu cho nhân cách và sự tự do phát triển của con người". -Đối tượng của BHXH Chúng ta đều biết, BHXH là một hệ thống đảm bảo khoản thu nhập bị giảm hoặc bị mất đi do người lao động bị giảm hoặc bị mất khả năng lao động, mất việc làm vì các nguyên nhân như già yếu,ốm đau, tai nạn,...Chính vì vậy, đối tượng của BHXH chính là thu nhập của người lao động bị biến động giảm hoặc mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm của những người lao động tham gia BHXH. Đối tượng tham gia BHXH là người lao động và người sử dụng lao động. Tuy vậy, tuỳ theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cuả mỗi nước mà đối tượng này có thể là tất cả hoặc một bộ phận những người lao động nào đó. Hầu hết các nước khi mới có chính sách BHXH, đều thực hiện BHXH đối với các viên chức nhà nước, những người làm công hưởng lương. Việt Nam cũng không vượt ra khỏi thực tế nà, mặc dù biết rằng như vậy là không bình đẳng giữa tất cả những người lao động. b.Hệ thống chế độ BHXH. Trong bản tuyên ngôn nhân quyền của Hội đồng Bảo An Liên Hiệp quốc thông qua ngày 10/ 2 /1948 tại điều có viết: "Mọi người với tư cách là thành viên trong xã hội đều có quyền BHXH. Tất cả những quyền này là yếu tố không thể thiếu được đối với nhân phẩm cũng như đối với sự phát triển tự do của nhân cách mỗi cá nhân, nhờ những nỗ lực của mỗi quốc gia và nỗ lực hợp tác quốc tế,...". Thông điệp trên đây của liên hiệp quốc đã khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của chính sách BHXH là cần thiết và không thể thiếu được của mỗi quốc gia và trong cộng đồng quốc tế. Sau tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc là Công ước số 102 về an toàn xã hội của tổ chức lao động quốc tế (ILO) có hiệu lực từ ngày 27/ 4 1952 đã đưa ra 9 chế độ BHXH bao gồm: - Chăm sóc y tế - Trợ cấp ốm đau - Trợ cấp thất nghiệp - Trợ cấp tuổi già - Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp - Trợ cấp gia đình - Trợ cấp thai sản - Trợ cấp tàn tật - Trợ cấp cấp tiền tuất Nhưng trong thực tế, các nước trên thế giới có những điều kiện kinh tế- chính trị - xã hội khác nhau. Có những nước có thể triển khai những chế độ này một cách dễ dàng do điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội nước đó cho phép,trong khi có những nước lại không thể triển khai được. Chính vì vậy,vấn đề triển khai những chế độ nào trong 9 chế độ trên là tuỳ thuộc vào điều kiện của từng nước. Nhưng ít nhất phải có ba chế độ và có một trong 5 chế độ sau: - Trợ cấp thất nghiệp - Trợ cấp tuổi già - Trợ cấp tàn tật - Trợ cấp tiền tuất - Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Năm 1993, trong tổng số 163 nước có hệ thống chế độ BHXH đã có 155 nước thực hiện từ 3 chế độ trở lên trong đó đều có 3 chế độ : ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Đối với cộng đồng Châu Âu, ngoài việc thực hiện Công ước 102 của liên hiệp quốc, các nước thành viên còn thực hiện một đạo luật Châu Âu về BHXH. Đạo luật này quy định điều kiện hưởng BHXH chặt chẽ hơn, mức hưởng cao hơn để phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của các nước trong cộng đồng. ở Việt Nam theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995, hệ thống BHXH bao gồm 5 chế độ: - Chế độ ốm đau: chế độ này đã giúp cho người lao động có được khoản trợ cấp thay thế thu nhập bị mất do không làm việc khi bị ốm đau. - Chế độ tử tuất. Mức hưởng 75% lương cho những ngày nghỉ ốm đau, thời gian nghỉ ốm 30 ngày trở lại đối với người đóng BH dưới 15 năm làm việc trong những ngành bình thường, 40 ngày ngành độc hại. Nếu thời gian đóng BHXH =>15 năm và <= 30 năm thì được nghỉ <+ 40 ngày và 50 ngày đối với ngành độc hại. Nếu thời gian đóng BHXH > 30 năm thì được nghỉ 50 ngày và 60 ngày đối với ngành độc hại (thời gian nghỉ trong 1 năm). Nếu ốm nặng phải nằm viện thì nghỉ tối đa là 90 ngày. Nghỉ quá thì không được hưởng lương. - Chế độ thai sản.: áp dụng đối với phụ nữ sinh con, chế độ này giúp cho người lao động có khoản trợ cấp thay thế thu nhập bị mất do không làm việc vì sinh con. Được nghỉ 4 tháng và hưởng 100% tiền lương nếu sinh con lần 1 và lần 2. - Chế độ trợ cấp tai nạn và bệnh nghề nghiệp: áp dụng đối với người lao động bị rủi ro do lao động. Được hưởng 100% tiền lương trong thời gian điều trị tại bệnh viện. Sau khi ra viện nếu tỷ lệ mất sức <5% thì không được hưởng trợ cấp. Nếu mất sức từ 5 đến 30% thì hưởng trợ cấp một lần với mức: Tỷ lệ mất sức (%) Mức trợ cấp (tháng lương tối thiểu) 5 – 10 8 11 – 20 12 21 – 30 16 Nừu tỷ lệ mất sức > 30%thì hưởng trợ cấp hàng tháng Tỷ lệ mất sức (%) Tỷ lệ hưởng so với tiền lương tối thiểu 30 – 40 0,4 41 – 50 0,6 51 – 60 0,8 61 – 70 1,0 71 – 80 1,2 81 – 90 1,4 91 – 100 1,6 Ngoài ra người bị mất sức lao động nặng từ 81% trở lên hoặc bị liệt người thì khoản trợ cấp cho người lao động còn trả trợ cấp cho người phục vụ với mức = 80% tiền lương tối thiểu. Trong trường hợp người lao động cần làm các bộ phận giả thì BHXH chịu trách nhiệm chi trả. - Chế độ trợ cấp hưu trí: Đây là chế độ nhằm cung cấp một khoản trợ cấp thay thế cho phần thu nhập không được nhận nữa do nghỉ hưu, nhằm trợ cấp thu nhập cho những người về già không còn làm việc. + Điều kiện được hưởng: Nam từ 60 tuổi có ít nhất 20 năm đóng BHXH. Nữ 55 tuổi có ít nhất 20 năm đóng BHXH. Tuy nhiên đối với những người làm việc trong điều kiện độc hại thì tuổi về hưu giảm xuống đối với nam: 55 tuổi, nữ: 50 tuổi thời gian đóng BHXH giảm. + Mức hưởng: Mức tối đa = 75% tiền lương bình quân làm cơ sở để tính BHXH (bình quân 5 năm cuối đóng BHXH trước khi nghỉ hưu). Số năm đóng BHXH Tỷ lệ (%) 15 45 20 55 25 65 30 75 Cứ đóng thêm 1 năm được hưởng thêm 2%. Những người đóng BHXH từ 31 năm trở lên thì ngoài tiền lương hưu được hưởng hàng tháng bằng 75% tiền lương bình quân làm cớ để tính BHXH thì cứ đóng thêm một năm thì hưởng 0,5 tháng lương tối thiểu (không vượt quá 5 tháng). - Trợ cấp tử tuất: áp dụng đối với những người hiện đang làm việc hoặc đang tạm nghỉ chờ giải quyết chế độ về hưu hay mất sức lao động hoặc đang nghỉ hưu hay mất sức lao động. Bị chết sẽ được BHXH trợ cấp tiền chi phí mai táng bằng 8 tháng lương tối thiểu. Ngoài ra những đối tượng trên khi chết mà vẫn còn có con nhỏ chưa đến tuổi lao động <15 tuổi đối với người không đi học, < 18 tuổi đối với người đi học, hoặc vợ hay chồng, bố mẹ vợ (chồng) đã hết tuổi lao động và không có người nuôi dưỡng thì được hưởng trợ cấp hàng tháng bằng 0,4 tháng lương tối thiểu (điều này áp dụng đối với những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn). c. Quỹ BHXH. Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành bằng sự đóng góp của các bên tham gia BHXH để chi trả cho những người được BHXH và thành viên trong gia đình họ khi giảm hoặc mất thu nhập do các rủi ro gây nên. Như vậy, quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng đồng thời là một quỹ dự phòng, nó vừa mang tính chất kinh tế, vừa mang tính chất xã hội. Là điều kiện hay cơ sở vật chất quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển. Quỹ BHXH cũng như tất cả các loại quỹ khác đều có mục đích sử dụng riêng tuỳ theo đặc tính của từng loại quỹ đó là dùng để chi trả các chế độ BHXH, một phần dùng để chi phí quản lý và phần nhàn rỗi thì đem đầu tư sinh lời nhằm tăng trưởng quỹ. Quỹ BHXH được hình thành từ sự đóng góp tài chính của người sử dụng lao động, người lao động và sự hỗ trợ của nhà nước. Ngoài ra còn có phần tăng thêm do bộ phận nhàn rỗi tương đối của quỹ được tổ chức BHXH chuyên trách đưa vào hoạt động sinh lời, phần nộp phạt của những cá nhân và tổ chức kinh tế vi phạm luật về BHXH và phần chênh lệch để lại do tham gia hợp tác về BHXH với các nước khác: Tuỳ từng nước trên thế giới mà sự tham gia của các bên có khác nhau: Tỷ lệ đóng góp quy định ở các nước cũng có khác nhau ở một số nước sau: (%) Nước Chính phủ Người lao động Người sử dụng lao động CHLB Đức Bù thiếu 14,8 – 18,8 16,3 – 22,6 Pháp Bù thiếu 11,82 19,68 Philipine Bù thiếu 2,85 – 9,25 6,85 – 8,05 Malayxia Chi toàn bộ trợ cấp ốm đau, thai sản 9,5 12,75 ở Việt Nam, chính phủ đã ban hành Nghị định 43/CP ngày 22/06/1993 và điều lệ BHXH Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995. Trong các văn bản này đều quy định quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn sau đây: - Người sử dụng lao động đóng 15% so với tổng quỹ tiền lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị, trong đó 10% để chi các chế độ hưu trí, tử tuất; 5% đểchi các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. - Người lao động đóng 5% tiền lương tháng để chi các chế độ hưu trí và tử tuất. - Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để bảo đảm thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động. - Các nguồn khác: Hàng tháng, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH theo quy định. Tiền lương tháng căn cứ đóng BHXH gồm lương theo bậc, chức vụ, thâm niên, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có). Bộ tài chính trích từ ngân sách Nhà nước số tiền chuyển vào quỹ BHXH để chi trả các chế độ hưu trí, tử tuất, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất và hỗ trợ chi lương hưu cho người lao động thuộc khu vực Nhà nước về hưu trước ngày thi hành điều lệ BHXH năm 1995. Việc tổ chức thu BHXH do tổ chức BHXH vnthực hiện. Quỹ BHXH được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập và được nhà nước bảo hộ. Quỹ BHXH được sử dụng để chi trả cho 5 chế độ mà điềulệ BHXH đã quy định. Đồng thời được sử dụng để chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH ở các cấp, các ngành. Phần quỹ nhàn rỗi được phép đầu tư để bảo tồn giá trị và tăng trưởng theo quy định của Chính phủ. Mặc dù quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn nêu trên là phù hợp với chính sách BHXH trong cơ chế thị trường, đảm bảo được các nguyên tắc của BHXH, tạo điều kiện phấn đấu để quỹ BHXH tự cân bằng được thu chi trong quá trình hoạt động. Song, quá trình tạo nguồn quỹ vẫn còn hai vấn đề cần phải được cân nhắc, xem xét: Thứ nhất là: theo quy định hiện hành tiền lương dùng làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương cấp bậc theo thang lương, bảng lương, hoặc tiền lương cơ bản. Trong khi đó, chênh lệch giữa tiền lương cơ bản với tiền lương thực tế là khá lớn (trừ một số trường hợp đối với công chức nhà nước). Điều đó sẽ ảnh hưởng tới tiền lương sau này của người lao động, vì khi đó tiền lương hưu trí tối đa cũng chỉ bằng 75% tiền lương cơ bản. Thứ hai là: Cơ cấu đóng góp hiện nay, mặc dù theo quy định trong phần đóng góp của người lao động chủ yếu dùng để chi cho chế độ hưu trí và tử tuất, còn trong phần đóng góp của người sử dụng lao động có 10% để chi cho các chế độ bảo hiểm dài hạn. Tuy nhiên trong thực tế việc chi phí không được rành rọt như vậy vì quỹ BHXH không có quỹ thành phần. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc phân tích quỹ để có thể điều chỉnh theo từng giai đoạn cho hợp lý. d. Quản lý BHXH. Cơ quan BHXH dù thực hiện theo hình thức nào cũng phải đảm bảo theo 3 nguyên tắc cơ bản sau: - Nguồn quỹ BHXH chủ yếu là do người sử dụng lao động và người lao động, đồng thời có sự hỗ trợ của Nhà nước. - Việc đóng BHXH phải trên cơ sở cân bằng thu chi. Vì cân bằng thu chi nên tổ chức lao động quốc tế (ILO) thường khuyên các nước đưa ra một mức đóng góp cao để có số thu cao hơn số chi để giữ ổn định trong một số năm nhất định. - Đóng BHXH, về thực chất là thế hệ sau nuôi thế hệ trước. Trên thế giới, việc tổ chức cơ quan BHXH theo các mô hình khác nhau: Mô hình 1: Tự chủ nhưng có sự hỗ trợ của chính phủ về tài chính nên còn gọi là bán tư cách pháp nhân. Vì vậy, cơ quan BHXH phải được Bộ quản lý với sự phối hợp chỉ đạo của một số Bộ có liên quan. ở nhiều nước, thông thường do Bộ lao động quản lý và có sự tham gia của Bộ tài chính, Bộ y tế, Bộ quản lý công chức theo quyết định của Thủ tướng chính phủ. Mô hình này được áp dụng phổ biến ở nhiều nước có đối tượng tham gia BHXH chủ yếu là công nhân viên chức khu vực Nhà nước. Mô hình 2: Tự chủ hoàn toàn trên cơ sở cân bằng thu chi, không có sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ. Vì vậy cơ quan BHXH được tổ chức hoạt động độc lập và thống nhất gồm cơ quan BHXH trung ương và các chi nhánh nằm ở các địa phương. ở Việt Nam, theo Nghị định 19/CP ngày 12/02/1995 của Chính phủ, hệ thống BHXH được thành lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chính phủ, sự quản lý Nhà nước của Bộ lao động – thương binh xã hội và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan, sự giám sát của tổ chức công đoàn. Ngoài ra Chính