lời mở đầu
Cùng với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, phương tiện sử dụng trong ngành giao thông vận tải cũng được cải tiến đến chóng mặt cả về số lượng lẫn chất lượng. Hàng năm có hàng nghìn phương tiện hoạt động được điều khiển từ con người thu: xe đạp, xe máy, ôtô...
Song sóng với sự tiến bộ này là tình hình giao thông đường bộ ngày càng phức tạp, tai nạn giao thông ngày càng nhiều gây thiệt hại lớn về tài sản tính mạng cho con người cũng như cho toàn xã hội.
Để giảm bớt n
68 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1494 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững thiệt hại đó nnhằm đảm bảo an toàn cho xã hội đồng thời bảo vệ lợi ích hoạt động kinh doanh, công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimexx gọi tắt PJICO đã triển khai loại hình “bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba “. BHTNDS là nghiệp vụ bảo hiểm quan trọng, nó đồng thời thực hiện hai mục tiêu là:
- Thực hiện tốt nghị định 115/1997 NĐ/CP (quy định về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giớ nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp co những người bị thiệt hại về thân thể và tài sản do cơ giới gây ra, đồng thời giúp chủ xe cơ giới khắc phục được hậu quả).
- Đóng góp không nhỏ trong tổng doanh thu hàng năm của công ty.
PJICO mới tham gia hoạt động trên thị trường bảo hiểm được 6 năm, nhưng đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường bảo hiểm và triển khai nghiệp vụ BHTNDS có hiệu quả. Nhưng cũng không thể tránh khỏi những thiếu xót, vướng mắc trong quá trình hoạt động, triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự từ khâu khai thác đến khâu bồi thường. Qua thực tế của công ty cùng với vai trò to lớn của nghiệp vụ bảo hiệm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, sau thời gian thực tập tại văn phòng KVI -28C Lê Ngọc Hân em đã chọn đề tài: “Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao tính bắt buộc trong nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty cổ phần bảo hiểm PJICO”
Nội dung đề tài gồm:
Chương I. Những vấn đề chung về BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
Chương II. Tình hình triển khai nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty cổ phàan bảo hiểm PJICO giai đoạn 1995- 2000.
Chương III. Những giải pháp nhằm thực hiện tốt nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty cổ phần bảo hiểm PJICO.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy cô trong khoa bảo hiểm và cán bộ nhân viên văn phòng KVI - 28C Lê Ngọc Hân đã giúp em hoàn thành tốt đề tài:
Luận văn này không tránh khỏi thiếu xót do tài liệu và thời gian có hạn. Em rất mong được sự góp ý chân thành của thầy cô giúp em hoàn thiện tốt hơn cho đề tài này.
chương i
những vấn đề chung về BHTNDS của
chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
I. Sự cần thiết phải triển khai BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
1. Đặc điểm hoạt động của xe cơ giới trong giao thông đường bộ.
Trong nhịp độ phát triển không ngừng về kinh tế thì giao thông đóng vai trò quan trọng trong mọi sự phát triển, là huyết mạch, là một ngành kinh tế kỹ thuật có vị then chốt. Giao thông ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các ngành kinh tế, kỹ thuật, an ninh, quốc phòng...
a. Tình hình phát triển pưhơng tiện cơ giới.
Những năm gần đây, giao thông nước ta có sự phát triển vượt bậc với các hình thức vận chuyển ngày càng phong phú, từ vận chuyển bằng phương tiện thô sơ đến vận chuyển bằng phương tiện vận tải cơ giới. Do sự phát triển của cơ chế thị trường, hàng loại xe cơ giới các loại được tham gia lưu hành trong giao thông. Có thể nhận xét sự gia tăng phương tiện cơ giới đường bộ của Việt Nam trong 10 năm qua ở những nét cơ bản sau:
- Phương tiện tăng tương đối nhanh đặc biệt là ô tô từ năm 1990 đến năm 2000 bình quân hàng năm phương tiện cơ giới đường bộ tăng 17,8% trong đó ô tô tăng 7,6%, xe máy là xấp xỉ 19,5. Năm 2000 so với 1990 phương tiện cơ giới đường bộ tăng 4,5 lần; ôtô tăng 2,14 lần; xe máy tăng 4,63 lần trong đó năm 1993 phương tiện tăng cao nhất. Từ năm 1998 đến nay tỷ lệ này giảm khoảng 7%.
- Tuy nhiên năm gần đây mức tăng pưhơng tiện cơ giới đường bộ khá cao nhưng mức cơ giới hoá của Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực.
Việt Nam có 75 xe/1.000 dân trong khi Thái Lan 190 xe/1.000 dân, Malasia 340 xe/1.000 dân.
- Tỷ lệ xe cũ nát cao, điều kiện an toàn thấp, tổng số phương tiện ô tô vào kiểm định so với thực tế lưu hành còn qúa thấp (số phương tiện chạy bằng xăng là 45%,dicsel là 55%).
Số lượng xe theo đăng ký chênh lệch với số xe thực tế hoạt động, theo số liệu đăng ký thì tổng số ôtô năm 2000 là 750.000 xe nhưng số xe vào kiểm định (lưu hành trên đường) là chưa đến 500.000 xe. Theo các nhà chuyên gia trong thập kỷ tới phương tiện cơ giới của nứoc ta vẫn tăng cao, mức tăng trưởng chỉ căn cứ dự báo theo GDP thì cứ mỗi năm khi GDP tăntg 1% thì tổng lượng vận taỉ đường bộ tăng từ 1.2% đến 1.5%, đặc biệt trong giai đoạn tới (2.006) nước ta thực hiện các cam kết cắt giảm thuế thì lượng xe bung ra càng nhiều.
Bảng 1: Viện chiến lược bộ GTVT dự báo phương tiện cơ giới đường bộ như sau:
Năm
2000
2010
2020
Tổng số xe các loại (chiếc)
750.000
1.400.000
3.200.000
Tổng số xe máy (chiếc)
6.000.000
8.000.000
12.000.000
(Nguồn: Theo báo cáo thống kê của Uỷ Ban An Toàn Quốc Gia)
b. Tình hình tai nạn giao thông và nguyên nhân:
Tai nạn giao thông là một vấn đề mang tính xã hội: Các nước trên thế giới đều phải đối mặt với tình trạng tai nạn giao thông gia tăng (dù ở các mức độ khác nhau) như đối mặt với các vấn đề xã hội khác. Theo số liệu thống kê của Liên hiệp Quốc thì hàng năm trên thế giới có khaỏng 250 ngàn người bị chết và khoảng 7 triệ người bị thương vì tai nạn giao thông do ôtô gây ra.
Tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam (số liệu thống kê tai nạn giao thông từ năm 1999 đến năm 2000) cho thấy:
- Mỗi năm thường xảy ra 5.150 vụ tai nạn, làm khoảng 2.080 người bị chết, trên 5.100 người bị thương (từ năm 1988 - 1991).
- Từ năm 1992 - 19996 từ khi có nghị định 36/CP Chính phủ có nhiều biện pháp tăng cường đảm bảo an toàn giao thông thì bình quân gia tăng tai nạn giao thông năm nay so với năm trước như sau: 7,97% về số vụ; 5,53% số người chết; 9,5% về số người bị thương. Năm 1999 tỉ lệ số người bị thương chết vì tai nạn giao thông tăng nhanh và 8 tháng đầu năm 2.000 tỉ lệ này vẫn tiếp tục gia tăng có tới 15.370 vụ tai nạn giao thông làm 5.274 người chết, 16.19 người bị thương.
Tám tháng đầu năm 2.000 có xảy ra 47 vụ tai nạn ôtô chở khác làm chết 12 người, bị thương 479 người ví dụ ở Thanh Chương Nghệ An trên quốc lộ 46 làm chết 17 người, vụ Khánh Hoà làm chết 12 người... Trong đó cả năm 1999 xảy ra 52 vụ tai nạn ôtô hành khách làm chết 146 người, bị thương 474 người.
Như vậy tai nạn ôtô hành khách đang trở thành một vấn đề cần quan tam đặc biệt, nhữgn vụ tai nạn này không chỉ làm chết người mà cònlàm cho mọi người dân thực sự lo ngại.
2. Sự cần thiết khách quan phải triển khai BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
Lịch sử phát triển bao đời nay đã cho thấy những rủi ỏ bất ngờ luôn xảy ra ngoài ý muốn của con người. Mà tính mạng con người là vô giá không thể tính toán bằng tiền cụ thể, cũng khó có thể đánh giá được thiệt hại về sức khoẻ một cách chính xác.
Trong công cuộc phát triển về giao thông vận tải đã đem lại sự phồn vinh cho toàn xã hội nhưng nó lại cũng chính là nguyên nhân gây ra tai nạn, làm thiệt hại đến tính mạng sức khoẻ, tinh thần, tài sản của con người và của toàn xã hội, gây nên khó khăn về kinh tế, tình cảm cho người bị nạn.
Như vậy tai nạn giao thông là mối đe doạ từng ngày từng giờ đối với các chủ phương tiện, mặc dù nhà nước đã có nhiều biện páhp ngăn ngừa, hạn chế tai nạn một cách tích cực song vẫn không thể tránh khỏi. Khi tai nạn xảy ra thì việc giải quyết hậu quả thường phức tạp, kéo dài, cho dù nhà nước có quy định rõ chủ phương tiện phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng và tài sản do việc lưu hành xe của mình gây ra theo nguyên tắc “gây thiệt hại bao nhiêu thì phải bồi thường bấy nhiêu”.
