LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đời sống dân cư ngày càng được cải thiện nhờ đó mà các nhu cầu vui chơi giải trí, đi lại giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các nước, các vùng ngày càng được chú trọng. Do nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, hành khách ngày càng tăng đòi hỏi hệ thống giao thông và phương tiện đi lại cũng phát triển theo. Trong đó nổi lên là hình thức giao thông đường bộ với những ưu điểm là tính cơ động cao, khả năng vận chuyển lớn, tốc độ tươ
79 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1913 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty bảo hiểm PJICO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đối nhanh, giá cả hợp lý.
Nhưng việc đi lại, vận chuyển bằng các phương tiện cơ giới cũng dễ gặp phải những tai nạn, rủi ro bất ngờ không thể lường trước được như: đâm va, lật đổ, hỏa hoạn. Những rủi ro này ảnh hưởng lớn đến tính mạng và tài sản của nhân dân, là mối đe dọa lớn cho chủ xe vì họ không những phải chịu trách nhiệm đền bù những thiệt hại lớn mà mình gây ra cho người thứ ba mà còn phải gánh cả phần chi phí sửa chữa bản thân phương tiện của mình. Để khắc phục những tổn thất có thể xảy ra cho cả hai phía, bảo hiểm đã ra đời
Hiện nay bảo hiểm phương tiện giao thông vận tải được xem là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Khi những rủi ro bất ngờ xảy ra với phương tiện vân tải, chủ phương tiện không những phải chịu những thiệt hại vật chất do phương tiện của chính mình bị hư hỏng hay mất mát, mà còn chịu trách nhiệm cả những thiệt hại về người và của do phương tiện của mình gây ra cho những người thứ ba khác. Do vậy, bảo hiểm phương tiện giao thông vận tải thường có hai phần cơ bản: Bảo hiểm vật chất cho chính phương tiện, và bảo hiểm trách nhiệm dân sự với người thứ ba. Vì lí do đó em chọn đề tài “ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty bảo hiểm PJICO”. Để nghiên cứu, với mong muốn sẽ đem lại ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm ba chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề chung về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
Chương 2: Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở văn phòng Công ty bảo hiểm PJICO.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở Công ty bảo hiểm PJICO.
Sau một thời gian tìm hiểu, học hỏi qua các tài liệu liên quan và nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ chuyên môn của Công ty bảo hiểm PJICO đã cung cấp cho em những kiến thức quan trọng và những số liệu thực tế, nhờ sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.S Nguyễn Hải Đường, em đã hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này. Thông qua nó, em được củng cố những kiến thức cơ bản đã học ở trường, đồng thời tích lũy được nhiều kiến thức thực tế rất bổ ích. Em tin rằng sẽ giúp em rất nhiều cho công tác của mình sau này. Nhân đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự quan tâm giúp đỡ đó.
Lần đầu làm quen với thực tế và hiểu biết còn hạn chế của mình, bài viết của em không thể tránh khỏi có thiếu sót, em mong các thầy cô giáo sẽ tận tâm đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung cho bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA
1.1 Sự cần thiết và tác dụng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
1.1.1. Hoạt động giao thông đường bộ và vai trò của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
Song song với quá trình phát triển kinh tế của nước nhà và sự gia tăng các nhu cầu vận chuyển hàng hoá, đi lại của con người thì giao thông vận tải nước ta cũng không ngừng được củng cố và phát triển.
Xã hội ngày càng phát triển thì các hình thức vận chuyển ngày càng phong phú và đa dạng. ở nước ta hiện nay có các hình thức vận chuyển như: đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không.
Đất nước ta có địa hình hết sức phức tạp, cùng với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nên việc phát triển và triển khai các hoạt động giao thông như: đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không là rất khó khăn. Chính vì vậy giao thông vận tải đường bộ với những ưu điểm của nó ngày nay đang được chú trọng hơn cả.
Giao thông vận tải đường bộ giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt với điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện nay. Giao thông vận tải đường bộ thực sự góp phần rất lớn cho chiến lược phát triển kinh tế đất nước hiện nay.
Trong ngành giao thông vận tải thì vận tải bằng các phương tiện cơ giới đường bộ thường được sử dụng rông rãi và phổ biến nhất, bởi nó là phương tiện vận tải có tính cơ động linh hoạt cao, hoàn thành quá trình vận chuyển một cách triệt để, tốc độ vận chuyển nhanh, chi phí mua sắm phương tiện không quá cao đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phù hợp với mọi công việc, ngành nghề kinh doanh. Thực tế cho thấy số xe cơ giới lưu hành trên một địa bàn nhất định ngày càng gia tăng.
Cùng với đó là một số lượng xe máy rất lớn đang hoạt động và ngày càng gia tăng do nhu cầu của con người.
Bên cạnh những ưu điểm, vận chuyển bằng xe cơ giới cũng có những nhược điểm là mức độ nguy hiểm cao, khả năng gây tai nạn lớn, thiệt hại từ những vụ tai nạn lớn, hậu quả khó khắc phục.
Ngoài ra, vận chuyển bằng xe cơ giới cũng phụ thuộc nhiều vào cơ sở hạ tầng ( đường xá, cầu cống ), ý thức chấp hành luật lệ giao thông, trình độ kỹ thuật và mức độ sử dụng phương tiện của mỗi người dân. Trong những năm gần đây gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế, mật độ xe cơ giới càng tăng cao. Vì vậy, Bộ giao thông vận tải cùng các ngành có liên quan đã có nhiều biện pháp cấp bách, tích cực nhằm đề phòng và giảm tới mức thấp nhất số vụ tai nạn xảy ra nhưng số vụ tai nạn xảy ra vẫn ngày càng tăng với mức độ khủng khiếp.
Nguyên nhân của những vụ tai nạn vẫn chủ yếu là do:
+ Lái xe phóng nhanh, vượt ẩu, say rượu, xử lý kém.
+ Xe đã hư hỏng, chưa sửa chữa mà vẫn cho lưu hành.
+ Do đường xá quanh co, lắm đèo, nhiều dốc và thiếu quy chuẩn …
+ Các con đường mới được thi công, có mặt đường tốt lại thiếu các biện pháp giảm thiểu tai nạn như xây dựng cầu vượt dân sinh, làm biển báo …
Trong đó lỗi do lái xe là chủ yếu và chiếm khoảng 78, 2%.
Một đặc điểm về cơ cấu phương tiện cơ giới đường bộ nước ta là lượng xe môtô chiếm trên 91% tổng số phương tiện cơ giới đường bộ. Tuy trong những năm gần đây mức tăng phương tiện cơ giới đường bộ khá cao nhưng mức cơ giới hoá của Việt nam vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực. Tỷ lệ xe cũ nát cao, điều kiện an toàn thấp. Số phương tiện đi vào kiểm định thấp chiếm khoảng 62.3% tổng số xe.
Phân tích trong tổng số 53.035 xe khách đang sử dụng ở nước ta tuổi như sau:
• Dưới 15 năm: 26.517 xe chiếm 20%.
• Từ 15 năm đến 20 năm: 12.358 xe chiếm 25%.
• Từ 21 đến 25 năm: 5.833 xe chiếm 11%.
• Từ 25 năm trở lên:7.424 xe chiếm 14%.
Có trên 70% phương tiện có thời gian sử dụng trên 7 năm.
Ngoài ra còn nhiều phưong tiện tự tạo tiêu chuẩn an toàn thấp như: xe công nông, xe động cơ một xilanh, xe lôi, xe lam. Theo thống kê chưa đầy đủ số lượng xe công nông ở trên khắp các tỉnh thành trong cả nước có trên 99.100 đầu xe: những xe này không đăng ký đăng kiểm và là mối nguy hiểm cao độ khi hoạt động trên những đoạn đường mật độ giao thông cao, lái xe thường không qua trường lớp đào tạo mà chỉ tự lái nên xử lý các tình huống kém, dễ gây tai nạn. Hiện nay có nhiều tỉnh thành đang thực hiện cấm lưư hành xe công nông...
1.1.2. Tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như các hoạt động tham gia giao thông hàng ngày dù đã luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng nhưng con người vẫn có nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra bởi nhiều nguyên nhân. Bất kể nguyên nhân gì, khi rủi ro xảy ra thường gây cho con người những khó khăn trong cuộc sống, làm ảnh hưởng tới đời sống kinh tế xã hội nói chung. Để đối phó với những rủi ro, con người đã có nhiều biện pháp khác nhau nhằm kiểm soát cũng như khắc phục hậu quả của rủi ro gây ra. Do bảo hiểm xe cơ giới có những tác dụng tích cực:
Một là: Bồi thường kịp thời, góp phần ổn định sản xuất kinh doanh.