phủ còn thành lập hội đồng quản lý BHXH Việt Nam là cơ quan cao nhất của BHXH Việt Nam (hiện nay củ tịch hội đồng này do Bộ trưởng Bộ tài chính làm chủ tịch). Hiện nay, BHXH Việt Nam do tổ chức BHXH đảm nhận với tư cách hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo trợ, có tài khoản và trụ sở riêng. e. Hệ thống tổ chức của BHXH. Về mặt tổ chức BHXH Việt Nam được hình thành theo một hệ thống dọc từ trung ương đến địa phương và được chia thành 3 cấp: cấp trung ương, cấp tỉnh và thành phố, huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã: Thủ tướng chính phủ Hội đồng quản lý BHXH Tổng giám đốc BHXH Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Các phòng ban nghiệp vụ BHXH BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương BHXH quận huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Biểu 2: Sơ đồ tổ chức BHXH Việt Nam. f. Phân loại BHXH. Chúng ta dựa vào hình thức tham gia BHXH chia BHXH thành hai loại: BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc. - BHXH tự nguyện (Sự khác nhau giữa BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc). II. BHXH tự nguyện cho nông dân. 1. Khái niệm chung về BHXH tự nguyện: Khái niệm BHXH tự nguyện. Là BHXH được xây dựng trên cơ sở tự nguyện của người lao động với tư cách là người tham gia cũng là người hưởng BHXH. So sánh giữa BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc: Đây là hai hình thức giống nhau về bản chất, mục tiêu, sự hình thành và sử dụng quỹ, mục đích hoạt động. Nhưng điểm khác nhau cơ bản giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện được xuất phát từ quan hệ lao động của những người tham gia BHXH ở hai loại hình này. Sự khác nhau giữa BHXH tự nguyện với BH nhân thọ và tiền gửi tiết kiệm: Hiện nay chính phủ Việt Nam đang có chính sách mở cửa các hoạt động bảo hiểm rủi ro (thương mại) trong đó có hình thức bảo hiểm nhân thọ. Do nội dung hoạt động kinh doanh củacácloại hình này khá giống với loại hình bảo hiểm hưu trí trong hoạt động BHXH nên nhiều nhà kinh tế đã đồng nhất hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ với hoạt động BHXH. Tuy nhiên sự hình thành và sử dụng quỹ của hai loại hình bảo hiểm bày được thực hiển tên cùng một nguyên tắc làcó sự tham gia tạo lập hay đóng góp vào quỹ thì mới được hưởng quyền lợi. Mục đích hoạt động của quỹ cũng nhằm hỗ trợ các đối tượng tham gia bảo hiểm một khoản kinh phí nhất dịnh theo quy định khi họ gặp phải những khó khăn về tài chính do một nguyên nhân nào đó. Mức đóng góp vào quỹ bảo hiểm cả hai loại hình này đều linh hoạt, co nhiều mức đóng phù hợp với khả năng của người tham gia bảo hiểm. Nhưng mục tiêu hoạt động của hai quỹ này hoàn toàn khác nhau. Quỹ hình thành từ bảo hiểm nhân thọ – bảo hiểm rủi ro (thương mại) nhằm mục tiêu kinh doanh, mục tiêu lợi nhuận của nhà kinh doanh bảo hiểm. Mức đóng góp và sử dụng của bảo hiểm nhân thọ thực hiện theo cơ chế thị trường và theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh còn mức đóng góp và sử dụng của hoạt động BHXH tự nguyện dựa vào chính sách xã hội của từng thời kỳ của chính phủ và mục tiêu bảo vệ hệ thống chính trị quốc gia. Bên cạnh đó cũng cần thấy rằng BHXH tự nguyện nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo do vậy không thể quy định các mức đóng góp vào quỹ bảo hiểm cao như bảo hiểm nhân thọ nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà thu nhập của đại bộ phân dân cư khu vực nông, ngư, tiểu thủ công nghiệp còn thấp và đặc biệt BHXH tự nguyện được sự bảo trợ của Nhà nước. So sánh giữa BHXH tự nguyện và tiền gửi tiết kiệm ta thấy BHXH tự nguyện cũng phải tiết kiệm trong tiêu dùng để có tiền đóng phí, giá trị lương hưu và trợ cấp BHXH tự nguyện cao hơn giá trị đóng góp, nhưng nó không giống hình thức tiền gửi tiết kiệm. BHXH tự nguyện lại có được sự bảo đảm của Nhà nước trước những biến cố về chính trị, kinh tế và xã hội. Hơn thế nữa, lợi ích của người tham gia BHXH tự nguyện cao hơn khi họ tham gia hình thức tiền gửi tiết kiệm. Tuy nhiên người tham gia BHXH tự nguyện không được tuỳ ý rút các khoản đóng góp của mình ra khỏi quỹ BHXH tự nguyện mà chỉ được hưởng các chế độ khi đủ điều kiện. Còn tiền gửi tiết kiệm, người gửi có thể gửi bao nhiêu cũng được và muốn rút ra giá trị tiền gửi khi nào cũng được tuỳ thuộc vào hình thức tiền gửi. 2. Những nội dung cơ bản. a. Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Xác định đối tượng tham gia BHXH là một trong những vấn đề mang tính nguyên tắc được đặt ra khi xây dựng chế độ BHXH. Đối tượng tham gia BHXH cho nông dân là những lao động không phân biệt giới tính, thành phần kinh tế, thành phần tôn giáo và những người chưa tham gia BHXH bắt buộc nhưng phải làm nông nghiệp và từ 16 tuổi trở lên mới thuộc đối tượng của loại hình BHXH này. Nông dân là những người làm nông nghiệp. ở nước tư, điều kiện sống, khả năng kinh tế, các mối quan hệ về lao động của ngư dân, nông dân, diêm dân (lao động nông thôn) là tương đối giống nhau, nên khi áp dụng BHXH cho người nông dân chỉ tiến hành áp dụng cho những người nói trên, chưa tham gia BHXH bắt buộc. Theo quy định hiện hành ở nước ta, trước khi được hưởng BHXH, người lao động phải có thời gian đóng góp nhất định theo quy định của Nhà nước và khi đến tuổi 60 đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí. Như vậy những lao động sản xuất nông nghiệp đối với nam trên 60 tuổi và nữ trên 55 tuổi không phải là đối tượng tham gia BHXH. Đối tượng hưởng BHXH là những người lao động tham gia BHXH đủ thời gian quy định (20 năm) và 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ. Như vậy, BHXH cho người nông dân có phạm vi rộng hơn BHXH bắt buộc ở nước ta hiện nay về đối tượng áp dụng là tất cả những người nông dân sống bằng nghề nông nghiệp đều thuộc đối tượng của loại hình BHXH này. Phạm vi không chỉ ở một vùng mà ở tất cả các vùng trong nước. Do điều kiện kinh tế và đời sống xã hội ở nông thân có khác với thành thị, điều kiện lao động và tổ chức công việc ở nông thôn thành thị không giống nhau nên lao động nông thôn có nhưng đặc điểm riêng biệt của mình, không giống với lao động thành thị về nhiều mặt (trình độ học vấn, cơ cấu giới tính, mức thu nhập…). ở Việt Nam, lao động nông thôn có những đặc điểm sau: Hiện nay, có khoảng 29 triệu lao động trong độ tuổi lao động đang làm việc ở nông thôn, nhưng số lao động thực tế đang làm việc ở nông thôn là trên 30 triệu người tức là số lao động thực tế lớn hơn nhiều số lao động trong độ tuổi lao động. + Về cơ cấu tuổi: lao động dưới 30 tuổi chiếm 50%, dưới 45 chiếm 80% trong đó lao động từ 30 – 40 tuổi luôn chiếmmột tỷ lệlớn ở tất cả các vùng. + Cơ cấu giới tính: Nữ trong độ tuổi lao động luôn chiếm một tỷ lệ cao hơn lao động nam ở tất cả các vùng. Theo số liệu điều tra cơ cấu nữ so với tổng số người trong lứa tuổi như sau: - Nữ dưới độ tuổi lao động chiếm 48,9% trong tổng số người ở độ tuổi. - Trong độ tuổi lao động nữ chiém 52,5%. - Trên độ tuổi lao động nữ chiếm 66,7%. + Trình độ học vấn: Dân cư nông thôn có trình độ học vấn thấp hơn thành thị. Số ng._.