Phần lớn các vụ tai nạn xảy ra đều bồi thường theo thoả thuận giữa chủ phương tiện và người bị hại nên dẫn đến nhiều khúc mắc trong việc bồi thường (hoặc bồi thường không xứng đáng hoặc bồi thường không đúng thiệt hại thực tế), có những vụ tai nạn chủ xe không có điều kiện để giải quyết bồi thường, nhiều trường hợp lái xe bị chết trong vụ tai nạn đó cho nên việc giải quyết tai nạn trở nên khó khăn hơn.
Nhằm đảm bảo lợi ích cho người bị hại và giảm bớt gánh nặng cho chủ xe BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ra đời và đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Chính phủ đã ban hành NĐ30/HĐBT và bây giờ được thay bằng NĐ 115/CP/1997 “về chế độ thực hiện bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới”. Như vậy càng khẳng định quyết tâm của Chính phủ thực hiện triệt để loại hình bảo hiểm này. Đây là cơ sở pháp lý nhất để các công ty bảo hiểm đẩy mạnh công tác bảo hiểm cho chủ xe cơ giới tại Việt Nam.
3. Tác dụng của BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
a. Đối với chủ xe.
BHTNDS của chủ xe cơ không chỉ có vai trò to lớn đối với người bị thiệt hiại mà còn cả xã hội, nó là tấm lá chắn vững chắc cho các chủ xe khi tham gia giao thông.
- Tạo tâm lý yên tâm, thoải mái, tự tin, khi điểu khiển các phương tiện tham gia giao thông.
- Bồi thường chủ động, kịp thời cho chủ xe khi phát sinh TNDS, trong đó có lỗi của chủ xe thì công ty bảo hiểm nơi mả chủ xe tham g ia ký kết bảo hiểm tiến hành bồi thường nhanh chóng để các chủ xe phục hồi lại tinh thần, ổn định sản xuất., phát huy quyền tự chủ về tài chính, tránh thiệt hại về kinh tế cho chủ xe.
- Có tác dụng giúp cho chủ xe có ý thức trong việc đề ra các biện pháp hạn chế, ngăn ngừa tai nạn băng cách thông qua bảo hiểm TNDS của chủ xe.
- Góp phần xoa dịu, làm giảm bớt căng thẳng giữa chủ xe và người bị nạn. Đây là mục đích cao cả trong nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với người thứ ba.
b. Đối với người thứ ba.
- Thay mặt người thứ ba bảo vệ quyền lợi chính đáng cho họ. Vì khi chủ xe gây tai nạn thì công ty thay mặt của xe bồi thường những thiệt hại cho nạn nhân một cách nhanh chóng, kịp thơì mà không phụ thuộc vào tài chính của xe.
- BHTNDS cũng giúp cho người thứ ba ổn định về mặt tài chính và về mặt tinh thần, trành gẩya căng thẳng hay sự cố bất thường từ phía của nhà người bị hại (trong trường hợp người thứ ba bị chết).
c. Đối với xã hội.
- Từ công tác giám định cũng như công tác bồi thường sau mỗi một vụ tai nạn, công ty bảo hiểm sẽ thống kê được các rủi ro và nguyên nhân gây ra rủi ro để từ đó đề ra biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất một cách hiệu quả nhất, giảm bớt những đáng kể do hậu quả tai nạn giao thông gây ra cho mỗi người, giảm bớt thiệt hại cho toàn xã hội. Đây là một hoạt động thể hiện phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh.
- BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba còn làm giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước, đồng thời làm tăng thu cho ngân sách cho nhà nước. Việc đóng phí sẽ là nguồn chủ yếu để chi trả bồi thường cho người thứ ba.
Đây là mục đích chủ yếu của nghiệp và của nhà nước Việt Nam, nó thể hiện vai trò trung gian hoà giải có tính chất pháp lý của công ty bảo hiểm.
Với tư cách là một nghiệp vụ bảo hiểm, BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội, thể hiện tiníh nhân đạo, nhân văn cao cả trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Một lần nữa BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba lại khẳng định sự cần thiết khách quan cũng như tính bắt buộc của nghiệp vụ BHTN dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
II. Nội dung cơ bản của BHTNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
1. Đối tượng bảo hiểm:
a. Đối tượng được bảo hiểm.
Theo điều 5 chương II của NĐ 115 CP/1997.
* Đối tượng được bảo hiểm là trách nhiệm dân cư của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là trách nhiệm bồi thường hay nghĩa vụ ngoài hợp đồng của chủ xe hay lái xe cho người thứ ba do việc lưu hành xe gây tai nạn.
* Điều kiện để được bảo hiểm.
Đối tượng bảo hiểm không được xác định trước, chỉ khi nào việc lưu hành xe gây tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba thì đối tượng này mới được xác định cụ thể.
b. Điều kiện để phát sinh bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Thông thường phải có đủ bốn điều kiện sau:
- Điều kiện thứ nhất: Phải có thiệt hại về tài sản, tính mạng hay sức khoẻ của bên thứ ba.
- Điều kiện thứ hai: Chủ xe (lái xe) phải có hành vi trái pháp luật. Có thể do vô tình hay cố ý mà lái xe vi phạm luật giao thông đường bộ, hoặc vi phạm quy định khác của Nhà nước
- Điều kiện thứ ba: Phải có mối quan hệ nhân quả của hành vi trái pháp luật của chủ xe (lái xe) với những thiệt hại của người thứ ba.
- Điều kiện thứ tư: Chủ xe (lái xe) phải có lỗi.
Thực tế chỉ cần thực hiện ba điều kiện thứ 1,2,3 là phát sinh trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba của chủ xe (lái xe). Nếu thiếu một trong ba điều kiện trên trách nhiệm dân sự của chủ xe sẽ không phát sinh, và do đó sẽ không phát sinh trách nhiệm của bảo hiểm. Điều kiện thứ tư có thể có hoặc có thể không vì nhiều khi tai nạn xảy ra là do tính nguy hiểm cao độ của xe cơ giới mà không hoàn toàn do lỗi của chủ xe. Ví dụ ôtô đang chạy với tốc độ lớn trên đường thì bị làm văng lốp xe ra ngoài làm bắn vào người đi đường gây tai nạn chết người. Trong trường hợp này trách nhiệm dân sự có thể phát sinh nếu có đủ 3 điều kiện đầu tiên.
Trong BHTNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, khi xảy ra tai nạn thiệt hại cho người thứ ba thì người được bảo hiểm bồi thường là chủ xe hoặc người đi diện chi chủ xe được pháp luật công nhận.
Người thứ ba của BHTNDS chủ xe cơ giới có thể là người đi bộ hay đi xe đạp hoặc các phương tiện cơ giới khác nhưng không bao gồm những trường hợp sau đây:
- Thiệt hại xảy ra do bản thân phương tiện được bảo hiểm.
- Thiệt hại về tính mạng sức khoẻ xảy ra do bản thân người được bảo hiểm, người điều khiển xe hay bất kỳ người nào khác đi trên cư.
- Thiệt hại mà phương tiện gây ra cho những người mà chủ xe có nghĩa vụ nuôi dưỡng.
- Thiệt hại do hai xe cùng chủ đâm va.
- Trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự của lái xe.
- Các khoản phạt mà lái xe hoặc chủ xe phải chịu.
2. Phạm vi bảo hiểm.
a. Các rủi ro được bảo hiểm.
Người bảo hiểm nhận bảo hiểm cho các rủi ro bất ngờ không lường trước được gây ra tai nạn và làm phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe. Công ty bảo hiểm bồi thường những thiệt hại về vật chất, về người, về tài sản được tính toán theo những nguyên tắc nhất định. Theo mục 3 điều 11 chương II thì công ty bảo hiểm còn phải thanh toán cho chủ xe những chi phí mà họ đã chi ra nhằm phòng ngừa hạn chế thiệt hại. Những chi phí này chỉ được bồi thường khi nó phát sinh sau khi tai nạn xảy ra và được coi là chi phí cần thiết và hợp lý.
Trách nhiệm bồi thường của công ty boả hiểm được hạn mức trong mức trách nhiệm ghi trong hợp đồng hay giấy chứng nhận bảo hiểm. Như vậy bản thân chủ xe phải tự bảo hiểm cho phần trách nhiệm vượt quá mức này (theo mục 3 điều 2 chương I QĐ số 299/QĐ - BTC/1998).
Trong BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, cac sthiệt hại nằm trong phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm bao gồm:
- Thiệt hạ về tính mạng và tình trạng sức khoẻ của bên thứ ba.
- Thiệt hại về tài sản hàng hoá của bên thứ ba.
- Thiệt hại về tài sản làm thiệt hại đến kết quả kinh doanh hoặc giảm thu nhập.
- Các chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa hạn chế thiệt hại, các chi phí đề xuất của cơ quan bảo hiểm (kể cả biện pháp không mang lại hiệu quả).
Những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của những người tham gia cứu chữa, ngăn ngừa tai nạn, chi phí cấp cứu và chăm sóc nạn nhân người được bảo hiểm mà công ty bảo hiểm có thẻ mở rộng phạm vi bảo hiểm của mình cho những rủi ro khác. Những bảo đảm bổ xung xong BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba kéo theo một khoản phí đóng thêm của người khác được bảo hiểm.
b. Các rủi ro loại trừ: theo điều 13 chương II QĐ 299/1998/QĐ - BTC.