Như chúng ta đã biết khi tham gia bảo hiểm các chủ xe đã đóng góp phí bảo hiểm để hình thành quỹ tiền tệ tập trung. Do thực hiện nguyên tắc “số đông bù số ít” nên hoạt động bảo hiểm vật chất xe cơ giới tập trung được lượng tiền khá lớn để bồi thường thiệt hại cho những rủi ro trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trong đời sống dân cư. Thông thường nếu chủ xe tự chấp nhận rủi ro mà không chuyển giao rủi ro qua bảo hiểm thì việc khắc phục hậu quả là cả một quá trình dài làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của chủ xe. Vì vậy, bảo hiểm thông qua nghiệp vụ của mình tiến hành chi bồi thường kịp thờigiúp các chủ xe:
- Có điều kiện vật chất để nhanh chóng khắc phục hậu quả của những tai nạn bất ngờ gây ra.
- Các chủ xe không phải chi ra những khoản chi phí bất thường gây mất cân đối tài chính.
Qua đó góp phần ổn định về mặt tài chính cho các chủ xe và duy trì sản xuất kinh doanh của đơn vị khi có tai nạn xảy ra, làm hoàn thiện hơn cuộc sống của mỗi chúng ta.
Hai là: Góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất.
Đặc điểm kinh doanh bảo hiểm là kinh doanh rủi ro – một kiểu kinh doanh đặc biệt. Thông qua thống kê thường xuyên các vụ tai nạn để xác định nguyên nhân dẫn đến tai nạn. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tới mức thấp nhất tổn thất có thể xảy ra, đồng thời các cơ quan bảo hiểm phải luôn đôn đốc các doanh nghiệp và người tham gia tăng cưng các biện pháp bảo vệ taì sản của mình, giáo dục nhân dân chấp hành nghiểm chỉnh luật lệ giao thông, phòng các tổn thất có thể xảy ra nhằm hạn chế số vụ tai nạn xảy ra và giảm mức độ thiệt hại.
Trong nhiều trường hợp bảo hiểm còn giúp các cơ quan chức năng phát hiện các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật của một số cá nhân và doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong đời sống.
Ba là: Góp phần tăng thu cho Ngân sách nhà nước. Thông qua thuế để từ đó có điều kiện đầu tư xây dựng mới, cung cấp cơ sở hạ tầng tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.
Bảo hiểm nói chung và bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng có vai trò giống như một động lực thúc đẩy hoạt động của các ngành kinh doanh đang tồn tại. Điều này được thực hiện thông qua việc cung cấp vốn cho các ngành sản xuất, góp phần cải thiện và nâng dần mức sống của mọi thành viên trong xã hội. Qua đó góp phần tăng thu cho Ngân sách Nhà nước.
Bốn là: Góp phần phát huy quyền tự chủ tài chính của các đơn vị bằng việc nâng cao hiệu quả sử dụng xe.
Khi tai nạn xảy ra gây thiệt hại về mặt vật chất cho xe cơ giới nếu chủ xe không tham gia bảo hiểm thì sẽ không được bù đắp dẫn đến mất cân đối về mặt tài chính, có thể sẽ phải vay mượn để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh. Khi đó sẽ làm giảm quyền tự chủ về tài chính. Và khi tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới nếu gặp rủi ro gây thiệt hại về mặt vật chất xe thì các chủ xe đã có bảo hiểm bù đắp, đó chính là số tiền bồi thường để giúp cho các đơn vị chủ xe ổn định về mặt tài chính, phát huy được quyền tự chủ về mặt tài chính khi không may gặp phải rủi ro. Từ đó góp phần bảo toàn vốn cho hoạt động sản xuất của đơn vị mình. Đảm bảo cho các chủ xe cơ giới phát triển vững mạnh.
1.2. Một số nội dung của bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới
1.2.1. Đối tượng bảo hiểm
Trước hết ta phải hiểu rằng xe cơ giới là loại xe được gắn động cơ, lưu hành và hoạt động theo quy định của pháp luật. Do đó, xe cơ giới bao gồm các loại xe môtô, xe gắn máy, xe chở người, xe chở hàng và các loại xe chuyên dụng khác.
Những xe cơ giới khi tham gia bảo hiểm sẽ là đối tượng trực tiếp với những rủi ro xảy ra. Khi xảy ra rủi ro, chủ xe được công ty bảo hiểm chi trả một phần hoặc toàn bộ giá tri thiệt hại tuỳ vào những điều kiện thực tế và phạm vi bảo hiểm.
Như vậy, đối tượng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới là toàn bộ các loại xe cơ giới có giá trị, có đủ điều kiện về mặt kỹ thuật và pháp lý cho việc lưu hành xe, có giấy phép lưu hành do cơ quan có thẩm quyền cấp và hoạt động trên lãnh thổ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra, đối với các trường hợp khác phải có thoả thuận riêng giữa những người tham gia bảo hiểm với người bảo hiểm. Đồng thời với người điều khiển xe phải có đủ bằng lái hợp lệ phù hợp vói các loại xe đang lái và không bị ảnh hưởng bởi các chất kích thích như: rượu, bia, ma tuý…trong quá trình điều khiển phương tiện.
Đặc điểm của xe cơ giới là có cấu tạo khá phức tạp, bao gồm rất nhiều bộ phận khác nhau. Xét riêng trên phương diện kỹ thuật bảo hiểm, người ta phân chia xe ôtô thành các tổng thành sau:
- Tổng thành động cơ: bao gồm bộ li hợp, chế hoà khí, bơm cao áp, bầu lọc gió, bơm hơi và hệ thống điện.
- Tổng thành hộp số: có hộp số chính, hộp số phụ và các lăng…
- Tổng thành trục trước: bao gồm dầm cầu xe, may ơ, hệ thống treo nhíp, má phanh, may ơ trước, trục láp.
- Tổng thành cầu sau (cầu chủ động): gồm vỏ cầu và ruột cầu.
- Tổng thành hệ thống lái: bao gồm trục lái, vô lăng lái, hộp tay lái, bộ trợ lực tay lái, thanh kéo ngang, thanh kéo dọc.
- Tổng thành lốp: gồm toàn bộ lốp lắp vào xe và trang bị dự phòng trên xe.
- Tổng thành thân vỏ: gồm ba- đờ- xốc, khung xe, két nước, nắp ca bô, chắn bùn, cabin, tổng bơm, bộ điều hoà lực phanh, các đường ống dẫn khí, dẫn dầu, thùng chứa nguyên liệu, kính, gương, ghế ngồi, các trang thiết bị khác…
Từ sự phân chia đó chủ xe có quyền yêu cầu bảo hiểm cho từng bộ phận hay toàn bộ xe. Trong các tổng thành thì tổng thành thân vỏ xe thường chiếm lớn và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các rủi ro. Chính vì lẽ đó, hiện nay các công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm toàn bộ xe hoặc thân vỏ xe.
1.22. Pm vi bảo hiểm.
Phạm hạvi bảo hiểm là phạm vi giới hạn những rủi ro mà theo thoả thuận nếu những rủi ro đó xảy ra thì người bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho chủ xe. Thông thường công ty bảo hiểm bồi thường cho chủ xe những thiệt hại do những rủi ro bởi nguyên nhân khách quan, nằm ngoài sự mong muốn và kiểm soát của chủ xe như:
*Tai nạn đâm va, lật đổ:
Đó là những trường hợp xe bị va quệt, đam vào một vật thể nào đó hay bị lật đổ do đường trơn, trách chướng ngại vật.
* Xe bị cháy, nổ, sét đánh, mưa đá, sụt lở:
Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho những vụ cháy bất ngờ hay những nguyên nhân khách quan từ mưa đá, lũ lụt …làm thiệt hại trực tiếp đến chiếc xe được bảo hiểm. Trong trưòng hợp xe bị đổ do nguyên nhân khách quan làm xe cháy cũng sẽ được bảo hiểm bồi thường.
* Mất cắp toàn bộ xe:
Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho các chủ xe khi chứng minh là xe bị mất cắp không do chủ ý gây ra.
* Các rủi ro khác không nằm trong điểm loại trừ bảo hiểm.
Ngoài ra công ty bảo hiểm còn thanh toán cho chủ xe những chi phí cần thiết và hợp lý nhằm hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại do nguyên nhân trên như: chi phí bảo vệ xe, cẩu xe, kéo xe đến nơi sửa chữa gần nhất …Tuy nhiên trong mọi trường hợp tổng số tiền bồi thường không vựot quá số tiền bảo hiểm đã ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm.
Các rủi ro loại trừ:
- Những hao mòn tự nhiên, giảm giá trị thương mại: hỏng hóc, khuyết tật, hỏng do sửa chữa hay hư hỏng về điện hoặc các tiện nghi được trang bị thêm cho xe không do tai nạn.
- Thiệt hại của xe không đủ điều kiện lưu hành: Xe không đủ điều kiện lưu hành được quy định trong điều lệ an toàn trật tự giao thông vận tải đường bộ của Liên Bộ Giao thông Vận tải – Nội vụ.
- Chủ xe vi phạm nghiểm trọng trật tự an toàn giao thông bộ (được quy định trong Nghị Định 36/CP và Nghị Định 49/CP của Chính phủ như:
+ Xe không có giấy phép lưu hành, lái xe không có bằng lái hoặc bằng lái không hợp lệ.
+ Lái xe bị ảnh hưởng bởi các chất kích thích như: rượu, bia, ma tuý…trong khi điều khiển xe.