ười được đào tạo không phải là không có nhưng với một tỷ lệ rất nhỏ, người dân chủ yếu có trình độ từ cấp III trợ xuống, do đó nhân thức và tiếp cận kỹ thuật, công nghệ là rất thấp, họ chỉ làm theo kinh nghiệm và theo cảm tính. Do tính chất lao động đơn giản và thiếu việc làm nên mỗi người ngoài việc làm chính còn làm thêm nhiều nghề phụ. Trong số người có việc làm thì 67,47% số người chỉ làm một việc, số người làm thêm là 17,96%, số người làm 3 việc trở lên là 14,67% nhưng hầu hết người làm phụ thêm vẫn thuộc ngành nông lâm nghiệp vì đó là nhóm đơn giản không đòi hỏi kỹ thuật cao. Ngoài các đặc điểm trên đây thì lao động nông thôn còn có một số đặc điểm khác, đó là: - Quá trình đổi mới của các ngành nông nghiệp từ quản lý theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang hoạt động theo cơ chế thị trường, quyền sở hữu của nông dân được làm rõ, quyền tự chủ sản xuất của nông dân được phát huy thị trường được tự do về giá cả, phản ánh cung cầu trong cả nước cũng như thị trường thế giới, lợi ích của người nông dân được nâng cao, tạo ra động lực to lớn khuyến khích nông dân phát triển sản xuất. Người nông dân có thu nhập cao hơn từ các hoạt động phi nông nghiệp, các cây phi nông nghiệp. Tuy nhiên, do chính sách giao ruộng đất cho người nông dân sử dụng lâu dài dẫn tới sự ràng buộc về quan hệ lao động, pháp luật của người lao động nông nghiệp lỏng lẻo, không chặt chẽ. - Sản xuất nông nghiệp mang tính chát thời vụ rõ rệt bởi bất kỳ một hoạt động sản xuất nào trong nông thôn như trồng trọt, chăn nuôi… phải sau một thời gian, mùa vụ nhất định mới thu hoạch. Hơn nữa, kết quả của sản xuất nông nghiệp lại bị chi phối và chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện, khí hậu, đất đai… Do vậy mà thu nhập của người lao động trong khu vực naydf rất bấp bênh, không ổn định. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống sinh hoạt của người lao động nông thôn. - Mặt khác, do điều kiện sản xuất phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết… và mang tinhd thời vụ sau sắc như vậy nên đời sống của người nông dân rất khó khăn nhất là đối với số người già ở nông thôn hiện nay. Họ không hề có một khoản thu nhập ổn định như những người công nhân viên chức có lương hưu để chi trả cho cuộc sống hàng ngày. Đời sống của họ càng khó khăn hơn nữa khi chẳng may ốm đau, bệnh tật. Do vậy mà BHXH nông dân đã giúp họ yên tâm hơn về đời sống khi về già bởi một khoản trợ cấp ổn định hàng tháng. b. Các chế độ BHXH tự nguyện. + Chế độ trợ cấp ốm đau: Với BHXH bắt buộc theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ có quy định các trường hợp được hưởng chế độ này và thời gian được hưởng. Tuy nhiên, để xác định được các điều kiện và thời gian hưởng theo quy định hiện hành phải phụ thuộc vào các cơ quan quản lý lao động (để có thể kiểm soát số ngày nghỉ ốm). Với người nông dân thì chưa có căn cứ để định ra mỗi năm đối tượng này được nghỉ bao nhiêu ngày và điều quan trọng hơn là tổ chức thực hiện chế độ này như thế nào, để vừa kịp thời vừa đúng quy định. Trên thực tế, ngày nghỉ ốm của họ là không thể kiểm soát nổi. Vì vậy, chưa thể thực hiện chế độ này trong BHXH tự nguyện, mà tốt nhất là ta vận động họ mua bảo hiểm y tế để khi ốm đau vào bệnh viện khám và điều trị không mất tiền. + Đối với chế độ trợ cấp thai sản: Mục đích của trợ cấp thai sản là người phụ nữ được nghỉ nghơi tại gia đình và hưởng trợ cấp thay lương khi sinh con. Việc xác định số ngày được hưởng chế độ này trong mỗi trường hợp cụ thể đòi hỏi phải có sự kiểm soát chặt chẽ, trong BHXH bắt buộc đã có người sử dụng lao động làm việc này. Với BHXH tự nguyện áp dụng chế độ này là chưa thoả đáng do BHXH tự nguyện không thể thu phí BHXH của cả nam lẫn nữ cho chế độ này, cũng không thể lấy quỹ từ chế độ khác bù vào chế độ này được. Mặt khác sinh đẻ là một vấn đề xã hội, gia đình và mọi người, mọi ngành và mọi cấp quan tâm. Vì vậy, ta chưa nên thực hiện chế độ bảo hiểm thai sản cho nông dân (hiện nay phần lớn các nước có BHXH tuy nhiên nông chưa cung chưa triển khai chế độ này) . + Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: Chế độ này BHXH bắt buộc quy định các trường hợp sau đây được hưởng trợ cáp tai nạn lao động: - Bị tai nạn lao động trong giờ làm việc, tới nơi làm việc kể cả ngoài giờ do yêu cầu của người sử dụng lao động. - Bị tai nạn lao động khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động. - Bị tai nạn lao động trên tuyến đường từ nơi ở tới nơi làm việc. Với BHXH tự nguyện cho người nông dân thì việc cơ bản là xác định các điều kiện hưởng như thế nào? Một người nông dân đi cày ruông, một người lao động bị tai nạn,thì có được coi là tai nạn lao động hay không? Ai là người chứng kiến, ai lập biên bản để đảm bảo tính pháp lý của nó mà BHXH tự nguyện không có chủ thể thứ ba sau đó nên không có cơ sở để xét trợ cấp. Như vậy, chúng ta cũng chưa nên thực hiện chế độ này đối với nông dân và lao động nông thôn. + Chế độ hưu trí: Với BHXH bắt buộc điều kiện để hưởng chế độ hưu trí phụ thuộc vào tuổi, vào số năm đóng góp của người lao động. Mức hưởng phụ thuộc mức lương trước khi nghỉ hưu và số năm đóng góp trước đó. Việc quyết định không phụ thuộc vào người thứ ba (người lao động). Với BHXH tự nguyện thì chế độ hưu trí là chủ đạo và hoàn toàn có khả năng thực hiện được và nó còn đơn giản hơn về các trường hợp được hưởng trong BHXH bắt buộc. Vì người lao động đóng BHXH theo một mức phí nhất định và hưởng theo một mức nhất định. Nếu như