Người được bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các vụ tai nạn mặc dù có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe trong các trường hợp sau:
- Tai nạn xảy ra do hành động xấu, cố ý của chủ xe, lái xe.
- Tai nạn xảy ra do hành động xấu, cố ý của người thứ ba.
- Xe không có giấy phép lưu hành.
- Lái xe chưa đủ tuổi lái xe theo quy định của pháp luật.
- Lái xe không có bằng lái hoặc có những không hợp lệ hoặc bằng lái xe bị đình chỉ hay tạm giữ.
- Điều khiển xe trong tình trạng say rượu, bia, ma tuý, hay các chất kcíh thích tương tự khác...
- Lái xe sử dụng không được sự đồng ý của chủ xe.
- Xe được sử dụng để chuyên chở chất cháy, chất nổ trái phép.
- Xe trở quá trọng tải hoặc quá số khách quy định.
- Xe có hệ thống lái ben phải.
- Xe sử dụng để tập lái hoặc đua thể thao.
- Xe đang sửa chữa hay đang trong thời gian chạy thử sau khi sửa chữa.
- Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành.
- Đồ vật trở trên xe rơi xuống đường gây thiệt hại cho người thứ ba.
- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp, bị cướp trong tai nạn.
- Thiệt hại đối với người không phải là người thứ ba như đã nêu ở phần đối tượng bảo hiểm.
- Thiệt hại gián tiếp do xe bị tai nạn làm ngưng trệ hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm giá thương mại.
- Chiến tranh và các nguyên nhân tương tự khác chiến tranh.
- Tai nạn xảy ra ngoài phạm vi lãnh thổ nước sở tại tham gia bảo hiểm (trừ một số trường hợp có thoả thuận từ trước)
- Lái xe gây tai nạn bỏ trốn.
Ngoài ra người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với tài sản đặc biệt như: vàng, bạc, đá, quý, tiền đồ cổ, tranh ảnh quý, thi hài, hài cốt...
Sở dĩ các công ty bảo hiểm phải đưa ra các điều khoản loại trừ như vậy là để tránh tình trạng nhưngx lái xe ẩu, vô trách nhiệm coi thường páp luật đặc biệt là giao thông của các chủ xe và lái xe. Hơn nữa các công ty bảo hiểm còn tránh tình trạng trục lợi bảo hiểm, làm như vậy thì bảo hiểm mới có tác dụng theo đúng nguyên tắc “chỉ bảo hiểm cho những rủi ro ngẫu nhiên”.
3. Phí bảo hiểm.
a. Phí bảo hiểm.
Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà chủ xe phải nộp cho nhà bảo hiểm để thành lập nên một quỹ tiền tệ tập trung đủ lớn để bồi thường thiệt hại xảy ra trong năm nghiệp vụ theo pham vi bảo hiểm. Có thể coi phí bảo hiểm là giá cả của sản phẩm bảo hiểm nên nso có thể tăng giảm phụ thuộc vào tình hinfh cung, cầu trên thị trường.
Bỉểu phí nghiệp vụ BHTNDS do Bộ Tài Chính quy định ngoài ra doanh nghiệp bảo hiểm có thể thoả thuận với chủ xe cơ giới để đảm boả theo biểu phí cao hơn hoặc phạm vi rủi ro bảo hiểm rộng theo quy tắc bảo hiểm, biểu phí mà doanh nghiệp bảo hiểm đã đăng ký với Bộ Tài Chính.
Phí bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự được tính theo đầu phương tiện. Người tham gia bảo hiểm đóng phí BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba theo số lượng đầu phương tiện của mình.
Mặt khác, các đầu phương tiện khác nhau về chủng loại, về độ lớn có xác suất gây ra tai nạn khác nhau. Do đó phí bảo hiểm được tính riêng cho từng loại phương tiện (hoặc nhóm phương tiện) tuỳ theo mỗi đầu phương tiện.
b. Phương pháp tính phí.
Do phí BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba được thu theo mỗi đầu phương tiện hay thu theo số lượng mỗi loại phương tiện hoạt động. Các phương tiện khác nhau có xác suất gây ra tai nạn khác nhau. Nên phí bảo hiểm được tính riêng cho từng loại phương tiện (thường tính theo năm) là:
P =f +d.
Trong đó: p - phí bảo hiểm/phương tiện.
f - phí thuẩn.
d - phụ phí.
Phí thuần được xác định theo công thức.
F =
Trong đó: Si - số vụ tai nạn xảy ra có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe được bảo hiểm bồi thường trong năm i.
Ti - số tiền bồi thường bình quân một vụ tai nạn trong năm i/
Ci - số đầu phương tiện tham gia bảo hiểm trong năm i.
n - số năm thống kê thường từ 3 -5 năm i = (1,n)
Như vậy thực chất là số tiền bồi thường bình quân trong thời kỳ n năm cho mỗi đầu phương tiện tham gia bảo hiểm trong thời kỳ đó.
ở Việt Nam thì phụ phí thường từ 20% - 30% phí cơ bản.
d =
Đây là cách tính bảo hiểm cho các phương tiện giao thông thông dụng trên cơ sở quy luật số đông. Đối với các phương tiện không thông dụng, mức độ rủi ro lớn hơn như kéo rơmooc, xe chở hàng nặng... thì tính thêm tỷ lệ phụ phí so với mức phí cơ bản.
Đối với các phương tiện hoạt động ngắn (dưới 1 năm) thời gian tham gia bảo hiểm được tính tròn tháng và phí bảo hiểm được xác định như sau:
Pngắn hạn =
Trường hợp đã tham gia đóng phí cả năm nhưng vào một thời điểm nào đó xe không hoạt động nữa hoặc chuyển quyền sở hữu cho người khác mà không chuyển bảo hiểm thì chủ phương tiện sẽ được hoàn trả lại phí bảo hiểm tương ứng với số thời gian còn lại của năm (làm trong tháng) với điều kiện như sau:
Phoàn lại =
Nộp phí bảo hiểm là trách nhiệm của chủ phương tiện, tuỳ theo số lượng phương tiện, người bảo hiểm sẽ quy định thời gian, số lần nộp mức phí tương ứng có xét giảm phí theo tỷ lệ tổn thất và giảm phí theo số lượng phương tiện tham gia bảo hiểm (tối đa thường giảm 20%). Nếu không thực hiện đúng quy định sẽ bị phạt ví dụ như:
- Chậm từ 1 ngày đến 2 tháng phải nộp thêm 100% mức phí cơ bản.
- Chậm từ 2 tháng 4 tháng phải nộp thêm 200% mức phí cơ bản.
- Chậm từ 4 tháng trở lên nộp thêm 300% phí cơ bản.
- Hoặc huỷ hợp đồng bảo hiểm.
c. Các yếu tố làm tăng phí.
Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà chủ xe cơ giới phải đóng cho nhà bảo hiểm khi tham gia bảo hiểm và phí bảo hiểm được tính theo đầu phương tiện.
- Phí thuần tăng:
+ Do số đầu phương tiện tham gia bảo hiểm tròn năm thấp.
+ Do số vụ tai nạn xảy ra có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe được bảo hiểm bồi thường trong năm là nhiều.
+ Số tiền bồi thường bình quân một vụ tai nạn lớn.
- Phu phí tăng:
+ Do các chi phí trong quản lý nghiệp vụ tăng.
+ Chi phí khai thác, giám định bồi thường tăng.
- Do chủ xe tham gia bảo hiểm nhưng quá thời hạn đóng phí.
- Ngoài ra: Những lái xe không có kinh nghiệm, không thuộc đường, không thuộc các biển báo xe trên các trục lộ đường. Trước khi tham gia bảo hiểm chủ xe không khai báo tiền sử các vụ tai nạn đã xảy ra trước đây để công ty bảo hiểm còn biết có nên ký hợp đồng bảo hiểm với chủ xe hay bị tai nạn giao thông hoặc tăng mức phí nếu nhà bảo hiểm yêu cầu.
4. Trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia.
a. Trách nhiệm và quyền lợi của chủ xe cơ giới.
* Trách nhiệm của chủ xe cơ giới: theo điều 8 chương I QĐ số 299/1998/QĐ - BTC thì chủ xe cơ giới phải thực hiện như sau:
- Thứ nhất: Khi yêu cầu bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải kê khai đầy đủ và trung thực những nội dung trong giấy yêu cầu bảo hiểm và đóng phí boả hiểm.
- Thứ hai: Khi tia nạn giao thông xảy ra, chủ xe cơ giới phải có trách nhiệm:
+ Cứu chữa, hạn chế thiệt hại về tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn, báo ngay cho cảnh sát giao thông nơi gần nhất để phối hợp giải quyết tai nạn. Trừ khi có một số lý do chính đáng, trong vòng 5 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn, chủ xe cơ giới phải gửi cho doanh nghiệp bảo hiểm giấy báo tai nạn ghi rõ (ngày giờ, địa điểm xảy ra tia nạn, giấy đăng ký giấy thông báo tai nạn,họ ten chủ xe, lái xe, nguyên nhân tai nạn và biện pháp xử lý ban đầu...).
+ Không được di chuyển tháo dỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến của doanh nghiệp bảo hiểm, trừ trường hợp làm như vậy là cần thiết để đảm bảo an toàn coh người và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- Thứ ba: Bảo lưu quyền khiếu nại và chuyển quyền đòi bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm trong phạm vi số tiền đã bồi thường kèm theo toàn bộ chứng từ có cần thiế liên quan tới trách nhiệm của người thứ ba.