+ Xe chở chất cháy nổ mà không có giấy phép chuyên chở của cơ quan có thẩm quyền cấp.
+ Xe chở quá trọng tải theo quy định.
+ Xe đi vào đường cấm.
+ Xe đi đêm không có đèn pha, xe có hệ thống lái bên phải.
- Chủ xe có chủ ý làm hại xe (mất cắp bộ phận xe).
- Những thiệt hại do tai nạn ngoài lãnh thổ Việt nam gây ra.
- Những thiệt hại do chiến tranh, bạo loạn.
1.2.3. Số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm.
1.2.3.1. Số tiền bảo hiểm.
Trước khi đề cập đến số tiền bảo hiểm chúng ta cần phải xem xét đến giá trị bảo hiểm. Đó chính là giá trị bằng tiền của tài sản ( xe cơ giới) tại thời điểm ký kết hợp đồng. Đây là căn cứ để xác định số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm. Như vậy, giá trị bảo hiểm có thể là giá trị mới (100%) của xe đối với xe có thời gian sử dụng dưới một năm. Trong trường hợp chủ xe yêu cầu bảo hiểm cho chiếc xe có thời gian sử dụng trên một năm thì giá trị bảo hiểm được tính bằng giá trị mới trừ đi khấu hao.
Giá trị bảo hiểm = Giá trị ban đầu - khấu hao (theo năm nếu có )
(Hiện nay các công ty bảo hiểm đang áp dụng tỷ lệ khấu hao là 9%/năm)
Ví dụ: Ông nguyễn văn Toàn mua chiếc xe BMW ngày 01 tháng 01 năm 2004 với giá 600 triệu đồng, Ông Toàn mua bảo hiểm vật chất xe ngày 10 tháng 3 năm 2006. Công ty bảo hiểm đánh giá tỉ lệ khấu hao là 9%năm, mức khấu hao được tính cho từng tháng. Công ty đã tính Giá trị bảo hiểm như sau:
Giá trị ban đầu: 600.000.000 VND
Khấu hao 2002:(0.09)x600.000.000 = 54.000.000 VND
2003:(0.09)x600.000.000 = 54.000.000 VND
2004:(0.0075x2)x600.000.000 = 9.000.000 VND
Tổng 117.000.000 VND
Như vậy Giá trị bảo hiểm sẽ là:
600.000.000 - 117.000.000 = 483.000.000 VND
Trên cơ sở GTBH, Ông Toàn sẽ mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm nhỏ hơn, hoặc bằng, hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe.
Đối với xe mới giá trị bảo hiểm có thể tính theo giá mua trên thị trường.
Số tiền bảo hiểm là khoản tiền nhất định được ghi trong đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm để xác định giới hạn trách nhiệm của người bảo hiểm trong việc bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm.
Trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới, cách thức bảo hiểm toàn bộ hay bộ phận xe chi phối về việc thoả thuận của hợp đồng.
Đối với việc bảo hiểm toàn bộ xe, số tiền bảo hiểm dựa vào việc xác định giá trị bảo hiểm. Việc đánh giá thực tế giá trị xe của Việt Nam là rất phức tạp. Có nhiều xe đã được sửa chữa, tân trang làm cho việc đánh giá giá trị xe càng khó khăn hơn. Vì lẽ đó nhân viên khai thác phải nhạy bén với các thông tin, giá cả trên thị trường, thông thạo, hiểu biết về xe cơ giới để định ra một cách hợp lý giá trị xe vừa làm hài lòng khách hàng vừa tránh hiện tượng bảo hiểm trên giá trị thực tế dẫn đến những hậu quả bất lợi.
Khi chủ xe yêu cầu bảo hiểm toàn bộ vật chất thân xe số tiền bảo hiểm được xác định dựa trên giá trị thực tế của xe vào thời điểm ký kết hợp đồng. Trong trường hợp chủ xe bảo hiểm thân vỏ xe, số tiền bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị toàn bộ xe và tỷ lệ (%) của tổng thành thân vỏ xe trên giá trị toàn bộ xe ( tỷ lệ này được công ty bảo hiểm quy định cho từng loại xe ). Các công ty bảo hiểm cũng chấp nhận bảo hiểm dưới giá trị sau đó sẽ áp dụng quy tắc bồi thường.
1.2.3.2. Phí bảo hiểm và phương pháp tính
Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà chủ xe cơ giới có trách nhiệm thanh toán cho công ty bảo hiểm khi họ tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới để đổi lại lúc họ gặp rủi ro sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường. Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi chủ xe đã nộp đủ số phí theo quy định hoặc chắc chắn sẽ nộp trong một thời gian nhất định mà được sự nhất trí từ phía công ty bảo hiểm.
Các công ty bảo hiểm tiến hành thu phí bảo hiểm theo biểu phí của Bộ tài chính quy định. Trong trưòng hợp nào đó công ty bảo hiểm có thể giảm phí để khuyến khích các chủ xe tham gia bảo hiểm. Để có mức phí phù hợp công ty bảo hiểm cần thu thập một số thông tin làm căn cứ để tính phí như:
+ Các thông tin có liên quan đến bản thân chiếc xe tham gia bảo hiểm: loại xe. Do mỗi chiếc xe có những đặc điểm kỹ thuật khác nhau, có mức độ rủi ro khác nhau nên phí bảo hiểm vật chất xe được tính riêng cho từng loại xe. Thông thường, các công ty bảo hiểm đưa ra những biểu phí phù hợp cho hầu hết các xe thông dụng thông qua việc phân loại xe thành các nhóm. Việc phân loại này dựa trên cơ sở tốc độ tối đa của xe, tỷ lệ gia tốc, chi phí và mức độ khó khăn khi sửa chữa và sự khan hiếm của phụ tùng. Đối với các loại xe hoạt động không thông dụng như xe rơ moóc, xe chở hàng nặng... do có mức độ rủi ro cao nên phí bảo hiểm thường được cộng thêm một tỷ lệ nhất định dựa trên mức phí cơ bản.
+ Việc sử dụng xe đó vào mục đích gì . đây là nhân tố rất quan trọng khi xác định phí bảo hiểm. Nó giúp công ty bảo hiểm biết được mức độ rủi ro có thể xảy ra. Ví dụ: xe của một một người kinh doanh thì đi lại nhiều hơn là một người nghỉ hưu. Khi xe lăn bánh trên đường càng nhiều thì mức độ rủi ro càng nhiều, rui ro tai nạn càng lớn.
+ Các thông tin có liên quan đến chủ xe, lái xe.
Trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới việc tính phí bảo hiểm được xác định theo phương pháp thống kê, dựa trên tình hình tai nạn, tổn thất trung bình một vụ tai nạn trong một thời gian dài trước đó. Vì vậy, công tác tính phí rất cần đến sự giúp đỡ của các cơ quan chủ quản trong khu vực như: công an, thống kê…
Phương pháp tính phí.
Việc xác dịnh số phí bảo hiểm mà chủ xe phải nộp là rất quan trọng. Số phí này phải đảm bảo:
- Thứ nhất: Hình thành nên quỹ bảo hiểm sử dụng lớn để có thể bù đắp được những thiệt hại, khắc phục hậu quả của những sự cố để ổn định sản xuất kinh doanh cho các chủ xe.
- Thứ hai: Cho phép công ty bảo hiểm dàn trải đầy đủ các chi phí cần thiết cho hoạt động của công ty để cạnh tranh, tồn tại và phát triển.
- Thứ ba: Mức phí góp phần làm tốt khâu cạnh tranh của doanh nghiệp, phù hợp với mức phí hiện có trên thị trường. Mức phí không cao đồng thời cũng không quá thấp để còn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Phương pháp tính phí thường được dựa trên 2 yếu tố chính là:
- Mức độ thiệt hại bình quân /vụ tai nạn
- Tần số tai nạn
Khi mức độ thiệt hại bình quân trên một vụ tai nạn càng lớn tức là mức độ hư hỏng xe càng lớn thì phí bảo hiểm sẽ càng tăng. Số phí này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong toàn bộ số phí và được gọi là phí thuần (ký hiệu là F1).
Phí thuần
=
Tần số tai nạn
´
Mức độ thiệt hại bình quân trên một vụ tai nạn
Nếu chỉ dựa trên hai yếu tố trên thì số phí thu được chỉ cho phép công ty bảo hiểm thực hiện việc chi trả bồi thường đối với những thiệt hại phát sinh từ nhũng rủi ro được bảo hiểm.
Đối với những xe yêu cầu tham gia bảo hiểm một năm số phí sẽ được tính như theo quy định của Bộ Tài chính.
1.2.4. Trách nhiệm và quyền lợi của các bên liên quan
1.2.4.1. Của Công ty Bảo hiểm
+ Trách nhiệm của công ty bảo hiểm:
. Các công ty bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp các thông tin cần thiết cho chủ xe khi chủ xe có yêu cầu, giải thích cho chủ xe biết rõ các điều khoản trong hợp đồng. Hướng dẫn chủ xe kê khai các thông tin cần thiết.