ta tiến hành chế độ này thì đây cũng chính là một chính sách mới của Đảng và Nhà nước chăm lo cho đời sống của nhân dân, mà đặc biệt nước ta là một nước nông nghiệp, nông dân chiếm phần lớn dân số, họ rất cần sự quan tâm bảo trợ của Nhà nước và xã hội khi về già. + Chế độ tử tuất: Cũng như chế độ hưu trí, chế độ này không phụ thuộc vào người thứ ba. Việc quản lý số nhân khẩu (số ăn theo) của người lao động có thể thực hiện được. Vì vậy, BHXH tự nguyện có thể áp dụng chế độ này cho người nông dân. Do đặc điểm của đối tượng và thu nhập của người nông dân hiện nay ở nước ta còn ở mức thấp. Do đó, nếu ta tiến hành nhiều chế độ BHXH cho người nông dân thì họ sẽ không có khả năng tham gia. Nếu có thì chỉ chiếm số rất ít là những hộ gia đình có tiền còn lại phần lớn gia đình sống rất khó khăn nên nhu cầu tham gia nhiều loại hình không có. Mặt khác, do tính chất của BHXH là tương hỗ lẫn nhau, thực hiện công bằng xã hội nên ta cũng không thể chỉ tiến hành cho những người có tiền được. Vì vậy, trong giai đoạn này chúng ta cũng chưa nên tiến hành chế độ tử tuất mà trong chế độ hưu trí ta nên có một phần hỗ trợ gia đình người tham gia BHXH cho người nông dân khi họ qua đời. c. Quản lý quỹ BHXH tự nguyện. Quỹ BHXH tự gnuyện được quản lý tập trung, thống nhất theo từng địa phương và được quản lý điều hành theo 3 cấp (tỉnh, huyện và xã). + Cơ quan quản lý quỹ BHXH tự nguyện của tỉnh làm việc chuyên trách có biên chế theo xét duyệt của ban tổ chức chính quyền tỉnh và có hội đồng quản lý do Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm (bao gồm Sở tài chính vật giá, Sở LĐTBXH, Hội đồng nhân dân tỉnh). BHXH nông dân cấp tỉnh có chức năng thống nhất quản lý quỹ hưu nông dân trong toàn tỉnh; tổ chức tuyên truyền vận động người lao động tham gia xây dựng quỹ; tổ chức phát hành sổ hưu, cấp sổ hưu cho nông dân, tổ chức quản lý, sử dụng quỹ hưu nông dân, tổ chức xét duyệt, quyết định chi trả trợ cấp cho người tham gia quỹ, tổ chức hướng dẫn các nghiệp vụ về quỹ hưu nông dân, tổ chức hạch toán, quyết toán thu chi quỹ, thực hiện các biện pháp bảo tồn và tăng trưởgn quỹ hưu nông dân theo quyết định của UBND tỉnh, tổ chức thanh tra việc thực hiện chế độ hưu nông dân trên địa bàn toàn tỉnh. + Cơ quan quản lý quỹ hưu nông dân cấp huyện do lãnh đạo UBND huyện, ban lãnh đạo hội nông dân huyện kiêm nhiệm và một đến hai biên chế thuộc phòng lao động thương binh xã hội huyện chuyên trách. Có chức năng nhiệm vụ tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền chỉ đạo công tác BHXH nông dân tuyên truyền, vận động nông dân tham gia tổ chức thực hiện thu, chi quỹ hưu nông dân trên địa bàn huyện theo phân cấp, tổng hợp báo cáo quyết toán thu chi trên địa bàn. + Cơ quan quản lý quỹ hưu nông dân cấp xã do lãnh đạo xã, kế toán và lãnh đạo hội nông dân kiêm nhiệm và một người chuyên trách theo dõi thu quỹ. Có chức năng tham mưu cho cấp uỷ chính quyền xã thực hiện công tác theo chỉ đạo của cấp trên. Tổ chức hạch toán, quyết toán thu, chi quỹ hưu, chi phí quản lý bộ máy, tuyên truyền vận động nông dân tham gia, lập hồ sơ danh sách đề nghị cấp sổ hưu và giải quyết chế độ, trực tiếp thu quỹ và chi chế độ hưu cho người nông dân. Ngoài ra còn các kinh phí chi quản lý của hệ thống quỹ hưu nông dân tỉnh được cơ cấu vào sổ thu của quỹ. Ngân sách tỉnh hỗ trợ việc trụ sở làm việc cho cơ quan quản lý quỹ hưu nông dân cấp tỉnh còn cấp huyện và xã thì làm việc tại UBND huyện, xã. - Về nguyên tắc quản lý tài chính: quỹ phải được hạch toán độc lập trên cơ sở tính toán mức đóng đảm bảo cho các nội dung chi của quỹ. Ngoài ra, việc quản lý quỹ hưu nông dân phải thường xuyên được thanh tra, kiểm tra giám sát chặt chẽ của cơ quan các cấp có thẩm quyền nhằm tránh tình trạng tham ô, lạm dụng thất thoát quỹ. Có như vậy mới đảm bảo khả năng bảo tồn phát triển và chi trả tốt tạo niềm tin cho người nông dân tham gia BHXH. d. Quỹ BHXH tự nguyện cho người nông dân. + Cơ chế hình thành: Quỹ BHXH bắt buộc ở nước ta được hình thành từ các nguồn sau: - Người sử dụng lao động đóng 15% so với tổng quỹ lương, người lao động đóng 5% so với tiền lương tháng củamình. - Nhà nước hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện chế độ đối với người lao động. - Các nguồn khác. Do đặc điểm của đối tượng BHXH tự nguyện cho người nhà nước là không có người sử dụng lao động tham gia và hiện nay chưa có nhà nước hỗ trợ, BHXH tự nguyện cũng không thực hiện hết các chế độ BHXH như đối với BHXH bắt buộc. Hiện nay một số nước đang phát triển đã cố gắng áp dụng BHXH tự nguyện cho người nông dân, nguồn hình thành quỹ ở các nước này là: - Người lao động đóng góp: Đây là nguồn hình thành chính của BHXH tự nguyện. - Đánh thuế hàng hoá đặc biệt đối với một số hàng nông sản. Ví dụ như: ấn Độ đánh thuế thuốc lá đối với người làm việc tại nhà thuốc đưa vào quỹ phúc lợi, hoặc đánh thuế đối với một số hàng hoá xa xỉ phẩm như: nước hoa, rượu… trong chế độ dài hạn cho nông dân ở Hy lạp. - Các nguồn khác như tài trợ của các tổ chức trong nước và ngoài nước. Bên cạnh đó do tính truyền thống dân tộc, dòng họ… con cái có thể mua BHXH cho bố mẹ hoặc người thân trong gia đình. Mặc dù Nhà nước có chính sách mở rộng quyền lợi tham gia và hưởng BHXH cho lao động nông nghiệp nhưng nhà nước không bao cấp, nghĩa là không lấy ngân sách nàh nước để chi trả BHXH cho người nông dân. Nguyên tắc chung là người lao động đóng lấy mà hưởng. Quỹ BHXH được hình thành trêncơ sở đóng góp tự nguyện của người lao động, nên phải được hạch toán độc lập. Các đơn vị sử dụng lao động và Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ thêm khi cần thiết để hình thành và phát triển. Đầu tư để tăng trưởng là một trong những nguồn góp phần hình thành quỹ. Các hoạt động đầu tư ngoài mua trái phiếu, tín phiếu, cho ngân sách nhà nước hoặc ngân hàng thương mại vay, cần thiết cho phép quỹ BHXH tự nguyện mở rộng hình thức đầu tư như kinh doanh bất động sản, đầu tư vào các công trình có lãi suất cao, an toàn dễ thanh toán ở các thành phần kinh tế. Các hoạt động đầu tư nhất là đầu tư quỹ hưu nông dân được tập trung ở cơ quan quản lý quỹ hưu nông dân cấp tỉnh trình UBND tỉnh quyết định. Toàn bộ lãi thu được sau khi trừ đi chi phí chi hoạt động đầu tư được nộp vào quỹ để bảo toàn và tăng trưởng. Toàn bộ các khoản viện trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân theo địa chỉ quỹ hưu nông dân tỉnh thì được tập trung vào như một nguồn thu của quỹ và được quản lý sử dụng chung. + Hình thức đóng phí: Để cho người nông dân tham gia BHXH thì yếutố ktlàvốn để có quyết định tham gia hay không và mức phí bảo hiểm là bao nhiều, hình thức đóng như thế nào. Hiện nay, đời sống của người nông dân và lao động nông thôn đã được cải thiện hơn rất nhiều so với trước đây, họ đã có mứcthu nhập khá hơn . Bước đầu đã có tích luỹ bằng tiền, nhưng không thể nói khoản tích luỹ này đủ đảm bảo cho cuộc sống của họ khi về già nhưng một phần số tiền đó nếu đóng góp vào BHXH sẽ là cách tích luỹ tốt nhất khi tuổi già ập đến (tất nhiên mức trợ cấp không phải là đảm bảo hoàntoàn cuộc sống của họ khi về già, mà nó tạo ra một khoản thu nhập ổn định khi về già). Một số nước sử dụng hệ thống đóngphí bằng tem, tứclà người tham gia BHXH sẽ đóngphí thông qua việc mau tem,mỗi thương mại có giá trị khác nhau. Ví dụ ở ấn độ và Anh sử dụng các bộ cạc BHXH, mỗi bộ cạc có 52 hoặc 53 ô theo tuần trong năm vàđược sử dụng trên 20 năm. Trong khi đó ở Pháp, hình thức đóng phí BHXH tự nguyện được tính theo “số điểm”, mỗi điểm ứng với một số tiền nào đó tại thời điểm đóng góp. . Tuy nhiên, Nhà nước cũng phải xác định “số điểm”tối thiểu cần phải đóng góp trong một kỳ (tháng, quý, năm) đóng góp. Đối với những người ndquá nghèo, họ khuyến cáo không nên tham gia vào hệ thống BHXH mà là đối tượng của cáchệ thống chính sách trọ giúp xã hội khác. Ngoài ra để xác định giá trị của điểm có thể căn cứ tổng thu, tổng chi của năm trước để điều chỉnh. Trên cơ sở tổng số điểm của người lao động trong suốt quá trình đóng BHXH, đến khi họ hưởng BHXH họ sẽ được tính trên giá trị thực tế của “điểm”vào hệ tại thời điểm thụ hưởng. ở Việt Nam, do đặc điểm của đối tượng sản xuất nông nghiệp và lao động nông thôn phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết vàmang tính thời vụ nên bước đầu triển khai cả hi hình thức đóng phí là bằng tiền và bằng hiện vật (lúa…)Tuy nhiên,cũng phải lưu ý đến thời gian đóng phí của người nông dân, có thể cho phép họ đóng phí theo năm vì thu nhập của người nông dân phụ thuộc rất nhiều vàomùa vụ. Nhưng việc quản lý thu phí vớicả hai hình thức sẽlà khó khăn và phức tạp cho cơ quan quản lý BHXH song trước mắt lạithuận lợi cho người nông dân. Tương lai sẽ tiến hành thu phí dưới một hình thức là bằng tiền nhằmtạo điều kiện cho BHXH nông dân ở nươcs tapt vì nó phù hợp hơn với cơ chế thị trường và dễ dàng cho công tác quản lý và thu phí. + Cơ sở xác định mức phí, điều kiện hưởng và mức hưởng. Để xác định mứcphí cho phù hợp với đối tượng tham gia bảo hiểm, cũng như để đảm bảo cân bằng và phát triển quỹ BHXH tự nguyện, cần phải xem xẻtới các yếu tố ảnh hưởng tới sự chi trả như các yếu tố phản ánh khả năng đóng góp của người tham gia. Phí BHXH xác định theo công thức: P = fo + d. Trong đó: P: phí BHXH tự nguyện. f: phí thuần tuý trợ cấp BHXH. d: phụ phí (gồm phí dự phòng và phí quản lý). Như vậy để xác định đượcmức phí phải đóng và mức hưởng BHXH phải dựa vào nhiều yếu tố và nhiều thông tin khác nhau về người lao động, cơ cấu nguồn lao động theo độ tuổi, giới tính… ngoài ra còn phải xác định và dự báo được tuổi thọ bình quân và xác xuất tử vong của người lao động nông thôn. Xác định mức phí có thể dựa vào các yếu tố sau: - Mức hưởng: Mức hưởng là khoản tài chính mà người tham gia BHXH được chi trả khi bị tổn thất thu nhập, cụ thể đâylà giảm thu nhập do người nuôi dưỡng trực tiếp hoặc người tham gia BHXH mất sức lao động. Nó phụ thuộc vào thời gian và mức đóng góp của người đó. - Tuổi thọ của người lao động và mức tăng trưởng kinh tế. Xã hội ngày càng phát triển thì nền kinh tế cũng tăng trưởng, các sản phẩm làm ra càng nhiều, thu nhập của người lao động cũng tăng theo. Đây là điều kiện tiền đề để người tham gia có khả năng đóng phí BHXH. - Đồng thời với đời sống ngày càng nâng cao thì chắmóc y tế và nhu cầu vật chất được đáp ứng đầy đủ hơn do đó tuổi thọ của người dân ngày càng tăng lên. Do đó phải điều chỉnh mức đóng phí và thời gian đóng phí cho phù hợp. - Ngoài ra cònphụ thuộc vàomức thu nhập hiện tại của dân cư. Vì thu phí phải tính được mức phí phù hợp với thu nhập của người dân, lúc đó mới gây được sự hấp dẫn với người tham gia và phù hợpvới khả năng của họ. Nừu đưa ra mứcphí quá cao sẽ có ít người tham gia BHXH như thế sẽ không đảm bảo được nguyên tắc của bảo hiểm là số đông bù số ít, nếu như đưa ra mức phí quá thấp thì sẽ không đủ khả năng chi trả. + Điều kiện hưởng và mức được hưởng BHXH nông dân. Hưởng BHXH tự nguyện hàng tháng được căn cứ vàomức đóng BHXH và khă năng tăng trưởng của nguồn quỹ. Người tham gia có đóng góp đầy đủ, đúng thời gian quy định và thời gian đóng (20 năm). Những người ở độ tuổi cao có thể đóng bù cho một số năm (nhưng cũng phải có 10 năm đóng theo tháng) và khi 60 tuổi với nam và 55 tuổi đối với nữ được hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng. Cách tính mức hưởng cụ thể: lấy tổng số tiền đóng góp và tồn tích trong sổ BHXH tuổi già có được trước khi người lao động được hưởng trợ cấp trừ đi chi phí quản lý theo quy định và chia cho 180 tháng. Hai tiêu thức quan trọng được tính là: Một là: xác định lãi suất cho từng thời kỳ. Lãi suất từng thời kỳ có thể xác định cho một năm hoặc một số năm,lãi suất phụthuộc vào chính sách tích góp và kết quả đầu tư phát triển quỹ (lãi gửi ngân hàng,lãi công trái,và lãi do đầu tư khác…). Việc xác định cụ thể mứclãi suất từng thời kỳ để tính mức hưởng về nguyên tắc do UBND tỉnh quyết định. Sau khimức lãi suất được xác định cho từng thời kỳ sẽ thực hiện phương pháp tồn tích. Năm đầu tính lãi đơn,các năm tiếp theo tính lãi kép. Hailà: Xác định niên hạn BHXH là 180 tháng, niên hạn hưởng BHXH là căn cứ vào tuổi thọ bình quân tương lai sau 60 tuổi theo tính toán hiện nay tuổi thọ sau tuổi 60 của nam giới là 15,6 năm, của nữgiới là 18 năm ta lấy niên hạn BHXH 15 năm là phù hợp. (15 năm x 12 tháng = 180 tháng). Theo cách tính trên đây, thì niên hạn hưởng BHXH của một người đủ 15 năm là chấm dứt. Tuy nhiên, trong thực tế thì người nông dân sẽ được hưởng BHXH suốt đời.