- Thứ tư: Chủ xe cơ giới phỉa trung thực trong việc thu thập và cung cấp các tài liệu, chứng từ và hồ sơ yêu cầu bồi thường và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trinìh xác minh tính chân thực của các tài liệu chứng từ đó.
- Thứ năm: Trong trường hợp thay đổi mục đích sử dụng xe, chủ xe cơ giới phải thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm biết được điều chỉnh lại tỷ lệ phí cho phù hợp.
Nếu chủ xe cơ giới không thực hiện đầy đủ các trách nhiệm quy định trên thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền tèn tương ứng với thiệt hại do lỗi của chủ xe cơ giới gây ra.
* Quyền lợi của chủ xe.
- Có quyền yêu cầu công ty bảo hiểm bổ sung hay sửa đổi hợp đồng, đề xuất công ty mở rộng phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.
- Khi tai nạn xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm, chủ xe được công ty bảo hiểm bồi thường tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại thực tế và mức độ lỗi của chủ xe.
- Chủ xe có quyền yêu cầu đòi bồi thường trong vòng 6 tháng kể từ ngày xảy ra tai nạn trừ trường họp do nguyên nhân khách quan hay bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
- Chủ xe có quyền khiếu nại nhà bảo hiểm trong trường hợp bồi thường không thoả đáng hay không bồi thường mà không rõ lý do.
Thời hạn thanh toán của công ty bảo hiểm là 15 ngày kể từ khi nhận hồ sơ bồi thường đầy đủ, hợp lệ và không kéo dài quá 30 ngày. Thời hạn khiếu nại đòi bồi thường của chủ xe là 3 tháng kể từ ngày công ty boả hiểm thanh toán hay từ chối bồi thường.
b. Trách nhiệm và quyền lợi của công ty bảo hiểm.
* Công ty bảo hiểm có trách nhiệm.
- Cung cấp đủ cho chủ xe cơ giới những quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm có liên quan tới BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
- Hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho chủ xe cơ giới tham gia bảo hiểm.
- Công ty bảo hiểm có trách nhiệm giám định tai nạn và hậu quả tai nạn khi nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm. Nếu qua xác minh thấy vụ tai nạn thuộc phạm vi trách nhiệm của công ty thì công ty xúc tiến các công việc như sau:
+ Phối hợp với công an, cảnh sát giao thông tiến hành giám định hiện trường, xác định mức lỗi của mỗi bên.
+ Tranh thủ ý kiến của chủ xe và lời khai báo của nhân chứng qua tờ khai tai nạn kết hợp với hiện trường nghiên cứu các tài liệu cần thiết và xem xét lại một lần nữa nguyên nhân tai nạn.
+ Tiến hành xác định minh thiệt hại đối với người thứ ba.
- Sau khi giám định xong công ty bảo hiểm phải có trách nhiệm bồi thường coh người bị hại khi rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm theo phần lỗi của chủ xe (bồi thường thiệt hạ về người, về tài sản).
- Các công ty bảo hiểm phải có các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất, xây dựng cải tạo đường xá cầu cống, hoàn chỉnh hệ thống đèn báo, biển báo giao thông. Ngoài ra còn giáo dục ý thức cho chủ xe (lái xe) thực hiện tốt an toàn giao thông.
* Quyền lợi của công ty bảo hiểm.
- Công ty bảo hiểm được phép sử dụng phí bảo hiểm để sử dụng các mục đích của mình (chi bồi thường, chi đề phòng hạn chế tổn thất, chi các hoạt động đầu tư).
- Nhà bảo hiểm có quyền giám sát thực hiện đề phòng, ngăn ngừa tai nạn chủ xe hoặc các bên có liên quan trong việc tục lơi bảo hiểm (lập hồ sơ giả, khai báo không trung thực...).
5. Công tác giám định và giải quyết bồi thường.
a. Thiệt hại của ben thứ ba: theo quy định của pháp luật việc xác định mức độ thiệt hại về tài sản, tính mạgn và sức khoẻ của con người trong tai nạn xe cơ giới căn cứ vào nguyên tắc và cách thức xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
* Đối với thiệt hại về tài sản.
- Trường hợp thứ nhất: tài sản bị mất, bị hư hỏng hạc bị huỷ hoại mà không thể sửa chữa đườc. Trong trường hợp này thiệt hại về tài sản được xác định bằng giá mua của tài sản cùng loại tương đương trên thị trường tự do hoặc chi phí hợp lý để làm lại tài sản đó.,
- Trường hợp thứ hai: tài sản bị hư hỏng có thể sửa chữa được, thiệt hại ở đây là chi phí thực tế hợp lý để sửa chữa tài sản đó, đưa nó về trạng thái trước khi bị hỏng. Nếu trong quá trình sửa chữa tài sản đó, phải thay mới một hoặc nhiều bộ phận thì phải trừ đi giá trị hao mòn của bộ phận được thay thế. Thiệt hại về tài sản không tính đến những thiệt hại vê những hư hỏng phát sinh trong quá trình sửa chữa mà không liên quan gì đến tai nạn.
Tuy nhiên trong cả hai trường hợp trên thiệt hại còn phải tính đến lợi ích của người thứ ba gắn liền với việc sử dụng , khai thác tài sản cùng với những chi phí hợp lý để ngăn ngừa và khắc phục thiệt hại.
* Đối với thiệt hại về người.
- Trong trường hợp bị thương:
+ Các chi phí hựp lý cho công việc ứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sứcd khoẻ và chức năng bị mất hoặc giảm sút như: chi phí cấp cứu, tiền hao phí vật chất và của chi phí y tế khác (thuốc men, dịch truyền, chi phí chiếu chụp X quang).
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập bị mất của người chăm sóc bệnh nhân ( nếu có theo yêu cầu của bác sĩ trong trường hợp bệnh nhân nguy kịch) và khoản tiền cấp dưỡng cho người mà bệnh nhân có nghĩa vụ nuôi thường.
+ Khoản thu nhập bị mất hoặc giảm sút của người đó. Thu nhập bị mát được xác định trong trường hợp bệnh nhân điều trị nội trú do hậu quả của tai nụn. Nếu không xác định được mức thu nhập này, sẽ căn cứ vào mức lương tối thiểu hiện hành. Khoản thiệt hại về thu nhập này không bao gồm những thu nhập do làm ăn phi pháp mà có.
+ Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần.
- Trong trường hợp nạn nhân bị chết.
+ Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc, cứu chữa cho người thứ ba trước khi chết (xác định tương tự như ở phần thiệt hại về sức khoẻ).
+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng người thứ ba (những chi phí do hủ tục sẽ không được thanh toán).
+ Tiền trợ cấp cho những người mà người thứ ba phải cung cấp nuôi dưỡng (vợ, cồng, con cái... đặc biệt trong trường hợp người thứ ba là lao động chính trong gia đình). Khoản tiền trợ cấp này được xác định tuỳ theo quy định của mỗi quốc gia, tuy nhiên sẽ được tăng thêm nếu hoàn tcảnh gia đình thực sự khó khăn.
b. Tính toán mức bồi thường của người gây thiệt hại.
+ Mức độ lỗi của người gây thiệt hại.
+ Thiệt hại thực tế của bên thứ ba.
Công thức xác định mức bồi thường.
Trách nhiệm bồi thường = lỗi của người gây thiệt hại x thiệt hại của bên thứ ba.
Trường hợp cả hai bên đều gây thiệt hại và bên thiệt hại cùng có lỗi thì bên gây thiệt hại vẫn phải bồi thường phù hợp với mức lỗi của họ. Nếu hai xe đâm nhau với bên với mức lỗi ngang nhau thì bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho mỗi bên với mức bằng 50% thiệt hại của bên kia.
Trong trường hợp chủ xe còn có một bên thứ khác cùng có lỗi gây ra tai nạn đó:
Số tiền bồi thường = (lỗi của chủ xe + lỗi của chủ xe khác) x thiệt hại của bên thứ ba.
Việc bồi thường được tính theo thực tế thiệt hại bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu, nhưng số tiền bồi thường tối đa không vượt quá số tiền bảo hiểm đã ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Nếu hai cùng một chủ đâm và nhau và hai xe đều bị thiệt hại đồng thời gây thiệt hại cho người đi đường thì phần thiệt hại của hai xe không phát sinh trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm. Nhưng phần thiệt hại của người đi đường lại phát sinh trách nhiệm dân sự do đó bảo hiểm sẽ bồi thườn._.g theo thiệt hại thực tế.
- Nếu hai hay nhiều xe cùng gây thiệt hại cho một hoặc một số người thì các công ty bảo hiểm phải liên đới bồi thường cho nạn nhân theo mức độ lỗi của họ gây ra.
Trách nhiệm bồi thường của mỗi bên = thiệt hại của nạn nhân x mức độ lỗi của từng bên.
Trường hợp tai nạn xảy ra hoàn toàn do chất liệu, kết cấu, khuyết tật của chủ xe hoặc lái xe gây ra vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho dù họ không có lỗi.
c. Giải quyết bồi thường của công ty bảo hiểm.
* Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ.
Khi xảy ra tai nạn thuộc trách nhiệm bồi thường của công ty, nhà bảo hiểm phải hướng dẫn và giúp chủ xe hoàn chỉnh hồ sơ đòi bồi thường, đồng thời chủ xe phải cung cấp cho nhà bảo hiểm giấy tờ liên quan đến vụ tai nạn. Thông thường một bộ hồ sơ đòi bồi thường như sau:
- Tờ khai tai nạn của chủ xe.