. Chủ xe có trách nhiệm hướng dẫn và cùng với chủ xe thực hiện các công tác đề phòng và hạn chế tổn thất.
. Khi hồ sơ yêu cầu đã đầy đủ và hợp lệ công ty bảo hiểm phải tiến hành xem xét và bồi thường cho chủ xe trong thời gian quy định.
+ Quyền lợi công ty bảo hiểm: Thu một khoản phí của chủ xe và sử dụng số phí đó vào công việc kinh doanh bảo hiểm của mình
- Điều khoản về phạm vi bảo hiểm
- Điều khoản quy định về giải quyết tranh chấp giữa các bên.
Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm nếu không giải quyết bằng thương lượng giữa các bên thì sẽ được đưa ra giải quyết ở toà án kinh tế.
- Điều khoản về huỷ bỏ hợp đồng.
+) Hợp đồng bảo hiểm phải mang đầy đủ tính chất sau:
- Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng song vụ, mở sẵn
- Hợp đồng bảo hiểm mang tính tương thuận
- Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng có bồi thường ( phải trả tiền)
- Hợp đồng bảo hiểm là loại hợp đồng may rủi
- Tính trung thực, tin tưởng và có mẫu.....
1.2.4.2. Của chủ xe
+ Trách nhiệm của chủ xe:
- Phải kê khai đầy đủ trung thực những nội dung trong giấy yêu cầu bảo hiểm.
- Khi tai nạn giao thông xảy ra chủ xe cơ giới có trách nhiệm cứu chữa, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, bảo vệ hiện trường và báo ngay cho cảnh sát gần nhất để phối hợp giải quyết tai nạn
- Chủ xe cơ giới phải có trách nhiệm phối hợp với công ty bảo hiểm trong việc thu thập thông tin và giải quyết bồi thường.
- Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng xe chủ xe phải thông báo cho công ty bảo hiểm biết để điều chỉnh lại tỷ lệ phí cho phù hợp
+ Quyền lợi của chủ xe: Được bồi thường các tổn thất do rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm gây ra.
1.2.4.2. Của người thứ ba
Công ty bảo hiểm thay mặt chủ xe bồi thường thiệt hại một cách nhanh chóng, đầy đủ nhất giúp cho người thứ ba ổn định về mặt tài chính, tinh thần. Bên cạnh đó, Công ty bảo hiểm hỗ trợ cho chủ xe trong việc thương lượng hoà giải với nạn nhân, tránh gây ra căng thẳng hay sự cố bất thường từ phía người nhà nạn nhân.
1.2.5.Quy trình kinh doanh sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
1.2.5.1.Khâu khai thác bảo hiểm
Khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên của quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, nhằm thực hiện việc bán sản phẩm đến khách hàng. Mục tiêu của khâu này là tìm càng nhiều khách hàng càng tốt, từ đó sẽ mang lại doanh thu phí cho công ty bảo hiểm. Khâu khai thác có vai trò rất lớn trong việc quyết định sự tồn tại của công ty bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm. Vì nếu không có khách hàng, nghĩa là sản phẩm của công ty không được thừa nhận, do đó theo quy luật đào thải của thị trường thì sự sụp đổ của công ty là không thể tránh khỏi.
Muốn làm tốt khâu này yêu cầu khai thác viên không những phải nắm vững và hiểu rõ về nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba mà còn phải có khả năng giao tiếp tốt, năng động, quan hệ rộng... để từ đó mới có thể tiếp cận được khách hàng, giới thiệu, giải thích về nghiệp vụ và cuối cùng đi đến ký kết hợp đồng.
Quy trình khai thác của khai thác viên bảo hiểm trong thực tế sẽ thay đổi tuỳ theo từng loại bảo hiểm ( bảo hiểm bắt buộc TNDS hay bảo hiểm tự nguyện TNDS) và phụ thuộc vào cách tiếp cận của công ty bảo hiểm, nhưng nhìn chung quy trình chủ yếu bao gồm:
- Đánh giá rủi ro;
- Quyết định chấp nhận hay không chấp nhận rủi ro và chấp nhận rủi ro tới mức nào;
- Xác định điều khoản, điều kiện và phạm vi bảo hiểm;
- Tính toán mức phí bảo hiểm thích hợp.
1.2.5.2. Khâu giám định
Theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bồi thường cho người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm. Để được bồi thường, bên tham gia bảo hiểm tiến hành khiếu nại đòi bồi thường đối với doanh nghiệp bảo hiểm, văn bản khiếu nại thường là Giấy yêu cầu đòi bồi thường. Giải quyết khiếu nại một cách chủ động, nhanh chóng, chính xác, hợp lý là sự biểu hiện cụ thể trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm đối với khách hàng của mình. Nhưng để xác định được chính xác số tiền bồi thường, trước hết doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành giám định tổn thất. Do vậy, nội dung chính của công việc giải quyết khiếu nại bao gồm 2 khâu quan trọng là: giám định tổn thất và giải quyết bồi thường.
Sản phẩm bảo hiểm nói chung cũng như sản phẩm bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nói riêng là sản phẩm vô hình, nó chỉ là lời cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả tiền bồi thường khi tai nạn xảy ra gây thiệt hại. Khi mua bảo hiểm, mặc dù khách hàng nhận được các yếu tố hữu hình đó là những tờ giấy trên đó có in biểu tượng của doanh nghiệp, in tên gọi của sản phẩm, in những nội dung thoả thuận... Nhưng khách hàng không thể chỉ ra được màu sắc, kích thước, hình dáng hay mùi vị của sản phẩm. Chất lượng của nó chỉ được thể hiện thông qua công tác giám định và bồi thường khi tổn thất xảy ra. Doanh nghiệp bảo hiểm có bồi thường nhanh chóng, chính xác, trung thực, kịp thời để giúp người tham gia bảo hiểm khắc phục được hậu quả vụ tai nạn hay không? Như vậy, sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm có tác dụng lâu dài và tác dụng của nó thể hiện rõ nhất trong 2 khâu giám định và bồi thường- 2 khâu cuối cùng của nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
Mặt khác, chất lượng của nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và đặc biệt là chất lượng khâu khai thác được thể hiện ở doanh thu phí và kết quả kinh doanh của nghiệp vụ.
Kết quả kinh doanh = Tổng phí bảo hiểm thực thu - Tổng chi bồi thường - Chi hoa hồng - Chi quản lý - Chi đề phòng và hạn chế tổn thất
Nếu ta giả định chi phí quản lý, chi hoa hồng, chi đề phòng và hạn chế tổn thất là cố định thì kết quả kinh doanh bảo hiểm sẽ cao khi số phí thực thu lớn và số tiền chi bồi thường nhỏ. Như vậy, công tác bồi thường ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Do đó, việc quản lý tốt công tác bồi thường, đảm bảo việc bồi thường đúng, chính xác thiệt hại xảy ra, tránh trường hợp trục lợi bảo hiểm của chủ xe... sẽ tạo điều kiện nâng cao kết quả kinh doanh nghiệp vụ. Thêm vào đó, để giải quyết tốt công tác bồi thường đòi hỏi công tác giám định khi tổn thất xảy ra không những phải đúng với nguyên tắc cơ bản của công tác giám định bồi thường, đúng với từng trường hợp thiệt hại cụ thể, mà còn phải đảm bảo mức độ chính xác cao, đảm bảo sự thoả thuận của 2 bên (người tham gia và nhà bảo hiểm), tránh khiếu nại không cần thiết xảy ra. Đồng thời giám định viên phải có phương pháp giám định thích hợp, đi đôi với việc củng cố nâng cao hiệu quả công tác giám định nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
Bên cạnh đó nếu làm tốt công tác giám định và bồi thường sẽ tạo lòng tin cho khách hàng đối với công ty, từ đó họ sẽ tiếp tục tham gia (tái tục hợp đồng) và khuyến khích người khác cùng tham gia. Đây là hình thức quảng cáo rất tốt. Người tham gia càng đông, số thu phí càng tăng lên cũng tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh nghiệp vụ này.
Có thể nói giám định và bồi thường là những khâu hết sức quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp và cả đối với người tham gia (giúp họ ổn định cuộc sống, ổn định sản xuất kinh doanh sau vụ tai nạn).
1.2.5.3. Khâu bồi thường
Bồi thường là khâu khép kín và cực kỳ quan trọng trong công tác bảo hiểm. Chất lượng của công tác này hoặc là tăng uy tín của bảo hiểm, tự nó tuyền truyền quảng cáo cho công tác bảo hiểm, hoặc có tác dụng tiêu cực trở lại là làm giảm uy tín của Công ty. Kết quả bồi thường một mặt phản ánh hiệu quả xã hội của công tác bảo hiểm, mặt khác thể hiện chất lượng công tác phòng ngừa và hạn chế tổn thất và nó là cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh doanh của hoạt động bảo hiểm khi tai nạn xảy ra có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe và trách nhiệm bồi thường của._. bảo hiểm, trước khi tiến hành bồi thường chủ xe cùng cơ quan bảo hiểm hoàn tất hồ sơ vụ tai nạn. Để công tác bồi thường được đầy đủ chính xác kịp thời tránh lạm dụng trục lợi bảo hiểm của chủ xe hồ sơ vụ tai nạn phải đầy đủ, rõ ràng bao gồm một số giấy tờ sau:
- Khiếu nại của bên thứ ba.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Bản sao bằng lái xe của lái xe gây tai nạn, tờ khai tai nạn của chủ xe, biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản khám nghiệm xe và tài sản thiệt hại, biên bản kết luận điều tra tai nạn (nếu có).