Điều này cnàg thểhiện rõ mục đích của BHXHmangtính nhân văn, tính xã hội sâu sắc. Song phải làm tốt việc quản lý và tăng trưởng quỹ để có nguồn kinh phí chi cho đối tượng hưởng suốt đời. - Những người tham gia BHXH tự nguyện chuyển đi nơi khác mà không thể tiếp tục tham gia thì được trả một lần toàn bộ số tiền người ấy đã đóng góp kể cả lãi, trừ chi phí quản lý. - Người đang tham gia BHXH tự nguyện mà chết đi thì thân nhân người đó được hưởng toàn bộ số tiền theo cách tính như trên. - Người đang hưởng trợ cấp BHXH tự nguyện chưa hết niên hạn 180 tháng mà bị chết thì số tiền còn laị của những tháng chưa hưởng sẽ được trả một lần hoặc trả hàng tháng cho thân nhân người đã mất. e. Hình thức BHXH tự nguyện cho người nông dân. Người nông dân nông thônhiện nay sản xuất theo kiểu hộ gia đình, tự chủ trong sản xuất và trong đời sống, rất ít làm thuê lấy công, nếu có cũng là để kiếm thêm thu nhập của chính bản than người lao động và gia đình họ. Như vậy, để xác định thu nhập bình quân một tháng củamỗi nông dân là rất khó. Người nông dân ở nông thôn chiếm gần 80% dân số,lại sống ở khắp mọi miền đất nước. Có những nơi dân cư sống rất thưa thớt, đặc biệt ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa; một số nhóm dan còn sống theo kiểu du canh, du cư. Vởy quản lý họ như thế nào và tổ chức cho họ tham gia BHXH như thế nào là một vấn đề khá phức tạp. Từ hailý do trên đây, ta thấy BHXH bắt buộc cho nông dân và lao động nông thônlà không phù hợp mà chỉ nên áp dụng BHXH tự nguyện là hợp lý hơn cả. 3. Triển khai BHXH tự nguyện cho nông dân ở các nước trên thế giới. a. BHXH đối với nông dân Phần Lan. Phàn lan là một nước nằm ở phía bắc Châu Âu, giữa 60 – 70 vĩ độ Bắc có khoảng 5 triệu dân. Phần lan là một quốc gia nông nghiệp ở phía Bắc của thếgiới. Vào năm 1994 nông dân chiếm khoảng 7% tổng dân số có việc làm khoảng 35% lực lượng lao động là nông dân làm việc bán thời gian. Phần lan có đạo luật BHXH ghi rõ: Đạo luật về các chế độ dài hạn đối với nông dân có hiệu lực từ 1970 và bao trùm nông dân, ngư dân tự tạo việc làm và những người chăn nuôi trên 18 tuổi, cùng với các thành viên trong gia đình họ. BHXH bắt buộc đối với những người tham gia việc làm trong các trang trại, nếu trang trại có diện tích hơn 5 hecta đất trồng trọt. Đất rừng cũng được xác định xem nông dân thuộc đối tượng của đạo luật hay không, công thức được sử dụng ở đây cho phép một tỷ trọng thay đổi tuỳ thuộc vì năng suất lâm nghiệp có tỷ trọng thấp hơn phía Bắc đất nước. Mức đóng góp: mức đóng góp bảo hiểm việc làm được tính theo phần trăm do Bộ Y tế và các vấn đề xãhội quy định. Mức trợ cấp: chế độ dài hạn và trợ cấp cũng khác với nông dân tự tạo việc làm công quỹ như đối tượng của hệ thống chế độ dài hạn trên tổng thể. Tuổi thông thường được hưởng trợ cấp hưu trí là 65 tuổi. Điều kiện được hưởng: nông dân trên 58 tuổi là có thể được hưởng. b. Hệ thống BHXH nông dân tại Pháp. BHXH nông dân pháp ra đời từ rất sớm, do người nông dân tự thànhlập các quỹ tương tự bảo hiểm cho mình vào cuối thế kỷ 19 đầu thếkỷ 20. Một tổ chức được nhà nước tài trợ là Tương tế xã hội nông nghiệp có chức năng của một cơ quan thực hiện BHXH đối với nông dân và những người làm trong nông nghiệp. Tổ chức tương tế xã hội nông nghiệp được nhà nước tài trợ áp dụng các chế độ sau: - BHXH cho nông dân (bảo hiểm bệnh tật, sinh đẻ, thương tật, tử vong). - Trả tiền hưu trí cho nông dân. - BHXH hưu trí đối với những người làm trong ngành nông nghiệp. - Bảo hiểm thất nghiệp lao động và bệnh nghề nghiệp đối với người làm công. Nhân viên phần lớn là người tình nguyện có mặt tại các xã tổng. Quỹ tương tế xã hội nông nghiệp ở các tỉnh hoặc liên tỉnh và 3 quỹ trung ương ở cấp quốc gia. Việc quản lý mỗi tổ chức này được đảm nhận bởi các đại diện do nông dân, người làm công nông dân có sử dụng lao động bầu ra, bởi các đại diện do các hộ gia đình và 2 đại diện trong số nhân sự của quỹ do bn kinh doanh chỉ định. Mỗi quỹ cấp tỉnh có trách nhiệm về các khoản đóng góp của thành viên, thu tiền đónggóp và trả các khoản tiền. Ba quỹ trung ương đảm nhận việc thực hiện chính sách xã hội nông nghiệp dưới sự chỉ đạo của cùng mộthội đồng quản trị. Hình thức đóng phí: do đặc điểm của thu nhập của người dân nông thôn, để có cách đóng góp BHXH phù hợp khác với khu vựclàm công ăn lương, BHXH Pháp đã tính toán mức đóng sau đó tính ra số”điểm”, mỗi “điểm” tại mỗi thời điểm có thể khác nhau tuỳ vào giá trị đồng tiền tại thời điểm tính và tổng lượng tiền dự kiến cơ quan BHXH thu được trong năm. c . Hệ thống BHXH ở Indonesia. Những chương trình được đề xuất đối với người nông dân. ở vùng nông thôn, lực lượngld chủ yếu gồm những người làm công ăn lương trong nhà nước và lao động tự do. Lao động nhà nước thực hiện cáccông việc của họ thông qua các hợp đồng về việc làm, bằng miệng hoặc bằng văn bản. Mặt khác, người lao động tự do là những nông dân độc lập hoặc lao động gia đình. Tuy nhiên ở hầu hết các vùng, lao động nông thôn và lao động tự do là những người lao động thủ công: thủ công trong công việc và trong cung cách thu nhập, đặt họ vào tình trạng sống theo nếp đơn sơ. Do đóhọ rất cần sự bảo trợ. Những chương trình BHXH được đề xuất đối với dân số nông thôn bao gồm: Chăm sóc y tế, trợ cấp mất sứcld, và trợ cấp hưu trí. + Chăm sóc y tế bao gồm những chăm sóc y tế phù hợp trong trườnghợp ốm đau cũng như khi thai sản và sinh con. Các thành viên được hưởng các chăm sóc ytế và điều trị bệnh viện khi ốm đau không những chỉ cho bản thân họ mà cho cả các thành viên. Các trung tâm y tế cộng đồng tại các địa phươngcung cấp cả điều trị ngoại trú, tiêm phòng và cả đầu vụ kếhoạchhoá giađình,trong khi điều trị tại bệnh viện và khi sinh con được quy định tại các phòng khám và bệnh viện thuộc tuyến tỉnh và tuyến vùng. + Trợ cấp mất sức lao động được dành cho những trường hợp bị mất khả năng làm việc trong một mức độ quy định và khi mất sức lao động là vĩnh viễn hoặc kéo dài sau khi điều trị. + Trợ cấp hưu trí danh cho những người đến tuổi nhất định và khôngcòn khả năng để tự kiếm sống. BHXH quy định dưới một số điều kiện: tiết kiệm được tích luỹ cùng với lãi suất có thể rút ra trong trường hợp đến tuổi 65. Trong trường hợp mất sức vĩnh viễn và chết,trợ cấpđược chi trả cho người được hưởng thừa kế và trợ cấp. Tất cả các hệ thống BHXH cần phải đủ quỹ để chi trả trợ cấp theo luật