- Giấy yêu cầu đòi bồi thường.
- Biên bản khám nghiệm xe.
- Bản kết luận điều tra tai nạn (nếu có).
- Biên bản khám nghiệm hiện trường.
- Chứng từ hoá đơn liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba.
- Chỉ rõ nhận dạng nạn nhân và xe của họ, cung cấp tên và địa chỉ những nhân chứng (nếu có).
- Bản sao các giấy tờ (giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe...).
Tất cả những tài liệu trên liên quan đến tổn thất, những khiếu nại của nạn nhân như: các hoá đơn chứng từ viện phí, các chi phí y tế...
Nhà bảo hiểm xác định số tiền bồi thường.
Căn cứ vào hồ sơ tai nạn đã được thu thập, căn cứ vào việc tính toán trách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm, căn cứ vào hạn mức trách nhiệm đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm, nhà bảo hiểm có thể tính toán bồi thường cho chủ xe theo yêu cầu của họ bồi thường trực tiếp cho nạn nhân.
Số tiền bồi thườg = thiệt hại thực tế của bên thứ ba x lỗi của chủ xe.
Trường hợp tai nạn xảy ra do lỗi cua rmột người nào đó sau khi bồi thường nhà bảo hiểm sẽ thay mătj chủ xe khiếu nại người có lỗi này. Nhà bảo hiểm sẽ từ chối bồi thường nếu có bằng chứng chứng minh được sự thông đồng gian lận giữa nạn nhân và người được bảo hiểm.
Việc bồi thường của nhà bảo hiểm được tiên shành trong một lần, tuy nhiên óc những trường hợp để giảm bớt những khó khăn về tài chính cho chủ xe, nhà bảo hiểm có thể cho chủ xe ứng trước một số tiền bồi thường. Sau khi đã hoàn chỉnh hồ sơ, tính toán số tiền bồi thường cụ thể, nhà bảo hiểm sẽ trừ đi số tiền mà chủ xe đã ứng trước đây.
Trường hợp bảo hiểm trùng, người được bảo hiểm có thể được quyền lợi từ các hợp đồng đã ký, xong số tiền bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm đối vơí người thứ ba.
Ngoài ra nhà bảo hiểm có thể bồi thường trợ cấp tối đa không vượt quá 50% mức trách nhiệm của chủ xe đã tham gia đối với những trường hợp xe không gây tai nạn có thể tham gia bảo hiểm nhưng không thuộc phạm vi bảo hiểm như:
+ Lái xe không có bằng lái hợp lệ.
+ Xe chở quá trọng tải hoặc sóo hành khách quy định...
Nói chung, trách nhiệm của các công ty bảo hiểm là giúp đỡ các đơn vị, chủ xe có tai nạn xảy ra, động viên thường xuyên có khen thưởng xứng đáng đối với những đơn vị thực hiện tốt công tác phòng ngừa, hạn chế tổn thất. Đồng thời công ty bảo hiểm là người đảm bảo thanh toán, bồi thường chính xác đầy đủ, kịp thời. Bảo hiểm luôn phối hợp cùng với các cơ quan chức năng thực hiện tuyên truyền giác ngộ người tham gia bảo hiểm cũng như việc chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông, thực hiện.
Chương II
Tình hình triển khai nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty cổ phần Bảo hiểm petrolimex-pjIco giai đoạn 1996-2000
I. Vài nét sơ lược về Công ty cổ phần bảo hiểm pjIco
Thực hiện Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm, ngày 15/6/1995 Công ty cổ phần bảo hiểm pjIco, sự hội tụ của 7 thành viên sáng lập gồm:
+ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
+ Tổng Công ty Xăng Dầu Việt Nam
+ Công ty Tái Bảo hiểm Quốc gia
+ Tổng Công ty Thép Việt Nam
+ Công ty Vật tư và thiết bị toàn bộ
+ Công ty Điện Tử Hà Nội
+ Công ty TNHH Thiết Bị An Toàn
Đã chính thức ra đời và tham gia thị trường bảo hiểm.
Công ty cổ phần bảo hiểm pjIco ra đời trong nền kinh tế thị trường phát triển, pjIco trở thành mẫu hình trong việc thực hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước.
pjIco ra đời cũng là lúc thị trường bảo hiểm phát triển mở rộng, đây là cơ hội lớn cho Công ty pjIco phát triển và phát huy cơ hội. Với tổng số vón b an đầu hoạt động là 31 tỷ nay lên tới hơn 120 tỷ đồng, tổng doanh thu phí trong 6 năm (từ năm 1996-2000) đạt 514,84 tỷ đồng, đây là một kết quả đáng ghi nhận của pjIco.
Với số vốn góp thì nguồn lực chủ yếu là huy động từ các cổ đông (số vốn góp của các cổ đông chiếm 85,5%), còn lại là huy động từ các đơn vị cá nhân, phần lớn là các cán bộ nhân viên của các cổ đông sáng lập.
Trong 6 năm hoạt động với tinh thần quan tâm đến lợi ích của khách hàng và sự tồn tại phát triển lâu dài của Công ty. Nên đến nay Công ty đã có những bước phát triển vượt bậc với doanh thu phí bình quân đạt 3,9%, lãi đầu tư tăng dần qua các năm, lãi cổ tức duy trì ở mức độ 1,2% tháng cao hơn lãi suất ngân hàng. Từ chỗ khách hàng của Công ty chủ yếu là các cổ đông, đến nay đã có hàng nghìn khách hàng thuộc tất cả ca chính sách ngành nghề, lĩnh vực, các thành phần kinh tế tham gia bảo hiểm tại pjIco.
Hoạt động kinh doanh của Công ty bao gồm các nghiệp vụ bảo hiểm:
+ Nghiệp vụ bảo hiểm phi hàng hải
+ Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải
+ Nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật và tài sản
+ Nghiệp vụ tái bảo hiểm
+ Ngoài ra còn các hoạt động khác thực hiện liên quan tới bảo hiểm như công tác giám định, điều tra, đầu tư, tín dụng...
Với mạng lưới 200 đại lý, 9 chi nhánh và 5 Văn phòng đại diện hoạt động rộng trên 33 tỉnh, thành phố (Sài Gòn, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nghệ An, Khánh Hoà, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình). Trụ sở chính của Công ty ở tại 22 Láng Hạ, 5 văn phòng đại diện ở các quận huyện (Cầu Giấy, Gia Lâm, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng).
Công ty pjIco có mặt trên thị trường bảo hiểm đánh dấu bước khởi đầu cho sự phát triển về Công ty cổ phần Nhà nước và sự trưởng thành có sự hoà nhập với thị trường chung bảo hiểm Việt Nam. pjIco phá vỡ thế độc quyền của Bảo Việt, giúp cho khách hàng có sự lựa chọn để mua bảo hiểm theo yêu cầu chính đáng của mình.
II. Thực tế công tác triển khai
Tuy mới được thành lập trên 6 năm nhưng pjIco đã vươn lên đứng thứ 4 với thị phần nghiệp vụ bảo hiểm pjIco ngày một tăng
+ Bảo Việt chiếm khoảng 53% thị phần bảo hiểm
+ Bảo Minh chiếm khoảng 26% thị phần bảo hiểm
+ PVIC chiếm khoảng 8% thị phần bảo hiểm
+ pjIco chiếm độ khoảng 5,6% thị phần bảo hiểm.
+ Các Công ty khác 7,4% thị phần bảo hiểm.
Biểu đồ 1: Biểu diễn thị phần nghiệp vụ BHTNDS của 4 Công ty bảo hiểm và các Công ty khác năm 1999
*****
Với sức mạnh nhỏ bé và nguồn tài chính hạn hẹp nhưng kỹ thuật đến với pjIco ngày càng nhiều bằng sự cạnh tranh đầy thuyết phục của đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm. Số lượng khách hàng tăng dẫn đến tổng doanh thu các nghiệp vụ cũng tăng theo...
Bảng 2: Chỉ tiêu doanh thu bộ phận hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần bảo hiểm pjIco thời kỳ 1996 - 2000.
Chỉ tiêu
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
Doanh thu B H con người (tr.đ)
24.160
35.105
42.698
45.253
48.253
Doanh thu B H TNDS (tr.đ)
16.029
24.115
31.410
32.160
36.160
Doanh thu B H tài sản (tr.đ)
21.130
33.055
35.087
38.144
41.144
Doanh thu khác
1.075
1.805
1.445
2.433
3.443
Tổng:
62.400
94.080
111.360
118.000
129.000
Nguồn: Theo báo cáo tổng kết của pjIco năm 1996-2000
Qua bảng 2 ta thấy rằng, tổng doanh thu của Công ty cũng như các bộ phận của từng nghiệp vụ khác tăng dần qua các năm. Trong tổng doanh thu nghiệp vụ thì nghiệp vụ bảo hiểm con người là lớn nhất, mặc dù nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chưa thực sự chiếm phần lớn trong tổng doanh thu nhưng nó đóng góp một phần không nhỏ trong tổng doanh thu nghiệp vụ.
So với các Công ty khác thì pjIco là một trong những Công ty có nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba mạnh nên mới duy trì ở mức doanh thu nghiệp vụ tăng liên tục qua các năm cụ thể năm 1996 tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc là 62,4 tỷ đồng đến năm 2000 lên tới 129 tỷ đồng, do pjIco có những thuận lợi sau:
- Là Công ty đời sau nên đã thích ứng được với những thông tin, trang thiết bị hiện đại, cập nhật và tiếp cận được thị trường nhanh. Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình, có trình độ đại học.