- Các chứng từ hoá đơn làm cơ sở cho việc bồi thường từ viện phí chi phí khám chữa bệnh, mai táng phí (nếu chết) hay giấy chứng nhận thu nhập.
Ta biết rằng việc xác định mức các khoản bồi thường được xác định dựa trên thiệt hại thực tế của bên thứ ba do hậu quả tai nạn gây ra. Do vậy xác định đúng đắn thiệt hại của bên thứ ba là cơ sở cho việc bồi thường sát với thực tế thiệt hại. Tuy nhiên tuỳ theo thiệt hại thực tế của bên thứ ba là thiệt hại về tài sản hay thiệt hại về con người mà việc tính toán cụ thể dựa vào các văn bản khác nhau.
1.2.5.4. Khâu đề phòng và hạn chế rủi ro
Kiểm soát tổn thất liên quan đến cả trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu làm tốt khâu này, số vụ tổn thất sẽ giảm đi và mức độ tổn thất trong mỗi vụ cũng giảm, từ đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiết kiệm được số tiền bồi thường. Kiểm soát tổn thất bao gồm cả đề phòng và hạn chế tổn thất, cho nên khâu này không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội rất lớn. Tổn thất không xảy ra và kiểm soát được tổn thất tạo thêm niềm tin của khách hàng với doanh nghiệp bảo hiểm, và hơn thế nữa là góp phần bảo đảm an toàn cho xã hội. Đối với mỗi loại hình, mỗi nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau công tác đề phòng và hạn chế tổn thất cũng khác nhau. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, muốn giảm thiểu tổn thất, thiệt hại, các doanh nghiệp bảo hiểm phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan như: công an, giao thông công chính để tăng cường hệ thống biển báo chỉ đường, xây dựng đường lánh nạn trên các đèo dốc nguy hiểm, hỗ trợ kinh phí tổ chức các cuộc thi lái xe tải an toàn và tuyên truyền giáo dục luật lệ an toàn giao thông...
Hoạt động kiểm soát tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới thường bao gồm 3 khâu chuyên môn:
Một là, khảo sát điều tra thực tế, công việc chủ yếu của khâu này là điều tra, thu thập các thông tin liên quan đến đối tượng được bảo hiểm, đến đặc điểm của rủi ro và liên quan đến chính bản thân khách hàng. Ngoài việc đánh giá các yếu tố rủi ro vật chất, kiểm soát viên tổn thất còn phải đánh giá cam kết của người tham gia bảo hiểm trong công tác này, sau đó lập thành văn bản mô tả chi tiết các thông tin qua điều tra khảo sát báo cáo ban giám đốc. Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm có thể đưa ra những kiến nghị, đề xuất giúp khách hàng loại trừ hoặc kiểm soát được các rủi ro có khả năng gây tổn thất.
Hai là, phân tích và tư vấn cho khách hàng trong công tác quản lý rủi ro. Sau khi nắm bắt được những thông tin cơ bản của khâu điều tra khảo sát, kiểm soát viên tổn thất sẽ phân tích những tổn thất trong quá khứ của khách hàng và tư vấn cho họ những vấn đề cụ thể liên quan đến công tác quản lý rủi ro. Nội dung tư vấn này thường bao gồm:
+ Chương trình an toàn giao thông cho các lái xe và người thứ ba. Chủ đề này được giới thiệu thông qua phim, ảnh, video. Đối với những doanh nghiệp lớn, hiện đại thậm chí có thể tập huấn cho một số người làm công tác quản lý rủi ro trong doanh nghiệp.
+ Cung cấp các thông tin nghiệp vụ liên quan đến các rủi ro và phương pháp kiểm soát tổn thất đối với các rủi ro đó cho người được bảo hiểm. Giúp người được bảo hiểm tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí để có được những thông tin cần thiết hỗ trợ công tác quản lý rủi ro. Qua đây, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tạo dựng được mối quan hệ mật thiết với khách hàng.
+Kiểm tra, đánh giá và tư vấn cho người được bảo hiểm phương án an toàn giao thông.
Ba là, thực hiện chương trình quản lý rủi ro. Đây là công việc chủ yếu thuộc về phía người tham gia bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm cử các kiểm soát viên tổn thất kiểm tra xem chương trình có phù hợp với điều kiện thực tế hay không và cung cấp thêm những dịch vụ tư vấn phù hợp.
1.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
1.2.6.1. Các chỉ tiêu hiệu quả
- Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm là thước đo sự phát triển của bản thân doanh nghiệp và phản ánh mức chi phí để tạo ra những kết quả kinh doanh nhất định, nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh chỉ có thể được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả và chi phí. Nếu lấy mỗi chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh so với một chỉ tiêu phản ánhchi phí ta được một chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh. Do bảo hiểm không chỉ mang tính kinh tế mà còn mang tính xã hội nên khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp bảo hiểm ta phải trên góc độ cả về kinh tế và về dịch vụ phục vụ.
- Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm được thể hiện qua hai nhóm chỉ tiêu. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế và nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội.
+ Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
Ðứng trên góc độ kinh tế: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm được đo bằng tỷ số giữa doanh thu hoặc lợi nhuận với tổng chi phí.
H= (1)
H= (2)
Trong đó: H ,H : Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm tính theo doanh thu và lợi nhuận.
D : Doanh thu trong kỳ
L : Lợi nhuận thu được trong kỳ.
C : Tổng chi phí chi ra trong kỳ.
Chỉ tiêu (1) nói lên: cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Chỉ tiêu (2) phản ánh: cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp bảo hiểm .
+ Chỉ tiêu hiệu quả xã hội
Ðứng trên góc độ xã hội, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm được thể hiện qua hai chỉ tiêu sau:
H= (3)
H= (4)
Trong đó: H : Hiệu quả xã hội của doanh nghiệp bảo hiểm
C : Tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong kỳ.
Kbt Số khách hàng được bồi thường trong kỳ.
Ktg Số khách hàng được tham gia bảo hiểm trong kỳ.
Chỉ tiêu (3) phản ánh: cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ đã thu hút được bao nhiêu khách hàng ham gia bảo hiểm .
Chỉ tiêu (4) nói lên : cùng với một đồng chi phí đó đã góp phần giải quyết khắc phục hậu quả cho bao nhiêu khách hàng gặp rủi ro trong kỳ nghiên cứu.
Nếu xem xét ở từng mặt, từng khâu và từng nghiệp vụ bảo hiểm có thể tính được các chỉ tiêu hiệu quả khác để phục vụ cho quá trình đánh giá và phát triển hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, tất cả các chỉ tiêu hiệu quả đều phải đảm bảo nguyên tắc khi xây dựng là: mỗi chỉ tiêu phải phản ánh được trình độ sử dụng loại chi phí nào đó trong việc tạo những kết quả nhất định.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm tốt phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của từng loại hình nghiệp vụ bảo hiểm . Do vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh của từng nghiệp vụ sẽ làm cho hiệu quả kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp bảo hiểm tăng lên, đáp ứng nhu cầu kinh tế- xã hội, giúp doanh nghiệp bảo hiểm tồn tại và phát triển, cạnh tranh được với các doanh nghiệp bảo hiểm khác.
1.2.6.2. Các chỉ tiêu kết quả
* Kết quả kinh doanh của một nghiệp vụ bảo hiểm, một loại hình bảo hiểm và của cả doanh nghiệp bảo hiểm được thê hiện ở hai chỉ tiêu chủ yếu là: Doanh thu và lợi nhuận.
Doanh thu của một doanh nghiệp bảo hiểm phản ánh tổng hợp kết quả kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), bao gồm: các bộ phận cấu thành doanh thu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm; thu nhập từ hoạt động đầu tư và các khoản thu khác
. Lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm được tính như sau:
LN trước thuế = DT - CF
LNsau thuế = LNtrước thuế - TTN
Với: - LN: Lợi nhuận
DT: Doanh thu
CF: Chi phí
Trong đó, tổng chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm là toàn bộ các khoản chi phục vụ cho toàn quá trình hoạt động kinh doanh trong vòng một năm.
Các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận cũng được tính riêng cho từng loại nghiệp vụ. Nhưng khi tính toán cần chú ý: những khoản chi nào có liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ phải được tính trực tiếp cho nghiệp vụ đó (như phí bảo hiểm , chi bồi thường, & ); những khoản thu, chi gián tiếp (chi quản lý doanh nghiệp, thu nhập đầu tư & ) phải được phân bổ theo tỷ lệ giữa doanh thu phí bảo hiểm nghiệp vụ so với tổng doanh thu phí bảo hiểm nói chung.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA Ở VĂN PHÒNG CÔNG TY
BẢO HIỂM PETROLIMEX
2.1. Vài nét về Công ty Bảo hiểm Petrolimex
Công ty PJICO là Công ty cổ phần đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được thành lập tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 55 tỷ VN đồng trong đó vốn điều lệ là 53 tỷ đồng và tiền ký quỹ là 2 tỷ VN đồng. Là một công ty cổ phần, được thành lập theo chính sách đổi mới phát triển kinh tế của Nhà Nuớc, đặc biệt nhằm phá bỏ độc quyền về lĩnh vực bảo hiểm ở Việt Nam đẫ tồn tại hơn 30 năm để chuẩn bị các bước trong lộ trình hoà nhập hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong khu vực và trên thế giới. Thành lập tại Việt Nam năm 1995 với sự tập hợp sức mạnh kinh tế và uy tín của các tổng công ty lớn của nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó cổ đông sáng lập chi phối là Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam và các cổ đông sáng lập khác là Tổng Công ty Thép Việt Nam, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Công ty Điện tử Hà Nội, Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ, Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam, Liên hiệp đường sắt Việt Nam (nay là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam), Công ty bảo hiểm PJICO đã phát triển nhanh chóng về mọi mặt và được đánh giá là một trong những công ty bảo hiểm có chất lượng dịch vụ hàng đầu trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Bảng 1: Danh sách các cổ đông sáng lập của công ty PJICO
Stt
Cổ đông
Vốn góp (tỷ VND)
Tỷ trọng(%)
1
Tổng công ty xăng dầu Việt Nam
28.050
51
2
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
5.500
10
3
Công ty tái bảo hiểm quốc gia
4.400
8
4
Tổng công ty thép Việt Nam
3.300
6
5
Công ty vật tư thiết bị toàn bộ
1.650
3
6
Công ty điện tử Hà Nội
1.100
2
7
Công ty thiết bị an toàn
275
0,5
8
Thể nhân
10.725
19,5
Cộng
55.000
100
(Nguồn: Phòng thị trường Công ty Bảo hiểm Pjico)
Hình 1: Biểu trưng sự hình thành PJICO từ các cổ đông sáng lập
Chức năng, nhiệm vụ của Công ty PJICO
Chức năng: tham gia bảo hiểm rủi ro cho các hoạt động trọng yếu của nền kinh tế như bảo hiểm xây dựng lắp đặt, tàu biển, hoàng hóa xuất nhập khẩu, tài sản hỏa hoạn, xe cơ giới, tai nạn con người…
Thực hiện các hoạt động đối ngoại và tái bảo hiểm: liên kết với các công ty tái bảo hiểm có uy tín trên thế giới như Munich Re, Swiss Re,… nhằm thực hiện các hợp đồng có giá trị tài sản lớn.
Thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính vào các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế nhằm tạo ra lợi nhuận cho các doanh nghiệp nói riêng và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc dân nói chung.
Nhiệm vụ: là công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ PJICO phải không ngừng nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm nhằm thực hiện một cách tốt nhất những cam kết với khách hàng của mình.
Xây dựng thương hiệu là yếu tố cực kỳ quan trọng và các sản phẩm của công ty PJICO là sản phẩm vô hình nên phải tập trung làm cho thương hiệu nổi tiếng.
Thực hiện chiến lược tập trung và tăng trưởng nhanh nhằm mở rộng thì phần nhưng phải đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng.
Cơ cấu tổ chức của công ty PJICO
Công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng, với hình thức quản lý này, PJICO có một cơ cấu tổ chức rất hợp lý. Chính vì vậy mà công ty đã sử dụng nhân sự một cách linh hoạt và có hiệu quả rất cao trên cơ sở đào tạo và tạo điều kiện cho mỗi nhân viên phát huy sáng tạo, năng lực, sở trường của mình, đồng thời có điều kiện để tích lũy thêm kinh nghiệm và kiến thức cho bản thân. Đây cũng chính là quan điểm thống nhất trong quá trình phát triển lâu dài của PJICO. Với mục tiêu “nâng cao hệ thống phục vụ với mục tiêu chất lượng tốt nhất thị trường”.
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG NGHIỆP VỤ, QUÀN LÝ &KIỂM SOÁT
- Phòng bảo hiểm hàng hải
- Phòng phi hàng hải
- Phòng xe cơ giới
- Phòng tài sản hỏa hoạn
- Phòng thị trường &quản lý nghiệp vụ
….
- Phòng quản lý đại lý
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
49 CHI NHÁNH TRÊN 2000 ĐẠI LÝ
- Chi nhánh Hải Phòng
- Chi nhánh TP HCM
- Chi nhánh Đà Nẵng
- Chi nhánh Quảng Ninh
- Chi nhánh Thái Nguyên
- Chi nhánh Hà Tây
…
- Chi nhánh Tây Nguyên
…
CÁC PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 1-12
- Phòng bảo hiểm khu vực 1
- Phòng bảo hiểm khu vực 2
- Phòng bảo hiểm khu vực 3
…
- Phòng bảo hiểm khu vực 12
Sơ đồ1 : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của PJICO
2.2. Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở Văn phòng Công ty Bảo hiểm Petrolimex.
2.2.1. Công tác khai thác
PJICO là một thương hiệu độc quyền của Petrolimex, nhưng các nghiệp vụ bảo hiểm lại khá đa dạng, với sự tham gia của nhiều cổ đông lớn có uy tín của Nhà nước. Sau hơn 10 năm hoạt động, công ty đã xây dựng được một đội ngũ gồm trên 800 cán bộ công nhân viên, 1.800 đại lý năng động được đào tạo cơ bản có trình độ chuyên môn tốt làm việc tại trụ sở chính tại Hà Nội và trên 46 chi nhánh trên khắp cả nước. Hiện tại PJICO đang bán khoảng 70 sản phẩm bảo hiểm trong các lĩnh vực bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm con người, bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm. Công ty đã vươn lên uy tín hàng đầu trên thị trường trong một số lĩnh vực bảo hiểm như: Bảo hiểm xây dựng các nhà máy xi măng, công trình vận tải( cầu, đường), công trình năng lượng( thuỷ điện, nhiệt điện), công nghiệp xăng dầu, dân dụng…
Với tốc độ tăng trưởng doanh thu trên 30% / năm. từ khi thành lập đến nay công ty PJICO đã luôn kinh doanh có hiệu quả cao, không những bảo toàn mà còn phát triển vốn kinh doanh lên gấp 10 lần vốn góp ban đầu của các cổ đông. Công ty bảo hiểm PJICO đã thực sự tạo ra được thương hiệu và biểu tượng ngày càng phổ biến và có uy tín trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, được khách hàng tin tưởng và được các nhà Tái bảo hiểm hàng đầu hậu thuẫn tích cực.
Năm 2007 Công ty PJICO đã vinh dự đại diện cho lĩnh vực bảo hiểm nhận Danh hiệu: “ Thương hiệu mạnh năm 2007 “ là danh hiệu thứ 3 liên tiếp mà Công ty bảo hiểm PJICO nhận được trong 2 năm vừa qua (Giải thưởng Sao đỏ năm 2005, Giải thưởng Sao vàng đất việt năm 2006 ). Đây là phần thưởng rất xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng một cách tốt nhất cho những cam kết với khách hàng. Tính riêng đến tháng 10 năm 2007, PJICO đã tăng trưởng gần 90%, đây là mức tăng trưởng cao nhất trên thị trường liên tục trong 3 năm qua, gấp hơn 4 lần so với tăng trưởng chung của toàn nghành bảo hiểm. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho PJICO khi Việt Nam gia nhập WTO.
Bảng 2: Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm PJICO
( Giai đoạn 2003- 2008)
Năm
Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm ( trđ)
Tốc độ tăng trưởng so với năm trước(%)
2003
74.072
-
2004
83.367
12.5
2005
103.067
23.6
2006
136.523
32.5
2007
359.250
101.6
2008
600.000
80
( Nguồn Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex)
Nhìn vào bảng trên ta thấy : năm 2004 là năm có tốc độ tăng trưởng phí thấp nhất trong vòng 5 năm. Năm 2006 công ty đã có những bước đột phá lớn. Tốc độ tăng trưởng doanh thu phí cao hơn gấp nhiều lần so với năm 2005. Doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng mạnh đạt 177.389 trđ tăng nhanh hơn so với năm 2005 là 40.119 trđ. Năm 2006 là năm mà PJICO đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn từ năm 2003-2008.