định cũng như trang trải các chi phí. Mục tiêu là để cho ndchỉphải đónggóp một lần cho một năm và thậm chí anh ta được lựa chọn chi trả làm nhiều kỳ trong năm. Phần II Thực trạng triển khai BHXH tự nguyện cho nông dân ở nước ta hiện nay vớimột số giải pháp đề xuất. I. Sự cần thiết phải BHXH cho nông dân. 1. Vai trò của nông dân và lao động nông thôn trong hệthống kinh tế xã hội ở nước ta. Người nông dân là lựclượng lao động chính trong ngành nông nghiệp và giữ vai trò then chốt trong quá trình ptkt xã hội ở nước ta. Nông nghiệp là ngành sản xuất giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia, cho dù quốc gia đó có nền kinh tế phát triển hay đang phát triển. Bởi vì ngành này cung cấp cho con người những sản phẩm thiết yếu nhất cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như: lương thực,thực phẩm là yếu tố đầu tiên của sự tồn tại và phát triển kinh tế xã hội của bất kỳ quốc gia nào. Xã hội càng phát triển, đời sống con người càng nâng cao về vật chất lẫn tinh thần thì nhu cầu về các sản phẩm từ nông nghiệp cũng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, chủng loại. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do: - Dân số tăng lên không ngừng. - Nhu cầu của bản thân con người cũng không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó nông nghiệp còn cung cấp các yếu tố đầu vào cho công nghiệp nhẹ và công nghệ thực phẩm hàng hoá để xuất khẩu. Hơn nữa, nông nghiệp vànông thôn cònglà thị trường tiêu thụ rộng lớn của công nghiệp baogồm tư liệu sản xuất và tưliệu tiêu dùng mà chủ yếulàdựa vào thị trường trong nước trước hết là khu vực nôngnghiệp và nông thôn. Sự thay đổi về nhu cầu trong nông nghiệp và nông thôn sẽ tác động trực tiếp đến sản xuất ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh nông nghiệp nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn, từ đó tăng sứcmua của khu vực nông thôn là điều kiện hết sức quan trọng làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển nhanh và ổn định. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã làm chuyển dịch cơ cấu lao động trong các thành phần kinh tế. Nhu cầu về lao động tăng lên. Năng suất lao động trong nông nghiệp cũng tăng lên làm cho số lượngld giải phóng ra khỏi ngành nông nghiệp càng nhiều, xuất hiện xu hướng chuyển dịch lao động vào các ngành công nghiệp và dịch vụ, xu hướng đô thị hoá tăng cao. Đó là tất yếu khách quan mang tính quy luật của mọi quốc gia trong quá trình công nghiệp hoá hiện đaị hoá đất nước. Việt Nam là một nước nông nghiệp đang trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì nông nghiệp giữ một vai trò vô cùng quan trọng và to lớn đối với nền kinh tế quốc dân. Hàng năm không những đã tạo ra một khối lượng sản phẩm khổng lồ phong phú, đa dạng cho sản xuất công nghiệp tạo sự ổn định tình hình kinh tế chính trị xã hội ở nông thôn và tạo ra sự bền vững của đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cùng với sự hăng say lao động, tinh thần tích cực sản xuất. Từ một nước không đủ gạo để ăn, hàng nămphải nhập một số lượnglớn lương thực, Việt Nam đã trở thành nước cung cấp đủ nhu cầu gạo trong nước cònlà một trong 3 nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. Điều này càng khẳng định hơn nữa vai trò củangười nông dân là quan trọng trong mọi lúc,mọi nơi. Hiện nay cơ cấu lao động nông nghiệp và nông thôn nước ta vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ nguồn lao động xã hội. Điều này thể hiện ở bảng sau: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản 23,3% Côngnghiệp 37,7% Dịch vụ 39% Với đặc tính của nền kinh tế thị trường,tỷ trong nông nghiệp ngày càng giảm trong các ngành kinh tế thay vào đó là ngành công nghiệp dịch vụ tănglên. Do đó có thể tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp vào GDP có thể giảm đi, nhưng tổng giá trị của ngành nông nghiệp vẫn tăng lên qua các năm. Theo viện khoa học xã hội thìhiện nay có 10% nông dân làm thêm các ngành phụ khác như tiểu thủ công nghiệp, xậy dựng, dịch vụ… Đặc tính của nông nghiệp là phụ thuộc vào thời tiết khí hậu và mang tính thời vụ. Do vậy những lúc nông nhàn,luông người từ khu vực nông thôn ra thànhthị ngày càng đông để tìm những công việc phụ không đòi hỏi trình độ tay nghề để kiếm thêm thu nhập cho bản thân và gia đình. Điều này vừa gâya ảnh hưởng xấu đến trật tự đô thị của những nơi họ đến mặt khác cũng tạo ra nhưngx lợi ích không nhỏ. Như vậy người nông dân nước ta không chỉ có đóng góp vào sản xuất và phát triển nông nghiệp mà còn đóng góp vào các ngành nghề khác trong xã hội. Do vậy người nông dân có một vai trò rất quan trọng đốivới sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế quốc dân. 2. Thu nhập của người nông dân và lao động nông thôn. Năm 2001, thu nhập bình quân đầu người của nước ta là khoảng 650.000đ. Tuy nhiên thu nhập của người nông dân còn thấp so với thu nhập bình quân của cả nước, tuy rằng đó là kết quả tốt nhất từ trước đến nay. Thu nhập bình quân nhân khẩu của các hộ nông thôn: Dưới 100.000đ/tháng/người: 18,7% Dưới 150.000đ/tháng/người: 33,9%. Từ 400.000 – 1000.000đ/người/tháng chiếm 30,74%. Trên 1.000.000 đ/người/tháng chiếm 3,36%. (Nguồn: tạp chí LĐ & XH 5/2001) Thu nhập bình quân củamột người lao động một tháng tham gia hoạt động kinh tế chia theo nhóm hộ (nguồn: điều tra của Bộ LĐTB & XH). + Vùng duyên hải miền trung: Vùng, khu vực Nhóm hộ Nhóm 1 Nhóm 2 Nông thôn đồng bằng 280 323 Nông thôn ven biển 333 361 Nông thôn miền núi 268 310 + Vùng Bắc Trung Bộ: Vùng, khu vực Nhóm hộ Nhóm 1 Nhóm 2 Nông thôn đồng bằng 174 193 Nông thôn ven biển 194 195 Nông thôn miền núi 162 183 - Nhóm 1: nông nghiệp thuần: gồm các hộ trong 12 tháng trong nămn chỉ thuần tuý hoạt động về trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản. - Nhóm 2: Nông nghiệp kiêm các ngành khác. Gồm các hộ ngoài hoạt động chính là sản xuất nông lâm thuỷ sản còn tham gia thêm một số hoạt động kinh tế thuộc các ngành, lĩnh vực khác không phân biệt là ổn định hay không ổn định. Như vậy, so với những năm trước thì thu nhập bình quân của dân cư nông thôn đã tănglênmột cách rõ rệt. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ncày họ bắt đầu có tích l._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docD0036.doc
Tài liệu liên quan