- Khách hàng của pjIco vừa là khách hàng trong cổ đông và ngoài cổ đông (trong đó khách hàng tự có của Công ty đã chiếm một số lượng lớn tham gia đều đặn hàng năm tại Công ty pjIco. Đây là điểm mạnh trong cạnh tranh thị trường với các Công ty mạnh Bảo Việt, Bảo Ninh...).
- Ngoài những thuận lợi chủ quan là những thuận lợi khách quan như sự bùng nổ về số lượng xe cơ giới. Từ năm 1999 đến năm 2000 bình quân hàng năm phương tiện cơ giới đường bộ tăng 16,8%; tuy mức tăng vè số phương tiện cơ giới tham gia lưu hành lớn nhưng mức cơ giới hoá lại thấp. đó là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông ngày một tăng, thiệt hại xảy ra cho chính chủ xe cơ giới và người thứ ba.
Qua trên cho thấy Công ty pjIco đang đứng trước một tiền đồ mở rộng với nhiều hướng bước. Vậy để đi con đường nào thì đó còn là cả quá trình khó khăn đòi hỏi Công ty phải có định hướng sao cho phù hợp.
1. Công tác khai thác:
Đây là khâu đầu tiên trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm, khâu này quyết định đến sự thành công hay thất bại của Công ty trong kinh doanh nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Thực chất của khâu khai thác là vận vận động tuyên truyền cho các chủ xe cơ giới thấy được sự cần thiết cũng như trách nhiệm của bản thân khi xe lưu hành và gây thiệt hại cho người khác.
pjIco đã đề ra khẩu hiệu cho hoạt động khai thác đó là “năng động, tích cực, khoa học, nhanh và tôn trọng lợi ích của khách hàng hay cũng như cộng tác viên”, với phương châm “ chữ tín làm trọng, coi trọng lợi ích của khách hàng là trên hết, nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng phục vụ khách hàng”. Ngay từ khi thành lập, Công ty đã không ngừng mở rộng địa bàn khai thác, đặt nhiều văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố lớn, hàng trăm tổng đại lý được mở rộng ở các khu vực đông dân cư, nhiều người qua lại thuận tiện cho việc mua bán bảo hiểm để thực hiện khai thác tốt nhất. Triệt để nhằm bám sát khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận và tham gia bảo hiểm tại Công ty. Phối hợp với các cơ quan hành chính như Bộ tài chính, Bộ giao thông vận tải, Bộ công an, cảnh sát... cùng tiến hành triển khai nghiệp vụ.
Sau khi ra đời Nghị định 115 CP/1997 “Bàn về phạm vi bảo hiểm và trách nhiệm bảo hiểm”, Nghị định này quy định phạm vi bảo hiểm rộng hơn so với Nghị định 30 của Hội đồng bộ trưởng, ngoài BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, chủ xe còn phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hoá trở trên xe theo hợp đồng bảo hiểm vận chuyển hành khách.
- Bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm
- Bổ sung quy định về quyền lợi của chủ xe cơ giới.
- Bổ sung quy định về trách nhiệm của các bộ và Uỷ Ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm hướng dẫn thi hành và phối hợp triển khai thực hiện.
- Bổ sung các quyết định về xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm chế độ bảo hiểm bắt buộc nhừm đảm bảo thi hành Nghị định trong thực tế triển khai.
Kết quả đạt được qua tình hình thực tế triển khai theo Nghị định 115 CP/1997, sau 6 năm hoạt động trên thị trường bảo hiểm cạnh tr anh gay gắt pjIco vẫn đứng vững và hoạt động với hiệu quả cao cụ thể:
a. Về mặt số lượng xe cơ giới:
Biểu 4: Tình hình khai thác nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại pjIco (1996 - 2000).
Năm
Chỉ tiêu
1999
(Nguồn: Báo cáo thống kê Công ty pjIco 1996-2000).
Theo số liệu bảng 4 cho thấy số lượng xe cơ giới tham gia vào lưu thông qua các nă tăng dần, năm 2000 lượng xe cơ giới tham gia lưu thông là nhiều nhất đặc biệt là xe máy tăng 150% (thêm 50%). Số xe tham gia bảo hiểm cũng như tỷ lệ xe tham gia bảo hiểm tăng dần từ năm 1996 đến năm 2000 (năm 1996 là 0,51%, đến năm 2000 là 0,685%), còn về số tuyệt đối năm 1996 số xe tham gia bảo hiểm là 23.418 xe, năm 2000 số xe tham gia bảo hiểm là 41.420 xe.
Thực tế lượng xe máy trong lưu thông gấp gần 12 lần xe ô tô nhưng lượng xe máy lại tham gia bảo hiểm ít hơn xe ô tô rất nhiều vì nước ta chưa bắt buộc được trực tiếp xe máy tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự mà chỉ bắt buộc được với ô tô (nhưng với số lượng chưa triệt để vẫn còn rất thấp).
Năm 1997, Công ty đã thu hút được 33.426 chiếc xe tăng 10.008 chiếm 0,61% tổng lượng xe lưu hành trên toàn quóc tăng 42,74% so với năm 1996.
Qua đây ta thấy được sự vươn lên của pjIco trên thị trường bảo hiểm, từ một Công ty mới thành lập nhưng vẫn đủ sức để cạnh tranh với các Công ty bảo hiểm lớn như Bảo Việt, Bảo Minh đang hoạt động mạnh trên thị trường bảo hiểm.
Đến năm 1998 số lượng xe tham gia bảo hiểm so với năm 1997 tăng 13,4%, năm 2000 tăng chậm khoảng 8,84%. Đây là thời kỳ tăng chậm nhất kể từ khi Công ty triển khai nghiệp vụ.
Nhận xét chung tình trạng cả nước so sánh với pjIco trong nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Mặc dù đã có những chuyển biến tốt trong khâu khai thác bảo hiểm xe cơ giới trong vả nước nói chung và pjIco nói riêng nhưng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng bảo hiểm.
* Đối với xe ô tô các loại:
Dựa trên số liệu lượng ô tô các loại trên toàn quốc từ năm 1996 đến năm 2000 tăng xấp xỉ 9% năm.
Năm 1996 cả nước có 386.946 xe đến năm 2000 là 750.000 xe.
- Số xe ô tô được bảo hiểm trong cả nước năm 1996 là 86.998 xe trong khi tham gia tại pjIco đã là 14.796 xe chiếm gần 6% số lượng xe tham gia bảo hiểm trên toàn quốc.
- Số xe ô tô được bảo hiểm trong cả nước năm 1999 là 167.625 xe, trong khi tham gia tại pjIco là 24/360 xe chiếm gần 7% số lượng xe tham gia bảo hiểm trên toàn quốc.
- Số xe ô tô được bảo hiểm trong cả nước năm 2000 là 199.630 xe, trong khi tham gia tại pjIco là 26.660 xe chiếm gần 13,3% số lượng xe tham gia bảo hiểm trên toàn quốc.
Tỷ lệ xe ô tô được bảo hiểm bình quân trong giai đoạn này (1996-2000) mới chỉ đạt gần 35% tổng số xe ôtô các loại.
Biểu đồ 2: Biểu diễn tỷ lệ xe ô tô tham gia bảo hiểm
* Đối với xe máy:
Số lượng xe máy trên toàn quốc từ năm 1996 đến năm 2000 tăng bình quân gần 15,5% năm.
Năm 1996 trên toàn quốc có 4.208.247 xe máy, đến năm 1999 lên tới 5.610.884 xe máy các loại. Số xe máy trong cả nước được bảo hiểm năm 1996 trên 900.000 chiếc thấp hơn năm 1995 nhưng cao hơn so với năm 1997, đến năm 2000 chỉ còn 678.915 là 8.622 chiếc, năm 2000 là 18.778 chiếc tăng trên 10% số lượng xe tham gia bảo hiểm tại pjIco.
Tỷ lệ xe máy được bảo hiểm bình quân của cả nước trong giai đoạn 1996 đến 2000 mới chỉ đạt khoảng 18% tổng số xe máy các loại, tỷ lệ xe máy được bảo hiểm thấp dần qua các năm:
Năm 1996 là 22,58%; năm 1997 là 16,6%; năm 1998 là 11,6%; năm 2000 chỉ còn 10,6%.
Biều đồ 3: Biểu diễn số xe máy tham gia bảo hiểm trong cả nước va tại Công ty pjIco.
*****
BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là loại hình bảo hiểm bắt buộc theo Nghị định số 115 CP/1997 ngày 17/12/1997 của Chính Phủ ở Công ty pjIco số lượng xe máy và ô tô tham gia bảo hiểm tại Công ty ngày một tăng, còn trong cả nước số xe ô tô tham gia bảo hiểm 2000 giảm; số lượng xe máy tham gia bảo hiểm cũng giảm cho đến năm 2000 chỉ còn 10,6T, chứng tỏ việc khai thác ở các Công ty bảo hiểm khác chưa được tốt. Hiện cho đến năm 2001 còn tới 5,3 triệu xe máy chưa mua bảo hiểm.