Năm 2007 kế tiếp đà phát triển của năm 2006, tốc độ tăng trưởng doanh thu gần 90%, gấp 3.3 lần mức tăng chung của thị trường và tăng cao nhất kể từ khi thành lập , trong đó văn phòng công ty tăng trưởng tới 2.14 lần, các chi nhánh trên toàn quốc đều tăng trưởng từ 30-60%. Chỉ tiêu vốn cố định và dự phòng nghiệp vụ đạt tốc độ tăng trưởng kỷ lục -150% so với năm 2006. Cơ cấu khách hàng tiếp tục theo hướng bền vững. Công ty PJICO đã thu hút được hàng nghìn khách hàng mới thuộc các lĩnh vực bảo hiểm chủ đạo như: Xây dựng lắp đặt, hàng hải, tàu biển , xe cơ giới, con người. Ngoài các khách hàng tại các trung tâm kinh tế lớn như; Hà Nội, TpHCM , thị trường khai thác tại các địa phương của PJICO đã được mở rộng đáng kể. Năm 2007, nhiều khách hàng từ khu vực liên doanh, hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài đã mua bảo hiểm tại PJICO như: Harbin PoWer( Dự án nhiệt điện Cao Ngạn 85.5 triệu USD), ViMas( Khách sạn 5 sao Sheraton)., trị giá 60 triệu USD, Scancom Việt Nam, Hà Nội Lake View, Melia, Hà Nội Deawoo Tower…
Có được niềm tin của những khách hàng lớn và kén như vậy phần nào phản ánh được chất lượng và uy tín của PJICO.
Kết thúc năm 2008 , bảo hiểm PJICO đã đạt được những thành công ấn tượng về mọi mặt. Với doanh thu phí bảo hiểm 600 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 80%. PJICO là doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thị trường bảo hiểm Việt Nam, gấp 4 lần so với mức tăng trưởng bình quân của thị trường. Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, trong năm 2008, PJICO đã cho ra đời một số sản phẩm mới như: Du lịch ngắn hạn,Trách nhiệm nghề nghiệp, tiết kiệm bảo an, tư vấn thiết kế…
Tỷ lệ tăng trưởng của PJICO trong 8 tháng đầu năm 2008 là khoảng 30%( cao hơn so với mức độ tăng trưởng bình quân 18% của thị trường bảo hiểm Việt Nam cùng kỳ). Doanh thu phí bảo hiểm khai thác từ tháng 5 đến tháng 8 ( giai đoạn sau sự kiện gian lận bảo hiểm) là 30% cao hơn doanh thu phí bảo hiểm PJICO khai thác cùng kỳ năm trước.
2.2.1.1. Các mức phí bảo hiểm
Sau hơn 10 năm Từ năm 1992- 2003 mức phí liên tục thay đổi từ năm 1992 Bộ tài chính đã ban hành mức giới hạn trách nhiệm bảo hiểm, đến năm 1994 Công ty đã áp dụng biểu phí mới của Tổng Công ty thay thế biểu phí ban hành năm 1992, theo biểu phí này mức trách nhiệm đã được thay đổi. Tuy nhiên đến năm 1998 để phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh cũng như công tác bồi thường Công ty đã nâng cao mức giới hạn trách nhiệm của chủ xe đối với người bị nạn, Công ty đã áp dụng biểu phí mới ban hành theo quyết định số 299/1998/QĐ-BTC của Bộ tài chính. Và đến ngày 25/2/2003 mức phí lại một lần nữa thay đổi theo quyết định số 94/2008/QĐ-BTC với mức trách nhiệm như sau:
Bảng 3 : Mức trách nhiệm bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối xe >50 cm3
Năm
Phí+ thuế
Mức
Trách nhiệm
(Tổng phí)
Con người/vụ
Tài sản/vu
1997
I
3.000.000
20.000.000
II
4.000.000
30.000.000
III
5.000.000
40.000.000
1999
I
7.000.000
40.000.000
II
10.000.000
60.000.000
44.000
III
12.000.000
30.000.000
2003
44.000
I
12.000.000
30.000.000
50.000
II
15.000.000
80.000.000
62.000
III
30.000.000
80.000.000
2008
44.000
I
12.000.000
30.000.000
50.000
II
15.000.000
80.000.000
60.500
III
30.000.000
30.000.000
(Nguồn Công ty Bảo hiểm Pjico)
Trong đó mức phí ứng với trách nhiệm tối thiểu là bắt buộc các chủ xe phải tham gia, hai mức phí còn lại tuỳ theo khả năng tài chính các chủ xe có thể lựa chọn
Bảng 4: Phí bảo hiểm đối với những người tham gia bảo hiểm
ngắn hạn:
Thời hạn bảo hiểm
Mức phí/ phí cả năm(%)
1 tháng
15
2 tháng
20
3 tháng
30
4 tháng
40
5 tháng
50
6 tháng
60
7 tháng
70
8 tháng
80
9 tháng
90
> 9 tháng
100
(Nguồn từ Công ty Bảo hiểm Pjico)
Hơn nữa để động viên các chủ lái xe an toàn phí được tăng giảm tuỳ theo tỉ lệ tổn thất (với tỷ lệ tổn thất bằng số tiền bồi thường/số phí thu) và áp dụng chỉ cho những đơn vị có 10 xe trở lên.
- Không có tổn thất: giảm 20 % phí thu của năm bảo hiểm.
- Tổn thất < 20% giảm 10% phí của năm bảo hiểm.
- Tổn thất 120 - 150% thu thêm 10% phí của năm bảo hiểm.
- Tổn thất >150% thu thêm 20% phí của năm bảo hiểm.
Trong đó tỷ lệ tổn thất được tính theo năm trước của năm bảo hiểm. Phí bảo hiểm áp dụng đối với chủ xe tham gia ngắn hạn như sau:
- Dưới 3 tháng: nộp 30% phí năm.
- Từ 3 - 6 tháng: 60% phí năm.
- Từ 6 - 9 tháng nộp 90% phí năm.
- Trên 9 tháng: 100 % phí năm.
Ngoài ra còn một số quy định sau:
+ Đối với xe có giấy phép kinh doanh vận chuyển hành khách liên tỉnh thì phí cộng thêm 30% so với mức phí quy định.
+ Đối với xe buýt nội tỉnh công thêm 15% với mức phí quy định
+ Các chủ xe có từ 50 xe trở nên được bảo hiểm taị một doanh nghiệp bảo hiểm thì được giảm 15% tổng số phí phải nộp.
Như vậy theo quyết định số 299/1998 QĐ - BTC của Bộ tài chính mức trách nhiệm bảo hiểm tăng kéo theo mức phí tăng. Đó là mức trách nhiệm tối đa mà các chủ xe có thể tham gia, tuỳ theo khả năng, tuỳ theo khả năng tài chính của mình. Tuy nhiên để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm Công ty nên thuyết phục, giải thích rõ ràng cho khách hàng, để họ chấp nhận mức phí đó. Bởi lẽ trên thực tế mức phí bảo hiểm trách nhiệm chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là không tăng nhưng do thực hiện kết hợp giữa trách nhiệm đối với người thứ ba và khách trên xe theo hợp đồng vận chuyển nên phí tăng là tất yếu.
2.2.1.2. Tình hình thu phí bảo hiểm.
Quá trình hình thành và phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiện dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba của Công ty gắn liền với sự hình thành và phát triển của Công ty. Một tất yếu là việc đi lại của người dân, việc chuyển chở hàng hoá … là nhu cầu khách quan giống như ăn mặc… Từ khi nước ta chuyể sang nền kinh tế thị trường đã làm cho nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất hàng hoá phát triển dẫn tới phương tiện cơ giới tăng không ngừng cả về vận chuyển hành khách và hàng hoá. Mặc dù nước ta có rất nhiều loại hình vận tải nhưng vận tải đường bộ vẫn đóng vai trò số 1 trong các phương tiện vận tải bởi vì nó đáp ứng nhu cầu của xã hội rất cao.
Trong mấy năm vừa qua, trong khi nền kinh tế phát triển trên 8% mỗi năm thì phương tiện vận tải đường bộ tăng trung bình 20% mỗi năm, khối lượng vận tải tăng trên 13%.
Điều dễ thấy là số lượng phương tiện vận tải cá nhân như xe máy, ô tô du lịch… tăng rất cao so với các phương tiện khác. Tình trạng đó dẫn đến ùn tắc giao thông ở đô thị và tai nạn giao thông ở các đô thị tăng đều trên 10% mỗi năm từ 2004 - 2007 đã cướp đi sinh mạng của hàng vạn người và làm cho hàng triệu người bị tàn phế.
Trước vấn đề nóng bỏng và bức xúc trên như vậy hơn lúc nào hết người dân thấy rõ sự cần thiết của bảo hiểm. Do vậy cùng với nghị định 30/HĐBT của Thủ tướng Chính phủ quy định bắt buộc về chế độ bảo hiểm của chủ xe cơ giới, Công ty đã tổ chức mạng lưới đại lý và cộng tác viên thực hiện việc thu phí và cấp giấy chứng nhận bảo hiểm nhanh gọn, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ xe tham gia bảo hiểm. Do đó phí bảo hiểm thu được ngày càng tăng.
Bảng 5: Tổng số xe tham gia & doanh thu phí
qua các năm 2005 - 2008.
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
SX (chiếc)
SP (trđ)
SX (chiếc)
SP (trđ)
SX (chiếc)
SP (trđ)
SX (chiếc)
SP (trđ)
Ô tô
3.100
1.182
3.430
1.274
3.305
1.212
3.521
1.342
Xe máy
1.150
47
1.275
51
3.294
156
5.323
254
Tổng
3.250
1.229
4.705
1.325
6.599
1.368
8.844
1.596
(Nguồn số liệu khai thác từ Phòng kế toán Công ty Bảo hiểm Pjico ).