* Nguyên nhân làm ảnh hưởng với công tác khai thác của pjIco
- Xét trên giác độ chủ quan là:
+ Công ty cổ phần bảo hiểm pjIco chưa nhậy bén chưa thực sự đổi mới phương thức phục vụ để phù hợp cơ chế thị trường đặc biệt là các dịch vụ có tính chất xã hội cao.
+ pjIco chưa thực sự hợp tác với các Công ty bảo hiểm khác để cùng nhau thành lập hội liên hiệp bảo hiểm tương hỗ lẫn nhau để thực hiện Nghị định 115 CP, mãi cho đến cuối năm 2000 (10/10/2000) thì hiệp hội bảo hiểm gồm có (pjIco, PTI, bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo Việt họp bàn về việc thực hiện Nghị định 115 CP).
+ pjIco chưa biết tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của các cấp, các ngành có liên quan trong việc tạo điều kiện thuận lợi để khai thác hết tiềm năng bảo hiểm.
- Trình độ nghiệp vụ khai thác của nhân viên Công ty còn yếu, Công ty pjIco chưa quan tâm đúng mức đến việc khai thác nên chưa thuyết phục được người tham gia bảo hiểm có hiệu quả.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Đứng về phía người tham gia bảo hiểm thì tuyệt đại đa số là không tự giác tham gia bảo hiểm (ý thức của người tham gia bảo hiểm (chủ xe) vẫn chưa cao), các chủ xe luôn muốn trốn tránh việc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự ở các Công ty bảo hiểm nói chung và pjIco nói riêng.
+ Do sự hiểu biết về trách nhiệm bản thân của chủ xe cơ giới còn hạn chế, sự hoài nghi về việc được hưởng quyền lợi chưa cao.
+ Cơ chế kiểm tra, kiểm soát việc mua bảo hiểm chưa rõ ràng, chưa kết hợp được với công an giao thông và các ngành có liên quan.
Những nguyên nhân chủ quan và khách quan đã d ẫn tới hậu quả làm cho khâu khai thác nghiệp vụ kém đi.
b. Về doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới:
Theo số liệu bảng phần (4) cho thấy tốc độ tăng tỷ lệ xe máy tham gia bảo hiểm nhanh hơn tốc độ tăng tỷ lệ ô tô tham gia bảo hiểm. Cụ thể là năm 1997 tỷ lệ xe tăng 38,09%, năm 2000 tăng 3,4%. Nhưng do phí bảo hiểm bình quân/đầu xe máy thấp hơn rất nhiều so với phí bảo hiểm bình quân/đầu ô tô. Các chủ xe máy tham gia bảo hiểm phần lớn là do bắt buộc nên không tham gia bảo hiểm với mức trách nhiệm cao. Trong khi đó chủ xe ô tô tham gia bảo hiểm với mức trách nhiệm cao và có tính tự nguyện bởi họ ý thức được phần nào “nguồn nguy hiểm cao độ” do ô tô gây ra cho người khác.
Do vậy nguồn phí thu được từ ô tô đem lại nhiều hơn, vì có sự tăng giảm không đồng đều giữa số ô tô và số xe máy tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự nhưng số phí thu được từ nghiệp vụ này vẫn tăng dần qua cac năm.
Năm 1996 phí thu được từ nghiệp vụ BHTNDS là 2,415 tỷ đồng
Năm 1997 phí thu được từ nghiệp vụ BHTNDS là 3,5 tỷ đồng
Năm 199 8 số phí thu được từ nghiệp vụ này là 3,76 tỷ đồng
Năm 1999 số phí thu được là: 3,909 tỷ đồng
Năm 2000 phí thu được từ nghiệp vụ BHTNDS là 4,21284 tỷ đồng
Biểu 5: Tình hình thực hiện kế hoạch thu phí BHTNDS tại Công ty cổ phần bảo hiểm pjIco
Năm
Số xe tham gia B H (chiếc)
Phí B.H kế hoạch (triệu đồng)
Phí B.H thực thu (triệu đồng)
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%)
199 6
23.418
2.015
2.414,99
119,8
1997
33.426
2.688
3.449,25
128,32
1998
34.215
2.880
3.760,04
130,6
1999
41.240
3.500
3.909,54
112,0
2000
43.350
3.850
4.212,84
109,4
(Nguồn: Theo số liệu thống kê của pjIco giai đoạn 1996-2000)
Với tinh thần và khả năng thực hiện tốt của cán bộ nhân viên luôn lấy khai thác làm nhiệm vụ hàng đầu để bảo toàn vốn cho Công ty pjIco luôn vượt kế hoạch đề ra về doanh thu phí bảo hiểm gốc, đem lại hiệu quả kinh doanh và ổn định cuộc sống cho cán bộ công nhân viên Công ty.
Nhận xét bảng 5:
Năm 1996 đến năm 2000 số xe tham gia bảo hiểm tại Công ty ngày một tăng từ 23.418 chiếc lên 43.350 (năm 2000) làm cho lượng phí thu được cũng tăng lên và vượt kế hoạch.
- Năm 1996 Công ty thu được 2.414,99 triệu đạt 119,8% kế hoạch, vượt kế hoạch 398,99 triệu đồng.
- Năm 1997 Công ty thu được 3.449,25 triệu đồng đạt 128,32% kế hoạch, vượt kế hoạch là 761,25 triệu đồng.
- Năm 1998 Công ty thu được 3.760,04 triệu đồng đạt 130,6% kế hoạch, vượt kế hoạch 880,04 triệu đồng.
- Năm 1999 Công ty thu được 3.909,04 triệu đạt 112% kế hoạch, vượt kkf là 409,54 triệu.
- Năm 2000 Công ty thu được 4.212,84 triệu đạt 109,4% kế hoạch, vượt kế hoạch là 362,84 triệu.
Thông qua bảng 5 trên thì tình hình thực hiện kế hoạch thu phí là một vấn đề mà Công ty đang phải xem xét trong thời gian tới, bởi số lượng xe cơ giới tại Việt Nam tham gia giao thông ngày càng nhiều, thì lượng xe tham gia bảo hiểm sẽ nhiều càng tạo ra doanh thu phí cao cho các Công ty bảo hiểm, cũng như pjIco.
Đối với pjIco thì nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba chưa phải là nghiệp vụ chính nhưng nó đóng góp một phần doanh thu không nhỏ vào trong doanh thu bảo hiểm gốc toàn Công ty.
Biểu 6: Tỷ trọng doanh thu nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
Năm
Doanh thu nghiệp vụ (tr.đ)
Doanh thu bảo hiểm gốc toàn Công ty (tr.đ)
Tỷ trọng doanh thu BHTNDS (%)
1996
2.414,99
62.400
3,87
1997
3.449,25
94.080
3,67
1998
3.760,04
111.360
3,38
1999
3.909,54
118.000
3,33
2000
4.212,84
129.000
3,327
(Nguồn: Theo báo cáo thống kê của Công ty pjIco 1996-2000)
Qua bảng 6 tỷ trọng doanh thu nghiệp vụ thấy được tỷ lệ trong doanh thu từ nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba trong tổng doanh thu từ phí bảo hiểm gốc của toàn Công ty giảm dần qua các năm từ 3,87 (7 năm 1996) xuống còn 3,327% (năm 2000) nhưng về số tuyệt đối thì doanh thu nghiệp vụ này vẫn tăng.
- Năm 1996 doanh thu nghiệp vụ này là: 2,415 tỷ
- Năm 1997 doanh thu nghiệp vụ này là: 3,4993 tỷ
- Năm 1998 doanh thu nghiệp vụ này là: 3,6704 tỷ
- Năm 1998 doanh thu nghiệp vụ này là: 3,90954 tỷ
- Năm 2000 doanh thu nghiệp vụ này là: 4,21284 tỷ
Biểu đồ 4: Doanh thu nghiệp vụ BHTNDS so với doanh thu bảo hiểm gốc toàn Công ty
*****
Một lần nữa ta lại khảng định rằng khâu khai thác với mục tiêu là giành được khách hàng về phía Công ty là mục tiêu hàng đầu. Vì đây là khâu quyết định với sự tồn tại cũng như sự phát triển lâu dài của Công ty, cho nên việc vận đọng tuyên truyền được nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới là càng tốt, đó cũng là quy luật số động bù số ít. Qua những con số thống kê của các năm về số lượng xe cơ giới khai thác được của Công ty pjIco cho thấy số xe tham gia bảo hiểm còn thấp, nhất là BHTNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Đây cũng là ngyên nhân ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu phí Công ty.
- Do sự cạnh tranh gay gắt trđn tr bảo hiểm giữa các Công ty lớn nhỏ. Nên đã đẩy các Công ty bảo hiểm hạ phí xuống một cách tuỳ ý, không theo ạ chung của Bộ tài chính làm cho pjIco rơi vào tình thế bị động, tiềm lực tài chính cũng như kinh nghiệm trong kinh doanh của pjIco cũng bị hạn chế rất nhiều, nên việc cạnh tranh hay thu hút khách hàng chưa đạt hiệu quả cao.
- Ngoài ra mức phí mà Công ty áp dụng chưa linh hoạt, chưa phù hợp với khẳ năng tài chính của chủ xe cơ giới.
2. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất.
Từ khâu khai thác đến giải quyết bồi thường của Công ty luôn trong tình trạng bấp bênh, Công ty bảo hiểm nào cũng muốn chi thì ít nhưng mà thu thì nhiều, tối thiểu ra thì thu phải đủ bù chi. Đó là nguyên lý tồn tại phát triển của bất kỳ một Công ty nào trên thị trường. Vậy thì Công ty pjIco cần phải có một biện pháp hữu hiệu để né tránh tình trạng xảy ra nhiều tổn thất, trong kinh doanh bảo hiểm thì công tác đề phòng hạn chế tổn thất không chỉ mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh mà còn vì sự an toàn và trật tự chung của xã hội, đem lại sự ổn định về tài chính cho người thứ ba và chủ xe cơ giới.
Đây là một công tác không thể thiếu được trong quá trình hoạt động kinh doanh của bất kỳ Công ty bảo hiểm nào. Hàng năm Công ty luôn theo dõi thống kê tình trạng tổn thất và tìm ra nguyên nhân gây tai nạn trên cơ sở đó để nghiên cứu đề suất những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhằm giảm chi xuống mức thấp nhất khả năng tổn thất xảy ra.
Cụ thể công tác đề phòng hạn chế tổn thất của Công ty như là:
- Xây dựng các đường lánh nạn ở một số đoạn đường nguy hiểm, cho dựng các Phanô, áp phíc... ở các đèo Măng Găng, Cù Mông, đèo Hải Vân...
- Đối với ngành đường sắt, Công ty cho lắp các lưới chống gạch đá ném qua cửa sổ ở các toa tàu.
- ở các t rạm xăng dầu cho lắp đặt các bình cứu hoả...
- Công ty tích cực trong việc thực hiện chỉ thị UBND thành phố Hà Nội và sắp xếp lại trật tự an toàn giao thông, phối hợp với các ban ngành chức năng tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về luật lệ giao thông nhằm nâng cao ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông.
- Công ty pjIco luôn tạo ra những ấn tượng tốt đẹp với khách hàng. Thông thường Công ty luôn trích 3% tổng phí để cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới. (...)
Bảng 7: Tình hình thực hiện chi đề phòng hạn chế tổn thất giai đoạn 1996-2000.
******
Qua số liêu biểu 7 ta thấy từ năm 1996 đến năm 1999 Công ty pjIco chi cho đề phòng hạn chế tổn thất ngày một tăng (từ 63 triệu đồng vào năm 1996 đến 95 triệu đồng vào năm 1999), trong đó chi cho tuyên truyền quảng cáo chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi đề phòng hạn chế tổn thất.
Năm 1996 chi truyên truyền quảng cáo chiếm 40,64%
Năm 1997 chi truyên truyền quảng cáo chiếm 51,02%
Năm 1998 chi truyên truyền quảng cáo chiếm 52,89%
Năm 1999 chi cho truyên truyền quảng cáo chiếm 50,06%
Năm 2000 chi cho truyên truyền quảng cáo chiếm 42,62% đã bị giảm đi so với những năm 1997 đến năm 1999.
Chi lớn thứ hai trong đề phòng hạn chế tổn thất là chi hỗ trợ và khen thưởng. Năm 1996 chi khen thưởng chiếm 29,12% cao nhất từ năm 1996-2000 và chi hỗ trợ cũng chiếm 27,45%. Ngoài ra còn có các khoản chi khác chiếm một phần nhỏ trong khoản chi đề phòng. Qua trên ta thấy việc chi phí cho đề phòng hạn chế tổn thất của pjIco là hợp lý, pjIco đã chi nặng cho tuyên truyền quảng cáo vì trong giai đoạn đầu khi gia nhập thị trường bảo hiểm tạo uy tín và khắc sâu vào trong đầu khách hàng cái tên “Công ty bảo hiểm pjIco” như là một thứ hàng hoá tiêu thụ công dụng. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền quảng cao để tạo sự cạnh tranh với hai Công ty bảo hiểm đứng đàu “Bảo Việt, Bảo Minh”.
pjIco đã nhận thức được vai trò của công tác đề phòng hạn chế tổn thất trong kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, nhưng hiệu quả vẫn chưa tốt, điều này được thể hiện ở mức độ trầm trọng của các vụ tai nạn giao thông ngày càng tăng, tỷ lệ bồi thường hàng năm còn tương đối lớn thậm chí ở một số văn phòng đại lý số tiền bồi thường cho người thứ ba còn lớn hơn cả phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe thù về.
Ví dụ: pjIco Hải Phòng năm 1999 bồi thường 152,7% số phí thu nghiệp vụ. Quý I năm 2000 bồi thường 198,6% số phí thu nghiệp vụ. Văn phòng 4 bồi thường chiếm 131,5%số phí thu nghiệp vụ.
Vậy đòi hỏi Công ty cần phải có sự quan tâm đầu tư hơn nữa để đưa Công ty đứng trên bảng vàng những Công ty mạnh.
* Nguyên nhân của sự hạn chế công tác đề phòng hạn chế tổn thất:
- Do doanh thu phí của Công ty còn hạn chế nên mức độ chi phí cho công tác này còn ít ỏi, nên hiệu quả chưa cao.
- Trình độ nghiệp vụ cũng như chuyên môn trong khâu này vẫn còn kém, cán bộ nhân viên chưa chịu nghiên cứu kỹ những nguyên nhân gây ra tổn thất để đề ra biện pháp phòng ngừa.
- Một nguyên nhân quan trọng nữa là cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông cũ kỹ lạc hậu luôn gây ra tai nạn ách tắc giao thông làm tổn thất chung cho Công ty nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Do đó pjIco không nên lơ là trong công tác này, tuy nó không ảnh hưởng trực tiếp đến khâu chi trả bồi thường nhưng nó là khâu quyết định để đi đến rủi ro gay tổn thất cho chủ xe cơ giới.
3. Công tác giám định
Sau khi đã xảy ra tổn thất thì pjIco phải có trách nhiệm cử nhân viên có thẩm quyền liên quan tới xem xét đánh giá mức độ thiệt hại về tài sản cũng như về con người. Công tác giám định vừa bảo vệ lợi ích của khách hàng vừa bảo vệ quyền lợi của Công ty bảo hiểm.
Năm 1996 xảy ra 617 vụ tai nạn thuộc trách nhiệm của Công ty. Công ty đã tiến hành giám định 602 vụ và chuyển hồ sơ cho phòng bồi thường giải quyết, còn lại 15 vụ do chưa rõ ràng về hồ sơ và hoàn thành nốt thủ tục giám định nên chưa được giải quyết bồi thường năm 1997, Công ty đã tiến hành giám định 655 vụ trong đó có 15 vụ từ năm 1996 chuyên sang và 640 vụ phát sinh trong năm cuối năm còn tồn 21 vụ chưa giám định chuyển sang năm 1998.
Năm 1989 trong tổng số 419 vụ công ty giám định ( phát sinh trong năm 398 vụ ), cuối năm còn tồn 11 vụ chuyển sang năm 1999 ).
- Năm 1999 tổng số vụ Công ty giám định là 310 vụ ( phát sinh trong năm 299 vụ và 11 vụ từ năm 1998 chuyển sang ) còn tồn 30 vụ chuyển sang năm 2000 để giản quyết sau.
- Năm 2000 tổng số vụ Công ty giám định là 390 vụ ( phát sinh trong năm 360 vụ và 30 vụ từ năm 1999 chuyển sang ) còn tồn 10 vụ chuyển sang năm 2001 để giải quyết sau.
Qua trên ta thấy, số vụ tai nạn mà công ty giám định chiếm tỷ lệ lớn trong tổng sóo các vụ tai nạn phát sinh thuộc trách nhiệm công ty. Nhưng số vụ còn chưa được giải quyết và còn tồn đọng vẫn khá nhiều. Thế nhưng đây cũng là kết quả đáng mừng thể hiện những nỗ lực và tinh thần làm việc nhiệt tinh của cán bộ nói chung và bộ phận giám định nói riêng. Qua công tác giám định công ty đã phát hiện được rất nhiều vụ tai nạn không thuộc phạm vi bảo hiểm, đem lại lợi ích cho công ty, xử lý thích đáng các hành vi gian lận trục lợi bảo hiểm của một số chủ xe.
* Những hạn chế của công ty trong khâu giám định:
- Là một công ty có tuổi đời hoạt động kinh doanh còn ít, kinh nghiệm chưa nhiều, uy tín chưa lớn cũng như đội ngũ cán bộ giám định trình độ chuyên môn chưa cao và kỹ thuật nghề còn bị hạn chế nên nó cũng ảnh hưởng không nỏ đến tiến độ, chất lượng, đánh giá, kết luận để đi bồi thường trong khâu giám định.
- Do số vụ tai nạn hàng năm lớn mà đội ngũ cán bộ giám định thì ít không đủ để thực hiện giám định, không có mặt tại hiện trường kịp thời. Các hồ sơ biên bản giám định, kiểm tra tính pháp lý... Hầu hết phải dcựa vào hồ sơ của công an, bệnh viện và các ngành cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc giám định thiếu chính xác không đánh giá đúng tổn thất thực tế là boa nhiêu, làm cho phát sinh tiêu cực trong khâu bồi thường.
* Nguyên nhân của hạn chế.
- Thường các vụ tai nạn xảy ra chủ xe (lái xe đối với người thứ ba việc phân định lỗi là rất khó, thông thường khi xảy ra tai nạn thì chủ xe (lái xe) bỏ trốn để lại hiện trường bị thiệt hại giải quyết bằng thương lượng hoà giải, thông cảm cho nhau cho nên trong lúc này áp dụng luật định là rất khó. Chỉ khoảng 5% vụ tai nạn phải đưa ra toà án xét xử để phân định lỗi.
- Do x._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NKT007.doc