Qua bảng 6 ta thấy trong 4 năm 2005 - 2008 tổng số lượng mỗi loại xe tham gia bảo hiểm và tổng số phí thu được qua các năm tăng rất đáng kể. Số xe ô tô tham gia bảo hiểm từ 3.100 chiếc năm 2005 tăng lên 3.521 chiếc năm 2008 (tăng 13,58%) tương đương với 412 chiếc. Đặc biệt là lượng xe máy tham gia bảo hiểm tăng mạnh từ 1.150 năm 2005 lên 5.323 năm 2008 (tăng 362,87%) tương đương với 4173 chiếc.
Lượng xe (ô tô, xe máy) tham gia bảo hiểm tăng dần nên số phí thu được cũng tăng theo, cụ thể năm 2005 phí bảo hiểm thu được 1.182 triệu lên 1.342 triệu năm 2008 (tăng 13.58%) đối với ô tô, tăng từ 47 triệu năm 2005 lên 254 triệu năm 2008 (tăng 440.42%) đối với xe máy.
Đặc biệt 2008 lượng xe ô tô tham gia bảo hiểm chiếm tỷ trọng lớn tổng số xe đang lưu hành trên địa bàn Hà Nội. Bên cạnh đó lượng xe máy tham gia bảo hiểm cũng tăng tương đối cao so với năm 2007 lượng xe tham gia bảo hiểm năm 2008 tăng 61.9% tương đương với 2029 chiếc.
Để thấy rõ xu hướng phát triển của hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ta so sánh các năm so với năm 2005
Qua số liệu bảng 6 ta nhận thấy: Tổng số xe các loại tham gia bảo hiểm qua các năm so với năm 2005 bình quân tăng với tốc độ nhanh đáng kể cụ thể:
- Năm 2006/2005 toàn bộ số xe tham gia bảo hiểm tăng 21,51% (455 chiếc) trong đó lượng ô tô tham gia bảo hiểm tăng 10,64% (330 chiếc), xe máy tham gia tăng 10,84% (125 chiếc). Số xe tham gia bảo hiểm tăng dần nên số phí thu được cũng tăng theo. Con số đó tăng 16,29% (96 trđ) so với năm 2005. Riêng phí thu được từ xe ô tô tham gia bảo hiểm tăng 7.87% (92 trđ), số phí thu được từ số xe máy tăng 8,51% (4 trđ).
Năm 2007/2005 toàn bộ số xe tham gia bảo hiểm tăng 182,05% (2349 chiếc) trong đó lượng ô tô tham gia bảo hiểm tăng 6.61% (250 chiếc), xe máy tham gia tăng manh 186,44% (2.144 chiếc). Số xe tham gia bảo hiểm tăng lên do vậy số phí thu được cũng tăng theo. Con số đó tăng 234,44% (139 trđ) so với năm 1999. Riêng phí thu được từ xe ô tô tham gia bảo hiểm tăng 2,54% (30 trđ), số phí thu được từ số xe máy tăng 231,91% (109 trđ).
- Trong năm 2008 do sự "bùng nổ" của phương tiện vận tải do đó lượng xe tham gia bảo hiểm ngày một tăng. Đây cũng là năm thành công của Phòng trong mấy năm trở lại đây. So với năm 2005 tổng số phí thu được năm 2008 tăng 453,96% (367 trđ) trong đó phí thu được từ ô tô tăng 13,64% (160 trđ), xe máy tăng 440,32% (207 trđ). Song song với số phí thu phí được tăng là tổng lượng xe tham gia bảo hiểm cũng tăng 376,44% (4.594 chiếc) đối với ô tô tăng 13,58% (421 chiếc), xe máy tăng mạnh 362,87% (4.173 chiếc).
Như vậy nhìn chung việc khai thác nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới ở phòng giai đoạn 2007 - 2008 đã phát triển với tốc độ rất cao về số lượng xe máy tham gia bảo hiểm và số phí thu được. So với năm 2005 tốc độ phát triển của phí thu được từ ô tô tăng đều qua các năm, nhưng phí thu đươc từ xe máy tăng nhanh nhất là năm 2008.
Để đánh giá kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba được rõ hơn nữa ta xét đến tốc độ phát triển của lượng xe tham gia và số phí thu được giữa hai năm liên tiếp.
Bảng 6: Tốc độ phát triển của số xe tham gia & số phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba các năm liên tiếp.
Đơn vị %
Chỉ tiêu
2006/2005
2007/2006
2008/2007
Số xe
Số phí
Số xe
Số phí
Số xe
Số phí
Ô tô
110,64
107,78
-3,65
-4,87
106,54
110,73
Xe máy
110,87
108,51
258,35
305,89
161,60
162.82
Tổng
221,51
216,29
254,70
301,02
168,14
173,55
(Nguồn số liệu khai thác từ phòng kế toán Công ty Bảo hiểm Pjico ).
Qua số liệu bảng 6 trên ta thấy:
- Năm 2006/2005 : Tổng số xe tham gia bảo hiểm tăng 21,51% (tức là tăng 1.145 chiếc) trong đó lượng ô tô tham gia tăng 10,64% (330 chiếc), xe máy tăng 10,87% (125 chiếc).
- Năm 2007/2006: Lượng xe ô tô tham gia bảo hiểm bị giảm đi -3,65% tương ứng với giảm 62 chiếc (do có luật cấm các loại xe tải lớn không được hoạt động trong nội thành) tuy nhiên số xe máy tham gia lại tăng rất nhanh 158,35% (tức tăng 2.220 chiếc) làm cho tổng lượng xe cơ giới tham gia bảo hiểm tăng lên 54,70% (1.894 chiếc).
- Năm 2008/2007: Tổng lượng xe tham gia bảo hiểm tăng, xe máy tham gia tăng nhanh. Đặc biệt năm 2008 tỷ lệ xe máy tham gia bảo hiểm so với xe lưu hành tăng mạnh làm cho tỷ lệ chung tăng lên. Đây cũng là vấn đề mà Công ty bảo hiểm Hà Nội cần quan tâm để có biện pháp tích cực hơn nữa. Những kết quả mà Công ty đạt được trong thời gian qua có những yếu tố quyết định sau:
- Công tác tuyên truyền tới các chủ xe về mục đích ý nghĩa của bảo hiểm cộng với tính bắt buộc của nó từ đó giúp họ hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
- Công ty đã mở rộng mạng lưới cộng tác viên văn phòng đại diện, đảm bảo phục vụ tốt khách hàng.
- Phối hợp với cảnh sát giao thông kiểm tra các loại xe lưu hành, xử phạt những trường hợp chưa mua bảo hiểm.
- Công tác giải quyết bồi thường nhanh chóng kịp thời góp phần tích cực trong việc khắc phục hậu qủa. Đây là hình thức tuyên truyền tới quần chúng nhân dân, đồng thời tăng thêm uy tín của Công ty tạo dựng niềm tin đối với khách hàng.
- Công ty đã triển khai nhiều hạn mức trách nhiệm khác nhau và có biểu phí cho từng hạn mức trách nhiệm. Điều này đã làm cho các chủ xe tham gia ở các hạn mục khác nhau tuỳ thuộc khả năng tài chính của mình.
- Bên cạnh đó cũng phải kể đến hiệu lực của nghị định 36/CP ban hành ngày 1/3/1995 của Thủ Tướng nhằm thiết lập trật tự an toàn giao thông đường bộ. Việc thi hành nghị định làm cho lượng lớn xe cơ giới tham gia bảo hiểm tăng lên rõ rệt. Công tác khai thác ngày càng được thực hiện tốt, cùng với lượng xe cơ giới tăng ngày càng nhiều.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là một trong những nghiệp vụ truyền thống của Công ty. Nghiệp vụ này phải không ngừng được phát triển và hoàn thiện. Doanh thu của nghiệp vụ BHTNDS chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu của phòng cụ thể:
Bảng 7: Tỷ trọng doanh thu của BHTNDS qua hai năm 2007-2008.
Năm
Doanh thu từ phí BHTNDS
(Tr.đ)
Tổng doanh thu từ phí bảo hiểm của phòng
(Tr.đ)
Tỷ lệ %
2007
1.367
5.102
15,7
2008
1.696
5.392
16,0
(Nguồn số liệu lấy từ phòng kế toán Công ty Bảo hiểm Pjico ).
Như vậy tỷ lệ doanh thu từ phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trong tổng doanh thu từ phí bảo hiểm của Công ty ngày càng tăng, con số này nói lên được tầm quan trọng cuả nghiệp vụ này.
Nhìn chung trong những năm gần đây, Công ty đã đạt được những kết quả khả quan trong khâu khai thác. Lượng xe lưu hành trên địa bàn thành phố tham gia cũng tăng rõ rệt. Đó là những thành công của Công ty, tuy nhiên trong thời gian tới Công ty cần có những biện pháp để khai thác triệt để lượng xe trên địa bàn.
Nhờ triển khai nhiều biện pháp phù hợp đẩy nhanh tốc độ khai thác hợp đồng; đồng ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21386.doc